ĐẢO NAM YẾT

69
DỰ ÁN E-BOOK VÌ HOÀNG SA – TRƯỜNG SA Đảo Nam Yết Hà Nội , 2010

description

E-book Hoàng Sa - Trường Sa

Transcript of ĐẢO NAM YẾT

Page 1: ĐẢO NAM YẾT

DỰ ÁN E-BOOK VÌ HOÀNG SA – TRƯỜNG SA

Đa o Nam Yê t

Hà Nội, 2010

Page 2: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

1

LỜI NÓI ĐẦU

Quyển sách điện tử này nằm trong bộ sách “Biển đảo Việt Nam” do tập thể

thành viên diễn đàn Hoàng sa (HSO) và thành viên hai box “Giáo dục Quốc phòng” và “Kỹ thuật quân sự nước ngoài” của mạng “Trái Tim Việt Nam Online” biên tập nhằm giúp các bạn trẻ có thêm thông tin về Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp.

Đây là quyển sách phi lợi nhuận và mong các bạn giới thiệu cho nhiều người khác cùng đọc.

Mọi góp ý xin gửi về: [email protected] hay http://ttvnol.com/forum/gdqp/1160307.ttvn.

Chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật các hình ảnh và bài viết mới cho quyển sách này.

Thân ái

Page 3: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

2

CHƯƠNG I. NAM YẾT – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Nam Yết (tên quốc tế: Namyit) là một hòn đảo thuộc chủ quyền Việt Nam

trong quần đảo Trường Sa, ở tọa độ 10o11’00’’ độ vĩ Bắc; 114o21’42’’ độ kinh Đông, cách đảo Ba Bình do Đài Loan đang chiếm giữ khoảng 10 hải lý và cách đảo Sơn Ca khoảng 12 hải lý về phía Tây Nam, cách đảo Ga Ven do Trung Quốc đang chiếm giữ khoảng 6 hải lý về phía Đông, và cách xa đất liền hơn hai ngày, hai đêm đi tàu thủy. Đảo Nam Yết là một phần của cồn Tizard cùng với đảo Ba Bình (Thái Bình), đảo Sơn Ca, bãi Bàn Than, đá Núi Thị.

Bia chủ quyền trên đảo Nam Yết Đảo Nam Yết có dáng hình bầu dục hơi hẹp bề ngang, nằm theo hướng Đông -

Tây dài khoảng 650 mét, chiều rộng khoảng 170 mét, diện tích khoảng 96.500m2. Quanh đảo có bờ kè bằng bê tông, được xây dựng trong 8 năm, từ năm 1998 đến năm 2006 thì hoàn thành. Ở đây nước biển rất trong và có màu xanh nhạt khác hẳn với màu xanh thẫm của đại dương, nhờ đó, giới hạn của vành đai san hô hiện ra rất rõ rệt.

Đảo Nam Yết được hình thành do sự đông đặc của dung nham phun trào từ núi lửa ngầm dưới mặt nước từ đại Mezozoi (đại Trung sinh, cách ngày nay 240 triệu năm). Lâu ngày, san hô phát triển trên nền phún xuất đó rồi chết đi, dần hình thành đá

Page 4: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

3

vôi san hô. Đảo có một vành đá san hô bao quanh với đủ loại san hô màu sắc sặc sỡ. Bãi san hô ngập nước bao quanh đảo, lan ra cách bờ từ 300 đến 1.000 mét. Khi thủy triều thấp nhất, bãi san hô nhô lên khỏi mặt nước từ 0,2 đến 0,4 mét. Đây là một trong những rạn san hô tiêu biểu trong vùng biển Thái Bình Dương.

Đảo Nam Yết nhìn qua google maps.

Về thời tiết, mùa mưa liên tục từ tháng 6 đến tháng 1 năm sau, thời gian kéo

dài từ 6 đến 8 tháng, lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.848mm đến 3.235mm. Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 5, thời gian kéo dài 4 tháng, (có năm kéo dài 5 tháng). Nhiệt độ trung bình hàng năm ở đảo Nam Yết từ 25 đến 29ºC, cao nhất 35ºC, thấp nhất từ 14ºC đến 21ºC. Gió mùa Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 10, gió Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Từ tháng 7 đến tháng 12 thường xuyên hay có bão đổ bộ vào đảo. Độ ẩm trung bình hàng năm trên đảo Nam Yết là 79%; độ ẩm cao nhất là 96%; thấp nhất là 61%. Độ ẩm cao mang theo nhiều hơi sương muối, làm cho trang bị vũ khí, khí tài nhanh xuống cấp, lương thực, thực phẩm nhanh hư hỏng.

Khi thủy triều thấp nhất, đảo cao khoảng từ 3 đến 4 mét. Khi biển lặng, sóng cao từ 0,2 đến 0, 5 mét. Biển động, sóng cao từ 4 đến 5 mét. Từ tháng 8 đến tháng 12 là thời kỳ cao điểm mưa to, gió lớn, gây khó khăn cho tàu ta neo đậu làm nhiệm vụ tại đảo.

Trên đảo có nhiều cây xanh: dừa, nhào, mù u, phi lao, keo, phong ba, bão táp.... Theo ghi nhận của phái đoàn Viện Khảo sát Nông nghiệp và điền địa (chính

Page 5: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

4

quyền Sài Gòn cũ) do Ung Văn Khiêm dẫn đầu ra đảo tháng 7/1973, thì dừa là cây chủ đạo trên đảo Nam Yết. Đoàn cũng nhận xét đất đai của đảo có thể trồng một số loại cây ăn trái như nhãn, mãng cầu, hay một số loại cây nông sản phụ như sắn, rau cải. Đất trên đảo là cát san hô (phân tích của đoàn khảo sát trên xếp đất đai trên đảo vào nhóm đất Regosol, nhưng có nhiều điểm khác biệt so với các loại đất khác cùng nhóm ở ven biển miền Trung do đây là đất phát triển trên đá vôi san hô và trong môi trường giữa đại dương) nên hầu như không trồng được các loại cây ăn quả, rau, chỉ phù hợp với các loại cây nước lợ như mù u, bàng quả vuông, phong ba, dừa và các loại cây leo, cỏ dại. Thực vật ở đây có nguồn gốc từ sinh trưởng tự nhiên như phong ba, bão táp.... và do hạt trôi nổi từ vùng duyên hải Việt Nam và Sarawak (Malaysia) đến; nhưng thời gian gần đây có nhiều cây được đưa từ đất liền ra như dừa, phi lao, bàng.... Đất qua cải tạo có thể trồng được rau muống, bầu, bí. Đảo không có nước ngọt nhưng là một trong số ít đảo thuộc quần đảo Trường Sa như Ba Bình, Trường Sa, Song Tử...có nước lợ tương đối nhiều, có thể dùng tắm giặt.

Nam Yết trong cụm Tizard. Về động vật, đoàn khảo sát ghi nhận phía Tây của đảo là nơi trú ẩn của các

giống chim biển, nhất là hải âu, phân chim góp phần tăng độ phì của đất. Trên đảo còn có muỗi, chuột (to cỡ chuột cống). Ban đêm có vít (vích) to bò lên đụn cát đẻ trứng.

Nam Yết và vùng biển xung quanh đảo có quần thể sinh vật khá phong phú và đa dạng. Trong chương trình đặc biệt Biển đông - Hải đảo giai đoạn 1993 – 1997 và 2001 – 2003 của Viện Nghiên cứu Hải Sản, đã thống kê được ở đảo Nam Yết có trữ

Page 6: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

5

lượng ốc nhảy bình quân 40g/m2 trên diện tích 100 ha, rong có khoảng hơn 500 kg và nhiều loại sinh vật khác. Tuy nhiên, kết quả cuộc khảo sát những năm 2006 – 2007 của Viện Tài nguyên và Môi trường Biển cho thấy sự giảm sút về mật độ và trữ lượng; thay đổi về phân bố và tập tính của loài trong các rạn san hô ở đảo Nam Yết. Cụ thể, mật độ của nhóm cá kinh tế suy giảm rất nhanh, từ 35% – 45%, trong vòng 2 năm 2006 – 2007. Việc mất đi của nhóm san hô tạo rạn – habitat (nơi sống – ổ sinh thái) quan trọng của các sinh vật sống kèm khác là một trong những nguyên nhân chính làm cạn kiệt nguồn lợi sinh vật quanh đảo Nam Yết. Trên cơ sở những cuộc khảo sát sinh vật từ trước đến nay, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đề xuất thành lập khu bảo tồn biển Nam Yết vào năm 2015. Đây sẽ là một trong 15 khu bảo tồn biển của Việt Nam.

Hoa đại trên đảo Nam Yết

Page 7: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

6

Cây xanh trên đảo Nam Yết.

Canh giữ đảo Nam Yết

Page 8: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

7

CHƯƠNG II. LỊCH SỬ ĐẢO NAM YẾT 2.1. Sơ lược về lịch sử chung quần đảo Trường Sa Với tư cách người làm chủ, Nhà nước Việt Nam trong nhiều thế kỷ đã liên tiếp

điều tra, khảo sát, khai thác, lập bản đồ quần đảo Trường Sa.Trong các tài liệu và bản đồ cổ của Việt Nam cũng như của các nhà hàng hải châu Âu để lại đều đã ghi rõ hai quần đảo nói trên là lãnh thổ và chịu sự quản lý về mặt hành chính của nhà nước Việt Nam đương thời. Trong lịch sử trước đây, việc chiếm hữu và khai thác quần đảo Trường Sa của Nhà nước Việt Nam chưa bao giờ gặp sự chống đối của bất cứ quốc gia nào. Ngay cả Trung Quốc từ thế kỷ XIX trở về trước vẫn thừa nhận và tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.

“Bản đồ Biển Đông” do anh em nhà Vanlangren người Hà Lan in năm 1595 và bản đồ do Mercator vẽ, in năm 1613 đã vẽ hai quần đảo “Trường Sa” và “Hoàng Sa” thành một dải liền nhau nằm sát bờ biển miền trung Việt Nam ngày nay.

Trong tác phẩm “Phủ Biên Tạp Lục” của Lê Qúy Đôn viết vào năm 1776 có ghi “phủ Quảng Ngãi,ở ngoài cửa biển An Vĩnh,huyện Bình Sơn có núi gọi là Cù Lao Ré,phía ngoài đó có đảo Đại Trường Sa, trước kia có nhiều hải vật và những hóa vật của tàu, lập đội Hoàng Sa để lấy, đi ba ngày đem mới đến”. “Đại Trường Sa” mà Lê Qúy Đôn nói tới là “quần đảo Trường Sa” ngày nay.

Triều Tây Sơn tuy phải đối phó liên miên với quân xâm lược vẫn luôn quan tâm đến việc duy trì và sử dụng các đội Hoàng Sa để khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1786, Nguyễn Huệ sai cai Hội Đức Hầu dẫn đội Hoàng Sa gồm 4 chiếc thuyền câu vượt biển thu lượm đồ vàng bạc, đồ đồng, đồi mồi, hải ba cùng cá gáy mang về kinh đô dâng nộp. Kết quả khảo sát, điều tra quần đảo Trường Sa được ghi chép tỷ mỷ trong các sách địa lý và lịch sử của Việt Nam. Sách “Lịch triều hiến chương loại chí" viết năm 1821, "Việt sử cương giám khảo lược" năm 1876, “Hoàng Việt dư địa chí" năm 1883, “Đại Nam thực lục tiền biên” viết năm 1884 ghi chép về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của ông cha ta cách đây hơn 2 thế kỷ trùng hợp với các số liệu trong các tài liệu khảo sát hàng hải hiện đại ngày nay.

Sử sách các triều đại nhà Nguyễn còn ghi chép tỷ mỷ các đội Hoàng Sa hàng năm được cử ra hai quần đảo để khảo sát, vẽ bản đồ và thực hiện chủ quyền của mình. Bản đồ vẽ xứ đằng trong của Bùi Thế Đạt vẽ năm 1774 và “Đại Nam nhất thống toàn đồ” được vẽ vào khoảng 1838 thì “Bãi Cát Vàng” và “Vạn Lý Trường Sa” đều được thể hiện là lãnh thổ Việt nam.

Năm 1815, vua Gia Long cử Phạm Quang Ảnh chỉ huy đội Hoàng Sa; năm 1816 cho thủy quân và đội Hoàng Sa ra khảo sát và đo đạc đường biển.

Page 9: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

8

Vào tháng cuối mùa đông mỗi năm, nhà Nguyễn đưa từ 5 đến 10 hoặc 18 đến 20 chiếc thuyền đến các đảo xa lấy hoá vật, được phần nhiều là vàng, bạc, tiền, súng đạn.

Việc thực hiện chủ quyền và nghĩa vụ của Nhà nước Việt Nam còn thể hiện ở sự giúp đỡ, cứu nạn tàu bè qua lại và thường xuyên tiến hành tuần tiễu bảo vệ hai quần đảo. Tháng 10 năm 1714, ba tàu buồm Hà Lan bị đắm ở Hoàng Sa, thủy thủ các tàu này đã được ngư dân Việt Nam cứu và dẫn vào đất liền trình diện chúa Nguyễn. Họ đã được giúp đỡ ăn, ở chu đáo cho đến ngày về nước. Những tài liệu lịch sử nghĩa cử, hoạt động nói trên và các văn kiện chính thức của Nhà nước phong kiến Việt Nam đã ghi chép đầy đủ các mặt địa lý hành chính, kinh tế của quần đảo và việc thực hiện chủ quyền với danh nghĩa Nhà nước đối với quần đảo đó đã có giá trị pháp lý vững chắc, không ai có thể thay đổi được. Việc thành lập đội Hoàng Sa, hàng năm có mặt đều đặn ở hai quần đảo để thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao chứng tỏ rằng Nhà nước Việt Nam thực sự thực hiện quyền làm chủ, củng cố và giữ vững chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa.

Page 10: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

9

Đại Nam Nhất Thống Chí (khởi soạn 1848, in năm 1910) của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn khẳng định: “đội Bắc Hải khiến đội Hoàng Sa kiêm quản, ra Bắc Hải, các đảo Côn Lôn tìm hải vật”. Đội Bắc Hải tuy không được chính quyền Chúa Nguyễn coi quan trọng như đội Hoàng Sa song vẫn do Nhà nước quản lý. Đây là bằng chứng có tính cách Nhà nước rõ ràng của đội Bắc Hải. Đội Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản, mà nhiệm vụ của đội Hoàng Sa không những để khai thác tài nguyên mà còn có nhiệm vụ kiểm soát các hải đảo và vùng biển Việt Nam.

“Bản đồ Biển Đông” của anh em nhà Vanlangren Như vậy đến thời kỳ này thì “Bãi Cát Vàng” và “Vạn Lý Trường Sa” không

còn là hai quần đảo vô chủ nữa mà đã là lãnh thổ của Việt Nam. Theo Hiệp ước Pháp - Việt 1874 cùng Hiệp ước ngày 6 tháng 6 năm 1884 giữa

Pháp và Triều đình Nhà Nguyễn về việc Nhà Nguyễn đồng ý cho Pháp thay mặt Nhà

Page 11: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

10

nước Việt Nam trong các hoạt động đối ngoại, ký các văn bản ngoại giao và bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam đã chính thức chiếm hữu Trường Sa trong tình trạng không có nước nào chiếm hữu.

Năm 1887, Pháp và Triều đình Mãn Thanh ký công ước về hoạch định biên giới cả trên biển và trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Năm 1909, nhà cầm quyền Pháp cho các pháo hạm tuần tiễu trên vùng biển hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ năm 1920, các tàu của Sở Hải quân Đông Dương cũng được tăng cường để làm nhiệm vụ tuần tiễu chống bọn buôn lậu ở vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa.

Năm 1933, chính quyền thực dân Pháp đã làm đầy đủ thủ tục chiếm hữu theo nghi thức truyền thống phương Tây với một hạm đội đem đến mỗi đảo một văn bản chiếm hữu do các thuyền trưởng ký đóng kín trong một cái chai được gắn trong một trụ xi măng xây trên mỗi đảo. Người ta kéo cờ và thổi kèn trên từng hòn đảo Trường Sa (Spratly), đảo An Bang (Caye d’Aboine), đảo Ba Bình (Itu-Iba), đảo Loại Ta (Loaito), đảo Thị Tứ cùng các tiểu đảo phụ thuộc. Sau đó Bộ Ngoại giao Pháp đã có một thông tri đăng công báo Pháp ngày 26 tháng 7 năm 1933 về sự chiếm hữu đảo Trường Sa ngày 13 tháng 4 năm 1930 và các đảo An Bang, Ba Bình, Loại Ta, Thị Tứ cùng các đảo phụ cận từ ngày 7 tháng 4 năm 1933 đến ngày 12 tháng 4 năm 1933.

Ngày 21 tháng 12 năm 1933, thống đốc Nam kỳ Grơthayme đã ký Nghị định số 4762/S-P đặt quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa.

Ngày 15 tháng 6 năm 1938, toàn quyền Đông Dương Brêviê đã ký Nghị định số 156/S-P xây dựng một đèn biển, trạm khí tượng thuỷ văn, đài vô tuyến điện ở đảo Ba Bình trong quần đảo Trường Sa.

Suốt thời gian đại diện cho Nhà nước Việt Nam về mặt đối ngoại, Chính phủ Pháp luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Trường Sa, đồng thời phản kháng lại những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo đó.

Ngày 14 tháng 10 năm 1950, Chính phủ Pháp chính thức bàn giao việc quản lý và bảo vệ hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho Chính phủ Bảo Đại. Tổng trấn Trung phần Phan Văn Giáo đã ra Hoàng Sa chủ trì việc bàn giao. Ngày 9 tháng 7 năm 1951, tại Hội nghị Xan Phranxixcô, sau khi Nhật tuyên bố từ bỏ mọi quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà họ đã chiếm đóng trái phép từ trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, Trần Văn Hữu, Thủ tướng Chính phủ của chính quyền Bảo Đại đã tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lời khẳng định này được đưa ra trước Hội nghị có đại diện của 51 nước tham dự nhưng không có đại biểu nào lên tiếng phản đối.

Sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 được ký kết, ngày 28 tháng 4 năm 1956, quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, chính quyền Sài Gòn vẫn duy trì các lực lượng đồn trú bảo vệ, khảo sát quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 20 tháng

Page 12: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

11

10 năm 1956, chính quyền Sài Gòn ra Nghị định số 143/NV về việc đổi tên các tỉnh miền Nam, trong đó quần đảo Trường Sa được đưa về tỉnh Phước Tuy.

Năm 1957, các lực lượng thuỷ quân lục chiến của quân đội Sài Gòn đã được đưa ra quần đảo Trường Sa làm nhiệm vụ bảo vệ các đảo thay cho các đơn vị đồn trú trước đây. Năm 1963, chính quyền Sài Gòn đã dựng bia chủ quyền trên các đảo Trường Sa, An Bang, Song Tử Tây,...Trong các năm từ 1961 đến 1973, liên tục phái các đội tàu làm nhiệm vụ tuần tiễu, kiểm soát và tiến hành khảo sát hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 6 tháng 9 năm 1973, Bộ trưởng Bộ Nội vụ chính quyền Sài Gòn ra Nghị định số 420-BNV/HDCP/26 sáp nhập quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải thuộc quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.

Như vậy, từ sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương cho đến tháng 4 năm 1975, chính quyền Sài Gòn và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã tiến hành những hoạt động thực hiện chủ quyền của Nhà nước Việt Nam với quần đảo Trường Sa một cách hoà bình, thực sự và liên tục.

Tháng 4 năm 1975, trong hào khí của cuộc Tổng tiến công nổi dậy của quân và dân ta giải phóng miền Nam, chấp hành mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng, Hải quân nhân dân Việt Nam đã giải phóng hoàn toàn quần đảo Trường Sa, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta giành được thắng lợi trọn vẹn.

Từ sau khi thống nhất đất nước, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam liên tục có những hoạt động khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Về mặt hành chính, trước năm 1982, Trường Sa thuộc huyện Long Đất, tỉnh Đồng Nai; ngày 9 tháng 12 năm 1982, theo quyết định số 193 của Hội đồng bộ trưởng, huyện Trường Sa được thành lập và thuộc tỉnh Đồng Nai; ngày 28/12/1982, huyện Trường Sa được chuyển sang tỉnh Phú Khánh. Sau khi chia tách tỉnh (30/6/1989), huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. Theo Nghị định số 65/2007/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành vào tháng 4 năm 2007, huyện Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa) có 3 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Trường Sa và các xã Song Tử Tây, Sinh Tồn.

2.2. Vài nét lịch sử đảo Nam Yết trước 1975 Trên đảo Nam Yết đã có các hoạt động của người Việt từ rất lâu, và người Việt

Nam qua các thời kỳ đã liên tục có các hoạt động khai thác tại đây. Môt bằng chứng là cuộc khai quật năm 1993 với diện tích hố khai quật 28 mét vuông, tầng văn hóa dày từ 35-50cm, đã thu về 184 hiện vật chủ yếu là đồ sứ và sành. Qua nghiên cứu, các hiện vật có những nét tương đồng với những hiện vật tìm thấy ở di chỉ Thanh Hà (Huế). Chủ nhân là người Việt từng đến sinh sống ở đây từ thế kỷ XIV-XV.

Page 13: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

12

Đảo Nam Yết được người phương Tây ghi nhận lần đầu tiên có lẽ là vào năm 1767, khi tàu Dolphin (cá heo) của thuyền trưởng William Wallis quan sát được đảo này vào ngày 03 – 04/11/1767. Tàu Dolphin (cùng các tàu Swallow và Prince Frederick) khởi hành từ cảng Plymouth nước Anh ngày 22 tháng 08 năm 1766, có chuyến hải trình dài hai năm vòng quanh thế giới. Đoàn đã đi qua phía Tây bán cầu và đến Philippin tháng 10/1767, sau đó đi qua quần đảo Trường Sa và bờ biển miền Nam Việt Nam. W. Wallis chính là người đặt tên cho hòn đảo ông quan sát được vào ngày 04/11/1767 là đảo mới (Namyit) – cái tên được dùng cho đến ngày nay.

William Walis, người đặt tên cho đảo Nam Yết (Namyit) Nằm trong quần đảo Trường Sa, các chính quyền Việt Nam thời phong kiến và

chính quyền thuộc địa Pháp đã liên tục quản lý đảo Nam Yết trong các thế kỷ XVIII, XIX đến những năm đầu thế kỷ XX. Các cuộc khảo sát cũng được tiến hành thường xuyên. Có thể kể đến cuộc khảo sát về san hô đảo Nam Yết của B. Smith năm 1890 hay Bernard năm 1897. Năm 1952 Dawydoff đã thống kê được 32 loài thân mềm, 14 loài da gai, một số loài giáp xác và giun đốt ở đảo Nam Yết, Thái Bình, Loại Ta và Trường Sa.

Page 14: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

13

Bia chủ quyền của chính quyền Sài Gòn trên đảo Nam Yết.

Đảo Nam Yết năm 1974 Trong chiến tranh thế giới thứ hai, phát – xít Nhật chiếm một số đảo trong

quần đảo Trường Sa vào ngày 30 tháng 3 năm 1931, trong đó có Nam Yết và có lẽ đã xây dựng trên đảo này một số căn cứ quân sự. Trước đó, người Nhật tuyên bố chủ quyền với quần đảo mà họ gọi là Sinnan, có vị trí nằm trong vùng nối các điểm 12o B, 117oD; 9o30B, 117oD; 8oB, 116oD; 7oB, 114oD, 7oB, 111o30D; 9oB, 111o30D;

Page 15: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

14

12oB, 114oD và 12oB, 117oD. Người Nhật tuyên bố rằng quần đảo Sinnan là quần đảo vô chủ trước năm 1921 và Công ty của Nhật Rasa Phosphate Co đã khai thác quần đảo này từ năm 1917, đầu tư đáng kể vào các công trình vĩnh cửu trên các đảo ở đây với sự ủng hộ của Chính phủ Nhật Bản.

Sau thế chiến, chính quyền miền Nam thực hiện quản lý trên thực tế đảo Nam Yết. Tháng 8/1956, họ đã đưa tàu chiến Tuy Đông (HQ – 04) ra quần đảo Trường Sa nhằm mục đích dựng bia chủ quyền trên hầu hết các đảo thuộc quần đảo này và xây các bệ cột để cắm cờ Việt Nam.

Năm 1962, các tàu tuần tiễu Tuy Đông và Tây Kết đã đến đảo Trường Sa và Nam Yết. Sau năm 1963, do chiến tranh, các cuộc tuần tiễu ra quần đảo Trường Sa đã được giảm bớt. Tuy nhiên, các hoạt động tuần tiễu, điều tra, khảo sát vẫn được tiến hành liên tục. Có thể kể đến các chuyến khảo sát của đoàn điền địa năm 1973 đã kể trên hay chuyến đi “công tác dầu hỏa” của tàu hải quân (Việt Nam cộng hòa) HQ – 3 đầu năm đó.

Nam Yết năm 1973. Quân đội miền Nam Việt Nam chỉ thực sự đóng quân trên đảo Nam Yết từ

tháng 8 năm 1973 với quân số 70 người (địa phương quân). Đây là đảo duy nhất ở quần đảo Trường Sa có lính Việt Nam cộng hòa trú quân thường xuyên trước năm

Page 16: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

15

1974. Sau sự cố 20/01/1974, Việt Nam cộng hòa gấp rút tăng cường bảo vệ các đảo thuộc quần đảo Trường Sa với chiến dịch mang tên Trần Hưng Đạo 48, đổ bộ lên một số đảo khác của quần đảo Trường Sa, mỗi đảo từ 20 đến 40 địa phương quân. Lúc này, lực lượng bộ binh trú đóng ở Trường Sa thuộc Đại đội 4, Tiểu đoàn 371 Điạ phương quân tỉnh Phước Tuy. Bộ chỉ huy đặt căn cứ trên đảo Nam Yết do trung úy Đoàn Cận Tiêm chỉ huy.

2.3. Đảo Nam Yết thời kỳ 1975 đến nay. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, thực hiện mệnh lệnh của Bộ

Tổng Tham mưu, lực lượng đặc công, tàu vận tải Hải quân có sự tham gia của bộ đội Tiểu đoàn 471 Quân khu 5 đổ bộ đánh chiếm giải phóng đảo Song Tử Tây vào ngày 13 tháng 4 năm 1975. Tiếp đến ngày 21 tháng 4 năm 1975, hai tàu 641, 673 xuất phát từ cảng Đà Nẵng chở lực lượng đặc công hải quân và bộ binh của Tiểu đoàn 4, Sư đoàn 2, Quân khu 5 ra đảo Song Tử Tây chuẩn bị đánh chiếm giải phóng các đảo Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn. Theo hồi ký của Thượng tướng Phùng Thế Tài, sau thắng lợi Song Tử Tây, đoàn 125 tiếp tục chở bộ đội đi tấn công đảo Sơn Ca. Lần này Bộ Tư lệnh Hải quân quyết định sử dụng 2 tàu của đoàn 125, đó là tàu 673 và tàu 641 (tàu 673 do đồng chí Thơm làm thuyền trưởng, tàu 641 do đồng chí Trần Tú làm thuyền trưởng). 4 giờ sáng ngày 21 tháng 4, hai tàu được lệnh xuất phát. Chiều 24 tháng 4, đến được vị trí tập kết. Đêm 24 tháng 4, theo kế hoạch, tàu 673 và tàu 641 tách ra làm hai mũi. Tàu 673 chở quân tiến đánh đảo Nam Yết, vào gần khu vực đảo Nam Yết thì gặp tàu khu trục của địch đang hoạt động ở đó. Yếu tố bí mật đổ bộ lên đảo Nam Yết không còn. Tàu 673 quay về hướng Song Tử Tây, neo ở đó đợi thời cơ. Ngày 25 tháng 4, ta tiến công giải phóng đảo Sơn Ca và ngày 26 tháng 4, nhận được tin địch rút chạy khỏi các đảo trên Trường Sa, lập tức ta điều tàu 673 chở bộ đội từ đảo Song Tử Tây tiến về đảo Nam Yết. Tối 26 tháng 4, ta biết được địch sắp chuẩn bị chạy khỏi đảo còn lại, Sở chỉ huy tiền phương của quân chủng Hải quân lập tức lệnh cho hai tàu 673 và 641 tiếp tục lên đường đi giải phóng đảo Nam Yết. Các tàu địch thấy tàu ta đến vội vã giục quân trên đảo rời đảo xuống tàu, bỏ chạy. Lực lượng ta khẩn trương lên đảo. 10 giờ 30 phút ngày 27 tháng 4 năm 1975, bộ đội trên tàu 673 đổ bộ giải phóng hoàn toàn đảo Nam Yết. Ngày 27 tháng 4 năm 1975 trở thành ngày truyền thống của bộ đội đảo Nam Yết.

Ngay sau khi giải phóng, làm chủ 5 đảo Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, theo lệnh của Bộ Tổng Tham mưu, Tiểu đoàn 4 bộ binh, Sư đoàn 2, Quân khu 5 chuyển sang làm nhiệm vụ chốt giữ bảo vệ các đảo trên quần đảo Trường Sa. Sở chỉ huy của tiểu đoàn đóng tại đảo Nam Yết. Tiểu đoàn trưởng là đồng chí Trường, chính trị viên tiểu đoàn là đồng chí Nhân. Chốt giữ bảo vệ đảo Nam Yết do Đại đội 2 đảm nhiệm, dưới sự chỉ huy của đồng chí Ca, đại đội trưởng.

Page 17: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

16

Ngày 5 tháng 9 năm 1975, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 126, gồm lực lượng của 2 Trung đoàn 46 và Trung đoàn 126 Đặc công Hải quân, làm nhiệm vụ phòng thủ bảo vệ quần đảo Trường Sa và sẵn sàng cơ động chiến đấu bảo vệ vùng biển. Ngày 23 tháng 3 năm 1976, Bộ Tổng Tham mưu tiếp tục điều động Trung đoàn Công binh 83 thuộc Quân khu 5 về trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân làm nhiệm vụ xây dựng các công trình chiến đấu phòng thủ bảo vệ quần đảo Trường Sa.

Tháng 11 năm 1975, Đoàn cán bộ của Bộ Tư lệnh Hải quân và của Lữ đoàn 126 do đồng chí Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng, Đại tá Hoàng Hữu Thái làm trưởng đoàn đi kiểm tra tình hình sẵn sàng chiến đấu của các đảo trên quần đảo Trường Sa và nghiên cứu việc tổ chức các lực lượng phòng thủ đảo. Nhìn thấy anh em mặc quần đùi bằng bao đạn khâu tay, người nào cũng đen cháy, nhiều đồng chí trong đoàn không cầm được nước mắt. Trên cơ sở nghiên cứu khảo sát thực tế tình hình các đảo, Quân chủng xác định biên chế tổ chức lực lượng chiến đấu bảo vệ các đảo Nam Yết, Trường Sa, Song Tử Tây là cấp đại đội tăng cường, các đảo còn lại biên chế tổ chức cấp đại đội thiếu.

Tháng 5 năm 1977, đoàn cán bộ của Quân chủng hải quân do đồng chí Tư lệnh, Thiếu tướng Giáp Văn Cương và Chính ủy, Thiếu tướng Hoàng Trà dẫn đầu kiểm tra tình hình sẵn sàng chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ đảo Nam Yết. Đây là lần đầu tiên đồng chí Tư lệnh và Chính ủy đi nắm tình hình trên đảo Nam Yết. Trong chuyến đi đó, đồng chí Tư lệnh xác định hình thức tổ chức đảo Nam Yết tương đương cấp tiểu đoàn, biên chế có các phân đội hoả lực bộ binh, pháo binh, pháo cao xạ, các bộ phận thông tin, ra đa.

Xuất phát từ vị trí, đặc điểm quần đảo Trường Sa và yêu cầu nhiệm vụ phòng thủ bảo vệ quần đảo, từ cuối năm 1977, Quân chủng chủ trương và tiến hành tách một bộ phận lực lượng, chủ yếu là cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 46 cũ của Lữ đoàn 126 tổ chức thành một trung đoàn chuyên trách làm nhiệm vụ phòng thủ bảo vệ Trường Sa. Theo đề nghị của Quân chủng Hải quân, ngày 8 tháng 5 năm 1978, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định 391/QĐ-QP thành lập Trung đoàn 145 phòng thủ Trường Sa. Sau đó, thể theo nguyện vọng của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn, để ghi dấu truyền thống các đơn vị tiền thân là Trung đoàn 126 và Trung đoàn 46, Trung đoàn 145 được đổi phiên hiệu thành Trung đoàn 146 phòng thủ Trường Sa. Đồng chí Trung tá Cao Anh Đặng được bổ nhiệm Trung đoàn trưởng; đồng chí Trung tá Vũ Quang Chinh là Chính ủy Trung đoàn. Ngày 12 tháng 2 năm 1979, Bộ Quốc phòng ra Quyết định nâng cấp Trung đoàn 146 thành Lữ đoàn 146. Đến tháng 6 năm 1981, Bộ Tổng Tham mưu quyết định chuyển Lữ đoàn 146 trực thuộc Quân chủng về trực thuộc Vùng 4 Hải quân.

Thực hiện chủ trương tăng cường sức phòng thủ bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa, tháng 4 năm 1988, Quân chủng quyết định thành lập 5 khu vực đảo

Page 18: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

17

phòng thủ và thành lập các tiểu đoàn pháo binh, phòng không trên các đảo Trường Sa, Nam Yết, Song Tử Tây. Trong đó, đảo Nam Yết được xác định là trung tâm chỉ huy khu vực 2.

Như vậy, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, đầu năm 1988, đảo Nam Yết có bước phát triển mạnh về tổ chức các lực lượng chiến đấu cả về chất lượng và số lượng, quân số cao nhất năm 1989 lên tới gần 400 cán bộ, chiến sĩ, quy mô tổ chức của đảo Nam Yết là đảo cấp I tương đương trung đoàn. Ban chỉ huy đảo gồm có đảo trưởng, đảo phó chính trị, đảo phó - tham mưu trưởng, đảo phó Pháo binh, đảo phó phòng không, đảo phó bộ binh (lục lăng đột kích). Về tổ chức lãnh đạo, thành lập Đảng bộ bộ phận đảo trực thuộc Đảng bộ Lữ đoàn.

Từ năm 1991 đến 1996, để phù hợp với cách đánh, với các phương án tác chiến mới, tiểu đoàn pháo binh, tiểu đoàn phòng không của đảo Nam Yết được giải thể, thành lập các cụm chiến đấu và các phân đội hoả lực cơ động. Những năm tiếp theo đến năm 2006, tổ chức lực lượng các đảo tiếp tục được tinh hoá theo hướng gọn, mạnh, giảm dần số lượng, nâng cao chất lượng phòng thủ, chất lượng và trình độ sẵn sàng chiến đấu của bộ đội.

Lính pháo binh đảo Nam Yết diễn tập bắn đạn thật Hàng năm, đảo tập trung làm tốt việc bổ sung, hoàn chỉnh các văn kiện theo

các phương án chiến đấu phòng ngự; hiệp đồng chiến đấu; đánh địch tập kích ban đêm ở các cấp toàn đảo, cụm và phân đội. Tổ chức luyện tập, toàn đảo tháng 1 lần, cụm một tháng 2 lần, phân đội một tháng 3 lần. Kết quả luyện tập thường xuyên đạt

Page 19: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

18

khá, giỏi. Trong luyện tập phương án, chú trọng luyện tập các phương án đánh địch ban đêm, đánh biệt kích người nhái, chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Bên cạnh đó, đảo tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch luyện tập thực hành bắn xua đuổi các tàu thuyền xâm phạm khu vực biển đảo quản lý. Hàng năm, các đoàn kiểm tra của Bộ Quốc phòng, Quân chủng, Vùng và Lữ đoàn về huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, đảo luôn đạt yêu cầu, có nhiều năm liên tục đạt khá, giỏi như các năm 1993- 1995 và liên tục các năm 1998-2005.

Cùng với việc phát triển lực lượng, hệ thống công sự trận địa phòng ngự trên đảo Nam Yết tiếp tục được đầu tư xây dựng. Trung đoàn 83 sau khi hoàn thành xây dựng các công tình quân sự của kế hoạch "Z76" năm 1980 tiếp tục được Quân chủng giao nhiệm vụ xây dựng các công trình quân sự lâu bền, kiên cố trên đảo Nam Yết, bao gồm hệ thống lô cốt, hầm trú ẩn, hầm chỉ huy. Đến cuối năm 1984, Trung đoàn hoàn thành xây dựng xong các công trình trên đảo, có hạng mục xong trước thời gian kế hoạch 3 tháng.

Những năm 1989, 1995 vào mùa khô, đảo như một công trường xây dựng lớn với hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công binh cùng các trang thiết bị công trình miệt mài lao động. Các tàu vận tải chở hàng ra vào đảo như con thoi. Bộ mặt của đảo mỗi năm một đổi mới như một pháo đài mỗi ngày một thêm vững chắc. Bộ đội đảo Nam Yết tổ chức đóng gạch, xây dựng được 1.000m2 nhà cấp bốn, tham gia vận chuyển hàng nghìn tấn vật liệu tu sửa, kè đá được hàng nghìn mét hào dã chiến. Năm 1992, khánh thành hai nhà đảo bộ hai tầng và sau đó hàng loạt các công sự, trận địa hoàn thành đưa vào sử dụng.

Những năm 1996-2005, hàng chục công trình kiên cố tiếp tục được xây dựng. Hệ thống kè bê tông vòng quanh đảo; cầu cảng cho xuồng chuyển tải hoàn thành là những điểm nhấn đánh dấu sức vươn lên không ngừng của đảo Nam Yết, xứng đáng với vị trí tiền tiêu, mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc.

Năm 1991, hoàn thành xây dựng hệ thống mạng lưới điện sinh hoạt trên đảo. Tháng 5 năm 1992, ăng ten Parabôn thu tín hiệu truyền hình được lắp đặt đưa vào sử dụng. Kể từ năm 1975, đây là lần đầu tiên bộ đội đảo Nam Yết được xem truyền hình trực tiếp. Những năm sau đó, đảo tiếp tục lắp đặt hệ thống loa truyền thanh đến các cụm. Hàng ngày theo giờ quy định, bộ đội được xem, nghe, các chương trình thời sự, văn hoá, khoa học, xã hội và thể thao của Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, các bản tin thi đua tuần, tháng của đơn vị, các tài liệu tuyên truyền nhân dịp các ngày lễ lớn, sự kiện quan trọng của đất nước, của quân đội.

Ngày 30 tháng 4 năm 1978, hai tàu 610, tàu 608 của Hải đoàn 125 chở đoàn cán bộ Quân chủng cập đảo Nam Yết. Đi theo đoàn còn có Đội văn nghệ quần chúng của Hạm đội 171 và Đội chiếu phim của Cục Chính trị ra phục vụ bộ đội đảo. Đây là lần đầu tiên bộ đội đảo Nam Yết được xem biểu diễn văn nghệ và xem chiếu bóng

Page 20: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

19

trên đảo. Những năm sau đó, vào mùa biển lặng, Quân chủng đều tổ chức văn công ra đảo phục vụ bộ đội và đội chiếu bóng của Vùng 4 đi theo các tàu vận tải ra chiếu phim. Từ năm 1983, Quân chủng đầu tư xây dựng tủ sách cho đảo từng bước hình thành thư viện đảo sau này. Từ đó cho đến những năm sau này, bộ đội Trường Sa luôn nhận được sự chi viện bằng vật chất và tinh thần hết sức có ý nghĩa của nhân dân cả nước, của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Khánh Hoà góp phần cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội trên các đảo Trường Sa, trong đó có bộ đội đảo Nam Yết. Hàng năm, ngoài các đoàn của Bộ Quốc phòng, của Quân chủng ra kiểm tra và thăm đảo, còn có các đoàn của Quốc hội, Nhà nước, của các địa phương, đoàn thể xã hội ra thăm động viên bộ đội. Trong đó có chuyến thăm của đồng chí Phó Thủ tướng Trần Đức Lương ra thăm đảo Nam Yết, tháng 4 năm 1993.

kè đá trên đảo Nam Yết

Page 21: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

20

Giao lưu văn công – chiến sỹ trên đảo Nam Yết Nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống của bộ đội đảo Nam Yết là vấn đề

nan giải và khó khăn. Về mùa mưa anh em tận dụng nguồn nước mưa tự nhiên, còn về mùa khô luôn trong tình trạng thiếu nước trầm trọng. Hệ thống chứa nước của đảo gồm bể xây và bể téc sắt chỉ bảo đảm lượng chứa hơn 200 khối, chia theo mỗi đầu người 1m3 sử dụng thường xuyên và dự trữ. Bể nước xây trên đảo thường hay bị lún và nứt rò chảy do xây trên nền san hô yếu, bị rung do các loại pháo lớn bắn đạn thật thường xuyên trên đảo nên cũng chỉ dùng một thời gian lại phải xây, sửa. Còn nước chứa trong téc sắt bị ô xi hoá, bị vàng, bẩn không bảo đảm vệ sinh nhất là về mùa khô, đơn vị phải lọc nước mới sừ dụng được. Vì vậy việc quản lý và sử dụng nước ngọt đơn vị quy định rất chặt chẽ, phân phối theo định lượng đầu người trong ngày để duy trì cho sinh hoạt và dự trữ sẵn sàng chiến đấu.

Page 22: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

21

Quà tặng các chiến sỹ đảo Nam Yết.

Từ năm 1978, đơn vị bắt đầu triển khai trồng và chăm sóc cây xanh để cải

thiện môi trường sống trên đảo. Giống cây từ bờ đưa ra đảo chủ yếu là cây phi lao, bàng quả vuông, dừa, mù u là những loại cây phù hợp với đảo Nam Yết. Mặc dù tỉ lệ cây sống thấp và thường xuyên bị bão nhưng sau nhiều năm số lượng cây xanh không ngừng tăng lên, đảo luôn giữ được màu xanh.

Page 23: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

22

Màu xanh trên đảo Nam Yết Trong xây dựng, củng cố đảo, sau năm 1988, phong trào trồng cây xanh tiếp

tục được đẩy mạnh và là một phong trào quan trọng trong các hoạt động hàng năm của đảo. Ngoài một số giống cây từ bờ cung cấp, đảo tổ chức gây giống cây tại chỗ như phi lao, bão táp, bàng quả vuông, mù u, những năm sau này thí nghiệm trồng thêm cây ăn quả. Hàng năm đảo triển khai trồng từ 1.500 đến 2.000 cây xanh các loại, có 30-40 cây dừa, tỷ lệ sống đạt 15-20%. Cho nên dù khí hậu khắc nghiệt, bão gió hàng năm ảnh hưởng lớn, song đảo luôn luôn giữ được màu xanh, số lượng các loại cây xanh thường xuyên được nhân lên, được chăm sóc phát triển tươi tốt, rợp bóng trên đảo, mang đậm hình bóng của đất liền, ấm áp tình cảm quê hương đất nước.

Từ tháng 4 năm 1989, các đoàn tàu đánh cá của ngư dân tỉnh Khánh Hoà ra Trường Sa đánh bắt hải sản và tiếp sau đó là ngư dân một số tỉnh ven biển Nam Bộ cũng tổ chức các đoàn tàu ra đánh bắt hải sản trên vùng biển Trường Sa, đảo Nam Yết luôn giữ mối liên lạc chặt chẽ, nắm chắc tình hình các tàu đánh cá trên khu vực biển quản lý. Những năm 1992-2006, đảo đã giúp đỡ hàng trăm tàu thuyền dân với hàng vạn lít nước ngọt, hàng nghìn lít dầu; kịp thời cứu chữa hàng chục ngư dân bị bệnh, tai nạn trên biển, nuôi dưỡng tạm thời và cung cấp hàng trăm viên thuốc các

Page 24: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

23

loại. Cuối năm 2002, đảo kịp thời tổ chức cứu nạn một tàu ngư dân bị sự cố kỹ thuật bảo đảm an toàn cho người và phương tiện; đầu năm 2006, quân y của đảo kịp thời cấp cứu sống một số ngư dân bị thương khi đang sản xuất được Quân chủng tặng Bằng khen.

Với những thành tích đạt được, cán bộ chiến sỹ đảo Nam Yết đã được nhà nước khen thưởng:

+ Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới, tuyên dương ngày 22-12-2004.

+ Huân chương Chiến công hạng Nhất, năm 1984. + Huân chương Chiến công hạng Ba, năm 2003. + Bác Tôn tặng Lẵng hoa, năm 1979. được Thủ tướng chính phủ tặng: + Bằng khen các năm 1997, 1998, 1999. và được tư lệnh hải quân tặng cờ thưởng: + “Đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua” các năm 1997, 1999, 2000, 2002. + "Đơn vị huấn luyện giỏi 5 năm 1996-2000”. + Đơn vị hoàn thành xuất sắc cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa

1992-2002". + Bằng khen về thành tích cứu hộ, cứu nạn năm 2005. + Danh hiệu "Đơn vị quyết thắng" (1997-2001 và 2004, 2005).

Page 25: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

24

CHƯƠNG 3. NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ ĐẢO NAM YẾT

1. Nam Yết - đảo xanh bên ánh thép 20/05/2008 (HNM) - Trong những ngày tháng 4, đầu tháng 5 vừa qua, tuyến đường biển từ

đất liền tới huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa và vùng thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc như tấp nập hơn bởi những chuyến tàu đưa các đại biểu ra thăm, động viên cán bộ chiến sỹ, đồng bào nơi hải đảo. Trường Sa tràn đầy sức sống và tiềm năng phát triển trong tình cảm nồng ấm của đồng bào, chiến sĩ cả nước là cảm nhận của phóng viên báo Hànội mới ghi được trên hải trình...

Suốt gần ba ngày hai đêm vượt gần 900 km đường biển, trên boong tàu HQ 936 ai nấy ngất ngư vì sóng gió... Nhưng, đảo kia rồi! cả đoàn công tác Bộ Tư lệnh Hải quân và đại biểu các cơ quan dân, chính, Đảng do Thiếu tướng Phan Khuê Tảo, Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân dẫn đầu như bừng tỉnh. Từ phía xa, đảo Nam Yết xanh ngắt với những tán dừa xòe lá trên những mái nhà thấp thoáng giữa biển trời bao la. “Đẹp quá, nhìn như resort (khu du lịch nghỉ dưỡng) - thiên đường nhiệt đới giữa biển vậy...!”- ai đó thốt lên.

Đảo Nam Yết nhìn từ phía xa giống như một khu du lịch nghỉ dưỡng giữa biển khơi.

Tàu lớn thả neo ngoài khơi, thuyền nhỏ cập bến, thủ trưởng gặp chiến sĩ, đại

biểu đất liền hội ngộ người miền biên hải, tay bắt mặt mừng, niềm vui bừng lên dưới tán lá bàng, lá phong ba, cây bão táp như chung một niềm tự hào về biển trời giàu có của Tổ quốc. Quả cũng không sai khi ai đó nói rằng, Nam Yết là đảo đẹp nhất trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nằm ở vị trí trung tâm giữa hai đầu hải phận đất nước. Dưới bàn tay những cán bộ chiến sỹ nơi đây, bên cạnh những dây muống biển hoa tím bò trườn mềm mại trên bờ cát trắng là một vườn cây xanh mướt với những

Page 26: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

25

bóng dừa, mù u, bàng, đu đủ, cây nhàu, cây tra, cây phong ba, cây bão táp và những vườn rau cải, mồng tơi, lá mơ lông, rau muống... đủ loại.

Bước chân lên Nam Yết không còn cái ấn tượng ngày xưa khi nhắc tới hải đảo là nhắc tới sự khắc nghiệt của nắng gió và cát trắng. Nay với sự nỗ lực của cán bộ chiến sỹ trên đảo và tinh thần cả nước hướng về Trường Sa, đảo đã được phủ sóng điện thoại di động Viettel, lương thực, chế độ dinh dưỡng của cán bộ chiến sỹ được bảo đảm khá đầy đủ. Trên đảo bộ đội có đầy đủ sân chơi thể thao, doanh trại với TV, radio, dàn karaoke, hội trường sinh hoạt văn nghệ, trạm xá, nhà bếp khang trang... Không giấu nổi niềm tự hào, Trung tá Phạm Văn Hóa, Đảo trưởng Nam Yết cười tươi cho biết: “Anh em ở đảo quí màu xanh cây lá, mỗi khi tắm xong đều tận dụng nước ngọt để tưới cây. Chúng tôi giờ không thiếu rau xanh, có khi còn nhiều hơn cả trên đất liền ấy chứ...”. Trên đảo, anh em cán bộ chiến sỹ nuôi tới gần 100 con lợn béo, hàng trăm con gia cầm. Bên những hàng cây, doanh trại, công sự... từng đàn lợn nhởn nhơ rũi cát như ở chốn quê nhà. Là sĩ quan cơ yếu của đảo nhưng Đại úy Bùi Văn Ngãi còn là một tay nuôi gia cầm mát tay, anh và một đồng đội nữa hiện nuôi tới hơn 40 con ngan, vịt (chỉ có điều chúng đều không biết bơi do chỉ hoàn toàn được nuôi trên cạn). Trên đảo, mỗi anh em cán bộ chiến sỹ hàng năm cũng đều đặt ra tiêu chuẩn thi đua trồng và chăm sóc 5 cây xanh sống khỏe, đồng thời tận dụng diện tích trồng thật nhiều các loại rau xanh... Mỗi năm toàn đảo thu được hàng chục tấn rau, hàng chục tấn thịt, cá, cải thiện cho đời sống bộ đội.

Hoa Văn Phương Anh, 19 tuổi, chiến sĩ trẻ nhất đảo, quê ở Khoái Châu, Hưng Yên, ra đảo tháng 1-2008 tâm sự, lúc ở đất liền anh có đôi chút ngại ngùng khi nghĩ tới hải đảo xa xôi, nhưng nay thì đã yên tâm. Ngoài những giờ luyện tập và làm nhiệm vụ, Phương Anh vẫn chú ý ôn luyện kiến thức văn hóa để sau khi hoàn thành nghĩa vụ sẽ tiếp tục đăng ký thi đại học. Cùng ý nghĩ như Phương Anh, bác sĩ Phong, bác sĩ Tịnh trong kíp y tế của Bệnh viện 103 mới tăng cường ra đảo từ tháng 3-2008 cũng vững tin và xác định hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Năm qua, đảo đã cứu giúp 60 ngư dân gặp bão trôi dạt trên biển, can thiệp kịp thời giành lại sự sống cho nhiều trường hợp ngư dân lặn biển bị tai biến giảm áp, trong đó, có công sức không nhỏ của các anh.

Cán bộ chiến sỹ trên đảo Nam Yết có chung niềm tự hào là những người lính gánh vác sứ mạng bảo vệ chủ quyền nơi tiền tiêu của Tổ quốc. Ngày đêm trên đảo, dưới hương thơm của hoa mù u, cán bộ chiến sỹ đảo Nam Yết với chất thép của người chiến sỹ quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng và lòng yêu quê hương, đất nước, đã không ngừng luyện tập, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc. Khi Nguyễn Mậu Trường mới được hai tuổi (anh sinh năm 1986) cha anh là liệt sĩ hải quân Nguyễn Mậu Phong đã chiến đấu và hy sinh anh dũng để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Lớn lên trong tình thương của mẹ và bà con lối xóm, hun đúc lòng tự hào về người cha anh hùng, nay Trường lại từ quê hương Quảng Bình rèn

Page 27: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

26

luyện và trở thành chiến sĩ hải quân trên đảo Nam Yết. Nở nụ cười thật hiền và rắn rỏi, Trường bảo: “Cha em và những người đồng đội của cha đã hy sinh vì Trường Sa, nay em tự hào mình lại được tiếp bước cha gìn giữ vững chắc biển trời của quê hương. Với em biển trời Trường Sa như máu thịt, như gần gũi đâu đây linh hồn của cha em và đồng đội...”.

Bài, ảnh: Việt Khánh

2. Có ngươi vợ lính ra vơ i Trương Sa Mùa biển lặng cuối tháng 3-2005, êkip làm chương trình “Người đương thời”

(VTV) đã có một chuyến hành trình “không thể nào quên ” đến với quần đảo Trường Sa.

Lặng lẽ trong đoàn có một cô gái trẻ không là diễn viên, phóng viên hay thanh niên đoàn công tác nào, cô vượt biển ra thăm chồng - điều hiếm hoi với lính Trường Sa...

Cô gái đó tên Phạm Thị Lương (tức Hiền Lương), nhân viên văn phòng Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 1 (Nha Trang, Khánh Hòa), ra thăm chồng - thiếu úy Nguyễn Hải Dương (thuộc lữ đoàn 146 hải quân), họ mới cưới nhau được một tháng thì anh lên đường ra đảo.

Vợ chồng Lương - Dương (giữa) với các đồng đội đảo Nam Yết Hôm hay tin sẽ được ra đảo thăm chồng, Hiền Lương chạy ào ra chợ mua ít

quà cho chồng mà chân lập cập như người say rượu vì mừng. Chưa bao giờ ra biển, chưa bao giờ hiểu được sóng gió đại dương nên Hiền Lương bị say sóng nằm bẹp gí trong khoang tàu dù đang mùa biển lặng.

Page 28: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

27

Sau hai ngày đêm, Lương choàng tỉnh khi nghe tiếng reo hò ngoài boong. Chị nhờ hai người dìu ra bên ngoài. Trước mắt chị là một chấm nhỏ ở đường chân trời. Cái chấm đó to dần, to dần... Hiền Lương nói về cảm nhận của mình: “Giữa biển cả mênh mông cái chấm nhỏ hiên ngang quá đỗi”.

Ở cầu tàu đảo Nam Yết (huyện đảo Trường Sa), Hiền Lương được đưa vào đảo bằng chuyến xuồng thứ hai. Thiếu úy Hải Dương đã biết trước trên chuyến tàu này có vợ mình, nhưng đến khi thấy vợ ngay trước mặt cứ nhìn sững như không tin đó là sự thật. Hiền Lương ào đến ôm chồng, nước mắt cứ thế trào ra, bao tháng ngày thui thủi bất chợt ùa về... Chỉ huy đảo Nam Yết toát mồ hôi trước sự kiện đặc biệt này.

Bấy lâu ở đảo chỉ toàn dân nhà binh, biên chế quân số đâu ra đó, nay lại có một “nữ binh” vượt biển ra thăm chồng mới... “chết đứng” chứ. Tính toán căng thẳng, cuối cùng phòng của hai anh lính đảo được trưng dụng nhường cho đôi uyên ương hưởng tuần trăng mật hôm nào dở dang và thật đặc biệt: Trường Sa...

Chị Hiền Lương và cành "hoa đảo" làm bằng ốc - món quà của bộ đội Trường

Sa - Ảnh: T.B. Ngày đầu tiên dẫn vợ đi chào đồng đội khắp đảo, nhiều lính trẻ trên đảo trêu:

“Tớ cưới vợ cùng ngày với cậu mà được thế đâu, sẽ đề nghị thủ trưởng sau này cho vợ con ra thăm mới công bằng chứ”.

Bấy giờ là mùa khô, đảo oi bức, nước dự trữ trong hồ cạn kiệt, nước uống còn phải cầm chừng, thế nhưng những người lính đảo đã bảo nhau nhường “vàng” (nước) cho Hiền Lương. Có khách đặc biệt đến thăm mà Hiền Lương nhìn đồng đội của chồng quây quần bên mâm cơm chỉ toàn đồ hộp, càng thương chồng và những người lính Trường Sa hơn. Hiền Lương ước ao: giá như ở đất liền mình sẽ trổ tài nấu cho những người lính một nồi canh và một rổ rau xanh to tướng.

Page 29: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

28

Lính đảo sống cực vậy mà “ướt át” lắm, họ xuống biển chọn những vỏ ốc đẹp nhất đem kết thành hoa gọi là “hoa đảo” để tặng những người đến từ đất liền.

Đêm cuối cùng, vợ chồng Lương thức trắng. Ngày mai tàu rời đảo về đất liền, cô vợ trẻ sẽ trở về với mái nhà, còn chồng vẫn ở lại giữa mịt mù biển khơi... Khi những cánh tay trên boong tàu vẫy chào nhỏ dần, có những giọt nước mắt của người trên tàu, Hiền Lương cũng khóc nhưng cô nhớ mãi lời Hải Dương động viên: “Thôi em về trước, tết này anh lại về với em...”.

Hiền Lương nhớ mãi ngày chồng khoác balô lên tàu ra đảo. Ngày ấy, anh mím môi không chịu cho người vợ trẻ đi tiễn ở Cam Ranh nên không có cảnh tiễn đưa, chia tay như hôm ở Trường Sa. Một mình thui thủi, những lúc ở trường còn có đồng nghiệp, học trò, mỗi chiều vừa về tới nhà là trái tim người vợ trẻ cứ nhói lên.

Ấy vậy mà hàng chục lá thư gửi ra đảo xa chị đều kể anh nghe toàn những chuyện vui nơi đất liền. Hiền Lương bộc bạch: “Không có cũng ráng kiếm chuyện vui của học trò, đồng nghiệp kể cho anh ấy nghe, có vậy anh ấy mới yên tâm công tác”.

Hôm chúng tôi đến xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang trời đang mưa dầm. Căn nhà nhỏ vẫn còn tươi trên vách dòng chữ của ngày tân hôn “Hiền Lương - Hải Dương, trăm năm hạnh phúc”. Mấy hôm trước Hiền Lương đã chuẩn bị đi mua sắm ít quà để tết này vợ chồng cùng về quê thăm gia đình ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, nhưng rồi tin gửi về từ đảo xa: “Tết này thiếu úy Hải Dương sẽ không về do phải làm nhiệm vụ đảo xa”.

Biết làm vợ lính đảo phải chấp nhận hi sinh, thiếu thốn, nhưng Hiền Lương cũng cảm thấy buồn thế nào ấy. Những lúc như vậy Hiền Lương tìm đến Ngọc, một người bạn cũng có người yêu là lính đảo. Hai chị em cùng cảnh rủ rỉ tâm sự suốt những lần ngủ chung. Người yêu của Ngọc ra đảo suốt gần hai năm, bạn bè nói xa nói gần: “Người gần không yêu, yêu chi người mấy năm không nhìn thấy mặt”.

Chỉ có Hiền Lương mới hiểu nỗi lòng của những người đã dành nửa của mình cho những người lính đảo: “Khi người ta yêu thật sự thì có lẽ như cây phong ba ở Trường Sa vậy, giữa sóng gió, bão tố vẫn vươn lên...

Bài và ảnh: THÁI BÌNH

3. Giao lưu "Đảo là nhà, biển cả là quê hương" Phóng viên Hà Trường: Chúng tôi đang có mặt tại đảo Nam Yết, cách đất liền

gần 300 hải lý, đảo Nam Yết như một cánh cung hướng ra phía Biển, nhưng cũng là điểm đòn gánh giữa trên quần đảo Trường Sa, nằm ở vĩ độ 10 độ, 10 phút 45 Bắc,

Page 30: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

29

114 độ 22 phút Đông. Đây là hành trình cuối cùng trong chuyến thăm Trường Sa của chúng tôi.

Có mặt tại buổi giao lưu có Thượng tá Ngô Văn Cải, nguyên đảo trưởng đảo Nam Yết. Anh Cải vừa bàn giao công việc trưởng đảo để trở về đất liền ăn tết Mậu Tý sau hai năm làm việc trên đảo.

Vị khách mời thứ hai là trung tá Phạm Văn Hòa, người vừa từ đất liền ra nhận nhiệm vụ trưởng đảo. Người thứ ba là hạ sĩ Nguyễn Mậu Trường. Anh là một câu chuyện dài của đảo này. Tên của anh chưa chắc đã nhiều người nhớ, nhưng trong số 63 chiến sỹ nằm lại để bảo vệ hòn đảo này, vào sự kiện tháng 3 năm 1988, hẳn không ai quên được cái tên Nguyễn Mậu Phong, cha của Trường.

Chúng tôi bắt đầu câu chuyện với Thượng tá Cải: Thưa anh, được biết anh đã có hai năm làm việc trên đảo. Nhiều sự kiện đã diễn ra trong suốt thời gian này nhưng câu chuyện nào làm anh nhớ nhất?

- Thượng tá Ngô Văn Cải: Tôi là một trong những người thế hệ sau. Đi sau, chúng tôi xác định xây đảo là một nhiệm vụ quan trọng nhất. Chúng tôi đã được Đảng, lãnh đạo giao nhiệm vụ xây dựng Nam Yết thành một điểm đảo quan trọng, đặc biệt. Tôi rất tin vào những việc đã làm.

- Về với gia đình, câu chuyện nào anh sẽ kể con nghe? - Thượng tá Ngô Văn Cải: Tôi sẽ nói với con tôi là bất kỳ ở môi trường nào,

hoàn cảnh nào, bản thân cũng phải phấn đấu vươn lên và tổ chức mọi công việc của bản thân, tập thể đảm bảo tốt nhất.

- Ấn tượng tôi nhìn thấy rõ là hơn một tấn đất phải chuyển từ đất liền ra, để khắc phục việc nhiễm mặn sau bão?

- Thượng tá Ngô Văn Cải: Thời tiết của Nam Yết cũng giống như những nơi khác. Chúng tôi cố gắng dùng đất chở từ đất liền ra để trồng cây xanh trên đảo. Thực ra cũng không cần thiết. Vì cải tạo đất ở đây cũng đã đủ cho chúng tôi trồng cây, trồng rau.

- Có thể thành quả lao động đó chính là hình ảnh mà chúng tôi nhìn thấy khi đi ra đảo, đó là Nam Yết như một làng quê yên tĩnh nằm giữa biển Đông. Trong tâm trạng về đất liền đón Tết, anh nhắn nhủ gì cho đồng đội?

- Thượng tá Ngô Văn Cải: Chúng tôi đã xây dựng đảo trong một thời gian dài và thực hiện trách nhiệm của mình. Thực ra, ở lại cũng không khác nhau. Về đất liền, là tình cảm với đất liền. Ở lại đảo lại là tình cảm với cán bộ, chiến sĩ trên đảo. Ở đâu cũng là tình cảm với Tổ Quốc.

Sóng gió không khuất phục được ý chí chúng tôi

Page 31: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

30

- Lính đảo có một câu khẩu hiệu: "Đảo là nhà, biển cả là quê hương". Tiếp theo là câu chuyện với anh Phạm Văn Hòa, anh có thể kể về quá trình anh là một chiến sĩ của Trường Sa và bây giờ đang là một sĩ quan của Trường Sa, là chỉ huy của Nam Yết?

- Trung tá Phạm Văn Hoà: Đảo là một phần máu thịt của tổ quốc. Từ thời Lạc Long - Âu Cơ đẻ 50 con lên rừng, 50 xuống biển. Chúng tôi kế thừa được truyền thống đó. Những người cũ từng xây dựng đảo và những người lính bây giờ. Bao nhiêu tầng lớp cha anh đã giữ vững truyền thống. Không những thế, còn phải xây dựng vững mạnh hơn, để xứng đáng với cha ông.

- Nghe cái tên Nam Yết, chúng tôi chỉ biết nó là một đảo thuộc Trường Sa? - Trung tá Phạm Văn Hoà: Thực chất mà nói, Nam Yết là 1 đảo tiền tiêu của

Tổ quốc. Những người dựng đảo đã mang cây, đất từ đất liền ra. Là một đảo mà cảnh quan môi trường luôn được xây dựng, được cả cán bộ chăm lo, cống hiến, xem như quê hương thứ hai. Tất cả hơi ấm đất liền đều mang ra đảo, nhành cây, trái ngọt. Nam Yết luôn được tôn vinh và chăm lo. Vì nó là mảnh đất thiêng liêng cho Trường Sa.

- Là một sĩ quan hải quân, anh có câu chuyện gì gắn với đời lính không quên được, nhất là kỷ niệm với Trường Sa?

- Trung tá Phạm Văn Hoà: Sống ở đây, kỷ niệm của tôi rất dồi dào. Sống ở đây mới thấy tình cảm rất thiêng liêng. Chúng tôi xác định, sống giữa biển, hòa nước biển chén rượu ngọt ngào, mọi người sống chan hòa. Lúc thực hiện nhiệm vụ, phải phân biệt trên dưới nhưng khi sinh hoạt với nhau, đó là tình đồng đội, tình anh em.... cha chú.

- Những gì đã chứng kiến cho tôi hiểu tình cảm đại gia đính giữa biển Đông. Nhưng cuộc sống vẫn còn khó khăn. Vậy trong những gì mà đất liền có thể gửi cho Trường Sa, theo anh còn thiếu gì?

- Trung tá Phạm Văn Hoà: Như các anh cũng đã hiểu, đồng bào chiến sĩ cả nước cũng hiểu, Trường Sa bốn mùa sóng gió. Nếu có một cơn bão đi qua, Trường Sa phải gánh chịu hết. Là những thiệt thòi. Nhưng sóng gió không khuất phục được ý chí. Cây xanh tàn, chúng tôi trồng lại. Muốn gửi gắm rằng Trường Sa luôn là lá chắn tuyệt vời, vững chắc cho hậu phương phát triển kinh tế.

- Là người cha, người chồng, tết mọi năm được xum vầy, năm nay đón Tết trên đảo, nếu có một lời nhắn cho gia đình, anh muốn gửi điều gì?

- Trung tá Phạm Văn Hoà: Năm năm công tác, 4 năm tôi đón Tết trên đảo. Tình cảm gia đình, tình anh em đồng đội đều quý như nhau. Không được đón tết với gia đình thì còn đồng đội. Tôi cũng san sẻ tình cảm với đồng đội như với gia đình. Cũng mứt Tết, cũng bánh chưng, hoa đào... Tôi tạo dựng hình ảnh trên Trường Sa một cái Tết đất liền thu nhỏ. Vợ con tôi cũng hãnh diện vì điều đó. Không thể trách chồng, cha đi công tác đảo xa.

Page 32: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

31

Cuộc hội ngộ giữa hai mẹ con - Với hạ sỹ trẻ Nguyễn Mậu Trường, anh vừa có một ngày đầu tiên trên đảo

Nam Yết. Lần đầu tiên đón Tết xa nhà, Trường thấy thế nào? - Nguyễn Mậu Trường: (xúc động không nói được gì) - Là chiến sĩ trẻ nên hẳn Trường còn dễ xúc động. VietNamNet đã chuẩn bị

một cuộc liên lạc để kết nối với Quảng Bình, nơi mẹ Trần Thị Liễu của em đang ngóng tin con. Xin hỏi đầu cầu Quảng Bình đã sẵn sàng?

Phóng viên VietNamNet: Tôi hiện đang ở nhà mẹ Liễu. - Phóng viên Hà Trường: Tôi đang ngồi với con trai chị Liễu. Xin chị gửi lời

gì cho con?

Chị Liễu đang lần giở những kỷ vật của người chồng Nguyễn Mậu Phong. Chị Trần Thị Liễu: Mẹ ở nhà rất khỏe, mẹ rất tự hào vì con đang đứng trên

mảnh đất cha mình đã ngã xuống. Tết con không về, mẹ chúc con ở lại đơn vị ăn tết mạnh khỏe, vui mà không quên nhiệm vụ.

- Nguyễn Mậu Trường: Con muốn chúc mẹ ăn tết vui và hạnh phúc. - Phóng viên Hà Trường: Câu chuyện Nguyễn Mậu Trường rất xúc động. Em

từng mơ đi qua đảo nơi người cha Nguyễn Mậu Phong đã ngã xuống để thắp cho cha một nén hương. Còn chị Liễu cũng nói rằng đây là tết đầu tiên sau 20 năm gia đình được xum họp. Người con trai cả đang cùng với hương hồn cha ngoài đảo xa.

Tết đến, xuân về, anh chỉ biết chúc mẹ một cái tết vui vẻ. Với Trường Sa, chúng tôi đã rất gần, ở ngay đây. Nam Yết giờ đang mưa. Hành trình về với đất liền sẽ khó khăn vì biển động. Nhưng như vậy là Nam Yết lại sẽ có thêm nước dự trữ cho một cái tết an lành. Chúng tôi đang chuẩn bị xuất phát về trở về đất liền.

Page 33: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

32

Nhân dịp năm mới, phóng viên VietNamNet chúng tôi xin chúc các chiến sĩ đảo Trường Sa ăn tết vui vẻ, luôn chắc tay súng bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền của tổ quốc. Chúc các anh mạnh khỏe!

VietNamNet

Cuộc giao lưu được thực hiện ngày 22 /01/2008 4. Đảo Nam Yết anh hùng rợp bóng dừa xanh

Đại tá Nguyễn Văn Lăng, Chính ủy, Bộ CHQS tỉnh Bến Tre thay mặt đoàn đại

biểu tỉnh trao thư và tặng quà cho bộ đội đảo Nam Yết. (Ảnh : Hoàng Vũ) 16 giờ 30 ngày 17-4, chúng tôi đặt chân lên đảo Nam Yết anh hùng, đảo đầu

tiên trong chuỗi đảo mà chúng tôi sẽ lần lượt ghé thăm. Điều đầu tiên làm chúng tôi ngạc nhiên là ở đây sạch sẽ và rợp bóng cây xanh dù thời tiết đang ở vào đỉnh điểm nắng nóng của mùa khô. Quang cảnh nhìn từ xa cũng như khi đến tận nơi đều thấy đẹp như một hòn đảo trong chuyện cổ tích. Những con đường bê- tông thẳng tắp rợp bóng cây xanh. Đặc biệt là dừa ở đây rất nhiều làm chúng tôi ngỡ mình đang đi trên đất Bến Tre. Các loại cây khác có nhiều trên đảo là nhào, mù u, phi lao, keo. Riêng hai loại cây nổi tiếng gắn liền với tên tuổi Trường Sa là phong ba và bão táp thì lại mọc ngoài rìa đảo.

Page 34: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

33

Đi tham quan một vòng quanh đảo mới thấy hết kỳ công của bao lớp chiến sĩ ngày đêm làm nhiệm vụ canh giữ và xây dựng đảo. Để bê tông hóa hoàn toàn một hòn đảo rộng 96.500 m2 cách xa đất liền hơn hai ngày, hai đêm đi tàu thủy quả thật không phải chuyện đơn giản. Bộ đội phải vượt qua sóng to, gió lớn để chở từ đất liền ra đảo các loại vật liệu: cát, đá, xi-măng, sắt thép và nước ngọt để trộn bê-tông. Việc xây bờ kè quanh đảo kéo dài 8 năm, bắt đầu từ năm 1998 và hoàn thành vào năm 2006. Đại úy Lê Việt Hùng, Trợ lý công binh trên đảo cho biết: “Chúng tôi thường phải thi công bờ kè từ 9 giờ tối đến 4 giờ sáng, thời điểm nước thủy triều xuống. Bình quân độ dài bờ kè tính theo mỗi bước chân trị giá khoảng 30 triệu đồng.” Chúng tôi tận mắt thấy không chỉ bờ kè mà hệ thống công sự, giao thông hào, lô cốt chằng chịt trên toàn đảo đều được bê tông hóa kiên cố.

Đảo Nam Yết ở tọa độ 10o11’00’’ độ vĩ Bắc; 114o21’42’’ độ kinh Đông, cách đảo Ba Bình do Đài Loan đang chiếm giữ khoảng 10 hải lý về phía Tây Nam, cách đảo Ga Ven do Trung Quốc đang chiếm giữ khoảng 6 hải lý về phía Đông. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, bộ đội ta giải phóng hoàn toàn đảo vào ngày 27-4-1975. Trải qua nhiều năm tháng xây dựng và trưởng thành, đảo đã giành được nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quí của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng và Quân chủng hải quân. Đặc biệt, năm 2004, đảo được Nhà nước tuyên dương Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới.

Chúng tôi gặp chiến sĩ Cao Tuấn Anh, quê Thanh Hoá, da sạm đi vì nắng gió nhưng gương mặt, ánh mắt vẫn ngời lên vẻ tự tin, kiên định. Anh đã ra đảo được một năm. Anh tâm sự: “Chúng em là thanh niên, ở xa đất liền lâu ngày nên khát khao tình cảm lắm. Nghe tin có tàu ra thăm đảo, cả đêm em thao thức, không tài nào ngủ được . Em trông tàu ra để nhận thư, nhận quà”. Tôi hỏi: “Bây giờ em có nguyện vọng gì thêm nữa?”. Anh trả lời ngay: “Có tàu ra đảo thường xuyên và cho em được phục vụ quân đội lâu dài”. Những gì được “mắt thấy, tai nghe” tại đây đã làm dịu ngay những ánh mắt, nét mặt trong đoàn chúng tôi lúc ban đầu lộ vẻ nghi ngại, lo lắng về tư tưởng, đời sống của bộ đội trên đảo.

Đại úy Trịnh Quang Khương đang chỉ huy anh em đào hố móng xây bể nước và nhà kho, ngưng tay xà beng, quyệt mồ hôi, tươi cười chào đón chúng tôi. Giữa hố móng rộng khoảng 4m2, sâu hơn 1m, một cây dừa cao khoảng 4m vẫn đứng ung dung. Nghe tôi hỏi, anh Khương cho biết: “Lính đảo vốn quí từng chiếc lá xanh nên giữ cây dừa lại cho đến lúc nào vẫn còn có thể.”

Tôi đã từng nghe, trong quần đảo Trường Sa có rất nhiều đảo chìm. Những nơi ấy quanh năm trời tuôn nắng lửa. Lính ta luôn khát khao trên đảo có một vòm lá xanh tạo cảm giác dịu bớt cái nắng vốn chói chang đến độ “phỏng” cả mắt lại còn được nước biển phản quang thêm một lần nữa cho thêm bỏng rát cũng mãnh liệt như mơ ước nhìn thấy một mái tóc dài thiếu nữ vậy.

Page 35: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

34

Riêng chuyện trồng và chăm sóc rau trên đảo của bộ đội ta rất công phu. Điều đó còn cực khổ hơn việc chăm sóc cây kiểng ở trong đất liền. Đất trồng rau được đựng vào ba lớp bao để tránh rơi vãi hoặc bị nước biển thấm vào trong khi vận chuyển từ đất liền ra. Bộ đội được trang bị những chiếc khay hoặc tận dụng những thứ khác như thùng hư, can bể, xoong, nồi lủng đựng đất vào. Nước ngọt để tưới rau cũng phải định lượng như khẩu phần nước cho người. Vào tháng có gió Đông Bắc thổi bụi nước biển lên đảo, các anh bộ đội phải lấy vải mủ, lá dừa che cho rau. Khi nào gió thổi mạnh quá, các anh phải bưng các khay, chậu rau vào nhà. Nếu lỡ tay để chậm một đêm thì rau bị “cháy” không có gì cứu vãn nổi. Chúng ta ở trong đất liền, nơi mà chuyện “rau cỏ” luôn thừa thãi nên vô tình không nghĩ đến sự quan trọng của nó trong mối tương quan về chế độ dinh dưỡng. Nếu con người mà thiếu rau lâu ngày trông sẽ khô khốc như “cây củi nương”, còn ruột thì cứ như bị thắt lại từng khúc.

Mặc dù việc trồng rau khó khăn và vất vả như vậy nhưng Thượng tá Ngô Văn Cải, Đảo trưởng, cho biết năm 2006, bộ đội tự túc được bình quân 14 kg rau/người/tháng với các loại như: bầu, bí, rau mồng tơi, rau muống, rau lang, rau sam.v.v... Có năm nhờ thời tiết thuận lợi cả đảo thu hoạch đến 3 tấn rau xanh, 4 tấn bầu bí. Rõ ràng để trồng được nhiều rau trong hoàn cảnh ngặt nghèo như vậy, các anh không chỉ đơn thuần là trồng rau vì nhiệm vụ, vì cải thiện bữa ăn mà phải có cả niềm đam mê, yêu thích và nghệ thuật. Bằng tất cả sự kính trọng và cảm phục, tôi xin được gọi các anh là “nghệ nhân” trồng rau! Tất nhiên, nguồn thực phẩm của các chiến sĩ không chỉ có rau xanh. Bên cạnh đó các anh còn thu hoạch từ chăn nuôi được 1.000 kg heo, gà, vịt... Nguồn hải sản mà các anh đánh bắt có năm được tới 3 tấn cá, 2 tấn rùa biển.

Đến với quần đảo Trường Sa lần này còn có ba vị tiến sĩ của Viện ứng dụng công nghệ. Các anh đem xương rồng Nopal ra trồng thử nghiệm trên đảo, coi đó là một cách chia sẻ những khó khăn về rau xanh với bộ đội. Tiến sĩ Phan Xuân Dũng, Ủy viên dự khuyết BCH TW Đảng, Viện trưởng, cho biết: “Xương rồng Nopal có xuất xứ từ Nam Mỹ. Lá non của nó làm rau ăn, hiện có bán tại các siêu thị bên đó. Lá già được nghiền ra đề lấy bột dùng làm nguyên liệu chế mỹ phẩm và dược phẩm. Đặc biệt là loại xương rồng này chịu nắng hạn rất tốt”. Chưa ai biết chắc kết quả của việc trồng xương rồng Nopal trong tương lai thế nào. Tuy nhiên, việc ba vị tiến sĩ đã rời khỏi bàn giấy trong những căn phòng có máy điều hòa không khí “hàn lâm” để dãi dầu nắng gió trong thời điểm thời tiết cực kỳ nắng nóng này là một việc làm mang lại hiệu quả cổ vũ tinh thần và chia sẻ tình cảm đối với bộ đội Trường Sa chắc chắn là không nhỏ!

Page 36: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

35

Chiến sĩ đảo Nam Yết vui vẻ trả lời các câu hỏi của phóng viên báo chí. (Ảnh:

Hoàng Vũ) 7 giờ 30 tối. Đoàn Văn công Hải quân biểu diễn phục vụ với một chương trình

khá bài bản, có đơn ca, tam ca, tốp ca, múa, ảo thuật.v.v...Sân khấu là nền sân ngay bên cột mốc chủ quyền đảo Nam Yết. Tuy nhiên, những tiết mục giao lưu văn nghệ đầy ngẫu hứng của của các ca sĩ, diễn viên với bộ đội thường là những tiết mục vui vẻ, sôi động nhất. Bộ đội vừa hát theo vừa vỗ tay rền vang, những tiếng cười át cả tiếng sóng biển. Chúng tôi thật bất ngờ khi tốp ca của đảo bước lên sân khấu. Các chiến sĩ hát rất đúng nhịp với giọng hát hào hứng, lạc quan. Thậm chí có chiến sĩ còn lên nhảy với ca sĩ Hồng Nhung khi được mời. Có anh chiến sĩ nói với tôi: “Lính đảo thấy văn công như lân thấy pháo”.

10 giờ tối. Các anh bộ đội bố trí cho đoàn Văn công nghỉ tại khu nhà Ban chỉ huy. Cánh nhà báo được chia ra làm hai, một tốp nghỉ ở khu A, tốp kia nghỉ ở khu B. Trung úy Phan Nhiên Thạo nhường giường cho tôi. Tất cả nhà cửa trên đảo đều xây dựng kiên cố, có cái một tầng, có cái hai tầng và đều lót gạch bông. Bộ đội ăn ở cực kỳ sạch sẽ và ngăn nắp, mền gối xếp khéo léo, vuông vức như cái hộp hình chữ nhật.

6 giờ sáng ngày 18-4, các đoàn đại biểu từ dưới tàu lên tập trung tại cột mốc chủ quyền để thăm hỏi, tặng quà cho bộ đội. Đại tá Nguyễn Văn Lăng, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh, thay mặt đoàn đại biểu tỉnh Bến Tre lên trao thư và tặng quà cho các chiến sĩ.

Thay mặt cán bộ chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên đảo, Thượng tá Ngô Văn Cải, Đảo trưởng, báo cáo một số hoạt động trong công tác xây dựng, bảo vệ biển, đảo. Bình quân, hàng năm các anh quan sát, phát hiện 1.500 lần chiếc máy bay hoạt động trên không; 800 lượt tàu thuyền xuất hiện trên biển, khả năng xử lý mục tiêu ngày càng chính xác.v.v...

Thay mặt đoàn công tác, Chuẩn Đô đốc Phan Khuê Tảo, Phó Tư lệnh Hải quân, căn dặn bộ đội luôn đề cao cảnh giác, tăng cường luyện tập, quan sát mọi diễn

Page 37: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

36

biến trên biển, trời; kịp thời báo cáo lên cấp trên; sẵn sàng đánh tan mọi cuộc đột kích, tấn công lên đảo.

Để đáp lại lòng tin cậy của Đảng, nhân dân và các cấp chỉ huy, bộ đội trên đảo đã tổ chức bắn đạn thật như một lời báo cáo về kết quả tập luyện, sẵn sàng chiến đấu của các anh. Tất cả các mục tiêu giả định đều bị các anh bắn trúng chính xác.

Người viết: Lý Hà Thao

17/05/2007

5. Trồng rừng trên đảo Trường Sa

(TT&VH) - Nắng cháy gió cào, những tưởng chỉ có cây “phong ba” rắn giỏi như thép đã tôi mới tồn tại được ở nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc. Nhưng thật bất ngờ, giữa Trường Sa lại có một “thiên đường cây xanh” - theo cách gọi mà các chiến sỹ rất mực tự hào.

“Thiên đường” ấy nổi lên giữa đảo Nam Yết, đảo nổi có diện tích lớn thứ hai trong quần đảo Trường Sa (sau đảo Ba Bình).

Đảo sở hữu một bờ biển đẹp, cát trắng trải dài, loài muống biển chen ra theo sóng; bóng dừa đua tán ra biển; tiếng chim không lúc nào ngớt; chiều chiều đàn cò tìm chỗ đậu còn những chú heo nằm ngủ ngay bên dậu hoa rực rỡ… Có thể nói, nếu quần đảo Trường Sa là một bức tranh lớn thì Nam Yết chính là một mảng xanh lớn trên bức tranh ấy.

Đẹp như đảo Nam Yết! Trên đảo, mỗi cây đều có một đời sống riêng, nét đẹp riêng. Cây mù u quanh

năm xanh lá, mùa hè hoa thơm như hoa bưởi, quả to như quả táo, các chiến sĩ hải quân dùng làm nước giải khát. Cây lá nhàu thì cứ mọc tràn ra cả lối đi, tràn ra bờ cát. Các chiến sĩ phải buộc thân cây vào cột, tạo ra hàng lối, trật tự nhất định cho cây. Hoa bàng vuông đặc trưng của Trường Sa có màu đỏ như hoa râm bụt, rực rỡ trong tán cây xanh rất đẹp.

Trung tá Nguyễn Hữu Lục, từng có ý định thống kê tất cả các loài cây ở trên đảo. Tuy nhiên sau một thời gian lặn lội săm soi từng tán cây ngọn cỏ anh đành phải từ bỏ vì “Những loài cây liên tục sinh sôi. Khó có ai thống kê hết được các giống cây trên đảo cũng như tuổi tác của nó. Nắng, gió, đất, cát tại vùng hải đảo thiêng liêng này của Tổ quốc đã tạo nên những loài cây tự nhiên không nơi đâu có”.

Page 38: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

37

Bờ biển trải dài cát trắng với cây xanh ngả bóng

Trồng cây là một niềm vui, hơn nữa là một tình yêu đối với người lính đảo quanh năm làm bạn với biển trời đầy nắng gió. Niềm tự hào của các chiến sĩ đảo được cụ thể hóa qua số lượng cây mà họ đã chung sức vun trồng được: 280 cây dừa; 100 cây phong ba; 132 cây bàng vuông lớn, nhỏ; 200 cây mù u to nhỏ, có cây trên 100 năm tuổi; 300- 400 cây tra... Vườn cây ăn quả cũng có những “kỷ lục chưa sách vở nào ghi nhận” như có quả đu đủ nặng hơn 10kg. Riêng cây đu đủ tính đầu người mỗi người có 5 cây. Còn vườn chuối sai quả, ít buồng nào có dưới 10 nải.

Tháng 10, tháng 11 từng đàn chim kéo về đảo cư trú với đủ loài như én, họa mi, sẻ…. Những chú chim “dạn người” đậu cả vào cọc màn, hành lang. Buổi chiều, chúng tôi ngỡ ngàng chứng kiến cảnh trong ánh nắng dát vàng, đàn cò sải cánh về đậu trong vùng trồng phong ba, mù u. Trước cảnh vật đẹp kỳ lạ ấy, đại tá Nguyễn Văn Liên đã phải thốt lên: “Nam Yết là thiên đường cây xanh của Trường Sa!”.

Chăm cây theo… quân luật Trồng cây ở đất liền vốn không dễ, trồng cây ở đảo còn khó khăn gấp bội phần.

Những nguồn sống căn bản nhất của cây còn thiếu thốn, đất và nước đều khan hiếm, môi trường hải đảo khắc nghiệt. Kỹ thuật chiết, trồng các loại cây ở đảo cũng khá phức tạp. Để có được thiên đường xanh ấy, những người chiến sỹ đã đổ biết bao mồ hôi, công sức. Theo các chiến sĩ, khó nhất vẫn là chiết cây keo. Cây keo có thân dẻo dai nhưng nhiều mủ nên muốn chiết phải cạo vỏ vào thân gỗ 1-2 ngày. Thân của cây keo vốn mềm nên muốn cây đứng phải tạo thế cho cây. Còn cây phong ba là cây không chiết được theo cách thông thường. Bởi vì cây rất cứng, chắc như lim nhưng lại rỗng ruột. Phải để cây mọc cây con rồi mới mang đi trồng ở nơi khác được. Những điều tỉ mỉ ấy được các chiến sĩ ghi nhận và truyền đạt lại cho các thế hệ chiến sĩ.

Page 39: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

38

Những chú heo tha thẩn trong vườn và ngủ trên lối đi Như trong đất liền, phong trào trồng cây xanh trên đảo cũng thường được phát

động từ mùa Xuân song có điểm khác là phong trào này được diễn ra tới… hết năm. Quá trình trồng cây thường được định hướng cụ thể, có sự chuẩn bị chu đáo về chủng loại và số lượng cây. Nhiệm vụ chăm sóc cây giao cụ thể từng đơn vị, chiến sĩ: việc trồng cây giao theo đầu người, mỗi chiến sĩ có nhiệm vụ trồng 3-4 cây; mỗi ngày 2 đợt tưới cây vào 6 giờ 30 sáng và 16 giờ 30 chiều. Các cây to phải bẻ cành khô, cành nứt gãy gây nguy hiểm. Trực ban sẽ kiểm tra lượng người tham gia, lượng nước tưới cho cây. Đơn vị, cá nhân nào không chấp hành sẽ bị phê bình trên loa phóng thanh toàn đảo.

Ngày hai buổi, các chiến sĩ dành ra 30 phút để dọn đảo. Rác ở đảo được quét hàng ngày, có một hố lớn để đốt, không để mất vệ sinh và nhất là phát sinh sâu bệnh gây hại cho “thiên đường xanh”. Đảo phát động dùng thùng phi đựng dầu cũ, sơn

Page 40: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

39

xanh làm thùng rác. Bởi vậy, đảo Nam Yết không hề có rác, mọi góc đều sạch sẽ, tươi tắn. Ngoài ra, Nam Yết còn có những “lệ đảo” riêng như: ai bẻ cây xanh thì sẽ bị đánh giá về nhận thức vào phong trào và nộp vào quỹ Đoàn thanh niên 50.000 đồng; ăn thịt một con chim bị phạt 100.000 đồng. “Nhưng tất nhiên, chưa có đồng chí nào vi phạm. Vì trên đảo ai cũng yêu cây xanh cả. Thậm chí trên đảo nhiều khi các chiến sĩ tưới cây trước khi tưới rau”, đảo phó Nguyễn Hữu Lục vui vẻ nói.

Nói đến cây xanh trên Nam Yết nhất ai cũng nhắc đến đại úy Bùi Văn Ngãi, 38 tuổi, quê Diễn Châu, Nghệ An. Anh đã có 5 năm gắn bó với đảo. Quan trọng hơn, anh là người hướng dẫn các kỹ thuật chiết, trồng cây cho toàn bộ chiến sĩ. Sở dĩ được giao trách nhiệm này vì ngày còn ở quê, anh từng làm nghề bán cây giống với gia đình. Vì thế, các chiến sĩ vẫn thường nói vui anh Ngãi là “bà đỡ” cho cây cối. Anh kể, lần đầu tiên anh ra đảo là năm 1995 cây cối mới chỉ lưa thưa, nhìn đâu cũng chỉ thấy cát và nắng.

Đại úy Bùi Văn Ngãi giới thiệu kỹ thuật chiết các loại cây trên đảo Giờ thì đảo đã trở thành nơi cung cấp cây tra, dừa, bàng vuông, chuối.v.v. sang

các đảo khác. Sắp tới đảo Nam Yết còn xanh hơn nữa, vì đảo mới có thêm cỏ từ đảo Sinh Tồn về phủ xanh các vùng cát trắng. Lãnh đạo đảo sắp quy hoạch các vườn cây khác nhau như: vườn cây sĩ quan, vườn cây chi đoàn thanh niên, vườn cây Đảng viên… nhằm gắn ý nghĩa việc trồng cây với nhiệm vụ từng người.

Để tạo nên kỳ tích ấy các chiến sĩ đã đổ không ít mồ hôi, công sức. Nhớ lại cơn bão cuối năm 2007, đảo trưởng Hòa vẫn nhớ cảm giác hụt hẫng. Gió cấp 12, mưa lớn, sóng to… tất cả đều dồn vào đảo với tất cả sức mạnh tàn phá. Những con sóng đẩy nước tràn qua đảo cao tới 50 cm. Bão kết thúc, đảo chỉ còn trơ trọi một số cây dừa và cổ thụ. Các cây xanh nhỏ hầu như đều bị dập nát hoặc cuốn trôi theo nước biển. Nhìn cây lá xơ xác ngổn ngang, ai cũng xót xa. “Chỉ chưa đầy nửa năm, vườn cây đã xanh

Page 41: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

40

trở lại. Lúc ấy mới cảm nhận hết tình cảm của chiến sĩ dành cho cây trên đảo. Màu xanh của đảo là đóng góp lớn của các chiến sĩ và là niềm tự hào của các chiến sĩ”, đảo trưởng Phạm Văn Hòa chia sẻ.

Ghi chép của Tử Yến

6. Ở một chi đoàn quyết thắng

Chủ nhật, 11 Tháng hai 2007

Chi đoàn 3 - Liên chi đoàn đảo Nam Yết, thuộc quần đảo Trường Sa, họ là những chàng trai trẻ, thuộc 5 tỉnh thành khác nhau.

Đó là Nghệ An, Nam Định, Hải Phòng, Thái Bình và TP Hồ Chí Minh gặp nhau, luôn đoàn kết thương yêu, coi nhau như anh em một nhà. Là một chi đoàn có nhiều công trình mang tên thanh niên.

- Mỗi người một việc, những bạn có tay nghề thợ xây như Võ Thanh Thủy, Phan Văn Toàn, Trần Văn Hoàn thì giúp sức cùng lực lượng công binh đào đắp, xây dựng làm đẹp những con đường mang tên thanh niên.

- “Trồng cây Phong ba - Bão táp” để “phủ xanh bóng mát - che kín trận địa” là việc làm thường xuyên của chi đoàn, chỉ riêng 2 tháng đầu năm 2006, toàn chi đoàn đã trồng và chăm sóc tốt 500 cây. Ngoài ra họ còn tự chiết và trồng mới được 86 cây Mù u, Dừa, Tra biển.

- Trong đợt hội thao quyết thắng cuối năm, đội bóng đá của chi đoàn đã giành giải nhất, 3 đợt hội diễn văn nghệ, chào mừng các ngày lễ lớn trong năm (3/2, 19/5, 22/12) thì 2 lần chi đoàn giành giải nhất, một lần giải nhì.

Năm 2006 chi đoàn giành danh hiệu: 3 điểm cao quyết thắng. Học tập - Rèn luyện tốt, phấn đấu tốt, lý tưởng đẹp. Nhiều người trở thành đối tượng kết nạp Đảng. Riêng đoàn viên Nguyễn Văn Tú được kết nạp Đảng vào tháng 6/2006.

Trên con tàu HQ 996, ra quần đảo Trường Sa, tôi đã được nghe nhiều cán bộtrong đoàn công tác nói về Thư viện do Báo Tiền phong tặng cán bộ chiến sỹ (CBCS) quần đảo Trường Sa.

Đảo Nam Yết, thư viện được đặt trang trọng tại tầng hai, tòa nhà 2 tầng, gần trung tâm đảo, rộng trên 100m2.

Thư viện này do cán bộ, phóng viên, nhân viên báo Tiền phong tặng vào cuối năm 2003, với trên 1.000 đầu sách, nhiều tập báo và các ấn phẩm của Tiền phong.

Page 42: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

41

Thư viện trên đảo Nam Yết Năm tháng qua đi, cộng với khí hậu khắc nghiệt ngoài đảo, nhiều tập báo đã cũ

nát, có tập mất cả bìa, song vẫn được các CBCS trân trọng giữ gìn và truyền tay nhau đọc (chỉ được mượn đọc tại chỗ), họ coi đây là nguồn tư liệu quý,rất cần cho việc nghiên cứu và sưu tầm mỗi khi có các cuộc thi tìm hiểu về Đảng, Bác Hồ, về truyền thống Quân đội, về Đoàn thanh niên...

Thư viện hiện có 2.301 cuốn thuộc các lĩnh vực: văn học, tiểu thuyết, truyện ngắn, hồi ký, sách về Bác Hồ, về quân đội, tuổi trẻ, khoa học...

Vào mỗi sáng mở cửa, thường có từ 40 - 50 CBCS đến đọc, còn phần lớn họmượn mang về nhà (ở đảo các chiến sỹ gọi phân đội chiến đấu là nhà), mỗi tuần, một người chỉ được mượn 2 cuốn.

Ngồi nói chuyện với các chiến sỹ, tôi mới vỡ ra một điều, những người lính trẻxa quê, nơi đảo xa, nhu cầu học và đọc là rất lớn. Ai cũng muốn sau khi hoàn thành nghĩa vụ trở về sẽ không lạc hậu so với bạn bè. Dẫu biết năm nào các thư viện, tủsách trên các đảo cũng được quân đội bổ sung, song không nhiều trong khi nhu cầu học và đọc của chiến sỹ lại lớn.

Sau nhiều lần trò chuyện với cán bộ và chiến sỹ, chúng tôi thấy, nếu mỗi Tỉnh, thành Đoàn hay một tổ chức quần chúng nào đó đứng ra tổ chức, kết nghĩa, giúp đỡcác đảo xây dựng môt tủ sách hay một thư viện như cách Báo Tiền phong đã làm năm 2003 thì các đầu sách báo phục vụ nhu cầu đọc của lính đảo sẽ được nâng lên.

Page 43: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

42

Để rồi mai đây trong mỗi chuyến tàu ra đảo, trên tay người chiến sỹ họ sẽ lại có thêm nhiều đầu sách mới, họ thường ví nó như hơi ấm của đất liền truyền đến, động viên giúp cho họ tăng thêm sức mạnh, để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao và đó chính là cách để Trường Sa sẽ ngày một gần hơn.

Phạm Yên

7. Đảo xanh Nam Yết SGGP - 19/05/2008 Nằm ở phía Bắc của quần đảo Trường Sa, đảo Nam Yết được ví như “hòn đảo

xanh” giữa trùng khơi bão tố. Đặt chân lên đảo, ấn tượng đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là khung cảnh ngút ngàn của dừa xanh, của các loại cây đa, nhàu, chuối, đu đủ, mù u… mọc khắp nơi trên đảo. Đi đến đâu trên hòn đảo xinh đẹp này cũng gặp một màu xanh của cây lá khác hẳn với trước đó gần chục năm, hòn đảo chỉ trơ ra cái nắng gắt cháy bỏng và những bãi cát chìm trong gió biển mịt mù…

Chăm sóc cây nhàu tại công trình lấn biển thuộc đảo Nam Yết.

Thượng tá Đảo trưởng Ngô Văn Cải chỉ tay về bãi bồi nằm phía Nam của đảo

giới thiệu về công trình lấn biển được thực hiện bởi mồ hôi và công sức của toàn thểcán bộ - chiến sĩ trên đảo trong hơn 2 năm qua.

Anh cho biết: Lợi dụng lúc thuỷ triều rút xuống, anh em khuân đá đắp thành một con đập chạy dài uốn lượn theo doi cát nhô lên trên mặt nước. Đắp đá đến đâu là chuyển cát lấp vào đến đó. Cứ như vậy, lâu dần trở thành một bãi bồi nhô lên trên mặt biển, có đoạn cao hơn 1m. Có được mét vuông đất nào là phải giữ bằng đủ cách, từ lấp xuống cây, lá, rác mùn đến chuyển đất thịt từ đất liền ra. Đất “nở” ra đến đâu được anh em cho trồng cây xanh ngay đến đó. Đầu tiên là trồng cây dừa, cây nhàu

Page 44: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

43

chắn gió, chắn cát, sau đến chuối, đu đủ phủ xanh đảo. Chỉ tay về phía doi cát nhô lên mỗi khi con sóng rút xuống, Thượng tá Đảo

trưởng Ngô Văn Cải nhẩm tính: “Chỗ đó cũng hơn 1.000m² và chỉ 1 năm nữa thôi là thành đất, thành lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc với màu xanh được phủ kín”.

Để màu xanh phủ kín trên hòn đảo là cả một quá trình gian nan được các chiến sĩ trên đảo ví như một việc làm “dời non, lấp biển”. Đảo trưởng Ngô Văn Cải nhớ lại: “Đầu năm 1996, hai cây dừa đầu tiên được mang ra đảo trồng thử nghiệm trong điều kiện nước ngọt và đất trồng thiếu trầm trọng. Cả đảo dồn mọi công sức, vật dụng đểche chắn gió cát và chăm sóc, tưới nước cho dừa dưới cái nắng gió của biển đảo. Dừa nhanh chóng thích nghi với thời tiết khắc nghiệt và trở thành “cây chiến lược” tạo màu xanh cho đảo. Đến cuối năm 1999, đảo Nam Yết được phủ xanh bóng dừa.

Sau cây dừa, anh em trên đảo đưa cây nhàu ra trồng thử nghiệm. Khác với cây dừa, cây nhàu cần một lượng nước rất lớn để sinh trưởng, nhưng khi đã bám rễ được trên cát rồi thì lớn rất nhanh. Quả và lá nhàu phơi khô, sắc ra uống còn là vị thuốc chữa được các bệnh thông thường.

Xây dựng làm đẹp những con đường mang tên thanh niên

Page 45: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

44

Cây nhàu dễ trồng ở chỗ chịu được nắng gió và có thể trồng xen với các loại

cây khác như mù u, đu đủ… Mỗi con đường trên đảo được trồng một loại cây khác nhau và mang tên “Đường thanh niên”.

Bí thư chi đoàn đảo Nguyễn Đình Hoán cho biết, phong trào trồng cây xanh trên đảo được phát động rất rầm rộ và lấy cây nhàu làm chỉ tiêu phấn đấu. Ở đâu có đất là anh em cắm cây nhàu xuống và chỉ một mùa là đã lên xanh tốt. Hiện toàn đảo đã trồng được hàng ngàn cây xanh, trong đó nhiều nhất là dừa (hơn 300 cây), sau đến là nhàu và đu đủ. Dừa của đảo Nam Yết hiện nay còn được đưa sang trồng tại nhiều đảo ở Trường Sa và nhanh chóng tạo màu xanh, giữ đất cho đảo.

Dẫn chúng tôi đi thăm khu trại chăn nuôi trên đảo, chiến sĩ Vũ Đức Thuấn giới thiệu: Nhờ có màu xanh của cây lá, mấy năm gần đây đảo đã nuôi được heo, gà vịt -điều mà nhiều năm trước chỉ có chó sống được. Dưới bóng mát của hàng dừa, các chiến sĩ trung đội 2 dùng lưới quây lại thả hơn 20 con vịt cỏ. Đàn vịt hơn 1 tháng tuổi rộ lên cạp cạp khi Thuấn vãi nắm thóc xuống đất.

Để “tắm” cho vịt, các chiến sĩ dùng một chảo lớn đổ nước vào để đàn vịt “tung tăng” mỗi ngày một lần. Với cách nuôi này, cả đảo hiện đã nuôi được hơn 200 con vịt lớn nhỏ. Còn gà và ngan (vịt Xiêm) thì đơn vị nào cũng nuôi được. Heo những năm trước chỉ đến dịp tết đất liền chuyển ra mới có - thì nay tháng nào anh em trên đảo cũng giết heo cải thiện bữa ăn.

họ còn tự chiết và trồng mới được 86 cây Mù u, Dừa, Tra biển

Page 46: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

45

Thuấn còn cho biết, không chỉ gia súc chăn nuôi được trên đảo mà nhờ có cây xanh, bóng mát những năm gần đây các loài chim biển và chim di trú còn tụ về sinh sống, đã tạo nên cho hệ sinh thái biển đảo Trường Sa thêm phong phú và đa dạng.

Chia tay đảo Nam Yết, Đảo trưởng Nguyễn Văn Cải không ngần ngại khi nói với chúng tôi về “hòn đảo xanh” trong tương lai không xa sẽ đón những cư dân đầu tiên ra đảo sinh sống. Và màu xanh hôm nay sẽ tạo một vùng sinh thái bền vững trên vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc giữa muôn trùng khơi.

Phạm Yên

8. Ký sự Trường Sa (kỳ 3): Món quà Nam Yết

Thứ sáu, 08 tháng 5 năm 2009

Rời khỏi đảo Đá Lớn, tàu đưa chúng tôi đến đảo Nam Yết. Tại nơi này, đoàn đại biểu của 5 tỉnh, thành phố được đảo tặng lại một món quà mà ai cũng nâng niu, trân trọng. Đó là lá cờ Tổ quốc đã bạc màu vì sương gió hằng ngày vẫn tung bay trên đảo, khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.

Món quà của ý chí quyết tâm Chúng tôi đến đảo Nam Yết vào sáng 15-4. Quân và dân trên đảo tập trung

đón khá đông. Những chàng lính trẻ hăm hở chở quà vào đảo, ai cũng vui vì có người từ đất liền đến thăm. Nhưng điều bất ngờ nhất không phải ở những món quà các đoàn tặng đảo, mà là món quà đảo tặng lại các đoàn. 5 lá cờ Tổ quốc được gấp lại vuông vắn hướng ngôi sao vàng năm cánh ra phía trước, trên được đóng dấu và ghi những bút tích của lính đảo. Những lá cờ ấy từng tung bay trên Nam Yết, nay được trân trọng trao tặng các đoàn đại biểu đến thăm đảo. Lá cờ là minh chứng khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên đảo Nam Yết và cũng là ngọn lửa tiếp sức cho lớp lớp thế hệ chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam ngày đêm bảo vệ phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc trước sự nhòm ngó của thế lực bên ngoài.

Lễ trao cờ ngắn ngủi nhưng xúc động. Các chiến sĩ hải quân nghiêm trang nâng lá cờ mang hình ảnh Tổ quốc trao lãnh đạo các đoàn. Giây phút trang nghiêm ấy, cả hội trường bỗng yên lặng lạ thường, chỉ nghe tiếng gió ru cây xào xạc trong buổi trưa hè. Các đoàn nhận cờ xong, cả hội trường rộn tiếng vỗ tay. Không ai bảo ai, chúng tôi ào đến ngắm thật kỹ lá cờ Tổ quốc đã bạc màu theo thời gian. Lá cờ ấy chính là hình ảnh của nước Việt trên quần đảo Trường Sa. Thượng tá đảo trưởng Bùi Hải Phước cho biết, những lá cờ đảo tặng các đoàn đại biểu đến thăm tượng trưng tình cảm của người lính đảo đối với đất liền, cũng là thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ

Page 47: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

46

quyền đất nước của người lính đảo. Noi gương lớp lớp người đã sống, chiến đấu bảo vệ chủ quyền non song, dưới lá cờ Tổ quốc, những người lính đảo Nam Yết không ngừng học tập, rèn luyện xứng đáng với truyền thống cha ông và Quân đội quân nhân dân Việt Nam anh hùng. Nâng lá cờ trên tay, Phó chủ tịch UBND thành phố Đỗ Trung Thoại không giấu nổi xúc động: “Mang lá cờ về, chính là mang theo hình ảnh của Trường Sa đến với thành phố Cảng. Thành phố sẽ có các chương trình hành động hướng đến Trường Sa như sự tri ân đến với quân và dân nơi này”.

Lời hứa của những người con đất Cảng

Nam Yết có nhiều cán bộ, chiến sĩ quê hương Hải Phòng đóng quân. Cũng như bao lính đảo khác, họ coi Nam Yết là quê hương thứ hai. Những khuôn mặt trẻ trung sạm đen vì nắng gió, càng tăng phần rắn rỏi.

Thiếu úy Đồng Xuân Việt, quê ở xã Tân Phong (Kiến Thụy) tâm sự: “Thỉnh thoảng nhớ nhà, em liên lạc cho mẹ. Được cái mẹ em cũng vui và thông cảm với người lính hải quân như chúng em, cứ luôn dặn dò con phải cố gắng rèn luyện, học tập sao cho xứng đáng với người ở đất liền”. Tôi trêu: “Thế mẹ có nhắc nhở thêm gì không”, Việt cười ngượng nghịu: “À, cũng có nhắc em về chuyện gia đình, nhưng đến giờ em vẫn chưa có gì, là người lính em cứ phải làm tốt nhiệm vụ của mình đã, chuyện riêng thì… tính sau”. Còn Đỗ Văn Toanh, nhà ở Tràng Cát (quận Hải An) tâm sự, ra đảo làm nhiệm vụ là vinh dự đối với mỗi chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam. Mọi khó khăn chắc chắn sẽ vượt qua và những người ở đất liền hãy tin tưởng vào chúng tôi. Phát huy truyền thống của thành phố Cảng Trung dũng-Quyết thắng”, chúng tôi sẽ sống, chiến đấu theo gương những anh hùng thế hệ trước.

Ở Nam Yết, những người lính đảo như Nguyễn Văn Công (ở D4- Cát Bi), Bùi Thanh Tuấn (Đồng Thái- An Dương), Bùi Văn Vươn (Đại Bản- An Dương), Bùi Việt Anh (Văn Đẩu- Kiến An) và còn nhiều người khác vẫn đang thực hiện lời hứa của mình đối với thành phố Cảng. Đó là ngày đêm canh giữ, bảo vệ chủ quyền lãnh

Page 48: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

47

thổ của Tổ quốc. Lá cờ đoàn Hải Phòng mang về cũng có hình ảnh của các anh, những chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đang sống, chiến đấu tại đảo Nam Yết, trong đó có tình cảm của những người con đất Cảng đang làm nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả trên đảo.

Chia tay Nam Yết lúc trưa, gió biển nhẹ, trời nắng như đổ lửa, nhưng đi theo con đường ra bến tàu dưới bóng cây anh, chúng tôi cảm thấy dễ chịu. Nam Yết rợp cây xanh tỏa bóng mát. Để có màu xanh ấy, quân và dân trên đảo đã dày công xun xới và chăm bón suốt 34 năm qua, kể từ khi lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên đảo, khẳng định chủ quyền của một nước Việt Nam thống nhất, độc lập tại nơi đây.

Bài và ảnh Mai Lâm

Theo baohaiphong.com.vn

9. Cả đời vì Trường Sa Thế Anh

Trên chuyến tàu trở về không chỉ có những người lính trẻ mà còn có cả những người con của Tổ quốc đã dâng trọn cuộc đời thanh xuân cho Trường Sa thân yêu. Ngày đến với đảo xa họ chỉ mới đôi mươi, vậy mà ngoảnh đầu lại tóc người lính trẻ năm nào nay đã điểm muối tiêu. Trung tá Trần Việt Đông (ảnh) mà tôi gặp ở đảo Nam Yết là một người như thế. Ra thắp cho đồng đội nén nhang trước khi rời đảo mà hai dòng lệ cứ chảy dài trên đôi mắt đã hằn vết chân chim của người lính già.

Trung tá Trần Việt Đông thường ôm đàn ngồi hát khi nhớ về những đồng đội

đã hi sinh - Ảnh: THẾ ANH

Page 49: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

48

Lặng đi một hồi lâu, ông tâm sự: "Năm nay tôi đã ngoài năm mươi, hơn 20 năm gắn bó với Trường Sa, nay xa nó tôi như đứt từng khúc ruột. Đồng đội tôi đã nhiều người ngã xuống nơi đây, rồi đến lượt tôi cũng đã già yếu. Đợt này về cũng đúng lúc tôi đến tuổi về hưu, có lẽ đây là lần cuối cùng tôi thắp cho đồng đội nén nhang nơi đảo xa này...". Nói rồi ông dõi mắt ra biển khơi, nơi ấy có những đồng đội, những người luôn hiện hữu trong lòng ông dù dưới nấm mộ gió kia chẳng có hình hài của những người đã ngã xuống...

Chia tay ông Đông là những người đồng đội còn trẻ như những ngày đầu ông mới ra đảo. Người gọi ông bằng bố, người gọi bằng chú. Họ nắm tay nhau bịn rịn, chẳng ai muốn rời nhau. Mặc cho chuyến tàu trở về oằn mình trước những con sóng, lâu lâu ông Đông lại ra đứng ở sàn tàu dõi mắt về nơi những đồng đội đang tiếp bước gìn giữ Tổ quốc. Hành trang trở về của người lính già là 1.000 lá thư gửi từ đất liền. Những cánh thư mong manh mà nặng tình nghĩa vợ con. Đó là một cuốn nhật ký yêu thương của nỗi lòng xa cách 30 năm đời lính.

Tiếng reo hò của những anh lính trẻ khi nhìn thấy đất liền dường như làm cho ông Đông quay trở lại với hiện tại, với trách nhiệm của người chồng, người cha sau những năm tháng xa nhà. Ông nói: "Hơn 30 năm đời lính, vậy mà đến khi về hưu tôi vẫn chưa lo nổi căn nhà đàng hoàng cho vợ con. Đợt cơn bão số 7 vừa rồi, biết tôi ở ngoài đảo nên anh em ở nhà đến giúp vợ tôi chống bão, cũng may tôi kịp điện về kêu anh em đừng trèo lên nhà, chứ không bão chưa vào thì nhà đã sập rồi. Đợt này về tôi phải cố sửa lại căn nhà, rồi lo dựng vợ gả chồng cho tụi nhỏ nữa. Đời lính là thế, khi tóc còn xanh thì lo việc nước, đến khi tóc bạc mới lo việc gia đình...".

10. Những người yêu đảo www.baodatviet.vn “Lắm lúc, vợ tôi tủi thân bảo: "Hàng xóm nói em có chồng cũng như không".

Thương vợ nhưng lỡ gắn bó với đảo mất rồi nên tôi xin tiếp tục ở lại”, trung úy Tạ Mạnh Dũng, chính trị viên đảo Nam Yết, tâm sự. Trên vùng đảo Trường Sa, không ít cán bộ, chiến sĩ viết đơn tình nguyện xin ở lại như thế.

Ở lại để rèn luyện Mười ngày lăn lộn ở quần đảo Trường Sa khiến chúng tôi phần nào thấu hiểu

thêm được nỗi vất vả nơi đây. Vậy mà không ít cán bộ chiến sĩ “nghiện” đảo. Đã liên tiếp bốn cái Tết, Dũng chưa đoàn tụ với gia đình. Tính ra, anh đã làm

việc hơn 100 tháng ở đảo. Những lần về phép hiếm hoi, Dũng thường đưa vợ con đi thăm họ hàng, láng giềng để động viên vợ. Vợ Dũng cũng cảm thông với công việc của chồng. Chị thay anh nuôi hai con ăn học.

Page 50: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

49

Dù gian khổ, nhưng đảo mang lại tình yêu và sự gắn bó vô bờ cho các cán bộ, chiến sĩ ở Trường Sa.

Hoàng hôn dần lặn xuống biển, người đàn ông có khuôn mặt khắc khổ ấy chỉ

sáng lên ở đôi mắt. Khi nói về gia đình, giọng anh có phần khắc khoải nhưng đề cập đến công việc trên đảo, Dũng hào sảng lắm.

“Tôi vừa được chấp thuận kéo dài thời gian công tác ở đây thêm 6 tháng”, anh khoe. Đảo đã quá đỗi gắn bó nên nghĩ đến khi về đất liền, anh vui vì được gặp gia đình song cũng không tránh khỏi bùi ngùi. Một trong những lý do khiến Dũng quyết xin kéo dài thời gian công tác ở đảo là năm qua, anh chỉ đạt mức hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong khi ấy, anh muốn mình phải phấn đấu hơn nữa, học nâng cao kỹ thuật điện tử để nhất định hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ…

Yêu đảo như yêu gia đình Chuyện của Dũng làm tôi nhớ tới thiếu úy Trương Nguyên Soái, sinh năm

1981, công tác tại Đá Tây C, đảo thuộc diện khó khăn nhất ở quần đảo Trường Sa. Soái là người có ý chí phấn đấu rất cao. Dù đã 3 năm liên tiếp hoàn thành xuất

sắc nhiệm vụ, trong đó, năm 2008 là chiến sỹ thi đua cấp cơ sở nhưng dường như tình yêu với đảo và nhiệm vụ đặt ra cho bản thân còn lớn hơn.

Khi rời đảo về quê Quảng Bình cưới vợ vào tháng 4 này, hạnh phúc của Soái được nhân đôi khi đơn xin ở lại, kéo dài thời gian công tác ở Đá Tây C được chấp thuận. Đại úy Nguyễn Hữu Đức, chính trị viên của đảo cho hay, Soái là hạt nhân của

Page 51: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

50

đảo. Dù gia đình Soái làm nghề nông, thuộc diện khó khăn nhưng điều đó không làm lay chuyển tình yêu của anh với biển đảo. “Đây là người yêu đảo hơn đất liền, sẵn sàng đương đầu với những nhiệm vụ khó khăn”, đại úy Đức nói.

Những khoảnh khắc đời thường bên những gốc cây cảnh. Ảnh: Trung Kiên.

Những trường hợp như Dũng, Soái không phải là hiếm. Riêng Nam Yết có tới

65% quân nhân chuyên nghiệp có nguyện vọng được kéo dài thời gian công tác. Với cán bộ đảo, tỷ lệ này còn cao hơn. Họ tình nguyện chọn đảo làm nhà, cho hạt cát cũng mang hồn Tổ quốc. Tổ quốc ở nơi này có tên gọi Trường Sa.

11. Cứu sống một bệnh nhân đuối nước ở Trường Sa QĐND - Thứ Hai, 12/10/2009 Bệnh xá đảo Nam Yết, thuộc quần đảo Trường Sa (Vùng 4 Hải quân) mới đây

(ngày 9-10-2009) đã cấp cứu thành công ca đuối nước cho đồng chí Nguyễn Xuân Bảo, 29 tuổi, thiếu uý chuyên nghiệp, nhân viên báo vụ. Được biết, ngay sau khi được đưa vào đảo, đồng chí Nguyễn Xuân Bảo đã ngừng tim, ngừng thở, tím tái, đồng tử giãn 3mm. Dưới sự chỉ huy của Trung tá Nguyễn Hữu Lục, quyền Đảo trưởng đảo Nam Yết và Trung tá, bác sĩ Nguyễn Lam, toàn bộ bệnh xá gồm 2 bác sĩ và 5 y sĩ đã nhanh chóng, tích cực hồi sức cấp cứu theo đúng quy trình cấp cứu đuối nước cho bệnh nhân: dốc bệnh nhân, loại bỏ nước ra khỏi đường thở, ép tim ngoài lồng ngực, hô hấp nhân tạo, đặt nội khí quản, thở máy, hồi sức tim mạch, truyền dịch,

Page 52: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

51

nâng huyết áp, sử dụng các thuốc nội khoa như solomedron.dopamim, kháng sinh, lợi tiểu…Bệnh nhân thường xuyên bị đe doạ tử vong do phù phổi cấp, trụy tim mạch. Sau khoảng 12 giờ vật lộn với tình trạng hiểm nghèo, đến sáng 10-10, đồng chí Nguyễn Xuân Bảo đã được cứu sống, tự thở, các chức năng sống về hô hấp, tim mạch dần hồi phục và rút ống nội khí quản, tiếp tục được các bác sĩ bệnh xá theo dõi và chăm sóc. Đến sáng 12-10, anh đã ngồi dậy, tự đi lại được. Có thể khẳng định ca cấp cứu đã thành công.

Trao đổi với Giám đốc Bệnh viện 103, những người đã tham gia hội chẩn từ xa với bác sỹ Nguyễn Lam như các PGS.TS Đỗ Tất Cường, Đỗ Quyết, Nguyễn Văn Hiên, chúng tôi được biết: Bệnh viện 103 thường xuyên có liên hệ với bệnh xá, đã chuẩn bị tốt nhất về các kiến thức chuyên môn cho kíp bác sĩ, y sĩ trước khi ra đảo nhận nhiệm vụ. PGS.TS Đỗ Quyết cho biết: đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan bị thiếu oxy, đe doạ các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động, cần xử trí cấp cứu khẩn cấp, nhanh chóng mới có thể cứu sống bệnh nhân. Đặc biệt, đây là bệnh nhân đuối nước biển, tình trạng bệnh nhân thường nặng hơn rất nhiều do nguy cơ phù phổi tổn thương, nếu không cấp cứu kịp thời, hoặc không được thở máy chế độ đặc biệt, bệnh nhân sẽ tử vong.

Trao đổi qua điện thoại với bác sĩ Nguyễn Lam, chúng tôi được biết thêm: thời gian qua, bệnh xá đã cấp cứu và điều trị thành công nhiều ca bệnh như mổ ruột thừa, cấp cứu sốc do tiếp xúc với hải quỷ hoặc hội chứng giảm áp do lặn sâu.

Bệnh xá đảo Nam Yết do Bệnh viện 103 (Học viện Quân y) phụ trách với biên chế gồm 2 bác sĩ, 5 y sĩ, được trang bị y tế sẵn sàng đảm bảo cấp cứu và điều trị cho bộ đội trong mọi tình huống. Với sự giúp đỡ và chỉ đạo thường xuyên của Bộ Quốc phòng, Cục Quân y, Quân chủng Hải quân và của Viện quân y 103, bệnh xá đã làm tốt các công việc của mình, luôn đảm bảo vệ sinh môi trường, tuyên truyền giáo dục sức khoẻ và cấp cứu điều trị kịp thời các tình huống.

V.Y

12. Trường Sa chào Xuân (trích) Tạm biệt Sơn Ca, trong tình cảm lưu luyến, chúng tôi tới đảo Nam Yết. Không

chỉ riêng tôi mà các thành viên trong đoàn lần đầu tới Trường Sa đều thực sự bất ngờ khi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Nam Yết. Một màu xanh tươi tắn của biển, của cây được tôn lên bởi nắng vàng rực rỡ và những nụ cười ấm áp, chân tình của bộ đội trên đảo. Chỉ trong thời gian rất ngắn, dưới sự quan tâm tận tình của chỉ huy đảo và đồng đội, các chiến sĩ mới đã nhanh chóng làm quen và sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Bữa cơm tất niên ở Nam Yết với lá đậu đen xào, dưa muối và thịt rán, ai cũng khen ngon và rất ấn tượng với tài chế biến của anh nuôi trên đảo.

Page 53: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

52

Thượng tá Đào Hùng Chiến, Chính trị viên đảo Nam Yết cho biết: “Với sự đồng lòng, đoàn kết và gắn bó của cán bộ, chiến sĩ, chúng tôi đã khắc phục nhiều khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Giờ là thời khắc của năm mới, qua Báo Quân đội nhân dân thay mặt bộ đội đảo Nam Yết, tôi xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới những người ở đất liền. Chúng tôi xin hứa luôn luôn phấn đấu hết mình và quyết tâm cùng nhau bảo vệ vững chắc vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc”. Mùa xuân đang đến, những thành viên trong đoàn công tác xin chúc bộ đội Trường Sa luôn chắc tay súng, vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Trường Sa chào năm mới! Tình cảm chân thành ấy sẽ là niềm tin của đất liền. Như lời khẳng định chắc nịch mà tôi luôn được nghe mỗi khi trò chuyện cùng các anh: “Chúng tôi luôn xác định quyết tâm bảo vệ vững chắc biển trời Tổ quốc. Đó là vinh dự và trách nhiệm của bộ đội Trường Sa, không sờn lòng trước bất cứ thử thách nào và luôn cố gắng để đáp lại niềm tin với đất liền. Trường Sa xin gửi lời chào năm mới”.

Bài và ảnh: NGUYỄN ĐỨC HIẾU (từ đảo Nam Yết)

13. Chuyện những người viết tiếp trường ca giữ đất thiêng (trích) 3.Chiều 25/4, đảo Nam Yết nằm ở phía Bắc quần đảo Trường Sa hiện ra - hòn

đảo nổi đầu tiên tàu HQ936 hướng tới. Đây là một đảo lớn trong cụm đảo khu vực 2, cách bán đảo Cam Ranh 318 hải lý. Cự ly ngày một gần hơn thì cảm giác ngợp trước một màu xanh ngon lành trên đất nâu tươi mới cũng càng lúc càng lớn hơn. Trên đảo không chỉ có vô số cây phong ba mà còn có nhàu, cây bàng ta, mù u. Tràn trên cát là muống biển.

Chúng tôi phát hiện ra những góc nhìn tuyệt đẹp khi mà càng vào sâu trong đảo là từng vườn cây lá xanh rì và xa mãi nữa lại ngăn ngắt màu xanh của biển và cát trắng. Đầy lãng mạn mà vẫn giữ nét hùng vĩ.

Không có thời gian để đi dạo khắp ba hòn đảo nổi là đảo Nam Yết, đảo Sinh Tồn, đảo Trường Sa lớn, nhưng ai cũng đã có những phút giây thanh bình ngồi dưới tán lá rậm xanh rì mát rượi. Thưởng thức nước dừa trồng trên đảo. Ngắm chim biển chao lượn trên sóng. Lắng nghe chia sẻ cùng những chiến sĩ, những cư dân sống trên đảo. Đủ loại phương ngữ của đất nước.

Có không ít những gương mặt đáng nhớ. Chiến sĩ trẻ nhất đảo Nam Yết là binh nhì Hoa Văn Phương Anh, 19 tuổi, quê ở xã Tân Dân, Khoái Châu (Hưng Yên), nhập ngũ tháng 10 năm ngoái, ra đảo đầu năm nay. Cũng như nhiều lính trẻ, khó khăn nhất theo Phương Anh là những ngày đầu lên đảo, "trời mưa, gác đêm rất nhớ nhà, sinh hoạt nề nếp kỷ luật lại rất nghiêm".

Trung tá Phạm Văn Hòa năm nay xấp xỉ tuổi 50 quê ở TP. Hà Tĩnh, từng làm Đảo phó quân sự đảo Trường Sa, Phó Tham mưu trưởng đảo Song Tử và giờ là Đảo

Page 54: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

53

trưởng đảo Nam Yết. Anh nói ngắn gọn về nơi mình đang sống: "Đá Tây là mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc, là hướng phòng thủ phía Đông của đất nước, là một trong những nơi bảo vệ quyền lợi hải sản giàu mạnh nhất về biển. Luôn luôn học tập và sẵn sàng chiến đấu, ngoài luyện tập thì trồng cây xanh là nhiệm vụ hàng đầu của chúng tôi".

Với Trung tá Lê Văn Phi, Chính trị viên cụm chiến đấu 3 quê ở Đô Lương (Nghệ An), "thú vị nhất ở đảo Nam Yết là đã có sóng điện thoại di động". Những chiến sĩ giỏi được biểu dương trong tháng sẽ được thưởng 5 phút gọi điện thoại về gia đình.

Nghĩa trang đảo Nam Yết chỉ có một mộ liệt sĩ. Không gian tĩnh lặng ven biển linh thiêng như trong nghĩa trang lớn Trường Sơn. Càng xúc động khi ta kính cẩn nghiêng mình trước tấm bia liệt sĩ đề năm sinh 1984, hy sinh năm 2004. Đương nhiên về những điều liên quan đến người đã khuất ai cũng sẽ có một ấn tượng đặc biệt. Nhưng cả nghĩa trang liệt sĩ trên đảo và trên biển đều mang lại những xúc cảm sâu sắc cho các đoàn khách.

... Trưa đó chứng kiến cán bộ chiến sĩ đảo Nam Yết tổ chức bắn đạn thật trên biển sau kỳ huấn luyện, không chỉ có tôi, mà cả đoàn đều cùng hồi hộp, tự hào trước sức mạnh tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo.

Thu Phương

14. Cây bão táp đảo Nam yết Không phải lúc nào cũng bão Bão tan. Trời lại biếc xanh Chỉ thương bóng cây son trẻ Vẫn mang bão táp trong mình Thân cây sao mà mềm mại Lá cây sao vẫn mượt mà Mỗi năm hàng trăm cơn bão Trên mình cây, đã đi qua... Chiều nay tôi đứng trước cây

Page 55: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

54

Lòng nghĩ về người chiến sĩ Dáng cây sao mà dẻo dai Vóc người sao mà bền bỉ Tôi ngước nhìn lên ngọn cây Lại thấy chòi quan sát đảo Bóng chàng hải quân hiên ngang In lên màu mây mang bão... 1976

Nguồn: Trần Đăng Khoa, Bên cửa sổ máy bay, Nxb Tác phẩm mới, 1985

15. “Thề dưới Đảng kỳ” ở Trường Sa QĐND - Thứ Tư, 03/02/2010, 9:15 (GMT+7) Trong chuyến công tác tại Trường Sa lần này, chúng tôi may mắn được dự

nhiều buổi lễ kết nạp đảng viên nhân kỉ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng. Trên quần đảo “đầu sóng ngọn gió” này, câu chuyện về quá trình phấn đấu, tu dưỡng của các đảng viên mới thật hấp dẫn chúng tôi.

Thiêng liêng lời thề trước biển Sau một hải trình dài, chúng tôi có mặt tại đảo Nam Yết đúng vào lúc Chi bộ

Cụm 2, Đảng bộ đảo Nam Yết tổ chức lễ kết nạp đảng cho đoàn viên, QNCN, Thiếu úy Mai Quang Vinh, Phân đội trưởng Phân đội 3. Trung tá Đàm Quốc Đạt, Bí thư Đảng ủy đảo Nam Yết mời chúng tôi cùng dự và cho biết: “Những buổi kết nạp Đảng trên đảo là rất hiếm. Trường hợp của Mai Quang Vinh là đảng viên có quyết định kết nạp nhân dịp 3-2 năm nay, trùng với dịp kỉ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng nên càng đặc biệt có ý nghĩa”.

Trò chuyện với chúng tôi, Mai Quang Vinh không giấu được sự tự hào: “Theo quy định, thời gian công tác của cán bộ, chiến sĩ có kì hạn nhất định, nên nhiều đồng chí phấn đấu rất tốt thường cũng chỉ được công nhận là đối tượng cảm tình Đảng là đã đến hạn chuyển vào đất liền. Lần trước, tôi xung phong ra Trường Sa công tác, dù có nhiều cố gắng nhưng cũng chưa thỏa ước nguyện vào Đảng. Vào bờ, tôi vẫn kiên trì phấn đấu, được công nhận là đối tượng cảm tình Đảng trước khi được điều động ra làm nhiệm vụ tại đảo Nam Yết. Thoạt đầu, tôi cũng hơi băn khoăn nhưng khi vừa

Page 56: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

55

bước chân lên đảo, đồng chí bí thư chi bộ gặp, động viên và cho biết: Chi bộ công nhận quá trình phấn đấu liên tục của tôi và đã đưa vào nguồn phát triển Đảng”.

Trong năm 2009, Vinh tiếp tục thể hiện tốt vai trò là “ngọn cờ đầu” trong phong trào thi đua của đảo. Với cương vị là Phân đội trưởng Phân đội 3, Vinh chỉ huy phân đội đi đầu trong chủ trương đồng hóa và tăng cường huấn luyện đêm của Đảng ủy, chỉ huy đảo. Với chiến sĩ mới lần đầu ra đảo như Ngụy Thục Luận, Nguyễn Văn Khoản… Vinh tổ chức kèm thêm trong giờ nghỉ, ngày nghỉ. Mỗi dịp bão lớn tràn vào, Vinh tranh thủ quan sát, nghiên cứu kĩ các tình huống, góp phần cùng cấp trên xây dựng phương án huấn luyện và bảo

vệ đảo. Nhờ vậy, trong đợt diễn tập và kiểm tra bắn đạn thật cuối năm 2009, phân đội của Vinh được xếp loại giỏi; bản thân anh kiểm tra các bài bắn cá nhân đều đạt giỏi.

Sau lễ kết nạp, thấy Vinh cùng một số đảng viên trong chi bộ cầm thẻ hương cùng đĩa hoa quả (quà từ đất liền mới chuyển ra) đi về phía mép biển. Vinh đi đâu vậy? - Tôi hỏi. “Em ra thắp hương và báo tin vui cho đồng đội, liệt sĩ Hoàng Đặng Hùng, người đã dũng cảm hi sinh ở tuổi 20 khi làm nhiệm vụ cứu hộ trong cơn bão tháng 7-2004”. Mộ của Hùng bây giờ nằm ngay bên mép nước, vị trí mà các đồng đội của anh vẫn thường đứng gác. Bên tiếng sóng biển rì rào, tiếng Vinh dõng dạc, xúc động: “Hùng ơi, Vinh được đứng trong hàng ngũ vinh quang của người cộng sản rồi. Vinh đã thề dưới Đảng kỳ, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, còn người, còn đảo, để xứng đáng là đồng đội của Hùng và làm tiếp nhiệm vụ Hùng để lại”.

Con được kết nạp Đảng rồi, bố mẹ ơi! “Mẹ ơi, mẹ khỏe chưa, bố có đứng ở bên cạnh mẹ không, con đã được kết nạp

Đảng rồi, bố mẹ ạ!”. Vừa kết thúc buổi kết nạp đảng viên mới, Chuẩn úy-QNCN Lê Khắc Hồng chạy ào ra ngoài, dùng điện thoại di động báo tin cho bố mẹ biết.

Bố mẹ Hồng là ngư dân nghèo ở huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Hồng là con trai thứ hai, trụ cột lao động của gia đình nhưng bố mẹ vẫn khuyên anh viết đơn tình nguyện nhập ngũ. “Nhà ta từ đời ông bà, bố mẹ đều phấn đấu vào Đảng, nhưng chưa

Lễ kết nạp Đảng nhân dịp 3-2 cho đảng viên Mai Quang Vinh (người đứng thứ 2 từtrái sang) thuộc chi bộ Cụm CD2, đảo Nam Yết.

Page 57: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

56

ai được kết nạp. Con vào bộ đội, lại được ra Trường Sa công tác, đó là cơ hội lớn để thực hiện ước mơ mà bố mẹ hằng mong. Con cố gắng nhiều lên nhé, phải cố gấp năm, gấp mười so với ở nhà, con ạ!”. Bố đã viết thư dặn Hồng như thế khi biết tin anh được điều ra Trường Sa công tác. Hồng đã không phụ lòng mong mỏi của bố mẹ. Đã từng công tác ở nhiều đảo trên quần đảo Trường Sa, ở đâu anh cũng là lá cờ đầu trong phong trào thi đua xây dựng đơn vị. Năm 2007, 2008, Hồng được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” cấp cơ sở. Năm 2009, Hồng tiếp tục là “lá cờ đầu” của tập thể đảo Đá Nam.

“Bí quyết nào giúp Hồng có được thành tích thi đua ấn tượng như thế ?”. “Gia đình và đơn vị là hai nguồn động lực thôi thúc em phấn đấu anh ạ!”. Người đảng viên tuổi 25 Lê Khắc Hồng trả lời đơn giản như vậy. Anh khá bẽn lẽn khi trò chuyện cùng chúng tôi. Phải thông qua Đại úy – QNCN Phí Ngọc Quang, người đã giới thiệu Hồng vào Đảng, chúng tôi mới hiểu rõ hơn nghị lực phấn đấu đáng khâm phục ở anh. Nhà Hồng nghèo, các em đang tuổi đi học, nên tiền lương chuẩn úy được bao nhiêu, anh đều gửi hết về gia đình. Làm nhiệm vụ trên đảo chìm, Hồng tranh thủ nhặt từng mảnh gỗ, miếng bìa, sợi dây chun… chế tạo thành mô hình, đồ dùng huấn luyện rất sát thực. Hệ thống báo động toàn đảo do Hồng cùng đồng đội làm từ những vỏ lon nước ngọt và vỏ đạn 12,7mm được cấp trên công nhận là một sáng kiến độc đáo, hiệu quả cao…

Sâu nặng một lời thề Bất kì đảng viên nào cũng rưng rưng xúc động trong lễ kết nạp Đảng của mình,

nhất là khi tự mình bật lên câu nói: “Tôi xin thề dưới Đảng kỳ, Quốc kỳ và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Thế nhưng, những lời thề mà chúng tôi nghe được trong các buổi kết nạp Đảng ở Trường Sa còn có vẻ thiêng liêng hơn, xúc động hơn.

Đảng viên trẻ Nguyễn Văn Cổn (đảo Sơn Ca) tâm sự rằng, khi đọc lời thề trong lễ kết nạp Đảng, tự nhiên nước mắt anh cứ chảy. Anh nhớ cậu con trai ở nhà. Con trai anh đã hơn một tuổi nhưng chưa một lần gặp mặt cha, vì Cổn ra đảo làm nhiệm vụ khi vợ có bầu được ít tháng. “Thương con, trước mỗi nhiệm vụ khó, tôi thường tự nhủ: Bố sẽ cố gắng để con có thể tự hào về bố”.

Trường Sa – quần đảo nơi đầu sóng, ngọn gió đã trở thành địa chỉ tin cậy để tôi luyện cho đất nước thế hệ đảng viên tương lai như Nguyễn Trung Sơn và các đồng đội của anh.

Bài và ảnh: HỒNG HẢI

Page 58: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

57

LỜI KẾT

Trường Sa, Hoàng Sa – những mảnh đất thân thương của Tổ quốc Việt Nam!

Mỗi hòn đảo, bãi đá nơi đây đều thấm đượm mồ hôi, xương máu của bao thế hệ người Việt Nam, của các chiến sỹ hải quân nhân dân Việt Nam đang ngày đêm canh giữ từng bãi đá, từng hòn đảo cho đất mẹ!

Trong quần đảo Trường Sa, đảo Nam Yết là một đảo lớn, có vị trí chiến lược quan trọng. Có thể nói đây chính là một hải đảo tiền tiêu của nước ta hiện nay. Vì vậy, nhiệm vụ của các chiến sỹ đóng quân trên đảo là vô cùng nặng nề và cũng rất vinh quang. Cũng vì vậy mà đảo luôn nhận được sự chăm sóc, động viên đặc biệt của Bộ Tư lệnh hải quân và của nhân dân cả nước.

Với lòng mong muốn đóng góp chút công sức giúp mỗi người Việt Nam thêm hiểu và thêm yêu Trường Sa, nhóm thành viên các diễn đàn đã sưu tầm, biên soạn các thông tin, những mẩu chuyện về các đảo thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thành một bộ sách, trong đó có quyển Đảo Nam Yết này.

Chúng tôi rất mong được sự hưởng ứng, góp ý của tất cả những ai yêu mến và quan tâm đến Hoàng Sa và Trường Sa.

Page 59: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

58

PHỤ LỤC (Ảnh về Nam Yết)

Page 60: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

59

1. Một góc đảo Nam Yết

2. Chuẩn bị bữa cơm chiều

Page 61: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

60

3. Tuần tra trên đảo Nam Yết

4. Mít – tinh trên đảo Nam Yết

Page 62: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

61

5. Mộ liệt sỹ trên đảo Nam Yết

6. Nam Yết xanh

Page 63: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

62

7. Trồng rau trên đảo

8. Đảo về chiều

Page 64: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

63

9. Đảo Nam Yết

10. Đội bóng đá đảo Nam Yết

Page 65: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

64

11. Tàu hải quân ra thăm đảo Nam Yết

12. Trên đảo Nam Yết

Page 66: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

65

13. Cây mù u cổ thụ trên đảo Nam Yết

14. Lợn trên đảo Nam Yết

Page 67: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

66

15. Cây bão táp trên đảo Nam Yết

16. Hàng dừa đảo Nam Yết

Page 68: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

67

17. Canh giữ đảo Nam Yết

18. Đu đủ đảo Nam Yết

Page 69: ĐẢO NAM YẾT

ĐẢO NAM YẾT

68

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... 1

CHƯƠNG I. NAM YẾT – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ................................................. 2

CHƯƠNG II. LỊCH SỬ ĐẢO NAM YẾT ................................................................. 7

2.1. Sơ lược về lịch sử chung quần đảo Trường Sa ............................................. 7

2.2. Vài nét lịch sử đảo Nam Yết trước 1975 ....................................................... 11

2.3. Đảo Nam Yết thời kỳ 1975 đến nay. .............................................................. 15

CHƯƠNG 3. NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ ĐẢO NAM YẾT ................................ 24

1. Nam Yết - đảo xanh bên ánh thép .................................................................. 24

2. Có người vợ lính ra với Trường Sa ................................................................ 26

3. Giao lưu "Đảo là nhà, biển cả là quê hương" ................................................ 28

4. Đảo Nam Yết anh hùng rợp bóng dừa xanh .................................................. 32

5. Trồng rừng trên đảo Trường Sa..................................................................... 36

6. Ở một chi đoàn quyết thắng ............................................................................ 40

7. Đảo xanh Nam Yết .......................................................................................... 42

8. Ký sự Trường Sa (kỳ 3): Món quà Nam Yết.................................................. 45

9. Cả đời vì Trường Sa ........................................................................................ 47

10. Những người yêu đảo .................................................................................... 48

11. Cứu sống một bệnh nhân đuối nước ở Trường Sa ...................................... 50

12. Trường Sa chào Xuân (trích) ....................................................................... 51

13. Chuyện những người viết tiếp trường ca giữ đất thiêng (trích).................. 52

14. Cây bão táp đảo Nam yết .............................................................................. 53

15. “Thề dưới Đảng kỳ” ở Trường Sa ................................................................ 54

LỜI KẾT .................................................................................................................. 57

PHỤ LỤC ................................................................................................................ 58

MỤC LỤC ............................................................................................................... 68