CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị...

72
ĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 22 tháng 4 năm 2016) St t Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ 1. Quảng Bình: Nhiêu khê việc giải quyết khiếu nại, tố cáo Người Cao Tuổi 22/4, tr10+11, tác giả Đinh Văn – Minh Nguyễn 2. Quảng Bình: Dân “kêu cứu” vì trạm phát sóng BTS Viettel Bảo Vệ Pháp Luật 22/4, tr14+15, tác giả Nguyễn Cường – Bùi Tiến 3. Thị xã Ba Đồn- Quận Buk- gu, TP. Gwangju, Hàn Quốc: Hội đàm và ký kết biên bản hợp tác hữu nghị Baoquangbinh.vn 21/4, tác giả Hiền Chi 4. Lãnh đạo UBND tỉnh tiếp xã giao đoàn công tác quận Buk-gu, thành phố Gwangju, Hàn Quốc Baoquangbinh.vn 21/4, tác giả Hồng Mến 5. Đừng để dân tự "bơi"! Baoquangbinh.vn 22/4, tác giả PV 6. Kiểm tra tình hình cá biển chết bất thường trôi dạt vào bờ Baoquangbinh.vn 22/4, tác giả X.Phú KINH TẾ 7. Bất cập trong triển khai Dự án cấp nước sinh hoạt tại xã Quảng Minh Baoquangbinh.vn 22/4, tác giả Hiền Chi 8. Thực trạng nợ đọng trong xây dựng nông thôn mới - Bài 1: Hàng loạt địa phương đang "ôm"... nợ Baoquangbinh.vn 22/4, tác giả Văn Minh-Thanh Hải 9. Biến rốn lũ thành điểm du Tuổi Trẻ 21/4, tr18, tác 1

Transcript of CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị...

Page 1: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

ĐIỂM BÁOTHÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY

(Tin ngày 22 tháng 4 năm 2016)

Stt Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

1. Quảng Bình: Nhiêu khê việc giải quyết khiếu nại, tố cáo

Người Cao Tuổi 22/4, tr10+11, tác giả Đinh Văn – Minh Nguyễn

2. Quảng Bình: Dân “kêu cứu” vì trạm phát sóng BTS Viettel

Bảo Vệ Pháp Luật 22/4, tr14+15, tác giả Nguyễn Cường – Bùi Tiến

3.Thị xã Ba Đồn- Quận Buk-gu, TP. Gwangju, Hàn Quốc: Hội đàm và ký kết biên bản hợp tác hữu nghị

Baoquangbinh.vn 21/4, tác giả Hiền Chi

4.Lãnh đạo UBND tỉnh tiếp xã giao đoàn công tác quận Buk-gu, thành phố Gwangju, Hàn Quốc

Baoquangbinh.vn 21/4, tác giả Hồng Mến

5. Đừng để dân tự "bơi"! Baoquangbinh.vn 22/4, tác giả PV

6. Kiểm tra tình hình cá biển chết bất thường trôi dạt vào bờ

Baoquangbinh.vn 22/4, tác giả X.Phú

KINH TẾ

7. Bất cập trong triển khai Dự án cấp nước sinh hoạt tại xã Quảng Minh

Baoquangbinh.vn 22/4, tác giả Hiền Chi

8.Thực trạng nợ đọng trong xây dựng nông thôn mới - Bài 1: Hàng loạt địa phương đang "ôm"... nợ

Baoquangbinh.vn 22/4, tác giả Văn Minh-Thanh Hải

9. Biến rốn lũ thành điểm du lịchTuổi Trẻ 21/4, tr18, tác giả Hữu Khá – Đăng Nam

10. Du lịch điêu đứng vì cá chết trắng bờ biển

Tiền Phong 22/4, tr4, tác giả Hoàng Nam

11. Bỏ quên việc bảo dưỡng thường xuyên một số quốc lộ

Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh Online 21/4, tác giả Viết Long; Báo Chính Phủ Điện Tử 21/4, tác giả Minh Minh

XÃ HỘI

12. Cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung: Không dễ tìm nguyên nhân

VOVNews 22/4, tác giả PV; Người Lao Động Online 22/4, tác giả Q.Nhật – H.Phúc; Lao Động Online 22/4, tác giả Cao Nguyên; Phunuonline.com.vn 1

Page 2: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

Stt Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú

22/4, tác giả Lam Thanh; Petrotimes.vn 22/4, tác giả Xuân Hinh; Giaoduc.net.vn 22/4, tác giả Thủy Phan; Tuổi Trẻ 22/4, tr3, tác giả nhóm PV; Lao Động Online 22/4, tác giả Nhóm PV; VietnamPlus.vn 21/4, tác giả Hi Trang; Lao Động Online 21/4, tác giả Lê Phi Long; An Ninh Thủ Đô 22/4, tr4, tác giả Phương Mai – Anh Tú; Tin Tức 22/4, tr4, tác giả Hữu Vinh – Thu Trang; Nhân Dân 22/4, tr8, tác giả PV; Nông Nghiệp Việt Nam 22/4, tr19, tác giả Tâm Phùng; Đại Đoàn Kết 22/4, tr7, tác giả Hạnh Nguyên – Trang Hạ

13.Bộ TN&MT đưa ra biện pháp khẩn giải quyết hiện tượng cá chết ở ven biển miền Trung

Lao Động Online 22/4, tác giả Đình Vũ; Soha.vn 22/4, tác giả Hoàng Đan; Báo Chính Phủ Điện Tử 22/4, tác giả Minh Minh; An Ninh Thủ Đô Online 21/4, tác giả Anh Tú

14. Hỗ trợ người dân thiệt hại do cá chết ở miền Trung

Toquoc.gov.vn 22/4, tác giả Thủy Bích

15."Thảm án" trên biển các tỉnh miền Trung: "Hung thủ" bắt đầu từ Hà Tĩnh

Công An Nhân Dân Online 22/4, tác giả Phan Thanh Bình

16.Vụ cá chết hàng loạt ven biển Bắc Trung bộ: Nghiêm cấm sử dụng cá chết làm thực phẩm

Tiền Phong Online 22/4, tác giả Phạm Anh; VietQ.vn 22/4, tác giả Trần Hoài; Hải Quan Online 21/4, tác giả Thanh Nguyễn; VOVNews 21/4, tác giả Minh Long; VietnamPlus.vn 21/4, tác giả Thanh Tâm; Toquoc.gov.vn 21/4, tác giả Văn Duẩn; Người Lao Động Online 21/4, tác giả Văn Duẩn; Nông Thôn Ngày Nay Online 21/4, tác giả Đình Thắng; Báo Chính Phủ Điện Tử 21/4, tác giả Đỗ Hương; Người Lao Động 22/4, tr4, tác giả Hoàng Phúc – Quang Nhật – Hữu Lợi – Văn Duẩn; Sài Gòn Giải Phóng 22/4, tr6, tác giả Văn Phúc – Anh Thư

17. Vụ cá chết hàng loạt: “Nín thở” chờ kết luận từ cơ quan chức năng

VietnamPlus.vn 22/4, tác giả Hùng Võ

18. Quảng Bình thắt chặt vệ sinh an toàn thực phẩm

Tin Tức Online 22/4, tác giả Hi Trang; Giadinhvietnam.com 22/4, tác giả 2

Page 3: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

Stt Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú

T.Cường-T.Hùng; News.zing.vn 22/4, tác giả Văn Được; Giáo Dục & Thời Đại Online 22/4, tác giả Vĩnh Quý

19. Cá chết hàng loạt ven biển: Nguy cơ ế cá biển ở Quảng Bình

Đời Sống & Pháp Luật Online 22/4, tác giả Xuân Hương; Gia Đình & Xã Hội Online 22/4; Tuổi Trẻ Online 22/4; Giadinhvietnam.com 21/4, tác giả Trần Cường; Người Lao Động Online 21/4, tác giả Hoàng Phúc

20. Cá chết ven biển miền Trung: 'Tình hình rất nghiêm trọng'

News.zing.vn 22/4, tác giả Thắng Quang

21.Cá chết trắng biển Vũng Ang, Cty Pormosa nói gì về nghi vấn nước thải nhiễm độc?

Tamnhin.net 22/4, tác giả Hà Vy; Giao Thông Online 22/4, tác giả Di Linh; Tiền Phong Online 22/4, tác giả Minh Thùy

22. Cá chết dọc bờ biển: Thiên nhiên tráo trở hay con người tráo trở?

Thể Thao & Văn Hóa 22/4, tr15, tác giả Mỹ Mỹ

23. Cá chết trắng bờ biển: Nghi thủ phạm là Xyanua

Tiền Phong Online 22/4, tác giả Nguyễn Hoài

24. Một số tỉnh miền Trung bước đầu xử lý hiện tượng cá chết nhiều

Báo Chính Phủ Điện Tử 22/4, tác giả Minh Trang-Thế Phong-Lưu Hương

25. Giảm giá vé tàu Thống Nhất dịp hè 2016

Tin Tức Online 22/4, tác giả Quang Toàn

26. Quảng Bình: Cần phát triển đội ngũ giáo dục toàn diện về mọi mặt

Giáo Dục & Thời Đại Online 22/4, tác giả Vĩnh Quý

27.Chinh phục Sơn Đoòng - Kỳ 6: Những chuyên gia già cống hiến thầm lặng

Thanh Niên Online 21/4, tác giả Trương Quang Nam

AN NINH - QUỐC PHÒNG

28. Đánh trạm phó kiểm lâm nhập viện rồi gọi điện xin lỗi

Người Lao Động Online 22/4, tác giả Hoàng Phúc

I. Thời sự - Chính trị

Quảng Bình: Nhiêu khê việc giải quyết khiếu nại, tố cáo(Người Cao Tuổi 22/4, tr10+11, tác giả Đinh Văn – Minh Nguyễn)

Qua 2 năm khiếu nại, tố cáo quyết liệt của công dân xung quanh tiêu cực, sai phạm của một số đảng viên, cán bộ lãnh đạo ở UBND thành phố Đồng Hới trong Dự án mở rộng Quốc lộ 1A, một số trong hàng trăm đơn “tố” đã được thụ lý. Tuy nhiên, việc kết luận còn quá chậm

3

Page 4: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

trễ (mặc dù ngày 17/4/2015, ông Trần Đình Dinh – Chủ tịch UBND thành phố Đồng Hới đã thừa nhận sai phạm tại Báo cáo giải trình số 34/BC-UBND). Vậy mà, vụ việc ấy cứ kéo dài hết năm này qua năm khác...

Vụ việc trên báo Người Cao Tuổi đã có nhiều phóng sự - điều tra đề cập khá cụ thể, chi tiết. Mới đây, báo đăng tiếp bài “Bồi thường giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A ở thành phố Đồng Hới, Quảng Bình: Cần giải quyết công tâm, khách quan và đúng luật” (báo Người Cao Tuổi số 34 ngày 1/3/2016) là một ví dụ.

Phiên tiếp công dân của lãnh đạo tỉnh tháng 2, tháng 3/2016, đông đảo công dân yêu cầu rà soát để tiếp tục hủy Quyết định trái pháp luật số 386/QĐ-UBND ngày 5/2/2016 do Phó Chủ tịch UBND thành phố Đồng Hới, ông Nguyễn Chung Nguyên (người bị khiếu nại - tố cáo) tiếp tục cố ý làm trái, tùy tiện bỏ qua trình tự quy định tại Điều 30 Luật Khiếu nại 2011 để khước từ toàn bộ nội dung khiếu nại của công dân, nhằm đùn đẩy lên cấp tỉnh (dù người khiếu nại đã kiến nghị và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã có Văn bản số 16 ngày 2/2/2016 chỉ đạo Chủ tịch UBND thành phố Đồng Hới phải thực hiện theo quy định của pháp luật). Thế nhưng, UBND thành phố Đồng Hới vẫn không có động thái tích cực.

Phiên tiếp công dân tháng 2/2016, UBND tỉnh đã có Văn bản số 228 ngày 19/2/2016 trả lời: “Hội đồng tiếp công dân đã nhận đơn hộ ông Nguyễn Minh Mẫn, bà Trần Thị Hảo (thôn 16, xã Lộc Ninh), giao Thanh tra tham mưu UBND tỉnh thụ lý giải quyết khiếu nại lần 2 theo đúng quy định”. Thế nhưng, ngày 7/3/2016, ông Lê Minh Tuyên – Chánh Thanh tra tỉnh có Văn bản số 103 trả lời: “Việc giải quyết đơn thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh”. Công dân trực tiếp hỏi Phòng Hành chính – Văn thư của Thanh tra tỉnh thì được trả lời: “Thông báo kết luận phiên tiếp công dân tháng 2/2016 của tỉnh (kèm đơn), ông Trần Xuân Cầm – Phó Chánh Thanh tra đã nhận, nhưng chưa báo cáo lại với cơ quan để triển khai”. Chúng tôi trực tiếp hỏi ông Phạm Xuân Vinh – Trưởng đoàn Thanh tra liên ngành thì được trả lời: “Tôi chưa được giao nên chưa biết vấn đề này”.

Giải trình nguyên nhân, lý do chậm trễ thụ lý, tại phiên tiếp công dân tháng 3/2016, ông Trần Xuân Cầm thừa nhận ý kiến bức xúc nói trên của công dân phản ánh là đúng. Ông Cầm cũng trả lời: “Hiện Thanh tra tỉnh đã triển khai theo ý kiến chỉ đạo của tỉnh”. Chủ trì Hội đồng tiếp công dân, ông Nguyễn Xuân Quang – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình tiếp tục giao Thanh tra tỉnh tham mưu, để Chủ tịch UBND tỉnh thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai theo luật định. Thế nhưng, đến nay hàng chục hộ dân vẫn chưa nhận được văn bản hồi âm.

Trong đơn tố cáo, ngoài Chủ tịch UBND thành phố Đồng Hới sai phạm, còn có các ông: Nguyễn Chung Nguyên - Phó Chủ tịch UBND thành phố Đồng Hới; Nguyễn Đức Cường – Trưởng Phòng TN&MT; Trần Đình Dũng – Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất; Nguyễn Văn Cội – Chủ tịch UBND xã Lộc Ninh; Nguyễn Hải Tân – cán bộ địa chính xã; Phan Bá Chú – Chủ tịch UBMTTQ xã; Nguyễn Văn Bình – thôn Phú Xá; các tổ chức: Ban Công an xã Lộc Ninh; Ban quản lý Dự án chuyên ngành giao thông vận tải tỉnh; Tập đoàn Sơn Hải và các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp.

Vụ việc đã được Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định 3498/QĐ-UBND ngày 3/12/2014 thụ lý đơn tố cáo. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn hơn 8 tháng, vẫn chưa có kết luận (mặc dù người đứng đầu, Chủ tịch UBND thành phố Đồng Hới (đã chuyển công tác tháng 1/2016) 4

Page 5: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

thừa nhận vi phạm pháp luật. Phiên tiếp công dân tháng 3/2016, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, ông Nguyễn Xuân Quang chỉ đạo: “Giao Đoàn thanh tra liên ngành hoàn chỉnh việc thẩm tra, xác minh để báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét ban hành kết luận nội dung tố cáo trong tháng 3/2016”. Tại Thanh tra tỉnh, theo ông Phạm Xuân Vinh – Trưởng đoàn Thanh tra liên ngành trả lời: “Đoàn thanh tra đã báo cáo tháng 8/2015: Khiếu nại đúng thì tố cáo đúng”. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn luật định vẫn chưa có kết luận.

Vậy, lý do gì để kéo dài quá thời hạn, nhưng vẫn chưa ban hành kết luận? Có phải do cán bộ tham mưu chưa trình lên lãnh đạo, hoặc vì một lý do nào đó cần phải làm rõ? Trao đổi vấn đề này, có cán bộ đành phải lắc đầu chép miệng thốt lên: “Ông Lê Minh Tuyên đã rời “ghế” chuyển công tác khác rồi. “Sếp” mới đã được điều tới đang chân ướt, chân ráo...”.

Vụ việc bị “tố” nói trên, kể từ ngày 25/6/2014 đến nay chưa được xử lý nghiêm minh, kịp thời là điều khó hiểu? Vì vậy, nhiều cán bộ, quần chúng nhân dân tiếp tục kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện các Điều 24, 25, 26 và 30 Luật Tố cáo năm 2011, đồng thời chuyển ngay hồ sơ qua cơ quan điều tra theo quy định tại khoản 3, Điều 25 để tiếp tục xử lý đúng luật định. Theo Điều 27 của luật này: “Nếu để chậm trễ, hoặc kết luận không đúng pháp luật thì công dân có quyền đi tiếp (tố cáo vượt cấp)”.

Dư luận đang chờ đợi cấp có thẩm quyền ở tỉnh Quảng Bình kết luận nội dung tố cáo công tâm, khách quan, chính xác, đúng quy định của pháp luật để thực hiện nghiêm túc theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 của Đảng, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng.

Khi bài báo lên khuôn, chúng tôi nhận được thông tin: Chiều 31/3/2016, hộ gia đình ông Mẫn, bà Hảo đã nhận được Quyết định “xác minh nội dung khiếu nại” số 874/QĐ-UBND tỉnh Quảng Bình ký ban hành. Về đầu trang

5

Page 6: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

6

Page 7: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

Quảng Bình: Dân “kêu cứu” vì trạm phát sóng BTS Viettel(Bảo Vệ Pháp Luật 22/4, tr14+15, tác giả Nguyễn Cường – Bùi Tiến)

Gần một năm nay, hàng chục người dân sống tại tổ dân phố Nam Hồng, phường Phú Hải, thành phố Đồng Hới xuất hiện nhiều triệu chứng xấu về sức khỏe như: Đau đầu, tức ngực, chân tay co rút... Theo họ, những vấn đề về sức khỏe này có nguyên nhân từ trạm phát sóng BTSQBH 354 của Viettel Quảng Bình được đặt ngay tại trung tâm khu phố.

Mang bệnh vì trạm phát sóng điện thoại?

Theo tìm hiểu, trạm phát sóng BTS này được lắp đặt trên sân thượng ngôi nhà 3 tầng của ông Võ Văn Thể, bà Phạm Thị Hoa số 454 Quang Trung, phường Phú Hải vào tháng 12 năm 2014. Người dân cho biết, trong vòng mấy tháng đầu họ không hề biết đó là trạm phát sóng điện thoại mà chỉ nghĩ là bể chứa nước. Thế nhưng trong vòng gần 1 năm nay, nhiều người sống quanh khu vực trạm này xuất hiện các triệu chứng lạ về sức khỏe như: Đau đầu, tức ngực, mất ngủ, chân tay run... Hoang mang trước những biểu hiện này, nhiều người dân tự tìm hiểu và cho rằng trạm phát sóng BTS Viettel Quảng Bình chính là nguyên nhân ảnh hưởng tới sức khỏe của họ. 7

Page 8: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

Lo lắng cho sức khỏe của bản thân và gia đình, ngày 22/2/2016, ông Nguyễn Hữu Toại (69 tuổi), người sống ngay dưới trạm phát sóng đã đại diện cho 24 hộ dân với hơn 70 nhân khẩu sống xuang quanh viết đơn “cầu cứu” lên Chủ tịch UBND phường Phú Hải. Nội dung đơn nêu rõ: “Trong thời gian 1 năm qua, các hộ dân xung quanh nằm trong vùng phủ sóng bán kính 200m, xuất hiện dần các triệu chứng: Đau đầu, choáng váng, ù tai, nghe kém, không ngủ được, đau nhức xướng khớp, đau thắt ngực, đau cột sống, chân tay co rút, cơ thể suy nhược, dần làm cho con người quá mệt mỏi”.

Chị Lê Thị Tuấn (50 tuổi) ở cạnh trạm phát sóng phản ánh: “Cả nhà tôi ai cũng bị ảnh hưởng đêm đến rất khó ngủ, đang ngủ mà tỉnh giấc là không ngủ lại được, chồng tôi ngày càng ốm yếu, luôn kêu mệt mỏi, thằng con trai năm nay học lớp 11 cũng bị run tay chân lúc viết bài, ăn uống... Chúng tôi lo lắm, mình già rồi không nói nhưng con cái còn trẻ tương lai rồi sẽ ra sao?”.

Để giải tỏa bức xúc trong dân, vừa qua Sở TT&TT Quảng Bình đã phối hợp với Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận 3 tổ chức đo kiểm, đánh giá mức phơi nhiễm trường điện từ Trạm BTS này. Kết quả đo phơi nhiễm trạm BTS tại các vị trí đo có cường độ điện trường từ 0,0221 – 0,065 V/m... nhỏ hơn mức giới hạn cho phép phơi nhiễm điện từ 2 W/m2 (27,5 V/m) theo tiêu chuẩn điện từ và đi đến kết luận: “Trạm BTS QBH 0354 của Viettel đạt chuẩn theo quy định QCVN 08:2010/BTTTT, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sinh sống gần trạm BTS”.

Tuy nhiên, đa phần người dân đều không tin tưởng vào kết luận này. “Họ về đo rồi nói sao thì chúng tôi nghe vậy chứ chúng tôi là dân thường biết chi mô số, phơi nhiễm này nọ. Chỉ biết rằng từ lúc có trạm này sức khỏe của chúng tôi gặp nhiều bệnh tật hơn mà thôi”, bà Nguyễn Thị Nhỏ (50 tuổi) người dân khu phố cho biết.

Doanh nghiệp làm trái quy định

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Hào – Chủ tịch UBND phường Phú Hải cho biết: “Chính quyền đã ghi nhận nhiều phản ánh của người dân, việc đặt trạm phát sóng trong khu dân cư đông người là không ổn, ít nhiều cũng sẽ có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe người dân. Về phía chính quyền rất mong trạm phát sóng này sớm được di dời ra khỏi khu dân cư để cuộc sống người dân trên địa bàn được ổn định, sức khỏe người dân được đảm bảo”.

Ông Hào cũng cho biết thêm, trạm phát sóng này được lắp đặt từ tháng 12 năm 2014 nhưng chính quyền không hề biết, đến tháng 1/2016 phía Viettel Quảng Bình mới có công văn xin phép được tồn tại thì mới biết có trạm phát sóng điện thoại này. Như vậy, phía đơn vị Viettel Quảng Bình đã tự ý ký thỏa thuận với gia đình ông Thể để lắp đặt trạm phát sóng trên địa bàn phường Phú Hải mà không hề thông qua ý kiến của lãnh đạo chính quyền địa phương.

Theo quy định về cấp giấy phép xây dựng đối với BTS ở các đô thị, doanh nghiệp thông tin di động muốn xây dựng, lắp đặt thì phải xin chủ trương của UBND tỉnh, thành phố. Sau khi cơ quan chức năng có ý kiến bằng văn bản thì mới tiến hành lập hồ sơ xin cấp phép xây dựng. Đồng thời, BTS lắp đặt mới trong thời gian 90 ngày kể từ ngày đưa vào sử dụng phải được kiểm định. Tất cả các BTS không được gây ra mức phơi nhiễm vượt mức 2 W/m2 8

Page 9: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

(hoặc 27,5 V/m) trong khu vực dân cư sinh sống, đi lại xung quanh; đồng thời phải đảm bảo các yêu cầu về tiếp đất, chống sét bằng hình thức công bố sự phù hợp. Khi các BTS muốn tăng công suất bức xạ, thay đổi vị trí, độ cao và hướng ăng ten... phải kiểm định lại. Quy định là thế nhưng Viettel Quảng Bình phớt lờ để lắp ráp và hoạt động “chui” hơn 1 năm nay.

Và việc kiểm định có được thực hiện hay không thì chính quyền và nhân dân địa phương không hề hay biết. Bởi lễ gần 1 năm sau khi lắp đặt và đưa vào sử dụng thì chính quyền và nhân dân mới hay biết có 1 trạm phát sóng điện thoại ngay trên đầu mình.

Liên quan đến vấn đề này, Ủy ban Mặt trận phường Phú Hải cũng đã có Công văn 03/CV-UBMT ngày 25/3/2016 về việc đề nghị di dời cột BTS ra khỏi khu dân cư tới chi nhánh Viettel Quảng Bình với nội dung: “Mong muốn và tha thiết đề nghị các ban ngành hữu quan, nhất là chi nhánh Viettel Quảng Bình khẩn trương di dời cột BTS tại tổ dân phố Nam Hồng vào thời gian sớm nhất”.

Thiết nghĩ, sức khỏe và tính mạng của người dân là vô cùng quan trọng, việc đặt trạm phát sóng điện thoại ngay trung tâm khu dân cư như vậy không thể không ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Nguyện vọng di dời trạm phát sóng này ra xa khu dân cư của người dân cũng như chính quyền phường Phú Hải là rất chính đáng, rất mong sự vào cuộc kịp thời của các ban ngành có chức năng để ổn định cuộc sống và sức khỏe cho những người dân nơi đây. Về đầu trang

9

Page 10: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

10

Page 11: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

Thị xã Ba Đồn- Quận Buk-gu, TP. Gwangju, Hàn Quốc: Hội đàm và ký kết biên bản hợp tác hữu nghị(Baoquangbinh.vn 21/4, tác giả Hiền Chi)

Ngày 21-4, Đoàn công tác Quận Buk-gu, TP. Gwangju, Hàn Quốc do ông Song Kwang Woon, Quận trưởng làm trưởng đoàn đã sang thăm, làm việc và ký biên bản hợp tác hữu nghị với thị xã Ba Đồn. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Trần Thắng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thị uỷ, Chủ tịch HĐND thị xã và đại diện lãnh đạo Sở Ngoại vụ, các đồng

Lễ ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác hữu nghị giữa thị xã Ba Đồn và quận Buk-gu, TP. Gwangju, Hàn Quốc. 11

Page 12: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

chí trong Ban Thường vụ Thị ủy, HĐND, UBND, lãnh đạo các ban, ngành và đơn vị liên quan.

Tại buổi hội đàm, hai bên đã giới thiệu tổng quan về điều kiện tự nhiên và những tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên. Theo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái Lan-Mianmar, nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm của tỉnh Quảng Bình, là cửa ngõ thông thương với các đô thị khu vực Bắc Trung bộ, vùng kinh tế Nam Hà Tĩnh- Bắc Quảng Bình. Thị xã có diện tích tự nhiên 163,2km2, với dân số gần 115.200 người (chiếm 13,3% dân số toàn tỉnh) được phân bố ở 16 xã, phường.

Với những tiềm năng thế mạnh sẵn có, thị xã Ba Đồn mong muốn hợp tác trên các lĩnh vực như quy hoạch và phát triển hạ tầng đô thị, du lịch, nông nghiệp, thủy sản, giáo dục, đào tạo nghề, y tế và phát triển nguồn nhân lực, phấn đấu tạo bước phát triển liên hoàn với Khu công nghiệp cảng biển Hòn La, cảng vụ Sông Gianh và đường xuyên A-Quốc lộ 1A. Thị xã cam kết luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư vào thị xã thành công và hiệu quả.

Quận Buk-gu có vị trí giao thông quan trọng, là một trong những cánh cửa chính của TP. Gwangju. Đây là thành phố của lịch sử, văn học, nghệ thuật với nhiều di tích văn hóa. Gwangju còn là thành phố công nghiệp kỹ thuật hiện đại với đặc khu Gwangju R&D. Quận Buk-gu mong muốn trở thành đối tác tốt với thị xã Ba Đồn để cùng nhau phát triển kinh tế theo hướng năng động, phúc lợi mở rộng, văn hóa giáo dục có chiều sâu, nâng cao đời sống nhân dân...

Sau khi thảo luận, hai bên đã tiến hành ký kết biên bản thoả thuận hợp tác hữu nghị với các nội dung tăng cường giao lưu, học tập lẫn nhau trên nền tảng văn hóa truyền thống, tình đoàn kết giữa hai nước Việt Nam-Hàn Quốc. Hai địa phương sẽ mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực như: hành chính, kinh tế, mậu dịch, khoa học kỹ thuật, giáo dục, y tế, văn hóa, hạ tầng đô thị, công nghiệp, phát triển thương mại du lịch… theo nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi.

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại thị xã Ba Đồn, Đoàn công tác quận Buk-gu, TP. Gwangju, Hàn Quốc đã đi tham quan và khảo sát thực tế tại một số cơ sở sản xuất công nghiệp, điểm du lịch và khám chữa bệnh trên địa bàn. Về đầu tranghttp://www.baoquangbinh.vn/tin-tuc-su-kien/201604/thi-xa-ba-don-quan-buk-gu-tp-gwangju-han-quoc-hoi-dam-va-ky-ket-bien-ban-hop-tac-huu-nghi-2134507/

Lãnh đạo UBND tỉnh tiếp xã giao đoàn công tác quận Buk-gu, thành phố Gwangju, Hàn Quốc

(Baoquangbinh.vn 21/4, tác giả Hồng Mến)

Thực hiện chương trình hợp tác hữu nghị giữa thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình (Việt Nam) và quận Buk-gu, thành phố Gwangju (Hàn Quốc), sáng ngày 21-4, đoàn công tác quận Buk-gu do ông Song Kwang Woon, Quận trưởng quận Buk-gu làm trưởng đoàn đã đến thăm và

Chủ tịch UBND tỉnh giới thiệu đến đoàn công tác các danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.

12

Page 13: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

chào xã giao UBND tỉnh Quảng Bình. Đồng chí Nguyễn Hữu Hoài, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp và làm việc với đoàn.

Tại buổi tiếp, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh bày tỏ vui mừng được đón đoàn công tác quận Buk-gu đến thăm và làm việc tại tỉnh. Đồng chí nhấn mạnh, trong những năm gần đây, tình hữu nghị, hợp tác Hàn Quốc - Việt Nam đã có nhiều bước phát triển, thực hiện chủ trương của Chính phủ, tỉnh Quảng Bình nói chung, thị xã Ba Đồn nói riêng luôn ưu tiên kêu gọi, thu hút các dự án đầu tư từ phía Hàn Quốc. Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn, sau cuộc gặp gỡ lần này, mối quan hệ giữa quận Buk-gu và thị xã Ba Đồn sẽ mở ra nhiều sự hợp tác toàn diện, lâu dài, hiệu quả, đặc biệt là trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Ông Song Kwang Woon, Quận trưởng quận Buk-gu cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu, tình cảm mà tỉnh Quảng Bình dành cho đoàn công tác. Ông cho biết kể từ sau khi Hàn Quốc và Việt Nam thiết lập mối quan hệ đến nay, Việt Nam trở thành đối tác hợp tác thương mại quan trọng của Hàn Quốc. Tuy nhiên, giữa thị xã Ba Đồn và quận Buk-gu chưa có nhiều cuộc giao lưu nên Quận trưởng quận Buk-gu mong muốn trong thời gian tới, hai bên sẽ có nhiều chương trình, hoạt động để thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị hợp tác, học tập lẫn nhau dựa trên nền tảng văn hóa truyền thống, tình đoàn kết giữa Việt Nam - Hàn Quốc. Theo kế hoạch, cùng ngày, thị xã Ba Đồn và quận Buk-gu sẽ tiến hành ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác hữu nghị trên các lĩnh vực hành chính, kinh tế, mậu dịch, khoa học kỹ thuật, giáo dục, y tế, văn hóa, hạ tầng đô thị, công nghiệp, phát triển thương mại du lịch theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi…Về đầu tranghttp://www.baoquangbinh.vn/tin-tuc-su-kien/201604/lanh-dao-ubnd-tinh-tiep-xa-giao-doan-cong-tac-quan-buk-gu-thanh-pho-gwangju-han-quoc-2134509/

Đừng để dân tự "bơi"!(Baoquangbinh.vn 22/4, tác giả PV)

Gần 2 tuần qua, người dân Quảng Bình và các tỉnh lân cận khốn đốn bởi thảm nạn cá biển chết hàng loạt. Cuộc sống của hàng triệu người đã bị ảnh hưởng bởi cơn “tai bay vạ gió” bất thường này. Ngư dân không buồn ra khơi, vì đánh bắt về chả ai mua; mà cơ cực nhất là bà con vùng bãi ngang, phải chạy ăn từng bữa nhờ con cá con tôm vùng lộng hàng ngày, nay phải bó gối nhìn ra…

Thảm cảnh không kém là các hộ tiểu thương chuyên buôn bán cá biển, ngồi chợ cả ngày chả ai thèm hỏi han. Rồi các bà nội trợ, sáng nào cũng hỏi nhau rồi tự hỏi mình, “hôm ni biết mua chi ăn hè”?...

Lẽ thường, hỗ trợ dân về thông tin, cảnh báo… trong những trường hợp tương tự là chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng, cụ thể là các nhà quản lý, nhà khoa học… Nhưng trong thảm nạn này, dường như những người có trách nhiệm lại bị động lúng túng và quá chậm trễ trong xử lý tình huống. Gần 10 ngày sau khi phát hiện cá chết hàng loạt, báo chí và mạng xã hội phải “nóng ruột” dùm dân, thì một vài bộ, ngành Trung ương mới lập đoàn truy tìm nguyên nhân và dè dặt khuyến cáo dân không nên dùng cá chết.

Rất may là bây giờ người dân đã có ý thức cao trong việc tự bảo vệ sức khỏe cho mình, nên chưa có vụ ngộ độc nào đáng tiếc xảy ra. Nhưng nguyên nhân đích thực của việc cá biển chết

13

Page 14: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

hàng loạt thì chưa biết đến bao giờ mới có kết luận chính thức. Cũng có nghĩa là, ngư dân, tiểu thương buôn bán hải sản, người tiêu dùng… sẽ còn cơ cực dài dài…

Hậu quả nặng nề của hiện tượng bất thường này là khó có thể đo đếm. Chưa nói tới hệ lụy về môi trường biển, môi trường du lịch, về các vấn đề xã hội nảy sinh…, chỉ riêng việc một số tiểu thương vì hám lợi nhất thời, vì “tiếc của” mà đành đoạn ướp muối cá chết làm mắm bán cho người tiêu dùng, hay chế biến làm thức ăn cho gia súc gia cầm mà không biết cá chết vì độc tố gì, cũng đủ để ta rùng mình ớn lạnh.

Bởi vậy, dù muộn còn hơn không, các cơ quan chức năng và chính quyền sở tại cần sớm tăng cường tuyên truyền khuyến cáo, vận động người dân và tiểu thương (mà có lẽ hiệu quả nhất là thông qua hệ thống truyền thanh ở làng xã) tự giác tiêu hủy sản phẩm cá chết hàng loạt thời gian qua; xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm. Đồng thời, sớm có kết luận chính thức nguyên nhân để ổn định tình hình, và rút kinh nghiệm sâu sắc cho những tình huống tương tự lần sau.

Đừng để dân tự “bơi” một mình, mau đuối sức lắm! Về đầu tranghttp://www.baoquangbinh.vn/kinh-te/201604/chuyen-quan-ly-dung-de-dan-tu-boi-2134520/

Kiểm tra tình hình cá biển chết bất thường trôi dạt vào bờ(Baoquangbinh.vn 22/4, tác giả X.Phú)

Sáng 22-4, Đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Trần Tiến Dũng, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đã đi kiểm tra tình hình cá chết bất thường trôi dạt vào bờ ở vùng biển thuộc xã Quảng Phú (huyện Quảng Trạch). Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp-PTNT, từ ngày 10 đến 16-4, tại bờ biển thuộc huyện Quảng Trạch xuất hiện hiện tượng cá biển tự nhiên chết hàng loạt, sau đó tiếp tục lan rộng xuống phía Nam đến vùng biển huyện Lệ Thủy. Đặc biệt, vào ngày 14-4, cá chết với số lượng lớn, trôi dạt vào bờ biển. Các loại cá chết chủ yếu là loại cá ven bờ, sống ở tầng đáy như: cá

phèn, cá đục, cá liệt, cá hanh... Khi nhận được báo cáo về hiện tượng cá chết bất thường, Sở Nông nghiệp-PTNT đã thành lập đoàn kiểm tra trực tiếp xuống cơ sở nắm bắt tình hình và thu mẫu nước, mẫu cá để phân tích. Kết quả bước đầu xác định hiện tượng cá biển chết bất thường trong những ngày qua là do nguồn nước bị ô nhiễm. Hiện tại, hiện tượng cá chết tuy có giảm nhưng vẫn còn xảy ra. Trên vùng biển thuộc các xã Quảng Đông, Quảng Phú, Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch) nhiều loại cá lớn trôi dạt vào bờ được người dân thu gom để làm thức ăn chăn nuôi.

Đồng chí Trần Tiến Dũng, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tình hình cá chết bất thường tại bờ

biển xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch.

14

Page 15: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

Qua kiểm tra tình hình thực tế tại xã Quảng Phú, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu lãnh đạo huyện Quảng Trạch và UBND các xã vùng biển khẩn trương tổ chức lực lượng thu gom, tiêu hủy tránh làm ô nhiễm môi trường; đồng thời vận động nhân dân không thu gom cá chết về làm thực phẩm, bán hoặc làm mắm muối gây ảnh hưởng sức khỏe của nhân dân. Đồng chí cũng yêu cầu Sở Nông nghiệp-PTNT, Sở Tài nguyên-Môi trường cử cán bộ trực tiếp xuống các địa phương ven biển, phối hợp chỉ đạo thực hiện thu gom, tiêu hủy; hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật cần thiết nhằm bảo đảm an toàn cho các vùng nuôi trồng thủy hải sản, nhất là việc lấy nước vào các ao nuôi. Bên cạnh đó, liên hệ và phối hợp ngay với các cơ quan liên quan của Bộ Nông nghiệp-PTNT, Bộ Tài nguyên-Môi trường, tìm ra nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước biển làm cá chết hàng loạt để các địa phương chủ động biệp pháp phòng tránh. Về đầu tranghttp://www.baoquangbinh.vn/tin-tuc-su-kien/201604/kiem-tra-tinh-hinh-ca-bien-chet-bat-thuong-troi-dat-vao-bo-2134538/

II. Kinh tế

Bất cập trong triển khai Dự án cấp nước sinh hoạt tại xã Quảng Minh(Baoquangbinh.vn 22/4, tác giả Hiền Chi)

Xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn là một trong những xã hưởng lợi từ Dự án cấp nước sinh hoạt huyện Quảng Trạch, được khởi công vào tháng 3-2013 và đến nay đang trong quá trình hoàn thiện để đưa vào sử dụng. Mặc dù đã hoàn thành việc lắp đặt đồng hồ và bơm thử nước nhưng dự án vẫn tồn tại một số bất cập, gây bức xúc cho nhiều hộ dân.

Xã Quảng Minh có 10 thôn; trong đó có 5 thôn công giáo toàn tòng, 4 thôn vùng cồn bãi gồm: Cồn Nâm, Minh Hà, Tân Định và Đông Thành. Giống như các xã khác thuộc vùng nam thị xã Ba Đồn, do nguồn nước giếng nhiễm mặn và phèn nên từ trước đến nay để có nước sạch sử dụng người dân phải đầu tư hệ thống lọc, tích trữ nước mưa hoặc mua với giá từ 120.000 - 140.000 đồng/m3.

Dự án cấp nước sinh hoạt triển khai tại địa phương có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh nước sạch khan hiếm, góp phần hỗ trợ tích cực cho đời sống sinh hoạt của người dân vùng nam thị xã Ba Đồn nói chung và xã Quảng Minh nói riêng. Ông Hoàng Ngọc Quý, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Minh cho biết: Theo khảo sát ban đầu, toàn xã Quảng Minh có 1.556 hộ có nhu cầu cung cấp nước sạch và đăng ký hưởng lợi từ dự án. Số hộ này phân bố đều ở các thôn, trừ thôn Thái Hoà không có hộ đăng ký.

Một trong những điểm cắt đường bê tông để thi công các tuyến ống chưa được nhà thầu hoàn trả

mặt bằng.

15

Page 16: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

Sau khi dự án được triển khai đến nay có 1.446 hộ được cấp đồng hồ nước, còn thiếu 110 hộ. Hiện tại, hệ thống tuyến ống cấp I, II đã được thi công lắp đặt trên địa bàn xã, tuy nhiên có khoảng 10-15% số hộ chưa có tuyến ống dịch vụ đi qua.

Qua trò chuyện với chúng tôi, một số hộ dân rất bức xúc vì những bất cập trong quá trình triển khai dự án. Đa số hộ dân bức xúc nằm trong thực trạng 110 hộ có trong danh sách đăng ký nhưng không được hỗ trợ lắp đặt đồng hồ nước, 79 hộ dân ở thôn Thái Hoà không có trong danh sách đăng ký và một số hộ dân khác có tên trong danh sách, được dự án phê duyệt hỗ trợ đồng hồ nhưng lại không có tuyến ống dịch vụ đi qua.

Cũng trong hoàn cảnh rất cần nước sạch phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày như nhau, nhưng có hộ lại được hưởng lợi từ dự án, có hộ lại không. Mặt khác, trong quá trình thi công các tuyến ống dẫn nước, các nhà thầu đã tự ý cắt đường bê tông mà không thông qua ý kiến của chính quyền địa phương và chậm hoàn trả mặt bằng làm ảnh hưởng đến giao thông đi lại của người dân trên địa bàn.

Đối với việc thi công tuyến ống chính vượt sông Son để cung cấp nước cho 4 thôn vùng cồn bãi, nhà thầu đã không thực hiện đúng các quy định theo Luật Giao thông đường thuỷ nội địa như: không có hồ sơ thiết kế, phương án tổ chức thi công, phương án bảo đảm an toàn giao thông... gây tâm lý bất an cho các hộ dân.

Được biết, nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu dùng nước sạch của tất cả các hộ dân thuộc vùng hưởng lợi của dự án, UBND xã Quảng Minh đã tiến hành rà soát, đối chiếu, lập danh sách các hộ dân và cơ sở trên địa bàn thôn, xóm còn thiếu so với danh sách đã đăng ký trước đây để trình Ban quản lý (BQL) dự án ODA Quảng Trạch xin bổ sung lắp đặt đồng hồ trong đợt 2 với số lượng gồm 353 hộ, trong đó có cả số hộ ở thôn Thái Hoà và 110 hộ có trong danh sách đăng ký đợt 1 nhưng không được hỗ trợ lắp đặt đồng hồ nước.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Bùi Xuân Hợp, Giám đốc BQL dự án ODA Quảng Trạch cho biết: Theo quyết định đã được phê duyệt thì số lượng đồng hồ đo lưu lượng nước (nhập khẩu từ Hungary) để hỗ trợ cho các hộ dân vùng dự án là 11.600 cái. Con số này được thống kê từ năm 2008 nên đến nay số hộ tăng lên khá nhiều.

Theo số liệu thống kê từ 10 xã trong vùng dự án thì tổng số hộ có nhu cầu sử dụng nước đến ngày 31-3-2016 là 12.471 hộ nên xảy ra tình trạng thiếu đồng hồ để lắp đặt cho các hộ dân, trong đó có xã Quảng Minh. Để giải quyết tình thế, UBND huyện Quảng Trạch đã làm tờ trình gửi UBND tỉnh xin chủ trương nhập thêm 2.000 đồng hồ thuộc dự án để bổ sung lắp đặt cho các hộ dân và hiện đang chờ sự chấp thuận của UBND tỉnh.

Liên quan đến việc thi công tuyến ống chính vượt sông Gianh để cung cấp nước cho 4 thôn vùng cồn bãi, ngày 15-4-2016, BQL dự án đã tổ chức buổi làm việc với Trạm Quản lý đường thuỷ nội địa sông Son và đã thống nhất bổ sung đầy đủ các hồ sơ, thủ tục liên quan trước khi nhà thầu thi công các hạng mục tiếp theo.

Trong quá trình thi công tiếp theo, nhà thầu cam kết phải thực hiện đúng theo cao độ thiết kế, không để ảnh hưởng đến chiều sâu luồng chạy tàu, phải bố trí tàu cảnh giới 2 chốt thượng lưu và hạ lưu cùng các vật dụng hỗ trợ khác để hướng dẫn các phương tiện tham gia giao

16

Page 17: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

thông đường thuỷ qua lại an toàn. Sau khi thi công xong, nhà thầu phải lắp đặt hệ thống bảo hiểm công trình ngầm vượt sông đúng theo Luật Giao thông đường thuỷ nội địa đã quy định.Cũng theo ông Bùi Xuân Hợp, về những bất cập trong quá trình thi công các hạng mục công trình dự án của các nhà thầu, gây bức xúc cho một số người dân xã Quảng Minh nói riêng và các xã vùng nam thị xã Ba Đồn nói chung là có cơ sở. BQL dự án đã nhiều lần nhắc nhở, tổ chức các buổi làm việc để chấn chỉnh, đốc thúc các nhà thầu thi công bảo đảm chất lượng, tiến độ công trình nhưng vẫn để xảy ra sai sót. Mới đây, BQL dự án đã có thông báo về thống nhất phương án lắp đặt hệ thống nước và đấu nối hộ gia đình gửi các nhà thầu và 10 xã thuộc vùng hưởng lợi dự án.

Theo đó, BQL dự án đã yêu cầu các nhà thầu phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương khi thi công dự án, đặc biệt khi đấu nối đồng hồ tại các điểm đông dân cư phải đấu nối thêm tuyến ống dịch vụ để hạn chế cắt đường bê tông làm ảnh hưởng đến công trình giao thông trên địa bàn.

Việc cắt đường bê tông để đấu nối vào các hộ gia đình phải được sự nhất trí của UBND xã về vị trí và phải hoàn trả mặt bằng ngay bằng cấp phối nhựa đường. Sau khi thi công xong các tuyến ống, nhà thầu phải hoàn trả mặt bằng bảo đảm kỹ thuật, mỹ thuật và nguyên trạng ban đầu. Lắp đặt hoàn trả xong nhà thầu phải làm biên bản bàn giao lại mặt bằng có sự xác nhận của các thôn và đại diện UBND xã thì BQL dự án mới tiến hành nghiệm thu tuyến ống.

Những bất cập nảy sinh trong quá trình triển khai Dự án cấp nước sinh hoạt huyện Quảng Trạch tại 10 xã vùng nam thị xã Ba Đồn nói chung và xã Quảng Minh nói riêng là bài học kinh nghiệm cho đơn vị chủ đầu tư và đại diện chủ đầu tư trong công tác quản lý cũng như lựa chọn nhà thầu có uý tín và năng lực.

Hy vọng với những nỗ lực trong việc chấn chỉnh và khắc phục những sai sót trong thời gian qua, dự án sẽ hoàn thành đúng mục tiêu kế hoạch đề ra, bảo đảm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch và góp phần hỗ trợ tích cực cho đời sống sinh hoạt của người dân vùng nam thị xã Ba Đồn.

"Dự án cấp nước sinh hoạt huyện Quảng Trạch sử dụng vốn tín dụng hỗn hợp của Chính phủ Hungary, do UBND huyện Quảng Trạch làm chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư là BQL dự án ODA Quảng Trạch. Dự án có công suất 22.000 m3/ngày đêm, cấp nước sinh hoạt cho 22 xã dọc sông Gianh của huyện Quảng Trạch, với quy mô đầu tư bảo đảm cung cấp nước sạch cho 130.572 người, 29.840 hộ gia đình, chiếm 63% dân số toàn huyện.

Dự án sẽ khai thác nguồn nước tại sông Rào Nan thuộc địa phận xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch. Tổng mức đầu tư của dự án gần 23 triệu euro, chia làm 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1, Dự án đầu tư xây dựng hoàn chỉnh Trạm bơm nước thô, Trạm xử lý nước sạch số 1, hệ thống đường ống phân phối nước sạch từ ống cấp 1 đến đầu nối các hộ gia đình cho 10 xã Nam sông Gianh, hệ thống cấp điện đầu nguồn và trạm biến áp 630 KVA... với tổng số vốn 12,6 triệu euro.

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 95% khối lượng và dự kiến trong tháng 5 sẽ bàn giao hệ thống đường ống dẫn nước để đưa vào sử dụng." Về đầu trang

17

Page 18: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

http://www.baoquangbinh.vn/xa-hoi-doi-song/201604/bat-cap-trong-trien-khai-du-an-cap-nuoc-sinh-hoat-tai-xa-quang-minh-2134524/

Thực trạng nợ đọng trong xây dựng nông thôn mới - Bài 1: Hàng loạt địa phương đang "ôm"... nợ(Baoquangbinh.vn 22/4, tác giả Văn Minh-Thanh Hải)

So với nhiều địa phương trong cả nước, tỉnh ta bắt tay triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XD NTM) tương đối muộn. Trong điều kiện tỉnh nhà còn lắm khó khăn, xuất phát điểm bình quân cả tỉnh chỉ đạt 3,6 tiêu chí/xã (năm 2011), để XD NTM đạt kết quả cao, rất nhiều địa phương ngoài việc huy động tốt nội lực ngay tại cơ sở và tranh thủ tốt sự hỗ trợ của cấp trên đã phải huy động thêm một lượng vốn lớn nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ bản và buộc phải “ôm” thêm một khoản nợ không hề nhỏ để

“cán đích” NTM theo đúng lộ trình đề ra...

Nợ đọng 446,9 tỷ đồng

Lộc Ninh là một trong 2 xã cuối cùng của thành phố Đồng Hới cán đích NTM trong năm 2015. Bắt tay triển khai thực hiện với xuất phát điểm là 12 tiêu chí đã đạt chuẩn, trong đó chủ yếu là các tiêu chí “mềm”, việc cán đích NTM đúng lộ trình trở thành thách thức không hề nhỏ đối với địa phương. Bởi trên thực tế, với 70% người dân làm nông nghiệp, mạng lưới giao thông và thủy lợi dàn trải, việc đầu tư cho các tiêu chí còn lại như giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa... đòi hỏi địa phương phải huy động thêm một lượng vốn lớn.

Để hoàn thành theo đúng kế hoạch, địa phương buộc phải ứng trước nguồn vốn từ các doanh nghiệp với chủ trương công trình nào bố trí được 35% vốn thì cho phép khởi công, phần còn lại “xin”... nợ doanh nghiệp. Hiện số nợ đọng xây dựng cơ bản các công trình trên địa bàn xã là 12,2 tỷ đồng, trong đó riêng các công trình xây dựng cơ bản thuộc Chương trình XD NTM do xã làm chủ đầu tư nợ gần 7 tỷ đồng.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Cội, Chủ tịch UBND xã Lộc Ninh chia sẻ: Trước đây, với quy định được trích 70% số tiền từ việc đấu giá quyền sử dụng đất, xã dự định sẽ thanh toán xong nợ đọng trong năm 2016. Tuy nhiên, từ sau khi đạt chuẩn NTM (năm 2015), theo quy định của tỉnh, xã chỉ còn được trích lại 35% số tiền từ đấu giá quyền sử dụng đất, nên thực sự đang “đau đầu” bởi với tỷ lệ trích lại này thì đến năm 2020 vẫn không thể trả xong nợ chứ chưa nói đến việc bố trí nguồn vốn cho các công trình mới.

Cùng chung “cảnh ngộ” như xã Lộc Ninh (thành phố Đồng Hới) là trường hợp của xã Quảng Tiên (thị xã Ba Đồn). Qua tìm hiểu thực tế, được biết việc triển khai xây dựng NTM tại xã

Thủy lợi-một trong số những tiêu chí đòi hỏi các địa phương phải huy động lượng vốn rất lớn.

18

Page 19: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

Quảng Tiên gặp không ít khó khăn bởi nhu cầu về vốn, đặc biệt là nguồn kinh phí cho xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng cần nhiều trong khi nguồn vốn của Nhà nước và nguồn huy động trong dân còn hạn chế. Các tuyến giao thông nông thôn trước đây mặc dù được cứng hóa một phần nhưng đường nhỏ hẹp và qua quá trình sử dụng đều xuống cấp.

Thêm vào đó, Quảng Tiên là xã chủ yếu sản xuất nông nghiệp, kinh tế vườn đồi, kinh tế gia trại hay một số ngành tiểu thủ công nghiệp do mới hình thành nên còn mang tính đơn lẻ, hiệu quả chưa cao. Bởi vậy, việc hoàn thiện các tiêu chí về cơ sở vật chất đòi hỏi nhiều vốn thực sự là thách thức không nhỏ đối với địa phương và việc nợ đọng xây dựng cơ bản như hiện nay là điều... không thể tránh khỏi.

Không riêng gì xã Lộc Ninh hay Quảng Tiên, việc nợ đọng các công trình xây dựng cơ bản thuộc Chương trình XD NTM hiện đang là thực trạng chung, khó khăn chung của 136 xã trong toàn tỉnh.

Theo số liệu báo cáo sơ bộ từ Văn phòng điều phối Chương trình XD NTM tỉnh, tính đến ngày 31-1-2016, số nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc chương trình toàn tỉnh khoảng trên 469 tỷ đồng. Trong đó, nợ đọng của các xã đạt chuẩn NTM trên 271,8 tỷ đồng; nợ đọng của các xã chưa đạt chuẩn NTM là trên 252,1 tỷ đồng. Số nợ đọng này chủ yếu tập trung vào các hạng mục như: giao thông nợ 226,1 tỷ đồng; trường học 92,5 tỷ đồng; thủy lợi nợ 58,8 tỷ đồng; cơ sở vật chất văn hóa nợ 42,9 tỷ đồng.

Cụ thể, về nợ đọng xây dựng cơ bản của các xã đã đạt NTM ở các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh gồm: huyện Lệ Thuỷ nợ khoảng 23,8 tỷ đồng/6 xã đạt chuẩn; huyện Quảng Ninh nợ gần 5,8 tỷ đồng/3 xã đạt chuẩn; thành phố Đồng Hới nợ trên 33,4 tỷ đồng/6 xã đạt chuẩn; huyện Bố Trạch nợ 33 tỷ đồng/7 xã đạt chuẩn; huyện Tuyên Hoá nợ khoảng 500 triệu đồng/1 xã đạt chuẩn và huyện Minh Hoá nợ 500 triệu đồng/1 xã đạt chuẩn.

Đáng chú ý có thị xã Ba Đồn nợ gần 36 tỷ đồng/2 xã đạt chuẩn; huyện Quảng Trạch xếp đầu bảng với số nợ đọng xấp xỉ 85 tỷ đồng/4 xã đạt chuẩn (tính chung các công trình, dự án do UBND tỉnh, huyện làm chủ đầu tư thông qua Ban quản lý dự án; các công trình, dự án do UBND các xã, các đơn vị làm chủ đầu tư thuộc phạm vi quản lý của xã).

Trong đó, nhiều xã có số nợ đọng lớn như: xã Quảng Hoà nợ trên 13 tỷ đồng, xã Quảng Tiên nợ hơn 22 tỷ đồng, xã Mai Thuỷ nợ hơn 9 tỷ đồng, xã Liên Thuỷ nợ trên 8 tỷ đồng, xã Lộc Ninh nợ 12,2 tỷ đồng, xã Đại Trạch nợ hơn 9 tỷ đồng, xã Cảnh Dương nợ 19 tỷ đồng, xã Quảng Phú nợ 22 tỷ đồng, xã Quảng Xuân nợ 22 tỷ đồng...

Ngoài ra, nếu tính riêng các xã chưa cán đích NTM tại các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh thì con số nợ đọng cụ thể như sau: huyện Lệ Thuỷ nợ gần 24 tỷ đồng, huyện Quảng Ninh nợ hơn 18 tỷ đồng, huyện Bố Trạch nợ trên 28 tỷ đồng, huyện Quảng Trạch nợ 87 tỷ đồng, thị xã Ba Đồn nợ trên 82 tỷ đồng, huyện Tuyên Hoá nợ khoảng 6,4 tỷ đồng, huyện Minh Hoá nợ xấp xỉ 5,9 tỷ đồng...

Đâu là nguyên nhân?

Qua khảo sát tình hình thực tế tại các địa phương và trao đổi với cơ quan chức năng, được biết, việc nợ đọng các công trình xây dựng cơ bản thuộc Chương trình XD NTM xảy ra ở các 19

Page 20: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

địa phương thời gian qua bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là do tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4-6-2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020 quy định: Hỗ trợ 100% từ ngân sách Trung ương cho các hạng mục: Quy hoạch, đường giao thông nông thôn đến trung tâm xã, xây dựng trụ sở, trường học đạt chuẩn, trạm y tế, nhà văn hóa, kinh phí cho đào tạo. Căn cứ vào đó các địa phương đã vận dụng huy động các nguồn vốn tạm thời, các đơn vị thi công để triển khai xây dựng các hạng mục công trình trên, chờ ngân sách Trung ương cấp sẽ trả nợ sau.

Thế nhưng, do Trung ương không cân đối được ngân sách nên ngày 8-6-2012 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 695/QĐ-TTg về sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình XDNTM giai đoạn 2010-2020. Trong đó, chỉ hỗ trợ 100% từ ngân sách nhà nước (cả Trung ương và địa phương) cho: Quy hoạch; xây dựng trụ sở; kinh phí cho đào tạo. Các hạng mục khác chỉ hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước. Đây chính là nguyên do dẫn đến một số công trình tuy đã thực hiện xong nhưng địa phương không có vốn để trả nợ.

Cũng tại Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có quy định cơ chế huy động vốn của địa phương để tổ chức triển khai chương trình; theo đó tỉnh quy định tăng tỷ lệ vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã (sau khi đã trừ đi chi phí) để lại cho ngân sách xã, ít nhất 70% để thực hiện XDNTM.

Từ cơ chế đó, một số địa phương tuy chưa bán được quỹ đất nhưng vẫn “liều nợ” để triển khai thi công một số công trình hạ tầng trên địa bàn, chờ khi bán được đất thì sẽ... trả nợ. Ngoài ra, với quyết tâm cán đích NTM đúng tiến độ, một số địa phương đã huy động sức dân bằng cách vận động doanh nghiệp mạnh dạn bỏ tiền ra làm đường giao thông nông thôn, công trình thuỷ lợi nội đồng..., sau đó người dân cam kết sẽ đóng góp để trả hết nợ trong vòng vài năm sau đó...

Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM quy định xã được công nhận là xã NTM phải đạt 19 tiêu chí thuộc các lĩnh vực về quy hoạch; hạ tầng kinh tế - xã hội; kinh tế và tổ chức sản xuất; văn hóa - xã hội - môi trường; hệ thống chính trị. Đối với những tiêu chí, hạng mục, phần việc cần ít kinh phí, chỉ cần các địa phương trong tỉnh nỗ lực thực hiện với quyết tâm cao thì chắc chắn sẽ đạt được.

Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế tỉnh nhà nói chung và tại một số địa phương nói riêng còn lắm khó khăn, với những tiêu chí cần nhiều vốn đầu tư như: cơ sở vật chất văn hóa, đường giao thông nông thôn, môi trường..., việc “ôm nợ” để phấn đấu đạt chuẩn NTM đúng lộ trình là điều khó tránh khỏi. Vấn đề đặt ra là các địa phương cần phải biết tự lượng sức mình, “liệu cơm gắp mắm” trong thực hiện chương trình, tránh để nợ đọng NTM vượt ra ngoài tầm kiểm soát... Về đầu tranghttp://www.baoquangbinh.vn/kinh-te/201604/thuc-trang-no-dong-trong-xay-dung-nong-thon-moi-bai-1-hang-loat-dia-phuong-dang-om-no-2134517/

Biến rốn lũ thành điểm du lịch(Tuổi Trẻ 21/4, tr18, tác giả Hữu Khá – Đăng Nam)

20

Page 21: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

Cơn lũ dữ tháng 10-2010 gần như xóa sạch Tân Hóa - xã nghèo khó nhất vùng biên giới của huyện Minh Hóa (Quảng Bình). Ấy vậy mà chỉ sau sáu năm, nơi đây đã trở thành một điểm du lịch nổi tiếng thế giới bởi chính những hang động mà ngày trước từng cưu mang họ khi tránh lũ.

Lúc ấy tưởng chừng không còn người dân nào sống sót. Cả xã Tân Hóa nước ngập cao đến độ không tìm thấy một nóc nhà. Sáng hôm sau, đoàn cán bộ tỉnh Quảng Bình và huyện Minh Hóa vượt lũ vào Tân Hóa tìm dân.

Khi ngồi trên chiếc canô tiến thẳng vào rốn lũ, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình lúc đó cứ nhấp nhổm “hi vọng có phép mầu”. Nhưng đoàn cán bộ càng lo lắng hơn khi chiếc canô tiến sát vào các ngôi làng ở Tân Hóa mà vẫn không thấy một bóng người.

Mọi người bắt đầu nghĩ về điềm dữ đã xảy ra.

Sống sót nhờ hang đá

Bất ngờ có tiếng la lớn “cứu, cứu” vọng ra. Mọi con mắt đoàn cứu hộ đổ dồn về hang đá trong niềm vui sướng vì biết rằng dân mình vẫn còn sống. Việc tiếp tế thức ăn, nước uống cho dân được triển khai ngay lập tức.

Để trấn an, chính quyền cử một cán bộ “nằm” lại trong hang đá động viên người dân. Cán bộ y tế được khẩn cấp điều vào để phát thuốc, điều trị các bệnh về đường ruột vì đã nhiều ngày qua dân trong hang đá chỉ ăn đồ sống, uống nước lã.

Cuộc “chiến đấu” với giặc lũ suốt bảy ngày ròng rã. Ở thị trấn Quy Đạt mỗi ngày có hàng chục chuyến xe liên tục đưa hàng đến để chuyển vào cứu dân trong cơn đói khát. Hai trung đoàn bộ đội được lệnh sẵn sàng chờ nước rút dựng lại nhà cửa cho dân.

Tưởng chừng sau bảy ngày bồng bế nhau lam lũ trở về từ hang đá, dân Tân Hóa không thể gượng nổi. Vậy mà họ đã cầm tay nhau đứng dậy trong sự sẻ chia của đồng bào cả nước. Người dân ngày đêm cặm cụi giúp nhau dựng lại mái nhà.

Nhớ lại ngày cùng dân chống chọi với cơn lũ, ông Cao Thanh Bình, bí thư Đảng ủy xã Tân Hóa, nói: “Đó là những ngày tháng kinh hoàng nhất mà dân Tân Hóa nếm trải. Hơn 600 hộ dân chúng tôi trở về từ hang đá với hai bàn tay trắng.

Lúc này nhà cửa không còn, tài sản mất hết, ruộng vườn bị bồi lấp sạch. Giữa lúc khó khăn ấy, đồng bào cả nước đã chìa tay ra giúp dân chúng tôi. Nghĩa cử vật chất ân tình ấy như những hạt giống gieo xuống cánh đồng để Tân Hóa có được ngày hôm nay”.

Người dân vùng Tân Hóa đã trú ẩn trong các hang động suốt hơn bảy ngày để tránh lũ vào năm 2010 - Ảnh: Hữu

Khá

21

Page 22: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

Rốn... du lịch hang động

Là người con của Tân Hóa, Nguyễn Châu A (giám đốc Công ty du lịch Oxalis Adventure Tours, đơn vị khai thác du lịch hang động đầu tiên ở Phong Nha - Kẻ Bàng) nhớ lại: “Đang ở Sài Gòn thì nghe tin quê nhà chìm trong lũ, ngay lập tức tôi tìm về quê. Khi ấy cả Phong Nha chìm trong 4m nước, riêng tại Tân Hóa khi ấy hơn 12m. Nước ngập trắng xóa và Tân Hóa lúc ấy nhìn chẳng khác gì vịnh Hạ Long”.

Giữa năm 2011, Châu A quay lại quê với một kế hoạch mạo hiểm: đưa khách đi du lịch hang động. Ngay sau khi những vị khách đầu tiên do A dẫn đi rời khỏi hang Tú Làn ở Tân Hóa, anh lập tức bắt tay vào chiến dịch xây dựng, quảng bá Tân Hóa ra thế giới bằng hình ảnh tour hang động mạo hiểm Tú Làn.

Năm 2014, Châu A đưa 2.000 khách vào Tú Làn, năm 2015 là 3.000 khách. Từ khi tour du lịch mạo hiểm này được thiết lập, đã có hơn 50 thanh niên địa phương được nhận vào làm trong công ty, riêng địa phương mỗi năm cũng thu được cả tỉ đồng từ việc bán vé cho du khách vào hang. Tân Hóa có nhà hàng và hệ thống nhà nghỉ dạng homestay do chính người dân khai thác, làm chủ.

Trở lại Tân Hóa sau năm năm, chúng tôi không thể hình dung nổi sự đổi thay nhanh chóng đến như vậy. Từ một vùng quê hẻo lánh, xa xôi, lầy lội, nghèo khó, nay đường về Tân Hóa được bêtông thẳng tắp. Ẩn đằng sau cánh đồng ngô, đậu xanh ngút ngàn là cuộc sống người dân no đủ. Du khách khắp nơi đổ về tấp nập.

Ông Cao Thịnh, một người dân, nói trong tự hào: “Dân Tân Hóa đỡ nghèo rồi. Ngày nào khách du lịch cũng đến nên mọi người vui lắm. Dân tôi có thu nhập kha khá nhờ bán được nông sản cho du khách. Ngoài ra, người dân còn đóng thuyền độc mộc cho du khách thuê chèo dọc sông Rào Nan với giá cả triệu đồng mỗi chiếc”.

Anh Nguyễn Tiến Đạt, một du khách đến từ TP.HCM, tâm sự: “Tân Hóa kéo chúng tôi đến vì có hệ thống hang động rất tuyệt vời. Những cánh đồng ngô bạt ngàn, xanh ngút nằm hai bên triền sông ở Tân Hóa khó nơi nào có được.

Chúng tôi đến đây ba ngày để cùng sống, ăn ở với người dân và cảm thấy rất yên tâm. Tôi tin chắc rằng ngày càng có nhiều du khách, nhất là khách quốc tế, chọn Tân Hóa làm điểm đến để du lịch hang động”.

Ông Cao Thanh Bình, bí thư Đảng ủy xã Tân Hóa, tâm sự: “Quả thật là người dân Tân Hóa ai cũng lấy làm vui khi đoàn làm phim King Kong 2 chọn nơi đây làm trường quay. Sau sự kiện này mọi người biết đến Tân Hóa nhiều hơn.

Hiện Tân Hóa đang “có trong tay” hang Tú Làn - một điểm du lịch kỳ thú, hấp dẫn du khách. Ngày nào cũng có du khách đến đây, nhất là các đoàn khách quốc tế thích du lịch mạo hiểm. Du khách đến ngày càng nhiều đã tạo ra công ăn việc làm cho con em trong xã.

Một số gia đình đã sửa sang nhà cửa để đón du khách kiểu homestay, có thu nhập khá. Các sản phẩm nông sản người dân làm ra cũng tiêu thụ tốt vì du khách rất ưa thích mua về làm quà”. 22

Page 23: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

Ông Bình hi vọng người dân xã mình sẽ đổi đời nhờ thiên nhiên tươi đẹp và hệ thống hang động độc đáo. Xã đang xin kinh phí để làm ba cầu vượt qua ba ngầm cạn để thuận tiện cho việc đi lại của du khách. Và du khách đến đông thì chắc chắn dân mình sẽ được hưởng lợi, cuộc sống khi đó sẽ đổi thay, văn minh hơn.

Nhà chống lũ

Sau cơn lũ lịch sử năm 2010, người dân Tân Hóa bàn kế làm nhà “sống chung với lũ”. Đưa chúng tôi ra xem căn nhà nổi, ông Cao Thanh Bình tâm sự: “Đó không phải là sản phẩm sáng tạo gì ghê gớm nhưng đã trở thành tấm “bùa hộ mệnh” cho mỗi gia đình khi lũ đến”.

Theo ông Bình, đến nay đã có hơn 300 hộ dân trong tổng số hơn 600 hộ dân của xã có nhà “nước nổi thì nhà nổi”. Mỗi nhà chống lũ sau khi làm xong, chưa tính công cán tốn khoảng 20 triệu đồng.

Căn nhà gỗ chống lũ ở Tân Hóa không gắn chặt trên đất mà được gắn trên những thùng phuy rỗng đặt bên cạnh những ngôi nhà chính để sinh sống hằng ngày. Trên các thùng phuy là một bộ khung nhà bằng gỗ nhẹ diện tích 20m2 với hệ thống cửa, mái lợp, vách che, có thể chứa được 10 người.

Lúc không lũ đó là nơi chứa nông cụ, kho thóc của người dân... Còn khi nước lũ về, căn nhà tự nổi lên theo con nước và được giữ chặt bởi hai trụ lớn giống như mỏ neo neo vào đất. Nhờ ngôi nhà chống lũ này mà người dân yên tâm làm ăn, không còn nơm nớp lo lũ như trước kia nữa. Về đầu trang

Du lịch điêu đứng vì cá chết trắng bờ biển(Tiền Phong 22/4, tr4, tác giả Hoàng Nam)

“Nếu cơ quan chức năng không sớm có kết luận nguyên nhân, để có biện pháp ngăn chặn tình trạng cá biển chết bất thường thì thiệt hại sẽ vô cùng lớn, không thể nào đo đếm được, không chỉ riêng kinh tế - xã hội mà cả an ninh quốc phòng. Ngành du lịch các tỉnh có cá chết cũng “chết” lây theo cá” - ông Nguyễn Văn Kỳ, Phó Giám đốc Sở VHTTDL Quảng Bình, Chủ tịch Hội Du lịch Quảng Bình, cảnh báo.

Hiu hắt bãi tắm đẹp nhất Việt Nam

Theo ông Kỳ, lợi thế của du lịch miền Trung là biển, giờ biển đang “chết” mà không tìm ra nguyên nhân thì du khách nào dám đến. Du khách đến miền Trung, ngoài thăm thú danh lam, thắng cảnh thì bờ biển đẹp, hải sản ngon nức tiếng là một trong những nhân tố quan trọng để hút khách. Bây giờ hải sản không dám ăn, biển không dám tắm thì lấy đâu ra khách du lịch.

Các nhà hàng hải sản ở Quảng Trường biển Đồng Hới vắng như chùa bà đanh.

23

Page 24: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

Ông Kỳ cho rằng, cá chết đã hơn 2 tuần nay, nhưng vẫn chưa có kết luận chính thức, các cơ quan chức năng từ địa phương đến trung ương quá chậm trễ.

Ông Kỳ cho biết, vừa ký văn bản gửi đến các cơ quan thông tin đại chúng, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, nhà hàng, khách sạn, các hộ kinh doanh ăn uống... tuyệt đối không sử dụng thủy sản không rõ nguồn gốc, không dùng cá chết, cá lờ đờ trôi dạt ven bờ để chế biến thức ăn. Nếu ai vi phạm sẽ bị xử lí nặng, thậm chí xử lí hình sự nếu dùng cá chết chế biến, để xảy ra ngộ độc cho thực khách.

Chiều muộn, PV Tiền Phong dạo một vòng quanh các bãi biển của TP Đồng Hới. Mặc dù đã bắt đầu vào mùa du lịch nhưng các bãi biển vẫn vắng ngơ vắng ngắt. Mùi cá chết bốc lên nồng nặc. Ông Lê Minh Tư, Đội trưởng đội cứu hộ ở bãi biển Bảo Ninh rầu rầu cho biết: Những năm trước, những ngày này, bãi biển Bảo Ninh đen đặc người cả buổi sáng lẫn buổi chiều. Nhưng mấy hôm nay thì lèo tèo vài khách du lịch xuống tắm. Họ biết chuyện cá chết nhưng vẫn tắm, vì quá thích biển. Hầu hết mọi người sau khi tắm đều có cảm giác cay mắt và da ngứa ngáy khó chịu. Riêng cư dân TP Đồng Hới chẳng thấy ai xuất hiện ở bãi tắm.

Theo ông Tư, ngày 9/4, cá chết bắt đầu xuất hiện ở bãi tắm Bảo Ninh và lượng cá chết ngày càng tăng lên nhiều hơn. Riêng ở bãi tắm này, đội vệ sinh môi trường của TP Đồng Hới, đã hơn 2 tuần nay, mỗi buổi sáng nhặt được hơn tấn cá đưa đi tiêu hủy. “Họ (vệ sinh môi trường) mà rời đi là cá lại dạt vô, nhặt không tài nào hết. Anh em chúng tôi cũng phải đi nhặt, góp lại một chỗ nhưng cá vẫn cứ trắng bờ. Chắc chắn là nước nhiễm độc rồi! Tui nhìn màu nước khác lắm, đục đục không trong xanh như trước” - ông Tư nói.

Ngay sát bãi biển Bảo Ninh là quảng trường biển rộng lớn, hai bên có hai dãy nhà hàng bán hải sản cũng vắng tanh. Chỉ duy nhất có một bàn tiệc hơn chục người, nhưng thực đơn chỉ là gà với thịt, không hề có bóng dáng hải sản. Chủ nhà hàng Quảng Trường, anh Nguyễn Tuấn Khang não nề tâm sự: “Nhà hàng chúng tôi kinh doanh hải sản nhưng thông tin cá chết khiến khách giảm bất thường. Chúng tôi cũng đã tư vấn cho khách hàng là nhà hàng chúng tôi lấy cá ngoài khơi nhưng họ không tin”.

Một nhà hàng bên cạnh cũng không có khách, mọi người đang tập trung súc rửa bể cá. Chủ nhà hàng này cho biết, trước tình hình khách không ăn cá, nhà hàng phải đầu tư một hệ thống bể nuôi cá để phục vụ. Họ phải thuê tàu chạy ra cách bờ mấy chục hải lí để lấy nước biển, về còn phải qua hệ thống lắng lọc trước khi thả cá vào nhưng không biết có nuôi được cá không.

Du khách lo lắng

Theo thống kê của Hội Du lịch Quảng Bình, hầu hết các khách sạn trên địa bàn đã được đặt kín phòng cho dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Một số doanh nghiệp kinh doanh tour du lịch cho biết, họ nhận được rất nhiều cuộc điện thoại của khách hàng hỏi về tình hình cá chết và tỏ ra lo lắng cho việc ăn uống, tắm biển, nghỉ ngơi. Về đầu trang

Bỏ quên việc bảo dưỡng thường xuyên một số quốc lộ(Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh Online 21/4, tác giả Viết Long; Báo Chính Phủ Điện Tử 21/4, tác giả Minh Minh)

24

Page 25: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

Ngày 21-4, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã yêu cầu Cục Quản lý đường bộ II chấn chỉnh chất lượng dự án bảo trì và công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên quốc lộ.

Theo đó, yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý đối với hệ thống báo hiệu đường bộ trên tuyến, rà soát, báo cáo tổng cục cho phép bổ sung biển báo tại các vị trí còn thiếu.

Đối với các biển báo bắt đầu và kết thúc khu đông dân cư chưa hợp lý khẩn trương dịch chuyển về vị trí hợp lý trước ngày 27-4.

Đối với các dự án bảo trì, yêu cầu Cục Quản lý đường bộ II siết chặt công tác quản lý chất lượng tại các dự án. Đồng thời chịu trách nhiệm trước Bộ GTVT và Tổng cục Đường bộ Việt Nam về chất lượng các dự án.

Trước đó, qua rà soát của đoàn kiểm tra Cục Quản lý đường bộ II từ ngày 10-4 đến 14-4, công tác quản lý chất lượng trong hoạt động bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ tại một số tuyến quốc lộ còn nhiều bất cập.

Cụ thể, nhiều điểm giao cắt trên các tuyến quốc lộ chưa có biển "chỉ hướng đường", vị trí một số biển báo "bắt đầu khu đông dân cư" và "hết khu đông dân cư" chưa hợp lý.

Đặc biệt, công tác bảo dưỡng thường xuyên trên một số tuyến quốc lộ thuộc địa phận các tỉnh Quảng Bình (đường Hồ Chí Minh nhánh đông), Thanh Hóa (đường nối cảng Nghi Sơn-Bãi Trành, QL.10), Nghệ An (QL.46B, QL.7, đường Hồ Chí Minh) thực hiện kém.

Cụ thể là các hạng mục bảo vệ hành lang an toàn đường bộ; quản lý đấu nối đường ngang, cắt cỏ bạt lề, nạo vét rãnh dọc, vệ sinh mặt đường… Bên cạnh đó, công tác bảo dưỡng thường xuyên trên các tuyến BOT như vệ sinh mặt đường, công tác vét rãnh… chưa thực hiện tốt. Về đầu tranghttp://plo.vn/thoi-su/bo-quen-viec-bao-duong-thuong-xuyen-mot-so-quoc-lo-624687.html

III. Xã hội

Cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung: Không dễ tìm nguyên nhân(VOVNews 22/4, tác giả PV; Người Lao Động Online 22/4, tác giả Q.Nhật – H.Phúc; Lao Động Online 22/4, tác giả Cao Nguyên; Phunuonline.com.vn 22/4, tác giả Lam Thanh; Petrotimes.vn 22/4, tác giả Xuân Hinh; Giaoduc.net.vn 22/4, tác giả Thủy Phan; Tuổi Trẻ 22/4, tr3, tác giả nhóm PV; Lao Động Online 22/4, tác giả Nhóm PV; VietnamPlus.vn 21/4, tác giả Hi Trang; Lao Động Online 21/4, tác giả Lê Phi Long; An Ninh Thủ Đô 22/4, tr4, tác giả Phương Mai – Anh Tú; Tin Tức 22/4, tr4, tác giả Hữu Vinh – Thu Trang; Nhân Dân 22/4, tr8, tác giả PV; Nông Nghiệp Việt Nam 22/4, tr19, tác giả Tâm Phùng; Đại Đoàn Kết 22/4, tr7, tác giả Hạnh Nguyên – Trang Hạ)

25

Page 26: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

Việc xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung cần phải có thời gian và quá trình xét nghiệm nước.

Ngày 21/4, Đoàn công tác Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành khảo sát thực tế tại một số bãi biển ở tỉnh Quảng Bình để tìm hiểu nguyên nhân cá chết hàng loạt dọc bờ biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên- Huế trong mấy ngày qua.

Qua khảo sát, bước đầu đoàn ghi nhận vẫn còn hiện tượng cá chết trôi dạt rất nhiều tại các bãi biển. Tuy nhiên, việc xác định nguyên nhân cần phải có thời gian và quá trình xét nghiệm nước. Ông Lương Duy Hanh, Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, cần có ý kiến tổng hợp từ các địa phương, căn cứ vào thực tế và phân tích, đánh giá của các nhà khoa học mới đưa ra kết luận cuối cùng.

Ông Hanh nói: "Về phía ngành tài nguyên môi trường, chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để tổng hợp lại và hướng dẫn địa phương thực hiện một số giải pháp trước mắt, thu gom lượng các chết dọc ven biển để xử lý an toàn. Đồng thời, khuyến cáo người dân không sử dụng các cá chưa chết đang trôi nổi nhưng có khả năng chứa các độc tố dẫn đến cá chết, và các cá chết thu gom ở khu vực ven biển".

Ngày 21/4, UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã có Công văn gửi các sở, ban, ngành và các địa phương về hiện tượng cá chết bất thường tại các vùng biển. Theo đó, đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục theo dõi, thường xuyên cập nhật thông tin báo cáo với UBND tỉnh; Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ và một số đơn vị liên quan khác xét nghiệm nước, tìm ra nguyên nhân cụ thể, có biện pháp khuyến cáo nhân dân không sử dụng hải sản chết. Đồng thời, cử cán bộ kỹ thuật phối hợp với cán bộ địa phương hướng dẫn, chỉ đạo người nuôi trồng thủy sản thực hiện những biện pháp kỹ thuật cần thiết để đảm bảo an toàn cho các vùng nuôi.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình, từ ngày 10 đến ngày 16/4, tại bờ biển xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch xuất hiện hiện tượng cá biển tự nhiên chết và tiếp tục lan rộng xuống phía Nam đến các xã Ngư Thủy, huyện Lệ Thủy.

Đặc biệt, ngày 14/4 vừa qua, cá chết nhiều, trôi dạt vào bờ biển, chủ yếu là các loại cá ven bờ sống ở tầng đáy như: cá phèn, cá đục, cá liệt, cá hanh, cá 3 sọc… Ngoài ra, trong đêm ngày 13 và sáng ngày 14/4, tại một số nhà hàng nổi trên khu vực sông Nhật Lệ- thành phố Đồng Hới có hiện tượng cá chết rải rác tại một số lồng nuôi nhốt gần cửa sông. Về đầu tranghttp://vov.vn/xa-hoi/ca-chet-hang-loat-o-vung-bien-mien-trung-khong-de-tim-nguyen-nhan-502963.vov

Cá chết ở Hà Tĩnh.

26

Page 27: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

Bộ TN&MT đưa ra biện pháp khẩn giải quyết hiện tượng cá chết ở ven biển miền Trung(Lao Động Online 22/4, tác giả Đình Vũ; Soha.vn 22/4, tác giả Hoàng Đan; Báo Chính Phủ Điện Tử 22/4, tác giả Minh Minh; An Ninh Thủ Đô Online 21/4, tác giả Anh Tú)

Trước hiện tượng cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, Bộ TN&MT vừa ký ban hành công văn số 1411/BTNMT-TCMT gửi UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế về việc thực hiện một số biện pháp khẩn cấp.

Theo công văn này, liên tục trong các ngày qua, trên phạm vi các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đã xảy ra hiện tượng cá

chết hàng loạt, có nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, môi trường sống và sinh kế của người dân. Bộ Tài nguyên và Môi trường đang khẩn trương phối hợp với các địa phương triển khai đoàn công tác để xác định nguyên nhân và tìm giải pháp xử lý.

Để đảm bảo vấn đề an toàn đối với sức khỏe người dân liên quan đến việc cá chết, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện một số biện pháp trước mắt như: Thông báo, tuyên truyền để người dân biết, không sử dụng cá chết để chế biến thực phẩm, làm thức ăn chăn nuôi; Triển khai các biện pháp quản lý, kiểm soát, xử lý đúng quy cách, không để xảy ra tình trạng đưa cá chết ra tiêu thụ, buôn bán làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và gây ô nhiễm môi trường; Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn theo dõi, nắm bắt tình hình và báo cáo kịp thời các diễn biến mới về Bộ TN&MT để có biện pháp xử lý. Về đầu tranghttp://laodong.com.vn/kinh-te/bo-tnmt-dua-ra-bien-phap-khan-giai-quyet-hien-tuong-ca-chet-o-ven-bien-mien-trung-543766.bld

Hỗ trợ người dân thiệt hại do cá chết ở miền Trung(Toquoc.gov.vn 22/4, tác giả Thủy Bích)

Trước tình hình hàng tấn cá nuôi lồng và cá tự nhiên tại các tỉnh ven biển Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế bị chết bất thường từ ngày 6/4 đến nay, Bộ trưởng Bộ NN & PTNT đã chỉ đạo Tổng cục Thủy sản và các đơn vị thuộc Bộ lập đoàn công tác đến các địa phương để lấy mẫu giám sát tìm nguyên nhân.

Trong khi chờ kết quả xác định nguyên nhân làm hải sản chết bất thường, để kịp thời xử lý và khắc phục tình hình, Bộ NN & PTNT đã có công văn đề nghị các cơ quan chức năng triển khai thực hiện những nội dung sau: Nghiêm cấm sử dụng cá chết làm thực phẩm dưới mọi hình thức; khẩn trương tổ chức thu gom cá chết và tiêu hủy theo quy định để hạn chế ô nhiễm môi trường; tổ chức tuyên truyền để người dân yên tâm, không hoang mang, hướng dẫn người dân phân biệt cá chết bất thường với cá khai thác trên biển và cá nuôi, yêu cầu

Cá được chất thành đống tại chợ Đồng Hới vì ế ẩm, không có người mua. Ảnh: LÊ PHI LONG

27

Page 28: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

người dân không thu gom cá chết để tiêu thụ trên thị trường gây ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cũng đề nghị các cơ quan chức năng Cử cán bộ có chuyên môn liên quan phối hợp với đoàn công tác của Bộ NN&PTNT và các cơ quan Trung ương lấy mẫu, xét nghiệm xác định nguyên nhân cá chết, đề xuất các biện pháp khắc phục và thông báo kịp thời để người dân biết.

Các cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản cần hướng dẫn người nuôi thường xuyên theo dõi các đối tượng thủy sản để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất lợi của môi trường nuôi; tạm thời chưa thả giống, không lấy nước vào bè nuôi, ao, đầm nuôi ven biển vùng bị thiệt hại trong khi chờ xác định nguyên nhân; chuẩn bị tốt con giống, vệ sinh lồng bè, ao đầm nuôi; chú trọng quan trắc môi trường và chất lượng nước kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường trước khi cấp nước vào các ao, đầm nuôi thủy sản ven biển.

Bộ cũng đề nghị các địa phương thống kê, báo cáo tình hình hải sản bị thiệt hại, thu gom, xử lý, trong đó có số lượng thủy sản nuôi bị thiệt hại. Chủ động bố trí kinh phí địa phương để xử lý; áp dụng các chính sách để hỗ trợ khắc phục hậu quả cho người dân.

Theo nguồn tin trên VOV, thiệt hại do cá chết ở bờ biển miền Trung ước tính lên tới gần 5 tỷ đồng. Về đầu tranghttp://toquoc.gov.vn/sites/vi-vn/details/1/thoi-su/144285/ho-tro-nguoi-dan-thiet-hai-do-ca-chet-o-mien-trung.aspx

"Thảm án" trên biển các tỉnh miền Trung: "Hung thủ" bắt đầu từ Hà Tĩnh(Công An Nhân Dân Online 22/4, tác giả Phan Thanh Bình)

Hiện tượng cá biển chết hàng loạt xuất hiện đầu tiên trên vùng biển Hà Tĩnh. Sau đó, có thể do tác động của dòng hải lưu Bắc cực - Xích đạo mà nguồn ô nhiễm kể trên bị đẩy vào bờ biển phía Nam, gây nên hiện tượng tương tự tại các vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên- Huế...

Ngày 21-4, cá biển tiếp tục chết, tấp trắng bờ biển từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên- Huế. Bà con ngư dân xã Vĩnh Thái (Vĩnh Linh, Quảng Trị) làm nghề lặn cá chuyên nghiệp ở ngoài khơi cho biết, hiện tượng cá biển sinh sống ở

tầng nước sâu bị chết vẫn chưa dừng lại. Điều này cho thấy, việc các chất độc có trong nước biển đang rất báo động. Vậy các chất độc này từ đâu ra?

Theo Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, cá biển chết trên diện rộng không có biểu hiện bệnh ở phần phụ, mang và nội tạng, nghĩa là

Xử lý hàng tấn cá biển bị chết tại bờ biển Vĩnh Thái (Vĩnh Linh, Quảng Trị).

28

Page 29: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

nguyên nhân gây chết không phải dịch bệnh, mà do tác động xuất phát từ bên ngoài môi trường sống của chúng mang lại, gây ra.

Cụ thể, bằng việc kiểm tra một số chỉ tiêu môi trường ở các vùng biển này, cho kết quả sau: PO4 (chất lượng nước phú dưỡng) tầng đáy 1mg/lít, cao gấp 2 lần so với chỉ tiêu cho phép tối đa; PH 8,8, cao hơn từ 0,5- 1,3 so với độ PH thông thường có trong nước biển. Việc PO4 tăng, khiến độ PH thay đổi đột ngột, có thể là nguyên nhân làm cá bị sốc, chết hàng loạt.

Vậy do đâu PO4 tăng cao? Theo các cán bộ chuyên môn, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Trị, hệ quả của PO4 cao là môi trường bị ô nhiễm nặng, bởi nó thúc đẩy sự phát triển của các loài tảo, rong, rêu và các thực vật thân mềm và cuối cùng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng sinh học của nước biển.

Nguyên nhân PO4 cao, là do dư thừa các chất dinh dưỡng, thông thường khi hàm lượng ni-tơ và photpho lớn. Như vậy, loại trừ nguyên nhân dịch bệnh, nguyên nhân khiến cá biển chết hàng loạt xuất phát từ tác động bên ngoài môi trường sinh sống của chúng, là do có một số hóa chất góp phần làm tăng PO4, như ni-tơ và photpho…

Trước lúc ban ngành chức năng địa phương vào cuộc, Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc, thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, Bộ NN&PTNT đã lấy các mẫu phẩm xét nghiệm, phân tích, đưa ra kết luận, “nguyên nhân cá biển chết hàng loạt có yếu tố gây độc trong môi trường nước biển”.

Như vậy, dẫu chưa xác định được “yếu tố gây độc trong môi trường nước biển” đó là gì, kết luận của cơ quan này đã mở ra một hướng thực tế tìm nguyên nhân cá biển chết hàng loạt không phải trong môi trường sinh sống của chúng, mà từ bên ngoài, ở một nơi, hoặc nhiều nơi nào đó tác động vào.

Như vậy, thiết nghĩ việc ban ngành chức năng, chính quyền địa phương (nơi có cá biển chết) cần làm tiếp theo, là tìm hiểu, kiểm tra xem ở đâu, những nơi nào đã xả thải, mà trong các chất thải này có các hóa chất gây độc trong môi trường nước biển.

Thực tế, lâu nay, ban ngành chức năng địa phương; Bộ, ngành chức năng Trung ương đã tiến hành kiểm tra xả thải ở các cơ sở sản xuất, chế biến công nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, đóng ven biển.

Kết quả, phát hiện nhiều trường hợp xả thải thẳng ra biển mà không qua xử lý nhằm đảm bảo môi trường. Riêng bờ biển từ Hà Tĩnh vào Thừa Thiên- Huế có không ít trường hợp như vậy, trong đó địa phương Hà Tĩnh có khu công nghiệp Vũng Ang xả thải rất lớn.

Cũng từ thực tế đó, những địa phương có cá biển chết hàng loạt, nghi ngờ, các hóa chất “gây độc trong môi trường nước biển” kể trên, xuất phát từ chính khu công nghiệp này(?) Bởi bằng chứng rõ ràng, hiện tượng cá biển chết hàng loạt xuất hiện đầu tiên trên vùng biển Hà Tĩnh. Sau đó, có thể do tác động của dòng hải lưu Bắc cực- Xích đạo mà nguồn ô nhiễm kể trên bị đẩy vào bờ biển phía Nam, gây nên hiện tượng tương tự tại các vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên- Huế(?).

29

Page 30: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

Trước hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng biển Quảng Trị, ngày 21/4, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị cùng các ngành chức năng đã đi kiểm tra thực tế tại các địa phương ven biển trong tỉnh để có phương án xử lý, nhằm giúp người dân bớt hoang mang lo lắng trước nhiều thông tin...

Đồng thời, góp phần ổn định an ninh trật tự trên địa bàn. Theo đó, đoàn kiểm tra tại xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, cho thấy từ ngày 16/4 bà con ngư dân thôn Vĩnh Mốc của xã thấy xuất hiện một số lượng cá chết và trôi dạt vào bờ biển.

Sau khi cử cán bộ trực tiếp về tận nơi kiểm tra, nắm bắt tình hình, địa phương đã kịp thời báo cáo ngành chức về lấy mẫu xét nghiệm tìm nguyên nhân. Trước tình hình cá chết trôi dạt vào bờ ngày một nhiều, từ ngày 20/4 đến nay xã đã chỉ đạo Tổ xử lý và phòng chống dịch lưu động địa phương, huy động nhân dân thôn Vĩnh Mốc tiến hành thu gom cá chết, xử lý bằng hóa chất, vôi bột và đào hố chôn hơn 2 tấn cá các loại…

Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Trị cho biết, hiện tượng cá chết hàng loạt và bất thường trên biển dạt vào nhiều nhất ở bờ biển các xã: Vĩnh Thái, Vĩnh Thạch, thị trấn CửaTùng, huyện Vĩnh Linh và xã Trung Giang, Gio Hải, huyện Gio Linh…, chủ yếu là các loại cá sống ở rạn đáy như: cá hanh, cá mú, cá dìa, cá đuối, cá liệt, chình biển, mực nang…

Đến nay ước khoảng gần 30 tấn cá đã được thu gom. Hiện Chi cục đang tích cực phối hợp các đơn vị chức năng lấy mẫu gửi vào Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2 ở Đà Nẵng làm xét nghiệm tìm nguyên nhân. Về đầu tranghttp://cand.com.vn/doi-song/thu-pham-khien-ca-bien-chet-hang-loat-389950/

Vụ cá chết hàng loạt ven biển Bắc Trung bộ: Nghiêm cấm sử dụng cá chết làm thực phẩm(Tiền Phong Online 22/4, tác giả Phạm Anh; VietQ.vn 22/4, tác giả Trần Hoài; Hải Quan Online 21/4, tác giả Thanh Nguyễn; VOVNews 21/4, tác giả Minh Long; VietnamPlus.vn 21/4, tác giả Thanh Tâm; Toquoc.gov.vn 21/4, tác giả Văn Duẩn; Người Lao Động Online 21/4, tác giả Văn Duẩn; Nông Thôn Ngày Nay Online 21/4, tác giả Đình Thắng; Báo Chính Phủ Điện Tử 21/4, tác giả Đỗ Hương; Người Lao Động 22/4, tr4, tác giả Hoàng Phúc – Quang Nhật – Hữu Lợi – Văn Duẩn; Sài Gòn Giải Phóng 22/4, tr6, tác giả Văn Phúc – Anh Thư)

Ngày 21/4, Bộ NN&PTNT có văn bản đề nghị các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế xử lý hiện tượng hải sản chết bất thường tại khu vực này.

Theo đó, trong khi chờ kết quả xác định nguyên nhân khiến hải sản chết bất thường, Bộ NN&PTNT yêu cầu các tỉnh nghiêm cấm sử dụng cá chết làm thực phẩm dưới mọi hình thức; khẩn trương thu gom cá chết để tiêu hủy theo quy định để hạn chế ô nhiễm

môi trường.

Cá chết la liệt, được người dân gom về cho heo ăn. Ảnh: Hoàng Nam.

30

Page 31: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

Bộ này cũng đề nghị các địa phương tổ chức tuyên truyền để người dân yên tâm, không hoang mang, hướng dẫn người dân phân biệt cá chết bất thường với cá khai thác trên biển và cá nuôi. Người dân không thu gom cá chết bán ra thị trường, làm ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, các tỉnh cần sớm thống kê thiệt hại, chủ động bố trí kinh phí địa phương để xử lý, áp dụng các chính sách hỗ trợ khắc phục hậu quả theo quy định.

Bộ NN&PTNT cũng đề nghị các cơ quan chuyên môn hướng dẫn người nuôi theo dõi, kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường của môi trường nuôi. Cùng đó, tạm thời chưa thả giống, không lấy nước vào bè nuôi, ao đầm nuôi vùng ven biển vùng bị thiệt hại trong khi chưa xác định được nguyên nhân.

Địa phương cần chuẩn bị sẵn sàng con giống, vệ sinh lồng bè, ao đầm nuôi, chú trọng quan trắc môi trường và chất lượng nguồn nước để kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường trước khi cấp nước vào các ao, đầm nuôi trồng thủy sản ven biển.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho biết, hiện Bộ đã cử đoàn công tác của bộ vào hiện trường, làm việc với lãnh đạo, ngành chức năng của các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Dự kiến, kết quả sơ bộ về nguyên nhân cá chết sẽ được công bố trong tuần tới.

“Đoàn công tác sẽ cùng các địa phương tiến hành lấy mẫu rồi xác minh tác nhân khiến cá chết hàng loạt. Sau khi có kết quả, bộ sẽ công bố thông tin”- ông Tám nói. Về đầu tranghttp://www.tienphong.vn/xa-hoi/nghiem-cam-su-dung-ca-chet-lam-thuc-pham-995415.tpo

Vụ cá chết hàng loạt: “Nín thở” chờ kết luận từ cơ quan chức năng(VietnamPlus.vn 22/4, tác giả Hùng Võ)

Mặc dù hiện tượng cá chết hàng loạt trôi dạt vào bờ tại vùng biển các tỉnh miền Trung đã xảy ra từ đầu tháng Tư, nhưng đến nay (sau gần nửa tháng), các cơ quan chức năng vẫn chưa có một kết luận cụ thể nào về nguyên nhân để có cách ngăn chặn, hay chí ít cũng hạn chế lượng cá chết hàng ngày.

Điều đáng nói là, trong khi cơ quan chuyên môn đang loay hoay lấy mẫu, truy tìm nguồn gây ô nhiễm, thì người dân dọc bờ biển miền Trung vẫn phải sống phấp phổng trước mối lo cá nhiễm độc, nhất là khi đã có trường hợp bị ngộ độc do ăn cá biển chết.

Cá chết do nguồn thải từ đất liền?

Theo nguồn tin từ các cơ quan chuyên môn, hiện tượng cá biển chết dạt vào bờ xuất hiện lần đầu tiên vào ngày 6/4 tại vùng biển Vũng Ang thuộc địa phận thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Những ngày sau đó, cá chết tiếp tục lan sang vùng biển tỉnh Quảng Bình đến Quảng Trị, và gần đây nhất là vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Ngoài hiện tượng cá biển tự nhiên chết dạt vào bờ, liên tiếp trong những ngày gần đây, các loại cá như hồng, mú, vẩu… được người dân nuôi trong lồng bè ở gần cửa sông, cửa biển

31

Page 32: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

cũng chết bất thường. Ngay cả các ao hồ nuôi xa bờ, cá cũng bị chết khi người dân lấy nước từ biển vào nuôi.

Đến thời điểm này, hiện tượng cá chết hàng loạt tại các tỉnh ven biển miền Trung đến nay đã khiến người dân hết sức lo lắng. Sự việc càng khiến người dân hoang mang khi đã có trường hợp bị ngộ độc thức ăn do ăn cá chết xảy ra ở xã ven biển Quảng Phú, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác quản lý biển và hải đảo, phó giáo sư Nguyễn Chu Hồi, Khoa Môi trường - Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, (nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam) cho rằng, hiện tượng cá chết ở các khu vực trên là do ô nhiễm môi trường, trong đó nguyên nhân chính là do một lượng hóa chất rất lớn được xả từ đất liền xuống biển.

“Có thể, nguồn thải này bắt nguồn từ các khu công nghiệp, khu đô thị nằm ngay sát ven bờ biển. Nguồn hóa chất này sau khi đổ xuống biển đã lan truyền nhanh qua các địa phương khác, mà khởi đầu là từ vùng biển Vũng Ang thuộc khu vực thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh,” ông Hồi nhấn mạnh.

Phó giáo sư Nguyễn Chu Hồi cũng lưu ý, thông thường hóa chất gây ô nhiễm có thể sẽ nổi lên bề mặt như dầu, nhưng cũng có thể sẽ chìm xuống đáy. Tuy nhiên, môi trường biển thường có khả năng hòa tan độc tố rất nhanh. Do đó, hiện tượng cá chết đã xảy ra tại Hà Tĩnh gần nửa tháng, mà nay vẫn còn lan truyền qua các địa phương khác thì mức độ ảnh hưởng là rất nghiêm trọng.

Có chung quan điểm, ông Đỗ Thanh Bái, Giám đốc Trung tâm an toàn hóa chất bảo vệ môi trường (Hội Hóa học Việt Nam) cũng khẳng định, việc cá chết hàng loạt ở các vùng biển miền Trung là rất đáng lo ngại. Và, mức độ cá chết có thể sẽ còn lan rộng nếu không kịp thời ngăn chặn.

"Việc cá chết khủng khiếp kéo dài trong những ngày vừa qua tại các tỉnh miền Trung có khả năng xuất phát từ hai nguồn. Thứ nhất là do tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến sự biến động về chất lượng nước (nước thiếu ôxy). Thứ hai là nguồn thải từ đất liền đổ xuống biển. Tuy nhiên, nếu cá chết do nguồn thải từ đất liền thì mức độ ảnh hưởng sẽ rất khó lường," ông Bái chia sẻ.

Vị chuyên gia này cũng khẳng định, mặc dù hiện tượng cá chết bất thường, kéo dài tại các tỉnh vùng biển miền Trung đã xuất hiện từ những ngày đầu tháng Tư, nhưng đến nay các cơ quan chức năng chuyên môn như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới cử đoàn vào phối hợp với các địa phương lấy mẫu phân tích là quá chậm.

“Thực tế này một phần là do tâm lý của các địa phương chưa thật sự gần dân, mà mới chỉ làm đúng trách nhiệm khi có ý kiến chỉ đạo của Trung ương. Đáng lẽ ra, khi người dân phát hiện cá chết, chính quyền xã, huyện báo lên, các Sở liên quan phải vào cuộc truy tìm nguyên nhân ngay thì mức độ ô nhiễm lây lan có thể đã được kiểm soát,” ông Bái nói.

"Đón đầu" nguồn ô nhiễm để truy tìm độc tố 32

Page 33: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

Đưa ra hướng truy tìm nguồn gây ô nhiễm, ông Đỗ Thanh Bái, Giám đốc Trung tâm an toàn hóa chất bảo vệ môi trường (Hội Hóa học Việt Nam) cho rằng, bây giờ muốn kết luận chính xác nhất, cơ quan chuyên môn cần phải lấy mẫu sinh vật (mẫu cá chết) và phải "đón đầu" ô nhiễm bằng cách lấy mẫu từ khu vực biển Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế.

“Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng cần phải tập trung lấy mẫu nguồn thải xung quanh các khu công nghiệp ở vùng biển Vũng Ang thuộc địa bàn thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh - nơi phát hiện cá chết đầu tiên. Việc lấy mẫu ở khu vực này là rất đáng lưu ý, bởi ý thức bảo vệ môi trường biển của các doanh nghiệp nước ngoài ở đây vốn không thật sự tốt,” ông Bái đề xuất.

Khẳng định nguyên nhân ô nhiêm gây cá chết bắt nguồn từ đất liền, phó giáo sư Nguyễn Chu Hồi, Khoa Môi trường - Trường Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, để sớm tìm được nguyên nhân cá chết, các cơ quan chuyên môn cần phải huy động sự can thiệp của Cảnh sát Môi trường, để kịp thời tổ chức thanh tra nhanh nguồn thải từ đất liền đổ ra biển.

“Bây giờ sự việc đã rồi, nếu tổ chức đi lấy mẫu theo kiểu nghiên cứu khoa học thông thường sẽ mất nhiều thời gian. Vì thế, chúng ta phải kiểm soát, thanh tra ngay các nguồn đổ thải ra biển từ đất liền. Tất nhiên, việc lấy mấu nước biển tại các vùng cá chết cũng cần phải được triển khai và sớm công bố kết quả để có thể đưa ra giải pháp can thiệp,” ông Hồi nói.

Trong khi đó, ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng, hiện tượng cá chết này rất bất thường, vì cá chết có cả cá nuôi trong lồng, cá tự nhiên tầng mặt và tầng đáy. Hơn thế, tại mỗi vùng biển, hiện tượng cá chết khác nhau nên việc xác định nguyên nhân trong vùng biển mênh mông cũng cần phải thận trọng.

“Ngay như việc lấy mẫu cũng không dễ, bởi đại dương rất phức tạp, khi lấy mẫu còn phải kết hợp xem hải văn như thế nào, nguồn nào ô nhiễm, có khả năng ô nhiễm. Mặc dù vậy, hiện các nhà khoa học và cơ quan quản lý vẫn đang tìm hiểu nguyên nhân nên chúng tôi không thể nói trước điều gì. Chúng ta nên có thời gian để xác định chính xác hơn,” ông Tùng nói./.

Trước mối lo cá chết hàng loạt tại các vùng biển miền Trung, sáng 20/4, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp khẩn với các đơn vị chức năng liên quan để gấp rút làm rõ nguyên nhân cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung, nhất là ba tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị.

Cùng ngày, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cũng đã lập đoàn công tác, đi dọc các tỉnh để điều tra tổng thể nguyên nhân, trong đó lưu ý về độc tố, môi trường. Dự kiến sẽ có kết quả đánh giá sơ bộ trong tuần tới.

Ngoài ra, để tránh gây thiệt hại đối với sản xuất, tiêu thụ cá của người dân nuôi trồng thuỷ sản, ngày 21/4, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có công văn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh miền Trung chỉ đạo các cơ quan chức năng khuyến cáo và hướng dẫn cho người dân phân biệt sản phẩm cá đảm bảo an toàn để người dân không hoang mang và yên tâm sử dụng. Về đầu trang

33

Page 34: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

http://www.vietnamplus.vn/vu-ca-chet-hang-loat-nin-tho-cho-ket-luan-tu-co-quan-chuc-nang/382451.vnp

Quảng Bình thắt chặt vệ sinh an toàn thực phẩm (Tin Tức Online 22/4, tác giả Hi Trang; Giadinhvietnam.com 22/4, tác giả T.Cường-T.Hùng; News.zing.vn 22/4, tác giả Văn Được; Giáo Dục & Thời Đại Online 22/4, tác giả Vĩnh Quý)

Sau vụ cá chết hàng loạt ven biển miền Trung, Quảng Bình tăng cường kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ du khách.

Liên quan đến hiện tượng cá chết bất thường có thể ảnh hưởng đến môi trường du lịch của tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các cơ sở lưu trú, nhà hàng, khách sạn, đơn vị khai thác khu, điểm, tuyến du lịch có kinh doanh, cung cấp dịch vụ ăn uống trên địa bàn tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ du khách.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình yêu cầu các cơ sở lưu trú, nhà hàng, khách sạn, đơn vị khai thác các khu, điểm, tuyến du lịch có kinh doanh, cung cấp dịch vụ ăn uống trên địa bàn cần kiểm soát tốt nguyên liệu đầu vào trong chế biến thực phẩm; chỉ sử dụng các nguồn thực phẩm có nguồn gốc từ tàu đánh bắt xa bờ tại các ngư trường ở Vịnh Bắc bộ, quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa...; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho khách du lịch và người tiêu dùng, không để xảy ra bất kỳ trường hợp ngộ độc thực phẩm hay các hậu quả nào do nguyên nhân mất an toàn vệ sinh thực phẩm…

Cùng việc chỉ đạo kịp thời, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình đã tăng cường công tác kiểm tra, qua đó cho thấy các đơn vị kinh doanh du lịch thực hiện nghiêm túc việc tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thực phẩm mà các đơn vị kinh doanh du lịch sử dụng có nguồn gốc rõ ràng và chủ yếu từ các tàu đánh bắt xa bờ ở các ngư trường ở Vịnh Bắc bộ, quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Đáng chú ý là trong thời điểm này, hầu hết các cơ sở kinh doanh du lịch ở tỉnh Quảng Bình thường chỉ phục phụ các món ăn chế biến đơn giản từ hải sản như hấp, nướng, luộc để dễ dàng chứng minh nguồn thực phẩm sạch thông qua độ tươi ngon.

Việc cá chết bất thường ở tỉnh Quảng Bình được phát hiện đầu tiên ở vùng biển xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch vào ngày 10/4. Sau đó, hiện tượng này tiếp tục lan rộng xuống vùng biển phía Nam của tỉnh. Không những vậy, tại các nhà hàng nổi gần cửa biển Nhật Lệ, thành phố Đồng Hới cũng có hiện tượng cá nuôi lồng bị chết rải rác. Cá chết bất thường ở vùng biển tỉnh Quảng Bình chủ yếu là các loài ven bờ, sống ở tầng đáy như cá phèn, cá đục, cá liệt, cá hanh, cá ba sọc…Về đầu trang

Cán bộ Chi cục khai thác bảo vê nguồn lợi thủy hải sản đang kiểm tra hiện tượng cá chết trên bải biển Quảng

Bình. Ảnh: Đức Thọ - TTXVN

34

Page 35: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

http://baotintuc.vn/xa-hoi/quang-binh-that-chat-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-20160422094924157.htm

Cá chết hàng loạt ven biển: Nguy cơ ế cá biển ở Quảng Bình(Đời Sống & Pháp Luật Online 22/4, tác giả Xuân Hương; Gia Đình & Xã Hội Online 22/4; Tuổi Trẻ Online 22/4; Giadinhvietnam.com 21/4, tác giả Trần Cường; Người Lao Động Online 21/4, tác giả Hoàng Phúc)

Trong khi nhiều người dân ven biển miền Trung vẫn đang nghi ngại trước thông tin cá bị chết hàng loạt là do bị nhiễm độc tố thì ở chợ đầu mối của tỉnh Quảng Bình, các loại cá đồng đã đồng loạt tăng giá.

Chợ Đồng Hới (Quảng Bình) được xem là chợ buôn bán hải sản lớn nhất khu vực miền Trung nhưng mấy ngày nay, chợ đột nhiên vắng khách hơn hẳn. Bà Nguyễn Thị Hà, một thương lái hải sản ở chợ Đồng Hới lắc đầu nói buồn bã: "Cá chúng tôi bán toàn là cá ở ngoài khơi xa đưa về khi còn sống cả nhưng người dân cứ nói là cá chết vì nhiễm độc nước biển nên họ không

mua. Giá cả thì vẫn thế thôi nhưng người mua thì giảm hơn một nửa, không biết lúc nào mới trở lại buôn bán bình thường được đây”.

Trong khi mặt hàng cá biển ế ẩm, thì cách đó không xa mặt hàng cá được nuôi, đánh bắt từ đất liền lại được nhiều người đổ xô đến mua cho dù đắt hơn từ 5 - 10 giá (cách nói của những tiểu thương - PV).

Chị Lưu Thị Bích, phường Nam Lý, TP Đồng Hới cho hay: “Mặc dù là họ nói giá cao hơn trước đây nhiều nhưng cũng phải mua về mà ăn thôi, trước đây gia đình tôi chủ yếu là ăn cá biển nhưng nghe nói là ngoài biển bị nhiễm độc thì tạm dừng đã, chờ nghe ngóng thông tin rồi tính tiếp”.

Qua tìm hiểu của PV, việc mặt hàng cá đồng tăng giá ở chợ Đồng Hới là do một vài người bán nắm bắt tâm lý của người mua lo ngại việc cá biển bị nhiễm độc nên gây ra biến động về giá cả. Mặc dù, mấy ngày gần đây hiện tượng cá chết đồng loạt không còn xuất hiện ở khu vực bờ biển từ Hà Tĩnh cho đến Huế như nhiều ngày trước đây, nhưng do các cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân từ đâu đang khiến người tiêu dùng hoang mang.

Ngày 21/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình đã có công văn gửi đến các cơ quan báo chí nhằm khẳng định việc kiểm tra và chỉ đạo các cơ sở lưu trú, các đơn vị khai thác du lịch đã được tiến hành khẩn trương nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm một cách tốt nhất cho du khách, cũng như nguồn cung cấp thực phẩm vẫn đảm bảo theo yêu cầu cho dù vụ việc cá đồng loạt chết ở dọc bờ biển Quảng Bình có xảy ra hay không. Về đầu trang

Mặc dù cao hơn bình thường từ 5 đến 10 giá nhưng cá

đồng vẫn được nhiều người mua.

35

Page 36: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/tin-trong-nuoc/nguoi-dan-nghi-ngai-ca-bien-ca-dong-duoc-da-tang-gia-a142486.html

Cá chết ven biển miền Trung: 'Tình hình rất nghiêm trọng'(News.zing.vn 22/4, tác giả Thắng Quang)

Lãnh đạo Tổng cục Thủy sản cho rằng, hiện tượng cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung là rất nghiêm trọng, chưa từng xảy ra.

Trao đổi với Zing.vn, ông Phạm Khánh Ly, Phó vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, ông đang cùng đoàn kiểm tra vào các tỉnh miền Trung để tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng cá chết hàng loạt.

- Những ngày qua, các tỉnh ven biển miền Trung (Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế) xảy ra hiện tượng cá biển chết hàng loạt, chưa rõ nguyên nhân. Tổng cục Thủy sản cho biết thông tin cụ thể hơn?

- Tổng cục Thủy sản đã nắm được thông tin. Đầu tiên hiện tượng cá chết xuất hiện tại vùng biển Vũng Ang (Hà Tĩnh) và sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị. Hiện, người dân các địa phương ven biển đang rất hoang mang.

Sau khi nhận được báo cáo từ các địa phương, ngày 20/4, đoàn kiểm tra của Tổng cục Thủy sản đã vào các tỉnh miền Trung. Chúng tôi đã làm việc với Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, đi kiểm tra khảo sát thực địa.

Sáng 21/4, Tổng cục Thủy sản tiếp tục cử thêm các đoàn kiểm tra gồm Vụ Khai thác thủy sản, Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 tiếp tục vào để kiểm tra tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết. Dự kiến ngày 22/4, đoàn kiểm tra làm việc ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế.

Chúng tôi vẫn đang làm việc với cơ quan chức năng Hà Tĩnh và bắt đầu đi thực địa, các sở ban ngành ở Hà Tĩnh đã lấy mẫu xét nghiệm. Cũng có những nhận định ban đầu được họ đưa ra như có thể yếu tố gây độc trong môi trường nước.

Về phần người dân, họ cho rằng ô nhiễm nguồn nước do các nhà máy tại khu công nghiệp Vũng Ang, huyện Kỳ Anh, xả thải gây độc. Đoàn kiểm tra Tổng cục Thủy sản đang nắm bắt tình hình và đang làm rõ.

- Hướng kiểm tra của đoàn Tổng cục Thủy sản là gì thưa ông?

- Chúng tôi nắm bắt tình tình từ Sở NN&PTNT Hà Tĩnh và thực tế tại nơi xảy ra cá chết hàng loạt, ghi nhận các ý kiến của người dân, sau đó về phân tích tình hình và làm báo cáo, hướng xử lý. Chúng tôi không lấy mẫu để xét nghiệm, cái đó là công việc của các ban ngành của địa phương và họ đã làm rồi.

- Hiện tượng cá chết hàng loạt vì nhiễm độc nước biển đã xảy ra bao giờ chưa và mức độ nghiệm trọng hiện như thế nào?

36

Page 37: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

- Theo tôi được biết, từ trước đến nay, ở vùng biển nước ta, cá chưa bao giờ chết hàng loạt vì nhiễm độc nước như thế này. Tôi đánh giá, sự việc rất nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sức khỏe của người dân cũng như việc nuôi trồng, kinh doanh thủy hản sản. Vì vậy, đoàn kiểm tra phải phân tích rất cẩn thận để có hướng xử lý tốt nhất.

Chưa khẳng định ô nhiễm bắt nguồn từ Vũng Áng

Trao đổi với Zing.vn, ông Hoàng Dương Tùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho hay, hiện có 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế thông tin về Bộ này về hiện tượng cá chết nhiều ở ven biển, chưa có thêm tỉnh nào báo cáo.

“Hiện tượng cá chết xảy ra ở các thời điểm khác nhau nhưng trên diện rộng là vấn đề rất nghiêm trọng, chưa từng xảy ra. Cá chết không chỉ tầng nước mặt mà cả tầng đáy. Đoàn kiểm tra của Bộ đang khảo sát ở 4 tỉnh để đánh giá mức độ và phạm vi ảnh hưởng”, ông Tùng nói cho biết thêm, đoàn kiểm tra đã lấy mẫu nước, xác cá chết ở 4 tỉnh để phân tích.

Trước thông tin cho rằng nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt do nước thải ô nhiễm xả ra từ khu công nghiệp Vũng Ang, Hà Tĩnh, ông Tùng nói: “Đó mới chỉ là suy đoán, cần có những kết quả nghiên cứu, phân tích nguồn nước, mẫu vật cá chết cụ thể từng khu vực, chúng tôi mới có thể kết luận được”.

Cấm sử dụng cá chết

Chiều 21/4, Bộ NN&PTNT cũng có công văn hỏa tốc đề nghị UBND các tỉnh ven biển chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai xử lý cá chết, phối hợp các cơ quan chuyên môn Trung ương lấy mẫu để xác định nguyên nhân, đồng thời thống kê thiệt hại, khôi phục sản xuất và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Đối với việc xử lý cá chết, Bộ yêu cầu các địa phương nghiêm cấm người dân sử dụng cá chết làm thực phẩm dưới mọi hình thức; khẩn trương tổ chức thu gom cá chết và tiêu hủy để hạn chế ô nhiễm môi trường; hướng dẫn người dân phân biệt cá chết bất thường với cá khai thác trên biển và cá nuôi; yêu cầu người dân không thu gom cá chết để tiêu thụ trên thị trường.

Bộ NNP&TNT cũng đề nghị các địa phương cử cán bộ có chuyên môn liên quan phối hợp với các đoàn công tác của Bộ và các cơ quan Trung ương lấy mẫu, xét nghiệm, xác định nguyên nhân cá chết, đề xuất các biện pháp khắc phục và thông báo kịp thời để người dân biết.

Bên cạnh đó các địa phương cần nhanh chóng thống kê báo cáo tình hình hải sản bị thiệt hại, thu gom, xử lý, trong đó có số lượng thủy sản nuôi bị thiệt hại. Chủ động bố trí kinh phí địa phương để xử lý, áp dụng các chính sách để hỗ trợ khắc phục hậu quả theo quy định. Về đầu tranghttp://news.zing.vn/ca-chet-ven-bien-mien-trung-tinh-hinh-rat-nghiem-trong-post643879.html

37

Page 38: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

Cá chết trắng biển Vũng Áng, Cty Pormosa nói gì về nghi vấn nước thải nhiễm độc?(Tamnhin.net 22/4, tác giả Hà Vy; Giao Thông Online 22/4, tác giả Di Linh; Tiền Phong Online 22/4, tác giả Minh Thùy)

Mấy ngày qua, việc cá biển chết hàng loạt trong vùng biển miền Trung đã khiến dư luận hết trước hoang mang, lo lắng và đặt nghi ngờ về việc nguồn nước thải từ các nhà máy của dự án Pormosa là nguyên nhân gây nên tình trạng này. Tuy nhiên, phía Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Pormosa Hà Tĩnh lại khẳng định là không hề có chuyện này và mong muốn cơ quan chức trách phía Việt Nam sớm tìm ra nguyên nhân vụ việc.

Suốt tuần qua, cá nuôi trong các lồng bè và cá tự nhiên trên vùng biển miền Trung đồng loạt chết nổi trắng bụng,

trôi dạt vào bờ, nằm la liệt.

Sự việc này bắt đầu từ vùng biển Vũng Ang thuộc xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), là nơi có siêu dự án Pormosa đang hoạt động. Sau đó, như “vệt dầu loang”, tình trạng cá chết lan sang các tỉnh lân cận như Quảng Bình, Quảng Trị rồi Thừa Thiên Huế với tốc độ chóng mặt.

Chỉ trong một thời gian rất ngắn nhưng nhiều ngư dân (nuôi và đánh bắt cá trên biển) đã rơi vào cảnh lao đao, vất vả; thiệt hại về vật chất lên đến nhiều tỉ đồng. Tâm lí hoang mang, lo lắng từ các ngư dân đã bắt đầu lan sang cả người tiêu dùng khiến các chợ cá vắng ngắt vì không còn ai dám mua cá, ăn cá.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, các cơ quan chức năng từ tỉnh đến trung ưng đã vào cuộc tìm nguyên nhân. Nhưng tiếc thay, đến thời điểm này, tất cả các kết luận vẫn còn mang tính chung chung, chưa tìm ra nguyên nhân chính.

Do chưa có kết luận cuối cùng từ các cơ quan chức năng nên dư luận thời gian qua nghi ngờ rằng, nguồn nước thải từ siêu dự án Pormosa là nguyên nhân gây nên tình trạng này.

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, vào chiều 21/4, phóng viên Báo Tầm nhìn đã có cuộc trao đổi với ông Khâu Tuấn Kiệt – Giám đốc Bộ phận An toàn Vệ sinh môi trường của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Pormosa Hà Tĩnh. Mở đầu câu chuyện, ông Kiệt cho hay phía công ty đã biết và rất quan tâm đến những thông tin này. Vừa nói ông vừa đưa ra một tập giấy khá dày, là các bài báo phản ánh về tình trạng cá biển chết trong mấy ngày qua.

Ông Khâu Tuấn Kiệt – Giám đốc Bộ phận An toàn Vệ sinh môi trường của Công ty TNHH gang thep Hưng Nghiệp

Pormosa Hà Tĩnh trong buôi làm việc với báo chí vào chiều 21/4.

38

Page 39: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

Ông cho biết, tất cả các bài báo này đều đã được dịch từ tiếng Việt ra tiếng Đài và cơ bản mình đã đọc và nắm được sự việc.

Ông Kiệt nói là không biết tại sao lại phát sinh ra việc này. Đồng thời, khẳng định phía Công ty luôn đặt vấn đề an toàn vệ sinh môi trường lên hàng đầu nên không có chuyện nguồn nước thải không đạt yêu cầu khiến cá chết hàng loạt.

“Hiện nay, các điểm xả thải đều lấy mẫu tự động hàng ngày và đều đạt tiêu chuẩn do Bộ TN&MT Việt Nam quy định. Mặt khác, Công ty còn có các nội quy riêng rất nghiêm ngặt, nếu ai trong công ty hoặc các đối tác vi phạm sẽ bị xử phạt nghiêm khắc.

Cách đây hai ngày, khi nghe thông tin, chúng tôi đã đi kiểm tra thì phát hiện cá chết ngoài khơi rồi trôi dạt vào cống thoát nước của công ty chứ không phải cá chết ở cống.

Từ hôm xảy ra sự việc, Ban quản lí Khu kinh tế Hà Tĩnh, Đồn biên phòng cũng đã cử người vào công ty tìm hiểu. Còn vào ngày mai (22/4), đoàn kiểm tra của tỉnh và các bộ sẽ vào làm việc với chúng tôi về việc này”, ông Khâu nói.

Khi PV đặt câu hỏi: Dư luận cho rằng Công ty có một đường ống ngần xả nước thải ra biển?. Ông Kiệt khẳng định là có ống ngầm xả thải này.

“Đây là đường ống cuối cùng sau khi gom nước từ tất cả các điểm trong dự án đổ về. Đường ống ngầm xả nước thải nằm dưới biển của công ty đã được Bộ TN&MT cấp phép. Đường ống này dài 1,5km, đường kính 1m, nằm thoải từ bờ ra biển, vị trí sâu nhất cách mặt nước khoảng 17m; đường ống có công suất xả 12.000m3/ngày,đêm”. Lời ông Khâu.

Khi PV cung cấp thông tin, thời gian vừa qua, phía Công ty có nhập về một lượng hóa chất lớn để rửa đường ống. Trước thông tin này, ông Khâu thừa nhận: “Đúng là công ty có nhập một lượng hóa chất để rửa ống. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên gây ra sự việc này vì tất cả các số liệu tại trạm quan trắc của lô hóa chất này đều đảm bảo”.

Trước tình trạng cá biển tại các tỉnh miền Trung chết đồng loạt khiến ngư dân lao đao, dư luận hoang mang, lo lắng; đại diện phía Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Pormosa Hà Tĩnh mong muốn các cơ quan chức trách Việt Nam sớm tìm nguyên nhân vụ việc.

“Chúng tôi rất mong họ sớm tìm ra nguyên nhân vụ việc. Trong việc này, phía công ty không thể tham gia tìm nguyên nhân được vì làm như thế nó sẽ không khách quan.”, ông Khâu giải bày. Về đầu tranghttp://tamnhin.net/ca-che-t-tra-ng-bie-n-vu-ng-a-ng-cty-pormosa-no-i-gi-ve-nghi-va-n-nuo-c-tha-i-nhie-m-do-c-99852.html

Cá chết dọc bờ biển: Thiên nhiên tráo trở hay con người tráo trở?(Thể Thao & Văn Hóa 22/4, tr15, tác giả Mỹ Mỹ)

39

Page 40: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

Dọc bờ biển chạy qua các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế đều đã ghi nhận cá chết hàng loạt. Cá biển sống xa bờ với trọng lượng lớn cũng lên tới 35- 50 kg đã trẳng bụng dạt vào bờ. Tôm, nghêu của do đồng bào nuôi dùng nước biển cũng đã nổi lềnh bềnh.

Con số ghi nhận, mỗi ngày ngư dân có thể nhặt ở bờ biển cả tá cá. Nghĩa là, hàng tấn cá trên ngư trường ngàn năm đã và đang chết.

Thiên nhiên “trở mặt”. Đó là quan điểm của một số người trước thực trạng cá chết. Điều này càng có vẻ thuyết phục khi biến đổi khí hậu đang diễn ra từng ngày, ai cũng cảm nhận được, và ai cũng lo sợ.

Nhưng trong trường hợp này, biển Mẹ bao đời che chắn cho dân tộc có đang bị “oan”?

Theo thông tin trên các mặt báo: Cơ quan chức năng Quảng Bình đã xác định cá chết là do môi trường nước nhiễm độc. Song, nguyên do khiến nguồn nước “bị đầu độc” vẫn chưa được tìm ra.

Ở Huế, Sở NN&PTNT tỉnh cũng xác định cả nước biển và nước đầm Lăng Cô đều bị ô nhiễm. Nồng độ PO4 (chỉ tiêu phú dưỡng) ở tầng đáy gấp đôi mức độ cho phép làm tăng pH trong nước.

Ở Hà Tĩnh, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 cho hay cá chết do “môi trường nước bị ô nhiễm, có yếu tố gây độc trong môi trường”.

Hiện tại, các cơ quan chức năng đang vào cuộc quyết liệt để tìm ra nguyên nhân cuối cùng của “cái chết hàng loạt” trên biển cả cha ông. Song, ngay trong lúc các cơ quan chức năng truy tìm “thủ phạm” thì những xác cá trắng bụng vẫn theo những con sóng dạt vào bờ. Lòng biển “nhiễm độc”. Lòng người hoang mang.

Cần nhắc lại, đây không phải là lần đầu tiên cá chết hàng loạt gây xôn xao dư luận. Năm 2010, dư luận từng hoang mang trước việc cá trên sông Trà Khúc (Quảng Ngãi) nổi lềnh bềnh. Sau khi các cơ quan chức năng vào cuộc, vụ việc được xác định, công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi xả chất thải ra sông Trà Khúc gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, hủy diệt sinh thái.

Năm 1994, cá trên sông Thị Vải chết hàng loạt. Hơn 10 năm sau, năm 2005, công ty Vedan đã đồng ý đền bù nông dân nuôi trồng thủy sản Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu 15 tỷ đồng vì gây ô nhiễm. Song, đến tận năm 2008, sau quá trình điều tra công phu, các cơ quan chức năng mới đủ bằng chứng để tuyên bố công ty Vedan có hệ thống xả thải tinh vi, xả thải trực tiếp ra môi trường, “giết chết” sông Thị Vải.

Cá chết hàng loạt do ô nhiễm môi trường nước

40

Page 41: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

Sau bao nhọc nhằn, từ nêu hiện tượng tới điều tra vụ việc, việc cá chết trắng tại sông Trà Khúc, sông Thị Vải mới được đưa ra ánh sáng. Và, thông điệp lịch sử từ “cái chết” của những dòng sông là: không một ai, không một điều gì có thể ngăn cản, lấp liếm sự thật. Vấn đề là cái giá phải trả với mẹ thiên nhiên cũng như cuộc sống của hàng triệu đồng bào lên tới mức nào?

Nay, không chỉ còn là những dòng sông chết, biển mẹ bao la nay cũng điêu đứng. Hiện tại, các đơn vị chức năng đã khẳng định do “môi trường nước bị ô nhiễm, có yếu tố gây độc trong môi trường”. Những khu công nghiệp trong địa bàn là những đối tượng đầu tiên bị nghi “đầu độc nguồn nước”. “Nghi can” chính mà ngư dân Quảng Bình chỉ mặt vạch tên là: Khu công nghiệp Vũng Ang, thuộc huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh, giáp với vùng biển Quảng Bình.

Nghi ngờ là quyền của dư luận. Phủ nhận các nghi ngờ là quyền của các doanh nghiệp. Song, tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Thiên nhiên tráo trở hay con người tráo trở?” là bổn phận của các cơ quan chức năng! Về đầu trang

Cá chết trắng bờ biển: Nghi thủ phạm là Xyanua(Tiền Phong Online 22/4, tác giả Nguyễn Hoài)

Nhận định cá chết ở vùng ven biển miền Trung những ngày qua là cá tầng đáy, một số chuyên gia cho rằng có thể thủ phạm là chất Xyanua. Trong khi đó, Tổng cục Môi trường cho biết, việc xác định nguyên nhân cá chết rất phức tạp.

TS Bùi Quang Tề, nguyên Viện trưởng Viện Nuôi trồng Thủy sản nhận định, tình trạng ô nhiễm ở khu vực cá chết phải rất nặng. Ông cho biết, ở mức độ ô nhiễm nhẹ sẽ xuất

hiện tình trạng tảo nở hoa giống như ở Ninh Thuận, Bình Thuận năm 2001. Khi ấy, ô nhiễm làm tảo nở hoa ở một vùng dài 25 km, rộng 5km gây ra tình trạng cá chết. Ở trường hợp đang xảy ra tại Bắc Trung bộ, ô nhiễm phải rất nặng nên không qua giai đoạn tảo nở hoa đã làm cá chết hàng loạt như thế.

Ông Tề cho biết thêm, vùng ven biển Bắc Trung bộ có một dòng hải lưu. Nguồn ô nhiễm có thể xuất phát từ một vị trí nào đó, chất độc sau đó trôi theo dòng hải lưu đi qua vùng biển gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở một vùng biển rộng lớn, kéo dài như thế.

Một chuyên gia thủy sản lâu năm (đề nghị giấu tên) cho biết, qua quan sát ông thấy cá chết là cá tầng đáy, tức là cá ở vùng rạn đá, vùng san hô. Nghĩa là, không chỉ cá nổi lên trên bề mặt mà các sinh vật nhuyễn thể tầng đáy cũng có thể bị chết, rặng san hô bị tổn thương nghiêm trọng. Vùng này lại có chức năng tái tạo. Các loài cá, cua, ốc… khi sinh sản tìm về đây vì vừa có nguồn thức ăn lại có nơi trú ẩn. Nếu vùng này bị ô nhiễm, rặng san hô bị tổn thương thì chức năng sinh sản, tái tạo bị mất, hệ sinh thái sẽ bị chết. “Ở Việt Nam từng có vùng bị

Nhiều người dân Quảng Trị vớt, nhặt cá chết để bán cho doanh nghiệp tư nhân. Ảnh: Hữu Thành.

41

Page 42: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

tình trạng như vậy. Phải mất 3-5 năm hệ sinh thái bị mất mới được phục hồi”, chuyên gia này nói.

Ông cho biết thêm, có 3 khả năng dẫn đến cá chết hàng loạt như vậy là nhiệt độ, tảo nở hoa và chất độc xyanua. “Tôi nghiêng về phương án chất độc xyanua vì cá chết từ tầng đáy. Trên thế giới có nhiều trường hợp cá chết hàng loạt do Xyanua. Tuy nhiên, đây là giả thiết mang tính gợi ý. Nguyên nhân trực tiếp phải do các cơ quan chức năng khảo sát, lấy mẫu đánh giá”, vị này nói. Xyanua là một chất độc mạnh, thải ra từ quá trình khai thác mỏ, nhất là khai thác vàng, công nghiệp hóa chất hữu cơ, những công việc liên quan đến sắt và thép.

Năm 2008 từng xảy ra tình trạng cá chết liên tiếp ở gần khu khai thác vàng Bồng Miêu, tỉnh Quảng Nam. Cục Kiểm soát ô nhiễm, Tổng cục Môi trường khi đó đã lấy mẫu và kết luận có hiện tượng tràn nước thải từ đập 3 vào đập 1 của Công ty TNHH khai thác vàng Bồng Miêu. Nước thải vào đập 3 có 14/22 thông số đo đạc vượt TCVN 5945:2005, trong đó hầu hết các kim loại nặng đều vượt chuẩn, đặc biệt trong đó hàm lượng xyanua vượt TCVN 687 lần.

Theo ông Nguyễn Văn Tài, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đơn vị này đã cử đoàn vào thực tế để nắm bắt thông tin, lấy mẫu nước, mẫu cá để phân tích đồng thời kiểm tra một số nguồn thải có khả năng gây ra sự cố trên.

Tổng cục Môi trường cũng tổ chức họp với một số chuyên gia để tìm hiểu vấn đề thủy văn, công nghệ, báo cáo đánh giá tác động môi trường của một số dự án. Trên cơ sở phân tích cả lý thuyết và thực tế phân tích để đưa ra nguyên nhân chính. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã có văn bản gửi các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng bình, Quảng trị, Thừa Thiên - Huế để kiểm soát cá chết, tránh đưa cá ra thị trường.

Tuy nhiên, theo ông Tài, việc tìm nguyên nhân khá phức tạp vì vùng cá chết rất rộng, kéo dài qua nhiều tỉnh. “Có thể từ nguồn thải, có thể từ tự nhiên cũng có thể là vấn đề xuyên biên giới. Chúng tôi đang triển khai các bước để tìm nguyên nhân”, ông Tài nói.

Theo ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, hiện tượng cá chết này rất bất thường vì có cả cá nuôi trong lồng, cá tự nhiên tầng mặt và tầng đáy. Ví dụ ở Quảng Trị, theo báo cáo, cá chết cách bờ tới 15 hải lý. Trong khi đặc điểm vùng biển này là bãi ngang, tức sóng đánh vuông góc với bờ. Vậy nên xác định nguồn ô nhiễm từ đâu không phải đơn giản. Về vấn đề này, Bộ trưởng đã chỉ đạo Tổng cục Biển Hải đảo nghiên cứu các dòng hải lưu để tìm xem nguyên nhân nào khiến cá chết như vậy.

Ông Tùng cho biết thêm, biển không giống như sông, nếu cá nuôi lồng ở sông, chỉ cần phát hiện sự ảnh hưởng về độ PH, ô xi hòa tan là tìm ra nguyên nhân cá chết hàng loạt. Ở biển, cá chết có thể là do sức ép của âm thanh, sóng, động đất. Ngoài ra, trên biển các luồng hải văn rất phức tạp, việc phát hiện luồng đi của nguồn thải ô nhiễm không dễ nên việc tìm nguyên nhân gây chết cá trên biển phức tạp hơn nhiều. Về đầu tranghttp://www.tienphong.vn/xa-hoi/ca-chet-trang-bo-bien-nghi-thu-pham-la-xyanua-995512.tpo

Một số tỉnh miền Trung bước đầu xử lý hiện tượng cá chết nhiều(Báo Chính Phủ Điện Tử 22/4, tác giả Minh Trang-Thế Phong-Lưu Hương)

42

Page 43: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

Trước hiện tượng cá chết hàng loạt, lãnh đạo các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế đang khẩn trương chỉ đạo cơ quan chức năng tìm hiểu nguyên nhân và triển khai một số giải pháp cần thiết.

Từ ngày 10/4 đến nay, ở vùng biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt khiến người dân địa phương rất lo lắng. Tuy nhiên, nguyên nhân cụ thể dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt vẫn chưa xác định được.

Sở NN&PTNT Quảng Bình cho biết từ ngày 10-16/4, tại bờ biển xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch xuất hiện cá biển tự nhiên chết và tiếp tục lan rộng xuống phía Nam đến các xã Ngư Thủy, huyện Lệ Thủy. Cá chết nhiều, trôi dạt vào bờ biển chủ yếu là các loại cá ven bờ sống ở tầng đáy như cá phèn, cá đục, cá liệt, cá hanh, cá ba sọc…

Ngoài ra, trong đêm ngày 13 và sáng ngày 14/4, tại một số nhà hàng nổi trên khu vực sông Nhật Lệ (TP. Đồng Hới) có hiện tượng cá chết rải rác tại một số lồng nuôi nhốt gần cửa sông.

Còn theo phản ánh của ngư dân ở một số khu vực biển tỉnh Quảng Trị, hơn 1 tuần qua, khi đang đánh bắt hải sản ven bờ thì phát hiện cá chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân, chủ yếu là loại cá đáy vùng rạn như cá hồng, cá mú, cá hanh, cá chình, cá đuối, mực nang...

Tại Quảng Trị, theo thống kê sơ bộ đến chiều 21/4, có khoảng 30 tấn cá bị chết. Nguyên nhân cá chết được nhận định có thể do ảnh hưởng môi trường bị ô nhiễm, bị độc tố làm cho cá yếu dần và chết.

Một số địa bàn ven biển tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng ghi nhận hiện tượng cá chết hàng loạt dạt vào bờ. Các loài cá chết có cả ở môi trường nuôi và tự nhiên.

Khẩn trương xử lý

Ngày 21/4, UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo Sở NN&PTNT theo dõi, thường xuyên cập nhật thông tin để tham mưu, báo cáo UBND tỉnh kịp thời xử lý hiện tượng cá chết bất thường ở các vùng biển; liên hệ, phối hợp với các bộ, ngành và một số đơn vị liên quan khác xét nghiệm nước, tìm nguyên nhân cụ thể, đồng thời khuyến cáo nhân dân trong việc sử dụng sản phẩm hải sản biển khai thác trên địa bàn.

Sở NN&PTNT cử cán bộ kỹ thuật phối hợp với cán bộ địa phương hướng dẫn, chỉ đạo người nuôi trồng thủy sản thực hiện những biện pháp kỹ thuật cần thiết bảo đảm an toàn cho các vùng nuôi.

Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị kiểm tra hiện tượng cá chết. Ảnh: VGP/Minh Trang

43

Page 44: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

Cùng với đó, UBND các huyện ven biển, TP. Đồng Hới, thị xã Ba Đồn phối hợp với chặt chẽ với Sở NN&PTNT trong việc chỉ đạo người nuôi trồng thủy sản chấp hành khuyến cáo, hướng dẫn của cơ quan chức năng trong việc kiểm soát các yếu tố môi trường, nguồn nước vào ao nuôi.

Tại Quảng Trị, ngày 21/4, ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã đi kiểm tra thực tế tình hình cá chết trên vùng biển tỉnh Quảng Trị. Ông Hà Sỹ Đồng yêu cầu Sở Y tế tiến hành cấp phát thuốc, hướng dẫn bà con cách tiêu hủy cá chết đúng quy định, bảo đảm vệ sinh môi trường biển.

Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tập trung khoanh vùng cá biển chết, đề xuất UBND tỉnh biện pháp xử lý kịp thời, cùng với các địa phương tiến hành tuyên truyền, khuyến cáo bà con ngư dân không được hoang mang, không thu mua, không chế biến khi chưa xác định rõ nguyên cá chết.

Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị cũng chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh phối hợp với các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình để nắm bắt tình hình, đồng thời tham mưu, đề nghị Bộ NN&PTNT hỗ trợ các giải pháp để xử lý. Sở TN&MT phối hợp với Sở NN&PTNT, Sở Y tế, các địa phương hướng dẫn bà con ngư dân xử lý tiêu hủy cá chết đúng quy định, bảo đảm vệ sinh môi trường.

Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị cho biết đã chỉ đạo các cơ quan chức năng nắm bắt tình hình ngư trường, kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân cá chết hàng loạt, sớm có thông báo kết quả để bà con ngư dân yên tâm khai thác thủy sản và đề xuất phương án xử lý nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng như môi trường biển được hiệu quả hơn.

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên-Huế, qua kiểm tra nhanh mẫu nước biển và nước đầm Lăng Cô cho thấy chất lượng nước phú dưỡng (P04) ở tầng đáy gấp đôi chỉ số cho phép, làm tăng chỉ số pH trong nước, đây có thể là nguyên nhân làm cho cá sốc và chết hàng loạt… Ngoài ra, tại đầm Lăng Cô, tảo phát triển mạnh kết hợp với khí độc ở đáy lồng tích tụ bốc lên khiến cá thiếu oxy cục bộ làm cá chết nhanh.

Trong thời gian chờ xác định nguyên nhân chính thức, các địa phương khuyến cáo bà con ngư dân không thu gom cá chết đưa vào chế biến thực phẩm và làm thức ăn gia súc có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của nhân dân. Về đầu tranghttp://baochinhphu.vn/hoat-dong-dia-phuong/mot-so-tinh-mien-trung-buoc-dau-xu-ly-hien-tuong-ca-chet-nhieu/252528.vgp

Giảm giá vé tàu Thống Nhất dịp hè 2016 (Tin Tức Online 22/4, tác giả Quang Toàn)

Đại diện Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội cho biết công ty sẽ thực hiện chính sách khuyến mại giảm giá vé tàu khu đoạn tuyến Thống Nhất nhằm khuyến khích hành khách đi chiều tàu rỗng trong dịp hè 2016.

Thời gian áp dụng kể từ 0 giờ ngày 21/5 đến hết ngày 4/9/2016.

44

Page 45: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

Cụ thể, giảm 5% giá vé đối với hành khách mua vé cá nhân đi các mác tàu SE17 (Hà Nội – Đà Nẵng), QB1, QB3 (Hà Nội – Quảng Bình) chạy vào các ngày thứ Bảy, Chủ nhật, thứ Hai, thứ Ba hàng tuần và ở chiều về với các mác tàu SE20, QB2, QB4 chạy vào các ngày thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu hàng tuần.

Tuy nhiên, chính sách khuyến mại không áp dụng với việc mua vé tập thể đối với đoàn khách mua vé các mác tàu SE17, SE19, QB1, QB3, NA1, NA3, NA5, NA7, NA9 chạy vào các ngày thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu hàng tuần và các mác tàu SE18, SE20, QB2, QB4, NA2, NA4, NA6, NA6, NA8, NA10 chạy vào các ngày thứ Bảy, Chủ nhật, thứ Hai hàng tuần.

Đối với hành khách mua vé các mác tàu SE19, NA1, NA3, NA5, NA7, NA9 chạy vào các ngày thứ Bảy, Chủ nhật, thứ Hai, thứ Ba hàng tuần và các mác tàu SE18, NA2, NA4, NA6, NA8, NA10 chạy thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu hàng tuần sẽ được giảm giá vé tùy theo số lượng khách.

Theo đó, giảm 2% giá vé đối với hành khách mua vé số lượng từ 21 người đến 40 người; giảm 3% đối với hành khách mua vé số lượng từ 41 người đến 100 người; giảm 5% giá vé đối với hành khách mua vé số lượng từ 101 người trở lên.

Hành khách mua vé các mác tàu SE17, QB1, QB3 chạy vào các ngày thứ Bảy, Chủ nhật, thứ Hai, thứ Ba hàng tuần và các mác tàu SE20, QB2, QB4 chạy vào các ngày thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu hàng tuần cũng được giảm giá vé tùy theo lượng khách. Hành khách mua vé số lượng từ 21 người đến 40 người được giảm 7% giá vé; hành khách mua vé số lượng từ 41 người đến 100 người thì được giảm 8% giá vé; hành khách mua vé số lượng từ 101 người trở lên được giảm 10% giá vé. Về đầu tranghttp://baotintuc.vn/kinh-te/giam-gia-ve-tau-thong-nhat-dip-he-2016-20160422120154494.htm

Quảng Bình: Cần phát triển đội ngũ giáo dục toàn diện về mọi mặt(Giáo Dục & Thời Đại Online 22/4, tác giả Vĩnh Quý)

Ngày 21/4, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2010-2015, triển khai kế hoạch 2016 – 2020.

Hội nghị đánh giá lại quá trình phát triển của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong giai đoạn 2010 – 2015.

Với sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện của tỉnh Quảng Bình, ngành GD&ĐT đã có những tiến bộ, chuyển biến tích cực góp phần thực

hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, đội ngũ nhà giáo và cán

Ông Đinh Quý Nhân - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình tặng bằng khen cho các cá nhân, tập thể tiêu biểu

45

Page 46: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

bộ quản lý giáo dục đã thể hiện rõ vai trò vị trí là lực lượng nồng cốt, quyết định tạo nên những kết quả quan trọng trong công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo, trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho địa phương.

Nhiều tập thể sư phạm và nhà giáo, cán bộ quản lý ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Bình đã được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình tặng Huân, huy chương, cờ thi đua…

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Quảng Bình còn có những hạn chế nhất định. Lãnh đạo sở GD&ĐT cũng yêu cầu đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cần nghiêm túc thẳng thắn nhìn nhận các hạn chế yếu kém để kiên quyết khắc phục, sửa chữa hoàn thiện hơn trong quá trình công tác, để thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng, nhân dân tin tưởng giao phó.

Nhằm thực hiện Nghị quyết 29 xác định mục tiêu của đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT trong giai đoạn 2016-2020, đòi hỏi mỗi nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục phải nêu cao ý thức trách nhiệm, yêu nghề, yêu người, tất cả vì sự nghiệp phát triển toàn diện con người Việt Nam có trí tuệ, bản lĩnh, có tâm, có tài để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Sự phát triển đội ngũ nhà giáo phải gắn với hiệu quả giáo dục và đào tạo, với sự phát triển của nhà trường, với kết quả học tập rèn luyện của học sinh…Về đầu tranghttp://giaoducthoidai.vn/giao-duc/quang-binh-can-phat-trien-doi-ngu-giao-duc-toan-dien-ve-moi-mat-1808092-c.html

Chinh phục Sơn Đoòng - Kỳ 6: Những chuyên gia già cống hiến thầm lặng(Thanh Niên Online 21/4, tác giả Trương Quang Nam)

Họ là những người Anh mê khám phá hang động, đến VN vì sở thích khám phá, chinh phục hang động và hữu duyên tương ngộ, họ trở thành mắt xích then chốt trong tiến trình đưa những kỳ quan vĩ đại ẩn dưới lòng núi đá vôi ra ánh sáng, làm rạng danh mảnh đất Phong Nha - Kẻ Bàng.

Đam mê khám phá

Nhóm thám hiểm của Howard Limbert không có quỹ nào tài trợ mà tự bỏ tiền túi ra. Mỗi người làm các công việc ngành nghề khác nhau như kỹ sư, bác sĩ. Adam Spillane là kỹ sư đường sắt, Ian Watson chuyên gia cứu hộ, Howard và Deb làm

trong lĩnh vực y tế. Họ miệt mài làm việc một năm rồi tiết kiệm, tích lũy lấy vốn ra nước ngoài với những chuyến khám phá hang động vô cùng kỳ thú. Kết thúc chuyến đi, cả nhóm lại về Anh làm việc bình thường.

Ông Howard Limbert (trái) say sưa giới thiệu về hang động cho các hướng dẫn viên của Oxalis trên dọc hành

trình

46

Page 47: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

Sau khi đi nhiều nơi trên thế giới, Howard và Deb muốn đến một nơi mà chưa có ai khám phá về hang động. Howard nhớ lại: “Chuyến đầu tiên vào tháng 3.1990, thời điểm đó hạ tầng giao thông rất khó khăn, mất 4 ngày để đi từ Hà Nội đến Phong Nha. Thời điểm đó chúng tôi chỉ biết là Quảng Bình có hệ thống núi đá vôi. Chúng tôi đưa ra một số địa điểm như: Quảng Bình, Hòa Bình, Quảng Ninh, rồi lên kế hoạch và đi, đi hết. Đầu tiên nhắm đến hệ thống hang động Hạ Long, sau đó chuyển giao cho tỉnh Quảng Ninh và tư vấn cho họ làm du lịch rất tốt. Lần đầu tiên vào Quảng Bình nhóm có 10 người đến từ Anh và 3 người VN. Lúc ấy rất khó khăn, không có thức ăn không có gì cả, phải mang từ Hà Nội vào. Còn ở địa phương, rất nhiều người chết vì bệnh sốt rét, người dân rất nghèo. Đi động Phong Nha chỉ có thể đi thuyền từ trung tâm xã hoặc đi bộ xuyên rừng chứ không có đường”.

Nhờ sự giúp sức của một số giảng viên địa chất VN, các năm 1992, 1994, nhóm hoàn thiện khảo sát động Phong Nha, hang Tối và một phần hệ thống hang vòm (có động Thiên Đường), khám phá hang Én, hang Khe Ri… Từ đó về sau, định kỳ 2 năm một lần đoàn đến Quảng Bình khảo sát khám phá.

Năm 2005, lần đầu tiên Howard gặp Hồ Khanh. Vì không hiểu nhau nên Hồ Khanh phải dùng que vẽ sơ đồ và làm ký hiệu trên cát. Hồ Khanh nói phía sau hang Én có hang mà có khói, mây mù bay ra. Nhận định đấy có thể là hang cực lớn nên Howard bảo Hồ Khanh cố nhớ lại vị trí và tìm đường đến. Mãi đến năm 2008, Hồ Khanh mới tìm ra hang. Năm 2009, khi nhận được tín hiệu từ Hồ Khanh, nhóm thám hiểm lập tức từ Anh sang VN và nhóm khảo sát hang cho đến “bức tường VN”, đến 2010 thì khảo sát qua khỏi “bức tường VN” và có số đo hang lớn nhất thế giới. Đó chính là Sơn Đoòng.

Howard tâm sự, ngay cả thời điểm năm 2009, khi mới có số đo của hang, chính ông cũng không biết Sơn Đoòng có lớn nhất thế giới hay không. Khi đo vẽ xong thì có cuộc họp trao đổi giữa các nhóm thám hiểm trên thế giới và các nhóm thám hiểm nói chưa có hang nào lớn như vậy trên thế giới. Ông gửi cho một nhà địa lý có tiếng ở Anh và ông này khẳng định Sơn Đoòng là lớn nhất thế giới.

Họ đưa Sơn Đoòng ra ánh sáng và giờ tiếp tục đóng góp công sức trong việc đưa hình ảnh động lớn nhất thế giới lên giá trị mới. Trong số 5 chuyên gia đang làm cố vấn kỹ thuật cho Oxalis, Adam trẻ tuổi nhất, 44 tuổi, còn lại đều trên dưới 60. Thế nhưng họ vẫn khỏe và đầy nhiệt huyết; ngoài việc làm tròn trách nhiệm đảm bảo an toàn, họ luôn say sưa giới thiệu về hang động với các thành viên đoàn. Đặc biệt, Howard luôn chỉ những vị trí đẹp, tạo sáng làm nền cho tôi ghi hình ảnh.

Tôi cảm nhận, với Howard, dường như tình yêu ông dành cho thiên nhiên, cho hang động và cho Phong Nha - Kẻ Bàng lúc nào cũng hừng hực mãnh liệt. Ian Watson dáng người to béo, gần như ông ngồi trên chiếu không được nhưng ông rất nhanh nhẹn trong công việc và luôn thuộc nhóm những người đi dò đường.

Cho đến nay, đoàn đã khảo sát và khám phá tổng hơn 200 km hang động tại Quảng Bình, tính tổng tại VN thì hơn 350 km, riêng tổng chiều dài hệ thống vòm đã khảo sát ở Phong Nha - Kẻ Bàng lên đến 45 km. Tôi hỏi liệu sức khỏe của ông có đảm bảo để tiếp tục khám phá hang động hay không thì ông trả lời dứt khoát: “Đủ chứ. Hang động gắn với cuộc đời chúng tôi, tôi thám hiểm hang động trong suốt cuộc đời từ nhỏ đến lớn”. Ông cho hay thời gian gần đây người dân địa phương có thông tin về hang động nhưng chưa có phương tiện để khảo sát. 47

Page 48: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

Tình yêu dành cho Phong Nha

25 năm, quãng thời gian không phải là dài nhưng không hề ngắn, tình yêu của họ dành cho đất và người Phong Nha ngày mỗi lớn hơn. Cái nghèo khó của Phong Nha đã níu kéo bước chân họ, họ cảm thấy như mắc nợ mảnh đất này và cần phải làm gì đó để góp phần thay đổi diện mạo. Trong quá trình khảo sát, Howard sử dụng rất nhiều người dân địa phương. Thấy Oxalis tuyển dụng càng nhiều lao động địa phương ông càng vui mừng. Hiểu được sở thích của người phương Tây, ông bà tư vấn và thậm chí bỏ tiền ra giúp người dân xây dựng các mô hình homestay. Vợ chồng Hồ Khanh đã và đang thành công với mô hình này.

Theo Howard, hiện các mô hình du lịch hang động rất thành công nhưng cần phải đa dạng hóa các sản phẩm như chèo thuyền, leo núi, sẽ sai lầm nếu cứ tiếp tục hang động hang động, không phải ai đến cũng vì hang động, không nhất thiết cái gì cũng phải là hang vì sẽ nhàm chán, cạnh tranh lẫn nhau. Phong Nha rất đa dạng, rất phù hợp làm nhiều thứ mà các nơi khác không có. Ngoài ra cần đào tạo nguồn lực, cải thiện nâng cao chất lượng dịch vụ để có điều kiện, có thu nhập tốt hơn.

Hiện vợ chồng ông bà Howard sống trong một ngôi nhà thuê nằm ven đường lên khu cửa động Phong Nha. Ngoài thời gian làm chuyên gia kỹ thuật cho Oxalis, ông bà thường dắt nhau đi thăm bà con làng xóm; kiểm tra, chỉ bày cách kinh doanh, ứng xử. Đối với Deb, bà sống như người dân địa phương thực thụ, nhất là trong chuyện ăn uống. Mấy năm trở lại đây, vào mùa thấp điểm khách du lịch, sau thời gian về thăm quê, ông bà còn mở lớp dạy tiếng Anh cho nhân viên khuân vác và người dân địa phương.

Để tiếp tục giúp đỡ Quảng Bình nhiều hơn, hai vợ chồng Howard quyết định định cư ở Phong Nha. Ông bảo sẽ xin nhập quốc tịch VN nhằm có điều kiện giúp địa phương nhiều hơn về chuyên môn. Một lý do nữa khiến họ còn ở lại, Howard bật mí: “Hệ thống hang động ở đây còn nhiều lắm, chỉ mới khám phá chừng 25%. Chúng tôi có bản đồ các khe nứt và tin rằng còn nhiều hang động, như ở khu vực nước Moọc, hang Tối”. Về đầu tranghttp://thanhnien.vn/van-hoa/chinh-phuc-son-doong-ky-6-nhung-chuyen-gia-gia-cong-hien-tham-lang-673389.html

IV. An ninh – Quốc phòng

Đánh trạm phó kiểm lâm nhập viện rồi gọi điện xin lỗi(Người Lao Động Online 22/4, tác giả Hoàng Phúc)

Đánh Trạm phó Trạm kiểm lâm Trường Sơn dẫn đến nhập viện với thương tích dư chấn não nhẹ, bởi lý do không cho “ngủ nhờ”. Sau đó, nhóm đối tượng đã điện thoại xin lỗi và mong cán bộ này bỏ qua.

Sáng 22-4, Công an huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) cho biết cơ quan chức năng đã xác định nhóm đối tượng hành hung

Live show ca sĩ Chế Linh bị phạt dù chưa diễn

48

Page 49: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

khiến anh Nguyễn Sơn Thủy (SN 1971) – Trạm phó Trạm Kiểm lâm Trường Sơn (thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Ninh) nhập viện. Đồng thời, đang triệu tập từng đối tượng và lấy lời khai để làm rõ hành vi của từng người.

Điều tra ban đầu cho thấy người trực tiếp dùng thanh gỗ đánh anh Thủy là đối tượng Nguyễn Thế Anh (29 tuổi, trú thôn Tân Sơn, xã Trường Sơn), các đối tượng còn lại đều trú tại địa phương này.

“Tùy theo mức độ vi phạm của từng người để có hướng xử lý theo quy định của pháp luật” – một lãnh đạo Công an huyện Quảng Ninh khẳng định.

Liên quan đến vụ việc, các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Đồng Hới đã có kết luận ban đầu về tình trạng sức khỏe của anh Thủy là vết thương gây dư chấn não nhẹ. Theo anh Thủy, sau khi hành hung, nhóm này đã trực tiếp điện thoại xin lỗi và có ý mong anh bỏ qua cho các hành vi của mình.

Như Báo Người Lao Động thông tin, khoảng 23 giờ tối ngày 17-4, anh Thủy cùng nhân viên mình là kiểm lâm Hoàng Tuấn Anh (SN 1982) đang trực tại điểm gác bảo vệ rừng của Trạm tại điểm thôn Hồng Sơn (xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh) thì bất ngờ có 2 đối tượng đi xe máy tới xin “ngủ nhờ”. Bị cán bộ khước từ, đối tượng này dùng những lời lẻ thóa mạ, thách thức rồi bỏ đi.

Một lúc sau, có nhóm người kéo đến gây rối và ném đá vào trạm. Thấy các đối tượng hung hãn nên 2 cán bộ đã rời điểm gác. Khi thấy sự việc lắng xuống, anh Thủy quay về lấy đồ cá nhân thì bất ngờ bị một đối tượng cầm một thanh gỗ đánh liên tiếp nhiều nhát vào người anh Thủy khiến anh phải nhập viện cấp cứu. Về đầu tranghttp://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/danh-tram-pho-kiem-lam-nhap-vien-roi-goi-dien-xin-loi-201604220835073.htm

V. Điểm tin đã đưa

Sáng 22.4, Huyện ủy Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình) đã công bố quyết định cách chức đảng ủy viên và Chủ tịch UBND xã Hoàn Trạch đối với ông Hoàng Đức do có nhiều sai phạm trong quá trình lãnh đạo, điều hành công việc tại địa phương. (Lao Động Online 22/4; VTVNews 21/4) Về đầu trang

Công an huyện Bố Trạch (Quảng Bình) ngày 22-4 cho biết, đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối với ông Nguyễn Ngọc Sơn, cán bộ địa chính xã Hoàn Trạch để điều tra về hành vi tham nhũng. (An Ninh Thủ Đô Online 22/4; Nguoiduatin.vn 21/4; Nông Nghiệp Việt Nam 22/4, tr2; Trithuccongluan.com.vn 21/4; Thanh Niên Online 21/4; Lao Động Online 21/4; VOVNews 21/4; Giáo Dục & Thời Đại Online 21/4; Công An Nhân Dân 22/4, tr5; Người Lao Động 22/4, tr5) Về đầu trang

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động Thái Lan vừa có buổi làm việc thống nhất triển khai Bản ghi nhớ hợp tác về lao động và Thỏa thuận tuyển dụng lao động giữa hai nước được ký năm 2015. Theo đó, Thái Lan sẽ tiếp nhận lao động Việt Nam trong hai nghề đánh cá và xây dựng bắt đầu từ tháng Năm tới. Trong số các đơn vị được phép tham gia phái cử lao động Việt Nam sang Thái Lan được Bộ Lao động hai nước đồng ý có

49

Page 50: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTheo đó, thị xã Ba Đồn nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến Quốc lộ 12A nối giữa Việt Nam-Lào-Thái

Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Bình (Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh tỉnh Quảng Bình). (VietnamPlus.vn 22/4; An Ninh Thủ Đô 22/4, tr2; Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh Online 22/4; Lao Động Thủ Đô Online 21/4) Về đầu trang

Vừa qua, tại TP.Đồng Hới (Quảng Bình), Văn phòng Điều phối T.Ư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) phối hợp tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo thí điểm Quỹ Xây dựng NTM, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016 – 2020. (Nông Thôn Ngày Nay 22/4, tr12)Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

50