Chỉ số siêu âm thai, cách tính tuổi thai

8
Cách tính tuổi và trọng lượng thai nhi từ các chỉ số Tính tuổi thai và trọng lượng thai từ các chỉ số siêu âm hoặc dựa trên các cơ sở khoa học về thai kỳ là điều được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Nhờ các phương pháp tính chính xác mà các mẹ có thể biết được giai đoạn lâm bồn cũng như nắm được tình hình phát triển củathai nhi trong quá trình mang thai . Dưới đây là các phương pháp tính tuổi thai và trọng lượng thai nhi theo các phương pháp khoa học: 280 hay 266 ngày? Có nhiều cách tính tuổi thai: đo bề cao tử cung, siêu âm, X-quang, tìm điểm cốt hoá xương, xét nghiệm nước ối… xong cách tính thông dụng hiện nay là: 1. Thai nhi phát triển trong tử cung 266 ngày kể từ ngày thụ thai (38 tuần) Nếu như biết chắc ngày thụ thai hay ngày trứng rụng thì tuổi thai được tính từ ngày đó. Nhưng nhiều người kinh nguyệt không đều hoặc không tính được ngày trứng rụng thì cách tính tuổi thai phải dựa vào ngày đầu lần kinh cuối hoặc siêu âm. Phần mềm tính tuổi thai và tính ngày dự sinh 2. Dựa vào ngày thấy kinh lần cuối trước khi có thai: Kể từ ngày thấy kinh lần cuối tới ngày sinh thì mẹ mang thai được kể là 280 ngày (9 tháng 10 ngày hay 40 tuần theo tháng âm lịch 30 ngày). Công thức Naegelée tính ngày dự sinh suy ra tuổi thai theo 280 ngày như sau: Ngày: + 7 Tháng: – 3 (hoặc + 9) Năm: + 1 Ví dụ: ngày tháng của kỳ kinh cuối là mùng 3 tháng 4 Tính ngày: 3 + 7 = 10

description

Chỉ số siêu âm thai, cách tính tuổi thai qua siêu âm

Transcript of Chỉ số siêu âm thai, cách tính tuổi thai

Page 1: Chỉ số siêu âm thai, cách tính tuổi thai

Cách tính tuổi và trọng lượng thai nhi từ các chỉ sốTính tuổi thai và trọng lượng thai từ các chỉ số siêu âm hoặc dựa trên các cơ sở khoa học

về thai kỳ là điều được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Nhờ các phương pháp tính chính xác

mà các mẹ có thể biết được giai đoạn lâm bồn cũng như nắm được tình hình phát triển

củathai nhi trong quá trình mang thai.

Dưới đây là các phương pháp tính tuổi thai và trọng lượng thai nhi theo các phương pháp khoa

học:

280 hay 266 ngày?Có nhiều cách tính tuổi thai: đo bề cao tử cung, siêu âm, X-quang, tìm điểm cốt hoá xương, xét

nghiệm nước ối… xong cách tính thông dụng hiện nay là:

1. Thai nhi phát triển trong tử cung 266 ngày kể từ ngày

thụ thai (38 tuần)Nếu như biết chắc ngày thụ thai hay ngày trứng rụng thì tuổi thai được tính từ ngày đó. Nhưng

nhiều người kinh nguyệt không đều hoặc không tính được ngày trứng rụng thì cách tính tuổi thai

phải dựa vào ngày đầu lần kinh cuối hoặc siêu âm.

Phần mềm tính tuổi thai và tính ngày dự sinh

2. Dựa vào ngày thấy kinh lần cuối trước khi có thai:Kể từ ngày thấy kinh lần cuối tới ngày sinh thì mẹ mang thai được kể là 280 ngày (9 tháng 10

ngày hay 40 tuần theo tháng âm lịch 30 ngày).

Công thức Naegelée tính ngày dự sinh suy ra tuổi thai theo 280 ngày như sau:

Ngày: + 7

Tháng: – 3 (hoặc + 9)

Năm: + 1

Ví dụ: ngày tháng của kỳ kinh cuối là mùng 3 tháng 4 Tính ngày: 3 + 7 = 10 Tính tháng: 4 – 3 = 1 Ngày tháng sinh sẽ là ngày 10 tháng 1 năm sau.

Ví dụ: Nếu ngày tháng của kỳ kinh cuối là mùng 3 tháng 2 thì: Ngày sinh là 3 + 7 = 10 Tháng sinh sẽ là 2 + 9 = 11 Ngày tháng sinh của bé là ngày 10 tháng 11

Page 2: Chỉ số siêu âm thai, cách tính tuổi thai

3. Đo bề cao tử cung suy ra tuổi thai:Điểm mốc 1: từ bờ trên khớp vệ

Điểm mốc 2: đáy tử cung là ranh giới phần rắn của thai với phần mềm của ruột (tử cung lớn lên

về phía rốn).

Vào tháng thứ 1: thai nấp sau xương vệ

Vào tháng thứ 2: nhô cao bằng ¼ đường rốn – vệ (khoảng 4cm)

Vào tháng thứ 3: tử cung cao bằng ½ đường rốn – vệ (khoảng 8cm)

Vào tháng thứ 4: tử cung cao bằng ¾ đường rốn – vệ

Vào tháng thứ 5: tử cung ngang rốn

Vào tháng thứ 6: tử cung cao khoảng 20cm

Vào tháng thứ 7: tử cung ngang bằng ½ đường rốn – ức (khoảng 28cm)

Vào tháng thứ 9: tử cung cao khoảng 32cm.

Từ cách tính trên, Bartholomen đã đưa ra công thức tính tuổi thai (luật phần tư của

Bartholomen):

Thời gian mang thai (tháng) = (bề cao tử cung/4) + 1

Ví dụ đo tử cung cao 20cm thì thai ở tháng thứ 6.

Dựa vào siêu âmĐo chiều dài xương đùi, đường kính lưỡng đỉnh, đường kính ngang bụng… hay kết hợp cả ba

cách…

1. Qua siêu âm đo chiều dài đầu mông (CRL: Crown

Rump Length)Công thức: Tuổi thai (tuần) = CRL (cm) + 6,5

Ví dụ: chiều dài đầu mông 3,5cm tuổi thai sẽ là: 3,5 + 6,5 = 10 (tuần)

2. Dựa vào đường kính lưỡng đỉnh (BPD: Biparietal

Diameter)Số đo qua siêu âm nơi lớn nhất từ trán ra gáy thai nhi:

Công thức tính tuổi thai theo bảng sau:

BPD (cm) 2 3 4 5 6 7 8 9

x 4+ 5

x 4+ 3

x 4+ 2

x 4+ 1

x 4 x 4 x 4 x 4

Tuổi thai (tuần) 13 15 18 21 24 28 32 36

Bảng trên cho thấy: số đo lưỡng đỉnh 2cm, tuổi thai nhi là: (2 x 4) + 5 = 13 tuần

3. Dựa theo chiều dài xương đùi (FL: Femur Length)

FL (cm) 2 3 4 5 6 7 8

Page 3: Chỉ số siêu âm thai, cách tính tuổi thai

x 5+ 6

x 5+ 4

x 5+ 3

x 5+ 2

x 5+ 1

x 5 x 5

Tuổi thai (tuần) 13 15 18 21 24 28 32

Bảng trên cho thấy chiều dài xương đùi 5cm, tuổi thai nhi sẽ là: (5 x 5) + 2 = 27 tuần

Suy ra trọng lượng thai nhi từ siêu âm:1. Dựa số đo đường kính lưỡng đỉnh (BPD) tính trọng

lượng thai nhi theo công thức:Trọng lượng (gam) = [BPD (mm) – 60] x 100

Ví dụ: đường kính lưỡng đỉnh 90mm thì thai nhi cân nặng (90 – 60) x 100 = 3kg

Hoặc theo công thức sau:

Trọng lượng (gam) = 88,69 x BPD (mm) – 5062

Ví dụ: BPD = 90mm, thai nhi cân nặng: 88,69 x 90 – 5062 = 2920g

2. Dựa theo đường kính ngang bụng (TAD) tính trọng

lượng thai nhi theo công thức:Trọng lượng (gam) = 7971 x TAD (mm)/100 – 4995

Ví dụ: TAD = 100mm, thai nhi cân nặng: 7971 – 4995 = 2976g

3. Dựa cả 3 số đo (mm) lưỡng đỉnh (BPD), đường kính

ngang bụng (TAD), chiều dài xương đùi (FL), trọng

lượng thai nhi (Pgam),Tính theo công thức:

Pg = 13,54 x BPD + 42,32 x TAD + 30,53 x FL – 4213,37

Siêu âm là phương pháp tiện lợi để tính tuổi thai và cân nặng. Tuy nhiên, trên đời không có gì

tuyệt đối. Cả những số đo và công thức trên sẽ ít làm ta thoả mãn, nhất là thai nhi ở tuần thứ 34

trở đi. Ấy là chưa kể những thai nhi phát triển bất thường, chẩn đoán còn khó hơn nhiều.

TẤT TẦN TẬT NHỮNG ĐIỀU VỀ SIÊU ÂM THAI MẸ BẦU MUỐN BIẾT

Thời điểm nào nên đi siêu âm thai? Siêu âm để làm gì? Và trước khi siêu âm cần làm gì là tất cả những điều mẹ bầu nào cũng muốn biết.Bà bầu siêu âm bao nhiêu lần là đủ? Siêu âm nhiều – trẻ có nguy cơ giảm thính giácSiêu âm

Page 4: Chỉ số siêu âm thai, cách tính tuổi thai

thường xuyên có tốt cho thai nhi?1. Vì sao phải siêu âm thai? 

Siêu âm là cách ghi lại hình ảnh của thai nhi ở trong bụng mẹ. Nhờ đó mà mẹ không chỉ được nhìn thấy sự phát triển thai nhi mà còn biết được rất nhiều vấn đề xung quanh bé và đặc biệt là sớm biết liệu bé có mắc các dị tật bẩm sinh hay không.

 

2. Tại sao siêu âm lại có thể nhìn thấy được thai nhi?

 

Hình ảnh siêu âm được hình thành bằng cách sử dụng các sóng âm thanh. Máy gửi các sóng âm thanh thông qua cơ thể; sau đó, phản xạ trở lại và chuyển đổi thành một hình ảnh được hiển thị trên màn hình.

Cách siêu âm như sau: bác sĩ sẽ thoa gel dành cho siêu âm lên bụng mẹ bầu, sau đó đầu máy siêu âm được quét qua – quét lại cho đến khi bào thai và nhau thai được hiển thị. Mẹ bầu và người thân có thể nhìn thấy hình ảnh bào thai trên màn hình. 

 

3. Những thời điểm quan trọng nào nên đi siêu âm thai?

 

Theo các bác sĩ sản khoa, trong suốt quá trình thai nghén có 3 thời điểm bắt buộc mẹ bầu phải đi siêu âm thai. 

- Từ tuần 12 -14 của thai kỳ: Đây là thời điểm bác sĩ siêu âm có thể xác định tuổi thai một cách chính xác nhất. Và điều quan trọng hơn của việc siêu âm thai trong thời kỳ này là bác sĩ có thể đo khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể (những bất thường này có thể là nguyên nhân gây bệnh Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành…). 

Nếu bạn mang thai đơn hay đôi thì đây cũng là thời điểm bác sĩ siêu âm có thể cho bạn kết quả chính xác nhất.

- Từ tuần 21 - 24 của thai kỳ: Hầu hết các cơ quan bên trong thai nhi đều được bác sĩ siêu âm kiểm tra để đảm bảo thai phát triển bình thường. Các cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, thận, cánh tay và chân của thai nhi ở thời kỳ này đều có thể được nhìn thấy. 

Ngoài ra, bác sĩ có thể phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan nội tạng. Thời gian này đặc biệt quan trọng còn bởi vì những đình chỉ thai nghén chỉ có thể được thực hiện trước tuần thứ 28.

- Từ tuần 30 - 32 của thai kỳ: Những bất thường xuất hiện muộn như bất thường ở động mạch, tim và một vùng cấu trúc não sẽ được bác sĩ siêu âm phát hiện ở thời điểm siêu âm này. 

Thời điểm nay, khi siêu âm bác sĩ còn kiểm tra dây rốn xem nó còn đủ tốt để vận chuyển dinh dưỡng nuôi bào thai hay không, vị trí của nhau thai và tình trạng nước ối (đục hay trong, nhiều hay ít) cũng được bác sĩ kiểm tra trong lần siêu âm này.

 

4. Siêu âm có gây hại gì cho thai nhi?

 

Page 5: Chỉ số siêu âm thai, cách tính tuổi thai

Chưa có nghiên cứu nào khẳng định việc siêu âm có ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Tuy nhiên mẹ bầu cũng không vì thế mà lạm dụng vì có những vùng rất nhạy cảm với sóng siêu âm như mắt hoặc tuyến sinh dục. Vì chiều theo tâm lý của các bà mẹ mà những vùng này thường bị bác sĩ chụp nhiều nhất nhưng lại không vì mục đích khoa học.

 

5. Siêu âm 2D không tốt bằng 3D, 4D?

 

Nhiều người cho rằng siêu âm 3D rõ ràng hơn, dễ nhìn hơn… nên tốt hơn siêu âm 2D. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, siêu âm 3D chỉ thường dùng trong các trường hợp phát hiện dị tật thai nhi, chứ không đưa ra những chỉ số về kích thước, trọng lượng, tuổi thai nhi chính xác bằng siêu âm 2D.

 

6. Siêu âm sẽ phát hiện dị tật thai nhi?

 

Điều này đúng nhưng không phải trong mọi trường hợp bởi không phải lúc nào các bác sĩ cũng có thể phát hiện ra dị tật thai nhi. Có những trường hợp phải đến khi bé chào đời thì bác sĩ mới phát hiện ra dị tật đó.

 

7. Lưu ý gì trước khi đi siêu âm?

 

Một điều mà những người đã từng mang thai biết rất rõ còn những mẹ mang thai lần đầu còn bỡ ngỡ đó là việc phải uống nhiều nước và nhịn tiểu trước khi đi siêu âm. Khi bạn cảm thấy buồn tiểu chính là lúc siêu âm tốt nhất vì khi đó bàng quang sẽ căng ra và việc siêu âm sẽ dễ dàng hơn, bác sĩ sẽ em bé rõ hơn.

Các chỉ số thường đo trong Siêu Âm thai nhi

 GS : gestational sac diameter (đường kính túi thai)

CRL : crown rump length (chiều dài đầu mông)

BPD : biparietal diameter (đường kính lưỡng đỉnh)

HC : head circumference (chu vi đầu)

AC : abdominal circumference (chu vi bụng)

FL : femur length (chiều dài xương đùi)

AF : amniotic fluid (nước ối)

AFI : amniotic fluid index (chỉ số nước ối)

OFD : occipital frontal diameter (đường kính xương chẩm)

BD : binocular distance (khoảng cách hai mắt)

CER : cerebellum diameter (đường kính tiểu não)

THD : thoracic diameter (đường kính ngực)

TAD : transverse abdominal diameter (đường kính cơ hoành)

Page 6: Chỉ số siêu âm thai, cách tính tuổi thai

APAD : anteroposterior abdominal diameter (đường kính bụng từ

trước tới sau)

FTA : fetal trunk cross-sectional area (thiết diện ngang thân thai)

HUM : humerus lenght (chiều dài xương cánh tay)

Ulna : ulna length (chiều dài xương khuỷu tay)

Tibia : tibia length (chiều dài xương ống chân)

Radius: Chiều dài xương quay

Fibular: Chiều dài xương mác

TDD: Đường kính ngang bụng

APTD: Đường kính trước và sau bụng

EFW : estimated fetal weight (khối lượng thai ước đoán)

GA : gestational age (tuổi thai)

EDD : estimated date of delivery (ngày sinh ước đoán) 

Các thuật ngữ liên quan khác

LMP : last menstrual period (giai đoạn kinh nguyệt cuối)

BBT : basal Body Temperature (nhiệt độ cơ thể cơ sở)

FBP : fetus biophysical profile (sơ lược tình trạng lý sinh của thai)

FG : fetal growth (sự phát triển thai)

OB/GYN : obstetrics/gyneacology (sản/phụ khoa)

FHR : fetal heart rate (nhịp tim thai)

FM : fetal movement (sự di chuyển của thai)

FBM : fetal breathing movement (sư dịch chuyển hô hấp)

FT : fetal tensionPL : placenta level (đánh giá mức độ nhau thai)