Chuyên đề XIII. Bản đồ ử ụng đấ ủa xã Võ Ninh trong những...

105
2 Chuyên đề XIII. Bản đồ sdụng đất 1:10.000 của xã Võ Ninh trong những năm 2000, 2005, 2010 Chương XIII. Dữ liệu thống kê các cuộc điều tra kinh tế xã hội tại xã Yên Hồ Người thc hin: 1. Quy phạm thành lập bản đồ địa hình 1.1. Bản đồ địa hình: Được thành lập múi chiếu 3 o trên mặt phng chiếu hình, trong htođộ Quc gia VN-2000 và hệ độ cao Nhà nước hiện hành. Kinh tuyến gc (00) được quy ước là kinh tuyến đi qua GREENWICH. Điểm gc ca htođộ mt phng (điểm ct gia kinh tuyến trc ca tng tỉnh và xích đạo) có X = 0 km, Y = 500 km. Điểm gc ca hđộ cao là điểm độ cao gc Hòn Dấu - Hải Phòng. Kinh tuyến trc ca tng tỉnh, thành phố trc thuộc Trung ương được quy định ti Phlc s2 Quy chuẩn này. 1.2. Khung trong tiêu chuẩn, khung trong mrng ca mnh bản đồ địa hình - Khung trong tiêu chuẩn ca mnh bản đồ địa hình là hình vuông giới hn ni dung ca mnh bản đồ, được xác định theo quy định ti mc 2.5.5 Quy chuẩn này. - Khung trong mrng ca mnh bản đồ địa hình là khung trong của mnh bản đồ được thiết lp khi cn thhiện các yếu tni dung bản đồ vượt ra ngoài phạm vi khung trong tiêu chuẩn. Phm vi mrng khung trong ca mnh bản đồ mi chiều là 10 cm hoặc 20 cm so với khung trong tiêu chuẩn. 1.3. Lưới tọa độ khung bản đồ: Được thiết lp vi khong cách 10 cm trên bản đồ to thành các giao điểm, được thhin bằng các dấu chthp. 1.4. Điểm khng chế tođộ: Độ cao quốc gia các hạng, điểm địa hình; điểm khng chế nh ngoi nghiệp, điểm khng chế đo vẽ có chôn mốc ổn định. 1.5. Chia mảnh, đánh số hiu mnh 1.5.1. Mnh bản đồ tl1:10000: Chia lưới tọa độ ô vuông của htođộ mt phng theo kinh tuyến trc cho tng tỉnh và xích đạo thành các ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thc tế là 6 x 6 km tương ứng vi mt mnh bản đồ tl1:10000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn ca mnh bản đồ là 60 x 60 cm tương ứng vi diện tích là 3600 ha. Shiu ca mnh bản đồ tl1:10000 gm 8 chs: 2 sđầu là 10, tiếp sau là dấu

Transcript of Chuyên đề XIII. Bản đồ ử ụng đấ ủa xã Võ Ninh trong những...

2

Chuyên đề XIII. Bản đồ sử dụng đất 1:10.000 của xã Võ Ninh trong những năm

2000, 2005, 2010

Chương XIII. Dữ liệu thống kê các cuộc điều tra kinh tế xã hội tại xã Yên Hồ

Người thực hiện:

1. Quy phạm thành lập bản đồ địa hình

1.1. Bản đồ địa hình: Được thành lập ở múi chiếu 3o trên mặt phẳng chiếu hình, trong

hệ toạ độ Quốc gia VN-2000 và hệ độ cao Nhà nước hiện hành. Kinh tuyến gốc (00)

được quy ước là kinh tuyến đi qua GREENWICH. Điểm gốc của hệ toạ độ mặt phẳng

(điểm cắt giữa kinh tuyến trục của từng tỉnh và xích đạo) có X = 0 km, Y = 500 km.

Điểm gốc của hệ độ cao là điểm độ cao gốc ở Hòn Dấu - Hải Phòng.

Kinh tuyến trục của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định tại Phụ

lục số 2 Quy chuẩn này.

1.2. Khung trong tiêu chuẩn, khung trong mở rộng của mảnh bản đồ địa hình

- Khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa hình là hình vuông giới hạn nội dung của

mảnh bản đồ, được xác định theo quy định tại mục 2.5.5 Quy chuẩn này.

- Khung trong mở rộng của mảnh bản đồ địa hình là khung trong của mảnh bản đồ được

thiết lập khi cần thể hiện các yếu tố nội dung bản đồ vượt ra ngoài phạm vi khung trong

tiêu chuẩn. Phạm vi mở rộng khung trong của mảnh bản đồ mỗi chiều là 10 cm hoặc 20

cm so với khung trong tiêu chuẩn.

1.3. Lưới tọa độ khung bản đồ: Được thiết lập với khoảng cách 10 cm trên bản đồ tạo

thành các giao điểm, được thể hiện bằng các dấu chữ thập.

1.4. Điểm khống chế toạ độ: Độ cao quốc gia các hạng, điểm địa hình; điểm khống chế

ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định.

1.5. Chia mảnh, đánh số hiệu mảnh

1.5.1. Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000: Chia lưới tọa độ ô vuông của hệ toạ độ mặt phẳng

theo kinh tuyến trục cho từng tỉnh và xích đạo thành các ô vuông. Mỗi ô vuông có kích

thước thực tế là 6 x 6 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000. Kích thước

khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ là 60 x 60 cm tương ứng với diện tích là 3600

ha. Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 gồm 8 chữ số: 2 số đầu là 10, tiếp sau là dấu

3

gạch nối (-), 3 số tiếp là số chẵn kilômet (km) của toạ độ X, 3 chữ số sau là 3 số chẵn

kilômet (km) của toạ độ Y của điểm góc trái trên của mảnh bản đồ.

1.5.2. Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000: Chia mảnh bản đồ 1:10000 thành 4 ô vuông. Mỗi ô

vuông có kích thước thực tế là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000.

Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ là 60 x 60 cm tương ứng với diện

tích 900 ha. Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000 gồm 6 chữ số: 3 số đầu là số chẵn

kilômet (km) của toạ độ X, 3 chữ số sau là 3 số chẵn kilômet (km) của toạ độ Y của

điểm góc trái trên của mảnh bản đồ (xem Phụ lục số 3 Quy chuẩn này).

1.5.3. Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000: Chia mảnh bản đồ 1:5000 thành 9 ô vuông. Mỗi ô

vuông có kích thước thực tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000.

Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện

tích 100 ha.

Các ô vuông được đánh số thứ tự theo chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái

sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 bao gồm số hiệu

mảnh 1:5000, gạch nối và số thứ tự ô vuông ( xem Phụ lục số 3 Quy chuẩn này).

1.5.4. Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000: Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 4 ô vuông. Mỗi ô

vuông có kích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000.

Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện

tích 25 ha.

Các ô vuông được đánh thứ tự bằng các chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ trái sang

phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 bao gồm số hiệu mảnh bản

đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông (xem Phụ lục số 3 Quy chuẩn này).

1.5.5. Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500: Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông. Mỗi ô

vuông có kích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.

Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện

tích 6,25 ha. Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang

phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ

tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn (xem Phụ lục số 3 Quy

chuẩn này).

1.5.6. Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200: Chia mảnh bản đồ 1:2000 thành 100 ô vuông. Mỗi ô

vuông có kích thước thực tế 0,10 x 0,10 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200.

Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện

tích 1,00 ha. Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái sang

4

phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ

tỷ lệ 1: 2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông (xem Phụ lục số 3 Quy chuẩn này).

1.6. Tên gọi của mảnh bản đồ địa hình

Tên gọi của mảnh bản đồ địa hình gồm tên của đơn vị hành chính (Tỉnh - Huyện - Xã)

đo vẽ bản đồ, số hiệu mảnh bản đồ địa hình, số thứ tự mảnh bản đồ địa hình trong đơn

vị hành chính cấp xã. Số thứ tự mảnh bản đồ địa hình được đánh bằng số Ả Rập từ 01

đến hết theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới cho tất cả các loại tỷ lệ bản

đồ và không trùng nhau trong một đơn vị hành chính xã. Trường hợp phát sinh thêm

mảnh bản đồ địa hình thì số thứ tự mảnh bản đồ địa hình mới được đánh số tiếp theo số

thứ tự mảnh bản đồ địa hình lớn nhất trong một đơn vị hành chính xã đó.

1.7. Định nghĩa file chuẩn bản đồ (Seed File)

1.7.1. Bản đồ địa hình phải được thành lập theo định dạng file *.dgn.

1.7.2. Để đảm bảo tính thống nhất về cơ sở toán học giữa các file dữ liệu bản đồ, Seed

File bản đồ địa hình được định nghĩa như sau:

- Hệ tọa độ chính (Primary Coordinate System)

- Phép chiếu (System): Transverse Mercator

+ Kinh tuyến điểm gốc hệ tọa độ (Longitude of Origin): Theo kinh tuyến trục phù hợp

với vị trí địa lý của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại Phụ lục số 2 Quy

chuẩn này.

+ Vĩ tuyến điểm gốc hệ tọa độ (Latitude of Origin): 0:00:00.0000 d:m:s

+ Độ lệch Đông điểm gốc hệ tọa độ (False Easting): 500000 m

+ Độ lệch Bắc điểm gốc hệ tọa độ (False Northing): 0.000 m

+ Hệ số biến dạng chiều dài kinh tuyến trục (Scale Reduction Factor): 0.9999

- Geodetic Datum: WGS-84

- Ellipsoid: WGS-84

- Xác lập đơn vị (Working Units) và giới hạn làm việc của Seed File:

+ Đơn vị làm việc chính (Master Units) là mét (m)

+ Đơn vị làm việc phụ (Sub Units) là centimét (cm)

5

+ Độ phân giải (Resolution) là 100

+ Toạ độ điểm trung tâm trường làm việc của File (Storage Center Point): X: 0.000 m;

Y: 0.000 m

2. Mật độ điểm khống chế tọa độ, độ cao

2.1. Thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa

- Bản đồ tỷ lệ 1:5000; 1:10000; 1: 25000: 5 km² có một điểm khống chế mặt bằng có độ

chính xác tương đương điểm địa hình trở lên.

- Bản đồ tỷ lệ 1:500; 1:1000; 1:2000: từ 1 đến 1,5 km² có một điểm khống chế mặt bằng

có độ chính xác tương đương điểm địa hình trở lên.

- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:200: 0,3 km² có một điểm khống chế mặt bằng có độ chính xác

tương đương điểm địa hình trở lên.

2.2. Thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000; 1:5000; 1:10000: Bằng phương pháp có

sử dụng ảnh máy bay kết hợp với đo vẽ trực tiếp ở thực địa: Trung bình 25 km² có một

điểm khống chế mặt bằng có độ chính xác tương đương điểm địa hình trở lên.

2.3. Quy định chọn tỷ lệ bản đồ

2.3.1. Đối với khu vực đô thị

- Tỷ lệ bản đồ 1:200 áp dụng đối với khu vực nội thành các đô thị loại đặc biệt có mật

độ thửa từ 60 thửa trên 1 ha trở lên.

- Tỷ lệ bản đồ 1:500 áp dụng đối với khu vực nội thành, nội thị các đô thị, khu đô thị

mới, khu dân cư trung tâm các thị trấn có mật độ thửa từ 25 thửa trên 1 ha trở lên.

- Tỷ lệ bản đồ 1:1000 áp dụng đối với các khu vực dân cư còn lại.

2.3.2. Đối với khu vực dân cư nông thôn, đất chuyên dùng.

- Tỷ lệ bản đồ 1:1000 áp dụng đối với các khu vực có mật độ thửa từ 10 thửa trên 1 ha

trở lên.

- Tỷ lệ bản đồ 1:2000 áp dụng đối với các khu vực còn lại.

2.3.3. Đối với khu vực đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.

- Tỷ lệ 1:1000 áp dụng đối với khu vực có mật độ thửa trung bình từ 20 thửa trên 1 ha

trở lên.

6

- Tỷ lệ bản đồ 1:2000 áp dụng đối với khu vực có mật độ thửa từ 10 thửa trên 1 ha trở

lên.

- Tỷ lệ bản đồ 1:5000 áp dụng đối với khu vực còn lại.

2.3.4. Đối với khu vực đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng

- Tỷ lệ bản đồ 1:5000 áp dụng đối với các khu vực có mật độ thửa từ 02 thửa trên 1 ha

trở lên.

- Tỷ lệ bản đồ 1:10000 áp dụng đối với các khu vực còn lại.

2.3.5. Các thửa đất thuộc các loại đất khác nhau xen kẽ trong các khu vực quy định tại

các điểm 1, 2, 3, 4 nêu trên được đo vẽ cùng tỷ lệ với các khu vực tương ứng.

2.4. Độ chính xác bản đồ địa hình

- Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ so với điểm khởi tính

sau bình sai không quá 0,10 mm tính theo tỷ lệ bản đồ thành lập.

- Sai số biểu thị điểm góc khung bản đồ, giao điểm của lưới kilômét, các điểm tọa độ

quốc gia, các điểm địa hình, các điểm có toạ độ khác lên bản đồ địa hình dạng số được

quy định là bằng không (không có sai số).

- Trên bản đồ địa hình dạng giấy sai số độ dài cạnh khung bản đồ không vượt quá 0,2

mm, đường chéo bản đồ không vượt quá 0,3 mm, khoảng cách giữa điểm tọa độ và

điểm góc khung bản đồ (hoặc giao điểm của lưới kilômét) không vượt quá 0,2 mm so

với giá trị lý thuyết.

- Sai số trung bình vị trí của điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa

hình dạng số so với vị trí của các điểm khống chế đo vẽ gần nhất không được vượt quá:

5 cm đối với bản đồ địa hình tỷ lệ 1:200

7 cm đối với bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500

15 cm đối với bản đồ địa hình tỷ lệ 1:1000

30 cm đối với bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000

150 cm đối với bản đồ địa hình tỷ lệ 1:5000

đối với bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10000

7

Đối với khu vực nông thôn có độ dốc địa hình trên 10º thì các sai số nêu trên được phép

tăng 1,5 lần.

Sai số tương hỗ vị trí của 2 điểm bất kỳ trên ranh giới cùng thửa đất biểu thị trên bản đồ

địa hình dạng số so với khoảng cách trên thực địa được đo trực tiếp hoặc đo gián tiếp từ

cùng một trạm máy không vượt quá 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ, nhưng không vượt quá 4

cm trên thực địa đối với các cạnh thửa đất phi nông nghiệp có chiều dài dưới 5 m. Đối

với khu vực có độ dốc địa hình trên 10º, các điểm chi tiết được xử lý tiếp biên thì các sai

số nêu trên được phép tăng 1,5 lần.

- Vị trí các điểm mốc địa giới hành chính được xác định với độ chính xác của điểm

khống chế đo vẽ.

- Trong mọi trường hợp các sai số nêu trên không được mang tính hệ thống.

2.5. Nội dung bản đồ địa hình

- Khung bản đồ

-Điểm khống chế toạ độ, độ cao quốc gia các hạng, điểm địa hình, điểm khống chế ảnh

ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định;

- Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp;

- Mốc giới quy hoạch, hành lang an toàn giao thông, thuỷ lợi, điện và các công trình

khác có hành lang an toàn;

- Thửa đất;

- Nhà ở và công trình xây dựng khác tại khu vực đô thị, các khu đô thị thuộc khu vực

nông thôn và các khu đất của tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Chỉ thể

hiện trên bản đồ các công trình xây dựng chính (nhà ở, nhà làm việc, nhà xưởng, nhà

kho, bể chứa…), không thể hiện các công trình tạm thời. Các công trình ngầm khi có

yêu cầu thể hiện trên bản đồ địa hình phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự

toán.

- Các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất;

- Địa vật, công trình có giá trị về lịch sử, văn hoá và ý nghĩa định hướng cao.

- Các ghi chú thuyết minh.

2.6. Thể hiện nội dung bản đồ địa hình

8

2.6.1. Khi biểu thị các yếu tố nội dung bản đồ địa hình phải tuân theo các quy định về

ký hiệu bản đồ địa hình của Quy chuẩn kỹ thuật này.

2.6.2. Việc thể hiện mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp thực

hiện như sau:

+ Biên giới Quốc gia và cột mốc chủ quyền Quốc gia thể hiện trên bản đồ phải phù hợp

với Hiệp định đã được ký kết giữa Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với

các nước lân cận; ở khu vực chưa có Hiệp ước, Hiệp định thể hiện theo quy định của Bộ

Ngoại giao.

+ Địa giới hành chính các cấp biểu thị trên bản đồ địa hình phải phù hợp với hồ sơ địa

giới hành chính; các văn bản pháp lý có liên quan đến việc điều chỉnh địa giới hành

chính các cấp.

Đối với các đơn vị hành chính giáp biển thì bản đồ địa hình được đo đạc, thể hiện tới

đường mép nước biển triều kiệt trung bình tối thiểu trong 05 năm.

+ Khi phát hiện có sự mâu thuẫn giữa địa giới hành chính thể hiện trong hồ sơ địa giới

hành chính và đường địa giới các cấp thực tế đang quản lý thì đơn vị thi công phải báo

cáo bằng văn bản cho cơ quan tài nguyên môi trường cấp huyện và cấp tỉnh để trình cơ

quan có thẩm quyền giải quyết. Trên bản đồ phải thể hiện cả đường địa giới hành chính

theo hồ sơ và đường địa giới theo thực tế quản lý.

+ Trường hợp đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì biểu thị đường địa giới

hành chính cấp cao nhất.

2.6.3. Mốc giới, chỉ giới hành lang an toàn giao thông, thuỷ lợi, điện và các công trình

khác có hành lang an toàn chỉ được thể hiện trong trường hợp đã cắm mốc giới hành

lang an toàn trên thực địa.

2.6.4. Đối tượng thửa đất: Cạnh thửa đất trên bản đồ được xác định bằng đoạn thẳng nối

giữa hai đỉnh liền kề của thửa đất. Đỉnh thửa đất là các điểm gấp khúc trên đường ranh

giới; đối với các đoạn cong trên đường ranh giới, đỉnh thửa đất được xác định đảm bảo

khoảng cách từ cạnh nối hai điểm chi tiết liên tiếp đến đỉnh cong tương ứng không lớn

hơn 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ. Ranh giới thửa đất là các cạnh thửa nối liền, bao khép kín

phần diện tích thuộc thửa đất đó. Trường hợp ranh giới sử dụng đất nông nghiệp, đất

chưa sử dụng là bờ thửa dùng chung không thuộc thửa đất có độ rộng dưới 0,5m thì

ranh giới thửa đất được xác định theo đường tâm của đường bờ thửa; trường hợp độ

rộng đường bờ thửa bằng hoặc lớn hơn 0,5m thì ranh giới thửa đất được xác định theo

mép của đường bờ thửa.

9

2.6.5. Loại đất: Được xác định và thể hiện theo Phụ lục số 1 Quy chuẩn này.

Loại đất thể hiện trên bản đồ phải đúng theo hiện trạng sử dụng trong khi đo vẽ lập bản

đồ địa hình và được chỉnh lý lại theo kết quả đăng ký quyền sử dụng đất, kết quả chỉnh

lý hồ sơ địa hình. Đơn vị đo đạc có trách nhiệm tổng hợp báo cáo cơ quan Tài nguyên

và Môi trường cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận những trường hợp thửa đất có

loại đất theo hiện trạng khác với loại đất trên Giấy chứng nhận.

Trường hợp thửa đất được xác định theo Điểm b, Khoản 1 của Điều 4 Quy chuẩn này

thì trên bản đồ địa hình phải thể hiện ký hiệu từng loại đất

Trường hợp thửa đất được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau thì trên bản đồ địa

hình chỉ thể hiện loại đất của mục đích chính.

2.6.6. Các đối tượng nhân tạo, tự nhiên có trên đất

+ Ranh giới chiếm đất của nhà ở và các công trình xây dựng trên mặt đất được xác định

theo mép ngoài cùng của tường bao nơi tiếp giáp với mặt đất, mép ngoài cùng của hình

chiếu lên mặt đất của các kết cấu xây dựng trên cột, các kết cấu không tiếp giáp mặt đất

vượt ra ngoài phạm vi của tường bao tiếp giáp mặt đất (không bao gồm ban công, các

chi tiết phụ trên tường nhà, mái che).

Ranh giới chiếm đất của các công trình ngầm được xác định theo mép ngoài cùng của

hình chiếu lên mặt đất của công trình đó.

+ Hệ thống giao thông: Phải biểu thị phạm vi chiếm đất của tất cả các đường sắt, đường

bộ, đường nội bộ trong khu dân cư, đường giao thông nội đồng trong khu vực đất nông

nghiệp, đường lâm nghiệp, đường phân lô trong khu vực đất lâm nghiệp và các công

trình có liên quan đến đường giao thông như cầu, cống, hè phố, lề đường, chỉ giới

đường, phần đắp cao, xẻ sâu.

+ Hệ thống thuỷ văn: Trên bản đồ địa hình phải biểu thị đầy đủ hệ thống sông, ngòi,

mương, máng và hệ thống rãnh thoát nước. Đối với hệ thống thuỷ văn tự nhiên phải thể

hiện đường bờ ổn định và đường mép nước ở thời điểm đo vẽ hoặc thời điểm điều vẽ

ảnh. Đối với hệ thống thuỷ văn nhân tạo thì thể hiện ranh giới theo phạm vi chiếm đất

của công trình.

+ Khi biên tập để in bản đồ dạng giấy, đối với các đối tượng giao thông, thủy văn hình

tuyến có độ rộng trên bản đồ dưới 0,2mm thì thể hiện theo đường tâm và ghi chú độ

rộng của đối tượng đó.

2.7. Lập bản mô tả ranh giới, mốc giới

10

2.7.1. Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất

Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với chính quyền địa phương, cùng

với các chủ sử dụng đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất và lập

bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất theo mẫu quy định tại Phụ lục số 10 Quy chuẩn

này. Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất lập cho tất cả các thửa đất trừ các trường

hợp sau đây:

Thửa đất có giấy tờ thỏa thuận hoặc văn bản xác định ranh giới, mốc giới sử dụng đất

có bản vẽ thể hiện rõ ranh giới sử dụng đất mà ranh giới thửa đất không thay đổi;

Thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ về quyền sử

dụng đất theo quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (năm 2003) mà

trong các giấy tờ đó thể hiện rõ đường ranh giới chung của thửa đất với các thửa đất liền

kề và hiện trạng đường ranh giới của thửa đất không thay đổi so với giấy tờ về quyền sử

dụng đất;

- Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm

thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết và thể hiện ranh giới thửa đất theo

kết quả giải quyết tranh chấp. Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời

gian đo đạc ở địa phương thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng và đơn vị đo

đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp sử dụng đất thành

hai (02) bản, một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để giải

quyết tranh chấp.

2.8. Lưới địa hình

2.8.1. Lưới địa hình được xây dựng bằng phương pháp đường chuyền hoặc bằng công

nghệ GNSS theo đồ hình lưới tam giác dày đặc, đồ hình chuỗi tam giác, tứ giác để làm

cơ sở phát triển lưới khống chế đo vẽ. Khi xây dựng lưới khống chế đo vẽ bằng công

nghệ GNSS thì không thành lập lưới địa hình.

Lưới địa hình phải đảm bảo độ chính xác sau bình sai theo quy định sau:

STT Các chỉ tiêu kỹ thuật Độ chính

xác

1 Sai số vị trí điểm không vượt quá 5 cm

2 Sai số trung phương tương đối cạnh không lớn hơn 1:50000

11

3 Sai số trung phương tuyệt đối cạnh dưới 400m không vượt quá 0,012m

4 Sai số trung phương phương vị không vượt quá 5”

5 Sai số trung phương phương vị cạnh dưới 400 mét không vượt

quá 10

2.8.2. Lưới địa hình phải được đo nối với ít nhất 2 điểm toạ độ Nhà nước có độ chính

xác từ điểm địa hình cơ sở hoặc từ điểm hạng IV Nhà nước trở lên.

2.8.3. Khi xây dựng lưới địa hình bằng phương pháp đường chuyền thì hệ số gẫy khúc

của đường chuyền không quá 1.8; cạnh đường chuyền không cắt chéo nhau; độ dài cạnh

đường chuyền liền kề không chênh nhau quá 1,5 lần, trường hợp cá biệt do đặc điểm địa

hình, địa vật không bố trí được vị trí điểm phù hợp thì tỷ lệ trên không quá 2 lần; phải

đo nối với tối thiểu 02 phương vị (ở hai đầu của đường chuyền), góc đo nối phương vị

tại điểm đầu đường chuyền phải lớn hơn 20º. Trong trường hợp đặc biệt có thể đo nối

với 01 phương vị nhưng số lượng điểm khép toạ độ phải nhiều hơn 2 điểm

- Khi xây dựng lưới địa hình bằng công nghệ GNSS thì phải bố trí các điểm thành các

cặp điểm thông hướng. Vị trí các điểm phải quang đãng, thông thoáng, cách các trạm

phát sóng ít nhất 500m. Tầm quan sát vệ tinh đảm bảo phạm vi góc thiên đỉnh phải lớn

hơn hoặc bằng 75º. Trường hợp đặc biệt khó khăn cũng không được nhỏ hơn 55º và chỉ

được khuất về một phía. Các thông tin trên phải ghi rõ vào ghi chú điểm để lựa chọn

khoảng thời gian đo cho thích hợp.

2.8.4. Trong phạm vi cách lưới địa hình mới thiết kế 400 m có điểm từ hạng IV trở lên

và dưới 150 m có các điểm giải tích cấp I, II, đường chuyền cấp I, II, địa hình cấp I, II

cũ phải đưa các điểm này vào lưới mới thiết kế.

2.8.5. Số hiệu điểm địa hình gồm tên viết tắt của khu đo, dấu gạch ngang và số thứ tự

bằng chữ Ả Rập, được đánh liên tục từ 01 đến hết trong phạm vi một đơn vị hành chính

cấp huyện (ví dụ: TB-002). Các điểm địa hình không được trùng tên nhau. Trong phạm

vi một đơn vị hành chính cấp tỉnh, chữ viết tắt tên các khu đo không được trùng nhau.

2.8.6. Mốc địa hình được chọn, chôn ở khu vực ổn định, đảm bảo tồn tại lâu dài và phải

có tường vây bảo vệ mốc. Trường hợp phải chôn hoặc cắm mốc trong phạm vi hè phố,

lòng đường thì phải làm hố có nắp bảo vệ, không phải làm tường vây. Ở những khu vực

không ổn định được phép cắm mốc địa hình bằng cọc gỗ nhưng phải trình bày cụ thể

trong thiết kế kỹ thuật - dự toán.

12

2.8.7. Trước khi chôn mốc phải lập biên bản thoả thuận sử dụng đất với người sử dụng

đất theo quy định ở Phụ lục số 4 Quy chuẩn này. Sau khi chôn mốc, phải vẽ ghi chú

điểm theo mẫu quy định tại Phụ lục số 7 Quy chuẩn này và lập biên bản bàn giao cho

Ủy ban nhân dân xã sở tại theo mẫu ở Phụ lục số 8 Quy chuẩn này để quản lý và bảo vệ.

2.8.8. Mốc, tường vây, nắp mốc phải được đúc, chôn bằng bê tông có mác từ 200 trở lên

theo quy định tại Phụ lục số 5 Quy chuẩn này.

2.8.9. Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền địa hình quy định ở

STT Các yếu tố của lưới đường chuyền Chỉ tiêu

kỹ thuật

1 Chiều dài đường chéo đường chuyền không lớn hơn 8 km

2 Số cạnh không lớn hơn 15

3 Chiều dài từ điểm khởi tính đến điểm nút hoặc giữa hai

điểm nút không lớn hơn 5 km

4 Chu vi vòng khép không lớn hơn 20 km

5 Chiều dài cạnh đường chuyền

+ Lớn nhất không quá

+ Nhỏ nhất không quá

+ Trung bình

1400 m

200m

600m

6 Sai số trung phương đo góc không lớn hơn 5”

7 Sai số tương đối đo cạnh sau bình sai không lớn hơn

Đối với cạnh dưới 400m không quá

1: 50 000

0,012 m

8 Sai số giới hạn khép góc đường chuyền hoặc vòng khép

không lớn hơn (n - số góc trong đường chuyền hoặc vòng

khép)

10”

9 Sai số khép giới hạn tương đối đường chuyền fs:[s] nhỏ

hơn 1: 15000

n

13

2.8.10. Khi hai đường chuyền song song cách nhau dưới 400 m thì phải đo nối với nhau.

2.8.11. Góc ngang trong đường chuyền được đo theo phương pháp toàn vòng khi trạm

đo có 3 hướng trở lên hoặc theo hướng đơn (không khép về hướng mở đầu) nếu trạm đo

chỉ có hai hướng bằng các máy toàn đạc điện tử có độ chính xác 1” - 5” và máy khác có

độ chính xác tương đương. Số lần đo quy định Bảng 3 như sau:

Bảng: Các loại máy đo góc

STT Loại máy Số lần đo

1 Máy có độ chính xác đo góc 1” – 2” 4

2 Máy có độ chính xác đo góc 3” – 5” 6

2.8.12. Sai số định tâm máy và bảng ngắm không lớn hơn 2 mm. Đối với các cạnh ngắn

hơn cạnh trung bình phải dọi tâm với độ chính xác không lớn hơn 1mm.

2.8.13. Khi đo góc, vị trí bàn độ ngang trong các lần đo phải thay đổi một góc tính theo

công thức:

n - là số lần đo

Các hạn sai khi đo góc không lớn hơn giá trị quy định ở Bảng (chung cho các máy đo

góc độ chính xác từ 1” - 5”).

Bảng: Các yếu tố trong đo góc

TT Các yếu tố trong đo góc Hạn sai

( ” )

1 Số chênh trị giá góc giữa các lần đo 8

2 Số chênh trị giá góc giữa các nửa lần đo 8

3 Dao động 2C trong 1 lần đo (Đối với máy không có bộ

phận tự cân bằng) 12

n

0

0 180

14

4 Sai số khép về hướng mở đầu 8

5 Chênh giá trị hướng các lần đo đã quy “O” 8

2.8.14. Kết quả đo ngắm ở thực địa chỉ được đưa vào tính toán khi:

- Đã được kiểm tra, nghiệm thu và đánh giá chất lượng đầy đủ.

- Đã được kiểm tra lại các yêu cầu kỹ thuật cơ bản.

- Tính cải chính các số hiệu chỉnh theo từng loại máy vào giá trị cạnh đo.

- Toạ độ của các điểm khởi tính phải tính chuyển về múi chiếu 3º, kinh tuyến trục địa

phương cho từng tỉnh.

2.8.15. Lưới địa hình phải được bình sai chặt chẽ. Khi tính toán và trong kết quả cuối

cùng góc lấy chẵn đến giây, toạ độ và độ cao lấy chẵn đến milimet (0,001m).

2.8.16. Sau bình sai phải đánh giá sai số trung phương đo góc, sai số trung phương vị trí

điểm, sai số trung phương tương đối đo cạnh, sai số trung phương đơn vị trọng số và so

sánh với các quy định của Quy chuẩn này. Nếu vượt hạn sai phải xem xét lại các giá trị

đo, quá trình tính toán nếu không phát hiện nguyên nhân thì phải đo lại.

2.8.17. Lưới địa hình đo bằng công nghệ GNSS theo đồ hình lưới tam giác dày đặc, đồ

hình chuỗi tam giác, chuỗi tứ giác được đo nối (tiếp điểm) với ít nhất 3 điểm hạng cao

hoặc các cặp điểm thông hướng được đo nối (tiếp điểm) với ít nhất 2 điểm hạng cao;

khoảng cách giữa các điểm hạng cao không quá 10 km. Trong trường hợp đặc biệt lưới

địa hình được phép đo nối với 2 điểm hạng cao nhưng phải nêu rõ trong thiết kế kỹ

thuật - dự toán.

Khi tính khái lược phải đảm bảo các chỉ tiêu sau:

- Lời giải được chấp nhận: Fixed

- Ratio: > 1,5

- Rms: < 0,02+0.004*Skm

- Reference Variance: < 30,0

- RDOP: < 0,1

15

Chỉ tiêu Ratio chỉ xem xét đến khi lời giải là Fixed.

Chỉ tiêu RDOP chỉ xem xét đến khi các chỉ tiêu khác không đạt được để quyết định xử

lý lại hay phải đo lại.

Khi một trong các giá trị Reference Variance hoặc Rms vượt quá các chỉ tiêu nói trên

nhưng không quá 1,5 lần thì phải tiến hành tính khép tam giác, đa giác và bình sai sơ bộ

để quyết định phải tính lại, loại bỏ hay đo lại. Trong trường hợp đặc biệt cũng không

được phép vượt quá 2 lần hạn sai cho phép. Số cạnh có một trong 2 giá trị nêu trên vượt

quá 2 lần hạn sai cho phép không được chiếm quá 10% tổng số cạnh trong lưới.

Được phép thay đổi giá trị mặc định của tham số lọc (edit multiplier) nhưng không được

phép nhỏ hơn 2,5.

Được phép cắt bỏ các tín hiệu vệ tinh thu được ở các vị trí thấp so với đường chân trời

(elevation cut off) nhưng không được phép vượt quá 30°.

Số lần lặp trong quá trình tính toán không được phép vượt quá 10 lần.

Được phép đặt lại khoảng thời gian bắt đầu hoặc kết thúc quá trình đưa số liệu vào tính

toán nhưng không được phép vượt quá 30% tổng thời gian quan trắc.

2.8.18. Lưới địa hình được đo độ cao với độ chính xác như sau:

- Sai số khép giữa hai điểm hạng cao không được vượt quá đại lượng tính theo công

thức:

= ± 50 mm vùng đồng bằng; ±60 mm vùng núi.

L: là độ dài đường độ cao tính bằng km.

Nếu số trạm đo trên 1 km lớn hơn 25 thì sai số khép không được vượt quá:

= ± 10 mm

n: là số trạm đo của đường độ cao

- Được phép đo độ cao bằng phương pháp đo cao lượng giác trên cơ sở đo cả góc đứng

(hoặc thiên đỉnh) và đo cạnh hoặc đo chênh cao kết hợp đồng thời với đo đường chuyền.

Cạnh đo bằng các loại máy có sai số không lớn hơn (5 ± 5. x D) mm.

Chênh cao, góc đứng phải đo đi và đo về. Trên một trạm, góc đứng được đo một lần đo

bằng phương pháp 3 chỉ hoặc đo 3 lần đo bằng phương pháp chỉ giữa. Số chênh trị giá

16

góc đứng giữa các lần đo dưới 15”. Chênh cao giữa đo đi và đo về nhỏ hơn ± 100 mm

(L - chiều dài cạnh tính theo km)

Sai số khép độ cao không vượt quá đại lượng tính theo công thức:

= ± 75 mm

(S) - Số kilômét độ dài đường chuyền

Chiều cao máy và chiều cao điểm ngắm phải đo với sai số không lớn hơn 2 mm.

Khi đo góc đứng phải áp dụng biện pháp để loại bỏ sai số MO.

2.9. Lưới khống chế đo vẽ

2.9.1. Lưới khống chế đo vẽ được phát triển dựa trên các điểm toạ độ địa hình trở lên

đối với lưới khống chế đo vẽ cấp 1 và từ lưới khống chế đo vẽ cấp 1 trở lên đối với lưới

khống chế đo vẽ cấp 2.

2.9.2. Trong thiết kế kỹ thuật và khi thi công phải bố trí điểm khống chế đo vẽ cho phù

hợp với phương pháp, quy trình công nghệ thành lập bản đồ và phải đảm bảo mật độ

điểm khống chế để đạt độ chính xác đo vẽ bản đồ theo quy định. Đối với khu vực đo vẽ

bản đồ địa hình tỷ lệ 1:200 phải thiết kế đủ mật độ điểm khống chế đo vẽ để đo vẽ chi

tiết mà không được phát triển thêm các điểm trạm đo.

2.9.3. Phương án đo nối lưới khống chế đo vẽ phải thiết kế trên bản đồ tỷ lệ lớn nhất có

trên khu đo trước khi thi công và không cần phải trình bày cụ thể thiết kế lưới trong

thiết kế kỹ thuật - dự toán.

2.9.4. Các điểm khống chế đo vẽ được chôn mốc đảm bảo tồn tại đến kết thúc công

trình (sau kiểm tra, nghiệm thu bản đồ địa hình).

2.9.5. Lưới đường chuyền kinh vĩ 1, 2

Căn cứ vào mật độ điểm khởi tính, lưới đường chuyền kinh vĩ 1, 2 có thể thiết kế dưới

dạng đường đơn hoặc thành mạng có một hay nhiều điểm nút.

Trường hợp đặc biệt, đường chuyền kinh vĩ 2 được phép thiết kế đường chuyền treo. Số

cạnh đường chuyền treo không được vượt quá 4 đối với khu vực đặc biệt khó khăn.

Tại các điểm khởi và khép đường chuyền phải đo nối phương vị. Trong trường hợp đặc

biệt có thể đo nối với 1 phương vị nhưng số lượng điểm khép toạ độ phải nhiều hơn 2

điểm (có ít nhất 3 điểm gốc trong đó có 01 điểm

hf S

17

Tùy theo trang thiết bị kỹ thuật sử dụng, tỷ lệ bản đồ cần đo vẽ và điều kiện địa hình,

trong Thiết kế kỹ thuật - Dự toán phải quy định cụ thể những nội dung sau nếu thiết kế

lưới đường chuyền:

- Chiều dài lớn nhất của đường chuyền.

- Sai số trung phương đo góc.

- Sai số khép tương đối giới hạn của đường chuyền.

- Chiều dài lớn nhất giữa điểm gốc và điểm nút, giữa hai điểm nút.

- Chiều dài lớn nhất, nhỏ nhất cạnh đường chuyền.

- Số lần đo góc, số lần đo cạnh.

- Sai số trung phương đo cạnh sau bình sai.

- Sai số khép góc trong đường chuyền

2.9.6. Trường hợp đo bằng công nghệ GNSS phải quy định:

- Thời gian đo ngắm

- Số vệ tinh khỏe liên tục tối thiểu

- PDOP lớn nhất khi đo

- Ngưỡng góc cao vệ tinh

- Các chỉ tiêu tính khái lược

2.9.7. Đường chuyền kinh vĩ treo phải đo theo chiều “thuận, nghịch”. Giá trị góc, cạnh

đưa vào tính toán là giá trị trung bình của lần đo “thuận, nghịch”.

2.9.8. Khi xác định toạ độ của các điểm khống chế đo vẽ bằng các phương pháp nêu

trên phải trình bày và ước tính độ chính xác vị trí điểm cụ thể trong thiết kế kỹ thuật –

dự toán.

2.9.9. Lưới khống chế đo vẽ được phép bình sai gần đúng.

2.9.10. Khi tính toán và trong kết quả cuối cùng, giá trị góc lấy đến 0,1 phút hoặc chẵn

giây, giá trị cạnh lấy đến 0,01m, độ cao lấy đến 0,01m, riêng độ cao lượng giác lấy đến

0,1m.

18

2.9.11. Thiết bị đo đạc sử dụng phải được kiểm tra, kiểm nghiệm theo quy định cho

từng loại. Số liệu kiểm nghiệm được giao nộp cùng các tài liệu khác.

2.9.12. Khi xây dựng lưới khống chế đo vẽ bằng công nghệ GNSS, thì cho phép lập lưới

cấp 2 mà không cần lập lưới cấp 1 hoặc lưới hạng cao hơn nhưng phải đảm bảo được

mật độ điểm phục vụ cho đo vẽ chi tiết.

2.10. Quy định ghi sổ đo

Khi đo lưới địa hình, lưới độ cao, lưới khống chế đo vẽ, đo vẽ chi tiết bản đồ địa hình

bằng các loại máy đo đạc không có chức năng ghi tự động những thông tin của trạm đo

và trị đo thì phải ghi sổ đo đầy đủ và giao nộp theo quy định; trường hợp sử dụng các

loại máy chỉ ghi được trị đo mà không ghi được đầy đủ các thông tin trạm đo theo quy

định tại Sổ nhật ký trạm đo thì phải lập sổ nhật ký trạm đo để ghi các thông tin về trạm

đo và giao nộp kèm theo các file dữ liệu trị đo.

Quy cách sổ sách, biểu mẫu tính toán sử dụng trong quá trình thi công phải tuân theo

đúng mẫu quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Mẫu sổ nhật ký trạm đo được

quy định tại Phụ lục số 20 Quy chuẩn này.

2.11. Đo vẽ chi tiết

- Đường địa giới hành chính các cấp được xác định trên thực địa và đo vẽ căn cứ vào hồ

sơ địa giới hành chính đang quản lý tại địa phương. Trường hợp bản đồ địa hình có

cùng tỷ lệ hoặc tỷ lệ nhỏ hơn tỷ lệ bản đồ địa giới hành chính dạng số thì được chuyển

vẽ đường địa giới hành chính từ bản đồ địa giới hành chính, có đối chiếu với thực địa.

- Trước khi đo vẽ chi tiết thửa đất, cán bộ đo đạc phải phối hợp với chính quyền địa

phương, yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể

cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng) và cùng người sử dụng đất lân

cận xác định ranh giới thửa đất và đánh dấu đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc

bê tông, cọc gỗ.

Ranh giới thửa đất được xác định và đo vẽ theo hiện trạng sử dụng đất.

Các trường hợp sau đây đơn vị đo đạc phải thể hiện trong bản mô tả ranh giới, mốc giới

thửa đất để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã:

+ Trường hợp trên Giấy chứng nhận, trên các loại giấy tờ về quyền sử dụng theo quy

định tại Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (năm 2003) có sơ đồ thể hiện ranh

giới thửa đất nhưng khác với ranh giới sử dụng đất theo hiện trạng hoặc không có sơ đồ

19

thể hiện rõ ranh giới sử dụng đất thì phải thể hiện ranh giới theo hiện trạng và ranh giới

theo giấy tờ.

+ Trường hợp ranh giới sử dụng đất đang có tranh chấp thì thể hiện ranh giới theo hiện

trạng và theo ý kiến của các bên liên quan.

- Trong quá trình đo vẽ chi tiết, tại mỗi trạm máy phải bố trí các điểm chi tiết làm điểm

kiểm tra với các trạm đo kề nhau. Số lượng điểm kiểm tra phụ thuộc vào khu vực đo và

không dưới 2 điểm với mỗi trạm đo kề nhau. Trường hợp sai số vị trí điểm kiểm tra

giữa hai lần đo từ hai trạm máy bằng hoặc nhỏ hơn sai số quy định tại Khoản 2.9 Quy

chuẩn này thì vị trí điểm kiểm tra được xác định bằng tọa độ trung bình giữa hai lần đo.

Trường hợp sai số nói trên vượt quá quy định tại Khoản 2.9 Quy chuẩn này thì phải

kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân để khắc phục.

Đối với khu đo cùng thời điểm đo vẽ có nhiều tỷ lệ khác nhau thì các điểm chi tiết

chung của hai tỷ lệ phải được xác định theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của tỷ lệ bản đồ lớn

hơn

- Sau khi bản đồ địa hình được nghiệm thu cấp đơn vị thi công, đơn vị đo đạc in Phiếu

xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất theo mẫu tại Phụ lục số 11 Quy chuẩn này

và giao cho người sử dụng đất để kiểm tra và làm đơn đề nghị cấp mới hoặc cấp đổi

Giấy chứng nhận hoặc đăng ký biến động theo quy định. Trường hợp phát hiện trong

kết quả đo đạc địa hình thửa đất có sai sót thì người sử dụng đất báo cho đơn vị đo đạc

kiểm tra, chỉnh sửa, bổ sung.

Người sử dụng đất ký xác nhận vào Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất

và nộp lại cho đơn vị đo đạc để làm cơ sở lập hồ sơ địa hình.

2.12. Kiểm tra, kiểm nghiệm máy đo đạc

2.12.1. Máy đo đạc phải được kiểm tra, kiểm nghiệm, hiệu chỉnh trước và sau mùa đo,

đợt đo và khi phát hiện có biến động có ảnh hưởng đến độ chính xác của máy.

2.12.2. Phải lập hồ sơ kiểm nghiệm và giao nộp cùng với các tài liệu đo.

2.12.3. Các chỉ tiêu sai số của máy đo đạc phải nêu trong hồ sơ kiểm nghiệm; chỉ đưa

vào sử dụng máy đo đạc sau khi hiệu chỉnh đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật sau:

- Sai số trung phương đo cạnh: nhỏ hơn hoặc bằng 2 cm + 10-6. D (D tính bằng Km)

- Sai số trung phương đo góc: không quá 10”

20

- Sai số 2C không quá 12”

- Sai số MO không quá 5”

- Sai số 2i không quá 12”

- Sai số bọt nước dài không quá 2”

- Sai số dọi tâm quang học không quá 2 mm

2.13. Biên tập bản đồ địa hình

2.13.1. Khung bản đồ trình bày theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 Quy chuẩn này.

Khung trong, lưới tọa độ ô vuông được xác định theo giá trị lý thuyết, không có sai số.

2.13.2. Bản đồ địa hình được biên tập theo đơn vị hành chính cấp xã. Phạm vi thể hiện

của một mảnh bản đồ được giới hạn trong khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ đó,

trừ các đối tượng và thông tin về các đối tượng được phép thể hiện trên phạm vi mở

rộng của khung trong của mảnh bản đồ quy định tại điểm 2.13.5 Quy chuẩn này.

2.13.3. Các đối tượng trên bản đồ địa hình được biểu thị bằng các yếu tố hình học dạng

điểm, dạng đường (đoạn thẳng, đoạn đường cong, đường gấp khúc), vùng, ký hiệu.

Các đối tượng dạng đường trên bản đồ phải được thể hiện bằng kiểu chuỗi (có tên gọi

khác nhau là polyline, linestring, chain hoặc complex chain… tùy theo phần mềm biên

tập bản đồ), liên tục, không đứt đoạn và phải có điểm nút ở những chỗ giao nhau giữa

các đường thể hiện các đối tượng cùng kiểu.

Các đối tượng cần tính diện tích phải được giới hạn bằng ranh giới khép kín. Các đối

tượng dạng vùng (trừ thửa đất) không khép kín trong phạm vi thể hiện của một mảnh

bản đồ thì được khép kín vùng với khung trong tiêu chuẩn (hoặc khung trong mở rộng

trong trường hợp vượt khung quy định tại 2.13.5 Quy chuẩn này) của mảnh bản đồ.

Các đối tượng cần tính diện tích không khép kín trong phạm vi đơn vị hành chính cấp

xã thì được khép kín vùng với đường địa giới hành chính.

2.13.4. Các yếu tố hình học, đối tượng bản đồ địa hình phải được xác định đúng chỉ số

phân lớp thông tin bản đồ (Level), đúng thông tin thuộc tính theo quy định tại Phụ lục

số 19 Quy chuẩn này, đúng ký hiệu theo quy định tại Phụ lục số 1 Quy chuẩn này.

Trường hợp yếu tố dạng đường thể hiện đối tượng thủy văn trùng với yếu tố thể hiện đối

tượng giao thông, ranh giới thửa đất thì được thể hiện một lần, chỉ số phân lớp thông tin

bản đồ được xác định là chỉ số phân lớp thông tin đối với đối tượng thủy văn.

21

Trường hợp yếu tố dạng đường thể hiện đối tượng giao thông trùng ranh giới thửa đất

thì được thể hiện một lần, chỉ số phân lớp thông tin bản đồ được xác định là chỉ số phân

lớp thông tin đối với đối tượng giao thông.

Đối với trường hợp thể hiện nhà ở, công trình xây dựng, khi ranh giới thửa trùng gọn

với mép móng tường nhà, công trình xây dựng thì được thể hiện một lần, chỉ số phân

lớp thông tin bản đồ được xác định là chỉ số phân lớp thông tin đối với đối tượng thửa

đất.

2.13.5. Các thửa đất không thể hiện trọn trong phạm vi khung trong tiêu chuẩn của một

mảnh bản đồ thì được mở khung theo quy định tại điểm 2.2.2 Quy chuẩn này để biên

tập trọn thửa. Các yếu tố khác còn lại chỉ để thể hiện trong phạm vi khung trong tiêu

chuẩn. Trường hợp khi mở rộng khung trong bản đồ mà vẫn không thể hiện được trọn

thửa đất thì thửa đất đó được biên tập vào mảnh bản đồ có tỷ lệ nhỏ hơn để thể hiện trọn

thửa đất.

Trường hợp trong phạm vi khung trong tiêu chuẩn của một mảnh bản đồ, khu vực cần

đo vẽ có thể biên tập trọn vẹn trong khung trong mở rộng của mảnh bản đồ liền cạnh thì

phải biên tập vào mảnh bản đồ liền cạnh.

2.13.6. Trên cùng một lớp (Level) bản đồ, ranh giới chiếm đất của đối tượng dạng vùng

cùng kiểu (cùng kiểu đối tượng giao thông hoặc cùng kiểu đối tượng thủy văn…) liên

tục trên thực địa thì được thể hiện liên tục trong phạm vi mảnh bản đồ. Tại khu vực giao

cắt nhau khác mức giữa các đối tượng cùng kiểu thì thể hiện liên tục ranh giới chiếm đất

theo từng mức, đối tượng nằm trực tiếp trên mặt đất thì ranh giới chiếm đất được thể

hiện bằng ký hiệu nét liền, đối tượng không nằm trực tiếp trên mặt đất thì ranh giới

chiếm đất thể hiện bằng nét đứt.

2.13.7. Đánh số hiệu thửa đất trên bản đồ địa hình

Thửa đất được đánh số hiệu bằng số Ả Rập theo thứ tự từ 01 đến hết trong từng mảnh

bản đồ, bắt đầu từ thửa đất cực Bắc của mảnh bản đồ, từ trái sang phải từ trên xuống

dưới theo đường zích zắc.

Trường hợp tách thửa, hợp thửa thì hủy bỏ số hiệu thửa đất cũ.

Số hiệu thửa đất mới phát sinh do tách thửa, hợp thửa, bổ sung thửa đất mới được đánh

số tiếp theo số hiệu thửa đất lớn nhất trong mảnh bản đồ.

Nhãn thửa gồm số hiệu thửa đất, diện tích, loại đất được thể hiện theo ký hiệu bản đồ

địa hình quy định tại Phụ lục số 1 Quy chuẩn này.

22

2.13.8. Ghi chú và ký hiệu: Các ghi chú phải được bố trí vào vị trí thích hợp đảm bảo dễ

nhận biết đối tượng được ghi chú, dễ đọc, tính mỹ quan của bản đồ. Trường hợp các ghi

chú và các yếu tố khác trùng đè lên nhau thì ưu tiên thể hiện đúng vị trí các đối tượng

theo thứ tự ưu tiên như sau: các ký hiệu dạng điểm, nhãn thửa, các ghi chú khác.

2.13.9. Tính diện tích và thể hiện diện tích

Đơn vị tính diện tích và thể hiện diện tích là mét vuông (m2). Việc tính diện tích được

thực hiện cho tất cả các thửa đất và các đối tượng chiếm đất khác bằng phương pháp

giải tích, được làm tròn đến 0,1 m2. Chỉ sử dụng các phần mềm tiện ích đã được Bộ Tài

nguyên và Môi trường cho phép sử dụng để tính diện tích.

Trường hợp các đối tượng dạng vùng không cùng kiểu (không cùng kiểu đối tượng giao

thông hoặc không cùng kiểu đối tượng thủy văn…) giao cắt không cùng mức thì diện

tích phần giao nhau của hình chiếu đứng của các đối tượng đó trên mặt đất được tính

cho đối tượng nằm trực tiếp trên mặt đất.

Trường hợp các đối tượng dạng vùng cùng kiểu (cùng kiểu đối tượng giao thông hoặc

cùng kiểu đối tượng thủy văn…) giao cắt không cùng mức thì diện tích chiếm đất của

đối tượng được tính theo đường ranh giới chiếm đất ngoài cùng. Diện tích các đối tượng

chiếm đất được thống kê theo từng mảnh bản đồ theo mẫu biểu ở các Phụ lục số 15, 16,

17 Quy chuẩn này.

Khi chênh lệch giữa tổng diện tích của tất cả các đối tượng chiếm đất với diện tích tính

theo vùng bao trùm tất cả các đối tượng chiếm đất trong một mảnh bản đồ vượt quá

0,2% thì phải kiểm tra phát hiện và xử lý các trường hợp tính trùng, sót diện tích các đối

tượng chiếm đất.

2.13.10. Biên tập để in bản đồ địa hình

Việc biên tập để in bản đồ địa hình được thực hiện trên bản sao của bản đồ địa hình

dạng số. Biên tập đường địa giới hành chính khi đường địa giới hành chính trùng nhau

hoặc trùng đối tượng khác:

+ Trường hợp đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì thể hiện đường địa giới

hành chính cấp cao nhất.

+ Trường hợp đường địa giới hành chính trùng với các yếu tố có dạng đường một nét thì

thể hiện đường địa giới hành chính so le hai bên yếu tố đó.

+ Trường hợp đường địa giới hành chính nằm giữa yếu tố hình tuyến hai nét thì thể hiện

đường địa giới hành chính vào tâm của yếu tố đó khi khoảng sáng giữa ký hiệu đường

23

địa giới hành chính với các nét của yếu tố đó không nhỏ hơn 0,2 mm trên bản đồ;

trường hợp còn lại vẽ so le hai bên.

Biên tập đường ranh giới chiếm đất khi đường ranh giới chiếm đất của các đối tượng

trùng nhau:

+ Trường hợp ranh giới chiếm đất của các đối tượng trùng nhau thì thể hiện ranh giới

được ưu tiên. Thứ tự ưu tiên như sau: Thủy hệ, đường giao thông, ranh giới thửa đất,

ranh giới công trình.

+ Trường hợp hình chiếu lên mặt đất của các đối tượng không cùng tầng giao cắt nhau

thì đối tượng ở phía trên được thể hiện liên tục không đứt đoạn qua vùng giao cắt. Ranh

giới khép vùng của các đối tượng ở dưới được thể hiện theo đường tiếp giáp của hình

chiếu của đối tượng đó với hình chiếu của đối tượng ở trên.

Biên tập các ghi chú, ký hiệu khi các ghi chú, ký hiệu chồng đè với các yếu tố khác:

+ Các ghi chú, ký hiệu phải được bố trí vào vị trí thích hợp đảm bảo dễ nhận biết đối

tượng được ghi chú, dễ đọc, tính mỹ quan của bản đồ. Thể hiện vị trí các yếu tố theo thứ

tự ưu tiên: Các ký hiệu dạng điểm, nhãn thửa, các yếu tố khác.

+ Trường hợp thửa đất nhỏ, hẹp không thể trình bày nhãn thửa (gồm số hiệu thửa đất,

mã loại đất, diện tích thửa đất) bên trong thửa đất thì trình bày nhãn thửa tại vị trí thích

hợp ngoài thửa đất; nếu không thể trình bày nhãn thửa ở bên ngoài thửa đất thì chỉ trình

bày số hiệu thửa ở bên trong hoặc bên ngoài thửa đất, đồng thời lập bảng liệt kê các

thửa đất nhỏ, hẹp ở dưới khung nam của mảnh bản đồ. Khi phải trình bày nhãn thửa

hoặc số hiệu thửa ngoài thửa đất thì đánh mũi tên chỉ vào thửa đất đó.

+ Trường hợp thửa đất hoặc một phần thửa đất không thể thể hiện dưới dạng vùng theo

tỷ lệ trên bản đồ dạng giấy thì thửa đất đó được trích vẽ phi tỷ lệ và thể hiện ở vị trí

thích hợp trong hoặc ngoài khung bản đồ.

Trên bản đồ địa hình dạng giấy không thể hiện thông tin tình trạng pháp lý của thửa đất.

Bản đồ địa hình được in màu trên giấy in vẽ bản đồ có tỷ trọng 120g/m2 trở lên, bằng

máy chuyên dụng in bản đồ, chế độ in đạt độ phân giải tối thiểu 1200 x 600 dpi, mực in

chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật máy.

2.14. Định dạng tệp tin bản đồ địa hình

Bản đồ địa hình có thể được xây dựng bằng nhiều phần mềm khác nhau nhưng tệp tin

bản đồ địa hình phải được chuyển về khuôn dạng file *.dgn.

24

2.15. Chỉnh lý, bổ sung bản đồ địa hình

2.15.1. Việc chỉnh lý, bổ sung nội dung bản đồ địa hình phải được tiến hành thường

xuyên trong các trường hợp:

- Đo vẽ bổ sung khu vực chưa đo vẽ thuộc phạm vi mảnh bản đồ hiện có.

- Xuất hiện thửa đất và các đối tượng chiếm đất mới trừ các đối tượng là công trình xây

dựng và tài sản trên đất.

- Thay đổi ranh giới thửa đất và các đối tượng chiếm đất mới trừ các đối tượng là công

trình xây dựng và tài sản trên đất.

- Thay đổi diện tích thửa đất.

- Thay đổi mục đích sử dụng đất.

- Thay đổi thông tin về tình trạng pháp lý của thửa đất.

- Thay đổi về mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp.

- Xuất hiện mốc địa hình và tọa độ nhà nước mới.

- Thay đổi về mốc giới và hành lang an toàn công trình.

- Thay đổi về địa danh và các ghi chú trên bản đồ.

2.15.2. Cơ sở quyết định thực hiện chỉnh lý, bổ sung bản đồ địa hình

- Các thay đổi về ranh giới, diện tích thửa đất, mục đích sử dụng đất được thực hiện

trong các trường hợp: có quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng

đất, thu hồi đất của cấp có thẩm quyền; quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp, bản án

của Toà án nhân dân các cấp về việc giải quyết tranh chấp đất đai; kết quả cấp, chỉnh lý

Giấy chứng nhận trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế có liên

quan đến thay đổi ranh giới, mục đích sử dụng đất; quyết định cho phép chuyển mục

đích sử dụng đất; có thay đổi ranh giới thửa đất do sạt lở, sụt đất tự nhiên; người sử

dụng đất, cơ quan quản lý đất đai các cấp phát hiện có sai sót trong đo vẽ bản đồ địa

hình.

- Mốc giới, đường địa giới hành chính trên bản đồ được chỉnh lý, bổ sung trong các

trường hợp có quyết định thay đổi địa giới hành chính, thành lập đơn vị hành chính mới,

đã lập hồ sơ địa giới, cắm mốc địa giới trên thực địa.

25

- Mốc tọa độ, mốc quy hoạch, hành lang an toàn công trình trên bản đồ được chỉnh lý,

bổ sung trong các trường hợp mốc giới mới được cắm trên thực địa và có thông báo của

cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Việc chỉnh lý, bổ sung thông tin về địa danh, địa vật định hướng và các thông tin thuộc

tính khác do cơ quan quản lý đất đai các cấp tự quyết định khi phát hiện có thay đổi.

2.15.3. Khi chỉnh lý các thay đổi về ranh giới thửa đất thì việc thể hiện nội dung và lưu

thông tin chỉnh lý thực hiện như sau:

- Cạnh cũ của thửa đất được xóa bỏ trên bản đồ địa hình dạng số, gạch bỏ trên bản đồ

địa hình dạng giấy; thể hiện cạnh mới của thửa đất trên bản đồ địa hình bằng màu đỏ.

- Trong hồ sơ theo dõi biến động, ngoài các văn bản pháp lý liên quan phải thể hiện đủ

thông tin về kích thước và tọa độ của thửa đất bị chỉnh lý và thửa đất liên quan đến cạnh

thửa đất bị chỉnh lý.

- Các nội dung trên Sổ mục kê phải được được chỉnh lý, bổ sung đồng bộ với bản đồ địa

hình.

2.15.4. Khi đo đạc chỉnh lý bổ sung bản đồ địa hình được phép sử dụng các điểm khởi

tính là:

- Các điểm toạ độ từ lưới khống chế đo vẽ, lưới điểm trạm đo cũ trở lên.

- Các điểm góc thửa đất, góc công trình xây dựng chính có trên bản đồ và hiện còn tồn

tại ở thực địa.

2.15.5. Mảnh bản đồ địa hình được biên tập để in lại trong các trường hợp sau:

- Thay đổi đường địa giới hành chính liên quan đến mảnh bản đồ;

- Số lượng thửa đất có biến động và đã được chỉnh lý trên mảnh bản đồ về ranh giới, số

hiệu thửa, loại đất, diện tích chiếm trên 40% số lượng thửa đất trên mảnh bản đồ in

trước đó;

- Đo vẽ bổ sung ngoài phạm vi đã thể hiện trên mảnh bản đồ in trước đó theo thiết kế kỹ

thuật – dự toán đã được duyệt;

- Đo vẽ bổ sung, trích đo các thửa đất đơn lẻ trong hệ tọa độ Nhà nước đạt độ chính xác

của bản đồ địa hình cùng tỷ lệ mà số lượng thửa đất đo vẽ bổ sung, trích đo lớn hơn 50

thửa trên một mảnh bản đồ.

26

2.16. Trích đo địa hình

Trích đo thửa đất được thực hiện trong hệ tọa độ tự do, hệ tọa độ giả định hoặc hệ tọa

độ quốc gia VN-2000; tỷ lệ trích đo và sai số tương hỗ vị trí của 2 điểm bất kỳ trên ranh

giới cùng thửa đất trích đo tương đương sai số tương hỗ thửa đất quy định khi đo vẽ bản

đồ địa hình. Trước khi thực hiện trích đo địa hình thửa đất phải xác định ranh giới, mốc

giới, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất theo quy định tại Mục 2.8 Quy chuẩn

này.

Bản trích đo địa hình được thể hiện dưới dạng số theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01

Quy chuẩn này.

2.17. Ký hiệu bản đồ địa hình

2.17.1. Ký hiệu bản đồ địa hình được sử dụng chung cho bản đồ địa hình và bản trích đo

địa hình tỷ lệ: 1:200; 1:500; 1:1 000; 1:2 000; 1:5 000; 1:10 000. Những trường hợp đặc

biệt chỉ áp dụng cho một loại bản đồ hay một loại tỷ lệ sẽ có quy định trong ký hiệu và

giải thích ký hiệu.

2.17.2. Ký hiệu chia làm 3 loại:

- Ký hiệu vẽ theo tỷ lệ: vẽ đúng theo hình dạng, kích thước của địa vật tính theo tỷ lệ

bản đồ.

- Ký hiệu vẽ nửa theo tỷ lệ: ký hiệu có một chiều tỷ lệ với kích thước thực của địa vật,

chiều kia biểu thị quy ước không theo tỷ lệ bản đồ.

- Ký hiệu không theo tỷ lệ là ký hiệu vẽ quy ước, không theo đúng tỷ lệ kích thước của

địa vật, các ký hiệu này dùng trong trường hợp địa vật không vẽ được theo tỷ lệ bản đồ

và một số trường hợp địa vật vẽ được theo tỷ lệ nhưng cần sử dụng thêm ký hiệu quy

ước đặt vào vị trí quy định để tăng thêm khả năng đọc, khả năng định hướng của bản

đồ.

2.17.3. Tâm của ký hiệu không theo tỷ lệ bản đồ được bố trí trùng với tâm của đối

tượng bản đồ.

- Ký hiệu có dạng hình học: hình tròn, hình vuông, tam giác, chữ nhật... thì tâm của hình

học là tâm của ký hiệu.

- Ký hiệu tượng hình có chân là vòng tròn ở chân: trường học, trạm biến thế... thì tâm

của vòng tròn là tâm của ký hiệu.

27

- Ký hiệu tượng hình có chân dạng đường đáy: đình, chùa, tháp, đài phun nước ... thì

điểm giữa của đường đáy là tâm của ký hiệu.

III QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHUẨN THÔNG TIN ĐỊA LÝ CƠ SỞ

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định về áp dụng các chuẩn thông tin địa lý cơ sở

sau đây:

Chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý;

Chuẩn mô hình khái niệm dữ liệu không gian;

Chuẩn mô hình khái niệm dữ liệu thời gian;

Chuẩn phương pháp lập danh mục đối tượng địa lý;

Chuẩn hệ quy chiếu tọa độ;

Chuẩn siêu dữ liệu địa lý;

Chuẩn chất lượng dữ liệu địa lý;

Chuẩn trình bày dữ liệu địa lý;

Chuẩn mã hóa trong trao đổi dữ liệu địa lý.

Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân có liên

quan đến việc xây dựng và áp dụng dữ liệu địa lý.

2. Ký hiệu và thuật ngữ sử dụng trong các lược đồ khái niệm

Ký hiệu và thuật ngữ sử dụng trong các lược đồ khái niệm được quy định và giải thích

tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

2.1. Chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý

2.1.1. Ngôn ngữ biểu diễn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý

- Sử dụng ngôn ngữ UML để biểu diễn các lược đồ khái niệm và lược đồ ứng dụng

trong định nghĩa thông tin địa lý cơ sở và các loại thông tin địa lý khác.

2.1.2. Giới hạn áp dụng UML trong định nghĩa mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý được quy

định cụ thể tại mục 1 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

28

2.2.Các kiểu dữ liệu nguyên thủy sau được áp dụng khi định nghĩa mô hình cấu trúc dữ

liệu địa lý.

- Kiểu dữ liệu số (Number).

- Kiểu dữ liệu số nguyên (Integer).

- Kiểu dữ liệu số thực (Real).

- Kiểu dữ liệu xâu ký tự (CharacterString).

- Kiểu dữ liệu ngày - tháng - năm (Date).

- Kiểu dữ liệu giờ: phút: giây (Time).

- Kiểu dữ liệu ngày - giờ (DateTime).

- Kiểu dữ liệu logic (Boolean).

3. Các quy tắc xây dựng lược đồ ứng dụng

- Các quy tắc xây dựng lược đồ ứng dụng được áp dụng để: Mô tả các kiểu đối tượng

địa lý được định nghĩa theo mô hình đối tượng địa lý tổng quát; Định nghĩa cấu trúc dữ

liệu trong một lược đồ ứng dụng; Xây dựng lược đồ ứng dụng cho các loại dữ liệu địa

lý.

- Quy tắc đặt tên lược đồ ứng dụng (bao gồm tên và phiên bản) quy định tại mục 3.1

Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

- Quy định về lập tài liệu mô tả lược đồ ứng dụng quy định tại mục 3.2 Phụ lục 2 ban

hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

- Quy tắc mô tả mối quan hệ giữa lược đồ ứng dụng với các lược đồ khái niệm khác quy

định tại mục 3.3 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

- Quy tắc định nghĩa thuộc tính không gian, thuộc tính thời gian và các thuộc tính khác

(gọi chung là thuộc tính chủ đề) của kiểu đối tượng địa lý trong lược đồ ứng dụng quy

định tại mục 3.4 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

- Quy tắc mô tả kiểu đối tượng địa lý được định nghĩa theo mô hình đối tượng địa lý

tổng quát bằng UML trong lược đồ ứng dụng quy định tại mục 3.5 Phụ lục 2 ban hành

kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

29

- Quy tắc sử dụng danh mục đối tượng địa lý khi xây dựng lược đồ ứng dụng quy định

tại mục 3.6 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

4. Chuẩn mô hình khái niệm dữ liệu không gian và thời gian

4.1. Chuẩn mô hình khái niệm dữ liệu không gian được áp dụng cho các mục đích sau:

- Thống nhất các mô hình không gian được áp dụng để mô tả các thuộc tính không gian

của đối tượng địa lý;

- Định nghĩa thuộc tính không gian cho các kiểu dữ liệu địa lý trong lược đồ ứng dụng.

4.2. Mô hình khái niệm dữ liệu không gian được cấu thành bởi hai mô hình khái niệm

thành phần sau đây:

- Mô hình khái niệm không gian hình học là mô hình thông tin không gian của đối

tượng địa lý được mô tả bằng các kiểu đối tượng hình học và được quy định chi tiết tại

mục 1 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này;

- Mô hình khái niệm không gian Topology là mô hình thông tin không gian của đối

tượng địa lý được mô tả bằng các kiểu đối tượng Topology và được quy định chi tiết tại

mục 2 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

4.3. chuẩn mô hình dữ liệu thời gian

- Chuẩn mô hình khái niệm dữ liệu thời gian được áp dụng cho mục đích chuẩn hóa các

mô hình dữ liệu thời gian để mô tả các thuộc tính thời gian của đối tượng địa lý; Định

nghĩa thuộc tính thời gian cho các kiểu dữ liệu địa lý trong lược đồ ứng dụng.

- Mô hình khái niệm dữ liệu thời gian được cấu thành bởi hai gói UML trong đó một gói

dùng để mô tả các kiểu đối tượng thời gian và một gói mô tả hệ quy chiếu thời gian.

- Mô hình khái niệm dữ liệu thời gian được quy định cụ thể tại mục 1 Phụ lục 4 ban

hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

- Đối tượng hình học thời gian được quy định cụ thể tại mục 2 Phụ lục 4 ban hành kèm

theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

- Đối tượng Topology thời gian được quy định tại mục 3 Phụ lục 4 ban hành kèm theo

Quy chuẩn kỹ thuật này.

5. Chuẩn hệ quy chiếu tọa độ và siêu dữ liệu địa lý

5.1. Chuẩn hệ quy chiếu tọa

30

- Chuẩn hệ quy chiếu tọa độ được áp dụng để mô tả chi tiết hệ quy chiếu tọa độ sử dụng

khi xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý.

- Mô hình hệ quy chiếu tọa độ được mô tả thông qua một mô hình khái niệm, quy định

chi tiết tại mục 1 Phụ lục 7 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

- Thông tin mô tả hệ quy chiếu tọa độ quy định tại mục 2 Phụ lục 7 ban hành kèm theo

Quy chuẩn kỹ thuật này;

- Thông tin địa lý cơ sở được xây dựng theo Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-

2000. Hệ quy chiếu độ cao là Hệ độ cao quốc gia Hòn Dấu - Hải Phòng. Quy định về

mã hệ quy chiếu tọa độ của Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 quy định tại

mục 3 Phụ lục 7 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

5.2. Chuẩn siêu dữ liệu địa lý

- Chuẩn siêu dữ liệu địa lý được áp dụng để xây dựng siêu dữ liệu cho các loại dữ liệu

địa lý, để trao đổi, cung cấp siêu dữ liệu địa lý dưới các hình thức khác nhau.

- Siêu dữ liệu địa lý bao gồm các nhóm thông tin sau đây:

+ Nhóm thông tin mô tả siêu dữ liệu địa lý;

+ Nhóm thông tin mô tả hệ quy chiếu tọa độ;

+ Nhóm thông tin mô tả dữ liệu địa lý;

+ Nhóm thông tin mô tả chất lượng dữ liệu địa lý;

+ Nhóm thông tin mô tả phương pháp và quy trình phân phối dữ liệu địa lý.

- Nhóm thông tin mô tả siêu dữ liệu địa lý bao gồm các thông tin mô tả khái quát siêu

dữ liệu địa lý đó, cụ thể gồm các thông tin sau đây:

+ Thông tin về bảng mã ký tự Tiếng Việt được sử dụng trong siêu dữ liệu địa lý;

+ Phạm vi dữ liệu địa lý mà siêu dữ liệu địa lý mô tả;

+ Tên chuẩn siêu dữ liệu, số phiên bản chuẩn siêu dữ liệu địa lý, thời gian xây dựng siêu

dữ liệu địa lý;

+ Thông tin về đơn vị xây dựng siêu dữ liệu.

31

- Nhóm thông tin hệ quy chiếu tọa độ bao gồm các thông tin chỉ ra hệ quy chiếu tọa độ

được áp dụng để xây dựng tập dữ liệu địa lý (nhóm thông tin này không bao gồm các

thông tin định nghĩa hệ quy chiếu tọa độ).

- Nhóm thông tin mô tả dữ liệu địa lý bao gồm các thông tin sau đây:

+ Thông tin mô tả về mục đích sử dụng và hiện trạng của dữ liệu địa lý;

+ Thông tin bảng mã ký tự Tiếng Việt được sử dụng trong dữ liệu địa lý;

+ Thông tin mô tả mô hình dữ liệu không gian, thời gian được sử dụng để biểu diễn dữ

liệu địa lý;

+ Thông tin về các loại từ khóa (do đơn vị xây dựng siêu dữ liệu lựa chọn phục vụ cho

mục đích khai thác thông tin sau này), chủ đề mà dữ liệu địa lý đề cập đến;

+ Thông tin về mức độ chi tiết, mức độ đầy đủ của dữ liệu địa lý;

+ Thông tin về các đơn vị, tổ chức liên quan đến quá trình xây dựng, kiểm tra, nghiệm

thu, sử dụng,… dữ liệu địa lý;

+ Thông tin về phạm vi không gian và thời gian của dữ liệu địa lý;

+ Thông tin về các ràng buộc liên quan đến dữ liệu địa lý như: các ràng buộc về quyền

truy cập và bảo mật dữ liệu.

Nhóm thông tin chất lượng dữ liệu bao gồm các thông tin mô tả quy trình đánh giá chất

lượng, kết quả đánh giá chung về chất lượng dữ liệu địa lý và kết quả đánh giá theo

từng tiêu chí chất lượng cụ thể bao gồm các thông tin cơ bản sau đây:

+ Thông tin về phạm vi dữ liệu được đánh giá chất lượng;

+ Thông tin về nguồn tư liệu được sử dụng để xây dựng dữ liệu;

+ Thông tin mô tả các phương pháp được sử dụng để đánh giá chất lượng dữ liệu;

+ Thông tin mô tả kết quả đánh giá chất lượng chung và kết quả đánh giá cho từng tiêu

chí chất lượng cụ thể.

Nhóm thông tin phân phối dữ liệu được áp dụng để chỉ ra cách thức phân phối dữ liệu

địa lý đối với đối tượng sử dụng. Nhóm thông tin này bao gồm các loại thông tin cơ bản

sau đây:

32

+ Thông tin mô tả cách thức mà dữ liệu địa lý được phân phối theo hình thức trực tuyến

(thông qua các dịch vụ cung cấp thông tin địa lý) hoặc trung gian (thông qua các loại

phương tiện lưu trữ dữ liệu);

+ Thông tin mô tả định dạng (mã hóa) dữ liệu địa lý trong quá trình phân phối.

- Siêu dữ liệu địa lý phải được mã hóa bằng XML.

- Siêu dữ liệu địa lý được lập theo hai cấp độ và lập tối thiểu ở cấp độ 1.

+ Cấp độ 1: cấp độ tối thiểu nhất, bao gồm một tập các phần tử siêu dữ liệu địa lý cần

thiết nhất phục vụ cho các mục đích tìm kiếm dữ liệu địa lý;

+ Cấp độ 2: cấp độ mở rộng, bao gồm các phần tử siêu dữ liệu ở cấp độ 1 và các phần tử

siêu dữ liệu tùy chọn khác.

6. Chuẩn chất lượng và mã hóa trong trao đổi dữ liệu địa lý

6.1. chuẩn chất lượng dữ liệu địa lý

- Chuẩn chất lượng dữ liệu địa lý được áp dụng để xây dựng các quy định về chất lượng

cho các loại dữ liệu địa lý và xây dựng các quy trình đánh giá chất lượng cho các loại

dữ liệu địa lý.

- Để đánh giá chất lượng dữ liệu địa lý, áp dụng hai (2) nhóm tiêu chí đánh giá chất

lượng sau đây:

+ Nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng theo định lượng, được quy định cụ thể tại điểm 2.3

mục 2 Phụ lục IX ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này;

+ Nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng theo định tính được quy định cụ thể tại điểm 2.4

mục 2 Phụ lục IX ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

- Để đánh giá chất lượng dữ liệu địa lý được phép lựa chọn một trong hai phương pháp

sau: Phương pháp đánh giá chất lượng dữ liệu trực tiếp; Phương pháp đánh giá chất

lượng dữ liệu gián tiếp.

- Các phương pháp đánh giá chất lượng dữ liệu địa lý được quy định cụ thể tại mục 1

Phụ lục 9 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

- Quy trình đánh giá chất lượng dữ liệu địa lý được quy định tại mục 2 Phụ lục 9 ban

hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

33

- Việc lập báo cáo kết quả đánh giá chất lượng dữ liệu được quy định tại mục 3 Phụ lục

9 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

6.2. Chuẩn mã hóa trong trao đổi dữ liệu địa lý

- Chuẩn mã hóa trong trao đổi dữ liệu địa lý được áp dụng để: Xây dựng các lược đồ mã

hóa (như lược đồ XML, GML hoặc các lược đồ khác) cho dữ liệu địa lý; Xây dựng các

quy định chuẩn hóa các hình thức trao đổi dữ liệu địa lý; Xây dựng các hệ thống phần

mềm phục vụ mã hóa trong trao đổi dữ liệu địa lý.

- Quy tắc mã hóa chung mô tả các quy tắc nhằm ánh xạ dữ liệu từ một cấu trúc dữ liệu

đầu vào đến một cấu trúc dữ liệu đầu ra (output). Một quy tắc mã hóa phải chỉ ra các

yêu cầu sau đây:

+ Các yêu cầu mã hóa bao gồm: Lược đồ ứng dụng, Bảng mã ký tự, Siêu dữ liệu về cấu

trúc dữ liệu cần mã hóa, Bộ nhận dạng và các Cơ chế cập nhật.

+ Cấu trúc dữ liệu đầu vào bao gồm: Cấu trúc dữ liệu được sử dụng để lưu trữ dữ liệu

theo một lược đồ ứng dụng và quan hệ giữa lược đồ ứng dụng với cấu trúc dữ liệu được

sử dụng để lưu trữ dữ liệu.

+ Cấu trúc dữ liệu đầu ra được xác định theo chuẩn mã hóa trong trao đổi dữ liệu địa lý.

+ Các quy tắc chuyển đổi bao gồm các quy định về cách thức chuyển đổi từ dữ liệu

trong cấu trúc dữ liệu đầu vào sang dữ liệu trong cấu trúc dữ liệu đầu ra (output).

+ Nêu các ví dụ minh họa điển hình về quy tắc mã hóa.

- Các quy tắc mã hóa theo XML gồm:

+ Quy tắc chuyển đổi từ một gói UML mô tả một lược đồ ứng dụng sang một lược đồ

XML;

+ Quy tắc chuyển đổi từ các lớp UML cho từng mẫu phân loại khác nhau sang lược đồ

XML.

+ Quy tắc chuyển đổi từ quan hệ liên kết giữa các lớp UML trong lược đồ ứng dụng

sang lược đồ XML.

+ Quy tắc chuyển đổi từ quan hệ kế thừa giữa các lớp UML trong lược đồ ứng dụng

sang lược đồ XML.

34

+ Quy tắc chuyển đổi từ quan hệ phụ thuộc giữa các gói UML trong lược đồ ứng dụng

sang lược đồ XML.

Lược đồ ứng dụng GML và các quy tắc mã hóa theo ngôn ngữ GML

+ Lược đồ ứng dụng GML của các loại dữ liệu địa lý được xây dựng theo lược đồ GML

cơ sở được quy định cụ thể tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

+ Lược đồ ứng dụng GML phải xây dựng theo các quy tắc được quy định cụ thể tại Phụ

lục 12 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

+ Các lược đồ ứng dụng UML phải chuyển sang lược đồ ứng dụng GML được quy định

cụ thể tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

Chương 4. CHUẨN HÓA DỮ LIỆU KHÔNG GIAN VÀ DỮ LIỆU THUỘC TÍNH

Đối với dữ liệu không gian

Chuyển đổi dữ liệu không gian về hệ tọa độ thống nhất theo yêu cầu kỹ thuật (Lưới

chiếu UTM/ kiểu long/lat, Hệ tọa độ quốc gia VN-2000, Hệ quy chiếu độ cao quốc gia

Hòn Dấu - Hải Phòng).

Các mối quan hệ không gian Topology (Relational Spatial data – Topology) thể hiện

dưới 3 kiểu quan hệ:

+ Liên thông với nhau: Thể hiện dưới dạng file đường – điểm nối (Arc-Node topology).

+ Kề nhau: Thể hiện dưới dạng file mô tả đường bao (Polygon-Arc topology)

+ Nằm trong nhau, phủ nhau.

Lỗi Topology và cách sửa lỗi

Sửa lỗi bằng cách bắt chính xác các Node nối giữa các đường và các vùng bị lỗi

Đối với dữ liệu phi không gian

Phải chuẩn hóa dạng địa danh, tên gọi phân loại và phông chữ theo quy định như sau:

Địa danh, tên các đối tượng bản đồ và ghi chú thuyết minh thể hiện thông tin thuộc tính

của địa vật.

Ghi chú được thể hiện bằng chữ cái, chữ số tiếng Việt; địa danh bằng tiếng dân tộc ít

người phải được phiên âm sang tiếng Việt.

35

Chỉ được dùng ký hiệu và phông chữ, số thiết kế sẵn trong bộ nguồn ký hiệu được Bộ

Tài nguyên và Môi trường cho phép sử dụng (.VN Times, .Varial, ....)

Ghi chú được sắp xếp song song với khung Nam của mảnh bản đồ, trừ ghi chú địa vật

hình tuyến và ghi chú thửa đất hẹp thì sắp xếp ghi chú theo hướng địa vật, đầu các ghi

chú hướng lên phía khung Bắc.

KẾT LUẬN

Các bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng dựa vào mục đích đất sử dụng trên cơ

sở các bản đồ địa hình đây là loại bản đồ chuyên đề và là cơ sở cho nhiều loại bản đồ

chuyên đề khác nhau.

36

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Tài nguyên Môi trường, “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bản đồ Địa hình”, 2012.

Bộ Tài nguyên Môi trường, “Quy đinh ký hiệu bản đồ Địa hình”, 2009.

Bộ Tài nguyên Môi trường “Ban hành Định mức kinh tế kỹ thuật thành lập đồ địa hình tỷ lệ 1:

10000, 1: 25000 và 1: 50000”, 2005.

37

CHuyên đề XIV. Niên giám thống kê cấp tỉnh 2000-2010 (2012) tại tỉnh Quảng

Bình

Người thực hiện:

Mở đầu

Ngày nay, thống kê được coi là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng, có

vai trò cung cấp các thông tin thống kê trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp

thời phục vụ các cơ quan nhà nước trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định

chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch, chiến lược và chính sách phát triển kinh tế -

xã hội ngắn hạn và dài hạn, trong phạm vi một lĩnh vực hay toàn bộ nền kinh tế, trong

phạm vi một xã hay quốc gia. Đồng thời, các con số thống kê cũng là những cơ sở quan

trọng nhất để kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch, chiến lược và các

chính sách đó. Trên giác độ quản lý vi mô, thống kê không những có vai trò đáp ứng

nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân trong xã hội, mà còn phải xây dựng,

cung cấp các phương pháp phân tích đánh giá về mặt lượng các hoạt động kinh tế - xã

hội của các tổ chức, đơn vị.

Việc xây dựng bộ cơ sở dữ liệu kinh - tế xã hội ở mỗi địa phương phải tuân theo các

trình tự như: thu thập, sử lý (chuẩn hóa các dữ liệu thống kê), thông qua các phần mền

chuyên dùng như: word, excel…vv.

Nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu lưu trữ các dữ liệu thống kê hằng năm một cách có hệ

thống và dễ dàng hơn, các tỉnh (NHQ) đã xây dựng bộ niên giám thống kê của mỗi địa

phương trên cơ sở các báo cáo kinh tế - xã hội hằng năm. Trên cơ sở đó việc xây dựng

niên giám thống kê cho cấp tỉnh là cần thiết, không những cho địa phương mà còn cho

tất các tổ chức khác sử dụng làm tài liệu nhằm đánh giá sự phát triển kinh tế – xã hội

của địa phương.

I. RÀ SOÁT DỮ LIỆU THỐNG KÊ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.Các loại dữ liệu thống kê hiện có khu vực nghiên cứu (Quảng Bình)

1.1Dữ liệu thu thập hiện có ở niên giám thống kê của khu vực nghiên cứu (NHQ)

Phần dân số - lao động và đất đai

+ Dân số trung bình trung của tỉnh, dân số phân theo đơn vị hành chính cấp huyện, thị;

+ Tỷ lệ giới tính phân theo độ tuổi, tỷ lệ sinh, tử và gia tăng tự nhiên;

+ Số lượng dân nhập cư, và xuất cư của các tỉnh khu vực nghiên cứu;

38

+ Diện tích, dân số mật độ dân số.

Phần kinh tế - xã hội:

+ Các báo cáo thống kê kinh tế - xã hội chung khu vực nghiên cứu năm 2012 (cấp

huyện, cấp tỉnh).

Phần Nông nghiệp: bao gồm trồng trọt – chăn nuôi, lâm nghiệp – thủy sản

Trồng trọt:

+ Diện tích đất và tình hình sử dụng đất trên địa bàn tỉnh;

+ Giá trị về sản xuất năng suất và sản lượng lúa vụ đông xuân, hè thu năm 2012 (phân

theo tới cấp huyện).

+ Giá trị sản lượng nông nghiệp thông qua bảng thống kê sản lượng và năng suất lúa

trung bình chung cả năm 2012 khu vực nghiên cứu (tính cho đến cấp huyện);

+ Diện tích gieo trồng các loại hoa màu và các loại cây lương thực khác;

+ Giá trị về sản lượng các loại cây lương thực khác và hoa màu.

+ Báo cáo về diện tích lúa đông xuân và hè thu bị thiệt hại do thiên tai trên địa bàn toàn

tỉnh thuộc khu vực nghiên cứu tính cho tới cấp huyện (Đức Thọ, Hưng Nguyên, Quảng

Bình).

Chăn nuôi:

+ Số lượng gia súc, gia cầm hiện có trên địa bàn cả tỉnh thuộc khu vực nghiên cứu (tính

tới cấp huyện)

+ Sản lượng thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh (Quảng Bình).

Lâm nghiệp:

+ Diện tích rùng hiện có trên địa bàn tỉnh (thống kê trên địa bàn cả tỉnh);

+ Giá trị sản xuất lâm nghiệp, các sản phẩm chủ yếu, diện tích rừng trồng và rừng tự

nhiên hiện có;

Thủy sản:

+ Giá trị sản xuất ngành thủy sản, sản lượng thủy sản chủ yếu;

39

+ Diện tích nuôi trồng thủy sản;

Phần công nghiệp – xây dựng cơ bản và giao thông vận tải

+ Các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh (NHQ)

+ Cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh phân theo đơn vị hành chính tới cấp huyện;

+ Lao động công nghiệp ngoài quốc doanh phân theo đơn vị hành cấp huyện;

+ Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn phân theo thành phần kinh tế;

+ Các sản phẩn công nghiệp chủ yếu trên địa bàn.

Xây dựng cơ bản:

+ Vốn xây dựng cơ bản trên địa bàn (phân theo hình thức quản lý và phân theo phương

thức nguồn vốn – phương thức cấu thành);

+ Đường ô tô đến các huyện, chương trình bê tông hóa nông thôn phân theo đơn vị hành

chính tới cấp huyện;

+ Tình hình đưa điện tới các huyện và xã trên địa bàn toàn tỉnh (khu vực nghiên cứu).

Phần Thương mại – giáo dục và y tế

Thương mại

+ Số lượng cơ sở kinh doanh, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn

Giáo dục

+ Số lượng học sinh ở các cấp học trên địa bàn khu vực nghiên cứu tính trên toàn bộ

tỉnh (NHQ).

+ Cơ sở vật chất (số lượng trường học, phòng học) hiện có trên địa bàn các tỉnh nghiên

cứu (NHQ).

Y tế và chăm sóc sức khỏe người dân

+ Số lượng các y, bác sỹ trên địa bàn các tỉnh nghiên cứu;

+ Số lượng các cơ sở ý tế, bệnh viện, số lượng các giường bệnh trên địa bàn các tỉnh

khu vực nghiên cứu.

40

+ Số lượng bệnh nhân thăm khám hàng năm ở cơ sở ý tế, các trung tâm y tế, và các

bệnh viện trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực nghiên cứu.

1.2Dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu thu thập được ở địa bàn tỉnh (NHQ) thuộc khu vực nghiên cứu bao gồm: Dữ

liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp

Thu thập dữ liệu thứ cấp hiện nay có ở các tỉnh thuộc khu vực nghiên cứu là dữ liệu thu

thập từ những nguồn số liệu có sẵn (các báo cáo về kinh tế - xã hội, niên giám thống

như mục 1.1.), những dữ liệu đã qua tổng hợp, xử lý.

Thu thập dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra khảo sát bằng mẫu phiếu điều

tra và đo đạc bằng các loại máy chuyên dụng trong thời gian 20 – 30/7/2013. Thực hiện

phương pháp điều tra một cách toàn bộ (Tiến hành thu thập, ghi chép dữ liệu trên tất cả

các đơn vị của tổng thể khu vực nghiên cứu với quy mô và thời gian dài).

2.Các phương pháp thu thập dữ liệu ban đầu

Thu thập trực tiếp.

Phương pháp thu thập thông tin ưu tiên ở các khu vực nghiên cứu này là phỏng vấn

trực tiếp: Các điều tra viên của dự án phỏng vấn trực tiếp hỏi người dân được điều tra

và tự ghi chép dữ liệu vào câu hỏi và phiếu điều tra. Thời gian phỏng vấn có thể kéo dài

trong vòng 1 giờ đồng hồ/phiếu. Tuỳ thuộc vào số lượng dữ liệu cần thu thập; và nhân

viên trực tiếp phỏng vấn có điều kiện để có thể giải thích một cách đầy đủ, cặn kẽ, đặt

những câu hỏi chi tiết để khai thác thông tin và kiểm tra dữ liệu trước khi ghi chép vào

phiếu điều tra.

Nội dung điều tra

Nội dung điều tra là thu thập các thông tin về ảnh hưởng của thủy tai (hạn hán, lũ lụt,

xâm ngập mặn) ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn tỉnh

(điều tra tới quy mô cấp xã) thuộc khu vực nghiên cứu và một số kinh nghiệm dân gian

áp dụng cho việc phòng tránh và hạn chế thiệt hại do thủy tai gây ra trên địa bàn khu

vực nghiên cứu.

2.3. Xác định thời điểm, thời kỳ điều tra

Thời điểm điều tra tiến hành trong khoảng 5 năm (giai đoạn 2008-2013), Thời kỳ thực

hiện điều tra vào 2 giai đoạn bao gồm cả vụ hè thu và đông xuân hằng năm. Thời gian

điều tra thực hiện trong thời gian 10 ngày và tiến hành cùng thời điểm ở cả 3 xã (Yên

41

Hồ, Hưng Nhân, Võ Ninh) thuộc 3 tỉnh (NHQ) của khu vực nghiên cứu trong vòng từ

20-30/7/2013.

3. Bảng thực hiện điều tra kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu (Phụ lục 1)

II. CHUẨN VÀ ĐỒNG BỘ HÓA DỮ LIỆU THỐNG KÊ

1. Khuân dạng dữ liệu

Các dữ liệu thu thập được trong quá trình thực địa điều tra bao gồm:

Dữ liệu dạng văn bản: (các báo cáo thống kê hàng năm, phiếu điều tra, niên giám

thống kê).

Dữ liệu dạng số: các bản đồ (địa chính xã, quy hoạch nông thôn mới cấp xã, bản

đồ đất, bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 10.000, hiện trạng sử dụng đất giai đoạn 2005-2010).

2. Phần mền lưu trữ

Các bản đồ được lưu trữ ở dạng Microsation (*dgn),

Phần mền word, excel lưu trữ các bảng thống kê (dân số, nông nghiệp, các báo

cáo)

3. Chuẩn hóa dữ liệu trong quá trình thu thập và điều tra

Trong quá trình thu thập dữ liệu và điều tra có một số sai số nhất định bao gồm

Sai số trong thu thập dữ liệu: Một số khuân dạng phần mền chưa chuẩn (dữ liệu bản đồ

số dạng Microsation, các bảng biểu thống kê lỗi font chữ, các số liệu thống kê chưa

chuẩn hóa về một định dạng nhất định, các số liệu chưa rõ ràng các sai số giữ các dấu

chấm và dấu phẩy).

Sai số trong quá trình điều tra thực địa do thực hiện điều tra toàn bộ khu vực nghiên cứu

nên sai số thường không mang tính chất hệ thống và cũng không nghiêm trọng mà sai số

thường chỉ là sai số do chủ quan thuộc về lỗi của các quy định, hướng dẫn, giải thích tài

liệu điều tra, do sai sót của việc cung cấp thông tin, ghi chép, đánh mã, nhập tin,...) từ

đây gọi là "sai số điều tra".

Sai số này có thể khắc phục trong và sau thời gian điều tra (gọi là sử lỗi nội nghiệp).

Tuy nhiên cũng mất rất nhiều thời gian.

42

Tất nhiên cũng phải thấy rằng tất cả các phương pháp điều tra đều có những sai sót. Hơn

nữa khi cần thiết ta có thể chủ động giảm được sai số bằng cách điều chỉnh thông qua

hiểu biết của người điều tra viên về địa bàn khu vực nghiên cứu.

Dưới đây sẽ là một số sai số khi thực hiện điều tra kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu

(Quảng Bình)

Sai số liên quan đến quá trình xử lý thông tin

Sai số điều tra vì sai sót trong khâu đánh mã, nhập tin trong quá trình tổng hợp, xử lý số

liệu.

+ Số liệu thu về chưa được kiểm tra sơ bộ trước khi đánh mã, nhập tin. Việc kiểm tra

này có thể phát hiện ra những trường hợp hiểu đúng nhưng ghi chép sai.

+ Sai sót trong đánh mã do lựa chọn mã không phù hợp với địa bàn nghiên cứu đánh mã

sai (mã này lẫn với mã kia) hoặc có mã đúng nhưng lộn số (ví dụ 51 thành 15), v.v...

+ Sai sót trong khâu nhập thông tin và khâu này cũng thường xuyên xảy ra sai số.

III. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU NIÊN GIÁM THỐNG KÊ TỈNH KHU VỰC NGHIÊN CỨU

(NHQ).

1.Khái niệm và đối tượng thống kê kinh tế - xã hội

Khái niệm

Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu thập, xử lý và phân tích các con số

(mặt lượng) của hiện tượng số lớn nhằm tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của

chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.

Thứ nhất: Thống kê là số liệu được thu thập để phản ánh các hiện tượng kinh tế - xã hội,

tự nhiên, kỹ thuật. Ví dụ: Dân số của một địa phương tại một thời điểm nào đó; số trẻ

em sinh ra trong năm của một tỉnh A.

Thứ hai: Thống kê là hệ thống các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu các hiện

tượng kinh tế- xã hội, tự nhiên kỹ thuật. Ví dụ: Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở

1/4/2009, Tổng tỷ suất sinh của Việt Nam là 2,03 con/phụ nữ .

Thực ra khi hỏi thống kê là gì, có nhiều cách trả lời, ví dụ trả lời như sau có thể khó bắt

bẻ “Thống kê là công việc mà các nhà thống kê làm”. Công việc của nhà thống kê gồm

rất nhiều hoạt động trên một phạm vi rộng, có thể tóm tắt thành các mục lớn như sau:

Thu thập và xử lý số liệu.

43

Điều tra thống kế chọn mẫu.

Nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng

Dự đoán (dự báo).

Nghiên cứu các hiện tượng trong hoàn cảnh không chắc chắn – Ra quyết định trong điều

kiện không chắc chắn.

Thống kê chia thành hai lĩnh vực

Thống kê mô tả: Gồm các phương pháp thu thập số liệu, mô tả và trình bày số liệu, tính

toán các đặc trưng đo lường.

Thống kê suy diễn: Gồm các phương pháp như ước lượng, kiểm định, phân tích mối liên

hệ, dự đoán.. trên cơ sở các thông tin thu thập từ mẫu.

Trong kinh tế- xã hội, thống kê quan tâm nghiên cứu các hiện tượng:

Các hiện tượng về nguồn tài nguyên, môi trường, của cải tích lũy.

Các hiện tượng về sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng sản phẩm

Các hiện tượng về dân số, nguồn lao động

Các hiện tượng về đời sống vật chất, văn hóa của dân cư

Các hiện tượng về sinh hoạt chính trị xã hội.

Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu của thống kê là mặt lượng trong sự liên hệ mật thiết với mặt chất

của các hiện tượng số lớn, trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu trên, thống kê có nhiệm vụ cụ thể sau:

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê

Thu thập thông tin

Tổng hợp thông tin

Phân tích thống kê

Dự đoán thống kê

44

Đề xuất ý kiến cho quyết định quản lý

Một số khái niệm thường dùng trong thống kê

Quy luật số lớn

Quy luật số lớn là phạm trù của lý thuyết xác suất, ý nghĩa của quy luật này là tổng hợp

sự quan sát số lớn tới mức đầy đủ các sự kiện cá biệt ngẫu nhiên thì tính tất nhiên của

hiện tượng sẽ bộc lộ.

Quy luật số lớn không giải thích bản chất của hiện tượng kinh tế - xã hội, hiện tượng

dân số, nhưng vận dụng quy luật số lớn người ta có thể biểu hiện bản chất cụ thể của

hiện tượng kinh tế - xã hội, hiện tượng dân số.

Thống kê vận dụng quy luật số lớn để lượng hóa bản chất và quy luật của hiện tượng

kinh tế - xã hội thông qua tính quy luật thống kê.

Ví dụ: Tỷ số giới tính khi sinh được xác định bằng số bé trai trên 100 bé gái mới sinh ra

của một thời kỳ, thường là một năm lịch (12 tháng).

Giả sử năm 2011, ta đếm số trẻ em sinh ra tại tỉnh A, như sau: Gia đình thứ nhất sinh

con trai, gia đình thứ hai sinh con gái, gia đình thứ ba sinh đôi con trai,.. Nếu ta đếm

trong phạm vi 300 trường hợp (tương đương số sinh 1 xã trong năm) , số bé trai là 180

cháu và số bé gái là 120 cháu, tỷ số là 150/100. Lý do, số lượng trường hợp sinh được

đếm quá nhỏ nên chưa thể hiện bản chất của hiện tượng tỷ số giới sinh khi sinh. Nhưng

nếu ta đếm tất cả số sinh của tỉnh A, thì số bé trai là 5.300 cháu và số bé gái là 5.000

cháu, tỷ số là 106/100. Khi số lượng cá thể được đếm đủ lớn (trường hợp này là trên

10.000 cháu) nên đã thể hiện bản chất của hiện tượng tỷ số giới sinh khi sinh của tỉnh A.

Tính quy luật thống kê

Tính quy luật thống kê là một trong những hình thức biểu hiện mối liên hệ chung của

các hiện tượng trong tự nhiên và xã hội.

Tính quy luật thống kê không phải là tính quy luật của hiện tượng cá biệt mà là kết quả

nghiên cứu của thống kê đối với hiện tượng số lớn, trong đó chênh lệch về số lượng ở

từng đơn vị cá biệt ngẫu nhiên. Về thực chất, tính quy luật của thống kê cũng như các

quy luật nói chung phản ánh những mối liên hệ nhân quả tất nhiên. Nhưng các mối liên

hệ này thường không có tính chất chung rộng rãi mà phụ thuộc vào phạm vi thời gian và

không gian nhất định, tồn tại trong điều kiện phát triển cụ thể của hiện tượng.

45

Tính quy luật thống kê không phải là tác động của một nguyên nhân mà là toàn bộ các

nguyên nhân kết hợp với nhau. Đó là biểu hiện tổng hợp của mối liên hệ nhân quả, là

đặc trưng của hiện tượng số lớn được tổng hợp lại qua các tổng thể thống kê. Nhìn

chung càng mở rộng phạm vi nghiên cứu về thời gian và không gian thì tính quy luật

trong thống kê càng thể hiện rõ.

Ví dụ: Tiếp theo ví dụ trên, Tỷ số giới tính khi sinh được xác định bằng số bé trai trên

100 bé gái mới sinh ra của một thời kỳ, thường là một năm lịch (12 tháng). Bình thường

tỷ số này dao động từ 103 đến 107 và rất ổn định qua thời gian và không gian (quy luật

thống kê).

Tổng thể thống kê

Tổng thể là khái niệm để chỉ đối tượng nghiên cứu cụ thể. Tổng thể thống kê là hiện

tượng kinh tế- xã hội số lớn gồm những đơn vị (phần từ, hiện tượng) cá biệt cần được

quan sát, phân tích mặt lượng của chúng. Ví dụ: Toàn bộ nhân khẩu của nước ta tại thời

điểm ngày 1/4/2009 là một tổng thế thống kê, bao gồm nhiều nhân khẩu với những đặc

trưng khác nhau.

Tổng thể có thể phân loại theo cách thể hiện:

+ Tổng thể bộc lộ là tổng thể gồm các đơn vị cấu thành tổng thể có thể thấy được bằng

trực quan (quan sát được) ví dụ: số nhân khẩu, số trường đại học.

+ Tổng thể tiềm ẩn là tổng thể gồm các đơn vị không thể nhận biết được bằng trực quan

(không quan sát được). ví dụ: số phụ nữ đang sử dụng một số biện pháp tránh thai.

Tổng thể có thể phân loại theo đặc điểm:

+ Tổng thể đồng chất là tổng thể gồm các đơn vị giống nhau về một số đặc điểm chủ yếu

có liên quan đến mục đích nghiên cứu.

+ Tổng thể không đồng nhất là tổng thể gồm các đơn vị khác nhau về các đặc điểm, các

loại hình.

Tổng thể cũng có thể phân loại theo tính chất

+ Tổng thể chung là tổng thể gồm tất cả đơn vị thuộc phạm vi nghiên cứu.

+ Tổng thể bộ phận là tổng thể bao gồm chỉ những đơn vị thuộc bộ phận.

Định nghĩa tổng thể không những chỉ giới hạn về thực thể (tổng thể là gì?) mà cần phải

giới hạn về thời gian và không gian (tổng thể tồn tại vào thời gian nào? ở đâu?).

46

Định nghĩa tổng thể làm rõ đặc trưng cơ bản chung của hiện tượng kinh tế xã hội số lớn

phù hợp với mục đích nghiên cứu. Thông qua việc phân tích lý luận và thực tiễn phải

làm rõ tổng thể đó bao gồm đơn vị cá biệt, các hiện tượng cá biệt là đơn vị tổng thể. Tất

cả các đơn vị cá thể thuộc tổng thể chỉ giống nhau một số mặt còn một số mặt khác thì

khác nhau. Trong thực tế, phải nêu rõ tổng thể nghiên cứu bao gồm những đơn vị tổng

thể nào.

Ví dụ: Tổng thể những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15 đến 49 tuổi, nó không bao

gồm những phụ nữ trên 50 tuổi.

Đơn vị tổng thể bao giờ cũng có đơn vị tính toán phù hợp. Xác định đơn vị tổng thể là

việc cụ thể hóa tổng thể. Cho nên xác định đơn vị tổng thể cũng quan trọng như xác

định tổng thể.

Tiêu thức thống kê

Nghiên cứu thống kê phải dựa vào các đặc điểm của đơn vị tổng thể. Đơn vị nghiên cứu

có nhiều đặc điểm, nên tùy theo mục đích nghiên cứu mà chọn lựa một số đặc điểm.

Các đặc điểm này gọi là các tiêu thức.

Ví dụ: một người trong tổng thể nhân khẩu có các tiêu thức: họ và tên, năm sinh, giới

tính, trình độ văn hóa, tình trạng hôn nhân, nơi ở, nghề nghiệp...

Đơn vị tổng thể được làm rõ đặc trưng của nó qua các tiêu thức: thực thể, thời gian và

không gian.

- Tiêu thức thực thể: nêu lên bản chất của đơn vị tổng thể. Ví dụ: giới tính, năm sinh,

trình độ văn hóa, nghề nghiệp. Theo nội dung, tiêu thức thực tế gồm hai loại là thuộc

tính và số lượng.

+ Tiêu thức thuộc tính là tiêu thức không có biểu hiện trực tiếp bằng các con số. Ví dụ:

giới tính, trình độ học vấn...

Tiêu thức thuộc tính có thể có biểu hiện trực tiếp. Ví dụ; giới tính có biểu hiện trực tiếp

là nam và nữ.

Tiêu thức thuộc tính có thể biểu hiện gián tiếp. Các biểu hiện gián tiếp của tiêu thức

thuộc tính còn gọi là chỉ báo thống kê. Ví dụ: tiêu thức đời sống vật chất có biểu hiện

gián tiếp: lượng tiêu dùng thịt, sữa theo đầu người.

+ Tiêu thức số lượng là tiêu thức có biểu hiện trực tiếp bằng các con số (gọi là lượng

biến). Tiêu thức số lượng còn gọi là tiêu thức lượng hóa. Ví dụ: năng suất lao động có

47

biểu hiện trực tiếp là số sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian của một người

công nhân ngành dược.

+ Tiêu thức thực thể nếu chỉ có hai biểu hiện không trùng nhau trên một đơn vị tổng thể

được gọi là tiêu thức thay phiên. Vi dụ: tiêu thức giới tính (nam, nữ)

Tiêu thức thực thể có ba biểu hiện trở lên có thể trở thành tiêu thức thay phiên. Ví dụ

trình độ văn hóa có thể rút gọn thành hai tiêu thức: biết chữ và mù chữ. Những trường

hợp này được tiến hành khi người ta chỉ quan tâm đến một biểu hiện nào đó, xuất hiện

hay không xuất hiện trên đơn vị tổng thể.

Tiêu thức thời gian: Nêu hiện tượng kinh tế - xã hội xuất hiện vào thời gian nào. Những

biểu hiện của tiêu thức thời gian là ngày, tháng, năm. Thời gian có giá trị của các chỉ dẫn

về đối tượng nghiên cứu và đơn vị tổng thể, về sự phân phối chúng trong một thời gian

cũng như thay đổi từ thời kỳ này đến thời kỳ khác được khẳng định qua tiêu thức thời

gian.

Ví dụ: theo Tổng điều tra dân số và nhà ở vào 0 giờ ngày 1/4/2009, dân số nước ta là

85,8 triệu người, Nam là 42,2 triệu người, chiếm 49% dân số; Nữ là 43,6 triệu người ,

chiếm 51%; so với năm 1999 tăng 9,47 triệu người, tức là tăng 1,2%/năm. Như vậy,

Tổng dân số nước ta và phân bố theo giới tính có giá trị tại 0 giờ ngày 1/4/2009. Dân số

tăng là 9,47 triệu người với tốc độ tăng là 1,2 %/năm có giá trị trong thời kỳ 1999-2009.

Tiêu thức không gian: nêu phạm vi lãnh thổ bao trùm của đơn vị nghiên cứu và sự xuất

hiện theo địa điểm của các đơn vị tổng thể.

Những biểu hiện của nó chỉ ra nhờ sự phân định về mặt quản lý hành chính hoặc theo

điều kiện tự nhiên, vùng kinh tế. Nghiên cứu thống kê theo tiêu thức không gian có ý

nghĩa quan trọng, trước hết là gắn với tiêu thức thực tế để quan sát phân phối về mặt

lãnh thổ của các đơn vị tổng thể.

Ví dụ: người ta không chỉ quan tâm đến số lượng cơ cấu tuổi của người lao động mà

còn phải chỉ ra số người lao động này ở đâu.

Các tiêu thức góp phần vào việc khẳng định đơn vị tổng thể cũng như tổng thể, vì chúng

nêu rõ các mặt và tính chất nhất định của đơn vị tổng thể. Nhờ đó chúng ta phân biệt

đơn vị này với đơn vị khác, tổng thể này với tổng thể kia.

Chỉ tiêu thống kê

48

Chỉ tiêu thống kê là tiêu chí mà biểu hiện bằng số của nó phản ánh quy mô, tốc độ phát

triển, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ của hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện không gian và

thời gian cụ thể.

Mỗi chỉ tiêu thống kê đều gắn với một đơn vị đo lường và phương pháp tính cụ thể. Chỉ

tiêu thống kê có hai bộ phận: khái niệm và con số. Ví dụ: [khái niệm] Tổng số nhân

khẩu thực tế thường trú [không gian] tại Việt Nam [thời gian] vào thời điểm 0 giờ ngày

1/4/2009 là 85.789.573 [số lượng] người [đơn vị tính].

Theo nội dung phản ánh, có chỉ tiêu khối lượng và chỉ tiêu chất lượng:

+ Chỉ tiêu khối lượng phản ánh quy mô, khối lượng của tổng thể. Ví dụ: Tổng số dân số,

số nam...vv

+ Chỉ tiêu chất lượng phản ánh các đặc điểm về mặt chất, trình độ phổ biến, mối quan

hệ tổng thể. Ví dụ: Số bác sĩ trên một vạn dân,...

Tuy nhiên, sự phân biệt giữa hai loại chỉ tiêu trên chỉ có ý nghĩa tương đối.

Theo hình thức biểu hiện, có chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giá trị:

+ Chỉ tiêu hiện vật biểu hiện bằng đơn vị tự nhiên. Ví dụ: số lượng máy siêu âm xách

tay tính bằng cái, sản lượng lương thực tính bằng tấn,... hoặc đơn vị đo lường quy ước

như: vải tính bằng mét, nước mắm tính bằng lít, v.v...

+ Chỉ tiêu giá trị biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ Đồng Việt Nam, ngoài ra còn được tính

bằng ngoại tệ như đô la Mỹ, Euro.. Ví dụ: Giá trị sản xuất công nghiệp dược, doanh thu

tiêu thụ sản phẩm được tính bằng Đồng Việt Nam (nghìn đồng, triệu đồng..); kim ngạch

xuất, nhập khẩu được tính bằng đô la Mỹ.

Theo đặc điểm về thời gian, có chỉ tiêu thời điểm và chỉ tiêu thời kỳ:

+ Chỉ tiêu thời điểm phản ánh quy mô của hiện tượng nghiên cứu tại một thời điểm. Vì

vậy, quy mô của hiện tượng nghiên cứu không phụ thuộc vào độ dài thời gian nghiên

cứu.

+ Chỉ tiêu thời kỳ phản ánh quy mô của hiện tượng nghiên cứu trong một thời kỳ nhất

định. Vì vậy, quy mô của hiện tượng nghiên cứu phụ thuộc vào độ dài thời gian nghiên

cứu.

49

Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tập hợp những chỉ tiêu thống kê nhằm phản ánh bản chất

của lĩnh vực nghiên cứu. Hệ thống chỉ tiêu thống kê do cơ quan nhà nước có thẩm

quyền ban hành.

Trong thống kinh tế - xã hội có nhiều loại hệ thống chỉ tiêu thống kê: Hệ thống chỉ tiêu

thống kê của từng ngành, từng lĩnh vực và hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia hoặc

chung cho nhiều lĩnh vực, ... Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia chung cho nhiều lĩnh

vực là hệ thống chỉ tiêu có phạm vi rộng, phản ánh tình hình kinh tế - xã hội chủ yếu

của đất nước hoặc về các mặt sản xuất vật chất, dịch vụ, đời sống văn hóa, xã hội.

Bảng thống kê

Các dữ liệu thu thập được xây dựng dưới dạng bảng thống kê trong phần mền excel

như: (sản lượng, năng suất các loại cây nông nghiệp, số lượng các loại gia súc, gia

cầm…..vv) là một hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lý

và rõ ràng, nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt số lượng cũng như là chất lượng. Bảng

thống kê được trình bày một cách khoa học hợp lý sẽ giúp ta dễ dàng nhận biết, so sánh,

đối chiếu và phân tích để tìm ra bản chất và xu hướng phát triển của 3 xã trong giai

đoạn 2008 - 2010. Đồng thời việc sử dụng các bảng thống kê nhằm tính toán dễ dàng

hơn và tránh được sai sót và rút ngắn thời gian.

Nội dung các bảng thống kê

Bảng thống kê gồm hai phần: phần chủ từ và phần giải thích (phân tân từ).

Phần chủ từ: các đối tượng được thống kê (lúa, ngô, lơn, bò…)

Phần tân từ: các chỉ tiêu giải thích các đặc điểm của đối tượng (sản lượng, năng suất, số

lượng……).

Cấu trúc bảng thống kê có thể được biểu hiện như sau:

Tên bảng thống kê

Tên Các chỉ tiêu

(a) (1) (2) (3) ... (4) (5)

Lúa

Ngô

.................

50

Cộng

Nguồn:……………….

Đồ thị thống kê

Đồ thị thống kê là phương pháp trình bày và phân tích các thông tin thống kê bằng các

biểu đồ, đồ thị và bản đồ thống kê, dễ cho người sử dụng nhận biết được các giá trị thay

đổi bằng những hình ảnh (đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ,

đường nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lượng). Đồ thị thống kê ở các dữ

liệu thu thập được trên địa bàn khu vực nghiên cứu có thể biểu thị:

Sự thay đổi các tiêu chí theo thời gian (tăng hoặc giảm).

So sánh các mức độ của sự biến động đó thông qua đồ thị.

Mối liên hệ giữa các tiêu chí đó.

Dữ liệu thống kê thu thập được trên địa bàn khu vực nghiên cứu thường dùng các loại

đồ thị: Biểu đồ hình cột, biểu đồ tượng hình, biểu đồ diện tích (hình vuông, hình tròn,

hình chữ nhật), đồ thị đường gấp khúc và biểu đồ hình màng nhện.

2.1. Biểu đồ hình cột

Biểu đồ hình cột là loại biểu đồ biểu hiện các tiêu chí về dân số, cơ cấu dân số, sản

lượng, năng suất, số lượng gia súc, gia cầm.

2.2. Biểu đồ diện tích

Các loại biểu đồ này thể hiện cơ cấu kinh tế, cơ cấu các ngành, cơ cấu nội bộ ngành,

trên địa bàn các xã thuộc khu vực nghiên cứu.

2.3. Đồ thị đường gấp khúc

Đồ thị đường gấp khúc là loại đồ thị thống kê biểu hiện các tài liệu bằng một đường gấp

khúc nối liền các điểm trên một hệ toạ độ, thường là hệ toạ độ vuông góc.

Đồ thị đường gấp khúc được dùng để biểu hiện quá trình phát triển của hiện tượng, biểu

hiện tình hình phân phối các đơn vị tổng thể theo một tiêu thức nào đó, hoặc biểu thị

tình hình thực hiện kế hoạch theo từng thời gian của các chỉ tiêu nghiên cứu.

Vì vậy đồ thị các đường gấp khúc được thể hiện biểu diễn về sự thay đổi về sự thay đổi

sản lượng ngành công nghiệp, dịch vụ khu vực nghiên cứu.

51

Ví dụ: Sản lượng ngành công nghiệp dược của Việt Nam qua các năm từ 2002 đến 2009

(nghìn tấn) có kết quả như sau: 283,3; 391,6; 382,0; 482,0; 733,9 ; 931,0; 722, 0 và

749,0. Số liệu trên được biểu diễn qua đồ thị đường gấp khúc.

2.4. Biểu đồ hình màng nhện

Biểu đồ hình màng nhện là loại đồ thị thống kê dùng để phản ánh kết quả đạt được của

hiện tượng lặp đi lặp lại về mặt thời gian, ví dụ phản ánh về biến động thời vụ của một

chỉ tiêu nào đó qua 12 tháng trong năm.

Ví dụ: Có số liệu về số người xuất cư của tỉnh "X" năm 2008 và 2009 như sau:

Từ số liệu ta nhận thấy tháng 10 năm 2009 tỉnh "X" có số người xuất cư lớn nhất (24, 4

nghìn). Ta xem 1 nghìn người là một đơn vị và sẽ vẽ đường tròn có bán kính R = 25 >

24, 4 đơn vị. Chia đường tròn thành 12 phần đều nhau, vẽ các đường thẳng tương ứng

cắt đường tròn tại 12 điểm. Nối các điểm lại có đa giác đều 12 cạnh nội tiếp đường tròn.

Căn cứ số liệu của bảng ta xác định các điểm tương ứng với giá trị xuất khẩu đạt được

của các tháng trong từng năm rồi nối các điểm đó lại thành đường liền ta được đồ thị

hình màng nhện biểu diễn số người xuất, nhập cư qua các tháng trong 2 năm của tỉnh

"X" (xem đồ thị hình).

Sự mô tả của đồ thị hình màng nhện cho phép ta quan sát và so sánh không chỉ số người

xuất cư giữa các tháng khác nhau trong cùng một năm mà cả kết quả giữa các tháng

cùng tên của các năm khác nhau cũng như xu thế biến động chung.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở đó chúng ta có thể xây dựng niên giám thống kê cho các tỉnh thuộc khu vực

nghiên cứu bao gồm các phần tổng diện tích đất tự nhiên, phần dân số với các chỉ tiêu:

(tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử, số lượng dân nhập cư và số lượng dân di cư khỏi địa bàn); về phần

nông nghiệp trong đó trồng trọt bao gồm các tiêu chí: (diện tích lúa cả năm, diện tích

lúa hè thu, diện tích lúa vụ đông xuân, năng suất lúa hè thu, đông xuân cả năm, diện tích

và sản lượng các loại cây lương thực, thực phẩm khác); chăn nuôi (số lượng đàn gia súc,

gia cầm trên địa bàn xã, diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản); phần xây dựng cơ

bản (các công trình điện, đường, trường, trạm); Y tế và chăm sóc sức khỏe người dân

(số lượng giường bệnh, số lượng y, bác sỹ, số lượng bệnh nhân đến thăm khám và lưu

trú); giáo dục (số lượng học sinh và giáo viên các cấp học, số lượng phòng học ở các

cấp); dịch vụ (số lượng các cơ sở dịch vụ trên địa bàn, số lượng người tham gia dịch

vụ).

52

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình lý thuyết thống kê: Ứng dụng trong quản trị và kinh tế, Đại học Kinh tế thành phố Hồ

Chí Minh, Nhà xuất bản Thống kê (2004).

Giáo trình lý thuyết thống kê, Đại học Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Thống kê (2006).

Lý thuyết xác suất và thống kê toán, Đại học Kinh tế Quốc dân, Nhà xuất bản Khoa học kỹ

thuật (1996).

Giáo trình thống kê Y tế công cộng (phần 1 Thống kê cơ bản), Đại học Y tế công cộng, Nhà

xuất bản Y học (2005).

53

Chuyên đề XV. Thu thập bản đồ địa chính 1:2.000 của xã Võ Ninh

Người thực hiện:

Mở đầu

Khi tiến hành xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 500 khu vực nghiên cứu chúng ta phải

tuân thủ theo các quy định chung về kỹ thuật theo quy định của Bộ Tài nguyên & Môi

trường.

Trong đó hệ thống bản đồ địa chính ở các tỷ lệ từ 1: 500 đến 1: 25.000 các quy định về

khung bản đồ, lưới chiếu…,được quy định rất rõ ràng. Đặc biệt là cách chia mảnh bản

đồ chi tiết theo từng tỷ lệ (ví như ở tỷ lệ 1: 500 được chia thành 16 ô vuông; và tỷ lệ

1:1000 được chia thành 4 ô vuông).

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin cơ sở địa lý được thể hiện thông qua

các tiêu chí (ký hiệu và thuật ngữ, các quy tắc xây dựng lược đồ, chuẩn mô hình khái

niệm dữ liệu, chuẩn hệ quy chiếu, chuẩn chất lượng mã hóa trong trao đổi dữ liệu địa

lý).

Chuẩn hóa dữ liệu địa lý (bao gồm dữ liệu không gian và phi không gian) trong đó chủ

yếu là các lỗi về Topology và font chữ, trên cở sở đó ta phải tiến hành chuẩn hóa bằng

cách thực hiện sửa lỗi.

I. QUY PHẠM THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỶ LỆ: 1/500, 1/1000, 1/2.000, 1/5.000,

1/10.000, 1/25.000:

1. Quy phạm thành lập bản đồ địa chính

1.1. Bản đồ địa chính: Được thành lập ở múi chiếu 3o trên mặt phẳng chiếu hình, trong

hệ toạ độ Quốc gia VN-2000 và hệ độ cao Nhà nước hiện hành. Kinh tuyến gốc (00)

được quy ước là kinh tuyến đi qua GREENWICH. Điểm gốc của hệ toạ độ mặt phẳng

(điểm cắt giữa kinh tuyến trục của từng tỉnh và xích đạo) có X = 0 km, Y = 500 km.

Điểm gốc của hệ độ cao là điểm độ cao gốc ở Hòn Dấu - Hải Phòng.

Kinh tuyến trục của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định tại Phụ

lục số 2 Quy chuẩn này.

1.2. Khung trong tiêu chuẩn, khung trong mở rộng của mảnh bản đồ địa chính

- Khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính là hình vuông giới hạn nội dung

của mảnh bản đồ, được xác định theo quy định tại mục 2.5.5 Quy chuẩn này.

54

- Khung trong mở rộng của mảnh bản đồ địa chính là khung trong của mảnh bản đồ

được thiết lập khi cần thể hiện các yếu tố nội dung bản đồ vượt ra ngoài phạm vi khung

trong tiêu chuẩn. Phạm vi mở rộng khung trong của mảnh bản đồ mỗi chiều là 10 cm

hoặc 20 cm so với khung trong tiêu chuẩn.

1.3. Lưới tọa độ khung bản đồ: Được thiết lập với khoảng cách 10 cm trên bản đồ tạo

thành các giao điểm, được thể hiện bằng các dấu chữ thập.

1.4. Điểm khống chế toạ độ: Độ cao quốc gia các hạng, điểm địa chính; điểm khống

chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định.

1.5. Chia mảnh, đánh số hiệu mảnh

1.5.1. Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000: Chia lưới tọa độ ô vuông của hệ toạ độ mặt phẳng

theo kinh tuyến trục cho từng tỉnh và xích đạo thành các ô vuông. Mỗi ô vuông có kích

thước thực tế là 6 x 6 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000. Kích thước

khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ là 60 x 60 cm tương ứng với diện tích là 3600

ha. Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 gồm 8 chữ số: 2 số đầu là 10, tiếp sau là dấu

gạch nối (-), 3 số tiếp là số chẵn kilômet (km) của toạ độ X, 3 chữ số sau là 3 số chẵn

kilômet (km) của toạ độ Y của điểm góc trái trên của mảnh bản đồ.

1.5.2. Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000: Chia mảnh bản đồ 1:10000 thành 4 ô vuông. Mỗi ô

vuông có kích thước thực tế là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000.

Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ là 60 x 60 cm tương ứng với diện

tích 900 ha. Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000 gồm 6 chữ số: 3 số đầu là số chẵn

kilômet (km) của toạ độ X, 3 chữ số sau là 3 số chẵn kilômet (km) của toạ độ Y của

điểm góc trái trên của mảnh bản đồ (xem Phụ lục số 3 Quy chuẩn này).

1.5.3. Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000: Chia mảnh bản đồ 1:5000 thành 9 ô vuông. Mỗi ô

vuông có kích thước thực tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000.

Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện

tích 100 ha.

Các ô vuông được đánh số thứ tự theo chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái

sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 bao gồm số hiệu

mảnh 1:5000, gạch nối và số thứ tự ô vuông ( xem Phụ lục số 3 Quy chuẩn này).

1.5.4. Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000: Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 4 ô vuông. Mỗi ô

vuông có kích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000.

Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện

tích 25 ha.

55

Các ô vuông được đánh thứ tự bằng các chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ trái sang

phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 bao gồm số hiệu mảnh bản

đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông (xem Phụ lục số 3 Quy chuẩn này).

1.5.5. Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500: Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông. Mỗi ô

vuông có kích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.

Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện

tích 6,25 ha. Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang

phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ

tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn (xem Phụ lục số 3 Quy

chuẩn này).

1.5.6. Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200: Chia mảnh bản đồ 1:2000 thành 100 ô vuông. Mỗi ô

vuông có kích thước thực tế 0,10 x 0,10 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200.

Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện

tích 1,00 ha. Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái sang

phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ

tỷ lệ 1: 2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông (xem Phụ lục số 3 Quy chuẩn này).

1.6. Tên gọi của mảnh bản đồ địa chính

Tên gọi của mảnh bản đồ địa chính gồm tên của đơn vị hành chính (Tỉnh - Huyện - Xã)

đo vẽ bản đồ, số hiệu mảnh bản đồ địa chính, số thứ tự mảnh bản đồ địa chính trong đơn

vị hành chính cấp xã. Số thứ tự mảnh bản đồ địa chính được đánh bằng số Ả Rập từ 01

đến hết theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới cho tất cả các loại tỷ lệ bản

đồ và không trùng nhau trong một đơn vị hành chính xã. Trường hợp phát sinh thêm

mảnh bản đồ địa chính thì số thứ tự mảnh bản đồ địa chính mới được đánh số tiếp theo

số thứ tự mảnh bản đồ địa chính lớn nhất trong một đơn vị hành chính xã đó.

1.7. Định nghĩa file chuẩn bản đồ (Seed File)

1.7.1. Bản đồ địa chính phải được thành lập theo định dạng file *.dgn.

1.7.2. Để đảm bảo tính thống nhất về cơ sở toán học giữa các file dữ liệu bản đồ, Seed

File bản đồ địa chính được định nghĩa như sau:

- Hệ tọa độ chính (Primary Coordinate System)

- Phép chiếu (System): Transverse Mercator

56

+ Kinh tuyến điểm gốc hệ tọa độ (Longitude of Origin): Theo kinh tuyến trục phù hợp

với vị trí địa lý của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại Phụ lục số 2 Quy

chuẩn này.

+ Vĩ tuyến điểm gốc hệ tọa độ (Latitude of Origin): 0:00:00.0000 d:m:s

+ Độ lệch Đông điểm gốc hệ tọa độ (False Easting): 500000 m

+ Độ lệch Bắc điểm gốc hệ tọa độ (False Northing): 0.000 m

+ Hệ số biến dạng chiều dài kinh tuyến trục (Scale Reduction Factor): 0.9999

- Geodetic Datum: WGS-84

- Ellipsoid: WGS-84

- Xác lập đơn vị (Working Units) và giới hạn làm việc của Seed File:

+ Đơn vị làm việc chính (Master Units) là mét (m)

+ Đơn vị làm việc phụ (Sub Units) là centimét (cm)

+ Độ phân giải (Resolution) là 100

+ Toạ độ điểm trung tâm trường làm việc của File (Storage Center Point): X: 0.000 m;

Y: 0.000 m

2. Mật độ điểm khống chế tọa độ, độ cao

2.1. Thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa

- Bản đồ tỷ lệ 1:5000; 1:10000; 1: 25000: 5 km² có một điểm khống chế mặt bằng có độ

chính xác tương đương điểm địa chính trở lên.

- Bản đồ tỷ lệ 1:500; 1:1000; 1:2000: từ 1 đến 1,5 km² có một điểm khống chế mặt bằng

có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên.

- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200: 0,3 km² có một điểm khống chế mặt bằng có độ chính

xác tương đương điểm địa chính trở lên.

2.2. Thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000; 1:5000; 1:10000: Bằng phương pháp có

sử dụng ảnh máy bay kết hợp với đo vẽ trực tiếp ở thực địa: Trung bình 25 km² có một

điểm khống chế mặt bằng có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên.

2.3. Quy định chọn tỷ lệ bản đồ

57

2.3.1. Đối với khu vực đô thị

- Tỷ lệ bản đồ 1:200 áp dụng đối với khu vực nội thành các đô thị loại đặc biệt có mật

độ thửa từ 60 thửa trên 1 ha trở lên.

- Tỷ lệ bản đồ 1:500 áp dụng đối với khu vực nội thành, nội thị các đô thị, khu đô thị

mới, khu dân cư trung tâm các thị trấn có mật độ thửa từ 25 thửa trên 1 ha trở lên.

- Tỷ lệ bản đồ 1:1000 áp dụng đối với các khu vực dân cư còn lại.

2.3.2. Đối với khu vực dân cư nông thôn, đất chuyên dùng.

- Tỷ lệ bản đồ 1:1000 áp dụng đối với các khu vực có mật độ thửa từ 10 thửa trên 1 ha

trở lên.

- Tỷ lệ bản đồ 1:2000 áp dụng đối với các khu vực còn lại.

2.3.3. Đối với khu vực đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.

- Tỷ lệ 1:1000 áp dụng đối với khu vực có mật độ thửa trung bình từ 20 thửa trên 1 ha

trở lên.

- Tỷ lệ bản đồ 1:2000 áp dụng đối với khu vực có mật độ thửa từ 10 thửa trên 1 ha trở

lên.

- Tỷ lệ bản đồ 1:5000 áp dụng đối với khu vực còn lại.

2.3.4. Đối với khu vực đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng

- Tỷ lệ bản đồ 1:5000 áp dụng đối với các khu vực có mật độ thửa từ 02 thửa trên 1 ha

trở lên.

- Tỷ lệ bản đồ 1:10000 áp dụng đối với các khu vực còn lại.

2.3.5. Các thửa đất thuộc các loại đất khác nhau xen kẽ trong các khu vực quy định tại

các điểm 1, 2, 3, 4 nêu trên được đo vẽ cùng tỷ lệ với các khu vực tương ứng.

2.4. Độ chính xác bản đồ địa chính

- Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ so với điểm khởi tính

sau bình sai không quá 0,10 mm tính theo tỷ lệ bản đồ thành lập.

- Sai số biểu thị điểm góc khung bản đồ, giao điểm của lưới kilômét, các điểm tọa độ

quốc gia, các điểm địa chính, các điểm có toạ độ khác lên bản đồ địa chính dạng số

được quy định là bằng không (không có sai số).

58

- Trên bản đồ địa chính dạng giấy sai số độ dài cạnh khung bản đồ không vượt quá 0,2

mm, đường chéo bản đồ không vượt quá 0,3 mm, khoảng cách giữa điểm tọa độ và

điểm góc khung bản đồ (hoặc giao điểm của lưới kilômét) không vượt quá 0,2 mm so

với giá trị lý thuyết.

- Sai số trung bình vị trí của điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa

chính dạng số so với vị trí của các điểm khống chế đo vẽ gần nhất không được vượt

quá:

5 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200

7 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500

15 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000

30 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000

150 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000

đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000

Đối với khu vực nông thôn có độ dốc địa hình trên 10º thì các sai số nêu trên được phép

tăng 1,5 lần.

Sai số tương hỗ vị trí của 2 điểm bất kỳ trên ranh giới cùng thửa đất biểu thị trên bản đồ

địa chính dạng số so với khoảng cách trên thực địa được đo trực tiếp hoặc đo gián tiếp

từ cùng một trạm máy không vượt quá 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ, nhưng không vượt quá

4 cm trên thực địa đối với các cạnh thửa đất phi nông nghiệp có chiều dài dưới 5 m. Đối

với khu vực có độ dốc địa hình trên 10º, các điểm chi tiết được xử lý tiếp biên thì các sai

số nêu trên được phép tăng 1,5 lần.

- Vị trí các điểm mốc địa giới hành chính được xác định với độ chính xác của điểm

khống chế đo vẽ.

- Trong mọi trường hợp các sai số nêu trên không được mang tính hệ thống.

2.5. Nội dung bản đồ địa chính

- Khung bản đồ

-Điểm khống chế toạ độ, độ cao quốc gia các hạng, điểm địa chính, điểm khống chế ảnh

ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định;

- Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp;

59

- Mốc giới quy hoạch, hành lang an toàn giao thông, thuỷ lợi, điện và các công trình

khác có hành lang an toàn;

- Thửa đất;

- Nhà ở và công trình xây dựng khác tại khu vực đô thị, các khu đô thị thuộc khu vực

nông thôn và các khu đất của tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Chỉ thể

hiện trên bản đồ các công trình xây dựng chính (nhà ở, nhà làm việc, nhà xưởng, nhà

kho, bể chứa…), không thể hiện các công trình tạm thời. Các công trình ngầm khi có

yêu cầu thể hiện trên bản đồ địa chính phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự

toán.

- Các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất;

- Địa vật, công trình có giá trị về lịch sử, văn hoá và ý nghĩa định hướng cao.

- Các ghi chú thuyết minh.

2.6. Thể hiện nội dung bản đồ địa chính

2.6.1. Khi biểu thị các yếu tố nội dung bản đồ địa chính phải tuân theo các quy định về

ký hiệu bản đồ địa chính của Quy chuẩn kỹ thuật này.

2.6.2. Việc thể hiện mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp thực

hiện như sau:

+ Biên giới Quốc gia và cột mốc chủ quyền Quốc gia thể hiện trên bản đồ phải phù hợp

với Hiệp định đã được ký kết giữa Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với

các nước lân cận; ở khu vực chưa có Hiệp ước, Hiệp định thể hiện theo quy định của Bộ

Ngoại giao.

+ Địa giới hành chính các cấp biểu thị trên bản đồ địa chính phải phù hợp với hồ sơ địa

giới hành chính; các văn bản pháp lý có liên quan đến việc điều chỉnh địa giới hành

chính các cấp.

Đối với các đơn vị hành chính giáp biển thì bản đồ địa chính được đo đạc, thể hiện tới

đường mép nước biển triều kiệt trung bình tối thiểu trong 05 năm.

+ Khi phát hiện có sự mâu thuẫn giữa địa giới hành chính thể hiện trong hồ sơ địa giới

hành chính và đường địa giới các cấp thực tế đang quản lý thì đơn vị thi công phải báo

cáo bằng văn bản cho cơ quan tài nguyên môi trường cấp huyện và cấp tỉnh để trình cơ

60

quan có thẩm quyền giải quyết. Trên bản đồ phải thể hiện cả đường địa giới hành chính

theo hồ sơ và đường địa giới theo thực tế quản lý.

+ Trường hợp đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì biểu thị đường địa giới

hành chính cấp cao nhất.

2.6.3. Mốc giới, chỉ giới hành lang an toàn giao thông, thuỷ lợi, điện và các công trình

khác có hành lang an toàn chỉ được thể hiện trong trường hợp đã cắm mốc giới hành

lang an toàn trên thực địa.

2.6.4. Đối tượng thửa đất: Cạnh thửa đất trên bản đồ được xác định bằng đoạn thẳng nối

giữa hai đỉnh liền kề của thửa đất. Đỉnh thửa đất là các điểm gấp khúc trên đường ranh

giới; đối với các đoạn cong trên đường ranh giới, đỉnh thửa đất được xác định đảm bảo

khoảng cách từ cạnh nối hai điểm chi tiết liên tiếp đến đỉnh cong tương ứng không lớn

hơn 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ. Ranh giới thửa đất là các cạnh thửa nối liền, bao khép kín

phần diện tích thuộc thửa đất đó. Trường hợp ranh giới sử dụng đất nông nghiệp, đất

chưa sử dụng là bờ thửa dùng chung không thuộc thửa đất có độ rộng dưới 0,5m thì

ranh giới thửa đất được xác định theo đường tâm của đường bờ thửa; trường hợp độ

rộng đường bờ thửa bằng hoặc lớn hơn 0,5m thì ranh giới thửa đất được xác định theo

mép của đường bờ thửa.

2.6.5. Loại đất: Được xác định và thể hiện theo Phụ lục số 1 Quy chuẩn này.

Loại đất thể hiện trên bản đồ phải đúng theo hiện trạng sử dụng trong khi đo vẽ lập bản

đồ địa chính và được chỉnh lý lại theo kết quả đăng ký quyền sử dụng đất, kết quả chỉnh

lý hồ sơ địa chính. Đơn vị đo đạc có trách nhiệm tổng hợp báo cáo cơ quan Tài nguyên

và Môi trường cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận những trường hợp thửa đất có

loại đất theo hiện trạng khác với loại đất trên Giấy chứng nhận.

Trường hợp thửa đất được xác định theo Điểm b, Khoản 1 của Điều 4 Quy chuẩn này

thì trên bản đồ địa chính phải thể hiện ký hiệu từng loại đất

Trường hợp thửa đất được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau thì trên bản đồ địa

chính chỉ thể hiện loại đất của mục đích chính.

2.6.6. Các đối tượng nhân tạo, tự nhiên có trên đất

+ Ranh giới chiếm đất của nhà ở và các công trình xây dựng trên mặt đất được xác định

theo mép ngoài cùng của tường bao nơi tiếp giáp với mặt đất, mép ngoài cùng của hình

chiếu lên mặt đất của các kết cấu xây dựng trên cột, các kết cấu không tiếp giáp mặt đất

61

vượt ra ngoài phạm vi của tường bao tiếp giáp mặt đất (không bao gồm ban công, các

chi tiết phụ trên tường nhà, mái che).

Ranh giới chiếm đất của các công trình ngầm được xác định theo mép ngoài cùng của

hình chiếu lên mặt đất của công trình đó.

+ Hệ thống giao thông: Phải biểu thị phạm vi chiếm đất của tất cả các đường sắt, đường

bộ, đường nội bộ trong khu dân cư, đường giao thông nội đồng trong khu vực đất nông

nghiệp, đường lâm nghiệp, đường phân lô trong khu vực đất lâm nghiệp và các công

trình có liên quan đến đường giao thông như cầu, cống, hè phố, lề đường, chỉ giới

đường, phần đắp cao, xẻ sâu.

+ Hệ thống thuỷ văn: Trên bản đồ địa chính phải biểu thị đầy đủ hệ thống sông, ngòi,

mương, máng và hệ thống rãnh thoát nước. Đối với hệ thống thuỷ văn tự nhiên phải thể

hiện đường bờ ổn định và đường mép nước ở thời điểm đo vẽ hoặc thời điểm điều vẽ

ảnh. Đối với hệ thống thuỷ văn nhân tạo thì thể hiện ranh giới theo phạm vi chiếm đất

của công trình.

+ Khi biên tập để in bản đồ dạng giấy, đối với các đối tượng giao thông, thủy văn hình

tuyến có độ rộng trên bản đồ dưới 0,2mm thì thể hiện theo đường tâm và ghi chú độ

rộng của đối tượng đó.

2.7. Lập bản mô tả ranh giới, mốc giới

2.7.1. Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất

Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với chính quyền địa phương, cùng

với các chủ sử dụng đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất và lập

bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất theo mẫu quy định tại Phụ lục số 10 Quy chuẩn

này. Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất lập cho tất cả các thửa đất trừ các trường

hợp sau đây:

Thửa đất có giấy tờ thỏa thuận hoặc văn bản xác định ranh giới, mốc giới sử dụng đất

có bản vẽ thể hiện rõ ranh giới sử dụng đất mà ranh giới thửa đất không thay đổi;

Thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ về quyền sử

dụng đất theo quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (năm 2003) mà

trong các giấy tờ đó thể hiện rõ đường ranh giới chung của thửa đất với các thửa đất liền

kề và hiện trạng đường ranh giới của thửa đất không thay đổi so với giấy tờ về quyền sử

dụng đất;

62

- Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm

thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết và thể hiện ranh giới thửa đất theo

kết quả giải quyết tranh chấp. Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời

gian đo đạc ở địa phương thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng và đơn vị đo

đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp sử dụng đất thành

hai (02) bản, một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để giải

quyết tranh chấp.

2.8. Lưới địa chính

2.8.1. Lưới địa chính được xây dựng bằng phương pháp đường chuyền hoặc bằng công

nghệ GNSS theo đồ hình lưới tam giác dày đặc, đồ hình chuỗi tam giác, tứ giác để làm

cơ sở phát triển lưới khống chế đo vẽ. Khi xây dựng lưới khống chế đo vẽ bằng công

nghệ GNSS thì không thành lập lưới địa chính.

Lưới địa chính phải đảm bảo độ chính xác sau bình sai theo quy định sau:

STT Các chỉ tiêu kỹ thuật Độ chính

xác

1 Sai số vị trí điểm không vượt quá 5 cm

2 Sai số trung phương tương đối cạnh không lớn hơn 1:50000

3 Sai số trung phương tuyệt đối cạnh dưới 400m không vượt quá 0,012m

4 Sai số trung phương phương vị không vượt quá 5”

5 Sai số trung phương phương vị cạnh dưới 400 mét không vượt

quá 10

2.8.2. Lưới địa chính phải được đo nối với ít nhất 2 điểm toạ độ Nhà nước có độ chính

xác từ điểm địa chính cơ sở hoặc từ điểm hạng IV Nhà nước trở lên.

2.8.3. Khi xây dựng lưới địa chính bằng phương pháp đường chuyền thì hệ số gẫy khúc

của đường chuyền không quá 1.8; cạnh đường chuyền không cắt chéo nhau; độ dài cạnh

đường chuyền liền kề không chênh nhau quá 1,5 lần, trường hợp cá biệt do đặc điểm địa

hình, địa vật không bố trí được vị trí điểm phù hợp thì tỷ lệ trên không quá 2 lần; phải

đo nối với tối thiểu 02 phương vị (ở hai đầu của đường chuyền), góc đo nối phương vị

tại điểm đầu đường chuyền phải lớn hơn 20º. Trong trường hợp đặc biệt có thể đo nối

với 01 phương vị nhưng số lượng điểm khép toạ độ phải nhiều hơn 2 điểm

63

- Khi xây dựng lưới địa chính bằng công nghệ GNSS thì phải bố trí các điểm thành các

cặp điểm thông hướng. Vị trí các điểm phải quang đãng, thông thoáng, cách các trạm

phát sóng ít nhất 500m. Tầm quan sát vệ tinh đảm bảo phạm vi góc thiên đỉnh phải lớn

hơn hoặc bằng 75º. Trường hợp đặc biệt khó khăn cũng không được nhỏ hơn 55º và chỉ

được khuất về một phía. Các thông tin trên phải ghi rõ vào ghi chú điểm để lựa chọn

khoảng thời gian đo cho thích hợp.

2.8.4. Trong phạm vi cách lưới địa chính mới thiết kế 400 m có điểm từ hạng IV trở lên

và dưới 150 m có các điểm giải tích cấp I, II, đường chuyền cấp I, II, địa chính cấp I, II

cũ phải đưa các điểm này vào lưới mới thiết kế.

2.8.5. Số hiệu điểm địa chính gồm tên viết tắt của khu đo, dấu gạch ngang và số thứ tự

bằng chữ Ả Rập, được đánh liên tục từ 01 đến hết trong phạm vi một đơn vị hành chính

cấp huyện (ví dụ: TB-002). Các điểm địa chính không được trùng tên nhau. Trong phạm

vi một đơn vị hành chính cấp tỉnh, chữ viết tắt tên các khu đo không được trùng nhau.

2.8.6. Mốc địa chính được chọn, chôn ở khu vực ổn định, đảm bảo tồn tại lâu dài và

phải có tường vây bảo vệ mốc. Trường hợp phải chôn hoặc cắm mốc trong phạm vi hè

phố, lòng đường thì phải làm hố có nắp bảo vệ, không phải làm tường vây. Ở những khu

vực không ổn định được phép cắm mốc địa chính bằng cọc gỗ nhưng phải trình bày cụ

thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán.

2.8.7. Trước khi chôn mốc phải lập biên bản thoả thuận sử dụng đất với người sử dụng

đất theo quy định ở Phụ lục số 4 Quy chuẩn này. Sau khi chôn mốc, phải vẽ ghi chú

điểm theo mẫu quy định tại Phụ lục số 7 Quy chuẩn này và lập biên bản bàn giao cho

Ủy ban nhân dân xã sở tại theo mẫu ở Phụ lục số 8 Quy chuẩn này để quản lý và bảo vệ.

2.8.8. Mốc, tường vây, nắp mốc phải được đúc, chôn bằng bê tông có mác từ 200 trở lên

theo quy định tại Phụ lục số 5 Quy chuẩn này.

2.8.9. Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền địa chính quy định ở

STT Các yếu tố của lưới đường chuyền Chỉ tiêu

kỹ thuật

1 Chiều dài đường chéo đường chuyền không lớn hơn 8 km

2 Số cạnh không lớn hơn 15

3 Chiều dài từ điểm khởi tính đến điểm nút hoặc giữa hai

điểm nút không lớn hơn 5 km

64

4 Chu vi vòng khép không lớn hơn 20 km

5 Chiều dài cạnh đường chuyền

+ Lớn nhất không quá

+ Nhỏ nhất không quá

+ Trung bình

1400 m

200m

600m

6 Sai số trung phương đo góc không lớn hơn 5”

7 Sai số tương đối đo cạnh sau bình sai không lớn hơn

Đối với cạnh dưới 400m không quá

1: 50 000

0,012 m

8 Sai số giới hạn khép góc đường chuyền hoặc vòng khép

không lớn hơn (n - số góc trong đường chuyền hoặc vòng

khép)

10”

9 Sai số khép giới hạn tương đối đường chuyền fs:[s] nhỏ

hơn 1: 15000

2.8.10. Khi hai đường chuyền song song cách nhau dưới 400 m thì phải đo nối với nhau.

2.8.11. Góc ngang trong đường chuyền được đo theo phương pháp toàn vòng khi trạm

đo có 3 hướng trở lên hoặc theo hướng đơn (không khép về hướng mở đầu) nếu trạm đo

chỉ có hai hướng bằng các máy toàn đạc điện tử có độ chính xác 1” - 5” và máy khác có

độ chính xác tương đương. Số lần đo quy định Bảng 3 như sau:

Bảng: Các loại máy đo góc

STT Loại máy Số lần đo

1 Máy có độ chính xác đo góc 1” – 2” 4

2 Máy có độ chính xác đo góc 3” – 5” 6

2.8.12. Sai số định tâm máy và bảng ngắm không lớn hơn 2 mm. Đối với các cạnh ngắn

hơn cạnh trung bình phải dọi tâm với độ chính xác không lớn hơn 1mm.

n

65

2.8.13. Khi đo góc, vị trí bàn độ ngang trong các lần đo phải thay đổi một góc tính theo

công thức:

n - là số lần đo

Các hạn sai khi đo góc không lớn hơn giá trị quy định ở Bảng (chung cho các máy đo

góc độ chính xác từ 1” - 5”).

Bảng: Các yếu tố trong đo góc

TT Các yếu tố trong đo góc Hạn sai

( ” )

1 Số chênh trị giá góc giữa các lần đo 8

2 Số chênh trị giá góc giữa các nửa lần đo 8

3 Dao động 2C trong 1 lần đo (Đối với máy không có bộ

phận tự cân bằng) 12

4 Sai số khép về hướng mở đầu 8

5 Chênh giá trị hướng các lần đo đã quy “O” 8

2.8.14. Kết quả đo ngắm ở thực địa chỉ được đưa vào tính toán khi:

- Đã được kiểm tra, nghiệm thu và đánh giá chất lượng đầy đủ.

- Đã được kiểm tra lại các yêu cầu kỹ thuật cơ bản.

- Tính cải chính các số hiệu chỉnh theo từng loại máy vào giá trị cạnh đo.

- Toạ độ của các điểm khởi tính phải tính chuyển về múi chiếu 3º, kinh tuyến trục địa

phương cho từng tỉnh.

2.8.15. Lưới địa chính phải được bình sai chặt chẽ. Khi tính toán và trong kết quả cuối

cùng góc lấy chẵn đến giây, toạ độ và độ cao lấy chẵn đến milimet (0,001m).

n

0

0 180

66

2.8.16. Sau bình sai phải đánh giá sai số trung phương đo góc, sai số trung phương vị trí

điểm, sai số trung phương tương đối đo cạnh, sai số trung phương đơn vị trọng số và so

sánh với các quy định của Quy chuẩn này. Nếu vượt hạn sai phải xem xét lại các giá trị

đo, quá trình tính toán nếu không phát hiện nguyên nhân thì phải đo lại.

2.8.17. Lưới địa chính đo bằng công nghệ GNSS theo đồ hình lưới tam giác dày đặc, đồ

hình chuỗi tam giác, chuỗi tứ giác được đo nối (tiếp điểm) với ít nhất 3 điểm hạng cao

hoặc các cặp điểm thông hướng được đo nối (tiếp điểm) với ít nhất 2 điểm hạng cao;

khoảng cách giữa các điểm hạng cao không quá 10 km. Trong trường hợp đặc biệt lưới

địa chính được phép đo nối với 2 điểm hạng cao nhưng phải nêu rõ trong thiết kế kỹ

thuật - dự toán.

Khi tính khái lược phải đảm bảo các chỉ tiêu sau:

- Lời giải được chấp nhận: Fixed

- Ratio: > 1,5

- Rms: < 0,02+0.004*Skm

- Reference Variance: < 30,0

- RDOP: < 0,1

Chỉ tiêu Ratio chỉ xem xét đến khi lời giải là Fixed.

Chỉ tiêu RDOP chỉ xem xét đến khi các chỉ tiêu khác không đạt được để quyết định xử

lý lại hay phải đo lại.

Khi một trong các giá trị Reference Variance hoặc Rms vượt quá các chỉ tiêu nói trên

nhưng không quá 1,5 lần thì phải tiến hành tính khép tam giác, đa giác và bình sai sơ bộ

để quyết định phải tính lại, loại bỏ hay đo lại. Trong trường hợp đặc biệt cũng không

được phép vượt quá 2 lần hạn sai cho phép. Số cạnh có một trong 2 giá trị nêu trên vượt

quá 2 lần hạn sai cho phép không được chiếm quá 10% tổng số cạnh trong lưới.

Được phép thay đổi giá trị mặc định của tham số lọc (edit multiplier) nhưng không được

phép nhỏ hơn 2,5.

Được phép cắt bỏ các tín hiệu vệ tinh thu được ở các vị trí thấp so với đường chân trời

(elevation cut off) nhưng không được phép vượt quá 30°.

Số lần lặp trong quá trình tính toán không được phép vượt quá 10 lần.

67

Được phép đặt lại khoảng thời gian bắt đầu hoặc kết thúc quá trình đưa số liệu vào tính

toán nhưng không được phép vượt quá 30% tổng thời gian quan trắc.

2.8.18. Lưới địa chính được đo độ cao với độ chính xác như sau:

- Sai số khép giữa hai điểm hạng cao không được vượt quá đại lượng tính theo công

thức:

= ± 50 mm vùng đồng bằng; ±60 mm vùng núi.

L: là độ dài đường độ cao tính bằng km.

Nếu số trạm đo trên 1 km lớn hơn 25 thì sai số khép không được vượt quá:

= ± 10 mm

n: là số trạm đo của đường độ cao

- Được phép đo độ cao bằng phương pháp đo cao lượng giác trên cơ sở đo cả góc đứng

(hoặc thiên đỉnh) và đo cạnh hoặc đo chênh cao kết hợp đồng thời với đo đường chuyền.

Cạnh đo bằng các loại máy có sai số không lớn hơn (5 ± 5. x D) mm.

Chênh cao, góc đứng phải đo đi và đo về. Trên một trạm, góc đứng được đo một lần đo

bằng phương pháp 3 chỉ hoặc đo 3 lần đo bằng phương pháp chỉ giữa. Số chênh trị giá

góc đứng giữa các lần đo dưới 15”. Chênh cao giữa đo đi và đo về nhỏ hơn ± 100 mm

(L - chiều dài cạnh tính theo km)

Sai số khép độ cao không vượt quá đại lượng tính theo công thức:

= ± 75 mm

(S) - Số kilômét độ dài đường chuyền

Chiều cao máy và chiều cao điểm ngắm phải đo với sai số không lớn hơn 2 mm.

Khi đo góc đứng phải áp dụng biện pháp để loại bỏ sai số MO.

2.9. Lưới khống chế đo vẽ

2.9.1. Lưới khống chế đo vẽ được phát triển dựa trên các điểm toạ độ địa chính trở lên

đối với lưới khống chế đo vẽ cấp 1 và từ lưới khống chế đo vẽ cấp 1 trở lên đối với lưới

khống chế đo vẽ cấp 2.

hf S

68

2.9.2. Trong thiết kế kỹ thuật và khi thi công phải bố trí điểm khống chế đo vẽ cho phù

hợp với phương pháp, quy trình công nghệ thành lập bản đồ và phải đảm bảo mật độ

điểm khống chế để đạt độ chính xác đo vẽ bản đồ theo quy định. Đối với khu vực đo vẽ

bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 phải thiết kế đủ mật độ điểm khống chế đo vẽ để đo vẽ chi

tiết mà không được phát triển thêm các điểm trạm đo.

2.9.3. Phương án đo nối lưới khống chế đo vẽ phải thiết kế trên bản đồ tỷ lệ lớn nhất có

trên khu đo trước khi thi công và không cần phải trình bày cụ thể thiết kế lưới trong

thiết kế kỹ thuật - dự toán.

2.9.4. Các điểm khống chế đo vẽ được chôn mốc đảm bảo tồn tại đến kết thúc công

trình (sau kiểm tra, nghiệm thu bản đồ địa chính).

2.9.5. Lưới đường chuyền kinh vĩ 1, 2

Căn cứ vào mật độ điểm khởi tính, lưới đường chuyền kinh vĩ 1, 2 có thể thiết kế dưới

dạng đường đơn hoặc thành mạng có một hay nhiều điểm nút.

Trường hợp đặc biệt, đường chuyền kinh vĩ 2 được phép thiết kế đường chuyền treo. Số

cạnh đường chuyền treo không được vượt quá 4 đối với khu vực đặc biệt khó khăn.

Tại các điểm khởi và khép đường chuyền phải đo nối phương vị. Trong trường hợp đặc

biệt có thể đo nối với 1 phương vị nhưng số lượng điểm khép toạ độ phải nhiều hơn 2

điểm (có ít nhất 3 điểm gốc trong đó có 01 điểm

Tùy theo trang thiết bị kỹ thuật sử dụng, tỷ lệ bản đồ cần đo vẽ và điều kiện địa hình,

trong Thiết kế kỹ thuật - Dự toán phải quy định cụ thể những nội dung sau nếu thiết kế

lưới đường chuyền:

- Chiều dài lớn nhất của đường chuyền.

- Sai số trung phương đo góc.

- Sai số khép tương đối giới hạn của đường chuyền.

- Chiều dài lớn nhất giữa điểm gốc và điểm nút, giữa hai điểm nút.

- Chiều dài lớn nhất, nhỏ nhất cạnh đường chuyền.

- Số lần đo góc, số lần đo cạnh.

- Sai số trung phương đo cạnh sau bình sai.

- Sai số khép góc trong đường chuyền

69

2.9.6. Trường hợp đo bằng công nghệ GNSS phải quy định:

- Thời gian đo ngắm

- Số vệ tinh khỏe liên tục tối thiểu

- PDOP lớn nhất khi đo

- Ngưỡng góc cao vệ tinh

- Các chỉ tiêu tính khái lược

2.9.7. Đường chuyền kinh vĩ treo phải đo theo chiều “thuận, nghịch”. Giá trị góc, cạnh

đưa vào tính toán là giá trị trung bình của lần đo “thuận, nghịch”.

2.9.8. Khi xác định toạ độ của các điểm khống chế đo vẽ bằng các phương pháp nêu

trên phải trình bày và ước tính độ chính xác vị trí điểm cụ thể trong thiết kế kỹ thuật –

dự toán.

2.9.9. Lưới khống chế đo vẽ được phép bình sai gần đúng.

2.9.10. Khi tính toán và trong kết quả cuối cùng, giá trị góc lấy đến 0,1 phút hoặc chẵn

giây, giá trị cạnh lấy đến 0,01m, độ cao lấy đến 0,01m, riêng độ cao lượng giác lấy đến

0,1m.

2.9.11. Thiết bị đo đạc sử dụng phải được kiểm tra, kiểm nghiệm theo quy định cho

từng loại. Số liệu kiểm nghiệm được giao nộp cùng các tài liệu khác.

2.9.12. Khi xây dựng lưới khống chế đo vẽ bằng công nghệ GNSS, thì cho phép lập lưới

cấp 2 mà không cần lập lưới cấp 1 hoặc lưới hạng cao hơn nhưng phải đảm bảo được

mật độ điểm phục vụ cho đo vẽ chi tiết.

2.10. Quy định ghi sổ đo

Khi đo lưới địa chính, lưới độ cao, lưới khống chế đo vẽ, đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính

bằng các loại máy đo đạc không có chức năng ghi tự động những thông tin của trạm đo

và trị đo thì phải ghi sổ đo đầy đủ và giao nộp theo quy định; trường hợp sử dụng các

loại máy chỉ ghi được trị đo mà không ghi được đầy đủ các thông tin trạm đo theo quy

định tại Sổ nhật ký trạm đo thì phải lập sổ nhật ký trạm đo để ghi các thông tin về trạm

đo và giao nộp kèm theo các file dữ liệu trị đo.

70

Quy cách sổ sách, biểu mẫu tính toán sử dụng trong quá trình thi công phải tuân theo

đúng mẫu quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Mẫu sổ nhật ký trạm đo được

quy định tại Phụ lục số 20 Quy chuẩn này.

2.11. Đo vẽ chi tiết

- Đường địa giới hành chính các cấp được xác định trên thực địa và đo vẽ căn cứ vào hồ

sơ địa giới hành chính đang quản lý tại địa phương. Trường hợp bản đồ địa chính có

cùng tỷ lệ hoặc tỷ lệ nhỏ hơn tỷ lệ bản đồ địa giới hành chính dạng số thì được chuyển

vẽ đường địa giới hành chính từ bản đồ địa giới hành chính, có đối chiếu với thực địa.

- Trước khi đo vẽ chi tiết thửa đất, cán bộ đo đạc phải phối hợp với chính quyền địa

phương, yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể

cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng) và cùng người sử dụng đất lân

cận xác định ranh giới thửa đất và đánh dấu đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc

bê tông, cọc gỗ.

Ranh giới thửa đất được xác định và đo vẽ theo hiện trạng sử dụng đất.

Các trường hợp sau đây đơn vị đo đạc phải thể hiện trong bản mô tả ranh giới, mốc giới

thửa đất để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã:

+ Trường hợp trên Giấy chứng nhận, trên các loại giấy tờ về quyền sử dụng theo quy

định tại Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (năm 2003) có sơ đồ thể hiện ranh

giới thửa đất nhưng khác với ranh giới sử dụng đất theo hiện trạng hoặc không có sơ đồ

thể hiện rõ ranh giới sử dụng đất thì phải thể hiện ranh giới theo hiện trạng và ranh giới

theo giấy tờ.

+ Trường hợp ranh giới sử dụng đất đang có tranh chấp thì thể hiện ranh giới theo hiện

trạng và theo ý kiến của các bên liên quan.

- Trong quá trình đo vẽ chi tiết, tại mỗi trạm máy phải bố trí các điểm chi tiết làm điểm

kiểm tra với các trạm đo kề nhau. Số lượng điểm kiểm tra phụ thuộc vào khu vực đo và

không dưới 2 điểm với mỗi trạm đo kề nhau. Trường hợp sai số vị trí điểm kiểm tra

giữa hai lần đo từ hai trạm máy bằng hoặc nhỏ hơn sai số quy định tại Khoản 2.9 Quy

chuẩn này thì vị trí điểm kiểm tra được xác định bằng tọa độ trung bình giữa hai lần đo.

Trường hợp sai số nói trên vượt quá quy định tại Khoản 2.9 Quy chuẩn này thì phải

kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân để khắc phục.

71

Đối với khu đo cùng thời điểm đo vẽ có nhiều tỷ lệ khác nhau thì các điểm chi tiết

chung của hai tỷ lệ phải được xác định theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của tỷ lệ bản đồ lớn

hơn

- Sau khi bản đồ địa chính được nghiệm thu cấp đơn vị thi công, đơn vị đo đạc in Phiếu

xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất theo mẫu tại Phụ lục số 11 Quy chuẩn này

và giao cho người sử dụng đất để kiểm tra và làm đơn đề nghị cấp mới hoặc cấp đổi

Giấy chứng nhận hoặc đăng ký biến động theo quy định. Trường hợp phát hiện trong

kết quả đo đạc địa chính thửa đất có sai sót thì người sử dụng đất báo cho đơn vị đo đạc

kiểm tra, chỉnh sửa, bổ sung.

Người sử dụng đất ký xác nhận vào Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất

và nộp lại cho đơn vị đo đạc để làm cơ sở lập hồ sơ địa chính.

2.12. Kiểm tra, kiểm nghiệm máy đo đạc

2.12.1. Máy đo đạc phải được kiểm tra, kiểm nghiệm, hiệu chỉnh trước và sau mùa đo,

đợt đo và khi phát hiện có biến động có ảnh hưởng đến độ chính xác của máy.

2.12.2. Phải lập hồ sơ kiểm nghiệm và giao nộp cùng với các tài liệu đo.

2.12.3. Các chỉ tiêu sai số của máy đo đạc phải nêu trong hồ sơ kiểm nghiệm; chỉ đưa

vào sử dụng máy đo đạc sau khi hiệu chỉnh đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật sau:

- Sai số trung phương đo cạnh: nhỏ hơn hoặc bằng 2 cm + 10-6. D (D tính bằng Km)

- Sai số trung phương đo góc: không quá 10”

- Sai số 2C không quá 12”

- Sai số MO không quá 5”

- Sai số 2i không quá 12”

- Sai số bọt nước dài không quá 2”

- Sai số dọi tâm quang học không quá 2 mm

2.13. Biên tập bản đồ địa chính

2.13.1. Khung bản đồ trình bày theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 Quy chuẩn này.

Khung trong, lưới tọa độ ô vuông được xác định theo giá trị lý thuyết, không có sai số.

72

2.13.2. Bản đồ địa chính được biên tập theo đơn vị hành chính cấp xã. Phạm vi thể hiện

của một mảnh bản đồ được giới hạn trong khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ đó,

trừ các đối tượng và thông tin về các đối tượng được phép thể hiện trên phạm vi mở

rộng của khung trong của mảnh bản đồ quy định tại điểm 2.13.5 Quy chuẩn này.

2.13.3. Các đối tượng trên bản đồ địa chính được biểu thị bằng các yếu tố hình học dạng

điểm, dạng đường (đoạn thẳng, đoạn đường cong, đường gấp khúc), vùng, ký hiệu.

Các đối tượng dạng đường trên bản đồ phải được thể hiện bằng kiểu chuỗi (có tên gọi

khác nhau là polyline, linestring, chain hoặc complex chain… tùy theo phần mềm biên

tập bản đồ), liên tục, không đứt đoạn và phải có điểm nút ở những chỗ giao nhau giữa

các đường thể hiện các đối tượng cùng kiểu.

Các đối tượng cần tính diện tích phải được giới hạn bằng ranh giới khép kín. Các đối

tượng dạng vùng (trừ thửa đất) không khép kín trong phạm vi thể hiện của một mảnh

bản đồ thì được khép kín vùng với khung trong tiêu chuẩn (hoặc khung trong mở rộng

trong trường hợp vượt khung quy định tại 2.13.5 Quy chuẩn này) của mảnh bản đồ.

Các đối tượng cần tính diện tích không khép kín trong phạm vi đơn vị hành chính cấp

xã thì được khép kín vùng với đường địa giới hành chính.

2.13.4. Các yếu tố hình học, đối tượng bản đồ địa chính phải được xác định đúng chỉ số

phân lớp thông tin bản đồ (Level), đúng thông tin thuộc tính theo quy định tại Phụ lục

số 19 Quy chuẩn này, đúng ký hiệu theo quy định tại Phụ lục số 1 Quy chuẩn này.

Trường hợp yếu tố dạng đường thể hiện đối tượng thủy văn trùng với yếu tố thể hiện đối

tượng giao thông, ranh giới thửa đất thì được thể hiện một lần, chỉ số phân lớp thông tin

bản đồ được xác định là chỉ số phân lớp thông tin đối với đối tượng thủy văn.

Trường hợp yếu tố dạng đường thể hiện đối tượng giao thông trùng ranh giới thửa đất

thì được thể hiện một lần, chỉ số phân lớp thông tin bản đồ được xác định là chỉ số phân

lớp thông tin đối với đối tượng giao thông.

Đối với trường hợp thể hiện nhà ở, công trình xây dựng, khi ranh giới thửa trùng gọn

với mép móng tường nhà, công trình xây dựng thì được thể hiện một lần, chỉ số phân

lớp thông tin bản đồ được xác định là chỉ số phân lớp thông tin đối với đối tượng thửa

đất.

2.13.5. Các thửa đất không thể hiện trọn trong phạm vi khung trong tiêu chuẩn của một

mảnh bản đồ thì được mở khung theo quy định tại điểm 2.2.2 Quy chuẩn này để biên

tập trọn thửa. Các yếu tố khác còn lại chỉ để thể hiện trong phạm vi khung trong tiêu

73

chuẩn. Trường hợp khi mở rộng khung trong bản đồ mà vẫn không thể hiện được trọn

thửa đất thì thửa đất đó được biên tập vào mảnh bản đồ có tỷ lệ nhỏ hơn để thể hiện trọn

thửa đất.

Trường hợp trong phạm vi khung trong tiêu chuẩn của một mảnh bản đồ, khu vực cần

đo vẽ có thể biên tập trọn vẹn trong khung trong mở rộng của mảnh bản đồ liền cạnh thì

phải biên tập vào mảnh bản đồ liền cạnh.

2.13.6. Trên cùng một lớp (Level) bản đồ, ranh giới chiếm đất của đối tượng dạng vùng

cùng kiểu (cùng kiểu đối tượng giao thông hoặc cùng kiểu đối tượng thủy văn…) liên

tục trên thực địa thì được thể hiện liên tục trong phạm vi mảnh bản đồ. Tại khu vực giao

cắt nhau khác mức giữa các đối tượng cùng kiểu thì thể hiện liên tục ranh giới chiếm đất

theo từng mức, đối tượng nằm trực tiếp trên mặt đất thì ranh giới chiếm đất được thể

hiện bằng ký hiệu nét liền, đối tượng không nằm trực tiếp trên mặt đất thì ranh giới

chiếm đất thể hiện bằng nét đứt.

2.13.7. Đánh số hiệu thửa đất trên bản đồ địa chính

Thửa đất được đánh số hiệu bằng số Ả Rập theo thứ tự từ 01 đến hết trong từng mảnh

bản đồ, bắt đầu từ thửa đất cực Bắc của mảnh bản đồ, từ trái sang phải từ trên xuống

dưới theo đường zích zắc.

Trường hợp tách thửa, hợp thửa thì hủy bỏ số hiệu thửa đất cũ.

Số hiệu thửa đất mới phát sinh do tách thửa, hợp thửa, bổ sung thửa đất mới được đánh

số tiếp theo số hiệu thửa đất lớn nhất trong mảnh bản đồ.

Nhãn thửa gồm số hiệu thửa đất, diện tích, loại đất được thể hiện theo ký hiệu bản đồ

địa chính quy định tại Phụ lục số 1 Quy chuẩn này.

2.13.8. Ghi chú và ký hiệu: Các ghi chú phải được bố trí vào vị trí thích hợp đảm bảo dễ

nhận biết đối tượng được ghi chú, dễ đọc, tính mỹ quan của bản đồ. Trường hợp các ghi

chú và các yếu tố khác trùng đè lên nhau thì ưu tiên thể hiện đúng vị trí các đối tượng

theo thứ tự ưu tiên như sau: các ký hiệu dạng điểm, nhãn thửa, các ghi chú khác.

2.13.9. Tính diện tích và thể hiện diện tích

Đơn vị tính diện tích và thể hiện diện tích là mét vuông (m2). Việc tính diện tích được

thực hiện cho tất cả các thửa đất và các đối tượng chiếm đất khác bằng phương pháp

giải tích, được làm tròn đến 0,1 m2. Chỉ sử dụng các phần mềm tiện ích đã được Bộ Tài

nguyên và Môi trường cho phép sử dụng để tính diện tích.

74

Trường hợp các đối tượng dạng vùng không cùng kiểu (không cùng kiểu đối tượng giao

thông hoặc không cùng kiểu đối tượng thủy văn…) giao cắt không cùng mức thì diện

tích phần giao nhau của hình chiếu đứng của các đối tượng đó trên mặt đất được tính

cho đối tượng nằm trực tiếp trên mặt đất.

Trường hợp các đối tượng dạng vùng cùng kiểu (cùng kiểu đối tượng giao thông hoặc

cùng kiểu đối tượng thủy văn…) giao cắt không cùng mức thì diện tích chiếm đất của

đối tượng được tính theo đường ranh giới chiếm đất ngoài cùng. Diện tích các đối tượng

chiếm đất được thống kê theo từng mảnh bản đồ theo mẫu biểu ở các Phụ lục số 15, 16,

17 Quy chuẩn này.

Khi chênh lệch giữa tổng diện tích của tất cả các đối tượng chiếm đất với diện tích tính

theo vùng bao trùm tất cả các đối tượng chiếm đất trong một mảnh bản đồ vượt quá

0,2% thì phải kiểm tra phát hiện và xử lý các trường hợp tính trùng, sót diện tích các đối

tượng chiếm đất.

2.13.10. Biên tập để in bản đồ địa chính

Việc biên tập để in bản đồ địa chính được thực hiện trên bản sao của bản đồ địa chính

dạng số. Biên tập đường địa giới hành chính khi đường địa giới hành chính trùng nhau

hoặc trùng đối tượng khác:

+ Trường hợp đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì thể hiện đường địa giới

hành chính cấp cao nhất.

+ Trường hợp đường địa giới hành chính trùng với các yếu tố có dạng đường một nét thì

thể hiện đường địa giới hành chính so le hai bên yếu tố đó.

+ Trường hợp đường địa giới hành chính nằm giữa yếu tố hình tuyến hai nét thì thể hiện

đường địa giới hành chính vào tâm của yếu tố đó khi khoảng sáng giữa ký hiệu đường

địa giới hành chính với các nét của yếu tố đó không nhỏ hơn 0,2 mm trên bản đồ;

trường hợp còn lại vẽ so le hai bên.

Biên tập đường ranh giới chiếm đất khi đường ranh giới chiếm đất của các đối tượng

trùng nhau:

+ Trường hợp ranh giới chiếm đất của các đối tượng trùng nhau thì thể hiện ranh giới

được ưu tiên. Thứ tự ưu tiên như sau: Thủy hệ, đường giao thông, ranh giới thửa đất,

ranh giới công trình.

+ Trường hợp hình chiếu lên mặt đất của các đối tượng không cùng tầng giao cắt nhau

thì đối tượng ở phía trên được thể hiện liên tục không đứt đoạn qua vùng giao cắt. Ranh

75

giới khép vùng của các đối tượng ở dưới được thể hiện theo đường tiếp giáp của hình

chiếu của đối tượng đó với hình chiếu của đối tượng ở trên.

Biên tập các ghi chú, ký hiệu khi các ghi chú, ký hiệu chồng đè với các yếu tố khác:

+ Các ghi chú, ký hiệu phải được bố trí vào vị trí thích hợp đảm bảo dễ nhận biết đối

tượng được ghi chú, dễ đọc, tính mỹ quan của bản đồ. Thể hiện vị trí các yếu tố theo thứ

tự ưu tiên: Các ký hiệu dạng điểm, nhãn thửa, các yếu tố khác.

+ Trường hợp thửa đất nhỏ, hẹp không thể trình bày nhãn thửa (gồm số hiệu thửa đất,

mã loại đất, diện tích thửa đất) bên trong thửa đất thì trình bày nhãn thửa tại vị trí thích

hợp ngoài thửa đất; nếu không thể trình bày nhãn thửa ở bên ngoài thửa đất thì chỉ trình

bày số hiệu thửa ở bên trong hoặc bên ngoài thửa đất, đồng thời lập bảng liệt kê các

thửa đất nhỏ, hẹp ở dưới khung nam của mảnh bản đồ. Khi phải trình bày nhãn thửa

hoặc số hiệu thửa ngoài thửa đất thì đánh mũi tên chỉ vào thửa đất đó.

+ Trường hợp thửa đất hoặc một phần thửa đất không thể thể hiện dưới dạng vùng theo

tỷ lệ trên bản đồ dạng giấy thì thửa đất đó được trích vẽ phi tỷ lệ và thể hiện ở vị trí

thích hợp trong hoặc ngoài khung bản đồ.

Trên bản đồ địa chính dạng giấy không thể hiện thông tin tình trạng pháp lý của thửa

đất.

Bản đồ địa chính được in màu trên giấy in vẽ bản đồ có tỷ trọng 120g/m2 trở lên, bằng

máy chuyên dụng in bản đồ, chế độ in đạt độ phân giải tối thiểu 1200 x 600 dpi, mực in

chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật máy.

2.14. Định dạng tệp tin bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính có thể được xây dựng bằng nhiều phần mềm khác nhau nhưng tệp tin

bản đồ địa chính phải được chuyển về khuôn dạng file *.dgn.

2.15. Chỉnh lý, bổ sung bản đồ địa chính

2.15.1. Việc chỉnh lý, bổ sung nội dung bản đồ địa chính phải được tiến hành thường

xuyên trong các trường hợp:

- Đo vẽ bổ sung khu vực chưa đo vẽ thuộc phạm vi mảnh bản đồ hiện có.

- Xuất hiện thửa đất và các đối tượng chiếm đất mới trừ các đối tượng là công trình xây

dựng và tài sản trên đất.

76

- Thay đổi ranh giới thửa đất và các đối tượng chiếm đất mới trừ các đối tượng là công

trình xây dựng và tài sản trên đất.

- Thay đổi diện tích thửa đất.

- Thay đổi mục đích sử dụng đất.

- Thay đổi thông tin về tình trạng pháp lý của thửa đất.

- Thay đổi về mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp.

- Xuất hiện mốc địa chính và tọa độ nhà nước mới.

- Thay đổi về mốc giới và hành lang an toàn công trình.

- Thay đổi về địa danh và các ghi chú trên bản đồ.

2.15.2. Cơ sở quyết định thực hiện chỉnh lý, bổ sung bản đồ địa chính

- Các thay đổi về ranh giới, diện tích thửa đất, mục đích sử dụng đất được thực hiện

trong các trường hợp: có quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng

đất, thu hồi đất của cấp có thẩm quyền; quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp, bản án

của Toà án nhân dân các cấp về việc giải quyết tranh chấp đất đai; kết quả cấp, chỉnh lý

Giấy chứng nhận trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế có liên

quan đến thay đổi ranh giới, mục đích sử dụng đất; quyết định cho phép chuyển mục

đích sử dụng đất; có thay đổi ranh giới thửa đất do sạt lở, sụt đất tự nhiên; người sử

dụng đất, cơ quan quản lý đất đai các cấp phát hiện có sai sót trong đo vẽ bản đồ địa

chính.

- Mốc giới, đường địa giới hành chính trên bản đồ được chỉnh lý, bổ sung trong các

trường hợp có quyết định thay đổi địa giới hành chính, thành lập đơn vị hành chính mới,

đã lập hồ sơ địa giới, cắm mốc địa giới trên thực địa.

- Mốc tọa độ, mốc quy hoạch, hành lang an toàn công trình trên bản đồ được chỉnh lý,

bổ sung trong các trường hợp mốc giới mới được cắm trên thực địa và có thông báo của

cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Việc chỉnh lý, bổ sung thông tin về địa danh, địa vật định hướng và các thông tin thuộc

tính khác do cơ quan quản lý đất đai các cấp tự quyết định khi phát hiện có thay đổi.

2.15.3. Khi chỉnh lý các thay đổi về ranh giới thửa đất thì việc thể hiện nội dung và lưu

thông tin chỉnh lý thực hiện như sau:

77

- Cạnh cũ của thửa đất được xóa bỏ trên bản đồ địa chính dạng số, gạch bỏ trên bản đồ

địa chính dạng giấy; thể hiện cạnh mới của thửa đất trên bản đồ địa chính bằng màu đỏ.

- Trong hồ sơ theo dõi biến động, ngoài các văn bản pháp lý liên quan phải thể hiện đủ

thông tin về kích thước và tọa độ của thửa đất bị chỉnh lý và thửa đất liên quan đến cạnh

thửa đất bị chỉnh lý.

- Các nội dung trên Sổ mục kê phải được được chỉnh lý, bổ sung đồng bộ với bản đồ địa

chính.

2.15.4. Khi đo đạc chỉnh lý bổ sung bản đồ địa chính được phép sử dụng các điểm khởi

tính là:

- Các điểm toạ độ từ lưới khống chế đo vẽ, lưới điểm trạm đo cũ trở lên.

- Các điểm góc thửa đất, góc công trình xây dựng chính có trên bản đồ và hiện còn tồn

tại ở thực địa.

2.15.5. Mảnh bản đồ địa chính được biên tập để in lại trong các trường hợp sau:

- Thay đổi đường địa giới hành chính liên quan đến mảnh bản đồ;

- Số lượng thửa đất có biến động và đã được chỉnh lý trên mảnh bản đồ về ranh giới, số

hiệu thửa, loại đất, diện tích chiếm trên 40% số lượng thửa đất trên mảnh bản đồ in

trước đó;

- Đo vẽ bổ sung ngoài phạm vi đã thể hiện trên mảnh bản đồ in trước đó theo thiết kế kỹ

thuật – dự toán đã được duyệt;

- Đo vẽ bổ sung, trích đo các thửa đất đơn lẻ trong hệ tọa độ Nhà nước đạt độ chính xác

của bản đồ địa chính cùng tỷ lệ mà số lượng thửa đất đo vẽ bổ sung, trích đo lớn hơn 50

thửa trên một mảnh bản đồ.

2.16. Trích đo địa chính

Trích đo thửa đất được thực hiện trong hệ tọa độ tự do, hệ tọa độ giả định hoặc hệ tọa

độ quốc gia VN-2000; tỷ lệ trích đo và sai số tương hỗ vị trí của 2 điểm bất kỳ trên ranh

giới cùng thửa đất trích đo tương đương sai số tương hỗ thửa đất quy định khi đo vẽ bản

đồ địa chính. Trước khi thực hiện trích đo địa chính thửa đất phải xác định ranh giới,

mốc giới, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất theo quy định tại Mục 2.8 Quy

chuẩn này.

78

Bản trích đo địa chính được thể hiện dưới dạng số theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01

Quy chuẩn này.

2.17. Ký hiệu bản đồ địa chính

2.17.1. Ký hiệu bản đồ địa chính được sử dụng chung cho bản đồ địa chính và bản trích

đo địa chính tỷ lệ: 1:200; 1:500; 1:1 000; 1:2 000; 1:5 000; 1:10 000. Những trường hợp

đặc biệt chỉ áp dụng cho một loại bản đồ hay một loại tỷ lệ sẽ có quy định trong ký hiệu

và giải thích ký hiệu.

2.17.2. Ký hiệu chia làm 3 loại:

- Ký hiệu vẽ theo tỷ lệ: vẽ đúng theo hình dạng, kích thước của địa vật tính theo tỷ lệ

bản đồ.

- Ký hiệu vẽ nửa theo tỷ lệ: ký hiệu có một chiều tỷ lệ với kích thước thực của địa vật,

chiều kia biểu thị quy ước không theo tỷ lệ bản đồ.

- Ký hiệu không theo tỷ lệ là ký hiệu vẽ quy ước, không theo đúng tỷ lệ kích thước của

địa vật, các ký hiệu này dùng trong trường hợp địa vật không vẽ được theo tỷ lệ bản đồ

và một số trường hợp địa vật vẽ được theo tỷ lệ nhưng cần sử dụng thêm ký hiệu quy

ước đặt vào vị trí quy định để tăng thêm khả năng đọc, khả năng định hướng của bản

đồ.

2.17.3. Tâm của ký hiệu không theo tỷ lệ bản đồ được bố trí trùng với tâm của đối

tượng bản đồ.

- Ký hiệu có dạng hình học: hình tròn, hình vuông, tam giác, chữ nhật... thì tâm của hình

học là tâm của ký hiệu.

- Ký hiệu tượng hình có chân là vòng tròn ở chân: trường học, trạm biến thế... thì tâm

của vòng tròn là tâm của ký hiệu.

- Ký hiệu tượng hình có chân dạng đường đáy: đình, chùa, tháp, đài phun nước ... thì

điểm giữa của đường đáy là tâm của ký hiệu.

II. QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHUẨN THÔNG TIN ĐỊA LÝ CƠ SỞ

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định về áp dụng các chuẩn thông tin địa lý cơ sở

sau đây:

79

Chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý;

Chuẩn mô hình khái niệm dữ liệu không gian;

Chuẩn mô hình khái niệm dữ liệu thời gian;

Chuẩn phương pháp lập danh mục đối tượng địa lý;

Chuẩn hệ quy chiếu tọa độ;

Chuẩn siêu dữ liệu địa lý;

Chuẩn chất lượng dữ liệu địa lý;

Chuẩn trình bày dữ liệu địa lý;

Chuẩn mã hóa trong trao đổi dữ liệu địa lý.

Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân có liên

quan đến việc xây dựng và áp dụng dữ liệu địa lý.

2. Ký hiệu và thuật ngữ sử dụng trong các lược đồ khái niệm

Ký hiệu và thuật ngữ sử dụng trong các lược đồ khái niệm được quy định và giải thích

tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

2.1. Chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý

2.1.1. Ngôn ngữ biểu diễn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý

- Sử dụng ngôn ngữ UML để biểu diễn các lược đồ khái niệm và lược đồ ứng dụng

trong định nghĩa thông tin địa lý cơ sở và các loại thông tin địa lý khác.

2.1.2. Giới hạn áp dụng UML trong định nghĩa mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý được quy

định cụ thể tại mục 1 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

2.2.Các kiểu dữ liệu nguyên thủy sau được áp dụng khi định nghĩa mô hình cấu trúc dữ

liệu địa lý.

- Kiểu dữ liệu số (Number).

- Kiểu dữ liệu số nguyên (Integer).

- Kiểu dữ liệu số thực (Real).

- Kiểu dữ liệu xâu ký tự (CharacterString).

80

- Kiểu dữ liệu ngày - tháng - năm (Date).

- Kiểu dữ liệu giờ: phút: giây (Time).

- Kiểu dữ liệu ngày - giờ (DateTime).

- Kiểu dữ liệu logic (Boolean).

3. Các quy tắc xây dựng lược đồ ứng dụng

- Các quy tắc xây dựng lược đồ ứng dụng được áp dụng để: Mô tả các kiểu đối tượng

địa lý được định nghĩa theo mô hình đối tượng địa lý tổng quát; Định nghĩa cấu trúc dữ

liệu trong một lược đồ ứng dụng; Xây dựng lược đồ ứng dụng cho các loại dữ liệu địa

lý.

- Quy tắc đặt tên lược đồ ứng dụng (bao gồm tên và phiên bản) quy định tại mục 3.1

Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

- Quy định về lập tài liệu mô tả lược đồ ứng dụng quy định tại mục 3.2 Phụ lục 2 ban

hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

- Quy tắc mô tả mối quan hệ giữa lược đồ ứng dụng với các lược đồ khái niệm khác quy

định tại mục 3.3 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

- Quy tắc định nghĩa thuộc tính không gian, thuộc tính thời gian và các thuộc tính khác

(gọi chung là thuộc tính chủ đề) của kiểu đối tượng địa lý trong lược đồ ứng dụng quy

định tại mục 3.4 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

- Quy tắc mô tả kiểu đối tượng địa lý được định nghĩa theo mô hình đối tượng địa lý

tổng quát bằng UML trong lược đồ ứng dụng quy định tại mục 3.5 Phụ lục 2 ban hành

kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

- Quy tắc sử dụng danh mục đối tượng địa lý khi xây dựng lược đồ ứng dụng quy định

tại mục 3.6 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

4. Chuẩn mô hình khái niệm dữ liệu không gian và thời gian

4.1. Chuẩn mô hình khái niệm dữ liệu không gian được áp dụng cho các mục đích sau:

- Thống nhất các mô hình không gian được áp dụng để mô tả các thuộc tính không gian

của đối tượng địa lý;

- Định nghĩa thuộc tính không gian cho các kiểu dữ liệu địa lý trong lược đồ ứng dụng.

81

4.2. Mô hình khái niệm dữ liệu không gian được cấu thành bởi hai mô hình khái niệm

thành phần sau đây:

- Mô hình khái niệm không gian hình học là mô hình thông tin không gian của đối

tượng địa lý được mô tả bằng các kiểu đối tượng hình học và được quy định chi tiết tại

mục 1 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này;

- Mô hình khái niệm không gian Topology là mô hình thông tin không gian của đối

tượng địa lý được mô tả bằng các kiểu đối tượng Topology và được quy định chi tiết tại

mục 2 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

4.3. chuẩn mô hình dữ liệu thời gian

- Chuẩn mô hình khái niệm dữ liệu thời gian được áp dụng cho mục đích chuẩn hóa các

mô hình dữ liệu thời gian để mô tả các thuộc tính thời gian của đối tượng địa lý; Định

nghĩa thuộc tính thời gian cho các kiểu dữ liệu địa lý trong lược đồ ứng dụng.

- Mô hình khái niệm dữ liệu thời gian được cấu thành bởi hai gói UML trong đó một gói

dùng để mô tả các kiểu đối tượng thời gian và một gói mô tả hệ quy chiếu thời gian.

- Mô hình khái niệm dữ liệu thời gian được quy định cụ thể tại mục 1 Phụ lục 4 ban

hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

- Đối tượng hình học thời gian được quy định cụ thể tại mục 2 Phụ lục 4 ban hành kèm

theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

- Đối tượng Topology thời gian được quy định tại mục 3 Phụ lục 4 ban hành kèm theo

Quy chuẩn kỹ thuật này.

5. Chuẩn hệ quy chiếu tọa độ và siêu dữ liệu địa lý

5.1. Chuẩn hệ quy chiếu tọa

- Chuẩn hệ quy chiếu tọa độ được áp dụng để mô tả chi tiết hệ quy chiếu tọa độ sử dụng

khi xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý.

- Mô hình hệ quy chiếu tọa độ được mô tả thông qua một mô hình khái niệm, quy định

chi tiết tại mục 1 Phụ lục 7 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

- Thông tin mô tả hệ quy chiếu tọa độ quy định tại mục 2 Phụ lục 7 ban hành kèm theo

Quy chuẩn kỹ thuật này;

82

- Thông tin địa lý cơ sở được xây dựng theo Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-

2000. Hệ quy chiếu độ cao là Hệ độ cao quốc gia Hòn Dấu - Hải Phòng. Quy định về

mã hệ quy chiếu tọa độ của Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 quy định tại

mục 3 Phụ lục 7 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

5.2. Chuẩn siêu dữ liệu địa lý

- Chuẩn siêu dữ liệu địa lý được áp dụng để xây dựng siêu dữ liệu cho các loại dữ liệu

địa lý, để trao đổi, cung cấp siêu dữ liệu địa lý dưới các hình thức khác nhau.

- Siêu dữ liệu địa lý bao gồm các nhóm thông tin sau đây:

+ Nhóm thông tin mô tả siêu dữ liệu địa lý;

+ Nhóm thông tin mô tả hệ quy chiếu tọa độ;

+ Nhóm thông tin mô tả dữ liệu địa lý;

+ Nhóm thông tin mô tả chất lượng dữ liệu địa lý;

+ Nhóm thông tin mô tả phương pháp và quy trình phân phối dữ liệu địa lý.

- Nhóm thông tin mô tả siêu dữ liệu địa lý bao gồm các thông tin mô tả khái quát siêu

dữ liệu địa lý đó, cụ thể gồm các thông tin sau đây:

+ Thông tin về bảng mã ký tự Tiếng Việt được sử dụng trong siêu dữ liệu địa lý;

+ Phạm vi dữ liệu địa lý mà siêu dữ liệu địa lý mô tả;

+ Tên chuẩn siêu dữ liệu, số phiên bản chuẩn siêu dữ liệu địa lý, thời gian xây dựng siêu

dữ liệu địa lý;

+ Thông tin về đơn vị xây dựng siêu dữ liệu.

- Nhóm thông tin hệ quy chiếu tọa độ bao gồm các thông tin chỉ ra hệ quy chiếu tọa độ

được áp dụng để xây dựng tập dữ liệu địa lý (nhóm thông tin này không bao gồm các

thông tin định nghĩa hệ quy chiếu tọa độ).

- Nhóm thông tin mô tả dữ liệu địa lý bao gồm các thông tin sau đây:

+ Thông tin mô tả về mục đích sử dụng và hiện trạng của dữ liệu địa lý;

+ Thông tin bảng mã ký tự Tiếng Việt được sử dụng trong dữ liệu địa lý;

83

+ Thông tin mô tả mô hình dữ liệu không gian, thời gian được sử dụng để biểu diễn dữ

liệu địa lý;

+ Thông tin về các loại từ khóa (do đơn vị xây dựng siêu dữ liệu lựa chọn phục vụ cho

mục đích khai thác thông tin sau này), chủ đề mà dữ liệu địa lý đề cập đến;

+ Thông tin về mức độ chi tiết, mức độ đầy đủ của dữ liệu địa lý;

+ Thông tin về các đơn vị, tổ chức liên quan đến quá trình xây dựng, kiểm tra, nghiệm

thu, sử dụng,… dữ liệu địa lý;

+ Thông tin về phạm vi không gian và thời gian của dữ liệu địa lý;

+ Thông tin về các ràng buộc liên quan đến dữ liệu địa lý như: các ràng buộc về quyền

truy cập và bảo mật dữ liệu.

Nhóm thông tin chất lượng dữ liệu bao gồm các thông tin mô tả quy trình đánh giá chất

lượng, kết quả đánh giá chung về chất lượng dữ liệu địa lý và kết quả đánh giá theo

từng tiêu chí chất lượng cụ thể bao gồm các thông tin cơ bản sau đây:

+ Thông tin về phạm vi dữ liệu được đánh giá chất lượng;

+ Thông tin về nguồn tư liệu được sử dụng để xây dựng dữ liệu;

+ Thông tin mô tả các phương pháp được sử dụng để đánh giá chất lượng dữ liệu;

+ Thông tin mô tả kết quả đánh giá chất lượng chung và kết quả đánh giá cho từng tiêu

chí chất lượng cụ thể.

Nhóm thông tin phân phối dữ liệu được áp dụng để chỉ ra cách thức phân phối dữ liệu

địa lý đối với đối tượng sử dụng. Nhóm thông tin này bao gồm các loại thông tin cơ bản

sau đây:

+ Thông tin mô tả cách thức mà dữ liệu địa lý được phân phối theo hình thức trực tuyến

(thông qua các dịch vụ cung cấp thông tin địa lý) hoặc trung gian (thông qua các loại

phương tiện lưu trữ dữ liệu);

+ Thông tin mô tả định dạng (mã hóa) dữ liệu địa lý trong quá trình phân phối.

- Siêu dữ liệu địa lý phải được mã hóa bằng XML.

- Siêu dữ liệu địa lý được lập theo hai cấp độ và lập tối thiểu ở cấp độ 1.

84

+ Cấp độ 1: cấp độ tối thiểu nhất, bao gồm một tập các phần tử siêu dữ liệu địa lý cần

thiết nhất phục vụ cho các mục đích tìm kiếm dữ liệu địa lý;

+ Cấp độ 2: cấp độ mở rộng, bao gồm các phần tử siêu dữ liệu ở cấp độ 1 và các phần tử

siêu dữ liệu tùy chọn khác.

6. Chuẩn chất lượng và mã hóa trong trao đổi dữ liệu địa lý

6.1. chuẩn chất lượng dữ liệu địa lý

- Chuẩn chất lượng dữ liệu địa lý được áp dụng để xây dựng các quy định về chất lượng

cho các loại dữ liệu địa lý và xây dựng các quy trình đánh giá chất lượng cho các loại

dữ liệu địa lý.

- Để đánh giá chất lượng dữ liệu địa lý, áp dụng hai (2) nhóm tiêu chí đánh giá chất

lượng sau đây:

+ Nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng theo định lượng, được quy định cụ thể tại điểm 2.3

mục 2 Phụ lục IX ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này;

+ Nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng theo định tính được quy định cụ thể tại điểm 2.4

mục 2 Phụ lục IX ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

- Để đánh giá chất lượng dữ liệu địa lý được phép lựa chọn một trong hai phương pháp

sau: Phương pháp đánh giá chất lượng dữ liệu trực tiếp; Phương pháp đánh giá chất

lượng dữ liệu gián tiếp.

- Các phương pháp đánh giá chất lượng dữ liệu địa lý được quy định cụ thể tại mục 1

Phụ lục 9 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

- Quy trình đánh giá chất lượng dữ liệu địa lý được quy định tại mục 2 Phụ lục 9 ban

hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

- Việc lập báo cáo kết quả đánh giá chất lượng dữ liệu được quy định tại mục 3 Phụ lục

9 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

6.2. Chuẩn mã hóa trong trao đổi dữ liệu địa lý

- Chuẩn mã hóa trong trao đổi dữ liệu địa lý được áp dụng để: Xây dựng các lược đồ mã

hóa (như lược đồ XML, GML hoặc các lược đồ khác) cho dữ liệu địa lý; Xây dựng các

quy định chuẩn hóa các hình thức trao đổi dữ liệu địa lý; Xây dựng các hệ thống phần

mềm phục vụ mã hóa trong trao đổi dữ liệu địa lý.

85

- Quy tắc mã hóa chung mô tả các quy tắc nhằm ánh xạ dữ liệu từ một cấu trúc dữ liệu

đầu vào đến một cấu trúc dữ liệu đầu ra (output). Một quy tắc mã hóa phải chỉ ra các

yêu cầu sau đây:

+ Các yêu cầu mã hóa bao gồm: Lược đồ ứng dụng, Bảng mã ký tự, Siêu dữ liệu về cấu

trúc dữ liệu cần mã hóa, Bộ nhận dạng và các Cơ chế cập nhật.

+ Cấu trúc dữ liệu đầu vào bao gồm: Cấu trúc dữ liệu được sử dụng để lưu trữ dữ liệu

theo một lược đồ ứng dụng và quan hệ giữa lược đồ ứng dụng với cấu trúc dữ liệu được

sử dụng để lưu trữ dữ liệu.

+ Cấu trúc dữ liệu đầu ra được xác định theo chuẩn mã hóa trong trao đổi dữ liệu địa lý.

+ Các quy tắc chuyển đổi bao gồm các quy định về cách thức chuyển đổi từ dữ liệu

trong cấu trúc dữ liệu đầu vào sang dữ liệu trong cấu trúc dữ liệu đầu ra (output).

+ Nêu các ví dụ minh họa điển hình về quy tắc mã hóa.

- Các quy tắc mã hóa theo XML gồm:

+ Quy tắc chuyển đổi từ một gói UML mô tả một lược đồ ứng dụng sang một lược đồ

XML;

+ Quy tắc chuyển đổi từ các lớp UML cho từng mẫu phân loại khác nhau sang lược đồ

XML.

+ Quy tắc chuyển đổi từ quan hệ liên kết giữa các lớp UML trong lược đồ ứng dụng

sang lược đồ XML.

+ Quy tắc chuyển đổi từ quan hệ kế thừa giữa các lớp UML trong lược đồ ứng dụng

sang lược đồ XML.

+ Quy tắc chuyển đổi từ quan hệ phụ thuộc giữa các gói UML trong lược đồ ứng dụng

sang lược đồ XML.

Lược đồ ứng dụng GML và các quy tắc mã hóa theo ngôn ngữ GML

+ Lược đồ ứng dụng GML của các loại dữ liệu địa lý được xây dựng theo lược đồ GML

cơ sở được quy định cụ thể tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

+ Lược đồ ứng dụng GML phải xây dựng theo các quy tắc được quy định cụ thể tại Phụ

lục 12 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

86

+ Các lược đồ ứng dụng UML phải chuyển sang lược đồ ứng dụng GML được quy định

cụ thể tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này.

III. CHUẨN HÓA DỮ LIỆU KHÔNG GIAN VÀ DỮ LIỆU THUỘC TÍNH

1.Đối với dữ liệu không gian

Chuyển đổi dữ liệu không gian về hệ tọa độ thống nhất theo yêu cầu kỹ thuật (Lưới

chiếu UTM/ kiểu long/lat, Hệ tọa độ quốc gia VN-2000, Hệ quy chiếu độ cao quốc gia

Hòn Dấu - Hải Phòng).

Các mối quan hệ không gian Topology (Relational Spatial data – Topology) thể hiện

dưới 3 kiểu quan hệ:

+ Liên thông với nhau: Thể hiện dưới dạng file đường – điểm nối (Arc-Node topology).

+ Kề nhau: Thể hiện dưới dạng file mô tả đường bao (Polygon-Arc topology)

+ Nằm trong nhau, phủ nhau.

Lỗi Topology và cách sửa lỗi

Sửa lỗi bằng cách bắt chính xác các Node nối giữa các đường và các vùng bị lỗi sao

cho các điểm (vùng) trở thành những đường (vùng) luôn khép kín và không bị chồng

chéo lên nhau:

Khi đó công việc sửa lỗi hoàn thành và được các Topology chuẩn.

2.Đối với dữ liệu phi không gian

Phải chuẩn hóa dạng địa danh, tên gọi phân loại và phông chữ theo quy định như sau:

Địa danh, tên các đối tượng bản đồ và ghi chú thuyết minh thể hiện thông tin thuộc tính

của địa vật.

Ghi chú được thể hiện bằng chữ cái, chữ số tiếng Việt; địa danh bằng tiếng dân tộc ít

người phải được phiên âm sang tiếng Việt.

Chỉ được dùng ký hiệu và phông chữ, số thiết kế sẵn trong bộ nguồn ký hiệu được Bộ

Tài nguyên và Môi trường cho phép sử dụng (.VN Times, .Varial, ....)

Ghi chú được sắp xếp song song với khung Nam của mảnh bản đồ, trừ ghi chú địa vật

hình tuyến và ghi chú thửa đất hẹp thì sắp xếp ghi chú theo hướng địa vật, đầu các ghi

chú hướng lên phía khung Bắc.

87

KẾT LUẬN

Nói tóm lại khi tiến hành xây dựng bản đồ địa chính thì chúng ta phải tuân thủ tất các

quy định kỹ thuật do Bộ Tài nguyên & Môi trường ban hành. Đối với bản đồ địa chính

cấp xã tỷ lệ 1: 200 và 1: 500 mức độ chi tiết cao do vậy khi tiến hành số hóa chúng ta

cần chi tiết hóa các đối tượng ở cấp nhỏ nhất có thể, vì các đối tượng này ảnh hưởng tới

nội dung bản đồ.

Đối với các bản đồ địa chính trong quá trình tiến hành xây dựng bản đồ địa chính ở các

tỷ lệ khác nhau phải chú ý đến khâu đo vẽ, vì bản đồ địa chính ở mọi tỷ lệ đều cần chính

xác tuyệt đối.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Tài nguyên Môi trường, “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bản đồ Địa chính”, 2012.

Bộ Tài nguyên Môi trường, “Quy đinh ký hiệu bản đồ Địa chính”, 2009.

88

Chuyên đề XVI. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã Võ Ninh

Người thực hiện:

Mở đầu

Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là công cụ quản lý vĩ mô quan trọng dưới

dạng các văn bản, có vai trò cung cấp các thông tin, chính xác, đầy đủ, kịp thời phục vụ

các cơ quan nhà nước trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược,

chính sách, xây dựng kế hoạch, chiến lược và chính sách phát triển kinh tế - xã hội ngắn

hạn và dài hạn, trong phạm vi một lĩnh vực hay toàn bộ nền kinh tế, trong phạm vi một

xã.

Việc xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương phải tuân theo các trình tự

với 4 trình tự cơ bản như: (1. Công tác chuẩn bị, 2. Lập kế hoạch, 3. Thực hiện kế

hoạch, 4. Theo dõi đánh giá).

Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu về định

hướng phát triển kinh tế địa phương trong thời gian tới một cách có khoa học, vì vậy “

Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tê – xã hội” là nhiệm vụ cần thiết cho các xã khu vực

nghiên cứu.

I. RÀ SOÁT DỮ LIỆU THỐNG KÊ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.Các loại dữ liệu thống kê hiện có khu vực nghiên cứu (Quảng Bình)

1.1Dữ liệu thu thập hiện có

Phần kinh tế - xã hội:

+ Báo cáo tổng hợp kinh tế - xã hội chung khu vực nghiên cứu năm 2012.

Phần Nông nghiệp: bao gồm trồng trọt và chăn nuôi

Trồng trọt:

+ Báo cáo tổng kết về năng suất và sản lượng lúa vụ đông xuân, hè thu năm 2012 khu

vực nghiên cứu.

+ Báo cáo và bảng thống kê sản lượng và năng suất lúa trung bình chung cả năm 2012

khu vực nghiên cứu.

+ Báo cáo về diện tích lúa đông xuân và hè thu bị thiệt hại do thiên tai trên địa bàn các

xã thuộc khu vực nghiên cứu (Võ Ninh).

89

Chăn nuôi:

+ Báo cáo số lượng gia súc, gia cầm hiện có trên địa bàn toàn xã khu vực nghiên cứu.

Phần quy hoạch phát triển nông thôn mới và xây dựng cơ bản:

Quy hoạch phát triển nông thôn mới:

+ Các báo về quy hoạch xây dựng nông thôn mới

+ Báo cáo kết quả xây dưng nông thôn mới theo quý và hằng năm tại các xã thuộc khu

vực nghiên cứu.

+ Kế hoạch thực hiện nông thôn mới năm 2013 (Hưng Nguyên).

+ Báo cáo sơ kết về việc thự hiện Nông thôn mới trong 2 năm thực hiện trên địa bàn xã .

+ Bảng kết quả xây dựng nông thôn mới năm 2012 và kế hoạch thực hiện năm 2013.

Xây dựng cơ bản

+ Biểu kế hoạch xây dựng kênh mương, và kế hoạch đăng ký xây dựng kênh mương,

giao thông (Võ Ninh).

+ Báo cáo về hiện trạng kênh mương, giao thông nội đồng khu vực các xã (Võ Ninh).

Phần môi trường:

+ Quy chế bảo vệ môi trường ở khu vực các xã thuộc địa bàn nghiên cứu.

+ Báo cáo về hiện trạng môi trường trên địa bàn các xã (các loại rác thải, thành phần rác

thải, khối lượng rác thải hằng năm, nguồn thải chính).

+ Các thông báo về hướng dẫn về VSAT và bảo vệ môi trường khu vực nghiên cứu.

Phần giáo dục và y tế sức khỏe cộng đồng

Giáo dục

+ Số lượng học sinh ở các cấp trên địa bàn các xã khu vực nghiên cứu

+ Cơ sở vật chất (số lượng trường học, phòng học) hiện có trên địa bàn

Y tế và chăm sóc sức khỏe người dân

90

+ Số lượng các y, bác sỹ

+ Số lượng các cơ sở ý tế, các giường bệnh hiện nay

+ Số lượng bệnh nhân thăm khám hàng năm ở cơ sở ý tế trên địa bàn

1.2Dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu thu thập được ở địa bàn các xã thuộc khu vực nghiên cứu bao gồm: Dữ liệu thứ

cấp và dữ liệu sơ cấp

Thu thập dữ liệu thứ cấp hiện nay có ở các xã thuộc khu vực nghiên cứu là dữ liệu thu

thập từ những nguồn số liệu có sẵn (các báo cáo về kinh tế - xã hội như thống kê mục

1.1.), những dữ liệu đã qua tổng hợp, xử lý.

Thu thập dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra khảo sát bằng mẫu phiếu điều

tra và đo đạc bằng các loại máy chuyên dụng trong thời gian 20 – 30/7/2013. Thực hiện

phương pháp điều tra một cách toàn bộ (Tiến hành thu thập, ghi chép dữ liệu trên tất cả

các đơn vị của tổng thể khu vực nghiên cứu với quy mô và thời gian dài)

2.Các phương pháp thu thập dữ liệu ban đầu

Thu thập trực tiếp.

Phương pháp thu thập thông tin ưu tiên ở các khu vực nghiên cứu này là phỏng vấn

trực tiếp: Các điều tra viên của dự án phỏng vấn trực tiếp hỏi người dân được điều tra

và tự ghi chép dữ liệu vào câu hỏi và phiếu điều tra. Thời gian phỏng vấn có thể kéo dài

trong vòng 1 giờ đồng hồ/phiếu. Tuỳ thuộc vào số lượng dữ liệu cần thu thập; và nhân

viên trực tiếp phỏng vấn có điều kiện để có thể giải thích một cách đầy đủ, cặn kẽ, đặt

những câu hỏi chi tiết để khai thác thông tin và kiểm tra dữ liệu trước khi ghi chép vào

phiếu điều tra.

Nội dung điều tra

Nội dung điều tra là thu thập các thông tin về ảnh hưởng của thủy tai (hạn hán, lũ lụt,

xâm ngập mặn) ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn các xã

thuộc khu vực nghiên cứu và một số kinh nghiệm dân gian áp dụng cho việc phòng

tránh và hạn chế thiệt hại do thủy tai gây ra trên địa bàn khu vực nghiên cứu.

Xác định thời điểm, thời kỳ điều tra

Thời điểm điều tra tiến hành trong khoảng 5 năm (giai đoạn 2008-2013), Thời kỳ thực

hiện điều tra vào 2 giai đoạn bao gồm cả vụ hè thu và đông xuân hằng năm. Thời hạ

91

điều tra thực hiện trong thời gian 10 ngày và tiến hành cùng thời điểm ở cả 3 xã thuộc

khu vực nghiên cứu (Yên Hồ, Hưng Nhân, Võ Ninh) trong vòng từ 20-30/7/2013

3. Bảng thực hiện điều tra kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu (Phụ lục 1)

II. CHUẨN VÀ ĐỒNG BỘ HÓA DỮ LIỆU THỐNG KÊ

1. Khuân dạng dữ liệu

Các dữ liệu thu thập được trong quá trình thực địa điều tra bao gồm:

Dữ liệu dạng văn bản: (các báo cáo thống kê hàng năm, phiếu điều tra)

Dữ liệu dạng số: các bản đồ (địa chính xã, quy hoạch nông thôn mới, bản đồ đất)

2. Phần mền lưu trữ

Các bản đồ được lưu trữ ở dạng Microsation (*dgn).

Phần mền excel lưu trữ các bảng thống kê (dân số, nông nghiệp)

3. Chuẩn hóa dữ liệu trong quá trình thu thập và điều tra

Trong quá trình thu thập dữ liệu và điều tra có một số sai số nhất định bao gồm

Sai số trong thu thập dữ liệu: Một số khuân dạng phần mền chưa chuẩn (dữ liệu bản đồ

số dạng Microsation, các bảng biểu thống kê lỗi font chữ, các số liệu thống kê chưa

chuẩn hóa về một định dạng nhất định, các số liệu chưa rõ ràng các sai số giữ các dấu

chấm và dấu phẩy).

Sai số trong quá trình điều tra thực địa do thực hiện điều tra toàn bộ khu vực nghiên cứu

nên sai số thường không mang tính chất hệ thống và cũng không nghiêm trọng mà sai số

thường chỉ là sai số do chủ quan thuộc về lỗi của các quy định, hướng dẫn, giải thích tài

liệu điều tra, do sai sót của việc cung cấp thông tin, ghi chép, đánh mã, nhập tin,...) từ

đây gọi là "sai số điều tra".

Sai số này có thể khắc phục trong và sau thời gian điều tra (gọi là sử lỗi nội nghiệp).

Tuy nhiên cũng mất rất nhiều thời gian.

Tất nhiên cũng phải thấy rằng tất cả các phương pháp điều tra đều có những sai sót. Hơn

nữa khi cần thiết ta có thể chủ động giảm được sai số bằng cách điều chỉnh thông qua

hiểu biết của người điều tra viên về địa bàn khu vực nghiên cứu.

92

Dưới đây sẽ là một số sai số khi thực hiện điều tra kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu

(Quảng Bình, Quảng Bình, Quảng Bình)

Sai số liên quan đến quá trình xử lý thông tin

Sai số điều tra vì sai sót trong khâu đánh mã, nhập tin trong quá trình tổng hợp, xử lý số

liệu.

+ Số liệu thu về chưa được kiểm tra sơ bộ trước khi đánh mã, nhập tin. Việc kiểm tra

này có thể phát hiện ra những trường hợp hiểu đúng nhưng ghi chép sai.

+ Sai sót trong đánh mã do lựa chọn mã không phù hợp với địa bàn nghiên cứu đánh mã

sai (mã này lẫn với mã kia) hoặc có mã đúng nhưng lộn số (ví dụ 51 thành 15), v.v...

+ Sai sót trong khâu nhập thông tin và khâu này cũng thường xuyên xảy ra sai số.

III. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CẤP XÃ THUỘC KHU VỰC

NGHIÊN CỨU THÔNG QUA CÁC BÁO CÁO

Các bước xây dựng kế hoạch

Bước 1: Thu thập thông tin kinh tế - xã hội thôn

+ Đánh giá khái quát tình hình kinh tế - xã hội trong năm báo cáo và đề xuất định hướng

phát triển trong năm kế hoạch theo kế hoạch.

+ Thảo luận các vấn đề trong thôn, phân tích nguyên nhân, giải pháp, dự kiến hoạt động

cần thực hiện, thời gian tiến hành, trách nhiệm, nguồn lực để thực hiện và các thông tin

khác, sắp xếp thứ tự ưu tiên giải quyết. Lập bảng kế hoạch đề xuất và trình bày lên giấy

A0 hoặc bảng để đưa ra thảo luận tại cuộc họp thôn.

Bước 2: Thu thập thông tin từ các Ban, Ngành, Đoàn thể xã, các cơ quan, đơn vị, tổ

chức, doanh nghiệp, hợp tác xã đóng trên địa bàn:

- Các Ban, Ngành, Đoàn thể xã, đơn vị sự nghiệp, trường học, trạm y tế, Ban quản lý dự

án, doanh nghiệp, hợp tác xã và các đơn vị liên quan đóng trên địa bàn, có nghĩa vụ

cung cấp thông tin trong phạm vi quản lý của mình.

- Trưởng các Ban, Ngành, Đoàn thể xã, đơn vị sự nghiệp, trường học, trạm y tế, Ban

quản lý dự án, doanh nghiệp, hợp tác xã, và các đơn vị liên quan chỉ đạo đơn vị mình

cung cấp thông tin phục vụ lập kế hoạch xã.

Bước 3: Tổng hợp kế hoạch xã

93

Khi có đầy đủ các phiếu cung cấp thông tin từ thôn, ban ngành, đoàn thể, các đơn vị liên

quan khác trên địa bàn.

1- Tổng hợp khung kế hoạch xã:

- Phân nhóm tổng hợp:

Tổ trưởng hướng dẫn chia tổ xây dựng kế hoạch xã thành 3 nhóm tổng hợp, phân công

trưởng nhóm và thư ký:

+ Nhóm kinh tế: Chịu trách nhiệm về các lĩnh vực Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản,

công nghiệp, thương mại dịch vụ, cơ sở hạ tầng;

+ Nhóm Chính quyền: Chịu trách nhiệm về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động chính

quyền, đoàn thể, tài nguyên môi trường, an ninh, quốc phòng, ngân sách phát triển xã;

+ Nhóm Văn hoá Xã hội: Chịu trách nhiệm về các lĩnh vực liên quan đến các vấn đề

văn hóa xã hội như Y tế, giáo dục, văn hoá xã hội, lao động việc làm, xóa đói giảm

nghèo, thể dục thể thao;

Để tổng hợp thông tin chính xác và hợp lệ, trong quá trình thực hiện, các đại diện ban

ngành, đơn vị đoàn thể, đơn vị sự nghiệp có liên quan cần giải trình cụ thể. Trình tự

thực hiện như sau:

- Tổng hợp vấn đề, nguyên nhân, xác định mục tiêu và giải pháp

* Các nhóm liệt kê, phân tích, chỉnh sửa cách phát biểu các vấn đề và nguyên nhân

tương ứng thuộc từng lĩnh vực, nhóm các vấn đề giống nhau.

* Căn cứ vào các vấn đề và nguyên nhân đã chỉ ra, nhóm tổng hợp xác định mục tiêu

cần đạt được theo cách phát biểu ngược lại với vấn đề đã nêu. Nếu phát biểu ngược lại

không khả thi thì tìm một mục tiêu tương đương khác diễn tả trạng thái khi các nguyên

nhân được giải quyết.

* Nhóm công tác tiếp tục tổng hợp các giải pháp do ban ngành, thôn xóm đề xuất theo

nguyên tắc đã chỉ ra ở trên.

2- Nhập kết quả tổng hợp vào máy tính:

Tổ trưởng Tổ xây dựng kế hoạch phân công cán bộ cập nhập kết quả tổng hợp vào Bộ

biểu tổng hợp Excel có trong máy tính. Nếu bản sao bộ biểu này bị thất lạc thì có thể tải

về từ địa chỉ http://www.dpihatinh.gov.vn/quytrinh/bieuxa.xls. Thứ tự cập nhập như

sau:

94

Các hoạt động không ghi nguồn vốn hoặc có ghi là chưa rõ thì chọn nguồn vốn là

“Chưa rõ nguồn vốn”.

3- Xác định nguồn tài chính cho các hoạt động đề xuất:

+ Rà soát danh mục hoạt động đề xuất, bỏ qua các hoạt động thường xuyên, nếu xét

thấy hoạt động nào đáp ứng tiêu chí và có khả năng được đưa vào các chương trình mục

tiêu, chương trình sự nghiệp … và các chương trình đó có trong danh sách do huyện

cung cấp thì bàn bạc và xác định nguồn vốn cho hoạt động là tên chương trình đó.

+ Thảo luận về mức dự kiến tài chính của hoạt động để đưa ra điều chỉnh cho càng sát

với thực tế càng tốt. Với các hoạt động có các mục không cụ thể, không ghi rõ về thời

gian, trách nhiệm … thì xóa bỏ khỏi danh sách hoạt động đề xuất.

4- Dự thảo Kế hoạch Phát triển Kinh tế xã hội xã.

Tổ trưởng Tổ xây dựng kế hoạch cử cán bộ Văn phòng - Thống kê Dự thảo Kế hoạch

KTXH cụ thể như sau:

+ Chuẩn bị phần đánh giá các vấn đề thuận lợi, khó khăn trong thực hiện kế hoạch kinh

tế xã hội 6 tháng đầu năm dựa trên đánh giá thực trạng và phân tích kết quả tổng hợp

các biểu thống kê hiện có.

+ Viết thuyết minh về vấn đề, nguyên nhân, giải pháp dựa trên tổng hợp các nội dung

liên quan.

+ Trình bày Mục tiêu phát triển của toàn xã, mục tiêu cụ thể và các giải pháp tổng thể

theo lĩnh vực dựa trên cơ sở tóm tắt các mục tiêu cụ thể của từng lĩnh vực dựa vào các

nghị quyết, mục tiêu phát triển có trong chiến lược phát triển KTXH hoặc kế hoạch phát

triển KTXH 5 năm của xã.

+ Tổ trưởng Tổ xây dựng kế hoạch hỗ trợ chuẩn bị phần tổ chức thực hiện và phân công

nhiệm vụ thực hiện kế hoạch KTXH của xã.

Quy trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã

95

Như vậy: Quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã được thự hiện thông

qua 4 quy trình: (1. Công tác chuẩn bị; 2. Lập kế hoạch; 3. Thực hiện kế hoạch; 4. Theo

dõi đánh giá), với 9 bước thực hiện.

Khái niệm và đối tượng thống kê kinh tế - xã hội cấp xã

96

Khái niệm

Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu thập, xử lý và phân tích các con số

(mặt lượng) của hiện tượng số lớn nhằm tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của

chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.

Thứ nhất: Thống kê là số liệu được thu thập để phản ánh các hiện tượng kinh tế - xã hội,

tự nhiên, kỹ thuật. Ví dụ: Dân số của một địa phương tại một thời điểm nào đó; số trẻ

em sinh ra trong năm của một tỉnh A.

Thứ hai: Thống kê là hệ thống các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu các hiện

tượng kinh tế- xã hội, tự nhiên kỹ thuật. Ví dụ: Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở

1/4/2009, Tổng tỷ suất sinh của Việt Nam là 2,03 con/phụ nữ .

Thực ra khi hỏi thống kê là gì, có nhiều cách trả lời, ví dụ trả lời như sau có thể khó bắt

bẻ “Thống kê là công việc mà các nhà thống kê làm”. Công việc của nhà thống kê gồm

rất nhiều hoạt động trên một phạm vi rộng, có thể tóm tắt thành các mục lớn như sau:

Thu thập và xử lý số liệu.

Điều tra thống kế chọn mẫu.

Nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng

Dự đoán (dự báo).

Nghiên cứu các hiện tượng trong hoàn cảnh không chắc chắn – Ra quyết định trong điều

kiện không chắc chắn.

Thống kê chia thành hai lĩnh vực

Thống kê mô tả: Gồm các phương pháp thu thập số liệu, mô tả và trình bày số liệu, tính

toán các đặc trưng đo lường.

Thống kê suy diễn: Gồm các phương pháp như ước lượng, kiểm định, phân tích mối liên

hệ, dự đoán.. trên cơ sở các thông tin thu thập từ mẫu.

Trong kinh tế- xã hội, thống kê quan tâm nghiên cứu các hiện tượng:

Các hiện tượng về nguồn tài nguyên, môi trường, của cải tích lũy.

Các hiện tượng về sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng sản phẩm

Các hiện tượng về dân số, nguồn lao động

97

Các hiện tượng về đời sống vật chất, văn hóa của dân cư

Các hiện tượng về sinh hoạt chính trị xã hội.

Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu của thống kê là mặt lượng trong sự liên hệ mật thiết với mặt chất

của các hiện tượng số lớn, trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu trên, thống kê có nhiệm vụ cụ thể sau:

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê

Thu thập thông tin

Tổng hợp thông tin

Phân tích thống kê

Dự đoán thống kê

Đề xuất ý kiến cho quyết định quản lý

Một số khái niệm thường dùng trong thống kê

Quy luật số lớn

Quy luật số lớn là phạm trù của lý thuyết xác suất, ý nghĩa của quy luật này là tổng hợp

sự quan sát số lớn tới mức đầy đủ các sự kiện cá biệt ngẫu nhiên thì tính tất nhiên của

hiện tượng sẽ bộc lộ.

Quy luật số lớn không giải thích bản chất của hiện tượng kinh tế - xã hội, hiện tượng

dân số, nhưng vận dụng quy luật số lớn người ta có thể biểu hiện bản chất cụ thể của

hiện tượng kinh tế - xã hội, hiện tượng dân số.

Thống kê vận dụng quy luật số lớn để lượng hóa bản chất và quy luật của hiện tượng

kinh tế - xã hội thông qua tính quy luật thống kê.

Ví dụ: Tỷ số giới tính khi sinh được xác định bằng số bé trai trên 100 bé gái mới sinh ra

của một thời kỳ, thường là một năm lịch (12 tháng).

Giả sử năm 2011, ta đếm số trẻ em sinh ra tại tỉnh A, như sau: Gia đình thứ nhất sinh

con trai, gia đình thứ hai sinh con gái, gia đình thứ ba sinh đôi con trai,.. Nếu ta đếm

trong phạm vi 300 trường hợp (tương đương số sinh 1 xã trong năm) , số bé trai là 180

cháu và số bé gái là 120 cháu, tỷ số là 150/100. Lý do, số lượng trường hợp sinh được

98

đếm quá nhỏ nên chưa thể hiện bản chất của hiện tượng tỷ số giới sinh khi sinh. Nhưng

nếu ta đếm tất cả số sinh của tỉnh A, thì số bé trai là 5.300 cháu và số bé gái là 5.000

cháu, tỷ số là 106/100. Khi số lượng cá thể được đếm đủ lớn (trường hợp này là trên

10.000 cháu) nên đã thể hiện bản chất của hiện tượng tỷ số giới sinh khi sinh của tỉnh A.

Tính quy luật thống kê

Tính quy luật thống kê là một trong những hình thức biểu hiện mối liên hệ chung của

các hiện tượng trong tự nhiên và xã hội.

Tính quy luật thống kê không phải là tính quy luật của hiện tượng cá biệt mà là kết quả

nghiên cứu của thống kê đối với hiện tượng số lớn, trong đó chênh lệch về số lượng ở

từng đơn vị cá biệt ngẫu nhiên. Về thực chất, tính quy luật của thống kê cũng như các

quy luật nói chung phản ánh những mối liên hệ nhân quả tất nhiên. Nhưng các mối liên

hệ này thường không có tính chất chung rộng rãi mà phụ thuộc vào phạm vi thời gian và

không gian nhất định, tồn tại trong điều kiện phát triển cụ thể của hiện tượng.

Tính quy luật thống kê không phải là tác động của một nguyên nhân mà là toàn bộ các

nguyên nhân kết hợp với nhau. Đó là biểu hiện tổng hợp của mối liên hệ nhân quả, là

đặc trưng của hiện tượng số lớn được tổng hợp lại qua các tổng thể thống kê. Nhìn

chung càng mở rộng phạm vi nghiên cứu về thời gian và không gian thì tính quy luật

trong thống kê càng thể hiện rõ.

Ví dụ: Tiếp theo ví dụ trên, Tỷ số giới tính khi sinh được xác định bằng số bé trai trên

100 bé gái mới sinh ra của một thời kỳ, thường là một năm lịch (12 tháng). Bình thường

tỷ số này dao động từ 103 đến 107 và rất ổn định qua thời gian và không gian (quy luật

thống kê).

Tổng thể thống kê

Tổng thể là khái niệm để chỉ đối tượng nghiên cứu cụ thể. Tổng thể thống kê là hiện

tượng kinh tế- xã hội số lớn gồm những đơn vị (phần từ, hiện tượng) cá biệt cần được

quan sát, phân tích mặt lượng của chúng. Ví dụ: Toàn bộ nhân khẩu của nước ta tại thời

điểm ngày 1/4/2009 là một tổng thế thống kê, bao gồm nhiều nhân khẩu với những đặc

trưng khác nhau.

Tổng thể có thể phân loại theo cách thể hiện:

+ Tổng thể bộc lộ là tổng thể gồm các đơn vị cấu thành tổng thể có thể thấy được bằng

trực quan (quan sát được) ví dụ: số nhân khẩu, số trường đại học.

99

+ Tổng thể tiềm ẩn là tổng thể gồm các đơn vị không thể nhận biết được bằng trực quan

(không quan sát được). ví dụ: số phụ nữ đang sử dụng một số biện pháp tránh thai.

Tổng thể có thể phân loại theo đặc điểm:

+ Tổng thể đồng chất là tổng thể gồm các đơn vị giống nhau về một số đặc điểm chủ yếu

có liên quan đến mục đích nghiên cứu.

+ Tổng thể không đồng nhất là tổng thể gồm các đơn vị khác nhau về các đặc điểm, các

loại hình.

Tổng thể cũng có thể phân loại theo tính chất

+ Tổng thể chung là tổng thể gồm tất cả đơn vị thuộc phạm vi nghiên cứu.

+ Tổng thể bộ phận là tổng thể bao gồm chỉ những đơn vị thuộc bộ phận.

Định nghĩa tổng thể không những chỉ giới hạn về thực thể (tổng thể là gì?) mà cần phải

giới hạn về thời gian và không gian (tổng thể tồn tại vào thời gian nào? ở đâu?).

Định nghĩa tổng thể làm rõ đặc trưng cơ bản chung của hiện tượng kinh tế xã hội số lớn

phù hợp với mục đích nghiên cứu. Thông qua việc phân tích lý luận và thực tiễn phải

làm rõ tổng thể đó bao gồm đơn vị cá biệt, các hiện tượng cá biệt là đơn vị tổng thể. Tất

cả các đơn vị cá thể thuộc tổng thể chỉ giống nhau một số mặt còn một số mặt khác thì

khác nhau. Trong thực tế, phải nêu rõ tổng thể nghiên cứu bao gồm những đơn vị tổng

thể nào.

Ví dụ: tổng thể những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15 đến 49 tuổi, nó không bao gồm

những phụ nữ trên 50 tuổi.

Đơn vị tổng thể bao giờ cũng có đơn vị tính toán phù hợp. Xác định đơn vị tổng thể là

việc cụ thể hóa tổng thể. Cho nên xác định đơn vị tổng thể cũng quan trọng như xác

định tổng thể.

Tiêu thức thống kê

Nghiên cứu thống kê phải dựa vào các đặc điểm của đơn vị tổng thể. Đơn vị nghiên cứu

có nhiều đặc điểm, nên tùy theo mục đích nghiên cứu mà chọn lựa một số đặc điểm.

Các đặc điểm này gọi là các tiêu thức.

Ví dụ: một người trong tổng thể nhân khẩu có các tiêu thức: họ và tên, năm sinh, giới

tính, trình độ văn hóa, tình trạng hôn nhân, nơi ở, nghề nghiệp...

100

Đơn vị tổng thể được làm rõ đặc trưng của nó qua các tiêu thức: thực thể,

thời gian và không gian.

- Tiêu thức thực thể: nêu lên bản chất của đơn vị tổng thể. Ví dụ: giới tính, năm sinh,

trình độ văn hóa, nghề nghiệp. Theo nội dung, tiêu thức thực tế gồm hai loại là thuộc

tính và số lượng.

+ Tiêu thức thuộc tính là tiêu thức không có biểu hiện trực tiếp bằng các con số. Ví dụ:

giới tính, trình độ học vấn...

Tiêu thức thuộc tính có thể có biểu hiện trực tiếp. Ví dụ; giới tính có biểu hiện trực tiếp

là nam và nữ.

Tiêu thức thuộc tính có thể biểu hiện gián tiếp. Các biểu hiện gián tiếp của tiêu thức

thuộc tính còn gọi là chỉ báo thống kê. Ví dụ: tiêu thức đời sống vật chất có biểu hiện

gián tiếp: lượng tiêu dùng thịt, sữa theo đầu người.

+ Tiêu thức số lượng là tiêu thức có biểu hiện trực tiếp bằng các con số (gọi là lượng

biến). Tiêu thức số lượng còn gọi là tiêu thức lượng hóa. Ví dụ: năng suất lao động có

biểu hiện trực tiếp là số sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian của một người

công nhân ngành dược.

+ Tiêu thức thực thể nếu chỉ có hai biểu hiện không trùng nhau trên một đơn vị tổng thể

được gọi là tiêu thức thay phiên. Vi dụ: tiêu thức giới tính (nam, nữ)

Tiêu thức thực thể có ba biểu hiện trở lên có thể trở thành tiêu thức thay phiên. Ví dụ

trình độ văn hóa có thể rút gọn thành hai tiêu thức: biết chữ và mù chữ. Những trường

hợp này được tiến hành khi người ta chỉ quan tâm đến một biểu hiện nào đó, xuất hiện

hay không xuất hiện trên đơn vị tổng thể.

Tiêu thức thời gian: Nêu hiện tượng kinh tế - xã hội xuất hiện vào thời gian nào. Những

biểu hiện của tiêu thức thời gian là ngày, tháng, năm. Thời gian có giá trị của các chỉ dẫn

về đối tượng nghiên cứu và đơn vị tổng thể, về sự phân phối chúng trong một thời gian

cũng như thay đổi từ thời kỳ này đến thời kỳ khác được khẳng định qua tiêu thức thời

gian.

Ví dụ: theo Tổng điều tra dân số và nhà ở vào 0 giờ ngày 1/4/2009, dân số nước ta là

85,8 triệu người, Nam là 42,2 triệu người, chiếm 49% dân số; Nữ là 43,6 triệu người ,

chiếm 51%; so với năm 1999 tăng 9,47 triệu người, tức là tăng 1,2%/năm. Như vậy,

Tổng dân số nước ta và phân bố theo giới tính có giá trị tại 0 giờ ngày 1/4/2009. Dân số

tăng là 9,47 triệu người với tốc độ tăng là 1,2 %/năm có giá trị trong thời kỳ 1999-2009.

101

Tiêu thức không gian: nêu phạm vi lãnh thổ bao trùm của đơn vị nghiên cứu và sự xuất

hiện theo địa điểm của các đơn vị tổng thể.

Những biểu hiện của nó chỉ ra nhờ sự phân định về mặt quản lý hành chính hoặc theo

điều kiện tự nhiên, vùng kinh tế. Nghiên cứu thống kê theo tiêu thức không gian có ý

nghĩa quan trọng, trước hết là gắn với tiêu thức thực tế để quan sát phân phối về mặt

lãnh thổ của các đơn vị tổng thể.

Ví dụ: người ta không chỉ quan tâm đến số lượng cơ cấu tuổi của người lao động mà

còn phải chỉ ra số người lao động này ở đâu.

Các tiêu thức góp phần vào việc khẳng định đơn vị tổng thể cũng như tổng thể, vì chúng

nêu rõ các mặt và tính chất nhất định của đơn vị tổng thể. Nhờ đó chúng ta phân biệt

đơn vị này với đơn vị khác, tổng thể này với tổng thể kia.

Chỉ tiêu thống kê

Chỉ tiêu thống kê là tiêu chí mà biểu hiện bằng số của nó phản ánh quy mô, tốc độ phát

triển, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ của hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện không gian và

thời gian cụ thể.

Mỗi chỉ tiêu thống kê đều gắn với một đơn vị đo lường và phương pháp tính cụ thể. Chỉ

tiêu thống kê có hai bộ phận: khái niệm và con số. Ví dụ: [khái niệm] Tổng số nhân

khẩu thực tế thường trú [không gian] tại Việt Nam [thời gian] vào thời điểm 0 giờ ngày

1/4/2009 là 85.789.573 [số lượng] người [đơn vị tính].

Theo nội dung phản ánh, có chỉ tiêu khối lượng và chỉ tiêu chất lượng:

+ Chỉ tiêu khối lượng phản ánh quy mô, khối lượng của tổng thể. Ví dụ: Tổng số dân số,

số nam...vv

+ Chỉ tiêu chất lượng phản ánh các đặc điểm về mặt chất, trình độ phổ biến, mối quan

hệ tổng thể. Ví dụ: Số bác sĩ trên một vạn dân,...

Tuy nhiên, sự phân biệt giữa hai loại chỉ tiêu trên chỉ có ý nghĩa tương đối.

Theo hình thức biểu hiện, có chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giá trị:

+ Chỉ tiêu hiện vật biểu hiện bằng đơn vị tự nhiên. Ví dụ: số lượng máy siêu âm xách

tay tính bằng cái, sản lượng lương thực tính bằng tấn,... hoặc đơn vị đo lường quy ước

như: vải tính bằng mét, nước mắm tính bằng lít, v.v...

102

+ Chỉ tiêu giá trị biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ Đồng Việt Nam, ngoài ra còn được tính

bằng ngoại tệ như đô la Mỹ, Euro.. Ví dụ: Giá trị sản xuất công nghiệp dược, doanh thu

tiêu thụ sản phẩm được tính bằng Đồng Việt Nam (nghìn đồng, triệu đồng..); kim ngạch

xuất, nhập khẩu được tính bằng đô la Mỹ.

Theo đặc điểm về thời gian, có chỉ tiêu thời điểm và chỉ tiêu thời kỳ:

+ Chỉ tiêu thời điểm phản ánh quy mô của hiện tượng nghiên cứu tại một thời điểm. Vì

vậy, quy mô của hiện tượng nghiên cứu không phụ thuộc vào độ dài thời gian nghiên

cứu.

+ Chỉ tiêu thời kỳ phản ánh quy mô của hiện tượng nghiên cứu trong một thời kỳ nhất

định. Vì vậy, quy mô của hiện tượng nghiên cứu phụ thuộc vào độ dài thời gian nghiên

cứu.

Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tập hợp những chỉ tiêu thống kê nhằm phản ánh bản chất

của lĩnh vực nghiên cứu. Hệ thống chỉ tiêu thống kê do cơ quan nhà nước có thẩm

quyền ban hành.

Trong thống kinh tế - xã hội có nhiều loại hệ thống chỉ tiêu thống kê: Hệ thống chỉ tiêu

thống kê của từng ngành, từng lĩnh vực và hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia hoặc

chung cho nhiều lĩnh vực, ... Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia chung cho nhiều lĩnh

vực là hệ thống chỉ tiêu có phạm vi rộng, phản ánh tình hình kinh tế - xã hội chủ yếu

của đất nước hoặc về các mặt sản xuất vật chất, dịch vụ, đời sống văn hóa, xã hội.

Kết quả thống kế kinh tế xã hội cấp xã

Các dữ liệu thu thập được xây dựng dưới dạng bảng thống kê trong phần mền excel

như: (sản lượng, năng suất các loại cây nông nghiệp, số lượng các loại gia súc, gia

cầm…..vv) là một hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lý

và rõ ràng, nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt số lượng cũng như là chất lượng. Bảng

thống kê được trình bày một cách khoa học hợp lý sẽ giúp ta dễ dàng nhận biết, so sánh,

đối chiếu và phân tích để tìm ra bản chất và xu hướng phát triển của 3 xã trong giai

đoạn 2008 - 2010. Đồng thời việc sử dụng các bảng thống kê nhằm tính toán dễ dàng

hơn và tránh được sai sót và rút ngắn thời gian.

Nội dung các bảng thống kê

Bảng thống kê gồm hai phần: phần chủ từ và phần giải thích (phân tân từ).

Phần chủ từ: các đối tượng được thống kê (lúa, ngô, lơn, bò…)

103

Phần tân từ: các chỉ tiêu giải thích các đặc điểm của đối tượng (sản lượng, năng suất, số

lượng……).

Cấu trúc bảng thống kê có thể được biểu hiện như sau:

Tên bảng thống kê

Tên Các chỉ tiêu

(a) (1) (2) (3) ... (4) (5)

Lúa

Ngô

.................

Cộng

Nguồn:………………

Nhận xét: Các bảng thống kê có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu kinh tế - xã hội trên địa

bàn xã tới cấp thôn. Bảng thống kê như là một bức tranh thu nhỏ về tình hình sản xuất

nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ và hoạt động thủy sản trên địa bàn. Các bảng

thống kê như một tài liệu cơ sở cho chính quyền địa phương có định hướng phát triển

trong thời gian sắp tới.

Mẫu biểu đề xuất phát triển kinh tế - xã hội

Mẫu biểu đề xuất thống kê các chỉ tiêu phát triển kinh tê – xã hội ở khu vực nghiên cứu

thông qua việc tổng hợp các chỉ tiêu qua bảng số liệu sau:

104

Thời gian Địa điểmNgười chịu

trách nhiệm

Tổng số

(1.000 đ)

Ngân sách

(1.000 đ)

Dân góp

(1.000 đ)

Đề xuất

(1.000 đ)

Tổng số - -

Ghi chú

(Nêu tên

Nguồn vốn)

Số lượng

ST

T

Nguồn lực

-

Hoạt động ĐVT

Tổ chức thực hiện

Ngành/ Lĩnh vực:

BIỂU TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘINăm

105

KẾT LUẬN

Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã:

Thứ nhất: Thành lập hoặc kiện toàn các Tổ xây dựng kế hoạch cấp xã và xóm: Tiến

hành trước mùa kế hoạch để xác định rõ những đối tượng cần phát triển trong thời

gian tới thông qua kết quả thống kê có được qua niên giám thống kê cấp xã.

Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã là cơ sở để các cấp chính quyền

sở tại khu vực nghiên cứu có định hướng phát triển các ngành nghề mang lại thu nhập

cho người dân cũng như ngân sách địa phương.

Đào tạo kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ kế hoạch của Tổ xây dựng kế hoạch xóm, xã:

cần được thường xuyên trau dồi và nâng cao qua giao lưu, trao đổi kinh nghiệm hoặc

các hình thức đào tạo mới hoặc đào tạo củng cố.

Phân công cán bộ hỗ trợ: Cán bộ Tổ xây dựng kế hoạch huyện được phân công phụ

trách xã/nhóm xã cụ thể để thúc đẩy công tác kế hoạch tại cấp xã.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình lý thuyết thống kê: Ứng dụng trong quản trị và kinh tế, Đại học Kinh tế thành phố

Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Thống kê (2004).

Giáo trình lý thuyết thống kê, Đại học Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Thống kê (2006).

106

Giáo trình thống kê Y tế công cộng (phần 1 Thống kê cơ bản), Đại học Y tế công cộng, Nhà

xuất bản Y học (2005).