DỰ ÁN NGHIÊN CỨU ĐỒNG BẰNG LÀ CHƯƠNG TRÌNH 5 NĂM … · Nhóm thực hiện Dự...

4
RESEARCH HUB Quỹ Nghiên cứu Thách thức toàn cầu (GCRF) có tổng trị giá 1,5 tỷ bảng Anh được Chính phủ Anh công bố vào cuối năm 2015. Mục tiêu của Quỹ là hỗ trợ các nghiên cứu đột phá vượt trội nhằm giải quyết những thách thức mà các nước đang phát triển phải đối mặt. Tổ chức Nghiên cứu và Đổi mới của Vương quốc Anh (UKRI) đã lựa chọn và tài trợ cho 12 trong số 300 đề xuất dự án vào cuối năm 2018 nhằm hỗ trợ các nước thu nhập thấp và trung bình đạt được ba kết quả chính: (a) bền vững môi trường; (b) ứng phó kịp thời với thiên tai và biến đổi khí hậu; và (c) phát triển kinh tế. Quỹ Nghiên cứu Thách thức Toàn cầu (GCRF) là tiền viện trợ của Vương quốc Anh. Do đó, các dự án nhận tài trợ phải tuân thủ tiêu chí về Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) - cơ bản liên quan đến tiêu chí phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế của các nước tham gia. Quỹ Nghiên cứu Thách thức Toàn cầu (GCRF) nhằm hỗ trợ các nước có vùng đồng bằng nêu trên đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (SDGs) trong khuôn khổ Chương trình nghị sự 2030 Quốc gia. Dự án Nghiên cứu Đồng bằng được GCRF tài trợ trong vòng 05 năm (2019-2024) và hoạt động ở 04 vùng đồng bằng - Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Mê Kông của Việt Nam; đồng bằng sông Ganges- Brahmaputra-Meghna của Bangladesh và Ấn Độ. Chúng tôi gọi đây là các hệ thống sinh thái - xã hội. RESEARCH HUB DỰ ÁN NGHIÊN CỨU ĐỒNG BẰNG LÀ CHƯƠNG TRÌNH 5 NĂM (2019-2024) ĐƯỢC THỰC HIỆN TẠI 4 VÙNG ĐỒNG BẰNG. Dự án Nghiên cứu Đồng bằng NHẰM MỤC TIÊU giải quyết các vấn đề về suy thoái ở đồng bằng do các mối đe dọa sau: nước biển dâng và xâm nhập mặn, suy thoái rừng ngập mặn và mất đi các vùng đệm ven biển, biến đổi khí hậu, dân số gia tăng, thay đổi sử dụng đất, sức khỏe và sự thịnh vượng của cộng đồng, các can thiệp về kỹ thuật không bền vững.

Transcript of DỰ ÁN NGHIÊN CỨU ĐỒNG BẰNG LÀ CHƯƠNG TRÌNH 5 NĂM … · Nhóm thực hiện Dự...

Page 1: DỰ ÁN NGHIÊN CỨU ĐỒNG BẰNG LÀ CHƯƠNG TRÌNH 5 NĂM … · Nhóm thực hiện Dự án bao gồm hơn 120 thành viên từ hơn 20 cơ sở nghiên cứu, trong đó

RESEARCH HUB

Quỹ Nghiên cứu Thách thức toàn cầu (GCRF) có tổng trị giá 1,5 tỷ bảng Anh được Chính phủ Anh công bố vào cuối năm 2015. Mục tiêu của Quỹ là hỗ trợ các nghiên cứu đột phá vượt trội nhằm giải quyết những thách thức mà các nước đang phát triển phải đối mặt.

Tổ chức Nghiên cứu và Đổi mới của Vương quốc Anh(UKRI) đã lựa chọn và tài trợ cho 12 trong số 300 đềxuất dự án vào cuối năm 2018 nhằm hỗ trợ các nướcthu nhập thấp và trung bình đạt được ba kết quảchính: (a) bền vững môi trường; (b) ứng phó kịp thờivới thiên tai và biến đổi khí hậu; và (c) phát triển kinhtế.

Quỹ Nghiên cứu Thách thức Toàn cầu (GCRF) là tiền viện trợ của Vương quốc Anh. Do đó, các dự án nhận tài trợ phải tuân thủ tiêu chí về Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) - cơ bản liên quan đến tiêu chí phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế của các nước tham gia.

Quỹ Nghiên cứu Thách thức Toàn cầu (GCRF) nhằm hỗ trợ các nước có vùng đồng bằng nêu trên đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (SDGs) trong khuôn khổ Chương trình nghị sự 2030 Quốc gia.

Dự án Nghiên cứu Đồng bằng được GCRF tài trợ trong vòng 05 năm (2019-2024) và hoạt động ở 04 vùng đồng bằng - Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Mê Kông của Việt Nam; đồng bằng sông Ganges-Brahmaputra-Meghna của Bangladesh và Ấn Độ. Chúng tôi gọi đây là các hệ thống sinh thái - xã hội.

RESEARCH HUB

DỰ ÁN NGHIÊN CỨU ĐỒNG BẰNG LÀ CHƯƠNG TRÌNH 5 NĂM (2019-2024) ĐƯỢC THỰC HIỆN TẠI 4 VÙNG ĐỒNG BẰNG.

Dự án Nghiên cứu Đồng bằng NHẰM MỤC TIÊU giải quyết các vấn đề về suy thoái ở đồng bằng do các mối đe dọa sau:

• nước biển dâng và xâm nhập mặn, suy thoái rừng ngập mặn và mất đi các vùng đệm ven biển,

• biến đổi khí hậu,

• dân số gia tăng,

• thay đổi sử dụng đất, sức khỏe và sự thịnh vượng của cộng đồng,

• các can thiệp về kỹ thuật không bền vững.

Page 2: DỰ ÁN NGHIÊN CỨU ĐỒNG BẰNG LÀ CHƯƠNG TRÌNH 5 NĂM … · Nhóm thực hiện Dự án bao gồm hơn 120 thành viên từ hơn 20 cơ sở nghiên cứu, trong đó

RESEARCH HUB

Đây là một chương trình nghiên cứu đầy tham vọng - có thể nói là tham vọng nhất mà Hội đồng Nghiên cứu của Vương quốc Anh đã từng thực hiện từ trước tới nay. Mục đích của Dự án Nghiên cứu Đồng bằng là hoàn thành các mục tiêu qua tiến trình NÂNG CAO NĂNG LỰC thông qua cơ chế ĐỐI TÁC BÌNH ĐẲNG để có được di sản sau 5 năm thực hiện Dự án.

Dự án này có tính liên ngành và kết hợp khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nghệ thuật và nhân văn với nhau trên một nền tảng công bằng nhằm tìm ra các giải pháp mới (xây dựng dựa vào các nghiên cứu được thực hiện tại các quốc gia có các vùng đồng bằng nêu trên) đối với các vấn đề phức tạp và đan xen thông qua nâng cao năng lực và cùng tạo ra kiến thức để hướng đến TƯƠNG LAI CỦA CÁC ĐỒNG BẰNG TỐT ĐẸP HƠN.

Các vùng đồng bằng ở khu vực đang có xu thế phát triển không bền vững. Dự án Nghiên cứu Đồng bằng nhằm giải quyết thách thức phát triển để các chức năng và hệ thống sinh thái-xã hội với năng suất cao của các đồng bằng ở Nam Á và Đông Nam châu Á thoát khỏi sự “sụp đổ” hay bị suy thoái trầm trọng do phát triển của con người và tác động của biến đổi khí hậu.

Page 3: DỰ ÁN NGHIÊN CỨU ĐỒNG BẰNG LÀ CHƯƠNG TRÌNH 5 NĂM … · Nhóm thực hiện Dự án bao gồm hơn 120 thành viên từ hơn 20 cơ sở nghiên cứu, trong đó

RESEARCH HUB

Nhóm thực hiện Dự án bao gồm hơn 120 thành viên từ hơn 20 cơ sở nghiên cứu, trong đó có khoảng 50 nghiên cứu sau tiến sĩ, 10 nghiên cứu sinh quốc tế và nội dung được chia thành 06 Hợp phần chính:

Hợp phần 1Tập trung vào các di sản, sinh kế, văn hóa đồng bằng nhằm đưa ra bức tranh sống động về quá khứ, hiện tại và tương lai của từng vùng đồng bằng

Hợp phần 2 Mô tả các đặc điểm chính và đánh giá rủi ro của hệ thống sinh thái và xã hội của vùng đồng bằng

Hợp phần 3 Đánh giá định lượng các tác động của con người làm thay đổi hệ thống tự nhiên của vùng đồng bằng. Xây dựng các công cụ để đánh giá hiện trạng sức khỏe của hệ sinh thái đồng bằng

Hợp phần 4Xây dựng các can thiệp ở cấp độ vùng đồng bằng để ứng phó cũng như giảm thiểu các tác động được dự báo đảm bảo hệ thống không vượt điểm tới hạn

Hợp phần 5Xây dựng khung giám sát mục tiêu phát triền bền vững cho các vùng đồng bằng dựa trên giá trị di sản tư nhiên và văn hóa cũng như bối cảnh của vùng đồng bằng

Hợp phần 6Giám sát xây dựng và chia sẻ năng lực nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững trong hệ thống sinh thái và xã hội của vùng đồng bằng

Thách thức phát triển của Dự án là làm thế nào để tránh sự sụp đổ của các đồng bằng Nam Á và Đông Nam Á.

Các đồng bằng đang thay đổi như thế nào? Đâu là nguyên nhân và hậu quả chính?

1HỌC TỪ QUÁ KHỨ QUA QUY MÔ VÀ LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN

Chúng ta làm thế nào để tối ưu hóa nâng cao năng lực và sự thích nghi để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau?

3XÂY DỰNG CÁC QUAN HỆ ĐỐI TÁC ĐỂ XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP CHO MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (SDG)

Chúng ta sử dụng kiến thức bản địa, bối cảnh văn hóa địa phương như thế nào để xây dựng tương lai tốt hơn cho đồng bằng?

CÁC TƯ DUY MỚI VÀ QUAN HỆ ĐỐI TÁC BÌNH ĐẲNG

2

Làm thế nào để giải quyết các vấn đề cơ sở hạ tầng, bất bình đẳng và tính chống chịu?

4CÁC GIẢI PHÁP TẬP TRUNG DỰA TRÊN SỰ HIỂU BIẾT SÂU SẮC VỀ THÁCH THỨC CỦA MỖI QUỐC GIA

Bốn câu hỏi nghiên cứu chính và các hợp phần (mối liên hệ với Mục tiêu phát triển bền vững)

Page 4: DỰ ÁN NGHIÊN CỨU ĐỒNG BẰNG LÀ CHƯƠNG TRÌNH 5 NĂM … · Nhóm thực hiện Dự án bao gồm hơn 120 thành viên từ hơn 20 cơ sở nghiên cứu, trong đó

Diễn đàn có sựtham gia, cùng

đưa ra giải pháp

Chia sẻ dữliệu, đánh giá rủi ro

Chỉ số sức khỏe đồng bằng. Chỉ số rủi ro đồng bằng toàn cầu

Khung SDG

Hợp phần 6 Lý thuyết thay đổi

Hợp phần 6 Chiến lược

MEL

Nguyêntắc ODA

Hợp phần 1-5Hợp phần 0 Quản lý dự án

Chính phủ, nhà hoạch định chính sách, tổ chức phi

Chính phủ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, vv

Kích hoạt tiến trình đạt được mục tiêu phát triển bền vữngnhằm thúc đẩy

tương lai đồng bằng bền vững

Cộng đồng đồng bằngPhụ nữ, thanh niên,

nhóm bị thiệt thòiPhương pháp tiếp cận tập trung vào hệ sinh thái xã

hội đồng bằng bao trùm và công bằng

Cộng đồng nghiên cứu Dự án (Đồng chủ trì, Nghiên cứu sau

tiến sỹ, Đối tác) giải quyết thách thức khó khăn về sự xuống cấp

của hệ sinh thái xã hội đồng bằng Nam và Đông Nam Á

Hệ sinh thái đồng bằng sông G-B-M

Cấu trúc của Dự án Nghiên cứu Đồng bằng và nguyên tắc ODA là trung tâm của nghiên cứu. Ba nhóm chính

được hiển thị cùng với công cụ và đầu ra tích hợp. Hợp phần chính (Hơp phần 1 đến Hợp phần 5)

nhằm nâng cao năng lực và cùng tạo ra kiến thức và sự hiểu biết mới về sự thay đổi của

đồng bằng. Tác động và sản phẩm của Dự án sẽ được đảm bảo bằng Lý thuyết Thay đổi và chiến lược theo dõi, đánh giá và học tập (MEL) của Hợp phần 6.

Ví dụ về các Mục tiêu Tác động

• Sinh kế bền vững và sinh kế công bằng cho cư dân đồng bằng.

• Quản lý bền vững các hệ sinh thái và cảnh quan đồng bằng.

• Giám sát chặt chẽ hơn để phát triển đồng bằng bền vững từ cấp địa phương đến trung ương và cao hơn nữa.

• Chính sách phát triển bền vững đồng bằng ở cấp địa phương và trung ương, tập trung vào thanh niên, phụ nữ, những người dễ bị tổn thương và yếu thế nhất.

Ví dụ về kết quả trung hạn

• Chi phí thấp, sự tham gia của các bên liên quan, thu thập dữ liệu theo Đánh giá rà soát quốc gia tự nguyện về Mục tiêu phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

• Xây dựng Chỉ số sức khỏe đồng bằng - áp dụng để hoạch định các chiến lược phát triển đồng bằng.

• Sự tham gia các bên liên quan (cộng đồng, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp nhỏ, chính quyền địa phương) để chia sẻ kiến thức và nâng cao năng lực.

• Khung đánh giá Mục tiêu Phát triển bền vững dựa trên tính đặc thù của đồng bằng.

RESEARCH HUB

LEAD RESEARCH ORGANISATION CO-INVESTIGATING RESEARCH ORGANISATIONS

PROJECT PARTNER ORGANISATIONS

Vietnamese Womens’Museum

Jadavpur UniversityBUET