Chương 9 Nước Nam Việt - vanhoanghean.com.vnvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch9.pdf · Việc Mân...

13
1 Chương 9 Nước Nam Vit 1. Nước Nam Việt đã ra đời thế nào? Theo Hoài Nam Tử, năm 218 TCN, nhà Tần sai Đồ Thư đem 50 vạn quân đánh Bách Việt ở Lĩnh Nam. Người Bách Việt kháng chiến dẻo dai, khiến quân Tần 3 năm liền không cởi áo giáp, để trùng dây nỏ. Quân Tần giết được thủ lĩnh Tây Âu Dịch Hu Tống. Người Việt chạy lên rừng, đưa người tuấn kiệt lên làm tướng, đại phá quân Tần, giết được tướng Tần Đồ Thư. Trước đó, năm 228 TCN, nước Tần diệt nước Triệu ở Hà Bắc. Triệu Đà là người nước Triệu, sau trở thành tướng Tần. Năm 214 TCN, nhà Tần chia đất Lĩnh Nam thành 3 quận Nam Hải, Quế Lâm và Tượng. Nhâm Ngao được cử làm quận úy Nam Hải, gồm các huyện Phiên Ngung, Long Xuyên, Bác La…Triệu Đà được cử làm quan huyện Long Xuyên. Năm 210 TCN, Tần Thủy Hoàng chết. Nước Tần rối loạn. Năm 208 TCN, Nhâm Ngao bị bệnh nặng, trước khi chết gọi Triệu Đà đến, gợi ý có thể lập nước riêng ở Lĩnh Nam và truyền chức cho Triệu Đà. Năm 204 TCN, Triệu Đà sai quân khóa chặt các cửa ngõ Bắc-Nam, giết quan lại Tần, đưa người của mình lên thay, lập nước Nam Việt bao gồm 3 quận trên , tự xưng là Nam Việt Vũ vương. 1 Theo Toàn Thư, cùng năm đó, Triệu Đà chiếm Âu Lạc. Tuy nhiên, Sử Ký lại viết đến tận năm 179 TCN, Triệu Đà mới dùng lời lẽ và của cải thu phục Mân Việt và Âu Lạc. Học giả Pháp H.Maspero (1916: 54) cũng cho rằng Nam Việt đã thôn tính Âu Lạc bằng cách đó. Truyền thuyết và sử sách Việt Nam lại kể và viết Triệu Đà ban đầu đem quân đánh Âu Lạc, nhưng bị thua bởi Âu Lạc có nỏ thần. Triệu Đà cầu hòa, và sau đó cầu hôn cho con trai là Trọng Thủy lấy Mỵ Châu, con gái Thục Phán. Trọng Thủy đánh tráo lẫy nỏ, nhờ đó Triệu Đà chiếm được nước Âu Lạc. Nhiều học giả Việt Nam hiện đều thống nhất lấy thời điểm Triệu Đà thôn tính Âu Lạc là 179 TCN. Taylor (1983:24-26) cũng có quan điểm như vậy và phân tích: Sau khi Triệu Đà lập nước Nam Việt và thể hiện tinh thần chống Hán, ông đã dành được lòng cảm tình và sự ủng hộ của người Bách Việt. Đặc biệt, năm 185 TCN, khi Lã Hậu nhà Hán, vì lo ngại sức mạnh của Nam Việt đã ra lệnh cấm bán sắt, vàng, vũ khí, ngựa, trâu bò cho Nam Việt. Lập tức Triệu Đà đánh chiếm hai quận của Hán ở Hồ Nam ( trong đó có nước Trường Sa) và tự xưng là Nam Việt Vũ Đế, chấm dứt việc nhận làm chư hầu của nhà Hán, điều trước đó được thể hiện qua sự kiện năm 196 TCN, Triệu Đà nhận từ nhà Hán ấn Nam Việt 1 Triệu Đà đã ngay lúc còn sống đã lấy hiệu Vũ Vương, tức không theo qui tắc truyền thống Hoa bởi đó là danh hiệu chỉ đặt sau khi chết, tức thụy hiệu ( Anrrouseau 1923: 195).

Transcript of Chương 9 Nước Nam Việt - vanhoanghean.com.vnvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch9.pdf · Việc Mân...

Page 1: Chương 9 Nước Nam Việt - vanhoanghean.com.vnvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch9.pdf · Việc Mân Việt và Âu Lạc nhận Nam Việt làm bá chủ không có nghĩa là Nam Việt

1

Chương 9

Nước Nam Việt

1. Nước Nam Việt đã ra đời thế nào?

Theo Hoài Nam Tử, năm 218 TCN, nhà Tần sai Đồ Thư đem 50 vạn quân đánh

Bách Việt ở Lĩnh Nam. Người Bách Việt kháng chiến dẻo dai, khiến quân Tần 3 năm

liền không cởi áo giáp, để trùng dây nỏ. Quân Tần giết được thủ lĩnh Tây Âu Dịch Hu

Tống. Người Việt chạy lên rừng, đưa người tuấn kiệt lên làm tướng, đại phá quân Tần,

giết được tướng Tần Đồ Thư.

Trước đó, năm 228 TCN, nước Tần diệt nước Triệu ở Hà Bắc. Triệu Đà là người

nước Triệu, sau trở thành tướng Tần.

Năm 214 TCN, nhà Tần chia đất Lĩnh Nam thành 3 quận Nam Hải, Quế Lâm và

Tượng. Nhâm Ngao được cử làm quận úy Nam Hải, gồm các huyện Phiên Ngung,

Long Xuyên, Bác La…Triệu Đà được cử làm quan huyện Long Xuyên.

Năm 210 TCN, Tần Thủy Hoàng chết. Nước Tần rối loạn. Năm 208 TCN, Nhâm

Ngao bị bệnh nặng, trước khi chết gọi Triệu Đà đến, gợi ý có thể lập nước riêng ở Lĩnh

Nam và truyền chức cho Triệu Đà. Năm 204 TCN, Triệu Đà sai quân khóa chặt các cửa

ngõ Bắc-Nam, giết quan lại Tần, đưa người của mình lên thay, lập nước Nam Việt bao

gồm 3 quận trên , tự xưng là Nam Việt Vũ vương.1 Theo Toàn Thư, cùng năm đó, Triệu

Đà chiếm Âu Lạc.

Tuy nhiên, Sử Ký lại viết đến tận năm 179 TCN, Triệu Đà mới dùng lời lẽ và của

cải thu phục Mân Việt và Âu Lạc. Học giả Pháp H.Maspero (1916: 54) cũng cho rằng

Nam Việt đã thôn tính Âu Lạc bằng cách đó. Truyền thuyết và sử sách Việt Nam lại kể

và viết Triệu Đà ban đầu đem quân đánh Âu Lạc, nhưng bị thua bởi Âu Lạc có nỏ thần.

Triệu Đà cầu hòa, và sau đó cầu hôn cho con trai là Trọng Thủy lấy Mỵ Châu, con gái

Thục Phán. Trọng Thủy đánh tráo lẫy nỏ, nhờ đó Triệu Đà chiếm được nước Âu Lạc.

Nhiều học giả Việt Nam hiện đều thống nhất lấy thời điểm Triệu Đà thôn tính Âu

Lạc là 179 TCN.

Taylor (1983:24-26) cũng có quan điểm như vậy và phân tích:

“Sau khi Triệu Đà lập nước Nam Việt và thể hiện tinh thần chống Hán, ông đã dành

được lòng cảm tình và sự ủng hộ của người Bách Việt. Đặc biệt, năm 185 TCN, khi Lã Hậu nhà

Hán, vì lo ngại sức mạnh của Nam Việt đã ra lệnh cấm bán sắt, vàng, vũ khí, ngựa, trâu bò cho

Nam Việt. Lập tức Triệu Đà đánh chiếm hai quận của Hán ở Hồ Nam ( trong đó có nước

Trường Sa) và tự xưng là Nam Việt Vũ Đế, chấm dứt việc nhận làm chư hầu của nhà Hán, điều

trước đó được thể hiện qua sự kiện năm 196 TCN, Triệu Đà nhận từ nhà Hán ấn Nam Việt

1 Triệu Đà đã ngay lúc còn sống đã lấy hiệu Vũ Vương, tức không theo qui tắc truyền thống Hoa bởi đó là danh

hiệu chỉ đặt sau khi chết, tức thụy hiệu ( Anrrouseau 1923: 195).

Page 2: Chương 9 Nước Nam Việt - vanhoanghean.com.vnvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch9.pdf · Việc Mân Việt và Âu Lạc nhận Nam Việt làm bá chủ không có nghĩa là Nam Việt

2

vương. Lã Hậu phát quân đánh Nam Việt, nhưng quân Hán bị dịch tả (và sốt rét) làm cho khốn

đốn. Năm 180 TCN, Lã Hậu chết, quân Hán rút. Sử Ký viết:” Với sức mạnh quân sự, Triệu Đà

gây nỗi khiếp sợ vùng biên giới, với quà cáp của cải, Triệu Đà thu phục Mân Việt và Âu Lạc”.

Việc Mân Việt và Âu Lạc nhận Nam Việt làm bá chủ không có nghĩa là Nam Việt kiểm

soát hai nước đó mà đơn giản chỉ là sự thể hiện sự đoàn kết hay quan hệ liên minh chống Hán.

Chính vì thế, năm 179 TCN, khi Nam Việt hòa hoãn với Hán, vai trò bá chủ đó bị suy sụp. Vì

thế, Triệu Đà đánh chiếm Âu Lạc, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân, cử hai

viên quan mang tước hầu tới hai quận coi việc sổ sách hộ tịch, buôn bán, cống vật. 1 Chế độ

Lạc hầu Lạc tướng vẫn được duy trì. Vương triều Âu Lạc vẫn tiếp tục tồn tại ở Cổ Loa dưới sự

cai quản của các Lạc hầu như trước. Lần đầu tiên trong lịch sử, người Việt Nam là một bộ phận

của một nước có lãnh thổ gần khắp Nam Trung Hoa. Nước đó mang dấu ấn phong cách của

Triệu Đà-người sáng lập. Sử chép Triệu Đà đã cai trị nước đó hơn 70 năm và chết năm 136

TCN, ở tuổi 121.2

Triệu Đà được tưởng nhớ bởi các nhà sử học Việt Nam sau này như một vị vua đã bảo

vệ đất nước họ chống lại sự xâm lược của nhà Hán. Nhiều nơi ở Bắc Việt Nam có đền miếu

thờ cúng ông. 3 Nước Nam Việt của ông đã kích thích óc tưởng tượng (của người Bách Việt)

trong hàng thế kỷ. Hoài niệm về nước Nam Việt đã tạo cảm hứng cho nhiều lãnh tụ các cuộc

khởi nghĩa, những người đã không thể cưỡng lại việc tự xưng là vua Nam Việt. Đồng thời, các

học giả Hoa tới thăm vùng đất Lĩnh Nam cũng dành một hai câu thơ tưởng nhớ ông, vị vua

người Hoa đầu tiên ở vùng đất xa xôi này. Trong dân gian, hình ảnh của ông như một vị vua vĩ

đại thời xa xưa vẫn lưu truyền ở Quảng Châu cho tới tận thời Đường.

Như vậy, Triệu Đà đứng chênh vênh giữa hai nơi, một đế quốc đang mở rộng và một

vùng biên giới đầy biến động. Người Hán coi ông là một viên quan nổi loạn, li khai, người Việt

Nam lại coi ông là một vị vua vĩ đại chống Hán. Ông là vị vua cuối cùng có một vị trí trong thần

thoại Việt Nam xưa. Việc ông có được lẫy nỏ thần thể hiện tính chính thống của ông trong tâm

thức người Việt Nam và lý giải chiến thắng của ông đối với An Dương Vương”.

Ở trên, Taylor nói một Lạc hầu cai trị Cổ Loa. Nhưng việc Hậu Hán thư ghi lời

Triệu Đà nói Mân Việt và Âu Lạc đều xưng vương, ghi sự kiện tả tướng Âu Lạc Hoàng

Đồng giết Tây Âu Vương khi Nam Việt nổi dậy chống Hán năm 111 TCN cho thấy

Triệu Đà vẫn để một con cháu của Thục Phán tiếp tục làm vua nước Âu Lạc.

Khi nói về hình ảnh của Triệu Đà trong tâm thức người Quảng Châu thời Đường,

Taylor nêu nguồn tư liệu là Schafer (1967:97) nhưng không dẫn cụ thể. Đọc chính tác

phẩm của Schafer, chúng ta biết người Quảng Châu thời Đường vẫn tin hồn Triệu Đà

có thể nhập vào các ông đồng bà cốt ở các đền miếu và ban các lời phán truyền. Một

danh sĩ đã làm một bài thơ dài ca ngợi Triệu Đà như đã từng làm một bài ca ngợi vua

Thuấn. Người Nam Việt gọi chim Mông Đồng là vua của các loài chim Việt và ví Triệu

Đà với loài chim cao quí đó (về chim Mông Đồng xem Phụ lục 6A).

1 Tại Bảo tàng Lịch sử và Nghệ thuật Brusell (Bỉ) có giữ một chiếc ấn Việt/Tư Phố hầu ấn của viên quan Nam Việt cai

quản quận Cửu Chân ( Nguyễn Việt 2010:643). 2 Đó là tuổi của Triệu Đà dựa theo Toàn Thư. Các tư liệu khác xác định Triệu Đà chỉ thọ 91, 96, 102 hay 105 tuổi.

3 Hiện vẫn còn hai đền ở xã Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên và Đồng Xâm, Kiến Xương, Thái Bình.

Page 3: Chương 9 Nước Nam Việt - vanhoanghean.com.vnvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch9.pdf · Việc Mân Việt và Âu Lạc nhận Nam Việt làm bá chủ không có nghĩa là Nam Việt

3

Nhưng trong sử sách và tâm thức Việt Nam, thân thế và vị thế của Triệu Đà còn

bí hiểm và phức tạp hơn nữa. Đã có hai quan điểm đối lập về ông, và đó vẫn là một vấn

đề gây tranh cãi cho đến tận ngày nay.

2. Triệu Đà là ai?

Về thân thế Triệu Đà, Sử Ký và Hán Thư ghi ông là người Chân Định, Hà Bắc,

xưa thuộc nước Triệu nên mang họ Triệu. Năm 228 TCN, Tần diệt Triệu, Triệu Đà

thành người Tần, làm tướng Tần. Như vậy, Triệu Đà thường được coi là một người

Hoa.

Nhưng nhà sử học Trung Quốc Wang Gungwu (1958) lại cho rằng Triệu Đà là

người nửa Việt nửa Hoa bởi ông sinh ra trên đất Nam Việt, sau gia nhập quân Tần (dẫn

theo O’Harrow 1979:157).

Tôi không có bài viết của Wang Gungwu nên không biết ông đã dựa vào bằng

chứng nào, từ đâu để nói vậy. Nhưng trong cuốn Nguyễn Trãi và bản hùng ca đại cáo

do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Việt Nam in năm 1999, nhà nghiên cứu văn hóa dân

gian Bùi Văn Nguyên cũng đưa ra một truyền thuyết nói có gốc từ cuốn Nam Việt thế

chí 1đã thất truyền của học giả Hồ Tôn Thốc thời Trần và từ lời kể của Nguyễn Phi

Khanh, thân phụ Nguyễn Trãi, theo đó Triệu Đà là người gốc Việt. Cụ thể, Triệu Đà là

con một vua Hùng, gọi vị vua Hùng thứ 18 là bác và có tên là Nguyễn Thân (tức Lý

Thân). Sau Nhâm Ngao đề nghị với An Dương Vương đưa Lý Thân sang làm con tin

nhà Tần và trở thành tướng và phò mã nhà Tần, tức Lý Ông Trọng. Do làm con nuôi

Triệu Cao, hoạn quan thân tín của Tần Thủy Hoàng nên đổi tên thành Triệu Đà. Họ

Triệu là họ bố nuôi, Chân Định là quê Triệu Cao (!?).2

Truyền thuyết trên rất khó tin, nhưng ít nhất, nó cũng phản ánh một cách nghĩ về

Triệu Đà của người Việt Nam xưa và nay.

Tuy nhiên, có một sự thực chắc chắn là, trong tâm thức nhiều vị anh hùng Việt

Nam và trong phần lớn sử sách của Việt Nam trước 1954, Triệu Đà luôn được coi là

một trong các vị vua của Việt Nam với nhiều lời ca ngợi.

Năm 544, Lí Bí lập nước Vạn Xuân, tự xưng là Nam Việt Đế. Năm 938, Đinh Bộ

Lĩnh dựng nước Đại Cồ Việt, phong cho con trai Đinh Liễn là Nam Việt Vương. Trong

chiếu nhường ngôi của Lý Chiêu Hoàng vẫn có câu ”Từ xưa, nước Nam Việt ta…”.

Năm 1300, khi vua Anh Tông hỏi về kế sách đánh giặc Nguyên, Trần Hưng Đạo

trả lời: “Ngày xưa Triệu Vũ dựng nước, vua Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh

dã, đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Tràng Sa, còn đoản binh thì đánh úp

phía sau. ”

1 Cũng gọi là Việt Nam thế chí. Phan Huy Chú cho biết quyển 1 của sách viết về 18 đời vua Hùng, quyển 2 viết về

nhà Triệu ( dẫn theo Tạ Chí Đại Trường 2008). 2 Theo Phan Duy Kha http://hoangbo.vn/.Theo Trịnh Quang Vũ (www.vietnamfineart.com.vn/), truyền thuyết này cũng

được ghi trong Cổ lôi ngọc phả truyền thư do La sơn phu tử Nguyễn Thiếp vâng lệnh vua Quang Trung sao lại (?). Gia phả họ Nguyễn ở Nghệ Tĩnh lại ghi Triệu Đà có tên thực là Nguyễn Cẩn, dòng dõi Vua Hùng.

Page 4: Chương 9 Nước Nam Việt - vanhoanghean.com.vnvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch9.pdf · Việc Mân Việt và Âu Lạc nhận Nam Việt làm bá chủ không có nghĩa là Nam Việt

4

Chúng ta biết, kế thanh dã là kế “vườn không nhà trống”, kế tạm rút lui để bảo

toàn lực lượng, chống lại kế “đánh nhanh thắng nhanh” của các đội quân xâm lược.

Trong cả 3 lần đánh thắng quân Nguyên, quân dân nhà Trần đều đã dùng kế đó. Trong

Hịch Tướng Sĩ, Trần Hưng Đạo cũng nói “giặc dùng trường trận, ta dùng đoản binh”.

Dùng đoản binh là dùng những tốp quân nhỏ đánh du kích, là một cách để “lấy yếu

chống mạnh-lấy ít địch nhiều”. Tất cả những kế sách mà Triệu Đà từng dùng trên, thực

ra là một truyền thống Bách Việt đã được phát huy rất hiệu quả trong cuộc kháng chiến

chống Tần và sau cũng trở thành một truyền thống của người Việt Nam trong các cuộc

kháng chiến giữ nước và cứu nước cho tới thời hiện đại.

Nếu Trần Hưng Đạo đã ghi nhận di sản quân sự, thì Lê Văn Hưu lại ghi nhận di

sản chính trị của Triệu Đà cho nước Đại Việt: “Triệu Vũ Đế… mở đầu cơ nghiệp đế

vương cho nước Việt ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy. Người làm vua nước Việt sau

này nếu bắt chước Vũ Đế mà giữ vững bờ cõi, thiết lập quốc phòng, giao thiệp với nước

láng giềng cho phải đạo, giữ ngôi bằng (lòng) nhân (đức) thì gìn giữ bờ cõi được lâu

dài, người phương Bắc không thể lại ngấp nghé được”.

Di sản chính trị đó, tiếp tục được Nguyễn Trãi khẳng định trong Bình Ngô Đại

Cáo:” Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã

chia. Phong tục Bắc Nam cũng khác. Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần mấy đời dựng nước.

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”.

Triệu Đà còn để lại những di sản văn hóa khác được Ngô Sĩ Liên bổ xung: “

Triệu Vũ Đế… có lòng nhân thương dân, có mưu trí giữ nước. Vũ công khiến Tàm Tùng

(vua Thục) phải kinh sợ, văn giáo khiến Tượng quận được chấn hưng, lấy thi thư mà

biến đổi tục nước, lấy nhân nghĩa mà cố kết lòng người, dạy dân cấy trồng, nước giàu

binh mạnh, đến như các việc sai sứ (sang nhà Hán) thì lời rất khiêm tốn, Nam Bắc

chung vui, thiên hạ vô sự, hưởng nước hơn trăm năm, đúng là bậc anh hùng tài lược”.

Về quan điểm của Lê Văn Hưu, Tạ Chí Đại Trường (2008:27) nhận xét : “ Ông

(đã) học được cái tiêu chuẩn chọn người lãnh đạo không tuỳ thuộc vào địa vực, chủng

tộc. Thiên mệnh có thể trao vào tay người khác nước. Điều này cũng giúp ông biện

minh được sự hiện diện của chủ ông, nhà Trần, trên đất Việt. Người ông chọn để mở

nước đã mang đủ tiêu chuẩn của bậc đế vương... tinh thần đồng văn đã phụ giúp cho

tinh thần dân tộc chứ không lấn át nó”.

Theo tôi, việc Lê Văn Hưu tôn vinh Triệu Đà không hẳn là một cách biện minh

cho nhà Trần như Tạ Chí Đại Trường nghĩ. Vào thời Trần, một sự biện minh như thế là

vô nghĩa bởi Lê Văn Hưu cũng như nhiều người khác đều biết không chỉ nhà Trần mà

cả nhà Lý cùng nhiều danh gia vọng tộc khác, bao gồm tổ tiên của Lê Văn Hưu, đều có

gốc Phúc Kiến-Quảng Đông. Việc Lê Văn Hưu tôn vinh Triệu Đà bắt nguồn từ nhận

thức của một sử gia về vai trò của Triệu Đà đối với lịch sử Việt Nam. Dường như vào

thời Trần-Lê, người Đại Việt nói chung không có ý thức phân biệt nguồn gốc tộc người-

quốc gia quá rạch ròi, hạn hẹp như một số con cháu sau này. Có thể, họ đã hiểu rất

sớm chân lý, rằng với một dân tộc “không có đồng minh vĩnh viễn, cũng không có kẻ

Page 5: Chương 9 Nước Nam Việt - vanhoanghean.com.vnvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch9.pdf · Việc Mân Việt và Âu Lạc nhận Nam Việt làm bá chủ không có nghĩa là Nam Việt

5

thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn”.1 Vì thế, khi thừa nhận và ngưỡng mộ

Triệu Đà, họ đã chủ yếu dựa trên những di sản quí báu của Triệu Đà đối với đất nước

và dân tộc, những di sản mà một số học giả đời sau vì những lý do này khác đã không

thể cảm nhận và thấu hiểu.

Sử gia đầu tiên có ý phủ nhận Triệu Đà có lẽ là Hồ Sĩ Dương ( 1621-1681), trong

lời bình khi soạn lại Lam Sơn thực lục (1679) đã viết:” Vũ Đế nhà Triệu…chẳng qua

cũng là một người Hán sang cai trị nước ta, chưa được chính thống” (dẫn theo Tạ Chí

Đại Trường 2009 a:67). Một thế kỷ sau, Ngô Thì Sĩ (1726-1780), một sử gia thời chúa

Trịnh và thời Quang Trung đã phủ nhận và lên án Triệu Đà mạnh mẽ hơn. Trong Việt

sử tiêu án (Những nghi án trong sử Việt) ông viết: “Than ôi! Đất Việt (ở) Nam Hải, Quế

Lâm không phải là đất Việt (ở) Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam”. Triệu Đà khởi phát ở

Long Xuyên, lập quốc ở Phiên Ngung, muốn cắt đứt bờ cõi, gồm cả nước ta vào làm

thuộc quận, đặt ra giám chủ để quản lý dân, chứ chưa từng đến ở nước ta…Triệu Đà

thôn tính Giao Châu, cũng như Ngụy thôn tính Thục, nếu sử nước Thục có thể đưa

Ngụy tiếp theo Lưu Thiện, thì quốc sử ta cũng có thể đưa Triệu tiếp theo An Dương.

Không thế, thì xin theo lệ ngoại thuộc để phân biệt với nội thuộc vậy.

Cuối cùng, ông kết án đanh thép:” Nước ta nội thuộc Trung Quốc từ Hán đến

Đường, suy nguyên thủ họa chính là Triệu Đà”!.

Điều trớ trêu là, khi coi thời Bắc thuộc là “nội thuộc”, Ngô Thì Sĩ đã (vô tình) coi

Trung Quốc từ thời Hán đến thời Đường là “nội bang”, trong khi coi thời Nam Việt là

“ngoại thuộc”, tức nước Nam Việt là “ngoại bang” (!?)

Đào Duy Anh ( 1957/2010: 447) nhận xét quan điểm của Ngô Thì Sĩ “mang

nặng ảnh hưởng của quan niệm sử cũ, lệ thuộc vào quan niệm chính quốc của các sử

gia Trung Quốc, sự phân biệt nội thuộc với ngoại thuộc của Ngô Thì Sĩ có vẻ buồn

cười” . Còn Tạ Chí Đại Trường (2008:5) thì giải thích: “Không phải Ngô Thì Sĩ không

“yêu nước”, ông chỉ chia xẻ tâm thức của thời đại mà thôi. Vào thế kỉ XVI, theo lệnh

Quang Thiệu, Đặng Minh Khiêm còn làm thơ vịnh sử (1520) lấy đề tài là nhân vật nước

nhà, đến thời của Ngô, các nhà nho lại cảm khái thật sát sao với các trung thần nghĩa

sĩ Hán, Đường, Tống... Chính tinh thần đồng văn có cấp bực ấy đã là căn cứ cho hành

động của Lê Chiêu Thống khi đi cầu cứu Thiên tử phương Bắc”(!).

Theo tôi, dù có nguyên nhân thế nào thì quan điểm của Ngô Thì Sĩ cũng là sai

lầm, hơn nữa, các lập luận của ông trong việc loại bỏ Triệu Đà cũng tỏ ra rất phiến

diện. Cụ thể, ông nói đất Việt ở Nam Hải, Quế Lâm không phải là đất Việt ở Giao Chỉ,

Cửu Chân, vậy ông sẽ lý giải thế nào việc cuộc khởi nghĩa của Hai Bà đã được sự ủng

hộ của người Việt ở các quận Nam Hải, Hợp Phố, nhờ đó Hai Bà lấy được 65 thành ở

Lĩnh Nam, tức bao gồm các thành ở Nam Việt. Đặc biệt, khi Hai Bà hi sinh, người Việt

ở đất cũ thành Phiên Ngung (kinh đô Nam Việt xưa) cũng đã lập đền thờ Hai Bà, điều

được Toàn Thư ghi nhận.

1 Một câu nói nổi tiếng từng được cho là của tổng thống Pháp C. de Gaull ( 1890-1970), thủ tướng Anh Churchill (

1874-1965), nhưng thực ra là của thủ tướng Anh Palmerston (1784-1865)

Page 6: Chương 9 Nước Nam Việt - vanhoanghean.com.vnvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch9.pdf · Việc Mân Việt và Âu Lạc nhận Nam Việt làm bá chủ không có nghĩa là Nam Việt

6

Thực tế, theo Barlow (2000), vào thời Triệu Đà, người Hán đã không thể phân

biệt nổi cư dân Nam Hải, Quế Lâm và Giao Chỉ bởi tất cả họ đều là người Việt hay Lạc

Việt. Từ thời Hán đến thời Tùy, sử Hoa vẫn dùng hai từ Lý, Lão để gọi chung cho cư

dân bản địa ở Quảng Đông và Bắc Việt Nam.

Thực tế, cư dân Nam Việt đa số là người Việt Thường/Dương Việt và Lạc Việt.

Ngoài cư dân hai quận Quế Lâm và Giao Chỉ chủ yếu là người Lạc Việt thì cư dân

huyện Bác La thuộc quận Nam Hải ở phía Đông Quảng Đông cũng là người Lạc Việt (

Bác La là một tên gọi tương ứng với La Bạc=Lava=Lạc Việt, nước La Bạc ở Quế Lâm

chính là tiền thân của nước Tây Âu-Âu Lạc (Chương 11).

Ngô Thì Sĩ nói Triệu Đà “chưa từng đến ở nước ta” và vì thế không phải vua của

nước ta. Nhưng chính ông cũng thừa nhận: “Theo sách ngoại sử, mẹ của Trọng Thủy

là Trình Thị, người làng Đường Xâm, quận Giao Chỉ ( nay làng Đường Xâm, huyện

Chân Định)1 nơi có đền thờ Triệu Đà, Trình Thị cũng được thờ theo ở đền đó”.

Chúng ta không biết Triệu Đà đã lấy người vợ họ Trình ở Giao Chỉ như thế nào,

nhưng cũng không loại trừ khả năng Triệu Đà đã từng đến Giao Chỉ. Có giả thuyết, dựa

vào việc năm 179 TCN, Triệu Đà viết thư cho vua Hán nói đã ở đất Việt 49 năm, tức

đến đất Lĩnh Nam từ năm 228 TCN là năm Tần diệt Triệu, cho rằng Triệu Đà là người

nước Triệu đã di tản đến Giao Chỉ và lấy người vợ đầu tiên là Trình Thị và sinh ra

Trọng Thủy, sau đó mới trở thành quan Tần. Đó chỉ là một giả thuyết, nhưng một điều

chúng ta biết chắc là Lữ Gia,2 vị tể tướng của ba bốn đời nhà Triệu và có quan hệ

thông gia chặt chẽ với họ Triệu có quê cha ở Cửu Chân, quê mẹ ở Bắc Ninh và từng

sống ở Hưng Yên. Rất có thể, mối quan hệ thông gia giữa họ Triệu và họ Lữ có liên

quan tới việc Triệu Đà đã từng sống ở Giao Chỉ. Giả thuyết trên cũng không phải vu vơ,

nếu kết nối nó với các giả thuyết của Wang Gungwu và Bùi Văn Nguyên nêu trên.

Việc Ngô Thì Sĩ so sánh sử Việt Nam với sử nước Thục Hán của Lưu Bị thời

Tam Quốc cũng quá khập khiễng. Nước Thục đó sau khi bị Ngụy thôn tính coi như

không còn, trong khi nước Việt Nam, trên một phần đất của nước Nam Việt xưa, đã

dành được độc lập từ thế kỷ 10 và vẫn tồn tại cho đến thời Ngô Thì Sĩ .

Cuối cùng, quan điểm coi Việt Nam thời Nam Việt là “ngoại thuộc”, nhưng thời

Bắc thuộc là “nội thuộc” không chỉ kỳ cục (buồn cười) mà còn phi lý và thiếu tinh thần

độc lập dân tộc hơn so với quan điểm coi Nam Việt là nước Việt Nam cổ.

Ngô Thời Nhiệm (1746-1803), người đã có công lớn trong chiến công đại phá

quân Thanh năm 1789 chính là người con cả của Ngô Thì Sĩ. Năm 1790, ông trở thành

Binh Bộ Thượng Thư, đồng thời cũng là người chủ trì các sách lược ngoại giao với nhà

Thanh cho vua Quang Trung Nguyễn Huệ. Ông cũng là người hiệu đính cuốn Đại Việt

sử ký tiền biên cho cha mình, bộ sử duy nhất đã loại bỏ nhà Triệu. Song, có vẻ cả Ngô

Thời Nhiệm và vua Quang Trung đều đã không chia sẻ quan điểm về nước Nam Việt

1 Chân Định là tên của huyện Kiến Xương vào thời Lê lấy theo tên huyện Chân Định, quê của Triệu Đà.

2 Họ Lữ trong tiếng Việt thường đọc là Lã. Tôi ngờ họ Lữ của Lữ Gia có gốc từ La/Lạc, tức một dòng họ Lạc hầu hay

Lạc tướng.

Page 7: Chương 9 Nước Nam Việt - vanhoanghean.com.vnvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch9.pdf · Việc Mân Việt và Âu Lạc nhận Nam Việt làm bá chủ không có nghĩa là Nam Việt

7

với Ngô Thì Sĩ khi trong thực tế, họ đã tìm cách lấy lại Quảng Đông, Quảng Tây, hai

tỉnh thuộc nước Nam Việt xưa của Triệu Đà.

Sau chiến thắng mùa xuân Kỷ Dậu vang dội, lợi dụng sự kính phục nể trọng của

vua Càn Long nhà Thanh dành cho mình, vua Quang Trung đã lên tiếng đòi lại hai tỉnh

Quảng Đông-Quảng Tây. Khi nhà Thanh kiên quyết chối từ, Nguyễn Huệ đã cho đúc

thêm súng lớn, chuẩn bị chiến thuyền, cấp tiền cho tổ chức Thiên Địa Hội tấn công các

cơ sở của nhà Thanh ở Tứ Xuyên. Năm 1792, Nguyễn Huệ lại viết một lá thư xin Càn

Long gả công chúa út cho mình cùng với của hồi môn là vùng Lưỡng Quảng. Thật bất

ngờ, Càn Long ưng thuận gả con gái cùng với tỉnh Quảng Tây cho Quang Trung, thậm

chí giục con gái sang ngay Việt Nam.

Dẫn ra các sự kiện đó, nhà sử học Pháp Oscar Chapuis (1995:159) nhận xét:

“Không rõ liệu Nguyễn Huệ có thấy sau thái độ nhún nhường ấy là một âm mưu xảo

quyệt của Càn Long, bởi nhà Thanh sau này có thể lợi dụng quan hệ gia đình để lấy lại

cả Quảng Tây và Việt Nam, xưa đều thuộc Giao Châu của nhà Hán. Nhưng ý trời đã

thắng. Ngày 16-9-1792, Nguyễn Huệ đột ngột qua đời và cùng với ông câu chuyện kỳ

lạ nhất của lịch sử Việt Nam cũng chấm dứt. Nguyễn Huệ là người Việt Nam duy nhất

đã có ý định chinh phạt Trung Quốc. Ông cũng là người duy nhất có thể làm điều đó,

bởi thiên tài quân sự của ông là vô song”.

Dù là kẻ thù không đội trời chung với Nguyễn Huệ, nhưng vua Nguyễn Gia Long

vẫn có chung quan điểm với Nguyễn Huệ về nước Nam Việt. Năm 1802, ông sai sứ

mang thư sang nhà Thanh đề nghị đổi tên nước là Nam Việt, lấy lý do nhà Nguyễn “đã

quét sạch cõi Nam, có cả toàn Việt”. Nhà Thanh từ chối và thay bằng tên Việt Nam, lấy

lý do cho khỏi nhầm với nước Nam Việt xưa. Rõ ràng, nhà Thanh hiểu với việc muốn

lấy tên gọi đó, nhà Nguyễn muốn nhắc nhở điều gì.

Chúng ta biết, tên gọi Việt Nam, dù do nhà Thanh chính thức đưa ra năm 1804,

nhưng đã xuất hiện trong cuốn Việt Nam thế chí của Hồ Tôn Thốc thời Trần cũng như

trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi. Việt Nam có nghĩa là

Người hay nước Việt ở phương Nam, theo ngữ pháp Việt có trật tự ngược lại nhưng

nghĩa tương đương với tên Nam Việt.

Chính vì thế, cuốn Khâm Định Việt sử thông giám cương mục, bộ chính sử của

nhà Nguyễn soạn trong khoảng 1856-1884 vẫn coi nhà Triệu là một triều đại của Việt

Nam. Vua Tự Đức, rõ ràng đã cùng tâm ý với vua Gia Long và các sử quan khi viết một

lời phê cho phần nhà Triệu “Xét chung từ trước đến sau, đất đai của nước Việt ta bị

mất về Trung Quốc đã đến quá một nửa, tiếc rằng vua sáng tôi hiền các triều đại cũng

nhiều người lỗi lạc hiếm có ở trên đời, mà vẫn không thể nào lấy lại được một tấc, đó là

việc đáng ân hận lắm ! Thế mới biết việc thu hồi đất đai đã mất, từ đời trước đã là việc

khó, chứ không những ngày nay mà thôi. Thật đáng thương tiếc!”

Nguyễn Công Trứ (1778-1858), một nhà quân sự, nhà kinh tế, nhà thơ lớn thời

Nguyễn cũng thể hiện rõ quan điểm của mình về Triệu Đà bằng câu đối "Một thời gươm

ngựa khinh Lưu, Hạng. Tự đó non sông tách Bắc Nam" treo trong đền thờ Triệu Đà ở

Page 8: Chương 9 Nước Nam Việt - vanhoanghean.com.vnvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch9.pdf · Việc Mân Việt và Âu Lạc nhận Nam Việt làm bá chủ không có nghĩa là Nam Việt

8

xã Đồng Xâm (Thái Bình). Câu “Tự đó non sông tách Bắc-Nam” cũng gợi tới câu” Nam

quốc Nam hà Nam đế cư” trong 4 câu thơ của Lý Thường Kiệt, được coi là “Bản tuyên

ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam”. Người xưng đế đầu tiên ở nước Nam chính là

Triệu Đà.

Trong cuốn Việt Nam sử lược (1919), nhà sử học Trần Trọng Kim vẫn tiếp tục

ghi nhận nhà Triệu như một vương triều Việt Nam.

Đặc biệt, Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam thế kỷ 20, trong diễn ca

“Lịch sử nước ta” (1942) cũng có câu: “Triệu Đà là vị hiền quân, Quốc danh Nam Việt trị

dân năm đời”. Cũng cần nói thêm, những nghiên cứu sâu về tư tưởng Hồ Chí Minh đã

cho thấy Bác luôn có những quan điểm về dân tộc, quốc tế và giai cấp không hề mang

tính cực đoan như một số đồng chí và học trò của mình.

Như vậy, có thể khẳng định, cho tới giữa thế kỷ 20, không chỉ phần lớn các nhà

sử học, mà hầu hết các nhà chính trị trong lịch sử Việt Nam đều công nhận Triệu Đà là

một vị vua Việt Nam. Với học vấn uyên thâm và từng trải chính trị của họ, rất khó có thể

nói họ đã có một sự ngộ nhận về Triệu Đà.

Đào Duy Anh (1957/2010:93) là sử gia đầu tiên thời hiện đại theo gương Ngô

Thì Sĩ cho rằng “ Nhà Triệu không phải là quốc triều”, Triệu Đà “chỉ là một tên giặc

cướp nước”, quan niệm của Lê Văn Hưu là “quan niệm lịch sử phản dân tộc”!

Phan Huy Lê, trong lời giới thiệu cuốn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (2000:106-7)

cũng cho rằng việc Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên hết lời ca ngợi Sĩ Nhiếp 1 đã là một sai

lầm, nhưng việc hai ông coi nhà Triệu là một vương triều chính thống của Việt Nam còn

là “một sai lầm nghiêm trọng hơn nữa”. Ông khẳng định Nam Việt là một nước cát cứ

của một tập đoàn phong kiến, không phải là nước của người Việt Nam. Ông cho rằng

việc Triệu Đà đặt tên nước là Nam Việt (tỏ ý muốn phục hưng nước cũ của người Việt)

cũng như việc Triệu Đà tự xưng là “ Man Di đại trưởng lão phu”, lấy vợ Việt, theo tục

Việt…chỉ là các thủ đoạn mị dân Việt. Việc Triệu Đà chống Tần chống Hán cũng chỉ

nhằm thỏa mãn mộng bá vương của riêng mình…Nhưng nhiều sử gia phong kiến đã

không nhận ra bộ mặt cát cứ, xâm lược của nhà Triệu và ngộ nhận coi nhà Triệu là một

triều đại của Việt Nam.

Về một nhân vật lịch sử, người cùng thời còn có thể có những cách nhìn khác

nhau huống chi là người khác thời. Việc Đào Duy Anh và các học trò của ông có quan

điểm mới về Triệu Đà bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng theo tôi, nguyên nhân

chính là sau chiến thắng Điện Biên, tinh thần độc lập dân tộc cùng lập trường đấu tranh

giai cấp đã lên cao và ngự trị cả xã hội lẫn giới sử học. Vì thế, một khi coi Triệu Đà là

1 Sĩ Nhiếp là một viên quan nhà Hán đã có công truyền bá Nho giáo, lập trường dạy chữ Hán ở Việt Nam, được suy

tôn là “Nam giao học tổ” (Ông Tổ của nền giáo dục Việt Nam). Trong Toàn Thư, Ngô Sĩ Liên ca ngợi ông là “người

khoan hậu, khiêm tốn, đã giữ vẹn đất Việt để đương đầu với Tam Quốc, sáng suốt lại mưu trí, đáng gọi là người hiền…là người độ lượng, kính trọng kẻ sĩ, người trong nước yêu mến nên gọi là vương. Nhà Trần đã truy phong ông là Thiên Cảm Gia Ứng Linh Vũ Đại Vương”. Toàn Thư cũng dành hẳn một kỷ Sĩ Vương nói về ông.Theo tôi, tổ tiên Sĩ Nhiếp chạy loạn sang Việt Nam đã được 6 đời, so với Lý Bí chỉ kém một đời nên thực tế ông đã là người Việt. Cho dù ông làm quan cho nhà Hán chứ không nổi dậy chống nhà Lương như Lý Bí, nhưng với công lao như thế, người xưa tôn vinh ông chính là để thể hiện một đạo lý dân tộc” Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Page 9: Chương 9 Nước Nam Việt - vanhoanghean.com.vnvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch9.pdf · Việc Mân Việt và Âu Lạc nhận Nam Việt làm bá chủ không có nghĩa là Nam Việt

9

người Hoa, là quan tướng nhà Tần thì đương nhiên, không thể coi ông là một vị vua

Việt. Tin tưởng rằng thời đại mới đã mang đến những quan điểm mới tiến bộ hơn, các

nhà sử học trên coi việc lên án và loại bỏ những quan điểm cũ phong kiến tư sản của

Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên và Trần Trọng Kim là điều cần thiết. Tiếp đó, một khi thuyết

bản địa thắng thế lên ngôi thì việc phủ nhận một triều đại của một nước nằm ngoài lãnh

thổ Việt Nam hiện tại cũng là điều dễ hiểu. Hơn nữa, việc rũ bỏ Triệu Đà cũng có nghĩa

là rũ bỏ quan niệm muốn đòi lại đất Nam Việt là đất cũ của cha ông, một quan niệm

chắc đã trở nên lỗi thời với thời thế hiện tại. Chúng ta không rõ quan điểm của nhà sử

học đã tác động đến quan điểm của nhà chính trị hay ngược lại, nhưng trong một bài

thơ nổi tiếng của Tố Hữu, người phát ngôn những tư tưởng chính thống của thời đó,

nhà Triệu đã bị gọi là giặc (Nỏ thần vô ý trao tay giặc. Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu). Dù

thế nào, quan điểm phủ nhận Triệu Đà hiện vẫn là quan điểm chính thống của sử học

Việt Nam, được thể hiện trong các bộ thông sử quốc gia, được đưa vào chương trình

giáo dục phổ thông và đại học .

Trong khi đó, một số nhà sử học nước ngoài lại có những quan điểm mang tính

khách quan về Triệu Đà nhưng cũng rất gần gũi với quan điểm của các sử gia Đại Việt.

Nhà sử học Mỹ Wiens (1967:136-137) nhận xét: cuộc đời Triệu Đà có hai điều kỳ

lạ: một là sống lâu, hai là đã thực hiện được sự hòa nhập văn hóa và dòng máu Hoa-

Việt. Ông lấy vợ Việt, sống theo tục Việt, cai trị theo lối Việt, dùng quan lại Việt, và khi

mở rộng bờ cõi thì tự xưng là Đại Thủ lĩnh của người Bách Việt. Khi chống Hán thì mọi

hành động ứng xử của ông đều giống như của một người Việt.1 Trong gần một trăm

năm dưới thời nhà Triệu, Nam Việt là một nước độc lập và văn hóa Nam Việt cũng

mang bản sắc Việt rõ nét. Vì thế, người dân hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây sau

này vẫn có một nền văn hóa với tiếng nói và phong tục riêng biệt. Triệu Đà thực sự đã

có công lao với nước Nam Việt, vì thế người Bách Việt đã đứng dưới ngọn cờ của

ông”.

Dựa vào nhận xét trên, Kim Định, trong cuốn Triết lý cái đình (1970) đã cho rằng:

có thể coi Triệu Đà như một người đã “cố gắng dẻo dai để lập lại nước Văn Lang xưa”

và “nước Nam Việt của Triệu Đà chính là hình ảnh cuối cùng của một nước Việt thời

Hồng Bàng huyền bí”.

Một chuyên gia về người Choang, nhà nhân học Mỹ J. Barlow (2001) cũng

khẳng định:”Triệu Đà đã thống nhất nhiều nhóm Bách Việt cho đến khi đó còn phân tán

tản mạn. Việc ông đã dựng nên nhanh chóng một quốc gia hùng mạnh cho thấy các

nhà nước địa phương có trước đó đã phát triển ở trình độ cao, và thực tế Triệu Đà

thường để các vua chúa bản địa ( Lạc hầu, Lạc tướng) cai quản các vùng đất của

mình. Ông lỏng tay để họ tự trị và báo cho Hoàng đế Hán biết các thủ lĩnh Tây Âu, Lạc

Việt đều đã tự xưng vương, cho thấy một hệ thống chính trị ở cấp độ mới” ( tức một liên

minh Bách Việt) đã ra đời.

1 Câu hỏi của Triệu Đà với sứ Hán:” Tôi với vua Hán ai hơn ai?” gợi nhớ đến câu hỏi của vua Điền và Dạ Lang:”

Nước Điền (hay nước Dạ Lang) nước nào lớn hơn?”.

Page 10: Chương 9 Nước Nam Việt - vanhoanghean.com.vnvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch9.pdf · Việc Mân Việt và Âu Lạc nhận Nam Việt làm bá chủ không có nghĩa là Nam Việt

10

Nhà sử học Mỹ Thompson (2009:26) còn đi xa hơn: “Tôi tin rằng có nhiều bằng

chứng gián tiếp cho thấy Triệu Đà có thể là người Việt, hoặc nếu không phải là người

Việt thì cũng thuộc về một tộc ít người khác không được coi là người Hoa. Ông được

miêu tả là rất hiểu biết về người Việt, đã theo tục Việt, lấy vợ Việt và kết thông gia ít

nhất với một dòng họ chắc chắn là người Việt”.1

Nhà khảo cổ học Đức Reinecker (2009:169) khi viết Hai Bà Trưng là “thủ lĩnh

của người Nam Việt ở vùng đồng bằng sông Hồng” cũng ngụ ý vùng Bắc Bộ là một

phần của nước Nam Việt.

Nhiều học giả Việt Nam thời nay như Vũ Thế Khôi, Hồ Bạch Thảo, Trịnh Quang

Vũ, Trịnh Quang Dũng, và đặc biệt, nhà khảo cổ học Nguyễn Việt (2010) cũng có xu

hướng muốn chứng minh Triệu Đà là một vị vua của Việt Nam. Họ lập luận việc Triệu

Đà thôn tính Mân Việt, Âu Lạc cũng như việc Thục Phán thôn tính Văn Lang của Hùng

Vương không phải là sự xâm lược mà là sự sáp nhập, thống nhất các nước Việt nhỏ

thành một nước Việt lớn, đủ mạnh để chống nạn bành trướng phương Bắc. Nước Nam

Việt thực chất là của người Việt với một ông hoàng đế, tuy là người Hoa nhưng đã lấy

vợ Việt, theo tục Việt, tức đã tự đồng hóa để gần như thành một người Việt. Việc Ngô

Thì Sĩ phủ nhận nhà Ngụy thời Tam Quốc phản ánh một quan điểm lạc hậu coi các

triều đại Hán, Ðường là chính thống, còn các triều Ngụy, Tấn, Tống, Tề, Lương…là

ngụy triều. Họ cũng so sánh Triệu Đà với G. Washington, tổng thống đầu tiên của nước

Mỹ, nguyên là một sĩ quan quân đội thực dân Anh; so sánh việc sử Đại Việt thừa nhận

nhà Triệu với việc sử Trung Hoa thừa nhận nhà Nguyên, Thanh của người Mông Cổ,

Mãn Châu .v.v.2

Kết luận

1-Triệu Đà là ai, có công hay tội với người Việt Nam? Với những câu hỏi đó, sử

sách và sử miệng đã, đang và sẽ còn có những câu trả lời khác biệt. Nhưng việc thừa

nhận Triệu Đà là một vị vua của Việt Nam và những đánh giá tích cực về Triệu Đà của

các anh hùng và sử gia Đại Việt đã bắt nguồn từ tâm thức truyền thống lâu đời của

người Việt Nam xưa cùng với những trải nghiệm và suy xét sâu sắc về lịch sử dân tộc,

đất nước, vì thế rất đáng để con cháu lắng nghe, thấu hiểu, cảm thông và trân trọng.

2-Các bằng chứng ngôn ngữ, khảo cổ đã và sẽ cho thấy vùng đất Lĩnh Nam hay

Nam Việt bao gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Bắc Việt Nam cho đến thời Đông Sơn

luôn là một vùng đất của các nhóm Bách Việt có cùng cội nguồn, đặc biệt của các

nhóm cùng gốc La-Lạc Việt, Việt Thường, Ư Việt. Và đó chính là nền tảng văn hóa-tộc

người của nước Nam Việt.

1 Tức dòng họ Lữ của Lữ Gia. Theo Toàn Thư, họ Lữ có hơn 70 người làm quan, con trai Lữ Gia đều lấy con gái

vua, con gái đều gả cho con em vua và người trong tôn thất. 2 Bạn đọc có thể dễ dàng tìm đọc trên internet bài viết của các học giả trên, riêng Trịnh Quang Dũng là tác giả cuốn

Văn minh chè Việt (2012). Trên các diễn đàn sử học trên mạng, có vẻ xu hướng ủng hộ việc thừa nhận hay ít nhất không phủ nhận và kết án Triệu Đà đang chiếm ưu thế.

Page 11: Chương 9 Nước Nam Việt - vanhoanghean.com.vnvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch9.pdf · Việc Mân Việt và Âu Lạc nhận Nam Việt làm bá chủ không có nghĩa là Nam Việt

11

Page 12: Chương 9 Nước Nam Việt - vanhoanghean.com.vnvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch9.pdf · Việc Mân Việt và Âu Lạc nhận Nam Việt làm bá chủ không có nghĩa là Nam Việt

12

Page 13: Chương 9 Nước Nam Việt - vanhoanghean.com.vnvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch9.pdf · Việc Mân Việt và Âu Lạc nhận Nam Việt làm bá chủ không có nghĩa là Nam Việt

13