Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

70
LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh của nền kinh tế thế gới hiện nay thì bất cứ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển mạnh cả về kinh tế chính trị thi không còn con đường nào khác là hội nhập, cùng hoa mình vào sự phát triển của nền kinh tế thế gới, phải liên minh liên minh liên kết với nhau cùng nhau phát triển. Bởi sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, sự giới hạn về nguồn lực của mỗi quốc gia. Vì vậy trong những năm gần đây nền kinh tế của nước ta cũng đă có nhiều sự thay đổi, nền kinh tế của nước ta không chỉ là nền kinh tế quan liêu bao cấp mà đã chuyển sang cơ chế thị trường, nền kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt giữ các thành phần kinh tế, và thành phần kinh tế nhà nước cũng đóng một vai trò không nhỏ trong sự phát triển kinh tế của nước ta, góp phần vào sự ổn định và phát triển bền vững của sự phát triển của đất nước. Các doanh nghiệp muốn thành công trong môi trường kinh doanh hiện nay thì phải phát huy được các lợi thế của mình để tạo lợi thế cạnh tranh, trong các yếu tố như nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lao động, tài nguyên …yếu tố con người đóng vai trò ngày một quan trọng và giữ vai tính quyết định cho sự thành công của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp ra đời là để thực hiện một sứ mệnh nhất định nào đó. Vì thế nhiệm vụ của doanh nghiệp là xác định ngay lúc khởi đầu. Nhưng cùng với sự biến đổi của môi trường kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp về quy mô, sản phẩm, và thị trường mà nhiện vụ của dặt ra cho nó cũng sẽ thay đổi. Doanh nghiệp phải xác định được nhiệm vụ của mình, xác định được mục tiêu, định dạng được chiến lược kinh doanh của mình. Nước ta đang thúc đẩy gia nhập WTO Sau khi kết thúc đàm phán song phương với 28 nước có yêu cầu ( đó là các nước lớn và

Transcript of Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

Page 1: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh của nền kinh tế thế gới hiện nay thì bất cứ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển mạnh cả về kinh tế chính trị thi không còn con đường nào khác là hội nhập, cùng hoa mình vào sự phát triển của nền kinh tế thế gới, phải liên minh liên minh liên kết với nhau cùng nhau phát triển. Bởi sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, sự giới hạn về nguồn lực của mỗi quốc gia.

Vì vậy trong những năm gần đây nền kinh tế của nước ta cũng đă có nhiều sự thay đổi, nền kinh tế của nước ta không chỉ là nền kinh tế quan liêu bao cấp mà đã chuyển sang cơ chế thị trường, nền kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt giữ các thành phần kinh tế, và thành phần kinh tế nhà nước cũng đóng một vai trò không nhỏ trong sự phát triển kinh tế của nước ta, góp phần vào sự ổn định và phát triển bền vững của sự phát triển của đất nước.Các doanh nghiệp muốn thành công trong môi trường kinh doanh hiện nay thì phải phát huy được các lợi thế của mình để tạo lợi thế cạnh tranh, trong các yếu tố như nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lao động, tài nguyên …yếu tố con người đóng vai trò ngày một quan trọng và giữ vai tính quyết định cho sự thành công của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp ra đời là để thực hiện một sứ mệnh nhất định nào đó. Vì thế nhiệm vụ của doanh nghiệp là xác định ngay lúc khởi đầu. Nhưng cùng với sự biến đổi của môi trường kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp về quy mô, sản phẩm, và thị trường mà nhiện vụ của dặt ra cho nó cũng sẽ thay đổi. Doanh nghiệp phải xác định được nhiệm vụ của mình, xác định được mục tiêu, định dạng được chiến lược kinh doanh của mình.Nước ta đang thúc đẩy gia nhập WTO Sau khi kết thúc đàm phán song phương với 28 nước có yêu cầu ( đó là các nước lớn và mạnh như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc….) và đẩy mạnh việc tạo công ăn việc làm đáp ứng với tốc độ tăng trưởng dân số của nước ta. Xuất phát từ nhận thức quan trọng của chiến lược kinh doanh trong giai đoạnhiện nay nhóm chúng em xin chọn đề tài phân tích chiến lược kinh doanh của công ty dệt may Hòa Thọ

Page 2: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY DỆT MAY HÒA THỌ

I.GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY DỆT MAY HÒA THỌ- Tên Công ty:

Công ty dệt may Hoà Thọ trước đây là nhà máy dệt Hoà Thọ trực thuộc công ty kỹ nghệ bông vải Việt Nam, có tên gọi là “ SICOVINA” của chính quyền miền Nam Việt Nam. Được xây dựng từ năm 1961, đến năm 1963 nhà máy mới chính thức đi vào hoạt động.Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhà máy dệt SICOVONA được tiếp quản và đổi thành nhà máy dệt Hoà Thọ, trực thuộc bộ công nghiệp nhẹ, từng bước ổn định tổ chức và đi vào sản xuất từ năm 1976. Thực hiện nghị quyết số 388/ NĐ-HĐBT ngày 20/11/1991 về việc sắp xếp lại doanh nghiệp. Nhà máy đã trao quyền tự do cho doanh nghiệp theo đề nghị của lãnh đạo nhà máy dệt Hoà Thọ về việc thành lập Công ty, thủ tướng chính phủ đã quyết định số 91 TTG và bộ công nghiệp nhẹ kí quyết định số 24/ TC- LĐ ngày 24/03/1993 thành lập Công ty dệt may Hoà Thọ.

- Địa chỉ:Hiện nay Công ty là thành viên Tổng Công ty Dệt May Việt Nam “VINATEX”, thuộc bộ Công nghiệp. Công ty Dệt May Hòa Thọ có trụ sở chính nằm ở phía nam thành phố Đà Nẵng, thuộc xã Hoà Thọ, huyện Hòa Vang, phía tây cách quốc lộ 1A khoảng 1km, phía bắc cách thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km.Địa chỉ : 36 Ông Ích Đường, Hòa Vang, thành phố Đà NẵngTên giao dịch : HÒ A THỌ TEXTILE GARMENT COMPANYTên viết tắt : HOTEXCOTổng Giám đốc : Ông Trần Văn PhổĐiện thoại : 84.0511.846290Fax : 84.0511.846216Tài khoản số : 710A00007 Ngân hàng Công Thương TP Đà NẵngEmail : [email protected] / [email protected] : www.hotexco.com

- Giám đốc: Hiện nay Giám đốc của công ty Dệt may Hòa Thọ Là ông Trần Văn Phổ.

- Cơ sở pháp l. của doanh nghiệp:Thực hiện nghị quyết số 388/ NĐ-HĐBT ngày 20/11/1991 về việc sắp xếp lại doanh nghiệp. Nhà máy đa trao quyền tự do cho doanh nghiệp theo đề nghị của lãnh đạo nhà máy dệt Hoà Thọ về việc thành lập Công ty, thủ tướng chính phủ đã quyết định số 91 TTG và bộ công nghiệp nhẹ kí quyết định số 24/ TC- LĐ ngày 24/03/1993 thành lập Công ty dệt may Hoà Thọ. Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 106906 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng cũ cấp ngày 28/1/1993. Giấy phép Kinh doanh XNK số 01-02-075/GP do Bộ TM cấp 4/2/1994 - Loại hình doanh nghiệp: Công ty Dệt may Hòa Thọ kinh doanh dưới hình thức là công ty cổ phần.

II CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ,QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

Page 3: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

- Chức năng.- Sản xuất kinh doanh các loại vải, sợi và các sản phẩm may mặc nhằm phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước.- Thực hiện các hoạt động nhập khẩu nhằm cung ứng các vật tư hàng hoá cho ngành dệt may.- Kí kết các hợp đồng trong và ngoài nước, thực hiện trực tiếp các công việc xuất khẩu.

- Nhiệm vụ của công ty.

+Xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh và các loại tài nguyên, đất đai, và các nguồn lực khác do nhà nước giao.+ Đổi mới công nghệ để phục vụ cho công tác quản lí và sản xuất kinh doanh nhằm đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm.+Nghiên cứu khả năng sản xuất, khả năng thâm nhập thị trường mới trong nước cũng như nước ngoài để có kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả. +Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên và góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. +Hoạt động theo đúng ngành nghề đã đăng kí, thực hiện đúng các nhiệm vụ mà ngành và Tổng công ty giao cho. +Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước theo đúng qui định của pháp luật.+Thực hiện các chế độ bảo hiểm, vệ sinh an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên trong công ty.+Thực hiện tốt công tác quốc phòng, phòng cháy chữa cháy, công tác bảo vệ môi trường sinh thái.

- Quá trinh phát triển của Công ty

Từ năm 1963, nhà máy dệt SICOVINA chính thức đi vào hoạt động với vốn ban đầu là 200 triệu đồng, lúc đó chỉ sản xuất được các loại vải, sợi nhằm phục vụ theo yêu cầu kinh doanh, với máy móc thiết bị của nước ngoài, hệ thống dây chuyền sản xuất gồm 20000 cọc sợi, 400 máy dệt và 986 công nhân.Từ sau năm 1975, công ty được quốc hữu hoá và đổi tên là Nhà máy Dệt Hoà Thọ, hoạt động sản xuất chủ yếu theo các chỉ tiêu pháp lệnh, sản xuất theo kế hoạch của Nhà Nước trong suốt thời kì bao cấp, nguyên vật liệu từ trên cấp xuống, cung không đủ cầu, tốc độ hoàn thành kì này thấp.Từ năm 1976-1991, sản lượng Công ty không ngừng tăng lên, góp phần đáng kể vào viêc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Năm 1993, công ty đổi tên là Công ty Dệt May Hòa Thọ theo quyết định số 241/CNn- TCLĐ ngày 24/03/1993 của Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp nhẹ. Năm 1994-1995: Công ty đã tập trung các chuyên gia đầu ngành để nghiên cứu cho việc đổi mới thiết bị công nghệ. Công ty quyết định đầu tư công nghệ kéo sợi bằng thiết bị Peconhand của Italia đời máy 1985-1987 với công suất 950 tấn/năm, tổng vốn đầu tư là 2.807.000 USD. Bên cạnh đó để phục

Page 4: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

vụ cho yêu cầu công nhân kéo sợi và cải tạo điều kiện môi trường làm việc cho người lao động, Công ty đã cải tạo cơ bản hệ thống điều hòa thông gió mới của . với giá trị 720.000 USD. Năm 1996, Công ty đã mở rộng quan hệ hợp tác bằng liên doanh với các đối tác nước ngoài để sản xuất khăn bông chất lượng cao với tổng số vốn liên doanh là 6.757.762 USD.Đến tháng 9 năm 1997,với sự giúp đỡ của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam, Công ty tiếp tục đầu tư thêm một xí nghiệp may gồm 8 dây chuyền với công nghệ và trang thiết bị hiện đại của Nhật Bản với tổng số vốn đầu tư là 7,5 tỷ đồng. Năm 1999-2000, do sản phẩm dệt may có chất lượng kém nên Công ty bị mất thị trường cũ và gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường mới. Giai đoạn này Công ty làm ăn thua lỗ, không đủ trả lương cho cán bộ công nhân viên, đến cuối năm 2000 Công ty quyết định giải thể ngành dệt và điều chuyển số công nhân sang làm các ngành khác. Năm 2002, Công ty đã khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy may 2 gồm có 8 chuyền may với máy móc thiết bị nhập khẩu ở Mỹ, có tổng vốn đầu tư ban đầu là 5,5 tỷ đồng. Đồng thời, Công ty đã mở rộng Xí Nghiệp May 1 từ 8 dây chuyền lên 12 dây chuyền và đưa vào sản xuất ổn định từ đầu tháng 7 năm 2005 đến nay. Đầu tư bổ sung thêm 7000 cọc sợi, đã lắp đặt xong và đi vào hoạt động từ 2005. Hiện công ty có 7 xí nghiệp thành viên, trong khuôn viên của công ty bao gồm có các xí nghiệp như: nhà máy sợi, xí nghiệp may 1, xí nghiệp may 2, xí nghiệp may 3 và 4 xí nghiệp thành viên bên ngoài khuôn viên công ty: nhà máy may Quảng Nam, xí nghiệp may Điện Bàn và xí nghiệp may Hội An. Nhà máy sản xuất sợi H.a Thọ thuộc trong khuôn viên Công ty, được thành lập theo quyết định số 337/QĐ-HT ngày 28/8/1997 của Giám đốc Công ty Dệt Hoà Thọ. Năm 2005, Công ty đã đầu tư lớn vào mở rộng cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế của Việt Nam, giá trị xây dựng cơ bản hơn 500 triệu.- Mở rộng xí nghiệp May Hội An, đầu tư bổ sung thêm các thiết bị chuyên dụng cho các xí nghiệp như nồi hơi, hệ thống dập ủi.- Đầu tư hệ thống quản lí sản xuất may tự động hiện đại G-Pro cho Xí nghiệp May 2 và đã đưa vào sản xuất ổn định từ tháng 10/2005.- Khởi công đầu tư mở rộng Xí nghiệp May Điện Bàn, xây dựng nhà khách (5 phòng) để phục vụ cho khách đến công tác, xây dựng nhà WC, nhà để xe .- Tổ chức khai thác vận hành dây chuyền sợi 7.200 cọc ổn định đạt chất lượng khá tốt, được khách hàng chấp nhận và xuất khẩu được 97 tấn với giá trị xuất khẩu sợi đạt 186.000 USD.- Năm 2008 Tổng công ty chuyển sang cổ phần hoá với tên gọi là Tổng công ty cổ phần Dệt may Hoà Thọ và Đồng thời mở rộng Xí nghiệp may thời trang với giá đầu tư 31 tỷ đồng, trung tâm kinh doanh thời trang đã đi vào hoạt động khá tốt, đã phát triển thêm các cửa hàng và đại lí để giới thiệu sản phẩm tại thành phố Đà Nẵng, Tam Kỳ…Đặc biệt Công ty đã hợp tác với Trung tâm kinh doanh thời trang của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam khai trương được 4 siêu thị mini giới thiệu và bán sản phẩm dệt may trong thành phố Đà Nẵng. Kế hoạch đến năm 2010, nâng cấp năng lực sản xuất nhà máy sợi lên 18000 cọc để sản xuất sợi chất lượng cao xuất khẩu. Và dự định xây dựng, lắp đặt xínghiệp may số 7 (45 công nhân/chuyền), trong đó có 2 chuyền may hàng thời trang.

Page 5: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

III.TẦM NHÌN,SỨ MỆNH ,MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CÔNG TY DỆT MAY

HÒA THỌ

-Tầm nhìn

“Tổng công ty cổ phần Dệt May Hòa Thọ trở thành doanh nghiệp đa sở hữu, đa

ngành nghề, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành dệt may Việt

Nam”

Công ty đã vạch định ra được vị thế, mục tiêu và chiến lược hoạt động kinh doanh của

mình bằng tầm nhìn chiến lược cho công ty,xác định vị thế của công ty hiện có trên thị

trương ‘’Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành dệt may việt nam’’.Xác

định mục tiêu chiến lược là ‘ trở thành doanh nghiệp đa sở hữa ,đa ngành nghề ’, không

những vậy với thương hiệu hàng đầu nên Hòa Thọ rất tự tin trong việc khẳng định các

sản phẩm của mình , đóng góp làm nên một trong những sản phẩm may mặc hàng đầu

của ngành dệt may Việt Nam .Hòa thọ đã xác định được tầm nhìn cho mình một cách

ngắn ngọn, nhưng cụ thể, mạch lạc và xúc tích mang đầy đủ giá trị.

- Sứ mệnh

“ Phát triển bền vững cùng các doanh nghiệp trong Tập Đoàn Dệt May Việt Nam, bạn hàng trong và ngoài nước.

Sáng tạo và đa dạng hóa sản phẩm mang tính thời trang cao cấp phục vụ mọi tầng lớp người tiêu dùng.

Trung tâm của ngành dệt may khu vực.

Liên minh, liên kết đối tác chiến lược với các nhà sản xuất, phân phối và bán lẻ.

Vừa kinh doanh, vừa hướng dẫn tiêu dùng trong nước phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.”

Qua bản sứ mệnh của công ty ta thấy rõ được muc đích và lý do tồn tại của công ty, hàm

ý được khái quát về nguyên tắc và triết lý kinh doanh, và những thành tích mà công ty đã

hoạch định để hướng tới trong tương lai của mình.

Page 6: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

“Phát triển bền vững cùng các doanh nghiệp trong Tập Đoàn Dệt May Việt Nam, bạn

hàng trong và ngoài nước.” quan bản sứ mệnh ta có thể thấy công ty muốn phát triển bền

vững với những ,hợp tác hai bên cùng có lợi với các tập đoàn Dệt may Việt Nam , không

những vậy công ty còn muốn không những phục vụ ,sản xuất các mặt hàng trong nước,

công ty còn muốn xuất khẩu các mặt hàng của mình ra ngoài thị trương ngoài nước .

Với bản sứ mệnh của công ty ta có thể thấy công ty còn muốn tạo ra nhiều sản phẩm ,hợp

với tất cả mọi người tiêu dùng , những sản phẩm chất lượng cao với giá cả hợp lý ,không

những vậy nó phải phù hợp với bản sắc của dân tộc Việt Nam ,do đó đề cao ý chí dân

tộc ,khả năng sáng tạo ,biết kết hợp các giá trị truyền thống vào thời trang ,để phục vụ

khách hàng một cách tốt nhất.”Vừa kinh doanh ,vừa hướng dẫn tiêu dùng trong nước phù

hợp với bản sắc văn hóa Việt Nam”.

Chiến lược của công ty hiên tại chính là “ Liên minh ,liên kết đối tác chiến lược với các

nhà sản xuất phân phối và bán lẻ “.Công ty muốn tập trung các sản phẩm của mình đến

các nhà phân phối và bán lẻ ,tạo ra thị trường phân phối trong cả nước về mặt hàng may

mặc của mình, giúp giá trị công ty thêm vững mạnh , khách hàng có được sản phảm của

mình ở mọi nơi.

- Mục tiêu chiến lược

Mục tiêu chiến lược phát triển Tổng Công ty giai đoạn 2011-2015 và đến giai đoạn 2020

là: "Xây dựng Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ trở thành một trong những Trung tâm

Dệt May của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ

sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường

theo tiêu chuẩn quốc tế : xanh , sạch , công khai minh bạch và thân thiện với môi

trường”.

Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh là giải pháp cơ bản để phát triển Công Ty và nâng cao đời

sống người lao động, không chỉ là yêu cầu cấp bách trong tình hình hiện nay, mà còn là

nhiệm vụ chủ yếu, thường xuyên trong chỉ đạo điều hành của Công Ty.

Page 7: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

IV. TẦM NHÌN,CHIẾN LƯỢC ,MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CÔNG TY DỆT MAY

VIỆT TIẾN

- Tầm nhìn chiến lươc:

Công ty cổ phần may VIỆT TIẾN định hướng sẽ trở thành doanh nghiệp dệt may tiêu biểu nhất của nghành dệt may Việt Nam. Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của Việt Tiến có thể thấy sự thành công của VTEC là sự đúc kết từ 3 yếu tố: “Tâm, Tầm và Thương hiệu”.Trong vòng 36 năm qua Việt Tiến luôn tạo dựng và phát triển thương hiệu của công ty,nhãn hiệu hàng hóa,mở rộng kênh phân phối trong nước và quốc tế.Xây dựng một nền tài chính lành mạnh.

- Sứ mạng kinh doanh: Việt Tiến xác định nhiệm vụ chính là xây dựng công ty vững mạnh về mọi mặt,tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động,tham gia tích cực các hoạt động xã hội.....góp phần ổn định đời sống của người lao động, tạo sự gần gũi với cộng đồng.Để các thương hiệu có chỗ đứng vững chắc trên thị trường cũng như được người tiêu dùng tín nhiêm. Sản xuất các loại quần áo phục vụ cho mọi lứa tuổi từ thanh niên đến những đối tượng công sở và những đối tượng thu nhập cao. Mở rộng thị trường,khẳng định tên tuổi ở các thị trường Bắc Mỹ,Nam Mỹ,Đông Âu,Khu vực Đông Nam Á,Tây Áu. Với lợi thế cạnh tranh về công nghệ là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược kinh daonh của công ty Việt Tiến sẽ luôn đưa ra những mẫu sản phẩm ngày một tốt hơn,phong phú hơn và làm hài long hơn các đối tượng khách hàng của Việt Tiến. Việt Tiến không chỉ quan tâm đến sự phát triến và khả năng sinh lợi của mình mà còn đồng thời là mối quan tâm đến đọi ngũ nhân viên,giúp nhân viên được đào tạo và tạo môi trường sang tạo khiến các nhân viên năng đông hơn.

- Mục tiêu chiến lược:

Tiếp tục đổi mới công nghệ thiết bị sản xuất. Đổi mới công nghệ có ý nghĩa then chốt. Chính nhờ thiết bị mới, công nghệ mới công ty mới có thể tạo ra những sản phẩm đạt yêu cầu thâm nhập vào thị trường mới, tạo nguồn thu ngoại tệ góp phần đổi mới cơ sở hạ tầng tại công ty.

Giữ vững và phát triển thị trường trong nước, đây là cơ sở cho chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài bằng thương hiệu của chính mình. Công ty luôn phải củng

Page 8: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

cố mối quan hệ khách hàng cũ, mở rộng quan hệ giao dịch với khách hàng mới ở các thị trường khác nhau.

Hoàn thiện cơ chế tổ chức, đổi mới quản lý kinh doanh, đào tạo phát triển nhân lực theo hướng tiếp cận trình độ quốc tế, công ty chú trọng nâng cao kiến thức Marketing, đàm phán cho nhân viên.

Nâng cao chất lượng sản phẩm đạt được tiêu chuẩn quốc tế về quản lý hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 9002 & trách nhiệm xã hội SA8000, đạo đức trong kinh doanh theo tiêu chuẩn WRAP.

V . SO SÁNH TẦM NHÌN ,SỨ MỆNH,MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY HÒA THỌ VÀ VIỆT TIẾN

Nhìn chung Công ty Hòa Thọ và Công ty Dệt may Việt tiến đến muốn hướng đến vị trí dẫn đầu thị trường Công ty Hòa Thọ :” Một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam “ Công ty Việt Tiến thì đinh hướng trở thành doanh nghiệp dệt may tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam .

Về sứ mạng thì mỗi công ty có một bản chất riêng đối với Hòa Thọ muốn phát triển các sản phẩm của mình hợp lí và phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc còn Việt tiến muốn phát triển sản phẩm của mình phong phú đối với mọi đối tượng ,mọi tầng lớp.Nhưng cả hai công ty đếu muốn hướng tới không những thị phần trong nước mà ,cả ngoài nước ,muốn mở rộng thị trường đến tất cả các nước ,Châu Âu ,Châu Mỹ,Nhật bản ,….

Về mục tiêu chiến lược cả 2 công ty đều muốn mình phát triển một cách bền vững về mặt quản lý,hoạt động ,nhân sự ,công nghệ,…, hướng đến việc bảo vệ môi trường, và mỗi công ty đều có những giải pháp riêng để hướng đến sự phát triển này.

VI. ĐỀ XUẤT BỔ SUNG CHIẾN LƯỢC

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ, áp dụng công nghệ mới, mô hình tiên tiến, trong đó tăng cường củng cố Phòng kỹ thuật công nghệ và Ban nghiên cứu và cải tiến sản xuất (Ban IE) cả về nhân sự và tổ chức bộ máy, để bộ phận này làm nòng cốt nhằm đưa năng suất cả sợi và may đạt tương đương hoặc vượt so với các đơn vị tiên tiến trong ngành như: Việt tiến, Nhà bè, Phú Bài. Tham gia tích cực vào các cuộc đánh giá xếp loại về quản trị sản xuất của Tập đoàn dệt may Việt Nam.

Page 9: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

Tổ chức xây dựng và thực hiện các phương án tiết kiệm nguyên phụ liệu, năng lượng, thời gian và hạn chế rủi ro một cách thấp nhất. Triển khai sớm hoạt động của Ban kiểm soát nội bộ nhằm giám sát chặt chẽ, tham mưu tích cực cho lãnh đạo về lãnh vực này.

Tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các thương hiệu nỗi tiếng có thị phần lớn để định hướng đầu tư và ổn định sản xuất. Liên hệ mật thiết với Ban thị trường của Tập đoàn và các đơn vị mạnh trong Tập đoàn để có thông tin chính xác phục vụ việc nghiên cứu. Liên kết với công ty CP Vinatex Đà Nẵng để khai thác nguồn hàng hiệu quả nhất. Nghiên cứu đề xuất thành lập bộ phận chuyên nghiên cứu phát triển thị trường và Trung tâm thiết kế sản phẩm, đẩy mạnh việc khai thác thương mại điện tử.

PHẦN 2 : PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA CÔNG TY ĐỆT MAY

HÒA THỌ

I. MÔI TRƯỜNG TỔNG QUÁT

1. Các yếu tố kinh tế

* Tốc độ phát triên GDP, GNP+ từ năm 2006 đến 2010

Page 10: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

 GDP : trong giai đoạn này GDP luôn tăng trường đạt mức cao nhất là 94.92 tỷ USD vào năm 2010, thấp nhất là giai đoạn 2006 với 46.48 tỷ USD. Chúng ta có thể thấy sự tăng trưởng không đều qua các năm do đây là khoảng thời gian đầy biến động với nên kinh tế Việt NamGNP : GNP tăng trường không đều qua các năm, đặt mức cao nhất vào năm 2010 với 90.98 tỷ USD, thấp nhất là 45.67 tỷ vào năm 2006+ Giai đoạn 2011-2013Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 5.03% so với 2011, trong đó quý 1 tăng 4.64%; quý 2 tăng 4.80%; quý 3 tăng 5.05%; quý 4 tăng 5.44%. GDP của nền kinh tế ước đạt trên 136 tỉ đồngThu nhập bình quân đầu người (GNP) đạt trê 1540 USD. Trong 5.03% tăng trường chung của toán nền kinh tế, khu vực nông,lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.72%, đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4.52% đóng góp 1,89 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,42%, đóng góp 2,7 điểm phần trăm.Năm 2013 dự báo GDP tăng khoảng 5.5%, và 6% vào năm 2014

Đây là dấu hiệu khả quan cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang phát triền.Kinh tế phát triên, giải quyết việc làm cho trên 1,5 triệu lao động, bao gồm 8 vạn lao động làm việc tại nước ngoài, tỷ lệ thất nghiệp thấp và thu nhập ổn định hơn,Theo đó nhu cầu mua sắm cũng tăng hơn.

*Tỷ giá hối đoái:

Ở góc độ vĩ mô nền kinh tế, tỷ giá hối đoái là biến số quan trọng thể hiện mối tương quan về giá trị giữa đồng nội tệ với đồng ngoại tệ trong các giao dịch giữa nền kinh tế đó với các nước khác. Các giao dịch của một nền kinh tế với thế giới bên ngoài đều được phản ánh trên cán cân thanh toán (BOP) của quốc gia. Do vậy, giữa tỷ giá và BOP tồn tại mối quan hệ mật thiết.

Nganh dệt may chủ yếu nhập khẩu các nguyên vật liệu để sản xuất nên biến động tỷ giá ổn định sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động trong chi phí đầu vào, tăng khả năng cạnh tranh về giá so với các nước khác. Sự biến động tỷ giá ảnh hường đến doanh thu lợi nhuân của doanh nghiệp.

Từ cuối tháng 7/2013, thị trường ngoại hối bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt, tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại và trên thị trường tự do có xu hướng giảm dần.Trong tuần từ 5-9/8/2013, thị trường ngoại hối diễn biến tương đối ổn định, tỷ giá giao dịch trên thị trường tiếp tục xu hướng giảm. Thanh khoản thị trường tốt, các tổ chức tín dụng mua ròng từ khách hàng. Ngày 9/8/2013, giá mua bán USD tại các ngân hàng thương mại phổ biến ở mức 21.075-21.135 VND.

Page 11: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, vừa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất - kinh doanh, tăng cường xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu; vừa đảm bảo phục vụ cho tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn kiểm soát được lạm phát.

*Lạm phát :

 Lạm phát của Việt Nam năm 2012 chỉ tăng 6,81%, thấp hơn nhiều so với ngưỡng dưới 10% mà Chính phủ đặt mục tiêu. Lạm phát dự kiến ở mức 8,2% vào thời điểm cuối năm 2013.

Tỷ lệ lạm phát cao làm cho giá đầu vào và đầu ra biến động không ngừng, gây ra sự ổn định giả tạo của quá trình sản xuất. Sự mất giá của đồng tiền làm vô hiệu hoá hoạt động hạch toán kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh - sản xuất ở một vài danh nghiệp có thể thay đổi, gây ra những xáo động về kinh tế. Nếu một doanh nghiệp nào đó có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lạm phát sẽ có nguy cơ phá sản rất lớn. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả (tồn kho cao, tồn nhiều công nợ...), chi phí sản xuất kinh doanh cao, nhiều điểm chốt trong quá trình sản xuất kinh doanh, mất kiểm soát, sự phối hợp giữa các bộ phận trong chuỗi sản xuất yếu kém, lệch lạc.  Để đối phó với tình hình lạm phát các doanh nghiệp nên bán hàng theo phương thức chủ động, nên tái cấu trúc để nâng hiệu quả. Ngoài ra, Các doanh nghiệp nên tăng cường các chương trình khuyến mãi, đưa hàng về các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa ,đẩy mạnh các hoạt động của chương trình "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"... các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm tại trong và ngoài nước.

*Mức lãi suất:

Đối với các DN, lãi suất cho vay hình thành nên chi phí vốn và là chi phí đầu vào của quá trình SXKD. Do đó, mọi sự biến động về lãi suất cho vay trên thị trường cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SXKD hay nói cách khác là tác động trực tiếp đến lợi nhuận của DN và qua đó điều chỉnh các hành vi của họ các hoạt động kinh tế. Khi lãi suất cho vay của NHTM tăng sẽ đẩy chi phí đầu vào và giá thành sản phẩm tăng lên, làm suy giảm lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh của DN, gây ra tình trạng thua lỗ, phá sản trong hoạt động SXKD. Xu hướng tăng lãi suất Ngân hàng sẽ luôn đi liền với xu hướng cắt giảm, thu hẹp quy mô và phạm vi của các hoạt động SXKD trong nền kinh tế. Ngược lại, khi lãi suất Ngân hàng giảm sẽ tạo điều kiện cho DN giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh. Lãi suất cho vay thấp luôn là động lực khuyến khích các DN mở rộng đầu tư, phát

Page 12: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

triển các hoạt động SXKD và qua đó kích thích tăng trưởng trong toàn bộ nền kinh tế. 

Trong năm 2013:, trần lãi suất huy động VND chỉ còn ở mức 7%/năm và chỉ áp dụng đối với kỳ hạn dưới 6 tháng, trần lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên là 9%/năm. Mặt bằng lãi suất VND trong 8 tháng năm 2013 đã giảm khoảng 2-5%/năm so với đầu năm, trong đó lãi suất huy động giảm 2-3%/năm, lãi suất cho vay giảm 3-5%/năm và đã trở về mức lãi suất của giai đoạn 2005-2006. Lãi suất của các khoản vay cũ cũng được các tổ chức tín dụng (TCTD) tích cực giảm..

Việc hạ lãi suất cho vay trực tiếp cải thiện áp lực chi phí vốn cho doanh nghiệp , hiệu quả SXKD các DN đã bị nâng cao, tăng việc đầu tư, mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động. và kích thích tiêu dùng, đầu tư xã hội với những tác động tích cực lan tỏa của chúng, góp phần trực tiếp giúp các DN giảm chi phí lãi suất vay tín dụng, từ đó tăng động lực, cơ hội tiếp cận vốn và sức cạnh tranh thị trường.  

*Các chính sách trên thị trường tài chính tiền tệ:

(i) Chính sách tài khóa bao gồm các chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ. Đây là những chính sách quan trọng nhất vì nó không chỉ tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế mà còn có ý nghĩa dẫn dắt, định hướng thị trường. Chính sách tài khóa thường rất linh hoạt để điều chỉnh kịp thời các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Ví dụ chính sách tăng công chi để kích thích sức cầu của nền kinh tế chẳng hạn hay tăng thuế để hạn chế tiêu dùng.

(ii) Nhóm các chính sách tiền tệ được ngân hàng trung ương sử dụng để điều tiết thị trường tài chính, mà trọng tâm là thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát ổn định giá cả. Thông thường chính sách tiền tệ có ảnh hưởng mạnh nhất đến điều chỉnh tổng cầu của nền kinh tế thông qua các công cụ như: lãi suất, hối đoái,dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu, điều chỉnh cung tiền, các nghiệp vụ của thị trường mở…

2. các yếu tố chính trị - pháp luật :

2.1.Quốc tế

*Việt Nam gia nhập WTO: 7/11/2006, sẽ có hiệu lực từ ngày 11/1/2007 VN thành viên thứ 150

+Kết quả kinh doanh

 Hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN đạt kết quả khá tốt về nhiều mặt sau một năm Việt Nam gia nhập WTO.

Page 13: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

Nhìn chung, hoạt động XK của các DN đạt kết quả cao. Nhiều sản phẩm của các DN đáp ứng được những tiêu chuẩn của các thị trường XK. Có DN đã có thêm những thị trường mới và những khách hàng mới.Số lượng DN đăng ký mới có tham gia vào hoạt động XK trong năm là 11 DN. Trong đó có 01 DN xuất khẩu thủy sản và 10 DN XK hàng dệt may. Sự gia tăng số lượng DN cũng phần nào lý giải được sự gia tăng trong kim ngạch XK các mặt hàng thủy sản và dệt may so với năm 2006.Kim ngạch XK thủy sản tăng lên chủ yếu không phải do những khách hàng mới mà do các khách hàng truyền thống trước đây đã nhập khẩu nhiều hơn. Những DN dệt may mới thành lập đều là những DN có quy mô nhỏ số lượng đơn hàng ít và chủ yếu thực hiện việc gia công lại cho các DN lớn đã có truyền thống thâm nhập thị trường nước ngoài. Điều này cho thấy rằng sau một năm gia nhập đã có nhiều cơ hội XK hơn cho những đơn vị XK hàng dệt may có những mối quan hệ thị trường truyền thống.Các hoạt động NK cũng được thúc đẩy do các cam kết của Việt Nam giảm dần thuế nhập khẩu theo các cam kết WTO+ cơ hội :

-Mở rộng thị trường, tăng quy mô sản xuất từ đó hưởng tính lợi ích kinh tế nhờ quy mô  Khi Việt nam gia nhập WTO, các thành viên WTO sẽ phải bãi bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam (đây là một yêu cầu của WTO như đã được phân tích ở trên). Hoa Kỳ hiện đang là một thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam về mặt hàng này (chiếm hơn 50%) thị phần nhưng lại đang áp đặt hạn ngạch với ta. Khi ta gia nhập, thị trường lớn nhất này sẽ buộc phải bãi bỏ hạn ngạch, do đó, ta có nhiều cơ hội đẩy mạnh lượng hàng xuất khẩu sang thị trường này. Thêm vào đó, các thị trường khác như EU sẽ không có cơ hội áp đặt hạn ngạch như đã làm trước đây, từ đó đảm bảo tính ổn định hơn cho thị trường dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, việc tăng này cũng có khả năng đi kèm với nguy cơ bị kiện bán phá giá và viện dẫn áp đặt tự vệ như đã trình bày ở trên. -Giảm chi phí xuất khẩu gắn với việc phân bổ hạn ngạch, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu  Theo tính toán, việc phân bổ hạn ngạch dệt may theo Hiệp định ATC đã làm tăng chi phí xuất khẩu cho doanh nghiệp. Chi phí này chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí xuất khẩu và đối với Việt nam, chi phí do hạn ngạch sinh ra đối với mặt hàng dệt xuất khẩu sang US/Canada chiếm 6.9% tổng chi phí, đối với mặt hàng may mặc vào 2 thị trường này là 7.1% và chi phí do hạn ngạch sinh ra khi xuất khẩu sang EU đã là 7.5% đối với mặt hàng dệt và 7.2% đối với mặt hàng may mặc. Như vậy, khi gia nhập WTO, với việc các thành viên WTO phải bỏ hạn ngạch đối với Việt Nam, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sẽ có điều kiện giảm giá xuất khẩu do không phải mất chi phí do việc cấp hạn ngạch gây ra.

Page 14: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

-Các doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi hơn trong thủ tục xuất khẩu, từ đó tăng kim ngạch xuất khẩu   Cơ chế hạn ngạch làm nảy sinh những vấn đề xã hội như nạn tham nhũng, tiêu cực và sách nhiễu doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp có năng lực sản xuất và chất lượng hàng hóa tốt lại không có cơ hội xuất khẩu do không có hạn ngạch. Việc xóa bỏ hạn ngạch của các nước đối với Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ góp phần giải quyết dứt điểm tình trạng này, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trong việc xuất khẩu hàng dệt may và góp phần nâng cao uy tín về chất lượng hàng dệt may trên thị trường thế giới. -Hệ thống luật pháp trở nên thuận lợi hơn đối với các hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp dệt may được bảo vệ bởi các công cụ giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế  Theo nguyên tắc minh bạch hóa chính sách, trong quá trình gia nhập WTO, Việt Nam phải minh bạch hoá toàn bộ các chính sách liên quan đến thương mại của mình và thông báo các kế hoạch hành động để tuân thủ dần dần các nguyên tắc của WTO. Thông qua quá trình này, khuôn khổ pháp lý của Việt Nam về ngành dệt may sẽ minh bạch hơn, phù hợp với thông lệ quốc tế tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh lành mạnh và khuyến khích thương mại, đầu tư cũng như hợp tác về các vấn đề khác với cộng đồng quốc tế.  Khi Việt nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp có khả năng phải đối mặt nhiều hơn với các vụ kiện chống bán phá giá. Tuy nhiên, việc gia nhập sẽ giúp các doanh nghiệp được giải quyết thỏa đảng hơn theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, hạn chế tình trạng áp đặt đơn phương như hiện nay.   -Tạo điều kiện thuận lợi hơn để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài   Tư cách thành viên WTO là bằng chứng của một môi trường kinh doanh thuận lợi, và nhờ đó, sẽ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực xuất khẩu và khu vực sản xuất cho thị trường nội địa. Tuy nhiên, xác định mức độ mà tư cách thành viên WTO tác động đến FDI là một việc khó khăn, bởi có quá nhiều nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư. Năm 2002, Trung Quốc được kết nạp vào WTO, Trung Quốc thu hút được 52,7 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài và  Trung Quốc trở thành nước đứng đầu thế giới về FDI. 

+ Thách thức :

- Nguy cơ bị áp dụng các biện pháp tự vệ

 Việc gia nhập WTO một mặt làm tăng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là sang các thị trường đang áp dụng hạn ngạch đối với Việt Nam, nhưng một mặt cũng kèm theo

Page 15: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

nguy cơ bị các thành viên, đặc biệt là các thành viên lớn như Hoa Kỳ, EU áp dụng biện pháp tự vệ.

  - Nguy cơ bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá  Vụ kiện cá tra, cá basa của Hoa Kỳ đối với Việt Nam và một loạt những vụ kiện chống bán phá giá mà các thành viên phát triển thường áp dụng với các thành viên đang phát triển cho thấy một thực tế là hàng xuất khẩu từ các thành viên đang phát triển, bao gồm cả hàng dệt may Việt nam có nhiều nguy cơ bị các thành viên phát triển như Hoa Kỳ, EU... áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Đặc biệt, dệt may là mặt hàng mà Việt Nam rất có ưu thế về giá, cho nên nguy cơ này có khả năng cao.  -Hàng dệt may sản xuất trong nước có thể bị cạnh tranh mạnh hơn  Hiện nay hầu hết hàng dệt may nước ngoài có mặt tại Việt Nam là hàng Trung Quốc giá rẻ nhập lậu. Vì vậy, việc giảm thuế theo lộ trình cam kết với WTO có khả năng cũng sẽ không làm tăng mạnh lượng hàng nhập khẩu vào Việt Nam, đặc biệt là từ thị trường Trung Quốc, mà chỉ có tác động làm tăng một số lượng nhất định hàng dệt may, đặc biệt là hàng may sẵn vào thị trường trong nước. Do vậy, đây có thể được coi là một thách thức không đáng kể.

*Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP):

Hiện nay Việt nam đang trong gia đoạn đàm phán và Nếu đạt được sự thống nhất rộng rãi vào tháng 10 tới và Việt Nam sẽ là thành viên của TPP vào cuối năm 2013

+ Cơ hội :

Mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường, tăng xuất khẩu từ Việt Nam tới các nước thành viên TPP, đặc biệt sang thị trường Hoa Kỳ, đối với các sản phẩm như dệt may, hải sản, da giày, sản phẩm từ gỗ…

Điểm nổi bật nhất của TPP là tự do hóa rộng rãi về hàng hóa, thuế nhập khẩu sẽ về 0%. 

Hiện có 12 quốc gia gia nhập TPP, trong đó có 2 thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Đây là cơ hội tốt cho ngành thương mại Việt Nam, đặc biệt là ngành dệt may sẽ gỡ bỏ được hàng rào thuế vốn rất nặng nề như hiện nay. 

Các chuyên gia còn cho rằng TPP sẽ tạo ra cú huých lớn và mang đến động lực quan trọng cho sự phát triển của dệt may Việt Nam, góp phần đưa dệt may Việt Nam lên tầm cao hơn trong tương lai gần. 

Page 16: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

+ Thách thức :

Một là,chấp nhận áp dụng nhiều quy định khắt khe như các khâu từ kéo sợi - dệt - nhuộm - hoàn tất và may phải được làm tại các nước thành viên TPP. Điều này gây trở ngại không nhỏ cho ngành, vì khâu dệt - nhuộm - hoàn tất đang là "nút cổ chai" cản trở bước tiến của ngành. Trong khi đầu tư vào dệt, nhuộm đòi hỏi vốn đầu tư lớn từ 20 đến 30 triệu USD, đội ngũ công nhân phải lành nghề thì đầu tư một xưởng may chỉ cần khoảng 1-2 tỷ VND. 

Thứ hai, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu theo những quy định của TPP sẽ chịu áp lực rất

lớn của hàng rào phi thuế quan- những quy định về an toàn, vệ sinh môi trường và lao

động mà các nước nhập khẩu tham gia TPP được quyền đưa ra. Chẳng hạn, năng lực sản

xuất và công nghệ của nước ta còn hạn chế nên sản phẩm nông sản nhiệt đới thường

xuyên bị dịch bệnh, khó vượt qua cửa kiểm soát nghiêm ngặt của nước nhập khẩu.

Thứ ba, tham gia TPP, Việt Nam sẽ phải mở cửa đối với thị trường dịch vụ- một lĩnh vực

lâu nay nước ta mở cửa rất hạn chế. Các nhà cung cấp dịch vụ có tiềm lực kinh tế mạnh

và nhiều kinh nghiệm sẽ vào Việt Nam, nhiều nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam- vốn có

quy mô nhỏ, ít kinh nghiệm- sẽ bị thua ngay trên sân nhà!...Ngoài ra Việt Nam còn tham gia các tổ chức kinh tế quôc tế khac :

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam ÁAPEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương ASEM Diễn đàn hợp tác Á ÂuIMF Quỹ tiền tệ quốc tếWB Ngân hàng thế giới

2.2.Trong Nước :

Chính sách khuyến khích phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg đã mở ra hướng đi khả thi cho công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, tạo ra hành lang thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực này từ đó thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển.

Ngày 7/5/2013, UBND tỉnh Quảng Nam đã có Quyết định số 07/2013/QĐ-UBND về việc Ban hành Quy định hỗ trợ, khuyến khích đầu tư ngành dệt may, da giày, mây tre lá trên địa bàn nông thôn, miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013 – 2016, nhằm động viên, khuyến khích các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh đầu tư vào các ngành sản xuất dệt may, da giày, mây tre lá trên địa bàn nông thôn, miền núi.

Page 17: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

UBND tỉnh Quảng Nam đã đưa dự án đầu tư xây dựng Trung tâm dệt may Quảng Nam (thuộc địa bàn huyện Duy Xuyên và Quế Sơn) vào danh mục dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư giai đoạn 2013 - 2015. Mục tiêu của Dự án là sản xuất và cung cấp sợi, nguyên phụ liệu và hoàn tất sản phẩm may mặc phục vụ xuất khẩu và nội địa, góp phần đảm bảo nguyên, phụ liệu cho ngành dệt, may trong khu vực, đồng thời giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại Quảng Nam và khu vực Vừa qua, UBND tỉnh Quảng nam đã đưa dự án đầu tư xây dựng Trung tâm dệt may Quảng Nam (thuộc địa bàn Duy Xuyên và Quế Sơn) vào danh mục dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư giai đoạn 2013 - 2015. Mục tiêu của dự án là sản xuất và cung cấp sợi, nguyên phụ liệu và hoàn tất sản phẩm may mặc phục vụ xuất khẩu và nội địa, Góp phần đảm bảo nguyên, phụ liệu cho ngành dệt, may trong khu vực, đồng thời giải quyết nhiều lao động tại Quảng Nam và khu vực miền Trung.

Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư.Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh không chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế. Để đưa ra được những quyết định hợp lí trong quản trị doanh nghiệp, cần phải phân tích, dự báo sự thay đổi của môi trường trong từng giai đoạn phát triển.

3. Các yếu tố văn hóa – xã hội :

Yếu tố dân cư: VN có hơn 87 triệu dân, mỗi năm tăng lên khoảng 1 triệu dân, mật độ dân số ngày càng cao, cơ cấu dân số trẻ, số lượng người trong độ tuổi lao động lớn. Do đố VN là một thị trường có nguồn lao động dồi dào, nhân công rẻ và cũng là thị trường tiêu thụ hàng hoá đầy hứa hẹn đối với hàng dệt may. Điều này đã làm các doanh nghiệp chú trọng hơn đối với thị trừờng trong nước với hệ thống phân phối khá rộng có mặt ở hầu hết khắp các địa phương. Tốc độ đô thị hoá cùng với sự phát triển hạ tầng văn hoá xã hội, mở rộng mạng lưới thông tin đại chúng, tăng cường quan hệ làm ăn, buôn bán giữa các vùng miền... đã làm cho diện mạo người dân và đời sống tinh thần của họ ngày càng phong phú, đa dạng hơn. Mức sống văn hoá, trình độ hưởng thụ và tham gia sáng tạo văn hoá của người dân các vùng đô thị hoá, nhìn trên tổng thể, được nânglên.

Yếu tố thị trường: Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh quyết liệt, chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngành. Nhu cầu, cơ cấu nhu cầu và xu thế vận động của thị trường đòi hỏi ngành phải vươn lên và nhờ đó Công nghiệp Dệt May phát triển có hiệu quả. Không có thị trường tiêu thụ thì ngành không thể thu hồi vốn chứ chưa nói đến tái sản xuất mở rộng, dẫn đến phải thu hẹp sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng không thể phát triển được. Mở rộng thị trường là vừa tăng thêm thị phần vừa học hỏi được kinh nghiệm trong sản

Page 18: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

xuất và chuyển giao công nghệ hiện đại và từ đó làm tăng khẳ năng sản xuất và cung cấp của ngành Dệt May. Trong xã hội ngày nay nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp” ngày càng thể hiện rõ đặc biệt là giới trẻ, đây cũng là một thị trường tiêu thụ hàng Dệt May rất lớn. Ngoài ra, do lợi thế về giá lao động thấp nên nếu ngành Dệt May được đầu tư thích đáng thì sản phẩm Dệt May Việt Nam sẽ có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Yếu tố truyền thống: Văn hoá lịch sử truyền thống, phong tục tập quán, con người ảnh hưởng trực tiếp đến cách sống, cách ăn mặc, phương thức sản xuất của ngành.

Ngoài ra sự ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa xã hội từ các nước bên ngoài tác động mạnh mẽ và hầu như dẫn dắt xu hướng trong nước.

4: Các yếu tố công nghệ:

Trong những năm qua thị trường thiết bị và công nghệ VN phát triển khá mạnh. Tuy nhiên DN ở VN tập trung chủ yếu vào công nghệ may nên thị trường cho ngành dệt còn tương đối nhỏ. Tuy vậy với chiến lược phát triển và chủ động trong việc cung cấp nguyên phụ liệu, có thể trong vài năm tới thị trường công nghệ và thiết bị ngành dệt sẽ thực sự bùng nổ và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà cung cấp nước ngoài tham gia vào hoạt động kinh doanh. Khi đó các DN VN cũng có cơ hội để mua được loại thiết bị phục vụ cho quá trình đổi mới công nghệ. Chuyển giao công nghệ ngày càng phát triển mạnh, điều này rất thuận lợi cho các doanh nghiệp vì sẽ được sử dụng những công nghệ tiên tiến hiên đại giúp giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩmKhi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy, nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời. II.MÔI TRƯỜNG NGÀNH

1.Khái quát về ngành và phân tích ngành:1.1.Khái quát ngành: -Ngành là một nhóm các công ty cung cấp các sản phẩm tương tự, có thể thay thế chặt chẽ với nhau.-Môi trường ngành là môi trường phức tạp nhất và cũng ảnh hưởng nhiều nhất đến cạnh tranh. Sự thay đổi có thể diễn ra thường xuyên và khó sự báo chính xác được, khác với môi trường vĩ mô, môi trường ngành không được tổng hợp từ những quy định, quy luật mà nó đậm tính thời điểm nhất định.1.2. Sự cần thiết của phân tích ngành:

Page 19: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

* Phân tích ngành giúp làm rõ các vấn đề then chốt : Các đặc tính kinh tế nổi bật của ngành Tính hấp dẫn của ngành trên phương diện khả năng thu lợi nhuận

bình quân Các lực lượng cạnh tranh đang hoạt động trong ngành, bản chất và

sức mạnh của mỗi lực lượng Các động lực gây ra sự thay đổi trong ngành và tác động của chúng Các nhân tố then chốt cho sự thành bại trong cạnh tranh Ai có thể sẽ là người tạo ra các thay đổi tiếp theo trong ngành Các công ty có vị thế mạnh và yếu nhất

2.Mô hình 5 tác l ực cạnh tranh (Five Forees Model)

2.1.Các đối thủ cạnh tranh hiện tại:

Việc gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới trực tiếp làm giảm tính chất quy mô cạnh tranh do tăng năng lực sản xuất và khối lượng sản xuất trong ngành. Sự xuất hiện của các đối thủ mới có khả năng gây ra những cú sốc mạnh cho các doanh nghiệp hiện tại vì thông thường những người đi sau thường có nhiều căn cứ cho việc ra quyết định và những chiêu bài của họ thường có tính bất ngờ.

Nguy cơ từ các đối thủ tiềm ẩn

Năng lực thương lượng của người bán

Sự ganh đua của các công ty trong ngành

Năng lực thương lượng của người mua

Đe dọa của sản phẩm thay thế

Page 20: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

Đối thủ tiềm ẩn là những người mà ý tưởng “nhảy vào cuộc” của họ được hình thành trong quá trình theo dõi, chứng kiến, phân tích và đi đến những nhận định cuộc cạnh tranh hiện đại. Tính không hiện diện như là một bức bình phong che chắn cho hướng suy tính và hành động của đối thủ tiềm ẩn.

Sự ganh đua mãnh liệt khi một công ty bị thách thức bởi hành động của công ty khác hoặc khi công ty nào đó nhận thấy cơ hội cải thiện vị thế thị trường của mình

Mức độ cạnh tranh của các công ty trong nhành gồm 4 nhân tố:

Rào cản chuyển đổi

Cấu trúc cạnh tranh ngành

Các điều kiện nhu cầu

Rào cản rời ngành

Dệt may được xem là một trong những ngành có tác động nhiều nhất nếu TPP được ký kết. Tuy nhiên, bên cạnh những kỳ vọng tăng trưởng, dệt may vẫn còn đó những nỗi lo khi TPP được ký kết.

2.1.1 Ở thị trường nước ngoài:

-Việt Nam đang nổi lên là một nhà cung cấp hàng dệt may quan trọng cho thị trường thế giới. Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ để trở thành nhà cung cấp lớn thứ 2 cho thị trường Hoa Kỳ.Tuy nhiên,đối thủ cạnh tranh lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam là Trung Quốc.Vì Trung Quốc là nguồn cung cấp chính nguyên liệu cho dệt may Việt Nam,xuất khẩu càng tăng thì tiêu thụ nguyên liệu của Trung Quốc càng lớn.Không những thế, Trung Quốc là nước có đội ngũ nhân viên lao động có tay nghề cao và luôn chạy theo đúng nhu cầu tâm lý người tiêu dùng.

=> Vì vậy, Việt Nam chưa phải là 1 đối thủ của Trung Quốc như trong cuộc đua mà Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ

2.1.2.Ở thị trường trong nước:

* Công ty dệt may Việt Tiến:

Việt Tiến là doanh nghiệp có quy mô rất rộng lớn với hơn 140 chi nhánh trên khắp cả nước và có thị phần đối với hàng may mặc là không nhỏ.

-Các sản phẩm của công ty : áo sơmi, quần tây, quần kaki,veston,…

Page 21: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

- Việt Tiến đã tạo ra sự trung thành đối với khách hàng bằng việc quảng cáo lien tục, bảo vệ bản quyền tác phẩm, cải tiến sản phẩm, nhấn mạnh vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ hậu đãi của sản phẩm

- Việt Tiến còn sử dụng lợi thé chi phí tuyệt đối bằng việc vận hành sản xuất vượt trội nhờ kinh nghiệm lâu năm và kiểm soát đầu vào, tiếp cận các nguồn vốn rẻ hơn

* Công ty dệt may An Phước:

-An Phước là nhãn hiệu lớn của Việt Nam nước ta. An Phước là 1 trong những nhà xuất nhập khẩu cho các thị trường nước ngoài và xuất khẩu 100% cho thị trường EU.

- Các sản phẩm của công ty dệt may An Phước chủ yếu là :jacket, quần tây,khaki, mặt hàng trẻ em, đồ thể thao…

- Hệ thống phân phối của công ty An Phước lên tới 70 cửa hàng trên khắp cả nước

- An Phước có license của thương hiệu thời trang cao cấp rất nổi tiếng của Pháp:

Pierre Cardin. An Phước đã vững bền ở trong lòng tin với đẳng cấp là nhà cung

cấp chính thức và độc quyền các sản phẩm của tập đoàn thời trang Pierre Cardin

tại Việt Nam và Đông Dương. Áo sơ mi An Phước được chuyển giao từ tập đoàn

Pierre Cardin từ khâu thiết kế sản xuất theo qui trình bán công nghiệp và theo

phong cách châu Âu.

-Các dòng sản phẩm đa dạng được làm từ nguyên liệu, phụ liệu có chất

lượng cao, đúng tiêu chuẩn quốc tế. Chất liệu vải phù hợp với khí hậu Việt Nam

như: ít nóng, bớt nhăn, dễ giặt ủi… nhằm tăng tính tiện ích cho người sử dụng.

-Thiết kế sinh động, kiểu dáng hình học và chi tiết tỉ mỉ cùng với gam màu

đa dạng phù hợp cho từng mùa.

Điều này khiến cho công ty dệt may Hòa Thọ sẽ khó khăn khi vấp phải các đối thủ

cạnh tranh ngành quá mạnh

Rào cản chuyển đổi:

Page 22: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

-Rào cản nội sinh:

Khi tâm lý của khách hàng hiện nay là ngại thay đổi ,quen sử dụng với những sản

phẩm đã sử dụng một thời gian dài,mất đi các chương trình khuyến mãi, ưu tiên cho các

khách hàng quen thuộc…

Giả sử một khách hàng đã quen sử dụng với thương hiệu may mặc của dệt may

Hòa Thọ và hiện nay họ có nhu cầu chuyển đổi sang thương hiệu Việt Tiến vì thương

hiệu nổi tiếng và sản phẩm đa dạng.Khi đó rào cản nội sinh mà khách hàng vấp phải là

mất thời gian về tìm kiếm một cửa hàng gần nhất cả Việt tiền, có thể mất đi một số

chương trình khuyến mãi của dệt may Hòa Thọ,…Chính những điều này sẽ giữ khách

hàng ở lại với thương hiệu Hòa Thọ

-Rào cản ngoại sinh: là những nổ lực chiêu thị do nhà cung cấp mới tạo ra nhằm

thu hút khách hàng…Chẳng hạn như với 2 thương hiệu Hòa Thọ và An Phước, An Phước

là công ty may mặc nổi tiếng khong những ở thị trường Việt nam mà ngoài nước bởi

những sản phẩm với thương hiệu cao cấp và mẫu mã chất lượng cao thì việc khách hàng

chuyển sang An phước là rất lớn.

2.2 Năng lực thương lượng của người bán ( nhà cung cấp):

-Nhà cung cấp là một trong những tác lực quyết định khả năng cạnh tranh của

công ty

-Các nhà cung cấp gồm: nhà cung cấp nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị, nhà cung

cấp lao đôngh và nhà cung cấp tài chính.

- Nhà cung cấp sẽ trở thành tác lực cạnh tranh mạnh khi:

Sản phẩm mà nhà cung cấp bán là yếu tố đầu vào khó có thể thay thế đối với công ty, nếu thay thế thì co khả năng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Sản phẩm của nhà cung cấp có sự khác biệt cao nên gây ra tốn kém cho công ty hiện tại nếu chuyển sang nhà cung cấp khác.

Page 23: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

Nhà cung cấp có nhiêu thông tin về công ty trong khi công ty có quá ít các thong tin về nhà cung cấp.

Nhà cung cấp có thể đe dọa công ty bằng hình thức hội nhập dọc thuận chiều và cạnh tranh trực tiếp với công ty trong khi công ty không có lợi thế để đe dọa nhà cung cấp bằng hình thức hội nhập dọc ngược chiều.

Số lượng nhà cung cấp quá ít, trong khi các công ty hiện tại có nhu cầu về sản phẩm của nhà cung cấp nhiều.

*Công ty Hòa Thọ:

- Nhà cung cấp nguyên vật liệu là: Wujiang Dalong Jet-weaving Co.,ltd ( Trung Quốc), Winnitex Limited( Hongkong), Hultafors Group AB ( Sweden) đều là nhà cung cấp vải cho công ty Hòa Thọ, còn nhà cung cấp Timtex Enterprise Co.,ltd ( Taiwan) và Olam International Limited( Singapore) đều là nhà cung cấp bong xơ. Dây viền lưng, dây lưng, thun do nhà cung cấp Toptide Sun Textile Co.Ltd của Trung Quốc

- Ngành may của doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng bởi sự biến động nguyên vật liệu do chi phí nguyên vật liệu đã được cơ cấu vào giá bán ở mức độ hợp lý.

-Ngành sợi: Nguyên vật liệu ngành sợi chủ yếu được nhập khẩu từ nhiều nước, vì thế sự biến động về giá cả và nguồn cung hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ sản

xuất, chất lượng sản phẩm và tác động trực tiếp lên doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp

2.3.Năng lực thương lượng của người mua:

-Người mua là tác lực cơ bản quyết định khả năng sinh lợi tiềm tàng của ngành cũng như khả năng tồn tại của công ty

- Người mua tranh đua với ngành bằng cách bắt ép giá giảm xuống, mặc cả để có chất lượng tốt hơn và được phục vụ nhiều hơn đồng thời còn làm cho các đối thủ chống lại nhau. Tất cả đều làm tổn hao mức lợi nhuận của ngành nói chung và của doanh nghiệp nói riêng

-Người mua sẽ trở thành tác lực cạnh tranh mạnh khi:

Số lượng người mua ít nhưng quy mô lớn trong khi số lượng người bán nhiều nhưng quy mô nhỏ.

Người mua có thể chuyển đổi giữa các công ty cung cấp với chi phí thấp do rào cản chuyển đổi thấp

Page 24: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

Người mua có thể đe dọa các công ty cung cấp buộc giảm giá thong qua khả năng hội nhập dọc ngược chiều.

Mức độ quan trọng của snr phẩm đói với người mua Người mua có nhiều thong tin hữu ích về sản phẩm và nhà cung cấp sản

phẩm nên họ chủ động hơn trong các cuộc thương lượng.

-Từ nhiều năm qua, ngành dệt may Việt Nam đã không ngừng phát triển về cơ cáu, số lượng, chủng loại và chiếm giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.Những năm gần đây,khi kinh tế - xã hội Việt Nam ngày càng phát triển thì việc ăn mặc cũng đòi hỏi cao, điều đó bắt buộc ngành dệt may Việt Nam nói chung và công ty Hòa Thọ nói riêng cải từng bước cải thiện sản phẩm,chất lượng mẫu mã để phù hợp với thị hiếu của khách hàng.

Sức mạnh của người mua là ảnh hưởng của khách hàng đối với một ngành sản xuất nào đó,Nhìn chung khi sức mạnh khách hang lớn ,thì mối quan hệ giữa,khách hàng với ngành sản xuất sẽ gần với cái mà các nhà kinh tế gọi là độc quyền mua – tức là thị trường có nhiều nhà cung cấp nhưng chỉ có một người mua. Trong điều kiện thị trường như vậy, khách hàng có khả năng áp đặt giá. Nếu khách hang mạnh, họ có thể buộc giá hàng phải giảm xuống, khiến tỷ lệ lợi nhuận của ngành giảm. Có rất ít hiện tượng độc quyền mua trên thực tế, nhưng vẫn thường tồn tại mối quan hệ không cân bằng giữa một ngành sản xuất và người mua.Sức mạnh của người mua ảnh hưởng tới việc ai là người chiếm giữ được những giá trị do ngành tạo ra. Sau đây là những yếu tố quyết định sức mạnh khách hàng.

Khách hàng có sức mạnh lớn khi:+ Khách hàng có tính tập trung cao, tức là có ít khách hàng chiếm một thị phần

lớn.- Khách hàng mua một lượng lớn sản phẩm sản xuất ra trong bối cảnh kênh phân phối hoặc sản phẩm đã được chuẩn hóa- Khách hàng có khả năng sát nhập hay thậm chí là mua hãng sản xuất

Khách hàng yếu trong những trường hợp sau:+Trường hợp sát nhập xảy ra: nhà sản xuất có khả năng sát nhập hoặc

mua hãngphân phối bán lẻ- Chi phí chuyển đổi sản phẩm của khách hàng lớn, thường do sản phẩm khôngđược chuẩn hóa, vì thế khách hàng không thể dễ dàng chuyển sang sử dụng sảnphẩm khá được.

- Việc mang sản phẩm đến tay khách hàng và làm khách hàng ưa chuộng không phải là điều dễ dàng mà việc giữ chân khách hàng lại còn khó hơn.Không những ở khách hàng đòi hỏi về sự cá tính, trẻ trung, lịch lãm hay hợp thời với xã hội mà giá cả là điều rất quan trọng đối với người tiêu dùng Việt Nam.Giá cả hợp lý cho khách hàng cũng là một

Page 25: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

trong những tiêu chí mà công ty hướng đến,rất hiếm khi thấy Hòa Thọ đưa ra các chương trình giảm giá cho khách hàng,nhưng thay vào đó, công ty tung ra nhiều mẫu mã đa đạng với nhiều giá cả hợp lý để khách hàng lựa chọn dễ dàng

Ngành dệt may Việt Nam nói chung và dệt may Hòa Thọ nói riêng đang từng bước phát triển và mang cho mình nhiều cơ hội và thách thức lớn.Điều này làm cho dệt may Hòa Thọ phải cải tiến nhiều về mặt kỹ thuật, về chất lượng sản phẩm, tạo ra được nhiều mẫu mã đa dạng và đi kèm là giá cả phải phù hợp với người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu cho khách hàng cả trong và khách hàng ngoại địa.

2.4. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:

-Nhu cầu ăn mặc của con người ngày càng đòi hỏi cao và thay đổi nhanh đến chóng mặt.Sự thay đổi này khiến các công ty kinh doanh trong lĩnh vực này đều phải không ngừng cải tiến và đổi mới để đáp ứng kịp các nhu cầu và giành lấy thị phần một cách quyết liệt và gay gắt.Điều này cũng đặt ra dấu chấm hỏi cho việc sản xuất ra những mẫu mã sao cho phù hợp với xã hội và chất lượng tin dùng của công ty dệt may Hòa Thọ

- Trong những năm gần đây, dệt may Hòa Thọ đã đang và ngày càng khẳng định thương hiệu của mình.bằng những lời cam kết như: chất lượng sản phẩm hoàn hảo,giá cả hợp lý, thời gian giao hàng đúng hạn,…và điều đó còn được thể hiện qa các giải thưởng huân chương mà doanh nghiệp đã đạt được.

-Tuy dệt may Hòa Thọ không phải là những hàng dệt may cao cấp như các thương hiệu Việt Tiến, An Phước,..nhưng Hòa Thọ đáp ứng được thị hiếu của khách hàng khi mẫu mã sản phẩm đẹp, chất lượng tốt và giá cả phù hợp thi dệt may Hòa Thọ vẫn là đối thủ cạnh tranh lớn của các thương hiệu mạnh này.

- Rào cản nhập cuộc:

Không những vấp phải những khó khăn trên mà khókhăn sẽ được gia tăng bởi chính các công ty trong ngành: Hòa Thọ, Việt Tiến, An Phước ….tất cả đã và đang xây cao những bứctường để tránh cho các công ty khác dòm ngó cũng như muốn xâm nhập vào.Họđẩy mạnh quy mô hoạt động,tăng năng suất, không ngừng giảm chi phí và huấn luyện đội ngũ nhân viên,thắt chặt quan hệ với các nhà cung cấp,quảng bá thương hiệu ngày càng rộng rãi ….tất cả đều chỉ muốn tạo ra rào cản nhập cuộc càng cao càng tốt để bảo vệ họ trước các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng.

-TPP hứa hẹn sẽ mang lại bước nhảy vọt cho nền kinh tế Việt Nam với những ưu đãi về thuế suất xuất khẩu. Mỹ là đích nhắm lớn nhất của nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, trong đó có hàng dệt may. Một số giải pháp ưu đãi sẽ được đẩy

Page 26: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

mạnh để thu hút đầu tư cho ngành dệt như cho vay vốn với lãi suất thấp, tính giá thuê đất thấp. Riêng đối với các sản phẩm vải phục vụ cho may xuất khẩu sẽ được miễn thuế giá trị gia tăng .

Điều này cho thấy, ngành dệt may Việt Nam là ngành trọng yếu cho việc xuất khẩu ra các nước=> thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cho dệt may Việt Nam.Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc tăng áp lực cạnh tranh giữa các công ty cùng ngành với nhau.

2.5 Các sản phẩm thay thế:

-Sản phẩm thay thế của một ngành là sản phẩm của ngành khác nhưng phục vụ nhu cầu khách hàng tương tự như ngành đang phân tích. Chẳng hạn các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm của các công ty viễn thong di động là Internet, truyền hình.

-Tuy nhiên, đối với ngành dệt may thì sẽ không có sản phẩm để thay thế bởi nhu cầu ăn mặc là yếu tố cần thiết của con người chúng ta, việc ăn mặc là không thể thiếu đối với nhu cầu của mỗi người.

III. NHÓM CHIẾN LƯỢC

SẢN XUẤT KHU VỰC:HÀNG TRUNG QUỐC

SẢN XUẤT TẬP TRUNG,TRUNG GIAN MAY 1O

SẢN XUẤT ĐẶC TRƯNG:VIỆT THẮNG,THÀNH CÔNG,NHABECO

RỘNG

PHẠM VI

HẸP

THẤP MỤC TIÊU VỀ GIÁ CAO

SƠ ĐỒ NHÓM CHIẾN LƯỢC TRONG NGÀNH DỆT MAY TẠI VIỆT NAM

SẢN XUẤT QUY MÔ LỚN:

VIỆT TIẾN, MATTANA

NHÀ CUNG CẤP TOÀN CẦU:

CAVALLI,SAN SCIARO

NHÀ CUNG CẤP HẠNG SANG:

AN PHƯỚC,JON HENNRY

SẢN XUẤT BIỂU DIỄN:

VALENTINO

Page 27: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

IV. CÁC GIAI ĐOẠN TRONG CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN NGHÀNH

Ngành dệt may Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong những năm qua. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam liên tục tăng trưởng ấn tượng. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu ngành đạt 13,8 tỷ USD, tăng hơn 7 lần so với con số 1,9 tỷ USD năm 2000. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt May Việt Nam đạt 15 tỷ USD năm 2012. Từ 2007, dệt may đã trở thành mặt hàng mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cho Việt Nam.

Với mục tiêu thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, dệt may là một trong những ngành được chú trọng và ưu tiên phát triển trên cơ sở tận dụng nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ trong nước để thực hiện các đơn hàng may mặc xuất khẩu nước ngoài. Thêm vào đó, sản xuấthàng dệt may trên thế giới đã và đang có xu hướng chuyển dịch sang các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, qua đó tạo thêm cơ hội và nguồn lực mới cho các doanh nghiệp dệt may về cả tiếp cận vốn, thiết bị , công nghệ sản xuất, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, lao động có kỹ năng từ các nước phát triển. Việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới cũng tạo điều kiện tiếp cận thị trường tốt hơn cho hang dệt may. Kể từ sau Hiệp định Thương mại Việt Mỹ và đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, thị trường và thị phần xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam ngày càng phát triển. Các sản phẩm dệt may đã có chất lượng ngày một tốt hơn, và được nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản chấp nhận.

Page 28: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

Ngày 10/03/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 36/2008/QĐ-TT phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”, theo đó mục tiêu giai đoạn 2011-2020,tăng trưởng sản xuất hàng năm đạt 12-14%; tăng trưởng xuất khẩu hàng năm đạt 15%; doanh thu toàn ngành đến 2015 đạt 22,5 tỷ USD và lên 31 tỷ USD vào năm 2020. Để đạt được các mục tiêu đề ra, trong thời gian qua, Chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ cho ngành dệt may như phát triển nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành may nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành.Tóm lại, cuộc sống càng phát trển, thu nhập càng tăng thì yêu cầu làm đẹp của con người càng cao, do đó triển vọng phát triển của ngành dệt may thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng là rất lớn.Đối với hoạt động sản xuất, các doanh nghiệp may Việt Nam ngày càng chú trọng đến việc đầu tư cho năng lực sản xuất và thiết kế, hứa hẹn sự gia tăng về giá trị của các sản phẩm may mặc Việt Nam trong tương lai. Bên cạnh đó, kế hoạch phát triển các ngành phụ trợ và nguồn nguyên liệu sẽ giúp Việt Nam tự chủ được nguồn nguyên phụ liệu đầu vào, gia tăng giá trị sản xuất và tăng lợi nhuận ngành.Hiện nay, Việt Nam đứng trong top 5 nhà cung ứng có thị phần lớn nhất đối với mặt hàng may mặc tại Hoa Kỳ. Tại thị trường Châu Âu, thị phần của hàng dệt may Việt Nam hiện đang đứng trong top 10. Tuy nhiên, thị phần của Việt Nam so với các nước khác như Trung Quốc, Mexico còn khá khiêm tốn nên triển vọng tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam còn rất lớn. Vài năm gần đây khi các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Hoa Kỳ, Châu Âu gặp suy thoái kinh tế và Nhật Bản gặp thiên tai nặng nề thì các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã quan tâm phát triển thị trường nội địa. Hiện tại, dệt may Việt Nam đáp ứng khoảng 25% thị phần nội địa. Với chiến dịch “Người VN ưu tiên dùng hàng VN” cùng với việc nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước, người dân nay đã quan tâm sử dụng và tin tưởng vào thương hiệu hàng Việt.

Page 29: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

PHẦN 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÒA THỌ

I. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC HIỆN TẠI

Chiến lược của cty dệt may Hòa thọ đối với thi nội trường nội địa đo là chất lượng sản phẩm, mẫu mã đa dạng, mức cung ứng vs chiết khấu bán hang, tiêu chí này được cty dệt may hòa thọ sử dụng để tạo ra điểm khác biệt của mình để cạnh tranh. Chất lượng sản phẩm áo quần may mặc hòa thọ tạo điểm khác biệt đó là cung cấp cho thị trường những sản phẩm với chất liệu cùng tiêu chuẩn, đường chỉ may sắc xảo và được KCS kiểm tra rất kỳ. Tạo khác biệt về khả năng cung ứng, mẫu mã đa dạng đó là cung cấp cho thị trường đa dạng mẫu mã, màu sắc, nhiều kích thước . Chiết khấu bán hang là việc thể hiện lợi ích mà công ty đem đến cho khách hang.

1.Chiến lược kênh phân phối

Kênh phân phối trực tiếp

Cty kinh doanh thời trang ng` sử dụng cuối cùng

Phân phối trực tiếp thong qua hình thức bán lẻ tại căc cửa hang, hiện nay cty có 3 cửa hang tại tp đà nẵng vs 1 số cửa hang tại các siêu thị tình tp như HUế, vinh, quảng bình, quảng nam,

Ngoài việc tiêu thụ sp may mặc của cty tại các cửa hang trong tgian qua, cty thường xuyên tham gia hội chợ trong nc’ để bán và gthieu sản phẩm của cty đến ng` tiêu dung. Việc tham gia vào hội chợ sẽ giúp cty tiếp xúc đc khách hafg để có đc những thong tin của kh, phản ánh về sp cua mình., đây là nguồn thong tin để cty có ~ thay đổi cho phù hợp vs nhu cầu thị trường, đồng thời thong qua hội chợ cty trưng bày vsf giới thiệu sp để khách hang biết đến nhiều hơn về sp của cty.

Kếnh phân phối rút gọn :

Hình thức phân phối rút gọn đc thực hiện qua các hình thức như sau :

Cty thỏa thuận vs các đại lý đưa hang hóa và ký gữi tại các đly này, họ sẽ đc hưởng chiết khấu hoa hồng của cty.

2.Chiến lược marketing

Page 30: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

Tạo thương hiệu = các chương trinh cồng động đi sâu vào long người :

Tham gia hiến máu nhân đạo

Hội chợ Bán hàng trợ giá cho công nhân ngành Dệt-may: tại Công ty CP Dệt-may Hòa Thọ, Công đoàn Dệt-may Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Dệt-may Việt Nam tổ chức Hội chợ “Bán hàng trợ giá cho công nhân, lao động ngành Dệt-may”.

Theo đó, hơn 20 gian hàng của các doanh nghiệp trong và ngoài ngành Dệt-may đã tham gia bán hàng, cung cấp cho người lao động khu vực miền Trung những mặt hàng thiết yếu và hàng dệt-may với giá ưu đãi từ 10 - 30% so với các siêu thị bên ngoài.

Tổng Cty đã chi hơn 300 triệu đồng cho công tác xã hội như: phụng dưỡng Mẹ VN anh hùng, ủng hộ tỉnh Quảng Trị, xây nhà tình nghĩa cho người nghèo tại Cù Lao Chàm, hỗ trợ xây nhà tình thương ở quận Cẩm Lệ, hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam, ủng hộ xây nhà cho người nghèo bị thiệt hại do cơn bão số 9. tặng phần thưởng cho học sinh nghèo vượt khó tại Đà Nẵng và Quảng Nam...

3.Chiến lược sản xuất

Từ năm 1975 đến nay, tổng công ty Dệt may hòa thọ đã mở rộng quy mô sản xuất với 10 nhà máy,. Đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, ngoài nươc. Chuyển việc sản xuất hàng dưới hình thức gia công sang hình thức FOB (sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng với các đơn hàng cụ thể).  Chiến lược sản xuất của từng nhà máy đc hiển thị trên slide

4.Chiến lược nhân sự

DN đã chú trọng công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhất là trẻ hóa đội ngũ cán bộ kỹ thuật cao thông qua cử đi đào tạo. Hiện Dệt may Hòa Thọ đã có 3 thạc sĩ kinh tế, 4 cán bộ nguồn được đào tạo chức vụ giám đốc điều hành, 14 cán bộ trẻ khác được đào tạo kiến thức quản trị doanh nghiệp... Người lao động cũng được ưu tiên bố trí đào tạo theo chuyên ngành liên quan.

II ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC HIỆN TẠI

Cơ cấu ngành may : “Dệt may Hòa Thọ đã tạo dựng được uy tín trên thương trường quốc tế. Hằng năm, DN xuất khẩu vào thị trường Mỹ chiếm 50% sản lượng. Số còn lại là thị trường EU, Nhật Bản và một số nước châu Á”. Mỗi năm, Dệt may Hòa Thọ đạt doanh số bán hàng tăng từ 14% trở lên, có thời điểm tăng đến 52%.. Hằng năm, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 60 -70 triệu USD

Page 31: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

1. Điểm mạnh ,điểm yếu

1.1 Điểm mạnh

Vốn đầu tư:

Đầu tư chiều sâu với tổng kinh phí 16 tỷ đồng, trong đó ngành sợi: 7,44 tỷ đồng, ngành may 8,56 tỷ đồng.

Tổng giá trị đầu tư giải ngân trong năm 2012 là: 94,87 tỷ đồng.

Đã hoàn thành dự án đầu tư mở rộng Công ty may Hòa Thọ - Điện Bàn với quy mô 10 chuyền may, tổng mức đầu tư 39,9 tỷ đồng chưa kể thiết bị đầu tư của khách hàng Nhật là 320.000 USD.

Sức mạnh tài chính công ty đang được cải thiện

Tổng Công ty đã chủ động giao dịch với các Ngân hàng Thương mại, Công ty tài chính, để vay vốn kịp thời phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty.

Đã chọn phương án vay vốn bằng đồng USD của các Ngân hàng thương mại với lãi suất từ 3,5 - 4%/năm, kết hợp các đơn vị tăng cường thu hồi công nợ để bổ sung nguồn vốn cho SXKD

Về thị trương tiêu thụ sản phẩm

• Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại,

• Mở rộng thị trường xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm trong nước bằng nhiều hình thức

nhằm nâng cao khả năng cạnh trạnh, phát triển mở rộng sản xuất.

Quan hệ tốt với nhà cung cấp

Thâm niên 50 năm trên thị trường. xây dựng được một hệ thống mạng lưới các nhà cung cấp nguyên vật liệu có tên tuổi, mạng lưới phân phối rộng và nguồn hàng phong phú. Đây là những nhà cung cấp nguyên vật liệu có chất lượng ổn định, giá cả cạnh tranh, giao hàng đúng tiến độ.

Trước năm 2003, Tổng công ty chủ yếu may gia công, nên dù doanh thu hằng năm khá cao, nhưng lợi nhuận không cao, đời sống công nhân nhiều khó khăn, Tổng công ty hầu như không có tích lũy. Nhưng hiện nay, trên 80% sản lượng may mặc của đơn vị làm theo hình thức FOB, có lãi, đời sống công nhân được cải thiện. Đặc biệt, trong vòng 2

Page 32: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

năm lại đây, Tổng công ty đã đầu tư hàng chục tỷ đồng mở rộng sản xuất, tập trung sản xuất các mặt hàng cao cấp như đầu tư nhà máy sản xuất veston và hàng vạn cọc sợi mới. Nhờ vậy, kim ngạch xuất khẩu của tổng công ty luôn đạt tốc độ tăng bình quân hằng năm ở mức 2 con số. Ngoài ra, Tổng công ty chú trọng phát triển thị trường nội địa, thương hiệu và mẫu mã cùng hệ thống tiêu thụ rộng khắp tại nhiều địa phương, thực hiện mục tiêu chiến thắng ngay trên “sân nhà”, tạo đà vươn ra chiếm lĩnh thị trường thế giới. Năm 2012, thương hiệu thời trang nam cao cấp Merriman của Tổng công ty đã nhận được “Kỷ niệm chương” cho sản phẩm thiết kế đẹp của chương trình “Dấu ấn thiết kế Việt Nam 2012” do Tạp chí Kinh tế dự báo tổ chức.

1.2 Điểm yếu :

- Kênh phân phối khó quản lý

- Không chủ động trong nguồn nguyên liệu

- Sức cạnh tranh chưa cao ở thị trường quốc tế

III.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LỢI THẾ CẠNH TRANH, BẢN CHẤT LỢI THẾ CẠNH TRANH

1.các khối cơ bản của lợi thế cạnh tranh

Page 33: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

LTCT chi phí thấp khác biệt hóa gồm các vấn đề cơ bản :chất lượng vượt trội,hiệu quả vượt trội,đáp ứng khách hàng vượt trội và cải tiến vượt trội.

1.1 chất lượng vượt trội

o Ước tính trong năm 2012, các doanh nghiệp thuộc thành phố đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu khoảng 150 triệu USD, đứng đầu là Tổng Công ty CP Dệt-may Hòa Thọ với gần 90 triệu USD vượt xa đối thu là Công ty CP Dệt may 29-3 khoảng trên 25 triệu USD.

o Tong Công ty CP Dệt-may Hòa Thọ với việc đưa vào hoạt động cơ sở sản xuất Veston đã mở ra những triển vọng lớn trong năm 2013. Dự kiến năm 2013, Tổng Công ty sẽ xuất khẩu khoảng gần 100.000 bộ Veston. Công ty CP Dệt-may 29-3 với việc mở thêm một số chuyền may mới sẽ tăng giá trị xuất khẩu sang các thị trường Hoa Kỳ, thị trường EU khoảng 20% so với năm 2012.

o Dệt may Hòa Thọ đã và đang có những bước tiến vượt trội và gặt hái khá nhiều thành công trong lĩnh vực của mình.Dệt may Hòa Thọ đã khẳng định được thương hiệu của mình bằng những thành tích và huân chương lao động trong ngành như doanh nghiệp xuất khẩu uy tín 2004-2013,giải thưởng sao vàng đất việt 2005,2007.2008,2009,2011,huân chương lao động hạng 1 2 3,… và nhiều giải thưởng khác.

o Vê đáp ứng khách hàng vượt trội được thể hiện rõ qua các chỉ tiêu:chia các đối tượng khách hàng thành nhiều phân khúc,gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng để tăng sự trung thành,nắm bắt tốt nhu cầu và đặc điểm tâm lý mua sắm phục vụ mọi

đối tượng

1.2 Hiệu quả vượt trội

o Về hiệu quả vượt trội thể hiện qua 3 khoản mục kim ngạch xuất khẩu,doanh thu, lợi nhuận trước thuế của 2 năm tài chính 2010 và 2011.năm 2010 TH/KH của giá tị kim ngạch xk đạt 96%.Đến năm 2011 thì đạt 101,3 %.So vs năm 2010 thì giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành tăng 13,4 %.Doanh thu của năm 2011 tăng so vs 2010 là 27,8% và lợi nhuận trước thuế của 2011 tăng so vs 2010 là 50,4 %

o Dưới đây là biểu đồ thể hiện tăng trưởng của công ty dệt may hòa thọ giai đoạn 2007-2012:Từ năm 2007 đến 2008 mức doanh thu có tăng nhưng k đáng kể và lợi

Page 34: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

nhuận sau thuế cũng không tăng nhiều.Đến năm 2009 và năm 2010 có tăng trưởng nhiều so vs năm 2007 và mức LNST cũng tăng đáng kể hơn.Đến năm 2011 và 2012 có bước tăng trưởng nhảy vọt và đi kèm là LNST cũng có tăng hơn gấp đôi so với năm 2007.Điều này cho thấy,ngành dệt may của công ty Hòa Thọ đang và sẽ không ngừng phát triển ở trong nước mà cả ngoài khu vực

1.3 Cải tiến vượt trội

o Về cải tiến vượt trội thì công ty Hòa Thọ đang có 3 thương hiệu mới là Angel,Elegant và Nice.Mỗi thương hiệu là sự lựa chọn phù hợp với đối tượng người sử dụng.Angel là nhãn hiệu dành cho trẻ em.Đặc tính dành cho đối tượng là trẻ em phải đi kèm là phù hợp vs sở thích của bé,năng động,thoáng mát,phải thật an toàn va mang tính giáo dục cao.Về thương hiệu ELEGANT là dành cho các nam giới có thu nhập khá và sống ở thành thị.Đặc tính thương hiệu dành cho những nam giới thu nhập khá thì phải đáp ứng được giá trị cao cấp của sản phẩm mà giá cả cũng hợp lý.Sản phẩm phải thể hiện được sự lịch lãm,phong cách,hiện đại và thoải mái.Thương hiệu Nice thì dành cho nữ giới.Đối với nữ giới thì sản phẩm về áo quần fai luôn đòi hỏi là sự hợp mốt,đẹp,trẻ trung hiên đại,sản phẩm fai vừa vặn với người mặc mà giá thành phải chăng.

o ta có thể nhận biết rõ rệt sản phẩm của 2 thương hiệu Hòa Thọ và thương hiệu ELEGANT

1.4 Đáp ứng khách hàng vượt trội

- Hệ thống phân phối và bán hàng là kênh quảng bá tốt để phát triển thương hiệu,

xây dựng đội ngũ bán hàng thật chuyên nghiệp.

- Mở thêm và chỉnh đốn các cửa hàng, đại lý tại miền Trung, tạo một sắc diện mới

cho hệ thống bán lẻ của Hoà Thọ. Xây dựng chuỗi cửa hàng chuyên phân phối sản

phẩm của Hòa Thọ, hình thành một hệ thống showroom riêng biệt.

- Hàng thời trang trẻ em được phân phối cùng với các sản phẩm dành cho người lớn

tại siêu thị, trung tâm mua sắm, cửa hàng.

b. Giải pháp về giá

- Để sản xuất sản phẩm có mức giá phù hợp phải tìm được nguồn cung

nguyên phụ liệu ổn định với giá cả cạnh tranh nhất.

Page 35: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

- Sử dụng công nghệ hiện đại và chính sách kiểm soát chất lượng để tạo ra sản

phẩm có chất lượng với chi phí thấp.

- Chính sách giá cả và chiết khấu thật linh hoạt tránh tình trạng tồn kho quá lớn và

lỗi mốt.

o Tổng công ty dệt may Hòa Thọ đang càng ngày chiếm được lòng tin và sự tin cậy của khách hàng.Doanh nghiệp không ngừng nâng cao và cải tiến các dòng sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng

2. Nguồn lực ,năng lực tiềm tang , năng lực lõi của công ty

2.1 Nguồn lực

2.1.1 nguồn lực vô hình

Tổng diện tích: 191.666m2, trong đó tổng diện tích xây dựng là 93.681m2.  Tổng số thiết bị may các loại: 5384

Với diện tích hơn 191.666m2. Công ty còn có hệ thống xử lý nước, hệ thống sinh

hơi, dẫn hơi, động lực, các thiết bị ánh sáng, hệ thống phòng cháy chữa cháy, máy phát

dự phòng tương đối hoàn chỉnh…tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động sản

xuất kinh doanh của công ty

Tổng công suất điện lắp đặt: 8.000 KW

- -Hệ thống kho nguyên phụ liệu trung tâm với diện tích 4.000m2 gồm kho nguyên phụ liệu và kho thành phẩm. Hệ số thanh toán ngắn hạn là 1,1

- Hệ số thanh toán nhanh là 0.39

- - Đầu tư thiết bị

sản xuất tự động

- Ứng dụng công nghệ cao tiên tiến nhất hiện nay

- Tiếp nhận các chương trình đầu tư về thiết bị và công nghệ của các Tập đoàn Nhật Bản

- Thương hiệu như HÒA THỌ , ANGEL, NICE

Page 36: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

đã được công ty tiến hành đăng ký bảo vệ thương hiệu,ngày càng có uy tín trong và ngoài Việt Nam

-Quy hoạch lại năng lực sản xuất, củng cố và áp dụng công nghệ SX theo phương pháp công nghệ cao tiên tiến

-BKS đã ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động, phân công nhiệm vụ

lập kế hoạch kiểm soát và họp định kỳ

Vật chất Tài chính Kỹ thuật công nghệ Tổ chức

Tổng diện tích: 191.666m2, trong đó tổng diện tích xây dựng là 93.681m2.                                    Tổng số thiết bị may các loại: 5384

Tổng công suất điện lắp đặt: 8.000 KW

-Hệ thống kho nguyên phụ liệu trung tâm với diện tích 4.000m2 gồm kho nguyên phụ liệu và kho thành phẩm.

- Hệ số thanh toán ngắn hạn là 1,1

- Hệ số thanh toán nhanh là 0.39

- - Đầu tư thiết bị

sản xuất tự động

- Ứng dụng công nghệ cao tiên tiến nhất hiện nay

- Tiếp nhận các chương trình đầu tư về thiết bị và công nghệ của các Tập đoàn Nhật Bản

- Thương hiệu như HÒA THỌ , ANGEL, NICE

đã được công ty tiến hành đăng ký bảo vệ thương hiệu,ngày càng có uy tín trong và ngoài Việt Nam

-Quy hoạch lại năng lực sản xuất, củng cố và áp dụng công nghệ SX theo phương pháp công nghệ cao tiên tiến

-BKS đã ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động, phân công nhiệm vụ

lập kế hoạch kiểm soát và họp định kỳ

2.1.2 Nguồn lực vô hình

- Đội ngũ nhân viên trẻ ,công nhân dồi dào

- Trọng dụng nhân tài

Page 37: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

- Tuyển dụng nhân viên linh hoạt

- Có sự hợp tác sâu sắc giữa người quản lý và công nhân

- Đa dạng hóa sản phẩm

- Liên minh ,liên kết đối tác chiến lược với các nhà sản xuất ,phân phối bán lẻ.

- Hướng về bản sắc văn háo dân tộc

- -Đã có mặt ở Việt Nam một thời gian dài

- -Có hầu hết ở các thị truong thế giới như Nhật Bản , Mỹ ,EU….

- -Là một trong những công ty đệt may lớn nhất VIÊT NAM

Các nguồn lực vô hình

Nhân sự Sáng kiến Danh tiếng

Tiêu chí đo lường các nguồn lực vô hình

- Đội ngũ nhân viên trẻ ,công nhân dồi dào

- Trọng dụng nhân tài

- Tuyển dụng nhân viên linh hoạt

- Có sự hợp tác sâu sắc giữa người quản lý và công nhân

- Đa dạng hóa sản phẩm

- Liên minh ,liên kết đối tác chiến lược với các nhà sản xuất ,phân phối bán lẻ.

- Hướng về bản sắc văn háo dân tộc

- -Đã có mặt ở Việt Nam một thời gian dài

-Có hầu hết ở các thị truong thế giới như Nhật Bản , Mỹ ,EU….

-Là một trong những công ty đệt may lớn nhất VIÊT NAM

2.2 Nguồn năng lực lõi

Qua khảo sát các chuyên gia ngành may mặc về nguồn lực của công ty như (Danh

tiếng 45%, nguồn nhân lực 80%, khả năng ñáp ứng khách hàng vượt trội 95%, cơ sở

vật chất 30%, năng lực hợp tác liên doanh 75%, năng lực phát triển sản phẩm mới

90%, văn hóa công ty 95%) kết quả cho thấy năng lực cốt lõi của công ty bao gồm: Khả

Page 38: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

năng ñáp ứng khách hàng vượt trội và Văn hóa công ty. Các năng lực này thỏa mãn 4

tiêu chuẩn ñáng giá, hiếm, khó bắt chước, không thể thay thế các năng lực còn lại không

phải là năng lực cốt lõi.

* Văn hoá công ty:

Đ áng g i á : Vì ñây là chìa khoá quyết ñịnh sự thành công của công ty và duy trì lòng

trung thành, tận tuỵ của tập thể nhân viên hướng ñến sự phát triển của công ty.

H i ế m : Văn hoá gắn liền với ñiều kiện và lịch sử hình thành của công ty.

K hó bắt ch ư ớc: Mỗi công ty có nét đặc trưng văn hoá độc đáo riêng, không công ty nào

có thể áp dụng một mô hình văn hoá công ty như nhau ñể thành công.

K hó t hay t h ế: Văn hoá công ty có ñược hôm nay gắn liền với những thành công, thất bại của công ty trước kia, nó đã ăn sâu trong tiềm thức của toàn công ty.

* Khả năng ñáp ứng khách hàng vượt trộiĐ án g g i á : lợi nhuận công ty không ngừng tăng và duy trì lòng trung thành của

khách hàng đối với công ty.H iế m : ít công ty nào có đủ khả năng ñáp ứng khách hàng như của công ty.K hó bắt c h ư ớc: mối quan hệ với khách hàng truyền thống và tiềm lực ñể duy trì

cách đáp ứng này không phải công ty nào cũng có thể có ñược.K hó t hay t h ế : đáp ứng tốt cho khách hàng là cách duy nhất công tuy thỏa mãn

và thu hút khách hàng.3.2.3.2. Các lợi thế cạnh tranh của Công ty:a. Hiệu quả: Trong những năm qua, công ty liên tục áp dụng những kỹ thuật công

nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới, thay mới dây chuyền láp ráp,...đã giúp cho năng suất lao ñộng của công nhân tăng lên đáng kể, đáp ứng những đơn hàng với số lượng lớn của khách hàng.

b. Chất lượng: Sản phẩm may mặc của Hòa Thọ ngày càng đa dạng và đáp ứng tối đa thị hiếu cũng như nhu cầu của khách hàng

c. Cải tiến: Chi phí cho công tác nghiên cứu, triển khai ứng dụngcông nghệ mới được phản ảnh qua việc ngân sách dành cho công tác nghiên cứu, phát triển công nghệ

d. Đáp ứng khách hàng vượt trội: đáp ứng về thời gian và chất lượng cũng như mẫu mã phong phú đa dạng

2.3 Nguồn Năng lực tiềm tàng

Page 39: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

Như chúng ta đã biết , công ty Hòa phát là một trong những công ty Dệt may có cơ sở sản xuất lớn nhất Việt Nam , không những vậy với công nghệ thiết bị ngày càng hiện đại, đội ngũ nhân viên ,nhân công lao động dồi dào có tay nghề ,đã giúp cho dây chuyền sản xuất sản phẩm của công ty ngày càng phát triển , hoàn thiện . Bộ máy quản lý với những người tài giỏi cũng như các chính giử chân nhân tài ,tuyển dụng nhân tài như tăng lương,tạo không khí thoải mái khi đi làm , tới các trường đại học để tuyển những sinh viên giỏi,…. Đã giúp cho công ty đạt được những thành công ,và nhưng mục tiêu mà công ty đề ra , với nguồn lực tiềm tàng này sẽ giúp công ty ngày càng đi lên .

IV: CHUỔI GIÁ TRỊ

1.Các hoạt động chính

1.1 .Các hoạt động đầu vào :

Hơn 10 năm qua, Hòa Thọ Corp đã đầu tư gần 460 tỷ đồng, xây mới hàng nghìn mét vuông nhà xưởng, các công trình phục vụ sản xuất - đời sống. Đầu tư đổi mới dây chuyền sợi cũ từ 20.000 cọc sợi lên 52.000 cọc sợi hiện đại, đầu tư mới 96 chuyền may với 4.000 đơn vị máy may tiên tiến. Không chỉ có vậy, nhằm tạo ra bước đột phá, TCty đã mạnh dạn chuyển đổi sản xuất vải không hiệu quả sang sản xuất sợi và đẩy mạnh đầu tư phát triển ngành may. Nhờ có sự đột phá đó mà năng lực sản xuất sợi tăng từ 600 tấn/năm 1998 lên 7.100 tấn vào năm 2008 (tăng gấp 12 lần), chất lượng sợi không những đáp ứng thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang Đài loan, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Ai Cập... Chủng loại sợi được đa dạng hoá, từ chỗ chỉ sản xuất các loại sợi Cotton và PE chi số thấp, đến nay đã có thêm sợi PE/CO, CD, TC chi số cao.

Cùng với đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại, Hòa Thọ còn luôn chú trọng đến công tác đào tạo và quy hoạch cán bộ. TCty đã tổ chức các loại hình đào tạo phù hợp với điều kiện như: bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ, ngoại ngữ... cho hàng nghìn lượt CBCNV. Nhờ đó nguồn nhân lực đáp ứng kịp thời và liên tục với yêu cầu phát triển của TCty trong thời kỳ hội nhập. Hòa Thọ cũng là một trong những đơn vị dệt may đi tiên phong trong việc đầu tư và áp dụng CNTT vào công tác quản lý, kiểm soát và tổ chức sản xuất tạo ra hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hiện tại, sản phẩm Sợi và May của Hoa Tho Corp đã có mặt ở hầu hết các thị

trường trên thế giới. Năm 2011, doanh thu xuất khẩu đạt khoảng 1.300 tỷ đồng,

chiếm 80% tổng doanh thu, trong đó xuất sang thị trường Mỹ 33%, Châu Âu 23%,

Châu Á 24%

1.2 Nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất

Page 40: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng công ty sử dụng khá nhiều chủng loại

nguyên vật liệu, và nhà cung cấp cũng đa dạng từ nhiều nước khác nhau. Cụ thể:

- Bông: nguồn nguyên liệu được nhập khẩu từ các nhà cung cấp Ecom Agroindustrial Asia Pte.ltd, Olam International Limited của Mexico, Mali và các nhà cung cấp Việt Nam

- Xơ: xơ Tairilin được lấy từ Việt Nam, xơ Nanlon được lấy từ nhà cung cấp Timtex Trading Co.Ltd của Taiwan.

- Vải phối, vải chính, vải lót các loại được nhập từ nhiều nước trên thế giới như:

Korea, Taiwan, Japan, China, Hongkong, Indonesia….

- Dây viền lưng, dây lưng, thun do nhà cung cấp Toptide Sun Textile Co.Ltd

của China cung cấp.

Danh sách những nhà cung cấp nguyên liệu chính cho Tổng công ty:

STT TÊN NHÀ CUNG CẤP NGUYÊN VẬT LIỆU XUẤT XỨ

1 Wujiang Dalong Jet-weaving Co.,ltd

VẢI China

2 Winnitex Limited VẢI Hong Kong

3 Hultafors Group AB VẢI Sweden

4 Timtex Enterprise Co.,ltd SỢI BÔNG Taiwan

5 Olam International Limited

SỢI BÔNG Singapore

Hoa Tho Corp hoạt động trong lĩnh vực may mặc có thâm niên 50 năm trên thị trường. Vì

vậy Tổng công ty đã xây dựng được một hệ thống mạng lưới các nhà cung cấp nguyên

Page 41: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

vật liệu có tên tuổi, mạng lưới phân phối rộng và nguồn hàng phong phú. Đây là những

nhà cung cấp nguyên vật liệu có chất lượng ổn định, giá cả cạnh tranh, giao hàng đúng

tiến độ.

Nhờ các nhà cung cấp chính mà sản phẩm Sợi và May của Hoa Tho Corp đã có

mặt ở hầu hết các thị trường trên thế giới. Năm 2011, doanh thu xuất khẩu đạt

khoảng 1.300 tỷ đồng, chiếm 80% tổng doanh thu, trong đó xuất sang thị trường

Mỹ 33%, Châu Âu 23%, Châu Á 24%.

Các hoạt động vận hành:

Trong những năm cuối thập kỷ 90, Hoa Tho Corp vẫn là đơn vị sản xuất nhỏ với hai

mặt hàng chính là kéo sợi chỉ số thấp và dệt vải mộc, hầu hết các thiết bị cũ kỹ lạc

hậu, xuống cấp. Sản phẩm sợi làm ra chất lượng thấp, chỉ bán cho các cơ sở dệt thủ

công và sản phẩm dệt đơn thuần là vải mộc, thu nhập của người lao động thấp và

không ổn định. Trước thực trạng đó, Ban lãnh đạo Tổng công ty đã mạnh dạn đầu tư

gần 460 tỷ đồng, xây mới hàng nghìn mét vuông nhà xưởng, các công trình phục vụ

sản xuất – đời sống. Đầu tư đổi mới dây chuyền cũ từ 20.000 cọc sợi lên 52.000 cọc

sợi, rồi đến 6 vạn cọc sợi hiện đại; đầu tư mới 96 chuyền may với 5.384 đơn vị máy

may tiên tiến các loại. Không chỉ có vậy, nhằm tạo ra bước đột phá, nâng cao hiệu

quả sản xuất kinh doanh, Tổng công ty đã thực hiện mở rộng thêm xưởng Sợi 2 sử

dụng máy Sợi Con, máy Ghép có hiệu suất cao; thay thế bóng đèn T10 - 40W bằng

bóng đèn T8 – 36W; máy nén khí 75W có sử dụng biến tần.

Nhằm tạo ra môi trường làm việc an toàn cho người lao động, Tổng công ty cũng trang bị hệ thống hút gió mang nhiệt thải ra ngoài. Tại các xí nghiệp, nhiệt độ trong các chuyền may chỉ chừng 25oC, tại khâu kéo sợi có hệ thống điều hòa không khí, trạm lạnh và phòng tách lọc bụi bông riêng biệt. Ngoài ra còn có các quả cầu hút nhiệt trực tiếp, đưa hệ thống phun sương di động vào phục vụ các gian máy bông chải.

Với những đổi mới trong công nghệ sản xuất, Hoa Tho Corp đã nâng năng lực sản xuất lên khoảng 10 triệu sản phẩm/năm. Tuy nhiên, hiện tại sản phẩm của Hoa Tho Corp chưa chiếm lĩnh được thị trường miền Trung và trên cả nước. Để có những bước tiến dài hơn ở mảng kinh doanh nội địa, trong những năm tới, Tổng công ty Cổ

Page 42: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

phần Dệt May Hòa Thọ tiếp tục thực hiện đồng loạt các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiệp vụ giao nhận, vận chuyển, phương thức thanh toán linh hoạt và các dịch vụ chăm sóc khách hàng. Bên cạnh những mặt hàng chủ lực như Jacket, sơ mi, T-shirt, Polo-shirt, đồ bảo hộ lao động, quần âu, Tổng công ty sẽ thực hiện đa dạng hóa sản phẩm đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.

Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ có 2 phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm:

phòng kỹ thuật đầu tư - quản lý chất lượng sản phẩm sợi và phòng quản lý chất

lượng sản phẩm may. Hai phòng này có trách nhiệm ban hành qui trình kiểm tra, tiêu

chuẩn chất lượng sản phẩm, hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận KCS toàn Tổng

Công ty làm theo đúng qui trình.

1.3 Marketing

Với mục tiêu đẩy mạnh doanh thu nội địa năm sau cao hơn năm trước, Hoa Tho

Corp luôn có kế hoạch thúc đẩy kinh doanh nội địa bằng nhiều giải pháp đồng bộ

như nâng cao chất lượng quảng bá, xúc tiến bán hàng, chú trọng công tác marketing

tại hệ thống cửa hàng, hỗ trợ đại lý quảng bá sâu rộng thương hiệu Hòa Thọ.

Đồng thời, Tổng công ty tích cực tham gia các chương trình quảng bá sản phẩm tại

Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao, hội chợ VIFF…tham gia biểu diễn thời

trang tại hội chợ, tài trợ các chương trình thời trang nhằm quảng bá thương hiệu Hòa

Thọ tại hệ thống siêu thị CoopMart. Đẩy mạnh việc nghiên cứu thị trường đối với

sản phẩm của Tổng công ty tại Hà Nội, Đà Nẵng… Nghiên cứu định vị sản phẩm

may nội địa, định vị phân khúc thị trường để tiến tới xây dựng thương hiệu nhánh

một cách chuyên nghiệp.

Và đây là một số hình thức marketing của tổng công ty :

Phân tích, hỗ trợ xây dựng các kế hoạch truyền thông, quảng bá qua Internet như

website, các trang mạng xã hội, SEO, Forum, Facebook, Twitter,… Nhờ có những

kế hoạch quảng bá này mà các sản phẩm của công ty có thể thong qua các tầng lớp

và gần gũi với đời sống của mọi người mọi lứa tuổi, có thể nắm bắt kịp thời và

nhanh chóng của các sản phẩm mới của công ty

Xây dựng nội dung website thương hiệu bao gồm biên tập, post nội dung , hình

ảnh, video minh họa để cung cấp thông tin và trưng bày và giới thiệu sản phẩm

Page 43: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

của công ty , những trang phục mới nhât trên web tiện lợi cho mọi người không

mất thời gain tìm kiếm, và hầu hết là thu hút các nhà đầu tư.

Thực hiện tối ưu hóa website trên các công cụ tìm kiếm, thúc đẩy các từ khóa theo

lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty lên các trang tìm kiếm.

Cho nhân viên bộ phận marketing thâm nhạp vào các forum, diễn đàn , blog các

mạng xã hội để trả lời những thắc mắc của khác hàng và nhằm quảng bá sản

phẩm, hình ảnh thương hiệu, gắn kết khách hàng va chuyển mối quan tâm thành

giao dịch mua sắm.

Đối với thị trường xuất khẩu, Tổng công ty đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương

mại, khai thác thị trường, quảng bá thương hiệu…chủ động tìm đến khách hàng có

tiềm năng lớn để ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Liên tục từ năm 2004 đến nay,

Tổng công ty luôn được khen thưởng là Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín, được xếp

vào nhóm 10 đơn vị đứng đầu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam và sản phẩm đã đi

vào các nước có nền công nghiệp hiện đại, đời sống cao, sức mua lớn như Hoa Kỳ,

Thụy Điển, Nhật Bản…

1.4: Bán Hàng

Triển khai kế hoạch bán hàng online trên website thương hiệu và các gian

hàng trực tuyến mà thương hiệu tham gia liên kết

Chăm sóc khách hàng( như đối vói khách hàng than thiết vào dịp sinh nhật

quý công ty sẽ gửi 1 thiệp chúc mừng đi kèm là 1 món quà lưu niệm hoặc là

1 voucher giảm giá của công ty và quản lý bán hàng online

Triển khai thực hiện các chương trình xúc tiến bán hàng, hội chợ, phát triển

thị trường của thương hiệu để mở rộng thị trường.

DICH VỤ :

CÓ NHỮNG CHÍNH SÁCH KHUYẾN MÃI VÀO CÁC DỊP ĐẶC BIỆT

XÂY DỰNG TRUNG TÂM TƯ VẤN KHÁCH HÀNG Ở WEBSIDE

CÔNG TY

ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN TƯ VẤN KHÁCH HÀNG TẬN TÌNH PHỤC VỤ

KHÁCH HÀNG

2 Các hoạt động hỗ trợ:

2.1 Quản trị nguồn nhân lực :

Page 44: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

- Trong giai đoạn vừa qua tổng công ty dệt may hòa thọ rât quan tâm đến công tác

quản trị nguồn nhân lực, điều này được thể hiện qua chính sách tuyển dụng và

đào tạo. Tổng Công ty tuyển dụng nhân sự mới theo quy trình được thiết lập, để

đảm bảo nhân viên mới có đủ trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm cho vị trí cần tuyển

dụng và có tư cách đạo đức tốt, có nguyện vọng gắn bó lâu dài với Tổng Công ty.

Tổng Công ty đảm bảo toàn bộ nhân viên công ty được đào tạo để có đủ năng lực

chuyên môn thực hiện tốt công việc được giao. Việc đào tạo và huấn luyện các

kỹ năng và chuyên môn cần thiết được thực hiện tại Tổng Công ty hoặc đào tạo

các khóa học bên ngoài theo kế hoạch đào tạo của Tổng Công ty được lập từ đầu

năm.

- Ngoài các khóa huấn luyện và đào tạo do Tổng Công ty tổ chức, công ty khuyến

khích cán bộ - nhân viên tham dự các khoá đào tạo ngoài giờ làm việc. Người lao

động của Tổng Công ty được cử đi tập huấn hoặc học nghiệp vụ được hưởng

100% lương đang hưởng và các chi phí có liên quan đến học tập.

- Người lao động của Tổng Công ty tự học nâng cao trình độ (học ngoài giờ hành

chính và đúng ngành nghề Tổng Công ty yêu cầu) được Tổng giám đốc chấp

thuận, sau khoá học nhân viên cung cấp văn bằng chứng chỉ tốt nghiệp sẽ được

thanh toán 100% tiền học phí (theo chứng từ hợp lệ).

- Các trường hợp Tổng Công ty chi trả - hỗ trợ tiền học phí và các chi phí có liên

quan đến việc học tập trên. Nếu xin chuyển công tác hoặc nghỉ việc phải hoàn trả

100% tiền Tổng Công ty đã chi cho việc học tập trên (Trừ người lao động có thời

gian làm việc cho Tổng Công ty trên 5 năm kể từ ngày được cấp bằng).

- Chính sách an toàn lao động là một chính sách quan trọng hàng đầu của Tổng

công ty. Huấn luyện an toàn lao động cho công nhân trước khi vào làm việc,

trang bị bảo hộ lao động cho công nhân gồm quần áo, mũ bảo hộ, v.v… đầy đủ,

kịp thời theo tính chất công việc đòi hỏi.

- Ban hành nội quy về an toàn lao động, vệ sinh môi trường, thường xuyên kiểm

tra đánh giá công tác an toàn lao động tại các Công ty/ Nhà máy.

Page 45: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

Ngoài ra công ty có những chế độ làm việc như làm việc 6 ngày/ tuần và 8

giờ/ngày. Tuy nhiên tùy theo điều kiện công việc đòi hỏi mà các Nhà máy/Công ty có thể

thay đổi thời giờ làm việc trong ngày . Cán bộ công nhân viên được nghỉ phép, lễ, tết theo

qui định của Nhà nước. và hưởng những chế độ chính sách ưu đãi khác.

2.2 Phát Triển công nghệ:

- Hoạt động phát triển công nghệ vào năm 2012  là năm thứ hai liên tiếp trên địa

bàn tỉnh Quảng Nam không phải tiết giảm phụ tải do nguồn điện quốc gia đảm

bảo đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong điều kiện đó, Công ty may Hoà

Thọ-Điện Bàn được cung ứng điện đầy đủ, có chất lượng đã không ngừng mở

rộng sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.

- Từ năm 2009, Công ty triển khai các giải pháp đầu tư thay đổi công nghệ, tận

dụng các nguồn nhiệt lượng khác để thay thế việc dùng điện trên một số khâu của

dây chuyền công nghệ. Cụ thể đã bỏ ra hàng chục tỷ đồng lắp đặt toàn bộ 800

máy may điện tử có mô-tơ liên kết, tự động ngắt điện khi ngừng may; thay toàn

bộ quạt điện bằng hệ thống hơi nước làm mát và hút bụi trong các phân xưởng;

chuyển các bàn là dùng điện sang dùng hơi nước nóng từ nồi hơi đun bằng củi,

than, vỏ trấu.

- Về ánh sáng công nghiệp, Công ty lắp hơn 1000 bóng tuýp gầy và đèn compact

tiết kiệm điện tại chỗ làm việc của mỗi người, kèm theo công tắc, không dùng thì

tắt điện. Ngoài ra, một số nhà xưởng tận dụng ánh sáng và thông gió tự nhiên.

Ngay cả giờ ăn trưa, giờ nghỉ giữa ca, cũng được bố trí lệch pha so với giờ cao

điểm để tránh việc dùng điện sinh hoạt phải trả tiền điện giá cao.

- Và bên cạnh đó tổng công ty cải cách trang thiết bị dây chuyền dệt may đến

80% là công cụ hiện đại và mới mẻ nhằm thúc đẩy doanh số sản phẩm nhanh ,

chắc và bền. Đáp ưng nhu cầu của người dân.

Nhờ sự phát triển mạnh mẻ trong đổi mới công nghệ Tổng công ty CP Dệt may Hòa Thọ, doanh thu trong năm 2008 cũng đạt 930 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2007; đến năm 2012, con số này vượt lên đến 2.000 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2011, xuất khẩu đạt 88,18 triệu USD, tăng 16% và trong năm 2013, phấn đấu đạt tổng doanh thu 2.300 tỷ đồng, xuất khẩu đạt 100 triệu USD, tăng thu nhập bình quân người lao động lên 10%.

Page 46: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

V: DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN LỢI THẾ CẠNH TRANH

Tập trung vào việc tạo lập các khối lợi thế cạnh tranh:

Trên cơ sở đầu tư hiện nay Hoa Thọ Corp có hệ thống tổ chức sản xuất tốt, đáp

ứng được các tiêu chuẩn về trách nhiệm Xã Hội , đạt tiêu chuẩn SA 8000 và được khách

hàng lớn chứng nhận như Motles, snicker, Decathlon , pery ellisinternation…… Xây

dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các nhà nhập khẩu, bán lẻ nước ngoài, đặc

biệt là Hoa Kỳ , EU.

+ Lợi thế rõ nhất là tạo được những sản phẩm chử lực có năng suất và chất lượng

tương đối ca, tạo được uy tín đố với khách hàng. Có cơ sở hạ tầng khá đồng bộ, trang

thiết bị được đổi mới với công nghệ tiên tiến và hiện tại hóa tới gần 80%. Điểm mạnh

nữa là sỡ hữu lực lượng lao động dồi dào, có kỷ năng và tay nghề may tốt, có kỷ luật và

tâm huyết với nghề đệt may. Chính trình độ của công nhân lành nghề, nên đủ năng lực để

sản xuất được loại sản phẩm phức tạp. Chất lượng cao được phần lớn khách hàng khó

tính trên thế giới chấp nhân.

KẾT LUẬN

Page 47: Chien Luoc Cong Ty Det May Hoa Tho

- Một khi uy tín trong nước được khẳng định thì xây dựng uy tín cho hàng xuất khẩu sẽ

dễ hơn, khả năng tiêu thụ tốt hơn. Tuy nhiên, phát triển thương hiệu là một quá trình

đòi hỏi sự đầu tư về thời gian, công sức và tiền bạc của doanh nghiệp.

-Sau một thời gian dài Tổng Công Ty Cổ Phần Dệt May Hòa Thọ chỉ chú trọng đến

gia công xuất khẩu, bỏ ngỏ thị trường nội địa dẫn đến chưa khai thác hết nguồn lực để

đạt hiệu quả cao. Gần đây, với tình hình cạnh tranh khốc liệt trên thị trường trong và

ngoài nước thì tạo dựng thương hiệu mạnh là chìa khóa để doanh nghiệp có thể đứng

vững trên thị trường. Đề tài “Phát triển thương hiệu Tổng Công Ty Cổ Phần Dệt

May Hòa Thọ” đã hệ thống hóa lí luận về thương hiệu và cách thức phát triển thương

hiệu trong doanh nghiệp, phân tích thực trạng về giá trị thương hiệu HOATHO trên thị

trường, các chính sách và cách thức phát triển thương hiệu hiện đang áp dụng. Từ

đó, tác giả đưa ra các giải pháp để phát triển thương hiệu Tổng Công Ty Cổ Phần Dệt

May Hòa Thọ trong thời gian đến.

-Hòa thọ đang dần chiếm được tình cảm và long tin cậy của khách hàng để ngày càng

khẳng định vị trí thương hiệu của mình.

- Hòa thọ có đầy đủ các yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ với các doanh nghiệp trong nước và

ngoài nước

Trong quá trình hoàn thành đề tài không thể tránh khỏi những hạn chế, không

thể giải quyết được tất cả các vấn đề một cách chi tiết. Kính mong quý thầy cô góp

ý những giải pháp hoàn thiện hơn để có thể áp dụng một cách hiệu quả vào hoạt động

phát triển thương hiệu Tổng Công ty trên thực tiễn.