Chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Trên phương ...€¦ · bằng...

29
Chquyn hai qun đảo Hoàng Sa và Trường Sa Trên phương diện pháp lý Trn Vit Bc & Đinh Thái Sơn I. LI MĐẦU Theo nhng dn chứng qua phương diện lch sthì quần đảo Hoàng Sa và phn lớn các đảo quần đảo Trường Sa Biển Đông là của Vit Nam. Tuy nhiên hin nay, Trung Quc (Trung Hoa Cng Sn - China) 1 đã dùng vũ lc chiếm toàn bquần đảo Hoàng Sa. Ti quần đảo Trường Sa, Trung Quc chiếm 7 rạn san hô vòng, Đài Loan (Taiwan) chiếm đảo Ba Bình (Itu Aba - Thái Bình) và 1 rn san hô, Phi Lut Tân chiếm 7 đảo và 3 rn san hô, Mã Lai (Malaysia) chiếm 7 rạn san hô, Brunei đòi chủ quyn rn san hô Louisa, Vit Nam hin đang kim soát 21 thc thgm 7 đảo san hô / cn và 14 rn san hô. Mt việc phi lý đặc bit là Trung Quc đưa ra đường “chín đoạn”, hay cũng gọi là đường “lưỡi bò”, bao gồm 80% ca biển Đông và tuyên bố là “chquyn không thtranh cãi”. Trung Quc với ý định độc chiếm Biển Đông, nên hnêu lên nhng sliu ngy to và không trưng ra một bng chng pháp lý nào có thhtrcho đường “chín đoạn” này. Chquyn ca Vit Nam vquần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được công nhn tlâu, đặt căn bn ca trên nhng Công ước và Hiệp Ước quc tế quan trọng. Các văn kiện pháp lý này đã khẳng định chquyn ca Vit Nam qua hai thi kỳ, đó là trước sau Công Ước Liên Hip Quc vLut Biển năm 1982, gọi tt là UNCLOS (United Nations Convention on the Law Of the Sea), có hiu lc tngày 16 tháng 11 năm 1994. Để tranh ly chquyn vhai qun đảo Hoàng Sa và Trường Sa ca Vit Nam, Trung Quc thường đưa ra lun điệu “chquyn không thtranh cãi” trước công lun quc tế vhai qun đảo mà hgi là Tây Sa (西沙) và Nam Sa (南沙). Vqun đảo Hoàng Sa, ngày 19 tháng 1 năm 1974, Trung Quc đã chiếm toàn bqun đảo Hoàng Sa ca VNCH bng vũ lc và chiếm đóng qun đảo này đến ngày nay (2015). Hin ti ba quc gia là Vit Nam, Trung Quc và Đài Loan cùng có tranh chp vchquyn ca toàn thqun đảo HS, da trên phương din lch spháp lý. Trung Quc vi lun điệu “chquyn 1 Danh t“Trung Quốc” được dùng trong bài viết này, để thay tên Trung Hoa thi xưa, cũng như tên chính thc là “Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa” (Cộng Sn Trung Hoa) lc địa.

Transcript of Chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Trên phương ...€¦ · bằng...

Chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Trên phương diện pháp lý

Trần Việt Bắc & Đinh Thái Sơn

I. LỜI MỞ ĐẦU

Theo những dẫn chứng qua phương diện lịch sử thì quần đảo Hoàng Sa và phần lớn các đảo ở

quần đảo Trường Sa ở Biển Đông là của Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, Trung Quốc (Trung Hoa

Cộng Sản - China)1 đã dùng vũ lực chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.

Tại quần đảo Trường Sa, Trung Quốc chiếm 7 rạn san hô vòng, Đài Loan (Taiwan) chiếm đảo

Ba Bình (Itu Aba - Thái Bình) và 1 rạn san hô, Phi Luật Tân chiếm 7 đảo và 3 rạn san hô, Mã Lai

(Malaysia) chiếm 7 rạn san hô, Brunei đòi chủ quyền rạn san hô Louisa, Việt Nam hiện đang

kiểm soát 21 thực thể gồm 7 đảo san hô / cồn và 14 rạn san hô.

Một việc phi lý đặc biệt là Trung Quốc đưa ra đường “chín đoạn”, hay cũng gọi là đường “lưỡi

bò”, bao gồm 80% của biển Đông và tuyên bố là “chủ quyền không thể tranh cãi”. Trung Quốc

với ý định độc chiếm Biển Đông, nên họ nêu lên những sử liệu ngụy tạo và không trưng ra một

bằng chứng pháp lý nào có thể hỗ trợ cho đường “chín đoạn” này.

Chủ quyền của Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được công nhận từ lâu, đặt căn

bản của trên những Công ước và Hiệp Ước quốc tế quan trọng. Các văn kiện pháp lý này đã

khẳng định chủ quyền của Việt Nam qua hai thời kỳ, đó là trước và sau Công Ước Liên Hiệp

Quốc về Luật Biển năm 1982, gọi tắt là UNCLOS (United Nations Convention on the Law Of

the Sea), có hiệu lực từ ngày 16 tháng 11 năm 1994.

Để tranh lấy chủ quyền về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc

thường đưa ra luận điệu “chủ quyền không thể tranh cãi” trước công luận quốc tế về hai quần

đảo mà họ gọi là Tây Sa (西沙) và Nam Sa (南沙).

Về quần đảo Hoàng Sa, ngày 19 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc đã chiếm toàn bộ quần đảo

Hoàng Sa của VNCH bằng vũ lực và chiếm đóng quần đảo này đến ngày nay (2015). Hiện tại ba

quốc gia là Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan cùng có tranh chấp về chủ quyền của toàn thể

quần đảo HS, dựa trên phương diện lịch sử và pháp lý. Trung Quốc với luận điệu “chủ quyền

1 Danh từ “Trung Quốc” được dùng trong bài viết này, để thay tên Trung Hoa thời xưa, cũng như tên chính thức là

“Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa” (Cộng Sản Trung Hoa) ở lục địa.

không thể tranh cãi”, dựa căn bản trên “những chứng cứ lịch sử(?)” và “công hàm Phạn Văn

Đồng năm 1958” để bảo vệ “cái gọi là” chủ quyền của họ.

Tranh chấp về chủ quyền toàn bộ hay một phần của quần đảo Trường Sa phức tạp hơn, với 7

quốc gia có liên quan đến vấn đề này:

- Tranh chấp toàn bộ chủ quyền quần đảo Trường Sa là Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan.

- Phillipines nêu tranh chấp từ năm kể từ năm 1951.2

- Malaysia đưa tranh ra chấp từ năm 19833 đòi hỏi chủ quyền một phần của quần đảo Trường Sa.

- Brunei nêu ra tranh chấp bãi đá ngầm Louisa và vùng độc quyền kinh tế (EEZ) gần về phía lãnh

thổ của mình từ năm 1984.4

Trên phương diện pháp lý, Việt Nam có chủ quyền trên hai quần đảo này.

Sau đây là những khảo sát về chủ quyền dựa trên phương diện pháp lý.

II. THỤ ĐẮC LÃNH THỔ

Trong thời gian từ khoảng thế kỷ thứ XV đến đầu thế kỷ thứ XX (trước Đệ Nhất Thế Chiến),

theo như luật quốc tế có tính cách truyền thống (“luật theo thời điểm”), thì một quốc gia có thể

có được chủ quyền lãnh thổ qua những cách thức như sau:

A. Phương thức thụ đắc lãnh thổ

1- Chiếm cứ (territorial occupation)

Phát hiện và chiếm cứ ban đầu (discovery and inchoate occupation) với chứng cứ về một “lãnh

thổ vô chủ” (terra nullius)5 , vùng đất này không thuộc về bất cứ quốc gia nào, hành động này đã

tạo được “danh nghĩa” (title) về lãnh thổ chiếm cứ.

Tuy nhiên việc phát hiện ra lãnh thổ vô chủ chưa đủ để có chủ quyền, quốc gia chiếm hữu lãnh

thổ này phải có ý chí chiếm cứ (intention to occupy), đồng thời phải có hành động thực thi

quyền hạn cho việc chiếm hữu thật sự, đây được coi như sự chiếm cứ hiệu quả (effective

occupation). Quốc gia chiếm cứ phải coi lãnh địa này như lãnh thổ của mình, với việc thiết lập

quyền kiểm soát và quản trị có hiệu quả (effective control and administration) trong một khoảng

thời gian hữu lý, như đặt cơ quan hành chính, khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế và phải

2 Monique Chemillier-Gendreau, “Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands”, 2000, trang 41.

3 Monique Chemillier-Gendreau, sđd, trang 46

4 http://www.globalsecurity.org/military/world/war/spratly-claims.htm

5 Peter Malanczuk: “Akehurst's Modern introduction to international law”, ấn bản lần thứ 7, trang 18,19, 148.

tuyên bố về chủ quyền trên lãnh thổ này 6. Sự chiếm cứ phải do quốc gia chiếm cứ thi hành,

không do tư nhân, công ty hay lực lượng nào khác, ngoại trừ đây là những tổ chức đại diện được

chính phủ của quốc gia đó uỷ quyền.

Sự chiếm cứ cũng có hiệu lực như đã nêu trên đối với lãnh thổ đã từ bỏ (abandon territory) bởi

một quốc gia khác.

2- Chuyển nhượng (territorial cession)

Ngoài việc chiếm cứ hiệu quả, một quốc gia cũng có thể thụ đắc lãnh thổ qua việc mua lại 7 hay

do sự chuyển nhượng (cession) từ một quốc gia khác mà quốc gia này đã có chủ quyền8. Tuy

nhiên quốc gia được nhượng sẽ không có quyền nào lớn hay nhiều hơn phía quốc gia nhượng

lãnh thổ đã từng có.

3- Thụ đắc lãnh thổ theo thời hiệu (territorial prescription)

Một hình thức có được chủ quyền lãnh thổ là sự thụ đắc chủ quyền theo thời hiệu

(prescription), đó là một quốc gia chiếm hữu hiệu quả trên thực tế lãnh thổ của quốc gia khác,

trong một thời gian dài và không có sự tranh chấp của quốc gia khác, đã tạo nên chủ quyền về

lãnh thổ của quốc gia chiếm hữu lãnh thồ này9.

4- Hoạt động bồi đắp của thiên nhiên (accretion)

Sự thụ đắc lãnh thổ qua việc bồi đắp của thiên nhiên, như phù sa hay núi lửa tạo thành đảo hay

làm rộng thêm lãnh thổ đã có.

5- Sự xét xử (adjudication)

Sự xét xử của toà án quốc tế cũng là một phương thức để thụ đắc lãnh thổ, tuy nhiên xét xử

không cung cấp cho một quốc gia bất cứ lãnh thổ nào mà họ chưa sở hữu10

.

6- Chinh phục (conquest)

6 Monique Chemillier-Gendreau, sđd, trang 37.

The Berlin Conference: The General Act of Feb. 26, 1885, Article 35.

http://www.africafederation.net/Berlin_1885.htm

7 Trường hợp Hoa Kỳ mua lại Alaska của Nga.

8 Trường hợp nước Trung Hoa nhượng Hồng Kông cho Anh quốc.

9 Trường hợp đảo Palmas (thuộc Indonesia ngày nay).

10 Peter Malanczuk, sđd, trang 151. Trường hợp tranh chấp Taba là một mảnh đất nhỏ (3.7 km

2) trên bờ biển phía

tây của Vịnh Aqaba, giữa Israel và Ai Cập.

Thế kỷ 19, luật quốc tế cho phép sự thụ đắc lãnh thổ bằng cách chinh phục, không giới hạn

quyền của các quốc gia dùng vũ lực để thôn tính hay xâm lăng.

Thế kỷ 20, từ năm 1928, hiệp ước Kellogg–Briand được ký, đến sau Thế Chiến thứ 2, đã có sự

tiến triển luật pháp quốc tế liên quan đến việc dùng vũ lực để thụ đắc lãnh thổ bằng việc xâm

lược.

- Năm 1945, sau Thế Chiến thứ 2, Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (United Nations Charter) được

ký kết bởi 50 quốc gia, ngăn cấm việc thụ đắc lãnh thổ bằng vũ lực với điều 2(4) 11

.

- Năm 1970, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc (the United Nations General Assembly) tuyên bố là

việc“thụ đắc lãnh thổ từ việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực là không hợp pháp”. Tuy nhiên sự

ngăn cấm này không áp dụng cho trường hợp nội chiến12

.

B. Những ảnh hưởng đến sự thụ đắc lãnh thổ

Đây không phải là phương thức thụ đắc lãnh thổ nhưng là những yếu tố ảnh hưởng đến việc này.

1- Đồng thuận, công nhận và nguyên tắc “không cho phủ nhận” (acquiescence,

recognition, and estoppel)

- “Đồng thuận” (acquiescence) theo nghĩa đơn giản là “chấp thuận ngầm”, tuy nhiên trên

phương diện pháp lý thì ý nghĩa có tính cách khắt khe hơn: Khi lãnh thổ bị quốc gia khác xâm

chiếm, nếu quốc gia có chủ quyền về lãnh thổ này không phản đối thì coi như “đồng thuận”13

.

Điển hình là dùng cách phản đối bằng ngoại giao để khẳng định chủ quyền về lãnh thổ khi gặp

hoàn cảnh này để tránh sự “đồng thuận”.

- “Công nhận” (recognition) khác với sự “đồng thuận”, “công nhận” thể hiện sự chấp thuận hay

đồng ý bằng hành động.

11

United Nations Charter (Hiến Chương Liên Hiệp Quốc): Article 2

4. All Members shall refrain in their international relations from the threat or use of force against the territorial

integrity or political independence of any state, or in any other manner inconsistent with the Purposes of the United

Nations.

4. Tất cả các Thành viên từ bỏ việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự toàn vẹn

lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc bằng cách khác trái với những Mục đích của Liên

Hiệp Quốc.

12 Như trường hợp một phần dân của một quốc gia thành công trong việc dựng một quốc gia mới bằng cách chiến

thắng một cuộc nội chiến với phe ly khai.

13 Peter Malanczuk, sđd, trang 150: Trường hợp đảo Palmas (thuộc Indonesia ngày nay): Thiếu sự phản đối của Tây

Ban Nha để chống lại hành động xâm chiếm của Hòa Lan.

- Nguyên tắc “không cho phủ nhận” (estoppel) là khi một quốc gia tuyên bố về một sự kiện

và quốc gia khác có hành động dựa trên sự tuyên bố này, luật không cho phép quốc gia đã tuyên

bố phủ nhận sự thật về tuyên bố của họ, nếu quốc gia có hành động tin tưởng vào tuyên bố này bị

thiệt hại.

2- Luật liên thời gian (Intertemporal law)

Sự thụ đắc lãnh thổ phụ thuộc vào pháp luật có hiệu lực tại thời điểm thụ đắc, luật hồi tố không

được áp dụng. Vấn đề này nêu lên nhiều trường hợp pháp lý quan trọng về chủ quyền lãnh thổ do

sự chinh phục14

.

3-Lập luận về chủ quyền (sovereignty arguments)

Trong việc tranh chấp lãnh thổ, sự tiếp giáp địa lý (geographical contiguity) cũng như tính liên

tục lịch sử (historical continuity) và sự tự quyết (self-determination) của dân tộc, thường được

dùng làm luận điểm cho chủ quyền. Tuy nhiên đây là những nguyên tắc thiếu tính cách pháp lý

và không tạo nên chủ quyền lãnh thổ (trường hợp Bắc Ái Nhĩ Lan).

IV. Công Ước Liên Hiệp Quốc về luật biển - UNCLOS 1982

(United Nations Convention on the Law of the Sea 1982) - Gọi tắt là Công Ước Luật Biển

Liên Hiệp Quốc thông qua Công Ước Luật Biển ngày 10 tháng 12 năm 1982 và có hiệu lực từ

tháng 11 năm 1994 khi có được 60 quốc gia phê chuẩn. Đầu năm 2015 có 166 quốc gia và Cộng

Đồng Âu Châu đã tham gia Công Ước Luật Biển 15

.

14

Peter Malanczuk, sđd, trang 157: Trường hợp Ấn Độ chiếm Goa (tiểu bang phía tây của Ấn Độ) năm 1961.

15 Hoa Kỳ không là thành viên của UNCLOS.

QUANG TRI

SAVANAKHET

SARAVA

CHAMPASAKATTAPU

STOENG TReNG

KON TUM

BINH ÐINH

GIA LAI

RoTaNoKIRI

MoNdOLKIRI

ÐÁC LÁC

PHÚ YÊN

KHÁNH HOA

SÔNG BÉ

Hon Tre

Vinh Cam Ranh

SOC TRANG

CÂN THO

LÂM ÐÔNG

BA RIA-VUNG TAU

LONG AN

TIÊN GIANG

BINH THUÂN

TRA VINH

Ðao Phú Quy

SAIGON

PALAWAN

BIÊN ÐÔNG,

,'

,

.

`.

`

`

`

` `

.

.~

``

`

,

VUNG THÊM LUC ÐIA

(Không quá 350 hai ly)

CONTINENTAL SHELF

`` . .

,

EEZ (Exclusive Economic Zone)

VUNG ÐÔC QUYÊN KINH TÊ

(Không quá 200 hai ly).``,

VUNG TIÊP GIÁP LANH HAI

(12 hai ly tu duong lanh hai)`

`-

,~,, , ,, ~`

LANH HAI

(12 hai ly tu duong co so)`

,~

`, , , , , ,,

ÐUONG CO SO`,, , ,,

.

,NÔI THUY

,NÔI THUY.

Macclesfield bank

QUÂN ÐAO HOANG SA``,

,`QUÂN ÐAO TRUONG SA`

, ,

Lanh thô

Nôi

thuy

Lanh

hai

Tiêp

giap

lanh

hai

~

~

~

,

,

,

,

Ðu

on

g c

o s

o`,,

,,,

Vung Ðôc Quyên Kinh Tê` `..

Vung Thêm Luc Ðia ` .` .

Biên ca, ,

(12

hai

ly)

.,

.(1

2 h

ai l

y)

,

(Không quá 350 hai ly),

(200 hai ly),

Ðao,

http://www.geolimits.com/wp-content/uploads/2008/07/Shelf.jpg

A- Sơ lược một số quy định theo Công Ước Luật Biển (UNCLOS).

Các vùng biển thuộc về một quốc gia được phân định theo Công Ước Luật Biển như sau:

1- Đường cơ sở (baseline)

Do quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo định ra phù hợp với công ước, dùng làm căn bản để

xác định các vùng biển có chủ quyền. Có hai loại đường cơ sở:

a- Đường cơ sở thông thường (Normal baseline)16

là mức thủy triều trung bình trong nhiều năm

ở lúc thấp nhất. Dù đường cơ sở này phản ảnh đúng đắn, tuy nhiên khó áp dụng trong thực tế nên

ít có quốc gia nào áp dụng phương pháp này.

b- Đường cơ sở thẳng (Straight baselines)17

là những đoạn thẳng nối những điểm ngoài cùng của

lãnh thổ ra hướng biển, khi thủy triều trung bình trong nhiều năm ở lúc thấp nhất. Đây là phương

pháp phổ biến nhất mà các quốc gia áp dụng. Việt Nam hiện đang áp dụng phương pháp này với

11 điểm18

nối các đoạn thẳng thành đường cơ sở.

16

UNCLOS điều 5

17 UNCLOS điều 7

Đường cơ sở dùng làm căn bản để phân định các vùng biển khác liên quan đến chủ quyền của

một quốc gia.

Nội thủy (internal waters) là vùng biển từ đường cơ sở đến lãnh thổ của quốc gia ven biển hay

quốc gia quần đảo.

2- Lãnh hải (territorial sea)19

Khoảng cách 12 hải lý từ đường cơ sở ra hướng biển cả là vùng lãnh hải, quốc gia ven biển

hay quốc gia quần đảo có hoàn toàn chủ quyền về vùng biển này, tuy nhiên không tuyệt đối. Tàu

bè dân sự được hưởng quyền “qua lại không gây hại” ("Innocent passage")20

.

3- Vùng tiếp giáp lãnh hải (contiguous zone)21

Khoảng cách 24 hải lý từ đường cơ sở ra hướng biển cả và khoảng cách 12 hải lý từ vùng lãnh

hải. Quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo có thể thi hành sự kiểm soát cần thiết, để ngăn

ngừa những vi phạm đối với các luật và quy định hải cảng, thuế khóa, y tế hay nhập cư.

4- Vùng độc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone - EEZ)22

Khoảng cách không quá 200 hải lý từ đường cơ sở ra hướng biển cả. Quốc gia ven biển hay quốc

gia quần đảo có quyền quản trị, khai thác tài nguyên thiên nhiên trong lòng biển cũng như đáy

biển, có quyền thiết lập và sử dụng các đảo nhân tạo, các hệ thống máy móc và các công trình

kiến trúc trong vùng EEZ- có quyền nghiên cứu về khoa học biển- bảo vệ và giữ gìn và môi

18

Điểm Cơ Sở:

A1 Tại Hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang N9015’0 E103

027’0

A2 Tại Hòn Đá Lẻ ở Đông Nam Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau. N8022’8 E104

052’4

A3 Tại Hòn Tài Lớn, Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu. N8037’8 E106

037’5

A4 Tại Hòn Bông Lang, Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu N8038’9 E106040’3

A5 Tại Hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu N8039’7 E106

042’1

A6 Tại Hòn Hải - nhóm đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. N9058’0 E109

005’0

A7 Tại Hòn Đôi, tỉnh Khánh Hòa. N12039’0 E109

028’0

A8 Tại mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên. N12053’8 E109

027’2

A9 Tại Hòn Ông Căn, tỉnh Bình Định. N13054’0 E109

021’0

A10 Tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. N15023’1 E109

009’0

A11 Tại đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị. N17010’0 E107

020’6

19

UNCLOS, điều 3.

20 UNCLOS, phần 3, mục 3, điều 17- 21, mục 4, điều 45, 52.

21 UNCLOS, mục 4, điều 33.

22 UNCLOS, phần 5, điều 55, 57.

trường biển. Khi có tranh chấp về việc chồng lấn về vùng EEZ thì việc này “phải được giải quyết

trên căn bản công bằng và chú ý đến tất cả mọi hoàn cảnh thích đáng” 23

.

5- Thềm lục địa (continental shelf) 24

Thềm Lục-địa giới-hạn theo UNCLOS bởi một trong những điều kiệnsau:

a - Đường giới hạn:

- Khoảng cách không quá 350 hải lý từ đường cơ sở ra hướng biển cả.

- Cách 100 hải lý đường nối liền các điểm có độ sâu 2500 m

b- Đường công thức:

- Theo cách Hedberg: Từ đường nối các điểm chân dốc thềm lục địa (foot of continental slope)

không quá 60 hải lý.

- Theo cách Gardiner: Từ đường nối các điểm nới có độ dày đá trầm tích (Sediment thickness)

1%, không quá 60 hải lý.

Nếu rìa lục địa theo tính cách địa lý nằm dưới khoảng cách 200 hải lý từ đường cơ sở, thì thềm

lục địa theo tính cách pháp lý là 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

Các quốc gia ven biển có thể kết hợp các cách thức trên để có lợi nhất cho mình.

Quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo có thể thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên trong

lòng biển cũng như đáy biển trong vùng Thềm Lục Địa theo tính cách pháp lý.

23

UNCLOS, điều 59.

24 UNCLOS, phần 6, điều 76.

Đường cơ sở về biển của Việt Nam

(Trích dẫn từ một phần bản đồ của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trong bài:

Limits in the Seas, #99, STRAIGHT BASELINE: VIETNAM)25

25

http://www.state.gov/documents/organization/58573.pdf

Bản đồ biển Đông

http://paracels.freetzi.com/images/BanDoBienDong.jpg

Thềm lục địa ở biển Đông

Nguồn: International Ocean Discovery Program26

26

Copyright Statement: “Expedition maps are provided for free use by researchers, policy makers, the media, and

the public.”

http://publications.iodp.org/preliminary_report/349/349_f8.htm

B- Những quy định theo UNCLOS liên quan đến hai quần đảo

Hoàng Sa và Trường Sa

Đảo theo như quy định của UNCLOS27

:

1- Vùng đất được thành lập tự nhiên, chung quanh có nước bao bọc, vùng đất này ở trên mặt

nước khi thủy triều lên.

2- Lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng độc quyền kinh tế, thềm lục địa được áp dụng như đất

liền, ngoại trừ như trường hợp dưới đây.

3- Những hòn đảo đá (rocks) nào không thích hợp cho sự cư trú của con người (human) hay

cho một đời sống kinh tế riêng, thì không có vùng độc quyền về kinh tế và thềm lục địa.

Điều khoản 3 này là một quy định không rõ ràng:

- Con người là cư dân hay là quân đội trấn đóng hoặc những người khảo cứu?

- Sự cư trú trong khoảng thời gian nào? Tạm thời hay lâu dài? Trong quá khứ, hiện tại hay

tương lai?

- Đời sống kinh tế riêng có thể giải thích tuỳ tiện để có được vùng độc quyền kinh tế và thềm

lục địa.

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gồm có hàng trăm đảo nhỏ gồm những rạn san hô, đảo đá,

đá ngầm, cồn cát, nằm rải rác trên biển Đông, bao bọc bởi các quốc gia Việt Nam, Malaysia,

Brunei, Philippine và Trung Quốc. Các đảo đều ở trong tình trạng thời tiết khắc nghiệt, nên chưa

bao giờ có người cư trú thường trực trong quá khứ. Vì thế, theo UNCLOS, điều khoản 3 vừa nêu

trên, không đảo nào có vùng độc quyền về kinh thế và thềm lục địa, nếu giải thích trong khuôn

khổ hạn hẹp. Tuy nhiên các đảo thuộc hai quần đảo này có nhiều tài nguyên về hải sản, tiềm

năng lớn về dầu khí, với một số đảo có nước ngọt và thực vật28

. Những điều kiện này có thể tạo

một đời sống kinh tế riêng, sẽ được hưởng quy chế về vùng độc quyền kinh tế và thềm lục địa

theo như UNCLOS với cách giải thích rộng.

Với tính cách địa chất, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều nằm ngoài thềm lục địa của các

quốc gia chung quanh. Vùng biển quanh Hoàng Sa có độ sâu trên 1000m, quanh Trường Sa có

độ sâu trên 3000m, vì thế không một quốc gia nào ở chung quanh hai quần đảo có thể đưa lập

luận dựa trên lý do nằm trên thềm lục địa của mình để tuyên bố chủ quyền.

Mặc dù diện tích các đảo rất nhỏ, nhưng tuyến đường biển giữa hai quần đảo này rất hệ trọng

cho nền kinh tế của châu Á nói riêng và toàn cầu nói chung, cũng như tính cách chiến lược quan

trọng về vấn đề chủ quyền của hai quần đảo này.

27

UNCLOS, phần 7, điều 121.

28 Đảo Phú Lâm ở quần đảo Hoàng Sa

V. Phương diện pháp lý về chủ quyền hai quần đảo Hoàng

Sa và Trường Sa

Trình bày sau đây chỉ chú trọng đến lập luận pháp lý về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và

Trường Sa của Việt Nam so với với Trung Quốc và Đài Loan.

A- Phát hiện và chiếm cứ thực sự quần đảo HS và TS

1- Lập luận của Việt Nam theo sử liệu

Việt Nam đã chiếm hữu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ nhiều thế kỷ trước qua những

sử liệu:

* Sách “Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” (TNTCLĐT) 29

của Đỗ Bá được soạn dưới triều

vua Lê Hy Tông (1676 - 1705), tên Hoàng Sa (“Bãi Cát Vàng”) đã được ghi chú lại tỉ mỉ trong

quyển 1 “Tự Thăng Long chí Chiêm Thành quốc” 30

.

* “Giáp Ngọ niên bình Nam đồ” (1774) của Đoan quận công Bùi Thế Đạt (1704-1778) có ghi địa

danh “Bãi cát vàng” (Hoàng Sa).

* Sách “Hải ngoại kỷ sự” (HNKS) của Hoà thượng Thích Đại Sán, người tỉnh Chiết Giang,

Trung Hoa cũng đã có đoạn viết về Hoàng Sa với tên “Vạn Lý Trường Sa”, sự miêu tả cũng như

trong sách TNTCLĐT của Đỗ Bá.

* Ngoài ra còn một số lượng lớn về tài liệu lịch sử cũng như bản đồ của Việt Nam, chứng tỏ chủ

quyền Hoàng Sa và Trường Sa như Đại Nam Thực Lục Tiền Biên (1600–1775) , Đại Nam Thực

Lục Chính Biên, Giáp Ngọ Bình Nam Đồ (1774), Phủ Biên tạp lục (1776), Lịch Triều Hiến

Chương Loại Chí (1821), Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ (1838), Việt sử thông giám cương mục

(1876), Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ, Đại Nam Nhất Thống Chí, v.v...

Bên cạnh những sử liệu chính thức của Việt Nam, tài liệu và những bản đồ của các nước phương

Tây đã là những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam.

29

Sách được lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm ký hiệu A.2628: “Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát

Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm đứng dựng giữa biển. Từ cửa biển Đại Chiêm đến cửa Sa Vinh mỗi lần có gió

tây nam thì thương thuyền các nước đi ở phía trong trôi dạt ở đây, đều cùng chết đói hết cả. Hàng hóa thì đều để

nơi đó. Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng Chạp đưa 18 chiếc thuyền đến đây lấy hàng hóa, được phần nhiều là vàng

bạc tiền tệ súng đạn. Từ cửa Đại Chiêm vượt biển đến đây thì phải mất một ngày rưỡi. Từ cửa Sa Kỳ đến đây thì

phải nửa ngày. Chỗ bãi cát dài ấy cũng có đồi mồi. Ngoài cửa biển Sa Kỳ có một hòn núi, trên núi sản xuất phần

nhiều là cây dầu, gọi là trường dầu, có đặt quan tuần sát…”

30 http://baophuyen.com.vn/367/117137/dia-danh-hoang-sa-trong-toan-tap-thien-nam-tu-chi-lo-do-thu-cua-do-

ba.html

2- Lập luận của Trung Quốc theo tài liệu cổ

Dù qua các sử liệu có tính cách không chính thống, hay cố tính nhầm lẫn về sự phát hiện hai

quần đảo 31

, Trung Quốc chưa từng chiếm hữu bất cứ lãnh thổ nào ở biển Đông, kể từ đầu thế kỷ

20 trở về trước. Bản đồ của Trung Hoa thời nhà Thanh, điểm cực nam chỉ tới hết đảo Hải Nam.

a- Những sách tham khảo của Trung Hoa về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Về việc phát hiện và chiếm cứ, Trung Hoa đặt lập luận trên sách “Ngã Quốc Nam Hải Chư Ðảo

Sử Liệu Hối Biên” (我國南海諸島史料滙编) của nhóm nghiên cứu gồm nhiều học giả của

Trung Quốc do Hàn Chấn Hoa ( 韩 振 华-Hán Zhèn Huá) làm chủ biên. Tuy nhiên, sách này

nhiều điều có tính cách bịa đặt, thay đổi nội dung từ những sách tham khảo 32

. Sách này được bộ

Ngoại Giao của THCS dùng làm căn bản cho những luận điểm của họ về chủ quyền HS và TS

với một số lượng sách cổ tiêu biểu như sau:

- Dị vật chí (异物志) của Dương Phu đời Đông Hán.

- Phù Nam Truyện (扶南传: Chuyện Phù Nam) của Khang Thái ở Đông Ngô.

- Đảo di chí lược (岛夷志略) của Uông Đại Uyên thời nhà Nguyên.

- Thái Bình Ngự Lãm (太平御覧) đời Tấn.

- Nhĩ Nhã (尔雅) của Quách Phác đời Tấn.

- Chư Phiên chí (諸蕃志) của Triệu Nhữ Quát đời Tống.

- Quỳnh Châu Phủ chí (瓊州府志) đời Thanh.

Cùng với một số sách cổ khác. Tuy nhiên, những sách này không phải là chính sử, mà chỉ là

những chuyện kể lại, nhiều khi có tính cách hư cấu, không thể là những sách tham khảo đáng

được tin tưởng.

31

“China’s false memory syndrome”, Bill Hayton

32 Hồ Bạch Thảo:“Phản biện lập luận của nhà nghiên cứu Hàn Chấn Hoa” về sách “Ngã Quốc Nam Hải Chư Ðảo

Sử Liệu Hối Biên” (我國南海諸島史料滙编).

Bill Hayton: “The importance of evidence: fact, fiction and the South China Sea” (http://www.billhayton.com/wp-

content/uploads/2015-AsiaSent-Importance-of-Evidence.pdf). Bản dịch của Phan Văn Song ( http://viet-

studies.info/kinhte/BillHayton_QuanTrongCuaBangChung.htm)

Mohan Malik: “Historical Fiction- China’s South China Sea Claims”

(http://www.worldaffairsjournal.org/article/historical-fiction-china%E2%80%99s-south-china-sea-claims)

b- Những bản đồ cổ của Trung Hoa dẫn chứng về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

- “Hỗn nhất cương lí lịch đại quốc đô chi đồ” (混一疆理歷代國都之圖) năm 1402, thời nhà

Minh. Đây là bản đồ bao gồm nhiều quốc gia (Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam).

Dù có ghi hai chỗ là “Thạch Đường” và một chỗ là “Trường Sa”, tuy nhiên vị trí không hề có

những tương ứng thích hợp33

.

- “Canh lộ bạ” (更路簿) là bản đồ của các ngư dân ở đảo Hải Nam, thời nhà Thanh. Tuy nhiên

bản đồ của những cá nhân không thể dùng để làm bằng chứng đại diện cho Trung Hoa, về việc

khám phá và có chủ quyền trên những quần đảo này, theo như tập quán quốc tế và quan điểm

pháp lý.

* Ngoài hai bản đồ tiêu biểu này và vài bản đồ khác với nhiều sai lạc và mập mờ, bản đồ của

chính Trung Hoa, cũng như vô số bản đồ khác của phương Tây đã phản biện lại lập luận này.

Điều này chứng tỏ rằng lãnh thổ Trung Quốc chỉ tới phía cực nam của đảo Hải Nam.

B- Việt Nam: Việc thực thi chủ quyền và quản trị hiệu quả liên tục

trong hòa bình.

Một lãnh thổ được phát hiện chưa đủ để có chủ quyền, phải chiếm hữu thực thụ và phải thực thi

chủ quyền cùng với việc quản trị hữu hiệu trong hòa bình.

1- Sự quản trị hiệu quả và thực thi chủ quyền của Việt Nam thời quân chủ

a- Những tài liệu cổ và sử liệu

Sự ghi lại việc thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:

*Sách “Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” của Đỗ Bá cho biết các chúa Nguyễn lập hải đội

Hoàng Sa, để tuần tra và đặt quan tuần sát ở Hoàng Sa. Đây là tài liệu cổ nhất cho biết các chúa

Nguyễn ở Đàng Trong đã thiết lập việc thực thi chủ quyền “ít ra là trước năm 1653, năm cuối

cùng khi Đỗ Bá có thể đã vẽ xong bản đồ của ông”34

.

33

“VỀ ĐỊA DANH VÀ VỊ TRÍ VẠN LÝ TRƯỜNG SA – VẠN LÝ THẠCH ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA ĐỒ HÀNG

HẢI THỜI MINH Ở THƯ VIỆN ĐẠI HỌC OXFORD”, tác giả Phạm Hoàng Quân.

Nguồn: http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/ve-dia-danh-va-vi-tri-van-lu-truong-sa-2013-van-lu-thach-

duong-tren-dia-do-hang-hai-thoi-minh-o-thu-vien-dai-hoc-oxford

34 Trích từ Bạch Thư của VNCH: ‘Ở hải phận quốc tế, có một quần đảo dài 400 ly và rộng 200 ly có tên là ''Bãi Cát

Vàng....Bản dịch sau đây là từ phần ghi chú của Đỗ Bá:“... Mỗi năm trong suốt tháng cuối cùng của mùa đông, các

vị vua nhà Nguyễn thường phái đến các đảo này một hạm đội gồm 18 tàu buồm để vớt các chiếc tàu đắm. Họ thu

được rất nhiều vàng, bạc, tiền đúc, súng ống và đạn dược”.’

*Sách “Hải ngoại kỷ sự” 35

(1695) của Hoà thượng Thích Đại Sán, người Trung Hoa (hai sách

“Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” và “Hải ngoại kỷ sự” ghi lại tương tự như nhau về việc

cho thuyền ra thu sản vật hàng năm ở Hoàng Sa).

35

Nguồn: http://m.f29.img.vnexpress.net/2012/07/28/anh3-1349862350_480x0.jpg

Nguyên văn từ: http://biendong.net/cn/--analysis/1726-2013-12-02-08-09-59.html

阮主时期的海洋海岛与释大汕和尚《海外纪事》中有关黄沙的记录

(Nguyễn chủ thời kỳ đích Hải dương hải đảo dữ Thích Đại Sán hoà thượng (Hải ngoại kỷ sự) trung hữu quan

Hoàng Sa đích ký lục)

“客有言: 歸帆風信, 須及立秋前後半月,西南風猛, 一帆風順四五日夜便抵虎門.

處暑後北風漸起, 水向東流,南風微弱, 不敵東歸流急, 難保為穩便矣. 蓋洋海中橫亘沙

磧, 起東北直抵西南, 高者璧立海上, 低或水平沙面, 粗硬如鐵, 船一觸即成虀粉. 闊百

許里, 長無算, 名萬里長沙.渺無草木人煙, 一失風水漂至, 縱不破壞, 人無水米, 亦成餒

鬼矣. 去大越七更路, 七更約七百里也.先國王時, 歲差澱舍往拾壞船金銀器物云. 秋風

潮涸, 水盡東洄, 一浪所湧, 即成百里, 風力不勁, 便有長沙之憂.”。(

《四库全书》中的《海外纪事》,卷三,24页)。

Trần Văn Quyến dịch trong bài viết: “Sử liệu Trung Quốc minh chứng chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa”

... Nội dung đoạn văn đó như sau:

"Khách có người bảo…giữa biển có dải cát đá nằm ngang, chạy dài từ Đông Bắc qua Tây Nam; cao như vách

tường đứng trên biển, chỗ thấp cũng ngang mặt nước; mặt cát khô rắn như sắt, rủi thuyền chạm phải ắt tan tành;

bãi cát rộng cả trăm dặm, chiều dài thăm thẳm chẳng biết bao nhiêu mà kể, gọi là "vạn lý trường sa" mù mịt chẳng

thấy cỏ cây nhà cửa, nếu thuyền bị trái gió trái nước tất vào, dầu không tan xác, cũng không có gạo, nước trở thành

ma đói. Khoảng cách đến Đại Việt là bảy canh đường, bảy canh khoảng 700 dặm. Thời quốc vương trước, hàng

năm có sai thuyền đánh cá đi dọc theo bãi cát lượm vàng bạc khí cụ của các thuyền thu tất vào. Mùa thu nước

dòng cạn, chảy rút về hướng đông, bị một ngọn sóng đưa đi thuyền có thể trôi xa cả trăm dặm; sức gió chẳng mạnh,

sợ có hiểm họa trường sa." (Hải ngoại kỷ sự, quyển 3, trang 24. Bản in trong Tứ khố toàn thư).

* Sách “Phủ biên tạp lục” (1776) của Lê Quý Đôn (1726-1784) đã mô tả chi tiết về việc quản

trị Hoàng Sa và Trường Sa 36

.

* Sách “Đại Nam Thực Lục” (ĐNTL) của Quốc Sử Quán triều Nguyễn viết về những hoạt động

ở Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, như hàng năm cho các hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải ra

những quần đảo này để thu thập sản vật, lập miếu, trồng cây ở đảo Hoàng Sa (Quảng Ngãi),

dựng đền thờ ở đảo Hoàng Sa (Quảng Ngãi), sai đo đạc bãi cát Trường Sa qua các thời:

- Thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 - 1725) tháng 4, năm 171137

- Thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1714 - 1765) tháng 7, năm 1754 38

.

- Thời Tây Sơn , năm 1786, Hội Đức Hầu “dẫn 4 tàu cá” ra Hoàng Sa để thu thập sản vật 39

36

“Phủ Biên tạp lục”, Lê Quý Đôn, quyền thứ 2, bản dịch của Ngô Lập Chí “Truớc kia họ Nguyễn đặt đội Hoàng-

sa 70 xuất, lấy nguời ở Vĩnh-an điền vào chân ấy, thay phiên cứ hằng năm tháng ba nhận giấy hành sai, phải mang

lương 6 tháng, đem 5 chiếc thuyền câu nhỏ ra bể ba ngày ba đêm mới đến hải đảo, ở lại đấy tùy ý tìm kiếm, bắt

chim, cá làm đồ ăn, các thứ kiếm được tảo vật, các vật ở tàu đi bể bị đắm mà trôi ra như bạc, đồng, thiếc, đồ sứ,

ngà voi, gươm, súng, sáp ong cùng đồi mồi, hải ba, hải sâm, văn loa lạp rất nhiều. Đến tháng tám là kỳ hẹn được về,

vào cửa Eo (Yêu-môn) đến thành Phú-xuân đệ nạp. Sau khi đã được khám nghiệm, cân xong và định hạng rồi, mới

cho phép bán riêng các vật như văn loa, hải ba, hải sâm và cấp giấy cho về, cũng có người không kiếm đuợc gì,

cũng có người được ít, được nhiều không nhất định. Xét ở sổ biên của cựu cai đội đức hầu : năm giáp ngọ nhặt

được bạc 30 hốt, năm giáp thân được thiếc 5.100 cân, năm ất dậu được bạc 126 hốt, có nhiều năm được đồi mồi,

hải ba và súng đồng, khối thiếc ít nhiều.

Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc-hải lấy các người tình nguyện ở thôn Tứ-chính phủ Bình-thuận hay là nguời xã Cảnh-

dương cấp giấy cho đi hành sai và miễn tiền sưu cùng các thứ thuế tuần, đo cho đem thuyền câu nhỏ của riêng họ ra

Bắc-hải, cù lao Côn-luân và cồn Hà-tiên để tìm kiếm các đồ vật ở tàu bể trôi ra như đồi mồi, hải ba? Cùng đồn ngu

đảo ? (quý ngu) hải sâm v.v... Đội Bắc-hải cũng do cơ quan trông coi ở đội Hoàng-sa kiêm quản.”

Ghi chú:Vùng hoạt động của đội Bắc Hải ở khu vực quần đảo Trường Sa, khu vực biển Côn Sơn và Hà Tiên.

“Có được xem Chính-đường quan Quỳnh-châu Văn-xương huyện xét công văn Thuận-hóa nói : Kiền-long năm thứ

19, An-nam Quảng-nghĩa phủ, Chương-nghĩa huyện, Cát-liêm đội, An-bình xã quân nhân 10 tên đến Vạn Lý

Trường Sa tìm kiếm các vật, có 8 tên lên bờ, còn 2 tên giữ thuyền, bị gió bão làm đứt giây neo, thuyền giạt vào cảng

Thanh-lan, viên quan ấy xét thực, cho nguời dẫn về nguyên quán. Nguyễn-phúc-Chu cho Cai-bạ Thuận-hóa là

Thức-luợng-hầu viết thư trả lời”.

37 “Sai đo bãi cát Trường Sa dài ngắn rộng hẹp bao nhiêu”.

38 “Mùa thu, tháng 7, dân đội Hoàng Sa ở Quảng Ngãi đi thuyền ra đảo Hoàng Sa, gặp gió dạt vào hải phận Quỳnh

Châu nước Thanh. Tổng đốc Thanh hậu cấp cho rồi cho đưa về. Chúa sai viết thư [cám ơn]. (ở ngoài biển, về xã An

Vĩnh, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi, có hơn 130 bãi cát cách nhau hoặc đi một ngày đường, hoặc vài trống

canh, kéo dài không biết mấy nghìn dặm, tục gọi là “Vạn lý trường sa. . Trên bãi có giếng nước ngọt. Sản vật có hải

sâm, đồi mồi, ốc hoa, vích, ba ba v.v... Buổi quốc sơ đặt đội Hoàng Sa 70 người, lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hằng

năm, đến tháng 3 thì đi thuyền ra, độ ba đêm ngày thì đến bãi, tìm lượm hóa vật, đến tháng 8 thì về nộp. Lại có đội

Bắc Hải, mộ người ở thôn Tứ Chánh thuộc Bình Thuận hoặc xã Cảnh Dương sung vào, sai đi thuyền nhỏ đến các

xứ Bắc Hải, Côn Lôn, để tìm lượm hóa vật; đội này cũng do đội Hoàng Sa kiêm quản.”

- Thời vua Gia Long:

Tháng 7, năm 180340

.

Tháng 2, năm 1815 41

.

Tháng 2, năm 181642

.

Tháng 6, năm 181743

.

- Thời vua Minh Mạng:

Tháng 8, năm 1833 44

Tháng 3, năm 1834 45

Tháng 6, năm 1835 46

39

https://southeastasiansea.files.wordpress.com/2014/08/china-versus-vietnam-an-analysis-of-the-competing-

claims-in-the-south-china-sea.pdf

Raoul Pedrozo: “China versus Vietnam: An Analysis of the Competing Claims in the South China Sea”, 2014,

page 42.“An order issued in 1786 by Mandarin Superior Thuong Tuong Cong instructed the Commander of the

Hoang Sa Flotilla, Hoi Duc Hau, to “lead four fishing boat Trường Sa to sail directly towards Hoang Sa [Paracels]

and other islands on the sea to collect jewelries, copper items, guns of all size, sea turtles, and valuable fishes, and

to return to the Capital to hand over all of these items in accordance with the current rules”.

40 “Lấy Cai cơ Võ Văn Phú làm Thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa.”

41 “Sai đội Hoàng Sa là bọn Phạm Quang Ảnh ra đảo Hoàng Sa thăm dò đường biển”

42 “Sai thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để thăm dò đường thủy”

43“Thuyền Mã Cao*đậu Đà Nẵng, đem địa đồ đảo Hoàng Sa dâng lên. Thưởng cho 20 lạng bạc.”

* Mã Cao là Macau thuộc Bồ Đào Nha

44 Vua bảo bộ Công rằng : “Trong hải phận Quảng Ngãi, có một giải Hoàng Sa(1), xa trông trời nước một màu,

không phân biệt được nông hay sâu. Gần đây, thuyền buôn thường [mắc cạn] bị hại ! Nay nên dự bị thuyền mành,

đến sang năm sẽ phái người tới đó dựng miếu, lập bia và trồng nhiều cây cối. Ngày sau cây cối to lớn xanh tốt,

người dễ nhận biết, ngõ hầu tránh khỏi được nạn mắc cạn. Đó cũng là việc lợi muôn đời”.

45 Sai Giám thành đội trưởng Trương Phúc Sĩ cùng thủy quân hơn 20 người đi thuyền đến đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh

Quảng Ngãi vẽ bản đồ. Khi trở về, vua hỏi về những thứ sản vật ở đấy, Sĩ tâu : “Nơi này là bãi cát giữa bể, man

mác không bờ, chỉ có người nhà Thanh đi lại đánh cá bắt chim mà thôi”. Nhân đem dâng vua những thứ chim, cá,

ba ba, ốc, sò ngao, đã bắt được ở nơi đó, đều là những vật lạ, ít thấy.

46 Dựng đền thờ thần [ở đảo] Hoàng Sa thuộc Quảng Ngãi.

Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngãi, có một chỗ nổi cồn cát trắng, cây cối xanh um, giữa cồn cát có giếng, phía tây

nam có miếu cổ, có tấm bài khắc 4 chữ “Vạn lý ba bình”(1) (cồn Bạch Sa [cát trắng] chu vi 1070 trượng, tên cũ là

núi Phật Tự, bờ đông, tây, nam đều đá san hô thoai thoải uốn quanh mặt nước. Phía bắc, giáp với một cồn toàn đá

san hô, sừng sững nổi lên, chu vi 340 trượng, cao 1 trượng 3 thước, ngang với cồn cát, gọi là Bàn Than thạch). Năm

Tháng 1, năm 1836 47

Tháng 12, năm 1836 48

- Thời vua Thiệu Trị:

Tháng 7, năm 1845 49

Ngoài ra còn những sách và tài liệu lịch sử khác, chứng tỏ việc thực thi chủ quyền và sự quản

trị hiệu quả của Việt Nam trên hai quần đảo này. Thí dụ như Sách “Khải đồng thuyết ước”

(啟童說約) hoàn tất năm 1853, đầu thời vua Tự Đức, là sách giáo khoa do Kim Giang Phạm

Phục Tra biên soạn. Sách đã ghi trên bản đồ với hàng chữ “Hoàng Sa chử” (黃沙渚 Bãi Cát

vàng).

Hơn nữa việc thực thi chủ quyền của Việt Nam đã không có bất cứ tranh chấp hay phản đối nào

từ phía Trung Quốc hay các quốc gia khác.

ngoái vua toan dựng miếu lập bia ở chỗ ấy, bỗng vì sóng gió không làm được. Đến đây, mới sai Cai đội Thuỷ quân

là Phạm Văn Nguyên đem lính thợ Giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, chuyên chở vật

liệu đến dựng miếu (cách toà miếu cổ 7 trượng). Bên tả miếu dựng bia đá ; phía trước miếu xây bình phong. Mươi

ngày làm xong, rồi về.

47 Bộ Công tâu nói : “Cương giới mặt biển nước ta có xứ ( ) Hoàng Sa rất là hiểm yếu. Trước kia, đã phái vẽ bản đồ

mà hình thế nó xa rộng, mới chỉ được 1 nơi, cũng chưa rõ ràng. .... Vua y lời tâu. Sai Suất đội Thuỷ quân Phạm Hữu

Nhật đem binh thuyền đi. Chuẩn cho mang theo 10 cái bài gỗ, đến nơi đó dựng làm dấu ghi (mỗi bài gỗ dài 5 thước,

rộng 5 tấc, dày 1 tấc, mặt bài khắc những chữ “Minh Mệnh thứ 17, năm Bính thân, Thuỷ quân Chánh đội trưởng

suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh đi Hoàng Sa trông nom đo đạc đến đây lưu dấu để ghi nhớ” (dịch).

48 Minh Mệnh năm thứ 17 [1836], mùa đông, tháng 12. Thuyền buôn Anh Cát Lợi đi qua Hoàng Sa, mắc cạn, bị vỡ

và đắm ; hơn 90 người đi thuyền sam bản đến bờ biển Bình Định. Vua được tin, dụ tỉnh thần lựa nơi cho họ trú ngụ,

hậu cấp cho tiền và gạo.

49 Ngũ đẳng thị vệ Nguyễn Hoán được phái đi đến Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi, tự tiện quấy rối các làng.

http://m.f31.img.vnexpress.net/2011/06/23/hoangsa-1349348322_480x0.jpg

Bản đồ với hàng chữ “Hoàng Sa chử” (黃沙渚 Bãi Cát vàng) trong sách “Khải đồng thuyết ước”

b- Những tài liệu của phương Tây

*Ngay từ khoảng tiền bán thế kỷ 17, tờ Batavia ấn hành năm 1634-1636 ghi lại sự kiện 3 chiếc

tàu của Hòa Lan từ Đà Nẵng (Touron) đi Đài Loan bị bão, một chiếc tàu bị đắm ở Hoàng Sa,

thuyền trưởng và một số thủy thủ đến xứ Đàng Trong của chúa Nguyễn để xin giúp đỡ dù họ có

thể tới Trung Quốc gần hơn. Điều này chứng tỏ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo này 50

.

* Người Tây phương đã biết đến quần đảo Hoàng Sa từ thế kỷ thứ 16. Những thủy thủ Pháp

cùng với những tu sĩ dòng Tên (Jésuite) du hành đến vùng Viễn Đông năm 1568 đã từng đến

Hoàng Sa. Bộ Ngoại Giao VNCH:“Lời chứng từ một nhà truyền giáo vào năm 1701 lúc đang

hành trình trên quần đảo này (tường trình rằng chiếc tàu Pháp đầu tiên tiến vào vùng biển Nam

-Trung Quốc vào cuối thế kỷ 17) mô tả những sự nguy hiểm đáng sợ chứng kiến bởi các tàu

trong khu vực lân cận với đảo Hoàng Sa, nhắc đến một cách đặc biệt rằng quần đảo này thuộc

về Vương Quốc An Nam nghĩa là một tên gọi trước đây của Việt Nam” 51

.

50

Bạch thư VNCH.

51 Bạch thư VNCH & Raoul Pedrozo, sđd, page 38: tàu tên là Amphitrite..

* Tài liệu “Note sur l'Asie demandee par M. de la Borde a M. d'Estaing” ngày 10 tháng 4 năm

1768 của Đô Đốc d'Estaing, viết về “những chiến dịch tuần tiễu nghiêm ngặt giữa quần đảo

Hoàng Sa và bờ biển Việt Nam của những đơn vị hải quân Việt Nam”. 52

* Sách “Một cuộc hành trình đến Cochinchina (Nam Kỳ)” của John Barrow, ấn bản năm 1806 ,

trang 319 53

.

“Các tàu được sử dụng trong thương mại ở ven biển, tàu đánh cá, và những tàu này dùng để đi

bắt hải sâm và tổ yến ở nhóm đảo gọi là quần đảo Hoàng Sa, ...”

* Trong thời vua Gia Long, vị vua đầu tiên của triều Nguyễn, lên ngôi năm 1802, thì ngay năm

sau là 1803, nhà vua đã lập hải đội Hoàng Sa. Đến năm 1816 đã xác định chủ quyền quần đảo

Hoàng Sa, sáp nhập quần đảo này vào lãnh thổ Việt Nam.

- Đức Ông Jean Louis Taberd, Giám Mục giáo phận Isauropolis và Apostolic Vicar “kể lại việc

Hoàng Đế Gia Long đã chiếm hữu quần đảo Paracels năm 1816 và long trọng kéo lá cờ Nam Kỳ

trên quần đảo” 54

.

- Ngoài sự chứng kiến của Giám Mục Taberd, còn có ông Jean Baptiste Chaigneau là cố vấn của

vua Gia Long đã viết trong sách “Memoir on Cochin China” năm 1820 55

. “Theo một số tài liệu

52

Bạch thư VNCH.

53 “A Voyage to Cochinchina in the years 1792 and 1793” của John Barrow, trang 319, London, năm 1806, với

nguyên văn: “The vessels that are employed in the coasting trade, the fishing craft, and those which collect the

Trepan* and swallows’ nesTrường Sa among the cluster of islands called Paracels, ...”

* (Trepan là hải sâm, tác giả gọi theo tiếng Indonesia)

54

Bạch thư VNCH & Monique Chemillier-Gendreau, “Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands”, 2000,

phụ lục 8, trang 180: “Monsignor Jean Louis Taberd, Bishop of Isauropolis and Apostolic Vicar of Cochin China-

Cambodia and Champa, reporTrường Sa the occupation of the Paracels archipelago in 1816 by Emperor Gia Long,

who is said ceremoniously to have raised the flag of Cochin China”.

55 Monique Chemillier-Gendreau, sđd, trang 68: “In 1816, according to certain accounTrường Sa,40 Emperor Gia

Long wished to travel to the islands in person in order to take possession of them and add 'this flower to his crown',

yet this information is not confirmed, perhaps because the Emperor did not travel without a retinue consisting of

thousands of people, thus making such a journey to the islands problematic. What is more likely is that he

dispatched an official, Phạm Quang Ảnh, in his place. The Authentic Writings on Dai Nam (Dai Nam Thuc Luc

ghi lại, năm 1816, Hoàng Đế Gia Long muốn đích thân ra những đảo để chiếm hữu... Đúng hơn

là nhà vua đã cử Phạm Quang Ảnh đi thay...”

* Sách “Địa lý vương quốc Cochichinese” của Dr. Gutzlaff, 1849 56

Tạm dịch: "Ở đây, chúng ta không nên đề cập đến quần đảo Hoàng Sa (Katvang - Cát Vàng) ở

gần bờ biển An Nam khoảng từ 10 đến 20 “leagues”57

, nằm giữa vĩ tuyến 15o- 17

o Bắc và kinh

tuyến 111o-113

o Đông, nếu vua của Cochin-China không tuyên bố như đây là tài sản của mình,

nơi có nhiều đảo nhỏ và đá ngầm thì rất nguy hiểm cho người đi biển. .... Từ thời xa xưa, một số

lớn các thuyền buồm đến từ từ Hải Nam, đã hàng năm đến các bãi này, và tiến hành những

chuyến viễn du tới tận bờ biển Borneo. Mặc dù hơn mười phần trăm bị đắm hàng năm, nhưng

cá bắt được rất nhiều, đủ để bảo đảm cho tất cả các tổn thất và vẫn còn nhiều lợi nhuận.

Chính phủ An Nam thấy được những lợi thế mà họ có thể kiếm được nếu đặt ra vấn đề thuế

khóa, đơn vị đồn trú nhỏ được lập tại chỗ để thu thuế tất cả những người ngoài đến, và để

bảo vệ ngư dân của mình. Một cuộc giao dịch đáng kể đã dần dần được thiết lập, và hứa hẹn sẽ

phát triển với tầm quan trọng về việc có nhiều cá đến những bãi này để đẻ trứng. Một số hòn

đảo nhỏ có cây cối còi cọc, nhưng thiếu nước ngọt; những thủy thủ không mang theo đầy đủ

nước thường lâm cảnh rất khốn khó".

Chinh Bien) relate that, in 1815, and again in 1816, the King ordered the Hoang Sa Company to travel to the

islands in order to make surveys, inform him about maritime routes and draw up maps”.

56 “Geopraphy of the Cochinchinese Empire”, Gutzlaff, 1849, Source: Journal of the Royal Geographical Society of

London, Vol. 19 (1849), pp. 85-143, trang 93:

“We should not mention here the Paracels (Katvang - Cát Vàng) which approach 15-20 leagues* to the coast of

Annam,and extend between 15o- 17

oN. lat. and 111

o-113

oE . longitude, if the King of Cochin-Chinadid not claim

these as his property and many isles and reefs, so dangerous to navigators. .... From time immemorial, junks in

large number from Haenan, have annually visited all these shoals, and proceeded in their excursion as far as the

coast of Borneo. Though more than ten per cent are annually wrecked, the quantity of fish taken is so great as to

ensure all loss and still leave a very good profit. The Annam government, perceiving the advantages which it

might derive if a toll were raised, keeps renue cutters and a small garrison on the spot to collect the duty on all

visitors, and to ensure protection to iTrường Sa own fishermen. A considerable intercourse has thus gradually

been estalzlished, and promises to grow in importance on account of the abundance of fish which come to these

banks to spawn. Some isles bear a stunted vegetation, but fresh wvater is wanting; and those sailors who neglect to

take with them a good supply a re often put to great strait Trường Sa”.

*Leagues = 3 nautical miles

57 Đơn vị đo khoảng cách trên biển thời xưa của Anh. 1 league = 3 hải lý = 5.556 km

Đoạn văn quan trọng này đã chứng tỏ:

- Quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam.

- Lập đơn vị đồn trú trên đảo để thu thuế và để bảo vệ ngư dân của Việt Nam.

- Trung Quốc không tuyên bố chủ quyền hay phản đối khi chính phủ Việt Nam đã thu thuế

những ngư dân của họ.

Việt Nam đã “chiếm cứ thực thụ”, có sự “quản trị hiệu quả”, “liên tục và hòa bình” trên quần

đảo này.

2- Sự quản trị hiệu quả và thực thi chủ quyền thời Pháp thuộc

Năm 1867, quân Pháp chiếm trọn Nam Kỳ. Đến năm 1884, Pháp đặt nền đô hộ trên toàn nước

Việt Nam, đảm nhận trách nhiệm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam với hoà ước Giáp

Thân 1884 (cũng gọi là hòa ước Patenôtre) 58

. Việc thực thi chủ quyền của Pháp trên hai quần

58

Hoà ước Giáp Thân 1884, điều 15: “Pháp cam kết đảm bảo từ nay trở đi tính toàn vẹn của các cõi của Nhà vua

An Nam, và để bảo vệ chủ quyền này đối với tất cả các sự xâm lược từ bên ngoài và nổi loạn nội bộ. Để hiệu ứng

này, các nhà chức trách Pháp có quân trạm tại bất cứ điểm nào trong lãnh thổ của An Nam và Bắc Bộ mà họ đánh

giá cần thiết cho sự hoạt động hiệu quả của chế độ bảo hộ.”

đảo Hoàng Sa và Trường Sa được thực hiện ngay từ năm 1898, theo như một biên bản của bộ

thuộc địa 59

.

* Năm 1899, Toàn quyền Đông Dương là Paul Doumer đề nghị việc xây hải đăng ở Hoàng Sa,

nhưng chính phủ Páp không có đủ ngân sách 60

“Tuy nhiên, hải quân Pháp tuần tiễu vùng biển

để giữ an ninh và cứu giúp các thuyền bị đắm” 61

.

* Năm 1909, tổng đốc Lưỡng Quảng phái hai pháo thuyền nhỏ do Đô Đốc Lý Chuẩn (Li Zhun -

李準) chỉ huy đổ bộ lên vài đảo (?) trong quần đảo Hoàng Sa trong vòng 24 giờ (?). Không thấy

có sự phản đối của Pháp62

.

Cùng trong năm, tổng lãnh sự Pháp tại Quảng Châu là Jean Joseph Beauvais cho là Pháp có chủ

quyền, tuy nhiên không nên công bố, vì có thể gây nên phản ứng về “chủ nghĩa dân tộc của

Trung Hoa” và có hại nhiều hơn lợi khi công bố về chủ quyền.

* “Đầu năm 1920, sau khi Pháp bắt gặp nhiều thuyền khả nghi trong vùng đảo Hoàng Sa, quan

thuế Pháp bắt đầu khám xét đảo để kiểm tra nạn buôn lậu. Vào cuối thế chiến thứ nhất, sự kiểm

soát của Pháp gắt gao đến độ người Nhật tin là Pháp giành khai thác phốt-phát.” 63

* Năm 1920, tháng 9, công ty Mitsui Bussan Kaisha của Nhật xin với Pháp để khai thác phốt-

phát ở Hoàng Sa. Tuy nhiên vì không biết rõ về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa từ nhiều

thế kỷ trước, nên tư lệnh của hải quân Pháp ở vùng Viễn Đông là Đại tá Rémy đã trả lời một

cách không xác quyết là Pháp không có chủ quyền trên quần đảo này. Vì thế năm 1921, chính

quyền Quảng Đông64

(không được thừa nhận bởi các cường quốc) tuyên bố sáp nhập quần đảo

Hoàng Sa vào huyện Nhai (thuộc đảo Hải Nam). Pháp không lên tiếng 65

. Văn bản tuyên bố việc

sáp nhập này chỉ có tính cách địa phương và thế giới không biết đến, nên không có tính cách

pháp lý về chủ quyền 66

.

59

Raoul Pedrozo: sđd, page 55.

60 Monique Chemillier-Gendreau, sđd, phụ lục 5: “Letter No. 704-A-Ex, dated 20 March 1930, from the Governor

General of Indochina, Hanoi, to the Minister for the Colonies”, Paris, trang 167

61 Bạch thư VNCH.

62 Monique Chemillier-Gendreau, sđd, trang 37.

63 Bạch thư VNCH.

64 Chính quyền quân phiệt Quảng Đông do Trần Quýnh Minh lãnh đạo

65 Monique Chemillier-Gendreau, sđd, trang 193, 194.

66 Bạch thư VNCH.

Thực sự Pháp đang đại diện cho triều đình Việt Nam để thực thi chủ quyền và quản trị

một cách hữu hiệu ở quần đảo Hoàng Sa. Những việc làm này của Pháp đã không hề bị phản

đối trong suốt khoảng thời gian từ 1920 đến 1930 67

.

* Từ năm 1925, Pháp mang tàu hải dương De Lanessan đi khảo sát Hoàng Sa và sau đó là

Trường Sa. Kể từ thời gian này, những chuyến khảo sát được thực hiện liên tục bởi các tàu

Alerte, Astrobale và Ingénieur-en Chef Girod 68

. Công cuộc khảo cứu khoa học này đã để lại

những tài liệu rất giá trị về Hoàng Sa 69

.

* Ngày 8 tháng 3, năm 1925, Toàn quyền Đông Dương 70

tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và

Trường Sa thuộc Việt Nam, một thuộc địa của Pháp 71

.

* Năm 1927, Tổng lãnh sự của Nhật là ông Kurosawa yêu cầu chính phủ Pháp ở Đông Dương

cung cấp những quy chế về lãnh thổ ở quần đảo Trường Sa, cũng trong năm này tàu hải dương

De Lanessan chính thức đến Trường Sa để khảo cứu 72

.

* Năm 1928, một công ty phốt-phát (của Hoa Kỳ?) nộp đơn tới chính phủ Pháp ở Đông Dương

để xin khai thác ở Trường Sa 73

.

* Năm 1929 ngày 15 tháng 6, Thống đốc Nam Kỳ yêu cầu Chỉ huy trưởng Hải quân Đông

Dương ra đảo Trường Sa (nay là đảo Trường Sa Lớn - cũng gọi là đảo Bão Tố - Storm island)

mà đảo này đã được sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa - Nam Kỳ 74

.

* Năm 1930, ngày 13 tháng 4, Toàn quyền Đông Dương phái tàu La Malicieuse tới quần đảo

Trường Sa, kéo quốc kỳ Pháp trên một ngọn đồi nhỏ. Ngày 23 tháng 9 năm 1930, thông báo cho

những cường quốc khác là Pháp đã chính thức chiếm hữu quần đảo Trường Sa 75

.

Tới thời điểm này Pháp thay nước Việt Nam (bị đô hộ bởi nước Pháp), đã chiếm hữu và

thực thi hiệu quả chủ quyền trên quần đảo Trường Sa .

67

Raoul Pedrozo: sđd, page 65.

68 Raoul Pedrozo: sđd, page 55.

69 Bạch thư VNCH.

70 Martial Henri Merlin (1860-1935) là Toàn quyền Đông Dương từ tháng 2, năm 1923 đến tháng 4 năm 925.

71 Raoul Pedrozo: sđd, page 57.

72 Monique Chemillier-Gendreau, sđd, trang 38.

73 Monique Chemillier-Gendreau, sđd, trang 38.

74 Như ghi chú trên

75 Như ghi chú trên

* Năm 1931, Trung Quốc kêu gọi đấu thầu về việc khái thác phốt-phát trên quần đảo Hoàng Sa.

Chính phủ Pháp gởi thông điệp tới sứ quán Trung Quốc tại Paris ngày 4 tháng 12 năm 1931 để

phản đối, vài tháng sau Trung Quốc lại chính thức kêu gọi để đấu thầu. Pháp một lần nữa ngày

24 tháng 4 năm 1932 lại quyết liệt phản đối 76

.

* Năm 1932, ngày 29 tháng 4, Pháp gởi kháng thư tới lãnh sự Trung Hoa, nêu rõ bằng chứng về

chủ quyền quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam và sau đó là Pháp. Cũng trong năm này Pháp đề

nghị đưa tranh chấp ra trước tòa án quốc tế, nhưng ngày 29 tháng 9, năm 1932, Trung Quốc phản

đối, lấy lý do là khi vua Gia Long xác lập chủ quyền ở Hoàng Sa, Việt Nam là chư hầu của

Trung Quốc (?) 77

.

* Năm 1933, ngày 13 tháng 4, hải quân Pháp ở Viễn Đông mang một hạm đội từ Sài Gòn ra

Trường Sa, để thực thi việc chiếm hữu theo nghi thức xưa, đó là lập 11 văn bản với chữ ký của

các hạm trưởng, bỏ trong chai gắn chặt vào trụ mốc giới chủ quyền được xây cố định trên mỗi

đảo, sau đó cờ Pháp được kéo lên 78

.

* Năm 1937, một kỹ sư công chánh của Pháp là Gauthier tới Hoàng Sa, để nghiên cứu các công

trình giao thông trên biển, trên không và xây dựng một hải đăng 79

. Ngày 28, tháng 2, 1937, Pháp

đề nghị một lần nữa đưa việc này ra một cuộc phân xử quốc tế, Trung Quốc lại từ chối và lại

tuyên bố chủ quyền. Pháp gởi quân ra trấn đóng trên các đảo và dựng nhiều mốc chủ quyền.

Mốc trên đảo Hoàng Sa (Pattle) với hàng chữ được khắc bằng tiếng Pháp: “République

Francaise, Empire d’Annam, Archipel des Paracels, 1816 - Ile de Pattle 1938” (“Cộng hòa Pháp

– Vương quốc An Nam – Quần đảo Hoàng Sa – 1816 – Đảo Pattle 1938”)80

.

(Năm 1816 là năm vua Gia Long xác nhận chủ quyền, và 1938 là năm Pháp đóng cột mốc).

Quân Pháp đóng quân trên các đảo đến năm 1956, ngoại trừ trong thời gian Thế Chiến thứ 2 khi

bị Nhật chiếm đóng.

Trên đảo Hoàng Sa có một hải đăng, một trạm khí tượng và một trạm vô tuyến. Những việc đó

cũng được làm đối với quần đảo Trường Sa trên đảo Ba Bình (Itu Aba) 81

.

76

Bạch thư VNCH.

77 Bạch thư VNCH.

78 Monique Chemillier-Gendreau, sđd, trang 38.

79Monique Chemillier-Gendreau, sđd, trang 38, 39.

80 Bạch thư VNCH.

81Monique Chemillier-Gendreau, sđd, trang 39.

Nguồn: http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/f/f3/BiaChuQuyenHoangSaCuaVietNam.jpg

* Năm 1939, ngày 31 tháng 3, bộ Ngoại Giao Nhật Bản gởi thông báo tới sứ quán Pháp về sự

kiểm soát của họ trên quần đảo Trường Sa. Pháp đưa phản kháng ngày 4, tháng 4. Bộ Ngoại giao

Anh là quốc gia thứ ba cũng khẳng định “chủ quyền toàn vẹn của nước Pháp” trên quần đảo

này82

. Cùng năm, quân Nhật chiếm đóng Hoàng Sa và Trường Sa.

* Năm 1943, ngày 1, tháng 13, Hội nghị Cairo được tổ chức. Tuyên cáo là Nhật Bản phải trả lại

cho Trung Hoa vùng Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ.

* Năm 1945, ngày 9, tháng 3, Nhật bắt đơn vị đóng trên đảo Hoàng Sa làm tù binh83

.

* Năm 1945, ngày 17, tháng 4, chính phủ Trần Trọng Kim ra đời.

* Năm 1945, ngày 2, tháng 8, tuyên ngôn Postdam nêu các điều kiện cho sự đầu hàng của Nhật

Bản. Ngày 15, tháng 8, năm 1945, Nhật đầu hàng, kết thúc Thế Chiến 2 và rút hết quân ra khỏi

hai quần đảo.

* Năm 1945, ngày 22, tháng 8, Việt Minh cướp chính quyền, lập chính phủ. Ngày 25 tháng 8,

vua Bảo Đại thoái vị, thủ tướng Trần Trọng Kim từ chức. Pháp có ý định trở lại Đông Dương.

82

Như ghi chú trên.

83 Như ghi chú trên.

* Năm 1946, Pháp đưa quân theo tàu Savorgnan de Brazza ra đóng trên quần đảo, nhưng lại kéo

quân về tháng 9, năm 1946, vì chiến tranh Pháp - Việt Minh khởi sự 84

.

* Năm 1947, ngày 7 -13, tháng 1, Trung Hoa Dân Quốc (do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo) lấy lý

do giải giới quân Nhật (đã rút khỏi đây từ trước), mang quân lên chiếm đóng trên đảo Phú Lâm

(Woody island) ở quần đảo Hoàng Sa. Pháp chính thức phản đối việc chiếm đóng và mang tàu

chiến Le Tonkinois với quân Pháp - Việt đến quần đảo Hoàng Sa và đóng quân trên đảo Hoàng

Sa (Pattle Island). Chính phủ Trung Hoa phản đối và không chịu rút quân khỏi đảo Phú Lâm.

Ngày 1, tháng 12, năm 1957, Tưởng Giới Thạch ký sắc lệnh là hai quần đảo HS và TS thuộc

Trung Hoa Dân Quốc và đặt tên các đảo bằng chữ Hán 85

.

* Năm 1947, tháng 12, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) ban hành bản đồ chữ U (đường “lưỡi

bò”, đường “chín đoạn”).

* Năm 1949, tháng 4, Hoàng thân Bửu Lộc là Đổng lý văn phòng của vua Bảo Đại, họp báo tại

Sài Gòn đã khẳng định cách công khai về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa 86

.

* Năm 1950, tháng 4, quân Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) rút khỏi đảo Phú Lâm (Woody

island) 87

.

3- Sự quản trị hiệu quả và thực thi chủ quyền của chính quyền Quốc Gia Việt

Nam

(Còn tiếp)

84

Bạch thư VNCH.

85 Bạch thư VNCH & Monique Chemillier-Gendreau, sđd, trang 40.

86 Monique Chemillier-Gendreau, sđd, trang 40.

87 Như ghi chú trên.