Chương 6_Làm thế nào để buổi thuyết giảng hiệu quả

12
Chương 6: Làm sao để bu i gi ng thêm hiu qu Võ Thị Hà (phỏng dịch và bổ sung) Từ Chương 6. How to make lectures more effective từ Quyển McKeachie's Teaching TIPS 14th của Marilla D. Svinicki và Wibert J. McKeachie Hoạt động của "Nhóm dịch sách giáo dục" Link: https://www.facebook.com/groups/739767406098392/ Thuy ết gi ng (lecture) có l là phương pháp dạy xưa nhất và nó v ẫn là phương pháp được dùng ph bi ến nh ất trong các trường đại h c trên th ế gi i. Tuy nhiên, theo th ời gian, đã hình thành nhi u nh ững kĩ thuật thuy ết gi ng khác nhau. Một người thuy ết gi ng thành công là m t người kết h ợp tài năng củ a m t h c gi , nhà văn, n hà sn xu t, di n viên hài, nhân v t gi i trí và giáo viên nh m dy cho sinh viên. Tuy nhiên, rt ít gi ảng viên có đầy đủ nh ững tài năng này. Dù v i nh ững phát minh như máy in, ti vi, máy tính, thuy ết gi ng v n t n t ại nhưng người ta đang đặt câu h i li u nó có còn tn t i trong th ời đại internet và web? Li u thuy ết gi ng v n là m ột phương pháp hiệu qu để gi ng dy? Trong nh ững điều ki n , trường h p nào thì thuy ết gi ng là phương pháp giảng dy hi u qu ả? Để trl i câu h i này, tôi không nh ng dùng các thông tin tnghiên cu v ph ương pháp dạy mà còn phân tích quá trình nhn th ca sinh viên. 1. Nghiên cu vs hi u qu ca Thuyế t gi ng Có nhi u nghiên cứu đã tiến hành để so sánh hi u qu ca thuy ết gi ng và các phương pháp dy khác. Hu h ết các kết qu đều cho th y các phương pháp học tích cc (active learning methods) là vượt trội hơn thuyết gi ng v kh năng nhớ thông tin ca sinh viên sau khi khóa h c kết thúc; kh năng áp dụ ng ki ến th c vào m t tình hu ng m i; kh năng giải quy ết v n đề; kh năng suy nghĩ và thay đổi thái độ; và t o động l c h ọc cao hơn (Goldstein 2007, McKeachie et al. 1990, Prince 2004, Smith et al. 2005, Yoder and Hochevar 2005). Tương tự, phương pháp tự h c da trên các ngu n tài li ệu giáo trình (text sources) là vượt tri hơn là nghe thuy ết gi ng. Vì các sinh viên có th đọc nhanh hơn và có thể quay l i ph n h không hi u, bqu ph n không liên quan, và ôn l i khi cn. Còn thuy ết gi ảng thì thường t c độ do người thuy ết gi ng quy ết đị nh, sinh viên có th không theo kịp. Tuy nhiên, đừng th t v ng, thuy ết gi ng v ẫn là phương pháp dạy h u ích. 2. Điề u gì làm nên m t bu i Thuyế t gi ng thành công ? - Gi i thi u thông tin cp nh t (Bi vì luôn có m t khong cách gi a nh ng gì ghi trong giáo trình và ki ến th c h c thu t m i nh t ca th ế gi i). - Tng h p thông tin, tài li u t nhi u ngu n khác nhau. - Điều ch nh bu i thuy ết gi ng phù h p v i kh năng cũng như mối quan tâm ca nhóm sinh viên cth t i th ời điểm và địa điểm đó.

Transcript of Chương 6_Làm thế nào để buổi thuyết giảng hiệu quả

Page 1: Chương 6_Làm thế nào để buổi thuyết giảng hiệu quả

Chương 6: Làm sao để buổi giảng thêm hiệu quả

Võ Thị Hà (phỏng dịch và bổ sung) Từ Chương 6. How to make lectures more effective

từ Quyển McKeachie's Teaching TIPS 14th của Marilla D. Svinicki và Wibert J. McKeachie

Hoạt động của "Nhóm dịch sách giáo dục" Link: https://www.facebook.com/groups/739767406098392/

Thuyết giảng (lecture) có lẽ là phương pháp dạy xưa nhất và nó vẫn là phương pháp được

dùng phổ biến nhất trong các trường đại học trên thế giới. Tuy nhiên, theo thời gian, đã hình

thành nhiều những kĩ thuật thuyết giảng khác nhau. Một người thuyết giảng thành công là một

người kết hợp tài năng của một học giả, nhà văn, nhà sản xuất, diễn viên hài, nhân vật giải trí

và giáo viên nhằm dạy cho sinh viên. Tuy nhiên, rất ít giảng viên có đầy đủ những tài năng

này. Dù với những phát minh như máy in, ti vi, máy tính, thuyết giảng vẫn tồn tại nhưng

người ta đang đặt câu hỏi liệu nó có còn tồn tại trong thời đại internet và web? Liệu thuyết

giảng vẫn là một phương pháp hiệu quả để giảng dạy? Trong những điều kiện, trường hợp nào

thì thuyết giảng là phương pháp giảng dạy hiệu quả? Để trả lời câu hỏi này, tôi không những

dùng các thông tin từ nghiên cứu về phương pháp dạy mà còn phân tích quá trình nhận thứ

của sinh viên.

1. Nghiên cứu về sự hiệu quả của Thuyết giảng

Có nhiều nghiên cứu đã tiến hành để so sánh hiệu quả của thuyết giảngvà các phương pháp

dạy khác. Hầu hết các kết quả đều cho thấy các phương pháp học tích cực (active learning

methods) là vượt trội hơn thuyết giảng về khả năng nhớ thông tin của sinh viên sau khi khóa

học kết thúc; khả năng áp dụng kiến thức vào một tình huống mới; khả năng giải quyết vấn

đề; khả năng suy nghĩ và thay đổi thái độ; và tạo động lực học cao hơn (Goldstein 2007,

McKeachie et al. 1990, Prince 2004, Smith et al. 2005, Yoder and Hochevar 2005).

Tương tự, phương pháp tự học dựa trên các nguồn tài liệu giáo trình (text sources) là vượt trội

hơn là nghe thuyết giảng. Vì các sinh viên có thể đọc nhanh hơn và có thể quay lại phần họ

không hiểu, bỏ quả phần không liên quan, và ôn lại khi cần. Còn thuyết giảng thì thường tốc

độ do người thuyết giảng quyết định, sinh viên có thể không theo kịp. Tuy nhiên, đừng thất

vọng, thuyết giảng vẫn là phương pháp dạy hữu ích.

2. Điều gì làm nên một buổi Thuyết giảng thành công ?

- Giới thiệu thông tin cập nhật (Bởi vì luôn có một khoảng cách giữa những gì ghi trong giáo

trình và kiến thức học thuật mới nhất của thế giới).

- Tổng hợp thông tin, tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau.

- Điều chỉnh buổi thuyết giảng phù hợp với khả năng cũng như mối quan tâm của nhóm sinh

viên cụ thể tại thời điểm và địa điểm đó.

Page 2: Chương 6_Làm thế nào để buổi thuyết giảng hiệu quả

- Giúp sinh viên đọc hiệu quả hơn bằng cách cung cấp những định hướng và danh sách các

nội dung mà giảng viên sẽ thuyết giảng.

- Tập trung vào các ý niệm, quy tắc, ý tưởng chính.

Thuyết giảng bên cạnh việc cung cấp nội dung nhận thức (content) cho sinh viên, còn phải tạo

ra giá trị thúc đẩy (motivation) sinh viên học. Bằng cách giúp sinh viên ý thức về tầm quan

trọng của một vấn đề, về các ý kiến còn tranh cải xung quanh vấn đề, hoặc về các thách thức

của vấn đề với những ý tưởng vốn có của sinh viên; thì khi đó người thuyết giảng sẽ kích

thích sinh viên quan tâm và có động lực để tìm hiểu sâu hơn. Thêm vào đó, thái độ và đam

mê, sự hứng thú của người thuyết giảngv ề chủ đề trình bày cũng ảnh hưởng đến động lực học

của sinh viên. Nghiên cứu về đánh giá của sinh về việc dạy và học cho thấy sự đam mê của

người giảng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến động lực học của sinh viên. Bạn có thể

cảm nhận rằng sự đam mê là không thể học được. Rõ ràng là một số người có đam mê hơn và

biểu hiện đam mê nhiều hơn người khác, nhưng bạn hoàn toàn có thể bồi đắp để phát triển

niềm đam mê của mình. Hãy thử thêm vào bài giảng những gì mà bạn thực sự thích thú. Và

chú ý biểu hiện sự đam mê của mình qua lời nói và cử chỉ, giáng điệu. Và giống như nhiều

hành vi cần học hỏi khác, bạn phải thực hành để tiến bộ theo thời gian. Murray (1997) cho

thấy người giảng đam mê thường di chuyển quanh lớp, giao tiếp bằng mắt với sinh viên, dùng

nhiều cử chỉ, giáng điệu và thay đổi giọng nói và người thầy có thể thực hành các hành vi này

để tự rèn luyện mình. Các lý thuyết và thực nghiệm đều khẳng định các biểu hiện đam mê của

người giảng rất hữu ích trong việc duy trì sự tập trung chú ý của sinh viên.

Tuy nhiên bạn cũng không nhất thiết phải thể hiện tràn đầy năng lực mỗi phút. Vẫn có những

lúc bạn nên im lặng, nói chậm lại để có thời gian suy nghĩ.

3. Lên kế hoạch bài thuyết giảng

Một buổi thuyết giảng điển hình là nhằm giới thiệu một tổng hợp ngắn, có hệ thống về một

kiến thức nào đó. Change và cộng sự gọi đó là dạy nhằm mục đích đưa ra kết luận

(conclusion oriented). Tuy nhiên, trong buổi thuyết giảng, bên cạnh những lúc bạn truyền

thông tin, kiến thức; còn có những lúc khác, bạn ít truyền thông tin hơn mà tập trung dạy cho

sinh viên làm thế nào để tự học và tự suy nghĩ. Ví dụ như bài giảng đòi hỏi phân tích tài liệu,

tìm ra vấn đề, phát triển giả thuyết, đi tìm bằng chứng, phê phán và đánh giác các giải pháp

đòi hỏi sinh viên phải tự học và tự suy nghĩ nhiều hơn.

Một điều lưu ý là thường những gì tiến hành lúc đầu của khóa học lại không thích hợp để tiến

hành vào đoạn cuối của khóa học. Bạn nên đi chậm hơn vào những tuần đầu của khóa học,

dừng cho sinh viên yếu hơn có thể ghi chú, và đưa ra các ví dụ mỗi ngày. Đồng thời ghi lên

bảng các ý tưởng và kết nối chúng với nhau để sinh viên có thể dần dần nắm được một cái

nhìn tổng thể, và liên hệ chúng với nhau.

Đồng thời cần điều chỉnh bài giảng cho phù hợp với khả năng của sinh viên. Trong mỗi lớp,

có nhiều sinh viên khác nhau về kiến thức nền, về hứng thú, kĩ năng học, phương pháp học.

Do đó, giảng viên phải có khả năng điều chỉnh việc dạy để phù hợp với những sự khác nhau

này.

Page 3: Chương 6_Làm thế nào để buổi thuyết giảng hiệu quả

4. Chuẩn bị bản ghi chép cho bài giảng

Để an toàn, bạn có thể chuẩn bị trước về nội dung và cách tổ chức lớp học của buổi giảng.

Điều này giúp tránh được những lo lắng cho bản thân.

Và dù bạn có chuẩn bị về bài giảng tốt đến đâu, bạn cũng sẽ luôn đối mặt với vấn đề là làm

sao truy xuất những gì bạn cần nói trong suốt buổi học. Nếu bạn có nhiều thời gian, bạn có thể

có ý muốn ghi ra tất cả những gì bạn dự định giảng. Tuy nhiên, bạn không nên đọc bản ghi

chép đó trong lớp học. Vì rất hiếm người giảng nào có thể đọc bản ghi chép đó mà lại làm cho

sinh viên hứng thú.

Và ngược lại, cũng rất ít giáo viên có thể giảng mà không có bất kì ghi chép nào để tự định

hướng mình cần phải nói gì. Vì vậy, sẽ rất bình thường nếu bạn giảng với sự hỗ trợ từ những

cách chi chép khác nhau: như gạch đầu dòng, chuỗi các từ khóa quan trọng, dùng chuỗi các

câu hỏi để giúp nhớ các ý chính.

Day (1980) đã nghiên cứu ghi chép của các giảng viên của trên 75 trường cao đẳng và đại

học. Tác giả nhận thấy việc ghi chép quá nhiều làm cho giảng viên hay tập trung đọc các ghi

chép và xao nhãng tiếp xúc bằng mắt với sinh viên khiến cho sinh viên trở nên thụ động và

không đặt câu hỏi. Day đề nghị là các giảng viên nên ghi chú các ý chính của buổi dạng dưới

dạng trực quan hình vẽ sẽ giúp cho giảng viên linh động hơn khi giảng. Dạng biểu đồ dạng

cây (tree diagram), sơ đồ (computer flowchart), mô hình mạng lưới (network model)...có thể

giúp cho giảng viên nắm được cấu trúc của bài giảng tốt hơn.

Sử dụng powerpoint để chiếu các nội dung chính cũng là một cách để hỗ trợ cho việc giảng.

Tuy nhiên, không nên đưa tất cả các nội dung lên và đọc trực tiếp từ nó. Clark (2008) và Giers

và Keiner (2009) đã nghiên cứu và nhận thấy sinh viên phàn nàn về kiểu bài giảng như thế và

sự phàn nàn này sẽ giảm nếu giảng viên dùng các phương thức khác nhau để giới thiệu nội

dung như video ngắn, sơ đồ, tranh ảnh và câu hỏi cho sinh viên thảo luận.

Ngoài ra tô màu ghi chép của bạn một cách khoa học cũng là một cách hữu ích. Thường khi

để sinh viên tham gia nhiều hơn vào việc học, tôi thường cháy giáo án (hết giờ). Nên tôi

thường đặt một biểu tượng thời gian ở một bên màn hình để nhắc mình cân đối thời gian.

Tôi còn thường tự nhắc mình cần:

- "Ghi bên bảng" (thường các khái niệm chính hoặc các mối liên hệ giữa các khái niệm).

- "Kiểm tra xem sinh viên hiểu chưa. Đề nghị sinh viên đưa ra ví dụ."

- "Yêu cầu sinh viên giơ tay phát biểu ý kiến"

- "Cho sinh viên thảo luận theo cặp".

Bạn cũng nên dự trù thời gian dành cho sinh viên đặt câu hỏi, cho những ví dụ hay ý tưởng

mới xuất hiện trong buổi học, và một thời gian phòng hao để bù đắp do ước tính thời gian dạy

của bạn có thể không chính xác. Nếu vẫn còn dư thời gian, bạn có thể cho sinh viên viết tóm

Page 4: Chương 6_Làm thế nào để buổi thuyết giảng hiệu quả

tắt về buổi học. Cuối cùng, bạn có thể phát cho sinh viên một ghi chép do bạn soạn và đề nghị

sinh viên điền vào những chổ còn thiếu.

5. Tổ chức buổi thuyết giảng

Khi nghĩ đến việc tổ chức một buổi thuyết giảng, hầu hết các giáo viên nghĩ ngay đến cấu trúc

của nội dung (có thể đi từ cái cụ thể đến cái tổng quát hoặc ngược lại). Và chúng ta bị cuốn

theo việc bao quát hết chủ đề và quên đi việc đặt câu hỏi, "Chúng ta thực sự muốn sinh viên

nhớ điều gì từ buổi thuyết giảng này sau một tuần hay một năm ?".

Một số nguyên tắc chung để sắp xếp các ý của nội dung bài giảng là: đi từ nguyên nhân đến

hậu quả; theo tiến trình thời gian (như một câu chuyện); giới thiệu song song như giới thiệu

song song lý thuyết và bằng chứng; từ vấn đề đến giải pháp; những ý kiến ủng hộ hay chống

đối với một giải pháp; đi từ cái quen thuộc đến cái không quen thuộc; đi từ khái niệm đến ứng

dụng. Các câu chuyện không những làm cho sinh viên hứng thú mà còn giúp sinh viên ghi

nhớ tốt hơn. Nếu bạn có thể làm cho câu chuyện thêm phần bí ẩn, bạn sẽ thu hút sự chú ý của

sinh viên tốt hơn (Green, 2004).

Leith (1977) đề nghị rằng những môn học, chủ đề khác nhau sẽ khác nhau về cách thức phát

triển của kiến thức. Một số môn học được tổ chức theo cách tuyến tính hay theo thứ bậc trong

đó một khái niệm mới được xây dựng dựa trên một khái niệm trước đó. Và cấu trúc logic của

chủ đề (logical structure of subject) là một yếu tố quan trọng xác định cách thức tổ chức của

buổi học (lecture organization). Tuy nhiên, giảng viên cũng cần dựa trên cấu trúc nhận thức

Page 5: Chương 6_Làm thế nào để buổi thuyết giảng hiệu quả

trong đầu của sinh viên (cognitive structure of students' mind) để xác định cách thức tổ chức

của buổi học. Nếu bạn muốn dạy sinh viên của bạn hiệu quả, thì bạn cần tạo ra cầu nối giữa

cấu trúc của chủ đề và cấu trúc nhận thức trong đầu sinh viên. Bởi vì sinh viên không phải là

một tờ giấy trắng và nhiệm vụ của bạn không phải là ghi lên trên đó. Mà nhiệm vụ của việc

dạy là giúp sinh viên tổ chức lại cấu trúc nhận thức vốn có của mình hoặc thêm một phần mới

vào cấu trúc sẵn có đó. Vì vậy, tổ chức của buổi học cần xem xét những kiến thức đang có

của sinh viên, những mong đợi của họ (cấu trúc nhận thức trong đầu sinh viên) đồng thời với

cấu trúc của chủ đề. Những kết nối tương đồng những ý tưởng mới với những điều tương tự

mà sinh viên đã biết có thể hữu ích.

5. 1. Giới thiệu

Phần giới thiệu của buổi giảng nên chỉ ra lỗ hỏng, chỗ còn thiếu trong cấu trúc nhận thức đang

có của sinh viên hoặc nên đưa ra những câu hỏi để kích thích trí tò mò của sinh viên. Việc đặt

câu hỏi trước khi giảng giúp sinh viên nhận ra những nội dung gì là quan trọng của buổi

giảng. Ví dụ, dạy về sự thay đổi nhận thức ở người già, bạn có thể đặt câu hỏi "Bạn thường

thông minh hơn hay ít thông minh đi khi già đi ?" hay "Có những cách kiểm tra nào chính xác

để xác định trí thông minh của người già ?" Nghiên cứu gần đây của Nevid và Mahon (2009)

cho thấy đưa ra câu hỏi nhanh đầu và cuối buổi học giúp định hướng sinh viên tập trung vào

các nội dung quan trọng của buổi học và kết quả kiểm tra cuối kì sau đó tốt hơn.

Một cách khác để bắt đầu buổi học là bằng một ví dụ, một tình huống hoặc một minh họa,

ứng dụng để thu hút chú ý của sinh viên. Ví dụ như một tình huống, một vấn đề từ báo chí,

chương trình tivi và hỏi sinh viên về suy nghĩ của họ.

5.2. Phần chính

Một lỗi hay gặp ở phần này là người thầy cố gắng thêm quá nhiều nội dung. Kẻ thù của việc

học là việc người thầy cố gắng đề cập đến toàn bộ nội dung bằng bất cứ giá nào. Một người

thầy của tôi đã nói rằng "Nếu bạn dạy mà sinh viên có thể hiểu và nhớ 3 hoặc 4 điểm trong

bài giảng, thế là bạn đã làm rất tốt rồi". Nếu quá nhiều nội dung thì sinh viên không có thời

gian để hiểu. David Katz (1950), một nhà tâm lý học hàng đầu, gọi hiện tượng này là "sứ chói

mắt của ánh sáng kim loại" (metal dazzle - cái gì quá sáng thì quá chói, làm người ta không

nhìn rõ được). Cũng như thế, quá nhiều thông tin, ý tưởng mới làm quá tải khả năng xử lý của

não, làm chúng ta không thể hiểu được bất cứ điều gì. Bằng viết bảng, trình chiếu, chúng ta

chỉ nên đưa ra các ý chính, các từ khóa quan trọng.

Sử dụng ví dụ

Để liên kết những gì trong đầu bạn và những gì trong đầu sinh viên, bạn cần sử dụng ví dụ

liên quan đến chủ đề môn học với kinh nghiệm và kiến thức của sinh viên. Và quan trọng hơn,

bạn nên để cho sinh viên đưa ra ví dụ.

Tổng hợp định kỳ trong buổi giảng

Sau mỗi phần nhỏ của bài giảng nên có một tổng hợp ngắn. Việc tổng hợp định kỳ này giúp

sinh viên kết nối các phần với nhau, ghi bài tốt hơn, và tổ chức các ý đó trong đầu sinh viên

Page 6: Chương 6_Làm thế nào để buổi thuyết giảng hiệu quả

tốt hơn. Nhưng điểm chính quan trọng nên được nhắc lại 1, 2, 3 lần trong buổi học. Bạn có

thể xem như buổi học được chia ra làm hai hay nhiều phần bài giảng nhỏ tách rời nhau, tách

rời nhau bằng một khoảng ngắn thời gian 5-10 phút để hỏi, thảo luận hay viết.

Kiểm tra sự hiểu của sinh viên

Cần kiểm tra sự hiểu của sinh viên thông qua cả hai cách: quan sát những tín hiệu không lời

như sự bối rối, lúng túng hay thiếu tập trung; và bằng cách đặt các câu hỏi để kiểm tra.

Hầu hết người thầy thường hỏi "Có câu hỏi nào không ?" trong suốt buổi học và sau 3 đến 5

giây không có ai trả lời, họ tự mặc định là tất cả sinh viên đã hiểu. Nhưng thực sự không phải

vậy! Nếu bạn thực sự muốn biết sinh viên đã hiểu chưa, hãy cho sinh viên vài phút viết xuống

câu hỏi về điều mà họ chưa hiểu, sau đó để họ so sánh câu hỏi của họ với sinh viên bên cạnh

trước khi hỏi sinh viên có câu hỏi nào không (Kỹ thuật đơn-đôi-nhóm đã được nhắc đến trong

chương 5).

Tuy nhiên, cách tốt nhất là phối hợp hoạt động kiểm tra sự hiểu của sinh viên thành một phần

của buổi học. Ví dụ, bằng cách cho sinh viên tự tổng kết những điều gì vừa được giảng hoặc

phức tạp hơn dùng các "Kỹ thuật Đánh giá được sử dụng trong Lớp học" (tên tiếng Anh là

Classroom Assessment Techiniques -CATs) do Angelo và Cross đề xuất.

CAT là những phương pháp đánh giá nhằm 2 mục đích: kiểm tra xem sinh viên hiểu đến đâu

nội dung môn học và hiệu quả của phương pháp dạy. CAT thường được thiết kế nhanh và dễ

áp dụng.

CAT nhằm đánh giá:

- Kĩ năng và kiến thức liên quan đến buổi học (bao gồm kiến thức trước đó, nhớ, hiểu; phân

tích; tổng hợp, suy nghĩ sáng tạo; kĩ năng giải quyết vấn đề; và kĩ năng thực hiện, áp dụng.)

- Thái độ, giá trị và tự ý thức của sinh viên (bao gồm ý thức về mình, về quá trình học của

mình, về nội dung và kĩ năng được học)

- Phản ứng, tương tác trong lớp học (bao gồm tương tác của sinh viên với giáo viên, với việc

dạy, các hoạt động trong lớp, bài tập, tài liệu)

Mặt

đánh

giá

Tên kĩ thuật

đánh giá

Tiến hành như thế nào Sử dụng như thế

nào

Thời gian

để thực

hiện

Kiến

thức và kĩ năng môn

học

Bài viết một

phút (One-Minute Paper)

Trong vài phút cuối của

buổi học, yêu cầu sinh viên dùng nữa tờ giấy và viết về "Điều quan trọng nhất mà

mình học được hôm nay và điều gì mình hiểu ít nhất ?"

Dùng thông tin này

để làm rõ, thay đổi cách tổ chức buổi học tương tự cho lần sau.

Ít

Điểm mù mịt

nhất

Tương tự như trên nhưng

chỉ yêu cầu sinh viên miêu

Dùng thông tin này

để làm rõ, thay đổi

Ít

Page 7: Chương 6_Làm thế nào để buổi thuyết giảng hiệu quả

(Muddiest

Point)

tả những gì mà chúng chưa

hiểu và những đề nghị để cải thiện buổi giảng.

cách tổ chức buổi học

tương tự cho lần sau.

Trả lời dây chuyền (Chain Notes)

Nêu một câu hỏi về nội dung buổi học và yêu cầu sinh viên viết câu trả lời của

riêng mình và cho vào một bì thư/hòm thư chung.

Phân loại câu trả lời theo nhóm. Và đến buổi học tiếp theo,

dùng nó để thảo luận với sinh viên.

Ít

Viết bài áp dụng (Application

Article)

Trong 15 phút cuối của buổi học, yêu cầu sinh viên viết một bài tin ngắn về

việc làm thế nào áp dụng các ý chính của bài vào

cuộc sống thật.

Phân loại bài viết và chọn đọc vài bài trong buổi học tiếp

theo để minh họa cho nhiều áp dụng khác

nhau, giúp hiểu sâu hơn và tăng sự sáng tạo.

Khá

Soạn câu hỏi kiểm tra bởi

chính sinh viên (Student-generated test

questions)

Chia lớp thành nhiều nhóm và cho mỗi nhóm một chủ

đề, yêu cầu nhóm viết một câu hỏi và câu trả lời cho bài kiểm tra sắp tới của cả

lớp.

Khi người thầy chọn các câu hỏi cho bài

kiểm tra cần bảo đảm là mỗi nhóm đều có câu hỏi được chọn.

Khá

Thái

độ, giá trị, tự ý thức

Viết Yêu cầu sinh viên viết cảm

nghĩ về suy nghĩ của SV về lớp học, đặc biệt thái độ, giá trị và tự ý thức của SV.

Dùng nó vài lần trong

một học kì thể phát hiện những thay đổi của sinh.

Khá

Tương tác

trong lớp

Đánh giá về bài thi (Exam

Evaluations)

Chọn một bài thi mà bạn hay dùng và thêm vào một

số câu hỏi để hỏi sinh viên xem mức độ bài thi có khả năng đánh giá kiến thức và

kĩ năng của sinh viên đến đâu.

Thay đổi bài thi một cách hợp lý từ những

đánh giá này. Và kiểm tra đánh giá của sinh viên theo thời

gian.

Khá

Nhóm đại diện sinh viên (Student Rep

Group)

Yêu cầu một nhóm nhỏ sinh viên gặp trực tiếp bạn thường xuyên để thảo luận

với SV về cách tiến hành buổi học, những đề nghị

cần cải thiện.

Một số thông tin sẽ được áp dụng để cải tiến cho lớp học.

Nhiều

Hộp thư góp ý (Suggestion

Box)

Đặt một hộp gần cửa lớp và yêu cầu sinh viên để góp ý

về bất cứ vấn đề gì của lớp học.

Xem và hồi âm vào những buổi học tới.

Ít đến khá

Page 8: Chương 6_Làm thế nào để buổi thuyết giảng hiệu quả

Đánh giá bởi

đồng nghiệp (Peer Review)

Mời một đồng nghiệp tình

nguyện tham dự một buổi học mà bạn dạy, yêu cầu họ

ghi chú về ấn tượng của họ về lớp học, về cách tương tác của bạn với sinh viên,

và phương pháp dạy của bạn.

Trao đổi với đồng

nghiệp về những thay đổi về phương pháp

dạy. Và nên viết một bản tổng kết để dùng về lâu dài.

Nhiều

Dự giờ bởi Hội đồng giáo viên

Hội đồng sẽ dự giờ một buổi học và/hoặc xem băng video ghi hình buổi giảng

của bạn.

Hội đồng sẽ thảo luận với bạn và đề nghị các hướng để tăng

hiệu quả giảng dạy cho bạn.

Medium to High

Chẩn đoán việc dạy bởi nhóm nhỏ

(Small Group Instructional

Diagnosis -SGID)

Một hay vài đồng nghiệp sẽ gặp trực tiếp trao đổi với sinh viên về những gì là

hiệu quả và những gì chưa hiệu quả để giúp SV học tốt

hơn. Bạn sẽ không tham gia trong buổi thảo luận này.

Đồng nghiệp sẽ gặp bạn để giải thích về những thông tin thu

được và gửi bạn một báo cáo viết.

Nhiều

5.3. Kết thúc

Phần này khuyến khích sinh viên đặt câu hỏi, ghi tóm tắt lên bảng, nhắc lại những ý chính,

đưa ra những câu hỏi để sinh viên về đọc tài liệu hoặc gợi ý cho buổi học tiếp theo. Ví dụ, yêu

cầu sinh viên thực hiện "bài viết một phút" (one minute paper) hay đưa ra các câu hỏi lượng

giá sau buổi học để so sánh với câu hỏi lượng giá trước buổi học.

6. Làm thế nào để buổi giảng được cải thiện ?

Muốn cải thiện buổi thuyết giảng cần biết là sinh viên tiếp thu buổi thuyết giảng đó như thế

nào. Sinh viên làm gì trong buổi giảng ?

Nếu bạn để ý thì sinh viên thường có vai trò thụ động trong lớp. Một số sinh viên thì gặp khó

khăn để giữ cho mình luôn tỉnh táo; số khác thì cố gắng đọc tài liệu, trao đổi với bạn bè, hoặc

đơn giản là lắng nghe mà không nỗ lực gì cả. Một số sinh viên thì ghi chú. Lý tưởng nhất, có

lẽ là một số sinh viên nỗ lực kết nối những thông tin mà giảng viên đang cung cấp với những

gì sinh viên đã biết.

Sự tập trung

Một trong những yếu tố quan trọng để sinh viên tiếp thu, xử lý thông tin của buổi học thành

công là khả năng tập trung chú ý vào bài giảng của sinh viên. Sự tập trung chú ý chỉ xảy ra

khi nhận thức của sinh viên tập trung vào những thứ đang thay đổi, mới lạ và tạo động lực

Page 9: Chương 6_Làm thế nào để buổi thuyết giảng hiệu quả

(motivating). Mỗi cá nhân có một khả năng có hạn đối với tập trung. Nó còn phụ thuộc vào

môi trường, và mức độ chủ động, động lực của mỗi cá nhân.

Wilson và Korn (2007) đã phân tích sự tập trung của sinh viên trong buổi giảng và xác định

sinh viên chỉ có thể tập trung trong vòng khoảng 10 phút. Đó cũng chính là lý do, cần thay đổi

hoạt động giảng sau mỗi 10 phút để tránh đánh mất sự tập trung của sinh viên.

Bạn có thể làm gì để duy trì sự tập trung của sinh viên ?

Dùng ngôn từ: Một cách thu hút sự chú ý mà giảng viên hay dùng là bắt đầu bằng câu nói

"Phần này sẽ có trong bài kiểm tra". Ngoài ra, sinh viên sẽ chú ý vào những từ/câu đặc biệt

cho thấy người thầy đang đề cập đến những thông tin quan trọng như những thông tin mang

tính liệt kê.

Thay đổi môi trường: Thay đổi về giọng nói, cường độ, nhịp độ giọng; các gợi ý hữu hình như

điệu bộ, khuôn mặt, di chuyển; dùng các mô hình, các thiết bị hỗ trợ nghe nhìn.

Sự tập trung về thính giác bị ảnh hưởng bởi sự tập trung về thị giác. Ví dụ như giáo viên đi

lại, di chuyển quá nhiều sẽ làm sinh viên phân tâm và khó tập trung vào điều mà giáo viên

đang nói. Một nghiên cứu khác của Campell (1999) cho thấy sự hiểu của sinh viên tăng lên

khi sinh viên có thể nhìn mặt và cử động môi của giảng viên. Nhìn trực tiếp với sinh viên, tiếp

xúc trực tiếp bằng mắt đều có thể giúp cho sự trao đổi, truyền tin được tốt hơn.

Động lực cũng là yếu tố quan trọng để giữ sự chú ý của sinh viên. Hãy liên kết bài giảng với

những mối quan tâm, hứng thú của sinh viên, ví dụ đưa ra những ví dụ sinh động, hấp dẫn.

Hay đưa ra các thông tin/tình huống có tính tranh luận.

Cách tốt nhất để giữ sự chú ý có lẽ là chia bài giảng thành nhiều phần nhỏ thay vì cố gắng

giữ sự chú ý của sinh viên suốt cả tiếng đồng hồ. Áp dụng các kĩ thuật dạy tích cực để giúp

sinh viên chủ động tham gia vào buổi học. Nếu sinh viên có dấu hiệu buồn ngủ, có thể yêu

cầu sinh viên đứng dậy và vận động tại chỗ

Một kĩ thuật mới là yêu cầu sinh viên trả lời câu hỏi rải rác trong suốt buổi học. Ví dụ như

tạo các thẻ lựa chọn trả lời A, B, C, D với 4 màu khác nhau để sinh viên biểu quyết (vote)

hoặc dùng các thiết bị điện tử gọi là “clicker”. Thiết bị "clicker" cho phép mỗi sinh viên chọn

câu trả lời của mình thông qua một thiết bị điện tử như chiếc điện thoại nhỏ. Và có một phần

mềm cho phép thống kê ngay lập tức các câu trả lời của cả lớp trên bảng. Tuy nhiên, giảng

viên có thể yêu cầu sinh viên biểu quyết bằng giơ tay. Tuy nhiên, biểu quyết bằng bảng màu

trên có ưu điểm là có thể tiến hành biểu quyết một lần cho 1 câu hỏi, và dựa vào màu sắc khác

nhau để phân biệt đáp án nào sinh viên chọn đa số. Còn biểu quyết bằng "clicker" có ưu điểm

là cho biết chính xác và tức thì câu trả lời của cả lớp, và lưu câu trả lời cá nhân của mỗi sinh

viên nếu giảng viên muốn sử dụng dữ liệu này sau này.

Một nghiên cứu của Mayer và cộng sự (2009) đã so sánh tính hữu ích của việc dùng "clicker"

trong buổi học với dùng câu trả lời bằng giấy cuối buổi học, so sánh với nhóm không dùng gì

cả. Nghiên cứu cho thấy 1/3 sinh viên của nhóm dùng "clicker" có điểm cao hơn hai nhóm

kia, và hai nhóm kia không có sự khác nhau về điểm.

Page 10: Chương 6_Làm thế nào để buổi thuyết giảng hiệu quả

Dạy sinh viên về kĩ năng lắng nghe

Bạn có thể yêu cầu sinh viên viết trong vòng 1 phút về "Điều gì tôi muốn thu nhận được từ

bài giảng này ?" hay "Điều gì là điểm quan trọng nhất khi đọc tài liệu được giao cho buổi học

hôm nay ?". Hãy giải thích cho sinh viên biết là kĩ thuật này có thể giúp cho sinh viên tập

trung lắng nghe hơn trong buổi học.

Một kĩ thuật khác là yêu cầu sinh viên lắng nghe bạn (trong vòng 5-10 phút) mà không cần

ghi chú và sau đó viết một tóm tắt ngắn. Sau đó, bạn có thể yêu cầu sinh viên so sánh bản tóm

tắt của mình với bạn bè bên cạnh.

Kĩ thuật khác là bảo với sinh viên là giảng viên sẽ giành 5 phút cuối buổi để yêu cầu sinh viên

tóm tắt bài giảng cho bạn ngồi bên cạnh. Và đến cuối buổi học, hãy hỏi sinh viên về hiệu quả

của kĩ thuật này lên sự tập trung lắng nghe trong buổi học của sinh viên.

Sinh viên xử lý nội dung của bài giảng như thế nào ?

Hãy giả sử là sinh viên tập trung chú ý trong suốt buổi học. Nhưng điều đó không bảo đảm là

sinh viên có thể hiểu, nhớ và áp dụng các nội dung của bài học.

Sinh viên có những cách xử lý nội dung của bài giảng khác nhau. Marton và cộng sự (1976)

đã miêu tả có 2 cách chính. Một số sinh viên chỉ xử lý một lượng ít thông tin, ví dụ chỉ những

gì được ghi chú trong buổi học. Marton gọi đó là "xử lý bề mặt" (surface processing). Một số

khác sinh viên thì cố gắng tìm hiểu hàm ý mà giảng viên đang truyền đạt, liên hệ những thông

tin đang nói với những thông tin khác trong buổi học hay kinh nghiệm của bản thân. Sinh viên

diễn đạt lại nội dung bằng chính ngôn ngữ của mình. Sinh viên có thể đặt câu hỏi. Marton gọi

đó là "tiếp cận có chiều sâu" (deep processing).

Page 11: Chương 6_Làm thế nào để buổi thuyết giảng hiệu quả

Nhìn chung, xử lý có chiều sâu giúp sinh viên nhớ sâu hơn và dùng kiến thức đó để tư duy và

áp dụng nó sau này. Bằng cách chỉ ra những mối quan hệ, đặt những câu hỏi để sinh viên trả

lời, yêu cầu sinh viên đưa ra ví dụ về áp dụng kiến thức đó vào tình huống/kinh nghiệm của

bản thân là những cách khuyến khích sinh viên xử lý nội dung bài học có chiều sâu.

Sinh viên có nên ghi chú ?

Ghi chú có thể giúp sinh viên tập trung chú ý hơn, và nó cũng giúp tăng khả năng ghi nhớ. Trí

nhớ ngắn hạn (short-term memory) là thuật ngữ để miêu tả một hiện tượng là một người chỉ

có thể lưu giữ một lượng thông tin hạn chế nhất định trong đầu tại một thời điểm. Khi giảng

viên liên tục giới thiệu các khái niệm mới, sinh viên sẽ bắt đầu cố gắng ghi chú cho kịp hoặc

dừng hẳn ghi chú trong thất vọng vì không theo kịp. Một nghiên cứu cho thấy hầu hết sinh

viên chỉ ghi chú được khoảng 25%-50% những thông tin quan trọng. Sinh viên thường tập

trung ghi các ý chính và bỏ qua các chi tiết. Và có mối liên hệ giữa chất lượng của những ghi

chú và kết quả kiểm tra dựa trên các ý chính của bài.

Ghi chú có 2 tác dụng: một là đóng vai trò nhữ bộ nhớ ngoài để xem lại khi cần, hai là đòi hỏi

sinh viên tự ghi lại theo ngôn ngữ của mình giúp cho ghi nhớ được tốt hơn. Tuy nhiên, ghi

chú cũng đòi hỏi cái giá nhất định bên cạnh những lợi ích. Các cá nhân khác nhau thì kĩ thuật

ghi chú khác nhau: có người thì ghi chú rất chi tiết, người thì không hề ghi chú. Ghi chú sẽ

hiệu quả hơn khi được thực hiện sau khi đã phân tích và xử lý thông tin thay vì chỉ ghi lại

những gì được giảng. Vì vậy, khuyến khích sinh viên ghi chú ít hơn và lắng nghe tập trung

khi bạn giới thiệu những thông tin mới, khó. Sinh viên có thể bổ sung ghi chú sau buổi học.

Khả năng xử lý thông tin của sinh viên còn phụ thuộc vào mức độ thông tin được kết nối với

nhau. Không ai có thể có khả năng có thể xử lý một số lượng lớn các thông tin mới mà lại

không có sự liên kết với nhau. Khi giới thiệu các khái niệm, thuật ngữ mới, giảng viên nên

dùng các khái niệm, thuật ngữ này lặp lại nhiều lần trong bài giảng hoặc có khoảng dừng để

sinh viên có thể bắt kịp và ghi chú đúng lúc.

Nghiên cứu của Snow và Peterson (1980) chỉ ra rằng sinh viên sáng dạ hơn thì ghi chú có lợi

hơn sinh viên khác. Với những sinh viên kiến thức nền kém hơn, thì việc ghi chú làm mất khả

năng tập trung lắng nghe và hiểu những gì giảng viên đang nói. Nó không đơn giản là vấn đề

trí thông minh, mà là vấn đề về khả năng của sinh viên kết nối những thông tin mà giảng viên

đang nói với cấu trúc nhận thức hoặc kiến thức sẵn có của sinh viên.

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc ghi chú theo dàn ý là hữu ích thay vì ghi chú chi tiết sẽ làm

cho sinh viên tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Vì khi sinh viên chỉ ghi chú theo dàn ý

các ý chính, sau đó sinh viên sẽ phải tự bổ sung bằng cách diễn đạt của chính mình.

Một câu hỏi đặt ra là liệu việc đưa các ghi chú của buổi học do giảng viên soạn cho sinh viên

trước buổi học có giúp sinh viên ghi chú tốt hơn. Một nghiên cứu cho thấy, việc này có thể

làm cho chất lượng ghi chú của sinh viên tốt hơn vì sinh viên biết và chuẩn bị hiệu quả hơn

những nội dung gì sẽ được giới thiệu trong buổi học. Tuy nhiên điều này lại không cho thấy

làm thay đổi kết quả kiểm tra của sinh viên. Một lý do có thể giải thích là vì chất lượng của

ghi chú chỉ là một yếu tố trong vô số các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra. Vì

Page 12: Chương 6_Làm thế nào để buổi thuyết giảng hiệu quả

vậy, nếu nói đưa ra một lời khuyên, thì tôi sẽ chọn phương pháp đưa ra một dàn ý ghi chú cho

sinh viên trước buổi học để sinh viên tự điền thông tin còn thiếu trong suốt buổi học.

7. Kết luận

Vai trò của người thuyết giảng ở bậc học cao là gì ? Là để truyền đạt niềm cảm hứng, đam mê

về một chủ đề.

Thuyết giảng thỉnh thoảng cũng là một cách hiệu quả để truyền đạt thông tin. Việc tổ chức và

cách giới thiệu buổi giảng có thể ảnh hưởng đến khả năng áp dụng kiến thức cũng như thái độ

của sinh viên. Các phương pháp học tích cực như thảo luận sẽ hiệu quả hơn phương pháp

thuyết giảng trong việc giúp sinh viên đạt được mục đích đào tạo cao hơn về nhận thức (kiến

thức) và thái độ. Và việc kết hợp thuyết giảng với thảo luận có lẽ là tối ưu hơn cả.

Hãy chú ý đến những gì đang xảy ra trong đầu sinh viên khi chúng ta đang giảng, chú ý phản

hồi của sinh viên qua những biểu hiện của họ trên gương mặt, các hành vi không lời, hay các

nhận xét bằng lời; điều chỉnh chiến thuật của bạn dựa trên các phản hồi này sẽ giúp cho buổi

giảng của bạn hiệu quả hơn và sinh viên cũng học tốt hơn.

Tài liệu tham khảo thêm

1. Angelo, Thomas A. and K. Patricia Cross, 1993, Classroom Assessment Techniques: A

Handbook for College Teachers, Second Edition, San Francisco: Jossey-Bass Publishers.

2. Center for Excellence in Learning and Teaching, Iowa State University.

http://www.celt.iastate.edu/teaching-resources/classroom-practice/teaching-techniques-

strategies/check-student- learning/

3. Faculty Center For Teaching and Learning, Ferris State University.

http://www.ferris.edu/htmls/academics/center/services/sgid/

4. Clickers: https://educ6040fall10.wikispaces.com/Clickers