C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn...

186
HC VIN CHÍNH TRQUC GIA HCHÍ MINH VƯƠNG PHƯƠNG HOA C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LUN ÁN TIN SĨ KINH TẾ HÀ NI - 2014

Transcript of C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn...

Page 1: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

VƯƠNG PHƯƠNG HOA

C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc

ë thµnh phè ®µ n½ng

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2014

Page 2: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

VƯƠNG PHƯƠNG HOA

C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc

ë thµnh phè ®µ n½ng

Chuyên ngành : Kinh tế chính trị

Mã số : 62 31 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS AN NHƯ HẢI

HÀ NỘI - 2014

Page 3: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các kết quả số liệu nêu trong luận án là trung

thực, có nguồn gốc rõ ràng, chính xác của các cơ quan chức

năng đã công bố. Những kết luận của luận án là kết quả

nghiên cứu của tác giả.

Tác giả luận án

Vương Phương Hoa

Page 4: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VẤN

ĐỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT

TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC 6

1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài về công nghiệp hóa, hiện đại

hóa và phát triển kinh tế tri thức 6

1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước về công nghiệp hóa, hiện đại

hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức 9

1.2.1. Sách tham khảo, chuyên khảo 9

1.2.2. Đề tài khoa học, luận án tiến sĩ 15

1.2.3. Các bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành 18

1.3. Những "khoảng trống" trong nghiên cứu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

gắn với phát triển kinh tế tri thức trên phạm vi một tỉnh, thành phố 18

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA,

HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC

TRÊN PHẠM VI MỘT TỈNH, THÀNH PHỐ Ở VIỆT NAM 21

2.1. Quan niệm và sự cần thiết phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại

hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức 21

2.1.1. Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế tri thức 21

2.1.2. Sự cần thiết phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn

với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam 31

2.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa

gắn với phát triển kinh tế tri thức trên phạm vi một tỉnh, thành phố ởViệt Nam 36

2.2.1. Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát

triển kinh tế tri thức trên phạm vi một tỉnh, thành phố ở Việt Nam 37

2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa

gắn với phát triển kinh tế tri thức trên phạm vi một tỉnh, thành

phố ở Việt Nam 47

Page 5: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

2.3. Kinh nghiệm của một số nước về công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn

với phát triển kinh tế tri thức 54

2.3.1. Kinh nghiệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng tri

thức của Singapore 54

2.3.2. Kinh nghiệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển

kinh tế tri thức của Hàn Quốc 58

2.3.3. Kinh nghiệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển

kinh tế tri thức của một số tỉnh/thành phố ở Việt Nam 61

2.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra để thành phố Đà Nẵng có thể tham khảo 65

Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG NGHIÊP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY 67

3.1. Thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội đối với

công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở

thành phố Đà Nẵng. 67

3.1.1. Thuận lợi 67

3.1.2. Khó khăn 72

3.2. Quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển

kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2001 đến nay 74

3.2.1. Quán triệt và vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng về đẩy mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức 74

3.2.2. Tình hình tổ chức tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện

đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức 75

3.3. Đánh giá thực trạng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với

phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng 92

3.3.1. Những kết quả đạt được 92

3.3.2. Những hạn chế, bất cập trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố

Đà Nẵng thời gian qua và nguyên nhân 98

Page 6: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH

CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂNKINH TẾ TRI THỨC Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 110

4.1. Dự báo và phương hướng tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 110

4.1.1. Dự báo tính hình thế giới và trong nước có ảnh hưởng đến việc

đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh

tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng 110

4.1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với

phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng 112

4.1.3. Phương hướng tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng 117

4.2. Giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn

với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng 128

4.2.1. Tăng cường công tác dự báo, quản lý quá trình đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức 128

4.2.2. Khai thác, phát triển và sử dụng các nguồn lực 133

KẾT LUẬN 150

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN 152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Page 7: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADB : The Asian Development Bank

Ngân hàng phát triển châu Á

AFTA : Asean Free Trade Area

Khu vực mậu dịch tự do Asean

APEC : Asia and Pacific Economic Cooperation

Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

ASEAN : Association of South - East Asian Nations

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

ASEM : The Asia-Europe Meeting

Diễn đàn hợp tác Á - Âu

CN : : Công nghệ

CNH : Công nghiệp hóa

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH : Chủ nghĩa xã hội

FDI : Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GAP : Good Agriculturial Practices

Thực hành nuôi trồng tốt

GDP : Gross Domestic product

Tổng sản phẩm quốc nội

GMP : Good Manufacturing Practices

Thực hành tốt sản xuất thuốc

h : Hệ số hao mòn hữu hình

HĐH : Hiện đại hóa

ICT : Information and Communication Techonology

CN thông tin và truyền thông

Ihđ : Tỷ trọng thiết bị hiện đại

Page 8: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

IMF : International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

KCN : Khu công nghiệp

KCX : Khu chế xuất

Kđm : Hệ số đổi mới thiết bị

KH : Khoa học

KH&CN : Khoa học và CN

KTTT : Kinh tế tri thức

Nxb : Nhà xuất bản

ODA : Official Development Assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức

R&D : Research & Deployment

Nghiên cứu và triển khai

TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp

UBND : Ủy ban nhân dân

WB : World Bank - Ngân hàng thế giới

WHO : World Health Organization

Tổ chức y tế thế giới

WTO : World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

Page 9: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế ngành của thành phố Đà Nẵng 78

Bảng 3.2: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động ở

thành phố Đà Nẵng từ năm 2001 - 2012 89

Bảng 3.3: Cơ cấu lao động theo ngành nghề từ năm 2001 đến nay 91

Bảng 3.4: Cơ cấu lao động một số ngành từ năm 2001 đến nay 91

Bảng 3.5: Diện tích quy hoạch và lĩnh vực đầu tư tại các khu Công

nghiệp của thành phố Đà Nẵng 93

Bảng 3.6: Trình độ CN của các ngành công nghiệp Đà Nẵng 100

Bảng 4.1: Dự báo GDP (giá 1994) và tăng trưởng kinh tế giai đoạn

2011 - 2020 115

Bảng 4.2: Dự báo cơ cấu kinh tế thành phố giai đoạn 2011 - 2020 116

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 3.1: Cơ cấu kinh tế ngành của Đà Nẵng năm 2001 - 2012 78

Hình 3.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Đà Nẵng từ

năm 2001 đến nay 94

Hình 3.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đà Nẵng theo ngành

(tính đến 10-2013) 97

Page 10: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Công nghiệp hóa (CNH) là con đường tất yếu mà mọi quốc gia đều

phải trải qua trong quá trình phát triển để trở thành một nền kinh tế hiện

đại. Xét về lịch sử, CNH được diễn ra đầu tiên ở nước Anh vào 30 năm

cuối thế kỷ XVIII. Đến nay, đã có nhiều quốc gia hoàn thành CNH và đang

tiến mạnh vào nền kinh tế hiện đại với xu hướng nổi bật là phát triển nền

kinh tế tri thức. Tuy nhiên, còn không ít quốc gia, trong đó có Việt Nam,

chưa đạt tới nền công nghiệp phát triển mà vẫn còn trong tình trạng nền

kinh tế đang phát triển.

Đà Nẵng thành phố thuộc vùng Nam Trung Bộ, một trong 5 thành phố

trực thuộc Trung ương ở Việt Nam. Nằm ở vị trí trung độ của đất nước, có vị

trí trọng yếu cả về kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh. Đầu mối giao thông

quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không, cửa ngõ

chính ra biển Đông của các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên và các nước tiểu

vùng Mê Kông. Sau ngày giải phóng (năm 1975) đến nay, Đà Nẵng cùng với

cả nước bước vào thời kỳ quá độ đi lên CNXH. Một trong những nhiệm vụ

quan trọng nhất đặt ra đối với Thành phố thời kỳ này là thực hiện CNH để

chuyển các hoạt động kinh tế-xã hội từ trình độ lạc hậu lên tiên tiến, hiện đại.

Trước đổi mới (năm 1986), CNH ở thành phố diễn ra trong bối cảnh

tình hình trong nước và quốc tế luôn diễn biến phức tạp và không thuận

chiều. Một mặt, thành phố phải cùng với cả nước đối phó với cuộc chiến

tranh biên giới phía bắc và sự cấm vận của Mỹ. Mặt khác, do chủ quan duy

ý trí trong nhận thức, tổ chức thực hiện, nên kết quả đạt được về CNH còn

hạn chế. Trình độ kinh tế-xã hội ở Đà Nẵng vẫn chưa ra khỏi tình trạng lạc

hậu và kém phát triển.

Từ khi đổi mới đến nay, nhận thức về con đường phát triển kinh tế-xã

Page 11: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

2

hội của cả nước nói chung, thành phố Đà Nẵng nói riêng, đã có nhiều chuyển

biến tích cực. Theo đó, quan điểm, đường lối về CNH đã được nhận thức ở tầm

cao hơn và sâu sắc hơn. Kể từ sau Hội nghị Trung ương lần thứ bảy khoá VII

của Đảng Cộng sản Việt Nam (1/1994), thành phố Đà Nẵng cùng với cả nước

bước sang một thời kỳ mới - thời kỳ CNH gắn với HĐH. Tiếp đến, từ Đại hội

IX của Đảng (năm 2001) đến nay, để tranh thủ cơ hội được tạo bởi bối cảnh

mới của thế giới, Đà Nẵng cùng với cả nước tiến hành công cuộc phát triển

kinh tế-xã hội lấy CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức làm nền tảng.

Nhìn lại 13 năm thực hiện, nhờ tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,

cải thiện môi trường, giải quyết vấn đề an sinh xã hội, trình độ KH&CN của

Thành phố đã có nhiều tiến bộ; năng suất, chất lượng, hiệu quả của hoạt động

kinh tế-xã hội được nâng lên. Tăng trưởng kinh tế và mức sống của người dân

không ngừng được cải thiện, Đà Nẵng được coi là "thành phố đáng sống" của

Việt Nam. Tuy nhiên, so với tiềm năng hiện có và mục tiêu phát triển, những

kết quả đạt được vừa qua của Thành phố còn rất khiêm tốn. Tăng trưởng kinh

tế chưa ổn định, vẫn chủ yếu theo chiều rộng, dựa vào khai thác tài nguyên,

lao động giá rẻ và tăng cường vốn đầu tư. Trình độ KH&CN của nhiều cơ sở

sản xuất còn lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng, chi phí sản xuất cao, năng

suất, chất lượng sản phẩm thấp. Để xây dựng thành phố văn minh, hiện đại,

phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, tăng sức cạnh tranh của

sản phẩm, của doanh nghiệp trên thị trường, hội nhập sâu hơn vào các quan

hệ kinh tế quốc tế. Quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở

Đà Nẵng còn rất nhiều vấn đề cần được giải quyết.

Để góp phần vào giải pháp cho vấn đề này, là một cán bộ giảng dạy và

nghiên cứu khoa học gắn trực tiếp với các hoạt động kinh tế - xã hội của Thành

phố, tôi lựa chọn đề tài: "Công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển

kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng" để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ

chuyên ngành Kinh tế chính trị tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Page 12: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

3

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ sự cần thiết, xác định nội dung CNH, HĐH gắn với

phát triển kinh tế tri thức, luận án phân tích và đánh giá thực trạng CNH,

HĐH gắn với phát triển KTTT ở thành phố Đà Nẵng để đề xuất giải pháp

nhằm thúc đẩy hơn nữa tiến trình này, phấn đấu đưa Đà Nẵng sớm trở thành

thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về CNH, HĐH gắn với phát

triển KTTT vận dụng trên địa bàn một tỉnh, thành phố.

- Phân tích và đánh giá thực trạng CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT

ở thành phố Đà Nẵng từ khi có chủ trương của Đảng và Nhà nước đến nay.

- Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa CNH, HĐH gắn với phát

triển KTTT ở thành phố Đà Nẵng thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở thành phố

Đà Nẵng dưới góc độ Kinh tế chính trị.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Phạm vi cả nước và thế giới để nghiên cứu cơ sở lý

luận, kinh nghiệm thực tiễn. Địa bàn thành phố Đà Nẵng được xác định là

phạm vi nghiên cứu thực trạng để đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển.

- Về thời gian: Tác giả giới hạn phạm vi phân tích, đánh giá thực trạng

từ khi Đảng và Nhà nước có chủ trương gắn CNH, HĐH với phát triển kinh tế

tri thức (năm 2001) đến nay. Phần dự báo, đề xuất phương hướng, giải pháp

thúc đẩy CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT được tính từ nay đến năm 2020

và triển vọng đến giữa thế kỷ XXI, tức là đến thời điểm mà Đà Nẵng cùng với

Page 13: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

4

cả nước trở thành một thành phố công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã

hội chủ nghĩa.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh và đường lối chủ trương đổi mới của Đảng, pháp luật, chính sách

của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đẩy mạnh CNH,

HĐH gắn với phát triển KTTT nói riêng.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

- Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị

bao gồm: phương pháp trừu tượng hóa, phương pháp kết hợp giữa phân tích

và tổng hợp, phương pháp logic kết hợp lịch sử và phương pháp so sánh để

tiến hành nghiên cứu đề tài.

- Bên cạnh đó, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế

học như phương pháp cân bằng, phương pháp toán học, phương pháp chuyên

gia. Đồng thời, luận án còn kế thừa, tiếp thu chọn lọc những thành tựu mới

của các công trình khoa học đã công bố có liên quan.

5. Đóng góp về khoa học của luận án

- Hệ thống hóa lý luận về CNH, HĐH, từ góc độ của kinh tế chính trị

học. Luận án đưa ra khái niệm và làm rõ nội dung CNH, HĐH gắn với phát

triển kinh tế tri thức trên cơ sở kế thừa tư tưởng của C.Mác, đường lối của

Đảng Cộng sản Việt Nam và các công trình nghiên cứu trước đó. Qua đó, chỉ

ra sự cần thiết phải CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT; những nhân tố ảnh

hưởng đến CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT trên phạm vi một tỉnh, thành

phố ở Việt Nam.

- Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phát triển CNH, HĐH của nước

Đông Á, một số tỉnh ở Việt Nam, luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm

Page 14: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

5

có khả năng vận dụng để phát triển CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở

thành phố Đà Nẵng.

- Phân tích và đánh giá thực trạng CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT

ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2001 đến nay, làm rõ những thành công, hạn

chế, nguyên nhân của quá trình này.

- Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH gắn với phát

triển KTTT ở thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.

- Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể làm tài liệu tham khảo cho

các cơ quan ban ngành có liên quan đến việc hoạch định chiến lược, chính

sách CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và

cho những ai quan tâm đến vấn đề này.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục

bảng, danh mục hình và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 11 tiết.

Page 15: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

6

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN VẤN ĐỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC

CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT là con đường của nước đi sau

nhằm tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi

thế của đất nước để rút ngắn quá trình phát triển, sớm trở thành một xã hội

hiện đại. Đây là vấn đề còn khá mới mẻ. Đến nay vẫn chưa có những nghiên

cứu mang tính hệ thống lý luận chặt chẽ và giải pháp đồng bộ, có hiệu quả về

vấn đề này ở trên thế giới và trong nước. Tuy vậy, vẫn có thể tìm thấy những

ý tưởng, quan niệm và phương thức tổ chức thực tiễn có liên quan trực tiếp

đến CNH, HĐH gắn với KTTT. Dưới đây là tổng quan những kết quả nghiên

cứu đã công bố về vấn đề này những năm gần đây.

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI VỀ CÔNG NGHIỆP

HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC

Dong Fureng trong cuốn Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn Trung

Quốc [134] đã hướng vào phân tích kinh nghiệm lịch sử của Trung Quốc về

CNH trong thời gian gần đây. Từ nhận thức vai trò của nông thôn trong quá

trình HĐH đất nước, tác giả đã tập trung phân tích thực trạng HĐH nông thôn

và chỉ ra rằng, có nhiều vùng nông thôn của Trung Quốc vẫn gặp phải những

vấn đề kinh tế, xã hội tương tự các nước đang phát triển khác như: dân số

nông thôn đông, năng suất lao động thấp, lực lượng lao động dồi dào nhưng

đội ngũ lao động có tri thức trong nông thôn còn mỏng, sản xuất phân tán,

manh mún, thiết bị về CN chế biến lạc hậu. Để hạn chế và khắc phục tình

trạng này, tác giả đã chỉ ra con đường phát triển nông thôn trong chiến lược

của Trung Quốc và đề xuất các giải pháp cụ thể. Theo tác giả, muốn thành

công trong CNH đất nước, Trung Quốc không thể không kết hợp giữa CNH

Page 16: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

7

thành thị và CNH nông thôn. Phải xác định rõ mô hình phát triển công nghiệp

nông thôn, xác định rõ vai trò kinh doanh của hộ gia đình trong việc khai

thác, phát huy các nguồn lực, trong đó có nguồn lực lao động đang còn dư

thừa ở nông thôn. Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng đa dạng hoá, CNH

phải được tiến hành theo "hai quỹ đạo": thành thị và nông thôn; lấy CNH

thành thị để thúc đẩy CNH nông thôn.

K.S. Jomo [136] bàn về một số vấn đề CNH ở khu vực các nước Đông

Nam Á bao gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia. Và đặc biệt chú

ý phân tích, đánh giá sự thành công của khu vực này làm bài học kinh

nghiệm cho các nước. Trong đó, chỉ rõ việc CNH ở các nước Đông Nam Á là

cần thiết, nhưng nó lại tuỳ thuộc vào điều kiện địa lý, nguồn tài nguyên, lợi

thế của các nước mà tiến hành CNH có thể khác nhau. Trước những năm 70

của thế kỷ XX, các nước này áp dụng mô hình CNH thay thế nhập khẩu

nhưng sau đó chuyển sang CNH hướng vào xuất khẩu đã thúc đẩy nền kinh tế

phát triển. Qua phân tích, tác giả còn khẳng định để CNH nhanh, ngoài việc

sử dụng các nguồn nội lực, cần có những "cú huých" từ bên ngoài như đầu tư

nước ngoài, hỗ trợ của hệ thống tài chính. Tác giả còn đặt câu hỏi và tự trả lời

CNH như vậy có bền vững không, nếu chỉ phụ thuộc vào khai thác thiên

nhiên, xây dựng nhà máy, khu công nghiệp…mà không bảo vệ môi trường?

Kazushi Ohkawa [65] đã giới thiệu kinh nghiệm 100 năm CNH của đất

nước "mặt trời mọc" với những bài học mang tính phổ quát, có thể học hỏi

vận dụng được đối với những nước đi sau nhằm rút ngắn thời gian tiến hành

CNH. Qua cách tiếp cận về công nghiệp và thương mại trong phân chia giai

đoạn, cách thức phát triển dựa trên sự kết hợp truyền thống với hiện đại, các

nhân tố kinh tế, CN, xã hội, văn hoá..., tác giả cho rằng đây chính là các yếu

tố quyết định quá trình CNH rút ngắn. Trong công trình nghiên cứu này với 8

chương được chia làm hai phần: Phần I, tác giả chỉ rõ mối liên hệ thực tế giữa

cơ cấu thương mại và cơ cấu công nghiệp, xác định các sản phẩm công

Page 17: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

8

nghiệp nào đem xuất khẩu, nhập khẩu qua từng giai đoạn (5 giai đoạn). Và

khẳng định phải coi trọng tiến bộ kỹ thuật trong phát triển các ngành công

nghiệp gia tăng sức cạnh tranh quốc tế. Cùng với sự đóng góp không nhỏ của

các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thị trường, cả vai trò của chính phủ trong

việc thúc đẩy sự khởi đầu những ngành công nghiệp mang tính chiến lược.

Phần II, qua việc phân tích các chính sách công nghiệp, phân tích, dự báo các

số liệu về vốn đầu tư nguồn lực con người, thực hiện chuyển giao CN…tác

giả cho thấy ảnh hưởng của các nhân tố này đối với việc phát triển công

nghiệp theo hướng xuất khẩu của Nhật Bản. Cuốn sách không chỉ nêu những

thành công mà còn đánh giá cả những thất bại trong CNH hướng vào xuất

khẩu của Nhật Bản để làm bài học cho các các nước đi sau nếu áp dụng mô

hình CNH hướng về xuất khẩu.

Medhi Krongkaew [138] đã cung cấp cái nhìn tổng quan, toàn diện về

CNH gần đây của Thái Lan, một trong các nền kinh tế năng động nhất khu vực

ASEAN. Tác giả chú ý phân tích vai trò của công nghiệp, nông nghiệp, xuất

khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển du lịch, coi các ngành kinh tế

này như động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của Thái Lan. Bên cạnh đó, tác

giả cũng đã phân tích tác động của các chính sách về tài chính, chính sách tiền

tệ, chính sách đô thị hoá, chính sách phúc lợi hộ gia đình đối với CNH ở Thái

Lan. Với các chính sách thúc đẩy CNH của chính phủ Thái Lan đã làm thay đổi

bộ mặt nền kinh tế và tác động lớn đến nền chính trị, các giá trị xã hội, môi

trường, giáo dục, y tế, khoa học và CN. Tác giả còn khẳng định trong tương lai

không xa Thái Lan là một nước công nghiệp mới ở châu Á.

Dale Neef trong cuốn Kinh tế tri thức [133] tiếp cận dưới góc độ kinh

tế, đã vẽ một bức tranh toàn cảnh về sự xuất hiện và những hệ quả của nền

KTTT. Cuốn sách như là một phương tiện cung cấp câu trả lời cho bất cứ ai

quan tâm tới nền KTTT như: các nhà kinh doanh, các nhà hoạch định chính

sách, các học giả và các nhà nghiên cứu... Cuốn sách là tập hợp các bài báo đề

Page 18: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

9

cập rất nhiều vấn đề có nghĩa thực tiễn trong nền KTTT như: sự thay đổi từ

việc sử dụng cơ bắp cho tới bộ não, ảnh hưởng của nó tới chính sách xã hội,

giáo dục và đào tạo, chênh lệch giàu nghèo, thay đổi cơ cấu của công nhân,

xuất hiện tầng lớp "công nhân tri thức"... Từ việc phân tích hệ quả của nền

KTTT, tác giả khẳng định trong nền KTTT với sự phát triển mạnh mẽ của

KH&CN, viễn thông, quá trình toàn cầu hoá làm cho các nền kinh tế trên thế

giới xích lại gần nhau hơn.

Loet Leydesdorff trong cuốn Nền kinh tế tri thức dựa trên: mô hình

hoá, thước đo, mô phỏng [137] đã tiếp cận dưới góc độ CN, giới thiệu bộ sưu

tập mang tính đột phá về lý thuyết và kỹ thuật để giúp người đọc hiểu động

lực nội tại của KTTT, bao gồm cả các vấn đề như sự ổn định, dự đoán và

tương tác giữa các thành phần. Sự kết hợp giữa lý thuyết, đo lường và mô

hình hoá, nêu sức mạnh cần thiết để giải quyết những vấn đề phức tạp của hệ

thống hiện đại nối mạng xã hội.

1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VỀ CÔNG

NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC

1.2.1. Sách tham khảo, chuyên khảo

Cuốn sách CNH và HĐH ở Việt Nam và các nước trong khu vực do

Phạm Khiêm Ích và Nguyễn Đình Phan chủ biên [46] tập hợp nhiều bài

nghiên cứu về CNH và kinh nghiệm của các nước trong khu vực. Các tác giả

đều khẳng định CNH là phương hướng chủ đạo để phát triển đất nước dù cho

hoàn cảnh, điều kiện quốc tế, trình độ phát triển của nền kinh tế nước ta khác

nhiều so với năm 1960, năm mà Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của

Đảng để ra đường lối CNH. Trong phần kinh nghiệm nước ngoài, dựa vào

kinh nghiệm CNH của Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc… các tác giả chỉ rõ dù các

nước này CNH vào những thời điểm khác nhau, nhịp độ không giống nhau

nhưng CNH là con đường phát triển chung của các nước trên thế giới.

Page 19: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

10

Đỗ Hoài Nam trong cuốn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, và phát

triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam [63] đã luận giải một số

vấn đề lý thuyết cơ bản và kinh nghiệm thế giới về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

ngành và phát triển ngành trọng điểm mũi nhọn trong thời kỳ CNH. Theo tác

giả, đánh giá mức độ thành công của quá trình CNH của một quốc gia, người

ta coi chuyển dịch cơ cấu ngành là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức độ

thành công. Theo tính quy luật chung, CNH cũng là quá trình chuyển dịch cơ

cấu ngành trong đó tỷ trọng của nông nghiệp ngày càng giảm xuống, tương

ứng với mức tăng lên của hai ngành công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, do

mỗi nước có cách tiếp cận khác nhau về mô hình và chiến lược CNH, nên tiến

trình thay đổi cơ cấu ngành kinh tế có sự khác nhau. Tác giả đã phân tích thực

trạng cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam, qua đó định dạng cơ cấu ngành, lựa

chọn ngành trọng điểm trong những năm kế tiếp. Việc lựa chọn cơ cấu kinh tế

phải phù hợp với tương quan giữa các nguồn lực phát triển và mục tiêu tăng

trưởng nghĩa là ưu tiên phát triển một số ngành nhất định ở những mức độ xác

định trong từng giai đoạn cụ thể. Để có cơ cấu kinh tế phù hợp tác giả cũng đã đề

xuất các biện pháp kinh tế chủ yếu: huy động vốn, khuyến khích sự phát triển

khu vực tư nhân, các khuyến khích về tài chính, thuế quan…Tác giả còn đề xuất

giải pháp phát triển tối ưu các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, khu CN

cao, nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển ngành trọng

điểm, mũi nhọn.

Lê Bàn Thạch và Trần Thị Tri trong cuốn Công nghiệp hoá ở NIEs

Đông Á và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam [80] đã nêu lên đặc điểm,

bước đi, thành tựu, bài học của các nước Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan,

Hồng Kông trong quá trình thực hiện CNH và việc vận dụng kinh nghiệm của

các nước này trong chiến lược phát triển CNH, HĐH ở Việt Nam.

Cuốn Kỷ yếu hội thảo Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với

Page 20: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

11

Việt Nam [93] gồm hai tập, bao gồm bài viết của các nhà khoa học, lãnh đạo

hàng đầu Việt Nam như: GS.TS Chu Tuấn Nhạ, GS.VS Đặng Hữu, GS.TS

Chu Hảo, GS.TS Vũ Đình Cự… Các bài viết đề cập tới xu hướng, khái niệm,

đặc điểm nền KTTT, thách thức của nền kinh tế này đối với nước ta và khẳng

định KTTT là con đường ngắn nhất giúp Việt Nam đuổi kịp các nước phát

triển. Cũng có một số bài viết đề cập tới CNH, HĐH trong nền KTTT với

những vấn đề cần giải quyết về thực trạng kinh tế nước ta hiện nay như: thay

đổi tư duy, xây dựng kế hoạch cụ thể và dài hạn, tạo khâu đột phá, có những

cơ chế chính sách phù hợp để tạo động lực thúc đẩy mọi người dân tham gia

vào nền kinh tế này.

Tác giả Phạm Thái Quốc trong cuốn Trung Quốc quá trình CNH

trong 20 năm cuối thế kỷ XX [76] đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về

CNH ở Trung Quốc, thực trạng CNH ở Trung Quốc từ năm 1979 đến nay chỉ

ra một số kết quả bước đầu, những tồn tại và hướng giải quyết. Qua đó, khẳng

định việc xem xét, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước có nhiều điểm tương

đồng với Việt Nam về kinh tế, văn hóa, địa lý…, đạt được những thành công

đáng kể trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường và thực hiện CNH,

HĐH như Trung Quốc là rất bổ ích và có ý nghĩa thiết thực. Tác giả cho rằng

để có được thành công cần có những bước đi thận trọng và vững chắc, nắm

chắc thời cơ để có những đối sách phù hợp. Nhất là ngoài việc khéo léo dựa

vào các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế khi mở cửa, thì phải biết lợi

dụng, khai thác tổng hợp các yếu tố địa lý và dân tộc. Hơn nữa trong giai

đoạn đầu, cần khuyến khích phát triển nhanh các ngành công nghiệp chế biến

có khả năng cạnh tranh cao, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho xuất khẩu.

Đây là kinh nghiệm dành cho các nước đi lên từ nông nghiệp và có điều kiện

phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động…

Cuốn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam lý luận và thực tiễn

Page 21: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

12

[9] tập hợp những bài viết của nhiều tác giả tiếp cận dưới các góc độ khác

nhau về quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam: văn hóa, triết học, kinh tế…Tuy

nhiên các bài viết đều nhấn mạnh CNH, HĐH ở nước ta cần áp dụng CN mới,

tiên tiến để rút ngắn so với các nước đi trước, trong đó nguồn lực quan trọng

nhất đó là con người, nguồn lực của mọi nguồn lực được đặt vào vị trí trung

tâm của chiến lược phát triển. Các tác giả còn chỉ ra sự cần thiết và nội dung,

vai trò CNH, HĐH trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,

trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của KH&CN trên thế giới. Đưa ra các giải

pháp quan trọng thúc đẩy quá trình này đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế

quốc để xây dựng đất nước ta ngày càng hiện đại.

Trần Đình Thiên trong cuốn Công nghiệp hóa ở việt Nam - Phác thảo

và lộ trình [86] đã đưa ra khái niệm CNH "là quá trình cải biến nền kinh tế

nông nghiệp dựa trên nền tảng kỹ thuật thủ công, mang tính hiện vật, tự cung

- tự cấp thành nền kinh tế công nghiệp - thị trường" [86, tr.23]. Tác giả còn

chỉ ra trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, để vượt qua tình trạng chậm phát

triển, CNH ở Việt Nam không thể thực hiện tuần tự như các nước đi trước mà

phải thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ: chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang

công nghiệp hiện đại; phát triển KTTT tham gia vào quá trình toàn cầu hóa.

Những nội dung này sẽ là những gợi mở để NCS kế thừa và phát triển trong

quá trình thực hiện luận án.

Lưu Ngọc Trịnh trong Bước chuyển sang nền kinh tế tri thức ở một số

nước trên thế giới hiện nay [92] đã hệ thống hóa lại một số cách hiểu khác

nhau về nền KTTT, phân tích những đặc trưng cơ bản, mô tả chi tiết thực tế

và thực trạng của các quốc gia trong việc xây dựng nền kinh tế tri thức như

Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore,

Thái Lan…Qua đó, tác giả đã chỉ ra những chiến lược, chính sách khác nhau

giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển khi tiến vào

Page 22: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

13

nền KTTT. Đối với các nước đang phát triển với xuất phát điểm thấp, nền

kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thì tiếp cận nền kinh tế tri thức là một cơ hội

tốt để, đuổi kịp các nước phát triển, trong đó có Việt Nam không thể bỏ qua

xu thế này.

Nguyễn Kế Tuấn trong cuốn Phát triển kinh tế tri thức đẩy nhanh quá

trình CNH, HĐH ở Việt Nam [94] đã hệ thống hóa lý luận về KTTT, làm rõ

sự cần thiết và khả năng phát triển KTTT để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH

ở nước ta. Phác họa những kiến giải, khái quát mô hình chiến lược phát triển

CNH, HĐH trong điều kiện từng bước phát triển KTTT. GS cũng khẳng định

trong tiến trình CNH các nước đi sau vừa phải có bước đi "nhảy vọt", vừa có

bước đi tuần tự, vấn đề là lựa chọn lĩnh vực hợp lý để áp dụng mỗi loại bước

đi và kết họp chúng một cách tối ưu. Tác giả nêu lên những điều kiện cơ bản

nhằm từng bước phát triển kinh tế tri thức ở nước ta như phát triển nguồn

nhân lực, khoa học và công nghệ, định hướng đầu tư, huy động nguồn lực tài

chính và mở rộng hợp tác quốc tế.

Đặng Hữu trong cuốn Kinh tế tri thức thời cơ và thách thức đối với sự

phát triển của Việt Nam [45] đã tập trung nghiên cứu làm rõ khái niệm, đặc

trưng, lịch sử hình thành và phát triển của KTTT; kinh nghiệm phát triển

KTTT của một số nước để đưa ra gợi ý về định hướng và các giải pháp phát

triển KTTT ở Việt Nam; khẳng định con đường phát triển của Việt Nam là

"CNH định hướng xã hội chủ nghĩa",

Quá trình CNH phải là quá trình phát triển một cách hài hòa kinh tế

với văn hóa, xã hội, lấy con người làm trung tâm… Đó là phải là

CNH nhân văn. Đồng thời, CNH nước ta cũng phải là CNH sinh

thái, CNH mà giữ gìn được thiên nhiên, không làm suy thoái môi

trường [45, tr 200].

Với cách tiếp cận này, tác giả đã đưa ra những gợi ý để luận án kế thừa

Page 23: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

14

để đề xuất giải pháp đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT.

Vũ Đình Cự và Trần Xuân Sầm trong cuốn Lực lượng sản xuất mới và

kinh tế tri thứ” [18] khẳng định nói đến kinh tế tri thức không thể không nói

đến các ngành CN cao: CN thông tin, CN sinh học, CN vật liệu tiên tiến - CN

nano, CN năng lượng mới, với máy móc thông minh có trình độ vượt hẳn so

với các máy móc cơ khí cổ điển. Đây chính là nòng cốt của sự hình thành nền

KTTT cùng với những tác động xã hội to lớn như toàn cầu hóa, xã hội học

tập, xã hội thông tin nối mạng. Tác giả cũng đã dành chương cuối cùng nói

đến những nhận thức, quan điểm của Đảng về CNH, HĐH gắn với phát triển

KTTT ở Việt Nam hiện nay.

Phạm Thái Quốc và Hoàng Văn Hiển trong cuốn Quá trình phát triển

kinh tế - xã hội của Hàn Quốc (1961-1993) và kinh nghiệm đối với Việt Nam

[75] đã nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Hàn Quốc từ năm

1961 đến 1993; đưa ra hai mô hình chiến lược (hướng nội và hướng ngoại),

cơ cấu, cơ chế, chính sách, biện pháp… mà Hàn Quốc đã thực hiện trong quá

trình CNH, HĐH. Các tác giả chỉ ra những thành tựu tiêu biểu về kinh tế - xã

hội và những hạn chế của Hàn Quốc trong hơn ba thập niên CNH, HĐH đất

nước. Xác định các điều kiện, yếu tố bên trong, bên ngoài tác động đến quá

trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn này; rút ra những đặc điểm,

quy luật phát triển chung, những kinh nghiệm phát triển (cả thành công và

không thành công) của quốc gia này. Trong chừng mực nhất định, có thể tham

khảo, vận dụng trong sự nghiệp CNH, HĐH của Việt Nam hiện nay trên khía

cạnh gắn kết tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.

Trong cuốn Các mô hình CNH trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho

Việt Nam [83] ở chương 1 tác giả đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận

chung về CNH. Ở chương 2 dựa trên các cách phân loại khác nhau tác giả đã

phân tích các mô hình CNH trên thế giới từ đó chỉ ra những điểm hợp lý và

Page 24: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

15

bất hợp lý ở mỗi mô hình. Qua đó khẳng định CNH, HĐH ở mỗi giai đoạn,

nội dung, bước đi và cách thức thực hiện đã có những đổi khác, và cũng

không thể có một lời giải chung cho tất cả các quốc gia, mỗi nước đều có sự

lựa chọn thích ứng với điều kiện cụ thể của mình. Tác giả cũng đã phác họa

mô hình CNH được thực hiện tại Việt Nam qua hai thời kỳ trước và sau năm

1986, và chỉ rõ những bước chuyển lớn trong phát triển tư duy lý luận và thực

tiễn của đảng qua 40 năm thực hiện CNH đất nước. Chương 3 rút ra một số

kinh nghiệm CNH ở một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc,

Hàn Quốc, Sinhapore…vận dụng vào lựa chọn mô hình CNH ở Việt Nam

trong điều kiện mới.

Phạm Ngọc Dũng trong cuốn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

nghiệp, nông thôn từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay [24] đã đề

cập tới vai trò quan trọng của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong quá

trình CNH, HĐH đất nước, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn CNH,

HĐH nông nghiệp, nông thôn trong phát triển bền vững. Tác giả đã phân tích

thực trạng kinh tế - xã hội ở nông thôn nước ta cũng như nguyên nhân nảy

sinh vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp,

nông thôn hiện nay. Từ đó đưa ra các giải pháp hợp lý có tính thực tiễn cao

nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát và lâu dài: xây dựng một nền

nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất

lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, CN

tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; xây dựng nông thôn ngày

càng giàu đẹp… có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu

hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại.

1.2.2. Đề tài khoa học, luận án tiến sĩ

Đặng Hữu trong đề tài Phát triển kinh tế tri thức - rút ngắn quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta [44] đã đề cập đến ba nội dung quan

Page 25: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

16

trọng trong ba phần của đề tài: Phần I Sự hình thành và phát triển kinh tế tri

thức; Phần II: Kinh nghiệm từ sự phát triển kinh tế tri thức các nước; Phần III:

Phát triển kinh tế tri thức để rút ngắn quá trình CNH, HĐH ở nước ta. Trong

phần III, tác giả đã đánh giá thực trạng nền kinh tế Việt Nam, qua đó đưa ra

định hướng phát triển KTTT ở Việt Nam, những yếu tố đảm bảo cho sự thành

công của CNH rút ngắn.

Phạm Văn Dần trong luận án tiến sĩ triết học Lý luận hình thái kinh tế -

xã hội với sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay [22] đã xác định cơ sở

khoa học của đường lối đẩy mạnh CNH, HĐH ở nước ta hiện nay gồm 7 đặc

điểm cơ bản để chỉ ra sự khác nhau của quá trình CNH, HĐH hiện nay với

các kiểu CNH đã có trong lịch sử; 4 điều kiện cơ bản thực hiện CNH, HĐH.

Qua đó nêu lên những nội dung cụ thể của việc vận dụng các quy luật cơ bản

của lý luận hình thái kinh tế - xã hội để thực hiện thành công sự nghiệp CNH,

HĐH đất nước.

Lê Kim Chung trong luận án tiến sĩ kinh tế Công nghiệp hóa, hiện đại

hóa ngành thủy sản ở duyên hải Nam Trung Bộ [11] đã phân tích cơ sở lý

luận và thực tiễn tiến hành CNH, HĐH ngành thủy sản, đặc biệt là xác định

những nội dung có tính quy luật về CNH, HĐH ngành thủy sản nói chung và

ở duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng. Luận án đề xuất 3 phương hướng cơ

bản nhằm định hướng quá trình CNH, HĐH ngành thủy sản đến năm 2010 và

đưa ra các giải pháp cơ bản: huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, ứng dụng

khoa học CN hiện đại, phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện các chính sách

kinh tế vĩ mô, đây chính là đòn bảy thức đẩy ngành thủy sản của vùng sớm

khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn.

Lê Hữu Đốc trong luận án tiến sĩ kinh tế Công nghiệp thành phố Đà

Nẵng thực trạng và giải pháp phát triển [39] đã nêu nguyên tắc, các nhân tố

ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp ở một địa phương, xác định vị trí, vai

Page 26: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

17

trò của ngành kinh tế trọng điểm trong phát triển kinh tế, chỉ ra 7 tiêu chí và

phương pháp xác định ngành công nghiệp trọng điểm dưới góc độ kinh tế

phát triển. Luận án cũng đã phân tích sự phát triển công nghiệp ở thành phố

Đà Nẵng qua các giai đoạn theo các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu, những lợi thế

và hạn chế để phát triển công nghiệp của thành phố; đề xuất phương hướng,

giải pháp chủ yếu để phát triển nhanh, bền vững công nghiệp thành phố trong

thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với xây dựng nền kinh tế tri thức.

Cao Quang Xứng trong luận án tiến sĩ kinh tế Tác động của kinh tế tri

thức đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân ở Việt

Nam [116] đã phân tích tác động của KTTT tới phát triển kinh tế xã hội và

quá trình CNH, HĐH của các nước đi sau. Phân tích thực trạng tiến trình

CNH, HĐH của nước ta dưới sự tác động của KTTT trong những năm gần

đây; khẳng định nước ta cần phải chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tận

dụng cơ hội của nền KTTT trong thời gian tới.

1.2.3. Các bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành

Tác giả Chu Văn Cấp trong bài viết Tìm hiểu vấn đề: Đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, trong văn kiện

Đại hội lần thứ X của Đảng" [7] đã khẳng định xu thế toàn cầu hóa kinh tế và

sự phát triển KTTT, đòi hỏi các nước đi sau CNH, HĐH phải đồng thời thực

hiện 2 quá trình: vừa xây dựng nền công nghiệp theo hướng hiện đại, vừa phải

phát triển KTTT trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Để đẩy mạnh CNH,

HĐH gắn với phát triển KTTT ở nước ta hiện nay cần phải hoàn thiện thế chế

kinh tế thị trưởng định hướng XHCN.

Phạm Ngọc Tuấn trong bài Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam [96] đã cho rằng CNH, HĐH

gắn với phát triển KTTT phải trở thành đường lối phát triển có tính chiến lược

của nước ta. Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT có thể hiểu là

Page 27: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

18

một phương thức CNH mới trong điều kiện của cuộc cách mạng KH&CN,

của xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế đang gia tăng mạnh mẽ. Tác giả cũng

khẳng định muốn rút ngắn quá trình CNH, HĐH thì phải nắm bắt, khai thác,

sử dụng các thành tựu khoa học và CN hiện đại, cùng với những yếu tố của

nền KTTT.

Nguyễn Trọng Chuẩn trong bài Công nghiệp hóa theo hướng hiện đại

và sự phát triển bền vững [10] cho rằng dưới góc nhìn lịch sử, sự đánh giá của

Đảng về tính tất yếu, vị trí, vai trò của công cuộc CNH đất nước từ Đại hội III

(1960) đến Đại hội XI (2011) là nhất quán và xuyên suốt. Chúng ta không thể

sớm thoát khỏi tình trạng lạc hậu, kém phát triển nếu không tiến hành CNH

theo hướng hiện đại và không từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức.

Tuy nhiên để kinh tế phát triển bền vững, thực hiện thành công CNH, HĐH

đất nước gắn với phát triển KTTT phải kết hợp hài hòa, có hiệu quả 3 mục

tiêu kinh tế, xã hội và môi trường.

Đinh Thế Phong trong bài Công nghệ: con đường duy nhất để công

nghiệp hóa ở thế kỷ 21 [67] trên cơ sở luận giải 3 đặc điểm chỉ sự khác biệt

giữa công nghiệp hóa kinh điển và công nghiệp hóa thế kỷ 21 đã khẳng định:

nếu không nghiên cứu, phát hiện quy luật và tìm cách hợp lý để "lách",

nghiên cứu các "đứt đoạn" hay còn gọi là các cửa sổ trong sự tiến hóa của CN

thì không thể CNH thành công.

1.3. NHỮNG "KHOẢNG TRỐNG" TRONG NGHIÊN CỨU CÔNG NGHIỆP

HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC TRÊN

PHẠM VI MỘT TỈNH, THÀNH PHỐ

Các công trình và bài viết nêu trên đã tập trung vào nghiên cứu những

vấn đề liên quan đến CNH, HĐH và KTTT trên phạm vi một quốc gia. Những

vấn đề được phân tích và đã làm rõ ở đây là: CNH trong điều kiện mới của

cách mạng KH&CN là gì? CNH, HĐH chỉ thuần túy về mặt kinh tế hay CNH,

Page 28: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

19

HĐH cả về mặt xã hội? Vì sao một nước đang phát triển lại có thể thực hiện

được con đường CNH rút ngắn? Để thực hiện thành công con đường đó cần

phải làm gì? Vai trò của nhà nước trong CNH, HĐH? Một số tác động của

CNH, HĐH về mặt kinh tế, xã hội cũng được một số tác giả bàn luận.

Riêng vấn đề KTTT đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu kể từ

giữa những năm 90 thế kỷ XX lại đây. Những vấn đề lý thuyết như nhận thức

KTTT là gì? Đặc điểm, sự khác biệt và tính hơn hẳn của KTTT so với kinh tế

công nghiệp. Tiêu chuẩn để xác định một nền kinh tế đạt trình độ KTTT và

con đường để hướng đến sự phát triển nền kinh tế này đối với một quốc gia,

kể cả quốc gia công nghiệp phát triển và quốc gia đang phát triển.

Tổng hợp các nghiên cứu về CNH, HĐH, phát triển KTTT như đã trình

bày ở trên cho thấy các công trình nghiên cứu về CNH, HĐH gắn với phát

triển kinh tế tri thức còn rất ít. Chỉ có một vài công trình nghiên cứu về vấn đề

này như tác giả Đặng Hữu [44,45], Cao Quang Xứng [116] trên phạm vi cả

nước, chưa có công trình nào nghiên cứu về CNH, HĐH gắn với phát triển

KTTT trên địa bàn một tỉnh, thành phố ở Việt Nam, đây là vấn đề vẫn còn

đang "bỏ ngỏ". Trên cơ sở kế thừa và tiếp thu những kết quả nghiên cứu của

các nhà khoa học đi trước, việc bổ sung vào khoảng trống các vấn đề nghiên

cứu về lý luận và thực tiễn của CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT được

luận án xác định là hướng phát triển tiếp theo.

Những nội dung còn trống khi nghiên cứu về CNH, HĐH gắn với phát

triển kinh tế tri thức cần tiếp tục nghiên cứu:

- Cần làm rõ thế nào là CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT? Những

căn cứ lý luận và thực tiễn của việc gắn CNH, HĐH với phát triển KTTT ở

nước ta trong đó có thành phố Đà Nẵng.

- Chỉ ra những nhân tố khách quan và chủ quan, bên trong và bên ngoài

có ảnh hưởng đến tiến trình CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT trên phạm

Page 29: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

20

vi một tỉnh, thành phố ở Việt Nam để có giải pháp thích hợp.

- Nội dung của CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT bao gồm những

gì? nó được tiến hành trong cơ chế nào?. Những công cụ cần thiết để thực

hiện quá trình gắn kết đó trên địa bàn một tỉnh, thành phố?

- Cần có những tổng kết, đánh giá khách quan, khoa học về thực trạng

tiến hành CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở thành phố Đà Nẵng trong

những năm gần đây; làm rõ những thành công, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân

làm căn cứ xác định phương hướng và giải pháp thúc đẩy tiến trình này trên

địa bàn những năm tới.

Trên cơ sở hệ thống hóa khung lý thuyết và nghiên cứu kinh nghiệm

thực tiễn về CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT trên phạm vi một tỉnh,

thành phố Việt Nam, tham khảo kết quả của các công trình, bài viết trong

nước và trên thế giới, nghiên cứu sinh lựa chọn và thực hiện đề tài luận án

"Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành

phố Đà Nẵng" dưới góc độ Kinh tế chính trị. Đây là hướng và đối tượng

nghiên cứu mới, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố mà

nghiên cứu sinh được biết cho tới nay. Với đối tượng nghiên cứu này, tác giả

luận án mong muốn góp phần vào lời giải cho vấn đề bức thiết hiện nay trên

địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Page 30: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

21

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA,

HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC

TRÊN PHẠM VI MỘT TỈNH, THÀNH PHỐ Ở VIỆT NAM

2.1. QUAN NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP

HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC

2.1.1. Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế tri thức

2.1.1.1. Quan niệm về công nghiệp hóa

Khi nghiên cứu ba giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản trong công

nghiệp: hiệp tác giản đơn, phân công công trường thủ công và đại công nghiệp

cơ khí, C. Mác cho rằng đây là quá trình chuyển nền kinh tế từ chủ yếu là nông

nghiệp lên kinh tế công nghiệp. Ông viết: "Cái máy điểm xuất phát của cuộc

cách mạng công nghiệp, đã thay thế người lao động chỉ sử dụng có mỗi một

dụng cụ, bằng một cơ cấu sử dụng ngay một lúc nhiều công cụ như nhau hoặc

cùng loại và do một động lực làm cho chuyển động" [56, tr.542]; "Vậy là nền

đại công nghiệp phải nắm lấy những tư liệu sản xuất đặc trưng của nó, tức là

bản thân máy móc, và dùng máy móc để sản xuất ra máy móc. Nhờ thế, nó đã

tạo ra được cho mình một cơ sở kỹ thuật thích hợp và đứng vững trên đôi chân

của mình" [56, tr.554]. Dựa trên cơ sở phân tích sự phát triển của máy móc tự

động, C.Mác đã chỉ rõ vai trò ngày càng quan trọng của KH&CN, khẳng định

trong xã hội công nghiệp máy móc sẽ dần thay thế cho lao động cơ bắp, lao

động trực tiếp trở thành lao động thứ yếu. Từ đó rút ra những vấn đề có ý nghĩa

thực tiễn về tăng năng suất lao động xã hội, xã hội hóa lao động, cách mạng kỹ

thuật trong quá trình chuyển biến của nền sản xuất xã hội từ sản xuất nhỏ, thủ

công, phân tán lên sản xuất lớn, cơ khí hóa, tập trung.

Cuối thế kỷ thứ XVIII, cuộc Cách mạng công nghiệp được diễn ra ở

nước Anh với sự xuất hiện "chiếc thoi bay" trong lĩnh vực se sợi. Nước Anh

Page 31: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

22

trở thành quê hương của Cách mạng công nghiệp, là nơi tiến hành CNH đầu

tiên. Manchester là thành phố công nghiệp đầu tiên trên thế giới. Kể từ đây,

nhân loại bước vào một giai đoạn phát triển mới - giai đoạn CNH. Sau Anh là

lần lượt các nước: Pháp vào đầu thế kỷ XIX, Mỹ, Ðức vào giữa thế kỷ XIX,

Nhật, Nga và nhiều nước châu Âu khác vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

đã trở thành nước công nghiệp.

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (giữa thế kỷ XX), nhiều nước

thuộc Thế giới thứ ba tiến hành quá trình này với Chiến lược CNH riêng của

mình. Một số dựa theo mô hình CNH của Liên xô (cũ), một số dựa theo mô

hình của Mỹ. Ðến nay, một số nước đã thực hiện CNH rút ngắn thành công,

trở thành nước công nghiệp. Tuy nhiên, còn không ít quốc gia trong đó có

Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp, đang trong giai đoạn tiến hành CNH.

Do thời điểm lịch sử tiến hành CNH ở các nước không giống nhau nên

đã có những quan niệm khác nhau về CNH. Việc nhận thức đúng phạm trù

CNH trong một giai đoạn phát triển cụ thể của đất nước là rất cần thiết, nó

không chỉ có ý nghĩa về lý luận mà còn trong hoạch định và thực thi chính

sách phát triển.

Quan niệm giản đơn nhất về CNH cho rằng: "CNH là đưa đặc tính

công nghiệp cho một hoạt động, trang bị (cho một vùng, một nước) các nhà

máy, các loại công nghiệp..." [46, tr.48]. Quan niệm được khái quát từ thực

tiễn CNH ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, đối tượng CNH ở đây là ngành

công nghiệp, còn sự phát triển của các ngành khác chỉ là hệ quả của phát triển

công nghiệp.

G.A.Cudơlốp và S.P.Perơvusin các nhà khoa học Liên Xô (cũ), từ thực

tiễn tiến hành CNH nửa đầu thế kỷ XX, đã nêu quan niệm về CNH gắn với

tính chất chế độ xã hội ở Liên Xô lúc bấy giờ:

CNH xã hội chủ nghĩa là phát triển đại công nghiệp, trước hết là

phát triển công nghiệp nặng, nhằm bảo đảm cải tạo toàn bộ nền kinh

Page 32: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

23

tế quốc dân trên cơ sở kỹ thuật cơ khí tiên tiến, bảo đảm hình thức

kinh tế xã hội chủ nghĩa chiến thắng hình thức kinh tế tư bản chủ

nghĩa và hàng hóa nhỏ, bảo đảm cho nước nhà không bị lệ thuộc về

kinh tế và kỹ thuật vào thế giới tư bản chủ nghĩa, tăng cường khả

năng quốc phòng [83, tr.12].

Theo quan niệm của Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc

(UNIDO), thì "CNH là một quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này

một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để

phát triển một cơ cấu kinh tế nhiều ngành với kỹ thuật hiện đại" [83, tr.50].

Với quan niệm này, CNH là quá trình phát triển bao gồm mọi mặt, mọi ngành

kinh tế nhằm đạt tới không chỉ mục tiêu kinh tế mà còn cả mục tiêu xã hội.

Ở Việt Nam, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động

Việt Nam (1960) xác định: "CNH là quá trình thực hiện cách mạng kỹ thuật,

thực hiện sự phân công mới về lao động xã hội và là quá trình tích lũy xã hội

chủ nghĩa để không ngừng thực hiện tái sản xuất mở rộng" [83, tr.15]. Quan

niệm đã nói lên mục tiêu, nội dung, tính chất xã hội chủ nghĩa của quá trình

CNH, nhưng dường như đã đồng nhất CNH với cuộc cách mạng kỹ thuật.

Ngoài những quan niệm trên, trong kho tàng tri thức của nhân loại còn

có những quan niệm khác về CNH dựa trên một số mục tiêu nhất định về

trình độ phát triển của tư liệu lao động, phương thức tổ chức sản xuất, thu

nhập quốc dân, cơ cấu kinh tế, cơ cấu công nghiệp, cơ cấu lao động, mức độ

phát triển công nghiệp chế tác, loại công cụ sản xuất, các hàm sản xuất cơ

bản, phương thức sản xuất...

Tuy có những quan niệm khác nhau về CNH, nhưng về cơ bản các

quan niệm trên vẫn có những điểm chung và có thể được hiểu theo hai nghĩa:

Theo nghĩa hẹp, CNH là quá trình chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp

(hay tiền công nghiệp) lên nền kinh tế lấy công nghiệp làm chủ đạo, từ chỗ tỷ

trọng lao động nông nghiệp chiếm chủ yếu giảm dần và nhường chỗ cho lao

Page 33: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

24

động công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn hơn.

Theo nghĩa rộng, CNH là quá trình chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp

(hay tiền công nghiệp) lên kinh tế công nghiệp, từ xã hội nông nghiệp lên xã

hội công nghiệp, từ văn minh nông nghiệp lên văn minh công nghiệp. Nó

không chỉ đơn thuần là những biến đổi về kinh tế mà bao gồm cả các biến đổi

về văn hóa và xã hội từ trạng thái nông nghiệp lên xã hội công nghiệp, tức là

trình độ văn minh cao hơn.

2.1.1.2. Quan niệm về hiện đại hóa

Thuật ngữ HĐH đã được nhiều sách báo trong và ngoài nước bàn đến

từ những thập kỷ cuối thế kỷ XX khi hàng loạt nước ở Châu Á hóa rồng. Đến

nay, cũng đã có những cách nhìn nhận khác nhau về HĐH:

Theo Nguyễn Thành Bang: "thực chất quá trình HĐH đất nước trong

thời đại ngày nay là quá trình phát triển CN nhằm làm thay đổi cơ cấu các

ngành sản xuất, cơ cấu lao động và cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, không

ngừng nâng cao hiệu quả cũng như khả năng cạnh tranh của nền kinh tế"

[54, tr.90]. Quan niệm này đã đồng nhất HĐH với CNH, đồng thời hạn chế

quá trình HĐH chỉ trong phạm vi kinh tế.

Theo Nguyễn Thế Nghĩa, HĐH là "một quá trình, nhờ đó các nước

đang phát triển tìm cách đạt được sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tiến

hành cải cách chính trị và củng cố cơ cấu xã hội của họ, nhằm tiến tới một hệ

thống kinh tế, xã hội và chính trị giống hệ thống của những nước phát triển"

[54, tr.91]. Với quan niệm này, HĐH được hiểu là một quá trình thúc đẩy

kinh tế và một số mặt cụ thể của xã hội trở nên hiện đại hơn, tuy nhiên chưa

có tính khái quát và chưa đi vào thực chất của HĐH.

TS. Trần Hồng Lưu quan niệm "HĐH là quá trình sử dụng những

thành tựu KH&CN hiện đại và những kinh nghiệm lịch sử để đổi mới toàn

diện, triệt để mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển lên

một trạng thái mới về chất" [54, tr.94].

Page 34: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

25

Trong các cuốn Từ điển Tiếng việt, "Hiện đại hóa" được hiểu là làm

cho một cái gì đó mang tính chất hiện đại, tiên tiến, mang tính chất của thời

đại ngày nay [84, tr.545].

Từ những phân tích trên, có thể hiểu HĐH là quá trình chuyển dịch căn

bản từ xã hội truyền thống lên xã hội hiện đại, quá trình làm cho nền kinh tế

và đời sống xã hội mang tính chất và trình độ của thời đại ngày nay. Đây

không chỉ là HĐH trong lĩnh vực kinh tế, mà nó còn bao hàm phạm vi rộng

lớn hơn, đó là HĐH toàn bộ đời sống xã hội. Đối với các nước phát triển,

HĐH là quá trình chuyển dịch từ xã hội dựa trên nền kinh tế công nghiệp lên

xã hội dựa trên nền kinh tế tri thức. HĐH là quá trình tăng tốc, rút ngắn lộ

trình phát triển để đuổi kịp các nước đi trước và phát triển hơn. Do tiến hành

CNH trong bối cảnh mới của thế giới nên bên cạnh việc dựa vào các nguồn

lực trong nước, các nước đang phát triển còn tranh thủ các nguồn lực từ bên

ngoài thông qua thu hút đầu tư để tìm kiếm nguồn vốn và CN mới. Đây chính

là kiểu CNH rút ngắn hiện đại.

Kế thừa có chọn lọc và phát triển những tri thức của văn minh nhân loại

về CNH và căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam là một nước đi

sau đang trong quá trình phát triển, Đảng ta tại Hội nghị Trung ương lần thứ

bảy khóa VII (năm 1994), nêu chủ trương tiến hành xây dựng cơ sở vật chất -

kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn mới bằng con

đường CNH, HĐH và nêu quan niệm:

CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt

động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử

dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến

sức lao động với CN, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại,

dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học CN, tạo

ra năng suất lao động xã hội cao [32, tr.65].

Đây là một quan niệm mới dùng để chỉ quá trình tiến hành xây dựng cơ

Page 35: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

26

sở vật chất - kỹ thuật cho phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta phải đồng thời

gắn kết hai quá trình CNH và HĐH trong từng bước phát triển.

2.1.1.3. Khái niệm về kinh tế tri thức

Nhân loại đã trải qua hai nền văn minh là văn minh nông nghiệp và

văn minh công nghiệp. Hiện nay đang trong giai đoạn quá độ chuyển lên

một nền văn minh mới cao hơn đó là nền văn minh trí tuệ. Theo đó, nền kinh

tế được chuyển từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp và đang quá

độ chuyển lên KTTT. Thực tế phát triển đúng như dự báo của C.Mác từ cuối

thế kỷ XIX1. Năm 1995, Tổ chức Hợp tác và phát triển của các nước phát

triển (OECD) đã đưa vào sử dụng thuật ngữ "Kinh tế tri thức" dùng để chỉ

một nền kinh tế mới thay thế cho nền kinh tế công nghiệp mà nhân loại đang

hướng đến. Đến năm 2000, tổ chức này cùng với Diễn đàn kinh tế khu vực

châu Á - Thái Bình Dương (APEC) nêu quan niệm: "Kinh tế tri thức là nền

kinh tế trong đó sự sản sinh ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực

chủ yếu của tăng trưởng, tạo ra của cải, tạo việc làm trong tất cả các ngành

kinh tế" [45, tr.98].

Thuật ngữ KTTT được đưa vào Văn kiện Đại hội X và Đại hội XI của

Đảng ta và được hiểu: các hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng tri thức, tri

thức chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản phẩm xã hội và sự phát triển của nó

được dựa trên bốn trụ cột: "i) Lực lượng lao động trình độ cao, chất lượng

cao; ii) Hệ thống sáng tạo và ứng dụng CN có hiệu quả; iii) Hệ thống cơ sở hạ

tầng, thông tin, tin học hiện đại; và iv) Hệ thống thể chế xã hội và thể chế

kinh tế hiện đại" [85, tr.153].

Tuy đến nay đã có nhiều quan niệm và giải thích khác nhau về KTTT,

song nhìn chung các nhà khoa học đều có sự thống nhất trong nhận thức về

1 C.Mác đã dự báo: "Theo đà phát triển của đại công nghiệp, việc tạo ra của cải thực sự trở nên ít phụ thuộcvào thời gian lao động và vào số lượng lao động đã chi phí..., mà đúng ra, chúng phụ thuộc vào trình độchung của khoa học và vào sự tiến bộ của kỹ thuật hay là phụ thuộc vào việc ứng dụng khoa học ấy vào sảnxuất" [57, tr 368-369].

Page 36: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

27

bản chất của nền KTTT khác với hai nền kinh tế trước nó. Nếu trong quá trình

sản xuất của nền kinh tế nông nghiệp dựa chủ yếu vào sức cơ bắp của con

người và tài nguyên thiên nhiên, trong nền kinh tế công nghiệp tuy đã có sự

trợ giúp của máy móc nhưng sức cơ bắp của con người và tài nguyên thiên

nhiên vẫn giữ trọng yếu, thì trong nền kinh tế tri thức, tri thức đóng vai trò

quyết định hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia.

Trên thực tế, xu hướng phát triển KTTT đã được khởi động cách đây

hàng chục năm, nhất là từ cuối những năm 70 thế kỷ XX khi trên thế giới bắt

đầu diễn ra cuộc cách mạng KH&CN hiện đại. Tuy nhiên, không có một nền

kinh tế nông nghiệp hay nền kinh tế công nghiệp thuần túy. Tức là trong nền

kinh tế nông nghiệp cũng đã chứa đựng một số yếu tố của nền kinh tế công

nghiệp và trong nền kinh tế công nghiệp cũng vẫn còn một số yếu tố của nền

kinh tế nông nghiệp. Trong nền kinh tế nông nghiệp, tri thức chủ yếu là những

kinh nghiệm được tích lũy từ các hoạt động thực tế, năng suất, chất lượng và

hiệu quả sản xuất đều hết sức thấp kém. So với nền kinh tế nông nghiệp, trong

nền kinh tế công nghiệp, tri thức đã chiếm vị trí ngày càng quan trọng hơn.

Nó không chỉ là kinh nghiệm từ các hoạt động thực tế, mà còn khám phá ra

những quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy để đưa ra những sáng

chế, phát minh nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả. Trong nền

KTTT, tri thức là bộ phận nguồn lực quan trọng nhất, quyết định nhất của lực

lượng sản xuất hiện đại, mà trình độ phát triển của lực lượng sản xuất lại đóng

vai trò quyết định sự phát triển xã hội.

Khác với nền kinh tế công nghiệp, chủ thể là công nhân với các công

cụ cơ khí, cho năng suất lao động cao; còn nền KTTT, chủ thể là công nhân

trí thức với công cụ là tạo ra tri thức, quảng bá tri thức và sử dụng tri thức. Có

thể hiểu kinh tế tri thức là một nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và

sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của

cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Page 37: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

28

Phát triển KTTT là một xu hướng tất yếu trong thời đại ngày nay.

Trong xu hướng này, nền kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc và toàn diện

cả về trình độ CN, ngành sản xuất và cơ cấu sản phẩm. Tri thức, KH&CN, kỹ

năng của con người trở thành những yếu tố quyết định nhất của sản xuất và

trở thành lực lượng sản xuất quan trọng hàng đầu. Cuộc cách mạng KH&CN

hiện đại chính là bước quá độ chuyển nền kinh tế công nghiệp lên nền KTTT.

Trong nền KTTT, vai trò của con người trong lực lượng sản xuất tuy

không thay đổi, họ vẫn là chủ thể của quá trình sản xuất, sáng tạo và áp dụng

những thành tựu mới của KH&CN, nhưng tính chất hoạt động và yêu cầu đặt

ra đối với họ đã có sự thay đổi căn bản so với người lao động trong hai nền

kinh tế trước. Trong nền kinh tế tri thức, người lao động là người lao động trí

óc, họ vừa nghiên cứu vừa sản xuất, sản phẩm của họ là những phát minh

được ứng dụng ngay vào sản xuất. Tri thức, KH&CN là yêu cầu hàng đầu đối

với người lao động.

Phát triển KTTT đã và đang được diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở các nước

công nghiệp phát triển. Nhưng do sức hấp dẫn của nó đối với sự phát triển kinh

tế - xã hội, mà KTTT đã và đang cuốn hút ngày càng nhiều nước đang phát triển.

Đã có một số nước đang phát triển thành công nhờ phát triển KTTT.

Nhận thức tầm quan trọng của KTTT trong quá trình CNH, HĐH đất

nước, kể từ Đại hội IX của Đảng (năm 2001), nước ta bước vào giai đoạn

mới, giai đoạn CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT. Quan niệm CNH, HĐH

gắn với phát triển KTTT được hình thành trong bối cảnh mới của tình hình

thế giới và trong nước. Việt Nam không tiến hành CNH theo kiểu cũ, không

lặp lại sai lầm nóng vội, chủ quan của giai đoạn CNH trước đây. Tiến trình

CNH trong giai đoạn mới không chỉ đơn giản là tăng thêm tốc độ và tỷ trọng

của sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế, mà là quá trình chuyển dịch cơ

cấu gắn với đổi mới căn bản về CN. Con đường CNH, HĐH của nước ta cần

được rút ngắn về thời gian. Phải phát huy những lợi thế của đất nước, tận

Page 38: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

29

dụng mọi khả năng để đạt trình độ CN tiên tiến, đặc biệt là CN thông tin, CN

sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ

biến hơn những thành tựu mới về KH&CN gắn với phát triển KTTT, tạo nền

tảng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và lâu bền của toàn bộ nền kinh

tế quốc dân.

2.1.1.4. Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát

triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

Bối cảnh quốc tế có những biến đổi mới xu hướng toàn cầu hóa

và cách mạng KH&CN phát triển mạnh mẽ, một số nước công nghiệp phát

triển đang chuyển lên nền KTTT, để khắc phục nguy cơ tụt hậu khá xa về CN

và kinh tế thì nước ta phải tranh thủ áp dụng những thành tựu mới về

KH&CN để phát triển. Do vậy quá trình CNH ở nước ta hiện nay phải gắn với

HĐH; CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT như Đại hội Đảng lần thứ X đã

khẳng định:

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế

tri thức, chúng ta tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế

tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

gắn với phát triển kinh tế tri thức [35, tr.28].

Một số nhà nghiên cứu khi nghiên cứu về tiến trình CNH ở nước ta

hiện nay đã đưa ra kết luận:

CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân ở nước ta phải đồng thời kết hợp

hai quá trình tuần tự và nhảy vọt, tuần tự từ thủ công lên nửa cơ khí

rồi lên cơ khí hóa và nhảy vọt lên công nghệ hiện đại ở những khâu

những ngành có điều kiện. Do đó, nước ta phải lồng ghép hai hệ

thống công nghệ: công nghệ cổ điển (cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy

lợi hóa…) và công nghệ hiện đại (công nghệ tin học, công nghệ sinh

học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa…) [41, tr.374].

Page 39: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

30

Theo tử điển Tiếng Việt gắn có nghĩa là "có quan hệ chặt chẽ, không

tách rời nhau" [84, tr.474]. Như vậy CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri

thức ở nước ta hiện nay là hai quá trình có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với

nhau, là con đường, cách thức của nước đi sau nhằm rút ngắn quá trình phát

triển để sớm trở thành một nền kinh tế hiện đại.

Từ quan niệm chung về CNH, HĐH, kinh tế tri thức có thể hiểu một

cách khái quát CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức: là quá trình sử

dụng một cách phổ biến trí lực của con người, CN luôn được đổi mới sáng

tạo vào tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế tạo ra những ngành mới,

sản phẩm có giá trị gia tăng cao, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nền

kinh tế phát triển nhanh và bền vững.

CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở nước ta hiện nay được thể hiện ở

các nội dung sau: i) Kết hợp CN truyền thống và CN hiện đại; ii) Chuyển dịch

cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp, dịch vụ có hàm

lượng tri thức, thúc đẩy tiến bộ xã hội; iii) Coi trọng việc gắn giữa nghiên cứu

và triển khai (Research and Deployment - R&D); iv) Coi trọng phát triển CN

thông tin; v) Kết hợp phát triển CN nội sinh và CN ngoại sinh; vi) Chuyển

dịch cơ cấu lao động theo hướng tri thức hóa.

CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở nước ta là con đường, cách thức

lựa chọn phát triển trong bối bối cảnh mới khi nhân loại bước vào thế kỷ 21.

Trong đó, điểm nổi bật là phải gắn kết CN truyền thống với CN hiện đại trên

cơ sở coi trọng yếu tố tri thức; phát huy lợi thế của đất nước, địa phương,

nâng cao năng lực sản xuất những ngành công nghiệp có tính nền tảng; đồng

thời phát triển mạnh các ngành kinh tế dựa vào tri thức, CN cao, CN tiên tiến

như CN thông tin, CN vật liệu, CN năng lượng… tạo ra nhiều CN mới, sản

phẩm mới, việc làm mới đạt tốc độ tăng trưởng cao, hội nhập có hiệu quả vào

nền kinh tế thế giới.

Page 40: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

31

2.1.2. Sự cần thiết phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn

với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

2.1.2.1. Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển

kinh tế tri thức là cách thức để nhanh chóng thoát khỏi lạc hậu

CNH được bắt đầu từ cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ XVIII

đây là con đường tất yếu của mọi quốc gia muốn phát triển, thoát khỏi đói

nghèo, lạc hậu. CNH tạo lập một nền kinh tế dựa trên nền tảng công nghiệp

hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến, thúc đẩy sản xuất đạt năng suất, hiệu

quả, chất lượng cao và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Còn

HĐH chỉ mới bắt đầu thực hiện và gắn liền với cuộc cách mạng khoa học - kỹ

thuật từ giữa thế kỷ XX đến nay. Thực chất HĐH là quá trình sử dụng những

thành tựu khoa học và CN hiện đại và những kinh nghiệm lịch sử để đổi mới

toàn diện, triệt để mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển

lên một trạng thái mới về chất làm cho nó trở nên hiện đại hơn, tiên tiến hơn.

Trong thời đại mà nền KTTT là tài sản chung của nhân loại; CN thông

tin và truyền thông đóng vai trò chủ chốt trong mọi lĩnh vực; các sản phẩm

công nghiệp có hàm lượng tri thức cao chiếm đa số; đầu tư vô hình cho con

người giáo dục, khoa học và văn hóa lớn hơn đầu tư hữu hình cho cơ sở vật

chất, CN đổi mới rất nhanh vòng đời CN được rút ngắn, tương lai trong thế kỷ

XXI không còn công nhân trực tiếp lao động chân tay vì nền sản xuất hoàn

toàn tự động hóa, thì việc áp dụng những thành tựu KH&CN vào quá trình

CNH, HĐH là điều mà không một quốc gia nào được bỏ lỡ. CNH, HĐH theo

quan điểm của Đảng ta là sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với

CN, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại. Theo tác giả khi áp dụng

nền kinh tế tri thức để rút ngắn quá trình này chính là sử dụng một cách phổ

biến trí lực của con người cùng với CN, phương tiện hiện đại trong mọi lĩnh

vực luôn được đổi mới để phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật

cho chủ nghĩa xã hội.

Page 41: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

32

Vì vậy chúng ta không thể đi theo con đường CNH tuần tự của các

nước tư bản trước kia sẽ mất tới hàng trăm năm mà phải kết hợp giữa CNH

với HĐH, giữa CNH, HĐH với phát triển KTTT. Đối với Việt Nam để tồn tại

trong tiến trình toàn cầu hóa sâu rộng như hiện nay phải biết nắm lấy thời cơ,

tranh thủ nắm bắt tri thức khoa học và CN mới, những thành quả của kinh tế

tri thức chắc chắn sẽ giúp chúng ta từ một nước phát triển trung bình vươn lên

thành nước phát triển sánh vai với các nước trong khu vực và trên thế giới.

2.1.2.2. Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển

kinh tế tri thức là giải pháp bắt buộc để tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật của

chủ nghĩa xã hội hiện thực

Tiến trình phát triển của lịch sử loài người đã khẳng định rằng, mỗi

phương thức sản xuất xã hội chỉ có thể được xác lập một cách vững chắc trên

nền tảng cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng. Bất cứ quốc gia đang phát triển

nào muốn trở thành nền kinh tế hiện đại đều phải xây dựng cơ sở vật chất - kỹ

thuật của một nền sản xuất hiện đại.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất là toàn bộ hệ thống các yếu tố

vật chất của lực lượng sản xuất phù hợp với trình độ kỹ thuật tương ứng mà

lực lượng lao động xã hội sử dụng để tác động vào đối tượng lao động nhằm

sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu xã hội

Cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền sản xuất hiện đại,

có cơ cấu kinh tế hợp lý, có trình độ xã hội hóa cao, dựa trên trình độ

KH&CN hiện đại được hình thành một cách có kế hoạch và thống trị trong

toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sở dĩ chiến thắng được sản xuất

phong kiến là do tạo ra nền đại công nghiệp. Lênin đã từng nói chủ nghĩa xã

hội chỉ có thể chiến thắng phương thức sản xuất tư bản khi có nền sản xuất

hiện đại, có năng suất lao động cao hơn gấp nhiều lần so với chủ nghĩa tư bản

hiện có. Hay nói cách khác, chủ nghĩa xã hội hiện thực chỉ được xây dựng

Page 42: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

33

trên cơ sở khi mà lực lượng sản xuất của xã hội xã hội chủ nghĩa cao hơn

nhiều nhiều lần so với chủ nghĩa tư bản, khi chưa có cơ sở vật chất kỹ thuật

lớn hơn của chủ nghĩa tư bản thì chủ nghĩa xã hội hiện thực là ước mơ mà

thôi. Để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho chủ nghĩa xã hội thì

phải CNH, HĐH đất nước đây là giải pháp bắt buộc nhất là đối với nước đi

lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn chủ nghĩa tư bản như ở Việt Nam. Như

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta

là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội", "Muốn

đảm bảo đời sống sung sướng mãi mãi, phải công nghiệp hóa xã hội chủ

nghĩa" [58, tr.13-159].

Trong điều kiện cuộc cách mạng KH&CN đang diễn ra mạnh mẽ, kinh

tế thế giới sẽ có những biến động to lớn, theo chiều hướng chuyển mạnh sang

KTTT. Lực lượng sản xuất của xã hội loài người bước lên một thang bậc mới,

với sự tăng vọt về năng suất, chất lượng, hiệu quả, các nước không đủ khả

năng sẽ bị tụt hậu. Vì vậy để xây dựng thành công chủ nghĩa xã ở nước ta

hiện nay thì phải đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT. Theo đó có

thể nói, CNH, HĐH ở Việt Nam không chỉ khác với các nước đã tiến hành

CNH về nội dung, hình thức, quy mô, cách thức tiến hành mà cả mục tiêu

chiến lược. Chính sự khác biệt này đã làm nên tính đặc thù của sự nghiệp

CNH, HĐH mà chúng ta đang tiến hành.

2.1.2.3. Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển

kinh tế tri thức bắt nguồn từ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn, đầy

đủ hơnNói tới hội nhập kinh tế là nói tới việc tham gia vào các tổ chức kinh tế

khu vực và thế giới. Hiện nay nước ta đã có quan hệ ngoại giao đầy đủ với

169 nước trong đó có tất cả các nước láng giềng và các nước lớn có quan hệ

thương mại với trên 225 nước và vùng lãnh thổ, là thành viên chính thức của

hầu hết các tổ chức quốc tế chủ yếu như: Thành viên của hiệp hội các quốc

Page 43: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

34

gia Đông Nam Á (ASEAN) và bắt đầu tham gia khu vực mậu dịch tự do

Asean (AFTA); Việt Nam gia nhập diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) với tư

cách là thành viên sáng lập; Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình

Dương (APEC); đặc biệt 7/11/2006 nước ta đã chính thức trở thành thành

viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Cũng chính từ môi trường hòa bình, hợp tác, liên kết quốc tế và những

xu thế tích cực trên thế giới tạo điều kiện để chúng ta tiếp tục phát huy nội

lực, lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực - nguồn vốn, CN mới, kinh nghiệm

quản lý mở rộng thị trường để phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH. Hội nhập vào

nền kinh tế thế giới là một xu thế tất yếu, ngày nay không một nền kinh tế nào

có thể đứng cô lập mà phát triển được, Việt Nam không thể nằm ngoài dòng

chảy đó.

Quá trình hội nhập kinh tế sẽ mang lại những cơ hội to lớn mà nếu biết

tranh thủ sẽ có tác động tích cực đến việc rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất

nước, song cũng đặt ra những thách thức hết sức gay gắt. Chủ động hội nhập

vào kinh tế thế giới là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Không thể

thoát cảnh nghèo nàn, lạc hậu, nếu đứng ngoài, biệt lập với thế giới, đặc biệt

khi định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội, càng không thể đóng cửa mà phải tận

dụng mọi nguồn lực, trong đó nguồn ngoại lực là quan trọng. V.I.Lênin đã

từng nói: Chủ nghĩa xã hội = Chính quyền Xô Viết + trật tự đường sắt Phổ +

Kỹ thuật và cách tổ chức các tờrớt Mỹ + ngành giáo dục quốc dân Mỹ..., qua

đó chúng ta hiểu rằng chủ nghĩa xã hội chỉ có thể được xây dựng thành công

trên cơ sở những thành tựu cao nhất của KH&CN hiện đại. Với lợi thế về

nguồn nhân lực và lợi thế của nước đi sau trong một vùng mà CN, tư bản và

tri thức kinh doanh đang di chuyển nhanh chóng, Việt Nam hoàn toàn có khả

năng rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực. Tuy nhiên đó mới chỉ

là tiềm năng và cơ hội. Điều kiện đủ là phải quyết tâm thoát khỏi nguy cơ tụt

hậu, mạnh dạn đổi mới để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các

Page 44: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

35

thành phần kinh tế, tích cực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đó là những

yếu tố quan trọng để tích lũy nhanh và kinh tế phát triển có hiệu quả.

Như vậy, bất cứ một tỉnh, thành phố nào ở Việt Nam muốn nhanh

chóng thoát nghèo, trở thành thành phố hiện đại thì việc thực hiện đường lối

CNH, HĐH với phát triển KTTT là việc cần thiết. Đây cũng chính là thực

hiện theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy

nhiên còn tùy thuộc vào hoàn cảnh địa lý, đặc thù của địa phương mà đưa ra

những chính sách cụ thể, lựa chọn cho tỉnh hay thành phố mình những ngành

nghề phù hợp để phát triển.

2.1.2.4. Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển

kinh tế tri thức do tác động nhiều mặt của quá trình này đối với đời sống

kinh tế, chính trị, xã hội

Tác động của CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT đối với xã hội loài

người vô cùng to lớn, nó không chỉ thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh

tế, mà còn kéo theo sự biến đổi trong phương thức sáng tạo của cải, trong lối

sống và tư duy của con người. Trong nền KTTT, các quy trình sản xuất đều

được tự động hoá. Máy móc không chỉ thay thế con người những công việc

nặng nhọc, mà thay thế con người ở những khâu phức tạp của sản xuất và

quản lý, không chỉ thay thế thao tác lao động của con người mà cả thao tác tư

duy. Trong nền kinh tế toàn cầu, với sự phát triển của internet, thương mại

điện tử đang trở thành một lĩnh vực phát triển rất mạnh mẽ, nó thúc đẩy các

ngành sản xuất dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới, và đặc biệt quan trọng với

các nước đang phát triển, nhất là đối với vùng xa xôi hẻo lánh, các nước và

các vùng này có cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, mặt trái

CNH, HĐH, nền KTTT đang đặt ra những thách thức rất lớn, đó là sự cách

biệt giàu nghèo, sự phân hoá giữa một bên là các quốc gia, dân tộc biết nắm

bắt và khai thác những nguồn lợi từ KH&CN, và một bên là các quốc gia, dân

tộc không có hoặc chưa phát triển những CN đó. Vì vậy với sự phát triển như

Page 45: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

36

vũ bão của KH&CN, quốc gia nào, dân tộc nào nhanh chóng nắm bắt và làm

chủ được CN thì sẽ khai thác được nhiều hơn, nhanh hơn lợi thế của mình.

Cũng chính từ đây nảy sinh một thách thức rất lớn đối với các nước đang phát

triển như nước ta đó là làm thế nào để phát huy được thế mạnh nguồn nội lực

thúc đẩy sự phát triển của xã hội mà không mất đi văn hoá truyền thống quý

báu của dân tộc. Sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay tất yếu phải khai

thác được những tiềm năng thế mạnh của đất nước, thúc đẩy phát triển

KH&CN, coi đó là một điều kiện cần thiết để đạt được những mục tiêu của

giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Nhận thức tính tất yếu, sự cần thiết và tác động nhiều mặt của CNH,

HĐH trong bối cảnh mới của thế giới và trong nước, kể từ Đại hội IX, Đảng

ta nêu chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với từng bước phát triển KTTT.

Chủ trương này được tiếp tục khẳng định tại Đại hội XI với yêu cầu cấp thiết

hơn: " Phát triển mạnh khoa học, CN làm động lực đẩy nhanh quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức; góp phần tăng nhanh năng

suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh,

bền vững của đất nước" [36, tr 218].

2.2. NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH

CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI

THỨC TRÊN PHẠM VI MỘT TỈNH, THÀNH PHỐ Ở VIỆT NAM

Bất cứ tiến trình CNH, HĐH nào đều thực hiện hai nội dung cơ bản là:

phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế

và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhưng đối với quá trình CNH, HĐH gắn với

phát triển kinh tế tri thức ở một tỉnh, thành phố không phải chỉ thực hiện ở 2

nội dung, mà nó còn thể hiện ở sự phát triển KH&CN, thúc đẩy kinh tế phát

triển theo hướng bền vững, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tri

thức…và còn phụ thuộc vào các nhân tố ảnh hưởng khác nữa.

Page 46: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

37

2.2.1. Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với

phát triển kinh tế tri thức trên phạm vi một tỉnh, thành phố ở Việt Nam

2.2.1.1. Kết hợp công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại

Trong "Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020", Đảng ta

xác định:

Xây dựng và thực hiện chương trình đổi mới CN quốc gia, có chính

sách khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu CN hiện đại, trước hết

là đối với những ngành, lĩnh vực chủ lực, mũi nhọn; ưu tiên phát

triển CN; ứng dụng nhanh khoa học và CN vào lĩnh vực nông

nghiệp và công nghiệp nông thôn; sử dụng hợp lý CN dùng nhiều

lao động. Nhanh chóng hình thành một số cơ sở nghiên cứu - ứng

dụng mạnh, đủ sức tiếp thu, cải tiến CN và sáng tạo CN mới gắn với

hoạt động sản xuất kinh doanh [36, tr.134].

Theo mục tiêu trên, cần áp dụng kỹ thuật, CN tiên tiến của thế giới để

tạo ra những sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao, nâng cao sức cạnh tranh

sản phẩm trong tất cả các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, cụ thể

như sau:

Thứ nhất: Hiện đại hóa một số khâu giữ vai trò quyết định đối với CN

truyền thống chủ yếu là các ngành các ngành dựa trên cơ sở khai thác có hiệu

quả các lợi thế của địa phương và đất nước. Việc phát triển các ngành có

tiềm năng, lợi thế nhằm tích lũy vốn, giải quyết việc làm cho người lao động,

nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Đây chính là bước

đầu để tạo tiền đề cần thiết cho phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành

CN cao để phát triển KTTT.

Tập hợp trong nhóm này là các ngành như may mặc, giày dép, đồ gỗ,

gia công các loại, lắp ráp đồ điện tử, chế biến lương thực - thực phẩm, thủy

hải sản, đồ uống, các lĩnh vực dịch vụ phục vụ đời sống và kinh doanh mang

tính truyền thống như buôn bán nhỏ, vận tải hàng hóa và hành khách, sửa

Page 47: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

38

chữa phương tiện vận tải, đồ dùng gia đình và vô vàn các lĩnh vực khác...Tuy

giá trị gia tăng thu được từ nhóm ngành này về cơ bản không nhiều, nhưng

đem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế vì có khả năng thu hồi vốn nhanh, linh

hoạt thích ứng với môi trường kinh doanh đối với điều kiện cụ thể của nền

kinh tế đang trong thời kỳ CNH. Trong khuôn khổ phát triển kinh tế tri thức ở

đây có hai vấn đề đặt ra cho ngành là: 1) Đẩy mạnh đổi mới, ứng dụng CN

mới, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. 2) Chủ động

thiết kế mẫu mã hàng hóa, đầu tư cho sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao

nhằm đáp ứng kịp thời thị hiếu của người tiêu dùng và tạo ra được những mặt

hàng xuất khẩu mới của riêng mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo sự đột

phá trong xuất khẩu.

Thứ hai: Phát triển các ngành sử dụng CN tiên tiến, CN cao. Việc tập

trung phát triển một số ngành CN cao, CN tiên tiến gắn với sự hình thành nền

KTTT có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đặc biệt đối với

những tỉnh/thành phố đang tiến hành CNH, HĐH như Đà Nẵng.

CN cao là CN hội tụ được những tri thức, phương tiện và kỹ năng tổ

chức để sản xuất [23, tr.15]. Đó là loại CN có hàm lượng cao về nghiên cứu

KH và phát triển CN; tạo ra các sản phẩm dịch vụ có chất lượng và giá trị gia

tăng cao; có khả năng hình thành các ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc HĐH

ngành sản xuất, dịch vụ hiện có. Nó đòi hỏi trang thiết bị khoa học tinh vi

nhất và kỹ thuật sản xuất tiên tiến [23, tr.14,15].

Đối với nước ta hay một tỉnh/thành phố nào hiện nay, việc lựa chọn

phát triển CN cao trước yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển

KTTT đòi hỏi phải ưu tiên các ngành CN thông tin, CN sinh học, CN vật liệu

mới, CN năng lượng mới và CN chế tạo, tự động hóa.

Nội dung của phát triển CN thông tin bao gồm phát các CN và phương

tiện hiện đại để thu thập, xử lý, lưu trữ, sản xuất và truyền thông tin phục vụ

cho việc khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin vào các

Page 48: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

39

lĩnh vực sản xuất và đời sống. Đây được coi là một trong những ưu tiên hàng

đầu trong chiến lược phát triển CN của bất cứ thành phố nào ở Việt Nam .

Nội dung phát triển CN sinh học bao gồm các ngành nông nghiệp CN

cao, nông nghiệp sạch, công nghiệp dược phẩm và bảo vệ môi trường…, dựa

trên thành tựu tổng hợp của nhiều bộ môn khoa học như sinh học phân tử, di

truyền học, vi sinh vật, sinh hóa... Đây là loại CN cao cơ bản có vai trò quyết

định trong việc tăng năng lực tạo ra lương thực, thực phẩm và các sản phẩm

sinh học khác có chất lượng cao và an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng

lên của con người.

Nội dung phát triển CN vật liệu mới: đây là CN dựa trên khoa học vật

liệu, khoa học về cấu trúc các hệ đông đặc, khoa học mô phỏng hệ nguyên

tử... Việc tạo ra những vật liệu mới có tính năng sử dụng tốt, ứng dụng tốt

như: polyme, kim loại và hợp kim, compozit hữu cơ, kim cương, vật liệu siêu

cứng, vật liệu điện tử và quang tử, vật liệu biến đổi năng lượng, vật liệu từ

tính cao cấp, vật liệu cấu trúc nano... được sử dụng cho các ngành chế tạo

máy, chế tạo loại máy móc tí hon, rôbốt, y học... và nhiều ngành kinh tế khác

góp phần thúc đẩy nền KTTT và phát triển một xã hội tri thức bền vững.

Nội dung phát triển CN năng lượng mới: CN năng lượng mới bao gồm

CN năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân. Đây là CN cao cơ bản nhằm

giải quyết các vấn đề rất phức tạp của giai đoạn sắp tới khi các nguồn năng

lượng hóa thạch đang đe dọa cạn kiệt và sự ô nhiễm do khí thải từ chế biến và

tiêu thụ năng lượng gây nên hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu toàn cầu,

dẫn đến nhiều thảm họa.

Nội dung phát triển CN chế tạo, tự động hóa: Tập trung phát triển một

số chuyên ngành, sản phẩm cơ khí trọng điểm nhằm khai thác, phát huy tốt

nhất tiềm năng đáp ứng các yêu cầu cơ bản của công cuộc phát triển đất nước.

Nâng cao khả năng chuyên môn hóa, hợp tác hóa, nâng cao năng lực của

ngành cơ khí, tạo tiền đề phát triển các ngành công nghiệp khác của đất nước.

Page 49: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

40

Các ngành cơ khí chế tạo chuyển sang sử dụng các CN mới nhất là vật liệu,

CN số hóa để chế tạo máy công cụ điều khiển theo chương trình với các dây

chuyền thiết bị tự động, các phương tiện vận chuyển hiện đại thì giá trị có thể

gia tăng nhiều lần, nhờ đó từng bước phát triển KTTT.

2.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành

công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng tri thức và giá trị gia tăng cao, thúc đẩy

tiến bộ xã hội

Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố

có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong một không gian

và thời gian nhất định, trong những điều kiện xã hội cụ thể, được thể hiện cả

về mặt định tính lẫn định lượng, cả về số lượng lẫn chất lượng, phù hợp với

mục tiêu được xác định của nền kinh tế.

Cơ cấu của nền kinh tế quốc dân là cấu tạo hay cấu trúc của nền kinh tế

bao gồm các ngành kinh tế, các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế...và mối

quan hệ hữu cơ giữa chúng. Trong cơ cấu của nền kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế

là quan trọng nhất, quyết định các hình thức cơ cấu kinh tế khác. Cơ cấu kinh tế

hợp lý là điều kiện tăng trưởng, phát triển, do đó CNH, HĐH gắn với phát triển

kinh tế tri thức đòi hỏi phải xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là việc chuyển cơ cấu kinh tế từ trạng thái

này sang trạng thái khác, thay đổi tỷ trọng và mối quan hệ giữa các bộ phận

hợp thành trong nền kinh tế để tạo ra sức mạnh, hiệu quả, định hướng phát

triển mới của nền kinh tế.. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH,

HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay, được đặc trưng

bởi sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng các ngành kinh tế dựa

nhiều vào tri thức, các ngành kinh tế chủ yếu sẽ được thay thế bằng các ngành

kinh tế công nghiệp phần mềm với hàm lượng tri thức cao. Trong đó các yếu

tố như: thông tin, giáo dục, tri thức sẽ được coi là các ngành công nghiệp mới

và ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong nền kinh tế tri thức làm biến

Page 50: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

41

đổi kết cấu và cơ cấu của các ngành công nghiệp truyền thống. Trong tương

lai không xa ngoài ba khu vực chính công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp sẽ

thêm một khu vực nữa CN tri thức, CN sáng tạo được nhận định là ngành

công nghiệp cốt lõi, đem lại giá trị kinh tế cao.

Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta hiện nay theo hướng

Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp hiện đại, hiệu quả. Để thực hiện mục

tiêu CNH, HĐH trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì tỷ lệ

nông nghiệp trong GDP ngày càng giảm dần, mặc dù sản lượng nông

nghiệp không ngừng tăng, đáp ứng cao hơn những yêu cầu về sản lượng và

chất lượng cho con người. Nền sản xuất nông nghiệp truyền thống sẽ được

thay thế bởi nền sản xuất nông nghiệp hiện đại với sự trợ giúp đắc lực của

các thành tựu KH&CN tiên tiến. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch

vụ dựa vào tri thức tăng lên mạnh mẽ. Ở đây các hoạt động kinh tế từ dịch

vụ và CN cao trở thành chủ yếu, bởi khu vực này tạo ra giá trị gia tăng

nhiều nhất. Cụ thể là:

Ngành công nghiệp phát triển theo hướng kết hợp giữa các ngành sử

dụng nhiều lao động với đi nhanh vào một số ngành lĩnh vực có CN cao. Phát

triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản, may mặc… Xây dựng có

chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng. Sản xuất tư liệu sản xuất

cần thiết để trang bị cho các ngành kinh tế và quốc phòng, khai thác có hiệu

quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Ngành nông nghiệp phát triển theo hướng đẩy mạnh CNH, HĐH nông

nghiệp, nông thôn, tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư

nghiệp lên một trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ KH&CN nhất là CN sinh

học. Nâng cao chất lượng nguyên liệu đưa vào chế biến, đặt việc bảo đảm

chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc tế lên hàng đầu, coi trọng bảo đảm

vệ sinh công nghiệp trong chế biến, tạo tính đặc thù của sản phẩm và tạo lập

thương hiệu hàng hóa nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Page 51: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

42

Ngành dịch vụ phát triển theo hướng tập trung vào các lĩnh vực có tiềm

năng như du lịch, bảo hiểm vận tải hàng không, xây dựng, xuất khẩu lao

động… HĐH các ngành dịch vụ: thương mại, tài chính, ngân hàng, viễn

thông, logistic và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác, dịch vụ KH&CN, đó là

những ngành có hàm lượng tri thức cao và cho giá trị gia tăng cao nhất. Nâng

cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng cạnh tranh của các doanh

nghiệp kinh doanh dịch vụ, tăng cường sự hợp tác giữa các lĩnh vực dịch vụ.

Ðồng thời, tập trung tăng cường xuất khẩu dịch vụ và dịch vụ ngoại tệ tại chỗ

thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch tài chính ngân hàng, thu kiều hối, và

bưu chính viễn thông, vận tải đường không và đường biển.

Trên cơ sở chiến lược cơ cấu kinh tế chung của cả nước, mỗi tỉnh,

thành phố phải xác định cho được một cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện

và lợi thế của mình, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Để thực hiện tốt nội

dung này, điều quan trọng là việc hoạch định chính sách và cơ chế vận hành

của các tỉnh/thành phố phải được dựa trên tri thức, coi tri thức là nền tảng của

sự phát triển.

2.2.1.3. Coi trọng việc gắn giữa nghiên cứu và triển khai (Research

and Deployment)

Sự phát triển của KH sẽ tạo cơ hội giúp phát triển các CN mới, do đó

phát triển các ngành nghề theo hướng giảm thiểu tiêu hao sức cơ bắp sang coi

trọng yếu tố tri thức trong giá trị sản phẩm. Khoa học là yếu tố nền tảng cho

sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh/thành phố, quốc gia

cũng như của từng doanh nghiệp trong kinh tế thị trường.

Phát triển KH&CN mang lại rất nhiều lợi ích cho đất nước, đẩy nhanh

quá trình CNH, HĐH, với điều kiện những phát minh, đề tài nghiên cứu phải

thật sự có giá trị nghĩa là phải phù hợp với yêu cầu của sản xuất, của thị

trường, phải lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn cao nhất. Hay nói cách

khác phát triển KH phải gắn với nghiên cứu và triển khai. Để làm được điều

Page 52: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

43

này cần có sự kết hợp giữa đào tạo với sản xuất, nghiên cứu KH thực nghiệm

gắn với ngành nghề. Không ai khác chính các trung tâm, viện nghiên cứu,

thiết kế là đầu mối trong việc giải quyết các vấn đề trong CN sản xuất, xây

dựng qui trình sản xuất từ đó chuyển giao CN cho các doanh nghiệp. Hơn nữa

các công ty biết tập hợp, khai thác hiệu quả các nguồn tri thức tiên tiến trong

và ngoài nước, đặt hàng cho phòng thí nghiệm của các trường đại học, viện

nghiên cứu… đảm bảo cho việc nghiên cứu, triển khai thử nghiệm các CN

tiên tiến luôn đổi mới, sáng tạo CN, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm,

tăng khả năng cạnh tranh ở quy mô quốc gia và quốc tế. Như Nghị quyết

trung ương 2 khóa VIII đã đặt ra: giải đáp kịp thời những vấn đề lý luận thực

tiễn do cuộc sống đặt ra; đổi mới nâng cao trình độ CN trong toàn bộ nền kinh

tế quốc dân; xây dựng và phát triển có trọng điểm các ngành CN cao... đáp

ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Điều này chứng tỏ việc phát triển KH và lựa chọn CN dù hiện đại đến đâu

nhưng quan trọng nhất là phải đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của đất nước.

2.2.1.4. Coi trọng phát triển công nghệ thông tin

Tác động của CN thông tin đối với xã hội loài người vô cùng to lớn, nó

không chỉ thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế mà còn là chìa khoá

để mở cánh cổng vào nền KTTT. Ứng dụng và phát triển CN thông tin nhằm

thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh

tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả

quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc dân, nâng cao chất lượng cuộc sống

nhân dân, bảo đảm an ninh quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực

hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH. Cũng như ở các nước trên thế giới, CN

thông tin có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của

Việt Nam, làm giảm đáng kể chi phí giao dịch trong kết nối bạn hàng và trong

thực hiện hàng hóa và dịch vụ. Đây cũng là ngành mà Việt Nam hay một số

tỉnh/thành phố trên đất nước có lợi thế phát triển đặc biệt, trên nền tảng nguồn

Page 53: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

44

nhân lực trẻ, dồi dào và được đào tạo cơ bản, có nhiều khả năng sáng tạo và

sử dụng CN mới.

Yêu cầu của việc phát triển CN thông tin trong giai đoạn hiện nay: i)

Hình thành hệ thống mạng tích hợp theo CN thế hệ mới, băng thông rộng,

dung lượng lớn, mọi nơi, mọi lúc với mọi thiết bị truy cập, đáp ứng nhu cầu

ứng dụng CN thông tin và Truyền thông, rút ngắn khoảng cách số, bảo đảm

tốt an ninh, quốc phòng. ii) Ứng dụng CN thông tin và Truyền thông và

Internet sâu rộng trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quản

lý tạo nên sức mạnh và động lực để chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy tăng trưởng

kinh tế, nâng cao hiệu suất lao động. iii) Khai thác có hiệu quả thông tin và tri

thức trong tất cả các ngành tiến tới xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử

với công dân điện tử, chính phủ điện tử và doanh nghiệp điện tử, giao dịch và

thương mại điện tử. iv) Phát triển công nghiệp phần mềm; tập trung nghiên

cứu ứng dụng, chuyển giao CN, góp phần đổi mới tổ chức sản xuất, kinh

doanh, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Mục tiêu cuối cùng của

việc thúc đẩy phát triển và ứng dụng CN thông tin là để phục vụ người dân,

phục vụ doanh nghiệp, từ đó góp phần phát triển kinh tế xã hội.

2.2.1.5. Kết hợp phát triển CN nội sinh và CN ngoại sinhĐể đạt được mục tiêu trở thành nước hay một thành phố công nghiệp

hiện đại vào năm 2020 thì không có con đường nào khác ngoài hai con

đường: Phát triển CN nội sinh và tiếp nhận chuyển giao CN, nội sinh hóa CN

nhập để trang bị kỹ thuật và CN hiện đại, cho các ngành kinh tế . CN nội

sinh là tập trung nguồn lực, khai thác thế mạnh, tiềm năng khoa học và CN

trong mọi ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội, nâng cao tiềm lực khoa học và CN

của đất nước. Đây là CN được tạo ra thông qua quá trình nghiên cứu và triển

khai trong nước nên người sử dụng dễ dàng làm chủ được CN, dễ phát huy

hiệu quả, tiết kiệm được ngoại tệ, không phụ thuộc vào nước ngoài về kỹ

thuật, tận dụng được các nguồn lực sẵn có ở các địa phương. Các cơ quan

Page 54: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

45

nghiên cứu triển khai thông qua nghiên cứu sáng tạo CN có điều kiện nâng

cao trình độ. Còn tiếp nhận chuyển giao CN, nội sinh hóa CN nhập nghĩa là

chủ động tiếp thu tối đa KH&CN thế giới, lấy nghiên cứu ứng dụng, chuyển

giao CN làm chủ đạo, tạo khả năng lựa chọn, thích nghi và làm chủ CN nhập,

đi thẳng vào các thế hệ tiên tiến, tiết kiệm nguyên liệu, CN thân thiện môi

trường, sáng tạo kỹ thuật, CN phù hợp với điều kiện trong nước. Đối với các

tỉnh, thành phố và nước ta hiện nay việc tiếp nhận chuyển giao CN sẽ nâng

cao trình độ kỹ thuật sản xuất, tận dụng nguồn lực sẵn có mà chưa khai thác

được vì thiếu CN nguồn, tránh được rủi ro nếu phải tự do mua bán CN và

quan trọng là khi tiếp nhận CN ngoại sinh phải thích nghi và làm chủ nó.

Trong phát triển CN nội sinh, sáng tạo CN mới là cốt lõi. Tiến trình

CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT của một tỉnh/thành phố hay một quốc

gia nhanh hay chậm là do năng lực sáng tạo và đổi mới CN, đổi mới sản

phẩm. Sự sáng tạo ra CN mới nghĩa là tạo ra nhiều sản phẩm mới không chỉ

có chất lượng cao hơn, giá thành thấp hơn mà còn giảm tới mức thấp hơn thời

gian đi tới người tiêu dùng. Trong nền KTTT thì sản xuất CN trở thành ngành

sản xuất chủ đạo, như C. Mác đã dự báo: "Phát minh trở thành một nghề đặc

biệt" [45, tr 105].

Đối với một tỉnh/thành phố ở Việt Nam, để rút ngắn tiến trình CNH,

HĐH cần vừa biết khai thác các lợi thế, dựa vào nội lực của địa phương theo

một trình tự hợp lý, đảm bảo kinh tế tăng trưởng bền vững; vừa đầu tư phát

triển các ngành kinh tế mũi nhọn, CN cao, các lĩnh vực CN tiên tiến theo xu

hướng chung của thế giới. Áp dụng thành tựu KH&CN tiên tiến, nhất là phải

đổi mới sáng tạo CN vào sản xuất trong tất cả các ngành, lĩnh vực của nền

kinh tế tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn ở giai đoạn sau.

2.2.1.6. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tri thức hóa

Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi về lượng các thành phần trong

lực lượng lao động để tạo nên một cơ cấu mới. Trong thời đại cách mạng

Page 55: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

46

KH&CN, với xu hướng tri thức hóa các hoạt động sản xuất, kinh doanh, việc

chuyển dịch cơ cấu lao động tất yếu phải là quá trình chuyển dịch lực lượng lao

động từ các lĩnh vực sản xuất trực tiếp sang gián tiếp với những công việc dịch

vụ và làm văn phòng. Quá trình này phải được tiến hành đồng bộ với chuyển

dịch cơ cấu KH, CN và các yếu tố sản xuất khác trên cơ sở một cơ cấu hợp lý

nhất cho phép phát huy tối đa các nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế.

CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT không chỉ đòi hỏi đổi mới tất cả

các ngành, mà còn là dịch chuyển cơ cấu trong từng ngành, đồng thời chuyển

dịch cơ cấu tất cả các ngành trong nền kinh tế theo hướng gia tăng hàm lượng

tri thức, tạo nhiều giá trị và kéo theo đó là chuyển dịch cơ cấu lao động theo

hướng tri thức hóa. Có thể hình dung chuyển dịch cơ cấu lao động của một

tỉnh/thành phố theo hướng như sau:

- Chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, làm

giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, dịch

vụ trong tổng lao động xã hội.

- Chuyển từ lao động đơn giản, trình độ thấp sang lao động phức tạp,

có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.

- Tăng tỷ trọng lao động trong các ngành, các lĩnh vực đòi hỏi lao động

phải có trình độ văn hóa ngày càng cao và lao động qua đào tạo, kể cả lao

động chuyên môn và lao động kỹ thuật nhằm tăng hàm lượng chất xám trong

sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao.

- Trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, tăng tỷ trọng lao

động trong ngành lâm nghiệp, thủy sản giảm tuyệt đối và tỷ trọng lao động

nông nghiệp thuần túy, tạo cơ cấu lao động nông, lâm ngư nghiệp đa ngành.

- Trong ngành công nghiệp, giảm lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm,

tăng mạnh lao động trong ngành sử dụng CN cao (CN phần mềm, CN sinh

học, tự động hóa, sản phẩm cơ khí chất lượng cao...) hay công nhân tri thức

và trở thành lực lượng chủ yếu.

Page 56: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

47

- Trong dịch vụ tăng nhanh lao động trong các ngành: du lịch, vận

tải, bưu chính, viễn thông, tin học, dịch vụ tài chính, ngân hàng, kiểm toán,

chứng khoán...

Xu hướng chuyển dịch lao động nêu trên phải xuất phát từ yêu cầu lựa

chọn con đường phát triển rút ngắn, dựa nhiều vào tri thức nhằm giải phóng

sức sản xuất, sức lao động của xã hội cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền

vững. Để thực hiện việc chuyển dịch này, cần phải có một đội ngũ nhân lực

thích ứng. Nghĩa là phải phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, đào

tạo một lực lượng hùng hậu, không chỉ gồm các nhà chuyên môn, mà c̣òn

gồm các nhà CN, kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ trình độ cao, công nhân

kỹ thuật lành nghề, đội ngũ lao động kỹ thuật trình độ cao. Vì không ai khác

con người chính là chủ nhân sẽ quyết định sự thành bại của sự nghiệp CNH,

HĐH đất nước.

2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa

gắn với phát triển kinh tế tri thức trên phạm vi một tỉnh, thành phố ở

Việt Nam

2.2.2.1. Tiềm năng về nguồn tài nguyên thiên nhiên

Việt Nam là cửa ngõ đầu mối giao thông của các tuyến đường quốc tế

quan trọng, nơi diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động và được coi là khu vực

phát triển năng động nhất hiện nay. Vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển

và giao lưu kinh tế. Do đó, chúng ta càng có điều kiện để mở rộng các hoạt

động kinh tế đối ngoại, thu thập và xử lý thông tin nhanh chóng. Bên cạnh đó

lại có nguồn tài nguyên phong phú bao gồm:

Tiềm năng đất có khả năng canh tác nông nghiệp khá lớn, nhất là đất

phù sa màu mỡ đã đưa Việt Nam thành một trong những nước xuất khẩu gạo

lớn trên thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi để các tỉnh, thành phố phát huy

lợi thế của địa phương đưa ra những sản phẩm nông sản có giá trị mang

thương hiệu Việt Nam cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Page 57: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

48

Việt Nam có bờ biển dài thuận lợi cho việc đưa vào sử dụng để khai

thác hoặc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển kinh tế biển. Tài nguyên nước dồi

dào là cơ hội phát triển giao thông đường thủy, xây dựng thủy điện, chăn nuôi

hay đánh bắt hải sản nhất là đối với những tỉnh/thành phố có đường biển.

Nước ta có nhiều loại khoáng sản có quy mô lớn: than, Boxit, thiếc, sắt,

apatit, đồng, crom, vàng, đá quý, đá vôi, cát thủy tinh, dầu mỏ...Đây là tài

nguyên giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của công nghiệp, quy định

sự phát triển của các ngành. Dựa trên thế mạnh khoáng sản mà một số ngành

công nghiệp của các tỉnh/thành phố đã phát triển khá mạnh như dầu khí, hóa

chất, luyện kim, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng…

Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi. Địa hình có núi,

rừng, sông, biển, đồng bằng và cao nguyên. Núi non đã tạo nên những vùng

cao có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác, đầm phá,

điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh.. Với hàng nghìn năm lịch sử, có

trên bảy nghìn di tích, rất nhiều đền, chùa, nhà thờ, các công trình xây dựng,

các tác phẩm nghệ thuật - văn hoá khác nằm rải rác ở khắp các địa phương

trong cả nước là những điểm tham quan du lịch đầy hấp dẫn. Với tiềm năng

du lịch phong phú, đa dạng, độc đáo như thế, những năm gần đây ngành Du

lịch đã thu hút hàng triệu khách trong và ngoài nước, góp phần đáng kể cho

nền kinh tế quốc dân. Hơn thế, bằng tiềm năng và sản phẩm du lịch của mình,

ngành Du lịch đang tạo điều kiện tốt cho bè bạn khắp năm châu ngày càng

hiểu biết và yêu mến đất nước Việt Nam.

2.2.2.2. Tiềm năng trí tuệ của nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực, luôn luôn là động lực thúc đẩy sự tiến bộ và

tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Kinh nghiệm của nhiều nước CNH

trước đây cho thấy phần lớn thành quả phát triển không phải nhờ tăng vốn sản

xuất mà là hoàn thiện trong năng lực con người, sự tinh thông, bí quyết nghề

nghiệp và quản lý. Khác với đầu tư cho nguồn vốn phi con người, đầu tư cho

Page 58: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

49

phát triển con người là vấn đề liên ngành, đa lĩnh vực và tác động đến đời

sống của các cá nhân, gia đình, cộng đồng của họ và đến toàn bộ xã hội nói

chung.

Lênin coi nhân tài, tri thức là nguồn tài nguyên quý nhất của xã hội, là

động lực phát triển mạnh mẽ của xã hội. Nhất là trong bối cảnh nền KTTT

ngày nay, nói tới nguồn nhân lực người ta thường nhắc tới tiềm năng trí lực,

nên việc nhận diện khai thác tiềm năng nguồn lực trí tuệ ngày càng trở nên

cần thiết. Vì vậy nhiệm vụ quan trọng của nhân lực ở một tỉnh/thành phố hiện

nay là phải sử dụng nguồn lực trí tuệ hiện có để nghiên cứu, ứng dụng các KH

kỹ thuật tiến bộ và CN mới, phát huy sáng kiến cải tạo kỹ thuật, hợp lý hóa

sản xuất tăng năng suất lao động thực hiện thành công sự nghiệp CNH,

HĐH đất nước. Phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam trở thành nước công

nghiệp hiện đại thì không thể thiếu đội ngũ đông đảo những công nhân lãnh

nghề, những nhà KH kỹ thuật tài năng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, những

nhà doanh nghiệp tháo vát, nhà lãnh đạo, quản lý tận tụy, biết nhìn xa trông

rộng. Con người Việt Nam được đánh giá là hiếu học, thông minh, cần cù

trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu. Đó là những đức tính hết sức quý

báu, đã giúp dân tộc ta tồn tại cho đến ngày nay, trải qua không ít thăng trầm

suốt mấy nghìn năm lịch sử. Không thể phủ nhận con người Việt Nam nói

chung và người lao động nói riêng hiếu học, chuộng tri thức, luôn sẵn sàng

học hỏi, tiếp thu những CN tiên tiến của thế giới, đây chính là nguồn lực vô

tận, nguồn lực của mọi nguồn lực thúc đẩy kinh tế phát triển trong thời đại

mới, thời đại tri thức.

2.2.2.3. Năng lực tạo lập nguồn vốn đầu tư phát triển

Bên cạnh tiềm năng về trí lực thì vốn đầu tư phát triển là một yếu tố

quan trọng của quá trình sản xuất, nhất là trong tiến trình CNH, HĐH gắn với

phát triển KTTT như ở nước ta hiện nay. Việc sử dụng vốn đầu tư hợp lý,

hiệu quả theo cách đầu tư trọng tâm, trọng điểm trên cơ sở quy hoạch, kế

Page 59: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

50

hoạch đầu tư, xây dựng một cơ chế đầu tư hợp lý có tác dụng quan trọng

trong việc chuyển dịch, đổi mới cơ cấu kinh tế ngành, vùng, đổi mới cơ cấu

thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế thành thị, nông thôn…đồng thời góp phần

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao. Nói cách khác, kết quả của hoạt động sử

dụng vốn đầu tư hợp lý là sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng

hợp lý hơn, phát triển toàn diện hơn và theo hướng CNH, HĐH, điều này

đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.

Để có được vốn đầu từ thì quá trình tạo lập vốn, tạo nên nguồn tích lũy

trong nền kinh tế, là rất quan trọng. Vì tạo lập vốn chính là phương thức để

tạo ra sự tăng trưởng và phát triển đối với nền kinh tế, trong giai đoạn hiện

nay khả năng tạo lập vốn của nền kinh tế nước ta được nâng lên rất nhiều.

Điều này được thể hiện trước tiên là luật doanh nghiệp cho phép thành lập các

công ty tư nhân, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần do đó đã nâng cao

tính cạnh tranh của các đơn vị trong nền kinh tế. Nhà nước không can thiệp

sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, để các doanh

nghiệp tự chủ về sản xuất, làm ăn hiệu quả hơn, từ đó nguồn vốn tín dụng tích

lũy mở rộng sản xuất tăng lên. Tiếp đó là sự gia tăng không ngừng của các

ngân hàng thương mại nguồn vốn tiết kiệm trong dân ngày càng nhiều góp

phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó là môi trường đầu tư

thông thoáng nên đã thu hút được các nguồn vốn từ nước ngoài như: nguồn

vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn đầu tư trực tiếp (FDI)…, các

nguồn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB… Như vậy ,

phải khẳng định năng lực tạo lập nguồn vốn ở nước ta là rất lớn, nhưng quan

trọng là sử dụng vốn đó như thế nào để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH.

2.2.2.4. Trình độ phát triển khoa học và công nghệỞ nước ta, vai trò và vị trí của KH&CN trong công cuộc CNH, HĐH

đã được Đảng và Nhà nước xác định giữ vị trí then chốt trong toàn bộ sự

nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, là một động lực đưa đất nước ra khỏi

Page 60: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

51

nghèo nàn lạc hậu và vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới. Dưới tác động

đổi mới của KH&CN sẽ cho phép nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản

phẩm, tăng năng suất lao động, sử dụng tiết kiệm nguyên liệu, bảo vệ môi

trường, cải thiện điều kiện sống và làm việc, nâng cao tỷ trọng lao động chất

xám, lao động có kỹ thuật, giảm lao động phổ thông, lao động giản đơn. Nhờ

vậy, sẽ tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng

nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Nhưng thách thức lớn nhất đối với sự phát triển KH&CN ở Việt Nam

hiện nay là đội ngũ các nhà làm KH có trình độ đang ngày càng ít dần không

đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội, đầu tư cho KH&CN còn

quá thấp so với thế giới. Mỹ mỗi năm đầu tư 400 tỷ USD cho khoa học CN,

số người làm nghiên cứu là 1,4 triệu người. Nền kinh tế thứ hai thế giới là

Trung Quốc đầu tư cho KH&CN 178 tỷ USD, số người tham gia nghiên cứu

khoa học là 1,2 triệu. Đáng lưu ý là Hàn Quốc, một quốc gia 48 triệu dân

nhưng đầu tư khoa học là 53 tỷ USD mỗi năm, số tiền họ đầu tư còn lớn hơn

cả số dân. Còn Việt Nam hơn 80 triệu dân, số tiền đầu tư chỉ là 1 tỷ USD.

Đây cũng chính là nguyên nhân cho thấy trình độ KH&CN còn có khoảng

cách khá xa so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực.

Do vậy, để thực hiện rút ngắn quá trình CNH, HĐH phải nâng cao

nhanh chóng năng lực KH&CN. Thể hiện bằng việc: xây dựng các viện và

trung tâm nghiên cứu tiên tiến; thay đổi cách quản lý tài chính đối với cơ

quan, tổ chức và cá nhân tham gia nghiên cứu khoa học; đối với công tác

nghiên cứu và triển khai các đề tài khoa học theo hướng quản lý đề tài khoa

học theo các sản phẩm đầu ra; có những chính sách đãi ngộ đột phá đối với

nguồn nhân lực làm khoa học và kỹ thuật.

2.2.2.5. Độ mở của nền kinh tế với thế giới bên ngoài

Thực hiện nhiệm vụ chiến lược đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển

nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đạt mục tiêu đến năm

Page 61: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

52

2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, việc

mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới có tầm quan trọng đặc biệt

đối với một nước phát triển muộn như Việt Nam. Thông qua quan hệ này,

chúng ta có thể phát huy thế mạnh của các nguồn lực và sản xuất trong nước

trên thị trường quốc tế, đồng thời tranh thủ được các nguồn lực nhất là nguồn

lực về vốn, KH&CN từ bên ngoài cho thực hiện đẩy mạnh CNH, HĐH gắn

với phát triển KTTT.

Mở cửa nền kinh tế với thế giới bên ngoài ở nước ta cũng như

tỉnh/thành phố nào hiện nay đem lại những tác động tích cực: thu hút nguồn

vốn, đổi mới thiết bị, kỹ thuật- CN, nâng cao trình độ quản lý, nâng cao tay

nghề cho người lao động, giải quyết việc làm. Việc nhập khẩu các sản phẩm

trung gian, thu hút đầu tư, chuyển giao CN, các ý tưởng từ những nước phát

triển, hàng hóa quốc tế có thể giúp nền kinh tế trong nước tăng trưởng và phát

triển nhanh hơn. Bên cạnh đó, cũng đặt ra những thách thức không nhỏ như:

mỗi biến động trên thị trường thế giới đã tác động rất nhanh, rất mạnh, rất

rộng, rất sâu đến thị trường trong nước, tạo sức ép cạnh tranh đối với các

doanh nghiệp trong nước, biến các nước đang phát triển thành bãi rác thải của

các nước phát triển, do họ chuyển sang những hàng hóa chất lượng kém, CN

cũ, điều này ngăn cản sự phát triển kinh tế của các nước đang phát triển;

không kiểm soát được dòng ngoại hối do họ mang ngoại hối vào hoặc ra khỏi

các nước đang phát triển. Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều

lợi ích kinh tế. Nhưng đó là những lợi ích tiềm năng chỉ thực sự phát huy đầy

đủ tác dụng khi trong nước chúng ta có nội lực vững mạnh với những chính

sách và thể chế bổ trợ.

2.2.2.6. Hiệu lực quản lý của nhà nước

Ngoài các yếu tố về vốn, con người, KH&CN…, một yếu tố không thể

thiếu để đẩy nhanh, mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở nước ta

hiện nay là hiệu lực quản lý nhà nước. Chỉ có nhà nước với quyền lực và chức

Page 62: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

53

năng của mình mới có khả năng thu hút, phát huy mọi tiềm năng của đất

nước, tạo lập môi trường đầu tư mang tính cạnh tranh, ổn định chính trị và

kinh tế vĩ mô đảm bảo an toàn cho sự vận động của các hành vi kinh tế. Đưa

ra các định hướng kinh tế quan trọng phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH, phát

triển kinh tế của đất nước thông qua các quyết định của luật pháp, chính sách

của nhà nước. Đối với quốc gia đang phát triển như ở Việt Nam hay tại các

tỉnh/thành phố trong nước hiện nay, trình độ cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn

yếu, vì vậy vai trò của nhà nước, chính quyền địa phương là hết sức quan

trọng trong việc huy động và phân bổ các nguồn vốn tập trung đầu tư để phát

triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.

KTTT đem lại cơ hội và thách thức cho hệ thống quản lý, quản lý nhà

nước đã chuyển trọng tâm từ quản lý vật chất, cái hữu hình sang quản lý

nguồn lực tri thức, cái vô hình. Để thích nghi với tình hình mới chính phủ

phải trở nên linh hoạt và dễ thích nghi hơn, phải cải cách hành chính, đổi mới

hệ thống chính trị, để có năng suất và hiệu quả, khơi dậy sức mạnh của toàn

dân, mọi thành phần kinh tế phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triển

kinh tế tri thức. Chính vì thế trong một nghiên cứu của Đại học Havard (Hoa

Kỳ) về nền kinh tế Việt Nam gần đây đã đưa ra nhận định rằng:

Quỹ đạo phát triển của Việt Nam trong tương lai phụ thuộc vào các

quyết định hiện tại của Nhà nước và những quyết định của ngày

hôm nay sẽ định hình bối cảnh kinh tế chính trị trong những năm,

thậm chí là những thập niên tiếp theo. Đặc biệt quan trọng, tiềm

năng phát triển của Việt Nam trong tương lai phụ thuộc một phần

lớn vào khả năng và ý chí của Nhà nước trong việc xây dựng một "

bức tường lửa" ngăn cách giữa quyền lực kinh tế và quyền lực chính

trị [83, tr.278].

Như vậy, trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng, luận án cho rằng

với lợi thế về địa lý, tài nguyên thiên nhiên, con người, ở mỗi tỉnh, thành phố

Page 63: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

54

sẽ xây dựng kế hoạch, phương hướng phát triển kinh tế: CNH, HĐH gắn với

phát triển kinh tế tri thức, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp, xác định phát

triển ngành kinh tế mũi nhọn, tạo ra những sản phẩm mang thương hiệu đặc

thù riêng của địa phương…Quan trọng là phát huy tiềm năng, năng lực vốn

có, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, bền vững trở thành những thành phố

hiện đại ngang tầm với các thành phố trong khu vực và trên thế giới.

2.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN

ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC

Singapore và Hàn Quốc là hai quốc gia ở Đông Á có nền kinh tế phát

triển, cũng là hai quốc gia có nhiều giải pháp thúc đẩy quá trình CNH, HĐH

như: phát triển nguồn nhân lực, KH&CN, lựa chọn lĩnh vực công nghiệp ưu

tiên phù hợp với điều kiện đất nước, tạo nên sự trỗi dậy thần kỳ. Đây cũng là

những quốc gia có điểm tương đồng với Việt Nam và thành phố Đà Nẵng về

văn hóa, lịch sử phát triển, điều kiện tự nhiên, hải cảng với mực nước sâu tự

nhiên, vị thế chiến lược có nhiều ưu điểm…. Với ý nghĩa đó luận án lựa chọn

kinh nghiệm của các quốc gia này để làm minh chứng cho lập luận của mình.

2.3.1. Kinh nghiệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng tri

thức của Singapore

Giai đoạn CNH thay thế nhập khẩu (1960 - 1965), CNH hướng xuất

khẩu và sử dụng nhiều lao động (1969 - 1970) đã làm cho tốc độ tăng trưởng

nền kinh tế Singapore tăng nhanh ở thập niên 70, bắt đầu thời kỳ cất cánh. Trong

vòng 40 năm kể từ ngày dành độc lập, nước này đã có một thành tích tăng

trưởng hết sức ngoạn mục với tổng sản phẩm quốc nội tăng trung bình hàng

năm 8%, thu nhập bình quân đầu người 24.741 đô la Mỹ /người [135, tr.31].

Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của KH&CN, xu thế toàn cầu hóa kinh

tế đòi hỏi Singapore phải có sự thay đổi trong chiến lược CNH, HĐH để đưa

đất nước trở thành nước công nghiệp phát triển. Hiện nay Singapore là một

Page 64: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

55

trong những nước đi đầu vào kinh tế tri thức, công nghiệp tri thức chiếm 57%

GDP, công nhân tri thức chiếm 38% [Dẫn theo 45, tr. 137]. Để đạt mục tiêu

đưa Singapore trở thành một nền kinh tế dựa trên tri thức chính phủ Singapore

đã đưa ra những giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất: Cải tổ cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiện đại hóa CN và sử

dụng nhiều chất xám, được thực hiện qua hai thời kỳ:

- Thời kỳ đầu của "Cách mạng công nghiệp lần thứ 2" (1979 - 1986).

Singapore đã chuyển sang giai đoạn mới của chiến lược CNH hướng xuất

khẩu bằng việc sử dụng nhiều CN hiện đại và khả năng kỹ xảo của bàn tay

khối óc con người. Với mục tiêu là tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị

cao, đổi mới CN và sử dụng nhiều chất xám.

- Đổi mới và đa dạng hóa hơn nữa các hình thức hoạt động của công

nghiệp và dịch vụ (1986 đến nay). Chính phủ Singapore cho rằng để thực hiện

tốt cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2, đưa Singapore tiến gần hơn nền

KTTT. Cần phải kết hợp đồng bộ cùng một lúc đổi mới và nâng cấp tất cả các

ngành kinh tế trong đó có các ngành dịch vụ, tài chính, giao thông vận tải,

bưu điện viễn thông, dịch vụ, du lịch, kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất nội địa,

phát triển trung tâm thương mại và tài chính quốc tế.

Thứ hai: Xây dựng nguồn nhân lực trong và ngoài nước.

Thiếu đất đai và tài nguyên đã buộc Singapore tập trung vào phát triển

nguồn nhân lực - tài nguyên duy nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó,

ngay từ khi bắt đầu quá trình CNH chiến lược phát triển nguồn nhân lực được

Chính phủ Singapore đưa ra theo 2 hướng bao gồm nâng cao lực lượng lao

động trong nước và tuyển dụng lực lượng lao động chất lượng cao ở nước

ngoài [132].

- Đối với lực lượng lao động trong nước cần phải khuyến khích học tập

suốt đời. Tạo cơ hội cho mọi người thể hiện năng lực của chính mình thông

Page 65: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

56

qua việc trao nhiều loại học bổng khác nhau và những lộ trình tiếp cận các cơ

hội được giáo dục để khai thác tài năng trong xã hội. Hai mục tiêu song song

được đặt ra là: đào tạo những thợ thủ công lành nghề và những nhà kỹ thuật.

Singapore đang cần những người này để phát triển công nghiệp, và để tránh

biến họ trở thành những người tốt nghiệp ra trường với hy vọng là những nhà

quản trị nhưng lại thất nghiệp.

- Tuyển lao động nước ngoài để tăng lực lượng lao động trong nước

bằng cách tuyển dụng những nhân công của các công ty đa quốc gia nước

ngoài, thực hiện một chính sách năng động để thu hút lao động có kỹ năng và

tài năng ở nước ngoài vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, bao gồm cả khu

vực công cộng. Trong quá trình chuyển đổi sang nền KTTT, nguồn nhân lực

nước ngoài đóng góp một vai trò then chốt đối với việc tăng trưởng kinh tế.

Thứ ba: Đổi mới khoa học và CN.

Để trang bị cho đất nước CN tiên tiến, hiện đại, các bí quyết sản xuất

mới, điều này đòi hỏi Singapore có chiến lược phát triển và đổi mới KH&CN

của riêng mình. Năm 1991 một kế hoạch đổi mới KH&CN quốc gia được đưa

ra với chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng CN, khuyến khích hoạt động nghiên

cứu và phát triển (R&D) ở khu vực tư nhân, gia tăng sự phát triển của các

viện nghiên cứu, các trung tâm, số lượng của hoạt động nghiên cứu triển khai,

số lượng các nhà khoa học, kỹ sư và các bằng sáng chế. Để thực hiện tốt kế

hoạch đặt ra Singapore đã:

- Tập trung hoạt động R&D vào các lĩnh vực mà Singapore có khả

năng, dẫn tới thúc đẩy phát triển kinh tế, các lĩnh vực đó là phần mềm, lưu trữ

dữ liệu và CN sinh học.

- Khuyến khích các công ty đa quốc gia xác định vị trí của một vài

R&D hoạt động tại Singapore.

- Tăng cường nguồn nhân lực R&D thông qua sự cộng tác với chương

trình ở nước ngoài. Phát triển trường đại học và viện nghiên cứu khu vực tư

Page 66: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

57

nhân thông qua các chương trình hỗ trợ ngành công nghiệp để tạo điều kiện

cho doanh nghiệp trong nước nâng cao trình độ CN.

- Tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi. Vừa phát triển CN trong

nước vừa tiếp tục tiếp nhận chuyển giao CN thông qua các mối liên kết với

các trung tâm CN trên toàn cầu.

Thứ tư: Ứng dụng và phát triển CN thông tin

Singapore nằm trong nhóm 10 nước đi đầu thế giới trong ứng dụng CN

thông tin, thương mại điện tử. Mục tiêu của Singapore là trở thành một chính

phủ điện tử để có thể phục vụ tốt hơn cho đất nước và nhân dân trong nền

KTTT. Do vậy mà bốn làn sóng ứng dụng và phát triển CN thông tin được

chính phủ đưa ra thực hiện [128].

Một là: Chương trình tin học hoá quốc gia đầu những năm 80 với mục

tiêu trọng tâm là tự động hoá các chức năng truyền thống và giảm các công

việc giấy tờ. Sau 8 năm triển khai, chương trình này đã thiết lập được 193 hệ

thống ứng dụng cho các cơ quan công quyền. Tin học hoá giúp tiết kiệm chi

phí hoạt động của chính phủ trên 70 triệu USD mỗi năm.

Hai là: Chương trình CN thông tin quốc gia giữa những năm 80. Mục

tiêu của chương trình này là một dịch vụ hành chính công hiệu quả, một

chính phủ một cửa, hoạt động liên tục. Kết quả của làn sóng thứ hai là vào

năm 1989, mạng máy tính quốc gia đã liên kết 23 trung tâm máy tính lớn

của chính phủ.

Ba là: Chương trình IT 2000 và PS 21vào đầu và giữa thập kỷ 90. Mục

tiêu của làn sóng này là biến Singapore thành một hòn đảo thông minh (bằng

kế hoạch tổng thể IT 2000 và một trung tâm CN thông tin toàn cầu, dịch vụ

hành chính công của Singapore sẽ trở thành dịch vụ công hàng đầu thế giới

trong thế kỷ 21. Làn sóng thứ 3 đã tạo ra một loạt dịch vụ công, tiêu biểu như

hệ thống hồ sơ điện tử trong lĩnh vực tư pháp; mạng quản lý lao động

Labournet; hệ thống nộp thuế điện tử, mạng xây dựng CoreNet...

Page 67: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

58

Bốn là: Infocomm 21 từ cuối những năm 90, với mục tiêu đưa

Singapore trở thành thủ đô CN thông tin và viễn thông toàn cầu. Một loạt

chiến lược và lộ trình được chính phủ vạch ra hướng tới 3 mục tiêu chính: i)

Phát triển CN thông tin viễn thông thành một bộ phận chính yếu trong sự phát

triển nền kinh tế Singapore, đặt Singapore vào vị thế người sáng tạo hàng đầu

và nhà xuất khẩu số 1 các sản phẩm và dịch vụ ICT trên thị trường toàn

cầu.ii) Sử dụng ICT như một nền tảng chung để thúc đẩy hiệu năng của các

thành phần chính trong nền KTTT của Singapore. iii) dùng ICT là đòn bảy để

cải thiện chất lượng cuộc sống và tiêu chuẩn sống của người dân trong xã hội

tương lai.

2.3.2. Kinh nghiệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát

triển kinh tế tri thức của Hàn Quốc

Đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Hàn Quốc trở thành một trong

những "con rồng Châu Á", với hơn 40 năm công nghiệp hóa, Hàn Quốc đã đạt

được những thành tựu đáng để nước khác phải học tập. Sau khi chiến tranh

Nam - Bắc Triều Tiên chấm dứt vào tháng 7/1953, Hàn Quốc phải gánh chịu

những hậu quả kinh tế nặng nề do chiến tranh để lại, để khôi phục lại nền kinh

tế, Hàn Quốc đã thực hiện quá trình CNH, HĐH qua các giai đoạn cụ thể.

Mỗi giai đoạn ấy gắn với định hướng phát triển và những thay đổi về chất

lượng phát triển của nền kinh tế với mực tiêu xây dựng Hàn Quốc thành một

nền kinh tế CNH mới.

Giai đoạn 1962 - 1971 chuyển từ hướng nội sang hướng ngoại, mở đầu

quá trình CNH, HĐH tập trung vào những ngành công nghiệp nhẹ và điện tử.

Giai đoạn 1972 - 1980 tiếp tục chính sách CNH, chính sách hướng

ngoại mà Hàn Quốc nhằm tập trung nỗ lực vào 3 lĩnh vực sau: Phát triển công

nghiệp nặng và công nghiệp hoá chất; Nỗ lực toàn dân trong việc đa dạng hóa

thương mại; Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nhằm tự túc một số sản phẩm

cơ bản.

Page 68: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

59

Từ những năm 1980 tới nay chuyển từ sản xuất CN trung bình sang CN

cao chính điều này đã làm cho Hàn Quốc năm 1996 đã có nền công nghiệp

phát triển, là thành viên của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế. Năm đó

cũng đánh dấu bước chuyển của kinh tế Hàn Quốc sang giai đoạn phát triển

mới: xây dựng KTTT

Vậy chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra những chính sách nào để đạt được

thành tựu như ngày nay ? Qua tìm hiểu tác giả đã nhận thấy giải pháp ưu tiên

của chính phủ Hàn Quốc là:

- Kế hoạch hành động ba năm nhằm triển khai chiến lược cho một nền

kinh tế tri thức. Kế hoạch gồm có năm lĩnh vực, 18 mục tiêu chung hạn và 83

tiểu kế hoạch hành động trong lĩnh vực chính là hạ tầng thông tin, phát triển

nguồn nhân lực, phát triển các ngành công nghiệp tri thức, phát triển

KH&CN, giảm khoảng cách số.

- Chính sách phát triển giáo dục đào tạo phục vụ công nghiệp hóa

+ Giáo dục được coi là bộ phận then chốt của chiến lược CNH. Phát

triển giáo dục đào tạo thực hiện song hành với tiến trình CNH. Nó được cụ

thể hóa bằng các kế hoạch phát triển giáo dục 5 năm, tương thích với các kế

hoạch phát triển kinh tế 5 năm. Đầu những năm 70 của thế kỷ XX, khi chiến

lược CNH tập trung vào phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất,

Luật thúc đẩy giáo dục công nghiệp và chương trình đào tạo công nghiệp đến

các bộ, ngành, nhà máy, đảm bảo sự phối hợp và gắn bó giữa nhà trường và

nhà máy [Dẫn theo 112, tr 182].

+ Giáo dục Hàn Quốc được chính trị hóa ở mức độ cao. Nếu công

nghiệp được coi là nền kinh tế thứ nhất vì sự thịnh vượng vật chất thì giáo dục

được coi là nền kinh tế thứ hai vì sự phát triển tinh thần, nhằm đào tạo thế hệ

trẻ thành lớp người có kỷ cương, trung thành với nhà nước Hàn Quốc.

+ Chính sách cơ bản để phát triển giáo dục phục vụ CNH là dựa vào sức

mạnh nhân dân. Đó là "Cơn sốt giáo dục" mà căn nguyên là truyền thống hiếu

Page 69: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

60

học bắt rễ trong xã hội Hàn Quốc và thang giá trị được duy trì đến tận bây

giờ, trong đó tri thức được coi trọng nhất.

+ Cải cách giáo dục: Chính phủ đặt trọng tâm vào cải cách giáo dục nghề

nghiệp và giáo dục đại học. Chương trình "Chất xám Hàn Quốc" được tổ chức

thực hiện nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo gắn liền với nghiên cứu khoa học.

Quan hệ đối tác đại học - công nghiệp được tăng cường thông qua một dự án

mang tên "Gắn kết Hàn Quốc" [Dẫn theo 112, tr 191].

- Chính sách phát triển khoa học và CN

+ Các chương trình KH&CN phải gắn kết và phục vụ đắc lực cho từng

giai đoạn khác nhau của tiến trình CNH.

Cụ thể như sau: Giai đoạn 1960 - 1970 Hàn Quốc bước vào CNH với

nhiệm vụ chủ yếu là phát triển công nghiệp nhẹ hướng tới xuất khẩu. Chính sách

khoa học và CN lúc này là bắt tay vào thành lập các cơ quan nghiên cứu, xây

dựng hạ tầng khoa học; các doanh nghiệp mua và bắt chước CN nước ngoài.

Giai đoạn 1970 - 1990, chính sách của Hàn Quốc chuyển trọng tâm sang

việc củng cố hạ tầng KH&CN, phát triển các viện nghiên cứu, thành lập thành

phố khoa học Daedeok, ban hành Luật khuyến khích KH&CN, tập trung vào

chuyển giao và tiếp nhận CN tiên tiến trên thị trường [Dẫn theo 112, tr 208].

Từ 1990 cho đến nay chính phủ Hàn Quốc luôn đưa ra những chính sách

quy hoạch tổng thể và chính sách cho các chương trình CN chiến lược. Điều

phối việc đầu tư, các chương trình và các dự án nghiên cứu và phát triển

KH&CN quốc gia; Huy động và phát triển các chuyên gia và tổ chức CN...

+ Việc phát triển KH&CN phải được thực hiện theo một chiến lược nhất

quán và thực tế đòi hỏi nỗ lực của cả ba phía: chính phủ, giới học thuật và khu

vực tư nhân.

+ Trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, chuyển giao CN được coi là nền tảng

để sớm xây dựng một hạ tầng CN mạng tính cạnh tranh và bắt kịp CN tiên

tiến trên thế giới.

Page 70: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

61

+ Kích cầu CN bằng các chính sách công nghiệp gắn với xuất khẩu; tăng

cường nhập khẩu CN, thiết bị kết hợp bắt chước một cách có hệ thống; xây

dựng mạng lưới hỗ trợ phổ biến CN

+ Phát triển KH&CN ở Hàn quốc được thực hiện theo nguyên tắc Nhà

nước giữ quyền chỉ đạo và kiểm soát, còn chi phí KH&CN được chia sẻ giữa

nhà nước và khu vực tư nhân.

+ Trong hạ tầng KH&CN, trọng tâm là xây dựng môi trường khoa học

và CN thuận lợi cho tự do tư tưởng, tư duy sáng tạo và canh tân.

+ Thúc đẩy tăng trưởng các hãng tư nhân khổng lồ trong nước, gọi là

các Chaebol để đi đầu trong CNH. Một trong những trụ cột của chiến lược

của CN Hàn Quốc là tạo ra các tập đoàn tư nhân lớn.

2.3.3. Kinh nghiệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát

triển kinh tế tri thức của một số tỉnh/thành phố ở Việt Nam

Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được biết đến là hai thành phố có tốc độ

tăng trưởng kinh tế cao và là 2 trung tâm kinh tế lớn về văn hóa, giáo dục đào

tạo, KH&CN, ở hai đầu đất nước. Vậy điều gì đã làm cho Hà Nội và thành phố

Hồ Chí Minh trở thành 2 thành phố hiện đại và năng động nhất hiện nay? Qua

tìm hiểu để lý giải cho vấn đề này, có rất nhiều ý kiến cho rằng các thành phố

này đã sớm xây dựng chiến lược nguồn nhân lực, KH&CN… phù hợp.

2.3.3.1. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội

Nghị quyết Đại hội XIII (2006-2010) và XIV (2011-2015) Đảng bộ

thành phố Hà Nội đã khẳng định phải chuyển hướng từ phát triển kinh tế ưu

tiên công nghiệp sang ưu tiên khu vực dịch vụ, nhất là các dịch vụ trình độ

cao, chất lượng cao, coi trọng chất lượng phát triển, xây dựng KTTT và phát

triển bền vững. Với tinh thần đó, Hà Nội đã đưa ra những hướng đột phá quan

trọng. Hướng đột phá thứ nhất, tăng cường các ngành, sản phẩm có hàm

lượng CN cao, chế biến sâu và giá trị gia tăng lớn, sử dụng CN tiên tiến, tiết

Page 71: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

62

kiệm năng lượng. Phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chủ lực, các

ngành tạo ra sản phẩm có hàm lượng tri thức cao, có lợi thế cạnh tranh,

thương hiệu, như: điện tử, CN thông tin; cơ khí; chế biến thực phẩm, dược

phẩm, sản phẩm vật liệu mới, tập trung vào các ngành CN cao, kỹ thuật cao

trụ cột KTTT (như CN sinh học, vật liệu mới, CN thông tin....). Xây dựng khu

công nghiệp, CN cao, các cơ sở nghiên cứu-triển khai và ứng dụng CN mới,

mũi nhọn. Năm 2013, Hà Nội đã khai trương thêm hai khu công nghiệp mới

là Khu công viên CN thông tin Hà Nội (36 ha) và Khu công nghiệp hỗ trợ

Nam Hà Nội (72 ha); đã xây dựng 107 cụm công nghiệp với tổng diện tích

3.192 ha, tăng 5 cụm và tăng 2,8% về diện tích so với năm 2008 [127].

Hướng đột phá thứ hai, quan tâm đãi ngộ nhà khoa học, tạo nguồn nhân lực

chất lượng cao cho quá trình CNH, HĐH. Điều này được thể hiện trên 3

phương diện: môi trường nghiên cứu, sáng tạo; thu nhập và điều kiện sống và

sự tôn vinh; bảo đảm quyền tự do sáng tạo, phát huy dân chủ, đề cao đạo đức

nghề nghiệp, trung thực, khách quan, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt

động khoa học và CN. Hàng năm Hà Nội luôn tuyên dương các thủ khoa xuất

sắc của các trường đại học trên địa bàn Thành phố và có chính sách, cơ chế

đặc thù, sẵn sàng tuyển thẳng các thủ khoa có nguyện vọng làm việc tại Hà

Nội theo quy định của Luật Cán bộ, Công chức, Viên chức. Ngoài ra Thủ đô

còn mời Việt kiều chuyển giao CN về nước, trọng dụng, đãi ngộ nguồn nhân

lực trình độ cao trong nước và thuê chuyên gia nước ngoài làm "tổng công

trình sư" chủ trì các nghiên cứu và công trình trọng điểm. Hướng đột phá thứ

ba, ban hành nhiều văn bản, chính sách đi trước cả nước đối với hoạt động

KH&CN, như cơ chế khoán gọn đến sản phẩm cuối cùng; áp dụng cơ chế

Quỹ phát triển KH&CN để cấp phép tài trợ các đề tài, dự án; tăng cường phối

hợp với các đơn vị lên kế hoạch đặt hàng triển khai các đề tài để đảm bảo tạo

ra hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất. Đây là kinh nghiệm mà Đà Nẵng cần

Page 72: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

63

tham khảo. Ngoài ra, Hà Nội cũng là nơi đi đầu trong chủ trương duy trì 2%

ngân sách cho KH&CN. Từ năm 2008 - 2013 đã triển khai được 616 đề tài

nghiên cứu KH&CN; 56 dự án sản xuất thử nghiệm; thẩm định CN 138 dự án

đầu tư. Hà Nội hiện có 57 sản phẩm công nghiệp chủ lực của 48 doanh nghiệp

thuộc các ngành cơ khí - điện tử, hóa nhựa, dệt may - da giầy, chế biến lương

thực, thực phẩm. Hình thành vùng chuyên canh sản xuất hoa, cây cảnh, cây ăn

quả đặc sản với năng suất, giá trị thu nhập cao nhờ ứng dụng kỹ thuật, CN

tiên tiến vào sản xuất [122].

2.3.3.2. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị có nguồn nhân lực lớn nhất nước, với

khoảng 4,7 triệu người trong độ tuổi lao động, tổng số người có việc làm hiện

vào khoảng 3,2 triệu người. Ðội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật có trình độ

chuyên môn cao trên địa bàn chiếm tới 30% so với cả nước [127]. Thực hiện

thành công sự nghiệp CNH, HĐH, thành phố đã xây dựng và phát triển nguồn

nhân lực chất lượng cao với các chương trình đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ quản lý

nhà nước và quản trị kinh doanh; ngành giáo dục đào tạo; thạc sĩ ngành CN

sinh học… Ưu tiên phát triển nhân lực đủ để cung cấp cho những ngành có

hàm lượng CN cao, có giá trị gia tăng cao. Ðó là bốn ngành công nghiệp: cơ

khí; điện tử - CN thông tin; hóa dược - cao-su; chế biến tinh lương thực, thực

phẩm và chín ngành dịch vụ: tài chính - tín dụng; ngân hàng - bảo hiểm;

thương mại; vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng, hậu cần hàng hải và xuất nhập

khẩu; bưu chính viễn thông và CN thông tin - truyền thông; kinh doanh tài

sản, bất động sản; dịch vụ thông tin tư vấn, KH&CN; du lịch, khách sạn, nhà

hàng; y tế, giáo dục - đào tạo. Các chương trình này đã cung cấp cho thành

phố một lực lượng cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn đáp ứng một

phần đáng kể nhu cầu nhân lực cao trong quản lý hành chính, giáo dục, đào

Page 73: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

64

tạo và nghiên cứu khoa học.

- Khuyến khích dự án CN cao đầu tư vào KCN, KCX

Năm 2013, các doanh nghiệp đã đầu tư vào các KCX, KCN thành phố

Hồ Chí Minh gần 609 triệu USD, tăng vốn đầu tư cả về quy mô và chất lượng.

Trong đó, doanh nghiệp FDI đầu tư trên 363 triệu USD (tăng 74,9% so với

năm 2012); các doanh nghiệp trong nước đầu tư hơn 5.153 tỷ đồng (khoảng

245,6 triệu USD), tăng 20,37% so với năm 2012 [126]. Để có được kết quả này

Ban Quản lý các KCX, KCN đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu đầu tư trong KCX,

KCN cũng như định hướng các chủ đầu tư phát triển hạ tầng KCN chuyển dần

sang mô hình KCN xanh; tổ chức xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực CN cao, công

nghiệp phụ trợ cho CN cao; tăng cường phối hợp với các sở, ngành để hỗ trợ

cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; công khai minh bạch thủ

tục hành chính; phối hợp với các tổ chức tín dụng, ngân hàng để doanh nghiệp

có thể tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất phù hợp.

- Xây dựng và phát triển khu CN cao, vườn ươm CN

Thành lập vào 24/10/2002 tới nay, khu CN cao thành phố Hồ Chí Minh

với tổng diện tích 913 ha đã thu hút và cấp phép cho 66 nhà đầu tư. Trong đó

có các nhà đầu tư sản xuất CN cao lớn, có uy tín trên thế giới như Intel, Jabil,

Nidec, Datalogics với tổng vốn trên 2,2 tỷ USD, tỷ lệ lấp đầy 98% diện tích

đất giai đoạn I, nộp ngân sách bình quân 100 tỉ đồng/năm, giải quyết việc làm

cho gần 17.000 lao động. [129] Bên cạnh đó, khu CN cao còn tạo điều kiện

phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ để các doanh nghiệp trong nước tham gia

chuỗi cung ứng linh kiện, vật tư, thành phẩm và bán thành phẩm cho sản xuất

sản phẩm CN cao. Với kết quả này, khu CN đã góp phần tích cực cho tăng

trưởng kinh tế thành phố. Cũng từ đây, những sản phẩm CN cao được đóng

dấu "Made in Vietnam" được thế giới biết đến như chipset (Intel), module

cảm biến kỹ thuật số, thiết bị đọc mã vạch (Datalogic), dược phẩm, thuốc

chữa bệnh (Nanogen)…Gần đây Ban quản lý khu CN cao chú trọng vào đầu

Page 74: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

65

tư phát triển khu "không gian khoa học", là để "tự đi trên đôi chân mình", phát

huy năng lực nội sinh của đất nước. Từ đây, chúng ta sẽ xây dựng được đội

ngũ nhân lực có trình độ, khả năng làm chủ CN, tư duy sáng tạo, là nền tảng

cho sự phát triển KH&CN đất nước.

2.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra để thành phố Đà Nẵng có thể

tham khảo

Qua tìm hiểu quá trình CNH và phát triển KTTT ở Singapore, Hàn

Quốc chúng ta nhận thấy mỗi nước đều có chính sách riêng phù hợp với hoàn

cảnh cụ thể và đều mang lại thành công. Trên cơ sở kinh nghiệm của một số

quốc gia trên thế giới và một số địa phương trong nước có thể rút ra những

bài học để Đà Nẵng tham khảo trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với

phát triển KTTT, như sau:

Một là: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp

CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. Bài học xây dựng nguồn nhân

lực trong và ngoài nước của Singapore và chính sách giáo dục Đào tạo của

Hàn Quốc là những bài học bổ ích mà thành phố Đà Nẵng cần tham khảo.

Như phải đổi mới hệ thống giáo dục cho phù hợp với quá trình hội nhập kinh

tế quốc tế. Xây dựng quy mô và cơ cấu của đội ngũ trí thức, đặc biệt là trí

thức KH&CN đồng bộ với yêu cầu nhân lực trình độ cao theo từng giai đoạn

của tiến trình CNH. Sử dụng có hiệu quả các chuyên gia KH&CN trong và

ngoài nước. Xây dựng môi trường làm việc thuận lợi và thực hiện chế độ đãi

ngộ thỏa đáng là điều kiện để trí thức KH&CN hoàn thành nhiệm vụ có chất

lượng hiệu quả.

Hai là: Phát triển khoa học và CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH và

hội nhập quốc tế. Trên cơ sở kinh nghiệm của các nước trên thế giới, và địa

phương trong nước luận án cho rằng phát triển KH&CN để đẩy nhanh quá

trình CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở thành phố Đà Nẵng. Chính

quyền thành phố đưa ra những quy hoạch tổng thể qua từng giai đoạn và phát

Page 75: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

66

triển trọng điểm một số ngành CN cao như CN thông tin, CN sinh học, CN

vật liệu mới… mà mình có lợi thế. Xây dựng các khu CN cao, CN phần mềm,

trung tâm nghiên cứu…để quy tụ nhân tài.

Ba là: Phát triển CN thông tin. Đây là giải pháp thành phố Đà Nẵng đã

làm và thu được những thành tựu đáng kể: xuất khẩu phần mềm, xây dựng

chính phủ điện tử… Tuy nhiên, mới chỉ là giai đoạn khởi đầu, bài học ứng

dụng và phát triển CN thông tin với 4 làn sóng của Singapore là bài học thú vị

để Đà Nẵng học tập.

Bốn là: Nhận thức đúng tầm quan trọng của CNH, HĐH gắn với phát

triển kinh tế tri thức. Nghiên cứu kinh nghiệm của Singapore, Hàn Quốc, Hà

Nội và thành phố Hồ Chí Minh chúng ta nhận thấy rằng các nước trên đều

nhận thức vai trò quan trọng của CNH, HĐH trong phát triển kinh tế. Trong

đó không ai khác Nhà nước luôn đóng vai trò chính trong trong từng giai đoạn

phát triển. Vì chỉ có Nhà nước mới có những hoạch định, chính sách cụ thể

thiết thực, phù hợp thúc đẩy CNH, HĐH. Đây cũng là bài học bổ ích đối với

Chính quyền, nhân dân thành phố Đà Nẵng.

Năm là: Xây dựng khu CN cao và vườn ươm CN

Để tiến gần hơn nền kinh tế tri thức thì việc quy hoạch xây dựng khu

CN cao và vườn ươm CN là cần thiết. Nhưng để thành công và thu được kết

quả tốt thì ngoài việc kêu gọi đầu tư KCN CN cao dành cho các doanh nghiệp

CN cao với chính sách ưu đãi đặc biệt. Thì phát triển khuôn viên sáng tạo với

các không gian nghiên cứu khoa học, nơi thúc đẩy hoạt động nghiên cứu phát

triển, sáng tạo và khởi nghiệp, thường gắn kết với các trường đại học, viện

nghiên cứu...mà thành phố Hồ Chí Minh đang làm là bài học mà Đà Nẵng cần

phải học tập. Coi phát triển khu CN cao vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ

chiến lược trong xu thế mới, trong giai đoạn mới.

Page 76: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

67

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG NGHIÊP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

GẮN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY

3.1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ

VÀ XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT

TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1.1. Thuận lợi

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Đà Nẵng là một thành phố thuộc vùng Nam Trung Bộ, là trung tâm

kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và CN lớn của khu vực miền Trung - Tây

Nguyên, một trong 13 đô thị loại 1 đồng thời là một trong 5 thành phố trực

thuộc Trung ương ở Việt Nam, với tổng diện tích là 1285,4 km².

Đà Nẵng nằm ở trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc Nam

về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Đà Nẵng có một

vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho phát triển du lịch, giao thông, các hoạt động

kinh tế đối ngoại, hình thành các khu chế xuất, khu công nghiệp có khả năng

thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Địa hình của Thành phố Đà Nẵng khá đa dạng, vừa có đồng bằng, vừa

có núi, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình sản xuất kinh doanh, dịch

vụ, du lịch biển. Trong đó, quan trọng nhất là nguồn đất phù sa ở vùng đồng

bằng ven biển thích hợp với các loại cây trồng như: lúa, rau và hoa quả ven

đô. Đất đỏ vàng ở vùng đồi núi thích hợp với các loại cây công nghiệp dài

ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi gia súc và có kết cấu vững chắc thuận

lợi cho việc bố trí các cơ sở công trình hạ tầng kỹ thuật.

Thành phố còn có hơn 546 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy

sản. Với tiềm năng về diện tích mặt nước, tạo điều kiện tốt để các hộ gia đình

Page 77: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

68

xây dựng thành vùng nuôi thủy sản với các loại chính như: cá mú, cá hồi, cá

cam, tôm sú và tôm hùm. Đây là một lợi thế cho các hộ phát triển ngành thuỷ

sản góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho người dân.

Rừng của thành phố thường xanh cả bốn mùa, nên nó là bộ máy khổng

lồ điều hòa nhiệt độ, gió, mưa, tạo nên một môi trường tự nhiên trong lành về

không khí và nước. Nếu việc khai thác rừng hợp lý thì ngoài ý nghĩa kinh tế ,

rừng còn có ý nghĩa về dân sinh và môi trường sinh thái. Rừng còn là tiềm

năng cho phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch

dã ngoại cho khách trong nước và nước ngoài. Đà Nẵng có các khu rừng như:

Khu bảo tồn Bà Nà, Danh thắng Ngũ Hành Sơn, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn

Trà và Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân.

Đà Nẵng có bờ biển dài, mức nước sâu, thuận lợi cho xây dựng hải

cảng lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển vận tải biển; có nhiều bãi tắm

và phong cảnh đẹp, ít ô nhiễm, lại nằm giữa các di sản thế giới nên thuận lợi

trong việc phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển. Khu hệ

động vật biển của Đà Nẵng rất phong phú, đa dạng và có nhiều loài đặc hữu

quý hiếm, có giá trị kinh tế cao như: cá thu bè, cá thu chấm, cá mú chấm

xanh, cá mú đen, cá vược trắng, tôm he, tôm hùm, mực nang tấm, mực ống

thẻ, bào ngư… Tổng trữ lượng hải sản các loại là 1.136.000 tấn, hàng năm có

khả năng khai thác 150.000 - 200.000 tấn.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế và xã hội

Đà Nẵng được xác định là một trong những trung tâm kinh tế - văn hóa

- xã hội và quá trình đô thị hoá lớn của cả nước.

- Về kinh tế, Đà Nẵng có ngành kinh tế khá đa dạng bao gồm cả công

nghiệp, nông nghiệp cho tới các dịch vụ về du lịch, thương mại, tài chính...

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công

nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ trong

tổng sản phẩm xã hội năm 2013 là 57,95%, công nghiệp - xây dựng là 39,68%

Page 78: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

69

và nông nghiệp là 2,37% [118].

Hiện thành phố có 24 trung tâm thương mại và siêu thị với tổng mức

bán lẻ hàng hóa tăng 21,1%/năm trong 3 năm gần đây. Đà Nẵng còn là trung

tâm tài chính lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, với 60 chi

nhánh tổ chức tín dụng và 233 phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm

với sự đa dạng về loại hình hoạt động: 55 ngân hàng thương mại, một ngân

hàng chính sách xã hội, một công ty tài chính, một công ty cho thuê tài

chính,... Mật độ tập trung cao các chi nhánh ngân hàng ở đường Nguyễn Văn

Linh khiến con đường này được mệnh danh là "Phố Wall" của miền Trung.

Đà Nẵng có nhiều làng nghề, trong đó có một số làng nghề truyền

thống. Nổi tiếng nhất là làng đá mỹ nghệ Non Nước nằm dưới chân núi Ngũ

Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, làng chiếu Cẩm Nê,

làng nghề nước mắm Nam Ô thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu

v.v... với những sản phẩm nổi tiếng không chỉ trong vùng, trong nước mà còn

có mặt ở nhiều nước trên thế giới.

Trong những năm qua, kinh tế Đà Nẵng luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao

hơn bình quân chung của cả nước. Trong ba năm liền từ 2008-2010, chỉ số

năng lực cạnh tranh (PCI) của thành phố đứng đầu cả nước. Tổng sản phẩm

xã hội năm 2012 là 46.368,6 tỷ đồng với mức tăng trưởng là 9,1% so với năm

2011; năm 2013 là 41.570 tỷ đồng, tăng 8,11% so cùng kỳ năm 2012 (trong

khi tăng trưởng chung của cả nước là 5,4%). Tổng sản phẩm xã hội bình quân

đầu người năm 2013 là 2.686 USD, gấp 2,6 lần so với năm 2005 và gấp 1,4

lần mức bình quân chung của cả nước trong cùng thời kỳ [118], [119].

Kết cấu hạ tầng: Mạng lưới đường bộ trong đô thị của thành phố phát

triển mạnh. Với chủ trương "tạo vốn phát triển từ quỹ đất" thành phố đã triển

khai nhiều công trình quy mô lớn như đường: Ba Tháng Hai, Nguyễn Tất

Thành, Hoàng Sa - Trường Sa, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Hữu Thọ, Phạm

Văn Đồng… Từ 97 đường phố, với tổng chiều dài 299,973 km (1996) thì đến

Page 79: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

70

nay đã có hơn 1.002 đường phố với tổng chiều dài 848,473km. Đà Nẵng còn

đầu tư xây dựng 6 cây cầu hiện đại bắc qua Sông Hàn như cầu: Rồng, Nguyễn

Văn Trỗi - Trần Thị Ly, Thuận Phước... Hạ tầng giao thông của đường thủy,

đường sắt, và đường hàng không liên tục được đầu tư mở rộng nâng cấp như:

Cải tạo, nâng cấp cảng Tiên Sa; Nhà ga sân bay quốc tế Đà Nẵng đạt công

suất phục vụ 6 triệu hành khách/năm.

Đầu tư phát triển của thành phố Đà Nẵng: Đầu tư phát triển xã hội

tăng nhanh cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng, tạo nguồn lực cho phát triển

kinh tế. Phát triển kinh tế của thành phố dựa vào yếu tố vốn, vốn đầu tư xã hội

đã trở thành yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tăng trưởng của nền kinh tế

trong nhiều năm. Năm 2001 vốn đầu tư là 2.527,55 tỷ đồng đến năm 2013 tỷ

đồng 26.516 tỷ đồng, bằng 87% so với cùng kỳ năm 2012, gấp 10,5 lần năm

2001, [13], [118] điều này chứng tỏ tiềm lực kinh tế của thành phố đã tăng

lên, đồng thời là động lực chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Về đặc điểm xã hội

Dân số và lao động năm 2012, toàn thành phố có số dân là 973.838

người sống trên 6 quận (Cẩm Lệ, Hải Châu, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn

Trà, Thanh Khê) và 2 huyện (Hòa Vang, Hoàng Sa). Tốc độ tăng dân số bình

quân giai đoạn 2001 - 2012 là 2,5%/ năm, cao hơn so với tốc độ tăng dân số

bình quân của cả nước trong cùng giai đoạn là 1,2%/năm. Kết cấu dân số theo

độ tuổi: số người dưới 15 tuổi 24,06%, từ 16- 59 tuổi chiếm 67,74%, trên 60

tuổi 8,2%, tuổi trung bình dân số thành phố Đà Nẵng là 30 tuổi. Mật độ dân

số năm 2012 là 757,60 người/km2. Dân cư phân bố không đều giữa các quận,

huyện; trong đó dân số tập trung cao nhất ở hai quận nội thành là Thanh Khê

(19.527,54 người/km2) và Hải Châu (8.688,62 người/km2) và thấp nhất là ở

huyện Hòa Vang với mật độ 169,88 người/km2 [16].

Quy mô nhân lực thành phố tương đối lớn, tăng nhanh và đang trong

thời kỳ "cơ cấu dân số vàng". Lực lượng lao động hiện có của Thành phố

Page 80: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

71

515.018 người vào năm 2012 chiếm 52% số dân. Trình độ học vấn và chuyên

môn kỹ thuật của lực lượng lao động đang dần được cải thiện. Số công nhân

kỹ thuật năm 2012 là 36.961 người. Lực lượng lao động có trình độ cao đẳng,

đại học năm 2012 là 106.681 người [16]. Nguồn nhân lực đã qua đào tạo, có

chuyên môn kỹ thuật là lực lượng trụ cột của sự nghiệp CNH, HĐH gắn với

phát triển kinh tế tri thức của thành phố.

Đà Nẵng là một trong những trung tâm giáo dục và đào tạo lớn nhất

của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Năm 2013, trên địa bàn

thành phố có 15 trường đại học, học viện; 18 trường cao đẳng; 50 trường

trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề; 175 trường học ở cấp phổ (19

trường Trung học phổ thông, 54 trường Trung học cơ sở, 100 trường tiểu học

và 2 trường Phổ thông cơ sở). Bên cạnh đó còn có 136 trường mẫu giáo với

1.249 lớp học, 2.422 giáo viên và 37,8 nghìn học sinh. Hoạt động giáo dục và

đào tạo của Đà Nẵng đã và đang được đầu tư phát triển cả về số lượng lẫn

chất lượng [118].

Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe: Hệ thống y tế của thành phố

ngày càng hiện đại, hoàn chỉnh và đồng bộ từ tuyến thành phố đến quận,

huyện và xã, phường. Năm 2012, thành phố Đà Nẵng có 82 cơ sở khám chữa

bệnh trực thuộc sở Y tế thành phố, trong đó có 23 bệnh viện, 3 trung tâm y tế

và phục hồi chức năng và 56 trạm y tế. Số giường bệnh trực thuộc sở Y tế Đà

Nẵng là 4.628 giường với 1.238 bác sĩ, 342 y sĩ, 756 y tá và 275 nữ hộ sinh,

tỷ lệ 13,84 bác sỹ/10.000 dân, 52 giường/10.000 dân. Đến cuối năm 2013, Đà

Nẵng đã hoàn thành mục tiêu Bảo hiểm y tế toàn dân, với 91,6% dân số tham

gia Bảo hiểm y tế, đi trước 2 năm so với cả nước (2014) [16], [119].

Văn hóa, thể dục - thể thao: Trên địa bàn thành phố hiện nay có khá

nhiều điểm vui chơi, văn hóa giải trí như Nhà hát Trưng Vương được xây mới

và khánh thành năm 2006 với sức chứa hơn 1.200 chỗ ngồi, Nhà hát tuồng

Nguyễn Hiển Dĩnh. Rạp chiếu phim MegaStar, Lotte Cinema Đà Nẵng, Lê

Page 81: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

72

Độ... Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng, Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo

tàng Hồ Chí Minh (chi nhánh Quân khu V). Đây cũng là những địa điểm mà

người dân hay khách du lịch thường tới khi đến thành phố. Đà Nẵng là nơi tập

trung các trung tâm huấn luyện, đào tạo thể thao thành tích cao: Trung tâm

Huấn luyện thể thao Quốc gia III, Trung tâm Thể thao Quốc phòng III và Đại

học Thể dục Thể thao III. Ngoài ra còn có Làng vận động viên và Khu tập

luyện bóng đá rộng gần 8 ha, hay Khu thể thao thành tích cao rộng 7 ha, nằm

ở khu đô thị mới Tuyên Sơn - Hòa Cường.

3.1.2. Khó khăn

3.1.2.1. Khó khăn về điều kiện tự nhiên

- Đà Nẵng nằm ở khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mũa rõ rệt:

mùa mưa có lượng mưa nhiều, bão lũ thường xảy ra gây lũ lụt, ngập úng ở

nhiều vùng, thiệt hại lớn đến phát triển kinh tế; ngược lại mùa khô nắng nóng,

ít mưa dẫn đến hạn hán, một số sông bị nước mặn xâm nhập. Với lượng mưa

phân bố không đều, khí hậu khắc nghiệt ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất

nông nghiệp, công nghiệp và đời sống dân cư thành phố.

- Diện tích đất trống, đồi trọc lớn và ngày càng gia tăng, đây là đặc

điểm quan trọng gây khó khăn cho phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp ở

Thành phố.

- Do áp lực gia tăng dân số ngày càng lớn, đất rừng bị con người khai

phá biến thành đất canh tác nông nghiệp, đất thổ cư, làm đường giao thông,

xây dựng công trình công cộng, khu công nghiệp...

- Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, trữ lượng thấp, chủ yếu là nguyên

liệu sản xuất vật liệu xây dựng; cát trắng, đá xây dựng, cuội sỏi xây dựng...

Tại bồn trũng Đà Nẵng, cách bán đảo Sơn Trà theo hướng đông - đông bắc,

khoảng 70 hải lý, mới phát hiện một trữ lượng lớn khí dồi dào, song lại lẫn

nhiều khí khác, nên chưa thu hút được sự đầu tư của nước ngoài, vẫn còn nằm

trong dạng tiềm năng.

Page 82: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

73

3.1.2.2. Khó khăn về điều kiện kinh tế và xã hội

- Tăng trưởng kinh tế vẫn theo chiều rộng chủ yếu dựa vào tăng vốn

đầu tư, sử dụng lao động giá rẻ, khai thác tài nguyên và gia công hàng xuất

khẩu. Một số ngành, lĩnh vực phát triển chưa thật bền vững; vai trò động lực,

liên kết khu vực và sức lan tỏa còn yếu.

- Việc thu ngân sách không đảm bảo tiến độ so với dự toán do những

khó khăn về kinh tế, sản xuất kinh doanh, những khoản thu từ đất giảm thì

cũng kéo theo thu thuế và phí cũng giảm.

- Kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư phát triển nhanh, nhưng vẫn chưa

đồng bộ, một số dự án triển khai chậm, kéo dài tiến độ, làm tăng chi phí đầu

tư và chậm đưa công trình vào sử dụng; thậm chí có công trình đã đưa vào sử

dụng nhưng hiệu quả đầu tư không đạt như mong muốn và dự tính ban đầu.

- Mật độ dân số giữa các quận, huyện có sự chênh lệch khá cao là do

tốc độ đô thị hóa nhanh, do hiện tượng di dân của lực lượng lao động từ các

huyện ngoại thành và các tỉnh lân cận vào các quận trung tâm thành phố tìm

việc làm. Đây cũng là hiện tượng thường xảy ra đối với các thành phố đang

trên đà phát triển.

- Trình độ và cơ cấu nguồn nhân lực còn bất cập. Trên địa bàn thành

phố có trên 37 dân tộc và người nước ngoài cùng chung sống, trong đó có bộ

phận quan trọng là số dân thuộc dân tộc ít người như: người Ê Đê, Mường,

Gia Rai, Chơ Ro, Hà Nhì, Si La và Ơ Đu. Trình độ dân trí còn thấp, trình độ

chuyên môn kỹ thuật của lao động không đồng đều. Thừa lao động giản đơn,

nhưng thiếu lao động có kỹ năng, nhất là lao động trong các ngành CN mới và

các ngành dựa nhiều vào tri thức, CN chất lượng cao.

- Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đồng đều giữa các vùng; các lĩnh

vực văn hóa, văn nghệ phát triển chưa ngang tầm với tiềm năng, lợi thế của

thành phố.

Page 83: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

74

3.2. QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN

VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ NĂM2001 ĐẾN NAY

3.2.1. Quán triệt và vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng về

đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri

thức ở Thành phố Đà Nẵng

Sau khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Đảng bộ và chính

quyền thành phố Đà Nẵng đặt ra yêu cầu xây dựng và phát triển thành phố

trong giai đoạn mới. Ngày 16 - 10 - 2003, Bộ chính trị đã ra nghị quyết 33-

NQ/TW về "Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công

nghiệp hóa, hiện đại hóa". Đây là một nghị quyết quan trọng, có ý nghĩa hết

sức to lớn và lâu dài đối với sự phát triển của thành phố. Nghị quyết khẳng

định: "Đà Nẵng phải phấn đấu để trở thành một trong những địa phương đi

đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cơ bản trở thành thành

phố công nghiệp trước năm 2020" [5]. Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã

ban hành: "Kế hoạch triển khai quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết 33-

NQ/TWcủa Bộ Chính trị" số 19-KH/TU, ngày 5-11-2003 và "Chương trình

hành động của Thành ủy thực hiện Nghị quyết 33/-NQ/TWcủa Bộ Chính trị

về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa,

hiện đại hóa" số 16-CTr/TU, ngày 19-11-2003.

Đại hội đại biểu lần thứ XX (tháng 9 - 2010) Đảng bộ thành phố Đà

Nẵng đã đưa ra mục tiêu, phương hướng tổng quát của 5 năm 2010 - 2015 và

tầm nhìn đến năm 2020 là:

Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một đô thị lớn của cả nước,

là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung, là địa bàn giữ vị trí

chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của miền Trung và cả

nước, tạo nền tảng để xây dựng thành phố trở thành thành phố công

nghiệp trước năm 2020 [28, tr.29].

Page 84: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

75

Trên cơ sở "Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

thành phố Đà Nẵng đến năm 2020" theo quyết định số 1866/QĐ-TTg, ngày

18/10/2010, cấp ủy và chính quyền thành phố Đà Nẵng đã xác định quan

điểm và phương hướng đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri

thức trên địa bàn. Trong đó, nhấn mạnh tập trung khai thác có hiệu quả tiềm

năng, lợi thế của thành phố nhằm tăng trưởng nhanh, bền vững gắn với đẩy

mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông

nghiệp và nâng cao chất lượng tăng trưởng. Đà Nẵng phải là trung tâm kinh

tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật của vùng và cùng với các thành phố lân cận

hình thành hành lang kinh tế Bắc - Nam.

Tháng 10 - 2010 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập khu

CN cao Đà Nẵng với 6 nhóm ngành nghề thu hút đầu tư, gồm CN sinh học

phục vụ nông nghiệp, thủy sản và y tế; CN vi điện tử, cơ điện tử và quang

điện tử; CN tự động hóa và cơ khí chính xác; CN vật liệu mới, năng lượng

mới; CN thông tin, truyền thông và phần mềm tin học; CN môi trường, CN

phục vụ hóa dầu và một số CN đặc biệt khác.

Với chủ trương, quyết định trên, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đà

Nẵng nỗ lực xây dựng thành phố giàu về kinh tế, phát triển về văn hóa, khoa

học - kỹ thuật, sạch về môi trường và vững mạnh về an ninh quốc phòng, trở

thành thành phố công nghiệp trước năm 2020 như Đại hội đại biểu lần thứ

XX của Đảng bộ thành phố đã xác định.

3.2.2. Tình hình tổ chức tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện

đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

3.2.2.1. Trang bị CN tiên tiến, hiện đại cho các ngành kinh tếCác ngành sử dụng CN truyền thống ở thành phố chủ yếu là nông

nghiệp, chế biến thủy hải sản, giầy da, may mặc, dịch vụ ở trình độ

thấp…trong những năm trở lại đây đã có những thay đổi về CN đáng kể

trong sản xuất. Ngành thủy sản được coi là mũi đột phá, khai thác hải sản phát

Page 85: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

76

triển theo hướng vươn khơi, các đội tàu đánh bắt xa bờ được trang bị các thiết

bị hiện đại để liên lạc tránh bão, việc cải hoán và đóng mới tàu thuyền công

suất lớn tăng lên. Đối với các ngành dệt may, da giầy, CN chế biến thực phẩm

đồ uống …do đổi mới CN hoặc chuyển đổi dần phương thức sản xuất từ gia

công sang sản xuất trực tiếp nên giá trị gia tăng của nhiều sản phẩm đã được

nâng lên. Một số cơ sở sản xuất chế biến thủy sản lớn đã bước đầu chuyển

hướng sang đầu tư chiều sâu, trang bị dây chuyền máy móc, thiết bị hiện đại

để sản xuất các sản phẩm tinh chế, có giá trị gia tãng cao.

Theo kết quả điều tra, đánh giá trình độ CN của các doanh nghiệp công

nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2006 do Bộ Khoa học CN chủ trì, chỉ số

trình độ CN của các phân ngành chi tiết như sau: Tỷ trọng thiết bị hiện đại lĩnh

vực dệt may, da giầy chiếm 56% và tỷ trọng công nhân sử dụng được trang thiết

bị cơ khí hóa và tự động hóa là 75% cao hơn 13% so với mức trung bình là

51,85%. Đây là một trong những ngành công nghiệp được thành phố ưu tiên

phát triển trong thời gian qua. Công nghiệp chế biến thủy sản cũng là một trong

những ngành công nghiệp có lợi thế tại Đà Nẵng. Tốc độ đổi mới CN đạt mức

cao 27,69% năm, và tỷ trọng thiết bị hiện đại cao nhất với Ihđ= 93,17%, nên

đây là ngành có năng lực cạnh tranh cao. Ngành chế biến thực phẩm, đồ uống là

ngành có sản phẩm cạnh tranh gay gắt nhất trên thị trường nhưng lại không có

đầu tư gì ở giai đoạn này hệ số đổi mới thiết bị Kđm = 0 và tỷ trọng thiết bị hiện

đại Ihđ cũng chỉ chiếm gần 22% tổng giá trị thiết bị, vì vậy ngành công nghiệp

này có sức cạnh tranh thấp. Ngành hóa chất - dược phẩm có hệ thống thiết bị sản

xuất thuộc loại cũ nhất với hệ số hao mòn hữu hình h=1,86%, hơn nữa hệ số đổi

mới thiết bị Kđm = 0 và tỷ trọng thiết bị hiện đại Ihđ = 0 nên trình độ CN của

ngành này rất kém và sản phẩm không có sức cạnh tranh. Trong 15 ngành công

nghiệp được khảo sát thì có 3 ngành đạt mức trung bình tiên tiến (Chế biến thuỷ

sản; bia, rượi, nước giải khát; Dược-Thiết bị y tế), 10 ngành đạt mức trung bình

và 2 ngành ở mức lạc hậu. So với mức chuẩn thực trạng CN tiên tiến của các

Page 86: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

77

nước trong khu vực và trên thế giới thì Đà Nẵng có 9 ngành đạt mức trung bình

và 6 ngành ở mức lạc hậu. Tuy nhiên để cạnh tranh sản phẩm trên thị trường, và

giữ vững thương hiệu, một số doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng nhà máy với

trang thiết bị tiên tiến nổi bật nhất là Công ty cổ phần dược Danapha có ba dây

chuyền đạt tiêu chuẩn GMP - WHO. Năm 2009 với mô hình dự án Nhà máy CN

dược nano - liposome đầu tiên tại Việt Nam đã gióng tiếng chuông khởi đầu cho

thập kỷ CN cao của ngành dược, trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành

sản xuất dược, với hệ thống nhà máy quy mô, hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Đối với ngành công nghiệp cơ khí của thành phố với các lĩnh vực sản

xuất sắt thép xây dựng, gia công cơ khí, sản xuất máy móc thiết bị, xe có

động cơ, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền…chủ yếu do khu vực tư nhân đầu

tư quy mô nhỏ nên trình độ CN chưa cao. Chỉ có các nhà máy thuộc khu vực

nhà nước như : công ty Sông Thu (thuộc tổng cục CN Bộ Quốc phòng), nhà

máy sản xuất lắp ráp xe máy, nhà máy thép Đà Nẵng - Ý…trong thời gian vừa

qua đầu tư đổi mới CN. Công nghiệp đóng tàu đã thiết lập CN đóng tàu hiện

đại với các bước thiết kế kỹ thuật, thiết kế CN, lập kế hoạch sản xuất, lập quy

trình CN… được áp dụng trên máy vi tính theo hướng khép kín. Đồng thời

đầu tư, ứng dụng thiết bị, CN cao (như máy hàn hồ quang, máy hàn tự động,

máy cắt plasma, máy cắt CNC và thiết bị gia công hiện đại khác), những phần

mềm thiết kế (như phần mềm tribol, Nupas, Acad) vào sản xuất. Cụ thể, các

CN lắp ráp có tổng đoạn lớn, CN phóng dạng vỏ tàu bằng phần mềm thiết kế

trên máy vi tính, dây chuyền sản xuất vật liệu cắt và hàn hiện đại… được đưa

vào sử dụng, đã rút ngắn được thời gian thi công và nâng cao chất lượng tàu.

Đây là một hướng đi mới mà ngành đóng tàu thành phố đang tập trung đầu tư.

Việc phân tích trình độ CN, thiết bị một số ngành của thành phố, luận án

cho rằng CN sản xuất của các ngành công nghiệp của thành phố nhìn chung còn

ở trình độ thấp, không có thiết bị hiện đại, máy móc trong các dây chuyền sản

xuất hàng tiêu dùng, cũng như sản xuất công nghiệp hỗ trợ lâu nay nhập từ nước

Page 87: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

78

ngoài với giá cao, đây là những dây chuyền đã lạc hậu của các nước phát triển

cần mau chóng thay đổi. Điều này một phần do các doanh nghiệp chủ yếu là

doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu vốn không đầu tư đổi mới CN, một phần do công

nhân không đủ trình độ, không có kỹ sư có trình độ cao sử dụng CN mới…

3.2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng

công nghiệp, dịch vụTừ năm 2001 đến nay, cơ cấu ngành kinh tế của thành phố có sự

chuyển dịch tích cực phù hợp với định hướng CNH, HĐH gắn với phát triển

kinh tế tri thức. Số liệu thống kê sau đây cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh

tế giữa các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp - xây

dựng; dịch vụ, (theo giá so sánh) diễn biến tương đối khác biệt qua các giai

đoạn sau: 2001 -2005; 2006 - 2013 như sau:

Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế ngành của thành phố Đà Nẵng

giai đoạn 2001 - 2013

Tỷ trọng các nhóm ngành kinh tế ( %)Ngành

2001 2005 2006 2012 2013

Nông - lâm - thủy sản 7,73 6,01 4,92 2,97 2,37

Công nghiệp - xây dựng 41,65 51,61 47,94 39,15 39,68

Dịch vụ 50,62 42,38 47,14 57,88 57,95

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2006, 2012 [118].

Đơn vị tính: %

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2006 [118]

Hình 3.1: Cơ cấu kinh tế ngành của Đà Nẵng năm 2001 và 2013

Page 88: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

79

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 2001 - 2005 ít có sự thay

đổi so với giai đoạn trước, tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp vào cơ

cấu GDP có xu hướng tiếp tục tăng lên; trong khi đó tỷ trọng này của ngành

công nghiệp và dịch vụ vẫn tiếp tục có xu hướng giảm xuống. Nông nghiệp

từ 7,73% xuống 6,01% mức giảm này không nhiều, nhưng đặc biệt ngành

có tốc độ giảm nhanh hơn trong cơ cấu GDP là dịch vụ từ 50,62% năm 2001

xuống 42,38% năm 2005 mặc dù tốc độ tăng bình quân của ngành trong giai

đoạn này 10,6%/năm cao hơn so với giai đoạn 1997 - 2000 là 9,83% [12].

Trong khi đó, công nghiệp đóng vai trò quyết định trong phát triển kinh tế

của thành phố với tốc độ tăng trưởng bình quân rất cao 25,29%. Đây được

xem là giai đoạn mà Đà Nẵng chuyển dịch theo hướng quy hoạch đã được

Chính phủ phê duyệt "Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp", cũng như các

thành phố lớn khác trong nước đều đề ra mục tiêu và mong muốn đi đầu

trong công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH bằng cách phát triển các khu công

nghiệp và cơ sở hạ tầng.

Giai đoạn tiếp theo 2006 - 2013 được xem là thời kỳ đánh dấu sự tăng

trưởng mạnh mẽ của ngành dịch vụ với tốc độ tăng trưởng bình quân

19,01%/năm, gấp hai lần so với hai giai đoạn trước, đóng góp 8,97% vào tăng

trưởng GDP và cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm

của thành phố 12,1%. Các ngành dịch vụ chất lượng cao phát triển đa dạng

hơn đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống. Ngành du lịch đang

từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Ngành Bưu chính

- Viễn thông, Vận tải - Kho bãi, Thương mại, Tài chính - Ngân hàng phát

triển nhanh, các dịch vụ đào tạo, khoa học CN, tư vấn pháp lý có bước phát

triển khá.

Qua từng giai đoạn tốc độ phát triển của từng ngành là khác nhau phù

hợp với chủ trương phát triển của thành phố ở mỗi thời điểm như giai đoạn

1997 - 2000 và 2001 - 2005 thành phố chủ trương phát triển các ngành công

Page 89: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

80

nghiệp. Nhưng ở giai đoạn tiếp theo 2006 - 2013 tỷ trọng đóng góp của ngành

công nghiệp vào cơ cấu GDP có xu hướng giảm dần, tỷ trọng đóng góp ngành

nông nghiệp giảm nhanh trong cơ cấu GDP trong khi đó thì tăng trưởng

ngành dịch vụ khá cao. Điều này cho thấy cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch

tích cực từ Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp sang Dịch vụ - Công nghiệp

- Nông nghiệp.

Phân tích trên cho thấy cơ cấu kinh tế theo 3 nhóm nghành của thành

phố qua hơn 10 năm phát triển từ 2001 - 2013 đã có sự chuyển dịch theo

hướng CNH, HĐH trong một nền kinh tế mở, phát triển mạnh công nghiệp và

dịch vụ, tăng dần tỷ trọng các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao. Tỷ trọng

nông, lâm, thủy sản giảm đều đặn từ mức 7,73% năm 2001 xuống 2,37% năm

2013, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng đóng vai trò quan trọng tăng nhanh

trong thời kỳ đầu nhưng đã chậm lại và có xu hướng giảm đạt mức 39,68%

năm 2013, trong khi đó tỷ trọng dịch vụ giảm xuống trong thời kỳ đầu nhưng

đã tăng trở lại trong những năm gần đây chiếm tỷ trọng là 57,95% năm 2013.

Điều đó cho thấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố đã đi

đúng hướng. Với cơ cấu kinh tế hiện có, thành phố có thể phát huy được các

nguồn nội lực và ngoại lực cho tăng trưởng kinh tế.

Cùng với chuyển dịch cơ cấu thành phố theo hướng hiện đại, du lịch

đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thiết thực góp phần phát triển

kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng cho người dân và du khách. Chỉ 10 năm

trở lại đây, Đà Nẵng đã không ngừng xây dựng các công trình phục vụ dân

sinh và tạo thuận lợi cho phát triển du lịch như: Đường du lịch ven biển

Hoàng Sa, Trường Sa; đường lên đỉnh khu sinh thái Sơn Trà, Bà Nà - Suối

mơ, quy hoạch và mở rộng khu danh thắng Ngũ Hành Sơn… Đà Nẵng còn

mệnh danh là thành phố của những cây cầu: cầu Sông Hàn, Cầu Thuận

Phước,… 29/3/2013 cầu Rồng, cầu Trần thị Lý được khánh thành tạo nền

móng để du lịch Đà Nẵng có những bước vững chắc.

Page 90: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

81

Năm 2006 chỉ có 29 dự án đầu tư về du lịch, tổng số vốn đầu tư 553,6

triệu USD, đến năm 2012 có 60 dự án đầu tư về du lịch với số vốn đầu tư

4004,2 triệu USD trong đó có 13 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư

1.457,4 triệu USD và 47 dựa án đầu tư trong nước với tổng vốn 2.546,8 triệu

USD [88]. Về cơ sở lưu trú năm 2001 chỉ có 65 khách sạn với 2324 phòng,

năm 2005 có 85 khách sạn với 2670 phòng, đến năm 2012 là 370 khách sạn

với 9450 phòng; trong đó có 110 khách sạn có sao [13],[16]. Bên cạnh đó,

hàng loạt sản phẩm du lịch ra đời có sức hấp dẫn du khách như Khu sinh thái

Bán đảo Sơn Trà, điểm du lịch văn hóa tâm linh chùa Linh Ứng, Bà Nà Hill

với hai kỷ lục thế giới,…cùng các khu vui chơi giải trí hiện đại, khu giải trí

quốc tế Crowne Plaza, khu du lịch Fusion Maia Resort, Hyatt Regency, khu

nghỉ mát Vinpeal Luxury (vượt chuẩn 5 sao)…; Các bãi tắm du lịch xanh

sạch đẹp như Mỹ Khê, Xuân Thiều, vịnh Tiên Sa…; Các sản phẩm mỹ nghệ

hàng lưu niệm chế tác tại làng nghề truyền thống đá Non Nước cùng với

những sự kiện đặc sắc như trình diễn pháo hóa quốc tế, Lễ hội Quan Thế Âm,

Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa hè, đã thực sự hấp dẫn du khách.

Trong những năm qua, lượng khách du lịch đến Đà Nẵng đã tăng nhanh

và ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 22%;

trong đó khách quốc tế tăng bình quân 10%/năm, khách nội địa tăng bình

quân 27%/năm. Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch tăng bình quân 28% và

đạt 3097 tỷ đồng năm 2010. Năm 2013 tổng lượng khách du lịch đạt 3,1 triệu

lượt, tăng 17,2% so với năm 2012; trong đó khách quốc tế 743.000 lượt, tăng

17,8% so với cùng kỳ; khách nội địa 2.347.000 lượt, tăng 17% so với năm

2012. Doanh thu từ du lịch năm 2001 là 305,22 tỷ đồng, năm 2013 đạt

7.784,1 tỷ đồng tăng 25,5 lần [100]. Điều này cho thấy chính quyền thành phố

đã có những nỗ lực nhất định trong việc quy hoạch phát triển du lịch, thu hút

các dự án, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đảm bảo

môi trường du lịch.

Page 91: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

82

3.2.2.3. Phát triển CN thông tin - truyền thông trở thành ngành kinh

tế mũi nhọn của thành phốCN thông tin - truyền thông, trong những năm qua, đặc biệt từ năm

2004 đến nay đã có bước phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân toàn

ngành là 63%. Doanh thu toàn ngành năm 2012 đạt 9.021.8 tỷ đồng gấp 11,83

lần so với năm 2005 là 762 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2011[119]. Những

kết quả đó đã được ghi nhận và liên tục trong 7 năm (2005 - 2011), Đà Nẵng

được xếp hạng là một trong 5 địa phương có chỉ số ứng dụng và phát triển CN

thông tin - truyền thông cao nhất nước. Năm 2009, 2010, 2011 Đà Nẵng được

xếp vị trí thứ nhất ICT Index, góp phần đưa Đà Nẵng 2 năm liền đứng đầu cả

nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (2009, 2010).

Với mục tiêu đưa "CN thông tin là động lực thúc đẩy phát triển công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa thành phố hướng tới phát triển bền vững",

Thành phố đã ban hành chính sách và giải pháp cụ thể nhằm khuyến khích

phát triển ứng dụng CN thông tin trong toàn thể cộng đồng. Nhờ đó, công

tác ứng dụng và phát triển CN thông tin trên địa bàn thành phố ngày càng

được xúc tiến mạnh mẽ, sôi động và mang lại những kết quả rất khả quan,

thiết thực.

Về CN truyền dẫn và kết nối, thành phố đã kết hợp nhiều phương thức

phát triển như: cáp quang biển, cáp quang trên bộ, cáp quang trên đường điện

lực, vi ba và vệ tinh. Đà Nẵng là một trong 3 điểm kết cuối quan trọng nhất

của mạng trung kế đường trục quốc gia (backbone) với tốc độ đường truyền

310Gbps và điểm kết nối trực tiếp đi quốc tế với tốc độ đường truyền 18,122

Gbps. Tổng dung lượng đường truyền nội hạt là 39 Gbps .

Về điện thoại, internet, máy tính đã có 100% cơ quan nhà nước có kết

nối internet; tổng số thuê bao cố định năm 2012 đạt 171 nghìn thuê bao, đạt

mật độ 20 máy/100 dân; 100% thôn, tổ có mạng lưới điện thoại hữu tuyến, vô

Page 92: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

83

tuyến và kết nối internet, số lượng máy tính trong cộng đồng là 0,38 máy/hộ;

đối với doanh nghiệp tỷ lệ kết nối internet đạt 78% (không kể doanh nghiệp tư

nhân), số lượng máy tính bình quân 12,5 máy/doanh nghiệp…[16]. Hiện nay,

Đà Nẵng đã có trang thông tin điện tử gồm cả phiên bản tiếng Anh và tiếng

Nhật, đáp ứng nhu cầu thông tin về chủ trương, chính sách mới, các hoạt động

đối ngoại, đầu tư, các thông tin về sự phát triển của thành phố cho người dân

và doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Một điều đáng ghi nhận cho sự phát triển CN thông tin - truyền thông

là từ ngày 3/11/2012 dự án phủ sóng Wi-fi trên toàn thành phố do Sở thông

tin truyền thông và Ban quản lý dự án phát triển CN thông tin và Thành phố

Đà Nẵng triển khai thực hiện. Đà Nẵng sẽ đầu tư mạng không dây phủ sóng

toàn bộ các quận, huyện nhằm phục vụ nhu cầu thông tin cho người dân và du

khách khi đến thành phố…

So với Hà Nội và thành phố Hồ Chí minh, Đà Nẵng xuất phát muộn

hơn, gặp nhiều khó khăn thử thách trong việc ứng dụng CN thông tin vào các

lĩnh vực của đời sống xã hội. Để có được những thành tựu nêu trên, sự đầu tư

ban đầu của thành phố là khá thuyết phục hơn 17 triệu USD (Chính phủ và

WB quyết định tăng thêm 10 triệu USD cho Đà Nẵng) trong dự án phát triển

CN thông tin và truyền thông Việt Nam, đầu tư xây dựng khu CN thông tin

với tổng kinh phí 530 tỷ đồng…Những con số ấy chứng minh một sự quyết

tâm đầu tư rất lớn của thành phố trong việc đẩy mạnh ứng dụng CN thông tin.

Thành tựu mà ngành CN thông - tin truyền thông đạt được trong nhiều

năm qua đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của thành

phố, từng bước đưa CN thông tin trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đúng với

tinh thần của nghị quyết Đại hội lần thứ XIX của Đảng bộ thành phố nhiệm

kỳ 2005-2010. Đây là tiền đề, động lực quan trọng để ngành thông tin truyền

thông vươn tới những tầm cao mới trong tương lai.

Page 93: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

84

3.2.2.4. Thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng CN tiên tiến trong các

ngành và doanh nghiệp

- Phát triển và ứng dụng CN thông tin trong khuôn khổ phát triển kinh

tế tri thức được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát

triển của thành phố. Điều này được thể hiện qua các kết quả, sản phẩm của

hoạt động CN thông tin đã phục vụ cho nghiên cứu, sản xuất, tiêu dùng…

đóng góp không nhỏ vào ngân sách của thành phố.

Công nghiệp điện tử, phần cứng máy tính: Hiện nay trên địa bàn thành

phố có khoảng 200 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp điện tử, phần

cứng máy tính, trong đó: gần 80% thực hiện các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng,

sửa chữa máy tính; 72% các đơn vị nhập thiết bị máy tính, viễn thông; 5%

doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm điện tử với 6 doanh nghiệp nước ngoài

có tổng số vốn đầu tư là 125,1 triệu USD và 3 doanh nghiệp trong nước.[105]

CN phần mềm và nội dung số: Những năm qua, với sự hỗ trợ của chính

phủ, các chính sách của thành phố đã có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển

công nghiệp CN thông tin, trong đó, công nghiệp phần mềm của thành phố

được hình thành và phát triển khá nhanh. Doanh thu ngành phần mềm của

toàn thành phố năm 2001 chưa đến 20 tỷ đồng thì đến năm 2011, con số này

là hơn 973 tỷ gấp 48,65 lần; và đặc biệt lần đầu tiên vào năm 2006, kim ngạch

xuất khẩu phần mềm của Đà Nẵng được gần 1,3 triệu USD đến năm 2012 là

20,8 triệu USD, nộp ngân sách nhà nước 247,9 tỷ đồng [119]. Đây là một

thành tựu có ý nghĩa đối với Đà Nẵng, nó không chỉ khẳng định rằng công

nghiệp phần mềm của thành phố từng bước phát triển mà còn khẳng định tiềm

năng to lớn của thành phố trong xu hướng hội nhập vào thị trường phần mềm

thế giới; mở ra triển vọng lớn cho Đà Nẵng xây dựng một ngành công nghiệp

mới, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Tháng 3/2010 phòng Lab thế hệ mới thứ ba ở Việt Nam tại Đà Nẵng

của Juniper Networks, tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực mạng hiệu nâng cao

Page 94: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

85

được chính thức khai trương. Phòng Lab được đặt tại khu Công viên phần

mềm Đà Nẵng đã trở thành phòng lab lớn và hiện đại nhất ở Việt Nam, giúp

các tổ chức, doanh nghiệp toàn khu vực miền Trung và Tây Nguyên có điều

kiện thuận lợi thử nghiệm các giải pháp mạng tổng thể trước khi khai thác các

dự án ứng dụng CN thông tin.

Với mục tiêu đẩy mạnh các hoạt động gia công, xuất khẩu phần mềm

đưa công nghiệp phần mềm thành phố tham gia được vào một mắt xích trong

dây chuyền sản xuất sản phẩm CN thông tin của thế giới, trong đó phát triển

dịch vụ gia công quy trình doanh nghiệp là hướng đi mới. Chính quyền thành

phố trong năm 2013 tiếp tục xúc tiến đầu tư xây dựng Khu Công viên phần

mềm số 2 tại Khu Đô thị mới Đa Phước với diện tích 10 ha và khởi công khu

CN thông tin tập trung Đà Nẵng.

- Phát triển và ứng dụng CN sinh học: Trong sản xuất nông nghiệp

thông qua 10 nhiệm vụ khoa học gắn với phát triển nông thôn mới, đã xây

dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CN cao: sản xuất rau an

toàn theo hướng VietGap, sử dụng CN cao từ các sản phẩm nuôi cấy mô tạo

ra hoa đồng tiền, cúc, lily…; áp dụng nhiều CN cao trong phát triển chăn nuôi

theo hướng công nghiệp với CN tự động và bán tự động như trang bị hệ thống

máng ăn, uống tự động, xây dựng hầm biogas xử lý chất thải, bảo vệ môi

trường; một số chế phẩm sinh học được ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi và

phòng trừ bệnh hại trên cây trồng. Trên lĩnh vực y tế đã có bước phát triển

quan trọng trong công tác chuẩn đoán, theo dõi, điều trị và phòng bệnh cho

nhân dân. Các kỹ thuật sinh học hiện đại đã được sử dụng khá phổ biến trong

xét nghiệm chẩn đoán bệnh nhiễm virus, vi khuẩn, đặc biệt là bệnh viêm gan,

lao, sốt xuất huyết, ung thư cổ tử cung và một số bệnh khác... Trên lĩnh vực

bảo vệ môi trường, việc ứng dụng CN sinh học bước đầu có hiệu quả, đặc biệt

là tại các điểm nóng về môi trường của thành phố như: Hồ Đảo Xanh, Âu

thuyền Thọ Quang và xử lý rác thải tại bãi rác Khánh Sơn...

Page 95: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

86

Với những kết quả bước đầu như trên, có thể thấy rằng việc ứng dụng

CN CN sinh học thông qua các mô hình chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa

học và CN, các đề tài nghiên cứu khoa học đã từng bước giúp thành phố chủ

động trong việc sản xuất cây giống, hoa sạch bệnh, có chất lượng tốt cho bà

con nông dân. Tuy nhiên cũng cần mở rộng việc ứng dụng, phát triển CN sinh

học trong các ngành khác như y dược, bảo vệ môi trường, năng lượng sạch…

như trong Đại hội lần thứ XX của thành phố đã xác định CN sinh học là một

trong năm hướng đột phá và là lĩnh vực ưu tiên thứ hai sau CN thông tin.

- Phát triển và ứng dụng CN vật liệu: Thành phố đã quan tâm phát triển

sản xuất các loại vật liệu mới được sử dụng trong xây dựng, dược phẩm, đóng

tàu… Nghiên cứu, ứng dụng đưa vào sản xuất các loại vật liệu mới hoặc các

giải pháp kết cấu thân thiện với môi trường để vừa đảm bảo tính bền vững,

thân thiện nhưng vẫn hiện đại: như lưới chắn rác bằng bê tông tính năng cao

(không có cốt thép) hoặc bằng vật liệu composite thay thế cho các lưới chắn

rác bằng gang, gạch lát vỉa hè có khả năng hút nước (để nước mưa có thể

thấm vào đất), lan can các công trình ven biển làm bằng vật liệu composite,

hay sửa chữa cải tạo kết cấu móng đường theo phương án tái chế tận dụng lại

móng cấp phối đá dăm tại chỗ, sửa chữa vết nứt mặt nhựa bằng loại vật liệu

tái sinh,...Ngoài ra trong xây dựng công trình trình cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý

- Nguyễn Văn Trỗi và cầu Nguyễn Tri Phương tại Đà Nẵng đã sử dụng CN

dùng vật liệu Tyfo composite để tăng cường kết cấu cho các công trình.

Mặt khác, xuất phát từ định hướng xây dựng và phát triển của thành

phố môi trường nên không quy hoạch đầu tư phát triển công nghiệp vật liệu

xây dựng. Nhiều doanh nghiệp, dự án cũng hướng đến sử dụng và sản xuất

dòng sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm thiểu tiêu hao điện năng, tiêu

tốn ít tài nguyên... Sản phẩm được sử dụng là bê-tông khí chưng áp. Sản

phẩm này có tỷ trọng tương đương 1/3 gạch đặc, 2/3 gạch rỗng hai lỗ và chỉ

bằng 1/5 tỷ trọng của gạch bê-tông thông thường. Việc sử dụng gạch bê-tông

Page 96: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

87

khí cho phép giảm tải trọng tòa nhà, nâng cao khả năng chống chấn động, tốc

độ thi công nhanh, giảm tiêu hao nhân công. Ngoài ra, gạch bê-tông khí còn

có những ưu điểm nổi bật khác, như tính bảo ôn, cách nhiệt cao, cách âm tốt,

chịu nhiệt và gia công dễ dàng.

Phát triển sản xuất vật liệu mới dựa trên CN cao như vật liệu nano: ống

nano cacbon, nano y sinh, nano polyme… Nano polyme có ứng dụng rất rộng,

hầu như có thể áp dụng cho tất cả các ngành như nhựa, xây dựng, in ấn, xăng

dầu, y dược. Công ty dược Danapha (Đà Nẵng) cho ra đời một loạt các dược

phẩm được gói trong các hạt nano-liposome như liposomal estoposide điều trị

ung thư, glipizome (điều trị tiểu đường), amlodisome (trị huyết áp cao),

lovastasome (điều trị tim mạch, trình trạng cholesterol máu cao).

Với đặc tính cứng, chắc, nhẹ và chống ăn mòn tốt vật liệu composite đã

sử dụng thành công trong ngành công nghiệp hàng không và ô tô trong vài

thập niên gần đây. TS.Đoàn Thị Thu Loan (Đại học Đà Nẵng) tiến hành

nghiên cứu vật liệu composite từ nhựa vinyl este và sợi đay. Để tăng độ kết

dính, TS.Loan đã xử lý bề mặt sợi bằng dung dịch kiềm; kết hợp kiềm với

dung dịch isocyanate, đồng thời, áp dụng phương pháp gia công "Đúc chuyển

nhựa dưới chân không", giảm đáng kể lượng bọt khí trong sản phẩm và tăng

sự tiếp xúc giữa nhựa và sợi. Từ đó, tạo ra sản phẩm có tính năng tốt hơn

phương pháp gia công truyền thống "Lăn ướt".

- Phát triển và ứng dụng CN năng lượng: Thành phố đã xây dựng chiến

lược trong việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên và đặc biệt là các

nguồn năng lượng tái tạo. Đã quan tâm việc sản xuất năng lượng dựa trên sử

dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng hóa thạch kết hợp với nghiên

cứu, ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo như mặt trời, gió, biogas, biomass,

thủy điện... được xem là giải pháp hữu hiệu và bền vững đối với thành phố.

Đà Nẵng có tiềm năng phát triển năng lượng mặt trời khá lớn, với số

giờ nắng trung bình 177 giờ/tháng và cường độ bức xạ trung bình 4,89

Page 97: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

88

kWh/m2/ngày, xếp thứ 5 trong số 16 tỉnh thành có tiềm năng về nguồn năng

lượng này. Về năng lượng gió, có tốc độ trung bình hằng năm là 3,3 m/s, mật

độ năng lượng gió tại độ cao 65m là thấp hơn 200W/m2, diện tích đất liền là

950 km2 và thời gian có gió trung bình là 4.602h/1năm [119]. Với tốc độ gió

trung bình thấp, Đà Nẵng vẫn có tiềm năng phát triển điện gió với các loại

turbine công suất nhỏ (từ 300W đến 5KW) thích hợp cho các quy mô nhỏ như

hộ gia đình, cung cấp điện tại chỗ cho các khu dân cư, các khu du lịch sinh

thái. Đà Nẵng còn có năng lượng Biogas, năng lượng Biomass, năng lượng

thủy điện... Đây là những yếu tố thuận lợi để Đà Nẵng đẩy mạnh việc nghiên

cứu, sử dụng CN năng lượng, đặc biệt năng lượng mặt trời...

Từ năm 2005 đến nay, thành phố đã có 6 dự án tiết kiệm và sử dụng

năng lượng tái tạo đã và đang triển khai tới 75 đơn vị, doanh nghiệp, qua đó

giảm phát thải ra môi trường hơn 12.000 tấn CO2/năm, tiết kiệm tương đương

11,8 tỷ đồng/năm. Thành phố đã lắp đặt các loại đèn sử dụng phương pháp

Dimming và CN nano đối với công trình chiếu sáng công cộng; lắp đặt thí

điểm ở 10 trường học hệ thống chiếu sáng tiết kiệm và bảo vệ mắt cho học

sinh. Thành phố cũng xây dựng thí điểm làng năng lượng sạch, đẩy mạnh việc

lắp đặt các thiết bị sử dụng nguồn năng lượng tái tạo tại các khách sạn, các

nhà máy sản xuất. Thực tế, thời gian qua, hàng trăm hộ gia đình tại phường

Hoà Quý, quận ngũ Hành Sơn đã sử dụng bếp nấu parabol ứng dụng năng

lượng mặt trời để nấu thức ăn, đun nước...

Mới đây việc ứng dụng và đưa vào sử dụng hệ thống pin năng lượng

mặt trời hay hệ thống đèn LED giúp cho tàu cá đánh bắt xa bờ tiết kiệm điện

năng. Hệ thống điện từ pin năng lượng mặt trời đã đáp ứng nhu cầu điện sinh

hoạt trên tàu như sử dụng máy tầm ngư, bộ đàm, ICOM, bơm nước… mà

không phải vận hành động cơ của tàu. Qua đó, tiết kiệm một phần chi phí

nhiên liệu, tăng hiệu quả đánh bắt và đảm bảo việc liên lạc với đất liền khi có

sự cố trên biển một cách thường xuyên qua hệ thống thông tin liên lạc, hệ

Page 98: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

89

thống định vị vệ tinh 24/24 giờ, góp phần giảm thiểu rủi ro…Năm 2011,

UBND thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt triển khai đề án "Sử dụng năng

lượng hiệu quả và ứng dụng năng lượng tái tạo trên địa bàn thành phố giai

đoạn 2011 - 2015". Mục tiêu của dự án là tiết kiệm 5-8% tổng mức tiêu thụ

điện năng so với dự báo về phát triển năng lượng và phát triển kinh tế- xã hội;

tiết kiệm 11 - 12% sản lượng điện năng tiêu thụ tại các cơ quan, công sở Nhà

nước, chiếu sáng công cộng, qua đó giảm tối đa chất thải khí CO2 từ các

ngành có mức tiêu thụ điện năng lớn.

3.2.2.5. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tri thức hóa

- Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật. Sự tăng lên của

quy mô dân số cùng với tốc độ đô thị hóa đã kéo theo sự tăng trưởng về quy

mô nhân lực trên địa bàn thành phố từ 330.827 người năm 2001 lên 515.018

người năm 2012, tăng bình quân 2,9%/năm.Bảng 3.2: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động

ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2001 - 2012

2001 2005 2010 2011 2012

Trình độSố người

Tỷlệ %

Sốngười

Tỷlệ %

Sốngười

Tỷ lệ%

Sốngười

Tỷ lệ%

Sốngười

Tỷlệ %

Lực lượng

lao động330.827 100 386.487 100 453.400 100 480.880 100 515.018 100

Công nhân kỹthuật

36.000 11,0 97.000 25,1 37.130 8,2 39.950 8,3 36.961 7,18

Trung cấp

ch.nghiệp15.000

4,529.027 7,5 25.500 5,6 27.440 5,7 35.126 6,82

Cao đẳng, đại

học29.700 9,0 56.048 14,5 81.770 18,0 88.000 18,3 106.681 20,7

Lao động

khác250.127 75,5 204.412 52,9 309.000 68,2 325.490 67,7 336.250 65,3

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố 2006, 2012 [13,16].

Lực lượng lao động xã hội năm 2012 của thành phố là 515.018 chiếm

52,7% dân số và chiếm 74,6% nguồn lao động, tăng 160.053 người so với

năm 2001. Lực lượng lao động đa số trẻ, lao động có độ tuổi dưới 35 chiếm

Page 99: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

90

41,08%; phân bố chủ yếu ở khu vực đô thị chiếm 87,6%, khu vực nông thôn

chiếm 12,38%.

Đối với lực lượng lao động nhìn chung, trình độ kỹ thuật tăng lên rõ rệt

ở các cấp trình độ. Lao động chưa qua đào tạo giảm từ 75,5% năm 2001xuống 65,3% năm 2012; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 24,5% năm 2001lên 47,1% năm 2005, tăng 2,25 lần, đến năm 2012 giảm xuống 34,7%, giảm

xuống 1,02 lần so với năm 2005. Lao động qua đào tạo giảm xuống chủ yếu

giảm lao động công nhân kỹ thuật từ 97.000 người năm 2005 xuống 36.961

năm 2012, lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng - đại học

tăng tương ứng từ 44.700 người năm 2001 lên 85.075 năm 2005 và 141.807năm 2012. Điều này cho thấy trình độ lực lượng lao động tăng lên cả về thểlực và trí lực phù hợp với giai đoạn CNH, HĐH của thành phố.

Cơ cấu lao động theo ngành thời gian qua được đánh giá thông qua sốlao động làm việc trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Cơ cấu

nhân lực của Thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao

động làm việc trong các ngành dịch vụ (từ 39,02% năm 2001 lên 58,8% năm2012) và giảm lao động ngành nông nghiệp (từ 28,1% năm 2001 xuống còn

8,2% năm 2012); riêng tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây

dựng dao động nhẹ và giữ ổn định ở mức khoảng 30% tổng nhu cầu lao động

trong giai đoạn 2001 - 2012 và đạt mức 33% năm 2012. Mặc dù xu hướng

chuyển dịch cơ cấu lao động có phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo định hướng của Thành phố, nhưng tỷ trọng đóng góp của các ngành vào

GDP của Thành phố chuyển biến chưa đạt yêu cầu. Chẳng hạn, lực lượng lao

động trong ngành dịch vụ tăng mạnh trong giai đoạn 1997-2009 nhưng tỷtrọng đóng góp của ngành dịch vụ vào GDP của Thành phố lại không tăngnhiều, cụ thể đạt 54,43% năm 1997, sau đó giảm đều trong giai đoạn 1997-

2000, 2000-2005, xuống mức thấp nhất vào năm 2005 (42,30%), rồi tăngnhanh trở lại trong giai đoạn 2005-2012 và đạt 58,8% năm 2012. Điều đó chothấy bên cạnh việc chuyển dịch cơ cấu lao động về số lượng thì lực lượng lao

Page 100: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

91

động của Thành phố cũng cần được đầu tư nâng cao chất lượng để đóng góphiệu quả hơn vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

Bảng 3.3: Cơ cấu lao động theo ngành nghề từ năm 2001 đến nay

2001 2005 2011 2012

TT Chỉ tiêuSố lượng

(nghìnngười)

Tỷ lệ(%)

Sốlượng(nghìnngười)

Tỷ lệ(%)

Sốlượng(nghìnngười)

Tỷ lệ(%)

Sốlượng(nghìnngười)

Tỷ lệ(%)

1Nông, lâm,thủy sản

73,377 28,1 58,66 19,39 38,0 8,5 39,91 8,2

2Công nghiệp -xây dựng

85,755 32,88 112,38 37,16 150,83 33,76 160,15 33,0

3 Dịch vụ 101,82 39,02 131,42 43,45 257,95 57,74 286,67 58,8

Tổng số 260,952 100 302,46 100 446,78 100 486,73 100

Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng 2006, 2012 [13],[16].

Bảng 3.4: Cơ cấu lao động một số ngành từ năm 2001 đến nay

ĐVT: Người

Ngành 2001 2005 2011 2012CN chế biến 54.105 68.957 90.000 98.080

Xây dựng 28.868 34.100 48.500 48.680

Thương nghiệp 41.651 46.141 87.000 97.350

Khách sạn, nhà hàng 11.358 18.500 46.700 53.540

Vận tải, thông tin liên lạc 19.197 15.650 36.000 37.960

Tài chính, tín dụng 1.565 2.929 5.000 5.840

Giáo dục đào tạo 11.490 16.006 24.000 26.280

Y tế và xã hội 3.415 5.436 7.550 8.280

Tổng số 171649 207.719 344.750 376.010

Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng 2006, 2012 [13] ,[16].

Bảng 3.4 cho thấy, trong các ngành kinh tế thì ngành công nghiệp chế

biến và ngành thương mại có lực lượng lao động lớn nhất (chiếm lần lượt

20,1%, 20% tổng lao động). Lực lượng lao động trong lĩnh vực tài chính,

ngân hàng tăng vượt bậc trong những năm gần đây và đạt khoảng 5,4% tổng

số lao động trong các ngành.

Theo kết quả điều tra từ hơn 500 lao động tại các doanh nghiệp của

PGS.TS. Võ Xuân Tiến và các cộng sự (2008), trình độ đào tạo của người lao

Page 101: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

92

động trong các ngành kinh tế - kỹ thuật và ngành CN cao khá khác biệt, cụ

thể: ngành kinh tế biển có tỷ lệ lao động phổ thông rất cao (80,6%), ngược lại

ngành tài chính - ngân hàng có đội ngũ nhân lực tốt nhất với 87% có trình độ

cao đẳng trở lên và chỉ có 4,3% là lao động phổ thông; kế đến là ngành CN

thông tin, với 46,4% có trình độ cao đẳng trở lên, 12,3% là lao động phổ

thông; ngành du lịch thì có cơ cấu trình độ khá đồng đều, lao động phổ thông

chiếm 31,7%, lao động qua đào tạo nghề hoặc có trình độ trung cấp chiếm

35,2%, lao động có trình độ cao đẳng trở lên chiếm 33,2%. Đặc biệt, nguồn

nhân lực có trình độ trên đại học chủ yếu phân bổ ở các ngành vật liệu mới,

lĩnh vực CN thông tin và nhiều nhất là trong các doanh nghiệp tự động hóa.

Qua phân tích, luận án nhận thấy trong mấy năm gần đây lao động

trong nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản liên tục giảm cả về số lượng

tuyệt đối, cả về tỷ trọng, lao động trong các ngành dịch vụ tăng lên cả về số

lượng tuyệt đối và cả về tỷ trọng trong tổng số. Điều này cho thấy cơ cấu lao

động của thành phố đang chuyển dịch phù hợp với cơ cấu phát triển kinh tế,

và quá trình CNH, HĐH. Trong khu vực dịch vụ, thương mại được xem là

phân ngành tạo việc làm lớn nhất tiếp đó là khách sạn, nhà hàng rồi đến vận

tải kho bãi, thông tin liên lạc.

3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆNĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.3.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất: Phát triển các khu công nghiệp, khu CN cao

Năm 1997 chỉ 2 có khu công nghiệp (KCN) thì đến nay thành phố đã

đầu tư tương đối hoàn chỉnh 6 khu công nghiệp với tổng diện tích là 1.160,18

ha. Hiện thành phố còn đang đầu tư xây dựng thêm khu CN cao và khu CN

thông tin tập trung

Tính đến tháng 10 năm 2013, các KCN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

đã thu hút được 373 dự án đầu tư, trong đó có 276 dự án đầu tư trong nước

Page 102: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

93

với tổng vốn đầu tư trên 12.482 tỷ đồng và 87 dự án có vốn đầu tư nước ngoài

với tổng số vốn 1013,45 triệu USD. Năm 2012 giá trị sản xuất của các KCN

đạt 15.429,9 tỷ đồng, chiếm 35,7% giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành

phố; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các KCN đạt 536,39 triệu USD,

chiếm 59,4% so với giá trị kim ngạch xuất khẩu của thành phố. Các KCN đã

giải quyết việc làm cho khoảng 64 nghìn lao động phổ thông [124].

Bảng 3.5: Diện tích quy hoạch và lĩnh vực đầu tư tại các khu Công

nghiệp của thành phố Đà Nẵng

TT Khu công nghiệpDiện tích

quy hoạch (ha)Lĩnh vực đầu tư

1 Khu CN cao Đà Nẵng 1,010.90- Công nghiệp CN cao- Dịch vụ CN cao

2 Khu CN thông tin tập trung 131.00

3 Khu Công nghiệp Đà Nẵng 50.00

- Cơ khí lắp ráp- Công nghịêp hóa chất, nhựa, sản phẩm

sau hóa dầu- Chế biến nông, lâm, hải sản- Sản xuất giấy và bao bì- Sản xuất vật liệu xây dựng

4Khu Công nghiệp HòaKhánh

395.72

- Cơ khí lắp ráp, điện tử, may mặc- Sản phẩm sau hóa dầu: bao bì, nhựa- Chế biến nông, lâm, hải sản- Vật liệu xây dựng cao cấp với quy mô

trung bình và nhỏ

5 Khu dịch vụ Thủy sản 57.90- Công nghiệp chế biến thủy sản- Dịch vụ hậu cần cảng cá.

6Khu Công nghiệp HòaKhánh mở rộng

212.12

- Cơ khí lắp ráp- Công nghịêp hóa chất, nhựa, sản phẩm

sau hóa dầu- Chế biến nông, lâm, hải sản- Sản xuất giấy và bao bì- Sản xuất vật lịêu xây dựng

7Khu Công nghiệp LiênChiểu

307.71

- Công nghiệp nặng- Công nghiệp chế tạo- Công nghiệp hóa chất- Sản xuất vật liệu xây dựng- Kho ngoại quan

8 Khu Công nghiệp Hòa Cầm 136.73

Nguồn: Ban Quản lý các KCN&CX Đà Nẵng, IPC Đà Nẵng [125].

Page 103: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

94

Với số liệu nêu trên phải khẳng định rằng quá trình hình thành và phát

triển các KCN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã góp phần không nhỏ vào

việc thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển, tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh

quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng CNH, HĐH,

góp phần giải quyết nhu cầu việc làm cho một bộ phận lao động tại thành phố

Đà Nẵng cũng như các tỉnh lân cận.

Thứ hai, Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Là một trong 5 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung,

đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho cả khu

vực. Đà Nẵng xác định tăng trưởng kinh tế có tầm quan trọng hàng đầu,

không chỉ do xuất phát điểm của thành phố thấp mà tăng trưởng nhanh để

sớm đưa thành phố trở thành một thành phố hiện đại.

Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng 2006, 2012 [13], [16].

Hình 3.2: Giá trị sản lượng và tốc độ tăng trưởng kinh tế

của thành phố Đà Nẵng từ năm 2001 đến nay

Page 104: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

95

Tổng sản phẩm trong nước GDP của thành phố năm 2001 theo giá so

sánh năm 1994 là 3804,94 tỷ đồng, đến năm 2012 là 13.957 tỷ đồng tăng

3,7 lần, bình quân đạt 11,2% năm, so với bình quân cả nước là 6,92%/năm.

Với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 2001 - 2012 nêu

trên, Đà Nẵng trở thành một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng

kinh tế khá cao trong cả nước, thật sự ấn tượng và đáng tự hào. Để duy trì

tốc độ tăng trưởng cao ở mức hợp lý và bền vững trong dài hạn, Đà Nẵng

đã gắn tăng thu nhập với tăng chất lượng cuộc sống, phấn đấu đến năm

2015 giảm hết 32.790 hộ nghèo theo chuẩn mới. Năm 2001, tổng vốn đầu

tư phát triển xã hội chỉ trên 2.527,55 tỷ đồng, đến năm 2013, con số này đã

lên trên 26.516 tỷ đồng, trở thành yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tăng

trưởng của nền kinh tế trong nhiều năm. Kim ngạch xuất nhập khẩu của

thành phố tăng cao gấp 28 lần, từ dưới 642 triệu USD năm 2001 lên mức

1.783,73 triệu USD năm 2012.

Thứ ba: Ứng dụng CN thông tin có những bước phát triển mới

Hạ tầng CN thông tin -truyền thông tại thành phố Đà Nẵng được mở

rộng theo hướng dịch vụ đa dạng, phong phú với chất lượng ngày càng cao

tạo nền tảng cho công tác xây dựng chính quyền điện tử. Hầu hết các cơ

quan thuộc thành phố, các quận, huyện và các doanh nghiệp đều đã được

trang bị máy vi tính và ứng dụng vào các hoạt động tác nghiệp hàng ngày.

Hệ thống mạng giữa các cơ quan hành chính và mạng Internet về cơ bản đã

được kết nối, hỗ trợ rất nhiều cho công tác chỉ đạo cũng như việc điều hành

tác nghiệp của lãnh đạo thành phố cũng như các sở, ban, ngành, quận,

huyện, góp phần tãng cýờng ứng dụng CN thông tin trong hoạt động quản lý

Nhà nước. Nguồn nhân lực CN thông tin trong cơ quan nhà nước tăng đáng

kể, cả về số lượng lãnh đạo cũng như số lượng cán bộ chuyên trách đạt chất

lượng. Toàn thành phố có hơn 70/% cán bộ chuyên viên sử dụng máy tính để

Page 105: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

96

phục vụ công tác chuyên môn.

Thứ tư: Du lịch Đà Nẵng đã đạt được kết quả khả quan.

Lượng khách du lịch tăng nhanh và ổn định với tốc độ tăng trưởng bình

quân giai đoạn 2006-2010 đạt 22%; trong đó khách quốc tế tăng bình quân

10%/năm, khách nội địa tăng bình quân 27%/năm. Thu nhập xã hội từ hoạt

động du lịch tăng bình quân 28% và đạt 3097 tỷ đồng năm 2010. Năm 2013

tổng lượng khách du lịch đạt 3,1 triệu lượt, tăng 17,2% so với năm 2012;

trong đó khách quốc tế 743.000 lượt, tăng 17,8% so với cùng kỳ; khách nội

địa 2.347.000 lượt, tăng 17% so với năm 2012. Doanh thu từ du lịch năm

2001 là 305,22 tỷ đồng, năm 2012 đạt 7.784,1 tỷ đồng tăng 25,5 lần [100].

Điều này cho thấy chính quyền thành phố đã có những nỗ lực nhất định trong

việc quy hoạch phát triển du lịch, thu hút các dự án, đa dạng hóa và nâng cao

chất lượng sản phẩm du lịch, đảm bảo môi trường du lịch.

Thứ năm: Số lượng dự án đầu tư trong và ngoài nước được thu hút vào

các các mục tiêu phát triển của Thành phố ngày càng tăng

Thu hút vốn FDI đóng góp không nhỏ trong tiến trình CNH, HĐH của

thành phố. Theo thống kê của Trung tâm xúc tiến đầu tư, Đà Nẵng hiện đang

thu hút hàng trăm nhà đầu tư nước ngoài đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ,

đầu tư vào 18 ngành trong hệ thống kinh tế quốc dân. Ước tính, đến cuối năm

2013, Đà Nẵng thu hút 278 dự án FDI với vốn đầu tư gần 4 tỉ USD, trong đó

tập trung nhiều ở lĩnh vực, như: kinh doanh bất động sản, công nghiệp chế

biến, chế tạo, giáo dục, dệt may, y tế, CN thông tin... Biểu đồ dưới đây cho

thấy đến 55% vốn đầu tư tập trung vào bất động sản và du lịch, đây là lĩnh

vực đem lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư và đóng góp không nhỏ cải thiện

bộ mặt của thành phố. Tiếp đến là công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 15%

tổng vốn đầu tư, điều này cho thấy thành phố đã có những bước đi đầu tiên

thuận lợi cho định hướng phát triển các ngành CN cao.

Page 106: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

97

Nguồn: Trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng [124].

Hình 3.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đà Nẵng theo ngành

(tính đến 10-2013)

Thu hút FDI vào thành phố đang có xu hướng tập trung vào 2 nhóm

ngành chính là dịch vụ và công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp thân

thiện với môi trường, CN cao phù hợp với định hướng phát triển thành phố

môi trường vào năm 2020.

Thứ sáu: Chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao

Thành phố đã có rất nhiều chủ trương, chính sách thu hút nguồn nhân

lực chất lượng cao ở các lĩnh vực: CN thông tin, CN sinh học, CN môi

trường, xây dựng, kiến trúc, y tế, tài chính, luật, kinh tế đối ngoại… Đối

tượng thu hút là giáo sư, phó giáo sư; người tốt nghiệp đại học, sau đại học;

nghệ nhân; người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, quản lý giỏi… Theo

báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố từ năm 2001 đến nay, số "nhân tài"

mà thành phố thu hút được là 1044 đối tượng gồm: 1 phó giáo sư, 13 tiến sĩ,

224 thạc sĩ, 806 cử nhân - kỹ sư loại khá, giỏi.

Thực hiện mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự

phát triển của thành phố, từ năm 2005, Đà Nẵng đã triển khai hai chương

trình lớn là "Dự án hỗ trợ đào tạo bậc đại học tại các cơ sở giáo dục trong

nước và nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước dành cho học sinh các trường

Page 107: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

98

trung học phổ thông trên địa bàn Đà Nẵng" (Đề án 47) và "Phát triển Nguồn

nhân chất lượng cao" (Đề án 922). Thực hiện Đề án này, mỗi năm thành phố

đã chi hơn 50 tỷ đồng cho công tác đào tạo, tất cả các học viên tham gia đều

được cấp 100% kinh phí. Tính đến nay, có 472 học viên tham gia đề án 922,

trong đó 376 học viên theo học đại học, 96 học viên học sau đại học gồm 19

tiến sỹ và 77 thạc sỹ [119]. Với lợi thế là thành phố chiến lược trong giáo dục,

đào tạo của khu vực miền Trung, Đà Nẵng đã và đang lát những viên gạch

đầu tiên đầy vững chắc cho công tác cán bộ.

3.3.2. Những hạn chế, bất cập trong quá trình đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phốĐà Nẵng thời gian qua và nguyên nhân

3.3.2.1. Những hạn chế và bất cập

- Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và thiếu đồng bộ. Trong

nội bộ mỗi nhóm ngành, sự chuyển dịch cơ cấu vẫn còn chậm, cụ thể như sau:

Ngành Công nghiệp: Công nghiệp điện - điện tử - tin học nói riêng và

những ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật - CN cao phát triển còn

chậm, chưa có đóng góp lớn cho tăng trưởng chung của toàn ngành công

nghiệp. Do còn phụ thuộc khá lớn vào nguyên liệu nhập khẩu hoặc mua từ

các địa phương khác, công nghiệp phụ trợ còn quá nhỏ bé, phát triển tự phát,

chưa được định hướng quy hoạch. Công nghiệp chủ yếu vẫn là gia công, sơ

chế, giá trị gia tăng ít.. Khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng

chưa nhiều, chưa khai thác hết tiềm năng, quy mô công nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài vẫn còn nhỏ so với toàn ngành.

Hiện tại, thành phố không có ngành công nghiệp nào được coi là ngành

công nghiệp chính, công nghiệp phụ trợ là những ngành sản xuất phục vụ cho

các nhu cầu phát triển bình thường của địa phương tuy đa dạng mọi ngành

nghề, quy mô sản xuất vừa phải nhưng còn yếu. Do hạn chế về vốn, đội ngũ

công nhân phải được đào tạo sau nhiều năm kinh nghiệm mới làm tốt… nên ít

Page 108: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

99

người đầu tư. Ví dụ một chiếc xe ô tô mới sản xuất, trong quá trình vận hành

phải duy tu, bảo dưỡng…các quá trình này được thực hiện trong các cơ sở sửa

chữa ô tô, nhưng ở Đà Nẵng không nhiều nhất là những cơ sở dịch vụ. Đối

với ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo ngành chủ lực của quá trình CNH,

HĐH còn yếu, chưa có nhà máy chế tạo thiết bị máy móc lớn phục vụ công

nghiệp tại địa phương.

Nông nghiệp: kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn còn nhiều yếu

kém, chưa tạo động lực để đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Chưa phát huy lợi thế so sánh để tập trung phát triển sản xuất theo hướng

hàng hoá, nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế. Sản

xuất nông nghiệp còn quy mô nhỏ, chưa tạo lượng sản phẩm nông sản hàng

hoá lớn; các vùng chuyên canh rau, hoa chậm phát huy hiệu quả, chưa gắn

giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Năng lực khai thác hải sản còn ở trình độ

thấp, qui mô nhỏ; các hộ ngư dân chưa có phối hợp, hỗ trợ nhau trong sản

xuất và tiêu thụ sản phẩm. Công tác bảo quản sản phẩm sau khai thác chưa

được tập trung chú trọng. Cơ cấu tàu thuyền chưa hợp lý, số lượng tàu thuyền

công suất nhỏ vẫn chiếm tỷ trọng lớn, việc chuyển đổi nghề, nâng cấp tàu

thuyền còn chậm, chưa đảm bảo được yêu cầu phát triển sản xuất gắn với bảo

vệ nguồn lợi thuỷ sản.

Dịch vụ, du lịch vốn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố

tuy nhiên vẫn chưa phát huy được tiềm năng thế mạnh. Vẫn còn tình trạng yếu

kém về cơ sở vật chất và phương thức hoạt động, các loại hình dịch vụ khác

như tài chính, ngân hàng, tư vấn, bảo hiểm chưa phát triển. Chưa thu hút được

dòng khách có khả năng chi trả cao, mức chi tiêu trung bình của du khách đạt

thấp. Thời gian lưu lại của du khách tại Đà Nẵng là tương đối ngắn. Trình độ

lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch còn chưa đáp ứng được nhu cầu của

thị trường. Đội ngũ cán bộ quản lý cũng còn thiếu kiến thức chuyên sâu lẫn

kinh nghiệm hoạt động du lịch trong bối cảnh Hội nhập kinh tế quốc tế.

Page 109: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

100

- Trình độ kỹ thuật, CN của các ngành kinh tế còn nhiều yếu tố lạc hậu.

Trình độ CN của đa số doanh nghiệp ở mức thấp; mức độ lạc hậu về CN so

với Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh từ 1-2 thế hệ, đặc biệt ở một số ngành

lĩnh vực như: đóng sửa tàu thuyền, hóa chất, dược phẩm, cơ khí chế tạo. Thiết

bị sử dụng ở nhiều doanh nghiệp đã quá cũ, thậm chí có thiết bị đã sử dụng

trên 30 năm. Hệ số hao mòn hữu hình lớn, bình quân 45,9%. Có rất ít dây

chuyền thiết bị mới được đầu tư một cách đồng bộ.

Một cuộc khảo sát về thực trạng sử dụng CN trong 100 doanh nghiệp

hoạt động trên địa bàn TP. Đà Nẵng của Sở Khoa học và CN cho thấy, 76%

số doanh nghiệp đang sử dụng CN từ những năm 1990 trở về trước, 60% ở

những năm 1990 và 48% doanh nghiệp sử dụng CN sau năm 2000, tập trung

nhiều nhất trong lĩnh vực điện tử, viễn thông… So với nhu cầu phát triển của

thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực KH &CN, đây là những con số đáng báo

động cho thấy CN mà các doanh nghiệp đang sử dụng là quá lạc hậu, chỉ ở

mức trung bình so với thế giới. Bảng sau đây cho thấy trình độ CN của một số

ngành công nghiệp như sau:

Bảng 3.6: Trình độ CN của các ngành công nghiệp Đà Nẵng

Lĩnh vực sản xuất

Hệ sốđổi mới CN

(Kđm%)

Tỷ trọng thiếtbị hiện đại

(Ihđ%)

Tỷ trọng cơ khíhóa - tự độnghóa (Kck%)

Hao mònhữu hình

(h%)In 12,74 92,28 61,18 36,82Nhựa 12,09 58,06 71,28 83,94Chế biến th.phẩm 0,00 21,94 13,49 48,80Dệt - may - giầy 17,38 56,50 75,00 40,00Xây dựng 12,98 39,70 58,10 50,25Chế biến thủy sản 27,69 93,17 4,91 38,58Cơ khí 25,45 70,57 72,38 34,88Đóng tàu 10,78 0,00 47,48 52,24Giấy 34,37 0,00 0,00 61,17Hóa chất - dược 1,69 0,00 62,86 186,76Trung bình 15,90 61,74 51,85 63,30

Nguồn: Số liệu được tác giả tính toán từ nguồn của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Đà Nẵng, 2006 [120]

Page 110: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

101

Qua bảng trên ta thấy tình hình CN sản xuất của các ngành công nghiệp

của thành phố nhìn chung đang ở trình độ thấp, lạc hậu với tỷ trọng thiết bị

hiện đại mới ở mức 61% và nhiều ngành công nghiệp không có thiết bị hiện

đại. Hơn nữa hệ số hao mòn hữu hình đến 63,3%/năm, nhưng tốc độ đổi mới

chỉ 15,9%/năm đã làm giảm hiệu quả của ngành công nghiệp Đà Nẵng. Nhiều

cơ sở khu vực dân doanh còn sử dụng thiết bị cũ, lạc hậu; nhiều sản phẩm

chưa có thương hiệu hoặc thương hiệu chưa có uy tín, sức cạnh tranh thấp.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp chưa cao.

- Các lĩnh vực CN và dịch vụ dựa vào tri thức còn ít. Chưa tạo ra được

các sản phẩm CN cao.

Ngoài CN thông tin - truyền thông, CN năng lượng, CN sinh học, Đà

Nẵng đã áp dụng một số CN mới, CN tiên tiến để tạo ra sản phẩm chứa hàm

lượng tri thức cao phục vụ cho sản xuất và nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên

những sản phẩm này rất ít, có thể nói là mới được ứng dụng ở Đà Nẵng, chỉ ở

dạng sơ khai, chủ yếu là sử dụng lại những quy trình, CN đã được nghiên cứu.

Còn hầu hết các lĩnh vực CN khác có thể nói là chưa phát triển như CN vật

liệu, CN chế tạo…mới chỉ là ở trong xây dựng kế hoạch, thu hút đầu tư. Vì

thực tế Đà Nẵng đang trong quá trình triển khai xây dựng dự án khu CN cao,

khu CN phần mềm… nên các sản phẩm CN cao chưa được tạo ra. Hy vọng

rằng trong tương lai Đà Nẵng sẽ nghiên cứu những quy trình CN mới, tạo ra

những sản phẩm CN cao xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

- Nguồn nhân lực còn thiếu và yếu

Cơ cấu nhân lực của thành phố chưa thật hợp lý, sự phân bố nhân lực

giữa thành thị và nông thôn, giữa các ngành, các địa phương chưa đồng đều,

tình trạng thừa, thiếu nhân lực chưa được khắc phục. Đa số lao động có trình

độ chuyên môn cao ở Đà Nẵng lại đi tìm việc làm ở các tỉnh phía Nam, đặc

biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh, nơi có thu nhập cao hơn và có nhiều cơ hội

tìm được việc làm phù hợp. Do vậy, thành phố vẫn thiếu lao động lành nghề,

Page 111: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

102

lao động có trình độ cao, có khả năng ngoại ngữ tốt và thiếu nhân sự quản lý.

Các nhà đầu tư nước ngoài gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng công nhân

có trình độ tay nghề, nhất là trong các lĩnh vực cơ khí, chế tạo và điện công

nghiệp. Để có thể đáp ứng yêu cầu công việc, các doanh nghiệp thường phải đào

tạo lại hoặc thuê lao động từ nơi khác đến. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu

đến chất lượng và tiến độ công việc cũng như tăng chi phí về lao động.

Trên thị trường lao động đang thiếu các chuyên gia giỏi, nhất là trong

các lĩnh vực CN cao, quản trị doanh nghiệp, thiếu cán bộ đầu đàn có khả năng

hoạch định chính sách, các lập trình viên, kỹ thuật viên, các nhà quản lý am

hiểu về tài chính và tiếp thị với yêu cầu cơ bản về tiếng Anh, kỹ năng làm

việc, ham học hỏi…Với thực trạng như vậy, rất khó có thể hình thành một xã

hội học tập và một đội ngũ đông đảo các lao động tri thức.

Thực tế nguồn nhân lực ở Đà Nẵng hiện nay cho thấy, có hàng ngàn cử

nhân làm công nhân tại một doanh nghiệp với một lý do rất đơn giản đó là

không xin được việc làm sau khi học xong đại học. Điều này cho thấy ở Đà

Nẵng đang tồn tại thực trạng cử nhân, kỹ sư dôi thừa, thất nghiệp, nhưng cần

lao động nghề thì tuyển không ra. Đây quả thực là một sự lãng phí tiền của

cho bản thân người lao động, gia đình và cả xã hội.

3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trên

- Nguyên nhân khách quan

Tình hình kinh tế, chính trị thế giới bất ổn định, những biến động bất

lợi của kinh tế như khủng hoảng tài chính: giá dầu, nguyên liệu tăng cao,

đồng đô la Mỹ biến động, giá vàng tăng giảm bất thường, dẫn tới tình trạng

lạm phát gía cả tiêu dùng, lãi suất cho vay duy trì ở mức khá cao, tình trạng

thiếu điện phục vụ sản xuất đã ảnh hưởng không nhỏ đối với hoạt động sản

xuất kinh doanh và đầu tư công nghiệp, nhiều doanh nghiệp trong nước và ở

thành phố Đà Nẵng phải tạm ngừng sản xuất không có thời hạn, cắt giảm lao

động, giải thể...

Page 112: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

103

Bên cạnh đó, kỹ thuật, CN đang là yếu tố năng động ảnh hưởng ngày

càng lớn đến tiêu thụ, sự gia tăng trong nghiên cứu, ứng dụng CN khoa học

vào thực tiễn sản xuất. Nó có tác động nhanh chóng và sâu sắc đến khả năng

cạnh tranh, chất lượng và giá thành sản phẩm. Do đó đòi hỏi các doanh

nghiệp phải quan tâm, phân tích kỹ lưỡng tác động này để ứng dụng ngày

càng tốt hơn trong sản xuất kinh doanh.

Ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2000 đến nay là giai đoạn quá trình đô thị

hóa và chỉnh trang đô thị tại Thành phố diễn ra mạnh mẽ, nhiều cơ sở công

nghiệp nằm trong khu dân cư, ngoài khu công nghiệp đều phải di dời. Việc

quy hoạch xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp theo từng địa bàn

quận huyện không thực hiện được như quy hoạch cũ đã dự kiến, dẫn đến khó

khăn trong việc tập trung bố trí lại mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp,

nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ vừa và nhỏ.

Quá trình đô thị hóa còn ảnh hưởng đến sự phát sinh về lao động do

chuyển đổi ngành, nghề, di dời, giải tỏa, lao động di chuyển đến...và tác động

đến đời sống người dân.

Do thiếu các ngành công nghiệp phụ trợ nên so với một số địa phương

khác ở Việt Nam, chi phí cho các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh

ở Đà Nẵng thường cao hơn vì phải nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, máy móc

hoặc phải thu mua từ các thành phố lớn ở miền Bắc, miền Nam.

Ngoài ra trong giai đoạn này, sản xuất kinh doanh của thành phố còn bị

ảnh hưởng bởi các đại dịch như dịch SARS, dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm

long móng ở gia súc, nhất là thiệt hại lớn do bão Xangsan (bão số 6, cấp 14)

gây ra vào tháng 10 - 2006, sau bão ngành công nghiệp ước tính thiệt hại vật

chất lên đến 500 tỷ đồng, chủ yếu do hư hại nhà xưởng, kho chứa nguyên

liệu, bán thành phẩm. Diễn biến thời tiết thất thường, số cơn bão mạnh ngày

càng tăng, tình hình nắng nóng, khô hạn, lũ lụt diễn biến khó lường ảnh

hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, du lịch,

Page 113: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

104

dịch vụ... Sự gia tăng cường độ và tần suất của thiên nhiên đã tác động đến

mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thành phố.

-Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất: Nhận thức của cán bộ và người dân chưa theo hợp yêu cầu

đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Nghị quyết 33-NQ/TW là văn kiện quan trọng của Bộ Chính trị trực

tiếp đối với thành phố Đà Nẵng. Tuy vậy, việc nhận thức quán triệt Nghị

quyết 33 - NQ/TW với xây dựng chương trình hành động, kế hoạch triển khai

thực hiện của các sở, ban ngành, địa phương, đơn vị, từng cộng đồng dân cư

và của cá nhân mỗi cán bộ đảng viên chưa thật sự tạo chuyển biến thật sự

mạnh mẽ trong toàn thành phố trên tất cả các lĩnh vực. Vẫn còn một bộ phận

cán bộ, công chức chưa nắm bắt kỹ Nghị quyết, chủ trương, chỉ thị của Thành

phố, trình độ, năng lực còn hạn chế, chưa theo kịp với xu thế hội nhập khu

vực và thế giới nên khi giải đáp thắc mắc của người dân và doanh nghiệp còn

lúng túng. Một số người dân chưa nắm bắt kịp thông tin mới nhất là ở những

vùng sâu, miền núi, ngay cả những người dân sống ở thành phố nhiều người

còn chưa biết tới thế nào là "kinh tế tri thức", kỹ thuật tiên tiến... Do vậy trong

hoạt động sản xuất kinh doanh họ thường làm theo lối truyền thống, chưa tiếp

cận CN mới... nên kinh doanh thường kém hiệu quả, sản phẩm làm ra chỉ tiêu

thụ, trong một vùng, địa phương họ đang sống.

Thứ hai: Tổ chức, thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri

thức còn nhiều lúng túng

Trên cơ sở quán triệt sâu sắc Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị,

Đảng bộ thành phố ban hành Chương trình hành động của Thành ủy tổ chức

thực hiện, tới các sở, ngành, cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Đồng thời xây dựng Kế hoạch thực hiện phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ

thể của ngành, địa phương, đơn vị mình kế hoạch thực hiện phải cụ thể, thiết

thực, xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp. Tuy nhiên trong quá trình tổ

Page 114: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

105

chức, thực hiện, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, doanh nghiệp thiếu

đồng bộ, chặt chẽ nên hiệu lực quản lý chưa cao; các quy hoạch ngành chưa

được tổ chức thực hiện tốt nên chưa có tác động nhiều đến định hướng đầu tư

của doanh nghiệp. Nhiều địa phương, đơn vị, đợi đến khi có văn bản nhắc nhở

mới thực hiện việc triển khai, thực hiện chậm, hiệu quả thấp. Bản thân các

doanh nghiệp trên địa bàn thành phố nhìn chung chưa thật sự năng động, nhạy

bén trong việc tìm hướng đi mới trong sản xuất kinh doanh nhằm đạt được

hiệu quả cao hơn và phát triển lớn hơn về quy mô.

Định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố gần đây có sự thay

đổi, đầu tư phát triển Công nghiệp ít được ưu tiên hơn so với các ngành du

lịch, dịch vụ tài chính công, CN thông tin. Điều này cho thấy sự phát triển

chưa thật sự cân bằng.

Thứ ba:Tiềm lực khoa học và CN, đổi mới CN còn yếu.

Chưa coi KH&CN là giải pháp thúc đẩy hoạt động của ngành, địa

phương và doanh nghiệp; do vậy, chưa có sự quan tâm thoả đáng đối với hoạt

động này. Chưa tạo nhu cầu thực sự đối với KH&CN. Chưa thực sự coi đầu

tư cho KH&CN là đầu tư cho phát triển. Đầu tư cho công tác nghiên cứu

KH&CN chưa đến 'ngưỡng' do thiếu các cơ chế, chính sách hỗ trợ đưa kết

quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống, đổi mới CN.

Cơ chế quản lý tài chính đối với hoạt động KH& CN còn nhiều bất cấp,

đặc biệt là việc quy định giá trị công lao động chất xám, các chế độ chi tiêu,

thủ tục thanh quyết toán.

Đối với nhiều doanh nghiệp, ứng dụng tiến bộ KH& CN chưa trở thành

nhu cầu bức thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh. Do vậy, đã không tạo nên

được yêu cầu đối với khu vực nghiên cứu để sáng tạo và phát triển CN. Các

trường đại học trên địa bàn thực sự chưa vào cuộc để đóng vai trò là 'người

cung cấp chính' trên thị trường KH&CN của thành phố.

Thiếu chiến lược qui hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ KH& CN.

Page 115: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

106

Chưa có cơ chế, qui định về việc huy động, tập hợp lực lượng KH& CN trên

địa bàn, tinh thần cộng tác trong nghiên cứu KH& CN chưa cao.

Thứ tư: Chưa phát huy tốt động lực đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát

triển kinh tế tri thức. Thể hiện:

- Sự mất cân đối trong đầu tư phát triển

Trong những năm qua, thành phố Đà Nẵng đã phát triển rất mạnh về hạ

tầng, du lịch và bất động sản, điều này đã làm thay đổi diện mạo của thành

phố. Tuy nhiên lại không chú trọng đầu tư phát triển các ngành khác nên tỷ

trọng nguồn lực cũng như nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào bất

động sản và du lịch đã làm mất cân đối với các ngành khác điều này cho thấy

thành phố chưa thật sự thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất công nghiệp và

tiềm năng hiện có. Một ví dụ về chi ngân sách 2010 cho thấy: tổng thu ngân

sách địa phương là 12.803.754 triệu đồng, trong đó chi đầu tư phát triển năm

2010 là 8.185.612 triệu đồng mà chủ yếu chi xây dựng cơ bản 8.028.249 triệu

đồng chiếm 62,7%; chi sự nghiệp giáo dục và dạy nghề 779.398 triệu đồng

chiếm 6,1%; chi sự nghiệp KH&CN: 24.387 triệu đồng chiếm 0,19% [42].

Việc đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở là điều kiện cần thiết vì đây cũng là một

yếu tố quan trọng để thu hút các nhà đầu tư, nhưng chỉ xây dựng "hạ tầng

cứng" mà không quan tâm nhiều đến "hạ tầng mềm": nguồn nhân lực chất

lượng cao, sản xuất, khoa học và CN thì khó có thể đạt được sự tăng trưởng

bền vững.

- Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, bất cập trước yêu cầu CNH,

HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Cơ cấu đào tạo lao động còn bất hợp lý và chậm thay đổi. Năm 1997 cơ

cấu đào tạo (Cao đẳng, Đại học - Trung cấp - Công nhân kỹ thuật) là : 1 - 0,5

- 1,1; năm 2000 là 1 - 0,5 - 1,2; năm 2005 là 1 - 0,5 - 1,7 và năm 2012 còn 1 -

0,3 - 0,2. Cơ cấu này cho thấy Đà Nẵng đang trong tình trạng thiếu đội ngũ

công nhân kỹ thuật lành nghề, đã qua đào tạo bài bản. Các ngành dịch vụ giá

Page 116: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

107

trị gia tăng cao và những ngành CN cao thì chưa có nguồn cung lao động chất

lượng cao.

Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực tăng nhanh nhưng nhìn chung

không đều qua từng năm và chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển của

thành phố. So với dân số Đà Nẵng thì hàng năm ngành Giáo dục - đào tạo, tạo

ra số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao còn ít, mối liên hệ giữa cơ sở đào

tạo và người sử dụng lao động chưa được xây dựng và duy trì hiệu quả.

Cơ cấu đội ngũ trí thức cũng chưa đồng bộ, có sự mất cân đối trong tỉ

lệ trí thức giữa các nhóm ngành; sự liên kết giữa trí thức đang công tác tại các

cơ sở đào tạo với các tổ chức nghiên cứu và các doanh nghiệp còn yếu; chất

lượng các đề tài nghiên cứu còn thấp, hiệu quả ứng dụng còn hạn chế; một số

nội dung tư vấn chưa sắc sảo, phần đông thiếu mạnh dạn phản biện, hiến kế,

đề xuất cho lãnh đạo Thành phố về các kế sách phát triển. So với thành phố

lớn khác trong nước đội ngũ lao động còn nhiều bất cập chưa đáp ứng yêu cầu

và phát triển nhanh nền kinh tế. Các tổ chức khoa học và CN (viện, trung tâm

nghiên cứu) trên địa bàn còn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp, nguồn lực

khoa học và CN yếu kém, bất cập (cả đội ngũ và cơ sở vật chất - kỹ thuật) nên

hoạt động nghiên cứu triển khai còn yếu, đặc biệt là nghiên cứu ứng dụng.

Kết quả thu hút nguồn nhân lực của thành phố còn mất cân đối ở một

số chỉ tiêu: chẳng hạn trong số đối tượng thu hút được, nữ giới chiếm tỷ lệ

61%; các đối tượng thu hút chủ yếu tốt nghiệp ở khu vực miền Trung hơn

65%; số lượng tốt nghiệp từ các cơ sở đạo tạo nước ngoài còn ít 3%. Về trình

độ chuyên môn, thì các đối tượng là cử nhân đại học chiếm số lượng lớn 83%,

khả năng thu hút các nhà nghiên cứu, chuyên gia đầu ngành còn hạn chế

[119]. Đây là một vấn đề cần được nghiên cứu nhằm tìm kiếm giải pháp cải

thiện trong thời gian đến.

Chính sách chiêu hiền đãi sỹ kết quả mang lại chưa cao, đặc biệt là thu

hút những người mà tài năng tương xứng với bằng cấp và chức danh khoa

Page 117: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

108

học. Thực tế, trong các đối tượng về Đà Nẵng theo chính sách đãi ngộ, vẫn có

người ra đi, chuyển công tác. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong

đó có môi trường làm việc cũng như sự nhận thức, mục tiêu của mỗi cá nhân.

Một nguyên nhân nữa trong quá trình tiếp nhận đội ngũ nguồn nhân lực chất

lượng cao là các lãnh đạo cơ sở không thực sự quan tâm trong việc tiếp nhận

và sử dụng họ. Có đơn vị đăng ký nhu cầu nhưng không đồng ý tiếp nhận đối

tượng thu hút khi cơ quan có thẩm quyền phân bổ về đơn vị, do tâm lý kỳ thị,

khiến cán bộ thuộc nguồn nhân lực cao được trên cử về dễ rơi vào tình trạng

bị cô lập, yếu thế - dẫn đến tình trạng lãng phí chất xám.

- Doanh nghiệp chưa mạnh dạn vay vốn để đầu tư sản xuất và đổi mới CN

Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố có quy mô vừa và nhỏ hoạt

động dưới hai hình thức là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn.

Lý do mà các doanh nghiệp đưa ra là với số vốn điều lệ hạn chế, việc đầu tư

mua sắm, thay mới các CN là điều hết sức khó khăn nên các doanh nghiệp sử

dụng CN lạc hậu, máy móc, thiết bị sản xuất, dây chuyền CN cũ, thiếu đồng

bộ... Nếu có đầu tư thì chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trên tổng doanh thu mà theo

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy đinh, các doanh nghiệp được trích 10%

lợi nhuận trước thuế để đầu tư đổi mới CN. Không ít doanh nghiệp trong thời

điểm hiện tại do gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, sản phẩm tiêu thụ

chậm, hàng tồn kho tăng…các doanh nghiệp đang nỗ lực cứu mình nên ít

quan tâm đến đổi mới CN.

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới CN, UBND thành phố Đà Nẵng đã

ban hành quyết định số 08/2012/QĐ-UBND. Điều kiện doanh nghiệp được hỗ

trợ bắt buộc phải thực hiện đổi mới, cải tiến CN thuộc các lĩnh vực điện, điện

tử, tự động hóa; CN thông tin, CN sinh học phục vụ nông nghiệp, nông thôn,

y dược; vật liệu mới...và phải trích lập quỹ Phát triển KH&CN. Nhưng từ khi

ban hành quyết định số lượng doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký xin hỗ trợ chỉ

vỏn vẹn đếm trên đầu ngón tay với lý do đưa ra đơn giản: các doanh nghiệp

Page 118: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

109

thờ ơ với đổi mới CN, nhiều doanh nghiệp ngỡ ngàng với những chính sách

hỗ trợ đổi mới CN. Thậm chí có doanh nghiệp còn không biết làm thủ tục hồ

sơ đăng ký ở đâu ngoài ra với tâm lý nghĩ rằng để được nhận hỗ trợ thì thủ tục

hành chính chắc cũng phức tạp.

Thứ năm: Phát triển thị trường trong và ngoài nước còn nhiều khó khăn

Cơ cấu hàng xuất khẩu của thành phố đã thay đổi theo xu hướng nâng

dần tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu đã qua chế biến, có hàm lượng CN cao. Tuy

nhiên, danh mục các mặt hàng xuất khẩu nhìn chung chưa ổn định, chưa có

bạn hàng lớn, lâu dài; khâu thiết kế sản phẩm chưa đa dạng, hiệu quả sản xuất

kinh doanh chưa cao. Hiện nay, các mặt hàng da, giầy, dệt may bị cạnh tranh

mạnh trên các thị trường EU, Nhật, Mỹ; hàng thủy sản gặp khó khăn do

những quy định nghiêm ngặt (như dư lượng kháng sinh) của các nước nhập

khẩu nhất là Mỹ.

Do tính cục bộ, địa phương của các tỉnh miền Trung và Đà Nẵng nói

riêng ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp khi muốn đầu tư sản xuất

kinh doanh ở các vùng lân cận dẫn đễn sự kết nối giữa các tỉnh trong đầu tư

kinh doanh rất khó khăn. Ví dụ đơn giản, một hãng taxi ở Đà Nẵng mà ra Huế

thì người dân Huế cũng ít đi, trong khi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

không có khoảng cách này.

Page 119: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

110

Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH

CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN

KINH TẾ TRI THỨC Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

4.1. DỰ BÁO VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CÔNG

NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020

4.1.1. Dự báo tình hình thế giới và trong nước có ảnh hưởng đến

việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế

tri thức ở thành phố Đà Nẵng

Cuộc cách mạng KH&CN hiện đại đang đẩy thế giới, trước hết là các

nước công nghiệp phát triển, ra khỏi nền kinh tế công nghiệp để bước vào nền

KTTT - một nền kinh tế dựa chủ yếu vào sự phát triển mọi tiềm năng chưa

từng thấy của con người. Trong nền kinh tế này, tuy người lao động vẫn là

chủ thể duy nhất tạo ra giá trị mới, nhưng việc sản xuất các mặt hàng chế tạo

đã chuyển sang ngày càng dựa vào tri thức, CN và nhân lực chất lượng cao

nhiều hơn là dựa vào số lượng công nhân trực tiếp sản xuất và lắp ráp sản

phẩm. Theo đà phát triển của KH&CN, các quốc gia đều tiến hành điều chỉnh

lại cơ cấu của các ngành theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp và

theo hướng KTTT nhằm tạo độ thích nghi cao, tăng thế mạnh cạnh tranh quốc

gia trong khu vực và trên thế giới.

Dưới tác động của cách mạng KH&CN, thúc đẩy phân công lao động

ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu. Trong mấy thập kỷ gần đây, xu

hướng toàn cầu hóa kinh tế cũng diễn ra hết sức nhanh chóng. Toàn cầu hóa

kinh tế, đưa đến việc xuất khẩu hàng hoá, xuất khẩu tư bản dưới các hình thức

đầu tư trực tiếp, cho vay, viện trợ... từ các nước tư bản phát triển vào các nước

đang phát triển ngày càng tăng lên. Đồng thời, ngày càng nhiều những hàng

Page 120: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

111

hóa và dịch vụ được nhập vào các nền kinh tế phát triển từ các nền kinh tế

đang phát triển là nơi giá nhân công và nguồn nguyên liệu rẻ hơn.

Bối cảnh của kinh tế thế giới đã và đang làm xuất hiện những thời cơ

mới cho sự phát triển nhảy vọt của nước đi sau, tiến hành CNH muộn như

Việt Nam. Gia nhập vào nền kinh tế thế giới Việt Nam, Đà Nẵng có điều kiện

thuận lợi để mở rộng thị trường xuất khẩu sang tất cả các nước; các doanh

nghiệp Đà Nẵng sẽ được cung ứng các loại dịch vụ trên thị trường của các

nền kinh tế tiên tiến và có cơ hội phát triển các sản phẩm có lợi thế của mình.

Qua hơn gần 30 năm đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu to

lớn, mở ra những triển vọng tốt đẹp để đạt mục tiêu cơ bản, hoàn thành sự

nghiệp CNH, HĐH vào năm 2020. Mô hình phát triển kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa đã dần rõ nét, tạo cơ sở lý luận và thực tiễn quan

trọng để thành phố tiếp tục đi tiếp những chặng đường phát triển mới. Thể chế

kinh tế thị trường ở nước ta ngày càng hoàn thiện, môi trường đầu tư kinh

doanh ngày càng thông thoáng, minh bạch sẽ tạo động lực mới cho các nhà

đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào thành phố Đà Nẵng.

Từ bối cảnh trong và ngoài nước sẽ có ảnh hưởng tích cực đến tăng

trưởng xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, thu hút và đào tạo

nguồn nhân lực và chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH của

thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh đó cũng có những thách thức: Sự suy thoái nền

kinh tế khu vực và thế giới hiện nay sẽ ảnh hưởng lớn đến phát triển chung

của kinh tế Đà Nẵng; Chịu sức ép cạnh tranh ngày càng mạnh hơn; Quá trình

hội nhập đòi hỏi năng lực đáp ứng yêu cầu của cán bộ quản lý nhà nước,

doanh nghiệp, cán bộ khoa học kỹ thuât và đội ngũ công nhân không ngừng

vươn lên để sớm hội nhập với nền kinh tế thế giới… Tình trạng suy thoái đạo

đức xã hội; Khó khăn về thiên tại, bệnh dịch; Giá cả, lạm phát gia tăng và

những yếu kém bất cập trong quản lý nhà nước đang là những thách thức

không nhỏ đối với thành phố khi bước vào thời kỳ mới. Vì vậy Đảng bộ,

Page 121: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

112

chính quyền thành phố Đà Nẵng cần đề ra mục tiêu, phương hướng với những

bước đi vững chắc qua từng giai đoạn, để đẩy mạnh tiến trình CNH, HĐH gắn

với phát triển KTTT.

4.1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với

phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

- Mục tiêu phát triển

Trên cơ sở Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị và mục tiêu đại hội

Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XX, Đảng bộ và nhân dân thành phố Đà

Nẵng đã xác định phương hướng, mục tiêu tổng quát của 5 năm 2010 - 2015

và tầm nhìn đến năm 2020:

"Tiếp tục xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những

đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung

với vai trò là trung tâm Dịch vụ; là thành phố cảng biển, đầu mối

giao thông quan trọng về vận tải và trung chuyển hàng hóa trong

nước và quốc tế; trung tâm bưu chính viễn thông và tài chính - ngân

hàng; một trong những trung tâm y tế, văn hóa - thể thao, giáo dục

đào tạo và khoa học CN cao của miền Trung; là địa bàn giữ vị trí

chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực miền

Trung và cả nước. Phấn đấu đến năm 2020, Đà Nẵng có quy mô dân

số không vượt quá 2 triệu người, trở thành một thành phố có môi

trường đô thị văn minh và giàu tính nhân văn, có thiên nhiên trong

lành và đời sống văn hóa cao, làm giàu bằng kinh tế tri thức; một

trong những thành phố hài hòa, thân thiện, an bình; một thành phố

hấp dẫn và đáng sống" [28, tr.180].

Để thực hiện tốt mục tiêu tổng quát trên, Đại hội cũng đã đưa ra 5 đột

phá về phát triển kinh tế - xã hội: Một là, phát triển các ngành dịch vụ, nhất là

dịch vụ du lịch và thương mại; Hai là, phát triển công nghiệp CN cao, công

nghiệp CN thông tin; Ba là, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại; Bốn

Page 122: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

113

là, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh và thực thi các chính sách xã hội

giàu tính nhân văn; Năm là, phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Tăng trưởng kinh tế: duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế 12-13% năm.

Đà Nẵng thực sự trở thành địa bàn có sức thúc đẩy phát triển kinh tế các vùng

phụ cận, là đầu mối tập trung các dịch vụ chất lượng cao của miền Trung.

- Cơ cấu kinh tế: chuyển đổi theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp, xây

dựng - Nông nghiệp. Vào năm 2020, GDP ngành dịch vụ của Đà Nẵng sẽ

chiếm tỷ trọng 55,6%, công nghiệp và xây dựng là 42,8%, nông nghiệp là

1,6%. Tỷ trọng GDP của thành phố chiếm khoảng 2,8 % GDP cả nước (hiện

tại khoảng 1,6%). GDP bình quân đầu người đạt 4500- 5000 USD; Duy trì tỷ

trọng thu ngân sách so với GDP 35 - 36%; Tốc độ đổi mới CN bình quân

hàng năm 25% [111, tr 112].

Coi trọng bảo vệ môi trường sinh thái trong phát triển bền vững. Để

đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT, cần khai thác sử dụng nhiều

nguồn tài nguyên như: đất đai, nước ngầm, tài nguyên biển, du lịch…và các

dự án phát triển, trong quá trình thực hiện cũng sẽ tác động không nhỏ đến

môi trường. Do đó bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong ba

trục của Chiến lược phát triển bền vững; đầu tư cho bảo vệ môi trường phòng

chống thiên tai là đầu tư phát triển, phương châm là lấy phòng ngừa và hạn

chế tác động xấu đối với môi trường là chính, kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc

phục suy thoái để cải thiện môi trường.

- Những nhiệm vụ trọng tâm và phát triển các khâu đột phá đối với nền

kinh tế thành phố

+ Xây dựng Đà Nẵng trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế của cả

nước: với việc phát triển các ngành kinh tế chủ yếu sau: i) Kinh tế hàng hải:

các lĩnh vực vận tải biển, cảng biển hàng hải và hỗ trợ; ii) Du lịch và dịch vụ

biển, ven biển: tham quan, du lịch biển, di tích lịch sử, cảnh quan, vui chơi

Page 123: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

114

giải trí,...iii) Khai thác và chế biến hải sản: khai thác hải sản xa bờ, chế biến

xuất khẩu, dịch vụ hậu cần và bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; iv) Xây

dựng các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất ven biển gắn với phát triển

các khu đô thị ven biển.

+ Tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại: Đầu tư, nâng cấp cả quy

mô và chất lượng của hệ thống Cảng; nâng cấp hệ thống giao thông đối ngoại

cả đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển; hiện đại hóa hệ thống thông

tin liên lạc; hoàn chỉnh mạng lưới cấp điện, cấp thoát nước, xử lý ô nhiễm

môi trường đáp ứng nhu cầu của một trung tâm kinh tế lớn hiện đại

+ Xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm thương

mại, du lịch, tài chính - ngân hàng và dịch vụ lớn của Việt Nam: Xây dựng

Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch, gắn với tổng thể du lịch Huế - Đà Nẵng

- Quảng Nam - Tây Nguyên, trong mối quan hệ quốc gia và khu vực Đông

Nam Á. Đẩy mạnh xuất khẩu theo hướng xuất khẩu CN cao,công nghiệp phụ

trợ, công nghiệp chế biến; phát triển các loại hình dịch vụ xuất khẩu như: tạm

nhập tái xuất, kho ngoại quan và xuất khẩu tại chỗ…Thúc đẩy phát triển các

dịch vụ đáp ứng nhu cầu đời sống, dịch vụ chất lượng cao như dịch vụ: tài

chính, viễn thông, vận tải, giáo dục đào tạo và chăm sóc y tế chất lượng cao,

tư vấn, khoa học CN. Các ngành dịch vụ cơ bản như: thương mại, khách sạn

nhà hàng, kinh doanh tài sản… cần khuyến khích phát triển.

+ Phát triển Đà Nẵng thành trung tâm khoa học CN cao, trung tâm

giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, một trong những trung tâm

y tế chuyên sâu của cả nước.

Xây dựng và phát triển CN thông tin trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

và là một trong ba trung tâm CN hàng đầu của quốc gia. Phát triển CN sinh

học đạt trình độ tiên tiến trong khu vực theo hướng phục vụ phát triển kinh tế

biển, nông nghiệp, y tế và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh ứng dụng các lĩnh

Page 124: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

115

vực CN cao như CN bức xạ và hạt nhân, điện tử, CN gia công hiện đại phục

vụ cho phát triển kinh tế và khu vực.

Xây dựng và hoàn thiện Làng Đại học Đà Nẵng, trường đại học quốc tế

đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đặc biệt là các chuyên gia giỏi về

quản lý và kỹ thuật. Định hướng đào tạo đội ngũ cán bộ đạt chuẩn khu vực và

quốc tế, đầu tư vào công tác đào tạo đáp ứng nhu cầu các tỉnh miền Trung và

Tây Nguyên.

Tiếp tục phát triển hệ thống y tế, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật

hiện đại, các trung tâm y tế chuyên sâu, trong đó chú trọng khâu chuẩn đoán sớm

và điều trị kỹ thuật cao đủ sức phục vụ nhân dân thành phố và khu vực Miền

Trung - Tây Nguyên và các tỉnh địa phương lân cận của các nước bạn [111].

- Dự báo triển vọng CNH, HĐH đạt được vào năm 2020

+ Về tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm

1997 - 2011 của thành phố đạt 12,2%, tỷ trọng GDP so với cả nước đạt 1,6%,

với giả thuyết tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước thời kỳ 2011 - 2015 đạt 7 -

7,5%/năm, vào thời kỳ 2016 - 2020 đạt 9%/năm thì tốc độ tăng trưởng kinh tế

của Đà Nẵng thời kỳ 2011 - 2020 tăng bình quân là 13% trong đó: giai đoạn

2011 - 2015 tăng 13,5%/năm và 2016 - 2020 tăng 12,5%/năm [111].

Bảng 4.1: Dự báo GDP (giá 1994) và tăng trưởng kinh tế giai đoạn

2011- 2020

Tăng trưởng (%)2010

(tỷ đồng)

2015

(tỷ đồng)

2020

(tỷ đồng)2011-

2015

2016-

2020

2011-

2020

Tổng GDP (giá 94) 10.400 19.550 35.304 13,5 12,5 13,0

Công nghiệp 4.470 7.000 10.594 9,4 8,6 9,0

Dịch vụ 5590 12.170 24.300 16,8 14,8 15,8

Nông nghiệp 340 380 410 2,2 1,5 1,9

Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 [111].

Page 125: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

116

+ Về cơ cấu kinh tế: được chuyển dịch theo hướng dịch vụ và công

nghiệp đều tăng trưởng cao hơn song tốc độ tăng trưởng của dịch vụ luôn tăng

nhanh hơn công nghiệp. Tại thời điểm 2006, hệ số trượt giá 1994 là 2 lần, dự

kiến đến năm 2015 và 2020 GDP tính theo giá thực tế như sau:

Bảng 4.2: Dự báo cơ cấu kinh tế thành phố giai đoạn 2011 - 2020

Cơ cấu (%)2010

(tỷ đồng)

2015

(tỷ đồng)

2020

(tỷ đồng) 2010 2015 2020

Tổng số 30.260 74.700 171.350 100 100 100

Công nghiệp 14.070 32.700 73.300 46,5 43,78 42,78

Dịch vụ 15.270 40.500 95.300 50,46 54,22 55,62

Nông nghiệp 920 1.500 2.750 3,04 2,01 1,6

Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 [111].

Phát triển dân số, lao động và việc làm: Đẩy mạnh công tác dân số kế

hoạch hóa gia đình nhằm ổn định tỷ lệ tăng tự nhiên khoảng 1%; tăng dân số

cơ học khoảng 5%. Dự báo dân số Đà Nẵng năm 2015 khoảng 1.078 nghìn

người, năm 2020 khoảng 1.380 nghìn người. Trong đó dân số thành thị chiếm

khoảng 92% vào năm 2020 [111]. Giải quyết việc làm bình quân giai đoạn

2011 - 2020 là 3,5 - 4,5 vạn lao động/năm. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh

tế để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động chất lượng cao.

Phát triển giáo dục đào tạo: Phấn đấu đến năm 2020 có 90% thanh

niên Đà Nẵng trong độ tuổi đạt trình độ học vấn tương đương trung học phổ

thông. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động được đào tạo đạt trên 70% vào

năm 2020 từ trình độ sơ cấp đến trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học. Mở

rộng hợp lý quy mô đào tạo Cao đẳng, Đại học đáp ứng yêu cầu của CNH,

HĐH; phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và tiềm lực khoa học CN của

thành phố. Xây dựng phát triển Đại học Đà Nẵng thành trung tâm nghiên cứu

khoa học đa ngành, đa cấp, chất lượng cao ngang tầm khu vực và quốc tế.

Phát triển y tế: Đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện khác cho y tế cơ

Page 126: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

117

sỏ để 100% các trạm y tế phường, xã đạt tiêu chuẩn Quốc Gia về y tế. Đẩy

mạnh y tế chuyên sâu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các thành tựu vào

các lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tỷ lệ trẻ em suy dinh

dưỡng dưới 5 tuổi giảm xuống dưới 10%, có 13 - 14 bác sỹ/vạn dân, tuổi thọ

trung bình của người dân 74 [111].

Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công, đảm bảo 100% gia đình

chính sách có nhà ổn định, có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung

bình của nhân dân nơi cư trú. Tạo cơ hội phát triển sản xuất để hộ nghèo tự

lực vượt nghèo, thông qua chính sách. Hoàn thành mục tiêu giảm nghèo từng

giai đoạn theo chuẩn mới từng giai đoạn tương ứng

4.1.3. Phương hướng tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại

hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

4.1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại

Thứ nhất: Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển

mạnh các ngành sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật chất lượng cao.

Đến năm 2020, công nghiệp tiếp tục là ngành kinh tế quan trọng, cơ

cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp - Nông

nghiệp. Ưu tiên phát triển các ngành hàng và sản phẩm sử dụng CN hiện đại,

kỹ thuật tiên tiến, thân thiện với môi trường, có hàm lượng chất xám cao như:

công nghiệp CN thông tin, điện tử, cơ khí chính xác, dược phẩm, công nghiệp

hàng hải, công nghiệp chế biến, hàng tiêu dùng cao cấp...

Theo phương hướng này, Đà Nẵng phải tìm cho mình một số ngành

chính, sản phẩm công nghiệp chủ lực, lĩnh vực CN cao mà mình có khả năng,

lợi thế để khi nói tới Đà Nẵng ngoài những thành phố của những cây cầu

người ta còn nghĩ đến đây là nơi sản sinh ra sản phẩm có hàm lượng trí tuệ

cao. Như ngành công nghiệp CN thông tin (phần cứng, phần mềm), tự động

hóa, sinh học, vật liệu mới để từng bước đưa Đà Nẵng trở thành một trong

những trung tâm phát triển về KH&CN của đất nước.

Page 127: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

118

- CN thông tin

+ Tập trung phát triển công nghiệp phần mềm theo hướng xuất khẩu

(bao gồm cả gia công và sản xuất xuất khẩu trực tiếp), phục vụ nhu cầu của

khu vực Miền Trung và Tây Nguyên với các sản phẩm phần mềm ứng dụng,

mang tính chuyên dụng và có giá đắt như: phần mềm điều hành cảng biển, sân

bay, kiểm soát thanh toán liên ngân hàng… phát triển phần mềm nhúng và

phần mềm thiết kế mẫu cũng là một trong những hướng đi chiến lược.

+ Sản xuất, lắp ráp các loại máy tính, thiết bị CN thông tin và viễn

thông, thiết bị điện, điện lạnh, điện tử dân dụng và chuyên dụng; chế tạo các

hệ thống chấp hành với phần mềm nhúng phục vụ điều khiển các quá trình tự

động hoá trong các ngành công nghiệp chế biến, lọc dầu, khai khoáng, điều

khiển giao thông... Xây dựng một số nhà máy quy mô lớn, CN hiện đại trong

lĩnh vực lắp ráp máy tính, sản xuất các thiết bị thông tin liên lạc, đặc biệt là

liên lạc trên không, trên mặt biển và dưới biển.

- CN sinh học

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, CN sinh học vào sản xuất và đời

sống: thủy sản, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông lâm nghiệp, y

tế. Như sử dụng rộng rãi, có hiệu quả CN enzym protein vào chế biến nông

lâm sản; sản xuất các loại chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp; CN bảo

quản nông sản thực phẩm, xử lý ô nhiễm môi trường, xử lý và chế biến rác

thải, sản xuất nấm cao cấp. Ứng dụng CN nuôi cấy tế bào động vật để sản

xuất một số chế phẩm phục vụ chuẩn đoán, chữa bệnh…

- CN tự động hóa và cơ điện tử

Lựa chọn, nghiên cứu, ứng dụng, làm chủ CN và từng bước thiết kế,

chế tạo các thiết bị tự động hóa, phụ kiện, modul phục vụ sản xuất; sản xuất

các bộ phận, linh kiện cung cấp cho các ngành công nghiệp kỹ thuật số, robot

công nghiệp, in ấn...Nghiên cứu sản xuất sản phẩm cơ khí thế hệ mới, có lợi

thế so sánh cho xuất khẩu. Giải mã các thiết bị nhập, cải tiến và nâng cao

Page 128: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

119

trình độ tự động hóa dây chuyền hiện có, tiếp cận một số CN tự động hóa điều

khiển hiện đại.

- CN vật liệu mới

Nghiên cứu chế tạo các vật liệu mới thay thế các loại vật liệu truyền

thống có nguồn gốc sản xuất từ tài nguyên đất, sét, gỗ hay các loại vật liệu tái

sinh làm tấm lợp thay vật liệu kim loại hay ngói sử dụng trong xây dựng và

sản xuất hàng tiêu dùng. Nghiên cứu sản xuất vật liệu composit bằng nguyên

liệu địa phương và thiết lập quy trình chế tạo các vật dụng bằng vật liệu

composit. Nghiên cứu CN vật liệu mới; vật liệu nano cho ngành điện, y dược,

điện tử và vi mạch…

Thứ hai: Điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng các ngành thân

thiện với môi trường, sử dụng CN mới, CN sạch.

Theo Quyết định "Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã

hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020", số 1866/QĐ-TTg của Thủ Tướng

Chính phủ đã xác định: chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đà Nẵng đến năm

2020 theo hướng là Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp. Tuy nhiên trong

quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần thực hiện sản xuất sạch là nội dung

yêu cầu cơ bản của CNH dựa vào tri thức, đây là hướng đi CNH sinh thái. Để

phát triển kinh tế bền vững ngoài việc bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao, duy

trì tốt và nâng cao chất lượng cuộc sống trong đó còn có việc bảo vệ môi

trường. Như vậy trong quá trình phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng cần áp

dụng CN cao, CN sản xuất sạch, CN xanh, trong các ngành, lĩnh vực công

nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, trong mọi khâu của quá trình sản xuất, kinh

doanh nhằm bảo vệ môi trường và tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi

trường như các sản phẩm sử dụng năng lượng mặt trời, bêtông xanh, xe hơi

xanh... Chẳng hạn trong CN nano do sử dụng vật liệu tối ưu, năng lượng tiêu

thụ ít hơn, là hướng đi đem lại nhiều lợi ích cho con người mà vẫn bảo vệ môi

trường. Ví dụ dùng động cơ hydro, nhiên liệu hydro cho pin nhiên liệu thì vấn

Page 129: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

120

đề ô nhiễm do phương tiện ô tô gây ra sẽ được giải quyết có lợi cho môi

trường. Đặc biệt ở Đà Nẵng có số lượng giờ nắng khá lớn, lợi dụng điều kiện

thuận lợi này thành phố đã có dự án ứng dụng trong quá trình chế biến nông

sản, sưởi ấm, tạo ra điện năng trong các hộ gia đình và nhà máy nhưng giá

thành còn cao…nhưng hướng phát triển quan trọng là chế tạo pin mặt trời để

sản xuất điện năng phục vụ tốt hơn mọi nhu cầu của con người. Coi trọng áp

dụng các CN mới, CN sạch nhằm tạo ra những sản phẩm sạch, sản phẩm thân

thiện môi trường như: các sản phẩm năng lượng (sản phẩm năng lượng sinh

học, xăng dầu sinh học, biogas, các sản phẩm năng lượng tái tạo, tiết kiệm

năng lượng…); các sản phẩm nông nghiệp (sản phẩm rau an toàn, cà phê, trái

cây sạch, chăn nuôi sạch…); sản phẩm tái chế…

Thứ ba: Phát triển kinh tế biển

Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trung tâm kinh tế biển có

tốc độ phát triển cao trên cơ sở phát triển kinh tế, xã hội đi đôi với bảo vệ môi

trường, đảm bảo phát triển bền vững, phát triển kinh tế gắn kết chặt chẽ với

quốc phòng an ninh, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền vùng biển, cụ thể như sau:

Tăng cường đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ, hạn chế tối đa vùng ven

bờ, nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản, theo đó, phát triển nhanh số lượng tàu cá

công suất lớn và cải hoán nâng cấp tàu cá công suất nhỏ để vươn khơi. Tạo

điều kiện cho việc phát triển nghề cá theo hướng bền vững, hình thành các

khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp ven biển nhằm khai thác, chế

biến và xuất khẩu nguồn lợi thủy sản.…

Tiếp tục phát triển du lịch biển, đây không những là ngành kinh tế mũi

nhọn đối với Đà Nẵng, mà còn là phương tiện để mở rộng giao lưu văn hóa và

hợp tác quốc tế, góp phần làm cho hình ảnh của thành phố rõ nét hơn trên bản

đồ thế giới.

Khi nói đến kinh tế biển là nói đến cảng nước sâu, khu kinh tế, sân bay

tại các thành phố biển…Do đó Đà Nẵng cần xây dựng cho mình một cảng

Page 130: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

121

biển nước sâu để làm cảng trung chuyển cho cả khu vực, có đủ sức cạnh tranh

với cảng các nước trong vùng thì hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước sẽ tập

trung về đó và còn thu hút được hàng hóa của nước Lào, Campuchia, Thái

Lan, Myanmar, vùng Tây Nam Trung Quốc…

Hợp tác có hiệu quả với các tỉnh/thành phố trong nước và nước ngoài

nhằm đấu tranh bảo đảm các cam kết quốc tế về biển. Kiên quyết, kiên trì bảo

vệ chủ quyền vùng biển, đảo gắn với phát triển kinh tế biển, tạo môi trường

thuận lợi để mở rộng quan hệ trao đổi khoa học kỹ thuật, đầu tư, đổi mới CN,

hiện đại hóa trang bị cho quốc phòng - an ninh.

Thứ tư: Phát triển nhanh các ngành dịch vụ thành phố có lợi thế, đi đôi

với nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh.

Tập trung phát triển các ngành dịch vụ có thế mạnh, có lợi thế, khuyến

khích phát triển các dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Thực hiện chuyển dịch cơ

cấu các ngành dịch vụ theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu, thương mại, du lịch,

vận tải…nhằm nâng cao tỷ trọng GDP làm cơ sở nền tảng để chuyển dịch cơ

cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Phương hướng

phát triển một số ngành dịch vụ như sau:

- Thương mại: Xây dựng ngành thương mại phát triển vững mạnh, có

hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối hiện đại. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa,

dịch vụ; phát triển dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ thông qua các hoạt động dịch

vụ du lịch, thu kiều hối và bán hàng tại chỗ để góp phần tăng kim ngạch xuất

khẩu. Hình thành khu thương mại tự do, các trung tâm thương mại, khu đô

thị, ngoài việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của dân cư và khách du lịch còn tiếp

cận nguồn vốn, bí quyết kỹ thuật và CN tiên tiến, kinh nghiệm quản lý thông

qua thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Phát triển Đà Nẵng thành một

đầu mối trung chuyển, trung tâm giao thương tầm cỡ khu vực, làm trung gian

nhập khẩu hàng hóa để phát luồng cho mạng lưới phân phối, bán buôn, bán

lẻ… Khuyến khích phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp kinh doanh

Page 131: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

122

các loại hình dịch vụ logistic, dịch vụ xúc tiến thương mại phục vụ xuất nhập

khẩu và bán buôn.

- Vận tải, kho bãi: Phát triển các loại hình vận tải đa dạng với sự phân

chia hợp lý giữa các loại phương thức vận tải chủ yếu: vận tải biển đảm nhận

việc vận chuyển hàng hóa phục vụ giao thương quốc tế; vận tải bộ đảm nhận

việc gom hàng, tạo chân hàng, vận chuyển hàng hóa với cự lý ngắn và trung

bình; vận tải đương sắt chủ yếu vận tải hàng hóa, hành khách đường dài,…;

vận tải hàng không đảm nhận vận tải hành khách đường dài, quốc tế và hàng

hóa có giá trị kinh tế cao. Phát triển dịch vụ vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ

theo hướng nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp, hướng tới cung cấp

các dịch vụ trọn gói; nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ để tăng khả năng liên

kết hiệu quả giữa các phương thức vận tải, giảm đầu mối cung cấp.

- Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm: Xây dựng Đà Nẵng trở thành trung

tâm tài chính, ngân hàng, bảo hiểm lớn của khu vực miền Trung và cả nước.

Khuyến khích phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích trên

cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ ngân hàng truyền

thống, đồng thời tiếp cận nhanh hoạt động ngân hàng hiện đại có hàm lượng

CN cao. Phát triển dịch vụ bảo hiểm theo hướng mở rộng các loại hình bảo

hiểm, các đối tượng bảo hiểm nhất là các loại hình phục vụ cho đại đa số

người lao động, nhân dân vùng sâu, vùng xa. Tạo điều kiện thuận lợi cho các

đơn vị bảo hiểm 100% vốn nước ngoài mở văn phòng hoạt động tại Đà Nẵng.

- Du lịch: Hướng đến mục tiêu trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn,

quy hoạch phát triển du lịch Đà Nẵng theo 3 hướng chính: Du lịch biển, nghỉ

dưỡng và du lịch sinh thái; Du lịch văn hoá, lịch sử, thắng cảnh, làng quê,

làng nghề; Du lịch công vụ, mua sắm, hội nghị- hội thảo. Phát triển du lịch Đà

Nẵng nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí của nhân dân,

kiều bào, khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và

phát triển kinh tế xã hội thành phố. Tập trung đầu tư phát triển du lịch Đà

Page 132: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

123

Nẵng đồng bộ, đồng thời, chú ý trọng điểm nhằm tạo những bước đột phá, với

vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Phát triển du lịch trong mối

quan hệ hữu cơ với các ngành kinh tế - kỹ thuật của thành phố, đồng thời, bảo

đảm yêu cầu giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và môi trường.

Phát triển du lịch kết hợp chặt chẽ việc khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên

du lịch với việc bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh nhằm

tạo ra và duy trì sản phẩm du lịch độc đáo, có chất lượng tốt.

4.1.3.2. Phát triển khoa học và CN hiện đại

Hiểu được sức mạnh của KH&CN Đại hội Đại biểu lần thứ XX Đảng

bộ thành phố Đà Nẵng đã xác định: "Phát triển khoa học và CN gắn với định

hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, làm động lực đẩy

nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế tri thức".

Thúc đẩy lộ trình đổi mới CN theo hướng đi thẳng vào CN hiện đại,

tiên tiến; chuyển giao, làm chủ những CN mới, tạo đột phá trên một

số lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực liên quan mật thiết đến sự phát triển

của thành phố và bảo đảm anh sinh xã hội, như CN sinh học, CN thực

phẩm, chế biến, CN vật liệu mới, CN môi trường… [28, tr.105].

Điều này khẳng định quyết tâm của Lãnh đạo và người dân thành phố

phấn đấu đến năm 2020 Đà Nẵng trở thành thành phố công nghiệp thì việc

ứng dụng và phát triển các CN tiên tiến, CN cao, CN mới là điều hết sức cần

thiết. Phát triển CN tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, tăng sức cạnh

tranh trên thị trường. Dựa trên những thành tựu KH&CN tiên tiến trên thế

giới; kế thừa, phát triển và nâng cao CN bản địa, CN truyền thống, tăng năng

lực tự chủ về CN. Chuyển giao CN có sự kết hợp hài hòa của các trình độ CN

phù hợp với từng cấp độ của các ngành kinh tế kỹ thuật, các lĩnh vực. Thúc

đẩy hoạt động R&D làm chủ CN, ươm tạo CN, đặc biệt là phát triển R&D ở

các doanh nghiệp. Đầu tư trang thiết bị CN đạt mức trung bình tiên tiến so với

thế giới. Tốc độ đổi mới CN bình quân hàng năm đạt 25% trong đó: Giai đoạn

Page 133: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

124

2010-2015: tốc độ đổi mới CN bình quân 24 - 25% năm; Giai đoạn 2015-

2020: tốc độ đổi mới CN bình quân 25 - 26% năm [109].

Trong những năm tới phát triển KH&CN của thành phố gắn liền với

định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội; dựa trên cơ chế phối hợp sử

dụng có hiệu quả các nguồn lực và cơ sở vật chất kỹ thuật trên địa bàn. Chủ

yếu dựa trên nguyên tắc ứng dụng và chuyển giao CN là chủ yếu, đồng thời

nghiên cứu đón đầu một số lĩnh vực CN có xu thế phát triển trên thế giới phù

hợp với đặc thù của thành phố, cụ thể như: Nghiên cứu, sản xuất các dây

chuyền chế biến đồng bộ chế biến thủy hải sản, bánh kẹo, hàng lâm sản…tạo

ra các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, phù hợp với từng loại thị

trường xuất khẩu. Thực hiện tích hợp các phần tử tự động hóa trên cơ sở tiếp

nhận thiết kế và CN từ nước ngòai, làm chủ thiết kế phần mềm tích hợp hệ

thống điều khiển chuẩn đoán giám sát. Xác định và lựa chọn hợp lý CN gia

công trong chuỗi giá trị sản xuất sản phẩm, đầu tư vào nguồn nhân lực, kỹ

năng, trình độ CN để tham gia vào những chuỗi giá trị dựa trên chất lượng và

năng suất. Tiếp cận khoa học và kỹ thuật tiên tiến của thế giới trong chuẩn

đoán và điều trị bệnh. Áp dụng có hiệu quả các thành tựu CN bức xạ trong

lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, xử lý môi trường, trong y tế, trong sinh

học tạo giống cây trồng, chế tạo các chế phẩm sinh học.

4.1.3.3. Phát triển nguồn nhân lực, tạo nền tảng và động lực cho

công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

Phát triển nhân lực là yếu tố then chốt, có ý nghĩa quyết định, vừa là

yêu cầu vừa là động lực cho sự phát triển của thành phố Đà Nẵng. Phát triển

nhân lực là một trong những động lực quan trọng để hoàn thành cơ bản sự

nghiệp CNH, HĐH, là nhân tố quyết định phát triển xã hội, tăng trưởng kinh

tế nhanh, hài hòa và bền vững. Điều này được Văn kiện đại hội Đảng bộ lần

thứ XX khẳng định: "Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng của

nền kinh tế; xem phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố quyết

Page 134: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

125

định nâng cao lợi thế cạnh tranh của thành phố" [28, tr.105].

Ngày nay để có lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế chính là sự cạnh

tranh về sử dụng và bồi dưỡng nhân tài, nhân lực có chất lượng cao. Nhân tài

đã, đang và sẽ trở thành yếu tố quyết định tạo nên vị thế mỗi quốc gia. Vì thế

theo luận án để phát triển nguồn nhân lực phải bảo đảm đủ về số lượng, chất

lượng, có cơ cấu phù hợp, có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất, nhân

cách, năng lực nghề nghiệp, thành thạo về kỹ năng, tác phong chuyên nghiệp,

năng động, sáng tạo phục vụ yêu cầu phát triển thành phố Đà Nẵng. Thành

phố cần có hướng đi cụ thể như sau:

- Nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn - kỹ thuật của nhân

lực: tập trung, đột phá vào các ngành kinh tế mũi nhọn, các lĩnh vực quan

trọng của Thành phố như du lịch, thương mại, vận tải - kho bãi, điện, điện tử,

điện lạnh, viễn thông, CN thông tin, cơ khí điện tử,...;

- Gây dựng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao trong các cơ

sở nghiên cứu và triển khai, các khu CN cao. Phải xác định đây là một việc

không đơn giản: Trước tiên phải xác định được lĩnh vực cần thu hút; Thứ hai:

dựa vào tiêu chí nào để xác định nguồn nhân lực chất lượng cao?; Thứ ba:

Nguồn nhân lực chất lượng cao đó lấy từ đâu ? trong nước, hay ngoài nước ?;

Thứ tư: Phải có chính sách nào để giữ chân nguồn nhân lực này?

- Đối chiếu với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm

2020, thành phố cần thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ở các lĩnh vực

sau: khoa học - kỹ thuật - CN như: CN sinh học, vật liệu, CN thông tin, điện

tử, CN môi trường... ; Lĩnh vực kinh tế - xã hội: kinh tế quốc tế, xã hội học,

hành chính công, chính sách công, luật phát quốc tế; Y tế; Giáo dục...

Nhưng dựa vào đâu? để xác định nguồn nhân lực chất lượng cao, đã có

rất nhiều cách tiếp cận khác nhau, theo luận án phải là những người đạt được

4 tiêu chí sau: 1, Có trình độ chuyên môn từ cử nhân (loại giỏi) trở lên hoặc

những người từng làm trong lĩnh vực mình nghiên cứu; 2, Thành thạo ít nhất

Page 135: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

126

một ngoại ngữ sử dụng tốt trong giao tiếp và nghiên cứu; 3, Trình độ tin học

đáp ứng nhu cầu công việc; 4, Có các công trình nghiên cứu khoa học hoặc

giấy khen, bằng khen, giải thưởng trong lĩnh vực mình nghiên cứu.

Nguồn nhân lực này không chỉ là những cán bộ nghiên cứu khoa

học, CN, kinh tế xã hội ở trong nước hay tại thành phố, mà còn là các nhà

nghiên cứu du học ở nước ngoài, hay các chuyên gia nước ngoài, đây là

nguồn lực quý báu, đóng góp rất lớn vào phát triển vào các ngành CN cao

và CN tiên tiến.

4.1.3.4. Xây dựng Khu công nghệ cao, vườn ươm công nghệKhu CN cao là nơi biến các tri thức mới, các phát kiến khoa học mới

thành CN và sản phẩm. Vì vậy một nước, một thành phố muốn phát triển

công nghiệp với tốc độ cao và bền vững, phát triển ngành CN cao, tiến dần

đến nền kinh tế tri thức phải xây dựng khu CN cao, vườn ươm CN .Với định

hướng phát triển thành phố công nghiệp CN cao, Khu CN cao Đà Nẵng - khu

CN cao thứ ba của Việt Nam đã chính thức được thành lập theo Quyết ðịnh số

1979/QÐ-TTg ngày 28/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ, tại xã Hòa Liên và

xã Hoà Ninh, huyện Hòa Vang, thành phố Ðà Nẵng.

Dự kiến khu CN cao này được thực hiện theo ba giai đoạn: giai đoạn1(

2012 - 2015), giai đoạn 2 (2016 - 2018), giai đoạn 3 (2019 - 2020). Theo quy

hoạch, khu CN cao gồm 8 khu chức năng: khu sản xuất CN cao; Khu nghiên

cứu - phát triển và ươm tạo CN; Khu quản lý - dịch vụ CN cao; Khu ở cho

công nhân và khu chuyên gia; Đất cây xanh, mặt nước, công viên, thể dục thể

thao; Đất giao thông, sân, bãi đậu xe; Khu công trình hạ tầng kỹ thuật đầu

mối; Khu hậu cần, dịch vụ logistic. Khu "vườn ươm doanh nghiệp" được bố

trí "trộn lẫn" với các hoạt động khác trong khu "không gian khoa học", nghiên

cứu và phát triển, đào tạo và các hoạt động sản xuất. Các điểm tập trung này

sẽ được kết nối thông qua các hoạt động tại khu "trái tim" của khu không gian

khoa học. Điều này sẽ cho phép các ngành nghề và các nhà nghiên cứu trao

Page 136: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

127

đổi, phối hợp cùng nhau. Ngành nghề, lĩnh vực được đặc biệt ưu đãi tại đây là

đầu tư sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, sản xuất sản phẩm CN cao, CN

sinh học, CN thông tin; cơ khí chế tạo. Ngoài ra còn có các sản xuất giống

nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới; sử dụng CN, kỹ thuật hiện

đại; nghiên cứu, phát triển và ươm tạo CN cao…

Dựa vào lợi thế của mình, Đà Nẵng có thể phát triển CN và CN chất

lượng cao gắn tối đa với phát triển du lịch. Nó bao gồm cả việc xây dựng khu

CN cao Đà Nẵng phải phục vụ thiết thực cho việc phát huy các thế mạnh khác

của Đà Nẵng như kinh tế biển, hạ tầng cảng, hệ thống kho tiếp vận, đầu mối

giao thông đường bộ…Không gian CN và khu CN cao Đà Nẵng phải gắn với

việc trở thành một không gian sống và làm việc lý tưởng cho các nhà

KH&CN, các chuyên gia về quản lý, đầu tư tại Miền Trung và cả những

người nhập cư đến từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, và từ nước ngoài.

Trong điều kiện như vậy, Đà Nẵng sẽ có cơ hội để hợp tác, liên kết tốt hơn

với các khu công nghiệp, khu CN cao khác trong và ngoài khu vực, theo

hướng trao đổi chuyên gia, chia sẻ cơ sở vật chất kỹ thuật dùng chung.

4.1.3.5. Xây dựng "Đà Nẵng thành phố môi trường"

Tạo nên 1 danh hiệu "thành phố môi trường" cho Đà Nẵng; tạo sự an

toàn về sức khỏe và môi trường cho người dân, các nhà đầu tư, cho du khách

trong và ngoài nước khi đến với thành phố Đà Nẵng.

Ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trường tại các khu dân

cư, khu công nghiệp, vùng ven biển; đảm bảo chất lượng môi trường nước,

đất, không khí, đặc biệt chú trọng đến vấn đề ô nhiễm không khí do giao

thông vận tải, xử lý nước thải công nghiệp và chất thải nguy hại, cụ thể như

sau: i) Bảo vệ môi trường nước: kiểm soát chất thải giảm tác động đến môi

trường nước, bảo vệ môi trường nước hồ trên địa bàn thành phố theo hướng

thân thiện với môi trường, nghiên cứu các mô hình tái sử dụng hoặc tuần hoàn

nước đảm bảo lượng nước nước sử dụng đạt 25% đến năm 2020…; ii) Bảo vệ

Page 137: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

128

môi trường không khí: triển khai dự án giảm bụi giao thông, phát triển các

loại hình xe buýt, taxi chạy bằng gas, xây dựng các trạm cung cấp nhiên liệu

sạch, khuyến khích sử dụng các phương tiện thân thiện môi trường…; iii)

Kiểm soát ô nhiễm không khí do hoạt động công nghiệp và đô thị, từng bước

xây dựng khu công nghiệp thân thiện với môi trường; Khuyến khích các

doanh nghiệp tái chế, tái sử dụng chất thải, áp dụng CN sạch…; Quy hoạch

phát triển cây xanh tại các khu đô thị giảm thiểu lượng cacbon; Quản lý chất

thải rắn: phân loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp chất thải

rắn y tế nhằm mục đích xử lý, tái chế hay tái sử dụng; iv) Bảo vệ môi trường

đất: đẩy mạnh việc ứng dụng các tiên bộ khoa học kỹ thuật như chương trình

rau an toàn, nông nghiệp tốt (GAP), ngăn chặn kịp thời thuốc bảo vệ thực

vật…v) Đa dạng sinh học: bảo tồn đa dạng sinh học theo hướng bảo tồn

nguyên vị và bảo tồn chuyển vị đối với các loài đe dọa bị tuyệt chủng, thiết

lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học…

4.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP

HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở THÀNH

PHỐ ĐÀ NẴNG

4.2.1. Tăng cường công tác dự báo, quản lý quá trình đẩy mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

4.2.1.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về tầm quan

trọng và nội dung đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát

triển kinh tế tri thức

Việc nâng cao nhận thức cho toàn Đảng bộ và nhân dân thành phố hiểu

và thấy được để xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố công nghiệp hiện đại

trước năm 2020 có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây không phải chỉ là trách

nhiệm của Đảng bộ hay Chính quyền thành phố mà cần có sự đoàn kết, thống

nhất trong nội bộ, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân. Trên cơ sở đó,

nâng cao lòng tự hào và xác định trách nhiệm trong việc phát huy ưu điểm,

Page 138: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

129

tiềm năng thế mạnh; đồng thời khắc phục yếu kém, khuyết điểm, những thách

thức khó khăn, phấn đấu xây dựng thành phố thực sự giàu mạnh, văn minh,

xứng đáng với vị trí của Đà Nẵng là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền

Trung như nội dung Nghị quyết đã xác định.

Do đó, việc tổ chức tuyên truyền rộng rãi thông qua các hội nghị, hội

thảo, các phương tiện truyền thông như: Đài phát thanh - Truyền hình, báo

Đà Nẵng, Trang thông tin điện tử thành phố (danang.gov.vn), Cổng thông

tin điện tử thành phố (danangcity.gov.vn), Tạp chí Thông tin - Truyền thông

(ictdanang.vn) cùng trang thông tin điện tử, website các sở, ngành, quận

huyện, các trường đại học, cao đẳng…là việc hết sức cần thiết. Kết hợp

nhiều kênh tuyên truyền phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tượng.

Phát huy chức năng và thế mạnh của các cơ quan truyền thông của thành

phố, tạo thành một đợt tuyên truyền thường xuyên, liên tục với nội dung và

hình thức phong phú, kết hợp với các nội dung tuyên truyền khác theo

hướng dẫn của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương và của Ban Tuyên giáo

Thành ủy. Xác định sự hội tụ các kênh truyền thông với sự đa dạng, phong

phú về tần suất thường xuyên sẽ nâng cao nhận thức của người dân và doanh

nghiệp về quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức vì đây

chính là con đường ngắn nhất để thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố

công nghiệp trước năm 2020.

Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triển

nhân lực. Cùng với khoa học, CN, vốn và tài nguyên, thì con người chính là

một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy một tổ chức, một địa

phương hay một quốc gia phát triển. Chú trọng phát triển nhân lực là việc làm

cấp thiết để theo kịp nền kinh tế tri thức. Bên cạnh đó, cần có biện pháp tác

động đến nhận thức của đại bộ phận xã hội về các thang bậc giá trị trong xã

hội, từ đó thay đổi nhận thức của xã hội về hướng nghiệp và dạy nghề, nhằm

giúp người dân nhận thức được học nghề là cơ hội để tìm kiếm việc làm cho

Page 139: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

130

bản thân, ổn định thu nhập gia đình và nâng cao chất lượng cuộc sống. Phát

triển đội ngũ chuyên gia am hiểu về tâm lý học nghề nghiệp, thông tin thị

trường lao động, am hiểu về thực tế ngành nghề xã hội, kinh tế học lao động

để thực hiện công tác hướng nghiệp.

Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò

của CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT đối với tăng trưởng kinh tế, cải

thiện đời sống nhân dân, áp dụng KH&CN tiên tiến, hiện đại trong sản xuất

kinh doanh nhất là CN thông tin như là công cụ để tiếp cận nền kinh tế tri

thức, nhằm hướng tới các ứng dụng lành mạnh, thiết thực, hiệu quả, góp phần

hình thành xã hội thông tin, bảo đảm các điều kiện để chuẩn bị cho việc quản

lý xã hội theo mô hình chính quyền điện tử.

4.2.1.2. Nâng cao chất lượng và coi trọng tính thiết thực của công tác

định hướng phát triển

Gắn việc nhận thức quán triệt Nghị quyết với xây dựng chương trình

hành động, kế hoạch triển khai thực hiện của từng địa phương, đơn vị, của

từng cộng đồng dân cư và của cá nhân mỗi cán bộ đảng viên, tạo chuyển biến

thật sự mạnh mẽ trong toàn thành phố trên tất cả các lĩnh vực, trước hết là

hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015, tiến tới

hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần

thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XX đã đề ra.

Hoạch định cẩn thận các quy hoạch, chiến lược, chính sách về CNH,

HĐH, kinh tế tri thức phù hợp với thực tiễn của thành phố, phù hợp với lòng

dân nhằm đảm bảo sự thành công trong từng bước phát triển. Thành công này

khơi nguồn cho thành công khác cứ như vậy sẽ gây dựng được sự tin tưởng

trong nhân dân và các nhà đầu tư. Tuy nhiên, thực tế khi thay đổi chính sách

hay đưa ra mới sẽ có những chính sách không phù hợp lòng dân, không được

người dân ủng hộ, nhưng lại cần thiết cho sự phát triển thành phố trong tương

lai, thì không ai khác chính những người đứng đầu thành phố phải giải thích

Page 140: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

131

một cách từ từ, kiên nhẫn bằng các buổi gặp gỡ trực tiếp với các cử tri, nhân

dân. Qua đó giúp người dân hiểu được tầm quan trọng của các chính sách mà

chính quyền thành phố đưa ra, có thể trước mắt không thấy được ích lợi của

nó, nhưng vì mục tiêu xây dựng thành phố trong tương lai, thì không ai khác

mỗi cán bộ, đảng viên, nhân dân hãy ủng hộ và giúp chính sách này đi vào

cuộc sống.

4.2.1.3. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các

cấp và phát huy vai trò của hệ thống chính trịTrong thời đại khoa học và CN, kinh tế tri thức việc hoạch định các

chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tạo môi trường

pháp lý ổn định cho các hoạt động sản xuất kinh doanh; bảo hộ quyền sở hữu

trí tuệ... giữ vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình CNH, HĐH gắn với phát

triển kinh tế tri thức. Muốn vậy, Chính phủ phải trở nên linh hoạt hơn, năng

động, sáng tạo và quan trọng hơn phải có thành phần lãnh đạo ưu tú, có nhiều

cách nghĩ cách làm mới, dám chịu trách nhiệm, biết tập hợp, phát huy và nâng

cao vai trò lãnh đạo, điều hành của các ngành, các cấp, địa phương, đơn vị

trong quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đề ra. Trong thời gian đến để

nâng cao năng lực quản lý của chính quyền Thành phố, theo tác giả cần đẩy

mạnh các giải pháp sau:

Xây dựng chính quyền điện tử: Đà Nẵng đã đầu tư một số tiền không

nhỏ để xây dựng triển khai các dự án ứng dụng CN thông tin cho các cơ quan

chính quyền của thành phố Đà Nẵng. Mục đích cuối cùng của việc đẩy mạnh

CN thông tin truyền thông vào cải cách thủ tục hành chính là nhằm giảm bớt

những phiền hà nhũng nhiễu cho công dân, cho tổ chức và doanh nghiệp.

Trong những năm tiếp theo cần thực hiện tốt chương trình Chính phủ điện tử

gắn với đổi mới phương thức điều hành, HĐH nền hành chính, tăng cường

ứng dụng CN thông tin trong quản lý, thực hiện cải cách hành chính. Tiếp tục

mở rộng việc tổ chức giao dịch hành chính với tổ chức, công dân, cung cấp

Page 141: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

132

thông tin qua mạng, từng bước hình thành chính quyền điện tử.

Xây dựng đội ngũ cán bộ thành phố thực sự là công bộc của nhân dân:

Thực hiện tốt công tác cán bộ, chú trọng nâng cao năng lực cán bộ. Xây dựng

đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, đạo đức công vụ tốt, tính

chuyên nghiệp cao, có kỹ năng xử lý các tình huống khi thực thi công vụ. Đề

cao trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là những người đứng đầu các cơ quan quản

lý hành chính các cấp. Áp dụng các chế tài, biện pháp ngăn chặn và xử lý các

trường hợp cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhũng nhiễu, gây

phiền hà, bất bình trong nhân dân.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm những

cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn, gây bất bình trong nhân dân,

rà soát, thay đổi ngay những cán bộ công chức, trì trệ có dư luận không tốt

liên quan đến tham nhũng. Nghiên cứu chính sách khen thưởng cho cán bộ,

công chức, viên chức có thành tích xuất sắc; chính sách trả lương công chức

theo hiệu quả công việc. Đào tạo, bồi dưỡng tính chuyên nghiệp, kỹ năng xử

lý tình huống; bố trí, sử dụng hiệu quả cán bộ thu hút và đào tạo theo các

chính sách của thành phố; đánh giá, rút kinh nghiệm và tiếp tục thực hiện thí

điểm mô hình Bí thư đồng thời là Chủ tịch cấp quận, phường.

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục chủ trương chính sách của Đảng,

pháp luật của Nhà nước: Tuyên truyền, giáo dục chủ trương chính sách của

Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành phố trên các loại phương tiện khác nhau

làm sao khi đến với người dân dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ dàng áp dụng trong

công việc và sinh hoạt hàng ngày. Tăng cường hơn nữa đối thoại trực tiếp

giữa chính quyền với người dân và các thành phần doanh nghiệp tạo sự đoàn

kết trong toàn Đảng, nhân dân thành phố.Tổ chức triển khai thực hiện và cụ

thể hóa các quy định, chính sách về phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước.

Công khai, minh bạch hóa thủ tục hành chính: Mở rộng việc thực hiện

cơ chế "một cửa" ở các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của các cơ quan quản lý

Page 142: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

133

nhà nước theo hướng giao cho một cơ quan tiếp nhận và giải quyết các thủ tục

trên cơ sở có quy chế, quy định về phối hợp giải quyết. Tiếp tục rà soát, sửa

đổi những thủ tục, loại bỏ những giấy tờ không cần thiết, những quy định, quy

chế không còn phù hợp, rút ngắn thời gian giải quyết các công việc. Tiếp tục

thực hiện chương trình tổng thể về cải cách hành chính, trọng tâm là nâng cao

chất lượng cải cách, thực hiện nguyên tác công khai, minh bạch, niêm yết

công khai quy chế, quy trình và các thủ tục hành chính rõ ràng, cụ thể tại công

sở, đặc biệt trong các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, đất đai, xây dựng cơ bản,

thuế, hải quan...Xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện Kế hoạch tổng thể

cải cách hành chính 10 năm giai đoạn 2011 - 2020.

4.2.2. Khai thác, phát triển và sử dụng các nguồn lực

4.2.2.1. Ưu tiên phát triển nguồn nguồn nhân lực

Để đảm bảo cung cấp các nhà khoa học, kỹ sư, công nhân có trình độ

cao để thúc đẩy tiến trình CNH, HĐH cho đất nước cũng như thành phố Đà

Nẵng theo tác giả cần có giải pháp cụ thể sau:

- Nội dung và phương pháp giáo dục cần chuyển trọng tâm của giáo

dục từ trang bị kiến thức sang bồi dưỡng rèn luyện phương pháp tư duy,

phương pháp giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, khả năng tự đào tạo.

Tăng tỷ lệ đầu tư cho giáo dục và chuyển đổi hệ thống giáo dục của

mình lấy các ngành công nghiệp, CN cao làm mục tiêu, cùng với đó Chính

phủ cùng với Bộ Giáo dục và đào tạo thực hiện kiểm soát chương trình, nội

dung giảng dạy sao cho có chất lượng và đảm bảo phù hợp với mọi nhu cầu

hoạt động sản xuất - kinh doanh. Sinh viên khi ra trường phải có kỹ năng giải

quyết vấn đề mới nảy sinh một cách nhanh nhạy, sáng tạo trong công việc,

luôn nghiên cứu áp dụng cCN mới, tiên tiến …trách nhiệm này thuộc về các

trường đại học, làm sao đào tạo sinh viên là ‘học cách học’. Chứ không phảo

đào tạo một đội ngũ lao động có tấm bằng cử nhân loại khá, giỏi trong tay

nhưng khi áp dụng vào thực tế công việc thì không thể làm được đây là một

Page 143: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

134

thực tế ở nước ta cần phải thay đổi, điều này đang làm lãng phí một nguồn

vốn không nhỏ của nhà nước, gia đình và xã hội.

Hiện nay ở thành phố Đà Nẵng thiếu rất nhiều những công nhân lành

nghề trong việc điều hành các hoạt động dây chuyền phức tạp hay trong

ngành CN chính xác. Vì vậy doanh nghiệp phối hợp với chính quyền, các

trường trong và ngoài nước hay những khóa đào tạo kỹ thuật của những tập

đoàn lớn mở các khóa học để các công nhân có thể tham gia nâng cao kỹ năng

nghề nghiệp.

Cải tiến và tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành về phát

triển nhân lực trên địa bàn Thành phố. Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa

các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo,

phát triển nhân lực (giữa các đơn vị hành chính, sự nghiệp với Sở Nội vụ,

Trung tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, giữa doanh nghiệp với

các trường ĐH-CĐ, TCCN, cơ sở dạy nghề…) để tìm sự thống nhất giữa cung

và cầu lao động trong thời gian đến, hạn chế đến mức thấp nhất sự lãng phí

trong phát triển nhân lực của cá nhân, tổ chức và xã hội. Đồng thời, tăng

cường sự chủ động, sáng tạo của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong

công tác phát triển nhân lực.

- Đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực

Đổi mới công tác dự báo, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực.

Từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần quan tâm dự báo nhu cầu và xây

dựng kế hoạch phát triển nhân lực trong ngắn hạn cũng như dài hạn, trong đó

cần xác định cụ thể số lượng, ngành nghề, tiêu chuẩn, thời gian dự kiến tuyển

dụng, đào tạo để làm cơ sở cho các dự báo cầu lao động. Trên cơ sở cầu lao

động cụ thể, Thành phố phối hợp cùng các cơ quan quản lý ngành thực hiện,

điều chỉnh quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo, số lượng đào tạo phù hợp từng

chuyên ngành, tránh hiện tượng đào tạo tràn lan, gây lãng phí ở ngành này và

thiếu hụt lao động ở ngành khác. Thực hiện tốt cơ chế phối hợp ba bên: nhà

Page 144: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

135

nước, cơ sở đào tạo và người sử dụng lao động từ khâu xây dựng quy hoạch,

đào tạo, tái đào tạo và sử dụng lao động.

Nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan phát triển nhân lực: Sở Nội

vụ, Sở LĐ-TB&XH, Sở GD-ĐT, Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao và các Phòng/Bộ phận phụ trách công tác tổ chức, nhân sự của các

cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp trên địa

bàn thành phố. Từng bước áp dụng các mô hình và phương pháp quản trị

nhân sự hiện đại. Mỗi cơ quan, đơn vị phải xây dựng kế hoạch phát triển nhân

lực trong từng giai đoạn; xác định hệ thống vị trí việc làm và tiêu chuẩn nhân

sự phù hợp; thực hiện tuyển dụng công khai, minh bạch; có kế hoạch thu hút,

đào tạo, bồi dưỡng nhân lực; đổi mới phương pháp đánh giá năng lực công tác

và chế độ khen thưởng - kỷ luật; đổi mới phương pháp quản lý nhân lực theo

hướng hiện đại, hiệu quả.

- Phát triển thị trường lao động

Đổi mới và cải thiện thị trường lao động, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

của thị trường lao động; thành lập đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Lao động

thương binh và xã hội chịu trách nhiệm làm cầu nối cung cầu lao động cho thị

trường. Gắn hệ thống thông tin thị trường lao động của Thành phố với hệ

thống thông tin kinh tế - xã hội của Thành phố và kết nối với hệ thống thông

tin thị trường lao động quốc gia. Thực hiện các chính sách hỗ trợ lao động yếu

thế tham gia vào thị trường lao động như thành lập cơ quan tư vấn, giới thiệu

việc làm dành riêng cho các đối tượng lao động yếu thế, hỗ trợ dạy nghề, tái

đào tạo, giải quyết việc làm,…

- Chính sách đãi ngộ thu hút nhân tài

Đà Nẵng là một trong những thành phố có chính sách thu hút nhân tài

khá hiệu quả, trong những năm tới cần có cơ chế đột phá trong bố trí và sử

dụng nguồn nhân lực trẻ, được đào tạo cơ bản, tạo điều kiện cho công chức,

viên chức trẻ được thăng tiến, đề bạt, bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo,

Page 145: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

136

quản lý. Thí điểm thực hiện trả lương, phân phối thu nhập theo năng lực và

kết quả công tác; có chính sách phụ cấp và đãi ngộ đặc biệt (nhà ở, đào tạo,..)

cho nhân lực có trình độ cao, tạo điều kiện cho các tài năng nâng cao thu nhập

bằng trí tuệ và năng lực của mình; Nghiên cứu thực hiện cơ chế thuê, hợp tác,

tư vấn đối với chuyên gia đầu ngành (trong và ngoài nước) trong các lĩnh vực

CN cao phục vụ cho việc xây dựng và phát triển khu CN cao, khu công

nghiệp CN thông tin của Thành phố.

Đối với việc thu hút nhân tài cho khu vực tư, Thành phố ưu tiên cải

cách thủ tục hành chính, nhất là trong các khâu cấp giấy phép lao động cho

người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc tại Đà

Nẵng; ưu tiên thu hút nhân tài làm việc cho khu CN cao thông qua chính sách

hỗ trợ thủ tục hành chính về cấp phép lao động và cấp sổ lao động trong khu

CN cao; hỗ trợ xây dựng khu vực lưu trú hiện đại về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và

cơ sở hạ tầng xã hội dành riêng cho đội ngũ trí thức làm việc tại khu CN cao;

cải tạo các tuyến giao thông nội thị và phát triển các loại hình giao thông hiện

đại nhằm kết nối các khu CN cao, khu công nghiệp, CN thông tin với trung

tâm Thành phố theo hướng thuận tiện và đa dạng.

Thành phố cũng cần có những chính sách thỏa đáng hơn nữa để giữ

chân nguồn nhân lực này: Chính sách ưu đãi về vật chất: cấp nhà, trả lương

thỏa đáng so với trình độ của họ; Đối với gia đình của nguồn lao động này

được ưu tiên nhận vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc thành phố;

Có môi trường làm việc tốt phát huy được khả năng sáng tạo... ; Cần xây

dựng cơ chế sử dụng người hợp lý, tạo được nhiều nhân tài.

Bồi dưỡng nguồn nhân lực có những tố chất tốt. Ngoài những thù lao

vật chất mà họ được hưởng cần khơi dậy lòng yêu nước, sự trăn trở về sự tụt

hậu của đất nước, sự phát triển của thành phố và đơn vị từ đó họ cống hiến hết

sức mình cho sự phồn thịnh của thành phố, quốc gia; có tư tưởng tiến bộ, luôn

trau dồi, mở mang kiến thức vừa hiểu biết về khoa học CN lại vừa có kiến

Page 146: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

137

thức về kinh tế; Tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp...

- Mở rộng quan hệ hợp tác giáo dục đào tạo với nước ngoài.

Khai thác khả năng học tập, tiếp thu trình độ khoa học, kỹ thuật, CN

tiên tiến của quốc tế bằng biện pháp gửi sinh viên đi đào tạo đại học, sau đại

học, giáo viên đi thực tập sinh, trao đổi học giả ở các trường đại học có uy tín

trên thế giới. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển nhân lực,

đặc biệt là đào tạo đại học và sau đại học để triển khai các dự án hợp tác đào

tạo, trao đổi cán bộ/sinh viên, tổ chức và tham gia các hội thảo quốc tế, mời

giáo sư nước ngoài tham gia giảng dạy một số môn hoặc thực hiện các buổi

seminar khoa học; mở rộng các chương trình đào tạo tiên tiến. Tiếp tục phát

huy các chương trình liên kết đào tạo với các trường đại học có uy tín chất

lượng trên thế giới. Khai thác các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của các tổ chức

quốc tế như WB, OECD, ADB,... để phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo,

khoa học - CN, phát triển nhân lực.

4.2.2.2. Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư đẩy mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư của thành phố giai đoạn 2011 - 2020,

cần phải có hệ thống biện pháp huy động vốn một cách rất tích cực và tập

trung, tạo ra sự "bùng nổ" trong đầu tư phát triển sản xuất. Vì vậy, huy động

tổng hợp các nguồn vốn đầu tư phát triển phải được xác định như một trong

những nhiệm vụ quan trong hàng đầu.

Đối với các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tập trung (bao gồm nguồn

trung ương hỗ trợ, vốn các chương trình): Huy động tốt các nguồn thu từ

thuế, phí vào ngân sách đây là nguồn nội lực cơ bản của thành phố: đẩy mạnh

thực hiện cải cách hành chính trong các lĩnh vực thu ngân sách tạo điều kiện

thuận lợi nhất để nâng cao chất lượng phục vụ người nộp thuế và các tầng lớp

nhân dân. Triển khai thực hiện tốt công tác HĐH CN, áp dụng tiến bộ khoa

học kỹ thuật để nâng cao năng lực quản lý, điều hành ngân sách phù hợp với

Page 147: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

138

tiến trình hội nhập quốc tế. Nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp, khách

hàng và nhân dân, cải tiến phương thức quản lý thu theo hướng nâng cao tính

tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện cơ chế tự tính - tự

khai - tự nộp; đồng thời đảm bảo quản lý chặt chẽ, kiểm tra, kiểm soát được

hoạt động tài chính của các đối tượng để thu hồi đầy đủ, kịp thời các khoản

thu thuế phí vào ngân sách.

Khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên, đất đai, công sản, cụ thể

hóa cơ chế chính sách, cho phù hợp với điều kiện thực tế thành phố nhằm tạo

hành lang pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động giao dịch bất động sản,

đẩy mạnh tổ chức bán đấu giá công khai quỹ đất, quỹ nhà; hoạt động có hiệu

quả Quỹ đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng nhằm huy động nguồn lực cho

đầu tư phát triển.

Đối với nguồn vốn tín dụng đầu tư: Tạo vốn thông qua tín dụng ngân

hàng: Để tạo sức hút đầu tư cho các thành phần kinh tế ngân hàng cần cải tiến

thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn như:

nới rộng điều kiện thế chấp, áp dụng mức lãi suất ưu đãi cho những khoản

vay dài hạn để đầu tư phát triển công nghiệp, triển khai và đẩy mạnh cho vay

theo hình thức bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nguồn

vốn này tùy thuộc vào khả năng phát triển sản xuất. Vốn tín dụng đầu tư dài

hạn, vốn tín dụng từ quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia tập trung cho một số đơn vị

sản xuất kinh doanh theo đối tượng ưu tiên, nhất là các doanh nghiệp Nhà

nước hoạt động hiệu quả thuộc các ngành công nghiệp và sản xuất hàng hóa

xuất khẩu… Đồng thời các doanh nghiệp phải vay vốn trung và dài hạn, huy

động vốn tự có, vốn cổ phần các hình thức liên doanh liên kết…để tạo nguồn

cho đầu tư phát triển.

Đối với nguồn vốn đầu tư từ dân và doanh nghiệp: Khuyến khích các

thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút sự

tham gia của các thành phần kinh tế. Cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư

Page 148: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

139

thông thoáng trong việc tiếp cận với các cơ hội kinh doanh, đơn giản hóa các

thủ tục, quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký kinh doanh,

gia nhập thị trường, tiếp cận với các nguồn vốn và các quan hệ tài chính, tín

dụng nhằm phát huy cao độ các nguồn lực để phát mạnh khu vực kinh tế tư

nhân góp phần tăng trưởng kinh tế thành phố.

Đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài: Xúc tiến việc quảng bá tạo cơ

hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, trọng tâm là: tuyên truyền quảng

bá hình ảnh môi trường đầu tư thuận lợi ở thành phố; xây dựng và quảng bá

thương hiệu các sản phẩm; tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng sản xuất - kinh

doanh và các công trình hạ tầng kỹ thuật…Điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới

các chính sách khuyến khích về đầu tư và kinh doanh đổi mới CN, vào các

lĩnh vực CN cao, phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực, phát triển

mạnh các loại hình du lịch, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch và

mở rộng thị trường xuất khẩu…Công khai hóa các quy trình thủ tục hành

chính để đơn giản hóa thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian thẩm định, cấp phép

đầu tư, mở rộng diện đăng ký cấp phép đầu tư tạo điều kiện thuận lợi và thực

hiện các thủ tục đơn giản, nhanh chóng cho các nhà đầu tư nước ngoài.

4.2.2.3. Lựa chọn và phát triển mạnh khoa học và công nghệĐẩy mạnh phát triển KH&CN từng bước phát triển KTTT phục vụ

CNH, HĐH trong những năm tới thành phố cần chú trọng một số giải pháp

sau đây:

Thứ nhất: Lựa chọn, áp dụng CN phù hợp. Trong dây chuyền sản xuất

cần HĐH từng phần, từng công đoạn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ

giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường trong và

ngoài nước. Lựa chọn áp dụng CN phù hợp với từng giai đoạn phát triển,

không nhập khẩu CN và thiết bị đã lạc hậu. Chú trọng phát triển khoa học CN

theo hướng mua hoặc nhập CN mới của các nước phát triển. Đồng thời đẩy

mạnh hoạt động nghiên cứu phát triển KH&CN trên địa bàn thành phố theo

Page 149: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

140

hướng gắn kết chặt chẽ giữa tổ chức, cá nhân nghiên cứu với các đơn vị,

doanh nghiệp sử dụng kết quả, thực hiện nghiên cứu theo đơn đặt hàng của

doanh nghiệp, khuyến khích và hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách thành phố

cho các doanh nghiệp tự đầu tư nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ

thuật vào sản xuất, khai thác tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn sự

nghiệp khoa học.

Thứ hai: Phát triển thị trường khoa học - CN. Phát triển các hoạt động

tư vấn dịch vụ, xúc tiến mua bán, chuyển giao CN - cầu nối giữa khoa học

và CN với sản xuất nhằm nhanh chóng ứng dụng KH&CN vào sản xuất.

Hình thành và phát triển các tổ chức xúc tiến mua bán CN. Phát triển dịch vụ

pháp lý về sở hữu trí tuệ và các dịch vụ pháp lý khác liên quan tới mua bán

CN. Khuyến khích các tổ chức tài chính cung ứng các dịch vụ tài chính hỗ

trợ đổi mới CN, chuyển giao và ứng dụng CN. Xây dựng cơ chế, quy định

trách nhiệm đối với các cơ quan chuyển giao và nhận chuyển giao đối với

kết quả nghiên cứu phục vụ công ích. Chuyển mạnh hoạt động nghiên cứu

ứng dụng và phát triển CN gắn với thị trường. Khuyến khích, thúc đẩy các

doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đặt hàng với các tổ chức khoa

học và CN trong nước và nước ngoài. Đẩy mạnh liên kết giữa viện nghiên

cứu, trường đại học, các tổ chức tài chính và doanh nghiệp. Khuyến khích

các doanh nghiệp nhập khẩu CN theo hướng nhập khẩu máy móc, thiết bị,

dịch vụ kỹ thuật.

Thực hiện tốt vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công

nghiệp của cá nhân, pháp nhân gồm quyền sở hữu sáng chế, giải pháp hữu

ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, quyền sử dụng với tên gọi

xuất xứ hàng hóa,.. để khuyến khích việc nghiên cứu và sáng tạo khoa học-

CN. Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về, quy trình, giá cả, hay những

CN đã hết thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ… cho các doanh nghiệp (đối

với CN nhập khẩu từ nước ngoài) điều này giảm được thiệt hại do các nhà đầu

Page 150: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

141

tư nước ngoài lợi dụng.

Thứ ba: Đổi mới cơ cấu và phương thức hoạt động của các tổ chức

khoa học - CN. Thực hiện chuyển các tổ chức KH&CN sang hoạt động theo

cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Xây dựng cơ chế chính sách về chuyển

giao kết quả nghiên cứu sử dụng kinh phí từ ngân sách. Đổi mới công tác

thẩm định thông tin đối với các đề tài từ khâu xây dựng, xét chọn cho đến

đánh giá nghiệm thu. Thực hiện phương thức giao trực tiếp, từng bước mở

rộng phương thức tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN,

trên nguyên tắc bảo đảm tính công khai, minh bạch và có tiêu chí rõ ràng. Đổi

mới cơ chế quản lý kinh phí ngân sách chi cho nghiên cứu khoa học theo

hướng khoán gọn trên cơ sở hợp đồng nghiên cứu đã ký kết nhằm tạo thuận

lợi và kích thích các nhà khoa học, các doanh nghiệp tham gia tích cực, hiệu

quả hơn trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật

vào sản xuất.

Thứ tư: Có chính sách ưu đãi đối với cán bộ khoa học - CN

Có chính sách quan tâm đến đời sống của các nhà khoa học nhất là các

nhà khoa học thật sự tâm huyết, cống hiến hết mình vì hoạt động khoa học và

CN của thành phố. Đặt ra những quy định cụ thể về mức tiền thưởng, thù lao

xứng đáng đối với những cán bộ có năng lực sáng tạo, có những sáng kiến,

công trình khoa học được áp dụng vào thực tiễn.

Thứ năm: Xây dựng những cơ chế phù hợp đối với khu CN cao, vườn

ươm CN thúc đẩy phát triển khoa học - CN. Hoạt động của khu CN cao và

vườn ươm CN khác so với các doanh nghiệp vì vậy xây dựng cơ chế quản lý

trong khu CN cao phải có lợi cho quá trình đổi mới CN, phù hợp với sự phát

triển của CN cao, kích thích quyền tự chủ trong đổi mới CN. Để xây dựng

thành công khu CN cao đòi hỏi có môi trường pháp lý thuận lợi cho các nhà

đầu tư với cơ chế thông thoáng trong dạng "phi điều chỉnh" (đặc cách) về hoạt

động kinh doanh, chuyển giao CN, một số quy định đặc biệt về quyền sử

Page 151: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

142

dụng đất đai, nhà ở, nhà xưởng, tạo sự an tâm cho các nhà đầu tư. Trong thời

gian đầu, thành phố có những quy định về chính sách đầu tư, hỗ trợ đầu tư,

chính sách thuế phù hợp đối với những nhà đầu tư có dự án đầu tư vào khu

CN cao như: miễn, giảm thuế (doanh nghiệp, thu nhập cá nhân), được giữ lại

khoản thu của khu CN cao (liên quan đến đất và thuế phát sinh) để đầu tư

phát triển. Xây dựng môi trường làm việc dân chủ, tôn trọng tri thức, nhân tài

tạo điều kiện tốt cho sự phát triển KH&CN.

Thứ sáu: Đa dạng hóa phương thức chuyển giao CN. Đây có thể nói là

một kênh tiếp nhận CN tiên tiến, CN cao dễ dàng nhất. Ở Việt Nam hay thành

phố Đà Nẵng CN được chuyển giao từ con đường đầu tư trực tiếp nước ngoài

là chủ yếu. Vì CN đi theo con đường này được chuyển giao đồng bộ từ khâu

nghiên cứu thị trường, thiết kế, lắp đặt cho đến sản xuất kinh doanh…Bên

cạnh đó cũng cần chú ý tới chuyển giao CN qua con đường các chuyên gia

nhập cư, tuy các chuyên gia nhập cư vào thành phố Đà Nẵng không nhiều

nhưng xét về tiềm năng đây là một cách chuyển giao CN có triển vọng. Một

phương thức nữa đó là chuyển giao CN qua con đường vay vốn hoặc tài trợ

của nước ngoài. Ở phương thức này phía nước ngoài chỉ là người hướng dẫn,

phía Việt Nam là người thực hiện nên phải làm chủ được CN nhập.

4.2.2.4. Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh doanh sản

phẩm mới, công nghệ mới

Doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn giữ vai trò to lớn trong mọi giai đoạn

phát triển của nền kinh tế. Ở Việt Nam hay thành phố Đà Nẵng cũng vậy phải

khuyến khích các doanh nghiệp này phát triển vì nó được xem như là một

phương tiện cần thiết để giải trừ thất nghiệp, ổn định xã hội, tăng thu nhập

cho người lao động góp phần làm tăng GDP hàng năm. Thúc đẩy doanh

nghiệp vừa và nhỏ phát triển cần có giải pháp cụ thể sau:

Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tham gia sản xuất

một khâu nào đó trong kết cấu sản phẩm CN mới, phức tạp được các công ty

Page 152: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

143

xuyên quốc gia giao cho. Điều này giúp họ dễ dàng hòa vào mạng lưới thông

tin quốc tế, làm cho thông tin và năng lực sản xuất được nâng lên, tăng cường

năng lực ứng biến đối với thị trường, tạo cơ hội mới vươn ra thị trường thế

giới. Bên cạnh đó các doanh nghiệp này vẫn sản xuất các sản phẩm độc đáo

dựa vào kỹ nghệ truyền thống chuyên thỏa mãn nhu cầu đặc biệt của thị

trường khu vực. Dựa vào những thế mạnh và hiện trạng phát triển kinh tế của

Đà Nẵng trong những năm qua, các doanh nghiệp thành phố nên đầu tư vào

các ngành: du lịch, dịch vụ, công nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó

tập trung phát triển một số ngành công nghiệp chủ yếu: công nghiệp điện -

điện tử, công nghiệp CN thông tin, công nghiệp cơ khí, công nghiệp dịch vụ

hàng hải, công nghiệp chế biến… Hình thành và phát triển một số doanh

nghiệp CN sinh học nhằm sản xuất kinh doanh các sản phẩm CN sinh học

phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

Ngoài ra, trên thực tế nhận thức của doanh nghiệp và người dân về

các sản phẩm thân thiện với môi trường còn chưa cao vì vậy theo tác giả

cần phải có những chính sách phát triển các sản phẩm này như: thúc đẩy

phát triển khoa học - CN phục vụ cho phát triển sản phẩm thân thiện môi

trường; Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư phát triển các sản

phẩm thân thiện môi trường; Khuyến khích tiêu dùng xanh và nâng cao

nhận thức cho người tiêu dùng về bảo vệ môi trường sử dụng sản phẩm

thân thiện môi trường.; Tạo lập các điều kiện phát triển thị trường sản

phẩm thân thiện môi trường…

Giai đoạn trước mắt, với các doanh nghiệp đã có, cần phải tăng cường

đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị CN để tăng năng suất, hạ giá thành nhằm

đứng vững và mở rộng thị phần trong cạnh tranh. Đối với các doanh nghiệp

xây dựng mới, ngay từ đầu phải có quan điểm tiếp nhận CN tiên tiến, đảm bảo

yếu tố bảo vệ môi trường, đón đầu, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn cơ bản

để định hướng phát triển, lựa chọn các dự án đầu tư và CN.

Page 153: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

144

4.2.2.5. Mở rộng thị trường để thu hút và phát huy các nguồn lựcđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế trithức

- Đối với thị trường nước ngoài

Mở rộng thị trường nước ngoài đây là cơ hội để cho thành phố xuất

nhập khẩu hàng hóa, khoa học CN, lao động... trong thời gian tới để tăng kim

ngạch xuất khẩu cho thành phố ngoài việc giữ vững và mở rộng các thị trường

đã có của thành phố như Mỹ, EU, Nhật thì cần tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu

và có chiến lược tiếp thị các thị trường mới như Trung Cận Đông, Mỹ La

Tinh, Asean. Nhất là thị trường ngay trong khu vực Asean là các thị trường

hứa hẹn tiềm năng xuất khẩu với doanh nghiệp thành phố: ví dụ thị trường

Indonesia nhu cầu tiêu dùng tăng nhanh do sự chuyển dịch dân số về mặt

thành thị, nhiều mặt hàng Đà Nẵng phù hợp với yêu cầu nơi đây như: da giầy,

may mặc, chế biến thủy sản... Hay thị trường Myanmar với 60 triệu dân

nhưng sản xuất nội địa chỉ đáp ứng 15% nhu cầu nước họ còn đâu là phải

nhập khẩu. Theo tác giả đây là 2 thị trường hứa hẹn tiềm năng xuất khẩu với

doanh nghiệp thành phố. Nhưng để đón đầu các doanh nghiệp cần lưu ý đến

các vấn đề về văn hóa, phương thức kinh doanh hay cách tiếp cận để có hệ

thống phân phối tại mỗi thị trường, phải đưa sản phẩm có tính độc đáo, có bản

sắc riêng chứ không nên mang các sản phẩm cùng loại để cạnh tranh về giá.

Để tiếp cận các nguồn vốn FDI, ODA... thì cần có môi trường đầu tư

thuận lợi bằng những chính sách khuyến khích đầu tư với những ưu đãi đặc

biệt cụ thể như sau: i) Cần tiếp tục đơn giản hoá thủ tục đăng ký đầu tư, ở

những lĩnh vực mà luật pháp không cấm. Nghĩa là nhà nước chủ yếu xác định

những lĩnh vực không cần hoặc hạn chế đầu tư nước ngoài, còn lại thì các nhà

đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước được hưởng những qui định như

nhau; ii) Phân định rõ và xoá bỏ những chồng chéo về quản lý nhà nước đối

với hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chủ

Page 154: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

145

yếu là giữa Bộ Kế hoạch - Đầu tư, chính quyền cấp tỉnh, thành phố thuộc

trung ương và Ban quản lý các KCX - KCN; iii) Để phát huy hiệu quả của

việc sử dụng nguồn vốn đầu tư trong phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường

đóng vai trò của pháp luật trong quản lý dự án đầu tư, hệ thống pháp luật về

đầu tư cũng phải được xây dựng một cách thống nhất, minh bạch, khả thi. iv)

Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý doanh

nghiệp, công chức nhà nước, và công nhân kỹ thuật có trình độ chuyên môn

nghiệp vụ, phương pháp hoạt động kinh tế đối ngoại, trình độ ngoại ngữ và

tay nghề kĩ thuật cao, đủ khả năng để đáp ứng tốt yêu cầu thu hút và quản lý

hoạt động của đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Đối với thị trường trong nước

Thị trường trong nước còn rất nhiều tiềm năng cần khai thác và tạo uy

tín đối với người tiêu dùng nội địa, trước hết là là vùng Duyên Hải miền

Trung, với các giải pháp sau:

Xây dựng mối liên hiệp hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trên địa

bàn để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, cung cấp nguyên vật liệu..., tránh hiện tượng

tranh mua, tranh bán, chèn ép gây rối loạn thị trường. Phát triển thị trường

nội địa bằng cách đưa ra những sản phẩm tốt nhất có thể, kiểu dáng, mẫu mã

đẹp và đẳng cấp quốc tế nhưng giá thì bán chỉ giá Việt Nam.

Mở rộng hệ thống phân phối nhằm nâng cao thị trường nội địa bằng

việc quảng bá hình ảnh doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại

chúng, các trang web của ngành, thành phố tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp

tham gia Hội chợ, triển lãm...Bên cạnh việc mở rộng thị trường ở các thành

phố lớn thì các doanh nghiệp cũng phải chú ý tới thị trường nông thôn, đây là

thị trường đầy tiềm năng. Do sự chênh lệch về thu nhập nên thị trường này

thường bị các doanh nghiệp bỏ ngỏ. Hiện nay, đời sống người nông dân đã

nâng lên mức đáng kể nên nhiều mặt hàng trước kia coi là xa xỉ thì nay họ rất

cần nhất là đối với những mặt hàng công nghiệp tiêu dùng lâu bền mang tính

Page 155: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

146

phổ biến như: tivi, phương tiện nghe nhìn, máy giặt, đồ điện tử... và các dịch

vụ phục vụ cuộc sống và sinh hoạt của con người.

Thành phố khuyến khích các doanh nghiệp và hỗ trợ một phần kinh phí

cho doanh nghiệp thuê các chuyên gia giỏi về kỹ thuật, quản lý trong một thời

gian nhất định để giúp doanh nghiệp chuyển giao CN, đổi mới phương pháp

quản lý nhằm tạo đột phá về năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, nhất là

đối với những ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Tăng cường hợp tác,

liên doanh, liên kết và phối hợp phát triển với các tỉnh, thành phố khác trên cơ

sở phát huy thế mạnh đặc thù của nhau để cùng phát triển, hai bên cùng có lợi

trên một số lĩnh vực như: phối hợp trong việc khai thác, sử dụng hệ thống

cảng Đà Nẵng; phối hợp trong việc phát triển du lịch; phối hợp với các địa

phương ven biển xây dựng và khai thác các trung tâm hậu cần nghề cá.

4.2.2.6. Mở rộng quan hệ đối ngoại

Thành phố Đà Nẵng trong những năm qua luôn chủ động và tích cực

hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ,

đối tác kinh tế và doanh nghiệp nước ngoài, thu hút đầu tư, kêu gọi các nguồn

hỗ trợ phát triển chính thức, viện trợ phi chính phủ, xúc tiến thương mại, du

lịch, quảng bá hình ảnh thành phố được đẩy mạnh. Để thúc đẩy các hoạt động

kinh tế đối ngoại, thành phố cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:

- Đẩy mạnh công tác thông tin về ngoại giao kinh tế.

Xây dựng và hình thành cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ

quan, ban ngành làm công tác đối ngoại và kinh tế đối ngoại với các cơ quan

và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Định kỳ hàng năm có kế

hoạch trao đổi thông tin định hướng về nhu cầu mở rộng thị trường, hợp tác

quốc tế để các cơ quan làm công tác đối ngoại và kinh tế đối ngoại kịp thời

nắm bắt và phục vụ công tác vận động, xúc tiến nhanh chóng, hiệu quả. Định

kỳ 6 tháng tổ chức giao ban kinh tế đối ngoại giữa lãnh đạo thành phố với các

sở, ban, ngành.

Page 156: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

147

Hình thành cơ chế cung cấp thông tin định kỳ cho các cơ quan đại diện

Việt Nam tại nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các địa

phương nước ngoài có quan hệ hợp tác với thành phố nhằm duy trì quan hệ và

tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan này trong việc xúc tiến và triển khai các

chương trình hợp tác đầu tư.

- Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công tác ngoại giao kinh tế

Bổ sung và tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại và kinh

tế đối ngoại tại các cơ sở, ban, ngành, địa phương của thành phố. Đảm bảo tại

các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố có ít nhất từ 1 đến 2 cán bộ

kiêm nhiệm được đào tạo về đối ngoại, am hiểu các vấn đề hợp tác quốc tế.

Phối hợp với Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành, Trung ương thường xuyên tổ

chức các khóa đào tạo, tập huấn ngắn hạn về công tác ngoại giao kinh tế và

hội nhập kinh tế quốc tế cho cán bộ thành phố. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao

năng lực đội ngũ biên phiên dịch của thành phố, sẵn sàng tham gia biên phiên

dịch cho các hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại của thành phố, các hội

nghị quốc tế lớn. Tập trung tuyển chọn và bồi dưỡng cán bộ giỏi các ngoại

ngữ: Anh, Pháp, Nhật, Hàn, Trung, Thái, Lào.

- Thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước, trong khu vực và trên thế giới

Tích cực tham gia các diễn đàn khu vực và quốc tế, các hiệp hội thành phố

lớn trên thế giới. Phát huy vai trò là thành viên của các mạng lưới như: Hành lang

Kinh tế Đông - Tây, hợp tác giữa các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông mở

rộng, mạng lưới khu vực các chính quyền địa phương quản lý dân cư, trung tâm

thông tin đô thị châu Á tại Kobe, diễn đàn các thành phố thế giới...

Hàng năm thành phố tổ chức các đoàn đi công tác nước ngoài để xúc

tiến quan hệ hợp tác theo hướng đưa nội dung kinh tế, tập trung xúc tiến đầu

tư, thương mại, du lịch, hợp tác khoa học kỹ thuật, giáo dục làm trọng tâm.

Tăng cường phối hợp với các cơ quan trung ương để lãnh đạo thành phố tham

gia các đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước thăm và làm việc tại các

Page 157: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

148

quốc gia có tiềm năng hợp tác. Vận động các đoàn nguyên thủ quốc gia, đoàn

cấp cao và các tập đoàn kinh tế lớn đến thăm, làm việc và tìm hiểu cơ hội hợp

tác tại Đà Nẵng. Tranh thủ sự hỗ trợ và phối hợp của các cơ quan đại diện

Việt Nam tại nước ngoài trong công tác quảng bá hình ảnh thành phố, xúc

tiến đầu tư, thương mại, du lịch cũng như việc tư vấn, thẩm tra năng lực của

đối tác nước ngoài. Hàng năm, chủ động lập chương trình hợp tác giữa thành

phố Đà Nẵng với cơ quan đại diện Việt Nam tại một số quốc gia có tiềm năng

hợp tác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa kỳ, Úc, EU, ASEAN... và có đánh giá

định kỳ về kết quả chương trình hành động này.

Nghiên cứu, đề xuất thành lập văn phòng đại diện thành phố Đà Nẵng

tại những thị trường giàu tiềm năng, trước hết ở Mỹ, Hàn Quốc, xúc tiến, thúc

đẩy hợp tác theo mô hình của văn phòng đại diện Đà Nẵng tại Tokyo.

4.2.2.7. Ứng phó và khắc phục hậu quả các sự cố môi trường

Trong thời kỳ quy hoạch để đạt mục tiêu phấn đấu trở thành thành phố

công nghiệp trước năm 2020, nhiều dự án xây dựng khu công nghiệp, đô thị,

thành phố ngày càng được mở rộng ra…Nhưng bên cạnh đó sẽ có tác động

không nhỏ đến môi trường do: phát triển sản xuất công nghiệp, phát triển du

lịch, quá trình đô thị hóa dẫn tới làm mất đất rừng, ô nhiễm về nước thải, ô

nhiễm không khí, rác thải sinh hoạt…vì vậy theo tác giả cần có những giải

pháp cụ thể sau:

Đối với các khu công nghiệp và cơ sở công nghiệp: Có kế hoạch và

kiên quyết di dời các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm lớn ra xa

các khu dân cư, chuyển vào các khu công nghiệp đồng thời đầu tư xây dựng

hệ thống thiết bị lọc bụi và hấp thụ khí độc ở các doanh nghiệp trước khi thải

vào môi trường không khí; ứng dụng CN tiên tiến đối với hệ thống xử lý nước

thải của doanh nghiệp, các khu, cụm công nghiệp trước khi xả vào hệ thống

sông ngòi.

Quản lý công nghiệp theo xu hướng hiện đại trên cơ sở tiếp tục thực

Page 158: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

149

hiện có hiệu quả chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp thành phố, đưa

vào áp dụng phổ biến các giải pháp kỹ thuật trong quản lý công nghiệp trong

5 năm tới thực hiện sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, đổi mới

CN…từng bước xây dựng các khu công nghiệp sinh thái đến năm 2020. Sắp

xếp các loại hình công nghiệp phù hợp trong các khu công nghiệp và đầu tư

thêm các dự án xử lý hoặc tái chế chất thải tại chỗ, từng bước xây dựng khu

công nghiệp thân thiện môi trường. Thực hiện các chế tài xử phạt nghiêm

khắc đối với các cơ sở công nghiệp vi phạm vần để xả thải ra môi trường.

Đối với khí thải từ các dây truyền sản xuất cần phải thường xuyên

định kỳ quan trắc mức độ ô nhiễm, phân tích thành phần khí thải từ nguồn

thải và ở các khu vực dân cư lân cận. Nếu mức độ ô nhiễm vượt quá tiêu

chuẩn cho phép phải có biện pháp khắc phục ngay hoặc áp dụng biện pháp

đình chỉ, di dời các cơ sở sản xuất ra xa khu vực dân cư để đảm bảo an toàn

môi trường sống.

Đối với khu đô thị và nông thôn: Phát triển cây xanh nhằm đáp ứng các

mục tiêu môi trường của đề án xây dựng thành phố môi trường. Tăng cường

việc sử dụng các phương tiện công cộng, phương tiện sử dụng nhiên liệu gas

để giảm thiểu ô nhiễm và giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

Thực hiện các mô hình quản lý mới nhằm nâng cao năng lực quản lý

rác thải cho thành phố theo hướng hiện đại. Tăng mạng lưới thu gom đến

những vùng nông thôn, chuyển đổi lịch thu gom vào ban đêm và thu gom trực

tiếp, xóa các trạm trung chuyển gây ô nhiễm, giảm dần thùng rác trên địa bàn,

tăng tỷ lệ rác tái sử dụng, tái chế, kiểm soát chặt chẽ việc đổ thải, phế thải.

Tuyên truyền và nâng cao nhận thức của người dân,tổ chức, doanh

nghiệp về bảo vệ môi trường: Các địa phương đoàn thể, cơ quan, đơn vị tiếp

tục thường xuyên hơn trong công tuyên truyền, ra quân vệ sinh môi trường để

cộng đồng có chuyển biến mạnh mẽ trong hành động. Phát huy vai trò của các

tổ chức đoàn thể trong việc tuyên truyền xây dựng hành vi thân thiện môi

Page 159: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

150

trường, từng bước thay đổi thói quen tiêu dùng góp phần giảm thiểu rác thải.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về CNH, HĐH gắn với phát triển kinh

tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng, tác giả rút ra một số kết luận sau đây:

CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức là con đường cần thiết để

rút ngắn quá trình chuyển kinh tế xã hội của nước ta nói chung, thành phố Đà

Nẵng nói riêng sớm trở thành một xã hội hiện đại. Để thực hiện con đường

này, cần phải tìm ra được phương thức gắn kết ba quá trình trên trong một cơ

cấu và cơ chế thích hợp. Xuất phát từ điều kiện khoa học, CN và kinh tế trên

thế giới, trong nước hiện nay, con đường gắn kết CNH, HĐH với phát triển

kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng đòi hỏi phải kết hợp phát triển CN

truyền thống với CN hiện đại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng

nhanh các ngành công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng tri thức và giá trị gia

tăng cao, thúc đẩy tiến bộ xã hội, phát triển khoa học và CN, phổ cập CN

thông tin, kết hợp CN ngoại sinh và nội sinh.

Do CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức là một quá trình kinh

tế-xã hội, nên việc thực hiện phải chịu tác động bởi nhiều yếu tố cả khách

quan và chủ quan. Đó là các nguồn lực, tiềm năng của đất nước, của địa

phương về tài nguyên, vốn, nhân lực và khoa học, CN; độ mở của nền kinh tế

với bên ngoài và hiệu lực quản lý của chính quyền nhà nước các cấp, sự năng

động của cộng đồng doanh nghiệp. Việc sử dụng và phát huy tốt các nguồn

lực, tiềm năng này là điều kiện bảo đảm thành công của sự nghiệp CNH,

HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức của mỗi tỉnh, thành phố.

Để có thêm căn cứ trong lựa chọn giải pháp phát triển trong giai đoạn

CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức của thành phố Đà Nẵng, luận án

nghiên cứu kinh nghiệm của Singapore, Hàn Quốc, Hà Nội, thành phố Hồ Chí

Minh về quá trình này, rút ra 5 bài học kinh nghiệm có thể vận dụng.

Page 160: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

151

Dựa vào những phân tích lý thuyết, kinh nghiệm thực tiễn, tác giả luận

án đã khảo sát thực trạng CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở

thành phố Đà Nẵng từ năm 2001 đến nay, chỉ ra những thành công, hạn chế

và nguyên nhân của thực trạng này. Thực tế cho thấy những kết quả đạt được

về CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng vẫn

chưa được như mong muốn. Thành phố đang vấp phải tình trạng phát triển

chủ yếu dựa vào tài nguyên, tăng lượng vốn và lao động kỹ năng thấp. Để đẩy

mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, thành phố Đà Nẵng còn

nhiều việc cần phải làm. Phải chuyển sang phát triển theo chiều sâu, coi trọng

tri thức, khoa học và CN; phải phát triển và sử dụng nhân lực chất lượng cao,

nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền nhà nước các cấp.

Để thực thi có hiệu quả các yêu cầu trên trong thời gian tới, vấn đề là

phải đưa ra được các dự báo chính xác về bối cảnh, triển vọng, xác định đúng

phương hướng và đề xuất một hệ thống giải pháp đồng bộ. Phương hướng

thúc đẩy CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức là tiếp tục tìm ra

hướng để gắn kết các quá trình phát triển, phấn đấu đưa Đà Nẵng trở thành

thành phố công nghiệp phát triển bền vững vào trước năm 2020. Giải pháp để

thực hiện phương hướng này là tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao

nhận thức của cán bộ và người dân về tầm quan trọng và con đường CNH,

HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức; tăng cường công tác dự báo, nâng cao

hiệu lực quản lý của các cấp chính quyền thành phố; khai thác, sử dụng và

phát huy tốt các nguồn lực nhất là nguồn lực trong thành phố, trong nước về

nhân lực, khoa học, CN, vốn; coi trọng cơ chế thị trường trong phân bổ nguồn

lực và thu hút nguồn lực từ bên ngoài…

Page 161: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

152

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Phan Quang Trung - Vương Phương Hoa (2012), "Ngoại giao kinh tế với phát

triển kinh tế ở thành phố Đà Nẵng", Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 3 (112).

2. Vương Phương Hoa (2012), ''Kinh nghiệm phát triển kinh tế dựa vào tri

thức của Singapore và bài học đối với thành phố Đà Nẵng'', Tạp chí Giáo

dục lý luận, số 189.

3. Vương Phương Hoa - Phan Quang Trung (2013), ''Đà Nẵng với lựa chọn

định hướng xây dựng mô hình thành phố công nghiệp'', Tạp chí Giáo dục

lý luận, số 197.

4. Vương Phương Hoa (2013), ''Huy động vốn đầu tư cho công nghiệp hóa,

hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng'', Tạp

chí Khoa học và phát triển, số 176.

Page 162: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Huyền Anh (2010), "Đà Nẵng hội tụ dự án CN cao", Báo Đầu tư, tr.16.

2. Nguyễn Kỳ Anh, Nguyễn Việt Quốc (2011), "Xây dựng mô hình phát

triển du lịch bền vững cho thành phố Đà Nẵng", Tạp chí Phát triển

kinh tế - xã hội Đà Nẵng, (18), tr.20.

3. Võ Thị Thúy Anh, Nguyễn Quốc Khánh (2010), "Một số giải pháp tăngcường thu hút FDI vào thành phố Đà Nẵng", Tạp chí Phát triển kinh

tế - xã hội Đà Nẵng, (1 + 2), tr.13.

4. Võ Thị Thúy Anh (2010), "Định hướng phát triển dịch vụ tư vấn tài

chính tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2020", Tạp chí Phát

triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, (5 + 6), tr.9.

5. Bộ Chính trị (2003), Nghị quyết số 33 - NQ/TW của Bộ Chính trị về xây

dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước.

6. Bộ Kế hoạch đầu tư - Tổng cục thống kê (2012), Báo cáo Điều tra lao

động và việc làm Việt Nam năm 2011.

7. Chu Văn Cấp (2006), "Tìm hiểu vấn đề "Đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức" trong văn kiện Đại

hội lần thứ X của Đảng", Tạp chí Thông tin công tác tư tưởng lý

luận tháng 8.

8. Triệu Khải Chính, Thiệu Dục Đồng (2010), Kỳ tích Phố Đông, Nxb

Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Thế Nghĩa - Đặng Hữu Toàn (2002),

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

10. Nguyễn Trọng Chuẩn (2011), "Công nghiệp hóa theo hướng hiện đại và

sự phát triển bền vững", Tạp chí Cộng sản, (827), tr. 49

Page 163: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

11. Lê Kim Chung (2003), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản ở

Duyên hải Nam Trung Bộ, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính

trị quốc gia Hồ Chí Minh.

12. Ông Nguyên Chương, Trần Như Quỳnh (2010), "Dự báo phát triển khu

vực dịch vụ thành phố Đà Nẵng đến năm 2015 và một số gợi ý

chính sách", Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, (7+8),

tr.47.

13. Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng (2007), Niên giám thống kê Đà Nẵng

2006, Nxb Thống kê.

14. Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng (2010), Đà Nẵng 15 năm đổi mới và

phát triển 1996 - 2010.

15. Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng (2012), Niên giám thống kê Đà Nẵng

2011, Nxb Thống kê.

16. Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng (2013), Niên giám thống kê Đà Nẵng

2012, Nxb Thống kê.

17. Đỗ Minh Cương - Mạc Văn Tiến (2004), Phát triển lao động kỹ thuật ở

Việt Nam lý luận và thực tiễn, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.

18. Vũ Đình Cự - Trần Xuân Sầm (2006), Lực lượng sản xuất mới và kinh tế

tri thức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Vũ Đình Cự (2007), Khoa học CN thông tin và điện tử triển vọng phát

triển và ứng dụng trong hai thập niên tới, Nxb Khoa học và kỹ

thuật, Hà Nội.

20. Lương Minh Cừ, Đào Duy Hân và Phạm Đức Hải (2012), Chuyển dịch

cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

và Việt Nam theo hướng cạnh tranh đến năm 2020, Nxb Thành phố

Hồ Chí Minh.

21. Nguyễn Văn Dân (2008), Diện mạo và triển vọng của xã hội tri thức,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Page 164: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

22. Phạm Văn Dần (2000), Lý luận hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến

sỹ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

23. Phan Xuân Dũng (2008), CN tiên tiến và CN cao với tiến trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

24. Phạm Ngọc Dũng (2011), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp

nông thôn từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

25. Nguyễn Văn Dụ, Hồng Hà và Trần Xuân Giá (2006), Tìm hiểu một số

thuật ngữ trong văn kiện đại hội X của Đảng, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

26. Tô Ánh Dương (2012), "Tổng quan kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 -

2011 và những thách thức chính sách", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế,

(6), tr.3.

27. Nguyễn Đình Dương, Nguyễn Thành Công (2013), Phát triển kinh tế tri

thức trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XX, Đà Nẵng.

29. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

30. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong

thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.

31. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

32. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc

giữa nhiệm kỳ khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 165: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

33. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

37. Nguyễn Bích Đạt (2007), "Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và CN nhằm

nâng cao hiệu quả của kinh tế", Tạp chí Kinh tế và dự báo, (1), tr.15.

38. Ngô Văn Điểm (2004), Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế

của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Lê Hữu Đốc (2003), Công nghiệp thành phố Đà Nẵng thực trạng và giải

pháp phát triển, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc

gia Hồ Chí Minh.

40. Hà Văn Hội (2011), "Một số kinh nghiệm từ chính sách phát triển dịch

vụ logistic của Singapore", Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính

trị thế giới, (11), tr.53.

41. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2012), Tập bài

giảng, Phần lý luận chính trị khối thứ nhất Chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh nền tảng tư tưởng của Đảng ta, Nxb Chính

trị - Hành chính, Hà Nội.

42. Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng (2011), Kỷ yếu kỳ họp thứ 16,17

và kỳ họp tổng kết nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng

khóa VII (2004 - 2011).

43. Nguyễn Đắc Hưng (2005), Tri thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển

đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 166: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

44. Đặng Hữu (2003), Phát triển kinh tế tri thức – rút ngắn quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta , đề tài khoa học cấp Nhà nước,

mã số KX.02.03

45. Đặng Hữu (2004), Kinh tế tri thức thời cơ và thách thức đối với sự phát

triển của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

46. Phạm Khiêm Ích - Nguyễn Đình Phan (1994), Công nghiệp hóa và hiện

đại hóa ở Việt Nam và các nước trong khu vực, Nxb Thống kê, Hà

Nội.

47. Võ Duy Khương - Hồ Kỳ Minh - Nguyễn Việt Quốc (2010), "Thành tựu

phát triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997 - 2009",

Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, (3+4), tr.6.

48. Võ Duy Khương (2010), "Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu

kinh tế thành phố Đà Nẵng đến năm 2020", Tạp chí Phát triển kinh

tế - xã hội Đà Nẵng, (9+10), tr.2.

49. Đặng Mộng Lân (2002), Kinh tế tri thức những khái niệm và vấn đề cơbản, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

50. Nguyễn Thị Như Liêm - Trần Như Quỳnh (2010), "Một số vấn đề thực

trạng phát triển dịch vụ của thành phố Đà Nẵng", Tạp chí Phát triển

kinh tế - xã hội Đà Nẵng, (1 + 2), tr.6.

51. Bùi Khắc Linh (2011), "Một số phân tích định lượng vai trò ngành CN

sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam", Tạp chí Những vấn đề kinh tếvà chính trị thế giới, (10), tr.66.

52. Hoàng Thị Bích Loan (2008), Thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty

xuyên quốc gia, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

53. Nguyễn Thị Luyến (2005), Nhà nước với phát triển kinh tế tri thức trong

bối cảnh toàn cầu hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

54. Trần Hồng Lưu (2011), Vai trò của tri thức khoa học trong sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội.

Page 167: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

55. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

56. C.Mác, Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

57. C.Mác, Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, Tập 46, Phần II, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

58. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

59. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

60. Hồ Kỳ Minh, Trần Như Quỳnh (2010), "Định hướng phát triển khu vực

dịch vụ của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020", Tạp chí Phát triển

kinh tế - xã hội Đà Nẵng, (5 + 6), tr.2.

61. Hồ Kỳ Minh, Trương Sỹ Quý, Nguyễn Thị Bích Thủy và Nguyễn Việt

Quốc (2011), "Phân tích hành vi và đánh giá của khách du lịch quốc

tế đối với điểm đến Đà Nẵng", Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà

Nẵng, (16 + 17), tr.12.

62. Trần Văn Minh (2011), "Định hướng và giải pháp phát triển nhân lực

thành phố Đà Nẵng đến năm 2020", Tạp chí Phát triển kinh tế - xã

hội Đà Nẵng, (15), tr.2.

63. Đỗ Hoài Nam (1996), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển

các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội,

Hà Nội.

64. Nguyễn Văn Nam (2011), "Để phát huy hiệu quả tiềm năng của đội ngũ

tri thức trên địa bàn thành phố Đà Nẵng", Tạp chí Phát triển kinh tế

- xã hội Đà Nẵng, (15), tr.8.

65. Kazushi Ohkawa - Hirohisa Kohama (2004), Kinh nghiệm công nghiệp

hóa của Nhật Bản và sự thích dụng của nó đối với các nền kinh tế

đang phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

66. Nguyễn Đình Phan (2006), "Chuyển dịch cơ cấu ngành của công nghiệp

trong thời kỳ đổi mới", Tạp chí Kinh tế và phát triển, (114), tr.3.

Page 168: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

67. Đinh Thế Phong (2011), "CN con đường duy nhất để công nghiệp hóa",

Tạp chí Quản lý kinh tế, (11 + 12), tr.74.

68. Bùi Văn Phú (2011), "Phát triển kinh tế bền vững thông qua phát triển

các sản phẩm thân thiện", Tạp chí Quản lý kinh tế, (7 + 8), tr.41.

69. Lê Văn Phục (2011), "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp

ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố

Đà Nẵng hiện nay", Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng,

(15), tr.14.

70. Vũ Văn Phúc (2012), "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển

nhanh, bền vững ở nước ta hiện nay", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế,

(406), tr.3.

71. Đỗ Nguyên Phương (2004), "Bước phát triển mới của khoa học và CN

nước ta", Tạp chí Cộng sản, (6), tr.8.

72. Huỳnh Phước (2008), "Đà Nẵng với phát triển CN cao", Tạp chí Tiêu

chuẩn đo lường chất lượng, (18 + 19), tr.47.

73. Huỳnh Phước (2010), "Kết quả bước đầu thực hiện chiến lược phát

triển khoa học và CN thành phố Đà Nẵng đến năm 2010, định

hướng đến năm 2015", Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà

Nẵng, (11 + 12), tr.38.

74. Huỳnh Phước (2011), "Phát triển khoa học và CN gắn liền và phục vụ

mục tiêu kinh tế - xã hội", Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà

Nẵng, (16 + 17), tr.8.

75. Phạm Thái Quốc - Hoàng Văn Hiển (2008), Quá trình phát triển kinh tế -

xã hội của Hàn Quốc (1961 - 1993) và kinh nghiệm đối với Việt

Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

76. Phạm Thái Quốc (2001), Trung Quốc quá trình công nghiệp hóa trong

20 năm cuối thế kỷ XX, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Page 169: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

77. Hồ Tấn Sáng (2010), "Sự phát triển của thành phố Đà Nẵng giai đoạn

1997 - 2009 phân tích từ góc độ chính trị phát triển", Tạp chí Phát

triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, (11 + 12), tr.2.

78. Sở Tài nguyên và Môi trường (2010), Báo cáo hiện trạng môi trường thành

phố Đà Nẵng giai đoạn 2005 - 2010 và định hướng đến năm 2015.79. Trương Văn Tân (2010), Khoa học và CN nano, Nxb Tri thức, Hà Nội.

80. Lê Bàn Thạch, Trần Thị Tri (2000), Công nghiệp hóa ở NIEs Đông Á vàbài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội

81. Đỗ Thị Thạch (2008), "Tri thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất

nước và hội nhập quốc tế", Tạp chí Lý luận chính trị, (6), tr.53.

82. Bùi Tất Thắng (2006), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

83. Ngô Đăng Thành, Trần Quang Tuyến và Mai Thị Thanh Xuân (2010),

Các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới và bài học kinh nghiệm

cho Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

84. Nguyễn Kim Thản, Hồ Hải Thụy và Nguyễn Đức Dương (2005), Từ điển

Tiếng Việt, Nxb Văn hóa Sài Gòn.

85. Nguyễn Văn Thạo, Nguyễn Viết Thông (2011), Tìm hiểu một số thuật ngữtrong văn kiện đại hội XI của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

86. Trần Đình Thiên (2002), Công nghiệp hóa ở Việt Nam - phác thảo và lộtrình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

87. Nguyễn Quang Thuấn, Nguyễn Xuân Trung (2012), "Kinh tế xanh trong

đối mới mô hình tăng trưởng kinh tế và tái cấu trúc nền kinh tế Việt

Nam", Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, (3), tr.33.

88. Thủ tướng chính phủ (8/10/2010), Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng

thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.

89. Thủ tướng chính phủ (23/4/2007), Quyết định phê duyệt danh mục các

ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 -

2010, tầm nhìn đến năm 2020.

Page 170: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

90. Hoàng Thủy (2009), "Khu công nghiệp - CN cao Đà Nẵng", Đầu tư, tr.13.

91. Tổng cục Thống kê (2012), Niên giám thống kê 2011, Nxb Thống kê,

Hà Nội.

92. Lưu Ngọc Trịnh (2002), Bước chuyển sang nền kinh tế tri thức ở một số

nước trên thê giới hiện nay, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

93. Trung tâm thông tin tư liệu khoa học và CN quốc gia (2000), Kỷ yếu hội

thảo kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam.

94. Nguyễn Kế Tuấn (2004), Phát triển kinh tế tri thức đẩy nhanh quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

95. Nguyễn Kế Tuấn (2006), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và

nông thôn ở Việt Nam con đường và bước đi, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

96. Phạm Ngọc Tuấn (2011), "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn

với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam", Tạp chí Sinh hoạt lý

luận, (2), tr.15.

97. Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Hạ Vy và Nguyễn Lê Bảo Ngọc (2010),

"Chính sách thu hút nguồn nhân lực của thành phố Đà Nẵng", Tạp

chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, (1 + 2), tr.26.

98. Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Hạ Vy (2010), "Một số giải pháp thu

hút nguồn nhân lực trình độ cao cho khu vực công của thành phố Đà

Nẵng trong thời gian tới", Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà

Nẵng, (9 +10), tr.26.

99. Trần Văn Tùng (2001), Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đổi mới giáo dục

Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội.

100. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng - Sở Văn hóa, thể thao, du lịch

(2013), Báo cáo kết quả hoạt động ngành văn hóa, thể thao, du lịch

năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014.

Page 171: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

101. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2/3/2012), Quyết định Ban hành

Quy định một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới CN trên

địa bàn thành phố Đà Nẵng.

102. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (5/4/2012), Quyết định Phê duyệt

đề án " Phát triển dịch vụ thành phố Đà Nẵng đến năm 2015, tầm

nhìn đến năm 2020".

103. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (21/8/2008), Quyết định Ban hành

đề án " Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường".

104. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2009), Quy hoạch phát triển công

nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.

105. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2010), Báo cáo tổng kết 10 năm

thực hiện chỉ thị 58 - CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về

đẩy mạnh và phát triển CN thông tin phục vụ CNH, HĐH đất nước.

106. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2010), Đề án Quy hoạch phát

triển nhân lực thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2020.

107. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2010), Quy hoạch phát triển nông

nghiệp Đà Nẵng đến năm 2020.

108. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2010), Quy hoạch phát triển văn

hóa, du lịch Đà Nẵng đến năm 2020.

109. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2010), Quyết định Quy hoạch tổng thể

phát triển ngành khoa học và CN thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.

110. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2011), Báo cáo kế hoạch phát

triển kinh tế xã hội năm 2012 thành phố Đà Nẵng.

111. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2011), Báo cáo Quy hoạch tổng

thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.

112. Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (2008), Kinh nghiệm của một số nước

về phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học CN gắn với xây dựng

đội ngũ tri thức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 172: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

113. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2001), Kinh tế tri thức vấn

đề và giải pháp kinh nghiệm các nước phát triển và đang phát triển,

Nxb Thống kê, Hà Nội.

114. Hồ Đức Việt - Đỗ Trung Tá (2006), CN thông tin và truyền thông phục

vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Bưu

điện, Hà Nội.

115. Ngô Doãn Vịnh (2011), Nguồn lực và động lực cho phát triển nhanh và

bền vững nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

116. Cao Quang Xứng (2008), Tác động của kinh tế tri thức đến quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân ở Việt Nam,

Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

117. Website: http://www.baodanang.vn: Báo Đà Nẵng điện tử

118. Website: http://www.ctk.danang.gov.vn: Cục thống kê thành phố Đà Nẵng

119. Website: http://www.danang.gov.vn: Cổng thông tin điện tử thành phố

Đà Nẵng

120. Website: http://www.dpi.danang.gov.vn: Sở kế hoạch và đầu tư thành

phố Đà Nẵng

121. Website: http:// www.dost.danang.gov.vn: Sở Khoa học và Công nghệ

TP Đà Nẵng

122. Website: http://www.hanoimoi.com.vn

123. Website: http:// www.ictdanang.vn: Thông tin và truyền thông TP Đà Nẵng

124. Website: http:// www.ipc.danang.gov.vn: Trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng

125. Website: http://www.iza.danang.gov.vn: Ban quản l các khu công nghiệp

và chế xuất Đà Nẵng

126. Website: http:// www. khucongnghiep.com.vn

127. Website: http://www.nhandan.com.vn

128. Website: http:// www.pcworld.com.vn/pcworld/printArticle

Page 173: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

129. Website: http://www.shtpvn.org: Khu CN cao thành phố Hồ Chí Minh

130. Website: http://www.tapchicongsan.org.vn/, ngày 22/2/2013.

131. Lê Thành Ý (2012), "Khoa học và CN: Thực trạng và những vấn đề đặt

ra", Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, (11), tr.26.

Tài liệu tiếng nước ngoài

132. Chia Siow Yue (2000), "Singapore: toward a knowledge - based economy",

http://www.nomurafoundation.or.jp, cập nhật ngày 27 -1 -2000.

133. Dale Neef (1997), The Knowledge economy, Publisher Butterworth-

Heinemann

134. Dong Fureng (1992), Industrialization and China's rural modernization,

Publisher Palgrave Macmillan

135. Henri Ghesquere (2008), Bài học thành công của Singapore, Publisher

Cengage Learning

136. K.S.Jomo (2001), Southeast Asia's Industrialization, Publisher Palgrave

Macmillan

137. Loet Leydesdorff (2006), The knowledge - based economy: modeled,

measured, simulated, Publisher Universal

138. Medhi Krongkaew (1995), Thailand's Industrialization and its

consequences, Publisher Macmillan / St. Martin Press.

139. Unictad (2005), World Investerment Report.

Page 174: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

PHỤ LỤC

Page 175: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

PHỤ LỤC 1: VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

Nguồn: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Đà Nẵng[124]

Page 176: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

PHỤ LỤC 2: TUYẾN HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG TÂY

Nguồn: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Đà Nẵng [124]

Page 177: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

PHỤ LỤC 3: QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP, CÔNG NGHỆ CAO

ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020

Nguồn: Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng[125]

Page 178: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

PHỤ LỤC 4: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THÀNH PHỐ ĐÀNẴNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN 2012

Năm GDP (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng(%)

2001 3804,94 12,23

2002 4282,94 12,56

2003 4823,42 12,62

2004 5460,21 13,2

2005 6214,1 13,81

2006 6776,1 9,04

2007 7545,4 11,35

2008 8313,7 10,18

2009 9199,7 10,65

2010 10.400 11

2011 13.148,8 10,85

2012 13.957 11,2

Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng 2006,2012 [13,16]

Page 179: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

PHỤ LỤC 5: VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ

THỜI KỲ 2001 -2012

(theo giá hiện hành) Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2001 2005 2010 2011 2012

Vốn đầu tư PT 2527,55 7.328,6 22.380,258 31.067,942 26.434,635

Vốn xây dựng cơ bản 1.876,59 5.152,3 12.679,765 20.369,028 17.271,174

1. Phân theo nguồn vốn

Vốn trong nước 2.243,014 6.800,8 20.447,974 27.148,528 23.492,267

Vốn ngoài nước 284,536 527,8 1.932,284 3.919,414 2.942,368

2. Phân theo ngành k.tếNông nghiệp 64,516 61,6 143,48 159,554 135,621

Công nghiệp - xây dựng 874,02 2.472,8 11.452,887 10.083,811 8.585,123

Dịch vụ 1.589,014 4.794,2 10.783,891 20.824,577 17.713,891

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2006, 2012 [13,16]

PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

TẠI ĐÀ NẴNG (2011- 2012)

Năm 2001 2005 2009 2010 2011 2012Doanh thu (triệu USD) 88,9 145 272 416 561 609,52

Kim ngạch xuất khẩu(triệu USD)

58,4 95,7 196,2 338,57 405,33 463,45

Nộp ngân sách (triệuUSD)

10,4 14,5 26,35 40,16 43,51 42,01

Giải quyết việc làm(người)

13.533 22.800 34.200 35.200 37.367 40.000

Nguồn: Báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội qua các năm, Niên giám

thông kê 2006, 2012 [13,16]

Page 180: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

PHỤ LỤC 7: TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ

TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

STT Khu công nghiệpSố doanh nghiệpđang hoạt động

Doanh nghiệptrong nước

Doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước

ngoài

1. Đà Nẵng 42 30 12

2. Hòa Khánh 183 133 50

3. Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng 36 34 2

4. Hòa Khánh mở rộng 23 13 10

5. Liên Chiểu 30 26 4

6. Hòa Cầm 56 50 6

7 KCN Thông tin 1 1

8 Khu CN cao 2 2

Tổng số 373 276 87

Nguồn: Ban Quản lý các KCN&CX Đà Nẵng, IPC Đà Nẵng [125]

Page 181: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

PHỤ LỤC 8: PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020

2010 2015 2020Tăng trưởng

bình quân(%/năm)Các phân

ngành côngnghiệp GTSXCN

(Tỷđồng)

Tỷtrọng(%)

GTSXCN(Tỷ

đồng)

Tỷtrọng(%)

GTSXCN(Tỷ

đồng)

Tỷtrọng(%)

2011-2015

2016-2020

Tổng 14.500 100 27.000 100 48.000 100 13,24 12,2CN Điện tửCNTT

950 6,55 3.500 12,96 11.600 24,17 29,80 27,08

CN chếbiến NLTS

3.020 20,83 4.950 18,33 7.600 15,83 10,39 8,95

CN cơ khí 2.450 16,90 4.000 14,81 7.000 14,58 10,30 11,84CN Hóachất

1.600 11,03 4.050 15,00 7.750 16,15 20,41 13,86

CN Dệtmay-Dagiày

2.450 16,90 4.500 16,67 6.000 12,50 12,93 5,92

CN sản xuấtVLXD

2.000 13,79 2.900 10,74 4.000 8,33 7,71 6,64

CN khaithác

180 1,24 250 0,93 300 0,63 6,79 3,71

CN khác(in, tái chế,CB khác

900 6,21 1700 6,30 2500 5,21 13,56 8,02

CN SX&PPđiện, nước

950 6,55 1150 4,26 1250 2,60 3,90 1,68

Nguồn: Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Đà Nẵngnăm 2020 [104]

Page 182: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

PHỤ LỤC 9: DỰ BÁO SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG ĐÀO TẠOGIAI ĐOẠN 2011 - 2020

Lao động qua đào tạoNăm Tổng cầu laođộng (người) Số lượng Tỷ lệ (%)

2010 425.173 157.314 0,37

2011 454.695 184.606 0,41

2012 486.268 214.930 0,44

2013 520.033 248.576 0,48

2014 556.143 285.858 0,51

2015 594.760 327.118 0,55

2016 646.884 375.193 0,58

2017 703.577 429.182 0,61

2018 765.238 489.752 0,64

2019 832.303 557.643 0,67

2020 905.246 633.672 0,70

Nguồn: Quy hoạch phát triển nhân lực thành phố Đà Nẵngđến năm 2020 [106]

Page 183: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

PHỤ LỤC 10: DỰ BÁO SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠOPHÂN THEO TRÌNH ĐỘ GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

CĐ-ĐH TCCN CNKT

Năm

Cầu laođộng quađào tạo(người)

Số laođộng

Tỷ lệ Số laođộng

Tỷ lệ Số laođộng

Tỷ lệ

2010 148.811 85.035 54,05% 29.762 18,92% 42.517 27,03%

2011 177.331 89.370 48,41% 34.840 18,87% 54.903 29,74%

2012 209.095 93.927 43,70% 40.784 18,98% 70.896 32,99%

2013 244.416 98.716 39,71% 47.743 19,21% 91.549 36,83%

2014 283.633 103.749 36,29% 55.888 19,55% 118.218 41,36%

2015 327.118 109.039 33,33% 65.424 20,00% 152.655 46,67%

2016 375.193 121.379 32,35% 77.141 20,56% 174.530 46,52%

2017 429.182 135.115 31,48% 90.956 21,19% 199.540 46,49%

2018 489.752 150.406 30,71% 107.246 21,90% 228.133 46,58%

2019 557.643 167.427 30,02% 126.453 22,68% 260.824 46,77%

2020 633.672 186.374 29,41% 149.099 23,53% 298.199 47,06%

CĐ-ĐH TCCN CNKTNăm

Tổng cầulao động(người)

Số laođộng Tỷ lệ Số lao

động Tỷ lệ Số laođộng Tỷ lệ

2010 425.173 85.035 20,00% 29.762 7,00% 42.517 10,00%

2011 454.695 89.370 19,65% 34.840 7,66% 54.903 12,07%

2012 486.268 93.927 19,32% 40.784 8,39% 70.896 14,58%

2013 520.033 98.716 18,98% 47.743 9,18% 91.549 17,60%

2014 556.143 103.749 18,66% 55.888 10,05% 118.218 21,26%

2015 594.760 109.039 18,33% 65.424 11,00% 152.655 25,67%

2016 646.884 121.379 18,76% 77.141 11,92% 174.530 26,98%

2017 703.577 135.115 19,20% 90.956 12,93% 199.540 28,36%

2018 765.238 150.406 19,65% 107.246 14,01% 228.133 29,81%

2019 832.303 167.427 20,12% 126.453 15,19% 260.824 31,34%

2020 905.246 186.374 20,59% 149.099 16,47% 298.199 32,94%

Nguồn: Quy hoạch phát triển nhân lực thành phố Đà Nẵngđến năm 2020[106]

Page 184: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

PHỤ LỤC 11: DỰ BÁO DOANH THU VÀ VỐN ĐẦU TƯ LĨNH VỰCDU LỊCH ĐẾN 2020

CHỈ TIÊU ĐVT 2010 2015 2020

Doanh thu Tỷ đồng 1015 2560 4000

Vốn đầu tư Tỷ đồng 1170 2280 3670

Nguồn: Quy hoạch phát triển văn hóa thể thao - du lịch thành phốĐà Nẵng đến năm 2020[108]

PHỤ LỤC 12: DỰ BÁO LƯỢNG DU KHÁCH ĐẾN ĐÀ NẴNG

ĐẾN NĂM 2010

CHỈ TIÊU ĐVT 2010 2015 2020

Tổng lượt khách 103 người 1450 3200 5000

Khách quốc tế 103 người 350 700 1120

Khách trong nước 103 người 1100 2500 3880

Nguồn: Quy hoạch phát triển văn hóa thể thao - du lịch thành phốĐà Nẵng đến năm 2020[108]

Page 185: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

PHỤ LỤC 13: DỰ BÁO CƠ CẤU GDP NGÀNH NÔNG NGHIỆP THÀNHPHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020

(giá thực tế)

Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%)Chỉ tiêu2010 2015 2020 2010 2015 2020

Tổng số 1.053,0 1.658,5 2.563,3 100,0 100,0 100,01. Nông nghiệp 285,4 447,8 666,5 27,1 27,0 26,02. Thuỷ sản 716,0 1.121,2 1.768,7 68,0 67,6 69,03. Lâm nghiệp 51,6 89,6 128,2 4,9 5,4 5,0

Nguồn: Quy hoạch phát triển nông nghiệp Đà Nẵng đến năm 2020[107]

PHỤ LỤC 14: DỰ BÁO NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆPGIAI ĐOẠN 2008 - 2020

2008 -2010 2011 -2015 2016 -2020TT Chỉ tiêu Tổngcộng

(tỷ đồng)Tỷ

đồng% Tỷ

đồng% Tỷ

đồng%

I Chia theo lĩnh vực 5.280 920 100,0 2.510 100,0 1.850 100,01 Nông nghiệp 900 180 19,6 450 17,9 270 14,62 Thuỷ sản 1.030 350 38,0 380 15 300 16,23 Lâm nghiệp 350 90 9,7 180 7,2 80 4,34 Thuỷ lợi 3.000 300 32,7 1.500 59,7 1.200 64,8II Chia theo nguồn vốn 5.280 920 100,0 2.510 100,0 1.850 100,01 Vốn ngân sách 3.180 330 35,8 1.640 65,3 1.210 65,42 Vốn tín dụng 800 210 22,8 310 12,3 280 15,13 Vốn nhân dân và vốn

khác1.300 380 41,3 560 22,3 360 19,4

Nguồn: Quy hoạch phát triển nông nghiệp Đà Nẵng đến năm 2020 [107]

Page 186: C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng LU ẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ

PHỤ LỤC 15: PHƯƠNG ÁN TĂNG TRƯỞNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠCẤU NÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

I. Chỉ tiêu tăng trưởng

1. Giá trị gia tăng (Giá SS) tỷ đồng 1.053 1.659 2.563

2. Giá trị gia tăng (Giá CĐ) tỷ đồng 433 560 695

3. Giá trị sản xuất (Giá CĐ) tỷ đồng 760 1.185 1.920

4. Cơ cấu kinh tế %

- Nông nghiệp % 27,1 27,0 26,0

- Thuỷ sản % 68,0 67,6 69,0

- Lâm nghiệp % 4,9 5,4 5,0

II. Chỉ tiêu sản xuất

1. Thuỷ sản Tấn

- Sản lượng khai thác Tấn 45.000 56.000 65.000

- Sản lượng nuôi trồng Tấn 1.370 1.685 2.250

2. Nông nghiệp

- Sản lượng lương thực Tấn 50.000 50.400 54.000

+ Lúa Tấn 45.000 44.600 48.000

+ Ngô Tấn 5.000 5.800 6.000

- Sản lượng rau các loại Tấn 35.000 40.000 50.000

- Sản lượng thịt hơi Tấn 18.000 24.000 30.000

3. Lâm nghiệp

- Trồng rừng Ha 800 1.000 1.200

- Khoanh nuôi tái sinh Ha 730 800 1.000

- Quản lý bảo vệ rừng Ha 15.000 20.000 20.000

Nguồn: Quy hoạch phát triển nông nghiệp Đà Nẵng đến năm 2020 [107]