CÔNG TY TNHH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · trong quá trình biến nạp....

13
1 CÔNG TY TNHH SYNGENTA VIỆT NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA NGÔ BIẾN ĐỔI GEN MANG SỰ KIỆN 3272 ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ CON NGƯỜI, VẬT NUÔI I. Thông tin chung 1. Tên, địa chỉ liên lạc của tổ chức đăng ký, người đứng đầu và người đầu mối liên lạc Công ty TNHH Syngenta Việt Nam Tên người đại diện: Kumardev Datta Chức vụ: Tổng giám đốc Tên người đại diện liên lạc: Phạm Đức Tuấn Chức vụ: Phụ trách Pháp lý và An toàn sinh học Địa chỉ liên hệ: Văn phòng đại diện Công ty TNHH Syngenta tại Hà Nội, Số 1708- tòa nhà Charm Vit, 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: (04) 3555 3266 Ext. 172 Fax: (04) 3555 3267 E-mail: [email protected] 2. Tên cây trồng biến đổi gen: tên khoa học, tên thông thường, mã sự kiện chuyển gen và mã nhận dạng duy nhất, nếu có Tên thông thường : Ngô/Bắp Tên khoa học : Zea mays L. Sự kiện chuyển gen: 3272 Mã nhận diện duy nhất: SYN-E3272-5 II. Thông tin liên quan đến cây chủ nhận gen: Ngô hay còn gọi là bắp có tên khoa học là Zea mays L., thuộc chi Maydeae, họ hoà thảo (Poaceae hay gramineae). Ngô (Zea mays L.) là cây lương thực một năm, thân cây thẳng, có chiều cao khoảng 2-3m, có nhiều mấu. Lá hình mũi mác rộng bản, dài 50-100cm và rộng 5-10cm, lá tỏa ra từ mỗi mấu với bẹ nhẵn. Bắp ngô là các cụm hoa cái phát sinh từ chồi nách các lá, song chỉ 1-3 chồi khoảng giữa thân mới tạo thành bắp. Hoa cái xếp thành 8-16 hàng trên một trục gọi là lõi ngô với chiều dài khoảng 30cm.

Transcript of CÔNG TY TNHH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · trong quá trình biến nạp....

1

CÔNG TY TNHH

SYNGENTA VIỆT NAM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA NGÔ BIẾN ĐỔI GEN MANG

SỰ KIỆN 3272 ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ CON NGƯỜI, VẬT NUÔI

I. Thông tin chung

1. Tên, địa chỉ liên lạc của tổ chức đăng ký, người đứng đầu và người đầu mối liên

lạc

Công ty TNHH Syngenta Việt Nam

Tên người đại diện: Kumardev Datta

Chức vụ: Tổng giám đốc

Tên người đại diện liên lạc: Phạm Đức Tuấn

Chức vụ: Phụ trách Pháp lý và An toàn sinh học

Địa chỉ liên hệ: Văn phòng đại diện Công ty TNHH Syngenta tại Hà Nội, Số 1708- tòa

nhà Charm Vit, 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (04) 3555 3266 Ext. 172 Fax: (04) 3555 3267

E-mail: [email protected]

2. Tên cây trồng biến đổi gen: tên khoa học, tên thông thường, mã sự kiện chuyển gen

và mã nhận dạng duy nhất, nếu có

Tên thông thường : Ngô/Bắp Tên khoa học : Zea mays L.

Sự kiện chuyển gen: 3272 Mã nhận diện duy nhất: SYN-E3272-5

II. Thông tin liên quan đến cây chủ nhận gen:

Ngô hay còn gọi là bắp có tên khoa học là Zea mays L., thuộc chi Maydeae, họ

hoà thảo (Poaceae hay gramineae). Ngô (Zea mays L.) là cây lương thực một năm, thân

cây thẳng, có chiều cao khoảng 2-3m, có nhiều mấu. Lá hình mũi mác rộng bản, dài

50-100cm và rộng 5-10cm, lá tỏa ra từ mỗi mấu với bẹ nhẵn. Bắp ngô là các cụm hoa

cái phát sinh từ chồi nách các lá, song chỉ 1-3 chồi khoảng giữa thân mới tạo thành bắp.

Hoa cái xếp thành 8-16 hàng trên một trục gọi là lõi ngô với chiều dài khoảng 30cm.

2

Trên đỉnh của thân cây là cụm hoa đuôi sóc hình chùy chứa các hoa đực, được gọi là cờ

ngô. Hoa đực mọc thành bông nhỏ gọi là bông chét, bông con hoặc gié. Ở mỗi hoa có

thể thấy dấu vết thoái hóa và vết tích của nhụy hoa cái, quanh đó có ba chỉ đực mang ba

nhị đực và hai mày nhỏ gọi là vẩy tương ứng với tràng hoa. Ngô thụ phấn nhờ gió, quá

trình thụ phấn có hai dạng là tự thụ và thụ phấn chéo. Quá trình tung phấn diễn ra trong

vòng 10-30 phút hoặc cũng có thể lâu hơn trong điều kiện thuận lợi.

Ngô là cây lương thực có lịch sử canh tác, sử dụng lâu dài và được trồng phổ

biến thứ hai trên thế giới. Ngô có nguồn gốc từ loại cỏ teosinte hoang dại gần giống với

ngô ngày nay và loại cỏ ngô này vẫn mọc trong lưu vực sông Balsas thuộc Mexico.

Một số giả thuyết cho rằng vào năm 1500 TCN ngô bắt đầu được phổ biến rộng và

nhanh, ngô là lương thực chính của phần lớn các nền văn hóa tiền Columbus tại Bắc

Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ và khu vực Caribe. Ngô sau đó được giới thiệu và phát triển ở

châu Âu và phần còn lại của thế giới.

Cây ngô ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo Lê Quý Đôn trong

“Vân Đài loại ngữ “ hồi đầu đời Khang Hi (1662-1762), Trần Thế Vinh, người huyện

Tiên Phong (Sơn Tây, phủ Quảng Oai) sang sứ nhà Thanh lấy được giống ngô đem về

nước. Khắp cả hạt Sơn Tây đã dùng ngô thay cho lúa gạo. Từ đó ngô được phổ biến và

phát triển ra khắp đất nước. Hiện nay, diện tích ngô cả nước tính đến năm 2010 là hơn

1,1 triệu ha với sản lượng lên tới 4,6 triệu tấn.

Ngô trồng phổ biến ở Việt Nam chủ yếu là ngô cho thức ăn gia súc, ngoài ra

còn có ngô ngọt, ngô nếp và ngô bao tử dùng để chế biến thực phẩm hoặc ăn trực

tiếp cho người. Ngô không có tính gây dị ứng và gây độc do vậy nó là một thực phẩm

không có tiềm năng gây bệnh cho người, động vật và thực vật.

III. Thông tin về sinh vật cho gen

- Cổ vi sinh vật Thermococcales order: là loài vi sinh vật ưa nhiệt, tồn tại trong

những điều kiện khắc nhiệt nhất trên trái đất

- Vi khuẩn Escherichia coli: là trực khuẩn Gram âm thường xuất hiện trong hệ

tiêu hóa của sinh vật máu nóng.

Gen alpha-amylase chuyển vào ngô sự kiện 3272 là gen tổng hợp từ các gen có

cùng chức năng mã hóa cho enzyme alpha-amylase của 3 loài cổ vi sinh vật ưa nhiệt

của Bộ cổ khuẩn Thermococcales. Cổ khuẩn là một trong ba vực sinh học của ngành

khoa học sự sống. Cổ khuẩn bao gồm các loài sinh vật sống được trong những điều

kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt (Landry et al, 2003). Hầu hết các loài

Thermococcales là các vi sinh vật yếm khí nghiêm ngặt và có khả năng chịu nhiệt cao.

3

Chúng mang cấu tạo liên tế bào và có thể có hoặc không có tiên mao. Bộ cổ khuẩn

Thermococcales có 3 chi đại diện là Pyrococcus, Thermoccocus và Paleococcus.

Những enzyme nội sinh của các loài cổ khuẩn này đều là những enzyme chịu nhiệt và

đặc tính ưu việt này khiến chúng được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghệ sinh

học (Bertoldo and Antranikian 2006).

E. coli là vi khuẩn cư trú thường trực trong đường ruột người và động vật. Phần

lớn E. coli là vi khuẩn không gây bệnh trừ một số kiểu huyết thanh (serotype) của vi

khuẩn này gây bệnh tiêu chảy. Ngày nay, E. coli là vật liệu thường xuyên sử dụng trong

công nghệ sinh học hiện đại, do đó tần xuất xuất hiện của vi khuẩn này trở nên rất phổ

biến.

IV. Thông tin về thực vật biến đổi gen

1.

gen.

Ngô biến đổi gen sự kiện 3272 có khả năng biểu hiện enzyme alpha-amylase

AMY797E chịu nhiệt được tạo ra từ phôi non của dòng ngô độc quyền (Negrotto và

cs., 2000) bằng phương pháp chuyển gen nhờ vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens.

Alpha-amylase AMY797E là enzyme xúc tác phản ứng thủy phân tinh bột thành các

đường hòa tan ở nhiệt độ cao và được ứng dụng trong quy trình chế biến ngô.

Quá trình chuyển gen bắt đầu bằng bước tổng hợp gen đích, dòng hóa và biến

nạp gen vào vector chuyển gen. Gen amy797E được tổng hợp từ gen mã hóa enzyme

alpha-amylase chịu nhiệt 797GL3 có nguồn gốc từ 3 loài cổ khuẩn ưa nhiệt độ cao

Thermococcales bằng phương pháp sắp xếp trình tự GeneRassemblyTM

của hang

Diversa Corporation, San Diego, Hoa Kỳ. Sau đó, trình tự 797GL3 bị cắt ngắn đầu N-

terminal và thay thế bằng trình tự 19 axit amin tín hiệu gamma-zein của ngô (GZein

ss). Bổ sung trình tự SEKDEL ở đầu C-terminal là trình tự tín hiệu duy trì mạng lưới

nội chất (ER ss). Sự cải biến này giúp tối ưu hóa biểu hiện và duy trì enzyme alpha-

amylase chịu nhiệt AMY797E trong nội nhũ ngô. Toàn bộ vùng mã hóa của gen

amy797E được tổng hợp để tối ưu hóa sử dụng bộ ba ưu tiên cho ngô.

Ngoài gen amy797E, gen pmi được đồng thời biến nạp vào vector chuyển gen.

Gen này có nguồn gốc từ vi khuẩn Escherichia coli mã hóa cho enzyme

phosphomannose isomerase (PMI) xúc tác quá trình chuyển mannose-6-phosphate

thành fructose-6-phosphate được sử dụng để làm gen chỉ thị. Ngô biểu hiện protein

PMI có thể sinh trưởng và phát triển trên môi trường sử dụng mannose như nguồn dinh

dưỡng duy nhất.

Gen amy797E và pmi được biến nạp vào plasmid pNOV7013 và nhân dòng

trong vi khuẩn E. coli DH5α. Plasmid pNOV7013 được biến nạp vào vi khuẩn A.

tumefaciens LBA4404 mang Ti-plasmid bất hoạt đã loại bỏ T-DNA. Ti-plasmid này

4

chứa gen virG mã hóa protein cần thiết cho việc biến nạp đoạn gen chuyển trong

pNOV7013 vào tế bào thực vật để thực hiện việc chèn gen mới vào hệ gen ngô.

Thành phần các gen biến nạp chuyển vào hệ gen ngô gồm có hai cassette, một

cassette hoạt động biểu hiện gen amy797E được điều hòa bởi Gzein promoter có nguồn

gốc từ ngô khiến protein AMY797E chỉ biều hiện trong mô nội nhũ hạt ngô và trình tự

kết thúc 35S (35S terminator) có nguồn gốc từ virut khảm súp lơ mang chức năng cung

cấp trình tự đa adenyl hóa (polyadenylation). Ngoài ra, cassette chỉ thị chọn lọc mang

gen pmi được hiều hòa bởi trình tự khởi động polyubiquitin của ngô (ZmUbilnt

promoter) và trình tự kết thúc NOS có nguồn gốc từ gen sinh tổng hợp nopaline của vi

khuẩn A. tumefaciens cũng tạo vị trí đa adenyl hóa.

2.

Ngô 3272 biểu hiện 2 protein được mã hoá bởi hai gen chèn vào hệ gen của ngô:

- Gen amy797E được tổng hợp từ 3 gen mã hóa enzyme alpha-amylase của 3 chủng

vi sinh vật thuộc bộ cổ khuẩn ưa nhiệt Thermococcales. Gen amy797E mang chức

năng biểu hiện alpha-amylase chịu nhiệt trong mô nội nhũ hạt ngô sự kiện 3272.

- Gen Phosphomannose isomerase (pmi), mã hoá protein PMI có nguồn gốc từ vi

khuẩn gram dương Escherichia coli được sử dụng với vai trò là chỉ thị chọn lọc

trong quá trình biến nạp.

a) Gen amy797E

Protein AMY797E là protein tổng hợp bao gồm trình tự 19 axit amin tín hiệu

gamma-zein nội nhũ ở đầu N-terminal, trình tự alpha-amylase chịu nhiệt 797GL và kết

thúc bằng trình tự SEKDEL tín hiệu duy trì mạng lưới nội chất ở đầu C-terminal. Sự

cải biến này giúp tối ưu hóa biểu hiện và duy trì enzyme alpha-amylase chịu nhiệt

AMY797E trong nội nhũ hạt ngô. Toàn bộ vùng mã hóa của gen amy797E được tổng

hợp để tối ưu hóa sử dụng bộ ba ưu tiên cho ngô.

AMY797E là enzyme alpha-amylase chịu nhiệt xúc tác phản ứng bẻ mạch α-

1,4-glucosid khi thủy phân tinh bột thành các phân tử đường mạch ngắn như dextrin,

maltose và glucose.

b) Gen pmi

Ngô 3272 có chứa gen pmi (hay còn gọi là manA) từ E. coli, mã hóa cho

phosphomannose isomerase (PMI) một loại protein có trọng lượng phân tử 42,8 kDa và

gồm có 391 axit amin. PMI xúc tác chuyển hóa mannose 6-phosphate và fructose 6-

phosphate và sử dụng làm chỉ thị chọn lọc trong quá trình biến nạp gen ở nhiều loài

thực vật. Tế bào thực vật đã được biến nạp với gen pmi mã hóa cho PMI có thể sống

5

sót và sinh trưởng trên môi trường có chứa mannose là nguồn dinh dưỡng duy nhất.

Dưới các điều kiện tương tự, tế bào thực vật thiếu PMI tích lũy mannose-6-phosphate

và không sinh trưởng. PMI có mặt phổ biến trong tự nhiên và được tìm thấy ở cả sinh

vật nhân sơ và nhân thật, nhưng protein này chỉ có mặt trong một số loài thực vật.

3.

Ngô 3272 kiểm soát sâu đục rễ ngô đã được phê chuẩn cho phép làm thực phẩm

và thức ăn chăn nuôi lần đầu tiên tại Hoa Kỳ vào năm 2007. Tính đến cuối năm 2015,

đã có 13 nước cho phép sử dụng ngô 3272 như sản phẩm truyền thống, cụ thể là: (1)

cho phép canh tác ở 2 quốc gia: Canada và Hoa Kỳ; (2) cho phép làm thực phẩm ở 12

quốc gia: Úc/New Zealand, Canada, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc,

Mexico, Philippines, Nam Phi, Nga, Đài Loan và Hoa Kỳ; (3) cho phép làm thức ăn

chăn nuôi tại 10 quốc gia: Canada, Trung Quốc, Colombia, Nhật Bản, Hàn Quốc,

Mexico, Philippines và Hoa Kỳ.

V. Đánh giá nguy cơ ảnh hưởng của thực vật biến đổi gen đối với con người và vật

nuôi

.

Mô t tóm t t các kh ă â c, gây d ng, gây b nh ho ng

i v i s c khỏ i n u s d ng làm th c phẩm.

Các nghiên cứu đánh giá nguy cơ ảnh hưởng của ngô biến đổi gen 3272 đối với

sức khỏe con người và vật nuôi được công ty Syngenta thực hiện tại những phòng

nghiên cứu tiên tiến trên thế giới. Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm các nội dung đánh giá

sự khác biệt về thành phần dinh dưỡng, khả năng gây độc, gây dị ứng, khả năng hình

thành chất mới khi sử dụng ngô biến đổi gen hoặc các sản phẩm của ngô biến đổi gen

làm thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi. Tất cả các kết quả đạt được đều cho thấy ngô

3272 và các sản phẩm của nó có giá trị dinh dưỡng tương đương như ngô truyền thống

và an toàn cho sức khỏe con người và vật nuôi. Các nghiên cứu và kết quả được trình

bày tóm tắt dưới đây.

1. So sánh thành phần dinh dưỡng của ngô 3272 và ngô thông thường.

Lá và hạt ngô 3272 và ngô đối chứng không chuyển gen được thu thập từ 6-7

điểm trồng ngô đại diện cho các vùng sinh thái trồng ngô khác nhau ở Hoa Kỳ năm

2003-2004. Cây được tự thụ phấn bằng tay và khi bắp phát triển thì được che bằng túi

bao bắp để tránh thụ phấn chéo. Mẫu lá được thu ở giai đoạn R4 và hạt ngô được thu ở

giai đoạn R6. Tất cả các mẫu sau khi thu đều được bảo quản ở -20oC cho đến khi phân

tích. Phân tích thành phần dinh dưỡng trong lá và hạt ngô được tiến hành tại phòng thí

nghiệm Covance Laboratories, Inc., (Madison, WI, USA) và thực hiện theo hướng dẫn

của “Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế” (OECD, 2002). Tất cả các phân tích tuân

6

theo phương pháp đã được xuất bản và phê duyệt bởi Hiệp hội các Cộng đồng Phân

tích quốc tế (AOAC). Căn cứ vào độ ẩm của mỗi mẫu, thành phần phân tích được

chuyển đổi thành đơn vị tương ứng với trọng lượng khô.

Tóm tắt kết quả: Trong số các phân tích thành phần dinh dưỡng của lá và hạt

ngô đã thực hiện, hầu hết đều không phát hiện thấy sự khác nhau có ý nghĩa thống kê

giữa ngô biến đổi gen sự kiện 3272 và ngô đối chứng không chuyển gen. Đối với các

thành phần dinh dưỡng so sánh thống kê giữa ngô 3272 và ngô không chuyển gen, bao

gồm cả các thành phần khác nhau có nghĩa thống kê đã quan sát được thì các giá trị

trung bình này đều nằm trong phổ tài liệu đã công bố đối với ngô lai thông thường

(OECD, 2002; ILSI, 2004; USDA, 2004; Souci, 1994). Dựa vào các số liệu nêu trên, có

thể kết luận rằng lá và hạt ngô biến đổi gen sự kiện 3272 có thành phần dinh dưỡng

không khác so với ngô không chuyển gen và ngô thông thường như đã mô tả trong tài

liệu. Ngoài ra, ngô sự kiện 3272 có thành phần dinh dưỡng tương đương với cả hai

giống ngô đối chứng sử dụng trong nghiên cứu này và với các giống ngô lai thương

phẩm có lịch sử sử dụng an toàn.

2. Đánh giá khả năng chuyển hóa các thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là các chất

mới là sản phẩm biểu hiện của gen được chuyển

Protein AMY797E là enzyme α-amylase có tác dụng phân cắt tinh bột thành

những mạch nhỏ dễ hấp thu hơn. Enzyme amylase có mặt ở phổ biến trong hệ sinh thái

(từ động vật, thực vật đến vi sinh vật). Ở thực vật, amylase được tìm thấy trong hạt ngũ

cốc nảy mầm với hàm lượng cao giúp phân hủy tinh bột trong nội nhũ thành glucose

cung cấp năng lượng cho sự nảy mầm của phôi. Ở động vật, amylase có mặt trong nước

bọt, trong dịch tụy giúp phân giải các phân tử tinh bột lớn không hòa tan thành tinh bột

hòa tan (amylodextrin, erythrodextrin, achrodextrin – có kích thước từ 5-50 đơn vị

glucose) và cuối cùng là maltose và glucose. Do đó, việc có mặt enzyme AMY797E

trong ngô 3272 chỉ làm tăng khả năng chuyển hóa tinh bột thành các tiểu phần dễ hấp

thu hơn.

Protein PMI là enzyme phosphomannose isomerase sử dụng mannose-6-

phosphate là cơ chất đặc hiệu. Tuy nhiên, phân tích thành phần dinh dưỡng của ngô

biến đổi gen 3272 và ngô đối chứng cho thấy rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa về

hàm lượng các chất dinh dưỡng. Do đó, PMI không gây ảnh hưởng đến việc chuyển

hóa các thành phần dinh dưỡng ở ngô biến đổi gen 3272.

Nghiên cứu gà thịt ăn thức ăn chế biến từ ngô 3272 trong 49 ngày để đánh giá

khả năng sống sót, tăng trọng và chuyển hóa thức ăn tới trọng lượng gà. Ba loại hạt ngô

được sử dụng để chuẩn bị thức ăn cho gà bao gồm: (1) hạt ngô sự kiện 3272; (2) hạt

ngô đối chứng cùng dòng không chuyển gen và (3) hạt của một giống thương phẩm ở

North Carolina (Hoa Kỳ). Ở cả 3 công thức, không thấy bất cứ tác dụng phụ nào xuất

hiện trong vòng đời của gà thịt. Không có tác động bất lợi nào từ ngô 3272 đến sinh

7

trưởng, phát triển, tỷ lệ tử vong của gà khi so sánh với đối chứng. Nhìn chung, thức ăn

gia cầm bổ sung ngô biến đổi gen 3272 làm tăng sinh trưởng của gà thịt ở mức độ tỷ lệ

chết thấp và tỷ lệ chuyển hóa thức ăn tốt và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến năng

suất thịt. Không phát hiện thấy tác động có hại nào đối với gà thịt sử dụng thức ăn từ

ngô 3272 so với ngô hạt đối chứng cùng dòng không chuyển gen. Kết quả của nghiên

cứu này hỗ trợ cho kết luận rằng ngô biến đổi gen 3272 an toàn như ngô thông thường

đối với sinh vật tiêu thụ.

Kết luận: Từ những kết quả đã nêu ở trên về (1) sự không thay đổi về các chu trình

chuyển hóa trong cây, (2) sự giống nhau về các thành phần dinh dưỡng so với ngô

thường, và (3) tốc độ sinh trưởng và phát triển bình thường của gà thịt khi cho ăn ngô

3272 so với gà cho ăn ngô đối chứng không chuyển gen, có thể kết luận rằng thành

phần dinh dưỡng của ngô biến đổi gen 3272 được chuyển hóa trong cơ thể người và

động vật hoàn toàn giống như ngô thông thường không chuyển gen.

3. Đánh giá khả năng gây độc tố của các chất mới là sản phẩm biểu hiện của gen

chuyển

Sự khác biệt giữa ngô 3272 và ngô truyền thống là sự có mặt của protein

AMY797E và protein PMI, do vậy khả năng gây độc từ ngô 3272 phụ thuộc vào khả

năng hình thành các sản phẩm có tiềm năng gây độc của gen chủ đích và gen chỉ thị

này. Hai protein này được đánh giá bằng nghiên cứu tin sinh học để xác định có hay

không axit amin tương đồng với protein gây độc, bên cạnh đó là các nghiên cứu độ độc

cấp tính trên chuột. Các kết quả nghiên cứu cho thấy protein AMY797E và PMI không

có trình tự tương đồng với các protein gây độc và chúng không ảnh hưởng bất lợi tới

chuột khi cho chúng ăn protein với liều cao. Cụ thể:

a) Protein amy797E

Trình tự protein này được so sánh với trình tự mới nhất trong cơ sở dữ liệu

Protein của NCBI (National Center for Biotechnology Information (NCBI) Entrez

Protein Database (NCBI, 2014)). Các kết quả so sánh cho thấy rằng không có bất kỳ

tương đồng có ý nghĩa với trình tự của bất kỳ protein gây độc nào ngoại trừ protein Cry

từ vi khuẩn Bt.

Nghiên cứu độc tính cấp tính qua đường miệng ở chuột đã chứng minh protein

AMY797E không gây độc cho chuột. Thí nghiệm được thực hiện khi dùng protein tái

tổ hợp từ vi sinh vật (Protein đích chiếm 42% w/w) trên 5 chuột đực và 5 con chuột cái

với liều cho ăn là 0 và 1511 mg AMY797E /kg trọng lượng cơ thể. Chuột được quan

sát trong suốt 14 ngày sau ăn. Theo dõi chết lâm sàng, trọng lượng cơ thể, và khả năng

tiêu hóa được theo dõi. Sau 14 ngày chuột bị giết để khám nghiệm tử thi. Các mẫu máu

tim được lấy để đánh giá bệnh lý lâm sàng, các cơ quan trên cơ thể được cân để tính

trọng lượng. Các mô đặc biệt được kiểm tra để phát hiện mô bệnh học. Khi cho chuột

ăn protein AMY797E với liều cao nhất (1511 mg/kg trọng lượng cơ thể chuột), không

8

có con chuột nào chết và không có dấu hiệu lâm sàng bất lợi đối với chuột thí nghiệm.

Không có ảnh hưởng bất lợi về tăng trọng, tiêu hóa, thông số huyết học, thông số hóa

học trong máu, trọng lượng các bộ phận cơ thể và bệnh lý. Với liều cho ăn cao nhất

cũng không có bất cứ tác dụng phụ nào xuất hiện.

b) Protein PMI

Kiểm tra trình tự của NCBI Entrez cho trình tự PMI (391 axit amin) cho kết quả

protein này không giống với bất kỳ trình tự của protein gây độc cho người và động vật

được biết đến.

Nghiên cứu độ độc cấp tính trên chuột được thực hiện bằng phương pháp cho ăn

qua đường miệng với thức ăn là protein tái tổ hợp từ vi sinh vật (60% là protein đích)

trên 7 con chuột đực và 6 con chuột cái với liều 0 và 3030 mg PMI /kg trọng lượng cơ

thể vào một ngày duy nhất. Chuột được quan sát trong suốt 14 ngày sau khi cho ăn. Với

liều độc cao nhất (3030 mg/kg trọng lượng cơ thể chuột), không có con chuột nào chết

và không có dấu hiệu lâm sàng bất lợi đối với chuột thí nghiệm. Không có ảnh hưởng

bất lợi về tăng trọng, tiêu hóa, thông số huyết học, thông số hóa học trong máu, trọng

lượng các bộ phận cơ thể và bệnh lý. Khi chuột ăn với liều cao nhất cũng không gây

bất cứ tác dụng phụ cho chuột thí nghiệm.

Kết luận: Protein AMY797E và PMI không có trình tự axit amin giống với các

protein gây độc đã biết. Hai protein này cũng không gây ra các tác dụng phụ khi cho

chuột ăn với liều cao nhất được dùng trong thí nghiệm đối với người và động vật. Do

đó, protein AMY797E và PMI trong ngô 3272 không có khả năng gây độc cho người

và động vật.

4. Đánh giá khả năng gây dị ứng của các chất mới là sản phẩm biểu hiện của gen

được chuyển

Để kiểm tra có hay không khả gây dị ứng của protein AMY797E và PMI trong

ngô 3272, công ty Syngenta Hoa Kỳ đã áp dụng phương pháp “tiếp cận trọng lượng”

theo hướng dẫn của Ủy ban Codex, FAO/WHO (CODEX, 2003). Các dữ liệu và thông

tin xem xét trong nghiên cứu gồm: nguồn gốc của protein mới tạo ra bởi gen đưa vào,

đánh giá liệu protein tạo ra có trình tự axit amin tương đồng với các protein gây dị ứng

đã biết, tính nhạy cảm của protein với các enzyme thủy phân trong đường tiêu hóa và

tính bền nhiệt của các protein này.

a) Ngu n g c c a protein m i

Protein AMY797E có nguồn gốc từ cổ khuẩn Thermococcales là là loài vi sinh

vật tồn tại được trong những điều kiện sống khắc nhiệt nhất. Cho đến nay, chưa có tài

liệu nào công bố cổ khuẩn Thermococcale / Pyrococcus là tác nhân liên quan đến khả

năng gây độc hay dị ứng. Protein AMY797E là enzyme α-amylase chịu nhiệt có tác

dụng xúc tác cho phản ứng thủy phân tinh bột thành các đường có mạch phân tử ngắn

9

hơn ở nhiệt độ cao. Về bản chất, AMY797E cũng giống như các loại amylase có nguồn

gốc từ động vật hoặc thực vật khác và chúng tồn tại trong cơ thể người, động vật và

thực vật mà không được coi là một chất gây dị ứng.

Protein PMI mã hóa bởi gen pmi phân lập từ vi khuẩn E. coli là vi khuẩn thường

trực trong đường ruột và không có báo cáo về khả năng gây dị ứng.

b) S ng v trình t axit amin c a protein m i v i các ch t gây d ng

Trình tự axit amin của protein được so sánh với các trình tự axit amin của

protein gây dị ứng bởi Trung Tâm Công nghệ Sinh Học Syngenta Hoa Kỳ (SBI). Khi

so sánh peptide gồm 80 axit amin protein PMI với các trình tự của protein trong cơ sở

dữ liệu, SBI sử dụng bằng thuật toán tìm kiếm FASTA (Pearson và Lipman, 1988).

Theo khuyên cáo của FAO/WHO (2001), bất kỳ đoạn peptide dài 80 axit amin của

protein nào có độ tương đồng lớn hơn 35% khi so sánh với trình tự của các chất gây dị

ứng thì được cho là một chất có tiềm năng gây dị ứng. Tuy nhiên, truy xuất từ phép so

sánh cho thấy các trình tự axit amin của AMY797E và PMI không tương đồng với trình

tự axit amin của các protein gây dị ứng nào. Do vậy protein AMY797E và PMI hay

ngô 3272 không có khả năng gây dị ứng cho người và động vật.

c) Kh ă â y in vitro c a protein

Thí nghiệm ủ protein AMY797E và PMI độc lập trong môi trường dịch dạ dày

nhân tạo (SGF) có chứa pepsin và môi trường dịch ruột nhân tạo (SIF) có chứa

pancreatin đều cho thấy: (1) protein AMY797E bị phân hủy hoàn toàn trong môi

trường SGF chỉ sau 5 phút nhưng không bị phân hủy ở môi trường SIF; tuy nhiên (2)

protein PMI bị phân hủy hoàn toàn trong cả 2 môi trường này. Do đó, protein

AMY797E và PMI dễ dàng bị phân hủy trong dịch dạ dày của động vật có vú dẫn đến

việc dễ dàng tiêu hóa các protein này.

d) Tính b n v i nhi t c a protein

Protein AMY797E là enzyme α-amylase xúc tác phản ứng thủy phân tinh bột ở

nhiệt độ cao ứng dụng trong công nghiệp sản xuất Ethanol từ ngô. Do đó, hoạt tính của

enzyme này được đánh giá ở giải nhiệt độ cao từ 25, 37, 65, 95, 120, 150, 170 và 200oC

trong 30 phút và đối chứng ủ ở 4oC trong 30 phút. Phản ứng ELISA được sử dụng để

xác định ảnh hưởng của nhiệt độ đối với khả năng phản ứng miễn dịch của protein này

với các kháng thể đặc hiệu. Kết quả phân tích ELISA cho thấy phản ứng miễn dịch của

AMY797E ở nhiệt độ 25, 37 và 65 o

C tăng so với đối chứng lần lượt 16, 10 và 19% so

với hoạt tính ở nhiệt độ đối chứng 4oC chứng tỏ hoạt tính enzyme tăng tại giải nhiệt độ

này. Tại mốc 95 o

C hoạt tính enzyme bắt đầu giảm 11% và chỉ còn 57% tại 120 o

C. Tại

nhiệt độ 150, 170 và 200oC enzyme này hòan toàn mất hoạt tính.

10

Tính bền nhiệt của protein PMI được đánh giá ở điều kiện nhiệt độ 25, 37, 65 và

95oC trong 30 phút và đối chứng ủ ở 4

oC trong 30 phút. Kết quả phân tích ELISA cho

thấy khi ủ ở nhiệt độ 25 và 37oC trong 30 phút không có ảnh hưởng đến phản ứng miễn

dịch của protein này. Tuy nhiên, ủ PMI ở 65oC làm giảm 94% phản ứng miễn dịch và

mất hoàn toàn phản ứng miễn dịch ở nhiệt độ 95oC .

e) H amy797E P I ỷ ỏ

trong lá

Giá trị trung bình hàm lượng protein AMY797E đạt cao nhất trong hạt ngô giai

đoạn chín sáp với đạt là 4,1% trong lượng protein tổng số. Theo kết luận của Fuchs và

Astwood (1996) về tỉ lệ chung của các chất gây dị ứng trong thực phẩm phải chiếm tỉ lệ

từ 2-80% protein tổng số thì hàm lượng AMY797E nằm trong khoảng đánh giá. Tuy

nhiên, AMY797E bản chất là enzyme α-amylase, là loại enzyme có mặt phổ biến trong

cơ thể người, động vật. Do đó, AMY797E không được coi là chất gây dị ứng.

Hàm lượng PMI đạt cao nhất trong lá ngô 3272 và chỉ chiếm khoảng 0,0012-

0,0014% so với protein tổng số có trong lá ngô 3272. Do đó, nếu theo kết luận của

Fuchs và Astwood thì protein PMI hoàn toàn không có nguy cơ gây dị ứng.

Kết luận về tiềm năng gây dị ứng của protein AMY797E và PMI: Thông tin và số

liệu cung cấp cho thấy hai protein này không có khả năng gây dị ứng khi được dùng

làm thực phẩm hay thức ăn cho động vật

5. Đánh giả khả năng hình thành các hợp chất mới khả năng gây bệnh hoặc các

tác động bất lợi khác đến sức khoẻ con người và vật nuôi

- Khả năng hình thành chất mới: Duy nhất 01 đoạn chèn T-DNA nguyên vẹn

được chèn vào hệ gen ngô 3272 và không có trình tự backbone của vector biến nạp

pMZ26 trong hệ gen ngô 3272. Điều này chứng minh rằng, ngoài protein đích

AMY797E và protein chỉ thị chọn lọc PMI, ngô 3272 không có khả năng hình thành

các hợp chất mới.

- Ngoại trừ việc có mặt của protein AMY797E và PMI, ngô 3272 hoàn toàn

giống với ngô thông thường. Hai protein này đã được chứng minh không có khả năng

gây độc hay gây dị ứng. Do vậy, ngô 3272 dù được sử dụng trực tiếp hay thông qua chế

biến cũng không có sự thay đổi nào về chất lượng và chức năng dinh dưỡng. Sự tích

lũy các chất mới trong cơ thể khi sử dụng ngô này hay việc mang các tác động bất lợi

tiềm ẩn là hoàn toàn không có.

11

VI. Đề xuất các biện pháp quản lý rủi ro của thực vật biến đổi gen đối với sức

khỏe con người và vật nuôi: Mô tả tóm tắt các biện pháp quản lý rủi ro (nếu có) được

đề xuất.

Ngô biến đổi gen mang sự kiện 3272 được tạo ra bằng sự thay đổi di truyền có

chủ đích nhằm đưa vào đặc tính một đặc mới kháng sâu hại rễ ngô. Các bằng chứng

khoa học đưa ra đã chứng minh được rằng, ngoài đặc tính có khả năng kháng sâu hại rễ

ngô thuộc bộ cánh cứng, thì các đặc tính còn lại cũng như thành phần các hợp chất và

giá trị dinh dưỡng của ngô 3272 không có sự khác biệt so với ngô truyền thống. Mặt

khác, các đánh giá về khả năng chuyển hóa các thành phần dinh dưỡng, khả năng gây

độc, gây dị ứng hay khả năng hình thành các hợp chất mới, khả năng gây bệnh hoặc tác

động bất lợi khác đến sức khỏe con người và vật nuôi đã khẳng định mức độ an toàn

của sự kiện biến đổi gen này. Vì vậy việc quản lý rủi ro đối sự kiện 3272 sau khi được

thương mại hóa sẽ được thực hiện tương tự như quản lý ngô truyền thống.

Khi ngô biến đổi gen sự kiện 3272 được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng

làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi và được phép thương mại ở Việt Nam, nhằm tuân

thủ các quy định hiện hành của nhà nước về quản lý và thương mại sản phẩm biến đổi

gen và đảm bảo mức độ an toàn của sản phẩm đối với sức khỏe con người và vật nuôi,

công ty TNHH Syngenta Việt Nam đề xuất chương trình quản lý rủi ro đối đối với sự

kiện ngô này như sau :

1. Quản lý tuân thủ :

Công ty đảm bảo tuân tuyệt đối tuân thủ các quy định của nhà nước về quản lý

và thương mại sản phẩm biến đổi gen, bao gồm :

- Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2010 về an toàn sinh học đối

với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen ;

- Thông tư số 02/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 1 năm 2014 của Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi Giấy xác

nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi ;

- Luật an toàn thực phẩm

- Quy định về sản xuất và kinh doanh sản phẩm tại Việt Nam

2. Giám sát an toàn sản phẩm biến đổi gen, xử lý sự cố và biện pháp khắc phục

Thường xuyên theo dõi thông tin trên thế giới và trong nước về tính an toàn của

sản phẩm đối với sức khỏe con người và vật nuôi.

Nếu có bằng chứng khoa học mới liên quan đến an toàn sức khỏe con người và

vật nuôi của sự kiện ngô biến đổi gen 3272, công ty TNHH Syngenta cam kết :

a) Lập tức báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

12

b) Tuân thủ yêu cầu về xử lý sự cố của các cơ quan chức năng theo đúng quy định hiện

hành của Chính phủ Việt Nam

c) Phối hợp cùng với các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp nhập khẩu phong

tỏa và thu hồi các sản phẩm đang có trên thị trường

d) Thông báo về sự cố trên các phương tiện thông tin đại chúng

3. Báo cáo thường niên:

Định kỳ hàng năm báo cáo bằng văn bản gửi tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn cập nhật thông tin khoa học liên quan đến an toàn làm thực phẩm và thức ăn chăn

nuôi của ngô biến đổi gen sự kiện 3272. Cập nhật kết quả tin sinh học mới nhất trên cơ

sở dữ liệu về chất độc và chất gây dị ứng.

VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Các kết luận về tính an toàn của ngô biến đổi gen mang sự kiện 3272 đối với sức

khỏe con người và vật nuôi

- Không có sự khác biệt về thành phần dinh dưỡng giữa ngô 3272 và giống ngô cùng

dòng không chuyển gen;

- Khả năng chuyển hóa các thành phần dinh dưỡng có trong ngô 3272 và ngô thông

thường trong cơ thể người và động vật là hoàn toàn giống nhau khi được sử dụng làm

thực phẩm và thức ăn chăn nuôi;

- Trình tự axit amin của hai protein mới AMY797E và PMI của ngô 3272 không giống

với bất kỳ trình tự protein gây độc cho người và động vật đã biết. Hai protein này

không gây tác dụng phụ trên cơ thể chuột khi cho ăn ở liều cao nhất được dùng trong

thí nghiệm. Do đó, cả hai protein này đều không có khả năng gây độc cho người và

động vật;

- Protein AMY797E và PMI không phải là protein gây dị ứng;

- Ngô 3272 không có khả năng gây bệnh hoặc tác động bất lợi đến sức khỏe người và

động vật.

Dựa trên các tài liệu, báo cáo khoa học cũng như từ các kết quả nghiên cứu về

tính an toàn của ngô biến đổi gen mang sự kiện 3272, công ty Syngenta kết luận rằng

“Ngô 3272 an toàn như các giống ngô không chuyển gen truyền thống”.

Ngô 3272 đã được cấp phép làm thực phẩm cho người và thức ăn cho động vật ở

13 quốc gia như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc …

13

2. Đề nghị

Căn cứ vào tính an toàn và lợi ích của ngô biến đổi gen 3272 có chứa enzyme

anpha-amylase AMY797E và protein chỉ thị chọn lọc PMI, công ty TNHH Syngenta

Việt Nam kính đề nghị bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, phê duyệt

và cấp chứng nhận an toàn và cho phép sử dụng các sản phẩm của ngô 3272 làm

thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.

Trân trọng,