CUỐI TUẦN -...

12
Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 363 - 4971 THỨ BẢY, NGÀY 11/11/2017 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Ngọn đuốc Cách mạng Tháng Mười Nga sáng mãi Trải nghiệm trekking TRANG 8 XEM TIẾP TRANG 2 HIỆP HỘI HOA ĐÀ LẠT: Khẳng định vai trò của tổ chức xã hội nghề nghiệp 4 Lê-nin với Cách mạng Tháng Mười Nga. Ảnh tư liệu Phát triển công nghiệp có chọn lọc 3 1 TUẦN CON SỐ Hơn 10.000 tấn tơ và 6 triệu m lụa ước được sản xuất tại Lâm Đồng trong năm 2017. Nguồn: Hiệp hội Dâu tằm tơ Việt Nam TRANG 6 Ngoái đầu nhìn lại 5 Truyện ngắn: KHÔI VŨ C ách mạng Tháng Mười Nga 7/11/1917 do Đảng Bôn-sê-vich dưới sự lãnh đạo thiên tài của lãnh tụ V.I.Lênin lật đổ chế độ Sa hoàng chỉ diễn ra trong 10 ngày nhưng đã trở thành sự kiện vĩ đại rung chuyển, đảo lộn trật tự thế giới. Cuộc cách mạng đã đưa chủ nghĩa cộng sản từ lý thuyết vào thực tiễn, đã mở ra một chương mới trong lịch sử nhân loại: Chủ nghĩa xã hội trở thành một chế độ. Nước Nga Xô viết là Nhà nước mới, năm 1921 thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô). Từ đó, Liên Xô giữ vai trò thành trì cách mạng, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc bị áp bức trên thế giới dấy lên phong trào đấu tranh giành độc lập, tự do, bảo vệ hòa bình thế giới. Cách mạng Tháng Mười Nga mở đầu một sự nghiệp mới mẻ, “sự nghiệp sáng tạo ra một chế độ nhà nước xưa nay chưa từng có” (V.I.Lênin) đó là sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Không có Cách mạng Tháng Mười, nhân loại không thể có kỷ nguyên độc lập, tự do; trong đó, Việt Nam là một dân tộc tiêu biểu. Trên hành trình tìm đường cứu nước, vào năm 1919 Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên tiếp nhận ánh sáng “Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin và chịu ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười, đã trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam, tuyên thệ đi theo Cách mạng Tháng Mười Nga… Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”. Cách mạng Tháng Mười Nga để lại nhiều bài học quý báu mà Việt Nam đã vận dụng, nhất là nghệ thuật đấu tranh giành và giữ chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám 1945, lập nên Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á;... Niềm vui của phượt thủ khi chinh phục được đỉnh Tà Năng - Phan Dũng. Ảnh: Phong Vân KỶ NIỆM 100 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA (1917-2017) Từ ánh sáng Tháng Mười…

Transcript of CUỐI TUẦN -...

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 363 - 4971THỨ BẢY, NGÀY 11/11/2017CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Ngọn đuốc Cách mạng Tháng Mười Nga sáng mãi

Trải nghiệm trekkingTRANG 8

XEM TIẾP TRANG 2

HIỆP HỘI HOA ĐÀ LẠT:

Khẳng định vai trò của tổ chức xã hội nghề nghiệp

4

Lê-nin với Cách mạng Tháng Mười Nga. Ảnh tư liệu

Phát triển công nghiệp có chọn lọc

3

1 TUẦN CON SỐ

Hơn 10.000 tấn tơ và 6 triệu m lụa ước được sản xuất tại Lâm Đồng trong năm 2017.Nguồn: Hiệp hội Dâu tằm tơ Việt Nam

TRANG 6

Ngoái đầu nhìn lại5Truyện ngắn:

KHÔI VŨ

Cách mạng Tháng Mười Nga 7/11/1917 do Đảng Bôn-sê-vich dưới sự lãnh đạo thiên tài của lãnh tụ V.I.Lênin lật đổ chế độ Sa hoàng

chỉ diễn ra trong 10 ngày nhưng đã trở thành sự kiện vĩ đại rung chuyển, đảo lộn trật tự thế giới. Cuộc cách mạng đã đưa chủ nghĩa cộng sản từ lý thuyết vào thực tiễn, đã mở ra một chương mới trong lịch sử nhân loại: Chủ nghĩa xã hội trở thành một chế độ. Nước Nga Xô viết là Nhà nước mới, năm 1921 thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô). Từ đó, Liên Xô giữ vai trò thành trì cách mạng, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc bị áp bức trên thế giới dấy lên phong trào đấu tranh giành độc lập, tự do, bảo vệ hòa bình thế giới.

Cách mạng Tháng Mười Nga mở đầu một sự nghiệp mới mẻ, “sự nghiệp sáng tạo ra một chế độ nhà nước xưa nay chưa từng có” (V.I.Lênin) đó là sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Không có Cách mạng Tháng Mười, nhân

loại không thể có kỷ nguyên độc lập, tự do; trong đó, Việt Nam là một dân tộc tiêu biểu. Trên hành trình tìm đường cứu nước, vào năm 1919 Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên tiếp nhận ánh sáng “Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin và chịu ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười, đã trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam, tuyên thệ đi theo Cách mạng Tháng Mười Nga… Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”.

Cách mạng Tháng Mười Nga để lại nhiều bài học quý báu mà Việt Nam đã vận dụng, nhất là nghệ thuật đấu tranh giành và giữ chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám 1945, lập nên Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á;...

Niềm vui của phượt thủ khi chinh phục được đỉnh Tà Năng - Phan Dũng. Ảnh: Phong Vân

KỶ NIỆM 100 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA (1917-2017)

Từ ánh sáng Tháng Mười…

2 THỨ BẢY 11 - 11 - 2017 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

... vai trò lãnh đạo của chính đảng vô sản cầm quyền trong hơn 7 thập kỷ kiên trì đấu tranh vì sự nghiệp độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng xã hội mới theo lý tưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga. Những bài học từ cuộc Cách mạng “long trời lở đất” ấy, vẫn còn nguyên giá trị trong giai đoạn hiện nay. Quá trình hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã chuyển đổi thành công từ nền kinh tế kế hoạch hóa, quản lý hành chính, bao cấp, nền kinh tế hiện vật, khép kín sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Qua đổi mới, Đảng đã rút ra bài học quan trọng đầu tiên là: phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và

chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh…

Trong gần 30 năm qua, sau sự kiện Nhà nước XHCN Liên Xô sụp đổ tất yếu bởi những nguyên nhân khách quan và chủ quan, cục diện thế giới có những biến động, đổi thay lớn lao nhưng thời đại mà Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra không có gì thay đổi. Mặc dù thế lực thù địch chủ nghĩa xã hội ra sức xuyên tạc, kích động với rắp tâm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản nhưng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã và đang đạt những thành tựu to lớn như hiện nay thêm khẳng định việc đi theo con đường của chủ nghĩa Mác-Lênin, của Cách mạng Tháng Mười mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn

là sáng suốt, là điều bất biến. Tiếp tục phát huy thành quả đạt được, Đảng ta đã và đang không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu; ra sức xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ trong thời hội nhập quốc tế.

Kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga - Một ngọn đuốc sáng mãi cùng nhân loại yêu chuộng tự do, hòa bình, Việt Nam càng kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vững tin đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh! LAN HỒ

Ngọn đuốc Cách mạng... TIẾP TRANG 1

BẢO LỘC: Gần 2.900 trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý

Ban An toàn giao thông TP Bảo Lộc vừa cho biết, từ đầu năm 2017

đến nay, qua công tác tuần tra, Cảnh sát giao thông Công an TP Bảo Lộc

phát hiện, lập biên bản trên 3.100 trường hợp vi phạm các quy định về

trật tự an toàn giao thông và xử lý gần 2.900 trường hợp, nộp ngân sách

hơn 1 tỷ đồng. Cũng qua công tác tuần tra, Công an TP Bảo Lộc còn

tạm giữ 185 xe máy, tước giấy phép lái xe 80 trường hợp.

Theo Ban An toàn giao thông TP Bảo Lộc, ngoài việc phát hiện, xử lý

các trường hợp vi phạm, lực lượng chức năng TP Bảo Lộc còn phối hợp

với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tổ chức các buổi học ngoại khóa, tuyên

truyền về Luật An toàn giao thông đường bộ cho thanh niên, học sinh nhằm nâng cao ý thức khi tham gia

giao thông trong những người trẻ.T.ĐỒNG

Sáng ngày 8/11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Lâm

Đồng đã tổ chức phát động kêu gọi quyên góp giúp đỡ đồng bào trong tỉnh và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên khắc phục hậu quả thiệt hại do bão số 12 gây ra. Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Xuân Tiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cùng lãnh đạo và cán bộ, công

nhân, viên chức các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị trong tỉnh.

Chương trình cũng được tổ chức trực tuyến đến các điểm cầu địa phương, đơn vị trong toàn tỉnh. Tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Trọng Ánh Đông - Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh đã đọc lời kêu gọi của UBMTTQVN tỉnh về đóng góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ gây ra. Theo đó, trong những ngày vừa qua, bão số 12 với sức gió mạnh, kèm theo mưa lớn đã đổ bộ vào các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, gây thiệt hại lớn về người,

Phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 12 gây ra

Nâng cao nghiệp vụ công tác Hội Chữ thập đỏTrong hai ngày 7 và 8/11, Trung tâm

Bồi dưỡng Chính trị cùng với Hội Chữ thập đỏ huyện Đạ Tẻh đã phối hợp tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Hội Chữ thập đỏ năm 2017. Có 120 học viên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã, thị trấn, Trưởng Chi hội Chữ thập đỏ tại các thôn, tổ dân phố đã tham gia lớp tập huấn. Trong thời gian 2 ngày, các giảng viên, báo cáo viên đến từ Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị, Hội Chữ thập đỏ, Trung tâm Y tế Đạ Tẻh đã truyền đạt những kiến thức về: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, thông báo kết quả và quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ X, công tác tổ chức và xây dựng Hội, công tác xã hội chữ thập đỏ, phổ biến Luật Bảo hiểm Y tế. Đặc biệt, tại

lớp tập huấn, các học viên còn được học lý thuyết và thực hành công tác sơ cấp cứu ban đầu. Được biết, công tác tập huấn nâng cao nghiệp vụ Hội Chữ thập

đỏ được tổ chức thường xuyên hàng năm nhằm nâng cao nhận thức, trình độ và kỹ năng cho cán bộ chữ thập đỏ cơ sở.

ĐÔNG ANH

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Đạ Tẻh hướng dẫn cách sơ cấp cứu ban đầu.

tài sản của nhân dân vùng bị ảnh hưởng. Theo thống kê chưa đầy đủ, đến nay do

ảnh hưởng của bão số 12, số người chết lên tới 89 người, 18 người mất tích và 174 người bị thương; hơn 114 căn nhà bị tốc mái, 1.358 căn nhà bị sập; hơn 100 tàu thuyền bị chìm và hàng trăm hecta hoa màu bị thiệt hại… Riêng tại tỉnh Lâm Đồng có 3 người chết, 3 nhà bị đổ sập, 87 căn nhà bị tốc mái, trên 400 ha hoa màu bị thiệt hại và nhiều công trình cầu cống bị hư hỏng… ước tính thiệt hại trên 92 tỷ đồng.

Thực hiện chủ trương của Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng về vận động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ gây ra, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng tổ chức phát động và kêu gọi cán bộ, chiến sỹ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức mỗi người ủng hộ 1 ngày lương; các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các tổ chức tôn giáo, nhà hảo tâm và nhân dân các dân tộc trong tỉnh tích cực tự nguyện tham gia đóng góp ủng hộ đồng bào các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 12 gây ra…

Mọi khoản đóng góp xin chuyển về Quỹ Cứu trợ tỉnh Lâm Đồng, tài khoản số 37130106349400000 Kho bạc Nhà nước tỉnh Lâm Đồng hoặc nộp trực tiếp tại Văn phòng Ủy ban MTTQVN tỉnh (57 Quang Trung, P9, Đà Lạt, Lâm Đồng).

DUY DANH

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh đóng góp ủng hộ đồng bào bị bão lũ.

Chia sẻ kinh nghiệm về công tác bảo quản tài liệu Mộc bản tại châu Á

Là chủ đề của Tọa đàm quốc tế diễn ra trong 2 ngày 11 và

12/11/2017, tại TP Đà Lạt, do Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (Bộ

Nội vụ) tổ chức, nhằm tăng cường sự hợp tác giữa các nước đang lưu

giữ Mộc bản và chia sẻ kinh nghiệm trong công tác bảo tồn bền vững, kéo

dài tuổi thọ cho tài liệu Mộc bản. Hội thảo thu hút sự quan tâm

của 70 đại biểu đến từ 4 quốc gia là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung

Quốc và Việt Nam; với 21 báo cáo chuyên ngành đặc biệt về Lý luận

bảo quản Mộc bản; Những giải pháp bảo quản Mộc bản trên cơ sở nghiên cứu về gỗ; Thực trạng bảo quản những khối tài liệu Mộc bản

và giải pháp; Giới thiệu một số khối tài liệu Mộc bản tiêu biểu.

LÊ HOA

Đam Rông tổ chức Hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 5, khóa XII

Sáng 8/11, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Đam Rông phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện đã tổ chức Hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 5, khóa XII cho đội ngũ cán bộ,

đảng viên, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị trong huyện. Tại hội nghị, đồng chí Trần Đức

Tâm, Phó Chủ tịch UBND huyện đã trình bày 3 nghị quyết quan trọng

được thông qua tại Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng

khóa XII gồm: Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết số 11-NQ/TW về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết số 12-NQ/TW về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu

quả doanh nghiệp nhà nước. VĂN TÂM

DIỄM THƯƠNG

Năm 2017 được đánh giá là một năm có nhiều thách thức đối với hoạt động

của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp nên Lâm Đồng đã chủ động khắc phục những hạn chế, cùng với nhiều chính sách khuyến khích sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp... và nhờ đó mà sản xuất công nghiệp đã “về đích” ngoạn mục với giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 11.257 tỷ đồng.

Ông Huỳnh Ngọc Hải - Giám đốc Sở Công thương Lâm Đồng cho biết: Có thể nói đây là một năm thành công của ngành công nghiệp tỉnh nhà với mức tăng trưởng tăng 37% trong 9 tháng đầu năm. Nhất là khi giá trị sản xuất tăng thì đồng nghĩa việc giá trị của các mặt hàng chủ lực của

Lâm Đồng cũng đã tăng, một tín hiệu quá tốt cho nền kinh tế toàn tỉnh. Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu phải kể đến là Alumin tăng 4,6%, cà phê nhân tăng gần 4%, rau tăng hơn 18%, hoa tươi tăng trên 30%, dệt may tăng gần 20%...

Điển hình trong các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ngoài Alumin luôn trong nhóm tăng trưởng phải kể đến mặt hàng rau quả, dự ước đạt kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này sang Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Hà Lan và một số nước khác là gần 1.000 tấn và 2,45 triệu USD, tăng 11,35% về lượng so với cùng kỳ tháng 10/2016.

Theo đánh giá của UBND tỉnh Lâm Đồng, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy về “đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo hướng phát triển bền vững và hội nhập

quốc tế” giai đoạn 2011 - 2015, mức tăng trưởng ngành công nghiệp đạt bình quân 22,5% và chiếm tỷ trọng 26,6% trong cơ cấu kinh tế của Lâm Đồng. Hiện tại, tỷ lệ lấp đầy diện tích Khu Công nghiệp Lộc Sơn đạt 64,2%; tương tự tỷ lệ này đối với Khu Công nghiệp Phú Hội đạt 89%. Riêng đối với 6 cụm công nghiệp, gồm: Phát Chi, Đinh Văn, Gia Hiệp, Lộc Phát và Lộc Thắng có tỷ lệ lấp đầy từ 37,3% đến 48,3%.

Giám đốc Sở Công thương Lâm Đồng Huỳnh Ngọc Hải cũng nhận định rằng, để đạt được con số ấn tượng tăng trưởng 37% đó là cả một sự nỗ lực của tỉnh thông qua biện pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất công nghiệp, hỗ trợ doah nghiệp của tỉnh, nhất là lĩnh vực giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp đạt kết quả tốt.

Cùng xu thế phát triển của ngành công nghiệp thế giới, của cả Việt Nam, Lâm Đồng xác định mục tiêu phát triển công nghiệp bền vững, từ đó hướng đến nền công nghiệp 4.0 với sản xuất thông minh từ sự phát triển đột phá của công nghệ số. Bước sang quý IV/2017, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã duy trì sản xuất ổn định và có mức tăng trưởng đáng kể, cùng với đó thị trường một số sản phẩm đã “ấm” dần. Một số doanh nghiệp xuất khẩu lớn phải kể đến như Tổ hợp Bauxit Nhôm Lâm Đồng, Công ty TNHH Thương phẩm Atlantic Việt Nam, Công ty TNHH Hasfarm, Công ty TNHH Apolo…

Ông Trần Xuân Vượng - Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghiệp tỉnh Lâm Đồng cũng cho hay: Để tiếp tục phát triển bền vững ngành công nghiệp, tỉnh Lâm Đồng vừa

Công nghiệp 2017 có bước tiến ngoạn mục9 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của Lâm Đồng đạt trên 437 triệu USD, tăng trên 37% so với cùng kỳ 2016. Riêng tháng 10/2017, xuất khẩu đạt 45,31 triệu USD, tăng 59,5% so với cùng kỳ. Đằng sau những con số ấn tượng ấy là cả một bước tiến ngoạn mục, đầy nỗ lực của ngành công nghiệp Lâm Đồng năm 2017.

ban hành kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh giai đoạn 2017 - 2020. Theo đó, phấn đấu đến năm 2020 sẽ đạt mục tiêu tỷ lệ lấp đầy 100% khu công nghiệp và 60% cụm công nghiệp trên địa bàn. Để thực hiện được mục tiêu này, Lâm Đồng xây dựng nhiều giải pháp trong triển khai thực hiện như đổi mới cơ chế chính sách, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch, quản lý, giám sát, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, phát triển khoa học công nghệ, nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh.

Với đà tăng trưởng công nghiệp ở mức cao trong năm 2017 này, sẽ tạo đà cho năm bản lề 2018 để tăng tốc về đích về phát triển ngành công nghiệp tỉnh mà nghị quyết của Tỉnh ủy cũng như kế hoạch của UBND tỉnh đề ra.

Phát triển công nghiệp có chọn lọc Trong quá trình tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, Lâm Đồng xác định cơ cấu kinh tế những năm tới, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng tham gia đóng góp vào GRDP toàn tỉnh giữ vai trò sau khu vực nông nghiệp và dịch vụ. Chính vì thế phát triển công nghiệp của Lâm Đồng đi theo hướng “có chọn lọc”, chuyển dịch “tăng trưởng từ chiều rộng sang tăng trưởng chiều sâu” và đó là bước đi hướng tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

XUÂN TRUNG

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X đánh giá, lĩnh vực

công nghiệp - xây dựng (giai đoạn 2010 - 2015) có tốc độ tăng trưởng khá cao, tỷ trọng đóng góp vào GRDP tăng lên đáng kể, nhất là đã chú trọng công tác quy hoạch, tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế của tỉnh; công tác quảng bá, xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được quan tâm đẩy mạnh… Song vẫn còn tồn tại những yếu tố tạo “lực cản” cho sự phát triển công nghiệp. Đó là: khó khăn thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp; trình độ và thiết bị công nghệ còn lạc hậu, hiệu quả thấp; thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định, sức cạnh tranh chưa cao.

Từ những kết quả đạt được và hạn chế nêu trên, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X để ra mục tiêu tổng quát, trong đó nhấn mạnh việc “huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, chủ động hội nhập quốc tế, duy trì mức tăng trưởng và chuyển địch cơ cấu kinh tế hợp lý”. Sự “chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý” này nhằm đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng từ nay đến năm 2020 - theo giá so sánh 2010 - đạt từ 8,0 - 9,0%. Theo đó, cơ cấu kinh tế của Lâm Đồng đến năm 2020, công nghiệp - xây dựng chiếm từ 19,5 - 20% GRDP toàn tỉnh, đứng sau khu vực nông lâm thủy

sản chiếm từ 46 - 46,5% và khu vực dịch vụ chiếm từ 33,5 - 34%. Hướng phát triển công nghiệp xác định dựa trên lợi thế của địa phương, tiếp tục quy hoạch và phát triển công nghiệp chế biến nông sản chất lượng cao, quy hoạch để kêu gọi đầu tư vào khu công nghiệp công nghệ cao, tạo điều kiện cho nhà đầu tư xây dựng nhà máy luyện nhôm và công nghiệp sau nhôm… Điều đó cũng đã được thể hiện trong Nghị quyết 08 của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 của tỉnh, trong đó nhấn mạnh “phát triển công nghiệp có chọn lọc” là bước đi của ngành công nghiệp Lâm Đồng.

Dựa trên cơ sở các nghị quyết của tỉnh, UBND tỉnh Lâm Đồng mới đây đã vạch ra kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2017 - 2020 với mục tiêu

chung: Phát triển công nghiệp theo hướng chuyển dịch tăng trưởng theo chiều rộng sang chiều sâu; nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh. Đặc biệt, phát triển công nghiệp theo hướng phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, gắn quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh với khu vực Tây Nguyên và các vùng lân cận.

Các ngành công nghiệp mà Lâm Đồng có thế mạnh phần lớn tập trung vào công nghiệp chế biến nông sản. Vì vậy, tỉnh sẽ thu hút đầu tư phát triển các nhà máy có quy mô lớn với công nghệ tiên tiến, hiện đại ở các vùng nguyên liệu tập trung như: chè, cà phê, điều, rau quả, atiso, cây dược liệu, tơ tằm và các sản phẩm vật

gần 50 dự án kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp từ nay đến năm 2020, hầu hết đều gắn chặt với vùng sản xuất nguyên liệu có lợi thế của tỉnh, tập trung vào công nghiệp chế biến nông sản, khoáng sản, cấp nước và xử lý nước thải tại các khu, cụm công nghiệp, đô thị. Chỉ tính riêng lĩnh vực công nghiệp năng lượng điện, trong số 6 dự án đã có địa chỉ kêu gọi đầu tư thì hầu hết đều là điện gió và điện mặt trời, đó là chưa kể tỉnh còn khuyến khích các nhà đầu tư tìm kiếm vị trí tại các địa bàn trong tỉnh đầu tư phát triển ngành điện năng thân thiện với môi trường. Có thể nói, với “kịch bản” cơ cấu lại ngành công nghiệp, Lâm Đồng đang mở ra hướng đi tiến tới xây dựng nền công nghiệp xanh, bền vững về mặt môi trường. Qua đó, Lâm Đồng cũng đề ra các biện pháp mang tính căn bản nhằm thực hiện kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp đi đúng hướng. Đấy là tập trung vào việc đổi mới cơ chế, chính sách, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng quy hoạch, quản lý nhà nước; hoàn thiện kết cấu hạ tầng; phát triển vùng nguyên liệu và khoa học công nghệ, nguồn nhân lực đi cùng sự tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường.

Với sự hoạch định này, việc đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên thông qua các chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giá trị sản xuất công nghiệp là 10,2% trong giai đoạn 2016 - 2020; để từ đó đảm bảo tỷ trọng cơ cấu kinh tế của tỉnh mà ngành công nghiệp tham gia đóng góp từ 19,5 - 20% vào năm 2020 như Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ X vạch ra.

nuôi khác… Đồng thời, đa dạng hóa các sản phẩm, chú trọng tăng tỷ trọng những sản phẩm có giá trị gia tăng cao và các sản phẩm mới. Mặt khác, ưu tiên kêu gọi đầu tư vào công nghiệp chế biến rượu và nước trái cây đặc trưng của Lâm Đồng. Bên cạnh nhóm ngành công nghiệp có thế mạnh, Lâm Đồng cũng đề ra nhóm ngành công nghiệp ưu tiên đầu tư phát triển từ nay đến năm 2020 bao gồm: Công nghiệp cơ khí, dệt may, vật liệu xây dựng, khai thác chế biến khoáng sản; công nghiệp hóa chất, cao su, nhựa, dược phẩm và sản xuất điện. Kèm theo đó là danh mục các dự án, công trình nhằm kêu gọi đầu tư vào hạ tầng cơ sở các khu, cụm công nghiệp, nhà máy sản xuất, chế biến và nhà ở công nhân. Nếu để ý kỹ sẽ thấy, trong

Sản xuấtrượu vangtại Đà Lạt.Ảnh: Văn Báu

3 THỨ BẢY 11 - 11 - 2017CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

4 THỨ BẢY 11 - 11 - 2017 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

NHẬT QUÂN

Hao hụt từ 6-10% Đặt ra mục tiêu “Chung tay góp

sức vì ngành hoa phát triển bền vững”, Hiệp hội Hoa Đà Lạt sau Đại hội nhiệm kỳ mới luôn nỗ lực, quy tụ được 45 thành viên, gồm 34 doanh nghiệp, 11 trang trại, làng hoa và cá nhân hiện đang sản xuất hoa tại Đà Lạt và các vùng phụ cận khoảng 8.390 ha, cho sản lượng gần 3 tỷ cành/năm. Ông Phan Thanh Sang - Chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt cho biết, DFA đang tìm kiếm cơ hội hợp tác và liên kết phân phối hoa Đà Lạt tại các địa phương để phát triển và nâng cao giá trị thương phẩm của hoa Đà Lạt, cũng như lợi ích của người trồng hoa, kinh doanh hoa.

Hiện, 70% sản lượng hoa Đà Lạt được tiêu thụ ở TP Hồ Chí Minh, chiếm khoảng 80% lượng hoa được bán trên địa bàn, nhưng giá trị thực tế không cao bằng miền Bắc, miền Trung. Các loại hoa có chất lượng không cao sẽ đưa về chợ đầu mối, còn hoa chất lượng tốt hơn đưa vào các shop lớn ở TP Hồ Chí Minh. Vì vậy, vừa qua, DFA đã phối hợp cùng với Sở Công thương Lâm Đồng đi khảo sát chợ hoa đầu mối ở TP Hồ Chí Minh bao gồm các chợ Hồ Thị Kỷ, Đầm Sen, Bình Điền, Thủ Đức và các shop hoa lớn... nhằm tìm hiểu nhu cầu của những người kinh doanh hoa Đà Lạt và lắng nghe ý kiến nhận xét về chất lượng hoa từ Đà Lạt chuyển đi, cho thấy, quá trình vận chuyển hoa đã hao hụt khoảng 6-10%, nguyên nhân là do chất lượng hoa, quá trình bảo quản và quy trình đóng gói…

Nâng cao giá trị hoa Các chuyên gia đánh giá, thực

tế công nghệ sau thu hoạch giúp nâng cao giá trị và quyết định hơn 50% giá trị của hoa, góp phần mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho người trồng và kinh doanh hoa, giúp những bông hoa giữ màu đẹp và bền nhất khi đến tay khách hàng. Vì vậy, công tác hiện đại hóa khâu sản xuất, bảo quản hoa đang rất cần thiết, nhất là quy trình xử lý sau thu hoạch và bao bì, đóng gói... Ông Lê Tấn Hùng - thành viên DFA phân tích: Chi phí bao bì chỉ chiếm 3-4% giá thành sản phẩm của hoa. Nhưng nếu sử dụng bao bì kém chất lượng, thì tỷ lệ hao hụt hoa sẽ từ 5-10%, sẽ tốn thêm chi phí nhân công để lựa lại hoa khi nhận từ các nhà vườn, sau đó lại đóng thùng trở lại để tiếp tục phân phối. Từ đó, không xây dựng được thương hiệu, đồng thời, tạo tâm lý không hài lòng của nhà phân phối tiếp theo do thiếu hụt số lượng theo dự kiến, vì phải loại bỏ lượng hoa bị hư hao trong quá trình vận chuyển. Tổng hợp lại sẽ

HIỆP HỘI HOA ĐÀ LẠT:

Khẳng định vai trò của tổ chức xã hội nghề nghiệp

ảnh hưởng đến chi phí sản xuất hoa. Ví dụ đơn giản, nhà vườn sản xuất ra được 10.000 cành hoa, mức hao hụt là 5% tức là đã có 500 cành hoa bị loại bỏ, không tạo ra được giá trị mặc dù vẫn tiêu tốn chi phí về giống, phân bón, thuốc, điện năng, công chăm sóc - thu hái - vận chuyển…

Sắp tới, DFA chuẩn bị những nội dung làm việc với 4 làng hoa Thái Phiên, Vạn Thành, Hà Đông, Xuân Thành trong đầu tháng 11; sau đó, sẽ công bố 4 nhóm tư vấn, kết quả chuyến khảo sát và nhiều nội dung hướng về người nông dân trồng hoa. DFA cũng sẽ làm việc với UBND TP Đà Lạt để bàn triển khai những nội dung ký kết hợp tác, với 2 nội dung quan trọng, là tạo cơ chế để hỗ trợ cho các phòng thí nghiệm, công ty, cơ sở làm nuôi cấy mô, công nghệ sinh học để xây dựng Đà Lạt là trung tâm công nghệ sinh học xuất khẩu cây giống; đồng thời, đề xuất để Hiệp hội Hoa Đà Lạt phối hợp quản lý, vận hành thương hiệu “Hoa Đà Lạt”. DFA đang tiến hành kế hoạch thực hiện chuyến khảo sát tiếp theo tại Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng để góp phần giải quyết những khó khăn vướng mắc về thị trường hiện tại của ngành hoa Đà Lạt.

Các chuyến khảo sát của DFA hy vọng có nhiều thông tin để hài hòa lợi ích của người nông dân, nhà kinh doanh và nhà phân phối. Từ đó, xúc tiến ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm hoa, can thiệp khi có sự cố phát sinh hay mâu thuẫn giữa bên bán và bên mua;..., phối hợp tổ chức hội thảo giao lưu, kết nạp thêm thành viên ở các địa phương khác… DFA đang phối hợp với các sở, ngành liên quan để phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình

Truyện ngắn: KHÔI VŨ

Ông buồn vì việc mình đang làm bất ngờ gặp trắc trở. Bên đoàn thể nọ đã

trả lời rằng không thể giúp xây nhà tình thương cho ông nhạc sĩ già sống nghèo khổ ở cái huyện xa nhất tỉnh, vì ông này có thời gian “tình nghi theo địch”. Ấy là những năm sau 1954, ông nhạc sĩ già trước đó đi Việt Minh nhưng không đi tập kết ra Bắc mà ở lại quê nhà - một tỉnh miền Trung. Địa phương quê hương ông nhạc sĩ này cho biết có người nói rằng ông từng có thời gian đi lính Cộng hòa. Thông tin này được chuyển đến tận huyện ông đang sinh sống cùng người vợ già và một cô con gái làm nghề may.

Ông tình cờ biết chuyện của ông nhạc sĩ già sống âm thầm như một kẻ vô danh, muốn làm gì đó để giúp đỡ người từng có mấy bài hát mà ông đã nghêu ngao từ tuổi thiếu nhi. Giấy chứng nhận của một ông tướng, của hai nhạc sĩ lão làng, của một quan chức Bộ Văn hóa… và lời trần tình của người trong cuộc, tất cả đều trở thành vô dụng trước thông tin “tình nghi theo địch”. Ông lão nhạc sĩ kể rằng do vợ mới sinh con, nặng lòng với gia đình nên ông không tập kết. Ở lại, gia đình ông bị chính quyền Sài Gòn xếp vào thành phần cần theo dõi, vì thế ông không tiếp tục hoạt động, cũng không được giao nhiệm vụ gì. Chuyện “theo địch” chỉ là nghe nói, là tình nghi…

Vợ ông bảo: “Ông chỉ hay lo chuyện bao đồng”. Lời trách ấy không sai. Nhưng ông không thể không làm điều mình thấy cần làm. Để rồi tự chuốc cho mình nỗi buồn…

đó, đi kèm khâu chuyển giao kỹ thuật, giống, chăm sóc… hoa đạt chất lượng sẽ được đưa vào trung tâm và vận chuyển bằng xe lạnh đến các nơi tiêu thụ. Quan trọng nhất giá cả hợp lý, thanh toán minh bạch và người trồng hoa sẽ có lợi hơn. Như vậy hoa của Đà Lạt sẽ không bị phụ thuộc nhiều vào đầu mối phân phối và thị trường hoa Sài Gòn.

Trao đổi thông tin ở quầy hàng hoa tại chợ Đầm Sen (TP Hồ Chí Minh). Ảnh: N.Quân

sản xuất - kinh doanh hoa đến bộ, ngành... về cơ chế nhập khẩu giống mới, bản quyền giống; cơ chế vốn sản xuất hoa công nghệ cao; quy trình kỹ thuật, chăm sóc cây hoa từ khâu làm giống, bảo quản sau thu hoạch cho khi sản phẩm đến tay khách hàng; xây dựng thị trường, xây dựng thương hiệu giúp đầu ra ổn định, tăng tỉ lệ xuất khẩu hoa...

Hoa Đà Lạt nổi tiếng khắp cả nước, mặc dù người kinh doanh định vị sản phẩm của mình sẽ phục vụ cho phân khúc nào thì giá thành sẽ tương ứng với phân khúc đó, nhưng cả người sản xuất và người phân phối hoa đều có mong muốn nâng cao giá trị của hoa. Muốn vậy, nông dân cần nâng cao chất lượng sản phẩm; cần phân loại, sơ chế, đóng gói, bảo quản sau thu hoạch hợp lý trước khi chuyển đi tiêu thụ. Đặc biệt là bao bì và mẫu mã thương hiệu sẽ giúp tăng giá trị của hoa, đảm bảo chất lượng khi vận chuyển và là bước nhận diện thương hiệu đầu tiên. Vì vậy, Nhà nước cũng cần có cơ chế hỗ trợ làm bao bì, xây dựng thương hiệu phù hợp giúp người dân, làng hoa có những bước tiến mới trong phát triển nghề nghiệp và nâng cao giá trị sản xuất hoa. Cũng cần dự báo, trao đổi thông tin giữa nơi sản xuất, nơi tiêu thụ về giá cả, sản lượng, nhu cầu chủng loại hoa… để có cơ cấu sản xuất hoa hợp lý hơn, tránh bị ép giá và chủ động nguồn cung...

Trong tương lai không xa, một chợ hoa đầu mối ở Đà Lạt sẽ sớm triển khai với nguồn kinh phí hơn 200 tỷ do JICA tài trợ. Đây sẽ là trung tâm thu mua, sơ chế, đóng gói và phân phối đi các nơi. Cách thức vận hành của trung tâm này được sự tư vấn từ sàn đấu giá hoa lớn nhất Nhật Bản là OTA. Khi

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2017), nhiều ấn phẩm về nước Nga Xô viết đã được xuất bản.

“Nước Nga - Hành trình tới tương lai” của nhà báo Hồ Quang LợiLiên Xô trước đây và nước Nga

ngày nay có một vị trí đặc biệt trong cộng đồng quốc tế - một cường quốc kinh tế và quân sự được tôn trọng, một nền văn hóa

được ngưỡng mộ. Thế nhưng sau cuộc chính biến 19/8/1991, dẫn tới sự sụp đổ của Liên bang Xô viết, nước Nga bước sang một giai đoạn lịch sử mới. Để giúp bạn đọc hình dung ra con đường mà nước Nga phải trải qua để đi tới tương lai, nhà báo Hồ Quang Lợi - một cây bút bình luận quốc tế sắc sảo - đã tập hợp một cách hệ thống các bài viết của anh về các sự kiện nóng bỏng diễn ra ở nước Nga kể từ năm 1990 đến nay trong cuốn “Nước Nga - Hành trình tới tương lai”.

Những cuốn sách hay về nước Nga

Sau hơn nửa năm đại hội nhiệm kỳ mới và tổ chức lại hoạt động, Hiệp hội Hoa Đà Lạt (DFA) đã có nhiều hoạt động thiết thực như tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, đón tiếp các đoàn khách trong và ngoài nước tham quan, học hỏi kinh nghiệm về ngành hoa, thông tin kịp thời các hoạt động của DFA… với mong muốn khẳng định vị thế của ngành hoa và nâng cao giá trị sản xuất của hoa Đà Lạt.

Nhà báo Hồ Quang Lợi và bà Natalia Valerievna - Giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội.

5 THỨ BẢY 11 - 11 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Ngoái đầu nhìn lại

lại chặng đời mình và nhân tiện, nhìn lại những người bạn, đám đàn em… Có vẻ như họ không khẩn trương như ông mà cứ nhẩn nha nước kiệu. Có người còn chẳng nghĩ ngợi gì đến cái giải thưởng mà ông vừa có. Thôi thì mỗi người một quan niệm sống. Họ không bắt ông phải nghĩ, phải sống như họ thì ông cũng vậy, chấp nhận quan niệm sống của họ. Ông đã vẽ biến tấu bức “Mã đáo thành công” với con ngựa dẫn đầu ngoái nhìn lại đám mấy con phía sau, con bước thong thả, con dừng hẳn để gặm cỏ…

Có tiếng chuông cổng. Ông bước qua sân mở cổng, đón khách.

Anh phóng viên của báo Người Thợ thường đến chơi với con trai ông chào ông rồi nói: “Con muốn gặp anh Tuân”. Ông vừa khép cổng vừa trả lời: “Anh ấy đi ra

tâm, con sẽ giới thiệu bố vẽ minh họa cho Người Thợ cuối tuần. Còn nhuận bút số này thì chắc chắn là con phải ký nhận đem về giao lại cho bố…

Ông cười xòa:- Thế ra tôi vẽ cũng ngang ngửa

với anh nên người ta mới nhận lầm nhỉ!

- Vâng! Từ nay nhà ta có thêm một họa sĩ nữa rồi…

Ông cười lớn hơn:- Là tôi nói vui với anh thế thôi.

Nghề của tôi là âm nhạc chứ đâu phải vẽ vời…

*Ông đọc truyện “Khoảnh khắc”

của nhà văn Hoàng. Dù sao thì ông cũng phải tự thú nhận là mình không có thói quen đọc truyện. Truyện ngắn không đọc, truyện dài hay tiểu thuyết càng không. Nhưng ông biết khi viết truyện, các nhà văn thường vừa dựa vào chuyện thật ngoài đời, vừa tưởng tượng thêm thắt để hình thành truyện, gửi gắm một ý tưởng nào đó. Chắc chắn cái truyện “Khoảnh khắc” phải có nội dung gần với ý tưởng “Con ngựa ngoái đầu” của ông, thì bên nhà báo người ta mới dùng bức tranh của ông mà minh họa.

“Khoảnh khắc” kể về một nhà khoa học có nhiều đóng góp hữu ích cho xã hội được vinh danh. Đến chúc mừng ông có người thực sự quý trọng tài năng của ông, có người chỉ để xã giao và cũng có vài người trước đó đố kỵ, nay đổi lời ca tụng.

Câu chuyện chỉ gọn có thế mà gợi cho ông lắm điều suy nghĩ. Ông nhà văn lấy mẫu từ những ai không biết mà sao nó có gì đó tương tự như chuyện của ông. Giống nhất là những lời ca ngợi tài năng của ông trong buổi lễ tuyên dương những người trong tỉnh được nhận các giải Nhà nước. Nghe cô tiến sĩ văn hóa nói những lời “có cánh” dành cho ông, cậu nhạc sĩ đàn em ngồi cạnh đã ghé tai ông: “Mới năm trước, bà ấy còn phê chú là chỉ viết những đề tài chung chung, thiếu đóng góp tác phẩm viết về địa phương kia mà…”. Ông đáp: “Trong văn học - nghệ thuật, người ta hoàn toàn có thể thay đổi đánh giá, cậu à”. Là ông cố gắng bênh vực cô tiến sĩ đáng tuổi con mình, chứ trong thâm tâm ông lại tự hỏi “Sao người ta lại có thể trơ tráo lá mặt lá trái như thế?”.

“Chẳng lẽ nhà văn Hoàng cũng có mặt hôm ấy, lại biết chuyện của mình nên viết thành truyện “Khoảnh khắc”? Hay là có một nguyên mẫu khác? Mà như thế thì đúng là các ông nhà văn điển hình hóa rồi…”. Ông nghĩ mãi mà chẳng đi đến được kết luận nào…

*Ông đã quên chuyện bức tranh

được dùng làm minh họa cho truyện của nhà văn Hoàng. Ông cũng không vẽ thêm bức tranh mới nào vì chưa có ý tưởng. Thêm nữa, ông phải dành thời gian lo chuyện “bao đồng” giúp lão nhạc sĩ ở huyện.

Ông đi gặp, kể lại chuyện này cho nhiều người trong giới văn học - nghệ thuật biết và kêu gọi đóng góp giúp đỡ lão nhạc sĩ nghèo...

ngoài từ sớm, có bảo là khoảng 9 giờ sẽ về. Bây giờ là tám giờ rưỡi rồi, anh vào chơi uống nước đợi anh ấy vậy. Hôm nay thứ bảy chắc anh cũng thong thả…”.

Anh nhà báo vừa vào đến phòng khách đã đến trước bức tranh màu nước mà nhìn ngắm rồi thích thú reo lên: “Tuyệt lắm!”. Ông được khen, vui nức lòng, tạm quên đi nỗi buồn không giúp đỡ được ông nhạc sĩ già ở huyện xa.

Anh nhà báo lấy máy ảnh ra chụp bức tranh nhiều lần. Xong xuôi, anh ta nói với ông: “Tuy không phải là sơn dầu quen thuộc nhưng màu nước thế này cũng tốt rồi, một thay đổi về chất liệu thú vị đây!”. Và… anh ta kiếu về!

- Ồ! Anh không đợi anh Tuân nhà tôi à? - Ông hỏi.

- Dạ, không cần gặp nữa ạ.

- Sao thế?- Dạ, con vội lắm. Bộ phận kỹ

thuật đang chờ…Dù không đoán được rõ ràng

đầu đuôi nhưng ông cũng gật đầu với khách:

- Anh bận thì cứ về vậy. Thế anh Tuân nhà tôi về, tôi có cần kể lại việc anh đến đây không?

- Dạ cũng không cần đâu ạ. Con sẽ gọi điện cho anh ấy…

Khách về, ông trở lại phòng khách vừa lúc vợ ông bước ra. Ông khoe:

- Bức tranh tôi vẽ có người khen đấy!

- Người ta khen lấy lòng mà ông tưởng thật hả?

- Không, tôi tin chắc là khen thật!- Ừ! Thì khen thật!Ông biết bà vợ không muốn

tranh cãi với ông mới nói thế.*

Sáng hôm sau, chủ nhật, anh con trai út của ông đi ăn sáng về, đưa cho ông tờ báo Người Thợ số cuối tuần in nhiều màu.

- Tranh của bố được in báo đấy!- Cái gì? Bức “Mã đáo thành

công” của tôi ấy hả?- Vâng! Chính nó! Nó được

dùng làm tranh minh họa cho cái truyện ngắn của nhà văn Hoàng nổi tiếng cả nước. Vinh dự lắm đó, bố xem đi!

Ông ngồi xuống ghế sa-lông, mở tờ báo tìm trang in tranh của mình. Đây rồi! Nó được in màu hẳn hoi, đặt ở giữa trang sáng tác mà phía trên là dòng chữ lớn “Khoảnh khắc - Truyện ngắn của nhà văn Hoàng”.

Niềm vui vừa đến với ông chợt bị chặn lại khi ông đọc dòng chữ dưới bức tranh: “Minh họa của họa sĩ Tuân”.

- Sao lại thế này? - Ông ngẩng lên hỏi con.

- Là do anh phóng viên hiểu lầm bố ạ - Anh con trai giải thích - Hôm đến nhà mình, thấy bức tranh của bố ở phòng khách anh ấy lại tưởng là của con vẽ xong để sẵn đấy, nên anh ấy vội chụp hình để in minh họa cho cái truyện. Con đã giải thích lúc nghe điện thoại anh ấy gọi và anh ấy đã hứa ghi tên tác giả là bố nhưng cuối cùng anh ấy lại quên… Sáng nay đưa báo biếu cho con, anh ấy đã gửi lời xin lỗi bố… Bố yên

Minh họa: Phan Nhân

XEM TIẾP TRANG 11

Sau khi ăn sáng cùng vợ, ông ra phòng khách uống trà, ngồi ngắm tác phẩm vừa hoàn thành của mình: bức tranh màu nước “Mã đáo thành công” biến tấu. Ông mỉm cười khi nghĩ tới lúc có người sẽ gọi ông là “họa sĩ”, thay cho danh xưng “lão nhạc sĩ” quen thuộc. Nhớ lại, ông cũng đã thọ giáo anh con út hơn một năm rồi chứ đâu có ngắn! Anh con của ông là một họa sĩ chuyên vẽ sơn dầu và cộng tác vẽ minh họa cho mấy tờ báo. Nhân một hôm vui vẻ, ông hỏi con liệu tuổi ông còn học vẽ được không? Anh con cười cười: “Nếu bố có lòng say mê và tính kiên trì thì được”. Ông bảo: “Tôi sẽ cố gắng”. Anh con út: “Vậy thì con sẽ dạy bố từ cơ bản đến vẽ được một bức tranh”. Vậy là sau một năm, ông vẽ được bức tranh đầu tiên, dẫu chỉ bằng màu nước! Anh con út nhận xét: “Màu sắc chưa hòa hợp lắm, bố cục cũng chưa chặt, nhưng rất có ý nghĩa. Chúc mừng bố”.

Ông chọn nội dung “mã đáo thành công” vì ông vừa nhận được một giải thưởng cao của Nhà nước về âm nhạc, công việc mà ông dành trọn đời sống chết theo đuổi. Sự nghiệp của ông đến đây xem như viên mãn, há chẳng phải là “mã đáo thành công” đó sao! Nhưng ông không vẽ lại mấy con ngựa đua nhau về đích như xưa nay người ta đã vẽ. Ông đã về đến đích rồi. Ông đang nhìn

Cuốn sách là tập hợp 64 bài viết được sắp xếp một cách hệ thống theo thứ tự: Chương I - Vật đổi, sao dời; Chương II - “Hỗn mang” sau cú sốc; Chương III - Đứng dậy và đi tới và Chương IV - Nước Nga và thế cuộc toàn cầu.

“Đợi anh về” ca ngợi chiến tranh Vệ quốcSau cuộc Cách mạng Tháng

Mười, nhân dân Liên Xô đã trải qua nhiều thử thách. Trong đó, thử thách khốc liệt nhất là cuộc chiến tranh giữ nước (Chiến tranh Vệ quốc) diễn ra trong 5 năm (1941-1945) với phát xít Đức.

Tên của tập thơ “Đợi anh về” được lấy theo tên tác phẩm của nhà thơ Konxtantin Ximonov, bài thơ đã được nhà thơ Tố Hữu dịch sang tiếng Việt từ năm 1947, có ảnh hưởng và ý nghĩa đặc biệt với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam.

Tập thơ “Đợi anh về” bao gồm 180 bài thơ của 24 nhà thơ tiêu biểu nhất như: Konxtantin Ximonov, Olga Berggolts, Tvardovxki, Anna Akhmatova, Evtusenko… Tập thơ do hai dịch giả Nguyễn Huy Hoàng và

Những cuốn sách hay về nước Nga

Nguyễn Văn Minh dày công chọn lọc và dịch sang tiếng Việt.

Tập thơ “Những dòng thơ viết trong đêm không ngủ” của A. PushkinNXB Kim Đồng giới thiệu tập

thơ “Những dòng thơ viết trong đêm không ngủ” của mặt trời thi ca Nga - A. Pushkin, qua bản dịch của dịch giả Thúy Toàn.

A. Pushkin (1799 - 1837) - biểu tượng của dòng văn học lãng mạn Nga thế kỉ XIX- qua bao nhiêu thời gian, thơ ca và các sáng tác khác của ông vẫn được xem là mẫu mực, đi cùng năm tháng. Tập thơ gồm 48 bài, thấm đẫm tinh thần cách mạng

và dân tộc. Điều thú vị là, cuối sách có thêm phần chú thích, giúp độc giả hiểu rõ hơn bối cảnh ra đời của các bài thơ, từ đó có thể mở rộng biên độ tiếp cận.

Với Pushkin, nhà văn N.Gogol nhận định: “Khi nhắc đến Pushkin, ta nghĩ đến ngay đó là một nhà thơ dân tộc… Trong ông, thiên nhiên Nga, tâm hồn Nga, ngôn ngữ Nga, tính cách Nga được phản ánh thuần khiết đẹp tới mức giống như cảnh vật được soi trên mặt phóng đại. Pushkin là một hiện tượng đặc biệt, có thể nói, là hiện tượng duy nhất của tinh thần Nga”.

TS tổng hợp (theo hanoimoi.com.vn)

6 THỨ BẢY 11 - 11 - 2017 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

HỒ SƠ - TƯ LIỆU

(TIẾP THEO)

Tùy bút: NGUYỄN NGỌC PHÚ

Có hai cuộc cách mạng mà mỗi người dân Việt Nam ai cũng đều tự hào đánh dấu những cột

mốc lịch sử trong mùa thu. Đó là Cách mạng Tháng Mười Nga và Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam chỉ cách nhau 28 năm ở hai đất nước khác nhau nhưng cùng chung một mục đích lý tưởng. Cách mạng Tháng Mười Nga chưa từng có trong lịch sử loài người, xóa bỏ chế độ người bóc lột người lập nên nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới, cổ vũ cả nhân loại bị áp bức đứng lên đấu tranh giành tự do. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, đã học được bài học trực tiếp từ Cách mạng Tháng Mười, vận dụng đạt kết quả xuất sắc trong tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Mùa thu này ta vẫn còn như nghe âm vang những đoàn người tràn vào Cung điện Mùa Đông với khí thế như nước vỡ bờ, đã tấu lên bản giao hưởng Cách mạng Tháng Mười với bao cung bậc âm thanh, màu cờ mà người nhạc trưởng là lãnh tụ Lê-nin vĩ đại. Giở lại những tấm ảnh tư liệu lịch sử, xem lại những thước phim đen trắng ngày ấy bao giờ cũng hiện lên cận cảnh nổi bật hình ảnh vị lãnh tụ thiên tài với vầng trán rộng đã đi vào ký ức của mỗi người. Nhà thơ Mai-a-cốp-xki viết bản trường ca “Tốt lắm” (Qua bản dịch của Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến) đã diễn tả khí thế Cách mạng Tháng Mười: “Cuồn cuộn những dòng người đông nghịt/ Họ ùa lên/ Và nhịp theo hành khúc/ Sánh bước với công nhân hàng ngũ chỉnh tề/ Ô tô biện chứng phép chiếu năm tháng sáng lòe/ Bằng những ngọn đèn pha hãng Mác/ Tương lai rõ dần/ Bóng đêm tan tác…”. Bản trường ca được đánh giá như tập biên niên sử hùng tráng bằng thơ đầy tự hào trước sự hồi sinh của đất nước Xô viết: “Và tôi/ Ca ngợi Tổ quốc tôi/ Ca ngợi Cộng hòa Xô viết/ Như ca ngợi một mùa xuân nhân loại/ Được sinh ra trong lao động đấu tranh”. Đất nước Nga, tâm hồn Nga, những làn điệu dân ca Nga, thiên nhiên tươi đẹp màu thu vàng Nga qua những tác phẩm văn học một thời để lại bao dấu ấn và ký ức đẹp đẽ trong mỗi tâm hồn Việt. Đó là thi sĩ thần đồng thơ Nga Ê-xê-nhin. Ông được coi là “Cây đại phong cầm do thiên nhiên tạo nên dành riêng cho thơ ca” (M.Goocki). Thơ Ê-xê-nhin hồn nhiên, chân thành, đằm thắm có sức quyến rũ đặc biệt nhất là những bài thơ viết về nông thôn Nga, cái tâm hồn sâu thẳm nhất của dân tộc Nga: “Ôi nước Nga thân thiết của tôi ơi/ Nhà gỗ thông khoác áo choàng tượng Chúa” hay: “Ôi

nước Nga cánh đồng màu thắm đỏ/ Và màu xanh ngã xuống giữa lòng sông/ Tôi yêu đến sướng vui và đau khổ/ Nỗi sầu thương hồ nước trải mênh mông” đã thấm đậm một cội nguồn sâu thẳm đau đáu trong cái mạch rễ từ vẻ đẹp bí ẩn mê hoặc của nước Nga…

Cách mạng Tháng Mười như mặt trời chói lọi với vẻ đẹp lý tưởng chiếu rọi cho cả nhân loại như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười Nga chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng trăm triệu người bị áp bức bóc lột trên trái đất”. Nhà thơ Chế Lan Viên với những dòng thơ suy tưởng dạt dào, thăng hoa với nhiều cảm hứng lớn lao: “Khi mặt trời Nga mọc ở phương Đông/ Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt/ Người cay đắng cũng chia phần hạnh phúc/ Sao vàng bay theo liềm búa công nông”. Có hai con người vĩ đại của Việt Nam đã chịu ảnh hưởng trực tiếp của Cách mạng Tháng Mười Nga: Đó là Bác Hồ kính yêu và người thủy thủ trên chiến hạm ở biển Hắc Hải - Bác Tôn Đức Thắng. Ngày đó Bác Hồ trên hành trình gian khổ tìm đường cứu nước. Khi được tin Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, Bác đã cảm nhận về một đất nước mà nắm chính quyền là những người lao động. Khi được đọc Báo Nhân Đạo (Pháp) năm 1920 có đăng tác phẩm: Sơ khảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin, Bác rất xúc động mừng đến phát khóc như trong thơ Chế Lan Viên đã viết: “Luận cương đến với Bác Hồ và người đã khóc/ Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê-nin”. Và trong căn phòng vắng lặng với khóe mắt rưng lệ Bác reo lên như muốn nói cùng dân tộc ta đang bị áp bức: “Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!” và “Phút khóc đầu tiên là phút Bác

Hồ cười”. Bác Tôn Đức Thắng vốn là thợ máy đóng tàu Sài Gòn phục vụ trên chiến hạm Phờ-răng-xô của Pháp được điều động tiến vào biển Đen bắn phá hải cảng Xê-va-xtô-pôn. Bác đã cùng anh em binh sỹ khác dũng cảm đứng lên phản chiến từ chối thi hành mệnh lệnh tiến công nước Nga Xô viết. Bác Tôn đã xung phong kéo cờ đỏ trên chiến hạm để chào mừng nhà nước vô sản đầu tiên trong lịch sử loài người. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi trong trường ca “Bài thơ Hắc Hải” đã viết những dòng thơ xúc động về hình ảnh đẹp đẽ của người thủy thủ Việt Nam Tôn Đức Thắng: “Người lính thủy kéo cờ năm trước/ Tinh thần Hắc Hải vẫn càng tươi/ Từ ánh sáng Tháng Mười soi rọi/ Tổ quốc ta đã có bây giờ…”.

Cùng với Cách mạng Tháng Mười Nga, hình ảnh của lãnh tụ Lê-nin luôn là nguồn cảm hứng cho các thi nhân, đặc biệt là bản trường ca “Lê-nin” được sáng tác năm 1924 của nhà thơ Mai-a-cốp-ski. Tình cảm của nhà thơ đối với cách mạng được thể hiện tập trung qua lòng yêu quý vô bờ đối với vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng qua bản trường ca. Đây là tác phẩm lớn đầu tiên trong lịch sử thơ ca Xô viết đã tái hiện thành công hình tượng Lê-nin trong mối quan hệ biện chứng giữa một tính cách giản dị và một nhân cách vĩ đại, một Con Người với mẫu tự viết hoa. Đọc lại trường ca này chúng ta thật xúc động khi nhà thơ viết về Lê-nin từ trần như nghe tin sét đánh: “Hôm qua/ 6 giờ 50 phút/ Đồng chí Lê-nin từ trần/ Năm nay chứng kiến một lần/ Điều bất hạnh trăm năm không thấy nữa/ Ngày này/ muôn thủa/ sẽ là truyền thuyết đau thương…”. Nhà thơ Tố Hữu là một trong những tác giả có nhiều bài thơ thành công viết về Cách mạng Tháng Mười Nga và đặc biệt là hình ảnh Lê-nin hiện

lên thật giản dị trong bài thơ “Lều cỏ Lê-nin” lúc Lê-nin từ Phần Lan về nước để chuẩn bị lãnh đạo cách mạng. Nơi ở đại bản doanh của Người là một chiếc lều cỏ đơn giản bên dòng sông với một chú bé liên lạc làm ta nhớ lại chiếc hang Pắc Bó gió lùa của Bác Hồ kính yêu khi mới trở về Cao Bằng lãnh đạo cách mạng. Nhà thơ Tố Hữu viết: “Lịch sử thường đi những lối ngờ/ Một lều cỏ là mũi tên chỉ hướng…/ Mái tóc giả che vầng trán rộng/ Như bóng mây giấu ánh mặt trời”. Nhà thơ Trần Đăng Khoa ngay từ tuổi thiếu nhi đã viết bài thơ “Ông Lê-nin ở nước Nga” thật hồn nhiên trong sáng mà lan tỏa một niềm kính yêu sâu sắc: “Ông Lê-nin ở nước Nga/ Mà em lại thấy như là Việt Nam/ Cũng vầng trán rộng thênh thang/ Y như trán Bác mênh mang đất trời/ Cũng đôi mắt đẹp sáng ngời/ Y như mắt Bác đang cười với em”. Vâng, trong mỗi gia đình Việt Nam, trên tường cao nơi trang trọng nhất hầu như ai cũng treo ảnh hai vị lãnh tụ lồng trong khung kính đó là Lê-nin và Bác Hồ.

Từ khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đến nay đã là 100 năm. Thời gian một thế kỷ trôi qua mà ta cứ ngỡ như mới hôm qua, bởi qua những trang sách, thước phim, tấm ảnh, bản nhạc còn lưu giữ được ký ức của lịch sử ngày nào. Hào khí cách mạng luôn truyền lại sức mạnh lớn lao niềm tin lý tưởng cao đẹp. Nhà văn Mác-xim Goc-ki đã ví Cách mạng Tháng Mười Nga là bài ca con chim báo bão. Ta vẫn còn như mới gặp đâu đây những con người làm nên Cách mạng Tháng Mười mới hôm qua là những người thợ, người đầy tớ, người làm thuê sống không mục đích tương lai. Nay là những “đồng chí”, họ sáng rực lên từ khí tuệ, từ tâm hồn,..

KỶ NIỆM 100 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA (1917-2017)

Từ ánh sáng Tháng Mười…

Lê-nin với Cách mạng Tháng Mười Nga. Ảnh tư liệu

VĂN NHÂN

Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu bước

vào thời kỳ khủng hoảng. Từ tháng 4/1989 trở đi, sự đổ vỡ diễn ra liên tiếp ở các nước Đông Âu; chỉ trong vòng 2 năm, đến tháng 9/1991, chế độ XHCN ở Liên Xô, 6 nước Đông Âu, Mông Cổ, An-ba-ni, Nam Tư đã bị sụp đổ hoàn toàn.

Sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, để lại những bài học sâu sắc đối với cách mạng Việt Nam và thế giới.

Nguyên nhân khách quan: Những khiếm khuyết nảy sinh trong quá trình xây dựng CNXH hiện thực - một chế độ xã hội mới chưa từng có trong lịch sử - là điều khó tránh khỏi. Các thế lực thù địch tiến công quyết liệt nhằm xóa bỏ CNXH.

Nguyên nhân chủ quan: Nguyên nhân sâu xa là từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX, các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô bắt đầu lâm vào tình trạng kinh tế - xã

CHU BÁ NAM

Những cuốn tiểu thuyết bìa cứng dày cộp thuộc loại sách gối đầu giường của tôi trên

giá vẫn được con cháu hào hứng lôi ra đọc: “Chiến tranh và hòa bình” của Liev Tolxtoi , “Con đường đau khổ” của Leon Tolxtoi, “Chiến bại” của Phadeep, “Thép đã tôi thế đấy” của Oxtơrôpxki, “Sông Đông êm đềm”, “Đất vỡ hoang” của Solokhôp và thơ Puskin, Lecmantop... Đặc biệt là sức quyến rũ của những giai điệu du dương cùng lời ca sâu lắng mượt mà của các bài hát “Chiều Maxcơva”, “Đôi bờ”, “Cây thùy dương”... khiến tâm hồn bay bổng.

Kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga, chúng tôi, những người có một thời học tập ở Liên Xô, không ai bảo ai, tụ tập lại nhắc những kỷ niệm riêng và hát những bài ca quen thuộc. Ca từ sao mà đẹp, mà thân thương thế, nhưng chẳng biết ai đã dịch. Cái thời hay thật, thích thì làm, vô tư, cố gắng dịch, chuyển tải cảm xúc rung động của mình đến cho người khác, không nhất thiết nó phải mang tên mình. Chẳng ai nghĩ đến nhuận bút, đến bản quyền sở hữu trí tuệ như bây giờ. Đương nhiên, phải là người biết tiếng Nga mới dịch được. Lắm khi là “công trình tập thể”. Ở ký túc xá sinh viên, lưu học sinh, một ai cất lên, người này thêm một câu, kẻ kia bổ sung thêm một chữ rồi cứ thế lan truyền. Cũng có khi chỉ một người dịch, được mọi người hưởng ứng hát theo thì thích thú chứ không nhận là của

Người hát Quốc ca Liên Xô lời ViệtNền văn học nghệ thuật Xô viết hướng thượng đã góp phần xây dựng nhân cách cho lớp người chúng tôi vẫn không mất đi mà còn truyền lại cho con cháu bây giờ.

XEM TIẾP TRANG 11

7 THỨ BẢY 11 - 11 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Lời hay - Ý đẹp

Học vấn do người siêng năng đạt được,tài sản do người tinh tế sở hữu,quyền lợi do người dũng cảm nắm giữ,thiên đường do người lương thiện xây dựng.

Franklin

Cách mạng Tháng Mười Nga làm rung chuyển và đảo lộn thế giớiPHẦN III: Chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào nhưng vẫn chứng minh sức sống và tính ưu việt của mình

MỘNG SINH

Nước NgaKhông chỉ một lần trong ký ức của tôiCứ hiển hiện nơi tôi từng được sốngLại trỗi dậy niềm yêu thương cháy bỏngCủa một thời trai trẻ đã đi qua...

Tôi mang trong mình duyên nợ nước NgaMỗi nhịp đập trái tim hồng thổn thứcTấm lòng Nga bao la và chân chấtNuôi dưỡng hồn tôi thuở biết làm người!Tôi đã từng say sắc đỏ Tháng MườiNgắm chiến hạm Rạng Đông dưới bầu trời tháng sáuThức cùng Nêva những đêm dài đau đáuNghe đồng hồ Kremly điểm nhịp bình minh...

Khi cánh rừng Nga lặng lẽ chuyển mìnhCây trút hết lá vàng trên mặt đấtTôi xúc động tự lòng sâu thẳm nhấtBởi yêu Người tha thiết nước Nga ơi!

Nước Nga là một phần đời tôiVẫn mãi mãi tôi là người đất MẹƠi Việt Nam thân thương hiền dịu thếTấm lòng Người có sắc đỏ hồn NgaCùng những con người nhân hậu vị thaVà chung thủy đến cùng trời cuối đấtĐã khẳng định niềm tin không thể mấtNước Nga vinh quang luôn ở bên mình.

hội trì trệ, nhưng những khuyết tật của mô hình đó không được nhận thức đầy đủ và sửa chữa tích cực..., dẫn đến nhân dân giảm niềm tin vào Đảng Cộng sản, Nhà nước XHCN...

Từ năm 1985, công cuộc cải tổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu đã mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng trong đường lối, chính sách, đưa cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội đến bên bờ vực thẳm. Lợi dụng tình hình đó, các thế lực đế quốc và phản động quốc tế tăng cường phối hợp tấn công, làm thay đổi hoàn toàn chế độ chính trị - xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.

Những bài học sâu sắc: Thứ nhất, bài học lịch sử có ý

nghĩa cảnh tỉnh đối với Đảng Cộng sản, những người cách mạng cũng như nhân dân lao động thế giới là phải luôn luôn phát huy vai trò nhân tố chủ quan (sự chuẩn bị chu đáo về tư tưởng, lý luận, tổ chức và chỉ đạo thực tiễn) trên cơ sở nắm vững các điều kiện khách quan.

Thứ hai, từ thập kỷ 70 về sau,

nhất là trong cải tổ, nguyên tắc liên minh công - nông, lực lượng quyết định thắng lợi Cách mạng Tháng Mười Nga và bảo đảm cho chế độ XHCN tồn tại và phát triển ngày càng bị xa rời. Do đó, khi có sự cố chính trị xảy ra, công nhân, nông dân, quân đội thờ ơ với Đảng Cộng sản, thậm chí còn xuống đường biểu tình, tham gia binh biến lật đổ chính quyền Xô viết.

Thứ ba, việc giành, giữ, bảo vệ chính quyền là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, một tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, một Nhà nước hết lòng phục vụ nhân dân. Và mỗi khi không làm được điều đó thì sẽ không giữ được chính quyền.

Thứ tư, việc thay đổi chế độ chính trị - xã hội ở Liên Xô và Đông Âu để lại bài học lớn về công tác tư tưởng, để tự do đa nguyên một cách vô nguyên tắc, để các cơ quan báo chí, truyền thông tiến công phủ nhận thành tựu cách mạng và bôi nhọ lịch sử, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng

sản và vai trò quản lý Nhà nước Xô viết; tiến công xóa bỏ nền tảng tư tưởng của chế độ là chủ nghĩa Mác-Lênin…dẫn đến hậu quả nghiêm trọng làm rối loạn xã hội.

Thứ năm, Đảng Cộng sản và Nhà nước Liên Xô trong công cuộc cải tổ đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi chủ trương “phi chính trị hóa quân đội”. Sự mất phương hướng chính trị của các lực lượng vũ trang Xô viết không chỉ góp phần quan trọng làm thay đổi chế độ chính trị - xã hội ở Liên Xô, mà còn đe dọa sự tồn vong của cả thế giới khi lực lượng này sở hữu kho vũ khí hạt nhân.

Thứ sáu, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã bị buông lỏng dẫn đến có nhiều nhượng bộ, thỏa hiệp vô nguyên tắc với các lực lượng chống CNXH, tạo điều kiện cho chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động quốc tế câu kết với các lực lượng đối lập trong nước gây bạo loạn phản cách mạng, thực hiện thành công chiến lược “diễn biến hòa bình”.

Thế kỷ 21 đặt ra nội dung và yêu

cầu mới cho mục tiêu phát triển, đó là: Sự phát triển trong hòa bình và tự do; phát triển hài hòa giữa vật chất và tinh thần; phát triển trong công bằng và dân chủ; phát triển bền vững và nhân văn; sự phát triển của mỗi người, mỗi nhóm xã hội, mỗi giai cấp, tập đoàn, mỗi quốc gia, dân tộc phải là điều kiện tích cực cho sự phát triển của những người khác và toàn bộ xã hội loài người.

Trong lúc đó, từ cuối thế kỷ XX đến nay, các lực lượng cộng sản và dân chủ trên thế giới vẫn kiên định theo con đường và phát huy bài học sáng tạo của Cách mạng Tháng Mười Nga, đã tích cực đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức và cải cách chính sách phát triển trên mọi lĩnh vực. Những nguyên lý và các giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin được nhận thức đúng đắn hơn; những kinh nghiệm thành công và những hạn chế, vấp váp của CNXH được xác định một cách chân thực hơn; xu thế vận động của thế giới hiện đại được lĩnh hội kịp thời, khách quan hơn.

Đặc biệt, qua ba thập kỷ trở lại

Người hát Quốc ca Liên Xô lời Việt

mình. Thí dụ bài “Chiều Maxcơva”, lời dịch của Vương Thịnh khi ông chưa là Vụ trưởng Vụ Đối ngoại của Bộ Văn hóa, chỉ được báo chí nhắc đến khi ông qua đời. Còn lời Việt của Quốc ca Liên Xô thì chẳng biết của ai. Tác giả bài báo này rất mong người dịch lên tiếng nếu còn sống hoặc con cháu có thông tin gì chăng. Ngay người hát mà tôi may mắn gặp được đây cũng là điều kỳ thú.

Gần đến lễ kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga, lang bang tìm đến nhà một vài đối tượng hy vọng có được bài hồi ký cho Tạp chí Lang Bian của Hội Văn học Nghê thuật Lâm Đồng. Tôi nghĩ đến ông Phạm Bá Phong, PGS - TS Hiệu trưởng Trường Đại học Yersin Đà Lạt mới về nghỉ, có nhiều năm học đại học và bảo vệ PTS ở Liên Xô.

Tuổi 80, ông chống nạng lê chân ra cửa đón tôi với ánh mắt tinh anh và nụ cười thân thiện. Theo thói quen, tôi vào đề thẳng, mời ông viết cho vài trang tạp chí, viết cái gì cũng được về Cách mạng Tháng Mười Nga. Mắt ông sáng lên, hài hước và độ lượng:

- Thôi, mình kể cho cậu nghe rồi viết thế nào thì viết.

Giống như nhiều “ông già tai biến” khác, cứ nhắc đến một “thời oanh” của mình là mắt sáng lên rạng rỡ, trẻ hẳn ra:

- Mình không ngờ qua được tai biến, sống đến ngày kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga. Đêm qua mất ngủ lên mạng xem bài chào cờ Liên Xô nhưng chỉ có nhạc

không có lời.Tôi nghĩ, cái ông này buồn cười,

nhớ cái gì không nhớ lại đi tìm cái bài chào cờ. Tôi nhìn bà Phong còn nhanh nhẹn đang súc ấm pha trà:

- Xin lỗi chị nhá! - Rồi quay sang ông - Thôi, thời sinh viên ở Đại học Tổng hợp Odexa có yêu cô nào thì khai ra!

- Cái thằng này… - Ông trách yêu - cứ từ từ đã.

Sau ngụm trà, ông kể:Từ 1960 - 1965, ông học Khoa

Sinh Đại học Tổng hợp Odexa (Cộng hòa Ucraina). Tiếng tăm chưa thạo, nhà trường phân công cô Mai ngồi cạnh giúp đỡ. Chữ nào không biết thì hỏi, nhìn vở của nó mà chép.

- Cô ta có đẹp không? - Tôi xen vào.

- Gái Ucren mà… Còn phải nói.Thế mà có lần cãi nhau đấy. Tiếng

Nga ú ớ mà cãi nhau được mới tài.

Bà giáo già gõ vào đầu hai đứa, mở tung cửa sổ đón gió, nhìn những tán lá bạch dương, anh đào lấp lánh, cất tiếng hát đánh nhịp cho họ: “… Nhìn mấy cánh hoa trắng rơi/ Lòng ngập ngừng nghe trái tim bồi hồi/ Này, cành thùy dương yêu mến/ Biết chăng em vì cớ sao buồn?”. Rồi bà xua đôi bạn ra vườn, đẩy vai giục đi đi.

- Rồi sao nữa? - Tôi sốt ruột.- Cô này ở nông thôn lên thủ đô

học. Sang năm thứ 2 thì gia đình gọi về gả chồng. Nó bảo: “Tao yêu mày mà mày không yêu thì phải thuận theo gia đình thôi!”.

Ngày đó đúng là kỷ luật sắt, có chuyện gì lôi thôi là Đại sứ quán cho về liền. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Odexa ông ở lại làm nghiên cứu sinh và bảo vệ luận án PTS ở đấy. Sau đó, ông có dịp đến thăm...

XEM TIẾP TRANG 11

Ông Phạm Bá Phong (bên trái) và tác giả. Ảnh: Trịnh Chu

Nền văn học nghệ thuật Xô viết hướng thượng đã góp phần xây dựng nhân cách cho lớp người chúng tôi vẫn không mất đi mà còn truyền lại cho con cháu bây giờ.

đây, CNXH lại chứng minh sức sống và tính ưu việt của mình thông qua quá trình cải cách, đổi mới và phát triển. Với Trung Quốc, quốc gia chiếm gần 1/5 dân số toàn cầu, liên tục dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế suốt hơn 30 năm qua, hiện đứng thứ hai về GDP trên thế giới; với Việt Nam, sự nghiệp đổi mới đất nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đang trở thành người bạn và đối tác tin cậy của các nước; Cu-ba kiên định và sáng tạo trong vòng tay ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ của bè bạn khắp năm châu; với sự phục hồi và hoạt động của phong trào cộng sản quốc tế gồm gần 80 đảng, với hơn 80 triệu đảng viên, chủ nghĩa cộng sản, CNXH vẫn là một lực lượng chính trị mà không thế lực nào có thể bỏ qua trong những tính toán chiến lược toàn cầu.

Từ lý luận và niềm tin, cho đến thực tiễn sinh động của Trung Quốc, Việt Nam và nhiều nước phát triển theo khuynh hướng XHCN đã chứng minh sức sống và tính ưu việt của chế độ XHCN. (CÒN NỮA)

8 THỨ BẢY 11 - 11 - 2017 CUỐI TUẦN DU LỊCH

Ghi chép: PHONG VÂN

Lần đầu đi trên cung đường Tà Năng - Phan Dũng (đi qua 3 tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình

Thuận) mỗi chúng tôi như bị cuốn hút bởi vẻ hoang sơ, huyền bí của vùng đất có núi mây như hòa quyện với nhau.

Lên đỉnh hoang sơ Để chuẩn bị cho một chuyến

đi rừng, chúng tôi phải chuẩn bị mọi thứ từ nước uống, lương khô đến vật dụng cá nhân, đồ y tế, lều trại... Bắt đầu hành trình, 6h sáng chúng tôi được xe đón tại Ngã ba Tà Hine ghép chung đoàn với các bạn ở thành phố Hồ Chí Minh. Xe trung chuyển đến xã Đa Quyn và thả chúng tôi ở đó. Theo lời người dẫn đường K’Vân, trên hành trình của cung đường có tới 25 km băng rừng, leo đèo, vượt suối... để chinh phục vẻ đẹp đường rừng này và chúng tôi phải mất 2 ngày 1 đêm để hoàn tất lộ trình khám phá.

Hơn 8 giờ đi bộ xuyên rừng, với balô trên lưng chứa đầy đồ ăn, nước uống, còn dốc thì cao, nhìn xuống bên dưới là cả một biển cỏ mênh mông dập dìu theo tiếng gió dưới cái nắng chói chang. Chúng tôi cảm thấy mình nhỏ bé, tay chống gậy, khó nhọc liêu xiêu bước từng bước một, chậm dần vì xuống sức. Trời đang nắng vậy mà bỗng chốc chuyển mây mưa đen kịt, chúng tôi người sau nhìn người trước mà đi, đến đoạn có những con suối cuồn cuộn chảy, chúng tôi phải nhờ sự giúp sức của người dẫn đường mới có thể vượt qua... rồi tiếp tục miệt mài, kiên trì đi trong cơn mưa rừng mát lạnh.

Chỉ đến khi đặt chân lên đỉnh núi, nơi giáp ba tỉnh, dưới làn mưa như trút nước chúng tôi mới vỡ òa trong niềm hạnh phúc, mọi mệt mỏi như tan biến bởi cuối cùng chúng tôi đã đến nơi. Điểm cắm trại là ngọn đồi cao nhất trên đỉnh núi giữa bao la trời mây núi rừng. Đã nghe nhiều, nói nhiều nhưng đến giờ chúng tôi mới tận mắt nhìn thấy vẻ đẹp hoang sơ, vừa lạ lẫm vừa gần gũi. Một không gian núi rừng xanh trải dài bất tận, trùng điệp chạy ngút ngàn. Bỡ ngỡ pha lẫn sự thích thú khi lần đầu trải nghiệm loại hình du lịch đi bộ đường rừng, ngủ với rừng, nghe mênh mang tiếng gió đại ngàn khiến lòng dạt dào cảm xúc, thật hấp dẫn trong cảm nhận của mỗi thành viên.

Buổi tối, trong ánh lửa bập bùng, những thành viên ở những nơi khác nhau, ngồi lại bên nhau chia sẻ nồi cháo lá bép vừa nấu, ly cà phê nóng, thịt nướng… cùng rượu gạo. Một bữa tiệc trên đỉnh Tà Năng giữa núi non điệp trùng khiến ai cũng thấy lòng mình ấm lại.

Ngày mới, chúng tôi được đánh thức bằng tiếng chim hót véo von.

Trải nghiệm trekkingĐắn đo nhiều lần để rồi vẫn quyết tâm rũ bỏ những bộn bề công việc, chúng tôi đi đến cung đường trekking được các giới phượt thủ mệnh danh là một trong những cung đường đẹp nhất Việt Nam.

Bên ngoài cánh cửa lều mở rộng, những đồi cỏ xanh rì nối tiếp nhau như dài ra vô tận. Cảm giác đón bình minh, khoảnh khắc dạo bước dưới những tia nắng vàng đầu tiên rải đều trên những ngọn cỏ và từng làn sương mỏng bay lãng đãng bên sườn đồi khiến ta như lạc vào khung cảnh mộng mơ, như có thể chạm tay vào sự thuần khiết của thiên nhiên.

Người bạn tên Tâm đi cùng đoàn với chúng tôi chia sẻ: “Mình vừa bị gãy chân phải mổ cũng trong một chuyến đi Cao Bằng cách đây hơn 1 năm. Nhưng khi, những người bạn rủ đi trekking, mình vẫn quyết định đi. Trước khung cảnh đẹp như vậy, mình như bị say trong cái đẹp của núi rừng, của đồi cỏ, những trải nghiệm có tính thử thách lại là cơ hội quý giá cho ta được đối diện với chính bản thân mình. Đích đến của việc leo núi không phải bạn đi được bao xa, lên cao bao nhiêu, mà có đến được nơi hay không chính là những gì bạn được trải nghiệm trong suốt hành trình. Và chuyến đi này mình chẳng có gì hối tiếc nữa”.

Anh K’Vân người dẫn đường của chúng tôi hào hứng nói: “Các bạn hãy dùng chính đôi mắt mình mà thưởng ngoạn, dùng chính tai mình mà lắng nghe lời thầm thì của núi rừng, và dùng trái tim để lưu lại những khoảnh khắc”.

Trong chuyến đi chúng tôi còn thấy nghĩa cử cao đẹp của không ít bạn trẻ, các bạn để lại bông băng thuốc sát trùng để những ai bị thương có thể sử dụng ngay, hay chia sẻ nhau nắm cơm dọc đường. Đặc biệt, không ít bạn làm rơi đồ trong đó có tiền cũng được các bạn tìm người đánh rơi trả lại... Đấy là hành động đẹp của những con người cùng chung niềm đam mê khám phá thiên nhiên.

Dịch vụ đi kèm Từ khi cung đường Tà Năng -

Phan Dũng trở thành địa điểm yêu

thích của giới phượt thủ thì không ít các loại hình dịch vụ ăn theo phát triển.

Chị Hà Thúy Diện, quyết định bỏ sau lưng ánh hào quang của phố thị để về với vùng quê hẻo

lánh để mở homestay tại thôn Chơ Ré (xã Đa Quyn) cho biết, nhà sàn homestay nhà mình nằm gần Tà Năng - Phan Dũng, một cung đường trekking rất đẹp đang thu hút sự chú ý của các phượt thủ từ hai năm trở lại đây. Với những ai không đủ sức khỏe để đi trekking nhưng muốn ngắm cảnh đẹp, trải nghiệm cuộc sống ở chốn làng quê, họ chọn đến nhà sàn của mình. Đến đây, họ có thể đi hái cà phê, trồng rau, câu cá, đọc sách, nấu ăn ngay trong bếp như ở nhà. Buổi tối, mình thường cùng khách nướng thịt, nướng khoai, nướng mía bằng bếp củi, ăn xong thì trải chiếu dưới sàn nằm ngắm sao trời tỉ tê tâm sự đến khuya.

Ya Bi, người chuyên dẫn khách của nhà sàn homestay đưa khách lên các đỉnh núi dọc theo cung đường này nói rằng: Nếu leo lên đỉnh núi Ông có thể nhìn thấy Bình Thuận, còn núi Chây Dzưi thì nhìn về Ninh Thuận. Còn đi gần hơn là những ngọn đồi gần nhà, mọi người mang thêm đồ ăn picnic và bạt trải, nước uống, trèo lên xe máy cày di chuyển để chinh phục những ngọn núi đó và thỏa thích ngắm đồi thông, nương rẫy, trâu bò, núi non. Mỗi chuyến đi như thế Ya Bi được trả công 500.000 đồng.

Anh Vũ Đình Cường, từng là người chở gỗ lậu từ vùng Loan ra ngoài tiêu thụ, nay anh “giải nghệ” chuyển hẳn sang chở khách mỗi có khách du lịch đến du lịch tại địa phương. Anh cho biết, hằng tuần đều có khách đến đây đi du lịch, đặc biệt là ngày thứ bảy, chủ nhật lượng khách lên đây rất đông, nhờ thế mà nghề chở khách cũng ăn nên làm ra, có thu nhập đều đặn. Hiện tại, có khoảng 15 người chuyên chở khách từ Ngã ba Tà Hine vào Tà Năng đi trekking và ngược lại. Tất cả trong số họ đều là những người từng chở gỗ lậu thuê từ các vùng rừng của Bình Thuận... ra Đức Trọng.

Bên cạnh đó, các loại hình dịch vụ ăn uống, lưu trú cũng mọc lên gần chợ Đà Loan, nơi phượt thủ sắm vật dụng cần thiết để trải nghiệm loại hình du lịch trekking này.

Theo ông Hồ Đăng Thành, Bí thư Đảng ủy xã Đa Quyn, lâu nay du khách tới phượt cung đường Tà Năng - Phan Dũng trên địa bàn huyện chủ yếu để khám phá vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng. Để tour du lịch này thật sự phát triển, hấp dẫn nhiều du khách cần sự chung tay của các cấp chính quyền, trong đó cần nâng cao ý thức của du khách về bảo vệ môi trường mỗi khi đến địa phương.

Một vùng quê hẻo lánh nay trở nên tấp nập, sôi động hơn nhờ hoạt động du lịch trekking, và hy vọng chẳng bao lâu vùng Loan sẽ trở thành “điểm đến” của nhiều khách du lịch đam mê dã ngoại, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa bản địa gốc Tây Nguyên.

Niềm vui của phượt thủ khi chinh phục được đỉnh Tà Năng - Phan Dũng. Ảnh: H.Y

Trekking Tà Năng - Phan Dũng thu hút khá đông bạn trẻ tham gia. Ảnh: H.Y

Đón bình minh trên đỉnh Tà Năng. Ảnh: H.Y

Dạo bước trên đồi cỏ xanh rì. Ảnh: H.Y

9 THỨ BẢY 11 - 11 - 2017CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

KHÁNH PHÚC

Theo số liệu thống kê, hiện nay, xã Đồng Nai Thượng có gần 100% người đồng bào DTTS

sinh sống, là địa phương có số hộ nghèo cao nhất của huyện với 100 hộ nghèo, chiếm hơn 27%. Ông Lê Quang Chường, Chủ tịch UBND xã Đồng Nai Thượng cho biết: “Điều là cây trồng chính của địa phương, chiếm hơn 50% đất sản xuất nông nghiệp. Việc mất trắng mùa điều đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân, mà đặc biệt là các hộ nghèo. Hiện tại, xã chỉ còn 2 thôn nghèo, nên các nguồn vốn 135, 30a bị cắt giảm đã tác động không nhỏ đến công tác giảm nghèo. Tuy nhiên, ngay từ đầu năm 2017, xã đã xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện công tác giảm nghèo. Từ đó, chủ động lồng ghép các chương trình với tổng nguồn vốn khoảng 2 tỷ đồng, đầu tư giúp các hộ nghèo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi... để tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Đây là động lực để 40 hộ nghèo đăng ký thoát nghèo trong năm 2017”.

Còn tại xã Phước Cát 2, theo kết quả rà soát năm 2016, toàn xã còn 74 hộ nghèo, chủ yếu tập trung tại 2 thôn đồng bào DTTS là Thôn 3 và Thôn 4. Ông Đoàn Ngọc Nam, Chủ tịch UBND xã Phước Cát 2,

Cát Tiên nỗ lực giảm nghèoHộ nghèo theo chuẩn đa chiều, huyện Cát Tiên hiện còn 864 hộ nghèo (chiếm 8,64%), cao hơn tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh là 5,19%. Vì vậy, ngay từ đầu năm 2017, Cát Tiên đã tập trung mọi nguồn lực và triển khai nhiều chương trình, giải pháp hướng tới mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững.

cho biết: “100% dân số Thôn 3 và Thôn 4 là bà con đồng bào DTTS Châu Mạ và S’Tiêng. Phần lớn trình độ dân trí của bà con còn thấp, kinh nghiệm sản xuất lạc hậu khiến hộ nghèo các thôn còn cao. Để giúp họ thoát nghèo, xã đã phân công cán bộ trực tiếp phụ trách, hướng dẫn kỹ thuật giúp từng hộ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, giúp đỡ bà con từng bước ổn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Không chỉ ở xã Phước Cát 2 và Đồng Nai Thượng, nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất nhì huyện, ngay từ cuối năm 2016, Cát Tiên đã áp dụng phương pháp rà soát, bình xét hộ nghèo theo chuẩn đa chiều

cho giai đoạn 2016 - 2020. Dựa theo tiêu chuẩn này, thì phần lớn hộ nghèo trên địa bàn Cát Tiên đều thiếu hụt các dịch vụ xã hội như nhà ở, y tế, giáo dục, vệ sinh môi trường và tiếp cận thông tin. Trong đó, việc hộ nghèo bị thiếu hụt về nhà ở đang là gánh nặng lớn đối với địa phương. Theo thống kê, hiện Cát Tiên còn 512 hộ nghèo thiết hụt về nhà ở; trong đó, 364 căn cần được xây mới và 148 căn phải sửa chữa. Ông Nguyễn Bình, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội bày tỏ: “Hiện nay, số hộ nghèo tại địa phương thiếu hụt về nhà ở còn quá lớn. Kinh phí hỗ trợ để xây nhà cho hộ nghèo có 3 nguồn là từ ngân sách tỉnh,

vốn vay Ngân hàng Chính sách và vốn hỗ trợ của UBMT TQ tỉnh. Bên cạnh nguồn vốn ngân sách tỉnh được cấp đầy đủ hàng năm (5 triệu đồng/căn xây mới và 2,5 triệu đồng/căn sửa chữa) thì nguồn vốn hỗ trợ của UBMT TQ tỉnh (25 triệu đồng/căn xây mới và 12,5 triệu đồng/căn sửa chữa) lại chưa được cấp đồng nào. Vì vậy năm 2017, theo chủ trương sẽ xóa 103 căn nhà tạm cho hộ nghèo (73 căn xây mới và 30 căn sửa chữa), nhưng đến nay chưa triển khai được căn nào do thiếu vốn”.

Trước những khó khăn đã và đang phải đối diện, huyện Cát Tiên đã chủ động tập trung mọi nguồn lực, triển khai lồng ghép

các chương trình, nguồn vốn như nông thôn mới, vốn hỗ trợ sản xuất (chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi) và một số nguồn vốn khác của địa phương đầu tư cho công tác giảm nghèo nhanh và bền vững. Theo đó, rà soát và phân nhóm hộ nghèo từ nhóm 1 đến nhóm 4 để có chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện giúp họ tiếp cận với các chương trình, nguồn vốn vươn lên thoát nghèo.

Ông Nguyễn Bình, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Cát Tiên cho biết thêm: “Để công tác giảm nghèo đạt hiệu quả tốt, huyện đã triển khai lồng ghép các chương trình, nguồn vốn ưu tiên các hộ nghèo đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tăng thu nhập, giúp họ từng bước tiếp cận với các dịch vụ xã hội và nâng cao điều kiện sống. Tổng số vốn đầu tư lồng ghép cho công tác giảm nghèo trên địa bàn năm 2017 là hơn 100 tỷ đồng. Đây cũng là cơ sở để địa phương phấn đấu đến cuối năm 2017 có 350 hộ thoát nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 5,14%”.

Đi cùng đó, để tránh tình trạng “tái nghèo”, Cát Tiên đang tập trung mọi nguồn lực cho công tác giảm nghèo. Trong đó, có các chính sách ưu đãi cho các hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất; đồng thời, thực hiện tốt công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nhằm góp phần nâng cao đời sống cho người dân.

HOÀNG YÊN

Nuôi chơi… “ăn” thiệt Anh Lư Vương Quân (sinh năm

1991, thôn Tân Nghĩa, xã Tân Thành) sau khi thi trượt đại học đã quyết định tìm lối đi riêng cho mình. “Trong một lần xuống Di Linh chơi và thấy mô hình nuôi thỏ của gia đình người chú họ hay hay nên tôi lấy 10 con giống về nuôi thử. Dự định ban đầu là nuôi để ăn thịt thôi, nhưng rồi có người hỏi mua, thấy hiệu quả kinh tế cũng tốt nên tôi quyết định khởi nghiệp bằng chính nghề nuôi thỏ này” - anh Quân chia sẻ.

Quân bắt đầu tìm hiểu thông tin, tự đi tham quan học tập mô hình ở nhiều nơi. Anh nhận thấy, loài thỏ rất dễ nuôi, sinh sản nhanh, trong khi vốn đầu tư ít, lợi nhuận cao, quay vòng vốn nhanh. Từ 10 con giống ban đầu, Quân đã đầu tư chuồng trại và nhân rộng quy mô đàn. Đến hiện tại, sau 3 năm, mỗi tháng anh cung cấp cho thương lái từ 50 - 60 con thỏ thịt, với mức giá ổn định 55.000 - 60.000 đồng/kg. Ngoài ra, anh còn cung cấp thỏ

giống ra thị trường. Thu nhập từ bán thỏ giống và thỏ thương phẩm đạt trên 100 triệu đồng/năm.

Từ thực tiễn, Quân đúc kết đây là mô hình có nhiều ưu điểm do tận dụng được tối đa nguồn thức ăn sẵn có là các loại rau, cỏ dại tại địa phương. Theo anh Quân, trồng cây, nuôi con gì nếu không phát triển thành vùng tập trung thì chẳng thể nào tạo ra sản phẩm hàng hóa được. Vì vậy, anh bán thỏ giống cho những người nuôi mới nhằm mở rộng quy mô sản xuất, tiến tới thành lập HTX, đảm bảo cung cấp thường xuyên số lượng lớn thỏ thương phẩm.

Liên kết bền vững Theo ghi nhận, người tiêu dùng

ngày càng ưa chuộng thịt thỏ nên mức độ tiêu thụ thỏ giống, thỏ thương phẩm hiện nay khá lớn. Tuy nhiên, mỗi người nuôi theo mỗi kiểu khác nhau, nhiều thời điểm bị tư thương ép giá phải bán với giá rẻ mạt là những hạn chế mà người nuôi thỏ luôn phải đối mặt. Nhận thấy cần phải liên kết thì làm ăn mới hiệu quả và bền vững, anh

Quân tìm hiểu và kết thân với nhiều thanh niên có cùng chí hướng làm giàu ở nông thôn. Tháng 10/2017, HTX Thỏ Vương Quân ra đời, gồm 7 thanh niên thế hệ 9X. Anh Lý Thái Tường (sinh năm 1990), Phó Giám đốc HTX Thỏ Vương Quân cho biết: Mục đích của HTX là liên kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Khi tham gia HTX, mỗi người một việc nhưng các thành viên luôn hỗ trợ nhau để cùng phát triển. Việc thành lập HTX không

chỉ tạo vị thế mới, bảo đảm tính tương trợ lẫn nhau mà còn giúp các xã viên có thêm cơ hội trong việc tiếp cận đồng vốn ngân hàng. Hiện nay, HTX Vương Quân đã liên kết chăn nuôi thỏ với hơn 40 hộ ở Lâm Hà, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lộc... cung ứng ra thị trường khoảng 4 tấn hàng/tháng, chủ yếu tại Đà Lạt. Ngoài ra, HTX còn cung cấp con giống, thuốc thú y, chuyển giao KHKT chăn nuôi thỏ, hỗ trợ kỹ thuật xây dựng chuồng trại đúng

quy cách và bao tiêu đầu ra theo hợp đồng cho nhiều bà con nông dân. Dự định trong tương lai, HTX sẽ mở rộng ra thị trường về thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng để liên kết thêm với nhiều hộ nông dân đảm bảo tiêu thụ ổn định cho họ.

Đánh giá về hiệu quả HTX Thỏ Vương Quân, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đức Trọng, ghi nhận: “Đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cho thanh niên. Tuy mới thành lập, nhưng hiệu quả ban đầu ở HTX Thỏ ở xã Tân Thành đã thấy rõ thu nhập của các hộ thành viên luôn ổn định và có chiều hướng tăng bền vững, số hộ đăng ký xin gia nhập HTX ngày càng nhiều. Quan trọng hơn, HTX có tư cách pháp nhân, hoạt động theo mô hình doanh nghiệp nên thuận lợi hơn trong việc huy động vốn đầu tư, vốn vay phục vụ cho sản xuất. Các thành viên cũng kiểm soát tốt hơn chất lượng sản phẩm chăn nuôi, ổn định thị trường và tăng thu nhập. Thời gian tới, Hội Nông dân sẽ tiếp tục tạo điều kiện về vốn, kỹ thuật, tổ chức các chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm; tăng cường mở rộng thị trường để giúp HTX tăng đàn và tiếp tục nhân rộng mô hình”.

9X hợp tác chăn nuôi thỏ thương phẩmHọ là những thanh niên trẻ thế hệ 9X đứng ra thành lập Hợp tác xã Thỏ Vương Quân (xã Tân Thành, Đức Trọng) để cung ứng ra thị trường hàng chục tấn thịt thỏ thương phẩm mỗi tháng.

Phân trạmY tế Thôn 3(xã Phước Cát 2)được đầu tư khang trang.Ảnh: K.P

Anh Lư Vương Quân thành công với mô hình nuôi thỏ thương phẩm. Ảnh: H.Y

Không may mắn như những đứa trẻ khác, Trần Ngọc Ánh Tuyết (SN 2001) trú tại Xóm 3 (Thôn 5, xã Đại Lào, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) khi mới sinh ra đã không bình thường và được bác sỹ kết luận em bị bại não.

Đáng buồn thay, khi biết con bị bệnh vô phương cứu chữa, bố đã chia tay mẹ và bỏ đi biệt tích. “Mới 5 tháng tuổi, Ánh Tuyết đã không còn nhận được hơi ấm từ người cha. Thật bất hạnh cho cháu tôi!” - bà Trần Bình Loan (bà ngoại Ánh Tuyết) than thở.

Năm 2004, mẹ Ánh Tuyết đi thêm bước nữa, để lại Ánh Tuyết cho bà ngoại chăm sóc. “Nó lấy chồng rồi sinh thêm 2 cháu, nhưng hoàn cảnh gia đình nó quá nghèo nên cũng không giúp gì nhiều cho cháu Tuyết. Thời gian đầu nó còn qua lại thăm con, nhưng từ năm 2015 nó theo chồng về quê đâu ngoài Bắc và bặt tin từ đó” - bà Loan cho biết.

Gia đình bà Loan thuộc diện hộ nghèo. Năm nay, bà Loan đã 65 tuổi, cái tuổi không còn sức để lao động kiếm tiền nuôi sống bản thân chứ chưa nói bà phải chăm cháu bị bại não nằm liệt một chỗ. Nhà bà cũng không có ruộng vườn gì nên cuộc sống của hai bà cháu rất bấp bênh.

Rất mong quý bạn đọc gần xa, các nhà hảo tâm quan tâm giúp đỡ!

Bà ngoại già nuôi cháu bị bại não

Cháu Ánh Tuyết bị bại não nằm một chỗ, mọi sinh hoạt đều do một tay bà ngoại chăm lo.

Theo UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin, chiều ngày 7/11, riêng về

nông nghiệp, cơn bão số 12 làm thiệt hại hơn 60 ha rau hoa, 100 ha lúa, 100 ha cà phê, 30 ha dâu tằm, 100 ha bắp, 15 ha khoai. Bên cnahj đó, hơn 10 tấn cá tầm gây hư hỏng nặng 1 dự án nuôi cá nước lạnh bị ảnh hưởng, trên 30 ha nhà kính bị hỏng hoàn toàn hoặc một phần,..

Để phòng chống cũng như khắc phục những thiệt hại do mưa lũ gây ra, UBND tỉnh đã nhanh chóng chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương mấy ngày qua khẩn trương nắm tình hình thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp, nhu cầu trợ giúp của người dân để có những hướng dẫn, chỉ đạo giúp dân khôi phục sản xuất.

Theo đó, từ ngày 5/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh, các ban, ngành liên quan đã nhiều lần cử tổ công tác trực tiếp xuống các địa phương để nắm bắt, thống kê tình hình thiệt hại và cùng bà con nông dân trực tiếp khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất. Qua thống kê sơ bộ, đối với hơn 100 ha lúa, hoa màu bị ngập lụt thì có gần 50% diện tích mất trắng. Ngành đã chỉ đạo các hồ thủy điện xả lũ nhanh chóng hạ mực nước gây ngập úng hoa màu. Tập trung máy bơm hút nước tiêu úng cứu lúa, không để cây lúa bị ngập lâu. Đồng thời hướng dẫn bà con nông dân chú ý khơi thông đầu luống, nạo vét mương máng các vùng chuyên rau màu, dựng lại các nhà màn, nhà lưới để trồng

Ngành nông nghiệp khẩn trương ổn định sản xuất sau bão Cơn bão số 12 đổ bộ vào Lâm Đồng được xem là cơn bão mạnh nhất trong nhiều năm trở lại đây trên địa bàn tỉnh, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, nhất là sản xuất nông nghiệp. Sau cơn bão, ngành nông nghiệp, các địa phương và bà con nông dân đang khẩn trương khắc phục hậu quả, dần trở lại hoạt động mùa vụ bình thường.

các loại rau ăn lá.Tại huyện Đơn Dương, bà

Lê Thị Bé - Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện cho biết cơn bão mạnh đã làm gần100 ha hoa màu và nhà cửa người dân bị ngập sâu trong nước, thiệt hại nặng nhất là 2 xã Lạc Xuân và Lạc Lâm. Tuy nhiên, tới chiều ngày 7/11, nhiều địa điểm nước vẫn chưa rút cạn hoàn toàn. Để giúp dân khắc phục hậu quả, Sở NN&PTNT tỉnh, Phòng Nông nghiệp huyện, cùng các phòng, ban liên quan đã nhiều lần xuống những vùng bị ngập nặng hướng dẫn bà con chăm sóc và thu hoạch hoa màu, tránh thiệt hại nặng cho đến khi nước lũ rút hoàn toàn.

Tại thôn Lạc Viên B, xã Lạc Xuân, nông dân Hà Văn Sáu (55 tuổi) chia sẻ sau 30 ngày bỏ vốn, công chăm sóc 5 sào xà lách, chỉ tầm 10 ngày nữa mỗi sào rau sẽ cho gia đình

ông thu từ 20 triệu - 25 triệu đồng. Thế nhưng chỉ sau chưa đầy buổi sáng 4/11 bão đổ bộ vào, gần như toàn bộ 5 sào xà lách đã mất trắng. May mắn hơn gia đình ông Sáu, ruộng dưa cải của gia đình bà Thu gần đó sau bão vẫn còn tận thu được khoảng 50%. Bà Thu cho biết, sáng 7/11, ngay khi nước lũ rút cạn, gia đình bà huy động gấp 10 nhân công tiến hành dùng nước tưới rửa đất bùn bám trên dưa cải để vài ngày nữa mới có thể thu hoạch.

Còn tại huyện Lạc Dương, nơi diện tích nhà kính bị hư hỏng nặng nhất trên địa bàn tỉnh, hiện đang được người dân đã dần khôi phục được một phần. Tại vườn trồng hoa cúc, hoa ly trong nhà kính của hộ anh Nguyễn Văn Huy (xã Đạ Sar) bị hư hỏng 80% diện tích nhà kính, đang được anh Huy cho biết đã cơ

bản dựng xong lại các khung thép ngã đổ. “Tôi bị thiệt hại khoảng gần 200 triệu đồng chủ yếu là nhà kính nhưng may số hoa cúc, hoa ly chỉ bị ảnh hưởng nhẹ. Khoảng vài ngày nữa mới sửa hoàn toàn số nhà kính, khung sắt bị gió quật ngã” - anh Huy cho hay.

Theo ghi nhận, tại thôn Đưng K’Si, xã Đạ Chais (huyện Lạc Dương), nơi diện tích nhà kính bị hư hỏng nặng nhất cũng đang được các doanh nghiệp, hộ dân khắc phục thiệt hại nhưng còn khá chậm. Ông Kơ Dưng Ha Quyên, Bí thư xã Đạ Chais cho biết phải ít nhất 1 tuần nữa, người dân và doanh nghiệp mới cơ bản khắc phục xong diện tích nhà kính bị ngã đổ. Riêng số rau, hoa trong nhà kính bị lũ ngập ước tính thiệt hại khoảng trên 50% chưa thể tái phục hồi trong thời gian ngắn.

C.T

Một hộ dân tại xã Đạ Sar đang nhanh chóng sửa nhà kính sau bão vào chiều 7/11. Ảnh: C.T

Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, sáng ngày 8/11, Công an tỉnh đã tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 12 gây ra. Qua đó, 100% cán bộ, chiến sỹ công an đã tích cực hưởng ứng, trực tiếp quyên góp tại lễ phát động và tại các đơn vị, địa phương.

Toàn bộ số tiền thu được, trước mắt Công an Lâm Đồng chuyển tới Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh 100 triệu đồng để chuyển đến đồng bào đang bị thiên tai tại các tỉnh miền Trung, số còn lại sẽ tiếp tục ủng hộ đồng bào trong tỉnh bị ảnh hưởng bởi cơn bão này.

Được biết, bão số 12 đã đổ bộ vào các tỉnh miền Trung và liền sau đó là mưa lớn gây ngập lụt trên diện rộng gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Tỉnh Lâm Đồng nằm trong vùng ảnh hưởng của bão số 12 và đã có 3 người chết, hàng trăm ha hoa màu bị thiệt hại. ĐỨC HUY

CA Lâm Đồng quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 12

Di Linh: Vận động tuổi trẻ“nói không với thuốc lá”

Tại xã Hòa Ninh, Huyện Đoàn Di Linh phối hợp với Tỉnh Đoàn Lâm Đồng tổ chức tập huấn, tuyên truyền, vận động tuổi trẻ tham gia phòng, chống và “nói không với thuốc lá”. Đông đảo cán bộ Đoàn và đoàn viên, thanh niên các tổ chức Đoàn của Trường THPT Trường Chinh, Trường THPT Lê Hồng Phong, Trường THCS Hòa Ninh và cán bộ Đoàn các xã phía Nam huyện.

Trong thời gian tập huấn, cán bộ Đoàn và đoàn viên, thanh niên được nghe và trao đổi, tìm hiểu về thuốc lá, tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người và các hệ lụy do hậu quả của thuốc lá gây ra; đồng thời, được nghe phổ biến về Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và các quy định cấm hút thuốc nơi công cộng, xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 176/2013/NĐ-CP. Dịp này, Huyện Đoàn Di Linh tổ chức cho cán bộ các tổ chức Đoàn ký cam kết vận động đoàn viên, thanh niên không hút thuốc lá.

Theo Huyện Đoàn Di Linh, việc tập huấn nói trên là một trong những nội dung triển khai cuộc vận động tuổi trẻ trong huyện nói không với thuốc lá. Sắp đến, Huyện Đoàn Di Linh sẽ tiếp tục tổ chức tập huấn và tuyên truyền, vận động nói không với thuốc lá cho cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh niên các tổ chức Đoàn của các trường THPT, THCS và các xã, thị trấn trong huyện. XL

10 THỨ BẢY 11 - 11 - 2017 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

NHỊP CẦU NHÂN ÁI

Mọi sự hỗ trợ xin gửi về:Phòng Bạn đọc (Báo Lâm Đồng). Địa chỉ: Số 38 Quang Trung, Phường 9, TP Đà Lạt,

tỉnh Lâm Đồng. ĐT: 063.3811383Hoặc: Hội Chữ thập đỏ tinh Lâm Đồng. Địa chỉ: Số 01 Hoàng Diệu, Phường 5, TP Đà Lạt,

tỉnh Lâm Đồng. ĐT: 063.3561357Tên tài khoản: TINH HÔI CHƯ THÂP ĐO LÂM ĐÔNGSố tài khoản: 102010000337988. Ngân hàng Công

thương chi nhánh Lâm Đồng - VietinBank. PHÒNG BẠN ĐỌC

... Mọi người tùy tâm hưởng ứng. Phần ông, ngoài món tiền nhuận tranh báo Người Thợ trả, ông còn góp thêm một phần nữa. Khi số tiền được vài triệu, ông rủ thêm hai cậu nhạc sĩ cùng đi về huyện để trao tận tay cho lão nhạc sĩ. Ba người đi xe buýt mất hơn 3 giờ mới vượt qua hơn trăm cây số đến nơi. Xe dừng ở ngã tư đèn đỏ cho khách xuống. Ông nói: “Còn phải đi bộ hơn trăm mét nữa mới đến”.

Căn nhà của lão nhạc sĩ nằm thấp hơn mặt đường, về phía trái con đường 3 người đang đi. Từ xa đã nhìn thấy mái nhà lợp tôn gỉ sét. Ông nhíu mắt nhìn cho rõ rồi hỏi:

- Có phải phía bên kia có đám tang không?

- Đúng là có đám tang! - Một cậu nhạc sĩ trả lời - Cờ tang ở căn nhà mái tôn cũ…

- Chết! Không lẽ là ông ấy đã ra đi…?

Ông thốt lên rồi bước nhanh hơn. Không còn nghi ngờ gì nữa. Đúng là nhà ông lão nhạc sĩ có tang. Ông kéo tay hai bạn đồng hành băng qua đường. “Đang đông xe. Từ từ đã chú ơi!”.

Ông suýt rớt nước mắt khi cô con gái lão nhạc sĩ từ trong nhà chạy ra mếu máo:

- Má con mới qua đời hôm qua. Sao chú biết tin mau quá vậy…

Ơn trời! Vậy là không phải ông lão nhạc sĩ. Ông ấy vẫn còn sống, nằm trên chiếc giường trong một góc nhà phía sau cỗ quan tài của

vợ. Tai ông nghễnh ngãng nghe tiếng được tiếng mất, miệng ông nói câu rõ câu không nhưng bàn tay ông nắm bàn tay khách vẫn ấm và đủ sức siết chặt.

Nhận món tiền để trong bao thư dày cộm, ông lão nhạc sĩ trào nước mắt.

Ông cũng không khỏi rưng rưng khi nói:

- Đây là tấm lòng của anh em văn nghệ sĩ tỉnh mình. Tôi xin lỗi đã không lo cho ông có được căn nhà tươm tất…

*- Lại vẽ ngựa!Vợ ông nói với giọng có chút

giễu cợt.- Đúng! Vẫn là ngựa. Nhưng lần

này khác.- Khác gì đâu nào. Vẫn một con

ngoái nhìn lại. Vẫn mấy con khác chụm một chỗ…

- Cái bà này. Nhìn cho kỹ đi nào. Lần này chúng đâu có đứng xa nhau như lần trước.

- Ừ! Thì có khác chỗ ấy. Nhưng như thế thì có ý nghĩa gì cơ chứ!

Ông không trả lời vợ. Giải thích với bà ấy chỉ tổ phải nghe thêm những câu giễu cợt khác. Vợ chồng ông vốn khắc khẩu, mà vợ ông lại lợi khẩu hơn.

Nhưng ông tin anh con trai út họa sĩ của mình sẽ hiểu vì sao ông lại vẽ con ngựa thành công đứng sát bên nhóm bạn đồng hành. Cái nhìn của nó khi ngoái lại không còn là cái nhìn của kẻ chiến thắng mà là ánh mắt tràn đầy tình cảm…

Ngoái đầu nhìn lại… TIẾP TRANG 5

Người hát Quốc ca... TIẾP TRANG 7

Từ ánh sáng Tháng Mười… TIẾP TRANG 6

... trường Lômônôxốp, chính cái trường mà ông được nhìn trong ảnh in trên trang nhất báo “Nhân dân Liên khu 5” với dòng chữ: “Trường đại học lớn nhất thế giới”. Lúc ấy là vào năm 1953, Liên khu 5 thuộc vùng tự do, có báo Nhân dân riêng. Ông đang học lớp 7 phổ thông 9 năm (sau này mới là 10 rồi 12 năm) ở Phù Mỹ, Bình Định quê nhà. Tháng nào không nhớ nữa, nhưng tin Xtalin từ trần lan truyền, thầy giáo chủ nhiệm đưa ông bài Quốc ca Liên Xô bảo tập đi để hát trong lễ tưởng niệm nay mai. Ông biết nhạc và phụ trách đội văn nghệ nhà trường. Bản nhạc chép tay lời Việt. Sau này,

ở Liên Xô, mỗi khi chào cờ, ông hát lời Việt khiến các bạn Liên Xô và cả Việt Nam nữa rất ngạc nhiên. Họ hỏi lời dịch của ai, ông chịu, chỉ lắc đầu.

Năm 1967, kỷ niệm 50 năm Cách mạng Tháng Mười Nga, ông tham gia cuộc thi viết “Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Max - Lê-nin” dành cho sinh viên và lưu học sinh Việt Nam ở Liên Xô, đoạt giải nhất. Phần thưởng là cái máy cạo râu và bức tượng Lênin. Dao cạo râu thì tất nhiên không giữ được, còn pho tượng vẫn trên giá sách bây giờ. Ông cho tôi xem, tượng bằng kim loại màu trắng bạc rất nặng. Tay trái Lênin tỳ mép bàn sau lưng, đầu đội mũ

lưỡi trai, tay phải giơ lên phía trước đầy phấn khích.

- Về sau anh có dịp nào trở lại Liên Xô không?

- Có. 1986, mình là phiên dịch, dẫn đoàn ông Huỳnh Minh Nhật, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng và ông Hoàng Thanh Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng sang thăm Moldavi. Bay từ Hà Nội sang Kisinhốp. À, năm 1989, mình cũng có sang học quản lý bốn tháng nữa.

Ông Phong đưa tôi bản nhạc Quốc ca Liên Xô vừa chép đêm qua cùng lời Việt còn nhớ đến giờ. Liên Xô đã cho ông rất nhiều, cả học vấn lẫn nghĩa tình, làm sao ông quên được.

... từ hội tụ để có một nhân loại mới ngày mai. Họ từ những mầm, những hạt băng qua những thử thách chắt chiu để có một phong trào, thành cây, thành rừng rộng khắp: “Những mắt buồn sắp nhắm/ Bừng dậy thấy tương lai/ Những bàn tay lại nắm/ Cờ đỏ qua đêm dài” (Bài ca Tháng Mười - Tố Hữu). Một cuộc cách mạng vĩ đại bắt đầu từ chiếc lều cỏ, như tổ chim, nơi đây bốn mùa gió lộng. Gió của thiên nhiên và lộng gió của lý tưởng cách mạng sục sôi chín muồi thắp sáng ngọn đuốc. Nơi đây Lê-nin đã viết những chương Nhà nước cách mạng cũng như Bác Hồ đã từng: “Bàn ghế chông chênh dịch sử Đảng”, dịch lịch sử Cách mạng Tháng Mười để truyền đạt định hướng, soi rõ con đường đi của cách mạng Việt Nam. Sau Cách mạng Tháng Mười, bộ mặt mới của lịch sử loài người bắt đầu hình thành những nét của cuộc chiến đấu để giành quyền sống, quyền độc lập tự do và nhân phẩm con người - Con Người nhân ái, cao thượng, chan hòa. Sau Cách mạng Tháng Mười nhân loại thuộc về chúng ta, công bằng, đạo lý. Những sự kiện cách mạng trên khắp trái đất là những bằng chứng hùng hồn chứng minh chân lý đều thuộc về con người: “Từ khi anh đứng dậy/ Trái đất bắt đầu cười/ Và loài người từ đấy/ Ca bài ca Tháng Mười” (Bài ca Tháng Mười - Tố Hữu).

Bác Hồ kính yêu đã chỉ rõ: “Kinh nghiệm bản thân của Việt Nam chứng tỏ rằng chính là nhờ Đảng

của những người Bôn-sê-vích và cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại mà ở Việt Nam có một Đảng Mac-xít - Lê-nin-nít”. Bác còn chỉ thêm: “Kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười là ngôi sao sáng soi đường cho chúng tôi trong sự nghiệp xây dựng một cuộc đời hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam”. Với kim chỉ nam tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lê-nin chúng ta đã làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám long trời lở đất, lật nhào ách thống trị gần 100 năm của bọn thực dân Pháp, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ đầu tiên của Đông Nam Á. Vận dụng học thuyết cách mạng không ngừng của Mác - Lê-nin chúng ta đã đánh sập chủ nghĩa thực dân cũ bằng chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu. Và hai mươi năm sau đánh sập thực dân mới do đế quốc Mỹ đứng đầu giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Và nay Đảng ta ngày càng coi trọng việc tổng kết thực tiễn, bổ sung hoàn thiện đường lối xây dựng xã hội chủ nghĩa trong cương lĩnh xây dựng đất nước. Lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, Đảng ta, nhân dân ta, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, quyết bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc trong bất cứ tình huống nào. Đó là sự biểu hiện trung thành và nhất quán với học thuyết Mác - Lê-nin và lý tưởng cao đẹp từ ánh sáng Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại…

11 THỨ BẢY 11 - 11 - 2017CUỐI TUẦN

NGUYỄN TRI THỨC

Trong chuyến đi chớp nhoáng từ Quảng Ngãi ra Đà Nẵng cho kịp giờ bay,

tôi vẫn quyết định nhờ bác tài cho dừng chân, viếng thăm tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng ở Tam Kỳ - thành phố tỉnh lỵ của Quảng Nam. Đó là lần đầu tiên đến, dù đã nghe khá nhiều thông tin đa chiều về quần thể tượng đài này, không thiếu những cụm từ nhiều cung bậc cảm xúc...

Tôi đã may mắn được đến một số bảo tàng lớn trên thế giới, ở châu Âu, châu Á và châu Phi; nhưng chưa lần nào cảm xúc đặc biệt trào dâng như khi đến thăm Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, ngắm nghía, nghĩ suy, hồi tưởng về những hiện vật, gian trưng bày, xem những thước phim tư liệu mộc mạc, giản dị, chân chất mà vô giá...

Và thấy, tượng đài các mẹ, dẫu luôn khắc ghi, sâu đậm trong trái tim những thế hệ người Việt, nhưng vẫn cần thiết hiện diện một cách sừng sững, ý nghĩa... để nhiều người tận thấy, mặc cho các mẹ luôn âm thầm, nhẫn nại chịu đựng những mất mát, hy sinh không thể nào bù đắp!

Và nghĩ khác!Tôi viết vội vã như vậy, và

đăng kèm những tấm ảnh toàn cảnh tượng đài, hiện vật về cụm di tích lên Facebook. Những tấm

ảnh về chiếc gậy, cái nồi, mâm nhôm, vòng đeo cổ, khăn quàng, áo... của các Mẹ Việt Nam anh hùng. Những bức ảnh về hũ gạo nuôi quân. Những bức ảnh chân dung các mẹ...

Trong số các ý kiến bình luận, có ý kiến của một đồng nghiệp tiền bối, đáng chia sẻ. Ý kiến rằng: “Rất xúc động! Tuy nhiên phải nói câu này: “Nếu một quốc gia còn nghèo, kinh tế chưa phát triển mà chi quá nhiều tiền vào làm tượng đài và bảo tàng thì đó chẳng khác nào một người say sưa với quá khứ mà ít quan tâm đến hiện tại và tương lai”. Tượng đài vĩ đại bền vững và ý nghĩa nhất là tượng dựng trong lòng người dân”. Và tôi trả lời: “Cảm ơn bác. Có nhiều cách tiếp cận, có những tượng đài, bảo tàng là thực sự cần thiết... Và có cả những cách kiếm tiền từ các công trình thuộc mọi lĩnh vực, ngành nghề ạ. Bản thân em khi chưa đến thăm, cũng có những suy nghĩ khác nhất định ạ...”. Anh đồng nghiệp tiếp mạch: “Anh có cảm giác rằng, chúng ta vội xây dựng những tượng đài vì sợ rằng con cháu chúng ta sẽ không nhớ và không xây nữa. Càng xây, chúng ta càng làm con cháu chóng quên và tượng đài trong lòng chúng càng chóng mai một”. Tôi trả lời dè dặt, trước những trăn trở, nghĩ suy của anh, vì muốn đất nước phát triển tốt

đẹp, bền vững hơn. Rằng: “Có những tượng đài như vậy ạ. Có những suy nghĩ và thực tế như vậy ạ. Theo em nghĩ vậy. Nhưng với tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng thì không ạ...”. Và rồi anh kết luận: “Nhất trí với chú. Anh nghĩ, tượng đài về những người mẹ thì trong mỗi đứa con đã có sẵn rồi và Tượng đài Bà mẹ Việt Nam Anh hùng thì dân tộc nào cũng cần phải dựng”...

Những sự sẻ chia, đồng cảm ấy tôi để chế độ mở. Như một cách hiểu hơn về cách tiếp cận về một vấn đề nào đó, như một sự góp tiếng nói bé nhỏ. Để bản thân mình luôn phải thấy và thấu hiểu rằng, quá khứ, để tận thấy và trân trọng, dù chỉ là qua những thước phim, hiện vật sống động đầy tiếng nói, những câu chuyện kể... Chứ nhất quyết không phải là những sự nghe thiếu kiểm chứng, thậm chí chỉ vội vã hóng hớt, thoạt đọc đã bình luận, phê phán, lên án.

Bởi, có những tượng đài, ngay cả khi đã được tạc trong lòng nhiều người (không phải tất cả), nhiều thế hệ tiếp nối nhau; nhưng vẫn cần những tượng đài có thể nhìn thấy thật sự được dựng lên. Để không chỉ là ghi dấu công ơn, nhắc nhớ lịch sử, giáo dục truyền thống... mà còn là điểm đến lịch sử đầy ý nghĩa, góp phần giúp tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước.

Tượng đài

Công trình tượng đài Bà mẹ Việt Nam Anh hùng ở Tam Kỳ, Quảng Ngãi.

DỌC ĐƯỜNG ĐẤT NƯỚC

NHÌN RA BỐN PHƯƠNG

THỨ BẢY 11 - 11 - 2017 CUỐI TUẦN12

GIAÙ3.500ñ

ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP PHUÏ TRAÙCH: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THỂ THAO

Vùng cao Tây Bắc vào vụ cấy. Ảnh: Nguyên Thi

GIA KHÁNH

Phát triển mạnh trong trường học Một trong những ưu thế của bộ

môn Karatédo Lâm Đồng trong những năm qua, như ông Trần Đức Hải, Chủ tịch Liên đoàn Karatédo Lâm Đồng nhấn mạnh, chính là phong trào phát triển rất mạnh trong trường học.

Ưu thế này có được chính nhờ đội ngũ huấn luyện viên với trên 30 võ sư, chủ yếu là các thầy giáo đang dạy học tại các trường học trong các cấp học trong tỉnh, từ cấp tiểu học đến trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT), trong đó có 16 huấn luyện viên từ 3 đẳng trở lên. Không chỉ là các thầy giáo phụ trách thể dục mà còn rất nhiều người dạy ở những môn văn hóa khác nhau, không ít có học vị thạc sỹ, tiến sỹ, từng tập luyện Karatédo trên ghế nhà trường phổ thông và nay gắn bó với nghiệp huấn luyện viên như là một cách “truyền lửa” những gì mình học được trong đời cho các thế hệ kế tiếp.

Như đánh giá của Liên đoàn, hầu hết các huấn luyện viên này là giáo viên nên tuân thủ đạo đức nhà giáo và đạo đức con nhà võ; nhiệt tình, trách nhiệm, có trách nhiệm với trường và luôn nỗ lực duy trì phát triển tốt các câu lạc bộ (CLB)

Liên đoàn Karatédo Lâm Đồng vừa bầu ra một Ban chấp hành mới cho nhiệm kỳ 5 năm đến (2017 - 2022) với mục tiêu phát triển mạnh hơn nữa phong trào luyện tập Karatédo trong tỉnh và tìm lại vị thế cho Karatédo Lâm Đồng trên đấu trường quốc gia.

mình phụ trách. Chính vì vậy, Karatédo là một

trong những số ít các môn võ thuật có phong trào phát triển rất tốt trong những năm qua trên địa bàn Lâm Đồng và Liên đoàn cũng hoạt động hết sức tích cực. Đến nay đã có 11/12 huyện, thành phố trong tỉnh (chỉ trừ Lạc Dương) đều có mặt Karatédo. Về số lượng người tập luyện, cách đây vài năm chỉ khoảng hơn nghìn môn sinh nay đã lên đến trên 3 nghìn môn sinh, tất cả thường xuyên tập luyện tại 25 CLB trong toàn tỉnh.

Mạnh nhất hiện nay trong phát triển phong trào là CLB Karatédo tại các huyện Di Linh, Đức Trọng, Bảo Lâm, thành phố Bảo Lộc, nhiều nơi tập trung phát triển trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong khi đó CLB Karatédo tại huyện Đạ Tẻh lại rất mạnh trong lứa tuổi tiểu học, từng có VĐV giành được huy chương ở các giải quốc gia.

Với vai trò của mình, Liên đoàn trong những năm qua đã phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du

lịch (VHTT DL) Lâm Đồng duy trì rất tốt giải Karatédo Cúp các CLB cấp tỉnh hằng năm, phối hợp với Sở Giáo dục Đào tạo Lâm Đồng tổ chức thi đấu bộ môn này trong Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện và cấp tỉnh để chọn đội tuyển học sinh Lâm Đồng tham gia các kỳ Hội khỏe Phù Đổng cấp toàn quốc.

Liên đoàn cũng phối hợp với ngành Giáo dục tỉnh cùng Sở VHTT DL Lâm Đồng tổ chức giải Karatédo học sinh toàn tỉnh hằng năm với hằng trăm môn sinh tham dự trong nhiều độ tuổi từ tiểu học, THCS, THPT đến sinh viên đại học, cao đẳng trên địa bàn.

Để nâng cao trình độ cho đội ngũ võ sư, Liên đoàn cũng khuyến khích, động viên các HLV trong tỉnh tham gia các đợt tập huấn chuyên môn, tập huấn luật thi đấu mới, tập huấn trọng tài cấp quốc gia do Tổng cục TDTT tổ chức, dự khán các giải thi đấu quốc gia.

Hằng năm Liên đoàn thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn trọng tài và tập huấn chuyên môn

Tìm lại vị thế cho Karatédo Lâm Đồng

cấp tỉnh cho đội ngũ HLV trong tỉnh, đến nay đã hoàn thành 8/8 bài quyền bắt buộc của bộ môn, duy trì các kỳ thi nâng đai cho môn sinh hằng năm. Liên đoàn hiện có 10 trọng tài cấp quốc gia. Trong nhiệm kỳ vừa qua, Liên đoàn cũng phối hợp với Sở VHTT DL Lâm Đồng tổ chức thành công kỳ thi huyền đai nâng đẳng quốc gia đầu tiên tại Lâm Đồng với trên 120 thành viên tham dự.

Xúc tiến thành lập lại đội tuyển tỉnhTrong nhiệm kỳ mới này, một

trong những nhiệm vụ chủ yếu mà Liên đoàn Karatédo Lâm Đồng đặt ra chính là việc duy trì và tiếp tục phát triển quy mô cũng như số lượng các CLB trong tỉnh, mở rộng đối tượng đến nhiều nhóm tuổi trong cộng đồng, đặc biệt là trong các trường học.

Với khối trường học, Liên đoàn cho biết sẽ chủ động tham gia vào việc đề xuất và thực hiện các chương trình đưa Karatédo vào trường học, tăng cường vai trò tiên phong của các HLV, nhất là những

HLV đang tham gia giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, THPT và THCS.

Liên đoàn yêu cầu các CLB tăng cường giáo dục đạo đức cho môn sinh song song với huấn luyện võ thuật, rèn luyện sức khỏe. Cùng đó các CLB cũng cần tăng cường các hoạt động xã hội từ thiện trong cộng đồng, tích cực tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.

Một nhiệm vụ quan trọng khác nữa cho nhiệm kỳ mới này, theo ông Hải là thành lập đội tuyển Karatédo cấp tỉnh trở lại. Hiện Liên đoàn đang đề xuất với Sở VHTT DL Lâm Đồng sớm xúc tiến việc này.

Trước đây, Lâm Đồng đã từng có đội tuyển Karatédo cấp tỉnh trong nhiều năm, từng đạt không ít huy chương ở các giải quốc gia, nhưng do nhiều nguyên do, đội tuyển tỉnh trong bộ môn này sau đó đã không tiếp tục duy trì được.

“Thành lập lại đội tuyển tỉnh, thi đấu và giành thành tích trong các giải đấu khu vực và quốc gia rất quan trọng cho phong trào chung. Nếu không thành lập đội thi đấu thành tích cao, chúng ta chỉ mãi duy trì ở mức phong trào như thế này thôi”- ông Hải suy nghĩ.

Trước mắt Liên đoàn yêu cầu các CLB trong huấn luyện nên chú ý tìm kiếm, bồi dưỡng VĐV có năng khiếu ngay từ cấp cơ sở, trên cơ sở này Liên đoàn sẽ giới thiệu cho ngành Thể thao tỉnh tuyển chọn. Liên đoàn sẽ tăng cường các mối quan hệ với các hội Karatédo trong nước nhằm giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm để khi cần có thể giới thiệu với tỉnh các chuyên gia trong nước giúp huấn luyện cho đội tuyển tỉnh.

Diễu hành của cácCLB Karatédo Bảo Lộc Ảnh: V.T

Góc ảnh đẹp

Trường THPT Bùi Thị Xuân, Đà Lạt được thành lập từ năm 1952. Trải qua 65 năm xây dựng và phát triển, trường luôn giữ vững và phát huy truyền thống “Dạy tốt, học tốt”. Hiện nay, Trường THPT Bùi Thị Xuân là một trong những trường có chất lượng cao của thành phố Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng, là địa chỉ tin yêu của cha mẹ học sinh và học sinh.

Được sự cho phép của Sở Giáo dục - Đào tạo Lâm Đồng, Trường THPT Bùi Thị Xuân tổ chức Lễ - Hội kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập trường, 35 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam vào lúc 7h30’ ngày 19 tháng 11 năm 2017. Nhà trường thông báo và trân trọng kính mời quý vị đại biểu, các thế hệ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về tham gia Lễ - Hội.

Vì không thể gửi giấy mời đến tất cả quý vị đại biểu, các thế hệ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nên thông báo này thay cho giấy mời và vui lòng chuyển lời đến những người đã, đang công tác, học tập và quan tâm đến nhà trường đăng ký tham dự Lễ - Hội trước ngày 15/11/2017.

Mọi liên hệ xin liên lạc: Trường THPT Bùi Thị Xuân, Đà Lạt;+ Website: buithixuandalat.edu.vn+ Điện thoại: 02633.525858+ Email: [email protected]+ Tài khoản tiền gửi:- Tên tài khoản: Trường THPT Bùi Thị Xuân- Số tài khoản: 112 000 065 555 tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt

Nam - Chi nhánh Lâm Đồng+ Cô Hoàng Thị Hồng - Kế toán, ĐT: 0123 515 5045.Trân trọng cảm ơn!

TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC HIỆU TRƯỞNG NGUYỄN HỮU HÓA

THÔNG BÁO(V/v tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Trường THPT

Bùi Thị Xuân, Đà Lạt; 35 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam)