CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewQuảng Bình giới thiệu địa điểm cho nhà đầu tư...

42
ĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 04 tháng 10 năm 2017) CHI TIẾT THÔNG TIN CÁC TIN, BÀI: tt Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ 1. Tặng Quảng Bình phần mềm chính quyền điện tử ................................................ ICTNews 03/10; Vietbao.vn 3/10 2. Thnh y Đng Hi: Tp trung r sot tin đ thc hiện cc chương trình pht trin kinh t-x hi ............................................... Baoquangbinh.vn 4/10, N.L KINH TẾ 3. Đng viên doanh nghiệp "không ép gi" khi thu mua gỗ gy đổ .......................................................... Thanh Niên 4/10, tr13, T.Q.Nam 4. Quảng Bình gii thiệu địa đim cho nh đầu tư thc hiện d n mặt trời ................................................ Đầu Tư 4/10, tr3, Ngọc Tân 5. Bố Trạch: Ch đng tìm đầu ra cho sắn nguyên liệu ............................................. Vietlinh.vn 4/10; Baoquangbinh.vn 3/10 6. Khẳng định thương hiệu dầu lạc Nông Việt ...................................................... Baoquangbinh.vn 4/10, Lê Mai 7. Khẩn trương khắc phục đất nông nghiệp bị nhiễm mặn ........................................... Baoquangbinh.vn 4/10, Nguyễn Minh Phong 8. Đn Phong Nha ngắm rừng bch xanh .......................................................... Bo Tây Ninh Online 3/10 9. Huyện Lệ Thy trng mi 600 ha rừng tp trung .............................................. Quangbinh.gov.vn 3/10, Hoi Thu 10. Thnh lp Quỹ Bảo vệ v Pht trin rừng .................................................... Moitruong.net.vn 4/10, Mai Anh 11. Sm “hi sinh” cây cầu treo bị gió bo qut tung, lệch mố ............................................................ Xây Dng Online 3/10, Nhất Linh 1

Transcript of CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewQuảng Bình giới thiệu địa điểm cho nhà đầu tư...

CÔNG TY TNHH VĨ AN

ĐIỂM BÁO

THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY

(Tin ngày 04 tháng 10 năm 2017)

CHI TIẾT THÔNG TIN CÁC TIN, BÀI:

tt

Tên bài/Nội dung

Tên cơ quan báo chí và tác giả

Ghi chú

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

1.

2Tặng Quảng Bình phần mềm chính quyền điện tử

ICTNews 03/10; Vietbao.vn 3/10

2.

T3hành ủy Đồng Hới: Tập trung rà soát tiến độ thực hiện các chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Baoquangbinh.vn 4/10, N.L

KINH TẾ

3.

5Động viên doanh nghiệp "không ép giá" khi thu mua gỗ gãy đổ

Thanh Niên 4/10, tr13, T.Q.Nam

4.

5Quảng Bình giới thiệu địa điểm cho nhà đầu tư thực hiện dự án mặt trời

Đầu Tư 4/10, tr3, Ngọc Tân

5.

6Bố Trạch: Chủ động tìm đầu ra cho sắn nguyên liệu

Vietlinh.vn 4/10; Baoquangbinh.vn 3/10

6.

6Khẳng định thương hiệu dầu lạc Nông Việt

Baoquangbinh.vn 4/10, Lê Mai

7.

8Khẩn trương khắc phục đất nông nghiệp bị nhiễm mặn

Baoquangbinh.vn 4/10, Nguyễn Minh Phong

8.

10Đến Phong Nha ngắm rừng bách xanh

Báo Tây Ninh Online 3/10

9.

11Huyện Lệ Thủy trồng mới 600 ha rừng tập trung

Quangbinh.gov.vn 3/10, Hoài Thu

10.

12Thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng

Moitruong.net.vn 4/10, Mai Anh

11.

13Sớm “hồi sinh” cây cầu treo bị gió bão quật tung, lệch mố

Xây Dựng Online 3/10, Nhất Linh

12.

14Agribank miễn, giảm lãi vay hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bão số 10

Thời Báo Ngân Hàng 4/10, tr5, Th.Bình; Nông Nghiệp Việt Nam 4/10, tr2, Thái Anh; Pháp Luật Việt Nam 4/10, tr8, Nông Nghiệp Việt Nam Online 3/10, Thái Anh; Bnews.vn 4/10; Thoibaotaichinhvietnam.vn 3/10; Nhà Báo & Công Luận Online 3/10; Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam 3/10

XÃ HỘI

13.

15Bờ biển Nhật Lệ bị sạt lở nghiêm trọng

Văn Hóa 4/10, tr2, Phạm Phú; Đại Đoàn Kết Online 4/10

14.

16Nỗ lực khắc phục các thiết chế văn hóa sau bão số 10

Văn Hóa 4/10, tr5, Phạm Phú; Văn Hóa Online 4/10, Phạm Phú

15.

18Quảng Bình chạm đến tâm hồn bạn

Vovworld.vn 4/10

16.

18CLB GĐ Trung tâm văn hóa Bắc miền Trung giao ban tại Tương Dương

Baonghean.vn 4/10, Đình Tuân

17.

19Mưa lớn diện rộng tiếp diễn ở Bắc Bộ, nước sông Cửu Long lên nhanh

TTXVN/Vietnam+ 4/10; Tapchimattran.vn 4/10

18.

21Honda tặng 2.000 mũ bảo hiểm cho học sinh Quảng Bình

Đất Việt Online 3/10, Minh Ngọc

19.

20Trung thu của trẻ em vùng tâm bão Quảng Bình

VTVNews 4/10, Phước Tâm, Anh Dũng

AN NINH – QUỐC PHÒNG

20.

22Vì sao Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Bố Trạch tín nhiệm thấp?

Pháp Luật Việt Nam 5/10, tr8, Hùng Anh; Pháp Luật Việt Nam Online 4/10, Hùng Anh

21.

25Rừng bần ở Quảng Bình bị xâm hại, dân thấp thỏm lo âu

Tài Nguyên & Môi Trường Online 03/10, Văn Dinh

22.

26Bắt giữ xe tải vận chuyển số lượng lớn hàng nhập lậu

Công An Nhân Dân 4/10, tr5; Moitruong.net.vn 3/10; Infonet.vn 4/10; Lao Động Online 3/10; Motthegioi.vn 3/10; Haiduongtv.com.vn 4/10

23.

27Hai người tử vong nghi do điện giật khi đi câu cá

Nhân Dân 4/10, tr7; Nhân Dân Online 4/10; VOVNews 3/10; Người Lao Động Online 3/10; Nông Nghiệp Việt Nam 4/10, tr2, T.Phùng; Nông Nghiệp Việt Nam Online 3/10; Antt.vn 3/10; Nguoiduatin.vn 3/10; Nhân Dân Online 3/10; Giao Thông Online 3/10; News.zing.vn 3/10; Doanhnghiepvn.vn 3/10; VOVNews 3/10; News.zing.vn 3/10; Doanhnghiepvn.vn 3/10; Infonet.vn 4/10; Công An Đà Nẵng Online 4/10; Pháp Luật Việt Nam Online 3/10; Giao Thông Online 3/10

24.

28Quảng Ninh: Tổ chức diễn đàn "Công an lắng nghe ý kiến của nhân dân"

Baoquangbinh.vn 3/10, Hương Trà

I. Thời sự - Chính trị

1. Tặng Quảng Bình phần mềm chính quyền điện tử

(ICTNews 03/10; Vietbao.vn 3/10)

Phần mềm Quảng Bình được tặng sẽ phục vụ công tác chuyên ngành thanh tra, quản lý, tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, qua đó từng bước hình thành môi trường làm việc thông suốt qua mạng, hướng tới xây dựng chính quyền điện tử.

Mới đây ở thành phố Đồng Hới (Quảng Bình), Giáo sư - Viện sỹ Hoàng Quang Thuận, Viện trưởng Viện Công nghệ Viễn thông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã trao tặng phần mềm phục vụ xây dựng chính quyền điện tử cho tỉnh Quảng Bình trong một buổi lễ trang trọng.

Theo thông tin từ Sở TT&TT tỉnh Quảng Bình, phần mềm của Viện Công nghệ Viễn thông sẽ phục vụ công tác chuyên ngành thanh tra, quản lý, tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, qua đó từng bước hình thành môi trường làm việc thông suốt qua mạng, hướng tới xây dựng chính quyền điện tử. Hơn nữa Viện Công nghệ Viễn thông sẽ hỗ trợ tỉnh Quảng Bình tập huấn, đào tạo cho cán bộ vận hành, chạy thử phần mềm.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Tiến Hoàng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đã cảm ơn sự quan tâm của cá nhân Giáo sư - Viện sỹ Hoàng Quang Thuận và Viện Công nghệ Viễn thông đối với quê hương Quảng Bình. Ông Nguyễn Tiến Hoàng cũng mong muốn Giáo sư tiếp tục quan tâm, hỗ trợ tỉnh trong xây dựng chính quyền điện tử và đẩy mạnh ứng dụng CNTT.

Quảng Bình sẽ bàn giao việc ứng dụng phần mềm này cho Thanh tra tỉnh và hứa sẽ sớm bắt đầu đưa phần mềm vào hoạt động...

Sự hỗ trợ đặc biệt này là một đóng góp quan trọng cho Quảng Bình trong quá trình phát triển và hoàn thiện mô hình chính quyền điện tử ở địa phương mình. Trong Nghị quyết 36a/NQ-CP năm 2015 đã nêu rõ mục tiêu cần đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Về đầu trang

http://ictnews.vn/cntt/nghi-quyet-36nqtw/tang-quang-binh-phan-mem-chinh-quyen-dien-tu-159291.ict

2. Thành ủy Đồng Hới: Tập trung rà soát tiến độ thực hiện các chương trình phát triển kinh tế-xã hội

(Baoquangbinh.vn 4/10, N.L)

Hội nghị BCH Đảng bộ thành phố lần thứ 13 (khóa XX)

Ngày 3-10, Thành ủy Đồng Hới tổ chức hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP. lần thứ 13 (khóa XX) để đánh giá tình hình kinh tế-xã hội, công tác xây dựng Đảng 9 tháng và nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2017.

Đồng chí Lê Văn Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Đồng Hới cùng các đồng chí Phó bí thư Thành ủy chủ trì hội nghị.

Trong 9 tháng năm 2017, TP. Đồng Hới đã thực hiện được một số chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội chủ yếu sau: giá trị sản xuất công nghiệp thực hiện trên 1.980 tỷ đồng, đạt 69,7% KH, tăng 8,2% SCK; tổng lượt khách du lịch đạt 860.779 lượt, bằng 86% KH, tăng 18% SCK; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng là 6.622 tỷ đồng, đạt 76,1% KH, tăng 10,4% SKC; sản xuất nông, lâm, thủy sản được triển khai tích cực, nhất là công tác chi trả bồi thường, hỗ trợ cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hai do sự cố môi trường biển đạt 99,4%; tổng thu ngân sách ước thực hiện 563 tỷ đồng, đạt 54,3% dự toán TP. giao...

Tuy nhiên, bão số 10 vừa qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng trên địa bàn TP. Đồng Hới khiến 1 người chết, 12 người bị thương, hơn 7.000 nhà bị tốc mái, nhiều công trình hư hỏng… với tổng giá trị thiệt hại hơn 313,5 tỷ đồng.

Về công tác xây dựng Đảng, TP. Đồng Hới đã tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; tập trung củng cố, kiện toàn các tổ chức cơ sở Đảng; công tác kiểm tra, giám sát của Đảng được triển khai thực hiện có hiệu quả; công tác dân vận được chú trọng, trong đó Mặt trận và các đoàn thể đã triển khai các hoạt động có ý nghĩa thiết thực, gắn với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội...

Tại hội nghị, TP. đã đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm quý IV năm 2017 như: huy động toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân làm tốt công tác khắc phục hậu quả do bão số 10 gây ra; tập trung rà soát tiến độ thực hiện các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng Đảng, trong đó chú trọng các các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, nhất là đối với các chỉ tiêu còn thấp hoặc những lĩnh vực còn khó khăn, vướng mắc; thực hiện đồng bộ các giải pháp, phấn đấu thu ngân sách đạt và vượt kế hoạch đề ra; triển khai các chính sách của Chính phủ về hỗ trợ ngư dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả do sự cố môi trường biển; chú trọng công tác bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống các loại dịch bệnh; củng cố quốc phòng-an ninh và đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc... Về đầu trang

http://baoquangbinh.vn/tin-tuc-su-kien/201710/thanh-uy-dong-hoi-tap-trung-ra-soat-tien-do-thuc-hien-cac-chuong-trinh-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-2149821/

I. Kinh tế

1. Động viên doanh nghiệp "không ép giá" khi thu mua gỗ gãy đổ

(Thanh Niên 4/10, tr13, T.Q.Nam)

UBND tỉnh Qụảng Bình ngày 3.10 cho biết đã gửi công văn yêu cầu Sở NN-PTNT, Sở KH-ĐT, Sở Công thương, Hội Doanh nghiệp chế biến dăm gỗ huy động nguồn lực để thu mua nguyên liệu gỗ bị gãy đổ do bão số 10 trên địa bàn.

Trong đó, đề nghị doanh nghiệp thu mua với giá hợp lý, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân; không lợi dụng tình hình để ép giá hoặc từ chối thu mua sản phẩm của người dân. Các Sở ngành, địa phương cần hướng dẫn doanh nghiệp và người dân có rừng trồng gãy đổ thực hiện tận thu, không để lâu ngày làm giảm chất lượng gỗ; nhưng cũng hạn chế việc khai thác dồn dập dẫn đến tình trạng không có nơi tiêu thụ hoặc giá bị giảm, gây thiệt hại cho người dân.

Theo báo cáo của tỉnh Quảng Bình, đã có gần 40.000ha rừng trồng kinh tế tại địa phương bị gãy đổ sau bão số 10.

Dược biết, ngay sau bão, lãnh đạo huyện Minh Hóa đã chủ động liên hệ với một công ty ngoại tỉnh đến thu mua toàn bộ số gỗ keo, tràm bị gãy đổ của người dân trong huyện với giá 730.000 đồng/tấn cây. Về đầu trang

2. Quảng Bình giới thiệu địa điểm cho nhà đầu tư thực hiện dự án mặt trời

(Đầu Tư 4/10, tr3, Ngọc Tân)

Tại buổi làm việc liên quan đến Dự án Điện mặt trời của Công ty Năng lượng tái tạo Orange Renewable, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Xuân Quang cho biết, có hai phương án lựa chọn địa điểm giới thiệu cho nhà đầu tư triển khai Dự án Điện mặt trời.

Phương án thứ nhất là khu vực 1.000 ha đã quy hoạch cho Tập đoàn Dohwa triển khai Dự án anwng lượng tái tạo.

Phương án thứ hai, địa điểm tại khu vực phía Bắc đã quy hoạch cho Tập đoàn Dohwa để Công ty Năng lượng tái tạo Orange Renewable triển khai Dự án. Về đầu trang

3. Bố Trạch: Chủ động tìm đầu ra cho sắn nguyên liệu

(Vietlinh.vn 4/10; Baoquangbinh.vn 3/10)

Bố Trạch là một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng của bão số 10. Sau khi bão đi qua, huyện Bố Trạch đã tập trung tìm các giải pháp khắc phục thiệt hại, đặc biệt là việc chủ động giải quyết đầu ra cho sắn nguyên liệu.

Năm 2017, toàn huyện Bố Trạch triển khai trồng hơn 3.500ha sắn nguyên liệu, năng suất ước đạt 235 tạ/ha, sản lượng hơn 83.600 tấn. Tuy nhiên, khi sắp bước vào vụ thu hoạch, bão số 10 đã làm khoảng 50% diện tích sắn của bà con bị bật gốc, ngập úng.

Trước tình hình trên, lãnh đạo huyện Bố Trạch đã đến trực tiếp làm việc với 2 Nhà máy tinh bột sắn Sông Dinh (Công ty Cổ phần FOCOCEV) và Nhà máy tinh bột Long Giang (Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Long Giang) đề nghị có giải pháp thu mua sắn kịp thời, giá cả hợp lý, đặc biệt đối với những diện tích bị thiệt hại do bão.

Bên cạnh đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện và chính quyền các xã cũng tích cực chỉ đạo bàn con khẩn trương thu hoạch những diện tích sắn bị bật gốc, ngập úng, số diện tích còn lại thu hoạch chậm để tăng lượng bột và bảo đảm giữ giống cho vụ sau.

Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, hiện nay, sắn nguyên liệu của huyện Bố Trạch đang được thu hoạch và tiêu thụ kịp thời, giảm bớt một phần thiệt hại cho người nông dân. Về đầu trang

http://www.vietlinh.vn/tin-tuc/2017/trong-trot-2017-s.asp?ID=1624

4. Khẳng định thương hiệu dầu lạc Nông Việt

(Baoquangbinh.vn 4/10, Lê Mai)

Sản phẩm dầu lạc Nông Việt được giới thiệu tại nhiều hội chợ thương mại trong nước.

Với 30 năm kinh nghiệm trong nghề kinh doanh nông sản nói chung và đậu lạc nói riêng, Công ty TNHH Diến Hồng (thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hoá) đã xây dựng thương hiệu vững chắc trong và ngoài nước. Mong muốn tiếp tục mang đến những sản phẩm bảo đảm chất lượng, tốt cho sức khoẻ người tiêu dùng, Công ty đã nghiên cứu và sản xuất sản phẩm dầu lạc nguyên chất Nông Việt.

Nói về lý do quyết định sản xuất sản phẩm dầu lạc, ông Trần Văn Diến, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Diến Hồng cho biết: “Trên thị trường hiện nay, nhiều loại thực phẩm không an toàn, ảnh hưởng đến sức khoẻ của khách hàng. Trong khi đó, khách hàng lại có xu hưởng tìm đến những sản phẩm an toàn và có lợi cho sức khoẻ. Nắm bắt được nhu cầu đó và một phần để tạo ra sản phẩm riêng do Công ty sản xuất, chúng tôi quyết định nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm dầu lạc Nông Việt”.

Được bắt đầu sản xuất từ năm 2016, đến nay thương hiệu dầu lạc Nông Việt đang dần chiếm được sự tin tưởng, tín nhiệm của khách hàng. Với nguồn nguyên liệu là lạc nguyên chất thu mua từ các địa phương trong tỉnh và một số vùng lân cận, như: Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Các công nhân của Công ty TNHH Diến Hồng đã thực hiện một quy trình sản xuất dầu lạc nghiêm ngặt, bảo đảm an toàn, chất lượng.

Trước hết, lạc sẽ được làm sạch tạp chất, sau đó đưa vào máy tách và bóc vỏ cho ra lạc nhân, chuyển qua máy sàng tuyển lạc nhân. Lạc nhân được nhặt sạch sẽ, không còn hạt bị mốc, bị thối để bảo đảm dầu ép ra luôn đẹp, không bị đen và có mùi hôi.

Sau quá trình chọn lạc nhân, lạc sẽ được đưa vào sấy ở nhiệt độ cao, phù hợp và chuyển sang máy ép dầu, máy ép dầu được gia nhiệt với nhiệt độ từ 120-1400C để dầu chín, đồng thời thu được lượng dầu ép tối đa. Dầu sau khi ép còn nhiều tạp chất, do đó, sẽ được đưa vào hệ thống lọc chân không khí nén, lọc 3-4 lần, đến khi dầu trong thì đưa ra đóng chai thành phẩm.

Với quy trình sản xuất như vậy, dầu lạc Nông Việt luôn bảo đảm là sản phẩm chất lượng cao, không có chất phụ gia và chất bảo quản, có thời gian sử dụng khá lâu (18 tháng). Hiện, sản phẩm dầu lạc Nông Việt đã có mặt tại nhiều cửa hàng và một số siêu thị trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh trong nước. Mặc dù, giá bán của dầu lạc Nông Việt khá cao so với các loại dầu ăn khác trên thị trường, tuy nhiên, rất nhiều khách hàng vẫn lựa chọn, bởi tính ưu việt mà sản phẩm mang lại.

Trước mức tiêu thụ ngày càng tăng của thị trường, Công ty TNHH Diến Hồng có kế hoạch bước đầu, mỗi năm sản xuất cho ra thị trường khoảng 12.000 lít. Để người tiêu dùng biết đến thương hiệu dầu lạc Nông Việt nhiều hơn, Công ty cũng đã triển khai nhiều hoạt động quảng bá sản phẩm, thường xuyên phối hợp với các đơn vị, sở, ngành, đặc biệt là Sở Công thương trong việc tham gia các hội chợ xúc tiến, quảng bá tại các tỉnh, thành trong cả nước và nước ngoài (Hội chợ quốc tế Thái Lan 2017).

Theo ông Trần Văn Diến, bên cạnh việc xúc tiến, quảng bá thương hiệu sản phẩm, Công ty TNHH Diến Hồng cũng đã chú trọng đến khâu liên kết với bà con nông dân trong tỉnh và các vùng lân cận. Cụ thể, nông dân tham gia mô hình liên kết sẽ được cung cấp toàn bộ đầu vào, như: giống, thuốc bảo vệ thực vật..., đặc biệt Công ty TNHH Diến Hồng cũng khuyến khích bà con sử dụng phân bón hữu cơ vào trồng lạc.

Lạc sau khi thu hoạch sẽ được Công ty TNHH Diến Hồng bao tiêu sản phẩm theo hướng bền vững và đưa về chế biến dầu lạc an toàn. Với mô hình liên kết này, bà con hoàn toàn yên tâm về đầu ra của cây lạc, nhất là vào mùa cao điểm sau khi thu hoạch vụ lạc đông-xuân. Đồng thời, đây cũng chính là hướng đi cho việc sản xuất dầu lạc ngày càng đạt tới chuẩn mực sản phẩm sạch.

Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên, Công ty TNHH Diến Hồng vẫn còn gặp phải một số khó khăn trong việc quảng bá sản phẩm, do nhận thức của người tiêu dùng về nhận biết, phân biệt chất lượng sản phẩm còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc đầu tư máy móc, mở rộng quy mô sản xuất của Công ty còn gặp phải nhiều khó khăn về vốn.

Ông Trần Văn Diến chia sẻ: “Công ty mong muốn các ban, ngành quan tâm, giúp đỡ, tháo gỡ kịp thời những khó khăn cho doanh nghiệp; ưu tiên việc vay vốn, hỗ trợ cơ sở hạ tầng... Từ đó, Công ty sẽ mở rộng thêm quy mô, giải quyết việc làm cho thêm nhiều lao động của địa phương, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho nông dân và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của huyện”. Về đầu trang

http://baoquangbinh.vn/kinh-te/201710/khang-dinh-thuong-hieu-dau-lac-nong-viet-2149819/

5. Khẩn trương khắc phục đất nông nghiệp bị nhiễm mặn

(Baoquangbinh.vn 4/10, Nguyễn Minh Phong)

Sau bão số 10, huyện Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn, có trên 3.000ha đất sản xuất nông nghiệp bị nhiễm mặn với nồng độ cao. Nguyên nhân là do bão lớn kết hợp triều cường dâng cao làm cho nước biển tràn qua các tuyến đê gây ngập diện tích đất trồng lúa, rau màu và đất vườn.

Để bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp, ngành nông nghiệp các địa phương đã kiểm tra, đo độ mặn và xây dựng kế hoạch để triển khai thau chua, rửa mặn.

Sau bão số 10, xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch có 135 ha trong tổng số 152,53 ha đất sản xuất nông nghiệp bị nhiễm mặn với nồng độ cao. Toàn bộ số diện tích đất trồng lúa bị nhiễm mặn ở xã Quảng Thanh đã thu hoạch nên không ảnh hưởng đến năng suất vụ lúa hè-thu. Tuy nhiên, sau bão số 10, trời ít mưa nên cây xanh và rau trong vườn của người dân ở xã Quảng Thanh đều bị vàng lá và chết dần do trước đó bị ngập sâu trong nước biển.

Bên cạnh đó, 1,5 ha rau màu các loại trồng ven sông Gianh của xã đều bị chết do nước có nồng độ mặn cao không thoát ra ngoài được. Ông Ngô Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã Quảng Thanh cho biết: “Hiện tại, phần lớn diện tích đất sản xuất nông nghiệp của bà con xã Quảng Thanh bị nhiễm nặng. Chính vì thế, sản xuất vụ đông-xuân 2017-2018 có nguy cơ bị ảnh hưởng. Chính quyền, địa phương đã có đề xuất UBND huyện cùng các đơn vị thủy nông xả nước nhằm giảm độ mặn giúp bà con sản xuất”.

Hầu hết diện tích đất nông nghiệp của huyện Quảng Trạch, tập trung ở các các xã ven sông Gianh và sông Roòn. Bão số 10, kèm theo triều cường dâng cao làm nước biển tràn qua các tuyến đê gây ngập sâu và làm nhiễm mặn khoảng 1.500 ha đất sản xuất nông nghiệp của huyện. Trong đó, các xã có diện tích bị ngập, nhiễm mặn ven sông Gianh, gồm: Quảng Phương, Quảng Thanh, Quảng Trường.... và ven sông Roòn gồm: Quảng Phú, Quảng Châu, Quảng Tùng...

Sau bão, các xã ở huyện Quảng Trạch đã tổ chức kiểm tra, nắm bắt tình hình và đề xuất với huyện về các giải pháp tháo nước từ các công trình thủy lợi trên địa bàn đưa vào ruộng để thau chua rửa mặn càng sớm càng tốt. Ông Trần Văn Định, Trưởng Phòng NN và PTNT huyện Quảng Trạch cho biết: Thời gian tới, chúng tôi sẽ tham mưu cho UBND huyện, chỉ đạo nông dân cày bừa sớm, đồng thời, tiến hành cho nước ngọt vào các diện tích bị ngập mặn để thau chua, rửa mặn và sẽ khuyến cáo người dân bón vôi bột trước khi làm đất để bảo đảm cho sự sinh trưởng của cây trồng”.

Thị xã Ba Đồn có 1.539,47 ha đất sản xuất nông nghiệp bị nhiễm mặn. Trong đó, diện tích sản xuất lúa là 1.273,23 ha; diện tích sản xuất rau và đất vườn 266,24ha. Một số địa phương có diện tích đất sản xuất bị nhiễm mặn nặng, gồm: Quảng Lộc 255ha; Quảng Phúc 200ha; Quảng Hoà 155ha; Quảng Thuận 150ha. Độ mặn đo được trên ruộng trong các ngày 21, 22 tháng 9 là rất cao. Cụ thể: Quảng Phúc (10,5-18o/oo), Quảng Thuận (10-15o/oo), Quảng Văn (1-14o/oo), Quảng Lộc (5-12o/oo), Quảng Hòa (8-14o/oo).

Ông Nguyễn Văn Khánh, Trưởng Phòng Kinh tế thị xã Ba Đồn cho rằng: “Trước mắt, thị xã chỉ đạo nhân dân các địa phương có diện tích đất sản xuất bị nhiễm mặn tháo nước ra khỏi ruộng để chờ trời mưa. Khi trời mưa xuống, chúng tôi sẽ tiến hành thau rửa theo quy trình. Và nếu không có mưa, sẽ đề nghị sở NN và PTNT cho bơm nước hoặc tháo nước ở các hồ chứa vào để thau rửa. Khi độ mặn dưới 3o/oo, chúng tôi đề nghị các cấp hỗ trợ kinh phí để mua vôi hỗ trợ bà con”.

Mặc dù đã có phương án để khắc phục tình trạng đất nông nghiệp bị nhiễm mặn, tuy nhiên, do nước biển đã vào các xứ đồng và ngập trong nhiều ngày nên đã ngấm sâu vào đất. Sau bão số 10, thời tiết lại không mưa. Bên cạnh đó, tuyến kênh mương trên địa bàn thấp hơn ruộng lúa nên việc đưa nước từ các công trình thủy lợi vào để thau chua, rửa mặn cùng sẽ gặp một số khó khăn.

Sản xuất nông nghiệp mang lại thu nhập khá ổn định cho người dân vùng nông thôn. Thời gian tới, nếu diện tích đất bị nhiễm mặn không thể sản xuất được sẽ giảm thu nhập. Vì vậy, đây đang là vấn đề lo lắng của người dân và các cấp chính quyền ở cơ sở. Về đầu trang

http://baoquangbinh.vn/kinh-te/201710/khan-truong-khac-phuc-dat-nong-nghiep-bi-nhiem-man-2149807/

6. Đến Phong Nha ngắm rừng bách xanh

(Báo Tây Ninh Online 3/10)

Nhắc tới Phong Nha - Kẻ Bàng (PN-KB) , du khách thường biết đến các hang động như Sơn Đoòng, Phong Nha và Thiên Đường… mà ít người biết về rừng cây bách xanh quý hiếm rộng hàng ngàn hecta ở vùng núi đá vôi cằn cỗi ngay giữa lõi rừng.

Tại thời điểm công bố phát hiện quần thể lớn cây bách xanh ở PN-KB năm 2008, các nhà khoa học chỉ biết đến bách xanh trên núi đất, hoặc một vài cá thể bách xanh núi đá mà chưa ghi nhận cả một quần thể bách xanh núi đá lên đến hàng ngàn hecta ở PN-KB.

Bất cứ du khách nào đặt chân đến đây đều cảm nhận được phần nào sự hấp dẫn của rừng cây bách xanh này. Có thể nói, khu rừng này hứa hẹn sẽ là một tuyến du lịch mới hấp dẫn nhiều du khách.

Từ ngã tư giao nhau giữa đường Hồ Chí Minh (nhánh tây) với đường 20 Quyết Thắng ở khu vực cầu Trạ Ang, chúng tôi theo đường 20 Quyết Thắng đi lên phía xã Tân Trạch của huyện Bố Trạch nằm giữa vùng lõi của Vườn quốc gia PN-KB ở khu vực biên giới Việt - Lào.

Đây cũng chính là một đoạn đường vào với Sơn Đoòng, hang động lớn nhất thế giới trong Vườn quốc giaPN-KB. Đến km37, đoàn bắt đầu rẽ ngang, cắt núi đá vôi lên vùng cây bách xanh. Những đoạn dốc dựng đứng toàn nền đá tai mèo lởm chởm. Nhiều đoạn người đi sau luôn đụng đầu vào gót chân người leo trước.

Sau chừng 45 phút leo dốc, chúng tôi đặt chân đến một dãy núi đá vôi. Máy đo độ cao báo 750m. Đây chính là điểm đầu nơi có rừng cây bách xanh. Từ đây trải rộng ngút ngàn là một màu xanh trùng điệp, nhìn đến ngát mắt với những thân cây lạ trông giống như loài tùng cao 18-20m.

Một cán bộ Vườn quốc gia PN-KB cho biết đó là cây bách xanh của rừng PN-KB. Cây bách xanh không vươn cao thân mà cao tầm hơn 10m là phân cành, toàn thân không nhiều cành lá sum sê như các loài cây bản địa khác xung quanh nhưng nhiều cây có gốc to đến hai người ôm.

Dưới tán rừng, nép giữa những thân cây bách xanh cổ là các cây lan hài. Nhìn qua, loài cây này như được sinh ra từ đá. Quan sát kỹ thì thấy trong những hốc đá vôi có chứa mùn hoai của cây bách xanh, chính là thức ăn của loài lan hài quý hiếm, độc đáo và thanh tao.

Một số cây quá lâu năm đã chết rũ, thân trải trên nền đá vôi. Một vài đoạn gỗ chưa hoai mục, dùng đá ghè vào liền bốc lên mùi thơm dễ chịu như mùi dầu de. Ngửi một hơi thật sâu hương vị của cây bách xanh, của núi đá vôi giữa thẳm sâu của rừng nguyên sinh PN-KB thật khó tả.

Cây bách xanh có lá nhỏ, cây trông tựa như cây tùng. Rễ cây len lỏi qua từng thớ nứt, lằn hở của đá vôi rồi bấu sâu vào nền đá và chen chúc với đá để lớn lên mãnh liệt trong gió ngàn ù ù thổi. Những cây bách xanh cổ thụ, xù xì nhiều vết hằn thời gian trên lớp vỏ như đang nắm giữ trọng trách làm mát và điểm trang màu xanh bát ngát cho những dãy núi đá vôi trùng điệp, khô cằn.

Theo ông Nguyễn Tấn Hiệp - nguyên giám đốc Vườn quốc gia PN-KB, cây này từng được nhìn thấy từ năm 2004. Trong một chuyến điều tra về sự đa dạng của loài hoa lan, đoàn công tác của Trung tâm Nghiên cứu khoa học - cứu hộ động vật hoang dã của vườn đã tình cờ nhìn thấy một loại cây lạ mắt, nhưng lúc đó không ai biết chính là loài cây bách xanh quý hiếm sống trên núi đá vôi như bây giờ.

Khi thông tin này đến với giáo sư Leonid Averyanov (Viện thực vật Khamarop, Nga) và giáo sư Phan Kế Lộc (Viện Sinh thái và tài nguyên sinh học VN), đang tham gia một đợt nghiên cứu khoa học ở Vườn quốc gia PN-KB, một chuyến khảo sát về loài cây lạ đã được thực hiện.

Sau chuyến đi đó trở về, đoàn đưa ra kết luận đã phát hiện thêm một (trong bốn) loài bách xanh trên thế giới ở PN-KB là loài bách xanh trên núi đá vôi (Calocedrus rupestris Aver). Giáo sư Leonid Averyanov cũng khẳng định đây là vùng rừng cổ sơ, độc đáo của VN, và cây bách xanh ở đây là loài đặc hữu có ý nghĩa toàn cầu, độ tuổi từ 500-600 năm.

Các đợt khảo sát tiếp theo trên diện rộng của Vườn quốc gia PN-KB cho thấy rừng cây bách xanh trên núi đá ở PN-KB được phân bố trên một diện tích rộng đến 5.500ha, tập trung nhiều nhất tại vùng phía đông đường 20 Quyết Thắng từ km27 đến km40, trong đó 2.400ha có mật độ cây dày đặc với khoảng 600 cây/ha. Với rừng cây bách xanh và hang động Sơn Đoòng, PN-KB quả là một vùng rừng núi chứa đựng nhiều bí ẩn của tạo hóa trên Trái đất. Về đầu trang

http://baotayninh.vn/bai-thi-ban-sac-viet-den-phong-nha-ngam-rung-bach-xanh-a91895.html

7. Huyện Lệ Thủy trồng mới 600 ha rừng tập trung

(Quangbinh.gov.vn 3/10, Hoài Thu)

Xác định công tác trồng rừng là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, 9 tháng năm 2017, huyện Lệ Thủy đã nỗ lực triển khai các giải pháp nhằm hoàn thành kế hoạch trồng rừng đề ra.

Với chính sách giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, người dân trên địa bàn, huyện Lệ Thủy đã chủ động, tích cực thực hiện các bước cho việc trồng rừng như xử lý thực bì, cuốc hố và trồng mới. Do thời tiết thuận lợi nên đến nay, toàn huyện đã trồng mới được 600 ha rừng tập trung, đạt 85,7% kế hoạch năm; trồng hơn 250 ngàn cây phân tán các loại. UBND huyện chỉ đạo Ban Quản lý rừng phòng hộ Động Châu và Hạt Kiểm lâm hướng dẫn thời vụ, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây rừng, chỉ đạo trồng các loại giống cây được gieo ươm trên địa bàn tỉnh, nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo được chất lượng cây giống và vận chuyển thuận lợi khi đem trồng.

Hiện tại, các đơn vị chức năng đang đôn đốc, động viên bà con chuẩn bị đất và giống để tiếp tục trồng những diện tích rừng còn lại và diện tích rừng bị thiệt hại do bão số 10 gây ra, phấn đấu đến cuối năm trồng mới thêm 100 ha rừng. Về đầu trang

https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/huyen-le-thuy-trong-moi-600-ha-rung-tap-trung-39142985.htm

8. Thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng

(Moitruong.net.vn 4/10, Mai Anh)

UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định về việc thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh.

Cụ thể, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh là tổ chức tài chính Nhà nước, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, tham mưu tiếp nhận quản lý và sử dụng các nguồn tài chính phục vụ công tác bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn tỉnh, có tư cách pháp nhân, con dấu và được mở tài khoản tại ngân hàng, Kho bạc Nhà nước để hoạt động.

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh có cơ cấu tổ chức gồm: Hội đồng Quản lý, Ban Kiểm soát và Ban Điều hành với nhiệm vụ vận động, tiếp nhận và quản lý các khoản đóng góp bắt buộc; nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác của tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước; nguồn tài chính hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.

Tổ chức thẩm định, xét chọn chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc quyết định hỗ trợ đầu tư.

Bên cạnh đó, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh cũng tiếp nhận tiền, thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng; hỗ trợ tài chính cho các chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án; chỉ đạo, hướng dẫn đối tượng được hưởng nguồn tài chính do Quỹ hỗ trợ; thực hiện quy định của pháp luật về thống kê, kế toán và kiểm toán… Về đầu trang

http://moitruong.net.vn/quang-binh-thanh-lap-quy-bao-ve-va-phat-trien-rung/

9. Sớm “hồi sinh” cây cầu treo bị gió bão quật tung, lệch mố

(Xây Dựng Online 3/10, Nhất Linh)

Công trình này từng là niềm tự hào của nhân dân địa phương

Xã Liên Trạch nằm ở giữa rìa phía Bắc huyện Bố Trạch, cách trở về giao thông, cũng như khó khăn trong việc ứng cứu khi thiên tai xảy đến. Đặc biệt hơn khi cây cầu treo là niềm tự hào của nhân dân địa phương đã bị gió bão làm lệch mố, đứt dây cáp. Hiện người dân chọn cách qua lại bằng kiểu “vượt cầu” hoặc đi đò ngang.

Địa phương này nằm đôi bên bờ sông Son, gồm 5 thôn: Phú Hữu, Phú Kinh, Tân Hội, Liên Thủy, Liên Sơn. Trụ sở UBND xã đóng tại thôn Phú Hữu, để đến được đó thì cư dân phải vượt sông bằng cây cầu treo nói trên. Là xã miền núi, nên Liên Trạch mang nét sơ khai với nhiều rừng núi. Cũng vì thế mà khi bão Doksuri đổ bộ, quần thảo đất liền nhiều giờ liên tiếp xã miền núi này chịu không ít tan thương.

Thông tin từ nhân dân địa phương cho biết: Đường về xã miền núi Liên Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình sau cơn bão số 10 vừa qua, cây cối và cột điện bị bão quật tung, đổ ngổn ngay giữa đường, cầu treo bị gió lốc lật trật mố và xoắn dây thừng, nhiều đoạn đường mới làm bị hư hỏng, 80% nhà cửa người dân bị lốc mái hoặc hư hỏng, đặc biệt những hộ trồng rừng như các loại cây keo, tràm gần như mất trắng.

Đại diện chính quyền xã Liên Trạch, ông Hoàng Minh Tú - Chủ tịch UBND cho biết: Gió bão làm các múi dây néo từ cáp treo với dầm cầu bị đứt 17 dây, hệ thống dầm cầu ở phía Đông bị lệch ra khỏi mố và trụ, nhiều múi hàn bị đứt gãy hoặc bị uốn cong.

Trước sự cố cầu lệch mố, đứt dây văng để đề phòng các diễn biến phức tạp, ngày 17/9, UBND xã Liên Trạch có thông báo khuyến cáo người dân không được mạo hiểm đi qua cầu, nếu có tai nạn đáng tiếc xảy ra, UBND xã Liên Trạch không chịu trách nhiệm. Đồng thời, xã cũng báo cáo sự việc trên cho huyện, tỉnh được rõ. Lực lượng công an, quân đội cũng được thông báo để hỗ trợ khi cần thiết.

Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Bình đã tiến hành kiểm tra nhiều công trình cầu đường bị hư hỏng trên địa bàn tỉnh. Những điểm có cầu bị hư hỏng như Bố Trạch, Quảng Ninh, Minh Hóa được kiểm tra kỹ càng, để lập báo cáo trình UBND tỉnh xem xét, ra ý kiến chỉ đạo.

Ông Phạm Quang Hải - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Bình cho biết: Trước việc cầu đường trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng, cũng như hư hại do bão Doksuri. Đơn vị đã lập đoàn kiểm tra tại các điểm bị hư hại, rà soát, lập báo cáo gửi UBND tỉnh Quảng Bình. Sau đó, lãnh đạo UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương có cầu đường bị hư hỏng lên phương án để tiến hành khắc phục. Đối với cầu treo xã Liên Trạch, tỉnh giao UBND huyện Bố Trạch trực tiếp có kế hoạch sửa chữa.

Tuy nhiên, những ngày gần đây để đảm bảo công việc thường nhật. Người dân, cán bộ xã và một lượng lớn học sinh, giáo viên đều chấp nhận băng qua cây cầu treo hư hỏng trên để đến trung tâm xã làm việc, học hành.

Chủ tịch UBND xã Liên Trạch, ông Hoàng Minh Tú nói: Hiện giờ cầu treo trên chưa được sửa chữa, mà người dân đi lại trên đó rất không an toàn. Chúng tôi bây giờ đang vận chuyển người dân, cán bộ, học sinh, giáo viên bằng đò ngang loại nhỏ. Hiện đang đặt đóng đò ngang loại lớn, dự kiến cuối tuần này sẽ về đến để đưa vào phục vụ vận chuyển.

Được biết, đối với huyện Bố Trạch, UBND tỉnh Quảng Bình hỗ trợ 6 tỷ đồng để khắc phục, sửa chữa các hư hỏng về trường học, cầu cống, hạ tầng…

Báo điện tử Xây dựng sẽ tiếp tục thông tin. Về đầu trang

http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/xa-hoi/quang-binh-som-hoi-sinh-cay-cau-treo-bi-gio-bao-quat-tung-lech-mo.html

10. Agribank miễn, giảm lãi vay hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bão số 10

(Thời Báo Ngân Hàng 4/10, tr5, Th.Bình; Nông Nghiệp Việt Nam 4/10, tr2, Thái Anh; Pháp Luật Việt Nam 4/10, tr8, Nông Nghiệp Việt Nam Online 3/10, Thái Anh; Bnews.vn 4/10; Thoibaotaichinhvietnam.vn 3/10; Nhà Báo & Công Luận Online 3/10; Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam 3/10)

Miễn, giảm lãi vay, lãi quá hạn nhằm giúp khách hàng khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh; Thực hiện cho vay mới để khối phục sản xuất sau lũ

Sau khi rà soát báo cáo tình hình thiệt hại sau bão số 10 của các Chi nhánh, Agribank vừa quyết định chính sách hỗ trợ khách hàng đang vay vốn bị thiệt hại tại các địa phương Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Hòa Bình.

Theo đó, Agribank chỉ đạo các Chi nhánh Agribank Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Hòa Bình chủ động áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng đang vay vốn tại chi nhánh bị thiệt hại do cơn bão số 10 gây ra, cụ thể:

Miễn, giảm lãi vay, lãi quá hạn nhằm giúp khách hàng khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh; Thực hiện cho vay mới để khối phục sản xuất sau lũ đối với khách hàng có dự án, phương án sản xuất khả thi; Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thực hiện xử lý nợ đối với khách hàng bị thiệt hại về vốn vay theo quy định tại Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Bên cạnh đó, Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, các Sở, Ban, Ngành tại các địa phương tổ chức thăm hỏi, động viên đối với các gia đình bị thiệt hại, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số để động viên người dân vượt qua khó khăn, sớm phục hồi sản xuất. Agribank cũng sẽ triển khai các hoạt động an sinh xã hội đối với các gia đình bị thiệt hại về người và tài sản, những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 10.

Với các chính sách, biện pháp hỗ trợ nêu trên, Agribank mong muốn cùng Chính phủ, ngành Ngân hàng kịp thời chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cùng người dân tại các địa phương, giúp khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 10 gây ra sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống và khôi phục lại hoạt động sản xuất, kinh doanh. Về đầu trang

http://nongnghiep.vn/agribank-mien-giam-lai-vay-ho-tro-khach-hang-bi-anh-huong-bao-so-10-post203827.html

II. Xã hội

1. Bờ biển Nhật Lệ bị sạt lở nghiêm trọng

(Văn Hóa 4/10, tr2, Phạm Phú; Đại Đoàn Kết Online 4/10)

Sau bão số 10, hàng trăm mét bờ biển Nhật Lệ, thuộc phường Hải Thành, TP Đồng Hới đã bị sạt lở nghiêm trọng.

Khu vực sạt lở nặng nhất có chiều dài khoảng 500 mét, đất lấn sâu vào bờ khoảng 15 mét, đoạn ít cũng hơn 5 mét. Nguyên nhân là do sóng biển khi bão số 10 đổ bộ vào đã đánh liên tục vào đoạn bờ biển này gây sạt lở. Một số đoạn dù đã có bờ kè, nhưng sóng biển đánh vỡ cả những khối bê tông.

Theo quan sát, một số nhà hàng, quán ăn của người dân xây dựng khá kiên cố dọc bờ biển này cũng đã bị sóng đánh vỡ nhiều hạng mục. Có nhà đã bị sóng biển khoét sâu dưới phần móng thành hàm ếch rất nguy hiểm.

Hiện tại, người dân phải dùng cọc gia cố phía dưới để tránh sập nhà. Rất nhiều hàng quán dọc bờ biển này đang sống trong tình trạng thấp thỏm vì phần móng đã bị xói lở và có thể gây đổ sập bất cứ lúc nào. Được biết, chính quyền phường Hải Thành đã báo cáo sự việc lên thành phố để xin giải pháp khắc phục. Về đầu trang

http://daidoanket.vn/tin-tuc/xa-hoi/bo-bien-nhat-le-bi-sat-lo-nghiem-trong-381620

2. Nỗ lực khắc phục các thiết chế văn hóa sau bão số 10

(Văn Hóa 4/10, tr5, Phạm Phú; Văn Hóa Online 4/10, Phạm Phú)

Huyện Quảng Trạch, Quảng Bình là một trong những địa phương chịu nhiều thiệt hại nặng nề về cơ sở vật chất sau cơn bão số 10.

Riêng về hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn huyện với 90% nhà văn hóa bị tốc mái, 60% thiết chế trong nhà văn hóa bị hư hỏng, 80% cụm loa truyền thanh thôn bị gãy đổ... Ngay sau bão, người dân địa phương cùng với ban cán sự thôn, dân quân tự vệ, lực lượng vũ trang... đã dọn dẹp vệ sinh, sửa sang lại các nhà văn hóa để phục vụ các sinh hoạt cộng đồng trở lại bình thường.

Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở luôn được huyện Quảng Trạch chú trọng đầu tư và huy động sức dân xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí của các tầng lớp nhân dân và góp phần tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, huyện Quảng Trạch đã sử dụng các nguồn xã hội hóa để đầu tư, từng bước hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao. Toàn huyện đã có hơn 80 nhà văn hóa thôn đạt chuẩn (trong tổng số hơn 120 nhà), 14/18 xã ước đạt tiêu chí 06 về cơ sở vật chất văn hóa. Đây là kết quả của quá trình tuyên truyền, vận động người dân tham gia góp công sức, tiền của cũng như tự nguyện hiến đất để xây dựng các công trình văn hóa, thể thao thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở huyện Quảng Trạch.

Giữa tháng 9.2017, Quảng Trạch chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 10 với sức gió mạnh cấp 11-12, thời gian ảnh hưởng của bão kéo dài đã khiến 16.880 ngôi nhà bị tốc mái (khoảng 80%), 13 ngôi nhà bị sập hoàn toàn. Theo báo cáo của Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Quảng Trạch, bão số 10 cũng đã làm hơn 100 nhà văn hóa của 18 xã trên địa bàn huyện bị tốc mái, thiết bị âm thanh, ánh sáng bị hư hỏng. Đặc biệt, nhà văn hóa thôn Minh Sơn (xã Quảng Đông) bị gió bão cuốn sập hoàn toàn. Ngay khi cơn bão số 10 đi qua, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện, chính quyền các địa phương đã nắm bắt tình hình thiệt hại, lên phương án hỗ trợ để khắc phục các thiết chế văn hóa, thể thao để phục vụ các hoạt động của nhân dân ổn định trở lại.

Dưới cái nắng chói chang của buổi chiều ngay sau bão, sau khi giúp đỡ hàng chục hộ dân ở xã Quảng Đông lợp lại mái nhà, dọn dẹp vệ sinh, những cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Roòn được điều động đến nhà văn hóa thôn Vịnh Sơn để lợp lại mái ngói. Cùng chung tay với các chiến sĩ, đoàn viên thanh niên trong thôn cũng đã nhanh chóng dọn dẹp vệ sinh ở sân bóng chuyền. Cách đó không xa, một tổ công tác khác của Đồn Biên phòng Roòn và quân số tăng cường của Trung tâm huấn luyện-Đại đội cơ động BĐBP tỉnh Quảng Bình cũng đang lợp lại mái nhà văn hóa thôn Thọ Sơn. Được biết, cùng chung “hoàn cảnh” với hàng trăm ngôi nhà của người dân bị tốc mái thì năm nhà văn hóa của các thôn ở xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch) cũng hư hỏng nặng nề. Trong đó, nhà văn hóa của thôn Minh Sơn bị sập hoàn toàn. Nhà văn hóa thể thao các thôn 19.5, Thọ Sơn, Đông Hưng, Vịnh Sơn bị tốc mái từ 30% đến 50%. Bão số 10 đã làm tốc mái từ 30-50%, hư hỏng hầu hết các thiết bị âm thanh tại các nhà văn hóa ở trên địa bàn huyện Quảng Trạch. Tại xã Quảng Châu có 9/9 nhà văn hóa bị tốc mái; xã Quảng Tùng có 4/4 nhà văn hóa bị tốc mái. Xã Cảnh Dương có 9/9 nhà văn hóa thôn bị tốc mái, cơ sở vật chất bị hư hỏng. Trong đó, hư hỏng nặng nhất là nhà văn hóa các thôn Yên Hải, Thượng Giang, Đông Cảng, Đông Dương...

Ngay sau bão, cùng với sự giúp đỡ của lực lượng công an, biên phòng, các xã Quảng Phú, Quảng Hưng, Quảng Xuân, Quảng Thanh, Quảng Liên, Quảng Trường... đã huy động lực lượng cơ động tại chỗ để khẩn trương khắc phục hư hại ở nhà dân, các trụ sở, trạm y tế, nhà văn hóa trên địa bàn để sớm ổn định lại cuộc sống. Nhờ công sức của lực lượng vũ trang mà nhà văn hóa ở các thôn trên địa bàn xã Quảng Đông, Cảnh Dương, Quảng Phú... đã hoạt động trở lại. Thượng tá Lê Văn Sơn, Chính trị viên Đồn Biên phòng Roòn chia sẻ: “Chúng tôi không chỉ giúp đỡ người dân các địa phương lợp mái, dựng lại nhà bị đổ sập mà còn sửa chữa lại những nhà văn hóa bị hư hỏng, dọn dẹp vệ sinh ở những sân thể thao góp phần làm ấm lòng người dân nơi bão đi qua”. Cùng với nhân dân khắc phục hậu quả bão số 10, cán bộ chiến sỹ công an, lực lượng vũ trang huyện Quảng Trạch đã xuống các địa bàn cơ sở để giúp người dân, đặc biệt là tại các điểm trường, nhà văn hóa bị thiệt hại nặng ở các xã như Quảng Phú, Quảng Tùng, Quảng Hưng,... Trung tá Trương Việt Quảng, Phó trưởng Công an huyện Quảng Trạch cho biết: “Sau khi giúp đỡ các gia đình chính sách, người già neo đơn... dọn dẹp vệ sinh, dựng lại nhà cửa để họ có nơi ở ổn định ngay sau bão đi qua, anh em trong đơn vị tiếp tục đến các trường học, nhà văn hóa để chung tay khắc phục những hư hỏng để tạo điều kiện cho người dân tổ chức các sinh hoạt tập thể”.

Trong khi đó ở xã Quảng Phú, ngay sau bão số 10, người dân ở các thôn Phú Lộc, Tân Phú, Hải Đông, Phú Xuân, Nam Lãnh... đã chủ động đến nhà văn hóa, sân thể thao để lợp lại mái ngói, dọn dẹp vệ sinh để các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao không bị gián đoạn. Anh Phạm Đình Vững, Trưởng thôn Tân Lộc 1 (xã Quảng Phú) cho biết: Đề phòng chống bão số 10, trước đó ban cán sự thôn đã chồng chắn cửa, đưa bao cát lên đằn trên mái nhà văn hóa thôn. Tuy nhiên, do bão quá lớn nên đã cuốn bay mái ngói của nhà văn hóa Tân Lộc 1. Sau bão, chúng tôi đã huy động các đoàn thể trong thôn cùng lợp lại mái ngói hạn chế thiệt hại, nhất là hư hỏng về các thiết bị âm thanh, ánh sáng, sách báo trong nhà văn hóa. Đến thời điểm này, các hoạt động về văn hóa, thể thao đã diễn ra bình thường tại nhà văn hóa thôn. Được biết, bão số 10 đã khiến 70% nhà dân bị tốc mái, 9/9 nhà văn hóa thôn trên địa bàn xã bị hư hại, cơ sở vật chất thiết chế văn hóa bị hư hỏng nặng.

Còn ở xã Quảng Xuân, với sự tích cực, chủ động trong phòng chống bão số 10 của ban cán sự thôn Xuân Kiều, Thanh Bình, Thanh Lương... nên đã giảm được thiệt hại về nhà văn hóa. Anh Phạm Văn Minh, Phó trưởng thôn Xuân Kiều chia sẻ: Là địa phương ở gần bờ biển nên khi nắm bắt được thông tin có bão lớn ảnh hưởng đến Quảng Bình, ban cán sự thôn Xuân Kiều đã thông báo cho người dân trong thôn chủ động chằng chống nhà cửa. Để hạn chế thiệt hại đối với các thiết chế văn hóa thể thao, chúng tôi tới nhà văn hóa thôn để che đậy cẩn thận các thiết bị âm thanh, chằng néo nhà văn hóa... Mặc dù bị bão cuốn tốc một ít ngói của nhà văn hóa nhưng thiết bị âm thanh vẫn đảm bảo an toàn. Chiều hoàng hôn, thấy không khí nhộn nhịp, nghe tiếng cười vui vẻ của người dân đang chơi bóng chuyền trên sân nhà văn hóa, có lẽ niềm đam mê thể thao đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho mọi người.

Tuy nhiên, với những thiệt hại nặng nề sau bão, nhiều địa phương ở huyện Quảng Trạch đang gặp khó khăn về kinh phí nên công tác khắc phục các thiết chế văn hóa còn nhiều vướng mắc. Theo như lời ông Nguyễn Trần Sơn, Phó trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Quảng Trạch thì trước mắt vận động người dân cùng chung tay quyên góp, ủng hộ để mua sắm lại các thiết chế văn hóa, thể thao bị hư hỏng để đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, hưởng thụ văn hóa, thể thao trên địa bàn. Về đầu trang

http://www.baovanhoa.vn/CHINHTRIXAHOI/print-134857.vho

3. Quảng Bình chạm đến tâm hồn bạn

(Vovworld.vn 4/10)

Quảng Bình, tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, với khung cảnh hoang sơ, vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, đã từng được chuyên mục Du lịch của tờ The New York Times (Mỹ) bình chọn vào top 52 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới năm 2014.

Sau sự kiện đoàn làm phim King Kong dựng phim trường tại đây, Quảng Bình đã trở thành nơi không thể không ghé đến một lần với những ai đam mê du lịch mạo hiểm. Về đầu trang

http://vovworld.vn/vi-VN/media/quang-binh-cham-den-tam-hon-ban-581678.vov

4. CLB GĐ Trung tâm văn hóa Bắc miền Trung giao ban tại Tương Dương

(Baonghean.vn 4/10, Đình Tuân)

Sáng 4/10, tại huyện Tương Dương, CLB Giám đốc Trung tâm văn hóa các tỉnh Bắc miền Trung - Cục Văn hóa cơ sở đã tổ chức hội nghị giao ban nghiệp vụ công tác văn hóa cơ sở năm 2017.

Dự hội nghị có ông Nguyễn Công Trung - Phó Cục trưởng Cục văn hóa cơ sở - Bộ VHTT&DL; lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An; đại diện Trung tâm văn hóa các tỉnh: Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Nghệ An.

Hội nghị đã thông qua báo cáo về đánh giá tình hình hoạt động và thực hiện nhiệm vụ chính trị của 9 tháng đầu năm, đồng thời triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm của toàn khu vực trong những tháng còn lại của năm 2017.

Tại đây, các thành viên CLB đã thảo luận sôi nổi, sẻ chia những kinh nghiệm nâng cao trình độ nghiệp vụ, tăng cường giúp nhau về chuyên môn. Đồng thời, nhiều ý kiến phản ánh những vướng mắc trong hoạt động văn hóa - thông tin cần tháo gỡ.

Định hướng hoạt động năm 2018, CLB thống nhất sẽ tiếp tục tham mưu tốt cho chính quyền và ban, ngành các cấp về lĩnh vực văn hóa cơ sở; phối hợp tổ chức các cuộc triển lãm phục vụ nhiệm vụ chính trị, chuyên đề góp phần quảng bá văn hóa và du lịch của 6 tỉnh Bắc miền Trung; Phối hợp tổ chức thành công Hội diễn nghệ thuật quần chúng “Câu hò nối những dòng sông năm 2018”.

Trước đó, tối 3/10, CLB đã đến động viên và tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tại xã Tam Đình. Đoàn đã trao tặng 10 suất quà, mỗi suất quà trị giá 1 triệu đồng cho các em học sinh nghèo có thành tích vượt khó học giỏi của xã Tam Đình. Dịp này Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An cũng trao một phần quà cho cán bộ và nhân dân bản Quang Phúc xã Tam Đình Về đầu trang

http://www.baonghean.vn/mien-tay-nghe-an/201710/clb-gd-trung-tam-van-hoa-bac-mien-trung-giao-ban-tai-tuong-duong-2849433/

5. Mưa lớn diện rộng tiếp diễn ở Bắc Bộ, nước sông Cửu Long lên nhanh

(TTXVN/Vietnam+ 4/10; Tapchimattran.vn 4/10)

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, ngày 4/10, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với đới gió Đông tiếp tục hoạt động mạnh, khu vực ven biển và vùng đồng bằng Bắc Bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to.

Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố, lốc và gió giật mạnh. Nhiệt độ cao nhất ở Bắc Bộ 31-32 độ C, từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế 30 độ C, Đà Nẵng đến Bình Thuận 32 độ C.

Nguy cơ xảy ra sạt lở đất và lũ quét tại vùng núi các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình. Tình trạng ngập úng có khả năng xảy ra tại các vùng trũng thấp, khu đô thị như thành phố Thanh Hóa; các huyện Vũ Quang, Hương Khê, Đức Thọ, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh); huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, thị xã Ba Đồn, thành phố Đồng Hới (Quảng Bình).

Ở khu vực Nam Bộ, trong những ngày tới, do ảnh hưởng của triều cường, mực nước sông Cửu Long sẽ lên nhanh. Đến ngày 8 9/10, mực nước trên sông Tiền tại Tân Châu có khả năng lên mức 3,7m, trên sông Hậu tại Châu Đốc 3,3m, tại các trạm chính hạ lưu sông Cửu Long lên mức báo động 3 và trên báo động 3. Trên sông Sài Gòn do ảnh hưởng của triều cường mực nước tại trạm Phú An có khả năng lên trên mức báo động 3 từ 0,05 - 0,1m.

Cảnh báo nguy cơ cao xảy ra ngập lụt ở các vùng trũng thấp, vùng ven sông, vùng ngoài đê bao các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An và triều cường gây ngập lụt sâu ở các vùng trũng thấp thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ. Nhiệt độ tại Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực khác 31 độ C.

Trên biển, do chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục ở khoảng 13 - 16 độ Vĩ Bắc, khu vực Nam biển Đông, quần đảo Trường Sa, vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau, Cà Mau-Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông. Trong cơn dông có khả năng xuất hiện lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8; sóng biển cao từ 1,5-2,5m. Về đầu trang

https://www.vietnamplus.vn/mua-lon-dien-rong-tiep-dien-o-bac-bo-nuoc-song-cuu-long-len-nhanh/469170.vnp

6. Trung thu của trẻ em vùng tâm bão Quảng Bình

(VTVNews 4/10, Phước Tâm, Anh Dũng)

Cơn bão số 10 đã đi qua đã hơn nửa tháng nhưng ngôi nhà của chị Ngô Thị Hương ở xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch cũng chỉ mới được lợp tạm để tránh mưa tránh nắng.

Trải qua vô vàn những khó khăn sau bão nhưng Trung thu năm nay chị vẫn cố gắng mua một vài chiếc bánh, để các con vẫn cảm nhận được không khí ấm áp của một mùa Trung thu.

Còn với em Nguyễn Ngọc Yên Chi (xã Cảnh Dương, Quảng Trạch), có lẽ năm nay Trung thu của em sẽ giản dị hơn. Không tiếng trống rộn ràng, không có đèn ông sao, em vẫn chưa có chiếc bánh Trung thu nào cho riêng mình.

Cơn bão số 10 đi qua chưa lâu, hậu quả của nó vẫn còn chưa khắc phục hết. Nên để có một mùa Trung thu thật sự cho các em nhỏ quả thật là một điều không dễ dàng với một xã nghèo ven biển như Cảnh Dương.

Làng chài nghèo vẫn còn đó những hậu quả của thiên tai, tuy nhiên các em nhỏ ở đây vẫn có một ngày Tết Trung thu trọn vẹn niềm vui với tình cảm ấm áp của gia đình và xã hội. Về đầu trang

http://vtv.vn/doi-song/trung-thu-cua-tre-em-vung-tam-bao-quang-binh-20171004100858467.htm

7. Honda tặng 2.000 mũ bảo hiểm cho học sinh Quảng Bình

(Đất Việt Online 3/10, Minh Ngọc)

Ngày 30/9/2017, trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng tháng cao điểm về an toàn giao thông cho học sinh đến trường, Công ty Honda Việt Nam phối hợp với Bộ giáo dục và đào tào tạo, Sở giáo dục tỉnh Quảng Bình, cùng Cửa hàng Bán xe và Dịch vụ do Honda ủy nhiệm Hiếu Hằng tại thành phố Đồng Hới trao tặng 2.000 mũ bảo hiểm cho học sinh 4 trường là Trường Tiểu học Hải Thành, Trường Tiểu học Thuận Đức, Trường Trung học cơ sở Đồng Mỹ và Trường Trung học phổ thông Phan Đình Phùng.

Chương trình được thực hiện nhằm xây dựng và nâng cao ý thức đội mũ bảo hiểm của các em học sinh khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy và xe đạp điện, giúp các em hàng ngày đến trường an toàn hơn khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó góp phần xây dựng văn hóa giao thông văn minh; đồng thời thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công ty Honda Việt Nam đối với các em học sinh và nhà trường tại tỉnh Quảng Bình sau những thiệt hại của cơn bão số 10 vừa qua.

Đây cũng là hoạt động nằm trong chương trình trao tặng 20.000 mũ bảo hiểm mang tên “Cùng Honda chắp cánh tương lai” năm 2017 do Công ty Honda Việt Nam phát động nhằm nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn của người dân khắp mọi miền Tổ quốc.

Bên cạnh các hoạt động nhằm nâng cao ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông cho các em học sinh, tại Đại hội Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh - Bộ Giao thông vận tải, Honda Việt Nam đã trao tặng 250 mũ bảo hiểm cho đoàn viên thanh niên tham gia hội nghị.

Với những hoạt động trao tặng mũ bảo hiểm này, tính từ tháng 3/2017 đến nay đã có gần 11.000 mũ bảo hiểm được Honda Việt Nam phối hợp trao tặng cho học sinh, sinh viên, thanh niên và người dân trên cả nước.

Đại diện Bộ ban ngành TW và địa phương cùng các em học sinh chụp ảnh lưu niệm

Không chỉ dừng lại ở đó, nhằm hưởng ứng tháng hành động vì an toàn giao thông, HVN sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung Ương Hội LHTN Việt Nam và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động trao tặng mũ bảo hiểm trên cả nước trong thời gian tới. Về đầu trang

http://vietnamnet.vn/vn/thi-truong-tieu-dung/honda-tang-2-000-mu-bao-hiem-cho-hoc-sinh-quang-binh-402414.html

IV. Pháp luật - An ninh quốc phòng1. Vì sao Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Bố Trạch tín nhiệm thấp?

(Pháp Luật Việt Nam 5/10, tr8, Hùng Anh; Pháp Luật Việt Nam Online 4/10, Hùng Anh)

Bổ nhiệm, điều chuyển cán bộ không phù hợp năng lực, trình độ chuyên môn gây nên nhiều bất cập trong hoạt động quản lý, khám chữa bệnh, vi phạm nghiêm trọng Luật Phòng chống tham nhũng là những lý do khiến các cán bộ, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đánh giá tín nhiệm thấp đối với ông Nguyễn Quốc Lĩnh - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Bố Trạch.

Sau khi Báo PLVN phản ánh việc ông Nguyễn Quốc Lĩnh - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) huyện Bố Trạch bị đánh giá tín nhiệm thấp nhưng vẫn không bị điều chuyển theo Quyết định 01/QĐ-TU. Ngày 3/6/2017, Tỉnh ủy Quảng Bình đã ra Công văn số 731/CV/VPTU đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo Sở Nội Vụ phối hợp với Sở Y tế khẩn trương kiểm tra, làm rõ nội dung Báo nêu, xử theo quy định, báo cáo Thường trực Tỉnh ủy trước ngày 30/6/2017. Thế nhưng, từ đó cho đến nay đã gần 3 tháng trôi qua, ông Nguyễn Quốc Lĩnh vẫn không bị điều chuyển theo quy định.

Theo đó, tháng 12/2016, Sở Y tế Quảng Bình đã tiến hành tổ chức buổi bỏ phiếu tín nhiệm của các cán bộ cốt cán đối với Giám đốc và các Phó Giám đốc BVĐK huyện Bố Trạch. Kết quả, ông Nguyễn Quốc Lĩnh - Giám đốc BVĐK huyện Bố Trạch đạt số phiếu tín nhiệm rất thấp. Trong 5 nội dung đánh giá có đến 4 nội dung bị đánh giá thấp, trên 33,3% tương đương >1/3 số phiếu. Trong đó, quan trọng nhất là nội dung thứ 3 (thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao) thể hiện rõ trách nhiệm của người đứng đầu một bệnh viện không hoàn thành các trách nhiệm được giao. Quy chiếu theo quy định của Quyết định số 01/QĐ-TU của Tỉnh ủy Quảng Bình, ông Lĩnh phải bị miễn nhiệm, điều chuyển hoặc phân công công tác khác.

Lý giải về nguyên nhân tại sao ông Nguyễn Quốc Lĩnh bị đánh giá tín nhiệm thấp đến như vậy, các cán bộ, bác sĩ đang công tác tại BVĐK huyện Bố Trạch cho biết, trong quá trình quản lý, vận hành, bổ nhiệm cán bộ tại BV, Giám đốc Nguyễn Quốc Lĩnh tỏ ra yếu kém nhiều mặt, gây nên những bất cập trong hoạt động khám chữa bệnh tại BV.

Một bác sĩ đề nghị giấu tên cho biết: “Kể từ khi được bổ nhiệm làm Giám đốc BV, ông Lĩnh không cần thông qua Ban Giám đốc BV, tự đưa ra 9 cán bộ thân cận với ông ở các khoa, phòng, rồi chỉ đạo Phòng Tổ chức - Hành chính xuống khoa, phòng lấy phiếu tín nhiệm cho 9 người này để bổ nhiệm vào vị trí trưởng, phó khoa, phòng. Sau đó tự lập danh sách, hồ sơ được gửi Sở Y tế Quảng Bình xin thỏa thuận bổ nhiệm cho cả 9 người này mà không thông qua các cán bộ cốt cán, không thông qua Đảng ủy. Sau khi xem xét, ngày 29/05/2017 Sở Y tế đã có Công văn số 849 trả lời không đồng ý cho bổ nhiệm 7/9 người vì không đủ điều kiện bổ nhiệm theo quy định, chỉ có 2 trường hợp Sở Y tế xét thấy đủ điều kiện nhưng yêu cầu BV phải thực hiện đúng quy trình bổ nhiệm”.

Tuy nhiên, ông Lĩnh đã ngang nhiên phớt lờ ý kiến chỉ đạo của Sở Y tế mà ký luôn quyết định “bổ nhiệm thần tốc”. Cụ thể, ngày 21/6/2017, ông Lĩnh đã ký Quyết định số 743/QĐ-BV bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Thu Hường, trình độ cử nhân hộ sinh, làm Phó Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính và Quyết định số 744/QĐ-BV bổ nhiệm ông Đặng Thành Long làm Phó trưởng Khoa Y học cổ truyền trong khi các cán bộ này năng lực yếu, không đảm nhiệm được chức vụ được bổ nhiệm.

Không chỉ trong bổ nhiệm có vấn đề, việc điều chuyển và bố trí cán bộ tại BVĐK huyện Bố Trạch cũng đang gây ra nhiều bất cập trong công tác khám chữa bệnh. Theo đó, bác sỹ Lý Văn Chiến - Trưởng khoa Ngoại tổng hợp là phẫu thuật viên chính của bệnh viện từ năm 2006 đến nay, lại bị điều chuyển lên làm Trưởng phòng khám khu vực Sơn Trạch - nơi chỉ thăm khám chứ không đủ các trang thiết bị để thực hiện các ca phẫu thuật.

Trong khi đó, Giám đốc BV lại bố trí cho bác sĩ Trần Văn Hải, chuyên khoa định hướng Ngoại vừa mới ra trường làm phẫu thuật viên chính thức, trực thường trú tại BV. Tuy nhiên, BVĐK huyện Bố Trạch mới lên hạng II, đón tiếp chữa trị nhiều ca phẫu thuật khó trong bác sĩ Trần Văn Hải chưa đủ kinh nghiệm để thực hiện. Có những trường hợp mổ ruột thừa không có bác sĩ đảm bảo trình độ chuyên môn, ê-kíp trực lại phải gọi điện thoại nhờ Giám đốc BV can thiệp, mổ cho bệnh nhân. Điều đáng nói, nếu những ca cấp cứu xảy ra đột ngột, diễn biến và tai biến bất thường vào ban đêm hoặc khi giám đốc BV đi vắng thì biết mời ai để mổ?

“Đây là những bất cập mà cán bộ BV ai cũng nắm rõ nhưng đồng chí Nguyễn Quốc Lĩnh vẫn cố tình bỏ qua, bất chấp sự rủi ro đến người bệnh khi điều chuyển phẫu thuật viên có kinh nghiệm và trình độ cao để xử lý khi có tình huống xảy ra”, một bác sĩ đang công tác tại BVĐK huyện Bố Trạch bức xúc cho biết.

Trong công tác bổ nhiệm cán bộ tại BVĐK huyện Bố Trạch không những hời hợt, thiếu trách nhiệm mà còn thể hiện rõ việc vi phạm quy định pháp luật, mà cụ thể ở đây là Luật Phòng chống tham nhũng.

Theo đó, Giám đốc BV vẫn ký quyết định cho bà Nguyễn Thị Lê Tâm là vợ của ông Hoàng Hữu Công – Phó Giám đốc BVĐK huyện Bố Trạch làm Phó Trưởng phòng Tài chính – Kế toán của BV. Tại điểm 3 Điều 37 Luật Phòng chống tham nhũng 2005 quy định rõ ràng việc: “Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó”.

Một cán bộ BV đề nghị giấu tên cho biết: “Việc để người thân trong gia đình làm cán bộ phòng tài chính kế toán dễ tạo nên nhóm lợi ích, đặc biệt trong vấn đề thu, chi tài chính của BV. Vì thế, chúng tôi đã nhiều lần ý kiến về việc này với Giám đốc Nguyễn Quốc Lĩnh, thế nhưng ông Lĩnh không hề quan tâm và khẳng định việc bổ nhiệm đó là hoàn toàn đúng quy định”.

Ngoài ra, các cán bộ, bác sĩ tại BV cũng cho biết thêm rằng: ông Lĩnh công khai thể hiện sự coi thường Quy định 01/QĐ-TU của Tỉnh ủy. Để thực hiện nghiêm túc Quy định 01/QĐ-TU của Tỉnh ủy, ngày 15/11/2016 Giám đốc Sở Y tế Quảng Bình có Công văn số 2307/HD-SYT hướng dẫn nhắc nhở các đơn vị trực thuộc tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh Trưởng, Phó các khoa, phòng nhưng ông Lĩnh không thực hiện, bỏ qua quy định của Tỉnh ủy cũng như văn bản chỉ đạo của Sở Y tế.

Như vậy, với tất cả các lý do nêu trên, các cán bộ, bác sĩ đang công tác tại BVĐK huyện Bố Trạch cho rằng, Giám đốc Nguyễn Quốc Lĩnh có số phiếu tín nhiệm rất thấp là hoàn toàn có cơ sở khách quan, cần được xử lý nghiêm túc kịp thời. Tuy nhiên, đã gần 01 năm trôi qua nhưng ông Lĩnh vẫn ung dung tại vị…

“Nhiều khi chúng tôi tự hỏi, liệu ông Lĩnh có được ai “chống lưng” hay không? Việc không xử lý không nghiêm túc đối với ông Lĩnh có trở thành hàng rào ngăn cản, đánh mất hiệu lực quy định 01/QĐ-TU của Tỉnh ủy Quảng Bình mà đã được báo giới ca ngợi là bước đột phá trong công tác đánh giá, bổ nhiệm, điều chuyển cán bộ?” - một cán bộ BVĐK huyện Bố Trạch buồn bã nói. Về đầu trang

http://baophapluat.vn//camera-benh-vien/vi-sao-giam-doc-benh-vien-da-khoa-huyen-bo-trach-tin-nhiem-thap-358754.html

2. Rừng bần ở Quảng Bình bị xâm hại, dân thấp thỏm lo âu

(Tài Nguyên & Môi Trường Online 03/10, Văn Dinh)

Những cây bần bị đào xới, nằm trơ trọi

Thời gian gần đây, người dân đã thuê máy xúc vào hệ thống rừng bần tại thôn Quảng Xá (xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh) để đào bới, khiến khu rừng bị tàn phá nghiêm trọng...

Người dân địa phương cho hay, khu rừng bần tại xã Tân Ninh đã tồn tại từ hàng trăm năm nay. Rừng có diện tích hàng trăm hécta, trải dài khoảng 3 cây số dọc sông Kiến Giang và là lá chắn sống, che chở cho làng xã khỏi thiên tai từ bao đời nay...

Tuy nhiên gần đây, hàng chục hộ dân đã thuê máy xúc vào rừng đào bới khiến khu rừng bị tàn phá nghiêm trọng.

Mục sở thị khu rừng bần tại xã Tân Ninh, cảnh những rừng bần trở nên hoang tàn, thưa thớt, nhiều cây bần bị chết đứng cho đến khô hiện ra trước mắt. Khu rừng như một cánh đồng hoang bởi phía trong cánh rừng là cả công trường đào ao, đắp đập. Nhiều cây bần hàng trăm năm tuổi bị quật ngã, chôn lấp. Không những vậy, việc đào ao để nuôi trồng thủy sản khiến cho nhiều cây bần bị cào hết rễ nằm héo dần chờ chết.

Cụ Nguyễn Văn Được (85 tuổi, thôn Quảng Xá, xã Tân Ninh) cho biết, từ khi cụ mới sinh thì đã có khu rừng, nó chỉ cách nhà cụ có vài bước chân và có ý nghĩa rất quan trọng với đời sống dân làng...

Theo cụ Được, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, rừng bần đã cùng với nhân dân Quảng Xá ngăn cản bước tiến của địch tiến lên đánh chiếm các vùng tự do ở xã Tân Ninh, An Ninh, Vạn Ninh. Còn với kháng chiến chống Mỹ, rừng bần trở thành địa điểm bộ đội tập kết qua sông khi tuyến đường huyết mạch QL1A bị địch dội bom đánh phá...

“Vào mùa mưa bão, rừng giúp dân che gió chắn lũ. Mùa nắng thì làm điều hòa xoa dịu cái nóng. Nhưng bỗng dưng thời gian gần đây một số hộ dân đem máy móc vào tàn phá rừng bần để nuôi trồng thủy sản khiến chúng tôi rất lo lắng và búc xúc...”- cụ Được nói.

“Rừng bần được chúng tôi coi rất thiêng liêng. Chúng tôi luôn tôn trọng và giữ gìn. Nhưng giờ rừng bần bị tàn phá nặng nề, chỉ còn những thân cây trơ trọi. Mấy năm trước có trận bão lớn, nhờ có rừng bần che chắn nên giảm được một phần thiệt hại. Bây giờ không còn rừng nữa lấy gì mà che bão, chắn lũ đây...”- ông Dương Quang Lúc (thôn Quảng Xá, xã Tân Ninh) chia sẻ.

Qua tìm hiểu, hầu hết các hộ dân này được chính quyền huyện Quảng Ninh giao đất để nuôi trồng thủy sản từ năm 1994, 1995 với thời hạn 20 năm. Trong thời gian này, có một số hộ dân tiến hành nuôi trồng thủy sản theo hình thức quảng canh nhưng hiệu quả không cao nên cũng bỏ dần. Cũng vì vậy, rừng bần không bị tác động lớn.

Tuy nhiên, cách đây 2- 3 tháng, nhiều hộ dân ồ ạt thuê máy móc đến đào bới ao hồ, đắp đập gây hủy hoại môi trường khiến nhiều hộ dân bức xúc và phản ánh lên chính quyền địa phương vì sợ rừng bần sẽ không còn tồn tại...

Trao đổi với PV về vấn đề trên, ông Trần Đại Thọ - Chủ tịch UBND xã Tân Ninh cho biết, sau khi nghe thông tin về việc rừng bần bị xâm hại chính quyền xã ngay lập tức cho người về kiểm tra đề nghị tạm ngưng công việc.

“Chúng tôi phát hiện có 3 trường hợp đã lấn đất đai để đào đắp hồ và xâm hại đến rừng bần. Sau đó, chính quyền xã đã lập biên bản xử phạt hành chính đối với các hộ dân vi phạm”- ông Thọ cho hay.

Cũng theo ông Thọ, với những hộ dân lấn chiếm đất đai để đắp ao hồ thì phải hoàn trả lại mặt bằng như cũ. Còn những hộ dân xâm hại đến rừng bần thì sẽ phải trồng và chăm sóc lại rừng bần. Hiện một số hộ dân vi phạm cũng đã bắt tay vào trồng lại rừng... Về đầu trang

http://baotainguyenmoitruong.vn/moi-truong-va-phat-trien/201710/rung-ban-o-quang-binh-bi-xam-hai-dan-thap-thom-lo-au-2849208/

3. Bắt giữ xe tải vận chuyển số lượng lớn hàng nhập lậu

(Công An Nhân Dân 4/10, tr5; Moitruong.net.vn 3/10; Infonet.vn 4/10; Lao Động Online 3/10; Motthegioi.vn 3/10; Haiduongtv.com.vn 4/10)

Ngày 3/10, thông tin từ Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, vào đêm ngày 2/10, phòng CSGT phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế – Công an tỉnh Quảng Bình đã tiến hành dừng và kiểm tra xe ô tô mang BKS 29KT – 007.12 đang lưu thông trên QL 1A.

Tiến hành kiểm tra, lực lượng công an đã phát hiện trên xe vận chuyển 8 mặt hàng gồm gần 30kg linh kiện điện tử, 120 hộp thực phẩm chức năng Glucosamine; 100 hộp mỹ phẩm, 25 đôi giày, dép các loại; 1 máy khắc gỗ CNC; 1 máy rô bốt hút bụi; 62 kg hạt dẻ khô; 2 máy hút bụi công nghiệp dùng trong ngành dệt may.

Được biết, tất cả các mặt hàng trên xe đều do nước ngoài sản xuất, ước tính tổng giá trị hơn 120 triệu đồng.

Khi lực lượng chức năng kiểm tra, tài xế Vũ Văn Khởi (SN 1987, trú tại Trùng Khánh, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) đã không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa.

Hiện Phòng cảnh sát kinh tế – Công an tỉnh Quảng Bình đã tạm giữ số hàng để tiếp tục điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật. Về đầu trang

http://moitruong.net.vn/quang-binh-bat-giu-xe-tai-van-chuyen-luong-lon-hang-nhap-lau/

4. Hai người tử vong nghi do điện giật khi đi câu cá

(Nhân Dân 4/10, tr7; Nhân Dân Online 4/10; VOVNews 3/10; Người Lao Động Online 3/10; Nông Nghiệp Việt Nam 4/10, tr2, T.Phùng; Nông Nghiệp Việt Nam Online 3/10; Antt.vn 3/10; Nguoiduatin.vn 3/10; Nhân Dân Online 3/10; Giao Thông Online 3/10; News.zing.vn 3/10; Doanhnghiepvn.vn 3/10; VOVNews 3/10; News.zing.vn 3/10; Doanhnghiepvn.vn 3/10; Infonet.vn 4/10; Công An Đà Nẵng Online 4/10; Pháp Luật Việt Nam Online 3/10; Giao Thông Online 3/10)

Công an huyện Quảng Trạch đang phối hợp với các cơ quan chức năng, khám nghiệm hiện trường tìm nguyên nhân 2 người chết khi đi câu cá.

Thông tin ban đầu từ người dân, tối 2/10, anh Phạm Văn V, (41 tuổi, trú tại xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch) mang bộ kích điện ra bờ ao phía trước nhà để bắt cá thì bị vướng vào dây điện rơi xuống nước. Thấy vậy, cháu vợ anh V là Nguyễn T, (26 tuổi) vội lao ra để cứu cũng bị điện giật. Người dân đã đưa 2 cậu cháu lên bờ sơ cứu nhưng cả hai đã tử vong.

Đại tá Phan Thanh Sơn, Trưởng Công an huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết: “Huyện đang phối hợp với đơn vị của Công an tỉnh để khám nghiệm tử thi, khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai các nhân chứng làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn. Theo quần chúng nhân dân cung cấp, 2 nạn nhân đi rà cá bị giật điện tử vong tuy nhiên chúng tôi cũng đang phải xác minh, điều này phải có kết luận của các bác sĩ pháp y”. Về đầu trang

http://vov.vn/tin-24h/quang-binh-hai-nguoi-tu-vong-nghi-do-dien-giat-khi-di-cau-ca-678493.vov

5. Quảng Ninh: Tổ chức diễn đàn "Công an lắng nghe ý kiến của nhân dân"

(Baoquangbinh.vn 3/10, Hương Trà)

Sáng 3-10, Công an huyện Quảng Ninh phối hợp với UBND thị trấn Quán Hàu tổ chức mô hình điểm diễn đàn "Công an lắng nghe ý kiến của nhân dân" tại hội trường UBND thị trấn. Tham dự có đồng chí Phan Mạnh Hùng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy cùng đại diện lãnh đạo UBND và các ban, ngành huyện Quảng Ninh.

Diễn đàn đã thu hút hơn 100 người dân trên địa bàn tham gia. Có 8 lượt ý kiến của nhân dân kiến nghị đề xuất, phản ánh với các lực lượng chức năng quản lý chặt chẽ tình trạng đánh bắt thủy sản bằng xung điện để giữ gìn môi trường sống; chấn chỉnh tình trạng đánh lô đề và trộm cắp vặt như chó, gà, cây cảnh...; đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật, nhất là về an toàn giao thông... Ngoài ra, các ý kiến của người dân còn phản ánh bất cập trong công tác quản lý về nhân khẩu tạm trú trên địa bàn.

Thông qua diễn đàn nhằm tạo điều kiện để cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là lực lượng công an tiếp cận, kịp thời lắng nghe ý kiến phản ánh của nhân dân. Từ đó có phương án giải quyết những bất cập, vướng mắc ngay từ cơ sở, tránh tình trạng tạo thành điểm nóng về an ninh trật tự trên địa bàn. Về đầu trang

http://baoquangbinh.vn/quoc-phong-an-ninh/201710/quang-ninh-to-chuc-dien-dan-cong-an-lang-nghe-y-kien-cua-nhan-dan-2149788/

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

1

1