CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU · hạn, người ta viết câu trả lời khi...

35
1 Phương pháp nghiên cu cơ bn dành cho cán bthư vin Tác gi: Ronald R. Powell & Lynn Silipigni Connaway Biên dch: Trương ThNgc Đip CHƯƠNG 5: KTHUT THU THP DLIU Chương này đề cp ba kthut thu thp dliu thường được sdng – bng hi, phng vn và quan sát. (Xem Chương 7, Các Phương pháp Nghiên cu Định tính để biết thêm chi tiết vphng vn, quan sát và phân tích ni dung). Các phương pháp này được sdng rt phbiến trong nghiên cu điu tra. Đây là các kthut, hoc công c, để thu thp dliu; chkhông phi là phương pháp lun nghiên cu. Chúng có thđược dùng cùng vi mt hoc nhiu phương pháp lun. Quan sát là mt ngoi lvì mt stác gixem nghiên cu quan sát va là mt kthut va là mt phương pháp lun. Dù sao đi na thì mc đích ca chúng cũng là để thu thp dliu. Các bài kim tra cui khóa, kim tra tay ngh, v.v….thường được dùng để thu thp dliu trong nghiên cu giáo dc và để đánh giá khnăng, kiến thc, hành vi và thc hành. Mun biết thêm vloi công cnày, bn đọc có ththam kho các bài viết ca Gay và Airasin và các tác gikhác 1 BNG CÂU HI Lp kế hoch trước Lp kế hoch trước khi thiết kế bng hi cũng ging như lp kế hoch khi bt đầu thiết kế nghiên cu. đây chphác tho các bước và quyết định chyếu cn thc hin trước khi chn hoc thiết kế công cthu thp dliu. 1. Xác định vn đề (và mc đích) 2. Xem xét các nghiên cu có liên quan được thc hin trước đây, li khuyên ca các chuyên gia… 3. Giđịnh mt gii pháp cho vn đề (hay ít nht là xác định các câu hi nghiên cu, các câu trli sgiúp làm rõ vn đề) 4. Xác định thông tin cn thiết để kim định githuyết. Bước này gm có: xác định các khía cnh cn xem xét ca vn đề và ddnh trước cách trình bày và phân tích dliu. Cách sp xếp, trình bày và phân tích dliu như thế nào có nh hưởng rt ln đến loi dliu cn thu thp. Lúc này lp mt bng trình bày các biến squan trng và các giá trgithiết là rt có ích vì nó giúp đoán trước được nhng vn đề vtrình bày và phân tích. 5. Xác định người trli hoc đối tượng tim năng. Như đã đề cp trên, ti thi đim này ta cn phi đặt ra mt scâu hi thiết thc như: người trli tim năng có thtiếp cn được không? Hcó chc strli không? … PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

Transcript of CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU · hạn, người ta viết câu trả lời khi...

Page 1: CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU · hạn, người ta viết câu trả lời khi rảnh rỗi. ... thì sự cho phép thời gian khá nhiều để trả lời

1

Phương pháp nghiên cứu cơ bản dành cho cán bộ thư viện Tác giả: Ronald R. Powell & Lynn Silipigni Connaway

Biên dịch: Trương Thị Ngọc Điệp

CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU Chương này đề cập ba kỹ thuật thu thập dữ liệu thường được sử dụng – bảng hỏi, phỏng vấn và quan sát. (Xem Chương 7, Các Phương pháp Nghiên cứu Định tính để biết thêm chi tiết về phỏng vấn, quan sát và phân tích nội dung). Các phương pháp này được sử dụng rất phổ biến trong nghiên cứu điều tra. Đây là các kỹ thuật, hoặc công cụ, để thu thập dữ liệu; chứ không phải là phương pháp luận nghiên cứu. Chúng có thể được dùng cùng với một hoặc nhiều phương pháp luận. Quan sát là một ngoại lệ vì một số tác giả xem nghiên cứu quan sát vừa là một kỹ thuật vừa là một phương pháp luận. Dù sao đi nữa thì mục đích của chúng cũng là để thu thập dữ liệu. Các bài kiểm tra cuối khóa, kiểm tra tay nghề, v.v….thường được dùng để thu thập dữ liệu trong nghiên cứu giáo dục và để đánh giá khả năng, kiến thức, hành vi và thực hành. Muốn biết thêm về loại công cụ này, bạn đọc có thể tham khảo các bài viết của Gay và Airasin và các tác giả khác1

BẢNG CÂU HỎI

Lập kế hoạch trước

Lập kế hoạch trước khi thiết kế bảng hỏi cũng giống như lập kế hoạch khi bắt đầu thiết kế nghiên cứu. Ở đây chỉ phác thảo các bước và quyết định chủ yếu cần thực hiện trước khi chọn hoặc thiết kế công cụ thu thập dữ liệu.

1. Xác định vấn đề (và mục đích)

2. Xem xét các nghiên cứu có liên quan được thực hiện trước đây, lời khuyên của các chuyên gia…

3. Giả định một giải pháp cho vấn đề (hay ít nhất là xác định các câu hỏi nghiên cứu, các câu trả lời sẽ giúp làm rõ vấn đề)

4. Xác định thông tin cần thiết để kiểm định giả thuyết. Bước này gồm có: xác định các khía cạnh cần xem xét của vấn đề và dự dịnh trước cách trình bày và phân tích dữ liệu. Cách sắp xếp, trình bày và phân tích dữ liệu như thế nào có ảnh hưởng rất lớn đến loại dữ liệu cần thu thập. Lúc này lập một bảng trình bày các biến số quan trọng và các giá trị giả thiết là rất có ích vì nó giúp đoán trước được những vấn đề về trình bày và phân tích.

5. Xác định người trả lời hoặc đối tượng tiềm năng. Như đã đề cập ở trên, tại thời điểm này ta cần phải đặt ra một số câu hỏi thiết thực như: người trả lời tiềm năng có thể tiếp cận được không? Họ có chắc sẽ trả lời không? …

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

Page 2: CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU · hạn, người ta viết câu trả lời khi rảnh rỗi. ... thì sự cho phép thời gian khá nhiều để trả lời

2

6. Chọn kỹ thuật tốt nhất hoặc thích hợp nhất để thu thập dữ liệu cần thiết. Lúc này, nhà nghiên cứu cần cân nhắc thuận lợi và bất lợi của bảng câu hỏi, phỏng vấn, và các kỹ thuật khác trong phương pháp luận mà mình sẽ sử dụng.

Các phát hiện của nghiên cứu chịu ảnh hưởng ở một mức độ nhất định bởi kỹ thuật thu thập dữ liệu. Trong thực tế, những phát hiện bị ảnh hưởng quá nhiều bởi phương pháp thu thập dư liệu có khi sẽ không còn giá trị gì nữa. Vì vậy, nhà nghiên cứu có thể chọn hai hoặc nhiều kỹ thuật và phương pháp để kiểm tra các giả thiết và/hoặc đo các biến số. Qui trình này được gọi là tam giác đạc (triangulation) .Ví dụ, thông tin về sử dụng thư viện có thể được thu thập bằng bảng câu hỏi, phỏng vấn, phân tích tài liệu, và quan sát. Các phát hiện nhất quán từ nhiều kỹ thuật thu thập dữ liệu khác nhau mới có giá trị. Nếu có cách sai lệch trong các kết quả, thì cần phải nghiên cứu thêm.

Thuận lợi của bảng câu hỏi

Tự điển Webster’s New Collegiate Dictionary định nghĩa, bảng câu hỏi là “một bộ câu hỏi phát cho một số cá nhân để lấy dữ liệu.” Bảng câu hỏi có một số thuận lợi nổi bật hơn so với các kỹ thuật hoặc công cụ thu thập dữ liệu điều tra khác như sau:

1. Bảng câu hỏi, nhất là loại gởi bằng đường bưu điện, thường khuyến khích người ta trả lời thẳng thắn; vì đây là một cách dễ dàng giúp nhà nghiên cứu đảm bảo giữ bí mật danh tánh của người trả lời. Hơn nữa, người trả lời có thể viết câu trả lời mà không có sự hiện diện của nhà nghiên cứu. Như vậy, bảng câu hỏi khá hiệu quả để đo lường thái độ (Xem mục 4 dưới đây để biết thêm một lưu ý khác)

2. Các đặc điểm của bảng câu hỏi khuyến khích được đối tượng trả lời thẳng thắn cũng giúp loại trừ định kiến của người phỏng vấn. Như vậy không có nghĩa là các câu hỏi không được dùng từ ngữ có định kiến, mà nghĩa là cách trình bày từ ngữ không gây ảnh hưởng đến người trả lời. (Câu hỏi có định kiến là một vấn đề nghiêm trọng và sẽ được trình bày cụ thể sau.)

3. Hình thức cố định của bảng câu hỏi giúp loại trừ sự thay đổi trong quá trình phỏng vấn. Khi các câu hỏi được đúc kết lại và đưa vào bảng câu hỏi thì nội dung và bố cục sẽ không thay đổi. Tuy nhiên, nó không giúp loại trừ được khả năng là người trả lời hiểu một câu hỏi theo nhiều cách khác nhau.

4. Cách phân phát và trả lời của bảng câu hỏi gởi bằng đường bưu điện cũng cho phép, nhưng có giới hạn, người ta viết câu trả lời khi rảnh rỗi. Điều này giúp có được những câu trả lời chính xác và được cân nhắc kỹ. Ngược lại, nếu nhà nghiên cứu muốn có được phản ứng nhanh, lập tức, như trong các điều tra về thái độ chẳng hạn, thì sự cho phép thời gian khá nhiều để trả lời câu hỏi lại trở thành bất lợi.

5. Bảng câu hỏi là cách khá dễ dàng để thu thập và phân tích dữ liệu định lượng.

6. Bảng câu hỏi giúp thu thập một số lượng lớn dữ liệu trong một thời gian khá ngắn. Thông thường cũng có những điều tra bằng bảng câu hỏi dành cho vài ngàn người trong thời gian một đến hai tuần.

7. Bảng câu hỏi thường có chi phí khá rẻ.

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

Page 3: CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU · hạn, người ta viết câu trả lời khi rảnh rỗi. ... thì sự cho phép thời gian khá nhiều để trả lời

3

Bất lợi của bảng câu hỏi

Dù bảng câu hỏi có nhiều thuận lợi hơn bất lợi, nhưng cũng cần phải cần nhắc những những bất lợi dưới đây:

1. Sử dụng bảng câu hỏi gởi qua đường bưu điện làm mất đi sự tiếp xúc trực tiếp giữa người trả lời và nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, đây cũng có thể là một điểm mạnh, như đã đề cập ở trên là không có sự tiếp xúc trực tiếp sẽ loại bỏ được định kiến của người phỏng vấn trong quá trình phỏng vấn.

2. Bảng câu hỏi không cho phép người trả lời nói rõ câu trả lời đối với những câu hỏi không rõ ràng. Ngược lại, người trả lời càng khó nói rõ câu trả lời bao nhiêu thì càng có nhiều khả năng thu được các câu trả lời nhất quán bấy nhiêu.

3. Các nghiên cứu cho thấy rằng người cố chấp đối với chủ đề trong bảng câu hỏi lại là người có nhiều khả năng hơn người khác để có đủ động cơ hoàn thành bảng câu hỏi và gởi lại cho người phỏng vấn. Hiện tượng này có thể dẫn đến một mẫu hoặc thư trả lời có định kiến, vì những người ít cố chấp hơn trong mẫu sẽ không đại diện được cho một số đặc điểm chung nhất định.

4. Sẽ khó khăn hơn cho những người không có học vấn để hoàn thành bảng câu hỏi, và như vậy sẽ dẫn đến hiện tượng là thư phản hồi bị định kiến. Nhà nghiên cứu có thể giảm thiểu vấn đề này bằng cách ghi nhớ đối tượng của mình khi thiết kế bảng câu hỏi và viết các câu hỏi.

5. Nói chung, thường có xu hướng là không muốn gởi lại bảng câu hỏi. Trong một số trường hợp quá khích, điều này có thể dẫn đến hiện tượng là một vài người cố “phá hỏng” cuộc điều tra bằng cách cố ý đưa ra những câu trả lời không chính xác. Vấn đề này có thể được giảm bớt bằng cách thiết kế nghiên cứu thích hợp có những kỹ thuật thu thập dữ liệu cụ thể.(sẽ được thảo luận sau)

6. Tỉ lệ không trả lời là khá cao đối với các bảng câu hỏi gởi bằng bưu điện, thư điện tử và trên mạng, mặc dù trước tiên các điều tra trên mạng thường dùng một phương pháp điều tra khác để xác định người tham gia. Vì người trả lời điều tra thường là nữ, có học vấn hơn, và lớn tuổi hơn những người không trả lời, số lượng không trả lời sẽ giảm số lượng mẫu và sẽ đưa đến sai số chọn mẫu vì đã làm mất đi một phần của tập hợp mẫu. Nhà nghiên cứu nên hiệu chỉnh định kiến chọn mẫu ví số lượng không trả lời hoặc giảm thiểu tỉ lệ không trả lời bằng cách kết hợp nhiều kỹ thuật thu thập dữ liệu khác nhau. 2

7. Nếu phân phát bảng câu hỏi ở hình thức điện tử thì sẽ có thể chỉ có câu trả lời là những người có thể tiếp cận và biết sử dụng email và Web mà thôi.

THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI

Thiết kế bảng câu hỏi thích hợp sẽ giúp đảm bảo được sự thành công của nó. Nói chung, nhà nghiên cứu phải xem xét thông tin mình cần và đặc điểm của người tham gia. Ở đây ta sẽ thảo luận mối quan tâm đầu tiên trước.

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

Page 4: CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU · hạn, người ta viết câu trả lời khi rảnh rỗi. ... thì sự cho phép thời gian khá nhiều để trả lời

4

Loại câu hỏi theo yêu cầu thông tin

Khi chọn hoặc viết các loại câu hỏi cụ thể, đầu tiên ta phải xem xét loại thông tin mình cần là gì. Các loại câu hỏi chủ yếu dựa trên yêu cầu thông tin bao gồm:

1. Câu hỏi sự kiện (fact question): dùng để biết những điều như tuổi tác, giới tính v.v…của người trả lời. Đây có lẽ là loại câu hỏi trực tiếp nhất.

2. Câu hỏi ý kiến và thái độ (opinion and attitude question): dùng để xác định ý kiến, khuynh hướng, thành kiến, niềm tin v.v…của một người.(Câu hỏi dùng trong điều tra thái độ thường được gọi là “thứơc đo thái độ (attitude scales)” hoặc “thước đo (indexes)”). Đây là những câu hỏi mang tính chất rất chủ quan và khó xác định giá trị hơn các câu hỏi thông tin.

3. Câu hỏi thông tin (information question): dùng để đo lường kiến thức của người trả lời về một chủ đề nào đó. Thông thường cần phải có thời gian trả lời khá nhiều.

4. Câu hỏi cảm nhận về bản thân (self-perception question): khá giống với câu hỏi về thái độ, nhưng giới hạn trong phạm vi ý kiến của người trả lời về bản thân mình.

5. Câu hỏi về chuẩn của hành động (standards of action question): dùng để xác định người trả lời sẽ hành động như thế nào trong những tình huống nhất định. Ví dụ, ta có thể hỏi bạn đọc sẽ nghĩ thế nào về một dịch vụ thư viện mới hoặc thay đổi giờ phục vụ.

6. Câu hỏi về hành vi thực tế trong quá khứ hoặc hiện tại (questions about actual past or present behavior): Những câu hỏi này có thể rơi vào một vài loại đã nêu nhưng có phạm vi hẹp hơn, giới hạn tập trung vào các hành vi mà thôi. Ví dụ, thông tin mô tả hành vi quá khứ cũng có thể là loại thông tin về sự thật, thái độ hoặc thông tin). Câu hỏi hành vi thường có tính chất chủ quan nhưng có thể trở thành có giá trị nếu các câu hỏi thật cụ thể. Dữ liệu về hành vi hiện tại và quá khứ có thể làm cơ sở dự đoán cho hành vi tương lai ở một mức độ nào đó.

7. Câu hỏi dự đoán (projective question): Những câu hỏi này cho phép người tham gia trả lời câu hỏi một cách gián tiếp bằng cách áp đặt thái độ, niềm tin v.v…cá nhân lên người khác. Chúng cho phép người trả lời nêu ra họ sẽ phản ứng thế nào đối với một câu hỏi hoặc tình huống nào đó bằng cách tường thuật lại bạn bè, đồng nghiệp v.v…của họ đã phản ứng như thế nào. Kỹ thuật này đặc biệt có ích khi cần suy luận ra các câu trả lời đối với chủ đề mà người trả lời có thể ngại diễn đạt cảm giác thực sự của mình một cách trực tiếp hoặc cởi mở. Ví dụ, một số quản thư nhất định sẽ được hỏi đồng nghiệp của họ cảm thấy thế nào về kiểm duyệt; và nhà nghiên cứu giả định rằng thái độ của người trả lời cũng giống như thái độ của đồng nghiệp của họ. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu cũng cần nhớ là cách như vậy không có giá trị như là các chỉ số của những đặc tính cần đo.

Các câu hỏi dự đoán được xem là một loại trong phương pháp phỏng vấn gián tiếp và như vậy chỉ cần sự hợp tác tối thiểu từ phía đối tượng được nghiên cứu. Judd, Smith và Kidder thảo luận nhiều phương pháp dự đoán khác nhau và các kiểm tra gián tiếp có sắp xếp khác. Nếu muốn biết thêm cách đánh giá gián tiếp, bạn đọc có thể tham khảo sách của các tác giả này nhưng phải nhớ là độ tin cậy và giá trị của các phương pháp gián tiếp vấn còn nhiều vấn đề; chúng thích hợp nhất cho nghiên cứu thăm dò.

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

Page 5: CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU · hạn, người ta viết câu trả lời khi rảnh rỗi. ... thì sự cho phép thời gian khá nhiều để trả lời

5

Tất cả hoặc hầu hết các câu hỏi trong bảng câu hỏi cần tập trung vào một chủ đề cụ thể, và gộp lại, tạo thành một thước đo (scale) đối với vấn đề nghiên cứu.Tuy nhiên, trong điều tra LIS điển hình thường có nhiều câu hỏi khác nhau thể hiện một số thành phần của một chủ đề rộng hơn.

Loại câu hỏi theo hình thức

Khi chọn hoặc thiết kế các câu hỏi, nhà nghiên cứu cần xem xét hình thức câu hỏi thích hợp nhất để có thông tin mình cần. Hình thức câu hỏi sẽ quyết định cách trả lời. Nhà nghiên cứu phải quyết định hình thức câu trả lời loại nào sẽ dễ dàng nhất cho người trả lời trong khi vẫn có thể có được những câu trả lời đầy đủ, chính xác và thống nhất. Nếu có thể, tốt nhất nên sử dụng hình thức câu trả lời nhất quán vì nó sẽ giảm bớt bối rối cho người trả lời và có được câu trả lời nhanh chóng hơn.

Có 2 loại câu hỏi cơ bản – câu hỏi mở và câu hỏi có câu trả lời cố định. Câu hỏi mở (open-ended; unstructured questions) được thiết kế cho phép người tham gia trả lời tự do hơn là giới hạn ở những chọn lựa nhất định. Loại này đặc biệt hữu ích trong nghiên cứu thăm dò; chúng được “dùng đến khi có vấn đề phức tạp, khi không rõ các khía cạnh liên quan, hoặc khi nhà nghiên cứu muốn khám phá một qui trình hoặc khám phá ý kiến của cá nhân về một vấn đề.” 4

Điểm bất lợi của loại câu hỏi mở là vì không có phạm vi dành cho câu trả lời nên thường khó phân loại và phân tích câu trả lời cho câu hỏi mở hơn là câu hỏi có cấu trúc hẳn hoi. Câu hỏi mở có thể làm người trả lời chán vì mất thời gian.

Một số ví dụ câu hỏi mở như sau:

1. Bạn nghĩ gì về thư viện? 2. Dịch vụ nào bạn đánh giá cao nhất? 3. Tôi thường sử dụng thư viện để______________

Câu hỏi có câu trả lời cố định (fixed-response; structured questions) hay còn gọi là câu hỏi đóng (closed questions) giới hạn câu cả lời của người tham gia ở những chọn lựa nêu sẵn. Câu trả lời có thể đơn giản như ‘có’ ‘không’, hoặc danh sách những câu trả lời có thể, hoặc phức tạp hơn là thước đo nhiều mức độ khác nhau của một câu trả lời nào đó.

Câu hỏi dạng này có nhiều thuận lợi và bất lợi so với câu hỏi mở. Câu hỏi đóng dễ dàng mã hóa trước vì các câu trả lời thường thường đã biết và nêu lên. Mã hóa trước lại tạo điều kiện dễ dàng cho quá trình xử lý dữ liệu thu được. Mã hóa trước thông thường gồm có dự đoán câu trả lời, tạo mã dạng số hoặc ký hiệu cho các câu trả lời khác nhau, và đưa chúng vào bảng câu hỏi

Ví dụ của một câu hỏi có mã hóa trước như sau:

Có Không Bạn có thẻ thư viện không? 1 2

Trong ví dụ này, người trả lời được yêu cầu khoanh tròn số tương ứng với câu trả lời của mình. 1 hoặc 2, dù câu trả lời là gì, thì cũng sẽ được nhập vào để sau này phân tích. (Kỹ thuật này sẽ được thảo luận trong chương 9, Phân tích dữ liệu). Sử dụng hình thức mã hóa trước còn được gọi là nhập dữ liệu trực tiếp (Direct data entry – DDE). Trong ví dụ này, người trả lời sẽ được yêu cầu khoanh “có” hoặc “không” thay vì khoanh vào mã. Sau khi nhận được câu trả lời, nhà nghiên cứu sẽ gắn số cho câu

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

Page 6: CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU · hạn, người ta viết câu trả lời khi rảnh rỗi. ... thì sự cho phép thời gian khá nhiều để trả lời

6

trả lời và nhập dữ liệu, và thêm vào một bước nữa trong quá trình phân tích. Golden xác định có 7 kiểu mã hóa khác nhau: liệt kê (listing), sự thật đơn giản (simple factual), gộp lại (bracket), thước đo (scale), kết hợp (combination), khung tham khảo (frame of reference) và chuỗi (series).5

Những thuận lợi khác của câu hỏi đóng là các câu trả lời có độ tin cậy hơn câu trả lời cho câu hỏi mở. Vì chỉ có một số câu trả lời giới hạn nên ít có khả năng sai biệt giữa các lần kiểm tra. Các câu hỏi cũng ‘chuẩn hóa’, dễ thực hiện, và người trả lời dễ dàng hiểu được các khía cạnh của câu trả lời. Chúng cũng giúp đảm bảo các câu trả lời trong khung tham khảo là thích hợp với mục đích nghiên cứu.

Bất lợi của câu hỏi đóng là chúng có thể ép người trả lời chọn những câu trả lời không chính xác. Có khi không chọn lựa nào đúng với ý kiến của người trả lời hoặc không cho phép người trả lời nói rõ ý của mình. Thêm vào mục ‘khác’ cũng có thể giúp giải quyết vấn đề nhưng người tham gia thường có xu hướng giới hạn câu trả lời của mình ở những chọn lựa cho sẵn hơn là sử dụng chọn lựa ‘khác’.

Tương tự như vậy, câu hỏi đóng có thể áp đặt một ý kiến lên một vấn đề mà người trả lời không hề có. Thêm vào “không biết” hoặc “không có ý kiến gì” cũng giúp giải quyết vấn đề nhưng người tham gia cũng thường có xu hướng chọn câu trả lời rõ ràng hơn. Thiếu những câu trả lời có thể gây ra định kiến trong dữ liệu. Ví dụ, trong câu hỏi yêu cầu người sử dụng chọn ra dịch vụ mà mình sử dụng thường xuyên, danh sách các chọn lựa có thể sự thiên vị tài nguyên in ấn hơn là điện tử, các dịch vụ truyền thống hơn hiện đại khi mà có nhiều chọn lựa về nhóm này hơn nhóm kia. Như vậy, chọn lựa “khác” không giúp giải quyết vấn đề triệt để được.

Cung cấp thêm các câu trả lời khác cũng giúp người trả lời che đậy sự không biết của mình. Người trả lời sẽ có thể chọn câu trả lời hợp lý thậm chí họ không biết gì về chủ đề. Điều này có phải là vấn đề không thì lệ thuộc vào bản chất của nghiên cứu.

Nói tóm lại, “câu hỏi đóng có hiệu quả hơn khi các chọn lựa được biết trước, số lượng có giới hạn, và rõ ràng. Vì vậy, chúng thích hợp cho thông tin sự kiện…và suy diễn ý kiến về các vấn đề mà người ta có quan điểm rõ ràng.” 6 Trong thực tế, hiệu quả hơn hết là kết hợp hai loại câu hỏi mở và đóng lại với nhau. Hơn nữa, hai điều tra, hoặc điều tra xong thì có một điều tra đối với một mẫu nhỏ nữa, có thể áp dụng một cách hiệu quả hai loại câu hỏi vì chúng hỗ trợ cho nhau. Ví dụ, sau khi điều tra bằng câu hỏi đóng, một nhóm nhỏ có thể được chọn ra để nghiên cứu sâu hơn bằng câu hỏi mở.

Câu hỏi đóng có nhiều dạng như sau:

1. Bảng liệt kê (checklist), mỗi câu cần một câu trả lời

Ví dụ: Bạn có bao giờ thực hiện những điều dưới dây khi sử dụng thư viện không? (khoanh tròn một số ở mỗi dòng) Có Không

a. Hỏi một câu hỏi tham khảo? 1 2 b. Mượn một quyển sách về nhà? 1 2 c. Đọc một tạp chí? 1 2 d. Đọc một tờ báo? 1 2 e. Nghe băng ghi âm? 1 2

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

Page 7: CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU · hạn, người ta viết câu trả lời khi rảnh rỗi. ... thì sự cho phép thời gian khá nhiều để trả lời

7

2. Bảng liệt kê các câu hỏi, một hoặc nhiều câu sẽ đại diện cho câu trả lời “đúng nhất”

Ví dụ: Loại dịch vụ nào dưới đây bạn sử dụng ít nhất 5 lần/năm? (khoanh tất cả những số thích hợp)

a. Tài liệu tham khảo 1 b. Tài liệu cho mượn 2 c. Tài liệu nghe nhìn 3 d. Tạp chí 4 e. Photo tài liệu 5 f. Khu vực dành cho trẻ em 6

3. Bảng kê các câu hỏi với những nhóm nhỏ hoặc phân loại nhỏ hơn

Ví dụ: Bạn đã học xong lớp nào? (khoanh một số) Tiểu học,trung học cơ sở 01 02 03 04 05 06 07 08 Trung học 09 10 11 12 Đại học, cao đẳng, trường kỹ thuật 13 14 15 16 Trên đại học 17

4. Bảng kê các câu trả lời được phân nhóm sẵn

Ví dụ: Bạn đã sử dụng thư viện công bao nhiêu lần trong 12 tháng vừa qua? (khoanh một số) Không lần nào 1 1-5 2 6-10 3 11-15 4 16-20 5 21 hoặc hơn 6

5. Điền vào chỗ trống

Ví dụ: Bàn tham khảo ở tầng___________ của thư viện

Câu trả lời có thước đo

Có nhiều câu hỏi sử dụng thước đo nhất định để có được câu trả lời. Một loại thước đo là thước đo phân loại (rating scale). Dưới đây là những kiểu phân loại cụ thể:

1. Thước đo phân loại cụ thể (itemized rating/specific category scale)

Ví dụ: Theo bạn, mỗi yếu tố dưới đây có vai trò quan trọng như thế nào khi bạn quyết định sử dụng thư viện (khoanh một số ở mỗi hàng)

Rất quan trọng Khá quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng a. Thời gian phục vụ thỏa đáng 1 2 3 4 b. Tác phẩm hay có nhiều bản 1 2 3 4 c. Đủ chỗ đỗ xe 1 2 3 4 d. Nhân viên nhiệt tình hỗ trợ 1 2 3 4

Thước đo phân loại cụ thể còn có một mục là “không có ý kiến gì” hoặc “không quyết định”

2. Thước đo phân loại đồ thị (graphic rating scale): Đây cũng là thước đo được thiết kế để tu thập dữ liệu theo thứ tự, nhưng lại cho phép người tham gia chọn bất kỳ chỗ nào trên thước đo)

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

Page 8: CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU · hạn, người ta viết câu trả lời khi rảnh rỗi. ... thì sự cho phép thời gian khá nhiều để trả lời

8

Ví dụ: Hãy xác định mức độ đồng ý của bạn với từng câu dưới đây bằng cách đánh dấu vào thước đo. a. Thư viện không làm đủ vài trò của mình trong việc hướng dẫn sinh viên làm thế nào để sử dụng thư viện

o--------------------------o-----------------------------o----------------------------o Rất đồng ý Rất không đồng ý

b. Tài liệu của thư viện thường đáp ứng đủ nhu cầu của tôi. o--------------------------o-----------------------------o----------------------------o Rất đồng ý Rất không đồng ý

Điểm thứ 2 và 3 có thể thêm vào “đồng ý” và “không đồng ý”, nhưng nếu làm như vậy có thể làm cho người trả lời giới hạn câu trả lời của mình ở 4 mức mà thôi.

Những thước đo như vậy thường có từ 4 đến 7 loại hoặc điểm để chọn lựa, và thường được dùng để đo thái độ. Tốt hơn hết là nên có chọn lựa ‘không quyết định được’ hoặc ‘không có ý kiến gì’. Tuy nhiên, cũng nên cẩn thận khi để loại này vào vì vị trí của nó trên thước đo xác định giá trị của nó tại điểm đó. (Nếu nó được đặt giữa thước đo trên đây, giá trị của nó sẽ là 3. Nếu để ở hai đầu thì giá trị của nó sẽ là 1 hoặc 5) Nếu mã hóa giá trị được hiểu như là một số thực, thí giá trị của các số thống kê như giá trị trung bình chẳng hạn có thể bị sai lệch và sẽ khó lý giải các kết quả phân tích dữ liệu.

3. Thước đo phân loại so sánh hoặc phân cấp (rank-order /comparative rating scale)

Ví dụ: Hãy xếp loại, theo tầm quan trong, những loại dịch vụ thư viện dưới đây (Ghi “1” cho dịch vụ quan trọng nhất, cho đến “5” là dịch vụ ít quan trọng nhất)

Chương trình hướng dẫn của thư viện _______ Dịch vụ tham khảo _______ Dịch vụ mượn tài liệu ______ Dịch vụ nghe nhìn _______ Tiện nghi học tập _________

Câu hỏi loại này không được đề nghị sử dụng như nhau và nên sử dụng một cách cẩn thận. Chúng trở nên đặc biệt khó cho người trả lời khi có quá nhiều mục được liệt kê.

Các phương pháp đo sử dụng nhiều câu trả lời và kết hợp các câu trả lời thành một điểm đo đơn. Theo Judd, Smith, và Kidder, các thước đo nhiều mục(multiple-item scales), thậm chí nhiều hơn các thước đo phân loại, có thể giúp giảm mức độ phức tạp của dữ liệu.7 Chúng cũng có nhiều khả năng kiểm tra giả thiết hơn; có độ tin cậy và hợp lý cao hơn. Có ba loại thước đo có nhiều mục: vi phân/chênh lệch, tổng cộng và lũy tích.

Một thước đo vi phân (differential scale) hay còn gọi là thước đo Thurston (Thurstone type scale) sử dụng một loạt các nhận định hay mục chọn có khoảng cách bằng nhau. Vì vậy, mỗi mục sẽ có một điểm giá trị cách khoảng như nhau đối với mục chọn đứng ngay phía trước hoặc ngay phía sau nó. Người tham gia sẽ được yêu cầu đánh dấu vào nhận định mà mình đồng ý hoặc hai hay ba nhận định thể hiện chính xác nhất quan điểm của mình. Những nhận định về một thư viện công cộng có thể như sau:

Nhận định Giá trị (scale value) Tôi tin là thư viện công cộng là một đơn vị quan trọng để giáo dục công dân. 1.0 Tôi tin là thư viện công cộng giữ vai trò quan trọng như một đơn vị văn hóa. 1.5 Tôi tin là thư viện công cộng mô phỏng các dịch vụ giáo dục ở nơi khác. 7.4 Tôi tin là thư viện công cộng chỉ có giá trị về mặt giải trí mà thôi. 8.2

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

Page 9: CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU · hạn, người ta viết câu trả lời khi rảnh rỗi. ... thì sự cho phép thời gian khá nhiều để trả lời

9

Những nhận định này thể hiện những thái độ yêu thích hoặc không thích đối với thư viện công cộng và được xếp theo một trật tự ngẫu nhiên. Thái độ chung nhất của người trả lời chính là giá trị trung bình của các giá trị mà họ đồng ý.

Các thước đo vi phân có một số bất lợi nhất định. Đầu tiên là chúng mất thời gian thiết kế vì rất khó viết được những câu hỏi thực sự thể hiện được các giá trị có khoảng cách bằng nhau. Thứ hai là khó tránh khỏi định kiến trong tổng hợp hoặc phân loại khi viết các câu hỏi có sử dụng thước đo vi phân.

Thước đo tổng cộng (summated scales) bao gồm một loạt các câu nhận định hoặc mục, nhưng không cần thiết phải phân phối chúng đồng đều trên thước đo. Thật vậy, chỉ có những nhận định thể hiện thái độ thích hoặc không thích là được sử dụng mà thôi (ngoại trừ chọn lựa “không có ý kiến gì”). Thước đo Likert là một trong những thước đo tổng cộng thường được dùng nhất.

Ví dụ:

Mục chọn Rất đồng ý (SA)

Đồng ý (A)

Không đồng ý (D)

Rất không đồng ý (SD)

Quản thư bộ phận tài liệu tham khảo nên giới thiệu cho sinh viên các nguồn thông tin

SA A D SD

Quản thư bộ phận tài liệu nên hướng dẫn sinh viên làm thế nào để có được thông tin của mình.

SA A D SD

Quản thư bộ phận tài liệu nên cung cấp cho sinh viên thông tin cần thiết

SA A D SD

Trong trường hợp này, tổng các câu trả lời của các mục chọn thiên về cung cấp hướng dẫn của thư viện, trừ đi tổng các câu trả lời của các mục chọn phản đối hướng dẫn của thư viện sẽ tạo thành điểm tổng của thước đo. (Giá trị các câu trả lời sẽ là các giá trị được đặt cho “rất đồng ý”, “đồng ý”, v.v….Các thước đo Likert thường được dùng với các thước đo độc lập, không có tổng. (Xem ví dụ về các thước đo phân loại theo mục và đồ họa ở trên)

Bất lợi của loại này là chúng không cho phép ta phát biểu mức độ khác biệt chính xác trong các thái độ. Ví dụ, ta không thể nói là một người tham gia đã chọn “rất không đồng ý” là người có mức độ không thích cao gấp hai lần so với người đã chọn “không đồng ý” khi trả lời ý kiến về một dịch vụ nào đó của thư viện bởi vì các câu hỏi loại này chỉ thể hiện thứ tự trên thước đo. Một số tác giả cho rằng, vì các lý do thực dụng, các dữ liệu thu thập bằng thước đo Likert là mức độ cách khoảng, và tiến hành xử lý dữ liệu tương ứng. Tuy nhiên xu hướng bảo thủ và chặt chẽ hơn không đồng ý với giả định này.

Loại thước đo nhiều mục chọn cơ bản thứ ba được dùng trong bảng câu hỏi là thước đo lũy tích (cumulative scale) . Nó có một loạt các nhận định mà người trả lời sẽ thể hiện sự đồng ý hoặc không đồng ý với chúng. Tuy nhiên, các mục chọn có liên quan với nhau, vì vậy người trả lời “nên” trả lời những mục chọn bên dưới cùng một cách với những nhận định trước đó. Người ta thường cho rằng các thước đo lũy tích thể hiện mức độ đo lường theo thứ tự. Các thước đo loại này gồm có thước đo

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

Page 10: CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU · hạn, người ta viết câu trả lời khi rảnh rỗi. ... thì sự cho phép thời gian khá nhiều để trả lời

10

Bogardus (Borgadus type scale) được dùng để đo lường các thái độ xã hội, và thước đo Guttman (Guttman scale) hay còn gọi là thước đo phân tích (scale analysis) hay phương pháp thước đo (scalogram method). Cũng giống như thước đo Likert, tất cả các mục chọn hoặc nhận định sẽ phải hoặc thích hoặc không thích một cách rõ ràng đối với chủ đề. Một đặc điểm đặc biệt của thước đo lũy tích là không người trả lời nào chọn câu trả lời phủ định trước một câu khẳng định hoặc một câu khẳng định sau một câu phủ định.

Thước đo chuyên biệt có cùng đặc tính của thước đo lũy tích là thước đo sai biệt ngữ nghĩa (semantic differential scale). Thước đo này đưa ra các cặp đồng nghĩa và phản nghĩa cùng với các thước đo phân loại từ 5 đến 7 mức.

Ví dụ: Trong mỗi cặp dưới đây, số nào gần nhất với mô tả mô tả của bạn về điều kiện tại thư viện công cộng? (Khoanh một số ở mỗi hàng)

Rất Vừa phải Không bên nào cả

Vừa phải Rất

a. Thoải mái 1 2 3 4 5 Khôg thoải mái b. Sạch sẽ 1 2 3 4 5 Dơ bẩn c. Ngăn nắp 1 2 3 4 5 Bừa bộn d. Giúp ích 1 2 3 4 5 Không giúp ích e. Sẵn sàng phục vụ 1 2 3 4 5 Không sẵn sàng

Để có được phân loại tổng quát về thư viện của người trả lời, nhà nghiên cứu sẽ cộng tổng giá trị của mỗi cột và chia cho số lượng hàng (chia cho 5).

Tất cả các thước đo này đều có một hoặc nhiều yếu điểm. Như đã thảo luận, một vấn đề chung là xác định vị trí trung gian khi phân chia các mức. Một vấn đề nữa là giá trị về khái niệm khi chỉ định một giá trị hoặc điểm thể hiện thái độ của một người trên thước đo khi trong thực tế nhiều mức độ giá trị sẽ chính xác hơn.

Tự phân loại có một số hạn chế vì định kiến cá nhân và các câu hỏi mang tính chủ quan. Phân loại bởi người khác có thể có một số sai số hệ thống (systematic errors) và làm giảm đi tính chính xác và tin cậy của kết quả. Một trong những sai số này là ảnh hưởng hào quang (halo effect) xảy ra khi người trả lời khái quát hóa đánh giá của mình từ một mục chọn này đến mục chọn khác mà vô tình không giữ được sự nhất quán trả lời. Hiện tượng này thường xảy ra nhất khi ta hỏi một câu hỏi khái quát trước rồi mới đến các câu hỏi cụ thể hơn của cùng một chủ đề. Ví dụ, nếu người tham gia trả lời câu hỏi khái quát về một thư viện là tốt, thì sẽ có nhiều khả năng người này cũng sẽ chọn các câu trả lời nói tốt về các dịch vụ cụ thể của thư viện này trong các câu hỏi cụ thể tiếp theo. Một sai sót bất biến nữa – sai sót thừa (generosity error), là sai sót do người phân loại đánh giá quá cao chất lượng cần thiết của đối tượng. Sai số hệ thống thứ ba là sai số tương phản (contrast error), xảy ra do người trả lời có xu hướng xem bản thân mình không có cùng đặc điểm cần được phân loại giống như những người khác. Ngoài ra, còn có nhiều nhân tố khác liên quan đến việc viết và phân phát câu hỏi làm giảm đi độ tin cậy của các thước đo. Những vấn đề này sẽ được thảo luận sao.

Sau khi chọn một dạng thích hợp cho câu trả lời, nhà nghiên cứu cần phải có những quyết định khác liên quan đến hình thức đó. Nếu ta chọn câu trả lời là đánh dấu vào bảng liệt kê câu trả lời, thì ta

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

Page 11: CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU · hạn, người ta viết câu trả lời khi rảnh rỗi. ... thì sự cho phép thời gian khá nhiều để trả lời

11

sẽ phải quyết định xem hình thức nào là tốt nhất: câu trả lời phân đôi (dichotomous), nhiều chọn lựa (multiple-choice) hay là thước đo (scaled)? Ta sẽ hài lòng là bảng liệt kê câu trả lời sẽ cung cấp đủ phương án lựa chọn, và các nhóm phân loại sẽ loại trừ lẫn nhau. Nói cách khác là sẽ có (trong giới hạn) một phân loại cho mọi câu trả lời, và mỗi câu trả lời chỉ thuộc một nhóm phân loại mà thôi. Đối với các câu hỏi cần câu trả lời cố định (fixed-response question), ta phải quyết định xem có cần thêm chọn lựa “không biết” hay không. Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, nhưng có khi bổ sung chọn lựa như vậy lại hiệu quả, hợp lý; nhất là khi một người trả lời không có ý kiến hoặc hiểu biết gì để làm cơ sở trả lời câu hỏi.

Nội dung câu hỏi và chọn lựa câu hỏi

Sau khi quyết định loại hình thức câu hỏi sẽ sử dụng và dạng câu trả lời cần thiết, ta sẽ phải quyết định sẽ hỏi câu hỏi cụ thể nào, đồng thời xem xét nội dung và từ ngữ sử dụng trong câu hỏi. Người đặt câu hỏi trước tiên nên tự hỏi mình xem một câu hỏi cụ thể nào đó có thực sự cần thiết hoặc có ích hay không. Nếu câu trả lời là “có” thì sẽ cần phải có bao nhiêu câu hỏi cần thiết về chủ đề cụ thể đó mới có thể có được thông tin cần thiết? Không bao giờ nên hỏi nhiều câu hỏi hơn mức cần thiết.

Một kỹ thuật có thể giúp nhà nghiên cứu tránh những câu hỏi không cần thiết và trùng lắp (trong khi vẫn hỏi những câu cần thiết) là tạo một ma trận câu hỏi-biến số (variable-question matrix). Ma trận này chỉ đơn giản là một bảng với những câu hỏi được đánh số dọc theo một chiều và các biến số theo chiều tiếp giáp kế bên. Các ô tương ứng sẽ được đánh dấu khi có một câu hỏi về một biến số. Nêu có nhiều ô được đánh dấu cho một biến số thì có nghĩa là các câu hỏi về chủ đề đó nhiều hơn mức cần thiết. Có quá ít hoặc không có ô nào được đánh dấu thì chủ đề đó không có đủ câu hỏi để thu thập thông tin.

Nhà nghiên cứu cũng nên tự hỏi là liệu người trả lời có cần thêm thông tin cần thiết để trả lời một câu nào đó hay không. Có khi một câu hỏi cần phải cụ thể hơn hoặc có liên quan đến kinh nghiệm cá nhân của người trả lời. (Ngược lại, câu hỏi cần phải đủ khái quát để không bị sai; nghĩa là nó không nên cụ thể hơn mức cần thiết).

Nói chung, một câu hỏi nên không có định kiến, hoặc ít nhất là phải có một câu hỏi kèm theo được thiết kế để cân bằng sự nhấn mạnh quan điểm. Nhà nghiên cứu nên tránh những câu hỏi sai lệch vì những giả định không nêu ra hoặc ám chỉ không có dự tính trước.

Cuối cùng, nhà nghiên cứu cần phải thỏa mãn là mỗi câu hỏi chỉ hỏi một câu hỏi. Điều này là bình thường trong các bảng câu hỏi, nhưng lại không được lưu tâm đúng mức. Chúng ta hãy cùng xem xét câu hỏi minh họa dưới đây:” khả năng mô tả nhiều lý thuyết khác nhau về học tập và đánh giá sự thích hợp của chúng đối với những tình huống học tập cụ thể của người trưởng thành.” Trong trường hợp này, người trả lời được yêu cầu nêu mức độ đồng ý của mình với câu nhận định. Nhưng người tham gia sẽ trả lời thế nào nếu đồng ý với “mô tả nhiều lý thuyết khác nhau” nhưng lại không đồng ý với “đánh giá mức độ thích hợp của chúng”? Rõ ràng, một câu trả lời riêng lẻ không thể thể hiện được những thái độ của người trả lời. Hơn nữa, câu hỏi có nhiều hơn một khái niệm thường sẽ gây khó khăn cho phân tích và lý giải sau này.

Từ ngữ trong câu hỏi

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

Page 12: CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU · hạn, người ta viết câu trả lời khi rảnh rỗi. ... thì sự cho phép thời gian khá nhiều để trả lời

12

Cách sử dụng từ ngữ để diễn đạt nội dung các câu hỏi cũng ảnh hưởng đến độ chính xác và tin cậy của chúng. Hãy xem xét hai câu hỏi dưới đây:

“Bạn có nghĩ Hoa Kỳ nên cấm nói trước công chúng chống lại nền dân chủ không?”

“Bạn có nghĩ Hoa Kỳ nên không cho phép nói trước công chúng chống lại nền dân chủ không?”

Năm 1940, có hai hình thức của loại câu hỏi về thái độ này được hỏi trong một thí nghiệm “bỏ phiếu chia rẽ (split ballot)” cho hai mẫu so sánh cấp quốc gia. Mặc dù có vẻ như không có sự khác biệt thực sự giữa cấm và không cho phép một điều gì đó, trong một mẫu 54% người trả lời cho rằng Hoa Kỳ nên cấm nói trước công chúng chống lại nền dân chủ, nhưng trong mẫu còn lại, 75% người trả lời cho rằng Hoa Kỳ nên không cho phép nói trước công chúng chống lại nền dân chủ. Rõ ràng là sự khác biệt trong từ ngữ ảnh hưởng rất lớn đến các câu trả lời cần thiết cho cùng một câu hỏi. Kiểm tra này được thực hiện lại vào giữa thập niên 1970 và một lần nữa kết quả sai lệch giữa hai mẫu là 20%. 8

Trong vụ tai tiếng Watergate, trưng cầu ý kiến Gallup không cho thấy đa số người Mỹ thích “buộc tội” tổng thống Nixon; tuy nhiên, đa số lại thiên về buộc tội khi thay bằng từ “lên án” hoặc là một quyết định đưa tổng thống ra xét xử trước Thượng Nghị Viện. Trong cuộc thăm dò ý kiến của tạp chí Reader’s Digest, khi được hỏi nếu “chính phủ nên tăng, giảm hay giữ nguyên chi phí để hỗ trợ các nước ngoài”, 67% người trả lời cho rằng họ muốn chính phủ cắt giảm xuống. Khi được hỏi với từ ngữ khác đi – lần này là trong ngữ cảnh: cắt giảm các chương trình để giảm thiếu hụt ngân sách liên bang – 83% nghiên về ý kiến cắt giảm hỗ trợ nước ngoài. Để biết thêm về từ ngữ có thể hiểu khác nhau thế nào trong ngữ cảnh thư viện, bạn đọc có thể tham khảo các bài báo của Bookstein và Kidston9 10.

Như vậy, cần nên tránh những câu hỏi có thể bị hiểu nhầm vì từ ngữ khó hiểu, không rõ ràng. Những câu hỏi này có thể là do sử dụng các thuật ngữ có định kiến và nhiều tình cảm. Nói chung, tốt hơn là không nên dùng tiếng lóng và thuật ngữ chuyên môn. Cũng có trường hợp một số từ ngữ gây phản ứng đối với một số người tham gia, nên dẫn đến các câu trả lời có nhiều định kiến hoặc họ không trả lời hết bảng câu hỏi.

Trong hầu hết các trường hợp, các câu hỏi nên khách quan. Tuy nhiên, yêu cầu thông tin trực tiếp hay gián tiếp của các câu hỏi phụ thuộc vào loại thông tin ta cần. Khi ta không chắc các đối tượng có sẵn lòng hoặc có khả năng cung cấp thông tin chính xác về bản thân họ hay không thì nên sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu gián tiếp. Tuy nhiên, độ chính xác của các phương pháp gián tiếp lại có nhiều nghi vấn hơn, và chúng bỏ qua độ chính xác và tin cậy để có thông tin sâu rộng hơn.

Khi xây dựng các câu hỏi, ta nên cẩn thận sao cho các từ ngữ sử dụng ở một số câu hỏi không gây định kiến cho các câu trả lời ở những câu hỏi tiếp theo. Để giúp hạn chế vấn đề này, ta nhất thiết phải đưa ra định nghĩa rõ ràng của những thuật ngữ quan trọng khi cần thiết. Ta phải tránh giả định nhiều quá về kiến thức hiểu biết của người trả lời hoặc giả định về khả năng tất cả mọi người trả lời đều sẽ hiểu những thuật ngữ quan trọng giống nhau.11

Xếp thứ tự các câu hỏi

Thậm chí việc sắp xếp thứ tự các câu hỏi trong bảng cũng ảnh hưởng cách chúng được trả lời như thế nào. Thay đổi thứ tự câu hỏi có thể dẫn đến “sai sót do ngữ cảnh (context errors)” và tạo nên sự

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

Page 13: CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU · hạn, người ta viết câu trả lời khi rảnh rỗi. ... thì sự cho phép thời gian khá nhiều để trả lời

13

khác biệt rất nhiều trong các câu trả lời của cùng một câu hỏi. Trong một nghiên cứu 1979, một câu hỏi là một phụ nữ có mang có nên được phép “phá thai hợp pháp hay không nếu cô ta đã lập gia đình và không muốn có con nữa.” 12 Khi câu hỏi này được hỏi riêng lẻ, có nhiều câu trả lời ủng hộ hơn là khi nó được hỏi sau câu hỏi về việc cho phép phá thai nếu “có khả năng rất lớn là đứa bé bị dị tật”. Trong chiến dịch bầu tổng thống Hoa Kỳ 1992, cử tri được yêu cầu nêu tên ứng viên họ thích nhất trong cuộc tranh đua song phương giữa George Bush và Bill Clinton và trong cuộc tranh đua ba bên giữa George Bush, Bill Clinton và Ross Perot. Perot luôn luôn được đánh giá tốt hơn nếu câu hỏi về tranh đua ba bên được hỏi sau cùng thay vì hỏi trước tiên.

Vì ảnh hưởng của “ngữ cảnh” (context) nên việc duy trì một trật tự của các câu hỏi là rất quan trọng nếu cuộc điều tra được lặp lại nhằm mục đích nghiên cứu xu hướng. Trong một nghiên cứu riêng lẻ, nhà nghiên cứu nên cân nhắc xem câu hỏi có khả năng bị ảnh hưởng bởi ngữ cảnh của những câu hỏi đứng trước nó hay không. Câu hỏi có được dẫn dắt đến một cách tự nhiên không? Câu hỏi có xuất hiện quá sớm hoặc quá muộn để có thể tạo được sự quan tâm của người trả lời và có thể tránh được sự phản đối không thích hợp?

Nói chung, các câu hỏi có cùng một ngữ cảnh tốt hơn hết nên được xếp chung với nhau. Một kinh nghiệm nữa là nên xếp các câu hỏi theo thứ tự từ khái quát đến cụ thể. Tuy nhiên, mỗi chủ đề nhất định có thể cần thứ tự sắp xếp khác nhau. Câu hỏi đầu tiên thông thường được xem là quan trọng nhất, và có ảnh hưởng khá lớn đến tỉ lệ câu trả lời. Vì vậy, nó nên được liên hệ với chủ đề một cách rõ ràng, trung lập, thú vị và dễ trả lời. Câu đầu tiên nên được thiết kế thật tốt, và tốt nhất là câu mà tất cả các đối tượng có thể trả lời.

Những nguyên nhân dẫn đến sai sót

Trước khi tiếp tục với qui trình xây dựng một bảng câu hỏi, ta nên xem xét một vài loại sai sót trong bảng câu hỏi. Dưới đây là một số loại sai sót hoặc định kiến phổ biến trong bảng câu hỏi, và cũng có thể xảy ra trong các phương pháp thu thập dữ liệu khác nữa.

1. Định kiến bởi nhà nghiên cứu (researcher bias) – Định kiến này là do nhà nghiên cứu đã vô ý thiết kế bảng câu hỏi theo hướng sẽ giúp mình có nhiều khả năng hơn để thu được kết quả mong muốn.

2. Định kiến bởi sự tài trợ (sponsorship bias) – Định kiến này là do nhà nghiên cứu , có thể là vô ý, nỗ lực có được kết quả nghiên cứu làm hài lòng đơn vị tài trợ cho nghiên cứu. Có rất nhiều khả năng nhà nghiên cứu có định kiến này nếu anh/chị ấy được tài trợ bởi một đơn vị rất quan tâm đến những thành quả nghiên cứu nhất định.

3. Thiết kế chưa hoàn hảo (imperfections of design) – Các yếu điểm trong khâu thiết kế bảng câu hỏi có thể dẫn đến những câu trả lời có định kiến hoặc không chính xác. Các khiếm khuyết loại này gồm có xếp loại lung tung, hướng dẫn trả lời không đầy đủ, và không giải thích được mục đích và phạm vi nghiên cứu.

4. Giải thích của người trả lời (respondent interpretations) – Như đã nói ở trên, các giải thích khác nhau về các “dữ kiện” và các thuật ngữ chủ yếu của người trả lời cũng dẫn đến những câu trả lời không chính xác.

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

Page 14: CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU · hạn, người ta viết câu trả lời khi rảnh rỗi. ... thì sự cho phép thời gian khá nhiều để trả lời

14

5. Quãng thời gian (time lapse) – Có thể thấy rằng các câu trả lời của cùng một câu hỏi có xu hướng khác nhau theo thời gian mặc dù không trực tiếp bị ảnh hưởng bởi thời gian. Các quan điểm, thái độ, v.v…được nhận thấy là không cố định trong nhiều trường hợp.

6. Hoàn cảnh (circumstances) – Nhiều nhân tố có thể dẫn đến các câu trả lời không chính xác ví dụ như sự bất cẩn, tâm trạng của người trả lời, những câu hỏi mơ hồ, những câu trả lời “không suy nghĩ”, và sự phản kháng phổ biến đối với bảng câu hỏi.

7. Định kiến do câu trả lời (response bias) – Sai sót có thể do tỉ lệ câu trả lời thấp và như thế mẫu cuối cùng sẽ không đủ để đại diện như đã dự định ban đầu. Ta có thể thực hiện một số bước để giảm thiểu định kiến do câu trả lời như sử dụng bảng câu hỏi chỉ khi khá chắc chắn là các đối tượng quan tâm đến chủ đề; đảm bảo giữ bí mật câu trả lời; gởi thư nhắc nhở người tham gia hoàn thành câu trả lời cho các bảng câu hỏi gởi qua đường bưu điện; tặng quà hoặc tiền để khuyến khích trả lời (một số quà khuyến khích có thể gởi kèm trong bảng câu hỏi bằng thư điện tử hoặc web bằng cách là: nếu bảng câu hỏi được hoàn thành hoặc nộp thì sẽ kích hoạt được quà tặng.); và phải có thực tế về các tiêu chí chọn đối tượng nghiên cứu.

8. Hiểu biết phản ứng/do tác động ngược (reactive insight) – Có một mối quan tâm ngày càng tăng về trường hợp là khi các đối tượng tham gia điều tra trong một quãng thời gian, nhất là các điều tra liên quan đến các chủ đề nhạy cảm, họ có thể bắt đầu suy nghĩ lại về cuộc sống, thái độ v.v…Như vậy, điều này có thể làm cho người tham gia có định kiến trong một số lĩnh vực và không có đủ tính đại diện cho tập hợp mẫu lớn hơn.

Chuẩn bị bản thảo đầu tiên

Dĩ nhiên hầu hết những gì chúng ta thực hiện trước đây là để chuẩn bị cho bản thảo đầu tiên của bảng câu hỏi. Như đã thảo luận trên đây, nhà nghiên cứu phải xác định trật tự của các câu hỏi để chúng phục vụ tốt nhất cho mục đích của mình. Trong đa số các trường hợp, nhà nghiên cứu sẽ làm cho trật tự sắp xếp các câu hỏi được hợp lý nhất. Điều này có nghĩa là sắp xếp các câu hỏi từ khái quát đến cụ thể, hoặc cách sắp xếp hợp lý nhất theo chủ đề. Ví dụ, một bảng câu hỏi về quản lý thư viện có thể được phân loại theo nhân viên, dịch vụ, đầu sách, ngân sách v.v…Các câu hỏi trong các phân loại này sẽ được xếp từ khái quát nhất đến cụ thể nhất. Khi chủ đề thay đổi đáng kể thì tốt nhất nên có thêm câu dẫn nhập chuyển ý.

Ngược lại, có khi nhà nghiên cứu chỉ muốn đạt được thứ tự tối ưu về tâm lý, và thứ tự này có thể khác với thứ tự sắp xếp hợp lý nhất. Đây là điều mối quan tâm thiết yếu khi một bảng câu hỏi có những câu hỏi nhạy cảm, hoặc cần thông tin mật, hoặc mất thời gian trả lời. Những câu hỏi như vậy có thể khiến người ta không trả lời hết bảng câu hỏi và gởi trả lại bảng câu hỏi dở dang, hoặc tệ hơn là họ bỏ luôn bảng câu hỏi. Nhưng nếu những câu hỏi này xuất hiện ở gần cuối bảng câu hỏi, người trả lời có khuynh hướng tiếp tục và hoàn tất bảng câu hỏi vì họ đã bỏ công sức và thời gian trả lời các câu hỏi bên trên rồi.

Rõ ràng trong các loại sai sót đề cập trên đây, trật tự sắp xếp hợp lý nhất về tâm lý cũng có nghĩa là các câu hỏi có vẻ định kiến nên đặt ở vị trí cuối hoặc gần cuối bảng câu hỏi vì ít nhất ta có thể hạn chế sai sót hoặc định kiến mà chúng có thể gây ra cho nghiên cứu của mình.

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

Page 15: CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU · hạn, người ta viết câu trả lời khi rảnh rỗi. ... thì sự cho phép thời gian khá nhiều để trả lời

15

Khi chuẩn bị bản thảo đầu tiên, nhà nghiên cứu có thể xác định là một câu hỏi có đặc điểm khiến cho người tham gia trả lời một cách chính xác và thành thật. Trong trường hợp này tốt nhất là nhà nghiên cứu nên kết hợp một số câu hỏi “kiểm tra chéo (cross check)” để kiểm tra mức độ tin cậy của một số câu hỏi nhất định. Các câu hỏi kiểm tra chéo là những câu hỏi cũng hỏi cùng một thông tin như một hoặc nhiều câu khác, nhưng từ ngữ trong mỗi câu thì khác nhau. Nếu người tham gia trả lời khác nhau đối với những câu giống nhau thì mức độ tin cậy của chúng là có vấn đề. Tuy nhiên, cần lưu ý là từ ngữ của một câu hỏi có ảnh hưởng đến các câu trả lời. Hơn nữa, người trả lời có thể bực bội, hoặc cảm thấy bị xúc phạm, nếu họ nhận ra các câu hỏi kiểm tra chéo. Những phản ứng như vậy có thể ảnh hưởng các câu trả lời của họ trong bảng câu hỏi và làm cho các kết quả có thành kiến.

Đánh giá bảng câu hỏi

Sau khi đã hoàn tất bản nháp đầu tiên của bảng câu hỏi, và trước khi đưa nó đi kiểm tra trước, thì ta nên hỏi ý kiến một (hoặc nhiều) chuyên gia về bảng câu hỏi. Chuyên gia về phương pháp luận nghiên cứu có thể giúp loại bỏ các điểm yếu về phương pháp trong công cụ thu thập dữ liệu, chẳng hạn như các thước đo bị sai, hướng dẫn không đầy đủ và v.v…Một người có kinh nghiệm với chủ đề trong bảng câu hỏi cũng có thể giúp đánh giá mức độ chính xác của bảng câu hỏi. Liệu chúng có ý nghĩa không, có dễ hiểu không, và chúng được thiết kế để hỏi về việc gì?

Kiểm tra trước (Pretest)

Sau khi có được phần đánh giá không chính thức về bảng câu hỏi, ta nên kiểm tra trước bảng câu hỏi một cách đầy đủ. Kiểm tra trước đôi khi còn được gọi là “kiểm tra thử (pilot study), mặc dù kiểm tra thử thực ra đồng nghĩa với “nghiên cứu thăm dò (exploratory study)” nhiều hơn. Một kiểm tra trước tạo cơ hội cho nhà nghiên cứu xác định những câu hỏi có xu hướng bị người tham gia hiểu nhầm, không giúp thu được thông tin cần thiết v.v…Nhưng ngoài việc kiểm tra các mục của bảng câu hỏi, kiểm tra trước có thể có phần phỏng vấn một số hoặc toàn bộ những người tham gia vào kiểm tra hoặc kết hợp với một hoặc nhiều câu hỏi mở. Phỏng vấn và/hoặc câu hỏi mở rất cần thiết để người trả lời có đủ cơ hội chỉ ra các câu hỏi có vấn đề, hướng dẫn không tốt, câu hỏi không cần thiết hoặc còn thiếu, hoặc đưa ra phản hồi chung của mình về bảng câu hỏi. Người tham gia kiểm tra trước cũng được khuyến khích liên hệ với nhà nghiên cứu nếu họ muốn đưa thêm nhận xét về bảng câu hỏi.

Ngoài việc giúp hoàn chỉnh công cụ thu thập dữ liệu, kiểm tra trước cũng có nhiều thuận lợi khác. Nó cho phép ta có được đánh giá sơ bộ về giả thiết, chỉ ra các vấn đề về thiết kế và phương pháp luận chưa được dự đoán trước, tạo điều kiện chạy thử các qui trình thống kê sẽ sử dụng, và thậm chí có thể chỉ ra nghiên cứu cuối cùng không thể cho ra kết quả có ý nghĩa và vì vậy nên nghĩ lại hoặc bỏ đi.

Lý tưởng nhất là mẫu kiểm tra trước nên được chọn lựa một cách khoa học giống như mẫu của nghiên cứu chính thức. Nghĩa là, mẫu cũng cần phải chọn ngẫu nhiên và đủ số lượng để ta có thể nhận định chung được về tập hợp mẫu. Trong thực tế, mẫu kiểm tra trước ít khi được chọn lựa tỉ mỉ. Đôi khi được gọi là “mẫu của đa số”, trong thực tế chúng thường là các mẫu không có xác suất, thuận tiện và các mẫu này được chọn vì các yếu tố của mẫu gần gũi và sẵn sàng tham gia. Nhưng mẫu kiểm tra trước nên có tính đại diện hợp lý cho nhóm nghiên cứu chính thức, hoặc thực hiện kiểm tra trước này sẽ có giá trị rất ít.

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

Page 16: CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU · hạn, người ta viết câu trả lời khi rảnh rỗi. ... thì sự cho phép thời gian khá nhiều để trả lời

16

Các nhà nghiên cứu cũng nên cẩn thận, không nên coi kiểm tra trước như là một thủ tục đơn thuần. Có nghĩa là nếu kiểm tra trước có vấn đề thì bảng câu hỏi nên được chỉnh sửa lại. Nếu có vấn đề nghiêm trọng cần phải chỉnh sửa rất nhiều thì cần phải thực hiện kiểm tra thêm một lần nữa. Qui trình này cần được tiếp tục cho đến khi nhà nghiên cứu sẵn sàng thực hiện nghiên cứu chính thức với một bảng câu hỏi không quá khác biệt vởi bảng cuối cùng đã được kiểm tra.

Khi nhà nghiên cứu đánh giá kết quả của kiểm tra trước thì rất cần phải đặt ra một số câu hỏi để trả lời như: Mỗi mục đã đo được điều mà nó được thiết kế để đo chưa? Tất cả từ ngữ có được hiểu hết không?Tất cả người tham gia có hiểu tất cả các câu hỏi giống nhau không?Câu hỏi có câu trả lời không đổi đã có câu trả lời thích hợp với từng người tham gia không? Có câu hỏi nào thường bị bỏ hoặc trả lời không thỏa đáng hay không?

Chỉnh sửa lần cuối

Sau khi đã kiểm tra trước, bảng câu hỏi đã sẵn sàng để chỉnh sửa lần cuối trước khi phân phát cho người tham gia. Tốt nhất là tên của nghiên cứu hoặc điều tra nên được đặt ở trên bảng câu hỏi. Các bố cục sẽ có lợi rất nhiều từ việc sử dụng dàn ý với các mục chữ , số và câu hỏi. Các câu hỏi trong mỗi trang nên được sắp xếp sao cho có khoảng trắng giữa chúng và khoảng cách lề. Cần chừa đủ dòng và khoảng trống dể trả lời các câu hỏi mở. Không có gì làm phiền người trả lời hơn chuyện chừa không đủ chỗ trả lời. Giải pháp tạm thời là yêu cầu người trả lời sử dụng mặt sau của tờ giấy nếu cần.

Qui tắc chung là bảng câu hỏi càng ngắn càng tốt để khuyến khích người tham gia trả lời. (Tuy nhiên, những yếu tố khác chẳng hạn như động cơ của người trả lời vì họ thích thú với chủ đề nghiên cứu hay lợi ích mà nghiên cứu mang lại cho họ thì bảng câu hỏi cũng có thể dài hơn)

Hãy nhớ rằng cần phải có đủ khoảng trắng cho câu trả lời, và ta phải thực hiện nhiều bước để làm cho bảng câu hỏi ngắn nhất. Thứ nhất, những lời hướng dẫn phải rõ ràng nhưng càng ngắn gọn càng tốt. Thứ hai, nếu bảng câu hỏi phải gởi đi bằng đường bưu điện thì bảng câu hỏi gốc phải được đánh máy với kiểu chữ nhỏ. Thứ ba, một bảng câu hỏi khá dài có thể được in trên hai mặt giấy để giảm bớt độ dày của bảng câu hỏi. Cuối cùng, bảng câu hỏi chỉ cần hỏi những thông tin mà nhà nghiên cứu không biết mà thôi. Cần phải tránh những câu hỏi không cần thiết và thừa. Sẽ mất thời gian nếu bảng câu hỏi cung cấp những thông tin mà ta đã biết rồi hoặc các nguồn khác có sẵn, và nếu người trả lời biết mình được yêu cầu làm như thế thì có nhiều khả năng ta có thể chỉ nhận được bảng câu hỏi trả lời dở dang hoặc thậm chí không nhận được bảng trả lời.

Để tạo điều kiện có được những câu trả lời chính xác, dễ dàng, ta cần phải nỗ lực dùng từ ngữ và cấu trúc câu đơn giản. Hình thức trả lời cũng phải nhất quán trong bảng câu hỏi. Ví dụ, người trả lời được yêu cầu “khoanh tròn một số” hoặc “đánh dấu vào khung thích hợp” xuyên suốt trong bảng câu hỏi càng nhiều càng tốt. Thay đổi hình thức có thể tạo ra những bối rối và mất thời gian trả lời nhiều hơn. (Rõ ràng là ta cần phải có nhiều hơn một hình thức câu trả lời để có được thông tin cần thiết như tuổi tác, giới tính v.v..nhưng một số nhà nghiên cứu cho rằng chuyển đổi hình thức câu trả lời sẽ giúp người trả lời cảnh giác và né tránh các cấu trúc câu trả lời.) Thông thường nó sẽ tăng tính chính xác của người trả lời nếu các câu hỏi sự kiện được gắn với một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, thay vì hỏi

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

Page 17: CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU · hạn, người ta viết câu trả lời khi rảnh rỗi. ... thì sự cho phép thời gian khá nhiều để trả lời

17

một người là anh/chị sử dụng thư viện thường xuyên ra sao trong vòng một năm, thì ta nên hỏi anh/chị sử dụng thư viện thường xuyên ra sao từ tháng 1 đến tháng 12 năm trước.

Những biện pháp khác có ích cho cả nhà nghiên cứu và người trả lời là giữ các câu hỏi mở ở mức tối thiểu trong bảng câu hỏi tự đánh giá (self-administered questionaire). Dù chúng có thể cần thiết trong một số loại nghiên cứu nhưng chúng khá dễ bị mất tính nhất quán trong giải thích và dễ có những câu trả lời không đáng tin cậy. Như đã thảo luận trước đây, việc phân tích dữ liệu sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng càng nhiều mã hóa trước càng tốt, và như vậy sẽ không thích hợp với câu hỏi mở. Một số bảng câu hỏi được thiết kế để có thể quét một cách hiệu quả nhất sau khi hoàn tất.

Sẽ rất có ích nếu loại được những người tham gia mà không thể trả lời một số câu hỏi nhất định nào đó. Như vậy ta sẽ tiết kiệm được thời gian trả lời cho người tham gia cũng như tiết kiệm được thời gian phân tích của mình. Cách để có thể đạt được điều này là sử dụng những câu hỏi lọc (filter questions) hoặc cấu trúc bỏ qua (skip patterns). Ví dụ, một câu hỏi lọc có thể hỏi người tham gia là họ có sử dụng dịch vụ tham khảo của thư viện trong vòng 12 tháng trước đó không. Nếu câu trả lời là không, thì họ sẽ được yêu cầu bỏ qua vài ba câu tiếp theo có liên quan tới dịch vụ này và tiếp tục với những câu hỏi về sách báo của thư viện. (Cấu trúc bỏ qua có thể dễ dàng thực hiện một cách tự động trong bảng câu hỏi điện tử bằng cách xóa các câu hỏi nếu một câu hỏi nào đó được chọn hoặc bằng cách không cho phép chèn một câu trả lời vào nếu câu hỏi không tương thích với câu trả lời trước đó) Hình thức đồ họa có thể được dùng bằng cách vẽ một đường nối đến câu hỏi tiếp theo để tránh nhầm lẫn. Hãy xem ví dụ minh họa dưới đây:

1. Bạn có phải là thành viên hiệp hội thư viện Hoa Kỳ không?

1) Nếu có ↓ 2) Nếu không à tiếp Câu 2

Nếu có: 1a. Xin vui lòng cho biết năm bạn tham gia lần đầu tiên.Năm____

1b.Tư cách hội viên của bạn có liên tục không?___Có___Không

Và cuối cùng bảng câu hỏi cần phải có một dòng cảm ơn ở phía cuối cùng và nhắc lại những hướng dẫn về cách thức và thời gian bảng câu hỏi nên gởi lại cho nhà nghiên cứu. Thông tin này có thể viết trong một lá thư kèm theo nhưng có khi dễ bị lạc mất.

Thư giới thiệu (cover letter)

Trong nhiều trường hợp, nên có thư giới thiệu kèm theo bảng câu hỏi. Mục đích cơ bản của thư này là giải thích ngắn gọn mục đích nghiên cứu và nhấn mạnh tầm quan trọng của câu trả lời của người tham gia. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp khi bảng câu hỏi được dùng để đo gián tiếp một vài giá trị nào đó thì phạm vi nghiên cứu không thể nào được nêu rõ ràng được, nếu không nói là làm sai lệch đi. Tuy nhiên, điều này liên quan đến các vấn đề về đạo đức và nói chung tốt nhất là nên nói rõ mục đích của nghiên cứu. Thật khó nói rõ bản chất của nghiên cứu và nếu người tham gia ý thức được là họ đang bị lừa thì thái độ của họ đối với bảng câu hỏi không còn thân thiện nữa. Người nhận được thư giải thích và bảng câu hỏi thường muốn được thông báo là họ được chọn tham gia vào nghiên cứu như thế nào. Miller và Salkind cũng đề nghị ta nên thông báo trong thư giải thích rằng: Người trả lời sau khi

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

Page 18: CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU · hạn, người ta viết câu trả lời khi rảnh rỗi. ... thì sự cho phép thời gian khá nhiều để trả lời

18

hoàn tất bảng câu hỏi và gởi nó lại cho nhà nghiên cứu có nghĩa là họ đã đồng ý tham gia vào nghiên cứu. 13

Nếu muốn sử dụng hợp lý hơn thì tốt nhất ta nên sử dụng tiêu đề thư để thể hiện cơ sở của nghiên cứu. Ngoài tiêu đề thư, một lá thư giải thích kèm theo thứ hai bởi người có uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu có thể giúp nâng cao tỉ lệ câu trả lời. Thư giải thích kèm theo bảng câu hỏi nên có phong cách chuyên nghiệp nhưng thân thiện.

Người ta sẽ thích hoàn thành bảng câu hỏi hơn khi lá thư giải thích nhấn mạnh ích lợi của nghiên cứu đối với bản thân họ. Đồng thời, ta cũng có thể đề nghị cung cấp cho mỗi người tham gia các kết quả, hoặc ít nhất là tóm tắt kết quả, của nghiên cứu. Để tránh phải gởi kết quả đi nhiều hơn mức cần thiết, ta có thể yêu cầu người trả lời xác định xem họ có muốn nhận báo cáo kết quả nghiên cứu hay không. Thay vì hứa gởi kết quả nghiên cứu cho người trả lời, ta có thể nhấn mạnh là kết quả sẽ được đăng tải trên sách báo chuyên ngành hoặc trên trang Web và liệt kê URL của trang web hoặc cho biết rằng URL sẽ được thông báo khi có kết quả nghiên cứu.

Một cách khác để tăng tỉ lệ câu trả lời đồng thời giúp đảm bảo có những câu trả lời thành thật là đảm bảo giữ bí mật (confidentiality) và/hoặc nặc danh (anonymity)cho tất cả những người trả lời. Tuy nhiên, ta cần phân biệt giữ tuyệt mật và nặc danh. Tuyệt mật đơn thuần là đảm bảo với người trả lời các câu trả lời và danh tánh của họ sẽ không ai biết. Nặc danh đòi hỏi sử dụng các kỹ thuật làm cho không ai, kể cả nhà nghiên cứu, có thể liên hệ được người trả lời với câu trả lời của họ. Điều này không dễ thực hiện được, đặc biệt trong môi trường điện tử và không nên hứa với người trả lời điều này nếu không thể thực hiện được.

PHÂN PHÁT BẢNG CÂU HỎI

Có ba phương pháp thực hiện bảng câu hỏi điều tra chủ yếu. Bảng câu hỏi có thể được hoàn tất bởi chính bản thân người trả lời; hoặc do nhà nghiên cứu trực tiếp thực hiện với người trả lời; hoặc do người phỏng vấn thực hiện qua điện thoại với người trả lời. Bảng câu hỏi do người trả lời thực hiện có thể được gởi bằng đường bưu điện hoặc ở hình thức điện tử như thư điện tử hay Web. Trên trang Web, “Các phương pháp nghiên cứu trên WWW,” Stephenson có liệt kê thư mục có nhiều kết nối với các bài báo toàn văn về sử dụng Web để thu thập dữ liệu và phân tích.14

Bảng câu hỏi gởi bằng bưu điện

Nếu bảng câu hỏi không được thiết kế như là thư tự gởi lại hoặc sẽ được fax hoặc email lại cho nhà nghiên cứu, thì nên gởi kèm theo một phong bì có ghi địa chỉ và dán tem sẵn. Cần nhấn mạnh một lần nữa là bất cứ điều gì khuyến khích được tỉ lệ câu trả lời cao đều đáng thực hiện. Khi quyết định khi nào gởi bảng câu hỏi, nhà nghiên cứu nên cân nhắc thời gian nghỉ lễ chung và những yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến việc bảng câu hỏi có được trả lời nhanh chóng hay không. Nếu ta gởi bảng câu hỏi bằng đường bưu điện đến cán bộ một trường đại học và yêu cầu họ hoàn thành bảng câu hỏi và gởi lại trong vòng 10 ngày, thì tốt nhất ta không nên gởi cho họ trước kỳ nghỉ giữa học ký. Hầu hết các thư viện viên đều có vẻ thích nhận được các bảng câu hỏi liên quan tới công việc ở cơ quan hơn tại nhà.15Nếu lập được một thời gian biểu để theo dõi thời gian thích hợp cho từng hoạt động phân phát bảng câu hỏi thì sẽ rất có ích.

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

Page 19: CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU · hạn, người ta viết câu trả lời khi rảnh rỗi. ... thì sự cho phép thời gian khá nhiều để trả lời

19

Hầu hết các nhà nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi gởi bằng đường bưu điện (hoặc thư điện tử hoặc Web) cần phải thực hiện thêm một hoặc nhiều lần gởi tiếp theo để có thể đạt đủ tỉ lệ trả lời. Để làm được như vậy thì trước tiên cần phải xác định sẽ phải chờ bao lâu trước khi gởi lần tiếp theo. Quyết định này lệ thuộc vào thời gian cho phép người trả lời hoàn thành và gởi lại bảng câu hỏi đã nhận lần thứ 1. Thởi gian trả lời phải đủ lâu để không quá hối thúc người trả lời, nhưng cũng vừa ngắn để họ không quên khuấy bảng câu hỏi. Thời gian hợp lý nhất có lẽ là một hoặc hai tuần.

Quyết định thứ hai liên quan đến việc gởi thêm bảng câu hỏi tiếp theo là có gởi kèm một bảng câu hỏi chung với thông báo nhắc nhở hay không. Cần nhấn mạnh thêm lần nữa là bất cứ cách thức nào giúp tăng tỉ lệ câu trả lời đều đáng được xem xét. Rõ ràng, càng nhiều bản sao bảng câu hỏi gởi đi bao nhiêu, càng tốn kém cho nhà nghiên cứu bấy nhiêu. (Chi phí gởi thư điện tử hoặc Web thì không phải là vấn đề; nhưng lại tốn kém về thời gian của nhà nghiên cứu) Người nhận được thư gởi lần tiếp theo mà không có kèm theo bảng câu hỏi, thì họ thường có xu hướng không bỏ thời gian chép lại bảng câu hỏi nếu họ đã làm mất bảng gởi lần thứ 1. Một số chuyên gia khuyên ta nên thiết kế thư gởi tiếp theo càng bắt mắt càng tốt bằng cách sử dụng chữ đẹp hơn, sắc sảo hơn, hình ảnh vui nhộn…Những món quà nhỏ, miễn phí như bút chỉ, sách ….thường được gởi kèm theo thư gởi tiếp theo để khuyến khích người ta trả lời.

Một quyết định khác liên quan đến gởi thư lần tiếp theo là nên gởi cho tất cả mọi người tham gia nghiên cứu hay chỉ là những người chưa trả lời thôi. Để tránh gởi bảng câu hỏi cho tất cả người tham gia thì chắc chắn ta phải có ghi chép theo dõi số bảng câu hỏi gởi lại. Cách phổ biến nhất để theo dõi các bảng câu hỏi là đánh dấu hoặc mã trên các bảng câu hỏi nếu ta không có yêu cầu người trả lời cho biết tên của mình. Ta có thể đánh số ở một vị trí nào đó trên mỗi bảng câu hỏi tương ứng với từng người tham gia trong nghiên cứu. Khi bảng câu hỏi được gởi lại, mã số được ghi chú lại và đánh dấu vào tên người tham gia tương ứng.

Tuy nhiên, phương pháp này có một bất lợi lớn khi sử dụng trong nghiên cứu mà ta hứa bảo đảm ‘nặc danh’. Người ta ngày càng biết nhiều về phương pháp này và nhận ra rằng con số trên bảng câu hỏi nghĩa là nhà nghiên cứu có thể biết được tên của người tham gia. Vì vậy, họ hoàn toàn có thể nghi vấn lời hứa đảm bảo nặc đanh, nếu nhà nghiên cứu có thông báo như vậy với họ. Vì vậy, họ có thể từ chối trả lời bảng câu hỏi, hoặc tối thiểu tính chính xác trong câu trả lời của họ không cao.

Một phương pháp giúp ghi chép lại ai đã gởi bảng trả lời rồi nhưng vẫn đảm bảo sự nặc danh là sử dụng bưu thiếp. Một bưu thiếp có thể được gởi kèm với bảng câu hỏi sẽ có mã hoặc tên của người tham gia. Sẽ không có dấu hiệu gì trong bảng câu hỏi. Người trả lời sẽ được yêu cầu gởi bưu thiếp riêng nhưng cùng thời gian gởi bảng câu hỏi lại. Nhà nghiên cứu sẽ có cơ sở xác định ai đã trả lời nhưng không thể liên hệ được câu trả lời với người tham gia, hoặc ít ra là dựa trên cơ sở của các mã số.

Một cách khác là xóa tên người tham gia trong danh sách gởi thư khi nhận được bảng câu hỏi mà họ gởi lại. Như vậy, nếu bất kỳ dấu hiệu giúp xác định người đó cũng bị loại ra khỏi danh sách và sẽ không có cách nào để liên hệ tìm ra ai trả lời câu nào. Khi bản câu hỏi gởi lần tiếp theo, thì ta chỉ gởi cho những tên còn sót lại trên bảng danh sách mà thôi. (Nếu mà một trong hai phương pháp này sử dụng trong những lần gởi thư tiếp theo thì tốt nhất ta nên giải thích ngắn gọn trong thư giải thích kèm theo.) Bạn đọc quan tâm đến những lần gởi thư tiếp theo sau có thể tham khảo tác giả Erdos.16

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

Page 20: CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU · hạn, người ta viết câu trả lời khi rảnh rỗi. ... thì sự cho phép thời gian khá nhiều để trả lời

20

Dù phải thực hiện bao nhiêu bước để có được câu trả lời nhiều nhất cho bảng câu hỏi đi chăng nữa thì cũng có khả năng là tỉ lệ câu trả lời sẽ ít hơn mong đợi, đặc biệt là với bảng câu hỏi gởi qua bưu điện. Theo kinh nghiệm, cần tỉ lệ câu trả lời tối thiểu là 75% mới có thể kết luận rằng những gì rút ra được về người trả lời sẽ tương ứng với những gì điều ta muốn biết khi có 100% người tham gia trả lời. Tuy vậy, 75% là khá cao và cũng có nhiều nghiên cứu cũng có được dữ liệu tin cậy với tỉ lệ câu trả lời thấp hơn. Vấn đề quan trọng là những người không trả lời khác nhiều hay không so với những người có trả lời. Tỉ lệ câu trả lời thấp hơn có thể chấp nhận được khi ta có tập hợp mẫu đồng nhất hơn là một tập hợp mẫu không đồng nhất. Nếu ta quan tâm về tỉ lệ câu trả lời thì nên tìm hiểu càng nhiều càng tốt về những người không trả lời, nhất là về những biến số chủ yếu, để xác định xem họ khác bao nhiêu so với những người trả lời. Ví dụ, thông tin về những người không trả lời có thể có được bằng cách khảo sát các nguồn khác như báo cáo điều tra dân số, kiểm tra các kết quả của những điều tra đối với cùng một tập hợp mẫu, và phỏng vấn bằng điện thoại đối với những người không trả lời.

Bảng câu hỏi điện tử

Trong thời gian gần đây, một vài điều tra được thiết kế dành cho người tham gia nhập câu trả lời trực tiếp vào máy tính cá nhân; tuy nhiên, vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, bảng câu hỏi điện tử được dùng phổ biến hơn vì dễ dàng chuyển đi, nhanh chóng và ít tốn kém. Công cụ điều tra loại này đầu tiên là dựa trên văn bản (text based) và không có tương tác. Về cơ bản, chúng chỉ là những bảng câu hỏi trên giấy và được gởi đi bằng điện tử mà thôi. WWW trở nên phổ biến hơn vào giữa thập niên 1990 và tạo điều kiện cho phép thực hiện điều tra tương tác và đa truyền thông. Ta còn có thể sử dụng những dạng linh hoạt để lưu giữ câu trả lời, tải dữ liệu xuống, và tổng hợp các kết quả. Các tiện ích giúp thực hiện điều tra trực tuyến được cung cấp miễn phí trên Web. Một vấn đề với điều tra bằng thư điện tử là cần phải có danh sách địa chỉ thư điện tử , nhưng hiện nay Web cũng có thể giúp có được các mẫu dễ dàng mà không cần thiết phải biết danh sách địa chỉ thư của người tham gia. 17

Schonlau, Fricker và Elliot đã chỉ ra “rằng các điều tra sử dụng hình thức trả lời bằng thư và các điều tra sử dụng cả hai hình thức Web và gởi bằng thư đều có tỉ lệ câu trả lời cao hơn là các điều tra chỉ sử dụng thư điện tử hoặc hình thức Web.” 18 Trong các nghiên cứu báo cáo “các tỉ lệ trả lời chiếm từ 7-44% đối với điều tra Web và từ 6-68% đối với điều tra bằng thư điện tử.” 19 Roselle và Neufeld trong báo cáo điều tra năm 1998 nhận xét: “thư điện tử là một phương pháp tiếp theo (follow-up method) cũng hiệu quả như thư gởi qua đường bưu điện về cả hai phương diện vận tốc và số lượng câu trả lời điều tra.” 20

Mặc dù, bảng câu hỏi bằng thư điện tử được tin là ít tốn kém hơn bảng câu hỏi gởi bằng thư, nhưng điều này chỉ liên quan đến phí bưu điện và in ấn mà thôi. Schonlau, Fricker, và Elliot cho rằng điều tra Web tiết kiệm hơn điều tra bằng hình thức bưu điện khi có vài trăm tới hàng ngàn bản điều tra cần phải phân phát đi. 21 Họ lưu ý là những trục trặc kỹ thuật và chi phí viết chương trình của điều tra Web có thể làm chi phí tăng cao.

Bảng câu hỏi điện tử nên được thiết kế và sử dụng hầu hết các tiêu chí đã đề cập ở phần phía trước. Schonlau, Fricker và Elliot đưa ra một bảng hướng dẫn cụ thể để xây dựng một bảng câu hỏi điện tử. 22 Họ đề nghị liệt kê một vài câu hỏi trên màn hình, sử dụng đồ họa đơn giản, và cho thấy mức tiến bộ của người tham gia trong việc trả lời bảng điều tra. 23

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

Page 21: CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU · hạn, người ta viết câu trả lời khi rảnh rỗi. ... thì sự cho phép thời gian khá nhiều để trả lời

21

Điều tra bằng thư điện tử và Web có thể được thiết kế để tự động thực hiện cấu trúc bỏ qua một số câu hỏi dựa trên câu trả lời trước đó của người tham gia; đòng thời cũng làm cho câu trả lời có giá trị để xác định những câu trả lời còn thiếu hoặc không sử dụng. Các chức năng tự động này cho phép giảm sai sót trong đo lường. Hiện nay có rất nhiều công cụ điều tra điện tử nguồn mở. Các công cụ này giúp nhà nghiên cứu tạo và thực hiện những điều tra có sử dụng giao diện Web. Các câu trả lời điều tra được lưu trong cơ sở dữ liệu và có thể được truy cập trực tuyến hoặc tải xuống các chương trình phần mềm.

Sai sót đối với các bảng câu hỏi bằng thư điện tử và Web thì cũng tương tự như bảng câu hỏi gởi bẳng đường bưu điện. Thiếu thông tin giới thiệu về điều tra Internet là một loại sai sót dễ thấy nhất. Càng nhiều tập hợp mẫu truy cập vào điều tra Web thì sẽ hạn chế bớt vấn đề này trong thiết kế mẫu dành cho điều tra Web. Schonlau, Fricker và Ellot đã nêu rằng khi xây dựng điều tra bằng thư điện tử hoặc Web thì nhà nghiên cứu cần phải tìm một phương pháp tháo bỏ địa chỉ thư điện tử của người trả lời để có thể giữ được tính tuyệt mật và nặc danh cho người tham gia. Scholau, Fricker và Elliot đề nghị nên đảm bảo với người tham gia là tất cả dữ liệu điều tra đều được mã hóa và lưu trữ ở một máy chủ riêng để bảo đảm sự riêng tư của người trả lời. 24 Miller và Salkind nhận định rằng cũng có thể có người không nằm trong nhóm mà ta dự định có thể thấy được câu trả lời; vì vậy ta cũng nên thông báo với tất cả các đối tượng là dù đã cố gắng thực hiện mọi nỗ lực để giữ danh tánh và thông tin của họ tuyệt mật và nặc danh nhưng điều đó không được đảm bảo hoàn toàn. 25 Nhưng điểm yếu nhất của điều tra điện tử là các địa chỉ thư điện tử thường không thể gởi đi một cách ngẫu nhiên được và những điều tra như vậy không đại diện được cho những người không có máy tính- những người có thu nhập thấp và học vấn thấp.

Nicholls, Baker và Martin báo cáo là các kỹ thuật nghiên cứu điều tra bằng máy tính có thể hiệu quả hơn các kỹ thuật cổ điển mà vẫn duy trì được chất lượng của dữ liệu. Điều này phụ thuộc vào việc thiết kế công cụ điều tra găng liền với các tiêu chí như sau:

1. Dễ đọc trực tuyến 2. Không đòi hỏi người trả lời rời máy tính đi tìm thông tin 3. Không choáng nhiều dung lượng trong hộp thư điện tử 4. Có một thông tin giới thiệu rời báo trước 5. Có đầy đủ hướng dẫn và hiện lên màn hình khi cần thiết 6. Dự đoán các hệ thống khác nhau định dạng bảng câu hỏi như thế nào 7. Hạn chế đến mức tối đa việc rê chuột 8. Không đòi hỏi kỹ năng máy tính cao hơn mức cơ bản. 26

Schonlau, Fricker và Elliot đưa các hướng dẫn thiết kế và thực hiện điều tra bằng thư điện tử và Web dành cho bạn đọc có quan tâm đến các thông tin chi tiết hơn về chủ đề này. 27 Covey liệt kê những phương pháp khác nhau trong thiết kế và thực hiện các bảng câu hỏi điều tra trong nghiên cứu thư viện. 28 Hsu mô tả “ một chương trình phần mềm được thiết kế để chuyên tạo ra các bảng câu hỏi điều tra. Mục tiêu chính của nó là giúp cho người sử dụng tạo ra, chỉnh sửa và chạy các điều tra trực tuyến sử dụng hệ ngôn ngữ markup.” 29

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

Page 22: CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU · hạn, người ta viết câu trả lời khi rảnh rỗi. ... thì sự cho phép thời gian khá nhiều để trả lời

22

PHỎNG VẤN

Xây dựng cuộc phỏng vấn

Các bước cơ bản để xây dựng một cuộc phỏng vấn tiêu chuẩn (standardized) hoặc theo cấu trúc (structured) không có gì khác với xây dựng các loại nghiên cứu điều tra khác. Một trong những bước đầu tiên là tạo một bản liệt kê những câu sẽ hỏi, hoặc bản liệt kê câu hỏi phỏng vấn (interview schedule). Các phương pháp kỹ thuật để xây dựng bảng câu hỏi và bản liệt kê câu hỏi phỏng vấn theo cấu trúc rất giống nhau và vì vậy ta sẽ không nhắc lại nữa. Cũng như bảng câu hỏi, tốt nhất là bản liệt kê câu hỏi phỏng vấn nên được kiểm tra trước. Kiểm tra trước nên tạo cơ hội cho người trả lời nhận xét, góp ý cho các câu hỏi.

Bước thêm vào trong quá trình xây dựng cuộc phỏng vấn là huấn luyện người phỏng vấn. Mặc dù ta có thể làm việc với những người phỏng vấn có kinh nghiệm nhưng họ cũng cần được làm quen với những câu hỏi cụ thể của nhà nghiên cứu. Người phỏng vấn tham gia vào kiểm tra trước cũng chính là người tham gia vào phỏng vấn chính thức của nghiên cứu.

Thực hiện phỏng vấn cá nhân

Thực hiện một cuộc phỏng vấn đòi hỏi người phỏng vấn phải nỗ lực tạo ra một bầu không khí thân thiện, không sợ hãi. Cũng giống như thư giới thiệu kèm theo bảng câu hỏi điều tra, người phỏng vấn cần giới thiệu ngắn gọn về nghiên cứu, nhấn mạnh tầm quan trọng của người tham gia; đảm bảo sự nặc danh hoặc ít nhất là sự bí mật danh tánh và thông tin của người trả lời (khi cần thiết). Người phỏng vấn nên trả lời tất cả những câu hỏi chính đáng về bản chất của nghiên cứu và đưa ra giấy ủy nhiệm nếu được yêu cầu. Người phỏng vấn cũng cần chuẩn bị để trả lời những câu hỏi như: Bạn đã chọn tôi như thế nào? Ai cho bạn tên của tôi vậy? Tại sao bạn không phỏng vấn người hàng xóm của tôi?

Nhà nghiên cứu nên sắp xếp trước buổi phỏng vấn vào thời điểm thuận tiện và phải đến đúng giờ. Một số chuyên gia đề nghị là nên gởi trước bản liệt kê các câu hỏi cho người tham gia trước. Tuy nhiên, điều này không nên thực hiện nếu người phỏng vấn thực sự muốn có được những câu trả lời lập tức và thành thật.

Để cho người trả lời có nhiều thời gian cân nhắc câu trả lời sẽ làm giảm đi tính thẳng thắn của họ. Nếu cuộc phỏng vấn được lên lịch trước thì tốt nhất nên gởi văn bản khẳng định lại thời gian và gởi một thông báo nhắc nhở họ nhiều ngày trước khi đến phỏng vấn. Các hỗ trợ hình ảnh, âm thanh cũng được dùng để tạo điều kiện phỏng vấn dễ dàng hoặc cải thiện việc ghi âm câu trả lời. Nếu muốn ghi âm câu trả lời của người tham gia thì ta cần phải xin phép họ trước.

Sau buổi phỏng vấn, nhà nghiên cứu có thể đưa bảng ghi chép các câu hỏi và trả lời cho người tham gia để xác nhận tính chính xác của các câu trả lời.Tuy nhiên, cũng cần phải làm rõ với người trả lời là không được dùng cơ hội này để chỉnh sửa lại ý nghĩa hoặc thực chất của các câu trả lời. Nếu không thực hiện trước khi phỏng vấn thì đây là lúc xin người tham gia cho phép ta sử dụng thông tin trong báo cáo nghiên cứu.

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

Page 23: CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU · hạn, người ta viết câu trả lời khi rảnh rỗi. ... thì sự cho phép thời gian khá nhiều để trả lời

23

Khi hỏi các câu hỏi, người phỏng vấn nên tránh diễn giải các câu hỏi cho người trả lời. Một trong những thuận lợi của phỏng vấn là có được giao tiếp trực tiếp, nhưng ta nên cẩn thận không để cho điều này trở thành một trở ngại. Mở rộng hoặc điều chỉnh câu hỏi, hoặc giải thích không cần thiết có khi dẫn đến những câu hỏi khác nhau khi hỏi nhiều người tham gia khác nhau. Vì vậy khi ta so sánh các câu trả lời sẽ không còn chính xác nữa. Cũng vì những lý do tương tự, người phỏng vấn không nên thay đổi thứ tự các câu hỏi khi phỏng vấn những người tham gia; đồng thời cũng không nên bỏ qua câu hỏi nào. Như đã thảo luận trước đây, bối cảnh của câu hỏi có thể ảnh hưởng hoặc làm sai lệch câu trả lời. Do đó, tương tự như bảng câu hỏi, người phỏng vấn không nên hỏi nhiều hơn một câu hỏi một lần. Không giống như bảng câu hỏi gởi bằng bưu điện, thư điện tử hoặc Web, phản ứng của nhà nghiên cứu có thể ảnh hưởng đến các câu trả lời của người tham gia. Người phỏng vấn không nên thể hiện sự ngạc nhiên hoặc những tình cảm khác khi nghe câu trả lời của người tham gia. Những phản ứng như vậy có thể gây định kiến cho những câu trả lời sắp tới của người tham gia.

Để khuyến khích và có được câu trả lời, người phỏng vấn đôi khi cần phải lặp lại những câu hỏi nhất định. Điều này không gây ra vấn đề gì nếu người phỏng vấn không thay đổi từ ngữ trong câu hỏi quá nhiều. Để có được câu trả lời đầy đủ, thỉnh thoảng người phỏng vấn nên yêu cầu người trả lời giải thích câu trả tỉ mỉ, rõ ràng hơn. Nếu thực hiện điều này cẩn trọng thì sẽ rất tốt nhưng ta nên tránh mớm lời cho người tham gia. Câu trả lời của người tham gia phải thể hiện được ý nghĩ của chính họ, chứ không phải là sự kết hợp ý nghĩ của họ với ý nghĩ của người phỏng vấn. Để có càng nhiều câu trả lời người phỏng vấn còn phải biết cách xử lý những “không biết” của người trả lời. Thông thường, người ta cần được khuyến khích nhất định trước khi họ sẽ trả lời đầy đủ một câu hỏi nào đó. Tuy nhiên, có một ranh giới khá mỏng manh giữa sự khuyến khích và ép buộc một câu trả lời khi không có câu trả lời. Vì vậy, ta nên cẩn trọng khi khuyến khích trả lời khi người tham gia lưỡng lự trả lời. Thăm dò những câu trả lời trọn vẹn có thể là lặp lại câu hỏi; ngưng một chút và chờ đợi, lặp lại câu trả lời, bình luận để khẳng định, yêu cầu giải thích rõ hơn và hỏi những câu hỏi trung gian: còn gì nữa không? Còn lý do nào khác không? Bạn có thể nói thêm về điều này được không?

Cũng giống như các bảng câu hỏi, nếu được thì mã hóa các bảng trả lời trước. Dĩ nhiên ta chỉ có thể thực hiện được điều này với những câu trả lời không đổi hay theo cấu trúc hẳn hoi. Những câu trả lời tự do nên được ghi chép chính xác từng chữ một, nếu được, để tạo điều kiện dễ dàng cho phân tích sau này và tránh mất mát dữ liệu. Băng ghi âm là cách dễ dàng để ghi lại từng lời của câu trả lời. Tốt nhất ta nên ghi âm câu trả lời trong khi phỏng vấn và sử dụng từ của chính những người trả lời (hơn là tóm tắt hoặc diễn giải). Nếu có thăm dò thêm những câu trả lời thì cần phải ghi chú lại.

Bất lợi của phỏng vấn

Định kiến là một bất lợi có thực đối với tính xác thực của phỏng vấn. Đặc biệt là người phỏng vấn có thể gây ra định kiến đó. Như đã thảo luận trước đây, một số định kiến của người phỏng vấn có thể tránh được bằng cách bảo đảm là họ không phản ứng quá mức đối với câu trả lời của người tham gia. Ta cũng có thể thực hiện các bước khác nữa để có thể tránh hoặc giảm bớt định kiến của người phỏng vấn như là ăn mặc kín đáo và thích hợp với hoàn cảnh, tổ chức phỏng vấn ở nơi riêng biệt, và phỏng vấn người tham gia một cách thân mật.

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

Page 24: CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU · hạn, người ta viết câu trả lời khi rảnh rỗi. ... thì sự cho phép thời gian khá nhiều để trả lời

24

Phỏng vấn trên Internet giảm bớt nguy cơ định kiến. Phỏng vấn Internet sử dụng truyền thông điều chỉnh bằng máy tính (computer mediated communication-CMC) cho phép con người giao tiếp trực tiếp với nhau đồng bộ bằng cách sử dụng màn hình , văn bản và bàn phím. Nhà nghiên cứu sử dụng phỏng vấn trên Internet để điều tra việc sử dụng Internet và văn hóa Internet, điều tra thông tin về người sử dụng và các hoạt động của họ, các kinh nghiệm học từ xa, và hành vi con người nói chung. 30

Một trong những định kiến chính của phỏng vấn trên Internet là tính không đại diện của mâu vì tỉ lệ nhỏ của dân số trên thế giới có thể trực tuyến mà thôi. (“Chỉ khoảng 0.01 dân số thế giới có thể trực tuyến vào đầu năm 2002”) 31

Phỏng vấn trên Internet sẽ khó thành lập quan hệ và quan hệ cá nhân với nhau hơn so với phỏng vấn trực tiếp. Cũng có thể thành lập một mối quan hệ trực tuyến, nhưng nó đòi hỏi một kỹ năng cụ thể và có nhiều thách thức hơn là khi phỏng vấn trực tiếp hoặc bằng điện thoại. Phỏng vấn sẽ rất tốn kém vì chi phí đi lại và chi phí điện thoại đường dài. Phỏng vấn trên Internet là cách ít tốn kém hơn khi thực hiện những cuộc phỏng vấn sâu hơn về nội dung nếu như ta có hệ thống viễn thông tiết kiệm và nêu người phỏng vấn và nhà nghiên cứu cảm thấy thoải mái và hiểu biết kỹ thuật sử dụng trong phỏng vấn trên Internet.

Giống như bảng câu hỏi điện tử đã thảo luận trên đây, phỏng vấn trên Internet co một số vấn đề đạo đức và luật pháp. Mann và Stewart nhận định “Không có nhiều thỏa thuận về cách thức tiến hành có đạo đức như thế nào trong lĩnh vực ảo,và hiện cũng chỉ có rất ít qui ước về thực hiện nghiên cứu”32

Khó có thể xác nhận câu trả lời trong một phỏng vấn trên Internet. Điều này cần phải thực hiện nhiều bước để đảm bảo có những người thích hợp tham gia vào cuộc phỏng vấn.

Thuận lợi của phỏng vấn

Không giống như bảng câu hỏi gởi bằng thư hoặc điện tử, phỏng vấn có một số thuận lợi quan trọng. Quan trọng nhất là nó có tỉ lệ câu trả lời tốt hơn. Vì vậy mẫu của người thực sự tham gia trong nghiên cứu có xu hướng đại diện khá lớn cho mẫu ban đầu và vì vậy có tính đại diện nhiều hơn cho tập hợp mẫu; nhiều hơn so với mẫu có tỉ lệ câu trả lời thấp hơn. Có vẻ như quan hệ cá nhân trong phỏng vấn giúp khuyến khích, hoặc đặt nhiều áp lực để người trả lời đầy đủ hơn. Vì vậy, cũng có thể sử dụng bản liệt kê câu hỏi phỏng vấn dài hơn các bảng câu hỏi tương ứng mà không ảnh hưởng đến tỉ lệ câu trả lời thỏa đáng.

Như đã thảo luận trước đây, quan hệ cá nhân cũng mang lại một khả năng chỉnh sửa những hiểu nhầm của người trả lời hơn bảng câu hỏi gởi bằng đường bưu điện và điện tử. Tuy nhiên, người phỏng vấn không nên lạm dụng khả năng này để khiến nó trở thành một bất lợi.

Phỏng vấn thường được xem là cách hiệu quả để có được thông tin phức tạp hoặc liên quan đến xúc cảm. Sử dụng phương tiện hỗ trợ nghe nhìn đôi khi có thể tạo điều kiện trình bày và ghi âm các thông tin phức tạp. Dữ liệu thu thập được từ phỏng vấn trên Internet có thể dễ dàng tải lên các phần mềm phân tích dữ liệu.

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

Page 25: CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU · hạn, người ta viết câu trả lời khi rảnh rỗi. ... thì sự cho phép thời gian khá nhiều để trả lời

25

PHỎNG VẤN NHÓM TRỌNG TÂM (FOCUS GROUP INTERVIEWS)

Hiện nay nhà nghiên cứu có thể áp dụng nhiều kỹ thuật phỏng vấn ít theo cấu trúc hơn (less-structured interviews). Phỏng vấn không theo cấu trúc linh hoạt hơn và thích hợp nhất khi sử dụng vào những khâu ban đầu của một điều tra và trong nghiên cứu định tính. Thường thì nó sẽ hiệu quả hơn khi dùng trong nghiên cứu cảm nhận, thái độ, động cơ nhưng lại có vẻ khó thực hiện và phân tích. Phỏng vấn không theo cấu trúc bao gồm nhóm trọng tâm (focus group), phỏng vấn tiểu sử (clinical interview or personal history) và phỏng vấn không định hướng (nondirective interview).

Nhóm trọng tâm (focus group) là phỏng vấn nhóm được thiết kế “để tìm hiểu sâu hơn về những tình cảm và niềm tin của con người và để biết các tình cảm này định hình các hành vi như thế nào.” 33 “ Chúng được gọi là các nhóm trọng tâm vì các cuộc thảo luận bắt đầu khá rộng và từ từ thu hẹp lại hướng vào trọng tâm của nghiên cứu.” 34 Phỏng vấn nhóm trọng tâm có thể được dùng như phương pháp nghiên cứu tự có (self-contained research method) hoặc kết hợp với các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng khác. Nhóm trọng tâm rất có ích giúp ta định hướng đến một lĩnh vực mới; phát triển ý tưởng và khái niệm hoặc thậm chí còn tạo ra một giả thiết trên cơ sở những hiểu biết sâu sắc của người cung cấp thông tin; đánh giá vị trí nghiên cứu khác nhau hoặc nghiên cứu nhiều tập hợp mẫu; xây dựng và hiệu chỉnh các công cụ nghiên cứu như bảng câu hỏi hoặc bản liệt kê câu hỏi phỏng vấn; và có được các lý giải của người tham gia về kết quả của các nghiên cứu trước đó. Là một phương pháp tự có thông tin, nhóm trọng tâm co thể được dùng để thăm dò những lĩnh vực nghiên cứu mởi hoặc để kiểm tra những câu hỏi nghiên cứu đã biết từ góc độ của người tham gia; tạo điều kiện để dễ dàng thực hiện các quyết định phức tạp; xác định và nêu lên những vấn đề quan trọng. Phỏng vấn nhóm trọng tâm có thể được sử dụng để thay thế bảng câu hỏi hoặc phỏng vấn cá nhân nếu câu hỏi nghiên cứu đảm bảo việc sử dụng của phương pháp này.

Các tổ chức thông tin và thư viện có thể sử dụng phương pháp phỏng vấn nhóm trọng tâm để phát triển đánh giá nhu cầu, phân tích cộng đồng, và chiến lược quảng cáo cho các dịch vụ mới. Nó cũng có thể được sử dụng trong nghiên cứu khoa học thông tin thư viện để trả lời các câu hỏi liên quan đến đánh giá tài nguyên và dịch vụ thư viện bao gồm biên mục truy cập trực tuyến công cộng và các tài nguyên trực tuyến. Phương pháp này có thể được dùng trong mọi loại hình thư viện và trong thực tế nó đã được sử dụng trong nhiều thư viện công cộng, đại học, liên bang..

Phương pháp này cũng có thể được sử dụng để xác định kết cấu thu thập thông tin của các học giả và các nhóm sử dụng cụ thể khác. Người tham gia sẽ được yêu cầu thảo luận về các nguồn mà họ sử dụng để tìm thông tin, loại thông tin nào họ thấy hữu ích nhất, làm thế nào họ đánh giá thông tin họ truy cập được, và nguồn tài nguyên nào hoặc công cụ nào sẽ giúp truy cập thông tin phục vụ cho mục đích của mình. Tài liệu tham khảo (literature) chưa phản ánh cách sử dụng phương pháp này.

Phỏng vấn nhóm trọng tâm đã được sử dụng trong các thư viện công cộng, liên bang, tòa soạn, đại học, bịnh viện để thu thập thông tin về ý kiến của người sử dụng về dịch vụ và sách báo của thư viện. 35 Một hệ thống thư viện công cộng đã sử dụng phương pháp này để thu thập thông tin về lối sống của công dân lớn tuổi để xác định rào cản và các phương pháp để gia tăng việc sử dụng thư viện của những người lớn tuổi. 36 Bộ Giáo dục Tiểu bang New York đã sử dụng phương pháp phỏng vấn nhóm trọng tâm cung voeis các phương pháp khác để đánh giá dịch vụ tra cứu thông tin và tư vấn. 37 Mellon

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

Page 26: CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU · hạn, người ta viết câu trả lời khi rảnh rỗi. ... thì sự cho phép thời gian khá nhiều để trả lời

26

kết hợp phỏng vấn điều tra vào trong đánh giá của sinh viên đối với việc giảng dạy biên mục. 38 Một chương trình LIS thực hiện phương pháp nhóm trọng tâm để xác định nhu cầu cần có một thư viện chuyên môn và giáo dục khoa học thông tin trong tiêu vang và vai trò của chương trình trong việc giáo dục đó. 39 Phương pháp này có thể và đã được sử dụng để thu thập thông tin về hoạt động và suy nghĩ của những thư viện viên.

Các thư viện viên phục vụ kỹ thuật và tra cứu tham gia vào phỏng vấn nhóm trọng tâm để xác định cảm nhận của mình về nhu cầu cần có các hệ thống kiểm soát quyền hạn (authority) trực tuyến. 40 Ở Wisconsin, các nhân viên biên mục và quản lí dịch vụ kỹ thuật thư viện công cộng và đại học tham gia vào các phỏng vấn nhóm trọng tâm để giúp nhà nghiên cứu xây dựng các giả thiết của một nghiên cứu chuyên sâu về quá trình ra quyết định và thực hiện nhiệm vụ của các nhân viên biên mục và quản lý thư viện. 41 Họ được yêu cầu mô tả một ngày làm việc tiêu biểu cảu mình, các quyết định đã ra trong một ngày làm việc và công việc đã thay đổi thế nào trong vòng hai năm qua. Phương pháp phỏng vấn nhóm trọng tâm được dùng như một phương pháp thăm dò để giúp tạo ra một bản liệt kê những công việc mà các nhân viên biên mục và quản lý dịch vụ kỹ thuật đã thực hiện và gắn những công việc này với những mức độ ra quyết định cụ thể.

Phương pháp phỏng vấn nhóm trọng tâm cũng được dùng trong các thư viện để đánh giá việc tìm tin trực tuyến của người sử dụng thuần túy (end user) cũng như trong nghiên cứu và phát triển biểu ghi truy cập thư viện trực tuyến.42 Cán bộ, sinh viên cao học và đại học được yêu cầu mô tả các biểu ghi thư mục trực tuyến mà họ đã sử dụng và lý do sử dụng biểu ghi của mình, xác định các khó khăn xảy ra khi sử dụng biểu ghi trực tuyến của thư viện đại học và thảo luận các đặc điểm của biểu ghi trực tuyến mà họ cho là hữu ích. Dữ liệu này được quản lý thư viện sử dụng để xác định những cải tiến cần thiết đối với biểu ghi trực tuyến hiện có của thư viện. 43 Connaway có giới thiệu các bài đọc và tài liệu tham khảo về sử dụng phỏng vấn nhóm trọng tâm trong các cơ quan thông tin và thư viện. 44 Covey liệt kê cách sử dụng phỏng vấn nhóm trọng tâm như thế nào trong nghiên cứu thư viện.45

Khi thiết kế phỏng vấn nhóm trọng tâm, nhà nghiên cứu cần ghi nhớ các mục tiêu của nghiên cứu để xác định ai là người sẽ được phỏng vấn. Nhóm trọng tâm thường có quãng từ 5 đến 12 người. Thông thường người tình nguyện sẽ được chọn (mặc dù họ có thể được đền bù), nhưng tốt hơn nên chọn những người có tính đại diện càng nhiều cho tập hợp mẫu càng tốt. Chọn người điều tiết cũng quan trọng tương tự như vậy. Lý tưởng nhất là nên chọn người bên ngoài làm trung gian, được huấn luyện các kỹ thuật về phỏng vấn nhóm trọng tâm, có kỹ năng giao tiếp tốt.

Phỏng vấn nhóm trọng tâm thường được thực hiện trong một buổi quãng 1 hoặc 2 giờ, nhưng có khi cũng cần phải thực hiện nhiều hơn một buổi. Ta cũng nên chia thành các nhóm nhỏ hơn, đồng bộ hơn. Ví dụ, sinh viên đại học có thể được chia ra thành sinh viên cao học, sinh viên đại học và sinh viên học nghề. Phỏng vấn có thể được tổ chức trong một nơi thân thiện, thoải mái và thuận tiện để dễ thảo luận. Ta cũng cần sử dụng một phòng dễ ghi âm và/hoặc quan sát từ phía sau tấm kính một chiều. Ta nên bố trí thức ăn thức uống nhẹ.

Buổi phỏng vấn nhóm trọng tâm thường được mở đầu bằng sự giới thiệu thích hợp và làm quen rồi đi thẳng vào phần phỏng vấn. Dĩ nhiên, người điều tiết có nhiệm vụ chính là thực hiện cuộc phỏng vấn. Người này nên sử dụng bản liệt kê câu hỏi phỏng vấn hoặc hướng dẫn thảo luận. Hướng dẫn thảo

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

Page 27: CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU · hạn, người ta viết câu trả lời khi rảnh rỗi. ... thì sự cho phép thời gian khá nhiều để trả lời

27

luận này nên là câu hỏi mở và tất cả phải được viết ra rõ ràng. Hướng dẫn thảo luận “nên được thiết kế như một kỹ thuật diễn đạt để khéo léo khuyến khích dòng suy nghĩ tự nhiên thoải mái và tránh kiểm soát của mọi người.” 46

Người điều tiết cuộc phỏng vấn hỏi những câu hỏi để khơi cho người tham gia thảo luận về những vấn đề cần thiết, nhưng vượt hơn phạm vi đó thì nên “hướng dẫn và hướng đến mức tối thiểu.”47

Người điều tiết nên lắng nghe, không điều chỉnh hoặc đánh giá những nhận xét của người tham gia. Người điều tiết nên sử dụng các phương pháp chuẩn để thực hiện cuộc phỏng vấn mở nhưng là gợi ý để có được các câu trả lời đầy đủ hơn, khuyến khích mọi người tham gia thảo luận, tạo một không khí thân thiện, và không hỏi những câu hỏi dẫn dắt mọi người. Tốt hơn ta nên chọn một người khác có nhiệm vụ chính là ghi lại nội dung phỏng vấn và sử dụng một người khác làm người hỗ trợ và quan sát trung gian.

Các ghi chú của các buổi phỏng vấn thường là ghi âm, nhưng ở những điểm cần ghi chép ra thì nên giới hạn xuống đến mức có thể thực hiện được. Người ghi chép nên sử dụng những dạng dễ ghi chú hoặc tóm tắt của các dữ liệu ghi âm được bằng máy mọc. Khi ghi chú, người thực hiện cần cố gắng:

1. Phác họa ra được những dòng ý kiến trong buổi thảo luận

2. Xác định các nhóm hoặc cá nhân có ý kiến quan trọng

3. Phân biệt ý kiến cá nhân và ý kiến chung

4. Phát hiện từ vựng và văn phong của nhóm và

5. Nếu có thể thì phân biệt các quan niệm, tình cảm và kiến thức.48

Phân tích và báo cáo dữ liệu phỏng vấn nhóm trọng tâm

Thông tin từ các phỏng vấn nhóm trọng tâm thường được dùng để giúp nhà nghiên cứu hiểu các quan niệm và tình cảm của tập hợp mẫu mục tiêu (target population). Các kết quả này không thể được sử dụng để khái quát hóa lên toàn bộ tập hợp mẫu, vì các nhóm có thể không đại diện được cho toàn bộ các tập hợp mẫu. Thay vào đó, các kết quả sẽ là cơ hội để xem xét mức độ các câu trả lời cho các câu hỏi.

Phỏng vấn nhóm trọng tâm cho phép đánh giá các câu trả lời không bằng lời nói và đánh giá được các kiểu giao tiếp trong nhóm.Nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu có được từ báo cáo của người điều tiết buổi phỏng vấn và các buổi phỏng vấn đã ghi âm. Phân tích bắt đầu bằng hình ảnh khái quát hoặc chung nhất về toàn bộ qui trình ; đồng thời có sự xem xét từ vựng, giọng nói, ngữ cảnh, các giao tiếp không bằng lời, các câu trả lời và ý kiến của người được phỏng vấn.

Có 2 cách phân tích dữ liệu phỏng vấn nhóm trọng tâm-tóm tắt theo dân tộc học (ethnographic summary) và phân tích nội dung (content analysis). Phân tích nội dung giúp ta có được các mô tả con số của dữ liệu. Phân tích nội dung là đếm số lần đề cập các yếu tố rất cụ thể. Các đề cập có thể rất ngắn gọn hoặc bao quát và có thể đo lường được.

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

Page 28: CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU · hạn, người ta viết câu trả lời khi rảnh rỗi. ... thì sự cho phép thời gian khá nhiều để trả lời

28

Dân tộc học bao gồm thiết lập quan hệ, chọn người tham gia nghiên cứu, ghi chép các quan sát và đối thoại, và viết nhật ký, mặc dù Geertz tin rằng không một cách thức nào trong số các qui trình hoặc kỹ thuật này đủ để định nghĩa xác đáng. Ông tin rằng dân tộc học được định nghĩa bởi một loại nỗ lực tri thức, nó là “một sự đầu tư kỹ lưỡng vào ‘mô tả phong phú’(thick description)” 49 Như một nhà quan sát nhận xét thực tế được mô tả chi tiết đến nỗi người đọc có thể trải nghiệm toàn bộ sự việc như thể bản thân mình tham gia vào trong sự việc đó. Dữ liệu phải được lý giải theo cách có thể duy trì được sự phong phú, tỉ mỉ này. Mô tả phong phú này, bao gồm cả mô tả giao tiếp trong nhóm, là một trong những thuận lợi của phương pháp phỏng vấn nhóm trọng tâm. Tóm tắt theo dân tộc học và phân tích nội dung không phải là hai phương pháp phân tích mâu thuẫn với nhau. Sự phối hợp giữa hai cách sẽ đem lại thêm một thuận lợi nữa trong phân tích.50

Một trong những câu hỏi lặp đi lặp lại trong các thảo luận của các nhóm trọng tâm là độ tin cậy và xác thực của nó với tư cách là một phương pháp nghiên cứu. “Phỏng vấn các nhóm trọng tâm là xác thực nếu nó được sử dụng một cách cẩn thận để giải quyết một vấn đề thích hợp cho nghiên cứu có sử dụng nhóm trọng tâm.”51Nếu nhà nghiên cứu lệch khỏi qui trình xác định nói trên và nếu các câu hỏi nghiên cứu không cần phương pháp phỏng vấn nhóm trọng tâm thì các phỏng vấn này không có tính xác thực. Phương pháp phỏng vấn nhóm trọng tâm cũng tương tự như các phương pháp khoa học xã hội khác ở điểm : độ xác thực lệ thuộc vào cả các qui trình sử dụng và bối cảnh sử dụng các qui trình này. 52

Độ xác thực của phân tích dữ liệu thu được từ các phỏng vấn nhóm trọng tâm lại là một vấn đề khác nữa. Nếu phân tích nội dung được dùng như một phương pháp phân tích dữ liệu, “tính xác thực giữa các khung phân loại hoặc các biến số cảu nó và tính xác thực trong lý giải mối liên hệ của các biến số nội dung với nguyên nhân và hệ quả của chúng” là rất quan trọng. 53Điều này có nghĩa là trong phổ biến và lý giải các kết quả thì nhà nghiên cứu phải xác nhận rằng các kết quả không thể khái quát hóa vượt hơn nghiên cứu đang thực hiện. Các kết quả cũng không phụ thuộc vào các phương pháp, dữ liệu hoặc công cụ nhất định bên ngoài nghiên cứu đó. 54

Khả năng thực hiện lại hoặc độ tin cậy của những người làm mật mã có thể được xác định khi cùng một dữ liệu được mã hóa với cùng kết quả được thực hiện bởi nhiều hơn một người làm mật mã.Độ tin cậy giữa những người làm mật mã rất quan trọng trong phân tích nội dung vì nó giúp đo lường tính nhất quán trong lý giải và hiểu biết mà hai hoặc nhiều người làm mật mã đã có được về nội dung phỏng vấn. 55 Cần phải xác định độ tin cậy giữa những người làm mật mã khi phân tích dữ liệu phỏng vấn nhóm trọng tâm. Nêu một người nghiên cứu một bảng ghi lời phỏng vấn trong khi người khác nghiên cứu một bảng khác thi hai khái niệm và quan điểm tìm hiểu cần phải được kết luận trong báo cáo kết quả.56

Những thuận lợi và bất lợi khác của phương pháp phỏng vấn nhóm trọng tâm

Thuận lợi chính của phỏng vấn nhóm trọng tâm là cơ hội quan sát nhiều tương tác về một chủ đề trong một quãng thời gian giới hạn.57 Ngược lại với một số phương pháp khác, phỏng vấn nhóm trọng tâm có thể có nhiều thuận lợi từ các tương tác của nhiều người trả lời. “Trong nhóm trọng tâm, người ta có xu hướng ít bị gượng gạo hơn phỏng vấn cá nhân.”58

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

Page 29: CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU · hạn, người ta viết câu trả lời khi rảnh rỗi. ... thì sự cho phép thời gian khá nhiều để trả lời

29

Phương pháp luận cũng có thể được dùng với các nhóm khó tiếp cận như những người không sử dụng thư viện, người thiểu số và trẻ con. Đây là phương pháp thu thập dữ liệu có thể hữu ích cho người trong nghề và nhà nghiên cứu nếu họ muốn biết một nhóm người nhất định nào đó nghĩ gì, tại sao họ nghĩ như vậy. Hình thức còn tạo cơ hội cho người điều tiết buổi phỏng vấn thăm dò và phát triển câu hỏi thảo luận mà nhà nghiên cứu chưa dự tính. Các kết quả có thể được phân tích và báo cáo ngắn gọn sau khi thu thập dữ liệu xong.59

Phỏng vấn nhóm trọng tâm rất dễ bị định kiến do bối cảnh phỏng vấn, người điều tiết cuộc phỏng vấn, các câu hỏi không đúng, và mẫu không có tính đại diện. Chi phí phỏng vấn cũng là một vấn đề. Mỗi buổi phỏng vấn thường tốn 2.5 đô la Mỹ. 60 Chi phí của buổi phỏng vấn có thể là quà tặng cho người tham gia, chi phí cho người điều tiết buổi phỏng vấn, thức ăn uống nhẹ, và chi phí đi lại. Các thư viện và các tổ chức phi chính phủ khác có thể sử dụng phương pháp này với chi phí ít hơn bằn cách huấn luyện nhân viên của mình làm người điều tiết buổi phỏng vấn, chỉ trả tiền xăng cho người tham gia phỏng vấn mà thôi, sử dụng tiện nghi của thư viện để phỏng vấn, và mời người tham gia ăn uống nhẹ thay vì quà cáp.

Thành công của phỏng vấn nhóm trọng tâm phụ thuộc vào kỹ năng của người điều tiết buổi phỏng vấn. Người điều tiến phải được tập huấn các kỹ năng này. Nếu họ không có khả năng điều khiển thảo luận hướng vào câu hỏi nghiên cứu thi người tham gia phỏng vấn có thể điều khiển lại trọng tâm của phỏng vấn. Trải nghiệm của nhóm có thể áp chế sự khác biệt của cá nhân làm cho một số người tham gia rút lui, không tham gia thảo luận. Phỏng vấn nhóm trọng tâm có thể đẩy mạnh sự thích hợp, thống nhất trong thành viên của nhóm. Nó có thể cho thấy cách tránh né xúc phạm chung của nhóm và tự kiểm soát bằng cách thúc đẩy mọi thành viên diễn đạt tranh luận mạnh mẽ phản đối lại thành kiến của nhóm hoặc hợp lý hóa cảu nhóm. Điều này có thể giúp làm tăng thêm sự trung thành trong nhóm và phân cực ý kiến cá nhân mạnh mẽ. Phương pháp này cũng dễ bị cuốn theo thành viên có kỹ năng và ảnh hưởng trong nhóm. Người điều tiết có kỹ năng và được huấn luyện kỹ có thể kiểm soát được các bất lợi này.

“Tiếp theo phỏng vấn nhóm trọng tâm nên được thực hiện một nghiên cứu định lượng đầy đủ về mặt thống kê”61 ; phương pháp này không nên dùng như là một cơ sở duy nhất để đưa ra các quyết định chính sách. Chúng có thể đưa ra một loại dữ liệu khác để ra quyết định khi sử dụng chung với các phương pháp và phân tích dữ liệu khác.

PHỎNG VẤN BẰNG ĐIỆN THOẠI

Một loại phỏng vấn quan trọng khác là phỏng vấn bằng điện thoại. Vì ngày càng nhiều phỏng vấn được thực hiện bằng điện thoại nên phương pháp này đáng có được lưu ý đặc biệt. Phỏng vấn bằng điện thoại kết hợp thuận lợi và bất lợi của bảng câu hỏi và phỏng vấn cá nhân.

Thuận lợi của phỏng vấn bằng điện thoại có thể kể ra như sau: thứ nhất, so với phỏng vấn cá nhân thì nó tiết kiệm được rất nhiều chi phí và thời gian; thứ hai, ta có thể nhanh chóng thực hiện được phỏng vấn ngay sau sự việc; thứ ba, ta có thể dễ dàng giám sát và huấn luyện nhân viên làm phỏng vấn bằng điện thoại hơn phỏng vấn cá nhân (tuy nhiên phỏng vấn bằng điện thoại cũng cần một số kỹ năng đặc biệt và phải được huấn luyện); và thứ tư, phỏng vấn điện thoại thích hợp với một số hỗ trợ bằng

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

Page 30: CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU · hạn, người ta viết câu trả lời khi rảnh rỗi. ... thì sự cho phép thời gian khá nhiều để trả lời

30

máy tính. CATI (phỏng vấn điện thoại có máy tính hỗ trợ - Computer-assisted telephone interviewing) có thể nối vào cơ cấu bỏ qua (skip patterns) để thực hiện quá trình phỏng vấn và nhờ đó có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

CATI khá quen thuộc với các nhà nghiên cứu điều tra. Có nhiều loại thực hành CATI nhưng cơ bản gồm có quay số tự động các số điện thoại ngẫu do máy tính tạo lên, người phỏng vấn với bộ ống nghe điện đài, bản thảo và các câu hỏi được hiện lên trên màn hình máy tính. Khi người tham gia trả lời điện thoại, người phỏng vấn bắt đầu hỏi và nhập câu trả lời vào máy tính. Dữ liệu sẽ tự động được chuẩn bị cho phần phân tích.62 CATI được giới thiệu lần đầu vào năm 1971, nhưng không phổ biến lắm cho tới đầu thập niên 1990 khi phỏng vấn trực tiếp có máy tính hỗ trợ (CAPI – Computer assisted personal interviewing) được giới thiệu; nó cũng tương tự như CATI nhưng là phỏng vấn trực tiếp.63

Một bất lợi của phỏng vấn bằng điện thoại là nó có xu hướng tiếp cận những người có điện thoại hơn. Viện Nghiên cứu Khoa học Xã hội, Đại học Michigan đã ước tính 9-10% người Mỹ trưởng thành không có điện thoại, và một tỉ lệ khá lớn trong số những người không có điện thoại là những người nghèo sống ở nông thôn. Vì vạy, mẫu gồm những người có điện thoại không đại diện được cho các hộ nghèo vùng nông thôn, như vậy định kiến này sẽ làm yếu đi tính xác thực và tin cậy của một nghiên cứu cụ thể nào đó.

Vấn đề còn tệ hơn là các số điện thoại không được liệt kê ra ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, quay số ngẫu nhiên do máy tính giúp giải quyết vấn đề này vì kỹ thuật này có thể tìm ra các số có hoặc không có liệt kê trong danh mục. Hơn nữa, nó có thể đảm bảo sự nặc danh. Kỹ thuật thủ công “quay số thêm vào” hoặc “mẫu thêm một số” có thể giúp giải quyết phần nào vấn đề các số điện thoại không liệt kê trong danh bạ.

Cuối cùng, khi so sánh với phỏng vấn cá nhân, người được phỏng vấn bằng điện thoại cảm thấy dễ dàng kết thúc buổi phỏng vấn trước khi nó hoàn thành. Vì vậy, tỉ lệ câu trả lời có vẻ ít hơn phỏng vấn cá nhân. Babbie liệt kê một số kỹ thuật nghiên cứu điều tra đã được xây dựng nhờ vào kỹ thuật tiên tiến.64 Frey cũng đã viết một quyển sách về nghiên cứu điều tra bằng điện thoại.65

Để tóm tắt một số thuận lợi và bất lợi của điều tra bằng thư bưu điện, diều tra bằng điện thoại, điều tra trực tiếp, và điều tra điện tử, Bảng 5.1 sẽ so sánh các tiêu chuẩn chủ yếu của chúng.

BẢNG 5.1 Thuận lợi và bất lợi của bốn thiết kế điều tra

Các đặc điểm của thiết kế Điều tra bằng thư bưu điện

Điều tra bằng điện thoại

Điều tra trực tiếp

Điều tra bằng điện tử

Mẫu đại điện

Cơ hội kết luận được biết - Cho toàn bộ tập hợp mẫu được liệt kê đầy đủ - Cho các tập hợp mẫu chưa liệt kê đầy đủ

Cao Trung bình

Cao Trung bình

Cao cao

Trung bình Thấp

Kiểm soát sự chọn lọc bên trong chọn các đơn vị mẫu (ví dụ, mỗi thành viên của một gia đình cụ thể phải trả lời)

Trung bình cao cao Thấp

Có thể định vị được người trả lời: Cao Cao Trung bình

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

Page 31: CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU · hạn, người ta viết câu trả lời khi rảnh rỗi. ... thì sự cho phép thời gian khá nhiều để trả lời

31

- Nếu mẫu không đồng bộ - Nếu mẫu đồng bộ và chuyên biệt

Trung bình Cao

Cao Cao

Cao Cao

Thấp Cao

Thiết kế bảng câu hỏi và thiết kế câu hỏi

Độ dài cho phép của bảng câu hỏi Trung bình Trung bình Cao Trung bình

Khả năng có: - Những câu hỏi phức tạp

Trung bình

Thấp

Cao

Cao

- Câu hỏi mở Thấp Cao Cao Trung bình

- Câu hỏi hiện lên màn hình Thấp Cao Cao Cao

- Câu hỏi nhàm chán Thấp Cao Cao Thấp

Khả năng kiểm soát thứ tự câu hỏi Thấp Cao Cao Cao

Khả năng đảm bảo việc hoàn thành bảng câu hỏi Trung bình Cao Cao Thấp

Sai lệch trong câu trả lời: - Chênh lệch để tránh định kiến kỳ vọng xã hội

Cao

Trung bình

Thấp

Cao

- Chênh lệch để tránh định kiến của người phỏng vấn

Cao Trung bình Thấp Cao

- Chênh lệch vì tránh lây nhiễm từ người khác Trung bình Cao Trung bình Trung bình

Các mục tiêu quản lý: - Sự khác biệt trong đáp ứng nhu cầu nhân sự

Cao

Cao

Thấp

Trung bình

- Sự khác biệt trong thực hiện nhanh chóng Thấp Cao Thấp Cao

- Sự khác biệt trong giảm chi phí Cao Trung bình Thấp Cao

QUAN SÁT

Quan sát nghĩa là nhìn chăm chú một cách khoa học hoặc có hệ thống. Trong nghiên cứu quan sát, hiện trạng hiện thời của hiện tượng được xác định không phải bằng cách hỏi mà là bằng cách quan sát. Quan sát đôi khi được xem như là một phương pháp nghiên cứu, như lại chỉ như một kỹ thuật thu thập dữ liệu được dùng trong một phương pháp nghiên cứu. Là một kỹ thuật thu thập dữ liệu, nó được dùng trong nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Trong nghiên cứu ứng dụng, nó được sử dụng thường xuyên nhất trong đánh giá. Trong nghiên cứu cơ bản, nó được dùng với cả thiết kế nghiên cứu điều tra và thực nghiệm. Phương pháp quan sát giữ vai trò thiết yếu trong nhiều nghiên cứu định tính.

Quan sát là hình thức thu thập dữ liệu cũ nhất nhưng để có thể đạt chất lượng là một quan sát khoa học thì cần phải thỏa mãn được một số tiêu chí nhất định. Quan sát khoa học phải có hệ thống, khách quan và không có định kiến; định lượng được nếu có thể, và khá mạnh về độ sử dụng, độ tin cậy và độ xác thực. 66

Thuận lợi của nghiên cứu quan sát

Là một phương pháp thu thập dữ liệu, quan sát có một số thuận lợi quan trọng dưới đây:

1. Giúp ta có thể ghi chép lại được hành vi khi nó đang diễn ra

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

Page 32: CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU · hạn, người ta viết câu trả lời khi rảnh rỗi. ... thì sự cho phép thời gian khá nhiều để trả lời

32

2. Quan sát cho phép ta so sánh những gì người ta làm với những gì người ta nói mình làm. Người tham gia có thể báo cáo hành vi của mình khác với những gì họ đã làm trong thực tế; nhưng hành vi quan sát được sẽ có tính xác thực hơn.

3. Các kỹ thuật quan sát có thể xác định hành vi, hành động và v.v…mà người ta không nghĩ sẽ báo cáo vè chúng không quan trọng hoặc không thích hợp. Nó còn tạo điều kiện cho nhà nghiên cứu kiểm tra ảnh hưởng tương đối của nhiều nhân tố. 67

4. Với phương pháp này, nhà nghiên cứu có thể nghiên cứu các đối tượng không có khả năng viết báo cáo

5. Sử dụng quan sát thường không phụ thuộc vào sự sẵn lòng tham gia của các đối tượng. ví dụ, ta có thể quan sát người sử dụng thư viện sử dụng biểu ghi thư mục thế nào mà không cần hỏi họ trước là họ có sẵn lòng để ta quan sát hay không. Tuy nhiên, có những liên quan về mặt luật pháp và đạo đức cần phải tìm hiểu trước khi quan sát mà không hỏi xin phép họ trước, hoặc tối thiểu là cho họ biết trước.

Hạn chế của nghiên cứu quan sát

Các kỹ thuật quan sát cũng có một số hạn chế chủ yếu như sau:

1. Không phải lúc nào cũng có thể dự đoán được một sự kiện tự phát và chuẩn bị để quan sát nó. Một số hoạt động quan trọng nhất của thư viện như biểu ghi trực tuyến chẳng hạn có thể diễn ra khi không có ai ở đó để quan sát.

2. Thời gian của một sự kiện ảnh hưởng khả năng thực hiện một quan sát. Các hoạt động trên một biểu ghi trực tuyến thường diễn ra rất nhanh không kịp quan sát dễ dàng;đây không thể là trường hợp khi ta nỗ lực quan sát một cán bộ giảng dạy thực hiện nghiên cứu của mình.

3. Một số loại hành vi rõ ràng rất riêng tư hoặc cá nhân không thể quan sát được. Tuy nhiên, đây không hẳn là một bất lợi trong nghiên cứu về thư viện so với các ngành khoa học về hành vi.

4. Nói chung hơi khó định lượng các dữ liệu quan sát hơn các loại khác. Hành vi không thể chia ra thành những loại rạch ròi.

Quan sát phi cấu trúc (Unstructured observation)

Có hai loại quan sát cơ bản – có cấu trúc và phi cấu trúc; loại phi cấu trúc sẽ được thảo luận trước. Quan sát phi cấu trúc đôi khi cũng được xem ngang bằng như quan sát người tham gia; nhưng đặc điểm quan trọng nhất của nó cho thấy là nhà nghiên cứu không xác định trước những loại hành vi sẽ sử dụng. Vì vậy, đây là phương pháp khá linh hoạt và đặc biệt có ích trong nghiên cứu thăm dò.

Khi lập kế hoạch nghiên cứu, ta cần xem xét người tham gia hay đối tượng, hoàn cảnh, mục đích của người tham gia đến nơi đó, loại hành vi sẽ quan sát, tần số và độ dài của mỗi hành vi. Nói cách khác, nhà nghiên cứu cũng phải chuẩn bị thật kỹ để ghi chép một cách chính xác hành vi đang xảy ra mà không đi qua xa để thiết kế trước những loại hành vi cụ thể và hạn chế các quan sát đối với những loại hành vi đó.

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

Page 33: CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU · hạn, người ta viết câu trả lời khi rảnh rỗi. ... thì sự cho phép thời gian khá nhiều để trả lời

33

Nhà nghiên cứu cũng phải quyết định trước loại quan hệ mà mình cần phải thiết lập đối với các đối tượng. Người quan sát có thể quấy rầy - nghĩa là, quan sát một hành vi nào đó và các đối tượng đã biết trước – hoặc không ép buộc. Nếu anh/chị ấy tham gia vào hoạt động của một đối tượng, thì sẽ ở vai trò thụ động hay bị động? Cuối cùng, nhà nghiên cứu cần quyết định xem quan sát sẽ thực hiện có hay không có sự cho phép của các đối tượng. Một lần nữa, cần phải lưu ý các vấn đề đạo đức, đặc biệt nếu quan sát sẽ không quấy rầy đối tượng. (Xem chương 7 để biết thêm chi tiết).

Khi ghi chép quan sát phi cấu trúc, tốt nhất nếu các ghi chép được thực hiện tại chỗ và khi sự việc đang diễn ra để tối ưu hóa tính chính xác. Về phương diện kỹ thuật thì tốt nhất cần ghi chép các quan sát không quấy rầy đối tượng là tốt nhất, ngay cả khi nhà nghiên cứu là người tham gia. Ghi chép không nên làm xao nhãng đối tượng, hoặc nó có thể ảnh hưởng hành vi của họ. Các kỹ thuật thường sử dụng là ghi chú (ghi chép giai thoại – anecdotal records) và ghi nhớ hành vi để ghi chép lại sau này. Rõ ràng, cách thứ hai có vẻ ít chính xác và ít tin cậy hơn.

Có nhiều bước cần thực hiện để tăng tính chính xác của các quan sát phi cấu trúc như sau:

1. Sử dụng hai hoặc nhiều phương pháp quan sát, như ghi âm, ghi hình và sau đó so sánh các kết quả

2. Để hai hoặc nhiều người quan sát cùng một hành vi, với cùng một kỹ thuật, và sau đó so sánh các kết quả

3. Cẩn thận phân biệt giữa hành vi thực sự và cảm nhận hoặc lý giải hành vi khi ghi chú. Định kiến của nhà nghiên cứu dễ dàng len vào giai đoạn này.

4. Tránh tham gia vào hoạt động đang được quan sát

5. Cẩn thận không nên xem hành vi là hiển nhiên

6. Có được các phản ứng của người tham gia về tính chính xác của các quan sát có thể hữu ích trong những trường hợp khi các đối tượng hoàn toàn biết rõ vai trò của nhà nghiên cứu. Nhưng ta cũng cần lưu ý khi làm như vậy vì có thể ảnh hưởng hoặc gây định kiến cho hành vi của các đối tượng trong tương lai.

Quan sát có cấu trúc

Quan sát có cấu trúc là một kỹ thuật chính qui hơn, thường được sử dụng trong nghiên cứu định lượng để mô tả một cách có hệ thống hoặc để kiểm tra các giả thiết bất chợt. Nó có thể được dùng trong nghiên cứu thực tế hoặc bối cảnh trong phòng thực nghiệm, nhưng nên tập trung vào các khía cạnh hành vi được hoạch định.

Tương tự như quan sát phi cấu trúc, người quan sát cần phải xác định trước mối quan hệ nào sẽ hiện diện giữa mình và các đối tượng. Ngoài điều này thì các bước chuẩn bị các quan sát cấu trúc hơi khác với các quan sát phi cấu trúc.

Bước cơ bản nhất là xây dựng các loại quan sát sẽ sử dụng. (Cần phải xác định trước nhưng sẽ điều chỉnh sau nếu cần). Xây dựng các loại quan sát gồm có xác định các hành vi chính xác, có thể đo

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

Page 34: CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU · hạn, người ta viết câu trả lời khi rảnh rỗi. ... thì sự cho phép thời gian khá nhiều để trả lời

34

lường được, xác định thời gian của các quan sát, dự đoán kiểu hiện tượng có thể xảy ra. Người quan sát cũng phải quyết định khung tham khảo; ví dụ, hành vi cụ thể được phân loại theo hành động hoặc chủ đích của đối tượng hay bằng phản ứng của người khác?

Các kỹ thuật cụ thể sử dụng dể ghi chép lại các quan sát có cấu trúc gồm có áp dụng các thước đo tỉ lệ để ước tính các đặc điểm hoặc hành vi theo mức độ mà chúng xuất hiện. Tương tự, ta có thể sử dụng “tất cả hoặc không có gì (all or none)” hoặc các loại phân đôi khi các hành vi chỉ đơn thuần là có hoặc không.

Nếu nhà nghiên cứu có thể biết cụ thể về loại hành vi sẽ xảy ra thì có thể chọn sử dụng những tấm giấy có các bản liệt kê các loại sẽ được mã hóa và các ô sẽ được đánh dấu khi các loại hành vi tương ứng xảy ra. Bản liệt kê cũng có thể sử dụng các biểu tượng để đại diện cho một số loại hành vi nhất định để có thể thực hiện nhanh quá trình ghi chép các quan sát. Bảng 5.2 là ví dụ về một bản liệt kê các phân loại . Đây là hệ thống Flander, trong đó hành vi trong lớp học được phân thành 10 loại.68

BẢNG 5.2

Hệ thống phân loại Flander đối với hành vi trong lớp học

Trả lời 1. Chấp nhận cảm xúc 2. Khen ngợi hoặc khuyến khích 3. Chấp nhận hoặc sử dụng ý kiến của học sinh Giáo viên nói 4. Hỏi câu hỏi Bắt chước 5. Giảng bài 6. Hướng dẫn 7. Phê bình hoặc Xác định quyền hạn Học sinh nói 8. Học sinh nói – trả lời 9. Học sinh nói – bắt chước Im lặng 10.

Nhà nghiên cứu có thể chọn sử dụng các công cụ ghi chép máy móc hoặc thiết bị nghe nhìn để ghi chép lại các quan sát một cách chính xác. Sử dụng thiết bị nghe nhìn rất hữu ích giúp có được tổng quan về một số hành vi, và nó cho phép nhà nghiên cứu phân tích hành vi cụ thể hơn và thuận tiện hơn. Nó không ghi chép hoặc phân loại dữ liệu một cách có hệ thống; nhà nghiên cứu phải tự làm điều này. Có cơ hội quan sát hành vi một lần nữa có kiểm soát và chậm hơn có thể giúp tránh được tải quá tải với người quan sát. Đây là một trong những nguy cơ đối với tính chính xác của quan sát. Nếu không, ta phải cẩn thận không giao quá nhiều hoạt động cho một người quan sát.

Các bước khác cần phải thực hiện để tăng độ tin cậy của quan sát có cấu trúc và một số trường hợp phi cấu trúc là:

1. Định nghĩa đầy đủ các loại hành vi sẽ được ghi lại, và chắc chắn là chúng thỏa mãn các khái niệm cụ thể sẽ được nghiên cứu.

2. Huấn luyện cẩn thận những người quan sát, đảm bảo là họ đã được chuẩn bị đầy đủ và tự tin về khả năng và đánh giá của mình khi đánh dấu vào các ô phân loại

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

Page 35: CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU · hạn, người ta viết câu trả lời khi rảnh rỗi. ... thì sự cho phép thời gian khá nhiều để trả lời

35

3. Tránh định kiến của người quan sát. Thông thường người quan sát sẽ xem xét các hành vi ở bề ngoài và không cố lý giải “ý nghĩa thực sự” của chúng, ít nhất là ngay thời điểm quan sát.

Nhà nghiên cứu nên quan tâm đến mức độ xác thực của các quan sát hoặc mức độ đại diện của các khác biệt về các đối tượng đã được ghi nhận đại diện cho các khác biệt thực sự hơn là quan niệm của người quan sát về các khác biệt. Một vài cách cần được thực hiện để tăng thêm tính chính xác của phương pháp quan sát phi cấu trúc cũng có thể áp dụng được cho phương pháp quan sát có cấu trúc.

TÓM TẮT

Khi thực hiện nghiên cứu điều tra, nhà nghiên cứu có nhiều công cụ thu thập dữ liệu để sử dụng. Chương này chỉ xem xét ba trong những công cụ thu thập dữ liệu phổ biến nhất – bảng câu hỏi, phỏng vấn và quan sát.

Bảng câu hỏi và phỏng vấn thường được sử dụng để có được thông tin về nhận thức, niềm tin, thái độ v.v….của một người. Khi Internet trở nên phổ biến thì nó được sử dụng để phân phát bảng câu hỏi và thực hiện phỏng vấn. Trong điều tra Web, cần có nhiều “chú ý vào vai trò của người phỏng vấn điều tra trong môi trường thu thập dữ liệu tự động”.69

Những phương pháp này lệ thuộc vào báo cáo của người trả lời rất nhiều; thông thường người điều tra không quan sát các sự kiện đang nghiên cứu. Điều này sẽ gây nên vấn đề về tính xác thực của các báo cáo văn bản, nhưng độ tin cậy (và xác thực) rất quan trọng trong quyết định chọn phương pháp thu thập dữ liệu. Các phương pháp quan sát là thích hợp nhất dùng để mô tả và hiểu các hành vi khi chúng diễn ra, nhưng lại không hiệu quả để thu thập thông tin về nhận thức, niềm tin, thái độ v.v…của một người.

Khi xây dựng công cụ thu thập dữ liệu nào trong 3 cách trên, nhà nghiên cứu phải quyết định về các câu hỏi cụ thể sẽ sử dụng hoặc loại hành vi sẽ được quan sát. Các quyết định này bị ảnh hưởng rất lớn bởi loại thông tin đang cần và nghiên cứu thực sự có phải là nghiên cứu thăm dò hay không. Trong quá trình thiết kế, nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý không để cho định kiến len vào trong nghiên cứu. Thậm chí thứ tự của các câu hỏi cũng có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của chúng.

Cuối cùng, khi chọn một công cụ hoặc kỹ thuật cụ thể, nhà nghiên cứu cần cân nhắc thuận lợi và bất lợi của từng phương pháp. Ví dụ, nếu ta đặc biệt mong muốn có được tỉ lệ câu trả lời cao, ta có thể chọn phỏng vấn thay vì bảng câu hỏi. Nếu chi phí là vấn đề chính thì bảng câu hỏi sẽ là chọn lựa rõ nhất, những cân nhắc khác cũng tương tự. Không có phương pháp nào là hoàn hảo trong một tình huống nhưng có thể nó là chọn lựa tốt nhất với những mục tiêu, đối tượng, danh mục ưu tiên và các hạn chế của điểu tra. Các phương pháp chọn dữ liệu điều tra có thể được kết hợp để có được dữ liệu phong phú hơn.

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com