Cuộc vấn đáp của ALAHÁN Thích Thông Lạc và tiểu đệ tử...

24
Cuộc vấn đáp của ALAHÁN Thích Thông Lạc và tiểu đệ tử Thanh Thiện au chuyến du hành hoàn vũ, nhằm tìm nơi trú ẩn cho tâm hồn. Đâu đâu cũng thấy giống nhau. Thiền viện, chùa chiền đều dạy cho tăng, ni, phật tử quỳ xuống, cúi đầu cầu khẩn, van xin Phước, Lộc, Thọ trong hoang đường, mơ tưởng vu vơ.... Và vô trí hơn nữa, là khi bị bệnh, thay vì đến cầu cạnh Bác sĩ chữa trị, thì mọi người cùng rủ nhau đi cầu nguyện van vái Chúa, Phật, thần, linh cứu khổ, cứu nạn. Nếu cầu nguyện mà cứu được người bệnh thì bọn họ đi Bác sĩ để làm gì? S Từ Nhựt Bổn, sau khi gặp thiền sư có vợ con, về Việt Nam, mang theo tâm hồn ngán ngẩm, bất an, vô vọng, tình cờ tôi đọc được ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT và NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY của Trưởng Lão Thích Thông Lạc tại nhà người thân. Tôi ngạc nhiên, sửng sốt! Quả đây là điều tôi đang mong ước tìm đến. Sau đó, tôi quyết định đến Tu viện Chơn Như. Được cô Diệu Quang tiếp kiến và thu xếp cho tôi gặp riêng thầy Thông Lạc. Khi cô Diệu Quang đưa tôi đến gặp thầy, tình cờ có vị cư sĩ già, đi ngược chiều và cúi chào cô Diệu Quang. Sẵn tiện, cô Diệu Quang hỏi: - Ông muốn đi gặp thầy không? - Dạ! Tôi mong lắm! Thế là ông ta tháp tùng tôi đến gặp thầy Thông Lạc. Khi đi, ông cho biết rằng ông quen thầy khi thầy còn là thượng toạ trẻ. Giờ đây biết thầy chứng quả ALAHÁN, ông mừng 1

Transcript of Cuộc vấn đáp của ALAHÁN Thích Thông Lạc và tiểu đệ tử...

Cuộc vấn đáp của ALAHÁN Thích Thông Lạcvà tiểu đệ tử Thanh Thiện

au chuyến du hành hoàn vũ, nhằm tìm nơi trú ẩn chotâm hồn. Đâu đâu cũng thấy giống nhau. Thiền viện,

chùa chiền đều dạy cho tăng, ni, phật tử quỳ xuống, cúi đầucầu khẩn, van xin Phước, Lộc, Thọ trong hoang đường, mơtưởng vu vơ.... Và vô trí hơn nữa, là khi bị bệnh, thay vì đếncầu cạnh Bác sĩ chữa trị, thì mọi người cùng rủ nhau đi cầunguyện van vái Chúa, Phật, thần, linh cứu khổ, cứu nạn. Nếucầu nguyện mà cứu được người bệnh thì bọn họ đi Bác sĩ đểlàm gì?

S

Từ Nhựt Bổn, sau khi gặp thiền sư có vợ con, về ViệtNam, mang theo tâm hồn ngán ngẩm, bất an, vô vọng, tìnhcờ tôi đọc được ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT và NHỮNG LỜI GỐCPHẬT DẠY của Trưởng Lão Thích Thông Lạc tại nhà ngườithân. Tôi ngạc nhiên, sửng sốt! Quả đây là điều tôi đangmong ước tìm đến. Sau đó, tôi quyết định đến Tu viện ChơnNhư. Được cô Diệu Quang tiếp kiến và thu xếp cho tôi gặpriêng thầy Thông Lạc. Khi cô Diệu Quang đưa tôi đến gặpthầy, tình cờ có vị cư sĩ già, đi ngược chiều và cúi chào côDiệu Quang. Sẵn tiện, cô Diệu Quang hỏi:

- Ông muốn đi gặp thầy không?

- Dạ! Tôi mong lắm!

Thế là ông ta tháp tùng tôi đến gặp thầy Thông Lạc. Khiđi, ông cho biết rằng ông quen thầy khi thầy còn là thượngtoạ trẻ. Giờ đây biết thầy chứng quả ALAHÁN, ông mừng

1

quá, nên buông bỏ hết chuyện gia đình và xin nhập tu việnđã được vài ngày. Khi gặp thầy Thông Lạc, chúng tôi có 3người, ông cư sĩ già cứ kính lạy thầy Thông Lạc lia chia vàchỉ nói những lời chúc mừng, sung sướng, rồi ông ra ngoàisân.

Khi cư sĩ già ra sân, tôi tuyệt đối không khúm núm váilạy, chỉ nghiêng mình đảnh lễ với ý nghĩa tương kính củangười văn minh. Thầy mời tôi ngồi xuống chiếu rồi nói:

- Nếu ai tin thầy thì thầy sẵn sàng hướng dẫn pháp tuđúng Phật pháp. Tu ít hưởng thành quả ít, tu nhiều hưởngthành quả nhiều hơn. Tất cả đều là sự thật. Thầy không cầnđông phật tử, chỉ cần người thực sự muốn tu hành để tự giảithoát. Chỉ cần một người như vậy, chứ thầy không cần đôngngười để tu lấy lệ!

- Bạch thầy, tôi đến đây, kính mong rằng với tư thế củathầy. Xìn thầy hãy lên tiếng cứu cho hàng ngàn hành giảđang bị lôi cuốn vào các THIỀN ĐIÊN, THIỀN DẠI, hại đờitu hành của họ. Tội nghiệp họ lắm thầy ạ! Tôi đã theo họhọc thiền, nhất là Vipassana, họ tổ chức khá quy mô trêntoàn thế giới.

- Vậy theo anh, THIỀN là như thế nào?

- Bạch thầy, theo quan niệm của tôi, thiền sinh phải làngười phải thường xuyên, trường kỳ sống trong bình an vàtĩnh lặng. Muốn có tâm hồn bình an và tĩnh lặng trườngkỳ thì hành giả phải sống ĐỘC CƯ, nên không còn làmăn hay tham gia chuyện đời mới thực hiện được. Cònnhững ai vẫn sinh hoạt trong đời sống xã hội bon chen màngồi thiền thì đó là thiền ép, nén tham sân si. Một khi đụng

2

chuyện thì tham sân si nổi lên đùng đùng!

- Đúng vậy, anh nói đúng như vậy.

- Đó là lý do tôi kính xin thầy lên tiếng cứu họ ra khỏi umê, mê mẩn!

- Thầy đang làm, nhưng không dễ đâu anh. Họ mê tínnặng quá anh à!

Tôi hỏi về siêu hình, thầy Thông Lạc cho biết rằng Phậtvà thầy cùng khẳng định KHÔNG CÓ SIÊU HÌNH. Thầygiảng cho tôi về 5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Thầygiảng rõ về sự nguy hại của TƯỞNG THỨC. Nếu loài ngườikhông biết thì sẽ sống mãi trong lầm chấp...

Trước khi chia tay, tôi xin phép và thành thực hỏi thậtrằng:

- Thưa thầy, tôi là người thích nghiên cứu tường tận, kínhmong thầy tha lỗi, cho tôi hỏi câu hỏi có vẻ tục tĩu ạ.

- Tôi hiểu được, anh cứ hỏi đi.

- Thưa thầy, THẦY TRUNG TIỆN CÓ THÚI KHÔNG Ạ?

- Thúi lắm chứ anh, thân thể thầy là con người như mọingười. Thầy cũng ăn để sống. Thầy cũng tắm rửa, vì nhữnggì bài tiết từ thân thầy đều hôi thối cả. Anh biết không, từkhi chứng quả, thân xác này, thầy nhận ra hôi thối khôngchịu được. Thầy muốn rời bỏ ngay, nhưng có nhiều việc thầycần làm để giúp chúng sanh. Thầy thấy phật tử đang ngụplặn trong u mê, mê tín dị đoan, thành ra thầy nán lại vén mànu mê và chỉ chánh pháp Như Lai cho họ cùng nhìn thấy.

- Thưa thầy, về thân xác thì không thay đổi nhiều. Nhưng

3

về tinh thần thì sao ạ?

- Thầy có định lực sung mãn, có trí tuệ thấy biết cả vũtrụ. Thầy cho con biết rằng hình Phật mà phật tử thờ là sai.Phật không mập và đẹp trai vậy đâu. Khi Phật chứng đạo, thìNgài ốm teo như cây tăm, xương sườn lòi ra rõ ràng... gò máhóp, trán nhăn nheo. Và Phật ăn mỗi ngày một bữa, chỉ đủcho cơ thể sống, Phật không bồi dưỡng thành ra không mậpthêm chút nào cả. Thầy muốn vẽ rõ hình Phật như vậy.Nhưng thầy muốn có thêm vài vị Alahán nữa, và có mặt qúyvị Alahán đó thầy mới vẽ. Như vậy mới chính đáng tạo niềmtin cho phật tử. Thầy muốn nói cho anh biết thêm vài điều,nhưng Phật có dạy, nếu ta nói những điều mà anh không thểnào hiểu được, thì ta không nói. Nói như vậy là có nói láo.

- Thưa thầy, giấc ngủ thầy cảm nhận như thế nào? Thầycó còn thấy chiêm bao không? Thầy có tác ý trước khi ngủkhông?

- Thầy không còn ngủ nữa. Thầy chỉ vào thiền định trong2 tiếng là đủ và thầy tiếp tục viết những bài pháp có thể giúphành giả dựa vào đó mà tu hành cho đúng pháp Như Lai.

- Thưa thầy, thế sao thầy bị bệnh ho ra máu và thầykhông chịu đi nhà thương?

- Thầy bị bệnh là do luật nhân quả, không tránh khỏi.Phật cũng vậy, Ngài cũng bị bệnh, Ngài cũng bị người đờichống báng, vì đó là luật nhân quả. Nhưng có điều, Alahántự trị được bệnh cho mình bằng cách vào thiền định, dùngđịnh lực đẩy lui bệnh. Chắc anh cũng biết, kinh sách Đạithừa cho rằng Phật khổ sở vì bệnh đó là họ ghi sai hoặcxuyên tạc. Thầy bị ho ra máu, thầy dùng định lực trong 15

4

ngày, trong thời gian này, thầy chỉ uống một ly nước cammỗi ngày và thầy hết bệnh luôn, không còn bị trở lại nữa.Thầy tự trị bệnh được tại sao Phật không làm được chứ? Phậtvà thầy cũng bị chống báng, như “SÓNG GIÓ CHƠN NHƯ”.Nhờ luôn luôn, thường xuyên và trường kỳ ly dục ly ác phápvà sống trong thiện pháp, an trú trong tâm bất động, nênđược chuyển nghiệp. Nếu không được chuyển nghiệp thìthầy và Phật phải bị tác động trực tiếp vào thân và gây chothân bị thương. Những tác động bên ngoài không chạm vàothân đó là nhờ chuyển nghiệp đấy.

- Thưa thầy, theo nguyên lý tôi biết được, một người luônluôn, thường xuyên và trường kỳ qua thân, khẩu, ý, hànhđộng thiện pháp và sống trong từ trường thiện thì không cònbị ác pháp tấn công, như vậy thì làm sao có bệnh? Giốngnhư sống trong sự sạch sẽ thì ruồi nhặng không bu tới.

- Anh hiểu đúng đó, bệnh mới thì không còn tấn công khithầy luôn sống trong thiện pháp, nhưng bệnh cũ tái phát làdo thầy và Phật làm việc quá sức thì nó có cơ hội bột phát.Sự bột phát này chính là nhân quả đó. Trước khi thầy chứngquả thì thầy đã mang bệnh này rồi, và thầy uống thuốc nênđã nó lặng yên cho đến khi thầy làm việc quá sức.

- Xin thầy cho tôi biết, thế nào là bệnh và làm sao khônguống thuốc mà đuổi nó đi được?

- Bệnh là do vi trùng xâm nhập vào cơ thể, qua da khi bịtrầy sước, bị nóng gan khiến da nổi mụn, giúp vi trùng dễxâm nhập, qua thức ăn vì không sạch, bị hư thối, nhất là quathức ăn động vật bị bệnh, (vi trùng chịu đựng được nhiệt đôcao), qua tâm tư yếu đuối (bệnh tâm lý). Sức đề kháng mệt

5

mỏi, yếu đuối thì vi trùng xâm nhập và phát triển dể dàng.Tuy trong cơ thể cũng có những loại vi trùng bảo vệ cơ thể,chống trả những vi trùng ngoại nhập, nhưng sức chống trả cógiới hạn, nếu con người không chịu tự săn sóc bản thân,khiến sức đề kháng yếu đuối đi thì ngã bệnh dễ dàng. Ngoàira còn duyên nhân quả, do nghiệp lực tạo thành. Muốn hếtbệnh thì bệnh nhân phải nhờ vào bác sĩ và dược sĩ. Nhưngngười tu hành phải nhờ vào ĐỊNH LỰC. Khi tu hành đúngpháp Phật thì sẽ từ từ tạo được định lực, và dùng định lựcnhập thiền đẩy lui bệnh, tức là tiếp sức cho vi trùng đề khángđẩy lui bệnh. Ở tu viện, thầy có dạy cho tu sinh phương cáchtự trị bệnh, có nhiều tu sinh đã làm được điều này. Người bịbệnh là do cơ thể có nhiều mạch máu nhỏ li ti, dễ bị tắcnghẽn khi vi trùng xâm nhập. Từ sự bị tắc nghẽn mạch máunhỏ li ti, tạo nên và lần lần làm cho những mạch máu kế bênbị ảnh hưởng và lan rộng thành vùng lớn trong thân...

- Cám ơn thầy đã thương mến, tiếp tôi, tôi biết rằng thầycần thì giờ để làm việc cho đại chúng. Hy vọng thầy cho tôicơ hội gặp mặt một lần nữa. Thành kính biết ơn thầy.

Tôi ra về trong niềm hân hoan, triền miên suy tư khiếntôi ra về đến nhà trọ mà quên việc kính chào và tạ ơn sựthương giúp của cô Diệu Quang. Đây quả là hành động củangười thiếu văn hoá trong tác phong thọ ơn người. Xin lỗi côDiệu Quang.

Chia tay thầy Thông Lạc và rời khỏi Tu viện Chơn Nhưmang theo niềm hy vọng, việc đầu tiên tôi làm là xác nhậnCÓ SIÊU HÌNH HAY KHÔNG?

Trước tiên, vào đêm tối, lúc 11h đêm, tôi đến nghĩa trang

6

trong Tu viện Chơn Như. Tôi cố gồng mình, dù thực tìnhtrong thâm tâm sợ hãi, run rét, bâng quơ nghĩ về hồn maxuất hiện. Bởi vì tôi vốn rất sợ rắn, sợ ma, sợ bóng đêm, sợmáu và sợ người hết. Khi rời quê vào Sài Gòn tiếp tục họchành, đường từ quê vào Sài Gòn xa lắm, ngồi trên xe đò, tôimải nghĩ rằng sẽ vào học Y khoa. Sự lo âu khiến tôi bị căngthẳng, cũng may, nhờ có chuyện vui xảy ra khiến tôi vơi đivà bớt căng thẳng. Đó là một bà cụ miền Trung thấy anh lơđem nước đổ vào thùng ở đầu máy. Bà giận quá, nhào tớiđánh anh ta mà la hét rằng:

- Tại sao mày gạt tao? Mày bảo xe chạy bằng xăng, xănglên giá nên mày bắt tao trả thêm tiền! Đồ khốn kiếp, saomày thấy tao già, cho tao ngu mà gạt tao. Đồ chó chết!

Một hành khách biết chuyện liền đến can ngăn, và cho bàbiết rằng:

- Không phải vậy đâu! Bà lầm rồi! Xe chạy bằng xăng,anh ta đổ nước vào thùng là giúp cho máy nguội.

- Vậy hả! Thiệt không? Anh không gạt tôi chớ?

Bà già làm thinh lên xe ngồi vào ghế, thở hổn hển, imlặng không nói gì thêm. Đầu óc tôi lại chuyển đề tài, vừanhìn cảnh vừa nghĩ chuyện xảy ra, cho đến lúc xuống Quận4. Hai hôm sau, chủ nhà đưa tôi đi chợ Sài Gòn, cho biết nơinày nhộn nhịp ra sao? Khi về, ông ghé bệnh viện Từ Dũ. Tạinơi đây, khi nhìn thấy máu me từ xe đẩy sản phụ đi qua mặt,không biết sao thấy máu là tôi sợ quá. Từ đó, tôi quyết địnhkhông thi vào Y khoa nữa. Vì vậy đêm nay, một mình trongbãi tha ma làm sao tôi không sợ. Cơn sợ lớn dần lên trongtâm trí, tôi phát run và ra về lúc 12 giờ 15 phút.

7

Về đến nhà, tôi suy tư rằng tại tôi sợ, chứ tôi chưa thấyma. Mà làm sao thấy ma nhỉ? Bởi vì nếu có ma thì nhữngngười đào mả ăn trộm đồ trang sức bị làm sao? Vì vậy, tôiquyết định không sợ và qua đêm sau, lức 11h đêm, tôi trở lạibãi tha ma. Bây giờ tôi không còn sợ và bình tĩnh quan sátchung quanh. Đến 2h sáng, chung quanh đều tĩnh lặng,không có gì để cho tôi sợ cả. Thì ra, vì sợ mà tôi sinh ratưởng, vì tưởng mà tôi tin có ma. Đề chắc ăn, tôi về quê, vàonghĩa địa hoang vu lạnh lùng, một mình đến ngồi nơi mộ mẹtôi, tôi ngồi từ 11h khuya cho đến 4h sáng. Đêm đó gió lạnhvà trời mưa lâm râm. Vì tôi không còn sợ cho nên không cóma gì cả. Đêm hôm sau, tôi đến ở cạnh mộ mẹ lần sau cùng,trời mưa lớn, gió đùng đùng xô cây cối nghiêng qua, ngả lại.Lòng tôi vui vì đã cởi trói được tâm mê muội tin có siêuhình. Đúng như lời Phật dạy, siêu hình xuất hiện trong thântâm là do ta quá sợ hãi, trở thành u mê. Như vậy siêu hìnhkhông có là điều hiển nhiên, đâu cần gì phải nghi ngờ. Mọingười hãy tự tập, tìm cách làm cho mình không còn sợ hãinữa, thì chắc chắc mình sẽ không còn sợ ma, sợ bóng đêm vàtin KHÔNG CÓ SIÊU HÌNH.

Tôi an vui, lâng lâng niềm sung sướng vì đã bắt đầu tinthầy Thông Lạc rằng thế gian này không có siêu hình. Cósiêu hình là do tưởng mà thôi!

Việc thứ nhì mà tôi cần làm, đó là TỰ TRỊ BỆNH. Mộthôm, tôi quyết định đóng tiền bảo hiểm, nếu tôi chết đi thìngười thân tôi lãnh khoảng 1 triệu Dollars. Với số tiền này,tôi hy vọng giúp người thân vơi nỗi buồn khi tiễn tôi ra đi.Nhưng tôi không mua được bảo hiểm như mơ ước, bị từ chốivì họ khám phá ra tôi bị bệnh ĐÁI ĐƯỜNG. Bác sĩ cho tôi

8

biết rằng bệnh này chưa có bác sĩ và thuốc nào trị hết. Vìvậy, bác sĩ cho tôi uống thuốc ngăn ngừa không cho bệnhtiến triển đến tình trạng phải cưa chân. Phải uống thuốc liêntục mãi cho đến khi chết.

Khi tôi gặp thầy Thông Lạc, thầy có nói về việc thầy dạycho các tu sinh tự trị bệnh. Tôi bắt đầu nghiên cứu và tự trịbệnh cho tôi. Tôi tập ĂN CHAY MỖI NGÀY MỘT BỮA(ngày chỉ một bữa ăn duy nhất), tập ngủ 6 tiếng mỗi ngày,tập Định Niệm Hơi Thở, tập đi Kinh Hành. Tập Tác Ý lydục ly ác pháp và nguyện sống trong thiện pháp, không làmkhổ mình, khổ người và không làm khổ chúng sanh, tập ởmột mình trong phòng, không nói chuyện nhiều với ai, từ giãngười thân và bạn bè, KHÔNG UỐNG THUỐC nữa và cắtđiện thoại.

Cuộc sống tôi bình thường như vậy, qua 1 năm 2 tháng,một kết quả không ngờ đã xảy ra. Tôi ăn chay rất đơn giản,không nấu nướng cầu kỳ, chỉ luộc rau, đậu, khoai, bắp, lấynước luộc làm canh, ăn với xì dầu, đậu hũ. Chỉ đơn giản nhưvậy, không biết sao tôi ăn ngon thật là ngon. Tôi không bịsụt ký, không mệt mỏi, lòng an vui kỳ lạ, tinh thần như cósức sống và không còn ham mê gì nữa. Nhứt là tâm thamdâm của tôi tan biến lúc nào không hay. Rồi sau đó, tôiquyết định đến nhà thương kiểm nhiệm lại, thì tôi nhận đượcgiấy kết quả rằng KHÔNG TÌM ĐƯỢC TRIỆU CHỨNGBỆNH NÀO CẢ. Có nghĩa là tôi đã tự trị hết bệnh ĐáiĐường. Sức khỏe tôi tuyệt vời đến độ, tôi không còn đi bácsĩ nữa, và tâm trí tỉnh táo lạ thường. Tôi ngủ đúng 3 tiếng 35phút thì tự động thức dậy trong tinh thần khoan thai, thoảimái, không muốn nằm rán trên giường. Giường tôi nằm là

9

loại cứng, trải chiếu. Tôi rút bỏ nệm từ khi tôi tập ăn chaymỗi ngày một bữa.

Mừng quá đi! Lòng an vui thoải mái nhẹ nhàng. Bấy giờtôi tăng thêm niềm tin với thầy Thông Lạc. Vui thật là vui!Tôi đã tự trị hết bệnh, cái bệnh mà bác sĩ tuyên bố không thểchữa trị hết. CHUYỆN KHÓ TIN MÀ CÓ THẬT xảy ra trongđời tôi, và chính tôi là tác giả.

CHUYỆN THỨ BA mà tôi phải làm. Tuy tôi đã hết sợma, tôi không còn tin vào thế giới siêu hình nữa, tuy tôi dùngđúng pháp thầy Thông Lạc giảng dạy, để tự trị bệnh, mộtbệnh mà bác sĩ cho biết không thể nào trị hết. Phải uốngthuốc cầm chừng cho đến chết và hy vọng không bị cưa 2chân. Nhưng tôi vẫn chưa tin hẳn vào thầy Thông Lạc. Tôiliền áp dụng lời Phật dạy cho vua Ba Tư Nặc, khi vua Ba TưNặc hay tin Phật thu nhận một người Chiên Đà La, sốngbằng nghề gánh phân, giai cấp bần cùng nhứt của xã hộiphong kiến Ấn Độ vào Tăng đoàn. Do từ sự bàn tán của dưluận, vua Ba Tư Nặc nổi giận đùng đùng, đến gặp Phật vàgằn dọng hỏi:

- Có chuyện đó sao? Có chuyện Ngài đưa một người bầntiện vào giai cấp Thánh tăng sao, thưa Gotama?

- Này, Ngài nghĩ sao? Một người đã gìn giữ miên mậtđược hơn 250 giới... (Phật kể ra từng giới). Trong đó có 5giới căn bản là không SÁT SANH, không TRỘM CƯỚP,không THAM DÂM, không NÓI LÁO và không UỐNGRƯỢU.

Nhà vua nghe xong tự hổ thẹn và nghĩ rằng: Một ngườimà giữ được hơn 250 giới pháp, trong khi đó, chính bản thân

10

ta chưa gìn giữ được 5 giới căn bản, thì quả thật người đóquả là Thánh tăng. Suy nghĩ xong, nhà vua liền đứng lên,nghiêm chỉnh làm lễ kính lạy người Tỳ kheo Chiên Đà La,và nhà vua long trọng tuyên bố rằng: “Từ hôm nay, Ta sẽkính dâng thực phẩm và tiện nghi tối thiểu cho ThánhTăng”. Nhà vua đã tuyên bố như vậy thì thần dân làm saokhông vui vẻ chào đón tăng, ni đi khất thực! Nhân lúc này,nhà vua hỏi Phật:

- Thưa tôn giả Gotama, Làm thế nào ta nhận biết đượcmột vị Tỳ kheo là THÁNH TĂNG?

- Thì Ngài hãy tiếp cận vị tăng đó từ một đến ba tháng.Nếu vị tăng này vi phạm bất cứ một giới nhỏ nhặt nào, thì đókhông phải là Thánh tăng.

Để thực hiện bài học vô giá này. Tôi cho là vô giá, là bởivì, khi có nghi ngờ là chuyện tốt, nhưng phải can đảm trựcdiện, đương đầu tìm ra sự thật, chứ không ngây thơ, mê tínvu vơ và SỢ SỰ THẬT. Tôi liền lấy vé máy bay về Việt nam,tạm trú bên ngoài và vào thẳng Tu viện Chơn Như. Tôi tậplàm thám tử, quan sát thầy Thông Lạc sinh sống. Rõ ràngtrong suốt thời gian hơn 2 tháng, tôi thấy thầy ăn uống mỗingày một bữa. Bữa ăn cũng giống như các tu sinh, do nhàbếp Tu viện Chơn Như cung cấp. Có những hôm, nếu thầylàm việc hay thuyết giảng pháp quá giờ ăn thì ngày hôm đóthầy không ăn và nhập thiền lâu hơn. Điều này đã khiến côÚt Diệu Quang và cô Trang lo lắng không yên.

Điều quan trọng hơn mà tôi kiểm tra được, đúng là thầyThông Lạc sống rất nghiêm túc, ăn mỗi ngày một bữa,không ngủ, chỉ thiền định chừng 2 giờ thì thầy ra thất và đến

11

bên Computer làm việc liên tục. Thầy không nói chuyện bahoa, hoặc rào đón đạo mạo để chinh phục tha nhân. Tiền tài,đất đai, xe cộ, do thí chủ dâng tặng thầy chả đụng đến. Thầythường rời tu viện bằng cách đi bộ đến nơi kín đáo để an trúvào TÂM BẤT ĐỘNG, tránh tiếp khách. Khi thầy khôngmuốn tiếp khách, thì thầy đến nơi khác để Ban điều hànhkhỏi phải bận lòng tìm kiếm thầy. Việc không còn tiếpkhách của thầy Thông Lạc khiến nhiều người nghi ngờ rằngBan điều hành Tu Viện làm khó dễ. Thật là oan cho côTrang và Ban điều hành. Quý vị nên nhớ, họ không được nóiláo. Nói láo là phạm giới.

Sau khi trực tiếp theo dõi và hỏi thăm thiền sinh. Tôi biếtđược thầy Thông Lạc đã từng nhập THIỀN ĐỊNH 15 ngàykhông ăn uống, để thể hiện thần thông giáo hoá chúng sanh,ngõ hầu tạo niềm tin cho các tu sinh, giúp họ an lòng chămlo tu tập. Nghe họ kể, có những lúc, thầy bất chợt xuất hiệnthật mau lẹ trước mặt tu sinh, khiến họ không ngờ và ngạcnhiên, điều này thầy muốn thể hiện thần thông giáo hoá chotu sinh đó ghi nhận. Tác phong của thầy rất thực tế. Thầykhông cần dụ dỗ hay chinh phục tha nhân để hưởng lợi.Thầy đối đáp thẳng thừng, không quanh co. Thầy khôngquan sát nét mặt hay tư duy tâm ý người đối diện, để “lựa lờimà nói cho vừa lòng nhau”. Tôi quyết định tin thầy ThôngLạc là Thánh Tăng, là đạo sư đáng cho tôi xin làm đệ tử.

Rồi tôi quyết định đến gặp cô Trang và xin gặp riêngthầy. Không ngờ, đúng là tôi có duyên với thầy. Cô Trangcho tôi biết, hôm nay, thầy vừa về thăm và kiểm tra việc tuhọc của tu sinh.

- Chú chờ chút, để cháu hỏi thầy xem sao?

12

Tôi chờ chừng 10 phút. Cô Trang trở lại cho tôi biết:

- Thầy gặp chú. Chú theo cháu đến phòng khách đợi.

Từ phòng khách nhìn ra, tôi thấy thầy khoan thai đi vào,bước chân nhẹ nhàng như đi hổng trên mặt đất. Có thể là dokỳ vọng mà tôi tưởng ra vậy chăng? Chúng tôi chào nhau,thầy ngồi và chỉ ghế bảo tôi ngồi xuống.

- Bạch thầy, hôm nay con gặp thầy, một là con xin thầynhận con làm đệ tử. Con xin quy y theo thầy, bởi vì con đãkhông còn tin vào siêu hình, con đã tự trị hết bệnh ĐáiĐường và con thực hiện được ăn mỗi ngày một bữa, ngủ 4tiếng.

Thầy Thông Lạc mỉm cười và chấp nhận ngay, Thầy tặngcho tôi pháp danh Thanh Thiện và bảo tôi rằng:

- Con cần phải tập ở trong Tu Viện 3 tháng, sau đó conhãy quyết định. Chuyện kế tiếp con muốn nói là gì?

- Bạch thầy, trước khi gặp thầy, con đọc kinh Nikaya thìchỉ hiểu lờ mờ nên ngán đọc. Nhưng từ khi đọc bộ NHỮNGLỜI GỐC PHẬT DẠY và ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT, tự nhiêncon đọc bộ kinh Nikaya dể dàng và thoải mái, đọc tới đâu,con hiểu tới đó trong niềm an vui. Cũng nhờ vậy, con thấybộ kinh Nikaya có nhiều điều không đúng lời Phật dạy. Nóvừa mơ hồ, vừa mê tín, có hại cho hành giả, khiến hành giảsẽ tu sai pháp Phật. Kính xin thầy cho thành lập BAN HIỆUCHÍNH bộ kinh. Phần con, con xin dịch toàn bộ kinh Nikayara tiếng HOA (Trung Quốc). Bởi vì Trung Quốc là nguyênnhân đưa đẩy Phật giáo vào đường tà đạo, u mê, mê tín dịđoan. Cởi trói phải kiếm người buộc giây. Con sẽ đem bộkinh này đưa vào Phật tử Trung Quốc để họ từ bỏ u mê, mê

13

tín, giúp nhân loại nhờ đó mà thoát ra rừng mê. Tội nghiệpnhững tu sĩ người Mỹ, Pháp. Họ mang sẵn tâm hồn trongsáng và khoa học, nhưng khi quyết tâm bước ra khỏi nhà tùThiên chúa giáo THẦN QUYỀN thì họ lại bị đầu độc, u mêvào thần thoại cầu nguyện van xin nơi Phật A Di Đà. Họtránh vỏ dưa lại vặp vỏ dừa. Một khi các tu sĩ Trung Quốcthay đổi thì họ mới có cơ may thay đổi theo.

- Chưa được đâu con! Thiện chí của con thì hay, nhưngthầy phải hoàn thành việc đang làm. Nếu duyên nhân loại cóđược, thì sẽ có vài vị tu hành chứng quả. Chừng đó, quýNgài sẽ làm điều con mong muốn.

- Thưa thầy, trong 3 tháng đầu, con phải làm gì? Conphải tập những pháp môn gì?

- Trước tiên, bước vào đây, con không còn nghiên cứuhay nghe băng gì cả. Con bắt đầu dùng ý chí thả lỏng tâmhồn và để cơ thể thong dong. Con không nghĩ ngợi lungtung, không tìm kiếm gì cả. Phật gọi đó là ĐỊNH SÁNGSUỐT, nhẹ nhàng khoan thai xả bỏ hết để đưa con vào trạngthái trống rỗng.

- Có nghĩa con bắt đầu học THIỀN phải không thầy?

- Không phải vậy, đây là điều sai lầm, như nhiều tu sĩ vềđây đã vội vàng nhập thiền định, trong khi chưa chuẩn bị sựtu tập cơ bản. Là bởi vì những tu sĩ này, trước đó, ở bênngoài họ đã học thiền, vì vậy họ nhập thiền ngay. Cũng vậy,có nhiều tu sĩ ở bên ngoài đã từng tụng kinh, gõ mõ, niệmchú. Họ ngồi trước tượng Phật và hướng tâm niệm Phật, đãthành thói quen nên họ không bỏ được. Thầy khuyên họ nênvề, vì tu như vậy là sai pháp Phật và sẽ lạc vào tưởng. Có

14

nhiều tu sĩ về đây, họ nghiên cứu kinh điển qua lý thuyết, làuthông kinh điển, họ xổ nho, nhưng họ không hiểu gì ráo,giống như chim học tiếng người. Thầy cũng khuyên họ về.Tại vì họ mang theo định kiến sâu đậm thì làm sao tu? Nhứtlà những vị tu sĩ làu thông kinh sử, họ tưởng rằng đó là niềmtự hào trong tư thế trên đường tu theo Phật pháp. Họ đã lầm!Chính kiến thức này là đá cản đường tu, mà họ không haybiết đó con.

- Tu tập căn bản là con phải làm như thế nào, thưa thầy?

- Đây là những pháp môn căn bản mà con cần tu tập choquen. Tập cho quen, có nghĩa là mỗi ngày con tập một phút,rồi con tăng dần thời gian. Con tự lập thời khoá biểu, rồiđừng bao giờ tu tập gián đoạn, tập theo sở thích, hay tập tuỳhứng. Như vậy không phải là tu hành. Tu hành là con tậpcho quen một pháp, khi pháp đó nhuần, thì chính nó thúcđẩy tinh tấn khi con tập pháp khác. Ví như con tập địnhniệm hơi thở, khi tập pháp thứ nhứt, con thấy dễ quá nên vộivào pháp thứ nhì, rồi pháp thứ 3. Bởi vậy cuối cùng conkhông đạt được gì về định niệm hơi thở. Nếu tập đúng vànhuần một pháp thì tự nhiên con cảm nhận có chút ĐỊNHLỰC ngay. Nếu con tập lung tung thì thật ngớ ngẩn, sẽ chảthấy gì cả. Một pháp nhuần rồi, tâm con quen theo lệnh củacon. Bấy giờ, con ra lệnh khác là tâm thi hành theo ngay.

- Thưa thầy, như vậy khi tập định niệm hơi thở, con tác ýtập cho quen, nhuần nhuyễn một pháp rồi mới qua phápkhác phải không thầy?

- Đại để là vậy, con tác ý là nhắc tâm tuân hành theo lệnhcủa con. Giống như nài tập ngựa vậy. Tác ý là giây cương.

15

Nài giựt bên trái và hét “bên TRÁI”, thì nó quẹo bên trái...Ngựa quen rồi, nhiều khi không cần giựt giây cương, Ngựavừa nghe tiếng hét TRÁI, là nó quẹo trái rồi. Vì vậy, khi contác ý, khiến tâm quen rồi thì nó làm đúng như vậy. Với conngười có điều hay hơn, là khi tâm quen thi hành một phápnào đó con đã chọn, khi con dùng pháp khác thì nó tự hiểu ýmà thi hành theo ngay. Giống như ngoài đời, Bí thư hiểu ýông Giám đốc vậy. Không cần ông Giám đốc ra lệnh, khi cóviệc đến, Bí thư hiểu ngay và tự động làm đúng điều ôngGiám đốc muốn. Có nghĩa là lâu ngày quen ý, quen tính.

- Xin thầy ví dụ rõ hơn.

- Ví dụ con tác ý: “Chuyện lớn hoá nhỏ, chuyện nhỏ hoákhông”. Con thuộc lòng, đi, đứng, nằm ngồi, lâu lâu con lạinhắc tâm một lần như vậy. Khi tâm quen thuộc rồi, nếu bấtngờ có chuyện xảy đến, khiến con bực mình, con nhắc câunày, thì tự nhiên tâm con tha thứ dễ dàng. Như vậy, Như LýTác Ý là pháp khiến tâm theo lệnh của tác ý. Rõ ràng nhưvậy đó. Đôi lúc, con chưa kịp tác ý ra lệnh, mà tâm đã thựchiện thiện pháp thương yêu và tha thứ rồi. Bởi vì lâu ngày,tâm đã quen và hiểu ý con.

- Dạ, con hiểu rồi, pháp NHƯ LÝ TÁC Ý là pháp tập chotâm quen thuộc từng câu tác ý, để ta dùng đó mà điều khiểntâm. Còn HƯỚNG TÂM là sao, thưa thầy?

- Đối với những tu sĩ tu theo đạo khác, hướng tâm là đưatâm hướng vào Chúa, Phật, thần, linh, có nghĩa là hướng vàotha nhân. Người thờ Hà bá, thờ ông Táo thì hướng tâm vàođó. Hướng tâm theo Phật pháp, không phải là hướng tâm vàoPhật, mà con đưa tâm vào nhìn thân tâm con. Phật gọi là

16

Định Tỉnh Giác. Không nhứt thiết phải ngồi, nhưng lúc nàocon cũng biết con đang làm gì. Bất cứ ai có khả năng làmnhư vậy, luôn luôn, thường xuyên và trường kỳ, cho đến khiquen thuộc thì chứng quả rồi. Là bởi vì con luôn biết conđang làm gì, tức là luôn luôn con biết điều đó là thiện pháphay ác pháp. Nếu là ác pháp thì con bỏ qua, không chấpnhận, nếu là thiện pháp thì con tăng trưởng. Rõ ràng làcon đang ly dục, ly ác pháp, tăng tưởng thiện pháp; rõ ràngcon đang ngăn ác, diệt ác pháp; rõ ràng con đang truy lùngvà xua đuổi ác pháp ra khỏi thân tâm con để tăng trưởngthiện pháp, và con đang lần tiến bước vào sống trong thiệnpháp thuần tuý. Khi con tiến vào thiện pháp quen thuộc làcon đã đang sống trong từ trường thiện, thì đã chứng quả rồi.Đó là sự tuyệt vời của Phật pháp, con thấy không?

- Dạ, con cảm nhận được, chỉ cần chọn một pháp cho hợpvới đặc tướng của mình, rồi luôn luôn thường xuyên, trườngkỳ thao dượt, tu tập, thì pháp đó tự biến thể đưa ta vào độngtác thiện pháp. Như thầy có viết về quán thân, thọ, tâm,pháp. Chỉ cần quán thân thì có cả thọ, tâm, pháp. Chỉ cầnquán pháp thì tự động quán luôn thân, thọ và tâm.

- Con hiểu rồi đó. Tu theo Phật pháp đừng quá câu nệ,đừng gò bó, đừng hối thúc, mà phải thả lỏng, tập cho nhuầnpháp này thì những pháp khác hiện tiền để ta biết ta phải làmgì. Ví dụ con chỉ tập một pháp ăn mỗi ngày một bữa, khiquen thuộc rồi thì những pháp khác hiện tiền, khi đó conthấy con hết tham, sân, si. Bởi vì, chỉ ăn mỗi ngày có mộtbữa thì còn gì để con ham, để con ao ước, để con tranhgiành? Từ đó, đầu óc con trống rỗng và tự động đưa con vàoTâm Bất Động. Khi tâm con bất động thì con tự nhiên ra

17

lệnh cho tâm nhập Thiền Định. Khi con nhập được vào thiềnđịnh thì có những sự việc hiện tiền, rồi con tự nhiên biết conphải làm gì? Đó là phản ứng đã quen thuộc.

- Thưa thầy, mục đích cuối cùng tu hành theo Phật pháplà để làm gì?

- Để từ bỏ thế gian HỮU LẬU đau khổ, và vượt tiến vàothế giới VÔ LẬU hết khổ đau.

- Như vậy, mục đích ta nhắm tới là làm chủ SINH, LÃO,BỆNH, TỬ và giải thoát không còn tái sanh thì sao, thưathầy?

- Muốn tiến đến mục đích cuối cùng thì ta phải tu hànhđạt đến từng trạm. Trạm cuối cùng chính là làm chủ chođược sinh, lão, bệnh, tử và giải thoát không còn tái sanh, gọilà trạm TAM MINH, hay Alahán. Trước trạm Tam Minh làtrạm THIỀN ĐỊNH. Trước trạm Thiền Định là trạm GIỚILUẬT. Muốn vào cho được Giới Luật miên mật thì hành giảphải đạt cho được TÂM BẤT ĐỘNG. Muốn vào Tâm BấtĐộng thì hành giả phải qua một trong nhiều ngõ ngách:

a) Bứng cho được THAM, SÂN, SI, MẠN, NGHI và làmchủ DANH, TÀI, SẮC, ĂN, NGỦ, tiến vào tâm bất động.

b) Buông bỏ hết để tâm trí trống rỗng, tiến vào tâm bấtđộng.

c) Ly dục, ly ác pháp, tăng trưởng thiện pháp, sống trongthiện pháp, tiến vào tâm bất động.

d) Định Tỉnh Giác.

….......

18

Thầy ngừng lại, đưa mắt nhìn thẳng vào tôi, một lát thầymỉm cười. Tôi vui vẻ, hứng chí hỏi:

- Muốn đạt mục đích cuối cùng, điều kiện đầu tiên làphải làm gì, thưa thầy?

- Khi con chấp nhận nhập cuộc tu hành, thì con coi nhưcon đã chết. Khi con đạt Tam Minh thì con cũng phải chếtđể rời trần gian. Nếu con đã chết rồi, thì thời gian và sự sinhsống có còn quan trọng đối với con không?

- Dạ không?

- Nếu vậy, tại sao con phải bồn chồn, lo âu, thúc hối? Sựlo âu, bồn chồn, nghĩ quẩn, thúc hối, nôn nóng, là con chưachấp nhận chết, và như vậy, việc con tu tập chỉ là tu để biết,để ra làm thầy thiên hạ. Như vậy là sai rồi. Tu hành mà trôngngày tính tháng là con muốn ra làm thầy thiên hạ, vậy thìcon nên đi học Tiến sĩ Phật giáo. Còn tu theo Phật pháp làcon phải “chết” để từ bỏ thế gian Hữu Lậu đau khổ này,mà vượt tiến vào thế giới Vô Lậu hết khổ đau. Điều rõràng cho con nhận biết được, Phật dạy ra được nhiều Alahán,khi Phật rời trần gian, thì các vị Alahán cũng âm thầm, lặnglẽ tịnh chỉ hơi thở rời bỏ trần gian. Có vị nào đánh trống thổikèn khi ra đi đâu?

Thầy ngừng, nuốt nước miếng. Thầy không nhìn vào tôi,mà đưa mắt về phía cánh cửa đang mở, rồi nói tiếp:

- Chết ở đây không phải tự tử, tự sát đâu con, Một khi contu luyện có Định Lực rồi thì con nhìn biết tất cả, và con biếtphải làm gì. Đại để cho con hiểu: như con sò nó thay vỏ, haycon cua nó lột xác. KHI CUA, SÒ LÀM NHƯ VẬY NÓ ĐÂU

19

CÓ CHẾT? Nó lớn lên, phải không?

- Dạ, đúng như vậy, thưa thầy.

- Tịnh chỉ hơi thở của các vị Alahán là rời bỏ thế giannày, vượt tiến vào thế giới vô lậu hết khổ đau, chứ họ đâu cóchết. Quý thầy Alahán đâu có chết để trở lui lại làm ngườihay làm súc vật. Vì vậy, khi nào con vào Tu viện, con tậpnhững pháp căn bản sau đây. Nếu con thấy an vui thì con tutiếp, còn như con cứ nghĩ quẩn, lo chuyện bên ngoài, nhớ vợ,nhớ gia tài... thì con tự động ra về. Con tu cách nào cũngđược, miễn là thân tâm con Thanh Thản, An Lạc và Vô Sự.Tâm con thanh thản, an lạc và vô sự là con đang tiến thẳngvào BẤT ĐỘNG TÂM ĐỊNH.

Thầy nhìn vào tôi, tôi can đảm nhìn lại và vô tình 4 tiamắt chạm nhau. Tôi cảm thấy thầy đưa truyền niềm tin đếnđể trợ giúp tôi, cảm giác vừa hiền hoà, vừa cương quyết, rồithầy dạy tôi tiếp:

1) Tập dùng NHƯ LÝ TÁC Ý THIỆN PHÁP. Dùng câungắn gọn, mạnh mẽ, khiến tâm dễ nhớ và nhớ lâu.

2) Luôn sống trong Thiện Pháp, TÁC Ý LY DỤC, LY ÁCPHÁP.

3) Sống ĐỘC CƯ, không được tìm chuyện nói, hãy chútâm tu tập. Khi tâm bất động, bắt buộc 6 thức cùng ngưnghoạt động, tác ý nhập Thiền Định, nếu còn một thức nàohoạt động thì việc nhập Thiền Định bất thành.Ví dụ như taicòn nghe tiếng động bên ngoài là hỏng. Phật cho biết, khiPhật nhập Thiền Định, tai không nghe tiếng sét đánh chếtcon trâu kế bên.

20

4) ĂN MỖI NGÀY MỘT BỮA, ly dục ăn từ từ, ly dục ănthì ly được các dục khác.

5) NGỦ 4 TIẾNG MỘT NGÀY, ly ngủ từ từ. Như conđang ngủ 12 giờ mỗi ngày, con tu tập thêm một giờ, ngủ bớtxuống 11 tiếng, cho đến khi còn 4 tiếng để ngủ, thì con đãdùng hết thời gian còn lại vào việc tu tập. Tu tập như vậyquen rồi thì vào Bất Động Tâm Định.

6) Tập HẾT NHỚ NHUNG, có nghĩa là tập cho đầu óctrống rỗng. Đầu óc trống rỗng là vào Bất Động Tâm Định dễdàng.

7) ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ giúp con kiểm soát được hơithở. Khi nào con thở nhẹ nhàng, đều đặn, thì cơ thể con đượcbảo toàn và nóng tính trong người con từ từ ra đi khỏi thântâm mà con không hay. Định Niệm Hơi Thở giúp con xuađuổi ác pháp theo hởi thở ra ngoài. Kinh nghiệm nầy con córồi, khi con tự trị bệnh, bệnh theo hơi thở ra ngoài.

8) ĐI KINH HÀNH. Con đọc và thấy đi kinh hành dễ quá,khiến con tập lè phè. Không nên làm như vậy con. Pháp đikinh hành này dạy cho con đức tính kiên nhẫn phi thường.Khi con đạt thành thì con sẽ cảm nhận trên thân tâm con cónguồn nội lực xuất hiện. Chính nguồn nội lực này tạo niềman vui, tin tưởng, giúp con dấn thân mạnh mẽ tu hành. Chínhnội lực này bảo vệ thân con.

Thầy kể chừng này đủ rồi. Con nên biết cứ mỗi pháp làgiúp con vượt ngõ ngách, tiến vào trong. Khi nào nhuần thìcon tự động nhập vào dòng Thánh tăng, Thánh ni.

- Thưa Thầy, trong sách thầy dạy rằng: “Hành giả tu tậpmiên mật giới pháp cho đến khi giới pháp nhập tâm thì hành

21

giả đã làm xong”.

- Thầy vừa dạy con rồi. Bất cứ pháp nào của Phật đều cótương quan nhau. Con Tác Ý ly dục, ly ác pháp, tăng trưởngthiện pháp, như vậy có phải là con đang gìn giữ giới miênmật không? Con tu tập Định Tỉnh Giác, có phải con gìn giữgiới miên mật không? Con tu tập Định Vô Lậu, truy lùng vàquét sạch ác pháp ra khỏi thân tâm và tăng trưởng thiệnpháp, như vậy có phải con gìn giữ giới miên mật không? Gìngiữ giới miên mật là Tâm Bất Động. Tâm Bất Động là gìngiữ giới miên mật.

- Dạ đúng vậy.

- Do đó, thầy dạy con đừng cố chấp, con chọn một phápvà tập cho nhuần thì có kết quả ngay. Như con tập ăn chaymột bữa mỗi ngày để con tự trị bệnh. Với pháp ăn chay mỗingày một bữa, đến hôm nay con cảm nhận thế nào?

- Dạ, con an vui sống trong thiện pháp, con không cònham muốn gì cả, con không bệnh, không mệt mỏi, sức sốngvươn lên từ từ. Và thú vị nhứt là tính tham dâm của con đãbiến mất.

- Đấy, con thấy không? Cứ tiếp tục pháp ăn mỗi ngàymột bữa như vậy, thì con không còn ham nghĩ quẩn nữa. Khinào trí con trống rỗng là con dễ dàng đưa tâm vào Bất ĐộngTâm Định.

- Thưa thầy, như vậy việc đọc kinh điển không còn cầnthiết?

- Cần thiết khi hành giả muốn chọn pháp để tu tập chohợp với đặc tướng của mình. Vô ích nếu học hiểu hết các

22

pháp. Như con đã biết, ông ANAN, thị giả Phật, Ngài thuộcbiết hết các pháp Phật dạy, nhưng Ngài tu hành đâu cóchứng quả. Nếu Ngài tập hết các pháp và chứng quả thì Ngàilà Đại ALAHÁN sao? Làm gì có chuyện đó xảy ra. Alahán làAlahán, chứ làm gì có tiểu, có đại. Alahán là hành giả tiếnvào trạm cuối cùng, sẵn sàng rời khỏi trần gian.

- Dạ đúng vậy, thưa thầy. Ở ngoài đời, tiền nhân dạy,NHẤT NGHỆ TINH, NHẤT THÂN VINH. Nếu ai học nhiềunghề thì sống lang thang không ra gì cả.

Thầy trò nhìn nhau cười thành tiếng, rất vui.

- Quả vậy đó con. Ông ANAN tu mãi không thành, cơduyên đã đến, nhờ ông bị mời ra khỏi hang động, hôm Đạihội kết tập kinh điển, Ông tự ái, quyết chí tu tập và ông chỉôm một pháp NHỨT DẠ HIỀN, quá khứ không truy tìm,tương lai đừng nghĩ tới. Chỉ một đêm ông chứng quả.

- Thưa thầy, pháp Nhứt Dạ Hiền có phải là trong mộtđêm ông ANAN buông bỏ hết kiến thức để đầu óc trốngrỗng không thầy?

- Đúng rồi, nhờ đó ông mới đưa tâm vào Bất Động TâmĐịnh và nhập Thiền Định thì chứng quả. Và đây cũng là lờikhuyên của thầy đối với riêng con: Những kiến thức con họchỏi, đó là con đi học làm nô lệ cho thân xác con. Con đi họclàm nô lệ vì con cần tiền cho đời sống của con. Nếu conquyết tâm dùng pháp Như lý tác ý TẨY SẠCH như ôngANAN, khi tâm trí con trở nên trống rỗng, thì con dễ dàngđưa tâm vào Bất Động Tâm Định và con nhập Thiền Định,tiến vào Tam Minh.

- Thưa thầy, cho con hỏi câu cuối cùng. Khi con hiểu rồi,

23

con cứ theo pháp thầy giảng dạy, như vậy, con tu ở đâu cũngđược, chứ đâu phải nhứt thiết về Tu viện Chơn Như phảikhông, thưa thầy?

- Quả vậy đó con. Ở đâu tu đó. Nếu mọi người đều kéohết về Tu viện Chơn Như, thì không phải là tu hành mà làđại hội.

Thầy cười vui vẻ, rồi đứng lên. Thầy trò muốn bắt taynhau, nhưng vì nghi thức, tôi kính bái thầy. Thầy cúi chào,tươi cười nhìn tôi, rồi thong thả ra về. Riêng phần tôi, nặnglòng suy tư, chọn lựa, quyết định tôi sẽ phải làm gì cho thíchhợp với điều kiện tôi sẵn có. Lần này, tôi cẩn thận hơn lần côÚt Diệu Quang đưa tôi đến gặp thầy. Trước khi về, tôi đi tìmchị Trang để tỏ lòng tri ơn. Nhưng chị Trang đã rời tu viện đimua lương thực, thực phẩm cho nhà bếp. Tôi bâng quơ nhìnnhững am nho nhỏ dễ thương nằm sắp hàng ngay ngắn trongTu viện. Cuộc nói chuyện giữa thầy trò tôi, khiến tôi hơi áynáy, vì quá giờ ngọ, thầy tôi phải bỏ ăn. Chắc tôi cũng phảivậy. Cảm giác cho tôi biết rằng tôi sẽ quyết định từ giã trầngian. Tôi sẽ quyết tâm đạt cho được CÔNG HÀM TỰ SÁTHỢP PHÁP.

Quý độc giả muốn biết thế nào là Năm Uẩn hay Ngũ Ấm,do Thanh Thiện ghi lại qua sự diễn giảng của Alahán ThíchThông Lạc, thì xin mời vào BÀI HỌC PHẬT PHÁP.

Thân chào duyên tri ngộ.

24