Cu - cogaivn.jigsy.comcogaivn.jigsy.com/files/documents/Sao-Khue.pdf · Bộ đội miền Bắc,...

20
346 Ri Vit Nam ngày 28 tháng 2 năm1985, do anh của chng, đang ở Canada, bo lãnh sau nhiu lần vượt biên ht. Khi ra phi trường còn hi hp vì sbnhà nước gili. Cgia đình đưa tiễn, cnghĩ ra đi là vĩnh biệt, nên va vui vì thoát ách Cng sn va buồn tái tê. Sau đó nhờ tình nhân đạo ca Canada, trong 10 năm đã lần lượt bo lãnh toàn bgia đình gm cha mvà các em, các cháu sang Canada. T1985 đến nay cư ngụ tại Montréal, Canada. Chưa bao giờ vVN dù có đi du lịch Á Châu nhiu ln. Ngày viếng Angkor Wat Cambodia chcách Sài Gòn vài trăm cây số, lúc đó rất thèm vmà chdám “ngóng về quê mruột đau chín chiều”.

Transcript of Cu - cogaivn.jigsy.comcogaivn.jigsy.com/files/documents/Sao-Khue.pdf · Bộ đội miền Bắc,...

346

Rời Việt Nam ngày 28 tháng 2 năm1985, do anh của chồng,

đang ở Canada, bảo lãnh sau nhiều lần vượt biên hụt.

Khi ra phi trường còn hồi hộp vì sợ bị nhà nước giữ lại. Cả gia

đình đưa tiễn, cứ nghĩ ra đi là vĩnh biệt, nên vừa vui vì thoát

ách Cộng sản vừa buồn tái tê. Sau đó nhờ tình nhân đạo của

Canada, trong 10 năm đã lần lượt bảo lãnh toàn bộ gia đình

gồm cha mẹ và các em, các cháu sang Canada.

Từ 1985 đến nay cư ngụ tại Montréal, Canada. Chưa bao giờ

về VN dù có đi du lịch Á Châu nhiều lần. Ngày viếng Angkor

Wat ở Cambodia chỉ cách Sài Gòn vài trăm cây số, lúc đó rất

thèm về mà chỉ dám “ngóng về quê mẹ ruột đau chín chiều”.

Tuyển Tập 2017 – Trang Sách Cũ 347

(Chuyện sau 30-4-1975 kể bởi Sao Khuê)

Cuối cùng, sau những hỗn loạn, nhà tan, người chết, bức màn

sắt đẫm máu đã phủ toàn bộ giải đất hình chữ S.

Sáng ngày 30 tháng 4, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng và

Cộng quân tiến vào Sài Gòn. Bộ đội miền Bắc, quân Giải

Phóng Miền Nam, xe tăng Liên Sô, súng Trung Quốc cắm cờ

Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tiến vào Sài Gòn. Dân Sài

Gòn cũng như đường xá

Sài Gòn quằn quại dưới

xích sắt xe tăng. Xe tăng

của “họ” tiến vào dinh

Độc Lập. “Họ” không

mở cổng mà ủi sập cánh

cổng, có lẽ nhằm mục

đích dằn mặt dân miền

Nam. Người Cộng Sản

khi làm gì cũng có “mục

đích, yêu cầu, chỉ tiêu, thành quả…” cả.

Có tin người lính gác cầu trên xa lộ gần nhà đã rút lựu đạn tự

sát… Có tin một sĩ quan dùng súng tự sát trước cửa quốc

hội…

Qua radio người ta nghe nhạc sĩ thân Cộng,Trịnh Công Sơn

hát bài “Nối Vòng Tay Lớn”. Nhiều người tò mò ra đường

xem mặt ngang mũi dọc của quân giải phóng.

348

Những bộ đội miền Bắc, những người

lính của Mặt Trận Giải Phóng Miền

Nam, còn rất trẻ, ăn mặc xốc xếch, nón

tai bèo, dép Bình Trị Thiên, vác khẩu

AK, hoặc được chở trên xe hoặc đi bộ,

trông có phần thất thểu, giống như

đoàn quân chiến bại nhiều hơn là chiến

thắng. Dân Sài Gòn nhìn họ, lạnh lùng,

e dè.

“Họ” có vẻ ngơ ngác. Sao thế này?

Chẳng phải là Đảng đã nói là dân miền

Nam đang chờ đón họ vào giải phóng hay sao? Chẳng phải là

họ sẽ được dân chúng miền Nam nồng nhiệt đón tiếp hay sao?

Sao không ai hoan hô cả vậy? Sao dân chúng có vẻ sợ hãi

vậy? Phải! Dân chúng sợ họ, dân chúng sợ họ lắm. Dân chúng

đã bỏ chạy, chạy vắt giò lên cổ mà không kịp vì từ nay:

Dép râu giết chết đời son trẻ

Nón tai bèo che khuất nẻo tương lai.

Còn họ, trông nghèo nàn đói khát tả tơi thế mà… Thế mà “họ”

thắng ư? “Họ” thắng!

Mình thua ư! Thua! Thua thật à? Thua thật à? Thua thật hay

sao? Mình mất nước thật hay sao? Mình bị Cộng Sản cai trị

thật hay sao?

Rất, rất nhiều ngày sau ngày 30-4 đó, mỗi buổi sáng khi thức

dậy, Sao Khuê ngơ ngơ ngẩn ngẩn vì không thể nào tin miền

Nam thất thủ. Phải! Thua trận chỉ trong hai tháng trời! Hai

tháng, quá ngắn ngủi so với gần hai mươi năm cầm cự. Khi

hoàn toàn tỉnh táo, ý thức được đó là sự thật không thể chối

cãi được thì ao ước lớn nhất lúc đó là được ngủ luôn một giấc

ngàn thu không dậy nữa. Trước mắt là tử lộ, là đường cùng…

Sao Khuê nhớ lại khoảng thời gian ngắn nhưng kinh hoàng, ba

hay bốn tháng bị kẹt lại với Cộng Sản miền Bắc sau ngày 20

tháng 7 năm 1954, trước khi di cư được vào Nam mà rùng

mình. Nhưng bây giờ thì di cư đi đâu? Đi đâu bây giờ? Vậy

mà cũng còn nhiều gia đình tiếp tục mua, thuê tầu thuyền, hy

Tuyển Tập 2017 – Trang Sách Cũ 349

vọng ra được hạm đội 7, hy vọng hạm đội vẫn neo đó chờ. Sau

này Sao Khuê biết là có nhiều gia đình đi thoát vào những

ngày đầu tháng 5-1975. Sao Khuê, phần không tiền, phần “biết

quá nhiều” luật lệ, không tin là mình có thể vô được một quốc

gia khác mà không có giấy tờ nên không nhúc nhích. Bà suôi

gia của Sao Khuê cho biết gia đình bà lênh đênh trên biển

hàng tuần mới được vớt và tiếp tục lênh đênh trên tầu vớt mấy

tháng mới xuống được đất liền. Quốc tế lúc đó chưa có luật

cho người chạy trốn Cộng Sản. Cuối tháng tư, bà chị chồng

của Sao Khuê cũng đã theo chồng là sĩ quan trong hải quân

cùng gia đình em chồng chạy ra Vũng Tầu; phút chót khi có

pháo kích thì hai người đàn ông, trưởng hai gia đình liều bơi

ra, leo lên được tầu, chạy ra hạm đội, bỏ lại vợ con nheo nhóc.

Nhiều lần, chị thuê tầu đánh cá chở ra hạm đội nhưng họ chỉ

chở đi vòng vòng trên biển vì ai biết hạm đội ở đâu mà đến?

Chị đưa đàn con trở về Sài Gòn, oán hận bị bỏ rơi nên đem

con về ở luôn bên ngoại, bỏ mặc bố mẹ chồng và cô em

chồng. Người nhà cứ tưởng anh chị đã đi thoát cả nên chưng

hửng khi thấy chị và các cháu trở về.

Biết bao nhiêu cảnh chia ly không bao giờ có ngày tái ngộ.

Người yêu của em gái, em trai của Sao Khuê đi thoát. Em trai

Sao Khuê do đi lãnh bằng vào giờ chót ở trường kỹ sư công

nghệ, khi về nhà thì gia đình người yêu có đường dây di tản

định mang em theo đã lên đường! Theo lời dặn của bố người

yêu, em vào đài truyền hình Mỹ chờ đi theo ông bạn người

Mỹ của gia đình thì than ôi, mệt và đói em ngủ quên rồi thì

bản White Christmas trổi lên báo hiệu giờ thứ 25, ông Mỹ dọt

lẹ một mình…

Một đồng sự của ông xã Sao Khuê đã để vợ con ở lại và ra đi

với người yêu cũ. Mấy ngày liền chị đến nhà Sao Khuê kể lể

và khóc như mưa. Một cô nhân viên xinh đẹp khác cũng bị bỏ

rơi, ông chồng cô ở tỉnh vừa cưới cô do bị mẹ ép không lâu,

ngày chót đã dẫn vợ con di tản bỏ lại cô vợ mới cưới. Một ông

người quen khác lại dẫn chị người làm và con đi để lại bà vợ

và dĩ nhiên sau này chị giúp việc thành vợ của ông. Biết bao

nhiêu ông được tháo củi sổ lồng nhờ ngày 30 tháng tư và cũng

bao ông bố bà mẹ đau đáu mong con còn bị kẹt lại do đi học

hay đi vắng không về kịp lúc di tản. Trong nhiều năm, bà mẹ

350

bạn của Sao Khuê nửa đêm còn ra trời tuyết gào tên con vì bạn

Sao Khuê chờ chồng nên không đi kịp cùng gia đình…

Tổng kết: bên chồng Sao Khuê chỉ có gia đình một cô em kế

di tản được nhờ chui theo ông anh rể làm sở Mỹ, bên Sao

Khuê chỉ có gia đình một cô ruột thoát. Còn bao nhiêu kẹt hết!

Kẹt hết…Mọi người lo âu ủ rũ…

Riêng Sao Khuê: Tuyệt vọng! Đau đớn! Tủi nhục! Lo sợ đến

tê tái, đến cứng cả người, đông cả nước mắt, thắt cả ruột gan.

Nhìn hai con nhỏ mà sót sa như ai chà muối vào ruột. Mới đầu

tháng tư Sao Khuê còn cười khanh khách chọc hai ông anh rể

khi thấy hai anh và gia đình cậu Út chạy thoát từ Kontum,

Quy Nhơn, Đà Nẵng về được Sài Gòn. Ai ai cũng cứ ngỡ Sài

Gòn được bảo vệ, được tiếp tục tự do… nhưng bây giờ hết cả

rồi! Hết thật rồi! Hết cả tương lai! Hay đúng ra chỉ còn tương

lai đen tối!

Mà thôi! Cùng lắm thì cũng còn ống thuốc optalidon đã mua

phòng hờ từ nhà thuốc… Chờ xem con tạo xoay vần ra sao!

Những ngày đầu sau 30-4

Nhiều người mang băng đỏ trên cánh tay xuất hiện, dân chúng

gọi họ là bọn “30 tháng tư” hay “ba mươi”. Họ lăng xăng,

hống hách, thi hành nhiệm vụ gác đường, giữ trật tự an ninh,

bảo vệ các cơ quan, đưa chỉ thị đến nhà dân, và rình dân…

Sau khi Trịnh Công Sơn lên đài phát thanh đàn và ca bài “Nối

Vòng Tay Lớn” thì suốt ngày radio phát thanh những bản nhạc

có âm hưởng kỳ quái có vẻ như nhạc Tầu và những giọng nói

cao vút, the thé chói tai của xướng ngôn viên, khiến dân miền

Nam không biết họ nói tiếng Việt hay tiếng Tầu, và họ nói hay

họ hét. “Họ” ra lệnh cho công nhân viên chức trở lại nhiệm

sở, làm việc bình thường nhưng ai nấy đều mang tâm trạng

“hàng thần lơ láo phận mình ra sao?”

Ông xã Sao Khuê trở ra sở làm là đài truyền hình THVN. Trừ

ông tổng cục phó, ba ông trưởng khối và một số ít xướng ngôn

viên, nhân viên di tản được trước đó, còn lại ông tổng cục

trưởng (tức tổng giám đốc) LVH và hai trưởng khối (giám

Tuyển Tập 2017 – Trang Sách Cũ 351

đốc): anh TS và QH là ông xã Sao Khuê cùng đại đa số nhân

viên bị kẹt lại.

Chị người làm đã được cho nghỉ việc từ tuần trước sau khi Sao

Khuê tặng chị một món tiền. Sau này chị Năm trở lại thăm,

cho biết chồng chị hoạt động nội thành đã bị Việt Nam Cộng

Hòa bắt tù; ngày 30-4 trại tù mở cửa, anh đã trở về nhà, được

làm trong ủy ban nhân dân phường khóm của Mặt Trận Giải

Phóng nhưng do mê gái và ăn hối lộ nên anh lại bị bỏ tù. Kể

cũng hú hồn nếu chẳng may chị Năm bị Việt Cộng làm áp lực,

gài mìn vào chiếc công xa mà thỉnh thoảng ông xã Sao Khuê

mang về nhà thì chết, chiếc xe này vẫn ra vào phi trường và

đài truyền hình để lấy phim, chuyển phim đi các nơi.

Sao Khuê xách giỏ, lội bộ ra chợ Đa Kao. Trên con đường từ

nhà, khu Tự Đức - Nguyễn Bỉnh Khiêm ra chợ, ngang qua xa

lộ, đường Phan Thanh Giản, Phạm Đăng Hưng… la liệt quần

áo, giày mũ của quân nhânViệt Nam Cộng Hòa (VNCH). Sao

Khuê cũng vội vàng quày trở về nhà, vất ra đường những băng

nhạc, slide hình ảnh, thiêu hủy sách vở, tài liệu thời VNCH rồi

cũng cấp tốc chạy xuống nhà ba má, chui vào phòng tắm đốt

hết sách vở tạp chí chống Cộng hay dính líu tới chống Cộng

do kinh nghiệm những tháng kẹt lại miền Bắc hồi 1954. “Họ”

sẽ cho từng đoàn học trò đến từng nhà thu sách báo mà “họ”

gọi là văn hoá phẩm đồi trụy, nếu chẳng may lọt vào đó còn

sách báo chống Cộng là đi tù.

Bộ mặt Sài Gòn thay đổi thê thảm. Máu người không nhuộm

hay đúng ra nhuộm ít do bị trúng đạn pháo kích vào thành phố

nhưng toàn thủ đô đỏ lòm: các bảng hiệu trên các cửa tiệm

không ai bảo ai đều mang sơn lại toàn mầu đỏ.

Các cô gái trẻ sợ bị ép lấy chồng thương binh nên mau chóng

tìm cách cặp đại vào một ông nào đó (1) trong đó có cô em kế

Sao Khuê. Cô em chồng không cặp được ai thì vài ngày sau

30-4 gặp nhau, tóc cô trắng xóa cả đỉnh đầu giống như Ngũ Tử

Tư bên Tầu, phải gần năm sau mới hết bạc. Quả là lo sợ đến

bạc đầu. Những móng tay đỏ đã được chùi từ tuần trước vì sợ

bị rút móng tay (không biết do đâu có tuyên truyền nhảm nhí

352

này), những quần áo lượt là được cất đi, ai nấy đều quần đen

áo cộc, cố làm ra vẻ nghèo hèn. Chợ búa vẫn họp, mọi chuyện

có vẻ vẫn bình thường nhưng trong không khí có một áp lực

lớn như trước khi trời chuyển bão.

Đời sống mới

Quân đội của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chiếm những

căn nhà vô chủ (chủ chạy ra nước ngoài), biến thành trụ sở

Công an Khu Vực theo dõi mọi sinh hoạt dân chúng trong

phường hay trụ sở của Ủy Ban Nhân Dân chịu trách nhiệm về

sinh hoạt hành chánh của dân. Các quận vẫn mang tên cũ

nhưng Sài Gòn được đổi tên thành “thành phố Hồ Chí Minh”,

dài quá nên dân gọi tắt là thành phố. Mọi nhà đều phải treo

hình “Bác Hồ” và phải mua, treo hai lá cờ, cờ của Mặt Trận

Giải Phóng Miền Nam và cờ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ

Nghĩa Việt Nam tức miền Bắc. Dân chúng nhận xét Đảng

dùng chữ rất “chuẩn”: quân đội nhân dân, ủy ban nhân dân,

bệnh viện nhân dân... tất cả do nhân dân lo nhưng ngân hàng

mang tên “Ngân Hàng Nhà Nước” do nhà nước quản lý. Tuy

vậy nhân dân dùng chữ cũng hay không kém, nhân dân hỏi

nhau:

- Này đã mua hình bác Hồ mang đi “lộng kiếng” chưa (nói lái

là liệng cống).

Hệ thống hành chánh mau chóng được thiết lập theo mẫu xã

hội chủ nghĩa miền Bắc. Khoảng vài chục nhà gần nhau tạo

thành một tổ, có tổ trưởng và tổ phó là người cư ngụ trong tổ,

do dân trong tổ bầu lên, nghĩa là tổ trưởng hay tổ phó vẫn là

dân “ngụy”. Khoảng 10 tổ có một Công an khu vực từ miền

Bắc vào bám sâu, theo sát sinh hoạt hàng ngày của dân trong

tổ. Trụ sở Công an khu vực nằm đối diện ngay đầu con hẻm

nhỏ nhà Sao Khuê, hết nhúc nhích nhé. Một số tổ làm thành

một khóm và nhiều khóm thành một phường, nhiều phường

mới thành một quận.

Từ phường, dân chúng được thông báo cho biết là làm gì, đi

đâu dù là đi nhà thương, xin học, về quê… đều phải xin và

Tuyển Tập 2017 – Trang Sách Cũ 353

trình giấy phép của phường. Muốn mua vé xe đò phải có giấy

phép đi đường do “phường ủy” cấp. Việc lớn hơn như xin mua

gỗ sửa nhà, mua hòm chôn người… phải xin phép quận ủy hay

thành ủy. Có lần nhà mẹ Sao Khuê bị cháy một góc căn gác.

Cô em QG xin được giấy chứng nhận là nhà bị cháy từ

phường nơi cư ngụ, đem trình ra cơ quan nơi làm việc; thủ

trưởng cơ quan ký tên đóng dấu và đưa đề nghị cho mua gỗ;

ông xã Sao Khuê nhờ chú trưởng phòng của anh giới thiệu

sang phòng công nghiệp quận xin mua được ít gỗ, một phần

để sửa, một phần đem bán ra chợ đen bù tiền sửa.

Mọi việc buôn bán luôn luôn có hai hệ thống song song là

chính thức và chợ đen. Nhà nước cung cấp nhu yếu phẩm cho

dân theo giá chính thức: Mỗi tháng một hộ dù nhiều hay ít

người được mua nửa ký thịt, vài lít dầu hôi để đốt đèn khi cúp

điện - điện bị cúp ba lần mỗi tuần. Thỉnh thoảng nhà nước bán

thêm cho mỗi gia đình 100gram tôm khô, 100gram bột ngọt,

vài ký rau cải sắp hư hay cá ươn, 1 lít nước mắm, vài ký than

đá, vài hộp sữa, vài ba mét vải mỗi… vài năm nên người miền

Bắc quần áo thường cũn cỡn. Tháng nào cũng được mua 9kg

gạo mỗi đầu người, nhà có con nít thì dư ăn, nhà lao động thì

không đủ ăn vì gạo là thực phẩm chính của dân Việt nhưng

chừng hai, ba năm sau cũng không còn đủ 9kg gạo cho mỗi

đầu người, giỏi lắm còn 5 đến 6 kg gạo có khi là gạo hẩm, gạo

mục, phần còn lại qui ra khoai lang, khoai mì, bobo hay bột

mì: “ai có qua vùng miền đông đất đỏ, xin nhớ chở về thành

phố khoai mì, cả khoai lang và luôn khoai bí, để dân mình cân

ký về ăn… Tổ quốc ơi! Ăn khoai mì ớn quá. Từ giải phóng đến

nay ta ăn độn dài dài, ta ăn độn hoài hoài…”

Hàng hóa không về một lúc, ai tình cờ thấy thì réo gọi nhau đi

xếp sổ hộ khẩu, xếp hàng để mua nên suốt ngày chỉ canh hàng

về và xếp hàng mua. Các công nhân viên nhà nước cũng được

mua trong chỗ làm, nhiều ít tuỳ ban đời sống chạy vạy nhưng

không có gạo.

Mang tiếng nhu yếu phẩm, việc cung cấp của nhà nước vô

cùng hạn chế và nhỏ giọt nên thị trường chợ đen vẫn rất cần

thiết, không thể thiếu. Chợ búa vẫn họp và khắp mọi nơi phát

triển thêm chợ trời. Chợ trời là nơi mua bán tất cả mọi thứ từ

354

cây kim, lọ thuốc đến bàn ghế tủ giường. Ai muốn buôn bán

phải có sạp, phải đăng ký, xin phép, đóng thuế nhưng chợ trời

không có phép nên thường bị công an ruồng bắt. Người bán

chỉ có mảnh nylon bầy tượng trưng món hàng, khi thấy bóng

công an là ôm gọn và chạy. Công an đi khỏi lại bầy ra. Có khi

chỉ cần chạy kịp sang lề đường bên kia là thoát vì lề bên kia

thuộc phường khác, công an phường nào lo phường đó như

mafia phân vùng hành động.

Nhà có người ngủ qua đêm không có tên trong hộ khẩu (tờ

khai gia đình) phải báo tổ trưởng tổ dân phố và xin phép Công

an nếu không muốn bị rắc rối khi thình lình Công an đi xét.

Mỗi tuần hay hai tuần dân chúng phải họp tổ nghe phổ biến

đường lối chính sách của nhà nước hay nghe thông báo cũng

như phát biểu ý kiến về mọi việc trong tổ v. v. Họp tổ tại nhà

tổ trưởng hay tổ viên nào có nhà hay sân rộng. Lâu lâu có họp

phường, thí dụ như khi có bầu cử thì dân họp tại trường học

hay ngôi đình để nghe tên những ứng cử viên mà dân phải bỏ

phiếu bầu cho họ. Tất cả ứng cử viên đều do nhà nước đưa ra,

dư thêm một, hai ứng cử viên cho dân loại bỏ theo hướng dẫn,

gợi ý của chủ tịch phường; bề ngoài làm ra vẻ dân chủ với

quốc tế nhưng bên trong ai đắc cử, ai bị loại đều đã được chỉ

định cả rồi. Khi có chiến dịch đi kinh tế mới thì tổ họp liên

miên, hộ (gia đình) nào có người đi làm cho nhà nước thì

không bị đụng tới còn như nhà nhạc sĩ HL, hàng xóm của Sao

Khuê chỉ dạy nhạc và các con đều là sinh viên thì luôn luôn bị

Công an khu vực làm áp lực bắt phải nộp đơn xin đi kinh tế

mới. Nhà nước Cộng Sản hay thế đấy, đày người ta đi mà bắt

người ta làm đơn xin đi. “Họ” tịch thu nhà xưởng, ruộng

vườn… mà bắt chủ làm đơn xin hiến tặng! Em LH, sau nhiều

lần đã to tiếng cự nự thì nhà em được yên thân:

- Chúng tôi là sinh viên đang đi học, sau này tốt nghiệp sẽ

phục vụ tốt cho đất nước. Phường bắt về kinh tế mới thì làm

sao chúng tôi học được. Chúng tôi cương quyết không đi.

Không đi đâu hết!

Không biết vì em to tiếng hay vì “tiếng to” của bố em là nhạc

sĩ của bản nhạc nổi tiếng Việt Nam Minh Châu Trời Đông mà

Công an làm thinh, không những thế, nhạc sĩ HL còn tiếp tục

Tuyển Tập 2017 – Trang Sách Cũ 355

được mở lớp dạy xướng âm có khá đông học trò, đủ sống qua

ngày. Suốt ngày trong xóm vang rền tiếng đồ rê mi với lời ca

buồn cười có câu “Kìa thằng cu Tí nó ăn khoai mì và ăn hủ

tíu…”

Khu phố nhà Sao Khuê có gia đình chị thợ may tên P cầm

lòng chia đôi. Một nửa gồm người chồng, mẹ già, con trai lớn

“ nộp đơn xin đi kinh tế mới” để đổi lấy vợ và các con nhỏ ở

lại được mua gạo, nhu yếu phẩm. Những hộ còn lại trong xóm

nhất định bám trụ sau kinh nghiệm đau thương miền Bắc dù bị

dọa cắt hộ khẩu, không cho mua gạo (thì mua chui). Anh P

dẫn mẹ già đi lãnh đất, cất nhà lá khu kinh tế mới nhưng ít lâu

sau thì anh có vợ mới là bà hàng xóm cũng bị đày đi kinh tế

mới như anh: gia đình tan nát!

Quân nhân cũ bị gọi là ngụy quân và người làm việc chính

quyền cũ là ngụy quyền nên dân miền Nam cũng khôi hài cho

mình là dân ngụy, phân biệt với dân từ miền Bắc mới vào,

thường nói ngọng, phát âm “nàm nắm” cho hai chữ “làm lắm”.

Bảng khẩu hiệu được treo, dán, kẻ, vẽ khắp nơi: trên đường

phố, trong trụ sở ủy ban, trên hầu hết các bức tường xưa kia để

trống, từ trong hẻm tới đường lớn, khắp nơi một màu đỏ như

máu.

Những banderole giăng đầy đường phố cũng đỏ lòm:

Không có gì quý hơn độc lập tự do

Sự nghiệp của bác Hồ vĩ đại sống mãi trong quần chúng…

Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ tập thể…

Nhưng những khẩu hiệu này thường bị dân ngụy sửa đổi,

truyền miệng nhau thành “Đảng lãnh đạo nhà nước, quản lý

356

nhân dân, làm chủ tập thể”, hay “Sự nghiệp của bác Hồ vĩ đại

sống mãi trong quần chúng ta” …

Ngoài khẩu hiệu lạ hoắc thì nhiều danh từ, tĩnh từ, động từ mà

“họ” gọi chung là từ cũng lạ hoắc xuất hiện. TV đang chạy bị

ngưng thì là do sự cố kỹ thuật, ghi danh thành đăng ký, nhiều

từ rất ngộ nghĩnh như xưởng đẻ Từ Dũ làm bà con mình bò ra

cười…Dân mình còn kể nhau nghe nhiều chuyện ngớ ngẩn

của các “đồng chí” như rửa mặt hay thả cá vào bồn cầu…

Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cũng cho tổ chức đấu tố như

miền Bắc. Ở trại gia binh cũ, khu Nguyễn Bỉnh Khiêm có

người bị mang ra tố nhưng không ai hưởng ứng, sự kiện đấu tố

không thành và chìm luôn.

Người dân hy vọng tiếp tục được đời sống bình thường không

có chiến tranh, súng đạn, không còn bị động viên đi lính

nhưng họ vẫn chưa thể thở phào nhẹ nhõm, vẫn nơm nớp lo

sợ, vẫn hồi hộp chờ đợi…

Giáo viên xã hội chủ nghĩa

Đầu tháng 9-1975 anh NVB, bạn cùng dạy ở trường tư thục

Văn Lang đến báo tin cho Sao Khuê biết là phải đăng ký đi

học nghiệp vụ nếu muốn tiếp tục đi dạy. Tuy là dược sĩ nhưng

Sao Khuê đi dạy học từ 19 tuổi ở một trường công thuộc quận

Bến Lức do ba Sao Khuê làm hiệu trưởng. Sao Khuê được dạy

5, 7 giờ một tuần từ khi mới học năm thứ hai trường Dược và

sau đó vẫn tiếp tục đi dạy tại vài trường tư ở Sài Gòn để thêm

tiền sinh hoạt trong gia đình. Sao Khuê vừa mới sanh con Út

tháng 8, cả ba con còn nhỏ nên Sao Khuê nhờ cô em kế, QG đi

học dùm. Chưa được một tuần thì trường Đại học Khoa học

Tuyển Tập 2017 – Trang Sách Cũ 357

nơi cô ấy làm việc cũng gọi đi học nên anh Bính, tổ trưởng

nhóm học, lo phần điểm danh đã giúp Sao Khuê bằng cách ghi

danh Sao Khuê có đi học, gà cho Sao Khuê làm bài kiểm tra

chính trị, anh đến tận nhà đưa tài liệu và lấy bài làm. Sao

Khuê mang ơn anh hết sức vì nhờ “tốt nghiệp” nghiệp vụ mới

được đi dạy học, thành công nhân viên chức nhà nước, được ở

lại thành phố, không bị đuổi đi kinh tế mới mỗi lần họp tổ.

Một tháng sau khi Sao Khuê sanh cháu Út thì ban Tiếp quản

đài truyền hình gửi ba người đi học tập cải tạo gồm ông tổng

cục trưởng LVH, hai trưởng khối, trong đó có ông xã Sao

Khuê. “Họ” cũng cho biết rằng đi là không biết ngày tháng về

nhưng khổ nỗi ai cũng tin là không lâu và ai cũng tưởng là chỉ

bị tập trung để đi học chính trị thật, đâu ai ngờ là đi tù và hơn

cả bị tù.

- … Các anh phải học tập tốt, lao động tốt, thành khẩn khai

báo, giác ngộ, ăn năn… “Trên” sẽ đánh giá và tùy theo mức

độ tiến bộ mà cho về. Các anh phải tin vào sự khoan hồng của

Đảng và nhân dân. Đảng đã không xử bắn, xử tù các anh.

Phải học tập tốt, lao động tốt, phải ghi nhớ lao động là vinh

quang (nhưng lang thang là hạnh phúc!)

“Học tập tốt, lao động tốt theo gương bác Hồ vĩ đại” là câu

thần chú của họ, “họ” lải nhải trong bất kỳ buổi họp nào

nhưng khi dân nêu câu hỏi thì “họ” bảo:

- Anh chị không chịu lắng nghe giải thích cho thông suốt

chính sách. Dưới ánh sáng soi đường của chủ nghĩa Mác

Lenin, đảng ta luôn luôn lãnh đạo đúng, đưa ra chính sách

đúng. Yêu cầu các anh chị đừng phát biểu “ninh tinh náo nếu”

(linh tinh láo lếu).

Sau khi chồng bị đi “học tập” thì mẹ con Sao Khuê bồng bế

nhau về tá túc bên ngoại.

Học trò được trở lại trường. Tất cả các trường tư bị tịch thu.

Trường Văn Lang bị lấy và chủ trường bị đuổi khỏi căn nhà

mà anh chị cùng các con vẫn cư ngụ. Anh chị dọn về và mở

tiệm bán phở ở nhà cha mẹ ruột trên đường Hai Bà Trưng. Hệ

thống trường tư không còn vì giáo dục do nhà nước quản lý,

358

hoàn toàn miễn phí kể cả sách học được phát cho học sinh

mượn cả năm.

Tất cả mọi người làm việc trong tất cả các ngành nghề đều

phải làm bản kê khai lý lịch, bà con giòng họ ba đời. Họ hàng

miền Bắc mách nhỏ, trước khai thế nào thì sau cứ thế mà khai

lại nếu không muốn bị tròng vào cổ cái tội thiếu thành khẩn,

khai gian và nhất là phải giữ kín ý tưởng chống đối trong đầu

nếu không muốn đi tù (nhà nước không bửa được đầu mình ra

để đọc được).

Sao Khuê được phân dạy môn Hóa (học) lớp 10. Chỉ trong

tháng đầu, trên cửa lớp học đã có vài khẩu hiệu “phản động”

đả đảo nhà nước. Các thầy cô được nghỉ dạy, ngồi so chữ viết

của từng em học trò với chữ trên khẩu hiệu, dĩ nhiên chẳng ai

tìm thấy chữ nào giống, các thầy cô đổ thừa là người ngoài

trường lẻn vào trường viết bậy. Anh hiệu trưởng là một sinh

viên chế độ cũ miền Nam đi theo cách mạng và chị hiệu phó

người Nam ra Bắc tập kết trở về cũng thường xa gần chỉ bảo

cho giáo viên biết để tránh bị bắt lỗi, bắt tù. Học trò thì vẫn

nghịch quá quắt. Buổi sáng hay giờ ra chơi, chúng ngồi hai

bên hành lang chật hẹp, chờ thầy cô đi ngang, giả làm chợ

Trời:

- Cô, cô bán dép không cô?

- Cô bán cặp, bán sách không cô?

- Cô bán áo dài không cô?

Sao Khuê nghe mà cười ra nước mắt!

Có một lần, trong lúc chờ ban giám hiệu (anh hiệu trưởng và

chị hiệu phó phải đi họp nhận chỉ thị với Trên - phải lâu lắm

Sao Khuê mới hiểu chữ Trên là cấp trên) - cả lũ thầy cô đóng

cửa hát nhạc vàng. Sao Khuê buông lời than thở phản động thì

anh Đức sờ vách nói: “Chị ơi! Vách có tai!”

Ngoài giờ dạy giáo viên còn phải họp hành, học chính trị,

nhiều khi đến khuya mới được về. Đến cổng thì Sao Khuê

nghe cô em QD đang dỗ cháu: “Mười lăm phút đồng hồ, mình

nhớ má thấy mồ, mình như con cá rô đang bơi trong hồ. Mười

lăm phút đồng hồ, mình nhớ má thấy mồ, mình như con cá rô

đang nằm trong tô…” Cứ vậy mà dì (các cháu gọi bằng cô) và

Tuyển Tập 2017 – Trang Sách Cũ 359

cháu vỗ tay hát đi hát lại chờ mẹ về. Nghe hát mà nước mắt

lưng tròng… Mẹ đi dạy nhiều khi sữa chảy ướt áo mà con

không được bú!

Anh Minh dạy Anh văn, chuyển sang dạy Việt văn, thương hại

Sao Khuê mới sinh em bé nên ngày nào cũng chở vào cho một

bó lá khuynh diệp để xông cho khoẻ. Có điều anh vẫn đi trên

mây khi than phiền:

- Vợ tôi bắt tôi chùi cầu tiêu!

Hết năm học, các thầy cô phải đi học chính trị từ sáng đến

chiều trong mấy tháng hè. Trường Văn Lang giải thể cấp ba,

chỉ còn giữ cấp hai, Sao Khuê được chuyển về trường Võ

Trường Toản trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, gần nhà. Hiệu

trưởng là người Nam tập kết trở về. Từ năm này giáo dục đi

vào đúng “quy trình”. Lên lớp (vào lớp giảng dậy) phải có

giáo án soạn rất tỉ mỉ. Giáo viên phải tôn trọng giáo án (bài

soạn viết ra giấy) trong đó có 5 bước lên lớp:

1. Mục đích của bài giảng: phải nêu cao tinh thần yêu nước là

yêu xã hội chủ nghĩa (xhcn), tính khoa học, tính xây dựng chủ

nghĩa Mác Lê (Marx - Lenin) trong từng bài giảng, dù là bài

lý, hóa cũng phải ráng nhét vào đó chủ nghĩa Mác Lê, tư

tưởng Hồ Chí Minh.

2. Yêu cầu của bài giảng

3.Trọng tâm

4. Liên hệ thực tế

5. Kết luận

Và nhiều mục linh tinh như dụng cụ để giảng bài cũng phải

khai ra. Hiện nay các giáo viên trong nước vẫn phải chấp hành

làm giáo án nên ba của Sao Khuê cũng là nhà giáo, vất vả vì

giáo án, làm một bài thơ có câu: giáo án hay là án giáo đây,

đúng là cái án của nhà giáo!

Những người dạy cùng môn họp thành một tổ, như vậy có tổ

Sử, tổ Địa, tổ Sinh (sinh vật), tổ Văn, tổ Toán, tổ Lý, tổ Hóa,

tổ nữ công. Khổ nhất là các thầy cô dạy Văn (Việt văn) khi

phải giảng những bài văn ca ngợi cách mạng, hành văn và ý

tưởng khác hẳn khi xưa. Những bài toán đố của trẻ lớp ba

cũng mang tính đấu tranh: anh bộ đội bắt được hai thằng lính

360

ngụy, chị du kích bắt được 1 thằng, vậy có bao nhiêu lính

ngụy bị bắt!

Sao Khuê phụ trách môn Lý (Vật Lý) lớp 11. Bài giảng mới

tinh nên Sao Khuê phải mượn bài giải toán của các anh cùng

tổ mà học trước, học cùng với bài lý thuyết rồi giảng lại cho

học trò. Mỗi giáo viên phải làm chủ nhiệm một lớp (giống như

giáo sư hướng dẫn). Học trò trong mỗi lớp cũng chia thành tổ:

học tập, văn nghệ, thể dục, lao động với lớp trưởng và lớp phó

do thầy cô chủ nhiệm chỉ định. Tổ trưởng lao động là mệt nhất

vì phải đốc thúc các bạn làm lao động, đạt chỉ tiêu rồi vượt chỉ

tiêu. Phổ biến nhất lúc đó là đan dép. Những đế dép bằng nhựa

có xuyên lỗ theo khuôn sẵn được thầy và trò mang về nhà

dùng kim khâu len bự, đan sợi nylon lớn phủ kín mặt dép, kết

thành đôi dép đi trong nhà (pantouffe) để mang sang Liên Sô

trả nợ.

Trước 1975, trường Võ Trường Toản là trường nam sinh nên

đa số học sinh trong lớp bấy giờ là nam sinh.Vì là học trò

trường công cũ nên các em rất ngoan và có kỷ luật. Các em lại

rất xuất sắc hơn cả bạn gái khi có thi đua dù là thi nấu ăn hay

cắm hoa, viết báo tường… Học trò và thầy cô phải chăm chỉ

học, dậy và lao động sao cho đạt danh hiệu “tiên tiến” hàng

tháng hay hàng học kỳ (tam cá nguyệt). Sau mỗi bài học chính

trị phải làm bài thâu hoạch.Từ tháng 10-1975, nam và nữ học

chung. Trừ trường Trưng Vương, Chu Văn An mang tên cũ,

nhiều trường bị đổi tên, Lê Văn Duyệt thành trường Võ Thị

Sáu, Gia Long thành Nguyễn Thị Minh Khai...Thỉnh thoảng

thầy trò còn phải đi

thủy lợi, đào mương

lấp đất. Dọc theo con

đê sông Sài Gòn, thầy

trò chuyền tay nhau

nắm đất sét teo dần

theo đường đi, nhằm

đắp thành con đê ngăn

tầu Trung Quốc tràn

vào xâm chiếm! Thực

Tuyển Tập 2017 – Trang Sách Cũ 361

tình thì ai cũng biết nhà nước bắt thầy trò và dân chúng đi lao

động chỉ nhằm tạo áp lực tinh thần, quên đi chuyện chống phá.

Thấy vô lý nên có người chỉ đứng cười, không tham gia làm,

lấy cớ bệnh. Bạn bè thường bao che lẫn nhau nên thoát khỏi bị

phê bình chây lười nhưng lâu lâu phải giả bộ làm vì bị ban

giám hiệu để ý hay giáo viên ‘ba mươi’ phê bình, báo cáo.

May mà ở Võ Trường Toản không có hạng người này. Phường

khóm cũng phải đi thủy lợi nhưng có thể kín đáo thuê người đi

thay. Kết quả lao

động thủy lợi của

nhà nước là

mang đất phèn

vào ruộng, bao

nhiêu ruộng sau

“thuỷ…hại”

không thể canh

tác được do có

phèn nhưng nhà nước dấu im ỉm! “Con sông ta đào không có

nước chảy vô…”

Trong năm học, trường có tổ chức tắm biển Vũng Tầu, sáng đi

chiều về cho thầy cô. Bạn bè thoải mái bên nhau giữa trời biển

bàn chuyện vượt biên. Cuối năm học trò được nghỉ nhưng thầy

cô phải đi học chính trị ở trường Tabert. Ngày nào có ông lớn

từ thành ủy đến giảng, các cô người Nam ơi ới gọi to nhau, nói

đi nói lại:

- Hôm nay có thành gủy (= quỷ hay ủy cùng một cách phát âm

theo lối Nam) lên lớp đó.

Phong trào vượt biên bắt đầu, đi học nhưng ai cũng mơ con

thuyền trắng bên bờ đại dương. Trước khi vào học phải ca hai

bài quốc ca của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và Cộng Hòa

Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Câu “Cờ in máu chiến thắng

vang hồn nước” được rỉ tai nhau thành “cờ in máu chín tháng

dây quần trắng…”

Lâu lâu thày hay trò có buổi tự phê, tự kiểm thảo. Mỗi người

phải viết bản tự kiểm mang ra trước tổ đọc lớn để các tổ viên

nhận xét, góp ý phê bình để “cùng nhau tiến bộ, phát huy tinh

thần làm chủ tập thể” và “mình vì mọi người, mọi người vì

362

mình”; dân ngụy nhái câu chỉ đạo này của nhà nước thành

“mình rình mọi người, mọi người rình mình”.

Trong một buổi học tập chính trị, anh Nghĩa, tổ Lý vốn là

người hay nói đùa, khều khều anh Gia, tổ toán ngồi hàng trên:

- Tên này đích thị là G.I.A.

Câu nói đùa làm anh Gia sợ xanh mặt:

- Xin anh đừng đùa như vậy, có ai nghe lầm thì chết tôi (anh

Gia sợ người ta nghe thành C.I.A)

Trong chế độ “thà bắt lầm hơn tha lầm” người ta có thể bị tù

mọt gông, không cần chứng cớ mà chỉ do người nào đó tố bậy.

Đó là điểm “ưu việt” của xã hội chủ nghĩa, khiến cho xã hội

chủ nghĩa đứng vững nhờ chế độ Công an trị và chính sách

cho ăn đói.

Năm 1975, hầu như nơi nào cũng học chính trị như nhau, từ

trong tù cho tới các cơ quan mới tiếp quản. Bài học chính là “

Ba Giòng Thác Cách Mạng”.

Theo các sách vở kinh điển cuả Cộng Sản VN thì ba giòng

thác cách mạng là :

1) cách mạng về quan hệ sản xuất

2) cách mạng về văn hoá và tư tuởng

3) cách mạng về khoa học và kỹ thuật

Cả ba đều thúc đẩy chủ nghĩa xã hội tiến lên, tấn công tiêu diệt

chủ nghĩa tư bản.

Tất cả mọi người đều phải yêu nước (tất nhiên rồi) nhưng “họ”

lại thòng thêm câu “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội”. “Họ”

giải thích:

- Vật chất vận động và biến đổi không ngừng từ thời kỳ đồ đá

qua đồ đồng, đồ sắt… từ chế độ bộ lạc qua chế độ quân chủ

rồi chế độ tư bản. Qua ba giòng thác cách mạng, chủ nghĩa tư

bản chắc chắn sụp đổ, hình thành chủ nghĩa xã hội và sau đó

tiến lên Cộng Sản chủ nghĩa.

Cái sai lầm đã có từ căn bản: vận động và biến đổi không

ngừng nhưng lại dừng ở chủ nghĩa Cộng Sản. “Họ” bảo Cộng

Sản chủ nghĩa là chủ nghĩa tốt đẹp nhất của loài người khi đó

mọi người sẽ làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.

Chu mẹc ơi, rồi mấy đứa biếng nhác ì ra, mấy người chăm

chỉ… ngu gì mà không ì theo vậy là… xuống hố cả nút (xhcn

Tuyển Tập 2017 – Trang Sách Cũ 363

= xuống hố cả nút) sau khi xếp hàng cả ngày (xhcn). Vậy thì

mắc mớ gì yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa. Chẳng ai thèm

tin nhưng cũng chả thèm thắc mắc làm gì vì có hỏi một câu sẽ

được trả lời mười câu chẳng liên quan gì tới câu hỏi nên ai nấy

đều mũ ni che tai, lo kiếm gạo cho khỏi đói và lo tìm đường

vượt biên.

Được hai, ba năm trường Võ Trường Toản lại giải thể, chỉ dạy

cấp một. Thầy cô được chuyển đi tứ tung, đa số chuyển sang

trường Bùi Thị Xuân. Hiệu trưởng là ông H rất ‘bolsheviks’

mặt khó đăm đăm nhưng nghe nói sau thời kỳ đổi mới, ông H

thành đại gia do phát huy sáng kiến biến trường thành chỗ dạy

tư và cho thuê mặt bằng nhà trường làm chỗ buôn bán. Hai bà

hiệu phó làm cảnh, một bà từ bưng ra, một bà tập kết trở về.

Tổ Lý có một giáo viên nữ tập kết, đã từng du học Nga, trình

độ kém nhưng hiền. Trình độ được đánh giá theo hai tiêu

chuẩn là Hồng (tuyệt đối tin, phục vụ đảng, nhà nước và cách

mạng: đầy đạo đức cách mạng) và Chuyên (khả năng chuyên

môn cao). Ban giáo viên nhiều người trẻ nên có tổ chức đoàn.

Nhiều giáo viên đoàn viên hoạt động hăng hái đắc lực cho

đoàn. Điều khiển hoạt động của đoàn là cô X. Cô X, sinh viên

Đà Lạt, nghe lời Việt Cộng vào bưng rồi có chồng trong bưng.

Chồng cô cũng là sinh viên Đà Lạt như cô. Nghe nói khi hai

vợ chồng từ bưng ra có cuộc đấu khẩu giữa anh cô và chồng

cô, ông anh sau đó bắn chết người em rể, đi tù. Cô X rất có tài

trong hướng dẫn sinh hoạt đoàn, tạo không khí sôi nổi hào

hứng. Cô ca hát, viết chữ kiểu rất đẹp, nhưng rốt cục cô cũng

chỉ đóng vai trò con rối. Chế độ nào cũng vậy, nhất thân nhì

thế tam quan tứ chế cả (nhất là có người thân, nhì là có thế

lực, ba là làm lớn sau cùng mới là theo chế độ được hưởng).

Trong đoàn giáo viên có một cô từ miền Bắc vào, chả hiểu cô

quan hệ với ai (đã có vợ) mà mang cái bầu. Nghe nói đoàn họp

rồi đảng bộ đưa ra quyết định bắt cô phá thai dù cái thai đã

gần năm tháng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Trong “hàng

ngũ” giáo viên của Sao Khuê cũng có một người mang bầu,

chuyện hiếm hoi vì các bà đều... cai bầu và nhà nước cũng rất

tích cực bắt người dân nín đẻ bằng cách phát bao, đặt vòng

xoắn, cắt ống dẫn tinh, hoàn toàn miễn phí. Cô hay bà nào lỡ

364

dính bầu thì tất cả các trạm y tế phường đều có y tá nạo thai và

các bà đến nạo được ân cần đón tiếp vì nhau được cung cấp

cho cán bộ làm nhau bẩy món, giản dị là đập trứng làm chả

trứng mà ăn! Ghê quá!… Cô giáo viên mang bầu được mọi

người trìu mến xoa bụng vì cái bầu này có từ một lần cô đi

thăm chồng trong trại cải tạo. Sau vài năm ở tù, nhà nước

khoan hồng cho vợ được ngủ đêm với chồng khi thăm nuôi,

nên có nhiều bà dính bầu. Cô giáo của chúng tôi mới lấy

chồng thì chồng bị tù nên cái bầu này với cô là hồng ân Thiên

Chúa ban cho, cháu trai sinh ra được mẹ đặt tên là Thiên Ân.

Ở trường Bùi Thị Xuân, Sao Khuê có quen một giáo viên trẻ.

Không hiểu sao em T rất tin tưởng Sao Khuê và kể hết bí mật

cho nghe. Em đang du học ngoại quốc, bị ba má kêu về. Để

được đi dạy, em dùng giấy tờ của người anh đã mất tích. Em

đã kéo Sao Khuê cùng chiếc xe đạp chạy vun vút trên đường

Hồng Thập Tự để mang kịp cà rem về nhà cho các con ăn. Em

uốn cong một cái lò so trong bếp điện, thứ bự như chúng ta

đang dùng bây giờ tặng Sao Khuê làm bếp. Sao Khuê đặt trên

một bếp điện cũ mà nấu ăn dĩ nhiên phải canh những lúc

không cúp điện mà nấu, khỏi cực hình quạt củi như trước, mỗi

lần quạt chảy nước mắt lại lôi “bác” ra mà ca. Một ngày em

bỗng biến mất, hy vọng em đã vượt biển bình an, em T nhé.

Cũng một ngày không thấy anh tổ phó, nhìn vào ngăn thì anh

đã mang trả đầy đủ sách vở nhà trường cho mượn trước khi

vượt biên. Ôi! nhà giáo trong sạch, không tơ hào dù là viên

phấn hay quyển sách. Cũng chuyện vượt biên mà ngao ngán:

anh X than là mẹ anh ra phường thưa anh sắp đi vượt biên

cũng vì chuyện tiền bạc từ ngoại quốc gửi về chia chác không

đều. Rồi thì bà bạn cũng dược sĩ cùng tổ Lý cũng bị tịch thu

nhà vì chị vắng mặt lâu ngày, sau này Sao Khuê gặp lại chị

trong một lần tham gia đại hội Nha-Y-Dược quốc tế. Chị cho

biết chồng chị, trung tá, bị đi cải tạo, trốn trại ra được và tìm

đúng mối đi nên cả nhà may mắn đến bến tự do. Cuối cùng thì

anh giáo viên tổ trưởng, một đoàn viên nồng cốt trong trường

cũng bốc hơi sang xứ tư bản. Người nào có ý đồ thường hay

hoạt động tích cực xây dựng “xhcn” trước khi trốn đi.

Tuyển Tập 2017 – Trang Sách Cũ 365

Ban Đời Sống trường Bùi Thị Xuân làm việc đắc lực, thường

‘quan hệ’ tốt với quận nên mua được nhiều hàng rồi thuê xe ba

bánh chở về: rau cỏ, carotte, choufleur, cá ươn, đầu tôm càng

(mình tôm càng được xuất khẩu). Thầy cô lại chen nhau mua,

làm cá, ướp cá, hôi cả góc trường.

Những năm sau này khi đến hè thì giáo viên học chính trị tại

một ngôi trường trong chợ Cầu Muối khá xa nhà nên Sao

Khuê phải nghỉ trưa lại trường học do đạp xe đi về rất mệt.

Khi Sao Khuê đi học như vậy, hai cháu lớn, 7 và 5 tuổi bị

khóa trái cửa nhốt trong nhà, may nhờ lối sau nhà thông sang

nhà chị bạn dạy cùng trường nên tạm yên chí, tuy vậy đôi lúc

Sao Khuê cũng phải nhờ anh bạn có xe Honda ghé mắt qua lỗ

cửa sắt bể kính nhìn coi có ổn không. Cháu Út được gửi cho

bà ngoại nuôi bên Gia Định, chủ nhật mới được đón về nhà.

Cháu gầy ốm hom hem bỏ lọt trong cái giỏ đằng trước xe đạp.

Gì thì gì chứ Sao Khuê không thể nào che dấu nổi việc chán

ghét chế độ dù vẫn dạy tận tâm nên vài năm sau bị đổi đi

trường khác. Bị chuyển sang trường mới nơi cư xá Thanh Đa,

tuy khoảng cách đi về cũng tương tự nhưng do đã đóng tiền

vượt biên bán chính thức nên Sao Khuê xin nghỉ dạy, ở nhà

bán sữa đậu nành nuôi con, giã từ bảng đen phấn trắng chờ

ngày ra đi…

Do phản ứng của quốc tế trước phong trào thâu tiền rồi đẩy

người ra biển, nhà nước đình chỉ cho đi bán chính thức. Sao

Khuê mất hết số tiền do ông anh chồng bên Canada cho vay,

lại tiếp tục vay để chạy giấy tờ và 5 năm sau đó Sao Khuê

sung sướng leo lên máy bay chui tọt vào cái tủ lạnh khổng lồ

Canada, bắt đầu cuộc đời mới với tự do (dù lạnh ngắt) nhưng

không kém cam go của thuở ban đầu với số nợ 17000 (năm

1985), ba con nhỏ và một gia đình lớn còn kẹt ở Việt Nam…

Sao Khuê

(1) Năm 1954 sau khi chiếm được miền Bắc, Cộng Sản cho

tập trung các thôn nữ và chỉ thị phải chọn lấy làm

chồng một thương binh trong số thương binh ngồi sẵn

trong những cái bồ (bồ là dụng cụ đựng lúa gạo) nên có

tiếng “cặp bồ”.