CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewGiá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm...

52
ĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 16 tháng 10 năm 2017) CHI TIẾT THÔNG TIN CÁC TIN, BÀI: tt Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ 1. Thủ tướng nói về nạn phá rừng: "Cây gỗ chứ có phải cây kim đâu mà không biết" ................................................................... Kinh Tế & Đô Thị Online 14/10, Anh Quý; Người Lao Động Online 14/10; Thanh Niên Online 14/10, Chí Hiếu 2. Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng tại Trung tâm Điện lực Quảng Trạch ........................................... Baoquangbinh.vn 14/10, X.Phú 3. Bàn giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND tại địa phương ......................................................... Baoquangbinh.vn 14/10, Ngọc Mai KINH TẾ 4. Trả lại màu xanh cho rừng ................................................................... Đại Biểu Nhân Dân 16/10, tr4, Hương Trà; Đại Biểu Nhân Dân Online 16/10, Hương Trà 5. Xây dựng chuỗi giá trị nông sản bền vững - Bài 1: Được mùa mất giá-điệp khúc buồn ............................................................... Baoquangbinh.vn 15/10, Ngọc Mai 6. Hoàn tất Dự án Cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời tỉnh Quảng Bình vào cuối năm nay ....................................................... Xây Dựng Online 16/10, Nhất Linh 7. Dân khốn khổ vì đường xuống cấp nghiêm trọng ............................................. Moitruong.net.vn 13/10, Duy Ninh 8. Chủ rừng “tự nguyện” trả đất, doanh nghiệp “thế Pháp Luật Việt Nam Online 14/10, Võ Tuấn 1

Transcript of CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewGiá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm...

Page 1: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewGiá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn 2012 - 2015. Năm 2016 đạt 7,3 tỷ

ĐIỂM BÁOTHÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY

(Tin ngày 16 tháng 10 năm 2017)

CHI TIẾT THÔNG TIN CÁC TIN, BÀI:

tt Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

1.Thủ tướng nói về nạn phá rừng: "Cây gỗ chứ có phải cây kim đâu mà không biết" .....................................................................................................................................................................

Kinh Tế & Đô Thị Online 14/10, Anh Quý; Người Lao Động Online 14/10; Thanh Niên Online 14/10, Chí Hiếu

2.Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng tại Trung tâm Điện lực Quảng Trạch ...................................................................................................................................................................

Baoquangbinh.vn 14/10, X.Phú

3.Bàn giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND tại địa phương .........................................................................................................................................

Baoquangbinh.vn 14/10, Ngọc Mai

KINH TẾ

4.Trả lại màu xanh cho rừng .................................................................................................................................. Đại Biểu Nhân Dân 16/10, tr4, Hương

Trà; Đại Biểu Nhân Dân Online 16/10, Hương Trà

5.Xây dựng chuỗi giá trị nông sản bền vững - Bài 1: Được mùa mất giá-điệp khúc buồn ..........................................................................................................................................................

Baoquangbinh.vn 15/10, Ngọc Mai

6.Hoàn tất Dự án Cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời tỉnh Quảng Bình vào cuối năm nay ..............................................................................................................................................

Xây Dựng Online 16/10, Nhất Linh

7. Dân khốn khổ vì đường xuống cấp nghiêm trọng ..................................................................................................................................................... Moitruong.net.vn 13/10, Duy Ninh

8. Chủ rừng “tự nguyện” trả đất, doanh nghiệp “thế chân” resort trăm tỷ .......................................................................................................................

Pháp Luật Việt Nam Online 14/10, Võ Tuấn

9. Quảng Bình đẩy mạnh chương trình tín dụng chính sách xã hội ................................................................................................................................

Nhân Dân 15/10, tr1+3, PV; Nhân Dân Online 14/10, PV; TTXVN 14/10

10.NHCSXH huyện Bố Trạch: 15 năm trên mặt trận giảm nghèo ..................................................................................................................................

Kinh Tế Nông Thôn 13/10, tr5, Nguyễn Ngọc; Kinh Tế Nông Thôn Online 13/10, Nguyễn Ngọc

XÃ HỘI

11. Bão số 11 bẻ hướng xuống miền Trung .................................................................................................................................................................

News.zing.vn 15/10; TTXVN/Tin Tức Online 15/10; Dân Việt 15/10, Triệu Quang; VTVNews 15/10; Quân Đội Nhân Dân Online 15/10; Công Lý Online 16/10; Giao Thông Online 16/10; Thanh Niên 16/10, tr5; Công An Nhân Dân

1

Page 2: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewGiá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn 2012 - 2015. Năm 2016 đạt 7,3 tỷ

tt Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú

16/10, tr1; Văn Hóa 16/10, tr4; Tuổi Trẻ 16/10, tr5; Tiền Phong 16/10, tr2; Quân Đội Nhân Dân 16/10, tr3

12. Diễn biến mới nhất về tình hình hồ chứa nước .......................................................................................................................................................... Moitruong.net.vn 16/10, An An

13.Thí sinh Hoa hậu hòa bình thế giới 2017 tặng quà cho trường khuyết tật ................................................................................................................

Sài Gòn Giải Phóng Online 13/10, Minh Phong; Toquoc.vn 13/10; Giáo Dục & Thời Đại Online 14/10

14. Miss Grand International 2017: Thú vị khi trượt cát .......................................................................................................................................................

Giáo Dục & Thời Đại Online 14/10, Vĩnh Quý

15.Huyền My xuất sắc vươn lên vị trí thứ hai phần thi Trang phục dân tộc .......................................................................................................................

Ngoisao.vn 15/10; Nguoiduatin.vn 16/10; News.zing.vn 16/10; Giao Thông Online 16/10

16. Sơn Đoòng giữa lòng phố ................................................................................................................................. Tiền Phong 15/10, tr11, Giang Thanh; Tiền Phong Online 15/10, Giang Thanh

17. Báo ngoại gợi ý 10 điểm check-in “hot” nhất Việt Nam ......................................................................................................................................... Khoa Học & Phát Triến Online 15/10

18.LĐLĐ Quảng Bình tặng hoa các doanh nghiệp nhân ngày Doanh nhân Việt Nam ...........................................................................................................................................................

Lao Động Online 13/10, Lê Phi Long

19.Doanh nghiệp FDI ủng hộ đồng bào miền trung 1,5 tỷ đồng ......................................................................................................................................

Nhân Dân Online 13/10, Thiên Vương; TTXVN/Tin Tức Online 13/10; Lao Động Online 15/10

20. Đoàn Kinh tế Quốc Phòng 79 hỗ trợ 'đất lũ' Lệ Thủy .................................................................................................................................................

Pháp Luật Việt Nam Online 14/10, Hoàng Mai

21. Lợp lại mái cho trường tiểu học bị bão số 10 ..................................................................................................................................................................

Tuổi Trẻ 15/10, tr3; Tuổi Trẻ Online 13/10

22. Đã có 04 tỉnh hoàn thành tổ chức Đại hội TDTT cấp tỉnh ............................................................................................................................................ Thethaovietnam.vn 16/10, Hoàng Anh

AN NINH – QUỐC PHÒNG

23. Bắt giữ ôtô dùng biển số giả vận chuyển hàng lậu số lượng lớn 33 Lao Động Online 15/10, Lê Phi Long

I. Thời sự - Chính trị

1. Thủ tướng nói về nạn phá rừng: "Cây gỗ chứ có phải cây kim đâu mà không biết"(Kinh Tế & Đô Thị Online 14/10, Anh Quý; Người Lao Động Online 14/10; Thanh Niên Online 14/10, Chí Hiếu)

Sáng 14/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì

Thủ tướng đề nghị các đại biểu dự hội nghị đánh giá thẳng thắn, đúng mức, đặc biệt là về hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

2

Page 3: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewGiá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn 2012 - 2015. Năm 2016 đạt 7,3 tỷ

Hội nghị trực tuyến “Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và giải pháp trong thời gian tới”.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, lãnh đạo Bộ NN&PTNT, Bộ Quốc phòng, Bộ TN&MT, Bộ Công an, đại diện lãnh đạo 60/63 tỉnh, TP có rừng.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu dự hội nghị đánh giá thẳng thắn, đúng mức, đặc biệt là về hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Ảnh: VGP/Quang HiếuĐầu cầu Hà Nội có sự tham dự của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu, cùng đại diện các sở, ngành và 7 địa phương có rừng của Hà Nội.

Phát biểu đề dẫn tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu: từ những tồn tại, hạn chế, cần phải được chỉ rõ, phân tích nguyên nhân. “Nhất là những công trình thủy điện nhỏ nhưng lại phá rừng rất lớn, trong khi việc trồng rừng trở lại chưa được bao nhiêu” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Liên quan tới vi phạm quản lý, bảo vệ rừng, Thủ tướng cho rằng: “Cây gỗ chứ có phải cây kim đâu mà không phát hiện được, liệu có tiêu cực trong vấn đề này không?”. Vì vậy, vấn đề kỷ cương, kỷ luật trong quản lý bảo vệ rừng phải được đặt ra, không có vùng cấm trong xử lý vi phạm. Tuy nhiên, chế tài thế nào, mạnh mẽ ra sao, kịp thời ra sao cần đặt ra.

Thủ tướng cũng gợi ý các ý kiến cần bàn giải pháp làm sao nâng cao đời sống người dân tham gia bảo vệ rừng. Cần cho ý kiến về những giải pháp tốt hơn cho người dân đủ sống, tránh cuộc sống bấp bênh. Tinh thần là địa phương có rừng phải sống được bằng nghề rừng. Đặc biệt là tình trạng di dân tự do cần được đặt ra để bàn, để hạn chế tình trạng phá rừng, nhất là ở Tây Nguyên. Về lâu dài tính bài toán kinh tế nào để người dân thoát nghèo, phát triển bền vững chứ không phải cứ cấm đơn thuần…

Theo kết quả tổng điều tra kiểm tra hiện trạng rừng toàn quốc, tổng diện tích rừng toàn quốc năm 2016 là 14,3 triệu héc-ta. Độ che phủ rừng đạt gần 41,2%. Giá trị lâm nghiệp tăng bình quân 6,75% giai đoạn 2013 - 2016. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn 2012 - 2015. Năm 2016 đạt 7,3 tỷ USD. Ước tính năm 2017 đạt 7,7 tỷ USD. Dịch vụ môi trường rừng trở thành nguồn thu tài chính quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng. Năm 2017, ước tính chi trả dịch vụ rừng năm 2017 đạt 1.650 tỷ đồng.

Dù đã triển khai nhiều giải phát phát bảo vệ và phát triển rừng, tuy nhiên, diện tích rừng tự nhiên toàn quốc vẫn giảm. Điển hình, Tây Nguyên đã giảm 3.170ha rừng tự nhiên (tính riêng trong năm 2016). Đáng chú ý khi 4/5 địa phương khu

3

Page 4: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewGiá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn 2012 - 2015. Năm 2016 đạt 7,3 tỷ

vực Tây Nguyên, diện tích rừng trồng mới thì ít mà bị thiệt hại thì nhiều hơn. Đơn cử như: Đắk Nông trồng 5.785ha, giảm 8.132ha rừng tự nhiên; Gia Lai trồng 743ha, giảm 1.894ha rừng tự nhiên; Kon Tum trồng mới 331ha, rừng tự nhiên giảm 525ha; Đắk Lắk trồng 417ha, rừng tự nhiên giảm 597ha. Riêng chỉ có Lâm Đồng, diện tích rừng trồng 1.017ha, rừng tự nhiên giảm 478ha, qua đó, diện tích rừng tự nhiên tăng 539ha. 9 tháng đầu năm 2017, khu vực Tây Nguyên phát hiện 3.877 vụ vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Diện tích rừng bị thiệt hại 444ha (chiếm tới 53,7% tổng diện tích rừng bị thiệt hại của cả nước). Đây cũng là khu vực có 2/5 địa phương còn tình trạng phá rừng nghiêm trọng nhất.

9 tháng đầu năm 2017 cả nước phát hiện 13.718 vụ vi phạm các quy định của nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, giảm 3.439 vụ (21%). Diện tích rừng bị thiệt hại 1.257ha (giảm 71% so với cùng kỳ năm 2016), trong đó, diện tích phá rừng là 910ha và 347ha rừng bị cháy. Thu nộp ngân sách Nhà nước trên 129 tỷ đồng, tịch thu 14.345m3 lâm sản. Tổng hợp báo cáo các địa phương, giai đoạn 2012 - 2017, điện tích rừng thiệt hại do phá rừng trái pháp luật là 4.218ha, chiếm 11% tổng diện tích rừng bị mất. Trong 9 tháng đầu năm 2017, cả nước phát hiện 1.697 vụ phá rừng trái pháp luật, giảm 118 vụ, trong đó, riêng khu vực Tây Nguyên phát hiện 757 vụ phá rừng trái pháp luật với diện tích rừng bị thiệt hại tăng 53%, so với cùng kỳ năm 2016. Một số trọng điểm phá rừng tập trung là: Đắk Nông, Kon Tum, Bắc Kạn, Bình Định, Điện Biên.

Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, diện tích đất có rừng trên địa bàn TP là trên 20.000ha với tỷ lệ che phủ rừng đạt 5,6%. Diện tích đất lâm nghiệp theo quy hoạch chưa có rừng là trên 7.678ha. Rừng trên địa bàn Hà Nội được phân bố tại 7 huyện, thị xã: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Sóc Sơn và Sơn Tây (tổng số xã có rừng và đất lâm nghiệp là 62 xã). Trong thời gian qua, công tác quản lý bảo vệ rừng TP Hà Nội được các cấp, ban ngành quan tâm. Trong năm 2017, ngân sách TP và UBND huyện Sóc Sơn đã giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho hơn 6.500ha rừng phòng hộ, đặc dụng (chiếm 72% diện tích rừng toàn TP quản lý). 9 tháng đầu năm 2017, Sở NN&PTNT Hà Nội chỉ đạo tuần tra, canh gác, trực 17 chòi canh lửa phát hiện sớm lửa rừng. Tuy nhiên, do thời tiết biến đổi thất thường nên từ đầu năm, trên địa bàn TP xảy ra 17 vụ cháy rừng gây thiệt hại trên 64ha. Thực hiện hỗ trợ kinh phí cho 23 thôn, bản vùng đệm khu rừng đặc dụng Hương Sơn (Mỹ Đức) với mức tiền hỗ trợ 40 triệu đồng/thôn, bản. Diện tích rừng trồng mới năm 2017 ước tính trên 34,6ha. Toàn TP đến nay đã trồng mới được trên 700.000 cây xanh (kế hoạch cả năm 2017 là 878.000 cây xanh). Dù đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa, tuy nhiên, từ đầu năm 2017 đến nay, toàn TP vẫn xảy ra 86 vụ vi phạm phát luật về bảo vệ rừng. Các đơn vị chức năng đã tịch thu 1.163 cá thể động vật hoang dã; 38,86m3 gỗ quy tròn, xử phạt vi phạm hành chính và bán lâm sản tịch thu, nộp ngân sách trên 1,9 tỷ đồng.

4

Page 5: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewGiá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn 2012 - 2015. Năm 2016 đạt 7,3 tỷ

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, bảo vệ, phát triển rừng hiện có vừa là nhiệm vụ cấp bách trước mắt, vừa lâu dài, phải được quan tâm chỉ đạo thường xuyên. Trong giai đoạn tới, bên cạnh triển khai các giải pháp xác định tại Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020 và Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT sẽ nghiêm túc thực hiện đóng cửa khai thác gỗ rừng tự nhiên. Kiểm soát chặt chẽ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Tăng cường giải pháp phòng chống chặt phá rừng trái pháp luật.

Nhằm quản lý, khai thác có hiệu quả tài nguyên rừng, nhiều địa phương đã đề xuất các giải pháp.

Đại diện lãnh đạo tỉnh Lai Châu cho rằng, cần thiết tăng giá dịch vụ rừng trong giao khoán bảo vệ rừng. Cho phép đưa diện tích có cây tái sinh vào dịch vụ môi trường rừng. Đại diện tỉnh Lai Châu cũng cho rằng, nên giao quyền chủ động trồng rừng cho từng địa phương. Đồng thời, cho phép thử sáp nhập Ban Quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng và Chi cục kiểm lâm nhằm tăng cường công tác quản lý. Những đề xuất của tỉnh Lai Châu được Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hòa cho rằng, cần kiên quyết không cho phép chuyển đất rừng ven biển sang mục đích khác. Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Hải Ninh kiến nghị: Cần có phần mềm quản lý thông tin (như ngành thuế) từ T.Ư đến địa phương, từ đó xác định được ai là người chịu trách nhiệm. Theo ông Ninh: Thực tế hiện nay có tình trạng chỉ ra được diện tích rừng bị mất, nhưng lại không quy được trách nhiệm cho đơn vị, cá nhân nào. Ông Ninh cũng kiến nghị Chính phủ có chính sách di dời dân đang sinh sống trong rừng, nhằm giảm tác động đến môi trường rừng. Riêng tại Đắk Lắk hiện vẫn còn gần 5.000 hộ dân với khoảng 25.000 nhân khẩu đang sống trong rừng...

Kiến nghị của TP Hà Nội đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng: Đề nghị Bộ NN&PTNT quy định cụ thể cơ chế báo cáo, phối hợp giữa Vườn Quốc gia trực thuộc Bộ với các cơ quan chuyên môn địa phương về lĩnh vực lâm nghiệp. Vì theo Luật bảo vệ và phát triển rừng thì vườn quốc gia là một chủ rừng, nhưng lại là cơ quan T.Ư đóng trên địa bàn các địa phương. Do đó công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung như: Hoạt động du lịch sinh thái, xây dựng cơ sở hạ tầng,… không được kiểm tra, giám sát thường xuyên. Đặc biệt, vấn đề quy hoạch các vườn quốc gia thuộc Bộ NN&PTNT chưa có sự phối hợp chặt chẽ với địa phương nên rất khó phát hiện các hoạt động vi phạm quy hoạch.

Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: Từ khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng sau cuộc làm việc với các tỉnh Tây Nguyên thì tình hình phá rừng đã được hạn chế. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm vẫn xảy ra, có nơi rất nghiêm trọng. Nguyên nhân đầu tiên vẫn là ý thức trách nhiệm, vấn đề quy hoạch còn chưa rõ ràng, chưa có ý nghĩa về mặt thực

5

Page 6: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewGiá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn 2012 - 2015. Năm 2016 đạt 7,3 tỷ

tiễn. Nhất là gắn quy hoạch phát triển rừng với các quy hoạch phát triển có hiệu quả chưa cao. Việc tổ chức quản lý, thực hiện quy hoạch bảo vệ phát triển rừng chưa tốt.

Phó Thủ tướng đề nghị không được giảm diện tích rừng. Nơi nào giảm thì phải trồng bù nơi khác. Gắn bảo vệ phát triển rừng với phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân. Không để người dân sống nhờ rừng gặp khó khăn. Theo đó, Phó Thủ tướng đề nghị cần gắn các quy hoạch phát triển với quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng. Bộ NN&PTNT xây dựng cơ chế sử dụng đất rừng, các công trình đầu tư xây dựng trên diện tích rừng. Làm rõ nguồn lực về bảo vệ phát triển rừng. Cùng với đó, cần hoàn thiện thể chế chính sách, để kêu gọi người dân tham gia bảo vệ rừng. Phó Thủ tướng đồng tình với đề xuất đóng cửa rừng tự nhiên. Kiểm soát chặt chẽ việc canh tác cây trồng trên đất rừng. Phát triển mạnh rừng sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, tăng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Giám sát chặt chẽ các công trình hạ tầng, các dự án khai thác, chế biến khoáng sản, văn hóa du lịch…, nhất là các nhà máy thủy điện, liên quan tới sử dụng đất rừng. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Không cấm xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, bao gồm cả thủy điện. Tuy nhiên, không để sự phát triển gây tổn hại tới tài nguyên rừng.

Nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của rừng đối với phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng thời thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại trong công tác quản lý, bảo vệ rừng hiện nay: Diện tích rừng Tây Nguyên tiếp tục giảm. Tình trạng phá rừng còn phổ biến tại nhiều địaphương. Vân còn địa phương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng không theo quy hoạch. Cùng với đó, năng lực quản lý Nhà nước, ý thức trách nhiệm của một bộ phận còn chưa hiệu quả, còn bị buông lỏng.

Theo đó, Thủ tướng cho rằng, nhận thức về quản lý và bảo vệ rừng cần phải thay đổi. Các cấp ủy chính quyền và người dân các địa phương cần nâng cao vai trò trách nhiệm đối với nhiệm vụ chung. “Đối với những địa phương để xảy ra vi phạm rừng nghiêm trọng, cần xử lý người đứng đầu” - Thủ tướng nhấn mạnh. Về đầu trang http://kinhtedothi.vn/tang-cuong-co-che-chinh-sach-nang-cao-hieu-qua-quan-ly-bao-ve-rung-300429.html

2. Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng tại Trung tâm Điện lực Quảng Trạch(Baoquangbinh.vn 14/10, X.Phú)

Ngày 13-10, đồng chí Nguyễn Xuân Quang, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã có buổi làm việc với UBND huyện Quảng Trạch và Ban

6

Page 7: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewGiá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn 2012 - 2015. Năm 2016 đạt 7,3 tỷ

quản lý dự án Nhiệt điện 2 về công tác giải phóng mặt bằng tại Trung tâm Điện lực Quảng Trạch. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan. Tại buổi làm việc, Ban quản lý (BQL) dự án Nhiệt điện 2 đã trình bày một số tồn tại, vướng mắc trong quá trình giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án tại Trung tâm Điện lực Quảng Trạch. Mặc dù, BQL dự án và chính quyền địa phương phối hợp với các đơn vị liên quan đã tích cực làm việc, đối thoại, tuyên truyền với các hộ dân về công tác bồi thường GPMB, các vấn đề an sinh xã hội sau khi triển khai dự án. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 3 hộ dân chưa nhận tiền bồi thường, 7 hộ dân đã nhận tiền bồi thường nhưng chưa chịu di dời, 29 hộ tiếp tục tự ý sử dụng đất đã bồi thường, một số hộ dân tự ý lập hàng rào, làm đường trái phép trên diện tích đất đã giao cho dự án. Đặc biệt, một số người dân không thuộc diện bồi thường vẫn cố tình cản trở, gây khó khăn trong việc thi công dự án tại Trung tâm Điện lực Quảng Trạch, làm mất an ninh trật tự trên địa bàn. Trên tinh thần tập trung tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong công tác bồi thường, GPMB, đại diện các đơn vị, địa phương liên quan đã đề xuất nhiều ý kiến nhằm đảm bảo tiến độ của dự án. Trong đó, phải công bố rộng rãi đánh giá tác động môi trường của dự án, giúp người dân hiểu rõ và ủng hộ dự án, đồng thời có chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm cho con em vùng dự án. Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành và chính quyền địa phương tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận chung của người dân, nhất là các hộ dân tại thôn Vịnh Sơn (xã Quảng Đông) đối với vấn đề GPMB nhằm đảm bảo triển khai dự án theo đúng tiến độ đề ra; có biện pháp giải quyết dứt điểm các hộ dân tái lấn chiếm lại mặt bằng; chú trọng công tác giải quyết các ý kiến, kiến nghị của người dân; riêng đối với các hộ dân đã nhận tiền đền bù và làm nhà thì cần tiếp tục đối thoại, vận động các hộ tự nguyện di dời sớm. Đồng chí Nguyễn Xuân Quang cũng lưu ý BQL dự án cần có biện pháp bảo vệ mặt bằng đã bàn giao, nếu xảy ra trường hợp người dân lấn chiếm thì khẩn trương báo cho chính quyền địa phương kịp thời, kiên quyết không để xảy ra tình trạng tái lấn chiếm diện tích mặt bằng đã giải phóng; chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng để đảm bảo an ninh trật tự, sớm thành lập tổ an ninh trật tự có nhiệm vụ quản lý, giám sát các vụ việc xảy ra trên địa bàn... Về đầu trang http://baoquangbinh.vn/tin-tuc-su-kien/201710/day-nhanh-tien-do-giai-phong-mat-bang-tai-trung-tam-dien-luc-quang-trach-2150142/

7

Page 8: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewGiá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn 2012 - 2015. Năm 2016 đạt 7,3 tỷ

3. Bàn giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND tại địa phương(Baoquangbinh.vn 14/10, Ngọc Mai)

Thực hiện chương trình công tác trọng tâm của Thường trực HĐND tỉnh năm 2017, ngày 13-10, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh và các huyện, thành phố, thị xã năm 2017 với chủ đề "Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả

hoạt động giám sát của HĐND tại địa phương".

Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hương, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh và đồng chí Trương An Ninh, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh điều hành hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hương nhấn mạnh, đây là dịp để các đại biểu HĐND hai cấp thảo luận, trao đổi, đánh giá những kết quả đạt được, những mặt tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc thông qua thực tiễn hoạt động giám sát của HĐND. Từ đó rút ra những bài học bổ ích, những kinh nghiệm hay, những giải pháp tốt để vận dụng vào thực tế của từng địa phương, tiếp tục cải tiến, đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND.

Đồng thời, qua hội nghị này, Thường trực HĐND tỉnh sẽ xem xét, lựa chọn những nội dung, những khó khăn, vướng mắc mà nhiều địa phương cùng quan tâm, đề xuất, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động của HĐND hai cấp trong thời gian tới.

Hội nghị đã được nghe 9 tham luận của đại diện Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố và các Ban HĐND tỉnh. Các tham luận đã nêu lên một số tồn tại, hạn chế, những bài học kinh nghiệm trong công tác giám sát, đồng thời đề xuất nhiều giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát chuyên đề, giám sát thường xuyên và giám sát về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cử tri…

Kết luận hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh ghi nhận và đánh giá cao những tham luận của các đại biểu tại hội nghị. Những vấn đề mà

8

Page 9: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewGiá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn 2012 - 2015. Năm 2016 đạt 7,3 tỷ

hội nghị đã thảo luận là những thông tin quý báu, những kinh nghiệm có giá trị để nâng cao hơn nữa hiệu lực và hiệu quả hoạt động của HĐND thời gian tới.

Nhiệm kỳ 2016-2021, hoạt động giám sát của HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND đã được quy định rõ hơn về chức năng, thẩm quyền và có những chuyển biến, hiệu quả rõ rệt, nhưng cũng còn bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập. Sau hội nghị này, các ý kiến đề xuất sẽ được Thường trực HĐND tỉnh tập hợp và kiến nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, sửa đổi nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND tại địa phương trong thời gian tới. Về đầu trang http://baoquangbinh.vn/tin-tuc-su-kien/201710/ban-giai-phap-nang-cao-chat-luong-hieu-qua-hoat-dong-giam-sat-cua-hdnd-tai-dia-phuong-2150140/

I. Kinh tế

1. Trả lại màu xanh cho rừng(Đại Biểu Nhân Dân 16/10, tr4, Hương Trà; Đại Biểu Nhân Dân Online 16/10, Hương Trà)

Toàn tỉnh Quảng Bình hiện có 123.186ha rừng đặc dụng, 148.224ha rừng phòng hộ và 205.467ha rừng sản xuất. Đối với mỗi loại rừng, công tác quản lý bảo vệ, áp dụng các biện pháp khoanh nuôi hay cải tạo, chuyển đổi rừng tự nhiên sang trồng cao su... ở các địa phương, đơn vị cơ bản đang phát huy được hiệu quả. Tuy nhiên, cơn bão số 10 vừa qua đã làm hơn 58.000ha rừng trồng trên toàn tỉnh bị hư hại với các mức độ khác nhau, thiệt hại ước tính lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Ngoài ra, bão cũng đã làm trên 7 triệu cây giống lâm nghiệp bị ảnh hưởng; trong đó khoảng 1 triệu cây chuẩn bị đưa vào trồng rừng không có khả năng phục hồi.

Để hạn chế tối đa thiệt hại, tỉnh đã chỉ đạo khẩn trương tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng thuộc quy hoạch sản xuất được đầu tư bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại bị thiệt hại do cơn bão số 10 gây ra, tránh để lâu ảnh hưởng đến giá thành, môi trường sinh thái và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ông Phạm Hồng Thái, bên cạnh những biện pháp kịp thời giảm bớt phần nào thiệt hại, cần có những giải pháp cơ bản và phù hợp để sớm phục hồi những cánh rừng đã mất. Bảo đảm thực hiện mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, độ che phủ của rừng trên toàn tỉnh đạt 70%, vừa bảo đảm chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học.

Theo đó, trước mắt, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các đơn vị, dự án trồng rừng cần kịp thời thực hiện vệ sinh rừng để phòng ngừa nguy cơ xảy ra cháy rừng, tăng cường kiểm tra sâu bệnh hại rừng phát sinh sau bão. Đồng thời, cần

9

Page 10: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewGiá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn 2012 - 2015. Năm 2016 đạt 7,3 tỷ

sớm tiến hành khôi phục, trồng dặm cây đã chết và chăm sóc đối với những diện tích rừng trồng trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản (đang trong thời kỳ chăm sóc)...

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã chỉ đạo, đốc thúc các đơn vị tùy theo tình hình, đề xuất biện pháp xử lý đối với những diện tích rừng đã tận dụng, tận thu do gãy, đổ. Riêng rừng thuộc sở hữu của các cá nhân, hộ gia đình thì tùy theo điều kiện để xác định biện pháp khôi phục (trồng dặm hoặc trồng mới) vào vụ thu-đông năm 2017 hoặc vụ xuân năm 2018. Các đơn vị tập trung thống kê diện tích có khả năng trồng lại rừng năm 2017, cân đối với số lượng giống đã hợp đồng, số lượng giống phát sinh để có phương án cung ứng bảo đảm số lượng và chất lượng.

Đặc biệt, cần tránh tình trạng do thiếu giống mà sử dụng nguồn kém chất lượng, không có nguồn gốc. Ngoài ra, để chủ động trong quá trình triển khai kế hoạch trồng rừng 2017, các địa phương, đơn vị và dự án rà soát để khôi phục hệ thống mốc lô, xác định lại hiện trạng xói lở, thay đổi địa hình và xác định lại tỷ lệ cây sống để có phương án trồng dặm phù hợp đối với chăm sóc trồng rừng phòng hộ. Chi cục Kiểm lâm tỉnh cũng sẽ sâu sát cơ sở, nghiên cứu, tìm hiểu thêm những giải pháp tích cực phù hợp để tham mưu cho tỉnh tiếp tục chỉ đạo các địa phương, đơn vị nhằm sớm phủ lại màu xanh của rừng - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết thêm.

Để bảo đảm mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 độ che phủ của rừng đạt 70%, bên cạnh đề ra những giải pháp cơ bản và phù hợp sớm khắc phục thiệt hại, làm xanh lại những cánh rừng, cần có sự chung tay, nỗ lực từ nhiều phía. Về đầu tranghttp://m.daibieunhandan.vn/Chi-tiet?Id=396924&page=1

2. Xây dựng chuỗi giá trị nông sản bền vững - Bài 1: Được mùa mất giá-điệp khúc buồn(Baoquangbinh.vn 15/10, Ngọc Mai)

Những năm qua, điệp khúc “được mùa - mất giá” đã trở thành nỗi ám ảnh đối với người nông dân nói chung và nông dân Quảng Bình nói riêng. Hầu hết các loại nông sản từ lúa gạo, khoai sắn, các loại rau, củ, quả, hạt... đều không tránh khỏi điệp khúc buồn này. Trong bối cảnh chung đầy bấp bênh ấy, một số sản phẩm đã được xây dựng thành chuỗi giá trị kết nối chặt Cây sắn là nông sản thường xuyên đối mặt với điệp

khúc “được mùa-mất giá”.

10

Page 11: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewGiá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn 2012 - 2015. Năm 2016 đạt 7,3 tỷ

chẽ từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Đây chính là hướng đi bền vững cho nông sản để chấm dứt nỗi ám ảnh của điệp khúc “được mùa - mất giá”.

Vào trang google.com, gõ cụm từ “được mùa mất giá”, chỉ trong vòng 0,39 giây đã cho ra 3.780.000 kết quả, một con số vô cùng lớn. Cũng từ đây, bức tranh với những gam màu trầm của nông sản Việt Nam hiện lên rất rõ nét. Trong số này, Quảng Bình cũng đóng góp rất nhiều sản phẩm, đồng nghĩa với điều này là nỗi lo lắng về thiệt hại của người nông dân cũng như hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Những mặt hàng nông sản của Quảng Bình có tên trong danh mục “được mùa - mất giá” có thể kể đến là lúa, lạc, dưa hấu, sắn, ớt, tiêu... Cứ vài năm một lần, người nông dân chưa kịp vui niềm vui được mùa, đã phải đối mặt với nỗi lo sản phẩm mất giá. Nhiều sản phẩm lúc này được đem bán đổ, bán tháo, hoặc cho trâu bò ăn vì thu không đủ bù chi.

Nhìn những cánh đồng sau nhiều tháng chăm bẵm, nhưng đến mùa thu hoạch thưa thớt bóng người nông dân, vì có thu hoạch về cũng không ai mua, mới thấu hiểu nỗi niềm của người nông dân khi bao công sức bỏ ra giờ gần như trắng tay.

Là một địa phương được xem là “chủ lực” trong trồng sắn, huyện Bố Trạch hiện có 3.560 ha, chiếm trên 90% tổng diện tích sắn toàn tỉnh. Cây sắn đã và đang góp phần mang lại đời sống ổn định cho nông dân Bố Trạch trong nhiều năm qua, nhưng vẫn không tránh khỏi những thời điểm bị rơi vào cảnh “bỏ thì thương, vương thì tội”.

Anh Cao Thế Vĩnh, Chủ tịch UBND xã Xuân Trạchcho biết, Xuân Trạch hiện có khoảng 250 ha lạc, 350 ha sắn. Những năm gần đây nếu giá lạc chỉ dao động trong khoảng 16.000 đến 22.000 đồng/kg thì giá sắn có biên độ dao động rất lớn khi mức giá thấp nhất là 600 đồng/kg, cao nhất lên đến 2.400 đồng/kg. Có những vụ sắn bị rớt giá, bà con thu hoạch một ít về làm thức ăn gia súc, còn lại bỏ luôn vì nếu thu hoạch phải tốn công vận chuyển, thu không đủ bù chi.

Câu chuyện tương tự cũng xảy ra với cây ớt của xã Hưng Trạch, Sơn Trạch (Bố Trạch). Giá ớt những vụ cao điểm có thể lên đến trên 50.000 đồng/kg và mức giá ớt “chạm đáy” là 9.000 đồng/kg. Với diễn biến giá cả như thế, giai đoạn cao điểm, Hưng Trạch có diện tích trồng ớt trên 60 ha. Tuy nhiên, sau một thời gian giá cả biến động thất thường, số diện tích này đã thu hẹp lại còn 11 ha.

Ông Hoàng Văn Mến, thôn Đông Giang (xã Hưng Trạch) một trong những người tiên phong trồng ớt cho biết, khoảng năm 2009 – 2010, cây ớt bắt đầu xuất hiện và phổ biến tại địa phương. Năm 2012, giá ớt chạm ngưỡng 45.000 đồng/kg đã mang lại thu nhập từ 4,2 đến 4,5 triệu đồng/ngày trong thời điểm thu hoạch rộ từ 3 sào ớt của gia đình ông.

11

Page 12: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewGiá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn 2012 - 2015. Năm 2016 đạt 7,3 tỷ

Lúc đó, 1 sào ớt thu về khoảng 25 triệu đồng, là con số đáng mơ ước của người nông dân.Cũng tại thời điểm huy hoàng này, người dân Hưng Trạch đã mơ giấc mơ về “cánh đồng lớn” trồng ớt.

Tuy nhiên, sau những thăng trầm, đến vụ ớt 2017, số diện tích này đã thu hẹp lại chỉ còn 11 ha. Giá ớt vụ 2017 giảm dần từ 25.000 đồng/kg từ đầu vụ xuống còn 12.000, thậm chí 9.000 đồng/kg. Sau những vụ mùa ớt bội thu với thu nhập ổn định, như một quy luật, người dân Hưng Trạch và các địa phương lân cận lại lâm vào cảnh “được mùa - rớt giá”. Những cánh đồng ớt trĩu quả giờ ế ẩm, nhiều hộ ngại thu hoạch hoặc thu hoạch xong mang phơi khô chờ ngày được giá.

Cùng với cây sắn, cây ớt, dưa hấu là một trong những loại nông sản điển hình mà sau một hoặc vài vụ mùa “thắng to”, “mừng chưa kịp no” người trồng dưa đã lại đối mặt với tình trạng ế ẩm, dù thương lái đã “đặt cọc” trước. Vụ dưa năm 2015 là một trong những ví dụ điển hình khi giá dưa mua tại ruộng chỉ chưa đến 3.000 đồng/kg. Nhiều hộ trồng dưa khi vào vụ phải chạy đôn, chạy đáo tìm người mua, giá thấp cũng “bán đổ bán tháo” nếu không muốn mang dưa đi đổ cho trâu bò ăn.

Một trong những nguyên nhân đầu tiên là nhiều loại nông sản cung vượt cầu nên giá cả giảm, nhất là vào những thời điểm thu hoạch rộ. Lúc này, thị trường từ thế giới đến khu vực, trong nước và trên địa bàn tỉnh tự điều tiết giá cả, trong khi chất lượng nông sản của Quảng Bình còn nhiều hạn chế, chưa đủ sức cạnh tranh với nông sản cùng loại trên thị trường trong nước cũng như trong khu vực.

Để hạn chế được những thiệt hại từ nguyên nhân này, bên cạnh những giải pháp vĩ mô, thì mỗi địa phương cần chú trọng việc quy hoạch và phát triển các loại nông sản phù hợp với nhu cầu thị trường, tránh phát triển ồ ạt theo cảm tính.

Một nguyên nhân nữa không kém phần quan trọng, đó là chữ “tín” trong kinh doanh của người nông dân. Cũng theo ông Hoàng Văn Mến, chuyện về cây ớt ở Hưng Trạch là một ví dụ điển hình. Đó là khi được Công ty Long Nguyên Khang, một doanh nghiệp thu mua nông sản, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm ớt, nhiều hộ nông dân đã yên tâm và cung cấp sản phẩm cho Công ty.

Tuy nhiên, có những thời điểm giá ớt do thương lái thu mua cao hơn giá đã ký hợp đồng với Công ty Long Nguyên Khang, người dân tự ý phá vỡ hợp đồng và bán cho thương lái, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

“Thường mỗi chuyến thu mua, Công ty phải gom đủ từ 1 công-ten-nơ hàng trở lên, nhưng có những thời điểm họ phải cạnh tranh gay gắt với thương lái, cho nên dù đã điều chỉnh giá thu mua, nhưng vẫn không gom đủ số lượng cần thiết. Vì thế, sau một thời gian, Công ty không ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm nữa. Và khi giá ớt giảm, nông dân là người chịu hậu quả từ việc không giữ chữ “tín” của mình, đặc biệt là vào mùa thu hoạch rộ!”.

12

Page 13: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewGiá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn 2012 - 2015. Năm 2016 đạt 7,3 tỷ

Trước thực trạng này, cộng đồng xã hội đã tiến hành các cuộc “giải cứu” nông sản và phần nào hỗ trợ được người nông dân trong khâu tiêu thụ nông sản. Nhưng đây chỉ là giải pháp mang tính tức thời, không thể áp dụng lâu dài.

Để giải quyết tận gốc rễ bài toán “được mùa - rớt giá”, bên cạnh việc quy hoạch và phát triển các loại nông sản phù hợp với nhu cầu của thị trường,việc xây dựng chuỗi giá trị, kết nối chặt chẽ từ người sản xuất đến người tiêu dùng chính là hướng đi bền vững cho các loại nông sản mà nhiều địa phương trong cả nước, trong đó có Quảng Bình đang áp dụng, bước đầu đã mang lại những thành công. Về đầu trang http://baoquangbinh.vn/kinh-te/201710/xay-dung-chuoi-gia-tri-nong-san-ben-vung-bai-1-duoc-mua-mat-gia-diep-khuc-buon-2150179/

3. Hoàn tất Dự án Cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời tỉnh Quảng Bình vào cuối năm nay(Xây Dựng Online 16/10, Nhất Linh)

Hiện vẫn còn hàng chục thôn bản của các xã miền Tây Quảng Bình chưa có điện lưới chiếu sáng, sinh hoạt. Vì vậy, từ việc nghiên cứu ứng dụng nguồn năng lượng gió, năng lượng mặt trời mà Quảng Bình đã có chiến lược đưa năng lượng sạch vào phục vụ người dân. Dự kiến trong tháng 11/2017 phải hoàn tất dự án để tháng 12 nghiệm thu, bàn giao.

Dự án Cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời tỉnh Quảng Bình cho

các bản thuộc những xã điện lưới Quốc gia không đến được do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ, đã được triển khai xây dựng vào tháng 7/2015. Gồm 7 gói thầu: trong đó, gói thầu số 7: Xây lắp và thiết bị là gói thầu lớn nhất, chiếm toàn bộ khối lượng thực hiện Dự án; Gói thầu số 2: Dịch vụ tư vấn, khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự toán; hỗ trợ đấu thầu; giám sát xây dựng và đào tạo, hướng dẫn vận hành hệ thống sử dụng nguồn vốn vay EDCF. Được lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu cạnh tranh giữa các nhà thầu Hàn Quốc. Các gói thầu còn lại sử dụng nguồn vốn đối ứng, lựa chọn nhà thầu trong nước để thực hiện.

Theo báo cáo của Ban Quản lý Dự án Cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời tỉnh Quảng Bình, đến nay gói thầu số 2 đã hoàn thành hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán, hiện đang thực hiện giai đoạn giám sát xây dựng, đào tạo, hướng dẫn vận hành hệ thống. Gói thầu số 7, kết quả khối lượng thi công trong

Điện mặt trời, nguồn cấp điện độc lập tại các xã điện lưới không đến được.

13

Page 14: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewGiá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn 2012 - 2015. Năm 2016 đạt 7,3 tỷ

vùng dự án đạt trên 90%, riêng thiết bị dự phòng dự kiến trong tháng 10/2017, nhà thầu sẽ nhập khẩu về Việt Nam. Hiện, nhà thầu KT Corporation đã hoàn thành vận chuyển thiết bị chính lên địa bàn tất cả các địa phương vùng dự án và tiến hành lắp đặt thiết bị cơ bản hoàn thành, trong đó đã hoàn thành 4 điểm lớn tại Tân Trạch, Thượng Trạch và các điểm độc lập thuộc 2 huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh. Bên cạnh đó, Ban Quản lý Dự án Cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời tỉnh Quảng Bình cũng đã hoàn thành công tác tập huấn tại xã Tân Trạch (huyện Bố Trạch), Kim Thủy, Ngân Thủy (huyện Lệ Thủy), Trường Sơn (huyện Quảng Ninh), Trọng Hóa (huyện Minh Hóa). Riêng 2 xã Thượng Trạch, Sơn Trạch (huyện Bố Trạch) và xã Trường Xuân (huyện Quảng Ninh) sẽ tổ chức tập huấn trong tháng 10/2017.

Theo kế hoạch ban đầu, dự án trên phải hoàn thành trong tháng 9/2017, tuy nhiên do ảnh hưởng của bão số 10 và địa hình chia cắt do sạt lở, nước suối dâng cao nên nhà thầu không thể tiếp cận được để thực hiện, tiến độ dự án bị chậm.

Ban Quản lý Dự án Cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời tỉnh Quảng Bình đã đề nghị UBND tỉnh, gia hạn thời gian thi công cho nhà thầu. Qua xem xét, UBND tỉnh Quảng Bình cho phép gia hạn thời hạn đến tháng 11/2017 phải hoàn tất dự án để tháng 12 nghiệm thu, bàn giao. Về đầu trang http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/xa-hoi/hoan-tat-du-an-cung-cap-dien-bang-nang-luong-mat-troi-tinh-quang-binh-vao-cuoi-nam-nay.html

4. Dân khốn khổ vì đường xuống cấp nghiêm trọng(Moitruong.net.vn 13/10, Duy Ninh)

Nhiều năm nay, tỉnh lộ 564B đoạn từ Quốc lộ 1A qua cầu Trung Quán, đi qua các xã Tân Ninh, An Ninh, Vạn Ninh (huyện Quảng Ninh) nối Quốc lộ 15 cũ, đặc biệt là đoạn qua thôn Nguyệt Áng (xã Tân Ninh) bị xuống cấp nghiêm trọng, mặt đường nứt vỡ. Sau mỗi trận mưa, hàng trăm ổ voi, ổ gà trở thành những “ao nước” án ngữ trên mặt đường. Tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời

sống người dân địa phương, gây nguy cơ mất an toàn giao thông khiến người dân nơi đây bức xúc…

Theo phản ánh người dân sinh sống dọc trục đường này, đây vốn là tuyến giao thông chính kết nối 3 xã: Tân Ninh, An Ninh, Vạn Ninh (huyện Quảng Ninh). Tuy nhiên, con đường này đã xuống cấp gần 3 – 4 năm nay. Ban đầu mặt đường

Mặt đường nứt nẻ nghiêm trọng, xuất hiện nhiều “ao nước” ngay giữa lòng đường

14

Page 15: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewGiá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn 2012 - 2015. Năm 2016 đạt 7,3 tỷ

chỉ bị rạn nứt nhẹ, xuất hiện ổ gà. Nhưng 2 năm trở lại đây, lượng xe tải qua lại quá lớn khiến cho mặt đường càng xuống cấp trầm trọng với chi chít ổ voi, ổ gà rất sâu, đường gập ghềnh khó đi. Vào mùa nắng, người dân nơi đây phải hứng chịu cảnh bụi mịt mù, nhiều người dân hai bên đường luôn đóng cửa nhà kín bít vì quá bụi. Vào mùa mưa thì mặt đường lầy lội, trơn trượt; có đoạn xuất hiện nhiều “ao nước” ngay giữa lòng đường khiến cho tuyến đường này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người giao thông.

Theo ghi nhận thực tế, hiện đường tỉnh lộ 564B đang bị hư hỏng nặng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân. Đoạn hư hỏng kéo dài khoảng 2km, khắp bề mặt đường nứt nẻ thành từng mảng bê tông, con đường bị băm nát với hàng loạt những ổ trâu, ổ voi… Nhiều vị trí nước đọng trũng thành các hố sâu, đá sỏi lỡm chởm đã tạo thành những hố bẫy nguy hiểm đối với người đi đường.Không những vậy, chỉ trong vòng khoảng 30 phút tác nghiệp, PV nhận thấy có hơn chục chiếc xe tải loại lớn chạy qua con đường này.

Bà Nguyễn Thị Lệ (thôn Nguyệt Ánh, xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh) cho biết, con đường này xuống cấp chủ yếu là do lượng xe tải lưu thông quá nhiều. Mặc dù đây là đường nông thôn nhưng ngày nào cũng có tới vài chục chiếc xe tải trọng lượng lớn qua lại. Lúc đầu đường chỉ vỡ nhẹ nhưng giờ bị phá nát hết khiến nhiều người dân rất bức xúc.

“Hơn 2, 3 năm nay rồi. Cứ vào mùa nắng thì bụi mù mịt, mùa mưa thì lầy lội. Không những vậy, mặt đường bị băm nát, nứt nẻ tạo thành những hố nước sâu gây nguy hiểm cho người đi đường. Mỗi lần tôi đi qua những đoạn đường bị hư hỏng nặng đều phải dừng xe dắt bộ chứ không sợ ngã lắm chú ạ” – bà Lệ chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Hà (xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh) cho hay: “Nhà tôi ở sát mặt đường nên chịu ảnh hưởng rất nặng từ việc đường bị hư hỏng. Được bao nhiêu bụi nước bẩn dưới lòng đường phải hứng chịu hết. Rồi còn phải chứng kiến nhiều vụ tai nạn xảy ra vì mặt đường quá xấu. Vậy nên, tôi mong các cấp chính quyền nhanh chóng tìm cách giảm lượng xe tải qua đường này và sửa chữa lại đường để người dân chúng tôi có thể sinh hoạt dễ dàng trở lại”.

Được biết, tỉnh lộ 564B là tuyến đường quan trọng dùng để vận chuyển hàng hóa của người dân các An Ninh, Tân Ninh, Vạn Ninh và có tầm ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng của địa phương. Tuy nhiên, do được xây dựng quá lâu năm,cùng với đó là lưu lượng các xe quá khổ quá tải chở vật liệu xây dựng thường xuyên hoạt động qua đây đã làm tuyến đường hư hỏng, xuống cấp trầm trọng.

Thiết nghĩ, các lực lượng chức năng nhanh chóng vào cuộc để giảm lượng xe quá khổ quá tải chở vật liệu đi qua con đường này và cần sớm sửa chữa, nâng cấp lại tuyến đường để người dân có thể ổn định cuộc sống. Về đầu trang

15

Page 16: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewGiá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn 2012 - 2015. Năm 2016 đạt 7,3 tỷ

http://moitruong.net.vn/quang-binh-dan-khon-kho-vi-duong-xuong-cap-nghiem-trong/

5. Chủ rừng “tự nguyện” trả đất, doanh nghiệp “thế chân” resort trăm tỷ(Pháp Luật Việt Nam Online 14/10, Võ Tuấn)

Trong vòng chưa đầy nửa tháng, 2 Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Quảng Bình đã đồng loạt trả lại đất rừng lên tới gần 100.000 m2, với cùng một lý do:“không còn nhu cầu sử dụng”.

Toàn bộ diện tích đất rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ Đồng Hới và Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình sau khi trả lại đã được UBND tỉnh Quảng Bình chuyển mục đích sử dụng và giao ngay cho nhà đầu tư, chính quyền địa phương để thực hiện dự án du lịch dịch vụ hoặc gián tiếp phục vụ các dự án nói trên.

Cụ thể, với lý do “không còn nhu cầu sử dụng”, gần 73.000m2 đất rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ Đồng Hới đã được đơn vị này “tự nguyện” trả lại cho tỉnh. Lập tức, hàng chục ngàn mét đất có vị trí đẹp nằm trên bán đảo Bảo Ninh (TP. Đồng Hới) đã được giao cho Công ty CP Golden City để thực hiện dự án đầu tư Resort Golden City.

Cũng với lý do trên, cách đây ít ngày , Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình cũng “tự nguyện” trả lại hơn 20.000 m2 đất rừng tại xã Gia Ninh (huyện Quảng Ninh).

Việc các đơn vị trồng và bảo vệ rừng bỗng dưng “nói không” với gần 100.000 m2 đất khiến nhiều người quan ngại về khả năng bảo vệ môi trường, phòng chống cát bay, cát nhảy tại những vị trí nói trên, bởi khu đất rừng này đều nằm ở vùng ven biển Quảng Bình.

“Các ban quản lý rừng phòng hộ vừa có rừng phòng hộ vừa có rừng sản xuất. Toàn bộ phần đất mà các đơn vị này trả lại đều là đất rừng sản xuất. Thực tế, do không có nhu cầu sử dụng, các đơn vị này xin trả và tỉnh ra quyết định thu hồi giao lại cho các tổ chức, đơn vị khác sử dụng theo đúng quy định Luật Đất đai”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Lê Minh Ngân giải thích.Đại diện UBND tỉnh này cũng cho biết thêm, trước khi chính quyền tiến hành thu hồi đất, giữa chủ rừng và doanh nghiệp được thuê đất đã có sự thống nhất về bồi thường tài sản trên diện tích đất rừng sản xuất.

Trả lời câu hỏi, việc 2 Ban quản lý rừng phòng hộ trả lại đất rừng có phải là sự “tự nguyện” như văn bản tỉnh nêu hay là sự hợp thức hoá cho việc cắt đất rừng để thực hiện các dự án du lịch, nghỉ dưỡng ven biển Quảng Bình, ông Ngân đáp: “Việc giao đất cho doanh nghiệp triển khai dự án đều phù hợp với quy hoạch về phát triển lĩnh vực dịch vụ thương mại của tỉnh tại những khu vực này. Hơn nữa,

16

Page 17: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewGiá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn 2012 - 2015. Năm 2016 đạt 7,3 tỷ

trước khi triển khai, vấn đề trên đã được chủ trương đồng ý từ Tỉnh uỷ, UBND tỉnh”.

Sở dĩ dư luận quan tâm việc này là vì trước đó có tình trạng một số đơn vị, doanh nghiệp sau khi được giao hàng ngàn m2 “đất vàng” ven biển Bảo Ninh đã không thực hiện việc đầu tư như cam kết mà có dấu hiệu quây tôn giữ đất; thậm chí, còn có dư luận, có đơn vị bí mật tìm đối tác để “sang tay” quyền thuê đất, kiếm lời?

Sau khi PLVN phản ảnh thực trạng nói trên, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Bình Hoàng Đăng Quang cách đây không lâu đã khẳng định, dự án nào đã được giao đất, đến hạn mà không triển khai thì sẽ kiên quyết cho thu hồi. “Cái nào có biểu hiện trì hoãn sử dụng đất thì cho thanh, kiểm tra để xác định nguyên nhân, kiến nghị giải pháp cụ thể chứ không thể để lãng phí nguồn lực này một cách vô lý như vậy được”, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Bình nhấn mạnh.

Được biết, đối với dự án resort của Công ty CP Golden City, ngoài việc được giao cho thuê hơn 72.000m2 đất rừng, doanh nghiệp này còn được thuê thêm một diện tích đất giao thông, thuỷ lợi… thu hồi từ UBND xã Bảo Ninh. Đại diện Sở Kế hoạch & Đầu tư Quảng Bình thì khẳng định, đây là nhà đầu tư “nói thật, làm thật”, với một dự án trị giá gần 400 tỷ đồng trong tương lai. Về đầu trang http://baophapluat.vn//kinh-te/chu-rung-tu-nguyen-tra-dat-doanh-nghiep-the-chan-resort-tram-ty-360670.html

6. Quảng Bình đẩy mạnh chương trình tín dụng chính sách xã hội(Nhân Dân 15/10, tr1+3, PV; Nhân Dân Online 14/10, PV; TTXVN 14/10)

Nhờ vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều phụ nữ xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) đã mở rộng sản xuất, chăn nuôi, ổn định cuộc sống. Trong ảnh: Nghề mây tre đan giúp nhiều phụ nữ xã Quảng Phương thoát nghèo, nâng cao đời sống.Từ đầu năm đến nay các cấp ủy, chính quyền tỉnh Quảng Bình

tập trung thực hiện tốt Chỉ thị số 35-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

Theo đó các cơ quan chức năng, liên quan trong tỉnh bổ sung thêm nguồn vốn ủy thác từ ngân sách còn thiếu so với kế hoạch; tập trung hoàn thành tốt kế hoạch tín dụng, tài chính, nhất là giải ngân nhanh các chương trình tín dụng.

17

Page 18: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewGiá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn 2012 - 2015. Năm 2016 đạt 7,3 tỷ

Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), đến nay, tổng nguồn vốn huy động trong tỉnh đạt hơn 200 tỷ đồng, hoàn thành 139% kế hoạch tăng trưởng. Doanh số cho vay đạt hơn 634 tỷ đồng với gần 20 nghìn lượt khách hàng. Doanh số thu nợ đạt gần 489 tỷ đồng. Tổng dư nợ đạt 2.731 tỷ đồng. Dư nợ tập trung vào các chương trình là hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, nước sạch vệ sinh môi trường, sản xuất, kinh doanh, hộ nghèo làm nhà ở, giải quyết việc làm.

Bên cạnh đó, công tác củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng tiếp tục được tỉnh quan tâm và thực hiện quyết liệt. Việc phối hợp các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác đạt 2.724 tỷ đồng, chiếm 99,7% tổng dư nợ. Toàn tỉnh cũng đã thực hiện được 240 lượt điểm giao dịch xã, 698 lượt hội nghị cấp xã, 1.281 lượt tổ tiết kiệm vay vốn...

Thời gian tới, Ngân hàng CSXH tỉnh, tiếp tục bám sát các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng CSXH Việt Nam và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương để cho vay có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, đặc biệt là chương trình cho vay hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo. Đồng thời, chỉ đạo thống kê, lập hồ sơ xử lý nợ đối với các khách hàng bị thiệt hại do bão số 10, điều tra, rà soát để thực hiện các chính sách giãn nợ, cho vay đối với các hộ có nhu cầu sản xuất, kinh doanh; tăng cường kiểm tra, giám sát các tổ chức mạng lưới, tổ chức chính trị - xã hội để có giải pháp chỉ đạo khắc phục các tồn tại, hạn chế; đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách mới cho người dân... Về đầu trang http://nhandan.com.vn/kinhte/thoi_su/item/34399702-quang-binh-day-manh-chuong-trinh-tin-dung-chinh-sach-xa-hoi.html

6. NHCSXH huyện Bố Trạch: 15 năm trên mặt trận giảm nghèo(Kinh Tế Nông Thôn 13/10, tr5, Nguyễn Ngọc; Kinh Tế Nông Thôn Online 13/10, Nguyễn Ngọc)

Để phát huy hiệu quả và bảo toàn đồng vốn tín dụng chính sách, NHCSXH tỉnh Quảng Bình cùng với Phòng giao dịch NHCSXH huyện Bố Trạch cũng như chính quyền địa phương nơi đây đã cân đong sao cho phù hợp với từng tiểu vùng. Sau 15 năm, hiệu quả của đồng vốn tín dụng ưu đãi đã phủ khắp 30 xã, thị trấn của huyện, là bàn đạp góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an ninh biên giới.

Cán bộ NHCSXH vẫn nhắc lại câu chuyện NHCSXH là đơn vị duy nhất trên địa bàn cung cấp tín dụng cho bà con xã Tân Trạch, những ngày đầu “cõng” vốn lên bản người A Rem lọt thỏm trong dãy Trường Sơn hùng vĩ, nằm giữa lòng di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng thật gian nan. Trước đây, đường vào bản A Rem rất khó khăn, NHCSXH phải thuê xe ô tô u-oát để vào xã khai mở tín dụng. Bắt đầu từ con đường Hồ Chí Minh nhánh Đông rẽ vào con đường 20 Quyết Thắng huyền thoại theo sườn Tây Trường Sơn, đây là cầu nối duy nhất

18

Page 19: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewGiá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn 2012 - 2015. Năm 2016 đạt 7,3 tỷ

giúp bà con ở hai xã Tân Trạch và Thượng Trạch của huyện Bố Trạch hòa nhịp với hơi thở cuộc sống miền xuôi. Từ động Phong Nha lên bản A Rem chỉ khoảng 39km nhưng ô tô cũng phải “bò” mất nửa ngày.

Được xem như là nhóm địa phương của người Chứt, ít tiếp cận với đời sống văn minh nên người A Rem còn khá nhiều quan niệm lạc hậu. Gánh nặng gia đình hầu như dồn lên đôi vai người phụ nữ. Cái đói, cái nghèo và sự túng thiếu như sợi dây vô hình ghì chặt những mảnh đời nơi đây. Chính vì vậy, ngay từ ngày thành lập, NHCSXH đã dành nhiều công sức cho vùng đất này. Dù ngày ấy nhiều lần đi về tay trắng, song cán bộ tín dụng không ngừng phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền địa phương vận động bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vay vốn sản xuất.

Ông Nguyễn Chí Sỹ, Bí thư Đảng ủy xã Tân Trạch, cho biết: “Chúng tôi thường xuyên theo sát người dân để “cầm tay chỉ việc”, nói cho dân hiểu và làm theo. Từ đó, bà con tích lũy được vốn kiến thức để phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo”. So với thời điểm 2003, số hộ của bản đã tăng gần gấp đôi với 97 hộ, trong đó có 91 hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Nguồn vốn ưu đãi từ NHCSXH đã đến với 62 hộ gia đình nơi đây để phát triển chăn nuôi và 20 hộ gia đình vay vốn làm nhà ở.

Sau những nỗ lực của cán bộ tín dụng trong thăm thẳm mênh mông núi rừng, sức sống mới đang hiện lên trong từng nếp nhà mái tôn đỏ tươi của người A Rem, thay vì cuộc sống “ăn lông ở lỗ” mấy mươi năm trước. Điển hình như gia đình anh Đinh Cất, được vay 5 triệu đồng vốn ưu đãi hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn và 30 triệu đồng hộ nghèo để chăn nuôi và trồng rừng hiệu quả. Ông Đinh Pin cũng nhờ vay 4,5 triệu đồng chương trình cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn để chăn nuôi từ năm 2004 nên đến nay, ông đã có một gia tài với 7 bò, đàn dê 15 con. Hộ ông Đinh Trặp vay 4,5 triệu đồng chương trình cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn để chăn nuôi bò, lợn, nay đã thoát nghèo, trở thành hộ khá của bản, mua được ti vi... Ông Đinh Rầu tâm sự: “Lúc mới về định cư ở bản A Rem, mình chỉ biết sống nhờ rừng, đi săn con chim, bẫy con thú mà sống. Được các cấp chính quyền quan tâm giúp đỡ cùng với 5 triệu đồng vốn chương trình cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, mình đã biết trồng trọt, chăn nuôi để cải thiện cuộc sống”. Hiện, gia đình ông Rầu nuôi 10 con bò, 10 con lợn, ngoài ra còn nuôi thêm ngỗng...Dòng vốn chính sách đã chạm tới những nhu cầu thiết thực, cấp bách của người dân cơ hàn để thắp lên khát vọng vươn lên phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững. Đặc biệt, trong năm 2013, ảnh hưởng của cơn bão số 10, năm 2016 ảnh hưởng của sự cố môi trường biển, đã khiến cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn, NHCSXH đã kịp thời thực hiện các biện pháp xử lý nợ rủi ro và tiếp tục hỗ trợ tín dụng cho người dân khắc phục và ổn định sản xuất.

19

Page 20: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewGiá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn 2012 - 2015. Năm 2016 đạt 7,3 tỷ

Vốn ưu đãi đã giúp gia đình anh Đinh Cất ở bản A Rem đầu tư chăn nuôi bò hiệu quả.Bà Lê Thị Hoàn, thôn 8 ngọn Rào, xã Xuân Trạch, chỉ vào cháu gái đang chạy vào sân, nói: “Nó đó, năm 2013, lụt dâng hơn 30 mét, cả nhà trèo lên nóc chờ cứu hộ, trong một tích tắc, nước xiết cuốn luôn con bé, may mà mắc vào cái cột nhà nên cứu được”. Cũng bởi vậy, việc được vay 15 triệu từ NHCSXH để xây nhà chống lũ đã giúp bà “an cư, lạc nghiệp”, yên tâm hơn khi mưa lũ về. Hay sự cố môi trường biển, dù nguồn vốn hỗ trợ chuyển đổi sinh kế Trung ương chưa về, song việc chuyển đổi sinh kế của người dân không vì thế mà ngưng lại. NHCSXH đã chủ động phối hợp cùng các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức hội, đoàn thể đẩy mạnh cho vay giải quyết việc làm giúp người dân mua sắm ngư lưới cụ vươn khơi, bám biển.

Chúng tôi tới thăm gia đình anh Hồ Sỹ Lương ở thôn Thượng Đức khi anh đang kiểm tra các vằng lưới chuẩn bị cho chuyến ra biển chiều tối. Một đời bám biển, dù nay biển không còn mang lại cuộc sống khấm khá như trước, nhưng hai vợ chồng anh vẫn chẳng thể rời bỏ. Chị Trần Thị Tám (vợ anh) cho biết, cũng như bao cặp vợ chồng ở làng chài này, mỗi sớm mai chị vẫn chờ chồng đi biển về để mang cá, tôm ra chợ bán. Trước đây, khi chưa có sự cố môi trường biển, mỗi tháng thu nhập của gia đình đạt khoảng 20 - 30 triệu đồng nhưng nay giảm đi chỉ còn 7 - 8 triệu đồng. Ít nhưng vẫn phải làm vì gia đình không có đất canh tác, chuyển nghề kinh doanh cũng không dễ, lại thiếu vốn. Vì vậy, số tiền 110 triệu đồng được đền bù cùng tiền vay của NHCSXH, gia đình chị đầu tư thêm ngư lưới cụ, cải tạo con thuyền để vươn khơi, ổn định cuộc sống.

Nhìn lại hành trình 15 năm của NHCSXH, Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch, ông Trần Quang Vũ, nhìn nhận, NHCSXH đã góp phần cùng với huyện thực hiện chủ trương giảm nghèo, tạo việc làm, cải thiện cuộc sống cho tầng lớp nhân dân có thu nhập thấp, bộ phận dân cư ở các vùng miền khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

Với phương châm tranh thủ tối đa nguồn vốn từ Trung ương, tích cực huy động vốn từ ngân sách địa phương, huy động vốn từ Tổ Tiết kiệm và vay vốn và tiết kiệm từ dân cư, đến nay, tổng dư nợ của NHCSXH Bố Trạch đạt 431,341 tỷ đồng, tăng 399,719 tỷ đồng so với năm 2002, nợ quá hạn và nợ khoanh 639 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,15%/ tổng dư nợ.

Nhìn lại 15 năm triển khai thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi, đồng vốn cho vay của NHCSXH đã và đang phát huy hiệu quả. Với 15 chương trình tín dụng đang triển khai, đến nay, đã có 79.537 lượt hộ gia đình được vay vốn, tạo việc làm cho 30.000 lao động; 41.029 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn; 2.496 lao động vay vốn đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài; 10.970 học sinh, sinh viên có điều kiện theo học tại các trường đại học, cao đẳng trung học chuyên nghiệp, 12.607 lượt hộ gia đình vay vốn nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn để xây dựng 25.000 công trình nước sạch

20

Page 21: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewGiá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn 2012 - 2015. Năm 2016 đạt 7,3 tỷ

và công trình vệ sinh, góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt, sức khỏe; 3.978 lượt hộ gia đình vay vốn hỗ trợ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn; 1.772 hộ gia đình nghèo vay vốn hỗ trợ làm nhà ở theo Quyết định 167/QĐ-TTg, 312 hộ gia đình vay vốn làm nhà ở phòng tránh bão lũ theo Quyết định 48/QĐ-TTg, qua đó đã giúp 70% số hộ yên tâm hơn khi mùa mưa lũ về, đóng góp tích cực vào việc giải quyết vấn đề an sinh xã hội trên địa bàn.

Những con số ấn tượng ấy đã góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm từ 24,0% (năm 2005) xuống còn 9,85% (năm 2016) theo chuẩn mới và cơ bản không còn hộ đói, không còn hộ ở nhà tạm. Đến cuối năm 2016, thu nhập bình quân đạt 31,1 triệu đồng/người, tăng gấp 10 lần so với năm 2002.

Những kết quả trên là nền tảng và động lực thôi thúc cán bộ NHCSXH huyện Bố Trạch làm tốt hơn nữa những kế hoạch mà Trung ương và tỉnh giao, góp phần đưa tín dụng chính sách không chỉ là chính sách giảm nghèo hiệu quả mà còn là điểm tựa để thực hiện các mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của huyện Bố Trạch. Về đầu trang

II. Xã hội

1. Bão số 11 bẻ hướng xuống miền Trung(News.zing.vn 15/10; TTXVN/Tin Tức Online 15/10; Dân Việt 15/10, Triệu Quang; VTVNews 15/10; Quân Đội Nhân Dân Online 15/10; Công Lý Online 16/10; Giao Thông Online 16/10; Thanh Niên 16/10, tr5; Công An Nhân Dân 16/10, tr1; Văn Hóa 16/10, tr4; Tuổi Trẻ 16/10, tr5; Tiền Phong 16/10, tr2; Quân Đội Nhân Dân 16/10, tr3)

Sau khi quét qua khu vực đảo Hải Nam và bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) rạng sáng ngày 16/10, bão số 11 sẽ hướng xuống khu vực Bắc Trung Bộ.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương, chiều 15/10, tâm bão số 11 (tên quốc tế Khanun) cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 200 km về phía đông đông bắc với sức gió đạt cấp 13 (khoảng 135-150 km/h), giật cấp 16.

Đêm nay và ngày mai bão liên tục thay đổi hướng di chuyển. Cơn bão sau khi quét qua giữa đảo Hải Nam và bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) thì di chuyển dọc theo đảo Hải Nam, hướng xuống các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Đến 16h ngày 16/10, tâm bão đi ở vùng biển cách đảo Bạch Long Vĩ khoảng 110 km về phía đông đông nam, sức gió giảm còn cấp 9 (75-90km/h), giật cấp 13.

Vị trí và hướng di chuyển của bão số 11 trong bản tin dự báo chiều 15/10. Ảnh: NCHMF

21

Page 22: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewGiá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn 2012 - 2015. Năm 2016 đạt 7,3 tỷ

24 đến 48 giờ tiếp theo, bão đi được 5-10 km sau đó suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 16h ngày 17/10, tâm áp thấp nhiệt đới ở vùng biển Quảng Bình - Quảng Trị.

Ảnh hưởng của bão, khu vực bắc Biển Đông có mưa, gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-13, giật cấp 16. Vùng biển vịnh Bắc Bộ gió mạnh cấp 6-7.

Từ đêm nay, phía bắc Vịnh Bắc Bộ (bao gồm các đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ) có gió mạnh dần lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 13. Vùng biển Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 11 kết hợp với không khí lạnh tăng cường, từ đêm nay đến hết ngày 17/10, các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa vừa, riêng phía Đông Bắc Bộ mưa lớn, tổng lượng phổ biến 50-100 mm, phía đông có nơi trên 150 mm.

Ảnh hưởng của rìa phía tây nam hoàn lưu bão số 11, khu vực giữa và nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển Bình Thuận - Cà Mau, Cà Mau - Kiên Giang mưa rào và dông, gió tây nam cấp 6, trong cơn dông giật cấp 7-9. Về đầu trang https://news.zing.vn/bao-so-11-be-huong-xuong-mien-trung-post787685.html

2. Diễn biến mới nhất về tình hình hồ chứa nước(Moitruong.net.vn 16/10, An An)

Hiện nay, trong số 162 hồ cập nhật thông tin, có 36 hồ xả qua tràn, lưu lượng về hồ thủy điện các khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung dao động nhẹ, các hồ vận hành bình thường.

Cụ thể, theo báo cáo ngày 16/10/2017 của Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Công thương: Trong số 162 hồcập nhật thông tin, có 36 hồ xả qua tràn, lưu lượng về hồ thủy điện các khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung dao động nhẹ, các hồ vận hành bình thường

Hồ chứa thủy lợi: Theo báo cáo ngày 15/10/2017 của Tổng cục Thủy lợi, tình hình hồ chứa thủy lợi như sau: Các tỉnh Bắc Bộ: tổng số 2.984 hồ (286 hồ chứa lớn, 2.698 hồ chứa nhỏ).

Các hồ lớn mực nước cơ bản đã đạt hoặc xấp xỉ MNDBT; các hồ có tràn tự do tại Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Thái Nguyên đang tràn; một số hồ có cửa van đang vận hành xã lũ bao gồm hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) xả 100 m3/s, hồ Yên Lập (Quảng Ninh) xả 25 m3/s.

22

Page 23: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewGiá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn 2012 - 2015. Năm 2016 đạt 7,3 tỷ

Các hồ chứa nhỏ mực nước cơ bản đã đạt hoặc xấp xỉ MNDBT. Có 138 hồ chứa xung yếu (64 hồ lớn, 74 hồ nhỏ).

Các tỉnh Bắc Trung Bộ: tổng số 1.920 hồ (132 hồ chứa lớn, 1.788 hồ chứa nhỏ). Các hồ chứa lớn: Có 102/132 hồ đã đạt hoặc xấp xỉ MNDBT, trong đó: Thanh Hóa 26/26 hồ, Nghệ An 33/37 hồ; Hà Tĩnh 27/29 hồ; Quảng Bình 10/19 hồ; Quảng Trị 5/13 hồ, Thừa Thiên Huế 1/8 hồ. Còn lại mực nước còn thấp hơn MNDBT từ 0,5 – 1m. Trong tổng số 32 hồ có cửa van, hiện có 7 hồ đang xả nước.

Các hồ chứa nhỏ: các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị hầu hết các hồ mực nước đã đạt hoặc xấp xỉ MNDBT (1741 hồ); tại Thừa Thiên Huế các hồ đạt trung bình 60-80% dung tích thiết kế.

Các hồ chứa xung yếu: Có 83 hồ chứa xung yếu (15 hồ lớn, 68 hồ nhỏ). Các tỉnh có nhiều hồ xung yếu như: Thanh Hóa 20 hồ, Nghệ An 19 hồ, Hà Tĩnh 16 hồ,…

Hiện nay, các hồ chứa bị sự cố tại Thanh Hóa (hồ Ông Già, đập Cồ Bương, hồ Đập Cầu) đã được địa phương khắc phục, đảm bảo an toàn; đập hồ Cháu Mè, hồ Rộc Cốc (Hòa Bình) và đập Trại Gà (Nghệ An) đã mở rộng tràn để hạ thấp mực nước. Về đầu tranghttp://moitruong.net.vn/dien-bien-moi-nhat-ve-tinh-hinh-ho-chua-nuoc/

3. Thí sinh Hoa hậu hòa bình thế giới 2017 tặng quà cho trường khuyết tật(Sài Gòn Giải Phóng Online 13/10, Minh Phong; Toquoc.vn 13/10; Giáo Dục & Thời Đại Online 14/10)

Chiều 13-10, 76 thí sinh cuộc thi Hoa hậu hòa bình thế giới 2017 đã đến Trường khuyết tật xã Quảng Xuân (Quảng Trạch) tặng quà cho trẻ khuyết tật.

Tại đây, đại diện Tập đoàn Trường Thịnh, đơn vị tổ chức địa điểm vòng thi trang phục dân tộc đã trao 200 triệu đồng ủng hộ Trường khuyết tật xã Quảng Xuân, các hoa hậu cũng đại diện tặng 100 triệu đồng là tiền phúc lợi trích từ lương của cán bộ công nhân viên tập đoàn này đến 50 hộ

nghèo trong xã ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 10.

Các hoa hậu đã chuyển 300 triệu đồng đến xã Quảng Xuân gồm 200 triệu cho Trường khuyết tật và 100 triệu đồng cho 50 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề sau bão

23

Page 24: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewGiá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn 2012 - 2015. Năm 2016 đạt 7,3 tỷ

Ngoài ra các hoa hậu hòa bình thế giới đã thăm một lớp học khuyết tật, nơi các em bị khiếm thính, khiếm thị, câm điếc, ảnh hưởng chất độc da cam. Có hoa hậu bật khóc với phát biểu rằng các trẻ em khuyết tật thật hồn nhiên mà không suy nghĩ mình đang rất thiệt thòi.

Ông Dương Minh Hợi, Phó Bí thư Đảng ủy xã Quảng Xuân cho biết, Trường khuyết tật Quảng Xuân quy tụ hơn 133 cháu bị nhiễm chất độc da cam, khuyết tật nặng trên toàn huyện về nuôi dạy từ 20 năm nay. Trường hoạt động nhằm giúp đỡ các cháu khuyết tật hòa nhập cộng đồng. Địa phương là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 10, việc các hoa hậu Hòa bình thế giới đến thăm, tặng quà là nguồn động viên to lớn đối với người dân vùng bão cũng như Trường khuyết tật Quảng Xuân.

Thí sinh Hoa hậu hòa bình thế giới 2017 tặng quà cho trường khuyết tật ảnh 3Các hoa hậu đã chuyển 300 triệu đồng đến xã Quảng Xuân gồm 200 triệu cho Trường khuyết tật và 100 triệu đồng cho 50 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề sau bão. Về đầu trang http://www.sggp.org.vn/thi-sinh-hoa-hau-hoa-binh-the-gioi-2017-tang-qua-cho-truong-khuyet-tat-475344.html

4. Miss Grand International 2017: Thú vị khi trượt cát(Giáo Dục & Thời Đại Online 14/10, Vĩnh Quý)

Ngày 13/10, sau cuộc thi trình diễn trang phục dân tộc, các thí sinh Miss Grand International 2017 tiếp tục được trải nghiệm khi họ tham gia trượt cát tại đồi cát Quang Phú (Đồng Hới).

Nhiều thí sinh đến từ Thái Lan, và các nước châu Âu, châu Mỹ rất thích thú môn thể thao trượt cát này.

Thí sinh đến từ Nga chia sẻ: Tôi đến đây và thấy những đồi cát trải dài rất đẹp mắt, những hạt cát trắng tinh và rất mịn làm tôi cực kỳ thích thú. Mặc dù khi vận động lên đồi cát thì khá là mệt nhưng được trượt xuống dưới cảm giác tôi rất hứng thú, một cảm giác không thể nào diễn tả được. Rất, rất thích khi được chơi môn trượt cát của quê hương các bạn...

Ông Trần Xuân Cương, thư ký Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Bình, giám đốc công ty TNHH Netin chuyên khai thác các tour du lịch cho biết, trượt cát tại đồi cát Quang Phú này rất được sự quan tâm của nhiều du khách trong nước và

24

Page 25: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewGiá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn 2012 - 2015. Năm 2016 đạt 7,3 tỷ

Quốc tế. Đây là sản phẩm du lịch vận dụng được triệt để ưu thế tự nhiên của tỉnh Quảng Bình có được.

Là công ty đầu tiên tổ chức thử nghiệm việc trượt cát này, nhiều du khách mỗi khi đến Quảng Bình đều có nhu cầu tham gia trò chơi trượt cát này. Chúng tôi đang còn cố gắng để hoàn thiện hơn nữa sản phẩm du lịch này nhằm khai thác tốt hơn những ưu thế mà thiên nhiên ban tặng cho Quảng Bình... Về đầu tranghttp://giaoducthoidai.vn/van-hoa/miss-grand-international-2017-thu-vi-khi-truot-cat-3902503-c.html

5. Huyền My xuất sắc vươn lên vị trí thứ hai phần thi Trang phục dân tộc(Ngoisao.vn 15/10; Nguoiduatin.vn 16/10; News.zing.vn 16/10; Giao Thông Online 16/10)

Ban tổ chức chính thức công bố Top 15 thí sinh có trang phục dân tộc với số điểm bình chọn cao nhất tính đến thời điểm này. Á hậu Huyền My xuất sắc vươn lên vị trí thứ 2.

Vòng thi Trang phục dân tộc trong khuôn khổ cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2017 (Miss Grand International) đã

diễn ra tại Quảng Bình vào tối 12/10. Huyền My là Đại diện của Việt Nam tham dự cuộc thi năm nay. Đây là vòng thi mà khán giả luôn đợi chờ để được ngắm trang phục truyền thống của nước nhà cũng như nước bạn.

Tại phần thi này, Huyền My đã lựa chọn cho mình chiếc áo dài đỏ rực của NTK Ngô Nhật Huy để trình diễn. Được biết, bộ trang phục dân tộc lấy ý tưởng hoa văn và pháp lam cung đình Huế làm chủ đạo.

Miss Grand International, Huyền My, Á hậu Miss Grand International,Hoa hậu,sao ViệtMiss Grand International, Huyền My, Á hậu Miss Grand International,Hoa hậu,sao ViệtÁ hậu Huyền My trong phần thi trang phục dân tộc.

Mới đây, BTC chính thức công bố Top 15 thí sinh có trang phục dân tộc có số điểm bình chọn cao nhất tính đến thời điểm này. Á hậu Huyền My của Việt Nam xuất sắc vươn lên vị trí thứ 2. Dẫn đầu Top 15 là đại diện Indonesia. Kết quả này dựa vào lượt like và share của khán giả trên trang Facebook chính của cuộc thi. Theo quy định, một lượt like sẽ được tính là 1 điểm còn lượt share được quy ra 3 điểm. Về đầu trang

25

Page 26: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewGiá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn 2012 - 2015. Năm 2016 đạt 7,3 tỷ

https://ngoisao.vn/hau-truong/hoa-hau/huyen-my-xuat-sac-vuon-len-vi-tri-thu-hai-phan-thi-trang-phuc-dan-toc-231124.htm

6. Sơn Đoòng giữa lòng phố(Tiền Phong 15/10, tr11, Giang Thanh; Tiền Phong Online 15/10, Giang Thanh)

Không phải bỏ chi phí cả chục triệu đồng, cũng không phải vất vả cả tuần trời, người dân Đà Nẵng có thể “thám hiểm” hang Sơn Đoòng một cách chân thực và sinh động mà chỉ mất khoảng... 45 phút tại Triển lãm thực tế ảo về Sơn Đoòng do dự án Save Son Doong tổ chức tại Không gian chia sẻ S.Hub (Thư viện Tổng hợp Đà Nẵng).

Trong phòng thực tế ảo của S.Hub, 20 khách tham quan đang đắm mình trong không gian hùng vĩ của hang Sơn Đoòng qua những cặp kính thực tế ảo VR. Bằng công nghệ này, khách tham quan có thể tự mình “thám hiểm” hang Sơn Đoòng, tận mắt chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ giữa tiếng suối chảy róc rách, tiếng chim hót líu lo... Sơn Đoòng hiện lên chân thực và sinh động với những hang động to lớn, những khối thạch nhũ khổng lồ, những khu rừng nguyên sinh xanh mướt len lỏi,... Xuyên suốt quá trình thám hiểm, khách tham quan còn được nghe giới thiệu những thông tin thú vị và bổ ích về Sơn Đoòng - hang động lớn nhất Việt Nam. Mọi người liên tục xoay trái, xoay phải, ngó nghiêng sau trước để ngắm nhìn toàn cảnh của hang. Đôi lúc, những tiếng ồ à, những lời trầm trồ thán phục vang lên phá vỡ không gian tĩnh lặng.

Kết thúc hành trình thám hiểm của mình, Vincent Pauls (quốc tịch Mỹ) đã thốt lên: “Tuyệt vời!”. Tình cờ biết về triển lãm qua một người bạn Việt Nam, Vincent đã bị “đánh gục” bởi vẻ đẹp của Sơn Đoòng sau khi trải nghiệm tại triển lãm. “Các bạn có một hang động tuyệt đẹp và vô giá. Qua những hình ảnh 360o, tôi thấy được vẻ đẹp tuyệt vời và đáng kinh ngạc của Sơn Đoòng. Tôi thực sự muốn khám phá nó ngay lập tức”, Vincent háo hức. Đến với triển lãm từ rất sớm, Lê Viết Vỹ (SV năm nhất ĐH Duy Tân) vẫn chưa hết thảng thốt sau khi kết thúc hành trình thú vị của mình. “Mình nghe rất nhiều về Sơn Đoòng nhưng chỉ qua hình ảnh trên sách, báo và Internet. Các tour thám hiểm Sơn Đoòng có chi phí lớn và đòi hỏi sức khỏe tốt nên mình khó có cơ hội tham gia. Triển lãm này đã cho mình được chiêm ngưỡng Sơn Đoòng thật gần và thật chân thật”, Vỹ nói.

Theo Lê Nguyễn Thiên Hương (30 tuổi, tổ chức Save Son Doong), những hình ảnh trong triển lãm đều do nhiếp ảnh gia người Thụy Điển Martin Edstrom thực hiện trong một chuyến thám hiểm hang Sơn Đoòng. Sau đó, Martin đã sử dụng công nghệ thực tế ảo. “Khi thực hiện bộ ảnh thực tế ảo về Sơn Đoòng, nhóm Martin mong muốn mọi người đều có thể chiêm ngưỡng và trải nghiệm kì quan thiên nhiên này.

26

Page 27: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewGiá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn 2012 - 2015. Năm 2016 đạt 7,3 tỷ

Bởi vậy, khi Save Son Doong ngỏ lời muốn tổ chức triển lãm, Martin đã rất vui vẻ đồng ý và cho tụi mình toàn quyền sử dụng bộ ảnh thực tế ảo về hang Sơn Đoòng với mục đích phi lợi nhuận”, Thiên Hương cho biết. Bên cạnh đó, để người xem hiểu hơn về hang Sơn Đoòng, dự án đã thực hiện các phần nội dung thuyết minh để hướng dẫn người xem. “Những thông tin này đều là những đánh giá của các nhà khoa học trong và ngoài nước về Sơn Đoòng, tụi mình chỉ viết lại theo ngôn ngữ dân dã nhất để mọi người có thể hiểu được”, Thiên Hương chia sẻ.

Bên cạnh không gian triển lãm thực tế ảo, Save Son Doong còn mang đến những thước phim thú vị về hành trình khám phá Sơn Đoòng của các nhà thám hiểm do kênh National Geographics thực hiện. “Đây là bộ phim chân thực về hành trình khó khăn để khám phá ra hang Sơn Đoòng. Trong đó cũng có nhiều thông tin khoa học về Sơn Đoòng, đồng thời, cảnh báo những nguy cơ khi con người can thiệp vào cảnh quan tự nhiên nguyên sơ này”, Thiên Hương nói thêm.

Qua đó, Save Son Doong muốn mọi người hiểu hơn về những giá trị của Sơn Đoòng, đồng thời, chung tay bảo vệ cảnh quan này trước những nguy cơ. “Phải được nhìn thấy, chiêm ngưỡng và tìm hiểu thì mọi người mới có thể hiểu được thông điệp mà tụi mình mang đến. Trước đây, Save Son Doong từng tổ chức rất nhiều triển lãm ảnh, những buổi chiếu phim về Sơn Đoòng. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên tụi mình mang Sơn Đoòng đến với mọi người bằng công nghệ thực tế ảo”, Thiên Hương bộc bạch.

Dự án Save Son Doong bắt đầu từ tháng 10/2014 nhằm kêu gọi bảo vệ sự nguyên vẹn của hang Sơn Đoòng và ngăn chặn sự tác động của con người lên cảnh quan tự nhiên này. Đến nay, dự án có khoảng 40 tình nguyện viên trên cả nước, thường xuyên tổ chức các hoạt động triển lãm, hội thảo, chia sẻ về Sơn Đoòng. Tháng 5/2016, trong buổi nói chuyện của cựu tổng thống Mỹ Obama với các thủ lĩnh trẻ của Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á (YSEALI) tại TP Hồ Chí Minh, Lê Nguyễn Thiên Hương đã giới thiệu về Dự án Save Son Doong và nhận được sự quan tâm của cựu tổng thống Mỹ.

Triển lãm thực tế ảo về Sơn Đoòng thu hút sự quan tâm của người dân Đà Nẵng ở mọi độ tuổi. Trên facebook, sự kiện này cũng thu hút sự quan tâm của 1.700 người dùng. Các suất triển lãm liên tục từ 9g đến 17g đều hết vé. Trước đó, trong ngày 13/10, 500 em học sinh cấp 2 trên địa bàn cũng được tận hưởng trải nghiệm thú vị này. Trong thời gian tới, Save Son Doong dự định mang Sơn Đoòng đến với Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

“Vì hoạt động dựa vào kinh phí từ crownfunding (gây quỹ cộng đồng) và bán áo #savesondoong nên tụi mình khá khó khăn về chi phí. Để tiếp tục mang Sơn Đoòng đến gần hơn với tất cả mọi người, tụi mình sẽ tiếp tục xin sự hỗ trợ từ Không gian chia sẻ S.Hub và một số đại sứ quán - những địa điểm miễn phí - để có thể tổ chức các triển lãm tiếp theo”, Thiên Hương cho biết. Về đầu trang

27

Page 28: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewGiá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn 2012 - 2015. Năm 2016 đạt 7,3 tỷ

https://www.tienphong.vn/gioi-tre/son-doong-giua-long-pho-1198019.tpo

7. Báo ngoại gợi ý 10 điểm check-in “hot” nhất Việt Nam(Khoa Học & Phát Triến Online 15/10)

Vinh Hạ Long, thành phố Huế, phố cổ Hội An, Sapa, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đồi cát Mũi Né, hang Sơn Đoòng, thánh địa Mỹ Sơn, Sơn Đoòng, thành phố Hồ Chí Minh là 10 điểm check-in “hot” nhất Việt Nam do tờ VGD bầu chọn.

Hang Sơn Đoòng tọa lạc tại xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đây là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới, nằm trong quần thể hang động Phong Nha-Kẻ Bàng. Hang là một phần của hệ thống ngầm nối với hơn 150 động khác ở Việt Nam gần biên giới với Lào. Thời báo New York (Mỹ) xếp hang Sơn Đoòng vào vị trí thứ 8 trong 52 địa danh trong danh sách những nơi nên đến năm 2014. Về đầu trang http://khoahocphattrien.vn/kham-pha/kinh-ngac-truoc-ve-dep-cua-suoi-nuoc-mooc/20171013105837907p1c879.htm

8. LĐLĐ Quảng Bình tặng hoa các doanh nghiệp nhân ngày Doanh nhân Việt Nam(Lao Động Online 13/10, Lê Phi Long)

Nhân Tháng hành động vì sự phát triển của doanh nghiệp và Ngày Doanh nhân Việt Nam (13.10), LĐLĐ tỉnh Quảng Bình đã thể hiện nhiều sự quan tâm đến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, ngày 13.10 LĐLĐ tỉnh Quảng Bình đã cử 2 đoàn đến thăm hỏi, tặng quà, chúc mừng Công ty Điện lực Quảng Bình, Công ty Viễn thông Quảng Bình, Công ty CP Dược phẩm

Quảng Bình, Công ty Xăng Dầu Quảng Bình, Công ty TNHH MTV Lâm Công nghiệp Long Đại, Công ty CP Lệ Ninh, Công ty CP Môi trường và Phát triển đô thị Quảng Bình, Công ty may S&D, Công ty may Thăng Long và Công ty TNHH Hoàng Huy Toàn.

Các doanh nghiệp mà LĐLĐ tỉnh Quảng Bình đến thăm gồm nhiều thành phần, gồm các doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần và các doanh nghiệp tư nhân.

Chủ tịch LĐLĐ Quảng Bình Nguyễn Lương Bình tặng hoa, chúc mừng Công ty Xăng dầu Quảng Bình.

28

Page 29: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewGiá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn 2012 - 2015. Năm 2016 đạt 7,3 tỷ

Trong số các doanh nghiệp đến thăm, có nhiều doanh nghiệp và người lao động vừa chịu nhiều thiệt hại do hậu quả cơn bão số 10 vừa xảy ra trên địa bàn.

Tại các nơi đến thăm, lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Quảng Bình đã ghi nhận những đóng góp của doanh nghiệp trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động trên địa bàn, đồng thời mong muốn lãnh đạo doanh nghiệp tiếp tục có những sự quan tâm hơn nữa, tổ chức công đoàn sẽ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp vì người lao động. Về đầu trang https://laodong.vn/cong-doan/ldld-quang-binh-tang-hoa-cac-doanh-nghiep-nhan-ngay-doanh-nhan-viet-nam-569901.ldo

9. Doanh nghiệp FDI ủng hộ đồng bào miền trung 1,5 tỷ đồng(Nhân Dân Online 13/10, Thiên Vương; TTXVN/Tin Tức Online 13/10; Lao Động Online 15/10)

Chiều 13-10, ông Đinh Sỹ Phúc, Chủ tịch Công đoàn Công ty TaeKwang Vina, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư Hàn Quốc, có trụ sở tại Khu công nghiệp Biên Hòa 2, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cho biết, lãnh đạo Công ty TaeKwang Vina đã quyết định chi 1,5 tỷ đồng ủng hộ người dân hai tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, để góp phần khắc phục hậu quả bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 10 gây ra.

Theo ông Phúc, số tiền ủng hộ người dân được trích từ lợi nhuận của doanh nghiệp, không phải do cán bộ công nhân công ty đóng góp. Trước đó, khi thấy tình hình thiệt hại do bão lũ gây ra đối với người dân miền trung vừa qua, giới chủ Công ty TaeKwang Vina mong muốn chung tay để góp phần giúp người dân miền trung vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống.

Được biết, ngày 16-10, lãnh đạo Công ty TaeKwang Vina sẽ gặp đại diện UBND tỉnh Đồng Nai để trao số tiền trên. Hiện, doanh nghiệp đang liên hệ với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Đồng Nai để làm các thủ tục liên quan.

Công ty TaeKwang Vina là doanh nghiệp Hàn Quốc, đầu tư vào Việt Nam từ năm 1994, hiện có hơn 32 nghìn công nhân lao động. Về đầu tranghttp://nhandan.com.vn/xahoi/nhan-ai/item/34388002-doanh-nghiep-fdi-ung-ho-dong-bao-mien-trung-1-5-ty-dong.html

10. Đoàn Kinh tế Quốc Phòng 79 hỗ trợ 'đất lũ' Lệ Thủy(Pháp Luật Việt Nam Online 14/10, Hoàng Mai)

Ngoài hỗ trợ nhiều tấn gạo, đoàn đã huy động lực lực lượng bộ đội tham gia dựng nhà, tu sửa khơi mương

29

Page 30: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewGiá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn 2012 - 2015. Năm 2016 đạt 7,3 tỷ

cống rãnh, vệ sinh đường làng ngõ xóm giúp người dân, đồng thời tuyên truyền phòng chống dịch bệnh sau bão.

Đoàn kinh tế - quốc phòng 79 (Đoàn 79) thuộc Binh đoàn 15, thành lập ngày 15-10-2005, tại huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Tháng 8/2009, Đoàn 79 hành quân ra Quảng Bình để thực hiện dự án kinh tế - an ninh quốc phòng vùng biên giới Tây Nam huyện Lệ Thủy. Những người lính từ Tây Nguyên không quản vất vả cùng đồng bào dân tộc Vân Kiều nơi miền tây Quảng Bình vượt qua nhiều khó khăn, đặc biệt khi cơn bão số 10 tàn phá.

Sau cơn bão số 10, 3 xã Ngân Thủy, Kim Thủy, Lam Thủy của huyện Lệ Thủy bị thiệt hại nặng nề, 463 ngôi nhà sụp đổ, tốc mái, chủ yếu đều của bà con dân tộc Vân Kiều. Trong đó 160 căn là của cán bộ công nhân viên đơn vị Đoàn 79.

Đoàn Kinh tế quốc phòng 79 đã kịp thời hỗ trợ cho 3 xã trên 5 ngàn kg gạo (trong đó 12 hộ bị sập hoàn toàn, mỗi hộ được hỗ trợ 30kg gạo); huy động toàn bộ lực lực lượng bộ đội tham gia dựng nhà, tu sửa khơi mương cống rảnh vệ sinh đường làng ngõ xóm giúp bà con, đồng thời tuyên truyền phòng chống dịch bệnh sau bão.

Sau 12 năm thành lập và 08 năm đóng quân trên địa bàn vùng Tây Nam Lệ Thủy, Đoàn 79 đã không ngừng vượt khó vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, giúp bà con lao động, sản xuất, đảm bảo củng cố quốc phòng - an ninh trên địa bàn khu vực biên giới. Về đầu trang http://baophapluat.vn//tin-tuc-tinh-thanh/doan-kinh-te-quoc-phong-79-ho-tro-dat-lu-le-thuy-360664.html

11. Lợp lại mái cho trường tiểu học bị bão số 10(Tuổi Trẻ 15/10, tr3; Tuổi Trẻ Online 13/10)

Chiều 14-10, báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn Quảng Bình đưa gần 2.000m2 tôn về vùng bão Quảng Trạch (Quảng Bình) để lợp lại mái cho Trường tiểu học xã Quảng Tùng và 20 hộ dân bị tốc mái sau bão số 10. Toàn bộ số tôn nói trên do Công ty tôn Phương Nam tài trợ.

Nói về việc tài trợ tôn cho Trường tiểu học Quảng Tùng cùng các hộ dân bị ảnh hưởng sau bão, ông Đỗ Tấn Cường - phó phòng thị trường Công ty tôn Phương Nam - cho biết: "Chúng tôi chỉ mong chia sẻ phần nhỏ khó khăn với các hộ dân cũng như các em học sinh. Nhất là khi vùng này có thể sắp đón thêm một cơn bão nữa".

Ông Tưởng Thanh Tĩnh - phó chủ tịch UBND xã Quảng Tùng - cũng nói mấy hôm nay chính quyền xã rất lo lắng bởi thông tin cơn bão số 11 sắp tới lại có thể vào Quảng Bình. Một số nhà dân bị bão số 10 làm bay mái vẫn chưa lợp lại được, nay lại đang có nguy cơ hứng chịu thêm một cơn bão mới. Về đầu trang

30

Page 31: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewGiá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn 2012 - 2015. Năm 2016 đạt 7,3 tỷ

12. Đã có 04 tỉnh hoàn thành tổ chức Đại hội TDTT cấp tỉnh(Thethaovietnam.vn 16/10, Hoàng Anh)

Đến nay đã có 04 tỉnh hoàn thành tổ chức Đại hội TDTT cấp tỉnh, là: Tp. Hải Phòng (1/9/2017), Quảng Bình (10/9/2017), Khánh Hòa (29/9/2017) và Tp. Hà Nội (7/10/2017). Thực hiện Hướng dẫn số 3566/HD-BVHTTDL ngày 07 tháng 9 năm 2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp tiến tới Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VIII năm 2018 trong thời gian qua Tổng cục Thể dục thể thao đã chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả Hướng dẫn trên cụ thể. Ở cấp Trung ương, Tổng cục Thể dục thể thao đã chỉ đạo tất cả các địa phương triển khai thực hiện theo đúng hướng dẫn, cử các chuyên viên Vụ TDTT Quần chúng theo dõi tình hình triển khai xây dựng các văn bản hướng dẫn, kế hoạch tổ chức Đại hội TDTT các cấp của các địa phương, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các địa phương báo cáo kết quả tổ chức Đại hội TDTT của địa phương mình.

Ở cấp địa phương, đến thời điểm hiện nay, Tổng cục Thể dục thể thao đã nhận được các loại văn bản của 63 địa phương về triển khai Đại hội Thể dục thể thao các cấp. Trong đó 13 địa phương đã có văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, 45 địa phương có văn bản hướng dẫn tổ chức Đại hội các cấp, 60 địa phương đã có kế hoạch tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp (còn các tỉnh Phú Yên, Thái Nguyên, Tp. Đà Nẵng chưa gửi), 53 địa phương đã ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo, Ban tổ chức Đại hội Thể dục thể thao cấp tỉnh, 38 địa phương đã ban hành Điều lệ Đại hội Thể dục thể thao cấp tỉnh. Theo báo cáo tiến độ tổ chức Đại hội TDTT các cấp của các địa phương đến nay đã có 23 tỉnh hoàn thành tổ chức Đại hội TDTT cấp xã, 04 tỉnh, thành phố đã tổ chức Đại hội TDTT cấp tỉnh là: Tp. Hải Phòng (1/9/2017), Quảng Bình (10/9/2017), Khánh Hòa (29/9/2017) và Tp. Hà Nội (7/10/2017). Ngay từ đầu năm 2017, nhiều địa phương đã tổ chức tập huấn cho các cán bộ, công chức, cộng tác viên thể dục thể thao từ cấp xã đến tỉnh để thống nhất triển khai các nội dung của Đại hội Thể dục thể thao gắn với cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, Ngày chạy Olympic và sức khỏe toàn dân và triển khai thực hiện Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến 2020; triển khai thực hiện Quy hoạch, Kế hoạch dài hạn thực hiện Chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến 2020 và các chương trình xây dựng đời sống văn hóa - thể thao ở cơ sở như: Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Thực hiện Nghị quyết 16/NQ-CP của Chính phủ triển khai Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị.

31

Page 32: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewGiá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn 2012 - 2015. Năm 2016 đạt 7,3 tỷ

Tổng cục Thể dục thể thao đã phối hợp với các địa phương: Thái bình, Nghệ An, Cần Thơ, Thái Nguyên, Bình Phước, Ninh Thuận, Bà rịa – Vũng tàu và Phú Thọ tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, cộng tác viên thể dục thể thao cơ sở về các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực TDTT, phương pháp xây dựng kế hoạch, điều lệ, hướng dẫn cách thức tổ chức tập luyện, thi đấu TDTT cơ sở, hướng dẫn tổ chức Hội thao, Hội thi, Đại hội TDTT cơ sở... tham dự các lớp tập huấn có hơn 1.600 cán bộ, công chức thể dục thể thao các cấp. Ngoài ra các địa phương khác đã chủ động mở lớp tập huấn riêng như: Quảng Ninh, Lạng Sơn,. Cơ sở vật chất, sân bãi, trang thiết bị thi đấu được sửa chữa, nâng cấp phục vụ cho việc tập luyện và thi đấu của nhân dân. Theo báo cáo của các địa phương đã có gần 600 công trình TDTT, sân tập TDTT được cải tạo, sửa chữa, nâng cấp. Đại hội TDTT cấp xã thường tổ chức với quy mô từ 5 - 7 môn, trong đó có từ 2 - 3 môn thể thao dân tộc, trò chơi vận động dân gian, bình quân mỗi Đại hội TDTT cấp xã thu hút khoảng 200 - 250 cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên tham dự. Kinh phí chi cho 1 Đại hội TDTT cấp xã khoảng 25 - 30 triệu đồng, các biệt có nơi tới gần 100 triệu đồng như Đà Nẵng, Bình Dương, trên 70 triệu đồng như ở Thái Bình, Bà rịa Vũng tàu, trong đó việc huy động từ nguồn kinh phí xã hội hóa chiến khoảng 25 – 40%, có tỉnh huy động 50 – 60% nguồn kinh phí xã hội hóa như: Lạng Sơn 52%, Quảng Trị 60%, Thái Bình 50%, Tuyên Quang 52%. Thông qua việc tổ chức Đại hội TDTT cấp xã đã nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tác dụng của TDTT trong lãnh đạo, nhân dân, thu hút được đông đảo người dân tham gia hưởng ứng cổ vũ, động viên và tham gia tập luyện, thi đấu thể thao. Thông qua việc tổ chức Đại hội TDTT số lượng và chất lượng hoạt động của các câu lạc bộ TDTT ở cơ sở tăng, thu hút đông đảo nhân dân tới tham gia tập luyện TDTT thường xuyên. Đầu tư của toàn xã hội cho hoạt động TDTT cũng tăng hơn so với những năm trước. Hiện nay đã có một số địa phương tổ chức xong Đại hội TDTT cấp huyện như Khánh Hòa, Quảng Bình, Ninh Thuận, Hải Phòng, Bắc Giang, Hà Nội ... theo báo cáo sơ bộ của các địa phương đến hết quý III năm 2017 có khoảng 150/715 số huyện, thị xã đã tổ chức xong Đại hội TDTT và đến hết năm 2017 sẽ có khoảng 50% số tỉnh/thành tổ chức xong Đại hội TDTT cấp huyện. Số môn thi đấu tại Đại hội TDTT cấp huyện từ 8 – 12 môn, trong đó có từ 3 – 4 môn thể thao dân tộc, với khoảng 350 – 600 cán bộ, huán luyện viên, vận động viên tham gia thi đấu. Kinh phí chi cho 1 Đại hội TDTT cấp huyện khoảng 200 – 400 triệu đồng có nơi chi tới gần 1 tỷ đồng cho Đại hội TDTT cấp huyện. Nhiều quận, huyện tổ chức Đại hội TDTT cấp huyện rất tốt, thu hút đông đảo nhân dân thuộc nhiều đối tượng tham gia các hoạt động hưởng ứng, biểu diễn, diễu hành biểu dương lực lượng như các quận, huyện thuộc Hà Nội, Đại hội TDTT các cấp đã trở thành ngày hội của mọi tầng lớp nhân dân, có rất nhiều các sở, ban, ngành, trường học của tỉnh cũng tổ chức Đại hội TDTT của sở mình, ngành mình, qua việc tổ chức Đại hội TDTT các cấp cũng là dịp đẩy mạnh công tác tuyên truyền về TDTT.

32

Page 33: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewGiá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn 2012 - 2015. Năm 2016 đạt 7,3 tỷ

Hiện nay có 04 tỉnh hoàn thành tổ chức Đại hội TDTT cấp tỉnh, là: Tp. Hải Phòng (1/9/2017), Quảng Bình (10/9/2017), Khánh Hòa (29/9/2017) và Tp. Hà Nội (7/10/2017). Theo kế hoạch của các địa phương dự kiến trong năm 2017 còn một tỉnh sẽ tổ chức lễ khai mạc Đại hội TDTT cấp tỉnh là: Bắc Giang (15/10/2017), Tuyên Quang (4/11/2017), Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Cần Thơ, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Trị tổ chức trong quý IV/2017. Về đầu trang http://thethaovietnam.vn/the-thao/da-co-04-tinh-hoan-thanh-to-chuc-dai-hoi-tdtt-cap-tinh-365-256199.html

IV. Pháp luật - An ninh quốc phòng

1. Bắt giữ ôtô dùng biển số giả vận chuyển hàng lậu số lượng lớn(Lao Động Online 15/10, Lê Phi Long)

Ngày 15.10, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa phối hợp với lực lượng CSGT – Công an tỉnh phát hiện và bắt giữ một lượng lớn hàng lậu vận chuyển qua địa bàn.

Theo đó, khoảng 7h30 phút cùng ngày trên

Quốc lộ 1A đoạn qua địa phận xã Đại Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), khi kiểm tra ôtô tải mang BKS 89C-116.06 do Đặng Tuấn Anh (SN 1984, trú xã Chỉ đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) điều khiển theo hướng từ Nam ra Bắc đã phát hiện trên xe đang vận chuyển trái phép một lượng lớn hàng lậu.

Số hàng lậu bao gồm: 5.000 màng lọc dùng trong mặt nạ hiệu DOBU do nước ngoài sản xuất; 170 kg vải do nước ngoài sản xuất; 20 bộ điều khiển van nước tự động; 20 vòi tự động dùng cho chậu rửa; 20 ống xả thải dùng cho chậu rửa hiệu TOTO do Thái Lan và Trung Quốc sản xuất không có hóa đơn hay chứng từ được in, phát hành sử dụng và quản lý như hóa đơn; 175 chai keo và chất trám gốc hiệu Selsil loại PU 50 Sealant 300ml do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất; 300 kg hương liệu hiệu IBERCHEM do Tây Ban Nha và Trung Quốc sản xuất. Số hàng hoá trên không có hóa đơn chứng từ hợp pháp.

Ngoài ra, còn phát hiện và thu giữ 612 bộ áo quần trẻ em có dấu hiệu giả hiệu Carter’s, không có hóa đơn chứng từ kèm theo.

Ước tính lô hàng có trị giá khoảng 500 triệu đồng.

33

Page 34: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewGiá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn 2012 - 2015. Năm 2016 đạt 7,3 tỷ

Đặc biệt, lực lượng chức năng còn phát hiện các đối tượng trên xe dùng BKS giả 89C-116.95 để vận chuyển hàng lậu khi đi qua địa bàn.

Vụ việc đang được xử lý theo quy định của pháp luật. Về đầu trang https://laodong.vn/phap-luat/bat-giu-oto-dung-bien-so-gia-van-chuyen-hang-lau-so-luong-lon-570208.ldo

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

34