Chủ nghĩa tượng trưng

47
CHỦ NGHĨA TƯỢNG TRƯNG

Transcript of Chủ nghĩa tượng trưng

Page 1: Chủ nghĩa tượng trưng

CHỦ NGHĨA TƯỢNG TRƯNG

Page 2: Chủ nghĩa tượng trưng

Nguồn gốc:

Chủ nghĩa tượng trưng là một trào lưu nghệ thuật cuối thế kỷ 19 tại Pháp. Trào lưu này xem trí tưởng tượng là nguồn sáng tạo.

Page 3: Chủ nghĩa tượng trưng

… ra đời vào cuối thế kỷ 19 (1885) tại Pháp, lan dần sang châu Âu, Nga và Mỹ.

Page 4: Chủ nghĩa tượng trưng

Trào lưu bắt nguồn từ thơ ca: thơ phải dùng các ngôn từ khó hiểu để kích thích cảm quan, tạo ra sự huyễn hoặc mê ly, tạo ra những liên tưởng từ sự huyễn hoặc mê ly. Nên ta gọi đó là tượng trưng.

Page 5: Chủ nghĩa tượng trưng

Dần dần, trào lưu lan sang hội họa: phối hợp ngẫu nhiên giữa những vệt màu để gây xúc cảm, tạo nên một cảnh tượng thần bí như trong mơ.

Page 6: Chủ nghĩa tượng trưng
Page 7: Chủ nghĩa tượng trưng

Jean Moreas là người đã phát biểu Tuyên ngôn của trường phái tượng trưng trên tờ Le Figaro ở Paris (1886).

Page 8: Chủ nghĩa tượng trưng

+ Sự xuống dốc của văn nghệ thuộc dòng trường phái lãng mạn và chủ nghĩa tự nhiên.+ Cần phải có một trường phái khác ra đời và cứu rỗi cho văn nghệ Pháp. Đó là trường phái tượng trưng. Đây là quy luật phát triển của văn nghệ.+ Trong trường phái tượng trưng, bức tranh về thiên nhiên, về con người phải được hình tượng hóa một cách huyền bí.+ “Điều cốt yếu mà Chủ nghĩa Tượng trưng đem lại là không bao giờ ám chỉ điều gì như một khái niệm tuyệt đối.”

Page 9: Chủ nghĩa tượng trưng

Đặc điểm của chủ nghĩa tượng trưng:

+ Cơ sở lý luận của chủ nghĩa tượng trưng là chủ nghĩa duy tâm chủ quan;+ Ít quan tâm đến thiên nhiên;+ Thiên về trí tưởng tượng;+ Nghiêng về vấn đề tâm linh, siêu nhiên;+ Chủ quan mô phỏng thế giới tự nhiên+ Về hội họa: hội hoạ tượng trưng thường dùng màu sắc dễ gây cảm xúc để đánh vào tiềm thức người thưởng ngoạn.

Page 10: Chủ nghĩa tượng trưng
Page 11: Chủ nghĩa tượng trưng

Thơ tượng trưng có những yêu cầu khắt khe về nghệ thuật. Và người đặt nền móng cho thơ tượng trưng là Jean Moreas.

1856 - 1910

Page 12: Chủ nghĩa tượng trưng

Jean Moreas đặt ra nguyên tắc hoạt động của thơ tượng trưng:

+ Thứ nhất, tính cách biểu trưng cho các vật tự nó và các ý niệm nằm ngoài giới hạn của sự tri giác cảm tính.

Page 13: Chủ nghĩa tượng trưng

+ Thứ hai, phải vươn tới bản chất lý tưởng siêu thời gian của thế giới, cái vẻ đẹp siêu nghiệm.

+ Thứ ba, bác bỏ lý tưởng thẩm mỹ: nghệ thuật vị nghệ thuật

Page 14: Chủ nghĩa tượng trưng

+ Thứ tư, phản ứng lại phái Thi Sơn, phái thơ chú trọng đến việc mô phỏng hiện thực.

+ Thứ năm, gợi ra những sắc thái tế nhị của cảm giác và tâm hồn.

+ Thứ sáu, mơ ước đạt được cái thực tại tiên thiên ở bên ngoài những hiện tượng biểu kiến của cuộc đời, vũ trụ.

Page 15: Chủ nghĩa tượng trưng

GIỚI THIỆU MỘT VÀI NHÀ THƠ PHÁP THEO TRƯỜNG PHÁI TƯỢNG TRƯNG

Page 16: Chủ nghĩa tượng trưng

1821 - 1867

Page 17: Chủ nghĩa tượng trưng

Charles Pierre Baudelaire sinh tại Parislà một cây viết hàng đầu trong lịch sử thi ca Pháp

Page 18: Chủ nghĩa tượng trưng

tập thơ Hoa ác của ông từng gây ra cơn sốt về tranh cãi trên tờ Le Figaro.

Baudelaire đã cố gắng dệt nên và chỉ ra những liên hệ giữa cái ác và cái đẹp, bạo lực và khoái lạc

Page 19: Chủ nghĩa tượng trưng

1854 - 1891

Page 20: Chủ nghĩa tượng trưng

Rimbaud là một trong những người sáng lập trường phái thơ tượng trưng Pháp

là nhà thơ có ảnh hưởng lớn tới văn học và nghệ thuật hiện đại

Page 21: Chủ nghĩa tượng trưng

M ộ t v à i đ ặ c đ i ể m t h ơ t ư ợ n g t r ư n g P h á p :

Page 22: Chủ nghĩa tượng trưng

1. Đặc điểm thời đại:

Cuối thế kỷ 19, Xã hội Pháp trải qua nhiều biến động do các cuộc viễn chinh sang Á – Phi của Napoleon đệ tam.

Page 23: Chủ nghĩa tượng trưng

Hình tượng người lính, chiến tranh và chết chóc phủ sóng với mật độ dày đặc. Có thể thấy qua các tác phẩm như Người ngủ trong thung (Rimbaud), Hướng thượng, Cái xác thối (Baudelaire),…

Page 24: Chủ nghĩa tượng trưng
Page 25: Chủ nghĩa tượng trưng
Page 26: Chủ nghĩa tượng trưng

2. Không miêu tả thiên nhiên vũ trụ mà chỉ tập trung vào vấn đề tâm linh:

Họ mượn hình ảnh thiên nhiên để diễn đạt một khái niệm khác. Lối diễn đạt này thường lặp đi lặp lại trong thơ của Charles Baudelaire:

“Tuổi trẻ ta xưa chỉ là một cơn bão giông mù mịt,Với đôi khi một hai ánh nắng thoảng qua.Mưa dãi, sấm rền đã phá hoại cả vườn ta,Chẳng còn được bao nhiêu trái thơm hoa đẹp.”

(Kẻ thù)

Page 27: Chủ nghĩa tượng trưng

Người nghệ sỹ đi theo trào lưu tượng trưng hình dung thế giới bằng trí tưởng tượng. Họ cho rằng yếu tố duy tâm có trước và thế giới vật chất này chỉ đang minh họa cho một thế giới siêu hình.

(Ảnh minh họa)

Page 28: Chủ nghĩa tượng trưng

Quan niệm tâm linh ấy biểu hiện rõ nhất trong thơ của Jean Moreas. Trong bài Thi cảm, ông viết:

“Linh cảm chiều mưa tiếng nhẹ rơi,Âm thầm bí ẩn thốt nên lời.Lá vàng ve vuốt đôi gò má,Êm ái run run xúc cảm người.”

Page 29: Chủ nghĩa tượng trưng

Những cuộc “lang thang” trong thế giới “utopia” thường lặp đi lặp lại trong sáng tác của Rimbaud. Trong bài Cuộc phiêu lãng của tôi, ông có viết:

“Giống như một chú bé tí hon mơ mộng,Đi lang thang,Tôi rải vần trên đường đi.Quán trọ của tôi ở tít trên sao Bắc đẩu,Trên bầu trời, sao của tôi dịu dàng kêu sột soạt…”

Page 30: Chủ nghĩa tượng trưng

3. Tính biểu tượng cao:

Page 31: Chủ nghĩa tượng trưng

“… Không mùi hương nào làm mũi anh khẽ động,Anh ngủ dưới ánh dương, tay đặt trên ngực.Trong yên bình,Bên phải anh là hai vết bắn màu đỏ.”

Rimbaud, Người ngủ trong thung

Hình ảnh “tay đặt trên ngực” là biểu tượng cho tình yêu tổ quốc bất diệt của người lính.

Page 32: Chủ nghĩa tượng trưng

4. Những chi tiết không thể thiếu: Màu sắc, âm thanh và ánh sáng

Trong bài Con thuyền say, có đoạn Rimbaud viết:

“Tôi đã mơ đêm xanh tuyết sáng choang,Chầm chậm nụ hôn dâng lên mắt biển,Sự lan truyền những dòng nhựa lạ thườngVà rực vàng, xanh, lân tinh ca hát!Sông băng, mặt trời bạc, sóng xà cừ,Bầu trời than hồng, vũng cạn gớm ghiếc…Rời vũng tàu bọt hoa ru bước tôiVà từng chập gió chắp cánh tôi bay…”

Page 33: Chủ nghĩa tượng trưng
Page 34: Chủ nghĩa tượng trưng

Cao trào trưng trong hội họa nổi lên vào những năm 1885 – 1895. Tuyên ngôn của chủ nghĩa tượng trưng (Jean Moreas phát biểu) đã đặt nền móng vững chắc cho các họa sỹ thể hiện cái tôi của mình.

Một vài đại diện ưu tú của trường phái hội họa tượng trưng là:

2.1. Edvard Munch (1863 – 1944)2.2. Odilon Redon (1840 – 1916)2.3. Paul Gauguin (1848 – 1903)

Page 35: Chủ nghĩa tượng trưng

Edvard Munch(1863 – 1944)

Ông là người trầm mặc, bị bệnh tật và chết chóc ám ảnh. Ông là một đại diện của phái tượng trưng, tranh của ông diễn đạt nỗi khắc khoải và tinh thần bi quan của mình bằng những gam màu đậm.

Page 36: Chủ nghĩa tượng trưng

Nỗi khiếp sợ, 1894, Oslo

Page 37: Chủ nghĩa tượng trưng

Madonna, 1895 – 1902, Oslo

Page 38: Chủ nghĩa tượng trưng

Ghen, 1895, Bergen

Page 39: Chủ nghĩa tượng trưng

Odilon Redon(1840 – 1916)

Là một họa sĩ gốc Pháp, nổi lên vào cuối thế kỉ XIX, ông thường vẽ theo sở thích của mình. Nghệ thuật của ông thiêng về khám phá những bí ẩn trong giấc mơ.

Page 40: Chủ nghĩa tượng trưng

Ophelia, 1900, New York

Page 41: Chủ nghĩa tượng trưng

Bầy ngựa của Thần Mặt Trời, 1905, Paris

Page 42: Chủ nghĩa tượng trưng

Người khổng lồ một mắt, 1874, Otterlo

Page 43: Chủ nghĩa tượng trưng

Paul Gauguin(1848 – 1903)

Ông từng là một họa sỹ của trường phái Ấn tượng, nhưng sau đó đã rời bỏ phong cách này và chuyển sang trường phái tượng trưng. Ông được mệnh danh là “bậc thầy tiên phong của mỹ thuật tượng trưng” (Aurier đánh giá).

Page 44: Chủ nghĩa tượng trưng

Chúng ta từ đâu đến - Chúng ta là ai - Chúng ta đi về đâu, 1897

Page 45: Chủ nghĩa tượng trưng

ÔNG ĐẶC BIỆT HƯỚNG CỌ VẼ VỀ PHÍA PHƯƠNG ĐÔNG

Bao giờ em lấy chồng, 1892, Paris

Page 46: Chủ nghĩa tượng trưng
Page 47: Chủ nghĩa tượng trưng

Tổng kết

Thế giới nghệ thuật mà trường phái tượng trưng đã đem lại tuy chỉ bùng lên trong một giai đoạn nhưng đã đóng góp nhiều về mặt thẩm mỹ cho nghệ thuật. Và kế tục trường phái tượng trưng là trường phái siêu thực, đã phát huy tính nghệ thuật, đem lại cho nghệ thuật nhân loại những tinh hoa không ai có thể phủ nhận.