CEDAW: Đưa Bình đẳng giới vào quá trình xây dựng văn bản...

17
1 GS.TS Trn Ngc Đưng, Phó Chnhim VPQH 18 – 19 tháng 09 năm 2006 Pháp lut kiến to sbình đẳng trên mt bng xã hi không bình đẳng -Dán Lut Bình đẳng gii – mt bước trong chng đường lp pháp xoá bmi sphân bit và kthchng li phn- CEDAW: Đư a Bình đẳ ng gi i vào quá trình xây d ng v ă n b n quy ph m pháp lu t

Transcript of CEDAW: Đưa Bình đẳng giới vào quá trình xây dựng văn bản...

1

GS.TS Trần Ngọc Đường, Phó Chủ nhiệm VPQH

18 – 19 tháng 09 năm 2006

Pháp luật kiến tạo sự bình đẳng trên mặt bằng xã hội không bình đẳng

-Dự án Luật Bình đẳng giới –

một bước trong chặng đường lập pháp xoá bỏ mọi sự phân biệt và kỳ thị chống lại phụ nữ-

CEDAW: Đưa Bình đẳng giới vào quá trình xây dựng văn bản quy

phạm pháp luật

0

Nội Dung 1. CEDAW và trách nhiệm lập pháp của quốc gia 2. Khoảng cách trên thực tế và biện pháp lập pháp, lập quy 3. Đưa BĐG vào quá trình lập pháp, lập quy Mục tiêu thiên niên kỷ số 3:

Lời hứa của các quốc gia trên thế giới đến năm 2015

3. Quảng bá khuyến khích Bình đẳng giới và Tăng cường năng lực giới nữ

Tóm lược Pháp luật, chính sách và biện pháp thi hành BĐG phải do Nhà

nước ban hành trong cả quá trình hoàn thiện hệ thống quy định, và là nền tảng định hướng xã hội hướng tới sự bình đẳng thực chất về cơ hội, về tiếp cận quyền và về kết quả cuối cùng của BĐG [Nội dung 1]

Bình đẳng nam nữ là động lực phát triển và là nguồn gốc của sự đòan kết và bền vững xã hội; sự can thiệp của Nhà nước qua lập pháp, lập quy thực hiện BĐG là nhằm bảo đảm lợi ích quản lý công cộng [ND 1]

Vẫn còn bất bình đẳng nam nữ trên thực tế do nhiều lý do, trong đó có định kiến xã hội, tư tưởng trọng nam khinh nữ; có thể nhận thấy hoặc chưa nhận thấy trong quy trình lập pháp, lập quy: Làm gì để khắc phục mâu thuẫn này?[ND 2 và 3]

. Bản thân pháp luật và chính sách luôn tiềm ẩn nguy cơ gây phân biệt đối xử bất lợi cho giới nữ hoặc một nhóm nữ: phân tích tác động của pháp luật và chính sách trên cơ sở giới (Dự báo tác động giới) là sự cân nhắc bình đẳng về cơ hôi, về tiếp cận và về kết quả cuối cùng. [ND 3]

Định kiến giới và các yếu tố khách quan, kể cả trong quá khứ là những rào cản quyền bình đẳng của nữ giới, chừng nào còn lý do tồn tại thì chừng đó còn cần các “biện pháp đặc biệt” và “biện pháp đặc biệt tạm thời” . Điều này chỉ có thể thực hiện qua lập pháp, lập quy [3]

CEDAW không đặt ra quy phạm ràng buộc trực tiếp tới công dân mà quy định trách nhiệm nhà nước trong việc đặt ra quy định và biện pháp phù hợp với điều kiện và truyền thống dân tộc, miễn là những biện pháp đó có tác dụng dẫn đến kết quả cuối cùng của bình đẳng thực chất [1]. Tuy nhiên cần đặt thêm câu hỏi: có thể viện dẫn trực tiếp CEDAW trong tố tụng để bảo vệ quyền BĐG hay không? [ND 1,2,3]

Quyền bình đẳng là quyền con người, là quyền cá nhân, do đó bên cạnh các quy định nội dung, cần hòan thiện các biện pháp tố tụng tôn trọng và bảo vệ người bị hại là nữ (cải cách tư pháp) [ND 3]

Sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ tồn tại dưới nhiều hình thức, để phát hiện ra và loại bỏ chúng, phải phát huy sự tham gia của nhân dân vào quá trình lập pháp, lập quy và bồi dưỡng nhận thức về BĐG, nhất là quyền của giới nữ trong tự bảo vệ mình [ND 3]

Trong cân nhắc các lựa chọn lập pháp, lập quy cần hướng tới giải pháp bền vững, bảo đảm sự cân bằng giữa: Can thiệp nhà nước – Quyền lựa chọn và tự bảo vệ của phụ nữ và sự hợp tác của giới nam, của xã hội, tiến tới môi trường bình đẳng thực chất và tự nguyện, sự phát triển giới đồng đều, hợp tác, chia sẻ trong một xã hội đòan kết và bền vững [ND 3]

1

Bốn điều cần nhớ khi nội luật hóa

11.. ĐĐịịnnhh nngghhĩĩaa rrõõ ccáácc hhàànnhh vvii PPBBĐĐXX 22.. QQuuáánn ttrriiệệtt nnhhữữnngg nngguuyyêênn ttắắcc BBĐĐGG ttrroonngg llậậpp pphháápp vvàà tthhựựcc hhiiệệnn. 33.. QQuuyy đđịịnnhh rrõõ vvềề ccáácc bbiiệệnn pphháápp bbảảoo đđảảmm 4. Có giải pháp lập pháp đối với một số vấn đề cụ thể

1. CEDAW và Trách nhiệm lập pháp của quốc gia 1.1. Khái niệm trách nhiệm

lập pháp

Hiểu theo nghĩa rộng, trách nhiệm

lập pháp của một quốc gia là trách

nhiệm xây dựng một hệ thống pháp

luật bao gồm các quy định về nội

dung và hình thức tổ chức và thực

hiện phù hợp với các điều ước

Quốc tế mà Nhà nước đã tham gia

ký kết hoặc phê chuẩn.

Công ước CEDAW quy định tại

Điều 3 trách nhiệm của quốc gia

“Chuyển hoá những nội dung cơ

bản của Công ước vào hệ thống

pháp luật quốc gia”. Đó là trách

nhiệm lập pháp của quốc gia.

Quốc gia còn có nghĩa vụ báo cáo

tình hình thực hiện Công ước với

Uỷ ban CEDAW.

1.2. Những yêu cầu cơ bản

trong chuyển hóa công ước

vào hệ thống pháp luật quốc

gia

Bốn điều CEDAW yêu cầu trong

quá trình Nội luật hóa:

•• ĐĐịịnnhh nngghhĩĩaa rrõõ ccáácc hhàànnhh vvii PPBBĐĐXX tthheeoo CCEEDDAAWW,,

•• QQuuáánn ttrriiệệtt nnhhữữnngg nngguuyyêênn ttắắcc ccủủaa BBĐĐGG

ttrroonngg llậậpp pphháápp vvàà tthhựựcc tthhii pphháápp lluuậậtt :: bình đẳng thực chất về cơ hội, về tiếp cận quyền và về kết quả cuối cùng.

2

Có nhiều cách lựa chọn nội luật hoá:

Ban hành một đạo luật phê chuẩn cho phép áp dụng trực tiếp CEDAW

Ban hành pháp luật quốc gia để chuyển hóa CEDAW bao gồm: - Quy định trung tính về

giới - Biện pháp đặc biệt - Tố tụng và cơ chế bảo

đảm thi hành

•• QQuuyy đđịịnnhh ttrroonngg pphháápp lluuậậtt qquuốốcc ggiiaa vvềề CCáácc bbiiệệnn pphháápp bbảảoo đđảảmm:: llooạạii ttrrừừ PPBBĐĐXX,, rrúútt nnggắắnn kkhhooảảnngg ccáácchh bbấấtt bbììnnhh đđẳẳnngg ttrrêênn tthhựựcc ttếế bbằằnngg bbiiệệnn pphháápp đđặặcc bbiiệệtt,, bbiiệệnn pphháápp ttạạmm tthhờờii,, kkhhắắcc pphhụụcc đđịịnnhh kkiiếếnn xxãã hhộộii……

•• CCóó ggiiảảii pphháápp llậậpp pphháápp đđốốii vvớớii mmộộtt ssốố ““vvấấnn đđềề””,, llĩĩnnhh vvựựcc ccụụ tthhểể nnêêuu ttrroonngg ccáácc đđiiềềuu ccụụ tthhểể ccủủaa CCEEDDAAWW nnhhưư:: cchhốốnngg mmuuaa bbáánn pphhụụ nnữữ,, bbạạoo llựựcc cchhốốnngg llạạii pphhụụ nnữữ;; BBĐĐGG đđốốii vvớớii pphhụụ nnữữ nnôônngg tthhôônn,, pphhụụ nnữữ ddâânn ttộộcc tthhiiểểuu ssốố;;

Cách tiếp cận nội luật hoá:

- Tuân thủ tinh thần và nội dung của Công ước,

- Phù hợp với truyền thống, điều kiện kinh tế, xã hội để “kết quả cuối cùng” xảy ra: BĐG

- Trên mọi lĩnh vực và phải tạo cơ hội bình đẳng cho phụ nữ trên cả hai phương diện hưởng

thụ quyền và cống hiến cho xã hội.

- Việc nội luật hóa không chỉ thực hiện tại một văn bản mà được đảm bảo trong quá trình

xây dựng pháp luật bao gồm cả xây dựng mới và sửa đổi bổ sung, quán triệt ở mọi cấp ban

hành văn bản.

8/14/20068/14/2006 33

CEDAW vCEDAW vàà Con đư Con đườờng nng nộội lui luậật ht hóóaa--

Nền Văn hóa, Truyền thống

Thủ tục và cơ chếthi hành

Pháp luật vàChính sách

-Trung tính

-Đặc biệt

Phê chuẩnLuật thi hành CEDAW ?

Cơ chế

2. Bất bình đẳng trên thực tế và biện pháp lập pháp, lập quy: Yêu cầu chuyển

hóa một số vấn đề cụ thể của BĐG từ CEDAW vào nội luật 2.1. Định nghĩa rõ Khái niệm “phân biệt đối xử đối với phụ nữ” (Điều 1 CEDAW)

CEDAW tại Điều 1 định nghĩa khái niệm “phân biệt đối xử chống lại phụ nữ” bao gồm:

“ bất kỳ sự phân biệt, loại trừ hoặc hạn chế nào trên cơ sở giới , mà sự phân biệt đó tác động tới

hoặc nhằm mục đích cản trở hoặc làm vô hiệu sự thừa nhận, sự hưởng thụ hoặc việc thực hiện các

3

quyền và tự do cơ bản của con người của phụ nữ trong mọi lĩnh vực…, không phụ thuộc vào tình

trạng hôn nhân của họ và trên cơ sở bình đẳng với nam giới."

Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam năm 1946 đã khẳng định nguyên tắc BĐG: “ đàn bà

ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện (Điều 9). Quy định này thể hiện nguyên tắc Hiến

định về Quyền bình đẳng của phụ nữ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Quy định này tiếp tục

được kế thừa và phát triển qua các Hiến pháp 1959, 1980, 1992. Hiến pháp năm 1992 tuyên bố

“Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử đối với phụ nữ…” (Điều 63).

Để cụ thể hóa nguyên tắc Hiến pháp, Điều 3, Dự thảo Luật Bình đẳng giới đã định nghĩa

phân biệt đối xử vì lý do giới như sau:

Điều 3, khoản 4 : Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí bình đẳng của nam, nữ trong các lĩnh vực.

Định nghĩa trên đây và cách tiếp cận chung của cả đạo luật này, thể hiện tại Chương những quy định chung thể hiện cách tiếp cận « trung tính » đối với BĐG, thay vì có một định nghĩa cụ thể về các hành vi phân biệt đối xử chống lại phụ nữ. Có thể nói đây là một sự lựa chọn mang tính chất ban đầu của một quá trình bớt trung tính hơn hướng tới các biện pháp bảo vệ tích cực chống các hành vi phân biệt đối xử bất lợi cho nữ.

4

2.2. Biện pháp loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (Điều 2)

CEDAW điều 2 quy định trách nhiệm của quốc gia thành viên trong lĩnh vực đặt ra pháp

luật và bảo đảm thực hiện pháp luật chống phân biệt đối xử về giới đối với nữ. Các biện pháp lập

pháp từ sau Hiến pháp 1946 đều nhất quán ở chính sách nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử

đối với phụ nữ trong mọi lĩnh vực. Muốn bảo đảm thực hiện chính sách này, hệ thống pháp luật

phải được hòan thiện và có các quy định theo hướng bảo vệ tích cực quyền được tiếp cận BĐG của

nữ. Cụ thể hóa theo hướng này, pháp luật nước ta đã có các ví dụ sau đây :

- Pháp luật hình sự Việt nam quy định tội phạm đối với hành vi phân biệt đối xử đối với phụ nữ,

cản trở phụ nữ thực hiện quyền.

- Bộ Luật lao động 2002 nghiêm cấm phân biệt đối xử trên lĩnh vực lao động, việc làm.

- Các văn bản pháp luật khác quy định cấm phân biệt đối xử trong quan hệ hôn nhân và gia đình,

quan hệ đất đai và các quan hệ dân sự khác (Luật hôn nhân và gia đình, Luật đất đai, Bộ luật dân

sự, Điều lệ và Luật bảo hiểm xã hội,); không phân biệt đối xử trong giáo dục: Luật giáo dục 2005,

quy định không phân biệt đối xử trong tố tụng ở Luật tố tụng hình sự 2003; quy định chống phân

biệt đối xử với phụ nữ trong các văn bản về hình thức và biện pháp kiểm soát dân số tại Pháp

lệnh về dân số năm 2003 v.v.

Trong số các ví dụ trên đây, chỉ có ví dụ thứ nhất thể hiện sự bảo vệ cụ thể đối với phụ nũ ;

các ví dụ khác chỉ mới dừng lại nguyên tắc BĐG và thái độ nghiêm cấm của pháp luật, do đó để

thực hiện hiệu quả BĐG theo các ví dụ lập pháp thứ hai thì cần phải tăng cường vai trò phán quyết

của tòa án khi có tranh chấp, và có quyền giải thích chính thức Luật.

2.3. Các biện pháp bảo đảm sự phát triển và tiến bộ đầy đủ của phụ nữ (Điều 3)

Pháp luật Việt Nam đã quy định các biện pháp bảo đảm sự phát triển và tiến bộ của phụ nữ

trên các lĩnh vực dân sự (giao dịch nhà đất có ý kiến hai vợ chồng, đăng ký nhà đất có tên vợ và

chồng), chính trị (luật bầu cử, chủ trương tăng tỷ lệ nữ trong cơ quan đại diện, các quy định về

chính sách cán bộ trong thăng tiến và tham chính), kinh tế xã hội và văn hoá; thể hiện rõ nét nhất

trong các chính sách xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ phụ nữ ; chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ

nữ đến năm 2010; trong các Quyết định, chủ trương phát triển các tổ chức và hoạt động vì sự tiến

bộ của phụ nữ từ cấp TW đến cấp cơ sở; trong chủ trương lồng ghép giới vào công tác hoạch định

và thực thi chính sách; trong đầu tư cho công tác nghiên cứu về phụ nữ và bình đẳng giới. Tuy

nhiên mỗi biện pháp đều có hai mặt, và thực tiễn thực hiện lại khác, vì vậy phải xem xét tác dụng

của các biện pháp này qua giám sát thực tế và khắc phục kịp thời những biến dạng của chính sách

trên thực tế ; đồng thời cách quy định chung rất khó thực hiện trên thực tế

2.4. Các biện pháp đặc biệt, tạm thời nhằm thúc đẩy bình đẳng nam nữ (Điều 4)

Tại điều 4, CEDAW đòi hỏi quốc gia thành viên ban hành các biện pháp khắc phục ngay

5

khoảng cách giữa pháp luật và trên thực tế, gồm hai loại biện pháp có bản chất khác nhau và đòi

hỏi kỹ thuật lập pháp khác nhau:

a) Biện pháp tạm thời (quy phạm có hạn định thời gian và điều kiện áp dụng nhất định để

hỗ trợ nữ, kèm theo tuyên bố hết hiệu lực khi các điều kiện không tồn tại và thời gian tạm thời đã

hết) và

b) Biện pháp đặc biệt ưu đãi dành riêng cho nữ (người có đặc điểm sinh học là phụ nữ)

trong các trường hợp cụ thể, ví dụ : thời gian nghỉ dưỡng thai, sinh nở, trách nhiệm của các tổ chức

đào tạo, hội nghị, hội thảo tạo điều kiện để mẹ có con dưới 3 tuổi được mang theo con và có dịch

vụ coi trẻ tại chỗ…; hoặc để khắc phục thực tế chị em phụ nữ không thể vay tiền để làm kinh tế

phụ gia đình nếu người chồng không thuận tình thì có thể đưa ra biện pháp: Ngân hàng chính sách

ưu tiên cho phụ nữ đứng tên vay dưới sự bảo trợ của Hội phụ nữ v.v. .

Các biện pháp đặc biệt tạm thời và biện pháp ưu đãi nữ có thể tìm thấy và cần được thể

hiện cụ thể trong các lĩnh vực lao động, việc làm (thời gian làm việc, chế độ chính sách, bảo hiểm

xã hội, nghỉ thai sản và hưu trí); lĩnh vực hôn nhân và gia đình (trong kết hôn, ly hôn, thừa kế tài

sản); trong lĩnh vực áp dụng và thi hành các chế tài hành chính, hình sự (hình phạt, chế độ cải tạo,

giam gĩư đối với phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ); trong lĩnh vực dân số và chăm sóc sức khoẻ

sinh sản.

Những biện pháp đặc biệt nêu lên trong Dự thảo luật bình đẳng giới là những biện pháp có

tính nguyên tắc và trong thực tế thi hành còn phụ thuộc vào các văn bản quy phạm pháp luật khác

trong từng lĩnh vực, ví dụ quy định về tỉ lệ nữ trong tham chính còn liên quan tới pháp luật bầu cử,

và nhất là trong các văn bản của Đảng về quy hoạch và phát triển cán bộ.

2.5. Vai trò giới và định kiến thiên vị về đàn ông và đàn bà trong xã hội (Điều 5)

CEDAW xuất phát từ quan điểm rằng cho dù phân biệt đối xử có thể bị cấm bằng pháp luật

nhưng trên thực tế, sự phân biệt có thể xảy ra do văn hóa, truyền thống, quan niệm xã hội về vai

trò nam và nữ trong xã hội, gia đình, nghề nghiệp v.v. Do đó CEDAW yêu cầu các quốc gia thành

viên cần có biện pháp can thiệp để loại bỏ dần phong tục, tập quán mang đậm màu sắc định kiến,

thiên vị về giới như các tư tưởng trọng nam khinh nữ, thuyết tam tòng, các hủ tục lạc hậu như tảo

Di chúc Bác Hồ viết (Tuyển tập HCM tập 12, tr. 510), phần bổ sung tháng 5 năm 1968 về chính sách đối với con người sau chiến tranh (chưa công bố năm 1969):

“Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”

6

hôn, ép hôn, kết hôn nối dây… .

Pháp luật Việt Nam và thực tế các phong trào nữ quyền ở Việt Nam từ thời gian kháng

chiến chống Pháp đã chú trọng chính sách xây dựng nếp sống mới, gia đình văn hoá mới, chống hủ

tục, đề cao nam nữ bình quyền v.v. . Điều đó không chỉ thể hiện trong pháp luật mà còn là tư

tưởng đựoc cả xã hội thừa nhận và can thiệp, bảo vệ (công tác hòa giải, vai trò hội phụ nữ trong tố

tụng, thủ tục giải quyết tranh chấp, sinh đẻ có kế hoạch, biện pháp tránh thai áp dụng cho hai giới

một cách tự nguyện v.v.).

2.6. Phòng, chống mua bán phụ nữ, bóc lột phụ nữ làm mại dâm (Điều 6)

Pháp luật Việt nam không thừa nhận mại dâm có tổ chức, do đó không trực tiếp quy định

chống bóc lột phụ nữ qua mại dâm, nhưng bằng tuyên bố tội phạm đối với hành vi mua dâm và

bán dâm và tình tiết tăng nặng đối với tội tổ chức mua bán dâm, đã thể hiện nghiêm khắc nhất

Điều 6 của CEDAW trong điều kiện Việt nam. Tội mua bán phụ nữ; tội chứa mại dâm, tội môi

giới mại dâm, tội mua dâm người chưa thành niên được Luật Hình sự năm 1999 quy định có

khung hình phạt rất nghiêm khắc, có thể đến tù chung thân (tại các Điều 119,254,255, 256).

Về mặt tổ chức thi hành, Chính phủ Việt Nam đã có quyết định thành lập Cục phòng chống

tệ nạn xã hội, phê duyệt Chương trình Quốc gia về phòng chống tội phạm xã hội trong đó có

phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em. Một loạt các Pháp lệnh, Quyết định, Chỉ thị mới của

Chính phủ về phòng chống mại dâm đã ra đời: Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính số

44/2002/PL-UBTVQH10; Pháp lệnh Phòng chống mại dâm số 10/2003/PL-UBTVQH10; Nghị

định số 68/2002/NĐ-CP của Chính phủ về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;

Quyết định số 151/2000/QĐ-TTg ngày 28/12/2000 của Chính phủ phê duyệt Chương trình hành

động phòng, chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2001-2005; Tháng 7/2004 Thủ tướng Chính phủ đã

ban hành Quyết định số 30/2004/QĐ- TTg phê duyệt Chương trình chống mua bán phụ nữ trẻ em

từ 2004 đến năm 2010.

Nhóm nghị sỹ nữ của Việt Nam tại AIPO (Nghị viện các nước ASEAN) đã đưa ra sáng

kiến năm 2005 tổ chức diễn đàn nghị viện nữ ở Việt nam năm 2006 bàn về ác biện pháp phối hợp

hành động chống mua bán phụ nữ, trẻ em.

Tuy nhiên như nói tại đọan 1 trên đây, VN chưa quy định biện pháp bảo vệ mà CEDAW

nói tới trong điều 6.

2.7. Loại trừ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ trên các lĩnh vực

CEDAW quy định nghĩa vụ của các quốc gia thành viên loại trừ mọi hình thức phân biệt

đối xử, bảo đảm bình đẳng cho phụ nữ trong đời sống xã hội và chính trị (Phần II, các điều 7-9);

trong lĩnh vực giáo dục, lao động, sức khỏe, kinh tế, xã hội và văn hóa (phần III các điều 10-14).

Khái niệm “loại trừ” thể hiện trách nhiệm của quốc gia thành viên trong chủ trương triệt để hành

động để xóa bỏ bằng mọi biện pháp lập pháp và các biện pháp không lập pháp (hành pháp, tư

7

pháp, xã hội) đối với những phân biệt đối xử trên phương diện pháp lý (do quy định- de jure) và

trong thực tế (de facto).

Phân biệt đối xử trên thực tế tinh vi hơn, khó nhận biết hơn và có tác động hại lâu dài hơn

là trong quy định, vì nó được dần dần mặc nhiên thừa nhận và khó bị đưa ra pháp luật để xử lý (ví

dụ bạo lực gia đình xuất phát từ nguyên nhân sâu xa này và nhiều khi chính quyềnkhông can thiệp

trực tiếp được; hoặc các tiêu chuẩn trình độ, năng lực đối với một số nghề nghiệp, đối với bầu

cử…).

Pháp luật Việt nam đã có những quy định các biện pháp loại trù mọi hình thức phân biệt

đối xử với phụ nữ trên mọi lĩnh vực như sau:

o Trên lĩnh vực chính trị : Hiến pháp (1992), Luật Bầu cử Quốc hội (2001), Luật Bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (2003), Luật Hình sự (1999), Pháp lệnh Công chức (2003) thể chế hóa nguyên tắc và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc tạo cơ hội bình đẳng cho Phụ nữ hưởng thụ các quyền bầu cử, ứng cử, quyền tham gia vào công việc quản lý nhà nước, kinh tế, xã hội; tham gia các tổ chức chính trị – xã hội, tham gia các hoạt động quốc tế; tự do ngôn luận, tự do báo chí, bổ nhiệm vào các chức vụ…

o Trên lĩnh vực dân sự : Về vấn đề Quốc tịch, Hiến pháp, Luật quốc tịch Việt Nam (1998) quy định nhất quán bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ liên quan tới việc nhập, thay đổi hoặc giữ quốc tịch. Trong quan hệ dân sự: Pháp luật Việt Nam khẳng định phụ nữ hoàn toàn bình đẳng với nam giới trong các quan hệ dân sự, độc lập hưởng thụ quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong giao dịch dân sự. Năng lực dân sự không phân biệt giới. Hiến pháp, Bộ luật dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật đất đai ghi nhận phụ nữ bình đẳng với nam giới khi tham gia các hoạt động kinh doanh; khi hưởng thụ các quyền tham gia các hoạt động nghề nghiệp; quyền nhân thân gắn liền với tài sản; quyền sở hữu tài sản; quyền được giao đất, thuê đất; quyền đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở; quyền tự do giao kết hợp đồng; quyền thừa kế; quyền tự do đi lại và cư trú…

o Trong quan hệ hôn nhân và gia đình : Hiến pháp, Luật hôn nhân và Gia đình (2001) bảo vệ mô hình gia đình một vợ, một chồng; quyền bình đẳng và tự nguyện của phụ nữ trong kết hôn, ly hôn, sở hữu tài sản, nuôi dạy con cái. Đối với tập quán hôn nhân, gia đình ở các vùng dân tộc thiểu số, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 32/2002/NĐ-CP về việc áp dụng Luật Hôn nhân và Gia đình đối với các dân tộc thiểu số trên cơ sở tôn trọng tập quán và nghiêm khắc loại trừ mọi hình thức phân biệt có hại đối với phụ nữ như vi vi phạm quyền tự do định đoạt, tệ ngược đãi đối với phụ nữ. Các quy định của pháp luật về quan hệ Hôn nhân và Gia đình có yếu tố nước ngoài đang được sửa đổi bổ sung cho phù hợp, chống các hình thức hôn nhân trá hình, vì mục đích kinh doanh, đặt phụ nữ trước tình trạng không đuợc pháp luật bảo vệ.

o Trên lĩnh vực giáo dục:Luật giáo dục (2005), Quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về Giáo dục và đào tạo, về kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người giai đoạn 2003 – 2015 đã coi bình đẳng giới là mục tiêu ưu tiên, quyết tâm xoá bỏ bất bình đẳng giới ở bậc tiểu học và trung học vào năm 2005, đạt bình đẳng giới trong giáo dục vào năm 2015.

o Trong Lao động, việc làm: Pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội đã và đang được sửa đổi bổ sung theo hướng tạo cơ hội bình đẳng cho phụ nữ về quyền làm việc, cơ hội làm việc, đào tạo, học nghề, tiền lương, bảo hiểm xã hội. Bộ luật Lao động (2002) đã giành riêng chương X quy định về các biện pháp tạm thời ưu tiên cho lao động nữ, nhằm tạo cơ hội bình đẳng cho phụ nữ tiếp cận việc làm phù hợp với khả năng, đặc thù

8

giới tính, cùng với việc hoàn thành thiên chức của người mẹ, người vợ trong quá trình lao động (theo tinh thần điều 4 CEDAW về các biện pháp ưu tiên, tạm thời).

o Trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ: Pháp luật quy định phụ nữ được quyền chủ động, tự nguyện, bình đẳng hưởng thụ các dịch vụ về chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, đặc biệt là hưởng ưu tiên chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Nhiều chương trình chính sách về Chiến lược dân số, Chương trình làm mẹ an toàn, dinh dưỡng, Công tác phòng, chống các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục đặc biệt là HIV/AIDS đã được triển khai. Chủ trương xã hội hoá công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được ban hành nhằm cung cấp tại chỗ và tốt nhất các cơ hội chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em. Pháp lệnh phòng chống HIV/AIDS và Luật bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung có chú trọng nguyên tắc bình đẳng giới.

o Trong hưởng thụ các phúc lợi kinh tế, xã hội và văn hoá: Hiến pháp năm 1992 (Điều 14, 32) và các luật, văn bản quy phạm pháp luật cụ thể đã quy định chi tiết các biện pháp bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong việc hưởng thụ các phúc lợi kinh tế, xã hội và văn hoá: Luật hôn nhân và gia đình, Pháp lệnh về Thể dục thể thao năm 2000; Nghị định số 07/2000 về Chính sách cứu trợ xã hội; Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg về chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hoá…

2.8. Bảo đảm quyền bình đẳng phụ nữ nông thôn Điều 14, CEDAW, tại phần III quy định riêng về phân biệt đối xử đối với phụ nữ nông

thôn. Đây là quy định có tính đến địa vị và hoàn cảnh cụ thể, nhu cầu đặc biệt của phụ nữ nông

thôn, tiềm ẩn những kỳ thị và phân biệt đối xử, nhất là trong điều kiện phát triển nhanh và không

đồng đều, không bền vững, cộng thêm vào đó là diễn biến phân bổ dân cư, cơ cấu lao động ở

những vùng kém phát triển hơn. Điều 14 quan tâm tới trách nhiệm của quốc gia thành viên phải

hoạch định chính sách có tính đến các vấn đề đặc biệt của phụ nữ nông thôn, vai trò đặc biệt của

họ trong bảo đảm ổn định đời sống, sinh kế bền vững gia đình, thừa nhận và đánh giá vai trò của

họ trong khu vực kinh tế không trên cơ sở tiền tệ (non-monetized sector) .

Pháp luật Việt Nam không có những quy định ưu tiên tạm thời cho phụ nữ nông thôn. Dân

số sống ở nông thôn của VN hiện nay vẫn cao, chiếm khoảng 60-70% tổng dân số, do đó có lẽ đây

là lĩnh vực mà pháp luật cần tính đến những ưu tiên tạm thời. Về kỹ thuật lập pháp cũng đặt ra

những khó khăn khi quy định các ưu tiên tạm thời. Pháp luật về bảo hiểm xã hội mới chỉ đề cập tới

đối tượng làm công ăn lương, chưa đề cập tới lao động trong lĩnh vực phi tiền tệ, không hưởng

lương; chưa tính đến BĐG đối với nhóm nữ làm việc bán thời gian.

Do đặc thù về điều kiện tự nhiên và xã hội, nhìn chung phụ nữ nông thôn Việt Nam gặp

nhiều khó khăn trong tiếp cận và hưởng thụ quyền. Trong hành pháp, Chính phủ đã có những

chính sách ưu tiên phụ nữ được tiếp cận các nguồn hỗ trợ phát triển nông nghiệp, kinh tế gia đình,

chính sách xoá đói giảm nghèo, chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình ở nông thôn, chính

sách cho vay tín dụng đối với hộ nghèo. Những chính sách ưu tiên này được ghi nhận trong Luật

Ngân hàng Nhà nước, Luật Tổ chức tín dụng, Nghị định số 28/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín

dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Trong thực tế, đã có các chương trình

cho vay lãi suất thấp cho phụ nữ nghèo làm kinh tế (năm 2000 Ngân hàng nông nghiệp và phát

9

triển nông thôn đã ký với Hội LHPNVN Nghị quyết liên tịch về tổ chức thực hiện cho vay vốn đối

với phụ nữ). Chính sách đầu tư và phát triển địa phương đã chú trọng tới ưu tiên, hỗ trợ cho phụ

nữ nông thôn hưởng thụ quyền giáo dục, quyền chăm sóc sức khoẻ sinh sản, cải tạo cơ sở hạ tầng

và vệ sinh môi trường, chương trình nước sạch cho nông thôn. Vai trò giám sát của đại biểu dân cử

trong thực hiện những biện pháp chính sách này rất quan trọng.

3. Đưa Bình đẳng giới vào quá trình lập pháp, lập quy

3.1. Hoàn cảnh hoạch định và thi hành chính sách ở nước ta

Nhà hoạch định chính sách ở nước ta là ai? Chính sách là hệ thống những đường lối,

phương châm, nguyên tắc và những biện pháp do cơ quan công quyền đặt ra tác động vào xã hội

công dân và cơ chế kinh tế nhằm đạt những mục tiêu nhất định. Chủ thể hoạch định chính sách

chính là nhà nước hiểu theo nghĩa rộng, gồm các cơ quan thuộc nhánh lập pháp, hành pháp, tư

pháp. Trong nhà nước pháp quyền , chính sách được thể hiện bằng pháp luật. Pháp luật được thảo

luận và ban hành dựa trên sự ủy quyền của nhân dân qua bầu cử hợp pháp. Nhà nước bao hàm tổ

chức nhà nước ở các cấp chính quyền. Nói đến hệ thống pháp luật, không thể không nói đến tính

tổng thể của nó bao hàm sản phẩm của quá trình lập pháp và lập quy của các tổ chức và cá nhân

được trao quyền này (Luật ban hành VBQPPL).

Nhà nước còn được hiểu một cách cụ thể là “nhà chức trách”, gồm các cá nhân công chức,

chính khách tham gia trực tiếp vào quá trình lập pháp, lập quy ( hoạch định chính sách) và bảo

đảm, giám sát thực thi chính sách. Hiểu theo nghĩa này, trách nhiệm của nhà nước phải thể hiện

bằng hành động và năng lực, sự nhiệt tình của các cá nhân công chức tham gia hoạch định chính

sách. Ở Trung ương hay địa phương, chính sách đựoc quyết định bởi cơ quan dân cử là Quốc hội

và Hội đồng nhân dân các cấp. Chính vì thế, ĐBQH và ĐB HĐND là các cá nhân trực tiếp góp

phần quan trọng vào giai đọan quyết định chính sách (lập pháp, lập quy địa phương) và giám sát

thực hiện chính sách.

Đặc thù ở Việt nam: Nước ta có đặc thù là bên cạnh Quốc hội là cơ quan lập pháp và

HĐND là cơ quan ra nghị quyết thi hành pháp luật ở địa phương, thì cơ quan hành pháp cũng có

quyền ban hành những văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện quyền hành pháp, hành chính

(Luật ban hành VBQPPL và Luật ban hành VBQPPQ địa phương). Hệ thống các văn bản “dưới

luật”của các cơ quan này không ít, lại rất cụ thể, ban hành chậm sau luật và có thể thay đổi thường

xuyên, ban hành theo thủ tục ít phức tạp hơn và khó kiểm tra hơn, do đó cần có cơ chế hữu hiệu để

giám sát văn bản. Hiện nay Hiến pháp và các luật tổ chức giao nhiệm vụ giám sát văn bản cho cơ

quan dân cử các cấp.

Xét về khía cạnh thi hành luật, cơ quan thi hành luật ở nước ta là các cơ quan tư pháp và

hành chính liên quan tới lĩnh vực pháp luật (ở trung ương và địa phương), còn gọi là cơ quan thực

10

hiện nội dung quản lý nhà nước. Chưa nói tới các chủ thể khác có nghĩa vụ thi hành, chấp hành

pháp luật như tổ chức và công dân có liên quan (ví như doanh nghiệp hoặc gọi chung là tổ chức sử

dụng lao động trong lĩnh vực lao động). Như vậy, cơ chế thi hành luật trong quan hệ này và rất phổ

biến ở nứoc ta là cơ chế hành chính. Cơ chế hành chính có nhược điểm là quan liêu và dựa trên

quyết định cá nhân (thủ trưởng) và theo chế độ giải quyết tranh chấp riêng cũng theo chế độ thủ

trưởng; ở nước ta ít khi giải quyết tranh chấp với cơ quan hành chính tại Tòa án hành chính. Tố

tụng giải quyết khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện vi phạm quyền ở tòa án rất không phổ biến và có

những hạn chế riêng, ví dụ vị thế độc lập trong xét xử và quyền giải thích, áp dụng luật theo hòan

cảnh cụ thể và tính hệ thống, công bằng của các lập luận phán quyết.

Ở nước ta tòa án không có quyền giải thích luật, chỉ được áp dụng luật trong điều kiện cụ

thể; chưa có tiền lệ người dân được đem Hiến pháp hoặc điều ước quốc tế ra viện dẫn tại Tòa để

bảo vệ quyền. Do đó pháp luật càng phải quy định chi tiết hơn tới mức có thể, nhất là các biện

pháp ưu tiên tạm thời như CEDAW quy định tại Điều 4 . Vì thế cũng có hạn chế so với các nền

pháp luật cho phép Tòa án có quyền giải thích luật theo các vụ việc cụ thể (thông luật, án lệ, luật

bình đẳng của hệ thống Anh-Mỹ). Đặc biệt trong lĩnh vực chống phân biệt đối xử về giới,

CEDAW đã thừa nhận những phân biệt đối xử trên thực tế và có riêng quy định yêu cầu các quốc

gia thành viên có biện pháp loại bỏ những hình thức này (Đ5).

Về định hướng và giám sát chính sách: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước ta

được ghi nhận tại Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung 2001 là Nhà nứoc Pháp quyền Xã hội chủ

nghĩa, Của dân , do dân và vì dân. Do đó vai trò của Đảng trong hoạch định định hướng cơ bản

để hình thành chính sách và bảo đảm thực hiện chính sách thông qua đảng viên của mình và các tổ

chức đảng cơ sở cần dóng vai trò quan trọng. Đại biểu dân cử là đảng viên hoặc giữ các vị trí

trong tổ chức cơ sở đảng đóng vai trò đúp trong định hướng và hoạch định chính sách.

Về chủ thể nhân dân, xã hội trong hoạch định và giám sát chính sách: Với bản chất nhà

nước của dân, do dân, vì dân, các đại biểu dân cử chính là những người được dân trực tiếp ủy

nhiệm qua dân chủ trực tiếp (bầu cử) để thực hiện tiếng nói thay cho người dân trong quyết định

và giám sát thi hành chính sách. Nhận biết những hòan cảnh phát sinh phân biệt đối xử và kiến

nghị biện pháp pháp lý, hành chính, xã hội để khắc phục chính là yêu cầu đối với vai trò đại biểu

dân cử.

11

“ Hôm nay Bác rất vui vì ít khi Bác gặp các đồng chí Huyện ủy đông như thế này. Lớp học có bao nhiêu đồng chí? Có bao nhiêu cô? Cán bộ nữ ít như vậy là một thiếu sót. Các đồng chí phụ trách lớp học chưa quan tâm đến việc bồi dưỡng cán bộ nữ. Đây cũng là thiếu sót chung ở trong Đảng. Nhiều người còn đánh giá không đúng khả năng của phụ nữ, hay thành kiến, hẹp hòi như vậy là rất sai hiện nay, có nhiều phụ nữ tham gia công tác lãnh đạo ở cơ sở. Nhiều người công tác rất giỏi . Có chấu gái làm chủ nhiệm Hợp tác xã tòan thôn, không những hăng hái mà còn làm tốt. Các cháu gái ở các hợp tác xã thường có nhiều ưu điểm: ít mắc tệ tham ô, lãng phí , không hay chè chén,ít hống hách, mệnh lệnh như một số cán bộ nam, có đúng như thế không? Nếu Bác nói không đúng các đồng chí cứ phát biểu. Bác mong rằng các đồng chí hãy thật sự sửa chữa bệnh thành kiến , hẹp hòi đối với phụ nữ . Các cô , nhất là các cô ở huyện phải đấu tranh mạnh. Vì các cô mà không đấu tranh thì những đồng chí nam có thành kiến với phụ nữ sẽ không tích cực sửa chữa.

Từ ghi âm bài nói tại Lớp Bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp huyện, Hồ Chí Minh Tuyển Tập, Tập 12 Tr.210, năm 1967.

Nhân dân còn có thể thực hiện dân chủ trực tiếp bằng tham gia vào quá trình hoạch định

và giám sát thi hành chính sách. Cơ chế bảo đảm sự tham gia trực tiếp của nhân dân được thực

hiện thông qua tổ chức (Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên) và trực tiếp (dân nguyện,

khiếu nại, tố cáo và trên cơ sở các Nghị định về dân

chủ cơ sở, về cơ chế tham gia góp ý kiến vào luật và

VBQPPL).

Tuy nhiên, nhân dân chỉ có thể tham gia

thực sự nếu Nhà nước bảo đảm cơ chế hấp dẫn để

khuyến khích sự tham gia (bao gồm Quy định- Thể

thức và Sự phản hồi hai chiều1). Đại biểu nhân dân

cũng có thể góp phần làm cho sự tham gia của nhân

dân hấp dẫn hơn thông qua tăng cường kỹ năng tiếp

xúc cử tri và nghe ý kiến cử tri về các dự án

VBQPPL. Vì tựu chung cũng quy vào trách nhiệm

nhà nước, và vì lẽ công ước quocó tế là điều ước

ràng buộc các nhà nước (chứ không phải xã hội dân

sự) mà CEDAW cũng như các công ước quốc tế

khác không có quy định về trách nhiệm thi hành của

tổ chức xã hội công dân.

Về kỹ thuật lập pháp, lập quy và thực hiện:

Nước ta theo hệ thống luật thành văn, tức là nhà

nước và công dân ràng buộc bởi lời văn của các văn

1 Tham khảo thêm về cơ chế để nhân dân tham gia lập pháp: Đề tài nghiên cứu VPQH, nghiệm thu 2004- lưu tại Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp.

12

bản pháp lý; thủ tục sửa đổi, bổ sung luật không đơn giản hơn so với ban hành luật mới; lại không

chấp nhận mô hình quy phạm áp dụng có điều kiện trong một thời gian. Trong khi đó CEDAW

yêu cầu cần có các quy định pháp lý áp dụng có thời gian (tạm thời) cho tới khi khắc phục được

thực tế phân biệt đối xử (phân biệt đối xử trên thực tế hoặc quy định phân biệt có tính chất tích

cực, ưu đãi nữ).

Ngoài ra, thực tiễn xây dựng nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập tòan cầu đã và

đang đặt ra những thách thức mới, những hòan cảnh và trường hợp phân biệt đối xử trên thực tế

mà pháp luật chưa lường hết hoặc phải giải quyết bằng các biện pháp tổng hợp nhà nước và xã

hội..

Điều này gợi những suy nghĩ cần có những cải tiến thích hợp quy trình hoạch định chính

sách.

Ưu điểm của hệ thống pháp luật Việt Nam là đều chú trọng đáng kể đến các khía cạnh của

bình đẳng giới. Tính chất này đã có trong hệ thống pháp luật nước ta từ trước khi ký kết và phê

chuẩn CEDAW.

Những điều cần sửa đổi và bổ sung vào hệ thống pháp luật Việt nam là hệ thống các biện

pháp lâu dài và tạm thời để thực hiện những nguyên tắc nhân văn đã ghi nhận trong Hiến pháp và

pháp luật, theo những điều kiện mới.

Cơ quan có thẩm quyền ban hành VBQPPL ở mọi cấp cần có quan điểm BĐG trong khi xem

xét những tác động bất lợi về giới có thể xảy ra khi ban hành quy định. Sau đây là một số điều gợi

mở tiếp cận phân tích tác động giới khi thảo luận, xem xét các phương án lập pháp, lập quy:

1- Pháp luật là một phạm vi bằng nhau cho những người khác nhau : Trong lĩnh vực lập pháp

và ban hành VBQPPL địa phương, các nhà lập pháp, lập quy thường chỉ chú ý tới các quy

phạm theo mặt bằng chính sách chung, ít để ý tới đối tượng áp dụng không cùng vị thế hoặc có

những điều kiện hòan cảnh khác nhau, chịụ những sức ép khác nhau. Ở những quốc gia có vận

động lập pháp, thì các quyền lợi và tác động của các quy phạm lên các đối tượng đều được cân

nhắc trước khi biểu quyết, do có sự vận động. Như vậy, nhà lập pháp trong Quốc hội và người

đại biểu HĐND đối với các quyết sách địa phương phải tính đến tác động của cùng một quy

phạm đối với các nhóm quyền lợi khác nhau, hòan cảnh khác nhau (nhóm cử tri hoặc nhóm

quyền lợi- cũng có khi các cử tri có nhiều nhóm quyền lợi khác nhau từ một quy phạm.

Ví dụ, chính sách tăng-giảm độ tuổi về hưu đối với nữ giới, thì mặt bằng chung này có thể lợi

cho nữ giới lao động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, giảng dạy v.v. mà lại bất lợi đối với nữ

giới ở khu vực lao động nặng nhọc; và xét rộng hơn đối với nữ giới nói chung và trên tinh thần

điều 14 CEDAW nói riêng, thì chính sách này có thể làm thêm mất công bằng trên thực tế đối với

phụ nữ nông thôn và phụ nữ trong khu vực kinh tế phi tiền tệ khác (nội trợ). Nói cách khác, mặt

13

bằng ưu tiên chỉ hạn hẹp, dẫn đến làm doãng khoảng cách đối xử- và là sự phân biệt đối xử trong

nữ giới nói chung.

Một ví dụ khác là quy định tiến bộ về bảo hiểm xã hội, lương trong Luật lao động và Luật

bảo hiểm xã hội (dự thảo) mới chỉ xóa bỏ phân biệt trong khu vực lao động hưởng lương, dẫn đến

phân biệt đối với lao động nữ trong các khu vực khác, nhất là trong khu vực nông nghiệp, ngư

nghiệp. Biện pháp bình đẳng giới trong quy định về đất đai (kể cả và quan trọng là quy định thủ

tục đăng ký), về thừa kế chưa cụ thể hóa về vấn đề đăng ký tên vợ, tên chồng , về bình đẳng trong

thừa kế nam-nữ. Quy định (thiện ý) về ưu đãi cho các doanh nghiệp có sử dụng đông lao động nữ

lại tạo ra tác động ngoại ý gây bất bình đẳng đối với lao động nữ trong doanh nghiệp ít nữ lao

động.

2- Chính sách ưu đãi về kinh tế, thuế không phải là động lực khuyến khích duy nhất: Trong

nền kinh tế thị trường, các quốc gia đang phát triển thường đưa ra những phần thưởng về thuế,

ưu đãi tài chính, lợi kinh tế đối với tổ chức cá nhân chấp hành các ưu đãi tích cực về giới đối

với nữ. Thực tế cho thấy thứ nhất , biện pháp này nếu không được bảo đảm bằng thủ tục đơn

giản thì lại phản tác dụng vì bị lợi dụng, lợi bất cập hại, thứ hai, ưu đãi tài chính và kinh tế

chưa chắc đã đủ bồi đắp những điểm bất lợi vì mỗi loại doanh nghiệp ở mỗi lĩnh vực khác

nhau hoặc cho dù cùng lĩnh vực lại có thể có những tính tóan lợi ích khác nhau. Vì vậy loại ưu

đãi này phải đồng bộ với các biện pháp khác để tùy doanh nghiệp chọn. Ví dụ có ý kiến cho

rằng nếu “thưởng” cho doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ thì có nên “phạt” doanh

nghiệp ít lao động nữ hay không- bản chất của khoản thưởng là sự bù đắp , bồi thường hay chỉ

là sự ghi công thuần túy? V.v..

3- Hệ thống chế tài tương thích với khuyến khích ưu đãi và mức độ vi phạm: Điểm 2 đã bàn

tới cách tiếp cận chính sách thưởng-phạt đi đôi và tương thích theo tư duy: đã thưởng để

khuyến khích “phân biệt tích cực”, thì tức là cho phép lựa chọn để chấp nhận “phạt” nếu

không sẵn lòng chấp nhận sự phân biệt tích cực, vì suy cho cùng chấp nhận phạt cũng là sự lựa

chọn đáng tôn trọng trong nền kinh tế thị trường và tôn trọng tự chủ doanh nghiệp. Cách tiếp

cận khác về thưởng phạt nghiêm minh là đối với những hành vi hiển nhiên phải cấm (các nội

dung cần “loại trừ” trong các điều từ 7-14 CEDAW), thì tùy theo mức độ của những hành vi

đã được làm rõ mà quy định các chế tài đủ mạnh để phòng và chống vi phạm. Do đặc thù tòa

án không có quyền giải thích luật nói trên, pháp luật càng phải cụ thể về hành vi và chế tài.

4- Tăng cường nhận thức và vai trò tích cực của xã hội: Như đã nói, thực hiện CEDAW suy

cho cùng là trách nhiệm nhà nước, vì thế muốn nhân tác động của nhà nước thì chính nhà nước

phải chủ động và nỗ lực lôi kéo xã hội công dân vào cuộc. Một trong những nhiệm vụ của đại

biểu dân cử là tuyên truyền và vận động nhân dân thi hành pháp luật. Vai trò vận động, tuyên

truyền của ĐB dân cử do đó là rất quan trọng để bổ khuyết những công cụ mà nhà nước làm

14

kém hiệu quả và đôi khi không can thiệp trực tiếp được. Đó là vai trò các tổ chức hòa giải

nhân dân, các tổ chức bảo vệ quyền phụ nữ, quyền trẻ em, vai trò của nhân dân trong tham gia

hoạch định và giám sát thực hiện chính sách. Bạo lực gia đình chỉ có thể “đến tay” nhà nước

xử lý nếu nạn nhân hoặc tổ chức nhân dân khiếu nại, can thiệp trứoc.

5- Cần dự liệu quy phạm chống bệnh hình thức và thành tích, đặt chỉ tiêu phấn đấu mà không

chú ý đến hiệu quả thực tế, hoặc do chạy theo thành tích mà dẫn đến phân biệt đối xử mới:

Mỗi chính sách đều có hai mặt. Nếu mất cân bằng hoặc thực hiện sai cách thì chính sách tốt

trở thành chính sách có hại. Bệnh thành tích trong các phong trào, các chương trình quốc gia

đầy “thiện ý”rất có thể dẫn đến phân biệt đối xử. Một ví dụ có thể nêu lên là Phong trào sinh

đẻ có kế hoạch. Phong trào SĐ có kế hoạch theo “chỉ tiêu” dễ dẫn đến chủ yếu thiên về đặt

vòng tránh thai, gây phân biệt về giới có hại cho nữ, tệ hơn nữa có thể dẫn đến vi phạm như

cưỡng bức. Phạt sinh con thứ ba cũng là tệ nạn của bệnh thành tích- thói quen cửa quan: không

làm đựợc thì cấm. Hệ quả của tệ nạn này là sự phân biệt đối với phụ nữ. Việc đặt chỉ tiêu trong

cơ cấu nữ trong bầu cử hoặc trong quy hoạch cán bộ mà không kèm theo các biện pháp bồi

dưỡng, đào tạo nhiều khi dẫn đến bất lợi cho cán bộ nữ trong quy hoạch hoặc bệnh hình thức

trong bầu cử.

6- Bệnh chủ quan, quan liêu, duy ý chí: Nhà lập chính sách thường muốn dễ cho mình (quản

lý) và ít để ý tới biện pháp đưa ra sẽ bị phản ứng như thế nào, có những tác động ngoại ý gì.

Nhiều tác động ngoại ý bắt nguồn từ những chính sách tưởng như là thiện ý hoặc thiện ý thực

sự. Ví dụ khi ban hành một đạo luật cấm đánh bắt hải sản gần bờ, nhà lập pháp quên không

tìm giải pháp giúp đỡ kế sinh nhai cho những người sinh sống nhờ thu mua buôn bán tại các

bến cá mà đa số là phụ nữ v.v.

7- Quan tâm tới nhóm yếu thế như thế nào: Chính sách trong phát triển thường phải quan tâm

tới nhóm yếu thế trong xã hội. Phụ nữ thường bị tác động mạnh hơn nam giới và càng ngày

càng trở thành nhóm yếu thế hơn nếu không có giải pháp hỗ trợ. Do đó, khi ban hành một

chính sách, phải định vị được nhóm yếu thế chọn tác động bất cân xứng bởi chính sách này

như thế nào và đó là ai, có thể đặt ra biện pháp ưu đãi như thế nào để hạn chế phân biệt đối xử.

Nếu thực hiện chính sách ưu đãi bố trí nữ cho giáo dục mầm non, thì môi trường giáo dục này

vô hình trung đã thể hiện bất bình đẳng giới cho trẻ em nam; Trường học chuyên nữ sinh

chẳng hạn, sẽ là biện pháp bất lợi cho giáo dục về giới từ nhà truờng. Tính yếu thế của nữ

trong khoa học khác lĩnh vực lao động chân tay, thành thị khác với nữ ở nông thôn… Do đó

khái niệm nhóm yếu thế là khái niệm nghiên cứu chính sách, cần phải đầu tư xem xét và quy

định cụ thể để có ưu đãi hợp lý.

8- Tôn trọng lựa chọn của đối tuợng đựoc ưu đãi: Có những chính sách ưu đãi được ban bố

tràn lan đối với “giới” nói chung mà thiếu cá thể hóa (như nói ở điểm 7); hoặc không quy định

15

cơ hội lựa chọn (từ bỏ ưu đãi) của đối tượng, dẫn đến khuôn mẫu, cứng nhắc, gây tâm lý đề

phòng, nghi ngờ trong gia đình. Lỗi này thường xảy ra trong các quy định liên quan tới gia

đình. Ví dụ quyền thỏa thuận nghỉ con ốm, quyền thỏa thuận về tài sản riêng trước và trong

hôn nhân.

9- Phân biệt giới xảy ra hàng ngày ở địa phuơng: Tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo là

lĩnh vực đại biểu dân cử có thể phát huy vai trò.

3.2. Một số khuyến nghị

1. Cần phải tiến hành rà soát, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về chống phân

biệt đối xử để kiến nghị sửa đổi, bổ sung; ví dụ bổ sung thêm các quy định về tội xâm

hại quyền và lợi ích của phụ nữ , đặc biệt là tội môi giới hôn nhân với người nước

ngoài;

2. Phải tiến hành chiến lược truyền thông, tuyên truyền phổ biến pháp luật, giáo dục pháp

luật về bình đẳng giới

3. Cần có các quy định rõ cơ chế giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với việc thực hiện

quyền bình đẳng của phụ nữ.

4. Sớm xây dựng hoàn thành luật bình đẳng giới và sau đó cần tiếp tục chú trọng phân

tích tác động giới trong quá trình lập pháp, lập quy.

5. Cần sửa đổi các chính sách cán bộ của Đảng hướng tới quy hoạch, bồi dưỡng và tăng

cường năng lực nữ trong lãnh đạo