CUỘC ĐỜI VÀ CÔNG HẠNH CỦA...CUỘC ĐỜI VÀ CÔNG HẠNH CỦA TRƯỞNG LÃO HÒA...

58
CUỘC ĐỜI VÀ CÔNG HẠNH CỦA TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH CHƠN THÀNH By Thích Thánh Minh và Thích Trừng Sỹ

Transcript of CUỘC ĐỜI VÀ CÔNG HẠNH CỦA...CUỘC ĐỜI VÀ CÔNG HẠNH CỦA TRƯỞNG LÃO HÒA...

CUỘC ĐỜI VÀ CÔNG HẠNH CỦA

TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH CHƠN THÀNH

By Thích Thánh Minh và Thích Trừng Sỹ

I. THÂN THẾ

Trưởng Lão Hòa thượng Thích Chơn Thành, một nhà sư bình dị, hài hòa, dễ

mến, luôn nở nụ cười hoan hỷ, được giới trí thức, sinh viên du học Nhật thương

mến, được cộng đồng người Việt và người Ngoại quốc rất quý kính với tên gọi thân

thương: “Happy Monk.” Hòa thượng được trưởng dưỡng từ những dòng Thiền Phật

Giáo Nhật Bổn, thăng hoa đời sống tâm linh. Thầy có cái nhìn mới và thời đại dẫn

đến những việc làm lợi ích cho đạo và cho đời.

Thế danh của thầy là Nguyễn Thứ, sinh ngày mùng 9 tháng 8 năm 1934, tại

Xã Xuân Thọ, Quận Sông Cầu, Tỉnh Phú Yên, Việt Nam. Thân phụ của thầy là Cụ

Ông Nguyễn Thanh, thân mẫu là Cụ Bà Võ Thị Đạt. Ngài là đệ tử của cố Trưởng

Lão Hòa Thượng Thích Quảng Liên, vị tu sĩ Phật Giáo Việt Nam đầu tiên được đi

du học tại Hoa Kỳ vào năm 1956 với học bổng do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Cơ

Quan Văn Hóa Mỹ cấp tặng.

Chân dung Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Liên, Sư Phụ của Hòa

thượng Thích Chơn Thành.

Bổn sư của thầy đã tốt nghiệp Đại Học Yale, thành phố New Haven, thuộc

tiểu bang Connecticut, miền Đông Hoa Kỳ với bằng Tiến Sĩ về chuyên ngành

nghiên cứu về kinh tế, văn hóa Đông Nam Á vào năm 1960.

II. THỜI KỲ XUẤT GIA TU HỌC

Năm 1951, Phật giáo Việt Nam hoà mình cùng Phật giáo Thế giới. Cố

Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Liên được Tổng Trị Sự Phật Giáo Việt Nam

cử đại diện cho Hội Phật học Nam Việt đi du học tại Trường Phật Giáo Thế Giới

Colombo và Trường Đại học Quốc Gia KanDy – Tích Lan.

Năm 1956, sau khi tốt nghiệp Cử nhân, Trưởng Lão Hòa thượng Thích Quảng

Liên về Phú Yên thăm quê hương. Khi nhân duyên lành đã đến, trong dịp này, hai

học trò của Trưởng Lão đã đến đảnh lễ Quy Y và xin xuống tóc xuất gia với

Trưởng Lão Hòa thượng Quảng Liên, được bổn sư ban cho pháp danh là Chơn

Thành và Chơn Định. Sau đó, Hòa thượng đã dẫn dắt vô Nam gởi hai vị đệ tử của

mình vào Chùa Ấn Quang ở địa chỉ số 243 đường Sư Vạn Hạnh, Quận 10, Sài Gòn,

Chợ Lớn để tu học Phật Pháp. Hòa Thượng Quảng Liên đã nhận được học bổng do

Cơ Quan Văn Hóa Hoa Kỳ trao tặng và Hòa thượng đã tốt nghiệp tiến sĩ chuyên

ngành nghiên cứu về vấn đề kinh tế, văn hóa Đông Nam Á tại Đại Học Yale, thành

phố New Haven, tiểu bang Connecticut, Hoa Kỳ năm 1960.

Chùa Ấn Quang lúc bấy giờ là trụ sở của Giáo hội Tăng già Nam Việt, với

công trình xây dựng dãy lầu nhà Tổ, trai đường, nhà in Sen Vàng, xưởng nhang Bồ

Đề, thư viện, nhà xuất bản, nhà phát hành Hương Đạo vừa mới được xây xong và

Chánh Điện được tôn tạo, dãy lầu nhà giảng đường, Tăng xá cũng vừa được tái thiết

lại. Nhờ công hạnh của Cố Trưởng Lão Hoà thượng Thích Thiện Hòa, một vị Hòa

thượng đức hạnh khiêm cung, trọn đời hiến thân cho đạo Pháp và dân tộc, kiến tạo

xây dựng Chùa, Tháp, tiếp độ chúng sanh, và đào tạo Tăng tài, nên Tổ Đình Ấn

Quang là cái nôi đào tạo nhiều danh tăng thạc đức qua từng thời kỳ, đóng góp nhiều

trí tuệ cho việc hoằng truyền Chánh pháp, xây dựng ngôi nhà Phật giáo Việt Nam

vững mạnh ở thế kỷ XX và XXI.

Năm 1957, thầy Chơn Thành thọ giới giới Sa Di tại Tổ Đình Ấn Quang. Vài

năm sau, thầy được phép tham học tại Phật Học Đường Lưỡng Xuyên, nơi đây từng

là nơi đào tạo nhiều danh tăng góp phần chấn hưng Phật giáo Việt Nam như các vị

Tôn đức Trưởng Lão gồm có Cố Hòa thượng Thích Hành Trụ, Thích Thiện Hoa,

Thích Thiện Hòa v.v... Sau Phật học Đường Lưỡng Xuyên, tiếp tục theo học Phật

Học Viện Giác Sanh được ba năm, thầy Chơn Thành trở về tu học và ở với Hòa

Thượng Sư Ông Thích Vĩnh Thọ, Trú Trì Tổ Đình Linh Sơn Trường Thọ trên Núi

Tà Cú, do Tổ Hữu Đức, bậc cao Tăng từ Phú Yên vào khai sơn.

Sau khi Thượng tọa Thích Quảng Liên tốt nghiệp Tiến Sĩ trường Đại học

Yale, Hoa Kỳ vào ngày 4 tháng 8 năm 1960, Thượng tọa trở về thăm Việt Nam. Ở

Việt Nam, cùng với Thượng tọa, có thầy Chơn Thành và Giáo sư Richard A. Gard

của Đại học Yale, Hoa Kỳ, đến thăm Phật Học viện Hải Đức Nha Trang và tìm hiểu

tổ chức Phật Giáo Việt Nam. Trong chuyến đi này, thầy Chơn Thành được Bổn Sư

cho phép đi cùng. Sau một tuần lễ lưu trú tại Học Viện Thượng tọa Bổn Sư đã thỉnh

ý Thượng tọa Giám viện Thích Trí Thủ và được Ngài hoan hỷ đồng thuận cho thầy

Chơn Thành được nhập chúng tu học Phật pháp tại đây khoảng 2 năm. Ban Quản

Trị điều hành Học Viện lúc bấy giờ gồm có:

1. Viện Trưởng: Hòa Thượng Thích Thuyền Tôn

2. Phó Viện Trưởng: Thượng tọa Thích Trí Quang

3. Giám Viện: Thượng tọa Thích Trí Thủ

4. Giáo Thọ Trưởng: Thượng tọa Thích Thiện Siêu

5. Tổng Thủ quỹ: Thượng tọa Thích Thiện Minh

6. Tổng Thư ký: Thượng tọa Thích Huyền Quang.

Năm 1962, thầy Chơn Thành về lại Phật Học Đường Nam Việt, Chùa Ấn

Quang, Chợ Lớn, Sài Gòn.

Năm 1963, thầy tham gia phong trào tranh đấu của Phật Giáo đòi quyền bình

đẳng tôn giáo và chống chế độ độc tài gia đình trị của nhà họ Ngô. Năm 1964, thầy

thọ Cụ Túc giới tại Đại Giới Đàn Quảng Đức do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

Thống Nhất tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam Quốc Tự. Trong Giới Đàn này, Vị

Tăng Thống, Trưởng Lão Thích Tịnh Khiết làm Hòa thượng Đàn Đầu. Trưởng Lão

Thích Trí Tịnh làm Hòa thượng Tuyên Luật Sư. Trưởng Lão Thích Thiện Hòa làm

Hòa thượng Yết-ma-a-xà-lê Sư.

Từ năm 1966 đến 1969, thầy Chơn Thành theo học Phân khoa Văn Học và

Khoa Học Nhân Văn tại Viện Đại Học Vạn Hạnh, Sài Gòn. Thầy đã tốt nghiệp cử

nhân Triết Học. Lúc đó, nương theo vài câu nói của các bậc tiền nhân, thầy ý thức

lập nguyện Bồ-tát đi vào đời để cứu độ chúng sinh. Thầy nói bằng thơ:

“Con là Sứ Giả Như Lai

Phát nguyện suốt đời hiến dâng Tam Bảo

Phụng sự chúng sinh tức cúng dường Chư Phật

Chỗ nào chúng sanh mời, con đến

Chỗ nào Đạo pháp cần, con đi

Không kể gian lao và chẳng từ khó nhọc.”

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

III. LÝ DO VÀ VÀ THỜI GIAN XUẤT DƯƠNG DU HỌC VÀ HOẰNG PHÁP

TẠI NHẬT BỔN

Khi còn là một sinh viên Tăng, thầy Chơn Thành đang tu học Phật Đường

Nam Việt ở Chùa Ấn Quang. Lúc bấy giờ, Hòa thượng Thích Thiện Hoa đi tham dự

Đại Hội Phật giáo thế giới tại Nhật Bản, Hòa thượng kể cho các sinh viên Tăng

nghe về sự tiến bộ và phát triển của Phật giáo Nhật Bản. Sau khi nghe những lời kể

của Hòa thượng và sau khi đọc bài của Cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền viết về mười

lăm ngày tham quan nước Nhật, thầy Chơn Thành nhận thấy rằng đây là những yếu

tố quan trọng thôi thúc thầy đi du học tại Nhật Bản.

Những lời ước nguyện của thầy Chơn Thành đã thành tựu. Ngày 3 tháng 4

năm 1970, thầy xuất dương sang Nhật Bản học Nhật Ngữ tại trường Kokusai ở thủ

đô Tokyo. Trong tiếng Nhật, Tokyo có nghĩa là “Kinh đô ở phía Đông.” Văn hóa

Đông Kinh được hấp thụ tinh hoa của văn học Phật Giáo Triều Tiên, Trung Hoa,

Ấn Độ, nhưng người Nhật đã biết chọn lọc những điều thích hợp với dân tộc họ.

Vào năm 587, đạo Phật chính thức được công nhận ở Nhật Bản. Thái tử Shotoku

ban Hiến pháp 17 điều, trong điều thứ hai có ghi: “Dốc lòng tín ngưỡng nơi Tam

bảo, quy y theo Phật, Pháp, Tăng. Dứt bỏ tà tâm, tuyệt đối tuân theo giáo lý nhà

Phật.”

Sau thời gian học tiếng Nhật, Thầy Chơn Thành đã thi đậu và chính thức trở

thành sinh viên của Đại Học Lập Chánh (Risshò University) ở Tokyo. Đại học

Rissho là một trường đại học lớn của Nhật Bản có 15 Phân khoa đại học và 7 Phân

khoa hậu đại học, trong đó có Khoa Phật học và khoa Phật giáo Nhật Liên tông do

ngài Nhật Liên thánh nhân sáng lập năm 1222-1282.

Ngài Nhật Liên thánh nhân chuyên giảng dạy về kinh Pháp hoa. Những đệ tử

của ngài hàng ngày chuyên trì các danh hiệu của Kinh Pháp Hoa: “Nam-mô Diệu

Pháp Liên Hoa Kinh – Namu Myōhō Renge Kyō -南無妙法蓮華経.” Điều này

cũng tương tự như hành giả tu theo pháp môn Tịnh độ, chuyên trì danh hiệu của

Đức Phật A Di Đà.

Cổng trường Đại học có bốn trụ làm bằng đá rất đơn giản, nhưng rất mỹ thuật.

Trên hai đầu cổng chính có khắc các hình con sư tử mô phỏng theo trụ đá thời vua

A Dục bên Ấn Độ. Trên các trụ đá này có khắc bức thông điệp hòa bình tiêu biểu

cho nền tảng giáo dục của nhà trường với ba nội dung chính như sau:

1. Tìm cầu chân lý, nêu cao lòng chân thành

(真実を求め至誠を捧げよう).

2. Tôn vinh điều thiện, bỏ các việc xấu ác (正義を尊び邪悪を除こう).

3. Cầu nguyện hòa bình, phục vụ nhân sinh (和平を願い人類に尽そう).

Hình thầy Khải Thiên chụp ở cổng Đại Học Risshò, Nhật Bản.

Những pháp hữu đương thời cùng tu học với thầy Chơn Thành gồm có thầy

Thích Minh Tâm, thầy Thích Nguyên Đạt, thầy Thích Trí Hiền, Ông Lâm Như

Tạng, v.v… Hiện nay, Hòa thượng Thích Minh Tâm ở Chùa Khánh Anh Pháp quốc

và Hòa thượng Thích Trí Hiền ở Chùa Pháp Quang Dallas, Texas đã đi về cõi Phật.

Từ năm 1975 về sau, vì hoàn cảnh khó khăn của đất nước, thầy Chơn Thành không

còn nhận nguồn tài trợ từ quê nhà Việt Nam nữa. Trong thời gian tu học tại Đại Học

Risshò ở Nhật Bản ba năm, thầy phải vừa đi học, vừa đi làm thêm để kiếm tiền

trang trải cho học phí Đại Học khoảng $30,000.00 một năm. Thầy đã không nề hà

nặng nhọc việc làm và đã từng phải đi giao từng tô mì cho mọi người để lấy tiền

đóng tiền học.

Có những lần vì thầy không quen lái xe đạp bằng một tay, tay kia còn lại thì

bưng tô mì nhưng xui xẻo bị rớt đổ một tô mì thì tiền công ngày hôm đó coi như bị

mất trắng, không được đồng nào. Thầy đã từng làm nhà hàng và đã từng đứng xếp

hàng chờ đợi có ai đó đến mướn thầy làm công, hoặc khuân vác nặng nhọc để có

tiền đóng học phí. Khi nói tới đây, người viết cảm thấy rất xúc động cho những ai

đang du học xa nhà.

Mặc dù thầy vừa đi học vừa đi làm để kiếm tiền đóng học phí, nhưng chất liệu

tu tập và ý chí tự lập của thầy luôn được vun trồng và nuôi dưỡng mạnh mẽ trong

những tháng năm du học và hành đạo ở xứ người. Chính thời gian này đã giúp thầy

có nghị lực phi thường và tư duy sâu thẳm về bản chất của cuộc đời và phương thức

hành đạo. Từ thời gian đó cho tới bây giờ, thầy luôn thông cảm và hiểu cho các sinh

viên có hoàn cảnh khó khăn ở trong nước như ở nước ngoài. Mỗi khi có dịp lành,

quý thầy, quý Sư cô trẻ tới thăm Chùa thầy, thầy luôn động viên và sách tấn mọi

người nên giữ gìn tâm Bồ-đề ban đầu. Khi tâm Bồ-đề phát triển, mọi khó khăn,

chướng ngại, và thử thách đều sẽ nhiếp phục và vượt qua. Trong thời gian tu học ở

Nhật Bản, mặc dù bận làm nhiều công việc, nhưng việc tu tập hằng ngày của thầy

như thiền tập, trì chú Đại Bi, thầy luôn áp dụng vào đời sống để làm lợi lạc cho thân

tâm. Lúc đó, sở thích của thầy là viết cuốn Thánh Kinh Thiện Thệ bằng tay tại Nhật

Bản.

Từ năm 1970 đến 1973, thầy Chơn Thành giữ chức vụ Chi Bộ Phó Phật Giáo

Việt Nam Thống Nhất tại Nhật Bản. Cứ mỗi tháng hay mỗi hai tháng, quý Thầy,

quý Sư Cô trong Ban Điều Hành họp định kỳ một lần. Chi Bộ Phật Giáo Việt Nam

tại Nhật Bản quyết định ra một tập san Phật Giáo, xuất bản ban đầu mỗi tháng một

lần bằng hai ngôn ngữ Việt, Nhật.

Từ năm 1973 đến 1975, thầy Minh Tâm làm Chi Bộ Phó, thầy Chơn Thành

làm Chi Bộ Trưởng, và Ông Lâm Như Tạng giữ chức vụ Tổng Thư Ký Chi Bộ Phật

Giáo Việt Nam tại Tokyo, Nhật Bản.

Do ảnh hưởng các ý thức hệ của ngoại bang, nên các cuộc chiến tranh giữa hai

miền Nam Bắc Việt Nam leo thang khốc liệt. Đất nước và con người Việt Nam trở

nên lầm thang, đói, khổ, và lạc hậu. Lúc đó, chư Tăng, Ni Việt Nam đang du học tại

Nhật Bản đã tích cực tham gia tranh đấu bất bạo động cho hòa bình và bảo vệ lý

tưởng tự do, dân chủ cho người Việt Nam. Họ đã vận động các giới chức Nhật Bản,

tham gia các cuộc biểu tình tuyệt thực, các cuộc hội nghị tại Kyoto, và vận động

quyên góp để cứu trợ cho nạn nhân chiến tranh và cô nhi quả phụ.

Tháng 3 năm 1975, thầy Chơn Thành làm Chủ Tịch Ủy Ban Vận Động Cứu

Trợ Nạn Nhân Chiến Tranh Việt Nam.

Lúc 7:30 tối ngày 10 tháng 6 năm 1975, đài Truyền Hình NHK của Chính Phủ

Nhật Bản đã cho chiếu cuốn phim truyện về cuộc đời “Ông Sư Việt Nam”

(Betonamu No Obosau). Từ đó tên tuổi của vị thầy đã được Đại Thành Nhật Bản

biết đến khắp nơi.

Năm 1978, thầy Chơn Thành, một trong những vị lãnh đạo các phong trào đấu

tranh tự do tôn giáo và nhân quyền cho Việt Nam, đã có nhiều lần tuyệt thực. Năm

1981, thầy tham dự Đại Học Quốc Tế với những bài tham luận ý nghĩa. Năm 1983,

lần đầu tiên, thầy chính thức tham quan đất nước Hoa Kỳ. Ngày 01 tháng 3 năm

1984, thầy viếng thăm Trung Quốc theo lời mời của Chính Phủ Bắc Kinh.

IV. THỜI GIAN ĐỊNH CƯ VÀ HOẰNG PHÁP TẠI HOA KỲ

Năm 1985, nhận lời mời và chấp thuận của Tổng Thống Ronald Reagan Hoa

Kỳ, Hòa thượng Chơn Thành chính thức định cư tại Hoa Kỳ. Những năm đầu, Hòa

thượng lưu trú ở Chùa Phật Tổ do Cố Hòa thượng Thích Thiện Thanh khai sơn tại

thành phố Long Beach, tiểu bang California.

Năm 1987, Hòa thượng Chơn Thành khai sơn Chùa Liên Hoa và làm trú trì tới

năm 1995, Chùa Liên Hoa đã được xây dựng hoàn tất ở thành phố Garden Grove,

tiểu bang California.

Năm 1998, Hòa thượng Chơn Thành đi dự Lễ Truyền Giới Đại Giới Đàn

Hương Sơn tại Chùa Pháp Bảo do Hòa thượng Thích Bảo Lạc khai sơn ở thành phố

Sydney, Úc Châu. Trong buổi Lễ này, Trưởng Lão Thích Như Huệ được cung thỉnh

làm Hòa thượng Đàn Đầu, Trưởng Lão Thích Minh Tâm được cung thỉnh làm Hòa

thượng Yết Ma, và Trưởng Lão Thích Chơn Thành được cung thỉnh làm Hòa

thượng Giáo Thọ Sư A-xà-lê. Lúc đó, quý thầy Thích Quảng Ba, Thích Phước

Nhơn, Thích Minh Trí, và Thích Bổn Điền An Thiên được tấn phong giới phẩm

Thượng tọa dưới sự chứng minh và hướng dẫn của quý Trưởng Lão Hòa thượng.

Bên trái là Trưởng Lão Hòa thượng Thích Minh Tâm, Giữa là Trưởng

Lão Hòa thượng Thích Như Huệ, và bên phải là Trưởng Lão Hòa thượng

Thích Chơn Thành.

Cố Trưởng Lão Hòa thượng Thích Quảng Liên

Năm 2000, khi có đầu đủ duyên lành, Trưởng Lão Hòa thượng Thích Quảng

Liên, Sư Phụ của Hòa thượng Thích Chơn Thành, viếng thăm Chùa Liên Hoa ở

thành Phố Garden Grove, California.

Chùa Liên Hoa, một tổ chức bất vụ lợi, Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt,

Nhật, và Mỹ, có nhiều lớp học khác nhau như lớp tiếng Nhật, tiếng Việt, Âm Nhạc,

Võ Thuật, và lớp học Phật Pháp.

-

Trưởng Lão Hòa thượng Thích Chơn Thành là Phó Tăng Thống của Giáo Hội

Liên Tông Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Năm 2008, Hòa thượng là thành viên Hội Đồng Trưởng Lão Viện Tăng

Thống của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Năm 2012, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới tổ chức Đại Hội

Khoáng Đại Kỳ 10 tại Tu Viện Viên Quang. Trong Đại Hội này, Hòa thượng Thích

Chơn Thành được suy cử ngôi vị Phó Thượng Thủ. Từ Năm 2015 đến nay, Chùa

Liên Hoa nơi thầy trụ trì đã trở thành Văn Phòng của Hội Đồng Lãnh Đạo Giáo Hội

Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới. Ngài đã soạn thảo nhiều Thông Bạch cho các

Đại Hội. Hiện nay, Hòa thượng là một trong những vị lãnh đạo tối cao trong Hội

Đồng Giáo Phẩm Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.

V. CHƯƠNG TRÌNH PHÁT SÓNG HẰNG TUẦN

- Chủ trương và thực hiện chương trình phát thanh Tiếng Từ Bi, trên tần số

1480 AM từ 8:30 đến 9:00 PM mỗi tối thứ Hai hằng tuần và tần số 1190 AM

từ 8:30 đến 9:00 PM mỗi tối thứ Tư hằng tuần. Từ tháng 4 năm 2000 lại thêm

chương trình, “The Voice of Compassion” dùng 2 ngôn ngữ Anh Việt để giới

trẻ có thể đón nghe chương trình Phật pháp vào tối thứ Bảy từ 8:00 PM đến

8:30 PM trên tần số 1190 AM điều khiển bởi Hòa Thượng Thích Chơn Thành,

TT. Thích Nhật Minh cùng các đạo hữu Kusala, Bodhi, Trí Tuệ, Quảng Tâm,

Đào Hữu Hòa, Giáo sư Monez Blades, Adam Austin, Shawn Marie Turi, John

Turi, Minh Đức Hoài Trinh, Nguyễn Quảng, Julie, Sandi Mutroom …

VI. THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH VUI TRONG ÁNH ĐẠO

- Trung Tâm Từ Thiện Xã Hội Phật Giáo Miền Nam California đã tổ chức

nhiều đợt quyên góp tài chánh và vật liệu để cứu trợ nạn nhân các trận thiên

tai tại Việt Nam, Đông Nam Á, và Hoa Kỳ. Ở Trung Tâm Từ Thiện này, Hòa

thượng Thích Chơn Thành giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị. Hòa thượng

Thích Quảng Thanh làm giám đốc Hội Đồng điều hành. Ni Sư Diệu Từ làm

phó nội vụ. Cao Tấn Nhựt làm phó ngoại vụ. Đào Hữu Hạnh làm Tổng Thư

Ký. Lúc đó, Thượng tọa Thích Viên Lý, Thượng tọa Thích Minh Mẫn, Quảng

Trí Châu, Luật sư Nguyễn Trọng Nha, và Huynh trưởng Tâm Hòa – Lê Quang

Dật v.v.. là các cộng tác viên của Trung Tâm này.

Bên cạnh các công tác Phật sự trên, Hòa thượng Thích Chơn Thành còn làm

chủ nhiệm Tạp Chí Trúc Lâm, tại thành Phố Santa Ana, tiểu bang California, Hoa

Kỳ. Tạp Chí này đã xuất bản nhiều số khác nhau. Nội dung của nó rất đa dạng và

phong phú.

Những tác phẩm của Hòa thượng đã được xuất bản gồm có:

Thánh Kinh Thiện Thệ - Bình An Thiên Lộ

Thánh Kinh Thiện Thế - Bình An Thiên Lộ

Thánh Kinh Thiện Đức – Bình An Thiên Lộ

Thánh Kinh Chân Trời Rộng – Bình An Thiên Lộ

Tác phẩm đang thực hiện:

Mười Bàn Chân – Thi tập, Bình An Thiên Lộ.

VII. NHỮNG PHẬT SỰ KHÁC

Năm 2003, Hòa thượng thực hiện những chuyến hành hương, chiêm bái Phật

Tích Ấn Độ, thăm viếng, và hoằng pháp tại 16 quốc gia khác nhau ở Châu Âu và

các nước Châu Á.

Hòa thượng Thích Chơn Thành và những người hâm mộ

Đặc biệt, trong nhửng thời Pháp thoại, thầy thường nhắc đến những nhà hoằng

Pháp ở đất nước sở tại phải thường xuyên linh động và uyển chuyển để khéo vận

dụng văn hóa Phật giáo Việt Nam dễ dàng hòa nhập vào văn hóa bản địa.

Hòa thượng Thích Chơn Thành hành hương Phật tích tại đại tháp, Bồ Đề Đạo

Tràng vào mùa Xuân, năm 2003.

Cùng với Tăng Đoàn, Hòa thượng đi hành hương Phật tích năm 2003.

Ngày 7 tháng 6 năm 1997, lần đầu tiên, cùng với đồng hương Phật tử Việt

Nam, Hòa Thượng Thích Chơn Thành đã tổ chức thành công lễ cung nghinh đức

Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 thuyết Pháp cho Cộng Đồng Phật giáo tại Califoria, Hoa

Kỳ.

Mừng thiên niên kỷ mới, thay mặt Giáo Hội Vạn Hạnh, Hòa thượng Thích

Chơn Thành bảo trợ tịnh thần cho Đại Lễ Quán Đảnh đo đức Đạt Lai Lạt Ma đời

thứ 14 tổ chức tại đại hí viện Terrance thuộc Long Beach Convention Center Ngày

24 tháng 4 năm 2000. Cộng Đồng Phật Giáo Nam California bảo trợ trên 40 nghìn

Mỹ kim cho đại Lễ này.

Hòa thượng Thích Chơn Thành đã tổ chức cho 12,000 Phật tử đủ mọi quốc

tịch tham dự buổi thuyết giảng về giáo lý Tứ Diệu Đế của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại

Hội Trường Long Beach Convention & Trung Tâm Entertainment vào ngày 25

tháng 9 năm 2009.

Năm 2011, Hòa thượng Thích Chơn Thành được bầu làm Trưởng Ban Tổ

Chức Lễ Hội Phật Ðản Liên Châu, PL lần thứ 2555 được tổ chức tại Trung Tâm

Anaheim Convention - Hội Trường Arena, 800 W. Katella Ave., Anaheim, CA

92802.

VIII. CÔNG TÁC GÓP PHẦN XÂY DỰNG

Mặc khác, dù bận nhiều Phật sự, dù tuổi cao sức yếu, nhưng Hòa thượng

Thích Chơn Thành luôn nỗ lực góp phần xây dựng và trùng tu ngôi Chùa Liên Hoa

ở Sông Cầu, Phú Yên, Chùa Trà Cú ở Phan Thiết, Tu Viện Quảng Đức ở Thủ Đức,

ngôi Chùa Khánh Anh ở Pháp Quốc, ngôi Chùa Phật Đà, Chùa Bát Nhã ở Nam

California, và ngôi Chùa Hội Phước ở New Mexico. Bên cạnh đó, Hòa thượng còn

chứng minh Pháp Hội Địa Tạng được tổ chức hằng năm tại nhà quàn Peek Family,

Nam California.

-

-

IX. TRI ƠN XÂY DỰNG TƯỢNG ĐÀI TỔNG THỐNG RONALD

REAGAN

https://www.ocregister.com/2015/06/12/one-for-the-gipper-ronald-reagan-statue-

unveiled-in-fountain-valley/

Từ năm 1969 tới năm 1985, thầy Thích Chơn Thành đi du học tại Nhật Bản.

Năm 1985, chấp nhận lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ thứ 40, Ronald Reagan, thầy

đi định cư tại Nam California, Hoa Kỳ. Để tri ơn nước Mỹ nói chung, và đặc biệt là

vị Tổng thống Ronald Reagan nói riêng, thầy xem vị Tổng thống này là “người Cha

già thân yêu” bằng cách đóng góp 36,000 Mỹ kim để xây tượng đài Tổng thống

bằng đồng cao 6 feet, khoảng 1 mét 83 tại Công viên Mile Square ở Fountain

Valley, Quận Cam, California, Hoa Kỳ.

X. NHẬN LÃNH CÁC HUY CHƯƠNG CAO QUÝ

Năm 1975, Liên Hợp Quốc gởi tặng huy chương hòa bình cao quý cho thầy

Thích Chơn Thành.

Năm 2013, Tổng thống Hoa Kỳ thứ 41, George H. W. Bush gởi tặng cho Hòa

thượng Thích Chơn Thành huy chương cao quý.

Vào nhiệm kỳ của Tổng thống Hoa Kỳ thứ 43, George W. Bush, gởi tặng cho

Hòa thượng huy chương cao quý.

Năm 2017, Tổng thống Hoa Kỳ thứ 45, Donald Trump gởi tặng cho Hòa

thượng Thích Chơn Thành huy chương cao quý.

Như vậy, qua cuộc đời tu tập và hành đạo của Hòa thượng Thích Chơn Thành,

chúng ta có thể học những điều hay ở nơi người như sau:

Hòa thượng sống cuộc sống bình dị, đơn giản, vui vẻ, có thiện cảm với mọi

người. Noi gương vị thầy đức hạnh và tài đức của mình, Hòa thượng luôn cố gắng

tu và học Phật pháp tới nơi tới chốn. Trong lúc tu học ở xứ người, mặc dù gặp nhiều

nghịch cảnh khó khăn cả vật chất lẫn tinh thần, nhưng Hòa thượng không bao giờ

bỏ học và bỏ tu, và quyết nuôi dưỡng Bồ-đề tâm để làm lợi ích cho tự thân và cho

tha nhân ngay trong cuộc sống hiện tại. Dù trải qua nhiều chặng đường tu học ở

nhiều chỗ khác nhau, nhưng Hòa thượng luôn giữ vững niềm tin Tam Bảo, và tin

sâu vào nhân quả.

Mặc dù Trưởng Lão Hòa thượng Thích Quảng Liên là người tài đức, nhưng

Hòa thượng Chơn Thành không ỷ lại nơi Sư phụ của mình mà không học và không

tu. Mặc dù bận nhiều công việc học tập, nhưng Pháp hành và Pháp học Hòa thượng

luôn áp dụng và thực hành vào trong đời sống hằng ngày. Ngài thường xuyên ý

thức rằng noi gương những bậc thầy tài đức để làm gương soi sáng cho tự thân và

cho tha nhân bằng cách vận động quyên góp tịnh tài và tịnh vật để làm từ thiện cho

những gia đình nghèo khó. Trong quá trình tu học ở trong nước và nước ngoài, Hòa

thượng luôn chọn thầy lành và bạn tốt để tu học, trao đổi, làm việc, và giao lưu.

Hướng tới tinh thần hòa hợp, hòa bình, tự do, dân quyền, và dân chủ, cùng với các

bạn đồng tu, Hòa thượng luôn nuôi dưỡng, vun trồng, và giữ vững nhiều vài trò tâm

linh, an vui, và hạnh phúc cho nhiều người.

Thật vậy, trong quá trình tu học và làm đạo ở trong nước và ở nước ngoài,

Hòa thượng có thiện cảm với nhiều người và được nhiều người quý mến. Nơi nào

Hòa thượng sống, nơi đó người phát tâm thiết lập Đạo Tràng và xây dựng Phật

thân, Pháp thân, và Tăng thân tốt đẹp. Về mặt ngoại giao, Hòa thượng đã từng làm

việc và tiếp đón những vị nguyên thủ quốc gia, trong đó có Vị Tổng thống Ronald

Reagan, thứ 40 của Hoa Kỳ và đức Dalai Lama.

Về khía cạnh văn hóa tâm linh, Hòa thượng luôn động viên các nhà hoằng

pháp khéo léo vận dụng Phật pháp vào trong đời sống hằng ngày để thích hợp với

văn hóa địa phương. Về khía cạnh tri ơn và nhớ ơn, Hòa thượng luôn tri ơn đất

nước Hoa Kỳ, đặc biệt là tri ơn vị Tổng thống Ronald Reagan, người đã gởi thư

thỉnh mời Hòa thượng sang Mỹ định cư năm 1984, bằng cách quyên tiền làm một

tượng bằng đồng cao sáu feet cho vị Tổng thống này. Đối với các bạn đồng tu, đặc

biệt là Cố Trưởng Lão Hòa thượng Thích Quảng Thanh, Hòa thượng luôn xem Hòa

thượng Quảng Thanh là Pháp hữu thấm tình đạo vị. Đối với quý Sư Thầy và Sư Cô

trẻ, Hòa thượng luôn gần gũi động viên và trao truyền những kinh nghiệm sống cho

họ. Chúng con chân thành tri ơn Hòa thượng Thích Chơn Thành, người thầy thân

thiện, an vui, và khả kính.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT