CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH...

12
Nơi lưu giữ văn hóa của các vùng miền Một đám cưới không có đêm tân hôn 5 Truyện ký: THĂNG LONG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 436 - 5282 THỨ BẢY, NGÀY 6/4/2019 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN XÂY DỰNG TỔ CHỨC ĐẢNG TRONG CÁC ĐƠN VỊ KINH TẾ TƯ NHÂN Tổ chức đảng, đoàn thể phải là cầu nối người lao động với doanh nghiệp XEM TIẾP TRANG 2 1 TUẦN CON SỐ Tỉnh Lâm Đồng đã hỗ trợ cho 43 lượt doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến và hiện có 25 dự án hoàn thành với kinh phí được hỗ trợ trên 1,3 tỷ đồng. Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng TRANG 8 TRANG 4 Mắc ca “thương hiệu” cựu chiến binh 3 Đọc “Nguyễn Đức Phúc - chuyện thật như đùa” 7 Đổi thay dưới chân núi R’Chai 10 Các CLB Hội Người cao tuổi xã Đinh Lạc, huyện Di Linh được xem là nơi lưu giữ nét đẹp văn hóa của các vùng miền. Ảnh: T.Hiền T hời gian qua, nhiều tổ chức đảng và đoàn thể thuộc doanh nghiệp (DN) tư nhân trong cả nước đã khẳng định được vai trò, vị trí góp phần tích cực vào sự ổn định của DN. Các DN tập hợp, động viên cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, người lao động chấp hành nghiêm pháp luật, thực hiện tốt nội quy, quy định, yên tâm lao động sản xuất; đồng thời góp phần đưa pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân vào cuộc sống. Nhiều chủ DN tư nhân có nhận thức đúng về Đảng, phấn đấu và được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng. Đến nay, trong khối DN tư nhân cả nước đã có 12.088 tổ chức đảng và gần 183.000 đảng viên. Tuy đạt một số kết quả tích cực nhưng nhìn chung việc tăng cường xây dựng Đảng trong các đơn vị kinh tế tư nhân vẫn còn một số hạn chế: Một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa quán triệt đầy đủ, sâu sắc quan điểm, chủ trương về phát triển đảng trong DN tư nhân. Chưa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, nên chưa tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phát triển tổ chức đảng, đảng viên. Tỷ lệ số tổ chức đảng, đảng viên trên tổng số đơn vị cũng như số đảng viên trên tổng số người lao động còn thấp. Vai trò của tổ chức đảng, đảng viên còn mờ nhạt; nội dung và phương thức hoạt động lúng túng; chất lượng sinh hoạt Đảng còn nhiều hạn chế. Việc kết nạp công nhân và chủ DN tư nhân vào Đảng có chuyển biến nhưng kết quả chưa cao... Nguyên nhân là do: Đây là vấn đề mới và khó, vừa làm vừa rút kinh nghiệm; không ít cấp ủy còn lúng túng hoặc chưa có quyết tâm chính trị cao. Nhận thức của nhiều cấp ủy chưa theo kịp tình hình, phương pháp, cách làm thiếu sâu sát, sáng tạo... TUYẾN DU LỊCH NÚI VOI - LÀNG GÀ Mang đậm văn hóa lịch sử và môi trường rừng

Transcript of CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH...

Nơi lưu giữ văn hóa của các vùng miềnMột đám cưới không có

đêm tân hôn5� Truyện�ký:�THĂNG�LONG

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 436 - 5282THỨ BẢY, NGÀY 6/4/2019CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN�ĐỀ�CUỐI�TUẦN

XÂY DỰNG TỔ CHỨC ĐẢNG TRONG CÁC ĐƠN VỊ KINH TẾ TƯ NHÂN

Tổ chức đảng, đoàn thể phải là cầu nối người lao động với doanh nghiệp

XEM TIẾP TRANG 2

1 TUẦN CON SỐ

Tỉnh Lâm Đồng đã hỗ trợ cho 43 lượt doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến và hiện có 25 dự án hoàn thành với kinh phí được hỗ trợ trên 1,3 tỷ đồng.

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng

TRANG 8

TRANG 4

Mắc ca “thương hiệu” cựu chiến binh

3

Đọc “Nguyễn Đức Phúc - chuyện thật như đùa”

7

Đổi thay dưới chân núi R’Chai

10

Các CLB Hội Người cao tuổi xã Đinh Lạc, huyện Di Linh được xem là nơi lưu giữ nét đẹp văn hóa của các vùng miền. Ảnh: T.Hiền

Thời gian qua, nhiều tổ chức đảng và đoàn thể thuộc doanh nghiệp (DN) tư nhân trong cả nước đã khẳng định được vai trò, vị trí

góp phần tích cực vào sự ổn định của DN. Các DN tập hợp, động viên cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, người lao động chấp hành nghiêm pháp luật, thực hiện tốt nội quy, quy định, yên tâm lao động sản xuất; đồng thời góp phần đưa pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân vào cuộc sống. Nhiều chủ DN tư nhân có nhận thức đúng về Đảng, phấn đấu và được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng. Đến nay, trong khối DN tư nhân cả nước đã có 12.088 tổ chức đảng và gần 183.000 đảng viên.

Tuy đạt một số kết quả tích cực nhưng nhìn chung việc tăng cường xây dựng Đảng trong các đơn vị kinh tế tư nhân vẫn còn một số hạn chế: Một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa quán triệt đầy đủ, sâu

sắc quan điểm, chủ trương về phát triển đảng trong DN tư nhân. Chưa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, nên chưa tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phát triển tổ chức đảng, đảng viên. Tỷ lệ số tổ chức đảng, đảng viên trên tổng số đơn vị cũng như số đảng viên trên tổng số người lao động còn thấp. Vai trò của tổ chức đảng, đảng viên còn mờ nhạt; nội dung và phương thức hoạt động lúng túng; chất lượng sinh hoạt Đảng còn nhiều hạn chế. Việc kết nạp công nhân và chủ DN tư nhân vào Đảng có chuyển biến nhưng kết quả chưa cao... Nguyên nhân là do: Đây là vấn đề mới và khó, vừa làm vừa rút kinh nghiệm; không ít cấp ủy còn lúng túng hoặc chưa có quyết tâm chính trị cao. Nhận thức của nhiều cấp ủy chưa theo kịp tình hình, phương pháp, cách làm thiếu sâu sát, sáng tạo...

TUYẾN DU LỊCH NÚI VOI - LÀNG GÀMang đậm văn hóa lịch sử và môi trường rừng

THỨ BẢY 6 - 4 - 2019 CUỐI TUẦN2 TIN TỨC - SỰ KIỆN

Xây dựng tổ chức đảng trong các đơn vị ... TIẾP TRANG 1

Khôi Nội chinh tinh ky kết giao ước thi đua năm 2019

HỘI NGHỊ BÁO CÁO VIÊN TRỰC TUYẾN THÁNG 4/2019 CỦA BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG:

Giá điện tăng 8,36%; tai nạn giao thông gây thiệt hại hàng đầu cho nền kinh tế

Toàn cảnh Hội nghị ở đầu cầu Lâm Đồng.

Ký kết giao ước thi đua Khối Nội chính tỉnh.

... Nhìn chung tổ chức đảng, đoàn thể trong DN chưa là cầu nối gắn bó thường xuyên người lao động với DN; chưa là chỗ dựa tin cậy, chưa có nhiều đóng góp thiết thực, cụ thể vào sự phát triển, ổn định của DN. Đa số chủ DN và người lao động chưa nhận thức đầy đủ về Đảng, ngại tham gia các đoàn thể chính trị - xã hội. Các quy định, quy chế, hướng dẫn xây dựng tổ chức đảng thiếu đồng bộ, chậm sửa đổi, bổ sung phù hợp với đặc thù của đơn vị kinh tế tư nhân.

Nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém trên; Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Chỉ thị số 33-CT/TW, ngày 18/3/2019 về tăng cường xây dựng tổ chức đảng trong các đơn vị kinh tế tư nhân. Ban Bí thư yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, đáng chú ý là: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả công

tác vận động, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong cán bộ, đảng viên, chủ DN và người lao động về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; về vai trò, vị trí cũng như yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển tổ chức đảng, các đoàn thể nhân dân trong đơn vị kinh tế tư nhân... Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đảng; tích cực xây dựng, phát triển tổ chức đảng, đảng viên. Đối với các DN đã có tổ chức đảng, các cấp ủy và tổ chức đảng tiến hành rà soát, nắm chắc số lượng, đánh giá kỹ thực trạng tổ chức và hoạt động của tổ chức đảng, đề ra giải pháp củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động. Hướng dẫn tổ chức đảng tại DN xây dựng quy chế hoạt động và quy chế phối hợp giữa cấp ủy với ban lãnh đạo, chủ DN. Trong

đó, quy định rõ việc tổ chức đảng tham gia xây dựng, phát triển DN và trách nhiệm DN trong việc tạo điều kiện để tổ chức đảng hoạt động; việc phát hiện, giới thiệu, tiến cử đảng viên đủ tiêu chuẩn, điều kiện để xem xét, bổ nhiệm làm lãnh đạo, quản lý của DN và việc phối hợp giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích chính đáng của người lao động. Đối với DN chưa có tổ chức đảng, cấp ủy cấp huyện và tương đương chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc rà soát, nắm chắc số lượng đảng viên đang làm việc ổn định trong các DN, nhưng vẫn sinh hoạt đảng ở nơi khác, nếu đủ 3 đảng viên chính thức trở lên và DN sản xuất, kinh doanh ổn định thì thành lập chi bộ... Các cấp ủy, tổ chức đảng thường xuyên tuyên truyền, vận động, bồi dưỡng, tạo nguồn kết nạp đảng, nhất là chủ DN, người trong bộ máy quản lý và ban chấp hành các đoàn thể trong các đơn vị kinh tế tư nhân.

LAN�HỒ�����

Hội nghị được tổ chức tại 161 điểm cầu trên cả nước, với 3 điểm cầu chính là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Tham dự tại điểm cầu Hà Nội có đồng chí Lê Mạnh Hùng - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí TS. Dương Quang Thành - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam; ngoài ra, còn có các báo cáo viên và lãnh đạo các Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương; đại diện các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương.

Tại điểm cầu tỉnh Lâm Đồng, có các báo cáo viên Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020 công tác trên địa bàn thành phố Đà Lạt; đại diện lãnh đạo Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Trường Chính trị tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh, Ủy ban MTTQVN tỉnh và

các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh và Công ty Điện lực Lâm Đồng…

Tại Hội nghị , các đại biểu được nghe trình bày 3 nội dung:

Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4; tình hình cung cấp điện trong thời gian gần đây; những khó khăn và giải pháp trọng tâm trong tình hình mới để bảo đảm đủ điện trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống Nhân dân… Từ ngày 20/3/2019, EVN điều chỉnh giá điện tăng 8,36%. Giải thích điều này, đại diện EVN cho biết: EVN dựa trên cơ sở chi phí đầu vào để tính được giá điện đầu ra. Chi phí đầu vào chủ yếu là chi phí nguyên liệu sản xuất và đều phải mua với giá cạnh tranh trên

thị trường chứ không được ưu đãi. Việc điều chỉnh giá điện là do yếu tố đầu vào tăng, trượt giá, chênh lệch tỷ giá…

Lãnh đạo Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, thông tin về tình hình tai nạn giao thông (TNGT) và công tác bảo đảm trật tự ATGT thời gian gần đây; những giải pháp trọng tâm, đột phá để đảm bảo trật tự, ATGT trong thời gian tới… TNGT đường bộ được xem là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, nhưng dẫn đầu về thiệt hại kinh tế với 1,3 triệu sinh mạng mỗi năm; 90% số người tử vong là ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình và trong nhóm giao thông dễ bị tổn thương (đi bộ, xe đạp và mô tô, xe máy), với trên 80% người bị TNGT từ 15-55 tuổi là lực lượng lao động chính, cướp đi khoảng 2,5% GDP/năm trên thế giới. Việt Nam nằm ở ngưỡng trung bình (17/100.000 dân) trong khu vực Đông Nam Á về TNGT.

Cũng tại Hội nghị, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Tuyên giáo tỉnh Lâm Đồng định hướng công tác tuyên truyền trong thời gian tới, là: Tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương, giải phóng Đà Lạt - Lâm Đồng và giải phóng miền Nam - thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế Lao động. Đồng thời, sơ kết, tổng kết và quán triệt một số Chỉ thị, Nghị quyết về phát triển kinh tế, bảo vệ người tiêu dùng, đặc biệt định hướng dư luận về Đồ án Quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị Khu trung tâm Hòa Bình - thành phố Đà Lạt…

L�HOA

Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, để đạt mục tiêu hoàn thành công tác thu ngân sách trong cả năm 2019 nói chung và quý 2/2019 nói riêng, các cơ quan chuyên trách cần tập trung 3 nhóm giải pháp trọng tâm từ 3 lĩnh vực thuế, phí, lệ phí; đất, nhà và hoạt động khai thác khoáng sản.

Cụ thể, Cục thuế Lâm Đồng tăng cường xử lý nợ đọng thuế, phân loại đầy đủ,

chính xác và kịp thời để đẩy mạnh công tác chống thất thu thuế. UBND cấp huyện, thành phố chủ động rà soát các địa chỉ nhà, đất để đưa vào kế hoạch thu; đồng thời đôn đốc thu ngân sách những trường hợp đến hạn nộp tiền ghi nợ sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tiền mua nhà thuộc sở hữu nhà nước. Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng kiểm

tra, đề xuất cơ quan thẩm quyền xem xét thu hồi dự án, giấy phép khai thác khoáng sản… đối với những trường hợp không chấp hành nghĩa vụ thuế theo quy định.

Được biết, trong quý 1/2019, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Lâm Đồng đạt 2.137 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ.� MẠC�KHẢI

3 giải pháp trọng tâm thu ngân sách quy 2/2019

Sáng ngày 2/4, tại Hội trường Công an tỉnh, Khối thi đua Nội chính tỉnh đã tổ chức Hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2019.

Khối thi đua Nội chính gồm có các thành viên: Công an tỉnh (Cụm trưởng), Viện Kiểm

sát nhân dân tỉnh (Cụm phó), Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, TAND tỉnh, Sở Tư pháp và Thanh tra tỉnh.

Trong năm 2018, công tác thi đua, khen thưởng của các thành viên trong Khối tiếp tục có sự đổi mới và đạt nhiều kết quả tích

cực. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức phong trào thi đua được quan tâm hơn, đã

quán triệt và thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà

nước về công tác thi đua. Các phong trào thi đua, các cuộc vận động được phát động với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; có chủ

đề, mục tiêu, chỉ tiêu rõ ràng, cụ thể, từng bước phát triển cả bề rộng và chiều sâu, tập

trung thực hiện nhiệm vụ chính trị của mỗi tổ chức thành viên. Công tác khen thưởng được

các thành viên trong Khối thực hiện có nền nếp, bảo đảm chính xác, kịp thời, công bằng,

công khai… Thực hiện tốt chức năng tham mưu, đề xuất cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND

tỉnh về thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đánh giá cao những kết quả đạt được của Khối trong năm 2018, Phó Trưởng

Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Nguyễn Đình Quyến đề nghị các đơn vị trong Khối với tinh thần bứt phá, hoàn thành tốt nhiệm

vụ đề ra, để năm 2019 cùng về đích với thành tích cao nhất. Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo trong Khối thi đua Nội chính đều thống nhất cao với các nội dung, chỉ tiêu, biện pháp và

quy chế hoạt động thi đua; thống nhất ký kết giao ước thi đua năm 2019 với chủ đề “Quyết

tâm nêu gương, liêm chính, kỷ cương, đoàn kết, hành động, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân”.

TIẾN�DŨNG

Hơn 130 thi sinh tham gia Hội thi Tin học trẻ lần thứ III/2019

Ban Thường vụ Huyện đoàn Đức Trọng vừa phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức Hội thi Tin học trẻ lần

thứ III, năm 2019.Tham gia hội thi có 136 thí sinh đến từ các

trường tiểu học, THCS trên địa bàn. Kết thúc hội thi, Ban tổ chức đã trao tặng giải nhất

Khối Tiểu học cho em Trương Lê Thùy Linh (Lớp 5A1 Trường Tiểu học Bồng Lai);

giải nhất Khối THCS cho em Nguyễn Công Thành (Lớp 9A1, Trường THCS Trần Phú).

Ngoài ra, BTC đã trao 29 giải cho các thí sinh có thành tích tốt trong hội thi.

Theo Ban tổ chức, mục đích quan trọng của hội thi là tạo ra phong trào thi đua học

tập, nghiên cứu một cách sôi nổi, rộng khắp và ứng dụng tin học vào trong thực tiễn học tập cũng như đời sống, sinh hoạt của tuổi trẻ huyện nhà; tạo điều kiện thuận lợi để tiến tới

phổ cập bộ môn tin học trong thanh, thiếu nhi. Đồng thời, những thí sinh xuất sắc tại hội thi năm nay sẽ được chọn vào đội tuyển tham gia Hội thi Tin học trẻ tỉnh Lâm Đồng lần thứ

XXV được tổ chức vào tháng 4/2019.N.MINH

3 THỨ BẢY 6 - 4 - 2019CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

VĂN VIỆT

Những ngày cuối tháng 3/2019, phóng viên trở lại vùng chuyên canh hoa hồng dưới chân núi

LangBiang, Lạc Dương gặp anh Hoàng Bình Minh (sinh năm 1976), một trong những chủ trang trại sản xuất theo mô hình liên kết, đạt những hiệu quả đáng kể trên tổng diện tích 35.000 m2 nhà kính. Đưa phóng viên đến một số khu nhà kính liên kết sản xuất của nông hộ dưới chân núi LangBiang này, chủ trang trại Hoàng Bình Minh giới thiệu nhiều giống hoa hồng chất lượng cao đang sinh trưởng tốt tươi và được thị trường trong nước ưa chuộng thường xuyên đặt hàng. Đó là những giống hoa hồng với đa dạng sắc màu quen thuộc nhiều năm như nhung đỏ, vàng ánh trăng, sen hồng, cam, hồng xanh... được chăm sóc quanh năm bên cạnh các sắc màu mới đang hút hàng giá trị cao gồm đỏ ớt, hồng trà, trắng xanh, vàng chùa... Dịp lễ tình nhân 14/2 và Quốc tế phụ nữ 8/3 vừa qua, giá mỗi cành hoa hồng các loại quen thuộc bán ra từ 3- 4.000 đồng, các loại hoa hồng ghép mới đạt đến 8.000 đồng. Nếu tính tổng cộng 35.000 m2 đang sản xuất liên kết thì sản lượng thu hoạch 2 ngày

Hoa hồng liên kết dưới núi LangBiangXuất phát điểm từ một lao động làm công ăn lương rồi chăm chỉ học nghề trồng hoa hồng Đà Lạt, anh Hoàng Bình Minh tích lũy từng nguồn vốn xây dựng từng thửa vườn rồi dần dần nhân rộng quy mô trang trại hoa hồng dưới chân núi LangBiang, liên kết với nhiều nông hộ mở rộng sản xuất, ổn định đầu ra và tăng thu thập cho gia đình...

một lần trên dưới 40.000 cành...” - chủ trang trại Hoàng Bình Minh cho biết.

Cu thể, trên tổng diện tích 35.000 m2 trang trại hoa hồng dưới chân núi LangBiang nêu trên, anh Hoàng Bình Minh trực tiếp tổ chức sản xuất 5.000 m2 và 30.000 m2 tổ chức liên kết với 6 nông hộ ở địa phương. Hình thức liên kết ở đây khá đặc biệt. Đó là phía chủ trang trại Hoàng Bình Minh chịu trách nhiệm xây dựng hoàn chỉnh và bàn giao cho nông hộ liên kết toàn bộ hệ thống nhà kính với mật độ 12.000 cây hoa hồng/1.000 m2 đã ghép thành công, bắt đầu vào thời kỳ thu hoạch đầu tiên, cùng hệ thống thiết bị tưới nước cũng được lắp đặt khép kín... Phía nông hộ liên kết bố trí lao động, trực tiếp đầu tư vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sản xuất trong thời hạn từ 5 năm đến 8 năm, mỗi năm thanh toán tiền khấu hao tài sản cố định và vốn xây dựng cơ bản 50 triệu đồng/1.000 m2 cho chủ trang trại; tất cả sản lượng thu hoạch hoa hồng cắt cành được chủ trang trại bao tiêu theo giá thời điểm

thị trường hoặc giá ấn định trước theo thỏa thuận. Kết quả hình thức liên kết này, trong vài năm gần đây với giá hoa hồng quân bình trên dưới 2.000 đồng/cành, nông hộ thu lợi nhuận hơn 100 triệu đồng/1.000 m2/năm. Như vậy, trên một diện tích 1.000 m2 đất sản xuất hoa hồng dưới chân núi LangBiang, nông hộ và chủ trang trại thực hành sản xuất liên kết theo hình thức đặc biệt này đã và đang chia sẻ lợi nhuận trong năm qua với tỷ lệ mỗi bên 50 triệu đồng.

Theo chủ trang trại Hoàng Bình Minh, vùng đất huyện Lạc Dương nói chung, khu vực dưới chân núi LangBiang nói riêng thuộc vùng thổ nhưỡng, khí hậu trên độ cao 1.500 m, nên sản phẩm hoa hồng cắt cành có màu sắc đậm nét và giữ tươi lâu hơn so với vùng nông nghiệp khác trong nước. Đây là lợi thế cạnh tranh giúp nông dân yên tâm đầu tư sản xuất liên kết, ổn định nguồn thu nhập thường xuyên cho gia đình. Đáng kể với kỹ thuật ghép chồi hoa hồng với gốc tường vi hoang dại bản

địa ngày càng hoàn thiện và phát triển, người nông dân Lạc Dương sản xuất hoa hồng liên kết có thể chuyển đổi xen canh và trồng mới thường xuyên các giống hoa hồng mới lạ, độc đáo, đạt giá trị cao trên thương trường trong nước và quốc tế. Như trang trại hoa hồng của anh Hoàng Bình Minh xuất phát điểm sản xuất hoa hồng ghép từ quy mô hộ gia đình với diện tích khoảng 3.500 m2, hơn 5 năm sau đã nhân rộng diện tích lên gấp 10 lần. “Hơn 5 năm trước, vợ chồng chúng tôi vừa chuyển nhượng hoàn thành khoảng 3.500 m2 đất canh tác cây cà phê dưới chân núi LangBiang thuộc thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương liền bắt tay chuyển đổi toàn bộ sang trồng hoa hồng. Với mật độ 12.000 gốc/1.000 m2, hộ gia đình tôi tuyển chọn từng hom giống hoa hồng dại đạt chất lượng để giâm trồng. Nẩy mầm sinh trưởng đến 6 tháng sau, hồng dại phát triển nhiều cành nhánh thì chọn cành khỏe mạnh nhất ghép với mầm chồi hoa hồng thương phẩm. Chăm sóc 4 tháng kế tiếp nữa là bắt đầu thu hoạch…”, anh Minh chia sẻ.

Cũng theo kinh nghiệm chủ trang trại Hoàng Bình Minh, tính riêng trong một năm vừa qua, cứ 2 ngày thu hoạch 1 lần, sản lượng trung bình đạt khoảng 1.500 - 2.000 cành/1.000 m2. Nhân với giá bán 2.000 đồng/cành, doanh thu 3 - 4 triệu đồng/2 ngày/1.000 m2. Các giải pháp sản xuất hoa hồng cần tuân thủ gồm: bón phân, tưới nước cân đối, bơm thuốc phòng trừ bệnh hại đúng thời điểm, thu hoạch vào buổi sáng sớm hàng ngày, sau đó tưới đẫm nước vào cành hoa trước khi đóng thùng chuyển đến thị trường tiêu thụ. Với từng khu vườn gốc ghép hoa hồng được chăm sóc trong nhà kính đúng quy trình sẽ cho thu hoạch hoa cắt cành đạt sản lượng và chất lượng thương phẩm từ 10 năm trở lên…

HOÀNG YÊN

Loay hoay trong thời buổi cây cà phê dịch bệnh, giá cả bấp bênh, ông Lê Văn Trường (thôn Tân Lạc 1, xã Đinh Lạc, Di Linh)

chia sẻ rằng, qua tìm hiểu trên ti vi, đọc sách báo và mạng internet giới thiệu về mắc ca, một loại cây có nguồn gốc ngoại nhập, được mệnh danh là “cây triệu đô”. Vậy là ông lặn lội đến vùng Đắk Lắk để tìm hiểu các giống mắc ca cho năng suất cao. “Thế giới có đến 60 giống mắc ca nhưng tôi chỉ quan tâm đến những giống có năng suất, chất lượng cao nhất”, ông Trường cho biết.

Những nơi đến tìm hiểu ông Trường đều mua một ít hạt giống hoặc cành mắc ca để về ươm ghép, tạo ra giống thích hợp với thổ nhưỡng nơi ông sống. Từ năm 2011, ông được Công ty Đức Anh ở Đắk Lắk chuyển giao trồng khảo nghiệm hơn 400 cây mắc ca trồng xen cà phê trên đất vườn nhà và sau 3 năm, bắt đầu cho quả. Ông mừng lắm, mấy năm nay cà phê và mắc ca đều cho thu hoạch cao.

Ông Trường cho biết, trồng xen mắc ca với cà phê trong vườn giúp cây mắc ca vừa tận dụng được nguồn nước tưới từ cà phê, vừa tạo bóng mát cho cà phê. Hơn nữa, mùa thu hoạch quả mắc ca lại trái vụ so với cà phê nên tạo thuận lợi hơn cho gia đình.

Nếu trồng mắc ca giống ghép, sau khoảng 3 năm, cây bắt đầu ra hoa kết trái. Thông thường, cây ra hoa vào khoảng tháng 2, tháng 3 hàng năm và khoảng 8 tháng sau thì có thể cho thu hoạch. Cây càng lâu năm cho sản lượng càng cao.

Hiện giờ ông Trường coi cây mắc ca là

Mắc ca “thương hiệu” cựu chiến binhVới phương châm “chậm mà chắc”, nên từ khâu chọn lựa giống mắc ca cho năng suất, sản lượng cao, rồi thành lập HTX để tiêu thụ sản phẩm, cựu chiến binh Lê Văn Trường đã và đang làm giàu không chỉ cho bản thân mà còn giúp những nông dân trồng mắc ca.

nguồn thu nhập chính của gia đình nên chăm sóc rất kỹ. Khi cây đã có trái và sản lượng nhiều, vấn đề đầu ra cho cây mắc ca khiến ông trăn trở. Sau một thời gian bán trôi nổi trên thị trường, ông cùng anh em cựu chiến binh trong xã thành lập HTX, kêu gọi mọi thành viên trồng mắc ca trong thôn, xã liên kết để dễ dàng tiêu thụ hơn. Từ năm 2018, HTX Liên kết Mắc ca - Macadamia Di Linh được thành lập do ông Trường làm Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc. HTX thu hút gần 32 thành viên là

nông dân trên địa bàn 4 xã là Đinh Lạc, Tân Nghĩa, Tân Châu và thị trấn Di Linh. Nhiều thành viên được ông Trường hỗ trợ giống, kỹ thuật để phát triển vườn mắc ca, từ đó giúp nông dân có giống tốt, tránh tình trạng nhiều vườn mắc ca ồ ạt trồng nhưng mua phải giống trôi nổi, không có trái hoặc năng suất kém.

Đến nay, tổng diện tích canh tác của HTX vào khoảng hơn 85 ha mắc ca trồng từ năm 2011, trong đó có 50 ha đang cho thu hoạch, tổng sản lượng mắc ca hàng năm của HTX

đạt 100 tấn. Ông Đặng Công Định, thành viên của HTX (trú ở Tân Lạc 1, xã Đinh Lạc) cho biết, gia đình cũng bắt đầu trồng mắc ca từ năm 2013. Ông trồng nó xen với cà phê. Nhưng thấy mắc ca thu hoạch khá hơn nên ông bỏ dần cà phê để trồng thuần mắc ca. Tới nay, vườn mắc ca của ông đã được gần 6 năm tuổi, cây tốt và rất sai quả, ai đến thăm cũng mê. Ông Định cho biết, 1,4 ha mắc ca của ông đang trong thời kỳ kinh doanh ổn định. Năm ngoái, ông Định thu hơn 3 tấn hạt mắc ca khô, bán với giá 90.000 đồng/kg. Vườn nhà ông hiện đang sản xuất mắc ca theo tiêu chuẩn VietGAP, nghĩa là phải thực hành nông nghiệp tốt, phun xịt thuốc đúng thời vụ, có nhật ký đồng ruộng để sản phẩm mình bán ra thị trường đạt chất lượng tốt được mọi người đón nhận.

Sản phẩm của HTX sản xuất được bao nhiêu đều được tiêu thụ hết ở thị trường khắp cả nước. Bên cạnh bán thô, HTX đã nghiên cứu, chế tạo dây chuyền chế biến mắc ca với công suất 20 tấn/năm, được thị trường tiêu thụ mạnh như hạt mắc ca rang tách nứt với giá bình quân 240.000 đồng/kg. Tất cả sản phẩm mắc ca này đã có tem truy xuất nguồn gốc, chỉ cần một thao tác người tiêu dùng có thể nắm được sản phẩm mình sử dụng được sản xuất ở đâu, chất lượng sản phẩm ra sao. Nhờ làm theo dây chuyền hiện đại như vậy, sản phẩm mắc ca đã đem lại doanh thu cho các thành viên trong HTX và dự kiến nguồn thu này còn tăng lên nhờ sản lượng vườn mắc ca tăng cao hơn. Bên cạnh bán trong nước, hướng của HTX là khi ổn định sản lượng và chất lượng sản phẩm trên toàn bộ diện tích canh tác của HTX thì sẽ phát triển theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để xuất khẩu sang Thái Lan, Úc, Nhật,…

Chuyển hướng trồng mắc ca giúp gia đình ông Lê Văn Trường có thu nhập ổn định. Ảnh: H.Yên

Chủ trang trại Hoàng Bình Minh trong khu vườn hoa hồng sản xuất liên kết dưới chân núi LangBiang với năng suất 1.500 - 2.000 cành/1.000 m2/2 ngày. Ảnh: V.Việt

4 THỨ BẢY 6 - 4 - 2019 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Truyện ký: THĂNG LONG

Đúng ngày 2/9/1950, 5 năm sau ngày Hồ Chủ tịch đọc Tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam

Dân chủ Cộng hòa, tại căn cứ kháng chiến chống thực dân Pháp, giữa rừng già núi Tản huyền thoại - cơ quan Bưu điện tỉnh Sơn Tây tổ chức đám cưới cho hai cán bộ đều là giao liên hỏa tốc. Vật chất đơn sơ nhưng ấm áp tình bạn bè, đồng chí. Ngày lập nước năm ấy cũng là ngày khai sinh một tổ ấm gia đình trở thành kỷ niệm sâu sắc theo suốt cuộc đời của hai lão đảng viên được tặng Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng đến khi họ nhắm mắt xuôi tay.

Đã thành lệ, hàng năm cứ đến ngày 2/9, ông bà Đá - Bảy đều làm vài mâm cơm để anh em, con cháu quây quần gặp mặt mừng ngày Quốc khánh cũng là để ôn lại kỷ niệm ngày cưới của mình. Vui vẻ bên mâm cơm, câu chuyện mà các cụ kể cho con cháu nghe chính là những chuyến công tác địch hậu đầy ắp nỗi truân chuyên song cũng nhờ vậy đã vun đắp cho mối tình của hai giao liên và có đám cưới đúng ngày 2/9 của họ.

Ông Đá cất giữ những kỷ vật gia đình rất cẩn thận trong một chiếc hộp sắt tây cũ gỉ. Cái hộp cũng là một kỷ vật nên dẫu có gỉ sét song ông cũng không thay cái khác. Đó là vỏ lon sữa chiến lợi phẩm mà người em bà Bảy là bộ đội đang tham gia chiến dịch Hòa Bình gửi cho chị khi biết chị sinh cháu đầu lòng. Một năm đôi lần vào dịp Quốc khánh và Tết Nguyên đán ông mới mở chiếc hộp đó ra. Những lúc đó tay ông run run cầm trên tay đưa từng tấm ảnh cho mọi người xem. Trong chiếc hộp đó có một bức ảnh cỡ 6x9 là chân dung của cụ giáo Đỗ Khắc - cha đẻ ông, một bức ảnh ông được phóng viên mặt trận chụp trước cửa hang đá ở Hòa Bình ngay sau cuộc oanh kích của máy bay địch vào căn cứ, một bức ảnh vợ ông bế đứa con đầu mới sinh ít ngày... Tất cả các tấm ảnh đều đã nhuốm màu thời gian. Ông bảo: “Mỗi tấm ảnh là một góc của cuộc đời tôi. Mấy mươi năm chiến tranh, nay đây mai đó mình chỉ còn giữ được chút ít hình ảnh của những người ruột thịt, về kỷ niệm của một

Hơn 200 học giả, nhà nghiên cứu của nhiều nước vừa tụ về An Khê (Gia Lai) tham dự Hội thảo quốc tế “Kỹ nghệ đá cũ An Khê trong bối cảnh các kỹ nghệ ghè hai mặt ở châu Á”.

Sau nhiều tháng năm gắn kết và đưa ra các định hướng sau mỗi ngày khảo sát, đo đạc, đến nay các chuyên gia khảo cổ học đã phát hiện 24 di chỉ khảo cổ thuộc sơ kỳ đá cũ và có 4 địa điểm đã được khai quật gồm Gò Đá, Rộc Tưng 1, Rộc Tưng 4 và Rộc Tưng 7. Qua đó, có trên 1.000 hiện vật đá được phát hiện trong các hố đào, đồng thời có trên 600 mảnh thiên thạch được phát hiện đồng thời cùng hiện vật đá ngay tại tầng văn hóa. Với các tiêu bản mẫu thiên thạch, các chuyên gia Nga đã đưa về nước phân tích kết quả bằng phương pháp K/Ar cho niên đại ở di tích Gò Đá (phường An Bình) là 806.000 ± 22.000 năm và Rộc Tưng 1 là 782.000 ± 20.000 năm cách ngày nay.

Theo TS Alexander Kandyba, Viện

ĐỨC TÚ

Năm 2014, Câu lạc bộ (CLB) “Hát ru và dân ca Phụ nữ Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng”

thành lập với 30 thành viên. Buổi ban đầu còn bao bỡ ngỡ khi tìm về những lời ru, câu dân ca, nhưng có thể khẳng định một điều rằng, những con dân đất Việt từ khi lọt lòng đã thấm đẫm trong mình từng lời ru của mẹ, tiếng nôi đưa của bà. Để rồi một mai khi lớn lên, cho dù công tác ở đâu, làm công việc gì trong mỗi người đều có một trời ký ức thương nhớ.

Thiếu tá Chuyên nghiệp Vũ Thị Hường là Chủ nhiệm CLB cho biết: Khi mới thành lập, các thành viên trong CLB cũng còn nhiều điều phải học hỏi, người biết về hát ru thì truyền đạt về hát ru, người hát được dân ca thì dạy mọi người hát về dân ca. Mặt khác, CLB cũng liên hệ với những người am hiểu về hát ru, dân ca ở trên địa bàn để nhờ họ hướng dẫn, qua đó các thành viên trong CLB dần vững tin hơn. Có thể nói rằng, nhờ những lời ru, câu dân ca mà tình yêu quê hương đất nước, con người, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta ngày càng được tô thắm, nhất là đối với các chiến sĩ trẻ.

Nhờ gắng công luyện tập, gọt giũa trong cách thể hiện từng lời ru, câu dân ca mà năm 2017, trong Liên hoan “Hát ru, hát dân ca và âm nhạc cổ truyền” trong lực lượng vũ trang Quân khu 7, đội thi của Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng đã đoạt Huy chương vàng; năm 2018 CLB đã đoạt 1 giải Giải A và 1

Những người lính và lời hát ru ngọt ngàoVượt nắng, thắng mưa, say sưa luyện tập, sẵn sàng chiến đấu, nhưng những người lính Bộ đội Cụ Hồ ở Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Lâm Đồng vẫn tràn đầy tinh thần lạc quan yêu đời, khi họ thể hiện những bài hát ru, dân ca đậm đà bản sắc dân tộc.

Giải B Liên hoan Dân ca và nhạc cổ truyền Lâm Đồng lần thứ 7.

Đại úy Chuyên nghiệp Nguyễn Thị Hoa là một thành viên của CLB chia sẻ rằng CLB không chỉ là “sân chơi” về âm nhạc, mọi người có thể thể hiện khả năng ca hát của mình mà điều hay nhất là qua những bài hát mà mình đã được bồi đắp thêm tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, tình đồng chí, đồng đội.

Đến nay, CLB đã có trên 60 thành viên, trong đó việc Hội Phụ nữ cơ sở Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng đã phát triển được các thành viên CLB là nam giới yêu thích hát ru và hát dân ca đã làm sinh động, hòa hợp hơn trong việc thể hiện các bài hát song ca, để rồi

“cung thanh, cung trầm” cùng nhau hòa giọng tạo nên một sự thi vị, đắm say trong từng lời ru, câu hát. Đại úy Chuyên nghiệp Nguyễn Văn Viễn tâm sự: Lớn lên trong lời ru của mẹ, lắng nghe câu quan họ, điệu ví dặm, hò khoan, hò hụi…càng làm tình yêu quê hương đất nước mình thêm đong đầy, nay được tham gia vào CLB thì những lời ru, câu dân ca như chắp cánh, bay bổng hơn trong tôi, giúp tôi cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Không chỉ thể hiện những câu quan họ, những bài hát ru; các chiến sĩ trong CLB “Hát ru và dân ca Phụ nữ Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng” còn sưu tầm, luyện tập những làn điệu, bài hát của người

đồng bào dân tộc thiểu số ở địa bàn Lâm Đồng để trình diễn. Trong số đó, điển hình như bài hát Chuyện tình Dung Lang, thể hiện tình yêu đôi lứa của đồng bào K’Ho ở miệt Nam Tây Nguyên.

Trong một thời đại mà sự giao thoa văn hóa, nhất là âm nhạc đã vượt ra khỏi tầm quốc gia, thì đây đó ở Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng vẫn còn những chiến sĩ cố công tập luyện, mang lời ca, tiếng hát của mình để làm sao không những nghe câu quan họ mà còn là điệu ví dặm, hò khoan, hò hụi, dân ca... trên cao nguyên. Góp một phần công sức nhỏ bé của mình để truyền tải, lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp mà bao đời nay cha ông ta để lại.

Hát ru, hát dân ca là “món ăn tinh thần” mà các chiến sĩ ở CLB “Hát ru và dân ca Phụ nữ Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng” tập luyện và thể hiện. Ảnh: Đ.Tú

THÂN THU HIỀN

Đinh Lạc được xem là một trong những địa phương có phong trào văn hóa

quần chúng phát triển nhất ở huyện Di Linh. Cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu hưởng thụ văn hóa, văn nghệ nhằm nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân ngày càng tăng lên. Phong trào văn hóa, văn nghệ từ các làn điệu quan họ, ca trù,... được các hội viên Hội Người cao tuổi lưu giữ và phát huy rộng khắp, từ đó, đã thổi một làn gió mới vào đời sống tinh thần hội viên và người dân.

Nơi lưu giữ văn hóa của các vùng miềnKhông chỉ mang nét đặc trưng riêng của vùng đất Tây Nguyên, các câu lạc bộ (CLB) văn nghệ dân gian trên địa bàn xã Đinh Lạc, huyện Di Linh còn góp phần giữ gìn và phát huy nhiều loại hình như dân ca, ca trù, cồng chiêng,… góp phần tích cực xây dựng đời sống tinh thần phong phú hơn ở địa phương.

Theo đó, phong trào văn hóa, văn nghệ nơi đây phát triển mạnh mẽ, các CLB đội nhóm trong Hội Người cao tuổi lần lượt được thành lập và lan rộng trên địa bàn xã, nhằm phát huy hiệu quả của các CLB, để góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chức hội. Nêu cao khẩu hiệu “Người cao tuổi - sống vui, sống khỏe, sống có ích”, các hội viên trong từng CLB đã làm cho cuộc

sống của họ trở nên có ý nghĩa hơn thông qua nhiều hoạt động thiết thực, bổ ích. Ông Trương Quốc Phương - Phó Chủ tịch UBND xã Đinh Lạc cho biết: “Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn thành phố đã quan tâm, chú trọng đến việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống thông qua các loại hình nghệ thuật dân tộc, đa dạng hóa hoạt động văn hóa, văn nghệ ở địa phương. Bên cạnh đó,

các cấp cũng thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu, biểu diễn nghệ thuật nhân các ngày lễ, tết, các sự kiện chính trị của địa phương. Hiện nay, trên địa bàn xã có 4 câu lạc bộ văn hóa văn nghệ hoạt động thường xuyên như: cồng chiêng, ca trù, dân ca, người cao tuổi và sắp tới đây sẽ có thêm CLB ví dặm”.

Ông Phạm Văn Phượng - Chủ tịch Hội Người cao tuổi cho hay: “Theo Luật Người cao tuổi và điều lệ của Hội phải tạo cho người cao tuổi có một cuộc sống vui, sống khỏe. Ngoài tạo vật chất cho người cao tuổi thì việc đảm bảo tinh thần cho người cao tuổi là rất quan trọng. Chính vì những điều đó mà chúng tôi đã xây dựng nhiều CLB để tạo sân chơi cho người cao tuổi sống có ý nghĩa hơn”.

Có dịp được tham dự buổi sinh hoạt với CLB của Hội Người cao tuổi tại thôn Đinh Lạc 2, xã Đinh Lạc, dù nhạc cụ chỉ là trống ban, đàn nhị, đàn bầu... nhưng các thành viên ai nấy đều hào hứng, chất chứa nhiều niềm vui phấn khởi.

Sau 14 năm kể từ ngày thành lập CLB thôn Đinh Lạc 2, hiện tại đã có 25 thành viên đang tham gia...

Các CLB Hội Người cao tuổi xã Đinh Lạc, huyện Di Linh được xem là nơi lưu giữ nét đẹp văn hóa của các vùng miền. Ảnh: T.Hiền

XEM TIẾP TRANG 10

5 THỨ BẢY 6 - 4 - 2019CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

THEO DÒNG SỰ KIỆN

XEM TIẾP TRANG 11

Minh họa: Phan Nhân

Một đám cưới không có đêm tân hônthời để mà nhớ. Những năm tháng hoạt động địch hậu gian nan song tôi đã được sống, được yêu thương và sát cánh chiến đấu bên các đồng chí và người bạn đời như thế đấy”.

Ông Đá sinh năm 1929 là người con của quê lụa Hà Tây, sinh quán ở xã Ngọc Tảo, huyện Phúc Thọ, nay thuộc Hà Nội. Ông xuất thân trong một gia đình nhà giáo, bởi vậy cùng với hai người em, (một người em gái và một người em trai) được nuôi ăn học từ nhỏ. Thế nhưng, thật không may cho anh em ông đó là cha ông lại ra đi quá sớm vì căn bệnh phổi khiến cho việc học của anh em ông phải dang dở. Hơn thế nữa, khi mẹ ông đi bước nữa khiến anh em ly tán mỗi người một nơi. Ông được người chú ruột làm giáo học trường làng nuôi ăn học cho đến khi đi thoát ly.

Những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp đã vậy rồi cả đến khi hòa bình lập lại ông không còn được một lần gặp mặt mẹ và người em trai nữa. Với ông đó là những thiệt thòi về tình cảm không có gì bù đắp nổi.

Khi kháng chiến toàn quốc diễn ra được 2 năm, năm 1947 ông ra nhập du kích xã rồi vào bộ đội. Đầu năm 1950, khi ta đang gấp rút chuẩn bị cho chiến dịch Biên giới Thu Đông, ông được phân công làm nhiệm vụ giao liên giữa vùng địch tạm chiếm (huyện Phúc Thọ, thuộc Hà Nội bây giờ) với vùng tự do. Đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn bởi công việc đòi hỏi phải là người nhanh trí, dũng cảm và thông thạo địa hình. Công tác trong vùng địch hậu phải hết sức bí mật, tránh tề ngụy và bọn chỉ điểm, mật thám phát hiện, nên những người giao liên thường đi ban đêm là chính. Không may trong một lần chuyển công văn từ xã Lạc Trị đến Ngọc Tảo, ông bị sa vào ổ phục kích của bọn tề ngụy tại cánh đồng thuộc xã Phụng Thượng. Bắt

được ông, chúng dùng dây thừng trói “quặt cánh khỉ” rồi giải về bốt Kim Lũ lại chuyển qua bốt Gia Hòa rồi mới đưa về phòng Nhì ở Sơn Tây lấy khẩu cung. Thấy ông dáng thư sinh chúng nghĩ rằng ông sẽ không chịu nổi đòn roi nên ban đầu chúng giở bài ngon ngọt dụ hàng. Mặc những lời đường mật của kẻ địch, ông nhất quyết không khai ra cơ sở của ta trong vùng tề ngụy. Dụ dỗ hăm dọa không được, vậy là chúng liệt ông vào hạng cứng đầu cứng cổ, cần phải có biện pháp mạnh “giáo dục”. Cách “giáo dục” mà chúng gọi chính là tra tấn để ép cung. Chúng bắt ông cúi gập người rồi dùng dùi cui phang mạnh vào hai đầu gối, cứ mỗi lần ông sụp người xuống, chúng lại xếch ngược lên, chúng dập đầu ông vào tường rồi dí điện vào rốn.

Chiến tranh đã lùi xa, song đòn roi của kẻ thù vẫn hằn sâu trước ngực và sau lưng, còn dưới bàn chân của ông sùi lên thành mắt cá. Ông rùng mình mỗi khi nghĩ tới cái

cảm giác dòng điện cao áp chạy trong người. Nó khiến toàn thân ông rung lên, co rúm lại, các dây thần kinh bị kích thích nhức nhối tột cùng. Ông chết đi sống lại sau những lần tra tấn như thế. Tra tấn mãi vẫn không lấy được lời khai, quân giặc ném ông vào phòng giam cùng với mấy thằng Tầu ô, Quốc dân đảng, sau đó đưa tất cả đến Sân bay Kim Đái (Sơn Tây) lao động khổ sai. Tháng 3/1950, chúng áp giải ông cùng một số đồng chí khác lên bốt Trung Hà - Quảng Oai. Ở đây chúng giam ông trong nhà tù dưới lòng đất, mỗi lần lên trên lại phải trèo bằng thang nên muốn trốn đi là điều rất khó. Nhờ có vốn tiếng Pháp nên mỗi lần tiếp xúc với bọn lính Âu - Phi ông đã dạy tiếng Việt cho chúng, dần dà chiếm được lòng tin của chúng nên tạo được cơ hội trốn thoát. Kế hoạch trốn tù được mấy anh em bàn bạc thống nhất. Chớp cơ hội trong một lần ra giếng gánh nước rửa rau, ông cùng

các đồng chí là Tuất, Trõ, Cúc bỏ chạy vào rừng. Lần mò mãi, cuối cùng mấy người cũng thoát ra được vùng tự do ở huyện Bất Bạt rồi tìm cách trở về cơ quan cũ. Sau lần đó vì đã bị lộ mặt nên ông không thể tiếp tục làm giao liên mà được tổ chức điều động chuyển công tác sang Ty Bưu điện Sơn Tây đóng tại Ba Vì.

Ông Đá vốn là người mảnh mai, thư sinh, sau những ngày chịu đòn roi của kẻ thù về càng làm cho sức khỏe ông suy sụp. Mới ngoài 20 tuổi song ông nặng chưa tới 40 kg. Thế nhưng, với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ nên vừa chuyển đến cơ quan mới, ngoài giờ làm chuyên môn ông lại hăm hở cùng các đồng chí vào rừng chặt nứa về đan phên, tu sửa các lán trại của cơ quan bị hư hỏng.

Tại đơn vị công tác mới ông tình cờ quen biết một người con gái đồng hương và mối tình của họ cứ thế nảy nở và đơm hoa. Bà là Nguyễn Thị Bảy có bí danh là Bảy Tân.

Bà Bảy Tân sinh năm 1927, xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo quê xã Cổ Đô, huyện Ba Vì - Sơn Tây (nay là Hà Nội). Mẹ mất sớm, mấy bố con sống trong cảnh bần hàn rồi bố bà ở vậy dắt díu các con dời quê lên xóm Pheo, xã Minh Quang sát chân núi Ba Vì sinh sống. Thế nhưng lên đây cũng chẳng khá hơn ở quê. Bà và hai người em trai phải đi ở cho địa chủ kiếm cơm ăn. Kiếp đi ở đâu có dám mơ đến việc học hành, cả mấy chị em mười mấy tuổi mà không có biết đến một con chữ. Cuộc sống khốn quẫn lại bị địa chủ cường hào áp bức khiến bố bà đã treo cổ tự vẫn. Hai năm sau Cách mạng tháng Tám, vâng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch, bà trốn nhà lên núi Ba Vì tham gia du kích xã Minh Quang.

Từ khi về cùng một đội với ông, vì thấy ông thân hình lẻo khẻo, gầy rớt mùng tơi, lại biết ông mới thoát khỏi gông cùm của thực dân nên bà luôn để ý giúp ông những việc nặng. Bà khỏe mạnh lại xuất thân từ con nhà nông, quen với các công việc đồng áng, đi rừng khi còn đi ở cho địa chủ nên làm việc gì cũng xốc vác. Khi đi lấy nứa thấy ông lóng nga lóng ngóng, bà đã chặt nứa giúp rồi bó lại cho ông chỉ việc vác về. Chẳng cứ những hôm đi rừng mà thường ngày bà vẫn năng qua lại lán của ông, khi thì đem cho bát cháo, khi thì ít viên thuốc bổ mua được những lần công tác địch hậu, lại còn động viên ông phải cố bám trụ tiếp tục công tác. Còn ông cứ vô tư đón nhận sự quan tâm của người con gái đồng nghiệp, đồng hương và mối tình của họ cứ thế nảy nở. Tình cảm hai người ngày thêm sâu đậm, song lúc bấy giờ quan hệ trai gái khắt khe lắm, cho dù trai chưa vợ, gái chưa chồng nhưng chưa báo cáo tổ chức rất dễ bị đàm tiếu.

Bà muốn tặng cho ông chiếc khăn mùi xoa do bà tự thêu song cũng phải giấu mọi người...

Những phát hiện khảo cổ về An Khê (Gia Lai) như một cái nôi cổ xưa nhất của loài người trên thế giới

Khảo cổ - Dân tộc học Novosibirsk (Viện Hàn lâm Khoa học Nga) cho biết, sau 5 năm kể từ thời điểm tiến hành khai quật ở An Khê, đến hiện tại chúng ta có thể biết được rằng trên thế giới có rất nhiều địa điểm giống với địa điểm sơ kỳ đá cũ ở An Khê. Trong đó, đặc biệt nhất là địa điểm ở Bách Sắc (Quảng Tây, Trung Quốc), một trong những địa điểm đã phát hiện ra một hệ thống các di tích, với niên đại cũng tương tự

như ở An Khê. Đặc biệt, tại An Khê công cụ ghè 2 mặt của kỹ nghệ ghè An Khê khác xa với kỹ nghệ chế tác ở châu Âu và sự vắng mặt các công cụ bôn, kỹ thuật ghè khác ở An Khê, điều này càng cho chúng ta tin tưởng sự xuất hiện của kỹ nghệ ghè 2 mặt ở An Khê là kết quả tiến hóa hội tụ nội tại. Đây là một địa điểm mang một dấu ấn văn hóa rất đặc biệt giữa vùng Đông Nam Á và Nam Á ở khu vực châu Á.

Theo Quyết định số 1182/QĐ-BVHTTDL ngày 28/3/2019, Di tích lịch sử Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng (năm 1949) được xếp hạng Di tích Quốc gia về di sản văn hóa.

Cách đây 70 năm, vào ngày 4/4/1949, tại địa danh vừa được xếp hạng di tích quốc gia, đã diễn ra một sự kiện quan trọng do Tổng bộ Việt Minh tổ chức. Đó là khai giảng lớp đầu tiên gồm 42 học viên của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Trường dạy

Các hiện vật được trưng bày là nơi nghiên cứu cho các học giả trên thế giới.

Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng được xếp hạng Di tích Quốc gia

làm báo Huỳnh Thúc Kháng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, đặt tên và chỉ thị cho Tổng bộ Việt Minh tổ chức thực hiện.

Với di tích mới được xếp hạng, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có năm di tích quốc gia là nơi thành lập các cơ quan báo chí, gồm: Hội Nhà báo Việt Nam, Báo Nhân Dân, Báo Quân đội Nhân dân, Báo Văn nghệ cứu quốc và Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

TS tổng hợp (theo Vnanet.vn và Hanoimoi.com.vn)

Hội Nhà báo Việt Nam. (Ảnh tư liệu)

6 THỨ BẢY 6 - 4 - 2019 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

HỒ SƠ TƯ LIỆU

PHAN TĨNH XUYÊN

Cách đây 3 năm, tôi gặp tác giả Trần Ngọc Trác cùng nhân vật Nguyễn Đức Phúc

bàn chuyện làm tác phẩm này. Mãi đến cuối tháng 3/2019, tác phẩm (Nhà Xuất bản Hội Nhà văn) mới chính thức phát hành, phần do nhân vật Nguyễn Đức Phúc thực không muốn người ta viết nhiều về bản thân, phần tác giả rất cẩn trọng trong thu thập và xác tín tư liệu. Hơn nữa, hiện thực cuộc đời ông Nguyễn Đức Phúc từ lúc “nhảy rừng”, tham gia quân đội, làm công chức, làm kinh tế có quá nhiều điều dị biệt, khó tin và “như bịa”. Nhưng chính đây là những chi tiết của hình tượng văn học, cuốn hút người viết và “hành” Trần Ngọc Trác. Tác giả tháp tùng nhân vật ngược xuôi đến rất nhiều vùng đất trên đất nước: Tuyên Quang, Nam Định, Bình Phước, Bình Thuận, Quảng Nam, Tây Ninh, Đồng Nai, Nghệ An, các huyện thị trong tỉnh Lâm Đồng. Anh chia sẻ:

Đọc “Nguyễn Đức Phúc - chuyện thật như đùa”

Tác phẩm “Nguyễn Đức Phúc -chuyện thật như đùa”,

Nxb Hội Nhà văn, 2019.

NGUYỄN HUY KHUYẾN

Trong cuốn Mộc bản triều Nguyễn đề mục tổng quan nhóm tác giả cho rằng, bộ

sách Ngự chế thiên cơ dự triệu thi này là sáng tác của Thiệu Trị. Tuy nhiên, khi đối chiếu với chính sử Đại Nam thực lục và nghiên cứu của chúng tôi, bộ sách này là của Minh Mệnh sáng tác được vua Thiệu Trị cho khắc in sau khi vua cha mất.

Chính vua Thiệu Trị đã nhận xét về thơ của vua cha như sau: “Hoàng khảo ta, trời cho nhiều tài năng, thơ văn ngày một phong phú, những thơ làm ra từ tập đầu đến tập thứ năm (Tập thơ này từ sơ tập đến tập thứ năm, tác giả Minh Mệnh làm từ năm 1827 đến năm 1838. - Theo lời Chí của Trương Đăng Quế và Nguyễn Trung Mậu để ở cuối Ngự chế thi lục tập, sách Thư viện Khoa học, ký hiệu A.134, tờ 3a.), các bài văn ở sơ tập, và các tập thơ Tiễu bình Nam Bắc Xiêm khấu nghịch phỉ, cùng là các bài minh khắc vào cổ khí, đều

Tôi đã thật may mắn khi được bay đến cả 4 châu lục xa xôi ngoài Á châu thân thương quê mình. Những lần bay ấy, đều là những hành trình dài dặc đợi chờ, lượn bay đằng đẵng đầy mệt mỏi, nhưng vô cùng đáng nhớ, đầy trải nghiệm, trăn trở đong đầy những bộn bề nghĩ suy đời thường...

NGUYỄN TRI THỨC

1. Trong cuộc đời, có những người liên tục phải di chuyển

nhờ những “chú chim sắt”, thậm chí trên những không trình trải dài khắp năm châu. Cũng có rất nhiều người, thậm chí suốt những năm tháng có mặt trên dương gian chỉ mơ một lần nhìn thấy máy bay đậu lừng lững ở phi trường, nói gì đến việc được một lần đặt chân lên khám phá những “ngôi nhà di động” lượn bay trên bầu trời thênh thang vời vợi. Thế giới vốn vậy, luôn chứa đựng, xuất hiện, ngập tràn những sắc màu đối lập, bất công, bình đẳng, nghèo khó, giàu sang, mâu thuẫn, phát triển, hòa bình, chiến tranh, hạnh phúc, khổ đau... Như luôn là không gì có thể tuyệt đối, không thể có sự công bằng, bình đẳng hoàn toàn ngay trong một gia đình, miền quê, đơn vị, tổ chức, đất nước. Nói gì toàn cầu mênh mông cách trở điệp trùng khác biệt, ngay cả trong thời đại “thế giới phẳng”, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mỹ miều gọi tắt là 4.0 đi nữa...

Thực sự, tôi bay không nhiều, có thẻ bông sen vàng chỉ là nhờ làm thẻ tín dụng khi đi công tác Âu châu. Mà tấm thẻ ấy, chả thể nào tích đủ điểm nên đã bị giáng từ hạng titan xuống hạng bạc rồi. Thế nhưng, tôi lại có may mắn là được bay đến cả khắp 5 châu thuộc hành tinh mình đang sống. Và đợi đến mãi cuối năm 2018 rồi, khi hoàn thành mơ ước được bay vòng quanh thế giới ấy, khi mất gần 2 ngày đêm vừa bay, vừa đợi chờ nối chuyến để đặt chân đến Mỹ phía bên kia bán cầu; tôi mới nhẩn nha, túc tắc, vội vàng lan man về những điều nghĩ suy trên những chuyến bay dài uể oải, phạc phờ, bất tiện...

2. Trên những chuyến bay dài, khi gần như chỉ đối diện với

chính bản thân mình, trong một thế giới không kết nối, giao tiếp, thu lu vỏn vẹn trên chiếc ghế không thật thoải mái, bạn nghĩ về gia đình, về từng thành viên của đại gia đình, về bố mẹ, vợ chồng, con cái. Bạn nghĩ về sự vất vả, quan tâm, yêu thương, trách nhiệm, sự sẻ chia... Có người tâm sự, có người nói ra, có người luôn giữ kín trong lòng và chỉ thể hiện bằng hành động, ngay cả khi thời đại bùng nổ mạng xã hội đầy rẫy, ngập tràn sự sẻ chia hào nhoáng, ngọt nhạt đầy thực - hư, không dễ dàng xác tín. Nhưng chắc rằng, ai ai cũng coi gia đình là tổ ấm, là chỗ dựa, là bệ phóng để vượt qua biết bao trở ngại, ngang trái, là

điểm tựa để nâng đỡ, dắt dìu, hun đúc, thổi bùng những hạnh phúc, thành công...

Trên những chuyến bay dài, bạn nghĩ về công việc, về thái độ, trách nhiệm, sự đam mê với nghề nuôi sống, giúp mình trưởng thành. Bạn nghĩ về cách ứng xử với đồng nghiệp, với lãnh đạo, với nhân viên, với đối tác. Bạn nghĩ về trách nhiệm bản thân với chính cuộc đời mình, với gia đình, với xã hội... Chỉ có chính mỗi người mới biết chắc chắn họ nghĩ gì, làm gì, ngay cả khi rất nhiều người đã biết phần nào về họ qua bao hành động, lời nói những tiếp xúc tháng ngày thông qua sinh hoạt, công việc, quan hệ xã hội, sự đối nhân xử thế...

Trên những chuyến bay dài, bạn nghĩ quẩn quanh, vu vơ, lan man, dàn trải về thời tuổi trẻ nông nổi, đẹp tươi, với những bỡ ngỡ, cao vời ước vọng, vấp ngã, trầy xước,

những bài học vô giá hay sự tiếc nuối những điều chưa làm được, kể cả khát khao chinh phục mà thiếu sự liều lĩnh, thiếu niềm tin, thiếu điểm tựa...

Trên những chuyến bay dài, bạn nghĩ về tương lai, một tương lai có những bước vững bền của quá khứ, hiện tại hay một tương lai thiết thân, giàu kỳ vọng, thậm chí cả những giấc mơ chinh phục thế giới, khẳng định bản thân...

Chẳng có ai toàn vẹn ở trên đời. Người xưa đã đúc kết, quả không bao giờ sai. Vẫn luôn “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, “Ở trong chăn mới biết chăn có rận”, “Sông có khúc, người có lúc”... Vậy thì, cứ hãy mạnh mẽ tin vào những điều tốt đẹp, “gieo nhân nào gặt quả nấy”, “tu nhân tích đức”, “có công mài sắt có ngày nên kim”... Hãy cứ nghĩ suy, hãy cứ hành động, cứ đi rồi sẽ thành đường,

sẽ đến đích, còn hơn là đứng im không chuyển động... Hãy cứ nghĩ suy, hành động một cách phù hợp, tính toán đủ đầy, trách nhiệm, nhân văn. Với bản thân mình, và rộng lớn hơn, trong cuộc đời dài dặc, trắc trở, nhưng rất đáng sống, đáng trải nghiệm, đầy yêu thương...!

3. Trên chuyến bay dài, bạn nghĩ gì về trách nhiệm của cá nhân

mình với gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan, tổ chức? Chắc chắn, không ai có thể đọc được hết ý nghĩ của người khác, dù cho có người rất nhạy cảm, tinh tế để biết được phần nào ít ỏi người khác đang nghĩ gì, muốn làm gì...

Trên những chuyến bay dài, thậm chí cả những chuyến ngắn, cả máy bay to đùng đoàng lẫn những “chiến binh chim sắt” chặng ngắn, thi thoảng vẫn xuất hiện những đợt rung lắc, chao đảo khi máy bay bay vào vùng thời tiết xấu. Chắc chắn, sẽ có không ít người hoang mang, lo lắng, vội vã nghĩ đến những điều không may. Để rồi lại thở phào nhẹ nhõm, như từ những hun hút vực sâu trở về.

Trên những chuyến bay dài không liên hệ với thế giới bên ngoài, dù đôi khi qua camera của máy bay cũng thấy trập trùng núi đồi, biếc xanh rừng ruộng, màu mỡ đất đai, nhỏ nhoi sông hồ, mông mênh biển cả, nhấp nhô nhà cửa phố thị... Những màn hình vẫn sáng trước mặt nhiều người. Những đôi tai nghe vẫn vòng trên đầu không ít lữ khách. Có những ngọn đèn vẫn chiếu sáng ghế ngồi không ít hành khách. Có những người đứng ở lối đi, thậm chí ngay tại chỗ, khó nhọc làm mấy động tác thể dục cho đỡ mỏi nhừ, tù túng người ngợm..

Họ xem phim, chơi điện tử, nghe nhạc, đọc sách, làm việc. Họ chìm trong giấc ngủ chập chờn. Họ uể oải vận động. Nhưng họ nghĩ gì, chắc không ai có thể biết, nói gì tường tận, bằng chính họ. Chắc chắn, chỉ mỗi người mới biết họ nghĩ, thậm chí không nghĩ suy gì. Kể cả khi trên những bộ phim họ xem, những bài hát họ nghe, những cuốn sách họ đọc,... chất chứa biết bao phận người với đủ đầy nỗi đớn đau, sự khốn cùng, giết chóc, chiến tranh, hòa bình, vui vẻ, sẻ chia, động lòng trắc ẩn, nhân văn ngút ngàn...

Thế nên, trên đây, chỉ là vẩn vơ, lan man, nhì nhằng cá nhân riêng mình nghĩ suy không đầu không cuối trên những chuyến bay dài. Đến Ấn Độ, Nam Phi (transit) để tới Angola và Mozambique, đến Đức, Nga, New Zealand và Mỹ.

Nghĩ về những gì gần gụi, thiết thân, riêng mình.

Để cố gắng thấy mình là ai, đang ở đâu, nên làm gì để những người biết mình, quý yêu mình không phải nhiều lo lắng, bận tâm, mà để được vui lòng, bình yên, hạnh phúc...

Để phía trước thấy được những điều tốt đẹp, an lành, nhân văn.

Để thấy hạnh phúc là thật gần, quanh mình ngày giờ tháng năm, chứ không phải vợi xa ảo tưởng, hào nhoáng mơ hồ, điên rồ cuồng vọng...

Nghĩ ngắn trên chuyến bay dài

Chỉ sợ bay quanhững thân thiết cuộc đờiTôi đã bay qua biết bao vùng trời khắp năm châu bốn biểnban ngày, ban đêm, lúc ngủ, khi mơnhững mệt mỏi, âu lo nối chuyến đợi chờ...

Tôi đã bay qua biết bao vùng trời khắp năm châu bốn biểnnghe nhạc, xem phim, điện tử, hoạt hìnhnhư biết bao khuôn mặt lạ quen chật chội bên mìnhcó lúc nào bất chợt đinh ninhvợi cao khung trời trong xanh bên ngoài có gì hứng thúlạ quen bên mình có số phận nào đáng nhớcó điều gì trăn trở, bất ổn vu vơcó nỗi gì tỉnh thức giữa tầng không...

Tôi đã bay qua biết bao những dòng sôngmột đích đến cuối cùng chỉ là rộng sâu biển cảdẫu ngắn dài khúc khuỷu gần xa...Tôi đã bay qua biết bao đất nước đủ màu dadân tộc nào cũng cầu mong khát khao hạnh phúcdẫu giàu sang, nghèo đói hay tao loạn chiến tranh...

Tôi đã bay qua biết bao những khúc quanhnhìn trên bản đồ bay dẫu ngắn nhưng thấy rõdưới Trái đất là gì hẳn nhiên mờ tỏlà quan tâm, hiểu biết hay thờ ơvì có ai chuẩn xác suốt bao giờnhư bàn tay thôi muốn mà không thể nắm mãi...Tôi đã bay qua những âu lo, sợ hãinhững quốc gia hay số phận mỗi con người...

Tôi đã bay khắp góc bể chân trờichưa khi nào không nghĩ về quê mẹchưa khi nào thôi nghĩ về gia đình nhỏ bé về những gì mình đang mến yêubiết đủ ở đâu giới hạn của bao điều...

Tôi đã bay qua những làng mạc đồng quê sớm hay chiềubao phố thị cả bốn bể năm châu trù phú hay tiêu điềunhững dân tộc khác màu da, số phận, gia đình...

Tôi đã bay ngắn dài khắp hành tinhchuyến bay nào cả trong mơ cũng thường trựcchỉ sợ có khi nào mình chợt vô thứcchỉ sợ bay qua những thân thiết cuộc đời...

7 THỨ BẢY 6 - 4 - 2019CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

“Tôi đã đi với ông nhiều chuyến về những nơi ông từng sống, chiến đấu, từng gặp những người quen thân của ông để xem thực hư sự việc cuộc đời của ông như thế nào. Biết là vất vả, tốn kém nhiều công sức, thời gian, suy nghĩ; nhưng đã quyết làm bằng được”. Nguồn “bột” dồi dào, ý thức lao động nghiêm túc, sức làm việc sung mãn, cùng thời gian biết nhau hơn 20 năm, đặc biệt gắn bó 3 năm qua của tác giả, tác phẩm ký-ghi chép đến với công chúng bạn đọc nặng ký. Sách dày 270 trang với hơn 63.000 chữ, xâu chuỗi qua 98 câu chuyện và rất nhiều hình ảnh tư liệu - cứ liệu, đã khắc họa một chân dung Nguyễn Đức Phúc khá hoàn chỉnh.

Trước một nhân vật Nguyễn Đức Phúc có 77 tuổi đời, vào sinh ra tử nhiều chiến trường, bầm dập, ngụp lặn giữa những dòng chảy vô thường, nếu không tinh thông nghề, chưa đủ tâm cảm đam mê nơi tác giả, và không đủ duyên giữa nhân vật - chủ thể thẩm mĩ thì tác phẩm khó đạt được thành công. Dày công thu thập và thẩm định sự kiện để có trong tay khối lượng tư liệu đồ sộ đã khó; sắp xếp, trình bày lại là bước lao động nghệ thuật không chút đơn giản. Trong ngồn ngộn của văn nói từ nhân vật, Trần Ngọc Trác cố gắng tối đa giúp độc giả dễ hình dung nhất về nhân vật, tròn vai mà không trùng lắp, nhàm chán. Anh vào

sách bằng lời phi lộ của người trải nghiệm nhân sinh và trần tình chân nhân, rất có duyên. Từ đây Trần Ngọc Trác khéo léo sắp xếp các câu chuyện thành chủ điểm thời gian lồng ghép theo không gian: sinh ra và lớn lên ở Bình Định - chiến đấu ở vùng đất Quảng Nam - ra miền Bắc - trở lại miền Nam; và khi là người lính - lúc là công chức - vị giám đốc làm kinh tế... Phần kết tác phẩm là một số cảm nhận của mọi người về nhân vật Nguyễn Đức Phúc được tác giả dẫn ra để khép lại, khéo léo như phần vĩ thanh để mở ra những suy tư đằm sâu nhiều hơn về nhân vật. Những điều nhà văn Trần Ngọc Trác làm được tạo nên sức lôi cuốn

Đọc “Nguyễn Đức Phúc - chuyện thật như đùa”Nguyễn Đức Phúc là người sống ở Đà Lạt hơn 44 năm nay và ông được giới báo chí, văn nghệ sĩ tìm đến để viết bài trên báo, làm phim và sách. Tôi cũng trong số người viết đó, nhưng cầm cuốn sách ký - ghi chép “Nguyễn Đức Phúc - chuyện thật như đùa” của nhà thơ Trần Ngọc Trác thì chân dung Nguyễn Đức Phúc mới thực sự đầy đặn nhất, dù chưa phải là cạn nguồn tư liệu về “kỳ nhân” này.

Từ trái qua: Tác giả Trần Ngọc Trác, nhân vật Nguyễn Đức Phúc, đồng đội cũtại buổi giới thiệu tác giả, tác phẩm. Ảnh: T.Xuyên

hấp dẫn của tác phẩm, là chiều dài không có lời kết của cuộc đời một nhân vật, gợi mở những người viết sau đó tiếp tục hành trình trên cánh đồng sáng tạo nghệ thuật không có chân trời...

Vì vậy, giới thiệu tác phẩm “Nguyễn Đức Phúc - chuyện thật như đùa” của tác giả Trần Ngọc Trác tôi không nói kỹ về những câu chuyện của nhân vật. Chỉ khái quát rằng, ông Nguyễn Đức Phúc đã bước vào tác phẩm văn học thông qua lòng yêu mến kính trọng, sự lao động nghệ thuật nghiêm túc, huy động nhiều giác quan để đắm đuối của tác giả. Ở đó, một Nguyễn Đức Phúc hội nhiều phẩm chất đặc biệt: kiên định và quyết đoán, mạnh mẽ và thông minh, mẫn tiệp; lãng mạn và u mua, dí dỏm... Một Nguyễn Đức Phúc ngạo nghễ mà khiêm nhường, từ bi; khoa học mà bao dung, nhân ái; bình dị mà nho nhã, vị mĩ. Một chiến sĩ, sĩ quan Nguyễn Đức Phúc quả cảm, tài ba trong chiến trận; một giám đốc doanh nghiệp năng động, nghĩ trước thiên hạ; một thủ lĩnh nhất tâm thủy chung với hệ sinh thái rừng và một “ba Phúc” cháy bỏng tình thương yêu đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Tôi đã từng cùng đoàn văn nghệ sĩ: biên kịch Hoàng Nhuận Cầm, Đinh Thiên Phúc, nhà văn Hoàng Quảng Yên, nhà báo Nguyễn Thanh Đạm... thâu đêm cùng giám đốc Nguyễn Đức Phúc “ăn nằm với rừng”, càng hiểu nhiều về con người đặc biệt này. Nguyễn Đức Phúc bước vào tác phẩm của Trần Ngọc Trác là hình tượng văn học, có số phận, thân phận, ở nhiều chiều kích. Những phẩm chất và tính cách của nhân vật hiển hiện sinh động, cụ thể như sờ nắm được, qua lời kể hoạt ngôn của ông Phúc và xâu chuỗi thành chữ nghĩa văn chương chân

chất của tác giả. Thành công cả mặt nội dung và hình thức của tác phẩm “Nguyễn Đức Phúc - chuyện thật như đùa” chính là sự giao thoa của nhận thức, sự đồng cảm điệu hồn giữa nhân vật và nhà văn.

Tác phẩm “Nguyễn Đức Phúc - chuyện thật như đùa” để được “vạm vỡ, dung lượng lớn ôm chứa toàn bộ cuộc đời ông từ những vui - buồn, đắng cay - hạnh phúc, chiêm nghiệm và suy ngẫm với tư cách là một hình tượng văn học nghệ thuật” như lời nhận xét của nhà văn, đại tá Sương Nguyệt Minh phải kể đến nhờ có nguồn sự kiện - nhân chứng, chi tiết vô cùng phong phú, cùng hòa kết hòa âm. Đây là ưu điểm của Trần Ngọc Trác, mạnh ở những kỹ năng của một nhà báo: chịu khó đi, quan sát, lắng nghe, chọn lọc, ghi chép và thể hiện.

Tôi kết thúc bài viết bằng nhận xét của nhà báo Thi Lâm: “Điểm nổi bật và thú vị nhất của tập sách này chính là “lột ra” những chi tiết bi hài cười ra nước mắt ở trong từng mẩu chuyện một. Kể như đùa, để rồi ta có thể ngẫm nghĩ ra bao sự thật khôi hài, dí dỏm, thậm chí chua chát và đắng cay cho muôn mặt ứng xử đời thường, trong cõi nhân tình thế thái vốn đa đoan”. Và nói thêm, trong buổi giới thiệu tác phẩm “Nguyễn Đức Phúc - chuyện thật như đùa” do Thư viện tỉnh Lâm Đồng tổ chức, rất nhiều hình ảnh đọng lại trong tôi, đó là những nhân vật - nhân chứng trong cuốn sách và ngoài cuốn sách, những đồng đội thời khói lửa, những cộng sự thời hòa bình, bà con dân tộc thiểu số, họ hàng, bạn bè... ai cũng thực sự xúc động. Và ông Nguyễn Đức Phúc nữa, không kìm nổi cảm xúc mãnh liệt dâng lên, của một tấm lòng giàu nhân ái và nhiều trắc ẩn khi đối diện với muôn tấm lòng yêu thương, kính trọng ông.

đã khắc in, ban hành khắp thiên hạ; duy còn tập thơ thứ sáu, tập văn thứ hai và tập thơ Thiên cơ dự triệu chưa khắc in được, và một thiên “Trù biên” chưa kịp làm xong, thành ra bỏ dở”. Như vậy, qua lời nhận xét ấy, có thể khẳng định tập thơ này là của vua Minh Mệnh sáng tác nhưng chưa kịp khắc in. Tập thơ Ngự chế thiên cơ dự triệu thi sau khi khắc in xong vua Thiệu Trị đã sai Các thần là bọn Nguyễn Đình Tân làm bài Bạt.

Đại Nam thực lục còn cho biết thêm: “Tập thơ thứ 6, tập văn thứ 2 và tập thơ “Thiên cơ dự triệu” của Tiên đế làm ra, đã khắc in xong. Sai Nội các kính cẩn bọc bìa lụa. Vua nhân cúng ngày mồng một, dâng các tập tâu ấy lên bàn thờ”.

Cũng theo sách Đại Nam thực lục cho biết: Thiên cơ dự triệu là tập thơ gồm 200 bài. Theo khảo sát của chúng tôi và bài tựa sách cho biết thêm, bộ sách này chia làm 2 quyển: Quyển thượng và quyển hạ. Quyển thượng in mực màu đỏ gồm 100 bài. Quyển hạ in mực đen cũng gồm 100

bài thơ. Về cách đặt tên bài thơ là sự kết

hợp của thiên can: giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỉ, canh, tân, nhâm, quý. Đầu tiên là sự kết hợp của thiên can thứ nhất là giáp. Giáp sẽ kết hợp lần lượt với các thiên can khác cho đến hết: 甲甲 (giáp giáp), 甲乙 (giáp ất), 甲丙 (giáp bính),甲丁 (giáp đinh), 甲戊 (giáp mậu), 甲己 (giáp kỉ), 甲庚 (giáp canh), 甲辛 (giáp tân), 甲壬 (giáp nhâm), 甲癸 (giáp quý). Sau khi hết vòng như vậy, sẽ đến sự kết hợp của các thiên can khác đứng đầu. Nếu như vậy thì ta sẽ có 10 thiên can x 10 = 100 bài. Con số này đúng như lời bài tựa và sách Đại Nam thực lục đã ghi chép.

Ngự chế thiên cơ dự triệu thi là tác phẩm mà vua Minh Mệnh làm thơ để biết được điềm xấu tốt xem xét các hiện tượng thiên nhiên như trăng, sao, khí âm dương, cùng các loài như hổ, rắn, rồng, thỏ... có ảnh hưởng đến mùa màng, đến cuộc sống của nhân dân. Đặc biệt con hổ và con rắn, rồng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần.

Những bài thơ trong Ngự chế thiên cơ dự triệu thi ngoài việc chiêm nghiệm về các vấn đề tốt xấu của tự nhiên ra thì xen lẫn trong thơ là quan điểm của tác giả về vấn đề đó. Nhiều bài tác giả đã đưa ra quy luật tự nhiên của trời đất như 氣數由來否又亨, 飛龍虎躍妄相爭 Khí số do lai phủ hựu hanh, (Khí số đến tắc rồi lại thông) hay như “雲消雨散復開晴 Vân tiêu vũ tán phục khai tình (Mây tan mưa ngớt trời lại tạnh). 暑往寒來又首年, 春花秋實結綿綿. 雄風一陣何方去, 皮核留來落滿筵. Thử vãng hàn lai hựu thủ niên, xuân hoa thu thực kết miên miên. Hùng phong nhất trận hà phương khứ, Bì hạch lưu lai lạc mãn diên. (Nóng qua lạnh tới lại đầu năm, Xuân thì nở hoa thu thì kết đầy quả. Một trận gió lớn từ đâu tới, Vỏ hạt rơi đầy trong bàn tiệc).

Nhiều bài thơ lại thể hiện nỗi tâm sự của tác giả đối với gia đình và xã hội, đó là tình cảm gia đình hòa thuận, con cháu thảo hiền và mong mỏi mọi người hãy nghĩ đến việc thiện mỗi ngày. 能調琴瑟一家和,子

孝孫賢喜氣多. 更得日常開善念, 牛頭鼠尾益榮華 Năng điều cầm sắt nhất gia hòa, Tử hiếu tôn hiền hỉ khí đa. Cánh đắc nhật thường khai thiện niệm, Ngưu đầu thử vĩ ích vinh hoa. (Có thể điều hòa được tiếng đàn thì làm cho nhà được hòa mục, Con hiếu cháu hiền khí nhà vui nhiều. Lại được hàng ngày nghĩ đến làm việc thiện, Đầu trâu đuôi chuột lại thêm sang).

Có bài thơ lại thấy được sự am hiểu về thiên nhiên thời tiết, cũng như là sự điều hòa bản thân mình trong cuộc sống. 一生知爾慣行船, 測水觀風又看天. 羹用鹽梅舟用楫, 食甘寢穩兩皆全 Nhất sinh tri nhĩ quán hành thuyền, Trắc thủy quan phong hựu khán thiên. Canh dụng diêm mai chu dụng tiếp, Thực cam tẩm ổn lưỡng giai toàn. (Một đời biết anh chỉ quen việc đi thuyền, Đo mực nước xem hướng gió lại xem thiên văn. Canh nấu dùng muốn mai thuyền thì dùng mái chèo, Ăn ngon ngủ yên được cả hai).

Có bài thơ lại thể hiện quan điểm

bất cần gì vô tư thoải mái không cần cầu thân với nhà khá giả mà lại kết thân với nhà nông, hay không cần dự yến tiệc nhưng vẫn vui vẻ được ăn hai buổi sớm chiều. 可笑冬瓜撞木鐘 , 不親庠序且親農. 鹿鳴宴上雖無預, 但得朝餐又暮餐 Khả tiếu đông qua tràng mộc chung, Bất thân tường tự thả thân nông. Lộc minh yến thượng tuy vô dự, Đãn đắc triêu xan hựu mộ xan. (Đáng cười tiếng chuông bằng quả bầu, Không thân quyền quý lại thân nông. Yến tiệc tuy rằng không tham dự, Chỉ cần no đủ sáng với chiều ).

Về nghệ thuật, điều đầu tiên đó chính là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt mà tác giả đã vận dụng trong toàn tập thơ. Ngoài ra nghệ thuật sử dụng điển cố rất linh hoạt và khá nhiều trong tập thơ như: Tái ông thất mã (ông lão ở biên ải mất ngựa), lộ phùng xà hổ (trên đường gặp hổ và rắn), lấy điển tích Bất tường (Điềm xấu); Lộc minh (nai kêu) đây là điển lấy trong Kinh thi tiếng nai kêu dùng để chỉ yến tiệc...

Độc đáo bản khắc gỗ duy nhất bộ sách Ngự chế thiên cơ dự triệu thicủa Hoàng đế Minh Mạng

8 THỨ BẢY 6 - 4 - 2019 CUỐI TUẦN DU LỊCH

Nhiều năm nay, tuyến du lịch tự phát Núi Voi - Làng Gà đã và đang thu hút nhiều du khách trải nghiệm và khám phá. Mới đây, đích thân Bí thư Huyện ủy Đức Trọng Nguyễn Ngọc Phúc đã có chuyến khảo sát thực địa tuyến du lịch này để xúc tiến chính thức đưa vào khai thác du lịch..

THY VŨ

Hấp dẫntừ địa danh lịch sửNúi Voi là tên gọi để chỉ một

dãy núi hùng vĩ, trải dài gần 10 km và có hình dạng giống như một con voi rừng khổng lồ đang phủ phục, đầu hướng về TP Đà Lạt. Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nơi đây với lợi thế là khu rừng núi liên hoàn rộng lớn, có vị trí chiến lược quan trọng và là cửa ngõ của TP Đà Lạt, nên được chọn là căn cứ hoạt động bí mật của Thị ủy Đà Lạt, đồng thời là căn cứ tiền phương của Tỉnh ủy và của Khu VI. Từ đó, người ta gọi là Khu căn cứ kháng chiến Núi Voi nằm giữa vùng rừng rộng lớn thuộc địa bàn các xã: Hiệp Thạnh, Liên Hiệp, Hiệp An (Đức

Trọng) và Gia Lâm, Đông Thanh (huyện Lâm Hà). Hiện nay, Khu căn cứ Núi Voi vẫn còn lưu giữ được nhiều dấu tích như: Các hầm chiến đấu, hầm hoạt động bí mật, nơi huấn luyện tân binh của các lực lượng cách mạng đã sống và hoạt động tại đây. Năm 2013, Khu căn cứ kháng chiến Núi Voi đã được công nhận là Khu di tích lịch sử cấp tỉnh. Và nhiều năm qua, khu vực này cùng với rừng già Núi Voi đã hình thành tuyến du lịch leo núi, lội rừng hấp dẫn du khách.

Để đến với Núi Voi, du khách có khá nhiều sự lựa chọn cách thức và điểm đến trên núi. Nếu muốn thử cảm giác mạnh thú vị dành cho những tay leo núi hay những du khách có niềm đam mê với núi rừng, du khách có thể chọn cung đường mạo hiểm nhưng cũng đầy thú vị bằng cách men theo triền đồi trải đầy lá thông khô, thám hiểm sự hùng vỹ, kỳ thú của Núi Voi. Nếu chọn cung đường này, càng lên cao, du khách sẽ càng khám phá ra những điều vô cùng kỳ thú của thiên nhiên với những con suối nhỏ nước chảy vắt ngang lối đi, được thỏa thích ngắm những giò lan rừng đủ màu sắc treo trên những thân cây cổ thụ... Đặc biệt, đi xa hơn chút nữa, du khách sẽ được tận mắt ngắm những cây thông đỏ

hàng ngàn năm tuổi đến 3 người ôm không xuể và tận hưởng những buổi cắm trại nơi núi rừng hoang dã. Còn nếu muốn nhàn nhã hơn, du khách có thể chọn cách tản bộ men theo những con đường mòn nhỏ ngoằn ngoèo, và dù đi theo cung đường nào thì điểm đến cuối cùng trong chuyến hành trình đầy thú vị từ khu căn cứ Núi Voi xuống chân núi là được ghé thăm Làng Gà Darahoa. Dù đây chỉ là một buôn làng nhỏ nép mình dưới chân Núi Voi hùng vĩ, nhưng từ nhiều năm qua, Làng Gà Darahoa - nơi định canh, định cư của hơn 300 hộ đồng bào các dân tộc K’Ho, Cill..., đã là điểm dừng chân đầy hấp dẫn của nhiều tour du lịch, đặc biệt là du khách nước ngoài.

Đến với Làng Gà Darahoa, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng chú gà trống 9 cựa to lớn đứng hiên ngang trên một mô đất cao, xa xa phía sau là dãy Núi Voi hùng vĩ và đầy những truyền thuyết bí ẩn, bất ngờ... mà còn được tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người dân tộc K’Ho, Cill, với các loại xà rông, ùi và các sản phẩm dùng làm quà lưu niệm cho du khách như túi xách, băng đô, những chiếc ba lô nhỏ xinh với nhiều hoa văn sặc sỡ đặc trưng của người dân tộc Tây Nguyên. Và đặc biệt, cũng tại nơi

đây, khi màn đêm buông xuống, du khách còn được hòa mình cùng những nhịp cồng chiêng của người dân bản địa.

Mang đậmtính giáo dụcMới đây, đoàn công tác do Bí

thư Huyện ủy Đức Trọng Nguyễn Ngọc Phúc làm trưởng đoàn đã đi khảo sát tuyến du lịch Làng Gà - Núi Voi và kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại xã Hiệp An. Cùng đi còn có Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Thị Nguyên và lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến - Đầu tư - Thương mại và du lịch tỉnh, các phòng, ban chuyên môn của huyện.

Ngay sau chuyến khảo sát, để tuyến du lịch trên sớm hình thành, Bí thư Nguyễn Ngọc Phúc cũng đã chỉ đạo xã Hiệp An bắt tay tôn tạo môi trường, cảnh quan Làng Gà Darahoa, quan tâm gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa bản địa tại Làng Gà Đarahoa với việc phục dựng nhà rông, nhà sàn của đồng bào K’Ho, Cill, tôn tạo cảnh quan khu vực tượng gà trống, khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công như dệt thổ cẩm...; mặt khác, huyện sẽ phối hợp với các sở, ngành liên quan của tỉnh khảo sát, lựa chọn, khôi phục, tôn tạo một số di tích có ý nghĩa lịch sử quan trọng trong cuộc kháng

chiến chống xâm lược tại căn cứ địa cách mạng Núi Voi. Đồng thời, cũng sẽ chú trọng tôn tạo cảnh quan và bảo tồn đa dạng sinh học... Bí thư Nguyễn Ngọc Phúc cho biết thêm: Trong tương lai khi hình thành tuyến du lịch mới này, huyện cũng không đặt nặng vấn đề thu ngân sách cho địa phương mà là tạo ra một loại hình du lịch mới cho Đức Trọng nói riêng và Lâm Đồng nói chung. Và quan trọng là loại hình du lịch này mang tính giáo dục cao, nhất là đối với học sinh, sinh viên, nói chung là lớp trẻ về văn hóa lịch sử và ý thức bảo vệ môi trường rừng.

Nói thêm về tuyến du lịch này, bà Nguyễn Thị Nguyên cho biết: “Hiện tuyến du lịch dã ngoại Núi Voi cũng đã được nhiều đơn vị lữ hành khai thác phục vụ cho nhu cầu tham quan, dã ngoại của du khách và gắn với tuyến du lịch này này có Làng Gà Darahoa. Chúng tôi cho rằng yếu tố đậm đặc về văn hóa dân tộc ở tại Làng Gà này vẫn còn bảo tồn rất tốt và chúng tôi cũng hy vọng trong thời gian tới, cùng với địa phương, ngành và các ngành liên quan sẽ phối hợp cùng với các đơn vị lữ hành nghiên cứu để phát triển tuyến du lịch này thành một tuyến du lịch thường xuyên phục vụ cho du khách có nhu cầu tham quan, khám phá”.

TUYẾN DU LỊCH NÚI VOI - LÀNG GÀ

Mang đậm văn hóa lịch sử và môi trường rừng

Đoàn đã tiến hành kiểm tra thực địa hơn chục km đường rừng. Ảnh: T.Vũ

Các nghệ nhân cồng chiêng của Làng Gà biểu diễn tại đêm hội. Ảnh: T.Vũ Các nghệ nhân biểu diễn đàn truyền thống tại đêm hội cồng chiêng. Ảnh: T.Vũ

9 THỨ BẢY 6 - 4 - 2019CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

VIỆT HÙNG

Là sinh viên Khoa Du lịch - Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt, Trần Lê Trang rất chú trọng đến việc

học và nâng cao trình độ ngoại ngữ. Khá thành thạo tiếng Anh và đang học thêm tiếng Nhật, nhưng Trang vẫn chưa tự tin với khả năng ngoại ngữ của mình. Tham dự buổi tọa đàm, cô sinh viên năm nhất này cho hay: “Khó khăn lớn nhất trong việc học ngoại ngữ của em là ít có cơ hội giao tiếp với người bản địa để có cách phát âm chuẩn. Cùng với đó, khi học ngoại ngữ ở trường hay trung tâm thì chỉ chú trọng đến ngữ pháp chứ ít tập trung kỹ năng nói. Bản thân em dự định sẽ đi du học nên cố gắng học ngoại ngữ thật tốt. Em thường xuyên tham gia một số câu lạc bộ tiếng Anh tại Đà Lạt như English Land Dalat hay Patrick Nguyen để được giao lưu, học hỏi nhằm nâng cao khả năng giao tiếp ngoại ngữ”.

Khó khăn của Lê Trang cũng là vấn đề chung của hầu hết sinh viên hiện nay khi học ngoại ngữ. Và đây cũng là trở ngại của nhiều sinh viên khi tìm kiếm việc làm sau khi ra trường. Chia sẻ tại buổi tọa đàm “Ngoại ngữ - Chìa khóa

Ngoại ngữ - Chìa khóa mở ra thế giới cho sinh viên Bên cạnh kiến thức, kỹ năng thì ngoại ngữ là yếu tố hàng đầu và được xem là chìa khóa để mở ra thế giới đối với mỗi sinh viên trong thời kỳ hội nhập. Buổi tọa đàm “Ngoại ngữ - Chìa khóa mở ra thế giới” vừa được Trường Đại học Đà Lạt phối hợp với Tỉnh Đoàn Lâm Đồng tổ chức, nhằm hỗ trợ sinh viên nâng cao khả năng ngoại ngữ để hội nhập quốc tế.

mở ra thế giới”, chị Trần Thị Chúc Quỳnh - Bí thư Tỉnh Đoàn Lâm Đồng thẳng thắn: “Sinh viên nói riêng và thanh niên nói chung hiện nay đang rất thiếu các kỹ năng sống cần thiết trong quá trình hội nhập, đặc biệt là kỹ năng ngoại ngữ. Chính điều này đã làm hạn chế khả năng tiếp cận với cơ hội việc làm tốt, cơ hội cạnh tranh, thu nhập... Vì vậy, việc trau dồi và nâng cao kỹ năng ngoại ngữ

của sinh viên, thanh niên là rất cần thiết để tự tin, sẵn sàng hội nhập”.

Chị Phương Thảo - Học viện Anh ngữ Academy cho rằng, để học tốt ngoại ngữ cần ba yếu tố quan trọng: Tính kỷ luật, có phương pháp và có kiến thức căn bản. Riêng đối với Học viện Anh ngữ Academy, việc học tiếng Anh được tổ chức theo mô hình Put Camp - học tập trung trong vòng 2 tháng và hoàn toàn giao tiếp

bằng tiếng Anh. Qua đó, tạo môi trường nâng cao kỹ năng tiếng Anh để ngôn ngữ này thật sự đi vào đời sống hiệu quả. Cũng theo chị Thảo, đã có nhiều học viên tìm được việc làm tốt ngay sau khi hoàn thành khóa học.

“Có phương pháp” ở đây có nghĩa là có sự yêu thích trong học ngoại ngữ. Vừa đạt kết quả cao - 8.0 IELTS, cậu sinh viên năm cuối Khoa Ngoại ngữ Trường Đại

học Đà Lạt - Võ Lý Nhật Minh đã truyền cảm hứng học tiếng Anh đến nhiều sinh viên với phương pháp: “Tìm thấy niềm vui và gắn với một sở thích nào đó để việc học ngoại ngữ dễ dàng hơn”.

Với hơn 20 năm đi vào hoạt động, Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Đà Lạt thu hút khá đông sinh viên theo học. Đặc biệt, nhà trường thành lập Trung tâm Ngoại ngữ là đối tác chính thức của Hội đồng Anh - Việt Nam và IIG để đào tạo đạt chuẩn đầu ra cho sinh viên. Theo Tiến sĩ Lê Hồng Phong - Phó Hiệu trưởng nhà trường, Trung tâm đã đào tạo khóa đầu tiên với hơn 2.000 sinh viên và hiện hơn 600 sinh viên đang theo học để đạt chuẩn đầu ra theo chương trình đào tạo tín chỉ. Và để kỹ năng ngoại ngữ trở thành chìa khóa phát triển trong thời kỳ hội nhập, trước tiên phải hình thành ý thức của sinh viên về tầm quan trọng của việc học tập và nâng cao trình độ ngoại ngữ. Đồng thời, cần thiết phải xây dựng các mô hình, loại hình học tập, sử dụng ngoại ngữ phù hợp với các đối tượng sinh viên, phân loại từng nhóm đối tượng để có phương pháp dạy phù hợp và quan trọng hơn cả là tạo môi trường thuận lợi để sinh viên học tập ngoại ngữ và sử dụng thành thạo ngoại ngữ.

Lớp học tiếng Nhật của Trường Đại học Yersin Đà Lạt. Ảnh: V.Hùng

ĐỨC HUY

Đợt cao điểm đấu tranh tội phạm hoạt động tín dụng đen được Công an tỉnh

phát động từ trong Tết Kỷ Hợi, huy động lực lượng Công an các đơn vị, địa phương cùng hệ thống chính trị ở cơ sở đã đồng loạt ra quân. Theo đó, trong đợt ra quân này, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh đã bắt quả tang đối tượng Nguyễn Thanh Tuyền (SN 1988), hộ khẩu tại xã An Hòa, huyện An Dương, TP Hải Phòng khi Tuyền đang thu tiền trả góp ngày tại nhà bà L - là người vay tiền của Tuyền ở đường 2/3, Phường 1, TP Đà Lạt. Khám xét phòng trọ của Tuyền ở đường Huyền Trân Công Chúa, Phường 4, TP Đà Lạt, lực lượng chức năng thu được 66 hợp đồng cho vay tiền, nhiều giấy tờ tùy thân của các nạn nhân. Tuyền than thở: “Em xuống đây mới được hơn 3 tháng, hiện tại đang bị lỗ, âm hết cả vốn. Người ta mượn nhưng người ta chưa trả được. Người ta vay 10 triệu đồng, trả góp cả gốc và lãi trong vòng 30 ngày, mỗi ngày 400 nghìn”. Tuyền chỉ là 1 trong hàng chục đối tượng hoạt động tín dụng đen bị lực lượng Công an bắt, xử lý trong đợt cao điểm đấu tranh xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen.

Cũng trong đợt cao điểm này,

lực lượng Công an từ tỉnh đến cơ sở đã tiến hành kiểm tra 195 cơ sở cầm đồ, kinh doanh dịch vụ đòi nợ, công ty cho thuê, hỗ trợ tài chính và đã phát hiện 63 cơ sở vi phạm. Cũng trong thời gian này, lực lượng Công an đã đấu tranh, bắt giữ, xử lý 27 vụ vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen, trong đó có 13 vụ cho vay lãi nặng, số còn lại là các vụ cưỡng đoạt, hủy hoại tài sản, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích và đã khởi tố 7 vụ, 20 bị can để điều tra. Bà Nguyễn Thị Na - trú tại phường B’Lao, TP Bảo Lộc kể lại: “Mượn nhưng mình cũng trả chứ có chạy đâu nhưng tụi này nó quá côn đồ. Cho vay rất nặng lãi mà lại côn đồ không tưởng tượng, mình không trả là nó rượt đánh, nó hăm dọa. Vừa rồi tôi thiếu thằng Tú 8 trăm, hẹn trả 4 trăm nhưng chờ mãi không thấy nó đến. Tôi vừa đi công việc tí thì 2 anh em nó tìm gặp dùng nón bảo hiểm đánh tôi”.

Thực tế cho thấy, mặc dù được tuyên truyền nhưng một bộ phận nhân dân vẫn chưa nhận thức được sự nguy hiểm khi rơi vào bẫy của tín dụng đen. Trung tá Phạm Hữu Hải - Cán bộ Đội Cảnh sát hình

sự Công an TP Bảo Lộc thông tin: “Các đối tượng cho vay hiện nay không sử dụng sổ sách để ghi chép mà sử dụng bằng một phần mềm được cài đặt trên máy vi tính. Thế nên khi tiếp cận phải đấu tranh lấy được mật khẩu, chiếm quyền truy cập, nếu chậm trễ đối tượng sẽ xóa hết dữ liệu. Trước đây các đối tượng cho vay theo nhiều hình thức, cho vay trả góp theo ngày, trả lãi theo ngày nhưng hiện tại đa phần là trả lãi và gốc theo ngày, ấn định khoảng thời gian phải trả, thường là 25 ngày”.

Không chỉ cho vay với lãi suất cắt cổ mà chúng còn thu lệ phí

10% trên tổng số tiền vay và cấn trừ ngay từ đầu như nhóm cho vay lãi nặng vừa bị Công an TP Bảo Lộc khởi tố, bắt tạm giam. Trung tá Phạm Hữu Hải cho rằng: “Thứ nhất, người vay bị thiệt hại do phải trả 10% lệ phí, thứ hai là lãi suất quá cao, vượt từ 18 đến hơn 20 lần so với quy định”. Từ cuối tháng 7/2018 đến hết tháng 2/2019, cho vay với lãi suất từ 109% đến 365%/năm và thu 10% lệ phí, Nguyễn Đình Tuấn (SN 1996) hộ khẩu tại số 21 Tổ 15, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội vào TP Bảo Lộc thuê trọ cùng 2 đối tượng khác đã cho nhiều người

ở TP Bảo Lộc và các huyện lân cận vay tiền với tổng số 4.770 lượt vay. Vậy nên, từ số vốn ban đầu 150 triệu đồng, sau 7 tháng cho vay nặng lãi, số tiền thể hiện trên hồ sơ quản lý cho vay của Tuấn tính đến ngày 28/2/2019 đã lên đến 2,5 tỷ đồng.

Trung tá Nguyễn Văn Giang - Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự Công an TP Bảo Lộc đã chỉ ra thực tế là: “Khách hàng vay của đối tượng cho vay lãi nặng chủ yếu là những người lao động tự do, không có nghề nghiệp ổn định. Họ không có tài sản thế chấp để vay vốn ở các tổ chức tín dụng như ngân hàng hay quỹ tín dụng, nên khi cần một số tiền nhỏ thì người ta dễ dàng tiếp cận nhóm đối tượng tín dụng đen. Mặt khác, khi cần một khoản tiền nhỏ mà mang cả ngôi nhà đi thế chấp thì không đành nên họ mới vay của những người cho vay nặng lãi”.

Để ngăn chặn hoạt động của tội phạm tín dụng đen, không chỉ có sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng Công an mà còn cần sự chung tay của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức tín dụng, ngân hàng phải là “bà đỡ” của người nghèo. Và, quan trọng nhất là sự cảnh giác của người dân, không tin, không nghe và không vay tiền từ các tổ chức, cá nhân không minh bạch. Bởi đó là cái bẫy mà bất kỳ ai rơi vào cũng khó có đường thoát.

Tấn công mạnh tội phạm tín dụng đenTrực tiếp và cả gián tiếp làm khuynh đảo bao gia đình, bao số phận, tội phạm tín dụng đen đang len lỏi vào từng ngõ xóm ở Lâm Đồng. Với yêu cầu phải đánh mạnh, đánh trúng, dẹp bỏ tội phạm tín dụng đen, lực lượng Công an từ tỉnh đến cơ sở cùng hệ thống chính trị ở địa phương đã vào cuộc và bước đầu bắt giữ, xử lý nhiều đối tượng cho vay nặng lãi.

Cán bộ Công an TP Bảo Lộc lấy lời khai của Nguyễn Đình Tuấn. Ảnh: Đ.H

10 THỨ BẢY 6 - 4 - 2019 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Ghi chép: VÕ TRẦN PHÚ

Anh cán bộ trẻ Trần Sơn - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hội, đã hướng dẫn tôi trở lại vùng đất xưa, nơi đã từng in dấu

chân của đoàn quân giải phóng, giờ đây đã thay đổi nhiều. Những vườn dâu xanh mượt, vườn cà phê vừa mới phục hồi, cho trái trĩu quả. Từ năm 1976 và những năm tiếp theo, xã Tân Hội đã đón bà con đi xây dựng kinh tế mới từ xã Phú Hội, thị trấn Tùng Nghĩa, thành phố Đà Lạt và các xã vùng phụ cận vào đây khai hoang, lập ấp dưới chân núi R’Chai.

Xã Tân Hội ngày nay có dân số là 10.700/2.400 hộ, sống rải rác trong 8 thôn. Diện tích tự nhiên 2.300 ha, trong đó đất canh tác nông nghiệp có 1.800 ha. Cây trồng chủ lực là cà phê và dâu tằm, ngoài ra còn có cây tiêu, rau màu như cà chua, ớt xanh, ớt xào, xà lách… Nguồn thu nhập chính của người dân trong xã 85% dựa vào nông nghiệp. Gần đây, cà phê rớt giá bà con đã phá bỏ một số diện tích già cỗi, sâu bệnh và tái trồng giống cà phê mới Xanh Lùn. Lấy ngắn nuôi dài, bà con đã phát triển sang trồng cây dâu theo phương châm “Nhà nhà trồng dâu, người người nuôi tằm”. Nhà ít nhất nuôi nửa hộp giống tằm, nhà nhiều trên 2 hộp. Thu nhập hàng năm từ 45 đến 48 triệu đồng/người, đây là mức thu nhập cao, phần lớn đã có nhà xây kiên cố, có ít hộ đã sắm ô tô con.

Cảnh nắng bụi, mưa lầy ở Tân Hội giờ đây không còn. Những con đường xương cá trải bê tông cứng, xuyên qua các thôn xóm, vườn cà phê, vườn dâu, vườn tiêu chiếm 70%, bảo đảm ô tô đi lại quanh năm, phần còn lại là đường cấp phối. Ngân sách làm đường do Nhân dân tự đóng góp và Nhà nước hỗ trợ một phần. Nhờ có đường bê tông trải dài khắp thôn xóm nên nhiều gia đình đã sắm được xe máy, máy kéo, máy cày... để vận chuyển hàng hóa và phục vụ sản xuất.

Một ngôi nhà sạch đẹp vừa mới xây nằm ven đường nhựa ở thôn Ba Cản, đó là gia đình của anh Lê Khắc Thạnh. Nhà anh chuyên trồng dâu nuôi tằm giống để cung cấp cho bà con trong xã và các vùng lân cận. Với giọng từ tốn anh nói với tôi: “Mỗi năm gia đình em thu nhập từ bán giống tằm, sau khi trừ chi phí còn lãi ròng 150 triệu đồng. Ngoài ra, còn có 5 sào cà phê năm được, năm mất cũng thu lãi trên 50 triệu đồng”. Tìm hiểu thêm tôi được biết con số thu nhập ở gia đình này gấp 3 lần như anh nói. Mỗi năm anh bán ra 1.000 hộp giống tằm, giá một hộp 1 triệu đồng, vị chi tổng thu là 1 tỉ đồng, trừ chi phí 50%, gia đình anh ít nhất vẫn còn trên dưới 500 triệu đồng.

Theo con đường cấp phối, anh Sơn đưa tôi đến sát chân núi R’Chai để vào trang

Đổi thay dưới chân núi R’ChaiNúi R’Chai, một điểm cao nằm ven con đường trải nhựa bê tông (Tỉnh lộ 724). Một vùng đất khô cằn, sỏi đá, đây là điểm đóng chốt của quân đội ngụy Sài Gòn. Trên điểm cao này, chúng có thể quan sát những con đường tiến quân của các đội vũ trang tuyên truyền và bộ đội vào tiếp cận với Nhân dân ở vùng Tùng Nghĩa - Phú Hội (huyện Đức Trọng). Tại điểm chốt, địch trang bị nhiều vũ khí bộ binh ngoài ra còn có một khẩu pháo 81 ly để bắn ngăn chặn quân ta từ xa. Đã có lần chúng tôi đi công tác qua vùng R’Chai bị địch phục kích gây nhiều thương vong. Dưới chân núi ngày ấy là một vùng rừng thưa, chỉ có cây dầu Trà Ben mọc rải rác quanh các gò đồi.

trại của anh Võ Văn Quốc, với diện tích vỏn vẹn chỉ 1 ha, trong đó 6 sào anh trồng Phúc bồn tử, 3,5 sào trồng hoa lan Vũ nữ, còn lại là nhà ở và nơi chế biến cà phê sạch. Mỗi năm gia đình anh thu hoạch trên 1 tỉ đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 400 triệu đồng.

Năm 1983, sau khi tốt nghiệp Trường Trung cấp Nông - Lâm - Súc Bảo Lộc, anh Quốc vào Tân Hội sinh sống. Khó khăn buổi ban đầu không sao tránh khỏi, là một nông dân có tri thức, vốn bản tính chịu thương chịu khó, anh phải chuyển đổi cây trồng xoay sang trồng mía đường, chăn nuôi heo, làm trại nấm, làm nhà kính trồng ớt, cà chua và giờ đây là trồng Phúc bồn tử, lan Vũ nữ. Anh cho biết: “Nhờ có số vốn kha khá, tôi đánh bạo bỏ ra 4 tỉ đồng để đầu tư làm trang trại này. Mới đầu trồng cây Phúc bồn tử (tên thông dụng là cây Mâm xôi đỏ), đầu tư vốn không nhiều, đầu ra ổn định. Từ đó, tôi mới phát triển thêm lan Vũ nữ (tên khoa học Onsidium). Loài hoa này đòi hỏi đầu tư nhà lồng và giàn đế trên cao không để chậu dưới đất. Giàn tưới phun và bón phân rất hiện đại, chi phí rất tốn kém. Việc phòng trừ sên nhớt hại mầm lan vô cùng vất vả. Hàng đêm tôi phải đốt đèn bắt sên từng chậu lan, nhưng vẫn

không khắc phục được. Tôi đã xuống TP HCM tìm gặp những người thầy cũ để hỏi cho rõ căn nguyên diệt loại sâu này”.

Quả thật, khi tham quan vườn hoa lan, tôi mới thấy anh đầu tư giàn nhà lồng kiên cố, trong nhà lồng có nhiệt kế theo dõi thời tiết và không khí sao cho thích hợp với sự sinh trưởng của cây. Thử hỏi nếu không yêu nghề, dám nghĩ, dám làm một cách quyết đoán ai dám bỏ ra 4 tỉ đồng để đầu tư trang trại. Anh mời tôi và anh Sơn thưởng thức nước si rô được chế biến từ trái Mâm xôi đỏ gia đình anh sản xuất (đã trở thành thương phẩm). Anh tâm sự: “Mọi việc gia đình tôi làm mới là bước đầu nhưng tôi suy nghĩ mình phải cho ra thị trường những sản phẩm “hot” nhất và phải đạt tiêu chí 3 Đ (độc - đỉnh - đạt). Độc là ít người làm - thị trường hiếm, Đỉnh là chất lượng sản phẩm phải thật cao - uy tín, Đạt là hiệu quả kinh tế thiết thực... Kể ra cũng có phần hơi liều, nếu số tiền ấy mà tôi đi làm cò đất, thì giàu lắm. Nhưng thiết nghĩ, mình sống được nhờ xã hội, vậy mình phải làm ra của cải để trả lại cho con người. Không làm ra sản phẩm cho đời sao gọi là yêu nước; dân giàu, nước mạnh, Tổ quốc mới trường tồn”.

Anh Quốc còn cho biết thêm: Vừa qua

trang trại đã xuất đi 3.000 cành hoa lan chào hàng nội địa. Trong tương lai sẽ xuất bán ra nước ngoài. Việc thu mua chế biến cà phê bột cũng được tuyển chọn, nhất là khâu nguyên liệu. Hạt cà phê mua vào là loại cội (trên sàn). Khâu chế biến theo công thức riêng không pha nguyên liệu khác. Bước đầu tiêu thụ mỗi tháng 3,5 tạ. Cơ sở phấn đấu trong 2 năm tới sẽ xuất thành phẩm mỗi tháng 1 tấn cà phê sạch, chất lượng cao mang tên Ngọc Bảo.

Nắng đã lên cao, chúng tôi quay về trụ sở UBND xã Tân Hội. Tiếp tôi là ông Hoàng Mạnh Dũng - Huyện ủy viên, Bí thư Đảng bộ xã Tân Hội. Khi biết tôi là quân giải phóng đã từng ở vùng đất này ông rất vui mừng cho tôi biết thêm nhiều chuyện về vùng đất dưới chân núi R’Chai. Ngược dòng thời gian, trước khi có phong trào nông thôn mới, xã đã đột phá đưa điện về cho toàn dân trong xã. Có điện về bà con rất phấn khởi. Từ đó, các phong trào xã hội hóa trong cộng đồng dân cư nở rộ. Việc làm đường bê tông nông thôn Nhà nước hỗ trợ 50% vốn, phần còn lại mỗi hộ dân đóng tiền tính theo tỉ lệ diện tích canh tác. Năm 2002, Tân Hội được huyện chọn là xã điểm xây dựng nông thôn mới của toàn huyện. Qua 2009, xã được Trung ương chọn là 1 trong 11 xã điểm trên toàn quốc làm thí điểm xây dựng phong trào nông thôn mới. Đến năm 2010, xã đạt chuẩn văn hóa đầu tiên của tỉnh, năm 2014 UBND tỉnh công nhận là xã đạt chuẩn xã văn hóa nông thôn mới. Tình hình an ninh trật tự thôn xóm cũng chuyển biến tích cực. Các tệ nạn xã hội được đẩy lùi, xã không còn tệ nạn trộm cắp. Ông nhận xét: “Làm được như trên trước tiên phải nói đến sự đoàn kết, nhất trí cao trong hệ thống chính trị. Từ Đảng bộ đến chính quyền, các đoàn thể, phòng ban trong xã xuống đến các hộ dân , cán bộ phải thật sự trải lòng để phục vụ Nhân dân. Vì thế nên 15 năm liền Đảng bộ xã Tân Hội đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh. Tuy nhiên, xã cũng còn 2 hộ đói, 6 hộ nghèo do hoàn cảnh neo đơn, mất sức lao động. Bên cạnh đó, là nỗi lo của xã về nguồn nước để phục vụ Nhân dân sinh hoạt và sản xuất về mùa khô thường hay thiếu hụt. Chuỗi liên kết trong sản xuất chưa được chặt chẽ, nông phẩm làm ra đôi khi được mùa mất giá, được giá mất mùa”.

Vùng đất dưới chân núi R’Chai ngày nào, đang ngày càng thay đổi, phát triển. Nơi ấy ngày xưa bao lớp người đã đổ xương máu, ngày nay bà con nông dân đã đổ những giọt mồ hôi để tạo nên một vùng quê bạt ngàn cà phê, dâu tằm. Đời sống của họ đã đi lên từ vùng đất đỏ ba zan. Nhờ vậy mà niềm tin của bà con nơi đây đối với sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền xã ngày càng được củng cố và phát triển.

... và thời gian sinh hoạt định kỳ là 1 ngày/tháng. Các hội viên trong CLB là những cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong đã có nhiều cống hiến cho địa phương. Bà Trần Thị Kim - một trong những thành viên đã gắn bó với CLB từ những ngày đầu chia sẻ: “Dù điều kiện hoạt động còn gặp nhiều khó khăn và kinh phí còn nhiều thiếu thốn, nhưng vì lòng đam mê và muốn lưu giữ vốn văn hóa của dân tộc, chúng tôi những người đi trước vẫn luôn cố gắng duy trì với mong muốn thế hệ con cháu về sau sẽ tiếp nối và phát huy. Hầu như kinh phí để duy trì CLB là hội

viên đều tự đóng góp, còn nhạc cụ, đồ dùng thì tự mình đi sưu tập”.

Tương tự, CLB ca trù cũng theo đó phát huy và được lưu giữ theo thời gian. Ông Hoàng Văn Lộc (90 tuổi, thôn Tân Lạc 3) - thành viên CLB ca trù tâm sự: “Ca trù nói khó thì không đúng, mà dễ cũng không đúng, quan trọng là mình có đam mê hay không. Bản thân tôi được tiếp xúc từ nhỏ nên đã thích và theo học của ông bà để lại. Khi biết tại đây có CLB ca trù thì hai vợ chồng tôi đều rất vui và cố gắng tham gia. Nhưng học ca trù không dễ vì để đào tạo được một

ca nương đòi hỏi nhiều thời gian, thuộc lời đã khó nhưng hát hay lại biết gõ phách nhuần nhuyễn lại càng khó hơn”.

Ông Trương Quốc Phương nhấn mạnh: “Ngoài hai CLB trên thì CLB cồng chiêng tại xã Đinh Lạc cũng hoạt động thường xuyên và được đánh giá rất cao”.

Với những làn điệu quan họ, những câu vè,... mang đậm chất trữ tình, sâu lắng, những làn điệu chèo chứa đựng hồn cốt dân tộc và tiếng chiêng ngân vang… đang được gìn giữ nhờ những CLB văn hóa văn nghệ trên địa bàn xã Đinh Lạc.

Nơi lưu giữ... TIẾP TRANG 4

Trang trại hoa lan Vu nữ của anh Vo Văn Quôc (bìa trái).

11 THỨ BẢY 6 - 4 - 2019CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNG

Hồ Lắk không chỉ là thắng cảnh

VĂN�VIỆTĐêm trước ngày khai hội đua thuyền độc

mộc, nhóm phóng viên chúng tôi vội vàng di chuyển từ trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột đến thị trấn Liên Sơn nằm bên bờ hồ Lắk thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk trên chặng đường dài gần 60 km để dừng chân nghỉ lại, chờ sáng sớm tinh mơ sương giăng mắc trên mặt nước hồ để ngoạn cảnh, thu vào ống kính dữ liệu ấn tượng nhất cho chuyến đi. Quả thực, như khi hình dung ban đầu, buổi sáng rảo quanh một vài cung đường chính của buôn Jun ven hồ Lắk sương khói huyền ảo, mênh mông. Dưới bến, những chiếc thuyền độc mộc buông neo chờ mặt trời lên đưa từng người lao động qua phần đất bên kia hồ Lắk chăm sóc các loại cây trồng lúa, cà phê, bắp…tốt tươi, lần lượt cho hoa lợi quanh năm. Xa xa dưới chân trời nổi lên những rặng núi rừng đặc dụng nhấp nhô, bao bọc cả một không gian hồ Lắk rộng lớn đến mười mấy ngàn hecta. “Khu rừng núi kia cả trăm năm trước, ông bà chúng tôi đã chọn lựa những cây gỗ sao cổ thụ đưa về làm thành những chiếc thuyền độc mộc để lại cho con cháu hôm nay. Cứ 2 năm một lần, những người nông dân chúng tôi được kéo nhau ra hồ Lắk reo hò với ngày hội đua thuyền độc mộc truyền thống bao đời…”, ông Y Chông, 56 tuổi, một vận động viên đua thuyền độc mộc có mặt ở hồ Lắk khá sớm trước giờ đua để trải

Cuộc đua thuyền độc mộc kết thúc, hẹn tranh tài trong 2 năm tới theo định kỳ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột. Chia tay hồ Lắk mỗi lần đến, du khách không chỉ hòa mình với không gian thắng cảnh thiên nhiên trong lành, đậm chất hoang dã, mà đó còn có những trải nghiệm với chiều sâu văn hóa đa dạng, phong phú và thấm đẫm nhân văn của đồng bào các dân tộc anh em nơi này.

DỌC�ĐƯỜNG�ĐẤT�NƯỚC

lòng với phóng viên. Ông Y Chông kể rằng từ lúc tuổi thiếu niên đã lên thuyền độc mộc theo người lớn hàng ngày ra hồ Lắk thả lưới bắt cá hoặc qua bờ bên kia trồng lúa, bắp… Dần dần lớn lên được giao một mình chèo lái rồi gắn bó máu thịt với con thuyền độc mộc. Sau này, nhà nước tổ chức những cuộc đua thuyền độc mộc định kỳ 2 năm một lần, ông Y Chông được tuyển chọn là một trong những vận động viên tích cực tham gia phong trào rèn luyện sức khỏe cho bản thân mình và cho cộng đồng, góp phần bảo tồn các môn thể thao truyền thống độc đáo của Tây Nguyên.

Cuộc đua thuyền độc mộc trên hồ Lắk hôm đó có 19 chiếc với gần 100 tay chèo, nhưng riêng phóng viên chúng tôi được bước lên trên một chiếc thuyền độc mộc thứ 20 và người thứ

101 cầm cây chèo lái là một phụ nữ M’Nông bản địa, năm nay gần 50 tuổi, tên là Mây Văm. Với 4 người con thì đã có 2 người con đầu đã bắt chồng hoặc được rước về nhà vợ; còn lại 2 người con sau đang đi học phổ thông, Mây Văm không còn phải tất tả ngược xuôi cùng chồng chạy lo từng bữa cơm cho gia đình như ngày xưa nữa, nhưng với chiếc thuyền độc mộc và cây chèo vẫn như một người bạn đồng hành thân thiết mỗi ngày. “Có ngày mình đi thả lưới bắt cá. Ngày khác qua hồ Lắk để xuống đồng bón phân, làm cỏ. Hoặc ngày khác nữa chở nhiều chuyến khách du lịch buôn Jun vòng quanh giữa hồ Lắk, mỗi chuyến kéo dài khoảng một giờ đồng hồ…”, Mây Văm kể. Vậy là chiếc thuyền độc mộc vẫn đều đặn mang lại thu nhập cho gia đình Mây Văm mỗi ngày? Phóng

viên chia sẻ bằng câu hỏi của mình và nhận được câu trả lời từ người phụ nữ 50 tuổi Mây Văm bởi nụ cười chân chất, hiền lành.

Người giới thiệu Mây Văm chèo lái đưa phóng viên đến gần đường đua bên kia bờ hồ Lắk thả neo tác nghiệp là anh Bùi Văn Đức, thành viên Ban Tổ chức Cuộc đua thuyền độc mộc hồ Lắk. Anh Đức cho biết, hoạt động dịch vụ phục vụ khách tham quan hàng ngày bên cạnh hàng chục chiếc thuyền độc mộc còn có 15 chú voi. Tất cả đều được điều khiển bởi những tay chèo và nài voi là người dân tộc thiểu số địa phương.

Phóng viên trò chuyện được biết anh Bùi Văn Đức năm nay ở tuổi lục thập, người gốc miền Trung định cư và làm công việc du lịch ở buôn Jun, hồ Lắk đã ba mươi mấy năm, nên hiểu khá tường tận niềm háo hức của du khách trong nước và quốc tế đến thắng cảnh hồ Lắk không chỉ bước lên thuyền độc mộc ngoạn cảnh non nước, ngồi lên lưng voi chậm rãi bước qua những ngôi nhà sàn, nhà dài của người dân tộc bản địa Tây Nguyên, mà qua đó được trải nghiệm, thẩm thấu những câu chuyện kể, những phong tục tập quán mang giá trị văn hóa truyền thống trường tồn nơi đây. Và bởi vậy, những trầm tích tiềm ẩn bên trong vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên kiến tạo của hồ Lắk, huyện Lắk luôn luôn cuốn hút sự khám phá mới mẻ của du khách bốn phương không chỉ ở một lần đến mà với bao lần trở lại…

Hồ Lắk với vẻ đẹp hoang sơ luôn luôn cuốn hút du khách bốn phương khám phá những giá trị văn hóa trầm tích ở Tây Nguyên.

Điều khiển voi đưa khách du lịch thưởng ngoạn thắng cảnh hồ Lắk.

... Nhận chiếc khăn ông cảm kích lắm, đi đâu cũng mang chiếc khăn theo. Tiếc rằng trong một lần địch càn, ông đã để rơi mất nó. Rồi chuyện tình của hai người cũng đến lúc được công khai và đi vào hồi kết bằng một đám cưới do Chi bộ Đảng và Công đoàn chủ trì tổ chức. Ngày 2/9/1950, để tổ chức đám cưới cho ông bà và cũng là kỷ niệm 5 năm ngày độc lập, mỗi anh em trong cơ quan đã góp vào quỹ 5 xu. Mọi người trong cơ quan xúm vào dựng lên một cái sạp làm sân khấu ngoài trời rồi cùng nhau múa hát mừng Quốc khánh. Về vật chất, Trưởng trạm còn cho mổ một con lợn 30kg để “ăn Tết” Độc lập. Thế nhưng, cuộc vui chưa trọn thì nhận được lệnh trên phải khẩn trương rời khỏi lán ngay trong đêm vì có tin tình báo, rất có thể sáng mai địch sẽ mở cuộc càn quét khu vực này. Ai nấy đều cảm thấy ái ngại cho đôi trẻ, nhưng đang trong cuộc chiến ác liệt biết làm sao được.

Đúng như tin tình báo của ta, sáng sớm ngày 3/9, địch đã tổ chức trận càn quy mô lớn, có máy bay ném bom yểm trợ. Lán giao liên bị bom đánh sập, song do kịp thời sơ tán vào hang đá trên núi Ba Vì nên mọi người trong cơ quan đều an toàn. Theo lệnh của tổ chức, ngay trong đêm đó cặp vợ chồng mới cưới mỗi người nhận một nhiệm vụ khác nhau. Ông Đá cùng các anh em rút về Đồng Thuống (thuộc tỉnh Hòa Bình) hoạt động, còn bà Bảy đưa một số cán bộ qua sông Đà sang vùng tự do ở Thanh Thủy (Phú Thọ). Đó cũng là đám cưới không có đêm tân hôn được lưu dấu trở thành kỷ niệm sâu sắc

nhất trong cuộc đời hai người giao liên hỏa tốc và những người đồng đội của họ trong suốt năm tháng cuộc đời.

Công việc của người đưa công văn hỏa tốc thật gian nan vất vả. Người chạy công văn hỏa tốc đầu trần chân đất cứ xuyên rừng mà đi, mà chạy. Có chuyến đi cả tuần lễ từ Ba Vì đi Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa rồi ngược trở về. Rắn độc, thú dữ cũng không hiểm nguy bằng qua vùng tề ngụy. Ngộ nhỡ bị chúng bắt, làm sao để công văn không rơi vào tay địch, rồi làm sao chịu được các thủ đoạn tàn độc của chúng mà không cung khai! Gian nan nguy hiểm là vậy song chẳng ai nề hà, mỗi khi có công văn là lập tức lên đường bất kể ngày đêm. Trong một chuyến công tác bà đi cùng với đồng chí Hậu, khi cùng anh vượt qua một con suối thì gặp một con hổ lớn phía bên kia một tảng đá lớn. Bà lạnh người nhìn con hổ bằng xương bằng thịt lừng lững ngay trước mặt, gần đến nỗi có lẽ chỉ trong một tầm nhảy của nó. Thật may chẳng hiểu sao con hổ ngước mắt nhìn hai anh em, chưa kịp hoàn hồn nó đã biến mất vào rừng. Hai anh em được phen hú vía. Một lần khác, sau khi vừa chạy công văn hỏa tốc cả đêm, về bà lăn ra ngủ thì lại có công văn hỏa tốc mới. Anh cán bộ phụ trách vào lán gọi bà dậy. Đang ngái ngủ, bà bất giác làu bàu “tốc cả đêm rồi, tốc gì mà lắm tốc thế”. Nói vậy song bà vẫn nhanh nhẹn chuẩn bị những đồ dùng tư trang cần thiết lên đường làm nhiệm vụ. Làm việc miệt mài song tới lúc này bà Bảy vẫn chưa có một chữ trong đầu. Được anh em động

viên nên rảnh lúc nào là bà học chữ lúc đó. Không có giấy viết bà lấy là chuối rồi dùng gai bưởi chọc lỗ tập viết. Nhờ chăm chỉ lại muốn biết chữ còn viết thư cho chồng mà không phải nhờ người viết, nên chỉ ít lâu sau bà đã đọc thông viết thạo. Biết chữ đã phục vụ rất nhiều cho bà trong những chuyến công tác hỏa tốc.

Cuối năm 1952, khoảng cách giữa ông Đá và bà Bảy Tân vẫn gần 100km. Lúc này ông được trên cử đi học y tá và đã chuyển sang làm nghề thầy thuốc. Cứ hơn một tháng, ông lại đi bộ từ Nho Quan (Ninh Bình) vào Nông Cống - Thanh Hóa nhận thuốc cho đơn vị. Những lần đó ông nhân tiện tạt qua cơ quan vợ may mắn thì được gặp mặt người bạn đời của mình tí chút rồi lại đi ngay. Mãi đến đầu năm 1953 bà mới được chuyển về Khu 3 ở gần với ông. Vậy là sau hơn hai năm từ ngày cưới họ mới có một đêm trọn vẹn dành cho nhau…

Giữa năm 1953, dù đang mang bầu đứa con đầu lòng nhưng bà vẫn giấu công văn, tài liệu trong người để thực hiện nhiệm vụ giao thông hỏa tốc. Khi đó cơ quan giao liên Trạm 4 của bà ở trong hang đá tại Mãn Đức - dốc Quy Hậu (Hòa Bình) nhằm tránh địch ném bom. Bà trở dạ sau một chuyến công tác địch hậu trở về. Khi đó ông còn đang đi học lớp chỉnh huấn (nâng cao trình độ lý luận chính trị) nên không có mặt. Đồng chí Hân (Trưởng trạm vận chuyển muối) phải đứng ra làm “bà đỡ”. Ngay lúc đứa con gái đầu lòng vừa cất tiếng khóc chào đời thì cũng là lúc máy bay địch ném bom sập một góc cửa hang…

Ông bà luôn tự hào mỗi khi nhắc đến chuyện tình của mình. Đó là mối tình đầu và cũng là duy nhất họ dành cho nhau từ trong khói lửa chiến tranh. Sau hòa bình ông bà được trên điều về Khu X và công tác ở các cơ quan. Họ có với nhau 5 người con, 2 con gái và 3 con trai.

Ông bà Đá - Bảy có tiếng là khuôn phép dạy dỗ con. Bà Bảy Tân tuy cũ người, lại ít được học hành song dạy con thì đâu vào đấy. Bà là tổng phụ trách trong việc phân công và điều hành cho các con một cách cụ thể đứa lớn làm gì, bé làm gì, đứa nào cũng có việc làm ngoài giờ học. Cuối tuần, sau bữa cơm chiều, trước khi đến giờ nghe chuyện cảnh giác và sân khấu truyền thanh là họp gia đình để kiểm điểm. Bà Bảy Tân tính tình nóng nảy song bộc trực lại có biệt tài về khâu tâm lý giáo dục và làm dân vận rất giỏi. Trong gia đình bà dạy dỗ con sống có nền nếp, ứng xử anh trên em dưới. Mọi biểu hiện của các con đều không qua được mắt bà. Trong quan hệ với đồng nghiệp và người dân sở tại, ông bà rất gần gũi, đồng cảm nên sống ở đâu cũng được mọi người yêu mến.

Bây giờ ông bà đều đã là người thiên cổ, con cái của họ đều phương trưởng song câu chuyện tình của họ sống mãi cùng thời gian.

Ngày lập nước cũng là ngày khai sinh cho một gia đình, dấu ấn ấy không ai dễ gì quên được. Nhất là những người con, cháu của hai cụ khi những ngày thu tháng Tám về. Đó là câu chuyện tình đẹp và thật đáng tự hào của những người sống và đi ra từ cuộc chiến tranh ái quốc thần thánh của dân tộc.

Một đám cưới... TIẾP TRANG 5

THỨ BẢY 6 - 4 - 2019 CUỐI TUẦN12

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THỂ�THAO

Góc�ảnh�đẹp

Phường Lộc Tiến, Bảo Lộc. Ảnh: Nguyễn Văn Thương

VIẾT�TRỌNG

Thử�thách�Có thể nói 2 giải thể thao trong

nước nhưng mang tầm vóc quốc tế này có chút gì đó gần giống nhau trong các nội dung thi đấu, với đích hướng đến là khuyến khích người tham gia thử thử sức mình trên những chặng đường đua đầy thử thách của Đà Lạt.

Giải thể thao thứ nhất, Dalat Suffer Fest, lần đầu tiên được tổ chức tại một khu du lịch hồ Tuyền Lâm Đà Lạt. Diễn ra trong 3 ngày từ 22 - 24/2, giải được Công ty Sự kiện thể thao chuyên nghiệp Bozo Ventura tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) đứng ra tổ chức với khoảng 300 VĐV trong nước và nước ngoài đến từ nhiều nơi trên thế giới tham gia.

Suffer Fest - tiếng Anh, một cách tương đối có thể hiểu là cuộc gặp mặt đầy thử thách. Không thử thách sao được khi giải này có đến 4 cuộc thi riêng lẻ hợp lại, gồm cuộc thi chạy và bơi (Swim Run), trong đó VĐV tham dự vừa chạy đường rừng vừa bơi xuyên qua hồ Tuyền Lâm; kế tiếp là một giải chạy địa hình (Run Multi Terrain) dài 21 km, một giải chạy vượt rừng (Run Mountain Road) dài 14 km và một cuộc thi leo vách dốc đứng trên mô hình (Vertical Climbing) tại khu du lịch. Những người tham gia có thể thi đấu cho từng nội dung riêng lẻ nhưng nếu đủ sức thì có thể thi đấu tất cả các nội dung tại giải.

Chỉ với 2 giải thể thao được tổ chức tại Đà Lạt trong cuối tháng 2 và giữa tháng 3, đã có trên 5.500 vận động viên (VĐV), trong đó có trên 500 VĐV người nước ngoài từ khắp nơi trên thế giới đến để chinh phục những thử thách từ thiên nhiên của thành phố hoa này

Khi thiên nhiên Đà Lạt tạo sức hút thể thao

Các VĐV về đến đích tại Giải Siêu Marathon Dalat Ultra Trail 2019.

Thử thách nhất trong 4 cuộc thi trên chính là giải vừa chạy vừa bơi, chạy theo đường rừng và bơi xuyên qua hồ Tuyền Lâm 2 lần trong làn nước lạnh giá những tháng sau tết. Có lẽ vì tính thách thức cao nên trong gần 300 VĐV đăng ký tham dự trên, chỉ có 28 người tham gia “chạy và bơi” qua hồ này, trong đó phần lớn là VĐV nước ngoài, những người đã từng thử thách trong các cuộc thi tương tự trên thế giới.

Còn giải đấu quốc tế thứ 2 cũng mang tính thách thức không kém, được tổ chức giữa tháng 3 tại Đà Lạt, đó là Giải Siêu Marathon Quốc tế - Dalat Ultra Trail.

Có thể nói đây là một giải chạy vượt rừng cực kỳ thành công cho ngành Thể thao Lâm Đồng tính đến nay, nhờ sự phối hợp ăn ý giữa các đơn vị đồng tổ chức trong đó có Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng.

Nếu như lần đầu tiên tổ chức vào năm 2016 mới chỉ có gần 200 VĐV tham gia, trong đó có khoảng 30 VĐV nước ngoài; năm 2018,

khi tổ chức lần 2, số VĐV tăng lên “chóng mặt” với trên 2.300 người tham dự, trong đó có khoảng 250 VĐV nước ngoài. Còn năm 2019 này, trong lần tổ chức thứ 3, như Ban tổ chức cho biết, trước khi giải diễn ra, đã phải hạn chế dần số người đăng ký, dù chi phí tham dự giải không hề rẻ chút nào, khoảng trên 600 nghìn đến gần 1 triệu đồng/ VĐV tùy theo cự ly.

Tổng cộng Giải Siêu Marathon năm nay tại Đà Lạt đã thu hút gần 4.500 VĐV tham gia, trong đó có trên 400 VĐV nước ngoài đến từ 45 quốc gia trên thế giới. Hầu hết cự ly nào cũng đông người chạy, cự ly 10 km có 1.458 VĐV; cự ly 21 km có 1.867 VĐV; cự ly 42 km có 836 VĐV và ngay cả cự

Khai mạc Giải Bóng đá mini các doanh nghiệp tinh Lâm Đồng năm 2019

Sáng 3/4, tại Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh Lâm Đồng, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh đã phối hợp với Liên đoàn Bóng đá tỉnh Lâm Đồng tổ chức khai mạc Giải Bóng đá mini các doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng năm 2019 (từ 3 đến 5/4). Giải đấu thu hút sự tham gia của 16 đội bóng đá nam với khoảng 200 vận động viên. Các đội được chia làm 4 bảng thi đấu vòng tròn 1 lượt tính điểm chọn 8 đội bóng là nhất, nhì của mỗi bảng vào đá tứ kết, sau đó chọn 4 đội

vào đá bán kết để tìm ra 2 đội xuất sắc tranh giải nhất.

Giải Bóng đá mini các doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng năm 2019 được tổ chức nhằm thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; đồng thời chào mừng kỷ niệm 44 năm Ngày giải phóng TP Đà Lạt - Lâm Đồng (3/4/1975 - 3/4/2019), 44 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2019) và Ngày Quốc tế lao động 1/5.

ĐAM�TRỌNG����

ly siêu Marathon 70 km cũng có đến 320 VĐV. Toàn bộ các tuyến đường chạy là đường xuyên rừng quanh Đà Lạt và Lạc Dương cực kỳ thử thách.

Cũng nói thêm một chút là trong Giải Dalat Ultra Trail này năm nay còn có thêm một giải khác cũng khá quy mô được tổ chức liền ngay sau đó, đó là Giải Xe đạp địa hình quốc tế Dalat Victory Challege (Chiến thắng thử thách) với 180 VĐV tham gia. Nếu tính cả lượng người phục vụ khoảng 500 người cho cả 3 giải đấu này cùng trang thiết bị và hậu cần đi kèm, cả 3 giải đã có số lượng người tham gia trên 5.500 người, chưa kể số lượng người thân đi cùng.

Sức�hút�thiên�nhiên�Đà�Lạt�Như Ban tổ chức Dalat Suffer

Fest cho biết, mục tiêu giải đấu này khi chọn Đà Lạt làm nơi tổ chức, nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia thưởng thức cảnh đẹp và thiên nhiên đầy ngoạn mục của thành phố hoa, trải nghiệm cuộc một thi đấu mang nhiều tính thách thức từ thiên nhiên Đà Lạt mang đến; thúc đẩy người tham gia vượt qua được những giới hạn của bản thân, yêu thích những trò chơi mạo hiểm, cổ vũ các hoạt động ngoài trời.

Còn với nhiều VĐV tham dự Giải Siêu Marathon Dalat Ultra Trail và Giải Xe đạp địa hình Dalat Victory Challege, đường chạy và đường đua Đà Lạt dù thử thách nhưng cực kỳ đẹp. Như Claire Jorquin, người Pháp, VĐV về thứ 3 cự ly 42 km nữ của giải

nhận xét, đường chạy Đà Lạt đẹp không kém gì châu Âu với rừng thông xanh, với đường mòn trong rừng cùng những con dốc đứng, với không khí dịu mát thanh bình của Đà Lạt. Claire đã nhiều năm làm việc tại TP HCM và chị cho biết đây đã là lần thứ 2 dự giải của mình. “Tôi cứ mong giải tổ chức để có dịp quay lại chạy dưới rừng thông Đà Lạt”- chị cười.

Theo rất nhiều VĐV, cả 3 giải này đều tổ chức rất bài bản, chuyên nghiệp, nhất là Giải Dalat Ultra Trail đã ngày càng tổ chức tốt hơn rất nhiều. Như trong năm nay, đường chạy được thiết kế theo lộ trình khác giải năm ngoái nhằm tạo sự hấp dẫn cho người tham gia, công tác hậu cần cũng được tổ chức rất tốt dù giải rất đông người tham dự. Chỉ có một điều cần lưu ý, đó là công tác truyền thông các giải này vẫn chưa được chú ý đúng mức, dẫn đến việc không ít cơ quan truyền thông vẫn đứng ngoài cuộc khi giải diễn ra.

Và một điều không kém quan trọng, đó là công tác bảo vệ môi trường. Theo chân các VĐV chạy xuyên rừng một số đoạn đường, chúng tôi thấy nhiều nơi rác thải vứt bừa bãi, rác từ các nhóm du khách đi du lịch bỏ lại, rác từ các cộng đồng dân cư trong vùng thải ra. Dọc đường chạy ven hồ Dankia nhiều đoạn rác thải túi ni lông, chai lọ vứt ngổn ngang đã lâu không thu dọn. Sẽ là hình ảnh nào cho việc quảng bá thiên nhiên tươi đẹp của Đà Lạt như mục tiêu của các giải thể thao này đặt ra khi rác thải sinh hoạt ngày càng nhiều như vậy trên đường đua?