Chuyên đề: NÔNG NGHIỆP VEN ĐÔ VÀ VAI TRÒ … nghiep ven do.doc · Web viewNông nghiệp...

12
NÔNG NGHIỆP VEN ĐÔ VÀ VAI TRÒ CỦA VÀNH ĐAI XANH THÀNH PHỐ HÀ NỘI (moitruong.com.vn) Việc hình thành hệ thống hành lang xanh (HLX), vành đai xanh (VĐX), nêm xanh (NX)…trong cấu trúc các đô thị lớn đã được nghiên cứu áp dụng thành công ở nhiều đô thị trên thế giới. Hệ thống này đã tạo nên, bảo toàn được những khu vực thiên nhiên rộng lớn với môi trường tốt cho đô thị, tạo sự kết nối với vùng ven, vùng nông nghiệp ngoại thành. Nhận thức chung. Nông nghiệp ven đô được hiểu là khu vực nông nghiệp ven các đô thị (hay ven các khu công nghiệp, cụm công nghiệp), vùng chuyển tiếp giữa lối sống đô thị và nông thôn, có đông dân cư. Đặc điểm của nông nghiệp ven đô là ít đất sản xuất trong khi thừa lao động (do lao động nông nghiệp chưa chuyển kịp sang ngành nghề khác bởi nhiều nguyên nhân khác nhau). Nông nghiệp ven đô có ý nghĩa quan trọng với đô thị, hay khu công nghiệp…Vùng ven đô (trong đó có nông nghiệp) là một trong những vấn đề quan trọng của quá trình đô thị hóa trên thế giới và Việt Nam. Đã có nhiều nghiên cứu vấn đề nông nhiệp ven đô trong phát triển các đô thị lớn như hình thành hệ thống hành lang xanh (Green corridor), vành đai xanh (Green belt), nêm xanh (Green wedge), nêm xanh (Green wedge)…với nhiều mục đích khác nhau. Việc hình thành hệ thống hành lang xanh (HLX), vành đai xanh (VĐX), nêm xanh (NX)…trong cấu trúc các đô thị lớn đã được nghiên cứu áp dụng thành công ở nhiều đô thị trên thế giới. Hệ thống này đã tạo nên, bảo toàn được những khu vực thiên nhiên rộng lớn với môi trường tốt cho đô thị, tạo sự kết nối với vùng ven, vùng nông nghiệp ngoại thành, với các chính sách quản lí phát triển nghiêm ngặt, tạo điều kiện ổn định giới hạn sự phát triển của đô thị, tránh sự 1

Transcript of Chuyên đề: NÔNG NGHIỆP VEN ĐÔ VÀ VAI TRÒ … nghiep ven do.doc · Web viewNông nghiệp...

Page 1: Chuyên đề: NÔNG NGHIỆP VEN ĐÔ VÀ VAI TRÒ … nghiep ven do.doc · Web viewNông nghiệp ven đô được hiểu là khu vực nông nghiệp ven các đô thị (hay

NÔNG NGHIỆP VEN ĐÔ VÀ VAI TRÒ CỦA VÀNH ĐAI XANH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

(moitruong.com.vn) Việc hình thành hệ thống hành lang xanh (HLX), vành đai xanh (VĐX), nêm xanh (NX)…trong cấu trúc các đô thị lớn đã được nghiên cứu áp dụng thành công ở nhiều đô thị trên thế giới. Hệ thống này đã tạo nên, bảo toàn được những khu vực thiên nhiên rộng lớn với môi trường tốt cho đô thị, tạo sự kết nối với vùng ven, vùng nông nghiệp ngoại thành.

Nhận thức chung. Nông nghiệp ven đô được hiểu là khu vực nông nghiệp ven các đô thị (hay ven các khu công nghiệp, cụm công nghiệp), vùng chuyển tiếp giữa lối sống đô thị và nông thôn, có đông dân cư. Đặc điểm của nông nghiệp ven đô là ít đất sản xuất trong khi thừa lao động (do lao động nông nghiệp chưa chuyển kịp sang ngành nghề khác bởi nhiều nguyên nhân khác nhau). Nông nghiệp ven đô có ý nghĩa quan trọng với đô thị, hay khu công nghiệp…Vùng ven đô (trong đó có nông nghiệp) là một trong những vấn đề quan trọng của quá trình đô thị hóa trên thế giới và Việt Nam. Đã có nhiều nghiên cứu vấn đề nông nhiệp ven đô trong phát triển các đô thị lớn như hình thành hệ thống hành lang xanh (Green corridor), vành đai xanh (Green belt), nêm xanh (Green wedge), nêm xanh (Green wedge)…với nhiều mục đích khác nhau.

Việc hình thành hệ thống hành lang xanh (HLX), vành đai xanh (VĐX), nêm xanh (NX)…trong cấu trúc các đô thị lớn đã được nghiên cứu áp dụng thành công ở nhiều đô thị trên thế giới. Hệ thống này đã tạo nên, bảo toàn được những khu vực thiên nhiên rộng lớn với môi trường tốt cho đô thị, tạo sự kết nối với vùng ven, vùng nông nghiệp ngoại thành, với các chính sách quản lí phát triển nghiêm ngặt, tạo điều kiện ổn định giới hạn sự phát triển của đô thị, tránh sự mở rộng, lan tỏa làm giảm đi sự tiếp cận của môi trường tự nhiên tác động tích cự vào đô thị.

Vành đai xanh London (DT khoảng 4860 km2 (Nguồn: london.gov.uk/thelondonplan)

1

Page 2: Chuyên đề: NÔNG NGHIỆP VEN ĐÔ VÀ VAI TRÒ … nghiep ven do.doc · Web viewNông nghiệp ven đô được hiểu là khu vực nông nghiệp ven các đô thị (hay

Trong phát triển đô thị, vành đai xanh (VĐX) là một giải pháp chính sách được sử dụng trong kế hoạch nhằm giữ lại phần lớn các khu vực chưa phát triển hoặc đất nông nghiệp xung quanh hoặc lân cận đô thị. Theo Howard (1898), VĐX là vành đai nông thôn nơi đô thị hóa sẽ bị hạn chế trong tương lai gần, việc duy trì một khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và giải trí ngoài trời dự kiến phát triển sẽ chiếm ưu thế. Theo Tompson (2002), VĐX được xác lập với mục đích kiểm soát sự mở rộng không giới hạn của khu vực xây dựng và bảo vệ các vùng nông thôn xung quanh từ xâm lấn của đô thị, bảo vệ môi trường tự nhiên, cải thiện chất lượng không khí ở các khu vực đô thị…

Tại Vương quốc Anh, VĐX là một chính sách, một công cụ để kiểm soát phát triển đô thị. Với tư tưởng chủ đạo là tạo một vùng đệm nhằm ngăn chặn sự phát triển lan tỏa của đô thị, bảo vệ vùng nông thôn nơi đô thị hóa có nhiều khả năng sẽ gây ảnh hưởng trong tương lai gần. Các thuộc tính quan trọng nhất của VĐX là tính minh bạch, công khai các chiến lược phát triển, quản lí phát triển không gian, hạ tầng, sử dụng đất và các vấn đề về môi trường, cảnh quan… trong phạm vi VĐX.

Theo các nhà qui hoạch đô thị, môi trường VĐX có các vai trò chính là (*) Bảo vệ môi trường tự nhiên hoặc bán tự nhiên; (**) Cải thiện chất lượng không khí trong khu vực đô thị; (***) Đảm bảo mục đích kết nối trung chuyển giữa đô thị và nông thôn; (****) Bảo vệ các đặc trưng độc đáo/có giá trị của cộng đồng nông thôn. 

Các lợi ích (các giá trị) của VĐX (tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng loại VĐX) có thể bao gồm: (*) Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm có chất lượng và giá trị cao; (**) Khắc phục cơ bản những hạn chế phát sinh trong quá trình đô thị hoá/Nông dân mất đất trở thành thất nghiệp, môi trường thiên nhiên bị khai thác triệt để dẫn đến suy thoái…(***) Sử dụng đất tốt hơn tại các khu vực trong đô thị; (****) Môi trường, không khí và nước sạch hơn; (*****) Được coi là một “công viên lớn” của đô thị. Nơi có thể tổ chức các hoạt động công cộng như đi bộ, cắm trại, đi xe đạp, thể thao đối với các khu vực gần với đô thị…

VĐX phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản như tạo ra các không gian công viên cây xanh tại các cửa ra vào của đô thị; bảo vệ các khu vực nông nghiệp và các khu vực có năng suất cao dễ bị thiên tai, bão, lũ lụt; bảo tồn các giá trị văn hóa và di sản; thúc đẩy các hoạt động phù hợp với bảo vệ môi trường và phát triển; cho phép một kết nối chặt chẽ hơn giữa các khu vực nông thôn, đô thị và ngoại thành, duy trì sự ổn định của các làng nghề hiện có và phát triển du lịch sinh thái...

2

Page 3: Chuyên đề: NÔNG NGHIỆP VEN ĐÔ VÀ VAI TRÒ … nghiep ven do.doc · Web viewNông nghiệp ven đô được hiểu là khu vực nông nghiệp ven các đô thị (hay

Hiện nay tại Việt Nam đa số các đồ án quy hoạch chung đô thị đều chưa được nghiên cứu, đề xuất vành đai xanh hay còn gọi là khu vực chuyển tiếp giữa đô thị và ngoại ô. Đây là một hạn chế lớn dẫn đến việc phát triển đô thị tràn lan, không bền vững. Thực tế cho thấy, trong quá trình đô thị hóa chúng ta không thể phân biệt được ranh giới giữa đô thị và ngoại ô do việc xây dựng phát triển đô thị thiếu kiểm soát, dàn trải, không tập trung, lãng phí tài nguyên đất đai, cơ sở hạ tầng rất lớn. 

Việc xác định VĐX (khu vực chuyển tiếp) giữa đô thị và nông thôn, với những hình thức sử dụng đa năng như: nghỉ dưỡng, vui chơi, giáo dục, đào tạo, nhà ở mật độ thấp, nông nghiệp công nghệ cao... nhằm khai thác các giá trị và những lợi ích mà nó mang lại là rất quan trọng và cần thiết. Đây cũng là một trong các giải pháp để phát triển đô thị theo hướng xanh và bền vững. 

2. Hệ thống hành lang xanh (HLX), vành đai xanh (VĐX), nêm xanh (NX)…trong cấu trúc đô thị Hà Nội theo QĐ 1259.

Đồ án “Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại QĐ số 1259/QĐ-TTg, ngày 26 tháng 7 năm 2011. Theo đó, Mô hình cấu trúc không gian đô thị Hà Nội gồm đô thị hạt nhân và 5 đô thị vệ tinh. Đô thị hạt nhân là trung tâm chính trị, văn hóa, lịch sử, dịch vụ, y tế, đào tạo chất lượng cao của cả nước, khu vực và Thành phố Hà Nội, có dân số khoảng 4-4,5 triệu người, được mở rộng từ đô thị lõi lịch sử về phía Tây đến tuyến đường Vành đai IV, về phía Bắc sông Hồng – Khu vực Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm theo định hướng của Quy hoạch 1998. Trong đó: Thành phố lõi lịch sử được kiểm soát bảo tồn nghiêm ngặt các di sản di sản văn hóa Thăng Long cổ và lối sống truyền thống của người Hà Nội, dân số tối đa là 0,8 triệu người, khống chế kiểm soát mật độ và tầng cao xây dựng. Xây dựng Chuỗi đô thị nằm dọc đường vành đai IV Đan Phượng – Hoài Đức – Hà Đông – Thường Tín nơi đây sẽ xây dựng các công trình có mật độ cao, ưu tiên về cảnh quan cây xanh mặt nước. Chuỗi đô thị này sẽ ôm lấy đô thị lõi lịch sử, có vùng đệm ngăn cách bởi hành lang xanh dọc sông Nhuệ…Hình thành 5 đô thị vệ tinh là Hòa Lạc, Sơn tây, Xuân Mai, Phú Xuyên – Phú Minh và Sóc Sơn có dân số từ xấp xỉ từ 21 vạn đến 75 vạn người/1 đô thị. Mỗi đô thị vệ tinh sẽ có một hoặc nhiều nhân tố chính để tạo công ăn việc làm và có chức năng đặc thù riêng để hỗ trợ, chia sẻ với đô thị trung tâm về nhà ở, đào tạo chất lượng cao, công nghiệp, dịch vụ...

3

Page 4: Chuyên đề: NÔNG NGHIỆP VEN ĐÔ VÀ VAI TRÒ … nghiep ven do.doc · Web viewNông nghiệp ven đô được hiểu là khu vực nông nghiệp ven các đô thị (hay

Định hướng QHC Thủ đô Hà Nội theo QĐ 1259 của Thủ tướng Chính phủ

Thiết lập Hành lang xanh dọc sông Đáy, sông Tích, sông Cà Lồ nhằm quản lí, kiểm soát ngưỡng phát triển của đô thị hạt nhân và các đô thị vệ tinh. Vành đai xanh, chiếm khoảng 68% tổng diện tích đất tự nhiên, có chức năng bảo vệ những khu vực tự nhiên quan trọng như hệ thống sông hồ, vùng núi Ba Vì, Hương Tích, Sóc Sơn; bảo vệ vùng nông thôn, nông nghiệp năng suất cao, các làng xóm, làng nghề truyền thống, các di tích văn hóa và kiểm soát lũ lụt…

Đồng thời, thiết lập Vành đai xanh dọc theo sông Nhuệ và các Nêm xanh phía Nam sông Hồng (sau đây gọi tắt là VĐX sông Nhuệ. Có tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 6.660,55ha) kết nối các không gian mở và hệ thống công viên đô thị tạo vùng đệm và là không gian cách biệt giữa đô thị lõi lịch sử với phần mở rộng mới của đô thị hạt nhân trên tuyến vành đai IV tránh việc phát triển theo vết dầu loang. Vành đai xanh dọc sông Nhuệ sẽ giảm tối đa mật độ xây dựng, tiến tới không phát triển dân cư đô thị chỉ có các công trình công cộng sinh thái cây xanh và mặt nước.

4

VĐX sông Nhuệ

Hành lang xanh

Page 5: Chuyên đề: NÔNG NGHIỆP VEN ĐÔ VÀ VAI TRÒ … nghiep ven do.doc · Web viewNông nghiệp ven đô được hiểu là khu vực nông nghiệp ven các đô thị (hay

Khu vực đô thị Trung tâm (QĐ 1259)

3. Vành đai xanh sông Nhuệ - Thực trạng và giải pháp

VĐX sông Nhuệ theo QĐ 1259 chạy từ đầu sông Nhuệ (cống Đông Ngạc) nơi tiếp giáp với sông Hồng xuống tận phía Nam huyện Thanh Trì (nằm ở phía Nam sông Hồng, phía Tây Nam Hà Nội). Đây là vành đai xanh rất lớn, diện tích chỗ rộng nhất thuộc khu vực Cổ Nhuế, Xuân Phương (huyện Từ Liêm) rộng khoảng 3km, chỗ hẹp nhất là hai bên bờ sông Nhuệ thuộc quận Hà Đông. Đây là vùng không gian xanh sinh thái chuyển tiếp giữa khu vực nội đô và vùng đô thị phát triển mở rộng, cung cấp không gian mở, công viên sinh thái, dịch vụ công cộng và các tiện ích vui chơi, giải trí, vùng sinh thái nông nghiệp tập trung.

(a) Vành đai xanh dọc theo sông Nhuệ và (b) các Nêm xanh phía Nam sông Hồng (QĐ 1259)

5

Đô thị lõi lịch sử

VĐX sông Nhuệ

Đô thị mới mở rộng

Page 6: Chuyên đề: NÔNG NGHIỆP VEN ĐÔ VÀ VAI TRÒ … nghiep ven do.doc · Web viewNông nghiệp ven đô được hiểu là khu vực nông nghiệp ven các đô thị (hay

Trong phạm vi khu vực VĐX sông Nhuệ còn khá nhiều khu dân cư sinh sống. Các khu dân cư này phân bố rải rác dọc theo sông Nhuệ. Trong đó, khu vực đoạn qua quận Hà Đông và huyện Từ Liêm có mật độ dân số khá cao. Dân cư ở theo dạng làng xóm, tuyến phố theo trục đường. Các công trình xây dựng chủ yếu là nhà ở thấp tầng (cao 3, 4 tầng), khá kiên cố. Đối với nhà ở tại các làng xã truyền thống, gồm nhà ở bám theo trục đường làng và nhà ở nông thôn mới xây trên đất của khuôn viên/vườn của nhà ở truyền thống. Những ngôi nhà này được xây dựng theo kiểu nhà ống, không phù hợp với môi trường cảnh quan nông thôn…tuy nhiên, vần còn tồn tại rất ít nhà có cấu trúc quy hoạch cũ, đó là nhà 1 tầng ở giữa khu đất, xung quanh là vườn. Những kiểu này chủ yếu còn ở các xã thuộc huyện Thanh Trì như Tứ Hiệp, Vĩnh Quỳnh, Tả Thanh Oai…

Diện tích đất nông nghiệp trong khu vực VĐX sông Nhuệ khoảng 1906,75ha chiếm 36,01% tổng diện tích đất tự nhiên VĐX, bao gồm đất trồng rau, đất trồng lúa, đất trồng hoa màu, đất trồng bưởi, đất trồng hoa…u vực Vành đai xanh theo quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội chủ yếu trồng lúa, rau sạch và các loại cây lương thực (ngô, khoai...). Trong đó, khu vực các xã thuộc huyện Từ Liêm, Thanh Trì trồng chủ yếu là các loại cây hoa (hoa hồng, hoa cúc, thược dựợc...) và các loại rau (cải, cải xoang, rau dền, rau muống...), ngoài ra còn trồng một số các loại cây ăn quả (chuối, bưởi...) đan xen tuy nhiên số lượng không đáng kể. Ngoài rau và hoa thì lúa cũng được trồng khá phổ biến, chiếm 42,43% trong tổng số diện tích đất nông nghiệp có trong khu vực VĐX. Đặc biệt, có một vùng trồng bưởi ở xã Phú Diễn (DT khoảng 143,12ha). Bưởi Diễn là đặc sản nổi tiếng của địa phương, có thương hiệu và đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của Từ Liêm. Trong khu vực VĐX còn khoảng 596,93 ha mặt nước, chủ yếu là mặt nước sông Nhuệ, kênh, mương, các ao nhỏ trong các làng, xã… Đây cũng là một đặc trưng cần được giữ gìn, duy trì để cân bằng môi trường sinh thái, tăng cường khả năng tiêu thoát nước, thúc đẩy giao thông thủy và các dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí…Bên cạnh đó, trong khu vực VĐX hiện còn lưu giữ nhiều công trình tôn giáo, tín ngưỡng (Đình, đền, chùa), nhiều công trình văn hóa, di tích lịch sử, cách mạng có giá trị…Các lễ hội văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán, lối sống, ẩm thực truyền thống, đa dạng, phong phú…

Cảnh quan sông Nhuệ6

Page 7: Chuyên đề: NÔNG NGHIỆP VEN ĐÔ VÀ VAI TRÒ … nghiep ven do.doc · Web viewNông nghiệp ven đô được hiểu là khu vực nông nghiệp ven các đô thị (hay

Ngày 30/11/2015, Sở QH-KT TP. Hà Nội đã phối hợp với các quận, huyện tổ chức công bố và bàn giao đồ án quy hoạch phân khu đô thị (Kí hiệu GS, tỷ lệ 1/5.000, QĐ số 3976/QĐ-UBND) khu vực VĐX sông Nhuệ và các nêm xanh phía Nam sông Hồng (theo định hướng tại QĐ 1259). Với tổng diện tích đất nghiên cứu khoảng 6.660,55ha, quy mô dân số tối đa dự báo đến năm 2050 là 289.000 người. Đây là vùng được xác định là không gian xanh sinh thái chuyển tiếp giữa khu vực nội đô và vùng đô thị phát triển mở rộng, cung cấp không gian mở, công viên sinh thái, dịch vụ công cộng và các tiện ích vui chơi, giải trí, vùng sinh thái nông nghiệp tập trung. Bảo tồn phát huy các giá trị làng xóm truyền thống, tiểu thủ công nghiệp làng nghề và một số khu ở sinh thái mật độ thấp…Các khu đất chức năng theo qui hoạch bao gồm: công cộng đô thị, cây xanh đô thị, trường trung học phổ thông; công cộng đơn vị ở, trường tiểu học, trung học cơ sở, trường mầm non, cây xanh; đất dành cho địa phương; đất ở (đô thị, sinh thái, làng xóm, dân cư hiện có); bãi đỗ xe, đất hỗn hợp, cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo, di tích, tôn tạo, quốc phòng an ninh, đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật, đất cây xanh cảnh quan, cây xanh cách ly, cây xanh nông nghiệp...

Để thực hiện qui hoạch này, đối với giải pháp phát triển nông nghiệp trong khu vực VĐX sông Nhuệ (Cây xanh nông nghiệp/Nông nghiệp ven đô) với tổng diện tích đất nông nghiệp khoảng 3.515,10 ha (52,61%) được đề xuất phát triển theo huớng sạch, an toàn, bền vững với các định hướng cơ bản sau: (*) Nông nghiệp có chất lượng và giá trị cao; (**) Nông nghiệp an toàn, có thương hiệu; (***) Nông nghiệp tạo ra cảnh quan có tính đặc thù…Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, lối sống…phát huy có tính kế thừa, diện tích đất nông nghiệp trong khu vực VĐX sông Nhuệ có thể phân ra các vùng trồng lúa, rau màu, hoa, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản (công nghệ cao, giống cây trồng, vật nuôi an toàn)…các vùng sinh thái nông nghiệp tự nhiên kết nối với mặt nước sông Nhuệ, hệ thống kênh mương, ao hồ vốn có…nhằm tạo ra các vùng cảnh quan nông nghiệp đặc thù có giá trị…

Thay cho lời kết. Trong quá trình đô thị hóa, để đảm bảo các đô thị phát triển bền vững, việc xác lập hệ thống hành lang xanh (HLX), vành đai xanh (VĐX), nêm xanh (NX)…trong cấu trúc đô thị là rất quan trọng, đặc biệt là đối với các đô thị lớn, không những được thiết lập nhằm hạn chế phát triển đô thị tràn lan mà còn tạo ra vùng chuyển tiếp giữa đô thị và nông thôn có giá trị, góp phần phát triển bền vững, khẳng định tính đặc thù hay bản sắc đô thị. Theo đó, rất cần xây dựng khung pháp lý để quản lí, phát triển và đưa loại hình này vào cuộc sống. 

Hệ thống HLX, VĐX, NX…trong cấu trúc đô thị phát triển là giao diện/vùng đệm giữa đô thị và nông thôn, có mục đích kết nối trung chuyển giữa hai khu vực, là vùng được xác định là không gian xanh sinh thái, cung cấp không gian mở, công viên sinh thái, dịch vụ công cộng và các tiện ích vui chơi, giải trí, vùng sinh thái nông nghiệp tập trung/Vùng nông nghiệp ven đô…Do đó phải được cân nhắc, xác định trên cơ sở đánh

7

Page 8: Chuyên đề: NÔNG NGHIỆP VEN ĐÔ VÀ VAI TRÒ … nghiep ven do.doc · Web viewNông nghiệp ven đô được hiểu là khu vực nông nghiệp ven các đô thị (hay

giá, phân tích kỹ lưỡng hiện trạng. Nó không phụ thuộc vào ranh giới hành chính hay cơ chế chính trị…mà phụ thuộc vào vai trò, giá trị và sự cần thiết của nó trong quá trình đô thị hóa. Đối với hệ thống HLX, VĐX), NX…cần thiết phải xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển hàng loạt chương trình xã hội và sản xuất, kinh doanh (đặc biệt là vấn đề nông nghiệp ven đô), các qui định quản lí phát triển để duy trì được hệ thống này trong cấu trúc đô thị phát triển. Xây dựng các cơ chế, chính sách và có giải pháp nâng cao ý thức về môi trường, năng lượng, công nghệ cũng như kết nối xã hội trong toàn hệ thống để đảm bảo chất lượng môi trường, vai trò, giá trị đích thực của hệ thống HLX, VĐX, NX.... Đây là cơ hội góp phần phát triển các đô thị Việt Nam theo hướng xanh, bền vững, có bản sắc./. 

TS.KTS Trương Văn Quảng, Phó Tổng thư ký Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam (VUPDA)

Tài liệu tham khảo

1. QĐ số 1259/QĐ-TTg, ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

2. QĐ số768/QĐ-TTg, ngày 06/5/2016 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

3. QĐ số 3976/QĐ-UBND phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị (Kí hiệu GS, tỷ lệ 1/5.000) của UBND TP. Hà Nội.

4.Winkipedia – Bách khoa toàn thư mở (Tiếng Việt)

8