ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ NT-PROBNP HUYẾT...

12
ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ NT-PROBNP HUYẾT TƢƠNG Ở BNH NHÂN SUY TIM MẠN TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 121 TỪ THÁNG 8 NĂM 2013 ĐẾN THÁNG 7 NĂM 2015 Trịnh Hoàng Thanh Bệnh viện Quân y 121 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Suy tim là bệnh chiếm tỷ lệ tử vong cao. Ở Hoa Kỳ tỷ lệ suy tim chiếm 1,5 - 2% dân số,hàng năm có khoảng 250.000 trường hợp tử vong do suy tim [10]. Ở Việt Nam, theo thống kê những bệnh nhân nội trú tại Viện Tim mạch năm 1995 - 1996 cho thấy suy tim chiếm 52% số bệnh nhân nhập viện [ 6].Tại Bệnh Viện Quân Y 103, Nguyễn Phú Kháng thống kê trong 10 năm (1980 -1990) có 2346 bệnh nhân tim mạch thì 72% có suy tim [6]. Tại Bệnh viện Quân y 121, Cục Hậu cần Quân khu 9 việc chẩn đoán bệnh lý liên quan đến suy tim hàng ngày là thường xuyên cần thiết.Chẩn đoán suy tim không phải lúc nào cũng dễ dàng. Xét nghiệm nồng độ NT-proBNP sẽ giúp ích rất nhiều cho chẩn đoán và theo điều trị bệnh nhân suy tim, giúp tầm soát rối loạn chức năng thất trái . Hiện nay xét nghiệm nồng độ NT-proBNP được sử dụng ở một số bệnh viện trên cả nước và ngay cả Bệnh viện Quân Y 121 cũng triển khai xét nghiệm này phục vụ bệnh nhân suy tim mạn. TÓM TT Mc tiêu nghiên cu: Xác định nồng độ NT-pro BNPhuyết tương ở bnh nhân suy tim mn và tìm hiu các yếu tliên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cu mô tct ngang trên 42 bnh nhân suy tim NYHA II-IV điều trni trú t8/2013 đến 7/ 2015. Kết qu: Skhác bit vNồng độ NT-proBNP trung bình huyết tương bệnh nhân theo tui, giới tính và nguyên nhân suy tim là không có ý nghĩa thống kê vi p ln lượt là 0,643; 0,918; 0,263. Có stương quan nghịch gia Nồng độ NT-proBNP vi EF (r = - 0,444; p = 0,003). Nồng độ NT-proBNP vi mức độ suy tim có stương quan thun rt cht ch(r = 0,954; p < 0,001). Kết lun: Nồng độ NT-proBNP huyết tương tăng dần theo mức độ gim ca phân sut tng máu tht trái và chức năng tâm thu thất trái ca bnh nhân suy tim mạn. Định lượng NT-proBNP huyết tương là một xét nghim hu ích giúp chẩn đoán đánh giá mức độ suy tim và theo dõi điều tr.

Transcript of ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ NT-PROBNP HUYẾT...

Page 1: ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ NT-PROBNP HUYẾT …benhvienquany121.vn/file/nghiencuukhoahoc/hnkh2/trinhhoangthanh.pdf · ngiên cứu khác nhau [1],[2],[3]. 3.1.6 Phân

ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ NT-PROBNP HUYẾT TƢƠNG Ở BỆNH

NHÂN SUY TIM MẠN TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 121 TỪ THÁNG 8 NĂM 2013

ĐẾN THÁNG 7 NĂM 2015

Trịnh Hoàng Thanh

Bệnh viện Quân y 121

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Suy tim là bệnh chiếm tỷ lệ tử vong cao. Ở Hoa Kỳ tỷ lệ suy tim chiếm 1,5 - 2%

dân số,hàng năm có khoảng 250.000 trường hợp tử vong do suy tim [10].

Ở Việt Nam, theo thống kê những bệnh nhân nội trú tại Viện Tim mạch năm 1995 -

1996 cho thấy suy tim chiếm 52% số bệnh nhân nhập viện [6].Tại Bệnh Viện Quân Y

103, Nguyễn Phú Kháng thống kê trong 10 năm (1980 -1990) có 2346 bệnh nhân tim

mạch thì 72% có suy tim [6].

Tại Bệnh viện Quân y 121, Cục Hậu cần Quân khu 9 việc chẩn đoán bệnh lý liên

quan đến suy tim hàng ngày là thường xuyên cần thiết.Chẩn đoán suy tim không phải lúc

nào cũng dễ dàng. Xét nghiệm nồng độ NT-proBNP sẽ giúp ích rất nhiều cho chẩn đoán

và theo điều trị bệnh nhân suy tim, giúp tầm soát rối loạn chức năng thất trái. Hiện nay

xét nghiệm nồng độ NT-proBNP được sử dụng ở một số bệnh viện trên cả nước và ngay

cả Bệnh viện Quân Y 121 cũng triển khai xét nghiệm này phục vụ bệnh nhân suy tim

mạn.

TÓM TẮT

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định nồng độ NT-pro BNPhuyết tương ở bệnh nhân

suy tim mạn và tìm hiểu các yếu tố liên quan.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 42

bệnh nhân suy tim NYHA II-IV điều trị nội trú từ 8/2013 đến 7/ 2015.

Kết quả: Sự khác biệt về Nồng độ NT-proBNP trung bình ở huyết tương bệnh

nhân theo tuổi, giới tính và nguyên nhân suy tim là không có ý nghĩa thống kê với p lần

lượt là 0,643; 0,918; 0,263. Có sự tương quan nghịch giữa Nồng độ NT-proBNP với

EF (r = - 0,444; p = 0,003). Nồng độ NT-proBNP với mức độ suy tim có sự tương quan

thuận rất chặt chẽ (r = 0,954; p < 0,001).

Kết luận: Nồng độ NT-proBNP huyết tương tăng dần theo mức độ giảm của

phân suất tống máu thất trái và chức năng tâm thu thất trái của bệnh nhân suy tim

mạn. Định lượng NT-proBNP huyết tương là một xét nghiệm hữu ích giúp chẩn đoán

đánh giá mức độ suy tim và theo dõi điều trị.

Page 2: ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ NT-PROBNP HUYẾT …benhvienquany121.vn/file/nghiencuukhoahoc/hnkh2/trinhhoangthanh.pdf · ngiên cứu khác nhau [1],[2],[3]. 3.1.6 Phân

Để tìm hiểu, đánh giánồng độ NT-proBNP trong chẩn đoán suy tim trên người

bệnh tại Bệnh viện Quân y 121, Cục Hậu cần, Quân khu 9. Chúng tôi tiến hành đề tài:

“Đánh giá sự thay đổi nồng độ NT-proBNP huyết tương ở bệnh nhân suy tim mạn tại

Bệnh viện Quân y 121 từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 7 năm 2015” nhằm mục tiêu:

1. Xác định nồng độ N-terminal pro B-type natriuretic peptide huyết tương ở bệnh nhân

suy tim mạn tại Bệnh viện Quân y 121.

2. Tìm hiểu sự tương quan giữa nồng độ nồng độ NT-proBNP và một số yếu tố.

2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Tiêu chuẩn chọn:

Những bệnh nhân điều trị nội trú tại các khoa nội Bệnh viện Quân y 121, Cục

Hậucần Quân khu 9 từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 7 năm 2015

Tiêu chuẩn lâm sàng và cận lâm sàng suy tim mạn

+ Được chẩn đoán lâm sàng là suy tim mạn và theo phân độ của NYHA

+ Bệnh nhân chưa điều trị hoặc điều trị không thường xuyên hoặc ngừng điều trị

trước khi vào viện thời gian tối thiểu 3 ngày.

Tiêu chuẩn loại trừ:

Bệnh van tim hậu thấp

Các bệnh tim bẩm sinh, bệnh cơ tim dãn, các bệnh cơ tim tiên phát.

Bệnh màng ngoài tim.

Nhịp xoang nhanh, nhịp chậm xoang, ngoại tâm thu trên thất, cơn nhịp nhanh kịch

phát, rung nhĩ và cuồng nhĩ, ngoại tâm thu thất, cơn nhịp nhanh thất.

Thiếu máu, Basedow, shunt động tĩnh mạch, Beri-Beri

Trụy tim mạch và sốc tim, suy tim cấp, phù phổi cấp, nghẽn tắc mạch.

Suy thận cấp, mạn

Xơ gan

Bệnh lý nội tiết cường aldosterone nguyên phát, hội chứng cushing.

Bệnh nhân đã dùng thuốc tim mạch thường xuyên.

Bệnh nhân không hợp tác.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Nghiên cứu tiến hành theo phương pháp hồi cứu mô tả cắt ngang

2.2.1. Cỡ mẫu

Công thức tính cỡ mẫu:

n = Z2

1-α/2 σ2

d2

Page 3: ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ NT-PROBNP HUYẾT …benhvienquany121.vn/file/nghiencuukhoahoc/hnkh2/trinhhoangthanh.pdf · ngiên cứu khác nhau [1],[2],[3]. 3.1.6 Phân

2.2.2 Vật liệu nghiên cứu

Mẫu bệnh phẩm: Huyết tương chống đông bằng Li-, NH4-heparin và K2-, K3-

EDTA

2.2.3. Máy và dụng cụ nghiên cứu

Máy xét nghiệm: Máy xét nghiệm miễn dịch tự động Cobas e 601

Dụng cụ: Ống nghiệm chứa chống đông Li-, NH4-heparin hoặc K2-, K3-EDTA

Bơm kim tiêm loại 5ml/10ml-23G vô trùng.

2.3 Nội dung nghiên cứu

2.3.1 Đặc điểm chung bệnh nhân nghiên cứu

Tuổi, nhóm tuổi, giới tính, triệu chứng lâm sàng, phân suất tống máu thất trái,

nguyên nhân suy tim, phân độ suy tim theo NYHA, nồng độ NT-proBNP…

2.3.2 Mối tƣơng quan của nồng độ nồng độ NT-proBNP

Nồng độ NT-proBNP theo giới tính, theo nguyên nhân suy tim, theo phân suất

tống máu thất trái, theo phân độ suy tim…

2.3.3 Kỹ thuật định lƣợng NT-pro BNP huyết tƣơng

Xét nghiệm định lượng nồng độ NT-proBNP được làm tại Khoa Xét Nghiệm Bệnh

viện Quân Y 121, Cục hậu cần, Quân khu 9

2.3.4 Xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được xử lý theo thuật toán thống kê trên máy vi tính bằng

chương trình phân mềm SPSS 18.0

2.3.5 Đạo đức nghiên cứu

Theo quy định của Hội Đồng Khoa học Bệnh viện Quân Y 121.

3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1 Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu

3.1.1 Tuổi

Có 42 bênh nhân, tuổi cao nhất 97, thấp nhất 40, trung bình 79.3±12.3; Nhóm >75

tuổinhiều nhất 72%

Page 4: ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ NT-PROBNP HUYẾT …benhvienquany121.vn/file/nghiencuukhoahoc/hnkh2/trinhhoangthanh.pdf · ngiên cứu khác nhau [1],[2],[3]. 3.1.6 Phân

Phù hợp với nghiên cứu của Huỳnh Kim Gàn [3]; Nguyễn Thị Thu Dung, Đặng

Vạn Phước [2]. Tuổi càng cao tỷ lệ suy tim càng nhiều.

3.1.2 Giới tính

Có 42 bệnh nhân 13 nam (31%); 29 nữ (69%).Tỷ lệ Nam/Nữ ở nghiên cứu của

chúng tôi khác biệt với nghiên cứu Fernandes; Pereira-Barretto [9]; Huỳnh Kim Gàn

[3];Nguyễn Thị Thu Dung, Đặng Vạn Phước [2]; Tạ Mạnh Cường [1]. Có lẻ là do mô

hình bệnh tật từng nơi tiến hành nghiện cứu.

3.1.3 Triệu chứng lâm sàng

Bảng 3.1 Tần suất lặp lại của triệu chứng lâm sàng

TT Triệu chứng Tần suất Tỷ lệ %

1 Khó thở kịch phát về đêm 20 47.6

< 50 tuổi2%

50 - 75 tuổi26%

> 75 tuổi72%

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ các nhóm tuổi

Nam31%

Nữ69%

Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ nam và nữ

Page 5: ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ NT-PROBNP HUYẾT …benhvienquany121.vn/file/nghiencuukhoahoc/hnkh2/trinhhoangthanh.pdf · ngiên cứu khác nhau [1],[2],[3]. 3.1.6 Phân

2 Tĩnh mạch cảnh căng phồng 5 11.9

3 Ran nổ ở hai nền phổi 29 69.0

4 Tim to 13 31.0

6 Phản hồi gan tĩnh mạch cảnh dương tính 3 7.1

7 Phù ngoại vi 10 23.8

8 Ho về đêm 23 54.8

9 Khó thở khi hoạt động thể lực 39 92.9

10 Gan to 8 19.0

Triệu chứngkhó thở khi hoạt động thể lực chiếm 92,9%, ran ẩm hai nền phổi 69 %.

Phù hợp với lý thuyết[5].

3.1.4 Phân suất tống máu thất trái

EF trung bình 43.43 %.Phân suất tống máu thất trái trung bình 43,43%, tương ứng

với nghiên cứu Trần Ngọc Thái Hòa [4], Tạ Mạnh Cường.

3.1.5 Nguyên nhân suy tim

52%48%

Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ phân suất tống máu

thất trái

EF < hoặc = 40%

EF > 40%

Page 6: ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ NT-PROBNP HUYẾT …benhvienquany121.vn/file/nghiencuukhoahoc/hnkh2/trinhhoangthanh.pdf · ngiên cứu khác nhau [1],[2],[3]. 3.1.6 Phân

Bệnh lý mạch vành chiếm tỷ lệ cao nhất 62%, tương đồng với nghiên cứuNguyễn

Thị Thu Dung nguyên nhân suy tim do tăng huyết áp và bệnh lý mạch vành 73%, nhưng

có sự khác biệt nhiều với nghiên cứu khác có lẻ là do mô hình bệnh tật nơi tiến hành

ngiên cứu khác nhau [1],[2],[3].

3.1.6 Phân độ suy tim theo NYHA

Bảng 3.2 Phân độ suy tim theo NYHA

Phân độ suy tim theo NYHA Số lượng Tỷ lệ %

Độ I 0 0.0

Độ II 19 45.2

Độ III 13 31.0

Độ IV 10 23.8

Tỷ lệ suy tim độ I vàđộ IV củanghiên cứu của chúng tôi phù hợp các nghiên cứu

trong nước. Thực tếsuy tim độ I có thể điều trị ngoại trú và phù hợp khả năng điều trị của

Bệnh viện Quân Y 121 (suy tim độ IV).

3.1.7 Nồng độ NT-proBNP

Bảng 3.3 Nồng độ NT-proBNP

Nồng độ NT-proBNP (pg/ml)

Trung bình 14996.64

Thấp nhất 1658

Cao nhất 35000

NT-proBNP trung bình 14996.64pg/ml; thấp nhất 1658 pg/ml; cao nhất 35000

pg/ml.

26%

62%

12%

Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ các nhóm nguyên nhân suy tim

Tăng huyết áp

Bệnh lý mạch vành

Nguyên nhân phối hợp tăng huyết áp và bệnh lý mạch vành

Page 7: ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ NT-PROBNP HUYẾT …benhvienquany121.vn/file/nghiencuukhoahoc/hnkh2/trinhhoangthanh.pdf · ngiên cứu khác nhau [1],[2],[3]. 3.1.6 Phân

Nồng độ NT-proBNP trung bình nghiên cứu của chung tôicao hơn nhiều nghiên

cứu. Sự khác biệt này có lẻ là do độ năng suy tim trong nhóm nghiên cứu khác

nhau[1],[4],[7].

3.2 Các yếu tố liên quan đến nồng độ NT-proBNP

3.2.1 Nồng độ NT-proBNP theo nhóm tuổi bệnh nhân

Biểu đồ 3.5 NT-proBNP trung bình theo nhóm tuổi

Ở nhóm > 75 tuổi có 30 bệnh nhân, Nồng độ NT-proBNP trung bình là cao nhất

(16.115 pg/ml)

Khi tìm sự khác về nồng độ NT-proBNP trung bình giữa các nhóm tuổi là không

có sự khác biệt (p=0,643)

Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Fernandes [8], Pereira-Barretto

[9], Tạ Mạnh Cường [1]. Vũ Hoàng Vũ, Đặng Vạn Phước [7].

3.2.2 Nồng độ NT-proBNP theo giới tính bệnh nhân

0

2000

4000

6000

8000

10000

12000

14000

16000

18000

<50 tuổi 50 -75 tuổi

>75 tuổi

13.294 pg/ml 12.100

pg/ml

16.115 pg/ml

Page 8: ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ NT-PROBNP HUYẾT …benhvienquany121.vn/file/nghiencuukhoahoc/hnkh2/trinhhoangthanh.pdf · ngiên cứu khác nhau [1],[2],[3]. 3.1.6 Phân

Nồng độ NT-proBNP trung bình nam và nữ suy tim không tìm thấy sự khác biệt,

có ý nghĩa thống kê(p = 0,918). Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của

Fernandes[8],Pereira-Barretto [9],Vũ Hoàng Vũ [7]. Tạ Mạnh Cường [1].

3.2.3 Nồng độ NT-proBNP theo nguyên nhân suy tim

Nồng độ NT-proBNP trung bình giữa các nguyên nhân suy tim không có sự khác

biệt, có ý nghĩa thống kê (p=0,263), nguyên nhân suy tim không ảnh hưởng đến sự thay

đổi nồng độ NT-proBNP huyết tương. Nghiên cứu trên phù hợp với nhiều nghiên cứu

trong và ngoai nước[1],[3],[9].

3.2.4 Nồng độ NT-proBNP theo phân suất tống máu thất trái

14600

14700

14800

14900

15000

15100

15200

15300

Nam Nữ

15286

pg/ml

14866

pg/ml

Biểu đồ 3.6 NT-proBNP trung bình theo giới tính

02000400060008000

1000012000140001600018000

Tăng huyết áp

Bệnh lý mạch vành

Nguyên nhân phối hợp

9941 pg/ml

17051 pg/ml

15432 pg/ml

Biểu đồ 3.7 NT-proBNP trung bình theo nguyên nhân

Page 9: ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ NT-PROBNP HUYẾT …benhvienquany121.vn/file/nghiencuukhoahoc/hnkh2/trinhhoangthanh.pdf · ngiên cứu khác nhau [1],[2],[3]. 3.1.6 Phân

Nồng độ NT-proBNP trung bình ở nhóm EF ≤40% và >40% có lần lượt là 21.517

và 7.824 pg/ml, có sự tương quan nghịch mức trung bình giữa r = - 0,576 với p < 0,001.

EF% càng thấp thì nồng độ NT-proBNP huyết tương càng cao.Kết quả của chúng tôi phù

hợp nghiên cứu của Tạ Mạnh Cường[1], Huỳnh Kim Gàn [3]

3.2.5 Nồng độ NT-proBNP theo phân độ suy tim theo NYHA

Nồng độ NT-proBNP có sự tương quan thuận rất chặt chẽ với độ suy tim (r =

0,954; p < 0,001). Suy tim càng nặng thì nồng độ NT-proBNP càng tăng. Phù hợp với Vũ

Hoàng Vũ [7].Nguyễn Thị Thu Dung, Tạ Mạnh Cường [1]

0

5000

10000

15000

20000

25000

EF < hoặc = 40% EF >40%

21517 pg/ml

7824 pg/ml

Biểu đồ 3.8 NT-proBNP trung bình theo EF

0

5000

10000

15000

20000

25000

30000

35000

Độ I Độ II Độ III Độ IV

0

4199 pg/ml

17166 pg/ml

32689 pg/ml

Biểu đồ 3.9 NT-proBNP trung bình theo NYHA

Page 10: ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ NT-PROBNP HUYẾT …benhvienquany121.vn/file/nghiencuukhoahoc/hnkh2/trinhhoangthanh.pdf · ngiên cứu khác nhau [1],[2],[3]. 3.1.6 Phân

3.2.6 Nồng độ NT-proBNP theo phân độ suy tim theo NYHA và EF

Bảng 3.10 NT-proBNP theo NYHA và EF

NYHA EF % NT-proBNP (pg/ml)

Độ I

Độ II 50,26 4.199

Độ III 43,23 17.166

Độ IV 30,70 32.689

Nồng độ NT-proBNP ở bệnh nhân suy tim độ IV là cao nhất 32.689 pg/ml

Nồng độ NT-proBNP ở bệnh nhân suy tim có sự tương quan nghịch với EF, sự

tương quan này là yếu, với r = - 0,444; p = 0,003

4.KẾT LUẬN

Qua thời gian nghiên cứu “ Đánh giá sự thay đổi nồng độ NT-proBNP huyết tương

ở bệnh nhân suy tim mạn” tại Bệnh viện Quân Y 121, Cục Hậu cần Quân khu 9 từ tháng

8 năm 2013 đến tháng 7 năm 2015 chúng tôi rút ra kết luận:

Trong nhóm nghiên cứu có 42 bênh nhân gồm 13 nam (31%) và 29 nữ (69%),

tuổi cao nhất 97, tuổi thấp nhất 40, tuổi trung bình 79.3±12.3. Ở nhóm >75 chiếm số

lượng nhiều nhất 72%, ở nhóm < 50 tuổi ít nhất chỉ có 2%; nhóm 50-75 tuổi chiếm 26%.

Nghiên cứu thu thập 12 triệu chứng lâm sàng, triệu chứng có tần số lặp lại nhiều

nhất là khó thở khi hoạt động thể lực 39 lần (92,9%); ít nhất là triệu chứng nhịp ngựa phi

(T3) 02 lần (4.8%).

Phân suất tống máu thất trái nhóm nghiên cứu cao nhất 75 %; thấp nhất 17%;

trung bình 43.43 %

Có 03 nguyên nhân suy tim, trong đó bệnh lý mạch vành chiếm tỷ lệ cao nhất

62%; kế đến suy tim do tăng huyết áp chiếm 26%; nguyên nhân phối hợp tăng huyết áp

và bệnh lý mạch vành dẫn đến suy tim thấp nhất 12%

Phân độ suy tim theo phân độ của NYHA, độ II cao nhất 19 bệnh nhân (45.2%);

riêng độ I không có trường hợp nào.

Nồng độ NT-proBNP trung bình 14996.64 ± 12020.866 pg/ml; thấp nhất 1658

pg/ml; cao nhất 35000 pg/ml.

Nồng độ NT-proBNP và tuổi không có sự tương quan (p = 0,183)

Nồng độ NT-proBNP trung bình giữ hai giới nam và nữ khác biệt không có ý

nghĩa thống kê (p = 0,918)

Không có sự khác biệt giữa nồng độ NT-proBNP với các nguyên nhân suy tim

Page 11: ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ NT-PROBNP HUYẾT …benhvienquany121.vn/file/nghiencuukhoahoc/hnkh2/trinhhoangthanh.pdf · ngiên cứu khác nhau [1],[2],[3]. 3.1.6 Phân

Có sự tương quan nghịch giữa nồng độ NT-proBNP trung bình với chỉ số EF, sự

tương quan này ở mức độ trung bình, r = - 0,576 với p < 0,001

Có sự tương quan thuận giữa nồng độ NT-proBNP với mức độ suy tim theo

NYHA và sự tương quan này là rất chặt chẽ, hệ số tương quan r = 0,954 với p < 0,001.

5. KIẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu “ Đánh giá sự thay đổi nồng độ NT-proBNP huyết tương ở bệnh

nhân suy tim mạn” tại Bệnh viện Quân Y 121, Cục Hậu cần Quân khu 9 từ tháng 8 năm

2013 đến tháng 7 năm 2015 chúng tôi kiến nghị:Tiếp tục duy trì xét nghiệm định lượng

nồng độ NT-proBNPMở rộng nghiên cứu đề tài này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tạ Mạnh Cường, Phạm Thắng, Phan Thanh Nhung (2010), “Nghiên cứu nồng

độ nồng độ NT-proBNP của bệnh nhân suy tim mạn”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam,

Số 1, tháng 4 năm 2010.

2. Nguyễn Thị Thu Dung, Đặng Vạn Phước (2010), “Mối tương giữa nồng độ NT-

proBNP với các giai đoạn trong quá trình tiến triển của suy tim theo trường Môn Tim

Mạch/Hội Tim Hoa Kỳ”, Tạp chí y học Tp, Hồ Chí Minh, Tập 14, năm 2010.

3. Huỳnh Kim Gàn (2008), “Nồng độ NT-proBNP ở bệnh nhân suy tim”, Bệnh

viện đa khoa Trung Tâm An Giang.

4. Trần Ngọc Thái Hòa (2011), “Vai trò NT- proBNP trong chẩn đoán khó thở

cấp”, Tạp chí Y học Tp, Hồ Chí Minh, Tập 15, Phụ bản số 1, năm 2011.

5. Học viện Quân Y (2002). Giáo trình giảng dạy đại học và sau đại học, Bệnh

học nội khoa, Bộ môn Tim mạch - Thận – khớp- Nội tiết, Học viện quân y. Nhà xuất bản

Quân đội Nhân Dân, năm 2002

6. Hoàng Anh Tiến, Huỳnh Văn Minh, Lê Thị Phương Anh, Phạm Như

Thế(2006), "Đánh giá sự biến đổi nồng độ NT-ProBNP ở đợt cấp của bệnh nhân suy tim

mạn", Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, Số 43, năm 2006.

7. Vũ Hoàng Vũ, Đặng Vạn Phước (2006), “Giá trị của nồng độ NT-proBNP (n-

terminal b-type natriuretic peptide) trong chẩn đoán suy tim”, Tạp chí y học tp. Hồ Chí

Minh, Tập 13, Phụ bản số 1, năm 2009, trang 67-71

8. Fernandes, NT proBNP values and Weber functional class in patients with

chronic heart failure.Rev Port Cardiol. 2007 Dec;26(12):1311-24.

9. Pereira-Barretto et al. ProBNP for stratifying patients with heart failure. Arq

Bras Cardiol, volume 81 (nº 3), 244-8, 2003.

10. Weber M and Hamm C (2006), "Role of B-type natriuretic peptide (BNP) and

NT-proBNP in clinical routine", Heart, 92, pp.843-849.

Page 12: ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ NT-PROBNP HUYẾT …benhvienquany121.vn/file/nghiencuukhoahoc/hnkh2/trinhhoangthanh.pdf · ngiên cứu khác nhau [1],[2],[3]. 3.1.6 Phân