Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

101
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 1 LỜI MỞ ĐẦU Năm 2006, sau thành công của Đại hội Đảng X, nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Kinh tế ngày càng phát triển với sự đóng góp của hàng nghìn dự án đầu tư lớn nhỏ. Sự ra đời của Luật Doanh Nghiệp và Luật Đầu tư đã làm cho môi trường đầu tư trở nên thông thoáng hơn. Các dự án xin vay vốn Ngân hàng ngày càng gia tăng về cả số lượng và quy mô. Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Để giảm nợ xấu đòi hỏi Ngân hàng phải nâng cao chất lượng thẩm định và đánh giá rủi ro của dự án. Có như vậy mới đảm bảo được hiệu quả sinh lời và an tòan vốn của ngân hàng. Nếu như quyết định cho vay của ngân hàng không dựa trên chất lượng thẩm định và đánh giá rủi ro được bảo đảm tốt thì nguy cơ mất vốn là rất cao. Đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, công tác thẩm định và đánh giá rủi ro của dự án luôn được coi trọng. Ban lãnh đạo cùng các cán bộ Ngân hàng luôn quan tâm và có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng thẩm định và đánh giá rủi ro dự án. Tuy nhiên công tác đánh giá rủi ro của dự án vẫn còn thiếu sót. Với những lý do trên tôi đã quyết định chọn đề tài: “Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây” Kết cấu của chuyên đề gồm ba phần: Chương I: Giới thiệu về Ngân hàng và công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây Chương II: Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây Qua chuyên đề tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo ThS Trần Mai; Giám đốc NHĐT&PT Hà Tây cùng tòan thể các anh chị cán bộ phòng quan hệ khách hàng 1 đã tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Transcript of Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Page 1: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 1

LỜI MỞ ĐẦUNăm 2006, sau thành công của Đại hội Đảng X, nền kinh tế nước ta ngày càng hội

nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Kinh tế ngày càng phát triển với sự đóng góp

của hàng nghìn dự án đầu tư lớn nhỏ. Sự ra đời của Luật Doanh Nghiệp và Luật Đầu tư

đã làm cho môi trường đầu tư trở nên thông thoáng hơn. Các dự án xin vay vốn Ngân

hàng ngày càng gia tăng về cả số lượng và quy mô. Quá trình tự do hoá tài chính và

hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi môi trường cạnh tranh gay gắt,

khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải

đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Để giảm

nợ xấu đòi hỏi Ngân hàng phải nâng cao chất lượng thẩm định và đánh giá rủi ro của dự

án. Có như vậy mới đảm bảo được hiệu quả sinh lời và an tòan vốn của ngân hàng. Nếu

như quyết định cho vay của ngân hàng không dựa trên chất lượng thẩm định và đánh

giá rủi ro được bảo đảm tốt thì nguy cơ mất vốn là rất cao.

Đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, công tác thẩm định và đánh

giá rủi ro của dự án luôn được coi trọng. Ban lãnh đạo cùng các cán bộ Ngân hàng luôn

quan tâm và có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng thẩm định và đánh giá rủi ro dự

án. Tuy nhiên công tác đánh giá rủi ro của dự án vẫn còn thiếu sót.

Với những lý do trên tôi đã quyết định chọn đề tài: “Rủi ro và đánh giá rủi ro

trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây”

Kết cấu của chuyên đề gồm ba phần:

Chương I: Giới thiệu về Ngân hàng và công tác thẩm định dự án tại Ngân hàngĐầu tư và Phát triển Hà Tây

Chương II: Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tưtại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đánh giá rủiro trong thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây

Qua chuyên đề tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo ThS Trần Mai; Giámđốc NHĐT&PT Hà Tây cùng tòan thể các anh chị cán bộ phòng quan hệ khách hàng 1đã tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành khóa luận này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Page 2: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 2

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT1 NHĐT&PTVN Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2 NHNNVN Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

3 BIDV Viết tắt bằng tiếng Anh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Việt Nam

4 NH Ngân hàng

5 TCKT Tổ chức kinh tế

6 TCXH Tổ chức xã hội

7 TCTC Tổ chức tài chính

8 DPRR Dự phòng rủi ro

9 NHTM Ngân hàng thương mại

10 ATM Máy rút tiền tự động

11 NPV Giá trị hiện tại thuần

12 IRR Tỷ xuất hoàn vốn nội bộ

13 CIC Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng

14 TSTC Tài sản thế chấp

15 ĐKKD Đăng ký kinh doanh

16 KHĐT Kế hoạch đầu tư

17 QĐ Quyết định

18 BXD Bộ xây dựng

19 HĐQT Hội đồng quản trị

20 CBCNVC Cán bộ công nhân viên chức

21 QLDA Quản lý dự án

22 SXKD Sản xuất kinh doanh

23 TSCĐ Tài sản cố định

24 ĐTDH Đầu tư dài hạn

25 TSLĐ Tài sản lưu động

26 HTK Hàng tồn kho

27 LNST Lợi nhuận sau thuế

28 TNHH Trách nhiệm hữu hạn

Page 3: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 3

29 XNK Xuất nhập khẩu

30 DA Dự án

31 DNNN Doanh nghiệp nhà nước

Page 4: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 4

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây........................9

Bảng 1.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại BIDV Hà Tây

giai đoạn 2005-2008...................................................................................................... 12

Biểu đồ 1.1: Nguồn vốn huy động của BIDV Hà Tây giai đoạn 2005- 2008.............. 13

Bảng 1.2: Cơ cấu dư nợ tín dụng của BIDV Hà Tây giai đoạn 2005- 2008................ 15

Biều đồ 2.1: Tổng dư nợ của BIDV Hà Tây giai đoạn 2005-2008...............................16

Bảng 3.1: Kết quả thu dịch vụ của BIDV Hà Tây 2005-2008......................................18

Biều đồ 3.1: Tăng trưởng dịch vụ của BIDV Hà Tây giai đoạn 2005-2008................ 18

Bảng 4.1: Kết quả kinh doanh của BIDV Hà Tây giai đoạn 2005-2008......................19

Biêu đô 4.1: Tăng trương kêt qua kinh doanh cua BIDV Ha Tây

giai đoan 2005- 2008..................................................................................................... 20

Bảng 5.1: Số lương va quy mô cac dư an đươc thẩm định tai BIDV Ha Tây

giai đoan 2005-2008...................................................................................................... 21

Bang 6.1: Cơ câu cho vay theo dư an phân theo nganh nghê cua BIDV Ha Tây giai

đoan 2005- 2008............................................................................................................ 21

Biểu đồ 5.1: Cơ cấu cho vay theo dự án phân theo ngành nghể của BIDV Hà Tây giai

đoạn 2005-2008............................................................................................................. 22

Sơ đồ 1.2: Vị trí của bước đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại BIDV Hà Tây...32

Sơ đồ 2.2: Quy trình cụ thể về đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại....................33

Sơ đồ 3.2: Đánh giá tổng hợp rủi ro của dự án tại BIDV Hà Tây................................ 36

Bảng1.2: Bảng phân tích độ nhạy..................................................................................54

Bảng 2.2: Tình hình SXKD của Công ty Cổ phần Xây dựng số 9............................... 62

Bảng 3.2: Cơ cấu Tài sản- Nguồn vốn Công ty Cổ phần xây dựng số 9......................62

Bang 4.2: Cac chi tiêu thanh toan cua CTCP Xây dưng sô 9....................................... 65

Bảng 5.2: Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn Công ty Cổ phần xây dựng số 9........................65

Bảng 6.2: Các chỉ tiêu khả năng hoạt động Công ty Cổ phần xây dựng 9...................66

Bảng 7.2: Các chỉ tiêu khả năng sinh lợi Công ty Cổ phần xây dựng 9.......................66

Bảng 8.2: Tình hình quan hệ tín dụng của CTCP Xây dựng số 9 với TCTD.............. 67

Bảng 9.2: Phân tích độ nhạy của dự án......................................................................... 69

Bảng 10.2: Giá trị tài sản đảm bảo của CTCP Xây dựng số 9......................................70

Page 5: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 5

Bảng 11.2: Tình hình cho vay theo dự án đầu tư của BIDV Hà Tây 2005-2008.........75

Biêu đô 1.2: Hoat đông cho vay đôi vơi dư an đâu tư cua BIDV Ha Tây

giai đoan 2005-2008...................................................................................................... 75

Bảng 12.2: Tỷ lê nơ qua han cua cac dư an đâu tư tại BIDV Hà Tây

giai đoạn 2005 - 2008.................................................................................................... 76

Biêu đô 2.2: Ty lê nơ qua han cua cac dư an đâu tư tại BIDV Ha Tây

giai đoan 2005- 2008..................................................................................................... 76

Bảng 1.3: Kế hoạch kinh doanh năm 2009 của BIDV Ha Tây.....................................83

Page 6: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 6

Chương 1: Giới thiệu về Ngân hàng và công tác thẩm định dự ántại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây

1.1. Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây

1.1.1. Quá trình hình thành, phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển Việt Nam và Chi nhánh Hà Tây

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam được thành lâp theo nghị định số

177/TTg ngày 26/4/1957 của thủ tướng Chính Phủ, 52 năm qua ngân hàng đã có

những tên gọi:

- Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957

- Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981

- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990

Ngân hàng ĐT&PTVN là một doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, được tổ

chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước (tập đoàn) mang tính thống nhất bao gồm

hơn 112 chi nhánh và các Công ty trong toàn quốc, có 3 đơn vị liên doanh với nước

ngoài (2 ngân hàng và một công ty), hùn vốn với 5 tổ chức tín dụng.

Trọng tâm hoạt động và là nghề nghiệp truyền thống của NHĐT&PTVN là

phục vụ đầu tư phát triển, các dự án thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then

chốt của đất nước. Thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ các

thành phần kinh tế, có quan hệ chặt chẽ với các Doanh nghiệp, Tổng công ty.

NHĐT&PTVN không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với hơn 400 ngân hàng và quan

hệ thanh toán với 50 ngân hàng trên thế giới.

NHĐT&PTVN là một ngân hàng chủ lực thực thi chính sách tiền tệ quốc gia

và phục vụ đầu tư phát triển. Quá trình 52 năm xây dựng và trưởng thành và phát triển

luôn gắn liền với từng giai đoạn lịch sử của đất nước.

Qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, góp phần đắc lực cùng toàn

ngành Ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và phát triển kinh tế xã hội của

đất nư�ớc. Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của công nghệ và tri thức, với hành

trang truyền thống 52 năm phát triển, Ngân hàng Đầu tư� và Phát triển Việt Nam tự

tin hướng tới những mục tiêu và ước vọng to lớn hơn trở thành một Tập đoàn Tài

chính Ngân hàng có uy tín trong nước, trong khu vực và vươn ra thế giới.

Page 7: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 7

Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây là một chi nhánh của NHĐT&PT ViệtNam, được thành lập vào ngày 1/6/1990. Trong hoạt động kinh doanh, NHĐT&PT HàTây luôn theo sát sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnViệt Nam cũng như những chủ trương, chính sách, quy định của Đảng, Nhà nước vàcủa ngành, đồng thời đặt mục tiêu hiệu quả và an toàn trong kinh doanh, đáp ứng caonhất nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ với chi phí thấp nhất từ đóphát triển vững chắc chi nhánh, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ nhânviên.

Nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình, trong những năm quaNHĐT&PT Hà Tây đã vượt qua những khó khăn thử thách để vươn lên đứng vững,đổi mới, phát triển không ngừng. Qua đó, niềm tin và uy tín của NHĐT&PT Hà Tâyngày một tăng lên, số lượng khách hàng quan hệ với ngân hàng ngày càng được mởrộng, vốn huy động luôn đáp ứng được nhu cầu của các thành phần kinh tế trong sảnxuất kinh doanh, nhiều dự án và công trình do NHĐT&PT Hà Tây đầu tư và cho vayvốn đã đem lại hiệu quả thiết thực góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Sự phát triển và đóng góp của NHĐT&PT Hà Tây đã được ghi nhận bằngHuân chương lao động Hạng Ba và Huân Chương lao động Hạng Nhì do Nhà nướctrao tặng và nhiều bằng khen của Đảng, các Bộ, Ngành, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hà Tây.

Trụ sở chính của NHĐT&PT Hà Tây đặt tại 197 Quang Trung – Thành phố HàĐông – tỉnh Hà Tây.

Page 8: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 8

1.1.2. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức bộ máy NHĐT&PT Hà Tây gồm: Bam giám đốc, 10 phòng nghiệpvụ và 2 Điểm giao dịch, 6 Quỹ Tiết kiệm với trên 100 cán bộ công nhân viên.

BAN GIÁM ĐỐC

Khối tácnghiệp

Khốinội bộ

Khốiquan hệkháchhàng

PhòngQHKH1

PhòngQHKH2

Phòngquản

lýrủiro

PhòngDV-K

HCN

Phònggiao

dịch

PhòngTC

-HC

PhòngKHTH

Quỹ

tiếtk

iệm

PhòngDV-K

HDN

PhòngTC

-KT

Khốiquản lýrủi ro

PhòngQL&

DVKQ

PhòngQTtín

dụng

Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây Ban giám đốc: Chịu trách nhiệm với pháp luật và Hội sở chính về toàn bộ

hoạt động kinh doanh, trực tiếp điều hành mọi hoạt động của NHĐT&PT Hà Tây. Phòng quan hệ khách hàng 1: Đầu mối đề xuất, tham mưu, giúp việc Giám

đốc chi nhánh xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, các biện pháp, giải pháp

triển khai nhiệm vụ thuộc chức năng nhiệm vụ được phân giao, các văn bản hướng

dẫn, pháp chế thuộc lĩnh vực nghiệp vụ được giao; làm công tác tiếp thị, phát triển

quan hệ khách hàng và tín dụng.

Phòng quan hệ khách hàng 2: Tham mưu đề xuất chính sách kế hoạch phát

triển quan hệ khách hàng doanh nghiệp, cá nhân, trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm.

Chịu trách nhiệm đầy đủ về tìm kiếm khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng, nâng

cao hoạt động của Chi nhánh, tối ưu hóa doanh thu nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận

phù hợp với chính sách và mức độ chấp nhận rủi ro của Ngân hàng.

Page 9: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 9

Phòng quản lý rủi ro: Tham mưu đề xuất chính sách biện pháp phát triển

và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Quản lý, giám sát phân tích đánh giá rủi

ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của Chi nhánh, duy trì và áp dụng hệ thống đánh

giá xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục. Giám sát việc phân loại nợ và trích

lập dự phòng rủi ro tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi

phòng hành chính kế toán để lập bảng cân đối kế toán theo quy định.

Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: Trực tiếp quản lý tài khoản và

giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp: bán quản lý tài khoản thu thập thông tin

khách hàng và hạch toán kế toán các giao dịch với khách hàng. Thực hiện công tác

phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của nhà nước.

Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao

dịch với khách hàng là cá nhân, thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các

giao dịch phát sinh theo quy định của nhà nước.

Quỹ tiết kiệm: Trực tiếp giao dịch với khách hàng, huy động vốn, chiết

khấu các giấy tờ có giá ngắn hạn do BIDV uy quyền hoặnc phân cấp cho chính quỹ

tiết kiệm đó phát hành, cung cấp dịch vụ Ngân hàng.

Phòng giao dịch: Trực tiếp giao dịch với khách hàng, huy động vốn, tín

dụng, cho vay cầm cố bằng thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá do bidv phát hành, trái phiếu

chính phủ tín phiếu kho bạc. Cho vay đối với khách hàng theo quy định của pháp luật,

của BIDV và trong hạn mức cho vay một khách hàng bằng VNĐ hoặc ngoại tệ quy

đổi tương đương.

Phòng kế hoạch tổng hợp: Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch

tổng hợp. Tham mưu xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh. Giúp

giám đốc quản lý đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Phòng tổ chức hành chính: Đầu mối tham mưu, đề xuất giúp giám đốc về

triển khai thực hiện công tác tổ chức nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại Chi

nhánh. Thực hiện công tác văn thư theo quy định: quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, công

văn đi đến theo đúng quy trình, quy chế bảo mật. Thực hiện công tác quản lý, khai

thác, sử dụng tài sản cố định, cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ lao động phương

tiện vận tải phục vụ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Page 10: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 10

Phòng tài chính kế toán: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán

chi tiết. Thực hiện chế độc báo cáo kế toán, công tác quyết toán của Chi nhánh theo

đúng quy định của nhà nước và của BIDV. Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính

xác, kịp thời hợp, trung thực của số liệu kế toán báo cáo kế toán, báo cáo tài chính.

Phản ánh đúng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh theo đúng chuẩn mực kế toán và

các quy định của nhà nước và của BIDV. Đảm bảo an toàn tài sản tiền vốn của ngân

hàng và khách hành thông qua công tác hậu kiểm và kiểm tra thực hiện chế độ kế toán,

chế độ tài chính của đơn vị trong Chi nhánh.

Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý

kho và xuất/ nhập quỹ. Chịu trách nhiệm đề xuất, tham mưu với Giám đốc Chi nhánh

về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các

dịch vụ về kho quỹ, thực hiện đúng quy chế, quy trình quản lý kho quỹ. Chịu trách

nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, bảo đảm an toàn tài

sản xủa Chi nhánh/BIDV và của khách hàng theo dõi, tổng hợp, lập các báo cáo tiền

tệ, an toàn kho quỹ theo quy định.

1.1.3. Tình hình kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển HàTây trong giai đoạn 2005- 2008

Trong những năm qua, thị trường tài chính Việt Nam có rất nhiều biến động.

Số lượng các Ngân hàng, chi nhánh văn phòng đại tăng lên làm cho cuộc chạy đua

trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng gay gắt, hay sự biến động của thị trường

vào cuối năm 2007, năm 2008 với tình hình lạm phát khá nghiêm trọng. Mặc dù gặp

nhiều khó khăn từ thị trường cũng như từ phía chủ quan NH, song BIDV Hà Tây vẫn

bám sát mục tiêu kinh doanh, phấn đấu không ngừng và đạt được kết quả kinh doanh

như sau:

1.1.3.1. Hoạt động huy động vốnBan lãnh đạo NHĐT&PTVN Hà Tây luôn xác định công tác huy động vốn là

nhiệm vụ trọng tâm. Chi nhánh thường xuyên nâng cao chất lượng phục vụ khách

hàng, đổi mới tác phong giao dịch. Đồng thời, NHĐT&PT Hà Tây cũng luôn bám sát

lãi suất của thị trường để điều chỉnh lãi suất linh hoạt, phù hợp. Chi nhánh huy động

vốn bằng nhiều hình thức như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm lãi suất bậc thang, phát

hành kỳ phiếu, khuyến mại bằng hiện vật, tặng quà, tăng cường quảng cáo, tiếp thị

Page 11: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 11

trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chi nhánh cũng đồng thời chủ động mở

rộng mạng lưới giao dịch. Năm 2004 mở 1 điểm giao dịch tại phường Thanh Xuân

Bắc- quận Thanh Xuân. Năm 2007 mở mới 1 điểm giao dịch tại khu làng nghề Dương

Nội – La Phù.

Nhờ thực hiện các biện pháp trên, nguồn vốn huy động của NHĐT&PT Hà

Tây tăng trưởng đểu và ổn định.

Bảng 1.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại BIDV Hà Tâygiai đoạn 2005-2008

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008Sốtiền

Tỷtrọng

Sốtiền

Tỷtrọng

Sốtiền

Tỷtrọng

Sốtiền

Tỷtrọng

Nguồn vốn huy động 1140 100 1496 100 1677 100 2476 1001. Phân loại theo tiền 1140 100 1496 100 1677 100 2476 100a. VND 915 80,26 1248 83,42 1480 88,25 2211 89,29b. Ngoại tệ 225 19,76 248 16,58 197 11,75 265 10,712. Phân loại theo TPKT 1140 100 1496 100 1677 100 2476 100a. Tiền gửi TCKT 251 22,02 456 30,48 690 41,14 1224 49,43Dưới 12 tháng 226 19,82 349,86 23,39 648 38,64 971 39,22Từ 12 tháng trở lên 25 2,20 106,14 7,09 42 2,74 253 10,22b. Tiền gửi dân cư 779 68,33 920 61,50 861 51,34 1052 42,49Dưới 12 tháng 271 23,77 420 28,07 376 22,42 430 17,37Từ 12 tháng trở lên 508 44,57 500 33,43 485 28,92 622 25,12c. Tiền gửi TCXH, TCTC 110 9,65 120 8,02 126 7,25 200 8,08Dưới 12 tháng 0.05 0,02Từ 12 tháng trở lên 110 9,65 120 8,02 126 7,25 199.95 8,076

Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp chi nhánh BIDV Hà Tây

Page 12: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 12

Biểu đồ 1.1: Nguồn vốn huy động của BIDV Hà Tây giai đoạn 2005- 2008Đơn vị: tỷ đồng

Qua bảng số liệu ta có thể thấy quy mô nguồn vốn huy động của NHĐT&PT

Hà Tây không ngừng tăng của các năm. Tổng nguồn vốn cuối kỳ tăng từ 1140 tỷ đồng

năm 2005 lên 2476 tỷ đồng năm 2008. Trong tổng nguồn vốn huy động phân theo

thành phần kinh tế cả nguồn tiền gửi của dân cư, các tổ chức kinh tế và các tổ chức

tài chính đều tăng lên. Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng từ 251 tỷ đồng năm

2005 lên 1224 tỷ đồng năm 2008; của dân cư là: 779 tỷ đồng năm 2005 lên 1052 tỷ

đồng năm 2008, của tổ chức xã hội và tài chính là: 110 tỷ đồng năm 2005 lên 200 tỷ

đồng năm 2008. Tốc độ tăng trưởng về nguồn tiền gửi của TCKT tăng mạnh hơn so

với nguồn tiền gửi của dân cư và các tổ chức tài chính, cho thấy Chi nhánh đang tích

cực thu hút vốn từ các TCKT, tạo được uy tín để thu hút nhiều đơn vị kinh tế giao

dịch với Ngân hàng, góp phần tăng cường vào nguồn vốn của Ngân hàng. Tuy nhiên,

tỷ trọng giữa nguồn tiền ngắn hạn và trung hạn có sự khác nhau giữa các tổ chức kinh

tế, dân cư, và tổ chức xã hội, tài chính. Các tổ chức kinh tế có nguồn tiền gửi ngắn

hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với nguồn tiền gửi dài hạn, do tính chất kinh doanh của

doanh nghiệp cần vốn linh động khi cần thiết. Cụ thể, qua 4 năm, tỷ lệ nguồn ngắn

hạn so với tổng nguồn tiền gửi của TCKT như sau: 19,82% năm 2005; 23,39% năm

2006; 38,64% năm 2007; 39,22% năm 2008. Còn đối với tiền gửi dân cư và các tổ

chức xã hội, tài chính, do có tính chất nhàn rỗi hơn, nên dân cư gửi dài hạn nhiều để

hưởng lãi suất tiết kiệm cao hơn. Cụ thể, tỷ lệ nguồn tiền gửi ngắn hạn so với tổng

Page 13: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 13

tiền gửi dân cư là: 23,77% năm 2005; 28,07% năm 2006; 22,42% năm 2007; 17,37%

năm 2008, tỷ lệ nguồn tiền gửi dài hạn so với tổng tiền gửi của tổ chức xã hội và tài

chính là: 9,56% năm 2005; 8,02% năm 2006; 7,25% năm 2007; 8,075% năm 2008.

Trong tổng nguồn vốn phân theo loại tiền, ta thấy cả Việt Nam đồng và ngoại

tệ đều tăng. Cụ thể nguồn tiền gửi Việt Nam đồng có sự gia tăng rõ rệt từ 915 tỷ đồng

năm 2005 lên 2211 năm 2008, của ngoại tệ là 225 tỷ đồng năm 2005 lên 265 tỷ đồng

năm 2008. Trong thời gian tới, Chi nhánh sẽ mở rộng thêm việc huy động tiền gửi

bằng ngoại tệ.

Công tác huy động vốn của Ngân hàng có được những thành tựu trên là do:- BIDV Hà Tây luôn củng cố, tăng cường và phát huy mối quan hệ chặt chẽ

với các đơn vị khách hàng truyền thống như bảo hiểm, quỹ hỗ trợ phát triển, hệthống kho bạc trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, Ngân hàng luôn mở rộng quan hệkhách hàng mới.

- Chi nhánh đã phát huy tối đa vai trò của công cụ lãi suất, luôn nắm bắt đượcsự biến động lãi suất trên thị trường, xây dựng biểu lãi suất một cách linh hoạt, phùhợp trong phạm vi quyền hạn được phép để vừa có thể thu hút được các khách hàngmới, vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

- Chi nhánh luôn có những kế hoạch tiếp thị, quảng cáo, mở rộng các sảnphẩm huy động vốn, đáp ứng nhu cầu khách hàng, tạo dựng hình ảnh và nâng cao vịthế của Chi nhánh như triển khai chương trình tiết kiệm dự thưởng, tặng quà khuyếnmại, nạp tiền điện thoại qua ATM và SMS….

- Chi nhánh còn chủ động mở rộng mạng lưới để có thể đáp ứng tối đa nhucầu của khách hàng, từng bước chiếm lĩnh thị trường kinh doanh, nâng cao chấtlượng sản phẩm dịch vụ.1.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Trong thời gian qua, chính sách tín dụng của Ngân hàng có nhiều thay đổi:- Ngân hàng xây dựng từng nhóm, từng đối tượng khách hàng đều được thu thập

thông tin, phân tích, đánh giá, phân loại để có những chính sách, định hướng quan hệtín dụng phù hợp.

- Từ chỗ ưu tiên cho vay trung dài hạn, cho vay các doanh nghiệp lớn thuộc thànhphần kinh tế nhà nước, cho vay thi công xây lắp là chính, nay Ngân hàng chuyển sang tậptrung cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh,

Page 14: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 14

doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác có hiệu quả cao và giảmdư nợ theo chỉ định kế hoạch của nhà nước.

- Đẩy mạnh công tác tiếp thị, tiếp cận với những khách hàng có tiềm năng tốt.- Duy trì hệ thống lãi suất linh hoạt theo nguyên tắc lãi suất cho vay được dự

phòng rủi ro và có lãi.Nhờ có sự điều chỉnh về công tác tín dụng, Chi nhánh đã đạt được những kết

quả sau:Bảng 1.2: Cơ cấu dư nợ tín dụng của BIDV Hà Tây giai đoạn 2005- 2008

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm2005

Năm2006

Năm2007

Năm2008

Chênh lệch2006/2005

Chênh lệch2007/2006

Chênh lệch2008/2007

Sốtiền

Sốtiền

Sốtiền

Sốtiền

CLTL(%)

CLTL(%)

CLTL(%)

Tổng dư nợ 916 1104 1338 1647 188 20,52 234 21,19 309 23,091. Phân loại theothời hạn

916 1104 1338 1647 188 20,52 234 21,19 309 23,09

a. Ngắn hạn 502 588 765 1049 86 17,13 177 30,10 284 37,12b. Trung và dài hạn 414 516 573 598 102 24,63 57 11,04 25 4,182. Phân loại theotiền

916 1104 1338 1647 188 20,52 234 21,19 309 23,09

a. Dư nợ VND 809 995 1228 1536 186 22,99 233 23,41 308 25,08b. Dư nợ ngoại tệ 107 109 110 111 2 1,86 1 0,91 1 0.913. Phân loại theothành phần kinh tế

916 1104 1338 1647 188 20,52 234 21,19 309 23,09

a.Quốc doanh 760 932 946 1137 172 22,63 14 1,50 191 20,19b.NQD 156 172 392 510 16 10,25 220 127,9 118 30,10

Nguồn: PhòngKế hoạch Tổng hợp Chi nhánh BIDV Hà Tây

Page 15: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 15

Biều đồ 2.1: Tổng dư nợ của BIDV Hà Tây giai đoạn 2005-2008Đơn vị: tỷ đồng

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng dư nợ tăng trưởng đều qua các năm. Tổng dư

nợ của Chi nhánh trong thời gian qua tăng 916 tỷ đồng năm 2005 lên 1647 tỷ đồng

năm 2008. Tốc độ tăng trưởng trong thời gian qua là 20,52% năm 2006; 21,2% năm

2007; 23;09% năm 2008. Có được sự tăng trưởng trên là do tăng cả về doanh số cho

vay và doanh số thu nợ. Điều này cho thấy tình hình tín dụng của Chi nhánh tương đối

tốt.

Trong tổng dư nợ phân theo thời gian, ta thấy dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng

lớn hơn trong tổng dư nợ, cụ thể qua 4 năm: 54,80% năm 2005; 53,26 năm 2006%;

57,40% năm 2007; 63,69% năm 2008. Ngân hàng cho vay ngắn hạn nhiều hơn cho

vau dài hạn nhằm đảm bảo an toàn chính sách tín dụng, tăng tốc độ quay vòng của

vốn và giảm rủi ro.

Trong tổng dư nợ phân theo loại tiền ta thấy cả Việt Nam đồng và ngoại tệ đều

tăng. Cụ thể dư nợ tín dụng Việt Nam đồng tăng từ 809 tỷ đồng năm 2005 lên 1536 tỷ

đồng năm 2008, ngoại tệ tăng từ 107 tỷ đồng năm 2005 lên 111 tỷ đồng năm 2008.

Trong tổng dư nợ phân theo thành phần kinh tế thì Ngân hàng đang mở rộng

cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, dư nợ tín dụng tăng dần qua các

năm từ 156tỷ đồng năm 2005 lên 510 tỷ đồng năm 2008. Tuy nhiên cho vay quốc

doanh vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ do mối quan hệ từ trước sẵn có. Mặc

dù dư nợ quốc doanh tăng lên qua các năm nhưng tốc độ tăng chậm dần. Cụ thể năm

Page 16: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 16

2006 tăng 22.63% so với năm 2005 nhưng năm 2007 chỉ tăng 1.5% so với năm 2006

và năm 2008 chỉ tăng 20,19% so với năm 2007. Đây là xu hướng tất yếu của Ngân

hàng hiện nay trong cạnh tranh khi mà Ngân hàng muốn đáp ứng tối đa nhu cầu của

khách hàng khi nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế

giới.

1.1.3.3. Hoạt động dịch vụHoạt động dịch vụ của Chi nhánh chủ yếu là bảo lãnh, thanh toán và một số

dịch vụ khác như dịch vụ trả lương tự động, dịch vụ thấu chi, dịch vụ chuyển tiền

Wester Union. Thu từ hoạt động dịch vụ hiện vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu

của Ngân hàng. Tuy nhiên, Chi nhánh nhận thấy tầm quan trọng của công tác phát

triển dịch vụ và khơi tăng nguồn thu dịch vụ (phấn đấu chiếm 20% trong tổng thu

nhập) và dần theo hướng mô hình, cơ cấu thu của một Ngân hàng hiện đại. Trong

những năm gần đây, nhiều giải pháp và kế hoạch phát triển dịch vụ đã được triển khai

như:

- Phát triển đồng bộ các loại hình dịch vụ, các sản phẩm tiện ích ngân hàng

theo chỉ đạo của NH ĐT&PTVN, phù hợp với thực tế khách hàng tại địa bàn

- Từng bước mở rộng tín dụng truyền thống với phát triển dịch vụ Ngân hàng,

chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ mới như thẻ, Phone Banking, Home

Banking, dịch vụ kiều hối… nhằm tăng doanh thu và thu hút nguồn vốn tạm thời nhàn

rỗi qua thanh toán.

- Ứng dụng và triển khai chương trình hiện đại hóa giao dịch Ngân hàng để

góp phần thúc đấy mở rộng các loại hình dịch vụ.

Nhờ thực hiện các giải pháp trên, Chi nhánh đã thu được các kết quả về dịch vụ

như sau:

Page 17: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 17

Bảng 3.1: Kết quả thu dịch vụ của BIDV Hà Tây 2005-2008Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêuNăm2005

Năm2006

Năm2007

Năm2008

Chênh lệch2006/2005

Chênh lệch2007/2006

Chênh lệch2008/2007

Sốtiền

Sốtiền

Sốtiền

Sốtiền CL TL

(%) CL TL(%) CL TL

(%)1.Thu dịch vụ 5,3 7,8 17,39 21,5 2,5 47,17 9,59 122,95 4,11 23,632. Thu dịch vụ ròng 5,2 7,76 17,3 21,43 2,56 49,23 13,67 176,16 4,13 23,873.Cơ cấu thu dịch vụròng

-Thanh toán 2,7 3,3 8,0 10,558 0,6 22,22 4,7 142,42 2,558 31,975

-Bảo lãnh 2 3,9 8,6 10,1 1,9 95 4,7 120,51 1,503 17,48-Kinh doanh kinhdoanh ngoại tệ 0,388 0,4 0,5 0,53 0,012 3,09 0,1 25 0,03 6

-Phát hành thẻ ATM 0,097 0,056 0,078 0,088 -0,041 -42,27 0,022 39,29 0,01 12,82-Thu khác 0,015 0,102 0,122 0,154 0,087 580 0,02 16,61 0,032 20,78

Nguồn: Phòng Kế hoạch và Nguồn vốn Chi nhánh BIDV Hà Tây

Biều đồ 3.1: Tăng trưởng dịch vụ của BIDV Hà Tây giai đoạn 2005-2008

Qua bảng số liệu trên ta thấy thu dịch vụ ròng của thu dịch vụ ròng của Chi

nhánh có sự gia tăng hàng năm, cụ thể từ 5,2 tỷ đồng năm 2005 lên 21,43 tỷ đồng

năm 2008. Tuy năm 2006 sự tăng trưởng của dịch vụ nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng trong

năm 2005, nhưng năm 2007 lại có sự tăng trưởng vượt bậc, hơn gấp 3 lần tốc độ tăng

trưởng năm 2006.

Page 18: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 18

Về hoạt động phát hành thẻ, trong 2 năm 2005- 2006, Chi nhánh đã lắp đặt mới

3 máy rút tiền tự động, phát hành được 9950 thẻ, vượt chỉ tiêu được giao 232%, thu

phí phát hành thẻ ATM là 153 triệu đồng. Năm 2007 triển khai tiếp nhận và lắp thêm

3 máy ATM mới, nâng tổng số máy lên 6 máy ATM với số thẻ phát hành khoảng trên

12.000 thẻ và thu phí phát hành được 78 triệu đồng.

Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ: tuân thủ đúng các quy định, đáp ứng đầy đủ

nhu cầu mua bán ngoại tệ. Kết quả năm 2005 doanh số mua bán ngoại tệ đạt

12.900.000 USD, thu lãi 434 triệu đồng, tăng 157% so với năm 2004. Năm 2006

doanh số mua bán ngoại tệ đạt 14.600.000 USD, thu lãi gần 523 triệu đồng, tăng

110% so với năm 2006. Năm 2008 thu ngoại tệ đạt 2.268.000 USD.

1.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanhHoạt động kinh doanh của BIDV Hà Tây trong những năm qua đạt kết quả tốt,

thể hiện ở lợi nhuận của Chi nhánh năm sau cao hơn năm trước.

Bảng 4.1: Kết quả kinh doanh của BIDV Hà Tây giai đoạn 2005-2008Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1.Chênh lệch thu chi(chưa trích DPRR) 27,3 39,9 54,7 77,1

2.Trích DPRR 8 17,7 28,82 37,83.Lợi nhuận trước thuế 19,3 22,2 25,88 39,34.Lợi nhuận sau thuế 13,896 15,984 18,634 28,2965.Chênh lệch đầu vào- đầu ra 2,8 3,1 3,5 3,7

Nguồn : Phòng Kế hoạch và Nguồn vốn Chi nhánh BIDV Hà Tây

Page 19: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 19

Biểu đồ 4.1: Tăng trưởng kết quả kinh doanh của BIDV Hà Tây

giai đoạn 2005- 2008

Qua báo cáo kết quả kinh doanh trên ta thấy kết quả kinh doanh của Chi nhánh qua

các năm đều có sự tăng gia tăng: năm 2005 tăng 17% so với năm 2004, năm 2006 tăng

46% so với năm 2005, năm 2007 tăng 37% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 42% so

với năm 2007. Năm 2006 có sự tăng trưởng vượt bậc, trong hai năm 2007 và 2008 mặc dù

vẫn có sự tăng trưởng nhưng tốc độ chậm hơn so với năm 2007 là do sự cạnh tranh gay gắt,

ngày càng có nhiều ngân hàng và chi nhánh ra nhập thị trường, bên cạnh đó là do tác động

của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Qua đây ta có thể thấy được sự nỗ lực, cùng các

biện pháp hợp lý của ban lãnh đạo Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh nhằm phát triển

và nâng cao hiệu quả kinh doanh, đưa kết quả kinh doanh tăng rõ rệt qua từng năm.

1.2. Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầutư và Phát triển Hà Tây.

1.2.1. Số lượng và quy mô các dự án được thẩm định tại Ngân hàngđầu tư và phát triển Hà Tây

Trọng tâm hoạt động và là nghề nghiệp truyền thống của BIDV Hà Tây là phục

vụ đầu tư phát triển các dư án thưc hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt

của đất nước. Ngân hàng cũng đã thưc hiện rất thành công nghiệp vụ này. Trong

nhưng năm gần đây, hoạt động cho vay theo dư án tại Ngân hàng là một hoạt động

mang lại nguồn lợi lớn của Ngân hàng.

Page 20: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 20

Bảng 5.1: Số lượng và quy mô các dư án được thẩm định tại

BIDV Hà Tây giai đoạn 2005-2008Đɳn vˢ: t đ˪ng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số dự án thẩm định 21 20 28 35

Tổng mức đầu tư 1104 1219 1457 1467

Số dự án chấp thuận 20 18 24 35

Tổng dư nợ cho vay theo dư án 414 516 573 647

Nguồn : Phòng Kế hoạch và Nguồn vốn Chi nhánh BIDV Hà Tây

Qua bảng số liệu trên ta thấy số dư án thẩm định cũng như số dư án được tài

trợ và dư nợ cho vay theo dư án liên tục tăng mạnh qua các năm. Trong đó có nhiều

dư án lớn như dư án đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Nam An Khánh với số

vốn đầu tư lên đến 300 tỷ đồng, dư án xây dưng nhà máy nước Nam Sách -Hải Dương

với vốn đầu tư là 250 tỷ đồng.

1.2.2. Đặc điểm các dự án

Trong số các dư án mà Ngân hàng thẩm định thì dư án trong lĩnh vưc xây lắpchiếm tỷ trọng lớn.

Bảng 6.1: Cơ cấu cho vay theo dư án phân theo ngành nghề củaBIDV Hà Tây giai đoạn 2005- 2008

Đɳn vˢ: t đ˪ngChỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Cơ cấu cho vay theo dưán phân theo ngành nghề 414 516 573 647

1.Nông nghiệp 24,84 25,8 28,65 32,35

2.Công nghiệp 120,06 154,8 171,9 207,04

3.Xây lắp 202,86 258 257,85 271,74

4.Lĩnh vưc khác 66,24 77,4 114,6 135,87

Nguồn : Phòng Kế hoạch và Nguồn vốn Chi nhánh BIDV Hà Tây

Page 21: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 21

Biểu đồ 5.1: Cơ cấu cho vay theo dự án phân theo ngành nghề tại BIDV Hà Tâygiai đoạn 2005-2008

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy: hiện tại, khách hàng chủ yếu củaNHĐT&PT Hà Tây vẫn là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. Đâyđược xem là lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao do các doanh nghiệp xây lắp hoạt động trênnhững địa bàn đa dạng, đòi hỏi khối lượng vốn lớn, thời gian sử dụng vốn dài; nhiềucông trình thi công phức tạp cao về kỹ thuật, giá cả nguyên vật liệu thường xuyênbiến động…và đặc biệt khả năng thất thoát vốn của lĩnh vực này cao. Sự thất thoátcòn nhiều nguyên nhân như: Hệ thống chính sách pháp luật về đầu tư – xây dựngchưa đồng bộ; công tác quản lý nhà nước thiếu chặt chẽ, phân công, phân cấp chưa rõràng; công tác thanh tra kiểm tra chưa đáp ứng được yêu cầu. Cơ chế đấu thầu thicông chưa mang lại hiệu quả thực chất; trình độ, ý thức trách nhiệm của cán bộ quảnlý, kỹ sư, công nhân còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy mà công tác đánh giá rủi rotrong thẩm định dư án là rất cần thiết.

1.2.3. Sự cần thiết phải đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án

Ngân hàng thương mại (NHTM) là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, có những

đặc thù riêng trong hoạt động kinh tế - tài chính. Cũng giống như các doanh nghiệp

Page 22: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 22

phi tài chính, các NHTM luôn phải đối đầu với những thách thức của thị trường cạnh

tranh và đầy biến động.

NHTM kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác. Vốn tự có của NHTM

chiếm một tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn vốn hoạt động, nên việc kinh doanh của

NHTM luôn gắn liền với một rủi ro mà ngân hàng buộc phải chấp nhận với một mức

độ mạo hiểm nhất định. Bởi vì trong hoạt động kinh doanh hằng ngày của mình,

NHTM không những phải bảo đảm nhu cầu thanh toán, chi trả như mọi loại hình

doanh nghiệp khác, mà còn phải đảm bảo tốt nhu cầu chi trả tiền gửi của khách hàng.

Từ đó cho thấy, việc phân tích và đánh giá rủi ro trong mỗi quyết địnhh cho vay của

ngân hàng là rất cần thiết.

Hơn nữa, hoạt động kinh doanh của NHTM có liên quan đến nhiều mặt, nhiều

lĩnh vực hoạt động và nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Do đó, tình hình tài

chính của NHTM có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của các DN, tâm

lý của người dân, cũng như của cả nền kinh tế. Chính vì vậy, việc phân tích, đánh giá

rủi ro của các NHTM không chỉ là nhu cầu cấp thiết phục vụ cho hoạt động quản lý

của chính nhà quản trị ngân hàng mà còn là đòi hỏi mang tính bắt buộc của ngân hàng

trung ương… Phân tích rủi ro để từ đó có thể đưa ra quyết định phù hợp.

Vòng đời của dự án đầu tư thường rất dài, có khi hàng chục năm. Khi đưa ra

các quyết định đầu tư, doanh nghiệp thường dựa trên các số liệu giả định. Trong quá

trình cho vay, không phải bất cứ một doanh nghiệp nào cũng được ngân hàng đáp ứng,

ngân hàng chỉ cho vay khi đã biết chắc chắn vốn vay được sử dụng đúng mục đích,

mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và ngân hàng. Muốn vậy, ngân hàng sẽ yêu cầu

người xin vay lập và nộp cho ngân hàng dự án đầu tư. Trên cơ sở đó, cùng với các

nguồn thông tin khác ngân hàng sẽ tiến hành tổng hợp và thẩm định dự án,và đánh giá

các rủi ro của dự án một cách khách quan hơn. Việc thẩm định, và đánh giá rủi ro dự

án đầu tư còn là cơ sở để ngân hàng xác định số tiền vay, thời gian cho vay, mức thu

nợ hợp lý, thời điểm bỏ vốn cho dự án và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp

hoạt động có hiệu quả trong tương lai.

Tóm lại, đối với ngân hàng, công tác thẩm định và đánh giá rủi ro của dự án

đầu tư là rất quan trọng, nó giúp cho ngân hàng ra quyết định có bỏ vốn đầu tư hay

không? Nếu đầu tư thì đầu tư như thế nào? Mức độ bỏ vốn là bao nhiêu? Điều này sẽ

Page 23: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 23

giúp ngân hàng đạt được những chỉ tiêu về an toàn và hiệu quả trong sử dụng vốn,

giảm thiểu nợ quá hạn và nợ khó đòi, hạn chế những rủi ro có thể xảy đến với ngân

hàng.

Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài

chính, đảm bảo an toàn và phát triển vốn, tự bù đắp chi phí và tự chịu rủi ro. Ngân

hàng luôn quan tâm đến công tác thẩm định và đánh giá rủi ro của dự án bởi nó có vai

trò rất quan trọng đối với sự phát triển của Ngân hàng, đặc biệt là khi số dự án xin vay

vốn ngày càng tăng lên về cả số lượng và quy mô vay vốn. Nếu Ngân hàng đánh giá

rủi ro chính xác, từ đó có được quyết định cho vay chính xác, điều đó sẽ tạo điều kiện

cho Ngân hàng không ngừng phát triển và nâng cao vị thế trên thị trường. Và ngược

lại, nếu việc đánh giá rủi ro thiếu thận trọng sẽ ảnh hưởng tới khả năng thu hồi vốn,

giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh và uy tín của Ngân hàng.

Qua những lý do trên, ta có thể thấy rõ tầm quan trọng của công tác đánh giá

rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư đối với sự phát triển của Ngân hàng Đầu tư và

Phát triển Hà Tây, và khẳng định sự cần thiết phải tiến hành công tác này.

1.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án

Chất lượng đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng chính

là việc đánh giá được những rủi ro tiềm ẩn của dự án có ảnh hưởng đến khả năng sinh

lời và trả nợ của dự án, làm căn cứ cho ngân hàng ra quyết định cho vay hợp lý, góp

phần hạn chế rủi ro của ngân hàng. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng đánh giá rủi ro

trong thẩm định dự án:

Thứ nhất: Tính đầy đủ, khoa học và chính xác của nội dung thẩm định rủi ro.

Nội dung thẩm định rủi ro phải bao gồm đầy đủ từ việc nhận diện, đánh giá rủi ro,

lượng hóa rủi ro và đề ra các phương án kiểm soát rủi ro. Việc nhận diện và đánh giá

rủi ro được thực hiện trên mọi khía cạnh của dự án, việc lượng hóa rủi ro sẽ giúp cho

ngân hàng đưa ra kết luận về khả năng trả nợ của dự án, phương án kiểm soát rủi ro

có tính thực tiễn sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế được rủi ro khi nó xảy ra. Nếu như

nội dung thẩm định rủi ro không được thực hiện một cách đầy đủ và khoa học, các

phương án kiểm soát rủi ro không có tính thực tiễn sẽ ảnh hưởng đến quyết định cho

vay của ngân hàng và ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Page 24: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 24

Thứ hai: Giá trị của kết quả thẩm định rủi ro. Việc đánh giá rủi ro trong thẩm

định dự án đầu tư giúp cho ngân hàng đánh giá được mức độ rủi ro mà ngân hàng phải

đối diện khi quyết định cho dự án vay vốn. Mức độ rủi ro đó có tương xứng với mức

thu nhập mà ngân hàng có được từ việc tài trợ cho dự án hay không. Việc đánh giá rủi

ro trong thẩm định dự án thực sự có chất lượng nếu như kết quả thẩm định rủi ro có

các căn cứ giúp cho ngân hàng ra quyết định cho vay. Ngoài ra, kết quả thẩm định rủi

ro còn giúp ngân hàng chủ động phòng ngừa rủi ro, có biện pháp xử lý kịp thời khi rủi

ro xảy ra đối với dự án. Trong quá trình thực hiện dự án, nếu rủi ro xảy ra thì cũng

không nằm ngoài những tính toán thẩm định rủi ro của ngân hàng, và các phương án

kiểm soát rủi ro sẽ làm giảm thiểu giá trị tổn thất do rủi ro gây ra.

Thứ ba: Mức độ xảy ra rủi ro khi cho vay theo dự án của ngân hàng. Chỉ tiêu

này được thể hiện qua các chỉ tiêu như nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng đối với việc

cho vay theo dự án. Nếu như tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng ở mức cao cũng

một phần thể hiện khả năng xảy ra rủi ro cao đối với các dự án mà ngân hàng cho vay,

từ đó cũng thể hiện chất lượng đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án của ngân hàng

còn nhiều hạn chế, chưa lường hết được các rủi ro của dự án.

Thứ tư: Thời gian và chi phí đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án. Thời gian

và chi phí là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng đánh giá rủi ro trong

thẩm định dự án. Trong quá trình thẩm định, nếu chi phí đánh giá rủi ro trong thẩm

định được quan tâm một cách đầy đủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập

thông tin, mời chuyên gia hỗ trợ thêm cho việc đánh giá rủi ro. Nhưng việc chi phí

đánh giá rủi ro trong thẩm định tăng cũng chưa hẳn làm cho chất lượng đánh giá rủi

ro trong thẩm định tăng bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: trình độ

chuyên môn, kinh nghiêm của đội ngũ cán bộ thẩm định, nhận thức về tầm quan trọng

của công tác thẩm định rủi ro của dự án… Và nếu thời gian đánh giá rủi ro trong thẩm

định quá dài cũng ảnh hưởng đến quy trình cho vay và tiến độ thực hiện dự án. Ngược

lại, nếu thời gian và chi phí thẩm định rủi ro bị hạn chế cũng ảnh hưởng đến chất

lượng đánh giá rủi ro của ngân hàng. Tóm lại, cần phải có sự hài hòa giữa chi phí bỏ

ra và lợi ích mang lại cho ngân hàng, nếu lợi ích tăng thêm không tương xứng với chi

phí tăng thêm thì chất lượng thẩm định rủi ro cũng không được xem cao

Page 25: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 25

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đánh giá rủi ro trong thẩm

định dự án

1.2.5.1. Nhóm nhân tố chủ quan Đội ngũ cán bộ thẩm định

Trong công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung và đánh giá rủi ro nói riêng

đội ngũ cán bộ thẩm định là người chịu trách nhiệm chính và quyết định đến chất

lượng thẩm định. Việc thẩm định và đánh giá rủi ro của dự án đầu tư không phải là

nghiệp vụ đơn giản, nó đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có trình độ, có kiến thức cơ bản

về kinh tế - xã hội, về kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng, tài chính doanh nghiệp,

tài chính dự án, có khả năng tính toán, phân tích các chỉ tiêu kinh tế tài chính và khả

năng trả nợ của dự án; am hiểu kiến thức, phương pháp thẩm định hiện đại để ứng

dụng vào thực tế các dự án cụ thể. Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định phải có khả năng

đánh giá tổng hợp và nhạy bén với các yêu cầu đòi hỏi của công tác thẩm định; có kỹ

năng ứng dụng các phần mềm hỗ trợ phục vụ cho công tác thẩm định dự án đầu tư. Sự

hiểu biết và toàn bộ những kiến thức về khoa học, kinh tế, xã hội mà người thẩm định

có được đều phải thông qua đào tạo hay sự bồi dưỡng kiến thức mà có; kinh nghiệm,

kỹ năng là những gì tích luỹ được thông qua hoạt động thực tiễn; năng lực là khả năng

nắm bắt, xử lý công việc trên cơ sở các tri thức, kiến thức đã được tích luỹ. Bên cạnh

đó cán bộ thẩm định phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, có tinh thần

trách nhiệm và kỷ luật nghề nghiệp cao. Tính kỷ luật cao, phẩm chất đạo đức tốt của

cán bộ thẩm định là điều kiện để đảm bảo cho chất lượng thẩm định và ngược lại,

người thẩm định không có kỷ luật, đạo đức không tốt sẽ phá hỏng mọi việc, không

đánh giá đúng được tính khả thi của dự án.

Như vậy cán bộ thẩm định là một trong những nhân tố quyết định chất lượng

thẩm và đánh giá rủi rui của dự án đầu tư. Lấy thông tin gì? Ở đâu? Áp dụng chỉ tiêu

nào để đánh giá đều được tiến hành bởi cán bộ thẩm định. Do vậy muốn nâng cao chất

lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trước hết bản thân trình độ kiến thức, năng

lực đạo đức của cán bộ thẩm định phải cao.

Quy trình và phương pháp đánh giá rủi roPhương pháp đánh giá rủi ro là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng

đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án. Với nguồn thông tin đã có được, vấn đề đặt ra

Page 26: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 26

với ngân hàng là làm thế nào? Lựa chọn phương pháp nào, chỉ tiêu nào để đánh giá

rủi ro của dự án có hiệu quả tốt nhất. Mỗi dự án có một đặc trưng nhất định, không

phải bất cứ dự án nào cũng cần phải áp dụng và tính toán tất cả các chỉ tiêu trong hệ

thống đánh giá rủi ro. Việc sử dụng phương pháp nào, chỉ tiêu nào để đánh giá rủi ro

phụ thuộc vào quyết định của mỗi ngân hàng. Với mỗi dự án, phương pháp tốt nhất là

phương pháp phù hợp nhất nhưng chưa chắc chắn rằng phương pháp đấy là hiện đại

nhất. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, những phương pháp đánh giá rủi ro của dự án

hiện đại đã giúp cho việc phân tích, đánh giá rủi ro được toàn diện, chính xác và hiệu

quả hơn. Song điều quan trọng là ngân hàng phải biết áp dụng đồng bộ các chỉ tiêu

đảm bảo tính toàn diện và cũng phải lựa chọn những chỉ tiêu quan trọng nhất phù hợp

với tình hình thực tế của ngành, dự án cũng như khả năng điều kiện cụ thể của ngân

hàng.

Khi dùng một phương pháp, một chỉ tiêu để đánh giá rủi ro cán bộ thẩm định

phải hiểu rõ phương pháp ấy có những ưu nhược điểm gì, có phù hợp để đánh giá rủi

ro dự án không? Ví dụ như lạm phát là yếu tố bất định ảnh hưởng đến khả năng sinh

lời và khả năng trả nợ của dự án. Lạm phát gây nên sự thay đổi về giá cả theo thời

gian, do vậy nó làm biến đổi dòng tiền kỳ vọng và tỷ lệ chiết khấu khi đánh giá tài

chính dự án đầu tư. Mức lạm phát không thể dự đoán một cách chính xác vì nó phụ

thuộc vào nhiều nhân tố: quy luật cung cầu, tâm lý người tiêu dùng, sức mạnh nền

kinh tế. Do vậy để đánh giá rủi ro của một dự án nào đó cần phải xác định một quy

trình và phương pháp đánh giá rủi ro một cách hợp lý. Một quy trình hướng dẫn đánh

giá rủi ro hợp lý sẽ giúp cán bộ thẩm định thực hiện công tác thẩm định và phân tích

rủi ro của dự án một cách chính xác, dự báo được những rủi ro có thể xảy ra, từ đó

đưa đến quyết định đúng đắn.

Chất lượng thẩm định các nội dung khác

Khi thẩm định một dự án đầu tư, bên cạnh việc thẩm định và đánh giá rủi ro của

dự án, ngân hàng còn phải thẩm định tất cả các khía cạnh của dự án như thẩm định thị

trường, yếu tố đầu vào, thẩm định kỹ thuật, thẩm định tài chính.. của dự án. Việc thẩm

định yếu tố kỹ thuật của dự án giúp cho ngân hàng nhận diện được rủi ro về kỹ thuật,

thẩm định thị trường và các yếu tố đầu vào nhằm nhận diện được rủi ro về thị trường,

thu nhập, thanh toán của dự án. Thẩm định tài chính của dự án để trong điều kiện các

Page 27: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 27

yếu tố của dự án không thay đổi để làm cơ sở so sánh với các kết quả tính toán khi các

yếu tố của dự án có sự thay đổi, từ đó xác định được dự án nhạy cảm với yếu tố nào

nhất và có phương án phòng kiểm soát rủi ro. Qua việc phân tích trên, ta có thể thấy

chất lượng đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án còn phụ thuộc vào chất lượng thẩm

định các nội dung khác, việc thẩm định các nội dung khác không đầy đủ và thiếu sự

chính xác sẽ không có đủ cơ sở và dự liệu để đánh giá rủi ro của dự án một cách đầy

đủ và chính xác.

Thông tin và trang thiết bị kỹ thuật

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, với sự đa dạng của các nguồn

thông tin cùng với cách thức xử lý thông tin ngày càng hiện đại, việc thu thập đầy đủ,

chính xác, kịp thời thông tin để phục vụ cho công tác thẩm định nói chung và đánh rủi

ro của dự án nói riêng là rất quan trọng của các ngân hàng. Ví dụ, các thông tin liên

quan đến dự án Vật liệu xây dựng như thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp

nguyên vật liệu; giá cả thực tế của các yếu tố đầu vào, các chỉ tiêu đánh giá hịêu quả

sử dụng vốn của dự án vật liệu xây dựng ở các nước phát triển; xu hướng biến động

của các yếu tố bất ổn định ở Việt Nam và trên thế giới sẽ giúp công tác thẩm định và

đánh giá rủi ro dự án đạt chất lượng tốt hơn, các đánh giá và kết luận thẩm định mang

tính đúng đắn cao, phù hợp với tình hình thực tế hơn. Vấn đề đặt ra là cần phải thiết

lập hệ thống thông tin nhằm thu thập, phân loại, xử lý và đánh giá được tính đúng đắn

của từng loại thông tin. Để cập nhật và xử lý thông tin kịp thời, đầy đủ, cán bộ thẩm

định cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (kể cả thông tin trái ngược) để

phân tích, đánh giá. Từ đó có những kết luận thẩm định dự án đầu tư một cách khách

quan, toàn diện về các nội dung của dự án. Các nguồn thông tin có thể và cần phải thu

thập là thông tin do điều tra trực tiếp và thông tin do thu nhập từ bên ngoài.

Thông tin do điều tra trực tiếp xuất phát từ nguồn thông tin do báo cáo, xây

dựng để vay vốn thường có nhiều thiếu sót. Họ thường dấu những thông tin bất lợi

cho phía họ. Vì vậy, ngân hàng chỉ có thể nắm bắt được những thông tin này bằng

cách điều tra thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp với khách hàng vay vốn. Nhờ

tính chất linh hoạt của việc phỏng vấn, cán bộ thẩm định có thể tìm ra những thông tin

cần thiết phục vụ cho công tác thẩm định và đánh giá rủi ro của dự án mà trong hồ sơ

Page 28: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 28

vay vốn khách hàng không đề cập đến, hay có thể phát hiện ra những thông tin thiếu

chính xác để có biện pháp xử lý.

Thông tin thu thập từ bên ngoài bao gồm: thông tin từ các công ty kiểm toán

(nguồn số liệu chính xác về hoạt động tài chính của khách hàng giúp cho cán bộ thẩm

định đánh giá đúng về khả năng tài chính trong việc vay, trả, khả năng cạnh tranh của

khách hàng và xu hướng phát triển của khách hàng trong tương lai...), thông tin từ cơ

quan thuế, thông tin từ báo chí, phát thanh, truyền hình, mạng thông tin điện tử,.. đây

là những nguồn cung cấp thông tin hàng ngày rất quan trọng và có giá trị đối với công

tác thẩm định và đánh giá rủi ro. Thông tin càng đầy đủ chính xác, thì việc thẩm định

dự án nói chung và đánh giá rủi ro của dự án nói riêng càng thuận lợi và có chất lượng

cao.

Để cập nhật và xử lý thông tin, ngân hàng cần phải có hệ thống trang thiết bị,

công nghệ thẩm định hiện đại, áp dụng những kỹ thuật phân tích, tính toán hiện đại để

xử lý thông tin cần thiết một cách kịp thời, chính xác và có hiệu quả. Thông qua việc

nối mạng vi tính giữa các Phòng, Ban trong toàn hệ thống của ngân hàng và với bên

ngoài, cán bộ thẩm định có thể trao đổi, tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng.

Việc xây dựng kho dữ liệu này là rất cần thiết để ngoài chức năng lưu trữ, cập nhật,

truy nhập thông tin, còn xử lý tính toán kiểm tra và phân tích các dự án. Bên cạnh đó,

thường xuyên có sự phối hợp, trao đổi cập nhật thông tin giữa cán bộ thẩm định nhằm

đánh giá chính xác xu hướng vận động của đầu tư và dự đoán những rủi ro có thể xảy

ra, đảm bảo các kết luận thẩm định đúng đắn và phù hợp với thực tế.

1.2.5.2. Nhóm nhân tố khách quan

Chủ đầu tư

Công tác thẩm định và đánh giá rủi ro của dự án phần lớn dựa vào các thông

tin mà chủ đầu tư cung cấp cho ngân hàng. Các thông tin và chủ đầu tư cung cấp cho

ngân hàng đầy đủ và chính xác sẽ giúp cho ngân hàng tiết kiệm được thời gian và chi

phí để thu thập và xử lý thông tin, từ đó công tác đánh giá rủi ro được tiến hành một

cách nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, nếu chủ đầu tư thực hiện các biện pháp hạn

chế rủi ro và ngân hàng tư vấn sẽ làm tăng tính hiệu quả của dự án, chính điều đó

cũng góp phần làm cho công tác đánh giá rủi ro của ngân hàng thực sự có hiệu quả.

Page 29: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 29

Môi trường pháp lý

Việc đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án của ngân hàng phải tuân theo các

văn bản pháp luật và các quy phạm, sự quản lý của các cơ quan chức năng nhà nước.

Môi trường pháp lý ổn định, thông thoáng, rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ

thẩm định thu thập và xử lý thông tin trong quá trình đánh giá rủi ro của dự án. Ngược

lại nếu như các văn bản pháp luật, các quy phạm chồng chéo và mâu thuẫn sẽ gây khó

khăn cho ngân hàng trong việc đánh giá rủi ro và hiệu quả của dự án.

Môi trường kinh tế- xã hội

Sự ổn định của chính trị và kinh tế trong nước có ảnh hưởng lớn đến hoạt động

kinh doanh của mọi đối tượng trong nền kinh tế. Môi trường kinh tế xã hội ổn định,

hệ thống pháp luật phát triển toàn diện và đồng bộ thì thông tin trên thị trường càng

minh bạch tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thu thập và xử lý thông tin để đánh

giá rủi ro trong thẩm định dự án. Trái lại, nếu nền kinh tế bất ổn định, sẽ gây ra hiện

tượng các thông tin trên thị trường không chính xác phản ánh sai lệch mối quan hệ

cung cầu, giá cả thị trường điều đó dẫn tới việc đánh giá rủi ro của dự án không chính

xác.

Page 30: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 30

Chương 2: Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm địnhdự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây

2.1. Quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàngĐầu tư và Phát triển Hà Tây

Quy trình đánh giá rủi ro của các Ngân hàng Việt Nam nói chung và BIDV Hà

Tây nói riêng bao gồm 4 yếu tố: nhận biết rủi ro, định lượng rủi ro, theo dõi rủi ro và

kiểm soát rủi ro.

- Nhận biết rủi ro: Bước đầu tiên để có một chương trình đánh giá rủi ro hiệu

quả là phải nhận biết và xác định được các loại rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải

thông qua phân tích đặc thù của các sản phẩm, dịch vụ và các quy trình hoạt động

- Định lượng rủi ro: là việc đề ra và xem xét lại hạn mức rủi ro, giúp ban điều

hành xác định được rủi ro cần được ưu tiên theo dõi và kiểm soát.

- Theo dõi rủi ro: là việc thực hiện đầy đủ các hệ thống, các thủ tục kiểm soát,

nhờ đó ban điều hành có thể theo dõi được mức rủi ro của từng lĩnh vực kinh doanh.

- Kiểm soát rủi ro: Rủi ro được kiểm soát bằng việc thực hiện các thủ tục nằm

trong hệ thống kiểm soát nội bộ trong các quy trình kinh doanh và hoạt động nhằm

giảm thiểu rủi ro. Chi phí cho các thủ tục kiểm soát cao có thể giảm thiểu rủi ro tối đa

nhưng hiệu quả lại thấp, ngược lại chi phí cho các thủ tục kiểm soát thấp có thể đem

lại lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng có thể cao. Ban điều hành phải tìm ra sự cân bằng

tối ưu giữa chi phí cho các thủ tục kiểm soát và lợi ích đem lại từ các thủ tục đó, từ đó

lựa chọn các thủ tục kiểm soát rủi ro phù hợp.

Tùy vào từng điều kiện cụ thể mà mỗi Ngân hàng vận dụng hay cụ thể hóa quy

trình nói trên khác nhau.

Khi chấp nhận cho dự án vay vốn, ngân hàng đối mặt với hai loại rủi ro đó là:

rủi ro đầu tư của dự án và rủi ro tín dụng của hoạt động cho vay. Vì vậy khi thẩm định

rủi ro, ngân hàng cần phải tiến hành thẩm định rủi ro đầu tư và rủi ro tín dụng.

Rủi ro đầu tư chính là các rủi ro tiềm ẩn của dự án như rủi ro cơ chế chính sách;

rủi ro xây dựng hoàn tất; rủi ro thị trường, thu nhập thanh toán; rủi ro cung cấp; rủi ro

kỹ thuật vận hành; rủi ro môi trường, xã hội; rủi ro kinh tế vĩ mô… Các rủi ro này ảnh

Page 31: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 31

hưởng đến tính khả thi của dự án. Đánh giá rủi ro đầu tư nhằm xem xét dự án có an

toàn hay không, có nên đầu tư vào dự án hay không.

Rủi ro tín dụng là rủi ro sau khi quyết định cho dự án vay vốn. Rủi ro tín dụng

xuất phát từ các hoạt động tín dụng khi khách hàng vay vi phạm các điều khoản của

hợp đồng tín dụng làm giảm hay mất giá trị của tài sản đảm bảo. Rủi ro tín dụng làm

mất mát nguồn vốn của Ngân hàng. Đánh giá rủi ro tín dụng nhằm xem xét khả năng

trả nợ của dự án.

Các sơ đồ sau đây sẽ cho chúng ta thấy rõ quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm

định dự án tại BIDV Hà Tây

Sơ đồ 1.2: Vị trí của bước đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại

BIDV Hà Tây

Đánh giá chung về khách hàng

Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng

Chấm điểm tín dụng khách hàng

Phân tích, đánh giá về phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư, khả

năng vay trả của khách hàng để xác định mức cấp tín dụng phù hợp

Đánh giá tài sản đảm bảo theo quy định về giao dịch bảo đảm của

BIDV

Đánh giá rủi ro của dự án

Page 32: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 32

Như vậy, đánh giá rủi ro nằm trong giai đoạn cuối của quy trình thẩm định dự

án.

Sơ đồ 2.2: Quy trình cụ thể về đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại

BIDV Hà Tây

Phòng quan hệ khách hàng

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu về dự án và khách hàng vay vốn

Hồ sơ, tài liệu về dự án và khách hàng vay vốn bao gồm: dự án đầu tư; các

giấy phép, hồ sơ pháp lý liên quan đến dự án; năng lực pháp lý của khách hàng; ngành

nghề kinh doanh; sản xuất của khách hàng; mô hình tổ chức; bố trí lao động, quản trị

Phòng quản lý rủi roPhòng quan hệ khách hàngtiếp nhận hồ sơ tài liệu về dựán và khách hàng vay vốn

Tiếp nhận kết quả thẩm địnhrủi ro dự án từ phòng thẩmđịnhThẩm định các nội dung liên

quan đến khách hàng vay vốnvà dự án (chưa bao gồm thẩmđịnh rủi ro của dự án)

Đánh giả rủi ro dự án đầu tưvà rủi ro tín dụng

Quyết định cho vay

Thẩm định và đánh giá rủi rocủa dự án dựa vào kết quảthẩm định ở bước trên

Kết quả thẩm định rủi rodự án

Page 33: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 33

điều hành; quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng; báo cáo tài chính gần

nhất của doanh nghiệp bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh,

thuyết minh báo cáo kết quả kinh doanh (bắt buộc), bổ sung báo cáo lưu chuyển tiền

tệ (nếu có) và một số nguồn thông tin khác như: số lượng lao động, bảng thanh toán

lương, nhân công… Ngoài ra cán bộ quan hệ khách hàng phải tiến hành thu thập các

thông tin khác liên quan đến dự án như các quy định pháp luật về ngành, lĩnh vực mà

dự án đầu tư, thị trường của dự án, máy móc, thiết bị, công nghệ của dự án… để có

thể nhận diện được đầy đủ các rủi ro của dự án. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ quan

hệ khách hàng sẽ tiến hành tổng hợp hồ sơ, nếu thấy thiếu hồ sơ liên quan đến dự án

và khách hàng, thì cán bộ quan hệ khách hàng sẽ nhanh chóng thông báo cho khách

hàng biết để bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.

Bước 2: Thẩm định các nội dung liên quan đến khách hàng vay vốn và dự án

(chưa bao gồm rủi ro của dự án)

Sau khi có đầy đủ hồ sơ liên quan đến dự án và khách hàng vay vốn, cán bộ

quan hệ khách hàng sẽ tiến hành thẩm định các nội dung liên quan đến khách hàng

bao gồm: thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng, ngành nghề kinh doanh của

khách hàng, năng lực quản trị điều hành của khách hàng, quan hệ của khách hàng với

các tổ chức tín dụng khác, thẩm định tình hình tài chính của khách hàng.

Thẩm định các nội dung liên quan đến dự án bao gồm:

Đánh giá sơ bộ các nội dung chính của dự án:

- Mục tiêu của dự án

- Sự cần thiết phải tiến hành dự án

- Quy mô sản xuất kinh doanh của dự án

- Quy mô, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án: vốn tự có, vốn vay, vốn chiếm dụng

- Cách thức tiến hành dự án

Phân tích tính khả thi của dự án

- Đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu, sản phẩm và các yếu tố đầu vào của

dự án.

+ Trường hợp doanh nghiệp sản xuất để bán: doanh nghiệp cần bao nhiêu

nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất? Có bao nhiêu nhà cung cấp nguyên liệu

đầu vào? Họ là những khách hàng có quan hệ từ trước hay mới thiết lập, khả năng

Page 34: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 34

cung ứng và mức độ tín nhiệm như thế nào? Chính sách nhập khẩu đối với nguyên

liệu đầu vào (nếu có). Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào, tỷ

giá trong trường hợp phải nhập khẩu.

+ Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thương mại: có bao nhiêu nhà cung

cấp sản phẩm, chất lượng và giá cả như thế nào? Mức độ tín nhiệm của các nhà cung

cấp? Cơ chế chính sách đối với sản phẩm, biến động về giá cả sản phẩm….

- Đánh giá về nhu cầu sản phẩm, hàng hóa và các yếu tố đầu ra của dự án

+ Tổng nhu cầu hiện tại và dự kiến, tương lai về sản phẩm, dịch vụ đầu ra

của dự án

+ Năng lực sản xuất và cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại về

nguyên vật liệu, hàng hóa của dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp

ứng bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu, việc nhập khẩu là do sản xuất

trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có nhu ưu thế cạnh tranh hơn.

+ Sản lượng nhập khẩu trong thời gian qua, dự kiến khả năng nhập khẩu

trong thời gian tới

+ Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thay thế tạithời điểm hiện tại

+ ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội tại và khả năngxuất khẩu sản phẩm

+ Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các phương ánkhác nhau, đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường trên cơ sở phân tích quan hệcung cầu, tín hiệu của thị trường đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đưa ra nhận xétvề khả năng tiêu thụ đối với sản phẩm, dịch vụ, nhận định về tính khả thi và hợp lýcủa dự án.

- Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối+ Sản phẩm đầu ra dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, có cần hệ

thống phân phối không?+ Mạng lưới phân phối sản phẩm của dự án đã được xác lập hay chưa, có phù

hợp với đặc điểm thị trường hay không?+ Dự án sẽ áp dụng phương thức bán hàng trả chậm hay trả nợ ngay+ Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối thì cần nhận định

xem có thể gây ra việc bị ép giá hay không?

Page 35: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 35

- Chính sách bán hàng, chính sách khuếch trương đối với việc tăng sản phẩm hoặc

khi xuất hiện sản phẩm mới, chính sách giảm giá (bao gồm các yếu tố như hoa hồng,

chi phí vận chuyển, chiết khấu, lãi suất, phương thức thanh toán trả ngay, trả chậm)

Tính toán hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của dự án

Bước 3: Thẩm định và đánh giá rủi ro của dự án dựa vào kết quả của bước 2

Dựa vào các kết quả thẩm định của bước trên, cán bộ quan hệ khách hàng sẽ

thẩm định và đánh giá rủi ro của dự án. Việc thẩm định rủi ro được tiến hành sau các

nội dung thẩm định trên vì khi tiến hành thẩm định các nội dung trên, cán bộ quan hệ

khách hàng có thể nhận diện được rủi ro tiềm ẩn trong từng nội dung từ đó tổng hợp

được các rủi ro của dự án. Sau khi nhận diện được các loại rủi ro, cán bộ quan hệ

khách hàng sẽ tiến hành phân tích rủi ro dựa vào phương pháp định tính và định lượng

nhằm lượng hóa cụ thể và chính xác rủi ro của dự án

Sơ đồ 3.2: Đánh giá tổng hợp rủi ro của dự án tại BIDV Hà Tây

Rủi ro cơ chế, chính sáchThẩm định cơ sở pháp lý

Thẩm thị trường, sản

phẩm

Rủi ro thị trường, thu

nhập, thanh toán

Rủi ro tổng

hợp của

dự án

Thẩm định phương án tổ

chức, quản lý thực hiện

dự án

Rủi ro kinh tế vĩ mô

Thẩm định hiệu quả

tài chính dự ánRủi ro về khả năng trả

nợ của dự án

Rủi ro thi công, xây dựng

Rủi ro về kỹ thuật,

công nghệ

Thẩm định các yếu tố

kinh tế vĩ mô

Thẩm định kỹ thuật

Page 36: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 36

Bước 4: Kết quả thẩm định rủi ro dự án

Cán bộ quan hệ khách hàng sẽ tổng hợp rủi ro dự án trong báo cáo thẩm định

dự án đầu tư và chuyển qua phòng quản lý rủi ro để đánh giá rủi ro tín dụng sau khi

cho dự án vay vốn.

Phòng quản lý rủi ro

Bước 1: Tiếp nhận kết quả thẩm định rủi ro dự án từ phòng thẩm định

Phòng quản lý rủi ro tiếp nhận báo cáo đề xuất tín dụng và hồ sơ tín dụng từ

phòng quan hệ khách hàng và phòng giám đốc trực thuộc chi nhánh.

Bước 2: Đánh giá rủi ro tín dụng

Cán bộ quản lý rủi ro thực hiện thẩm định rủi ro các đề xuất cấp tín dụng và lập

báo cáo thẩm định rủi ro

Bước 3: Quyết định cho vay

Trên cơ sơ các rủi ro đã được lượng hóa, cán bộ quản lý rủi ro sẽ đề xuất cho

vay với số lượng là bao nhiêu, thời hạn cho vay, cách thức và mức độ kiểm soát

khoản vay…

Lãnh đạo phòng quản lý rủi ro thực hiện kiểm tra rà soát lại nội dung của báo

cáo thẩm định rủi ro, ghi ý kiến và ký kiểm soát đề trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

rủi ro.

2.2. Nội dung đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại BIDV Hà Tây2.2.1. Đối với rủi ro về chủ đầu tư

Việc đánh giá rủi ro của khách hàng vay vốn là rất cần thiết. Cần phải đánh giá

khách hàng đó là ai và họ có nhưng điều kiện cơ bản nào để trở thành khách hàng của

Ngân hàng. Các loại rủi ro đối với chủ đầu tư đó là:

Rủi ro về năng lư c pháp lý của chủ đầu tư

Cán bộ quan hệ khách hàng kiểm tra và đánh giá các nội dung:- Khách hàng vay vốn có tư cách pháp nhân và năng lưc pháp luật dân sư hay

không.- Điều lệ, quy chế tổ chưc của khách hàng- Giấy phép đầu tư, giấy chưng nhận đăng ký kinh doanh

công nghệ

Page 37: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 37

- Biên bản bầu thành viên hội đồng quản trị, Chủ tịch, văn bản bổ nhiệm tổnggiám đốc, giám đốc, kế toán trưởng.

- Quyết định của hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị về việc ủy quyềncho người đại diện vay vốn Ngân hàng.

Rủi ro về năng lư c quản lý điều hành của chủ đầu tư.

Cán bộ quan hệ khách hàng kiểm tra và đánh giá các nội dung:

- Ngành nghề kinh doanh của khách hàng có được phép hay không, có phùhợp với ngành nghề đăng ký trong giấy phép hay không

- Xem xet tình hình sản xuất kinh doanh có ổn định không, xu hướng đi lênhay đi xuống. Kế hoạch sản xuất kinh doanh đã hợp lý chưa.

- Môi trường sản xuất kinh doanh có thuận lợi không.- Năng lưc chuyên môn của người lãnh đạo doanh nghiệp- Mô hình tổ chưc, bố trí lao động, các phòng ban có phối hợp nhịp nhàng

không

Rủi ro về năng lư c tài chính của chủ đầu tư

Tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện trên nhiều khía cạnh : tổngtài sản/nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn và khả năng sư dụng vốn, tình trạng tài sản, cácchỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư, khả năng thanh toán, tốc độluân chuyển của vốn, các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời, khả năng hoạt động...Các chỉ tiêu trên nếu được phân tích một cách chính xác và rõ ràng sẽ giúp Ngân hàngcó cái nhìn chân thưc và đầy đủ về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh củakhách hàng. Tư đó Ngân hàng sẽ đánh giá rủi ro về năng lưc tài chính của kháchhàng.

Bên cạnh đó, cán bộ quan hệ khách hàng còn xem xét cả quan hệ của kháchhàng với các tổ chưc tín dụng khác trên các khía cạnh :

- Xem xét tình hình dư nợ ngắn, trung dài hạn và nợ quá hạn, mục đích vayvốn của các khoản vay.

- Doanh số cho vay, thu nợ của các Ngân hàng- Số dư tiền gưi bình quân trên tài khoản của khách hàng- Mưc độ tín nhiệm của khách hàng.

Page 38: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 38

2.2.2. Đối với rủi ro dư án đầu tư

2.2.2.1. Các loại rủi ro của dự án đầu tưMột dự án đầu tư, từ khâu chuẩn bị đầu tư đến thực hiện hoạt động đầu tư và đi

vào sản xuất có thể xảy ra nhiều loại rủi ro khác nhau (do nguyên nhân chủ quan hoặc

khách quan), việc tính toán khả năng tài chính của dự án chỉ đúng trong trường hợp

dự án không bị ảnh hưởng bởi một loạt các loại rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy việc đánh

giá, phân tích, dự đoán các rủi ro có thể xảy là rất quan trọng nhằm tăng tính khả thi

của phương án tính toán dự kiến cũng như chủ động có biện pháp phòng ngừa, giảm

thiểu. Dưới đây là phân tích một số rủi ro chủ yếu bao gồm:

Rủi ro về cơ chế chính sách

Rủi ro này được xem là gồm tất cả những bất ổn về tài chính và chính sách của

nơi hoặc địa điểm xây dựng dự án, bao gồm: các sắc thuế mới, hạn chế và chuyển tiền,

quốc hữu hoá, tư hữu hoá hay các luật nghị quyết, nghị định và các chế tài khác có

liên quan đến dòng tiền của dự án.

- Rủi ro thuế: sự thay đổi về thuế sẽ làm cho dòng tiền hàng năm của dự án bị

thay đổi từ đó NPV và IRR của dự án cũng thay đổi theo làm giảm tính khả thi về mặt

tài chính của dự án.

- Rủi ro về hạn ngạch thuế quan hoặc các giới hạn thương mại khác: làm giảm

sản lượng hoặc tăng chi phí của các dự án từ đó NPV và IRR của dự án cũng thay đổi

theo làm giảm tính khả thi về mặt tài chính của dự án.

- Kiếm soát ngoại hối: hạn chế chuyển tiền ra nước ngoài ảnh hưởng đến hoạt

động cung ứng hoặc tiêu thụ sản phẩm của dự án

- Môi trường, sức khỏe và an toàn: những quy định liên quan đến kiểm soát

chất thải, quy trình sản xuất để bảo vệ sức khỏe cộng đồng làm tăng chi phí của dự án,

ảnh hưởng đến NPV và IRR của dự án.

- Rủi ro quốc hữu hóa, tư hữu hóa: khi lĩnh vực mà dự án đầu tư bị quốc hữu

hóa sẽ làm thay đổi các chính sách và cơ chế áp dụng đối với dự án, từ đó làm thay

đổi các chi tiêu tài chính của dự án.

- Rủi ro về chính sách tuyển dụng lao động: sự thay đổi về chính sách quản lý

lao động như tăng mức lương tối thiểu, sử dụng lao động địa phương, chế độ bảo

Page 39: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 39

hiểm cho người lao động, chính sách đối với lao động nữ, hạn chế sử dụng lao động

nước ngoài…đều ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của dự án.

Rủi ro xây dựng, hoàn tất

Rủi ro này được xem là việc hoàn tất dự án không đúng thời hạn, không phù

hợp với các tiêu chuẩn và thông số thực hiện.

- Rủi ro chi phí xây dựng vượt quá dự toán: khi chi phí xây dựng tăng lên làm

tăng chi phí của dự án từ đó ảnh hưởng đến NPV, IRR dẫn đến việc làm giảm hiệu

quả tài chính của dự án.

- Rủi ro công trình xây dựng không đảm bảo các yêu cầu của dự án: rủi ro này

làm giảm chất lượng dự án và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của dự án từ đó

làm ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của dự án.

- Rủi ro hoàn thành dự án không đúng thời hạn: nếu hoàn thành dự án không

đúng thời hạn sẽ làm làm phát sinh nhiều chí phí khác như chi phí nhân công, chi phí

quản lý, chi phí lưu kho bãi, chi phí cơ hội… ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân dự

án… Các chi phí phát sinh này sẽ làm giảm hiệu quả tài chính của dự án.

- Rủi ro không giải tỏa được dân, phải thu hẹp hoặc hủy bỏ dự án: khi thực

hiện dự án, khâu giải phóng mặt bằng luôn gặp khó khăn do phải đảm bảo hài hòa lợi

ích của chủ đầu tư và người dân địa phương. Khi việc giải phóng mặt bằng kéo dài, sẽ

làm tăng chi phí giải tỏa, kéo dài thời gian thực hiện dự án, bỏ lỡ cơ hội kinh doanh

của chủ đầu tư…, không giải phóng mặt bằng có thể dẫn đến việc phải hủy bỏ dự án.

Rủi ro thị trường, thu thập, thanh toán

Rủi ro này bao gồm: Thị trường không chấp nhận sản phẩm của dự án hoặc

không đủ đển bù đắp lại các khoản chi phí của dự án.

Khi sản phẩm của dự án không được thị trường chấp nhận do chất lượng kém,

có nhiều sản phẩm thay thế của các đối thủ cạnh tranh, sự cạnh tranh về giá, công suất

của dự án lớn hơn lượng cầu của thị trường… những rủi ro trên sẽ làm cho sẩn phẩm

của dự án không tiêu thụ được, làm giảm doanh thu của dự án từ đó dẫn tới việc

không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Rủi ro về cung cấp

Page 40: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 40

Đây là rủi ro khi dự án không có được nguồn nguyên nhiên vật liệu với số

lượng, giá cả và chất lượng như dự kiến để vận hành dự án, tạo dòng tiền ổn định,

đảm bảo khả năng trả nợ vốn vay để đầu tư.

- Rủi ro giá cả nguyên vật liệu thay đổi: khi giá nguyên vật liệu tăng, làm tăng

chi phí sản xuất và ảnh hưởng đến doanh thu của dự án

- Rủi ro về số lượng nguyên vật liệu: khi nguyên vật liệu không đủ để sản xuất

sẽ kéo dài thời gian thực hiện dự án, làm phát sinh nhiều chi phí khác như chi phí

quản lý hành chính, chi phí bảo dưỡng máy móc, chi phí nhân công… và bỏ lỡ cô hội

kinh doanh. Những chi phí này làm giảm hiệu quả tài chính của dự án

- Rủi ro về chất lượng nguyên vật liệu: khi nguyên vật liệu đầu vào không

đúng chất lượng như mong muốn sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm của dự án điều đó

có nghĩa là dự án sẽ phải đối mặt với sự giảm thị phần của sản phẩm và giảm doanh

thu.

Rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì

Đây là những rủi ro về việc dự án không thể vận hành và bảo trì ở mức độ phù

hợp với các thông số thiết kế ban đầu.

Khi các dây chuyền, thiết bị, máy móc, công nghệ hệ thống điều hành… của

dự án không thể vận hành và bảo dưỡng ở mức phù hợp với thiết kế ban đầu sẽ ảnh

hưởng đến công suất của dự án, đến chất lượng và số lượng của sản phẩm, dịch vụ

đầu ra của dự án từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của dự án.

Rủi ro về môi trường, xã hội

Rủi ro này thể hiện những tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường và

người dân xung quanh như gây ô nhiễm nguồn nước, nguồn không khí, mất cân bằng

sinh thái gây ra hạn hán lũ lụt…, phá hoại cảnh quan thiên nhiên… Những rủi ro này

sẽ làm tăng chi phí xử lý nước thải, chí phí bồi thường thiệt hại cho người dân xung

quanh do tác động tiêu cực của dự án gây ra từ đó làm giảm hiệu quả tài chính của dự

án.

Rủi ro về kinh tế vĩ mô

Đây là những rủi ro phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô, bao gồm tỷ giá hối

đoái, lạm phát, lãi suất…

Page 41: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 41

- Rủi ro lãi suất: lãi suất chính là chí phí vốn vay của dự án, khi lãi suất trên thị

trường tăng sẽ làm tăng chí phí sử dụng vốn vay từ đó làm thay đổi dòng tiền và hiệu

quả tài chính của dự án.

- Rủi ro tỷ giá hối đoái: rủi ro này ảnh hưởng lớn đến các dự án xuất nhập khẩu.

Khi nguyên liệu của dự án chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài và đối với các hợp

đồng với đối tác nước ngoài, việc thanh toán bằng ngoại tệ nên tỷ giá hối đoái có ảnh

hưởng trực tiếp đến chi phí và hiệu quả của dự án.

- Rủi ro lạm phát: lạm phát làm tăng chi phí đầu vào, tăng lãi suất danh nghĩa

của dự án từ đó ảnh hưởng đến doanh thu và hiệu quả tài chính của dự án.

Rủi ro tỷ giá: Sự khác biệt về loại tiền trong ngân lưu vào và ngân lưu ra sẽ

gây ra những rủi ro về tỷ giá cho dự án. Đối với các nước đang phát triển, đồng nội tệ

ít có khả năng chuyển đổi trên thị trường thế giới, do đó các giao dịch thương mại

quốc tế (mua sắm thiết bị, nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào,…) hầu như được thực

hiện thông qua các loại ngoại tệ mạnh như USD, EUR, hoặc sử dụng đồng tiền của bên

bán làm đồng tiền thanh toán. Như vậy, nếu không thực hiện các biện pháp bảo hiểm tỷ

giá, sẽ có nguy cơ rủi ro về tỷ giá trong quá trình thực hiện dự án. Để hạn chế những rủi

ro này cần thực hiện biện pháp bảo hiểm như: mua ngoại tệ kỳ hạn, hoặc sử dụng các

công cụ phái sinh cần thiết khác.

Các loại rủi ro khác: ngoài các rủi ro nói trên tùy vào từng lĩnh vực, ngành

cụ thể mà dự án đầu tư còn tiềm ẩn rủi ro mang tính đặc thù riêng biệt của ngành và

lĩnh vực cụ thể. Vì vậy, khi phân tích rủi ro của dự án thì cần phải phân tích tất cả các

kía cạnh của dự án để có thể nhận diện và đo lường được các rủi ro tiềm ẩn của dự án.

2.2.2.2. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro dự án đầu tưMỗi loại rủi ro trên đều có các biện pháp giảm thiểu. Những biện pháp này có

thể do chủ đầu tư thực hiện đối với những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh, trách

nhiệm của chủ đầu tư hoặc do ngân hàng phối hợp với chủ đầu tư cùng thực hiện đối

với những vấn đề mà ngân hàng có thể trực tiếp thực hiện hoặc có thể yêu cầu. Tùy

từng dự án cụ thể với đặc điểm khác nhau mà cán bộ quan hệ khách hàng cần tập

trung phân tích đánh giá và đưa ra các điều kiện đi kèm với khoản với việc cho vay để

hạn chế rủi ro, đảm bảo khả năng an toàn vốn vay. Sau đây là một số biện pháp cơ

bản có thể áp dụng để giảm thiểu rủi ro cho tùng loại rủi ro nêu trên.

Page 42: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 42

Đối với rủi ro về cơ chế chính sách

Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách:

- Khi thẩm định dự án, phải xem xét mức độ tuân thủ của dự án (theo hồ sơ dự

án), để đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh các luật và quy định hiện hành có liên quan

tới dự án.

- Chủ đầu tư nên có những hợp đồng ưu đãi riêng quy định về vấn đề này (bất

khả kháng do chính phủ)

- Những bảo lãnh cụ thể về cung cấp ngoại hối sẽ góp phần hạn chế ảnh hưởng

tiêu cực tới dự án.

- Bảo hiểm tín dụng, xuất khẩu…

Rủi ro về tiến độ xây dựng, hoàn tất

Loại rủi ro này nằm ngoài khả năng điều chỉnh, kiểm soát của ngân hàng, tuy

nhiên nó có thể giảm thiểu bằng cách đề xuất với chủ đầu tư thực hiện các biện pháp

sau:

- Lựa chọn nhà thầu xây dựng uy tín, có sức mạnh tài chính và kinh nghiệm.

- Thực hiện nghiêm túc việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh chất lượng

công trình.

- Giám sát chặt chẽ trong quá trình xây dựng.

- Hỗ trợ của cấp có thẩm quyền, dự phòng về tài chính của khách hàng trong

trường hợp vượt dự toán.

- Quy định rõ trách nhiệm, vấn đề đền bù, giải toả mặt bằng.

- Hợp đồng giá cố định hoặc chìa khoá trao tay với sự phân chia rõ ràng nghĩa

vụ của mỗi bên.

Rủi ro thị trường, thu thập, thanh toán

Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách:

- Nghiên cứu thị trường, đánh giá phân tích thị trường, thị phần cẩn thận.

- Dự kiến cung cầu thận trọng, không nên có những dự báo quá lạc quan.

- Phân tích khả năng thanh toán, thiện ý, hành vi của người tiêu dùng

- Xem xét các hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn với bên có khả năng về tài

chính.

- Hỗ trợ bao tiêu sản phẩm của Chính phủ

Page 43: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 43

- Khả năng linh hoạt của cơ cấu sản phẩm, dịch vụ đầu ra.

Rủi ro về cung cấp

Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách:

- Trong quá trình xem xét dự án, cán bộ quan hệ khách hàng phải nghiên cứu,

đánh giá cẩn trọng các báo cáo về chất lượng, trữ lượng nguyên nhiên liệu vật liệu đầu

vào trong hồ sơ dự án. Đưa ra những nhận định ngay từ ban đầu trong tính toán, xác

định hiệu quả tài chính của dự án.

- Nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu.

- Linh hoạt về thời gian và số lượng nguyên nhiên vật liệu mua vào.

- Những thoả thuận với cơ chế chuyển qua tới người sử dụng cuối cùng.

- Những hợp đồng cung cấp nguyên nhiên vật liệu đầu vào dài hạn với nhà

cung cấp có uy tín.

Rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì

Loại rủi ro này, chủ đầu tư có thể giảm thiểu thông qua thực hiện một số biện

pháp sau:

- Sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng

- Bộ phận vận hành dự án phải được đào tạo tốt, có kinh nghiệm.

- Có thể ký hợp đồng vận hành và bảo trì với những điều khoản khuyến khích

và phạt vi phạm rõ ràng.

- Bảo hiểm các sự kiện bất khả kháng tự nhiên như lụt lội, động đất, chiến

tranh…

- Kiểm soát ngân sách và kế hoạch vận hành.

- Quyền thay thế người vận hành do không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ.

Rủi ro về môi trường, xã hội

Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng một số biện pháp sau:

- Báo cáo đánh giá tác động của môi trường phải khách quan và toàn diện,

được cấp có thẩm quyền chấp nhận bằng văn bản.

- Nên có sự tham gia của các bên liên quan như cơ quan quản lý môi trường và

chính quyền địa phương, từ khi bắt đầu triển khai dự án.

- Tuân thủ các quy định về môi trường.

Rủi ro về kinh tế vĩ mô

Page 44: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 44

Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách:

- Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản.

- Sử dụng các công cụ thị trường như hoán đổi và tự bảo hiểm.

- Bảo vệ trong các hợp đồng như chỉ số hoá, giá cả leo thang, bất khả kháng…

- Đảm bảo của Nhà nước về phá giá tiền tệ và cung cấp ngoại hối (nếu được).

Rủi ro về tỷ giá

Để hạn chế rủi ro này cần thực hiện biện pháp bảo hiểm như: mua ngoại tệ kỳ hạn,

hoặc sử dụng các công cụ phái sinh cần thiết khác.

Như vậy, những yếu tố không chắc chắn, yếu tố rủi ro cần được nhận định,

phân tích và định hướng ngay từ các nội dung phân tích dự án, định lượng để trực tiếp

hoặc gián tiếp đưa vào nội dung đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. Kết quả tính

toán, đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đặc biệt là kết quả phân tích/khảo sát độ

nhạy với các yếu tố được đánh giá là không chắc chắn/ rủi ro sẽ là cơ sở để cán bộ

quan hệ khách hàng/quản lý rủi ro đưa ra hình thức/biện pháp bảo đảm tiền vay cũng

như các điều kiện tín dụng khác trong trường hợp chấp thuận tham gia tài trợ vốn cho

dự án.

2.2.3. Đối với rủi ro tín dụng

2.2.3.1. Các loại rủi ro tín dụngBên cạnh việc đánh giá rủi ro của dự án đầu tư, Ngân hàng còn đánh giá rủi ro

tín dụng khi đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư. Đánh giá rủi ro tín dụng

cho Ngân hàng biết khả năng trả nợ của dự án.

Rủi ro tín dụng là tất cả những khả năng mà theo đó ngân hàng sẽ không thể

thu hồi đầy đủ và đúng hạn các khoản tín dụng đã cấp. Nói cách khác, rủi ro tín dụng

là việc khách hàng không trả đầy đủ những khoản nợ đối với ngân hàng theo đúng

cam kết, dù với bất kì lí do gì. Rủi ro tín dụng sẽ gây nên những thiệt hại đối với ngân

hàng, làm mất mát nguồn vốn và suy giảm khả năng chi trả và khả năng thanh toán

các khoản nợ. Rủi ro tín dụng xuất phát từ môi trường kinh doanh gọi là rủi ro do

nguyên nhân khách quan. Rủi ro xuất phát từ người vay và ngân hàng cho vay gọi là

rủi ro do nguyên nhân chủ quan.

Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan: những nguyên nhân bất khả

kháng như thiên tai, lũ lụt, hạn hán, chiến tranh..; môi trường kinh tế không ổn định,

Page 45: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 45

sự thay đổi về chính sách kinh tế, thuế, lãi suất, tỷ giá hối đoái... nằm ngoài tầm kiểm

soát của ngân hàng và khách hàng vay. Sự thay đổi này có thể ảnh hưởng tích cực hay

tiêu cực đến khách hàng vay. Khi tác động của ảnh hưởng tiêu cực quá lớn sẽ làm

giảm khả năng trả nợ của khách hàng vay.

Rủi ro do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay

Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay

Đa số các khách hàng khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh

cụ thể, khả thi. Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo

ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên, những vụ việc phát sinh lại

hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các

khách hàng khác.

Khả năng quản lý kinh doanh kém

Khi khách hàng vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là

tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít khách hàng nào dám mạnh dạn đổi mới

cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo

đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý là nguyên

nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải

thành công trên thực tế.

Tình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch:

Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé là đặc điểm chung của hầu hết các khách

hàng vay vốn Việt Nam. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các

sổ sách kế toán vẫn chưa được các khách hàng tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực.

Do vậy, sổ sách kế toán mà các khách hàng cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ

mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ ngân hàng lập các bảng phân

tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các khách hàng cung cấp thường

thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn

xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín

dụng.

Rủi ro tín dụng do các nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay

Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng

Page 46: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 46

Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó

nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm

tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh.

Nhưng trong thời gian trước đây, công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầu

như chỉ tồn tại trên hình thức. Kiểm tra nội bộ cần phải được xem như hệ thống

“thắng” của cỗ xe tín dụng. Cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống này càng

phải an toàn, hiệu quả thì mới tránh cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẽ rủi ro vốn

luôn luôn tồn tại thường trực trên con đường đi tới.

Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ

NHTM đều có sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả

hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền

ngân hàng.

Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề

hạn chế rủi ro tín dụng. Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưng

một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vô cùng nguy

hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng.

Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay

Các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm

định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho

vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ

động để đảm bảo sẽ được hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan

trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung. Việc theo dõi

hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín

dụng giữa khách hàng và ngân hàng nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở

rộng cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên, trong thời gian qua các NHTM chưa thực hiện tốt

công tác này. Điều này do một phần yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng

của cán bộ ngân hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh

của các khách hàng quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin

mà NHTM yêu cầu.

Page 47: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 47

Sự hợp tác giữa các NHTM quá lỏng lẻo, vai trò của trung tâm thông tin

tín dụng ngân hàng (CIC) chưa thật sự hiệu quả:

Kinh doanh ngân hàng là một nghề đặc biệt huy động vốn để cho vay hay nói

cách khác đi vay để cho vay, do vậy vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng là không

thể trách khỏi, các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủi ro.

Sự hợp tác nảy sinh do yêu cầu quản lý rủi ro đối với cùng một khách hàng khi khách

hàng này vay tiền tại nhiều ngân hàng. Trong quản trị tài chính, khả năng trả nợ của

một khách hàng là một con số cụ thể, có giới hạn tối đa của nó. Nếu do sự thiếu trao

đổi thông tin dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức

vượt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro chia đều cho tất cả chứ không chừa một ngân

hàng nào.

Trong tình hình cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt như hiện nay, vai

trò của CIC là rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để các

ngân hàng có các quyết định cho vay hợp lý. Đáng tiếc là hiện nay ngân hàng dữ liệu

của CIC chưa đầy đủ và thông tin còn quá đơn điệu, chưa được cập nhật và xử lý kịp

thời.

2.2.3.2. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài

chính, chiết khấu, bao thanh toán và bảo đảm tiền vay; xem xét và quyết định việc cho

vay có bảo đảm bằng tài sản hoặc không có bảo đảm bằng tài sản, cho vay có bảo đảm

bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tránh các vướng mắc khi xử lý tài sản đảm bảo để

thu hồi nợ vay. Đặc biệt chú trọng thực hiện các giải pháp thu hồi nợ vay. Đặc biệt

chú trọng các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng không để nợ xấu gia tăng.

- Phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục

cho vay và cấp tín dụng khác, tránh xảy ra sự cố gây thất thoát tài sản, sắp xếp lại tổ

chức bộ máy, tăng cường công tác đào tạo cán bộ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh

ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế.

- Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh

doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ.

Page 48: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 48

- Thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tín

dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, trong đó bao

gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, các tài

sản đảm bảo, khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ của tổ chức tín dụng.

- Thực hiện các quy định đảm bảo kiểm soát rủi ro và an toàn hoạt động tín

dụng.

+ Xây dựng và thực hiện đồng bộ một hệ thống quy chế, quy trình nội bộ về

quản lý rủi ro, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng chính sách khách hàng vay vốn,

sổ tay tín dụng, quy định về đánh giá, xếp hạng khách hàng vay, đánh giá chất lượng

tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu.

+ Mở rộng tín dụng trung và dài hạn ở mức thích hợp, đảm bảo cân đối thời

hạn cho vay đối với thời hạn của nguồn vốn huy động.

+ Thực hiện đúng quy định về giới hạn cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính,

chiết khấu, bao thanh toán đối với một khách hàng và các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh

doanh.

- Đối với các trường hợp chây ỳ nhận nợ và trả nợ vay, cần áp dụng các biện

pháp kiên quyết, đúng pháp luật để thu hồi nợ vay, kể cả việc xử lý TSTC, cầm cố và

bảo lãnh, khởi kiện lên cơ quan tòa án.

- Thực hiện tốt việc thẩm định khách hàng và khả năng trả nợ.

- Bảo hiểm tiền vay, nghĩa là ngân hàng chuyển toàn bộ rủi ro cho cơ quan bảo

hiểm chuyên nghiệp.

- Phải có một chính sách tín dụng hợp lý và duy trì các khoản dự phòng để đối

phó với rủi ro.

Rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc

khách quan. Các biện pháp phòng chống rủi ro có thể nằm trong tầm tay của các

NHTM nhưng cũng có những biệp pháp vượt ngoài khả năng của riêng từng ngân

hàng, liên quan đến vấn đề nội tại của bản thân nền kinh tế đang chuyển đổi, đang

định hướng mô hình phát triển ở Việt Nam. Trong tầm tay của các ngân hàng, rủi ro

tín dụng phụ thuộc vào năng lực của cán bộ tín dụng trong việc phát triển và hạn chế

rủi ro từ lúc xem xét quyết định cho vay cũng như trong suốt thời gian vay. Năng lực

cấp tín dụng phụ thuộc vào chuyên môn của cán bộ tín dụng và các nguồn lực của

Page 49: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 49

ngân hàng về nhân sự cũng như về cơ sở vật chất. Do vậy biện pháp phòng ngừa rủi

ro tín dụng sâu sắc nhất vẫn là các biện pháp liên quan đến việc đào tạo, bố trí cán bộ

và cơ chế kiểm tra, giám sát hành vi của cán bộ trong quá trình xử lý công việc. Thực

hiện tốt các biện pháp này có thể cho rằng con đường quản lý rủi ro tín dụng của

ngành ngân hàng coi như đã đi được hơn một nửa.

2.3. Phương pháp đánh giá rủi ro2.3.1. Phương pháp định tính

Phương pháp định tính được sử dụng để xác định, đánh giá các rủi ro khó

lượng hóa như: rủi ro cơ chế chính sách; rủi ro xây dựng hoàn tất; rủi ro thị trường,

thu nhâp, thanh toán; rủi ro về cung cấp; rủi ro kỹ thuật, vận hành; rủi ro môi trường

xã hội; rủi ro kinh tế vĩ mô. Cán bộ quan hệ khách hàng sẽ đặt ra các câu hỏi để xác

định rủi ro tiềm ẩn của dự án đầu tư.

Rủi ro cơ chế, chính sách

Cán bộ quan hệ khách hàng sẽ xác định:

- Dự án có tuân thủ, chấp hành nghiêm ngặt các luật và quyết định hiện hành

có liên quan tới dự án không

- Những thay đổi về thuế, giới hạn thương mại, kiểm soát ngoại hối, quốc

hữu hóa có ảnh hưởng đến dòng tiền của dự án không và mức độ ảnh hưởng như thế

nào.

- Chính sách về lãi suất mà chính phủ đưa ra nhằm kiểm soát lạm phát sẽ ảnh

hưởng như thế nào đến IRR của dự án.

- Sự thay đổi về chính sách lao động của Chính phủ sẽ ảnh hưởng như thế

nào đến dự án.

Rủi ro xây dựng hoàn tất

Cán bộ quan hệ khách hàng sẽ xác định:

- Công tác giải phóng mặt bằng có hoàn thành đúng tiến độ hay không, dự án

có nguy cơ bị thu hẹp hay hủy bỏ hay không.

- Dự án có tính tới các yếu tố có thể làm cho chi phí xây dựng vượt quá dự

toán chưa.

Page 50: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 50

- Các tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án có khả năng thực hiện được theo đúng yêu

cầu hay không.

- Dự án có thể được hoàn thành đúng thời hạn hay không.

- Nhà thầu xây dựng có uy tín, sức mạnh tài chính và kinh nghiệm hay không.

- Công tác giám sát dự án trong quá trình xây dựng có được thực hiện nghiêm

túc và chặt chẽ hay không.

- Việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo hiểm chất lượng công trình có được

thực hiện nghiêm túc hay không.

- Dự án có hợp đồng về cố định giá và chìa khóa trao tay hay không.

Rủi ro về thị trường, thu nhập, thanh toán

Cán bộ quan hệ khách hàng sẽ xác định:

- Sản phẩm của dự án có được thị trường chấp nhận hay không.

- Đánh giá về nhu cầu hiện tại và dự kiến tương lai của dự án đã hợp lý chưa.

- Năng lực về sản xuất và cung cấp sản phẩm của dự án có đáp ứng đủ nhu cầu

của thị trường hay không, và nếu như công suất vượt quá lượng cầu thì dự án đã có

các biện pháp để kích cầu hay không.

- Dự án đã dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các phương

án khác, đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường chưa.

- Phương án tiêu thụ và mạng lưới phân phối sản phẩm của dự án có hợp lý

không.

- Chính sách bán hàng, chính sách khuếch trương đối với việc tăng sản phẩm

hoặc khi xuất hiện sản phẩm mới, chính sách giảm giá của dự án có hơp lý không.

- Dự án có hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn hay không.

Rủi ro về cung cấp

Cán bộ quan hệ khách hàng sẽ xác định:

- Dự án có được nguồn cung cấp nguyên vật liệu với chất lượng và giá cả như

dự kiến hay không.

- Sự thay đổi về giá cả nguyên vật liệu đầu vào ảnh hưởng như thế nào đến

dòng tiền của dự án.

- Dự án có hợp đồng về cung cấp nguyên vật liệu đầu vào dài hạn với nhà cung

cấp có uy tín hay không.

Page 51: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 51

Rủi ro về kỹ thuật vận hành

Cán bộ quan hệ khách hàng sẽ xác định:

- Dự án có thể được vận hành và bảo trì ở mức độ phù hợp với các thông số

thiết kế ban đầu hay không.

- Công nghệ mà dự án sử dụng có phù hợp và đã được kiểm chứng chưa.

- Bộ phận vận hành dự án có được đào tạo tốt và phù hợp với công nghệ mà dự

án sử dụng không.

- Dự án có hợp đồng về vận hành và bảo trì không

- Dự án có bảo hiểm đối với các sự kiện bất khả kháng tự nhiên như hạn hán,

lũ lụt, động đất, chiến tranh, hỏa hoạn hay không.

Rủi ro về môi trường, xã hội

Cán bộ quan hệ khách hàng sẽ xác định:

- Dự án có gây tác động tiêu cực đối với môi trường và người dân xung quanh

không.

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường có khách quan toàn diện và được cấp

có thẩm quyền phê duyệt hay không.

- Dự án có tuân thủ các quy định về môi trường hay không.

- Các chi phí xử lý nước thải, giảm thiểu thiệt hại đối với môi trường và người

dân xung quanh do các tác động tiêu cực của dự án gây ra ảnh hưởng như thế nào đến

hiệu quả tài chính của dự án.

Rủi ro kinh tế vĩ mô

Cán bộ quan hệ khách hàng sẽ xác định:

- Sự thay đổi về tỷ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát gia tăng ảnh hưởng như thế

nào đến hiệu quả tài chính của dự án.

- Dự án có mua bảo hiểm trong các hợp đồng như chỉ số hóa cơ chế chuyển

quả qua, giá cả leo thang, bất khả kháng hay không.

Qua việc trả lời các câu hỏi trên, cán bộ quan hệ khách hàng sẽ xác định được

các rủi ro tiềm ẩn của dự án đầu tư. Tuy nhiên, để trả lời được hết các câu hỏi thì cần

phải có đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan đến tất cả các mặt của dự án. Và do sự hạn

chế về thời gian thẩm định, thiếu thông tin, tài liệu mà đôi khi cán bộ quan hệ khách

hàng không thể trả lời hết được các câu hỏi. Để đảm bảo đúng yêu cầu và thời gian

Page 52: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 52

thẩm định mà cán bộ quan hệ khách hàng cần có sự linh hoạt trong việc đánh giá đối

với từng dự án đầu tư.

2.3.2. Phương pháp định lượng

Ngoài việc sử dụng phương pháp định tính để xác định các rủi ro của dự án, cán

bộ quan hệ khách hàng còn sử dụng phương pháp định lượng để lượng hóa các rủi ro.

Việc lượng hóa các rủi ro giúp cho ngân hàng đánh giá chính xác hơn hiệu của tài

chính của dự án. Các phương pháp lượng hóa mà BIDV Hà Tây sử dụng đó là phân

tích độ nhạy dự án, phân tích kịch bản và phân tích xác suất, phân tích mô phỏng

Monte Carlo.

Phân tích độ nhạy dự án

Phân tích độ nhạy là phân tích những ảnh hưởng của các yếu tố có tính bất định

như chi phí, thu nhập, tuổi thọ dự án… đến hiệu quả tài chính của dự án. Nói một

cách khác, phân tích độ nhạy là xem xét mức độ “nhạy cảm” của các kết quả khi có sự

thay đổi giá trị của một hay một số tham số đầu vào.

Phân tích độ nhạy cung cấp cho Ngân hàng một bức tranh dễ hiểu về các kết

quả có thể xảy ra. Các biến số mà nó được xem là chính yếu tác động đến thành công

hay thất bại của dự án được xác định cũng như mức độ cần thiết của các biến số này

trong sự thành công của dự án. Ngân hàng dựa trên những kết quả này để quyết định

rằng rủi ro có thể chấp nhận hay không.

Các bước thực hiện phân tích độ nhạy:

- Thực hiện phân tích tài chính hoàn chỉnh cho phương án cơ sở (tình huống

bình thường).

- Xác định các biến chính – xác định các biến chính là chìa khoá để có được

một phân tích độ nhạy tốt. Việc này cần kết quả của đánh giá rủi ro.

Các biến mà giá trị của nó không chắc chắn hay dự án nhạy cảm đối với nó

được nhận diện là “các biến chính” ở giai đoạn này (ví dụ chi phí vốn, chi phí nhiên

liệu, thay đổi biểu giá điện, thay đổi thuế nhập khẩu, thay đổi giá hàng hoá trên thế

giới, nhu cầu đối với sản phẩm đầu ra)

- Lựa chọn các chỉ tiêu chính đánh giá kết quả dự án (lợi nhuận, tạo dòng tiền,

NPV, các tỉ suất)

Page 53: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 53

(Để thuận tiện, dùng cả các tiêu chuẩn đo kết quả và các biến được chọn

trong một bảng tính)

- Thay đổi các biến + 10% , + 25% hay các khoảng dao động hợp lý khác.

Những khoảng dao động này được xác định dựa theo hành vi trong quá khứ, dự báo

của các chuyên gia…

- Tính toán lại các chỉ tiêu kết quả bằng cách làm lại toàn bộ bảng tính đối với

mỗi một thay đổi.

- Lập bảng phân tích độ nhạy

Bảng1.2: Bảng phân tích độ nhạy

Các mục Thay đổi NPV IRRPhương án cơ sởChi phí đầu tư +10%Chi phí vận hành/ bảo dưỡng +10%Thay đổi tỷ giá -20%Xây dựng chậm 1 năm......

ưu điểm của phương pháp phân tích độ nhạy:

- Dễ tính toán và giải thích

- Không đòi hỏi ước tính xác suất

- Tập trung vào một hoặc hai biến.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạn chế đó là:

- Không trình bày được xác suất xuất hiện của các tham số và xác suất xảy ra

của các kết quả.

- Giới hạn trong sự tương tác của các biến số

- Khó khăn đối với các chuỗi quyết định.

Phương pháp phân tích kịch bản và xác suấtViệc phân tích độ nhạy cho chúng ta bức tranh về tác động của nhân tố nào đó

đến kết quả và hiệu quả của dự án đầu tư. Nếu sự thay đổi của nhân tố đó làm cho sự

thay đổi của kết quả và hiệu quả của dự án lớn (ví dụ: nhân tố đó thay đổi 1% mà kết

quả và hiệu quả của dự án thay đổi lớn hơn 1% ) thì nhân tố đó là nhân tố cần được

quan tâm nhiều trong quá trình quản lý đầu tư. Tuy nhiên, phân tích độ nhạy có những

hạn chế nhất định mà hạn chế lớn nhất của nó là coi một nhân tố thay đổi và các nhân

Page 54: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 54

tố khác không thay đổi. Điều này là không thực tế vì giữa các nhân tố có mối quan hệ

với nhau. Ví dụ giữa giá cả hoặc sản lượng, khi giá tăng thì sản lượng giảm, nhưng

theo phân tích độ nhạy thì khi giá tăng hoặc giảm sản lượng hoàn toàn không thay đổi.

Việc phân tích kịch bản sẽ khắc phục được nhược điểm này. Theo cách phân tích kịch

bản, ngân hàng sẽ xây dựng bài toán cơ sở, xác định mối quan hệ giữa các nhân tố đầu

vào của bài toán. Sau đó tiến hành phân tích độ nhạy để xác định nhân tố quan trọng

nhất tác động đến kết quả và hiệu quả của dự án. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp

kịch bản là số lượng kịch bản luôn bị hạn chế, không phản ánh khách quan chân thực

tương lai của dự án. Một phương pháp hiện đại được sử dụng là phương pháp phân

tích xác suất được để xuất theo phương pháp này. Ngân hàng tiến hành chọn ngẫu

nhiên từng nhân tố giá trị và xác suất kèm theo. Từ kết quả này sẽ có một kết quả về

kết quả và hiệu quả của dự án đầu tư. Số lần chọn ngẫu nhiên tùy theo yêu cầu về mức

độ chính xác của phân tích. Từ việc phân tích xác suất sẽ cho chúng ta những kết quả

sau đây:

- Giá trị kỳ vọng của dự án

EV=

Trong đó:

EV là giá trị kỳ vọng

Pi là xác suất của biến cố i

Xi là giá trị của biến cố i

n là số biến cố

- Độ lệch tiêu chuẩn

δ = 2

Trong đó

Xi giá trị của biến cố i

Pi là xác suất của biến cố i

µ là giá trị mong đợi thường được xác định bằng giá trị kỳ vọng

Độ lệch tiêu chuẩn càng lớn thì mức độ rủi ro của dự án càng lớn.

Page 55: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 55

- Xác suất thành công của dự án

- Giá trị kỳ vọng khi dự án thành công

- Giá trị kỳ vọng khi dự án thất bại

Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này cần phải có phần mềm chuyên dụng

và đội ngũ có khả năng sử dụng phần mềm, có hệ thống cơ sở dữ liệu tốt. Đây chính

là lý do mà phương pháp này ít được ứng dụng.

Phương pháp mô phỏng của Monte CarloMô phỏng Monte Carlo là một công cụ để phân tích các hiện tượng có chứa

yếu tố rủi ro nhằm rút ra lời giải gần đúng. Nó còn được gọi là phương pháp thử

nghiệm thống kê. Mô phỏng Monte Carlo thường được sử dụng khi việc thực hiện các

thí nghiệm hoặc các phương pháp tính toán bằng giải tích gặp nhiều khó khăn hoặc

không thể thực hiện được, đặc biệt là khi sử dụng các máy tính số và không yêu cầu

những công cụ toán học phức tạp. Thực chất của mô phỏng này là lựa chọn một cách

ngẫu nhiên của các biến đầu vào (risk variables) ngẫu nhiên để có một kết quả thực

nghiệm của đại lượng tổng hợp cần phân tích. Quá trình đó được lặp lại nhiều lần để

có một tập hợp đủ lớn các kết quả thực nghiệm. Cuối cùng xử lý thống kê để có các

đặc trưng thống kê của đại lượng tổng hợp đó. Các bước tính toán, thực hiện có thể

tóm tắt như sơ đồ dưới đây

Bước 1: Mô hình toán học

Mô hình này xác định các mối quan hệ đại số giữa các biến số hàm số. Nó là

một tập hợp các công thức cho một vài biến số mà các biến này có ảnh hưởng đến kết

quả.

Bước 2: Xác định biến rủi ro (risk variables)

Phân tích độ nhạy sẽ được sử dụng trước khi áp dụng phân tích rủi ro để xác

định những biến số quan trọng nhất trong mô hình đánh giá dự án và giúp người phân

tích lựa chọn các biến số rủi ro quan trọng (những biến số này giải thích hầu hết các

rủi ro của dự án).

Bước 3: Xác định các dạng phân phối của các biến số

Khi lựa chọn dạng phân phối, người ta sử dụng dạng phân phối xác suất đa trị.

Các dạng phân phối xác suất cơ bản như: phân phối đều, phân phối tam giác, phân

phối chuẩn, phân phối dạng bậc thang. Phân phối dạng bậc thang có ích cho những

Page 56: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 56

trường hợp có nhiều ý kiến chuyên gia. Một loại phân phối bậc thang đặc biệt là phân

phối “bậc thang - rời rạc”, nó được dùng khi giá trị của một biến số có thể chỉ giả thiết

những con số phân biệt trong một phạm vi nào đó.

Bước 4: Xác định giới hạn phạm vi của hàm phân phối xác suất

Các giới hạn phạm vi được xác định bởi các giá trị nhỏ nất và lớn nhất. Đó là

các giá trị biến mà các biến số không được vượt qua. Với những phân phối dạng tam

giác hay bậc thang cũng cần xác định cụ thể những phạm vi phụ nằm bên trong hai

giới hạn. Xác định các giới hạn phạm vi cho các biến số dự án là một quá trình đơn

giản bằng cách thu thập và phân tích những dữ liệu có sẵn từ quá khứ của các biến rủi

ro, từ đó chúng ta có thể tìm được dạng phân phối xác suất phù hợp của nó.

Bước 5: Tạo ra các số ngẫu nhiên

Tìm cách phát ra hay lựa chọn một cách ngẫu nhiên kết cục của các biến ngẫu

nhiên với yêu cầu việc lựa chọn phải đảm bảo cho các kết cục có thể có phân phối xác

suất giống như phân xác suất ban đầu của các biến ngẫu nhiên. Trong thực tế, người ta

thường sử dụng sẵn bảng số ngẫu nhiên hay có thể lập các chương trình phát số ngẫu

nhiên để tạo ra các số đó.

Bước 6: Vận hành mô phỏng

Giai đoạn vận hành mô phỏng là công việc khó khăn nhất, mất nhiều thời gian

nhất, vì thế nó được dành cho máy tính. Quá trình trên được lặp đi lặp lại cho đến khi

đủ những kết quả cần thiết, cần phải thực hiện một số khá lớn những phép thử Monte

Carlo, có khi đến hàng trăm lần. Nói chung, số phép thử càng lớn, các kết cục trung

bình càng ổn định. Chọn số lần mô phỏng bao nhiêu là một vấn đề phức tạp. Tuy

nhiên thông thường số lần mô phỏng thường nằm trong khoảng 5.000-10.000lần.

Bước 7: Phân tích các kết quả

Cuối cùng là phân tích và giải thích các kết quả thu được trong giai đoạn vận

hành mô phỏng. Sử dụng các phép tính thống kê để xác định các đặc trưng thống kê

như kỳ vọng (mean), phương sai (variance)... của đại lượng tổng hợp cần phân tích.

Từ hàm phân phối xác suất tích luỹ của các kết quả, người ta có thể quan sát mức độ

mong đợi của kết quả dự án với từng giá trị đã cho bất kỳ. Vì vậy rủi ro của dự án

thường được biểu thị qua hàm phân phối xác suất tích luỹ.

Phương pháp mô phỏng Monte Carlo có ưu điểm đó là:

Page 57: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 57

- Cung cấp kết quả trong điều kiện xác suất

- Xem xét những rủi ro khác nhau

Tuy nhiên phương pháp này cũng có những hạn chế đó là:

- Đòi hỏi nhiều chi phí và thời gian

- Phải có xác suất của các biến đầu vào

- Khả năng giới hạn trong sự tương tác giữa các biến

- Phụ thuộc vào mô hình mô phỏng

Mỗi một phương pháp trình bày ở trên đều có những ưu điểm và hạn chế nhất

định. Tùy từng dự án mà cán bộ quan hệ khách hàng lựa chọn phương pháp thích hợp

để lượng hóa rủi ro.

2.4. Minh họa công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định tại BIDV Hà

Tây bằng một dự án

2.4.1. Giới thiệu về dự ánTên dự án: Đầu tư xây dựng bê tông 150 m3/h

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần xây dựng số 9

Loại hình dự án: Đầu tư thiết bị thi công

Sản phẩm dự án: Bê tông xi măng

Tổng mức đầu tư: 5.393.981.788 đ trong đó:

+ Vốn tự có 30%: 1.618.194.536 đ

+ Vốn TDTM: 3.775.784.252 đ

Hình thức đầu tư: đầu tư mới

Quy mô công suất: 150 m3/h

2.4.2. Giới thiệu về chủ đầu tưTên đơn vị: Công ty cổ phần

Đại diện theo pháp luận: Ông Phạm Văn Hải- chức vụ: Giám đốc

Trụ sở chính: Tầng 6&7, Nhà D9 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp cổ phần nhà nước chi phối

Vốn điều lệ: 21.000 triệu đồng

Trong đó vốn nhà nước chiếm 60% tương ứng với 12.600 triệu đồng

Ngành nghề kinh doanh: xây dựng

Nhu cầu vay:

Page 58: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 58

- Số tiền vay: 3.775.787.252 đồng

- Thời hạn vay: 54 tháng

- Mục đích vay: đầu tư thiết bị thi công

- Hình thức trả nợ: trả nợ gốc 2 lần/năm vào 25/06 và 25/12 hàng năm, lãi trả

vào 25 hàng tháng

Tài sản đảm bảo: Tài sản hình thành từ vốn vay là toàn bộ thiết bị xe bơm bê

tông của doanh nghiệp nêu trên để thế chấp vay vốn tại ngân hàng, giá trị tạm tính:

5.393.981.788 đồng.

2.4.3. Đánh giá rủi ro

2.4.3.1. Rủi ro từ khách hàng Rủi ro năng lực pháp lý của chủ đầu tư

Công ty Cổ phần xây dựng số 9 là doanh nghiệp có đủ tư cách pháp nhân, hồ

sơ pháp lý đầy đủ theo quy định của pháp luật.

- Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số 129/BXD-TC ngày

15/11/1977 và Quyết định thành lập lại doanh nghiệp nhà nước số 050A/BXD-TCLĐ

ngày 12/2/1993 của Bộ Xây dựng.

- Quyết định số 1737/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng ngày 04/11/2004 về việc

chuyển Công ty Xây dựng số 9 thuộc Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt

Nam thành Công ty Cổ phần.

- Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty ngày 16/11/2004

- Biên bản họp Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần xây dựng số 9

- Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần xây dựng số 9

- Quy chế tài chính Công ty.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103007318 ngày 12/09/2006 do

Phòng ĐKKD- Sở KHĐT thành phố Hà Nội cấp.

- Quyết định bổ nhiệm Giám đốc số 833 QĐ/CC9-TCHC ngày 27/07/2006 của

Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần xây dựng số 9

- Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng số 272 QĐ/CC9 ngày 19/03/2005 của

Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần xây dựng số 9

- Các tài liệu liên quan khác.

- Hội đồng quản trị:

Page 59: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 59

+ Ông : Hoàng Hợp Thương - Chủ tịch HĐQT

+ Ông : Phạm Văn Hải - Ủy viên HĐQT

+ Ông : Lê Văn Cầu - Ủy viên HĐQT

+ Ông : Bùi Minh Tường - Ủy viên HĐQT

+ Ông : Lại Văn Thăng - Ủy viên HĐQT

- Ban điều hành: + Ông: Phạm Văn Hải - Giám đốc điều hành.

+ Ông: Nguyễn Trường Hưng - Phó giám đốc

+ Ông: Cao Văn Nam - Phó giám đốc

+ Ông: Lê Văn Cầu - Phó giám đốc

+ Ông: Bùi Minh Tường - Phó giám đốc

+ Ông: Lại Văn Thăng - Kế toán trưởng.

- Ban kiểm soát: + Ông : Đặng Thanh Huân - Trưởng Ban .

+ Ông : Nguyễn Khắc Đạt - Thành viên.

+ Ông: Hoàng Tùng Lâm - Thành viên.

Như vậy, Công ty Cổ phần xây dựng số 9 có đầy đủ tư cách pháp nhân để tham

gia vào các quan hệ kinh tế và dân sự. Rủi ro về năng lực pháp lý của công ty là rất

thấp.

Rủi ro về năng lực quản lý điều hành của chủ đầu tư

Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của Công ty: nhận thầu xây lắp các công

trình dân dụng và công nghiệp, công trình kỹ thuật hạ tầng, các khu đô thị và khu

công nghiệpm thi công các loại nền máy, công trình có quy mô lớn, sản xuất kinh

doanh vật liệu xây dựng, xây dựng và phát triển nhà...

Mô hình tổ chức: tổng số CBCNVC của Công ty là 992 người. Các phòng ban

và các đơn vị trực thuộc: Phòng Tài Chính- Kế Toán, Phòng Đầu Tư, Phòng Kỹ thuật

và QLDA, Phòng Thiết bị- Công nghệ, Phòng Tổ chức lao động, 2 Chi nhánh và 1

Xưởng cơ khí trực thuộc Công ty:

- Chi nhánh Ninh Bình: Phường Bích Đào – Ninh Bình

- Chi nhánh Hồ Chí Minh: Phường Phú Nhuận – HCM

- Các đội công trình: Phân trải biến động theo yêu cầu SXKD

Page 60: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 60

Công ty Cổ phần xây dựng số 9 là đơn vị chuyên ngành thi công bê tông cốt

thép bằng phương pháp cốp pha trượt, trong suốt hơn 30 năm qua, tập thể CBCNV

Công ty Cổ phần Xây dựng số 9 đã và đang tham gia thi công hàng trăm công trình

xây dựng trên cả nước như: Hệ thống Silô, ống khói của các nhà máy xi măng Hoàng

Thạch, Bỉm Sơn, Bút Sơn, Nghi Sơn, Hoàng Mai, Hà Tiên, Sao Mai, Hải Phòng, Sông

Gianh, Cẩm Phả, Yên Bình, Thăng Long...; ống khói các nhà máy nhiệt điện Phả Lại,

Ninh Bình, Phú Mỹ, Uông Bí...; các đài nước Bắc Giang, Việt Trì, Vĩnh Long, An

Giang... Đến nay Công ty tự hào là nhà ứng dụng công nghệ cốp pha trượt hàng đầu

Việt Nam và là đơn vị độc quyền sáng chế về phương pháp nâng vật nặng trong thi

công xây lắp cùng với hệ thống ván khuôn trượt.

Trong bối cảnh thị trường thi công truyền thống bị thu hẹp, từ năm 2000 Công

ty đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ tiên tiến thi công các công trình giao thông và

được đánh giá là đơn vị có uy tín trong thi công các cầu đường bộ như: Cầu Quý Cao,

cầu vượt Nam Định, cầu Bàn Thạch, cầu Đà Rằng, các cầu trung thuộc dự án Đường

Hồ Chí Minh... Đồng thời, Công ty đã hợp tác với hãng Gleitbau để ứng dụng công

nghệ cốp pha trượt vào thi công các nhà cao tầng tại Khu đô thị mới Trung Hoà-Nhân

Chính, Hà Nội. Công nghệ này đã được tặng Huy chương vàng chất lượng tại Hội chợ

Ngành Xây dựng Việt Nam (CONEXPO) năm 2003. Hiện nay công nghệ này đang

được Công ty áp dụng thi công nhiều công trình nhà cao tầng tại các Khu đô thị ở Hà

Nội và đang triển khai sang các tỉnh thành trên cả nước. Theo định hướng phát triển

đa dạng ngành nghề SXKD của Tổng công ty và Công ty, từ năm 2000 đến nay, Công

ty đã tiến hành triển khai 2 dự án đầu tư xây dựng: Khu đô thị mới tại Nghi Phú-Vinh-

Nghệ An và Hạ tầng kỹ thuật Khu Đô thị Chi Đông-Quang Minh-Vĩnh Phúc. Bên

cạnh đó, Công ty còn triển khai các dự án đầu tư xe máy, thiết bị thi công và xây dựng

Xưởng gia công kết cấu thép tại Ninh Bình để tăng cường năng lực SXKD của Công

ty. Với việc áp dụng Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000

trong tất cả các lĩnh vực hoạt động SXKD, các sản phẩm của Công ty Cổ phần Xây

dựng số 9 không ngừng được hoàn thiện về chất lượng và giá thành, góp phần tăng

sức cạnh tranh của Công ty trong xu thế hội nhập hiện nay.

Như vậy, năng lực quản lý điều hành của ban lãnh đạo công ty là khá chặt chẽ.

Công ty Cổ phần Xây dựng số 9 (VINACONEX-9) là một doanh nghiệp hạng I

Page 61: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 61

chuyên thi công các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông trên khắp lãnh thổ

Việt Nam và đang hướng ra thị trường quốc tế. Tiềm năng mở rộng thị phần của công

ty rất khả quan. Rủi ro về năng lực và quản lý điều hành của công ty là rất thấp.

Rủi ro năng lực tài chính chủ đầu tư

- Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty

Bảng 2.2: Tình hình SXKD của Công ty Cổ phần Xây dựng số 9Đơn vị: triệu đồng

TT Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 Tăng trưởng

1 Giá trị tổng sản lượng 272.815 309.971 13,62%

2 Doanh thu 183.779 282.065 53,48%

3 Doanh thu thuần 183.779 230.774 25,57%

4 Tổng lợi nhuận trước

thuế

3.313 3.876 16,99%

5 Lợi nhuận sau thuế 2.409 3.736 55,08%

Nguồn: Hồ sơ vay vốn Công ty Cổ Phần xây dựng số 9

Nhận xét:

Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2006 tăng trưởng mạnh, giá trị sản lượng

tăng 13,62% trong khi doanh thu tăng 53,38%, chứng tỏ nỗ lực trong sản xuất. Bên

cạnh đó lợi nhuận tăng 16,99% với mức tuyệt đối đạt 563 triệu đồng.

- Tình hình tài chính doanh nghiệpBảng 3.2: Cơ cấu Tài sản- Nguồn vốn Công ty Cổ phần xây dựng số 9

Đơn vị: triệu đồng

KH Khoản mụcThời điểm

31/12/2006 31/12/2005

TÀI SẢN

A TÀI SẢN LưU ĐỘNG VÀ ĐẦU Tư NGẮN HẠN 383.581 322.778

I Tiền 22.640 21.520

1 Tiền mặt tại quỹ 22.640 21.520

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 21.000 0

III Các khoản phải thu 113.896 95.709

1 Phải thu của khách hàng 85.029 64.239

Page 62: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 62

2 Trả trước cho người bán 7.008 9.210

3 Các khoản phải thu khác 21.858 22.260

4 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 0 0

IV Hàng tồn kho 193.452 176.418

1 Hàng tồn kho 193.452 176.418

2Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

00

V Tài sản lưu động khác 32.591 29.131

1 Chi phí trả trước 12.136 8.160

2 Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 129 0

3 Tài sản ngắn hạn khác 20.327 20.970

B TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU Tư DÀI HẠN 31.969 23.007

I Tài sản cố định 24.949 18.584

1 Tài sản cố định hữu hình 18.974 16.272

- Nguyên giá 64.423 59.437

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) -45.449 -41.165

2 Tài sản cố định vô hình 994 1.042

- Nguyên giá 1.216 1.216

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) -222 -173

3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 4.981 1.269

II Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 6.540 4.190

III Tài sản dài hạn khác 479 233

Tổng tài sản 419.549 345.785

NGUỒN VỐN

A NỢ PHẢI TRẢ 393.772 328.464

I Nợ ngắn hạn 392.204 325.208

1 Vay và nợ ngắn hạn 56.549 45.025

2 Phải trả cho người bán 72.208 28.774

3 Người mua trả tiền trước 233.750 221.149

Page 63: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 63

4 Thuế và các khoản phải trả nộp Nhà nước 2.120 1.112

5 Phải trả công nhân viên 9.571 4.266

6 Chi phí phải trả 231 26

7 Phải trả cho các đơn vị nội bộ 1.910 7

8 Các khoản phải trả, phải nộp khác 25.790 24.877

II Nợ dài hạn 1.508 3.256

1 Vay và nợ dài hạn 1.130 3.081

2 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 377 174

B NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HŨU 21.838 17.321

I Vốn chủ sở hữu 21.838 17.310

1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 21.000 17.304

2 Quỹ đầu tư phát triển 408 0

3 Qũy dự phòng tài chính 185 0

4 Lợi nhuận chưa phân phối 245 6

II Nguồn kinh phí, quỹ khác 0 11

1 Quỹ khen thưởng và phúc lợi 0 11

Tổng nguồn vốn 415.549 345.785

Nguồn: Hồ sơ vay vốn Công ty Cổ Phần xây dựng số 9Nhận xét:

Năm 2006 quy mô tổng tài sản tăng mạnh, số tăng tuyệt đối 69.764 triệu đồng,

các khoản mục có sự biến động lớn nhất phải kể đến là:

+ Trong năm có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn lớn: 21.000 triệu đồng, thực

chất là tiền về từ các công trình được dùng làm tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng.

+ Các khoản phải thu tăng 18,18 triệu đồng, chủ yếu là phải thu từ khối lượng

xây lắp hoàn thành.

+ Hàng tồn kho cũng tăng 17,034 triệu đồng là do chi phí sản xuất dở dang

chưa quyết toán hình thành nên trong năm do khối lượng hợp đồng thi công lớn và tốc

độ triển khai thi công nhanh chóng.

+ Ngoài ra trong năm doanh nghiệp cũng đầu tư thêm một số tài sản cố định

bằng vốn vay nhưng mức tăng không đáng kể.

Page 64: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 64

+ Có được quy mô tài sản tăng nhanh như vậy là do trong năm đơn vị đã huy

động được một nguồn vốn dồi dào từ các khoản ứng trước của người mua, số tuyệt

đối tăng 66,996 triệu đồng. Đó cũng chính là nguyên nhân làm cho bảng cân đối kế

toán năm 2005 và 2006 có sự chênh lệch đáng kể, Vốn lưu động thường xuyên<0, số

chênh lệch tuyệt đối là -8632 triệu đồng. Thực tế, nợ ngắn hạn tăng cao do khoản mục

nhận ứng trước của người mua ở các công trình kinh doanh nhà ở tại khu ĐTM Nghi

Phú - thành phố Vinh và khu ĐTM Chi Đồng – Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, các công trình

lại không hoàn thành đúng tiến độ nên chưa quyết toán chuyển trả cho người mua

được. Công ty đã sử dụng nguồn ngắn hạn nói trên để đầu tư TSCĐ và đầu tư tài

chính ngắn hạn. Trong năm tới, công ty sẽ đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành và

bàn giao công trình cho người ứng trước.

- Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình SXKD của Công ty

+ Các chỉ tiêu khả năng thanh toán

Bảng 4.2: Các chỉ tiêu thanh toán của CTCP Xây dưng số 9TT Chỉ tiêu Công thức Năm 2006 Năm 2005

1 Khả năng thanhtoán ngắn hạn 0,98 0,99

2 Khả năng thanhtoán nhanh 0,485 0,36

Nguồn: Hồ sơ vay vốn Công ty Cổ Phần xây dựng số 9

Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán cho thấy tính thanh khoản trong năm 2006được nâng cao, trong đó hệ số khả năng thanh toán nhanh được cải thiện đáng kể.

+ Các chỉ tiêu về cơ cấu vốnBảng 5.2: Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn Công ty Cổ phần xây dựng số 9

TT Chỉ tiêu Công thức Năm 2006 Năm 2005

1 Hệ số tự tài trợ TSCĐ 68,3% 75,2%

2 Hệ số nợ 94,7% 95%

3 Hệ số vốn chủ sở hữu 5,2% 5%

Nguồn: Hồ sơ vay vốn Công ty Cổ Phần xây dựng số 9

Trong năm, nhờ tăng vốn chủ nên Doanh nghiệp đã thanh toán được các khoản

Page 65: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 65

nợ ngắn hạn, giảm bớt đáng kể hệ số nợ xuống còn 94,7%. Đây là một dấu hiệu tốt

đối với Ngân hàng về khả năng thanh toán nợ của Doanh nghiệp.

+ Các chỉ tiêu về khả năng hoạt động

Bảng 6.2: Các chỉ tiêu khả năng hoạt động Công ty Cổ phần xây dựng 9TT Chỉ tiêu Công thức Năm 2006 Năm 2005

1 Vòng quay hàng tồn kho 1,15 1,14

2 Vòng quay vốn lưuđộng 0,65 0,6

3 Vòng quay các khoảnphải thu 2,2 1,61

Nguồn: Hồ sơ vay vốn Công ty Cổ Phần xây dựng số 9

Vòng quay các khoản phải thu năm 2006 đã tăng nhiều so với năm 2005, điều

đó làm tăng hệ số thanh toán của doanh nghiệp.

+ Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi

Bảng 7.2: Các chỉ tiêu khả năng sinh lợi Công ty Cổ phần xây dựng 9

TT Chỉ tiêu Công thức Năm 2006 Năm 2005

1Tỷ suất lợi

nhuận/ tài sảnROA%

Thu nhập sau thuế0.9% 0,69%

Tổng tài sản

2Tỷ suất lợinhuận/ vốnROE%

Thu nhập sau thuế

17,11% 13,85%Vốn chủ sở hữu

3Tỷ suất lợinhuận gộp

Lợi nhuận gộp từ bán hàng7,5% 9,2%Doanh thu

4Doanh thu từtổng tài sản

Doanh thu65,34% 58,2%Tổng tài sản bình quân

5Thời gian

chuyển đổi HTKthành doanh thu

Hàng tồn kho bình quân9,6 9,6

Doanh thu trung bình tháng

6Tốc độ tăng

trưởng doanh thuDT kỳ hiện tại- DT kỳ trước

25,56% 18,32%Doanh thu kỳ trước

7 Tốc độ tăng Lợi nhuận kỳ hiện tại- lợi nhuận kỳ trước

Page 66: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 66

trưởng lợi nhuận 55,09% 40,95%Lợi nhuận kỳ trướcNguồn: Hồ sơ vay vốn Công ty Cổ Phần xây dựng số 9

Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động đều tăng cho thấy trong năm 2006, lợi nhuận

của doanh nghiệp đạt được cao.

Đánh giá chung về tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh

nghiệp: Trong năm 2006 doanh thu của công ty tăng 25,56%; lợi nhuận sau thuế

năm 2006 tăng lên nhiều so với lợi nhuận sau thuế năm 2005 với tốc độ tăng

55,09%. Có được kết quả này là do trong năm 2006 công ty đã hoàn thành đúng kế

hoạch những công trình trọng điểm góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận của

đơn vị như: Hầm chui trung tâm hội nghị quôc gia (khối lượng hoàn thành 33 tỷ-

chờ quyết toán); Nhà máy xi măng Cẩm Phả (khối lượng hoàn thành 95 tỷ); Nhà

máy xi măng Yên Bình (khối lượng hoàn thành 44 tỷ); Nhà máy xi măng Thăng

Long (khối lượng hoàn thành 33,5 tỷ). Như vậy, rủi ro về năng lực tài chính của

công ty là rất thấp.

- Quan hệ tín dụng

Công ty có quan hệ tín dụng thường xuyên với Ngân hàng Công thương

Nguyễn Trãi và Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây. Trong đó hạn

mức tín dụng duyệt tháng 04/2007 của đơn vị là 70 tỷ đồng.

Bảng 8.2: Tình hình quan hệ tín dụng của CTCP Xây dựng số 9 với TCTDĐơn vị: triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 30/05/2007

1Dư nợ ngắn han:

- Doanh số vay- Doanh số trả

22.52056.14452.410

28.52267.28161.256

34.79462.67058.885

2Doanh số trung, dài han:

- Doanh số vay- Doanh số trả

8850

354

5310

1.47

53100

Nguồn: Hồ sơ vay vốn Công ty Cổ Phần xây dựng số 9

Qua kiểm tra sử dụng vốn, các khoản vay tại Ngân hàng ĐT&PT Hà Tây được

sử dụng đúng mục đích, có vật tư đảm bảo.

Kết luận: Qua các bảng số liệu và phân tích, đánh giá một số chỉ tiêu giá trị

sản lượng, quan hệ tín dụng của đơn vị cho thấy Công ty Cổ phần xây dựng số 9 là

doanh nghiệp có đủ tư cách pháp nhân, hoạt động sản xuất kinh doanh tăng

Page 67: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 67

trưởng đều qua các năm và có hiệu quả, tình hình tài chính ổn. Vốn chủ sở hữu

năm 2006 tăng so với đầu năm thực hiện, khả năng tự chủ về tài chính của Công ty

khá tốt.

2.4.3.2. Rủi ro của dự án đầu tư Đánh giá định tính rủi ro đầu tư của dự án

- Rủi ro cơ chế, chính sách

Ngành nghề kinh doanh mà dự án hướng tới là xây lắp các công trình dân dụng

và công nghiệp, công trình hạ tầng, các khu đô thị và khu công nghiệp... Hiện nay,

Chính phủ đang khuyến khích các doanh nghiệp xây lắp phát triển theo hướng hiện

đại, nâng cao thị phần. Việc đầu tư mua xe bê tông mới phù hợp với định hướng,

chiến lược phát triển của ngành.

Dự án tuân thủ, chấp hành nghiêm ngặt các luật và quyết định hiện hành có

liên quan tới dự án.

Dự án chịu thuế suất thu nhập là 28%/năm. Cần phải xác định xem nếu thuế

thu nhập tăng lên 32% thì dự án có còn hiệu quả không.

Như vậy, dự án có mức rủi ro về cơ chế chính sách thấp, có thể chấp nhận

được.

- Rủi ro về thị trường, thu nhập, thanh toán

Trong năm 2007, Công ty sẽ tham gia nhiều công trình lớn như xi măng Bình

Phước, xi măng Bỉm Sơn, Bút Sơn, Chifon, Bình Phước... và trụ sở công ty kết hợp

văn phòng cho thuê. Công ty đã ký và cam kết thực hiện tối thiểu giá trị xây lắp các

công trình là 530.744 triệu đồng. Như vậy có thể đảm bảo về đầu ra của dự án, rủi ro

về thị trường, thu nhậ, thanh toán của dự án thấp.

- Rủi ro về kỹ thuật và vận hành

Công ty lựa chon loại xe bơm bê tông HCP 36-III

Nhãn hiệu: DAEWO- Hàn Quốc

Bơm của hãng: REXROTH- CHLB Đức

Sản xuất năm 2006

Công suất lý thuyết: 150cm3/h, công suất bơm bê tông thực đạt 130cm3/h

Tầm với cao 35,7m, với ngang 32m, với sâu 24,1m

Page 68: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 68

Về mặt kỹ thuật đây là loại xe bơm có thông số kỹ thuật cho thấy công suất

phù hợp với nhu cầu và năng lực thi công, độ bền tương đối cao, phụ tùng dễ thay thế,

tiêu hao ít nhiên liệu và giá cả hợp lý so với một số loại xe của Ý, Đức đồng thời chất

lượng lại cao hơn các loại xe của Trung Quốc. Tuy nhiên, thiết bị cấu tạo tương đối

phức tạp, khả năng xảy ra hư hỏng nhỏ ở các bộ phận là có thể. Thiết bị cũng có thể

phải di chuyển tới các địa điểm thi công khác nhau, nên có thể gặp rủi ro. Để hạn chế

rủi ro này, Công ty phải mua bảo hiểm cho thiết bị đầu tư.

Thết bị nhập khẩu phải được các cơ quan chức năng khẳng định về chất lượng.

Như vậy, rủi ro về kỹ thuật của dự án ở mức thấp

- Rủi ro về môi trường xã hội

Mức tiêu hao nhiên liệu của thiết bị thấp nên ô nhiễm không khí do xe bơm

gây ra ở mức chấp nhận được. Các thiết bị đầu tư của dự án chủ yếu phục vụ thi công

các công trình có địa thế cao, khu đông dân cư do đó vấn đề an toàn trong thi công và

mua bảo hiểm an toàn khi vận hành.

- Rủi ro về kinh tế vĩ mô

Do thiết bị phục vụ dự án là nhập khẩu do đó dự án có thể gặp rủi ro tỷ giá hối

đoái, khi đồng USD lên giá sẽ ảnh hưởng tới dòng tiền và lợi nhuận của dự án. Trong

năm 2006, giá xăng dầu trong nước và trên thế giới đang tăng và trong năm 2007 còn

tăng cao hơn, làm cho giá nhiên liệu để chạy máy bơm tăng lên, ảnh hưởng đến chi

phí và làm giảm lợi nhuận của dự án.

Như vậy, rủi ro về kinh tế vĩ mô của dự án có thể chấp nhận được, tuy nhiên

những rủi ro này có thể thay đổi trong dài hạn.

Kết luận: Qua việc phân tích định tính các rủi ro cho thấy dự án có mức rủi

ro có thể chấp nhận được và không có rủi ro đặc thù. Tuy nhiên, cần phải tiến

hành phân tích độ nhạy đối với các chỉ tiêu tài chính để có kết luận cuối cùng.

Đánh giá định lượng rủi ro của dự án.

Sau khi đã tổng hợp chi phí, doanh thu, và các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của

dự án, cán bộ quan hệ khách hàng sẽ tiến hành phân tích độ nhạy để đưa ra kết luận về

tính khả thi của dự án.

Bảng 9.2: Phân tích độ nhạy của dự án

Các mục Thay đổi NPV IRR

Page 69: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 69

Phương án cơ sở 306.231.707 đ 15,5%Chi phí đầu tư +10% 240.672.083 đ 13,27%Doanh thu -10% 210.537.682 đ 12,94%Thay đổi tỷ giá +20% 283.845.107 đ 14,81%

Nguồn: Hồ sơ vay vốn Công ty Cổ Phần xây dựng số 9

Kết luận: Khi doanh thu của dự án giảm 10% hoặc chi phí tăng 10% hay tỷ

giá hối đoái tăng 20% thì dự án vẫn đảm bảo hiệu quả tài chính, Công ty Cổ phần

Xây dựng số 9 có đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ đối với Ngân Hàng.

Như vậy dự án được Ngân hàng chấp nhận vay vốn.

2.4.3.3. Rủi ro cho vay của Ngân hàng.Hiện tại, Công ty đang được Ngân hàng cho vay, bảo lãnh trên cơ sở thế chấp

tối đa tài sản kết hợp tín chấp trên cơ sở năng lực tài chính và toàn bộ các nguồn thu

hợp pháp, giá trị tài sản bảo đảm nợ vay của công ty là 14.334.545.499 triệu đồng bao

gồm:

Bảng 10.2: Giá trị tài sản đảm bảo của CTCP Xây dựng số 9TT Đối tượng Loại tài sản Giá trị TSĐB

1 Thiết bị thi công Máy móc 1.178.798.337đ

2 Máy thi công Máy móc 539.542.983đ

3 Quyền sử dụng đất và tài sảntrên đất Đất và nhà 1.342.517.663đ

4 Dự án nhà điều hành D9 Nhà 6 tầng 1.642.967.765đ

5 Quyền đòi nợ các công trình Khối lượng xây lắphoàn thành 9.630.718.751đ

Tổng 14.334.545.499đ

Nguồn: Hồ sơ vay vốn Công ty Cổ Phần xây dựng số 9

Tài sản đảm bảo tiền vay tại thời điểm hiện tại được đánh giá là có tính thị

trường cao đảm bảo cho số tiền vay của Công ty tại Ngân hàng.

Nguồn trả nợ vay Ngân hàng từ khấu hao cơ bản TSCĐ sau đầu tư và lợi

nhuận sau thuế của dự án hàng năm bao gồm:

- Máy móc thiết bị dự kiến trích khấu hao cơ bản trong 5 năm

5.393.981.788đ/ 5năm = 776.568.827đ

- Dùng 70% giá trị khấu hao cơ bản để trả nợ Ngân hàng

Page 70: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 70

776.568.827*70% = 543.598.179đ

- Dùng LNST trong 4 năm đầu của dự án

Để đánh giá rủi ro cho vay, Ngân hàng đã chấm điểm doanh nghiệp theo hệ

thống định hạng tín dụng, doanh nghiệp đạt số điểm như sau:

- Điểm cho thông tin tài chính: 19,8

- Điểm cho thông tin phi tài chính: 57,42

Tổng điểm đạt được: 77,22

Xếp loại doanh nghiệp: A

Nhóm nợ: nhóm nợ 1

Kết luận: Phân tích dự án đầu tư cho thấy dự án có hiệu quả, có khả năng

trả đủ nợ gốc và lãi tiền vay.

2.4.4. Nhận xét về công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án:

Đầu tư xe bê tông 150m3/h

2.4.4.1. Mặt đạt được- Cán bộ quan hệ khách hàng đã tiến hành phân tích và đánh giá rủi ro theo

đúng quy trình do NHĐT&PTVN quy định với đầy đủ các bước từ khi nhận hồ sơ,

thu thập thông tin và đánh giá rủi ro doanh nghiệp và dự án đầu tư.

- Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, cán bộ đã độc lập phân tích các chi

tiêu tài chính, có so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành, đồng thời có đánh giá cả

những chỉ tiêu phi tài chính như tín nhiệm trong quan hệ với ngân hàng, năng lực

quản lý điều hành... để xếp hạng doanh nghiệp theo hệ thống chẩm điểm tín dụng của

NHĐT&PTVN từ đó đề xuất mức tín dụng hợp lý

- Cán bộ quan hệ khách hàng đã phân tích và đánh giá toàn diện rủi ro của dự

án cả định tính và định lượng, rủi ro tín dụng, việc đánh giá rủi ro kỹ thuật có tham

chiếu tới các văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành xây dựng ban hành.

2.4.4.2. Điểm thiếu sót- Trong việc định lượng rủi ro của dự án, cán bộ quan hệ khách hàng mới chỉ

thực hiện phương pháp phân tích độ nhạy chưa sử dụng phương pháp phân tích kịch

bản và xác suất để xác định xác suất xảy ra các rủi ro của dự án.

- Cán bộ chưa đề cập đến các yếu tố bên trong tác động đến ngành kinh doanh

của người vay như nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào.

Page 71: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 71

Như vậy, có thể khẳng định công tác phân tích và đánh giá rủi ro trong thẩm

định dự án đầu tưu xe bê tông 150 cm3/h có nhiều ưu điểm nhưng vẫn chưa hoàn

chỉnh. Những thiếu sót này xuất phát từ cả khách quan và chủ quan của Ngân hàng.

Do vậy, để chất lượng đánh giá rủi ro cao hơn thì cán bộ quan hệ khách hàng

NHĐT&PT Hà Tây cần khắc phục những thiếu sót trên để dần đưa công tác đánh giá

rủi ro trong thẩm định dự án lên một hiệu quả cao hơn.

2.5. Đánh giá thực trạng công tác quản lý rủi ro trong thẩm định dự ánđầu tư của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây

2.5.1. Những kết quả đạt đượcTrên địa bàn tỉnh Hà Tây, BIDV Hà Tây là ngân hàng có bề dày thành tích

trong công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư. Cùng với sự phát triển

của nền kinh tế đất nước nói chung và những cơ hội phát triển của tỉnh Hà Tây nói

riêng, ngày càng có nhiều dự án được hình thành với quy mô và tính chất ngày càng

phức tạp hơn. Do đó, việc đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cũng đòi hỏi yêu cầu

cao hơn. Hiện nay, với việc áp dụng quy trình quản lý mới, công tác đánh giá rủi ro

trong thẩm định dự án đã được thống nhất, khoa học, góp phần hạn chế rủi ro trong

đầu tư. Chất lượng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại BIDV Hà Tây

đã được nâng lên, thể hiện qua các mặt:

-Về quy trình đánh giá rủi ro

Có thể nói, quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án ở BIDV Hà Tây

khá hợp lý và khoa học. Sự sắp xếp các khâu trong quy trình rất mạnh lạc và có sự

phối hợp cao giữa các bộ phận, là cơ sở để kiểm tra và giám sát việc thực hiện công

việc đối với từng cán bộ quan hệ khách hàng và phát hiện ra sai sót một cách dễ dàng

hơn, đồng thời giúp Ngân hàng có thể đưa ra kết quả đánh giá chính xác hơn về dự án,

có được sự thống nhất trước khi lập tờ trình Ban lãnh đạo Ngân hàng. Cách làm việc

tập thể này cũng giúp Ngân hàng giảm thiểu được rủi ro đạo đức nghề nghiệp, nâng

cao trách nhiệm của mỗi cán bộ, góp phần vào việc hoàn thiện công tác thẩm định dự

án nói chung. Quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án luôn được cán bộ quan

hệ khách hàng thực hiện nghiêm túc theo trình tự và phương pháp đã nêu ở trên. Một

quy trình hợp lý kết hợp với sự tuân thủ nghiêm túc và linh hoạt của cán bộ đã góp

Page 72: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 72

phần tiết kiệm thời gian và nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm

định dự án.

-Về nội dung đánh giá rủi ro

Nội dung đánh giá rủi ro được BIDV Hà Tây xây dựng chi tiết, đầy đủ đảm

bảo sự logic. Khi đánh giá rủi ro của dự án đầu tư, cán bộ quan hệ khách hàng đã đề

cập đến tất cả các khía cạnh của dự án. Bên cạnh đó, cán bộ còn đề cập đến rủi ro đặc

thù của dự án. Ngoài việc đánh giá rủi ro của dự án, cán bộ còn đánh giá rủi ro của

chủ đầu tư và rủi ro tín dụng. Nhờ có sự phân tích và đánh giá rủi ro trên tất cả các

mặt mà các rủi ro của dự án đã được nhận diện, từ đó góp phần giảm thiểu rủi ro của

Ngân hàng khi cho các dự án đầu tư vay vốn.

-Về phương pháp đánh giá rủi ro

Khi đánh giá rủi ro của dự án, Ngân hàng đã áp dụng cả phương pháp định

tính và định lượng nhằm xác định một cách chính xác nhất các rủi ro tiềm ẩn của dự

án. Thông qua phương pháp định tính, bằng cách xác định rủi ro xảy ra trong trường

hợp nào, ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả của dự án mà cán bộ quan hệ khách

hàng có thể đưa ra các biện pháp để hạn chế rủi ro. Bằng việc phân tích độ nhạy của

dự án, mà cán bộ quan hệ khách hàng xác định được dự án nhạy cảm với yếu tố nào

và mức rủi ro có thể chấp nhận được. Dựa vào việc phân tích kịch bản và xác suất,

cán bộ đã xác định được xác suất xảy ra rủi ro của các dự án đầu tư. Dựa vào phương

pháp mô phỏng Monter Calo mà cán bộ quan hệ khách hàng xem xét các rủi ro trong

điều kiện xác suất và đánh ra được các rủi ro khác nhau.

-Về thời gian đánh giá rủi ro

Thời gian thẩm định trung bình là 15 ngày kể từ khi cán bộ quan hệ khách

hàng nhân được đầy đủ hồ sơ, trong đó thời gian giành cho công tác đánh giá rủi ro

chiếm từ 1- 2 ngày. Lượng thời gian này luôn được cán bộ quan hệ khách hàng của

BIDV Hà Tây đảm bảo đúng quy định tạo điều kiện cho dự án đi vào hoạt động đúng

kế hoạch. Như vậy, công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư đã đảm bảo

đúng yêu cầu về thời gian không gây chậm trễ chung cho tiến độ thẩm định, cũng như

tiến độ thực hiện dự án. Đây chính là lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng.

-Về đội ngũ cán bộ

Page 73: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 73

Năm 2007 trước yêu cầu củng cố đội ngũ cán bộ nhân viên để đáp ứng nhu cầu

phát triển, công tác tổ chức cán bộ đã được quan tâm đúng mức. Hiện nay BIDV Hà

Tây đã có một đội ngũ nhân sự với 142 người (tính đến hết 31/12/2008). Trong đó độ

tuổi bình quân của chi nhánh là 32,8 tuổi; tỷ lệ cán bộ ở độ tuổi dưới 30 là 52,65% đã

được đào tạo cơ bản về tài chính ngân hàng, tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học và trên

đại học đạt 81,45%; 15 cán bộ được đào tạo chính trị cao cấp và cử nhân.

Đội ngũ cán bộ của BIDV Hà Tây thường xuyên được đào tạo và đào tạo lại,

đào tạo cả trong nước lẫn nước ngoài, thường xuyên cập nhật kiến thức kinh doanh

mới, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học… để mỗi nhân viên đều trở

thành lợi thế cạnh tranh của Chi nhánh trong thời đại mới. Công tác đào tạo bài bản

được tiến hành đã tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng một đội ngũ nhân viên

thực sự năng động, chuyên nghiệp, nhạy bén, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và

chuẩn bị sẵn sàng cho việc hội nhập sâu rộng hơn của Chi nhánh.

-Về trình độ công nghệ, thông tin

Hiện tại, Ngân hàng đã cung cấp được hệ thống máy tính nối mạng, trong đó

có các phần mềm chuyên dụng phụ vụ cho công tác đánh giá rủi ro. Các thiết bị máy

móc hiện đại, các phương tiện làm việc thuận tiện cho các cán bộ đã được Ngân hàng

quan tâm một cách đầy đủ và thường xuyên hơn. Những công việc tính toán, soạn

thảo, lưu trữ ngày càng được thực hiện chính xác, nhanh chóng và khoa học hơn, các

phương tiện thông tin liên lạc hiện đại, điện thoại, máy fax, mạng nội bộ, mạng

Internet... giúp cán bộ quan hệ khách hàng thu thập, khai thác các nguồn thông tin có

hiệu quả và chính xác hơn, góp phần vào việc nâng cao chất lượng thẩm định dư án

nói chung và đánh giá rủi ro trong thẩm định dư án nói riêng.

Cán bộ quan hệ khách hàng đã thu thập đầy đủ thông tin liên quan đến khách

hàng và dư án đầu tư. Thông tin thu thập được cán bộ quan hệ khách hàng xem xét

kỹ càng để xác định xem thông tin có đáng tin cậy hay không. Ngoài việc phân tích

các chỉ tiêu của dư án và chủ đầu tư, cán bộ còn so sánh, đối chiếu với các chỉ tiêu

của ngành nhằm xem các chỉ tiêu của dư án có phù hợp với chiến lược phát triển của

ngành không.

- Những kết quả đạt được thông qua hoạt động cho vay đối với dự án đầu tư

của BIDV Hà Tây

Page 74: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 74

Bảng 11.2: Tình hình cho vay theo dự án đầu tư của BIDV Hà Tây 2005-2008Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm2005

Năm2006

Năm2007

Năm2008

Chênh lệch2006/2005

Chênh lệch2007/2006

Chênh lệch2008/2007

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền CL TL% CL TL% CL TL%

Doanh sốcho vay 414 516 573 647 102 24,636 57 11,04 74 12,91

Thu nợ gốc 308 383,8 486,62 621,32 75,8 24,61 102,82 26,79 134,7 27,68

Thu lãi 9,98 16,36 23,78 43,77 6,38 63,93 7,42 45,35 19,99 84,06

Nguồn: Phòng Kế hoạch và Nguồn vốn Chi nhánh BIDV Hà Tây

Biều đồ 1.2: Hoạt động cho vay đối với dư án đầu tư tại

BIDV Hà Tây giai đoạn 2005-2008Đɳn vˢ: t đ˪ng

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay theo dự án tăng từ 414 tỷ đồng

năm 2005 lên 647 tỷ đồng năm 2008. Có sự gia tăng cả về thu nợ gốc và thu nợ lãi,

cụ thể: thu nợ gốc tăng từ 308 tỷ đồng năm 2005 lên 621,32 tỷ đồng; thu lãi tăng từ:

9,98 tỷ đồng năm 2005 lên 43,77 tỷ đồng năm 2008. Điều đó cho thấy, các dự án do

Page 75: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 75

Chi nhánh tài trợ đều hoạt động hiệu quả, chủ dự án thanh toán đầy đủ hạn do vậy có

thể khẳng định chất lượng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án của BIDV

Hà Tây đến thời điểm hiện tại là rất khả quan.

Bảng 12.2: Tỷ lệ nợ quá hạn của các dư án đầu tư tại

BIDV Hà Tây giai đoạn 2005 - 2008Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tổng dư nợ 916 1104 1338 1647

Tỷ lệ nợ quá hạn % 0,46% 0,27% 0,08% 0,04%

Tỷ lệ nợ quá hạn củacác dư án đầu tư % 0,08% 0,06% 0,03% 0%

Nguồn: Phòng Kế hoạch và Nguồn vốn Chi nhánh BIDV Hà Tây

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ quá hạn của các dư án đầu tư tại

BIDV Hà Tây giai đoạn 2005- 2008

Đɳn vˢ: %

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ lệ nợ quá hạn của các dư án đầu tư giảm rõ rệt

so với năm 2005. Số dư án phải điều chỉnh kỳ hạn nợ trong năm 2005, 2006 là 2 dư

Page 76: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 76

án, và năm 2007 là 1 dư án. Số dư án nợ quá hạn trong năm 2005, 2006 là 2, năm

2007 là 1 và năm 2008 là 0 dư án. Điều đó cho thấy các dư án mà Ngân hàng cho vay

ngày càng có tính khả thi, có đủ khả năng trả nợ. Có được điều đó là do công tác thẩm

định dư án nói chung và công tác đánh giá rủi ro nói riêng đã được thưc hiện tốt, loại

bỏ được nhưng dư án không có tính khả thi, nhờ đó mà tránh nguy cơ tăng nợ xấu và

nợ khó đòi. Các dư án được đánh giá rủi ro khá kỹ càng và đã đảm bảo đúng thời hạn

hoàn trả vốn vay cho Ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng còn đảm bảo đúng về thời gian

thẩm định và đánh giá rủi ro, nhanh chóng trả lời khách hàng dư án có thể đi vào hoạt

động đúng thời hạn, không bỏ lỡ cơ hội đầu tư của chủ đầu tư.

2.5.2. Những hạn chế trong công tác quản lý rủi ro thẩm định dự án đầutư tại BIDV Hà Tây.

- Hạn chế về nội dung đánh giá rủi ro

Trong quá trình thẩm định để xác định các rủi ro của dư án, cán bộ quan hệ

khách hàng chưa thẩm định nhu cầu tổng vốn đầu tư ban đầu. Bởi trong nhiều trường

hợp, chủ đầu tư thường có xu hướng nâng cao mưc vốn đầu tư ban đầu. Và việc thẩm

định lại nhu cầu vốn đầu tư phải dưa vào dư toán của chủ đầu tư. Với nhưng dư án

lớn, sư dụng trang thiết bị công nghệ hiện đại, phưc tạp, thiếu thông tin rất khó để cán

bộ quan hệ khách hàng xác định được nhu cầu thưc sư về vốn của chủ đầu tư. Chính

vì lý do trên mà khả năng xảy ra rủi ro đối với nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn.

Việc xác định chi phí và nhiều khoản mục chi phí đôi khi còn bị cán bộ quan

hệ khách hàng bỏ qua hoặc mặc nhiên chấp nhận định mức của chi phí do Doanh

nghiệp đưa ra. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tới độ chuẩn mực của dự án, đồng thời sẽ

tạo thêm nhiều khó khăn cho cả khách hàng và Ngân hàng trong những trường hợp

bất lợi của thị trường.

Cán bộ mới chỉ chú trọng nhiều đến thời gian thu hồi vốn và nguồn trả nợ của

dư án mà chưa quan tâm đến vòng đời của dư án. Chính vì vậy, Ngân hàng sẽ gặp

nhiều khó khăn khi thị trường có biến động về tài chính như lạm phát, đồng tiền mất

giá,… Điều này sẽ tác động không nhỏ đến khả năng hoạt động của Ngân hàng.

Công tác tái thẩm định dự án sau khi cho dư án vay vốn chưa được Ngân

hàng quan tâm đúng mức. Một số dự án không phát huy được hiệu quả theo kỳ vọng

Page 77: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 77

nhưng chưa được Ngân hàng đánh giá và nhìn nhận một cách khách quan, độc lập, do

vậy chưa đánh giá đúng mức hiệu quả của vốn đầu tư. Việc đầu tư có hiệu quả hay

không sẽ quyết định đến khả năng hoàn trả vốn vay vủa Doanh nghiệp đối với Ngân

hàng. Vì vậy mà Ngân hàng cần quan tâm đến việc thẩm định lại dư án khi dư án đi

vào hoạt động.

- Hạn chế về phương pháp đánh giá rủi ro

Trong việc sư dụng phương pháp phân tích độ nhạy để lượng hóa rủi ro của

dư án, cán bộ quan hệ khách hàng mới chỉ xem xét hiệu quả của dư án khi có một yếu

tố thay đổi mà chưa xét đến trường hợp nhiều yếu tố cùng thay đổi một lúc.

Trong việc sư dụng phương pháp phân tích kịch bản và xác suất thì số lượng

kịch bản còn bị hạn chế. Phương pháp này đòi hỏi phải có phần mềm chuyên dụng và

đội ngũ chuyên gia có khả năng sư dụng phần mềm, có hệ thống cơ sở dư liệu tốt. Do

tính phưc tạp của phương pháp mà nhiều khi cán bộ quan đã bỏ qua, không sư dụng

để lượng hóa rủi ro mà chỉ dưng lại ở việc sư dụng phương pháp phân tích độ nhạy.

- Hạn chế về đội ngũ cán bộ

Ngân hàng có một đội ngũ cán bộ trẻ, tuy được đào tạo chuyên sâu về nghiệp

vụ và có sư nhiệt tình trong công tác nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong thẩm định dư

án nói chung và đánh giá rủi ro của dư án nói riêng. Chính vì thiếu kinh nghiệm nên

còn gặp nhiều khó khăn trong thẩm định và đánh giá rủi ro của dư án ở các lĩnh vưc

khác nhau. Đôi khi công tác thẩm định và đánh giá rủi ro còn cưng nhắc, chưa linh

hoạt trong việc xư lý các nội dung thẩm định và áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro.

Vì vậy mà nhiều khi việc đánh giá rủi ro của dư án chưa thưc sư hiệu quả.

- Hạn chế về trình độ công nghệ

Hiện nay, Ngân hàng chưa có phần mềm chuyên dụng để lượng hóa rủi ro

của các dư án. Việc phân tích độ nhạy của dư án sư dụng phần mềm excel, đối với các

dư án phưc tạp sẽ kéo dài thời gian tính toán. Ngân hàng chưa có phần phềm riêng để

hỗ trợ cho việc sư dụng phương phân tích kịch bản, xác suất và phương pháp mô

phỏng Montel Carlo. Do đó mà 2 phương pháp đó ít được sư dụng để lượng hóa rủi

ro.

- Hạn chế về thông tin

Page 78: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 78

Để công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dư án có hiệu quả thì việc thu

thập và xư lý thông tin liên quan đến khách hàng và dư án đầu tư là rất quan trọng.

Tuy nhiên, công tác thu thập và xư lý thông tin chưa được thưc hiện tốt ở Ngân hàng.

Các thông tin mà cán bộ quan hệ khách hàng có được chủ yếu là do chủ đầu tư cung

cấp. Thông tin mà chủa đầu tư cung cấp để vay vốn thường có nhiều thiếu sót. Họ

thường dấu những thông tin bất lợi cho phía họ.

Vì vậy, để cập nhật và xử lý thông tin kịp thời, đầy đủ, cán bộ quan hệ khách

hàng cần đặc biệt lưu ý thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (kể cả thông tin

trái ngược) để phân tích, đánh giá. Từ đó có những kết luận thẩm định dự án nói

chung và đánh giá rủi ro của dư án một cách khách quan, toàn diện về các nội dung

của dư án.

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất: Nền kinh tế Việt Nam còn có nhiều khó khăn, bất ổn và dễ chịu

những tác động từ bên ngoài, đồng thời còn phải đương đầu với nhiều rủi ro, bất ổn,

cạnh tranh trong quá trình hội nhập và phát triển. Kinh tế chưa phát triển nên hệ

thống thông tin trong nền kinh tế giúp cho công tác đánh giá rủi ro còn nghèo nàn,

thông tin chưa minh bạch thiếu độ chính xác. Các Ngân hàng chủ yếu dưa vào thông

tin tư phía khách hàng mà đa số các thông tin đó thiếu sư khách quan. Tình trạng này

làm cho nội dung và phương pháp đánh giá rủi ro bị thiếu hụt nhiều, tạo nên xu hướng

đơn giản hóa trong việc phân tích và đánh giá rủi ro. Có thể nói đây là cội nguồn của

các nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác đánh giá rủi ro của các dự án tại các

NHTM.

Thứ hai: Khách hàng vay vốn theo dư án đầu tư tại BIDV Hà Tây rất đa dạng

và ngành nghề kinh doanh của họ cũng rất đa dạng nên khó có thể đánh giá chính xác

được mưc độ tin cậy và khả năng kinh doanh của họ nếu mới tiếp xúc lần đầu. Do vậy

trong một số trường hợp khách hàng không cung cấp thông tin trung thưc về tình hình

sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính khiến Ngân hàng khó khăn trong việc đánh

giá rủi ro của khách hàng. Bên cạnh đó, tình trạng lập dự án thiếu tính chính xác, thiếu

căn cứ khoa học của chủ đầu tư đã làm cho công tác thẩm định nói chung và đánh giá

Page 79: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 79

rủi ro nói riêng gặp không ít khó khăn. Một số các chủ đầu tư khi lập dự án thường chỉ

tập trung vào một số những nội dung chính mang tính nghiên cứu chủ đạo, thiếu sự

hợp lý cần thiết và rất chiếu lệ. Điều này một phần là do sự thiếu hụt về thông tin

cũng như sự hạn chế về công nghệ, một phần cũng là do hạn chế về năng lưc lập dư

án của doanh nghiệp. Hạn chế này cũng là một nguyên nhân khách quan làm cho công

tác đánh giá rủi ro mất nhiều thời gian và thiếu chính xác.

Thứ ba, Tình hình thị trường giá cả nói chung, thị trường giá cả tiền tệ nói

riêng còn nhiều bất ổn. Tỷ lệ lạm phát cao đã gây ảnh hưởng xấu đến việc lượng hóa

rủi ro của dư án.

Thứ tư, môi trường Pháp lý trong hoạt động tín dụng ngân hàng còn nhiều bất

cập. Một số cơ chế chính sách, các Quyết định - Nghị định, các văn bản chế độ luật

của Ngân hàng còn nhiều kẽ hở dễ bị khai thác trong quá trình thực hiện các mối quan

hệ tín dụng của Doanh nghiệp với Ngân hàng. Hơn nữa, việc có những thay đổi

thường xuyên của các chế độ chính sách như hiện nay cũng làm cho ngân hàng khó có

thể đưa ra những nhận xét chính xác trong tương lai, do vậy gây ảnh hưởng không

nhỏ đến hiệu quả của công tác đánh giá rủi ro của dự án.

2.5.3.2. Nguyên nhân ch quan

Thư nhất: Đội ngũ cán bộ còn trẻ nên thiếu kinh nghiệm, chưa áp dụng được

nhiều phương pháp đánh giá rủi ro. Hơn nưa, số lượng cán bộ còn thiếu mà khối

lượng công việc rất lớn, phải đảm bảo đúng tiến độ thời gian thẩm định nên tình trạng

làm thêm giờ là rất phổ biến. Điều này gây ra áp lưc và căng thẳng trong công việc

nên giảm hiệu quả của công tác đánh giá rủi ro.

Thứ hai: Công nghệ của Ngân hàng đã được chú trọng trong thời gian qua

nhưng vẫn chưa thưc sư đáp ưng được tốc độ phát triển của thị trường. Nhìn chung

các phần mềm mà Ngân hàng ưng dụng đều là phần mềm mới, tuy nhiên công tác

triển khai chậm hoặc triển khai thiếu đồng bộ và khi triển khai xong một số bộ phận

lại chưa tạo được một cơ chế nhằm khai thác hiệu quả công nghệ đó do đó công tác

thẩm định nói chung và đánh giá rủi ro nói riêng vẫn còn hạn chế.

Thứ ba: Thị trường của dư án đóng vai trò rất quan trọng trong đánh giá rủiro của dư án. Lượng thông tin này rất đa dạng, phong phú và có tính chất quyết địnhđến sư tồn tại của dư án. Muốn có được thông tin đầu vào đầu ra của sản phẩm đòi hỏi

Page 80: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 80

cán bộ quan hệ khách hàng phải tích cưc chủ động tìm kiếm và phân tích. Đây cũng làkhó khăn lớn đối với cán bộ quan hệ khách hàng khi đánh rủi ro về thị trường, thunhập, thanh toán của dư án.

Page 81: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 81

Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công

tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư của

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây3.1.Định hướng phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây

3.1.1. Định hướng chung về hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Tây

Xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn, từ xu hướng phát triển của

Ngân hàng và thực hiện sự chỉ đạo nhất quán của NHĐT&PT Việt Nam, phát huy

thành tích đạt được trong các năm 2007, 2008, ban lãnh đạo Ngân hàng xác định 2009

là năm quyết định trong kế hoạch 2005 – 2010 của Chi nhánh nhằm thực hiện mục

tiêu định hướng phát triển Chi nhánh trên địa bàn tỉnh Hà Tây. Vì vậy kế hoạch kinh

doanh trong năm 2009 cần tạo ra bước đột phá trong hoạt động kinh doanh, phấn đấu

đạt mức tăng trưởng cao, an toàn, bền vững và hiệu quả.

Mục tiêu của ban lãnh đạo Ngân hàng là xây dựng Chi nhánh lớn mạnh, trở

thành một NHTM năng động, có sức cạnh tranh khá trên địa bàn, phát triển theo mô

hình ngân hàng bán lẻ, sản phẩm dịch vụ đa dạng, chất lượng cao, góp phần nâng cao

thị phần và vị thế của Chi nhánh trên thị trường. Nâng cao hiệu quả kinh doanh, phấn

đấu đạt lợi nhuận sau thuế bình quân đầu người 100trđ/người/năm. Các chỉ tiêu hiệu

quả khác tương đương với mức bình quân của ngành, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận

nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tài sản và dư nợ.

Tiếp tục giữ mối quan hệ tốt với khách hàng mục tiêu (các công ty cổ phần,

công ty TNHH, doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô vừa và nhỏ hoạt động

trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thương mại – dịch vụ, kinh doanh xuất nhập

khẩu,...). Đồng thời tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nâng cao chất

lượng dịch vụ và văn minh giao dịch của cán bộ. Duy trì mối quan hệ tốt với khách

hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới, khách hàng tiềm năng.

Chi nhánh NHĐT&PT Hà Tây quán triệt thực hiện chiến lược phát triển toàn

hệ thống để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, cụ thể như sau:

Page 82: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 82

Bảng 1.3: Kế hoạch kinh doanh năm 2009 của Chi nhánh BIDV Hà TâySTT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2009

I Các chỉ tiêu chính

1 Chênh lệch thu chi trước trích DPRR Tỷ VND 91,3

2 Dư cuối kỳ Tỷ VND 1.800

3 Huy động vốn Tỷ VND 2.950

4 Nợ xấu % 1,6%

II Các chỉ tiêu quản lý – chỉ đạo điều hành

1 Thu dịch vụ ròng Tỷ VND 34

2 Dư tín dụng bán lẻ Tỷ VND 210

3 Dư tín dụng bình quần Tỷ VND 1.700

4 Thu phí dịch vụ bảo hiểm Tỷ VND 3

5 Huy động vốn tư tổ chưc tài chính Tỷ VND 450

6 Huy động vốn tư doanh nghiệp Tỷ VND 1.300

7 Huy động vốn tư cá nhân Tỷ VND 1.200

8 Trung dài han/tổng dư nợ % 50%

9 Ngoài quốc doanh/tổng dư nợ % 63%

10 Dư tín dụng bán lẻ/tổng dư nợ % 11,7%

11 Giảm lãi treo % 0%

12 Trích dư phòng Tỷ VND 8

Nguồn: Phòng kế hoạch và Nguồn vốn BIDV Hà Tây

3.1.2. Phương hướng mở rộng & tăng trưởng tín dụng

Thứ nhất, tăng trưởng tín dụng với mục tiêu hiệu quả và an toàn

– Trên cơ sở tình hình trên địa bàn, chính sách, chiến lược phát triển kinh tếcủa địa phương – tiến hành phân tích, đánh giá để có được chính sách đầu tư tín dụngphù hợp với điều kiện và nhân lực của Chi nhánh.

– Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu tín dụng: giảm tỷ trọng cho vay xây lắp,tăng cho vay ngắn hạn, cho vay ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ và dân

Page 83: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 83

cư, tăng cho vay có bảo đảm bằng tài sản. Tăng cường mở rộng công tác tiếp thị tìmkiếm khách hàng mới, khách hàng XNK, hộ làng nghề, hộ thu nhập cao và CBCNV .

– Đẩy mạnh các biện pháp đảm bảo an toàn vốn tín dụng: gia tăng tài sản, tăngcho vay đồng tài trợ với các tổ chức tín dụng trên địa bàn, tăng cường hợp tác đồng tàitrợ để giảm bớt áp lực về vốn, phân tán rủi ro.

– Tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ xấu, tận thu hồi nợ hạch toán ngoại bảng, thu lãitreo và trích lập đủ Quỹ dự phòng rủi ro, đảm bảo chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ratrong hoạt động tín dụng.

– Phổ biến kịp thời các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của nhànước, của Ngành về hoạt động tín dụng. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tácthu thập, cung cấp thông tin tín dụng, thông tin phòng ngừa rủi ro để hỗ trợ quá trìnhcho vay và quản lý tín dụng.

Thứ hai, chính sách đối với các nhóm đối tượng khách hàng hiện có

– Chủ động cho vay những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, sảnphẩm có sức cạnh tranh cao, làm ăn có hiệu quả, trên cơ sở phương án sản xuất kinhdoanh và dự án khả thi.

– Nhóm khách hàng có tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh gặp khó khăntạm thời, chi nhánh phân tích, đánh giá – nếu đảm bảo khả năng trả nợ đầy đủ sau khiđược ngân hàng hỗ trợ thì áp dụng biện pháp duy trì quan hệ tín dụng có kiểm soátđặc biệt theo đúng quy định và xác định lộ trình trả nợ cụ thể.

– Nhóm khách hàng đặc biệt khó khăn, không còn có khả năng phục hồi, chinhánh kiên quyết dừng cho vay, áp dụng mọi biện pháp tận thu nợ (có thể )

– Đối với việc tiếp cận để mở rộng khách hàng mới, chi nhánh chỉ lựa chọn,tiếp thị quan hệ tín dụng đối với những khách hàng đáp ứng được các điều kiện về tíndụng: có tình hình tài chính rõ ràng, lành mạnh, kinh doanh có lãi; có phương án sảnxuất kinh doanh khả thi; có vốn tự có tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh; cótài sản đảm bảo nợ vay theo đúng quy định.

Page 84: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 84

3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm

định dự án tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây

3.2.1. Nâng cao năng lư c của đội ngũ cán bộ

Trong công tác thẩm định nói chung và đánh giá rủi ro của dư án đầu tư nói

chung, đội ngũ cán bộ là người chịu trách nhiệm chính và quyết định đến chất lượng

thẩm định và đánh giá rủi ro. Để đáp ứng tốt hơn những yêu cầu về tổ chức nâng cao,

bồi dưỡng kiến thức thẩm định, đánh giá rủi ro cần tập trung giải quyết một số vấn đề

cụ thể như:

- Xây dựng một đội ngũ chuyên viên thẩm định giỏi trên cơ sở rà soát lại đội

ngũ cán bộ thẩm định, xem xét và chuyển các cán bộ không đáp ứng được yêu cầu

sang làm nhiệm vụ khác, bố trí cán bộ có trình độ, bản lĩnh, tính thần trách nhiệm cao,

có tinh thần tự học tập và rèn luyện nâng cao kiến thức vào các khâu chủ chốt trong

quá trình thẩm định DA.

- Có chính sách ưu đãi để tăng cường trách nhiệm, ý thức và tinh thần vươn lên

tự hoàn thiện của mỗi cán bộ. Khuyến khích phát huy sáng kiến, tổ chức phát động

các đợt thi đua trong từng năm và tổng kết khen thưởng kịp thời trong từng đợt.

- Tạo điều kiện cho các chuyên viên trẻ tiếp tục học tập nâng cao nghiệp vụ,

chuyên môn, học tin học, ngoại ngữ đồng thời tiếp tục bổ sung các nhân viên có trình

độ; có chính sách ưu đãi để thu hút đội ngũ chuyên gia giỏi, mời làm cố vấn hoặc

cộng tác viên.

- Định kỳ tổ chức những lớp học đào tạo và đào tạo lại cho các cán bộ thẩm

định (theo các chuyên đề khác nhau: Chuyên đề về phân tích tài chính doanh nghiệp,

chuyên đề về xác định phương án vay vốn và trả nợ vốn vay, chuyên đề về tính toán

hiệu quả đầu tư dư án, chuyên đề đánh giá rủi ro của dư án...). Các lớp học nên được

tổ chức tập trung, có kiểm tra, đánh giá kết quả cụ thể và nên tổ chức vào thời gian ít

công việc (đầu năm). Bên cạnh đó, cần cử các cán bộ có năng lực theo học những

khoá đào tạo chuyên ngành về thẩm định dư án ở trong nước và nước ngoài.

- Tập hợp các sáng kiến, đề xuất, đề án nghiên cứu có giá trị để phổ biến cho

cán bộ thẩm định trong toàn hệ thống.

Page 85: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 85

3.2.2. Hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng và dự án đầu tưThiết lập hệ thống thông tin và đảm bảo thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời

cho công tác thẩm định dự án. Để cập nhật và xử lý thông tin kịp thời, đầy đủ, cán bộ

thẩm định cần đặc biệt lưu ý thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (kể cả thông

tin trái ngược) để phân tích, đánh giá. Từ đó có những kết luận thẩm định dự án đầu

tư và đánh giá rủi ro của dư án một cách khách quan, toàn diện về các nội dung của

dư án. Các nguồn thông tin có thể và cần phải thu thập là thông tin do điều tra trực

tiếp và thông tin do thu nhập từ bên ngoài.

Thông tin do điều tra trực tiếp xuất phát từ nguồn thông tin do báo cáo, xây

dựng để vay vốn thường có nhiều thiếu sót. Họ thường dấu những thông tin bất lợi

cho phía họ. Vì vậy, Ngân hàng chỉ có thể nắm bắt được những thông tin này bằng

cách điều tra thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp với khách hàng vay vốn. Nhờ

tính chất linh hoạt của việc phỏng vấn, cán bộ quan hệ khách hàng có thể tìm ra

những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác thẩm định và đánh giá rủi ro của dư án

mà trong hồ sơ vay vốn khách hàng không đề cập đến, hay có thể phát hiện ra những

thông tin thiếu chính xác để có biện pháp xử lý.

Trước khi tìm hiểu thông tin qua tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cần chuẩn bị

sẵn một chương trình chi tiết, bao gồm một loạt những vấn đề cần được tìm hiểu hoặc

cần được giải đáp về tình hình tài chính của khách hàng. Cán bộ quan hệ khách hàng

phải hướng người được hỏi trả lời theo ý mình, thông qua đó nắm bắt được những

thông tin mà mình cần thu thập. Từ đó, nhanh chóng tập hợp, phân tích các thông tin

để đánh giá đúng thực tế về tình hình của khách hàng.

Thông tin thu thập từ bên ngoài bao gồm:

Thông tin từ các công ty kiểm toán (nguồn số liệu chính xác về hoạt động tài

chính của khách hàng giúp cho cán bộ thẩm định đánh giá đúng về khả năng tài chính

trong việc vay, trả, khả năng cạnh tranh của khách hàng và xu hướng phát triển của

khách hàng trong tương lai,...), thông tin từ cơ quan thuế, thông tin từ báo chí, phát

thanh, truyền hình, mạng thông tin điện tử,.. đây là những nguồn cung cấp thông tin

hàng ngày rất quan trọng và có giá trị đối với công tác thẩm định.

Page 86: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 86

Bên cạnh đó, thường xuyên có sự phối hợp, trao đổi cập nhật thông tin giữa

cán bộ thẩm định nhằm đánh giá chính xác xu hướng vận động của đầu tư và dự đoán

những rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo các kết luận thẩm định đúng đắn và phù hợp với

thực tế.

3.2.3.Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý các dự án đầu tư cho vay vốnKiểm tra là một trong các bước trong quá trình quản lý khoản vay và là một

bước quan trọng nhằm kiểm tra việc sử dụng vốn vay của người đi vay có đúng với

mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hay không nhằm hạn chế rủi ro vay

vốn. Hiện nay, việc kiểm tra này chưa được cán bộ tín dụng thực hiện một cách triệt

để mà chỉ kiểm tra cho có hình thức nhằm hợp thức hóa hồ sơ tín dụng. Thông thường

cán bộ quan hệ khách hàng/ tín dụng phải kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

- Kiểm tra trước khi cho vay: kiểm tra các điều kiện vay vốn của khách hàng

như: hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, nhu cầu vay vốn.

- Kiểm tra trong khi cho vay giúp cho cán bộ quan hệ khách hàng/ tín dụng

cho vay đúng đối tượng, nhu cầu vay của khách hàng, việc kiểm tra trên thông

thường dựa trên hóa đơn tài chính, hợp đồng kinh tế...

- Kiểm tra sau khi cho vay: sau khi cho vay cán bộ quan hệ khách hàng/ tín

dụng cần kiểm tra xem khách hàng có sử dụng khoản vay đúng mục đích để nghị vay

không, nếu có những dấu hiệu nào cho thấy người vay sử dụng vốn vay sai mục đích

thì cán bộ tín dụng sẽ kịp thời có biện pháp xử lý (nhắc nhở người đi vay nếu sai

phạm lần đầu hoặc thu hồi vốn vay trước hạn nếu người đi vay vẫn tiếp tục sai phạm).

Thường kiểm tra thực tế tài sản sau khi vay để tránh việc khách hàng ký hợp đồng và

hóa đơn khống để chuyển tiền vào tài khoản của người thụ hưởng rồi rút tiền mặt

không có tài sản thực tế.

Ngoài ra trong quá trình cho vay phải thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt

động sản xuất kinh doanh của khách hàng, việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất. Việc

kiểm tra giúp cho cán bộ quan hệ khách hàng/ tín dụng đánh giá được chính xác hoạt

động kinh doanh của khách hàng và tránh được sự bố trí khi có sự kiểm tra từ phía

Ngân hàng. Đối với những khách hàng là doanh nghiệp vay lần đầu hay khách hàng

cá nhân vay lớn đều phải thông qua Hội đồng tín dụng, qua đó sàng lọc lựa chọn

khách hàng có khả năng tài chính, kinh nghiệm kinh doanh hiệu quả để hạn chế rủi ro

Page 87: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 87

3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Công tác kiểm tra, kiểm soát là nhiệm vụ rất quan trọng để đảm bảo chất lượng

đánh giá rủi ro. Mục đích của việc kiểm tra là phát hiện ra nhưng thiếu sót của cán bộ

quan hệ khách hàng và các bộ phận có liên quan trong việc đánh giá rủi ro của dư án

tư đó có các biện pháp xư lý kịp thời. Bên cạnh đó, Ngân hàng cần rà soát toàn bộ

quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án để sửa đổi bổ sung hoặc xây dựng

mới cho phù hợp, trong đó đặc biệt chú ý các lĩnh vực kinh doanh tiềm ẩn rủi ro cao;

thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng các quy định hiện hành,

triển khai xếp hạng tín dụng đối với khách hàng, phân loại thị trường để đưa ra hạn

mức tín dụng phù hợp; chú trọng đầu tư công nghệ hiện đại hóa các sản phẩm dịch

vụ, nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn, bảo mật; thực hiện nghiêm các quy định

về an toàn bảo mật hệ thống công nghệ thông tin theo quy định của NHNN. Công tác

kiểm tra giám sát được thưc hiện tốt sẽ tạo động lưc cho cán bộ tuân thủ đầy đủ,

nghiêm túc các quy trình, quy chế nghiệp vụ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của

Ngân hàng an toàn và hiệu quả.

3.2.5. Hoàn thiện nội dung và phương pháp đánh giá rủi ro

Hoàn thiện phương pháp đánh giá rủi ro: Ngân hàng cần có những quy định cụ

thể, thống nhất trong toàn hệ thống về các nội dung và phương pháp đánh giá rủi ro.

Quy định này cũng nên linh hoạt, nghĩa là tuỳ theo tính chất, quy mô, mức độ phức

tạp của dự án để lựa chọn các phương pháp thẩm định thích hợp. Đối với những dự án

có quy mô lớn, phức tạp cần tiến hành phân tích độ nhạy nhiều chiều. Với những dự

án chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố có khả năng biến động bất thường nên tiến hành

cả phân tích tình huống và mô phỏng.

Hoàn thiện nội dung đánh giá rủi ro qua 2 nội dung đánh giá rủi ro kế hoạch

vay vốn và dự án vay vốn. Một số yếu tố có thể giúp Ngân hàng đánh giá định tính về

kế hoạch vay vốn là: năng lực quản lý doanh nghiệp của Ban giám đốc điều hành;

hình ảnh, vị trí, uy tín của DN trên thương trường.

3.2.6. Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro

Theo cách tổ chức hiện nay của Ngân hàng thì chưa có sự chuyên môn hoá.

Điều này ảnh hưởng đến chất lượng công tác đánh giá rủi ro. Vì vậy, cần tăng cường

hơn nữa vai trò điều hành, quản lý của hội sở chính. Thực hiện tốt vai trò tham mưu

Page 88: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 88

quản lý, điều hành thông qua việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, quy định,

hướng dẫn rõ ràng thay vì thực hiện chức năng xử lý từng trường hợp cụ thể.

3.2.7. Đảm bảo nh độc lập trong công tác đánh giá rui ro dự án

Muốn làm việc này cần thực hiện một số vấn đề chủ yếu là: Bản thân lãnh đạo

Ngân hàng các cấp phải kiên định giữ vững vai trò độc lập khi xem xét rủi ro của dự

án đầu tư. Nêu cao vai trò tham mưu của NH cho cấp Uỷ, chính quyền địa phương

trong quá trình xây dựng, thẩm định và lựa chọn dự án. Phân biệt rõ chức năng quản

lý Nhà nước với quản lý hành chính về kinh tế. Tránh sự can thiệp sâu của các cơ

quản quản lý Nhà nước vào hoạt động chuyên môn của các đơn vị sản xuất-kinh

doanh.

3.2.8. Hoàn thiện, hiện đại hóa hạ tầng công nghệ

Ngân hàng cần có hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích có khả năng đo

lường được rủi ro. Hiệu quả của quy trình đo lường rủi ro phụ thuộc nhiều vào chất

lượng của hệ thống thông tin quản lý. Việc đo lường rủi ro cần xét tới các yếu tố như:

tính chất của khoản tín dụng, các điều kiện tài chính và hợp đồng như thời hạn, lãi

suất tham chiếu; rủi ro thất thoát có thể xảy ra cho tới khi đến hạn khoản vay do

những biến động của thị trường; tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh, xếp hạng tín dụng nội

bộ... ưng dụng nhiều phần mềm phục vụ cho công tác phân tích tài chính, lượng hóa

rủi ro, truy cập thông tin, triển khai hệ thống này đến các cấp quản lý rủi ro cần thiết.

3.3. Kiến nghị3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước

Kinh doanh trong lĩnh vưc Ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt,

tiềm ẩn nhiều rủi ro, gắn bó mật thiết với điều kiện kinh tế xã hội và chính trị của đất

nước. Do đó việc tạo lập môi trường kinh tế, môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ

trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy tăng

trưởng và phát triển kinh tế, hạn chế được nhưng rủi ro trong hoạt động kinh doanh

Ngân hàng. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư là một hoạt động kinh tế xã hội phưc tạp,

mang tính dài hạn và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như bối cảnh kinh tế xã hội,

định hướng phát triển của ngành nghề đầu tư, chính sách đầu tư của Nhà nước...

Chính vì vây, sư ổn định của môi trường đầu tư là cần thiết để chủ đầu tư thấy được

Page 89: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 89

định hướng cho hoạt động của mình và nâng cao hiệu quả đầu tư tư đó làm giảm rủi

ro của các NHTM khi cho dư án đầu tư vay vốn.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng có được thông tin đáng tin cậy và

chính xác về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của các doanh nghiệp,

Nhà nước cần tăng cường vai trò của kiểm toán Nhà nước và kiểm toán độc lập trong

nền kinh tế và có các biện pháp quản lý và tổ chưc công tác kiểm toán Nhà nước. Chỉ

đạo các doanh nghiệp thưc hiện nghiêm túc chế độ kế toán, thống kê, thông tin

nghiêm túc theo đúng quy định và chế độ kiểm toán bắt buộc.

Tạo lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm thúc đẩy đầu tư và sản

xuất phát triển, giảm bớt nhưng ưu đãi đối với doanh nghiệp Nhà nước. Bên cạnh đó

cần phải đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa. Cổ phần hóa là cách tập trung cao nhất mọi

nguồn lưc vào phát triển sản xuất. Tiến hành cổ phần hóa tưc là gắn kết lợi ích của

doanh nghiệp với lợi ích của mỗi cá nhân. Như thế sẽ thúc đẩy DNNN hoạt động có

hiệu quả hơn.

Các bộ ngành, cần phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng trong việc phê duyệt thẩm

định và đánh giá rủi ro của dư án đầu tư nhằm nâng cao chất lượng của công tác thẩm

định dư án nói chung và đánh giá rủi ro nói riêng.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng nhà nước cần phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện hệ thống kế

toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Xây dựng các giải pháp chính sách để

hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các TCTD và tiến tới

theo các chuẩn mực quốc tế.

Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra Ngân hàng theo ngành dọc từ

trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp

vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN; ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát

hiệu quả họat động Ngân hàng của ủy ban Basel, tuân thủ những quy tắc thận trọng

trong công tác thanh tra.

Page 90: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 90

Đưa ra các biện pháp hoàn thiện hệ thống giám sát Ngân hàng theo các hướng

cơ bản sau:

+ Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh

báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các TCTD, bao gồm việc thành lập Đoàn

khảo sát trực tiếp theo nguyên ntắc chọn mẫu ngẫu nhiên, phân tích báo cáo tài chính

và xác định các “điểm” nhạy cảm.

+ Phát triển và thống nhất cách thức giám sát Ngân hàng trên cơ sở lý luận và

thực tiễn.

+ Xây dựng cách tiếp cận tới công việc đánh giá chất lượng quản lý rủi ro

trong nội bộ các TCTD.

Nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tín dụng tại Trung tâm Thông tin tín

dụng của NHNN nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật và chính xác về khách

hàng. Cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các NHTM nhận thấy rõ

quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng.

Phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và

bồi dưỡng kiến thức cập nhật để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích,

kiểm soát rủi ro tín dụng.

Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, luật Ngân hàng, hệ thống hóa nhưng kiến

thưc về thẩm định và đánh giá rủi ro của dư án để cán bộ có thể vận dụng chính xác

và hiệu quả hơn trong việc thẩm định và đánh giá rủi ro của dư án, góp phần giảm bớt

rủi ro trong hoạt động Ngân hàng.

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây

Đẩy mạnh công tác kiểm soát nội bộ với mục tiêu quan trọng xây dựng được

hệ thống tìm kiếm những xu hướng tiềm ẩn tiêu cực, bất ổn và thiếu sót trong hoạt

động của Ngân hàng để đưa ra biện pháp chấn chỉnh.

Khi xây dựng chiến lược họat động cần phân tích, tính toán các điều kiện kinh

tế vĩ mô, xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ nói chung, thị trường vốn nói

riêng, trong đó có tính đến tình hình quốc tế;

Page 91: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 91

Chỉ chấp nhận các loại rủi ro cho phép đối với dư án sau khi đã phân tích chi

tiết trên tất cả các khía cạnh của dư án, điều kiện kinh tế vĩ mô, xu hướng phát triển

của thị trường.

Nâng cao chất lượng chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên cũng như tập trung

xây dựng thương hiệu cho Ngân hàng với mục tiêu giảm thiểu rủi ro đạo đức và rủi ro

hoạt động. Chú trọng việc thường xuyên mời chuyên gia cấp chiến lược của ngành để

tranh thủ ý kiến, bài nói hoặc lời khuyên cho các cán bộ chủ chốt của Ngân hàng theo

từng chuyên đề, từng thời kỳ và bối cảnh của nền kinh tế thị trường. Cần phối hợp với

các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và bồi dưỡng kiến thức

để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích rủi ro cho cán bộ. Theo lời khuyên

của các chuyên gia về quản trị rủi ro thì không có phương pháp phân tích phức tạp

nào có thể thay thế được kinh nghiệm và đánh giá chuyên môn trong quản trị rủi ro.

Chú trọng hơn nữa đến đầu tư công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho việc

phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng.

Page 92: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 92

KẾT LUẬNNHĐT&PT Hà Tây luôn là đơn vị dẫn đầu trên địa bàn Tỉnh Hà Tây trong hoạt

động tài trợ dự án, phục vụ đầu tư phát triển. Trong những năm gần đây, các dự án màNgân hàng cho vay đều thực hiện hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ. Đạt được kết quảđó chính là có phần đóng góp quan trọng của công tác thẩm định và đánh giá rủi ro dự án.Song bên cạnh những mặt đạt được, công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vẫn cònmột số hạn chế. Các dự án xin vay vốn ngày càng gia tăng cả về số lượng và quy mô thìviệc nâng cao được chất lượng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định DAĐT là rất cầnthiết.

Qua thời gian nghiên cứu lý luận kết hợp với việc tìm hiểu thực tế về công tácđánh giá rủi ro trong thẩm định DAĐT tôi đã hòan thành chuyên đề ‘Rủi ro và đánhgiá rủi ro trong thẩm định dự án tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây’ vớimong muốn được đóng góp ý kiến của mình vào việc hoàn thiện hơn công tác đánhgiá rủi ro trong thẩm định dự án tại Ngân hàng.

Tuy nhiên, việc đánh giá rủi ro của dự án hết sức phức tạp, việc hoàn thiện cơsở lý thuyết cho vấn đề này vẫn đang được các cấp, ngành có liên quan rất quan tâmvà còn chưa thống nhất ý kiến. Với vốn kiến thức của một sinh viên sắp tốt nghiệpcòn hạn hẹp, thời gian thực tập tại Ngân hàng có hạn nên những đóng góp của tôi cònrất nhỏ lẻ và chưa có hệ thống vì vậy tôi rất mong có được sự góp ý của các thầy côgiáo và các anh chị cán bộ thẩm tại NHĐT &PT Hà Tây để chuyên đề này thành cônghơn nữa.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS Trần Mai Hoa cùng toàn thểcác anh chị cán bộ Phòng Quan hệ khách hàng 1đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đềnày.

Hà Nội, tháng 5 năm 2009

Sinh viên

Bùi Thị Thái Hà

Page 93: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 93

PHỤ LỤCCác bảng biểu

Bảng 1: Mô tả thiết bị dự án

Bảng 2: Kế hoạch trả nợ Ngân hàng

Bảng 3: Tổng hợp hiệu quả kinh tế dự án

Bảng 4: Chỉ tiêu hoàn vốn nội bộ

Bảng 5: Chi phí trực tiếp tính theo ca máy

Page 94: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 94

Bảng 1: Mô tả thiết bị dự án

I. Thông số kỹ thuật

1. Xe cơ sở: máy bơm bê tông, công suất 150cm3/h

2. Xuất xứ: hãng DAEWOO MOTOR- Hàn Quốc

3. Bơm bê tông: REXROTH- Đức- công suất 150cm3/h

4. Cần bơm bê tông: CHLB Đức- Kiểu gập 4 đoạn, tầm với thẳng 35,7m

II.Tổng vốn đầu tư

TT Khoản mục Số lượngĐơn giá

(USD)Tỷ giá

Thành tiền

(đồng)

1 Xe bơm bê tông 1 312.456 16.030 5.008.669.680

2 Lệ phí trước bạ 2,00% 100.173.394

3 Đăng ký biển số Tạm tính 5.000.000

4 Đăng kiểm 0,1% 5.008.670

5 Bảo hiểm 1,50% 75.130.045

6 Dự phòng Tạm tính 200.000.000

Tổng 5.393.981.788

III. Nguồn vốn

1. Tổng mức đầu tư: 5.393.981.788đ

2. Vốn tín dụng thương mại: 3.775.767.252đ

3. Vốn tự có: 1.618.194.537đ

Page 95: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 95

Bảng 2: Kế hoạch trả nợ Ngân hàng

TT Nội dungNăm vân hành

Tổng2007 2008 2009 2010 2011

1 Dư nợ đầu kỳ 3.775.767.252 3.375.787.252 2.575.787.252 1.675.787.252 775.787.252

2 Vay trong kỳ 0 0 0 0 0

3 Dư nợ tính lãi trong kỳ 3.775.787.252 3.375.787.252 2.575.787.252 1.675.787.252 775.787.252

4

Trả nợ gốc trong kỳ

25/06 hàng năm

25/12 hàng năm

400.000.000

0

400.000.000

800.000.000

400.000.000

400.000.000

900.000.000

450.000.000

450.000.000

900.000.000

450.000.000

450.000.000

775.787.252

450.000.000

325.787.252

3.775.767.252

1.750.000.000

2.025.787.252

5 Dư nợ cuối kỳ 3.375.787.252 2.575.787.252 1.675.787.252 775.787.252 0

6 Lãi trả trong kỳ 243.160.699 406.500.768 300.900.768 185.700.768 70.500.768 1.206.763.772

7 Tổng trả trong năm 643.160.699 1.206.500.768 1.200.900.768 1.085.700.768 846.288.020

8

Cân đối nguồn trả nợ

Khấu hao cơ bản

Lợi nhuận

431.391.394

770.568.827

-339.177.433

894.433.732

770.568.827

123.864.905

970.465.732

770.568.827

199.896.905

1.053.409.732

770.568.827

282.840.905

1.136.353.732

770.568.827

365.784.905

9 Chênh lệch nguồn trả nợ 31.391.394 94.433.732 70.465.732 153.409.732 360.566.480

Lãi suất: 12,88%/năm

Page 96: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 96

Bảng 3: Tổng hợp hiệu quả kinh tế của dự án

TT Tên chỉ tiêu Năm vận hành Tổng1 2 3 4 5 6 7I Tổng VĐT 5.393.981.788II Tổng DT 1.240.909.091 2.481.818.182 2.481.818.182 2.481.818.182 2.481.818.182 2.481.818.182 2.481.818.182 16.131.818.1821 Sản lượng công suất (m3) 54.600 54.600 54.600 54.600 54.600 54.600 54.6002 Công suất huy động 50% 100% 100% 100% 100% 100% 100%3 Sản lượng khả thi (m3) 27.300 54.600 54.600 54.600 54.600 54.600 54.600 354.9004 Đơn giá (chưa VAT) 45.455 45.455 45.455 45.455 45.455 45.455 45.455 45.455

III Tổng chi phí 1.580.056.524 2.309.783.592 2.204.183.592 2.088.983.592 1.973.782.592 3.110.046.596 1.093.282.824 15.170.150.3111 NL hoạt động (dầu Diezel) 142.560.000 285.120.000 285.120.000 285.120.000 285.120.000 285.120.000 285.120.000 1.853.280.0002 Dầu mỡ phụ (5% NL chính) 7.128.000 14.256.000 14.256.000 14.256.000 14.256.000 14.256.000 14.256.000 92.644.0003 Di chuyển (xăng dầu) 90.000.000 180.000.000 180.000.000 180.000.000 180.000.000 180.000.000 180.000.000 1.170.000.0004 Lương thợ vận hành 30.000.000 60.000.000 60.000.000 60.000.000 60.000.000 60.000.000 60.000.000 390.000.0005 Sửa chữa (5% giá tính KH) 134.849.545 269.699.089 269.699.089 269.699.089 269.699.089 269.699.089 269.699.089 1.753.044.0816 CP khác (6% giá tính KH) 161.819.454 323.638.907 323.638.907 323.638.907 323.638.907 323.638.907 323.638.907 2.130.652.8987 Khấu hao hàng năm 770.568.827 770.568.827 770.568.827 770.568.827 770.568.827 770.568.827 770.568.827 5.393.981.7888 Lãi trả ngân hàng 243.160.699 406.500.768 300.900.768 185.700.768 70.500.768 1.206.763.772 0 2.413.527.544

IV Chênh lệch thu chi -339.177.433 172.034.594 277.634.590 392.834.590 508.034.590 -628.228.414 578.535.3581 Thuế thu nhập (28%) 0 48.169.685 77.737.685 109.993.685 142.249.685 0 161.989.900 540.140.6412 LNST -339.177.433 123.864.905 199.896.905 282.840.905 365.784.905 -628.228.414 16.989.900 540.140.641V Dòng tiền hàng năm -4.719.429.696 1.300.934.506 1.271.366.500 1.239.110.500 1.206.854.500 1.349.104.185 1.187.114.285

LSCK (12,88%) 0.866 0,785 0,695 0,616 0,546 0,483 0,428Giá trị hiện tại của dòng tiền -4.180.926.378 1.020.980.862 883.933.542 763.206.454 658.521.427 652.143.973 508.362.522 306.231.701NPV 306.231.701

Ghi chú: Sản lượng hàng năm= 130*200*7*0,3= 54.600 m3/h

Đơn giá: tham khảo giá thị trường 50.000/m3 (đã bao gồm VAT)

Page 97: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS: Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 97

Bảng 4: Chỉ tiêu hoàn vốn nội bộ

Nội dung

Năm vận hành

Tổng1 2 3 4 5 6 7

Thu nhập ròng -4.179.429.696 1.300.934.500 1.271.366.500 1.239.110.500 1.206.854.500 1.349.104.185 1.187.114.285

LSCK/R116% 0,862 0,743 0,641 0,552 0,476 0,410 0,354

NPV1 -4.069.473.876 966.806.257 814.510.704 648.349.698 574.599.135 553.729.364 420.036.089 -54.442.628

LSCK/R215% 0,87 0,756 0,658 0,572 0,497 0,432 0,376

NPV2 -4.103.851.910 983.693.384 835.944.111 600.019.980 708.465.450 583.254.969 446.280.230 53.806.215

IRR 15,5%

Page 98: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà – Lớp Kinh tế Đầu tư 47D 98

Bảng 5: Chi phí trực tiếp tính theo ca máy

1. Công suất lý thuyết: 150cm3/h

2. Công suất khả thi: 130 cm3/h

3. Số ca hoạt động trong năm: 200 ca

4. Sản lượng công suất (m3): 54.600

TT Khoản mục Đơn vị Sản lượng Đơn giá Ca máy Thành tiền

1 Nhiên liệu

hoạt độngDiezel 158.400 9.000 200 285.120.000

2 Dầu mỡ phụ

(5% NL chính)5% 792 9.000 200 14.256.000

3 Di chuyển

(xăng dầu)5% 100 9.000 200 180.000.000

4 Lương thợ

vận hànhNgười 2 150.000 200 60.000.000

Tổng 539.3763.000

Page 99: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà – Lớp Kinh tế Đầu tư 47D 99

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT............................................. 1

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU................................................................... 5

Chương 1: Giới thiệu về Ngân hàng và công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển Hà Tây........................................................................................ 7

1.1. Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây..................................7

1.1.1. Quá trình hình thành, phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt

Nam và Chi nhánh Hà Tây....................................................................................... 7

1.1.2. Cơ cấu tổ chức................................................................................................ 9

1.1.3. Tình hình kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Tây trong

giai đoạn 2005- 2008.............................................................................................. 11

1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn........................................................................11

1.1.3.2. Hoạt động tín dụng................................................................................ 14

1.1.3.3. Hoạt động dịch vụ..................................................................................17

1.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh...............................................................19

1.2. Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và

Phát triển Hà Tây....................................................................................................20

1.2.1. Số lượng và quy mô các dự án được thẩm định tại Ngân hàng đầu tư và

phát triển Hà Tây.....................................................................................................20

1.2.2. Đặc điểm các dự án......................................................................................21

1.2.3. Sự cần thiết phải đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án..............................22

1.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án... 24

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đánh giá rủi ro trong thẩm định dự

án.............................................................................................................................26

1.2.5.1. Nhóm nhân tố chủ quan......................................................................... 26

1.2.5.2. Nhóm nhân tố khách quan......................................................................29

Chương 2: Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây.................................................................. 31

Page 100: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà – Lớp Kinh tế Đầu tư 47D 100

2.1. Quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển Hà Tây...................................................................................31

2.2. Nội dung đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu

tư và Phát triển Hà Tây.......................................................................................... 37

2.2.1. Đối với rủi ro về chủ đầu tư..........................................................................37

2.2.2. Đối với rủi ro dư an đầu tư........................................................................... 38

2.2.2.1. Các loại rủi ro của dự án đầu tư........................................................... 38

2.2.2.2. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro dự án đầu tư...................................... 42

2.2.3. Đối với rủi ro tín dụng................................................................................. 45

2.2.3.1. Các loại rủi ro tín dụng..........................................................................45

2.2.3.2. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng..............................................48

2.3. Phương pháp đánh giá rủi ro...............................................................................50

2.3.1. Phương pháp định tính..................................................................................50

2.3.2. Phương pháp định lượng.............................................................................. 52

2.4. Minh họa công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định tại BIDV Hà Tây bằng

một dự án.................................................................................................................. 58

2.4.1. Giới thiệu về dự án....................................................................................... 58

2.4.2. Giới thiệu về chủ đầu tư............................................................................... 58

2.4.3. Đánh giá rủi ro.............................................................................................. 59

2.4.3.1. Rủi ro từ khách hàng............................................................................ 59

2.4.3.2. Rủi ro của dự án đầu tư........................................................................68

2.4.3.3. Rủi ro cho vay của Ngân hàng.............................................................70

2.4.4. Nhận xét về công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án: Đầu tư xe bê

tông 150m3/h........................................................................................................... 71

2.4.4.1. Mặt đạt được.........................................................................................71

2.4.4.2. Điểm thiếu sót.......................................................................................71

2.5. Đánh giá thực trạng công tác quản lý rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư

của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây.........................................................72

2.5.1. Những kết quả đạt được................................................................................72

Page 101: Danh gia-rui-ro-trong-tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Trần Mai Hoa

Bùi Thị Thái Hà – Lớp Kinh tế Đầu tư 47D 101

2.5.2. Những han chê trong công tác quản lý rủi ro thẩm định dự án đầu tư tai

BIDV Ha Tây.......................................................................................................... 77

2.5.3. Nguyên nhân của những han chê..................................................................79

2.5.3.1. Nguyên nhân khaʛch quan...................................................................... 79

2.5.3.2. Nguyên nhân chuɼquan...........................................................................80

Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá rủi

ro trong thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây.82

3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây........82

3.1.1. Định hướng chung về hoạt động kinh doanh của BIDV Ha Tây................ 82

3.1.2. Phương hướng mở rộng & tăng trưởng tín dụng........................................ 83

3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự

án tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây.................................................... 85

3.2.1. Nâng cao năng lưc cua đôi ngu can bô.........................................................85

3.2.2. Hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng và dự án đầu tư.........................86

3.2.3. Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý các dự án đầu tư cho vay vốn...87

3.2.4. Tăng cương công tac kiêm tra, kiêm soat nôi bô......................................... 88

3.2.5. Hoan thiên nôi dung va phương phap đanh gia rui ro..................................88

3.2.6. Hoan thiên công tac đanh gia rui ro..............................................................88

3.2.7. Đảm bảo tính độc lập trong công tác đanh gia rui ro dự án.........................89

3.2.8. Hoan thiên, hiên đai hoa ha tâng công nghê.................................................89

3.3. Kiến nghị............................................................................................................89

3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước................................................................................89

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.............................................................90

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây............................... 91

PHỤ LỤC..................................................................................................................... 93