Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của...

80
3 Ch ươ ng 1 Vấn đề về nguồn lực và hệ thống kinh tế Giới thiệu Sự nan giải trong các vấn đề kinh tế đó là mong muốn vô hạn trong khi nguồn lực có hạn. Trong chương này, trước hết chúng ta sẽ xem xét vấn đề trung tâm của sự khan hiếm nguồn lực mà tất cả các nền kinh tế đều phải đối mặt và cách thức mà sự khan hiếm này buộc xã hội phải lựa chọn phân bổ các nguồn lực. Nghiên cứu kinh tế học cơ bản là nghiên cứu về cách thức quốc gia quyết định phân bổ nguồn lực của mình theo phương thức hiệu quả nhất, để tối đa hóa sản xuất hàng hóa và dịch vụ nhằm đạt được sự thỏa mãn các nhu cầu tốt nhất có thể. Tất cả các xã hội đều phải đối mặt với vấn đề khan hiếm nguồn lực, nhưng mỗi nơi có cách xử lý khác nhau. Một khác biệt quan trọng giữa các xã hội đó là mức độ kiểm soát của Chính phủ đối với nền kinh tế. Ở cực này tồn tại nền kinh tế thị trường tự do hoàn toàn và ở cực khác lại là nền kinh tế kế hoạch hoặc kinh tế chỉ huy. Trong thực tế, tất cả các nền kinh tế là sự tổng hợp của cả hình thức và mức độ can thiệp của Chính phủ, thông qua chính sách kinh tế tổng quan và thông qua hệ thống pháp lý để điều tiết các hoạt động kinh doanh. Các vấn đề về nguồn lực (Resource issues) Các tác động lên Chính phủ (Influences on government) Chính sách của Chính phủ (Government policy) Các hệ thống kinh tế (Economic systems) Vấn đề về nguồn lực và hệ thống kinh tế (Resource issues and economic systems)

Transcript of Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của...

Page 1: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

3

C h ư ơ n g

1 Vấn đề về nguồn lực

và hệ thống kinh tế

Giới thiệu

Sự nan giải trong các vấn đề kinh tế đó là mong muốn vô hạn trong khi nguồn lực có hạn. Trong chương này, trước hết chúng ta sẽ xem xét vấn đề trung tâm của sự khan hiếm nguồn lực mà tất cả các nền kinh tế đều phải đối mặt và cách thức mà sự khan hiếm này buộc xã hội phải lựa chọn phân bổ các nguồn lực.

Nghiên cứu kinh tế học cơ bản là nghiên cứu về cách thức quốc gia quyết định phân bổ nguồn lực của mình theo phương thức hiệu quả nhất, để tối đa hóa sản xuất hàng hóa và dịch vụ nhằm đạt được sự thỏa mãn các nhu cầu tốt nhất có thể.

Tất cả các xã hội đều phải đối mặt với vấn đề khan hiếm nguồn lực, nhưng mỗi nơi có cách xử lý khác nhau. Một khác biệt quan trọng giữa các xã hội đó là mức độ kiểm soát của Chính phủ đối với nền kinh tế. Ở cực này tồn tại nền kinh tế thị trường tự do hoàn toàn và ở cực khác lại là nền kinh tế kế hoạch hoặc kinh tế chỉ huy. Trong thực tế, tất cả các nền kinh tế là sự tổng hợp của cả hình thức và mức độ can thiệp của Chính phủ, thông qua chính sách kinh tế tổng quan và thông qua hệ thống pháp lý để điều tiết các hoạt động kinh doanh.

Các vấn đề về nguồn lực

(Resource issues)

Các tác động lênChính phủ

(Influences on government)

Chính sách của Chính phủ

(Government policy)

Các hệ thống kinh tế(Economic systems)

Vấn đề về nguồn lực và hệ thống kinh tế

(Resource issues and economic systems)

Page 2: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

4

Mục tiêu học tập

Trong chương này, người học sẽ nắm được:

• Các nhân tố sản xuất.

• Vấn đề về sự khan hiếm nguồn lực.

• Nền kinh tế kế hoạch tập trung và kinh tế thị trường.

• Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công.

• Chính sách tiền tệ và tài khóa tại Anh.

• Chính sách ngành tại Anh.

• Chính sách xã hội và chính sách phúc lợi tại Anh.

• Các nhóm có chung lợi ích.

ĐỊNH NGHĨA

Sự khan hiếm (scarcity) là nhu cầu của con người vượt quá những thứ có thể sản xuất ra để thỏa mãn những nhu cầu đó.

1 các vấn đề về nGuồn lực

1.1 Sự khan hiếm

Kinh tế học quan tâm đến hệ thống kinh tế qua đó xã hội cố gắng đáp ứng nhu cầu và những mong muốn về vật chất của con người, bằng cách tạo ra các hàng hóa và dịch vụ. Hàng hóa mang tính hữu hình như ô tô hay giày dép. Dịch vụ thì vô hình như giáo dục hay cắt tóc. Bản thân sản xuất là một quy trình chuyển đổi các nguồn lực đầu vào như sức lao động và nguyên liệu thô thành hàng hóa và dịch vụ. Mục đích cuối cùng của sản xuất là tiêu dùng - cá nhân thỏa mãn các nhu cầu, mong muốn vật chất của mình bằng cách sử dụng hoặc “tiêu dùng” hàng hóa và dịch vụ. Khả năng tiêu dùng

Các vấn đề về nguồn lực

(Resource issues)

Các tác động lênChính phủ

(Influences on government)

Chính sách của Chính phủ

(Government policy)

Các hệ thống kinh tế(Economic systems)

Vấn đề về nguồn lực và hệ thống kinh tế (Resource issues and economic systems)

Page 3: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 1: Vấn đề về nguồn lực và hệ thống kinh tế

5

của họ bị hạn chế bởi thu nhập của bản thân, vì vậy quy mô thu nhập của hộ gia đình được coi là một chỉ số của tiêu chuẩn đời sống vật chất hoặc phúc lợi kinh tế.

Tất cả các quốc gia đều phải đối mặt với vấn đề của sự khan hiếm. Không bao giờ có đủ nguồn lực để thỏa mãn mọi nhu cầu của xã hội. Các nhân tố sản xuất có hạn; mọi quốc gia phải quyết định để sử dụng tối ưu nguồn lực. Song vấn đề này được coi là mang tính kinh tế: nguồn lực có hạn và nhu cầu vô hạn.

Ở các nước nghèo - mà nhà kinh tế học thường gọi là các nước đang phát triển hay kém phát triển - tồn tại vấn đề khan hiếm tuyệt đối, nghĩa là quốc gia không có khả năng sản xuất đủ để đáp ứng ngay cả những nhu cầu cơ bản nhất về ăn ở. Các tiêu chuẩn sống tại nhiều quốc gia kém phát triển cực kỳ thấp với phần lớn dân số ở trình độ giáo dục thấp, tuổi thọ trung bình thấp và hầu như không sở hữu các hàng hóa tiêu dùng như xe hơi hay máy giặt - những thứ rất phổ biến ở các quốc gia giàu có.

Ngược lại, ở các quốc gia phát triển, vấn đề chủ yếu là sự khan hiếm tương đối. Trong khi các quốc gia có ngân sách đáng kể trợ giúp người nghèo, thì thực chất đây là hậu quả của phân bổ thu nhập quốc gia không đồng đều. Thu nhập bình quân trên đầu người trên mức cơ bản, cho phép mọi người được hưởng mức tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ “xa xỉ”.

1.2 các nhân tố sản xuấtMọi xã hội đều có một khối lượng các nguồn lực sản xuất sẵn có mà các nhà kinh tế học gọi là nhân tố sản xuất. Theo truyền thống, các nhân tố này được phân loại thành ba nhóm chính như sau:

(a) Sức lao động (labour) - bao gồm mọi hình thức năng lực thể chất và năng lực trí tuệ của nhân loại. Sức lao động với tư cách là một nhân tố của sản xuất rõ ràng khá đa dạng hoặc thiếu đồng nhất. Sức lao động bao gồm từ lao động giản đơn của công nhân không đòi hỏi nhiều kỹ năng đến các dịch vụ có chuyên môn cao như nhạc công, kế toán hoặc bác sĩ phẫu thuật.

(b) các nguồn lực tự nhiên và đất đai (land and natural resource) - các quốc gia được phú cho đất đai với nhiều loại hình khác nhau để trồng trọt và sử dụng vào các mục đích khác, cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, than đá và các mỏ khoáng chất, nguồn nước, trữ lượng cá từ biển, khí hậu và địa hình.

(c) Tư liệu sản xuất (capital) - tư liệu sản xuất ở đây nghĩa là dự trữ các tài sản vật chất của nền kinh tế như máy móc và nhà máy thuộc các công ty sản xuất, cơ sở kinh doanh và văn phòng của mọi loại hình kinh doanh và bao gồm cả cơ sở hạ tầng xã hội như đường giao thông và hệ thống thoát nước do Chính phủ cung cấp.Đặc điểm nổi bật của một loại tư liệu sản xuất như máy móc, không phải được sản xuất ra để thỏa mãn những mong muốn của người tiêu dùng, mà để hỗ trợ các hoạt động sản xuất. Chính vì vậy, hiệu quả sử dụng tư liệu sản xuất làm tăng hiệu suất và năng suất của lao động và đất đai, đồng thời đây cũng được coi là nguồn lực hữu hiệu để tăng trưởng kinh tế. Năng suất của tư liệu sản xuất cũng bị giới hạn bởi trình độ công nghệ. Nguồn tư liệu sản xuất vật chất được tích lũy từ đầu tư qua thời gian - sự chuyển dịch một phần các nguồn lực kinh tế vào sản xuất các tư liệu sản xuất hơn là hàng hóa tiêu dùng cuối cùng.

Page 4: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

6

Để sản xuất hàng hóa và dịch vụ, các nhân tố sản xuất phải được kết hợp với nhau và vai trò thiết yếu ở đây thuộc về chủ doanh nghiệp (entrepreneurship). Đây là quá trình mà chủ doanh nghiệp phải lường trước được nguồn vốn rủi ro tài chính và điều phối tổng thể các nhân tố sản xuất. Đồng thời, hiệu suất của việc lựa chọn sử dụng nhân tố sản xuất nào cũng tùy thuộc vào công nghệ được triển khai trong quá trình sản xuất. Công nghệ ở đây nghĩa là ứng dụng kiến thức hay khoa học vào sản xuất.

Kinh nghiệm sản xuất thường dẫn đến hiệu suất lớn hơn trong tổ chức và quản trị, trong khi các công ty dần dần đưa vào các công nghệ và phương pháp sản xuất tiên tiến theo thời gian. Kết quả của tiến trình này là năng suất tăng lên - lượng hàng hóa và dịch vụ đầu ra lớn hơn trên cơ sở các nguồn lực đầu vào nhất định. Các nền kinh tế hiện đại tăng trưởng đều qua thời gian, tăng sản lượng và thu nhập bình quân đầu người của cả nước. Các quốc gia thực hiện điều này thông qua sự kết hợp của đầu tư vào con người và nguồn vốn vật chất; và qua việc ứng dụng các tiến bộ trong phương pháp quản trị tổ chức, kỹ năng quản lý và công nghệ.

1.3 Phân bổ nguồn lựcSự khan hiếm nghĩa là cần cân nhắc các quyết định về phân bổ nguồn lực giữa các yêu sách đối nghịch. Có ba khía cạnh cần lưu ý trong vấn đề cốt lõi này là:

(a) Hàng hóa hay dịch vụ gì sẽ được sản xuất với nguồn lực hiện có? Trong nền kinh tế thị trường, điều này sẽ tùy thuộc vào việc người tiêu dùng muốn mua gì và mức họ sẽ trả cho các hàng hóa hoặc dịch vụ. Quyết định về việc sản xuất loại hàng hóa, dịch vụ nào liên quan đến cung và cầu. (Nhu cầu được thỏa mãn là tiêu dùng (consumption); lượng cung hàng hóa và dịch vụ thực tế được coi là sản xuất (production). Ở cấp độ rộng nhất, xã hội sẽ phải lựa chọn giữa sản xuất tư liệu sản xuất và hàng hóa tiêu dùng. Đầu tư nhiều hơn vào máy móc và giáo dục, đào tạo có thể làm tăng năng suất lao động và thu nhập trong tương lai với điều kiện phải hy sinh tiêu dùng hiện tại. Tiếp theo là câu hỏi về loại hàng hóa cụ thể và số lượng chính xác cần được sản xuất trong danh mục hàng ngàn các loại hàng hóa khác nhau xã hội có khả năng sản xuất ra. Chúng ta nên đào tạo nhiều bác sĩ hơn hay xây dựng nhiều cầu hơn? Mọi người muốn tiêu dùng nhiều thịt hơn hay muốn có nhiều máy ảnh kỹ thuật số hơn?

(b) Hàng hóa và dịch vụ này được sản xuất như thế nào? Bước tiếp theo của việc quyết định chủng loại hàng hóa và dịch vụ tạo thành là lựa chọn phương pháp và công nghệ phù hợp, hiệu quả nhất để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ đó. Nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ có thể là công ty nhỏ, công ty có quy mô lớn, tổ chức tư bản độc quyền, doanh nghiệp nhà nước hoặc Chính phủ. Quyết định lựa chọn đối tượng tạo ra hàng hóa, dịch vụ và tổ hợp các nguồn lực được sử dụng để tạo ra hàng hóa, dịch vụ đó sẽ tùy thuộc vào chi phí nguồn lực và hiệu suất của việc sử dụng nguồn lực.

(c) Hàng hóa và dịch vụ sẽ được phân phối đến đối tượng nào? Cuối cùng, cần có một cơ chế để quyết định ai sẽ là người sử dụng các hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra. Đây là vấn đề thuộc về lĩnh vực phân bổ thu nhập giữa các hộ gia đình và giữa các tầng lớp, nhóm xã hội khác nhau như công nhân, chủ sở hữu đất và nhà tư bản, người có việc làm và người thất nghiệp, người ốm đau, gia đình đông người và những người về hưu. Một số hàng hóa và dịch vụ được Nhà nước cung cấp miễn phí (ví dụ, tại Anh, một số dịch vụ như y tế và giáo dục được cung cấp miễn phí), nhưng các hàng hóa và dịch vụ khác thì phải trả phí để sử dụng.

Page 5: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 1: Vấn đề về nguồn lực và hệ thống kinh tế

7

1.4 lựa chọn và chi phí cơ hộiKhái niệm chi phí cơ hội đề cập đến vấn đề lựa chọn trong hoạt động kinh doanh. Chi phí cơ hội của một loại hàng hóa được xác định dựa trên tính toán chi phí tương ứng của một khối lượng hàng hóa khác có thể sản xuất cùng thời điểm đó, nhưng doanh nghiệp đã không lựa chọn để sản xuất. Ví dụ, hãy nghĩ về những lựa chọn bạn phải đưa ra hàng ngày - mua gì, mặc gì, ăn gì, dành bao nhiêu thời gian để học tập hoặc để đi chơi. Với mỗi lựa chọn, quyết định làm gì đó nghĩa là bạn đã từ chối làm một số việc khác có thể thay thế.

Giờ chúng ta xem xét cùng vấn đề trên ở quy mô xã hội. Nếu Chính phủ quyết định xây dựng nhiều đường giao thông hơn và lấy nguồn tài chính từ việc cắt giảm đầu tư xây dựng bệnh viện, thì chi phí của các con đường mới có thể đánh giá qua số bệnh viện đã bị cắt giảm để xây dựng một dặm đường, hoặc có thể nói là đánh giá chi phí cơ hội thông qua số lượng bệnh viện đã không được xây dựng.

Vào bất kỳ thời điểm nào, nền kinh tế cũng chỉ có một khối lượng nguồn lực hữu hạn quyết định khả năng sản xuất của nền kinh tế. Chúng ta có thể hình dung trường hợp một quốc gia dồn toàn bộ nguồn lực để chỉ sản xuất hai loại hàng hóa - thực phẩm và đồ đạc gia đình. Kết hợp tối đa của thực phẩm và hàng hóa có thể sản xuất trong một tuần như sau:

Khả năng sản xuất Số đơn vị thực phẩm (nghìn) Số đơn vị đồ đạc (nghìn)

A 20 0B 19 6C 17 10D 14 13,5E 10 16,5F 6 18G 0 19

Nếu tất cả nguồn lực được sử dụng để sản xuất thực phẩm, thì nền kinh tế có thể tạo ra 20 nghìn đơn vị thực phẩm một tuần. Tương tự, nếu tập trung vào sản xuất đồ đạc thì tối đa có thể tạo ra 19 nghìn đơn vị trong một tuần. Nếu lựa chọn sản xuất một loại hàng hóa nhiều hơn thì quốc gia sẽ phải hy sinh việc sản xuất một số loại hàng hóa khác. Các giá trị trên tạo thành các điểm mà thuật ngữ kinh tế học gọi là giới hạn sản xuất hay đường giới hạn khả năng sản xuất được thể hiện ở Hình 1.1.

CHỈ DẪN

Tất nhiên đây là sự đơn giản hóa khi chúng ta xem xét nền kinh tế phức tạp trong thế giới thực.

Page 6: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

8

Độ dốc của đường giới hạn khả năng sản xuất xác định chi phí cơ hội của thực phẩm và đồ đạc. Đường này thể hiện sản lượng tối đa của một loại hàng hóa so với sản lượng của các loại hàng hóa khác. Sản xuất nhiều đồ đạc gia đình hơn đồng nghĩa với việc phát sinh chi phí thực khi xét về khía cạnh mặt hàng thực phẩm đã không được sản xuất thay thế. Các nhà kinh tế học tranh luận rằng thực tế mỗi hàng hóa hoặc dịch vụ đều có chi phí cơ hội dương - việc sản xuất một loại hàng hóa liên quan đến từ bỏ sản lượng của một loại hàng hóa khác.

Nếu nền kinh tế vận hành bên ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất, ví dụ mười lăm nghìn đơn vị của mỗi loại hàng hóa, thì cả hai loại hàng hóa có thể sẽ được sản xuất đồng thời với số lượng nhiều hơn. Nếu nền kinh tế vận hành tại điểm này vì gánh nặng thất nghiệp, thì các biện pháp giảm tỷ lệ thất nghiệp sẽ cho phép nền kinh tế tạo ra được hai loại hàng hóa này nhiều hơn. Mặt khác, nếu nền kinh tế vận hành trong phạm vi khả năng sản xuất bởi vì các nguồn lực dù đã được đưa vào sử dụng nhưng lại chưa phát huy hết hiệu suất, thì các biện pháp làm tăng hiệu suất tận dụng các nguồn lực sẽ cho phép nền kinh tế sản xuất được nhiều hàng hóa hơn. Để có thể sản xuất vượt khỏi đường giới hạn khả năng sản xuất, thì cần có nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế. Đây có thể là sự tăng trưởng trên toàn bộ nền kinh tế hoặc chỉ là tăng trưởng ở một ngành kinh tế nhất định.

THẢO LUẬN

Sử dụng đường Giới hạn khả năng sản xuất để phân tích những quyết định đánh đổi bạn đã đưa ra trong cuộc sống của mình. Ví dụ, bạn có thể thảo luận về thời gian dùng để học tập so với thời gian dành cho một công việc làm thêm ngoài giờ.

Số đơn vị thực phẩm (nghìn)A B

C

D

E

F

G

20

20

15

15

10

5

05 10

Đường giới hạn khả năng sản xuất

Số đơn vị đồ đạc (nghìn)

Hình 1.1: Đường giới hạn khả năng sản xuất hoặc giới hạn sản xuất

Page 7: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 1: Vấn đề về nguồn lực và hệ thống kinh tế

9

Bài TẬp THựC HàNH 1 (20 pHúT)

Một quốc gia có khả năng sản xuất một tập hợp các hàng hóa và dịch vụ sau trong một khoảng thời gian nhất định, với giả định rằng quốc gia này tận dụng tối đa các nguồn lực đất đai, lao động và vốn của mình.

Hàng hóa (đơn vị) 100 80 60 40 20 0Dịch vụ (đơn vị) 0 50 90 120 140 150

(a) Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất cho quốc gia này.(b) Liệu quốc gia này có thể sản xuất tập hợp các loại hàng hóa và dịch vụ sau

đây không?

(i) 60 đơn vị hàng hóa.

(ii) 70 đơn vị hàng hóa.

(c) Chi phí cơ hội (xét về khía cạnh dịch vụ) của việc sản xuất thêm 20 đơn vị hàng hóa trong khi trước đó quốc gia này đã tạo ra:

(i) 80 đơn vị hàng hóa và 50 đơn vị dịch vụ.

(ii) 70 đơn vị hàng hóa và 90 đơn vị dịch vụ.

(iii) 40 đơn vị hàng hóa và 100 đơn vị dịch vụ.

Bài TẬp THựC HàNH 2 (10 pHúT)

Trong sơ đồ dưới đây thì PQ là đường giới hạn khả năng sản xuất của xã hội. Điểm R thể hiện:

A Sự kết hợp tối ưu của tư liệu sản xuất và hàng hóa tiêu dùng.B Khả năng sản xuất của xã hội thấp hơn mức sản lượng toàn dụng nhân công.C Sản lượng chỉ có thể đạt được khi có lạm phát.D Kết hợp của tư liệu sản xuất và hàng hóa tiêu dùng không thể đạt được.

* R

Q0

P

Số lượng hàng hóa tiêu dùng

Số lượng tư liệu sản xuất

Page 8: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

10

2 các HỆ THỐnG KInH TẾ

2.1 các hệ thống kinh tế khác nhauTrong các nền kinh tế hiện đại, có rất nhiều phương thức giải quyết vấn đề khan hiếm nguồn lực. Các quốc gia khác nhau sử dụng các cách tiếp cận khác nhau hoặc các loại hình hệ thống kinh tế khác nhau.

ĐỊNH NGHĨA

(a) Nền kinh tế thị trường tự do (free market economy) - đôi khi còn được gọi là chủ nghĩa tư bản. Trong nền kinh tế thị trường tự do, hầu hết các quyết định được thực hiện thông qua sự vận hành của cơ chế thị trường. Cung, cầu và khả năng chi trả ảnh hưởng đến việc ra quyết định. Sự can thiệp của Chính phủ hầu như không đáng kể đối với quá trình ra quyết định kinh doanh.

(b) Nền kinh tế chỉ huy (command economy) - đôi khi còn được gọi là nền kinh tế Nhà nước. Trong nền kinh tế này, các quyết định đều mang tính tập thể và do các Hội đồng kế hoạch Trung ương đặt ra. Chính phủ là người quyết định hàng hóa gì được sản xuất, số lượng bao nhiêu, mức giá bán và đối tượng mua hàng. Các quyết định đưa ra vì lợi ích của mọi thành viên trong xã hội. Các công dân đều đóng góp vào việc tạo ra hàng hóa chung của quốc gia. Chính phủ có nhiều động thái can thiệp trong loại hình kinh tế này.

(c) Nền kinh tế hỗn hợp (the mixed economy) - trong nền kinh tế hỗn hợp có sự cân bằng giữa sức mạnh thị trường và sự can thiệp của Nhà nước. Quan điểm này cho rằng một số hoạt động cần được điều tiết bởi Nhà nước, trong khi các hoạt động khác có thể để mặc thị trường tự điều tiết. Một nền kinh tế hỗn hợp thường bao gồm:

• Loại hình doanh nghiệp tự do, với các quyết định mang tính kinh tế được đưa ra dựa trên các lực lượng trên thị trường.

• Quan hệ sở hữu công và kiểm soát các ngành trọng điểm.

• Ngành phúc lợi để cung cấp các dịch vụ y tế, xã hội và giáo dục ở mức tối thiểu cho mọi công dân.

Các vấn đề về nguồn lực

(Resource issues)

Các tác động lênChính phủ

(Influences on government)

Chính sách của Chính phủ

(Government policy)

Các hệ thống kinh tế(Economic systems)

Vấn đề về nguồn lực và hệ thống kinh tế (Resource issues and economic systems)

Page 9: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 1: Vấn đề về nguồn lực và hệ thống kinh tế

11

Các tranh luận về ưu nhược điểm của các thị trường và việc lập kế hoạch được thể hiện ở các mức độ khác nhau. Ví dụ, các ý kiến không đồng tình với hệ thống kinh tế thị trường thường tập trung vào đả kích “chủ nghĩa tư bản”. Họ cho rằng quan hệ sở hữu tư nhân với các phương thức sản xuất dẫn đến sự phân bổ bất bình đẳng thu nhập và tài sản, cũng như sự bóc lột người lao động của tầng lớp chủ tư bản. Đây là tư tưởng chủ đạo của Các-Mác trong tác phẩm bất hủ Chủ nghĩa tư bản, phát hành năm 1867.

Các nhóm chính trị phản đối chủ nghĩa xã hội và nền kinh tế chỉ huy thì cho rằng hệ thống kinh tế này hạn chế tự do cá nhân trong việc chọn lựa công việc và hoạt động đầu tư, việc ra quyết định đối với mặt hàng sản xuất và loại hàng hóa họ tiêu dùng.

Không có quốc gia nào sử dụng tuyệt đối một hệ thống kinh tế; mỗi xã hội có một nền kinh tế hỗn hợp. Đặc biệt là từ khi chủ nghĩa xã hội sụp đổ tại Trung và Đông Âu, thì các luận điểm đưa ra lại tập trung nhiều hơn vào phạm vi quyền hạn can thiệp của Chính phủ đối với nền kinh tế.

2.2 nền kinh tế thị trườngNền kinh tế thị trường được tạo nên dựa trên nền tảng giả định rằng lựa chọn của người tiêu dùng sẽ tác động đến các nhân tố thị trường để đảm bảo sự phân bổ tối ưu các nguồn lực, mà không cần đến sự can thiệp của Chính phủ. Vai trò duy nhất của Chính phủ là đảm bảo “bàn tay vô hình” (invisible hand) của các nhân tố thị trường được tự do vận hành thông qua cơ chế giá cả hoặc các nhân tố cung và cầu.

Các giả định của một hệ thống thị trường tự do bao gồm các nhân tố sau:

(a) Các công ty hướng đến tối đa hóa lợi nhuận.(b) Người tiêu dùng tìm kiếm lợi ích lớn nhất với chi phí thấp nhất.(c) Công nhân mong muốn tối đa hóa tiền lương tương ứng với nỗ lực công việc.(d) Cá nhân tự do đưa ra quyết định như làm việc ở đâu, mua gì. Các công ty

được tự do quyết định lựa chọn sản xuất mặt hàng và đối tượng bán hàng.(e) “Cơ chế Giá cả” quyết định giá bán trên thị trường tự do. Giá cả tăng khi thiếu

hụt hàng hóa hoặc dịch vụ (nguồn cung hạn chế) và giảm nếu cung nhiều.(f) Giá cũng sẽ tăng nếu đột nhiên người tiêu dùng muốn mua một lượng

hàng hóa lớn (cầu tăng) và giảm nếu hàng hóa bỗng dưng không được ưa chuộng nữa.

(g) Nếu lượng cung dư thừa thì giá hàng hóa sẽ giảm. Khi giá giảm, người tiêu dùng sẽ có nhiều lợi ích hơn với mức phí thấp hơn và như vậy cầu sẽ tăng. Giá cả sẽ đạt đến một điểm mà ở đó lượng cung dư thừa sẽ được tiêu thụ hết.

(h) Vì sự tác động lẫn nhau giữa cung và cầu, nên giá cả sẽ dao động. Nhưng các mức giá này đều sẽ hướng đến “giá cân bằng” (equilibrium price), tại đó lượng cầu của người tiêu dùng cân bằng với lượng hàng sản xuất ra.

Việc sử dụng thị trường để phân bổ nguồn lực hoàn toàn đối lập với nền kinh tế chỉ huy. Trong nền kinh tế thị trường thuần túy, các quyết định về việc sản xuất cái gì, phương thức sản xuất và ai sẽ triển khai sản xuất được phân quyền. Quyết định đưa ra là tập hợp của hàng triệu các quyết định mang tính cá nhân khác của người tiêu dùng, nhà sản xuất và chủ sở hữu các dịch vụ mang tính sản xuất. Đương nhiên, như vậy các quyết định được đưa ra sẽ phản ánh sự ưu tiên và mối quan tâm của mọi người.

Giả sử rằng cả thực phẩm và đồ đạc gia đình đều được mua và bán trong thị trường

Page 10: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

12

tự do và cạnh tranh. Điều này có nghĩa là không có bất kỳ nỗ lực nào từ phía Chính phủ để tác động hoặc điều tiết các quyết định của cá nhân người mua và người bán, điều đó cũng đồng nghĩa với việc người sở hữu một số lượng lớn các loại mặt hàng này sẽ có khả năng “lũng đoạn” thị trường, nếu không có đối thủ đủ mạnh. Điều thiết yếu ở đây là hai thị trường sản phẩm này sẽ tự điều tiết thông qua phương tiện giá cả.

e.g.e.g. Ví Dụ pHÂN BiỆT GiÁN TiẾpHình dung chúng ta bắt đầu từ điểm D trong Hình 1.2 với sản lượng 14 nghìn đơn vị thực phẩm và 13,5 nghìn đơn vị đồ đạc gia đình. Nhà sản xuất cả hai mặt hàng đang thu được mức lợi nhuận hợp lý ở mức giá hiện tại và bản thân người mua cũng nhận được những gì theo nhu cầu của họ ở mức giá này. Nói một cách khác, ở đây có sự tương xứng giữa cung và cầu.

Tiếp theo, giả sử nhiều người muốn mua đồ đạc hơn. Ở mức giá hiện thời, giả sử họ muốn mua 18 nghìn đơn vị. Chúng ta biết rằng nếu sản lượng thực phẩm ở mức 14 nghìn đơn vị, thì nền kinh tế không thể đáp ứng được lượng cầu về đồ đạc sản xuất gia tăng này; các nguồn lực sẽ phải rút bớt khỏi lĩnh vực sản xuất thực phẩm để chuyển sang sản xuất đồ đạc theo đường giới hạn khả năng sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, cầu tăng lên với đồ đạc sẽ tác động đến giá khiến cho việc sản xuất đồ đạc mang lại nhiều lợi nhuận hơn sản xuất thực phẩm. Các hãng sản xuất đồ đạc sẽ tăng sản lượng và thu hút các nhân tố sản xuất khỏi ngành sản xuất thực phẩm, bằng cách đưa ra mức tiền công lao động cao hơn và khoản tiền thuê đất lớn hơn. Và hệ quả là một số nhà sản xuất thực phẩm có thể chuyển sang sản xuất đồ đạc.

Số đơn vị thực phẩm (nghìn)

D

E

F

20

20

15

15

10

5

05 10

Đường giới hạn khả năng sản xuất

Số đơn vị đồ đạc (nghìn)

Hình 1.2: Đường giới hạn khả năng sản xuất.

Kết quả là việc tăng giá đồ đạc gia đình sẽ thu hút các nguồn lực vào ngành sản xuất đồ đạc và rút bớt nguồn lực của lĩnh vực sản xuất thực phẩm. Trong sơ đồ, sản lượng sản xuất sẽ rời khỏi điểm D sang điểm F. Đồng thời, việc tăng giá của đồ đạc cũng khiến cầu đối với mặt hàng này giảm xuống còn 16,5 nghìn đơn vị. Thực tế, điểm E có thể là điểm “cân bằng” mới, tại đó các hãng trong cả hai ngành sẽ lại thỏa mãn với mức lợi nhuận nhận được và người mua lại nhận được các giá trị mong muốn ở cả hai loại hàng hóa tại mức giá mới.Sự thay đổi của cung theo cầu diễn ra đơn thuần là kết quả của các quyết định độc lập của các nhà sản xuất, người tiêu dùng và chủ sở hữu các nguồn lực để phản ứng với một sự thay đổi tự động của giá tương đối giữa thực phẩm và đồ đạc, mà không cần sự can thiệp của một cơ quan lập kế hoạch bên ngoài.

Page 11: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 1: Vấn đề về nguồn lực và hệ thống kinh tế

13

những vấn đề của nền kinh tế thị trường - nguyên nhân của sự thất bại thị trường

Theo lý thuyết thị trường tự do, nếu muốn một loại hàng hóa thì người tiêu dùng sẽ sẵn lòng chi trả mức giá cao cho hàng hóa đó và các nhà sản xuất cảm nhận được cơ hội mang lại lợi nhuận, sẽ tăng sản lượng hoặc bắt đầu triển khai sản xuất mặt hàng này. Vì vậy, việc phân bổ nguồn lực và tập hợp hàng hóa hiện có cần phù hợp với mong muốn của xã hội. Nhưng liệu bàn tay vô hình của cung cầu và kỳ vọng lợi nhuận của nhà sản xuất có đáng tin cậy trong mọi trường hợp không? Không phải luôn luôn như vậy.

(a) có một bộ phận người tiêu dùng không có khả năng chi trả cho “hàng khuyến dụng” hoặc “hàng hóa công”.

Hàng hóa và dịch vụ do Chính phủ cung cấp (hoặc khu vực công cung cấp) được gọi là hàng hóa công và các hàng hóa do hệ thống thị trường cung cấp (khu vực tư nhân) là hàng hóa tư nhân. Hàng khuyến dụng là các hàng hóa mà xã hội cho rằng mang lại lợi ích cho cộng đồng nhiều hơn là mang lại lợi ích cho từng cá nhân. Một ví dụ là giáo dục. Nếu trường học đưa ra mức học phí đầy đủ cho các dịch vụ của mình, thì các gia đình sẽ không thể đưa con em mình đến trường được vì họ không có khả năng và không sẵn lòng chi trả. Các Chính phủ đều tin rằng giáo dục mang lại lợi ích cho người dân và nền kinh tế, vì vậy Chính phủ phải can thiệp vào hoạt động giáo dục.

(b) các hàng hóa công và hàng khuyến dụng chủ yếu do chính phủ cung cấp và được cấp nguồn từ thuế.Trong hệ thống giá cả, mọi người có nhu cầu và mua hàng hóa, dịch vụ vì họ muốn tiêu dùng cho cá nhân. Nguyên lý loại trừ này áp dụng cho tất cả các “hàng hóa tư nhân”. Một danh mục hàng hóa khác - hàng hóa công - như quốc phòng, luật pháp và trật tự, hệ thống đèn đường là những lĩnh vực mà mọi người đều có thể tiêu dùng. Ví dụ, nhà cung cấp không thể loại trừ mọi người không được tiêu dùng hàng hóa và chính vì vậy cũng không thể tính phí cho những người được hưởng lợi ích từ hàng hóa. Hệ quả là loại hàng hóa như vậy sẽ không được tạo nên từ nền kinh tế hoàn toàn tự do. Nếu Chính phủ thấy nhu cầu của xã hội tăng lên thì sẽ can thiệp để đảm bảo tăng cung.

(c) Sự sẵn lòng chi trả của một bộ phận người tiêu dùng cho “hàng hóa không khuyến dụng”.Loại hàng hóa đối lập với danh mục hàng hóa mà Chính phủ cho rằng tiêu dùng ít, là các hàng hóa tiêu dùng quá mức (hàng hóa không khuyến dụng). Chính phủ có thể muốn can thiệp để hạn chế việc sử dụng các nguồn lực vào sản xuất hàng hóa không khuyến dụng như thuốc lá, vì chi phí xã hội bỏ ra vượt xa so với chi phí riêng. (Chi phí riêng nghĩa là mức giá mà hàng hóa được bán trong thị trường tự do).

(d) Sự bất bình đẳng về sức mạnh trên thị trường.Việc tập trung các nguồn lực vào sản xuất các mặt hàng có lợi nhuận biên cao nhất được ngầm định là những mặt hàng có nhu cầu lớn nhất. Tuy nhiên, nếu việc phân phối thu nhập và lợi nhuận không đồng đều (thường xảy ra trong những xã hội có thị trường tự do), thì một nhóm tầng lớp xã hội có tiền của dồi dào sẽ vượt trội hơn các nhóm khác trong việc xác định giá cả và đương nhiên có sức mạnh hơn trong việc phân bổ nguồn lực. Vì thế, mô hình sản xuất chưa chắc đã phản ánh mong muốn của toàn xã hội về loại hàng hóa được sản xuất, mà thể hiện loại hàng hóa thành phần giàu có nhất xã hội mong muốn phải được đảm bảo. Thị trường tự do không nhất thiết phải dẫn

Page 12: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

14

Bài TẬp THựC HàNH 3 (20 pHúT)

Giải thích khái niệm “chi phí cơ hội” và minh họa tầm quan trọng của chi phí này trong lý thuyết kinh tế.

đến tự do về mặt kinh tế, đặc biệt đối với những người không có sức mạnh thị trường.

(e) những rào cản hạn chế gia nhập thị trường và tính cố định của các nhân tố sản xuất.Cơ chế vận hành của thị trường phụ thuộc vào nhu cầu gia tăng đối với một loại hàng hóa dẫn đến việc gia tăng sản xuất, khiến cho các nhà sản xuất hiện có tăng sản lượng và các nhà sản xuất mới gia nhập thị trường. Giả sử để tối đa hóa lợi nhuận, các nhà sản xuất có thể cố gắng liên kết với nhau để hạn chế nguồn cung và từ đó có thể tác động đến giá cả và lợi nhuận. Sự khai thác người tiêu dùng này có thể tăng lên khi doanh nghiệp thôn tính đối thủ cạnh tranh, tạo nên sự gia tăng tương tự về vị thế độc quyền.Đồng thời, trong thực tế, các nguồn lực thường không luân chuyển nhanh chóng giữa các quá trình sản xuất. Thứ nhất, có thể tồn tại những thông tin không đầy đủ về lao động và các cơ hội dành cho doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Thứ hai, các nguồn lực hiện đang được sử dụng trong một ngành có thể không phù hợp để sử dụng ở ngành khác: kế toán viên không thể thành luật sư chỉ qua một đêm, mà đòi hỏi nhiều năm đào tạo để đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp. Tương tự, nếu xuất hiện thặng dư trong sản xuất lúa mạch nhưng lại thiếu sữa, thì cũng cần qua một mùa vụ người nông dân cũng mới có thể điều chỉnh được nguồn cung của mình. Những vấn đề này được gọi là sự cố định của các nhân tố sản xuất.

(f) các nhà sản xuất có thể bỏ qua “ngoại ứng” (externality).Khi nhà sản xuất xác định tổng lượng cung, họ sẽ tính toán cân nhắc lợi nhuận dự kiến thu được từ việc bán hàng hóa như giá cả, so sánh với các chi phí sản xuất. Khi xem xét chi phí sản xuất, họ sẽ chỉ quan tâm đến chi phí riêng như số tiền phải bỏ ra để triển khai sản xuất hàng hóa, bỏ qua bất kỳ các chi phí ngoại ứng khác hoặc các tác động đối với xã hội như gia tăng khói, tiếng ồn hoặc tắc nghẽn. Nếu một hoạt động có các chi phí xã hội ở loại này, thì mặt hàng có thể được cung cấp quá nhiều theo quan điểm của xã hội. Ngược lại, một số hoạt động có thể mang lại lợi ích xã hội như là kết quả của các ngoại ứng “tốt”, lại được coi là thiếu nguồn cung trong nền kinh tế thị trường.

2.3 nền kinh tế chỉ huy (kinh tế kế hoạch tập trung)Một nền kinh tế chỉ huy là nền kinh tế mà trong đó những câu hỏi mang tính kinh tế cơ bản, bao gồm sản xuất cái gì, như thế nào và cho ai, sẽ được trả lời sau khi tham vấn ý kiến của Chính phủ để xác định thứ tự ưu tiên hơn là cân đối cung cầu trên thị trường. Nền kinh tế chỉ huy dựa trên quan điểm rằng, nếu để thị trường tự vận hành thì sẽ tạo ra sự phân bổ nguồn lực không công bằng và không mong muốn; vì thế Chính phủ phải giữ vai trò điều hành nền kinh tế và giám sát việc sử dụng các nhân tố sản xuất.

Chúng ta thường gắn kết nền kinh tế chỉ huy với các quốc gia theo chủ nghĩa xã hội, nhưng nền kinh tế này cũng có thể tồn tại ở các nền chuyên chính cánh hữu. Hiện

Page 13: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 1: Vấn đề về nguồn lực và hệ thống kinh tế

15

nay, nền kinh tế chỉ huy còn tồn tại ở Bắc Triều Tiên và Cuba.

Chính phủ lập kế hoạch ở ba cấp:

(a) Ở cấp kinh tế vĩ mô (macroeconomics), cơ quan trung ương sẽ quyết định giữa việc phân bổ các nguồn lực cho: (a) các hàng hóa tiêu dùng hiện hành giúp nâng cao chất lượng đời sống hiện tại và (b) các hàng hóa đầu tư giúp xây dựng tương lai. Điều này giải quyết câu hỏi “sản xuất cái gì”.

(b) Ở cấp độ vi mô (micro), Chính phủ lên kế hoạch cho sản lượng của mỗi ngành và mỗi doanh nghiệp. Một khi mức sản lượng đã được xác định thì các tính toán tiếp theo về lượng nguyên liệu đầu vào sẽ được triển khai. Ví dụ nếu cần phải sản xuất 200 chiếc xe đạp thì nguyên liệu đầu vào sẽ là 400 bánh xe, 200 ghi đông, 200 cái xích, v.v… Nếu cần 400 bánh xe thì sẽ cần 1.200 nan hoa thép. Nếu cần 400 nan hoa thép thì cần có 200 mét dây thép phải sản xuất. Điều này nghĩa là hàng nghìn phép tính cần được giải quyết chỉ để sản xuất chiếc xe đạp. Và điều này cũng giải quyết câu hỏi “sản xuất như thế nào”.

(c) Nhà nước lên kế hoạch phân phối sản phẩm đầu ra cho người tiêu dùng. Điều này tùy thuộc vào mục tiêu của Chính phủ. Trong nhiều nước xã hội chủ nghĩa, cơ sở cho việc phân bổ này dựa trên “nhu cầu của mỗi người”. Điều này nghĩa là sản phẩm của nền kinh tế được phân phối công bằng, ví dụ, một gia đình với bốn nhân khẩu sẽ nhận được nhiều hơn người sống một mình. Hàng hóa và dịch vụ có thể được phân phối trực tiếp như căn hộ, nhà ở được phân bổ cho công dân hoặc có thể cho phép một số mức độ lựa chọn thông qua trả lương cho người lao động.Trong các trường hợp gần đây, Nhà nước có thể tác động đến việc phân phối hàng hóa hoặc dịch vụ bằng cách đặt ra giá cả. Các hàng hóa mà Nhà nước muốn khuyến khích sẽ được đưa ra ở mức giá thấp hơn và các hàng hóa không được khuyến khích sẽ có mức giá cao hơn. Điều này giải quyết câu hỏi “sản xuất cho ai”.

Các quyết định phân bổ nguồn lực nhìn chung do các cơ quan trung ương đưa ra, thường xác định mức sản lượng và tập hợp sản lượng theo một kế hoạch trung hạn, thường là kế hoạch năm năm. Các quyết định chi tiết hơn về yêu cầu nguồn lực cho mỗi ngành sẽ được cân nhắc đưa ra để đáp ứng các yêu cầu của kế hoạch. Để đánh giá được yêu cầu về nguồn lực, các nhà hoạch định kế hoạch phải dự đoán được tác động đối với các ngành khác, ví dụ, để nâng mức sản lượng của một ngành thì sẽ phải xác định được ngành có khả năng sẽ thiếu nguồn lực. Một ví dụ đơn giản là ngành thép đòi hỏi lượng than đầu vào phải tương đương với 50% sản lượng đầu ra thành phẩm. Như vậy để nâng gấp đôi sản lượng thép thì ngành công nghiệp khai thác than phải tăng gấp đôi sản lượng than dành cho ngành thép. Tuy nhiên, việc tăng sản lượng của ngành sản xuất thép còn tiềm ẩn nhiều đòi hỏi về nguồn lực khác nữa và như vậy cần xác định thêm các yêu cầu nguồn lực thứ cấp.

Nền kinh tế chỉ huy có khả năng đảm bảo cho mỗi người một việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp giảm là ưu điểm của nền kinh tế kế hoạch. Tuy nhiên, hệ quả tất yếu của việc này là Chính phủ cũng phải xác định việc phân bổ lao động vào các ngành nghề khác nhau. Vì vậy các nhà lập kế hoạch cần dự đoán được các yêu cầu đối với nhiều loại kỹ năng khác nhau để đáp ứng các mục tiêu sản xuất tổng thể. Con người phải được giáo dục, đào tạo phù hợp và phải được định hướng, chỉ đạo vào một công việc cụ thể. Các hạn chế đối với việc tự do lựa chọn nghề nghiệp và nơi làm việc của cá nhân có thể xảy ra. Cuối cùng, Nhà nước sẽ quyết định về phân phối thu nhập. Điều này thường được coi là một trong những ưu điểm của nền kinh tế chỉ huy, vì theo nguyên

Page 14: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

16

Bài TẬp THựC HàNH 4 (20 pHúT)

Mô tả các vấn đề kinh tế của nền kinh tế kế hoạch dẫn đến việc giảm tính phổ biến của loại hình kinh tế này như một phương thức để phân bổ nguồn lực.

tắc thì thu nhập quốc dân sẽ được chia một cách công bằng trên cơ sở nhu cầu của mọi người, hơn là dựa vào may mắn về tài sản thừa kế hay tài năng. Sự khác biệt chính của hệ thống thị trường này là tất cả các quyết định được thực hiện bởi người chịu trách nhiệm lập kế hoạch (ví dụ Ủy ban Trung ương hay Bộ kế hoạch), trong khi đối với thị trường tư bản chủ nghĩa, các quyết định được thực hiện chỉ bởi thị trường. Tuy nhiên, thực tế ở đây là những người cầm quyền, bao gồm cả những người lập kế hoạch thường sử dụng ảnh hưởng để mang lại những đặc quyền cho bản thân.

Thất bại cơ bản của nền kinh tế kế hoạch bao gồm:

(a) Thiếu vốn đầu tư (lack of investment) - tác nhân chính kích thích đầu tư là cạnh tranh; nếu doanh nghiệp không cải tiến sản phẩm hoặc quy trình sản xuất, đối thủ cạnh tranh sẽ làm và họ sẽ chiếm lĩnh thị phần của doanh nghiệp. Ở Đông Âu, tất cả các tổ chức đều là độc quyền Nhà nước và không có nhân tố thúc đẩy cạnh tranh. Trong khi sự cạnh tranh đã khiến Tây Đức phát triển Mercedes, BMW và Volkswagen, thì Đông Đức chỉ có một thị trường ô tô duy nhất của Trabant - sản xuất một mẫu xe cũ kỹ, không tiện dụng và mẫu xe này chủ yếu được bán trên thị trường ở dạng xe đã qua sử dụng, vì danh sách đặt hàng quá lớn và hãng không thể đáp ứng được xe mới.

(b) Ít khuyến khích tăng sản lượng (less incentive to productivity) - ở Tây Âu, người ta coi trọng việc cắt giảm chi phí và tăng sản lượng trên mỗi cá nhân nhằm tăng tính cạnh tranh và những doanh nghiệp làm được điều này sẽ thành công. Tại Đông Âu, thành công không có nghĩa là tối đa hóa sản lượng, mà là đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra. Không có phần thưởng cho vượt kế hoạch, nhưng sẽ có xử phạt cho việc không đạt kế hoạch. Theo đó nhiệm vụ hàng đầu của cán bộ quản lý là phải đảm bảo giảm được mục tiêu đề ra, để có thể đạt được mục tiêu cho dù mục tiêu có hợp lý hay không. Nếu kế hoạch cho thấy nhà máy nên chuyển mười chiếc máy đến cơ sở sửa chữa Nhà nước trong một năm, thì doanh nghiệp sẽ chuyển đến mười chiếc, dù cho thực tế chỉ có tám cái bị hỏng.

(c) lãng phí nguồn lực (wastage of resource) - chắc chắn một nền kinh tế chỉ huy cần chuyển các nguồn lực vào kế hoạch, hơn là thực sự đưa vào sản xuất. Tại cơ quan lập kế hoạch Chính phủ của Liên Xô (USSR), người ta cần thực hiện tính toán 12 triệu giá cả các mặt hàng mỗi năm và lên kế hoạch cho sản lượng của 24 triệu sản phẩm. Tính không hiệu quả là phổ biến, lãng phí và ô nhiễm ở mức báo động, thiếu thông tin chất lượng cao cho các nhà lập kế hoạch và khả năng phổ biến kế hoạch kém hiệu quả dẫn đến suy giảm nền kinh tế và dẫn đến sự sụp đổ vào cuối những năm 80, khiến cho khoảng cách về chất lượng cuộc sống và năng lực kinh tế giữa phương Tây và Liên Xô tăng lên nhanh chóng.

(d) chợ đen (black market) - có cơ hội để hình thành và tồn tại bất cứ nơi đâu có nhu cầu không được thỏa mãn và nếu khách hàng thiện chí chi trả thì một ai đó sẽ tìm cách cung cấp cái khách muốn. Tại một số khu vực Đông Âu, chợ đen được mở công khai.

Page 15: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 1: Vấn đề về nguồn lực và hệ thống kinh tế

17

2.4 nền kinh tế hỗn hợp

Trên thực tế, không có nền kinh tế nào 100% là kinh tế kế hoạch và cũng không có nền kinh tế nào tồn tại dưới hình thức 100% kinh tế thị trường tự do. Các nền kinh tế công nghiệp hóa Tây Âu đều là mô hình nền kinh tế hỗn hợp với sự điều tiết của Nhà nước vào các hoạt động kinh tế ở các mức độ khác nhau. Có thể không có mức độ tối ưu cho sự kết hợp các yếu tố trong nền kinh tế - điều này tùy thuộc vào niềm tin chính trị của Chính phủ và mức độ Chính phủ muốn khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường.

Chính phủ có thể theo đuổi hai chiến lược tổng thể - thay thế nền kinh tế thị trường hoặc khuyến khích kinh tế thị trường. Ba loại hình điều tiết của Chính phủ bao gồm:

(a) cung cấp hoặc ngăn cấm - các hàng hóa công được cung cấp miễn phí để tối đa hóa tiêu dùng và gia tăng các lợi ích xã hội. Thay vào đó, các hàng hóa không khuyến dụng nhất như heroin và các chất kích thích có thể bị coi là có hại đối với cá nhân và xã hội, sẽ bị ngăn cấm.

(b) Trợ cấp hoặc thuế - hàng hóa khuyến dụng được khuyến khích thông qua hình thức trợ cấp nhằm tăng mức tiêu dùng. Ngược lại, một số hàng không khuyến dụng lại bị đánh thuế cao, như thuế rượu, để ngăn cản tiêu dùng quá mức và giảm chi phí xã hội. Chính phủ cũng cung cấp các thông tin chăm sóc sức khỏe công ở mức giá 0, vì không có nhân tố nào khuyến khích ngành tư nhân hoạt động trong lĩnh vực này.

(c) Quy định - kiểm soát giá cả và số lượng được triển khai để thay đổi cơ chế sản lượng và tiêu dùng. Các ngoại ứng có hại cho xung quanh như nhân tố làm ô nhiễm sông có thể bị đánh thuế, coi là hành vi phạm pháp hoặc bị hạn chế về chất lượng/số lượng. Ngược lại, các ngoại ứng có lợi như cải thiện nhà ở lại được trợ giá. Các quy định đã được ban hành phổ biến tại Anh sau Chiến tranh thế giới để hạn chế độc quyền và cacten. Từ năm 1979, nền kinh tế Anh đã bãi bỏ sự điều tiết của Chính phủ ở nhiều ngành.

2.5 các nền kinh tế trong thời kỳ chuyển đổiSự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường phần nào đó thể hiện định hướng theo cơ chế thị trường tại các quốc gia Liên Xô cũ và Đông Âu, ngay sau sự sụp đổ của Chính phủ cộng sản từ năm 1989. Vì vậy, đa phần các quốc gia này hiện được gọi là các nền kinh tế chuyển đổi, nghĩa là các quốc gia này cam kết tuân theo chương trình chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.

Tuy nhiên, lộ trình chuyển sang nền kinh tế thị trường không phải lúc nào cũng bằng phẳng và dễ dàng. Chuyển đổi nghĩa là thay thế hệ thống kinh tế cũ bằng các nhân tố của nền kinh tế thị trường. Điều này đòi hỏi sự thay đổi về thể chế, pháp luật và văn hóa, cùng với sự đầu tư khổng lồ vào cơ sở hạ tầng, sản xuất, phân phối và tài chính đã lạc hậu. Một số các nhân tố cải cách bao gồm:

ĐỊNH NGHĨA

Nền kinh tế hỗn hợp (mixed economy) là nền kinh tế kết hợp các thành tố của cả doanh nghiệp tư nhân, nơi các cá nhân tự do thành lập hoạt động kinh doanh theo quyền của mình và hưởng các thành quả thu được cho cá nhân (hoặc phải chịu trách nhiệm với các sai phạm của chính mình) và sự can thiệp của Nhà nước dưới nhiều hình thức khác nhau.

Page 16: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

18

(a) Tự do hóa giá cả (price liberalisation) - xóa bỏ cơ chế kiểm soát giá cả để thiết lập thị trường cạnh tranh và tự do.

(b) Xóa bỏ cơ chế trợ cấp của nhà nước.(c) Tư nhân hóa (privatisation) - chuyển giao quyền sở hữu doanh nghiệp từ

Nhà nước sang tư nhân. Điều này rất cần thiết để tạo nên động lực lợi nhuận cá nhân, nhân tố định hướng cho nền kinh tế thị trường.

(d) Tự do hóa thương mại (trade liberalisation) - tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp độc quyền Nhà nước.

(e) Hoán đổi tỷ giá hối đoái (exchange rate convertibility) - không kiểm soát lãi suất và tự do hóa thị trường ngoại hối.

(f) cải cách hệ thống tài chính (reform of the financial sector) - là cần thiết để huy động tiết kiệm, tạo nguồn vốn đầu tư và tạo các kênh tài trợ vốn cho các dự án đầu tư có hiệu quả nhất.

(g) cải cách thể chế (institutional reform) - đòi hỏi việc thành lập các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính khác, như thị trường chứng khoán, cùng với nguồn đầu tư lớn vào đào tạo nhân lực cho các tổ chức mới.

Những kinh nghiệm như Ba Lan, Hungary và Nga, những quốc gia đã bắt tay vào cải cách, minh chứng cho những trở ngại để chuyển đổi thành công. Trong giai đoạn đầu tiên, các quốc gia phải chịu sự suy giảm lớn về sản lượng và tỷ lệ thất nghiệp cao, khi các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả bị đóng cửa hoặc công nhân đình công không muốn cải thiện năng suất lao động. Tại Ba Lan, tỷ lệ thất nghiệp tăng từ mức gần 0% năm 1989 lên 15% năm 1994.

Tự do hóa giá cả đã dẫn đến lạm phát tăng cao, một số trường hợp đạt gần mức siêu lạm phát - tại Nga lạm phát tăng lên đến 1.300% năm 1992; năm 1994 mức lạm phát vẫn ở mức 200% nhưng đến năm 2008 đã giảm xuống còn 9%. Các khoản chi của Chính phủ cho việc gia tăng phúc lợi xã hội với người thất nghiệp đã gây áp lực làm giảm mức lạm phát. Tại tất cả các quốc gia, chính sách tư nhân hóa không hề suôn sẻ - một số nhóm chính trị tại Nga không muốn thay đổi đã đe dọa sẽ tạm dừng, thậm chí là chấm dứt quá trình tư nhân hóa.

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế hiển nhiên liên quan đến, ít nhất là trong ngắn hạn, chi phí khổng lồ và nỗ lực của toàn dân trong việc vượt qua những biến đổi về chất lượng sống cũng như tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Trừ khi Chính phủ có thể thuyết phục được người dân rằng cải cách nền kinh tế và thiết lập hệ thống kinh tế thị trường là cần thiết, nếu không vẫn có rủi ro trong sự ủng hộ cải cách cũng như một bộ phận chính trị gia muốn quay trở lại hệ thống quyền lực cũ.

2.6 Phân bổ hiệu quả các nguồn lựcNền kinh tế hỗn hợp nhằm mục đích kết hợp những đặc điểm tốt nhất đồng thời né tránh những nhược điểm của nền kinh tế chỉ huy và kinh tế thị trường. Họ đã thành công ở một mức độ nào đó. Ví dụ, an sinh xã hội được cung cấp theo cách đảm bảo của nền kinh tế chỉ huy để tránh thất bại của nền kinh tế thị trường trong việc gia tăng đói nghèo; giáo dục và dịch vụ y tế được cung cấp miễn phí tại Anh, vì nếu Nhà nước không can thiệp thì thị trường sẽ không có đủ khả năng tạo ra các loại dịch vụ này. Đồng thời, các dự án đấu thầu dịch vụ công để tăng tính cạnh tranh bắt buộc cũng được triển khai để cố gắng tránh những thất bại của nền kinh tế chỉ huy, như thuê các hãng an ninh tư nhân điều hành nhà tù hoặc áp dụng sáng kiến của các tổ chức tài chính tư nhân trong phát triển cơ sở hạ tầng như việc xây dựng cầu Skye ở Scotland.

Page 17: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 1: Vấn đề về nguồn lực và hệ thống kinh tế

19

Trong hơn hai mươi năm cuối của thế kỷ 20, phần lớn thế giới đã chứng kiến sự gia tăng của quá trình tư nhân hóa và chuyển đổi sang hệ thống kinh tế theo định hướng thị trường. Phương pháp tiếp cận này được biết đến rộng rãi như là “chủ nghĩa tự do”, gắn liền với Tổng thống Mỹ Reagan và Thủ tướng Anh Thatcher. Phần lớn những thay đổi trong giai đoạn này được giữ nguyên trong các Chính phủ sau đó.

Tuy nhiên, vẫn có những chỉ trích về sự đầu cơ trục lợi hoặc hoạt động thiếu hiệu quả giữa các hãng tư nhân hóa, ví dụ lợi nhuận ghi nhận 18 tỷ GBP (đơn vị viết tắt của bảng Anh) do BP công bố năm 2008 hoặc sự gián đoạn nghiêm trọng quá trình tư nhân hóa đường sắt sau vụ tai nạn Hatfield năm 2000. Cuối năm 2001, hãng đường sắt Railtrack nắm quyền kiểm soát cung cấp hệ thống giao thông đường sắt, sau khi Chính phủ từ chối tăng thêm nguồn đầu tư để đảm bảo các yêu cầu an toàn và năm 2002 cơ sở hạ tầng đường sắt được chuyển giao sang một tổ chức phi lợi nhuận - Network Rail. Tuy nhiên đến khoảng năm 2003 thì rõ ràng là nhà cung cấp mới này cần đến sự trợ cấp của Nhà nước nhiều hơn cả hãng Railtrack.

Vẫn còn tồn tại tranh cãi về các hình thức hợp tác công - tư được sử dụng để đưa mô hình tài chính tư nhân vào cung cấp các mặt hàng khuyến dụng. Đã có những cáo buộc cho rằng tổ chức hợp tác này đã đặt lợi nhuận lên trên lợi ích của người lao động và người tiêu dùng.

Những cuộc tranh luận này trở nên sâu rộng hơn, khi suy thoái kinh tế nghiêm trọng diễn ra trong các nền kinh tế tư bản phát triển năm 2008. Nguyên nhân trực tiếp của cuộc suy thoái này là cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trước đó, tuy nhiên vẫn có những cuộc tranh cãi mạnh mẽ về bản chất nguyên nhân sâu xa của nó.

2.7 các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực côngNhững người ủng hộ tư nhân hóa cho rằng việc phát triển khu vực tư nhân năng động và hiệu quả mang ý nghĩa sống còn đối với sự tăng trưởng kinh tế. Kinh nghiệm trong hai thập kỷ qua cho thấy, nếu được điều tiết hợp lý và hoạt động đúng theo các điều kiện của thị trường cạnh tranh, thì khu vực tư nhân có thể sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn so với khu vực công. Các doanh nghiệp tư nhân có thể phân phối hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng và tạo ra các cơ hội nghề nghiệp mới cùng thời điểm. Sự hợp tác công - tư trong các dự án cơ sở hạ tầng có thể làm giảm áp lực đối với ngân sách Nhà nước và khuyến khích Chính phủ định hướng lại các nguồn lực cho tiêu dùng xã hội hoặc giảm thuế. Sự tham gia của khu vực tư nhân trong cơ sở hạ tầng và các công trình kỹ thuật cũng đồng thời cải tiến và mở rộng hiệu suất phân phối các dịch vụ thiết yếu.

Thách thức đối với Chính phủ là phải tạo ra và duy trì được nền tảng thể chế thị trường và pháp lý cần thiết, để khuyến khích các hoạt động của khu vực tư nhân như một tác nhân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hay nói cách khác là để hỗ trợ và thúc đẩy một “môi trường kinh doanh thuận lợi trong khuôn khổ cho phép”.

ĐỊNH NGHĨA

Môi trường kinh doanh thuận lợi trong khuôn khổ cho phép (enabling business environment) là nơi mà tập hợp các điều kiện ảnh hưởng đến hoạt động của khu vực tư nhân khuyến khích sự tăng trưởng của khu vực và sự phát triển của doanh nghiệp.

Page 18: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

20

Để tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi trong khuôn khổ cho phép, chính sách công cần tập trung xóa bỏ các trở ngại đối với sự tăng trưởng của tư nhân, tạo ra các cơ hội mới cho việc đầu tư và phát triển các hoạt động kinh tế tư nhân.

cơ chế hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp tư nhân

Hình thức hợp tác công - tư (Public Private Partnerships - PPP) là tên gọi chung cho một nhóm các tiền đề liên quan đến hoạt động của khu vực tư nhân trong các dịch vụ công. Cơ chế hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp tư nhân (Private Finance Initiative - PFI) là cơ chế thường được sử dụng nhất. Đây là cơ chế do Chính phủ lập nên để tăng nguồn tiền chi trả cho các tòa nhà và dịch vụ mới.

Cơ chế hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp tư nhân chỉ được sử dụng khi có thể đáp ứng các yêu cầu sau:

(a) Cam kết về hiệu suất, tính công bằng và trách nhiệm giải trình.(b) Mang lại giá trị minh bạch về tiền của, mà không “hy sinh” các lợi ích khác

của nhân viên.

Một dự án thuộc cơ chế hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp tư nhân điển hình có thể thuộc sở hữu của một công ty được thành lập chuyên trách để thực hiện kế hoạch. Các công ty này thường là liên doanh tập đoàn (consortium), bao gồm một công ty xây dựng, một ngân hàng và một công ty quản lý cơ sở vật chất. Trong khi các dự án thuộc cơ chế hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp tư nhân có thể được cơ cấu theo các phương thức khác nhau, thì thường có bốn nhân tố chính phải đảm bảo: Thiết kế, Tài chính, Xây dựng và Vận hành.

Khái niệm hợp tác công - tư được dựa trên tiền đề cho rằng có một số hoạt động mà khu vực công làm tốt nhất và những hoạt động khác thì khu vực tư nhân hoặc các tổ chức thuộc lĩnh vực tự nguyện hoặc cộng đồng có thể mang lại nhiều hiệu quả hơn. Khu vực công thường trông vào chuyên môn, sự cải tiến và công tác quản trị rủi ro hợp lý của doanh nghiệp tư nhân. Khu vực tư nhân thì tìm kiếm cơ hội kinh doanh, nguồn vốn ổn định và lợi nhuận cao cho khoản tiền đầu tư. Trong tổ chức hợp tác này, mỗi bên cần xác định rõ mục tiêu của mình đối với bên kia và sẵn sàng xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài, bền vững. Luận điểm đưa ra ở đây là chỉ thông qua việc cho phép mỗi nhân tố tập trung vào thế mạnh của mình, thì Chính phủ mới có thể cung cấp dịch vụ có chất lượng và mang lại lợi ích phù hợp với mong muốn của công chúng theo một phương thức hiệu quả và kinh tế. Tổ chức hợp tác công - tư có mục tiêu tạo ra sự đa dạng trong phương thức cung cấp dịch vụ công và triển khai dự án, qua đó khuyến khích các lựa chọn, cải tiến, cạnh tranh và chuyển giao kỹ năng.

vai trò có thể bao gồm: Trách nhiệm có thể bao gồm:

• Cung cấp các dịch vụ công như vệ sinh đường phố hoặc cấp giấy phép phương tiện giao thông.

• Thực hiện dịch vụ liên ngành, mang tính nội bộ hoặc bao gồm nhiều chức năng khác nhau, như dịch vụ ăn uống hoặc hỗ trợ công nghệ thông tin.

• Lên kế hoạch và triển khai các dự án lớn hoặc các công trình cơ sở hạ tầng, như xây dựng cầu đường hoặc bãi container.

• Cung cấp nguồn lực như chuyên môn hoặc công nghệ.

• Quản lý ngân sách và chi phí.

• Tạo thu nhập.

• Đầu tư và tạo nguồn tài chính cho dự án.

• Sở hữu tài sản như các tòa nhà hoặc thiết bị và quản trị rủi ro.

Page 19: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 1: Vấn đề về nguồn lực và hệ thống kinh tế

21

Sự tham gia của khu vực tư nhân trong việc cung cấp các dịch vụ công không phải là mới. Trong các lĩnh vực như dịch vụ thư tín tại nông thôn, các dịch vụ về mắt và chăm sóc dân cư thì các tổ chức tư nhân đã hoạt động rất nhiều năm. Sự ra đời và phát triển của hình thức hợp tác công - tư cần được xem xét ở phạm vi rộng hơn và nhiều quan điểm cho rằng loại hình này không chỉ giúp gia tăng sự tham gia của tư nhân vào việc cung cấp các dịch vụ công, mà còn cho phép sự tham gia này trở nên có trọng tâm và có tổ chức hơn.

Những khác biệt cơ bản giữa hình thức hợp tác công - tư và tư nhân hóa như sau:

(a) Trách nhiệm (responsibility) - trong tư nhân hóa thì trách nhiệm cung cấp và đầu tư nguồn vốn cho dịch vụ thuộc về tổ chức tư nhân. Người tiêu dùng đơn giản sử dụng các nguồn lực của mình để mua dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ tư nhân chịu trách nhiệm về các quyết định phân bổ nguồn lực của mình. Trong hình thức hợp tác công - tư, trách nhiệm đối với dịch vụ vẫn thuộc về khu vực công và sau đó tổ chức này sẽ ủy quyền cung cấp dịch vụ cho tổ chức tư nhân. Khu vực công vẫn phải kiểm soát chất lượng và số lượng dịch vụ cung ứng.

(b) Quyền sở hữu (ownership) - trong tư nhân hóa thì quyền sở hữu hoặc lợi tức của tài sản công được bán cho chủ đầu tư tư nhân và trách nhiệm cũng như quyền lợi đi kèm với quyền sở hữu tài sản hoàn toàn thuộc về tổ chức tư nhân. Trong hình thức hợp tác công - tư thì quyền sở hữu hợp pháp bất kỳ tài sản nào vẫn thuộc về tổ chức công.

(c) Bản chất dịch vụ (service nature) - với việc tư nhân hóa thì bản chất và quy mô dịch vụ do doanh nghiệp tư nhân hóa cung cấp được xác định lớn hơn bản thân doanh nghiệp và khu vực công giữ vai trò điều tiết đơn thuần. Trong hình thức hợp tác công - tư, bản chất và quy mô dịch vụ do khu vực tư nhân cung cấp được xác định bởi khu vực công với tư cách là khách hàng trên cơ sở các thỏa thuận hợp đồng cụ thể về đầu ra.

(d) chất lượng và cấp độ dịch vụ (service level and quality) - trong tư nhân hóa thì cấp độ và chất lượng của dịch vụ cung cấp phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh (hoặc không có cạnh tranh) trên thị trường. Các nhân tố thị trường quyết định giá bán, số lượng và chất lượng. Trong hình thức hợp tác công - tư thì cấp độ và chất lượng dịch vụ cung cấp được quy định theo hợp đồng và các thông số về đầu ra. Việc định giá dịch vụ, số lượng và chất lượng được quy định chi tiết và khách hàng, tức là khu vực công, kiểm soát khu vực tư nhân trong việc cung cấp đầu ra theo đúng các thông số cụ thể đã thỏa thuận trong các điều khoản của hợp đồng.

(e) Rủi ro và thành quả (risk and reward) - trong tư nhân hóa thì tổ chức tư nhân chấp nhận mọi rủi ro trong hoạt động kinh doanh và cổ đông chấp nhận lợi nhuận và thua lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh. Trong hình thức hợp tác công - tư, rủi ro và thành quả được chia sẻ giữa khu vực công và tư, các rủi ro riêng lẻ được phân bổ cho các bên để có thể quản lý hiệu quả.

(f) Kiểm soát dịch vụ (service monitoring) - trong tư nhân hóa thì khả năng khu vực công kiểm soát và tác động đến bản chất và chất lượng dịch vụ là hữu hạn. Trong hình thức hợp tác công - tư, khu vực công giữ quyền kiểm soát này thông qua hợp đồng.

các loại hình dự án thuộc cơ chế hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp tư nhân (PFI)

Có ba loại dự án thuộc Cơ chế hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp tư nhân:

Page 20: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

22

ĐỊNH NGHĨA

Chính sách (policy): một phương thức thể hiện các mục tiêu lớn của Chính phủ trong một lĩnh vực cụ thể với những kết quả nhất định. Từ “chính sách” được sử dụng theo nhiều cách:(a) Chính sách có thể là một đề xuất cụ thể (ví dụ để tăng thu ngân sách thông qua các hình thức

đánh thuế gián tiếp thay vì trực tiếp).(b) Chính sách có thể thiết lập các quy định nhằm đảm bảo những mục tiêu cụ thể, chẳng hạn như

việc cha mẹ chọn trường cho con (ví dụ như, khuyến khích phát triển trường học không nằm trong kiểm soát của chính quyền địa phương).

(c) Chính sách có thể là một định hướng thay đổi không rõ ràng và không nhằm tới mục tiêu cụ thể nào.

(a) Dự án độc lập về tài chính (financially free-standing project) là các dự án mà doanh nghiệp tư nhân triển khai dự án trên cơ sở thu hồi toàn bộ chi phí dự án, thông qua việc thu phí dịch vụ từ người sử dụng cuối cùng (thường là một tổ chức tư nhân). Khu vực công tham gia hạn chế để thúc đẩy dự án triển khai, ví dụ thông qua việc tham gia vào một số khâu như lập kế hoạch ban đầu, xin cấp phép, nhượng quyền các công việc, cung cấp các công việc phụ trợ hoặc hỗ trợ trong các thủ tục pháp lý. Ví dụ cho loại hình dự án này bao gồm dự án xây dựng cầu đường bộ thu phí và cung cấp (kèm theo vận hành) các trung tâm tham quan tại các điểm du lịch công.

(b) Dịch vụ được bán cho khu vực công (service sold to the public sector), nơi chi phí của dự án được thu hồi toàn bộ hoặc phần lớn từ nguồn chi trả của nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho khu vực công đứng ra thuê hợp đồng, như nhà tù do tư nhân đầu tư.

(c) liên doanh (joint venture), chi phí của dự án không được thu hồi thông qua việc thu phí dịch vụ từ người sử dụng cuối cùng, mà được trợ cấp từ các quỹ công. Trong nhiều trường hợp, trợ cấp của khu vực công đảm bảo các lợi ích lớn hơn cho xã hội.

3 cHÍnH SácH cỦA cHÍnH PHỦ

Các vấn đề về nguồn lực

(Resource issues)

Các tác động lênChính phủ

(Influences on government)

Chính sách của Chính phủ

(Government policy)

Các hệ thống kinh tế(Economic systems)

Vấn đề về nguồn lực và hệ thống kinh tế (Resource issues and economic systems)

3.1 chính sách

Page 21: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 1: Vấn đề về nguồn lực và hệ thống kinh tế

23

Tại Anh, các đảng phái chính trị tác động đến chính sách của Chính phủ và hoạt động của Nhà nước, khi mà các thành viên của họ được bầu vào Hạ viện.

Các chính sách thường là kết quả thỏa hiệp của các nhóm có lợi ích khác nhau. Việc ra quyết định mang tính chính trị ở tầm quốc gia có thể so sánh với việc ra quyết định kinh doanh. Bởi vì Chính phủ phải cân nhắc đến lợi ích của tất cả công dân. Vì thế, các chính sách của Nhà nước luôn có một số yếu tố lựa chọn mang tính chính trị đi kèm. Trách nhiệm đối với các hoạt động do các cơ quan nhà nước triển khai đương nhiên thuộc về cấp lãnh đạo cao nhất (Nội các Chính phủ và các Bộ trưởng). Các quyết định cấp Bộ trưởng được đưa ra dựa theo khung chính sách đã được thông qua. Ở cấp này, Bộ Tài chính sẽ tham gia vào quá trình ra quyết định để đánh giá các tác động tài chính của chính sách.

Chính phủ có thể xem xét ý kiến tư vấn từ một số nguồn hoặc tiến hành vận động hành lang.

(d) Cố vấn các vấn đề dân sự tồn tại để đưa ra ý kiến tham vấn cho Chính phủ.(e) Các học giả và các “chuyên gia cố vấn”, ví dụ, sẽ được hỏi về quan điểm của

cá nhân.(f) Hội đồng Hoàng gia có thể được triệu tập.(g) Các nhóm có lợi ích đặc biệt có thể tham gia ý kiến.

Một số chính sách là “mới”. Các chính sách này có thể được xây dựng trên cơ sở một tập hợp các chính sách hiện hành không hoạt động hiệu quả hoặc không còn phù hợp với thực tại. Quy trình hoạch định chính sách là một mô hình của sự sửa đổi thường xuyên. Một số ít các chính sách triển khai đầy đủ các điều khoản, quy định của mình mà không có sự thay đổi.

Thiết lập chính sách (policy formulation) thường không phải là trách nhiệm của một bộ riêng lẻ. (Trong việc đưa ra các chính sách quan trọng, Thủ tướng sẽ được hỗ trợ, cố vấn từ các Bộ trưởng để kết hợp nhiều chính sách khác nhau nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể).

Thi hành chính sách (policy implementation) cũng không phải là trách nhiệm của một tổ chức đơn lẻ. Ví dụ, việc đưa bệnh nhân tâm thần lâu năm từ bệnh viện tâm thần tái hòa nhập cộng đồng phải có sự phối hợp của một số lĩnh vực chính sách (các tổ chức chịu trách nhiệm về y tế, phúc lợi xã hội, nhà ở và việc làm). Việc cấp nguồn hoạt động cho các tổ chức này có thể không liên quan hoặc có thể được kết hợp các mục tiêu của chính sách cụ thể.

Với sự kết hợp của nhiều chính sách khác nhau và sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức khác nhau trong việc thi hành chính sách có thể gây khó khăn cho việc đánh giá rõ ràng tác động của một chính sách cụ thể cũng như công tác thi hành chính sách đó. Các chính sách có các nhân tố mang tính chính trị và lựa chọn nguồn lực thường có thế mạnh về mức độ hùng biện nhưng yếu về mặt tạo nguồn tài chính, vì hệ thống quyền lực để phân bổ nguồn tài chính không cùng cơ chế với việc đưa vấn đề vào lịch trình chính trị. Bộ Tài chính muốn kiểm soát việc chi tiêu công với mục đích quản lý nền kinh tế, trong khi các bộ khác của Chính phủ có thể viện nhiều lý do hợp lý để có thể chi nhiều tiền hơn. Ví dụ, Bộ trưởng Bộ Tài chính có thể muốn triển khai cắt giảm thuế trong kế hoạch ngân sách năm tới, nhằm cải thiện hình ảnh của Chính phủ trước cuộc bầu cử sắp tới. Tuy nhiên, Bộ Tài chính sẽ muốn biết “thu nhập” của Chính phủ cũng sẽ giảm đi bao nhiêu.

Page 22: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

24

ĐỊNH NGHĨA

Đảng (party): “Một tổ chức gồm các cá nhân liên kết với nhau, để thúc đẩy lợi ích quốc gia dựa trên nỗ lực tập thể theo những nguyên tắc đã thỏa thuận.”

(Trích dẫn lời Edmund Burke)

các đảng phái chính trị

Đứng đầu bộ máy Chính phủ là Thủ tướng, được lựa chọn thông qua bầu cử và nhiệm kỳ của Thủ tướng có thể kết thúc thông qua cử tri. Thủ tướng là người chỉ đạo bộ máy Chính phủ.

Tại Anh, đảng chính trị là một tổ chức mà các thành viên cùng chia sẻ:

(a) Giá trị hoặc lợi ích.(b) Quan điểm về cách vận hành xã hội.(c) Nguyện vọng được làm việc cùng nhau để đảm bảo họ có thể đạt được quyền

kiểm soát đối với các chính sách được đưa ra và đối với bộ máy Chính phủ.

Tại Anh, các đảng phái chính trị chạy đua vào Nghị viện và chính quyền địa phương.

(a) Họ thường được tổ chức theo khu vực bầu cử để khuyến khích các cử tri của khu vực bỏ phiếu cho một vị trí nhất định.

(b) Tuy nhiên, tất cả các đảng phái đều có một tổ chức trung ương (như Văn phòng Trung ương của Đảng Bảo thủ).

Một đảng chính trị:

(a) Nhằm mục đích chiếm ưu thế trong Chính phủ và chịu trách nhiệm trong nhiều lĩnh vực chính sách công, từ hạn chế tội phạm cho đến tài trợ nghệ thuật.

(b) Thu nạp thành viên từ bất kỳ tầng lớp nào của xã hội.

Các tổ chức đảng ở cấp quốc gia tại Anh được tổ chức trên các cơ sở khác nhau.

(a) đảng lao động (The labour Party) gồm các đảng địa phương, những tổ chức cử đại biểu của mình đến các đại hội đảng. Đại hội đảng cũng bao gồm các đại diện từ các công đoàn. Đại hội sẽ bầu ra national Executive committee (tạm dịch: Ủy ban chấp hành Quốc gia) chịu trách nhiệm ban hành hầu hết các chính sách. Người lãnh đạo đảng được lựa chọn bởi các thành viên của đảng và các công đoàn viên.

(b) đảng Bảo thủ (The conservative Party) theo lý thuyết là một liên minh các hiệp hội địa phương lựa chọn ứng cử viên, thường là từ một danh sách đã được tuyển chọn, cho các vị trí trong Nghị viện.

(c) đảng Dân chủ Tự do (The liberal Democratic Party) không có kết nối với công đoàn. Hiến chương của đảng đòi hỏi người đứng đầu phải được bầu chọn qua một đại hội cấp quốc gia. Các thành viên đảng Dân chủ Tự do duy trì các tổ chức khác nhau tại Anh, Scotland và Wales. Các tổ chức này lập thành một chính đảng liên bang.

CHỈ DẪN

Các bài diễn văn bầu cử và quá trình tranh cử là sự kết nối giữa các đảng phái và các chính sách đằng sau họ.

Page 23: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 1: Vấn đề về nguồn lực và hệ thống kinh tế

25

3.2 Tác động của chính phủ đối với các hoạt động kinh tếChính sách kinh tế của Chính phủ tác động đến các tổ chức theo nhiều cách khác nhau. Một loạt các tác động có thể được liệt kê như bảng dưới đây.

chính phủ Tổ chứcChính sách kinh tế tổng thể Cầu thị trường

Chi phí tài chính

Thuế

Chính sách ngành Bảo hộ và thương mại tự do

Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ, khen thưởng

Các quy định như bảo vệ nhà đầu tư, luật công ty

Rào cản gia nhập ngành, khả năng của tổ chức

Chính sách về cơ sở hạ tầng và môi trường

Phân phối

Chính sách xã hội Quy định tại nơi làm việc, luật lao động

Cung lao động, kỹ năng, giáo dục

Chính sách đối ngoại Khuyến khích thương mại, tín dụng xuất khẩu

Các trách nhiệm theo EU và WTO

Khuyến khích xuất khẩu đến các nước đồng minh, nhận viện trợ

Nhà nước tác động đến các hoạt động kinh tế tại Anh thông qua ba cách:

(a) Các chính sách thuế và lãi suất.(b) Tiêu dùng công cho hàng hóa và dịch vụ.(c) Hệ thống quy định.

Chính sách kinh tế của Chính phủ được triển khai với ít nhất ba mục đích như sau:

(a) Tăng trưởng kinh tế được mong muốn để cung cấp thêm việc làm cho dân số quốc gia đang gia tăng và cải thiện mức sống.

(b) Toàn dụng nhân công (nghĩa là các nguồn lực của nền kinh tế được tận dụng tối đa, ví dụ chỉ còn một số ít người thất nghiệp - những người đang lựa chọn công việc).

(c) Ổn định giá cả (như không có lạm phát).

Các mục đích này thường mâu thuẫn với nhau và vì thế cũng rất khó đạt được sự cân bằng. Vấn đề thất nghiệp và lạm phát được đề cập ở phần tiếp theo dưới đây.

lạm phát

Lạm phát (inflation) là thuật ngữ để chỉ việc tăng lên của các mức giá nói chung. Lạm phát cũng thể hiện trong trường hợp sức mua của đồng tiền suy giảm.

Vì sao tỷ lệ lạm phát cao lại có tác động không tốt và không được mong muốn?

Page 24: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

26

(a) Phân phối lại thu nhập và tài sảnLạm phát dẫn đến việc phân phối lại thu nhập và tài sản. Nhìn chung, trong thời gian lạm phát, những tổ chức có sức mạnh kinh tế thường có ưu thế lấn át các đối thủ yếu hơn, cụ thể là những đối tượng có thu nhập cố định. Thu nhập của họ vẫn giữ nguyên trong khi khả năng mua của đồng tiền lại suy giảm.

(b) Tác động đến cán cân thanh toánNếu quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao hơn các đối tác thương mại của mình, thì giá mặt hàng xuất khẩu của quốc gia đó sẽ đắt hơn trong khi nhập khẩu lại rẻ. Đương nhiên, tỷ giá hối đoái cũng sẽ bị ảnh hưởng.

(c) Sự bất ổn về giá trị của tiền và giá cảNếu tỷ lệ lạm phát không thể dự đoán được hoàn toàn, thì không ai có đủ kiến thức để biết được tỷ lệ lạm phát thực sự. Kết quả là cũng không ai đoán biết được giá trị của tiền hoặc ý nghĩa thực của giá cả.

(d) Thương lượng tiền lươngNếu tỷ lệ lạm phát cao thì nhu cầu tăng tiền lương sẽ gia tăng. Nếu tăng lương thì “xoắn ốc” lạm phát do tiền lương sẽ xảy ra và còn khiến cho vấn đề lạm phát trầm trọng hơn.

(e) Hành vi của người tiêu dùngNgười tiêu dùng có thể dự trữ hàng hóa vì sợ giá cả tiếp tục tăng. Điều này sẽ khiến cho mặt hàng trở nên khan hiếm với một số người khác, những người đã không dự trữ cho bản thân.

các nguyên nhân gây lạm phát

Có ba nguyên nhân chính gây lạm phát:

• Lạm phát do cầu kéo. • Lạm phát do chi phí đẩy. • Tăng trưởng quá mức trong lượng cung tiền (lý thuyết về lượng tiền).

lạm phát do cầu kéo (demand pull inflation) xảy ra khi nền kinh tế có xu hướng tăng giá và tổng cầu vượt quá khả năng cung ứng của nền kinh tế.

(a) Vì tổng cầu vượt quá cung nên giá tăng.(b) Vì cung cần phải tăng để đáp ứng được cầu cao hơn, nên sẽ xuất hiện cầu

tăng lên đối với các nhân tố sản xuất và do đó nhân tố hệ quả (tiền lương, lãi suất, v.v...) cũng sẽ tăng lên.

Có hai nguyên nhân của lạm phát do cầu kéo.

(a) Tài chính (fiscal). Ví dụ, việc tăng lên của chi tiêu Chính phủ hoặc việc giảm thuế và lãi suất sẽ làm tăng cầu của nền kinh tế.

(b) Tín dụng (credit). Nếu mức tín dụng cho khách hàng tăng lên thì chi phí cũng sẽ phải tăng theo. Trong trường hợp này, lạm phát dường như đi kèm theo vì khách hàng gia tăng gánh nặng nợ.

lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi giá của các nhân tố sản xuất tăng bất kể có thiếu cung hay không và sự tăng chi phí này không đi cùng với việc tăng sản lượng sản xuất. Điều này thể hiện rất rõ với trường hợp chi phí tiền lương. Lạm phát do tăng chi phí nhập khẩu xảy ra khi chi phí nhập khẩu của một số mặt hàng thiết yếu tăng lên, bất kể có thiếu cung hay không.

Page 25: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 1: Vấn đề về nguồn lực và hệ thống kinh tế

27

Kỳ vọng và lạm phát

Một vấn đề tiếp theo là một khi tỷ lệ lạm phát bắt đầu tăng, thì mối nguy hiểm của lạm phát kỳ vọng (expectational inflation) sẽ xuất hiện. Điều này có nghĩa là mặc dù các nhân tố gây nên lạm phát vẫn ổn định hoặc không, thì sẽ xuất hiện tư tưởng dự đoán mức lạm phát có thể sẽ như thế nào; từ đó, bảo toàn cho thu nhập tương lai, tiền lương và giá cả sẽ tăng lên từ thời điểm hiện tại để tương ứng với mức lạm phát trong tương lai. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng vòng xoáy lạm phát-tiền lương (wage-price spiral), trong đó lạm phát trở thành nhân tố tồn tại lâu dài bởi kỳ vọng của mọi người về việc nó sẽ xảy ra.

Thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp (the rate of unemployment) của một nền kinh tế có thể được tính toán như sau:

Số lượng người thất nghiệp

Tổng lực lượng lao độngX 100%

Số lượng người thất nghiệp tại bất kỳ thời điểm nào được xác định qua các số liệu thống kê của Chính phủ. Nếu dòng lao động so với lượng thất nghiệp không đổi, thì quy mô của lao động thất nghiệp cũng không thay đổi.

Thất nghiệp gây ra những vấn đề sau:

(a) Giảm sản lượng (loss of output). Nếu lao động thất nghiệp thì nền kinh tế không thể sản xuất ra nhiều sản lượng đúng theo khả năng. Vì thế, tổng thu nhập quốc dân sẽ thấp hơn, vì các nguồn lực của nền kinh tế không được sử dụng hết.

(b) Giảm nguồn vốn nhân lực. Nếu thất nghiệp xảy ra thì người lao động không có việc làm sẽ mất dần kỹ năng, vì chúng chỉ có thể duy trì trong quá trình làm việc.

(c) Gia tăng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Những người thất nghiệp có thu nhập ít hơn những người có việc làm, vì vậy khi lượng người thất nghiệp tăng thì người nghèo sẽ nghèo hơn.

(d) chi phí xã hội. Thất nghiệp mang lại các vấn đề xã hội bởi những áp lực và khó khăn trong cuộc sống và khả năng tội phạm có thể gia tăng như trộm cắp và phá hoại.

(e) Tăng gánh nặng cho chi trả phúc lợi. Điều này có thể có tác động lớn đến chính sách tài khóa của Chính phủ vì Chính phủ sẽ phải chi trả nhiều hơn cho các lợi ích của người dân trong khi nguồn thu từ thuế lại giảm đi.

Các nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp có thể được tóm tắt ở bảng sau đây:

nguyên nhân chi tiếtGiảm cầu Sự suy giảm cầu về hàng hóa và dịch vụ có nghĩa là mức cân

bằng của sản lượng sẽ giảm xuống dưới mức cần thiết phải duy trì đầy đủ các vị trí công việc.

Sự suy giảm của tổng cầu có thể do việc giảm chi tiêu của người tiêu dùng, đầu tư kinh doanh, xuất khẩu hoặc do chi tiêu của Chính phủ.

Page 26: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

28

nguyên nhân chi tiết

Thay đổi cơ cấu Nhu cầu về lao động giảm như một hệ quả của những thay đổi quan trọng trong cơ cấu của một ngành.

Điều này có thể bắt nguồn từ:

• Thay đổi công nghệ (máy móc và máy tính thay thế con người).

• Chuyển dịch ngành (ví dụ, việc giảm ngành sản xuất tại các quốc gia phát triển vì các ngành này được chuyển đến các quốc gia đang phát triển với chi phí rẻ hơn).

Vấn đề phía cung lao động

Vấn đề về nguồn cung là tất cả các tác động khiến cho thị trường lao động không hoạt động hiệu quả. Những nhân tố này có thể bao gồm sức mạnh của công đoàn và các quy định pháp lý bảo vệ người lao động, khiến cho chủ doanh nghiệp không được khuyến khích để thuê thêm lao động. Hệ thống an sinh xã hội khiến cho công nhân nghỉ việc có nhiều lợi ích hơn là làm việc và sự thiếu hụt các kỹ năng cần thiết do giáo dục kém chất lượng và thiếu đào tạo.

các chính sách việc làm của chính phủ

Tạo việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp thường được coi là có ý nghĩa giống nhau, nhưng hoàn toàn có khả năng tạo thêm việc làm mà số người thất nghiệp không giảm.

(a) Điều này có thể xảy ra khi có nhiều người tham gia vào thị trường lao động hơn, trong khi số lượng các công việc mới lại ít hơn. Đây là trường hợp của Anh trong những năm gần đây, vì làn sóng nhập cư cao.

(b) Cũng có thể giảm con số thất nghiệp chính thức mà không tạo thêm việc làm. Ví dụ, các cá nhân tham dự một khóa đào tạo do Chính phủ tài trợ thì sẽ không được đăng ký thất nghiệp, mặc dù bản thân họ không có một công việc toàn thời gian.

Chính phủ có thể thử nhiều biện pháp để tạo thêm việc làm và giảm thất nghiệp.

(a) chi tiêu trực tiếp cho việc làm nhiều hơn (ví dụ tuyển thêm nhiều công chức hơn).

(b) Khuyến khích tăng trưởng trong khu vực tư nhân của nền kinh tế. Khi tổng cầu tăng lên, các hãng có thể muốn tăng sản lượng để đáp ứng cầu và sẽ thuê thêm nhiều lao động.

(c) Khuyến khích đào tạo các kỹ năng trong công việc. Trong số người thất nghiệp có thể có một tỷ lệ cao các công nhân không có kỹ năng và cùng thời điểm đó doanh nghiệp vẫn thiếu các lao động lành nghề. Chính phủ có thể giúp đỡ tài trợ các khóa đào tạo, nhằm tạo ra nguồn cung các lao động có kỹ năng cần thiết mà các công ty sẵn lòng trả lương.

(d) Hỗ trợ các chủ doanh nghiệp tại các vùng trọng điểm.(e) Khuyến khích chuyển dịch lao động bằng cách cung cấp hỗ trợ tài chính

cho cá nhân với các chi phí để thay đổi chỗ ở và cải thiện chất lượng thông tin về các nơi cần tuyển dụng lao động.

Chính phủ sử dụng nhiều công cụ chính sách khác nhau để nỗ lực đạt được mục đích của mình bao gồm cả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

Page 27: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 1: Vấn đề về nguồn lực và hệ thống kinh tế

29

chính sách tài khóa (fiscal policy)

Chính sách tài khóa liên quan đến:

(a) Thuế và các khoản thu nhập khác.(b) Chi tiêu của Chính phủ.(c) Các khoản vay khi chi tiêu vượt mức thu nhập.(d) Các khoản hoàn nợ khi thu nhập vượt chi tiêu.

Một đặc tính của chính sách tài khóa là Chính phủ phải lên kế hoạch những khoản chi tiêu của mình, đồng thời cần tạo ra bao nhiêu thu nhập hay sẽ đi vay. Chính phủ cũng cần lên kế hoạch về mức thuế cần thiết, loại hình thuế và khu vực kinh tế phải chịu thuế (công ty hay hộ gia đình, người có thu nhập cao hay người có thu nhập thấp, v.v...). Chính sách tài khóa thường được lên kế hoạch một năm một lần. Các vấn đề về thuế được thể hiện trong Ngân sách.

Việc xem xét thường niên các loại thuế nghĩa là Chính phủ đang xem xét lại chính sách tài khóa và việc này chỉ có thể được làm mỗi năm một lần. Về Ngân sách, Chính phủ phải huy động các công cụ chính sách phi tài chính khác để kiểm soát nền kinh tế, như tác động đến các mức lãi suất.

Chính sách tài khóa cũng bao gồm thu nhập và chi tiêu của Chính phủ. Tại Anh thì các chính sách được thông qua đều nhằm thúc đẩy tăng trưởng cao và ổn định, cũng như tạo việc làm.

chính sách tiền tệ (monetary policy)

Chính sách tiền tệ liên quan đến nỗ lực của Chính phủ tác động đến các hoạt động kinh tế thông qua:

(a) Lãi suất(b) Tỷ giá hối đoái(c) Kiểm soát cung tiền(d) Kiểm soát các khoản vay và tín dụng của ngân hàng

Mục đích chính của chính sách tiền tệ của Anh nhiều năm nay là kiểm soát lạm phát (control of inflation).

Chính sách tiền tệ có thể được ban hành như một công cụ hỗ trợ cho chính sách tài khóa và quản lý nhu cầu. Vì mỗi năm chỉ thực hiện việc điều chỉnh ngân sách một lần, nên Chính phủ phải sử dụng các công cụ phi tài chính khác để thực hiện điều chỉnh đối với công tác kiểm soát nền kinh tế.

(a) chính sách lãi suất thấp hoặc không có chính sách kiểm soát tín dụng có thể khuyến khích các khoản vay ngân hàng, qua đó làm tăng nhu cầu hoặc chi tiêu trong nền kinh tế. Điều này cũng có thể dẫn đến tăng lạm phát.

(b) chính sách lãi suất cao có thể coi là sự cản trở đối với hoạt động cho vay và sẽ giảm chi tiêu của nền kinh tế. Điều này có thể khiến cho lạm phát giảm.

(c) Thắt chặt kiểm soát tín dụng (ví dụ, các hạn chế đối với các khoản vay ngân hàng) có thể giảm hoạt động cho vay và giảm nhu cầu trong nền kinh tế.

Chính sách tiền tệ có vẻ là chính sách trội hơn so với chính sách tài khóa, vì cách tiếp cận hiệu quả nhất của một Chính phủ để đạt được các mục tiêu chính sách kinh tế chủ yếu thông qua chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được: ví dụ từ năm 1990 đến 1992, chính sách tiền tệ của Anh bị

Page 28: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

30

kiềm chế bởi nhu cầu thiết lập tỷ lệ lãi suất, nhằm duy trì được vị trí của đồng bảng Anh trong Cơ chế Tỷ giá hối đoái của Liên minh châu Âu (European exchange rate Mechanism - ERM). Từ năm 1998, Chính phủ giao cho Ngân hàng Anh quốc vai trò xác định lãi suất, mặc dù Chính phủ vẫn định ra mức lạm phát mục tiêu. Nếu Anh gia nhập hệ thống tiền tệ đồng tiền chung châu Âu, thì lãi suất sẽ được xác định theo hệ thống mức lãi suất của Liên minh.

Khung chính sách tiền tệ

Hành động đầu tiên của Gordon Brown khi trở thành Bộ trưởng Tài chính vào tháng 5/1997 là “công bố việc cải cách triệt để Ngân hàng Anh quốc, kể từ khi ngân hàng này được thành lập từ năm 1694”. Ông thành lập một Monetary Policy Committee - MPC (tạm dịch: Ủy ban Chính sách Tiền tệ) để quyết định mức lãi suất. Điều này nghĩa là Chính phủ không ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ lãi suất nữa, nhưng Chính phủ vẫn đặt ra mục tiêu lạm phát. Ngân hàng Anh quốc sau đó sẽ phải đặt mức lãi suất tương ứng để có thể đạt được mục tiêu lạm phát đề ra.

Mục tiêu chính sách tiền tệ của ngân hàng là mang lại sự ổn định giá cả (đã được xác định trong mục tiêu lạm phát của Chính phủ) và không có tổn hại tới mục tiêu này, để hỗ trợ chính sách kinh tế của Chính phủ bao gồm các mục tiêu về tăng trưởng và việc làm. Tỷ lệ lạm phát mục tiêu của Chính phủ sẽ được xác nhận trong kế hoạch Ngân sách. Mục tiêu ổn định giá cả là để đạt được mục tiêu về mức lạm phát 2% theo con số thống kê lượng tăng qua mười hai năm của chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Prices Index - CPI).

Ủy ban chính sách tiền tệ sẽ nhóm họp một tháng một lần và quyết định thông qua bỏ phiếu của Ủy ban trên cơ sở mỗi cá nhân một phiếu và Thống đốc giữ vai trò bỏ phiếu quyết định, nếu không có đủ đa số phiếu thông qua. Bộ trưởng có quyền được cử đại diện tham gia trong các quyết định không cần bỏ phiếu. Các quyết định về lãi suất sẽ được công bố tức thời.

nới lỏng định lượng (quantitative easing)

Tăng trưởng kinh tế đòi hỏi lượng cung tiền tăng để đáp ứng nguồn tài chính cho nền kinh tế. Mức lạm phát thấp, ví dụ theo mục tiêu của Chính phủ là 2%, cần đảm bảo rằng luôn có đủ tiền để cung cấp cho các cấp độ gia tăng của hoạt động kinh tế. Trong những thời điểm bình thường, mức lạm phát mục tiêu này đạt được thông qua lãi suất do Ủy ban chính sách tiền tệ định ra.

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 dẫn đến những thua lỗ lớn trong hệ thống ngân hàng tại Mỹ, Anh và nhiều quốc gia phương Tây khác. Điều này có nghĩa là các quỹ hiện có để tạo nguồn tài chính cho các hoạt động kinh tế không hiệu quả. Phản ứng của ngân hàng trung ương như Ngân hàng Anh quốc và Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ là cắt giảm lãi suất về mức trên 0. Nhìn chung, động thái này sẽ khuyến khích hoạt động cho vay và cầu, do đó sẽ thúc đẩy các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, các khoản thua lỗ của ngân hàng khiến cho ngân hàng sử dụng bất kỳ nguồn quỹ nào có thể có được, để cố gắng cân bằng bảng cân đối của mình và các khoản vay rơi xuống mức rất thấp. Kết quả là suy thoái tiếp tục diễn ra.

nới lỏng định lượng là một công cụ mà một số ngân hàng trung ương sử dụng trong nỗ lực khắc phục vấn đề này. Lãi suất không thể cắt giảm hơn nữa, nên tiền sẽ được chuyển trực tiếp vào nền kinh tế với hy vọng sẽ giúp mở rộng kinh doanh. Phương pháp và tác động mong muốn của việc này có thể được mô tả đơn giản như sau:

Page 29: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 1: Vấn đề về nguồn lực và hệ thống kinh tế

31

(a) Ngân hàng trung ương tạo ra tiền mới bằng cách tạo ra các bút toán trên sổ sách và tài khoản của ngân hàng. Đây là một quá trình hoàn toàn do máy tính thực hiện: không có tiền mới được in ra và đưa vào lưu thông.

(b) Tiền mới được dùng để mua tài sản. Điều này khiến cho tiền đến tay những người bán tài sản.

(c) Nhìn chung, tài sản là các công cụ nợ có tỷ lệ thay đổi của Chính phủ và người bán là ngân hàng. Sự kết hợp này mang lại hai tác động mong muốn.

(i) Ngân hàng tăng được nguồn vốn cho vay.

(ii) Tăng nhu cầu các công cụ kiểm soát nợ của Chính phủ làm giảm tỷ lệ lãi suất hiệu quả. Điều này khiến cho tỷ lệ lãi suất giảm trong một thời gian dài, nên sẽ giảm được chi phí nợ như các khoản cầm cố và mang lại nhiều khả năng chi tiêu hơn cho nền kinh tế.

Nới lỏng định lượng là một chính sách khá gây tranh cãi ở một số khu vực, vì những vấn đề liên quan đến tính hiệu quả thực sự mà nó có thể mang lại trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng.

Tác động của chính sách tài khóa

Các doanh nghiệp chịu tác động của chính sách thuế và chính sách tài khóa của Chính phủ. Mức thuế và hình thức đánh thuế - trên thu nhập cá nhân, các khoản tiết kiệm, qua VAT, theo lợi nhuận kinh doanh hoặc căn cứ vào việc hưởng thừa kế tài sản - thể hiện quyền lực của Nhà nước trong việc xác định môi trường hoạt động cũng như chiến lược của các công ty tùy từng thời điểm.

Chính sách tài khóa và mục tiêu kinh tế vĩ mô

Chính sách tài khóa có liên quan đến chi tiêu của Chính phủ (khoản bổ sung trong vòng luân chuyển thu nhập) và thuế (khoản thu hồi).

(a) Nếu chi tiêu của Chính phủ tăng nghĩa là sẽ có một khoản tăng lên trong các khoản bổ sung, chi tiêu của nền kinh tế sẽ tăng và như vậy thu nhập quốc dân cũng sẽ tăng (theo nghĩa thực tế hoặc chỉ về mức độ giá cả, như sự gia tăng của thu nhập quốc gia là thực hoặc lạm phát).

(b) Nếu nguồn thu thuế của Chính phủ tăng thì sẽ tăng các khoản thu hồi từ nền kinh tế, chi phí và thu nhập quốc dân sẽ giảm. Một Chính phủ có thể tăng thuế một cách chủ động để giảm các áp lực của nhân tố gây lạm phát với nền kinh tế.

Đạt được tăng trưởng kinh tế mà không có lạm phát là vấn đề khiến Chính phủ đau đầu trong nhiều năm qua. Tất nhiên, chính sách chi tiêu và chính sách thuế của Chính phủ có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế (như mức thu nhập quốc dân trong

Bài TẬp THựC HàNH 5 (2 pHúT)

“Chính sách tài khóa” nghĩa là:

A Sự kiểm soát thu nhập và giá cả để kiềm chế lạm phát.B Các biện pháp của Chính phủ để hạn chế nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu.C Sự điều chỉnh chi tiêu công và thuế để tác động đến tổng cầu.D Việc sử dụng quyền lực của ngân hàng trung ương để tác động đến lãi suất.

Page 30: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

32

Bài TẬp THựC HàNH 6 (10 pHúT)(a) Bà A thu nhập 30.000 GBP mỗi năm và ông B thu nhập 10.000 GBP mỗi năm.

Tính số tiền thuế mỗi người phải nộp, nếu:(i) Áp dụng tỷ lệ thuế suất đồng đều 20%.

(ii) Miễn thuế cho mức thu nhập 5.000 GBP, phần thu nhập còn lại đánh thuế 25%.

thực tế), nhưng các chính sách này đồng thời có thể làm tăng lạm phát.

Chính sách tài khóa có thể được sử dụng để giảm tỷ lệ thất nghiệp và cung cấp việc làm.

(a) Việc gia tăng chi tiêu của Chính phủ trong các dự án vốn sẽ tạo thêm nhiều việc làm hơn trong ngành xây dựng.

(b) Các chương trình đào tạo theo nguồn vốn của Chính phủ và các phương tiện chi tiêu của Chính phủ để cải thiện chất lượng đào tạo, giúp nhân lực đáp ứng được các yêu cầu công việc trong các ngành tư nhân.

(c) Chính phủ có thể đánh thuế các công ty căn cứ theo số lượng và mức độ chi trả cho người lao động (đóng góp cho bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động). “Thuế nhân công” của doanh nghiệp thấp có thể khiến người sử dụng lao động sẵn lòng thuê nhiều lao động hơn.

Tuy nhiên, các khoản chi tiêu của Chính phủ có thể tạo thêm các áp lực lạm phát và lạm phát thì có khuynh hướng làm tăng thất nghiệp. Chính sách tài khóa phải được sử dụng thận trọng và tạo thêm việc làm mới.

Vì chi tiêu Chính phủ hoặc các hoạt động miễn thuế có thể là tác nhân gây lạm phát; giá các mặt hàng nội địa cao hơn sẽ khiến hàng nhập khẩu rẻ hơn và hàng xuất khẩu ít tính cạnh tranh hơn trên thị trường, vậy nên chính sách tài khóa có tác động nhất định đối với cán cân thanh toán.

Nếu mục tiêu kinh tế vĩ mô là tăng trưởng kinh tế, toàn dụng nhân công, lạm phát thấp hoặc không có lạm phát và cân bằng cán cân thanh toán, thì chính sách tài khóa có thể tác động đến các mục tiêu này và được Chính phủ sử dụng như công cụ để đạt mục tiêu kinh tế (cũng như các mục tiêu phi kinh tế). Tuy nhiên, những tác động của việc thay đổi chính sách tài khóa không phải lúc nào cũng chắc chắn và chính sách tài khóa để đạt được một mục tiêu (như lạm phát thấp hơn) có thể gây khó khăn cho việc đạt được các mục tiêu khác (như việc làm cho người lao động).

Thuế kinh doanh

Thuế là một loại chi phí mang lại hiệu quả nhất định. Thuế được tạo nguồn từ doanh nghiệp và được đóng góp cho quốc gia.

Nhiều quốc gia đưa ra mức thuế thấp cho một số khu vực để khuyến khích hoạt động kinh doanh tại các khu vực này.

Thuế đối với cá nhân (ví dụ thuế thu nhập)

Thuế suất cao sẽ giảm lượng tiêu thụ trong một loại hàng hóa so với các loại khác. Nói cách khác, thuế suất thấp nghĩa là chi tiêu trong hàng hóa tiêu dùng tăng và chi tiêu cho giáo dục (ví dụ) do Nhà nước cung cấp sẽ ít hơn.

Một số loại thuế nhất định, như Đóng góp Bảo hiểm Xã hội của người sử dụng lao động, khiến người sử dụng lao động phải bỏ ra nhiều chi phí hơn khi thuê lao động.

Page 31: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 1: Vấn đề về nguồn lực và hệ thống kinh tế

33

(b) Nếu Chính phủ muốn tăng tiêu dùng các mặt hàng xa xỉ, thì phương án đánh thuế (i) hay (ii) sẽ được lựa chọn?

(c) Nếu Chính phủ muốn bảo toàn thu nhập ròng của những người có thu nhập thấp, thì phương án đánh thuế (i) hay (ii) sẽ được lựa chọn?

Chi tiêu công

Nhà kinh tế học John Maynard Keynes cho rằng nếu nền kinh tế hoạt động dưới mức toàn dụng nhân công, thì vẫn còn khả năng tăng thu nhập quốc dân, thường thông qua đầu tư mới. Nếu các doanh nghiệp tư nhân không đủ khả năng đầu tư, thì Nhà nước có thể (theo Keynes,1997). Theo quan điểm này, các chính sách của Chính phủ khuyến khích các khoản chi tiêu Chính phủ lấy nguồn từ các khoản vay, không gây ra suy giảm không mong muốn về tổng tiêu dùng quốc nội, đầu tư trong ngành và nhập khẩu, chính vì vậy mà thu nhập quốc dân sẽ tăng lên.

Hình thức chi tiêu của chính phủ là gì?

Chính phủ, cũng như các tổ chức khác, sử dụng tiền vào các mục đích:

(a) Chi trả tiền lương và tiền công cho nhân viên, lương hưu cho những người đã về hưu.

(b) Chi trả tiền nguyên vật liệu, các chi phí cung cấp và dịch vụ.(c) Mua các thiết bị tư liệu sản xuất.(d) Trả lãi cho các khoản vay và tái chi trả các khoản vốn.

Các khoản chi tiêu cần được phân bổ giữa các bộ phận và các chức năng như y tế, dịch vụ xã hội, giáo dục, giao thông, quốc phòng, hỗ trợ ngành, v.v... Các quyết định về chi tiêu của Chính phủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với các công ty giữ vai trò nhà cung cấp chính cho Chính phủ, như nhà sản xuất các trang thiết bị quân sự, thuốc và các thiết bị y tế, sách giáo khoa dùng trong trường học.

Một cách gián tiếp hơn, các quyết định chi tiêu của Chính phủ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và các tổ chức khác. Chi tiêu của Chính phủ có tác động “dây chuyền” đối với toàn bộ nền kinh tế - công ty cung ứng cho công ty và rồi lại cung ứng cho Chính phủ. Rất nhiều các dự án của Chính phủ thuê lại các công ty thuộc khu vực tư nhân thực hiện hợp đồng. Ví dụ, gần đây ngành công nghiệp quân sự của Anh bị ảnh hưởng nặng nề từ quyết định cắt giảm chi tiêu trong quân sự và các hợp đồng.

chính sách tài khóa và ngân sách

Một đặc điểm của chính sách tài khóa là Chính phủ phải lên kế hoạch những khoản cần chi tiêu và số tiền cần thu được trong thu nhập của Chính phủ hoặc thông qua khoản vay. Chính phủ cần lên kế hoạch để có thể xác định được số lượng thuế cần thu, loại hình thuế cần đưa ra cũng như áp thuế với lĩnh vực nào của nền kinh tế (công ty hay hộ gia đình, những người có thu nhập cao hay thu nhập thấp). Công tác lập kế hoạch tài khóa này thường được triển khai một năm một lần và được thể hiện chi tiết ở ngân sách (budget).

Hai thành phần của ngân sách mà Chính phủ xác định và thông qua trong việc triển khai chính sách tài khóa là:

(a) các khoản chi tiêu (expenditure). Chính phủ, ở cấp trung ương và địa phương, chi tiền để cung cấp hàng hóa và dịch vụ như các dịch vụ y tế, giáo dục công, lực lượng cảnh sát, đường sá, xây dựng công, v.v… và chi trả cho

Page 32: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

34

bộ máy hành chính Nhà nước. Chính phủ cũng có thể cung cấp nguồn tài chính để khuyến khích các khoản đầu tư trong lĩnh vực tư nhân như thông qua phương tiện là các khoản trợ cấp.

(b) Thu nhập (revenue). Các khoản chi tiêu cần phải có nguồn tài chính và Chính phủ cần có nguồn thu nhập. Phần lớn các khoản thu nhập của Chính phủ đến từ nguồn thu thuế (taxation), mặc dù có một số khoản thu nhập từ việc thu phí dịch vụ (direct charges) từ người sử dụng các dịch vụ do Chính phủ cung cấp, như các khoản phí cho Dịch vụ Y tế Quốc gia.

Thành phần thứ ba của chính sách tài khóa là:

(c) Khoản vay (borrowing). Nếu khoản chi tiêu của Chính phủ vượt thu nhập, thì Chính phủ sẽ phải đi vay để bù đắp khoản vượt chi này. Tổng các khoản vay mà các cơ quan thuộc khu vực công, bao gồm cả Chính phủ, phải vay mỗi năm có thể được ghi nhận theo các cách khác nhau. Sự khác biệt lớn nhất giữa các cách này là liệu các khoản vay này có liên quan đến sự dịch chuyển tiền tệ thực tế không hay chỉ liên quan đến việc thể hiện nợ và tài sản tích lũy trên sổ sách kế toán. Trong nhiều năm, công tác kế toán được triển khai dựa trên cơ sở tiền mặt. Thuật ngữ nhu cầu vay của khu vực công (Public Sector Borrowing Requirement) đã được thay thế bằng thuật ngữ nhu cầu tiền mặt ròng khu vực công (Public Sector net cash Requirement - PSncR) nhằm nhấn mạnh vào cơ sở tiền mặt trong phương pháp này. Vấn đề với phương pháp tiếp cận này là sự phức tạp trong các nguồn tài chính của Chính phủ có thể dẫn đến sự dịch chuyển tiền mặt đột biến, mà không thể hiện bất kỳ sự thay đổi nào trong các khoản nợ cơ bản. Việc mua lại một khoản nợ của Chính phủ gắn liền với chỉ số giá sinh hoạt, ví dụ có thể tạo ra sự tăng mạnh trong việc thanh toán lãi suất, mặc dù mức lãi suất và nợ không thay đổi. Trong năm 1998, Chính phủ Anh đã quyết định sử dụng phương pháp kế toán trên cơ sở tích lũy cho các khoản nợ hiện hành và chấp nhận thuật ngữ khoản vay ròng khu vực công (Public Sector net Borrowing - PSnB), được sử dụng trong Hệ thống Tài khoản Kế toán Liên minh châu Âu EU 1995.

đầu tư trong khu vực tư nhân và khu vực công

Đầu tư vượt mức là sự tăng lên trong tổng chi tiêu của nền kinh tế, dẫn đến tăng thu nhập quốc dân. Tuy nhiên, có sự khác biệt nhất định trong các khoản đầu tư này tại các khu vực tư nhân và khu vực công.

(a) Các khoản đầu tư trong khu vực công sẽ có khuynh hướng đến các ngành mà khu vực công có liên quan, cũng như hướng đến các ngành cung cấp cho khu vực này (như xây dựng đường sá mới) hoặc đáp ứng các nhu cầu xã hội.

(b) Các khoản đầu tư của khu vực công có thể có thời gian dài hơn (như y tế) hoặc có ít các lợi ích kinh tế định lượng hơn (như y tế, nghiên cứu cơ bản) những dự án mà khu vực tư nhân thường sẵn sàng hoặc có khả năng chấp nhận.

(c) Các khoản đầu tư trong khu vực công được cấp nguồn tài chính khác với các khoản đầu tư trong khu vực tư nhân. Trong khu vực công, các dự án có thể vẫn được cấp nguồn tài chính, ngay cả khi Chính phủ chưa có đủ nguồn thu từ thuế. Để bù đắp cho thâm hụt ngân sách, Chính phủ có thể sẽ phải đi vay.

(d) Gần đây, Chính phủ Anh khuyến khích các tổ chức tư nhân tham gia cấp nguồn tài chính cho các dự án thuộc khu vực công. Đây là nhân tố mà chúng ta đã đề cập đến ở phần trước. Một ví dụ về Cơ chế hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp tư nhân là đường sắt nối Channel Tunnel với Millennium Dome.

Page 33: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 1: Vấn đề về nguồn lực và hệ thống kinh tế

35

3.3 chính sách ngànhChính sách ngành của Chính phủ Anh cho phép ngành giữ vai trò chủ động trong việc hỗ trợ đầu tư, khuyến khích tỷ lệ tăng trưởng nhanh hơn trong ngành cũng như ngăn chặn sự suy giảm trong lĩnh vực sản xuất.

Chính phủ có thể hỗ trợ các ngành có tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng cao nhất; hoạt động này tương tự như việc lựa chọn người thắng cuộc hay còn gọi là “quy hoạch”. Điều này đồng thời bao gồm việc xác định các hạn chế trong nền kinh tế, mà tại các điểm hạn chế này dễ phát sinh ra các vấn đề về phía cung.

chính sách ngành (industrial policy) của Chính phủ có thể cản trở hoặc khuyến khích sự phát triển của các ngành mới.

(a) ngăn cản sự tăng trưởng: các chính sách “vành đai xanh” ngăn cản việc thành lập các khu công nghiệp ở một số khu vực nhất định.

(b) Khuyến khích ngành mới nổi: ví dụ quyết định của Chính phủ Anh vài năm trước đây về việc chấp nhận máy vi tính của BBC trong các trường học Nhà nước.

Chính sách của Chính phủ có thể khiến các công ty mới khó khăn trong việc gia nhập ngành hoặc thị trường. Ví dụ về điều này được nêu như sau:

(a) Thông qua việc áp đặt các quy định hạn chế đối với các công ty nước ngoài muốn thành lập cơ sở kinh doanh tại nước này hoặc áp thuế quan nhập khẩu đối với hàng hóa của các nhà cung cấp nước ngoài.

(b) Thông qua hình thức trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp đối với các doanh nghiệp nội địa hiện đang hoạt động trong ngành.

(c) Thông qua áp đặt các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đòi hỏi một mức độ an toàn nhất định. Một trong những mục đích khi sáp nhập Liên minh châu Âu là nhằm xóa bỏ sự khác biệt giữa các quốc gia, đồng thời tạo ra lợi thế theo quy mô. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là những sản phẩm trước đây từng bị cấm vì không thỏa mãn các tiêu chuẩn của Anh, có thể được sửa lại cho phù hợp với tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu và hiện giờ có thể được lưu hành tại thị trường Anh.

Sản phẩm mới

Trong một số ngành, Chính phủ tạo ra các quy định về việc chấp nhận các sản phẩm mới.

(a) Trong ngành công nghiệp dược phẩm, các loại thuốc mới phải trải qua các xét nghiệm nghiêm ngặt và có được sự phê duyệt của Chính phủ trước khi đưa ra thị trường. (Mức độ nghiêm ngặt trong khâu kiểm duyệt tùy thuộc vào từng quốc gia, vì thế các công ty dược phẩm có thể bán một sản phẩm tại quốc gia này, trong khi sản phẩm đó có thể bị cấm lưu hành ở quốc gia khác).

(b) Ngành thực phẩm thường là đối tượng bị kiểm soát nghiêm ngặt về sản phẩm và quy trình sản xuất. Hậu quả là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm ít có khả năng tự do chuyển đổi công nghệ mới hoặc thử cách phối hợp nguyên liệu mới, so với các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành khác. Một vấn đề hiện đang gây tranh cãi trong lĩnh vực này là mức độ an toàn của các sản phẩm thực phẩm biến đổi gen.

CHỈ DẪN

Chính phủ có thể tìm cách để khuyến khích hoặc ngăn cản các sản phẩm mới.

Page 34: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

36

cạnh tranh

Với tư cách là người mua, người kiểm soát và nhà cung cấp trong một nền kinh tế hỗn hợp, Chính phủ có thể tạo ra sức ép đáng kể đối với sự cạnh tranh trong ngành. Hơn thế nữa, những thay đổi trong chính sách có thể tạo ra các thay đổi nhất định trong ngành và trong cạnh tranh. Ví dụ, Chính phủ Anh quy định những loại nội dung mà các hãng phát thanh truyền hình được phép phát sóng; hoặc tiến hành thay đổi trong chính sách - ví dụ cho phép nhiều đài phát thanh thương mại địa phương hoạt động hơn hoặc xóa bỏ bớt các đại lý nhượng quyền phát sóng hiện thời thuộc mạng lưới của công ty truyền hình ITV lớn nhất ở Anh - đều có thể tạo ra những thay đổi lớn trong ngành. Đôi khi Chính phủ có quyền xác định cấu trúc của một ngành để đảm bảo cạnh tranh.

Chính sách của Chính phủ có thể tác động đến vị trí của sản phẩm trong một ngành, so với vị trí của sản phẩm thay thế. Các quy định an toàn sản phẩm nghiêm ngặt hơn đối với một loại hình sản phẩm, có thể làm suy yếu tính cạnh tranh của sản phẩm đó so với các sản phẩm thay thế khác. Ví dụ, quy định kiểm soát nghiêm ngặt với các sản phẩm có sử dụng amiăng, có thể làm suy yếu vị thế cạnh tranh của các nhà sản xuất sản phẩm có sử dụng amiăng so với các sản phẩm thay thế khác. Mặt khác, trợ cấp của Chính phủ đối với một ngành có thể tăng lợi thế của ngành này so với các ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm thay thế khác.

Nếu một Chính phủ có thể hạn chế cạnh tranh toàn cầu, thì cũng có thể khuyến khích hoạt động này bằng cách hủy bỏ các quy định và hạn chế. Ví dụ, nhiều quốc gia trong đó có Anh đã hủy bỏ các quy định hạn chế về kiểm soát tỷ giá hối đoái, cho phép thị trường tiền tệ quốc tế và thị trường vốn phát triển nhanh chóng từ những năm 1980 đến nay.

CHỈ DẪN

Chính phủ có thể tác động đến mức độ và bản chất cạnh tranh trong một ngành.

ĐỊNH NGHĨA

Sản phẩm (substitute product) hay dịch vụ thay thế (substitute service): sản phẩm hay dịch vụ có thể thay thế cho sản phẩm hay dịch vụ khác để thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng. Ví dụ, nếu bạn muốn đi du lịch từ Luân Đôn đến Paris thì có thể đi bằng tàu thủy, máy bay hoặc tàu hỏa (qua Channel Tunnel). Đây là các sản phẩm thay thế.

ĐỊNH NGHĨA

Công nghiệp toàn cầu (global industry) và cạnh tranh toàn cầu (global competition) hàm ý một ngành công nghiệp mà ở đó các nhà sản xuất tại các quốc gia cạnh tranh lẫn nhau, với sự xuất hiện của công ty đa quốc gia hoặc các công ty quốc tế. Một Chính phủ có thể hạn chế cạnh tranh toàn cầu bằng cách ưu tiên các ngành sản xuất nội địa.

Page 35: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 1: Vấn đề về nguồn lực và hệ thống kinh tế

37

chính sách về tính cạnh tranh của ngành

Phương thức tiếp cận mới đối với chính sách ngành là để tập trung vào cải thiện các nhân tố định hình tính cạnh tranh của quốc gia. Các nhân tố khuyến khích bao gồm:

(a) Đầu tư về nguồn vốn nhân lực và vốn vật chất - một kỹ năng rất cơ bản có vai trò quan trọng để hấp dẫn các hoạt động kinh doanh toàn cầu.

(b) Việc giảm các chi phí nhân công phi tiền lương - các chi phí này được coi là nhân tố hạn chế tính cạnh tranh và sự sáng tạo của lao động.

(c) Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ - vì các doanh nghiệp này tạo ra cơ hội việc làm cho người lao động và đóng góp phát triển các kỹ năng cần thiết, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao.

(d) Khuyến khích hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) và cải tiến.(e) Cải thiện cơ sở vật chất cụ thể - giao thông cũng như đường truyền thông tin.(f) Tăng cường các quy định về bản quyền và bằng sáng chế, để khuyến khích

doanh nghiệp phát triển sản phẩm mới.

Những nhân tố khuyến khích trên thể hiện sự chuyển dịch vai trò của Chính phủ, từ việc can thiệp trực tiếp dưới hình thức trợ cấp và bảo vệ các ngành trong cạnh tranh sang việc tập trung vào môi trường kinh doanh bên ngoài và xác định chính xác các điều kiện tác động đến tính cạnh tranh.

chính sách khu vực

Chính sách khu vực khiến cho chính sách ngành trở nên phức tạp hơn. Ví dụ, vương quốc Anh được chia thành chín khu vực và mỗi khu vực có Regional Development Agency - RDA (tạm dịch: Cơ quan phát triển vùng) riêng. Mỗi cơ quan phát triển vùng tạo điều kiện cho các chiến lược phát triển tại vùng. Các vấn đề bao gồm trong những chiến lược này, bên cạnh vấn đề kinh tế, còn có vấn đề nhà ở, dịch vụ công và bảo vệ môi trường. Các cơ quan phát triển vùng đông bắc, tây bắc, Yorkshire và Humber đã sáp nhập để phân chia trách nhiệm triển khai chiến lược dài hạn cho bắc Anh.

chính sách đào tạo và phát triển kỹ năng

The Department for Business Innovation and Skills (tạm dịch: Cơ quan chuyên trách về Kỹ năng và Đổi mới Kinh doanh) tại Anh khuyến khích biện pháp cải thiện các kỹ năng ở mọi cấp độ khác nhau.

(a) Các kỹ năng và chương trình đào tạo cho người sử dụng lao động có sẵn qua hệ thống đào tạo, học nghề, kết nối doanh nghiệp và trung tâm hỗ trợ việc làm, người lao động.

(b) Cơ quan Phát triển Kỹ năng hiện đang hoạt động với tư cách là cơ quan hỗ trợ vốn độc lập cho việc phát triển các kỹ năng ngoài chương trình đào tạo trung học phổ thông. Cơ quan này phụ trách giải ngân khoảng 4 tỷ GBP thông qua phối hợp với những nơi sử dụng lao động và các trường cao đẳng đào tạo nghề sau phổ thông.

3.4 chính sách phúc lợi xã hội

ĐỊNH NGHĨA

Chính sách phúc lợi xã hội (social welfare policy) nhằm mục đích bảo vệ và trực tiếp cải thiện mức sống của người dân.

Page 36: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

38

Tại Anh, thuật ngữ “chính sách xã hội” (social policy) được sử dụng để áp dụng cho:

(a) Các chính sách Chính phủ sử dụng liên quan tới bảo vệ phúc lợi và lợi ích xã hội.

(b) Các phương thức hỗ trợ phúc lợi trong một xã hội.

Với tư cách như một chính sách của Chính phủ, chính sách xã hội liên quan chủ yếu tới các dịch vụ xã hội và phúc lợi của Nhà nước. Với ý nghĩa rộng hơn, thì chính sách xã hội liên quan đến một phạm vi các vấn đề rộng lớn và không bị giới hạn trong phạm vi mà Chính phủ có thể thực hiện. Chính sách xã hội bao gồm các cấu trúc, điều kiện kinh tế và xã hội rộng hơn, ảnh hưởng đến phúc lợi của cả xã hội.

Phúc lợi là một thuật ngữ mang nhiều hàm ý. Phúc lợi có thể là:

• Một khái niệm rộng về “hạnh phúc” (well-being). Ví dụ, trong kinh tế học thì phúc lợi được hiểu là “lợi ích”. Do đó hạnh phúc hoặc lợi ích của con người bao gồm những khả năng để họ có được bất cứ thứ gì mà họ muốn.

• Một phạm vi các dịch vụ nhất định. Những dịch vụ này được cung cấp để bảo vệ những người dễ bị tổn thương, mà nếu không thì họ không thể được bảo vệ, ví dụ trẻ em, người già và người bệnh. Đây thường là những ý tưởng mà “Nhà nước phúc lợi” đề cập đến.

Kể từ khi Nhà nước phúc lợi được thành lập, chính sách phúc lợi ở Anh tập trung vào trách nhiệm của cá nhân và có xu hướng xem xét vai trò của Nhà nước trong việc khuyến khích các cơ hội bình đẳng và cung cấp các dịch vụ tập trung vào nhóm đối tượng có thu nhập thấp hoặc các nhóm có ít thuận lợi trong xã hội. Tuy nhiên, hiện nay cũng có một số tranh cãi về lĩnh vực này. Một số nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công trung thành với một cách hiểu khác về vận hành phúc lợi xã hội, bằng cách xác định các vấn đề như kết quả của việc bất bình đẳng mang tính cơ cấu, chứ không phải sự thất bại của cá nhân trong việc nắm bắt cơ hội. Một số khác cho rằng nghèo đói là vấn đề chính của thất bại cá nhân, ví dụ tìm được việc làm thích hợp, tuy nhiên đây không phải là quan điểm nhận được nhiều sự ủng hộ của các học giả và chuyên gia thực sự làm việc trong lĩnh vực này.

Các khoản chi chính sách xã hội chiếm 50% đến 60% chi tiêu của Chính phủ Anh bao gồm:

• Chăm sóc sức khỏe/y tế (ví dụ: National Health Service - NHS (tạm dịch: Dịch vụ y tế quốc gia) hoặc các nhà cung cấp tư nhân)

• Chương trình dành cho người cao tuổi (ví dụ: Lương hưu) • Thất nghiệp (ví dụ: Trợ cấp cho người tìm việc) • Người ốm/người khuyết tật (ví dụ: Trợ cấp cho người khuyết tật, chương

trình trợ cấp và việc làm) • Trợ cấp xã hội/trợ cấp đói nghèo (ví dụ: Chương trình hỗ trợ người lao động

thu nhập thấp) • Chính sách môi trường

lợi ích chung và chọn lọc

Các dịch vụ và lợi ích chung là có sẵn đối với tất cả mọi người và ai cũng có quyền được hưởng. Còn các lợi ích và dịch vụ chọn lọc thì chỉ giới hạn với những người có nhu cầu cụ thể.

Các dịch vụ chung có thể phân bổ cho mọi người một cách đồng đều. Ví dụ là các dịch vụ công như đường sá, đường ống. Trong những năm 1940, Nhà nước Phúc lợi được thành lập và lần đầu tiên đã đưa dịch vụ giáo dục, y tế trở thành dịch vụ công chung cho tất cả mọi người.

Page 37: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 1: Vấn đề về nguồn lực và hệ thống kinh tế

39

Sự phản đối chính đối với các dịch vụ chung là chúng rất tốn kém và không hiệu quả về mặt chi phí. Dịch vụ chọn lọc đôi khi được coi như một phương án thay thế hiệu quả hơn: tốn kém ít hơn và mang lại hiệu quả cao hơn. Thay vì đơn giản cung cấp dịch vụ đến tất cả những người có thể cần chúng, các dịch vụ có thể được cung cấp một cách chọn lọc, chỉ dành cho những người thực sự cần chúng. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn khó khăn ở ba khía cạnh sau. Thứ nhất, việc xác định những người thực sự cần chúng có thể là một quá trình quản lý tốn kém, dẫn đến loại bỏ tất cả những khoản tiết kiệm có được. Thứ hai, có một nguy cơ là những người cần dịch vụ này có thể sẽ không nhận được chúng, vì họ đã không đăng ký cho những lợi ich mà họ được hưởng. Thứ ba, trong thực tế, khó có thể quyết định được những người thực sự đủ điều kiện cho một dịch vụ và lợi ích, đặc biệt là trong trường hợp họ gần với ranh giới giữa việc đủ điều kiện và không đủ điều kiện.

An sinh xã hội

lợi ích đóng góp (contributory benefit) là lợi ích mà cá nhân phải chi trả, gần như một chính sách bảo hiểm. Đối với trường hợp ở Anh, các khoản chi trả được National Insurance Contributions - NIC (tạm dịch: Cơ quan bảo hiểm quốc gia) chi trả và là một khoản khấu trừ bắt buộc.

(a) lương hưu là một loại lợi ích bị đánh thuế. Rộng hơn, mức lương hưu tùy thuộc vào số năm mà cơ quan bảo hiểm quốc gia được chi trả (ghi nhận đóng góp của cá nhân).

(b) Hỗ trợ việc làm và phụ cấp lương (trước đây là “hỗ trợ mất khả năng lao động) được chi trả khi một cá nhân không còn đủ khả năng để tiếp tục làm việc (như ốm đau, khuyết tật, v.v...). Chương trình này có thể là đóng góp hoặc liên quan đến thu nhập.

(c) Hỗ trợ thai sản là lợi ích không bị đánh thuế, trả cho bà mẹ vừa sinh con trong vòng mười tám tuần. Thời điểm chi trả có thể bắt đầu sáu đến mười một tuần trước ngày sinh dự kiến.

(d) Hỗ trợ dành cho người tìm việc làm là khoản hỗ trợ dành cho những người đang tìm kiếm việc làm.

Thêm vào đó, có một số khoản hỗ trợ phi đóng góp không phụ thuộc vào việc người nhận đã từng đóng góp cho các khoản này hay chưa, bao gồm:

(a) Tín dụng thuế cho trẻ em và Tín dụng thuế cho người đang làm việc là các khoản trợ cấp cho những người thu nhập thấp và có con nhỏ.

(b) Hỗ trợ nhà ở là khoản đóng góp không chịu thuế mà chính quyền địa phương chi trả tiền thuê nhà cho những người có thu nhập thấp.

(c) Hỗ trợ thuế hội đồng là khoản đóng góp không chịu thuế nhằm hỗ trợ người có thu nhập thấp hoàn thành trách nhiệm thuế đối với hội đồng địa phương.

(d) Quỹ Xã hội là nguồn các khoản chi trả không phải chịu thuế cho một số nhu cầu cụ thể như những nhu cầu cần thiết cho trẻ sơ sinh. Quỹ cũng có thể cung cấp các khoản cho vay.

(e) Hỗ trợ trẻ em là khoản chi hàng tuần không bị đánh thuế cho những người chịu trách nhiệm nuôi nấng trẻ em. Khoản trợ cấp dành cho người giám hộ có thể được bổ sung thêm vào khoản hỗ trợ trẻ em.

(f) Hỗ trợ người mất sức lao động là khoản hỗ trợ không phải chịu thuế cho người khuyết tật sau 65 tuổi và cần nhiều trợ giúp. Trợ cấp mức sống cho người khuyết tật là khoản trợ cấp dành cho những người khuyết tật không có khả năng lao động chưa đến 65 tuổi và cần nhiều trợ giúp,

Page 38: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

40

CHỈ DẪN

Hệ thống an sinh xã hội cung cấp sự an toàn cho những người thu nhập thấp. Hệ thống an sinh xã hội có tác động bù đắp một số bất bình đẳng trong hệ thống xã hội tổng thể.

chương trình này được thay thế bằng chương trình Personal Independence Payment (tạm dịch: chương trình hỗ trợ độc lập cá nhân) năm 2013.

(g) Trợ cấp cho người chăm sóc là một khoản hỗ trợ không phải chịu thuế cho những người có tuổi từ 16 đến 65 phải mất đến 35 giờ/tuần để chăm sóc người ốm hoặc người khuyết tật và khoản này cần được kiểm tra thu nhập trước khi quyết định hỗ trợ.

(h) Hỗ trợ người bị thương, người bị khuyết tật trong ngành là khoản hỗ trợ không chịu thuế cho những người bị khuyết tật bởi tai nạn lao động hoặc bởi các bệnh nghề nghiệp.

Bảo vệ sức khỏe và bảo vệ xã hội

Bảo hiểm nhà nước nhằm mục đích cung cấp cho công dân những lợi ích mà họ sẽ khó có thể mua được với tư cách cá nhân. Tại Anh, Dịch vụ Y tế Quốc gia được thành lập để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe miễn phí và được trợ vốn từ nguồn thu thuế của Chính phủ. Mọi người có quyền mua bảo hiểm y tế miễn phí, nếu muốn.

Tuổi thọ con người đang dần tăng lên từ mức 45,5 tuổi cho nam và 49 tuổi cho nữ năm 1901 đến nay mức tuổi thọ của con người trung bình là 78 tuổi cho nam và 82 tuổi cho nữ. Điều này đã tăng thêm một khoản chi phí lớn vào quỹ phúc lợi của Nhà nước. Đây cũng là nguyên nhân Chính phủ khuyến khích mọi người tự bố trí phần cấp dưỡng lương hưu cho mình hơn là dựa vào Nhà nước. “Dân số đang già đi” sẽ tạo thêm áp lực cho hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện thời và các hệ thống cung cấp các lợi ích xã hội khác.

Trong năm 2013, chỉ khoảng 12,2 triệu người nhận lương hưu, tăng khoảng 38% so với năm những năm 1981, 1982. Hơn nữa, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cũng tăng lên. Ví dụ, các khoản chi cho Dịch vụ Y tế Quốc gia tại Anh tăng từ 45 tỷ bảng năm 2001 lên 109 tỷ bảng năm 2013, mặc dù chi tiêu thực tế (đã điều chỉnh lạm phát) hiện nay đang giảm dần. Dịch vụ y tế quốc gia Anh (NHS) có thể chữa trị cho 1 triệu bệnh nhân/36 giờ, và cũng là nhà tuyển dụng lớn thứ tư thế giới với số nhân viên lớn hơn 1,7 triệu người.

Tại Anh, Dịch vụ Y tế Quốc gia hiện đã được tái cơ cấu lại bởi Chính phủ Bảo thủ của Đảng Dân chủ Tự do. Cùng lúc đó, Dịch vụ Y tế Quốc gia cũng được cơ cấu lại thành các primary care trust - PCT (tạm dịch: quỹ chăm sóc cơ sở) và strategic health authorities - SHA (tạm dịch: Cơ quan y tế chiến lược). Chính phủ đã thay thế các cơ quan này bằng “các nhóm vận hành lâm sàng” của các bác sỹ đa khoa, có thể mua dịch vụ y tế từ “bất cứ nhà cung cấp đủ tiêu chuẩn nào”. Các nhóm này không bắt buộc phải mua dịch vụ y tế từ các bệnh viện thuộc Dịch vụ y tế quốc gia (NHS), và hoàn toàn có thể mua dịch vụ được cung cấp từ bất cứ công ty tư nhân nào. Mục đích của những thay đổi này là tăng phạm vi cơ chế “thị trường” của dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Anh, vượt xa phạm vi mà thị trường đã được đưa ra bởi Chính phủ Đảng Lao động “mới” trước đó. Những thay đổi này nhằm cải thiện hiệu quả trong Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS), mặc dù chúng gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ từ rất nhiều bác sỹ làm việc trong ngành dịch vụ y tế.

Page 39: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 1: Vấn đề về nguồn lực và hệ thống kinh tế

41

3.5 Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế được đo lường bởi sự gia tăng trong các chỉ số sau:

(a) Tổng chi tiêu trong nền kinh tế - ví dụ “tổng cầu”.(b) Tổng thu nhập của cá nhân và công ty trong nền kinh tế.(c) Tổng sản lượng của nền kinh tế.

có rất nhiều phương tiện đo lường sẵn có:

Chúng ta đang sống trong một nền kinh tế toàn cầu không ngừng tăng trưởng, nơi mà những thay đổi của nền kinh tế thế giới sẽ có tác động đến nền kinh tế của quốc gia, vậy nên chúng ta phải có khả năng duy trì sức cạnh tranh về giá cả và phi giá cả. Tăng trưởng kinh tế là quan trọng vì nó gắn liền với cải tiến công nghệ, khả năng sinh lời và cân bằng cán cân thương mại. Tăng trưởng đồng thời cũng tạo ra nhiều việc làm hơn trong nền kinh tế và giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Nếu tăng trưởng ở tỷ lệ phù hợp, thì nền kinh tế sẽ tạo ra nhiều doanh nghiệp mang tính sáng tạo mới, và các doanh nghiệp này sẽ tạo ra nhiều thành tựu mang hiệu suất cao hơn. Một ví dụ điển hình cho nền kinh tế kiểu này là các nền kinh tế được gọi là “các con hổ” ở Viễn Đông. Nếu các công ty phát triển tốt, chiếm lĩnh được nhiều thị phần thì phần lợi nhuận tăng thêm của họ có thể được sử dụng để cấp nguồn tài

THẢO LUẬN

Tại Anh, Nhà nước cung cấp các dịch vụ phúc lợi xã hội. Một số chính trị gia tại châu Á cho rằng đây là biểu hiện của sự sa sút và một số gia đình nhiều thế hệ nên cung cấp dịch vụ này.Bạn nghĩ thế nào về ý kiến này? Làm thế nào để quan điểm trước đây của Chính phủ về việc “chăm sóc cho cộng đồng” phù hợp với trường hợp này? Chính phủ hiện thời có đề xuất thay đổi gì không?

ĐỊNH NGHĨA

(a) Tổng sản phẩm quốc nội (gross domestic product - GDP) là kết quả của tất cả hoạt động kinh tế trong một nền kinh tế (ngay cả khi các công dân Anh hay các tổ chức có thể có nguồn thu nhập từ tài sản ở nước ngoài hoặc thanh toán cho các cá nhân hay tổ chức nước ngoài).

(b) Tổng sản phẩm quốc dân (gross national product - GNP) bằng GDP bao gồm cả các khoản thu của nước Anh từ các tài sản nước ngoài, nhưng không bao gồm khoản phải chi trả cho các chủ thể nước ngoài nắm giữ tài sản của nước Anh.

(c) Một công thức dùng để tính tổng chi tiêu quốc dân là:E = C + I + G + (X – M) trong đó:E là tổng chi tiêu quốc dânC là tổng tiêu dùng nội địaI là tổng đầu tưG là tổng chi tiêu của Chính phủX là tổng xuất khẩuM là tổng nhập khẩu

Page 40: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

42

chính cho sự phát triển xa hơn. Điều này phù hợp hơn với bối cảnh hiện nay, khi mà vòng đời của sản phẩm đang ngắn dần và các doanh nghiệp phải thích nghi tốt hơn.

Theo quan điểm cơ bản nhất, khi chúng ta nói đến tăng trưởng của nền kinh tế nghĩa là chúng ta đang nói đến thu nhập quốc dân tăng lên bao nhiêu mỗi năm. Chúng ta có thể mô tả điều này là mức tăng trưởng thực tế.

Tuy nhiên, một số tăng trưởng về sản lượng mà chúng ta nhìn thấy trong nền kinh tế nhiều khi mang tính chu kỳ về bản chất, nghĩa là các chỉ số tăng này có thể chỉ đơn giản là “sự bắt kịp” của nền kinh tế đang phục hồi sau khi vượt qua một giai đoạn suy thoái. Tăng trưởng theo quan điểm chặt chẽ hơn liên quan đến những thay đổi mang tính dài hạn trong nền kinh tế kèm theo năng lực tiềm ẩn của nền kinh tế để sản xuất; chính vì vậy mà mối quan tâm đến tăng trưởng về sản lượng sẽ trở nên bền vững trong dài hạn; các nhà kinh tế học gọi đó là tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng hay tỷ lệ tăng trưởng bền vững.

Sự phân biệt giữa tăng trưởng thực và tăng trưởng tiềm năng có thể được minh họa thông qua biểu đồ về khả năng sản xuất. Một đường giới hạn khả năng sản xuất chỉ ra sản lượng tiềm năng và mức tăng trưởng tiềm năng bằng sự dịch chuyển hướng ra phía ngoài của nó (từ điểm A đến B trong Hình 1.3 dưới đây). Tăng trưởng thực được thể hiện bằng sự dịch chuyển hướng ra phía ngoài, như từ S đến T đến U đến V trong biểu đồ bên dưới.

Sản lượng bền vững là mức sản lượng tương ứng với tỷ lệ lạm phát bền vững. Sự khác nhau giữa tăng trưởng thực của GDP và đường tăng trưởng bền vững hay đường tăng trưởng xu hướng là khoảng cách sản lượng trong nền kinh tế. Tại Anh thì tỷ lệ tăng trưởng xu hướng này đạt khoảng 2,5%. Trong ngắn hạn nền kinh tế có thể tăng trưởng nhanh hơn mức này nên sẽ tạo ra khoảng cách âm, tuy nhiên điều

ĐỊNH NGHĨA

Tăng trưởng tiềm năng (potential growth) là tốc độ tăng trưởng tiềm tàng của nền kinh tế. Chỉ số này được biểu thị bằng tỷ lệ tăng hàng năm về năng lực sản xuất của nền kinh tế: tốc độ tăng trưởng các sản phẩm tiềm năng.

Số đơn vị thực phẩm (nghìn)

VUT

S

20

15

10

5

0 BA155 10Số đơn vị đồ đạc gia đình (nghìn)

Hình 1.3: Khả năng sản xuất

Page 41: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 1: Vấn đề về nguồn lực và hệ thống kinh tế

43

này có thể làm tăng lạm phát. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách phải cố gắng tăng tỷ lệ tăng trưởng xu hướng và qua đó xác định mức tăng trưởng cho nền kinh tế mà khi đạt mức tăng trưởng này thì cũng không có tác động làm tăng lạm phát.

đo lường các xu thế

Hội đồng Chính sách Tiền tệ tại Anh phải cân nhắc hàng loạt các khảo sát từ các tổ chức doanh nghiệp như Hội Liên hiệp Công thương nghiệp Anh (Confederation of British Industry - CBI) và Phòng Thương mại Anh (British Chambers of Commerce - BCC). Những khảo sát này có thể cung cấp thông tin bổ sung về các xu hướng kinh doanh cũng như các điều kiện bổ sung. Với cách thức đo lường khoảng cách sản lượng trong nền kinh tế, các khảo sát xu hướng ngành của cBI điều tra về mức độ lạc quan của các doanh nghiệp sản xuất đối với sự tăng trưởng kinh tế. Sự cân đối giữa các phản hồi “nhiều” hoặc “ít” về mức độ lạc quan của các doanh nghiệp với tương lai của ngành.

Một khảo sát điển hình sẽ hỏi các doanh nghiệp hoặc cá nhân một loạt câu hỏi liên quan đến nền kinh tế hiện hành và các điều kiện kinh doanh hiện tại, ví dụ câu hỏi về sản lượng của doanh nghiệp, các đơn hàng, lao động và giá cả hoặc về sự tự tin với hoạt động trong tương lai nói chung. Các câu trả lời thường ở dạng sản lượng hoặc giá cả cao hơn hoặc thấp hơn so với thời điểm làm khảo sát trước đây. Ví dụ, một công ty có thể được hỏi là “So với ba tháng trước đây thì giá sản phẩm hiện nay cao hơn, thấp hơn hay không thay đổi?” Chúng ta quan tâm đến sự thay đổi của các câu trả lời qua thời gian, tổng số lượng các doanh nghiệp trả lời “cao hơn”, “thấp hơn” hoặc “không thay đổi” thay đổi như thế nào qua thời gian. Ví dụ, nếu phần lớn doanh nghiệp trả lời sản lượng cao hơn so với trước đây, thì đây có thể là dấu hiệu tăng trưởng về mặt sản lượng.

Các thông tin của khảo sát có thể đưa ra những quan điểm thông tin trong tương lai. Ví dụ, câu trả lời cho câu hỏi về các đơn hàng nhận được có thể giúp chúng ta có hình dung về sản lượng trong tương lai và các phản hồi về dự định đầu tư có thể cho chúng ta thông tin về chi tiêu cho đầu tư của doanh nghiệp. Tương tự, kỳ vọng của doanh nghiệp về giá cả, lao động và sản lượng trong tương lai gần có thể là những chỉ số hữu ích trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, các khảo sát thực tế lại thường tập trung vào các ngành cụ thể, có thể hoặc không thể xác định được vị trí của ngành trong nền kinh tế tổng thể. Đó có thể là các doanh nghiệp của một lĩnh vực đang hoạt động trên khả năng sản xuất trung bình như thông qua làm thêm giờ, trong khi các doanh nghiệp thuộc một số lĩnh vực khác lại có nhiều khả năng để tiếp tục mở rộng.

chính phủ làm thế nào để tăng mức thu nhập quốc dân?

Họ có thể thực hiện điều này thông qua việc tăng tổng cầu.

Cách rõ ràng nhất để thực hiện là sử dụng chính sách tài khóa làm tăng các khoản chi tiêu của Chính phủ tạo ra tác động trực tiếp.

Một mặt khác của chính sách tài khóa là hệ thống thuế với cắt giảm thuế hợp lý sẽ góp phần điều chỉnh các nhân tố làm giảm lạm phát. Ví dụ, cắt giảm thuế thu nhập sẽ giúp cho cá nhân có nhiều thu nhập hơn để chi tiêu cho hàng hóa tiêu dùng và thường có khả năng sẽ giúp cho cầu của hàng hóa và dịch vụ tăng lên. Quyết định cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ khiến các công ty có phần lợi nhuận sau thuế cao hơn và họ có thể giữ khoản lợi nhuận này phục vụ cho các khoản đầu tư hoặc chi trả thêm cổ tức cho cổ đông (giúp cổ đông có thêm thu nhập và cũng tăng thêm nhu cầu với hàng hóa).

Page 42: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

44

ĐỊNH NGHĨA

Năng lực sản suất (capacity) là sản lượng hàng hóa tối đa một doanh nghiệp có thể sản xuất. Một cơ sở sản xuất bánh có thể sản xuất 3.000 ổ bánh một ngày và sẽ có sản lượng hàng ngày là 3.000 ổ bánh. Một doanh nghiệp (hay một ngành) hoạt động trên năng lực sản suất dư thừa có thể sản xuất ra lượng sản phẩm nhiều hơn nhu cầu cần thiết để thỏa mãn khách hàng. Một doanh nghiệp hoạt động dưới năng lực sản suất sẽ sản xuất ít hơn khả năng mà nó có thể.

Đôi khi chính phủ muốn giới hạn số lượng tiền chi tiêu của cá nhân để đảm bảo tăng trưởng kinh tế không quá nhanh và nhiều. Động thái này được gọi là quản lý cầu. Trong công thức E = C + I + G + (X – M) mô tả ở trên, thì điều này liên quan đến nhân tố E (là tổng chi tiêu quốc dân) thông qua tác động đến C, I, G hoặc nhập khẩu/xuất khẩu ròng. Tiêu dùng của người dân cũng có thể bị hạn chế thông qua thuế.

Các phương pháp khác khuyến khích đầu tư bao gồm:

(a) Lãi suất thấp hơn.(b) Ưu đãi thuế như hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp.(c) Nâng cao khả năng tiếp cận với nguồn vốn như đảm bảo các khoản cho

vay hoặc hình thức huy động vốn góp mới.(d) Khuyến khích tỷ lệ tiết kiệm cao hơn và nhiều khoản tiết kiệm hơn thông

qua thị trường chứng khoán. Tỷ lệ tiết kiệm tại Anh từ sau Chiến tranh thế giới có xu hướng khá thấp so với tiêu chuẩn của quốc tế; điều này hạn chế khả năng cấp nguồn tài chính cho các khoản đầu tư thông qua thị trường vốn.

(e) Giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ.(f) cải thiện chất lượng nguồn lao động - bù đắp những thiếu hụt về kỹ năng.

Phần lớn các chuyên gia giáo dục đều đồng ý rằng khoảng cách chính tại Anh là trình độ kỹ thuật tại Anh - về mức độ thông thạo của những người ở độ tuổi mười sáu thường thấp hơn so với một số nền kinh tế khác. Chính phủ có thể phân bổ tiền cho giáo dục theo các tiêu chuẩn đầu tư thông thường, ví dụ tập trung cho những lĩnh vực mang lại tỷ lệ hoàn vốn cao. Các chương trình đào tạo này thường là các chương trình (dạy nghề) bán thời gian.

Chính sách của Chính phủ và hệ thống pháp luật có tác động trực tiếp đến tổng cầu của thị trường và vì vậy có tác động đến tổng lượng cầu cho các sản phẩm của một hãng đơn lẻ hoặc của cả ngành công nghiệp. Ví dụ, các khác biệt về thuế với các sản phẩm xăng không chì đã làm tăng nhu cầu đối với sản phẩm này và làm giảm cầu với loại xăng có chì.

Các chính sách cũng có thể khuyến khích các công ty tăng lượng hàng hóa mà họ có khả năng sản xuất như tăng công suất sản lượng của họ.

Các loại hình chính sách sẵn có bao gồm:

(a) Chính phủ có thể đưa ra các khoản trợ cấp tiền mặt hoặc ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vào thiết bị và nhà xưởng mới (“chi phí đầu tư”). Tuy nhiên:(i) Các doanh nghiệp có thể phải đầu tư quá nhiều để có được các khoản

trợ cấp, ưu đãi thuế này và có thể dẫn đến dư thừa năng lực sản suất trong ngành.

(ii) Những hình thức ưu đãi này có thể không khuyến khích người lao động, bởi việc mua các thiết bị tiết kiệm sức lao động lại rẻ hơn việc thuê lao động.

Page 43: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 1: Vấn đề về nguồn lực và hệ thống kinh tế

45

(iii) Nếu các Chính phủ nước ngoài hỗ trợ hoạt động đầu tư, thì các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Anh sẽ có nhiều lợi thế trong việc tiếp cận nguồn hỗ trợ này hơn so với các hãng trong nước.

(b) Để tránh chi trả cho nhập khẩu, Chính phủ có thể muốn xây dựng ngành công nghiệp có trụ sở trong nước (như cho phép ngành được quyền tham gia mọi hợp đồng của Chính phủ). Để đạt được lợi thế kinh tế theo quy mô, ngành có trụ sở tại nước nhà có thể đòi hỏi phải có năng lực sản suất cao hơn và bắt buộc phải sản xuất nhiều hàng hóa hơn nhu cầu có thể tiêu dùng của thị trường nội địa và cố gắng bán phần hàng hóa dư thừa ra thị trường nước ngoài. Điều này có thể tạo ra dư thừa năng lực sản suất trên thị trường thế giới trong ngắn hạn. Các doanh nghiệp kém hiệu quả hoặc được bảo hộ như vậy thường thất bại.

(c) Chính phủ có thể được chuẩn bị để trợ cấp phần năng lực sản suất dư thừa nhằm đảm bảo việc làm cho mọi người.

(d) Khoản đầu tư trong nước (ví dụ các khoản đầu tư của các công ty nước ngoài hoạt động tại Anh) có thể được khuyến khích.

4 các Tác đỘnG lÊn cHÍnH PHỦ

4.1 các bên hữu quan và các nhóm có chung lợi íchcác bên hữu quan

Chúng ta đã thảo luận về các bên hữu quan trong một doanh nghiệp - bao gồm khách hàng, nhân viên, cổ đông, nhà cung cấp, người cho vay và các cộng đồng địa phương, quốc gia.

CHỈ DẪN

Một số nhóm có thể tác động đến chính sách của Chính phủ. Chúng ta sẽ tiếp tục xem xét vấn đề này.

Các vấn đề về nguồn lực

(Resource issues)

Các tác động lênChính phủ

(Influences on government)

Chính sách của Chính phủ

(Government policy)

Các hệ thống kinh tế(Economic systems)

Vấn đề về nguồn lực và hệ thống kinh tế (Resource issues and economic systems)

Page 44: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

46

ĐỊNH NGHĨA

Nhóm có chung lợi ích (interest group): một nhóm đại diện cho lợi ích rộng hơn của một nhóm người cụ thể, chẳng hạn Công đoàn. Trong một số trường hợp, thuật ngữ này còn được gọi tắt là “nhóm lợi ích“. Nhóm gây áp lực (pressure group): tập hợp những người muốn thúc đẩy một hoạt động hay mục tiêu cụ thể. Ví dụ nhóm Hòa bình xanh hoặc nhóm những người bạn Trái đất.

Những người ủng hộ cho mô hình kinh tế các bên hữu quan (là mô hình có sự tham gia của các bên hữu quan) cho rằng các nhóm có chung lợi ích nên có tiếng nói quyết định trong các vấn đề của doanh nghiệp. công đoàn hoặc Hội đồng đại diện tập thể người lao động sẽ phải tham gia trong những quyết định có ảnh hưởng đến lực lượng lao động hoặc sâu hơn là trong mọi quyết định của tổ chức. Thành viên các tổ chức này có thể có đại diện trong các nhóm có quyền tham gia ra quyết định hoặc có chỗ trong Hội đồng quản trị. Một cách khác, nhân viên có thể có quyền bầu chọn người quản lý.

ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác cho doanh nghiệp vay có thể cũng phải tham gia vào các quyết định đầu tư. Tại Đức, nơi mà ngân hàng cấp nguồn tài chính lớn cho các khoản đầu tư, ngân hàng có đại diện trong hội đồng quản trị của hầu hết các công ty lớn.

cộng đồng địa phương cũng phải có tiếng nói trong các dự án (như xây dựng tòa nhà mới hoặc thay đổi hệ thống thải) có ảnh hưởng đến môi trường địa phương. Khách hàng cũng phải tham gia ý kiến về chất lượng sản phẩm được sản xuất: ví dụ, khách hàng được pháp luật bảo vệ trước việc sản xuất các sản phẩm sai hỏng hoặc thiếu an toàn. Nếu các nhóm có chung lợi ích không có đại diện tham gia trong các quyết định của công ty, thì chính phủ sẽ giữ vai trò điều tiết để bảo vệ lợi ích của các nhóm khác nhau. Ví dụ, nếu nông dân và các nhà cung cấp khác cho siêu thị được chi trả ở mức giá rất thấp, thì hành vi mua hàng tại siêu thị có thể được điều tiết bởi các cơ quan Chính phủ.

Nhưng liệu quan điểm của mô hình kinh tế các bên hữu quan đang trở nên thực tiễn hơn không? Các xu hướng trong nền kinh tế quốc tế gợi ý rằng mặt đối nghịch có thể xảy ra. Sự tăng trưởng các doanh nghiệp đa quốc gia với khả năng dịch chuyển nguồn tài chính và sản xuất đến bất kỳ nơi nào có lợi nhất, đã làm suy yếu quyền lực của người lao động, các nhóm có chung lợi ích địa phương và thậm chí cả Chính phủ quốc gia.

người lao động trong một bộ phận doanh nghiệp đa quốc gia có thể có chung lợi ích nào đó với những người lao động khác trong cùng tập đoàn. Trên thực tế, họ có thể cạnh tranh với nhau: ví dụ, theo phạm vi nào đó nên mở thêm hoặc đóng cửa nhà máy. Thêm vào đó, ngày càng có nhiều công ty thuê các loại hình lao động đa dạng hơn như lao động bán thời gian, lao động ngắn hạn hoặc lao động thuộc các trung tâm việc làm. Với những “thị trường lao động linh hoạt” mới này, người lao động sẽ ít liên quan đến các quyết định của công ty hơn so với các lao động dài hạn: họ là người “ngoài cuộc” trong quá trình ra quyết định của doanh nghiệp.

Đồng thời, hình thức thưởng cho cán bộ quản lý theo cổ phiếu (ở những nơi có chế độ thưởng cổ phiếu cho người quản lý) đã khiến cho mọi người coi lợi nhuận là mục tiêu hoạt động của mình. Cuối cùng, các chính sách mở rộng thị trường và các chính sách bãi bỏ một số quy định kiểm soát - những chính sách hiện phổ biến ở nhiều nước trong những năm gần đây - đã làm suy yếu quyền lực của nhiều bên hữu quan.

các nhóm có chung lợi ích

Page 45: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 1: Vấn đề về nguồn lực và hệ thống kinh tế

47

nhóm gây áp lực có thể được mô tả như một nhóm hoạt động có tổ chức, không bắt buộc các thành viên phải tham gia bầu chọn, nhưng tìm cách để tác động đến các chính sách và quy định của Chính phủ. Họ có thể được mô tả là “nhóm có chung lợi ích”, “nhóm vận động hành lang” hoặc “nhóm phản đối”. Một số người không sử dụng thuật ngữ “nhóm gây áp lực” vì khi dịch nghĩa có thể mang ý nhóm thường xuyên tạo ra các áp lực để đạt được mục đích của mình, nhất là việc gây áp lực này không thường xuyên xảy ra. Tại Anh, số lượng các đảng phái chính trị khá nhỏ, trong khi số lượng các nhóm gây áp lực lên đến vài nghìn. Trong khi số lượng thành viên của đảng phái chính trị giảm đi, thì thành viên của nhóm gây áp lực lại tăng lên. Ví dụ, Royal Society of the Protection of Birds - RSPB (tạm dịch: Hiệp hội Bảo vệ Chim Hoàng gia) có nhiều thành viên hơn các Đảng Lao động, Đảng Bảo thủ và Đảng Tự do Dân chủ cộng lại.

Thuật ngữ nhóm gây áp lực là một khái niệm mang nghĩa rộng và không mang tính phân biệt giữa các tổ chức khác nhau cùng chung thuật ngữ. Ví dụ, một nhóm gây áp lực có thể là một nhóm quy mô lớn như Liên hiệp Công thương Anh quốc (CBI), đại diện cho 150.000 doanh nghiệp và cũng có thể là một tổ chức nhỏ được thành lập tại địa phương. Khái niệm cũng không tạo sự phân biệt về mục đích hành động của các nhóm như nhóm Mặt trận Tự do Động vật, bao gồm cả các hoạt động phi pháp như đánh bom hay các nhóm gây áp lực khác như Institute for Public Policy Reseach - IPPR (tạm dịch: Viện Nghiên cứu Chính sách công) là tổ chức có mối liên hệ với Bộ Lao động của Chính phủ và thường xuyên có những trao đổi với các Bộ trưởng trong nội các.

Mục đích của tất cả nhóm gây áp lực là tác động đến những người thực sự có quyền đưa ra quyết định. Các nhóm gây áp lực không tìm kiếm vị trí chính trị cho bản thân trong một cơ quan quyền lực, mà tìm kiếm sự tác động đối với những quyết định được ra bởi những người không nắm giữ quyền lực chính trị. Các nhóm gây áp lực thường phải đấu tranh với các nhóm khác để có thể đạt được mục đích của mình, nhưng cũng có lúc các nhóm hợp tác với nhau vì mục đích chung.

Một nhóm gây áp lực có thể sử dụng nhiều phương thức khác nhau để tác động đến các quy định luật pháp. Trước tiên, họ có thể tác động đến các thành viên nghị viện có quan hệ với các thành viên trong nhóm. Tiếp theo, họ có thể đầu tư thời gian và tiền bạc cho các chiến dịch tranh cử. Ba là, cả nhóm có thể đe dọa sẽ bầu cử theo nhóm. Bằng cách này, họ có thể đe dọa sẽ ủng hộ những thành viên nghị viện hợp tác với mình và phản đối những người thiếu hợp tác. Bốn là, các nhóm gây áp lực cho thể hỗ trợ các thành viên nghị viện đạt được các thỏa thuận nhanh chóng. Cuối cùng, một nhóm gây áp lực có thể nỗ lực tác động đến các thành viên cấp cao có tham gia vào việc ra luật, cũng như có ảnh hưởng nhất định trong hiệu lực thi hành luật pháp.

Các hiệp hội chính phản ánh các lợi ích kinh tế như sau:

(a) Doanh nghiệp. Liên hiệp Công thương Anh quốc (CBI), Institute of Directors - IOD (tạm dịch: Viện Giám đốc). Trong các ngành cũng có những hiệp hội thương mại quy mô nhỏ hơn, cùng hợp tác để thúc đẩy lợi ích chung (như các tờ báo phản đối VAT trên các ấn phẩm). Có nhiều tổ chức khác như phòng thương mại và các lĩnh vực chuyên ngành như thực phẩm và đồ uống, dược phẩm, sản xuất mô tô và kỹ thuật.

Page 46: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

48

e.g.e.g. Ví Dụ LiêN HiỆp CôNG THươNG ANH qUốC - CBiVí dụ về một nhóm có chung lợi ích đại diện cho doanh nghiệp là Liên hiệp Công thương Anh Quốc - CBI.

Mục đích - hỗ trợ và đại diện cho các tổ chức công nghiệp và thương mại trong lĩnh vực tư nhân.

các hoạt động và mối quan tâm:

• Các mối quan hệ với Chính phủ - Dự thảo quy định; chính sách kinh tế; đào tạo và giáo dục.

• Các cơ hội thương mại - Xuất khẩu; đầu tư trong nước và phát triển vùng. • Quan hệ liên tổ chức - Chuyên môn; công đoàn; chính quyền địa phương. • Quan hệ công chúng - Nghiên cứu; công bố; xuất hiện trên các phương tiện

truyền thông.

Bài TẬp THựC HàNH 7 (30 pHúT)

Theo quy định của Liên minh châu Âu, các nhóm có chung lợi ích như Liên hiệp Công thương Anh quốc (CBI) và Công đoàn được coi là “các đối tác xã hội” trong quá trình xây dựng chính sách kinh tế và quy định pháp luật. Quan điểm này có phù hợp với thực tế tại Anh không? Tìm các ví dụ tại Anh để ủng hộ hoặc phản đối cho giả định về mối quan hệ đối tác xã hội trong chức năng kinh tế.

(b) các hiệp hội chuyên môn là các nhóm người có cùng nghề nghiệp hoặc cùng kỹ năng, như:

(i) Kế toán (làm việc cho nhiều cơ quan chuyên ngành khác nhau).(ii) Bác sĩ (Hiệp hội Bác sĩ Anh quốc).(iii) Các hiệp hội chuyên môn thường liên quan đến việc đặt ra các tiêu chuẩn

về kỹ năng và phổ biến các kinh nghiệm thành công trong nghề nghiệp (thông qua hệ thống các quy định nghề nghiệp).

(c) công đoàn tương tự như hiệp hội chuyên môn, công đoàn đại diện cho những người đang làm việc. Chức năng của công đoàn là thương lượng các điều khoản và điều kiện lao động cho các thành viên của mình. Chúng ta sẽ thảo luận chi tiết hơn về công đoàn ở phần sau.

(d) các hiệp hội người tiêu dùng đại diện cho người tiêu dùng, thực hiện các cuộc vận động về các vấn đề như định giá sản phẩm, an toàn và chất lượng sản phẩm. Ví dụ, các hiệp hội người tiêu dùng đã triển khai chiến dịch về nhãn hàng thực phẩm.

4.2 Mối quan hệ với chính phủChúng ta có thể xác định các nhân tố chung quyết định thành công của các nhóm cụ thể trong mối quan hệ với Chính phủ:

(a) Mức độ ủng hộ của họ đối với chính phủ - vấn đề này phụ thuộc vào mức độ phù hợp giữa mục tiêu của các nhóm và mục tiêu của Chính phủ, cũng như mức độ phụ thuộc của Chính phủ vào những nhóm cụ thể trong các lĩnh vực

Page 47: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 1: Vấn đề về nguồn lực và hệ thống kinh tế

49

chuyên môn hoặc cung cấp dịch vụ. Chính phủ Đảng Lao động thường cảm thông với các mong muốn của Công đoàn, trong khi Chính phủ Đảng Bảo thủ lại quan tâm hơn đến các ngành. Sự phân biệt đôi khi xảy ra giữa các nhóm bên trong và bên ngoài. Các nhóm bên trong là những nhóm có quyền lợi ưu tiên trong các hoạt động với Chính phủ và các cơ quan của Nhà trắng. Cơ sở của sự ưu tiên này là bởi các nhóm này được coi là trọng yếu trong việc vận hành một dịch vụ cụ thể hoặc vì họ đưa ra các ý kiến cố vấn chuyên môn. Hiệp hội Bác sĩ Anh quốc thường đảm nhiệm vai trò này từ trước đến nay. Tuy nhiên, trong những năm 1980, nhiều nhóm bên trong Chính phủ đã mất đi nhiều ảnh hưởng của họ với Đảng Bảo thủ và sau đó là Đảng Lao động mới, từ bỏ các chính sách có sự đồng thuận sau chiến tranh để chấp nhập cách tiếp cận thị trường tự do hơn với nền kinh tế và các dịch vụ công như sức khỏe và giáo dục. Vì thế các nhóm lâu đời như công đoàn, Hiệp hội Thương mại Anh quốc, Hiệp hội Bác sĩ Anh quốc và các hiệp hội chính quyền địa phương đã bị mất đi ảnh hưởng, trong khi các nhóm mang tính địa phương lại tăng tầm ảnh hưởng như các nhóm chiến dịch về giáo dục.

(b) các đầu mối liên hệ trong quá trình hoạch định chính sách - trước đây, các đầu mối liên hệ này chính là điểm tạo nên tầm ảnh hưởng của các nhóm bên trong Chính phủ, vì họ tham gia vào quá trình hoạch định chính sách ngay từ bước đầu. Ngày nay, các nhóm sẽ phải thiết lập các đầu mối liên hệ để tham gia vào quá trình này. Nhiều trường hợp các nhóm bên ngoài có thể tiếp cận với các Bộ trưởng nội các. Bernie Ecclestone đã tiếp cận trực tiếp Tony Blair năm 1997 khi việc quảng cáo đường đua công thức 1 bị cấm; việc tiếp cận trực tiếp như vậy rất hiếm xảy ra nhưng một khi sự kết nối thông suốt qua hình thức “cố vấn chính trị”, thì các cuộc tiếp cận như vậy cũng tăng lên dưới thời Chính phủ Đảng Lao động từ năm 1997.

Vai trò của các nhóm gây áp lực và các nhóm có chung lợi ích thường gây ra tranh cãi. Một số người cho rằng sự tồn tại của nhóm là thể hiện quyền lực được phân bổ rộng rãi hơn và họ giữ vai trò kiểm soát không chính thức với quyền lực không ngừng tăng lên của Chính phủ. Tuy nhiên, một số nhóm có chung lợi ích khác đại diện cho doanh nghiệp có thể có nhiều quyền lực hơn các nhóm khác và đôi khi có thể không đồng tình với việc tự do dân chủ. Ví dụ, một số người ủng hộ cho giao thông đường sắt tin rằng “vận động hành lang khi xây dựng các tuyến đường” có tác động thái quá đối với chính sách giao thông vận tải của Anh.

4.3 vận động hành lang và các phương pháp khác

Chính phủ Anh đã công bố rộng rãi các thông tin về cách tác động đến các cơ quan Chính phủ - trong trường hợp này, EU cũng đưa ra các quy định của Ủy ban châu Âu nhưng được áp dụng ở cấp quốc gia.

Tác động đến các quy định, chính sách ngay từ giai đoạn dự thảo thường hiệu quả hơn là cố gắng thay đổi một khi chính sách đã được ban hành.

ĐỊNH NGHĨA

Vận động hành lang (lobbying): là biện pháp được sử dụng để gây ảnh hưởng đến việc ra quyết định mang tính chính trị. Vận động hành lang bao gồm việc duy trì quan hệ thường xuyên với các Bộ trưởng hoặc Nghị viện để đẩy nhanh một tình huống cụ thể.

Page 48: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

50

Bước 1 Tham gia ngay từ đầu. Bày tỏ quan điểm ngay từ giai đoạn dự thảo. Làm việc với nhân viên thay vì với Bộ trưởng.

Bước 2 làm việc với những người khác. “Một ý kiến được nhiều người đồng tình thường có trọng lượng hơn một ý kiến đơn lẻ”. Vì vậy các doanh nghiệp Anh nên làm việc cùng với các hiệp hội thương mại của Liên minh châu Âu.

Bước 3 Tư duy một cách “chính trị”. Vận động hành lang sẽ hiệu quả hơn, nếu một công ty có thể chứng minh vấn đề có liên quan đến Chính phủ hoặc các chính sách của EU (như chương trình thị trường đơn lẻ).

Bước 4 chuẩn bị sẵn sàng. Kiểm soát tình hình đang diễn ra và các vấn đề sẽ phải xem xét với các cơ quan và Chính phủ.

Bước 5 Tư duy dài hạn. Tư duy dài hạn (như tại thủ đô Brussels) có thể mang lại lợi ích lâu dài, với giả định rằng vận động hành lang là một quá trình lâu dài.

Các nhóm có chung lợi ích có thể sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau khi làm việc với các cơ quan Chính phủ.

(a) Họ có thể thuê các nhà vận động hành lang để trình bày trường hợp của họ tới các Bộ trưởng hoặc một số quan chức đơn lẻ.

(b) Các doanh nghiệp có thể trao cho các thành viên Nghị viện quyền điều hành quản lý không chính thức tại các doanh nghiệp, với mong muốn họ sẽ quan tâm hơn đến vấn đề có tác động đến bản thân mình. Điều này hiện đã bị cấm trong luật Nghị viện. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một doanh nghiệp cũng như các bộ phận của nó chỉ được quyền tiếp cận với các thành viên Nghị viện của doanh nghiệp.

(c) Họ có thể tham gia vào hội đồng cố vấn.(d) Họ có thể bỏ thêm tiền ủng hộ (hoặc rút lại quỹ hỗ trợ) cho các đảng chính

trị mà họ ủng hộ. Các công ty có các quỹ như vậy sẽ phải báo cáo về số tiền tiêu dùng cho hoạt động này. Các quy định về ủng hộ tiền hiện giờ nghiêm ngặt hơn để hạn chế sự lạm dụng.

(e) Một số doanh nghiệp có những ảnh hưởng/liên hệ đáng kể đến chính phủ, vì họ liên quan trực tiếp đến các hợp đồng với Chính phủ như công nghiệp quốc phòng.

Bộ Công thương cũng đề nghị đại diện dài hạn tại Brussels có tác động đến Ủy ban châu Âu (European Commission - EC) và mang lại những lợi ích lớn hơn, coi vận động hành lang là một quá trình dài hạn. Hơn thế nữa, một doanh nghiệp có thể tác động đến quy trình lập pháp, nếu có những thông tin đặc thù về một lĩnh vực thương mại cụ thể nào đó.

Tuy nhiên, mọi doanh nghiệp đều phải thận trọng trong hoạt động vận động hành lang hiện có những quy định nghiêm ngặt hơn để hạn chế sự tiếp cận các thành viên Nghị viện cũng như những đối tượng có ảnh hưởng quá lớn.

Một số nhóm có chung lợi ích có thể hoạt động như các nhóm bên trong và bên ngoài. Khi không tham gia các hành lang quyền lực, thì thành viên các nhóm có chung lợi ích có thể làm những điều sau để tác động đến chính sách của Chính phủ:

(a) Họ có thể nỗ lực tác động đến các ý kiến của cộng đồng và tiến trình pháp lý thông qua quảng cáo. RSPCA đã quảng cáo (không thành công) về việc

Page 49: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 1: Vấn đề về nguồn lực và hệ thống kinh tế

51

đưa ra quy định đăng ký chó tại Anh. Điều này không chỉ vì mục đích kêu gọi đóng góp từ thiện. Quảng cáo đã được thiết kế đặc biệt nhằm thay đổi chính sách của Chính phủ.

(b) Một số tổ chức có thể cung cấp các quảng cáo báo chí đắt đỏ. Tuy nhiên, có một số phương thức khác để tranh thủ sự ủng hộ của công chúng:

(i) Tuần hành thu hút phương tiện truyền thông đại chúng, và cũng là cách mọi người thể hiện sự ủng hộ của mình. Việc tham gia các lễ kỷ niệm cũng có thể thu hút sự quan tâm của giới truyền thông.

(ii) đơn kiến nghị cũng là một cách để giải quyết vấn đề.(iii) các hành động trực tiếp như Tổ chức Hòa bình xanh chống lại những

người săn cá voi, đã đưa những hành động cụ thể vào lịch trình hoạt động của mình.

(iv) Quan hệ công chúng hiệu quả rất quan trọng. Một nhóm có chung lợi ích có thể cố gắng thuyết phục các nhà báo, tờ báo lớn hoặc kênh truyền hình rằng sự việc của họ đáng được chú ý.

Các phương pháp trên có thể có tác động trực tiếp hoặc không. Nếu hành động được công khai, các Bộ trưởng có thể sẽ không muốn bị “mất mặt”. Tuy nhiên, họ có thể tạo ra các diễn đàn để các chính khách có những phản hồi sau đó. Sự chấp nhận của các chính trị gia về các vấn đề môi trường là kết quả của các chiến dịch kéo dài trong nhiều năm được thực hiện bởi các nhóm gây áp lực.

4.4 Hiệp hội người sử dụng lao động

Tư cách lựa chọn thành viên tùy thuộc vào:

(a) Tham gia vào ngành có liên quan.

Bài TẬp THựC HàNH 8 (45 pHúT)

Tìm một bài báo gần đây về hoạt động của nhóm gây áp lực nhằm tác động đến thay đổi chính sách của Chính phủ hoặc các tổ chức doanh nghiệp. Trích lược lại bài báo, liệt kê các điểm chính do nhóm gây áp lực đưa ra.

CHỈ DẪN

Bây giờ chúng ta sẽ thảo luận về các nhóm có chung lợi ích liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và nơi làm việc.

ĐỊNH NGHĨA

Hiệp hội người sử dụng lao động (employers’ association) có vai trò tương tự như Công đoàn trong phạm vi bảo vệ và khuyến khích những lợi ích cho các thành viên của mình; tuy nhiên, mối quan hệ thành viên và mục đích lại tương đối khác nhau. Họ đại diện cho người sử dụng lao động (tầng lớp quản lý của ngành), khuyến khích các lợi ích của ngành ở phạm vi tổng thể và bảo vệ hoạt động kinh doanh của mình trong mối quan hệ với lực lượng lao động.

Page 50: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

52

CHỈ DẪN

Công đoàn đại diện cho ngành, mặc dù những năm gần đây ảnh hưởng của Công đoàn bị suy giảm ở Anh.

ĐỊNH NGHĨA

Công đoàn (trade union) là hiệp hội có tổ chức gồm những người đang làm việc trong một (hoặc nhiều) ngành hay lĩnh vực, được thành lập để bảo vệ và thúc đẩy các quyền lợi chung của các thành viên, chủ yếu điều tiết và thương thảo các vấn đề về chi trả và điều kiện làm việc.

(b) Chấp nhận các chính sách của hiệp hội.(c) Thành viên sở hữu “doanh nghiệp uy tín”.

Kỷ luật đối với các thành viên bao gồm: đe dọa khai trừ khỏi hiệp hội, mất quyền chia sẻ quỹ chống đình công của hiệp hội và không được hưởng các dịch vụ khác của hiệp hội.

Đôi khi các vấn đề về thương mại và lao động do hai hiệp hội khác nhau quản lý.

(a) Với các vấn đề liên quan đến người lao động, các hiệp hội được tổ chức theo ngành. Các vấn đề thường thuộc một trong hai loại hình sau:

(i) Thỏa ước lao động tập thể trong đó người sử dụng lao động trong ngành họp với đại diện người lao động để đưa ra những thỏa thuận về chi trả, năng suất và các thỏa thuận, điều kiện.

(ii) Hỗ trợ các hãng tư nhân về các vấn đề liên quan đến quản lý/lao động.

(b) Các hoạt động thương mại bao gồm:

(i) Đại diện cho lợi ích của người sử dụng lao động trước Chính phủ và Ủy ban châu Âu.

(ii) Thu thập và công bố các thông tin và số liệu thống kê.(iii) Cung cấp các chương trình đào tạo hợp tác.(iv) Tham gia vào các hoạt động cùng nghiên cứu và phát triển.(v) Thiết lập các bộ quy tắc ứng xử (ví dụ để tránh các quy định sẽ bị Nhà

nước cưỡng chế).Bên cạnh các hiệp hội hoạt động trong các ngành còn có những cơ quan với quy mô lớn hơn, như Liên minh Công nghiệp Anh quốc, tồn tại để thực hiện các mục tiêu của ngành với Chính phủ.

4.5 công đoàn

Có bốn loại hình công đoàn:

(a) công đoàn nghề nghiệp hoặc nghề thủ công. Chủ yếu được thành lập cho các công nhân lành nghề như thợ in, kỹ sư, chuyên gia xây dựng, ví dụ Hiệp hội Kỹ sư Hóa học tổng hợp và Công nhân điện.

(b) công đoàn của lao động phổ thông. Bao gồm chủ yếu là các công nhân không lành nghề hoặc có kỹ năng vừa phải trong mọi lĩnh vực của ngành, ví dụ Công đoàn lao động phổ thông ngành giao thông có khoảng một triệu thành viên.

Page 51: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 1: Vấn đề về nguồn lực và hệ thống kinh tế

53

(c) công đoàn công nghiệp. Bao gồm nhiều loại công nhân ở nhiều mức độ, ngành nghề khác nhau trong một ngành công nghiệp cụ thể, ví dụ như Công đoàn Giao thông vận tải Đường sắt và Đường thủy hay Công đoàn công nhân Khai thác mỏ Quốc gia.

(d) công đoàn khối nhân viên văn phòng. Một loại hình công đoàn đang phát triển thịnh hành bao gồm các nhân viên kỹ thuật, chuyên gia, giám sát, cán bộ quản lý. Từ năm 1945, công đoàn cho nhân viên văn phòng là loại hình công đoàn khá phát triển trong quan hệ thành viên công đoàn. Về tổng thể, ở Anh, thành viên của các công đoàn đã giảm từ cuối những năm 1970.

4.6 nền kinh tế toàn cầuTrong ba thập kỷ qua, nền kinh tế toàn cầu đã chứng kiến sự gia tăng tập trung vào sản xuất kinh tế như kết quả của việc hình thành các công ty xuyên quốc gia (transnational corporation - TNC) và đa quốc gia (multinational corporation - MNC) hoạt động xuyên quốc gia. Hiện nay có khoảng 50% sản phẩm của thế giới (bao gồm xuất khẩu, sản xuất ở nước ngoài, sản xuất nội địa và doanh thu) do các công ty xuyên quốc gia thực hiện.

Theo những ý kiến dự đoán về toàn cầu hóa như ý kiến của nhà bình luận Nhật Bản Kenichi Ohmae, thì các tập đoàn xuyên quốc gia TNC đã đạt đến mức “tập đoàn phi quốc gia”. Họ có khả năng dịch chuyển hoạt động sản xuất trên toàn cầu, thực hiện mua bán và sáp nhập, triển khai các khoản đầu tư nước ngoài ở những nơi họ thấy mang lại lợi nhuận cao và thuế thấp. Sự kết hợp của những thay đổi trong truyền thông và sự gia tăng các loại hình doanh nghiệp nghĩa là sẽ không có sự kiểm soát hiệu quả với sự dịch chuyển nguồn vốn - đó là nền kinh tế toàn cầu hóa thực sự.

So sánh doanh thu của 25 doanh nghiệp lớn nhất thế giới với GDP của

một số quốc gia (2009)

công ty / Quốc gia GDP của một số

quốc gia (2009)công ty / Quốc gia

GDP của một số

quốc gia (2009)

Bỉ 470,400 EXXON MOBIL 284,650

Ba Lan 430,197 Thái Lan 263,889

Chuỗi cửa hàng WAL-MART

408,214 BP 246,148

Thụy Điển 405,440 Phần Lan 238,128

Na Uy 382,893 Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất

229,971

ĐỊNH NGHĨA

Toàn cầu hóa (globalisation) là quá trình các nền kinh tế quốc gia trở nên hội nhập với nhau hơn và tạo nên quyền lực của các tập đoàn xuyên quốc gia (TNC).

Page 52: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

54

công ty / Quốc gia GDP của một số

quốc gia (2009)công ty / Quốc gia

GDP của một số

quốc gia (2009)

Áo 381,880 Cô-lôm-bi-a 228,836

Đài Loan 378,969 Bồ Đào Nha 227,855

Ả Rập Xê út 369,671 Ai Len 227,781

Vê-nê-zu-ê-la 337,295 Hong Kong 210,731

Hy Lạp 330,780 TOYOTA MOTOR 204,106

Cộng hòa Iran 330,461 JAPAN POST HOLDINGS

202,196

Ác-hen-ti-na 310,065 Cộng hòa Séc 194,828

Đan Mạch 309,252 Israel 194,825

Nam Phi 287,219 Ma-lay-si-a 191,463

ROYAL DUTCH SHELL

285,129 Ai Cập 187,954

Bảng 1.1: Theo Fortune Global 500, năm 2010, IMF

Một bộ phận lao động quốc tế mới vừa xuất hiện, với các công nhân tại châu Á sản xuất các bộ phận linh kiện máy tính lắp ráp tại Ai Len và trung tâm chăm sóc khách hàng tại Ấn Độ trả lời câu hỏi của khách hàng ngân hàng tại Luân Đôn. Các công ty xuyên quốc gia giữ vai trò nhà tổ chức sản xuất thay cho Chính phủ. Quy mô hoạt động của các tập đoàn này đang tăng thêm tầm ảnh hưởng trong mối quan hệ với các tổ chức khác.

Số lượng các doanh nghiệp, tập đoàn tăng lên nhưng đồng thời cũng có sự tập trung tài sản. 70% khoản đầu tư nước ngoài trực tiếp đến từ 300 tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu và 25% của toàn bộ nguồn vốn thuộc về các doanh nghiệp này. Các công ty đa quốc gia và các tổ chức tài chính chủ yếu, như các quỹ lương hưu và các công ty bảo hiểm, đang ngày càng có nhiều quyền lực hơn so với Chính phủ. Tác động của Chính phủ đối với các hoạt động kinh tế và tài chính bị hạn chế đáng kể. Quyền lực của các tập đoàn cho thấy ngay cả các quốc gia giàu có cũng không tránh khỏi áp lực. Ví dụ, chính sách của Canada cho phép nhân bản gen và khuyến khích cung cấp thuốc giá rẻ đã bỏ qua các nạn nhâ của loại thuốc này do sức ép từ ngành công nghiệp dược phẩm.Sự mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn cầu đã tạo điều kiện phát triển cho các hoạt động thương mại. Tái cơ cấu toàn cầu đang xảy ra trên quy mô lớn thông qua các hoạt động mua bán và sáp nhập, đồng thời gia tăng các hình thức liên doanh (đặc biệt trong các nền kinh tế tư bản đang phát triển). Việc bơm thêm nguồn vốn có thể cải thiện tình hình của một vùng nhất định và thường tạo thêm vô số các ngành kinh doanh được liên kết với nhau.

Page 53: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 1: Vấn đề về nguồn lực và hệ thống kinh tế

55

Các cơ quan như WTO, Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ Quốc tế được ủng hộ bởi các thỏa thuận NAFTA và GATT, đã trao cho các tập đoàn xuyên quốc gia nhiều quyền lực hơn trong việc gây sức ép với các Chính phủ. Cơ chế kiểm soát đầu tiên là các khoản nợ. Trong nhiều thập kỷ, các quốc gia đang phát triển lệ thuộc vào các khoản nợ vay nước ngoài, khiến cho những ảnh hưởng bất lợi của chiến lược tập đoàn xuyên quốc gia tăng lên cho nền kinh tế toàn cầu. Việc tiếp cận với tín dụng và hỗ trợ quốc tế chỉ có thể được thực hiện một khi Chính phủ đồng ý với một số điều kiện nhất định được biết đến như “điều chỉnh cơ cấu” (structural adjustment).

Nói một cách ngắn gọn, “điều chỉnh cơ cấu” đòi hỏi sự cắt giảm các dịch vụ xã hội, tư nhân hóa các ngành thuộc quản lý của Nhà nước, xem xét lại các điều khoản thỏa thuận với lao động về điều kiện làm việc và mức tiền lương tối thiểu, biến đổi các vùng trồng trọt nông nghiệp đa mục đích thành các vùng trồng nông sản xuất khẩu mang lại lợi ích tiền mặt và dỡ bỏ các quy định pháp luật bảo vệ hoạt động kinh tế địa phương. Dưới các điều khoản của điều chỉnh cơ cấu, các khoản chi cho cảnh sát và quân đội là khoản chi tiêu duy nhất của Chính phủ được khuyến khích.

Các cuộc biểu tình phản đối IMF và Ngân hàng Thế giới đã đưa ra luận điểm về việc các tổ chức này đặt lợi ích của các tập đoàn giàu có và lợi ích của các nước phát triển lên trên lợi ích của những người nghèo chiếm đa số cư dân trên hành tinh.

“Những người theo trường phái toàn cầu hóa” (globalist) cho rằng cuối cùng, Chính phủ và các quốc gia sẽ mất dần khả năng kiểm soát các giao dịch kinh tế. Điều này đa phần là do số lượng và tốc độ chuyển dịch của các dòng giao dịch khiến Chính phủ khó kiểm soát hơn để điều tiết thương mại, đầu tư và nguồn vốn. Quan trọng không kém là một

e.g.e.g. Ví Dụ HàNH LANG M4Hành lang M4 là một trong những liên doanh thành công nhất về toàn cầu hóa tại Anh. Các Chính phủ cũng phải cạnh tranh với nhau để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển nền kinh tế ở quy mô quốc gia và địa phương. Hệ quả là thất nghiệp sẽ giảm và các tập đoàn xuyên quốc gia có thể tập hợp thành các cụm công nghiệp trong vùng. Điều này dẫn đến sự phục hồi, khi các nhà cung cấp thành phần được thiết lập và có những cải tiến nhất định trong cơ sở hạ tầng. Sản xuất không nhất thiết phải chuyển đến các quốc gia ít phát triển hơn. Nhưng các hoạt động sản xuất này đang gia tăng di chuyển giữa các vùng thương mại phát triển, các khối đầu tư hoặc giữa các vùng sản xuất với nhau.

e.g.e.g. Ví Dụ Grand Metropolitan chuyển hoạt động sản xuất thực phẩm Green Giant từ Canada sang Mê-xi-cô; các bộ phận sản xuất tại Nhật và Hàn Quốc chuyển đến các vùng có lương thấp hơn, được Chính phủ trợ cấp như vùng phía nam xứ Wales của Anh.

THẢO LUẬN

“Một nền kinh tế toàn cầu mới nổi” tự cho là những người vẽ ra một thế giới, mà ở đó thương mại đa quốc gia, sản xuất, đầu tư và chuyển dịch tài chính đa quốc gia vào trong và ngoài các quốc gia trở nên dễ dàng hơn.

Page 54: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

56

thực tế cho thấy các doanh nghiệp và nhà đầu tư có thể quyết định triển khai hoạt động đầu tư của mình ở một nơi khác gây cản trở cho Chính phủ trong nỗ lực cố gắng duy trì hoặc khuyến khích đầu tư. Luận điểm đưa ra ở đây là các công ty xuyên quốc gia TNCs sẽ nhanh chóng vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, nếu Chính phủ không đủ sức theo đuổi các chính sách tự do hóa giúp thúc đẩy lợi nhuận cho doanh nghiệp và tính linh hoạt trong hoạt động kinh doanh. Vì lý do này, các Chính phủ đang phải chịu sức ép giảm thuế và cắt giảm chi tiêu Nhà nước trong y tế, giáo dục, lương hưu và các khoản khác.

Thời gian gần đây, cuộc tranh luận công khái ít tập trung vào ảnh hưởng của các công ty xuyên quốc gia, mà tập trung nhiều hơn vào sức mạnh nắm giữ bởi các thị trường tài chính quốc tế. Một phần chính của các cuộc tranh luận là chương trình “thắt lưng buộc bụng” để giảm chi tiêu công do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính. Họ cho rằng Chính phủ quốc gia đơn giản là không có sức mạnh để đi ngược lại nhu cầu của thị trường tài chính quốc tế. Cũng có ý kiến cho rằng, nếu Chính phủ quốc gia theo đuổi chính sách không tạo điều kiện dễ dàng cho thị trường này, thì kết quả đơn giản chỉ là chi phí nợ Chính phủ gia tăng, dẫn đến thâm hụt ngân sách nhiều hơn. Bất chấp kết quả thực tế, sự kiện này dấy lên một câu hỏi quan trọng về sức mạnh nắm giữ của các thị trường tài chính đối với các Chính phủ dân chủ được bầu, và hậu quả của “thâm hụt dân chủ” từ đó.

Page 55: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 1: Vấn đề về nguồn lực và hệ thống kinh tế

57

• Trong nền kinh tế hỗn hợp, các hoạt động kinh tế tổng thể được quản lý bởi cả khu vực tư nhân và khu vực công.

• Trong thế kỷ này, Chính phủ có sự tăng trưởng về quy mô và chức năng. Nhà nước bao gồm nhiều cơ quan khác nhau phục vụ một số mục đích. Mối quan hệ giữa Nhà nước và các lĩnh vực khác của khu vực công được cụ thể hóa ở các cấp độ quy định, kiểm soát khác nhau.

• Chính trị có tác động đến quá trình ra quyết định trong khu vực công. • Các tác động của Chính phủ đối với hoạt động kinh doanh mang tính gián tiếp

thông qua chính sách kinh tế có tác động đến đầu tư, nhu cầu và trực tiếp thông qua luật công ty, thuế doanh nghiệp và các quy định khác.

• Chính phủ có thể là người mua chủ yếu hoặc nhà cung cấp chính trong một số ngành cụ thể.

• Các nhóm có chung lợi ích và các nhóm gây áp lực sử dụng các phương tiện trực tiếp và gián tiếp để tác động lên Chính phủ.

TổNG kẾT CHươNG

CÂU Hỏi ôN TẬp?1 Liệt kê ba loại hình nền kinh tế.

2 Các công cụ chính sách mà Nhà nước sử dụng để điều tiết nền kinh tế là gì?

3 Các bên hữu quan là gì?

4 Chính sách là gì?

5 Ai chỉ đạo chính sách của Chính phủ tại Anh?

6 Liệt kê một số nguồn tham vấn ý kiến cho Chính phủ.

7 Các nhóm có chung lợi ích làm gì để tác động đến quy định pháp luật?

8 Liệt kê một số phương thức Chính phủ có thể sử dụng để khuyến khích hoặc hạn chế tăng trưởng của một ngành công nghiệp mới.

9 Liệt kê hai loại hình quan hệ của một nhóm gây áp lực có thể tạo ra với Chính phủ.

10 Doanh nghiệp tác động đến Chính phủ như thế nào?

11 Đưa ví dụ về một số tổ chức đoàn thể đại diện cho người sử dụng lao động.

12 Đưa ví dụ về một số tổ chức đoàn thể đại diện cho người lao động.

Page 56: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

58

ĐÁp ÁN CÂU Hỏi ôN TẬp

1 Nền kinh tế thị trường tự do, kinh tế chỉ huy và kinh tế hỗn hợp.

2 Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

3 Các bên hữu quan là những người có mối quan tâm chịu tác động bởi hoạt động của doanh nghiệp.

4 Chính sách là cách thức diễn đạt mục đích ở tầm vĩ mô của các hoạt động của Chính phủ.

5 Các đảng chính trị.

6 Các cơ quan tư vấn dân sự, nhà tư duy lớn, học giả, Hội đồng Hoàng gia, v.v...

7 Họ có thể vận động hành lang, tham gia vào các hội đồng, đóng góp tiền, tác động đến ý kiến của công chúng hoặc hành động trực tiếp.

8 Hạn chế tăng trưởng, đặt ra những hạn chế về thuế quan nhập khẩu, trợ cấp cho các hãng nội địa, đặt ra các tiêu chuẩn.

9 Họ có thể là “người bên trong” hoặc “người bên ngoài”.

10 Vận động hành lang, thành viên đại diện cho các hiệp hội người sử dụng lao động, ủy ban liên kết, quan hệ quản lý không chính thức.

11 CBI, Viện phát triển nhân lực, các hiệp hội quy mô ngành.

12 Công đoàn, Hiệp hội Nhân viên, TUC, các tổ chức chuyên ngành.

(b) (i) 80 đơn vị hàng hóa và 50 đơn vị dịch vụ - Có thể (điểm A).(ii) 70 đơn vị hàng hóa và 90 đơn vị dịch vụ - Không thể (điểm B).(iii) 40 đơn vị hàng hóa và 100 đơn vị dịch vụ - Có thể (điểm C).

ĐÁp ÁN Bài TẬp THựC HàNH 1 (a)

20

20

60

60

80

80

100

100

A

B

C

120 140 1600 40

40

Đường giới hạn khả năng sản xuất

Dịch vụ

Hàng hóa

Page 57: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 1: Vấn đề về nguồn lực và hệ thống kinh tế

59

(c) (i) Sản xuất 60 đơn vị hàng hóa cho phép 90 đơn vị dịch vụ.

Sản xuất 80 đơn vị hàng hóa cho phép 50 đơn vị dịch vụ.

Chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm 20 đơn vị hàng hóa = 40 đơn vị dịch vụ.

(ii) Sản xuất 20 đơn vị hàng hóa cho phép 140 đơn vị dịch vụ.

Sản xuất 40 đơn vị hàng hóa cho phép 120 đơn vị dịch vụ.

Chi phí cơ hội để sản xuất thêm 20 đơn vị hàng hóa = 20 đơn vị dịch vụ.

2 B Khả năng sản xuất của xã hội thấp hơn mức sản lượng toàn dụng nhân công.

3 Các nền kinh tế trước hết quan tâm đến các sự lựa chọn: lựa chọn phân bổ các nguồn lực như thế nào giữa các cấp độ cá nhân và doanh nghiệp và trong mối quan hệ tổng thể với xã hội. Các nguồn lực đều khan hiếm nhưng nhu cầu đối với các nguồn lực này thì lại không hạn chế, vì vậy nếu các cá nhân hoặc Chính phủ lựa chọn tiêu dùng hoặc sản xuất thêm các đơn vị hàng hóa và dịch vụ, thì cần giảm tiêu dùng hoặc sản xuất ở một loại hàng hóa/dịch vụ khác. Chính vì vậy, chi phí cho phần tiêu dùng tăng lên sẽ phải tương ứng với lượng tiêu dùng của các sản phẩm khác đã không được tạo ra. Ở cấp độ xã hội, chi phí gia tăng phát triển quân đội có thể làm giảm chi phí cho các chương trình xây dựng trường học. Thuật ngữ kinh tế học cho cách diễn đạt chi phí này được gọi là chi phí cơ hội.

Khái niệm chi phí cơ hội có những ứng dụng nhất định cho các lý thuyết kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô. Khi quan tâm đến lý thuyết kinh tế vĩ mô, các cân nhắc quan tâm đến chi phí của những khía cạnh cụ thể trong chi tiêu của Chính phủ, nhưng các nhu cầu chi tiết được phân tích giữa chi phí cơ hội và nguồn vốn hiện tại. Chi phí ở mức nào tùy thuộc rất nhiều vào việc Chính phủ sử dụng loại tài nguyên gì trong dự án và từ đâu Chính phủ có được nguồn tài nguyên ấy. Nếu các nguồn tài nguyên sử dụng được lấy từ hoạt động sản xuất hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ, thì chi phí cơ hội sẽ phát sinh tương ứng với lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đã giảm đi trong ngành tư nhân. Trường hợp các nguồn lực mà Chính phủ sử dụng có được từ sản xuất các tư liệu sản xuất thì không chỉ ảnh hưởng đến chi phí cơ hội hiện tại, mà cả trong các thế hệ tương lai.

Ở mức độ kinh tế vi mô, chi phí hiện hành của việc sử dụng một nhân tố sản xuất thuộc quyền sở hữu của công ty có liên quan đến giá cả công ty đã chi trả khi mua nhân tố sản xuất đó, ví dụ chi phí mang tính lịch sử có tầm quan trọng lớn trong phép tính này. Tuy nhiên, đây không phải vấn đề đặt ra ở đây. Một công ty quyết định theo đuổi một quá trình hành động phải xem xét các chi phí liên quan đến các hành động thay thế khác cùng thời điểm - những gì đã qua là đã qua và không có tác động đến các quyết định hiện tại hoặc trong tương lai. Chính vì vậy, chi phí của việc sử dụng nhiều nhân tố sản xuất cần được đo lường về mặt giá trị sản lượng mà các nhân tố này có thể tạo ra, nếu được sử dụng theo phương án thay thế. Một lần nữa, khái niệm chi phí cơ hội lại được nhắc đến trong trường hợp này.

Rõ ràng chi phí cơ hội là nhân tố được quan tâm trong các lý thuyết kinh tế, trong mối quan hệ với việc ra quyết định của người tiêu dùng, doanh nghiệp và Chính phủ.

4 Nếu nền kinh tế thị trường có thể “thất bại”, thì nền kinh tế chỉ huy cũng vậy. Các vấn đề chủ chốt của nền kinh tế chỉ huy tại Đông Âu gần đây đã dẫn đến việc thay đổi cơ cấu của các nền kinh tế. Một số vấn đề rõ ràng như:

Page 58: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

60

(a) Sự thiếu hụt - cơ chế giá cả không được sử dụng để phân bổ hàng hóa, cung và cầu không dễ cân bằng. Việc định giá thấp hàng tiêu dùng có chủ đích (để ngăn chặn lạm phát) đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt hàng hóa, xếp hàng bao cấp và chợ đen, nơi hàng hóa được bán với mức giá cao nhưng rõ ràng là theo mức giá thị trường.

(b) Các vấn đề về thông tin - thông tin rất cần thiết cho các nhà hoạch định kế hoạch trung ương để đưa ra các quyết định tối ưu là ngoài khả năng của mọi tổ chức có thể hiểu và triển khai. Trong bất kỳ trường hợp nào, các nhà quản lý doanh nghiệp có khả năng ngăn chặn thông tin nếu có lợi cho bản thân họ (ví dụ, các báo cáo về sản lượng dưới khả năng sản xuất của nhà máy giúp cho nhà máy đặt ra những mục tiêu dễ dàng đạt được).

(c) Thiếu các ưu đãi hợp lý - không có mối quan hệ đơn giản và dễ dàng giữa nỗ lực và các phần thưởng mang tính kinh tế trong nhiều nền kinh tế chỉ huy, nơi vị thế chính trị có nhiều ảnh hưởng quan trọng hơn đến mức sống của cá nhân. Các công nhân thông thường, thậm chí là những người có thu nhập cao, cũng chưa chắc có khả năng để hưởng các mặt hàng đã được đặt sẵn cho một nhóm chính trị gia nhất định. Ngay cả khi có sự tồn tại những ưu đãi về kinh tế thì cũng chưa thực sự đúng với nhu cầu của nền kinh tế. Ví dụ, dựa vào các mục tiêu cụ thể (bao nhiêu đôi giày, bao nhiêu tấn thép cần được sản xuất) thì công nhân và cán bộ quản lý có thể được thưởng vì đã đạt được số lượng theo mục tiêu đề ra, ngay cả khi chất lượng sản phẩm không được đảm bảo.

(d) Sử dụng các nguồn lực thiếu hiệu quả - vì tiền công và các chi phí tư liệu sản xuất không phản ánh cung và cầu, và vì mức giá của sản phẩm không phản ánh chi phí sản xuất, các nhà quản lý không có động lực để sử dụng các nguồn lực hiệu quả. Điều này thường dẫn đến dư thừa lao động trong nhà máy, cửa hàng và các ngành cung cấp dịch vụ, cũng như không tận dụng được hết năng suất của máy móc, nhà xưởng.

(e) Hạn chế tự do cá nhân - kiểm soát phân bổ tài nguyên, áp dụng cơ chế kiểm soát lao động, kiểm soát quyền tự do di chuyển công việc và di chuyển giữa các vùng làm việc dẫn đến các kiểm soát quá chặt chẽ với tự do cá nhân.

5 “Chính sách tài khóa” nghĩa là:

C Sự điều chỉnh chi tiêu công và thuế để tác động đến tổng cầu.

6 (a) Bà A - 30.000 GBP

Phương pháp (i) 30.000 – 20% x 30.000 = 24.000 GBP ròng

Phương pháp (ii) 30.000 – 5.000 miễn thuế = 25.000 GBP phải đóng thuế

25.000 – 25% x 25.000 = 18.750 GBP

18.750 + 5.000 = 23.750 GBP ròng

Ông B - 10.000 GBP

Phương pháp (i) 10.000 – 20% x 10.000 = 8.000 GBP ròng

Phương pháp (ii) 10.000 – 5.000 miễn thuế = 5.000 GBP phải đóng thuế

5.000 – 25% x 5.000 = 3.750 GBP

3.750 + 5.000 = 8.750 GBP ròng

Page 59: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 1: Vấn đề về nguồn lực và hệ thống kinh tế

61

(b) Phương pháp (i) sẽ phù hợp nhất để đảm bảo chi tiêu tối đa cho các mặt hàng xa xỉ.

(c) Phương pháp (ii) sẽ phù hợp nhất để đảm bảo thu nhập ròng cho những người có thu nhập thấp.

7 Nhiều công ty đa quốc gia đã tuân thủ theo các quy định làm việc của EU để tạo điều kiện cung cấp các thông tin tư vấn cho người lao động - nhưng những cuộc tranh luận, bàn cãi vẫn tiếp tục diễn ra về việc có nên tồn tại “đối tác xã hội” trong nền kinh tế hay không. Xem báo để biết những thông tin về cuộc tranh luận trong Chính phủ Anh với các tổ chức ngành như CI, TUC, v.v… và đề xuất của Ủy ban châu Âu về các quy định về xã hội và việc làm, về tiêu chuẩn tối thiểu cũng như quy trình tư vấn tại nơi làm việc.

8 Bạn có thể tìm được một bài báo về một trong những vấn đề sau (hoặc các vấn đề khác):

• NAVS (Hiệp hội cứu trợ động vật và phản đối giết mổ động vật) đã kiện lên Tòa án Tối cao quyết định của Tổng thư ký thứ nhất của Chính phủ John Prescott về việc cho phép xây dựng triển khai các phòng thí nghiệm nghiên cứu động vật linh trưởng diện rộng tại vành đai xanh Cambridgeshire. Bên nguyên cho rằng quyết định của Prescott là không thể chấp nhận được, vô lý và không công bằng.

• Các nhà hoạt động chiến dịch đang thuyết phục mọi người gây sức ép với Chính phủ phải trục xuất các sản phẩm biến đổi gen trên toàn nước Anh. Tổ chức Những người bạn của Trái đất cho rằng kỹ thuật biến đổi gen là không phù hợp và mang lại những hậu quả khó lường. Nhưng phần lớn các thử nghiệm do các công ty sinh học triển khai thì lại cho kết quả thực phẩm biến đổi gen là an toàn.

Page 60: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

62

GHi CHú CUối CHươNG

Page 61: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

63

C h ư ơ n g

2 Cầu thị trường

Giới thiệu

Doanh nghiệp không thể bán bất kỳ thứ gì, nếu không có cầu về sản phẩm đó. Người mua phải có cả nhu cầu và tiền để mua sản phẩm của doanh nghiệp. Số lượng người sẽ mua sản phẩm phụ thuộc vào nhiều nhân tố, chứ không chỉ giá cả. Trong chương này, chúng ta sẽ xem điều gì ảnh hưởng đến cầu đối với hàng hóa và dịch vụ.

Mục tiêu bài học

Trong chương này, người học sẽ nắm được:

• Nhân tố xác định cầu. • Xây dựng biểu cầu. • Khái niệm độ co dãn của cầu theo giá. • Các thước đo độ co dãn khác.

Nhân tố xác địnhcầu thị trường

(Determinants of demand)

Độ co dãn của cầu(Elasticities of demand)

Các nhân tố ngoài giá(Non-price factors)

Biểu cầu(Demand schedules)

Cầu thị trường (Market demand)

Page 62: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

64

1 NhâN tố xác địNh cầu thị trườNG

Bạn có thể đã nghĩ đến một số nhân tố. Tất cả các nhân tố sau đều có liên quan:

(a) Giá bán bia lager: Giá bán bia càng cao thì cầu càng thấp.(b) Giá hàng hóa thay thế. Giá các loại bia khác, các đồ uống mạnh và nước

giải khát sẽ có ảnh hưởng đến cầu về bia lager. Chẳng hạn, nếu giá sản phẩm thay thế tăng trong khi giá bia lager vẫn giữ nguyên, người ta sẽ có xu hướng chuyển sang dùng bia lager.

(c) Giá của hàng hóa bổ sung. Đó là những hàng hóa đi kèm với bia lager. Do đó, giá của món ca-ri tăng có thể giảm cầu đối với bia lager uống kèm với nó.

(d) Mức thu nhập. Nếu kiếm được nhiều tiền hơn trước, người ta sẽ có xu hướng mua nhiều hơn hầu hết các thứ, kể cả bia lager.

(e) Quảng cáo và các nhân tố xã hội. Nếu bia lager được quảng cáo rầm rộ, hoặc nếu bia lager trở thành một đồ uống được ưa chuộng, cầu với loại bia này sẽ tăng. Những người chưa từng dùng trước đây, có thể uống thử và rất có thể thích bia lager. Những người đã từng uống, có thể uống nó vào nhiều dịp hơn.

(f) Nhân khẩu học. Nếu dân số bao gồm đa phần những người ở trong độ tuổi và có thói quen thường ra ngoài quán bar để uống, cầu về bia lager sẽ rất cao.

(g) các nhân tố bên ngoài. Trong điều kiện thời tiết nóng nực, nhu cầu đối với bia lager sẽ tăng lên.

Bài tập thựC hàNh 1 (10 phút)

Theo bạn những nhân tố nào xác định cầu đối với sản phẩm bia nhẹ của Đức (bia lager)?

ChỈ DẪN

Các kết luận rút ra trên đây có vẻ đơn giản. Bây giờ, chúng ta sẽ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cầu một cách sâu sát hơn.

Nhân tố xác địnhcầu thị trường

(Determinants of demand)

Độ co dãn của cầu(Elasticities of demand)

Các nhân tố ngoài giá(Non-price factors)

Biểu cầu(Demand schedules)

Cầu thị trường (Market demand)

Page 63: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 2: Cầu thị trường

65

1.1 Giá cảDường như khi giá cả một thứ gì đó tăng, thì lượng cầu sẽ giảm. Cuối cùng, sản phẩm sẽ trở nên quá đắt đến nỗi không ai mua nữa. Tuy nhiên, điều này không đúng với trường hợp khi giá giảm, đó là giá cứ giảm thì cầu sẽ càng ngày càng tăng mà không có một giới hạn trên nào cả. Có hai lý do cho vấn đề này:

(a) Đối với mỗi hàng hóa, mọi người chỉ có nhu cầu mua một lượng nhất định. Bạn không thể uống một lượng vô hạn bia lager, vì trước tiên bạn sẽ thấm mệt rồi sau đó ngất xỉu.

(b) Nhiều người có quan điểm rằng tiền nào của nấy. Nếu bia lager được bán ở giá 20 xu (penny = đơn vị tiền tệ nước Anh) một cốc, nhiều người có thể cho rằng đó là bia kém chất lượng và sẽ không mua.

1.2 hàng hóa thay thếMọi người có thể thay đổi từ sản phẩm này sang sản phẩm khác (“sản phẩm thay thế” - substitute), khi mức giá tương đối thay đổi, nhưng cũng có những người không thể. Một số người chỉ thích bia lager và sẽ không thay đổi sang bia đắng chỉ vì giá rẻ hơn một chút.

1.3 hàng hóa bổ sungCó thể đề xuất (một cách hài hước) rằng nếu giá của món cà-ri tăng, cầu về bia lager sẽ giảm. Tuy nhiên, điều này có thể không xảy ra. Người ta có thể chọn ăn các loại đồ ăn nhẹ rẻ hơn ở các quán bar nơi công cộng thay vì món cà-ri, và họ có thể uống nhiều bia lager như trước. Họ cũng có thể còn uống được nhiều hơn, bởi vì họ phải trả ít tiền đồ ăn hơn trước.

1.4 thu nhậpNếu thu nhập của một người tăng lên, chi tiêu của người đó cũng sẽ tăng. Các nhà kinh tế học cho rằng có hai nhân tố quan trọng liên quan đến sự gia tăng thu nhập: xu hướng tiêu dùng và xu hướng tiết kiệm. Hai nhân tố này được lượng hóa bằng cách đo tỷ lệ của mỗi đơn vị tiền tệ thu nhập tăng thêm được chi tiêu và tỷ lệ tương ứng được tiết kiệm. Xét về tổng thể, các xu hướng này biến thiên theo thời gian và khác nhau giữa các quốc gia. Ví dụ Đức và Nhật Bản có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn tại Mỹ. Tại Anh, xu hướng tiết kiệm có vẻ giảm trong thời kỳ kinh tế bùng nổ và tăng trở lại trong thời kỳ suy thoái. Điều này khá hợp lý vì sự bùng nổ kinh tế thường phụ thuộc vào mức chi tiêu, và sự suy thoái dẫn đến việc mọi người sẽ chi tiêu ít hơn. Khi thu nhập của những người uống bia lager tăng, chi tiêu cho việc mua bia của họ đầu tiên sẽ có xu hướng tăng. Tuy nhiên, khi vượt một ngưỡng nào đó, chi tiêu của họ cho việc mua bia lager có thể bắt đầu giảm. Đó là vì họ có thể có đủ tiền để đổi sang các đồ uống đắt tiền hơn, chẳng hạn rượu đắt tiền. Do đó, chúng ta có một nghịch lý là cầu đối với một sản phẩm sẽ giảm bất kể sức mua sản phẩm tăng lên.

Hiệu ứng này có thể theo chiều ngược lại khi thu nhập giảm và cầu đối với các sản phẩm rẻ hơn tăng lên. Người ta sẽ không còn khả năng mua các sản phẩm đắt tiền và sẽ chuyển sang các sản phẩm rẻ hơn.

Page 64: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

66

1.5 Quảng cáo và các nhân tố xã hộiQuảng cáo và các hoạt động xúc tiến bán hàng có thể ảnh hưởng lớn đến cầu. Tuy nhiên, nếu một người bán bia tiến hành một chiến dịch quảng cáo bia thành công, chúng ta sẽ không thể tự kết luận rằng mức tiêu thụ chung đối với bia lager sẽ tăng lên. Chiến dịch này có thể chỉ đơn giản để thuyết phục mọi người chuyển từ các nhãn hiệu bia lager khác sang nhãn hiệu bia lager mới.

Thị hiếu có thể tác động đến cầu của sản phẩm. Điều này kết hợp chặt chẽ với quảng cáo: nhiều quảng cáo đã cố ý đưa ra thông điệp là để trở nên sành điệu thì khách hàng cần mua sản phẩm được quảng cáo.

1.6 Nhân khẩu học Bia thường được xem là thức uống của giới trẻ. Do đó, một người có thể cho rằng khi dân số già đi, với số lượng giới trẻ ít đi vì người ta không sinh nhiều con vào hai mươi năm trước đó, cầu về bia có thể giảm đi. Tuy nhiên, điều này có thể không xảy ra. Những người uống bia hiện tại có thể tiếp tục uống bia khi họ già đi, như vậy cầu sẽ không giảm.

1.7 các nhân tố bên ngoàiCầu về bia lager có xu hướng tăng trong một đợt thời tiết nắng nóng. Tuy nhiên, đồ uống có cồn tác động đến mọi người nhanh hơn khi họ bị mất nước. Vì vậy, nếu thời tiết trở nên quá nóng thì nhu cầu đối với bia lager sẽ giảm xuống.

1.8 cầu phái sinhCầu của mọi người về một số hàng hóa có thể không phát sinh trực tiếp từ hàng hóa đó mà bởi vì cầu về một thứ đồ khác. Chẳng hạn, cầu về đất trồng nông nghiệp phát sinh từ cầu đối với lương thực được trồng trên đất đó.

Bài tập thựC hàNh 2 (5 phút)

Nghiên cứu về xe địa hình và chỉ ra xem nhân tố nhân khẩu học và nhân tố xã hội ảnh hưởng đến cầu về xe địa hình như thế nào?

ChỈ DẪN

Điều quan trọng là chúng ta có khả năng đồ thị hóa và hiểu cơ chế hoạt động của cầu, sau đó quan sát cách cầu tương tác với cung để xác định liệu cầu với các thông số về giá có được thể hiện trong biểu cầu hay không.

Page 65: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 2: Cầu thị trường

67

2 BIỂu cầu

2.1 đường cầuNhư chúng ta đã biết, nếu giá một thứ gì đó tăng lên, lượng cầu sẽ có xu hướng giảm xuống. Quan hệ giữa lượng cầu và giá được gọi là biểu cầu. Biểu cầu có thể được đồ thị hóa dưới dạng “đường” cầu. Biểu cầu của một cá nhân được xác định bằng cách tìm ra cá nhân đó muốn mua một sản phẩm với số lượng bao nhiêu ở các mức giá khác nhau. Hình 2.1 đưa ra ví dụ về biểu cầu của một hộ gia đình với mặt hàng

Giá trên 1 kg

(GBP)

Lượng cầu hàng tháng

(kg)1

2

3

4

5

6

9,75

8

6,25

4,5

2,75

1

1

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

3

4

5

A 6

G 2 E

D

FC

Giá (GBP)

BD

Lượng (kg)

Hình 2.1: Đường cầu

Nhân tố xác địnhcầu thị trường

(Determinants of demand)

Độ co dãn của cầu(Elasticities of demand)

Các nhân tố ngoài giá(Non-price factors)

Biểu cầu(Demand schedules)

Cầu thị trường (Market demand)

Page 66: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

68

phomat và đường cầu tương ứng. Đường cầu có mức giá biểu thị theo trục tung (y) và số lượng biểu thị theo trục hoành (x).

Các đường song song với trục tung và trục hoành không thực sự cần thiết, nếu chúng ta chỉ muốn xem đường cầu. Chúng ta vẽ các đường này để xem tổng số tiền phải chi tiêu cho phomat mỗi tháng là bao nhiêu ở các mức giá khác nhau. Ví dụ, ở mức giá 6 GBP, cầu sẽ là 1kg và tổng tiền chi tiêu sẽ là 6 GBP. Mức chi tiêu này được thể hiện bởi hình chữ nhật ABCO. Tương tự, ở mức giá 2 GBP, cầu sẽ là 8 kg và tổng chi tiêu sẽ là 16 GBP được thể hiện bởi hình chữ nhật GEFO.

2.2 đường cầu thị trườngĐường cầu thị trường cho thấy tổng số lượng sản phẩm mà tất cả người tiêu dùng muốn mua ở một mức giá. Do vậy, đường tổng cầu bằng tổng của tất cả đường cầu cá nhân.

Cũng giống như đường cầu cá nhân, đường cầu thị trường thường dốc xuống từ trái qua phải, phản ánh thực tế là khi mức giá thấp hơn thì sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn. Lý do là:

(a) Đối với người tiêu dùng cá nhân, sự giảm giá một sản phẩm làm sản phẩm đó rẻ hơn so với sản phẩm khác. Cá nhân đó chỉ có một khoản tiền hữu hạn để chi tiêu, vì vậy việc chi tiêu sẽ được chuyển dịch sang sản phẩm giảm giá. Nhân tố quan trọng là mức giá tương đối của sản phẩm này so với sản phẩm khác: sự giảm giá tương đối của một sản phẩm sẽ làm tăng cầu đối với sản phẩm đó.

(b) Sự giảm giá sản phẩm nghĩa là những người có thu nhập thấp hơn có thể mua sản phẩm đó. Quy mô tổng thể của thị trường đối với sản phẩm sẽ tăng lên. Chiều ngược lại cũng được áp dụng khi giá sản phẩm tăng. Vì giá tăng lên, những người thu nhập thấp sẽ không thể mua sản phẩm, và quy mô thị trường sẽ bị co hẹp lại.

Bài tập thựC hàNh 3 (10 phút)

Chọn một sản phẩm thường mua và tính toán xem bạn sẽ mua số lượng bao nhiêu ở ba mức giá khác nhau.

ChỈ DẪN

Mặc dù biểu cầu đối với một cá nhân hay một hộ gia đình đáng để quan tâm, một doanh nghiệp cần biết cầu tổng thể của toàn bộ dân số: doanh nghiệp cần phải nghiên cứu đường tổng cầu của thị trường.

Bài tập thựC hàNh 4 (20 phút)

Lặp lại Bài tập thực hành 3 nhưng kết hợp biểu cầu của năm người bạn của bạn. Cộng tổng cầu của họ đối với sản phẩm ở các mức giá khác nhau để lập biểu cầu chung cho cả nhóm. Minh họa kết quả trên đồ thị để vẽ đường cầu.

Page 67: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 2: Cầu thị trường

69

3 các NhâN tố NGoàI GIá

3.1 Sản phẩm thay thếHầu hết các sản phẩm đều có các lựa chọn khác thay cho sản phẩm đó, mà người ta gọi là sản phẩm thay thế. Một số lựa chọn rất gần như trà và cà phê, một số khác không thực sự gần nhau như một chiếc ô tô mới và một kỳ nghỉ cao cấp. Hàng hóa được xem là có thể thay thế, nếu sự gia tăng cầu một sản phẩm dẫn đến sự giảm cầu đối với sản phẩm còn lại.

Ví dụ về hàng hóa và dịch vụ thay thế, ở phạm vi rộng hay hẹp, có thể kể đến như:

(a) Nhãn hiệu của các đối thủ cạnh tranh cho cùng một loại hàng hóa, chẳng hạn Pepsi và Coca.

(b) Bia lager và bia đắng.(c) Du lịch bằng tàu hỏa và du lịch bằng ô tô.(d) Xem phim và xem kịch.

ChỈ DẪN

Một đường cầu chỉ ra lượng cầu sẽ thay đổi bao nhiêu khi có sự thay đổi về giá, với giả định rằng các điều kiện khác ảnh hưởng đến cầu không đổi. Điều này có nghĩa là không có thay đổi nào đối với giá của hàng hóa khác, thị hiếu và kỳ vọng của người tiêu dùng hay trong sự phân phối thu nhập của hộ gia đình. Điều kiện này được gọi là “ceteris paribus” (tiếng La tinh có nghĩa là “các nhân tố khác không đổi”). Bây giờ, chúng ta sẽ xem xét điều gì xảy ra với cầu khi các nhân tố khác ngoài giá của sản phẩm mà chúng ta quan tâm thay đổi, đó là khi các nhân tố khác không còn giữ nguyên như trước.

Bài tập thựC hàNh 5 (10 phút)

Đối với một số người thường đi lại từ nhà ở ngoại ô vào văn phòng làm việc ở trung tâm thành phố, liệu phương tiện đi lại bằng tàu hỏa và ô tô có phải là sự thay thế gần không? Đưa ra các lý do cho quan điểm của bạn.

Nhân tố xác địnhcầu thị trường

(Determinants of demand)

Độ co dãn của cầu(Elasticities of demand)

Các nhân tố ngoài giá(Non-price factors)

Biểu cầu(Demand schedules)

Cầu thị trường (Market demand)

Page 68: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

70

3.2 hàng hóa bổ sungCác hàng hóa này thường có xu hướng được mua và sử dụng cùng với nhau. Do đó, một thay đổi về cầu đối với sản phẩm này có thể dẫn đến thay đổi tương ứng về cầu với sản phẩm khác có liên quan.

Ví dụ về hàng hóa bổ sung là:

(a) Tách chén và đĩa.(b) Bánh mỳ và bơ.(c) Xe ô tô và ống xả thay thế.

Trong trường hợp tách chén và đĩa, người sản xuất thường có xu hướng cung cấp cả hai hàng hóa trên cùng một lúc. Với các ví dụ khác, sự liên kết có vẻ ít gần gũi hơn. Một nhà cung cấp ống xả thay thế sẽ phải quan sát số lượng ống xả ban đầu một cách sát sao để dự đoán nhu cầu thay thế ống xả.

3.3 các nhân tố thuộc về người tiêu dùngthu nhập hộ gia đình

Thu nhập cao hơn sẽ khiến mọi người tiêu dùng nhiều hơn, và họ muốn mua nhiều hàng hơn ở mức giá hiện tại. Tuy nhiên, sự gia tăng thu nhập sẽ không làm tăng cầu thị trường đối với tất cả hàng hóa và dịch vụ. Tác động của sự gia tăng thu nhập lên cầu về một sản phẩm riêng biệt sẽ tùy thuộc vào bản chất của sản phẩm đó.

Cầu và mức thu nhập có thể liên quan theo nhiều cách:

(a) Sự gia tăng thu nhập có thể tăng cầu đối với hàng hóa. Đây là điều chúng ta thường kỳ vọng, và các hàng hóa như vậy được gọi là hàng hóa thông thường (normal good). Ví dụ, sự gia tăng thu nhập có thể làm tăng cầu về các loại rượu bình dân.

(b) Cầu có thể tăng khi thu nhập tăng đến một mức nào đó, nhưng sau đó sẽ giảm khi thu nhập tiếp tục tăng. Hàng hóa có cầu giảm khi thu nhập tăng

ChỈ DẪN

Nhân tố tiếp theo là các sản phẩm bổ sung. Khi cầu về một sản phẩm tăng lên, cầu đối với các hàng hóa thay thế giảm xuống, nhưng cầu đối với các hàng hóa bổ sung cũng sẽ tăng theo.

Bài tập thựC hàNh 6 (10 phút)

Nếu quyền sở hữu các máy bảo quản thực phẩm lạnh tăng lên, điều này có ảnh hưởng gì đến cầu về các loại thức ăn dễ bị hỏng không?

ChỈ DẪN

Chúng ta sẽ xem xét tác động của thu nhập hộ gia đình, thị hiếu, kỳ vọng của người tiêu dùng và sự phân phối thu nhập lên cầu thị trường.

Page 69: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 2: Cầu thị trường

71

được gọi là hàng hóa thứ cấp (inferior good). Một ví dụ là rượu rẻ tiền. Lý do cầu giảm là khi thu nhập tăng lên, cầu sẽ chuyển dịch sang các hàng hóa cao cấp hơn, chẳng hạn các loại rượu tốt hơn thay vì uống các loại “rượu rẻ tiền”.

thị hiếu và kỳ vọng của người tiêu dùng

Như đã đề cập ở trên, sự thay đổi về thị hiếu sẽ thay đổi cầu về một sản phẩm. Chẳng hạn, nếu mốt thời thượng đối với các hộ gia đình bình dân ở Anh là uống rượu trong bữa ăn, chi tiêu vào rượu sẽ tăng lên. Có thể có những sự ham mê thoáng qua, chẳng hạn giày trượt ba-tanh hay phim Power Rangers (tạm dịch, phim “Năm anh em siêu nhân”), và những xu hướng lâu dài, chẳng hạn như sự xa lánh các loại thịt đỏ vì lý do sức khỏe (ngay cả trước sự báo động về bệnh bò điên (BSE) hay vụ tai tiếng thịt ngựa giả thịt bò ở Anh gần đây).

Nếu tin rằng giá sẽ tăng, hay sẽ có sự thiếu hụt về hàng hóa, người tiêu dùng có thể cố gắng dự trữ sản phẩm, do vậy gây ra cầu dư thừa trong ngắn hạn và làm tăng giá sản phẩm. Điều này có thể dẫn đến tâm lý hoang mang khi mua hàng. Một vài năm trước đây, có dư luận lan truyền là mỏ muối ở Siberi có thể đóng cửa. Điều này khiến mọi người hoảng loạn, lao đi mua muối ở Anh khiến các cửa hàng hết sạch muối, thậm chí khi muối ở Anh được cung ứng từ Cheshire chứ không phải từ Siberi.

Sự phân phối thu nhập

Cầu thị trường về một sản phẩm chịu tác động bởi cách thức phân phối thu nhập giữa các hộ gia đình.

Ở một quốc gia có nhiều hộ giàu và nghèo, trong khi chỉ có ít hộ có thu nhập trung bình. Chúng ta có thể kỳ vọng cầu khá cao đối với các loại xe ô tô và du thuyền sang trọng, đồng thời là cầu cho những hàng hóa thiết yếu như bánh mỳ và khoai tây. Ở một quốc gia với nhiều hộ gia đình có thu nhập trung bình, chúng ta có thể kỳ vọng cầu cao đối với TV và các loại xe trung bình.

Bài tập thựC hàNh 7 (15 phút)

Một chuỗi siêu thị đồ ăn nổi tiếng về dịch vụ, hàng hóa cao cấp và giá tương đối cao đang tìm địa điểm để mở cửa hàng mới ở miền Đông Bắc. Họ đã thu hẹp lựa chọn vào hai khu vực và bây giờ phải ra quyết định. Các khu vực này cách xa nhau khoảng 75 dặm và một trong những tiêu chí của họ là sự phân phối thu nhập trong bán kính 5 dặm từ cửa hàng mới. Khu A có nhiều nhà to, mới trong khu vực nhưng cũng có nhiều khu vực cũ kỹ, xuống cấp với tỷ lệ thất nghiệp cao. Khu B có nhiều khu quy hoạch dân cư công và tư. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức trung bình tại khu vực này.

(1) Theo bạn, siêu thị trên sẽ chọn xây cửa hàng mới ở khu vực nào và tại sao?

(2) Bạn có thể nêu tên một yếu tố tích cực hay không tích cực về mỗi khu vực trên không?

ChỈ DẪN

Cuối cùng, trong phần này chúng ta sẽ xem xét cách thức sử dụng đường cầu để thể hiện ảnh hưởng của sự thay đổi trong cầu.

Page 70: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

72

3.4 thay đổi trong cầuthay đổi về giá

Nếu giá một hàng hóa tăng hay giảm, với giả định các nhân tố khác ảnh hưởng đến cầu không thay đổi, sẽ có thay đổi về lượng cầu, được thể hiện như sự di chuyển dọc theo đường cầu (bản thân đường cầu không dịch chuyển).

Sự dịch chuyển đường cầu

Khi có một sự thay đổi trong những nhân tố khác ảnh hưởng đến cầu, mối quan hệ giữa lượng cầu và giá cũng thay đổi, do đó sẽ có một biểu cầu khác và một đường cầu khác. Chẳng hạn, giả định rằng ở mức thu nhập hiện tại, tổng cầu tại Anh đối với phomat ở mức giá 4 GBP một kg là 150.000 tấn. Đây sẽ là một điểm trên đường cầu. Nếu thu nhập tăng thêm 10%, tổng cầu ở mức giá 4 GBP sẽ tăng lên 160.000 tấn. Đây sẽ là một điểm trên đường cầu mới, đường này sẽ dịch chuyển lên trên bên phải so với đường cũ ở trên đồ thị.

Chúng ta gọi thay đổi đó là sự thay đổi về cầu để phân biệt với sự thay đổi về lượng cầu. Một sự thay đổi về cầu sẽ tạo ra một đường cầu mới. Sự thay đổi về lượng cầu do giá thay đổi chỉ liên quan đến sự di chuyển trên đường cầu cũ.

Hình 2.2 minh họa sự gia tăng cầu ở mỗi mức giá với sự dịch chuyển đường cầu từ D0 sang D1. Chẳng hạn, ở mức giá P1, cầu đối với hàng hóa có thể tăng từ X đến Y. Sự dịch chuyển này có thể được tạo ra bởi các nguyên nhân sau:

(a) Sự gia tăng thu nhập của hộ gia đình.(b) Sự tăng giá hàng hóa thay thế.(c) Sự giảm giá hàng hóa bổ sung.(d) Sự thay đổi thị hiếu đối với sản phẩm.(e) Sự tăng giá sản phẩm do kỳ vọng của người tiêu dùng.

Giá hàng hóa (GBP)

Lượng cầu hàng hóa

P1

D1

D0

0 X Y

Hình 2.2: Sự dịch chuyển đường cầu

Page 71: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 2: Cầu thị trường

73

Sự giảm cầu ở mỗi mức giá sẽ dẫn đến sự dịch chuyển đường cầu theo hướng ngược lại: sang trái trên đồ thị. Sự dịch chuyển như vậy có thể do những nguyên nhân ngược lại với sự thay đổi được miêu tả ở đoạn trên.

4 đỘ co dãN cỦA cầu

4.1 độ co dãn của cầu theo giáĐộ co dãn của cầu theo giá (the price elasticity of demand) đo lường mức thay đổi của lượng cầu khi giá thay đổi. Trong phần thảo luận sau, chúng ta sẽ thấy độ co dãn của cầu theo giá của một sản phẩm dường như khác nhau ở các mức giá khác nhau.

Công thức tính độ co dãn của cầu theo giá như sau:

Vì cầu thường tăng khi giá giảm và giảm khi giá tăng, độ co dãn của cầu theo giá thường có giá trị âm. Tuy nhiên, thông thường, người ta bỏ qua dấu trừ khi xem xét độ co dãn của cầu theo giá.

Bài tập thựC hàNh 8 (5 phút)

Bạn có thể tìm ra ba lý do chứng minh việc nhận biết cách thức tác động của sự thay đổi thu nhập lên cầu dành cho sản phẩm có tầm quan trọng đối với công ty?

ChỈ DẪN

Chúng ta đã xem xét những nhân tố ảnh hưởng tới cầu. Nhưng đến hiện tại, chúng ta mới chỉ thảo luận các tác động này bằng các thuật ngữ chung. Bây giờ, chúng ta sẽ xem xét cách thức để lượng hóa các tác động trên.

Phần trăm thay đổi trong lượng cầu

Phần trăm thay đổi trong giá

Nhân tố xác địnhcầu thị trường

(Determinants of demand)

Độ co dãn của cầu(Elasticities of demand)

Các nhân tố ngoài giá(Non-price factors)

Biểu cầu(Demand schedules)

Cầu thị trường (Market demand)

Page 72: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

74

Dưới đây là một số ví dụ:

(a) Giá tăng từ 10 GBP lên 11 GBP, tương đương mức tăng giá 10%, và cầu giảm từ 4.000 đơn vị xuống còn 3.200 đơn vị, tương đương mức giảm 20%: độ co dãn là 20/10 = 2.

(b) Giá tăng từ 15 GBP lên 18 GBP, tương đương mức giảm 20% và cầu giảm từ 1.000 đơn vị xuống còn 800 đơn vị, tương đương mức giá giảm 20% độ co dãn là 20/20 = 1.

Lưu ý các điểm sau:

(a) Một sản phẩm được cho là co dãn theo cầu, nếu độ co dãn lớn hơn 1. Một sự thay đổi nhỏ trong giá (lên hay xuống) dẫn tới sự thay đổi lớn trong lượng cầu.

(b) Nếu độ co dãn bằng 1, thì một sự thay đổi về giá sẽ dẫn đến sự thay đổi tương đương về cầu, đây gọi là co dãn đơn vị (unit elasticity).

(c) Một sản phẩm được xem là không co dãn theo cầu, nếu độ co dãn nhỏ hơn 1. Một thay đổi lớn về giá (tăng hay giảm) chỉ dẫn đến sự thay đổi nhỏ trong lượng cầu.

tại sao co dãn của cầu theo giá lại quan trọng?

Co dãn của cầu theo giá là quan trọng khi muốn tìm ra mức giá hợp lý cho một sản phẩm là bao nhiêu. Nếu một công ty hiểu rõ độ co dãn của cầu theo giá cho sản phẩm, điều này có thể giúp họ đưa ra quyết định hợp lý về giá.

Nếu cầu không co dãn, thì một công ty nên xem xét nghiêm túc việc tăng giá sản phẩm bởi vì nó sẽ không làm giảm nhiều doanh số của họ: trong thực tế, tổng doanh thu của họ sẽ tăng thậm chí khi họ bán được ít hàng hơn trước và do vậy sẽ chịu ít chi phí hơn. Nếu bạn quay trở lại ví dụ gần nhất khi giá tăng từ 5 GBP lên 6,25 GBP, dẫn đến giảm lượng cầu từ 8.000 đơn vị xuống 7.000 đơn vị, tổng doanh thu là 8.000 x 5 = 40.000 GBP ở mức giá 5 GBP và là 7.000 x 6,25 = 43.750 GBP ở mức giá 6,25 GBP.

Ngược lại, nếu cầu co dãn, sự tăng giá có thể không phải ý tưởng tốt, vì doanh số sẽ giảm nhanh và tổng doanh thu sẽ giảm. (Tổng chi phí sẽ giảm nếu có ít hàng hóa hơn được tạo ra, như vậy một sự tăng giá có thể không tạo ra một thảm họa). Một sự giảm giá có thể là một ý tưởng tốt vì nó có thể dẫn đến tăng doanh thu lớn, nhưng tất nhiên chi phí cũng sẽ tăng theo.

Để tìm ra độ co dãn của cầu, một công ty có thể tiến hành nghiên cứu thị trường để tìm ra số lượng sản phẩm mà mọi người muốn mua ở các mức giá khác nhau.

Bài tập thựC hàNh 9 (5 phút)

Giá tăng từ 5 GBP lên 6,25 GBP, tương đương mức tăng là 25%, cầu giảm từ 8.000 đơn vị xuống còn 7.000 đơn vị, tương đương mức giảm là 12,5%, độ co dãn của cầu theo giá là bao nhiêu?

Page 73: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 2: Cầu thị trường

75

4.2 các nhân tố ảnh hưởng đến độ co dãn của cầuCo dãn của cầu đối với một sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào sự sẵn có của sản phẩm thay thế. Nếu sản phẩm thay thế gần nhất sẵn có, cầu sẽ rất co dãn. Một sự thay đổi nhỏ trong giá cũng khiến cho nhiều khách hàng chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế, dẫn đến sự giảm cầu. Nếu giá của spaghetti đóng lon tăng, thì mọi người có thể chuyển sang một sản phẩm thay thế gần kề là đậu tương sốt đóng hộp. Nếu không có sản phẩm thay thế gần kề, cầu sẽ ít co dãn hơn vì người tiêu dùng sẽ khó để chuyển sang sản phẩm khác. Nếu giá của sữa tăng lên, mọi người sẽ có xu hướng tiếp tục mua sữa với số lượng tương tự như trước, bởi vì hàng hóa thay thế gần nhất (chẳng hạn nước cam) không hoàn toàn tương đồng.

Bài tập thựC hàNh 10 (20 phút)

Độ co dãn của cầu nhìn chung sẽ thay đổi khi giá thay đổi. Dưới đây là biểu cầu từ Phần 2.1 với độ co dãn của cầu tính cho mức giá đầu tiên. Tính độ co dãn của cầu ở mỗi mức giá khác nhau và hoàn thành bảng dưới đây:

Giá trên 1 kg Lượng cầu mỗi tháng Độ co dãn của cầu theo giáGBP Kg

1 9,752 8 0,1583 6,254 4,55 2,756 1

ChỈ DẪN

Bây giờ, chúng ta cần phân tích những nhân tố đóng vai trò trong việc xác định độ co dãn của cầu đối với một sản phẩm.

Bài tập thựC hàNh 11 (10 phút)

Bạn cho rằng cầu đối với mỗi sản phẩm dưới đây co dãn hay không co dãn theo giá? Đánh dấu vào ô thích hợp.

Co dãn theo giá Không co dãn theo giáXăng Vé đi tàu Kỳ nghỉ ở Tây Ban Nha Thanh socola nhãn hiệu Mars

Page 74: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

76

4.3 độ co dãn của cầu theo thu nhậpSự thay đổi của cầu trước những thay đổi về thu nhập của hộ gia đình gọi là co dãn của cầu theo thu nhập (income elasticity of demand). Công thức tính độ co dãn của cầu theo thu nhập cho bất kỳ sản phẩm nào như sau:

Độ co dãn của cầu theo thu nhập có thể mang giá trị dương, âm hay bằng 0.

(a) Cầu đối với một hàng hóa co dãn theo thu nhập, nếu độ co dãn đó lớn hơn 1; khi đó lượng cầu tăng với tỷ lệ phần trăm lớn hơn tỷ lệ phần trăm tăng của thu nhập. Ví dụ, nếu cầu đối với đĩa compact tăng 10% khi thu nhập hộ gia đình tăng thêm 7%, chúng ta có thể kết luận rằng cầu đối với đĩa compact co dãn theo thu nhập.

(b) Cầu đối với hàng hóa là không co dãn theo thu nhập, nếu độ co dãn đó nhận giá trị giữa 0 và 1; khi đó lượng cầu tăng theo tỷ lệ thấp hơn tỷ lệ tăng của thu nhập. Ví dụ, nếu cầu đối với sách tăng 6% khi thu nhập hộ gia đình tăng 10%, chúng ta có thể kết luận rằng cầu đối với sách không co dãn theo thu nhập.

(c) Nếu độ co dãn theo thu nhập mang giá trị âm, thì khi thu nhập của mọi người tăng lên, họ sẽ mua ít sản phẩm hơn. Điều này có thể xảy ra nếu mọi người chuyển sang mua sản phẩm đắt tiền hơn. Ví dụ khi thu nhập tăng, mọi người có thể chuyển từ bia lager sang rượu: độ co dãn của cầu theo thu nhập đối với bia khi ấy có thể mang giá trị âm.

Những hàng hóa có độ co dãn theo thu nhập mang giá trị dương hay không co dãn theo thu nhập gọi là hàng hóa thông thường (normal good), có nghĩa là cầu đối với chúng sẽ tăng khi thu nhập hộ gia đình tăng. Nếu độ co dãn theo thu nhập mang giá trị âm, hàng hóa được xem là hàng hóa thứ cấp (inferior good) vì cầu dành cho hàng hóa đó giảm khi thu nhập tăng.

ChỈ DẪN

Chúng ta đã nghiên cứu co dãn của cầu theo giá với giả định rằng các nhân tố khác không đổi. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét cách thức đo lường ảnh hưởng của thay đổi về thu nhập đối với cầu.

Phần trăm thay đổi trong lượng cầuPhần trăm thay đổi trong thu nhập

Bài tập thựC hàNh 12 (20 phút)

Hoàn thành bảng dưới đây để chỉ ra độ co dãn theo thu nhập cho từng sản phẩm.

Độ co dãn dương Độ co dãn bằng 0 Độ co dãn âmBánh mỳ trắng Bánh croissants Muối Thanh socola Hộp socola Bỉ

Page 75: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 2: Cầu thị trường

77

4.4 độ co dãn của cầu theo giá chéo (co dãn chéo)Sự tác động của giá một sản phẩm đến cầu của sản phẩm khác được đo bằng độ co dãn của cầu theo giá chéo (cross-price elasticity of demand). Công thức như sau:

Kết quả có thể là dương, âm hay bằng 0.

(a) Nếu kết quả là dương, thì X và Y là hàng hóa thay thế, giống như bơ sữa (X) với bơ thực vật (Y). Nếu giá của bơ thực vật tăng, cầu đối với bơ sữa sẽ tăng vì sẽ có một số người chuyển từ bơ thực vật sang bơ sữa. Một người sản xuất bơ thực vật cần xem xét thiệt hại về doanh số bán hàng trước khi quyết định tăng giá.

(b) Nếu kết quả bằng 0, hai hàng hóa không có liên quan đến nhau. Chẳng hạn sự thay đổi giá báo (Y) có vẻ không tác động gì đến cầu đi nghỉ mát (X).

(c) Nếu kết quả là âm, đây là những hàng hóa bổ sung cho nhau, giống như lốp xe (X) với xăng dầu (Y). Nếu giá xăng dầu tăng, mọi người sẽ lái xe ít hơn. Điều này có nghĩa là họ sẽ không phải thay lốp thường xuyên như trước, vì vậy, cầu về lốp xe sẽ giảm.

ChỈ DẪN

Chúng ta đã thấy rằng cả giá cả và thu nhập đều có thể khiến người tiêu dùng chuyển từ sản phẩm này sang sản phẩm khác. Bây giờ, chúng ta sẽ xem xét mối quan hệ giữa cầu của một sản phẩm này với giá của sản phẩm khác.

Phần trăm thay đổi trong lượng cầu của sản phẩm XPhần trăm thay đổi trong giá của sản phẩm Y

Page 76: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

78

• Có một số nhân tố xác định cầu. Những nhân tố đó là giá cả, giá của hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung, mức thu nhập của hộ gia đình, quảng cáo và các nhân tố xã hội, nhân khẩu học và các nhân tố bên ngoài.

• Một biểu cầu cho thấy lượng cầu đối với một sản phẩm ở mỗi mức giá. Các con số có thể được minh họa trên đồ thị để biểu thị đường cầu.

• Đường cầu thị trường được xác định bằng cách cộng tổng các đường cầu đối với mỗi người tiêu dùng cá nhân.

• Sự dịch chuyển đường cầu tạo nên bởi những nhân tố ngoài giá.

• Sự thay đổi lượng cầu trước những thay đổi về giá được đo bằng độ co dãn của cầu theo giá.

• Tác động của thay đổi trong thu nhập người tiêu dùng đối với lượng cầu được đo bằng độ co dãn của cầu theo thu nhập.

• Cầu đối với một sản phẩm chịu tác động của thay đổi về giá của các sản phẩm có liên quan. Ảnh hưởng này được đo bằng độ co dãn của cầu theo giá chéo.

1 Tại sao lượng cầu của hàng hóa có thể giảm khi giá giảm?

2 Sản phẩm bổ sung là gì?

3 Biểu cầu là gì?

4 Đường cầu biểu thị điều gì?

5 Đường cầu thường dốc theo hướng nào? Tại sao?

6 Ceteris paribus có nghĩa là gì?

7 Nêu một số ví dụ về sản phẩm thay thế.

8 Sản phẩm thay thế khác sản phẩm bổ sung như thế nào?

9 Những nhân tố xã hội ảnh hưởng đến cầu là gì?

10 Sự thay đổi lượng cầu do giá thay đổi được biểu thị trên đường cầu như thế nào?

11 Sự thay đổi về cầu do những thay đổi ngoài giá được biểu thị trên đường cầu như thế nào?

12 Công thức tính độ co dãn của cầu theo giá là gì?

13 Tại sao một công ty muốn biết độ co dãn của cầu theo giá cho sản phẩm của họ?

14 Công thức tính độ co dãn của cầu theo thu nhập là gì?

15 Nếu độ co dãn của cầu theo giá chéo của một sản phẩm đối với sản phẩm khác có giá trị âm, điều đó nói cho bạn biết điều gì về hai sản phẩm trên?

Câu hỏi ôN tập?

tổNg kết ChươNg

Page 77: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 2: Cầu thị trường

79

1 Mọi người chỉ muốn có một lượng hàng nhất định, giá cả chỉ ra chất lượng sản phẩm.2 Sản phẩm được mua và sử dụng cùng nhau.3 Quan hệ giữa lượng cầu và giá.4 Biểu cầu.5 Dốc xuống từ trái sang phải, vì giá thấp hơn cầu sẽ cao hơn.6 Tất cả các nhân tố khác không đổi.7 Bia lager và bia đắng; phim và kịch.8 Hàng hóa bổ sung có thể được mua và sử dụng cùng nhau, hàng hóa thay thế

có thể thay thế cho nhau.9 Thu nhập hộ gia đình, thị hiếu và kỳ vọng của người tiêu dùng, sự phân phối thu nhập.10 Sự di chuyển của lượng cầu dọc theo đường cầu.11 Đường cầu mới.

12

13 Để biết nên định giá sản phẩm ở mức nào.

14 .

Đáp áN Câu hỏi ôN tập

Phần trăm thay đổi trong lượng cầuPhần trăm thay đổi trong giá

15 Chúng là hàng hóa bổ sung cho nhau.

Đáp áN Bài tập thựC hàNh 1 Câu trả lời nằm ở phần nội dung ngay sau bài tập.2 Khi dân số già đi, có vẻ là cầu sẽ giảm, nhưng vì thị hiếu hiện tại hướng đến sức

khỏe và sự lành mạnh, rất có thể cầu sẽ vẫn giữ nguyên nhưng với các khách hàng cao tuổi hơn.

3 Câu trả lời phụ thuộc vào sản phẩm bạn chọn và thị hiếu cũng như thu nhập của bạn.4 Một lần nữa, câu trả lời phụ thuộc vào sản phẩm và thị hiếu cũng như thu nhập cá

nhân. Bạn có thấy rằng mọi người có biểu cầu tương tự nhau không? Có trường hợp nào cầu tăng khi giá giảm không?

5 Nhìn bên ngoài, hai sản phẩm này có vẻ khá gần nhau. Chúng đều thỏa mãn cùng nhu cầu, để đưa đón những người đi làm từ công sở về và đến công sở. Tuy nhiên, chúng vẫn có những khác biệt lớn. Lái xe vào thành phố và tìm chỗ đỗ rất căng thẳng và khó khăn; mặt khác, tàu chỉ chạy vào múi giờ nhất định, điều này có thể gây bất tiện cho những người cần đi lại. Một người hay đi lại có thể không có khả năng về tiền để mua ô tô.

6 Máy bảo quản thực phẩm lạnh và sản phẩm dễ bị hỏng là hàng hóa bổ sung cho nhau, vì người ta mua máy để bảo quản các thực phẩm dễ hỏng. Các thực phẩm dễ hỏng có thể được cung ứng khi còn tươi hay đã được làm đông lạnh. Nếu có nhiều người có máy bảo quản, thì cầu về sản phẩm đông lạnh sẽ tăng lên. Cầu đối với sản phẩm tươi có thể giảm, nhưng mặt khác nó cũng có thể tăng lên vì mọi người mua các thực phẩm tươi về để làm lạnh.

Phần trăm thay đổi trong lượng cầuPhần trăm thay đổi trong thu nhập

Page 78: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

80

7 Bạn có thể lựa chọn khu vực A hay khu vực B. Họ có thể chọn khu vực B. Ở khu vực B, mọi người sẽ có thời gian ở nhà nhiều hơn và có thể có nhiều tiền để tiêu hơn những người đang mua nhà thế chấp. Tuy nhiên, khu vực A có nhiều gia đình thu nhập cao, nhưng có tỷ lệ thất nghiệp cao ở một số địa phận. Khu vực B có thể có nhiều gia đình thu nhập trung bình, nhưng không có tỷ lệ thất nghiệp cao.

8 Công ty đó có thể mong muốn làm ra sản phẩm thay thế. Họ biết điều đó có thể tăng giá sản phẩm hay không mà không khiến doanh số thiệt hại nhiều và họ có thể quyết định chuyển sang sản phẩm khác.

9 12,5/25 = 0,510

Giá trên 1 kg Lượng cầu mỗi tháng Độ co dãn của cầu theo giáGBP Kg

1 9,75 0,1792 8 0,4373 6,25 0,844 4,5 1,5565 2,75 3,1826 1 10,5

11 Cầu về xăng dầu dường như không co dãn trong phạm vi khoảng giá vừa phải: mọi người sẽ không giảm việc sử dụng ô tô đáng kể chỉ vì giá xăng tăng 5 xu trên một lít. Tuy nhiên, nếu giá tăng nhiều, mọi người có thể cắt giảm đáng kể việc sử dụng ô tô và cầu khi đó sẽ co dãn.

Cầu đối với vé tàu có vẻ không co dãn ở những thành phố tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng: mọi người phải đến công sở, và họ sẽ trả thêm tiền để đi tàu thay vì chuyển sang lái xe đi làm. Ở những nơi đi ô tô tốn ít thời gian hơn, sẽ có thể có nhiều sự thay thế hơn và cầu đối với vé tàu sẽ co dãn mạnh.

Cầu đi nghỉ ở Tây Ban Nha có vẻ co dãn: nhiều người sẽ đi đến đó chỉ để nghỉ mát ở bãi biển và tắm nắng, và sẽ cảm thấy hài lòng để đi Hy Lạp hay một vài quốc gia khác, nếu Tây Ban Nha trở nên đắt đỏ hơn.

Cầu đối với thanh socola nhãn hiệu Mars có thể co dãn mạnh, bởi người ta có thể chuyển sang sản phẩm thay thế khác. Mặt khác, họ cũng có thể vẫn chọn thanh socola nhãn hiệu Mars, vì đã quen với thương hiệu qua quảng cáo và vì chi phí mua chỉ chiếm phần nhỏ trong thu nhập của họ.

12 Bánh mỳ trắng: giá trị âm, vì khi thu nhập tăng, mọi người sẽ chuyển sang các sản phẩm đắt tiền hơn.

Bánh croisssants: giá trị dương, vì mọi người sẽ chỉ chuyển sang nó khi thu nhập tăng.

Muối: bằng 0, vì mức thu nhập không tác động mấy đến việc tiêu thụ.

Thanh socola: khi thu nhập tăng, giá trị ban đầu thường là dương, vì mọi người cảm thấy có thể tiếp tục ăn socola; sau đó giá trị có thể chuyển sang âm vì mọi người cảm thấy có đủ khả năng mua socola “cao cấp” hơn.

Hộp socola Bỉ: giá trị dương, vì mọi người chỉ chuyển sang dùng chúng khi thu nhập tăng lên.

Page 79: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Chương 2: Cầu thị trường

81

ghi Chú CuỐi ChươNg

Page 80: Chươ 1 Vấn đề về nguồn lực và hộ thủng kinh tệ · • Các tiền đề của khu vực tư nhân và khu vực công. • Chính sách tiền tệ và tài khóa

Nhập môn Kinh tế học

82

ghi Chú CuỐi ChươNg