CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - uneti.edu.vn. Lý thuyết điều khiển tự động...

278
1 BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Tên chương trình: Chương trình đào tạo Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử Trình độ đào tạo: Đại học Ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật điện điện tử Loại hình đào tạo: Chính quy (Ban hành tại Quyết định số 274/-ĐHKTKTCN ngày 13/07/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp) 1. Mục tiêu đào tạo: Đào tạo người học phát triển một cách toàn diện: - Có phẩm chất chính trị, đạo đức, thái độ lao động tốt, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử phải nắm vững kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực chuyên môn thuộc chuyên ngành đào tạo, cụ thể là: Về kiến thức: o Nắm v÷ng kiến thức nền tảng về nhân sinh quan, thế giới quan của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, về pháp luật, ngoại ngữ và tin học. o Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán học, vật lý, tin học trong mô tả, tính toán và mô phỏng các thiết bị, hệ thống điện điện tử. o Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở lý thuyết mạch điện, tín hiệu, hệ thống và điều khiển, kỹ thuật điện tử và máy tính trong nghiên cứu, phân tích các thiết bị và hệ thống điện điện tử. o Nắm vững kiến thức chuyên môn và có khả năng áp dụng kiến thức cốt lõi và chuyên sâu của ngành công nghệ kỹ thuật điện - điện tử về thiết bị điện- điện tử, ứng dụng kỹ thuật máy tính, trường và sóng, truyền thông, xử lý tín hiệu, điện tử công suất,…. Về kỹ năng thực hành: o Có kiến thức cơ bản và khả năng thực hành về công nghệ điện - điện tử.

Transcript of CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - uneti.edu.vn. Lý thuyết điều khiển tự động...

1

BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Tên chương trình: Chương trình đào tạo Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật điện điện tử

Loại hình đào tạo: Chính quy

(Ban hành tại Quyết định số 274/QĐ-ĐHKTKTCN ngày 13/07/2015 của Hiệu trưởng

Trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp)

1. Mục tiêu đào tạo:

Đào tạo người học phát triển một cách toàn diện:

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức, thái độ lao động tốt, có ý thức phục vụ nhân dân, có

sức khoẻ, khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc.

- Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử phải nắm vững kiến

thức chuyên môn, kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và

giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực chuyên môn thuộc chuyên ngành đào tạo,

cụ thể là:

• Về kiến thức:

o Nắm v÷ng kiến thức nền tảng về nhân sinh quan, thế giới quan của Chủ nghĩa

Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội,

về pháp luật, ngoại ngữ và tin học.

o Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán học, vật lý, tin học trong mô tả, tính

toán và mô phỏng các thiết bị, hệ thống điện điện tử.

o Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở lý thuyết mạch điện, tín hiệu, hệ thống và

điều khiển, kỹ thuật điện tử và máy tính trong nghiên cứu, phân tích các thiết

bị và hệ thống điện điện tử.

o Nắm vững kiến thức chuyên môn và có khả năng áp dụng kiến thức cốt lõi và

chuyên sâu của ngành công nghệ kỹ thuật điện - điện tử về thiết bị điện- điện

tử, ứng dụng kỹ thuật máy tính, trường và sóng, truyền thông, xử lý tín hiệu,

điện tử công suất,….

• Về kỹ năng thực hành:

o Có kiến thức cơ bản và khả năng thực hành về công nghệ điện - điện tử.

2

o Nắm vững các phần cơ bản của kỹ thuật điện - điện tử.

o Có khả năng khai thác vận hành các hệ thống và thiết bị điện - điện tử.

o Có khả năng tham gia thiết kế chế tạo thiết bị điện - điện tử và chuyển giao

công nghệ.

o Có khả năng cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ, phù hợp với yêu cầu công

việc.

o Có khả năng tổ chức và triển khai bào trì, cải tiến, nâng cấp các hệ thống điện -

điện tử.

o Có kỹ năng cơ bản cần thiết để thiết kế và thực hiện các đề án thực tế của

ngành Điện - Điện tử.

o Có khả năng tiếp thu và phát triển công nghệ mới, khả năng làm việc tập thể và

quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

o Người kỹ sư công nghệ kỹ thuật điện-điện tử vừa là cán bộ quản lý kỹ thuật

công nghệ vừa trực tiếp sản xuất trên một số công đoạn của dây chuyền công

nghệ đòi hỏi có kỹ thuật cao ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh phù hợp với

ngành đào tạo.

o Có khả năng vận dụng kiến thức đào tạo vào thực tế công tác và tự học tập, rèn

luyện và tu dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

• Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp chuyên ngành có thể đảm nhiệm các công việc

với vai trò là kỹ sư vận hành, bảo dưỡng, kỹ sư thiết kế, phát triển, kỹ sư lập trình

ứng dụng, kỹ sư quản lý dự án, kỹ sư kiểm định, đánh giá, tư vấn thiết kế, giám

sát,...tại các cơ sở chế tạo, sửa chữa, kinh doanh, đào tạo và nghiên cứu.

2. Thời gian đào tạo: 4 năm.

3. Khối lượng kiến thức toàn khoá: 181 tín chỉ

Trong đó:

• Khối kiến thức giáo dục đại cương: 70 tín chỉ

• Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 111 tín chỉ

o Phần lý thuyết 71 tín chỉ

o Phần thực hành, thực tập, đồ án 28 tín chỉ

o Khoá luận tốt nghiệp 12 tín chỉ

4. Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương.

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:

- Đào tạo theo học chế tín chỉ.

3

- Điều kiện tốt nghiệp: Theo quyết định số 43/2007/QĐ -BGDĐT ngày 15/8/2007 của

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

6. Thang điểm: 4

7. Nội dung chương trình :

7.1. Kiến thức giáo dục đại cương (70 tín chỉ)

học

phần

Học phần Tổ môn

thực hiện

Số tín

chỉ

Kết cấu

học phần Ghi chú

7.1.1. Lý luận Mác - Lênin và TT Hồ Chí Minh 10

1. Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác 1 LLCT 2 2(21,9)

2. Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác 2 LLCT 3 3(33,12)

3. Tư tưởng Hồ Chí Minh LLCT 2 2(21,9)

4. Đường lối cách mạng Đảng CSVN LLCT 3 3(33,12)

7.1.2. Khoa học xã hội 2

1. Pháp luật đại cương 2 2(27,6)

7.1.3. Nhân văn- Nghệ thuật 0

7.1.4. Ngoại ngữ 20

1. Anh văn 2 Ngoại ngữ 3 3(45,0)

2. Anh văn 3 Ngoại ngữ 3 3(45,0)

3. Anh văn 4 Ngoại ngữ 3 3(45,0)

4. Anh văn 5 Ngoại ngữ 3 3(45,0)

5. Anh văn nâng cao 3 Ngoại ngữ 4 4(60,0)

6. Anh văn nâng cao 4 Ngoại ngữ 4 4(60,0)

7.1.5. Toán- Tin học- Khoa học tự nhiên- Công nghệ-

Môi trường

26

Các học phần bắt buộc 20

1. Nhập môn tin học CNTT 4 4(54,12)

2. Toán giải tích 1 KHCB 2 2(27,6)

3. Toán giải tích 2 KHCB 2 2(27,6)

4. Đại số tuyến tính KHCB 2 2(27,6)

5. Toán chuyên đề 1 (Xác suất thống kê) KHCB 2 2(27,6)

6. Toán chuyên đề 4 (Quy hoạch tuyến tính) KHCB 2 2(27,6)

7. Vật lý KHCB 4 4(54,12)

8. Hóa học 1 KHCB 2 2(27,6)

Các học phần tự chọn 6

1. Quản trị học QTKD 2 2(27,6) x

2. Môi trường và con người CNTP 2 2(27,6) x

3. Logic học KHCB 2 2(27,6) x

4

học

phần

Học phần Tổ môn

thực hiện

Số tín

chỉ

Kết cấu

học phần Ghi chú

4. Tâm lý học KHCB 2 2(27,6)

5. Hóa học 2 KHCB 2 2(27,6)

6. Lịch sử các học thuyết kinh tế KTCS 2 2(27,6)

7. Văn hóa kinh doanh QTKD 2 2(27,6)

8. Nhập môn Xã hội học KTCS 2 2(27,6)

9. Lịch sử triết học LLCT 2 2(27,6)

10. Toán chuyên đề 2: Phương pháp tính KHCB 2 2(27,6)

7.1.6. Giáo dục thể chất GDTC 5

7.1.7. Giáo dục quốc phòng GDTC 7

7.2. Kiến thức Giáo dục chuyên nghiệp (111 tín chỉ)

CÁC HỌC PHẦN LÝ THUYẾT (71 tín chỉ)

học

phần

Học phần Tổ môn

thực hiện

Số tín

chỉ

Kết cấu

học phần Ghi chú

7.2.1. Kiến thức cơ sở của khối ngành và ngành 38

1. Vẽ kỹ thuật Cơ khí 2 2(27,6)

2. Vật liệu kỹ thuật điện điện tử Điện 2 2(27,6)

3. Lý thuyết mạch điện 1 Điện 3 2(27,6)

4. Lý thuyết mạch điện 2 Điện 2 2(27,6)

5. Điện tử tương tự Điện tử 2 2(27,6)

6. An toàn ngành điện điện tử Điện 2 2(27,6)

7. Điện tử số Điện tử 2 2(27,6)

8. Nhập môn Matlab Điện 2 2(27,6)

9. Kỹ thuật đo lường Điện 2 2(27,6)

10. Khí cụ điện Điện 2 2(27,6)

11. Máy điện Điện 3 3(40,10)

12. Kỹ thuật cảm biến Điện 2 2(27,6)

13. Lý thuyết điều khiển tự động Điện 2 2(27,6)

14. Điện tử công suất và ứng dụng Điện 2 2(27,6)

15. Truyền động điện Điện 2 2(27,6)

16. Hệ thống cung cấp điện Điện 2 2(27,6)

17. Kỹ thuật vi xử lý 1 Điện tử 2 2(27,6)

18. Điều khiển logic khả trình - PLC 1 Điện 2 2(27,6)

7.2.2 Kiến thức ngành 33

Các học phần bắt buộc 25

5

học

phần

Học phần Tổ môn

thực hiện

Số tín

chỉ

Kết cấu

học phần Ghi chú

1. Trang bị điện - điện tử các máy công

nghiệp dùng chung Điện 2 2(27,6)

2. Trang bị điện - điện tử nâng cao Điện 2 2(27,6)

3. Hệ thống điều khiển khí nén và thủy lực Điện 2 2(27,6)

4. Kỹ thuật truyền số liệu Điện tử 2 2(27,6)

5. Điều khiển logic khả trình - PLC 2 Điện 2 2(27,6)

6. Lý thuyết tín hiệu Điện tử 2 2(27,6)

7. Kỹ thuật vi xử lý 2 Điện tử 2 2(27,6)

8. Thiết kế hệ thống điều khiển điện tử công

suất Điện 2 2(27,6)

9. Vi điều khiển và ứng dụng Điện 2 2(27,6)

10. Kỹ thuật PLD&ASIC Điện tử 2 2(27,6)

11. Kỹ thuật audio và video Điện tử 2 2(27,6)

12. Mô hình hóa và mô phỏng Điện 2 2(27,6)

Các học phần tự chọn 8

1. Vẽ thiết kế điện điện tử Điện 2 2(27,6) x

2. Điều khiển hệ truyền động điện, điện tử Điện 2 2(27,6) x

3. Trang bị điện máy gia công kim loại Điện 2 2(27,6) x

4. Mạng truyền thông công nghiệp Điện 2 2(27,6) x

5. Hệ thống điều khiển số Điện 2 2(27,6)

6. Thiết kế logic mạch số Điện tử 2 2(27,6)

7. Tổ chức quản lý ngành điện - điện tử Điện 2 2(27,6)

8. Kỹ thuật xung Điện tử 2 2(27,6)

9. Cấu trúc máy tính và giao diện Điện tử 2 2(27,6)

10. Giải tích mạch trên máy tính Điện tử 2 2(27,6)

11. Giải tích mạng và mô phỏng máy tính Điện 2 2(27,6)

12. Hệ thống điều khiển phân tán (DCS) Điện 2 2(27,6)

13. Thiết kế, lập trình điều khiển Robot Điện 2 2(27,6)

14. Hệ thống đo và điều khiển công nghiệp Điện 2 2(27,6)

15. Hệ thống điều khiển số trong công nghiệp

(máy CNC) Điện 2 2(27,6)

16. Kỹ thuật chuyển mạch Điện tử 2 2(27,6)

17. Tính toán sửa chữa dây quấn máy điện Điện 2 2(27,6)

18. Bảo dưỡng công nghiệp Điện 2 2(27,6)

19. Tổng hợp hệ điện cơ Điện 2 2(27,6)

20. Hệ thống sản xuất Tự động hóa tích hợp

máy tính Điện 2 2(27,6)

6

học

phần

Học phần Tổ môn

thực hiện

Số tín

chỉ

Kết cấu

học phần Ghi chú

21. Ngôn ngữ lập trình C Điện tử 2 2(27,6)

22. Xử lý tín hiệu số Điện tử 2 2(27,6)

23. Thông tin di động Điện tử 2 2(27,6)

24. Thông tin quang Điện tử 2 2(27,6)

25. Hệ thống viễn thông Điện tử 2 2(27,6)

7.2.3 Kiến thức ngành thứ 2

CÁC HỌC PHẦN THỰC TẬP, KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP (40 tín chỉ)

học

phần

Học phần Tổ môn

thực hiện

Số tín

chỉ

Kết cấu

học phần Ghi chú

7.2.4. Thực tập nghề nghiệp 28

7.2.4.1. Thực tập chung của ngành 7

1. Đồ án 1: Cơ sở ngành điện điện tử Điện 2 2(0,60)

2. Thực hành Điện cơ bản Điện 1 1(0,30)

3. Thực hành Điện tử tương tự Điện tử 1 1(0,30)

4. Thực hành Máy điện Điện 2 2(0,60)

5. Thực hành Đo lường - Cảm biến Điện 1 1(0,30)

7.2.4.2. Thực tập chuyên sâu của ngành 16

Các học phần bắt buộc 14

1. Đồ án 2: Thiết kế hệ thống điện tử công

suất Điện 2 2(0,60)

2. Thực hành Điện tử công suất Điện 2 2(0,60)

3. Thực hành Điều khiển khí nén và thủy lực Điện 1 1(0,30)

4. Thực hành Điều khiển logic khả trình trình

PLC Điện 2 2(0,60)

5. Thực hành trang bị điện Điện 2 2(0,60)

6. Đồ án 3: Thiết kế lắp đặt điều khiển hệ

thống điện điện tử Điện 2 2(0,60)

7. Thực tập tin ứng dụng Điện 1 1(0,30)

8. Thực tập nghề nâng cao Điện 2 2(0,60)

Các học phần tự chọn 2

1. Thực hành Hệ truyền động điện - điện tử Điện 2 2(0,60) x

2. Thực hành Điều khiển truyền động điện Điện 2 2(0,60)

7

học

phần

Học phần Tổ môn

thực hiện

Số tín

chỉ

Kết cấu

học phần Ghi chú

3. Thực hành Vi điều khiển và ứng dụng Điện 2 2(0,60)

4. Thực hành Thiết kế logic mạch số Điện tử 2 2(0,60)

5. Thực hành Thiết kế hệ thống cung cấp

điện cho các tòa nhà Điện 2 2(0,60)

6. Thực hành Kỹ thuật audio và video Điện tử 2 2(0,60)

7. Thực hành Lắp đặt điện Điện 2 2(0,60)

7.2.4.3. Thực tập cuối khoá 5

7.2.5. Khoá luận tốt nghiệp / Các học phần

thay KLTN

12

1. Hệ thống điều khiển số Điện 2 2(27,6)

2. Thiết kế logic mạch số Điện tử 2 2(27,6)

3. Thiết kế, lập trình điều khiển Robot Điện 2 2(27,6)

4. Cấu trúc máy tính và giao diện Điện tử 2 2(27,6)

5. Giải tích mạng và mô phỏng máy tính Điện 2 2(27,6)

6. Tính toán sửa chữa dây quấn máy điện Điện 2 2(27,6)

Ghi chú:

Ký hiệu kết cấu học phần 2(27,6) giải thích như sau:

• Số tín chỉ: 2

• Số tiết lý thuyết: 27

• Số tiết thực hành, thảo luận, bài tập: 6

8. Hướng dẫn thực hiện chương trình

8.1. Nguyên tắc chung

- Hướng đào tạo: Chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng công nghệ, do vậy khi

thực hiện chương trình cần chú ý:

Theo hướng ứng dụng nhiều hơn hướng tiềm năng.

Kiến thức cơ sở được rút gọn ở mức độ hợp lý.

Khối kiến thức ngành sẽ được tăng lên, chủ yếu ở phần thực hành.

- Các căn cứ khi thực hiện chương trình: Luật giáo dục, quy chế kèm theo quyết định

43/2007/QĐ -BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; các quy định

khác của Nhà nước về lĩnh vực đào tạo; các quy định hiện hành trong nhà trường: chế độ

công tác giáo viên, quy định về tiêu chuẩn, quyền hạn, nhiệm vụ và hình thức xử lý đối với

cán bộ, giáo viên ...

8

- Nội dung khi thực hiện chương trình: Các phòng, Khoa phải thực hiện đúng theo

chương trình đào tạo và đề cương chi tiết các học phần đã được duyệt. Nếu có những nội

dung cần phải thay đổi, phải đề nghị Ban Giám hiệu duyệt trước khi thực hiện.

- Kế hoạch đào tạo và phân công giáo viên lên lớp: Phải được bố trí hợp lý về chuyên môn,

theo đặc thù từng ngành, từng đơn vị và phải được Ban Giám hiệu duyệt trước khi thực hiện.

- Các Khoa xây dựng đầy đủ bài giảng, ngân hàng dữ liệu đề thi cho toàn bộ các học

phần và tổ chức giảng dạy theo các phương pháp mới, tích cực hoá các hoạt động của sinh

viên, hướng dẫn sinh viên tự đọc, nghiên cứu tài liệu.

8.2. Kế hoạch đào tạo

- Toàn bộ chương trình được thực hiện trong 4 năm, mỗi năm học được chia thành 2 học kỳ

và có thể tổ chức học tập thêm trong kỳ nghỉ hè cho một số sinh viên nếu xét thấy cần thiết;

- Quy định thực hiện các học phần:

o Các học phần lý thuyết: Tại lớp học không quá 30 tiết/ tuần. Được chia thành các

phần: Lý thuyết, Bài tập + Kiểm tra, Thực hành môn học.

o Các học phần thực tập, bài tập lớn: Tại phòng thực hành của trường và các doanh

nghiệp, thời gian không quá 40 giờ/ tuần.

8.3. Chế độ công tác giáo viên

- Căn cứ các quy định của Nhà nước:

o Căn cứ Quyết định số 1712/ĐH ngày 18 tháng 12 năm 1978 của Bộ Đại học và

THCN về Quy định chế độ làm việc của cán bộ giảng dạy Đại học;

o Căn cứ Thông tư số 08/TT ngày 05 tháng 01 năm 1981 của Bộ Đại học và THCN

hướng dẫn một số điểm cơ bản về chế độ làm việc của cán bộ giảng dạy Đại học;

o Căn cứ Thông tư số 47/TT - BĐH ngày 11 tháng 11 năm 1979 của Bộ Đại học và

THCN hướng dẫn thực hiện một số điểm sửa đổi và bổ sung về chế độ làm việc

của cán bộ giảng dạy Đại học;

- Căn cứ quy định về công tác giáo viên kèm theo quyết định số 367/QĐ-ĐHKTKTCN

ban hành ngày 28 tháng 6 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Kỹ

thuật Công nghiệp.

Hà Nội, ngày 13 tháng 07 năm 2015

HIỆU TRƯỞNG

9

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA

MÁC – LÊNIN - HỌC PHẦN 1

1. Tên học phần: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1

2. Số tín chỉ: 2 (21,9)

3. Tính chất học phần: Bắt buộc

4. Khoa phụ trách: Khoa Lý luận Chính tri

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

- Thống nhất nội dung cảu ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác – Lênin; không chia

thành ba phần tương ứng với ba môn khoa học như hiện nay.

- Ngoài giới thiệu nội dung về chủ nghĩa Mác – Lênin, cần tập trung làm rõ; Thế giới

quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học của chủ nghiã Mác – Lênin và vai trò của

nó trên cơ sở đó làm rõ các nguyên lý cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác – Lênin.

6. Mục tiêu học phần

Cung cấp những hiểu biết cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (không bao gồm nội dung

sáng tạo của các Đảng cộng sản và các nhà nghiên cứu lý luận sau này) nhằm giúp cho sinh

viên :

- Xác lập cơ sở lý luận để có thể tiếp cận nội dung môn học tư tưởng Hồ Chí Minh và

môn học Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam;

- Từng bước thiết lập thế giới quan, phương pháp luận chung nhất để tiếp cận các khoa

học chuyên ngành cần đào tạo;

- Xây dựng, phát triển nhân sinh quan cách mạng và tu dưỡng đạo đức con người mới.

7. Nội dung chi tiết học phần

STT Nội dung Số tiết

LT

Số tiết

Thảo

luận

Tài liệu

học tập,

tham

khảo

1 Chương mở đầu: Nhập môn những nguyên lý cơ 3 1, 2, 3

10

STT Nội dung Số tiết

LT

Số tiết

Thảo

luận

Tài liệu

học tập,

tham

khảo

bản của chủ nghĩa Mác – Lênin

1. Khái lược về chủ nghĩa Mác – Lênin

2. Đối tượng, mục đích và yêu cầu về phương pháp học

tập và nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ

nghĩa Mác - Lênin

2

Chương 1: Chủ nghĩa duy vật biện chứng

1. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy vật biện chứng

3

1, 2, 3

3 2. Quan điểm duy vật biện chứng về vật chất, ý thức và

mối quan hệ giữa vật chất và ý thức 3

1, 2, 3

4 Thảo luận chương 1 3 1, 2, 3

5

Chương 2: Phép biện chứng duy vật

1. Phép biện chứng và biện chứng duy vật

2. Nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật

3. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy

vật

3

1, 2, 3

6

4. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

5. Lý luận nhận thức duy vật biện chứng

3

1, 2, 3

7 Thảo luận chương 2, kiểm tra 3 1, 2, 3

8 Chương 3: Chủ nghĩa duy vật lich sử

1. Vai trò của sản xuất vật chất và các quy luật quan hệ

3

1, 2, 3

11

STT Nội dung Số tiết

LT

Số tiết

Thảo

luận

Tài liệu

học tập,

tham

khảo

sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất

2. Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng

tầng

3. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và tính độc

lập tương đối của ý thức xã hội

9

4. Hình thái kinh tế - xã hội và quá trình lịch sử - tự

nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội

5. Vai trò của đấu tranh giai cấp và các mạng xã hội

đối với sự vận động, phát triển của xã hội có đối kháng

giai cấp

6. Quan điểm sáng tạo của chủ nghĩa duy vật lịch sử về

con người và vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng

nhân dân

3

1, 2, 3

10 Thảo luận chương 3. Bài tập, kiểm tra 3 1, 2, 3

8 Tài liệu học tập:

1 - Đề cương chi tiết học phần những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin của

bộ giáo dục và đào tạo.

2 - Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin do Bộ Giáo dục và

Đào tạo chỉ đạo biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, sự thật biên soạn.

9 Tài liệu tham khảo:

3- Giáo trình các môn Triết học Mác –Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin và Chủ

nghĩa xã hội khoa học do hội đồng biên soạn giáo trình các môn Mác – Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh biên soạn.

10. Phương pháp đánh giá học phần:

12

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên:

trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%

13

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA

MÁC–LÊNIN - HỌC PHẦN 2

1. Tên học phần: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1

2. Số tín chỉ: 3(33,12)

3. Tính chất học phần: Bắt buộc

4. Khoa phụ trách: Khoa Lý luận Chính tri

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

- Thống nhất nội dung của ba hận cấu thành chủ nghĩa Mác – Lênin; không chia thành

ba phần tương ứng với ba môn khoa học như hiện nay.

- Ngoài giới thiệu nội dung về chủ nghĩa Mác – Lênin, cần tập trung làm rõ; Thế giới

quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học của chủ nghiã Mác – Lênin và vai trò của

nó trên cơ sở đó làm rõ các nguyên lý cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác – Lênin.

6. Mục tiêu học phần

Cung cấp những hiểu biết cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (không bao gồm nội dung

sáng tạo của các Đảng cộng sản và các nhà nghiên cứu lý luận sau này) nhằm giúp cho sinh

viên :

- Xác lập cơ sở lý luận để có thể tiếp cận nội dung môn học tư tưởng Hồ Chí Minh và

môn học Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam;

- Hiểu và vận dụng được khái niệm, phạm trù, quy luật kinh tế

- Hiểu được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và các vấn đề chính trị xã hội có

tính quy luật trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, triển vọng của CNXH.

7. Nội dung chi tiết học phần

Tuần

thứ Nội dung

Số tiết

LT

Số tiết

thảo luận

Tài liệu

học tập,

tham khảo

14

Tuần

thứ Nội dung

Số tiết

LT

Số tiết

thảo luận

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương 4: Học thuyết giá tri

1. Điều kiện ra đời, đặc trưng, ưu thế của sản

xuất hàng

2. Hàng hoá

3

1, 2, 3

2 3. Tiền tệ

4. Quy luật giá trị 3

1, 2, 3

3

Chương 5: Học thuyết giá tri thặng dư

1. Sự chuyển hoá của tiền tệ thành tư bản

2. Sự sản xuất ra giá trị thặng dư

3

1, 2, 3

4

3. Tiền công trong chủ nghĩa tư bản

4. Sự chuyển hoá giá trị thặng dư thành tư bản –

Tích luỹ tư bản

3

1, 2, 3

5

5. Quá trình lưu thông của tư bản và giá trị thặng

6. Các hình thái biểu hiển của tư bản chủ nghĩa tư

bản và giá trị thặng dư

3

1, 2, 3

6 Thảo luận chương 4, 5. Bài tập, kiểm tra

3 1, 2, 3

7

Chương 6: Học thuyết về chủ nghĩa tư bản độc

quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

1. Chủ nghĩa tư bản độc quyền

3

1, 2, 3

15

Tuần

thứ Nội dung

Số tiết

LT

Số tiết

thảo luận

Tài liệu

học tập,

tham khảo

8

2. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

3. Đánh giá chung về vai trò và giới hạn lịch sử

của chủ nghĩa tư bản

3

9

Chương 7: Sứ mệnh lich sử của giai cấp công

nhân và các mạng xã hội chủ nghĩa

1. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

3

1, 2, 3

10

2. Cách mạng xã hội chủ nghĩa

3. Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa

3

1, 2, 3

11 Thảo luận chương 7. Bài tập, kiểm tra 3 1, 2, 3

12

Chương 8. Những vấn đề chính tri xã hội có

tính quy luật trong tiến trình cách mạng xã hội

chủ nghĩa

1. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà

nước xã hội chủ nghĩa

3

1, 2, 3

13

2. Xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa

3. Giải quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo

3

1, 2, 3

14

Chương 9: Chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển

vọng

1. Chủ nghĩa xã hội hiện thực

2. Sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô-viết

và nguyên nhân của nó

3. Triển vọng xã hội chủ nghĩa và nguyên nhân

của nó

3

1, 2, 3

16

Tuần

thứ Nội dung

Số tiết

LT

Số tiết

thảo luận

Tài liệu

học tập,

tham khảo

15 Thảo luận chương 8, 9. Kiểm tra 3 1, 2, 3

8 Tài liệu học tập:

1 - Đề cương chi tiết học phần những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin của

bộ giáo dục và đào tạo.

2 - Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin do Bộ Giáo dục và

Đào tạo chỉ đạo biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, sự thật biên soạn.

9 Tài liệu tham khảo:

3- Giáo trình các môn Triết học Mác –Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin và Chủ

nghĩa xã hội khoa học do hội đồng biên soạn giáo trình các môn Mác – Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh biên soạn.

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên:

trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%

17

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1. Tên học phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2. Số tín chỉ: 2 (21,9)

3. Tính chất học phần: Bắt buộc

4. Khoa phụ trách: Khoa Lý luận Chính tri

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

6. Ngoài chương mở đầu, nội dung môn học gồm 7 chương: Chương 1, trình bày về cơ sở,

quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; từ Chương 2 đến chương 7 trình

bày những nội dung cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh theo mục tiêu môn học.

6. Mục tiêu học phần:

- Cung cấp những hiểu biết có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa, tác

phong Hồ Chí Minh.

- Tiếp tục cung cấp những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác- Lênin.

- Cùng với môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin tạo lập những

hiểu biết về nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của Đảng và của cách mạng nước ta.

- Góp phần xây dựng nền tảng đạo đức con người mới.

7. Nội dung chi tiết học phần (3 tiết/tuần)

STT Nội dung Số tiết lý

thuyết

Số tiết thảo

luận

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương mở đầu: Đối tượng, phương pháp

nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn tư

tưởng Hồ Chí Minh

1. Đối tượng nghiên cứu

2. Phương pháp nghiên cứu

3. Ý nghĩa việc học tập môn học đối với sinh

viên

3

1, 2, 3, 4, 5, 6

Chương 1: Cơ sở, quá trình hình thành và

phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

18

STT Nội dung Số tiết lý

thuyết

Số tiết thảo

luận

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

2. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng

Hồ Chí Minh

3. Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh

3

1, 2, 3, 4, 5, 6

2

Chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn

đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân

tộc

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải

phóng dân tộc

3

1, 2, 3, 4, 5, 6

3

Thảo luận và tự học Chương 1, 2

Bài tập Chương 1, 2; KiÓm tra

3 1, 2, 3, 4, 5, 6

4

Chương 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ

nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ

nghĩa xã hội ở Việt Nam

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã

hội ở Việt Nam

2. Con đường, biện pháp quá độ chủ nghĩa xã

hội ở Việt Nam

3

1, 2, 3, 4, 5, 6

5

Chương 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về

Đảng Cộng sản Việt Nam

1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò và

bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng

Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh

3

1, 2, 3, 4, 5, 6

19

STT Nội dung Số tiết lý

thuyết

Số tiết thảo

luận

Tài liệu

học tập,

tham khảo

6

Chương 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại

đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết

dân tộc

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc

tế

Kết luận

3

1, 2, 3, 4, 5, 6

7

Thảo luận và tự học Chương 3, 4, 5

Bài tập Chương 3, 4, 5; Kiểm tra

3

1, 2, 3, 4, 5, 6

8

Chương 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân

chủ và xây dựng nhà nước của dân, do

dân, vì dân

1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ

2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng

nhà nước của dân, do dân, vì dân

3

1, 2, 3, 4, 5, 6

9

Chương 7: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn

hoá, đạo đức và xây dựng con người mới

1. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí

Minh về văn hoá

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con

người mới

3

1, 2, 3, 4, 5, 6

10 Thảo luận chương 6, 7; Bài tập chương

6, 7; Kiểm tra

3 1, 2, 3, 4, 5, 6

8. Tài liệu học tập:

20

1. Chương trình môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban

hành.

2. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh do Hội đồng Trung ương chỉ đạo và biên soạn giáo

trình quốc gia các môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ dạo biên soạn, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Tài liệu tham khảo:

4. Hồ Chí Minh toàn tập (Tập 1- 12), Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản.

5. Các Nghị quyết, Văn kiện Đảng toàn tập, Văn kiện các kỳ Đại hội Đảng do Nhà xuất

bản Chính trị Quốc gia xuất bản.

6. Tài liệu hướng dẫn học tập, nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo

Trung ương.

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên:

trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%

21

22

ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN

VIỆT NAM

1. Tên học phần: Đường lối cách mạng của ĐCSVN

2. Số tín chỉ: 3 (33,12)

3. Tính chất học phần: Bắt buộc

4. Khoa phụ trách: Khoa Lý luận Chính tri

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Ngoài Chương mở đầu, nội dung môn học gồm 8 chương:

Chương I: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của

Đảng; Chương II: Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930- 1945); Chương III: Đường

lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945- 1975); Chương IV:

Đường lối công nghiệp hoá; Chương V: Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa; Chương VI: Đường lối xây dựng hệ thống chính trị; Chương VII:

Đường lối xây dựng văn hoá và giải quyết các vấn đề xã hội; Chương VIII: Đường lối đối

ngoại.

Nội dung chủ yếu của môn học là cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản có hệ

thống về đường lối của Đảng, đặc biệt là đường lối trong thời kỳ đổi mới.

6. Mục tiêu học phần:

- Cung cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản của đường lối cách mạng của Đảng

Cộng sản Việt Nam, trong đó chủ yếu tập trung vào đường lối của Đảng thời kỳ đổi mới trên

một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội phục vụ cho cuộc sống và công tác. Xây dựng

cho sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, theo mục tiêu, lý tưởng của Đảng.

- Giúp sinh viên vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích cực trong giải

quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội theo đường lối, chính sách, pháp luật

của Đảng và Nhà nước.

7. Nội dung chi tiết học phần ( 4tiết/tuần)

23

STT Nội dung Số tiết lý

thuyết

Số tiết

thảo luận

Tài liệu học

tập

và tham

khảo

1

Chương mở đầu: Đối tượng, nhiệm vụ và

phương pháp nghiên cứu môn Đường lối cách

mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

1. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu

2. Phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của việc học

tập môn học

3

1, 2, 3, 4

2

Chương 1: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt

Nam và cương lĩnh chính tri đầu tiên của Đảng

1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam

1. Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị

đầu tiên của Đảng

3

1, 2, 3, 4

3

Chương 1: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt

Nam và cương lĩnh chính tri đầu tiên của Đảng

2. Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị

đầu tiên của Đảng

3

1, 2, 3, 4

4

Chương 2: Đường lối đấu tranh giành chính

quyền (1930 - 1945)

1. Chủ trương đấu tranh từ năm 1930 đến năm

1939

2. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939 đến năm

1945

3

1, 2, 3, 4

24

STT Nội dung Số tiết lý

thuyết

Số tiết

thảo luận

Tài liệu học

tập

và tham

khảo

5

Chương 3: Đường lối khỏng chiến chống thực

dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975)

1. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và

kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-

1946)

3

1, 2, 3, 4

6

Chương 3: Đường lối khỏng chiến chống thực

dõn Phỏp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975)

(Tiếp)

2. Đường lối khỏng chiến chống Mỹ, thống nhất

đất nước (1954 - 1975)

3

1, 2, 3, 4

7

Thảo luận và tự học Chương 1, 2, 3

Bài tập Chương 1, 2, 3; Kiểm tra

3 1, 2, 3, 4

8

Chương 4: Đường lối công nghiệp hoá

1. Công nghiệp hoá thời kỳ trước đổi mới

2. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời kỳ đổi mới

3

1, 2, 3, 4

9

Chương 5: Đường lối xây dựng nền kinh tế thị

trường định hướng xó hội chủ nghĩa

1. Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị

trường

2. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

3

1, 2, 3, 4

10 Thảo luận và tự học Chương 4, 5 3 1, 2, 3, 4

11

Chương 6: Đường lối xây dựng hệ thống chính tri

1. Đường lối xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ

3

1, 2, 3, 4

25

STT Nội dung Số tiết lý

thuyết

Số tiết

thảo luận

Tài liệu học

tập

và tham

khảo

trước đổi mới (1975- 1986)

Chương 6: Đường lối xây dựng hệ thống chính tri

2. Đường lối xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi

mới

12 Thảo luận và tự học Chương 6

Kiểm tra

3 1, 2, 3, 4

13

Chương 7: Đường lối xây dựng và phỏt triển nền

văn húa; giải quyết các vấn đề xã hội

1. Quá trình nhận thức và nội dung đường lối xây

dựng và phát triển nền văn hoá

2. Quá trình nhận thức và chủ trương giải quyết các

vấn đề xã hội

3

1, 2, 3, 4

14

Chương 8: Đường lối đối ngoại

1. Đường lối đối ngoại trước đổi mới (1975- 1986)

2. Đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế thời

kỳ đổi mới

3

1, 2, 3, 4

15

Thảo luận và tự học Chương 7, 8; Bài tập

Chương 7, 8; Kiểm tra

3 1, 2, 3, 4

8. Tài liệu học tập:

1. Chương trình môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam do Bộ

Giỏo dục và Đào tạo ban hành.

2. Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Giáo dục và

Đào tạo chỉ đạo biên soạn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

26

9. Tài liệu tham khảo:

3. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình các môn khoa học Mác- Lênin, Tư

tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà

Nội.

4. Văn kiện Đảng toàn tập, các Nghị quyết, Văn kiện của Đảng.

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên:

trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%

27

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

1. Tên học phần : Pháp luật đại cương

2. Số tín chỉ : 2 (27-3)

3. Tính chất học phần : Bắt buộc

4. Khoa phụ trách : Khoa Khoa học cơ bản

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Trang bị cho người học những kiến thức về được những kiến thức cơ bản về nhà nước

và pháp luật nói chung và một số ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật của nhà nước ta.

6. Mục tiêu của học phần:

Sau khi học xong học phần này, sinh viên phải nắm vững (biết, liên hệ, vận dụng, xử lý,

phân tích, thực hiện, kỹ năng, kỹ xảo...) được kiến thức về những vấn đề chung về Nhà nước,

pháp luật và một số ngành luật cơ bản trong hệ thống Pháp luật Việt Nam.

7. Nội dung chi tiết học phần:

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về Nhà nước và Pháp luật.

1. Những vấn đề cơ bản về Nhà nước

2. Những vấn đề cơ bản về Pháp luật

3 1,2,3,4

2

Chương 2. Qui phạm pháp luật, văn bản qui

phạm pháp luật

1. Qui phạm pháp luật

2. Văn bản qui phạm pháp luật

3 1,2,3,4

3

Chương 3: Quan hệ pháp luật

1. Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật

2. Thành phần của quan hệ pháp luật

3. Sự kiện pháp lý

3 1,2,3,4

28

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

4

Chương 4: Vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý- Pháp chế xã hội chủ nghĩa

1. Vi phạm pháp luật

2. Trách nhiệm pháp lý

3. Pháp chế xã hội chủ nghĩa

3 1,2,3,4

5

Thảo luận Chương 1, 2, 3, 4; Bài tập Chương 1,

2, 3, 4; Kiểm tra

1. Phân tích bản chất của nhà nước và pháp luật.

Bản chất nhà nước và pháp luật Việt Nam có gì

khác biệt với các kiểu nhà nước trước đó.

2. Mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật

3. Các bộ phận cấu thành quy phạm pháp luật.

4. Các loại văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam

5. Thành phần của quan hệ pháp luật

6. Nghiên cứu tình huống vi phạm pháp luật và

phân tích dấu hiệu của vi phạm pháp luật trong tình

huống.

7. Nghiên cứu tình huống vi phạm pháp luật và

phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật trong

tinh huống.

8. Các loại trách nhiệm pháp lý

3 1,2,3,4

6

Chương 5. Luật nhà nước

1. Khái niệm chung

2. Nội dung cơ bản của hiến pháp 1992 3 1,2,3,4

7

Chương 6: Luật Hành chính Việt Nam

1. Khái niệm luật hành chính

2. Quan hệ hành chính, vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính

3. Cán bộ công chức

4. Tài phán hành chính

3 1,2,3,4

Thảo luận Chương 5, 6, 7; Bài tập Chương 5, 6,

7; Kiểm tra 3

29

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1. Tại sao hién pháp có vị trí cao nhất trong hệ

thống pháp luật Việt Nam.

2. Những thay đổi của hiến pháp 92 với các bản

hiến pháp trước đó.

3. Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính và

quan hệ pháp luật hành chính.

4. Phân loại tội phạm và hình phạt. Phân tích tình

huống.

5. Phân biệt vi phạm pháp luật hành chính và tội phạm.

8

Chương 7: Luật hình sự- Luật tố tụng hình sự

1. Khái niệm chung về luật hình sự

2. Tội phạm

3. Hình phạt và các biện pháp tư pháp

4. Luật tố tụng hình sự

3 1,2,3,4

9

Chương 8: Luật Dân sự và Luật tố tụng dân sự

1. Khái niệm chung về luật Dân sự

2. Một số chế định cơ bản về luật Dân sự

3. Luật tố tụng dân sự

3 1,2,3,4

10

Thảo luận

1. Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự. Sự khác

nhau giữa đối tượng đìều chỉnh của luật dân sự và

luật hôn nhân và gia đình.

2. Phân tích tình huống ví dụ về quyền sở hữu.

3. Các loại thừa kế và giải quyết tình huống thừa kế.

3 1,2,3,4

8. Tài liệu học tập:

1. Lê Minh Toàn, Pháp luật đại cương, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2006

2. Hiến pháp 1992 (Sửa đổi bổ sung năm 2013), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội

2006.

9. Tài liệu tham khảo

30

1. Trường Đại Học Luật Hà Nội, Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Nhà xuất

bản Công an nhân dân, Hà Nội 2001.

2. Nguyễn Hợp Toàn, Pháp luật đại cương, Nhà xuất bản Lao động - xã hội, Hà Nội

2006 .

3. Các bộ luật, luật có liên quan đến bài học như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ

luật Lao động, luật Hôn nhân và Gia đình ...

4. Sách, báo, tạp chí... có liên quan đến bài học.

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên:

trong số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận hoặc thi trắc nghiệm.

31

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Soạn thảo văn bản

2. Số tín chỉ: 02

3. Tính chất học phần: Bắt buộc

4. Học phần thay thế, tương đương: Không

5. Phân bổ thời gian giảng dạy trong học kỳ: 2(2,1,4)/12 (12 tuần thực học)

- Số tiết thực lên lớp: 34 tiết.

Lý thuyết: 3 tiết/tuần x 8 tuần + 2 tiết/tuần x 1 tuần =26 tiết = 26 tiết chuẩn.

Bài tập, bài tập lớn, thảo luận, thực hành môn học, thí nghiệm, tiểu luận:

3 tiết/tuần x 2tuần + 2tiết /tuần x 1 tuần = 8 tiết = 4 tiết chuẩn.

Trong đó: Bài tập lớn: 0 bài (hoặc tiểu luận)

Thí nghiệm: 0 tiết (hoặc thực hành môn học).

- Số giờ sinh viên tự học: 4 giờ/tuần x 12 tuần = 48 giờ.

6. Điều kiện học:

- Học phần tiên quyết: Không

- Học phần học trước:

- Học phần song hành:

7. Mô tả học phần:

Học phần soạn thảo văn bản nằm trong nhóm kiến thức cơ sở cho trình độ đại học.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản về nội dung và thể thức

trong việc soạn thảo và ban hành văn bản, kiểm tra, rà soát và xử lý văn bản của các cơ

quan, tổ chức.

8. Mục tiêu của học phần:

Sau khi học xong học phần này, sinh viên biết cách soạn thảo một số văn bản thông

dụng, đảm bảo nội dung và đúng thể thức, đúng qui trình soạn thảo văn bản. Để từ đó giúp

cho sinh viên có thể thực hiện tốt việc soạn thảo, xử lý các văn bản thông dụng trong các cơ

quan, tổ chức một cách hiệu quả nhất.

9. Nội dung chi tiết học phần (3 tiết/tuần)

Tuần

thứ Nội dung

Tài liệu

học tập,

tham

khảo

Hình

thức học

1 Chương 1: Văn bản và phân loại văn bản Quản lý

nhà nước

1.1. Khái niệm chung về văn bản

1.1.1.Khái niệm văn bản

1.1.2. Khái niệm văn bản quản lý nhà nước

1.2. Chức năng của văn bản

1.2.1. Chức năng thông tin

1.2.2. Chức năng pháp lý

1.2.3. Chức năng quản lý

1.2.4. Chức năng văn hóa

1.2.5. Chức năng xã hội

1.3. Tình hình chung về công tác văn bản

1,2,3,4,5,6

Giảng

32

1.3.1. Những quy định chung

1.3.2. Thực trạng công tác văn bản trong các cơ quan,

tổ chức

2 1.4. Phân loại văn bản quản lý nhà nước

1.4.1 Văn bản quy phạm pháp luật

1.4.2 Văn bản hành chính

1.4.3.Văn bản chuyên môn

1.4.4. Văn bản kỹ thuật

1,2,3,4,5,6 Giảng

3 Thảo luận chương 1

1,2,3,4,5,6 Thảo

luận

4 Chương 2: Một số vấn đề về kỹ thuật soạn thảo

văn bản Quản lý nhà nước

2.1.Vai trò của việc soạn thảo văn bản trong hoạt

động của các cơ quan

2.2. Một số yêu cầu cơ bản của việc soạn thảo văn

bản

2.3. Quy trình chung của việc soạn thảo văn bản

1,2,3,4,5,6 Giảng

5 2.4. Thu thập và xử lý thông tin trong quá trình

soạn thảo văn bản

2.5. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản

2.5.1. Khái niệm thể thức văn bản

2.5.2. Các thành phần của thể thức văn bản quản lý

hành chính

1,2,3,4,5,6 Giảng

6 2.5.3. Kỹ thuật trình bày các thành phần thể thức văn

bản

2.5.3.1. Quốc hiệu

2.5.3.2. Tên cơ quan tổ chức ban hành văn bản

2.5.3.3. Số, ký hiệu của văn bản

2.5.3.4. Địa danh và ngày tháng năm ban hàn văn bản

2.5.3.5. Tên loại và trích yếu nội dung văn bản

1,2,3,4,5,6 Giảng

7 2.5.3.6. Nội dung văn bản

2.5.3.7. Chức vụ, họ tên, chữ ký của người có thẩm

quyền

2.5.3.8. Dấu của cơ quan tổ chức

2.5.3.9. Nơi nhận

2.5.3.10. Dấu chỉ mức độ Mật, Khẩn

2.5.3.11. Các thành phần thể thức khác

2.5.4. Kỹ thuật biên tập văn bản

1,2,3,4,5,6 Giảng

8 Thảo luận chương 2

1,2,3,4,5,6 Thảo

luận

Tuần

thứ Nội dung

Tài liệu

học tập,

tham

khảo

Hình

thức học

9 Chương 3: Phương pháp soạn thảo một số văn bản

thông dụng

3.1. Phương pháp soạn thảo công văn hành chính

3.2. Phương pháp soạn thảo thông báo

1,2,3,4,5,6 Giảng

33

10 3.3.Phương pháp soạn thảo tờ trình

3.4. Phương pháp soạn thảo báo cáo

1,2,3,4,5,6 Giảng

11 3.5. Phương pháp soạn thảo quyết định

3.6.Phương pháp soạn thảo hợp đồng

1,2,3,4,5,6 Giảng

12 Thảo luận chương 3 1,2,3,4,5,6 Thảo

luận

10. Tài liệu học tập:

1. GS.TSKH Nguyễn Văn Thâm; Soạn thảo và xử lý văn bản quản lý Nhà nước; Nhà

xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2006;

2. Thông tư liên tịch số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn

về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản;

3. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hộị Đồng Nhân Dân, Ủy ban Nhân

Dân năm 2004;

4. Luật ban hành văn ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Đã được sửa đổi bổ sung

năm 2002).

11. Tài liệu tham khảo:

5. Tạ Hữu Ánh, Soạn thảo và quản lý văn bản trong Doanh nghiệp; Nhà xuất bản

Chính trị quốc gia, hà nội năm 2000;

6. Hoàng thị Loan, Mẫu soạn thảo các văn bản Pháp quy, hành chính, Tư pháp, Hợp

đồng; Nhà xuất bản thống kê; năm 1999.

12. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Dự lớp đầy đủ, đúng giờ, thực hiện tốt các nội quy của nhà trường trong giờ lên lớp;

- Thực hiện tốt các giờ thảo luận, các bài thực hành môn học theo yêu cầu của giáo

viên;

- Phải đọc và nghiên cứu trước các tài liệu học tập và tài liệu tham khảo, chuẩn bị các

ý kiến và đề xuất khi nghe giảng.

13. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

-Theo quyết đinh số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo;

- Theo quyết định số 25/2006/QĐ- BGD&ĐT ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Theo quyết định số 29/QĐ-ĐHKTKTCN ngày 09 tháng 10 năm 2007 của Hiệu trưởng

Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp;

- Hình thức thi kết thúc học phần: Thi viết.

34

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Anh văn cơ bản 2 Mã số học phần:

2. Số tín chỉ: 03

3. Tính chất học phần: Bắt buộc.

4. Khoa phụ trách: Khoa Ngoại ngữ

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Học phần này rèn luyện đồng đều cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết mức độ thấp của

trình độ trung cấp. Nội dung gồm bốn thành tố: từ vựng, ngữ pháp, kỹ năng và các tình

huống giao tiếp từ bài 1 đến bài 6 của giáo trình Pre-Intermediate.

Từ vựng: Sinh viên được trang bị từ mới về các chủ đề cuộc sống hằng ngày, đồng thời

sẽ tiếp cận thêm với một số thuật ngữ căn bản, phổ biến của tiếng Anh chuyên ngành.

Ngữ pháp: Sinh viên sẽ được giới thiệu những cấu trúc ngữ pháp căn bản đã học qua

trong chương trình tiếng Anh cơ sở 1 và được cung cấp một hệ thống bài tập ứng dụng những

cấu trúc đó.

Kỹ năng đọc: Kỹ năng đọc sẽ là một kỹ năng cơ bản được quan tâm nhiều hơn trong

học phần này, qua đó sinh viên có cơ hội và điều kiện để tiếp xúc với các nguồn tài liệu khác

nhau về mặt từ vựng, cấu trúc câu và nội dung chủ đề. Các dạng bài đọc đa dạng phong phú

như bài khoá sẵn có trong sách, trích đoạn truyện và các bài lấy từ Internet. Các kỹ năng đọc

hiểu cơ bản gồm: đọc tìm ý chính của bài, đọc tìm thông tin chi tiết để trả lời câu hỏi, chọn

Đúng/Sai, đọc để tìm từ điền vào ô trống, v.v. Đọc được kết hợp với kỹ năng nói và nghe

(tóm tắt nội dung bài đọc ở dạng nói và viết, thảo luận nêu ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý

với quan điểm đưa ra.)

Kỹ năng nói: Bên cạnh kỹ năng đọc, chương trình cũng rất chú trọng tới phát triển kỹ

năng nói ở người học, cụ thể đó là những kỹ năng hội thoại, đưa ý kiến đồng ý hoặc không

đồng ý, hay giải thích sự lựa chọn và các trò chơi ngôn ngữ. Kỹ năng nói của sinh viên được

luyện tập trung trong các hoạt động cá nhân, đôi và nhóm nhỏ. Hoạt động nói có thể được tổ

chức theo mục riêng cho các phần thảo luận, trình bày, nhưng cũng có thể chỉ là hoạt động

tiếp sau của một hoạt động đọc, nghe hay viết trước đó.

Kỹ năng viết: Chương trình chú trọng đến khả năng viết đúng câu đơn, câu phức về mặt

ngữ pháp và cách dùng từ, và nối câu thành đoạn hoàn chỉnh. Hoạt động viết thường được

coi là hoạt động tiếp sau khi học ngữ pháp, hoạt động đọc, nghe hay nói trước đó.

Kỹ năng nghe: Sinh viên được luyện tập nghe hiểu tìm thông tin chi tiết, nghe chọn câu

trả lời Đúng/Sai, nghe điền vào chỗ trống. Các hình thức bài nghe đơn giản, thường là ở dạng

hội thoại hoặc bài khoá.

6. Mục tiêu của học phần:

- Sinh viên nắm vững những kiến thức ngữ pháp cơ bản như cấu trúc và cách sử dụng

các thì (hiện tại, hiện tại hoàn thành, quá khứ…); cấu trúc câu.

- Sinh viên được trang bị một vốn từ vựng cần thiết và cách sử dụng các loại từ vựng

như tính từ, trạng từ, đại từ, động từ khuyết thiếu, cụm động từ, cách kết hợp từ, quy tắc cấu

tạo từ.

35

- Sinh viên có được một vốn từ vựng liên quan đến những chủ đề nhất định như chủ đề

về tiền, chủ đề nghề nghiệp, kì nghỉ, chủ đề tình yêu…

- Sinh viên nắm được những cách nói thông dụng trong giao tiếp hàng ngày, ví dụ như

cách chỉ đường, những cách nói khi đi khám bệnh, cách nói chuyện điện thoại, cách trả lời

lịch sự, cách hiểu những biển báo thông thường, cách chào tạm biệt.

- Kỹ năng:

• Kỹ năng nghe: Sinh viên nâng cao được kỹ năng nghe qua những hoạt động nghe

cơ bản như nghe đoạn hội thoại để trả lời câu hỏi, tìm thông tin chi tiết, chọn câu trả lời đúng

sai.

• Kỹ năng nói: Sinh viên thực hiện được những hoạt động nói thông thường trong

đời sống hàng ngày như chỉ đường, cách nói khi đi khám bệnh, cách nói khi đi mua sắm,

cách nhận xét về người hàng xóm, kể lại các kỳ nghỉ và so sánh cuộc sống ở nông thôn và

thành thị... Ngoài ra, sinh viên được làm quen với cách nói trình bày quan điểm và thuyết

trình một vấn để.

• Kỹ năng đọc: Sinh viên nâng cao được kĩ năng đọc hiểu của mình, thành thục với

các dạng bài tập đọc hiểu như chọn Đúng/Sai, trả lời câu hỏi, điền từ vào chỗ trống, tìm ý

chính của bài, tìm thông tin chi tiết từ bài đọc.

• Kỹ năng viết: Sinh viên làm quen với những hoạt động viết đơn giản như viết thư

vớI các phong cách khác nhau, viết tiểu sử một nhân vật nổi tiếng, miêu tả thành phố, và

trình bày quan điểm về một vấn đề.

• Các nhóm kỹ năng khác:

➢ kỹ năng làm việc theo nhóm

➢ kỹ năng tìm kiếm và khai thác thông tin trên mạng internet

➢ kỹ năng giao tiếp tự tin

- Về mặt thái độ

• Nhận thức được tầm quan trọng của môn học

• Xây dựng và phát huy tối đa tinh thần tự học thông qua nghiên cứu sách ngữ pháp,

đọc thêm các tài liệu trên mạng internet…

• Tôn trọng thời gian biểu, làm việc và nôp bài đúng hạn

• Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

• Phát huy khả năng sáng tạo khi thực hiện các hoạt động trên lớp cũng như ở nhà

• Tham gia tích cực và có tinh thần xây dựng vào các hoạt động trên lớp

• Chia sẻ thông tin với bạn bè và với giáo viên

• Chủ động đặt câu hỏi về những thắc mắc của mình

7. Nội dung chi tiết học phần

36

TuÇn

thø Néi dung

Số

tiết LT

Số

tiết TH

Tµi

liÖu

häc

tËp,

tham

kh¶o

1

INTRODUCTION

Introduction to the course

• Course book

• Total time

• Evaluation standards

• Objectives

• Demands

Phonetics

• Vowels

• Consonants

1, 2, 3, 4

2

UNIT 1: Getting to know you

1.1. Grammar

• Tenses: Present, past, future.

• Questions/ Question words

1.2. Vocabulary

• Using a bilingual dictionary

• Parts of speech

• Word with more than one meaning

1.3. Reading

• Blind Date

1.4. Writing

• Describing people

1, 2, 3, 4

3

UNIT 1 + 2: Getting to know you/ The way we live

1.5. Everyday English

• Social expression

2.1 Grammar

• Present tenses: Present simple and continuous

2.2 Vocabulary

• Collocation: Daily life

2.3. Reading

• "Tales of two cities" - Two people talk about their two homes in different countries

1, 2, 3, 4

UNIT 2 + 3: The way we live / What happened next?

37

8. Tài liệu học tập:

1. Soars, L., Soars, J. Headway Pre Intermediate, the third edition – Student’s Book,

Oxford University Press, 2006.

2. Soars, L., Soars, J. Headway Pre Intermediate, the third edition – Workbook, Oxford

University Press, 2006.

9. Tài liệu tham khảo:

1. Murphy, R. English Grammar in Use, Cambridge University Press

2. Patricia Ackert, Cause and Effect, Cambridge University Press

3. A.J. Thomson, A.V. Martinet. A Practical English Grammar, Oxford University

Press, 1986

4. http://www.voanews.com/specialenglish/

5. http://www.cnn.com/

6. http://www.englishpage.com/

7. http://www.learnenglish.org.uk

8. http://www.soundsofenglish.org/

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên:

trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức Thi trắc nghiệm trên máy, trọng số 50%

38

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Anh văn cơ bản 3 Mã số học phần:

2. Số tín chỉ: 03

3. Tính chất học phần: Bắt buộc.

4. Khoa phụ trách: Khoa Ngoại ngữ

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Học phần này rèn luyện đồng đều cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của trình độ trung

cấp. Nội dung gồm bốn thành tố: từ vựng, ngữ pháp, kỹ năng và các tình huống giao tiếp từ

bài 7 đến bài 12 của giáo trình Pre-Intermediate.

Sinh viên sẽ được giớI thiệu và thực hành sử dụng kiến thức ngôn ngữ về từ vựng, ngữ

pháp cũng như các kỹ năng ngôn ngữ, trong đó chú trọng vào ngữ pháp và kỹ năng đọc.

Từ vựng: Sinh viên được trang bị thêm từ mới về các chủ đề cuộc sống hằng ngày và

tiếp cận thêm với một số thuật ngữ căn bản.

Ngữ pháp: Sinh viên sẽ được giới thiệu những cấu trúc ngữ pháp căn bản đã học qua

trong chương trình tiếng Anh cơ sở 1, 2 và được cung cấp một hệ thống bài tập ứng dụng

những cấu trúc đó.

Kỹ năng đọc: Kỹ năng đọc sẽ là một kỹ năng cơ bản được quan tâm nhiều hơn trong

học phần này, qua đó sinh viên có cơ hội và điều kiện để tiếp xúc với các nguồn tài liệu khác

nhau về mặt từ vựng, cấu trúc câu và nội dung chủ đề. Các dạng bài đọc đa dạng phong phú

như bài khoá sẵn có trong sách, trích đoạn truyện và các bài lấy từ Internet. Các kỹ năng đọc

hiểu cơ bản gồm: đọc tìm ý chính của bài, đọc tìm thông tin chi tiết để trả lời câu hỏi, chọn

Đúng/Sai, đọc để tìm từ điền vào ô trống, v.v. Đọc được kết hợp với kỹ năng nói và nghe

(tóm tắt nội dung bài đọc ở dạng nói và viết, thảo luận nêu ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý

với quan điểm đưa ra.)

Kỹ năng nói: Bên cạnh kỹ năng đọc, chương trình cũng rất chú trọng tới phát triển kỹ

năng nói ở người học, cụ thể đó là những kỹ năng hội thoại, đưa ý kiến đồng ý hoặc không

đồng ý, hay giải thích sự lựa chọn và các trò chơi ngôn ngữ. Kỹ năng nói của sinh viên được

luyện tập trung trong các hoạt động cá nhân, đôi và nhóm nhỏ. Hoạt động nói có thể được tổ

chức theo mục riêng cho các phần thảo luận, trình bày, nhưng cũng có thể chỉ là hoạt động

tiếp sau của một hoạt động đọc, nghe hay viết trước đó.

Kỹ năng viết: Chương trình chú trọng đến khả năng viết đúng câu đơn, câu phức về mặt

ngữ pháp và cách dùng từ, và nối câu thành đoạn hoàn chỉnh. Hoạt động viết thường được

coi là hoạt động tiếp sau khi học ngữ pháp, hoạt động đọc, nghe hay nói trước đó.

Kỹ năng nghe: Sinh viên được luyện tập nghe hiểu tìm thông tin chi tiết, nghe chọn câu

trả lời Đúng/Sai, nghe điền vào chỗ trống. Các hình thức bài nghe đơn giản, thường là ở dạng

hội thoại hoặc bài khoá.

6. Mục tiêu của học phần:

- Sinh viên nắm vững những kiến thức ngữ pháp cơ bản như cấu trúc và cách sử dụng

các thì (hiện tại hoàn thành, hiện tại hoàn thành tiếp diễn quá khứ, quá khứ hoàn thành…);

cấu trúc câu (câu điều kiện, câu bị động, câu trực tiếp - gián tiếp).

39

- Sinh viên được trang bị vốn từ vựng cần thiết và cách sử dụng các loại từ vựng như

tính từ, trạng từ, đại từ, động từ khuyết thiếu, cụm động từ, quy tắc cấu tạo từ...

- Sinh viên có được một vốn từ vựng liên quan đến những chủ đề nhất định như chủ đề

về tiền, chủ đề nghề nghiệp, kì nghỉ, chủ đề tình yêu…

- Sinh viên nắm được cách nói thông dụng trong giao tiếp hàng ngày, ví dụ như cách nói

các quy tắc ở nhà và ở trường, dự định trong tương lai, hồi ức trong quá khứ...

Kỹ năng:

• Kỹ năng nghe: Sinh viên nâng cao được kỹ năng nghe qua những hoạt động nghe

như nghe đoạn hội thoại để trả lời câu hỏi, tìm thông tin chi tiết, chọn câu trả lời đúng sai.

• Kỹ năng nói: Sinh viên thực hiện được những hoạt động nói thông thường ví dụ như

cách nói các quy tắc ở nhà và ở trường, dự định trong tương lai, hồi ức trong quá khứ....

• Kỹ năng đọc: Sinh viên nâng cao được kĩ năng đọc hiểu của mình, thành thục với

các dạng bài tập đọc hiểu như chọn Đúng/Sai, trả lời câu hỏi, điền từ vào chỗ trống, tìm ý

chính của bài, tìm thông tin chi tiết từ bài đọc.

• Kỹ năng viết: Sinh viên làm quen với những hoạt động viết đơn giản như viết thư

vớI các phong cách khác nhau, viết tiểu sử một nhân vật nổi tiếng, miêu tả thành phố, và

trình bày quan điểm về một vấn đề.

• Các nhóm kỹ năng khác:

➢ kỹ năng làm việc theo nhóm

➢ kỹ năng tìm kiếm và khai thác thông tin trên mạng internet

➢ kỹ năng giao tiếp tự tin

Thái độ:

Môn học bồi dưỡng cho sinh viên có ý thức linh hoạt thích nghi văn hoá giao tiếp với

người nước ngoài trong môi trường đa văn hoá.

7. Nội dung chi tiết học phần (4 tiết / tuần)

TuÇn

thø Néi dung

Số

tiết LT

Số

tiết TH

Tµi

liÖu

häc

tËp,

tham

kh¶o

1

UNIT 7: Fame!

7.1. Grammar

• Present perfect and Past simple

• For and Since

• Tense revision

7.2. Vocabulary

• Word endings

• Nouns & adjectives

• Pronunciation – word stress

1, 2, 3, 4, 5

40

TuÇn

thø Néi dung

Số

tiết LT

Số

tiết TH

Tµi

liÖu

häc

tËp,

tham

kh¶o

7.3. Writing

• A biography – Paraphrasing Two Princesses

2

UNIT 7 + 8: Fame!/ Do’s and don’t

7.4. Reading

• “Davina Moody, drama queen” – magazine article about a temperamental movie star

7.5. Everyday English

• Making conversation – short answers

• Music of English – sounding polite

8.1. Grammar

• Have

• Should

• Must

1, 2, 3, 4, 5

3

UNIT 8: Do’s and don’t

8.2. Vocabulary

• Words that go together

• Compound nouns

• Music of English – word stress

• Symptoms and illnesses

8.3. Reading

• “Jobs for the boys…and girls: - two people who have crossed the gender gap

8.5. Writing

• Letters and emails – Formal and informal

1, 2, 3, 4, 5

41

TuÇn

thø Néi dung

Số

tiết LT

Số

tiết TH

Tµi

liÖu

häc

tËp,

tham

kh¶o

expressions

4

UNIT 8 + 9: Do’s and don’t / Going places

8.4. Everyday English

• At the doctor’s

9.1. Grammar

• Time clause

• First conditional

9.2. Vocabulary

• Hot verbs: Take, get, do make…

1, 2, 3, 4, 5

5

UNIT 9: Going places

9.3. Reading

• “Travel addicts’ – a magazine article about the highs and lows of travel. The hardest part is coming home.

9.4. Everyday English

• Directions

9.5. Test

• 45 minute test

1, 2, 3, 4, 5

42

TuÇn

thø Néi dung

Số

tiết LT

Số

tiết TH

Tµi

liÖu

häc

tËp,

tham

kh¶o

6

DISCUSSION: Listening and Speaking from

Unit 7 - Unit 9

Speaking

• Mingle – find someone who…

• Role play – interviewing a band

• Project – find an article about a famous people and tell the class

• Game – guess the job

• Discussion – men’s or women’s jobs

• Discussion – five places I’d like to go to

Listening

• An interview with the band Goldrush – what have they achieved so far?

• Leaving home – a father and daughter’s story

• At the doctor’s

• “Going nowhere” – a radio programme about people who don’t want to travel

1, 2, 3, 4, 5

7

UNIT 10: Things that changed the world

10.1. Grammar

• Passives

10.2. Vocabulary

• Verbs and nouns that go together

10.3. Reading

• “A discovery and an invention that changed the world" – DNA and Google

1, 2, 3, 4, 5

8

UNIT 10 + 11: Things that changed the world/ What if?

10.4. Writing

• A review – Books and films referring back in a text

10.5. Everyday English

1, 2, 3, 4, 5

43

TuÇn

thø Néi dung

Số

tiết LT

Số

tiết TH

Tµi

liÖu

häc

tËp,

tham

kh¶o

• Telephoning

• Music of English – intonation with numbers

11.1. Grammar

• Second Conditional

• Might

11.2. Vocabulary

• Literal phrasal verbs

• Idiomatic phrasal verbs

9

UNIT 11: What if?

11.3. Reading

• “Supervolcano” – the largest volcano in the world, in Yellowstone National Park, that might erupt at any time

11.4. Writing

• Writing for talking – My dreams for the future

11.5. Everyday English

• Exclamations with so and such

• Music of English – sentence stress

1, 2, 3, 4, 5

10

Unit 12: Trying your best

12.1. Grammar

• Present perfect continuous

• Present perfect simple versus continuous

12.2. Vocabulary

• Hot verbs: bring, take, come, go

12.3. Writing

• Linking ideas – words that join ideas: and, still, just, unfortunately…

1, 2, 3, 4, 5

11 Unit 12: Trying your best 1, 2, 3, 4, 5

44

TuÇn

thø Néi dung

Số

tiết LT

Số

tiết TH

Tµi

liÖu

häc

tËp,

tham

kh¶o

12.4. Reading

• “In her father’s footsteps” – an article about a famous explorer and his daughter

12.5. Everyday English

• Social expressions 2

12.6. Test

• 45 minute test

12

PRACTICE: Listening and Speaking from

Unit 10 - Unit 12

Speaking

• Discussion – stories about DNA and Google

• Role play – complaining

• Giving advice

• Group work – survival after a disaster

• Exchanging information – Stelios Haji-Ioannou

Listening

• Things that really annoy me – phones, computers, people on their mobile, litter

• A crossroads in life – 3 people with decisions to make

• A song – If you come back

1, 2, 3, 4, 5

8. Tài liệu học tập:

1. Soars, L., Soars, J. Headway Pre Intermediate, the 3rd edition – Student’s Book,

Oxford University Press, 2006.

2. Soars, L., Soars, J. Headway Pre Intermediate, the 3rd edition – Workbook, Oxford

University Press, 2006.

9. Tài liệu tham khảo:

3. Murphy, R. English Grammar in Use, Cambridge University Press

4. Patricia Ackert, Cause and Effect, Cambridge University Press

45

5. A.J. Thomson, A.V. Martinet. A Practical English Grammar, Oxford University

Press, 1986

6. http://www.voanews.com/specialenglish/

7. http://www.cnn.com/

8. http://www.englishpage.com/

9. http://www.learnenglish.org.uk

10. http://www.soundsofenglish.org/

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên:

trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức Thi trắc nghiệm trên máy, trọng số 50%

46

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Anh văn cơ bản 4 Mã số học phần:

2. Số tín chỉ: 03

3. Tính chất học phần: Bắt buộc.

4. Khoa phụ trách: Khoa Ngoại ngữ

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Anh văn 4 là học phần cơ bản rèn luyện đồng đều cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết

trình độ trung cấp. Nội dung gồm bốn thành tố: từ vựng, ngữ pháp, kỹ năng và các tình

huống giao tiếp từ bài 1 đến bài 6 của giáo trình Intermediate. Học phần này được bố trí

giảng dạy sau học phần Anh văn 3.

Sinh viên sẽ được giới thiệu và thực hành sử dụng kiến thức ngôn ngữ về từ vựng, ngữ

pháp cũng như các kỹ năng ngôn ngữ, trong đó chú trọng vào ngữ pháp và kỹ năng đọc.

Từ vựng: Sinh viên được trang bị thêm từ mới về các chủ đề cuộc sống hằng ngày,

đồng thời sẽ tiếp cận thêm với một số thuật ngữ căn bản, phổ biến của tiếng Anh chuyên

ngành.

Ngữ pháp: Sinh viên sẽ được giới thiệu những cấu trúc ngữ pháp căn bản đã học qua

trong chương trình tiếng Anh cơ sở 1, 2, 3 và được cung cấp một hệ thống bài tập ứng dụng

những cấu trúc đó.

Kỹ năng đọc: Kỹ năng đọc sẽ là một kỹ năng cơ bản được quan tâm nhiều hơn trong

học phần này, qua đó sinh viên có cơ hội và điều kiện để tiếp xúc với các nguồn tài liệu khác

nhau về mặt từ vựng, cấu trúc câu và nội dung chủ đề. Các dạng bài đọc đa dạng phong phú

như bài khoá sẵn có trong sách, trích đoạn truyện và các bài lấy từ Internet. Các kỹ năng đọc

hiểu cơ bản gồm: đọc tìm ý chính của bài, đọc tìm thông tin chi tiết để trả lời câu hỏi, chọn

Đúng/Sai, đọc để tìm từ điền vào ô trống, v.v. Đọc được kết hợp với kỹ năng nói và nghe

(tóm tắt nội dung bài đọc ở dạng nói và viết, thảo luận nêu ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý

với quan điểm đưa ra.)

Kỹ năng nói: Bên cạnh kỹ năng đọc, chương trình cũng rất chú trọng tới phát triển kỹ

năng nói ở người học, cụ thể đó là những kỹ năng hội thoại, đưa ý kiến đồng ý hoặc không

đồng ý, hay giải thích sự lựa chọn và các trò chơi ngôn ngữ. Kỹ năng nói của sinh viên được

luyện tập trung trong các hoạt động cá nhân, đôi và nhóm nhỏ. Hoạt động nói có thể được tổ

chức theo mục riêng cho các phần thảo luận, trình bày, nhưng cũng có thể chỉ là hoạt động

tiếp sau của một hoạt động đọc, nghe hay viết trước đó.

Kỹ năng viết: Chương trình chú trọng đến khả năng viết đúng câu đơn, câu phức về mặt

ngữ pháp và cách dùng từ, và nối câu thành đoạn hoàn chỉnh. Hoạt động viết thường được

coi là hoạt động tiếp sau khi học ngữ pháp, hoạt động đọc, nghe hay nói trước đó.

Kỹ năng nghe: Sinh viên được luyện tập nghe hiểu tìm thông tin chi tiết, nghe chọn câu

trả lời Đúng/Sai, nghe điền vào chỗ trống. Các hình thức bài nghe đơn giản, thường là ở dạng

hội thoại hoặc bài khoá.

6. Mục tiêu của học phần:

47

- Kiến thức: Sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng,

các cấu trúc câu tiếng Anh và những cách nói thông dụng trong giao tiếp hàng ngày, trong đó

chú trọng vào ngữ pháp và kỹ năng đọc.

- Kỹ năng: Sinh viên sử dụng kiến thức cơ bản của học phần kết hợp các kỹ năng nghe,

nói, đọc, viết để tham gia vào giao tiếp hàng ngày. Kỹ năng đọc sẽ là một kỹ năng cơ bản

được quan tâm nhiều hơn trong học phần này, qua đó sinh viên có cơ hội và điều kiện để tiếp

xúc với các nguồn tài liệu khác nhau về mặt từ vựng, cấu trúc câu và nội dung chủ đề.

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

7. Nội dung chi tiết học phần (4 tiết / tuần)

Tuần

thứ Néi dung

Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

UNIT 1: It’s a wonderful world!

1.1 Grammar

• Auxiliary verbs

• Naming the tenses

• Questions and negatives

1.2 Vocabulary

• What’s in a word?

• Parts of speech and meaning

• Word formation

• Keeping vocabulary records

1.3. Reading

• Wonders of the modern world

1, 2, 3, 4, 5

2

UNIT 2: Get happy!

1.4. Everyday English

• Social expressions

2.1. Grammar

• Present simple and Continuous

• Action and state verbs

• Present passive

2.2 Vocabulary

• Sport and leisure activities

1, 2, 3, 4, 5

3 UNIT 2+3: Get happy! / Telling tales 1, 2, 3, 4, 5

48

Tuần

thứ Néi dung

Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

2.3. Reading

• “The clown doctor” – a woman describes the job she loves

2.4. Everyday English

• Numbers and dates

3.1 Grammar

• Past simple and continuous

• Past simple and Past Perfect

• Past passive

4

UNIT 3: Telling tales

3.2 Vocabulary

• Art, music and literature

• Collocations

3.3. Reading

• “The painter and the writer” – the lives of Pablo Picasso and Ernest Hemingway (jigsaw)

3.4. Postscript

• Giving opinions

• Requests and offers

1, 2, 3, 4, 5

49

Tuần

thứ Néi dung

Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

5

PRACTICE: Writing, Listening and Speaking

from Unit 1 - Unit 3

Speaking

• Information gap

• Discussion – what’s the most important invention?

• Describing a book or a film you like

Writing

• Correcting language mistakes

• Letters and emails

• Writing a narrative

Listening

• My wonders – 3 generations give their ideas about the wonders of the modern world.

• Sports – three people talk about their free time activities

• Books and films – people talk about their favorite books and films

1, 2, 3, 4, 5

6

UNIT 4: Doing the right thing

4.1 Grammar

• Modal verbs – obligation and permission

4.2 Vocabulary

• Nationality words

• Countries and adjectives

4.3 Reading

• “A world guide to good manners” – How to behave aboard

1, 2, 3, 4, 5

50

Tuần

thứ Néi dung

Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

7

UNIT 4+5: Doing the right thing/ On the move

4.4 Postscript

• Giving opinions

• Requests and offers

5.1 Grammar

• Future forms: going to and will

• Present continuous

5.2 Vocabulary

• The weather

1, 2, 3, 4, 5

8

UNIT 5+6: On the move/ I just love it

5.3 Reading

• “My kind of holiday” – a travel agent talks about her holidays

5.4 Postscript

• Travelling around

• Using public transport

• Requests in a hotel

6.1 Grammar

• Question with like

• Verb patterns

1, 2, 3, 4, 5

9

UNIT 6: I just love it

6.2 Vocabulary

• Describing food, towns, and people

• Collocations

6.3. Reading

• “Global pizza” – a history of the world’s favorite food

6.4. Postscript

• Signs and sounds

1, 2, 3, 4, 5

10 PRACTICE: Writing, Listening and Speaking

from Unit 4 - Unit 6

1, 2, 3, 4, 5

51

Tuần

thứ Néi dung

Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

Speaking

• Talking about rules and regulations

• Roleplay – starting a new job

• Discussion – what advice would you give a foreign visitor?

• Arranging to meet

• Discussion – your ideal holiday

• Talking about popular food and popular places to eat

• Discussion – restaurants, cities, and people you know

Writing

• For and against

• Making a reservation

• A description

11

PRACTICE: Writing, Listening and Speaking

from Unit 4 - Unit 6

Listening

• Come round to my place – entering friends in three different countries

• A weather forecast

• New York and London – an English couple talks about living in New York; an American gives his impressions of living in London.

PRACTICE

• The rules of etiquette in different countries

• Class survey – favourite holidays

• Exchanging information about capital cities

1, 2, 3, 4, 5

12

Students’ Presentation

• Students are divided into small groups and show their free presentations on learned topics during the course.

1, 2, 3, 4, 5

52

Tuần

thứ Néi dung

Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

• What’s the most important invention?

• What’s important to you in life? Clothes? Travel?

• Exchanging information about a famous writer, painter and musician

8. Tài liệu học tập:

1. Soars, L., Soars, J. Headway Pre Intermediate, 3rd edition – Student’s Book, Oxford

University Press, 2003.

2. Soars, L., Soars, J. Headway Pre Intermediate, 3rd edition – Workbook, Oxford

University Press, 2003.

9. Tài liệu tham khảo:

11. Murphy, R. English Grammar in Use, Cambridge University Press

12. Patricia Ackert, Cause and Effect, Cambridge University Press

13. A.J. Thomson, A.V. Martinet. A Practical English Grammar, Oxford University

Press, 1986

14. http://www.voanews.com/specialenglish/

15. http://www.cnn.com/

16. http://www.englishpage.com/

17. http://www.learnenglish.org.uk

18. http://www.soundsofenglish.org/

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên:

trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức Thi trắc nghiệm trên máy, trọng số 50%

53

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Anh văn cơ bản 5 Mã số học phần:

2. Số tín chỉ: 03

3. Tính chất học phần: Bắt buộc.

4. Khoa phụ trách: Khoa Ngoại ngữ

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Học phần này rèn luyện đồng đều cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết mức độ thấp của

trình độ trung cấp. Nội dung gồm bốn thành tố: từ vựng, ngữ pháp, kỹ năng và các tình

huống giao tiếp từ bài 7 đến bài 12 của giáo trình Intermediate.

Sinh viên sẽ được giới thiệu và thực hành sử dụng kiến thức ngôn ngữ về từ vựng, ngữ

pháp cũng như các kỹ năng ngôn ngữ, trong đó chú trọng vào ngữ pháp và kỹ năng đọc.

Từ vựng: Sinh viên được trang bị thêm từ mới về các chủ đề cuộc sống hằng ngày,

đồng thời sẽ tiếp cận thêm với một số thuật ngữ căn bản, phổ biến của tiếng Anh chuyên

ngành.

Ngữ pháp: Sinh viên sẽ được giới thiệu những cấu trúc ngữ pháp căn bản đã học qua

trong chương trình tiếng Anh cơ sở 1, 2, 3 và được cung cấp một hệ thống bài tập ứng dụng

những cấu trúc đó.

Kỹ năng đọc: Kỹ năng đọc sẽ là một kỹ năng cơ bản được quan tâm nhiều hơn trong

học phần này, qua đó sinh viên có cơ hội và điều kiện để tiếp xúc với các nguồn tài liệu khác

nhau về mặt từ vựng, cấu trúc câu và nội dung chủ đề. Các dạng bài đọc đa dạng phong phú

như bài khoá sẵn có trong sách, trích đoạn truyện và các bài lấy từ Internet. Các kỹ năng đọc

hiểu cơ bản gồm: đọc tìm ý chính của bài, đọc tìm thông tin chi tiết để trả lời câu hỏi, chọn

Đúng/Sai, đọc để tìm từ điền vào ô trống, v.v. Đọc được kết hợp với kỹ năng nói và nghe

(tóm tắt nội dung bài đọc ở dạng nói và viết, thảo luận nêu ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý

với quan điểm đưa ra).

Kỹ năng nói: Bên cạnh kỹ năng đọc, chương trình cũng rất chú trọng tới phát triển kỹ

năng nói ở người học, cụ thể đó là những kỹ năng hội thoại, đưa ý kiến đồng ý hoặc không

đồng ý, hay giải thích sự lựa chọn và các trò chơi ngôn ngữ. Kỹ năng nói của sinh viên được

luyện tập trung trong các hoạt động cá nhân, đôi và nhóm nhỏ. Hoạt động nói có thể được tổ

chức theo mục riêng cho các phần thảo luận, trình bày, nhưng cũng có thể chỉ là hoạt động

tiếp sau của một hoạt động đọc, nghe hay viết trước đó.

Kỹ năng viết: Chương trình chú trọng đến khả năng viết đúng câu đơn, câu phức về mặt

ngữ pháp và cách dùng từ, và nối câu thành đoạn hoàn chỉnh. Hoạt động viết thường được

coi là hoạt động tiếp sau khi học ngữ pháp, hoạt động đọc, nghe hay nói trước đó.

Kỹ năng nghe: Sinh viên được luyện tập nghe hiểu tìm thông tin chi tiết, nghe chọn câu

trả lời Đúng/Sai, nghe điền vào chỗ trống. Các hình thức bài nghe đơn giản, thường là ở dạng

hội thoại hoặc bài khoá.

6. Mục tiêu của học phần:

54

- Sinh viên nắm vững những kiến thức ngữ pháp cơ bản như cấu trúc và cách sử dụng

các thì (hiện tại, hiện tại hoàn thành, quá khứ, quá khứ hoàn thành…); cấu trúc câu (câu so

sánh, câu điều kiện, thể bị động).

- Sinh viên được trang bị vốn từ vựng cần thiết và cách sử dụng các loại từ vựng như

tính từ, trạng từ, đại từ, động từ khuyết thiếu, cụm động từ, quy tắc cấu tạo từ.

- Sinh viên có được một vốn từ vựng liên quan đến những chủ đề nhất định như chủ đề

về tiền, chủ đề nghề nghiệp, kì nghỉ, chủ đề tình yêu…

- Sinh viên nắm được những cách nói thông dụng trong giao tiếp hàng ngày.

Kỹ năng:

• Kỹ năng nghe: Sinh viên nâng cao được kỹ năng nghe qua hoạt động nghe cơ bản

như nghe đoạn hội thoại để trả lời câu hỏi, tìm thông tin chi tiết, chọn câu trả lời đúng sai.

• Kỹ năng nói: Sinh viên thực hiện được những hoạt động nói thông thường trong đời

sống hàng. Ngoài ra, sinh viên được làm quen với cách nói trình bày quan điểm và thuyết

trình một vấn để.

• Kỹ năng đọc: Sinh viên nâng cao được kĩ năng đọc hiểu của mình, thành thục với

các dạng bài tập đọc hiểu như chọn Đúng/Sai, trả lời câu hỏi, điền từ vào chỗ trống, tìm ý

chính của bài, tìm thông tin chi tiết từ bài đọc.

• Kỹ năng viết: Sinh viên làm quen với những hoạt động viết đơn giản như viết thư

vớI các phong cách khác nhau, viết tiểu sử một nhân vật nổi tiếng, miêu tả thành phố, và

trình bày quan điểm về một vấn đề.

• Các nhóm kỹ năng khác:

➢ kỹ năng làm việc theo nhóm

➢ kỹ năng tìm kiếm và khai thác thông tin trên mạng internet

➢ kỹ năng giao tiếp tự tin

Thái độ:

Môn học bồi dưỡng cho sinh viên có ý thức linh hoạt thích nghi văn hoá giao tiếp với

người nước ngoài trong môi trường đa văn hoá.

7. Nội dung chi tiết học phần (4 tiết / tuần)

Tuần

thứ Nội dung

Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

55

Tuần

thứ Nội dung

Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

UNIT 7: The world of work

7.1 Grammar

• Present perfect simple

• Present perfect simple vs. Past simple

• Present perfect passive

7.2 Vocabulary

• Phrasal verbs

• Literal or idiomatic?

• Separable or inseparable?

7.3. Reading

• “Dream jobs” – three people describe their jobs

1, 2, 3, 4, 5

2

UNIT 7+8: The world of work/ Just imagine!

7.4. Postscript

• On the telephone

8.1. Grammar

• First conditional

• Second conditional

• Time clauses

8.2 Vocabulary

• Base and strong adjectives

• Modifying adverbs

1, 2, 3, 4, 5

3

UNIT 8+9: Just imagine! / Relationships

8.3. Postscript

• Making suggestions

8.4. Reading

• “Who wants to be a millionaire?” – what it’s really like to win the lottery

9.1. Grammar

• Modal verbs: probability

1, 2, 3, 4, 5

56

Tuần

thứ Nội dung

Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

4

UNIT 9: Relationships

9.2 Vocabulary

• Character adjectives

9.3 Postscript

• Agreeing and disagreeing

9.4 Reading

• “Family matters” – two points of view on a family relationship

1, 2, 3, 4, 5

5

PRACTICE: Writing, Listening and Speaking

from Unit 7 - Unit 9

Writing

• A letter of application

• A narrative

• A description

Speaking

• Discussion – what’s in the news today?

• Roleplay – interview someone about their dream job

• Discussion – what charities would you support?

• Who’s who in the family?

• Quiz – what size is the perfect family

Listening

• The busy life of a retired man – a man talks to his granddaughter about life since retirement

• Song – “Who wants to be a millionaire?”

• Three charities – who they are and what they do

• Brother and sisters – 2 people talk about their families

1, 2, 3, 4, 5

6 UNIT 10: Obsessions

10.1 Grammar

1, 2, 3, 4, 5

57

Tuần

thứ Nội dung

Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

• Present Perfect Continuous

• Time expressions

10.2 Vocabulary

• Compound nouns

10.3 Postscript

• Expressing quantity

7

UNIT 10+11: Obsessions/ Tell me about it!

10.4 Reading

• “Famous for not being famous” Dennis Woodruff, Hollywood movie star

11.1 Grammar

• Indirect questions

• Question tags

11.2 Vocabulary

• Verbs and nouns that go together

Idioms

1, 2, 3, 4, 5

8

UNIT 11+12: Tell me about it! / Life’s great events!

11.3 Postscript

• Saying sorry

11.4 Reading

• “How well do you know your world? You ask… we answer”

12.1 Grammar

• Reported statements and questions

1, 2, 3, 4, 5

9

UNIT 12: Two weddings, a birth and a funeral

12.2 Grammar

• Reported commands

12.3 Vocabulary

• Birth, marriage and death

12.4 Postscript

1, 2, 3, 4, 5

58

Tuần

thứ Nội dung

Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

• Saying sorry

• Social situation

10

PRACTICE: Writing, Listening and Speaking

from Unit 10 - Unit 12

Writing

• Writing a biography

• Words that join ideas

• Correcting mistakes

Speaking

• Exchanging information about major life events

• Comparing information about two collectors

• Information gap- Madonna

• Stories of forgetfulness

• Discussion – the day you were born

• Roleplay – retelling the story of a birth

1, 2, 3, 4, 5

11

PRACTICE: Writing, Listening and Speaking

from Unit 10 - Unit 12

Listening

• Collectors – two people talk about their unusual collections

• The forgetful generation

• Noisy neighbor – two people making statements to the police

• A birth – Jane’s story

• Song – My way

PRACTICE

• The right to smoke

• Stories of forgetfulness

• What are the customs connected with births,

1, 2, 3, 4, 5

59

Tuần

thứ Nội dung

Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

weddings, and funerals?

12

Students’ Presentation

Students are divided into small groups and show their free presentations on learned topics during the course:

• Retirement

• Which charity would you give to?

• Survey about brothers and sisters

1, 2, 3, 4, 5

8. Tài liệu học tập:

1. Soars, L., Soars, J. Headway Pre Intermediate, 3rd edition – Student’s Book, Oxford

University Press, 2003.

2. Soars, L., Soars, J. Headway Pre Intermediate, 3rd edition – Workbook, Oxford

University Press, 2003.

9. Tài liệu tham khảo:

19. Murphy, R. English Grammar in Use, Cambridge University Press

20. Patricia Ackert, Cause and Effect, Cambridge University Press

21. A.J. Thomson, A.V. Martinet. A Practical English Grammar, Oxford University

Press, 1986

22. http://www.voanews.com/specialenglish/

23. http://www.cnn.com/

24. http://www.englishpage.com/

25. http://www.learnenglish.org.uk

26. http://www.soundsofenglish.org/

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên:

trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức Thi trắc nghiệm trên máy, trọng số 50%

60

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Anh văn nâng cao 3 Mã số học phần:

2. Số tín chỉ: 04

3. Tính chất học phần: Bắt buộc.

4. Khoa phụ trách: Khoa Ngoại ngữ

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Học phần này rèn luyện chủ yếu 2 kỹ năng nghe và nói ở trình độ Pre-Intermediate.

Ngoài ra, sinh viên còn được giới thiệu và thực hành sử dụng kiến thức ngôn ngữ về từ vựng,

ngữ pháp cũng như các kỹ năng ngôn ngữ, trong đó chú trọng vào ngữ pháp và kỹ năng nói,

nghe.

Từ vựng: Sinh viên được trang bị thêm từ mới về các chủ đề thuộc các lĩnh vực khác

nhau của cuộc sống hằng ngày, đồng thời sẽ tiếp cận thêm với một số thuật ngữ căn bản, phổ

biến của tiếng Anh chuyên ngành.

Ngữ pháp: Sinh viên sẽ được ôn lại những cấu trúc ngữ pháp căn bản đã học qua trong

chương trình tiếng Anh cơ sở 2, 3, 4, 5 và được cung cấp một hệ thống bài tập ứng dụng

những cấu trúc đó.

Kỹ năng nói: Kỹ năng nói sẽ là một kỹ năng cơ bản được quan tâm nhiều hơn trong học

phần này, qua đó sinh viên có cơ hội và điều kiện hòan thiện bài thi tiếng Anh theo khung B1

Châu Âu tốt nhất với các nguồn tài liệu khác nhau về mặt từ vựng, cấu trúc câu và nội dung

chủ đề. Các dạng bài nói đa dạng phong phú. Các Kỹ năng nói cơ bản gồm: phát âm, ngữ

điệu, nói theo mẫu câu, nói theo chủ để hoặc tình huống.

Kỹ năng nghe: Sinh viên được luyện tập nghe hiểu tìm thông tin chính, thông tin chi

tiết dựa vào các bức tranh, nghe hỏi đáp, nghe đọan đối thoại ngắn và nghe bài nói ngắn

nhằm lựa chọn câu trả lời Đúng/Sai, nghe điền vào chỗ trống. Các hình thức bài nghe đơn

giản, thường là ở các dạng khác nhau.

Ngoài ra, sinh viên được cung cấp mật khẩu để thực hành nghe và nói trên mạng

internet.

6. Mục tiêu của học phần:

Kiến thức

- Giúp sinh viên củng cố lại tòan bộ chương trình ngữ pháp cơ bản tiếng Anh.

- Sinh viên được trang bị vốn từ vựng cần thiết và cách sử dụng các loại từ vựng như

tính từ, trạng từ, đại từ, động từ khuyết thiếu, cụm động từ, quy tắc cấu tạo từ.

- Nâng cao kỹ năng nghe và nói cho sinh viên thông qua các bài luyện tập.

- Sinh viên nắm được những cách giao tiếp thông dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Kỹ năng:

• Kỹ năng nghe: Sinh viên nâng cao được kỹ năng nghe qua hoạt động nghe cơ bản

như nghe đoạn hội thoại để trả lời câu hỏi, tìm thông tin chi tiết, chọn câu trả lời đúng sai.

• Kỹ năng nói: Sinh viên nâng cao được kĩ năng nói của mình, thành thục với các

dạng bài tập kĩ năng nói như phát âm, nói theo mẫu câu, nói theo chủ để hoặc tình huống.

61

Thái độ:

Môn học bồi dưỡng cho sinh viên có ý thức linh hoạt thích nghi với phương thức làm

bài thi theo chuẩn quôc tế nhằm giúp họ co khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo trong

giao tiếp trong môi trường quốc tế.

7. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tµi Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Introduction to the course

• Course book

• Total time

• Evaluation standards

• Objectives

• Demands

UNIT 1: Do you like your name?

1.1. Listening

• Listening 1: Given Names and Nicknames

• Listening 2: Stage Names

1.2. Speaking

• Take notes

• Ask follow-up questions to keep a conversation going

• Talk about reasons in order to explain your actions

• Interview people to find out about their backgrounds.

6

1, 2, 3, 4, 5

2

UNIT 2: How can you find a job?

2.1. Listening

• Listening 1: Looking for a job – “An online job search”

• Listening 2: The Right Person for the job – “A job interview”

2.2. Speaking

• Take notes

• Discuss qualities of applicants to determine the best for a job

6

1, 2, 3, 4, 5

62

TT Nội dung Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tµi Tài liệu

học tập,

tham khảo

• Ask for a repetition and classification to make sure you understand

• Role play an interview people to practice conversational skills and vocabulary use.

3

UNIT 3: Why do we study other cultures?

3.1. Listening

• Listening 1: International Advertising – “A business class lecture”

• Listening 2: Culture problems – “Three different perspectives”

3.2. Speaking

• Take notes

• Work from notes to give a well-organised presentation

• Maintain eye-contact to keep a conversation partner engaged

• Describe a personal experience to illustrate your cultural background.

6

1, 2, 3, 4, 5

4

UNIT 4: What makes a happy ending?

4.1. Listening

• Listening 1: A bad situation with a happy ending – “A true story”

• Listening 2: Make your own happy ending

4.2. Speaking

• Take notes

• Use expressions of interest to keep a conversation going

• Organize information for a discussion

• Use reasons to explain personal beliefs.

6

1,2,3,5

5

UNIT 5: What is the best kind of vacation?

5.1. Listening

• Listening 1: Places in danger – “A podcast of a travel program”

6

1, 2, 3, 4, 5

63

TT Nội dung Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tµi Tài liệu

học tập,

tham khảo

• Listening 2: A helpful vacation – “A presentation about volunteer jobs”

5.2. Speaking

• Take notes

• Use structure signals to introduce topics in a presentation

• Ask follow-up questions to keep a conversation going

• Express reasons to justify personal choices.

6

UNIT 6: Who makes you laugh?

6.1. Listening

• Listening 1: JackieChan – Action-comedy hero

• Listening 2: Can anyone be funny? – “A TV interview”

6.2. Speaking

• Take notes

• Use eye-contact, pauses, and tone of voice to relate well to an audience

• Include jokes or funny stories to make a presentation more interesting

• Use narrative present verbs to create informal tone.

6

1, 2, 3, 4, 5

7

UNIT 7: Why is music important to you?

7.1. Listening

• Listening 1: Mind, body, and music – “A university lecture”

• Listening 2: Music in our lives – “A discussion”

7.2. Speaking

• Take notes

• Ask follow-up questions to keep a conversation going

• Converse politely, express your tastes and preferences, and ask about someone else’s

6

1, 2, 3, 4, 5

64

TT Nội dung Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tµi Tài liệu

học tập,

tham khảo

• Talk about music tastes

• Conduct an interview to practice asking questions about choice.

8

UNIT 8: Honesty

8.1. Listening

• Listening 1: Dishonesty in school – “a TV news report”

• Listening 2: What is the right thing to do? – “Three conversations”

8.2. Speaking

• Take notes

• Credit sources to identify where information came from

• Compose questions and organize them into a survey.

6

1, 2, 3, 4, 5

9

UNIT 9: Is it ever too late to change?

9.1. Listening

• Listening 1: Attitudes about change – “A group discussion”

• Listening 2: Tips from a life coach – “A radio call-in show”

9.2. Speaking

• Take notes

• Use questions to find out whether a listener understands you

• Use agreement/disagreement signals to state your opinion

• Use target vocabulary to give advice

• Explain a sequence of events.

6

1, 2, 3, 4, 5

10

UNIT 10: When is it good to be afraid?

10.1. Listening

• Listening 1: The science of fear – “A conference presentation”

6

1, 2, 3, 4, 5

65

TT Nội dung Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tµi Tài liệu

học tập,

tham khảo

• Listening 2: What are you afraid of – “A discussion with a doctor”

10.2. Speaking

• Take notes

• Show surprise, happiness, and sadness in conversation

• Role-play conversations to practice appropriate responses.

8. Tài liệu học tập:

1. Scanlon Jamie, Q: Skills for Success- Listening and Speaking, Oxford University

Press, 2011.

9. Tài liệu tham khảo:

2. Taylor, L. .International express (Student book and work book), Oxford: Oxford

University Press

3. Murphy, R. English Grammar in Use, Cambridge University Press

4. Patricia Ackert, Cause and Effect, Cambridge University Press

5. A.J. Thomson, A.V. Martinet. A Practical English Grammar, Oxford University

Press, 1986

6. http://www.voanews.com/specialenglish/

7. http://www.englishpage.com/

8. http://www.learnenglish.org.uk

9. http://www.soundsofenglish.org/

10. http://www.Qonlinepractice.com/

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên:

trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức Thi trắc nghiệm trên máy, trọng số 50%

66

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Anh văn nâng cao 4 Mã số học phần:

2. Số tín chỉ: 04

3. Tính chất học phần: Bắt buộc.

4. Khoa phụ trách: Khoa Ngoại ngữ

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Học phần này rèn luyện chủ yếu 2 kỹ năng nghe và nói trong giáo trình TOEIC. Ngoài

ra, sinh viên còn được giới thiệu và thực hành sử dụng kiến thức ngôn ngữ về từ vựng, ngữ

pháp cũng như các kỹ năng ngôn ngữ, trong đó chú trọng vào ngữ pháp và kỹ năng nghe, nói.

Từ vựng: Sinh viên được trang bị thêm từ mới về các chủ đề thuộc các lĩnh vực khác

nhau của cuộc sống hằng ngày, đồng thời sẽ tiếp cận thêm với một số thuật ngữ căn bản, phổ

biến của tiếng Anh chuyên ngành.

Ngữ pháp: Sinh viên sẽ được ôn lại những cấu trúc ngữ pháp căn bản đã học qua trong

chương trình tiếng Anh cơ sở 2, 3, 4, 5 và được cung cấp một hệ thống bài tập ứng dụng

những cấu trúc đó.

Kỹ năng nghe: Sinh viên được luyện tập nghe hiểu tìm thông tin chi tiết dựa vào các

bức tranh, nghe hỏi đáp, nghe đọan đối thoại ngắn và nghe bài nói ngắn nhằm lựa chọn câu

trả lời.

Kỹ năng nói: Kỹ năng nói sẽ là một kỹ năng cơ bản được quan tâm nhiều hơn trong học

phần này, qua đó sinh viên có cơ hội và điều kiện hòan thiện bài thi TOEIC tốt nhất với các

nguồn tài liệu khác nhau về mặt từ vựng, cấu trúc câu và nội dung chủ đề.

6. Mục tiêu của học phần:

Kiến thức

- Giúp sinh viên củng cố lại tòan bộ chương trình ngữ pháp cơ bản tiếng Anh bao gồm

tất cả các thì của động từ, các cấp độ so sánh của tính từ và trạng từ, các dạng câu chủ động,

bị động, điều kiện, cách sử dụng các loại đại từ, giới từ, liên từ, mạo từ.

- Sinh viên được trang bị vốn từ vựng cần thiết và cách sử dụng các loại từ vựng như

tính từ, trạng từ, đại từ, động từ khuyết thiếu, cụm động từ, quy tắc cấu tạo từ.

- Nâng cao kỹ năng nghe và đọc cho sinh viên thông qua các bài luyện tập.

- Sinh viên nắm được những cách nói thông dụng trong giao tiếp hàng ngày.

Kỹ năng:

• Kỹ năng nghe: Sinh viên nâng cao được kỹ năng nghe qua hoạt động nghe cơ bản

như nghe hiểu tìm thông tin chi tiết dựa vào các bức tranh, nghe hỏi đáp, nghe đọan đối thoại

ngắn và nghe bài nói ngắn.

• Kỹ năng nói: Sinh viên nâng cao được kĩ năng nói của mình, thành thục với các

dạng kỹ năng, chiến lược nhằm giải quyết những khó khăn thường gặp khi làm bài thi

TOEIC.

Thái độ:

67

Môn học bồi dưỡng cho sinh viên có ý thức linh hoạt thích nghi với phương thức làm

bài thi theo chuẩn quôc tế nhằm giúp họ co khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo trong

giao tiếp trong môi trường quốc tế.

7. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số tiết LT Số tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

1.1. Introduction to the TOEIC test

• Overview of TOEIC test

• Guide to the speaking and listening test: Challenges and solutions

1.2. TOEIC Listening section: Part 1 - Photos

• Walk through

• Get it right: Tips and Tasks for Answering Correctly

• Get ready

• Get set

• Go for the TOEIC test

1, 2, 3, 4, 5

2

TOEIC Speaking section: Questions 1-2

• Read a text aloud

• Walk through

• Get it right

TOEIC Listening section: Part 2 – Question-Response

• Read a text aloud

• Walk through

• Get it right

1, 2, 3, 4, 5

3

TOEIC Speaking section: Questions 1-2 (Continued)

• Get ready

• Get set

• Go for the TOEIC test

TOEIC Listening section: Part 2 – Question-Response (Continued)

• Get ready

• Get set

1, 2, 3, 4, 5

68

TT Nội dung Số tiết LT Số tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

• Go for the TOEIC test

4

TOEIC Speaking section: Question 3

• Read a text aloud

• Walk through

• Get it right

TOEIC Listening section: Part 3 – Conversations

• Walk through

• Get it right: Tips and Tasks for Answering Correctly

1,2,3,5

5

TOEIC Speaking section: Question 3 (Continued)

• Get ready

• Get set

• Go for the TOEIC test

TOEIC Listening section: Part 3 – Conversations (Continued)

• Get ready

• Get set

• Go for the TOEIC test

1, 2, 3, 4, 5

6

TOEIC Speaking section: Questions 4-6

• Read a text aloud

• Walk through

• Get it right

TOEIC Listening section: Part 4 – Talks

• Walk through

• Get it right: Tips and Tasks for Answering Correctly

1, 2, 3, 4, 5

7

TOEIC Speaking section: Questions 4-6 (Continued)

• Read a text aloud

• Get ready

1, 2, 3, 4, 5

69

TT Nội dung Số tiết LT Số tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

• Get set

• Go for the TOEIC test

TOEIC Listening section: Part 4 – Talks (Continued)

• Get ready

• Get set

• Go for the TOEIC test

8

TOEIC Speaking section: Questions 7-9

• Read a text aloud

• Walk through

• Get it right

TOEIC Speaking section: Question 10

• Read a text aloud

• Walk through

• Get it right

1, 2, 3, 4, 5

9

TOEIC Speaking section: Questions 7-9 (Continued)

• Get ready

• Get set

• Go for the TOEIC test

TOEIC Speaking section: Question 10 (Continued)

• Get ready

• Get set

• Go for the TOEIC test

1, 2, 3, 4, 5

10

TOEIC Speaking section: Question 11

• Read a text aloud

• Walk through

• Get it right

• Get ready

• Get set

1, 2, 3, 4, 5

70

TT Nội dung Số tiết LT Số tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

• Go for the TOEIC test

Speaking Practice Test

Listening Practice Test

8. Tài liệu học tập:

3. Collins Skills for the TOEIC tests: Speaking and Writing. Powered by Cobuild.

4. Collins Skills for the TOEIC tests: Listening and Reading. Powered by Cobuild.

9. Tài liệu tham khảo:

5. Taylor, L. .International express (Student book and work book). Oxford: Oxford

University Press

3. Murphy, R. English Grammar in Use, Cambridge University Press

11. Patricia Ackert, Cause and Effect, Cambridge University Press

12. A.J. Thomson, A.V. Martinet. A Practical English Grammar, Oxford University

Press, 1986

13. http://www.voanews.com/specialenglish/

14. http://www.cnn.com/

15. http://www.englishpage.com/

16. http://www.learnenglish.org.uk

17. http://www.soundsofenglish.org/

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên:

trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức Thi trắc nghiệm trên máy, trọng số 50%

Thảo luận kiểm tra 3

Tổng cộng 54 12

8. Tài liệu học tập:

1. Giáo trình Nhập môn tin học - Trường Đại học KTKTCN.

9. Tài liệu tham khảo

2. Bùi Thế Tâm Giáo trình Tin học Đại cương, NXB Giao thông Vận tải 2005.

3. Hoàng Nguyên - Minh Tuấn, Hướng Dẫn Sử Dụng Microsoft Windows 7 Professional -

Toàn Tập, NXB Hồng Đức 2012.

71

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên.

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi trắc nghiệm.

72

NHẬP MÔN TIN HỌC

1. Tên học phần: Nhập môn tin học

2. Số tín chỉ: 03(39,12)

3. Tính chất học phần: Bắt buộc.

4. Khoa phụ trách: Khoa Công nghệ thông tin

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Nhập môn tin học là học phần cơ sở ngành của chương trình đào tạo đại học ngành Kinh

doanh thương mại. Học phần trang bị các kiến thức về máy tính; cách tổ chức và quản lý

thông tin trên máy tính thông qua hệ điều hành; Các cấu trúc lệnh và các cấu trúc dữ liệu của

ngôn ngữ lập trình, và bộ ứng dụng Microsoft Office làm cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin

trong giải quyết bài toán kỹ thuật sau này.

6. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Hiểu được các câu lệnh có cấu trúc trong Pascal, hiểu cách viết một chương

trình với cấu trúc mảng, chuỗi. Nắm vững, hiểu các hàm thông dụng trong Excel và một số

hàm nâng cao.

- Kỹ năng: Phân tích và thiết kế được các bài toán có cấu trúc trong ngôn ngữ lập trình

Pascal, từ đó lập trình thành thạo các bài toán ứng dụng. Sử dụng các hàm trong excel làm

thành thạo các bài tập cơ sở dữ liệu, giúp người học có tư duy lập trình.

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

7. Nội dung chi tiết học phần:

Tuần Nội dung Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

PHẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC

Chương 1- Đại cương về Tin học

1.1. Thông tin

1.2. Xử lý thông tin

1.3. Tin học

1.4. Máy tính điện tử và lịch sử phát triển

1.5. Các máy tính thông minh

1.6. Thông tin trong tin học

4 1,2,3,4,5,6

2

Chương 2- Các khái niệm cơ bản của hệ điều hành

2.1. Các khái niệm cơ bản MS-DOS, windows

2.2. Khởi động và thoát khỏi Windows

2.3. Menu Start và thanh Taskbar

4 1,2,3,4,5,6

73

Tuần Nội dung Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

2.4. Khởi động Windows Explorer

2.5. Desktop và các biểu tượng

2.6. Control Panel

3

PHẦN 2: WORD, POWER POINT 2003

Chương 1 - Soạn thảo văn bản

1.1. Các thao tác căn bản

1.2. Thiết lập chế độ soạn thảo

1.3. Định dạng tài liệu (Document Formating)

1.4. Định dạng một bảng

Chương 2 - In và trộn văn bản

2.1. In văn bản

2.2. Trộn văn bản

4 1,2,3,4,5,6

4

CHƯƠNG 3 - TRÌNH CHIẾU ĐIỆN TỬ

3.1. Giới thiệu Power Point

3.2. Thao tác cơ bản trên Slide

3.3 Chèn đối tượng trên Slide

3.4. Thiết lập các hiệu ứng cho Slide

3.5. Thiết lập trang in

4 1,2,3,4,5,6

5 Thảo luận chương 1, 2 4 1,2,3,4,5,6

6

Phần 3: Ngôn ngữ lập trình Pascal

Chương 1 Giải thuật và chương trình

1.1 Khái niệm

1.2 Các đặc trưng của thuật toán

1.3. Các dạng diễn tả thuật toán

Chương 2 Các khái niệm cơ bản

2.1. Giới thiệu

2.2. Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ PASCAL

2.3. Cấu trúc của một chương trình Pascal

2.4. Các kiểu dữ liệu cơ sở

2.5. Khai báo: biến, hằng, kiểu và biểu thức

2.6. Các thủ tục nhập / xuất

4 1,2,3,4,5,6

7

Chương 3 Thủ tục vào - ra dữ liệu

3.1. Thủ tục viết dữ liệu ra màn hình

3.2. Các thủ tục trình bày màn hình

3.3. Thủ tục vào dữ liệu Read và Readln

4 1,2,3,4,5,6

8 Chương 4 Các lệnh có cấu trúc trong pascal 4 1,2,3,4,5,6

74

Tuần Nội dung Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

4.1. Cấu trúc lựa chọn

4.2. Cấu trúc lặp

9

Chương 4 Các lệnh có cấu trúc trong pascal

4.3. Chương trình con

4.4. Kiểu vô hướng liệt kê và kiểu đoạn con

4 1,2,3,4,5,6

10 Thảo luận chương 3,4 4

11

Chương 5 Dữ liệu có cấu trúc: kiểu mảng

5.1. Khái niệm chung về cấu trúc dữ liệu

5.2. Mảng một chiều (ARRAY)

5.3. Mảng hai chiều

5.4. Ưu khuyết điểm của mảng

4 1,2,3,4,5,6

12

Chương 6 Dữ liệu có cấu trúc: kiểu chuỗi

6.1. Khái niệm

6.2. Khai báo chuỗi

6.3. Các thao tác trên String

6.4. Một số hàm và thủ tục trên String

3 1,2,3,4,5,6

13 Thảo luận Chương 5, Chương 6, Kiểm tra 4 1,2,3,4,5,6

8. Tài liệu học tập:

1. Quách Tuấn Ngọc, Giáo trình tin học căn bản, NXB Giáo dục 1999

2. Bùi Thế Tâm, Turbo Pascal 7.0, NXB Giao thông vận tải 1998

3. Bùi Thế Tâm Giáo trình tin học Đại cương, NXB Giao thông vận tải 2005

9. Tài liệu tham khảo:

4. Đỗ Xuân Lôi, Cấu trúc dữ liệu & giải thuật,NXB Khoa học kỹ thuật 1996

5. Quách Tuấn Ngọc, Bài tập ngôn ngữ lập trình Pascal, NXB Thống kê

6. N. Wirth, and A. I. Wasserman, ed: Programming Language Design, IEEE Computer

Society

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên: đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ..., trọng số

10%

- Đánh giá điểm thực hành, thảo luận: chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ..., trọng số

20%

- Kiểm tra đánh giá giữa kỳ: Hình thức tự luận, trọng số 20%

75

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi trắc nghiệm, trọng số 50%

76

TOÁN GIẢI TÍCH 1

7. Tờn học phần: Giải tích 1.

8. Số tớn chỉ: 02.

9. Tớnh chất học phần: Bắt buộc.

10. Học phần thay thế, tương đương: Khụng.

11. Phõn bổ thời gian giảng dạy trong học kỳ: 2(26, 8, 3)/ 12 (12 tuần thực học)

- Số tiết thực lờn lớp: 34 tiết.

Lý thuyết: 26 tiết

Thảo luận: 8 tiết

- Số giờ sinh viờn tự học: 4 giờ/tuần x 12 tuần = 48 giờ.

12. Đỏnh giỏ: Theo quy chế và quy định của Nhà trường.

13. Điều kiện học:

- Học phần tiờn quyết: Khụng.

- Học phần học trước: Khụng.

- Học phần song hành:

- Ghi chỳ khỏc:

14. Mục tiờu của học phần:

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: Giải tích toán học để họ cú đủ kiến

thức nền tiếp thu những mụn học chuyờn nghành sau này. Mặt khỏc, mụn toỏn núi chung và

mụn Toỏn cao cấp 1 núi riờng cũn rốn luyện cho sinh viờn khả năng tư duy cú logic, cú

phương phỏp phõn tớch, tổng hợp cỏc vấn đề một cỏch khoa học.

15. Mụ tả vắn tắt nội dung học phần:

Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về khái niệm về giải tích hàm một biến

như tớnh liờn tục của hàm số một biến, nhiều biến, đạo hàm, vi phõn, tớch phõn, khỏi niệm

và cỏc phộp tớnh vi phõn hàm nhiều biến ... Bờn cạnh đú, cũn cung cấp cho sinh viờn nhưng

khỏi niệm và cỏc phương phỏp cơ bản giải phương trỡnh, hệ phương trỡnh vi phõn và thụng

qua đú, sinh viờn cú thể giải một cỏch thành thạo cỏc phương trỡnh, hệ phương trỡnh vi

phõn và cú khả năng ỏp dụng để giải cỏc bài toỏn chuyờn nghành sau này.

16. Nhiệm vụ của Sinh viờn:

- Dự lớp đầy đủ, đúng giờ, thực hiện tốt cỏc nội quy của Nhà trường trong giờ lờn lớp

- Thực hiện tốt cỏc bài tập, bài tập lớn, thảo luận, thực hành mụn học, thớ nghiệm, tiểu

luận theo yờu cầu của giỏo viờn.

- Phải đọc và nghiên cứu trước giáo trỡnh, tài liệu tham khảo, chuẩn bị các ý kiến, đề

xuất khi nghe giảng.

17. Tài liệu học tập:

1. Bài giảng Giải tớch 1- Trường ĐH KT- KT- CN

18. Tài liệu tham khảo:

2. Toỏn cao cấp, Tập 1 - ĐH Bách khoa

3. BT Toỏn cao cấp, Tập 1 - ĐH Bách khoa

4. Toỏn cao cấp, Tập 2 - ĐH Bách khoa

5. BTToỏn cao cấp, Tập 2 - ĐH Bách khoa

77

6. Toỏn cao cấp, Tập 3 - ĐH Bách khoa.

7. BTToỏn cao cấp, Tập 3 - ĐH Bách khoa.

8. Giỏo trỡnh giải tớch hàm một biến số thực

19. Tiêu chuẩn đánh giá Sinh viên:

- Theo quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15 thỏng 08 năm 2007 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Theo quyết định số 25/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 26 tháng 06 năm 2006 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Theo quyết định số 29/QĐ-ĐHKTKTCN ngày 09 thỏng 10 năm 2007 của Hiệu trưởng

Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Cụng nghiệp.

- Hỡnh thức thi kết thỳc học phần: Thi viết

20. Cỏn bộ tham gia giảng dạy

Là giỏo viờn cơ hữu, giỏo viờn kiờm nhiệm, giỏo viờn thỉnh giảng do Khoa, Bộ mụn

quản lý, phõn cụng giảng dạy khi cú đủ cỏc điều kiện, tiờu chuẩn, được Hiệu trưởng duyệt.

13.1. Giảng lý thuyết

Giảng viờn cú học vị từ Thạc sỹ trở lờn, cú kinh nghiệm trong giảng dạy hoặc hướng

dẫn thảo luận, được Bộ mụn phõn cụng.

13.1. Hướng dẫn làm bài tập, bài tập lớn, thảo luận, thực hành mụn học, thớ nghiệm,

tiểu luận.

Là giảng viờn, giỏo viờn cú học vị từ Cử nhõn trở lờn, cú kinh nghiệm trong giảng dạy

hoặc hướng dẫn thảo luận, được Bộ mụn phõn cụng.

21. Nội dung chi tiết học phần (3 tiết/tuần)

Tuần

thứ Nội dung

Tài liệu

học tập,

tham khảo

Hình

thức học

1

Chương 1: Tập hợp, quan hệ và logic suy luận

1.1. Tập hợp

1.1.1. Khỏi niệm cơ bản về tập hợp

1.1.2. Cỏc phộp toỏn về tập hợp

1.2. Cỏc tập hợp số thực

1.2.1. Hệ thống số thực

1.2.2. Biểu diễn hỡnh học cỏc số thực

1.2.3. Cỏc khoảng số thực

1.2.4. Tập hợp bị chặn, cận trờn đỳng và cận dưới

đỳng

1.3. Quan hệ

1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8 Giảng

78

Tuần

thứ Nội dung

Tài liệu

học tập,

tham khảo

Hình

thức học

1.3.1. Tớch Đề Cỏc

1.3.2. Quan hệ trong một tập hợp

1.3.3. Khỏi niệm ỏnh xạ

1.4.Đại cương về logic suy luận

1.4.1. Mệnh đề

1.4.2. Hàm mệnh đề và lượng từ

1.4.3. Logic suy luận

1.4.4. Logic chứng minh mệnh đề 1.4.5. Phương phỏp chứng minh quy nạp

2

Chương 2: Hàm số và giới hạn

2.1. Cỏc khỏi niệm về hàm số một biến số

2.1.1. Biến số

2.1.2. Quan hệ hàm số

2.1.3. Khỏi niệm hàm ngược

2.1.4. Một số hàm đặc biệt

2.1.5. Cỏc hàm sơ cấp cơ bản

2.2. Giới hạn của dóy số thực

2.2.1. Định nghĩa dóy số

2.2.2. Giới hạn của dóy số

2.2.3. Đại lượng vụ cựng bộ

2.2.4. Cỏc định lý cơ bản về giới hạn

2.3. Giới hạn của hàm số

2.3.1. Khỏi niệm giới hạn của hàm số

2.3.2. Giới hạn của cỏc hàm số sơ cấp cơ bản

2.3.3. Cỏc định lý cơ bản về giới hạn

2.3.4. Vụ cựng bộ và vụ cựng lớn

2.4.Hàm số liờn tục

1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8 Giảng

79

Tuần

thứ Nội dung

Tài liệu

học tập,

tham khảo

Hình

thức học

2.4.1. Khỏi niệm hàm số liờn tục

2.4.2. Cỏc phộp toỏn sơ cấp đối với cỏc hàm số liờn

tục

2.4.3. Cỏc tớnh chất liờn tục của hàm số liờn tục

trờn một đoạn.

3

Chương 3: Phộp tớnh vi phõn hàm một biến

3.1. Đạo hàm

3.1.1. Khỏi niệm đạo hàm

3.1.2. Đạo hàm cỏc hàm số sơ cấp cơ bản-Quy tắc

tớnh đạo hàm

3.1.3. Đạo hàm cấp cao

3.2.Vi phõn

3.2.1. Khỏi niệm vi phõn

3.2.2. Cỏc quy tắc tớnh vi phõn và vi phõn cấp cao

3.3. Cỏc định lý cơ bản về hàm khả vi

3.3.1. Định lý Fermat

3.3.2. Định lý Lagrange

3.3.3. Định lý Cauchy

1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8

Giảng

4 Chữa BT chương 1,2,3. Thảo

luận

5

Chương 4: Phộp tớnh tớch phõn của hàm một biến

4.1. Tớch phõn bất định

4.1.1. Định nghĩa và tớnh chất

4.1.2. Bảng cụng thức cơ bản

4.1.3. Cỏc phương phỏp tớnh tớch phõn

4.1.4. Tớch phõn của cỏc hàm lượng giỏc, hữu tỉ, vụ

tỉ

1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8 Giảng

6 4.2. Tớch phõn xỏc định 1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8 Giảng

80

Tuần

thứ Nội dung

Tài liệu

học tập,

tham khảo

Hình

thức học

4.2.1. Định nghĩa

4.2.2. Tớnh chất

4.2.3. Cụng thức Newton-Leibnitz

4.2.4. Cỏc phương phỏp tớnh tớch phõn

4.3. Tớch phõn suy rộng

4.3.1. Tớch phõn suy rộng loại 1

4.3.2. Tớch phõn suy rộng loại 2

7

Chương 5: Hàm số nhiều biến

5.1. Khỏi niệm cơ bản

5.1.1. Định nghĩa

5.1.2. Cỏc mặt cong cơ bản bậc 2

5.1.3. Giới hạn kộp, giới hạn lặp

5.1.4. Tớnh liờn tục

5.2. Đạo hàm và vi phõn

5.2.1. Số gia riờng và số gia toàn phần

5.2.2. Đạo hàm riờng

5.2.3. Vi phõn toàn phần

5.2.4. Đạo hàm hàm hợp, hàm ẩn

5.2.5. Đạo hàm và vi phõn cấp cao

1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8 Giảng

8

5.3. Cực trị

5.3.1. Cực trị hàm nhiều biến

5.3.2. Cực trị cú điều kiệu

5.3.4. Giỏ trị lớn nhất, nhỏ nhất

1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8 Giảng

9 Chữa BT chương 4,5. + Kiểm tra 1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8

Thảo

luận

10 Chương 6: Phưong trỡnh vi phõn 1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8 Giảng

81

Tuần

thứ Nội dung

Tài liệu

học tập,

tham khảo

Hình

thức học

6.1. Phương trỡnh vi phõn cấp 1

6.1.1. Cỏc khỏi niệm

6.1.2. Định lý tồn tại và duy nhất nghiệm, Bài toỏn

Cauchy.

6.2. Một số phương trỡnh vi phõn cấp 1

6.2.1. Phương trỡnh biến số phõn ly

6.2.2. Phương trỡnh đẳng cấp cấp 1

6.2.3. Phương trỡnh tuyến tớnh cấp 1

6.2.4. Phương trỡnh Becnulli

6.2.5. Phương trỡnh vi phõn toàn phần

11

6.3. Phương trỡnh vi phõn cấp 2

6.3.1. Cỏc khỏi niệm

6.3.2. Định lý tồn tại và duy nhất nghiệm, Bài toỏn

Cauchy.

6.3.3. Phương trỡnh khuyết

6.3.4. Phương trỡnh vi phõn tuyến tớnh thuần nhất

6.3.5. Phương trỡnh vi phõn cấp 2 tuyến tớnh

khụng thuần nhất.

6.3.6. Phương trỡnh vi phõn cấp 2 tuyến tớnh với hệ

số hằng

1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8 Giảng

12 Chữa BT chương 6. + Kiểm tra

1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8

Thảo

luận

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT NAY DÃ DƯỢC THONG QUA BỘ MON LAM CƠ SỞ GIẢNG DẠY CHO CAC LỚP HỆ DẠI HỌC CỦA CAC NGANH VA CHUYEN NGANH NEU TREN.

82

TOÁN GIẢI TÍCH 2

1. Tên học phần: Giải tích 2.

2. Số tín chỉ: 02.

3. Tính chất học phần: Bắt buộc.

4. Học phần thay thế, tương đương: Không.

5. Phân bổ thời gian giảng dạy trong học kỳ: 2(26, 8, 3)/ 12 (12 tuÇn thùc häc)

- Số tiết thực lên lớp: 34 tiết.

Lý thuyết: 26 tiết

Thảo luận: 8 tiết

- Số giờ sinh viên tự học: 4 giờ/tuần x 12 tuần = 48 giờ.

6. Đánh giá: Theo quy chế và quy định của Nhà trường.

7. Điều kiện học:

- Học phần tiên quyết: Không.

- Học phần học trước: Giải tích 1.

- Học phần song hành:

- Ghi chú khác:

8. Mục tiêu của học phần:

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: Giải tích toán học như Tích phân

hàm nhiều biến và chuỗi để họ có đủ kiến thức nền tiếp thu những môn học chuyên nghành

sau này. Mặt khác, môn toán nói chung và môn Toán cao cấp 3 nói riêng còn rèn luyện cho

sinh viên khả năng tư duy có logic, có phương pháp phân tích, tổng hợp các vấn đề một cách

khoa học.

9. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về khái niệm về giải tích như chuỗi số,

chuỗi hàm, một số tích phân hàm nhiều biến như tích phân bội, tích phân đường, tích phân

mặt ...,thông qua đó, sinh viên có khả năng áp dụng để giải các bài toán chuyên nghành sau

này..

10. Nhiệm vụ của Sinh viên:

- Dự lớp đầy đủ, đúng giờ, thực hiện tốt các nội quy của Nhà trường trong giờ lên lớp

- Thực hiện tốt các bài tập, bài tập lớn, thảo luận, thực hành môn học, thí nghiệm, tiểu

luận theo yêu cầu của giáo viên.

- Phải đọc và nghiên cứu trước giáo trình, tài liệu tham khảo, chuẩn bị các ý kiến, đề

xuất khi nghe giảng.

11. Tài liệu học tập:

2. Bài giảng Toán cao cấp 2- Trường ĐH KT- KT- CN

12. Tài liệu tham khảo:

9. Toán cao cấp, Tập 1 - ĐH Bách khoa

10. BT Toán cao cấp, Tập 1 - ĐH Bách khoa

11. Toán cao cấp, Tập 2 - ĐH Bách khoa

83

12. BTToán cao cấp, Tập 2 - ĐH Bách khoa

13. Toán cao cấp, Tập 3 - ĐH Bách khoa.

14. BTToán cao cấp, Tập 3 - ĐH Bách khoa.

15. Giải tích - Nguyễn Xuân Liêm - NXB GD

13. Tiêu chuẩn đánh giá Sinh viên:

- Theo quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15 tháng 08 năm 2007 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Theo quyết định số 25/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 26 tháng 06 năm 2006 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Theo quyết định số 29/QĐ-ĐHKTKTCN ngày 09 tháng 10 năm 2007 của Hiệu trưởng

Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp.

- Hình thức thi kết thúc học phần: Thi viết

14. Cán bộ tham gia giảng dạy

Là giáo viên cơ hữu, giáo viên kiêm nhiệm, giáo viên thỉnh giảng do Khoa, Bộ môn

quản lý, phân công giảng dạy khi có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn, được Hiệu trưởng duyệt.

13.1. Giảng lý thuyết

Giảng viên có học vị từ Thạc sỹ trở lên, có kinh nghiệm trong giảng dạy hoặc hướng

dẫn thảo luận, được Bộ môn phân công.

13.1. Hướng dẫn làm bài tập, bài tập lớn, thảo luận, thực hành môn học, thí nghiệm,

tiểu luận.

Là giảng viên, giáo viên có học vị từ Cử nhân trở lên, có kinh nghiệm trong giảng dạy

hoặc hướng dẫn thảo luận, được Bộ môn phân công.

15. Nội dung chi tiết học phần (3 tiết/tuần)

TuÇn

thø Néi dung

Tµi liÖu

häc tËp,

tham

kh¶o

H×nh

thøc

häc

1

Chương 1: Chuỗi

1.1. Chuỗi số

1.1.1. Định nghĩa

1.1.2. Tính chất

1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8 Gi¶ng

2 1.1.3. Chuỗi số dương

1.1.4. Chuỗi có dấu bất kỳ

1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8

Th¶o

luËn

3

1.2. Chuỗi luỹ thừa

1.2.1. Định nghĩa chuỗi hàm

1.2.2. Chuỗi luỹ thừa

1.2.3. Miền hội tụ của chuỗi luỹ thừa

1.2.4. Chuỗi Taylor

1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8 Gi¶ng

84

TuÇn

thø Néi dung

Tµi liÖu

häc tËp,

tham

kh¶o

H×nh

thøc

häc

4 Bài tập chương 1 1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8

Th¶o

luËn

5

Chương 2: Tích phân bội

2.1. Tích phân kép

2.1.1. Định nghĩa, tính chất

2.1.2. Cách tính tích phân kép

1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8

Gi¶ng

6 2.1.3. Ứng dụng 1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8 Gi¶ng

7

2.2. Tích phân bội ba

2.2.1. Định nghĩa, tính chất

2.2.2. Cách tính tích phân bội ba

2.2.3. Ứng dụng

1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8 Gi¶ng

8 Bài tập chương 2 + Kiểm tra 1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8

Th¶o

luËn

9

Chương 3: Tích phân đường, mặt

3.1. Tích phân đường

3.1.1. Tích phân đường loại 1

3.1.2. Tích phân đường loại 2

1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8 Gi¶ng

10

3.2 Tích phân mặt

3.2.1. Tích phân mặt loại 1

1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8 Gi¶ng

11 3.2.2. Tích phân mặt loại 2 1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8 Gi¶ng

12

Bài tập Chương 3+KiÓm tra

1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8

Th¶o

luËn

85

ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH

1. Tên học phần: Đại số tuyến tính.

2. Số tín chỉ: 02.

3. Tính chất học phần: Bắt buộc.

4. Học phần thay thế, tương đương: Không.

5. Phân bổ thời gian giảng dạy trong học kỳ: 2(26, 8, 3)/ 12 (12 tuÇn thùc häc)

- Số tiết thực lên lớp: 34 tiết.

Lý thuyết: 26 tiết

Thảo luận: 8 tiết

- Số giờ sinh viên tự học: 4 giờ/tuần x 12 tuần = 48 giờ.

6. Đánh giá: Theo quy chế và quy định của Nhà trường.

7. Điều kiện học:

- Học phần tiên quyết: Không.

- Học phần học trước: Không.

- Học phần song hành:

- Ghi chú khác:

8. Mục tiêu của học phần:

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Đại số tuyến tính để họ có đủ kiến

thức nền tiếp thu những môn học chuyên nghành sau này. Mặt khác, môn toán nói chung và

môn Toán cao cấp 2 nói riêng còn rèn luyện cho sinh viên khả năng tư duy có logic, có

phương pháp phân tích, tổng hợp các vấn đề một cách khoa học.

9. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về khái niệm về Đai số tuyến tính như

không gian véc tơ, hệ véc tơ độc lập tuyến tính, phụ thuộc tuyến tính, không gân con, định

thức, ma trận, hệ phương trình tuyến tính, dạng toàn phương... Bên cạnh đó, còn rèn luyện

khả năng giải hệ phương trìnhtuyến tính thông qua đó, sinh viên có thể áp dụng để giải các

bài toán chuyên nghành sau này.

10. Nhiệm vụ của Sinh viên:

- Dự lớp đầy đủ, đúng giờ, thực hiện tốt các nội quy của Nhà trường trong giờ lên lớp

- Thực hiện tốt các bài tập, bài tập lớn, thảo luận, thực hành môn học, thí nghiệm, tiểu

luận theo yêu cầu của giáo viên.

- Phải đọc và nghiên cứu trước giáo trình, tài liệu tham khảo, chuẩn bị các ý kiến, đề

xuất khi nghe giảng.

11. Tài liệu học tập:

3. Bài giảng Đại số tuyến tính- Trường ĐH KT- KT- CN

12. Tài liệu tham khảo:

16. Toán cao cấp, Tập 1 - ĐH Bách khoa

17. BT Toán cao cấp, Tập 1 - ĐH Bách khoa

18. Toán cao cấp, Tập 2 - ĐH Bách khoa

19. BTToán cao cấp, Tập 2 - ĐH Bách khoa

86

20. Toán cao cấp, Tập 3 - ĐH Bách khoa.

21. BTToán cao cấp, Tập 3 - ĐH Bách khoa.

22. Đại số tuyến tính - ĐH Sư phạm HN

13. Tiêu chuẩn đánh giá Sinh viên:

- Theo quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15 tháng 08 năm 2007 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Theo quyết định số 25/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 26 tháng 06 năm 2006 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Theo quyết định số 29/QĐ-ĐHKTKTCN ngày 09 tháng 10 năm 2007 của Hiệu trưởng

Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp.

- Hình thức thi kết thúc học phần: Thi viết

14. Cán bộ tham gia giảng dạy

Là giáo viên cơ hữu, giáo viên kiêm nhiệm, giáo viên thỉnh giảng do Khoa, Bộ môn

quản lý, phân công giảng dạy khi có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn, được Hiệu trưởng duyệt.

13.1. Giảng lý thuyết

Giảng viên có học vị từ Thạc sỹ trở lên, có kinh nghiệm trong giảng dạy hoặc hướng

dẫn thảo luận, được Bộ môn phân công.

13.1. Hướng dẫn làm bài tập, bài tập lớn, thảo luận, thực hành môn học, thí nghiệm,

tiểu luận.

Là giảng viên, giáo viên có học vị từ Cử nhân trở lên, có kinh nghiệm trong giảng dạy

hoặc hướng dẫn thảo luận, được Bộ môn phân công.

15. Nội dung chi tiết học phần (3 tiết/tuần)

TuÇn

thø Néi dung

Tµi liÖu

häc tËp,

tham

kh¶o

H×nh

thøc

häc

1

Chương 1: Không gian vectơ n-chiều

1.1. Vect ơ n- chiều và không gian vectơ

1.1.1. Khái niệm vectơ

1.1.2. Các phép toán về vectơ

1.1.2. Không gian vectơ n-chiều

1.1.2. Không gian con

1.2. Phụ thuộc tuyến tính và độc lập tuyến tính

1.2.1. Tổ hợp tuyến tính và phép biểu diễn tuyến

tính

1.2.2. Sự phụ thuộc tuyến tính và độc lập tuyến tính

của một hệ vectơ

1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8 Gi¶ng

87

TuÇn

thø Néi dung

Tµi liÖu

häc tËp,

tham

kh¶o

H×nh

thøc

häc

1.2.3. Các định lý cơ bản về sự phụ thuộc tuyến tính

1.3. Cơ sở của không gian vectơ

1.3.1. Khái niệm cơ sở

1.3.2. Toạ độ của vectơ trong một cơ sở

1.3.3. Cơ sở của một không gian con

1.3.4. Đổi cơ sở

1.4.Hạng của một hệ vectơ

1.4.1. Định nghĩa cơ sở và hạng của một hệ vectơ

1.4.2. Các định lý cơ bản về hạng của hệ vectơ

1.4.3. Các phép biến đổi không làm thay đổi hạng

của hệ vectơ

2

Chương 2: Ma trận và đinh thức

2.1.Ma trận

2.1.1. Định nghĩa , các dạng ma trận đặc biệt

2.1.2. Các phép toán trên ma trận

2.1.3. Các phép biến đổi trên ma trận

1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8 Gi¶ng

3

2.2. Định thức

2.2.1. Định nghĩa

2.2.2. Các tính chất

2.2.3. Công thức khai triển định thức

2.3. Ma trận nghịch đảo

2.3.1. Định nghĩa ma trận nghich đảo, điều kiện tồn

tại ma trận nghịch đảo

2.3.2. Tìm ma trận nghịch đảo bằng phép biến đổi sơ

cấp

2.4.Hạng của ma trận

1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8 Gi¶ng

88

TuÇn

thø Néi dung

Tµi liÖu

häc tËp,

tham

kh¶o

H×nh

thøc

häc

2.4.1. Khái niệm hạng của ma trận

2.4.2. Liên hệ với các định thức con của ma trận

2.4.3. Các phương pháp tìm hạng của ma trận

2.4.4. Khảo sát hệ vectơ thông qua việc tìm hạng của

ma trận

4 Bài tập Chương 1,2. 1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8

Th¶o

luËn

5

Chương 3: : Hệ phương trình tuyến tính

3.1. Phương trình ma trận và định thức

3.1.1. Hệ phương trình GRAMER

3.1.2. Phương pháp ma trận

3.1.3. Quy tắc GRAMER

1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8

Gi¶ng

6

3.2.Hệ phương trình tuyến tính tổng quát

3.2.1. Các dạng biểu diễn hệ phương trình tuyến tính

3.2.2. Điều kiện tồn tại nghiệm

3.2.3. Khảo sát tổng quát hệ phương trình tuyến

tính

3.3. Hệ phương trình tuyến tính thuần nhất

3.3.1. Điều kiện tồn tại nghiệm không tầm thường

3.3.2. Cấu trúc của tập hợp nghiệm

3.3.3. Hệ nghiệm cơ bản

3.3.4. Mối liên hệ với hệ không thuần nhất

1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8 Gi¶ng

7

Chương 4: Ánh xạ tuyến tính

4.1. Định nghĩa

4.1.1. Định nghĩa ánh xạ tuyến tính

4.1.2. Nhân và ảnh của ánh xạ tuyến tính

1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8 Gi¶ng

89

TuÇn

thø Néi dung

Tµi liÖu

häc tËp,

tham

kh¶o

H×nh

thøc

häc

4.2. Ma trận của ánh xạ tuyến tính

4.2.1. Định nghĩa ma trận của ánh xạ tuyến tính

4.2.2. Hạng của ánh xạ tuyến tính

4.3. Chuyển cơ sở ma trận đồng dạng

4.3.1.Ma trận đồng dạng

4.3.2. ma trận của ánh xạ tuyến tính khi chuyển cơ

sở

8 Bài tập Chương 3,4 + Kiểm tra 1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8

Th¶o

luËn

9

Chương 5: Dạng toàn phương

5.1. Trị riêng , vectơ riêng

5.1.1. Định nghĩa giá trị riêng ,vectơ riêng của ma

trận

5.1.2. Phương trình đặc trưng

5.2. Chéo hoá ma trận

5.2.1. Điều kiện cần và đủ để ma trận chéo hoá được

5.2.2.Thuật toán chéo hoá ma trận

5.2.3. Chéo hoá trực giao

1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8 Gi¶ng

10

5.3. Dạng toàn phương

5.3.1. Định nghĩa

5.3.2. Ma trận của dạng toàn phương

5.3.4. Hạng của dạng toàn phương

5.4. Dạng chính tắc

5.4.1. Định nghĩa

5.4.2. Đưa dạng toàn phương về dạng chính tắc bằng

phép biến đổi trực giao

5.4.3. Đưa dạng toàn phương về dạng chính tắc bằng

phương pháp L AGRANGE

1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8 Gi¶ng

90

TuÇn

thø Néi dung

Tµi liÖu

häc tËp,

tham

kh¶o

H×nh

thøc

häc

11

5.5. Dạng toàn phương xác định dấu

5.4.1. Định nghĩa

5.4.2. Giá trị riêng của ma trận - tính chất

SYLVESTER

5.4.3. Dấu hiệu dạng toàn phương xác định

1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8 Gi¶ng

12

Bài tập Chương 5 + KiÓm tra

1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8

Th¶o

luËn

§Ò C­¬NG CHI TIÕT NµY ®· ®­IC TH«NG QUA BE M«N LµM C¬ SË GI¶NG D¹Y CHO C¸C LIP HÖ ®¹I HÄC CÑA C¸C NGµNH Vµ CHUYªN NGµNH NªU TRªN.

Khoa

Tổ bộ môn

…………, NGÀY … THÁNG … NĂM

NGƯỜI BIÊN SOẠN

91

TOÁN CHUYÊN ĐỀ 1: XÁC SUẤT THỐNG KÊ

1. Tên học phần: Xác suất thống kê.

2. Số tín chỉ: 02(26,8)

3. Tính chất học phần: Bắt buộc.

4. Khoa phụ trách: Khoa Khoa học cơ bản

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Toán chuyên đề 1 (Xác suất thống kê) là học phần cơ sở của chương trình đào tạo đại học

ngành Kinh doanh thương mại.Học phần được bố trí giảng dạy sau môn học Toán cao cấp 1

và Toán cao cấp 2. Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: Xác suất

thống kê gồm: lý thuyết xác suất , biến ngẫu nhiên và luật phân phối xác suất, lý thuyết mẫu

và các bài toán cơ bản của thống kê như ước lượng, kiểm định giả thiết, hồi quy và tương

quan.

6. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Hiểu được các khái niệm về không gian mẫu, xác suất của biến cố, biến ngẫu

nhiên và một số quy luật thông dụng. Biết các phương pháp ước lượng, kiểm định và hồi quy

tuyến tính

- Kỹ năng: Thành thạo cách tính xác suất của biến cố, biết cách xác định phân phối xác

suất của các biến ngẫu nhiên. Nắm được các phương pháp ước lượng và kiểm định tham số.

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

7. Nội dung chi tiết học phần:

Tuần

thứ Nội dung

Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương 1: Biến cố ngẫu nhiên và xác suất

1.1. Phép thử và các loại biến cố

1.2. Xác suất của biến cố

1.3. Định nghĩa cổ điển về xác suất

1.4. Định nghĩa thống kê về xác suất

1.5. Nguyên lý xác suất lớn và nguyên lý xác suất nhỏ

1.6. Mối quan hệ giữa các loại biến cố.

1.6.1. Tổng của hai và nhiều biến cố

1.6.2. Tính xung khắc của các biến cố

1.6.3. Biến cố đối lập , nhóm đầy đủ các biến cố

1.6.4. Tích của hai và nhiều biến cố

1.6.5. Tính độc lập của các biến cố

1.7. Các định lý xác suất

1.7.1. Định lý cộng xác suất cho các biến cố xung

3 1, 2, 3, 4, 5,

6

92

Tuần

thứ Nội dung

Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

khắc

1.7.2. Định lý nhân xác suất cho các biến cố độc lập

1.7.3. Xác suất có điều kiện

1.7.4. Định lý nhân xác suất đối với hai và nhiều biến cố phụ thuộc

1.7.5. Định lý cộng xác suất đối với hai và nhiều biến cố không xung khắc

1.7.6. Công thức xác suất đầy đủ

1.7.7. Công thức Bayes

2

Chương 2: Biến ngẫu nhiên và quy luật phân bố xác suất

2.1. Định nghĩa và phân loại biến ngẫu nhiên

2.2. Quy luật phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên

2.2.1. Bảng phân bố xác suất

2.2.2. Hàm phân bố xác suất

2.2.3. Hàm mật độ phân bố xác suất

2.3. Các tham số đặc trưng của biến ngẫu nhiên

2.3.1. Kỳ vọng toán

2.3.2. Trung vị

2.3.3. Mốt

2.3.4. Phương sai

2.3.5. Độ lệch tiêu chuẩn

2.3.6. Hệ số biến thiên

2.3.7. Hệ số bất đối xứng và hệ số nhọn

3 1, 2, 3, 4, 5,

6

3

Chương 3: Một số quy luật phân phối và xác suất quan trọng

3.1. Quy luật không - một A(p)

3.2.Quy luật nhị thức -B(n,p)

3.2.1. Lược đồ Bernoulli

3.2.2. Công thức xác suất tích luỹ

3.2.3. Xác định giá trị k* có khả năng xảy ra lớn nhất.

3.3. Quy luật Poison P( )

3.4. Quy luật phân bố đều U(a,b)

3.5. Quy luật chuẩn N( , )

3.6 .Quy luật khi bình phương .....

3 1, 2, 3, 4, 5,

6

93

Tuần

thứ Nội dung

Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

3.7. Quy luật Studen T(n)

3.8 Quy luật Fisher-Snedecor F(n,n)

4 Chữa BT Chương 1,2,3. 3 1, 2, 3, 4, 5,

6

5

Chương 4: Biến ngẫu nhiên hai chiều

4.1. Khái niệm biến ngẫu nhiên hai chiều

4.2. Bảng phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc hai chiều

4.3. Các tham số đặc trưng của biến ngẫu nhiên hai chiều

4.3.1. Phân phối xác suất biên

4.3.2. Kỳ vọng toán học có điều kiện

4.3.3. Khái niệm hàm hồi quy

3 1, 2, 3, 4, 5,

6

6

Chương 5: Luật số lớn

5.1. Bất đẳng thức Trêbưseps

5.2. Định lý Trêbưseps

5.3. Định lý Bernoulli

3 1, 2, 3, 4, 5,

6

7

Chương 6: Cơ sở lý thuyết mẫu

6.1. Khái niệm phương pháp mẫu

6.2. Tổng thể nghiên cứu

6.3. Mẫu ngẫu nhiên

6.4.Thống kê và các đặc trưng của mẫu nghiên

6.4.1. Trung bình mẫu

6.4.2. Tổng bình phương các sai lệch và trung bình tổng bình phương các sai lệch

6.4.3. Phương sai mẫu

6.4.4. Độ lệch tiêu chuẩn

6.4.5 . Tần suất mẫu

6.5. Các thống kê đặc trưng của mẫu ngẫu nhiên hai chiều

6.6. Quy luật phân phối xác suất của các tham số đặc trưng mẫu

6.6.1. Trường hợp biến ngẫu nhiên gốc tuân theo quy luật phân phối chuẩn

6.6.2. Trường hợp hai biến ngẫu nhiên gốc tuân theo quy luật phân phối chuẩn

6.6.3. Trường hợp biến ngẫu nhiên gốc tuân theo quy luật phân phối không -một

3 1, 2, 3, 4, 5,

6

94

Tuần

thứ Nội dung

Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

6.6.4. Trường hợp hai biến ngẫu nhiên gốc tuân theo quy luật phân phối không -một

8 Chữa bài tập Chương 4,5,6 + Kiểm tra 3 1, 2, 3, 4, 5,

6

9

Chương 7: Ước lượng các tham số của biến ngẫu nhiên

7.1. Phương pháp ước lượng điểm

7.1.1. Ước lượng không chệch

7.1.2 . Ước lượng hiệu quả

7.1.3. Ước lượng vững

7.1.4. Ước lượng hợp lý tối đa

7.2. Phương pháp ước lượng bằng khoản tin cậy

7.2.1. Các định nghĩa và khái niệm cơ bản

7.2.2. Ước lượng kỳ vọng toán của biến ngẫu nhiên phân phối chuẩn

7.2.3. Ước lượng phương sai của biến ngẫu nhiên phân phối chuẩn

7.1.1. Ước lượng kỳ vọng toán của biến ngẫu nhiên phân phối không - một

3 1, 2, 3, 4, 5,

6

10

Chương 8. Kiểm đinh giả thiết thống kê

8.1.Khái niệm chung

8.1.1.Giả thiết thống kê

8.1.2. Tiêu chuẩn kiểm định

8.1.3. Miền bác bỏ

8.1.4. Quy tắc kiểm định giả thiết

8.1.5. Sai lầm loại 1 và loại 2.

8.1.6.Thủ tục kiểm định giả thiết

8.2. Kiểm định tham số

8.2.1.Kiểm định giả thiết về kì vọng toán của biến ngẫu nhiên phân phối chuẩn

8.2.2 Kiểm định giả thiết về phương sai của biến ngẫu nhiên phân phối chuẩn

8.2.3. Kiểm định giả thiết về kì vọng toán của biến ngẫu nhiên phân phối A(p)

8.2.4.Kiểm định giả thiết về sự bằng nhau của hai kì vọng toán của hai biến ngẫu nhiên phân phối chuẩn

8.2.5. Kiểm định giả thiết về sự bằng nhau của hai phương sai của hai biến ngẫu nhiên phân phối chuẩn

8.2.6. Kiểm định giả thiết về sự bằng nhau của hai

3 1, 2, 3, 4, 5,

6

95

Tuần

thứ Nội dung

Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

kì vọng toán của hai biến ngẫu nhiên phân phối A(p)

11

8.3. Kiểm định phi tham số

8.3.1. Kiểm định giả thiết về quy luật phân phối xác suất

8.3.2. Kiểm định giả thiết về tính độc lập của hai dấu hiệu định tính

8.3.3. Kiểm định giả thiết về tính thuần nhất của các tổng thể nghiên cứu.

2 1, 2, 3, 4, 5,

6

12 Chữa bài tập Chương 7,8 + Kiểm tra 2 1, 2, 3, 4, 5,

6

8. Tài liệu học tập:

1. Bài giảng Xác suất thống kê - Trường Đại học KT- KT- CN

9. Tài liệu tham khảo:

2. Xác suất thống kê - Đào Hữu Hồ, NXB Giáo Dục

3. Xác suất tống kê - ĐH Kinh tế quốc dân HN

4. BT Xác suất thống kê - Đào Hữu Hồ, NXB Giáo Dục

5. BT Xác suất thống kê - ĐH Kinh tế quốc dân HN

6. Xác suất thống kê - ĐH Bách khoa HN.

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên: đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ..., trọng số

10%

- Đánh giá điểm thực hành, thảo luận: chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ..., trọng số

10%

- Kiểm tra đánh giá giữa kỳ: Hình thức tự luận, trọng số 20%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 60%

96

QUY HOẠCH TUYẾN TÍNH

1. Tên học phần : Quy hoạch tuyến tính

2. Số tín chỉ : 2 (27,3)

3. Tính chất học phần : Bắt buộc

4. Khoa phụ trách: Khoa Khoa học Cơ bản

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: Quy hoạch tuyến tính gồm: Bài toán

đơn hình, bài toán đơn hình đối ngẫu, bài toán vận tải. Mô hình toán kinh tế gồm sơ đồ mạng

lưới và các phương pháp điều chỉnh sơ đồ mạng lưới.

6. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: Quy hoạch tuyến tính và

mô hình toán kinh tế để họ có đủ kiến thức nền tiếp thu những môn học chuyên nghành sau

này.

- Kỹ năng: Rèn luyện cho sinh viên khả năng tư duy có logic, có phương pháp phân

tích, tổng hợp các vấn đề một cách khoa học.

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

7. Nội dung chi tiết học phần:

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương 1:Bài toán quy hoạch tuyến tính

1.1. Dạng của bài toán quy hoạch tuyến tính

1.1.1. Các ví dụ

1.1.2. Bài toán cơ bản của quy hoạch tuyến tính

1.1.3. Các định nghĩa

3 1,2,3,4

2

1.2. Giải bài toán quy hoạch tuyến tính bằng

phương pháp đơn hình

1.2.1. Các dạng khác

3 1,2,3,4

3

1.3. Phương pháp đơn hình đối ngẫu

1.3.1. Cách lập bài toán đối ngẫu

1.3.2. Các định lý đối ngẫu

1.3.3. Phương pháp đơn hình đối ngẫu.

3 1,2,3,4

97

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

4 Thảo luận chương 1. Bài tập chương 1. Kiểm tra

3 1,2,3,4

5

Chương 2: Bài toán vận tải

2.1. Dạng của bài toán vận tải

2.1.1. Bài toán cân bằng thu phát

2.1.2. Bài toán vận tải tổng quát

2.2. Một số tính chất của bài toán vận tải

2.2.1. Các định nghĩa

2.2.2. Các tính chất

3 1,2,3,4

6

2.3. Phương pháp giải một bài toán vận tải

2.3.1 Xây dựng phương án cơ bản đầu tiên

2.3.2. Tìm phương án tốt nhất bằng thế vị

3 1,2,3,4

7

2.4. Các trường hợp đặc biệt

2.4.1 Bài toán có cơ sở suy biến

2.4.2. Bài toán không cân bằng thu phát

3 1,2,3,4

98

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

8

Chương 3: Mô hình sơ đồ mạng lưới

3.1. Khái niệm chung

3.1.1. Khái niệm về đồ thị

3.1.2. Sơ đồ mạng lưới

3.2. Quy tắc thực hành để lập một sơ đồ mạng

lưới

3.2.1. Quy tắc thực hành

3.2.2. Cách đánh số thứ tự các đỉnh

3.3. Phân tích sơ đồ mạng lưới theo chỉ tiêu thời

gian

3.3.1 Xác định thời điểm sớm nhất, muộn nhất

hoàn thành sự kiện

3.3.2. Thời điểm sớm nhất, muộn nhất khởi công

và hoàn thành công việc

3.3.3. Quy tắc tìm đường Găng trong sơ đồ

mạng lưới

3 1,2,3,4

9

3.4 Sơ đồ mạng lưới với các yếu tố thời gian và

chi phí

3.4.1 Tính toán thời gian hoàn thành công trình

3.4.2. Điều chỉnh thời gian hoàn thành toàn bộ

công trình

3 1,2,3,4

10

3.5 Bài toán cân đối tài nguyên

3.5.1 Bài toán

2.5.2. Phương pháp cân đối 2 1,2,3,4

11 Thảo luận chương 2,3. Bài tập chương 2,3. Kiểm tra

2 1,2,3,4

8. Tài liệu học tập:

99

1. Bài giảng Quy hoạch tuyến tính - Trường ÐH Kinh tế - Kỹ thuật CN.

9. Tài liệu tham khảo

23. Quy hoạch tuyến tính - NXB Giáo Dục

24. Mô hình toán kinh tế – ĐH Kinh tế quốc dân HN

25. Quy hoạch tuyến tính – ĐH Bách khoa.

26. BT quy hoạch tuyến tính – ĐH Tài chính kế toán.

27. BT Quy hoạch tuyến tính – ĐH Bách khoa HN.

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên:

trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%

100

VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG

1. Tên học phần: Vật lí đại cương

2. Số tín chỉ : 4 (52, 8)

3. Tính chất học phần : Bắt buộc

4. Khoa phụ trách: Khoa Khoa học Cơ bản

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Hướng dẫn cho sinh viên nắm vững và hiểu rõ ý nghĩa của các đại lượng vật lí, nắm

vững các định lý và các định luật vật lí có thể giải thích các hiện tượng và có khả năng giải

quyết các bài toán thực tế cụ thể.

6. Mục tiêu của học phần:

Trang bị cho sinh viên nhưng kiến thức cơ bản nhất về các hiện tượng và các định luật

vật lí để sinh viên có cơ sở học tốt được các môn học chuyên ngành kỹ thuật thuộc phạm vi

đào tạo của trường đồng thời hình thành kiến thức nền vững chắc tạo điều kiện cho việc

nghiên cứu khoa học sau này.

7. Nội dung chi tiết học phần:

TT Nội dung LT BT Tài liệu tham

khảo

I Phần thứ nhất: CƠ HỌC 12 2 1, 2, 3, 4

1 Chương 1: Cơ học chất điểm 4 1

1.1. Động học chất điểm 2 0,5

1.1.1. Phương trình chuyển động và phương

trình quỹ đạo.

0,5 0

1.1.2. Vận tốc chuyển động của chất điểm. 0,5 0

1.1.3. Gia tốc chuyển động của chất điểm. 0,5 0

1.1.4. Khảo sát các dạng chuyển động đặc

biệt

0,5 0,5

1.2. Động lực học chất điểm 1 0,5

1.2.1. Các định luật Niutơn 0,5 0

1.2.2. Định luật bảo toàn động lượng 0,5 0,5

1.3. Nguyên lý tương đối Galilê 0,5 0

101

1.3.1. Nguyên lý tương đối 0,5 0

1.3.2. Định luật II Niutơn viết trong hệ quy

chiếu không quán tính. 0,5 0

2 Chương 2: Chuyển động của vật rắn 4 1

2.1. Động học vật rắn 1 0

2.1.1. Động học vật rắn chuyển động tịnh tiến 0,5 0

2.1.2. Động học vật rắn chuyển động quay 0,5 0

2.2. Động lực học vật rắn 2 0,5

2.2.1. Động lực học vật rắn chuyển động tịnh

tiến

1 0

2.2.2. Động lực học vật rắn chuyển động

quay

1 0,5

2.3. Mô men động lượng, định luật bảo toàn

xung lượng

1 0,5

2.3.1. Mô men động lượng và mô men xung

lượng

0,5 0

2.3.2. Định luật bảo toàn mô men động lượng 0,5 0,5

3 Chương 3: Công và năng lượng 4 0

3.1. Công và công suất. 1 0

3.1.1. Công 0,5 0

3.1.2. Công suất 0,5 0

3.2. Định lý biến thiên động năng và thế năng.

Định luật bảo toàn cơ năng. 3 0

3.2.1. Động năng, định lý biến thiên động

năng

1 0

3.2.2. Thế năng, định lý biến thiên thế năng 1 0

3.2.3. Định luật bảo toàn cơ năng chất điểm 1 0

II Phần thứ hai: VẬT LÍ PHÂN TỬ

VÀ NHIỆT HỌC 11 2 1, 2, 3, 4

102

4 Chương 4: Phương trình trạng thái khí lý

tưởng. 5 1

4.1. Các định luật cơ bản của chất khí lý

tưởng

1 0

4.1.1. Thông số trạng thái 0,25 0

4.1.2. Các định luật thực nghiệm 0,25 0

4.1.3. Hệ thức PVT chất khí lý tưởng 0,5 0

4.2. Phương trình trạng thái khí lý tưởng 2 0,5

4.2.1. Phương trình trạng thái đối với một

kmol

0,5 0

4.2.2. Phương trình trạng thái đối với một

lượng khí bất kỳ

1,0 0,25

4.2.3. Áp dụng 0,25 0,25

4.3. Thuyết động học phân tử về chất khí 2 0

4.3.1. Cấu tạo phân tử các chất 0,5 0

4.3.2. Nội dung thuyết động học phân tử 0,5 0

4.3.3. Phương trình thuyết động học phân tử 1,0 0

5 Chương 5: Nội năng khí lý tưởng. 4 1

5.1. Nội năng khí lý tưởng và định lý phân bố

năng lượng theo số bậc tự do.

1 0

5.1.1. Định luật phân bố năng lượng theo số

bậc tự do.

0,25 0

5.1.2. Nội năng của khí lý tưởng 0,25 0

5.1.3. Cường độ biến thiên nội năng của khí

lý tưởng

0,25 0

5.1.4. Các định luật phân bố phân tử 0,25 0

5.2. Nguyên lý thứ nhất nhiệt động học. 1 0

5.2.1. Năng lượng, nhiệt và công. 0,25 0

5.2.2. Nguyên lý thứ nhất 0,25 0

5.2.3. Ứng dụng nguyên lý thứ nhất 0,5 0

103

5.3. Nội dung nguyên lý thứ hai nhiệt động học 1 1

5.3.1. Nguyên lý thứ hai NĐH 0,5 0,,5

5.3.2. Ứng dụng nguyên lý thứ hai NĐH 0,5 0,5

6 Chương 6: Khí thực 2 0

6.1. Phương trình trạng thái khí thực. 2 0

6.1.1. Công tích và nội áp 0,5 0

6.1.2. Phương trình trạng thái khí thực 0,5 0

6.1.3. Nộị năng khí thực, hiệu ứng Jun -

Tômxơn

1 0

III Phần thứ ba: ĐIỆN VÀ TỪ 12 2 1, 2, 3, 4

7 Chương 7: Tĩnh điện học 4 2

7.1. Điện trường, t ương tác tĩnh điện, định

luật Cu lông, véc tơ cường độ điện trường,

nguyên lý chồng chất.

1 1

7.1.1. Khái niệm về điện trường 0,25 0,25

7.1.2. Định luật Cu lông- Véc tơ cường độ

điện trường

0,25 0,5

7.1.3. Véc tơ cường độ điện trường gây bởi

một điện tích điểm

0,25 0,5

7.1.4. Véc tơ cường độ điện trường gây bởi

một hệ điện tích điểm.

0,25 0

7.2. Ứng dụng nguyên lý chồng chất, véc tơ

lưỡng cực điện.

0,5 0

7.2.1. Lưỡng cực điện 0,25 0

7.2.2. Ứng dụng của nguyên lý chồng chất 0,25 0

7.3. Định lý Ôxtrôgrátxki – Gau xơ 1 0,5

7.3.1. Thông lượng điện trường 0,25 0

7.3.3. Thông lượng điện cảm 0,25 0

7.3.4. Định lý Ôtrôgratxki – Gauxơ ( O-G) 0,25 0

7.3.5. Ứng dụng định lý O-G 0,25 0,5

104

7.4. Thế năng của trường tĩnh điện, khái niệm

điện thế và hiệu điện thế. 1 0,5

7.4.1. Thế năng của trường tĩnh điện 0,5 0

7.4.2. Điện thế và hiệu điện thế 0,25 0,25

7.4.3. Liên hệ giữa điện thế với điện trường 0,25 0,25

7.5. Vật dẫn và chất điện môi. 0,25 0

7.5.1. Vật dẫn

7.5.2. Chất điện môi

7.5.3. Véc tơ phân cực điện môi

7.6. Năng lượng điện trường 0,25 0

7.6.1. Năng lượng tương tác trong hệ điện

tích điểm

7.6.2. Năng lượng điện của vật dẫn cô lập

điện tích

7.6.3. Năng lượng điện của tụ điện

7.6.4. Năng lượng điện trường

8 Chương 8: Dòng điện 4 0

8.1. Bản chất dòng điện, các đại lượng đặc

trưng

1 0

8.1.1. Định nghĩa và bản chất của dòng điện 0,5 0

8.1.2. Những đại lượng đặc trưng của dòng

điện

0,5 0

8.2. Các định luật với dòng điện không đổi. 1 0

8.2.1. Định luật Ôm với đoạn mạch trở thuần 0,25 0

8.2.2. Định luật Ôm tổng quát của mạch kín 0,25 0

8.2.3. Định luật Ôm tổng quát của đoạn mạch 0,25 0

8.2.4. Định luật Kiêchốp 0,25 0

8.3. Ứng dụng các định luật với dòng điện

không đổi

0,5 0

105

8.3.1. Các bài toán về biến đổi mạch điện 0,5 0

8.3.2. Các bài toán về sự phối hợp giữa các

định luật. 0,5 0

8.4. Ứng dụng các định luật với dòng điện

xoay chiều.

1 0

8.4.1. Giải các bài toán bằng phương pháp

giản đồ véc tơ

0,5 0

8.4.2. Giải các bài toán bằng phương pháp

biểu diễn số phức.

0,5 0

9 Chương 9: Từ trường và cảm ứng từ 3 0

9.1. Véc tơ cảm ứng từ, véc tơ cường độ từ

trường. 0,5 0

9.1.1. Khái niệm từ trường

9.1.2. Véc tơ cảm ứng từ

9.1.3. Nguyên lý chồng chất từ trường

9.1.4. Véc tơ cường độ từ trường

9.2. Từ thông, định lý Ôtrôgratxki – Gauxơ đối

với từ trường

1 0

9.2.1. Từ thông 0,5

9.2.2. Định luật Ôxtrôgratxki – Gauxơ đối

với từ trường 0,5

9.3 Lưu số véc tơ cường độ từ trường và định

lí về dòng điện toàn phần.

0,5 0

9.3.1. Lưu số của véc tơ cường độ từ trường 0,25

9.3.2. Định lý Ampe về dòng điện toàn phần 0,25

9.4. Tác dụng của từ trường lên dòng điện.

Chuyển động của hạt trong từ trường 1 0

9.4.1. Tác dụng của từ trường lên dòng điện 0,5

9.4.2. Chuyển động của hạt điện tích trong từ

trường. Công của lực từ

0,5

106

9.5. Các hiện tượng cảm ứngđiện từ, năng

lượng từ trường. 1 0,5

9.5.1. Hiện tượng cảm ứng điện từ 0,5 0,25

9.5.2. Năng lượng từ trường 0,5 0,25

9.6. Sự từ hóa, thuận từ và nghịch từ. 1 0,5

9.6.1. Sự từ hóa 0,5 0,25

9.6.2. Chất nghịch từ và thuận từ 0,5 0,25

10 Chương 10: Trường điện từ 1 0

10.1. Các luận điểm của Mắcxoen – Faraday:

Phương trình M – F

0,5 0

10.1.1. Luận điểm thứ nhất 0,25

10.1.2. Luận điểm thứ hai 0,25

10.2. Trường điện từ và hệ thống các phương

trình Mắcxoen. 0,5 0

10.2.1. Trường điện từ

10.2.2. Hệ thống các phương trình Mắcxoen. 0,25

10.2.3. Tính chất điện và từ. 0,25

IV Phần thứ tư: DAO ĐỘNG VÀ SÓNG 5 0 1, 2, 3, 4

11 Chương 11: Dao động và sóng 5 0

11.1. Dao động cơ học điều hòa, dao động tắt

dần, dao động cương bức

1 0

11.1.1. Dao động cơ học điều hòa 0,25

11.1.2. Dao động cơ học tắt dần 0,25

11.1.3. Dao động cơ học cưỡng bức 0,5

11.2. Sóng cơ học. 2 0

11.2.1. Khái niệm và đặc trưng của sóng 0,5 0

11.2.2. Phương trình truyền sóng và tính chất

tuần hoàn.

1 0

11.2.3. Năng lượng của sóng 0,5 0

107

11.3. Dao động điện từ không tắt, dao động

điện từ tắt dần, xdao động điện từ cưỡng bức.

1 0

11.3.1. Dao động điện từ riêng không tắt 0,5

11.3.2. Dao động điện từ tắt dần. 0,25

11.3.3. Dao động điện từ cưỡng bức. 0,25

11.4. Sóng điện từ. 1

11.4.1. Khái niệm và các đặc trưng của sóng 0,25

11.4.2. Phương trình sóng điện từ 0,25

11.4.3. Năng lượng sóng điện từ 0,25

11.4.4. Ứng dụng sóng điện từ 0,25

V Phần thứ năm:QUANG HỌC

VÀ NGUYÊN TỬ 12 2 1, 2, 3, 4

12 Chương 12: Những cơ sở về quang học 5 2

12.1. Hiện tượng giao thoa. 2 1

12.1.1. Những cơ sở quang học liên quan đến

hiện tượng giao thoa.

1 0,5

12.1.2. Hiện tương giao thoa. 1 0,5

12.2. Hiện tượng nhiẽu xạ 2 1

12.2.1.Hiện tượng nhiẽu xạ ánh sáng 1 0,5

12.2.2.Nguyên lý Huyghen-Fresnel 1 0,5

12.3. Hiện tượng phân cực ánh sáng. 1 0

12.3.1. Ánh sáng tự nhiên và ánh sáng phân cực 0,5 0

12.3.2. Sự phân cực ánh sáng do phản xạ và

khúc xạ

0,5 0

13 Chương 13: Quang học lượng tử 4 0

13.1. Thuyết lượng tử 4 0

13.1.1. Bức xạ nhiệt 1

13.1.2.Thuyết lượng tử của Plank 1

108

13.1.3.Thuyết phonon của Einstein 2

14 Chương14: Vật lý nguyên tử và hạt nhân 3 0

14.1.Cơ học lượng tử 1 0

14.1.1Tính sóng hạt của vật chất trong thế giới

vi mô 0,25 0

14.1.2. Hệ thức bất định Haidenbec 0,25 0

14.1.3 Hàm sóng và ý nghĩa thống kê của nó

0,25 0

14.1.4. Phương trình cơ bản của cơ học lượng tủ 0,25 0

14.2 Vật lý nguyên tử 1

14.2.1.Nguyên tử Hiđr ô 0,25

14.2.2. Momen động lượng và mômen tử của

Electron chuyển động xung quanh hạt nhân 0,5

14.2.3. Spin của Electron. 0,25

14.3. Vật lý hạt nhân 1

14.3.1. Những tính chất cơ bản của hạt nhân

nguyên tử. 0,25

14.3.2. Hiện tượng phóng xạ - tương tác hạt

nhân 0,25

14.3.3. Phản ứng nhiệt hạch và phản ứng dây

chuyền.. 0,5

8. Tài liệu học tập:

- Sách, giáo trình chính:

1. Bài giảng Vật lí đại cương - Trường Đại học KT- KT- CN

9. Tài liệu tham khảo

- Sách tham khảo, tài liệu khác:

2. Vật lí đại cương dùng cho sinh viên các trường đại học kỹ thuật ( 3 tập) – Tác giả:

Lương Duyên Bình – Nhà xuất bản giáo dục

3. Vật lí đại cương dùng cho sinh viên các trường đại học khối kỹ thuật – Tác giả: Đặng

Quang Khang – ĐHBK Hà Nội.

109

4. Cơ sở vật lý - Tác giả : David Halliday-Robert Resnick-Jearl Walker- Nhà xuất bản

giáo dục 1996

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên:

trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%

110

HÓA HỌC I

16. Tên học phần: Hoá học I

17. Số tín chỉ: 02 ( 27,6)

18. Tính chất học phần: Bắt buộc.

19. Khoa phụ trách: Khoa khoa học cơ bản

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Trang bị cho người học những kiến thức về cơ sở lý thuyết hóa học, các nguyên tố trong các

phân nhóm chính và các nguyên tố chuyển tiếp.

20. Mục tiêu của học phần:

Sinh viên nắm vững cơ sở lý thuyết hoá học; quy luật cấu tạo của các nguyên tố trong phân

nhóm chính; các nguyên tố chuyển tiếp cũng như tính chất lý hoá của chúng; giải được các bài tập

liên quan; thành thạo kỹ năng thao tác thí nghiệm cơ bản

21. Nội dung chi tiết học phần

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Ch­¬ng 1: Đại cương hoá vô cơ

1.1.Các khái niệm mở đầu và các định luật hoá học cơ

bản

1.1.1. Các khái niệm cơ bản

1.1.2. Các định luật hoá học cơ bản

1.2. Cấu tạo nguyên tử, định luật tuần hoàn và HTTH

các nguyên tố.

1.2.1. Cấu tạo nguyên tử theo các thuyết cổ điển và theo

quan điểm hiện đại.

1.2.2. Định luật tuần hoàn – HTTH các nguyên tó hoá

học của Mendeleep và dưới ánh sáng của thuyết cấu tạo

nguyên tử.

3 1,2,3,4,5,6

2

1.3. Liên kết hoá học.

1.3.1.Phương pháp VB.

1.3.2. Phương pháp MO .

3 1,2,3,4,5,6

3

14. Dung dịch và cân bằng hoá học.

1.3.1. Dung dịch: Khái niệm, tính chất, nồng độ.

1.3.2. Cân bằng hóa học: tốc độ phản ứng; cân bằng hóa

học.

3 1,2,3,4,5,6

111

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

4

1.5. Thuyết điện ly.

1.4.1. Sự điện li của axit, bazơ, muối theo thuyết điện li.

1.4.2. Độ điện ly - Định luật tác dụng khối lượng đối

với sự điện li.

1.4.3. Sự điện li của nước.

1.4.4. Hiện tượng thuỷ phân của muối.

3 1,2,3,4,5,6

5

1.6. Phản ứng oxi hoá khử.

1.5.1. Khái niệm.

1.5.2. Cân bằng phản ứng oxi hoá khử bằng các phương

pháp khác nhau.

1.7. Phức chất.

1.6.1. Khái niệm, cấu tạo, danh pháp.

1.6.2. Sự phân li; cách phá huỷ phức chất

1.8. Hiđro và nước.

1.7.1. Hiđro: nguyên tử; phân tử; hợp chất.

1.7.2. Nước: Tính chất, ứng dụng.

3 1,2,3,4,5,6

6

1.9. Đại cương về kim loại.

1.8.1. Tính chất vật lí.

1.8.2. Tính chất hoá học

1.10. Ăn mòn và chống ăn mòn kim loại.

1.10.1.Ăn mòn kim loại.

1.10.Các phương pháp chống ăn mòn kim loại.

3 1,2,3,4,5,6

7 Bài tập 1.1, 1.2, 1.3, 1.4

Bài tập 1.5, 1.6, 1.7, 1.8,1.9,1.10. 3 1,2,3,4,5,6

8

Chương 2: Hoá học các nguyên tố.

2.1. Các nguyên tố phân nhóm chính nhóm 7.

2.1.1. Đặc điểm chung.

2.1.2. Clo và hợp chất của clo.

2.1.3. Sơ lược về Flo; Brom; Iot và các hợp chất của

chúng.

2.2. Các nguyên tố phân nhóm chính nhóm 1.

2.2.2. Natri và hợp chất của natri.

2.2.3. Sơ lược các n.tố khác trong nhóm.

3 1,2,3,4,5,6

112

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

9

2.3. Các nguyên tố phân nhóm chính nhóm 6.

2.3.1. Đặc điểm chung.

2.3.2. Oxi và hợp chất của oxi.

2.3.3. Lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh.

2.4. Các nguyên tố phân nhóm chính nhóm 5.

2.4.1. Đặc điểm chung

2.4.2. Nitơ và hợp chất của nitơ

2.4.3. Photpho và hợp chất của photpho

2.5. Các nguyên tố phân nhóm chính nhóm 4

2.5.1. Đặc điểm chung

2.5.2. Cacbon và hợp chất của cacbon

2.5.3. Silic và hợp chất của Silic.

3 1,2,3,4,5,6

10

2.6. Các nguyên tố phân nhóm chính nhóm 3.

2.6.1. Đặc điểm chung

2.6.2. Nhôm và hợp chất của nhôm

2.3.3. Bo và hợp chất của Bo

2.7. Các nguyên tố phân nhóm chính nhóm 2.

2.7.1. Đặc điểm chung

2.7.2. Canxi và hợp chất của canxi

2.7.3. Magie và hợp chất của Magie

2.8. Các nguyên tố chuyển tiếp

3 1,2,3,4,5,6

11 Bài tập2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5.

Bài tập2.6, 2.7, 2.8.

3 1,2,3,4,5,6

8. Tài liệu học tập:

1. Bài giảng Hóa học I - Trường ÐH Kinh tế - Kỹ thuật CN.

9. Tài liệu tham khảo

2. Hoá vô cơ tập I, II, III – Hoàng Nhâm, Hoàng Ngọc Cang

3. Thí nghiệm hoá vô cơ – ĐHBK Hà Nội

4. Cơ sở lý thuyết hoá học - Nguyễn Đình Chi – NXB Giáo dục – 2007.

5. Hoá đại cương và vô cơ – ĐHBK Hà Nội 1988

6. Cơ sở lý thuyết – Bùi Đức Nhuận 1991

10. Phương pháp đánh giá học phần:

113

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực hành,

thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên: trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%

114

QUẢN TRỊ HỌC

1. Tên học phần: Quản trị học.

2. Số tín chỉ: 3(39,12)

3. Tính chất học phần: Bắt buộc.

4. Khoa phụ trách: Khoa Quản trị kinh doanh

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Quản trị học là học phần kiến thức ngành của chương trình đào tạo đại học ngành Quản

trị kinh doanh. Học phần trang bị các kiến thức về quản trị và sự vận dụng vào thực tiễn

doanh nghiệp của nó như: Khái niệm và bản chất của quản trị; Nhà quản trị; Môi trường quản

trị; Các lý thuyết quản trị; Các chức năng của quản trị như: Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và

kiểm tra. Học phần cập nhật một số vấn đề mới của quản trị học hiện đại như quản trị thông

tin và ra quyết định, quản trị sự đổi mới / thay đổi, quản trị xung đột, quản trị rủi ro và cơ hội

của một doanh nghiệp

6. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Hiểu được khái niệm và bản chất của quản trị; Nhà quản trị; Môi trường quản

trị; Các lý thuyết quản trị; Các chức năng của quản trị như: Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và

kiểm tra; Biết được một số vấn đề mới của quản trị học hiện đại như quản trị thông tin và ra

quyết định, quản trị sự đổi mới / thay đổi, quản trị xung đột, quản trị rủi ro và cơ hội của một

doanh nghiệp.

- Kỹ năng: Vận dụng các lý thuyết quản trị, các chức năng quản trị, các kỹ năng lãnh đạo

dành cho cán bộ quản lý và các vấn đề mới của quản trị vào thực tiễn doanh nghiệp.

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

7. Nội dung chi tiết học phần

Tuần

thứ Nội dung

Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương 1: Tổng quan về quản tri học

1. Khái niệm và bản chất của quản trị, nhà quản trị

1.1. Quan niệm về quản trị

1.2. Bản chất của quản trị

1.3. Nhà quản trị

2. Văn hoá tổ chức và môi trường quản trị

2.1. Văn hoá tổ chức

2.2. Khái niệm và phân loại môi trường quản trị

2.3. Ảnh hưởng của môi trường đối với tổ chức

4 1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8

115

Tuần

thứ Nội dung

Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

2

3. Sự phát triển của lý thuyết quản trị

3.1. Lý thuyết cổ điển về quản trị

3.2. Lý thuyết tâm lý xã hội trong quản trị

3.3. Lý thuyết định lượng trong quản trị

3.4. Lý thuyết quản trị hiện đại

4. Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ môn học

4 1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8

3

Chương 2: Chức năng hoạch đinh

1. Khái niệm và vai trò của hoạch định

1.1. Khái niệm

1.2. Phân loại

1.3. Vai trò

2. Mục tiêu, cơ sở khoa học và tiến trình hoạch định

2.1. Mục tiêu hoạch định

2.2. Cơ sở khoa học của hoạch định

2.3. Tiến trình của hoạch định

3. Hoạch định chiến lược và hoạch định tác nghiệp

3.1. Hoạch định chiến lược

3.2. Hoạch định tác nghiệp

4. Quyết định quản trị

4 1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8

4 THẢO LUẬN CHƯƠNG 1, CHƯƠNG 2 4 1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8

5

Chương 3: Chức năng tổ chức

1. KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC CỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC

1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của công tác tổ chức

1.2. Mục tiêu của công tác tổ chức

1.3. Các nguyên tắc tổ chức quản trị

2. MỘT SỐ CƠ SỞ TRONG CÔNG TÁC TỔ CHỨC

2.1. Tầm hạn quản trị

2.2. Quyền lực trong quản trị

2.3. Phân bổ quyền hạn giữa các cấp quản trị

4 1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8

6

3. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN TRỊ

3.1. Khái niệm

3.2. Các yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức quản trị

4 1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8

116

Tuần

thứ Nội dung

Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

3.3. Các kiểu cơ cấu tổ chức quản trị

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức

7

Chương 4: Chức năng lãnh đạo

1 . KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ VAI TRÒ CỦA LÃNH ĐẠO

1.1.Khái niệm và bản chất của lãnh đạo

1.2. Nội dung lãnh đạo

1.3. Vai trò của lãnh đạo trong tổ chức

2. CÁC LÝ THUYẾT VỀ ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN

2.1. Lý thuyết cổ điển

2.2. Lý thuyết tâm lý

4 1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8

8

2.3. Lý thuyết hiện đại

3. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

3.1. Các phương pháp lãnh đạo

3.2. Các phong cách lãnh đạo

4 . LÃNH ĐẠO NHÓM

4 1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8

9 Thảo luận Chương 3, Chương 4, Kiểm tra 4 1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8

10

Chương 5: Chức năng kiểm tra

1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KIỂM TRA

1.1. Khái niệm

1.2. Bản chất của kiểm tra

1.3. Vai trò của kiểm tra

1.4. Nội dung và mức độ kiểm tra

1.5. Những yêu cầu đối với hệ thống kiểm tra

2. QUÁ TRÌNH KIỂM TRA

2.1. Công tác chuẩn bị

2.2. Thu thập các thông tin liên quan đến đối tượng kiểm tra

2.3. So sánh đối chiếu giữa tình hình thực tế với các tiêu chuẩn kiểm tra

2.4. Xác định các sai lệch và nguyên nhân của nó

2.5. Kết luận kiểm tra, công bố kết quả

3. CÁC HÌNH THỨC VÀ KỸ THUẬT KIỂM TRA

3.1. Các hình thức kiểm tra

4 1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8

117

Tuần

thứ Nội dung

Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

3.2. Các kỹ thuật kiểm tra

11

Chương 6: Một số vấn đề của quản tri học hiện đại

1. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ HỆ THỐNG HỖ TRỢ QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ

2. QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI VÀ ĐỔI MỚI TỔ CHỨC

4 1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8

12

3. QUẢN TRỊ XUNG ĐỘT VÀ HỢP TÁC

4. QUẢN TRỊ RỦI RO

5. QUẢN TRỊ HIỆU NĂNG CÔNG VIỆC VÀ STRESS

3 1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8

13 Thảo luận Chương 5, Chương 6, Kiểm tra 4 1, 2, 3, 4, 5,

6, 7, 8

8. Tài liệu học tập:

1. Bài giảng Quản trị học - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp.

2. Giáo trình Quản trị học - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Nhà xuất bản Thống kê Hà

Nội 2005.

9. Tài liệu tham khảo:

3. Quản trị học - Nguyễn Hải Sản, Nhà xuất bản Thống kê 1998.

4. Quản trị học - Nguyễn Thanh Hội và Phan Thăng, Nhà xuất bản Thống kê 2001.

5. Quản trị học căn bản - JAMES H. Donnelly, JR; JAMES L. Gibson; JOHN M. Ivancevich,

Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội 2001

6. Quản trị học - Nguyễn Thị Liên Diệp, Nhà xuất bản Thống kê 1994

7. Quản trị học - Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh.

8. Quản trị học - TS. Đoàn Gia Dũng, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội 2002.

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên: đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ..., trọng số

10%

- Đánh giá điểm thực hành, thảo luận: chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ..., trọng số

10%

- Kiểm tra đánh giá giữa kỳ: Hình thức tự luận, trọng số 20%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 60%

118

MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

1. Tên học phần: Môi trường và con người

2. Số tín chỉ: 02(26,8)

3. Tính chất học phần: Tự chọn

4. Khoa phụ trách: Khoa Công nghệ Thực phẩm

5. Mục tiêu của học phần:

Môi trường và con người là học phần tự chọn của chương trình đào tạo chung cho hệ đại

học. Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: cấu trúc hệ sinh thái, mối quan hệ

giữa con người với môi trường xung quanh trên địa bàn đô thị, tác động của con người tới

môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, tác hại của chúng và các giải pháp bảo vệ

môi trường.

6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

- Kiến thức: Sau khi học xong học phần này, sinh viên phải nắm vững những kiến thức cơ

bản hệ sinh thái, nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm môi trường và các giải pháp bảo vệ môi

trường từ đó biết vận dụng vào thực tế để làm giảm sự ô nhiễm môi trường.

- Kỹ năng: Phân tích được những nguyên nhân và tác động của ô nhiễm môi trường đến

vi sinh vật, Biết được cách xác định mức độ ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp giải quyết

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận

7. Nội dung chi tiết học phần:

Tuần

thứ Nội dung

Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tài liệu học

tập, tham

khảo

1

Chương 1: Những khái niệm cơ bản về sinh

thái học

1.1. Sinh vật và môi trường

1.2. Quần thể và quần xã sinh vật

1.3. Hệ sinh thái

1.3.1. Định nghĩa

1.3.2. Cấu trúc hệ sinh thái

1.3.3. Đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái

1.3.4. Cân bằng và mất cân bằng sinh thái

3 1, 2, 3, 4, 5

2

Chương 2: Ô nhiễm không khí và bảo vệ môi

trường không khí

2.1. Ô nhiễm không khí

2.2. Tác động của ô nhiễm không khí

2.2.1. Ảnh hưởng đến khí hậu, thời tiết

2.2.2. Ảnh hưởng đến sức khoẻ

3 1, 2, 3, 4, 5

3 2.3. Các giải pháp bảo vệ môi trường không

khí 3 1, 2, 3, 4, 5

119

Tuần

thứ Nội dung

Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tài liệu học

tập, tham

khảo

2.4. Công nghệ xử lý khí thải

2.4.1. Phương pháp thiêu huỷ khí thải

2.4.2. Phương pháp hấp thụ

2.4.3. Phương pháp hấp phụ

2.4.4. Phương pháp tách các tạp chất ở dạng

bụi

2.4.5. Phưưong pháp ngưng tụ

2.4.6. Phương pháp sinh hoá - vi sinh

4 Thảo luận -Bài tập Chương 1, 2 - Kiểm tra 3 1, 2, 3, 4, 5

5

Chương 3: Ô nhiễm môi trường nước và bảo

vệ nguồn nước

3.1. Nguồn nước

3.1.1. Nguồn nước

3.1.2. Tầm quan trọng của nước với sinh vật

3.2. Ô nhiễm nguồn nước và sự ảnh hưởng của

nó tới môi trường

3.2.1. Các chất gây ô nhiễm nguồn nước

3.2.2. Chỉ tiêu đánh giá sự ô nhiễm

3.2.3. Ảnh hưởng của sự ô nhiễm nguồn nước

3 1, 2, 3, 4, 5

6

3.3. Giải pháp bảo vệ nguồn nước

3.3.1. Giải pháp làm giảm sự ô nhiễm nước

bề mặt

3.3.2. Giải pháp cung cấp nước nhiều hơn

3.3.2. Xử lí nước

3.4. Công nghệ xử lý nước thải

3.4.1. Phương pháp hoá lý

3.4.2. Phương pháp hoá học

3.4.3. Phương pháp sinh học

3.4.4. Phương pháp kết hợp

3 1, 2, 3, 4, 5

7 Thảo luận -Bài tập Chương 3 3 1, 2, 3, 4, 5

8

Chương 4: Ô nhiễm đất và các loại ô nhiễm

khác

4.1. Đặc điểm môi trường đất và các tác nhân

gây ô nhiễm

4.2. Các biện pháp bảo vệ môi trường đất

4.2.1. Chống xói mòn

4.2.2. Xử lí phế thải rắn do sinh hoạt

4.2.2. Xử lí phế thải rắn do công nghiệp

3 1, 2, 3, 4, 5

9

4.3. Công nghệ xử lý rác thải

4.3.1. Sơ đồ hệ thống xử lý

4.3.2. Một số phương pháp xử lý rác thải

4.4. Các loại ô nhiễm khác và biện pháp bảo vệ

4.4.1. Ô nhiễm nhiệt

4.4.2. Ô nhiễm phóng xạ

4.4.3. Ô nhiễm tiếng ồn

3 1, 2, 3, 4, 5

120

Tuần

thứ Nội dung

Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tài liệu học

tập, tham

khảo

10

Chương 5: Sinh thái học đô thi

5.1. Khái niệm

5.2. Đặc điểm của hệ sinh thái đô thị

5.3. Quy hoạch và quản lí hệ sinh thái

5.4. Vấn đề cấp bách phải giải quyết trong đô

thị và hướng giải quyết

5.4.1. Vấn đề cấp bách phải giải quyết

5.4.2. Hướng giải quyết

3 1, 2, 3, 4, 5

11

5.5. Hệ sinh thái nhà ở

5.5.1.Nguyên tắc chủ đạo khi lựa chọn

hướng nhà

5.5.2. Mối quan hệ giữa khí hậu địa phương

và kiến trúc

5.5.3. Mối quan hệ giữa các thành phần kiến

trúc

5.5.4. Mối quan hệ tổng quan giữa ngôi nhà

và các yếu tố bên ngoài

5.6. Hậu quả của việc đô thị hoá và vấn đề tăng

dân số tới môi trường

2 1, 2, 3, 4, 5

12 Thảo luận -Bài tập Chương 4, 5, kiểm tra 2 1, 2, 3, 4, 5

8. Tài liệu học tập:

1. Bài giảng Môi trường và con người - Trường Đại học KT- KT- CN

9. Tài liệu tham khảo:

2. Lưu Đức Hải - Cơ sở khoa học môi trường - NXB đại học Quốc gia Hà Nội 2005

3. Nguyễn Thị Kim Thái, lê Hiền Thảo - Sinh thái học và bảo vệ môi trường - NXB Xây

dựng 1999

4. Nguyễn Khoa Lân, lê Thị Nam Thuận - Giáo trình khoa học môi trường - NXB Giáo

dục 2003

5. Luật bảo vệ môi trường

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên: đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ..., trọng số

10%

- Đánh giá điểm thực hành, thảo luận: chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ..., trọng số

10%

- Kiểm tra đánh giá giữa kỳ: Hình thức tự luận, trọng số 20%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 60%

121

122

LOGIC HỌC

1. Tên học phần: Lôgic hoc.

2. Số tín chỉ: 02.

3. Tính chất học phần: Bắt buộc.

4. Học phần thay thế, tương đương: Không.

5. Phân bổ thời gian giảng dạy trong học kỳ: 2(26, 8, 3)/ 12 (12 tuÇn thùc häc)

- Số tiết thực lên lớp: 34 tiết.

Lý thuyết: 26 tiết

Thảo luận: 8 tiết

- Số giờ sinh viên tự học: 4 giờ/tuần x 12 tuần = 48 giờ.

6. Đánh giá: Theo quy chế và quy định của Nhà trường.

7. Điều kiện học:

- Học phần tiên quyết: Không.

- Học phần học trước: Không.

- Học phần song hành:

- Ghi chú khác:

8. Mục tiêu của học phần:

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản logic học những hình thức, quy tắc quy

luật chi phối sự phát triển của tư duy, góp phần rèn luyện tư duy logic, tiếp thu trí thức có

hiệu quả. Từ đó hình thành thói quen tự kiểm tra, phán đoán và lập luận có logic trong các

tình huống.

9. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Môn học trang bị cho người học những vấn đề cơ bản của logic hoc, những cơ sở lí luận

chung, những phương pháp nhận thức khoa học, phương pháp chứng minh, phương pháp xác

nhận giả thuyết.

10. Nhiệm vụ của Sinh viên:

- Dự lớp đầy đủ, đúng giờ, thực hiện tốt các nội quy của Nhà trường trong giờ lên lớp

- Thực hiện tốt các bài tập, bài tập lớn, thảo luận, thực hành môn học, thí nghiệm, tiểu

luận theo yêu cầu của giáo viên.

- Phải đọc và nghiên cứu trước giáo trình, tài liệu tham khảo, chuẩn bị các ý kiến, đề

xuất khi nghe giảng.

11. Tài liệu học tập:

1.Bài giảng chính của Trường ĐH KT-KT CN

12. Tài liệu tham khảo:

2.Logic học đại cương“ – Vương Tất Đạt – NXBĐHQG Hà Nội.

13. Tiêu chuẩn đánh giá Sinh viên:

- Theo quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15 tháng 08 năm 2007 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

123

- Theo quyết định số 25/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 26 tháng 06 năm 2006 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Theo quyết định số 29/QĐ-ĐHKTKTCN ngày 09 tháng 10 năm 2007 của Hiệu trưởng

Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp.

- Hình thức thi kết thúc học phần: Thi viết

14. Cán bộ tham gia giảng dạy

Là giáo viên cơ hữu, giáo viên kiêm nhiệm, giáo viên thỉnh giảng do Khoa, Bộ môn

quản lý, phân công giảng dạy khi có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn, được Hiệu trưởng duyệt.

13.1. Giảng lý thuyết

Giảng viên có học vị từ Thạc sỹ trở lên, có kinh nghiệm trong giảng dạy hoặc hướng

dẫn thảo luận, được Bộ môn phân công.

13.1. Hướng dẫn làm bài tập, bài tập lớn, thảo luận, thực hành môn học, thí nghiệm,

tiểu luận.

Là giảng viên, giáo viên có học vị từ Cử nhân trở lên, có kinh nghiệm trong giảng dạy

hoặc hướng dẫn thảo luận, được Bộ môn phân công.

15. Nội dung chi tiết học phần (3 tiết/tuần)

TuÇn

thø Néi dung

Tµi liÖu

häc tËp,

tham

kh¶o

H×nh

thøc

häc

1

Chương 1: Đối tượng và ý nghĩa của logic học.

1.1. Quá trình nhận thức và hình thức tư duy.

1.1.1. Đặc điểm của tư duy trừu tượng.

1.1.2. Hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng.

1.2. Khái niệm về hình thức logic và qui luật logic.

1.2.1. Khái niệm về hình thức logic của tư duy.

1.2.2. Khái niệm về quy luật logic của tư duy.

1.3. Logic học và ngôn ngữ. ý nghĩa của logic học .

1.3.1. Logic học và ngôn ngữ.

1.3.2. ý nghĩa của logic học

1, 2 Gi¶ng

2

Chương 2: Phán đoán.

2.1. Đặc trưng chung của phán đoán.

2.2. Phán đoán đơn.

2.2.1. Các loại phán đoán đơn.

2.2.2.Các dạng cơ bản của phán đoán đặc tính.

1, 2 Gi¶ng

124

TuÇn

thø Néi dung

Tµi liÖu

häc tËp,

tham

kh¶o

H×nh

thøc

häc

2.3.3.Quan hệ giữa các phán đoán đơn.

3

2.3. Phán đoán phức.

3.2.1. Các loại phán đoán phức.

3.2.2. Quan hệ giữa các phán đoán phức.

3.2.3. Phủ đinh của phán đoán phức.

1, 2 Gi¶ng

4 Chữa BT chương 1,2 Th¶o

luËn

5

Chương 3: Các quy luật cơ bản của logic hình thức.

3.1. Quy luật đồng nhất.

3.2. Quy luật không mâu thuẫn.

1, 2 Gi¶ng

6 3.3. Quy luật loại trừ cáI thứ ba.

3.4. Quy luật lí do đầy đủ.

1, 2 Gi¶ng

7

Chương 4: Suy luận.

4.1. Đặc trưng của suy luận.

4.2. Suy luận suy diễn.

4.2.1. Suy luận suy diễn trực tiếp.

4.2.2. Suy luận suy diễn gián tiếp.

4.3. Các dạng suy luận.

4.3.1. Suy luận có điều kiện.

4.3.2. Suy luận phân liệt.

1, 2 Gi¶ng

8 Chữa BT chương 3,4 Th¶o

luËn

9

4.4. Suy luận quy nạp.

4.4.1. Suy luận quy nạp hoàn toàn.

4.4.2. Suy luận quy nạp không hoàn toàn.

1, 2 Gi¶ng

10 Chương 5: Chứng minh - Bác bỏ – Giả thuyết.

5.1. Chứng minh và bác bỏ.

1, 2 Gi¶ng

125

TuÇn

thø Néi dung

Tµi liÖu

häc tËp,

tham

kh¶o

H×nh

thøc

häc

5.1.1. Đặc trưng chung của chứng minh.

5.1.2. Các phương pháp chứng minh.

5.1.3. Bác bỏ.

11

5.2. Giả thuyết.

5.2.1. Đặc trưng chung của giả thuyết.

5.2.2. Xây dựng và phát triển giả thuyết.

5.2.3. Bác bỏ giả thuyết.

1, 2 Gi¶ng

12 Chữa BT chương 3,4

1, 2 Th¶o

luËn

126

TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

1. Tên học phần : Tâm lý học đại cương

2. Số tín chỉ : 2 (26,4)

3. Tính chất học phần : Bắt buộc

4. Khoa phụ trách : Khoa học cơ bản

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Trang bị cho người học những khái niệm cơ bản nhất của môn tâm lý như: khái niệm về

tâm lý, tâm lý học, ý thức, vô thức, nhân cách, cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, tình

cảm, ý chí... Đồng thời qua học phần này giới thiệu cho người học hiểu được sự hình thành

và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu tâm lý, đồng

thời giúp người học nhận thức được vai trò của hoạt động nhận thức đối với sự hình thành và

phát triển tâm lý của con người, từ đó giúp con người điều chỉnh được hành vi của bản thân.

6. Mục tiêu của học phần:

Về kiến thức:

- Trang bị cho sinh viên những kiến thức về bản chất hiện tượng tâm lý người theo quan

điểm khoa học.

- Hiểu rõ cơ sở hình thành các hiện tượng tâm lý người. Nắm được các hiện tượng tâm lý

của con người: cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, tình cảm…; các phẩm chất và

các thuộc tính tâm lý trong cấu trúc nhân cách.

Về kỹ năng:

- Giúp người học vận dụng kiến thức tâm lý học để phân tích, giải thích các hiện tượng

tâm lý theo quan điểm khoa học.

- Người học vận dụng trong giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống, trong công việc và

trong việc giải quyết các bài tập thực hành.

Về thái độ:

- Qua học phần này giúp sinh viên có thái độ nghiêm túc, tích cực và sáng tạo trong

quá trình nghiên cứu giáo trình, tiếp thu bài giảng và vận dụng kiến thức vào trong

thực tiễn cuộc sống.

7. Nội dung chi tiết học phần:

127

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương 1: Khái quát về khoa học tâm lý.

1.1. Khoa học tâm lý.

1.1.1. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học

1.1.2. Bản chất, chức năng phân loại các hiện

tượng tâm lý

1.1.3. Các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu tâm lý

3 1,2,3,4

2

1.2. Cơ sở tự nhiên và xã hội của tâm lý người.

1.2.1. Cơ sở tự nhiên.

1.2.2. Cơ sở xã hội.

3 1,2,3,4

3

1.3. Sự hình thành và phát triển tâm lý – ý thức

1.3.1. Sự hình thành và phát triển tâm lý

1.3.2. Sự hình thành và phát triển ý thức

3 1,2,3,4

4

Chương 2: Hoạt động nhận thức.

2.1. Cảm giác và tri giác.

2.1.1. Các khái niệm.

2.1.2. Các quy luật cơ bản của cảm giác.

2.1.3.Các thuộc tính cơ bản của tri giác.

2.1.4.Vai trò của nhận thức cảm giác.

3 1,2,3,4

5

2.2. Nhận thức lý tính.

2.2.1. Tư duy.

2.2.2. Tưởng tượng.

3 1,2,3,4

128

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

6

2.3. Trí nhớ và ngôn ngữ

2.3.1. Trí nhớ

2.3.2. Ngôn ngữ

3 1,2,3,4

7 Thảo luận chương 1,2. Bài tập chương 1,2,kiểm tra.

3 1,2,3,4

8

Chương 3: Nhân cách sự hình thành và phát

triển nhân cách

3.1. Những khái niệm cơ bản về nhân cách

3.2. Cấu trúc tâm lý của nhân cách

3.3. Các kiểu nhân cách

3.4. Các phẩm chất tâm lý của nhân cách

3.4.1. Tình cảm

3.4.2. ý chí

3 1,2,3,4

9

3.5. Các thuộc tính tâm lý của nhân cách

3.5.1. Xu hướng

3.5.2. Tính cách

3.5.3. Khí chất

3.5.4. Năng lực

3.6. Sự hình thành và phát triển nhân cách

3.6.1. Giáo dục và nhân cách

3.6.2. Hoạt động và nhân cách

3.6.3. Giao tiếp và nhân cách

3.6.4. Tập thể và nhân cách

3 1,2,3,4

10 Thảo luận chương 3. Bài tập chương 3. Kiểm tra 3 1,2,3,4

8. Tài liệu học tập:

1. Bài giảng Tâm lý học - Trường ÐH Kinh tế - Kỹ thuật CN.

9. Tài liệu tham khảo

2. Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên) (1997), Tâm lý học đại cương. Nxb ĐHQG Hà Nội.

3. Trần Trọng Thủy (Chủ biên) (1995), Bài tập thực hành tâm lý học, Nxb Giáo dục.

129

4. Bùi Văn Huệ (2000), Giáo trình Tâm lý học, Nxb ĐHQG Hà Nội.

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên:

trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi trắc nghiệm, trọng số 50%

130

HÓA HỌC II

22. Tên học phần: Hoá học II

23. Số tín chỉ: 02 (27,3)

24. Tính chất học phần: Tự chọn

25. Khoa phụ trách: Khoa khoa học cơ bản.

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: các khái niệm cơ bản trong hóa hữu cơ,

tính chất lý hóa, điều chế các hợp chất mạch thẳng, mạch vòng; các khái niệm mở đầu về hóa

pôlyme, các biến đổi hóa học pôlyme, các phương pháp tổng hợp pôlyme.

6. Mục tiêu của học phần:

- Sinh viên phải nắm vững các kiến thức cơ bản của hoá hữu cơ và của hợp chất pôlyme.

- Giải thành thạo các bài tập hữu cơ.

7. Nội dung chi tiết học phần

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương 1: Các khái niệm mở đầu

1.1. Các khái niệm mở đầu

1.1.1. Các khái niệm mở đầu, bậc cacbon, bậc của gốc

1.1.2. Đặc điểm của các phản ứng hữu cơ và các hợp

chất hữu cơ

1.2. Tác nhân phản ứng và cơ chế phản ứng

1.2.1. Khái niệm về tác nhân phản ứng

1.2.2. Khái niệm về cơ chế phản ứng

1.2.3. Ảnh hưởng qua lại của nguyên tử trong phân tử

3 1,2,3,4,5,

2

Chương 2: Các hợp chất hữu cơ

2.1. Hiđrocacbon

2.1.1. Hiđrocacbon no

2.1.1.1. Hiđrocacbon no mạch hở: Ankan

2.1.1.2. Hiđrocacbon no mạch vòng: Xicloankan

2.1.2. Hiđrocacbon không no

2.1.2.1. Hiđrocacbon không no mạch hở: anken, ankin,

ankadien

2.1.2.2. Hiđrocacbon thơm

3 1,2,3,4,5,

131

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

3

2.2. Dẫn xuất halogenua hiđrocacbon

2.2.1. Định nghĩa, cấu tạo, tên gọi

2.2.2. Điều chế

2.2.3. Tính chất lý, hoá

2.2.4. Giới thiệu một số dẫn xuất quan trọng

2.3. Ancol –Phenol - Hợp chất ete

2.3.1. Khái niệm về nhóm chức ancol, phenol. Các bậc

của ancol.

2.3.2. Các phương pháp điều chế ancol, phenol

2.3.3. Tính chất ancol, phenol

2.3.4. Ancol đa chức

2.3.5. Cấu tạo, danh pháp, điều chế ete

2.3.6. Tính chất và ứng dụng của ete

3 1,2,3,4,5,

4

2.4. Andehit và xeton

2.4.1. Khái niệm chung. Các phương pháp điều chế

2.4.2. Tính chất lý, hoá

2.4.3. Ứng dụng .

3 1,2,3,4,5,

5

2.5. Axit hữu cơ – este

2.5.1. Khái niệm chung

2.5.2. Giới thiệu một số axit

2.5.3. Axit đa chức

2.5.4. Điều chế, tính chất, ứng dụng của este

3 1,2,3,4,5,

6

2.6. Các hợp chất của nitơ

2.6.1. Hợp chất nitro

2.6.2. Hợp chất amin

2.6.3. Hợp chất muối diazoni

2.7. Hợp chất dị vòng

3.9.1. Khái niệm chung về hợp chất dị vòng

3.9.2. Giới thiệu một số hợp chất dị vòng

3 1,2,3,4,5,

7 Bài tập 1.1, 1.2, 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5.

3 1,2,3,4,5,

8

2.8. Protit – Gluxit – Lipit

2.7.1. Amino axit

2.7.2. Protit

2.7.3. Mono và đisaccarit

2.7.4. Tinh bột

2.7.5. Xenlulozơ

2.7.6. Lipit

3 1,2,3,4,5,

132

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

9

Chương 3: Hoá học polymer

3.1. Phần mở đầu

3.2. Các phương pháp tổng hợp polyme

3.2.1. Các phương pháp trùng hợp

3.2.2. Các phương pháp trùng ngưng

3 1,2,3,4,5,

10

3.3. Biến đổi hoá học polyme

3.3.1. Đặc điểm của phản ứng hóa học polymer

3.3.2. Biến đổi polyme tương tự

3.3.3. Phản ứng cao phân tử

3 1,2,3,4,5,

11 Bài tập 2.6, 2.7, 2.8, 3.1, 3.2.

3 1,2,3,4,5,

8. Tài liệu học tập:

1. Bài giảng Hóa học II - Trường ÐH Kinh tế - Kỹ thuật CN.

9. Tài liệu tham khảo

2. Hoá học hữu cơ tập I, II

Đại học sư phạm: Nguyễn Hồ - Nguyễn Đình Rãng

3. Hoá học hợp chất cao phân tử Đại học Bách Khoa

4. Hoá học hữu cơ hiện đại tập I, II, III: John D.Roberts – Marjorie C.Caserio.

Nhà xuất bản KHKT

5. Hoá học hữu cơ Đặng Như Tại, Trần Quốc Sơn - NXB Đại học Quốc Gia 2004

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực hành,

thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên: trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%

133

LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ

1. Tên học phần: Lịch sử các học thuyết kinh tế

2. Số tín chỉ: 2(26,8)

3. Tính chất học phần: Tự chọn.

4. Khoa phụ trách: Khoa Kinh tế cơ sở

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Lịch sử các học thuyết kinh tế là học phần cơ sở ngành, tính chất học phần tự chọn của

chương trình đào tạo đại học ngành Kinh doanh thương mại. Học phần trang bị cho người

học những kiến thức về các học thuyết kinh tế cơ bản thời cổ đại và trung cổ, các học thuyết

kinh tế thời kỳ cuối thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX, học thuyết kinh tế Mac - Lênin, các học

thuyết kinh tế hiện đại từ cuối thế kỷ XIX đến nay.

6. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Hiểu được những học thuyết kinh tế cơ bản thời cổ đại và trung cổ, các học

thuyết kinh tế thời kỳ cuối thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX, học thuyết kinh tế Mac - Lênin,

các học thuyết kinh tế hiện đại từ cuối thế kỷ XIX đến nay.

- Kỹ năng: Phân tích được nội dung lịch sử phát triển của các học thuyết kinh tế, những

đóng góp của các đại biểu kinh tế đối với nền kinh tế thế giới.

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

7. Nội dung chi tiết học phần:

Tuần Nội dung Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN LỊCH SỬ CÁC

HỌC THUYẾT KINH TẾ

1.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU MÔN HỌC

1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU

Chương 2 Các tư tưởng kinh tế thời cổ đại và

trung cổ

2.1. Các tư tưởng kinh tế thời cổ đại

2.1.1. Hoàn cảnh xuất hiện và đặc điểm tư tưởng

kinh tế cổ đại

2.1.2. Các tư tưởng kinh tế chủ yếu của Hy Lạp cổ

đại

2.1.3. Các tư tưởng kinh tế chủ yếu của La Mã cổ

đại

2.1.4. Tư tưởng kinh tế cổ đại ở Trung Quốc

3 1, 2, 3, 4

2 2.2. Các tư tưởng kinh tế thời trung cổ

2.2.1. Hoàn cảnh xuất hiện và đặc điểm tư tưởng 3 1, 2, 3, 4

134

Tuần Nội dung Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

kinh tế thời Trung cổ

2.2.2. Các tư tưởng kinh tế chính của thời kỳ Trung

cổ

2.2.3. Tư tưởng kinh tế phong kiến ở Trung Quốc

2.2.4. Tư tưởng phong kiến ở Nhật Bản

3

Chương 3 Các học thuyết kinh tế cổ điển

3.1. HỌC THUYẾT KINH TẾ CHỦ NGHĨA

TRỌNG THƯƠNG

3.1.1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời chủ nghĩa trọng

thương (CNTT)

3.1.2. Những tư tưởng chính của CNTT

3.1.3. Những nhận xét rút từ việc nghiên cứu CNTT

3.2. HỌC THUYẾT KINH TẾ CHỦ NGHĨA

TRỌNG NÔNG

3.2.1. Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện CNTN.

3.2.2. Cương lĩnh chính sách kinh tế của CNTN

3.2.3. Học thuyết về “sản phẩm ròng” (sản phẩm

thuần tuý)

3.3. KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC TƯ SẢN CỔ

ĐIỂN ANH

3.3.1. Hoàn cảnh xuất hiện trường phái KTCT cổ

điển Anh

3.3.2. Đại biểu William Petty

3.3.3. Đại biểu Adam Smith

3.3.4. Đại biểu David Ricardo

3 1, 2, 3, 4

4

Chương 4 Kinh tế chính tri học tiểu tư sản

4.1. TIỀN ĐỀ XÃ HỘI NẢY SINH VÀ ĐẶC

ĐIỂM CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ TIỂU TƯ

SẢN

4.2. Các học thuyết kinh tế tiêu biểu kinh tế chính

trị học tiểu tư sản

4.2.1. Đại biểu Sismondi

4.2.2. Các lý thuyết kinh tế của Proudon

3 1, 2, 3, 4

5

CHƯƠNG 5 Học thuyết kinh tế của Chủ nghĩa

xã hội không tưởng Tây Âu thế kỷ XIX

5.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI

5.1.1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời của CNXH không

tưởng ở Tây Âu đầu thế kỷ XIX

5.2.2. Đóng góp của của CNXH không tưởng

5.2. Chủ nghĩa xã hội không tưởng ở Pháp

5.2.1. Đại biểu Saint Simon

3 1, 2, 3, 4

135

Tuần Nội dung Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

5.2.2. Đại biểu Charles Fourier

5.3. Chủ nghĩa xã hội không tưởng ở Anh

( ĐẠI BIỂU ROBERT OWEN )

5.3.1. Sự phê phán chủ nghĩa CNTB

5.3.2. Dự án về tiền lao động, về sự trao đổi công

bằng và kế hoạch hợp tác

6 Thảo luận chương 1,2,3,4,5; Kiểm tra 3 1, 2, 3, 4

7

CHƯƠNG 6: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC MÁC - LÊNIN

6.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ PHÁT SINH CHỦ

NGHĨA MARX

6.2. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT

TRIỂN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MACXIT

6.2.1. Giai đoạn hình thành cơ sở triết học và

phương pháp luận của KTCT học Macxit (1843-

1848)

6.2.2. Giai đoạn xây dựng hệ thống các phạm trù

và quy luật kinh tế của kinh tế chính trị học Macxit

(1848-1867)

6.2.3. Giai đoạn hoàn thành kinh tế chính trị

Marxit (1867-1895)

6.3. NHỮNG ĐÓNG GÓP CHỦ YẾU CỦA

MARX VÀ ANGELS TRONG KINH TẾ

CHÍNH TRỊ HỌC

6.3.1. Marx đưa ra quan niệm mới về đối tượng và

phương pháp của kinh tế chính trị

6.3.2. Marx đưa ra các quan điểm lịch sử vào việc

phân tích các phạm trù, các quy luật kinh tế.

6.3.3. Marx thực hiện một cuộc cánh mạng về học

thuyết giá trị - lao động

6.3.4. Công lao to lớn của Marx là xây dựng học

thuyết giá trị thặng dư, đây là hòn đá tảng trong

toàn bộ học thuyết kinh tế của Marx

6.3.5. Công lao của Marx còn ở nhiều phát hiện

khác.

6.3.6. Marx và Engel đã dự đoán những đặc trưng

cơ bản của xã hội tương lai.

6.4. LÊNIN TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN KINH

TẾ CHÍNH TRỊ HỌC MACXIT

6.4.1. Tư tưởng của Lênin về chủ nghĩa tư bản độc

quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

6.4.2. Quan điểm của Lênin về xây dựng CNXH

3 1, 2, 3, 4

136

Tuần Nội dung Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

8

CHƯƠNG 7: CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ

CỦA TRƯỜNG PHÁI TÂN CỔ ĐIỂN

7.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM

7.2. CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ CHỦ YẾU

CỦA TRƯỜNG PHÁI “GIỚI HẠN” THÀNH

VIÊN (ÁO)

7.2.1. Lý thuyết ích lợi giới hạn

7.2.2. Lý thuyết về giá trị giới hạn

7.3. THUYẾT “GIỚI HẠN” Ở MỸ

7.3.1. Lý thuyết năng suất giới hạn

7.3.2. Lý thuyết phân phối của Clark

7.4.TRƯỜNG PHÁI THÀNH LAUSANNE(LÝ

THUYẾT CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG)

7.5. TRƯỜNG PHÁI CAMBRIGE (ANH)

7.5.1. Lý thuyết về sản xuất và các yếu tố của sản

xuất 7.5.2. Lý thuyết về giá cả

3 1, 2, 3, 4

9 Thảo luận chương 6,7; Kiểm tra 3 1, 2, 3, 4

10

CHƯƠNG 8: CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ

CỦA TRƯỜNG PHÁI KEYNES

8.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI

8.2. CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA

KEYNES

8.2.1. Lý thuyết chung về việc làm

8.2.2. Lý thuyết về sự can thiệp của Nhà nước vào

kinh tế

8.2.3. Những hạn chế của lý thuyết Keynes

CHƯƠNG 9: CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ CỦA

CHỦ NGHĨA TỰ DO MỚI

9.1. NGUYÊN NHÂN XUẤT HIỆN

9.2. HỌC THUYẾT VỀ NỀN KINH TẾ THỊ

TRƯỜNG-XÃ HỘI Ở LIÊN BANG ĐỨC.

9.2.1. Hoàn cảnh xuất hiện lý thuyết về nền kinh tế

thị trường xã hội

9.2.2. Quan điểm về kinh tế thị trường xã hội

9.2.3. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường xã

hội

9.2.4. Các yếu tố xã hội trong nền kinh tế thị

trường xã hội

9.2.5. Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị

trường

9.3. CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ CỦA

TRƯỜNG PHÁI TỰ DO MỚI Ở MỸ

3 1, 2, 3, 4

137

Tuần Nội dung Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

9.3.1. Lý thuyết trọng tiền hiện đại ở Mỹ

9.3.2. Các quan điểm của trường Phái trọng cung

ở Mỹ

9.3.3. Kinh tế vĩ mô dự kiến hợp lý

11

CHƯƠNG 10: HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA

TRƯỜNG PHÁI CHÍNH HIỆN ĐẠI

10.1. HOÀN CẢNH XUẤT HIỆN VÀ ĐẶC

ĐIỂM

10.2. LÝ THUYẾT VỀ NỀN KINH TẾ HỖN

HỢP

10.2.1. Cơ chế thị trường

10.2.2. Vai trò của Chính Phủ trong nền kinh tế thị

trường

10.3. LÝ THUYẾT GIỚI HẠN KHẢ NĂNG

SẢN XUẤT VÀ SỰ LỰA CHỌN

10.4. LÝ THUYẾT THẤT NGHIỆP

10.5. LÝ THUYẾT LẠM PHÁT

10.6. LÝ THUYẾT TIỀN TỆ, NGÂN HÀNG

VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

10.6.1. Lý thuyết về tiền tệ

10.6.2. Ngân hàng thương mại và quá trình tạo

nguồn tiền gửi ngân hàng

10.6.3. Thị trường chứng khoán

Chương 11: Một số lý thuyết tăng trưởng và

phát triển kinh tế

11.1. Lý thuyết cất cánh của Walter Wiliam

Rostow

11.2. Lý thuyết về cái vòng luẩn và cú huých từ

bên ngoài

11.3. Lý thuyết về mô hình kinh tế nhị nguyên của

Athur Lewis

11.4. Lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế

ở các nước Châu Á - gió mùa của Harry Toshima

2 1,2,3,4

12 Thảo luận Chương 8,9,10,11

Kiểm tra 2 1,2,3,4

8. Tài liệu học tập:

1. Bài giảng học phần Lịch sử các học thuyết kinh tế Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật

Công nghiệp

2. Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế, Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân, năm 2007

138

9. Tài liệu tham khảo:

3. Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh,

năm 2006

4. Lịch sử các học thuyết kinh tế, TS. Nguyễn Văn Trình, NXB Thống Kê

5. Sách, báo, tạp chí chuyên ngành

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên: đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ..., trọng số

10%

- Đánh giá điểm thực hành, thảo luận: chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ..., trọng số

10%

- Kiểm tra đánh giá giữa kỳ: Hình thức tự luận, trọng số 20%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 60%

139

VĂN HÓA KINH DOANH

1. Tên học phần : Văn hóa kinh doanh

2. Số tín chỉ : 2 (27,3)

3. Tính chất học phần : Bắt buộc

4. Khoa phụ trách: Khoa Quản trị kinh doanh

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Qua môn học văn hóa kinh doanh, người học sẽ hiểu được khái niệm, biểu hiện, vai

trò, các nhân tố động, các điều kiện hình thành và phát triển của các bộ phận hợp

thành văn hóa kinh doanh: đó là Triết lý kinh doanh, Đạo đức kinh doanh, Văn hoá doanh

nhân, Văn hoá doanh nghiệp, Văn hoá trong các hoạt động kinh tế, kinh doanh. Đồng thời,

người học còn được trang bị những kỹ năng cần thiết để tổ chức, ứng dụng và phát triển các

kiến thức về văn hóa kinh doanh trong hoạt động của doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu

quả hoạt động của doanh nghiệp.

6. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Hiểu được những vấn đề cơ bản về văn hóa kinh doanh qua đó có thể mở

rộng được những kiến thức cơ bản về văn hóa kinh doanh như: triết lý kinh doanh, đạo đức

kinh doanh, văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp và văn hóa trong các hoạt động kinh

tế.

- Kỹ năng: Tổ chức, ứng dụng và phát triển các kiến thức về văn hóa kinh doanh trong

hoạt động của doanh nghiệp như: xây dựng được triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh và

hình thành được văn hóa kinh doanh trong đội ngũ doanh nhân, góp phần nâng cao hiệu quả

hoạt động của doanh nghiệp.

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

7. Nội dung chi tiết học phần:

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương 1: Tổng quan về văn hóa kinh doanh

1. Khái quát chung về văn hóa

2. Khái quát chung về văn hóa kinh doanh

3. Văn hóa kinh doanh như một môn học

3 1,2,3,4

2

Chương 2: Triết lý kinh doanh

1. Khái luận về triết lý kinh doanh

2. Cách thức xây dựng triết lý kinh doanh của doanh nghiệp

3. Triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam

3 1,2,3,4

140

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

3

Chương 3: Đạo đức kinh doanh

1. Khái luận về đạo đức kinh doanh

2. Các khía cạnh thể hiện của đạo đức kinh doanh 3

1,2,3,4

4

1. Phương pháp phân tích và xây dựng đạo đức kinh doanh

2. Các vấn đề đạo đức kinh doanh toàn cầu

3 1,2,3,4

5 Thảo luận chương 1,2,3 3 1,2,3,4

6

Chương 4: Văn hóa doanh nghiệp

1. Khái luận về văn hóa doanh nghiệp

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa doanh nghiệp

3. Các dạng văn hóa doanh nghiệp

3 1,2,3,4

7

4. Cơ cấu thay đổi các giai đoạn hình thành văn hóa doanh nghiệp

5. Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

3 1,2,3,4

8

Chương 5: Văn hóa doanh nhân

1. Khái luận chung về doanh nhân

2. Những lý luận cơ bản về văn hóa doanh nhân

3. Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá văn hóa doanh nhân

3 1,2,3,4

9

Chương 6: Văn hóa trong các hoạt động của doanh nghiệp

1. Văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp

2. Văn hóa trong xây dựng, phát triển thương hiệu

3. Văn hóa trong hoạt động truyền thông marketing

3 1,2,3,4

10 4. Văn hóa trong đàm phán và thương lượng

5. Văn hóa trong định hướng tới khách hàng 3 1,2,3,4

11 Thảo luận chương 4,5,6. Kiểm tra 3 1,2,3,4

8. Tài liệu học tập:

1. Bài giảng Văn hóa kinh doanh - Trường ÐH Kinh tế - Kỹ thuật CN.

9. Tài liệu tham khảo

2. Bài giảng Văn hóa kinh doanh, PGS.TS.Dương Thị Liễu chủ biên, NXB Đại học kinh

tế quốc dân, 2008.

3. Giáo trình Văn hóa kinh doanh và Triết lý kinh doanh, TS.Đỗ Minh Cương chủ biên,

NXB Chính trị quốc gia, 2001.

141

4. Sách, báo, tạp chí chuyên ngành. Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên:

trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%

142

NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC

1. Tên học phần: Nhập môn xã hội học.

2. Số tín chỉ: 02(26,8)

3. Tính chất học phần: Tự chọn.

4. Khoa phụ trách: Khoa Lý luận chính trị

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Học phần Nhập môn xã hội học là học phần cơ sở ngành của chương trình đào tạo đại học

ngành Kinh doanh thương mại. Học phần trang bị những kiến thức về sự ra đời và phát triển

của xã hội học; Đối tượng, chức năng nghiên cứu và các khái niệm của xã hội học

6. Mục tiêu của học phần:

Học phần Nhập môn xã hội học trang bị cho Sinh viên những kiến thức cơ bản về xã hội

học. Cơ sở kiến thức để khảo sát, phân tích, dự báo tình hình thực tiễn xã hội, các hiện tượng

xã hội, đề xuất những giải pháp phục vụ cho đời sống xã hội. Những kiến thức trên sẽ giúp

cho sinh viên học tốt các môn học chuyên môn khác, đồng thời có thể vận dụng chúng vào

công tác chuyên môn nghiệp vụ của mình.

7. Nội dung chi tiết học phần:

Tuần

Thứ Nội dung

Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương 1: Sự ra đời và phát triển của xã hội

học

1.1. Sự ra đời của xã hội học.

1.1.1. Sự xuất hiện thuật ngữ “Xã hội học”.

1.1.2. Sự ra đời của xã hội học .

1.1.3 . Những điều kiện và tiền đề cho sự ra đời

của xã hội học.

1.3.1. Điều kiện kinh tế - xã hội.

1.3.2. Tiền đề khoa học, tư tưởng, lý luận.

1.3.3. Ý nghĩa của sự ra đời môn học này.

3 1,2,3,4,5,6

2

1.2. Những đóng góp của các nhà xã hội học

đầu tiên trong lịch sử.

1.2.1. Auguste Comte (1798 -1857) - nhà xã hội

học Pháp.

1.2.2. Các Mác (1818 -1883) - nhà triết học,

kinh tế học, chính trị học và xã hội học Đức.

1.2.3. Hebert Spencer (1820 -1903) - nhà xã hội

học Anh.

1.2.4. Emile Durkherm (1858 -1917) - nhà xã

hội học Pháp.

1.2.5. Max Weber (1864 -1920) - nhà kinh tế

3 1,2,3,4,5,6

143

Tuần

Thứ Nội dung

Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

học, xã hội học Đức.

3

1.3. Sự hình thành và phát triển của xã hội

học Mác - Lênin.

1.3.1. Những quan điểm và học thuyết của Các

Mác.

1.3.2. Những quan điểm và học thuyết của

Aêngghen.

1.3.3. Những quan điểm và học thuyết của

Lênin

3 1,2,3,4,5,6

4 Thảo luận chương 1, kiểm tra 3 1,2,3,4,5,6

5

Chương 2: Đối tượng, chức năng và phương

pháp nghiên cứu của xã hội học

2.1. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học .

2.1.1. Khái niệm “xã hội học”

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học .

2.1.3. Mối quan hệ giữa xã hội học và các

ngành khoa học khác.

3 1,2,3,4,5,6

6

2.2. Chức năng và nhiệm vụ của xã hội học .

2.2.1. Chức năng của xã hội học .

2.2.2. Nhiệm vụ của xã hội học .

2.2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng.

3 1,2,3,4,5,6

7

2.3. Kết cấu của xã hội học

2.3.1. Xã hội học đại cương.

2.3.2. Xã hội học chuyên ngành.

2.3.3. Xã hội học thực nghiệm.

2.4. Phương pháp của xã hội học

2.4.1. Phương pháp phân tích tài liệu.

2.4.2. Phương pháp quan sát.

2.4.3. Phương pháp phỏng vấn

3 1,2,3,4,5,6

8 Thảo luận Chương 2 kiểm tra 3 1,2,3,4,5,6

9

Chương 3: Một số khái niệm cơ bản của xã

hội học

3.1. Cơ cấu xã hội và các khái niệm liên quan

đến nghiên cứu xã hội học về cơ cấu xã hội.

3.1.1. Cơ cấu xã hội.

3.1.2. Các khái niệm liên quan đến nghiên cứu

xã hội học về cơ cấu xã hội.

3 1,2,3,4,5,6

10

3.2. Hoạt động xã hội, quan hệ xã hội, chủ thể

xã hội.

3.2.1. Hoạt động xã hội.

3.2.2. Quan hệ xã hội.

3.2.3. Chủ thể xã hội.

3

144

Tuần

Thứ Nội dung

Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

3.3 Xã hội hoá ,quá trình xã hội hoá

3.3.1. Xã hội hoá.

3.3.2. Quá trình xã hội hoá.

11

3.4. Mô hình xã hội, biến đổi xã hội.

3.4.1. Mô hình xã hội.

3.4.2. Biến đổi xã hội.

3.5. Trật tự xã hội, sai lệch xã hội.

3.5.1. Trật tự xã hội.

3.5.2. Sai lệch xã hội.

3.6. Biến chuyển xã hội, tiến bộ xã hội.

3.6.1. Biến chuyển xã hội.

3.6.2. Tiến bộ xã hội.

3.7. Hành động xã hội, tương tác xã hội.

3.7.1. Hành động xã hội.

3.7.2. Tương tác xã hội.

2 1,2,3,4,5,6

12 Thảo luận chương 3 ,kiểm tra 2 1,2,3,4,5,6

8. Tài liệu học tập:

1. Bài giảng Nhập môn xã hội học - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp

9. Tài liệu tham khảo:

2. Nhập môn xã hội học, Nguyễn Văn Lê, NXB GD, TP.HCM. 2003

3. Xã hội học. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng. NXB GD, HN 2005

4. Xã hội học đại cương. Nguyễn Sinh Huy. NXB ĐHQG, HN. 2004

5. Xã hội học. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng. NXB GD, HN 2005

6. Xã hội học đại cương. Thanh Lê. NXB ĐHQG, TP HCM. 2000

7. Nhập môn xã hội học . Bộ GD-ĐT. NXB GD, HN. 2003

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên: đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ..., trọng số

10%

- Đánh giá điểm thực hành, thảo luận: chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ..., trọng số

10%

- Kiểm tra đánh giá giữa kỳ: Hình thức tự luận, trọng số 20%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 60%

145

TRANG BỊ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ CÁC MÁY CÔNG NGHỆP DÙNG CHUNG

1. Tên học phần: Trang bị điện- điện tử các máy công nghiệp

2. Số tín chỉ: 03.

3. Tính chất học phần: Bắt buộc.

4. Khoa phụ trách: Khoa Điện

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Học phần trang bị những nội dung sau: Giới thiệu chung về hệ thống Trang bị điện – Tự

động hoá (TBĐ – TĐH) trên các máy công nghiệp; những yêu cầu cơ bản đối với hệ thống

TBĐ – TĐH trên các máy công nghiệp; phân tích đặc điểm các chuyển động, yêu cầu công

nghệ và các mạch điện trong các máy gia công kim loại điển hình; phân tích đặc điểm, yêu

cầu công nghệ và các mạch điện trong các thiết bị gia công bằng áp lực, gia công bằng nhiệt,

các máy nâng – vận chuyển, các máy khai thác xây dựng, các thiết bị trong ngành hoá chất,

máy bơm và quạt gió,...

6. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Cung cấp cho cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu tạo, quá trình

công nghệ và các yêu cầu cơ bản về hệ thống TBĐ – TĐH trên các máy móc, thiết bị thuộc

các lĩnh vực công nghiệp khác nhau.

- Kỹ năng: Sinh viên biết vận dụng các kiến thức về cơ khí và chuyên ngành điều khiển

tự động hóa để hiểu về quá trình công nghệ của máy công nghiệp trong các lĩnh vực khác

nhau. Trên cơ sở tổng hợp các kiến thức của các môn chuyên ngành, SV phân tích được bản

vẽ nguyên lý điện điển hình của các máy công nghiệp thông dụng.

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

7. Nội dung chi tiết học phần

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

146

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương I: NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI

VỚI HỆ THỐNG TRANG BỊ ĐIỆN – TỰ

ĐỘNG HÓA CHO MÁY CÔNG NGHIỆP

1.1. Yêu cầu về điều chỉnh và ổn định các thông số

1.2. Yêu cầu về dừng chính xác trong các hệ truyền

động

1.3. Yêu cầu về tự động hạn chế phụ tải

1.4. Yêu cầu về khởi động và hãm

Chương II: TBĐ – TĐH ĐỘNG HÓA CHO

NHÓM MÁY CẮT KIM LOẠI

2.1. Trang bị điện – tự động hóa cho nhóm máy tiện

2.1.1. Đặc điểm công nghệ gia công tiện

2.1.2. Các yêu cầu trang bị điện – tự động hóa

cho các chuyển động trên máy tiện

2.1.3. Giới thiệu các hệ thống điều chỉnh tự

động truyền động điện điển hình sử dung cho các

chuyển động trên máy tiện

2.1.4 Phân tích hệ truyền động cho chuyển

động chính hoàn chỉnh

4 1, 2, 3

2

2.2. Trang bị điện và tự động hoá cho nhóm máy

mài

2.2.1. Đặc điểm công nghệ gia công mài

2.2.2. Các yêu cầu trang bị điện – tự động hóa

cho các chuyển động trên máy mài

2.2.3. Giới thiệu các hệ thống điều chỉnh tự

động truyền động điện điển hình sử dung cho các

chuyển động trên máy mài

2.2.4. Phân tích hệ truyền động cho chuyển

động ăn dao hoàn chỉnh

4 1, 2, 3

147

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

3

2.3. TRANG BỊ ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA CHO

NHÓM MÁY KHOAN – DOA

2.3.1. Đặc điểm công nghệ gia công khoan –

doa

2.3.2. Các yêu cầu trang bị điện – tự động hóa

cho các chuyển động trên máy khoan – doa

2.3.3. Giới thiệu các hệ thống điều chỉnh tự

động truyền động điện điển hình sử dung cho các

chuyển động trên máy khoan – doa

2.3.4. Phân tích hệ truyền động cho chuyển

động ăn dao hoàn chỉnh

4 1, 2, 3

4

2.4. Trang bị điện và tự động hoá cho máy bào

2.4.1. Đặc điểm công nghệ gia công bào.

2.4.2. Các yêu cầu trang bị điện – tự động hóa

cho các chuyển động trên máy bào

2.4.3. Giới thiệu các hệ thống điều chỉnh tự

động truyền động điện điển hình sử dung cho các

chuyển động trên máy bào

2.4.4. Phân tích hệ truyền động cho chuyển

động chính hoàn chỉnh

4 1, 2, 3

5 Bài tập chương 1, 2 4 1, 2, 3

6

Chương III: TRANG BỊ ĐIỆN – TỰ ĐỘNG

HÓA CHO THIẾT BỊ GIA NHIỆT VÀ LUYỆN

KIM

3.1. TRANG BỊ ĐIỆN VÀ TỰ ĐỘNG HOÁ

CHO MÁY CÁN, RÈN VÀ DẬP

3.1.1. Khái niệm chung về gia công bằng áp

lực (cán thép và rèn dập)

3.1.2. Các yêu cầu trang bị điện – tự động hóa cho

các chuyển động trên máy gia công áp lực

4 1, 2, 3

148

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

3.1.3.Giới thiệu các hệ thống điều chỉnh tự

động truyền động điện điển hình sử dung cho các

chuyển động trên máy cán thép và rèn dập

3.1.4. Phân tích hệ truyền động trục cán cho

máy cán nóng quay thuận nghịch.

7

3.2. Trang bị điện và tự động hoá cho lò điện trở

3.2.1. Khái niệm chung và phân loại.

3.2.2. Các yêu cầu đối với vật liệu làm dây đốt

3.2.3. Các phương pháp điều chỉnh và khống

chế tự động nhiệt độ lò điện trở

3.2.4. Phân tích một sơ đồ điển hình.

3.3. Trang bị điện và tự động hoá cho lò hồ quang

3.3.1. Khái niệm chung và phân loại.

3.3.2. Mạch điện chính của lò hồ quang

3.3.3. Điều chỉnh và tự động ổn định công

suất lò hồ quang

3.3.4. Các phương pháp khống chế và các yêu

cầu đối với hệ điều chỉnh điện cực

3.3.5. Một số sơ đồ khống chế dịch cực lò hồ

quang

3.4. Trang bị điện và tự động hoá cho lò cảm ứng

(lò tần số)

3.4.1. Khái niệm chung và phân loại

3.4.2. Các phân tử chính trong thiết bị gia

nhiệt cảm ứng

3.4.3. Một số mạch điện lò tần số.

3.5. Trang bị điện – tự động hoá thiết bị hàn điện

3.5.1. Phân loại các phương pháp hàn điện.

3.5.2. Các yêu cầu chung đối với nguồn hàn

3.5.3. Hệ số tiếp điện của nguồn hàn

3.5.4. Máy hàn hồ quang tự động

3.5.5. Hệ thống điều khiển máy hàn tiếp xúc

4 1, 2, 3

149

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

8

Chương IV: TRANG BỊ ĐIỆN – TỰ ĐỘNG

HÓA CHO NHÓM MÁY CÔNG NGHIỆP

CHUNG

4.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN

4.1.1. Giới thiệu chung

4.1.2. Phân loại máy nâng – vận chuyển

4.1.3. Đặc điểm đặc trưng chế độ làm việc của

nhóm máy nâng – vận chuyển

4.1.4. Các hệ truyền động thường dùng trong

máy nâng – vận chuyển

4.2. TRANG BỊ ĐIỆN VÀ TỰ ĐỘNG HOÁ CHO

CẦU TRỤC

4.2.1. Những đặc điểm cơ bản của hệ truyền

động và trang bị điện cầu trục

4.2.2. Tính chọn các phần tử trong hệ truyền

động điện và trang bị điện cầu trục

4.2.3. Một số sơ đồ khống chế điển hình

4 1, 2, 3

9

4.3. Trang bị điện và tự động hóa thang máy

4.3.1. Khái niệm chung.

4.3.2. Phân loại và các thông số kỹ thuật của

thang máy

4.3.3. Ảnh hưởng của tốc độ, gia tốc và độ dật

đối với hệ thống truyền động thang máy

4.3.4. Dừng chính xác buồng thang

4.3.5. Các hệ thống truyền động điện và tự

động hoá dùng trong thang máy

4.4. Trang bị điện và tự động hoá cho máy xúc

4.4.1. Khái niệm chung và phân loại máy xúc

4.4.2. Chế độ làm việc của máy xúc

4.4.3. Các yêu cầu cơ bản đối với hệ truyền

động điện các cơ cấu chính của máy xúc

4.4.4. Trang bị điện – tự động hoá chuyển

động chính máy xúc

4 1, 2, 3

150

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

10 Bài tập chương 3, 4 4 1, 2, 3

11

4.5. Trang bị điện và tự động hoá cho băng tải, bơm

và quạt gió

4.5.1. Khái niệm chung và phân loại

4.5.2. Các yêu cầu cơ bản đối với hệ thống

truyền động băng tải, bơm và quạt gió

4.5.3. Các hệ thống điều chỉnh tự động điển

hình cho băng tải, bơm và quạt gió

4 1, 2, 3

12 Chương V: TRANG BỊ ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA

CHO NHÓM MÁY CÔNG NGHIỆP NHẸ

5.1. Đặc điểm công nghệ gia công sợi, dệt, in và

giấy

5. 2. Các yêu cầu trang bị điện – tự động hóa cho

các chuyển động trên máy công nghiệp nhẹ

5. 3. Giới thiệu các hệ thống điều chỉnh tự động

truyền động điện điển hình sử dung cho các chuyển

động trên các máy công nghiệp nhẹ

5.4. Sơ đồ điều khiển máy sợi

4 1, 2, 3

13 Bài tập chương 4, 5 2 1, 2, 3

8. Tài liệu học tập:

[1]. Vũ Quang Hồi, Nguyễn Văn Chất, Nguyễn Thị Liên Anh; Trang bị điện – điện tử

Máy công nghiệp dùng chung; NXB Giáo dục, Hà Nội; 1994.

9. Tài liệu tham khảo:

[2]. Bùi Đình Tiếu, Phạm Duy Nhi; Trang bị điện và tự động hoá máy cắt gọt kim loại và

máy nâng – vận chuyển; Đại học bách khoa Hà Nội; 1982.

[3]. Nguyễn Mạnh Tiến, Vũ Quang Hồi; Trang bị điện – điện tử Máy gia công kim loại;

NXB Giáo dục, Hà Nội; 1994.

10. Phương pháp đánh giá học phần:

151

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường

xuyên: trọng số 50%.

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%.

152

KỸ THUẬT TRUYỀN SỐ LIỆU VÀ MẠNG

1. Tên học phần : Kỹ thuật truyền số liệu và mạng

2. Số tín chỉ : 2 (27,3)

3. Tính chất học phần : Bắt buộc

4. Khoa phụ trách: Khoa Điện tử

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về truyền số liệu, trong đó đưa ra cách

thức trao đổi thông tin giữa các thiết bị đầu cuối, những khái niệm về tín hiệu-đường truyền,

các kỹ thuật truyền số liệu và mạng truyền số liệu, để chống sai trong truyền số liệu thì phải

thực hiện các kỹ thuật bảo vệ chống sai trong truyền số liệu.

6. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Cung cấp sinh viên kiến thức cơ bản về: thông tin và sự trao đổi thông tin

giữa các thiết bị đầu cuối, tín hiệu - đường truyền, kỹ thuật truyền số liệu, bảo vệ và chống

sai trong truyền số liệu, mạng truyền số liệu.

- Kỹ năng: Hiểu và nằm vững các thông số của mạng truyền số liệu.

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

7. Nội dung chi tiết học phần:

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương 1: Mạng truyền số liệu và sự chuẩn hóa

1. Khái quát thông tin số liệu.

2. Mạng truyền số liệu

3 1,2,3

2 3.Sự chuẩn hóa và mô hình tham chiếu ISO

4.Các chuẩn hệ thống mở 3

1,2,3

3

Chương 2: Giao tiếp vật lý

1. Môi trường truyền

2. Sự suy giảm và biến dạng tín hiệu.

3. Các loại tín hiệu

3

1,2,3

4 2. Sự suy giảm và biến dạng tín hiệu.

3. Các loại tín hiệu

1,2,3

153

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

5

4. Trễ do lan truyền tín hiệu

5. Các mạch tải công cộng.

6.Các chuẩn giao tiếp vật lý 3

1,2,3

6

Chương 3: Giao tiếp kết nối số liệu

1. Các khái niệm cơ bản về truyền số liệu.

2. Thông tin nối tiếp bất đồng bộ.

3. Thông tin nối tiếp đồng bộ.

3

1,2,3

7 4. Mạch điều khiển truyền số liệu.

5. Các thiết bị truyền số liệu 3

1,2,3

8 Thảo luận chương 1,2,3. Bài tập chương 1,2,3 3 1,2,3

9

Chương 4: Xử lý số liệu truyền

1. Mã hóa số liệu mức vật lý

2. Phát hiện lỗi và sửa sai

3

1,2,3

10 3. Nén số liệu

4. Mật mã hóa số liệu. 3

1,2,3

11 Thảo luận , bài tập và kiểm tra 3 1,2,3

8. Tài liệu học tập:

1. Bài giảng truyền số liệu - Trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật CN.

9. Tài liệu tham khảo

2. Kỹ thuật truyền số liệu – Nguyễn Hồng Sơn, NXB Lao động - Xã hội, 2009.

3.Cơ sở kỹ thuật truyền số liệu–Nguyễn Văn Thưởng, NXB khoa học kỹ thuật, 1998.

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên:

trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%

154

LÝ THUYẾT TÍN HIỆU

1. Tên học phần: Lý thuyết tín hiệu Mã số:...................

2. Số tín chỉ : 02

3. Tính chất học phần: Bắt buộc.

4. Học phần thay thế, tương đương: Không.

5. Phân bổ thời gian giảng dạy trong học kỳ: 2(26, 8, 3)/ 12 (12 tuần thực học)

- Số tiết thực lên lớp: 34 tiết.

Lý thuyết: 26 tiết

Thảo luận: 8 tiết

- Số giờ sinh viên tự học: 4 giờ/tuần x 12 tuần = 48 giờ.

6. Đánh giá: Theo quy chế và quy định của Nhà trường.

7. Điều kiện học:

- Học phần tiên quyết: Không.

- Học phần học trước:

- Học phần song hành: Không

- Ghi chú khác:

8. Mục tiêu của học phần:

Trang bị cho sinh viên ngành những kiến thức cơ bản về lý thuyết truyền tin (giới thiệu các

loại tin tức, tín hiệu, các phương thức mã hóa tín hiệu, chống sai và cách tạo các mã sửa sai)

trong quá trình truyền tín hiệu

9. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: khái niệm hệ thống

truyền tin, các nguyên tắc cơ bản trong quá trình xử lý thu/ phát tín hiệu. Phương pháp tạo

mã để truyền tín hiệu đảm bảo chất lượng đối với các hệ thống truyền tin.

10. Nhiệm vụ của Sinh viên:

- Phải đọc và nghiên cứu trước giáo trình, tài liệu tham khảo, chuẩn bị các ý kiến đề xuất khi

nghe giảng.

- Dự lớp đầy đủ, đúng giờ, ghi chép bài đầy đủ.

- Thực hiện tốt các bài tập theo yêu cầu của giáo viên.

11. Tài liệu học tập:

- Sách, giáo trình chính:

1. Bài giảng Nguyên lý truyền tin - Trường ĐH KT- KT- CNI

12. Tài liệu tham khảo:

2. Cơ sở lý thuyết truyền tin – Đặng Văn Chuyết, Nguyễn Tuấn Anh – NXB GD

155

3. Cơ sở lý thuyết truyền tin - Bùi Minh Tiêu, Nhà xuất bản giáo dục - 2002

13. Tiêu chuẩn đánh giá Sinh viên:

- Theo quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15 tháng 08 năm 2007 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Theo quyết định số 25/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 26 tháng 06 năm 2006 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Theo quyết định số 29/QĐ-ĐHKTKTCN ngày 09 tháng 10 năm 2007 của Hiệu trưởng

Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp.

- Hình thức thi kết thúc học phần: Thi viết

14. Cán bộ tham gia giảng dạy

Là giáo viên cơ hữu, giáo viên kiêm nhiệm, giáo viên thỉnh giảng do Khoa, Bộ môn quản lý,

phân công giảng dạy khi có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn, được Hiệu trưởng duyệt.

14.1. Giảng lý thuyết

Giảng viên có học vị từ Thạc sỹ trở lên, có kinh nghiệm trong giảng dạy hoặc hướng dẫn thảo

luận, được Bộ môn phân công.

14.2. Hướng dẫn làm bài tập, bài tập lớn, thảo luận, thực hành môn học, thí nghiệm, tiểu

luận.

Là giảng viên, giáo viên có học vị từ Cử nhân trở lên, có kinh nghiệm trong giảng dạy hoặc

hướng dẫn thảo luận, được Bộ môn phân công.

15. Nội dung chi tiết học phần (3 tiết/tuần)

Tuần

thứ Nội dung

Tài liệu

tham

khảo

Hình

thức học

1

Chương 1: Những khái niệm chung

1,2,3 Giảng

1.1 Khái niệm chung về hệ thống truyền tin

1.2 Sơ đồ khối của hệ thống truyền tin

1.3 Nguồn tin

1.4 Kênh tin

2

1.5 Nhận tin

1,2,3 Giảng

1.6 Độ đo thông tin

Chương 2: Các lượng tin

2.1 Lượng tin riêng, lượng tin tương hỗ

2.2 Lượng tin trung bình của nguồn

3

2.3 Entropi của nguồn 1,2,3 Giảng

2.4 Entropi đồng thời và có điều kiện

156

2.5 Tốc độ lập tin của nguồn tin, thông lượng C của

kênh tin (kênh rời rạc)

2.6 Entropi của nguồn, thông lượng kênh liên tục

4 Bài tập chương 1,2 1,2,3 Thảo

luận

5

Chương 3: Mã hiệu

1,2,3 Giảng 3.1 Khái niêm chung về mã hiệu

3.2 Các tham số của mã hiệu

6

3.3 Các phương pháp biểu diễn mã hiệu

1,2,3 Giảng

3.4 Điều kiện phân tách của mã hiệu – mã có tính

prefic

3.5 Mã của hệ thống

7

Chương 4: Mã hóa nguồn

1,2,3 Giảng

4.1 Khái niệm chung

4.2 Mã hóa nguồn rời rạc

4.3 Mã hóa nguồn liên tục

8 Bài tập chương 3, 4

1,2,3 Thảo

luận

9

Chương 5: Mã hóa chống nhiễu

1,2,3 Giảng

5.1 Khái niệm về mã phát hiện sai và sửa sai

5.2 Trọng số Haming và quãng cách Haming

5.3 Mã tuyến tính và phương pháp biểu diễn

10

5.4 Một số giới hạn đối với mã chống nhiễu 1,2,3 Giảng

5.5 Nguyên tắc chung giải mã chống nhiễu

11 5.6 Các mã tuyến tính 1,2 Giảng

12 Bài tập chương 5

1,2 Thảo

luận

16. Bài tập lớn

17. Phần thí nghiệm

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT NAY DÃ DƯỢC THONG QUA BỘ MON LAM CƠ SỞ GIẢNG

DẠY CHO CAC LỚP HỆ DẠI HỌC CỦA CAC NGANH VA CHUYEN NGANH NEU TREN.

157

KỸ THUẬT VI XỬ LÝ 2

1. Tên học phần : Kỹ thuật vi xử lý 2

2. Số tín chỉ : 2 (27,3)

3. Tính chất học phần : Bắt buộc

4. Khoa phụ trách: Khoa Điện tử

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Thiết kế hệ thống với vi điều khiển là môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức về phương

pháp xây dựng cũng như điều khiển hoạt động của một hệ thống có sự tham gia của bộ vi

điều khiển. Sinh viên nắm được cách thức ghép nối bộ vi điều khiển với các ngoại vi nhập

xuất cơ bản như nút ấn, LCD, LED, ADC, DAC, ... Chương trình điều khiển được viết dựa

trên tập lệnh của bộ vi điều khiển và được nạp vào bộ nhớ vi điều khiển.

6. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Thông qua bộ vi điều khiển họ 8051 học sinh nắm được cấu trúc và nguyên

lý hoạt động cơ bản của các bộ vi điều khiển. Học sinh bước đầu làm quen với lập trình điều

khiển một số các thiết bị cơ bản, nắm được nguyên lý của các bộ định thời, bộ đếm

(Timers/Counters). Từ đó kết hợp để đưa ra những bài toán ứng dụng cho thực tế.

- Kỹ năng: Học sinh thiết kế được các mạch sử dụng họ vi điều khiển 8051, và viết

được các chương trình điều khiển các thiết bị cơ bản như LCD, LED, Động cơ một chiều,

Động cơ bước .... từ đó kết hợp để ra được những bài toán ứng dụng cho thực tế.

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

7. Nội dung chi tiết học phần:

TT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài

liệu

tham

khảo

1 Chương 1 : Lập trình cho cổng vào - ra

3

1.1. Mô tả chân của 8051

1,2,3 1.2. Lập trình vào - ra: Thao tác bít

2 Chương 2: Lập trình các ngắt

2.1. Các ngắt của 8051

3

1,2,3 2.2. Lập trình các ngắt bộ định thời

2.3. Lập trình các ngắt phần cứng bên ngoài

158

2.4. Lập trình ngắt truyền thông nối tiếp 3

2.5. Các mức ưu tiên ngắt trong 8051

3 Chương 3: Phối ghép với LCD, ADC và các cảm

biến

3.1. Phối ghép một LCD với 8051 3

1,2,3 3.2. Phối ghép 8051 với ADC và các cảm biến

4 Chương 4: Phối ghép với động cơ bước, bàn phím

và các bộ DAC

4.1. Phối ghép với một động cơ bước 3

1,2,3 4.2. Phối ghép 8051 với bàn phím

4.3. Phối ghép một DAC với 8051 3

6 Bài tập chương 1,2,3, 4 3 1,2,3

7 Chương 5: Truyền thông nối tiếp của 8051

5.1. Các cơ sở của truyền thông nối tiếp

3

1,2,3 5.2. Nối ghép 8051 tới RS232

5.3. Lập trình truyền thông nối tiếp cho 8051

8 Chương 6: Phối ghép 8051 với bộ nhớ ngoài

6.1. Bộ nhớ bán dẫn 3

1,2,3 6.2. Các loại bộ nhớ

9 Chương 7: Phối ghép 8051 với 8255

7.1. Lập trình 8255

3

1,2,3 7.2. Nối ghép với thế giới thực

7.3. Các chế độ khác của 8255.

10 Bài tập chương 5, 6, 7 3 1,2,3

8. Tài liệu học tập:

1. Bài giảng Thiết kế hệ thống với vi điều khiển - Trường ÐH Kinh tế - Kỹ thuật CN.

9. Tài liệu tham khảo

2.Thiết kế hệ thống với họ 8051 – TG Tống Văn On NXB Phương Đông

3.Tự Học Thiết Kế Hệ Thống Vi Điều Khiển Với Họ 8051 Trong 10 Tiếng - Ninh Đức

Hùng Nxb Văn hóa Thông tin

10. Phương pháp đánh giá học phần:

159

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên:

trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%

160

KỸ THUẬT PLD VÀ ASIC

1. Tên học phần : kỹ thuật PLD và ASIC

2. Số tín chỉ : 2 (27,3)

3. Tính chất học phần : Bắt buộc

4. Khoa phụ trách: Khoa Điện tử

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Kỹ thuật PLD và ASIC nhằm thiết kế các hệ thống số lập trình, giới thiệu về ngôn ngữ

VHDL để lập trình hệ thống số, cách lập trình cho các mạch tổ hợp, cách lập trình cho các

mạch tuần tự.

6. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về Kỹ thuật PLD và ASIC nhằm

thiết kế các hệ thống số lập trình, giới thiệu về ngôn ngữ VHDL để lập trình hệ thống số,

cách lập trình cho các mạch tổ hợp, cách lập trình cho các mạch tuần tự.

- Kỹ năng: Học sinh Kỹ thuật PLD và ASIC nhằm thiết kế các hệ thống số lập trình, giới

thiệu về ngôn ngữ VHDL để lập trình hệ thống số.

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

7. Nội dung chi tiết học phần

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương 1:Giới thiệu các cấu trúc lập trình được

1. Giới thiệu PLD

2 PLD của hãng ALTERA

3. CPLD của hãng XILINX

4. LOGIC lập trình FPGA

3 1,2,3,4

2

5. FPGA của ALTERA

6. FPGA của XILINX

7. Phần mềm lập trình

3 1,2,3,4

3

Chương 2: Ngôn ngữ lập trình VHDL

1. Sự ra đời ngôn ngữ VHDL

2. Các thuật ngữ của VHDL

3. Mô tả phần cứng trong VHDL

3 1,2,3,4

161

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

4

4. Giới thiệu về mô hình hành vi

5. Xử lý tuần tự

6. Các kiểu đối tượng trong VHDL 3 1,2,3,4

5

7. Các kiểu dữ liệu trong VHDL

8.Các toán tử cơ bản trong VHDL

9. Chương trình con và gói 3 1,2,3,4

6

Chương 3: Thiết kế mạch tổ hợp bằng VHDL

1. Giới thiệu

2. Thiết kế mạch giải mã – mạch mã hóa

3.Thiết kế mạch đa hợp – mạch giải đa hợp

3 1,2,3,4

7

Chương 4: Các thanh ghi bộ đếm trong VHDL

1. Giới thiệu

2. Thiết kế các loại Flip – Flop

2.1. Thiết kế Flip – Flop loại JK

2.2. Thiết kế Flip – Flop loại RS

2.3. Thiết kế Flip – Flop loại T

2.4. Thiết kế Flip – Flop loại D

3 1,2,3,4

8

3. Thiết kế thanh ghi dịch

3.1. Thiết kế thanh ghi dịch vào nối tiếp ra nối tiếp

3.2. Thiết kế thanh ghi dịch vào nối tiếp ra song song

3.3. Thiết kế thanh ghi dịch vào song song ra song song

3 1,2,3,4

9

4. Thiết kế mạch đếm

4.1. Thiết kế mạch đếm Jonhson

4.2. Thiết kế mạch đếm vòng

4.3. Thiết kế mạch đếm thập phân

3 1,2,3,4

10 Thảo luận chương 1,2,3,4, 5,6,7. Bài tập chương 1,2,3,4, 5,6,7. Kiểm tra

3 1,2,3,4

8. Tài liệu học tập:

1. Bài giảng Kỹ thuật PLD và ASIC- Trường ÐH Kinh tế - Kỹ thuật CN.

9. Tài liệu tham khảo

2. Một số Ebook về VHDL

3. Thiết kế VLSI và ASIC, NXB Giáo dục, 2000.

4. Nguyên lý mạch tích hợp ASIC lập trình được, Tống Văn On, Tập 1, 2, NXB TK.

162

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên:

trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%

163

KỸ THUẬT AUDIO và VIDEO

1. Tên học phần : Kỹ thuật AUDIO và VIDEO

2. Số tín chỉ : 2 (27,3)

3. Tính chất học phần : Bắt buộc

4. Khoa phụ trách: Khoa Điện tử

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản tín hiệu âm thanh , hình ảnh. Cách tạo

tín hiệu và lưu trữ, truyền dẫn,thu phát.

6. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Cung cấp sinh viên kiến thức cơ bản về: Tín hiệu âm thanh, hình ảnh , các

mạch cơ bản . Cách tạo tín hiệu và lưu trữ, truyền dẫn,thu phát.

- Kỹ năng: Hiểu và nằm vững các thông số của các mạch âm thanh hình ảnh

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

7. Nội dung chi tiết học phần:

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG

1. Tổng quan về hệ thống âm thanh và hình ảnh

2 .Tín hiệu AUDIO. 3 1,2,3

2 3 .Tín hiệu VIDEO.

4 .Đo biên độ âm tần. 3 1,2,3

3

CHƯƠNG II : TẠO TÍN HIỆU A-V

1. Tạo tín hiệu AUDIO.

2 .Micro.

3 .Tạo tín hiệu VIDEO

3

1,2,3

4

4 .Camera

CHƯƠNG III : LƯU TRỮ TÍN HIỆU A-V

1. Lưu trữ tín hiệu A-V analog bằng băng từ, đĩa

than.

2 .Máy cassette và VIDEO catssete

3

1,2,3

5

3 .lưu trữ tín hiệu A-V digital bằng đĩa CD-VCD-

DVD.

4 .Máy CD-VCD-DVD 3

1,2,3

164

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

6

CHƯƠNG IV : TÁI TẠO ÂM THANH VÀ

HÌNH ẢNH.

1 .Kỹ thuật tái tạo âm thanh.

2 .Amply và loa

3 .Kỹ thật hiển thị hình ảnh.

3

1,2,3

7 4 .Monitor

5 .Các mạch điện cơ bản. 3 1,2,3

8 Thảo luận chương 1,2,3.4 Bài tập chương 1,2,3,4 3 1,2,3

9

CHƯƠNG V : TRUYỀN DẪN TÍN HIỆU A-V

1. Hệ thống phát thanh, truyền hình.

2 .Thu, phát AM 3

1,2,3

3 .Thu phát FM

4 .Máy thu thanh và thu hình. 1,2,3

8. Tài liệu học tập:

1. Bài giảng Kỹ thuật AUDIO và VIDEO - Trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật CN.

9. Tài liệu tham khảo

2.Kỹ thuật Audio – Video Đại học Bách khoa Hà nội

3.Bài giảng Kỹ thuật truyền hình - Trường Đại học Bách khoa Hà nội

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên:

trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%

165

VẼ KỸ THUẬT

1. Tên học phần : Vẽ kỹ thuật

2. Số tín chỉ : 2 (27,3)

3. Tính chất học phần : Bắt buộc

4. Khoa phụ trách: Khoa Cơ khí

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: các tiêu chuẩn Việt Nam về bản vẽ

kỹ thuật, đồ thức, bản vẽ hình chiếu trục đo, bản vẽ chi tiết, những quy ước biểu diễn các chi

tiết máy tiêu chuẩn, đọc, hiểu và vẽ tách các chi tiết từ một số bản vẽ lắp thông dụng

6. Mục tiêu của học phần:

- Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các phương pháp biểu diễn các vật

thể lên mặt phẳng, từ đó thành lập và đọc được các bản vẽ kỹ thuật .

- Ngoài ra môn học cũng góp phần bồi dưỡng tư duy khoa học, tác phong làm việc tỉ

mỉ, nghiêm túc, ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn kỹ thuật

7. Nội dung chi tiết học phần:

STT Nội dung Số tiết LT

Số tiết TH

Tài liệu học tập,

tham khảo

1

Chương 1: Các tiêu chuẩn trình bày một bản vẽ kỹ thuật Cơ khí 1.1. Ý nghĩa của bản vẽ kỹ thuật 1.2. Các tiêu chuẩn trình bày một bản vẽ kỹ thuật Cơ khí 1.2.1. Khổ giấy 1.2.2. Khung bản vẽ , khung tên 1.2.3. Đường nét 1.2.4. Ghi kích thước trên bản vẽ Chương 2: Vẽ hình học 2.1. Khái niệm 2.2. Vẽ nối tiếp 2.3. Vẽ một số đường cong

3 1,2,3,4,5,6

2

Chương 3:Hình chiếu vuông góc, Hình chiếu trục đo

3.1. Hình chiếu vuông góc 3.1.1. Đồ thức của điểm 3.1.2. Đồ thức của đường thẳng 3.1.3. Đồ thức của mặt phẳng 3.1.4. Các đường thẳng,mặt phẳng đặc biệt 3.1.5. Các phép biến đổi hình chiếu

3 1,2,3,4,5,6

3

3.2.Hình chiếu trục đo 3.2.1. Khái niệm 3.2.2. Phân loại 3.2.3. Dựng hình chiếu trục đo của vật thể Chương 4: Các hình biểu diễn 4.1. Hình chiếu 4.1.1. Hình chiếu cơ bản 4.1.2. Hình chiếu phụ, hình chiếu riêng phần

3 1,2,3,4,5,6

166

STT Nội dung Số tiết LT

Số tiết TH

Tài liệu học tập,

tham khảo

4

4.2. Hình cắt 4.2.1. Khái niệm 4.2.2. Phân loại 4.2.3. Ứng dụng của hình cắt 4.2.4. Ký hiệu và quy ước 4.3. Mặt cắt 4.3.1. Khái niệm 4.3.2. Phân loại . 4.3.3. Ứng dụng của mặt cắt 4.3.4. Ký hiệu và quy ước 4.4. Hình trích

3 1,2,3,4,5,6

5

Chương 5: Biểu diễn quy ước 5.1. Vẽ quy ước mối ghép ren 5.1.1. Khái niệm chung 5.1.2. Vẽ quy ước các mối ghép ren 5.2. Vẽ quy ước bánh răng 5.2.1. Khái niệm chung 5.2.2. Vẽ quy ước bánh răng trụ

5.2.3. Vẽ quy ước bánh răng côn 5.2.4. Vẽ quy ước bánh vít - trục vít 5.3. Vẽ quy ước các mối ghép khác

3 1,2,3,4,5,6

6

Chương 6: Bản vẽ chi tiết 6.1. Khái niệm về bản vẽ chi tiết 6.2. Nội dung của bản vẽ chi tiết 6.2.1. Các hình biểu diễn 6.2.2. Ghi kích thước,dung sai 6.2.3. Khung tên, khung bản vẽ 6.2.4. Điều kiện kỹ thuật 6.3. Trình tự thành lập bản vẽ chi tiết 6.3.1. Trình tự

3 1,2,3,4,5,6

7 Thảo luận chương 1,2,3,4,5,6. Bài tập chương 1,2,3,4,5,6

3 1,2,3,4,5,6

8

Chương 7: Bản vẽ lắp 7.1. Khái niệm về bản vẽ lắp 7.2. Nội dung của bản vẽ lắp 7.2.1. Các hình biểu diễn 7.2.2. Ghi kích thước,dung sai 7.2.3. Số thứ tự và bảng kê các chi tiết 7.2.4. Khung tên, khung bản vẽ 7.2.5. Điều kiện kỹ thuật 7.2.6. Một số quy ước trên bản vẽ. 7.3. Đọc và vẽ tách chi tiết từ bản vẽ lắp 7.3.1. Đọc bản vẽ lắp 7.3.2. Vẽ tách chi tiết từ bản vẽ lắp

3 1,2,3,4,5,6

167

STT Nội dung Số tiết LT

Số tiết TH

Tài liệu học tập,

tham khảo

9

Chương 8: Bản vẽ sơ đồ động 8.1. Khái niệm chung 8.2. Các hình thức biểu diễn

3 1,2,3,4,5,6

10

Chương 9: Tự động thành lập bản vẽ 2D 9.1. Khái niệm 9.2. Các nội dung cơ bản

2 1,2,3,4,5,6

11 Thảo luận chương 8,9,10. Bài tập chương 8,9,10. Kiểm tra

2 1,2,3,4,5,6

8. Tài liệu học tập:

1. Bài giảng Hình họa -Vẽ kỹ khuật - Trường Đại học KT- KT- CN

9. Tài liệu tham khảo

2. Vẽ kỹ thuật - ĐH Bách khoa Hà Nội -2003

3. Bài tập vẽ kỹ thuật - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội -1992

4. Hình học hoạ hình - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội – 1992

5. Bài tập Hình học họa hình - ĐH Bách khoa Hà nội- 2003

6. Vẽ kỹ thuật - ĐH Công nghiệp Thái nguyên- 2003

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên:

trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%

168

VẬT LIỆU KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN

TỬ

22. Tên học phần: Vật liệu kỹ thuật điện, điện tử

23. Số tín chỉ: 02.

24. Tính chất học phần: Bắt buộc.

25. Khoa phụ trách: Khoa Điện

26. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Vật liệu kỹ thuật điện, điện tử là học phần kiến thức cơ sở của chương trình đào tạo đại

học ngành công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử. Học phần trang bị cho sinh viên những kiến

thức cơ bản về tính chất vật lý, tính chất hóa học, tính chất cơ học của các loại vật liệu cách

điện, vật liệu bán dẫn, vật liệu dẫn điện, vật liệu từ và những đặc điểm, ứng dụng của các vật

liệu này trong kĩ thuật điện. Nội dung cũng đề cập đến ảnh hưởng của các yếu tố như nhiệt

độ, độ ẩm, các tác động cơ học, hóa học của môi trường làm việc đến các đặc tính điện và

tuổi thọ sử dụng của chúng trong các kết cấu thiết bị điện và hệ thống điện, đồng thời cũng

đề ra các biện pháp nhằm hạn chế các ảnh hưởng đó.

27. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Hiểu được tính chất cơ bản của các vật liệu thông dụng sử dụng trong chế

tạo, sửa chữa thiết bị điện, ứng dụng của một số vật liệu phổ biến trong kỹ thuật điện.

- Kỹ năng: Phân biệt được đặc điểm cấu tạo, tính chất, ứng dụng của các loại vật liệu

thông dụng dùng trong kỹ thuật điện.

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

28. Nội dung chi tiết học phần

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương 1: Vật liệu dẫn điện

1.1. Định nghĩa

1.2. Phân loại

1.3. Đặc tính

3 1,2,3

2 1.4. Kim loại - hợp kim và các đặc tính chính 3 1,2,3

169

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

3

Chương 2: Lưỡng kim

2.1. Định nghĩa

2.2. Dây dẫn và thanh góp bằng lưỡng kim: Thép -

Đồng

2.3. Dây dẫn lưỡng kim Đồng - Nhôm

2.4. Nhiệt lưỡng kim

3 1,2,3

4

Chương 3: Vật liệu dùng làm điện trở

3.1. Khái quát và phân loại

3.2. Những kim loại dùng làm điện trở

3.3. Hợp kim dùng làm điện trở

3 1,2,3

5 3.4. Vật liệu dùng làm tiếp điểm điện 3 1,2, 3

6

Chương 4: Vật liệu bán dẫn

4.1. Tính chất dẫn điện của chất bán dẫn

4.2. Các chất bán dẫn chính dùng trong kỹ thuật

điện

4.3. Cácbon

4.4. Silic

4.5. Gecmani

4.6. Sêlen

3 1,2, 3

7 Bài tập chương 3, 4 3 1,2,3

8

Chương 5: Vật liệu cách điện

5.1. Điện trường

5.2. Tổn hao điện môi

5.3. Bề mặt tiếp giáp

5.4. Phân loại vật liệu cách điện

3 1,2,3

9

5.5. Các nhóm cách điện cơ bản

5.6. Cách điện trong máy điện

5.7. Cách điện của khí cụ điện

3 1,2,3

170

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

10

Chương 6: Vật liệu dẫn từ

6.1. Khái quát về tính chất từ của các vật liệu

6.2. Những vật liệu từ mềm

6.3. Các vật liệu đặc biệt

6.3. Những vật liệu từ cứng

3 1,2,3

12 Bài tập chương 5,6 3 1,2,3

29. Tài liệu học tập:

[1] Nguyễn Xuân Phú, Hồ Xuân Thanh; Vật liệu kĩ thuật điện; NXB KHKT - 1998.

30. Tài liệu tham khảo:

[2] Nguyễn Đình Thắng; Vật liệu kỹ thuật điện; NXB KHKT - Hà Nội; 2005

[3] Vũ Hữu Thích, Ninh Văn Nam; Giáo trình Vật liệu điện, NXB KHKT - 2005

31. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên:

trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi trắc nghiệm, trọng số 50%

171

LÝ THUYẾT MẠCH ĐIỆN 1

32. Tên học phần: Lý thuyết mạch điện 1

33. Số tín chỉ: 03.

34. Tính chất học phần: Bắt buộc.

35. Khoa phụ trách: Khoa Điện

36. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Học phần trang bị những nội dung sau:

- Mạch điện 1 pha: các khái niệm cơ bản và các phương pháp phân tích mạch 1 pha có

hỗ cảm; không có hỗ cảm, mạch điện có dòng hình sin, không hình sin.

- Các tính chất cơ bản và các phép biến đổi tương đương mạch điện tuyến tính.

- Phương pháp phân tích mạch điện 3 pha tuyến tính ở chế độ xác lập

37. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Các phương pháp giải mạch điện 1 pha, 3 pha dòng điện hình sin và không

sin không có hỗ cảm và có hỗ cảm.

- Kỹ năng: Tính toán xác định dòng điện, điện áp tự cảm, hỗ cảm, công suất theo yêu cầu

của đề bài.

Viết hệ phương trình tìm dòng điện trong các nhánh theo từng phương pháp.

Tính chỉ số đồng hồ ampe kế và vôn kế….

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

38. Nội dung chi tiết học phần

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

172

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương 1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MẠCH

ĐIỆN

1.1. Mạch điện

1.1.1. Định nghĩa mạch điện

1.1.2 Các yếu tố hình học cơ bản của mạch

điện

1.1.3. Các thông số trạng thái của quá trình

năng lượng trong mạch

1.1.4. Các thông số đặc trưng cơ bản của

nhánh

1.1.5. Sơ đồ mạch điện

1.2. Các luật Kirhof trong mạch điện

4 1, 2, 3

2

Chương 2. MẠCH ĐIỆN CÓ DÒNG ĐIỆN

HÌNH SIN

2.1. Các đặc trưng của lượng hình sin

2.1.1. Đặc trưng của các biến điều hoà

2.1.2. Đặc trưng và so sánh các biến điều hoà

cùng tần số

2.1.3. Tần số, chu kỳ

2.1.4. Trị hiệu dụng của hàm điều hoà

2.2. Biểu diễn các biến điều hoà bằng véctơ phẳng

2.3. Phản ứng của nhánh với kích thích hình sin

2.3.1. Phản ứng của nhánh thuần trở

2.3.2. Phản ứng của nhánh thuần cảm

2.3.3. Phản ứng của nhánh thuần dung

4 1, 2, 3

3

2.4. Phản ứng của nhánh R - L - C nối tiếp với kích

thích hình sin

2.5. Các loại công suất trong mạch điện

2.6. Cộng hưởng điện áp và dòng điện.

4 1, 2, 3

173

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

4

Chương 3. PHƯƠNG PHÁP SỐ PHỨC PHÂN

TÍCH MẠCH ĐIỆN TUYẾN TÍNH Ở CHẾ ĐỘ

XÁC LẬP

3.1. Biểu diễn các cặp thông số của mạch bằng số

phức

3.1.1. Biểu diễn các biến trạng thái điều hoà

3.1.2. Biểu diễn tổng trở, tổng dẫn phức

3.1.3. Biểu diễn quan hệ dòng, áp trong nhánh

3.1.4. Biểu diễn các loại công suất trong

mạch.

4 1, 2, 3

5 Bài tập chương 1, 2, 3 4 1, 2, 3

6

3.2. Biểu diễn đạo hàm, tích phân hàm điều hoà

bằng số phức

3.3. Phương pháp dòng điện nhánh

3.4. Phương pháp dòng điện mạch vòng

3.5. Phương pháp điện thế các nút

4 1, 2, 3

7

Chương 4. CÁC PHÉP BIẾN ĐỔI TƯƠNG

ĐƯƠNG

4.1. Khái niệm về phép biến đổi tương đương.

5.1.1 Định nghĩa

5.1.2 Điều kiện biến đổi tương đương.

5.1.3 Các phép biến đổi tương đương đơn

giản

4.2. Thay một mạng 2 cực không nguồn bằng tổng

trở vào hoặc tổng dẫn vào.

4.3. Thay một mạng 2 cực có nguồn bằng máy phát

điện tương đương - Định lý máy phát điện tương

đương.

4 1, 2, 3

8 4.4. Ứng dụng định lý máy phát điện tương đương

để tính mạch điện 4 1, 2, 3

174

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

4.4.1. Tìm dòng điện, điện áp trên một nhánh

4.4.2. Điều kiện đưa công suất lớn nhất từ nguồn

đến tải

4.4.3. Biến đổi song song các nhánh có nguồn.

9

Chương 5. MẠCH ĐIỆN CÓ HỖ CẢM

5.1. Điện áp hỗ cảm

5.2. Các phương pháp tính mạch có hỗ cảm

5.3. Sơ đồ thay thế của mạch điện có hỗ cảm

5.4. Sự truyền tải năng lượng trong mạch có hỗ cảm

4 1, 2, 3

10 Bài tập chương 3, 4 4 1, 2, 3

11

Chương 6. MẠCH ĐIỆN BA PHA

6.1 Khái niệm chung về mạch 3 pha

6.2 Đặc điểm mạch 3 pha đối xứng

6.3 Các cách nối dây mạch điện 3 pha

4 1, 2, 3

12 6.4 Phương pháp phân tích mạch 3 pha đối xứng

6.5 Phương pháp phân tích mạch 3 pha không đối

xứng

4 1, 2, 3

13 Bài tập chương 4, 5 2 1, 2, 3

39. Bài tập lớn:

Sinh viên thực hành phân tích mạch điện 1 pha, 3 pha hoặc thiết kế tính toán theo một

số yêu cầu cho trước của bài toán.

Nội dung của bài tập lớn cơ bản phải có các phần:

1. Phân tích mạch điện khi chưa có hỗ cảm:

- Tính dòng điện trong các nhánh, điện áp trên các phần tử của mạch.

- Tính công suất trên các phần tử tải, nguồn

- Vẽ đồ thị véc tơ dòng điện

2. Phân tích mạch điện khi có hỗ cảm:

- Tính dòng điện trong các nhánh, điện áp trên các phần tử của mạch.

- Vẽ đồ thị véc tơ dòng điện

175

40. Tài liệu học tập:

[1]. Nguyễn Bình Thành; Cơ sở lý thuyết mạch - tập 1; NXB Khoa học và Kỹ thuật;

1970.

41. Tài liệu tham khảo:

[2]. Lại Khắc Lãi; Cơ sở lý thuyết mạch 1, 2; NXB Đại học Thái Nguyên; năm 2009.

[3]. Đặng Văn Đào - Lê Văn Doanh; Kỹ thuật điện; NXB Khoa học và Kỹ thuật; Hà nội

2001.

42. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường

xuyên: trọng số 50%.

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi trắc nghiệm, trọng số 50%.

176

LÝ THUYẾT MẠCH ĐIỆN 2

43. Tên học phần: Lý thuyết mạch điện 2

44. Số tín chỉ: 02.

45. Tính chất học phần: Bắt buộc.

46. Khoa phụ trách: Khoa Điện

47. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về:

Các khái niệm cơ bản, tính chất và các phương pháp phân tích mạch điện phi tuyến ở

chế độ xác lập có dòng không đổi, dòng xoay chiều.

Quá trình quá độ trong mạch điện tuyến tính: Các phương pháp tích phân; phương pháp

toán tử để phân tích mạch quá độ tuyến tính..

48. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản quá trình quá độ trong mạch

điện tuyến tính, mạch điện phi tuyến.

- Kỹ năng: Phân tích mạch điện phi tuyến ở chế độ xác lập và quá trình quá độ trong

mạch điện.

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

49. Nội dung chi tiết học phần

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

177

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương 7. MẠNG 4 CỰC TUYẾN TÍNH

KHÔNG NGUỒN

7.1. Khái niệm về mạng bốn cực

7.2. Phương trình dạng A của mạng bốn cực

7.3. Phương trình dạng B, Z, Y, H, G của mạng bốn cực.

3 1, 2, 3

2

7.4. Sơ đồ hình T, tương đương của mạng 4 cực

7.5. Các hàm truyền đạt của mạng 4 cực

7.6. Tổng trở vào của mạng bốn cực

7.7. Mạng bốn cực đối xứng

7.8. Mạng 4 cực có phản hồi

3 1, 2, 3

3

Chương 8. KHÁI NIỆM VỀ QUÁ TRÌNH

QUÁ ĐỘ

8.1 Định nghĩa và nguyên nhân của quá trình quá

độ

8.2 Các điều kiện đầu, các luật đóng mở

8.3 Cách xác định các điều kiện đầu

3 1, 2, 3

4

Chương 9. TÍNH QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘ BẰNG

PHƯƠNG PHÁP TÍCH PHÂN

A. Phương pháp tích phân kinh điển

9.1 Phân tích đáp ứng quá độ thành đáp ứng xác lập

mới xếp chồng với đáp ứng tự do.

9.2 Phương trình đặc trưng và dạng đáp ứng tự do

a. Cách lập phương trình đặc trưng

b. Dạng của đáp ứng tự do

9.3 Các bước tính QTQĐ bằng phương pháp tích

phân kinh điển

3 1, 2, 3

5 Bài tập chương 7, 8, 9 3 1, 2, 3

178

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

6

9.4 Khảo sát quá trình quá độ trong mạch điện đơn

giản

9.4.1 Quá trình quá độ trong mạch R- C

9.4.2 Quá trình quá độ trong mạch R- L

9.4.3 Quá trình quá độ trong mạch R- L- C

B. Phương pháp tích phân Duhamel

3 1, 2, 3

7

Chương 10. PHƯƠNG PHÁP TOÁN TỬ

LAPLACE XÉT QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘ

10.1 Nhắc lại một số kiến thức cơ bản vể phép biến

đổi Laplace

10.2 Sơ đồ toán tử và các luật Kirhof dưới dạng

toán tử Laplace

10.3 Tính quá trình quá độ bằng toán tử Laplace

3 1, 2, 3

8

Chương 11. KHÁI NIỆM VỀ MẠCH VÀ PHẦN

TỬ PHI TUYẾN

11.1 Khái niệm về mạch điện phi tuyến và phần tử

phi tuyến

11.2 Điện trở, điện cảm, điện dung phi tuyến

11.3 Tính chất mạch điện phi tuyến

11.4 Các phương pháp tính mạch điện phi tuyến

3 1, 2, 3

9

Chương 12. QUÁ TRÌNH XÁC LẬP TRONG

MẠCH PHI TUYẾN CÓ DÒNG KHÔNG ĐỔI

12.1 Phương pháp đồ thị

12.2 Phương pháp số

12.2.1 Phương pháp dò

3 1, 2, 3

10 12.2.2 Phương pháp tính lặp 3 1, 2, 3

11 Bài tập chương 4, 5, 6, 7 3 1, 2, 3

179

50. Tài liệu học tập:

[1]. Nguyễn Bình Thành; Cơ sở lý thuyết mạch - tập 1, 2; NXB Khoa học và Kỹ thuật;

1970.

51. Tài liệu tham khảo:

[2]. Lại Khắc Lãi; Cơ sở lý thuyết mạch 1, 2; NXB Đại học Thái Nguyên; năm 2009.

[3]. Đặng Văn Đào - Lê Văn Doanh; Kỹ thuật điện; NXB Khoa học và Kỹ thuật; Hà nội

2001.

52. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường

xuyên: trọng số 50%.

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%.

180

ĐIỆN TỬ TƯƠNG TỰ

1. Tên học phần : Điện tử tương tự

2. Số tín chỉ : 3 (40,10)

3. Tính chất học phần : Bắt buộc

4. Khoa phụ trách: Khoa Điện tử

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Giới thiệu cho sinh viên biết kỹ thuật xử lý thông tin dạng analog (dạng tương tự) như khuếch

đại tín hiệu, khuếch đại công suất của tín hiệu, khuếch đại thuật toán. Học phần gồm 6 chương:

- Chương 1: Khuếch đại tín hiệu nhỏ dùng transistor lưỡng cực BJT.

- Chương 2: Khuếch đại tín hiệu nhỏ dùng transistor trường FET.

- Chương 3: Ghép tầng khuếch đại và các mạch khuếch đại đặc biệt.

- Chương 4: Khuếch đại công suất.

- Chương 5: Khuếch đại thuật toán.

- Chương 6: Biến đổi điện áp và dòng điện.

6. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện tử tương tự là kỹ

thuật xử lý thông tin dạng tương tự (analog): Khái niệm về kỹ thuật tương tự, ứng dụng của các linh

kiện điện tử trong các mạch điện tử tương tự và ứng dụng của các mạch này trong hệ thống điện tử

cũng như trong thực tế.

- Kỹ năng: Biết phân tích, tổng hợp, tính toán thiết kế các mạch điện tử, sử dụng các linh kiện

trong các mạch điện tử, ứng dụng trong các hệ thống điện tử, trong thực tế đời sống.

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

7. Nội dung chi tiết học phần:

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương 1: Khuếch đại tín hiệu nhỏ dùng transistor lưỡng cực

BJT. 4 1,2,3,4,5

1. Giới thiệu chung.

2 2. Khuếch đại tín hiệu nhỏ dùng transistor lưỡng cực BJT. 4 1,2,3,4,5

3 Chương 2: Khuếch đại tín hiệu nhỏ dùng transistor trường FET.

4 1,2,3,4,5 1. Giới thiệu.

4 2. Khuếch đại tín hiệu nhỏ dùng transistor trường FET. 4 1,2,3,4,5

5 Thảo luận và Bài tập chương 1,2. 4 1,2,3,4,5

6

Chương 3: Ghép tầng khuếch đại và các mạch khuếch đại đặc

biệt 4

1,2,3,4,5

181

1. Giới thiệu chung.

2. Ghép tầng khuếch đại dùng điện dung.

3. Ghép tầng khuếch đại dùng điện cảm.

4. Ghép tầng khuếch đại trực tiếp.

7

5. Ghép tầng khuếch đại cascode.

4 1,2,3,4,5 6. Ghép tầng khuếch đại darlington.

7. Ghép tầng khuếch đại vi sai.

8

Chương 4: Khuếch đại công suất

4 1,2,3,4,5

1. Định nghĩa – Phân loại

2. Khuếch đại công suất chế độ A

3. Khuếch đại công suất chế độ B

4. Công suất của tín hiệu méo.

9 Thảo luận và Bài tập chương 3,4 3 1,2,3,4,5

10

Chương 5: Khuếch đại thuật toán.

4 1,2,3,4,5 1. Giới thiệu chung.

2. Các ứng dụng của OA.

11

Chương 6: Biến đổi điện áp và dòng điện.

4 1,2,3,4,5 1. Chỉnh lưu CS lớn không có điều khiển.

2. Chỉnh lưu 3 pha có điều khiển.

12 3. Nghịch lưu. 4 1,2,3,4,5

13 Thảo luận và Bài tập chương 5,6 3 1,2,3,4,5

8. Tài liệu học tập:

1. Bài giảng Điện tử tương tự - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật CN

9. Tài liệu tham khảo

2. Giáo trình Kỹ thuật mạch điện tử - NXB Giáo dục, 2009.

3. Kỹ thuật điện tử - Đỗ Xuân Thụ – NXB Giáo dục, 1996.

4. Kỹ thuật mạch điện tử - Phạm Minh Hà – NXB Khoa học kỹ thuật.

5. Điện tử tương tự - NXB Giáo dục 2006.

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực hành,

thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên: trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%

182

AN TOÀN NGÀNH ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

53. Tên học phần: An toàn ngành điện - điện tử

54. Số tín chỉ: 02(27,3)

55. Tính chất học phần: Bắt buộc.

56. Khoa phụ trách: Khoa Điện

57. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Học phần An toàn ngành kỹ thuật điện – điện tử là học phần kiến thức cơ sở của

chương trình đào tạo đại học ngành công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử. Học phần cung

cấp cho sinh viên phần lý thuyết, các bài tập thực hành về an toàn điện và đang trong

giai đoạn tiếp thu các kiến thức chuyên môn cơ bản nhất của ngành điện. Học phần này

trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: Công tác an toàn điện cho con người

và thiết bị điện trong các quá trình lao động và sản xuất trong các xí nghiệp Công

nghiệp, dân dụng.

58. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Hiểu được những kiến thức tổng quát về lĩnh vực An toàn điện, các biện

pháp bảo vệ an toàn điện, cấp cứu khi người bị điện giật.

- Kỹ năng: Tính toán dòng điện đi qua người, điện trở nối đất để đảm bảo an toàn điện,

cấp cứu người khi bị điện giật.

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

59. Nội dung chi tiết học phần:

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

183

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương 1: Khái niệm chung về an toàn điện

1.1. Những nguy hiểm dẫn đến tai nạn do dòng điện

gây ra

1.2. Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người

1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chấn thương

ban đầu do tai nạn điện

1.4. Điện áp tiếp xúc và điện áp bước

3 1,2,3

2

Chương 2: Các biện pháp bảo vệ an toàn điện

khi tiếp xúc trực tiếp với mạng điện

2.1.Mạng điện 1 pha

2.1.1 Mạng điện 1 pha có trung tính cách điện đối

với đất

2.1.2 Mạng điện 1 pha có trung tính trực tiếp đất

3 1,2,3

3

2.2.Mạng điện ba pha

2.2.1 Mạng điện 3 pha có trung tính cách điện đối

với đất

2.2.2 Mạng điện 3 pha có trung tính nối đất

3 1,2,3

4 2.3. Chế độ trung tính của lưới điện

3 1,2,3

5 Bài tập, kiểm tra chương 1, 2

3 1,2,3

6

Chương 3: Các biện pháp bảo vệ an toàn điện

khi tiếp xúc gián tiếp với mạng điện

3.1. Dòng điện qua người khi tiếp xúc gián tiếp

3.2. Tính toán điện trở nối đất bảo vệ an toàn

3

7 3.3. Bảo vệ bằng cách nối vỏ thiết bị đến dây trung

tính 3 1,2,3

8

3.4. Bảo vệ bằng các phương pháp ngăn cách điện

phụ

3.5. Bảo vệ bằng phương pháp ngăn cách với lưới

cung cấp điện công cộng

3 1,2,3

184

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

9

3.6. Bảo vệ bằng phương pháp cắt tự động phần tử

bị sự cố ra khỏi lưới điện

3.7. Bảo vệ nối đất

3 1,2,3

10 Chương 4: Cấp cứu người bi điện giật

4.1. Khái quát chung

4.2. Phương pháp cứu chữa người bị nạn ra khỏi

mạch điện

4.3. Các phương pháp cấp cứu

3 1,2,3

11 Bài tập, kiểm tra chương 3, 4 3 1,2,3

60. Tài liệu học tập:

[1] Nguyễn Đình Thắng; An toàn điện; NXB Giáo dục; 2004

61. Tài liệu tham khảo:

[2] Nguyễn Xuân Phú; Kỹ thuật an toàn điện; NXB KHKT; 2012

[3] Trần Quang Khánh; Bảo hộ lao động và kỹ thuật an toàn điện; NXB KHKT; 2012

62. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường

xuyên: trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%

185

ĐIỆN TỬ SỐ

1. Tên học phần : Điện tử số

2. Số tín chỉ : 2 (27,6)

3. Tính chất học phần : Bắt buộc

4. Khoa phụ trách: Khoa Điện Tử

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về toán logic, các phần tử logic và các phần tử

nhớ. Phương pháp thiết kế các hệ mạch tổ hợp, các bộ đếm và các hệ mạch dãy có nhớ khác.

6. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về toán logic, các phần tử

logic cơ bản và khái niệm về các hệ thống số

- Kỹ năng: sinh viên có thể thiết kế được một số các mạch số cơ bản dựa trên các phần tử

logic và các phần tử nhớ.

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

7. Nội dung chi tiết học phần:

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương 1: Cơ sở đại số logic.

1. Cơ sở đại số logic

2. Phương pháp biểu thị hàm logic

3 1,2,3,4

2 3. Tối thiểu hoá hàm logic 3 1,2,3,4

3

Chương 2: Mạch logic tổ hợp.

1. Khái niệm chung về mạch tổ hợp

2. Phương pháp chung xây dựng mạch tổ hợp 3

1,2,3,4

4 3.Một số mạch tổ hợp thông dụng

3 1,2,3,4

5

Chương 3: Mạch Flip-Flop

1. Giới chung về Flip – Flop

2. Các loại Flip - Flop

3 1,2,3,4

6 Thảo luận chương 1,2,3. Bài tập chương 1,2,3 3 1,2,3,4

7 3. Chuyển đổi giữa các Flip-Flop. 3 1,2,3,4

186

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

8

Chương 4: Mạch dãy.

1. Giới thiệu chung về mạch dãy.

2. Phương pháp chung về xây dựng mạch dãy

3. Ứng dụng mạch dãy

3 1,2,3,4

9

Chương 5: Bộ nhớ

1. Giới thiệu chung về bộ nhớ

2. Bộ ghi dịch

3 1,2,3,4

10 3. Xây dựng bộ nhớ từ các phần tử Lôgic 3 1,2,3,4

11 Thảo luận chương 3,4,5. Bài tập chương 3,4,5. Kiểm tra

3 1,2,3,4

8. Tài liệu học tập:

1. . Bài giảng Điện tử số - Trường ÐH Kinh tế - Kỹ thuật CN.

9. Tài liệu tham khảo

2. Kỹ thuật số - Nguyễn Thuý Vân. NXB Khoa học Kỹ thuật.

3. Thiết kế logic mạch số - Nguyễn Thuý Vân. NXB Khoa học Kỹ thuật

4. Cơ sở kỹ thuật điện tử số, ĐH Thanh Hoa Bắc Kinh. NXB Khoa học Kỹ thuật

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên:

trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%

187

NHẬP MÔN MATHLAB

63. Tên học phần: Nhập môn Matlab

64. Số tín chỉ: 02.

65. Tính chất học phần: Bắt buộc.

66. Khoa phụ trách: Khoa Điện

67. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: Phần mềm Matlab – Simulink

và ứng dụng của nó để mô phỏng các bài toán điều khiển các quá trình công nghệ thông

dụng

Học phần này đề cập các nội dung sau:

- Cơ sở Matlab

- Symbolic Matlab

- Ma trận và mảng trong Matlab

- Đồ hoạ trong MatLab

- Cơ sở phương pháp tính và ứng dụng

- Ứng dụng Simulink vào Matlab.

68. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công nghệ sử dụng máy

tính để gải quyết các bài toán kỹ thuật thay vì họ phải dùng các ngôn ngữ lập trình cấp cao.

- Kỹ năng: Thiết kế, mô phỏng được một hệ thống điện, điện tử trong công nghiệp.

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

69. Nội dung chi tiết học phần

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

188

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương 1: Cơ sở Matlab

1.1.Khái niệm vê Matlab

1.2.Bắt đầu làm quen với Matlab

1.3. Sử dụng các lệnh trực tiếp từ Matlab

1.4. Sử dụng các lệnh từ file

1.5. Dòng nhắc gán giá trị các biến

1.6. Cách tạo một hàm

1.7. Sử dụng các hàm có sẵn

1.8. Vẽ các hàm

1.9. Lưu và lấy dữ liệu

1.10. Các toán tử Logic và các lệnh điều kiện

3 1, 2, 3

2

1.11. Vòng lặp

1.12. Biến toàn cục

1.13.Một số hàm toán học

1.14. Định dạng số

3 1, 2, 3

3

Chương 2: Symbolic Matlab (Thư viện phép

toán kiểu ký được đưa vào tính số học của

Matlab)

2.1. Giới thiệu

2.2. Lệnh và hàm trong Symbolic Matlab

3 1, 2, 3

4

Chương 3: Ma trận và mảng trong

3.1. Nhập một ma trận trong Matlab

3.2. Giải hệ phương trình tuyến tính

3.3. Hạng của ma trận và điều kiện có nghiệm

3.4. Trị riêng và vectơ riêng.

3.5. Tính định thức, nghịc đảo, luỹ thừa ma trận.

3 1, 2, 3

5 Bài tập chương 1, 2, 3 3 1, 2, 3

6

Chương 4: Đồ hoạ trong MatLab

4.1. Điểm và đường

4.2. Đồ thị bánh (pie) và đồ thị cột (bar)

4.3. Vẽ các mặt

3 1, 2, 3

7

Chương 5: Cơ sở phương pháp tính và ứng dụng

5.1. Nội suy

5.2. Giải phương trình tuyến tính

5.3. Tích phân số

5.4. Biến đổi Fourier và Laplace

3 1, 2, 3

189

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

8

5.5. Hệ phương trình đại số tuyến tính

5.6. Phương trình vi phân thường

5.7. Phương pháp số trong bài toán tối ưu

3 1, 2, 3

9

Chương 6: Ứng dụng Simulink vào Matlab

6.1. Khái niệm về Simulink

6.2. Phương pháp xây dựng mô hình

6.3. Một số ví dụ cho ứng dụng Simulink vào gải

bài toán kỹ thuật

3 1, 2, 3

10

6.3. Một số ví dụ cho ứng dụng Simulink vào giải

bài toán kỹ thuật 3 1, 2, 3

11 Bài tập chương 4, 5, 6 3 1, 2, 3

70. Tài liệu học tập:

[1]. Nguyễn Phùng Quang; Matlab & Simulink; NXB Khoa học và Kỹ thuật; 2003.

71. Tài liệu tham khảo:

[2]. Nguyễn Hoàng Hải, Nguyễn Việt Anh; Lập trình matlab và ứng dụng; NXB Khoa

học và Kỹ thuật; 2005.

[3].Modern Control Systems Analysis and Design, Using Matlab and Simulink - Robert

H. Bishop (The University of Texas at Austin).

72. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường

xuyên: trọng số 50%.

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%.

190

KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG

73. Tên học phần: Kỹ thuật Đo lường

74. Số tín chỉ: 02.

75. Tính chất học phần: Bắt buộc.

76. Khoa phụ trách: Khoa Điện

77. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Giới thiệu tổng quan về kỹ thuật đo lường bao hàm các đối tượng của đo lường; các

phương pháp đo và phân loại máy đo; nguyên nhân, phân loại và đánh giá sai số của kết quả

đo; các cơ cấu hiển thị kết quả đo; các nguyên lý chuyển đổi đo lường A/D, máy biến điện áp

và dòng điện đo lường. Nguyên lý và phương pháp đo các đại lượng điện như: dòng điện,

điện áp, công suất, điện năng, hệ số công suất, góc lệch pha, tần số; đo các thông số mạch

điện.

78. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Cung cấp kiến thức cơ sở của kỹ thuật đo lường, các phương pháp đo các

đại lượng điện, đo thông số của mạch điện, đo các đại lượng không điện dùng cảm biến,

nguyên lý cấu tạo, làm việc và tính năng của máy đo, các thao tác kỹ thuật để đạt được những

yêu cầu cần thiết của phép đo.

- Kỹ năng: Sinh viên nắm được nguyên lý và phương pháp để đo các đại lượng điện và

không điện, thiết kế mạch và lựa chọn máy đo phù hợp với đối tượng đo và cách sử dụng

máy đo để thực hiện một phép đo.

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

79. Nội dung chi tiết học phần

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

191

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương 1: Khái niệm cơ bản về đo lường

1.1 Khái niệm chung về đo lường và thiết

bị đo

1.2 Đơn vị đo, chuẩn và mẫu

1.3 Cấu trúc cơ bản của dụng cụ đo

1.4 Các đặc tính cơ bản của dụng cụ đo

3 1, 2, 3

2

Chương 2: Các cơ cấu chỉ thi

2.1 Cơ cấu chỉ thị dụng cụ đo tương tự

2.2 Chỉ thị số

3 1, 2, 3

3

Chương 3: Đo điện áp và dòng điện

3.1 Ampemét

3.2 Vônmét và đồng hồ vạn năng (vạn

năng kế)

3.3 Vônmét số

3 1, 2, 3

4

Chương 4: Đo thông số mạch điện

4.1 Đo điện trở

4.2 Cầu xoay chiều

4.3 Đo điện dung và góc tổn hao tụ điện

4.4 Cầu đo điện cảm và hệ số phẩm chất

cuộn dây

4.5 Cầu R – L – C (cầu Skeleton)

4.6 Đo R – L – C bằng dụng cụ số

3 1, 2, 3

5 Bài tập chương 1, 2, 3, 4 3 1, 2, 3

6

Chương 5: Đo công suất và điện năng

1.1 Khái niệm chung

1.2 Đo công suất trong mạch 1 pha

1.3 Đo công suất tải 3 pha

3 1, 2, 3

1.4 Đo công suất phản kháng

192

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

7

1.5 Đo công suất trong mạch điện cao áp

1.6 Oátmét nhiệt điện

1.7 Công tơ đo điện năng

1.8 Đo công suất và điện năng bằng oátmét và

công tơ điện tử

3 1, 2, 3

8

Chương 6: Đo tần số, góc pha và khoảng thời

gian

2.1 Khái niệm chung

2.2 Tần số kế

2.3 Đo góc pha và khoảng thời gian

3 1, 2, 3

9

Chương 7: Dao động ký điện tử (OSCILLOS)

3.1 Sơ đồ khối của dao động ký

3.2 Ống phóng tia điện tử

3.3 Bộ khuếch đại làm lệch

3.4 Tín hiệu quét

3.5 Bộ tạo gốc thời gian (tạo sóng quét

ngang)

3.6 Sơ đồ nối của ống phóng tia điện tử

3.7 Dao động ký điện tử 2 tia

3.8 Ứng dụng của dao động ký

3 1, 2, 3

10

3.9 Các loại dao động ký điện tử

7.10 Dao động ký điện tử nhớ tương tự

7.11 Dao động ký lấy mẫu

7.12 Dao động ký điện tử nhớ số

3 1, 2, 3

11 Bài tập chương 4, 5, 6, 7 3 1, 2, 3

80. Tài liệu học tập:

193

[1] Nguyễn Văn Hòa, Bùi Đăng Thảnh, Hoàng Sỹ Hồng; Giáo trình đo lường điện và

cảm biến đo lường; NXBGD, Hà nội 2005.

81. Tài liệu tham khảo:

[2] Nguyễn Ngọc Tân, Ngô Văn Ky; Kỹ thuật đo, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật,

2003.

[3] Phạm Thượng Hàn – Nguyễn Văn Hòa – Nguyễn Trọng Quế; Kỹ thuật đo lường các

đại lượng vật lí tập 1 và 2. NXBGD, 2002.

82. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường

xuyên: trọng số 50%.

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%.

194

KHÍ CỤ ĐIỆN

83. Tên học phần: Khí cụ điện

84. Số tín chỉ: 02.

85. Tính chất học phần: Bắt buộc.

86. Khoa phụ trách: Khoa Điện

87. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Học phần khí cụ điện đề cập đến những lí luận cơ bản, các nguyên lí làm việc, cấu tạo,

đặc tính làm việc và công dụng của các khí cụ điện cơ bản ứng dụng trong kỹ thuật điện. Nội

dung môn học cũng phân biệt rõ các khí cụ đóng cắt và bảo vệ cho hạ áp, rơ le, các khí cụ

điều khiển và các khí cụ điện trong mạng điện áp cao.

88. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Nắm được những vấn đề cơ bản về lý thuyết khí cụ điện và giới thiệu cấu

tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp hiệu chỉnh và ứng dụng của các loại khí cụ điện thông

dụng, chẳng hạn như các khí cụ đóng cắt, điều khiển, bảo vệ các thiết bị điện, mạch điện hay

cả hệ thống điện.

- Kỹ năng:

o Vẽ sơ đồ nguyên lý của các khí cụ điện.

o Nhận biết, phân biệt cấu tạo, nguyên lý làm việc của các khí cụ điện hạ áp và cao áp

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

89. Nội dung chi tiết học phần

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

195

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương I: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1. Định nghĩa, phân loại khí cụ điện

1.2. Những yêu cầu cơ bản của khí cụ điện

1.3. Các vật liệu cơ bản dùng trong khí cụ điện

1.4. Sự phát nóng của khí cụ điện

1.5. Tiếp xúc điện và tiếp điểm của khí cụ điện

1.6 Hồ quang điện và phương pháp dập tắt hồ

quang điện

1.7. Lực điện động trong khí cụ điện

3 1, 2, 3,4

2

Chương II: MẠCH TỪ VÀ NAM CHÂM ĐIỆN

2.1. Khái niệm cơ bản về mạch từ

2.1.1.Định nghĩa và phân loại mạch từ

2.1.2.Các tham số cơ bản của mạch từ

2.1.3. Các định luật cơ bản của mạch từ

2.2. Từ dẫn của khe hở không khí

2.3. Giản đồ thay thế mạch từ

2.4 Các bài toán về mạch từ

2.5 Cơ cấu điện từ - nam châm điện

2.5.1. Khái niệm

2.5.2. Biểu thức lực hút của nam châm điện

2.6.Nam châm điện 1 chiều

2.7. Nam châm điện 1 pha

2.8. Nam châm điện ba pha

3 1, 2, 3,4

Chương 3: CÁC KHÍ CỤ ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN –

ĐÓNG CẮT VÀ BẢO VỆ HẠ ÁP

3.1. Các khí cụ điều khiển

3.2. Công tắc tơ

3.3. Nút ấn

3 1, 2, 3,4

196

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

3.4. Cầu chì

3.5. Cầu dao

3.6. Aptomat

3.7. Công tắc tơ, khởi động từ

4

Chương 4: RƠ LE

4.1. Các khái niệm cơ bản

4.2. RƠ LE DIỆN TỪ

4.3. RƠ LE DIỆN DỘNG

4.4. RƠ LE TỪ DIỆN

3 1, 2, 3,4

5 Bài tập chương 1, 2, 3 3 1, 2, 3,4

6

4.4. RƠ LE CẢM ỨNG

4.5. RƠ LE NHIỆT

4.6. Rơ le tốc độ

4.7. Rơ le thời gian

3 1, 2, 3,4

7

Chương 5: CÁC KHÍ CỤ ĐIỆN KHÔNG TIẾP

ĐIỂM

5.1. Khái niệm chung

5.2. Các khoá điện tử

5.3. Các Rơle điện tử

5.4. Các van điện tử công suất lớn

3 1, 2, 3,4

8

Chương 6: Tính chọn các khí cụ điện hạ áp

6.1. Tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng

6.2. Lắp đặt, bảo quản, kiểm tra các khí cụ điện

6.3. Tính toán dây quấn của khí cụ điện

3 1, 2, 3,4

9

6.4. Tính toán bảo vệ cầu chì, aptomat

6.5. Một số hư hỏng thường gặp. 3 1, 2, 3,4

197

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

10

Chương 7: CÁC KHÍ CỤ ĐIỆN CAO ÁP

7.1. Khái niệm chung

7.2. Các khí cụ điện cao áp thông dụng

3 1, 2, 3,4

11 Bài tập chương 4, 5, 6, 7 3 1, 2, 3,4

90. Tài liệu học tập:

[1] Phạm Văn Chới, Bùi Tín Hữu, Nguyễn Tiến Tôn; Khí cụ điện; NXB KHKT; 2005.

91. Tài liệu tham khảo:

[2] Nguyễn Xuân Phú ,Tô Đằng; Khí cụ điện ; NXB KHKT - 1998.

[3] Nguyễn Hồng Thái; Các phần tử tự động trong hệ thống điện; NXB KHKT; 2002.

[4] Giáo trình Khí cụ điện; Trường ĐH Bách khoa Hà nội

92. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường

xuyên: trọng số 50%.

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi trắc nghiệm, trọng số 50%.

198

MÁY ĐIỆN

93. Tên học phần: Máy điện

94. Số tín chỉ: 03.

95. Tính chất học phần: Bắt buộc.

96. Khoa phụ trách: Khoa Điện

97. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Học phần máy điện bao gồm những nội dung kiến thức sau đây: các kiến thức cơ bản về

máy biến áp, máy điện một chiều, máy điện xoay chiều không đồng bộ và đồng bộ. Nội dung

bao gồm cấu tạo, nguyên lí làm việc, từ trường trong máy, các quan hệ điện từ, các đặc tính

làm việc cơ bản, ưu nhược điểm của các máy điện thông dụng và những ứng dụng của chúng

trong công nghiệp và đời sống. Môn học cũng đề cập đến các loại máy điện đặc biệt sử dụng

trong đo lường, điều khiển và tự động hoá.

Nội dung chính học phần:

- Máy biến áp: Khái niệm chung, quan hệ điện từ trong máy biến áp,các đặc tính làm việc

ở tải đối xứng máy biến áp, máy biến áp với tải không đối xứng, các máy biến áp đặc biệt

- Những vấn đề lý luận chung của máy điện quay: Nguyên lý làm việc và sự biến đổi

năng lượng, dây quấn của máy biến áp, sức điện động của máy điện quay.

- Máy điện không đồng bộ: Khái niệm chung, cấu tạo, nguyên lý làm việc lµm viÖc, các

loại động cơ không đồng bộ đặc biệt.

- Máy điện một chiều: Đại cương về máy điện một chiều, quan hệ điện từ trong máy điện

một chiều, từ trường lúc có tải, đổi chiều, máy phát điện một chiều, động cơ điện một

chiều, máy điện một chiều và xoay chiều đặc biệt.

98. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Lý thuyết máy điện một chiều, máy biến áp và máy điện xoay chiều :

nguyên lý làm việc, kết cấu, đặc tính làm việc và lĩnh vực sử dụng của các loại máy điện một

chiều, máy biến áp và máy điện xoay chiều.

- Kỹ năng: Biết cách ứng dụng, sử dụng, vận hành máy điện, xác định nguyên nhân hư

hỏng và cách khắc phục.

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

99. Nội dung chi tiết học phần

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

199

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Mở đầu

Phần 1: Máy biến áp

Chương 1: Khái niệm chung

1.1. Đại cương

1.2. Nguyên lý làm việc cơ bản

1.3. §Þnh nghÜa

1.4. Các đại lượng định mức.

1.5. Các loại máy biến áp

1.6. Cấu tạo máy biến áp

1.7. Tổ nối dây máy biến áp

4 1, 3, 4

2

Chương 2: Quan hệ điện từ trong máy biến áp

2.1. Các phương trình cơ bản

2.2. Mạch điện thay thế máy biến áp

2.3. Đồ thị véc tơ

2.4. Cách xác định các tham số bằng thí nghiệm

4 1, 3, 4

3

Chương 3: Các đặc tính làm việc ở tải đối xứng

máy biến áp.

3.1. Giản đồ năng lượng

3.2. Độ thay đổi điện áp và cách điều chỉnh điện áp

3.3. Hiệu suất

3.4. Ghép các máy biến áp làm việc song song

Chương 4: Các máy biến áp đặc biệt

4.1. Máy biến áp 3 dây quấn

4.2. Máy biến áp tự ngẫu

4.3. Các máy biến áp đặc biệt

4 1, 3, 4

200

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

4

Phần 2: Những vấn đề lý luận chung của máy

điện quay

Chương 5: Dây quấn máy điện quay

5.1. Dây quấn máy điện xoay chiều

5.1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại các thông số

của dây quấn

5.1.2. Dây quấn 3 pha với q là số nguyên

5.1.3. Dây quấn 2 pha và 1 pha

5.2. Dây quấn máy điện một chiều

5.2.1. Nhiệm vụ, cấu tạo, phân loại

5.2.2. Dây quấn xếp đơn

5.2.3. Dây quấn xếp phức tạp

5.2.4. Dây quấn sóng đơn giản

5.2.5. Dây quấn sóng đơn giản

4 1, 3, 4

5 Bài tập chương 1, 2, 3, 4, 5 4 1, 3, 4

6

Phần 3: Máy điện không đồng bộ

Chương 6: Cấu tạo và nguyên lý làm việc

6.1. Phân loại, cấu tạo

6.2. Nguyên lý làm việc

6.3. Các đại lượng định mức

6.4. Công dụng của máy điện không đồng bộ

Chương 7: Quan hệ điện từ trong máy điện

không đồng bộ

7.1. Máy điện không đồng bộ khi roto đứng yên

7.2. Máy điện không đồng bộ khi roto quay

7.3. Các chế độ làm việc, giản đồ năng lượng và đồ

thị véc tơ của máy điện không đồng bộ

4 1, 3, 4

7 7.6. Biểu thức moment điện từ của máy điện KĐB

7.7. Các mô men phụ 4 1, 3, 4

201

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

7.8. Các đặc tính làm việc

7.9. Các đặc tính của máy điện không đồng bộ

trong điều kiện không định mức

Chương 8: Mở máy, điều chỉnh tốc độ và hãm

điện từ máy điện KĐB

8.1. Quá trình mở máy của máy điện KĐB

8.2. Các phương pháp mở máy

8.3. Điều chỉnh tốc độ

8.4. Các phương pháp hãm động cơ không đồng bộ

8

Phần 4: MÁY ĐIỆN ĐỒNG BỘ

Chương 9: Cấu tạo và nguyên lý làm việc

9.1. Phân loại và cấu tạo

9.2. Nguyên lý làm việc

Chương 10: Các quan hệ điện từ trong máy điện

đồng bộ

10.1. Các phương trình cơ bản

10.2. Phương trình cân bằng điện áp và đồ thị véc

tơ của máy phát đồng bộ

10.3. Cân bằng năng lượng trong máy điện đồng

bộ

10.4. Các đặc tính góc của máy điện đồng bộ

4 2, 3, 4

9

Phần 5: Máy điện một chiều

Chương 11: Đại cương về máy điện một chiều

11.1. Nguyên lý làm việc

11.2. Cấu tạo của Máy điện một chiều

11.3. Các trị số định mức

Chương 12: Các quan hệ điện từ trong máy điện

một chiều

12.1. Sức điện động cảm ứng trong dây quấn

12.2. Mô men điện từ và công suất điện từ

4 2, 3, 4

202

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

12.3. Cân bằng năng lượng – Tổn hao và hiệu suất

10 Bài tập chương 6, 7, 8, 9, 10, 11 4 1, 2, 3, 4

11

Chương 13: Đổi chiều

13.1. Nguyên nhân sinh ra tia lửa trên vành góp

13.2. Quá trình đổi chiều

13.3. Phương pháp cải thiện đổi chiều

Chương14: Máy phát điện một chiều

14.1. Những khái niệm cơ bản

14.2. Máy phát điện một chiều kích từ độc lập

14.3. Máy phát điện một chiều kích thích song

song

14.4. Máy phát điện một chiều kích từ nối tiếp

14.5. Máy phát điện một chiều kích từ hỗn hợp

4 2, 3, 4

12 Chương 15: Động cơ điện một chiều

15.1. Những khái niệm cơ bản

15.2. Mở máy động cơ một chiều

15.3. Đặc tính cơ và điều kiện làm việc ổn định của

động cơ với tải.

15.4. Động cơ một chiều kích từ song song và kích

từ độc lập

15.5. Động cơ kích từ nối tiếp

15.6. Động cơ một chiều kích từ hỗn hợp

4 2, 3, 4

13 Bài tập chương 12, 13, 14, 15 2 2, 3, 4

100. Tài liệu học tập:

[1] Vũ Gia Hanh, Trần Khánh Hà, Phan tử Thụ, Nguyễn văn Sáu; Máy điện 1; NXB

KHKT, Hà nội 2006

[2] Vũ Gia Hanh, Trần Khánh Hà, Phan tử Thụ, Nguyễn văn Sáu; Máy điện 2; NXB

KHKT, Hà nội 2006.

101. Tài liệu tham khảo:

203

[3] Pham văn Bình, Lê văn Doanh; Máy Biến áp (Lí thuyết , vận hành, bảo dưỡng, thử

nghiệm ); NXBKHKT, Hà nội 2002.

[4] Lê Văn Doanh, Đặng Văn Đào; Kỹ thuật điện; NXB KHKT, Hà nội 2005.

102. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường

xuyên: trọng số 50%.

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%.

204

KỸ THUẬT CẢM BIẾN

103. Tên học phần: Kỹ thuật Cảm biến

104. Số tín chỉ: 02.

105. Tính chất học phần: Bắt buộc.

106. Khoa phụ trách: Khoa Điện

107. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Học phần Kỹ thuật cảm biến là học phần kiến thức ngành của chương trình đào tạo đại

học ngành công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử. Học phần trang bị các khái niệm chung về

cảm biến và nguyên lý cấu tạo, hoạt động của các loại cảm biến (phân loại theo nguyên lý

gồm: cảm biến điện trở, cảm biến điện từ, cảm biến tĩnh điện, cảm biến nhiệt, cảm biến

quang điện).

108. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức:

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ sở lý thuyết của kỹ thuật cảm biến, các loại

khái niệm cơ bản của kỹ thuật cảm biến, cấu tạo và nguyên lý của từng loại cảm biến.

- Kỹ năng:

Hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phạm vi ứng dụng của các loại cảm biến

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

109. Nội dung chi tiết học phần

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

205

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương 1: Các khái niệm và đặc trưng

cơ bản

1.1. Khái niệm và phân loại cảm biến

1.2. Các đặc trưng cơ bản của cảm biến

1.3. Nguyên lý chung chế tạo cảm biến

1.4. Nhiễu trong các bộ cảm biến và mạch

truyền dẫn.

3 [1] đến [5]

2

Chương 2: Cảm biến đo quang

2.1 Tính chất và đơn vị đo ánh sang

2.2 Cảm biến quang dẫn

2.3 Cảm biến quang điện phát xạ

3 [1] đến [5]

3

Chương 3: Cảm biến đo nhiệt độ

3.1 Khái niệm chung

3.2. Nhiệt kế giãn nở

3 [1] đến [5]

4

3.3. Nhiệt kế điện trở

3.4. Cặp nhiệt ngẫu

3.5. Hỏa kế

3 [1] đến [5]

5 Bài tập chương 1, 2, 3 3 [1] đến [5]

6

Chương 4: Cảm biến đo vi trí và dich chuyển

4.1 Nguyên lý đo

4.2. Điện thế kế điện trở

4.3. Cảm biến điện cảm

4.4. Cảm biến điện dung

3 [1] đến [5]

7

Chương 5: Cảm biến đo biến dạng

5.1. Biến dạng và phương pháp đo

5.1.1. Một số khái niệm cơ bản về biến dạng

5.1.2. Phương pháp đo biến dạng

5.2. Cảm biến điện trở kim loại

5.3. Cảm biến áp trở silic

5.4. Đầu đo trong chế độ động

5.5. Cảm biến dây rung

3 [1] đến [5]

8

Chương 6: Cảm biến đo lực:

6.1. Nguyên lý đo lực

6.2. Cảm biến áp điện

3 [1] đến [5]

206

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

6.2.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

6.2.2. Cảm biến thạch anh kiểu vòng đệm

6.2.3. Cảm biến thạch anh nhiều thành phần

6.2.4. Mạch đo

6.3. Cảm biến từ giảo

6.4. Cảm biến đo lực dựa trên phép đo dịch chuyển

6.5. Cảm biến xúc giác

9

Chương 7: Cảm biến đo vận tốc, gia tốc và rung

7.1. Cảm biến đo vận tốc

7.1.1. Nguyên lý đo

7.1.2. Tốc độ kế điện từ

7.1.3. Tốc độ kế xung

7.2. Cảm biến đo rung và gia tốc

7.2.1. Nguyên lý đo

7.2.2. Cảm biến đo tốc độ rung

7.2.3. Gia tốc kế áp điện

7.2.4. Gia tốc kế áp trở

3 [1] đến [5]

10

Chương 8: Cảm biến đo áp suất

8.1. Áp suất và nguyên lý đo áp suất

8.2. Áp kế dùng dịch thể

8.3. Áp kế điện

3 [1] đến [5]

11 Bài tập chương 4, 5, 6, 7, 8 3 [1] đến [5]

110. Tài liệu học tập:

[1]. Giáo trình Cảm biến; Phan Quốc Ngô (Chủ biên), Nguyễn Đức Chiến; NXB KHKT, Hà

nội 2002

111. Tài liệu tham khảo:

[2]. Các bộ cảm biến trong kỹ thuật đo lường và điều khiển. Lê Văn Doanh – Phạm Thượng

Hàn – Nguyễn Văn Hòa – Võ Thạch Sơn – Đào Văn Tân. NXB KHKT 2003.

[3]. Kỹ thuật đo lường các đại lượng vật lí I và II. NXB KHKT . Phạm Thượng Hàn –

Nguyễn Văn Hòa – Nguyễn Trọng Quế - Nguyễn Thị Vấn. Tái bản 2003.

207

[4]. Nguyễn Văn Hòa, Bùi Đăng Thảnh, Hoàng Sỹ Hồng; Giáo trình đo lường điện và cảm

biến đo lường; NXBGD, Hà nội 2005

[5]. Sensor and Signal conditioning. Rainon Pallas – reny and John. Webster.

112. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường

xuyên: trọng số 50%.

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%.

208

LÝ THUYẾT ĐIỀU KHUYỂN TỰ

ĐỘNG

113. Tên học phần: Lý thuyết điều khiển tự động

114. Số tín chỉ: 02.

115. Tính chất học phần: Bắt buộc.

116. Khoa phụ trách: Khoa Điện

117. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Học phần lý thuyết điều khiển tự động bao gồm những nội dung kiến thức sau: Khái

niệm và các nguyên tắc của hệ điều khiển phản hồi tuyến tính; mô tả toán học hệ điều khiển

tuyến tính bằng sơ đồ cấu trúc và hàm truyền đạt, đặt tính tần số, không gian trạng thái ; xét

ổn định và xác định thông số làm cho hệ ổn định, đánh giá chất lượng hệ điều khiển tuyến

tính; tổng hợp hệ bằng bộ điều chỉnh PID, bù nhiễu, bù tín hiệu vào...

118. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức chung nhất về hệ thống điều khiển

tuyến tính; phương pháp mô tả toán học hệ điều khiển; phân tích và đánh giá hệ thống ở chế

độ xác lập và quá độ từ đó đưa ra các phương pháp tổng hợp và hiệu chỉnh hệ thống điều

khiển tuyến tính.

- Kỹ năng:

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

119. Nội dung chi tiết học phần

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

209

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương 1: Khái niệm chung về điều khiển tự

động

1.1. Các khái niệm cơ bản

1.2. Phép biến đổi Laplace

1.3. Phép tính ma trận

1.4. Phương trình trạng thái, không gian trạng thái,

khảo sát hệ thống trong miền thời gian

3 [1] đến [5]

2

Chương 2: Mô tả động học hệ tuyến tính

2.1.Các đặc tính của phần tử

2.2. Các khâu động học cơ bản

2.3. Các đặc tính của hệ thống điều khiển tự động

3 [1] đến [5]

3

Chương 3: Khảo sát tính ổn đinh của hệ thống

ĐKTĐ

3.1. Khái niệm chung về ổn định

3.2. Các tiêu chuẩn ổn định đại số

3.3. Các tiêu chuẩn ổn định tần số

3 [1] đến [5]

4 3.4. Phương pháp phân chia miền D

3.5. Phương pháp quỹ đạo nghiệm số 3 [1] đến [5]

5 Bài tập chương 1, 2, 3 3 [1] đến [5]

6

Chương 4: Phân tích chất lượng hệ thống

4.1. Tính sai số của hệ thống ở trạng thái xác lập

4.2. Tính quá trình quá độ của hệ thống

4.3. Giải phươngtrình trạng thái của hệ thống

4.4. Đánh giá chất lượng của hệ thống qua các chỉ

tiêu tích phân

3 [1] đến [5]

210

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

7

Chương 5: Tổng hợp hệ thống điều khiển tự

động tuyến tính

5.1. Tổng hợp hệ thống bằng cách thay đổi thông số

5.2. Tổng hợp hệ thống bằng cách thay đổi cấu trúc

của hệ

5.3. Nguyên lý bất biến và điều khiển bù

5.4. Thiết bị điều khiển tỷ lệ - Tích phân – Vi phân

(PID)

3 [1] đến [5]

8

5.5. Điều kiện phân ly của hệ thống

5.6. Tính điều khiển được và quan sát được của hệ

thống tuyến tính liên tục

Chương 6: Hệ thống điều khiển xung - Số

6.1. Mô tả toán học của hệ thống điều khiển xung -

số

6.2. Phương trình trạng thái của hệ thống điều khiển

xung - số

3 [1] đến [5]

9

6.3. Phép biến đổi Z

6.4. Hàm truyền đạt của hệ thống điều khiển xung -

số

6.5. Tính ổn định của hệ thống điều khiển xung - số

6.6. Tính quá trình quá độ của hệ thống điều khiển

xung - số

6.7. Phân tích hệ thống có máy tính số

3 [1] đến [5]

10

6.8. Bộ điều khiển PID số

6.9. Tính điều khiển được và quan sát được của hệ

thống điều khiển xung - số 3 [1] đến [5]

11 Bài tập chương 4, 5, 6, 7 3 [1] đến [5]

120. Tài liệu học tập:

211

[1] Phạm Công Ngô; Lý thuyết điều khiển tự động; NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội,

1996.

121. Tài liệu tham khảo:

[2] Nguyễn Doãn Phước; Lý thuyết điều khiển tuyến tính; NXB khoa học và kỹ thuật, Hà

Nội, 2002.

[3] Nguyễn Thương Ngô; Lý thuyết tự động thông thường và hiện đại - Quyển 1 hệ tuyến

tính; NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2005

[4] Nguyễn Văn Hoà; Cơ sở lý thuyết điều khiển tự động; NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà

Nội, 1998.

[5] Nguyễn Thị Phương Hà; Lý thuyết điều khiển tự động; NXB Khoa học và kỹ thuật,

Hà Nội, 1999

122. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường

xuyên: trọng số 50%.

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi trắc nghiệm, trọng số 50%.

212

TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN

123. Tên học phần: Truyền động điện

124. Số tín chỉ: 02.

125. Tính chất học phần: Bắt buộc.

126. Khoa phụ trách: Khoa Điện

127. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Học phần Truyền động điện bao gồm những nội dung kiến thức sau đây : Khái niệm

chung về hệ thống truyền động điện (TĐĐ) và các đặc tính cơ của động cơ điện, các phương

pháp điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều, xoay chiều. Phân tích quá trình điện, điện từ, cơ

trong hệ truyền động điện dùng các bộ biến đổi; phương pháp chung tính chọn công suất

động cơ điện.

128. Mục tiêu của học phần:

Học phần “Truyền động điện” thuộc khối kiến thức chuyên ngành chung của các

nghành Cao đẳng kỹ thuật chuyên ngành điện. Mục tiêu nhằm cung cấp cho sinh viên kiến

thức cơ bản về đặc tính, cấu tạo, quá trình năng lượng, vận hành và ứng dụng của các hệ

thống truyền động điện. Nắm vững cấu tạo, nguyên lý làm việc của các hệ thống truyền động

điện, phương pháp thiết kế và lắp đặt và vận hành các hệ thống truyền động điện, các phương

pháp điều chỉnh tốc độ truyền động điện thường được sử dụng trong công nghiệp, chọn được

đúng động cơ cho hệ thống truyền động điện.

- Kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đặc tính cơ, quá trình khởi

động, các trạng thái hãm, điều chỉnh tốc độ các loại động cơ điện, qúa trình quá độ điện cơ và

chọn công suất động cơ trong các hệ thống truyền động điện.

- Kỹ năng: Có kĩ năng sử dụng các loại động cơ điện trong công nghiệp.

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

129. Nội dung chi tiết học phần

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

213

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương 1- Những khái niệm cơ bản về hệ thống

truyền động điện

1.1. Cấu trúc chung và phân loại

1.2. Khái niệm chung về đặc tính cơ động cơ

điện

1.3. Đặc tính cơ máy sản xuất

1.4. Trạng thái làm việc của động cơ điện

1.5. Qui đổi mômen cản, lực cản, momen quán

tính , lực quán tính

3 [1] đến [6]

2

1.6. Phương trình động học của truyền động

điện

1.7. Điều kiện ổn định tĩnh truyền động điện

1.8. Động học của khớp nối mềm

Chương 2: Đặc tính cơ của động cơ điện

2.1. Khái niệm chung

2.2. Đặc tính cơ động cơ điện 1 chiều kích từ

độc lập

3 [1] đến [6]

3

2.3. Đặc tính cơ động cơ điện 1 chiều kích từ nối

tiếp

2.4. Đặc tính cơ động cơ điện không đồng bộ

3 [1] đến [6]

4

2.5. Đặc tính cơ động cơ điện đồng bộ

Chương 3: Điều chỉnh tốc độ truyền động điện

3.1. Sai số tốc độ

3.2. Độ trơn của điều chỉnh tốc độ

3.3. Dải điều chỉnh tốc độ

3.4. Sự phù hợp giữa đặc tính điều chỉnh và đặc

tính tải

3.5. Chỉ tiêu kinh tế

3 [1] đến [6]

3.6. Các chỉ tiêu khác

3.7. Tổn thất năng lượng khi điều chỉnh

214

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

5 Bài tập chương 1, 2, 3 3 1, 2, 3

6

Chương 4: Điều chỉnh tốc độ động cơ điện một

chiều

4.1. Khái niệm chung

4.2. Nguyên lý điều chỉnh điện áp phần ứng

4.3. Nguyên lý điều chỉnh từ thông động cơ

3 [1] đến [6]

7

4.4. Hệ thống truyền động máy phát động cơ

một chiều ( F - Đ )

4.5. Hệ thống chỉnh lưu - động cơ 1 chiều

3 [1] đến [6]

8

4.6. Các hệ truyền động điều chỉnh xung áp -

động cơ một chiều

4.7. Ổn định tốc độ làm việc của truyền động

điện một chiều

Chương 5: Điều chỉnh tốc độ động cơ điện

không đồng bộ

5.1. Điều chỉnh điện áp động cơ

5.2. Điều chỉnh điện trở mạch Roto

5.3. Điều chỉnh công suất trượt

5.4. Điều chỉnh tần số nguồn cung cấp

3 [1] đến [6]

9

Chương 6: Điều chỉnh tốc độ động cơ điện đồng

bộ

6.1. Khái quát chung

6.2. Mô tả toán học động cơ đồng bộ

6.3. Động cơ đồng bộ trong chế độ xác lập

6.4. Sự tương đồng giữa truyền động động cơ

đồng bộ và động cơ 1 chiều

3 [1] đến [6]

215

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

6.5. Phân loại hệ truyền động điều chỉnh tốc

độ động cơ đồng bộ

6.6. Điều chỉnh tốc độ dùng biến tần nguồn điện

áp

6.7. Điều chỉnh tốc độ dùng biến tần nguồn

dòng.

10

Chương 7: Chọn công suất động cơ và phương

pháp bảo vệ cho hệ thống truyền động điện.

7.1. Khái niệm

7.2. Phát nóng và nguội lạnh máy điện

7.3. Các chế độ làm việc của T. Đ. Đ

7.4. Chọn động cơ cho truyền động không điều

chỉnh tốc độ

7.5. Chọn động cơ cho truyền động có điều

chỉnh tốc độ.

7.6. Bảo vệ cho hệ truyền động điện

3 [1] đến [6]

11 Bài tập chương 4, 5, 6, 7 3 1, 2, 3

130. Tài liệu học tập:

[1]. Bùi Quốc Khánh, Nguyễn Văn Liễn, Nguyễn Thị Hiền, Truyền động điện – NXB

KHKT, 2001.

131. Tài liệu tham khảo:

[2]. Bùi Đình Tiếu, Phạm Duy Nhi, Cơ sở truyền động điện - Hà Nội 1983.

[3]. Nguyễn Phùng Quang, Điều khiển tự động động co điện xoay chiều ba pha - Nhà

xuất bản Giáo Dục 1998.

[4].Võ Quang Lạp, Trần Xuân Minh, Kỹ Thuật biến đổi - ĐH kỹ thuật Công Nghiệp 1999.

[5].Võ Minh Chính, Phạm Quốc Hải, Trần Trọng Minh. Điện Tử công suất, Hà Nội 2004.

[6]. Nguyễn Bính. Điện Tử Công suất, Hà Nội 2004

132. Phương pháp đánh giá học phần:

216

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường

xuyên: trọng số 50%.

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%.

217

HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN

133. Tên học phần: Hệ thống cung cấp điện

134. Số tín chỉ: 02.

135. Tính chất học phần: Bắt buộc.

136. Khoa phụ trách: Khoa Điện

137. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Học phần Hệ thống cung cấp điện là học phần kiến thức cơ sở của chương trình đào tạo

đại học ngành công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử. Học phần trang bị những kiến thức sau:

Những vấn đề chung về hệ thống cung cấp điện (mạng điện xoay chiều 3 pha cung cấp cho

một xí nghiệp công nghiệp hay một hộ tiêu thụ điện bất kỳ); Tính toán phụ tải điện; Kết cấu

và những dạng sơ đồ cơ bản của một mạng cung cấp điện; Trạm biến áp và trạm phân phối;

Tính toán ngắn mạch trong hệ thống cung cấp điện; Tính chọn và kiểm tra thiết bị trong hệ

thống cung cấp điện; Các giải pháp tiết kiệm điện năng trong hệ thống cung cấp điện.

138. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: Hệ thống điện công

nghiệp nói chung và mạng điện phân xưởng nói riêng. Phương pháp tính chọn, kiểm tra các

thiết bị trong hệ thống cung cấp điện phân xưởng, nhà máy, xí nghiệp, các công trình dân

dụng.

- Kỹ năng: Thiết kế được một hệ thống cung cấp điện cho xí nghiệp công nghiệp hay bất

cứ hộ phụ tải nào trong thực tế. Thiết kế bảo vệ hay giải pháp nâng cao chất lượng điện năng

cho hệ thống cung cấp điện.

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

139. Nội dung chi tiết học phần

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

218

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương 1: Những vấn đề chung về hệ thống

cung cấp điện

1.1. Những đặc điểm của quá trình sản xuất và phân

phối điện năng.

1.2. Các dạng nguồn điện

1.3. Khái niệm về mạng lưới điện

1.4. Phân loại các thiết bị điện và đặc điểm của các

loại thiết bị sử dụng điện

1.5. Những chỉ tiêu cơ bản của chất lượng điện

năng

3 1, 2, 3

2

Chương 2: Phụ tải điện

2.1. Đặt vấn đề

2.2. Đồ thị phụ tải điện

2.3. Các đại lượng tính toán và các thông số thường

gặp

2.4. Các phương pháp xác định phụ tải tính toán

2.5. Xác định phụ tải đỉnh nhọn

2.6. Xác định phụ tải tính toán của phân xưởng và

xí nghiệp

3 1, 2, 3

3

Chương 3: Mạng điện cung cấp

3.1. Vai trò và yêu cầu cơ bản của mạng điện xí

nghiệp

3.2. Chọn cấp điện áp cho mạng điện

3.3. Các sơ đồ nối dây cơ bản của mạng điện

3 1, 2, 3

4

3.4. Kết cấu của mạng điện xí nghiệp

3.5. Thông số của các phần tử trong mạng điện

3.6. Tổn thất điện áp trong mạng điện xí nghiệp

3.7. Tổn thất công suất và năng lượng trong mạng

điện xí nghiệp

3.8. Nối đất trong mạng điện

3 1, 2, 3

219

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

5 Bài tập chương 1, 2, 3 3 1, 2, 3

6

Chương 4: Trạm biến áp

4.1. Các loại trạm điện thường dùng trong xí nghiệp

4.2. Bản đồ phu tải

4.3. Chọn vị trí, số lượng và dung lượng trạm

4.4. Khả năng quá tải của máy biến áp

4.5. Chọn dung lượng của máy biến áp khi phụ tải

không cân bằng

4.6. Sơ đồ nối dây của trạm biến áp và trạm phân

phối

4.7. Vận hành trạm biến áp

3 1, 2, 3

7

Chương 5: Tính toán ngắn mạch trong mạng

điện xí nghiệp

5.1. Khái niệm chung

5.2. Quá trình quá độ khi ngắn mạch 3 pha và các

thành phần của dòng ngắn mạch

5.3. Các bước tiến hành tính toán ngắn mạch

3 1, 2, 3

8

5.4. Tính ngắn mạch trong lưới điện áp thấp

5.5. Ảnh hưởng của lực điện động do dòng ngắn

mạch gây nên.

3 1, 2, 3

9

Chương 6: Chọn và kiểm tra thiết bi điện

6.1. Những điều kiện chung để chọn và kiểm tra

thiết bị điện

6.2. Chọn và kiểm tra cầu chì.

6.3. Chọn và kiểm tra áp tô mát

6.4. Chọn và kiểm tra thanh cái, cáp và dây dẫn

6.5. Chọn và kiểm tra máy biến dòng và máy biến

áp đo lường

6.6. Chọn và kiểm tra tủ phân phối và tủ động lực

3 1, 2, 3

220

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

10

Chương 7: Hệ số công suất cosφ, và các giải pháp

tiết kiệm điện năng

7.1. Khái niệm hệ số công suất cos

7.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hệ số công suất

cos

7.3. Các phương pháp nâng cao hệ số công suất

cos

7.3.1 Nâng cao hệ số công suất bằng phương

pháp tự nhiên

7.3.2 Nâng cao hệ số công suất bằng phương pháp

nhân tạo

3 1, 2, 3

11 Bài tập chương 4, 5, 6, 7 3 1, 2, 3

140. Tài liệu học tập:

[1] Nguyễn Công Hiền, Nguyễn Xuân Phú, Nguyễn Bội Khuê; Cung cấp điện; NXB KH

và KT Hà Nội; 1998.

141. Tài liệu tham khảo:

[2] Nguyễn Công Hiền, Nguyễn Mạnh Hoạch; Hệ thống cung cấp điện của xí nghiệp

công nghiệp, đô thị và nhà cao tầng; NXB KH và KT 2005.

[3] Trần Quang Khánh; Hệ thống cung cấp điện, Tập 1+2; NXB KH và KT Hà Nội;

2005.

142. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường

xuyên: trọng số 50%.

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%.

221

KỸ THUẬT VI XỬ LÝ 1

1. Tên học phần : Kỹ thuật vi xử lý 1

2. Số tín chỉ : 3 (39,6)

3. Tính chất học phần : Bắt buộc

4. Khoa phụ trách: Khoa Điện tử

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Kỹ thuật vi xử lý 1 là môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức về phương pháp xây

dựng cũng như điều khiển hoạt động của một hệ thống có sự tham gia của bộ vi xử lý. Cách

thức ghép nối bộ vi xử lý với hệ thống nhớ, hệ thống vào ra và từ đó viết chương trình điều

khiển hệ thống theo một chương trình định sẵn. Chương trình định sẵn có thể nằm trong hoặc

nằm ngoài bộ vi xử lý và được viết dựa trên một tập lệnh được xây dựng trước cho các bộ vi

xử lý.

6. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về: biểu diễn thông tin trong

hệ thống máy tính, kiến trúc phần mềm của bộ vi xử lý 8088/8086, lập trình hợp ngữ

trên IBM-PC, ghép nối vi xử lý với bộ nhớ, ghép nối vào ra của 8088, ngắt và xử lý

ngắt trong 8088, vào ra điều khiển bằng DMAC. Thông qua hệ vi xử lý 8088 và bộ vi

điều khiển họ 8051 sinh viên nắm được nguyên lý hoạt động của hệ vi xử lý đồng thời

nắm được hoạt động của các bộ vi điều khiển AVR (ATmega xx) và PIC (16xx, ...)..

- Kỹ năng: Lập trình và ghép nối các thiết bị ngoại vi, bộ nhớ.

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

7. Nội dung chi tiết học phần:

TT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

tham

khảo

1 Chương 1. Giới thiệu chung về VXL và MT

3

1.1. Lịch sử phát triển của bộ VXL máy tính 1,2,3,4

1.2. Tổng quan hệ vi xử lý

2 Chương 2 : Biểu diễn thông tin trong hệ thống

2.1. Hệ đếm 1,2,3,4

2.2. Biểu diễn số nguyên

222

TT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

tham

khảo

2.3. Biểu diễn số thực 3

2.4. Biểu diễn ký tự

2.5. Mã BCD (Binary Codded Decimal)

2.6. Thao tác đối với hệ Hexa

3 Chương 3 : Kiến trúc phần mềm của bộ VXL 8086/8088

3

3.1. Sơ đồ cấu trúc của 8088\8086

1,2,3,4 3.2. Mô hình lập trình

3.3. Tập lệnh của 8088\8086

4 Chương 4 : Lập trình hợp ngữ trên IBM-PC

4.1. Cú pháp hợp ngữ

3

1,2,3,4

4.2. Dữ liệu biến hằng.

4.3. Một số lệnh cơ bản

4.4. Cấu trúc chương trình hợp ngữ.

4.5. Tạo các cấu trúc điều khiển..

4.6. Các lệnh logic, lệnh dịch và lệnh quay.

3

4.7. Ngăn xếp và thủ tục.

4.8. Các lệnh nhân và chia.

4.9. Các lệnh xử lý xâu ký tự

5 Bài tập chương 1,2,3,4 4 1,2,3,4

6 Chương 5: Bộ VXL 8088 và ghép nối với bộ nhớ

3

5.1. Bộ vi xử lý 8088.

1,2,3,4 5.2. Bộ nhớ bán dẫn

5.3. Giải mã địa chỉ bộ nhớ và ghép nối 8088

7 Chương 6 : Nối ghép vào ra của 8088.

3

6.1. Các kiểu vào ra

1,2,3,4 6.2. Thiết bị cổng I/O

6.3. PPI 8255

8 Chương 7 : Ngắt và xử lý ngắt trong 8088

3

7.1. Mở đầu

1,2,3,4 7.2. Các loại ngắt trong 8088

7.3. Ngắt trong máy tính PC/XT, AT

9 Chương 8 : Vào ra điều khiển bằng DMAC

223

TT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

tham

khảo

8.1. Giới thiệu DMAC.

1,2,3,4 8.2. DMAC 8237 trong hệ vi xử lý 8088

8.3. Các lệnh đặc biệt cho DMAC

10 Chương 9 : Giới thiệu về các bộ vi xử lý hiện đại

9.1 Kiến trúc phần cứng

1,2,3,4 9.2 Kiến trúc tập lệnh

11 Bài tập chương 5, 6,7,8,9 4 1,2,3,4

12 Chương 10. Họ vi điều khiển 8051

3

10.1 Tổng quan họ 8051

1,2,3,4

10.2 Lập trình hợp ngữ cho 8051

10.3 Tập lệnh của 8051

10.4 Lập trình vào ra

10.5 Lập trình Timer/Counter

13 Chương 11. Phối ghép với 8051

11.1 Phối ghép với các thiết bị nhập xuất cơ bản (LED,

Động cơ, LCD, ADC, DAC,…)

3

1,2,3,4 11. 2 Mở rộng bộ nhớ của 8051

11.3 Phối ghép và lập trình cho PPI 8255

14 Chương 12. Truyền thông và ngắt trong 8051

12.1 Phối ghép và truyền thông nối tiếp

3

1,2,3,4 12.2 Phối ghép và truyền thông song song

12.3 Ngắt trong 8051

15 Chương 13: Họ vi điều khiển AVR

13.1 Kiến trúc và tổ chức phần cứng 3

1,2,3,4 13.2 Kiến trúc tập lệnh và lập trình

16 Chương 14: Họ vi điều khiển PIC

14.1 Kiến trúc và tổ chức phần cứng 3

14.2 Kiến trúc tập lệnh và lập trình

17 Bài tập chương 10, 11,12,13,14 4 1,2,3,4

8. Tài liệu học tập:

224

1. Bài giảng Kĩ thuật Vi xử lý - Trường ÐH Kinh tế - Kỹ thuật CN.

9. Tài liệu tham khảo

2. Vi xử lý – TG Văn Thế Minh NXB Giáo dục

3. The Intel Microprocessor 8086/8088, 80186/80188, 80286, 80386, 80486, Pentium and

Pentium Pro Processor. Architecture, Programming and Interfacing TG B arry B. Brey

NXB Prentice – Hall International.

4. Lập trình hợp ngữ Assembly và máy tính IBM PC Biên dịch Quách tuấn Ngọc NXB

Giáo dục

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên:

trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi trắc nghiệm, trọng số 50%

225

TRANG BỊ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ CÁC

MÁY CÔNG NGHIỆP

143. Tên học phần: Trang bị điện- điện tử các máy công nghiệp

144. Số tín chỉ: 03.

145. Tính chất học phần: Bắt buộc.

146. Khoa phụ trách: Khoa Điện

147. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Học phần trang bị những nội dung sau: Giới thiệu chung về hệ thống Trang bị điện – Tự

động hoá (TBĐ – TĐH) trên các máy công nghiệp; những yêu cầu cơ bản đối với hệ thống

TBĐ – TĐH trên các máy công nghiệp; phân tích đặc điểm các chuyển động, yêu cầu công

nghệ và các mạch điện trong các máy gia công kim loại điển hình; phân tích đặc điểm, yêu

cầu công nghệ và các mạch điện trong các thiết bị gia công bằng áp lực, gia công bằng nhiệt,

các máy nâng – vận chuyển, các máy khai thác xây dựng, các thiết bị trong ngành hoá chất,

máy bơm và quạt gió,...

148. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Cung cấp cho cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu tạo, quá trình

công nghệ và các yêu cầu cơ bản về hệ thống TBĐ – TĐH trên các máy móc, thiết bị thuộc

các lĩnh vực công nghiệp khác nhau.

- Kỹ năng: Sinh viên biết vận dụng các kiến thức về cơ khí và chuyên ngành điều khiển

tự động hóa để hiểu về quá trình công nghệ của máy công nghiệp trong các lĩnh vực khác

nhau. Trên cơ sở tổng hợp các kiến thức của các môn chuyên ngành, SV phân tích được bản

vẽ nguyên lý điện điển hình của các máy công nghiệp thông dụng.

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

149. Nội dung chi tiết học phần

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

226

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương I: NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI

VỚI HỆ THỐNG TRANG BỊ ĐIỆN – TỰ

ĐỘNG HÓA CHO MÁY CÔNG NGHIỆP

1.1. Yêu cầu về điều chỉnh và ổn định các thông số

1.2. Yêu cầu về dừng chính xác trong các hệ truyền

động

1.3. Yêu cầu về tự động hạn chế phụ tải

1.4. Yêu cầu về khởi động và hãm

Chương II: TBĐ – TĐH ĐỘNG HÓA CHO

NHÓM MÁY CẮT KIM LOẠI

2.1. Trang bị điện – tự động hóa cho nhóm máy tiện

2.1.1. Đặc điểm công nghệ gia công tiện

2.1.2. Các yêu cầu trang bị điện – tự động hóa

cho các chuyển động trên máy tiện

2.1.3. Giới thiệu các hệ thống điều chỉnh tự

động truyền động điện điển hình sử dung cho các

chuyển động trên máy tiện

2.1.4 Phân tích hệ truyền động cho chuyển

động chính hoàn chỉnh

4 1, 2, 3

2

2.2. Trang bị điện và tự động hoá cho nhóm máy

mài

2.2.1. Đặc điểm công nghệ gia công mài

2.2.2. Các yêu cầu trang bị điện – tự động hóa

cho các chuyển động trên máy mài

2.2.3. Giới thiệu các hệ thống điều chỉnh tự

động truyền động điện điển hình sử dung cho các

chuyển động trên máy mài

2.2.4. Phân tích hệ truyền động cho chuyển

động ăn dao hoàn chỉnh

4 1, 2, 3

227

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

3

2.3. TRANG BỊ ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA CHO

NHÓM MÁY KHOAN – DOA

2.3.1. Đặc điểm công nghệ gia công khoan –

doa

2.3.2. Các yêu cầu trang bị điện – tự động hóa

cho các chuyển động trên máy khoan – doa

2.3.3. Giới thiệu các hệ thống điều chỉnh tự

động truyền động điện điển hình sử dung cho các

chuyển động trên máy khoan – doa

2.3.4. Phân tích hệ truyền động cho chuyển

động ăn dao hoàn chỉnh

4 1, 2, 3

4

2.4. Trang bị điện và tự động hoá cho máy bào

2.4.1. Đặc điểm công nghệ gia công bào.

2.4.2. Các yêu cầu trang bị điện – tự động hóa

cho các chuyển động trên máy bào

2.4.3. Giới thiệu các hệ thống điều chỉnh tự

động truyền động điện điển hình sử dung cho các

chuyển động trên máy bào

2.4.4. Phân tích hệ truyền động cho chuyển

động chính hoàn chỉnh

4 1, 2, 3

5 Bài tập chương 1, 2 4 1, 2, 3

6

Chương III: TRANG BỊ ĐIỆN – TỰ ĐỘNG

HÓA CHO THIẾT BỊ GIA NHIỆT VÀ LUYỆN

KIM

3.1. TRANG BỊ ĐIỆN VÀ TỰ ĐỘNG HOÁ

CHO MÁY CÁN, RÈN VÀ DẬP

3.1.1. Khái niệm chung về gia công bằng áp

lực (cán thép và rèn dập)

3.1.2. Các yêu cầu trang bị điện – tự động hóa cho

các chuyển động trên máy gia công áp lực

4 1, 2, 3

228

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

3.1.3.Giới thiệu các hệ thống điều chỉnh tự

động truyền động điện điển hình sử dung cho các

chuyển động trên máy cán thép và rèn dập

3.1.4. Phân tích hệ truyền động trục cán cho

máy cán nóng quay thuận nghịch.

7

3.2. Trang bị điện và tự động hoá cho lò điện trở

3.2.1. Khái niệm chung và phân loại.

3.2.2. Các yêu cầu đối với vật liệu làm dây đốt

3.2.3. Các phương pháp điều chỉnh và khống

chế tự động nhiệt độ lò điện trở

3.2.4. Phân tích một sơ đồ điển hình.

3.3. Trang bị điện và tự động hoá cho lò hồ quang

3.3.1. Khái niệm chung và phân loại.

3.3.2. Mạch điện chính của lò hồ quang

3.3.3. Điều chỉnh và tự động ổn định công

suất lò hồ quang

3.3.4. Các phương pháp khống chế và các yêu

cầu đối với hệ điều chỉnh điện cực

3.3.5. Một số sơ đồ khống chế dịch cực lò hồ

quang

3.4. Trang bị điện và tự động hoá cho lò cảm ứng

(lò tần số)

3.4.1. Khái niệm chung và phân loại

3.4.2. Các phân tử chính trong thiết bị gia

nhiệt cảm ứng

3.4.3. Một số mạch điện lò tần số.

3.5. Trang bị điện – tự động hoá thiết bị hàn điện

3.5.1. Phân loại các phương pháp hàn điện.

3.5.2. Các yêu cầu chung đối với nguồn hàn

3.5.3. Hệ số tiếp điện của nguồn hàn

3.5.4. Máy hàn hồ quang tự động

3.5.5. Hệ thống điều khiển máy hàn tiếp xúc

4 1, 2, 3

229

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

8

Chương IV: TRANG BỊ ĐIỆN – TỰ ĐỘNG

HÓA CHO NHÓM MÁY CÔNG NGHIỆP

CHUNG

4.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN

4.1.1. Giới thiệu chung

4.1.2. Phân loại máy nâng – vận chuyển

4.1.3. Đặc điểm đặc trưng chế độ làm việc của

nhóm máy nâng – vận chuyển

4.1.4. Các hệ truyền động thường dùng trong

máy nâng – vận chuyển

4.2. TRANG BỊ ĐIỆN VÀ TỰ ĐỘNG HOÁ CHO

CẦU TRỤC

4.2.1. Những đặc điểm cơ bản của hệ truyền

động và trang bị điện cầu trục

4.2.2. Tính chọn các phần tử trong hệ truyền

động điện và trang bị điện cầu trục

4.2.3. Một số sơ đồ khống chế điển hình

4 1, 2, 3

9

4.3. Trang bị điện và tự động hóa thang máy

4.3.1. Khái niệm chung.

4.3.2. Phân loại và các thông số kỹ thuật của

thang máy

4.3.3. Ảnh hưởng của tốc độ, gia tốc và độ dật

đối với hệ thống truyền động thang máy

4.3.4. Dừng chính xác buồng thang

4.3.5. Các hệ thống truyền động điện và tự

động hoá dùng trong thang máy

4.4. Trang bị điện và tự động hoá cho máy xúc

4.4.1. Khái niệm chung và phân loại máy xúc

4.4.2. Chế độ làm việc của máy xúc

4.4.3. Các yêu cầu cơ bản đối với hệ truyền

động điện các cơ cấu chính của máy xúc

4.4.4. Trang bị điện – tự động hoá chuyển

động chính máy xúc

4 1, 2, 3

230

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

10 Bài tập chương 3, 4 4 1, 2, 3

11

4.5. Trang bị điện và tự động hoá cho băng tải, bơm

và quạt gió

4.5.1. Khái niệm chung và phân loại

4.5.2. Các yêu cầu cơ bản đối với hệ thống

truyền động băng tải, bơm và quạt gió

4.5.3. Các hệ thống điều chỉnh tự động điển

hình cho băng tải, bơm và quạt gió

4 1, 2, 3

12 Chương V: TRANG BỊ ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA

CHO NHÓM MÁY CÔNG NGHIỆP NHẸ

5.1. Đặc điểm công nghệ gia công sợi, dệt, in và

giấy

5. 2. Các yêu cầu trang bị điện – tự động hóa cho

các chuyển động trên máy công nghiệp nhẹ

5. 3. Giới thiệu các hệ thống điều chỉnh tự động

truyền động điện điển hình sử dung cho các chuyển

động trên các máy công nghiệp nhẹ

5.4. Sơ đồ điều khiển máy sợi

4 1, 2, 3

13 Bài tập chương 4, 5 2 1, 2, 3

150. Tài liệu học tập:

[1]. Vũ Quang Hồi, Nguyễn Văn Chất, Nguyễn Thị Liên Anh; Trang bị điện – điện tử

Máy công nghiệp dùng chung; NXB Giáo dục, Hà Nội; 1994.

151. Tài liệu tham khảo:

[2]. Bùi Đình Tiếu, Phạm Duy Nhi; Trang bị điện và tự động hoá máy cắt gọt kim loại và

máy nâng – vận chuyển; Đại học bách khoa Hà Nội; 1982.

[3]. Nguyễn Mạnh Tiến, Vũ Quang Hồi; Trang bị điện – điện tử Máy gia công kim loại;

NXB Giáo dục, Hà Nội; 1994.

152. Phương pháp đánh giá học phần:

231

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường

xuyên: trọng số 50%.

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%.

232

KỸ THUẬT TRUYỀN SỐ LIỆU

1. Tên học phần : Kỹ thuật truyền số liệu

2. Số tín chỉ : 2 (27,3)

3. Tính chất học phần : Bắt buộc

4. Khoa phụ trách: Khoa Điện tử

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về truyền số liệu, trong đó đưa ra cách

thức trao đổi thông tin giữa các thiết bị đầu cuối, những khái niệm về tín hiệu-đường truyền,

các kỹ thuật truyền số liệu và mạng truyền số liệu, để chống sai trong truyền số liệu thì phải

thực hiện các kỹ thuật bảo vệ chống sai trong truyền số liệu.

6. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Cung cấp sinh viên kiến thức cơ bản về: thông tin và sự trao đổi thông tin

giữa các thiết bị đầu cuối, tín hiệu - đường truyền, kỹ thuật truyền số liệu, bảo vệ và chống

sai trong truyền số liệu, mạng truyền số liệu.

- Kỹ năng: Hiểu và nằm vững các thông số của mạng truyền số liệu.

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

7. Nội dung chi tiết học phần:

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương 1: Mạng truyền số liệu và sự chuẩn hóa

1. Khái quát thông tin số liệu.

2. Mạng truyền số liệu

3 1,2,3

2 3.Sự chuẩn hóa và mô hình tham chiếu ISO

4.Các chuẩn hệ thống mở 3

1,2,3

3

Chương 2: Giao tiếp vật lý

1. Môi trường truyền

2. Sự suy giảm và biến dạng tín hiệu.

3. Các loại tín hiệu

3

1,2,3

4 2. Sự suy giảm và biến dạng tín hiệu.

3. Các loại tín hiệu

1,2,3

233

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

5

4. Trễ do lan truyền tín hiệu

5. Các mạch tải công cộng.

6.Các chuẩn giao tiếp vật lý 3

1,2,3

6

Chương 3: Giao tiếp kết nối số liệu

1. Các khái niệm cơ bản về truyền số liệu.

2. Thông tin nối tiếp bất đồng bộ.

3. Thông tin nối tiếp đồng bộ.

3

1,2,3

7 4. Mạch điều khiển truyền số liệu.

5. Các thiết bị truyền số liệu 3

1,2,3

8 Thảo luận chương 1,2,3. Bài tập chương 1,2,3 3 1,2,3

9

Chương 4: Xử lý số liệu truyền

1. Mã hóa số liệu mức vật lý

2. Phát hiện lỗi và sửa sai

3

1,2,3

10 3. Nén số liệu

4. Mật mã hóa số liệu. 3

1,2,3

11 Thảo luận , bài tập và kiểm tra 3 1,2,3

8. Tài liệu học tập:

1. Bài giảng truyền số liệu - Trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật CN.

9. Tài liệu tham khảo

2. Kỹ thuật truyền số liệu – Nguyễn Hồng Sơn, NXB Lao động - Xã hội, 2009.

3.Cơ sở kỹ thuật truyền số liệu–Nguyễn Văn Thưởng, NXB khoa học kỹ thuật, 1998.

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên:

trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%

234

LÝ THUYẾT TÍN HIỆU

1. Tên học phần: Lý thuyết tín hiệu Mã số:...................

2. Số tín chỉ : 02

9. Tính chất học phần: Bắt buộc.

10. Học phần thay thế, tương đương: Không.

11. Phân bổ thời gian giảng dạy trong học kỳ: 2(26, 8, 3)/ 12 (12 tuần thực học)

- Số tiết thực lên lớp: 34 tiết.

Lý thuyết: 26 tiết

Thảo luận: 8 tiết

- Số giờ sinh viên tự học: 4 giờ/tuần x 12 tuần = 48 giờ.

12. Đánh giá: Theo quy chế và quy định của Nhà trường.

13. Điều kiện học:

- Học phần tiên quyết: Không.

- Học phần học trước:

- Học phần song hành: Không

- Ghi chú khác:

14. Mục tiêu của học phần:

Trang bị cho sinh viên ngành những kiến thức cơ bản về lý thuyết truyền tin (giới thiệu các

loại tin tức, tín hiệu, các phương thức mã hóa tín hiệu, chống sai và cách tạo các mã sửa sai)

trong quá trình truyền tín hiệu

9. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: khái niệm hệ thống

truyền tin, các nguyên tắc cơ bản trong quá trình xử lý thu/ phát tín hiệu. Phương pháp tạo

mã để truyền tín hiệu đảm bảo chất lượng đối với các hệ thống truyền tin.

10. Nhiệm vụ của Sinh viên:

- Phải đọc và nghiên cứu trước giáo trình, tài liệu tham khảo, chuẩn bị các ý kiến đề xuất khi

nghe giảng.

- Dự lớp đầy đủ, đúng giờ, ghi chép bài đầy đủ.

- Thực hiện tốt các bài tập theo yêu cầu của giáo viên.

11. Tài liệu học tập:

- Sách, giáo trình chính:

2. Bài giảng Nguyên lý truyền tin - Trường ĐH KT- KT- CNI

12. Tài liệu tham khảo:

2. Cơ sở lý thuyết truyền tin – Đặng Văn Chuyết, Nguyễn Tuấn Anh – NXB GD

3. Cơ sở lý thuyết truyền tin - Bùi Minh Tiêu, Nhà xuất bản giáo dục - 2002

235

13. Tiêu chuẩn đánh giá Sinh viên:

- Theo quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15 tháng 08 năm 2007 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Theo quyết định số 25/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 26 tháng 06 năm 2006 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Theo quyết định số 29/QĐ-ĐHKTKTCN ngày 09 tháng 10 năm 2007 của Hiệu trưởng

Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp.

- Hình thức thi kết thúc học phần: Thi viết

14. Cán bộ tham gia giảng dạy

Là giáo viên cơ hữu, giáo viên kiêm nhiệm, giáo viên thỉnh giảng do Khoa, Bộ môn quản lý,

phân công giảng dạy khi có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn, được Hiệu trưởng duyệt.

14.1. Giảng lý thuyết

Giảng viên có học vị từ Thạc sỹ trở lên, có kinh nghiệm trong giảng dạy hoặc hướng dẫn thảo

luận, được Bộ môn phân công.

14.2. Hướng dẫn làm bài tập, bài tập lớn, thảo luận, thực hành môn học, thí nghiệm, tiểu

luận.

Là giảng viên, giáo viên có học vị từ Cử nhân trở lên, có kinh nghiệm trong giảng dạy hoặc

hướng dẫn thảo luận, được Bộ môn phân công.

15. Nội dung chi tiết học phần (3 tiết/tuần)

Tuần

thứ Nội dung

Tài liệu

tham

khảo

Hình

thức học

1

Chương 1: Những khái niệm chung

1,2,3 Giảng

1.1 Khái niệm chung về hệ thống truyền tin

1.2 Sơ đồ khối của hệ thống truyền tin

1.3 Nguồn tin

1.4 Kênh tin

2

1.5 Nhận tin

1,2,3 Giảng

1.6 Độ đo thông tin

Chương 2: Các lượng tin

2.1 Lượng tin riêng, lượng tin tương hỗ

2.2 Lượng tin trung bình của nguồn

3

2.3 Entropi của nguồn

1,2,3 Giảng

2.4 Entropi đồng thời và có điều kiện

2.5 Tốc độ lập tin của nguồn tin, thông lượng C của

kênh tin (kênh rời rạc)

236

2.6 Entropi của nguồn, thông lượng kênh liên tục

4 Bài tập chương 1,2 1,2,3 Thảo

luận

5

Chương 3: Mã hiệu

1,2,3 Giảng 3.1 Khái niêm chung về mã hiệu

3.2 Các tham số của mã hiệu

6

3.3 Các phương pháp biểu diễn mã hiệu

1,2,3 Giảng

3.4 Điều kiện phân tách của mã hiệu – mã có tính

prefic

3.5 Mã của hệ thống

7

Chương 4: Mã hóa nguồn

1,2,3 Giảng

4.1 Khái niệm chung

4.2 Mã hóa nguồn rời rạc

4.3 Mã hóa nguồn liên tục

8 Bài tập chương 3, 4

1,2,3 Thảo

luận

9

Chương 5: Mã hóa chống nhiễu

1,2,3 Giảng

5.1 Khái niệm về mã phát hiện sai và sửa sai

5.2 Trọng số Haming và quãng cách Haming

5.3 Mã tuyến tính và phương pháp biểu diễn

10

5.4 Một số giới hạn đối với mã chống nhiễu

1,2,3 Giảng 5.5 Nguyên tắc chung giải mã chống nhiễu

11 5.6 Các mã tuyến tính 1,2 Giảng

12 Bài tập chương 5

1,2 Thảo

luận

16. Bài tập lớn

17. Phần thí nghiệm

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT NAY DÃ DƯỢC THONG QUA BỘ MON LAM CƠ SỞ GIẢNG

DẠY CHO CAC LỚP HỆ DẠI HỌC CỦA CAC NGANH VA CHUYEN NGANH NEU TREN.

237

KỸ THUẬT VI XỬ LÝ 2

1. Tên học phần : Kỹ thuật vi xử lý 2

2. Số tín chỉ : 2 (27,3)

3. Tính chất học phần : Bắt buộc

4. Khoa phụ trách: Khoa Điện tử

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Thiết kế hệ thống với vi điều khiển là môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức về phương

pháp xây dựng cũng như điều khiển hoạt động của một hệ thống có sự tham gia của bộ vi

điều khiển. Sinh viên nắm được cách thức ghép nối bộ vi điều khiển với các ngoại vi nhập

xuất cơ bản như nút ấn, LCD, LED, ADC, DAC, ... Chương trình điều khiển được viết dựa

trên tập lệnh của bộ vi điều khiển và được nạp vào bộ nhớ vi điều khiển.

6. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Thông qua bộ vi điều khiển họ 8051 học sinh nắm được cấu trúc và nguyên

lý hoạt động cơ bản của các bộ vi điều khiển. Học sinh bước đầu làm quen với lập trình điều

khiển một số các thiết bị cơ bản, nắm được nguyên lý của các bộ định thời, bộ đếm

(Timers/Counters). Từ đó kết hợp để đưa ra những bài toán ứng dụng cho thực tế.

- Kỹ năng: Học sinh thiết kế được các mạch sử dụng họ vi điều khiển 8051, và viết

được các chương trình điều khiển các thiết bị cơ bản như LCD, LED, Động cơ một chiều,

Động cơ bước .... từ đó kết hợp để ra được những bài toán ứng dụng cho thực tế.

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

7. Nội dung chi tiết học phần:

TT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài

liệu

tham

khảo

1 Chương 1 : Lập trình cho cổng vào - ra

3

1.1. Mô tả chân của 8051

1,2,3 1.2. Lập trình vào - ra: Thao tác bít

2 Chương 2: Lập trình các ngắt

2.1. Các ngắt của 8051

3

1,2,3 2.2. Lập trình các ngắt bộ định thời

2.3. Lập trình các ngắt phần cứng bên ngoài

238

2.4. Lập trình ngắt truyền thông nối tiếp 3

2.5. Các mức ưu tiên ngắt trong 8051

3 Chương 3: Phối ghép với LCD, ADC và các cảm

biến

3.1. Phối ghép một LCD với 8051 3

1,2,3 3.2. Phối ghép 8051 với ADC và các cảm biến

4 Chương 4: Phối ghép với động cơ bước, bàn phím

và các bộ DAC

4.1. Phối ghép với một động cơ bước 3

1,2,3 4.2. Phối ghép 8051 với bàn phím

4.3. Phối ghép một DAC với 8051 3

6 Bài tập chương 1,2,3, 4 3 1,2,3

7 Chương 5: Truyền thông nối tiếp của 8051

5.1. Các cơ sở của truyền thông nối tiếp

3

1,2,3 5.2. Nối ghép 8051 tới RS232

5.3. Lập trình truyền thông nối tiếp cho 8051

8 Chương 6: Phối ghép 8051 với bộ nhớ ngoài

6.1. Bộ nhớ bán dẫn 3

1,2,3 6.2. Các loại bộ nhớ

9 Chương 7: Phối ghép 8051 với 8255

7.1. Lập trình 8255

3

1,2,3 7.2. Nối ghép với thế giới thực

7.3. Các chế độ khác của 8255.

10 Bài tập chương 5, 6, 7 3 1,2,3

8. Tài liệu học tập:

1. Bài giảng Thiết kế hệ thống với vi điều khiển - Trường ÐH Kinh tế - Kỹ thuật CN.

9. Tài liệu tham khảo

2.Thiết kế hệ thống với họ 8051 – TG Tống Văn On NXB Phương Đông

3.Tự Học Thiết Kế Hệ Thống Vi Điều Khiển Với Họ 8051 Trong 10 Tiếng - Ninh Đức

Hùng Nxb Văn hóa Thông tin

10. Phương pháp đánh giá học phần:

239

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên:

trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%

240

KỸ THUẬT PLD VÀ ASIC

1. Tên học phần : kỹ thuật PLD và ASIC

2. Số tín chỉ : 2 (27,3)

3. Tính chất học phần : Bắt buộc

4. Khoa phụ trách: Khoa Điện tử

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Kỹ thuật PLD và ASIC nhằm thiết kế các hệ thống số lập trình, giới thiệu về ngôn ngữ

VHDL để lập trình hệ thống số, cách lập trình cho các mạch tổ hợp, cách lập trình cho các

mạch tuần tự.

6. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về Kỹ thuật PLD và ASIC nhằm

thiết kế các hệ thống số lập trình, giới thiệu về ngôn ngữ VHDL để lập trình hệ thống số,

cách lập trình cho các mạch tổ hợp, cách lập trình cho các mạch tuần tự.

- Kỹ năng: Học sinh Kỹ thuật PLD và ASIC nhằm thiết kế các hệ thống số lập trình, giới

thiệu về ngôn ngữ VHDL để lập trình hệ thống số.

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

7. Nội dung chi tiết học phần

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương 1:Giới thiệu các cấu trúc lập trình được

1. Giới thiệu PLD

2 PLD của hãng ALTERA

3. CPLD của hãng XILINX

4. LOGIC lập trình FPGA

3 1,2,3,4

2

5. FPGA của ALTERA

6. FPGA của XILINX

7. Phần mềm lập trình

3 1,2,3,4

3

Chương 2: Ngôn ngữ lập trình VHDL

1. Sự ra đời ngôn ngữ VHDL

2. Các thuật ngữ của VHDL

3. Mô tả phần cứng trong VHDL

3 1,2,3,4

241

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

4

4. Giới thiệu về mô hình hành vi

5. Xử lý tuần tự

6. Các kiểu đối tượng trong VHDL 3 1,2,3,4

5

7. Các kiểu dữ liệu trong VHDL

8.Các toán tử cơ bản trong VHDL

9. Chương trình con và gói 3 1,2,3,4

6

Chương 3: Thiết kế mạch tổ hợp bằng VHDL

1. Giới thiệu

2. Thiết kế mạch giải mã – mạch mã hóa

3.Thiết kế mạch đa hợp – mạch giải đa hợp

3 1,2,3,4

7

Chương 4: Các thanh ghi bộ đếm trong VHDL

1. Giới thiệu

2. Thiết kế các loại Flip – Flop

2.1. Thiết kế Flip – Flop loại JK

2.2. Thiết kế Flip – Flop loại RS

2.3. Thiết kế Flip – Flop loại T

2.4. Thiết kế Flip – Flop loại D

3 1,2,3,4

8

3. Thiết kế thanh ghi dịch

3.1. Thiết kế thanh ghi dịch vào nối tiếp ra nối tiếp

3.2. Thiết kế thanh ghi dịch vào nối tiếp ra song song

3.3. Thiết kế thanh ghi dịch vào song song ra song song

3 1,2,3,4

9

4. Thiết kế mạch đếm

4.1. Thiết kế mạch đếm Jonhson

4.2. Thiết kế mạch đếm vòng

4.3. Thiết kế mạch đếm thập phân

3 1,2,3,4

10 Thảo luận chương 1,2,3,4, 5,6,7. Bài tập chương 1,2,3,4, 5,6,7. Kiểm tra

3 1,2,3,4

8. Tài liệu học tập:

1. Bài giảng Kỹ thuật PLD và ASIC- Trường ÐH Kinh tế - Kỹ thuật CN.

9. Tài liệu tham khảo

2. Một số Ebook về VHDL

3. Thiết kế VLSI và ASIC, NXB Giáo dục, 2000.

4. Nguyên lý mạch tích hợp ASIC lập trình được, Tống Văn On, Tập 1, 2, NXB TK.

242

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên:

trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%

243

KỸ THUẬT AUDIO và VIDEO

1. Tên học phần : Kỹ thuật AUDIO và VIDEO

2. Số tín chỉ : 2 (27,3)

3. Tính chất học phần : Bắt buộc

4. Khoa phụ trách: Khoa Điện tử

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản tín hiệu âm thanh , hình ảnh. Cách tạo

tín hiệu và lưu trữ, truyền dẫn,thu phát.

6. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Cung cấp sinh viên kiến thức cơ bản về: Tín hiệu âm thanh, hình ảnh , các

mạch cơ bản . Cách tạo tín hiệu và lưu trữ, truyền dẫn,thu phát.

- Kỹ năng: Hiểu và nằm vững các thông số của các mạch âm thanh hình ảnh

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

7. Nội dung chi tiết học phần:

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG

1. Tổng quan về hệ thống âm thanh và hình ảnh

2 .Tín hiệu AUDIO. 3 1,2,3

2 3 .Tín hiệu VIDEO.

4 .Đo biên độ âm tần. 3 1,2,3

3

CHƯƠNG II : TẠO TÍN HIỆU A-V

1. Tạo tín hiệu AUDIO.

2 .Micro.

3 .Tạo tín hiệu VIDEO

3

1,2,3

4

4 .Camera

CHƯƠNG III : LƯU TRỮ TÍN HIỆU A-V

1. Lưu trữ tín hiệu A-V analog bằng băng từ, đĩa

than.

2 .Máy cassette và VIDEO catssete

3

1,2,3

5

3 .lưu trữ tín hiệu A-V digital bằng đĩa CD-VCD-

DVD.

4 .Máy CD-VCD-DVD 3

1,2,3

244

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

6

CHƯƠNG IV : TÁI TẠO ÂM THANH VÀ

HÌNH ẢNH.

1 .Kỹ thuật tái tạo âm thanh.

2 .Amply và loa

3 .Kỹ thật hiển thị hình ảnh.

3

1,2,3

7 4 .Monitor

5 .Các mạch điện cơ bản. 3 1,2,3

8 Thảo luận chương 1,2,3.4 Bài tập chương 1,2,3,4 3 1,2,3

9

CHƯƠNG V : TRUYỀN DẪN TÍN HIỆU A-V

1. Hệ thống phát thanh, truyền hình.

2 .Thu, phát AM 3

1,2,3

3 .Thu phát FM

4 .Máy thu thanh và thu hình. 1,2,3

8. Tài liệu học tập:

1. Bài giảng Kỹ thuật AUDIO và VIDEO - Trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật CN.

9. Tài liệu tham khảo

2.Kỹ thuật Audio – Video Đại học Bách khoa Hà nội

3.Bài giảng Kỹ thuật truyền hình - Trường Đại học Bách khoa Hà nội

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên:

trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%

245

VẼ THIẾT KẾ ĐIỆN, ĐIỆN TỬ

1. Tên học phần: Vẽ thiết kế điện, điện tử Mã số học phần:........

2. Số tín chỉ: 02.

3. Tính chất học phần: Bắt buộc.

4. Khoa phụ trách: Khoa Điện

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Vẽ thiết kế điện – điện tử là học phần kiến thức cơ sở của chương trình đào tạo đại

học ngành Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử. Học phần trang bị cho học sinh những

kiến thức cơ bản về: bản vẽ thiết kế điện – điện tử, tổng quan về CAD, các kí hiệu, qui

ước, cách vẽ sơ đồ điện – điện tử.

6. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Hiểu được tổng quan về CAD, các kí hiệu, qui ước, cách vẽ sơ đồ điện

– điện tử.

- Kỹ năng: Xây dựng bản vẽ điện – điện tử theo đúng tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật.

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

7. Nội dung chi tiết học phần:

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương 1: Tổng quan về CAD trong kỹ thuật điện –

điện tử

1.1.Các khái niệm cơ bản

1.2. Các lệnh về tập tin

1.3. Các lệnh thiết lập bản vẽ

3 1,2,3

2

1.4. Các lệnh vẽ cơ bản

1.5. Các lệnh hiệu chỉnh

1.6. Quản lý đối tượng theo lớp, đường nét và màu 3 1,2,3

3

Chương 2: Khái niệm chung về bản vẽ điện –

điện tử

2.1. Qui ước trình bày bản vẽ

2.2. Các tiêu chuẩn của bản vẽ điện – điện tử

3 1,2,3

4 Bài tập, kiểm tra chương 1,2

3 1,2,3

5

Chương 3: Các ký hiệu qui ước dùng trong bản

vẽ điện – điện tử

3.1. Vẽ các kí hiệu phòng ốc và mặt bằng xây dựng

3.2. Vẽ các kí hiệu điện trong sơ đồ điện chiếu sáng

3 1,2,3

246

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

6 3.3. Vẽ các kí hiệu điện trong sơ đồ điện công

nghiệp 3 1, 2, 3

7 3.4. Vẽ các kí hiệu điện trong sơ đồ cung cấp điện.

3.5. Vẽ các kí hiệu điện trong sơ đồ điện tử. 3 1,2,3

8

Chương 4: Vẽ sơ đồ điện – điện tử

4.1. Khái niệm

4.2. Vẽ sơ đồ mặt bằng, sơ đồ vị trí

3 1,2,3

9

4.3. Vẽ sơ đồ đơn tuyến

4.4. Vẽ sơ đồ nối dây 3 1,2,3

10

4.5. Nguyên tắc chuyển đổi giữa các dạng sơ đồ

4.6. Vạch phương án thi công 3 1,2,3

11 Bài tập, kiểm tra chương 4 3 1,2,3

8. Tài liệu học tập:

[1]. Bài giảng vẽ điện điện tử - Trường Đại học KT- KT- CN

9. Tài liệu tham khảo:

[2]. Nguyễn Công Hiền, Nguyễn Mạnh Hoạch; Hệ thống cung cấp điện của xí nghiệp

công nghiệp, đô thị và nhà cao tầng; NXB KH và KT 2005.

[3]. Giáo trình CAD trong kỹ thuật điện – Quyền Huy Ánh.

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên:

trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%

247

ĐIỀU KHUYỂN HỆ TRUYỀN ĐỘNG

ĐIỆN, ĐIỆN TỬ

1. Tên học phần: Điều khiển hệ truyền động điện, điện tử

2. Số tín chỉ: 02.

3. Tính chất học phần: Bắt buộc.

4. Khoa phụ trách: Khoa Điện

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Học phần Điều khiển hệ truyền động điện, điện tử gồm những nội dung kiến thức sau:

Giới thiệu về cấu trúc của một hệ truyền động điện - điện tử, các mô hình liên tục và gián

đoạn, thiết kế các khâu điều chỉnh với động học và độ chính xác cao.

6. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cơ học truyền động động

cơ điện xoay chiều, giúp sinh viên tiếp cận với các phương pháp trong việc mô hình hóa đối

tượng động cơ, từ đó xây dựng các thuật toán điều khiển phù hợp với các tiến bộ của công

nghệ vi xử lý, điện tử công suất, lý thuyết tự động điều chỉnh.

- Kỹ năng: Thiết kế được một hệ thống truyền động điện, điện tử công nghiệp trong thực

tế.

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

7. Nội dung chi tiết học phần

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

248

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương 1: Vector không gian của các đại lượng

ba pha

1.1. Xây dựng vector không gian.

1.2. Chuyển hệ tọa độ vector không gian

1.3. Khái quát ưu thế của việc mô tả động cơ xoay

chiều ba pha trên hệ tọa độ từ thông rotor

3 1, 2, 3

2

Chương 2: Mô hình liên tục của động cơ không

đồng bộ (ĐCKĐB) ba pha rotor lồng sóc

2.1. Hệ phương trình cơ bản của động cơ

2.2. Mô hình trạng thái của động cơ trên hệ tọa độ

stator

3 1, 2, 3

3

2.3. Mô hình trạng thái của động cơ trên hệ tọa độ

từ thông rotor

2.4. Các cấu trúc cơ bản của một hệ truyền động

dùng ĐCKĐB điều khiển tựa theo từ thông rotor

3 1, 2, 3

4

Chương 3: Mô hình liên tục của động cơ đồng

bộ (ĐCĐB) ba pha có kích thích vĩnh cửu

3.1. Hệ phương trình cơ bản của động cơ

3.2. Mô hình trạng thái của động cơ trên hệ tọa độ

từ thông rotor

3.3. Cấu trúc cơ bản của một hệ truyền động dùng

ĐCKĐB điều khiển tựa theo từ thông rotor

3 1, 2, 3

5 Bài tập chương 1, 2, 3 3 1, 2, 3

249

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

6

Chương 4: Mô hình gián đoạn của động cơ

4.1. Mô hình gián đoạn của ĐCKĐB

4.1.1. Mô hình gián đoạn của ĐCKĐB trên hệ tọa

độ stator

4.1.2. Mô hình gián đoạn của ĐCKĐB trên hệ tọa

độ từ thông rotor

3 1, 2, 3

7

4.2. Mô hình gián đoạn của ĐCĐB trên hệ tọa độ từ

thông rotor

4.3. Mô hình dòng tổng quát cho cả hai loại động

cơ đồng bộ và không đồng bộ

3 1, 2, 3

8

Chương 5: Điều khiển biến tần trên cơ sở

phương pháp điều chế vector không gian

5.1. Khái niệm chung

5.2. Nguyên lý của phương pháp điều chế vector

không gian.

5.3. Cách tính và thực hiện thời gian đóng ngắt van

bán dẫn của biến tần

3 1, 2, 3

9

Chương 6: Các vấn đề về tựa theo từ thông

rotor, đo đạc giá tri thực và xác đinh giá tri cần

6.1. Các vấn đề về tựa theo từ thông rotor

6.1.1. Các phương pháp ước lượng từ thông rotor

6.1.2. Cách tính góc pha của từ thông rotor

3 1, 2, 3

250

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

10

6.1.3. Ảnh hưởng của hằng số thời gian rotor Tr và

các phương pháp khử ảnh hưởng đó

6.2. Các vấn đề về đo đạc dòng điện stator

6.3. Các vấn đề về đo đạc tốc độ quay rotor

3 1, 2, 3

11 Bài tập chương 4, 5, 6 3 1, 2, 3

8. Tài liệu học tập:

[1] Nguyễn Phùng Quang; Điều khiển tự động truyền động điện xoay chiều ba pha; NXB

Giáo dục Hà Nội; 1996.

9. Tài liệu tham khảo:

[2] Nguyễn Phùng Quang, Andreas Dittrich; Truyền động điện thông minh; NXB KH

và KT 2006.

[3] Bùi Quốc Khánh, Nguyễn Văn Liễn, Phạm Quốc Hải, Dương Văn Nghi; Điều chỉnh

tự động truyền động điện; NXB KH và KT Hà Nội; 2006.

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường

xuyên: trọng số 50%.

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%.

251

TRANG BỊ ĐIỆN MÁY GIA CÔNG

KIM LOẠI

1. Tên học phần: Trang bị điện máy gia công kim loại Mã số học phần:........

2. Số tín chỉ: 02.

3. Tính chất học phần: Bắt buộc.

4. Học phần thay thế, tương đương: Không.

5. Phân bổ thời gian giảng dạy trong học kỳ: 2(26, 8, 3)/ 12 (12 tuÇn thùc häc)

- Số tiết thực lên lớp: 34 tiết.

Lý thuyết: 26 tiết

Thảo luận: 8 tiết

- Số giờ sinh viên tự học: 4 giờ/tuần x 12 tuần = 48 giờ.

6. Đánh giá: Theo quy chế và quy định của Nhà trường.

7. Điều kiện học:

- Học phần tiên quyết: Không.

- Học phần học trước: Toán giải tích, Máy Điện, Truyền động điện

- Học phần song hành: Không

- Ghi chú khác:

8. Mục tiêu của học phần:

Kiến thức:

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về trang bị điện – tự động hóa cho các

máy gia công kim loại vạn năng.

Kỹ năng:

SV có khả năng phân tích được hoạt động sơ đồ nguyên lý điện của một máy gia công cắt

gọt kim loại vạn năng (bao gồm các thiết bị đóng cắt và bảo vệ trong sơ đồ, các phương

pháp điều chỉnh tốc độ động cơ điện cơ bản). căn cứ vào sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp ráp

để nhận biết vị trí thiết bị, khí cụ điện trong tủ điện và trong máy, từ đó có thể sửa chữa

những hỏng hóc cơ bản và thay thế các thiết bị không còn phục vụ được.

9. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Nội dung môn học có ba phần như sau:

Cơ sở Truyền động điện (định nghĩa hệ thống truyền động điện, phương trình động

học cơ bản, đặc tính và điều chỉnh tốc độ động cơ điện,...).

Tự động khống chế truyền động điện (ký hiệu biểu diễn các phần tử trong sơ đồ mạch

điện, khái niệm chung về tự động khống chế truyền động điện, các nguyên tắc khống chế

tự động hệ thống truyền động điện, các liên động, bảo vệ, tín hiệu hóa trong sơ đồ tự động

khống chế truyền động điện,...).

252

Trang bị điện (phân tích một số mạch điện máy gia công kim loại vạn năng: Tiện, mài,

phay, khoan - doa và bào.)

10. Nhiệm vụ của Sinh viên:

- Dự lớp đầy đủ, đúng giờ

- Chuẩn bị bài trước khi lên lớp theo yêu cầu của giáo viên

- Thực hiện tốt các bài tập theo yêu cầu của giáo viên

- Phải đọc và nghiên cứu trước giáo trình, tài liệu tham khảo, chuẩn bị các ý kiến, đề

xuất khi nghe giảng.

11. Tài liệu học tập:

[1]. Nguyễn Mạnh Tiến, Vũ Quang Hồi; Trang bị điện – điện tử Máy gia công kim loại;

NXB Giáo dục, Hà Nội; 1994.

12. Tài liệu tham khảo

[2]. Bùi Đình Tiếu, Phạm Duy Nhi; Trang bị điện và tự động hoá máy cắt gọt kim loại và

máy nâng – vận chuyển; Đại học bách khoa Hà Nội; 1982.

13. Tiêu chuẩn đánh giá Sinh viên:

- Theo quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15 tháng 08 năm 2007 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Theo quyết định số 25/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 26 tháng 06 năm 2006 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Theo quyết định số 29/QĐ-ĐHKTKTCN ngày 09 tháng 10 năm 2007 của Hiệu trưởng

Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp.

- Hình thức thi kết thúc học phần: Thi viết

14. Cán bộ tham gia giảng dạy

Là giáo viên cơ hữu, giáo viên kiêm nhiệm, giáo viên thỉnh giảng do Khoa, Bộ môn

quản lý, phân công giảng dạy khi có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn, được Hiệu trưởng duyệt.

14.1. Giảng lý thuyết

Giảng viên có học vị từ Thạc sỹ trở lên, có kinh nghiệm trong giảng dạy hoặc hướng

dẫn thảo luận, được Bộ môn phân công.

14.2. Hướng dẫn làm bài tập, bài tập lớn, thảo luận, thực hành môn học, thí nghiệm,

tiểu luận.

Là giảng viên, giáo viên có học vị từ Cử nhân trở lên, có kinh nghiệm trong giảng dạy

hoặc hướng dẫn thảo luận, được Bộ môn phân công.

15. Nội dung chi tiết học phần (3 tiết/tuần)

253

TuÇ

n

thø

Néi dung

Tµi

liÖu

häc

tËp,

tham

kh¶o

H×nh

thøc häc

1

Chương I: CƠ SỞ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN

1.1. Khái niệm chung

1.1.1. Định nghĩa

1.1.2. Phân loại

1.2. Đặc tính cơ động cơ điện

1.2.1. Khái niệm

1.2.2. Động cơ một chiều

1.2.3. Động cơ xoay chiều

1,2 Giảng

2 1.3. Điều chỉnh tốc độ động cơ điện

1.3.1. Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng một hệ

thống điều chỉnh tốc độ

1.3.2. Điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều

1.3.3. Điều chỉnh tốc độ động cơ điện xoay chiều

1,2 Giảng

3 Chương II: CHỌN ĐỘNG CƠ ĐIỆN

2.1. Các chỉ tiêu và các bước chọn công suất

2.2. Chọn công suất động cơ làm việc chế độ dài hạn

2.3. Chọn công suất động cơ làm việc chế độ ngắn hạn

2.4. Chọn công suất động cơ làm việc chế độ ngắn hạn

lắp lại

2.5. Chọn loại động cơ

4 Bài tập chương 1, 2 1,2 Thảo luận

5

Chương III: TỰ ĐỘNG KHỐNG CHẾ TRUYỀN

ĐỘNG ĐIỆN

3.1. Kí hiệu biểu diễn các phần tử trong mạch điện, các

loại sơ đồ mạch điện

6

3.2. Khái niệm chung về các nguyên tắc khống chế tự

động (KCTĐ)

3.2.1. KCTĐ theo nguyên tắc thời gian

3.2.2. KCTĐ theo nguyên tắc tốc độ

3.2.3. KCTĐ theo nguyên tắc dòng điện

3.2.4. KCTĐ theo nguyên tắc hành trình

254

TuÇ

n

thø

Néi dung

Tµi

liÖu

häc

tËp,

tham

kh¶o

H×nh

thøc häc

3.3. Bảo vệ, liên động và tín hiệu hóa

7

Chương IV: TRANG BỊ ĐIỆN CHO MÁY CÔNG

CỤ

4.1. Trang bị điện – tự động hóa cho nhóm máy tiện

4.1.1. Khái niệm chung về máy tiện

4.1.2. Phân tích các sơ đồ cụ thể

1,2 Giảng

8 Bài tập chương 3,4. 1,2 Thảo luận

9

4.2. Trang bị điện – tự động hóa cho nhóm máy mài

4.2.1. Khái niệm chung về máy mài

4.2.2. Phân tích các sơ đồ cụ thể 1,2 Giảng

10

4.3. Trang bị điện – tự động hóa cho nhóm máy doa

4.3.1. Khái niệm chung máy doa

4.3.2. Phân tích các sơ đồ cụ thể

1,2 Giảng

11

4.4. Trang bị điện – tự động hóa cho nhóm máy bào

4.4.1. Khái niệm chung máy bào

4.4.2. Phân tích các sơ đồ cụ thể

4.5. Trang bị điện – Tự động hóa cho máy rèn dập

4.6. Trang bị điện – Tự động hóa cho máy bơm, quạt

gió, máy nén

1,2 Giảng

12 Bài tập chương 4 1,2 Thảoluận

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT NAY DÃ DƯỢC THONG QUA BỘ MON LAM CƠ SỞ

GIẢNG DẠY CHO CAC LỚP HỆ DẠI HỌC CỦA CAC NGANH VA CHUYEN NGANH

NEU TREN.

255

THIẾT KẾ LOGIC MẠCH SỐ

1. Tên học phần : Thiết kế logic mạch số

2. Số tín chỉ : 2 (27,6)

3. Tính chất học phần : Bắt buộc

4. Khoa phụ trách: Khoa Điện Tử

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Trang bị cho người học những kiến thức mới về tối thiểu hoá hàm logic, các phương

pháp biểu diễn và thiết kế mạch dãy. Và cuối cùng là phương pháp thiết kế dùng vi mạch

(ROM, PLA, GAL, MUX...)

6. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Hiểu được những kiến thức để thiết kế các mạch logic: Mạch tổ hợp, mạch

dãy đồng bộ, mạch dãy không đồng bộ. Thiết kế dùng các vi mạch MSI và LSI.

- Kỹ năng: Thiết kế được các mạch tổ hợp cũng như các mạch dãy

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

7. Nội dung chi tiết học phần:

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương 1: Đại số Boole và vi mạch số

1. Khái niệm cơ bản

2. Một số bài toán thiết kế

a. Hệ thống báo hiệu hội đồng giám khảo

b. Điện áp ra của vi mạch

3. Thiết kế mạch dùng NAND hai đầu vào

4. Thiết kế mạch dùng NOR hai đầu vào

3 1,2,3

2

Chương 2:Tối thiểu hoá hàm Boole và mạch tổ

hợp thông dụng

1. Tối thiểu hoá theo phương pháp đại số

2. Tối thiểu hoá dùng bảng Karnaugh

a. Tối thiểu hóa hàm xác định không đầy đủ. Xây

dựng sơ đồ chỉ dùng NOR

b. Dùng NAND thực hiện hàm tổ hợp xác định

đầy đủ

c. Thiết kế hệ hàm tổ hợp xác định không hoàn

toàn

3 1,2,3

256

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

3

Chương 3: Mạch tổ hợp thông dụng

1. Mở đầu

2. Bộ giải mã BCD Dư 3 và ngược lại

3. Mạch điều khiên ma trận hiển thị 3x5

4. Mạch tạo và kiểm tra tính chẵn lẻ

5. Mạch so sánh hai từ mã

3 1,2,3

4

Chương 4: Các phương pháp biểu diễn mạch

dãy

1. Biểu diễn otomat loại Mealy

2. Biểu diễn otomat loại Moore

3. Xác định dãy trạng thái ra khi biết trạng thái

ban đầu và dãy trạng thái vào

3 1,2,3

5

4. Phân tích hoạt động của mạch dãy không

đồng bộ

5. Điều kiện làm việc đồng bộ và không đồng bộ

của các F – F

6. Sơ đồ các loại F - F

3

6

Chương 5: Mạch dãy không đồng bộ

1. Thiết kế dùng mạch tổ hợp có hồi tiếp, RS-FF

không đồng bộ, T-FF

2. Thiết kế dùng RS-FF

3. Thiết kế dùng T-FF

4. Điều khiển bật tắt đèn

3 1,2,3

7 Thảo luận chương 1,2,3,4,5. Bài tập chương

1,2,3,4,5. Kiểm tra

8

Chương 6: Mạch dãy đồng bộ

1. Bộ cộng nhị phân thực hiện liên tiếp

2. Tạo mã vòng CRC

3. Mạch phát hiện mã BCD đưa liên tiếp ở đầu

vào bị sai

4. Tạo bít lẻ cho mã BCD đưa liên tiếp ở đầu

vào

3 1,2,3

Chương 7: Thiết kế dùng vi mạch MSI, LSI 3 1,2,3

257

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

9

1. Thiết kế dùng MUX

a. Tạo hàm logic

b. Dùng MUX 4-1 tạo hàm 3 biến

c. Dùng MUX 4-1 tạo hàm5 biến

3

1,2,3

10

2. Thiết kế dùng DEMUX, DECODER

a. Tạo bít chẵn lẻ cho dữ liệu dùng

DEMUX và các mạch NAND

b. Dùng DECODER và mạch NOR tạo hàm

logic

2 1,2,3

11 Thảo luận chương 5,6,7. Bài tập chương 5,6,7. Kiểm tra

2 1,2,3

8. Tài liệu học tập:

1. Bài giảng Thiết kế logic mạch số - Trường ÐH Kinh tế - Kỹ thuật CN.

9. Tài liệu tham khảo

2. Kỹ thuật số - Nguyễn Thuý Vân. NXB Khoa học Kỹ thuật.

3. Thiết kế logic mạch số - Nguyễn Thuý Vân. NXB Khoa học Kỹ thuật.

4. Sách, báo, tạp chí chuyên ngành.

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên:

trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%

258

KỸ THUẬT XUNG

1. Tên học phần : Kỹ Thuật Xung

2. Số tín chỉ : 2 (27,3)

3. Tính chất học phần : Bắt buộc

4. Khoa phụ trách: Khoa Điện Tử

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về kĩ thuật xung: tín hiệu xung qua

các mạch điện, các phương pháp tạo và biến đổi dạng xung cùng các mạch dao động

6. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Hiểu được những kiến thức tổng quát về kĩ thuật xung: tín hiệu xung,

phương pháp tạo tín hiệu xung. Làm cơ sở lý thuyết cho hoạt động của khoá điện tử, (hay

van điện tử) và ứng dụng trong điều khiển tự động.

- Kỹ năng: Thiết kế được các mạch tạo dao động: lưỡng ổn, phi ổn, đơn ổn

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

7. Nội dung chi tiết học phần:

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương 1: Tín hiệu xung và truyền tín hiệu

xung qua phần tử tuyến tính

1. Giới thiệu về tín hiệu xung

a. Khái niệm tín hiệu xung

b. Các thông số cơ bản

2. Các xung vuông cơ bản

a. Trạng thái ngưng và dẫn của Transistor

b. Hai trạng thái bão hoà của OA

3 1,2

259

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

2

3

Chương 2: Các phương pháp tạo và biến đổi

dạng xung

1. Giới thiệu về các mạch lọc

a. Khái niệm

b. Mạch lọc RC

c. Mạch lọc RL

d. Mạch lọc LC

2. Mạch tích phân

a. Mạch tích phân RC

b. Mạch tích phân RL

c. Mạch tích phân dùng OA

3 1,2

3. Mạch vi phân

a. Mạch vi phân dùng RC

b. Mạch vi phân dùng RL

c. Mạch vi phân dùng OA

4. Mạch giới hạn biên độ xung

a. Mạch giới hạn xung dùng Điốt

b. Mạch giới hạn xung dùng Điốt zener

3 1,2

4

Chương 3: Các mạch dao động đa hài dùng

Transistor

1. Mạch dao động đa hài lưỡng ổn

a. Flip_Flop cơ bản

b. Các dạng Flip_Flop khác

c. Lưu ý khi thiết kế

2. Mạch dao động đa hài đơn ổn

a. Mạch đơn ổn cơ bản

b. Mạch đơn ổn cải tiến

3 1,2

5

3. Mạch dao động đa hài phi ổn

a. Mạch đa hài phi ổn cơ bản

b. Mạch đa hài phi ổn đổi tần

c. Mạch đa hài phi ổn thay đổi chu trình làm

việc

d. Các mạch đa hài phi ổn mở rộng

3 1,2

260

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

6

Chương 4: Các mạch tạo xung dùng OA

1. Mạch Flip_Flop

2. Mạch Flip_Flop hồi tiếp bằng Diod

3. Mạch dao động tích thoát

4. Mạch tạo xung vuông và xung tam giác

3 1,2

7 Thảo luận chương 1,2,3,4. Bài Tập chương

1,2,3,4. Kiểm tra 3 1,2,3

8

Chương 5: Các mạch tạo xung sử dụng IC 555

1. Cấu trúc IC 555

2. Mạch đa hài phi ổn dùng IC 555

a. Mạch đa hài phi ổn cơ bản

b. Mạch đa hài phi ổn đối xứng

3. Mạch đa hài đơn ổn dùng IC 555

a. Mạch đơn ổn cơ bản

b. Các mạch đơn ổn dạng khác

3

1,2

9

Chương 6: Các mạch tạo xung dùng cổng logic

1. Mạch đa hài lưỡng ổn

2. Mạch đa hài đơn ổn

3. Mạch đa hài phi ổn

3

1,2

10

Chương 7: Trigger Schmitt

1. Mạch Trigger schmitt cơ bản

2. Bài toán phân tích mạch

3. Bài toán thiết kế mạch

2 1,2

11 Thảo luận chương 5,6,7. Bài tập chương 5,6,7. Kiểm tra

2 1,2,3

8. Tài liệu học tập:

1. Bài giảng Kỹ thuật xung - Trường ÐH Kinh tế - Kỹ thuật CN.

9. Tài liệu tham khảo

2. Kỹ thuật xung căn bản và nâng cao – Nguyễn Tấn Phước - NXB TP Hồ Chí Minh

Kỹ thuật xung số - TS Lương Ngọc Hải - NXB Giáo dục

3. Sách, báo, tạp chí chuyên ngành.

10. Phương pháp đánh giá học phần:

261

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên:

trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%

262

CẤU TRÚC MÁY TÍNH VÀ GIAO DIỆN

1. Tên học phần : Cấu trúc máy tính và giao diện

2. Số tín chỉ : 2 (27,3)

3. Tính chất học phần : Bắt buộc

4. Khoa phụ trách: Khoa Điện tử

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Trang bị cho người học những kiến thức môn học Kiến trúc máy tính.

Kiến trúc máy tính bao gồm hai vấn đề là kiến trúc phần cứng và kiến trúc phần mềm.

Kiến trúc phần cứng cho biết các thành phần phần cứng cần có và có thể có của một hệ thống

máy tính, phương pháp trao đổi thông tin và chức năng của các thành phần trong hệ thống.

Kiến trúc phần mềm cho biết một hệ thống máy tính hoạt động được là dựa trên các

phần mềm điều khiển. Các phần mềm điều khiển được xây dựng dựa trên một hệ thống tập

lệnh mã máy đối với từng loại bộ vi xử lý khác nhau. Sự phối hợp hoạt động giữa phần cứng

và phần mềm để tạo nên một hệ thống máy tính hoàn chỉnh.

6. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về kiến trúc phần cứng, kiến

trúc tập lệnh nguyên lý hoạt động của các hệ thống I/O, đơn vị xử lý trung tâm, ROM, RAM

của máy tính.

- Kỹ năng: Học sinh lắp được máy tính, biết sửa chữa bảo trì các PAN đơn giản, sinh viên

giỏi có thể thiết kế được một số mạch điện đơn giản trong bộ vi xử lý.

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

7. Nội dung chi tiết học phần

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương 1: Giới thiệu chung về Kiến trúc MT

1.Các khái niệm cơ bản

2. Các thành phần cơ bản của máy tính.

3. Phần mềm của máy tính

4. Sự tiến hóa của máy tính

3 1,2,3,4

263

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

2

Chương 2: Biểu diễn thông tin trong máy tính

1. Hệ đếm

2. Biểu diễn số nguyên.

3. Biểu diễn số thực

4. Biểu diễn ký tự

5. Mã BCD (Binary Coded Decimal).

3 1,2,3,4

3

Chương 3: Bộ vi xử lý

1. Cấu trúc chức năng của bộ vi xử lý

2. Các thanh ghi (RF)

3. Đơn vị số học và logic (ALU)

4. Biểu diễn ký tự

5. Mã BCD (Binary Coded Decimal).

3 1,2,3,4

4

Chương 4: Kiến trúc tập lệnh

1. Các đặc trưng cơ bản của lệnh mã máy

2. Các kiểu toán hạng.

3 1,2,3,4

5

3. Các kiểu thao tác (Mã lệnh)

4. Ngôn ngữ lập trình và chương trình dịch 3 1,2,3,4

6

Chương 5: Hệ thống nhớ

1. Tổng quan về hệ thống nhớ

2. Bộ nhớ bán dẫn

5.3. Bộ nhớ Cache, bộ nhớ truy cập nhanh

5.4. Bộ nhớ ngoài

3 1,2,3,4

7

Chương 6: Hệ thống vào ra

1. Cấu trúc chung của hệ thống vào ra

2. Các phương pháp trao đổi dữ liệu

3. Ghép nối với các thiết bị ngoại vi

3 1,2,3,4

8

Chương 7: Giao diện truyền dữ liệu

1. Giao diện song song

2. Giao diện tuần tự 3 1,2,3,4

9 3. Giao diện đa năng USB

4. Giao diện cao tốc IEEE 1394 3 1,2,3,4

10 Thảo luận chương 1,2,3,4, 5,6,7. Bài tập chương 1,2,3,4, 5,6,7. Kiểm tra

3 1,2,3,4

264

8. Tài liệu học tập:

1. Bài giảng Cấu trúc máy tính và ghép nối - Trường ÐH Kinh tế - Kỹ thuật CN.

9. Tài liệu tham khảo

2. Giáo trình Kiến trúc máy tính - Robert J. Baron, Lee Higbie - Dịch Nguyễn Minh Tuấn -

Đại học KH Tự nhiên TPHCM - Xuất bản năm 2001

3.Cấu trúc máy tính. Phần 1 - Lê Văn Việt - Đại học Bách khoa TPHCM - Xuất bản 1988

4.Cấu trúc máy tính và thiết bị ngoại vi - Nguyễn Nam Trung - NXB KH kỹ thuật 1999

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên:

trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi trắc nghiệm, trọng số 50%

265

GIẢI TÍCH MẠCH ĐIỆN TRÊN MÁY TÍNH

1. Tên học phần : Giải tích mạch điện.

2. Số tín chỉ : 02 (27,6)

3. Tính chất học phần : Bắt buộc.

4. Khoa phụ trách : Khoa Điện tử

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức phần mềm ứng dụng MATLAB để phân tích tính toán

mạch điện tử trên máy tính. Đây là một công cụ rất mạnh để có thể thiết kế, phân tích, xây dựng các

mạch điện tử.

6. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Trang bị cho sinh viên ngành điện tử những kiến thức cơ bản về MATLAB như cài đặt,

các giao diện cơ bản, cách lập trình, các lệnh thực hiện các phép toán, các hàm có sẵn với ma trận.

- Kỹ năng: Lập trình thành thạo với MATLAB để giải hoặc thiết kế mạch điện tử.

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

7. Nội dung chi tiết học phần:

Tuần

thứ Nội dung

Số tiết

LT

Số tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham

khảo

1

Chương 1: Cơ sở Matlab

3 1,2,3

1. Tổng quan về Matlab

2. Nhập biến, lệnh trực tiếp từ cửa sổ Command Window

3. Sử dụng các lệnh gián tiếp từ các file dữ liệu

4. Dòng nhắc gán giá trị biên

5. Cách tạo một hàm function

6. Sử dụng hàm có sẵn.

7. Vẽ các hàm

2

8. Lưu và lấy dữ liệu

3 1,2,3

9. Các toán tử logic và các lệnh điều kiện

10. Các câu lệnh điều kiện, rẽ nhánh

11. Các hằng số được sử dụng trong Matlab

12. SỐ PHỨC TRONG MATLAB

13 Các lệnh thoát khỏi chương trình,liệt kê các biến, xoá biến

3

Chương 2: Thư viện toán học kiểu ký tự (Symbolic Matlab)

3 1,2,3

1. Giới thiệu về thư viện toán học kiểu ký tự

2 Các lệnh cơ bản khai báo biến symbolic

3. Tạo hàm symbolic

4 Tạo biến thực và biến phức

5 Lệnh findsym

6 Tính toán

7. Giải phương trình - Hệ phương trình đại số

8. Biến đổi Laplace

9. Vấn đề tích phân với hằng số thực

10. Vẽ đồ thị dùng hàm ezplot cho các biến, số symbolic

4

Chương 3: Ma trận và mảng trong Matlab

3 1,2

1. Nhập ma trận trong Matlab

2. Ma trận số phức

3. Tạo vectơ

4. Truy nhập các phần tử của ma trận

5. Phép tính ma trận và mảng

266

6. Giải hệ phương trình tuyến tính

7. Lệnh cond tính điều kiện của ma trận

5

Chương 4: Đồ họa trong Matlab

3 1,2

1. Điểm và đường trong đồ họa Matlab

2. Hàm plot3(x,y,z)

3. Hàm semilogx, semilogy

4. Vẽ trong hệ tọa độ cực

5. Đồ thị cột

6. Đồ thị bánh (Pie)

6 Thảo luận và Bài tập chương 1,2,3,4 3 1,2

7

Chương 5: Cơ sở phương pháp tính

3 1,2,3 1. Nội suy và thuật toán nội suy

2. Giải phương trình phi tuyến

3. Tích phân số

8

4. Dùng Laplace để giải bài toán trong Lý thuyết mạch

3 1,2,3 5. Giải hệ phương trình đại số tuyến tính

6. SỬ DỤNG ODE23 VÀ ODE45 ĐỂ GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VI

PHÂN

9

Chương 6: Mô hình hóa, mô phỏng hệ thống động sử dụng

simulink

3 1,2,3

1. Khái niệm về simulink

2. Thư viện simulink và môi trường làm việc (nơi xây dựng mô

hình)

3. Phương pháp xây dựng mô hình

4. Ứng dụng simulink mô phỏng các bài toán kỹ thuật

10

Chương 7: Áp dụng Matlab giải mạch điện

3 1,2,3 1. Các phương pháp phân tích mạch điện

2. Áp dụng giải mạch điện bằng Matlab

11 Thảo luận và Bài tập chương 5,6,7 3

11. Tài liệu học tập:

1. Bài giảng Giải tích mạch điện - Trường ĐH KT-KT-CN.

12. Tài liệu tham khảo:

2. Giáo trình Matlab cơ bản - Trường ĐH KT-KT-CN.

3. Matlab

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực hành,

thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên: trọng số 50%.

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi trắc nghiệm, trọng số 50%.

267

KỸ THUẬT CHUYỂN MẠCH

1. Tên học phần : Kỹ Thuật Chuyển Mạch

2. Số tín chỉ : 2 (27,6)

3. Tính chất học phần : Bắt buộc

4. Khoa phụ trách: Khoa Điện Tử

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về mạng viễn

thông, về các nguyên lý cũng như hệ thống chuyển mạch tiên

tiến, Cấu trúc của tổng đài điện thoại, các phương thức tách

ghép kênh, các phương thức định tuyến trong mạng, và nguyên

tắc thiết lập một cuộc gọi điện thoại.

6. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Hiểu được những kiến thức cơ bản về hệ thống tổng đài, các phương thức

chuyển mạch, kỹ thuật ghép kênh hiện đại cũng như quy trình thiết lập một cuộc gọi.

Học sinh qua học phần này học sinh có thể hiểu được một cách tổng quan về mạng lưới

của hệ thống viễn thông và nguyên tắc hoạt động của các tổng đài điện thoại

- Kỹ năng: Vận hành được một chuyển mạch tổng đài cơ bản

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

7. Nội dung chi tiết học phần:

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương 1: Giới thiệu về kỹ thuật chuyển mạch.

1. Giới thiệu chung về mạng viễn thông và công

nghệ chuyển mạch

2. Các nguyên tắc cơ bản về chuyển mạch số

a. Giới thiệu chung

b. Tín hiệu số và các đặc trưng cơ bản

3 1,2,3

2

c. Các định dạng tín hiệu trong chuyển mạch số

d. Model trường chuyển mạch số và trao đổi khe

thời gian 3 1,2,3

268

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

3

Chương 2: Kỹ thuật chuyển mạch kênh

1. Giới thiệu chung

2. Tầng chuyển mạch không gian số

3. Tầng chuyển mạch thời gian số

3

1,2,3

4 4. Cấu trúc khối chuyển mạch dung lượng lớn 3 1,2,3

5

Chương 3: Kỹ thuật chuyển mạch gói.

1. Giới thiệu chung

2. Những nguyên tắc cơ bản của kỹ thuật

chuyển mạch gói

3. Các giao thức trong mạng chuyển mạch số

3

1,2,3

6

4. Các chế độ làm việc của mạng chuyển

mạch gói

5. Sự cố và cách khắc phục

3 1,2,3

7 Thảo luận chương 1,2,3. Bài tập chương 1,2,3.

Kiểm tra 3 1,2,3

8

6. Giao diện UNI và giao thức X25

7. Định hướng trong mạng chuyển mạch gói

8. Vấn đề địa chỉ hóa IP 3 1,2,3

9

Chương 4: Chuyển mạch ATM

1. Các xu hướng mới và công nghệ chuyển mạch

2. Cơ sở lý thuyết chung về ATM

3. Cấu trúc tế bào ATM 3 1,2,3

10

4. Phân loại các tế bào ATM

5. Hoạt động của mạng chuyển mạch ATM 3 1,2,3

11 Thảo luận chương 4. Bài tập 4. Kiểm tra. 2 1,2,3

8. Tài liệu học tập:

1. Bài giảng Kỹ thuật chuyển mạch - Trường ÐH Kinh tế - Kỹ thuật CN.

9. Tài liệu tham khảo

2. Kỹ thuật chuyển mạch và tổng đài- Nguyễn Hồng Sơn. NXB GD.

3. Một số tài liệu của ngành Bưu chính viễn thông.

4. Sách, báo, tạp chí chuyên ngành.

10. Phương pháp đánh giá học phần:

269

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên:

trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%

270

XỬ LÝ TÍN HIỆU SỐ

1. Tên học phần : Xử lý tín hiệu số

2. Số tín chỉ : 3(40,10)

3. Tính chất học phần : Bắt buộc

4. Khoa phụ trách: Khoa Điện tử

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về khảo sát tín hiệu và hệ thống trực tiếp

trong miền tự nhiên, khảo sát tín hiệu và hệ thống gián tiếp qua các miền z, miền tần số và

miền tần số rời rạc.

Ngoài ra học phần còn giới thiệu cho sinh viên ý nghĩa cũng như phương pháp thiết kế

tổng hợp một số bộ lọc FIR pha tuyến tính.

6. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về xử lý tín hiệu bằng công nghệ

số như biểu diễn tín hiệu và hệ thống rời rạc trong miền biến số n, miền z, miền tần số liên

tục , trong miền tần số rời rạc.

- Kỹ năng: Sinh viên nắm được kiến thức để thiết kế các bộ tổng hợp, bộ lọc số tuyến

tinh FIR pha tuyến tính.

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

7. Nội dung chi tiết học phần:

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương 1: Tín hiệu và các hệ thống rời rạc.

1. Giới thiệu về tín hiệu

2. Phân loại hệ thống tín hiệu

3. Tín hiệu rời rạc

4 1,2,3

3

4. Các hệ thống tuyến tính bất biến

5. Phương trình sai phân tuyến tính hệ số hằng

6. Tương quan hai tín hiệu

4

1,2,3

4

Chương 2: Biểu diễn tín hiệu và hệ thống rời rạc

trên miền Z.

4

1,2,3

271

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1. Biến đổi Z của tín hiệu_ZT.

2. Biến đổi Z ngược_IZT.

5 3. Các tính chất của biến đổi Z.

4. Biểu diễn hệ thống rời rạc trong miền Z 4

1,2,3

6 Thảo luận chương 1,2 Bài tập chương 1,2 4

7

Chương 3: Biểu diễn tín hiệu và hệ thống rời rạc

trên miền tần số liên tục .

1. Khái niệm chung

2. Biến đổi Fourier của các tín hiệu rời rạc_FT

4

1,2,3

8 3. Biến đổi Fourier ngược_IFT

4. Các tính chất của biến đổi Fourier

4

1,2,3

9 5. Quan hệ giữa biến đỏi Fourier và biến đổi Z.

6. Biểu diễn hệ thống rời rạc trong miền 4

1,2,3

10

Chương 4: Biểu diễn tín hiệu và hệ thống rời rạc

trên miền tần số rời rạc.

1. Khái niệm chung

2. DFT với các tín hiệu tuần hoàn chu kỳ N

3. DFT với các dãy có chiều dài hữu hạn

4

1,2,3

11 Thảo luận chương 3,4 Bài tập chương 3,4 4 1,2,3

12

Chương 5: Tổng hợp bộ lọc số FIR pha tuyến

tính.

5.1 Khái niệm chung

5.2 Bộ lọc có đáp ứng xung hữu hạn FIR

4

1,2,3

13 5.3 Tổng hợp bộ lọc số có đáp ứng xung hữu hạn

FI 4

1,2,3

14 Thảo luận , bài tập và kiểm tra 2 1,2,3

8. Tài liệu học tập:

272

1. Bài giảng Xử lý tín hiệu số - Trường ĐH KT-KT CNI

9. Tài liệu tham khảo

2. Xử lý tín hiệu và lọc số - Nguyễn Quốc Trung. NXB KH KT.

3. Xử lý tín hiệu số - Nguyễn Hữu Phương. NXB Thống kê

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên:

trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%

273

THÔNG TIN DI ĐỘNG

1. Tên học phần : Thông tin di động

2. Số tín chỉ : 2 (27,3)

3. Tính chất học phần : Bắt buộc

4. Khoa phụ trách: Khoa Điện tử

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Học phần thông tin di động bao gồm các nội dung sau: Giới thiệu chung về hệ thống

thông tin di động; Kênh vô tuyến di động; Các kỹ thuật cơ bản của hệ thống thông tin di

động; Các mạng vô tuyến di động tiêu biểu.

6. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Học phần này giúp cho người học hiểu rõ hệ thống thông tin di động, nắm

được các kiến thức cơ bản về truyền sóng trong môi trường di động; nắm được các kỹ thuật

cơ bản để xây dựng hệ thống thông tin di động; học phần nay giúp người học hiểu được các

mạng vô tuyến di động tiêu biểu.

- Kỹ năng: Xây dựng cho sinh viên kiến thức khai quát hoạt động của một hệ thống di

động và một mạng di động. Quy trình xây dựng một mạng di động thế hệ mới.

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

7. Nội dung chi tiết học phần:

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương 1: Khái Quát về thông tin di động

1.1. Lịch sử phát triển

1.2. Phận loại các hệ thống thông tin di động.

1.3. Một số hệ thống thông tin di động hiện tại

3 1,2,3,4

2

Chương 2: Kênh thông tin di động

2.1. Tổn hao đường truyền.

2.2. Pha đing.

2.3. Hiệu ứng Doppler

2.4 Các hàm hệ thống Bello

2.5 Hàm trải trễ lối vào h(t, )

3 1,2,3,4

3

2.6.Hàm trải Doppler trễ S( v, )

2.6.Hàm trải Doppler trễ S( v, )

2.8. Mô tả các kênh vô tuyến di động và phân loại

2.9 Mô tả kênh vô tuyến di động

2.10 Phân loại kênh vô tuyến di động.

3 1,2,3,4

4 Thảo luận chương 1,2 3 1,2,3,4

5 Chương 3: Các kỹ thuật cơ bản

3.1. Kỹ thuật trải phổ 3 1,2,3,4

274

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

3.1.1. Giới thiệu chung và phân loại

3.1.2. Hệ thống trải phổ nhảy tần.

3.1.3. Hệ thống trải phổ chuỗi trực tiếp

6 3.2. Sơ đồ khối các hệ thống TDMA, CDMA

3.2.1. Hệ thống TDMA 3

7 3.2.2. Hệ thống CDMA 3 1,2,3,4

8

3.3. Mã hóa tiếng nói

3.4. Mã chống nhiễu và ghép xen

3.4.1. Mã chống nhiễu

3.4.2. Ghép xen

3.5. Điều chế và san bằng

3.6. Kiểm soát công suất và đồng bộ

3 1,2,3

9

Chương 4: Mạng thông tin di động

4.1. Mạng GSM – 900

4.2. Thiết lập các thủ tục gọi trong thông tin di

động

3 1,2,3,4

10

4.3 Hệ thống thông tin di động tổ ong GSM

4.3.1. Mở đầu 4.3.2. Giao diện vô tuyến và truyền dẫn 4.3.3. Cấu trúc phân lớp và báo hiệu

3 1,2,3

11 Thảo luận chương 3,4. Bài tập chương 3,4. Kiểm tra

3 1,2,3,4

8. Tài liệu học tập:

1. Bài giảng thông tin di động - Trường ÐH Kinh tế - Kỹ thuật CN.

9. Tài liệu tham khảo

2. Tổng quan về điện thoại di động và hệ thống GSM – Học viện kỹ thuật quân sự, 2001.

3. Hệ thống viễn thông – Nhà suất bản Giáo Dục Sách.

4. Sách, báo, tạp chí chuyên ngành. Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên:

trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%

275

THÔNG TIN QUANG

1. Tên học phần : Thông tin quang

2. Số tín chỉ : 2 (27,3)

3. Tính chất học phần : Bắt buộc

4. Khoa phụ trách: Khoa Điện tử

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Tổng quan về kỹ thuật thông tin quang (TTQ), giới thiệu về quá trình phát triển và mô

hình cơ bản hệ thống TTQ, một số vấn đề cơ bản về vật lý trong kỹ thuật TTQ.

Cấu trúc các loại sợi quang và cáp sợi quang, quá trình lan truyền ánh sáng trong sợi quang

và một số đặc tính quan trọng như tán sắc, suy hao và hiệu ứng phi tuyến trong sợi quang.

Cấu trúc và các đặc tính quan trọng của các nguồn phát quang bán dẫn bao gồm LED và laser

diode, các vấn đề cơ bản trong thiết kế bộ phát quang điều biến cường độ (IM). Cấu trúc bộ

thu quang và các phần tử chuyển đổi quang- điện quan trọng như PIN và APD, nhiễu và các

tham số quan trọng đánh giá bộ thu quang. Kiến trúc, cách thức tổ chức cơ bản của một hệ

thống thông tin quang điều biến cường độ/ thu trực tiếp (IM-DD), một số vấn đề trong việc

thiết kế hệ thống thông tin quang cho tín hiệu số và tín hiệu tương tự.

6. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về sợi quang, công nghệ

quang, phương pháp thiết kế tuyến cáp quang, nguyên lý làm việc của các hệ thống thông tin

quang và tính toán các thông số của tuyến cáp quang, lấy đó làm cơ sở cho các môn học khác

- Kỹ năng: Xây dựng và đánh giá một hệ thống truyền tín hiệu công nghệ quang học.

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

7. Nội dung chi tiết học phần:

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương 1: Khái quát về SDH

1. Khái quát về PDH

2. Khái quát về SDH

3 1,2

2

3. Các khuyến nghị

3.1 Khuyến nghị G.707

3.2 Khuyến nghị G.708

3.3 Khuyến nghị G.709

3 1,2

3

Chương 2 : Công nghệ thông tin quang

1. Lịch sử phát triển

2. Hệ thống thông tin quang sợi, linh kiện quang

3. Sợi quang

3 1,2

276

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

4 4. Thiết kế hệ thống 3 1,2

5

Chương 3: Khái quát kỹ thuật lắp đặt tuyến cáp quang

1. Cấu trúc và đặc điểm của sợi cáp quang

2. Các hệ thống sắp xếp và dải cáp quang

3 1,2

6

3. Kỹ thuật hàn nối cáp quang và măng xông vỏ cáp.

4. Kiểm tra hoàn thành quá trình lắp đặt. 3

1,2

7 Thảo luận , bài tập và kiểm tra 3 1,2

8

Chương 4: Thiết kế tuyến cáp quang trung kế đường dài

1. Khái niệm chung

2. Các loại sợi quang

3. Hệ thống và cấu trúc mạng truyền dẫn quang

3 1,2

9

4. Tính toán số lượng sợi quang

5. Lập kế hoạch tuyến, tính toán thông số khoảng lặp

6. Phương pháp lắp đặt sợi quang

3 1,2

10

Chương 5: Tính toán thông số cho tuyến cáp quang

1. Đặc điểm tuyến thuê bao sợi quang

2. Các bước thiết kế và tính toán thông

3. Bảo dưỡng sợi quang

3 1,2

11 Thảo luận , bài tập và kiểm tra 3 1,2

8. Tài liệu học tập:

1. Bài giảng Thông tin quang - Trường ÐH Kinh tế - Kỹ thuật CN.

9. Tài liệu tham khảo

2. Thông tin quang –Trần Đức Hân - Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên:

trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%

277

HỆ THỐNG VIỄN THÔNG

1. Tên học phần : Hệ thống viễn thông

2. Số tín chỉ : 2 (27,3)

3. Tính chất học phần : Bắt buộc

4. Khoa phụ trách: Khoa Điện tử

5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức về: lý thuyết thông tin, các hệ thống số và

tương tự, tin tức, dung lượng kênh truyền, tổng quan về hệ thống viễn thông, hệ thống tuyến

tính và tín hiệu số, các phương pháp điều chế, xử lý tín hiệu số.

6. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Trang bị cho sinh viên những nguyên lý hoạt động, cấu tạo, chức năng của

các hệ thống viễn thông, quá trình xử lý tín hiệu trong các hệ thống viễn thông hiện đại.

- Kỹ năng: Hoạch định xây dựng một mô hình viễn thông cơ bản.

- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.

7. Nội dung chi tiết học phần:

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

1

Chương 1: Khái niệm cơ bản về lý thuyết thông tin.

1.1. Tổng quan về hệ thống viễn thông

1.2. Nguồn của các hệ thống số và tương tự)

3 1,2

2 1.3. Các dạng sóng xác định và ngẫu nhiên

1.4. Tin tức và phép đo tin tức. 3 1,2

3

Chương 2: Tín hiệu và phổ.

2.1.Tính chất của tín hiệu và tạp nhiễu

2.2. Biến đổi Fuorier và phổ.

2.2. Biến đổi Fuorier và phổ.

3 1,2

4

2.4. Biểu diễn chuỗi trực giao của tín hiệu và tạp âm.

2.5. Chuỗi Fuorier.

3 1,2

Thảo luận chương 1,2, + Bài tập chương 1,2, 3

278

STT Nội dung

Số

tiết

LT

Số

tiết

TH

Tài liệu

học tập,

tham khảo

5

Chương 3: Hệ thống tuyến tính và tín hiệu số

3.1. Bộ lọc và hệ thống tuyến tính bất biến

3.2. Đáp ứng xung và hàm truyền đạt.

3.3. Tín hiệu và tạp âm băng tần giới hạn.

3 1,2

6

3.4. Tín hiệu số.

3.5. Biến đổi Fuorier rời rạc.

3.6. Dải thông của tín hiệu và tạp âm

3 1,2

7 Thảo luận , bài tập và kiểm tra 3

8

Chương 4: Tín hiệu số và xung băng cơ sở

4.1. Giới thiệu.

4.2. Điều chế biên độ xung

4.3. Điều chế mã xung (PCM).

3 1,2

9 4.4. Dạng tín hiệu số và nhiễu giữa các ký hiệu.

4.5. Điều chế mã xung vi phân và delta 3 1,2

10

4.6. Ghép kênh phân chia theo thời gian

4.7. Điều chế thời gian xung: Độ rộng và vị trí xung.

3 1,2

11 Thảo luận , bài tập và kiểm tra 3

8. Tài liệu học tập:

1. Bài giảng Hệ thống viễn thông - Trường ÐH Kinh tế - Kỹ thuật CN.

9. Tài liệu tham khảo

2. Hệ thống viễn thông – Thái Hồng Nhị và Phạm Minh Việt – NXB Giáo dục.

10. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên (đi học đầy đủ, thái độ tự học tốt ...); thực

hành, thảo luận (chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực thảo luận ...); kiểm tra đánh giá thường xuyên:

trọng số 50%

- Điểm thi kết thúc học phần: Hình thức thi tự luận, trọng số 50%