CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆ NAM ÚCconggiaonamuc.org.au/ban tin/2020/bt_31_05_20.pdf · phận...

12
CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIT NAM NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29 South Terrace, Pooraka SA 5095 Điện thoại: (08) 8359 1229 www.conggiaonamuc.org.au . Email: [email protected] S22, Năm thứ 42, ngày 31/05/2020 ************************** PHNG VLI CHÚA TI GIA LỜI MỞ ĐẦU: Hướng Dẫn Viên : Kính thưa quý ông bà anh chị em, buổi cử hành phụng vụ này không thay thế Thánh Lễ, tuy nhiên vì lý do ngoài ý muốn, hôm nay chúng ta vẫn được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa. NGHI THỨC MỞ ĐẦU Hướng Dẫn Viên :Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần. Mọi người : Amen Sau khi làm dấu thánh giá, Hướng Dẫn Viên sẽ chào như sau: Hướng Dẫn Viên :Quý ông bà anh chị em thân mến, chúng ta hãy chúc tụng Thiên Chúa, Đấng do lòng nhân hậu mời gọi chúng ta đến tham dự bàn tiệc Lời Chúa của Người . Mọi người : Chúc tụng Thiên Chúa đến muôn đời. Amen. Kế đó là nghi thức sám hối. NGHI THỨC SÁM HỐI Hướng Dẫn Viên :Để xứng đáng tham dự buổi cử hành phụng vụ này, chúng ta hãy cùng nhau nhìn nhận tội lỗi mình và xin Chúa tha thứ. Hướng Dẫn Viên : Chúng ta cùng nhau đọc Kinh Thú Nhận

Transcript of CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆ NAM ÚCconggiaonamuc.org.au/ban tin/2020/bt_31_05_20.pdf · phận...

Page 1: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆ NAM ÚCconggiaonamuc.org.au/ban tin/2020/bt_31_05_20.pdf · phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức

CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC

TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN

29 South Terrace, Pooraka SA 5095

Điện thoại: (08) 8359 1229 www.conggiaonamuc.org.au.

Email: [email protected]

Số 22, Năm thứ 42, ngày 31/05/2020

**************************

PHỤNG VỤ LỜI CHÚA TẠI GIA

LỜI MỞ ĐẦU:

Hướng Dẫn Viên: Kính thưa quý ông bà anh chị em, buổi cử hành phụng vụ này không thay

thế Thánh Lễ, tuy nhiên vì lý do ngoài ý muốn, hôm nay chúng ta vẫn được nuôi dưỡng bởi

Lời Chúa.

NGHI THỨC MỞ ĐẦU

Hướng Dẫn Viên:Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần.

Mọi người: Amen

Sau khi làm dấu thánh giá, Hướng Dẫn Viên sẽ chào như sau:

Hướng Dẫn Viên:Quý ông bà anh chị em thân mến, chúng ta hãy chúc tụng Thiên Chúa,

Đấng do lòng nhân hậu mời gọi chúng ta đến tham dự bàn tiệc Lời Chúa của Người.

Mọi người: Chúc tụng Thiên Chúa đến muôn đời. Amen.

Kế đó là nghi thức sám hối.

NGHI THỨC SÁM HỐI

Hướng Dẫn Viên:Để xứng đáng tham dự buổi cử hành phụng vụ này, chúng ta hãy cùng

nhau nhìn nhận tội lỗi mình và xin Chúa tha thứ.

Hướng Dẫn Viên: Chúng ta cùng nhau đọc Kinh Thú Nhận

Page 2: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆ NAM ÚCconggiaonamuc.org.au/ban tin/2020/bt_31_05_20.pdf · phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức

Mọi người:Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng, và cùng anh chị em: tôi đã phạm

tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm, và những điều thiếu sót. (Đấm ngực và

đọc)Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng. (Rồi đọc tiếp)Vì vậy tôi xin Ðức Bà Maria

trọn đời đồng trinh, các Thiên Thần, các Thánh và anh (chị) em, khẩn cầu cho tôi trước

tòa Thiên Chúa, Chúa chúng ta. Amen

Thinh lặng giây lát

Hướng Dẫn Viên: Chúng ta cùng nhauđọc Kinh Thương xót và Kinh Vinh Danh

Kinh Thương Xót

X: Xin Chúa thương xót chúng con.

Ð: Xin Chúa thương xót chúng con.

X: Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.

Ð: Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.

X: Xin Chúa thương xót chúng con.

Ð: Xin Chúa thương xót chúng con.

Kinh Vinh Danh

Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, và bình an dưới thế cho người thiện tâm. Chúng

con ca ngợi Chúa, chúng con chúc tụng Chúa, chúng con thờ lạy Chúa, chúng con tôn vinh

Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì vinh quang cao cả Chúa. Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Vua

trên trời, là Chúa Cha toàn năng.

Lạy Con Một Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô. Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Chiên Thiên

Chúa, là Con Đức Chúa Cha. Chúa xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con; Chúa xóa tội

trần gian, xin nhậm lời chúng con cầu khẩn. Chúa ngự bên hữu Đức Chúa Cha, xin thương

xót chúng con. Vì, lạy Chúa Giêsu Kitô, chỉ có Chúa là Đấng Thánh, chỉ có Chúa là Chúa,

chỉ có Chúa là Đấng Tối Cao, cùng Đức Chúa Thánh Thần trong vinh quang Đức Chúa Cha.

Amen.

Hướng Dẫn Viên: Xin mời mọi người ngồi xuống và sốt sắng lắng nghe Lời Chúa.

PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Năm A

BÀI ĐỌC I:Cv 2, 1-11

Ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng.

Bài trích sách Công vụ Tông Đồ.

Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng

động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện

những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được

tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tùy theo khả năng Thánh Thần

ban cho.

Lúc đó, tại Giê-ru-sa-lem, có những người Do-thái sùng đạo, từ các dân thiên hạ trở

về. Nghe tiếng ấy, có nhiều người kéo đến. Họ kinh ngạc vì ai nấy đều nghe các ông nói

Page 3: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆ NAM ÚCconggiaonamuc.org.au/ban tin/2020/bt_31_05_20.pdf · phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức

tiếng bản xứ của mình. Họ sửng sốt, thán phục và nói: “Những người đang nói đó không

phải là người Ga-li-lê cả ư? Thế sao mỗi người chúng ta lại nghe họ nói tiếng mẹ đẻ của

chúng ta? Chúng ta đây, có người là dân Pác-thi-a, Mê-đi, Ê-lam, Mê-xô-pô-ta-mi-a, Giu-đê,

Cáp-pa-đô-ki-a, Pon-tô, và A-xi-a, có người là dân Phy-ghi-a, Pam-phy-li-a, Ai-cập, và

những vùng Li-by-a giáp giới Ky-rê-nê; nào là những người từ Rô-ma đến đây; nào là người

Do-thái cũng như người đạo theo; nào là người đảo Cơ-rê-ta hay người Ả-rập, vậy mà chúng

ta đều nghe họ dùng tiếng nói của chúng ta mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa!”

Đó là Lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 103,1ab và 24ac.29bc-30.31 và 34 (Đ. c.30)

Người đọc: Lạy Chúa, xin gửi thần khí tới, và Ngài sẽ đổi mới mặt đất này.

Chung: Lạy Chúa, xin gửi thần khí tới, và Ngài sẽ đổi mới mặt đất này.

Người đọc: Chúc tụng Chúa đi,/ hồn tôi hỡi!/ Lạy Chúa là Thiên Chúa con thờ,/ Chúa muôn

trùng cao cả!/ Công trình Ngài,/ lạy Chúa,/ quả thiên hình vạn trạng!/ Những loài Chúa dựng

nên lan tràn mặt đất.

Chung:Lạy Chúa, xin gửi thần khí tới, và Ngài sẽ đổi mới mặt đất này.

Người đọc: Ngài lấy sinh khí lại,/ là chúng tắt thở ngay,/ mà trở về cát bụi./ Sinh khí của

Ngài,/ Ngài gửi tới,/ là chúng được dựng nên,/ và Ngài đổi mới mặt đất này.

Chung:Lạy Chúa, xin gửi thần khí tới, và Ngài sẽ đổi mới mặt đất này.

Người đọc: Vinh hiển Chúa,/ nguyện muôn năm tồn tại,/ công trình Chúa làm Chúa được

hân hoan./ Nguyện tiếng lòng tôi làm cho Người vui thỏa,/ đới với tôi,/ niềm vui là chính

Chúa.

Chung: Lạy Chúa, xin gửi thần khí tới, và Ngài sẽ đổi mới mặt đất này.

BÀI ĐỌC II: 1Cr 12, 3-7.12-13

Chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một thần khí để trở nên một thân thể.

Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô.

Thưa anh em, không ai có thể nói rằng: “Đức Giê-su là Chúa”, nếu người ấy không ở trong

Thần Khí.

Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí. Có nhiều việc phục vụ

khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một

Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người. Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì

ích chung.

Thật vậy, ví như thân thể người ta chỉ là một, nhưng lại có nhiều bộ phận, mà các bộ

phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức Ki-tô cũng vậy. Thật thế, tất

cả chúng ta, dầu là Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong

cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí

duy nhất.

Đó là Lời Chúa.

Ca Tiếp Liên

Muôn lạy Chúa Thánh Thần,/ xin ngự đến trần gian,/ tự trời cao gửi xuống/ nguồn ánh sáng

tỏa lan./

Lạy Cha kẻ bần hàn,/ Đấng tặng ban ân điển/ và soi dẫn nhân tâm,/ cúi xin Ngài ngự đến!/

Page 4: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆ NAM ÚCconggiaonamuc.org.au/ban tin/2020/bt_31_05_20.pdf · phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức

Đấng ủi an tuyệt diệu/ thượng khách của tâm hồn/ ôi ngọt ngào êm dịu/ dòng suối mát

chảy tuôn!/

Khi vất vả lao công,/ Ngài là nơi an nghỉ,/ gió mát đuổi cơn nồng,/ tay hiền lau giọt lệ./

Hỡi hào quang linh diệu,/ xin chiếu giãi ánh hồng/ vào tâm hồn tín hữu/ cho rực rỡ trinh

trong./

Không thần lực phù trì/ kẻ phàm nhân cát bụi,/ thật chẳng có điều chi/ mà không là tội lỗi./

Hết những gì nhơ bẩn,/ xin rửa cho sạch trong,/ tưới gội nơi khô cạn,/ chữa lành mọi vết

thương./

Cứng cỏi uốn cho mềm,/ lạnh lùng xin sưởi ấm,/ những đường nẻo sai lầm,/ sửa sang cho

ngay thẳng./

Những ai hằng tin tưởng/ trông cậy Chúa vững vàng,/ dám xin Ngài rộng lượng/ bảy ơn

thánh tặng ban./

Nguyện xin Chúa thưởng công/ cuộc đời dày đức độ,/ ban niềm vui muôn thuở/ sau giờ phút

lâm chung./

A-men./ Ha-lê-lui-a.

TUNG HÔ TIN MỪNG

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến, cho tâm hồn tín hữu được

nhuần thấm muôn ơn, và cháy lửa yêu mến Ngài. Ha-lê-lui-a.

TIN MỪNG:Ga 20, 19-23

Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em. Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ

người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!” Nói xong,

Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Người

lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh

em.” Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh

em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.”

Đó là Lời Chúa.

Đọc Bài Suy Niệm của Đức Ông Quản Nhiệm (Hướng Dẫn Viên hay một người khác được

chỉ định)

Anh chị em thân mến,

Vai trò của Chúa Thánh Thần là hướng dẫn các Tông Đồ đến chân lý toàn vẹn. Ngài cũng

ban cho các ông ơn can đảm để mạnh dạn rao giảng Tin Mừng. Từ những con người yếu

đuối, các ông trở nên những người can đảm và trung thành đối với Chúa Giêsu Kitô cho đến

giọt máu cuối cùng. Các ông là những chứng nhân thiết yếu mà Chúa Giêsu Kitô tuyển chọn

để làm nền tảng cho Giáo Hội của Ngài. Các ông đã tận mắt chứng kiến các việc Chúa làm

và các ông cũng đã nghe Chúa giảng dạy bằng chính đôi tai của mình. Như thế, các Tông đồ

làm chứng cho Chúa Kitô bằng việc rao giảng những điều các ông mắt thấy tai nghe. Hơn

thế nữa, các ông đã dùng chính mạng sống mình để chứng minh cho lời rao giảng của các

ông. Trải qua bao thế hệ, các thánh tử đạo cũng đã noi gương các Tông Đồ để làm chứng cho

Chúa Giêsu Kitô bằng chính mạng sống của họ.

Nếu Chúa Thánh Thần đã hướng dẫn các Tông Đồ trong buổi sơ khai của Giáo Hội, thì Ngài

cũng tiếp tục hiện diện để hướng dẫn Giáo Hội mãi mãi cho đến ngày tận thế. Bao lâu còn có

Page 5: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆ NAM ÚCconggiaonamuc.org.au/ban tin/2020/bt_31_05_20.pdf · phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức

người trên mặt đất, thì bấy lâu Giáo Hội vẫn còn phải rao giảng Tin Mừng cứu độ. Bao lâu

Giáo Hội còn rao giảng Tin Mừng thì bấy lâu Chúa Thánh Thần vẫn hiện diện để nâng đỡ. Ở

mỗi khúc quanh của Giáo Hội, Chúa Thánh Thần làm phát sinh những điều tốt đẹp để canh

tân Giáo Hội và qua đó canh tân bộ mặt trái đất. Công Đồng Vatican II là một hoa trái điển

hình của ơn Chúa Thánh Thần. Công Đồng này đã làm cho đời sống của Giáo Hội được

thăng tiến rất nhiều.

Vai trò của Chúa Thánh Thần là thánh hóa, nên Ngài luôn hiện diện trong tất cả các Bí Tích

để thánh hóa Giáo Hội. Trong mỗi Thánh Lễ cũng vậy, Giáo Hội luôn cầu xin Chúa Thánh

Thần xuống để biến đổi bánh và rượu thành Mình Máu Thánh Chúa Kitô làm lương thực

nuôi dưỡng linh hồn cho chúng ta trong cuộc hành trình đi về Quê Trời.

Trong ngày lễ Ngũ Tuần Chúa Thánh Thần cũng giúp cho những người nói ngôn ngữ

khác nhau có thể hiểu biết được lời rao giảng của các Tông Đồ. Như thế, Chúa Thánh Thần

làm cho người ta hợp lại với nhau để tuyên xưng cùng một đức tin.

Khi mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, chúng ta cũng nhớ lại Bí Tích Thêm Sức của

mình. Đó cũng là một cuộc hiện xuống của Chúa Thánh Thần cho mỗi người trong chúng ta.

Ngài ngự xuống trong tâm hồn chúng ta để ban ơn giúp đỡ chúng ta hiểu biết về Chúa Giêsu

Kitô và giáo huấn của Ngài. Chúa Thánh Thần cũng thêm sức mạnh để chúng ta đủ can đảm

sống theo lời Chúa Kitô giảng dạy. Chúa Thánh Thần vẫn tiếp tục hiện diện trong đời sống

chúng ta cho đến cuối cuộc đời.

Trong kinh xin ơn Chúa Thánh Thần, chúng ta thường xin Ngài xuống đầy lòng chúng

ta để sửa lại mọi sự trong ngoài. Xin Chúa Thánh Thần sửa lại mọi sự bên trong tâm hồn

chúng ta, để nhờ đó tâm hồn chúng ta xứng đáng cho Chúa Kitô hiện diện và lời của Ngài cư

ngụ dồi dào làm ánh sáng soi đường chỉ lối cho đời sống chúng ta. Xin Chúa Thánh Thần

sửa lại mọi sự bên ngoài tức là sửa lại mọi việc làm của chúng ta để nhờ đó những người

khác nhìn thấy việc tốt chúng ta làm mà ngợi khen Thiên Chúa Cha trên trời. (Trích đoạn từ bài suy niệm “Sự thật toàn vẹn”của Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh-Tâm, 08/06/2014)

Thinh lặng 1 phút

Hướng Dẫn Viên: Mời mọi người đứng lên đọc KINH TIN KÍNH

Tôi tin kính một Thiên Chúa/ là Cha toàn năng,/ Ðấng tạo thành trời đất,/ muôn vật hữu hình

và vô hình./

Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô,/ Con Một Thiên Chúa,/ Sinh bởi Ðức Chúa Cha từ

trước muôn đời./ Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa,/ Ánh Sáng bởi Ánh Sáng,/ Thiên

Chúa thật bởi Thiên Chúa thật,/ được sinh ra mà không phải được tạo thành,/ đồng bản thể

với Ðức Chúa Cha:/ nhờ Người mà muôn vật được tạo thành./ Vì loài người chúng ta/ và để

cứu độ chúng ta,/ Người đã từ trời xuống thế.

(từ “Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần” đến “và đã làm người” mọi người đều cúi mình).

Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần,/ Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria,/ và đã

làm người./ Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta,/ thời quan Phongxiô Philatô;/

Người chịu khổ hình và mai táng,/ ngày thứ ba/ Người sống lại như lời Thánh Kinh./ Người

lên trời,/ ngự bên hữu Ðức Chúa Cha,/ và Người sẽ lại đến trong vinh quang/ để phán xét kẻ

sống và kẻ chết,/ Nước Người sẽ không bao giờ cùng./

Tôi tin kính Ðức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa/ và là Ðấng ban sự sống,/ Người bởi

Ðức Chúa Cha và Ðức Chúa Con mà ra,/ Người được phụng thờ/ và tôn vinh cùng với Ðức

Chúa Cha và Ðức Chúa Con./ Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy:/ Tôi tin Hội Thánh

Page 6: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆ NAM ÚCconggiaonamuc.org.au/ban tin/2020/bt_31_05_20.pdf · phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức

duy nhất,/ thánh thiện,/ công giáo/ và tông truyền./ Tôi tuyên xưng có một Phép Rửa để tha

tội./ Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau./ Amen.

LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

Hướng Dẫn Viên: Xin mời mọi người đứng lên để dâng lời nguyện giáo dân.

1. Lạy Chúa Giêsu Kitô/ là Chúa và là Đấng Cứu Độ trần gian./ Chúa đã thiết lập Giáo

Hội/ để tiếp tục công việc rao giảng Tin Mừng/ và làm chứng nhân cho Chúa./ Xin gửi

Chúa Thánh Thần đến/ để phù trợ và dẫn dắt Giáo Hội/ trong sự hiệp nhất và bình an/

giữa mọi phong ba bão táp của biển đời./ Chúng con cầu xin Chúa.

Mọi người: Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2.Chúng con cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô,/ hàng giáo phẩm,/ đặc biệt là

Đức tân Tổng Giám Mục TGP Adelaide của chúng con,/ Đức Ông Quản Nhiệm, các linh

mục, tu sĩ, giáo dân…/ và mọi giới lãnh đạo trên thế giới/ có được những ân sủng cần

thiết,/ để có thể làm những quyết định khôn ngoan,/ hợp theo thánh ý Chúa, giữa hiểm

họa đai dịch./ Chúng con cầu xin Chúa.

Mọi người: Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3.Lời Nguyện Tự phát nếu muốn, tối đa là 3 lời nguyện tự phát)

Thinh lặng giây lát

Hướng Dẫn Viên: Vâng lệnh chúa Cứu Thế và theo thể thức Người dạy, chúng ta cùng nhau

đọc Kinh Lạy Cha:

Mọi người: Lạy Cha chúng con ở...

Hướng Dẫn Viên: Chúng ta hãy cúi đầu chúc bình an cho nhau.

Hướng Dẫn Viên: Chúng ta đọc kinh Rước Lễ Thiêng Liêng để xin Chúa Giêsu ngự vào

tâm hồn mình.

KINH RƯỚC LỄ THIÊNG LIÊNG

Lạy Chúa Giêsu của con, /con tin rằng Chúa hiện diện trong Bí Tích Cực Thánh. /Con yêu

mến Chúa trên hết mọi sự, / và ước ao được rước Chúa vào linh hồn con. /Vì lúc này, /con

không thể tiếp rước Chúa về phương diện bí tích, /xin Chúa ít nhất /hãy vào linh hồn con

cách thiêng liêng./ Con ôm lấy Chúa như thể Chúa đang ở đó/ và con xin kết hợp trọn thân

con với Chúa. /Xin Chúa đừng để con rời xa Chúa. /Amen. (Thánh Anphongsô thành Liguori, https://www.youtube.com/watch?v=vLOFZGfg4-A&t=29s)

Thinh lặng 1 phút

NGHI THỨC KẾT THÚC

Page 7: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆ NAM ÚCconggiaonamuc.org.au/ban tin/2020/bt_31_05_20.pdf · phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức

Hướng Dẫn Viên: Xin Thiên Chúa toàn năng ban phúc lành cho tất cả chúng ta. Xin Người

che chở chúng ta khỏi mọi sự dữ và dẫn đưa tới sự sống muôn đời.

Mọi người: Amen

Hướng Dẫn Viên: bắt một bài hát về Đức Mẹ

ĐỌC KINH KẾT THÚC

KINH TRÔNG CẬY

Hướng Dẫn Viên: Chúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin chớ chê chớ bỏ lời

chúng con nguyện trong cơn gian nan thiếu thốn, Đức Nữ đồng trinh, hiển vinh sáng láng.

Mọi người: Hằng chữa chúng con cho khỏi mọi sự dữ. Amen.

CÁC CÂU LẠY

Hướng Dẫn Viên: Lạy rất thánh trái tim Đức Chúa Giêsu,

Mọi người: Thương xót chúng con.

Hướng Dẫn Viên: Lạy trái tim cực thanh cực tịnh rất thánh Đức Bà Maria,

Mọi người: Cầu cho chúng con.

Hướng Dẫn Viên: Lạy ông thánh Giuse là bạn thanh sạch Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh,

Mọi người: Cầu cho chúng con.

Hướng Dẫn Viên: Các Thánh Tử Đạo Việt Nam,

Mọi người: Cầu cho chúng con.

Hướng Dẫn Viên: Lạy bà thánh Mary MacKillop

Mọi người: Cầu cho chúng con.

Hướng Dẫn Viên: Nữ Vương ban sự bằng an.

Mọi người: Cầu cho chúng con.

Hướng Dẫn Viên:Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần.

Mọi người: Amen.

Page 8: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆ NAM ÚCconggiaonamuc.org.au/ban tin/2020/bt_31_05_20.pdf · phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức

LỘC XUÂN CỘNG ĐỒNG 2020 Chúng ta đã không mang gì vào trần gian, thì cũng chẳng mang gì ra được. (1Tm 6:7). We

brought nothing into the world, so that we can take nothing out of it. (1Tim 6:7).

Ý Cầu Nguyện Của Đức Giáo Hoàng Cho Năm 2020

THÁNG NĂM

Ý cầu nguyện: Cầu cho các Phó Tế: Xin cho các Phó Tế, khi trung thành phục vụ Lời Chúa

và người nghèo, trở nên dấu chỉ sống động cho toàn Giáo Hội.

Lịch Phụng Vụ Trong Tuần

Mùa Thường Niên

Thứ Hai: 01/06/2020. Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội Thánh. St 3,9-15, 20 (hay Cv 1,12-14);

Ga 19,25-27.

Thứ Ba: 02/06/2020. ThánhMarcellinô và Thánh Phêrô, tử đạo.

2 Pr 3,11-15, 17-18; Mc 12,13-17.

Thứ Tư: 03/06/2020. ThánhCarôlô Lwanga và các bạn, tử đạo.

2 Tm 1,1-3, 6-12; Mc 12.18-27.(hay 2 Mcb 7,1-2, 9-14; Mt 5,1-12)

Thứ Năm: 04/06/2020.2 Tm 2,8-15; Mc 12,28-34.

Thứ Sáu: 05/06/2020.Thánh Bônifatiô, giám mục, tử đạo.

2 Tm 3,10-17; Mc 12,35-37.(hay Cv 26,19-23: Ga 10,11-16)

Thứ Bảy: 06/06/2020.Thánh Norbertô, giám mục, hay Thánh Marcellin Champagnat,tu sĩ.2

Tm 4,1-8; Mc 12,38-44.

CHÚC MỪNG BỔN MẠNG

CA ĐOÀN VIỆT LINH Hôm nay Chúa Nhật ngày 31 tháng 5 năm 2020 là ngày Giáo Hội Hoàn Vũ mừng kính lễ

Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Trong Cộng Đồng của chúng ta có Ca Đoàn Việt Linh

(CĐVL) nhận Thánh Linh làm bổn mạng. Cộng Đồng gởi lời chúc mừng bổn mạng đến

CĐVL. Xin mọi người chúng ta cùng hiệp ý cầu nguyện cho các thành viên của CĐVL và

gia đình, luôn sống thực bảy ơn Chúa Thánh Thần trong mọi nơi mọi lúc. Thân chúc mọi

thành viên biết thăng tiến trong nhiệm vụ, sẵn sàng cộng tác trong các công việc chung của

Cộng Đồng và luôn hăng say đem Lời Chúa đến cho mọi người qua lời ca tiếng hát.

Anphongsô Nguyễn Quang Bình - Chủ Tịch HĐMV

Hội Đồng Mục Vụ họp với Thẩm Quyền Thanh Tra Lý Lịch

Hai Sơ Phụ Tá Mục Vụ và anh chị em thân mến,

Vấn đề bảo vệ trẻ em là một vấn đề ưu tiên hàng đầu trong nước Úc nói chung và Giáo

Hội Công Giáo tại Úc nói riêng. Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – Nam Úc của chúng ta

cũng đi theo chiều hướng này và quyết tâm bảo vệ trẻ em bằng mọi phương cách hữu hiệu

nhất trong khả năng của mình.

Việc bảo vệ trẻ em trong Tổng Giáo Phận hệ tại ở ba phương diện chính:

1. Thanh tra lý lịch (working with children check) do Thẩm Quyền Thanh Tra Lý Lịch

(Screening and Verification Authority (SAVA) điều hành. Cơ quan này điều hành việc

thanh tra lý lịch của những người làm việc hoặc sinh hoạt có liên quan đến trẻ em và những

người trẻ vị thành niên.

2.An toàn trẻ em (Child Safety) do Đơn Vị Bảo Vệ Trẻ Em (Child Protection Unit) điều

hành. Đơn vị này lo việc bảo vệ trẻ em bằng cách đề ra và thực hiện các biện pháp tiên liệu

Page 9: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆ NAM ÚCconggiaonamuc.org.au/ban tin/2020/bt_31_05_20.pdf · phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức

rủi ro trong các sinh hoạt, đề ra và thực hiện các cách thức phòng ngừa rủi ro, và đối phó với

tình trạng rủi ro khi có sự kiện tai hại xảy ra cho trẻ em.

3.Occupational Health and Safety: An toàn tổng quát trong mọi môi trường sinh hoạt,

làm việc, thờ phượng, học hỏi hoặc giải trí.

Mỗi khi tổ chức một sinh hoạt nào, chúng ta đều phải tuân thủ mọi quy định của chính

phủ và Tổng Giáo Phận Adelaide trong ba phạm vi về bảo vệ an toàn nêu trên. Cho đến nay,

Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – Nam Úc đã cố gắng nhiều để chấp hành những quy định

về an toàn tổng quát và an toàn trẻ em. Tuy nhiên, trách nhiệm này luôn có những khía cạnh

cần cải tiến để đem lại hiệu quả tốt hơn. Đối với Xứ Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Têreesa thì

vấn đề còn phức tạp hơn nhiều. Do đó, để giúp cho Xứ Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể sinh hoạt

phù hợp với các quy định về thanh tra lý lịch và bảo vệ trẻ em, cơ quan Thẩm Quyền Thanh

Tra Lý Lịch (SAVA) đã hội ý với tôi và ấn định một buổi hội thảo cho Ban Tuyên Úy, Ban

Mục Vụ và Hội Đồng Mục Vụ.

Vì số người tham dự còn tùy vào quy định của chính phủ trong thời đại dịch này, nên tôi

đề nghị như sau:

1. Nếu số người bị giới hạn là 10 người, thì những thành viên cần tham dự là: Đ/Ô Tâm,

Sơ Đễ, Sơ Trang, Ô Bình, Ô Xoan, Ông Khiêm, Bà Hồng, Anh Julian Nguyễn, Ô Mai Bắc

Hùng, và Ông Tư Cương. Đối với anh Julian (Thiếu Nhi Thánh Thể), Ông Mai Bắc Hùng

(Legio Mariae) và Ông Tư Cương (Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình), thì cuộc

họp này rất quan trọng cần phải tham dự. Bởi lẽ ba vị này là đại diện của ba hội đoàn có liên

quan trực tiếp đến trẻ em, đặc biệt là Thiếu Nhi Thánh Thể.

2. Nếu số người tụ họp được chính phủ tăng lên, thì tôi sẽ mời thêm các thành viên khác

của HĐMV, dựa vào mối liên quan của từng hội đoàn mà thành viên đại diện đối với trẻ em.

Chi tiết của buổi họp như sau:

*Ngày: Thứ Tư 10/06/2020

*Giờ: 10g00 sáng đến 12g00 trưa

*Chỗ: Tầng trệt ở Hội Trường Thánh Giuse.

Vì tầm quan trọng của cuộc họp, tôi xin anh chị em sắp xếp thời gian để tham dự. Qua

lời chuyển cầu của Đức Mẹ Thuyền Nhân, xin Chúa chúc lành cho anh chị em và gia

đình.Đức Ông Quản Nhiệm

Họp Ban Tuyên Uý và Ban Mục Vụ

Hai Sơ Phụ Tá Mục Vụ và anh chị em thân mến,

Trong hoàn cảnh biến đổi nhanh chóng của thời đại dịch Covid-19, chúng ta cần phải

họp lại với nhau để bàn thảo một số vấn đề quan trọng của Cộng Đồng. Hiện nay, thay vì

họp vào Chúa Nhật thứ hai hằng tháng, tôi dời cuộc họp lần này lên sớm hơn một tuần. Vậy,

tôi xin mời hai Sơ Phụ Tá Mục Vụ và anh chị em trong Ban Mục Vụ đến tham dự cuộc họp

của Ban Tuyên Úy và Ban Mục Vụ với chi tiết như sau:

* Ngày: Chúa Nhật 07/06/2020

* Giờ: 2g30 chiều đến 4g30 chiều

* Chỗ: Phòng họp 1 trên lầu Hội Trường Thánh Giuse.

Xin chân thành cám ơn sự hợp tác của hai Sơ và anh chị em.

Đức Ông Quản Nhiệm

Quỹ Giáo Sĩ và Quỹ Điều Hành

Anh chị em thân mến,

Trong điều kiện bình thường với việc cử hành Thánh Lễ ở Thánh Đường, chúng ta quyên

Page 10: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆ NAM ÚCconggiaonamuc.org.au/ban tin/2020/bt_31_05_20.pdf · phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức

tiền lần 1 cho Quỹ Giáo Sĩ và lần 2 cho Quỹ Điều Hành. Vì tình trạng đại dịch Coronavirus,

nên chúng ta không thể quyên tiền như trước đây, nhưng thỉnh thoảng cũng có một ít người

đóng góp tài chánh cho Cộng Đồng. Sau khi hội ý với một vài người quan trọng có chức vụ

trong Cộng Đồng, tôi đưa ra cách thức như sau:

1. Khi có người đóng góp và đề rõ số tiền cho Quỹ Giáo Sĩ (Lần 1) và số tiền cho Quỹ Điều

Hành (Lần 2), thì hai số tiền sẽ được bỏ vào hai quỹ đúng theo ý của người đóng góp.

2. Trong trường hợp người đóng góp chỉ nói là đóng góp hằng tuần, thì số tiền đó sẽ được

chia ra: độ chừng một phần ba (1/3) cho Quỹ Giáo Sĩ và độ chừng hai phần ba (2/3) cho Quỹ

Điều Hành. Thí dụ: số tiền đóng góp là $60.00, thì $20.00 vào Quỹ Giáo Sĩ và $40.00 vào

Quỹ Điều Hành.

Việc phân chia không nhất thiết phải quá tuyệt đối và chi li, như thể phải gồm bao nhiêu

đồng lẻ và bao nhiêu đồng xu, nhưng chỉ cần chia thành một khoản tiền độ chừng một phần

ba (1/3) và một khoảng tiền độ chừng hai phần ba (2/3) là được rồi. Bởi lẽ, dù thế nào đi nữa,

thì số tiền đóng góp cũng được bỏ vào hai loại ngân quỹ đó mà thôi và cũng đúng theo ý

muốn của người đóng góp. Thí dụ: Đóng góp $100.00, thì $30.00 cho Quỹ Giáo Sĩ và $70.00

cho Quỹ Điều Hành; không cần phải tính ra bao nhiêu đồng lẻ và bao nhiêu đồng xu cho

thêm phức tạp và phiền toái.

3. Nơi phần Dâng Cúng Trong Tuần trên bản Tin, người đóng góp sẽ thấy tên mình ở hai

chỗ: ở chỗ Quỹ Giáo Sĩ và ở chỗ Quỹ Điều Hành với số tiền của mình được chia ra cho hai

Quỹ đó. Thí dụ: ông Nguyễn Văn A đóng $150.00, ông sẽ thấy tên ông ở chỗ Quỹ Giáo Sĩ là

$50.00 và tên của ông ở chỗ Quỹ Điều Hành là $100.00. Cộng hai số tiền cả hai chỗ là

$150.00 do ông ấy đóng.

Riêng Quỹ Xây Dựng thì không cần phải nói, vì người đóng góp thường cho biết rất rõ ràng

là họ đóng góp cho Quỹ Xây Dựng.

Vậy, kể từ tuần này, chúng ta sẽ áp dụng cách thức này. Chân thành cám ơn sự hỗ trợ

của anh chị em. Qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ Thuyền Nhân, xin Chúa chúc lành cho anh

chị em.

Đức Ông Quản Nhiệm

Họ Đạo Fatima Phân Ưu * Ông Micae Bùi Trần Phụng đã an nghỉ trong Chúa ngày 19/05/2020 tại Việt Nam, hưởng

thọ 63 tuổi. Ông là thân phụ của Chị Hằng (Thông).

* Bà Têrêxa Nguyễn Thị Minh Nguyệt đã an nghỉ trong Chúa ngày 03/05/2020 tại Việt Nam,

hưởng thọ 86 tuổi. Bà là thân mẫu của Chị Cúc (Công).

Họ Đạo Fatima xin chia buồn đến Chị Hằng (Thông) và Chị Cúc (Công) cùng toàn thể

hai tang gia.

Vì cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa Giêsu Kitô, xin Chúa đưa linh hồn Micae và linh

hồn Têrêxa vào Nước Thiên Đàng.

TM BCH Họ Đạo Fatima, Đaminh Phạm Văn Lợi –Trưởng Họ

Lời Cảm Tạ

Gia đình chúng con xin chân thành cảm tạ và tri ân Đức Ông Quản Nhiệm Phaolô Nguyễn

Minh-Tâm, chủ tế Thánh Lễ Chúa Thăng Thiên; Sơ Phụ Tá Mục Vụ Maria Trần Thị Thu

Trang RSM đã dâng lời cầu nguyện; Ban Mục Vụ, Ban Thông Tin và toàn thể Cộng Đồng đã

thăm hỏi, chia buồn và cùng hiệp thông qua lời cầu nguyện trong Thánh Lễ, để cầu cho linh

Page 11: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆ NAM ÚCconggiaonamuc.org.au/ban tin/2020/bt_31_05_20.pdf · phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức

hồn ông Đôminicô Vũ Khắc Huy, là bào huynh của chúng con, vừa qua đời ngày 14/05/2020

tại Hoa Kỳ, được Chúa nhân từ sớm dẫn đưa về nước Thiên Đàng, hưởng nhan Thánh Chúa.

Trong niềm tín thác vào Chúa Kitô Phục Sinh, nguyện xin Thiên Chúa ban muôn ơn

lành hồn xác xuống cho Đức Ông Quản Nhiệm, quý Sơ Phụ Tá Mục Vụ, Ban Mục Vụ và

toàn thể Cộng Đồng.

Thay mặt tang gia

Vũ Khắc Tỉnh - Nguyễn Thị Thanh Hồng

Chúa Giêsu Thăng Thiên và Đức Maria Lên Trời khác nhau thế nào?

Không chỉ thay đổi về mặt từ ngữ, mà về

cơ bản ý nghĩa của nó cũng khác nhau.

Lịch phụng vụ của Giáo hội Công giáo trình bày hai lễ này với những tên gọi giống nhau

và có ý nghĩa tương đồng, nhưng thực chất rất khác nhau: Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên được

mừng kính sau lễ phục sinh 40 ngày, và lễ Đức Mẹ Lên Trời được cử hành vào ngày 15

tháng 8.

Trong tiếng La tinh từ Ascensione “Thăng thiên” chỉ dành riêng cho Chúa Giêsu Kitô,

nó có nghĩa là “đi lên”: Ngài đã lên trời, đã thăng thiên, tự thân, nghĩa là nhờ quyền năng của

Ngài với tư cách là Thiên Chúa.

Với Đức Maria, từ Asumptione, muốn nói rằng : Mẹ “được đưa lên”, “được Thiên Chúa

mang đi”. Mẹ được Chúa đưa về trời, không do khả năng của mình mà nhờ quyền năng của

Thiên Chúa.

Tín điều Đức Mẹ Lên Trời minh xác rằng: Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, đã được tôn vinh

trọn cả xác hồn, và được đưa về trời sau khi kết thúc cuộc đời trần thế của Mẹ.

Tông hiến Munificentissimus Deus của Đức Giáo hoàng Piô XII ban hành vào ngày 1

tháng 11 năm 1950, đã trình bày cho chúng ta về chân lý đức tin này: “Đức Maria vô nhiễm,

Mẹ Thiên Chúa, trọn đời đồng trinh, sau khi chấm dứt dòng đời dưới thế, đã được cất về

vinh quang trên trời cả xác hồn”.

Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên

Lễ Chúa Thăng Thiên được cử hành sau lễ Phục sinh 40 ngày, dù thực tế, tại nhiều Giáo hội

địa phương, lễ này được chuyển sang ngày Chúa nhật, vì lý do mục vụ, để các Kitô hữu có

thể tham dự thánh lễ dễ dàng.

Kinh thánh nói gì? “Nói xong, Người được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy Người,

khiến các ông không còn thấy Người nữa. Và đang lúc các ông còn đăm đăm nhìn lên trời

phía Người đi, thì bỗng có hai người đàn ông mặc áo trắng đứng bên cạnh và nói: "Hỡi

những người Ga-li-lê, sao còn đứng nhìn lên trời? Đức Giê-su, Đấng vừa lìa bỏ các ông và

được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời" (Cv 1,9-11).

Ý nghĩa

Trong Lễ Thăng Thiên, một phần của Mùa Phục sinh, Chúa Giêsu rời bỏ các tông đồ, nhưng

chỉ theo nghĩa hữu hình : dù vậy, giờ đây Ngài vẫn luôn sẵn sàng tiếp bước với Giáo hội;

Chúa vẫn tiếp tục hiện diện, cách vô hình, để hành động nơi Giáo hội. Hơn nữa, sự „chia ly‟

chỉ là tạm thời, bởi vì Chúa Giêsu sẽ trở lại.

Trở về với Cha, Chúa Giêsu kết thúc sự tồn tại dưới phương diện nhân loại, đồng thời

Ngài vượt qua sự phân chia giữa Trời và Đất: Ngài rời đi, nhưng chính xác là Ngài về Thiên

đàng trước chúng ta, qua đó xác nhận rằng Thiên đàng là đích điểm của chúng ta. Bản tính

Page 12: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆ NAM ÚCconggiaonamuc.org.au/ban tin/2020/bt_31_05_20.pdf · phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức

con người, được Ngôi Lời nhập thể trong thân phận nghèo khó đưa về Trời và được tôn

vinh.

Nguồn lịch sử

Các Tin mừng nói rất ít về sự kiện Chúa Thăng thiên: Tin mừng Matthêô và Gioan kết thúc

các trình thuật bằng cuộc hiện ra của Chúa Giêsu sau Phục sinh; Thánh Marcô dành đoạn

văn cuối cùng để nói về sự kiện này, trong khi Luca mô tả rất rõ ràng, chủ yếu trong sách

Công vụ Tông đồ. Trong sách này, thánh sử Luca cho biết về con số 40 ngày sau Phục sinh –

một con số rất tượng trưng trong toàn bộ Kinh thánh – Chúa Giêsu đưa các tông đồ đến

Bêtania, lên núi Cây dầu, Ngài chúc lành cho họ và nói chuyện với họ trước khi về Trời.

Trong diễn từ này Chúa Giêsu xác nhận lời hứa ban Chúa Thánh Thần, Ngài sẽ không để các

ông mồ côi, và báo trước sự trở lại lần thứ hai của mình vào ngày sau hết.

Nguồn gốc của lễ trọng

Sử gia Eusebio thành Cesarea và Egeria đã làm chứng rằng : Lễ Thăng Thiên được mừng

kính trong Giáo hội vào những thế kỷ đầu. Ngay từ đầu, lễ này được cử hành cùng với lễ

Ngũ Tuần, nhưng chúng ta biết rằng, giữa thế kỷ V và VI hai lễ này đã được tách ra, bởi vì

có những bài giảng của thánh Gioan Crisostomo và thánh Augustinô dành riêng cách đặc

biệt cho lễ Thăng Thiên.

"Bên hữu Chúa Cha"

Trong các Tin mừng có những đoạn trong đó Chúa Giêsu cho biết trước những gì sẽ xảy ra

trong ngày Ngài về Trời. Chẳng hạn, trong đêm Tiệc ly, Chúa nói rằng: “sẽ về cùng Cha”.

Thành ngữ “bên hữu Chúa Cha” ám chỉ đến vị trí danh dự của Con Thiên Chúa, bên

cạnh vinh quang vĩnh cửu của Cha. Nếu Chúa Giêsu không trở về với Cha thì sẽ không có ơn

cứu chuộc nào dành cho con người: bằng cách trở về với Cha, Ngài hoàn tất sự Phục sinh và

gửi Thánh Thần An ủi đến cho thế giới.

Aleteia G. Võ Tá Hoàng chuyển ngữ

Nguồn tin: gpquinhon.org

BAN THÔNG TIN Nếu ai muốn xem Thánh Lễ Trực Tuyến do Cộng Đồng thực hiện qua TV hay ĐTDĐ, có hai cách:

a). Xin vào Youtube rồi đánh chữ: Cdcgvn nu Cần phải có một „space‟ giữa hai cụm từ „Cdcgvn‟ và „nu‟

thì Video Thánh Lễ mới hiện ra trên màn ảnh Youtube.

b). Quý ông bà anh chị em cũng có thể vào trang mạng của Cộng Đồng sau đây:

www.conggiaonamuc.org.au. Sau đó, ấn vào hình(có chữ “C” màu xanh lá cây) ở góc trái của phim

Thánh Lễ Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam-Nam Úc (dưới hình thức phim Youtube) rồi nhấn vào chữ

“subscribe‟. Tất cả các Youtube về Thánh Lễ Trực Tuyến của Cộng Đồng sẽ hiện ra để quý vị chọn lựa.