Chiến dịch truyền thông giới thiệu Will.Vn – Hỗ trợ xây dựng cộng đồng và...

18
ĐỀ TÀI: CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG GIỚI THIỆU WILL.VN – HỖ TRỢ XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG VÀ KHÔNG GIAN CÁ NHÂN CHO ĐỜI SỐNG TRỰC TUYẾN

description

Ở Việt Nam, nhu cầu sử dụng Internet vẫn chưa được khai thác triệt để. Đối với sinh viên đặc biệt là sinh viên năm cuối hoặc công việc học tập gắn với các dự án, đồ án như xây dựng, mỹ thuật, marketing… thì nhu cầu lưu trữ và quản lý các bài tập, cơ sở dữ liệu hoặc việc trao đổi thông tin giữa các thành viên trong nhóm rất cao. Một số trường Đại học, Cao đẳng của Việt Nam đang dần áp dụng các cổng thông tin nhằm thu ngắn khoảng cách giữa nhà trường và sinh viên. Tuy nhiên các sản phẩm này vẫn còn mang tính một chiều và thụ động. Một số nền tảng social media quốc tế có thể giải quyết các vấn đề vừa nêu, tuy nhiên sinh viên vẫn gặp phải một số rào cản nhất định như: tính phí cao, khác biệt ngôn ngữ, thao tác phức tạp... Nhận thấy nhu cầu này, một nhóm sinh viên đến từ trường Đại học Bách khoa TPHCM và Arena FPT đã cùng nhau thực hiện trang thông tin Will.vn, dành cho sinh viên với khả năng hỗ trợ tối đa việc học tập kết hợp với khả năng tương tác cao. Cùng đọc và chia sẻ ý tưởng với BMG thông qua chiến lược giới thiệu Will.Vn bạn nhé Để xem thêm thông tin cũng như download những tài liệu bổ ích khác, vui lòng truy cập: http://www.weshare.com.vn/

Transcript of Chiến dịch truyền thông giới thiệu Will.Vn – Hỗ trợ xây dựng cộng đồng và...

Page 1: Chiến dịch truyền thông giới thiệu Will.Vn – Hỗ trợ xây dựng cộng đồng và không gian cá nhân cho đời sống trực tuyến.

ĐỀ TÀI:

CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG GIỚI THIỆU WILL.VN – HỖ TRỢ XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG VÀ KHÔNG GIAN CÁ NHÂN CHO ĐỜI SỐNG

TRỰC TUYẾN

TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2013

Page 2: Chiến dịch truyền thông giới thiệu Will.Vn – Hỗ trợ xây dựng cộng đồng và không gian cá nhân cho đời sống trực tuyến.

Diễm, Anh, Hà, Thư, Quân Chiến Dịch truyền thông giới thiệu will.vn – hỗ trợ xây dựng cộng đồng và không gian cá nhân cho đời sống trực tuyến

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH XU HƯỚNG SỬ DỤNG INTERNET.............................................................1

I. TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN INTERNET THẾ GIỚI VÀ CHÂU Á......................................................1

II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH INTERNET VIỆT NAM.......................................................................4

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM.....................................................................10

I. SẢN PHẨM WILL.VN...................................................................................................................10

1) Thành viên nhóm sáng lập Will.....................................................................................................10

2) Mô tả sản phẩm..............................................................................................................................11

3) Định hướng phát triển sản phẩm....................................................................................................13

II. NHÀ ĐẦU TƯ – MCM TECHNOLOGIES...................................................................................14

III. PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH.......................................................................................17

IV. PHÂN TÍCH SWOT SẢN PHẨM..................................................................................................23

CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP MỤC TIÊU TRUYỀN THÔNG......................................................................24

1. MỤC TIÊU THƯƠNG HIỆU.........................................................................................................24

2. MỤC TIÊU THỊ PHẦN..................................................................................................................24

3. MỤC TIÊU DOANH SỐ................................................................................................................24

CHƯƠNG 4: ĐỊNH VỊ VÀ CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG...............................................................26

I. ĐỊNH VỊ TRUYỀN THÔNG..........................................................................................................26

1) Định vị sản phẩm...........................................................................................................................26

2) Khách hàng mục tiêu: Sinh viên....................................................................................................26

3) Khách hàng tiềm năng...................................................................................................................27

II. CHIẾN LƯỢC TRIỀN THÔNG.....................................................................................................28

1) Khách hành truyền thông mục tiêu................................................................................................28

2) Thông điệp truyền thông chính......................................................................................................28

3) Thông điệp và mục tiêu cần đạt được............................................................................................28

CHƯƠNG 5: TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG..............................................................30

I. KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 1...........................................................................................................30

II. KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2...........................................................................................................41

III. KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 3...........................................................................................................52

IV. KẾ HOẠCH DỰ PHÒNG...............................................................................................................57

CHƯƠNG 6: HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH.............................................................................................58

I. DỰ TOÁN NGÂN SÁCH...............................................................................................................58

II. NGÂN SÁCH CHO TỪNG GIAI ĐOẠN......................................................................................58

CHƯƠNG 7: ĐÁNH GIÁ ĐO LƯỜNG VÀ HIỆU QUẢ..........................................................................60

Share knowledge together 2/62

Page 3: Chiến dịch truyền thông giới thiệu Will.Vn – Hỗ trợ xây dựng cộng đồng và không gian cá nhân cho đời sống trực tuyến.

Diễm, Anh, Hà, Thư, Quân Chiến Dịch truyền thông giới thiệu will.vn – hỗ trợ xây dựng cộng đồng và không gian cá nhân cho đời sống trực tuyến

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH XU HƯỚNG SỬ DỤNG INTERNET

I. TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN INTERNET THẾ GIỚI VÀ CHÂU Á1. Châu Á có số lượng người dùng internet cao nhất thế giới

Tháng 3/2013, theo bảng thống kê “The World Factbook” của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), tổng dân số trên thế giới vào khoảng gần 7,1 tỷ người, trong đó Internet World Stats (IWS) đo được có khoảng 2,4 tỷ người sử dụng internet, đại diện cho 33,8% tổng dân số trên thế giới. Nếu tính từ thời điểm năm 2005, sau 8 năm lượng người dùng internet đã tăng vượt bật lên đến 162%.

Khu vựcTổng dân số

(3/2013)Người dùng

Internet (2005)

Người dùng Internet (3/2013)

Tỷ lệ sử dụng

Độ tăng trưởng

% Người dùng

Châu Phi 1,003,000,000 16,174,600 161,148,000 15.6% 896% 6.5%

Châu Á 4,140,000,000 323,756,956 1,138,500,000 27.5% 252% 46.3%

Châu Âu 739,000,000 269,036,096 467,048,000 63.2% 74% 19.0%

Trung Đông 221,248,879 21,770,700 88,942,049 40.2% 309% 3.6%

Bắc Mỹ 529,000,000 223,392,807 415,794,000 78.6% 86% 16.9%

Nam Mỹ 386,000,000 68,130,804 165,594,000 42.9% 143% 6.7%

Châu Úc 36,000,000 16,448,966 24,336,000 67.6% 48% 1.0%

Tổng 7,084,248,879 938,710,929 2,461,362,049 34.7% 162% 100.0%

Bảng thống kê số lượng người dùng internet tại các khu vực trọng điểm trên thế giới 2005 – 3/2013 (nguồn: IWS và CIA)

Theo bảng thống kê trên cho thấy các khu vực có tỷ lệ người dùng internet (so với chính dân số của khu vực đó) cao nhất thuộc về khu vực tập trung nhiều quốc gia thuộc nền kinh tế phát triển, điển hình nhất là Bắc Mỹ với tỷ lệ lên đến 78,6%, đứng thứ hai là Châu Âu với 63,2% và thấp nhất là Châu Phi (15,6%). Điều này cho thấy: tỷ lệ người dùng internet phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của cơ sơ hạ tầng công nghệ kỹ thuật viễn thông của từng quốc gia trong khu vực đó. Châu Á cũng không ngoại lệ, khi số lượng người dùng được xếp ở vị trí cao nhất thế giới với hơn 1 tỷ người dùng (đại diện 46% tổng dân số thế giới) nhưng tỷ lệ sử dụng internet chỉ cao hơn châu Phi với 27,5%.

Châu Á46.3%

Châu Âu19.0%

Bắc Mỹ16.9%

Nam Mỹ6.7%

Trung Đông3.6%

Châu Phi6.5%

Châu Đại Dương1.0%

So sánh số lượng người dùng internet tại các khu vực trọng điểm trên thế giới (nguồn: IWS)

Share knowledge together 1/62

Page 4: Chiến dịch truyền thông giới thiệu Will.Vn – Hỗ trợ xây dựng cộng đồng và không gian cá nhân cho đời sống trực tuyến.

Diễm, Anh, Hà, Thư, Quân Chiến Dịch truyền thông giới thiệu will.vn – hỗ trợ xây dựng cộng đồng và không gian cá nhân cho đời sống trực tuyến

Châu Á đạt được vị trí “độc tôn” về số lượng người dùng internet là điều có thể dự đoán được, bởi các quốc gia thuộc khối châu Á đa phần có dân số thuộc nhóm cao nhất thế giới. Đặc biệt trong đó phái kể sự đóng góp “hùng mạnh” đến từ hai quốc gia có tổng dân số cao nhất thế chiếm vị trí nhất – nhì lần lượt là Trung Quốc, Ấn Độ. Về tỷ lệ người dùng internet thấp là vì đa phần các quốc gia thuộc khu vực này có nền kinh tế đang phát triển, mà nổi trội nhất là Đông Nam Á, do đó cơ sở hạ tầng công nghệ kỹ thuật viễn thông vẫn chưa thật sự ổn định.

Công ty nghiên cứu thị trường ComScore đã thực hiện một cuộc khảo sát và so sánh số lượng người dùng internet tại mỗi khu vực của châu Á, vào cùng kỳ tháng 3 năm 2012 và 2013. Tổng người dùng trực tuyến đo được tại hai thời điểm là 604 (3/2012) và 644 (3/2013) triệu người, trong đó số lượng người dùng internet Trung Quốc đều chiếm hơn 50% tổng lượng người dùng.

3/2012 3/2013

Trung Quốc55.2%

Trung Quốc54.0%

Ấn Độ, 9.3% Ấn Độ, 11.5%

Nhật Bản; 12.2%

Nhật Bản; 11.4%

ĐNA, 9.4% ĐNA, 9.6%

Các nước khác13.9%

Các nước khác13.5%

Tỷ lệ phần trăm (%) số lượng người dùng internet tại các khu vực khối châu Á cùng kỳ tháng 3/2012 và 3/2013 (nguồn: ComScore)

Trun

g ...

Ấn Đ

Nhậ

t Bản

Indo

nesia

Hàn

Quố

c

Phill

ipin

es

Việt

Nam

Paki

stan

Thái

Lan

Mal

aysia

569.6

136.

60

113.

80

68.3

0 45.5

0

36.4

0

34.1

0

30.7

0

22.8

0

20.5

0

Các nước châu Á có lượng người dùng internet cao nhất (nguồn: We Are Social 2/2013)

We Are Social đã lập bảng thống kê chi tiết về số lượng người dùng internet tại các quốc gia khu vực châu Á và đưa ra được các số liệu theo thứ tự thấp dần (triệu người): Trung Quốc – 569,6 (50%), Ấn Độ - 136,6 (12%), Nhật Bản – 113,8 triệu (10%), Indonesia – 68,3 triệu (6%), Hàn Quốc – 45,5 triệu (4%), Phillipines – 36,4 triệu (3,2%), Việt Nam – 34,1 triệu (3%), Pakistan – 30,7 triệu (2,7%), Thái Lan – 22,8 triệu (2%), Malaysia – 10,5 triệu (1.8%)

Bên cạnh đó, tỷ lệ sử dụng internet tại các nước châu Á, có thể chia thành ba mức độ về thị trường internet: phát triển, mới nổi và phát triển thấp. Đối với thị trường phát triển, tỷ lệ sử dụng internet ở như Share knowledge together 2/62

Page 5: Chiến dịch truyền thông giới thiệu Will.Vn – Hỗ trợ xây dựng cộng đồng và không gian cá nhân cho đời sống trực tuyến.

Diễm, Anh, Hà, Thư, Quân Chiến Dịch truyền thông giới thiệu will.vn – hỗ trợ xây dựng cộng đồng và không gian cá nhân cho đời sống trực tuyến

Hàn Quốc, Nhật Bản, Brunei, Singapore, Đài Loan và Malaysia đạt từ 60-80% và có tốc độ tăng trưởng nhẹ qua mỗi năm. Ngược lại các nước ở thị trường mới nổi có tỷ lệ sử dụng internet ở mức 30-50% (Trung Quốc, Việt Nam, Phillipines, Maldives và Indonesia) nhưng có số lượng người dùng internet có tốc độ tăng trưởng từng năm cao hơn. Các quốc gia thuộc thị trường internet phát triển thấp bao gồm các quốc gia có nền kinh tế phát triển chậm như Lào, Cambodia… hoặc quốc gia có lượng dân cư nông thôn cao (Ấn Độ), thì tỷ lệ sử dụng internet ở mức dưới 20%.

Hàn

Quố

c

Nhậ

t Bản

Brun

ei

Sing

apor

e

Đài L

oan

Hong

Kon

g

Mal

aysia

Mac

ao

Trun

g Q

uốc

Thái

Lan

Việt

Nam

Phill

ipin

es

Mal

dive

s

Châu

Á

Indo

nesia

Bhut

an

Nep

al

Cam

bodi

a

Paki

stan

Sri L

anka

Mon

golia

Ấn Đ

Lào

Bang

lade

sh

Mya

nmar

83%79%78%75%

69%68%61%

53%

40%36%34%32%29%27%

22%19%17%16%15%12%11%10% 8%3% 1%

Tỷ lệ sử dụng internet tại các nước trong khu vực châu Á (nguồn: WeAreSocial 2/2013)

Riêng tại khu vực châu Á, Nhật Bản và Hàn Quốc là hai quốc gia đều đạt thứ hạng cao trong cả hai chỉ số về tỷ lệ sử dụng internet và số lượng người dùng internet. Trong 10 thứ hạng đứng đầu của từng hạng mục thống kê thì khu vực Đông Nam Á, cũng có các đại diện tiềm năng ở thị trường internet mới nổi như: Thái Lan, Việt Nam, Phillipine và Singpore.

2. Xu hướng sử dụng các kênh truyền thông xã hội gia tăngTheo báo cáo mới nhất của We Are Social (2/2013), số lượng người dùng các kênh truyền thông xã

hội trực tuyến (social media) trên toàn thế giới vào khoảng 1,72 tỷ người, đạt độ bao phủ vào khoảng 24%. Ước tính tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm đạt khoảng 2% tương đương hơn 240 triệu người dùng. Chi tiết bảng báo cáo cho thấy tỷ lệ sử dụng social media tại mỗi khu vực trọng điểm nổi bật như sau (theo thứ tự giảm dần): Bắc Mỹ - 54%, Đông Âu – 41%, Tây Âu – 41%, châu Úc – 35%, châu Á – 23%, thấp nhất là châu Phi với 5%.

Châu Á tiếp tục là “ngôi nhà chung” khi tập hợp được số lượng người dùng social media lên đến 900 triệu người (50% tổng lượng người dùng thế giới). Trung bình nữ giới “tiêu xài” 14,7 giờ để online mỗi tuần, nhiều nam giới với 14,3 giờ. Phân tích sâu hơn cho thấy các công việc thường được người dùng internet thực hiện nhất là: xem video trực tuyến (69%), mua sắm trực tuyến thông qua (60%), chơi game trực tuyến (61%). Cuối năm 2012, We Are Social đưa ra con số 76% miêu tả về tỷ lệ sử dụng social media trong các hoạt động marketing quảng bá thương hiệu sản phẩm, nổi trội nhất là facebook.

Share knowledge together 3/62

Page 6: Chiến dịch truyền thông giới thiệu Will.Vn – Hỗ trợ xây dựng cộng đồng và không gian cá nhân cho đời sống trực tuyến.

Diễm, Anh, Hà, Thư, Quân Chiến Dịch truyền thông giới thiệu will.vn – hỗ trợ xây dựng cộng đồng và không gian cá nhân cho đời sống trực tuyến

Others

Google+

Pin terest

Blogs

Facebook

Twitter

Youtube

Linked in

47%

13%

21%

39%

40%

64%

66%

89%

Một số các trang social media được các công ty châu Á chọn để thực hiện các hoạt động marketing (nguồn We Are Social)

Tại các thị trường có lượng người dùng internet cực lớn như Trung Quốc thì tưởng chừng như đây là “mảnh đất” màu mỡ để các trang social media phát triển và mở rộng thị phần, thì tình hình phát triển không mấy khả quan. Tại đây, người dùng interent nói chung và dùng các trang social media nói riêng, đều bị nhà nước kiểm soát gắt gao về nội dung thông tin gởi đến người dùng cũng như khai thác “độc quyền” và triệt để lợi thế này họ đã phát triển những sản phẩm riêng dành cho người dân của mình. Điển hình như: Weibo được đánh xây dựng tương tự như Facebook; Baidu trang tìm kiếm thay thế cho Google và Twitter hoàn toàn bị chặn đường truy cập.

Thêm vào đó, Neilsen với thống kê vào cuối năm 2012 cho thấy, người dùng châu Á có khuynh hướng chuyển sang sử dụng các thiết bị cầm tay như điện thoại di động, tablet để vào các trang mạng xã hội (social networking) vượt trội hơn các châu lục khác. Dựa theo đó có khoảng 59% sử dụng điện thoại đi động, 28% sử dụng tablet và 93% sử dụng PC hoặc laptop để truy cập các mạng xã hội (social networking).

II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH INTERNET VIỆT NAM1. Việt Nam là thị trường internet tiềm năng nhất tại khu vực Đông Nam Áa. Tốc độ phát triển cao

Như các số liệu thống kê của Netcitizen, so với các nước cùng khu vực, Việt Nam không có số lượng người dùng internet hoặc tỷ lệ sử dụng internet cao vượt trội nhưng lại chiếm vị thế cao nhất về tốc độ tăng trưởng người dùng internet tại khu vực châu Á. Số lượng người dùng internet tại Việt Nam tính từ năm 2003 vào khoảng 804 ngàn người đến tháng 6/2013 đã tăng đến 32,5 triệu người, chiếm 36% tổng dân số, tương đương tổng người dùng internet của ba quốc gia: Úc, New Zeanland và Singapore cộng lại.

Share knowledge together 4/62

Page 7: Chiến dịch truyền thông giới thiệu Will.Vn – Hỗ trợ xây dựng cộng đồng và không gian cá nhân cho đời sống trực tuyến.

Diễm, Anh, Hà, Thư, Quân Chiến Dịch truyền thông giới thiệu will.vn – hỗ trợ xây dựng cộng đồng và không gian cá nhân cho đời sống trực tuyến

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 41426%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

0.0

5.0

10.0

15.0

20.0

25.0

30.0

35.0

40.0

3.1

6.3

10.7

14.7

17.7

20.822.5

26.8

30.8 31.232.5

4%

8%

13%

18%

21%

24%26%

32%

35% 35%36%

Số người dùng (Đv: triệu) Tỷ lệ thâm nhập

Tốc độ tăng trưởng internet của Việt nam trong các năm. Đơn vị tính: triệu người (nguồn: ITU)

Với tốc độ tăng trưởng lên đến 4226% trong vòng 10 năm đã giúp Việt Nam giữ vị trí 18 trong 20 quốc gia có số lượng người dùng internet cao nhất thế giới theo thống kê của IWS vào tháng 2/2013. Tính riêng tháng 3/2013, số người sử dụng Internet ở Việt Nam là 16 triệu, tăng thêm 2 triệu so với cùng kỳ năm 2012. Tốc độ tăng trưởng đạt 14%/năm, cao nhất Đông Nam Á, xếp trên Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Phillippines và Singapore. Như vậy Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng internet cao nhất khu vực đồng thời có tốc độ tăng trưởng mạng. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng internet tại Singapore gần như bão hòa, vì dân số thấp và độ phủ của internet gần như tuyệt đối.

Vietnam Indonesia Malaysia Thailand Philippones Singapore02468

1012141618

Mar-12

Mar-13

Biểu đồ tăng trưởng lượng người dùng internet theo quốc giá. (Nguồn ComScore)

Trong khu vực Đông Nam Á, trung bình thời gian dành cho việc online tại Việt Nam trung bình ở mức 26,2 giờ/ tháng, đứng thứ hai sau Thái Lan (27,2 giờ). Theo đó, người dùng internet dưới 35 tuổi dành đến 27,7 giờ cho việc truy cập internet so với nhóm trên 35 tuổi (22,2 giờ). Thời gian sử dụng

Share knowledge together 5/62

Page 8: Chiến dịch truyền thông giới thiệu Will.Vn – Hỗ trợ xây dựng cộng đồng và không gian cá nhân cho đời sống trực tuyến.

Diễm, Anh, Hà, Thư, Quân Chiến Dịch truyền thông giới thiệu will.vn – hỗ trợ xây dựng cộng đồng và không gian cá nhân cho đời sống trực tuyến

internet cũng khác nhau theo giới tính như nữ giới dành đến 27,9 giờ cho việc online nhiều hơn nam giới là 24,2 giờ.

V ietnam

Thailand

Singapore

Philippines

Malaysia

Indonesia

26.2

27.2

16.6

16.4

16

13.5

Thời gian trung bình dành cho việc online tại khu vực Đông Nam Á. Đơn vị tính: Giờ(nguồn: ComScore 3/2013)

Tỷ lệ sử dụng internet tại Việt nam không cao cho thấy cơ sở hạ tầng phát triển internet chưa được đầu tư đúng mức, tuy nhiên Việt Nam vẫn là một thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư dựa vào số lượng người dùng, độ tuổi của họ và thời gian truy cập. We Are Social cho biết vào cuối năm 2012 có 61 triệu người Việt Nam (67%) truy cập internet hàng ngày. Bên cạnh đó NetCitizens thống kê được tỷ lệ sử dụng internet tại các khu vực thành thị của Việt Nam là 58%, so với tỷ lệ đo được vào cuối năm 2011 (56%) thì người dân Việt Nam ở các khu vực thành thị có xu hướng đang tích cực sử dụng internet.

b. Đối tượng sử dụng internet chủ yếu là giới trẻ (15 – 34 tuổi)Theo thống kê của Central Intelligence Agence (CIA) có hơn 50% dân số châu Á dưới 30 tuổi,riêng

tại Việt Nam tổng dân số tính đến tháng 1/2013 tổng dân số đạt khoảng 89 triệu người. Hai nhóm tuổi chiếm tỷ lệ dân số cao nhất là 0-14 tuổi (23,5%) và 35-49 tuổi (21,7%), cao gần gấp hai lần so với nhóm 15-24 tuổi (17,2%) và 25-34 tuổi (17,8%). Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng internet của mỗi nhóm tuổi có độ chênh lệch cách biệ và có xu hướng giảm dần đều theo sự gia tăng về độ tuổi của từng nhóm. Bảng thống kê mới nhất của NetCitizen công bố vào cuối năm 2012 cho thấy nhóm tuổi có tỷ lệ sử dụng internet cao nhất là 15-24 tuổi lên đến 95% (tương đương 14,5 triệu người), nhóm 25-34 tuổi đạt 67% (10,6 triệu người) và nhóm thấp nhất là 50-64 tuổi chỉ với 18% sử dụng internet (2,2 triệu người).Như vậy có thể nhận định: người dùng internet ở Việt Nam chủ yếu là giới trẻ từ 15-34 tuổi

15-24 tuổi

25-34 tuổi

35-49 tuổi

50-64 tuổi

95%

67%

32%

18%

Tỷ lệ truy cập internet của mỗi nhóm tuổi.

(nguồn: NetCitizens)Tính riêng tháng 4/2013 số lượng người dùng internet do ComScore thống kê và chia theo nhóm

tuổi, một lần nữa khẳng định giới trẻ là nhóm tạo ra các xu hướng sử dụng internet với số lượng người dùng chiếm 73%. Trong đó, nhóm tuổi từ 15-24 đạt 6,5 triệu người (40% tổng số người dùng internet tại Share knowledge together 6/62

Page 9: Chiến dịch truyền thông giới thiệu Will.Vn – Hỗ trợ xây dựng cộng đồng và không gian cá nhân cho đời sống trực tuyến.

Diễm, Anh, Hà, Thư, Quân Chiến Dịch truyền thông giới thiệu will.vn – hỗ trợ xây dựng cộng đồng và không gian cá nhân cho đời sống trực tuyến

Việt Nam), đứng thứ nhì là nhóm 25-34 tuổi đạt 5,3 triệu người tương đương 32,8%. Ba nhóm tuổi còn lại chỉ chiếm 27%, tương đương 4,4 triệu người và số lượng người của mỗi nhóm tuổi giảm dần đều theo độ lớn của tuổi.

6.5

5.3

2.4

1.20.8

15-24 tuổi25-34 tuổi35-44 tuổi45-54 tuổiTrên 55 tuổi

Thống kế số lượng người dùng internet theo độ tuổi, tháng 4/2013. Đơn vị tính: triệu người. (nguồn ComScore)

2. Việt Nam bùng nổ về sự phát triển của các trang mạng xã hộiCác số liệu thống kê mới nhất của ComScore (3/2013) cho thấy người dùng internet Việt Nam phần

lớn dành thời gian truy cập mạng xã hội (21,6%) và các trang giải trí (19,3%). Theo số liệu thống kê này của ComScore (3/2013), tại Việt Nam có 88% người sử dụng internet truy cập mạng xã hội và 19% sử dụng mạng xã hội hằng ngày. Trong đó, người dùng có xu hướng truy cập các trang giải trí với độ tiếp cận các website về âm nhạc (80%), tin tức (60%) cao nhất khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, Youtube.com là trang giải trí dẫn đầu độ truy cập tại tất cả các nước Đông Nam Á, riêng tại Việt Nam, 64% chia sẻ các video clip thông qua Youtube, điều này được lí giải bởi con số 8,5 người dùng internet Việt Nam có tài khoản Youtube (25% tổng người dùng internet).

0%10%20%30%40%50%60%70%80%90%

100%

21.6%

15.4%

19.3%

11.5%

KhácTrang buôn bánTrang tin tức/thông tinTrang giải tríTrang dịch vụMạng xã hội

Tỷ lệ thời gian một người dùng internet dành cho các hoạt động trực tuyến (nguồn ComScore 3/2013)

Share knowledge together 7/62

Page 10: Chiến dịch truyền thông giới thiệu Will.Vn – Hỗ trợ xây dựng cộng đồng và không gian cá nhân cho đời sống trực tuyến.

Diễm, Anh, Hà, Thư, Quân Chiến Dịch truyền thông giới thiệu will.vn – hỗ trợ xây dựng cộng đồng và không gian cá nhân cho đời sống trực tuyến

Website Total 15-25 25-34 35-49 50-64

Google 57% 60% 54% 56% 52%Zing 49% 79% 32% 14% 10%Yahoo 28% 34% 28% 21% 14%Facebook 19% 32% 13% 4% 2%Dantri 19% 15% 22% 21% 20%Vnexpress 18% 12% 24% 20% 17%24h 16% 13% 20% 16% 13%Youtube 12% 18% 9% 4% 5%Nhaccuatui 10% 15% 8% 5% 3%Tuoitre 10% 6% 10% 16% 23%

Nguồn: Cimigo NetCitizens

Bên cạnh đó Cimigo cũng đã đưa ra nhận định: giới trẻ có xu hướng truy cập các trang xã hội, trong khi các nhóm tuổi lớn hơn thì lại có khuynh hướng xem tin tức. Bảng thống kê được thực hiện liên tục trong 4 tuần với các số liệu cho thấy ở nhóm tuổi từ 15-24 có tỷ lệ truy cập các trang xã hội như: Zing (79%), Facebook (32%), Youtube (18%), Nhaccuatui (15%) cao gấp hai lần so với các nhóm tuổi còn lại.

Tháng 10/2012 Facebook chính thức vượt qua Zing để trở thành mạng xã hội đứng đầu Việt Nam với 75% tổng thị phần và đạt khoảng 9 triệu người dùng. Tuy nhiên, hiện nay thống kê mới nhất của Cimigo (5/2013), lượng người dùng đang hoạt động tại Facebook lên đến 13,8 triệu người và số lượng thành viên đang hoạt động lại LinkedIn đã đạt 566,239 người, tính đến thời điểm tháng 5/2013.

Biểu đồ tăng trưởng của Facebook và Zing Me từ 3/2012 – 2/2013 (nguồn ComScore)

Thêm vào đó, hầu như độ tiếp cận về các nội dung trên internet của Việt Nam như: Giải trí, Kỹ thuật, Tin nhắn, Games, trang mạng xã hội… luôn cao hơn chỉ số trung bình của Thế Giới và châu Á. Và ComScore đã đưa ra đánh giá: Việt Nam là quốc gia có xu hướng tiếp cận các nội dung về giáo dục, tin nhắn và các trang tin tức. Dựa trên biểu đồ thống kê của ComScore cho thấy độ tiếp cận của người dùng Việt Nam ở nội dung Giáo Dục (50%) cao gần gấp hai lần so với châu Á (26%) và Thế Giới (34%).Nội dung giải trí có độ tiếp cận lên đến 96%, tuy nhiên không cách biệt mấy so với xu hướng của Thế Giới (88%) và châu Á (83%).

Share knowledge together 8/62

Page 11: Chiến dịch truyền thông giới thiệu Will.Vn – Hỗ trợ xây dựng cộng đồng và không gian cá nhân cho đời sống trực tuyến.

Diễm, Anh, Hà, Thư, Quân Chiến Dịch truyền thông giới thiệu will.vn – hỗ trợ xây dựng cộng đồng và không gian cá nhân cho đời sống trực tuyến

Độ tiếp cận các trang nội dung của người dùng internet Việt Nam

Thời gian truy cập của người dùng khác nhau được thống kê dựa trên giới tính như: nữ giới (27,9giờ/tuần) dành nhiều thời gian truy cập internet hơn nam giới (24,2giờ/ tuần) và dân số nữ giới tham gia truy cập internet tại Việt Nam chiếm 47% tổng người dùng. Với những số liệu thu thập được ComScore cho thấy nữ giới có xu hướng tiếp cận các nội dung liên quan đến gia đình, nhà cửa, trang sức mỹ phẩm làm đẹp và nam giới lại có xu hướng tiếp cận với các thông tin thiên về kỹ thuật, thể thao, xe cộ, game…

Share knowledge together 9/62

Page 12: Chiến dịch truyền thông giới thiệu Will.Vn – Hỗ trợ xây dựng cộng đồng và không gian cá nhân cho đời sống trực tuyến.

Diễm, Anh, Hà, Thư, Quân Chiến Dịch truyền thông giới thiệu will.vn – hỗ trợ xây dựng cộng đồng và không gian cá nhân cho đời sống trực tuyến

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM

I. SẢN PHẨM WILL.VNĐa phần đối tượng sử dụng internet thuộc giới trẻ (15-34 tuổi) nhưng nhu cầu sử dụng internet vẫn

chưa được khai thác triệt để, bên cạnh đó là một số yếu điểm của các social networking đang hoạt động tại Việt Nam: giao diện không có khả năng tùy chỉnh, chưa thể hiện cá tính riêng của người dùng, quá nhiều quảng cáo, khó khăn khi truy cập lại các thông tin đã đăng (như Facebook).

Riêng đối với nhóm từ 17-24 tuổi (sinh viên), đặc biệt là sinh năm cuối hoặc công việc học tập gắn với các dự án, đồ án như xây dựng, mỹ thuật, marketing… thì nhu cầu lưu trữ và quản lý các bài tập, cơ sở dữ liệu hoặc việc trao đổi thông tin giữa các thành viên trong nhóm rất cao. Tại một số trường Đại học, Cao đẳng của Việt Nam đang dần áp dụng các cổng thông tin nhằm thu ngắn khoảng cách giữa nhà trường và sinh viên, tuy nhiên các sản phẩm này vẫn còn mang tính một chiều và thụ động. Một số nền tảng social media quốc tế có thể giải quyết các vấn đề vừa nêu, tuy nhiên sinh viên vẫn gặp phải một số rào cản nhất định như: tính phí cao, thao tác phức tạp...

Nhận thấy nhu cầu này, một nhóm sinh viên đến từ trường Đại học Bách khoa TPHCM và Arena FPT đã cùng nhau thực hiện một sản phẩm dành sinh viên với khả năng hỗ trợ tối đa việc học tập (tìm kiếm, lưu trữ, chia sẻ tài liệu) kết hợp khả năng tương tác cao thông qua hình thức xây dựng các cộng đồng và trang thông tin các nhân với thao tác tùy chỉnh linh động. Tuy nhiên, để đạt được các bước phát triển như vậy, nhóm cần sự hỗ trợ về tài chính nhằm củng cố đội ngũ lập trình cũng như được bảo trợ về sản phẩm và ý tưởng. Nhằm thu hút vốn đầu tư, nhóm thành lập Công ty TNHH Will Việt Nam đồng thời giới thiệu sản phẩm Will đến các nhà đầu tư nước ngoài với mong muốn sẽ phát triển sản phẩm tại thị trường quốc tế.Và công ty MCM Technologies chuyên cung cấp các giải pháp phần mềm cho các doanh nghiệp liên quan đến vấn đề quảng cáo, marketing, mua bán… là một trong những nhà đầu tư mà công ty Will đã giới thiệu sản phẩm Will.vn.

Với sự nỗ lực trình bày về tính năng cũng như định hướng phát triển cho sản phẩm Will, MCM Technologies đồng ý cung cấp nguồn vốn giúp xây dựng đội ngũ phát triển nền tảng WILL và sản phẩm Will.vn, đồng thời sẽ được bảo trợ công nghệ lập trình và hỗ trợ công nghệ bảo mật thông tin người dùng. Nhận thấy thị trường quốc tế có rất nhiều sản phẩm có tính năng tương tự Will.vn, khó có sự cạnh tranh, MCM Techonologies đã đồng ý giai đoạn đầu sẽ phát triển Will.vn tại thị trường Việt Nam. Will.vn được định hướng là: mạng xã hội hỗ trợ người dùng tự xây dựng các cộng đồng tương tác và không gian cá nhân trong đời sống xã hội trực tuyến hiện nay với các tính năng tùy chỉnh về giao diện và ứng dụng.

1. Thành viên nhóm sáng lập Will Đặng Vĩnh Phúc:CEO and Co-founder Nguyễn Mậu Quang Vũ: CPO và Co-founder Nguyễn Minh Khôi: Developer Lại Hoàng Nam: Developer Nguyễn Quang Thiện: Developer Nguyễn Ngọc Hoàng: Graphic Designer Nguyễn Trọng Luân: Designer

Share knowledge together 10/62

Page 13: Chiến dịch truyền thông giới thiệu Will.Vn – Hỗ trợ xây dựng cộng đồng và không gian cá nhân cho đời sống trực tuyến.

Diễm, Anh, Hà, Thư, Quân Chiến Dịch truyền thông giới thiệu will.vn – hỗ trợ xây dựng cộng đồng và không gian cá nhân cho đời sống trực tuyến

Để xem thêm, vui lòng truy cập:http://www.weshare.com.vn/vn/tai-lieu-theo-chuyen-nganh/pr---event/chien-dich-truyen-thong-gioi-thieu-will.vn---ho-tro-xay-dung-cong-dong-va-khong-gian-ca-nhan-cho-doi-song-truc-tuyen/408/1

Share knowledge together 11/62