Chương i

24
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ HỌC Mục tiêu: Nhận thức được khoa học quản trị không có giới hạn về sự hiểu biết, do đó phải phấn đấu không ngừng trong mọi môi trường quản trị nhằm đưa ra các quyết định quản trị luôn thích ứng với tình hình thực tế. Nắm được đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu môn quản trị học. Trên cơ sở những nhận thức trên, các em sinh viên có thể phấn đấu rèn luyện để trở thành những nhà quản trị giỏi trong tương lai.

description

 

Transcript of Chương i

Page 1: Chương i

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ HỌC

Mục tiêu: • Nhận thức được khoa học quản trị không có giới hạn về sự hiểu

biết, do đó phải phấn đấu không ngừng trong mọi môi trường quản trị nhằm đưa ra các quyết định quản trị luôn thích ứng với tình hình thực tế.

• Nắm được đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu môn quản trị học.

• Trên cơ sở những nhận thức trên, các em sinh viên có thể phấn đấu rèn luyện để trở thành những nhà quản trị giỏi trong tương lai.

Page 2: Chương i

NỘI DUNG CHƯƠNG 1Thời gian: 11giờ (LT: 2 giờ; TH:9giờ)

1. Khái niệm và bản chất của quản trị1.1. Khái niệm1.2. Bản chất2. Vai trò và chức năng của quản trị3. Lý thuyết hệ thống trong quản trị tổ chức4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu quản trị 5.Vận dụng các quy luật và nguyên tắc trong quản trị 6. Thực hành: 7. Kiểm tra:

Page 3: Chương i

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 1

• Trong chương này, chúng ta đã nghiên cứu các vấn đề rất khái quát về quản trị. Những vấn đề nghiên cứu chủ yếu đã được thống nhất đó là:

• Xét về mặt tổ chức và kỹ thuật của hoạt động quản trị thì quản trị chính là sự kết hợp mọi nỗ lực của con người trong một tổ chức nào đó để đạt tới mục tiêu chung của tổ chức và mục tiêu riêng của mỗi người một cách khôn khéo và hiệu quả nhất.

• Quản trị ra đời đã tạo ra hiệu quả hoạt động cao hơn hẳn so với lao động của từng cá nhân độc lập. Thực chất của quản trị là quản trị con người, thông qua quản trị để sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng và cơ hội của tổ chức, giúp cho tổ chức tồn tại và ngày càng phát triển, đáp ứng được những mong muốn và nguyện vọng của tập thể người lao động trong tổ chức đó.

Page 4: Chương i

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 1

• Quản trị có thể diễn ra trên nhiều lĩnh vực và hoạt động nhưng tựu chung lại thì đó là quản trị về tài sản, về thời gian lao động và quản trị các mối quan hệ của con người trong lao động.

• Các nhà quản trị ở trong các tổ chức nhưng không phải ai trong tổ chức đều là nhà quản trị. Hoạt động quản trị liên quan đến sự phối hợp, định hướng, lựa chọn, quyết định… để đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Chính vì vậy, các thành viên trong tổ chức thường được chia làm hai loại theo đặc thù công việc đó là: người thừa hành và nhà quản trị.

Page 5: Chương i

CHƯƠNG 2: QUYẾT ĐỊNH VÀ THÔNG TIN TRONG QUẢN TRỊ

Mục tiêu: • Nhận thức được khái niệm, bản chất và vai trò của thông tin quản

trị; các mô hình về hệ thống thông tin trong quản trị. • Vận dụng được các quy luật, các nguyên tắc trong việc ra quyết

định quản trị các tổ chức.• Trung thực, chính xác nghiêm túc khi nghiên cứu

Page 6: Chương i

NỘI DUNG CHƯƠNG 2Thời gian: 5giờ (LT: 1.5 giờ;TH 3.5giờ)

• 1. Hệ thống thông tin trong quản trị• 1.1. Một số khái niệm• 1.2. Hệ thống thông tin với nhà quản trị• 1.3. Xây dựng hệ thống thông tin quản trị• 2. Quyết định quản trị• 2.1. Khái niệm, đặc điểm của quyết định quản trị• 2.2. yêu cầu và nguyên tắc đối với quyết định quản trị• 2.3. Phương pháp ra quyết định quản trị• 3. Thực hành

Page 7: Chương i

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 2

• Trong chương này, chúng ta đã nghiên cứu những vấn đề rất khái quát về công tác tổ chức trong doanh nghiệp. Những nội dung chủ yếu cần chú ý đó là:

• Thông tin là nhu cầu không thể thiếu được của con người. Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, và những mối quan hệ đó được thể hiện qua lại lẫn nhau. Từ khi có con người, nói cách khác có xã hội loài người thì đã có sự trao đổi giữa những con người với nhau trong quá trình lao động, săn bắn, hái lượm, sản xuất, sinh hoạt hàng ngày nhằm đạt được một mục đích nhất định.

• Như vậy: thông tin là những dữ liệu, số liệu, tin tức thu thập được đã qua xử lý, sắp xếp, diễn giải theo cấu trúc thích hợp để phục vụ cho mục tiêu nào đó. Nói cách khác, thông tin là tất cả những gì có thể mang lại cho con người sự hiểu biết về đối tượng mà họ quan tâm tới (vì những nguyên nhân và mục tiêu nào đó). Thông tin là sự phản ánh của sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội, con người.

Page 8: Chương i

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 2

• Yêu cầu cơ bản đối với thông tin là: tính chính xác và trung thực, tính kịp thời và linh hoạt, tính đầy đủ, tính hệ thống và tổng hợp, tính cô đọng và lôgíc

• Quyết định quản trị là hành vi sáng tạo với tư cách là sản phẩm của chủ thể quản trị, nhằm định ra mục tiêu chương trình, tính chất hoạt động của người hoặc cấp phải thực hiện quyết định đó để giải quyết một vấn đề đã chín muồi trên cơ sở hiểu biết các quy luật vận động khách quan của đối tượng quản trị và việc phân tích thông tin về hiện trạng của hệ thống.

Page 9: Chương i

CHƯƠNG 3: CHỨC NĂNG LẬP KẾ HOẠCH

Mục tiêu: • Trình bày được khái niệm, vai trò của chức năng lập kế hoạch đối

với các cấp quản trị.• Biết được các bước lập kế hoạch tác nghiệp trong quản trị ở cấp

cơ sở.• Lập được sơ đồ kế hoạch tác nghiệp cho một công việc cụ thể.• Nhận thức được những nhân tố chủ yếu tác động tới công tác xây

dựng và thực hiện kế hoạch từ đó có các cách xử lý thích hợp để nâng cao chất lượng của hoạt động trong tổ chức.

Page 10: Chương i

NỘI DUNG CHƯƠNG 3Thời gian: 8giờ (LT: 2 giờ;TH:6 giờ)

• 1. Khái niệm và vai trò của lập kế hoạch• 2. Hệ thống kế hoạch của tổ chức• 2.1. Các kế hoạch của tổ chức• 2.2. Quá trình lập kế hoạch• 3. Lập kế hoạch chiến lược• 3.1. Khái niệm về kế hoạch chiến lược• 3.2. Lập kế hoạch chiến lược ở các cấp• 4. Lập kế hoạch tác nghiệp• 4.1. Khái niệm về kế hoạch tác nghiệp• 4.2. Lập kế hoạch tác nghiệp• 5. Thực hành• 6. Kiểm tra

Page 11: Chương i

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 3

• Trong chương này, chúng ta đã nghiên cứu những vấn đề rất khái quát về lập kế hoạch và các phương pháp lập kế hoạch trong doanh nghiệp. Những nội dung chủ yếu cần chú ý đó là:

• Lập kế hoạch là quá trình xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược tổng thể để thực hiện mục tiêu và phát triển một hệ thống kế hoạch toàn diện để phối hợp và thống nhất các hoạt động với nhau.

• Công tác Lập kế hoạch cần phải được xây dựng trước khi tiến hành các hoạt động, làm cơ sở, phương hướng cho hành động.

Page 12: Chương i

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 3

• Có nhiều loại Lập kế hoạch trong thực tế như: Lập kế hoạch chiến lược, Lập kế hoạch tác nghiệp; Lập kế hoạch dài hạn, Lập kế hoạch trung hạn và Lập kế hoạch ngắn hạn.

• Các loại Lập kế hoạch phải phù hợp với nhau về nội dung, phương châm hành động để cùng đạt được mục tiêu chung.

• Việc Lập kế hoạch cần phải được thực hiện theo một quy trình nhất định, bao gồm: Xác định mục tiêu, đánh giá môi trường bên trong và bên ngoài, kiểm tra lại mục tiêu, xây dựng kế hoạch hành động, kiểm tra hiệu chỉnh.

Page 13: Chương i

CHƯƠNG 4: CHỨC NĂNG TỔ CHỨC

Mục tiêu: • Trình bày được bản chất của chức năng tổ chức trong quản trị, các

kiểu cơ cấu tổ chức và biết tổ chức khoa học lao động của nhà quản trị.

• Phân biệt được mối quan hệ và quyền hạn của các cấp, các bộ phận chức năng trong một cơ cấu tổ chức nhất định

Page 14: Chương i

NỘI DUNG CHƯƠNG 4Thời gian: 7giờ (LT: 1.5 giờ;TH :5.5giờ)

• 1. Chức năng tổ chức và cơ cấu tổ chức• 1.1. Tổ chức và chức năng tổ chức• 1.2. Cơ cấu tổ chức và thuộc tính của nó• 1.3. Các kiểu cơ cấu tổ chức• 2. Cán bộ quản trị tổ chức• 2.1. Cán bộ quản trị và vai trò của các cán bộ quản trị• 2.2. Những yêu cầu đối với cán bộ quản trị• 2.3. Tổ chức khoa học lao động của nhà quản trị• 3. Quản trị sự thay đổi của tổ chức• 4. Thực hành:

Page 15: Chương i

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 4

• Trong chương này, chúng ta đã nghiên cứu những vấn đề rất khái quát về công tác tổ chức trong doanh nghiệp. Những nội dung chủ yếu cần chú ý đó là:

• Công tác tổ chức là việc xác định những chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi người, mỗi bộ phận và mối quan hệ giữa họ trong quá trình lao động với nhau sao cho các cá nhân và bộ phận có thể phối hợp với nhau một cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu chiến lược của tổ chức.

• Mục tiêu của chức năng tổ chức là tạo nên một môi trường nội bộ thuận lợi cho mỗi cá nhân, mỗi bộ phận phát huy được năng lực và nhiệt tình của mình, đóng góp tốt nhất vào việc hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức.

Page 16: Chương i

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 4

• Các kiểu cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý được phân loại theo cách thức hình thành các bộ phận, theo mối quan hệ quyền hạn được sử dụng, theo số cấp quản trị hoặc theo quan điểm tổng hợp. Mối kiểu cơ cấu đều có ưu nhược điểm riêng. Các yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức là: Tối ưu; Linh hoạt; ổn định: Tin cậy và Kinh tế.

• Cán bộ quản trị là những người thực hiện các chức năng quản trị nhằm đảm bảo cho tổ chức đạt được những mục đích của mình với kết quả và hiệu quả cao.

Page 17: Chương i

CHƯƠNG 5: CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO

Mục tiêu: • Giải thích được khái niệm, bản chất của lãnh đạo; phân biệt được

sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản trị.• Trình bày được nội dung và vai trò của chức năng lãnh đạo.• Giải thích được các lý thuyết động cơ làm việc của nhân viên..• Vận dụng được các phương pháp và phong cách lãnh đạo để giải

quyết các bài tập tình huống.

Page 18: Chương i

NỘI DUNG CHƯƠNG 5Thời gian: 8giờ (LT: 2 giờ;TH:6 giờ)

• 1. Lãnh đạo và căn cứ để lãnh đạo trong quản trị• 2. Các phương pháp lãnh đạo con người• 2.1. Khái niệm về phương pháp lãnh đạo• 2.2. Nhu cầu và động cơ làm việc của con người• 2.3. Các phương pháp lãnh đạo đối với con người• 3. Nhóm và lãnh đạo theo nhóm• 3.1. Nhóm và sự hình thành nhóm• 3.2. Các đặc điểm thường gặp của nhóm• 3.3. Lãnh đạo theo nhóm• 4. Giao tiếp và đàm phán trong lãnh đạo• 4.1. Tình huống và nguyên tắc xử lý• 4.2. Giao tiếp và đặc điểm của giao tiếp• 4.3. Đàm phán trong lãnh đạo• 5. Thực hành: • 6. Kiểm tra:

Page 19: Chương i

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 5

• Trong chương này, chúng ta đã nghiên cứu những vấn đề rất khái quát về công tác lãnh đạo. Những nội dung chủ yếu cần chú ý đó là:

• Lãnh đạo là việc định ra chủ trương, đường lối, mục đích, tính chất, nguyên tắc hoạt động của một hệ thống trong các điều kiện môi trường nhất định.

• Các kỹ năng lãnh đạo, nội dung lãnh đạo và các phương pháp lãnh đạo con người.

• Nhóm và các đặc điểm thường gặp của nhóm.• Giao tiếp trong quản trị là sự tiếp xúc giữa nhà quản trị với những

người khác có liên quan trong hoạt động quản trị, nhằm đạt tới các mục tiêu quản trị đề ra.Giao tiếp giúp cho mọi người hiểu nhau, hiểu được mục tiêu, ý đồ, thiện chí và công việc.

• Đàm phán trong quản trị là hoạt động giao tiếp đặc biệt giữa người lãnh đạo với đối tác đàm phán nhằm đạt tới một thỏa thuận mong muốn về một vấn đề cụ thể nào đó.

Page 20: Chương i

Chương 6. CHỨC NĂNG KIỂM TRA

Mục tiêu: • Giải thích được quan điểm và ý nghĩa của công tác kiểm tra

trong doanh nghiệp.• Trình bày được nội dung cần kiểm tra và các phương pháp

thích hợp để kiểm tra.• Hiểu và biết cách vận dụng công tác kiểm tra trong thực tế

để các hoạt động theo kế hoạch được thực hiện một cách có hiệu quả.

• Trên cơ sở những nhận thức trên, Sinh viên có thể phấn đấu rèn luyện để trở thành những nhà quản trị giỏi trong tương lai.

Page 21: Chương i

NỘI DUNG CHƯƠNG 6Thời gian: 6giờ (LT: 1 giờ;TH:5 giờ)

• 1. Khái niệm và vai trò của kiểm tra• 1.1.Khái niệm và bản chất• 1.2. Vai trò của kiểm tra• 2. Nội dung và mức độ kiểm tra• 2.1. Nội dung kiểm tra• 2.2. Yêu cầu đối với hệ thống kiểm tra• 2.3. Các chủ thể kiểm tra• 3. Quá trình kiểm tra• 3. 1. Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn• 3.2. Đo lường và đánh giá sự thực hiện• 3.3. Các hình thức và kỹ thuật kiểm tra• 4. Thực hành:

Page 22: Chương i

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 6

• Trong chương này, chúng ta đã nghiên cứu những vấn đề rất khái quát về công tác kiểm tra trong doanh nghiệp. Những nội dung chủ yếu cần chú ý đó là:

• Kiểm tra là chức năng cuối cùng của quản lý, song không phải là công đoạn cuối cùng, nó được thực hiện trong suốt quá trình kinh doanh (đối với từng việc, từng công đoạn sản xuất - dịch vụ và kết quả cuối cùng của cả chu kỳ kinh doanh). Đây là khâu then chốt của quá trình tổ chức thực hiện các quyết định quản lý và là cơ sở để đánh giá kết quả, hiệu quả kinh doanh; là cơ sở để nhìn nhận lại, tổng kết kinh nghiệm, hoàn thiện công việc thuộc các chức năng quản trị.

Page 23: Chương i

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 6

• Kiểm tra gồm có 4 nội dung chính:• Xây dựng các tiêu chuẩn hoặc các chỉ tiêu hoạt động.• Đo các kết quả thực tế xảy ra.• So sánh kết quả thực tế với tiêu chuẩn hoặc với các chỉ tiêu.• Điều chỉnh các hoạt động nếu phát hiện ra những sai lệch.• Có các dạng kiểm tra:• Kiểm tra đầu vào, kiểm tra trong quá trình hoạt động, kiểm tra kết quả đầu ra.• Kiểm tra chủ động.• Kiểm tra toàn bộ các công việc hoặc toàn bộ lô sản phẩm sản xuất và kiểm tra xác

suất.• Kiểm tra về tài chính.• Kiểm tra thường xuyên định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất.• Kiểm tra phương pháp và kiểm tra kết quả.• Kiểm tra trực tiếp.

Page 24: Chương i