chuyen de day manh xuat khau cafe sang eu rat hay, diem 8

69
Khó a Lun T t Nghi p i GVHD:THs.Di p ThPhương Thảo SVTH: Võ ThTrúc Thơ MSSV: 1054010713 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng sliu và kết qunghiên cứu trong đề tài nghiên c u là hoàn toàn trung thực, chưa từng được ai sdụng để công btrong bt ccông trình nào. Các tài li u và thông tin trích dẫn trong đề tài được ghi rõ ngun gc. Tác gi

Transcript of chuyen de day manh xuat khau cafe sang eu rat hay, diem 8

Khóa Luận Tốt Nghiệp i GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài nghiên cứu là

hoàn toàn trung thực, chưa từng được ai sử dụng để công bố trong bất cứ công trình

nào. Các tài liệu và thông tin trích dẫn trong đề tài được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả

Khóa Luận Tốt Nghiệp ii GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô trường

Đại Học Công Nghệ TP.HCM nói chung và cô Ths. Diệp Thị Phương Thảo nói

riêng đã tận tình hướng dẫn em trong thời gian qua để em hoàn thành tốt khóa luận

tốt nghiệp.

Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo công ty Cổ

phần Tập đoàn Intimex và các anh chị trong phòng kinh doanh xuất nhập khẩu đã

tạo điều kiện cho em được thực tập tại công ty và hướng dẫn em rất nhiều trong quá

trình thực tập, tạo điều kiện thuận lợi cho em có cơ hội tiếp xúc, cọ xát với thực tế

để em có thể học hỏi được nhiều kiến thức cũng như tích lũy được kinh nghiệm cho

bản than.

Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên chuyên đề tài

này không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến

đóng góp của thầy cô cũng như các Ban lãnh đạo, các anh chị trong công ty để em

có thể hoàn thiện hơn kiến thức của mình.

TP.HCM, ngày tháng năm 2014

Võ Thị Trúc Thơ

Khóa Luận Tốt Nghiệp iii GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------

NHẬN XÉT THỰC TẬP

Họ và tên sinh viên : …………………………………………………………..

MSSV : …………………………………………………………..

Khoá : …………………………………………………………

1. Thời gian thực tập

…………………………………………………………………………………….......

2. Bộ phận thực tập

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật

…………………………………………………………………………………….......

…………………………………………………………………………………….......

4. Kết quả thực tập theo đề tài

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

5. Nhận xét chung

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

…….Ngày…..tháng….năm 2014

TỔNG GIÁM ĐỐC

Khóa Luận Tốt Nghiệp iv GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Khóa Luận Tốt Nghiệp v GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN.............................................................................................. 3

1.1. Khái niệm về xuất khẩu ........................................................................................... 3

1.2. Tầm quan trọng của xuất khẩu cà phê đối với Việt Nam.......................................... 3

1.2.1. Lợi thế của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu cà phê ................................ 3

1.2.2. Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với Việt Nam ................................................. 5

1.3. Vài nét về thị trường EU .......................................................................................... 6

1.3.1. Vài nét về quá trình phát triển liên minh EU .................................................... 6

1.3.2. Đặc điểm của thị trường EU ............................................................................. 7

1.4. Các phương thức xuất khẩu cà phê sang thị trường EU ......................................... 11

1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU......... 12

1.5.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô............................................................... 12

1.5.2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô............................................................... 15

1.6. Các chính sách hỗ trợ xuất khẩu cà phê ................................................................. 16

1.6.1. Chính sách về thuế xuất khẩu ......................................................................... 16

1.6.2. Chính sách tín dụng xuất khẩu ....................................................................... 16

1.6.3. Chính sách tỷ giá hối đoái ............................................................................... 17

1.6.4. Chính sách bảo hiểm rủi ro: ........................................................................... 18

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................................. 19

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP

ĐOÀN INTIMEX GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 ......................................................................... 20

2.1 Giới thiệu tổng quan về Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Intimex ............................... 20

2.1.1. Giới thiệu về Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Intimex ......................................... 20

2.1.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn

Intimex năm 2011 – 2013 ............................................................................................... 25

2.2. Thực trạng xuất khẩu cà phê sang thị trường EU của công ty giai đoạn 2011 – 2013

27

2.2.1. Tình hình xuất khẩu cà phê sang thị trường EU của Intimex Group .............. 27

2.2.2. Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu cà phê của Intimex Group:................... 39

KẾT THÚC CHƯƠNG 2 .................................................................................................. 42

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG EU

CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN TẬP ĐOÀN INTIMEX............................................................. 43

3.1 Định hướng phát triển cà phê trên thị trường EU của Intimex Group: .................. 43

Khóa Luận Tốt Nghiệp vi GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

3.2 Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trường EU của Intimex group

44

3.2.1 Giải pháp ........................................................................................................ 44

3.2.2 Kiến nghị : ...................................................................................................... 51

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................................. 56

KẾT LUẬN........................................................................................................................... 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 58

Khóa Luận Tốt Nghiệp vii GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮC

Từ viết

tắc Tiếng Anh Tiếng Việt

VICOFA Vietnam Coffee And Cocoa Association Hiệp hội cà phê ca cao

Việt Nam

ICO Intiernational Coffee Organnization Tổ chức cà phê quốc tế

CAD Cash Against documents

Trả tiền lấy chứng từ

L/C Letter of credit

Thư tín dụng

FOB Free on board

Giao hàng trên tàu

Khóa Luận Tốt Nghiệp viii GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG

STT Bảng Trang

1 Bảng 2.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 25

2 Bảng 2.2. So sánh kim ngạch xuất khẩu sang EU của Intimex

và Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013

3 Bảng 2.3. Sản lượng xuất khẩu cà phê của Intimex Group sang

thị trường EU 2011 – 2013

4 Bảng 2.4. Bảng giá trị xuất khẩu cà phê của Intimex Group

sang thị trường EU năm 2011 - 2013

5 Bảng 2.5. Quy cách phẩm chất các loại cà phê xuất khẩu của

Intimex Group

6 Bảng 2.6. Kim ngạch xuất khẩu các loại cà phê của Intimex

Group

7 Bảng 2.7. Tỷ trọng sử dụng phương thức thanh toán của Intimex Group

Khóa Luận Tốt Nghiệp ix GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ

STT Sơ đồ, biểu đồ Trang

1 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ Phần Tập đoàn

Intimex Group

2 Sơ đồ 2.2. Quy trình mua bán cà phê của Intimex Group

3 Biểu đồ 2.1. Kết quả kinh doanh của Intimex Group giai đoạn

2011 – 2013

4 Biểu đồ 2.2. Biểu đồ thể hiện tỷ trọng xuất khẩu cà phê sang EU

của Intimex Group so với cà nước giai đoạn 2011 – 2013

5 Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo thị trường năm

2011

6 Biểu đồ 2.4. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo thị trường năm

2012

7 Biểu đồ 2.5. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo thị trường năm

2013

Khóa Luận Tốt Nghiệp 1 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề

Trong giai đoạn nền kinh tế trong nước đang dần hội nhập với kinh tế thế giới,

nền kinh tế thị trường mở cửa giúp tăng lượng giao thương giữa các quốc gia trên

thế giới. Việc xuất khẩu có vai trò rất quan trọng trong việc làm tăng nguồn thu

ngoại tệ của đất nước, khai thác được lợi kinh tế của các quốc gia đồng thời hỗ trợ

đắc lực cho nhập khẩu.

Đối với nền kinh tế quốc gia, xuất khẩu tạo nguồn thu cho nhập khẩu và hoạt

động công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sản xuất trong nước sẽ phát triển để

tăng khả năng cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài, đồng thời cơ cấu kinh tế sẽ

chuyển dịch nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.

Điều này đặt ra nhiều thách thức và cũng là cơ hội lớn cho những doanh nghiệp

xuất nhập khẩu đầu tư phát triển, nâng cao vị thế của mình trên thị trường quốc tế.

Nhận thức được tầm quan trọng của xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp mở rộng

hoạt động ra thị trường quốc tế. Trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex là một

trong những doanh nghiệp đứng đầu trong hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước.

Sau quá trình thực tập ở doanh nghiệp, em đã quyết định nghiên cứu đề tài : “

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trường EU của Công ty Cổ phần Tập

đoàn Intimex “ vì cà phê là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của doanh nghiệp, đem lại

cho doanh nghiệp và quốc gia nguồn thu ngoại tệ khổng lồ hằng năm.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài “ Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trường EU của Công ty

Cổ phần Tập đoàn Intimex “ có mục tiêu chính là phân tích những vấn đề trong hoạt

động xuất khẩu cà phê của công ty và đề xuất biện pháp hợp lý để cải thiện nhằm

góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty.

Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu :

Tìm hiểu và phân tích quy trình xuất khẩu của công ty

Đánh giá kim ngạch xuất khẩu

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty vào thị trường

EU

Đề ra biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty sang thị

trường EU đem lại hiệu quả kinh doanh cho công ty.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Khóa Luận Tốt Nghiệp 2 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

Đối tượng nghiên cứu : mặt hàng cà phê mà công ty đang xuất khẩu

Phạm vi nghiên cứu : những thông tin liên quan đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm

cà phê của công ty sang thị trường EU giai đoạn 2011 - 2013

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê

Phương pháp lịch sử

Phương pháp logic

5. Ý nghĩa của đề tài

Đề ra các giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê sang thị trường

EU của công ty Intimex Group

6. Kết cấu của đề tài

Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung chính của báo cáo gồm 3 phần :

Chương 1 : Cơ sở lí luận về xuất khẩu cà phê

Chương 2 : Thực trạng xuất khẩu cà phê của Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex

giai đoạn 2011 -2013

Chương 3 : Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trường EU của công ty

Cổ phần Tập đoàn Intimex

Khóa Luận Tốt Nghiệp 3 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Khái niệm về xuất khẩu

Xuất khẩu, trong lí luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ

cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền ngoại tệ làm phương tiện thanh toán.

Xuất khẩu hàng hóa – luật Thương Mại 2005 ( chương II, mục 1, điều 28 ) – là việc

hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm

trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp

luật. Hoạt động xuất khẩu là hoạt động buôn bán hàng hóa, dịch vụ cho người hoặc

tổ chức nước ngoài nhằm tăng thu ngoại tệ, có thể là ngoại tệ của một hoặc cả hai

quốc gia. Hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương,

xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội và ngày càng phát triển mạnh

mẽ.

Dưới góc độ marketing, xuất khẩu được coi là hình thức thâm nhập thị trường

nước ngoài gặp nhiều sự cạnh tranh của các đối thủ có trình độ quốc tế. Mục đích

của hoạt động xuất khẩu là nhằm khai thác được lợi thế so sánh của mỗi quốc gia

khi có sự phân công lao động quốc tế.

Theo nghị định 57/1998/NĐ – CP ban hành ngày 31/7/1998 hướng dẫn về thi

hành luật thương mại đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thì “ Hoạt động xuất

khẩu, nhập khẩu hàng hóa là hoạt động mua, bán hàng hóa của thương nhân Việt

Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hóa, bao gồm cả

hoạt động tạm nhập, tái xuất, tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa “.

Như vậy, hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện

kinh tế, từ xuất khẩu hàng hóa tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị,

công nghệ kỹ thuật cao,…dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng mục tiêu của xuất

khẩu là đem lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu và qua đó đem lại lợi ích cho quốc

gia. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rộng cả về không gian lẫn thời gian,

có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và cũng có thể kéo dài vài năm. Đồng thời nó

có thể được tiến hành trên toàn lãnh thổ của một quốc gia hay nhiều quốc gia khác.

1.2. Tầm quan trọng của xuất khẩu cà phê đối với Việt Nam

1.2.1. Lợi thế của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu cà phê

1.2.1.1. Lợi thế trong sản xuất cà phê

Khóa Luận Tốt Nghiệp 4 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

Lợi thế về điều kiện tự nhiên

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm , chia thành 2 miền rõ rệt.

Miền Bắc với khí hậu có mùa đông lạnh và mưa phùn, thích hợp trồng cà phê

Arabica. Miền Nam có khí hậu nhiệt đới hai mùa mưa nắng, thích hợp với việc

trồng cà phê Robusta. Bên cạnh đó, ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là vùng

đất đỏ bazan, thích hợp với sự phát triển của cây cà phê, với diện tích trải rộng hàng

triệu ha.

Lợi thế về nhân công

Sản xuất cà phê xuất khẩu là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn, từ

nghiên cứu chọn giống gieo trồng, đến chăm sóc, thu hoạch, rồi thu mua, chế biến,

bảo quản, đóng gói, vận chuyển,…nên cần một lượng lao động khá lớn. Việt Nam

có dân số trên 90 triệu người ( vào cuối năm 2013 ), trong đó cơ cấu dân số trẻ, 49%

là trong độ tuổi lao động. Đây là một đội ngũ lao động dồi dào, cung cấp cho mọi

lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Việt Nam.

Một lợi thế nữa, là đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước đã tạo

điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất cà phê với các chính sách quy hoạch đất

đai trồng trọt, chính sách miễn giảm thuế, hỗ trợ giá khi cà phê trên thị trường

xuống thấp. Vì thế, khuyến khích các hộ nông dân yên tâm trồng cà phê, không đổi

sang các loại cây trồng khác.

1.2.1.2. Lợi thế trong xuất khẩu cà phê

Về chi phí sản xuất cà phê xuất khẩu : chi phí sản xuất cà phê xuất khẩu của

Việt Nam thấp hơn so với các nước trồng cà phê xuất khẩu khác. Bởi có nguồn

nhân công rẻ, dồi dào, chi phí các vật tư để sản xuất thấp hơn các nước khác. Chi

phí sản xuất rẻ là điều kiện thuận lợi để hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh cho mặt

hàng cà phê của Việt Nam trên thị trường thế giới.

Việt Nam đã gia nhập Tổ Chức Cà Phê Thế Giới ( ICO ), đồng thời cũng

tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ và phát triển nguồn

nhân lực với các nước trên thế giới. Điều này có thể giúp cho Việt Nam có điều kiện

để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, chế biến cà phê đồng thời mở rộng

được giao lưu trao đổi mặt hàng cà phê với các nước trong khu vực và thế giới.

Khóa Luận Tốt Nghiệp 5 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

Về thị trường xuất khẩu cà phê : thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam ngày

càng mở rộng, một số sản phẩm cà phê chất lượng cao như cà phê Trung Nguyên,

Vinacafe,… đã có thương hiệu và đứng vững trên thị trường khu vực và thế giới.

Về quy hoạch : Việt Nam đã xây dựng, quy hoạch nhiều vùng trồng cà phê để

xuất khẩu, cho năng suất cao, chất lượng tốt như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và

một số tỉnh Miền Trung. Đây là lợi thế lớn để tạo ra một nguồn hàng phục vụ cho

nhu cầu xuất khẩu cà phê.

1.2.2. Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với Việt Nam

Thứ nhất, xuất khẩu cà phê tạo nguồn thu ngoại tệ lớn, làm cân bằng cán cân

thanh toán quốc tế, tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và

tích lũy phát triển sản xuất.

Thật vậy, nhập khẩu cũng như nguồn vốn đầu tư của một đất nước thường

dựa vào ba nguồn tiền chủ yếu : viện trợ, đi vay và xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu

là nguồn vốn quan trọng nhất để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu những tư liệu sản

xuất thiết yếu phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa đất nước.

Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt

Nam, xuất khẩu cà phê mỗi năm đem về cho nền kinh tế nước ta một lượng ngoại tệ

lớn, khoảng 1 tỷ USD. Nguồn vốn thu từ xuất khẩu cà phê sẽ đóng góp một phần

nào đó để tăng khả năng nhập khẩu phục vụ cho tiến trình công nghiệp hóa – hiện

đại hóa đất nước.

Thứ hai, đẩy mạnh xuất khẩu được xem là một yếu tố quan trọng kích thích

sự tăng trưởng kinh tế. Việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản

xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ xuất khẩu, gây phản ứng dây chuyền

giúp các ngành kinh tế khác phát triển theo, kết quả là tăng tổng sản phẩm xã hội và

nền kinh tế phát triển có hiệu quả. Chẳng hạn ở đây, đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sẽ

làm tăng diện tích đất trồng cà phê, tăng vụ để tăng lượng cà phê phục vụ nhu cầu

xuất khẩu, mà các ngành khác như sản xuất phân bón, công nghiệp sản xuất máy

móc chế biến cà phê cũng phát triển theo.

Thứ ba, xuất khẩu cà phê giúp doanh nghiệp có thêm lợi nhuận, thu được

ngoại tệ để đầu tư trao đổi mới trang thiết bị, mở rộng và nâng cao sản xuất từ đó

tăng lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của mình.

Khóa Luận Tốt Nghiệp 6 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

Xuất khẩu cà phê là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật công nghệ

từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam. Khi xuất khẩu cà phê sẽ tạo cho Việt Nam nắm

bắt được công nghệ tiên tiến của thế giới để áp dụng vào nước mình. Như công

nghệ chế biến cà phê xuất khẩu, công nghệ, phơi sấy, bảo quản sau thu hoạch cà

phê, ngoài ra còn học hỏi được kinh nghiệm quản lý từ quốc gia khác. Như vậy, sẽ

nâng cao được năng lực sản xuất trong nước để phù hợp với trình độ của thế giới.

Thứ tư, xuất khẩu cà phê tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thu, góp

phần cho sản xuất phát triển và ổn định. Hoạt động xuất khẩu gắn với việc tìm kiếm

thị trường xuất khẩu, do đó khi xuất khẩu thành công tức là khi đó ta đã có được

một thị trường tiêu thụ rộng lớn. Điều này không những tạo cho Việt Nam chủ động

trong sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cà phê thế giới. Thị trường tiêu thụ càng

lớn, càng thúc đẩy sản xuất phát triển có như vậy mới đáp ứng được nguồn hàng

cho xuất khẩu.

Thứ năm, xuất khẩu cà phê tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào

cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Cũng như bất cứ một ngành

sản xuất hàng hóa nào xuất khẩu, sản xuất cà phê xuất khẩu cũng tạo điều kiện để

mở rộng vốn, công nghệ, trình độ quản lý, nâng cao đời sống người lao động đảm

bảo khả năng tái sản xuất mở rộng.

Thứ sáu, xuất khẩu có tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm và cải

thiện đời sống nhân dân. Sản lượng cà phê xuất khẩu sẽ thu hút hàng triệu lao động

vào làm việc và có thu nhập cao và thường xuyên. Với một đất nước có hơn 90 triệu

dân, lực lượng người trong tuổi lao động khá cao chiếm hơn 50% thì việc phát triển

cà phê sẽ góp phần thu hút một đội ngũ lao động rất lớn làm giảm gánh nặng thất

nghiệp cho đất nước. Giúp người dân ổn định đời sống giảm các tệ nạn xã hội.

Đồng thời giúp người dân có thu nhập cao đây là điều kiện để họ tiếp thu khoa học

công nghệ kỹ thuật, hòa nhập được với sự phát triển của thế giới.

1.3. Vài nét về thị trường EU

1.3.1. Vài nét về quá trình phát triển liên minh EU

Lịch sử của Châu Âu bắt đầu từ chiến tranh thế giới thứ II. Có thể nói rằng ý

tưởng về hội nhập Châu Âu đã được nhận thức sẽ giúp ngăn chặn việc giết choc và

phá hủy không xảy ra nữa. Bộ trưởng ngoại giao Pháp Robert Schuman là người

Khóa Luận Tốt Nghiệp 7 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

nêu ra ý tưởng và đề xuất lần đầu tiên trong bài phát biểu nổi tiếng ngày 9/5/1950

với đề nghị đặt toàn bộ nền sản xuất than, thép của Cộng Hòa Liên Bang Đức và

Pháp dưới một quyền lực chung trong một tổ chức mở cửa để các nước Châu Âu

khác cùng tham gia. Ngày 18/4/1951 Cộng đồng than, thép Châu Âu được kí kết và

đây là tổ chức tiền thân của EU ngày nay. Ban đầu EU gồm 15 quốc gia độc lập về

tài chính. Năm 2004, EU đã trở thành khu vực kinh tế lớn thứ hai Thế Giới sau Mỹ

với 25 thành viên. Từ năm 2007 đến nay, EU đã có 27 thành viên. Với thị trường

trên 505 triệu người, tổng sản phẩm quốc nội ( GDP ) lên tới khoảng 20 tỷ Euro.

Hàng năm EU chiếm 31% thị phần thương mại thế giới và đầu tư trực tiếp nước

ngoài. Theo số liệu thống kê của IMF, khối kinh tế này thu hút 55% hàng nhập khẩu

của thế giới trong đó hơn 72,5% hàng xuất khẩu nông sản của các nước đang phát

triển.

1.3.2. Đặc điểm của thị trường EU

Thị trường chung EU là một không gian lớn gồm 27 nước thành viên mà ở đó

hàng hóa, sức lao động, vốn và dịch vụ được lưu chuyển hoàn toàn tự do giống như

khi chúng ta ở trong một thị trường quốc gia. Thị trường chung gắn với chính sách

thương mại chung. Nó điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hóa,

dịch vụ trong nội khối.

1.3.2.1. Tập quán tiêu dùng và kênh phân phối

Tập quán tiêu dùng

EU gồm 27 quốc gia thành viên, mỗi quốc gia có một đặc điểm tiêu dùng

riêng, cho thấy EU là một thị trường có nhu cầu đa dạng và phong phú về hàng hóa.

Tuy nhiên có những khác biệt về tập quán và thị hiếu người tiêu dùng giữa các quốc

gia trong khối EU nhưng các quốc gia này đều nằm trong khu vực Tây và Bắc Âu

nên có những đặc điểm tương đồng về kinh tế và văn hóa. Trình độ phát triển kinh

tế - xã hội của các nước thành viên khá đồng đều cho nên người dân EU có những

đặc điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng. Hàng hóa muốn được nhập khẩu

vào thị trường này phải đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng, mẫu mã vệ sinh an toàn

cao. Bên cạnh đó, người tiêu dùng EU cũng có thói quen sử dụng các sản phẩm gắn

với những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Vì họ cho rằng, những nhãn hiệu này

Khóa Luận Tốt Nghiệp 8 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

thường gắn liền với những chất lượng sản phẩm có uy tín lâu đời, cho nên khi dùng

những sản phẩm này sẽ đảm bảo về chất lượng và an toàn cho người sử dụng.

Từ những đặc điểm, khi xuất khẩu cà phê vào thị trường này, các doanh

nghiệp Việt Nam cần nắm bắt được nhu cầu của từng thành viên trong EU ( ví dụ :

thích cà phê dạng bột hay cà phê rang xay, cà phê hòa tan thì tỉ lệ đường, sữa, cà

phê như thế nào thì hợp lí,…). Bên cạnh đó, cần tìm hiểu kỹ về các quy định cà phê

của thị trường chung này với chủng loại cà phê, giá cà phê, độ an toàn của cà

phê,…Để từ đó các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Intimex Group nói riêng

có các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào thị trường này. Đặc biệt kinh

doanh với thị trường EU các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý nhiều đến thương

hiệu. Đây là thị trường có mức thu nhập khá cao. Cái mà EU cần là thương hiệu gắn

với chất lượng chứ không phải là giá cả. Vì thế ta làm sao để có thương hiệu nổi

tiếng cạnh tranh được với các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như : Nestle, Kraft,

Foods, Saralee, P&G Larazza,…

Kênh phân phối

Hình thức tổ chức phổ biến của các kênh phân phối trên thị trường EU là :

theo tập đoàn và không theo tập đoàn.

Kênh phân phối theo tập đoàn là : các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu của một

tập đoàn chỉ cung cấp hàng hóa cho hệ thống các cửa hàng, siêu thị của tập đoàn

này mà không cung cấp hàng hóa cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác.

Kênh phân phối không theo tập đoàn : thì ngược lại, các nhà sản xuất và nhập

khẩu của tập đoàn này ngoài việc cung cấp hàng hóa cho hệ thống bán lẻ của tập

đoàn mình còn cung cấp hệ thống bán lẻ cho tập đoàn khác và các công ty bán lẻ

độc lập.

Cà phê Việt Nam tham gia vào thị trường EU thường theo kênh phân phối

không theo tập đoàn, vì các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là những doanh nghiệp

vừa và nhỏ chưa đủ tiềm lực để điều chỉnh cả hệ thống các doanh nghiệp nhập khẩu

cà phê của EU.

1.3.2.2. Các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng của EU

Khóa Luận Tốt Nghiệp 9 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

Một số đặc điểm nổi bậc trên thị trường EU là quyền lợi của người tiêu dùng

rất được bảo vệ, khác hẳn với thị trường các nước đang phát triển. Để đảm bảo

quyền lợi cho người tiêu dùng. EU tiến hàng kiểm tra sản phẩm ngay từ nơi sản

xuất và có các hệ thống báo động giữa các nước thành viên, đồng thời bãi bỏ việc

kiểm tra sản phẩm ở biên giới. EU đã thông qua những quy định về bảo vệ quyền

lợi của người tiêu dùng về độ an toàn chung của các sản phẩm được bán ra, các hợp

đồng quảng cáo, bán hàng tận nhà, nhãn hiệu,…Hiện nay, ở EU có 3 tổ chức định

chuẩn : Ủy Ban Châu Âu về Định chuẩn, Ủy Ban Châu Âu về Định chuẩn điện tử,

Viện Định Chuẩn Viễn Thông Châu Âu. Tất cả các sản phẩm bán được ở thị trường

này với điều kiện phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn chung của EU, các luật và định

chuẩn quốc gia được sử dụng chủ yếu để cấm buôn bán sản phẩm được sản xuất ra

từ các nước có những điều kiện sản xuất chưa đạt mức an toàn ngang với tiêu chuẩn

của EU. Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, EU tích cực tham gia chống nạn

hàng giả bằng cách không cho nhập khẩu những sản phẩm đánh cấp bản quyền,

ngoài ra EU còn đưa ra các chỉ kiểm soát từng nhóm hàng cụ thể về chất lượng và

an toàn đối với người tiêu dùng.

Đối với nhóm mặt hàng nông sản khi nhập khẩu vào thị trường EU, phải đảm

bảo an toàn vệ sinh cao, chất lượng phải đảm bảo chất lượng chung của EU. Đặc

biệt những sản phẩm này có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đối với cà phê, EU chỉ

nhập cà phê vối, cà phê chè Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này rất ít do công

nghệ chế biến của ta chưa đảm bảo, chất lượng thua kém rất nhiều cà phê của

Brazil, Colombia,…Ngoài ra, cà phê của ta xuất khẩu vào EU chủ yếu là cà phê

nhân, cà phê thành phẩm, cà phê hòa tan rất ít, vì ta chưa đáp ứng được các quy

định của EU về tỉ lệ trong cà phê hòa tan.

1.3.2.3. Chính sách thương mại chung của EU

1.3.2.3.1. Chính sách thương mại nội khối

Chính sách thương mại nội khối tập trung vào việc xây dựng và vận hành thị

trường chung EU nhằm xóa bỏ việc kiểm soát biên giới, lãnh thổ quốc gia, biên giới

hải quan để tự do lưu thông hàng hóa, sức lao động, dịch vụ và vốn, điều hòa các

chính sách kinh tế xã hội của các nước thành viên.

Khóa Luận Tốt Nghiệp 10 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

Lưu thông tự do hàng hóa : các quốc gia EU nhất trí xóa bỏ mọi hạn ngạch áp

dụng trong thương mại nội khối, đồng thời xóa bỏ tất cả các biện pháp hạn chế về

số lượng, các rào cản về thuế giữa các thành viên.

Tự do đi lại và cư trú trên toàn lãnh thổ liên minh : tự do đi lại về mặt địa lý,

tự do di chuyển vì nghề nghiệp, nhất thể hóa về xã hội, tự do cư trú.

Lưu chuyển tự do dịch vụ : tự do cug cấp dịch vụ, tự do hưởng các dịch vụ, tự

do chuyển tiền bằng điện tín, công nhận lẫn nhau các văn bằng.

Lưu chuyển vốn tự do : thương mại hàng hóa dịch vụ sẽ không duy trì được

nếu vốn không được lưu chuyển tự do và được chuyển tới nơi nó được sử dụng một

cách có hiệu quả nhất.

Chính sách thương mại nội khối của EU thường tạo cho các thành viên sự tự

do như ở trong quốc gia mình. Điều này tạo cho Việt Nam thuận lợi trong việc tìm

hiểu các đối tác mới của EU thông qua các đối tác truyền thống, ít phải điều tra

ngay từ đầu, giảm chi phí cho việc tìm kiếm thị trường mới. Ngoài ra, nếu có được

quan hệ tốt với thị trường truyền thống, sẽ là điều kiện thuận lợi để thâm nhập vào

thị trường mới dễ dàng hơn.

1.3.2.3.2. Chính sách ngoại thương

Chính sách ngoại thương được xây dựng trên nguyên tắc : Không phân biệt

đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp được áp

dụng phổ biến trong chính sách này là thuế quan, hạn chế về số lượng, hàng rào kỹ

thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu. Hiện nay, EU còn sử dụng chương

trình mở rộng hàng hóa, giảm thuế quan đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu và tiến

tới xóa bỏ hạn ngạch, ngoài ra EU còn sử dụng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ

cập.Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập WTO nên đã được hưởng nhiều ưu đãi từ tổ

chức này. Việc xuất khẩu vào thị trường này dễ dàng hơn.

1.3.2.4. Tình hình nhập khẩu của EU trong những năm gần đây

Liên minh EU là nền kinh tế hùng mạnh, một trong 3 đầu tàu của thế giới

(Mỹ, EU, Nhật ), là thị trường xuất khẩu lớn nhất và thị trường nhập khẩu lớn thứ

hai thế giới. Hàng năm EU nhập khẩu một khối lượng lớn hàng hóa từ khắp các

nước trên thế giới. Kim ngạch nhập khẩu không ngừng gia tăng : từ 147,14 triệu

USD năm 2007 lên tới 158,01 triệu USD năm 2009 và gần 226 triệu USD năm

Khóa Luận Tốt Nghiệp 11 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

2013. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của EU là nông sản chiếm 11,79% trong đó

có chè, cà phê, gạo,…khoáng sản 17,33%, máy móc 24,27%, thiết bị vận tải chiếm

trên 8,9%, hóa chất 7,59%, các sản phẩm chế tạo khác 27,11% trong tổng kim

ngạch nhập khẩu. EU là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của

Việt Nam. Xuất khẩu sang EU đóng góp 16% tổng GDP, đạt 14,9% tỷ USD năm

2013, tổng kim ngạch xuất khẩu chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu vào EU,

khoảng 10,3 tỷ USD trong đó cà phê chiếm 1,4 tỷ USD. Dự báo kim ngạch xuất

nhập khẩu Việt Nam – EU năm 2014 đạt 232 tỷ USD tăng 27% so với năm 2013.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU dự báo đạt 10 tỷ USD.

Riêng mặt hàng cà phê, EU nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới như Brazin,

Colombia, Indonesia, Việt Nam. Hàng năm EU nhập khẩu của Việt Nam khoảng

82,847 triệu bao cà phê Robusta, 13,832 triệu bao cà phê Arabica.

1.4. Các phương thức xuất khẩu cà phê sang thị trường EU

Có nhiều phương thức mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng để xuất

khẩu cà phê sang thị trường EU như : xuất khẩu trung gian, xuất khẩu trực tiếp, liên

doanh.

Xuất khẩu trung gian : là hình thức xuất khẩu mà nước xuất khẩu thường xuất

hàng thô, ít qua chế biến sang một nước xuất khẩu trung gian…Đối với doanh

nghiệp nhỏ, chưa mạnh về thương mại cũng như tiếp thị quốc tế thì việc xuất khẩu

qua trung gian là một giải pháp tốt. Khi xuất khẩu qua trung gian, doanh nghiệp có

thể đàm phán để có phương thức thanh toán ít rủi ro nhất. Thêm vào đó, doanh

nghiệp có thể được các công ty trung gian hỗ trợ tốt về mặt chuyên môn, tránh sai

sót. Tuy nhiên, có một nhược điểm lớn là giá bán qua trung gian thường thấp, sản

phẩm của công ty không gây dựng được thương hiệu.

Xuất khẩu trực tiếp : là hình thức trong đó doanh nghiệp ký hợp đồng với các

nhà nhập khẩu EU thông qua văn phòng đại diện của công ty tại Việt Nam. Nhiệm

vụ của các văn phòng đại diện là làm chức năng văn phòng liên lạc, tiến hành các

hoạt động nghiên cứu thị trường, các hoạt động xúc tiến và xây dựng các dự án hợp

tác đầu tư của công ty mẹ tại Việt Nam. Bên cạnh đó, văn phòng đại diện còn thúc

đẩy việc thực hiện các hợp đồng, thỏa thuận về lĩnh vực thương mại phù hợp với

pháp luật Việt Nam đã ký giữa công ty và các đối tác Việt Nam. Đây là phương

thức chính thâm nhập vào thị trường EU hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam.

Khóa Luận Tốt Nghiệp 12 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

Các doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt thông tin thị trường cũng như nhu

cầu của các nước nhập khẩu.

Liên doanh : Là hình thức các tổ chức, doanh nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quan

nhà nước có thẩm quyền để đăng kí nhãn hiệu độc quyền nhằm để phân biệt hàng

hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mình với doanh nghiệp khác, đồng thời giúp người

tiêu dùng dễ dàng lựa chọn những hàng hóa, dịch vụ chính xác và tin tưởng. Hình

thức liên doanh này đem lại thành công cho các doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị

trường EU vì người tiêu dùng EU có thói quen sử dụng những sản phẩm có nhãn

hiệu nổi tiếng, chất lượng là yếu tố quyết định tiêu dùng đối với phần lớn các mặt

hàng được tiêu dùng trên thị trường này chứ không phải giá cả. Tuy nhiên phương

thức này không phổ biến với Việt Nam vì hiện nay cà phê Việt Nam chưa có nhiều

thương hiệu nổi tiếng. Nhưng trong những năm tới thì Việt Nam cần áp dụng vì nếu

được thị trường này chấp nhận thì thương hiệu đó sẽ được các nước khác công

nhận.

1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường

EU.

1.5.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

Kinh tế

Tình hình phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu có ảnh hưởng tới nhu

cầu và khả năng thanh toán của khách hàng, do đó ảnh hưởng đến hoạt động xuất

khẩu của doanh nghiệp. Khi nghiên cứu môi trường kinh tế, các công ty cần quan

tâm tới những đặc điểm sau:

Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP ), thu nhập của cư dân : các nhà marketing

quốc tế đặc biệt quan tâm đến mức thu nhập bình quân đầu người vì đó là chỉ tiêu

phản ánh nhu cầu và hành vi mua sắm của khách hàng. Một khía cạnh thứ hai của

thu nhập chỉ ra quy mô thị trường là chỉ tiêu GDP. Chỉ tiêu này là một sự chỉ dẫn

tiềm năng đối với sự sẵn sàng chi trả có sự thay đổi vể giá. Thị trường EU là một thị

trường có mức thu nhập cao, nên giá cả rẻ không phải là điều kiện quyết định mua

hàng. EU có những tiêu chuẩn khắt khe về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tỷ giá hối đoái và sự biến động của nó, tình hình lạm phát : trong thanh toán

quốc tế thường sử dụng đồng tiền của các nước khác nhau, do vậy tỷ giá hối đoái có

Khóa Luận Tốt Nghiệp 13 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu. Nếu đồng tiền trong nước giảm giá so với

đồng ngoại tệ thường dùng làm đơn vị thanh toán như USD, GBP,…thì sẽ kích

thích xuất khẩu, và ngược lại nếu đồng tiền trong nước tăng so với đồng ngoại tệ

thanh toán thì việc xuất khẩu bị hạn chế. Do vậy doanh nghiệp cần quan tâm đến

yếu tố tỷ giá vì nó liên quan đến việc thu đổi ngoại tệ sang nội tệ, từ đó ảnh hưởng

đến hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Để biết được sự biến động của tỷ giá hối

đoái, doanh nghiệp phải hiểu biết được cơ chế điều hành tỷ giá hiện hành của nhà

nước, theo dõi biến động cũng như những chính sách về tỷ giá của chính phủ.

Bên cạnh đó, tỉ lệ lạm phát cao hoặc không dự đoán trước được coi là có hại cho

nền kinh tế, trong đó có việc xuất khẩu. Lạm phát trong nước tăng sẽ dẫn đến giá cả

tiêu dùng tăng, chi phí sản xuất tăng dẫn đến giá thành tăng, làm mất đi tính cạnh

tranh của sản phẩm nước ta với các nước khác.

Chính trị

Các doanh nghiệp xuất khẩu cần xem xét những ảnh hưởng chính trị của một

quốc gia sở tại đối với công ty trên thị trường nước ngoài. Một điều cần quan tâm

đó là sự ổn định chính trị của quốc gia. Sự bất ổn và thay đổi nhanh chóng về chính

trị sẽ tạo nên một môi trường rủi ro cho việc kinh doanh. Công ty quốc tế thì thường

được nhận dạng bởi xuất xứ quốc gia của nó. Điều này có thể là tốt hay xấu tùy

thuộc vào mối quan hệ chính quyền trong nước và nước ngoài.

Việt Nam ta có điều kiện chính trị tương đối ổn định, do vậy không chỉ là điều

kiện tốt để yên tâm sản xuất cà phê mà còn hấp dẫn các nhà đầu tư kinh doanh cà

phê vì đây là nguồn hàng ổn định của họ.

Thị trường EU bao gồm các quốc gia độc lập về tài chính và ổn định trong

chính sách chiến lược phát triển kinh tế. Vì vậy, sẽ giúp cho Việt Nam có thị trường

ổn định.

Pháp luật

Bao gồm hệ thống các luật tác động đến hoạt động xuất khẩu. Mỗi quốc gia có

một hệ thống pháp luật khác nhau vì thế có những quy định khác nhau về các hoạt

động xuất khẩu.

Đối với xuất khẩu cà phê chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:

Các quy định về giao dịch hợp đồng xuất khẩu cà phê như : số lượng cà phê,

phương tiện vận tải sử dụng trong giao dịch xuất khẩu cà phê,..thông thường ta tính

Khóa Luận Tốt Nghiệp 14 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

theo giá FOB tại cảng Sài Gòn, khi giao hợp đồng xuất khẩu, phương tiện chủ yếu

là tàu chở container.

Các điều ước mà quốc gia đó đã ký kết với Việt Nam, cam kết cho các doanh

nghiệp Việt Nam những ưu đãi nào. Các quy định về tự do mậu dịch hay xây dựng

các hàng rào thuế quan chặt chẽ. Các quy định về luật chống phá giá, luật chi phối

trong việc đóng gói sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Như vậy yếu tố pháp luật là quan trọng vì nếu không biết được các quy định

về nước nhập khẩu thì đơn vị kinh doanh khó khăn sẽ gặp nhiều rủi ro.

Văn hóa – xã hội

Các yếu tố thuộc môi trường văn hóa – xã hội là ngôn ngữ, phong tục tập

quán, tôn giáo, giá trị thái độ. Ở mỗi thị trường nước ngoài sẽ có một nền văn hóa

và hành vi khác nhau với thị trường Việt Nam.

Việc xuất khẩu cà phê sẽ mang văn hóa nước ta vào nước nhập khẩu. Giữ gìn

bản sắc riêng là tốt, tuy nhiên trong việc kinh doanh xuất khẩu, nếu như ta cố gắng

mang văn hóa Việt Nam đến các nước khác thì đôi khi nó lại là cản trở cho việc

xuất khẩu vào thị trường EU. Ở vài nước EU nói riêng và nhiều nước ở khu vực nhu

Châu Á, người ta thích uống cà phê pha loãng như một thứ nước giải khác có mùi

thơm đặc trưng, chứ không phải uống cà phê nguyên chất như ở nước ta, vì họ cho

rằng cafein có hại cho sức khỏe. Vì vậy, trước khi xuất khẩu qua một quốc gia nào,

cần phải tìm nghiên cứu tìm hiểu xem nước đó thích uống cà phê gì ( cà phê hòa tan

hay cà phê đen, cà phê phin hay cà phê pha sẵn ). Có như vậy doanh nghiệp mới có

xuất khẩu phù hợp.

Khoa học - Công nghệ

Các yếu tố khoa học - công nghệ có quan hệ chặt chẽ với các hoat động kinh

doanh nói chung và với hoạt động xuất khẩu nói riêng. Khoa học công nghệ ngày

càng phát triển làm cho sự giao thương giữa các đối tác này ngày càng dễ dàng hơn.

Khoảng cách không gian, thời gian không còn là trở ngại lớn cho việc xuất nhập

khẩu. Sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu Internet, giúp cho mọi thông tin thị

trường thế giới được cập nhật liên tục, thường xuyên. Các doanh nghiệp xuất nhập

khẩu cũng có thể quảng cáo được sản phẩm của mình mà tốn rất ít chi phí.

Tuy nhiên, trong việc tạo nguồn hàng xuất khẩu, đối với những nước xuất

khẩu cà phê như Việt Nam, việc chế biến cà phê còn thiếu máy móc, trang thiết bị

Khóa Luận Tốt Nghiệp 15 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

nghiêm trọng, dẫn đến chất lượng không đảm bảo, năng suất không ổn định gây khó

khăn cho việc xuất khẩu cà phê.

Như vậy, khoa học kỹ thuật phát triển nếu như biết áp dụng nó tốt sẽ là điều

kiện giúp nước ta có điều kiện hội nhập tốt hơn. Nhưng nếu không biết áp dụng thì

nó sẽ là một cản trở lớn vì khi đó ta sẽ tụt hậu xa hơn các nước về kỹ thuật như vậy

sẽ không đủ khả năng để nâng cao khả năng cạnh tranh cho Việt Nam.

1.5.2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô

Là nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp mà có thể tác động làm thay đổi nó

để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của mình. Bao gồm các nhân tố sau :

Bộ máy quản lý của doanh nghiệp

Là sự tác động trực tiếp của các cấp lãnh đạo xuống các cán bộ, công nhân

viên đến hoạt động tổ chức sản xuất và xuất khẩu hàng hóa. Việc thiết lập cơ cấu tổ

chức của bộ máy điều hành cũng như cách thức điều hành của các cấp lãnh đạo là

nhân tố quyết định tính hiệu quả trong kinh doanh. Một doanh nghiệp có cơ cấu tổ

chức hợp lí, cách điều hành hoạt động kinh doanh sẽ quyết định tới hiệu quả kinh

doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng.

Yếu tố nhân lực

Con người luôn đặt ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động. Hoạt động xuất khẩu

hàng hóa đặc biệt phải nhấn mạnh đến yếu tố con người bởi vì nó là chủ thể sáng

tạo và trực tiếp điều hành các hoạt động. Trình độ và năng lực trong hoạt động xuất

khẩu của các bên kinh doanh sẽ quyết định tới hiệu quả kinh doanh của doanh

nghiệp.

Khả năng tài chính của doanh nghiệp

Một trong các yếu tố quan trọng tác động tới hoạt động của doanh nghiệp là

vốn. Bên cạnh yếu tố về con người, tổ chức quản lý thì doanh nghiệp phải có vốn để

thực hiện các mục tiêu về xuất khẩu mà doanh nghiệp đã đề ra. Năng lực tài chính

có thể làm hạn chế hoặc mở rộng các khả năng của doanh nghiệp vì vốn là tiền đề

cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Khóa Luận Tốt Nghiệp 16 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

Như vậy, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu theo chiều hướng khác

nhau, tốc độ và thời gian khác nhau,…tạo nên một môi trường xuất khẩu phức tạp

đối với doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải thường xuyên nắm bắt những thay đổi

này để có những phản ứng kịp thời, tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra khi tiến hành hoạt

động xuất khẩu.

1.6. Các chính sách hỗ trợ xuất khẩu cà phê

1.6.1. Chính sách về thuế xuất khẩu

Thuế xuất khẩu là thuế mà các nhà xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ có nghĩa vụ

nộp thuế cho Nhà Nước theo tỷ lệ thuế suất nhất định, cơ quan đứng ra thu là Hải

Quan – nơi mà các doanh nghiệp cho xuất hàng đi và kê khai hải quan. Thường thì

các quốc gia, kể cả Việt Nam, thì thuế suất khẩu thường bằng 0%. Mục đích là

nhằm khuyến khích các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu và tạo lợi thế cạnh

tranh cho hàng xuất khẩu của quốc gia trên thị trường thế giới, trừ một số mặt hàng

mà Nhà Nước hạn chế xuất khẩu như tài nguyên, các nguyên liệu quý.

Để tháo gỡ khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp kinh doanh cà phê,

thời gian qua Bộ Tài Chính đã có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp

kinh doanh cà phê. Về chính sách thuế giá trị gia tăng (GTGT ), Bộ Tài Chính đã

trình Chính Phủ bổ sung dự thảo Nghị định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số

điều của Luật thuế GTGT. Cụ thể : sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi

trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông

thường bán cho cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ trong khâu

kinh doanh thương mại không chịu thuế GTGT.

1.6.2. Chính sách tín dụng xuất khẩu

Các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất nói chung và các doanh nghiệp nhập

khẩu nói riêng của Việt Nam hiện nay đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên

việc thiếu vốn kinh doanh là thường xuyên xảy ra. Để có vốn kinh doanh, các doanh

nghiệp buộc phải đi vay. Vì vậy, để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xoay vòng

vốn kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, Nhà Nước ta hiện nay có các chính sách

xuất khẩu để hỗ trợ như tín dụng xuất khẩu.

Khóa Luận Tốt Nghiệp 17 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

Tín dụng xuất khẩu là hình thức khuyến khích xuất khẩu bằng cách nhà nước

lập các quỹ tín dụng xuất khẩu hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng thương mại đảm bảo

gánh chịu rủi ro nhằm tăng cường tín dụng cho hoạt động xuất khẩu.

Chính sách tín dụng có thể thông qua 2 cách sau :

Chính sách tín dụng ngân hàng :

Các ngân hàng thương mại là một kênh cung cấp vốn cho các doanh nghiệp kinh

doanh xuất khẩu. Và khi vay vốn từ các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp

phải chịu một khoản lãi vay nhất định.

Chính sách tín dụng từ Quỹ hỗ trợ phát triển:

Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu, Chính phủ đã cho thành lập Quỹ hỗ

trợ xuất khẩu thông qua nghị quyết số 195/2000/QĐ –TTg. Quỹ chính thức đi vào

hoạt động từ năm 2011, với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc

huy động vốn kinh doanh. Khi gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, các doanh

nghiệp được Quỹ hỗ trợ cho vay không lãi suất hoặc với lãi suất thấp.

Loại tín dụng này rất cần cho các nhà sản xuất để đảm bảo các khoản thanh

toán trong việc thu mua cà phê để xuất khẩu, đóng gói, vận chuyển,…Lãi suất tín

dụng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa xuất

khẩu. Vì vậy, Nhà nước áp dụng tín dụng theo lãi suất ưu đãi thấp hơn nữa lãi suất

cơ bản, góp phần tăng sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.

1.6.3. Chính sách tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là tiền tệ của quốc gia này được tính bằng tiền tệ của quốc gia

khác. Có hai loại tỷ giá hối đoái là tỷ giá hối đoái nội tệ và tỷ giá hối đoái ngoại tệ.

Ở Việt Nam, người ta thường yết giá theo tỷ giá hối đoái ngoại tệ.

Nếu như tỷ giá hối đoái tăng khi đó làm cho hàng hóa trong nước rẻ hơn tương

đối so với hàng hóa quốc tế, làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước và do

đó khuyến khích xuất khẩu. Chính bởi vì sự ảnh hưởng đó mà nếu tỷ giá hối đoái

không ổn định thì các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ gặp nhiều rủi ro.

Tỷ giá hối đoái có tác động lớn đến xuất nhập khẩu nên nhiều quốc gia trên

thế giới đã xây dựng chính sách tỷ giá riêng sao cho có lợi nhất đối với mình để đẩy

mạnh xuất khẩu. Ở Việt Nam, tỷ giá giữa đồng USD với VND tương đối ổn định

trong nhiều năm qua. Với một sự biến động nhỏ thì Ngân Hàng Trung Ương cũng

Khóa Luận Tốt Nghiệp 18 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

điều chỉnh kịp thời, linh hoạt giúp cho tỷ giá có lợi cho việc xuất khẩu của Việt

Nam, từ đó góp phần phát triển kinh tế bền vững.

1.6.4. Chính sách bảo hiểm rủi ro

Bảo hiểm là một dạng chia sẻ rủi ro gặp phải trong đời sống và trong quá trình

hoạt động của mỗi cá nhân, tổ chức bằng việc đóng một khoản phí cho bảo hiểm gọi

là phí bảo hiểm.

Khi xuất khẩu, các doanh nghiệp có thể gặp phải rất nhiều rủi ro như rủi ro

trong quá trình vận chuyển và bảo quản hàng hóa, rủi ro trong thanh toán,…Nếu

không mua bảo hiểm thì có thể doanh nghiệp đó phải chịu trách nhiệm và đền bù

toàn bộ số thiệt hại có thể xảy ra, gây tổn thất nghiêm trọng cho công ty. Nhờ có

bảo hiểm, doanh nghiệp chỉ phải chịu một phần thiệt hại, qua đó không làm gián

đoạn quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Với những mặt hàng nông sản như cà phê thì ngoài rủi ro trong vận chuyển

hay trong thanh toán, còn một loại rủi ro nữa đó là rủi ro về tỷ giá. Cà phê là loại

hàng hóa được mua bán kì hạn thông qua các sàn giao dịch nên gặp rủi ro cao hơn

trong tương lai. Do đó, việc mua bảo hiểm giúp cho các doanh nghiệp giảm thiểu

được rủi ro trong kinh doanh cà phê.

Khóa Luận Tốt Nghiệp 19 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Ngành cà phê Việt Nam đã và đang có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc

dân và đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm khá lớn và

có thể dự đoán trong 5 – 10 năm tới cà phê vẫn là mặt hàng nông sản xuất khẩu

hàng đầu của nước ta. Do đó, việc nắm bắt được những khái niệm về việc xuất khẩu

và những hình thức xuất khẩu và nhận thức được tầm quan trọng của chúng là rất

cần thiết cho mọi công ty. Để có thể đẩy mạnh xuất khẩu, trước tiên nhà quản trị

phải hiểu rõ cấu trúc thị trường và vị trí của mình ở trong lĩnh vực đó, từ đó xác

định được những vấn đề công ty đang gặp phải và nguyên nhân của nó.

Để có thể phân tích thực trạng cũng như đề xuất những giải pháp đẩy mạnh

xuất khẩu cà phê vào thị trường EU, chương 1 giới thiệu về những nhân tố tác động

đến việc xuất khẩu mặt hàng cà phê, ở cả khía cạnh vi mô như tiềm lực tài chính,

nhân sự, cơ sở vật chất và vĩ mô – tác động của kinh tế, chính trị xã hội, giá

cả…Bên cạnh đó, còn đưa ra những chính sách có thể góp phần hỗ trợ các doanh

nghiệp xuất khẩu. Đây là cơ sở để phân tích thực trạng xuất khẩu của công ty ở

chương 2.

Khóa Luận Tốt Nghiệp 20 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ XUẤT KHẨU CÀ

PHÊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN INTIMEX

GIAI ĐOẠN 2011 – 2013

2.1 Giới thiệu tổng quan về Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Intimex

2.1.1. Giới thiệu về Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Intimex

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

2.1.1.1.1. Lịch sử hình thành

Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Intimex ( Intimex group ), tên gọi trước đây là

Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Intimex ( Inimex Hochiminh ), chính thức đi

vào hoạt động từ ngày 01/07/2006. Intimex Group được hình thành trên cơ sở cổ

phần hóa Chi nhánh Công ty xuất nhập khẩu Intimex tại TP.HCM được thành lập từ

năm 1995 và trực thuộc Bộ Công Thương.

Tên công ty : Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex

Tên tiếng anh : Intimex Group Joint Stock Company

Tên giao dịch quốc tế : Intimex Group

Trụ sở : 61 Nguyễn Văn Giai, P.Đa Kao, Q.1, TP.HCM

Điện thoại : (08) 38203033

Fax : (08) 38201997

Website : www.intimexhcm.com

Email : [email protected]

Tổng Giám Đốc : Đỗ Hà Nam

Mã số thuế : 0304421306

Giấy chứng nhận kinh doanh số : 4103004940.

Khóa Luận Tốt Nghiệp 21 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

2.1.1.1.2. Quá trình phát triển:

Sau 10 năm hoạt động dưới hình thức chi nhánh, mà sự khởi đầu chỉ có hai

bàn tay trắng, không nhà, không tiền, và đội ngũ chỉ vọn vẹn 5 CBCNV, đến hết

năm 2005, khi chuẩn bị chuyển sang công ty cổ phần, doanh thu của Intimex

Hochiminh đạt trên 1.860 tỷ đồng, kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 105 triệu USD,

nộp ngân sách trên 30 tỷ đồng. Và từ sau khi cổ phần hóa với vốn điều lệ là 14,4 tỷ

đồng, 91 CBCNV, 1 nhà máy chế biến tiêu sạch tại Bình Dương, văn phòng tại

TP.HCM và 3 chi nhánh, sau 8 năm Công ty đã có bước phát triển vượt bậc với tốc

độ tăng trưởng bình quân từ 30 – 50%/ năm.

Từ ngày 01/07/2011, Công ty đi vào hoạt động với tên gọi mới là Công ty Cổ

phần Tập đoàn Intimex ( Intimex Group ), phát triển theo định hướng “ đa ngành, đa

nghề, đa quốc gia “.

Đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng công ty đã đạt gần 1 tỷ

USD/năm, doanh thu hàng năm đạt hơn 27 nghìn tỷ đồng. Hệ thống mạng lưới hoạt

động của công ty trải dài từ Bắc đến Nam với 6 chi nhánh và trung tâm thương mại,

12 doanh nghiệp mà công ty chiếm cổ phần chi phối từ 51% trở lên. Công ty đã xây

dựng nhà máy chế biến cà phê xuất khẩu chất lượng cao nằm ở các vùng trọng điểm

sản xuất cà phê của Việt Nam với tổng công suất 335.000 tấn/năm, 1 nhà máy chế

biến tiêu sạch xuất khẩu, cùng 5 trung tâm thương mại tại Buôn Ma Thuột, Đắk

Mil, Tây Ninh, Đà Nẵng, Hải Phòng.

Tổng tài sản của Intimex Group đã lên đến trên 2.700 tỷ đồng, đó chính là sự

quan trọng cho sự phát triển của công ty trong giai đoạn tiếp theo.

Qua nhiều năm hoạt động với những thành tựu đạt được từ chính sự hỗ trợ của

bản thân, công ty đã dần hoàn thiện mình và không ngừng mở rộng quy mô cũng

như về vốn. Tháng 5/2013, vốn điều lệ của công ty đã lên đến 176,25 tỷ đồng (

Nguồn : Phòng tài chính kế toán của Intimex Group ).

2.1.1.1.3. Thành tựu

Intimex Group nhiều năm liền được nhận bằng khen cho tập thể và cá nhân do

Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển

Nông thôn, Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế ( IPC ),…trao tặng. Gần đây nhất là năm 2013,

Khóa Luận Tốt Nghiệp 22 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

công ty vinh hạnh được giải thưởng “ Doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu xuất sắc “ do

Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế trao tặng. Các tổ chức công đoàn, Đoàn thanh niên luôn

được công nhận là vững mạnh, Đảng bộ công ty nhiều năm liền được cấp giấy

chứng nhận “ Đảng bộ trong sạch vững mạnh “. Chính thành tích đó đã góp phần

ghi nhận và khẳng định nổ lực của toàn thể CBCNV công ty trong những năm qua.

2.1.1.2. Lĩnh vực hoạt động

2.1.1.2.1. Xuất khẩu

Xuất khẩu là lĩnh vực kinh doanh chủ lực của Intimex Group. Các mặt hàng

xuất khẩu của công ty là : cà phê các loại, tiêu đen, tiêu trắng, tiêu sạch, tiêu ASTA,

hạt điều, gạo, cơm dừa. Thị trường xuất khẩu như là : Hoa Kỳ, EU, Châu Á ( Thái

Lan, Trung Quốc, Singapore, Philippines, Nhật Bản, Ấn Độ…), Australia,

Ecuador,…

2.1.1.2.2. Nhập khẩu

Song song với việc xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu của công ty cũng được

quan tâm và là chiến lược của Intimex Group ngay từ mới ngày đầu thành lập chi

nhánh cũng như khi chuyển sang hoạt động cổ phần.

Intimex Group đang đã vươn lên trở thành một trong những nhà phân phối

hàng thực phẩm đông lạnh lớn và có uy tín cao ở Việt Nam. Các mặt hang đông

lạnh gồm : gà các loại, thịt heo, thịt bò, thịt trâu,…với những thương hiệu nổi tiếng.

Bên cạnh đó, công ty còn nhập khẩu hàng điện tử, đồ điện gia dụng và các mặt hàng

khác phục vụ nhu cầu kinh doanh trong nước. Ở đây, công ty phần lớn nhập các đồ

điện gia dụng mang nhãn hiệu Deawoo. Đây là những sản phẩm do Intimex Group

độc quyền phân phối tại Việt Nam. Thị trường nhập khẩu : Hoa Kỳ, Brazil, Hàn

Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Argentina,…

2.1.1.2.3. Trung tâm thương mại

Bên cạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, Intimex Group đã và đang

phát triển nhanh hệ thống phân phối, bán buôn, bán lẻ, các trung tâm thương mại tại

các tỉnh thành phía Nam cũng như trên cả nước với số vốn đầu tư hàng trăm tỷ

đồng.

2.1.1.3. Sơ đồ tổ chức – chức năng, nhiệm vụ

2.1.1.3.1. Sơ đồ tổ chức

Khóa Luận Tốt Nghiệp 23 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

( Nguồn : Phòng Tổ chức Hành chính của Intimex Group)

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex

2.1.1.3.2. Chức năng – nhiệm vụ của các phòng ban

Hội đồng quản trị

- Quyết định các chiến lược trong ngắn hạn và dài hạn của công ty.

- Xây dựng cơ cấu tổ chức, quy chế quản lí và thành lập các chi nhánh , văn

phòng đại diện công ty.

- Công bố các quyết toán tài chính trước Đại hội cổ đông thường niên.

- Quyền quyết định chào giá cổ phần và trái phiếu do công ty phát hành.

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức Ban Giám Đốc và các bộ quản lý.

Ban kiểm soát

- Kiểm tra tính hợp lý và pháp lý trong quản lý hoạt động kinh doanh công ty.

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

CÁC CHI NHÁNH

TRUNG TÂM ĐIỆN MÁY ĐẮK MIL TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI

TTTM INTIMEX BUÔN MA THUỘT PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CHI NHÁNH BUÔN MA THUỘT

CHI NHÁNH TÂY NINH

PHÒNG PHÁP CHẾ TỔNG HỢP

PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU

CÁC PHÒNG BAN

BAN GIÁM ĐỐC

BAN QUẢN LÍ RỦI RO

Khóa Luận Tốt Nghiệp 24 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

- Thẩm định báo cáo tài chính thường niên.

- Thông báo thường xuyên cho Hội đồng quản trị kết quả hoạt động kinh

doanh, cũng như tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi công bố.

Ban Giám Đốc

- Đại diện pháp luật của công ty.

- Quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày.

- Thực hiện các chỉ thị của Hội đồng quản trị.

- Tổ chức và thực hiện các kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công

ty, bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý công ty.

Phòng xuất nhập khẩu

- Cân đối, điều hành, lên kế hoạch cho xuất nhập khẩu.

- Nghiên cứu thị trường về các sản phẩm công ty kinh doanh.

- Tìm kiếm khách hàng, nguồn cung cấp trong và ngoài nước.

- Lập kế hoạch kinh doanh dựa trên cơ sở báo cáo thống kê định kỳ.

Phòng Tài chính kế toán

- Quản lý tài chính : theo dõi thu chi, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công

ty.

- Tham mưu về hiệu quả kinh tế, các chỉ số tài chính cho Ban Giám Đốc.

- Thực hiện các chức năng kinh tế do Nhà nước quy định.

Phòng Pháp chế tổng hợp

- Tổng hợp và báo cáo mọi tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.

- Quản lý mạng nội bộ luôn hoạt động tốt nhằm phục vụ nhu cầu của công ty.

Phòng Tổ chức hành chính

- Về luật pháp : thực hiện các quy định của Nhà nước, và thủ tục về mặt pháp

lý trong quá trình sản xuất kinh doanh, các hoạt động của công ty.

Trung tâm thương mại

- Quản lý các hoạt động phát sinh của trung tâm thương mại : nhập xuất hàng

hóa nhân sự, doanh thu hằng kỳ,…

2.1.1.4. Định hướng phát triển của công ty

Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex là doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, hồ tiêu

và hạt điều hàng đầu Việt Nam. Với chiến lược lấy xuất khẩu làm mục tiêu đột phá,

Khóa Luận Tốt Nghiệp 25 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

những năm qua công ty luôn duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu, đưa Intimex

Group thành doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất cả nước.

Định hướng phát triển của công ty là sẽ tiếp tục đưa thương hiệu Intimex

Group ngày càng vươn xa đến tầm cỡ quốc tế bằng cách mở rộng thị trường, đa

dạng hóa các mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu; phát triển mở rộng nhiều công

ty mới chuyên ngành thông qua sự hợp tác với các nhà đầu tư trong và ngoài

nước…với chiến lược đó, Intimex Group mong muốn một tương lai không xa, công

ty sẽ phát triển thành một tập đoàn lớn, hoạt động kinh doanh đa ngành, đa nghề, đa

quốc gia với mục tiêu đạt 1 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu trong vài năm tới.

2.1.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập

đoàn Intimex năm 2011 – 2013

Đơn vị tính : đồng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu 12,498,187,666,177 11,139,364,239,933 13,187,682,041,602

Chi phí 207,308,450,898 285,864,069,636 192,669,183,155

LN sau thuế 28,386,406,318 38,779,607,162 43,346,882,037

( Nguồn : Phòng tài chính kế toán của Intimex Group 2011 – 2013 )

Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh trong giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính : 100 tỷ đồng

12.498

11.139

13.187

2.07

2.86

1.93

0.28 0.39 0.43

0

2

4

6

8

10

12

14

2011 2012 2013

DT

CP

LN

Khóa Luận Tốt Nghiệp 26 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

Biểu đồ 2.1 : Biểu đồ thể hiện kết quả kinh doanh của Intimex Group giai đoạn

2011 - 2013

Từ bảng trên có thể thấy rằng doanh thu và chi phí của công ty giảm nhẹ trong

giai đoạn 2011 – 2012, và tăng trưởng trong giai đoạn 2012 – 2013.

Doanh thu của công ty đạt 12,498 tỷ đồng trong năm 2011, tăng 69,46% so với năm

2010 ( 7,462.23 tỷ đồng ). Đạt được doanh thu vượt bậc so với năm 2010 là do công

ty có chính sách chuyển hướng kịp thời, vượt qua được ảnh hưởng của kinh tế thế

giới so với các công ty cùng ngành nghề, lĩnh vực. Đồng thời, uy tín của công ty

cùng những cam kết chất lượng đối với sản phẩm và phục vụ khách hàng đã đem lại

cho công ty lượng hàng xuất khẩu lớn, nên doanh thu tăng đáng kể.

Năm 2012, doanh thu công ty giảm so với năm 2011 với mức giảm 9,72%, do 2

nguyên nhân chính. Thứ nhất, do trong năm 2012, 2 chi nhánh của công ty là chi

nhánh Mỹ Phước và Bình Dương chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức cổ

phần, 2 chi nhánh này có tư cách pháp nhân riêng, hoạt động độc lập, nên doanh thu

của 2 chi nhánh này không chịu sự quản lý của công ty Intimex Group. Thứ hai, do

trong năm 2012 có sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu, doanh thu thu được từ hoạt

động xuất khẩu sụt giảm, đặc biệt là xuất khẩu cà phê – một trong hai mặt hàng xuất

khẩu chủ lực của công ty.

Doanh thu của công ty năm 2013 tăng mạnh đến 13,187 tỷ đồng, đạt được

doanh thu trên là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên đến 13,186 tỷ

đồng ( xem phụ lục ), trong đó doanh thu từ xuất khẩu cà phê tăng rất mạnh.

Trong giai đoạn 2011 – 2013, giá vốn hàng bán của công ty luôn chiếm trên 95%

chi phí của công ty. Giá vốn hàng bán là tất cả các chi phí đầu vào của doanh

nghiệp, vì hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản là hoạt động chính của công

ty, nên giá vốn hàng bán ở đây chính là chi phí thu mua, chi phí nhân công, chi phí

thủ tục hải quan, chi phí chứng từ, giám định hàng hóa,…Đặc biệt, trong cơ cấu giá

vốn hàng bán, thì chi phí thu mua chiếm gần 50% giá vốn hàng bán. Điều này cho

thấy nếu công ty biết nâng cao năng lực thu mua, ổn định nguồn cung và đa dạng

hóa các nguồn cung cấp nông sản, thì công ty sẽ nâng cao được lợi nhuận của mình.

Về lợi nhuận, giai đoạn 2011 – 2013, mặc dù doanh thu sụt giảm, nhưng do mức sụt

giảm của tổng chi phí lớn hơn mức sụt giảm của tổng doanh thu, nên lợi nhuận sau

Khóa Luận Tốt Nghiệp 27 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

thuế của công ty trong giai đoạn này tăng. Giai đoạn 2012 – 2013, lợi nhuận sau

thuế của công ty mạnh do doanh thu của công ty tăng.

2.2. Thực trạng xuất khẩu cà phê sang thị trường EU của công ty giai đoạn

2011 – 2013

2.2.1. Tình hình xuất khẩu cà phê sang thị trường EU của Intimex Group

2.2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu của Intimex Group

Đơn vị tính : 1000 USD

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Trị giá Tốc độ

tăng/

giảm (%)

Trị giá Tốc độ

tăng/

giảm (%)

Trị giá Tốc độ

tăng/

giảm (%)

Intimex 224,774 21.79 257,343 20.63 225,585 21.27

Khác 806,573 78.21 990,095 79.37 835,050 78.73

Việt Nam 1,037,347 100 1,247,438 100 1,060,635 100

( Nguồn : Phòng xuất nhập khẩu của Intimex Group, Tổng Cục Thống Kê )

Bảng 2.2. So sánh kim ngạch xuất khẩu sang EU của Intimex và Việt Nam giai

đoạn 2011 – 2013

( Nguồn : phòng xuất nhập khẩu của Intimex Group, Tổng Cục Thống Kê )

21.79 20.63 21.27

78.21 79.37 78.73

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

2011 2012 2013

Khác

Intimex

Khóa Luận Tốt Nghiệp 28 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ thể hiện tỷ trọng xuất khẩu cà phê sang EU của Intimex so

với cả nước giai đoạn 2011 – 2013

Năm 2011, Intimex xuất khẩu cà phê sang EU với tổng kim ngạch đạt hơn

224,7 triệu USD, đóng góp 35.56% vào trong tổng kim ngạch của cả nước sang thị

trường này ( hơn 103,3 triệu USD ). Tuy nhiên, vai trò của Intimex với cả nước đã

giảm sút nhẹ ở năm sau đó. Mặc dù, kim ngạch xuất khẩu cà phê sang EU của công

ty vẫn tăng lên 257,3 triệu USD nhưng kim ngạch Việt Nam tăng vọt hơn 200 triệu

USD. Điều này làm cho tỷ trọng của công ty so với cả nước chỉ còn 20.63% trong

năm 2012. Đến năm 2013, sản lượng cà phê sang thị trường này mang về cho công

ty trên 225,5 triệu USD, thấp hơn kim ngạch 2012 hơn 31 triệu USD. Sự sụt giảm

này là do tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, nhu cầu tiêu dùng mặt hàng

này tại các thị trường xuất khẩu hiện đang giảm mạnh do ảnh hưởng của suy thoái

kinh tế, tình hình thiên tai dịch bệnh ( như mưa đá, thiếu nước tưới, bệnh gỉ sắt )

làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cũng như chất lượng của mặt hàng cà

phê…

Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu cà phê sang EU của Intimex biến động

trong suốt giai đoạn 2011 – 2013, tuy nhiên tỷ trọng xuất khẩu cà phê của Intimex

vẫn chiếm một phần lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước sang

thị trường EU.

2.2.1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu cà phê của Intimex Group

Hiện nay, Intimex là đối tác tin cậy của hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế

giới.

Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo thị trường năm 2011

51.38%32.41%

5.52%

1.22% 4.69% 4.78%EU

Bắc Trung Mỹ

Nam Mỹ

Châu Phi

Châu Á

Khác

Khóa Luận Tốt Nghiệp 29 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

Biểu đồ 2.4 : Tỷ trọng kim ngạch xuất theo thị trường năm 2012

Biểu đồ 2.5 : Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo thị trường năm 2013

( nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của Intimex Group )

Dễ dàng nhận thấy rằng khách hàng của Intimex Hochiminh phân bố rộng

khắp trên thế giới và thị trường mạnh nhất chính là EU với kim ngạch xuất khẩu

tăng đều qua các năm. Thị trường này tập trung các khách hàng truyền thống có đại

lí trung gian hoặc văn phòng đại diện ở Việt Nam nên lợi nhuận thu được tuy không

quá cao nhưng lại đảm bảo được mặt thanh toán và luôn ổn định. EU là một thị

trường lớn có nhu cầu phong phú, đa dạng về hàng hóa và cũng là thị trường chủ

lực của công ty. Năm 2011, cà phê xuất khẩu sang thị trường EU chiếm 51, 38%

kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty, năm 2012 là 53,17%, năm 2013 là 55%.

Trong tương lai, EU vẫn là thị trường xuất khẩu chiến lược của công ty tuy nhiên

đây là thị trường khó tính, yêu cầu cao về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Vì vậy để có thể duy trì mối quan hệ giao thương với quốc gia này trong khu vực thì

công ty phải nổ lực nhiều hơn nữa.

Xếp thứ hai trong danh sách chính là thị trường Bắc Trung Mỹ, đây là một thị

trường khá quen thuộc với các quốc gia như Mỹ, Mexico,..chiếm 32% tỷ trọng xuất

khẩu cà phê trong công ty. Tuy nhiên trong 2 năm trở lại đây, con số này có phần

chững lại do khủng hoảng kinh tế toàn cầu và sự cạnh tranh từ phía các đối thủ lớn

53.17%31.22%

3.01%1.39%

6.11%5.10%

EU

Bắc Trung Mỹ

Nam Mỹ

Châu Phi

Châu Á

Khác

55%22%

5%4%

10% 4%EU

Bắc Trung Mỹ

Nam Mỹ

Châu Phi

Châu Á

Khác

Khóa Luận Tốt Nghiệp 30 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

ở Nam Mỹ tiêu biểu là hai nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới Brazil và

Colombia. Châu Á cũng được xem là một khách hàng đều đặn với tỷ trọng xấp xỉ

nhau qua các năm. Đây cũng có thể được xem là thị trường trọng điểm trong thời

gian sắp tới với thuận lợi về mặt địa lý, thuận tiện cho việc xuất khẩu.

Một số thị trường còn lại như Châu Phi, Nam Mỹ thì kim ngạch xuất khẩu cà

phê vào thị trường này còn thấp, nguyên nhân do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước

khác cùng với việc Châu Phi là thị trường còn khá mới mẻ với công ty.

Để hiểu rõ hơn vì sao EU luôn là thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty, chúng ta

đi phân tích bảng kim ngạch xuất khẩu của công ty sang các nước EU như sau :

Khóa Luận Tốt Nghiệp 31 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

Đơn vị tính : tấn

Quốc gia 2011 2012 2013

Đức 47,204 49,247 48,497

Pháp 5,556 6,506 5,658

Ý 3,475 3,550 3,632

Tây Ban Nha 8,078 8,253 8,087

Anh 3,732 3,813 3,677

Bỉ 377 568 698

Khác 31,478 56,095 43,396

Tổng cộng 99,900 128,031 113,645

( nguồn : số liệu tổng hợp từ phòng xuất nhập khẩu của Intimex Group )

Bảng 2.3. Sản lượng xuất khẩu cà phê của Intimex Group sang thị trường EU

2011 – 2013

Đơn vị tính : 1000 USD

Quốc gia Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Năm 2012/ 2011 Năm 2013 / 2012

Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Tốc độ

tăng/

giảm

( %)

Giá trị Tốc độ

tăng/

giảm

( %)

Đức 106,208 98,987 96,267 ( 7,221) 93,20 (2,721) 97,25

Pháp 12,501 13,077 11,232 576 104,60 (1,845) 85,89

Ý 7,818 7,135 7,210 (683) 91,27 74 101,04

TBN 18,175 16,588 16,053 (1,587) 91,27 (535) 96,77

Anh 8,398 7,665 7,299 (733) 91,27 (366) 95,23

Bỉ 848 1,141 1,386 293 134,58 245 121,44

Khác 70,826 112,750 86,140 41,924 159,19 (26,609) 76,40

Tổng 224,774 257,343 225,585 32,569 114,49 31,758 87,66

( nguồn : số liệu tổng hợp từ Phòng xuất nhập khẩu của Intimex Group )

Bảng 2.4. Bảng giá trị xuất khẩu cà phê của Intimex Group sang thị trường EU

năm 2011 – 2013

Khóa Luận Tốt Nghiệp 32 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

Năm 2011, tổng lượng cà phê xuất khẩu sang các nước EU của Intimex đạt

được 99,9 nghìn tấn cà phê, giúp thu về hơn 224 triệu USD. Trong đó các nước EU

nhập khẩu cà phê của Intimex thì Đức chiếm tỷ trọng cao nhất với 47,25% sau đó là

các nước Tây Ban Nha và Pháp với lần lượt chiếm tỷ trọng 8,09% và 5,56% với trị

giá xuất khẩu cà phê lần lượt là 18,1 triệu USD và 12,5 triệu USD. Hai nước Anh và

Ý cũng chiếm lần lượt khoảng 3,74% và 3,48% tỷ trọng xuất khẩu cà phê của

Intimex trong năm 2011.

Sang năm 2012, EU vẫn là thị trường xuất khẩu cà phê quan trọng của Intimex

với tổng sản lượng cà phê xuất đi là 128 nghìn tấn và tổng giá trị là 257 triệu USD,

tăng 14% so với năm 2011, tương đương 32 triệu USD. Ở giai đoạn này, giá cà phê

bắt đầu giảm nhẹ do những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ của EU ; đồng

USD mạnh lên và các thương nhân bán chốt lời cuối năm ngắn hạn. Đồng thời,

thông tin Việt Nam tăng lượng xuất khẩu cà phê đã khiến cho giá cà phê cuối năm

có xu hướng giảm nhẹ. Xu hướng này kéo dài cho đến những tháng đầu của năm

2012 tăng lên hơn 128 triệu nghìn tấn, tăng 28.1% so với năm 2011, điều này làm

cho tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU vẫn tăng.

Nước chiếm kim ngạch lớn nhất trong xuất khẩu cà phê sang EU của Intimex

vẫn là Đức với gần 99 triệu USD chiếm tỷ trọng 38% trong tổng trị giá xuất khẩu cà

phê sang EU trong năm 2012. Tuy nhiên, so với năm 2011 thì lượng xuất khẩu này

đã có một sự giảm nhẹ nhưng không quá đáng kể. Nhưng điều đáng chú ý nhất năm

2012 là Intimex đã tăng việc xuất khẩu sang các nước chiếm tỷ trọng nhỏ trước đây

như Bỉ…Điều này chứng tỏ Intimex đang dần mở rộng thị trường xuất khẩu sang

EU, tìm hiểu các đối tác mới. Thêm vào đó, việc giá cà phê giảm nhưng vẫn giữ

được trên 2000 USD/ tấn là nguyên nhân giúp tổng giá trị xuất khẩu cà phê của

nước ta sang EU tăng mạnh so với năm 2011.

Xuất khẩu cà phê của Intimex sang thị trường EU năm 2013 đạt 113,6 nghìn

tấn với mức kim ngạch xuất khẩu đạt 225,6 triệu USD, giảm 12.2% về lượng và

12.3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2012. Nếu so với các năm trước đây, năm

2013 là năm mà ngành hàng cà phê đã bị sụt giảm đáng kể về lượng xuất khẩu cũng

như kim ngạch xuất khẩu. Có thể xem đây là một trong những năm khó khăn đối

với xuất khẩu cà phê khi tình trạng hạn hán, bệnh lạ, thoái hóa giống cà phê cùng

Khóa Luận Tốt Nghiệp 33 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

với giá nhiều loại vật tư đầu vào tăng cao khiến hoạt động canh tác cà phê bị thu

hẹp và đối mặt nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, giá cà phê cũng giảm so với năm 2012,

giá FOB – HCM trung bình chỉ đạt mức 1985 USD/tấn, do nền kinh tế gặp nhiều

khó khăn khiến nhu cầu về cà phê sụt giảm.

Năm 2013, tỷ trọng xuất khẩu cà phê của Intimex sang EU không có nhiều

thay đổi khi Đức vẫn là nước chiếm tỷ trọng cao nhất 42.67% với lượng xuất khẩu

cà phê là 48,5 nghìn tấn và tổng trị giá là gần 96,3 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu

qua Đức giảm nhẹ, cụ thể giảm 2,7 nghìn USD tương đương 2.75%. Tiếp theo đó

các nước xuất khẩu chủ lực trong khối EU vẫn là Tây Ban Nha và Pháp, tuy cũng có

sự sụt giảm về kim ngạch nhưng hai nước này vẫn chiếm lần lượt 7.12% và 4.98%

trong tỷ trọng xuất khẩu cà phê của Intimex trong năm 2013. Trong khi đó, đáng

chú ý là kim ngạch xuất khẩu sang Bỉ tăng 21.4% so với năm 2012. Điều này cho

thấy công ty đang chú trọng đến các khách hàng ở các thị trường tìm năng mới.

Các nước Châu Âu, và đặc biệt là EU nổi tiếng với sản lượng tiêu thụ cà phê

hàng đầu thế giới cộng với những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng, vệ sinh an toàn

thực phẩm, nên việc có nhiều đối tác trên thị trường EU sẽ là một bước tiến lớn

trong quá trình đưa tên tuổi của Intimex ra thị trường thế giới.

Nhìn chung, Intimex là công ty xuất khẩu cà phê lớn, thường làm ăn với các

đối tác truyền thống có uy tín và tên tuổi đến từ Đức, Anh, Pháp, Tây Ban Nha,

Bỉ,..nên thường xuất hàng qua những nước đó với số lượng lớn, làm cho kim ngạch

xuất khẩu lớn.

2.2.1.3. Đặc điểm và cơ cấu sản phẩm

Sản phẩm cà phê xuất khẩu chủ yếu của công ty chủ yếu là Robusta loại 1 và

Robusta loại 2. Bên cạnh đó, cà phê chè Arabica cũng được chú trọng hơn vì nhu

cầu xuất khẩu ngày càng nhiều.

Đặc điểm

Cà phê Robusta ( hay còn gọi là cà phê vối ) : là cây quan trọng thứ 2 trong

các loại cà phê. Khoảng 39% các sản phẩm cà phê được sản xuất từ loại cà phê này.

Cây cà phê vối có dạng gỗ hoặc cây bụi, chiều cao của cây trưởng thành có thể

lên đến 10m. Quả cà phê có hình tròn, hạt nhỏ hơn hạt cà phê Arabiaca ( còn gọi là

Khóa Luận Tốt Nghiệp 34 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

cà phê chè ). Hàm lượng cafein trong hạt cà phê vối khoảng 2 – 4 %, trong khi ở cà

phê chè chỉ khoảng 1 -2 %.

Giống như cà phê chè, cây cà phê vối 3 – 4 tuổi có thể bắt đầu thu hoạch. Cây

cho hạt trong khoảng từ 20 đến 30 năm. Cà phê vối ưa sống ở vùng nhiệt đới, độ

cao thích hợp để trồng cây là dưới 1000m. Nhiệt độ ưa thích của cây khoảng 24 –

29o C, lượng mưa khoảng trên 1000mm. Cây cà phê vối cần nhiều ánh sang mặt

trời hơn so với cây cà phê chè.

Cà phê vối chứa hàm lượng cafein cao hơn và có hương vị không tinh khiết

bằng cà phê chè, do vậy mà được đánh giá thấp hơn. Giá một bao cà phê vối thường

chỉ bằng một nửa so với cà phê chè. Năm 2004, Việt Nam xuất khẩu trên 14 triệu

bao cà phê loại này, chiếm gần một nửa lượng cà phê vối xuất khẩu của toàn thế

giới ( trên 30 triệu bao ). Hiện nay, gần 90% diện tích cà phê ở Việt Nam được

trồng cà phê vối, 10% trồng cà phê chè, khoảng 1% còn lại được trồng cà phê mít (

coffea excelsa ).

Trong 2 loại cà phê thì Robusta loại 1 có chất lượng và giá thành cao hơn. Ta

có thể thấy rõ điều đó qua bảng so sánh phẩm chất giữa hai loại như sau :

Chỉ tiêu Robusta loại 1

( Trên sàn 16 )

Robusta loại 2

( Trên sàn 13 )

Arabica

(Trên sàn 18 )

Hạt đen và vỡ

( Black and broken )

2.0% max 5.0% max 2.0% max

Độ ẩm

( Moiture )

12.5% max 13.0% max 12.5% max

Tạp chất

( Foreign Matter )

0.5% max 1.0% max 0.1% max

Cỡ hạt

( Bean size )

90.0% min 90.0% min 90.0% min

Cà phê mít

( Excelsa )

1.0% max 1.0% max 1.0% max

( Nguồn : Phòng xuất nhập khẩu Intimex Group )

Bảng 2.5. Quy cách phẩm chất các loại cà phê xuất khẩu của Intimex Group

Khóa Luận Tốt Nghiệp 35 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

Chính những phẩm chất trên khiến cà phê Arabica có chất lượng cao hơn, tinh

khiết hơn và được thị trường thế giới ưa chuộng hơn, nên giá Arabica khá cao

khoảng 5100 USD/ tấn, gấp hơn hai lần so với cà phê Robusta.

Cơ cấu sản phẩm cà phê

Đơn vị tính : 1000 USD

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá trị Tốcđộ

tăng/giả

m (%)

Giá trị Tốc độ

tăng/giả

m (%)

Giá trị Tốcđộ

tăng/giảm

(%)

Robusta loại 1 74,962 33.35 89,710 34.86 83,871 37.18

Robusta loại 2 134,145 59.68 153,016 59.46 130,502 57.85

Arabica 15,667 6.97 14,617 5.68 11,212 4.97

Tổng 224,774 100 257,343 100 225,585 100

( Nguồn : số liệu tổng hợp từ Phòng xuất nhập khẩu Intimex Group )

Bảng 2.6. Kim ngạch xuất khẩu các loại cà phê của Intimex

Qua bảng trên, ta thấy cà phê Robusta loại 2 chiếm tỉ trọng cao nhất trong kim

ngạch xuất khẩu của công ty ( gần 60% ), trong khi cà phê Arabica, loại cà phê có

giá gấp đôi cà phê Robusta loại 2, lại chiếm tỉ trọng rất nhỏ ( khoảng 4 – 6% ).

Cà phê Robusta loại 2 chiếm tỉ trọng lớn bởi vì điều kiện sản xuất và kiểm tra

chất lượng cà phê của các đầu mối cung cấp cho Intimex Group chưa cao, các khách

hàng ngoại của công ty chủ yếu là các nhà trung gian, thu mua cà phê ở dạng thô về

rang xay, chế biến lại, do đó họ nhập khẩu nhiều cà phê Robusta loại 2 với quy cách

và phẩm chất kém hơn Robusta loại 1 để có cơ sở ép giá nhà xuất khẩu để thu lợi.

Tuy nhiên, qua bảng số liệu ta có thể thấy công ty đang đẩy mạnh xuất khẩu cà phê

Robusta loại 1 để mang về nhiều lợi ích cho việc xuất khẩu cà phê.

Arabica là loại cà phê có giá trị xuất khẩu nhưng ở nước ta, điều kiện khí hậu,

thổ nhưỡng không thuận lợi cho việc trồng và sản xuất khối lượng lớn loại cà phê

này, nên kim ngạch xuất khẩu cà phê Arabica qua các năm đều giảm và biến động.

Khóa Luận Tốt Nghiệp 36 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

Do đó, để gia tăng kim ngạch xuất khẩu, công ty cần có biện pháp phù hợp để gia

tăng chất lượng cà phê Robusta – loại cà phê có sản lượng lớn nhất nước ta.

2.2.1.4. Phương thức kinh doanh xuất khẩu cà phê của công ty

Phương thức kinh doanh

Công ty Intimex Group kinh doanh xuất khẩu cà phê theo hình thức mua đi

bán lại, theo đó công ty sẽ mua cà phê từ các nhà cung cấp lớn như các tỉnh

Đồng Nai, Đăk Lăk, Bình Dương, Gia Lai,..và sau đó công ty sẽ tiến hàng

giao hàng theo hợp đồng đã kí kết với khách hàng ( hay còn gọi là khách

hàng ngoại của công ty ). Công ty tiến hành giao dịch với hai loại khách

ngoại là khách hàng trung gian và khách hàng trực tiếp, trong đó khách hàng

trung gian của công ty là những tập đoàn thu mua cà phê lớn trên thế giới.

Sơ đồ 2.2. Quy trình mua bán cà phê của Intimex Group

Do cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực nên công ty luôn có những đối tác

thường xuyên ổn định với doanh số hàng năm rất lớn như Armajaro Trading

Ltd., Noble, Coffee, Ecom, Taloca, Volcafe Switzerland,…tuy nhiên hầu hết

các khách ngoại đều là khách hàng trung gian và số lượng cà phê xuất khẩu

đến khách hàng trực tiếp của công ty vẫn còn khá ít.

Phương thức thanh toán

Nông nân Khách nội Intimex

Hochiminh

Khách hàng

trung gian

Người nhập

khẩu

Khóa Luận Tốt Nghiệp 37 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

Đơn vị tính : triệu USD

Phương

thức TT

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá trị Tỷ trọng

(%)

Giá trị Tỷ trọng

(%)

Giá trị Tỷ trọng

(%)

CAD 195,760 91,52 350,532 91,58 389,835 91,59

DP 10,973 5,13 19,827 5,18 22,005 5,17

L/C 0,920 0,43 1,646 043 1,745 0,41

T/T 6,246 2,92 10,755 2,81 12,045 2,83

Tổng 213,899 100,00 382,760 100,00 425,630 100,00

( Nguồn : báo cáo thống kê của Intimex Group )

Bảng 2.7 : Bảng tỷ trọng sử dụng các phương thức thanh toán của Intimex

Group

Trong giao dịch hợp đồng với khách nước ngoài, công ty thường sử dụng 4

phương thức thanh toán chính là CAD ( cash against document ), DP (

Document against Payment ), L/C ( Letter of credit ) và T/T ( Telegraphic

Tranfer ). Trong đó phương thức thanh toán chủ yếu của công ty là CAD ( chiếm

trung bình trên 91% mỗi năm ) do khách hàng của công ty thường có văn phòng

đại diện tại Việt Nam. Theo phương thức này thì sau khi hoàn thành đầy đủ bộ

chứng từ thanh toán, công ty sẽ xuất trình bộ chứng từ cho người mua, sau khi

nhận và kiểm tra bộ chứng từ, người mua sẽ yêu cầu ngân hàng của mình

chuyển tiền ngay cho công ty sau khi nhận chứng từ phù hợp. Như vậy đây là

phương thức thanh toán có lợi cho công ty, nhanh, tốn ít chi phí và đa số khách

hàng của công ty là khách hàng quen biết, có quan hệ làm ăn lâu dài với công ty,

đáng tin cậy nên đảm bảo khả năng thanh toán chắc chắn và nhanh chóng hơn so

với những phương thức còn lại.

Phương thức L/C được sử dụng khi đối với đối tác giao dịch lần đầu làm ăn, để

tạo sự tin tưởng cho hai bên nên thỏa thuận sử dụng phương thức thanh toán

này, hiếm khi được sử dụng.

2.2.1.5. Giá cả xuất khẩu cà phê của Intimex Group

Giá thu mua

Khóa Luận Tốt Nghiệp 38 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

Công ty thu mua cà phê từ doanh nghiệp tư nhân thu gom và sản xuất cà phê

hoặc tại các kho, là đối tác lâu năm nên nhìn chung mức giá thu mua khá ổn định

trong ngắn hạn. Tuy nhiên do chính các doanh nghiệp đối tác trên cũng đi thu gom

cà phê từ các hộ nông dân nên giá thu mua của công ty cũng bị ảnh hưởng theo

nguồn cung chung của thị trường cà phê trong nước. Trong giai đoạn nguồn cung cà

phê giảm do nhiều nguyên nhân như nông dân chặt bỏ cây cà phê trước đó, lũ lụt,

hạn hán, mất mùa,…công ty sẽ phải thu mua cà phê từ các doanh nghiệp theo các

mức giá cao của thị trường lúc đó.

Giá xuất khẩu

Cà phê là mặt hàng nông sản phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết nên

giá cà phê dao động liên tục hàng giờ. Thông thường, để xác lập giá cà phê xuất

khẩu, những người xuất khẩu thường lấy giá ở các sở giao dịch hàng hóa lớn như ở

London, New York, Rotterdam, Asterdam làm chuẩn để xây dựng giá của mình.

Đối với công ty Intimex Group, khách hàng giao dịch của công ty là những khách

hàng lớn trên thế giới nên giá cả giao dịch thường được căn cứ vào giá trên thị

trường kỳ hạn LONDON ( LIFFE ) đối với cà phê Robusta và thị trường New York

Board of trade ( NYBOT ) đối với cà phê Arabica. Giá tại các thị trường này

thường phản ánh tương đối chính xác biến động cung cầu ở từng thời điểm, tuy

nhiên nó lại mang nặng yếu tố tâm lý nên cũng không tránh khỏi những biến động

thất thường.

Có một địa điểm thuận lợi là công ty có quyền chốt giá ở nhiều mức giá khác

nhau theo sự biến động của giá cà phê trên sàn LIFFE. Tất nhiên giá xuất khẩu cà

phê luôn cao hơn giá thu mua cà phê của công ty nhưng khoản chênh lệch giữa hai

mức này tùy thuộc vào từng giai đoạn mà thay đổi. Những tháng cuối năm 2011,

giá cà phê thế giới giảm mạnh do tình trạng đầu cơ lũng đoạn thị trường, hoàn toàn

không tuân theo quy luật cung cầu. Các quỹ đầu cơ trên sàn London đã cố tình bóp

méo thị trường để thu lợi. Trước sự chi phối về giá cà phê xuất khẩu, nên tỷ số giá

vốn hàng bán năm 2011 thấp nhất trong giai đoạn 2011 – 2013.

2.2.1.6. Chất lượng cà phê xuất khẩu của Intimex

Khóa Luận Tốt Nghiệp 39 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

Trong điều kiện nước ta không chủ trương giữ diện tích và sản lượng cà phê ở

mức hợp lí thì việc nâng cao chất lượng cà phê để qua đó tăng giá trị xuất khẩu là

một định hướng quan trọng.

Trong mấy năm trở lại đây chất lượng cà phê nước ta tăng lên rõ rệt. Do áp

dụng được quy trình đảm bảo chất lượng từ khâu chọn giống đến khâu bao gói xuất

khẩu. Đặc biệt trong quy trình chế biến cà phê xuất khẩu đã có bước tiến bộ rõ rệt.

Intimex Group đã có sân chơi tiêu chuẩn và thiết bị để sơ chế cà phê chất lượng cao

cho xuất khẩu. Tỷ lệ cà phê chất lượng cao được nâng lên góp phần nâng cao giá trị

xuất khẩu thu hẹp phần chênh lệch giữa giá xuất khẩu của Intimex so với London.

Intimex còn áp dụng các thiết bị máy móc hiện đại như máy xát tươi, làm sạch

tiết kiệm nước,…ngoài ra Intimex đã áp dụng TCVN 4193, đồng thời áp dụng các

tiêu chuẩn chất lượng dựa trên các định chuẩn như : Cafecontrol, Vinacontrol,

VFC... do đó chất lượng cà phê được cải thiện rõ rệt.

2.2.2. Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu cà phê của Intimex Group

2.2.2.1. Những ưu điểm, thành quả cần phát huy

Là thành viên của các tổ chức và hiệp hội sản xuất kinh doanh như Hiệp hội

Cà phê Cacao Việt Nam ( VICOFA ) đã mang đến cho Intimex nhiều lợi thế. Thông

qua các phái đoàn chính phủ, Hiệp Hội, công ty đã và đang không ngừng quảng bá

hình ảnh, thương hiệu mình ra thế giới. Công ty ngày càng xây dựng được lòng tin

và uy tín của các đối tác và khách hàng. Với việc xây dựng nhà máy chế biến cà phê

theo tiêu chuẩn quốc tế, công suất lớn hơn đã giúp công ty khẳng định rõ hơn về

mặt không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.

Với lợi thế là một công ty hàng đầu về xuất khẩu cà phê ở Việt Nam, trong khi

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới về sản lượng cà phê

nhân, công ty luôn làm ăn với các khách hàng lớn đến từ nước ngoài, ổn định và

nhiều tiềm năng như Mercon Coffee, Volcafe, Taloca, Sopex S.A, Louis Dreyus

Commodities Asia PTE, Noble Americas,…Thông tin giá cả luôn được cập nhập

thường xuyên qua sàn London ( LIFFE ), đảm bảo việc kiểm soát về giá và quyết

định giá bán có lợi nhất, tránh được nhiều rủi ro biến động thị trường.

Công ty còn có một đội ngũ cán bộ năng động và chuyên nghiệp, giỏi chuyên

môn và nghiệp vụ, thông thạo kỹ năng, dày dặn về kinh nghiệm. Ban lãnh đạo có

Khóa Luận Tốt Nghiệp 40 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

năng lực, tầm nhìn, luôn chú trọng về chính sách lương thưởng, chăm lo đến đời

sống nhân viên. Tổng giám đốc công ty được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hiệp hội

Hồ tiêu và Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Cacao Việt Nam, nâng cao uy tín công ty,

có thêm những thông tin tốt về thị trường và mở rộng quan hệ với các đối tác nước

ngoài.

Bên cạnh đó, văn phòng công ty còn được trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị

hiện đại với hệ thống máy tinh, máy photocopy, máy fax, máy scan, góp phần giúp

quá trình thực hiện công tác một cách dễ dàng, nhanh và thuận lợi hơn. Môi trường

làm việc chuyên nghiệp, năng động, thân thiện.

Công ty Intimex hiện có 13 công ty con, các chi nhánh, đơn vị thành viên trải

dài khắp hệ thống cả nước. Hệ thống thu mua cà phê rải đều ở các vùng tập trung

trồng cà phê như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bình Dương, đảm bảo việc xây dựng

hệ thống cung ứng nguyên liệu rất hiệu quả, kịp thời, chủ động được nguồn hàng để

xuất khẩu. Hệ thống kho bãi dự trữ rộng, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, bảo quản được

hàng hóa. Phương thức thanh toán công ty chủ yếu là CAD, L/C. Đây là những

phương thức có lợi cho nhà xuất khẩu. Đa số đối tác ngoại quốc của công ty là

những khách hàng truyền thống có uy tín và thường xuyên giao dịch bằng phương

thức CAD, đảm bảo thủ tục thanh toán đơn giản và nhanh chóng.

Intimex Group là công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nhập khẩu cà phê

trong nhiều năm nên có danh tiếng trong ngành, được nhiều nhà cung cấp và đối tác

biết đến. Nhờ vào đó mà các nhân viên bộ phận chứng từ có điều kiện quen biết

rộng, quan hệ tốt với nhiều công ty, hãng tàu, cơ quan kiểm định, hải quan,…do đó

việc làm chứng từ và sữa chữa chứng từ sai sót được diễn ra khá suôn sẻ.

Mặt khác, công ty còn có cơ chế quản lý hợp lý, hệ thống quản lý nội bộ chặt

chẽ, thu nhập và xử lý thông tin tốt, thực hiện mua ngay bán ngay, hạn chế tối đa

mua bán trừ lùi để giảm thiểu rủi ro. Hệ thống kinh doanh được điều hành linh hoạt

từng ngày, từng giờ, theo sát biến động thị trường.

2.2.2.2. Những tồn tại cần khắc phục

Chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam nói chung và Intimex Group nói

riêng sang thị trường EU còn kém nên dễ bị các nhà nhập khẩu ép giá. Nguyên nhân

chính làm cho chất lượng cà phê Việt Nam chưa cao là do người dân chưa tuân thủ

Khóa Luận Tốt Nghiệp 41 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

đúng yêu cầu, quy trình ngay từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, tệ hơn là thu

hoạch khi trái còn xanh, bởi điều này không chỉ làm ảnh hưởng tới chất lượng của

hạt, của sản lượng, mà còn tác động trực tiếp tới sự phát triển của cây, rút ngắn thời

gian ra hoa, quả chín không đúng chu kì,…làm ảnh hưởng nặng nề vụ thu hoạch

năm sau.

Cà phê xuất khẩu của Intimex sang EU chủ yếu là cà phê nhân và loại cà phê

Robusta có giá trị không cao, nên hiệu quả xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị

trường EU là không cao, không khẳng định được thương hiệu hàng Việt Nam trên

thị trường quốc tế.

Hiện nay, đa số các hợp đồng xuất khẩu của công ty đều theo điều kiện thương

mại FOB ( Free on Board ). Theo đó, công ty phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đặt

hàng lên boong tàu tại cảng quy định, và thuê tàu do đối tác đảm nhiệm nên công ty

bị động về việc giao hàng và thường phải dựa vào hướng dẫn giao hàng của đối tác

để cập nhật thông tin về hãng tàu, tên tàu, số chuyến, ngày đến,…

Về thị trường đầu ra, công ty chủ yếu xuất khẩu qua trung gian, thường là

những tập đoàn thương mại lớn trên thế giới có văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Những đơn hàng của công ty thường là những khách hàng cũ và lâu năm, mua với

số lượng lớn, chưa thật sự chủ động nghiên cứu thị trường tìm kiếm khách hàng để

mở rộng xuất khẩu sang các thị trường tìm năng mới nổi khác.

Công ty cũng có làm ăn với vài đối tác là các nhà rang xay cà phê như Tchibo,

nhiều khi tiền thanh toán hàng hóa về chậm gây khó khăn trong việc xoay vòng vốn.

Giai doạn từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau là giai đoạn công ty kí kết nhiều hợp

đồng xuất khẩu cà phê, dẫn đến việc quá tải công việc cho các nhân viên phòng

Xuất nhập khẩu, dẫn đến việc sai sót trong khâu làm chứng từ, các nhân viên làm

việc cũng không thoải mái.

Khóa Luận Tốt Nghiệp 42 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

KẾT THÚC CHƯƠNG 2

Nhìn chung, Intimex Group là một doanh nghiệp đa ngành, đa nghề, với định

hướng phát triển rõ ràng cùng với chiến lược phát triển phù hợp trong kinh doanh và

quản lý. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn nhưng công ty đã không ngừng phấn đấu

và đạt được những thành tựu đáng công nhận như tốc độ tăng trưởng vượt bậc, vai

trò và ý nghĩa đáng chú ý trong ngành xuất nhập khẩu Việt Nam,…ngày nay, uy tín

và thương hiệu công ty ngày càng được nhiều đối tác biết đến.

Chương 2 tập trung nghiên cứu và ứng dụng những cơ sở lí thuyết ở chương 1

để phân tích đánh giá tình hình xuất khẩu của Intimex Group trong giai đoạn 2011 –

2013 trên nhiều khía cạnh để có thể thấy rõ sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc

xuất khẩu cà phê của công ty sang thị trường EU. Từ những tiêu chí đo lường đó

cho thấy được những thuận lợi và khó khăn của công ty. Từ đó, đề tài định hướng

xây dựng những giải pháp giúp công ty có thể đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị

trường EU, phù hợp với chiến lược phát triển chung của công ty trong thời gian tới.

Khóa Luận Tốt Nghiệp 43 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU

CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY CỔ

PHẨN TẬP ĐOÀN INTIMEX

3.1 Định hướng phát triển cà phê trên thị trường EU của Intimex Group

Mục tiêu bao quát của công ty trong những năm tiếp theo là trở thành doanh

nghiệp xuất khẩu nông sản của cả nước, kinh doanh đa quốc gia, đa ngành nghề.

Đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU, phấn đấu đạt mức tăng trưởng bình quân

trong giai đoạn này từ 18 – 23%, đưa tổng kim ngạch xuất năm 2017 đạt ngưỡng 1

tỷ đô la. Mặt hàng cà phê chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của

công ty. Để thực hiện mục tiêu này, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê

của công ty Intimex Group cần có những định chiến lược, từ đó có kế hoạch hoạt

động cụ thể. Sau đây là một số giải pháp góp phần đẩy mạnh xuất khẩu của Intimex

Group trong thời gian tới

Thực hiện 3 liên kết. Một là liên kết chặt chẽ các doanh nghiệp kinh doanh

xuất khẩu cà phê và người sản xuất để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu phục

vụ cho chế biến, xuất khẩu. Hai là liên kết các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu

cà phê với nhau, xây dựng kế hoạch bán hàng phù hợp, điều tiết thị trường, không

để nhà nhập khẩu thao túng. Ba là liên kết giữa doanh nghiệp với Hiệp hội Cà phê

Việt Nam và các bộ ngành liên quan của Trung Ương để có những nhận định chính

xác và chính sách xuất khẩu phù hợp.

Nâng cao năng lực nguồn lực của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân về

kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, khả năng phân tích, dự báo thị trường trong nước

và quốc tế để nắm bắt được tình trạng cung cầu, giá cả từ đó đưa ra kế hoạch xuất

khẩu hợp lí trong từng giai đoạn để đạt được hiệu quả cao nhất, đồng thời tránh bị

tác động, ảnh hưởng của các nhà đầu tư cà phê thị trường giao dịch.

Tiếp tục duy trì các mối quan hệ thương mại đã có với các doanh nghiệp EU,

đồng thời tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm quảng bá rộng rãi

sản phẩm cà phê nhân.

Khóa Luận Tốt Nghiệp 44 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

Giảm dần khâu trung gian trong xuất khẩu cà phê, tăng cường xuất khẩu trực

tiếp tới các nhà rang xây cà phê của EU để giảm chi phí trung gian, tăng giá trị xuất

khẩu, đồng thời giảm thiểu áp lực biến động.

Tăng cường hoạt động mua bán cà phê bằng hợp đồng tương lai qua những

nhà môi giới tin cậy ( Techcombank, Vietcombank,…) để phòng chống rủi ro từ

những biến động phức tạp của thị trường và bảo hiểm cho hoạt động kinh doanh cà

phê thật. Các doanh nghiệp tiến hành mua bán thông qua sàn giao dịch cà phê Buôn

Ma Thuột để đảm bảo có được giá trị tốt hơn và tình trạng bị thương nhân nước

ngoài ép giá.

Các doanh nghiệp tăng xuất khẩu cà phê chất lượng cao, cà phê loại 1. Đặc

biệt, đẩy mạnh sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm cà phê hữu cơ, cà phê có

chứng nhận / kiểm tra để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của mặt hàng này trên thị

trường EU.

3.2 Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trường EU của

Intimex group

3.2.1 Giải pháp

3.2.1.1 Mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu trong và ngoài nước và

tìm kiếm khách hàng mới.

Hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại tại thị trường Châu

Âu hay bất cứ thị trường nào vẫn chưa được công ty chú trọng đúng mức. Trong khi

đó, nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu thị trường, giá cả, tiêu chuẩn luôn thay

đổi, thị trường EU tuy hấp dẫn và tiềm năng nhưng cạnh tranh thì đang trở nên ngày

càng gay gắt. Nếu không nhanh chóng thực hiện những hoạt động này, việc xuất

khẩu sẽ khó phát triển và bền vững về lâu dài.

Để nâng cao tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của mình, công ty cần

phải có chiến lược dài hạn và phát triển mạng lưới khách hàng cũng như thị phần

của mình.

Đối với nhà cung cấp :

Tập trung duy trì mối quan hệ tốt đối với những nhà cung ứng truyền thống và

tăng cường những nhà cung ứng tiềm năng. Công ty nên thường xuyên gặp gỡ, trao

Khóa Luận Tốt Nghiệp 45 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

đổi, chia sẻ những kinh nghiệm trong ngành với nhà cung ứng để hiểu được điều

kiện cũng như khả năng của họ.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của thông tin, nhà cung ứng trong nước rất

nhạy cảm với những biến động của các hiện tượng kinh tế chính trị xã hội. Hơn nữa,

chủ trương phát triển kinh tế theo định hướng kinh tế thị trường đã tạo điều kiện cho

các nhà cung ứng trong nước có điều kiện tự do kinh doanh, thực hiện xuất khẩu

trực tiếp. Chính vì thế, công việc chăm sóc nhà cung ứng càng trở nên quan trọng

trong hoạt động của công ty.

Trên thực tế, mặc dù có những đối thủ cạnh tranh mua hàng với mức giá cao

hơn công ty và các nhà cung cấp trong nước có thể bán hàng trực tiếp cho khách

hàng ngoại nhưng họ vẫn thích bán hàng cho công ty. Đây là nhờ vào uy tín và cách

làm ăn của công ty và ban lãnh đạo. Tuy nhiên, để không ngừng củng cố và phát

huy lợi thế này, công ty nên thực hiện những chính sách sau đây :

Chuyên môn hóa trong hoạt động thành lập, quản lý hồ sơ nhà cung ứng.

Gia tăng lợi ích cho nhà cung cấp, xem nhà cung cấp như một phần của công

ty, chia sẻ khó khăn và lợi nhuận hợp lý với nhà cung cấp.

Đánh giá và thông tin chính xác năng lực nhà cung ứng cho tất cả các đơn vị

kinh doanh ngành nghề liên quan nhằm giảm thiểu những rủi ro trong quan

hệ kí kết hợp đồng.

Đối với khách ngoại và thị trường xuất khẩu

Công ty tìm cách đưa cà phê và các sản phẩm chế biến từ cà phê vào hệ thống

phân phối của các nhà phân phối lớn ở EU sẽ không những đẩy mạnh mục tiêu cà

phê trong nước mà còn mở rộng tiêu thụ cà phê Việt Nam ra thị trường nước ngoài

theo hệ thống phân phối toàn cầu của các doanh nghiệp này.

Bên cạnh đó, công ty cần tăng cường hoạt động marketing, tìm kiếm nguồn

khách hàng mới và thị trường xuất khẩu mới cho cà phê. Hiện nay, công ty chưa có

bộ phận nào đảm trách nhiệm vụ marketing. Đây là một thiếu sót lớn khi thâm nhập

thị trường EU. Công ty nên chủ động tham gia các cuộc triển lãm, xúc tiến thương

mại, hội thảo về cà phê trong và ngoài nước để kí kết hợp đồng với các nhà rang

xay lớn, hạn chế thực hiện bán hàng cho các đơn vị kinh doanh trung gian. Hiện

nay, nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới ngày càng tăng không chỉ ở khu vực

Khóa Luận Tốt Nghiệp 46 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

truyền thống Tây Âu mà đặc biệt là sự góp mặt của một số thị trường mới nổi Đông

Âu. Những thị trường này rất giàu tiềm năng với lượng người tiêu dùng lớn như Ba

Lan, Ukraina, Serbia,…là những nước nhập khẩu cà phê rất lớn và có tốc độ tăng

khá ổn định qua các năm, dân số trẻ, nền kinh tế ổn định và có nhiều doanh nghiệp

lớn. Nếu khai thác được những thị trường tiềm năng này thì về tương lai, công ty sẽ

chủ động được đầu ra, lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành trên

trường quốc tế.

Như vậy, Công ty nên hợp tác với một số hàng nước ngoài theo chuyên môn

sâu trong lĩnh vực nông sản. Liên kết với các nhà cung cấp nguyên liệu để có được

nguồn nguyên liệu có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu EU và

có giá cả hợp lý. Khi mối quan hệ với đầu vào và đầu ra đã ổn định, công ty có thể

tăng cường mối quan hệ bằng cách đầu tư, góp vốn thực hiện liên doanh, liên kết

với một số bạn hàng trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, để ủng cố vị thế và nhằm

nâng cao sức cạnh tranh của mình, công ty có thể liên kết hợp tác với các công ty

cùng ngành.

3.2.1.2 Giải pháp phát triển marketing, phát triển thị trường.

Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, đối với Intimex Group, việc tìm

kiếm và ký kết các hợp đồng xuất khẩu là một công việc hết sức khó khăn. Ngay cả

khi đã có được hạn ngạch xuất khẩu mà không tìm được bạn hàng thì vẫn không thể

xuất khẩu được. Chính vì vậy, muốn phát triển hơn nữa hoạt động xuất khẩu thì

công ty cần phải chú ý đến hoạt động marketing. Cụ thể, công ty có thể áp dụng các

biện pháp sau :

Quảng cáo : thông qua các kênh quảng cáo như tạp chí, hội chợ thương

mại,…Công ty có thể tạo dựng cho mình một hình ảnh hấp dẫn, đáng tin cậy

trong giới kinh doanh trong nước và tên thị trường quốc tế có thể dễ dàng

hơn trong việc thu mua cũng như xuất cà phê.

Ngoài ra, công ty còn có thể áp biện pháp tuyên truyền khác như : in tờ rơi,

làm các sản phẩm lưu niệm có hình biểu tượng của công ty để tặng cho các

bạn hàng trong những lần giao dịch,…

Khóa Luận Tốt Nghiệp 47 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

Khuyến mãi xuất khẩu : để khuyến khích các đối tác nước ngoài tiếp tục làm

ăn với công ty, công ty cần phải có biện pháp khuyến khích họ để tăng cường

mối quan hệ làm ăn lâu dài.

Tuy nhiên, có thể thu được lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì

chi phí cho hoạt động marketing cần phải hợp lý, thường thì chi phí được trích ra

theo một tỷ lệ nhất tính trên kinh doanh của công ty, ví dụ từ 10 – 15%.

3.2.1.3 Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm cà phê vào thị

trường EU

Mặt hàng cà phê đang được công ty xuất khẩu cho các đối tác vẫn được thực

hiện dựa vào tiêu chuẩn cũ bây giờ trên thế giới không còn áp dụng. Các khách

ngoại là các nhà nhập khẩu trung gian rất thích mua hàng theo cách này vì sẽ thu

được lợi lớn từ việc ép giá trừ lùi và chênh lệch giá sau khi tiến hành sơ chế để đạt

các tiêu chuẩn giao dịch trên thị trường. Do đó, cần ủng cố chất lượng sản phẩm cà

phê trước khi xuất khẩu thông qua việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật đồng bộ,

quản lý cây trồng tổng hợp, thực hành chế biến tốt để nâng cao giá trị gia tăng cho

hoạt động xuất khẩu cà phê.

Cà phê xuất khẩu chủ yếu của công ty là cà phê nhân chưa qua chế biến, và

chủ yếu là cà phê Robusta loại 2 nên giá trị xuất khẩu chưa cao. Để khắc phục được

điều này, công ty nên cho nhà máy chế biến cà phê theo tiêu chuẩn chất lượng cao

vận hành liên tục, đạt hiệu quả đúng với công suất, xây dựng nhà kho xung quanh

nhà máy chế biến để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới của công

ty.

3.2.1.4 Phối hợp chặt chẽ với hộ nông dân, hướng dẫn họ phương pháp

trồng, chăm sóc, bảo quản đảm bảo chất lượng sản phẩm:

Tập đoàn cần chỉ đạo công ty kết hợp với nhà cung cấp hướng dẫn nông dân

trồng theo tiêu chuẩn của hiệp hội cà phê thế giới, trồng đồng loạt, thống nhất trên

một diện tích rộng, thu hái không lẫn lộn giữa hạt chín và sống. Từ đó, công ty mới

có khả năng đáp ứng nhu cầu của các nhà nhập khẩu trên sàn giao dịch cà phê.

Tập đoàn cũng cần xây dựng kế hoạch cùng người nông dân phối hợp chặt chẽ

từ khâu chọn giống, gieo trồng, thu hoạch và chế biến ra thành phẩm cuối cùng sao

cho chất lượng cà phê trong suốt quá trình không thay đổi. Tiến hành liên kết các

Khóa Luận Tốt Nghiệp 48 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

nông trường cà phê lớn trên địa bàn Tây Nguyên, Đồng Nai, Lâm Đồng có quy

trình trồng trọt chế biến hướng đến sự phát triển bền vững như áp dụng thực hành

nông nghiệp tốt ( GAP ), quản lý trồng tổng hợp ( ICM ), thực hành chế biến tốt

( GMP ), UTZ,…

Bên cạnh đó, công ty cũng cần xây dựng hệ thống luân chuyển chứng từ một

cách chuyên nghiệp giữa các bộ phận để đảm bảo thông tin được truyền đạt chính

xác và nhanh chóng. Hệ thống thương mại điện tử trong giao dịch mua bán, kí gửi

hàng hóa trong nước và quốc tế. Phát triển hệ thống phần mềm quản lý tiên tiến để

tích hợp thông tin cho toàn hệ thống nhằm đảm bảo thông tin cho toàn hệ thống

được quản lý xuyên suốt trong toàn tập đoàn.

3.2.1.5 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Với bất cứ một doanh nghiệp nào, nhân sự luôn là vấn đề trung tâm, có vai trò

quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, việc đào tạo, củng

cố, sắp xếp đội ngũ lao động hợp lý luôn mang lại hiệu quả cao nhất cho bất cứ

doanh nghiệp nào.

Đối với một công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, nguồn nhân lực có những ảnh

hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh. Kinh doanh trên phạm vi quốc tế chịu ảnh

hưởng rất lớn của các yếu tố văn hóa, xã hội và con người, vì vậy nếu có đội ngũ

cán bộ giỏi thì công ty có thể tận dụng được nhiều cơ hội và hạn chế được các rủi ro

trong kinh doanh. Đội ngũ nhân viên của Intimex Group hiện nay có số lượng lớn

nhưng hiệu quả lao động chưa thực sự cao. Cơ cấu lao động còn chưa phù hợp, vẫn

còn khá nhiều lao động hoạt động gián tiếp. Vì vậy, trong thời gian tới, công ty có

thể tổ chức đào tạo cho một lực lượng lao động dư thừa để chuyển sang các hoạt

động sản xuất phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, chất lượng lao động lại là một yếu tố

quan trọng vì vậy công ty cần lựa chọn những lao động thực sự có năng lực có thể

đáp ứng được yêu cầu kinh doanh của công ty. Trong nghiệp vụ kinh doanh xuất

nhập khẩu đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ công nhân có trình độ cao, năng lực

làm việc, có kinh nghiệm trong kinh doanh, đồng thời phải có vốn ngoại ngữ nhất

định. Do đó, công ty nên đào tạo mới hoặc đào tạo lại đội ngũ chuyên viên của mình

để có thể đáp ứng các yêu cầu của điều kiện kinh doanh quốc tế hiện nay. Việc đào

Khóa Luận Tốt Nghiệp 49 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

tạo có thể thực hiện bằng nhiều cách : đào tạo tại chỗ, đào tạo chính quy, đào tạo

trong nước, ngoài nước. Công ty có thể xem xét, cân nhắc và lựa chọn hình thức

đào tạo phù hợp với từng lĩnh vực kinh doanh để có thể đem lại hiệu quả mà vẫn

biết được chi phí.

Có nguồn nhân lực mạnh không có nghĩa là sẽ có hiệu quả hoạt động kinh

doanh cao vì nó phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như quản lý và phân công lao

động. Do đó, việc sắp xếp lại lao động và công tác phân công lao động có ý nghĩa

rất quan trọng. Công ty cần sắp xếp lao động phù hợp với năng lực của từng người,

bên cạnh đó cần tạo ra không khí làm việc hăng hái, tích cực và xây dựng tác phong

làm việc cho từng người, bên cạnh đó cần tạo ra không khí hăng hái, tích cực và xây

dựng tác phong làm việc khoa học, khuyến khích lòng nhiệt tình và trách nhiệm của

nhân viên.

3.2.1.6 Đầu tư xây dựng kho gia công cà phê xuất khẩu

Bên cạnh việc tìm kiếm nhân sự mùa cao điểm thì kho bãi chứa cà phê cũng

không kém phần quan trọng. Hiện nay, Intimex chưa có kho để gia công hàng, đóng

gói cà phê xuất khẩu theo yêu cầu tiêu chuẩn của khách hàng mà phải liên kết với

các kho bên ngoài. Đây là một trong những bất cập mà Intimex gặp phải trong thời

gian qua, không chủ động được nguồn hàng cung ứng, chi phí thuê kho lại cao

khiến lợi nhuận giảm.

Do đó, nếu đầu tư xây dựng kho để chứa hàng cũng như có thể tự đóng gói cà

phê thì công ty có thể kiểm soát được năng suất đóng hàng tại các kho, chủ động

mua và bán hàng theo các hợp đồng đã ký kết mà không lo đến việc trễ hàng hay trễ

tàu, gây nên tốn chi phí book tàu khác. Mặt khác còn giảm bớt được chi phí thuê

kho.

Các bước thực hiện :

Bước 1 : lên kế hoạch cho việc xây dựng kho, nêu lên được những thuận lợi

và khó khăn đang gặp phải của công ty trong việc này, cũng như lên được

bảng dự trù ngân sách cho việc xây dựng kho riêng.

Bước 2 : tìm mặt bằng xây dựng

Bước 3 : tiến hành xây dựng và trang bị các máy móc cần thiết

Bước 4 : nghiệm thu công trình

Khóa Luận Tốt Nghiệp 50 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

Bước 5 : tuyển công nhân và đưa dự án đi vào thực tiễn.

Thời gian thực hiện :

01/2015 –

03/2015

04/2015 –

05/2015

06/2015 –

08/2016

09/2016 10/2016 –

03/2017

Bước 1

Bước 2

Bước 3

Bước 4

Bước 5

Việc lên kế hoạch cho việc xây dựng kho chứa và gia công hàng là một trong

những kế hoạch mang tính chiến lược của công ty, cần tìm hiểu kỹ về tìm lực của

công ty cũng như khả năng vay vốn, lên bảng dự trù kinh phí, lên phương án vay

vốn ngân hàng và giải ngân vốn vay. Bên cạnh đó, công ty cũng nên tìm hiểu về các

chính sách của nhà nước về việc hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. Sau khi

có kế hoạch đầy đủ, phải được Ban lãnh đạo công ty phê duyệt và thông qua. Vì

vậy, thời gian cần thiết để thực hiện cho bước này là 3 tháng.

Sau khi có kế hoạch, công việc đầu tiên cần làm là phải tìm được mặt bằng

phù hợp với những tiêu chí và giá cả phải chăng. Mặt bằng đủ rộng để xây dựng

kho, không quá xa thành phố để thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa.

Sau khi đã tìm được mặt bằng, công ty sẽ tiến hành cho đấu thầu xây dựng.

Việc xây dựng này sẽ giao khoán cho nhà thầu, công ty chỉ cần cử người thường

xuyên theo dõi cũng như bám sát tiến độ công trình. Thời gian xây dựng và trang bị

các thiết bị máy móc thiết bị dự kiến là 1 năm 2 tháng, tuy nhiên điều này còn phụ

thuộc vào nguồn vốn cung ứng.

Nghiệm thu công trình trong vòng 1 tháng trước khi vào hoạt động. Nhà thầu

tiến hành bàn giao cho chủ đầu tư, ở đây là Intimex Group. Trong thời gian này, nên

kết hợp song song với việc tuyển dụng quản lý là lao động có tay nghề, có năng lực

để vận hành kho.

Bắt đầu từ tháng 10/2016, nhà kho gia công và đóng hàng xuất khẩu cà phê

của Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex chính thức đi vào hoạt động. Trong thời

Khóa Luận Tốt Nghiệp 51 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

gian đầu, cần sự quản lý, giám sát chặt chẽ là Ban lãnh đạo công ty. Sau 6 tháng

hoạt động, cần đánh giá hiệu quả năng suất của kho để có những giải pháp thay đổi

phù hợp.

Đánh giá thực hiện :

Nếu dự án xây dựng kho riêng của công ty đi vào hoạt động hiệu quả sẽ góp

phần giúp công ty.

Chủ động trong việc đóng hàng và điều hàng, từ đó có thể thương lượng ký

kết các hợp đồng mua và bán cà phê theo năng lực của công ty, tránh tình

trạng giao trễ hàng ảnh hưởng đến uy tín công ty.

Trong dài hạn, có thể giảm bớt chi phí thuê kho, dùng nguồn vốn đó để đầu

tư vào các hạn mục khác đem lại hiệu quả cao cho công ty.

3.2.2 Kiến nghị

3.2.2.1 Đối với nhà nước

Nhà nước cần có chính sách đầu tư xây dựng viện nghiên cứu giống cà phê,

ngân hàng giống nhằm đảm bảo sản xuất được giống cà phê có chất lượng cũng như

lựa chọn được giống cà phê thích hợp với từng vùng.

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất, chê biến xuất nhập cà phê. Xây

dựng đường giao thông từ nơi sản xuất đến nơi chế biến cà phê tạo thuận lợi cho

việc vận chuyển. Mặt khác cần xây dựng các chợ giao dịch cà phê để tạo điều kiện

cho người sản xuất dễ tiêu thụ sản phẩm của mình, còn doanh nghiệp kinh doanh

xuất khẩu cà phê thuận lợi cho việc thu mua cà phê chế biến xuất khẩu. Trước mắt,

Chính phủ cần thực hiện sớm các dự án về xây dựng chờ cà phê ở Đak Lak và trung

tâm giao dịch cà phê tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ mối quan hệ Chính phủ cần có các chính sách tìm kiếm các nguồn vốn đầu

tư cho sản xuất chế biến cà phê trong nước. Đồng thời cũng tìm kiếm các khoản vay

ưu đãi cũng như các chương trình tài trợ từ các tổ chức tín dụng quốc tế.

Xây dựng hoàn thiện chính sách về chuyển giao công nghệ cho ngành cà phê, đặc

biệt là với công nghệ chế biến. Như không đánh thuế với các doanh nghiệp khi họ

nhập khẩu máy móc trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho chế biến cà phê xuất

khẩu. Có chính sách thu hút nguồn vốn vào sản xuất chế biến cà phê, để tiếp thu

được các công nghệ tiên tiến cũng như cách thức quản lý kinh doanh xuất khẩu cà

phê của những tập đoàn kinh doanh cà phê hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, cũng cần

Khóa Luận Tốt Nghiệp 52 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

đảm bảo tránh trình trạng biến ngành cà phê Việt Nam thành những người làm thuê

cho các tập đoàn nước ngoài, trở thành những người cung cấp nguyên liệu thô cho

những nhà đầu tư nước ngoài chế biến tại Việt Nam để xuất khẩu. Bởi vì họ có lợi

thế hơn về nguồn lực tài chính, về thị trường và về kinh nghiệm kinh doanh cà phê.

Nhà nước giúp đỡ các doanh nghiệp một phần kinh phí cho các đoàn doanh

nghiệp đi sang nghiên cứu tìm hiểu thị trường EU để tìm kiếm cơ hội đầu tư và ký

kết các hợp đồng xuất khẩu cà phê cho các khách hàng ở EU, đặc biệt là nhà máy

rang xay Đức. Giúp đỡ các doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện ở các nước

thành viên EU, bên cạnh đó thì Chính phủ đề nghị Bộ Nông Nghiệp và Phát triển

nông thôn cùng VICOFA thành lập văn phòng đại diện chung cho cà phê tại các

nước thành viên EU.

Hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tham gia các hội chợ, triển lãm giới

thiệu sản phẩm cà phê của mình tại Hoa Kỳ. Thông qua tham quan thương mại và

thương vụ Việt Nam tại các nước EU, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc quảng

bá sản phẩm của mình tại thị trường EU. Đồng thời cũng thông qua các cơ quan này

cung cấp thông tin về thị trường cà phê ở các nước EU một cách nhanh chóng và

chính xác cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước.

Trợ giúp cho các doanh nghiệp trong việc giải quyết các tranh chấp thương

mại với những đối tác phía EU như việc hỗ trợ doanh nghiệp trong việc cung cấp

các thông tin về hệ thống pháp lý, tư vấn việc thuê luật sư, cách thức và trình tự

tranh tụng,…

Chính phủ cần phải giữ nguyên mức thuế hỗ trợ thông qua xuất khẩu cà phê

như hiện nay, không nên nâng cao yêu cầu cao hơn. Bên cạnh đó, cần có chính sách

thưởng xứng đáng cho các doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu mới và vào thị

trường mới, đặc biệt là việc xuất khẩu cà phê thành phẩm.

Chính phủ cần phải giải ngân sớm và nhanh chóng các dự án đã được phê duyệt như

các dự án về xây dựng chợ cà phê, trung tâm giao dịch cà phê hay các dự án về phát

triển cà phê.

Có chính sách hỗ trợ cho những người trồng cà phê về giống, kỹ thuật, vốn và

tiêu thụ. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm khi kinh doanh xuất

Khóa Luận Tốt Nghiệp 53 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

khẩu cà phê, mà trước hết là Chính phủ cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia

vào bảo hiểm bằng việc hỗ trợ một phần phí bảo hiểm, thông qua quỹ hỗ trợ xuất

khẩu của Chính phủ và của quỹ hỗ trợ phát triển. Sau đó, khoản này sẽ được dỡ bỏ

dần khi các doanh nghiệp lập được cho mình một quỹ bảo hiểm.

Có chính sách điều chỉnh hoàn thiện thị trường cà phê trong nước tránh tình trạng

tranh mua bán gây tổn thất và mất uy tín cho cà phê Việt Nam.

Duy trì chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà

phê thông qua tín dụng. Phối hợp các ngân hàng thương mại để cung cấp tín dụng

cho người trồng cà phê, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thông qua việc

giảm bớt các thủ tục vốn, các yêu cầu về tài sản thế chấp, cũng như các điều kiện

khác.

Cần phải nâng cao hơn nữa vai trò và hiệu quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát

triển cần dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê một khoản hỗ trợ nhất định

trong quỹ hỗ trợ cho xuất khẩu của mình. Trong cơ cấu hỗ trợ cho xuất khẩu thì

mức hỗ trợ cho xuất khẩu cà phê cần được hỗ trợ khoảng 10%, trong đó chia ra làm

các loại hỗ trợ như thưởng xuất khẩu và tín dụng xuất khẩu, với tín dụng hỗ trợ xuất

khẩu thì quỹ hỗ trợ nên hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khâu mua dự trữ và cần

kéo dài thời gian cho vay đối với những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. Ngoài ra,

với những khoản vay tín dụng mà quỹ hỗ trợ xuất khẩu dành cho các doanh nghiệp

thì lãi suất phải nhỏ hơn lãi suất tín dụng xuất khẩu của các ngân hàng thương mại

50% hoặc thấp hơn nữa. Trong đó, quỹ nên dành một khoản hỗ trợ nhất định đối với

các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam, đặc biệt là hỗ trợ cho xuất khẩu

cà phê vào thị trường EU nói chung và Đức nói riêng.

3.2.2.2 Đối với các doanh nghiệp

Trong vài năm trở lại đây, giá cả cà phê tăng cao làm cho gia bộ của nhiều gia

đình đồng bào các dân tộc thuộc tỉnh Tây Nguyên ồ ạt chuyển đổi đất các loại cây

trồng chuyển sang trồng cà phê của hai năm 2010 – 2011, các địa phương riêng của

tỉnh Đak Lak đã có diện tích trồng gần 20.000 ha. Đưa diện tích của tỉnh tăng lên

275.000 ha. Đặc biệt, nghiêm trọng hơn, phần lớn diện tích cà phê mới phát triển

sau này điều được trồng những vùng không có, hoặc thiếu những vùng nước tưới,

đất trồng cà phê không đủ điều kiện ( nghèo dinh dưỡng, đất dốc, tầng đất

Khóa Luận Tốt Nghiệp 54 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

mỏng,…). Vi phạm quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc ngay từ khâu khai hoang,

làm đất, cây trồng xen che phủ… việc tăng nhanh diện tích cà phê này không những

không mang lại hiệu quả kinh tế mà còn ảnh hưởng xấu đến tài nguyên môi

trường,…

Nhằm đảm bảo tính bền vững trong sản xuất, kinh doanh cây cà phê ở tỉnh

Đak Lak nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên có diện tích trồng cà phê lớn cho hiện

tạo và tương lai, nhất là thương hiệu cà phê Buôn Mê Thuộc đã được công nhận để

cung cấp những sản phẩm cà phê có xuất sứ từ Đak Lak trên thương trường trong

nước và quốc tế có chất lượng cao, một số giải pháp để sản xuất kinh doanh của cây

cà phê bền vững đã được đưa ra.

Đó là :

Giảm diện tích cà phê, chỉ giữ lại quy mô diện tích hợp lý dựa theo những

công trình điều tra và nghiên cứu, quy hoạch giành quỹ đất cho cây cà phê

dưới 200.000 ha, chủ yếu những địa bàn xác định rất thích hợp về đất đai,

khí hậu, nguồn nước.

Có kế hoạch và chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu giống cà phê phù hợp, trong đó

ngoài giống cà phê vối là chủ lực còn phát triển thêm cà phê chè và cà phê

mít.

Xây dựng các thương hiệu cà phê của tỉnh Đak Lak nói chung và các vùng

doanh nghiệp nói riêng, các dạng sản phẩm từ cà phê xô đến các dạng thành

phẩm đều phải có chất lượng cao luôn ổn định. Tìm mọi biện pháp để không

ngừng hạ giá thành trong sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất (

tăng cường vốn phân hữu cơ, phân vi sinh, trồng xen cây đậu đỗ các loại

phân xanh ở chung quanh bờ lô, giảm lượng phân bón hóa học ).

Tôn trọng hệ sinh thái tổng hợp theo yêu cầu sinh lý của cây cà phê, nhất là

trồng cây đai rừng chắn gió che bóng, cây che phủ mặt đất để điều hòa ánh

sang, nhiệt độ, độ ẩm, giảm tốc độ gió, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất,…

Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới thiết bị công nghệ từ sân phơi,

nhà kho, các cơ sở chế biến.

Xây dựng chính sách giá cả trong thu mua sản phẩm với nguyên tắc : chất

lượng cao, giá cả cao, chất lượng thấp thì trả giá thấp thậm chí không mua.

Khóa Luận Tốt Nghiệp 55 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

Xây dựng hệ thống tổ chức để đảm bảo thương hiệu : cà phê Buôn Ma Thuộc

có được chất lượng cao và luôn ổn định trên thương trường, đồng thời tỉnh

cũng như các doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh cà phê đẩy mạnh

công tác tiếp thị, quảng bá giới thiệu các dạng sản phẩm, thương hiệu cà phê

rộng rãi trên thị trường trong nước và ngoài nước.

3.2.2.3 Một số kiến nghị khác

Phối hợp trong khâu quản lý tài chính xuất khẩu giữa trung ương và địa

phương.

Các địa phương phải cùng với nhà nước trợ giúp cho các hộ trồng cà phê và

các doanh nghiệp chế biến kinh doanh cà phê trên địa bàn mình quản lý. Các địa

phương cùng với nhà nước quản lý chặt chẽ tài chính xuất khẩu của các doanh

nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước của Trung ương và địa phương.

Kết hợp giữa hỗ trợ tài chính với hỗ trợ kỹ thuật

Ngoài việc hỗ trợ về vốn cho người trồng cà phê ra thì nhà nước nên hỗ trợ về

kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê, đặc biệt là cây cà phê chè cho họ. Việc hỗ

trợ kỹ thuật này thông qua việc cử cán bộ kỹ thuật xuống tận cơ sở để hướng dẫn kỹ

thuật trồng và chăm sóc cà phê cho những hộ trồng cà phê. Kỹ thuật thu hoạch,

phương pháp bảo quản, sơ chế nhằm hạn chế tổn thất trong khâu thu hoạch và sau

thu hoạch.

Chính sách hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành cà phê.

Chính phủ cũng cần có các chính sách hỗ trợ trong việc đầu tư phát triển

nguồn nhân lực, bao gồm việc mở các khóa đào tạo hướng dẫn cho những người

nông dân trồng cà phê về kỹ thuật chăm sóc, thu hái và sơ chế, bảo quản cho đến

việc giúp đỡ các doanh nghiệp đào tạo tay nghề cho các công nhân làm việc trong

nhà máy chế biến cà phê, đặc biệt là những nhà máy chế biến cà phê thành phẩm

xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhà nước cũng thông qua hệ thống các trường đại học trong

cả nước hỗ trợ đào tạo cán bộ cho các doanh nghiệp. Đó là thông qua trường Đại

Học Nông Nghiệp để đào tạo kỹ sư về sản xuất cà phê, Đại Học Bách Khoa trong

việc đào tạo các kỹ sư về cơ khí cho các nhà máy chế biến và thông qua các trường

thuộc khối kinh tế để đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất khẩu cà phê cũng như

các cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. Ngoài ra, nhà nước cũng

Khóa Luận Tốt Nghiệp 56 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

cần có các khóa học về kinh doanh cà phê, quản trị rủi ro, tìm hiểu hệ thống pháp lý

và môi trường kinh doanh của các thị trường chính của Việt Nam, trong đó có thị

trường Hoa Kỳ cho các cán bộ của những doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà

phê.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Những giải pháp được đặt ra trong thời gian tới không chỉ tập trung đẩy mạnh

xuất khẩu mặt hàng cà phê của công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex sang thị trường

EU, mà còn hướng đến cải thiện hoạt động của công ty. Các giải pháp này đòi hỏi

sự đầu tư nghiêm túc và giám sát chặt chẽ của Ban lãnh đạo công ty cùng sự phối

hợp của các nhân viên. Nếu cải thiện được những vấn đề đang gặp phải, thì việc đẩy

mạnh xuất khẩu cà phê sẽ làm nền tảng cho việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản

khác mà công ty đang kinh doanh như tiêu, hạt điều, gạo không những ở thị trường

EU mà còn rộng ra trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, việc áp dụng những giải pháp này luôn tồn tại nhiều thách thức và

cần có thời gian. Chính vì vậy mà đòi hỏi Ban lãnh đạo công ty cần có sự dẫn dắt,

đường lối lãnh đạo đúng đắn, kịp thời.

Khóa Luận Tốt Nghiệp 57 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

KẾT LUẬN

Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là sản phẩm

quan trọng thu nhiều ngoại tệ góp phần cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Mặc dù cà phê nước ta đã trải qua nhiều khó khăn, nhưng nó luôn là cây công

nghiệp chính, gắn liền với cuộc sống của người dân. Đẩy mạnh sản xuất và xuất

khẩu cà phê là mối quan tâm hàng đầu và là mục tiêu lâu dài. Đặc biệt đối với mặt

hàng cà phê thì hoạt động xuất khẩu càng có vai trò quan trọng bởi mặt hàng cà phê

chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài. Bởi vậy, việc đẩy mạnh xuất khẩu cà

phê là một trong những sách lược quan trọng nhằm góp phần đẩy nhanh sự phát

triển của nền kinh tế Việt Nam.

Với mục đích góp phần vào sự phát triển của xuất khẩu cà phê Việt Nam, đề án này

đã tập trung giải quyết những vấn đề :

1. Làm sáng tỏ một số vấn đề về mặt hàng cà phê cũng như hoạt động xuất

khẩu và sự phát triển của ngành cà phê.

2. Phân tích thực trạng xuất khẩu cà phê trên thế giới và ở Việt Nam để vạch ra

cơ hội tham gia xuất khẩu cà phê cho công ty Intimex Group.

3. Đánh giá những điểm mạnh và yếu trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà

phê của công ty để từ đó đề xuất một số ý kiến giúp công ty có thể tham khảo

nhằm phát triển hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty trong thời gian tới.

Trong đề án chuyên đề tốt nghiệp này, do hạn chế về thời gian và kiến thức, em

chưa thể đi sâu được những khó khăn cùng nhựng giải pháp giúp phát triển công ty.

Mong rằng với một số đề xuất khắc phục những hạn chê khó khăn còn tồn tại, phát

huy những thế mạnh và thuận lợi của công ty mà em đã đưa ra có thể góp phần giúp

công ty đạt được mục tiêu đã đề ra trong thời gian tới.

Khóa Luận Tốt Nghiệp 58 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS Võ Thanh Thu, 2010. Quan hệ kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản lao động

– xã hội.

2. Nguyễn Đông Phong ( chủ biên ), 2009, Marketing quốc tế ( tái bản ), Nhà

xuất bản lao động.

3. Lê Ngọc Hải, các nhân tố khách quan, http://voer.edu.vn/m/cac-nhan-to-

khach-quan/a2138ed4#.UzIyYPmSydt

4. Hoàng Liên, 2013, Kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt hơn 3 tỷ USD,

http://www.nhandan.com.vn/kinhte/tin-tuc/item/21549802-.html,

5. Công ty cổ phần tập đoàn Intimex, giới thiệu chung,

http://www.intimexhcm.com/About.aspx?ip=17,

6. Số liệu công ty, 2011 – 2013, các báo cáo từ các phòng ban của Intimex

Group.

7. Website tổng cục thống kê Việt Nam, www.gso.vn,

8. Website Hiệp hội cà phê-ca cao Việt Nam ( VICOFA ), www.vicofa.org.vn,

26/2/2014

9. Theo báo hải quan, 2014, nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cà phê,

http://giacaphe.com/41586/nhieu-chinh-sach-ho-tro-doanh-nghiep-ca-phe/ ,

10/03/2014.

10. Theo cục xuất nhập khẩu, 2014, Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam -

trong năm 2013, http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/2862/tinh-hinh-xuat-

khau-ca-phe-cua-viet-nam-trong-nam-2013.aspx

11. Cục xúc tiến thương mại, 2013, Sản lượng cà phê Viêt Nam mùa vụ

2013/2014, http://www.vietrade.gov.vn/ca-phe/3548-sn-lng-ca-phe-mua-v-

mua-v-201314.html

Khóa Luận Tốt Nghiệp 59 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

PHỤ LỤC

Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex Group

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Năm tài chính 2013

Đơn vị tính : đồng

Chi Tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

DT bán hàng &

CCDV 12,498,187,660,177 11,139,364,239,933 13,187,682,041,602

Các khoảng giảm

trừ 289,867,217

933,135,428 971,884,244

DTT bán hàng &

CCDV 12,497,897,792,960 11,138,431,104,505 13,186,710,157,358

Giá vốn hàng bán 12,223,095,481,955 10,986,674,745,554 12,778,576,145,014

Lợi nhuận gộp

bán hàng &

CCDV

274,802,316,951 151,756,358,951 410,134,012,344

DT hoạt động tài

chính 147,272,429,216 277,180,063,162 88,181,327,721

Chi phí tài chính 207,308,450,898 285,564,069,636 192,669,183,155

Trong đó: CP lãi

vay 139,629,110,215 167,769,556,481 182,528,181,792

Chi phí bán hàng 135,530,580,440 104,463,547,559 213,768,297,234

Chi phí quản lí

doanh nghiệp 45,793,069,510 37,692,589,719 44,359,161,162

Lợi nhuận thuần

từ HĐKD 33,442,645,319 1,216,215,199 47,518,698,514

Khóa Luận Tốt Nghiệp 60 GVHD:THs.Diệp Thị Phương Thảo

SVTH: Võ Thị Trúc Thơ MSSV: 1054010713

Thu nhập khác 4,324,854,916 51,273,635,029 197,160,124,834

Chi phí khác 2,792,591,833 5,022,410,311 20,847,620,359

Lợi nhuận khác 1,532,263,083 46,251,224,718 (1,687,495,525)

Tổng LN kế toán

trước thuế 39,974,908,402 47,167,439,917 45,831,202,989

Chi phí thuế

TNDN hiện hành 6,606,502,084 8,387,832,755 2,484,320,952

CP thuế TNDN

hoàn lại - - -

Lợi nhuận sau

thuế TNDN 28,368,406,318 38,779,607,162 43,346,882,037

Lãi cơ bản trên cổ

phiếu 4,934 4,841 3,861