CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM...

20
1 Bản tin Y tế Phú Thọ. Số 5-2012 Đ ược sự chỉ đạo của Viện dinh dưỡng và Ban chỉ đạo thực hiện Chiến lược Quốc gia dinh dưỡng tỉnh Phú ọ, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh đã đạt một số kết quả nhất định. Tính đến thời điểm 6 tháng đầu năm 2012; Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi từ 20,34% năm 2011 xuống còn 19,7%; Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân giảm từ 16,26% năm 2011 xuống còn 15,6%. Chương trình tập trung vào 2 đối tượng chính là Phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi. Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em bắt đầu từ khi phụ nữ mang thai. Trẻ được chăm sóc từ bào thai khi ra đời sẽ có đủ cân nặng và sức khỏe. Chăm sóc phụ nữ mang thai là chăm sóc cho trẻ em. Các hoạt động như đăng ký quản lý thai nghén, khám thai, tiêm phòng uốn ván, bổ sung viên sắt, tư vấn về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, lao động, vệ sinh thai nghén... được thực hiện thường xuyên ở cơ sở. Kết quả tỷ lệ phụ nữ được quản lý thai nghén đạt 99,8%, tỷ lệ phụ nữ được khám thai đủ, đúng lịch đạt 95,86%, tỷ lệ sản phụ sinh con tại cơ sở y tế đạt 99,491%. Bên cạnh chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, các hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em được triển khai tập trung vào các hoạt động, bao gồm: theo dõi tăng trưởng và tư vấn dinh dưỡng cho trẻ thông qua các buổi thực hành dinh dưỡng. Tại các xã trọng điểm về phòng chống suy dinh dưỡng đã triển khai việc theo dõi chiều cao và cân nặng cho trẻ em dưới 2 tuổi và trẻ từ 2 đến 5 tuổi suy dinh dưỡng định kỳ hàng tháng. Trong đợt chiến dịch Vi chất dinh dưỡng tháng 6 hàng năm, trẻ em trong độ tuổi được bổ sung Vitamin A và tẩy giun theo đúng quy định. Bên cạnh đó, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tỉnh Phú ọ thường xuyên tổ chức triển khai hoạt động cung cấp Vitamin A cho các bà mẹ sau đẻ và trẻ em sau khi bị bệnh. Cán bộ chuyên trách dinh dưỡng xã và cộng tác viên dinh dưỡng phối hợp với các lực lượng truyền thông khác như cán bộ văn hóa xã, cán bộ phụ nữ, cộng tác viên dân số tổ chức được hơn 10 nghìn buổi truyền thông dinh dưỡng dưới các hình thức: loa đài, khẩu hiệu, cổ động, nói chuyện sức khỏe, thăm hộ gia đình... Toàn tỉnh đã có hơn 50 nghìn bà mẹ có con dưới 2 tuổi và 25.619 bà mẹ có thai được tư vấn về dinh dưỡng. Các bữa ăn tại Trường mầm non có vai trò quan trọng không kém gì bữa ăn tại nhà cho trẻ. Ngành giáo dục đào tạo đã chỉ đạo triển khai các Việt Hương CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM TỈNH PHÚ THỌ VỚI MỤC TIÊU NÂNG CAO TẦM VÓC CHO TRẺ EM Tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi tại Trạm Y tế phường Tiên Cát -Việt Trì - Phú ọ Ảnh: Hồng Hà (xem tiếp trang 5)

Transcript of CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM...

Page 1: CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM …soyte.phutho.gov.vn/portals/0/AttachFiles/2013/3/18/2013_3_18_10_53_51... · của ngành, 02 thông điệp truyền

1Bản tin Y tế Phú Thọ. Số 5-2012

Được sự chỉ đạo của Viện dinh dưỡng và Ban chỉ đạo thực hiện Chiến lược Quốc gia

dinh dưỡng tỉnh Phú Thọ, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh đã đạt một số kết quả nhất định. Tính đến thời điểm 6 tháng đầu năm 2012; Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi từ 20,34% năm 2011 xuống còn 19,7%; Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân giảm từ 16,26% năm 2011 xuống còn 15,6%. Chương trình tập trung vào 2 đối tượng chính là Phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi.

Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em bắt đầu từ khi phụ nữ mang thai. Trẻ được chăm sóc từ bào thai khi ra đời sẽ có đủ cân nặng và sức khỏe. Chăm sóc phụ nữ mang thai là chăm sóc cho trẻ em. Các hoạt động như đăng ký quản lý thai nghén, khám thai, tiêm phòng uốn ván, bổ sung viên sắt, tư vấn về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, lao động, vệ sinh thai nghén... được thực hiện thường xuyên ở cơ sở. Kết quả tỷ lệ phụ nữ được quản lý thai nghén đạt 99,8%, tỷ lệ phụ nữ được khám thai đủ, đúng lịch đạt 95,86%, tỷ lệ sản phụ sinh con tại cơ sở y tế đạt 99,491%.

Bên cạnh chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, các hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em được triển khai tập trung vào các hoạt động, bao gồm: theo dõi tăng trưởng và tư vấn dinh dưỡng cho trẻ thông qua các buổi thực hành dinh dưỡng. Tại các xã trọng điểm về phòng chống suy dinh dưỡng đã triển khai việc theo dõi chiều cao và cân nặng cho trẻ em dưới 2 tuổi và trẻ từ 2 đến 5 tuổi suy dinh dưỡng định kỳ hàng tháng. Trong đợt chiến dịch Vi chất dinh dưỡng tháng 6 hàng năm, trẻ em

trong độ tuổi được bổ sung Vitamin A và tẩy giun theo đúng quy định. Bên cạnh đó, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tỉnh Phú Thọ thường xuyên tổ chức triển khai hoạt động cung cấp Vitamin A cho các bà mẹ sau đẻ và trẻ em sau khi bị bệnh.

Cán bộ chuyên trách dinh dưỡng xã và cộng tác viên dinh dưỡng phối hợp với các lực lượng truyền thông khác như cán bộ văn hóa xã, cán bộ phụ nữ, cộng tác viên dân số tổ chức được hơn 10 nghìn buổi truyền thông dinh dưỡng dưới các hình thức: loa đài, khẩu hiệu, cổ động, nói chuyện sức khỏe, thăm hộ gia đình...Toàn tỉnh đã có hơn 50 nghìn bà mẹ có con dưới 2 tuổi và 25.619 bà mẹ có thai được tư vấn về dinh dưỡng.

Các bữa ăn tại Trường mầm non có vai trò quan trọng không kém gì bữa ăn tại nhà cho trẻ. Ngành giáo dục đào tạo đã chỉ đạo triển khai các

Việt Hương

CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM TỈNH PHÚ THỌ VỚI MỤC TIÊU NÂNG CAO

TẦM VÓC CHO TRẺ EM

Tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi tại Trạm Y tế phường Tiên Cát -Việt Trì - Phú Thọ

Ảnh: Hồng Hà

(xem tiếp trang 5)

Page 2: CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM …soyte.phutho.gov.vn/portals/0/AttachFiles/2013/3/18/2013_3_18_10_53_51... · của ngành, 02 thông điệp truyền

2 Bản tin Y tế Phú Thọ. Số 5-2012

Đ ược sự quan tâm, chỉ đạo của Viện Dinh dưỡng, Trung tâm Truyền thông

giáo dục sức khỏe Trung ương, Sở Y tế, trong những năm gần đây, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh đã triển khai tốt công tác truyền thông giáo dục khỏe Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em trên địa bàn toàn tỉnh.

Căn cứ kế hoạch được giao,Trung tâm luôn chủ động xâydựng kế hoạch truyềnthông Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em đảm bảo tiêu chí truyền thông đúng, trúng và đủ. Nghĩa là lựa chọn đúng phương pháp; truyền thông trúng đối tượng và chuyển tải đầy đủ nội dung, thông tin cần thiết về phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Trên cơ sở kế hoạch Trung tâm đã xây dựng, các hoạt động đã được các Phòng thuộc Trung tâm cụ thể hóa, phối hợp triển khai thực hiện kịp thời. Vì vậy, các chỉ tiêu kế hoạch luôn được hoàn thành.

Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe luôn thực hiện tốt việc tuyên truyền về Chương trình cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhiều hoạt động đã được triển khai như: xây dựng các thông điệp, phóng sự phát sóng trên Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, tổ chức các tọa đàm truyền hình, đưa tin các hoạt động trên Đài Phát thanh- Truyền hình, Website Ngành, Báo Phú Thọ, trên hệ thống loa truyền thanh của các xã, phường, thị trấn. Tính đến ngày 30/11/2012, Trung tâm đã phối hợp với Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh xây dựng và phát sóng 04 phóng sự (trong đó có 03 chương trình tọa đàm truyền hình), nhiều tin hoạt động của ngành, 02 thông điệp truyền hình về nội dung phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; Phối hợp với Báo Phú Thọ đăng tải 10 bài phổ biến

kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ em và phụ nữ mang thai; Biên soạn và phát hành chuyên đề dinh dưỡng; viết và đăng tải 30 tin, bài về dinh dưỡng trên trangWeb Ngành; Trung tâm đã biên soạn các bài đọc truyền thông về 10 chủ đề dinh dưỡng, in sao đĩa CD, cấp phát cho các Trung tâm Y tế huyện, thị, thành và các Trạm Y tế để phát thanh trên hệ thống loa Truyền thanh của 277/277 xã, phường, thị trấn, với tổng số 39.057 lượt phát thanh...

Trong thời gian tới, nếu được Chương trình dành nhiều kinh phí hơn nữa cho hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, thì có thể triển khai nhiều hoạt động truyền thông hơn. Đa dạng hóa các hình thức và phương pháp truyền thông để thông tin dinh dưỡng đến được với nhiều người dân; chú trọng đến công tác phát triển các tài liệu truyền thông phù hợp với địa phương; tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức kỹ năng cho các cộng tác viên để thực hiện công tác tuyên truyền tại cộng đồng; tổ chức thực hiện công tác giám sát hỗ trợ nâng cao hiệu quả công tác truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống suy dinh dưỡng trên địa bàn./.

HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎEPHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM - NĂM 2012

Thu Nam

Một buổi Tọa đàm truyền hình Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em do Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tổ chức

Ảnh: Hồng Hà

Page 3: CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM …soyte.phutho.gov.vn/portals/0/AttachFiles/2013/3/18/2013_3_18_10_53_51... · của ngành, 02 thông điệp truyền

3Bản tin Y tế Phú Thọ. Số 5-2012

S ắt và axit Folic là 2 thành tố

quan trọng tham gia vào quá trình tạo máu. Sắt là thành phần của huyết sắc tố (có trong hồng cầu) và nhiều men khác trong cơ thể. Sắt tham gia vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng tới cho tất cả các tế bào của mọi cơ quan, bộ phận.

Chất sắt phân bố không đều trong thực phẩm và tỉ lệ hấp thu, sử dụng trong cơ thể cũng rất khác nhau. Thức ăn nguồn gốc động vật nói chung (thịt, trứng, gan…) giàu chất sắt và có tỉ lệ hấp thu cao (hấp thu 30%); các loại đậu đỗ có nhiều chất sắt và tỉ lệ hấp thu tương đối cao (hấp thu 20%); các loại ngũ cốc, lương thực đều nghèo chất sắt và tỉ lệ hấp thu thấp (hấp thu 5%). Các loại rau, quả chứa ít chất sắt nhưng rất giàu vitminC vừa giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể vừa hỗ trợ hấp thu sắt tốt.

Ở phụ nữ nhu cầu sắt tăng lên từ khi dậy thì cho đến khi mãn kinh do bị mất máu hành kinh hàng tháng. Với phụ nữ có thai, nhu cầu sắt tăng cao hơn nhiều vì phải nhường một lượng sắt đáng kể cho thai nhi và cho rau thai. Như vậy trong suốt quá trình mang thai nhu cầu sắt của người phụ nữ là rất cao để làm tăng khối lượng máu của mẹ, cung cấp cho thai nhi và bù lại lượng máu mất lúc sinh. Nhu cầu này phân bố không đều phần lớn tập trung vào những tháng cuối của thai kỳ đó là lý do tại sao các bà mẹ có thai có tỉ lệ thiếu máu cao vào giai đọan những tháng cuối. Nếu bị thiếu máu người mẹ sẽ mệt mỏi, dễ xảy thai, đẻ non, đẻ con nhỏ yếu (suy dinh dưỡng bào thai), dễ bi băng huyết khi sinh thậm chí có thể dẫn tới tử vong cả mẹ và con.

Axit folic là một trong những yếu tố quan trọng cần thiết cho quá trình tạo máu.

Axit folic cùng với vitaminB12 tham gia vào quá trình cấu tạo tế bào hồng cầu. Đặc biệt axit folic có vai trò trong cấu tạo và phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi. Trong thời kỳ có thai nhu cầu về axit folic tăng lên rõ rệt. Nhu cầu axit folic với người

trưởng thành là 300-400mcg/người/ngày và khi có thai nhu cầu là 600mcg/người/ngày. Thực phẩm thông thường trong chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ nhu cầu này. Khi bị thiếu axit folic, đặc biệt trong giai đọan mới thụ thai sẽ ảnh hưởng đến quá trình tạo máu và phát triển của thai nhi với các biểu hiện: cân nặng sơ sinh thấp, dị tật ống thần kinh, ống thần kinh đóng không kín hoàn toàn dẫn đến nhiều bệnh lý của cơ thể như bại liệt, não úng thủy, thai chết lưu….Mỗi năm trên thế giới có tới 400.000 trẻ sinh ra có dị tật ống thần kinh. Do vậy từ khi có ý định mang thai (trước 1 tháng hoặc ngay khi bắt đầu mang thai) bà mẹ cần uống bổ sung axit folic để phòng chống dị tật ống thần kinh cho thai nhi.

Nguyên nhân cụ thể gây ra dị tật này có liên quan đến cả yếu tố di truyền và môi trường, đồng thời liên quan với vấn đề thiếu hụt axit fo-lic. Hiện nay một số nghiên cứu cho thấy axit folic còn giúp cho cơ thể phòng chống một số bệnh tim mạch, ung thư.

Nguồn thực phẩm chứa axit folic rất đa dạng: gan động vật (bò, gà, lợn), các loại rau xanh thẫm, hoa lơ, đậu quả, nấm, các hạt nảy mầm (mầm lúa mì, mầm lúa, giá đỗ) chứa nhiều axit folic.

Những yếu tố vi lượng cần thiết cho cả người mẹ và thai nhi

Hằng Minh

Rau, quả tươi cung cấp vi chất dinh dưỡng (ảnh minh họa)

(xem tiếp trang 17)

Page 4: CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM …soyte.phutho.gov.vn/portals/0/AttachFiles/2013/3/18/2013_3_18_10_53_51... · của ngành, 02 thông điệp truyền

4 Bản tin Y tế Phú Thọ. Số 5-2012

Trong 2 ngày (1 và 2 tháng 6) vừa qua là ngày toàn dân đưa trẻ dưới 5 tuổi đến các Trạm y tế xã, phường, thị trấn trên toàn

tỉnh uống vitamin A trong Ngày Vi chất dinh dưỡng. Ngày Vi chất dinh dưỡng là đợt cao điểm để trẻ được uống vitamin A và cũng là dịp để toàn dân tham gia vào công tác phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em, giúp trẻ phát triển cân đối về thể lực và trí lực.

Theo ghi nhận của chúng tôi, trên địa bàn thành phố Việt Trì, từ sáng sớm, các ông bố, bà mẹ đã nhộn nhịp đưa con em đến các Trạm y tế xã, phường uống vitamin A trong Ngày Vi chất dinh dưỡng để bổ sung vi chất dinh dưỡng. Với việc làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nên tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi trên địa bàn thành phố được uống vitamin A trong các năm đều đạt trên 98%. Chị Vũ Thị Phương ở phố Tiên

Sơn, phường Tiên Cát mẹ bé 18 tháng tuổi chia sẻ: Qua báo, đài và được các cán bộ y tế, tuyên truyền viên tư vấn, tôi biết được lợi ích của việc bổ sung vi chất dinh dưỡng nên tôi đã đưa con đến Trạm Y tế phường uống vitamin A vào các đợt chiến dịch để con tôi được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển.

Tại các điểm uống vitamin A, công tác chuẩn bị của các Trạm Y tế đều tốt, có sự phối hợp với chính quyền và đoàn thể của địa phương để làm tốt công tác truyền thông như truyền thanh, treo băng zôn. Ngoài ra, các cán bộ làm công tác đoàn thể và cộng tác viên y tế còn tuyên truyền trực tiếp đến từng hộ dân cũng như lồng ghép vào các buổi họp y tế khu về lợi ích của việc uống vitamin A, qua đó, bà con đã nắm rõ được các nội dung thông tin và biết đưa con em đến các điểm triển khai chiến dịch để uống vitamin A. ►

Chiến dịch uống vitamin AGÓP PHẦN CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRẺ EM

Hồng Hà

Cho trẻ uống vaccin phòng bại liệt tại Trạm Y tế phường Tiên Cát - Việt Trì - Phú ThọẢnh: Hồng Hà

Page 5: CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM …soyte.phutho.gov.vn/portals/0/AttachFiles/2013/3/18/2013_3_18_10_53_51... · của ngành, 02 thông điệp truyền

5Bản tin Y tế Phú Thọ. Số 5-2012

► BS. Nguyễn Thị Lan – Trạm trưởng Trạm Y tế phường Tiên Cát (thành phố Việt Trì) cho biết: Việc cho trẻ dưới 5 tuổi uống vitamin A là việc làm thường kỳ 2 lần trong một năm, được sự chỉ đạo của Trung tâm Y tế thành phố Việt Trì, chúng tôi đã lập kế hoạch cụ thể và triển khai, được chính quyền địa phương ở đây tạo điều kiện cũng như được sự ủng hộ của người dân nên tình hình triển khai chiến dịch diễn ra thuận lợi. Ở Trạm Y tế phường thông qua hệ thống loa phát thanh tuyên truyền về vi chất dinh dưỡng, thông báo đến từng hộ dân nên người dân đưa trẻ đến Trạm uống vitamin A trong Ngày Vi chất dinh dưỡng đạt tỷ lệ cao.

Bác sĩ chuyên khoa I. Hoàng Việt Hưng - Trưởng khoa Khám bệnh và điều trị dự phòng - Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh cho biết: Thời gian qua, công tác phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng đã được Trung tâm nỗ lực triển khai tới 277 xã, phường trong toàn tỉnh. Cùng với việc đẩy mạnh truyền thông về phòng chống suy dinh dưỡng, Trung tâm luôn tích cực triển khai hoạt động bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6 - 60 tháng tuổi để phòng tránh thiếu vi chất dinh dưỡng. Công tác chuẩn bị Ngày Vi chất dinh dưỡng trên địa bàn tỉnh đã có sự phối hợp của các Ban, Ngành liên quan, triển khai bài bản từ việc lập danh sách trẻ, số điểm cân, chuẩn bị về nhân lực, vật lực chu đáo, tổ chức tốt công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa Ngày Vi chất dinh dưỡng... nên tỷ lệ trẻ được uống vitamin A và theo dõi cân nặng đạt tỷ lệ cao. Kết quả uống vitamin A đợt I năm 2012, toàn tỉnh có 70.742 trẻ từ 6-36 tháng tuổi được uống vitamin A, 7.389 trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng được uống vitamin A bổ sung, 6.009 bà mẹ sau đẻ 1 tháng được uống vitamin A.

Thực hiện Chiến dịch Ngày Vi chất dinh dưỡng trên địa bàn tỉnh đã và đang góp phần tích cực làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em. Hàng năm, toàn tỉnh, số trẻ trong độ tuổi được uống vitamin A trong Ngày Vi chất dinh dưỡng đạt trên 99%. Năm 2010, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể cân nặng/tuổi là 19,4% và 30,8% số trẻ em suy dinh dưỡng về chiều cao thì đến năm 2011 tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng

thể cân nặng/tuổi là giảm xuống còn 17,8% và 28,8% số trẻ em suy dinh dưỡng về chiều cao.

Triển khai chiến dịch uống vitamin A kết hợp cân trẻ còn là dịp để nâng cao nhận thức cho mọi người, đặc biệt là các bậc cha mẹ biết được tác hại của bệnh do thiếu vitamin A gây ra, khuyến khích các bà mẹ đưa trẻ từ 6 đến 60 tháng tuổi, bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng đi uống vitamin A. Có thể nói, đây là một trong những hoạt động cần thiết của công tác y tế dự phòng, từ đó góp phần vào việc nâng cao chất lượng sức khỏe cho trẻ em, góp phần đẩy lùi tình trạng trẻ bị thấp còi, nhẹ cân, từng bước nâng cao tầm vóc và thể lực cho thế hệ tương lai./.

================

(tiếp theo trang 1)

CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM TỈNH PHÚ THỌ VỚI MỤC TIÊU NÂNG CAO TẦM VÓC

CHO TRẺ EM

hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tại Trường mầm non như: Tổ chức bữa ăn dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ, thay đổi thường xuyên các món ăn; Tập huấn về dinh dưỡng trẻ em cho cán bộ phụ trách bếp ăn tại các Trường mầm non. Ngoài ra giáo dục dinh dưỡng, rèn luyện thân thể, vệ sinh, chăm sóc răng miệng, rửa tay bằng xà phòng trước các bữa ăn cho trẻ được duy trì thành nề nếp. “Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030” khẳng định: Nhiệm vụ cải thiện dinh dưỡng là trách nhiệm của các ngành, các cấp và mọi người dân; Cần phấn đấu bảo đảm dinh dưỡng cân đối, hợp lý là yếu tố quan trọng nhằm hướng tới phát triển toàn diện về tầm vóc, thể chất, trí tuệ và nâng cao chất lượng cuộc sống. Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt phòng chống suy dinh dưỡng thể thấp còi, sẽ góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của người Việt Nam./.

Page 6: CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM …soyte.phutho.gov.vn/portals/0/AttachFiles/2013/3/18/2013_3_18_10_53_51... · của ngành, 02 thông điệp truyền

6 Bản tin Y tế Phú Thọ. Số 5-2012

Ở Việt Nam, theo số liệu điều tra toàn quốc của Viện Dinh dưỡng (2011) thì tỷ lệ suy dinh dưỡng

(SDD) thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi là 27,5%. So với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì SDD thấp còi ở trẻ em nước ta còn ở mức cao. Chương trình phòng chống SDD trẻ em phấn đấu đạt mục tiêu đến hết năm 2012 là giảm tỷ lệ SDD thấp còi xuống 26,5%.

Thế nào là trẻ bị SDD thấp còi?

Trẻ thấp còi là trẻ có chiều cao theo tuổi thấp hơn so với trẻ bình thường cùng tuổi. SDD thấp còi phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc là hậu quả của một quá trình tích lũy bắt đầu xảy ra từ thời kỳ bào thai và kéo dài đến tuổi trưởng thành.

Các yếu tố nguy cơ gây SDD thấp còi là gì?

Cân nặng trẻ sơ sinh thấp dưới 2.500g bao gồm cả trẻ đẻ non vì SDD bào thai, trẻ không những nhẹ cân mà chiều dài cũng thấp. Nguyên nhân chủ yếu do người mẹ thiếu dinh dưỡng hoặc mắc bệnh trong thời kỳ mang thai làm cho thai nhi chậm phát triển trong tử cung.

Đồng thời, chế độ nuôi dưỡng trẻ không hợp lý cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Nếu khẩu phần thiếu hụt protein năng lượng và các vi chất dinh dưỡng (kẽm, sắt, iod, vitamin A… ) không những làm cho trẻ bị SDD nhẹ cân mà còn ảnh hưởng đến phát triển chiều cao của trẻ, nhất là ở những trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý (ăn bổ sung sớm, thức ăn đơn điệu, không đủ 4 nhóm thực phẩm).

Đặc biệt, ở trẻ mắc các bệnh liên quan đến dinh dưỡng. Trong 2 năm đầu tiên nếu trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêm phổi,

giun sán…) tái đi tái lại nhiều lần thường ảnh hưởng đến phát triển chiều cao trong những năm sau.

Suy dinh dưỡng thể thấp còi cũng có liên quan đến yếu tố di truyền. Trong gia đình nếu bố mẹ có chiều cao thấp thì con cái của họ cũng có nguy cơ thấp còi. SDD thấp còi cũng thường xảy ra ở những trẻ sống trong các hộ gia đình nghèo, đông con.

Hậu quả của SDD thấp còi có thể gây ra là gì?

Hậu quả của SDD thấp còi thường ảnh hưởng đến phát triển thể lực, trí lực, sức khỏe và bệnh tật trước mắt và lâu dài. Trẻ thấp còi sẽ có chiều cao thấp ở tuổi trưởng thành ảnh hưởng đến tầm vóc nòi giống dân tộc. Sự thiếu hụt dinh dưỡng kéo dài làm giảm khả năng nhận thức, trí thông minh, giảm năng suất lao động.

Trẻ bị SDD thấp còi thường hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn do suy giảm hệ miễn dịch và sau này cũng dễ có (xem tiếp trang 20)

SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNGBS Thu Nam

Cho trẻ ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt, trứng, cá, tôm, đậu, rau xanh và quả chín để phòng chống suy dinh dưỡng (ảnh minh họa)

Page 7: CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM …soyte.phutho.gov.vn/portals/0/AttachFiles/2013/3/18/2013_3_18_10_53_51... · của ngành, 02 thông điệp truyền

7Bản tin Y tế Phú Thọ. Số 5-2012

X ác định tầm quan trọng của công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em (SDDTE) đặc biệt là lứa tuổi mần

non, trong thời gian qua, Ngành Y tế cùng các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh đã triển khai một cách rộng khắp và đem lại những kết quả quan trọng. Bình quân hàng năm, tỷ lệ SDDTE dưới 5 tuổi ở các trường mầm non giảm từ 1 đến 3% (Theo nguồn cung cấp của Sở Giáo dục và Đào tạo năm học 2011-2012).

Hiện nay, toàn tỉnh ta có khoảng 60% trẻ ở tuổi mầm non trong tổng số trên 70 nghìn trẻ em dưới 5 tuổi (theo điều tra đầu năm học 2012 của Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Phú Thọ). Những năm qua, mục tiêu giảm tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng luôn được các trường mần non xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Tại một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Việt Trì, nhà trường đã tổ chức buổi thực hành dinh dưỡng có sự tham gia của phụ huynh. Tại đây các bà mẹ được cán bộ dinh dưỡng nhà trường hướng dẫn cách lựa chọn thực phẩm cũng như thực hành chế biến thức ăn và chăm sóc trẻ. Qua đó, các bà mẹ có thêm nhiều kiến thức thực tế áp dụng vào cuộc sống sinh hoạt thường ngày khi chăm sóc con em mình. Từ đó, việc chế biến thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho con em mình đã được các bậc cha mẹ quan tâm hơn nhiều.

Như vậy có thể thấy dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Một chế độ dinh dưỡng tốt, phù hợp ngay từ cấp học mầm non sẽ giúp cho trẻ phát triển cả về thể chất và trí lực. Để đạt được những yêu cầu trên, ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu các trường đã đề ra kế hoạch và các biện pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Phải tuyên truyền giáo dục để hình thành cho trẻ kỹ

năng sống tích cực, biết ăn đúng, ăn đủ, ăn hết xuất để khỏe mạnh. Lồng ghép giáo dục dinh dưỡng vào các môn học như làm quen với môi trường xung quanh mà thể hiện rõ nhất là thông qua hoạt động bé tập làm nội trợ. Với phụ huynh, được cung cấp những kiến

thức cơ bản về dinh dưỡng trẻ em, phối hợp với nhà trường trong việc thực hiện nuôi dạy con em khoa học. Thông qua các hoạt động phối hợp như: tham dự thực hành dinh dưỡng tại nhà trường, họp phụ huynh, trao đổi trực tiếp cho phụ huynh biết thực trạng của trẻ, cần biết bé thích ăn gì, qua đó các bà mẹ được biết kết quả của việc chăm sóc và kiến thức nuôi con mình, nếu có gì chưa phù hợp sẽ thay đổi kịp thời. Đồng thời, nhà trường đã vận động gia đình cho trẻ ăn bán trú tại nhà trường để có điều kiện chăm sóc toàn diện.

(xem tiếp trang 19)

PHÚ THỌ VỚI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG

SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ MẦM NONLê Phương

Tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi tại Trạm y tế phường Gia Cẩm - Việt Trì - Phú Thọ

Ảnh: Lê Phương

Page 8: CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM …soyte.phutho.gov.vn/portals/0/AttachFiles/2013/3/18/2013_3_18_10_53_51... · của ngành, 02 thông điệp truyền

8 Bản tin Y tế Phú Thọ. Số 5-2012

K hi mới ra đời não của trẻ sơ sinh cũng có đến 14 tỷ tế bào thần kinh như người lớn nhưng phải đến 8 tuổi các tế bào

mới được biệt hóa hoàn toàn. Trong những năm đầu của cuộc đời, hệ thần kinh của trẻ phát triển rất nhanh, trọng lượng não ở trẻ sơ sinh nặng khoảng 400gr đến 1tuổi nặng 900-1000gr, đến 8 tuổi não nặng 1200-1300gr, khi trưởng thành là 1400gr.

Trọng lượng não tăng đó là kết quả của quá trình myelin hóa. Quá trình phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh thì quan trọng nhất là sự myelin hóa các tổ chức thần kinh và biến đổi ở vỏ não.

Myelin hóa là quá trình chất béo bao bọc dần xung quanh dây thần kinh. Myelin hóa liên quan tới sự trưởng thành của hệ thần kinh. Sự myelin hóa được bắt đầu từ tháng thứ 4 của bào thai, tiếp tục sau khi ra đời và hoàn chỉnh khi trẻ 8 tuổi. Quá trình myeline hóa mạnh nhất ở giai đoạn trẻ từ sơ sinh đến 2 tuổi và trọng

lượng của não tăng nhanh ở giai đọan này. Tế bào thần kinh sẽ không hoạt động nếu không được myelin hóa hoàn toàn. Chậm myelin hóa sẽ làm trẻ chậm phát triển tinh thần và vận động như chậm biết đi, chậm biết nói và giảm khả năng nhận thức.

Chất béo đóng vai trò quan trọng trong việc myelin hóa tổ chức thần kinh. Trong những năm đầu đời, trẻ được nuôi bằng sữa mẹ thì hệ thần kinh phát triển tốt vì trong sữa mẹ chứa nhiều lipid, năng lượng do lipid cung cấp chiếm 50% tổng năng lượng của sữa. Thành phần lipit của sữa mẹ gồm nhiều loại acid béo, trong đó có các acid béo no như a.palmitic, a.stearic, a. myristic, a.butyric... các

acid béo không no như a.oleic, a.linoleic, a. ara-chidonic (ARA), a.linolenic. Đặc biệt có lipid ở dạng phức tạp khi kết hợp với phosphat tạo thành các phospholipids hay spingolipids như spingomyelin. Spingomyelin là một dạng lipid phức tạp có ưu thế và chiếm đến 40% tổng số lượng phospholipids trong sữa mẹ. Spingomye-lin là thành phần cơ bản cấu tạo nên lớp vỏ my-elin bao bọc quanh dây thần kinh, đóng vai trò dẫn truyền xung động thần kinh, dẫn truyền các tín hiệu qua màng tế bào vào bên trong tế bào. Như vậy spingomyelin có vai trò rất quan trọng đối với sự myelin hóa dây thần kinh giúp cho hệ thần kinh của trẻ phát triển tốt.

Trong quá trình tổng hợp spingomyelin phải cần có choline. Choline là một chất dinh dưỡng có tác dụng gần giống vitamin và cần thiết cho chức năng hoạt động của tất cả các tế bào trong cơ thể. Choline là tiền chất của acetyl-choline (xem tiếp trang 20)

Một số dưỡng chất quan trọng trong quá trình hoàn thiện hệ thần kinh trẻ em

Khanh Đỗ

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (ảnh minh họa)

Page 9: CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM …soyte.phutho.gov.vn/portals/0/AttachFiles/2013/3/18/2013_3_18_10_53_51... · của ngành, 02 thông điệp truyền

9Bản tin Y tế Phú Thọ. Số 5-2012

D inh dưỡng luôn là vấn đề quan trọng đối với tất cả mọi người, đặc biệt là những bệnh nhân đái

tháo đường. Bởi dinh dưỡng được coi là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị.

Thực tế đã có rất nhiều người bị bệnh tiểu đường phải nhập viện vì bị tăng đường máu, nhiều người ở trong tình trạng nguy kịch, hôn mê, thậm chí có nhiều người bị tử vong do đến cấp cứu quá muộn. Nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh không thực hiện đúng chế độ ăn và điều trị bệnh. Nhiều người đã chủ quan, tự ý bỏ điều trị, uống thuốc không đều hoặc uống quá nhiều rượu bia... Vì vậy, người bị đái tháo đường phải luôn chú ý đến chế độ ăn, uống hợp lý để tránh tình trạng đường huyết có thể tăng hay hạ bất cứ lúc nào.

Cân bằng năng lượng trong khẩu phần ăn

Ở bệnh nhân đái tháo đường nếu có chế độ dinh dưỡng tốt, mức đường máu khống chế ở mức an toàn, bệnh sẽ không tiến triển nặng thêm. Do vậy, trong chế độ dinh dưỡng cần bảo đảm đủ năng lượng để giữ cân nặng bình thường và bảo đảm sự cân bằng năng lượng giữa protid, glucid, lipid. Lượng protid trong chế độ ăn của người đái tháo đường phải cao hơn người bình thường để đáp ứng nhu cầu chuyển hóa của cơ thể và cung cấp thêm năng lượng thay glucid, nhưng cũng không nên quá 20% tổng số năng lượng của khẩu phần. Khi sử dụng lipid chú ý nên sử dụng dầu ăn có nguồn gốc từ thực vật.

Lựa chọn thực phẩm phù hợp

Ở bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường nhóm tinh bột như cơm, mì, ngô... cần phải hạn chế, vì các thực phẩm này có hàm lượng glucid rất cao, không tốt cho bệnh đái tháo

đường. Thay vào đó, người bệnh nên ăn khoai tây, miến dong có hàm lượng glucid thấp. Bên cạnh đó, để cung cấp lượng protein thích hợp người bệnh nên ăn nhiều đậu phụ, đỗ vì trong thành phần đậu, đỗ chứa rất nhiều protein, rất tốt và phù hợp cho bệnh nhân đái tháo đường. Mặc dù thịt, cá, trứng rất giàu protein nhưng chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải.

Điều quan trọng không thể thiếu trong chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường là chất xơ. Nên dùng thức ăn giàu chất xơ như táo, đậu, đỗ, súp lơ, bí đỏ, đủ đủ...Các loại thực phẩm này có tác dụng khống chế việc tăng glucoza, cholesterol, triglycerid sau bữa ăn. Đồng thời, chúng còn có tác dụng làm chậm lại quá trình hấp thu đường vào máu, qua đó giữ cho mức đường trong máu không bị tăng đột ngột ngay sau bữa ăn, mà tiêu hóa hấp thu từ từ, giữ cho lượng đường trong máu không xuống quá thấp, có lợi cho quá trình điều trị bệnh.

Ngoài chất xơ, thì các thực phẩm giàu vitamin có nguồn gốc từ (xem tiếp trang 20)

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đườngBS.Thu Nam

Tháp dinh dưỡng cho người mắc đái tháo đường

Page 10: CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM …soyte.phutho.gov.vn/portals/0/AttachFiles/2013/3/18/2013_3_18_10_53_51... · của ngành, 02 thông điệp truyền

10 Bản tin Y tế Phú Thọ

Sữa mẹ là thức ăn đầu tiên và là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ

của trẻ.Thật vậy, trong sữa mẹ chứa tất cả các chất

dinh dưỡng mà trẻ cần trong khoảng thời gian từ sau khi sinh đến 6 tháng tuổi. Nguồn sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, ngay cả khi mẹ bị bệnh, có thai, có kinh nguyệt hay gầy yếu. Trong vài ngày đầu sau sinh sữa mẹ được gọi là sữa non, có màu vàng nhạt và đặc sánh. Sữa non có nhiều đạm, Vitamin A và các yếu tố bảo vệ cơ thể, giúp trẻ phòng chống nhiễm khuẩn và dị ứng. Sữa non có tác dụng đào thải phân su, trẻ đỡ vàng da. Sau giai đoạn sữa non sữa mẹ chuyển tiếp sang sữa trưởng thành, sữa này gồm có sữa đầu bữa và sữa cuối bữa. Sữa đầu bữa là sữa ở đầu bữa bú. Sữa có mầu hơi xanh, trong và lỏng. Trẻ bú sữa đầu bữa sẽ nhận được nhiều nước và đủ chất dinh dưỡng. Sữa cuối bữa là sữa ở cuối bữa bú, có mầu trắng đục vì có nhiều chất béo và có nhiều năng lượng giúp trẻ tăng cân tốt. Phân tích thành phần các chất trong sữa mẹ cho thấy chất đạm và chất béo trong sữa mẹ dễ tiêu hoá và hấp thu. Đường lactose trong sữa mẹ nhiều hơn so với đường trong các loại sữa khác

– giúp cung cấp thêm nguồn năng lượng cho trẻ. Chất sắt trong sữa mẹ dễ hấp thu nên trẻ bú mẹ sẽ không bị thiếu máu do thiếu sắt. Sữa mẹ chứa đủ lượng caxi và phốt pho giúp trẻ phát triển tốt, ít bị còi xương. Nếu trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu thì không cần bổ sung vitamin và nước quả vì trong nguồn sữa mẹ có đầy đủ vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, nuôi con bằng sữa mẹ tiện lợi, vệ sinh, ít tốn kém và làm tăng tình cảm mẹ con giúp trẻ phát triển tinh thần tốt, người mẹ có thời gian gần gũi con, chăm sóc con hơn. Ngoài ra, nuôi con bằng sữa mẹ là biện pháp góp phần kế hoạch hoá gia đình, giúp cho mẹ chậm có thai và giảm nguy cơ ung thư vú và buồng trứng.

Để nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách các bà mẹ cần thực hiện theo các nội dung sau:

- Cho trẻ bú sớm ngay sau đẻ trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh.

- Không cho trẻ sơ sinh ăn hoặc uống bất kỳ một loại thức ăn (như nước cháo) hoặc đồ uống nào khác (như nước đường, cam thảo), đặc biệt là các loại sữa nhân tạo. Nếu trẻ ăn các loại thức ăn hay đồ uống khác thay thế sữa mẹ, sẽ làm bà mẹ giảm tiết sữa và không đủ sữa nuôi con.

- Không cho trẻ bú bình, ngậm bầu vú cao su.- Cho trẻ bú nhiều lần, bất cứ lúc nào khi

trẻ đói, kể cả ban đêm, trẻ càng bú nhiều, mẹ càng tiết nhiều sữa.

- Cho trẻ bú ở tư thế thoải mái, ôm sát trẻ, người của trẻ quay về phía mẹ, miệng trẻ mở rộng ngậm sâu vào quầng vú quanh núm vú, trẻ bú chậm, sâu và lâu. Nếu trẻ chỉ mút núm vú mà không ngậm quầng vú sẽ làm bà mẹ đau rát, nứt núm vú, trẻ không bú đủ sữa và mỏi miệng.

- Trong sáu tháng đầu (từ khi sinh đến 180 ngày tuổi) cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, không cần ăn, uống bất kỳ loại thức ăn, đồ uống nào khác.

- Khi cho trẻ ăn bổ sung, vẫn tiếp tục cho trẻ bú, bú thường xuyên hơn và lâu hơn.

- Không cai sữa cho trẻ trước 12 tháng. Nuôi con bằng sữa mẹ trong vòng 2 năm đầu hoặc lâu hơn giúp trẻ phát triển tốt và khoẻ mạnh./

NUÔI CON BẰNG SỮA MẸBs. Thu Nam

Bà mẹ nuôi con bú cần ăn đủ chất dinh dưỡng (ảnh minh họa)

Page 11: CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM …soyte.phutho.gov.vn/portals/0/AttachFiles/2013/3/18/2013_3_18_10_53_51... · của ngành, 02 thông điệp truyền

11Bản tin Y tế Phú Thọ

C hị Nguyễn Thị An là phụ huynh của cháu Trần Thái Long (lớp 5 tuổi A1) cho biết: Từ khi đi học ở Trường Mầm non Gia

Cẩm đến nay, ngày nào đi học về cháu cũng kể cho bố mẹ nghe về việc hôm nay được học gì, ăn gì. Ngay trong các bài học ở lớp, cô giáo đã dạy cho các bé nhiều điều xung quanh việc đảm bảo dinh dưỡng hàng ngày.

Cô giáo Nguyễn Thị Kim Thanh - Hiệu trưởng nhà trường cho biết thêm: “Đối với trẻ bậc mầm non thì việc phòng, chống suy dinh dưỡng là hết sức quan trọng và cần thiết. Xác định để giảm được tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ, phải làm tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ hàng ngày nên hàng năm, trước khi bước vào năm học mới, nhà trường đã lên kế hoạch để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ một cách khoa học, hợp lý”.

Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Y tế, Phòng Y tế thành phố Việt Trì, Đảng ủy, UBND, Trạm Y tế phường nên ngay từ đầu năm học, nhà trường đã phối hợp với Trạm Y tế phường tổ chức khám sức khỏe định kỳ và tiến hành cân đo, theo dõi sức khỏe cho trẻ theo biểu đồ phát triển trẻ em cho 100% trẻ đến trường. Để nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng, việc tính toán khẩu phần ăn từng bữa cho trẻ được tính theo phần mềm Nutrikids và có sự điều chỉnh trong ngày để đảm bảo cân đối các chất, năng lượng trong mỗi khẩu phần ăn, theo độ tuổi.

Nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhà trường đã ký hợp đồng với các cơ sở cung cấp thực phẩm như: thịt, cá, trứng, rau xanh… với chất lượng, giá cả hợp lý. Việc chế biến món ăn cho trẻ được tiến hành theo quy trình bếp một chiều, có tủ lạnh để lưu mẫu thức ăn 24/24 giờ. Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng bữa ăn, từ khâu chế biến thực phẩm đến khâu chia ăn, có cả sự giám sát của phụ huynh.

Đối với đội ngũ nhân viên phục vụ bếp ăn, nhà trường đều quan tâm cử tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ, hàng năm đều khám sức khỏe định kỳ, lấy mẫu phân xét nghiệm. Đối với đội ngũ giáo viên nhà trường, các cô giáo đều nắm chắc và thực hiện tốt quy trình vệ sinh cá nhân cho trẻ, hướng dẫn các cháu biết cách rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Trong các tiết học khám phá về khoa học, xã hội đều lồng ghép các kiến thức về dinh dưỡng, cách nhận biết các loại rau, củ, quả để trẻ biết, hình thành cho trẻ kỹ năng sống một cách tích cực, biết ăn đúng, ăn đủ, ăn hết xuất để khỏe mạnh. Đặc biệt, các hội thi “Bé tập làm nội trợ” được nhà trường tổ chức thường xuyên trong năm học đã giúp cho nhiều trẻ có những hiểu biết nhất định về vấn đề dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ trong việc phòng, chống suy dinh dưỡng, thường xuyên thông báo cho phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ để các bậc phụ huynh cùng phối hợp với nhà trường chăm sóc trẻ một cách toàn diện, đầy đủ. Để mỗi phụ huynh có thêm kiến thức về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, nhà trường đã xây dựng góc tư vấn dinh dưỡng cho phụ huynh gồm các tủ tài liệu, tranh ảnh tuyên truyền, thông qua các buổi họp cha mẹ trẻ để phổ biến kiến thức, qua các giờ đón - trả trẻ…

Công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em đối với bậc mầm non là hết sức cần thiết và quan trọng. Vì vậy, trong thời gian tới, Trường mầm non Gia Cẩm tiếp tục mong nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Phòng Y tế, Trung tâm Y tế Thành phố Việt trì, Đảng ủy, UBND, Trạm Y tế phường, sự phối hợp hiệu quả giữa gia đình và nhà trường để công tác phòng, chống suy dinh dưỡng ở Trường Mầm non Gia Cẩm ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần đẩy lùi tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, nâng cao chất lượng sức khỏe cho trẻ em trên địa bàn thành phố Việt Trì./.

TRƯỜNG MẦM NON GIA CẨM THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ

VỚI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ EMLê Phương

Page 12: CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM …soyte.phutho.gov.vn/portals/0/AttachFiles/2013/3/18/2013_3_18_10_53_51... · của ngành, 02 thông điệp truyền

12 Bản tin Y tế Phú Thọ

Biếng ăn là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em, với các biểu hiện trẻ ăn ít hơn bình thường, ngậm thức

ăn trong miệng lâu không chịu nuốt và nhiều biểu hiện khác.

Nguyên nhân của trẻ biếng ănCó rất nhiều nguyên nhân dẫn

đến tình trạng biếng ăn ở trẻ, trong đó người mẹ khi mang thai ăn uống không đủ chất dinh dưỡng dẫn tới trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ. Kết quả là trẻ sinh non tháng, thiếu cân dẫn tới lười bú mẹ ngay từ những tháng đầu sau khi sinh. Hoặc nếu trẻ sinh thường, đủ cân có thể lười bú mẹ, bỏ bú mẹ.

Một số nguyên nhân khác nữa phải kể đến là do trẻ ốm, mắc các bệnh cấp tính (nhiễm khuẩn, nhiễm virút hệ hô hấp, hệ tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm ruột...) dẫn đến tình trạng trẻ kém ăn. Khi trẻ bị nhiễm khuẩn thì hàm lượng các vitamin và các chất khoáng bị mất đi rất lớn, nhất là vitamin A, vita-min C, vitamin nhóm B, magiê, B6, sắt, kẽm làm cho trẻ biếng ăn. Hơn nữa, trẻ bị nhiễm khuẩn thường dùng kháng sinh dễ dẫn đến loạn khuẩn đường ruột cùng với các tổn thương thực thể tại hệ tiêu hóa, nên trẻ bị trướng bụng, khó tiêu, càng dễ biếng ăn. Đặc biệt với trẻ ăn bổ sung quá sớm (trước 6 tháng tuổi) và khẩu phần ăn không cân đối có nhiều tinh bột cũng làm cho trẻ biếng ăn, lâu dần sẽ dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng. Trong một số trường hợp khi trẻ bị ốm, mọc răng... trẻ dễ bị biếng ăn. Chưa kịp ăn ngon miệng trở lại thì bị người lớn thúc ép ăn, thậm chí bị đánh làm cho trẻ sợ bữa ăn. Bên cạnh đó, cha mẹ không cho trẻ ăn không có giờ giấc, ăn quà vặt hoặc ăn bánh kẹo, nước ngọt trước bữa ăn, thức ăn không hợp khẩu vị cũng làm cho trẻ biếng ăn.

Cách khắc phục trẻ biếng ănĐể giúp cho trẻ ăn ngon miệng trở lại, cha

mẹ các bé cần phải kiên nhẫn và phối hợp với các bác sĩ dinh dưỡng, bác sĩ nhi loại bỏ nguyên nhân gây biếng ăn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng các bà mẹ nên nuôi

con bằng sữa mẹ trong vòng 24 tháng đầu đời của trẻ. Trong đó cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh mà không cần bổ sung bất kỳ loại thức ăn nước uống nào khác. Đồng thời, phải có chế độ ăn bổ sung hợp lý cho trẻ nhỏ. Không nên cho trẻ ăn bổ sung quá sớm trước 6 tháng tuổi. Đối với một số trẻ suy dinh dưỡng, sinh thiếu tháng, thiếu cân cần có sự quan tâm về chế độ chăm sóc dinh dưỡng và điều trị thuốc. Đặc biệt, trong thời gian điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nên cho trẻ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và bổ sung các vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B và các chất khoáng như magiê, kẽm khi cần theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Và đối với tất cả các bệnh nhi không được lạm dụng kháng sinh, khi trẻ mắc bệnh cần được khám, chẩn đoán và điều trị tại các cơ sở y tế. Các chuyên gia cũng cho lời khuyên các bà mẹ nên tập cho trẻ ăn đa dạng nhiều loại thức ăn và luôn thay đổi món ăn, cách chế biến để cho trẻ ăn ngon miệng. Không nên vì mong con nhanh tăng cân mà ép trẻ ăn quá nhiều. Riêng trường hợp trẻ có tình trạng biếng ăn bệnh lý cần phải có sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng về chế độ ăn cụ thể, phù hợp với từng trẻ. Và điều quan trọng là trong bữa ăn phải tạo ra một không khí vui vẻ thoải mái giúp trẻ ăn ngon miệng./.

Khanh Đỗ

NGUYÊN NHÂN TRẺ BIẾNG ĂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Cha mẹ nên cho con ăn đa dạng các loại thực phẩm ngay từ khi mới ăn dặm

(ảnh minh họa)

Page 13: CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM …soyte.phutho.gov.vn/portals/0/AttachFiles/2013/3/18/2013_3_18_10_53_51... · của ngành, 02 thông điệp truyền

13Bản tin Y tế Phú Thọ

N ằm giữa trung tâm thành phố Việt Trì, phường Tiên Cát là

một phường có đông dân (với 15.750 nhân khẩu, chia thành 16 khu dân cư), dân số đến tạm trú nhiều nên công tác quản lý phụ nữ có thai, trẻ dưới 1 tuổi gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, được sự ủng hộ của Đảng ủy, HĐND, UBND phường Tiên Cát; sự quan tâm, chỉ đạo của Trung tâm Y tế thành phố Việt Trì; sự đồng thuận, nỗ lực của tập thể cán bộ Trạm, trong nhiều năm qua, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em đã có những kết quả đáng ghi nhận. Nếu như năm 2010, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi của phường là 11,39% thì đến nay, tỷ lệ này giảm xuống còn 10,94%.

Để đạt được kết quả đó, Trạm đã xác định một trong những nhiệm vụ hàng đầu là tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, nâng cao kiến thức để giúp người dân nhận thức đúng đắn hơn về chế độ dinh dưỡng hàng ngày và thực hành dinh dưỡng hợp lý.

Đội ngũ cộng tác viên dinh dưỡng phường không chỉ phát tờ rơi, tranh ảnh minh họa, thông tin trên loa truyền thanh mà còn đến tuyên truyền tận các hộ gia đình, lồng ghép nội dung phòng, chống suy dinh dưỡng trong những buổi họp khu dân cư, kịp thời giải đáp, hướng dẫn, đồng thời chuyển tải những kiến thức, thực hành dinh dưỡng đúng đến cho người dân, giúp người dân nhận biết và loại bỏ những tập quán dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ. Từ đầu năm đến nay, Trạm đã phối hợp với Hội Phụ nữ phường, cộng tác viên y tế tổ chức Hội nghị tư vấn cho trên 200 lượt người là các bà mẹ có con dưới 36 tháng tuổi

và các bà mẹ có con từ 36-60 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng, các bà mẹ có thai biết cách phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ và chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai; tư vấn dinh dưỡng tại Trạm cho 270 lượt phụ nữ mang thai và bà mẹ đang nuôi con nhỏ...

Y sỹ sản nhi. Hoàng Thị Tuyết Lan, cán bộ chuyên trách Chương trình phòng, chống suy dinh dưỡng của Trạm cho biết: Trong các buổi truyền thông về phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em, cán bộ y tế không chỉ hướng dẫn và tư vấn về kiến thức phòng - chống suy dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng hợp lý mà còn hướng dẫn cụ thể cho phụ nữ có thai, bà mẹ nuôi con nhỏ cách chế biến thức ăn đầy đủ các nhóm, chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ từ lúc còn là thai nhi, trẻ đang bú mẹ đến tuổi đang ăn dặm. Đồng thời, hướng dẫn cho chị em cách lựa chọn thực phẩm an toàn, bảo đảm vệ sinh, sử dụng nhóm thực phẩm giàu năng lượng để chế biến.

Công tác truyền thông và hướng dẫn thực hành dinh dưỡng còn được Trạm lồng ghép kết hợp vào các ngày (xem tiếp trang 19)

TRẠM Y TẾ PHƯỜNG TIÊN CÁT – THÀNH PHỐ VIỆT TRÌNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRUYỀN THÔNG – PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM

Hồng Hà

Cân nặng cho trẻ sơ sinh tại Trạm Y tế phường Tiên Cát – Việt Trì

Ảnh: Hồng Hà

Page 14: CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM …soyte.phutho.gov.vn/portals/0/AttachFiles/2013/3/18/2013_3_18_10_53_51... · của ngành, 02 thông điệp truyền

14 Bản tin Y tế Phú Thọ. Số 5-2012

T hừa cân béo phì là tình trạng cơ thể

tích tụ quá nhiều mỡ do hậu quả của sự mất cân bằng năng lượng, có nghĩa là năng lượng đưa vào cơ thể vượt quá năng lượng tiêu hao.

Vì sao trẻ bị thừa cân béo phì?

Trẻ bị thừa cân béo phì là do chế độ ăn giàu năng lượng vượt quá nhu cầu nhất là năng lượng từ chất béo, tuy nhiên ăn nhiều chất đạm, bột đường cũng bị thừa cân béo phì vì các chất này khi vào cơ thể dư thừa đều có thể chuyển hóa thành chất béo dự trữ. Trong trường hợp trẻ ít hoạt động thể lực là yếu tố song hành, nguy cơ cao gây thừa cân béo phì. Trẻ thường dành thời gian cho hoạt động tĩnh tại như xem ti vi, đọc chuyện, chơi điện tử...mà ít luyện tập thể dục thể thao. Một số nghiên cứu cho thấy ở những trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, trẻ nhẹ cân hoặc cân nặng lúc sinh quá cao... lớn lên dễ bị thừa cân béo phì. Các nhà nghiên cứu khoa học cũng cho biết yếu tố di truyền về thừa cân béo phì thì chưa được chứng minh đầy đủ, tuy nhiên trong gia đình cha mẹ bị thừa cân béo phì thì con cái có nguy cơ bị thừa cân béo phì.

Trẻ bị thừa cân béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Trẻ bị thừa cân béo phì sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Béo phì ở trẻ em là yếu tố nguy cơ béo phì ở người lớn. Những người lớn bị béo phì nặng thường có tiền sử béo phì ở tuổi thiếu niên. Béo phì ở trẻ em ảnh hưởng đến sức khỏe khi trưởng thành. Vì ở người béo phì có nguy cơ mắc các bệnh tăng huyết áp dẫn đến

bệnh tai biến mạch máu não, tăng c h o l e s t e r o l dẫn đến nhồi máu cơ tim...và có nguy cơ mắc các bệnh lý khác như bệnh đái tháo đường, bệnh sỏi mật, cơ xương khớp, bệnh ung thư vú, tử cung, tiền liệt tuyến.

Bên cạnh đó, trẻ béo phì thường vụng về, chậm chạp, hay bị bạn bè trêu chọc ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng học tập.

Làm thế nào để giảm cân cho trẻ bị thừa cân béo phì?

Điều cần thiết là phải điều chỉnh chế độ ăn hợp lý. Nguyên tắc chính để điều trị thừa cân béo phì ở trẻ em là điều chỉnh chế độ ăn hợp lý kết hợp với hoạt động thể lực. Nên hạn chế các loại bánh kẹo, đường, mật, sữa đặc có đường, sữa béo nhưng có thể uống sữa gầy (sữa bột tách bơ). Khi chế biến thức ăn nên làm các món hấp, luộc, hạn chế món quay, xào, rán. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả ít ngọt. Và cần có chế độ ăn điều độ, không ăn quá no, không được bỏ bữa, không để trẻ quá đói, ăn nhiều vào buổi sáng, không nên ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ. Đồng thời, các cha mẹ cần khuyến khích trẻ tham gia các môn thể dục thể thao như chạy, bơi, nhảy dây, đi bộ...hạn chế xem tivi, chơi điện tử. Cần lưu ý, thường xuyên theo dõi cân nặng, chiều cao, khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ và thời gian hoạt động của trẻ.

Làm thế nào để dự phòng thừa cân béo phì?Dự phòng thừa cân béo phì chủ yếu là

dinh dưỡng hợp lý (xem tiếp trang 19)

BỆNH BÉO PHÌ VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNGBS. Thu Nam

Tăng cường vận động giúp trẻ giảm thừa cân, béo phì (ảnh minh họa)

Page 15: CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM …soyte.phutho.gov.vn/portals/0/AttachFiles/2013/3/18/2013_3_18_10_53_51... · của ngành, 02 thông điệp truyền

15Bản tin Y tế Phú Thọ. Số 5-2012

C hăm sóc bà mẹ trong thời kỳ mang thai là 1 trong 7 nội dung của Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng

bởi vì chế độ ăn uống của người mẹ có vai trò quyết định đối với sự phát triển của thai nhi. Những bà mẹ khoẻ mạnh sẽ sinh ra những đứa con khoẻ mạnh.

Thời kỳ trẻ còn trong bào thai, dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc vào dinh dưỡng của mẹ. Nguồn dinh dưỡng từ mẹ sẽ theo máu qua nhau thai đến cung cấp cho con. Vì vậy, khi có thai người mẹ vừa ăn cho mình, vừa ăn cho con.

Dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp mẹ có sức đề kháng tốt tránh mắc bệnh, đủ sức để sinh con, mau phục hồi sức khoẻ sau sinh, có đủ sữa cho con bú và đảm bảo sự phát triển của thai nhi.

Khi mang thai cơ thể người phụ nữ thay đổi hầu hết các cơ quan, trong đó có những thay đổi liên quan đến dinh dưỡng như: nhu cầu về năng lượng và các dưỡng chất đều gia tăng; sự hấp thu ở ruột tăng; chuyển hóa cơ bản giảm; có thể xuất hiện một số triệu trứng khó chịu do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể như chán ăn, buồn nôn, nôn…Những thay đổi trên ít nhiều ảnh hưởng đến sự tăng cân của thai phụ.

Theo lời khuyên của bác sỹ, để có chế độ dinh dưỡng hợp lý trong thời kỳ mang thai, các bà mẹ nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng và phải ăn uống nhiều hơn bình thường để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bà mẹ và sự phát triển của thai nhi. Ngoài những bữa chính cùng gia đình, các bà mẹ cần bổ sung thêm những bữa phụ. Đặc biệt chú ý tăng những thực phẩm có nguồn gốc động vật. Tuỳ từng điều kiện kinh tế của từng vùng và từng gia đình, bữa phụ có khi là quả trứng hay củ khoai, củ sắn… được tận dụng các nguồn thực phẩm sẵn có tại địa phương, gia đình để cung cấp thêm năng lượng và các chất dinh dưỡng khác cho bà mẹ. Các thực phẩm sẵn có ở địa phương giàu chất dinh dưỡng đều

tốt cho bà mẹ. Đồng thời, các bà mẹ cần ăn đa dạng thực phẩm, phối hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau vì mỗi loại thực phẩm có vai trò quan trọng khác nhau đối với sự phát triển của bào thai. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng thì chế độ ăn tốt nhất cho phụ nữ mang thai cần kết hợp đủ 4 nguồn thực phẩm cơ bản gồm: nguồn cung cấp chất bột, đường (gạo, ngô, khoai...); nguồn cung cấp chất đạm (đậu, đỗ, sữa, tôm, trứng, thịt, cá...); nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ (rau, củ, quả...); nguồn cung cấp chất béo (dầu, mỡ). Chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm, lựa chọn và sử dụng các thức ăn, đồ uống sạch và an toàn. Bên cạnh đó, các bà mẹ cần uống đủ lượng nước (2 lít/ngày). Không cần kiêng khem loại thức ăn nào. Hạn chế các chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê, trà đặc. Nên giảm lượng muối ăn hàng ngày và các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, giấm. Đặc biệt các bà mẹ không nên sử dụng thuốc khi không có chỉ định của thầy thuốc./.

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO PHỤ NỮ MANG THAI Hằng Minh

Phụ nữ mang thai cần kết hợp đủ 4 nguồn thực phẩm cơ bản (ảnh minh họa)

Page 16: CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM …soyte.phutho.gov.vn/portals/0/AttachFiles/2013/3/18/2013_3_18_10_53_51... · của ngành, 02 thông điệp truyền

16 Bản tin Y tế Phú Thọ. Số 5-2012

S uy dinh dưỡng trẻ em đang là vấn đề nghiêm trọng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tình trạng suy

dinh dưỡng có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển trí tuệ, thể lực của trẻ nhỏ.

Để biết trẻ bị suy dinh dưỡng hay không chúng ta cần theo dõi cân nặng của trẻ hàng tháng dựa trên biểu đồ tăng trưởng, khi đường vẽ biểu đồ chiều cao, cân nặng của trẻ có xu hướng đi ngang và đi xuống là trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.

Có rất nhiều nguyên nhân gây suy dinh ở trẻ nhỏ, trong đó nguyên nhân hàng đầu hiện nay là do bữa ăn của trẻ thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển. Trẻ dưới 5 tuổi có nhu cầu dinh dưỡng cao để phát triển cơ thể. Để đáp ứng nhu cầu đó, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ theo lứa tuổi. Trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

Từ tháng thứ 7 trẻ bắt đầu ăn thêm ngoài sữa mẹ. Từ tháng tuổi này, nếu nuôi dưỡng trẻ không đúng phương pháp trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng. Nếu người mẹ trước và trong khi mang thai ăn uống không đầy đủ có thể dẫn đến bị suy dinh dưỡng và có thể đẻ ra đứa con nhẹ cân, còi cọc. Đứa trẻ bị suy dinh dưỡng từ trong bào thai sẽ dễ bị suy dinh dưỡng sau này. Người mẹ bị suy dinh dưỡng, ăn uống kém trong những tháng đầu sau sinh có thể dẫn đến tình trạng thiếu sữa hoặc mất sữa, do đó đứa con cũng dễ bị suy dinh dưỡng. Đối với các trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp, tiêu chảy, các bệnh ký sinh trùng mạn tính cũng có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng sau này. Đây là tình trạng hay gặp ở nước ta. Đồng thời, chế độ nuôi dưỡng không hợp lý khi trẻ bị bệnh càng làm cho tình trạng suy dinh dưỡng nặng nề hơn ở trẻ dưới 5 tuổi. Ngoài chăm sóc về ăn uống, đứa trẻ cần ►

DẤU HIỆU, NGUYÊN NHÂN SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ NHỎVÀ BIỆN PHÁP PHỤC HỒI DINH DƯỠNG CHO TRẺ

BỊ SUY DINH DƯỠNGBS. Thu Nam

Chăm sóc trẻ tại Trạm Y tế phườngDữu Lâu - Việt Trì - Phú Thọ (Ảnh Lê Phương)

Page 17: CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM …soyte.phutho.gov.vn/portals/0/AttachFiles/2013/3/18/2013_3_18_10_53_51... · của ngành, 02 thông điệp truyền

17Bản tin Y tế Phú Thọ. Số 5-2012

► chăm sóc về sức khoẻ (tiêm chủng, phòng chống nhiễm khuẩn), chăm sóc về tâm lý, tình cảm...không tốt; Môi trường sống ở gia đình bị ô nhiễm, sử dụng nguồn nước không sạch để nấu ăn, tắm giặt cho trẻ; Xử lý nước thải, phân, rác không đảm bảo... là những yếu tố dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.Để khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ thì cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ nhỏ. Đối với trẻ trong vòng 6 tháng tuổi người mẹ nên dành nhiều thời gian để chăm sóc con và để cho con bú. Trẻ cần được bú nhiều lần trong ngày, bất cứ lúc nào khi trẻ đói, kể cả ban đêm, trẻ càng bú nhiều thì trẻ càng nhận được nhiều chất dinh dưỡng và mẹ càng tiết nhiều sữa. Cho trẻ bú đúng cách để trẻ nhận được nguồn sữa nhiều nhất. Khi trẻ từ 7 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi vẫn tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ nhiều lần trong ngày. Đồng thời, người mẹ cần cho trẻ ăn bổ sung. Tùy theo lứa tuổi của trẻ có thể cho trẻ ăn bột, cháo, cơm. Chế độ ăn giầu dinh dưỡng hơn so với trẻ bình thường. Với bữa ăn bổ sung cho trẻ cần có đầy đủ các thức ăn có trong 4 nhóm thực phẩm. Khi chăm trẻ ở giai đoạn này cần cho trẻ ăn với số lượng thức ăn tăng dần từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, từ mềm đến thô dần theo từng độ tuổi và kiên nhẫn tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới. Nên đổi bữa thường xuyên để trẻ không chán ăn. Thức ăn phải hợp với khẩu vị của trẻ giúp trẻ ăn ngon miệng và thích ăn. Đồng thời, chế biến thức ăn hỗn hợp, giàu dinh dưỡng, sử dụng những thức ăn sẵn có ở địa phương, gia đình. Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên chế độ ăn của trẻ suy dinh dưỡng cần tăng cả về số lượng và chất lượng so với trẻ bình thường khác. Sau khi ăn bữa chính nếu trẻ ăn ít hơn nửa suất ăn thì cho trẻ uống bù nửa ly sữa hoặc nửa quả chuối hay một cái bánh ngọt. Như vậy sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn là ép trẻ ăn hết khẩu phần cơm hoặc cháo. Không nên ép trẻ ăn hết khi trẻ đã chán. Nếu ép ăn quá trẻ sẽ nôn và sẽ rất sợ ăn dẫn tới biếng ăn sau này. Nên cho trẻ ăn thêm một bữa tối trước khi đi ngủ, đặc biệt đối với trẻ suy dinh dưỡng bữa tối rất quan trọng giúp trẻ tăng cân tốt.Đặc biệt, khi đã bị suy dinh dưỡng thì trẻ cần

được bổ sung vi chất dinh dưỡng. Việc bổ sung vi chất dinh dưỡng như thế nào là hợp lý cần có sự tư vấn của thầy thuốc. Đồng thời, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ việc lựa chọn, chế biến đến bảo quản và sử dụng lương thực, thực phẩm. Cần sử dụng nguồn nước sạch để chế biến thức ăn tránh tình trạng gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ bị suy dinh dưỡng. Nếu trẻ suy dinh dưỡng bị mắc bệnh tiêu chảy sẽ gây tình trạng suy dinh dưỡng nặng hơn./.

================

(tiếp theo trang 3)

Những yếu tố vi lượng cần thiết cho cả người mẹ và thai nhi

Trong thực phẩm axit folic dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ, ánh sáng mặt trời. Trong quá trình chế biến tỉ lệ axit folic bị mất từ 50-90%.

Để phòng chống thiếu sắt và axit folic trong khẩu phần các bà mẹ cần ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm, tăng cường ăn các thứa ăn giàu sắt và axit folic. Thực phẩm cần lựa chọn tươi, sạch, khi mua về cần chế biến ngay và thực hiện ăn ngay sau khi nấu để tránh hao hụt các thành phần trên. Bên cạnh chế độ ăn uống đa dạng, đủ dinh dưỡng, giàu chất sắt và axit folic để phòng chống thiếu máu ở bà mẹ và dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Các bà mẹ cần uống bổ sung thêm viên sắt/axit folic hàng ngày với liều 60mg sắt nguyên tố và 0,4mg axit folic hoặc viên đa vi chất ngay từ lúc bắt đầu có thai (nếu sớm hơn từ lúc có ý định có thai càng tốt) đến 1 tháng sau sinh./.

Page 18: CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM …soyte.phutho.gov.vn/portals/0/AttachFiles/2013/3/18/2013_3_18_10_53_51... · của ngành, 02 thông điệp truyền

18 Bản tin Y tế Phú Thọ. Số 5-2012

4 thực phẩm có lợi cho sức khỏe phụ nữ

D o hoạt động của kinh kỳ, phụ nữ thường có nguy cơ thiếu máu cao hơn so với nam giới. Lượng

sắt thấp trong máu có thể khiến cơ thể trở nên rệu rã, mệt mỏi. Thịt trâu là một món ăn được đánh giá cao trong việc cung cấp chất sắt.

Thịt trâuThịt trâu thường nạc và có đặc điểm được

rất nhiều phụ nữ ưa thích: nhiều chất sắt và ít mỡ hơn nhiều so với thịt bò. Như vậy, nó có thể cung cấp nhiều năng lượng mà không làm tăng cân.

Đu đủĐu đủ có chứa một lượng vitamin C nhiều

gấp đôi so với cam. Sau khi phân tích mẫu máu của hơn 13.000 người, các nhà khoa học thuộc Đại học San Francisco (Mỹ) nhận thấy, những phụ nữ có lượng vitamin C thấp trong cơ thể thường dễ mắc bệnh viêm túi mật. Một quả đu đủ cỡ trung bình chứa khoảng 188 miligam vita-min C, sẽ là một nguồn bổ sung vi chất và năng lượng tuyệt vời cho họ.

Đậu tươngĐậu tương giúp giảm bớt lượng choles-

terol và làm cho xương chắc, khỏe. Hợp chất isoflavone trong đậu tương chính là nhân tố chủ chốt đem lại hiệu quả này. Theo lời khuyên của các bác sĩ, khoảng 80 g đậu tương mỗi ngày sẽ rất tốt cho hệ thống xương trong cơ thể, đặc biệt là xương sống.

Rau xanhRau xanh là loại thực phẩm rất tốt cho sức

khỏe con người đặc biệt là phụ nữ. Thực phẩm này có thể giúp chống lại chứng loãng xương mà hầu hết phụ nữ gặp phải khi về già. Theo các nhà khoa học, ngoài canxi và vitamin D, vitamin K cũng có tác dụng bảo vệ xương. Nghiên cứu cho thấy, nữ giới có khẩu phần ăn giàu vitamin K (khoảng 109 microgam mỗi ngày) sẽ giảm 30% nguy cơ mắc chứng loãng xương so với bình thường. Các loại cây có lá sẫm màu như cải, cây bông cải xanh... rất giàu vitamin K.

(Theo Sức Khoẻ & Đời Sống)

Đỗ Thị Đào

Xã Ninh Dân - Thanh Ba - Phú Thọ

Đất nước ta đang chuyển mình vươn tớiSánh vai cùng các cường quốc năm châu

Nền kinh tế luôn đặt đứng hàng đầuNhưng sức khỏe cũng là điều cần thiết

Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đặc biệtSức khỏe chung cho thế hệ tương lai

Từ thành phố đồng quê đến miền núi xa xôiPhải chăm sóc quan tâm từ tấm bé

Ngay từ lúc thai nhi trong bụng mẹDinh dưỡng đầy đủ tư vấn 1 chị xemEm bé sinh trong vòng tháng đầu tiên

Tư vấn 2 kèm theo kỹ thuật 1

Trẻ xưa kia 4 tháng ăn thêm bộtVừa tốn tiền lại hại ruột trẻ thơTư vấn 3 nhắc bà mẹ đừng lo

Cứ ăn đủ chất lấy sữa cho con bú

Trẻ sáu tháng các bà mẹ nên nhớĐến lúc này trẻ cần được ăn thêm

Kỹ thuật 2 tư vấn 4 đi kèmGiúp kiến thức về nhu cầu dinh dưỡng

Phải đầy đủ vitamin muối khoángChất bột trong: gạo, ngô, sắn của nhà

Chất đạm trong: thịt, cá, trứng, tôm, cuaVà chất béo trong: dầu, vừng, lạc, mỡ

Trên thực tế chúng ta ai cũng rõTỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn nhiều

Bởi chúng ta kinh tế vẫn còn nghèoVà kiến thức vẫn còn nhiều hạn chế

Trạm chúng tôi luôn mời các bà mẹĐến tọa đàm cùng với cộng tác viên

Và tuyên truyền tư vấn rất thường xuyênĐể giảm sinh đạt mức sinh thay thế

Phải truyền thông dù thảo luận nhóm nhỏThăm tại nhà hay tư vấn cá nhân

Giúp đối tượng tự nhận thấy bản thân Để đổi thay chọn hành vi thích hợp./.

Bài ca tư vấn

Page 19: CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM …soyte.phutho.gov.vn/portals/0/AttachFiles/2013/3/18/2013_3_18_10_53_51... · của ngành, 02 thông điệp truyền

19Bản tin Y tế Phú Thọ. Số 5-2012

(tiếp theo trang 7)

PHÚ THỌ VỚI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG ...

Đối với nhà trường, cần có cô nuôi đảm nhiệm công việc tổ chức bữa ăn cho các cháu. Việc lựa chọn thực phẩm và xử lý theo đúng quy trình của bếp một chiều từ khâu sơ chế, chế biến tới khâu chia khẩu phần ăn đều đảm bảo an toàn. Trẻ được tổ chức ăn theo thực đơn, thực phẩm các ngày trong tuần không trùng lặp nhau và phải cân đối về các chất dinh dưỡng. Các món ăn của trẻ đều thái nhỏ, ninh nhừ phù hợp với từng độ tuổi đảm bảo trẻ ăn ngon miệng và ăn hết suất. Hàng ngày nhà bếp có lưu mẫu thức ăn sau 24 giờ để theo dõi, phòng ngộ độc thực phẩm cho trẻ. Tại một số trường cũng đã đưa ra nhiều sáng kiến để bảo đảm bữa ăn của trẻ theo tiêu chí ngon, sạch với khoản tiền 15 nghìn đồng/ngày cho mỗi cháu nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, cân đối các chất như lipít, gluxit, protit và vitamin....

Ngoài ra, các hoạt động hỗ trợ khác như cấp phát tờ rơi, biểu đồ tăng trưởng của trẻ cho phụ huynh; phối hợp với cơ sở y tế trong việc quản lí sức khỏe, tiêm chủng, tẩy giun, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, dùng nguồn nước sạch trong chế biến thức ăn. Chính vì vậy qua theo dõi biểu đồ quy định sự phát triển của trẻ cho thấy tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong các nhà trường đã giảm hơn so với đầu năm học. Với những nỗ lực phòng chống suy dinh dưỡng tại các trường mầm non đã góp phần làm giảm tỷ lệ SDDTE trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, mặc dù những nỗ lực của các cấp các Ngành là vậy, song trong quá trình thực hiện vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều gia đình ở vùng sâu, vùng xa, trình độ nhận thức và điều kiện kinh tế chưa đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống, chưa được tuyên truyền, hướng dẫn về chăm sóc dinh dưỡng. Vì vậy để đảm bảo công tác phòng, chống SDDTE dưới 5 tuổi trên địa bàn toàn tỉnh đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới và mang tính bền vững, rất cần sự quan tâm ủng hộ hơn nữa của các ngành, các cấp góp phần giúp trẻ em trên toàn tỉnh được nâng cao thể chất, trí lực./.

(tiếp theo trang 13) TRẠM Y TẾ PHƯỜNG TIÊN CÁT ... tổ chức cho trẻ uống vitamin A (vào các ngày: 1-2 tháng 6 và 1-2 tháng 12 hàng năm). Hàng tháng, trong các buổi tiêm chủng mở rộng, Trạm đã tổ chức cân trẻ để đánh giá tình hình suy dinh dưỡng trẻ em qua biểu đồ tăng trưởng. Bác sĩ Nguyễn Thị Lan - Trạm trưởng cho biết: Để giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, trong thời gian tới chúng tôi sẽ tăng cường hơn nữa công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho người dân về chăm sóc trẻ em và bà mẹ có con nhỏ. Đặc biệt, chúng tôi sẽ đi sâu, đi sát đến những gia đình khó khăn, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn họ biết cách sử dụng hợp lý nguồn thực phẩm sẵn có, biết cách chế biến những món ăn phù hợp đảm bảo dinh dưỡng cho gia đình. Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Một chế độ dinh dưỡng tốt, phù hợp ngay từ khi bà mẹ có thai và trong suốt quá trình sống của mỗi cá nhân sẽ tạo nên một sức khỏe tốt, tuổi thọ được nâng cao và giống nòi được cải thiện. Sự quan tâm, vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức, đoàn thể xã hội cùng Ngành Y tế thực hiện tốt các mục tiêu phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ em là góp phần hoàn thành một trong những chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội tại tỉnh nhà./.

(tiếp theo trang 14) BỆNH BÉO PHÌ VÀ ...

và tăng cường hoạt động thể lực. Đối với trẻ dưới 3 tuổi cần chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ từ trong bào thai bằng cách chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ khi mang thai. Khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung cần có khẩu phần ăn hợp lý đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm (chất bột đường, chất đạm, chất béo và chất xơ, vitamin, khoáng chất). Đối với trẻ lớn và vị thành niên nên ăn uống hợp lý, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng để trẻ phát triển bình thường. Đồng thời khuyến khích trẻ ăn rau quả, hạn chế sử dụng thực phẩm giầu năng lượng, nghèo vi chất dinh dưỡng và đồ uống nhiều đường. Ở lứa tuổi này nên tăng cường vận động thể lực với các loại hình và mức độ thích hợp theo lứa tuổi như thể dục nhịp điệu, đi bộ, chạy nhảy, bơi lội...hạn chế xem vô tuyến, chơi điện tử và thức quá khuya. Ngoài ra, cần theo dõi tăng trưởng của trẻ ở mọi lứa tuổi qua chỉ số cân nặng chiều cao nhằm phát hiện sớm thừa cân béo phì. Để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt của trẻ./.

Page 20: CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM …soyte.phutho.gov.vn/portals/0/AttachFiles/2013/3/18/2013_3_18_10_53_51... · của ngành, 02 thông điệp truyền

20 Bản tin Y tế Phú Thọ. Số 5-2012

(xem tiếp trang 6)

SUY DINH DƯỠNG ...nguy cơ thừa cân, béo phì, đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp…Đặc biệt, ở bé gái khi lớn lên nếu chiều cao thấp dễ gây đẻ khó, có nguy cơ đẻ trẻ nhẹ cân (dưới 2.500g), chiều dài thấp.

Phòng chống SDD thấp còi như thế nào?Thời kỳ để phòng chống SDD thấp còi có

hiệu quả là thời kỳ bà mẹ mang thai và trẻ em trong 2 năm đầu đời.

Dinh dưỡng của bà mẹ trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng nhiều đến phát triển bào thai. Chế độ ăn phải đảm bảo nhu cầu protein, năng lượng, vitamin và khoáng chất để phòng chống thiếu năng lượng trường diễn, thiếu máu, thiếu canxi…Thức ăn cần đa dạng và có đủ 4 nhóm thực phẩm cơ bản gồm: nguồn cung cấp chất bột, đường (gạo, ngô, khoai...); nguồn cung cấp chất đạm (đậu, đỗ, sữa, tôm, trứng, thịt, cá...); nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ (rau, củ, quả...); nguồn cung cấp chất béo (dầu, mỡ). Ngoài chế độ ăn nên uống thêm viên sắt,acid fo-lic theo chỉ dẫn của thầy thuốc để phòng chống thiếu máu và dị tật ống thần kinh thai nhi. Cần khám thai định kỳ và theo dõi tăng cân từng quý để bổ sung dinh dưỡng kịp thời.

Đồng thời, chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ trong 2 năm đầu đời là việc làm hết sức quan trọng. Đây là giai đoạn chuyển tiếp về nuôi dưỡng trẻ từ trong bụng mẹ đến môi trường bên ngoài tử cung, trẻ bắt đầu bú mẹ, ăn bổ sung rồi tiến tới các chế độ ăn cùng gia đình. Trong giai đoạn này trẻ tăng trưởng và phát triển nhanh nhưng hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn nhất là tiêu chảy, viêm đường hô hấp cấp…Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất đối với trẻ nhỏ, cho trẻ bú sớm ngay trong vòng một giờ đầu sau sinh, bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu (180 ngày). Từ sau 6 tháng tuổi trở lên vẫn tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ kéo dài đến 24 tháng tuổi và cho trẻ ăn bổ sung hợp lý. Thức ăn bổ sung có đủ 4 nhóm thực phẩm. Khi trẻ bị bệnh không được kiêng khem quá mức, tiếp tục cho trẻ bú mẹ, ăn nhiều bữa trong ngày, thức ăn dễ tiêu hóa, đủ dưỡng chất.

Ngoài ra bổ sung vi chất dinh dưỡng vi-tamin A, D, kẽm và tiêm chủng cho trẻ theo hướng dẫn của thầy thuốc là việc làm hết sức quan trọng giúp phòng chống SDD thấp còi./.

(xem tiếp trang 9) Chế độ dinh dưỡng ...

rau, củ, quả cũng cần có mặt trong khẩu phần ăn, vì các vitamin này giúp ngăn ngừa tạo thành thể cetonic. Nên dùng nhiều rau quả tươi vì nó cung cấp nhiều vitamin, muối khoáng. Bệnh nhân có thể ăn nhiều mà không sợ bị tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nên tránh những loại trái cây nhiều đường như dưa hấu, mít, na...

Bên cạnh đó, người bệnh cần hạn chế ăn đường, bánh, kẹo... nhưng không vì thế mà kiêng sữa, vì sữa là thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, dễ tiêu, nhiều protein và các acid amin cần thiết, nên rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.

Chế biến đúng cách, ăn uống hợp lýKhi chế biến thức ăn cho bệnh nhân đái

tháo đường cần ưu tiên nấu các món dưới dạng luộc, hấp, nấu canh, chứa ít chất độc hơn so với các loại thức ăn được chế biến dưới dạng xào, rán, đặc biệt là rán giòn.

Bệnh nhân đái tháo đường với khẩu phần ăn quy định nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Thông thường hay chia thành 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Khi phân chia như vậy thức ăn sẽ vào cơ thể một cách từ từ, không làm đường huyết trong máu tăng cao quá mức. Các loại rượu mạnh cũng nên tránh vì mang thêm nhiều calo thừa và có thể gây hạ đường máu nếu uống nhiều mà lại ăn không đủ./.

(xem tiếp trang 8) Một số dưỡng chất ...

- chất trung gian dẫn truyền xung động thần kinh và tham gia vào quá trình lưu trữ trí nhớ. Choline tham gia vào quá trình chuyển hóa chất béo, khi thiếu choline thì lipid bị tích trữ nhiều tại gan. Nhiều nghiên cứu cho thấy cần thiết phải bổ sung choline vào khẩu phần ăn cho phụ nữ khi mang thai để mẹ có đủ lượng choline cung cấp cho con qua máu của mình. Đồng thời để giúp trẻ tăng cường phát triển trí thông minh cũng cần bổ sung choline vào bữa ăn của trẻ qua thực phẩm.Vai trò cần thiết của spingomyelin, choline đối với quá trình myelin hóa thần kinh - một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển hệ thần kinh, phát triển trí tuệ trẻ em đã được chứng minh rõ ràng.Vì vậy hiện nay trong nhiều thực phẩm như sữa, bánh dành cho bà mẹ khi mang thai và trẻ nhỏ đã được bổ sung spingomyelin, choline - là những dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển trí não của trẻ em./.