CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi...

61
CHƯƠNG TRÌNH HỘI THO “Xây dựng, khai thác và phát trin nhãn hiu sn phẩm đặc thù” tỉnh Bến Tre 1. Thi gian: Lúc 13 gi30 phút, ngày 16 tháng 11 năm 2019 2. Địa điểm: Trung tâm Hoạt động Thanh Thiếu Nhi (910/1 đường Võ Nguyên Giáp, p 1, xã Sơn Đông, thành phBến Tre) 3. Nội dung chương trình: TT Thời gian Nội dung công việc Thực hiện 1 13h30-14h00 Đăng ký và đón tiếp đại biểu Sở KH&CN Bến Tre 2 14h00-14h10 Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu Sở KH&CN Bến Tre 3 14h10-14h35 Phát biểu khai mạc Hội thảo Lãnh đạo tỉnh Bến Tre 4 Phát biểu chào mừng của Bộ Khoa học và Công nghệ Lãnh đạo Bộ KH&CN 5 14h35-14h50 Báo cáo đề dẫn Hội thảo Lãnh đạo Sở KH&CN 6 14h50-15h30 Trình bày các tham luận: - Thc trng trong xây dng, qun lý và phát trin chdẫn địa lý, nhãn hiu chng nhn và nhãn hiu tp th. Mt sgiải pháp và định hướng - Cơ hội ng dng khoa hc công nghphát trin bn vng ngành da, tiến ti shóa cây da - Nâng tầm thương hiệu và hi nhp quc tế - Truy xut ngun gc - Góp phn xây dng thương hiệu Da Bến Tre - Cục Sở hữu trí tuệ - Công ty Cphn Rynan Holdings - Ông Bùi Huy Bình, Công ty Cphn truy xut ngun gc TraceVerified 7 15h30-15h45 Giải lao và tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm 8 15h45-16h00 Tiếp tc tham lun: - Đổi mi sáng to, ng dng công nghmới để nâng cao giá trsn phm tcây da; chia skinh nghim quá trình xây dng và phát triển thương hiệu ca doanh nghip - Công ty TNHH chế biến dừa Lương Quới 9 16h00-17h00 Thảo luận chung Chủ trì điều hành 10 Tổng kết và bế mạc hội thảo Lãnh đạo Sở KH&CN Bến Tre

Transcript of CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi...

Page 1: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO

“Xây dựng, khai thác và phát triển nhãn hiệu sản phẩm đặc thù” tỉnh Bến Tre

1. Thời gian: Lúc 13 giờ 30 phút, ngày 16 tháng 11 năm 2019

2. Địa điểm: Trung tâm Hoạt động Thanh Thiếu Nhi (910/1 đường Võ Nguyên Giáp, ấp 1, xã

Sơn Đông, thành phố Bến Tre)

3. Nội dung chương trình:

TT Thời gian Nội dung công việc Thực hiện

1 13h30-14h00 Đăng ký và đón tiếp đại biểu Sở KH&CN Bến Tre

2 14h00-14h10 Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu Sở KH&CN Bến Tre

3

14h10-14h35

Phát biểu khai mạc Hội thảo Lãnh đạo tỉnh Bến Tre

4 Phát biểu chào mừng của Bộ Khoa học

và Công nghệ Lãnh đạo Bộ KH&CN

5 14h35-14h50 Báo cáo đề dẫn Hội thảo Lãnh đạo Sở KH&CN

6 14h50-15h30

Trình bày các tham luận:

- Thực trạng trong xây dựng, quản lý và

phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu

chứng nhận và nhãn hiệu tập thể. Một số

giải pháp và định hướng

- Cơ hội ứng dụng khoa học công nghệ

phát triển bền vững ngành dừa, tiến tới

số hóa cây dừa - Nâng tầm thương hiệu

và hội nhập quốc tế

- Truy xuất nguồn gốc - Góp phần xây

dựng thương hiệu Dừa Bến Tre

- Cục Sở hữu trí tuệ

- Công ty Cổ phần

Rynan Holdings

- Ông Bùi Huy Bình,

Công ty Cổ phần truy

xuất nguồn gốc

TraceVerified

7 15h30-15h45 Giải lao và tham quan gian hàng trưng

bày sản phẩm

8 15h45-16h00

Tiếp tục tham luận:

- Đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ

mới để nâng cao giá trị sản phẩm từ cây

dừa; chia sẻ kinh nghiệm quá trình xây

dựng và phát triển thương hiệu của

doanh nghiệp

- Công ty TNHH chế

biến dừa Lương Quới

9

16h00-17h00

Thảo luận chung Chủ trì điều hành

10 Tổng kết và bế mạc hội thảo Lãnh đạo Sở KH&CN

Bến Tre

Page 2: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

1

MỤC LỤC

Trang

1. Báo cáo đề dẫn

Tác giả: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre

02

2. Thực trạng trong xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn

hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể - Một số giải pháp và định hướng

Tác giả: Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ

06

3. Khai thác và phát triển thị trường trái cây đặc sản Bến Tre – Một số kinh

nghiệm

Tác giả: Viện Cây ăn quả miền Nam

16

4. Thực trạng và giải pháp xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu sản

phẩm đặc thù tỉnh Sóc Trăng

Tác giả: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng

23

5. Kinh nghiệm hỗ trợ các chủ sở hữu, các doanh nghiệp trong tạo lập,

quản lý và phát triển các tài sản trí tuệ gắn với sản phẩm đặc thù của địa

phương. Chính sách hỗ trợ của nhà nước và sự quan tâm của doanh nghiệp

Tác giả: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang

28

6. Truy xuất nguồn gốc góp phần xây dựng thương hiệu Dừa Bến Tre

Tác giả: Công ty TraceVerified

37

7. Đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ mới để nâng cao giá trị sản phẩm

từ cây dừa; chia sẻ kinh nghiệm quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp

Tác giả: Công ty TNHH chế biến dừa Lương Quới

45

8. Ứng dụng khoa học và công nghệ, nâng cao chuỗi giá trị ngành dừa và

các chính sách hỗ trợ xúc tiến, đầu tư phát triển ngành dừa tỉnh Bến Tre

Tác giả: Sở Công Thương tỉnh Bến Tre

50

9. Thực trạng và giải pháp sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, bền

vững, thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp, người dân trong hoạt động

phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Bến Tre

Tác giả: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre

56

Page 3: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

2

BÁO CÁO ĐỀ DẪN

HỘI THẢO “XÂY DỰNG, KHAI THÁC, PHÁT TRIỂN

NHÃN HIỆU SẢN PHẨM ĐẶC THÙ” TỈNH BẾN TRE

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre

Trở thành thành viên của WTO, CPTPP Việt Nam nói chung và tỉnh Bến Tre nói

riêng, có nhiều cơ hội mở rộng thị trường, phát triển xuất khẩu, song cũng đòi hỏi chúng

ta phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt cả trong nước và trên thị trường

quốc tế. Đối với mỗi quốc gia, nông nghiệp là một khu vực kinh tế không chỉ nuôi sống

cư dân nông thôn mà còn cung cấp lương thực, thực phẩm cho cư dân thành thị, là thị

trường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp. Thu nhập từ xuất khẩu nông sản cũng là nguồn

thu ngoại tệ cần thiết để nhập khẩu các hàng hoá khác cho nền kinh tế.

Vì vậy, đối với các mặt hàng nông sản muốn thâm nhập vào thị trường xuất khẩu

thì điều đầu tiên phải quan tâm là thương hiệu của hàng hóa. Thương hiệu đang trở thành

một chủ đề được các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội thương

mại quan tâm một cách đặc biệt như hiện nay. Trong khi các doanh nghiệp trên thế giới từ

lâu đã nhận biết sâu sắc thương hiệu là một tài sản hết sức to lớn, là phương tiện ghi nhận

bảo vệ và thể hiện thành quả của doanh nghiệp nó đem lại thị phần và lợi thế cạnh tranh

cho doanh nghiệp và không có một doanh nghiệp nào không bỏ công sức và tiền của để

tạo dựng và phát triển thương hiệu, họ gìn giữ và bảo vệ nó bằng tất cả tài năng và trí tuệ

của mình. Trong khi các doanh nghiệp nước ta đã bắt đầu quan tâm đến xây dựng thương

hiệu nhưng phần lớn doanh nghiệp vẫn chưa có nhận thức đúng đắn cho vấn đề này.

Đảng và Nhà nước ta luôn xác định khoa học và công nghệ có vai trò hết sức quan

trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cơ chế, chính sách về khoa

học và công nghệ đã được tập trung hoàn thiện với nhiều quy định tiến bộ và đổi mới để

đưa khoa học và công nghệ đồng hành và thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực

và địa phương.

Riêng đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết

định 1062/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2016 phê duyệt chương trình phát triển tài sản

sở hữu trí tuệ giai đoạn 2016 – 2020; đặc biệt ngày 22 tháng 8 năm 2019, Thủ tướng

Chính phủ đã ký Quyết định số 1068/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến

năm 2030, xác định: Phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ đồng bộ, hiệu quả ở tất cả các

khâu sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tạo môi trường khuyến

khích đổi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, đưa sở hữu trí tuệ trở thành

công cụ quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế,

văn hóa, xã hội; đồng thời khẳng định chính sách sở hữu trí tuệ là một bộ phận không thể

tách rời trong chiến lược, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia và

Page 4: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

3

các ngành, lĩnh vực; có sự tham gia tích cực của tất cả các chủ thể trong xã hội, trong đó

viện nghiên cứu, trường đại học, các cá nhân hoạt động sáng tạo, đặc biệt là các doanh

nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo ra và khai thác tài sản trí tuệ.

Bến Tre phát triển kinh tế dựa trên nền tảng nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp

của tỉnh khoảng 180 ngàn ha, chiếm gần 80 diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích

trồng cây ăn trái gần 30.000 ha (Bưởi da xanh: 7.212 ha, chôm chôm: 5.570 ha, nhãn:

4.400 ha), diện tích trồng cây dừa gần 73.000 ha - lớn nhất nước và hoa kiểng: 500.000

sản phẩm/ HTX. Thế nhưng trước đây chúng ta ít quan tâm đến thương hiệu của các loại

nông sản tỉnh nhà, mặc dù khi nhắc đến Bến Tre là người ta nghĩ ngay đến nước dừa, hay

sầu riêng, hoa kiểng Cái Mơn, chôm chôm, măng cụt Chợ Lách ….

Trong những năm gần đây, Tỉnh ủy, UBND tỉnh hết sức quan tâm đến việc xác lập

quyền cho các sản phẩm đặc sản của địa phương, đây là lợi thế quan trọng. Các cơ quan

đoàn thể và nhân dân đồng tình, bước đầu có sự hưởng ứng tốt và ngày càng tốt hơn và

đây cũng là một trong những yếu tố thuận lợi góp phần thực hiện tốt việc xác lập quyền

cho các nhãn hiệu cộng đồng. Đồng thời người Bến Tre cần cù, sáng tạo, có khả năng tiếp

thu cái mới, đây là lợi thế tốt để duy trì và phát triển các nhãn hiệu cộng đồng của các sản

phẩm đặc sản từ địa phương.

Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ đã được triển khai trên địa bàn

tỉnh, cụ thể như Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh

nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013 – 2020”, Kế hoạch số 274/KH-UBND

ngày 22 tháng 01 năm 2018 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển tài

sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2018 – 2020. Đây là những chính sách cơ

bản góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 05 tháng 8

năm 2016 của Tỉnh ủy về xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ

lực của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2025, đó là: Xây

dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh trên cơ sở gắn

sát nhu cầu thị trường, tăng cường đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất,

tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết theo mô hình hợp tác, hợp tác xã kiểu mới. Trong

đó, cần tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng thương hiệu nông sản của tỉnh trên cơ sở

xác lập chỉ dẫn địa lý hay nhãn hiệu hàng hóa; xây dựng và triển khai chiến lược phát

triển thương hiệu gắn với hỗ trợ chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn GAP, tạo dựng

niềm tin của người tiêu dùng đối với nông sản của tỉnh, từng bước tham gia và khẳng

định vị trí sản phẩm có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị nông sản Việt Nam trên thế

giới.

Theo số liệu thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, trên phạm vi cả nước, đã có 41

tỉnh/thành phố có sản phẩm được bảo hộ CDĐL, 61 tỉnh/thành phố có sản phẩm được bảo

hộ NHTT và với NHCN là 51 tỉnh/thành phố. Đối với nông sản, vùng có số lượng nông

sản được bảo hộ nhiều nhất tính đến tháng 11/2018 là Trung du và miền núi phía Bắc với

Page 5: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

4

219 sản phẩm (25,7 ), Đồng bằng sông Cửu Long 206 sản phẩm (24,2 ) và Đồng bằng

sông Hồng 165 sản phẩm (19,4 ), Tây Nguyên là khu vực có số lượng nông sản được

bảo hộ thấp nhất với 43 sản phẩm (5 ).

Tính đến ngày 30-6-2019, Việt Nam đã bảo hộ được 69 chỉ dẫn địa lý, trong đó 02

chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” được bảo hộ cho sản phẩm dừa uống nước xiêm xanh và bưởi da

xanh. Đến nay, hầu hết các sản phẩm chủ lực, tiềm năng, đặc trưng như: dừa, bưởi da

xanh, chôm chôm, nhãn, hoa kiểng, con heo, con bò, con tôm và các sản phẩm đặc sản,

truyền thống của tỉnh đều có đóng góp quan trọng của KH&CN từ các khâu giống cây

trồng, quy trình canh tác, phòng trừ dịch bệnh, chế biến sau thu hoạch và xây dựng bảo hộ

nhãn hiệu hàng hóa,…giúp tăng năng suất, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản

phẩm. Hiện nay, các sản phẩm của địa phương được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận

bảo hộ, gồm 17 nhãn hiệu tập thể, 4 nhãn hiệu chứng nhận, 2 chỉ dẫn địa lý, 620 nhãn

hiệu thông thường, 46 kiểu dáng công nghiệp và 01 giải pháp hữu ích, hiện tại đang trình

Bộ KH&CN xem xét cấp chứng nhận cho 05 nhãn hiệu tập thể. Chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu

chứng nhận và nhãn hiệu tập thể của tỉnh đang dần chứng minh vai trò quan trọng trong

phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn

đa dạng sinh học, góp phần thúc đẩy sự phát triển hoạt động sản xuất, thương mại và nâng

cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông sản của địa phương.

Kết quả trên chỉ là bước khởi đầu, nhưng cho thấy rằng, việc bảo hộ quyền sở hữu

công nghiệp về chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận hay nhãn hiệu tập thể một số sản

phẩm đặc sản, sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương đang dần chứng minh vai

trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần thúc đẩy sự phát triển

hoạt động liên kết sản xuất, thương mại và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông

sản, khai thác, sử dụng hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương. Đã hình thành nên những

nhóm sản phẩm cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh như trái cây, dừa và tôm biển đáp ứng

kịp thời cho nhu cầu chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, đặc biệt, một số sản phẩm

nông sản đã xuất khẩu được sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật và châu Âu.

Nhiều tiến bộ KH&CN được chuyển giao cho người sản xuất, kết hợp với công tác khuyến

nông và nhân rộng một số mô hình liên kết sản xuất đạt hiệu quả cao. Hoạt động ứng dụng

tiến bộ KH&CN đã có nhiều nghiên cứu tập trung vào công tác chọn tạo, sản xuất giống cây

trồng mới có năng suất chất lượng và có khả năng thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu.

Mặc dù các đơn vị hữu quan hết sức quan tâm, nhưng kết quả so với tiềm năng còn

thấp, một số mặt hàng chiến lược của tỉnh ít có mặt trong tốp nhãn hiệu đã có, trong khi

tiềm năng lợi thế rất lớn; có thể nói nhãn hiệu cộng đồng đang “nghèo khó” trên tài

nguyên giàu có của tỉnh. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do

chúng ta chưa quan tâm nhiều đến việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) cho các

đặc sản địa phương; chưa thiết lập được hệ thống quản lý, khai thác một cách hiệu quả

Page 6: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

5

các quyền SHTT liên quan đến sản phẩm đặc thù mang tên địa danh, đó là nhãn hiệu

tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý.

Chính vì thế để nâng cao giá trị xuất khẩu nông sản nói chung và trái cây nói riêng

trong xu thế hội nhập như hiện nay, các giải pháp phát triển thương hiệu cho sản phẩm

đặc sản của tỉnh Bến Tre trong thời gian tới cần chú trọng đến vai trò của doanh nghiệp,

phát triển thương hiệu cần gắn với chuỗi giá trị, thúc đẩy mối liên kết giữa doanh nghiệp

và các tổ chức tập thể, người dân nhằm tạo sự ổn định và bền vững của ngành hàng và tập

trung thực hiện đồng bộ các giải pháp:

(1)Tiếp tục hướng dẫn triển khai thi hành các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh

vực sở hữu trí tuệ cho cán bộ các cơ quan quản lý, cơ quan thực thi quyền SHTT và các

doanh nghiệp; nâng cao nhận thức của người dân về bảo hộ quyền SHTT.

(2) Hỗ trợ khai thác, bảo vệ và phát triển nhất là các nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu

chứng nhận, chỉ dẫn địa lý của những sản phẩm nổi tiếng đã được bảo hộ. Ưu tiên cho sản

phẩm theo tinh thần Nghị quyết 03- NQ/TU ngày 05/8/2016 của của Tỉnh ủy về phát

triển chuỗi giá trị 08 sản phẩm chủ lực của tỉnh (dừa, bưởi da xanh, chôm chôm, nhãn,

hoa kiểng, Bò, heo và tôm biển) tạo thế mạnh cho sản phẩm cây ăn trái, dừa Bến Tre tiếp

tục giữ vững và phát triển trên các thị trường thế giới.

(3) Hỗ trợ, cung cấp các thông tin liên quan đến thị trường trong và ngoài nước; hỗ

trợ doanh nghiệp tham gia các phiên chợ triển lãm thiết bị công nghệ cấp quốc gia và khu

vực giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của thị trường và tiếp cận các công nghệ mới.

(4)Tiến hành hoạt động nghiên cứu và triển khai để tạo nên giống cây trồng và vật

nuôi mới đạt chất lượng và năng suất cao;(xin lưu ý đặt tiêu chí chất lượng trên tiêu chí

năng suất) đáp ứng yêu cầu của thị trường.

5) Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ Dự án: “Nâng cao năng suất và

chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bến Tre giai đoạn

2013 – 2020” và Quỹ phát triển Khoa học công nghệ của tỉnh ” để hỗ trợ các doanh

nghiệp xây dựng, áp dụng công cụ cải tiến năng suất và chất lượng; xây dựng và phát

triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa địa lý cho các sản phẩm truyền

thống, đặc thù của địa phương; đổi mới, áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất

lượng sản phẩm hàng hóa, tiết kiệm năng lượng, hạn chế ô nhiểm môi trường; hỗ trợ

chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, quy

chuẩn quốc gia, quy chuẩn địa phương và xác lập quyền sở hữu công nghiệp.

Xây dựng thương hiệu chính là tạo dựng uy tín của doanh nghiệp đối với người

tiêu dùng. Một thương hiệu thành công, được người tiêu dùng biết đến và mến mộ sẽ

mang lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, địa phương. Giá trị của một thương hiệu

là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu đó mang lại cho doanh nghiệp, địa phương trong

hiện tại và tương lai./.

Page 7: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

6

THỰC TRẠNG TRONG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN

CHỈ DẪN ĐỊA LÝ, NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN VÀ NHÃN HIỆU TẬP THỂ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG

Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ

1. Phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể trong

bối cảnh mới

Quá trình hội nhập sâu rộng của nền kinh tế đã đưa nông nghiệp Việt Nam đã,

đang và sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ:yêu cầu của thị trường trong

nước tăng cao, đòi hỏi những sản phẩm chế biến sâu, chất lượng, đồng thời chịu sự cạnh

tranh gay gắt của các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu. Xuất khẩu nông sản phải đối mặt

với sự gia tăng bảo hộ thông qua các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh

thực phẩm của các nước thị trường nông sản lớn của Việt Nam, bao gồm Mỹ, EU, Trung

Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Trong khi đó, nông sản Việt Nam mới chỉ được tổ chức sản

xuất ở quy mô nhỏ lẻ, liên kết chuỗi giá trị còn yếu, chất lượng nông sản chưa đồng đều,

sản phẩm chưa có thương hiệu, mức độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu còn hạn chế,

chủ yếu là công đoạn sản xuấtcác sản phẩm thô có giá trị gia tăng thấp.

Do đó, trong thời gian qua, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông thôn

(nông sản, thực phẩm, tiểu thủ công nghiệp) gắn với chỉ dẫn nguồn gốc địa lý như: chỉ

dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận (sau đây gọi là thương hiệu cộng

đồng) đã trở thành một định hướng quan trọng nhằm thúc đẩy sức cạnh tranh, giá trị của

các nông sản đặc sản, góp phần tổ chức sản xuất, phát triển thị trường trên cơ sở lợi thế về

điều kiện sản xuất, văn hóa bản địa. Thương hiệu cộng đồng đã từng bước khẳng định

được vai trò, giá trị trong sản xuất, thương mại sản phẩm nông thôn, góp phần tích cực

trong xây dựng nông thôn mới, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của

Chính phủ.

Tuy vậy, bên cạnh những kết quả tích cực, việc xây dựng thương hiệu cộng đồng

còn nhiều khó khăn, hạn chế, từ chính sách, thể chế đến các hoạt động tổ chức quản lý,

khai thác giá trị của thương hiệu trên thị trường. Thương hiệu cộng đồng chưa thực sự

phát huy được hết giá trị so với tiềm năng, mong đợi trên thị trường. Vì vậy, rất cần

những giải pháp, chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy, nâng cao giá trị, hiệu quả của hoạt

động xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu cộng đồng trong thời gian tới.

2. Thực trạng xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu cộng đồng

2.1.Thực trạng xây dựng thương hiệu cộng đồngcủa Việt Nam

Tính đến 20/6/2019, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp 1.201Giấy chứng nhận đăng ký chỉ

dẫn địa lý (CDĐL), nhãn hiệu chứng nhận (NHCN), nhãn hiệu tập thể (NHTT) cho các

sản phẩm nông thôn gắn với dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý, trong đó có 69 CDĐL

Page 8: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

7

(5,75 ), 259 NHCN(21,56 ) và 873 NHTT (72,69 ). Đã có 999 sản phẩm nông sản

(chiếm 83,18 ) và 198 sản phẩm nông thôn khác (chiếm 16,82 ) được bảo hộ. Đặc điểm

của các sản phẩm được đăng ký bảo hộ là: các sản phẩm đặc sản, tiểu thủ công nghiệp

truyền thống của các địa phương, sử dụng dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý, gắn với

cộng đồngở khu vực nông thôn.

Bảng 1. Sốlượng CDĐL, NHTT, NHCN được cấp giấy chứng nhận đăng ký

theo hình thức bảo hộ (tính đến 20/6/2019)

STT Hình thức bảo hộ Số lượng

Nông sản Khác Tổng cộng

1 Chỉ dẫn địa lý (*) 64 5 69

2 Nhãn hiệu chứng nhận 217 42 259

3 Nhãn hiệu tập thể 718 151 873

Tổng cộng 999 198 1.201

Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ, 2019

(*) tính đến 20/6/2019, có 75 CDĐL được bảo hộ, trong đó có 69 CDĐL của Việt Nam và 06 CDĐL của

nước ngoài được bảo hộ tại Việt Nam

Thống kê trên phạm vi cả nước, đã có 41 tỉnh/thành phố có sản phẩm được bảo hộ

CDĐL, 61 tỉnh/thành phố có sản phẩm được bảo hộ NHTT và với NHCN là 51 tỉnh/thành

phố. Đối với nông sản, vùng có số lượng nông sản được bảo hộ nhiều nhất tính đến tháng

11/2018 là Trung du và miền núi phía Bắc với 219 sản phẩm (25,7 ), Đồng bằng sông

Cửu Long 206 sản phẩm (24,2 ) và Đồng bằng sông Hồng 165 sản phẩm (19,4 ), Tây

Nguyên là khu vực có số lượng nông sản được bảo hộ thấp nhất với 43 sản phẩm (5 ).

Biểu đồ 1: Số lượng nông sản được bảo hộ CDĐL, NHTT, NHCN theo vùng

Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ , tính đến 11/2018

Thực tế cho thấy, hoạt động xây dựng thương hiệu cộng đồng được các địa phương

tập trung chỉ đạo và có nhiều chính sách hỗ trợ, đặc biệt là các sản phẩm đặc sản, gắn liền

Page 9: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

8

với lợi thế về điều kiện địa lý (tự nhiên, con người). Điển hình như1: Hải Phòng đã bảo hộ

được 52 sản phẩm (47 NHTT, 3 NHCN và 2 CDĐL), Hà Nội bảo hộ 58 sản phẩm (47

NHTT, 9 NHCN), Tiền Giang với 34 sản phẩm (2 CDĐL, 28 NHTT và 4 NHCN)... Hoạt

động xây dựng thương hiệu cộng đồng ở các địa phương mang những đặc điểm sau:

- Bảo hộ sản phẩm gắn với chỉ dẫn nguồn gốc địa lý

Đa số các sản phẩm nông thôn được bảo hộ CDĐL, NHCN và NHTT đều gắn với

chỉ dẫn nguồn gốc địa lý, bao gồm: tên tỉnh, huyện, xã và địa danh khác, trong đó 11

sản phẩm được bảo hộ sử dụng tên tỉnh, 35 sử dụng tên huyện và tương đương, 54 sử

dụng tên xã và tương đương. Trên thực tế, đối với CDĐL và NHCN, có sự tương đồng

khi chủ yếu sử dụng tên tỉnh, thành phố, huyện để đăng ký bảo hộ với tỷ lệ lần lượt là

66,7 và 51 . Trong khi đó, đối với NHTT thì đa số sử dụng tên xã để đăng ký bảo hộ

với 65,4 , qua đó cho thấy NHTT được sử dụng đăng ký bảo hộ chủ yếu cho các sản

phẩm có quy mô cấp xã.

Biểu đồ 2. Thực trạng sử dụng tên địa danh trong đăng ký bảo hộ SHTT

Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ, tính đến tháng 6/2019

- Cơ cấu sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT)

Đối vớisản phẩm, các địa phương đăng ký bảo hộ thương hiệu cộng đồngchủ yếu

là cho nông sản và sản phẩm tiểu thủ công nghiệp,trong đó nông sản chiếm tỷ lệ chủ yếu

với 82,75 (tương đương 994 sản phẩm), tiếp đến là sản phẩm thủ công nghiệp với

9,16 (110 sản phẩm). Trong cơ cấu nông sản được bảo hộ,đa phần là nông sản tươi

sống, sản phẩm thô và nguyên liệu, sản phẩm chế biến sâu còn hạn chế. Nhóm sản phẩm

trái cây và rau củ chiếm tỷ lệ lớn nhất với 35 , tiếp đến là nhóm thủy sản và sản phẩm

chế biến từ thủy sản với 15 . Nhóm các sản phẩm thịt và sản phẩm chăn nuôi chiếm tỷ lệ

thấp với chỉ khoảng 8 , hay nhóm sản phẩm cây công nghiệp và lâm nghiệp cũng chỉ

chiếm 10 , trong khi Việt Nam là một quốc gia có nhiều lợi thế về phát triển về các sản

phẩm cây công nghiệp và lâm nghiệp.

1Số liệu tính đến tháng 11/2018

Page 10: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

9

Biểu đồ 3. Cơ cấu sản phẩm nông sản được bảo hộ quyền SHTT đến tháng 11/2018

Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ, tính đến tháng 11/2018

- Chủ sở hữu các thương hiệu cộng đồng

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, các hình thức bảo hộ thương hiệu công

đồng được quy định khác nhau về chủ sở hữu, theo đó đối với CDĐL thì chủ sở hữu

thuộc về Nhà nước, Nhà nước cho phép các tổ chức/cá nhân nộp đơn đăng ký bảo hộ

CDĐL, do vậy thường thì các CDĐL sẽ do các cơ quan nhà nước nộp hồ sơ đăng ký (Sở

Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND tỉnh, UBND

huyện/thị xã…). Đối với NHCN thì chủ sở hữu phải là tổ chức có chức năng, năng lực

chứng nhận, tuy nhiên, trên thực tế chưa có tổ chức nào đáp ứng điều kiện này nên mặc

nhiên coi UBND các cấp hoặc các cơ quan chuyên môn của UBND đủ điều kiện đăng ký

NHCN. Do đó, chủ sở hữu các NHCN hiện nay chủ yếu là các UBND các cấp hoặc

Phòng Kinh tế (hay Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chiếm 71 , các Sở

chiếm 14 , còn lại là các Chi cục, Trung tâm hoặc các chủ thể khác.

Đối với NHTT, quyền sở hữu, quản lý và sử dụng NHTT thuộc về tổ chức tập thể

nộp đơn. Chính vì vậy, vai trò của các tổ chức tập thể đóng vai trò nền tảng, quyết định

đến sự phát triển của các NHTT này. Do đặc điểm của từng sản phẩm, quy mô, phạm vi

sản xuất mà các tổ chức được lựa chọn làm chủ sở hữu đăng ký NHTT khác nhau.Trên

phạm vi cả nước, tỷ lệ hợp tác xã (HTX) làm chủ sở hữu NHTT chiếm 40 , 34% là các

tổ chức chính trị-xã hội(Hội Nông dân, Phụ nữ), 16 là các Hội nghề nghiệp, còn lại là

các đối tượng khác (tổ hợp tác, trạm khuyến nông).

2.2. Tác động tích cựccủa các thương hiệu cộng đồng

Nhìn chung, thương hiệu cộng đồng đang dần chứng minh vai trò quan trọng trong

phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn

đa dạng sinh học, góp phần thúc đẩy sự phát triển hoạt động sản xuất, thương mại và nâng

cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông sản của Việt Nam. Thương hiệu cộng đồng đã và

đang nhận được sự quan tâm rất lớn của các Bộ, ngành và địa phương, số lượng sản phẩm

Page 11: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

10

được bảo hộ thương hiệu cộng đồng tăng nhanh. Những tác động tích cực của các thương

hiệu cộng đồng được thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Thương hiệu cộng đồng đã tác động tích cực và rõ ràng đến nhận thức, sự quan

tâm, đầu tư về nguồn lực của các địa phương, nhận thức của doanh nghiệp, người dân

trong việc bảo vệdanh tiếng, giá trị của các sản phẩm được bảo hộ. Nhiều địa phương đã

triển khai các chính sách hỗ trợ như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Giang, Sơn La, Hà

Tĩnh, Tiền Giang, Bến Tre...

-Các CDĐL, NHTT, NHCN đã bước đầu tác động tích cực đến giá trị của sản

phẩm như nước mắm Phú Quốc, bưởi Phúc Trạch, cam Cao Phong, cà phê Sơn La, hạt

điều Bình Phước, rau an toàn Mộc Châu… Giá bán của các sản phẩm sau khi được bảo hộ

đều có xu hướng tăng, cụ thể như: cam Cao Phong giá bán tăng gần gấp đôi, chuối ngự

Đại Hoàng tăng 100-130 , bưởi Phúc Trạch tăng 10-15 , đặc biệt như bưởi Luận Văn

giá bán tăng lên 3,5 lần so với trước khi được bảo hộ ..., nhiều sản phẩm đã xuất khẩucó

gắn CDĐL như: nước mắm Phú Quốc, vải thiều Thanh Hà, xoài cát Hòa Lộc, nhãn Sông

Mã, vải thiều Lục Ngạn…

- Thương hiệu cộng đồng cũng đã giúp các địa phương hình thành được các tổ

chức tập thể như Hội/Hiệp hội, thúc đẩy sự phát triển các HTX, kết nối vào các chương

trình lớn của Nhà nước như: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới,

Chương trình mỗi xã một sản phẩm, đồng thời góp phần giúp các chủ thể như: HTX,

doanh nghiệp, hộ gia đình tổ chức sản xuất, thương mại sản phẩm trên thị trường.Nhiều

HTX đã phát huy được vai trò của các thương hiệu, tổ chức phát triển hiệu quả các

thương hiệu được bảo hộ để tổ chức sản xuất, thương mại sản phẩm ra thị trường, điển

hình như các HTX rau an toàn ở Mộc Châu – Sơn La (sử dụng NHCN rau an toàn Mộc

Châu), HTX cây ăn quả ở Lục Ngạn – Bắc Giang (phát triển các NHTT), các HTX mật

ong Mèo Vạc ở Hà Giang (phát triển CDĐL), HTX gạo nếp cái hoa vàng Kinh Môn ở Hải

Dương (phát triển NHTT)…

2.3. Khó khăn, tồn tại trong xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu cộng đồng

Ngoài những tác động tích cực, mang lại những hiệu quả nhất định, việc xây dựng,

quản lý và phát triển các thương hiệu cộng đồng còn những tồn tại, khó khăn, cụ thể là:

a) Về chính sách

- Các quy định của pháp luật SHTT

Các quy định pháp lý của Việt Nam đối với CDĐL, NHTT và NHCN đã khá đầy

đủ nhưng mới chỉ dừng lại ở vấn đề đăng ký. Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung

các năm 2009, 2019; Nghị định số 103/1006/NĐ-CP, ngày 22/9/2006 của Chính phủ;

Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/2/2007 của Bộ Khoa học và Công Nghệvà các

Thông tư sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định

chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp đã quy định chi tiết

Page 12: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

11

những vấn đề liên quan đến xác lập quyền bảo hộ đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ,

trong đó có CDĐL, NHCN và NHTT. Tuy nhiên, việc triển khai các quy định nói trên

đang gặp khó khăn, cụ thể là:

+ Về hoạt động xác lập quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với CDĐL

Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản dưới luật mới chỉ quy định về điều kiện bảo hộ,

chủ sở hữu, yêu cầu về hồ sơ (đơn đăng ký), trình tự, thủ tục thẩm định hồ sơ nhưng chưa

quy định cụ thể nội dung và cách thức thẩm định hồ sơ. Do đó, hoạt động thẩm định nội

dung hồ sơ đăng ký CDĐL đang gặp nhiều khó khăn, cụ thể là thẩm định các nội dung:

chất lượng đặc thù, khu vực địa lý, lịch sử - danh tiếng, quy trình kỹ thuật, điều kiện tự

nhiên, mối liên hệ giữa chất lượng đặc thù và khu vực địa lý.... Đây là những lĩnh vực

chuyên môn sâu, nằm ngoài khả năng chuyên môn của Cục Sở hữu trí tuệ. Do đó, yêu cầu

đặt ra là cần có các quy định cụ thể để các ngành có chuyên môn phù hợp tham gia hợp lý

vào quá trình thẩm định chỉ dẫn địa lý.

+ Về hoạt động quản lý và phát triển CDĐL, NHTT và NHCN

Đối với CDĐL các quy định pháp lý chưa đề cập chi tiết, cụ thể là vấn đề quản lý

CDĐL được quy định tại Điểm 4, Điều 121, Luật SHTT đó là: Nhà nước là chủ sở hữu

chỉ dẫn địa lý đó. Nhà nước có thể trực tiếp thực hiện quyền quản lý CDĐL hoặc trao

quyền quản lý CDĐL cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được

trao quyền sử dụng CDĐL. Tuy nhiên,vấn đề trao quyền sử dụng như thế nào, quản lý

CDĐL ra sao thì các văn bản pháp lý luật nêu trên chưa đề cập đến.

Đối với NHTT và NHCN, quyền quản lý và phát triển thuộc về chủ thể đăng ký

nhãn hiệu. Các quy định của Luật SHTT và văn bản hướng dẫn chưa có những quy định

cụ thể ở khía cạnh quản lý, đặc biệt là việc quản lý các nhãn hiệu này gắn với dấu hiệu chỉ

dẫn nguồn gốc địa lý, một tài sản gắn với cộng đồng.

- Về chính sách hỗ trợ của nhà nước, địa phương: Bên cạnh các địa phương như:

Quảng Ninh, Sơn La, Bắc Ninh, Bến Tre… có chính sách đầu tư nhằm phát triển thương

hiệu cộng đồng thì các địa phương khác còn tồn tại một vấn đề như: i) tập trung chủ yếu

vào nội dung xây dựng hồ sơ đăng ký, hoạt động hỗ trợ quản lý và phát triển còn nhiều

hạn chế, dẫn đến các sản phẩm được bảo hộ chưa thực sự phát huy được giá trị như mong

đợi; ii) có nhiều nguồn lực hỗ trợ ở các nội dung khác nhau, tập trung ở 3 ngành là: Khoa

học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, nhưng sự phối

hợp và tập trung nguồn lực còn rất hạn chế, dẫn đến nguồn lực bị phân tán, chưa phát huy

được hết hiệu quả.

b) Hạn chế trong xây dựng hồ sơ đăng ký thương hiệu cộng đồng

Việc lựa chọn sản phẩm, hình thức bảo hộ quyền SHTT hiện nay được các địa

phương rất quan tâm, tuy nhiên trong quá trình triển khai còn những khó khăn, bất cập, đó

là:

Page 13: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

12

- Chưa có tiêu chí hoặc phương pháp rõ ràng trong việc lựa chọn hình thức bảo hộ:

CDĐL, NHTT hay NHCN, đặc biệt là đối với các CDĐL. Cụ thể như, đối với việc đăng

ký CDĐL cần dựa vào điều kiện của sản phẩm như: danh tiếng, chất lượng đặc thù của

sản phẩm do điều kiện địa lý quyết định. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm lựa chọn dấu hiệu

đăng ký chưa được biết đến rộng rãi, không phải là tên gọi truyền thống, đã được sử dụng

trong thương mại, như: Cừu Phan Rang hay Cừu Ninh Thuận, Gạo Séng cù Lào Cai hay

gạo Séng cù Mường Khương, sầu riêng Cái Mơn hay sầu riêng Bến Tre..., dẫn đến những

khó khăn trong công tác thẩm định hồ sơ đăng ký cũng như việc sử dụng, phát triển

thương hiệu đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm.

- Về chủ thể đăng ký bảo hộ SHTT: đối với các NHTT, nhiều địa phương lựa chọn

các tổ chức chính trị - xã hội (Hội nông dân, Hội phụ nữ), hoặc các Hội làm vườn... làm

chủ sở hữu, gây khó khăn trong công tác quản lý, phát triển bởi NHTT không gắn với

mục tiêu hoạt động, chức năng, nhiệm vụ được giao của tổ chức. Đối với NHCN thì chủ

yếu là các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là UBND huyện, các phòng chuyên môn,

thiếu chức năng và năng lực về chứng nhận sản phẩm, chưa có sự tách biệt giữa quản lý

nhà nước và mối quan hệ dân sự theo quy định của luật SHTT. Đối với các CDĐL, đây là

một đối tượng đặc biệt, yêu cầu cao về chuyên môn SHTT, do đó nhiều địa phương giao

cho UBND huyện, Chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ sở hữu

gây khó khăn cho các chủ thể trong hoạt động xây dựng hồ sơ, quy định và tổ chức bộ

máy quản lý các CDĐL.

- Vấn đề lựa chọn sản phẩm để bảo hộ chưa gắn với thực tiễn và yêu cầu sản xuất,

kinh doanh ở địa phương cũng như nhu cầu của thị trường. Sản phẩm bảo hộ thường là

các sản phẩm nguyên liệu thô, rất ít sản phẩm chế biến, hoặc những sản phẩm không gắn

với truyền thống (như tôm nuôi công nghiệp, thâm canh) hay sản phẩm không gắn với

giống truyền thống (như dê nhập nội hay dê lai...). Điều này hạn chế gia tăng giá trị cho

sản phẩm tương xứng với tiềm năng và danh tiếng của các đặc sản địa phương.

- Việc lựa chọn các tiêu chí bảo hộ trong CDĐL, NHCN hay điều kiện bảo hộ

NHTT còn bất cập, đặc biệt là chưa gắn với: i) sử dụng các tiêu chí phổ biến, không phải

là các tiêu chí mang đặc trưng, gắn liền với điều kiện địa lý của sản phẩm; ii) tiêu chí chất

lượng không có tính khả thi trong kiểm soát (tiêu chí về vi lượng, tiêu chí không sử dụng

được bằng phương pháp cảm quan, phải sử dụng phân tích bằng kỹ thuật chuyên sâu -

phòng thí nghiệm...); iii) sử dụng các tiêu chí tự nguyện như TCVN, VIETGAP,

GLOBALGAP...

- Quy trình kỹ thuật, phương pháp sản xuất được lựa chọn mang tính phổ cập, chưa

quan tâm đến các yếu tố truyền thống, đặc trưng riêng đối với các sản phẩm. Do đó dẫn

đến những khó khăn trong hoạt động kiểm soát, đặc biệt là chưa đáp ứng các yêu cầu để

bảo hộ ở nước ngoài như: Nhật Bản, EU...

Page 14: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

13

c) Khó khăn trong hoạt động quản lý, phát triển thương hiệu cộng đồng

- Đối với hoạt động quản lý CDĐL: sự thiếu vắng khung chính sách chung ở cấp

độ quốc gia dẫn đến việc quản lý CDĐL được giao về các địa phương, dẫn đếnsự thiếu

thống nhất trong việcban hành các văn bản quản lý giữa các địa phương. Mặc dù Nhà

nước vẫn đóng vai trò chủ thể, nhưng các mô hình tổ chức quản lý rất đa dạng, 65,7 số

CDĐL được giao cho Sở Khoa học và Công nghệ quản lý, còn lại là do các UBND

huyện/thị xã/thành phố hoặc Hội quản lý.Quy định về hệ thống kiểm soát chỉ thể hiện ở

trên văn bản, chưa được áp dụng vào thực tiễn do chưa phù hợp với điều kiện sản xuất

của sản phẩm, thiếu nguồn lực (tài chính, con người) để tổ chức vận hành, thiếu sự tham

gia các ngành, đặc biệt là ngành nông nghiệp vào hoạt động kiểm soát. Trong khi đó, vai

trò và năng lực của các tổ chức tập thể còn hạn chế, chưa đủ năng lực để tham gia vào

hoạt động tổ chức, quản lý các CDĐL, dẫn đến việc triển khai các mô hình quản lý CDĐL

ở địa phương còn gặp nhiều khó khăn, nhiều mô hình không thể vận hành trên thực tế,

mới triển khai được hoạt động trao quyền sử dụng.

- Đối với quản lý và phát triển các NHTT: Do đặc thù về điều kiện sản xuất phân

tán, nhỏ lẻ, nên nhiều địa phương không xây dựng và thành lập được các HTX, hoặc các

HTX hoạt động chưa hiệu quả, do đó việc phát triển thương hiệu cho nông sản không lựa

chọn được HTX mà phải giao cho các hội nghề nghiệp hoặc tổ chức chính trị-xã hội làm

chủ sở hữu. Điều này dẫn đến những khó khăn trong quản lý và phát triển NHTT, đó là:i)

năng lực, vai trò tổ chức, phát triển thương mại, tham gia trực tiếp vào các kênh phân phối

còn hạn chế, thiếu sự liên kết trong sản xuất do đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của

cộng đồng; ii) các tổ chức chính trị nghề nghiệp thực hiện chức năng kiêm nhiệm, thiếu

nguồn lực để tổ chức, thúc đẩy các NHTT; iii) nếu lựa chọn HTX thì quy mô và khả năng

mở rộng thành viên của các HTX là yếu tố làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các cá nhân

khác trong cộng đồng…Ngoài ra, việc giải thế, sắp xếp lại tổ chức của địa phương dẫn

đến vấn đề chuyển đổi chủ sở hữu NHTT cũng gây ra những khó khăn trong quản lý và

phát triển bền vững các đặc sản địa phương dưới hình thức NHTT.

- Hoạt động quản lý các NHCN hiện nay được giao cho các cơ quan quản lý nhà

nước, đặc biệt là UBND cấp huyện. Do đó, khó khăn trong việc chuẩn hóa, đánh giá và

thực thi các yêu cầu trong quản lý, kiểm soát các tiêu chí chứng nhận. Ngoài ra, hoạt động

quản lý NHCN thường được giao theo nhiệm vụ kiêm nhiệm, không thuộc chức năng

quản lý nhà nước, do đó phát sinh nhiều khó khăn: i) các văn bản quản lý được ban hành

gặp nhiều trở ngại về mặt pháp lý (đặc biệt là các quy định về thủ tục hành chính); ii)

nguồn lực để tổ chức đánh giá, kiểm soát và thực hiện các hoạt động quảng bá, nâng cao

danh tiếng, giá trị thương hiệu gắn với sản phẩm còn hạn chế.

-Sự hỗ trợ của Nhà nước chưa liên tục và chỉ tập trung hỗ trợ các nội dung đăng ký

bảo hộ, còn các nội dung về quản lý, phát triển thị trường còn hạn chế, chưa đủ để thúc

đẩy và nâng cao năng lực củađơn vị quản lý, đặc biệt là các tổ chức tập thể. Bên cạnh đó,

Page 15: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

14

sự đồng hành của các doanh nghiệp thành viên cho các hoạt động phát triển thương hiệu

cộng đồng cùng với thương hiệu của từng doanh nghiệp còn chưa cao, trong khi để tiếp

cận và phát triển được thị trường thì các tổ chức tập thể cần sự hỗ trợ, đồng hành thường

xuyên, liên tục đặc biệt là các vấn đề về xây dựng sản phẩm, quảng bá và phát triển thị

trường.

3. Một số kiến nghị, đề xuất về xây dựng, quản lý thươnghiệu cộng đồng

Sự phát triển của thị trường nông sản Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã cho

thấy vị trí, vai trò và tiềm năng rất lớn của các sản phẩm nông nghiệp với sự hỗ trợ của

các thương hiệu cộng đồng trong việc đáp ứng các nhu cầu của người tiêu dùng trong

nước cũng như hội nhập kinh tế quốc tế. Có thể thấy, đối với các sản phẩm đặc sản địa

phương, ngoài những lợi thế về chất lượng, yếu tố sản xuất, tiêu dùng mang tính văn hóa,

truyền thống… thì hướng phát triển gắn với thương hiệu cộng đồng là một hướng đi phù

hợp, trở thành công cụ hiệu quả trong phát triển bền vững sản xuất và thị trường, đưa

nông sản Việt Nam tiến xa hơn ra thế giới. Tuy vậy, trước bối cảnh sự phát triển các

thương hiệu cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn, cần những giải pháp để thúc đẩy hoạt

động xây dựng và quản lý trong thời gian tới.

- Ở cấp độ Trung ương, Cục Sở hữu trí tuệ đang từng bước tham mưu, kiến nghị

Bộ Khoa học và Công nghệ, Chính phủ và Quốc hội để chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện

khung chính sách liên quan đến sở hữu công nghiệp nói chung và các quy định cụ thể về

CDĐL, NHTT, NHCN nói riêng nhằm giúp các địa phương tổ chức hiệu quả các hoạt

động xây dựng và quản lý thương hiệu cộng đồng.

- Đối với các địa phương:

+ Thúc đẩy sự phối hợp chặt chẽ giữa 3 ngành là: KHCN, Nông nghiệp và PTNT,

Công thương trên cơ sở Quy chế phối hợp số 2222/QCPH-BKHCN-BNNPTNT-BCT

ngày 08/8/2018 về xây dựng và quản lý CDĐL giữa Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương. Đặc biệt là cần có sự phối kết

hợp chặt chẽ trong việc phát triển thương hiệu cộng đồng với Chương trình mỗi xã một

sản phẩm theo Quyết định số 490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sự phát triển các

sản phẩm OCOP cần dựa trên kết quả và có sự kế thừa, kết nối của các hoạt động phát

triển thương hiệu cộng đồng, giải quyết hài hòa mối quan hệ này để đảm bảo giá trị, lợi

ích của cộng đồng đối với các thương hiệu được bảo hộ của các chủ thể thương mại trong

cộng đồng.

+ Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao năng lực: trong đó cần xây dựng và bổ

sung các nội dung đào tạo, tập huấn về quản trị và phát triển thương hiệu trong các

chương trình tập huấn, nâng cao năng lực cho các HTX, cán bộ quản lý HTX, làng nghề,

đào tạo nghề nông thôn. Xác định năng lực quản trị và phát triển thương hiệu nông sản là

một nội dung chính trong chương trình đào tạo, nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt

Page 16: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

15

động của các HTX, Hội/hiệp hội, đặc biệt là năng lực thương mại.

+ Đối với hoạt động xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ: việc lựa chọn hình thức bảo

hộ (CDĐL, NHTT, NHCN) cần dựa trên điều kiện (quy mô, đặc thù về sản phẩm, chất

lượng...), yêu cầu của từng hình thức bảo hộ để quyết định. Đặc biệt là đối với các CDĐL,

sản phẩm được lựa chọn cần có danh tiếng, chất lượng đặc thù gắn với điều kiện của địa

phương, kỹ thuật truyền thống, dấu hiệu được lựa chọn để bảo hộ phải gắn với hoạt động

sản xuất, thương mại.Ưu tiên lựa chọn các HTX làm chủ thể để đăng ký các NHTT. Hoạt

động cho phép, ủy quyền cho các tổ chức đăng ký NHCN, NHTT cần gắn với các điều

kiện để ràng buộc theo nguyên tắc: i) thu hồi quyền đăng ký nếu không sử dụng, phát

triển thương hiệu sản phẩm, có hành vi làm ảnh hưởng đến uy tín, danh tiếng của sản

phẩm; ii) phải tạo điều kiện, nghiêm cấm các hành vi ngăn chặn, không cho phép các tổ

chức, cá nhân trong cộng đồng sử dụng nếu đủ điều kiện.

+ Hoạt động quản lý, phát triển các thương hiệu cộng đồng: xây dựng mô hình tổ

chức, hoạt động hỗ trợ phải gắn với tăng cường năng lực thương mại, đặc biệt là các

NHTT, cần tập trung hỗ trợ về năng lực tổ chức và phát triển thị trường của các HTX. Ưu

tiên hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX trong các dự án, hoạt động hỗ trợ, làm nền tảng để

thúc đẩy việc sử dụng thương hiệu trên thị trường, tạo cơ sở, động lực để nâng cao giá trị

sản phẩm.

+ Mô hình tổ chức quản lý CDĐL: xây dựng các quy định quản lý phù hợp với

điều kiện của từng sản phẩm, hạn chế ban hành quá nhiều văn bản quản lý, lồng ghép các

nội dung vào quy chế quản lý, đặc biệt là hoạt động trao quyền và các quy định kỹ thuật,

kiểm soát. Nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức tập thể (Hội, HTX) để xây

dựng các quy định quản lý phù hợp (quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm...), hoạt động

kiểm soát. Các cơ quan quản lý Nhà nước chỉ nên thực hiện chức năng quản lý quyền và

kiểm tra, giám sát theo kế hoạch và khi cần thiết2.

2Tham khảo các giải pháp chi tiết tại “Tài liệu hướng dẫn về đổi mới tiếp cận trong xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa

lý ở Việt Nam”, của Dự án “Hỗ trợ phát triển chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam”, Cục Sở hữu trí tuệ.

Page 17: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

16

KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI CÂY ĐẶC SẢN BẾN TRE

MỘT SỐ KINH NGHIỆM

Viện Cây ăn quả miền Nam

1. Tình hình chung về sản xuất và thị trường cây ăn quả có ảnh hưởng đến sự

phát triển thị trường trái cây Bến Tre

1.1 Tóm lược về sản xuất cây ăn quả

Diện tích trồng cây ăn quả của cả nước đạt 989.375 ha với sản lượng ước tính khoảng

10 triệu tấn vào năm 2018. Có 7 vùng trồngcây ăn quả, trong đó ba vùng trồng cây ăn quả có

diện tích lớn chiếm trên 10% diện tích của cả nước là Đồng bằng Sông Cửu Long - ĐBSCL

(347.615 ha, chiếm 35,1%), tiếp theo là vùng Trung du Miền núi phía Bắc (226.280 ha,

chiếm 22,9 ), Đông Nam Bộ (103.428 ha, chiếm 10,5%).

ĐBSCL trở thành vùng

trồng cây ăn quả có diện tích

lớn nhất trong 7 vùng kinh tế

của cả nước trong nhiều năm

qua và hiện tại. Bến Tre là một

trong 6 tỉnh có diện tích trồng

cây ăn quả lớn tại vùng

ĐBSCL, chiếm 8,2% diện tích

của cả vùng.

Năm 2018 diện tích

trồng cây ăn quả của Bến

Tre đã đạt 28.584 ha, trong

đó cây bưởi có diện tích lớn

nhất (8.824 ha), tiếp theo là

chôm chôm (5.330 ha), cây

nhãn (2.455 ha), cây chanh (2.300 ha), cây sầu riêng (2.216 ha) …

Tại khu vực các tỉnh ĐBSCL, Bến Tre đứng hàng đầu về diện tích bưởi, chôm

chôm và măng cụt; đứng thứ 3 về diện tích sầu riêng. Bến Tre nổi tiếng với những loại

trái cây ngon như bưởi da xanh, sầu riêng, chôm chôm, nhãn, chanh … đã và đang được

nhiều người tiêu dùng biết đến.

Bến Tre còn có lợi thế về mùa vụ thu hoạch trái cây, đối với bưởi da xanh quanh

năm luôn có bưởi cung cấp cho thị trường, chôm chôm cho trái nghịch vụ và các tháng 10

đến tháng 4, trong thời gian chôm chôm miền Đông Nam bộ không có, sầu riêng cũng

Long An

6.8%Tiền Giang

21.3%

Bến

Tre

8.2%

Trà Vinh

5.2%

Vĩnh Long

12.8%

Đồng Tháp

8.4%

An Giang

4.3%

Kiên

Giang

4.7%

Cần Thơ

5.3%

Hậu Giang

10.5%

Sóc Trăng

8.5%

Bạc Liêu

1.7% Cà Mau

2.5%

Nguồn: Tổng hợp từ nguồn số liệu của Cục Trồng Trọt

Biểu đồ 1: Phân bố diện tích trồng cây ăn quả tại

ĐBSCL, năm 2018

Page 18: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

17

được nhà vườn cho trái nghịch vụ vào thời điểm các vùng khác ở miền Đông Nam bộ và

Tây Nguyên không có.

1.2 Tóm lược về

thị trường trái cây

Tuy có tham gia

xuất khẩu nhưng nhìn

chung phần lớn lượng trái

cây được tiêu thụ dưới

dạng tươi ở thị trường nội

địa (chiếm khoảng 80),

xuất khẩu tươi và làm

nguyên liệu cho chế biến

chỉ chiếm khoảng 20%

tổng sản lượng sản xuất

hàng năm.

Về xuất khẩu, giai

đoạn 2000 đến 2012 xuất

khẩu rau quả của Việt Nam tăng trưởng rất chậm, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt

Nam tăng trưởng khá nhanh trong giai đoạn 2010 đến 2018, tốc độ tăng bình quân hàng

năm đạt 30,5 ; năm 2016 đạt 2,45 tỷ USD, năm 2017 đạt 3,5 tỷ USD và năm 2018 đã đạt

3,8 tỷ USD.

0,2 0,30,2 0,2 0,2 0,2 0,3 0,3 0,4 0,4 0,5 0,6

0,8

1,1

1,5

1,8

2,5

3,5

3,8

0,00

0,50

1,00

1,50

2,00

2,50

3,00

3,50

4,00

Năm 2000

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

KN

XK

(T

ỷ U

SD

)

Nguồn: Tổng hợp từ nguồn thông tin của Bộ Công Thương và Hiệp hội rau quả Việt

Nam

Biểu đồ 3: Kim ngạch xuất khẩu rau quả VN giai đoạn 2000 – 2018

0

1,000

2,000

3,000

4,000

5,000

6,000

7,000

8,000

9,000

ởi

Ch

ôm

chô

m

Nh

ãn

Ch

an

h

Sầ

u r

iên

g

Ca

m

Ch

uố

i

ng

cụ

t

Xo

ài

Qu

ýt

8.824

5.330

2.455 2.3002.216

1.614 1.5781.230

724

366(D

T h

a)

Nguồn: Tổng hợp từ nguồn số liệu của Chi cục Trồng Trọt & BVTV Bến Tre

Biểu đồ 2: Diện tích một số cây ăn quả tại Bến Tre, năm 2018

Page 19: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

18

Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu

của hàng rau quả Việt Nam. Trong năm 2018, nhóm 10 thị trường nhập khẩu rau quur của

Việt Nam bao gồm: Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu thị trường xuất khẩu rau quả của nước ta

gần 2,8 USD (chiếm 73,1 % tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả). Các thị trường xuất khẩu rau

quả chủ yếu của VN tiếp theo là Mỹ (3,7 %), Hàn Quốc (3 %), Nhật Bản (2,8 %), Hà Lan

(1,6 ), Malaysia (1,2 ), Thái Lan (1,2 ), Đài Loan (1,1 ), Úc (1,1 ), UAE (1 ).

Bảng 1: Nhóm 10 thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam năm 2017 và 2018

Đơn vị tính: ngàn USD

TT Thị trường Năm 2017 Năm 2018 So sánh

2018/2017 (%)

Thị phần (%)

2017 2018

Tổng số 3.501.591 3.809.599 108,8 100,0 100,0

1 Trung quốc 2.650.557 2.783.769 105,0 75,7 73,1

2 Nhật Bản 127.206 105.137 82,7 3,6 2,8

3 Hoa Kỳ 102.142 139.947 137,0 2,9 3,7

4 Hàn quốc 85620 113.901 133,0 2,4 3,0

5 Hà lan 64.396 59.891 93,0 1,8 1,6

6 Malaysia 51.143 45.847 89,6 1,5 1,2

7 Đài Loan 45.564 41.520 91,1 1,3 1,1

8 Thái lan 36.073 45.079 125,0 1,0 1,2

9 UAE 35570 39.412 110,8 1,0 1,0

10 Úc 28910 42.079 145,6 0,8 1,1

Khác 274.410 393.017 143,2 7,8 10,3

Nguồn: Trung tâm Thương mại và Công nghiệp, Bộ Công Thương

Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam tăng nhanh trong những năm 2015 đến

2018 nhưng chững lại trong năm 2019. Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, 9 tháng

đầu năm 2019, xuất khẩu hàng rau quả giảm 5,1%, nhập khẩu tăng 7,0 . Xuất siêu hàng rau

quả của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay đạt 1,430 tỷ USD, thấp hơn 247,74 triệu USD

so với 9 tháng đầu năm 2018. Trong đó, xuất khẩu hàng rau quả sang Trung Quốc, Nga,

UAE, Malaysia giảm, còn xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm khác như Mỹ, Nhật Bản,

Hàn Quốc, Hồng Kông, Lào, Thái Lan, Hà Lan, Australia tăng. 9 tháng đầu năm 2019, kim

ngạch xuất khẩu hàng rau quả sang Trung Quốc đạt 1,906 tỷ USD, giảm 14,4% so với cùng

kỳ năm 2018, chiếm 67,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn mức 74,8% trong 9

tháng đầu năm 2018.

Page 20: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

19

1.3 Nhu cầu thị trường trái cây thế giới và rào cản đối với trái cây nhập khẩu

Tổng giá trị thị trường quả trên toàn thế giới năm 2018 ước đạt 680 tỷ USD, trong

đó tổng kim ngạch xuất khẩu quả tươi thế giới ước tính 270 tỷ USD (Bộ Công thương,

2018). Xuất khẩu rau, quả của Việt Nam hiện chiếm khoảng 1,4% tổng nhập khẩu của thế

giới. Dự báo thị trường quả có xu hướng tăng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong kim

ngạch thương mại nông sản.

Nhu cầu thị trường trái cây thế giới có xu hướng tăng nhưng yêu cầu của nhiều

nước nhập khẩu ngày càng khắt khe hơn, nhiều nước dựng lên các hàng rào kỹ thuật để

bảo hộ sản xuất trong nước hoặc người tiêu dùng.

Hàng rào kỹ thuật là kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm đang là thách thức

cho trái cây xuất khẩu, nhất là vào các thị trường khó tính.

a) Kiểm dịch thực vật

Các nước thành viên WTO phải tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật của

hiệp định - SPS và Công ước quốc tế Bảo vệ thực vật - IPPC. Yêu cầu cơ bản đối với mặt

hàng quả tươi là phải có giấy Chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền

cấp và lô hàng không nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật.

Đối với các thị trường tương đối dễ tính, bao gồm các nước ASEAN (Thailand,

Malaysia, Indonesia, Lào, Myanmar, Singapore, ...), các nước khu vực Trung Đông

(UEA, Qatar, Li-Băng, Ả-rập Xê-út,…); các nước Đông Âu (Nga, Ucraina,…); Ấn độ,

Canada,... sau khi kiểm tra và được cấp chứng nhận đap ứng yêu cầu kỹ thuật là có thể

được nhập khẩu.

Đối với thị trường EU (Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Ý,…)

không cần phải đàm phán mở cửa thị trường. Áp dụng Chỉ thị 2000/29/EC quy định cụ

thể đối với từng mặt hàng. Kiểm tra ATTP (health certificate) trước khi xuất khẩu. Kiểm

dịch thực vật của Việt Nam cấp chứng thư sau khi kiểm tra, phải đảm bảo yêu cầu rất cao

về kiểm dịch thực vật; Nếu vi phạm thì bị cảnh báo và bị trả về nơi xuất xứ, tiêu hủy hàng

hoặc tạm ngừng nhập khẩu.

Đối với các thị trường khó tính (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, New

Zealand, Úc, Chile, Argentina), hồ sơ kỹ thuật (bao gồm các thông tin kỹ thuật theo yêu

cầu của nước nhập khẩu), phân tích nguy cơ dịch hại đối với từng loại quả của VN, thời

gian 3-15 năm. Yêu cầu cần có: Kiểm dịch thực vật của Việt Nam cấp chứng thư; Nước

nhập khẩu cử chuyên gia đến Việt Nam kiểm tra từng lô hàng; cần áp dụng xử lý hơi

nước nóng hoặc xử lý chiếu xạ. Có tiêu chuẩn kỹ thuật và có hệ thống truy xuất nguồn

gốc: (1) Mã số vùng trồng (PUC) - vùng trồng đạt chuẩn, (2) Mã số cơ sở đóng gói

(PHC) - nhà đóng gói đạt chuẩn, (3) Mã số nhà máy xử lý (TFC) - nhà máy xử lý đạt

chuẩn. Yêu cầu biện pháp xử lý KDTV áp dụng đối với trái cây tươi xuất khẩu sang một

số thị trường khó tính như sau: Hoa Kỳ (Thanh long, nhãn, vải, chôm chôm, vú sữa, xoài;

Page 21: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

20

yêu cầu chiếu xạ); Nhật (Thanh long (đỏ, trắng), xoài; yêu cầu xử lý hơi nước nóng); Hàn

Quốc (thanh long, xoài; yêu cầu xử lý hơi nước nóng); New Zealand (xoài, thanh long,

chôm chôm; yêu cầu chiếu xạ); Úc (thanh long, vải, xoài, nhãn; yêu cầu chiếu xạ, xử lý

hơi nước nóng).

Các thị trường khó tính chấp nhận chiếu xạ gồm: Mỹ (năm 2008), New Zealand

(năm 2011), Chile (năm 2012), Úc (năm 2015). Liều lượng chiếu xạ hấp thu tối thiểu cho

trái cây vào Mỹ là 400 gray. Thị trường khó tính chấp nhận áp dụng giải pháp hơi nước

nóng gồm: Nhật (năm 2009), Hàn Quốc (năm 2010), New Zealand (năm 2012), Đài Loan

(năm 2016).

Việt Nam đã đàm phán và thống nhất các biện pháp kỹ thuật về KDTV để mở cửa

thị trường như sau:

+ Hoa Kỳ: Thanh long ruột trắng, thanh long ruột đỏ, chôm chôm, nhãn, vải, vú

sữa và xoài (7 loại).

+ Nhật Bản: Thanh long ruột trắng, thanh long ruột đỏ, xoài (2 loại).

+ Hàn Quốc: Thanh long ruột trắng và xoài (2 loại).

+ Úc: Xoài, vải, thanh long, nhãn (4 loại).

+ New Zealand: Xoài, thanh long và chôm chôm (3 loại).

+ Châu Âu: Cho phép nhập khẩu các loại rau quả tươi nếu đáp ứng yêu cầu tại Quy

định 2000/29/EC (phải được xử lý biện pháp KDTV tại các cơ sở được Cục BVTV cấp

mã số).

+ Các nước ASEAN, Trung Đông, Ấn Độ, Canada: Các loại quả tươi của Việt

Nam đều có thể xuất khẩu; các lô hàng phải được cấp Giấy chứng nhận KDTV đáp ứng

yêu cầu.

- Trung Quốc: 8 loại quả tươi (thanh long, chôm chôm, xoài, nhãn, vải, dưa hấu,

chuối, mít).

b) An toàn thực phẩm (chủ yếu là dư lượng thuốc BVTV- MRLs)

Nhiều nước nhập khẩu nông sản sử dụng MRLs của Codex. Codex đã xây dựng

nhiều giá trị MRLs. Tuy nhiên có rất ít giá trị quy định cho các loại nông sản chủ lực của

Việt Nam. Ngưỡng MRLs trên một số loại quả có đăng tải trên website của Cục BVTV.

Nhiều hoạt chất thuốc BVTV Codex chưa có giá trị MRLs.

* Đối với thị trường Trung Quốc:

- Đây là thị trường xuất khẩu trái cây chủ lực của Việt Nam trong nhiều năm qua

và hiện tại, thị trường Trung Quốc đang chuyển dần từ dễ tính sang khó tính hơn.

- Trung Quốc đã cho phép Việt Nam xuất khẩu chính ngạch 8 loại quả tươi (thanh

long, chôm chôm, xoài, nhãn, vải, dưa hấu, chuối, mít). KDTV Việt Nam cấp Chứng thư

khi xuất khẩu chính ngạch.

Page 22: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

21

- Để mở cửa 1 loại quả mới xuất khẩu chính ngạch cần hồ sơ kỹ thuật (bao gồm các

thông tin kỹ thuật theo yêu cầu), phân tích nguy cơ dịch hại, ký Nghị định thư.

- Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng và nhà đóng gói theo yêu cầu của các

địa phương. Các địa phương nộp thông tin theo phụ lục của công văn 3906/BNN-BTVT

ngày 23 tháng 5 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc cấp thông tin vùng trồng

và cơ sở đóng gói quả tươi xuất khẩu.

- Thông tin chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhập khẩu phải bao

gồm các nội dung: Trên bao bì (thùng, kiện) nhất thiết phải dùng tiếng Trung Quốc hoặc tiếng

Anh; ghi rõ tên hoa quả; nơi sản xuất, nơi đóng gói hoặc số hiệu/mã code. Đơn vị nhập khẩu phải

ghi tất cả tin tức dán bên trên mã vạch, mã bảo vệ, đóng dấu, niêm phong. Tham khảo tại trang

website: http://www.customs.gov.cn

- Thông tin về truy xuất nguồn gốc đối với nông sản nhập khẩu vào Trung Quốc bao

gồm: Tên tổ chức xuất khẩu, chủng loại quả, tên nhà vườn hoặc số đăng ký (Tên nhà vườn là tư

nhân thì điền tên người, số đăng ký là mã hồ sơ mà cơ quan kiểm dịch cấp khi làm thủ tục

xuất cảnh), tên xưởng đóng gói hoặc số đăng ký (Số đăng ký là mã số hồ sơ mà cơ quan

kiểm dịch cấp khi làm thủ tục xuất cảnh), ghi rõ vận chuyển đến nước Cộng hòa nhân dân

Trung Hoa.

2. Ý kiến đề xuất khai thác và phát triển thị trường trái cây đặc sản Bến Tre

Như phân tích trên đây, nhu cầu thị trường trái cây thế giới tiếp tục rộng mở song

cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt giữa các nước xuất khẩu cũng như những rào cản từ

việc các nước nhập khẩu đặt ra hàng rào kỹ thuật trong kiểm dịch thực vật và an tàn thực

phẩm, do đó để trái cây đặc sản của Việt Nam nói chung và của tỉnh Bến Tre nói riêng

khai thác tốt tiềm năng và mở rộng thị trường tiêu thụ, cần đẩy mạnh khâu xây dựng

thương hiệu trái cây đặc sản của địa phương.

Trong thực tế, thương hiệu có tác động rất lớn đến cầu thị trường trái cây và do đó

những loại trái cây của các địa phương được người tiêu dùng ưa chuộng và tin tưởng

thường có giá cao hơn so với trái cây cùng loại nhưng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không

có nhãn hiệu, không được người tiêu dùng đánh giá cao. Khi có thương hiệu, trái cây dễ

tiếp cận thị trường, kể cả thị trường trong và ngoài nước, là điều kiện để duy trì và phá

triển sản xuất, mang lại lợi ích kinh tế cho nhà vườn và các đối tượng tham gia chuỗi giá

trị.

Ở Bến Tre, dừa xiêm xanh và bưởi da xanh đã được cấp chứng nhận đăng ký chỉ

dẫn địa lý, chôm chôm và măng cụt đã được cấp nhãn hiệu tập thể … Tuy đã được đăng

ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, nhưng để các loại trái cây này thực sự được nhiều người tiêu

dùng biết đến và tạo được lòng tin trong lòng người tiêu dùng, xin đề xuất một số giải

pháp sau đây:

Page 23: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

22

- Tăng cường thực hiện sản xuất trái cây đảm bảo đáp ứng và vượt qua hàng rào kỹ

thuật của các nước nhập khẩu (liên quan đến công tác tổ chức sản xuất, qui trình canh tác,

BVTV nhằm kiểm soát sâu bệnh, côn trùng gây hại …).

- Trong điều kiện một số thị trường bắt đầu yêu cầu kiểm tra ATTP (health

certificate) trước khi xuất khẩu như EU (8/12/2018), Trung Quốc (10/2019) đòi hỏi người

trồng cây ăn trái và doanh nghiệp xuất khẩu cần thay đổi tư duy và hành động sản xuất,

đóng gói và bảo quản trái cây theo hướng đảm bảo an toàn thực phẩm. Doanh nghiệp và

cơ quan quản lý ATTP địa phương chưa thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với

thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

- Tăng cường nghiên cứu thị trường (dự báo có chiều sâu và toàn diện về nhu cầu

cũng như thị hiếu người tiêu dùng tại các thị trường trọng điểm).

- Tăng đầu tư cho công nghệ bảo quản và xử lý sau thu hoạch để đáp ứng yêu cầu

của thị trường nhập khẩu, nhất là các thị trường khó tính.

- Xây dựng nhiều mô hình liên kết chặt chẽ và đảm bảo phân phối lợi ích hợp lý

trong sản xuất, chế viến, tiêu thụ sản phẩm giữa những người trồng cây ăn trái với các

doanh nghiệp, nhà xuất khẩu, siêu thị và các đối tượng kinh doanh trái cây.

- Tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại và các hoạt động hỗ trợ xây dựng

thương hiệu các loại trái cây đặc sản xủa Bến Tre./.

Page 24: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

23

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, QUẢN LÝ

VÀ PHÁT TRIỂN NHÃN HIỆU SẢN PHẨM ĐẶC THÙ TỈNH SÓC TRĂNG

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng

Tỉnh Sóc Trăng nằm ở bờ Nam cửa sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh 231

km, cách Cần Thơ 62 km; có 02 tuyến Quốc lộ chạy ngang qua. Quốc lộ 1A nối liền các

tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà

Vinh, Bến Tre và Tiền Giang. Diện tích tự nhiên của Tỉnh là 3.311,7629 km2 (chiếm

khoảng 1 diện tích cả nước và 8,3 diện tích của khu vực đồng bằng sông Cửu Long);

đường bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn: Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển

Đông.

Đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa

nước, cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu như hành, tỏi

và các loại cây ăn trái như bưởi, xoài, sầu riêng, ... Hiện đất nông nghiệp là 276.677 ha,

chiếm 82,89 ; trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 205.748 ha (chiếm 62,13 ). Trong

tổng số 278.154 ha đất nông nghiệp có 144.156 ha sử dụng cho canh tác lúa, 21.401 ha

cây hàng năm khác và 40.191 ha dùng trồng cây lâu năm và cây ăn trái. Năm 2018, diện

tích cây ăn trái 29.492 ha, diện tích cây ăn trái của tỉnh Sóc Trăng phát triển khá ổn định,

đem lại một nguồn thu nhập khá cho nhà vườn với nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao

như: bưởi da xanh, 5 roi, cam sành, cam xoàn, xoài, nhãn, mãng cầu gai, vú sữa …

Để phát huy lợi thế, tăng giá trị và sức cạnh tranh, phát triển bền vững cho các sản

phẩm, thời gian qua tỉnh Sóc Trăng đã xây dựng nhiều chương trình, đề án nhằm gia tăng

giá trị cho sản phẩm chủ lực, đặc thù như Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng

nâng cao giá trị gia tăng để phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới; Dự án

phát triển cây ăn trái đặc sản tỉnh Sóc Trăng; ban hành danh mục các ngành hàng, sản

phẩm khuyến khích, ưu tiên hỗ trợ và phê duyệt hỗ trợ liến kết sản xuất gắn với tiêu thụ

nông sản trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; Đề án mỗi xã một sản phẩm (OCOP); …

Một trong những giải pháp nhằm tăng giá trị và sức cạnh tranh cho sản phẩm chủ

lực của tỉnh là vấn đề đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, tỉnh Sóc Trăng tập

trung các nguồn lực nhằm thúc đẩy hoạt động trên đến các chủ thể có liên quan nhất là

các hợp tác xã, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuộc các đối tượng nêu

trên.

(1) Về hoạt động hỗ trợ

Đối với các sản phẩm đặc thù, tỉnh Sóc Trăng xác định theo hai hướng:

- Một là, tập trung bảo hộ nhãn hiệu tập thể gắn với địa danh cho các sản phẩm

nông sản như: Bưởi Năm roi, bưởi Da xanh Kế Thành, Cam sành Ba Trinh, Vú sữa tím

Page 25: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

24

Trinh Phú, Cam xoàn Phương An, Hành tím Vĩnh Châu, Artemia Vĩnh Châu. Trong đó,

Hành tím Vĩnh Châu của tỉnh Sóc trăng đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận

đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00075 ngày 28/5/2019, Artemia của Vĩnh Châu đang tiến hành

xây dựng chỉ dẫn địa lý thông qua dự án “Xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu

cho sản phẩm trứng bào xác Artemia của tỉnh Sóc Trăng”, thuộc Chương trình hỗ trợ phát

triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020.

Cục Sở hữu trí tuệ khảo sát vùng nuôi Artemia tại Vĩnh Châu, Sóc Trăng

và có buổi làm việc với lãnh đạo UBND thị xã Vĩnh Châu về tình hình nuôi Artemia

Một số nhãn hiệu tập thể của tỉnh Sóc Trăng

Riêng sản phẩm gạo của Sóc Trăng, hiện nay tỉnh tập trung phát triển dòng gạo

thơm và gạo Tài Nguyên. Đối với hai sản phẩm này, tỉnh cũng đã thực hiện đăng ký bảo

hộ nhãn hiệu chứng nhận cũng gắn với địa danh đó là Gạo thơm Sóc Trăng và gạo Tài

Nguyên Thạnh Trị.

Hành tím Vĩnh Châu được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý

- Hai là, đối với sản phẩm đặc trưng của Tỉnh do doanh nghiệp sản xuất, tỉnh tập

trung tuyên truyền và hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với

Page 26: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

25

nhãn hiệu. Những sản phẩm này cũng hướng đến đạt các tiêu chí thuộc Đề án OCOP của

tỉnh như: Trà mãng cầu, sữa, gạo, bánh pía, lạp xưởng, …

Đối với hoạt động hỗ trợ, thời gian qua tỉnh Sóc Trăng tập trung một số nội dung

sau:

- Chỉ đạo các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đào tạo tập huấn cho các chủ

thể những nội dung có liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, về xúc tiến thương mại,

về liên kết chuỗi giá trị, … Trong đó, ngành khoa học và công nghệ của tỉnh tập trung tổ

chức các nội dung về tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ; lợi ích và sự cần thiết của việc

đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

đối với đặc sản địa phương; quản trị tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp, …

Hoạt động thông tin, tuyên truyền

Hỗ trợ các chủ thể trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc thù tại các sự kiện

do ngành khoa học và công nghệ tổ chức

- Về mặt hỗ trợ kinh phí: Thời gia qua, tỉnh Sóc Trăng đã hỗ trợ kinh phí đăng ký

bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu cho 66 doanh nghiệp (giai đoạn 2013

- 2017 và năm 2019) từ nguồn với của Dự án Phát triển doanh nghiệp nhò và vừa tỉnh Sóc

Page 27: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

26

Trăng do Bộ Các vấn đề Toàn cầu Canada tài trợ. Năm 2018, từ nguồn kinh phí sự nghiệp

KH&CN, Sở Khoa học và Công nghệ đã hỗ trợ 10 doanh nghiệp.

Một số nhãn hiệu được hỗ trợ thời gian qua

(2) Chính sách hỗ trợ của nhà nước và sự quan tâm của doanh nghiệp

Trong thời gian gần đây, tỉnh Sóc Trăng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ

doanh nghiệp, trong đó có nội dung hỗ trợ về sở hữu trí tuệ, như: Chương trình số 20-

CTr/TU ngày 31/7/2017 của Tỉnh ủy Sóc Trăng về việc thực hiện Nghị quyết số 10-

NQ/W ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư

nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa, Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐND ngày 10/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh

Sóc Trăng ban hành Quy định chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn

tỉnh Sóc Trăng. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Sóc Trăng cũng ban hành các kế hoạch thực

hiện các văn bản của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh.

Với sự quyết tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh

và sự nỗ lực của các Sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh trong, công tác hỗ trợ, phát

triển doanh nghiệp đã từng bước gặt hái được những kết quả mong đợi. Trong đó, công

tác hỗ trợ các chủ thể tạo lập, quản lý, phát triển tài sản trí tuệ được ngành khoa học và

công nghệ thúc đẩy thực hiện. Ngành khoa học và công nghệ đã thực hiện nhiều hình thức

truyền tải những chính sách hỗ trợ về hoạt động sở hữu trí tuệ đến các chủ thể được kịp

thời. Công tác tập huấn, đào tạo nâng cao kiến thức cho các chủ thể được thực hiện định

kỳ; hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp được tăng cường.

Các hoạt động trên đã góp phần nâng cao nhận thức của các chủ thể trong tỉnh về

lĩnh vực sở hữu công nghiệp, mức độ quan tâm đến việc bảo hộ quyền sở hữu công

nghiệp được cải thiện đáng kể. Đặc biệt các doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm đến việc

đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình ở nước ngoài (Mỹ, Châu Âu, Hà Quốc, Úc, Canada,

Page 28: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

27

Anh, …) điều này rất quan trọng đối với doanh nghiệp có chiến lược xuất khẩu sang thị

trường quốc tế. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng quan tâm hơn với việc xây

dựng nhãn hiệu cho sản phẩm của mình, một số doanh nghiệp bước đầu có sự liên kết

giữa nhãn hiệu với kế hoạch/ chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing. Là dấu hiệu

cho thấy doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng một thương

hiệu mạnh, bền vững. Các doanh nghiệp dần thay đổi cách nhìn nhận về tài sản trí tuệ.

Qua đó, cho thấy được hiệu quả bước đầu của các chính sách cũng như hiệu quả của các

hoạt động về hỗ trợ doanh nghiệp đã triển khai thời gian qua trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng./.

Page 29: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

28

KINH NGHIỆM HỖ TRỢ CÁC CHỦ SỞ HỮU, CÁC DOANH NGHIỆP

TRONG TẠO LẬP, QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN CÁC TÀI SẢN TRÍ TUỆ

GẮN VỚI SẢN PHẨM ĐẶC THÙ CỦA ĐỊA PHƯƠNG; CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ

CỦA NHÀ NƯỚC VÀ SỰ QUAN TÂM CỦA DOANH NGHIỆP

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang

Trải dài bên bờ Bắc sông Tiền 120 km, từ Đồng Tháp Mười đến biển đông, mảnh đất

phì nhiêu của Việt Nam được mang tên sông: TIỀN GIANG.

Tiền Giang là tỉnh thuộc miền Tây Nam bộ, cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km về

phía Tây Nam - thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, thị xã Cai Lậy và 8 huyện gồm: Chợ

Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phước, Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè, Tân Phú

Đông. Diện tích 2.367 km2, có 32 km bờ biển, dân số hơn 1.700.000 người. Nhiệt độ trung

bình 27oC, có hai mùa mưa nắng rõ rệt; nhờ vậy động thực vật càng trở nên phong phú.

Với các vùng sinh thái đa dạng: biển, kênh rạch, giồng gò, vùng trũng Đồng Tháp

Mười,… mà mỗi vùng có những loại động thực vật đặc trưng đã tạo ra sự đa dạng không

những về cảnh quan mà cả về văn hóa cho tỉnh Tiền Giang. Đặt biệt Tiền Giang là tỉnh có

diện tích và sản lượng trái cây lớn nhất nước, chiếm 8 so với tổng diện tích cây ăn trái

của cả nước. Hầu hết các loại cây trồng đều được bố trí phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu,

thủy văn theo từng vùng sinh thái nên cho năng suất, sản lượng cao, chất lượng tốt. Tiền

Giang được mệnh danh là “Vương quốc trái cây” là nơi có truyền thống lâu đời về trồng

cây ăn trái, có điều kiện thuận lợi về tài nguyên và nước, cơ cấu chủng loại trái cây chuyển

dần theo hướng sản xuất hàng hóa, diện tích các loại cây chủ lực đều tăng, việc áp dụng tiến

bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chế biến, bảo quản ngày càng cao. Với các loại trái cây

nổi tiếng như: xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò rèn Vĩnh Kim, khóm Tân Phước, thanh long

Chợ Gạo, sầu riêng Ngũ Hiệp, sơ ri Gò Công, bưởi Lông Cổ Cò, …

Xuất phát từ đặc trưng đó và lợi ích có được từ việc đăng ký xác lập quyền sở hữu

công nghiệp nên tỉnh Tiến Giang từ những năm 2003 đến nay đã ban hành nhiều chủ

trương, chính sách để phát triển TSTT: Kế hoạch hoạt động xúc tiến bảo hộ quyền sở

hữu công nghiệp tỉnh Tiền Giang năm 2003-2005; Kế hoạch hoạt động hỗ trợ bảo hộ

quyền sở hữu công nghiệp tỉnh Tiền Giang giai đoạn năm 2011-2015; Quyết định

số 2722/QĐ-UBND ngày 13 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban

hành Chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh

tranh giai đoạn 2017-2020.

Qua gần 17 năm triển khai các kế hoạch hỗ trợ bằng các hình thức khác nhau tỉnh

Tiến Giang đã có được 21 nhãn hiệu tập thể (NHTT) , 02 nhãn hiệu chứng nhận (NHCN),

02 Chỉ dẫn địa lý (CDĐL). Các nhãn hiệu này được giao cho các hợp tác xã (HTX), hội

Page 30: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

29

làm vườn (HLV), phòng kinh tế, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản

Tiền Giang làm chủ sở hữu, riêng: 02 Chỉ dẫn địa lý xoài cát Hòa Lộc, vú sửa Vĩnh kim

do Sở KH&CN là chủ sở hữu.

Việc xây dựng NHTT, NHCN, CDĐL đã mang lại hiệu quả thiết thực như:

+ NHTT Chăn nuôi - thủy sản - Gò Công” được HTX chăn nuôi thủy sản Gò Công

sử dụng trong quá trình kinh doanh cho sản phẩm gà thịt, giá thành trung bình

160.000đ/kg. Theo HTX thì nhãn hiệu đang phát triển được người tiêu dùng rất tín nhiệm,

các sản phẩm gà thịt mang NHTT chủ yếu cung cấp cho các cửa hàng kinh doanh thực

phẩm sạch, nhu cầu của thị trường đôi khi HTX không đáp ứng đủ. Với việc cung cấp sản

phẩm uy tính và chất lượng như vậy HTX đã đạt được Giải bạc Chất lượng Quốc gia năm

2018;

+ NHTT hủ tiếu Mỹ Tho đã có Công ty TNHH Sản xuất Chế biến Nông Thủy sản

Xuất khẩu Thuận Phong sử dụng NHTT kinh doanh lớn ở các thị trường nước ngoài Mỹ,

Úc, Nhật, Châu Âu, Hàn Quốc, Thái lan, …

+ NHCN Rau an toàn Gò Công đã được cấp cho một số HTX sản xuất rau trên địa

bàn sử dụng, rau an toàn Gò Công được một số hệ thống bách hóa xanh đưa vào kinh

doanh.

+ NHTT mắm tôm chà Gò Công đã được người tiêu dùng rất ưa chuộng, sở Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cho mắm tôm chà Gò

Công.

+ NHTT cao cao Tiền Giang: có chất lượng rất tốt được các doanh nghiệp trong và

ngoài nước thu mua để chế biến các sản phẩm từ cacao (Công ty cacao Phạm Minh,

Kimmy…)

+ NHTT sầu riêng Ngũ Hiệp: được người tiêu dùng ưa thích vì vậy vùng trồng sầu

riêng đã được nhân rộng ra toàn huyện và Thị xã Cai Lậy, Sở KH&CN đã xây dựng thành

công NHTT sầu riêng Cai Lậy

+ NHTT sả Tân Phú Đông được sử dụng ngoài cho cây sả tươi còn được sử dụng

cho các sản phẩm được chế biến từ sả như tinh dầu, giá thể sạch, nấm rơm, Đặc biệt tinh

dầu sả được xuất qua thị trường Ba Lan, Mỹ; sả sấy khô xuất qua Đài Loan.

Page 31: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

30

Các sản phẩm chế biến từ sả Tân Phú Đông

+ NHTT mãng cầu xiêm Tân Phú Đông được sử dụng ngoài trái tươi còn được các

doanh nghiệp chế biến thành kẹo, trà mãng cầu mang NHTT mãng cầu xiêm Tân Phú

Đông.

+ Còn một số NHTT khác như: bưởi lông Cổ Cò, thanh Long Chợ Gạo, dưa Gò

Công, Mộc - Tủ thờ truyền thống- Gò Công đều mang lại giá trị kinh tế cho các thành

viên chủ sở hữu.

+ Xoài cát Hòa Lộc , vú sửa Vĩnh Kim đã được các doanh nghiệp xuất ra thị trường như

Mỹ, Nhật, Trung Quốc

Vì vậy việc tạo lập nhãn hiệu cho các sản phẩm đặc sản của tỉnh Tiền Giang là cần thiết

và thiết thực với nhu cầu của người dân địa phương, với xu thế chung của nền kinh tế của cả

nước nói chung và của tỉnh Tiền Giang nói riêng.

Từ những kết quả đạt được Sở Khoa học và công nghệ Tiền Giang nhận thấy rằng để các

sản phẩm đặc thù của địa phương phát triển bền vững thì cần phải xây dựng thương hiệu thông

qua một trong các hình thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn

địa lý và một trong những yếu tố không kém phần quang trọng là lựa chọn chủ sở hữu để phản

lý và khai thác phát triển các sản phẩm chủ lực.

Trong những năm qua, Tỉnh Tiền Giang đã triển khai các biện pháp nhằm duy trì ổn định

các sản phẩm đã được bảo hộ tránh làm ảnh hưởng uy tính, chất lượng, danh tiếng của sản

phẩm như:

+ Biên soạn các quy chế mẫu nhằm giúp các chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu

chứng nhận xây dựng quy chế phù hợp để quản lý

+ Tuyên truyền tập huấn các quy định về việc sử dụng nhãn hiệu;

+ Phối hợp với các cơ quan quan thực thi như quản lý thị trường, thanh tra khoa học xử lý

các vi phạm liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu đã được bảo hộ;

+ Vận động khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu đã được bảo hộ trong quá

trình kinh doanh các sản phẩm đặc thù của địa phương.

+ Phối hợp các cơ quan, ban ngành đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, chế

biến để đảm bào duy trì chất lượng của sản phẩm đặc thù.

+ Tăng cường quảng bá các sản phẩm chủ lực thông qua các hội chợ, triễn lãm,

Tuy nhiên mặc dù rất nổ lực nhưng cũng còn nhiều mặt hạn chế như:

+ Cơ quan thực thi chưa dám mạnh dạng trong việc xử lý vi phạm (hiện nay xử lý chủ

yếu bằng biện pháp yêu cầu ngưng sử dụng)

+ Các doanh nghiệp chưa quan tâm đến nhãn hiệu của sản phẩm chủ lực.

+ An toàn vệ sinh thực phẩm cũng ảnh hưởng đến sử dụng nhãn hiệu.

Page 32: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

31

+ Người sản xuất chưa quan tâm đến nhãn hiệu của địa phương và không có sử dụng do

sản phẩm làm ra chủ yếu bán qua thương lái thu mua không có nhu cầu dán nhãn mác.

+ Đối với các nhãn hiệu do cơ quan nhà nước quản lý (nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa

lý) việc thu phí quản lý, cấp phép sử dụng tem nhãn gặp khó khăn do quy định thu phí về vấn

đề này chưa được quy định cụ thể trong văn bản QPPL.

+ Các chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể (HTX, Hội làm vườn) bị giải thể làm cho nhãn hiệu

đã được bảo hộ không còn được bảo hộ.

Trước những hạn chế đó Sở KH&CN Tiền Giang đã đề ra các biện pháp để khắc

phục như:

+ Tiếp tục tuyên truyền về tầm quan trọng và cách sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm đặc

thù.

+ Đề nghị cơ quan thực thi mạnh dạng xử lý vi phạm.

+ Tăng cường vai trò của doanh nghiệp trong việc phát triển sản phẩm bằng cách xây

dựng hệ thống tem truy suất nguồn gốc cho doanh nghiệp, cho phép Doanh nghiệp sử dụng

miễn phí nhãn hiệu được bảo hộ, hỗ trợ khoa hoc kỹ thuật,

+ Cấp phát tem nhãn miễn phí cho người sản xuất.

+ Xây dựng các chương trình quảng bá, quảng cáo sản phẩm gắn liền với nhãn hiệu được

bảo hộ thông qua việc tổ chức lễ trao văn bằng, xây dựng các bảng quảng cáo khu vực sản

xuất, quay phim làm phóng sự về sản phẩm, tổ chức hội thảo

Lễ Công bố trao Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể sả Tân Phú Đông

Page 33: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

32

Lễ Công bố trao Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể sầu riêng Cai Lậy

Tất cả việc trên nếu được áp dụng lập đi lập lại nhiều lần sẽ trở thành thói quen của người

sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng đến một lúc nào đó nhu cầu việc sử dụng sản phẩm có nhãn

mác sẽ là nhu cầu không thể thiếu được./.

Danh sách các nhãn hiệu tập thểm nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý

tỉnh Tiền Giang

Số

TT

Tên nhãn hiệu tập thể/

nhãn hiệu chứng nhận

Sản

phẩm Chủ sở hữu

I Nhãn hiệu tập thể

1 Gò Công

1.1

Chữ: GÒ CÔNG

Hình quảng bá Hình đăng bạ

Sơ ri

Hội làm vườn huyện Gò Công

Đông (khu phố Hòa Thơm, TT

Tân Hòa, huyện Gò Công Đông)

1.2

Chữ: GÒ CÔNG

Hình đăng bạ

Dưa hấu

Hợp tác xã Bình Tây (ấp Bình

Tây, xã Thạnh Nhựt, huyện Gò

Công Tây) Mặc dù nhãn hiệu tên

địa danh nhưng do xác lập quyền

trước 2005 nên dưa Gò Công là

nhãn hiệu thông thường

1.3

Chữ: GÒ CÔNG

Hình đăng bạ

Mắm tôm

chà

Trung tâm

Nghiên cứu ứng dụng và Dịch vụ

khoa học công nghệ Tiền Giang

1.4

Chữ: GÒ CÔNG

Hình đăng bạ

Mộc – Tủ

thờ truyền

thống

Hợp tác xã Mộc tủ thờ Gò Công

(ấp Ông Non, xã Tân Trung, Thị

xã Gò Công)

Page 34: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

33

Số

TT

Tên nhãn hiệu tập thể/

nhãn hiệu chứng nhận

Sản

phẩm Chủ sở hữu

1.5

Chữ: GÒ CÔNG

Hình đăng bạ

Yến sào

Hợp tác xã yến sào Gò Công

1.6

Chữ: GÒ CÔNG

Hình đăng bạ

Chăn nuôi

– thủy sản

Hợp tác xã Chăn nuôi – thủy sản

Gò Công

(6/6 Nguyễn Trọng Dân, KP4, P3,

Thị xã Gò Công)

2 Chợ Gạo

2.1

Chữ: CHỢ GẠO

Hình đăng bạ

Thanh

long

Hội làm vườn huyện Chợ Gạo

(KP1, TT Chợ Gạo)

2.2

Chữ: CHỢ GẠO

Hình đăng bạ

Nếp bè Hội làm vườn huyện Chợ Gạo

(KP1, TT Chợ Gạo)

2.3

Chữ: TIỀN GIANG

Hình đăng bạ

Ca cao

Hợp tác xã Ca cao Chợ Gạo (ấp

Mỹ Thạnh, xã Hòa Định, huyện

Chợ Gạo)

3 Mỹ Tho

3.1

Chữ: MỸ THO

Hình đăng bạ

Hủ tiếu

Tổ hợp tác Hủ tiếu Mỹ Tho (ấp

Hội Gia, xã Mỹ Phong, TP Mỹ

Tho)

Page 35: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

34

Số

TT

Tên nhãn hiệu tập thể/

nhãn hiệu chứng nhận

Sản

phẩm Chủ sở hữu

4 Châu Thành

4.1

Chữ: THÂN CỬU NGHĨA

Hình đăng bạ

Rau an

toàn

Hợp tác xã Rau an toàn Thân Cửu

Nghĩa

(ấp Cửu Hòa, xã Thân Cửu Nghĩa,

huyện Châu Thành)

4.2

Chữ: KIM SƠN

Hình đăng bạ

Sa pô Mặc

Bắc Hội làm vườn huyện Châu Thành

5 Thị xã Cai Lậy

5.1

Chữ: NHỊ QUÝ

Hình đăng bạ

Nhãn Tổ hợp tác

Nhãn Nhị Quý

6 Huyện Cai Lậy

6.1

Chữ: MỸ THÀNH NAM

Hình đăng bạ

Gạo

Hợp tác xã Mỹ Thành

(xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai

Lậy)

6.2

Chữ: NGŨ HIỆP

Hình đăng bạ

Sầu riêng Hội làm vườn huyện Cai Lậy

(QL1, KP5, TT Cai Lậy)

6.3

Chữ: TÂN PHONG

Chôm

chôm

Tổ hợp tác Chôm chôm Tân

Phong

6.4

Sầu riêng Hội làm vườn huyện Cai Lậy

Page 36: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

35

Số

TT

Tên nhãn hiệu tập thể/

nhãn hiệu chứng nhận

Sản

phẩm Chủ sở hữu

7 Cái Bè

7.1

Chữ: CỔ CÒ

Hình đăng bạ

Bưởi

Hợp tác xã Dịch vụ Nông

nghiệp Mỹ Lương (ấp Lương

Lễ, xã Mỹ Lương, huyện Cái

Bè)

8 Tân Phước

8.1

Chữ: TÂN LẬP

Hình đăng bạ

Khóm

Hợp tác xã nông nghiệp Quyết

Thắng (ấp Tân Phong, xã Tân

Lập, huyện Tân Phước)

9 Tân Phú Đông

9.1

Mãng cầu

xiêm

Hội làm vườn huyện Tân Phú

Đông

9.2

Cây sả Hội làm vườn huyện Tân Phú

Đông

II Nhãn hiệu chứng nhận

1

Chữ: GÒ CÔNG

Hình đăng bạ

Rau an

toàn Phòng Kinh tế Thị xã Gò Công

2

Chữ: GÒ CÔNG

Hình đăng bạ

Nghêu

Chi cục Quả lý chất lượng

Nông lâm sản và Thủy sản Tiền

Giang (QL1, KP Trung Lương)

III Chỉ dẫn địa lý

Page 37: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

36

Số

TT

Tên nhãn hiệu tập thể/

nhãn hiệu chứng nhận

Sản

phẩm Chủ sở hữu

1

Chữ: HÒA LỘC

Hình quảng bá

Xoài cát Sở khoa học và Công nghệ Tiền

Giang

2

Chữ: VĨNH KIM

Hình quảng bá

Vú sửa Sở khoa học và Công nghệ Tiền

Giang

Page 38: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

37

TRUY XUẤT NGUỒN GỐC

GÓP PHẦN XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DỪA BẾN TRE

Công ty TraceVerified

Toàn cảnh nông nghiệp Việt Nam:

Thực phẩm bẩn đang trở thành mối nguy ngày càng tăng trong xã hội. Ăn gì, uống

gì để đảm bảo vệ sinh đang là câu hỏi và nỗi lo lắng thường xuyên của tất cả mọi người

dân. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt, thuốc kháng sinh trong chăn

nuôi và chất bảo quản trong chế biến thực phẩm đang rất phổ biến và ngoài tầm kiểm soát

của các cơ quan có trách nhiệm. Trước yêu cầu lớn về thực phẩm sạch, trên kệ hàng của

các cửa hàng tiện ích và các siêu thị xuất hiện những sản phẩm có gắn nhãn sạch, nhãn

GAP. Nhiều đại gia đang cố gắng đầu tư mở rộng chuỗi phân phối, các cửa hàng bán lẻ,

nhưng họ quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm thế nào vẫn là một ẩn số. Người tiêu dùng

vẫn rất hoang mang về các nhãn hàng này, khi có không ít thông tin trên báo chí và mạng

xã hội về việc hình thức, đối phó trong thực hiện cũng như việc cấp chứng nhận GAP.

Người ta nói nhiều đến trách nhiệm của nhà nông, người trồng cây, nhà sản xuất.

Nhưng trong khi đó, các thương lái, nhà buôn và các nhà bán lẻ - những đại gia có vị thế

độc quyền tự nhiên trên thị trường và các hàng hóa chất, các đại lý phân phối hóa chất có

can dự gì vào cái vòng xoáy thực phẩm “bẩn” này? Trong tình cảnh đó, các cơ quan thẩm

quyền quản lý, các cơ quan chứng nhận đạt chuẩn, các phòng thí nghiệm, những người có

trách nhiệm cầm cân nảy mực có can dự không? Đâu đó khá nhiều tiếng “bàn luận” từ

phía doanh nghiệp rằng cơ quan thẩm quyền cho nhập khẩu/ trung tâm kia cấp chứng

nhận GAP với giá bao nhiêu, phòng thí nghiệm A, B, C chỉ gọi điện là sẽ nhận kết quả

kiểm nghiệm thậm chí không cần gửi mẫu, giá thế nào. Rồi tác động của truyền thông,

báo chí có làm cho vòng xoáy này bớt tác dụng? Rồi người tiêu dùng có can dự gì không

trong chuỗi thực phẩm bẩn này?

Câu hỏi đặt ra là cái gì và ai đang chi phối thị trường thực phẩm khiến cho nó lún

ngày càng sâu vào quĩ đạo của vòng xoáy thực phẩm “bẩn”. Những người nông dân chân

chất, với những nghĩa cử đẫm tình người, những chủ doanh nghiệp giàu lòng trắc ẩn, đã

đóng góp nhiều tỷ đồng hỗ trợ những phận người bất hạnh, họ đang ở đâu trong vòng

xoáy này? Có liên quan gì không giữa tinh thần lá lành đùm lá rách, lòng trắc ẩn và

những hoạt động làm bẩn vì lợi ích riêng.

Và những trang trại, nhà sản xuất có trách nhiệm với xã hội, họ đang ở đâu?

Vâng, họ vẫn đang ở đó, nhưng họ rời rạc và đơn lẻ! Một số đang cố gắng làm

sạch tùy vào sức của mình, nhưng họ quá nhỏ bé và thường bị thương nhân/ thương lái ép

đủ bề nếu họ không đủ sức bứt lên được để có kênh phân phối riêng. Số khác, biết vậy

nhưng đành tặc lưỡi cho qua vì bất lực trước sự cám dỗ và nguy hiểm của vòng xoáy lợi

Page 39: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

38

ích từ thực phẩm bẩn. Và xã hội đã phần nào trở lại thời tự cung tự cấp khi nhiều gia đình

đã tự bảo vệ mình bằng cách tự trồng, tự nuôi tự cung cấp. Nhưng tự trồng được rau tự

nuôi được gà, có tự trồng được lúa hay nuôi tôm, nuôi cá? Và tất cả chúng ta trên con

đường mưu sinh, làm sao thoát khỏi tiêu dùng thực phẩm trên thị trường?

Nhìn sâu hơn không khó để nhận thấy tất cả chúng ta ít từ nhà sản xuất thực phẩm-

nhà cung cấp thuốc, hóa chất- thương lái- nhà bán lẻ- truyền thông và người tiêu dùng đều

ít nhiều can dự vào vòng xoáy này. Và thực phẩm bẩn là kết quả mà tất cả chúng ta không

trừ một ai - đang phải nhận bởi những hành động vô tình hay có ý thức của mỗi chúng ta.

Trong đó trách nhiệm lớn thuộc về chính những nhà sản xuất. Nhà sản xuất chứ không

phải ai khác cần phải biết cách tự bảo vệ, cùng đứng về một phía để phát triển thị trường

cho thực phẩm sạch, chung tay để vượt lên, thoát khỏi vòng xoáy nguy hiểm này, nâng

cao giá trị nông sản Việt thông qua sử dụng các công cụ hỗ trợ như ứng dụng công nghệ

cao và truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

Ngành dừa tỉnh Bến Tre:

Bến Tre có diện tích dừa chiếm 50% diện tích dừa cả nước, với diện tích hơn

71.000 ha, 163.000 hộ dân trồng dừa, sản lượng hàng năm đạt gần 800 triệu trái, kim

ngạch xuất khẩu khoảng 200 triệu USD, giá trị các sản phẩm chế biến từ dừa chiếm 20%

giá trị sản xuất công nghiệp, 25% giá trị xuất khẩu của tỉnh.

Theo số liệu của FAO (2011), thế giới có khoảng 11,86 triệu ha đất canh tác dừa.

Cây dừa phân bố khá rộng khắp ở khu vực nhiệt đới và cận xích đạo, trải dài từ Đông bán

cầu sang Tây bán cầu. Tuy nhiên, cây dừa tập trung nhiều nhất ở khu vực Châu Á – Thái

Bình Dương. Cây dừa được phân bố nhiều nhất ở vùng Đông Nam Á 60,89 ; kế đó là

vùng Nam Á (19,74 ); vùng Châu Đại Dương (4,6 ). Sau đó là vùng Châu Mỹ La Tinh,

mà chủ yếu là Brazil (2,79 ). Các đảo quốc ở vùng biển Caribean đóng góp 0,97 ; và

Trung Quốc, mà chủ yếu là đảo Hải Nam, chiếm tỷ trọng 0,24%. Các vùng còn lại đóng

góp 10,75% diện tích.

Hình 1: Phân bổ diện tích canh tác dừa trên thế giới

Page 40: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

39

Ở khu vực Đông Nam Á, các quốc gia có diện tích dừa đáng kể là Philippines,

Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam. Ở khu vực Nam Á, hai quốc gia trồng dừa

nhiều nhất là Ấn Độ và Sri Lanka. Ở Châu Đại Dương mà chủ yếu là các đảo quốc và các

vùng lãnh thổ là đảo nổi, hai nơi trồng dừa nhiều nhất là Papua New Guinea và Vanuatu.

Ở Châu Mỹ La Tinh, quốc gia trồng nhiều dừa nhất là Brazil. Đây cũng là 10 quốc gia có

diện tích dừa lớn nhất thế giới (Hình 2-2). Các quốc gia và lãnh thổ còn lại đóng góp

15,4% diện tích dừa thế giới. Các quốc gia có diện tích canh tác dừa lớn nhất, vượt hơn 1

triệu ha là Philippines (28,7%); Indonesia (27,2%); Ấn Độ (16%). Chỉ riêng ba quốc gia

này đã đóng góp gần ¾ tổng diện tích dừa thế giới (71,9 ). Các nước trồng dừa quan

trọng khác có diện tích dừa ít hơn 1 triệu ha là Sri Lanka (3,3%), Brazil (2,4%); Thái Lan

(2,0 ); Papua New Guinea (1,8 ); và Malaysia (1,4 ). Các nước còn lại đều có diện

tích dừa không quá 1% diện tích dừa thế giới.

Hình 2: Diện tích dừa của 10 quốc gia lớn nhất thế giới

Việt Nam tuy là quốc gia đứng thứ 9 về diện tích dừa trên thế giới, nhưng không

có tên trong số các quốc gia xuất khẩu các sản phẩm dừa chủ yếu như dầu dừa, khô dầu

dừa, cơm dừa, cơm dừa nạo sấy, xơ dừa và các sản phẩm xơ dừa, than gáo dừa và than

hoạt tính. Các quốc gia có thế mạnh trong sản xuất và xuất khẩu dầu dừa, khô dầu dừa là

Philippines, Indonesia, Malaysia và Papua New Guinea. Các sản phẩm này được thương

mại với quy mô lớn nhưng có giá trị thấp. Thị trường chủ yếu là Hoa Kỳ và các quốc gia

Châu Âu. Một số sản phẩm dừa chủ lực của Việt Nam nói chung và Bến Tre nói riêng

gồm Dừa khô lột vỏ, Cơm dừa nạo sấy, Chỉ xơ dừa. Trung Quốc là khách hàng chủ yếu

của mặt hàng trái khô lột vỏ (trên 100 triệu trái), kẹo dừa (8 ngàn tấn), thạch dừa (5,2

ngàn tấn), than thiêu kết (16,3 ngàn tấn), và chỉ xơ dừa (76,5 ngàn tấn). Đáng lưu ý là

ngoài kẹo dừa, các sản phẩm dừa Trung Quốc nhập khẩu từ Bến Tre chủ yếu là nguyên

liệu thô cho ngành công nghiệp chế biến dừa của Trung Quốc. Công nghệ chế biến có thể

còn thua kém nhiều quốc gia quan trọng trong ngành dừa thế giới, nhưng sự đa dạng hóa

các sản phẩm chế biến, tận dụng hầu hết các sản phẩm có được từ cây dừa, ngành dừa

Page 41: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

40

Bến Tre đã tạo ra vị thế kinh tế - xã hội hết sức quan trọng đối với nền kinh tế địa

phương, góp phần tích cực cho quá trình phát triển nông thôn bền vững. Mặc dù vậy, nhìn

chung, các sản phẩm chế biến từ dừa còn nhiều sản phẩm thô, sơ chế, thiếu các sản phẩm

tinh chế có giá trị cao.

Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp:

Như chúng ta biết, cuộc cách mạng công nghệ (CMCN) 4.0 là một cuộc cách mạng

sẽ đảo lộn, thay đổi tận gốc rễ của tất cả các ngành sản xuất, thay đổi ngay tại ngôi nhà

chúng ta đang sống. Cuộc CMCN 4.0 là sự kết hợp các công nghệ làm mờ đi đường ranh

giới giữa vật lý, kỹ thuật số và công nghệ sinh học. Có ba yếu tố cho thấy Cuộc CMCN

4.0 không phải là sự kéo dài của CMCN lần ba, đó là tốc độ, phạm vi và hệ thống. Tốc độ

phát minh những công nghệ đột phá hiện nay chưa từng có trong lịch sử. Nó đang phá vỡ

cấu trúc của hầu hết các ngành sản xuất ở mọi quốc gia.

Hàng tỷ người đang được kết nối với nhau thông qua điện thoại di động, qua mạng

xã hội. Các thế hệ máy tính hiện nay đang có một sức mạnh xử lý chưa từng có với dung

lượng lưu trữ tăng lên đáng kể cho phép con người dễ dàng truy cập vào kho kiến thức

không giới hạn. Những khả năng này được nhân lên nhờ những công nghệ đột phá trong

các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, robot, Internet vạn vật, xe tự lái, in 3D, công nghệ nano,

công nghệ sinh học, khoa học vật liệu, lưu trữ năng lượng và máy tính lượng tử.

Trong những năm gần đây, loài người đã đạt được tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực

trí tuệ nhân tạo nhờ vào sự gia tăng năng lực điện toán và khối lượng dữ liệu lưu trữ.

Trong khi đó, công nghệ chế tạo kỹ thuật số đang tương tác với công nghệ sinh học trong

cuộc sống hàng ngày. Các kỹ sư, các nhà thiết kế và các kiến trúc sư đang kết hợp các

thiết kế trên máy tính với các loại vật liệu mới và các kỹ thuật sinh học tổng hợp để tạo ra

các sản phẩm kết hợp của vi sinh vật với cơ thể con người.

Hình 3: Các cuộc cách mạng công nghiệp

Page 42: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

41

Có thể nói chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi

của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2017, Thủ tướng Chính phủ lưu ý các

Bộ, ngành cần tăng cường nhận thức về CMCN 4.0. "Toàn xã hội, từng người dân, mọi

doanh nghiệp, mọi cơ quan, các tổ chức đều hiểu về thời cơ, thách thức của CMCN 4.0;

tránh tình trạng chỗ nào cũng nói CMCN 4.0 nhưng hỏi làm gì cho bản thân bộ mình,

ngành mình thì không ai biết rõ ràng”. Ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết

52-NQ/TW về cách mạng 4.0.

Nông nghiệp thông minh sẽ nằm ở việc chuyển dịch một phần diện tích lúa sang

các cây trồng, vật nuôi khác có giá trị cao hơn lúa. Việc dịch chuyển ở đâu, chuyển bao

nhiêu, giá trị cao hơn bao nhiêu đều cần và có thể tính toán được nhờ khoa học dữ liệu.

Chẳng hạn trong việc nuôi tôm, tạo ra các giống tôm không thoái hoá cũng như thức ăn

thích hợp cho chúng cần được nghiên cứu với việc sử dụng công nghệ số. Từ đây từng

bước ta có thể tiến đến nông nghiệp chính xác cho nhiều "cây và con".

Sử dụng khối dữ liệu khổng lồ được tạo ra (big data) chúng ta có thể biết ở những

nơi khác ai cũng nuôi trồng những cây và con này, sản lượng các nơi đó có thể là bao

nhiêu, nhu cầu thị trường ra sao nếu ta muốn nuôi trồng một số "cây và con" để tham gia

thị trường quốc tế, từ đó tính toán để có những dự báo và quyết định xác đáng.

Trong nuôi thủy sản, trồng nông sản, hiện đã có không ít sáng tạo sử dụng các

sensor tự động phát tín hiệu wifi về sự biến đổi của môi trường nuôi và sức khỏe vật nuôi.

Trước mắt một xu thế là đo lường các hoạt động quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh

bằng những thiết bị cảm biến để cho dữ liệu một cách độc lập và khách quan. Liên quan

đến các hoạt động in ấn, thanh toán, logistics và kết nối vạn vật (IoT) sẽ thay đổi tận gốc

các hoạt động diễn ra trong chuỗi chế biến và ngoài trang trại. Tất cả những ứng dụng đó

sẽ nhằm tạo ra những sản phẩm nông nghiệp tốt hơn và cần hơn cả là thông tin và thông

tin có thể tin tưởng để cung cấp đến người mua hàng, người tiêu dùng. Truy xuất nguồn

gốc nhằm gia tăng giá trị thương hiệu, xây dựng uy tín nông sản Việt trên thị trường trong

nước và quốc tế là hết sức cần thiết trong hoàn cảnh này.

Truy xuất nguồn gốc:

Truy xuất nguồn gốc, hiểu một cách cơ bản là khả năng nhận diện và theo vết một

đơn vị sản phẩm trong chuỗi cung ứng. Nghĩa là chỉ ra chính xác một đơn vị sản phẩm

thuộc về lô sản phẩm nào, đồng thời cung cấp thông tin làm rõ trách nhiệm của các bên

liên quan tới việc sản xuất, đóng gói, phân phối… lô sản phẩm từ đầu đến cuối chuỗi.

Đơn vị sản phẩm này sẽ gắn với trách nhiệm của các nhà sản xuất trong chuỗi cung ứng,

nền tảng tiêu chuẩn chất lượng áp dụng, và quan trọng nhất là đáp ứng nhiều hơn nữa nhu

cầu, quyền lợi của người tiêu dùng để từ đó nâng cao giá trị nông sản và thực phẩm.

Page 43: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

42

Nhìn ra các nước khác trên thế giới, không một nền nông nghiệp nào có thể phát

triển một cách bền vững nếu các nhà sản xuất không liên kết trên nền tảng tiêu chuẩn,

chất lượng, phát triển thương hiệu và đáp ứng lợi ích người tiêu dùng.

Tây Ban Nha bắt buộc tất cả doanh nghiệp (DN) phải tham gia ít nhất một Phòng

Thương mại phù hợp với ngành hàng của mình. Ở Ecuador, tất cả DN xuất khẩu phải

đóng góp kinh phí vào Quĩ phát triển thị trường. Tham tán Nông Nghiệp của Ecuador ở

một số thị trường quan trọng hưởng lương từ hai nguồn: 50% từ Quĩ Phát triển Thị trường

do DN đóng góp và 50 từ Ngân sách. Bộ Nông nghiệp Pháp ủng hộ việc Hội đồng Liên

ngành Cognac (BNIC, một tổ chức Hội) liên kết các trang trại trồng nho, các nhà chưng

cất rượu, các nhà pha chế bán lẻ với những tên tuổi nổi tiếng như Hennessy, Camus, Remi

Martel... để gìn giữ chất lượng, bảo vệ và phát triển thị trường cho Cognac. Các thành

viên của BNIC có nghĩa vụ thực hiện các tiêu chuẩn qui định từ qui trình canh tác, giống

nho, giống men rượu, chịu sự kiểm soát nội bộ và hàng năm phải báo cáo sản lượng của

mình cho BNIC. Căn cứ trên diễn biến cung cầu trên thị trường, BNIC đưa ra mức giá sàn

bán buôn thống nhất cho một loại sản phẩm cơ bản có sản lượng lớn mà hãng rượu nào

cũng sản xuất là Cognac VSOP 700 ml.

Tại Nauy, Luật do Quốc Hội Nauy qui định: tất cả DN xuất khẩu phải tham gia

Hội đồng Xuất khẩu Thủy sản Nauy (NSC) và phải đóng một khoản phí cho Quĩ Phát

triển Thị trường Thủy sản. Người Nhật bảo Việt Nam muốn phát triển cá tra hãy học

Nauy (Bộ Thủy sản trước đây đã đạt được sự ủng hộ của 2 Bộ Thương mại và Tài chính

về việc thành lập Quỹ Phát triển Thị trường Thủy sản, tiếc là đã không đạt được sự đồng

ý của đồng chí Nguyễn Tấn Dũng lúc đó là Phó Thủ tướng phụ trách). Nhờ có Quĩ phát

triển thị trường mà NSC đã nhiều năm quảng bá tiếp thị cá hồi Nauy để thay đổi thói quen

lâu năm của người Nhật, chuyển từ ăn cá hồi sống, khai thác tự nhiên trên biển sang ăn cá

hồi sống từ cá hồi nuôi. Nauy đã rất thành công ở nhiều thị trường nhờ có thể chế này.

Tại New Zealand, 1.700 cơ sở trồng trái kiwi đã từng mạnh ai nấy làm, cạnh tranh

làm chất lượng và giá bán suy giảm. Và họ đã liên kết lại để xây dựng tiêu chuẩn với

thương hiệu Zespri. Hiện Zespri qui tụ sự tham gia của trên 3.000 cơ sở trồng kiwi New

Zealand, là thương hiệu có uy tín trên thị trường nhiều nước, mang lại sự phát triển và lợi

ích cho tất cả.

Tại Đài Loan, Hội Nghề cá quản lý hiệu quả tất cả cảng cá, bến cá do Chính phủ

xây dựng, nhờ vậy đã hạn chế tác động tiêu cực của thương lái và là cánh tay nối dài của

Bộ Nông Nghiệp để quản lý và phát triển nghề cá.

Tại Việt Nam trong vài năm gần đây đã rộ lên “phong trào” truy xuất nguồn gốc.

Truyền thông nói, người tiêu dùng quan tâm, nhưng chính sách vẫn chỉ dừng lại ở hai văn

bản quy định đơn giản về trách nhiệm cung cấp thông tin của nhà sản xuất (thông tư là

thông tư 03/2011/TT-BNNPTNT quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm

Page 44: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

43

không đảm bảo trong lĩnh vực thủy sản và thông tư 74/2011/TT-BNNPTNT quy định về

truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông - lâm sản không bảo đảm an toàn).

Gần đây nhất, ngày 02/02/1018, Chính Phủ đã ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy

định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm, đã nói rõ hơn về vai trò của truy

xuất nguồn gốc trong an toàn thực phẩm.

Trong bối cảnh đó, hàng loạt đơn vị đã và đang tham gia vào cung cấp dịch vụ truy

xuất nguồn gốc, mà phần lớn chỉ là tem QR code với giá trị về chống giả nhiều hơn là thu

thập thông tin từ đầu đến cuối chuỗi để cung cấp cho người tiêu dùng và thu hồi sản phẩm

lỗi. Một loạt nhà sản xuất khác cũng gắn QR code lên sản phẩm của mình nhưng đơn

thuần chỉ là mã hóa đường link đến website của doanh nghiệp. Người tiêu dùng thì lạc

trong “mê cung” truy xuất nguồn gốc và lầm tưởng cứ thấy QR Code gắn trên sản phẩm

là có thông tin truy xuất nguồn gốc.

Hiện nay Bộ Khoa học và Công nghệ đang chủ trì soạn thảo các quy định, thông tư

hướng dẫn về sử dụng mã số mã vạch, QR code trong truy xuất nguồn gốc theo định

hướng tại Quyết định 100/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ Phê duyệt Đề án triển khai,

áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc. Đây sẽ là các quy định pháp lý quan

trọng để các quy định về truy xuất nguồn gốc đồng bộ, thống nhất hơn trong thời gian tới.

Tại Bến Tre, trong năm 2018 và 2019 đã tiên phong triển khai 02 đề tài nghiên cứu

khoa học về truy xuất nguôn gốc các sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh. Để quá trình ứng

dụng truy xuất nguồn gốc được thành công, nhân rộng trong thời gian tới cho ngành dừa

phát triển, xin đề xuất một số giải pháp sau.

Đề xuất giải pháp:

Trước hết, hoàn thiện chuỗi cung ứng các sản phẩm dừa, gắn kết và nâng cao giá

trị, vai trò các bên tham gia. Chuỗi cung ứng được kết nối thực hiện dựa trên các tiêu

chuẩn, chuẩn mực an toàn vệ sinh trong toàn bộ chuỗi sản xuất- tiêu thụ sản phẩm, bao

gồm cả các đơn vị cung cấp vật tư có liên quan như thuốc, hóa chất, các thương lái, nhà

bán lẻ, các chợ đầu mối… Các đơn vị này phải được công nhận đáp ứng các hệ tiêu chuẩn

hoặc tự công bố tiêu chuẩn, phải thực hiện các tiêu chuẩn này hàng ngày, xuyên suốt

trong quá trình sản xuất và có nghĩa vụ báo cáo định kỳ đến cơ quan thẩm quyền quản lý

an toàn vệ sinh về việc thực hiện các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm theo qui định

của các hệ tiêu chuẩn. Như vậy việc quản lý truy xuất nguồn gốc sẽ gắn với an toàn vệ

sinh sẽ được thực hiện xuyên suốt cả quá trình sản xuất, trong đó không chỉ nhà sản xuất

mà các bên tham gia chuỗi sản xuất cũng phải có trách nhiệm.

Thứ hai là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực

phẩm, về truy xuất nguồn gốc (dự kiến Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng) là đưa ra

các hệ tiêu chuẩn, ban hành các qui định bắt buộc thực hiện các hệ tiêu chuẩn, tổ chức các

khóa đào tạo cho nông dân, doanh nghiệp, hỗ trợ tín dụng để họ nâng cấp cải tiến nhà

Page 45: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

44

xưởng, cơ sở sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện và xử lý vi

phạm. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước còn là việc qui định các điều kiện tham gia quá

trình này của các bên thứ ba độc lập như cơ quan chứng nhận đạt chuẩn, các phòng thí

nghiệm thuộc các thành phần kinh tế, các đơn vị cung cấp dịch vụ có liên quan… cũng

như giám sát việc thực hiên của các bên này.

Thứ ba, là nâng cao trách nhiệm, kiểm soát của cộng đồng trong truy xuất nguồn

gốc và an toàn thực phẩm. Một hệ thống truy xuất nguồn gốc không chỉ là các thông tin

dán nhãn trên hàng hóa, càng không thể phụ thuộc hoàn toàn vào sự kiểm soát của cơ

quan quản lý nhà nước mà quan trọng hơn cả là nó phải gắn kết với cộng đồng các nhà

sản xuất, phân phối và chuỗi cung ứng. Tại mỗi mắt xích trên chuỗi cung ứng, cần xây

dựng một cộng đồng như cộng đồng các nông hộ trồng dừa, cộng đồng các thương lái

dừa, cộng đồng các nhà khoa học, kỹ thuật về dừa, cộng đồng các nhà sản xuất kẹo dừa...

Chính các cộng đồng sẽ sử dụng các bộ công cụ kiểm soát chéo để kiểm soát và hỗ trợ lẫn

nhau trong kiểm soát thông tin truy xuất nguồn gốc, từ đó góp phần đảm bảo an toàn thực

phẩm, xây dựng thương hiệu dừa Bến Tre ra thị trường trong nước và quốc tế.

Hình 4: Giá trị của cộng đồng trong truy xuất nguồn gốc

Page 46: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

45

ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MỚI ĐỂ NÂNG CAO GIÁ TRỊ

SẢN PHẨM TỪ CÂY DỪA; CHIA SẺ KINH NGHIỆM QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG

VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA DOANH NGHIỆP

Công ty TNHH chế biến dừa Lương Quới

Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới – tiền thân là Doanh nghiệp tư nhân ép

dầu Lương Qưới được thành lập năm 1997. Những năm 1996-1997 được xem là lúc cây

dừa tự khẳng định mình trên vùng đất màu mỡ được nằm trên dãi đất 3 cù lao và giữ vững

danh hiệu “xứ dừa” mà tưởng chừng vị trí của những vườn cam, vườn nhãn,... đang dần

thay thế. Trong bối cảnh này, dừa trái chủ yếu được xuất khẩu hay làm nguồn nguyên liệu

cho việc sản xuất dầu thô hay sản xuất kẹo dừa cùng một số sản phẩm khác như: chỉ xơ

dừa, than thiêu kết, than hoạt tính.

Xuất phát điểm của doanh nghiệp là nhìn thấy tiềm năng của quả dừa thông qua

việc dầu tư dây chuyền ép dầu dầu thô ban đầu. Đến nay, sau hơn 20 năm thành lập và

phát triển, công ty TNHH chế biến dừa Lương Quới đang là một trong những doanh

nghiệp hàng đầu của tỉnh trong việc sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ dừa. Chuỗi sản

phẩm của doanh nghiệp hiện nay bao gồm: cơm dừa nạo sấy, nước dừa đóng lon, nước

dừa đóng hộp, nước cốt dừa đóng lon, dầu dừa tinh luyện, dầu dừa nguyên chất,… Sự

vươn mình của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác cùng thời được xem như là

minh chứng cho việc đầu tư đúng đắn với hoạch định chiến lược lâu dài và hiệu quả.

Khách quan nhìn nhận sự thành công của doanh nghiệp phải kể đến việc đổi mới sáng tạo,

ứng dụng công nghệ mới trong việc đa dạng hóa sản phẩm cũng như nâng cao giá trị của

trái dừa nói riêng và cây dừa nói chung.

Sau dây chuyền ép dầu thô khởi nghiệp, dây chuyền sản xuất cơm dừa nạo sấy

được đầu tư vào những năm 2000. Bước đầu tư này mang sản phẩm của doanh nghiệp đi

xa hơn trên thị trường Quốc tế. Không chỉ xuất khẩu dầu dừa thô sang Trung Quốc, cơm

dừa nạo sấy được xuất sang các thị trường như: Trung Đông, Bắc Phi, Nam Phi, EU, Hoa

Kỳ, Nhật Bản, Thái Lan. Trong thời gian này, doanh nghiệp kết nối với khách hàng thông

qua các hội chợ trong nước và Quốc tế. Đây cũng là tiền đề cho doanh nghiệp giao lưu,

học hỏi cho các dòng sản phẩm đang sản xuất cũng như có định hướng đầu tư thiết bị,

công nghệ mới trong việc phát triển sản phẩm mới.

Trong giai đoạn đó, doanh nhiệp luôn mạnh dạn áp dụng công nghệ mới trong quá

trình sản xuất. Chính vì vậy, khi nhận được sự quan tâm của Hợp phần sản xuất sạch hơn

trong công nghiệp (CPI) - Bộ Công Thương và Sở Công Thương Bến Tre, Nhà máy Chế

biến dừa Thành Vinh (Nhà máy thuộc DNTN ép dầu Lương Quới) tham gia vào chương

trình sản xuất sạch hơn trong công nghiệp với sự tài trợ của DANIDA (Đan Mạch) từ năm

2008. Là một trong những doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre tiên phong áp dụng mô

Page 47: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

46

hình sản xuất sạch hơn nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản

phẩm, cải thiện điều kiện và môi trường làm việc. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn với cơ

chế thị trường, việc doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ nhằm tiết kiệm chi

phí, giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận... như Lương Quới cũng là một cách thay

đổi mình để đáp ứng với khó khăn trước mắt cũng như tạo cơ hội phát triển dài lâu.

Đột phá đầu tiên của Lương Quới chính là dây chuyền sản xuất nước cốt dừa đóng

lon được lắp đặt trong khuôn viên Nhà máy Thành Vinh 2. Công nghệ cũng như thiết bị

sản xuất này được nhập khẩu từ Thái Lan – quốc gia nổi tiếng với các sản phẩm từ dừa

đặc biệt là các sản phẩm đóng lon. Dự án “Sản xuất nước cốt dừa đóng lon” được xây

dựng từ tháng 10/2011 đến tháng 10/2013 với sự ủng hộ từ Quỹ Phát triển Khoa học -

Công nghệ Bến Tre thông qua nguồn vốn vay 2 tỷ đồng trong tổng kinh phí thực hiện hơn

92 tỷ đồng. Hiện tại, dây chuyền đã đi vào sản xuất ổn định và sản phẩm cũng đã có mặt

tại thị trường trong nước cũng như được xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như:

Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Trên xu hướng sản

xuất sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao nhằm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp,

công nghệ sản xuất nước cốt dừa đóng lon được đánh dấu như sự kết nối của doanh

nghiệp và các cơ quan lãnh đạo địa phương.

Song song với dây chuyền nước cốt dừa, thành phần nước dừa được tận thu làm

nguồn nguyên liệu cho dây chuyền sản xuất nước dừa đóng lon được lắp đặt trong cùng

nhà máy. Hệ thống này cũng được nhập khẩu từ Thái Lan và đã đi vào hoạt động sản xuất

ổn định từ năm 2013 với các hợp đồng xuất khẩu qua nhiều quốc gia cũng như phục vụ

khách hàng trong nước.

Sau thành công của dự án cũng như sản phẩm nước cốt dừa đóng lon, công ty

TNHH Chế biến dừa Lương Quới tham gia phối hợp thực hiện đề tài “ Nghiên cứu chiết

tách dầu dừa tinh khiết bằng công nghệ không gia nhiệt” do Trung tâm Sinh học Thực

nghiệm - Bộ khoa học và Công nghệ làm chủ nhiệm. Đóng vai trò “công nghiệp hóa” ý

tưởng khoa học, doanh nghiệp chủ động đưa những ý tưởng, những thử nghiệm vào quá

trình sản xuất công nghiệp cụ thể để thương mại hóa kết quả khoa học. Đề tài được tiến

hành từ 2013 đến 2016 với tổng kinh phí hơn 10 tỷ đồng. Ngoài thiết bị nhận được từ sự

hỗ trợ cho đề tài, doanh nghiệp đã xây dựng hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất dầu dừa tinh

khiết trong khuôn viên nhà máy, trọn vẹn từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến công đoạn

chiết rót thành phẩm với nguồn kinh phí tự có nhằm thương mại hóa sản phẩm của đề tài.

Kết quả của công nghệ mới cho thấy, lượng chất béo trong cơm dừa nguyên liệu được sử

dụng triệt để hơn cho quá trình sản xuất; đồng thời cải thiện công suất sản xuất và chất

lượng sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm.

Bên cạnh đó, quá trình đầu tư cho công nghệ này còn được doanh nghiệp tính đến

việc tái sử dụng các phụ phẩm cho quá trình sản xuất các sản phẩm liên quan tại doanh

nghiệp. Đây là phương châm sử dụng nguyên liệu của doanh nghiệp nhằm sử dụng triệt

Page 48: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

47

để nguồn nguyên liệu, các phụ phẩm của quá trình sản xuất này trở thành nguyên liệu

chính của công nghệ chế biến khác thay vì phải bán lại với giá trị thấp hoặc trở thành phế

phẩm, phải thải ra môi trường và tốn kém chi phí xử lý. Trong quy trình sản xuất dầu dừa

tinh khiết bằng công nghệ không gia nhiệt, các sản phẩm phụ như nước cốt dừa với độ

béo thấp (tách ra từ quá trình ly tâm trích ly dầu tinh khiết), hay phần cơm dừa sau quá

trình xay ép lấy nước cốt dừa được sử dụng như nguyên liệu tương ứng cho các quá trình

chế biến nước cốt dừa đóng lon, sữa dừa và cơm dừa nạo sấy béo thấp – một sản phẩm

giàu chất xơ, mang lại giá trị gấp 3 lần so với cách xử lý truyền thống trước đây. Quá

trình thực hiện đề tài được sự quan tâm Bộ Khoa học Công nghệ, các cấp lãnh đạo địa

phương thông qua các chuyến viếng thăm và tham quan dây chuyền sản xuất. Đề tài trên

đã vinh dự được cấp giải ba Giải thưởng Sáng tạo Khoa học - Công nghệ Việt Nam năm

2017 do ban tổ chức giải thưởng Sáng tạo Khoa học - Công nghệ Việt Nam trao tặng.

Không dừng lại ở việc là đơn vị phối hợp cho việc thực hiện đề tài, doanh nghiệp đã

trực tiếp xây dựng và chủ nhiệm dự án “Hoàn thiện công nghệ chế biến và đóng gói

Tetra-Pak cho sản phẩm nước dừa tại vùng đồng bằng sông Cửu Long” với tổng kinh phí

hơn 109 tỷ đồng; trong đó nguồn kinh phí được tài trợ từ Quỹ đổi mới công nghệ Quốc

gia hơn 19 tỷ đồng với thời gian thực hiện từ tháng 12/2017 đến tháng 11/2020. Dây

chuyền chế biến và đóng gói nước dừa này sử dụng công nghệ UHT tiên tiến nhất hiện

nay. Công nghệ này mang ưu điểm vượt trội, tạo ra sản phẩm nước dừa có hương vị gần

giống nước dừa tự nhiên đến 95 , mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm nước dừa giải

khát chất lượng cao. Ngoài ý nghĩa mang lại sản phẩm tự nhiên nhất đến với người tiêu

dùng, doanh nghiệp nhận thấy rằng đây là công nghệ thân thiện môi trường với các thiết

kế hoàn chỉnh từ việc sử dụng nhiên liệu, năng lượng sản xuất lẫn bao bì sử dụng. Công

nghệ sản xuất này đã được tính toán sao cho đáp ứng hiệu suất sản xuất, sử dụng hiệu quả

nguyên liệu mà còn giảm thiểu các ảnh hưởng đến môi trường. Trên thực tế, thị hiếu

người tiêu dùng cũng đang hướng về các sản phẩm tự nhiên với vật liệu bao gói có khả

năng tái chế, thân thiện với môi trường. Với bao bì hộp giấy, sản phẩm mới của doanh

nghiệp sau khi hoàn thiện dự án đáp ứng tốt xu hướng thị trường. Công ty TNHH Chế

biến dừa Lương Quới tự hào là một trong những doanh nghiệp tiên phong ứng dụng công

nghệ sản xuất nước dừa đóng hộp tại Việt Nam. Chính vì vậy, sản phẩm của công nghệ

sản xuất nước dừa đóng hộp hứa hẹn sẽ có vị thế cao trên thị trường trong và ngoài nước.

Dự kiến doanh thu cho dây chuyền sản xuất này khi đi vào hoạt động thương mại sẽ đạt

hơn 900 tỷ đồng/năm, kim ngạch xuất khẩu 40 triệu USD/năm, giải quyết cho hơn 1000

lao động giản đơn tại nông thôn và 200 lao động có trình độ và tay nghề từ trung cấp trở

lên, giúp cho giá trị nước dừa nâng lên 10 lần so với giá hiện tại (sản xuất sản phẩm thạch

dừa). Để thực hiện nhiệm vụ này, động lực cho doanh nghiệp trong việc sáng tạo và đổi

mới công nghệ là sự quan tâm của Bộ Khoa học công nghệ nói chung và Quỹ đổi mới

công nghệ Quốc gia nói riêng cũng như của Sở Khoa học công nghệ Bến Tre.

Page 49: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

48

Hiện nay, doanh nghiệp vẫn đang đầu tư và xây dựng các dây chuyền sản xuất mới

cũng như nâng cấp các với các trang thiết bị phục vụ cho việc ra mắt sản phẩm đang triển

khai hay đổi mới quy trình sản xuất cũ kém hiệu quả. Trong quá trình phát triển và đa

dạng sản phẩm của doanh nghiệp là chặng đường dài của việc đổi mới và ứng dụng công

nghệ. Thực tế đã chứng minh, mỗi dây chuyền sản phẩm được đầu tư là kết quả của việc

nghiên cứu, tìm tòi và học tập công nghệ để tạo ra những sản phẩm chất lượng mang

thương hiệu “Vietcoco”. Hiện nay, các sản phẩm mang thương hiệu của doanh nghiệp

gần như có mặt trên toàn quốc cũng như được xuất khẩu đến nhiều thị trường khó tính

trên Thế giới.

Đương nhiên, câu chuyện sản xuất kinh doanh thành công còn phụ thuộc nhiều yếu

tố khách quan nhưng vấn đề tiên quyết của mỗi doanh nghiệp là định hướng đúng đắn

trong đầu tư. Công ty TNHH chế biến dừa Lương Quới xác định sự cân bằng về công

nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm và nhu cầu tiêu dùng là thước đo của sự phát triển sản

phẩm cũng như tiêu chí cho việc đánh giá cơ hội đầu tư ban đầu. Đây là kinh nghiệm cốt

lõi của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu.

Ngay từ khi sơ khởi, phương châm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là “An

toàn, chất lượng, trách nhiệm để phát triển bền vững”. Công ty TNHH chế biến dừa

Lương Quới phát triển dựa trên tâm huyết của người con “quê dừa” mong muốn mang

chính đặc sản quê hương đến với người tiêu dùng trên toàn Thế giới. Chính vì ý nghĩ trên,

Ban lãnh đạo công ty luôn ấp ủ hoài bão cải tiến công nghệ sản xuất, mang sản phẩm chất

lượng nhất đến người tiêu dùng nhằm nâng cao giá trị sản phẩm từ dừa. Thật vậy, toàn bộ

quá trình sản xuất và sản phẩm của doanh nghiệp được xây dựng, đầu tư theo hệ thống

quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế như: ISO 22000:2005, HACCP, BRC, IFS, …

Hệ thống các chứng nhận này là nền tảng cơ bản để tăng khả năng cạnh tranh và thị phần

xuất khẩu của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng thấy rằng để sản phẩm có giá trị kinh tế cao và được

thị trường quan tâm thì công nghệ ứng dụng vào sản xuất cũng phải được đầu tư tương

xứng. Trong giai đoạn hiện nay, sản phẩm để tồn tại và phát triển lâu dài phải là kết quả

của sự liên kết khoa học công nghệ với sản xuất thực tế. Do vậy, các đề tài dự án có tiềm

năng phát triển tại doanh nghiệp luôn xem trọng, tìm hiểu và xác định khả năng đầu tư.

Theo doanh nghiệp, các cải tiến công nghệ hay việc đầu tư mới phải đi đôi với mục

tiêu sử dụng tối ưu nguồn nguyên liệu, nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm cũng như

có ý nghĩa trong việc “khép kín hóa” chuỗi sản phẩm từ dừa đang đầu tư sản xuất. Tiết

kiệm nguồn nguyên liệu và khai thác triệt để các sản phẩm phụ, phế phẩm cho các dây

chuyền sản xuất nhằm đa dạng hóa sản phẩm từ dừa cũng là một cách giảm chi phí sản

xuất và mang sản phẩm có giá cạnh tranh đến khách hàng.

Thực tế trong suốt thời gian phát triển, doanh nghiệp gần như gắn bó với các sáng

tạo đổi mới, ứng dụng công nghệ và trãi qua các giai đoạn thăng trầm cùng cây dừa. Sau

Page 50: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

49

hơn 20 năm thành lập và song hành cùng những ứng dụng công nghệ, doanh nghiệp luôn

tự tin trong việc đưa các sản phẩm mang thương hiệu của mình ra thị trường Thế giới.

Các công nghệ luôn được tìm hiểu, nghiên cứu và đầu tư tốt nhất; không chỉ mang lại

hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Theo

doanh nghiệp, thước đo của sự phát triển sản phẩm là sự cân bằng về công nghệ, chất

lượng sản phẩm và nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, sự kết hợp của việc sử dụng tối ưu

nguồn nguyên liệu trong công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, tạo ra sản phẩm chất

lượng cao, đáp ứng thị trường lại là phương châm phát triển bền vững trong tất cả các

ngành sản xuất. Chính vì vậy, công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới luôn tìm tòi và

ứng dụng công nghệ phục vụ quá trình sản xuất các chuỗi sản phẩm từ dừa với mong

muốn góp phần phát triển bền vững ngành dừa tại địa phương nói riêng và vùng ĐBSCL

nói chung; đây cũng là bí quyết mang lại vị thế của công ty TNHH Chế biến dừa Lương

Quới trên thị trường hiện nay./.

Page 51: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

50

ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, NÂNG CAO CHUỖI GIÁ TRỊ

NGÀNH DỪA VÀ CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ XÚC TIẾN, ĐẦU TƯ

PHÁT TRIỂN NGÀNH DỪA TỈNH BẾN TRE

Sở Công Thương tỉnh Bến Tre

1. Ứng dụng khoa học và công nghệ, nâng cao chuỗi giá trị ngành dừa

Bến Tre là tỉnh có diện tích dừa lớn nhất trong cả nước, đến năm 2018, diện tích dừa

đạt trên 72.022 ha, sản lượng gần 615,5 triệu trái; diện tích dừa Bến Tre chiếm 42,4% tổng

diện tích dừa cả nước; 0,6% diện tích dừa thế giới. Tuy nhiên, Bến Tre có các giống dừa đa

dạng với chất lượng tốt, năng suất dừa Bến Tre cao nên sản lượng chiếm 47,12% sản lượng

cả nước, 0,9% sản lượng dừa thế giới.

Dừa được xác định là cây trồng chủ lực của tỉnh Bến Tre, thời gian qua, để cây dừa

phát triển ổn định và bền vững, UBND tỉnh đã ban hành Chương trình phát triển ngành

dừa đến năm 2020; Tỉnh ủy cũng đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về xây dựng và

hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, với 08 sản phẩm chủ lực,

trong đó có dừa.

Từ nguyên liệu của cây dừa, Bến Tre hiện nay đã sản xuất được nhiều loại sản phẩm.

Phần lớn các sản phẩm của ngành chế biến dừa có giá trị gia tăng cao như: cơm dừa nạo

sấy, bột sữa dừa, sữa dừa đóng lon, than hoạt tính, dầu dừa tinh khiết..., đã tận dụng tất cả

những phụ phẩm từ cây dừa để sản xuất, chế biến các sản phẩm xuất khẩu, góp phần làm

tăng giá trị cho cây dừa.

Những năm gần đây, các doanh nghiệp chế biến dừa luôn có sự cải tiến nâng công

suất, đầu tư mới, quy mô doanh nghiệp ngày càng lớn. Ngành công nghiệp chế biến dừa

ở Bến Tre đã có sự phát triển nhanh và phong phú về các mặt hàng, chiếm tỷ trọng khá

lớn trong ngành công nghiệp chế biến, được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Toàn tỉnh có gần 2.000 doanh nghiệp, cơ sở chế biến dừa, với nhiều loại hình, quy mô hoạt

động khác nhau và các doanh nghiệp đã ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao

chuỗi giá trị cây dừa của tỉnh.

1.1. Chế biến vỏ

Vỏ dừa qua chế biến sẽ tạo ra nhiều sản phẩm như chỉ xơ dừa, lưới, thảm, nệm xơ

dừa,….Và các doanh nghiệp sản xuất chỉ xơ dừa đang ứng dụng thiết bị sấy chỉ xơ dừa

liên hoàn, máy sản xuất dây thừng chỉ xơ dừa không nối tự động, nghiên cứu máy se chỉ

xơ dừa rối thành 02 sợi đơn xoắn đôi đáp ứng cho sản phẩm thảm lưới.

Hoặc ứng dụng dây chuyền sản xuất mụn dừa ép viên 20mm, năng suất 400 kg/h, đã

tận dụng được nguồn nguyên liệu tại địa phương, tạo ra sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao;

Page 52: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

51

nâng cấp, phát triển mạnh các sản phẩm từ phế phụ phẩm như: đất sạch dinh dưỡng, phân

bón hữu cơ từ mụn dừa, than cám.

1.2. Chế biến gáo dừa

Thời gian gần đây, các sản phẩm chế biến từ gáo dừa đã được chú trọng, nhất là tận

dụng và phát triển các sản phẩm mới từ phế phụ phẩm bị thải bỏ như mụn than trở thành

nguyên liệu để sản xuất sản phẩm than cám; chế tạo và ứng dụng các dòng máy chạm gáo

dừa, máy tiện gỗ dừa công nghệ tự động hóa (CNC: Computer Numberial Control), máy

khắc lager, máy in 3D phục vụ hoạt động sản xuất thủ công mỹ nghệ từ gỗ dừa và gáo

dừa.

1.3. Chế biến cơm dừa

Từ cơm dừa tươi qua chế biến tạo ra các sản phẩm có giá trị cao như cơm dừa nạo

sấy, kẹo dừa, dầu dừa, nước cốt dừa,….và sản phẩm cơm dừa sau khi đã vắt hết nước cốt

được chế biến đã trở thành bánh dừa thơm ngon, ít béo và giàu dinh dưỡng nhờ ứng dụng

công nghệ chế biến thực phẩm.

+ Cơm dừa nạo sấy: hiện tại một số doanh nghiệp chế biến dừa trên địa bàn tỉnh

đang ứng dụng thiết bị, máy gọt vỏ nâu cơm dừa tự động cung cấp nguyên liệu sạch sản

xuất cơm dừa nạo sấy xuất khẩu, phát triển công nghệ sấy tầng sôi cho sản phẩm cơm dừa

nạo sấy, dây chuyền công nghệ sản xuất nước cốt dừa đóng lon.

+ Kẹo dừa: các doanh nghiệp đang ứng dụng công nghệ sản xuất kẹo dừa giòn chống

dính, kẹo dừa dẻo có nhiều hương vị trái cây đã được người tiêu dùng ưa chuộng; với

công nghệ mới, tự động hóa đã góp phần giảm 90 công lao động.

+ Dầu dừa: với quy trình công nghệ chiết tách sản phẩm dầu dừa tinh khiết (VCO)

bằng công nghệ ly tâm không gia nhiệt, quy mô công nghiệp 300 lít/giờ. Công nghệ này

được áp dụng lần đầu tiên ở Việt Nam và đã tạo ra sản phẩm có chất lượng, làm tăng giá

trị gia tăng của sản phẩm dầu dừa tinh khiết có giá trị cao gấp 4 lần so với dầu dừa tinh

luyện và gấp 10 lần so với dầu dừa thô; chiết xuất dầu dừa theo công nghệ thủy phân bằng

hệ enzyme tự nhiên. Công nghệ này đã tạo nên dầu dừa hoạt hóa với chất lượng vượt trội.

Từ ứng dụng công nghệ này, đã cho ra đời dòng sản phẩm mang tính đột phá, đổi mới

sáng tạo đó là tinh dầu chống muỗi LOMOS từ dầu dừa với 100% thiên nhiên, an toàn

cho trẻ em, góp phần trong việc phòng chống các bệnh lây nhiễm qua muỗi như sốt xuất

huyết, Zika, và sốt rét; hoặc công nghệ tách phân đoạn các triacylglyxerit của các axít

mạch trung bình giàu laurin (MCT) từ dầu dừa, Bến Tre định hướng ứng dụng làm

nguyên liệu dược sản xuất thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh béo phì, tiểu đường.

Chuyển giao thiết bị theo công nghệ nạo, ép nhỏ trực tiếp (Direct Micro Expelling -

DME) để sản xuất dầu dừa nguyên sinh quy mô nhỏ.

1.4. Chế biến nước dừa

Page 53: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

52

Các doanh nghiệp đang ứng dụng công nghệ enzym để sản xuất thạch dừa, cải thiện

chất lượng thạch dừa với Peroxyt - H2O2 không làm thay đổi các thành phần, tính chất

của sản phẩm; sản xuất nước dừa đóng lon, ứng dụng công nghệ chế biến và tiệt trùng

UHT (xử lý nhiệt độ cao) trực tiếp của Tetra Pak, giúp nước dừa sau khi được chế biến

vẫn giữ mùi vị, màu sắc tự nhiên, giá trị dinh dưỡng vốn có; dây chuyền định hình mặt nạ

dừa tự động, máy đóng túi mặt nạ dừa tự động; cải tiến và hoàn thiện thiết bị cắt gọt dừa

uống nước.

Từ những ứng dụng trên đã đem lại hiệu quả tích cực cho ngành công nghiệp chế

biến dừa: sản phẩm cơm dừa nạo sấy có giá trị xuất khẩu cao gấp 05 lần so với dừa trái,

sản phẩm bột sữa dừa có giá trị cao gấp 04 lần cơm dừa nạo sấy, sản phẩm sữa dừa có giá

cao gấp 02 lần cơm dừa nạo sấy, sản phẩm kem dừa có giá trị cao gấp 02 lần cơm dừa nạo

sấy, sản phẩm dầu dừa tinh khiết có giá trị cao gấp 10 lần dầu dừa thô, chỉ xơ dừa cứng

(có tẩm keo) có giá trị xuất khẩu cao gấp 3,4 lần chỉ xơ thô, chỉ xơ đơn và đôi có giá trị

xuất khẩu cao gấp 3,8 lần chỉ xơ thô, dây thừng từ dừa có giá trị xuất khẩu cao gấp 04 lần

chỉ xơ thô, xơ dừa phun cao su có giá trị xuất khẩu cao gấp 10 lần chỉ xơ thô, nước dừa

đóng hộp có giá trị cao gấp 300 lần so với nước dừa tươi truyền thống.

Đến cuối năm 2018, giá trị sản xuất công nghiệp các sản phẩm dừa đạt khoảng

4.000 tỷ đồng, tăng 1.000 tỷ đồng so với năm 2017 và chiếm 14,59% giá trị sản xuất

công nghiệp của tỉnh, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2018 là 16,96 /năm, vượt

4,49% so mục tiêu chương trình (mục tiêu chương trình của tỉnh: tăng trưởng bình quân

giai đoạn 2016-2020 12,47%/năm); 6 tháng đầu năm 2019, GTSXCN các sản phẩm dừa

ước đạt 2.100 tỷ đồng, tăng 10,53 so với cùng kỳ năm trước.

2. Các hoạt động hỗ trợ đầu tư phát triển ngành dừa

Sở Công Thương đã tham mưu đưa sản phẩm chế biến dừa vào danh mục ưu tiên hỗ

trợ và tập trung thực hiện các hoạt động hỗ trợ có trọng tâm trọng điểm, hỗ trợ các doanh

nghiệp ngành dừa của tỉnh đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả thiết

thực; vận dụng công tác khuyến công, xúc tiến thương mại để hỗ trợ phát triển ngành dừa

của tỉnh.

2.1. Khuyến công

Từ năm 2016 đến nay, hoạt động khuyến công đã hỗ trợ thực hiện 23 dự án đầu tư

máy móc thiết bị, cải tiến đổi mới công nghệ và mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất

chuyên ngành chế biến dừa, với tổng kinh phí đầu tư là 29,897 tỷ đồng, trong đó kinh

phí khuyến công hỗ trợ 3,336 tỷ đồng (khuyến công quốc gia 1,6 tỷ đồng, kinh phí

khuyến công địa phương 1,736 tỷ đồng), vốn chủ đầu tư 26,561 tỷ đồng; đặc biệt trong

năm 2019, Sở đã hỗ trợ các doanh nghiệp ngành dừa thực hiện 01 đề án khuyến công

quốc gia điểm, với tổng kinh phí hỗ trợ là 03 tỷ đồng, gồm: Hỗ trợ ứng dụng máy móc

thiết bị tiên tiến trong sản xuất sản phẩm từ dừa cho 07 đơn vị (kinh phí hỗ trợ 02 tỷ

Page 54: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

53

đồng) và xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất nước dừa non đóng chai (kinh

phí hỗ trợ 01 tỷ đồng). Thực hiện đề án khuyến công quốc gia điểm, các doanh nghiệp

ngành dừa đã đầu tư vốn đối ứng là 17,1 tỷ đồng để đầu tư máy móc thiết bị, cải tiến

công nghệ trong sản xuất.

2.2. Xúc tiến thương mại

Sở Công Thương đã có nhiều nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp dừa thâm nhập thị

trường nội địa và phát triển thị trường xuất khẩu.

(1) Về phát triển thị trường nội địa: Sở đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến hỗ trợ

doanh nghiệp như: tổ chức Hội chợ triển lãm tại tỉnh để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm

đặc trưng của tỉnh, đặc biệt là các sản phẩm dừa; trực tiếp tổ chức hoặc giới thiệu và hỗ

trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia hội chợ tổ chức tại các tỉnh, thành

phố lớn trong cả nước; tổ chức kết nối và hỗ trợ các doanh nghiệp đưa hàng hóa vào tiêu

thụ tại các siêu thị, hệ thống phân phối, chợ đầu mối tại thành phố Hồ Chí Minh và các

tỉnh thành trong cả nước; hỗ trợ phát triển 03 cửa hàng bán các sản phẩm từ dừa trên địa

bàn huyện Châu Thành và thành phố Bến Tre,…..

Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm nhiều hơn đến thị trường nội địa, đã tích cực

tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại thị

trường nội địa. Hiện nay, một số sản phẩm từ dừa đã có mặt tại các siêu thị lớn như: siêu

thị Co.op Mart, Vinatex Mart, Citimart, Big C, Maximark, Metro, Satra...Thông qua các

kỳ kết nối và tham gia Hội chợ, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đã thiết

lập được hệ thống đại lý tại các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ

Chí Minh, Cần Thơ và các tỉnh miền Trung - Tây nguyên, Đông - Tây Nam bộ.

(2) Về phát triển thị trường xuất khẩu

Sở Công Thương cũng đã tăng cường cung cấp thông tin thị trường, giới thiệu đối

tác, tổ chức và hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia xúc tiến thương mại vào một số thị

trường truyền thống và thị trường mới có nhiều tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm dừa;

tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình xuất khẩu tỉnh Bến tre giai đoạn

2016-2020, định hướng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của tỉnh, trong đó có

dừa.

Qua gần 04 năm triển khai thực hiện chương trình, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm

từ dừa của tỉnh đã tăng từ 150,47 triệu USD năm 2016 lên 224,34 triệu USD năm 2018,

chiếm 20,76% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh; tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-

2018 là 11,93 /năm (cao hơn mục tiêu chương trình xuất khẩu của tỉnh 1,13%); 6 tháng đầu

năm 2019, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dừa ước đạt 123,56 triệu USD, tăng 1,22% so

với cùng kỳ.

Với lợi thế về điều kiện canh tác, sản xuất, trình độ ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật,

việc sản xuất sản phẩm dừa hữu cơ; phần lớn dưỡng chất cung cấp cho cây dừa đều từ

Page 55: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

54

nguồn phù sa bồi đắp, sản phẩm dừa của Bến Tre đã có thể tham gia được nhiều thị trường

lớn, khó tính nhưng đầy tiềm năng như Châu Âu, Mỹ. Đến năm 2018, các sản phẩm từ dừa

đã xuất được hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thị trường truyền thống được củng cố

và giữ vững, đồng thời có thêm được nhiều thị trường mới; trong đó, đứng đầu là các

nước Châu Á với tỷ trọng 61,09%; kế đến là khu vực Châu Mỹ 19,17%; Châu Âu

12,47 ; Châu Phi 4,81 và sau cùng là các nước khu vực Châu Đại Dương 2,47 .

3. Đánh giá chung

Trong thời gian gần đây, các nội dung của Chương trình phát triển ngành dừa tỉnh

Bến Tre được triển khai thực hiện có chất lượng, hiệu quả, đã thay đổi nhận thức cộng

đồng theo hướng liên kết sản xuất theo chuỗi; đã hỗ trợ hộ nông dân, doanh nghiệp xây

dựng được nhiều mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ dừa ...; có nhiều dự án chế biến dừa

quy mô lớn đi vào hoạt động, nhiều sản phẩm mới từ dừa được thương mại hóa với quy

mô lớn, sản lượng các sản phẩm mới có sự tăng trưởng khá; các doanh nghiệp, cơ sở sản

xuất đã quan tâm hơn về chất lượng sản phẩm, ứng dụng, chuyển đổi thiết bị công nghệ

vào sản xuất, huy động thêm nhiều nguồn lực, tích cực phát triển thị trường, nên tình hình

sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm dừa có bước phát triển khá tích cực;

Công nghiệp chế biến phát triển cả về quy mô và chất lượng chế biến sâu, quy mô

doanh nghiệp ngày càng lớn, có nhiều sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao là cơ sở để

hình thành nhóm sản phẩm - doanh nghiệp chủ lực của ngành dừa, cũng là nền tảng để

xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm dừa. Thị trường trong nước và nước ngoài

thường xuyên được củng cố và mở rộng; sản lượng, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ

dừa ngày càng tăng.

Tuy nhiên, sản xuất chế biến các sản phẩm từ dừa cũng còn nhiều hạn chế; nhiều sản

phẩm chế biến từ dừa còn dưới dạng thô: chỉ xơ dừa, thạch dừa, .... nên giá trị thấp, tiêu

hao nhiều nguyên liệu; đa số doanh nghiệp trong tỉnh có quy mô nhỏ, chưa mạnh dạn đầu

tư ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. Tỷ lệ khai thác công suất chế biến còn

thấp.

4. Các giải pháp phát triển ngành dừa trong thời gian tới

Để cây dừa tiếp tục phát triển ổn định và bền vững, Sở Công Thương đề ra một số

giải pháp cần thực hiện để sớm ổn định sản xuất và tiêu thụ dừa trong thời gian tới như

sau:

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tổ chức liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm,

sản xuất sạch, sản xuất theo chuỗi giá trị; tiếp tục triển khai xây dựng mô hình liên kết sản

xuất giữa người trồng dừa với các doanh nghiệp;

- Tăng cường hoạt động khuyến công hỗ trợ thực hiện các dự án đầu tư máy móc

thiết bị, cải tiến đổi mới công nghệ và mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất chuyên

ngành chế biến dừa;

Page 56: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

55

- Thực hiện có hiệu quả định hướng liên kết phát triển thị trường dừa với các tỉnh

lân cận: hỗ trợ cung cấp thông tin kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp chế biến

dừa; liên kết thành lập các vệ tinh sơ chế dừa theo chuỗi giá trị;

- Tiếp tục hỗ trợ các DN ngành dừa kết nối với các DN, các kênh phân phối hiện đại

(siêu thị, trung tâm thương mại…); duy trì các hoạt động XTTM, tham gia các hội chợ

chuyên ngành, phối hợp với tổ chức công đồng dừa Châu Á – Thái Bình Dương để quảng

bá hình ảnh dừa Bến Tre đến cộng đồng quốc tế và thị trường thế giới;

- Tích cực hỗ trợ DN ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT), các phương thức kinh

doanh hiện đại, tham gia vào các sàn giao dịch TMĐT trong và ngoài nước như: Lazada,

Sendo, Shopee, Amazon…tạo cơ hội kết nối giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Xây dựng, vận hành và khai thác một cách có hiệu quả Sàn giao dịch TMĐT với tên gọi

Đặc sản Bến Tre; điểm bán hàng OCOP;

- Riêng sản phẩm dừa uống nước, hiện nay sản phẩm dừa xiêm xanh của tỉnh đã

được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý, đồng thời một số DN cũng đã có vùng nguyên liệu

đạt chuẩn VietGAP, GlabalGAP và đã xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ.

Thời gian tới khuyến khích các DN mở rộng vùng nguyên liệu, nâng cao chất lượng sản

phẩm, từng bước xây dựng thương hiệu để đẩy mạnh tiêu thụ ở thị trường trong nước, đưa

vào hệ thống phân phối hiện đại cũng như xuất khẩu;

- Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ xúc tiến thương mại xuất

khẩu, nghiên cứu thị trường và tiếp thị sản phẩm cho cơ sở, doanh nghiệp xuất khẩu các

sản phẩm dừa; giúp doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu khách hàng, chính sách, luật pháp

nước ngoài làm cơ sở mở rộng thị trường xuất khẩu;

- Phối hợp triển khai thực hiện tốt đề án “Liên kết tiểu vùng duyên hải phía Đông

đồng bằng sông Cửu Long” và đưa cây dừa vào danh mục cây trồng chủ lực của vùng;

Liên kết với các tỉnh (Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long) trong việc kêu gọi đầu tư khai

thác, đặt trong quan hệ lợi ích của vùng dừa đồng bằng sông Cửu Long để bảo đảm cân

đối giữa năng lực sản xuất nguyên liệu dừa trái và năng lực chế biến ngành dừa trong

vùng./.

Page 57: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

56

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG

AN TOÀN, BỀN VỮNG, THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP,

NGƯỜI DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CÁC SẢN

PHẨM NÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC CỦA TỈNH BẾN TRE

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre

I. Thực trạng sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre

Tỉnh Bến Tre được phân bố trên 3 dãy cù lao nằm ở cuối nguồn của hệ thống sông

Cửu Long, có nhiều sản phẩm đặc thù đa dạng như dừa, cây ăn trái, bò, heo, tôm biển,…

Trong đó, diện tích dừa 71.460 ha, đang cho trái 64.647 ha, cho sản lượng 569.725.000

trái/năm, với khoảng 10% diện tích là dừa uống nước. Diện tích cây ăn trái 28.283 ha,

đang cho trái 21.282 ha, cho sản lượng 292.337 tấn/năm (số liệu thống kê 2017). Trong

đó, có 4 loại cây ăn trái chủ lực gồm bưởi Da xanh chiếm 29,3% diện tích, chôm chôm

19,3%, nhãn 9,5% và sầu riêng 7,3%.

Thực hiện Kế hoạch hành động số 330/KH-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2017 của

Ủy ban nhân dân tỉnh về xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ

lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025; Kế hoạch 2835/KH-

UBND ngày 19 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về sửa đổi, bổ sung Kế hoạch

hành động số 330/KH-UBND (sau đây gọi tắt là Kế hoạch chuỗi giá trị). Trong thời gian

qua, ngành Nông nghiệp đã phối hợp với các cấp ủy đảng, chính quyền tập trung tuyên

truyền, vận động thành lập các THT, HTX, tạo điều kiện liên kết nông dân với doanh

nghiệp để tiêu thụ nông sản, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp. Đến nay, toàn

tỉnh có 94 THT, 39 HTX; chuỗi giá trị sản phẩm dừa, bưởi da xanh, nhãn được hình thành

và có chiều hướng phát triển tốt. Cụ thể như sau:

1. Chuỗi giá trị dừa

a. Dừa công nghiệp: Lũy tiến kết quả từ năm 2017 là 38 THT, 17 HTX với quy mô

2.846,87 ha và 3.872 thành viên.

b. Dừa uống nước: tổng số 10 THT có 239 thành viên với quy mô 117,88 ha.

2. Chuỗi giá trị cây ăn trái

+ Đối với chuỗi bưởi da xanh

Thành lập và củng cố 32 THT, 07 HTX có 1136 hộ tham gia với tổng diện tích khoảng

447,15 ha.

+ Đối với chuỗi chôm chôm

Thành lập mới 05 THT và 02 HTX; Phối hợp với địa phương vận động tuyên

truyền và củng cố, nâng chất 17 THT và 2 HTX. Lũy tiến từ năm 2017 đến nay đã thành

lập và củng cố 22 THT, 04 HTX có 723 hộ tham gia với tổng diện tích 723 ha.

Page 58: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

57

+ Đối với chuỗi nhãn

Thành lập 02 HTX có 151 hộ tham gia với diện tích 60 ha ở Long Hòa và Tam

Hiệp - Bình Đại.

3. Chuỗi giá trị vật nuôi

+ Chuỗi con bò

Đã vận động thành lập 01 THT ở xã Phú Long, huyện Bình Đại; 03 HTX ở Mỹ

Chánh, Mỹ Nhơn huyện Ba Tri, Thạnh Phong huyện Thạnh Phú (có 345 hộ tham gia với

khoảng 1.555 con bò).

+ Chuỗi con heo

Đã vận động thành lập và củng cố 02 THT ở xã Tiên Thủy- huyện Châu Thành và

xã Tân Lợi Thạnh- huyện Giồng Trôm; 4 HTX chăn nuôi ở xã Tân Thanh Tây và xã

Thành An- huyện Mỏ Cày Bắc, xã An Thới và xã Cẩm Sơn- huyện Mỏ Cày Nam (có 211

hộ tham gia với khoảng 27.860 con).

4. Chuỗi giá trị tôm biển

Đã thành lập 03 HTX có 194 hộ tham gia với tổng diện tích 146,88 ha tại huyện

Thạnh Phú, Ba Tri và Bình Đại. Gồm HTX nông nghiệp Mỹ An, HTX nuôi tôm biển

thâm canh xã Vĩnh An, HTX nuôi tôm biển xã Định Trung.

II. Giải pháp sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, bền vững

Nông nghiệp Tỉnh Bến Tre thời gian tới tập trung vào việc sản xuất thực hành

nông nghiệp tốt, đảm bảo "tăng giá trị, giảm đầu vào". Tạo ra nhiều giá trị kinh tế hơn cho

nông dân và người tiêu dùng đồng thời sử dụng ít tài nguyên, nhân công và chất độc hại.

Tập trung thay đổi tư duy cho nông dân, THT, HTX từ sản xuất đơn thuần chuynể

sang làm kinh tế nông nghiệp từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ thiếu liên kết trở thành sản

xuất hàng hóa, đồng bộ về chất lượng và mẫu mã. Từ đó đáp ứng nhu cầu của thị trường.

1. Giải pháp chuỗi dừa

1.1 Xây dựng, in ấn tài liệu, tuyên truyền qua báo đài và chuyển giao kỹ

thuật.

- Xúc tiến các hoạt động quảng bá thương hiệu chỉ dẫn địa lý dừa xiêm xanh qua

các lễ hội, các kênh báo đài...

- Giới thiệu, tham gia xúc tiến các sản phẩm tại các diễn đàn quốc tế, lễ hội dừa,

hội chợ thương mại.

- Xây dựng tài liệu dừa hữu cơ, trong đó nhấn mạnh vai trò của phân hữu cơ, ứng

dụng vi sinh, ong ký sinh.

- Phối hợp với đài truyền hình xây dựng các phóng sự tuyên truyền, poster, kết hợp

lồng ghép trong các cuộc sinh hoạt, tập huấn cho nông dân.

Page 59: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

58

Đối với dừa công nghiệp

- Thành lập các THT và HTX và liên kết với công ty dừa Lương Quới, công ty

Xuất nhập khẩu Bến Tre, Công ty dừa Á Châu, Công ty CP XNK Bến Tre, công ty Dừa

Xanh

- Tập trung phát triển các vùng nguyên liệu dừa hữu cơ đạt chứng nhận theo tiêu

chuẩn của doanh nghiệp.

Đối với dừa uống nước

- Khảo sát, xây dựng các vườn dừa mẫu gắn với các công ty du lịch nhằm đáp

ứng nhu cầu tham quan giúp nâng cao sản phẩm giá trị của cây dừa.

- Thành lập các THT và HTX và liên kết với công ty thu mua Mekong, Toàn Cầu,

công ty TNHH XNK trái cây Chánh Thu.

1.2 Hình thành vùng dừa hữu cơ, khẳng định lợi thế vùng miền – gắn kết

doanh nghiệp.

- Đối với dừa công nghiệp: định hướng tới năm 2020 diện tích được chứng nhận

hữu cơ là 5.900 ha và 19.000 ha đến năm 2030.

- Đối với dừa uống nước: định hướng tới năm 2020 diện tích được chứng nhận

hữu cơ là 30 ha và 5.030 ha đến năm 2030.

Đây là bước đi quan trọng trong việc khẳng định vị thế cây dừa Bến Tre trên bước

đường hội nhập. Gắn kết với doanh nghiệp hình thành vùng nguyên liệu ổn định và chất

lượng.

2. Chuỗi cây ăn trái

2.1 Tăng cường hoạt động quảng bá, khẳng định thương hiệu

- Xúc tiến các hoạt động quảng bá thương hiệu chỉ dẫn địa lý bưởi xanh, sầu riêng

Cái Mơn qua các lễ hội, hội thi, hội thảo và các kênh báo đài...

- Tăng cường thương mại điện tử để nâng cao giá trị cho sản phẩm và giải quyết

hàng hóa cho các THT và HTX. Hỗ trợ xây dựng tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

- Thành lập Hiệp hội Bưởi da xanh của Tỉnh để hỗ trợ cho nông dân và doanh

nghiệp. Thống nhất quy cách sản phẩm và thành lập tổ kỹ thuật, tổ thu hoạch sản phẩm.

- Xây dựng các vườn cây ăn trái đẹp gắn với các tuyến du lịch trong Tỉnh nhằm

nâng cao giá trị và quảng bá thương trái cây Bến Tre.

2.2 Xây dựng, quản lý và hình thành vùng nguyên liệu cây ăn trái chất lượng

cao và đồng bộ - gắn kết với doanh nghiệp

- Cập nhật các tiến bộ kỹ thuật mới, tăng cường công tác tập huấn, chuyển giao,

xây dựng mô hình, điểm trình diễn.

- Thực hiện truy xuất nguồn gốc.

Page 60: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

59

- Phối hợp với các đơn vị cung ứng đầu vào và đầu ra tạo nên các mắc xích vững

chắc trong chuỗi giá trị. Lợi nhuận được đảm bảo cho các bên tham gia.

- Nông dân tập trung sản xuất hàng hóa chất lượng cao để tạo nên thương hiệu,

tránh tình trạng chạy theo năng suất.

- Tổ chức các hoạt động liên kết thị trường để các doanh nghiệp có nhu cầu tham

gia.

- Tiếp tục tìm kiếm thị trường mới và chờ đàm phán từ Trung Quốc đối với sản

phẩm bưởi da xanh.

2.3 Định hướng sản xuất trái cây của Tỉnh từ nay đến 2030

- Giai đoạn 2019-2020: hướng dẫn sản xuất vùng cây ăn trái của Tỉnh đạt tiêu

chuẩn GAP là 350 ha.

- Giai đoạn 2021-2030: hình thành và đi vào hoạt động tổ tư vấn GAP cùng với

nâng diện tích đạt tiêu chuẩn GAP là 5540 ha.

- Thực hiện theo Nghị định 109 về nông nghiệp hữu cơ trên các sản phẩm chủ lực

của Tỉnh như bưởi da xanh, xoài tứ quý, dừa xiêm xanh...

- Ngành Nông nghiệp khẳng định với người dân sản xuất theo tiêu chuẩn GAP là

yếu tố sống còn trong việc đưa nông sản Việt Nam nói chung và Bến Tre nói riêng đến

với người tiêu dùng trong và ngoài nước.

- Cập nhật các tiêu chuẩn rào cản về mặt kỹ thuật của các nước có nhu cầu nhập

khẩu nông sản để tổ chức sản xuất.

3. Giải pháp chuỗi vật nuôi

3.1 Kết nối doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm

- Làm cầu nối liên kết doanh nghiệp với HTX, THT. Xúc tiến thực hiện các hoạt

động liên kết, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng các hoạt động kết nối thị trường cho doanh nghiệp gặp gỡ THT và

HTX.

3.2 Tăng cường hoạt động truy xuất nguồn gốc

- Hướng dẫn thực hiện các giải pháp: vệ sinh, an toàn thực phẩm, giảm chí phí sản

xuất, nâng cao chất lượng heo cái sinh sản,

- Vận động tham gia Đề án truy xuất nguồn gốc, VietGHAP.

3.3 Định hướng phát triển sản xuất

- Giai đoạn 2019 -2020 đạt chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt cho 3 HTX và 3

THT bò, heo.

- Giai đoạn 2021 -2030 đạt chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt cho 10 HTX và

10 THT bò, heo.

Page 61: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ng, khai thác và phát tri n nhãn hi ...dost-bentre.gov.vn/Uploads/Documents/TaiLieu_HTLHDChieu.pdftrường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

60

4. Giải pháp chuỗi tôm biển

4.1 Kết nối doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm

- Làm cầu nối liên kết doanh nghiệp với HTX, THT. Xúc tiến thực hiện các hoạt

động liên kết, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng các hoạt động kết nối thị trường cho doanh nghiệp gặp gỡ THT và

HTX.

4.2 Tăng cường hoạt động truy xuất nguồn gốc

- Phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ xây dựng thương hiệu con tôm biển, nghêu

Bến Tre. Xây dựng thương hiệu cua Thạnh Phú.

- Hướng dẫn tổ chức cấp mã số vùng nuôi đối với các đối tượng chủ lực của Tỉnh

- Phối hợp với doanh nghiệp thực hiện dự án truy xuất nguồn gốc điện tử đối với

sản phẩm chủ lực.

4.3 Định hướng phát triển sản xuất

- Năm 2019 - 2020 xây dựng vùng nguyên liệu tôm lúa và tôm biển là 100 ha.

- Năm 2021 - 2030 thực hiện 6500 ha tại 3 huyện Ba Tri, Thạnh Phú, Bình Đại.

III. Kết luận và đề nghị

1. Kết luận

Để có thể hoàn thiện một chuỗi giá trị hiệu quả cần thỏa mãn 2 điều kiện, thứ nhất

là các mắt xích phải hoạt động hiệu quả.

- Người sản xuất phải nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất để giảm chi

phí, tăng lợi nhuận. Doanh nghiệp phải đưa các thiết bị tiên tiến phục vụ cho việc truy

xuất nguồn gốc và kiểm soát chất lượng sản phẩm.

- Phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa người sản xuất và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cơ quan nhà nước với vai trò là chất xúc tác cho mối liên kết bền

vững phải đưa ra các chiến lược khả thi với tầm nhìn trong dài hạn, để từ đó có thể ban

hành các chính sách thiết thực và phải nỗ lực thực hiện để phục vụ cho việc nâng cao

chuỗi giá trị, phát triển nền nông nghiệp của Tỉnh.

2. Đề nghị

Doanh nghiệp, HTX, THT cần mạnh dạn hơn nữa tạo tính đột phá trong liên kết.

Nông dân cần nhanh chóng thay đổi tư duy canh tác nâng tầm chất lượng sản phẩm

nông nghiệp.

Cần có sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong tổ chức thực hiện

chuỗi giá trị nông sản, tích cực tăng cường các hoạt động hỗ trợ xúc tác, mời gọi các

doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị./.