CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHỐNG THẤT THU...

118
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HC BÀ RA - VŨNG TÀU ĐỖ KIM HỒNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHỐNG THẤT THU THUẾ NHÀ THẦU NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Bà Rịa - Vũng Tàu, tháng 3 năm 2019

Transcript of CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHỐNG THẤT THU...

  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

    TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU

    ĐỖ KIM HỒNG

    CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHỐNG THẤT

    THU THUẾ NHÀ THẦU NƢỚC NGOÀI TRÊN

    ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

    LUẬN VĂN THẠC SĨ

    Bà Rịa - Vũng Tàu, tháng 3 năm 2019

  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

    TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU

    ĐỖ KIM HỒNG

    CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHỐNG THẤT

    THU THUẾ NHÀ THẦU NƢỚC NGOÀI TRÊN

    ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

    LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

    Mã số ngành: 8430101

    CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐÀO DUY HUÂN

    Bà Rịa - Vũng Tàu, tháng 3 năm 2019

  • LỜI CAM ĐOAN

    Tôi tên là Đỗ Kim Hồng, học viên cao học khóa III, ngành Quản trị

    kinh doanh – Trƣờng Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu. Tôi xin cam đoan đây là

    công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Đào Duy

    Huân.

    Kết quả nghiên cứu của tôi là trung thực, đƣợc trích dẫn nguồn rõ ràng,

    minh bạch.

    Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 17 tháng 3 năm 2019

    Học viên

    Đỗ Kim Hồng

  • LỜI CẢM ƠN

    Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu trƣờng

    Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu, Khoa Đào tạo Sau Đại học, các giảng viên tham

    gia giảng dạy đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá

    trình học tập và thực hiện đề tài.

    Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đào Duy Huân đã tận

    tình cung cấp tài liệu, hƣớng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất

    trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.

    Xin chân thành cảm ơn các anh chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện và hỗ

    trợ tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu cho đề tài.

    Và cuối cùng, xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành đến ngƣời thân đã

    động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

    Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 17 tháng 3 năm 2019

    Học viên

    Đỗ Kim Hồng

  • TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    Đề tài tiến hành “Các yếu tố tác động đến chống thất thu Thuế nhà thầu nước

    ngoài trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” đƣợc thực hiện nhằm

    đánh giá các yếu tố tác động đến hiệu quả chống thất thu Thuế GTGT của Cục Thuế

    tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

    Đề tài đƣợc thực hiện dựa trên định tính và chủ yếu định lƣợng và đã thu đƣợc kết

    quả sau:

    - Xác định đƣợc 05 biến độc lập ảnh hƣởng đến hiệu quả chống thất thu thế

    GTGT: 1) Hệ thống chính sách Thuế; (2) Tổ chức bộ máy thu Thuế; (3) Ứng dụng

    công nghệ, (4) Công tác thanh tra kiểm tra giám sát; (5) Chính sách tuyên truyền và

    động viên khuyến khích.

    - Nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện với cở mẫu120 công chức đang làm

    việc tại Cục Thuế và các Chi cục Thuế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thông qua phiếu

    khảo sát ý kiến để đánh giá thang đo và đánh giá sự phù hợp của mô hình nghiên

    cứu.

    -Kết quả chuẩn hóa của mô hình cấu trúc tuyến tính SEM cho thấy có 05 yếu

    tố tác động đến hiệu quả chống thất thu Thuế GTGT theo thứ tự giảm dần nhƣ sau:

    1. Tuyên truyền và động viên là yếu tố tác động mạnh nhất (β = 0.364).

    2. Bộ máy tổ chức ảnh hƣởng đến hiệu quả chống thất thu Thuế ở vị trí thứ hai

    (β là 0.322);

    3. Thanh tra kiểm tra ảnh hƣởng đến hiệu quả chống thất thu Thuế ở vị trí thứ 3

    (β = 0.274);

    4. Hệ thống chính sách ảnh hƣởng đến hiệu quả chống thất thu Thuế ở vị trí thứ

    4 (β = 0.223);

    5. Ứng dụng công nghệ ảnh hƣởng đến hiệu quả chống thất thu Thuế GTGT ở

    vị trí thứ 5 (β = 0.125).

    Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đƣa ra một số hàm ý quản trị để gia tăng

    hiệu quả chống thất thu Thuế GTGT của Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

  • MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... 1

    LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. 2

    TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 3

    MỤC LỤC ................................................................................................................... 4

    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... 7

    DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ 8

    DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................ 10

    CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1

    1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1

    2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 4

    3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 4

    4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4

    5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 5

    5.1. Nghiên cứu định tính ......................................................................................... 5

    5.2. Nghiên cứu định lượng ...................................................................................... 5

    6. Ý nghĩa thực tiễn đề tài ........................................................................................... 5

    7. Kết cấu đề tài ........................................................................................................... 6

    Tóm tắt chƣơng 1 ........................................................................................................ 6

    CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................ 7

    2.1 Tổng quan về Thuế nhà thầu nƣớc ngoài .............................................................. 7

    2.1.1 Sự hình thành Thuế nhà thầu nước ngoài ....................................................... 7

    2.1.2 Khái niệm Thuế nhà thầu nước ngoài ............................................................. 8

    2.1.3 Vai trò của Thuế nhà thầu nước ngoài ............................................................ 9

    2.1.4 Đặc điểm của Thuế nhà thầu nước ngoài ..................................................... 11

    2.1.5 Thuế nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam ....................................................... 15

    2.2. Thuế giá trị gia tăng (GTGT) ............................................................................. 23

    2.2.1. Khái niệm Thuế GTGT ................................................................................. 23

    2.2.2. Nguồn gốc ra đời của Thuế GTGT ............................................................... 23

  • 2.2.3. Bản chất và cơ chế vận hành Thuế GTGT .................................................. 24

    2.2.4. Vai trò của Thuế GTGT ................................................................................ 24

    2.2.5. Ưu, nhược điểm của Thuế GTGT ................................................................. 25

    2.3. Thất thu Thuế GTGT ......................................................................................... 27

    2.3.1. Khái niệm thất thu Thuế ............................................................................... 27

    2.3.2. Nguyên nhân gây thất thu Thuế .................................................................... 28

    2.3.3. Ảnh hưởng của việc thất thu Thuế ................................................................ 31

    2.4. Sự cần thiết của công tác chống thất thu ............................................................ 32

    2.4.1. Đảm bảo nguồn thu cho NSNN .................................................................... 32

    2.4.2. Thực hiện công bằng xã hội và thúc đẩy nền kinh tế phát triển lành mạnh 32

    2.5. Một số nghiên cứu trƣớc đây ............................................................................. 33

    2.6. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ............................................................... 38

    Tóm tắt chƣơng 2 ...................................................................................................... 40

    CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 41

    3.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 41

    3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 41

    3.2.1. Nghiên cứu định tính .................................................................................... 41

    3.2.2. Phương pháp định lượng .............................................................................. 42

    3.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 45

    3.3.1. Phương pháp chọn mẫu................................................................................ 45

    3.2.2. Đo lường thang đo nghiên cứu ..................................................................... 45

    3.2.3. Kích thước mẫu nghiên cứu chính thức ....................................................... 47

    Tóm tắt chƣơng 3 ...................................................................................................... 48

    CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 49

    4.1. Giới thiệu mẫu nghiên cứu ................................................................................. 49

    4.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo.............................................................................. 51

    4.2.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ........................... 51

    4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................ 54

    4.2.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA .............................................................. 56

  • 4.3. Kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính SEM .................................................... 64

    4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................ 68

    Tóm tắt chƣơng 4 ...................................................................................................... 69

    CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................... 70

    5.1. Kết luận .............................................................................................................. 70

    5.2. Hàm ý quản trị .................................................................................................... 71

    5.2.1. Cải thiện yếu tố tuyên truyền và động viên khuyến khích ............................ 71

    5.2.2. Cải thiện yếu tố bộ máy tổ chức ................................................................... 73

    5.2.3. Cải thiện yếu tố thanh tra kiểm tra .............................................................. 74

    5.2.4. Cải thiện yếu tố hệ thống chính sách ........................................................... 76

    5.2.5. Cải thiện yếu tố ứng dụng công nghệ ........................................................... 77

    5.3. Hạn chế nghiên cứu ............................................................................................ 78

    TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 79

    PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM ....................................................... 81

    PHỤ LỤC II: DANH SÁCH THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ................ 85

    PHỤ LỤC III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH.......................................... 86

    PHỤ LỤC IV: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ....................................................... 88

    PHỤ LỤC V: KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU ............................................................ 91

  • DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

    NTNN Nhà thầu nƣớc ngoài

    DN Doanh nghiệp

    NNT Ngƣời nộp thuế

    GTGT Giá trị gia tăng

    ODA Hỗ trợ phát triển chính thức: Official Development

    Assistance

    FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài: Foreign Direct Investment

    NSNN Ngân sách Nhà nƣớc

    EFA Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)

    CFA

    Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor

    Analysis

    SEM

    Mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation

    Modeling)

    SPSS Statistical Package for the Social Sciences

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU

    Bảng 2.1. Tổng hợp các văn bản pháp quy về Thuế NTNN ............................... 15

    Bảng 2.2. Tỷ lệ % để tính Thuế GTGT trên doanh thu đối với ngành kinh

    doanh...................... ............................................................................................. 22

    Bảng 3.1. Thang đo Hệ thống chính sách Thuế .................................................. 45

    Bảng 3.2. Thang đo tổ chức bộ máy thu Thuế .................................................... 46

    Bảng 3.3. Thang đo Ứng dụng công nghệ .......................................................... 46

    Bảng 3.4. Thang đo công tác thanh tra kiểm tra giám sát ................................... 46

    Bảng 3.5. Thang đo Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích ......... 47

    Bảng 3.6. Thang đo hiệu quả chống thất thu Thuế GTGT.................................. 47

    Bảng 4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ................................................................... 49

    Bảng 4.2 Số lƣợng khảo sát của từng Phòng/Chi cục Thuế ................................ 50

    Bảng 4.3. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo hệ thống chính sách ................ 51

    Bảng 4.4. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo bộ máy tổ chức........................ 51

    Bảng 4.5. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo ứng dụng công nghệ................ 52

    Bảng 4.6. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo thanh tra kiểm tra giám sát ..... 52

    Bảng 4.7. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo tuyên truyền và động viên khuyến

    khích .................................................................................................................... 53

    Bảng 4.8. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo hiệu quả chống thất thu Thuế

    GTGT................................................................................................................... 53

    Bảng 4.9. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả

    chống thất thu Thuế GTGT ................................................................................. 54

  • Bảng 4.10. Kết quả phân tích nhân tố khám phá ................................................ 55

    Bảng 4.11. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett cho yếu tố hiệu quả chống thất thu

    Thuế ..................................................................................................................... 55

    Bảng 4.12. Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho yếu tố nhận biết thƣơng hiệu

    ................................................................................................................................56

    Bảng 4.13. Kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm ................................ 58

    Bảng 4.14. Trọng số tải của các thang đo ........................................................... 69

    Bảng 4.15. Trọng số tải của các thang đo .......................................................... 61

    Bảng 4.16. Kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm nghiên cứu ............. 62

    Bảng 4.17. Trọng số tải của các thang đo .......................................................... 63

    Bảng 4.18. Bảng tóm tắt kết quả kiểm định thang đo ......................................... 64

    Bảng 4.19. Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mô

    hình ...................................................................................................................... 66

    Bảng 4.20. Kết quả ƣớc lƣợng bằng Bootstrap N = 1000 ................................... 67

    Bảng 4.21. Tổng kết kiểm định giả thuyết .......................................................... 67

    Bảng 5.1. Mức độ ảnh hƣởng theo thứ tự ........................................................... 70

    Bảng 5.2. Thống kê mô tả thang đo tuyên truyền và động viên khuyến khích... 71

    Bảng 5.3. Thống kê mô tả thang đo tiền lƣơng và phúc lợi ................................ 73

    Bảng 5.4. Thống kê mô tả thang đo thanh tra kiểm tra ....................................... 74

    Bảng 5.5. Thống kê mô tả thang đo hệ thống chính sách ................................... 76

    Bảng 5.6. Thống kê mô tả thang đo ứng dụng công nghệ .................................. 77

  • DANH MỤC HÌNH ẢNH

    Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu của Sandmo (2004) ............................................ 33

    Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Thanh Hoài và ThS Phạm Nữ

    Mai Anh (2009) ................................................................................................... 34

    Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu của PGS. TS. Lê Xuân Trƣờng, TS. Nguyễn Đình

    Chiến (2013) ........................................................................................................ 36

    Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thế Bình Phƣơng (2016) ............... 37

    Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................ 39

    Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .......................................................................... 41

    Hình 4.1. Kết quả CFA: các yếu tố ảnh hƣởng hiệu quả chống thất thu Thuế GTGT

    ...............................................................................................................................57

    Hình 4.2. Kết quả CFA hiệu quả chống thất thu Thuế GTGT ............................ 60

    Hình 4.3. Kết quả CFA mô hình tới hạn ............................................................. 61

    Hình 4.4. Kết quả SEM của mô hình lý thuyết (chuẩn hóa) ............................... 65

  • -1-

    CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU

    1. Lý do chọn đề tài

    Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh

    tế thế giới, chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng của dòng vốn đầu tƣ trực tiếp và

    không trực tiếp nƣớc ngoài (FDI & FII), dòng vốn viện trợ (ODA). Gắn liền với

    dòng vốn FDI, FII, ODA là sự xuất hiện hoạt động kinh doanh của các nhà thầu

    nƣớc ngoài (NTNN). Với quy mô nhƣ vậy, việc thực hiện và quản lý đƣợc các

    khoản Thuế phát sinh trong quá trình đầu tƣ trên của các bên có liên quan thật sự là

    quan trọng và thật sự càng quan trọng hơn là quản lý Thuế đối với đối tƣợng không

    hiện diện tại Việt Nam. Và từ đó thất thu Thuế luôn có biểu hiện, diễn biến rất đa

    dạng và phức tạp.

    Cho đến nay vai trò của Thuế nhà thầu nƣớc ngoài ngày càng đƣợc nâng cao,

    đó không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo nguồn thu cho NSNN mà còn góp phần quản

    lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế một cách hiệu quả.

    Trong thời gian qua, mặc dù ngành Thuế ngày càng có nhiều nỗ lực, nhƣng

    các biện pháp chống thất thu Thuế xem ra chƣa hữu hiệu, dƣờng nhƣ ngành Thuế

    mới tận thu đƣợc đối với các doanh nghiệp gƣơng mẫu trong nghĩa vụ Thuế, còn

    những doanh nghiệp cố tình trốn Thuế thì diễn biến rất đa dạng và phức tạp. Tình

    trạng đó không những gây tổn hại cho lợi ích của đất nƣớc mà còn tạo ra sự bất bình

    đẳng về nghĩa vụ Thuế của công dân, vô hình tạo thêm sự cạnh tranh không lành

    mạnh giữa các doanh nghiệp.

    Bên cạnh đó theo Tổng cục Thuế, thất thu Thuế là một hiện tƣợng thực tế

    khách quan vốn có của bất kỳ hệ thống Thuế khóa nào. Nó phản ánh hai mặt của

    một vấn đề: lợi ích của Nhà nƣớc và lợi ích của doanh nghiệp (hay lợi ích cá nhân).

    Trên thực tế thì hai lợi ích này thƣờng mâu thuẫn nhau, Nhà nƣớc luôn có khuynh

    hƣớng tăng nguồn thu từ Thuế, trong khi đó doanh nghiệp luôn mong muốn giảm số

    Thuế phải nộp càng nhiều càng tốt. Và từ đó thất thu Thuế luôn có biểu hiện, diễn

  • -2-

    biến rất đa dạng và phức tạp, tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội của một quốc gia và

    thật sự càng quan trọng hơn là quản lý Thuế đối với đối tƣợng không hiện diện tại

    Việt Nam, trong đó Thuế nhà thầu nƣớc ngoài là một khoản Thuế quan trọng cần

    phải xem xét vì tính chất phức tạp và mới mẻ của nó.

    Qua các kết luận thanh tra, kiểm tra tài chính, Thuế từ năm 2014 đến 2017

    các nhà thầu nƣớc ngoài về công tác tài chính, công tác kê khai và quyết toán Thuế

    đã có rất nhiều sai phạm làm thất thu cho ngân sách nhà nƣớc, vừa không bảo đảm

    công bằng xã hội và nổi bật ở đây là các sai phạm về Thuế Nhà thầu nƣớc ngoài.

    Tuy nhiên trong quá trình quản lý của nhà nƣớc đối với các Nhà thầu nƣớc ngoài,

    Nhà thầu phụ nƣớc ngoài cũng đang phát sinh nhiều vấn đề nhƣ tình trạng trốn

    Thuế, gian lận thƣơng mại. Nguyên nhân, do các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có nhiều

    kinh nghiệm đầu tƣ trên thị trƣờng quốc tế nên rất dễ lợi dụng kẽ hở chính sách,

    pháp luật của nƣớc ta để gian lận Thuế.

    Theo quy định hiện hành, các nhà thầu nƣớc ngoài khi phát sinh doanh thu

    tại Việt Nam từ hoạt động cung cấp dịch vụ, nhƣ: cho thuê máy móc, thiết bị, bảo

    hiểm, dịch vụ chuyển phát quốc tế, dịch vụ giao nhận, dịch vụ vận chuyển của hãng

    vận tải biển, chuyển nhƣợng chứng khoán... và các hoạt động khác, nhƣ: xây dựng,

    thƣơng mại, cung cấp máy móc thiết bị đi kèm dịch vụ... sẽ phải nộp Thuế nhà

    thầu.Thời gian qua, việc thu Thuế nhà thầu (đánh vào các doanh nghiệp nƣớc ngoài

    khi đến Việt Nam thực hiện công việc của mình, nhƣ: cung cấp hàng hóa, dịch vụ

    cho dự án, đơn vị trong nƣớc có nhu cầu...) trong thời gian qua không mấy dễ dàng,

    dù đây là một nguồn thu ngân sách không nhỏ.

    Hiện nay có rất nhiều dự án triển khai thi công tại Bà Rịa - Vũng Tàu phát

    sinh Thuế nhà thầu. Xác định rõ ý nghĩa quan trọng của nguồn thu này, Cục Thuế

    tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều giải pháp thực hiện thu Thuế nhà thầu và đạt kết

    quả đáng ghi nhận. Có đƣợc kết quả đó là do các nhà thầu chấp hành và thực hiện

    khá tốt các quy định của pháp luật về Thuế nhà thầu, tự giác kê khai và nộp Thuế.

    Công chức ngành Thuế thƣờng xuyên theo sát, nắm chắc diễn biến hoạt động của

    các nhà thầu và đôn đốc thu nộp vào ngân sách. Mặc dù cố gắng và thu đƣợc khoản

  • -3-

    thu lớn, công tác thu Thuế nhà thầu vẫn gặp không ít khó khăn, vƣớng mắc. Theo

    phản ánh của Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, mặc dù các đơn vị tự kê khai và

    nộp Thuế nhƣng qua kiểm tra, thanh tra vẫn phát hiện có nhiều khoản chƣa đƣợc kê

    khai đầy đủ, dẫn tới thiếu hụt các khoản phải nộp Thuế.

    Số liệu thu Thuế NTNN tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu qua các năm nhƣ sau:

    (Đvt: đồng Việt Nam)

    Số DN kê

    khai nộp hộ

    Số thuế NTNN phải

    nộp

    Số DN

    kiểm tra

    Số thuế NTNN truy

    thu tăng thêm

    2014 141 2.028.118.533.804 18 19.852.902.000 2.047.971.435.804

    2015 138 1.713.616.561.736 24 24.053.381.000 1.737.669.942.736

    2016 134 722.195.454.714 33 14.164.184.000 736.359.638.714

    2017 131 858.325.256.743 26 16.661.813.000 874.987.069.743

    Cộng 5.322.255.806.997 74.732.280.000 5.396.988.086.997

    SỐ BÁO CÁO CỦA NNT SỐ BÁO CÁO QUA KIỂM TRATổng số thu thuế

    NTNN Năm

    (Nguồn: Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

    Vì vậy vấn đề làm thế nào để quản lý chặt chẽ nguồn thu này, quản lý hiệu

    quả chống thất thu Thuế nhà thầu nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là

    vấn đề hết sức quan trọng vừa đảm bảo thực thi nghiêm luật pháp Việt Nam đối với

    các nhà thầu, nhà thầu phụ nƣớc ngoài vừa đảm bảo thực hiện tốt các Điều ƣớc

    quốc tế đƣợc ký kết giữa chính phủ Việt Nam, các quốc gia và vùng lãnh thổ trên

    thế giới, nhằm đảm bảo mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa nƣớc ta và các nƣớc

    trên thế giới. Đồng thời, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nƣớc phục vụ cho

    phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng. Trƣớc tình hình đó, việc tìm ra giải pháp

    nhằm nâng cao công tác quản lý chống thất thu Thuế nhà thầu nƣớc ngoài đòi hỏi

    phải đảm bảo tính chuyên môn, nghiệp vụ, tính kịp thời nhằm đảm bảo thu Thuế

    trƣớc khi nhà thầu nƣớc ngoài kết thúc hợp đồng, về nƣớc là một yêu cầu cấp thiết.

    Trên cơ sở đánh giá thực tiễn công tác thu Thuế, thất thu Thuế NTNN của

    giai đoạn từ năm 2014 đến 2017 vừa qua, với ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề

    nên em chọn đề tài nghiên cứu: "Các yếu tố tác động đến chống thất thu Thuế

    nhà thầu nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu".

  • -4-

    2. Mục tiêu nghiên cứu

    Mục tiêu tổng quát: Xem xét các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả việc tăng

    cƣờng chống thất thu Thuế NTNN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trên cơ sở

    đó, đề tài đƣa ra hàm ý chính sách để quản lý hiệu quả chống thất thu Thuế NTNN

    cho NSNN.

    Mục tiêu cụ thể:

    - Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả chống thất thu Thuế NTNN

    trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

    - Đo lƣờng mức độ tác động của các yếu tố đến hiệu quả công việc chống

    thất thu Thuế NTNN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

    - Đƣa ra hàm ý quản trị nhằm gia tăng hiệu quả công tác chống thất thu Thuế

    NTNN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

    3. Câu hỏi nghiên cứu

    Câu hỏi 1: Yếu tố nào ảnh hƣởng đến hiệu quả việc tăng cƣờng chống thất thu

    Thuế NTNN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu?

    Câu hỏi 2: Mức độ tác động của các yếu tố đến hiệu quả công việc chống thất

    thu Thuế NTNN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhƣ thế nào?

    Câu hỏi 3: Hàm ý quản trị nào nhằm gia tăng hiệu quả công tác chống thất thu

    Thuế NTNN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu?

    4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

    Đối tƣợng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả chống thất thu

    Thuế NTNN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong đó, đề tài tập trung nghiên

    cứu sắc Thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với các nhà thầu nƣớc ngoài.

    Đối tƣợng khảo sát: Các công chức đang công tác tại Cục Thuế và các Chi

    cục Thuế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

    Không gian nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài đƣợc thực hiện tại

    tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

    Thời gian khảo sát: bắt đầu từ tháng 9/2018 đến hết tháng 11/2018.

  • -5-

    5. Phƣơng pháp nghiên cứu

    5.1. Nghiên cứu định tính

    Dựa vào cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu, tác giả đề xuất các

    yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả việc tăng cƣờng chống thất thu Thuế NTNN trên địa

    bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Sau đó, tác giả sẽ thu thập các ý kiến của các chuyên

    gia trong ngành để hình thành nên mô hình nghiên cứu và điều chỉnh thang đo cho

    phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu.

    Phƣơng pháp định tính đƣợc thực hiện bằng các câu hỏi mở nhằm xác định

    các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả chống thất thu Thuế NTNN trên địa bàn tỉnh Bà

    Rịa - Vũng Tàu. Bảng câu hỏi mở đƣợc sử dụng phỏng vấn và thảo luận nhóm để

    dự kiến mô hình nghiên cứu, xác định thang đo và các khái niệm có liên quan cho

    phù hợp.

    5.2. Nghiên cứu định lƣợng

    Tác giả tiến hành khảo sát bằng cách chọn mẫu thuận tiện phi xác suất. Tác

    giả thu thập dữ liệu và kiểm định thống kê bằng phần mềm SPSS.20. Thực hiện

    phân tích Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân

    tố khẳng định (CFA). Sau cùng, tác giả sẽ tiến hành phân tích mô hình cấu trúc hồi

    quy tuyến tính (SEM) để đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng và kiểm định các thuyết giả

    thuyết nghiên cứu ban đầu đƣa ra.

    6. Ý nghĩa thực tiễn đề tài

    Về mặt lý thuyết, nghiên cứu đóng góp và củng cố lý thuyết về chống thất thu

    Thuế, hệ thống hóa một cách khoa học về các lý luận có liên quan đến Thuế NTNN

    và chống thất thu Thuế NTNN.

    Về mặt thực tiễn, nhận diện và phân tích ảnh hƣởng của các yếu tố tới việc

    tăng cƣờng chống thất thu Thuế tại địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Hỗ trợ Cục

    Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong việc gia tăng hiệu quả chống thất thu Thuế

    NTNN, đồng thời cũng là một bài học kinh nghiệm cho các địa phƣơng khác tham

    khảo trong công tác chống thất thu Thuế NTNN.

    Cuối cùng đề tài cũng là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên

    cứu, bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực Thuế NTNN.

  • -6-

    7. Kết cấu đề tài

    Kết cấu của đề tài bao gồm 5 chƣơng:

    Chƣơng 1: Giới thiệu

    Bao gồm những nội dung: Tính cấp thiết của đề tài; Mục tiêu nghiên cứu –

    câu hỏi nghiên cứu; Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu; Phƣơng pháp nghiên cứu; Ý

    nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài; Bố cục của nghiên cứu.

    Chƣơng 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

    Bao gồm những nội dung: Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài (nhà

    thầu nƣớc ngoài (NTNN), chống thất thu Thuế và các nghiên cứu có trong và ngoài

    nƣớc có liên quan đến đề tài. Trên cơ sở, đề tài đề xuất mô hình nghiên cứu và các

    giả thuyết nghiên cứu.

    Chƣơng 3. Phƣơng pháp nghiên cứu

    Bao gồm những nội dung: Quy trình nghiên cứu; phƣơng pháp nghiên cứu, đo

    lƣờng các thang đo của các khái niệm nghiên cứu, mẫu nghiên cứu.

    Chƣơng 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

    Bao gồm những nội dung: thống kê mẫu nghiên cứu, đánh giá độ tin cậy

    Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng

    định (CFA), phân tích mô hình cấu trúc hồi quy tuyến tính (SEM).

    Chƣơng 5: Kết luận và hàm ý chính sách

    Bao gồm những nội dung: Tóm tắt lại kết quả nghiên cứu; Đề xuất kiến nghị;

    Nêu lên những hạn chế của nghiên cứu và đƣa ra hƣớng nghiên cứu mới cho những

    nghiên cứu tiếp theo.

    Tóm tắt chƣơng 1

    Trong chƣơng này tác giả đã đƣa ra những giới thiệu cơ bản về đề tài thông

    qua các mục: Tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu – câu hỏi nghiên cứu,

    đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và

    thực tiễn, kết cấu đề tài dự kiến. Đây là cơ sở để tác giả tiếp tục dẫn đến chƣơng 2:

    cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu.

  • -7-

    CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

    2.1. Tổng quan về Thuế nhà thầu nƣớc ngoài

    2.1.1. Sự hình thành Thuế nhà thầu nƣớc ngoài

    Sự ra đời và phát triển của Thuế là một tất yếu khách quan của lịch sử, gắn

    liền với sự ra đời và tồn tại của Nhà nƣớc và Pháp luật. Sự xuất hiện Nhà nƣớc đòi

    hỏi cần phải có của cải vật chất cần thiết chi cho hoạt động thƣờng xuyên của bộ

    máy Nhà nƣớc nhằm đảm bảo cho Nhà nƣớc tồn tại, duy trì quyền lực và thực hiện

    chức năng quản lý xã hội của mình. Và để duy trì sự tồn tại thì cần thiết phải có

    những nguồn tài chính để chi tiêu, chính vì vậy, sự hình thành nguồn thu từ Thuế là

    tất yếu và khách quan.

    Do ảnh hƣởng của toàn cầu hóa, nền kinh tế thế giới hiện nay đang chuyển

    thành một hệ thống liên kết ngày càng chặt chẽ thông qua các mạng lƣới công nghệ

    thông tin. Từ cuối thế kỷ XX trở lại đây, sự chuyển dịch hàng hóa, dịch vụ và các

    nguồn vốn đầu tƣ giữa các nƣớc gia tăng ngày càng nhanh, tạo ra sự biến đổi về

    chất so với trƣớc đây. Động lực của toàn cầu hóa chính là lợi ích mà các lực lƣợng

    tham dự có thể thu đƣợc nhờ vào sự mở rộng thƣơng mại hàng hóa, dịch vụ và đầu

    tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI). Quá trình toàn cầu hóa còn đƣợc diễn ra bằng quá

    trình mở rộng hoạt động đến các quốc gia thông qua các hoạt động đầu tƣ vào các

    ngành đa dạng và phong phú. Quá trình đầu tƣ của các quốc gia chính là quá trình

    thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh tại các nƣớc khác. Các nƣớc sẽ đem vốn

    của mình đến đầu tƣ thông qua các hình thức khác nhau, trong đó có hình thức các

    tổ chức, cá nhân thể hiện qua tƣ cách là các nhà thầu để tham gia quá trình này. Từ

    đó, các quốc gia sẽ phải suy nghĩ đến quá trình quản lý các hoạt động nêu trên, mà

    trong đó công cụ chủ yếu chính là chính sách Thuế. Và các nƣớc này sẽ phải đƣa ra

    các quy định về Thuế đối với các nhà thầu nƣớc ngoài khi đến nƣớc mình thực hiện

    kinh doanh nhằm đem lại nguồn thu ngân sách cho quốc gia đó, đảm bảo cạnh tranh

    công bằng giữa các doanh nghiệp nƣớc ngoài và doanh nghiệp trong nƣớc. Đây

    cũng là việc thực hiện nguyên tắc lãnh thổ của Thuế: Trong phạm vi chủ quyền của

    mình, mỗi quốc gia sẽ có quyền đánh Thuế đối với các sự kiện pháp lý làm phát

  • -8-

    sinh nghĩa vụ Thuế xảy ra trên lãnh thổ đó, ví dụ nhƣ sự kiện phát sinh thu nhập, sự

    kiện tọa lạc tài sản hay chuyển dịch tài sản, việc tiến hành các hoạt động kinh doanh

    thƣơng mại v.v... Do vậy, hình thành nên chính sách về Thuế đối với nhà thầu nƣớc

    ngoài.

    2.1.2. Khái niệm Thuế nhà thầu nƣớc ngoài

    Nhƣ tên gọi của nó, Thuế nhà thầu nƣớc ngoài là loại Thuế đánh vào hoạt

    động kinh doanh của các nhà thầu nƣớc ngoài. Nhà thầu nƣớc ngoài ở đây là các tổ

    chức, cá nhân nƣớc ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại một nƣớc trên

    cơ sở hợp đồng hoặc thoả thuận bằng văn bản giữa họ với tổ chức, cá nhân của

    nƣớc đó mà không hình thành nên một pháp nhân tại nƣớc có thu nhập phát sinh.

    Nhƣ vậy, nhà thầu nƣớc ngoài là một hình thức kinh doanh của các tổ chức, cá nhân

    nƣớc ngoài khác biệt với các hình thức đầu tƣ trực tiếp hoặc đầu tƣ gián tiếp nƣớc

    ngoài. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là

    FDI) là hình thức đầu tƣ dài hạn của cá nhân hay công ty nƣớc này vào nƣớc khác

    bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nƣớc ngoài đó

    sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Còn đầu tƣ gián tiếp nƣớc

    ngoài (tiếng Anh: Foreign Indirect Investment, viết tắt là FII) là hình thức đầu tƣ

    vốn của cá nhân hay công ty nƣớc này vào nƣớc khác mà nhà đầu tƣ không trực tiếp

    điều hành cơ sở sản xuất kinh doanh, thƣờng là qua thị trƣờng tài chính nhƣ thị

    trƣờng trái phiếu, thị trƣờng chứng khoán. Còn nhà thầu nƣớc ngoài chỉ hoạt động

    theo các hợp đồng đã ký với bên ký hợp đồng của nƣớc sở tại. Sau khi kết thúc hợp

    đồng, hoạt động của nhà thầu nƣớc ngoài cũng chấm dứt.

    Trong các quy định về Thuế của các nƣớc, Thuế NTNN thƣờng đƣợc gọi là

    Foreign Contractor Tax (FCT), Foreign Contractor Withholding Tax (FCWT). Nó

    còn đƣợc gọi là Thuế khấu trừ tại nguồn (withholding tax), do cách thu chủ yếu là

    đƣợc bên ký hợp đồng khấu trừ tiền Thuế phải nộp của nhà thầu nƣớc ngoài trƣớc

    khi trả tiền cho nhà thầu. Từ điển Oxford Dictionaries định nghĩa: “Thuế NTNN là

    loại Thuế đƣợc khấu trừ tại nguồn, do các quốc gia đánh trên tiền lãi vay hoặc cổ

    tức của ngƣời cƣ trú bên ngoài nƣớc đó”. Các nƣớc thƣờng không có một định

  • -9-

    nghĩa riêng về Thuế đối với nhà thầu nƣớc ngoài. Các điều khoản về Thuế đối với

    nhà thầu nƣớc ngoài thƣờng đƣợc quy định trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp,

    thuộc phần Thuế khấu trừ tại nguồn. Chẳng hạn, Luật Thuế Malaysia định nghĩa

    Thuế NTNN nhƣ sau: “Thuế NTNN là một khoản tiền đƣợc bên chi trả khấu trừ lại

    đối với thu nhập của ngƣời đƣợc trả tiền không cƣ trú và nộp cho Cục thu nội địa

    Malaysia. Bên trả tiền là cá nhân/tổ chức hoạt động kinh doanh tại Malaysia. Bên

    trả tiền phải giữ lại Thuế NTNN đối với các khoản chi trả cho dịch vụ, tƣ vấn kỹ

    thuật, tiền thuê hoặc các khoản chi trả khác thực hiện dƣới bất kỳ hình thức thỏa

    thuận nào đối với việc sử dụng bất kỳ động sản nào trả cho ngƣời nhận tiền không

    cƣ trú. Ngƣời nhận tiền là cá nhân/tổ chức không cƣ trú tại Malaysia nhận các

    khoản chi trả trên”. Theo Luật quản lý Thuế của Australia năm 2004 (Taxation

    Administration Amendment Regulations 2004) thì Thuế nhà thầu là loại Thuế đánh

    vào các khoản chi trả cho các tổ chức nƣớc ngoài thƣờng trú tại nƣớc này đƣợc hình

    thành từ các hợp đồng thầu xây dựng.

    Nhƣ vậy, với tên gọi của mình, có thể thấy Thuế nhà thầu nƣớc ngoài thuộc

    loại Thuế thu theo đối tƣợng, mà ở đây là các nhà thầu nƣớc ngoài.

    2.1.3. Vai trò của Thuế nhà thầu nƣớc ngoài

    Thuế nhà thầu nƣớc ngoài có các vai trò sau:

    - Huy động nguồn thu từ hoạt động kinh doanh của các nhà thầu nƣớc

    ngoài:

    Khi nhà thầu nƣớc ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh tại một nƣớc, đồng

    thời xuất hiện nghĩa vụ nộp Thuế của họ. Các nƣớc đều có quy định về việc thu

    Thuế đối với hoạt động kinh doanh của nhà thầu nƣớc ngoài tại nƣớc mình. Đối với

    các nƣớc phát triển, số Thuế thu từ hoạt động của các nhà thầu nƣớc ngoài không

    lớn, do các lý do sau:

    Các nƣớc phát triển đã đạt tới trình độ cao về các lĩnh vực, khả năng của các

    doanh nghiệp trong nƣớc đáp ứng đƣợc các nhu cầu về xây dựng, cung cấp

    máy móc thiết bị;

  • -10-

    Trình độ về công nghệ cao, ít phải nhập khẩu công nghệ từ nƣớc ngoài, do

    vậy ít xuất hiện Thuế nhà thầu nƣớc ngoài đối với tiền bản quyền;

    Lƣợng vốn đầu tƣ trong nƣớc lớn, đáp ứng đƣợc nhu cầu đầu tƣ, do vậy ít

    xuất hiện Thuế nhà thầu nƣớc ngoài đối với lãi vay.

    Ngƣợc lại với các nƣớc phát triển, đối với các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt

    Nam, số thu Thuế nhà thầu nƣớc ngoài đóng góp một phần khá quan trọng trong

    tổng thu của ngân sách nhà nƣớc từ Thuế, do các nguyên nhân sau:

    Các nƣớc đang phát triển cần một nguồn vốn rất lớn trong quá trình đầu tƣ

    của mình, do vậy cần vay từ các nguồn bên ngoài, làm xuất hiện Thuế nhà

    thầu nƣớc ngoài đối với lãi vay;

    Trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp, cần nhập khẩu khoa học công nghệ, do

    vậy xuất hiện Thuế nhà thầu nƣớc ngoài đối với tiền bản quyền;

    Khả năng của các doanh nghiệp trong nƣớc còn hạn chế, do vậy cần các nhà

    thầu nƣớc ngoài cung cấp nhiều dịch vụ, hàng hóa trong nƣớc chƣa sản xuất

    đƣợc, đặc biệt đối với việc xây dựng các nhà máy, công trình trọng điểm. Do

    vậy xuất hiện Thuế nhà thầu nƣớc ngoài trong lĩnh vực cung cấp hàng hóa

    dịch vụ, xây dựng;

    Các nƣớc đang phát triển thƣờng áp dụng mô hình Hiệp định tránh đánh

    Thuế hai lần của UN, trong khi các nƣớc phát triển thƣờng áp dụng mô hình

    Hiệp định tránh đánh Thuế hai lần của OECD. Mô hình UN áp dụng nguyên

    tắc đánh Thuế tại nguồn, ƣu tiên cho các nƣớc đang phát triển quyền đƣợc

    đánh Thuế đối với các thu nhập có nguồn phát sinh từ nƣớc mình;

    Tạo môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài

    nƣớc;

    Trong quá trình hội nhập, xu hƣớng toàn cầu hóa hiện nay, các nƣớc thực hiện

    hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài dƣới hình thức FDI, các công ty nƣớc ngoài hoạt

    động sản xuất kinh doanh nhƣng không hình thành pháp nhân đòi hỏi phải đƣợc đối

  • -11-

    xử bình đẳng về nhiều lĩnh vực, trong đó có Thuế. Chính sách Thuế đối với nhà

    thầu nƣớc ngoài cũng dựa trên một mặt bằng chung nhƣ đối với các doanh nghiệp

    trong nƣớc, xây dựng một sân chơi chung cho các doanh nghiệp hoạt động, tạo điều

    kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trên phạm vi toàn cầu.

    Ðiều chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý và định hƣớng phát

    triển kinh tế.

    Thuế NTNN, cũng nhƣ các loại Thuế đánh vào đối tƣợng khác, có vai trò điều

    chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các NTNN, xây dựng các quy định quản

    lý hoạt động của các NTNN, định hƣớng phát triển nền kinh tế. Bên cạnh vai trò

    chung của Thuế, Thuế NTNN còn có vai trò riêng, thể hiện ở các điểm sau:

    Điều chỉnh hoạt động của NTNN theo hƣớng: tạo điều kiện thuận lợi cho

    NTNN hoạt động, tuy nhiên vẫn đảm bảo cho các doanh nghiệp trong nƣớc

    hoạt động và phát triển tốt;

    Trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, thuế suất đối với từng loại

    hình sản xuất, kinh doanh có thể đƣợc điều chỉnh nhằm thực hiện chức năng

    điều chỉnh kinh tế của Thuế, mà cụ thể là điều chỉnh thuế suất các loại hình

    hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của NTNN cho phù hợp với yêu cầu

    của nền kinh tế từng thời điểm.

    2.1.4. Đặc điểm của Thuế nhà thầu nƣớc ngoài

    Thuế NTNN là loại Thuế đánh vào đối tƣợng là nhà thầu nƣớc ngoài. Nó bao

    gồm nhiều loại Thuế khác nhau: Thuế GTGT, Thuế TNDN, Thuế TNCN, Thuế

    XNK v.v... tƣơng tự nhƣ đối với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, Thuế NTNN có

    các đặc điểm chính sau:

    Về lĩnh vực thu: Thuế NTNN chỉ xuất hiện chủ yếu ở một số loại hình hoạt

    động sau:

  • -12-

    Đầu tƣ dự án mới hoặc mở rộng đầu tƣ phải nhập khẩu máy móc, thiết bị loại

    trong nƣớc chƣa sản xuất, chế tạo đƣợc, kèm theo dịch vụ đào tạo, lắp đặt, chạy thử,

    bảo hành, …

    Chuyển giao công nghệ, mua bản quyền công nghệ từ nƣớc ngoài (ví dụ: qui

    định hợp đồng chuyển giao công nghệ dây chuyền sản xuất sản phẩm: trả phí

    cho bên chuyển giao trên giá bán tịnh của sản phẩm; hoặc tiền chuyển giao

    công nghệ dạng nhãn hiệu thƣơng mại tính phần trăm trên doanh thu

    thuần…); trả tiền bản quyền xuất bản phẩm

    Vay ngân hàng nƣớc ngoài (lãi tiền vay)

    Quảng cáo (tiền bản quyền) hoặc dịch vụ

    Cho thuê máy móc, thiết bị, phƣơng tiện công nghiệp, thiết bị khoa học, thiết

    bị thƣơng mại, phƣơng tiện vận tải và các động sản khác dƣới mọi hình thức,

    kể cả các phần mềm đi kèm nhƣ phần mềm điều khiển, thiết bị phụ trợ

    Tƣ vấn, thiết kế (kể cả thiết kế qua Internet)

    Dịch vụ thuê/mua dịch vụ

    Về thời gian hoạt động của nhà thầu nƣớc ngoài:

    Đặc điểm lớn nhất của NTNN là hoạt động kinh doanh chỉ trong một thời gian

    ngắn, theo các hợp đồng ký với các doanh nghiệp hoặc cá nhân của nƣớc sở tại. Các

    hợp đồng này thƣờng là ngắn hạn, phần lớn dƣới một năm, có hợp đồng chỉ trong

    thời gian rất ngắn. Tuy nhiên cũng có những hợp đồng kéo dài vài năm, đặc biệt là

    các hợp đồng trong lĩnh vực dầu khí: thuê giàn khoan, tàu chứa dầu v.v...; trong lĩnh

    vực xây dựng: xây nhà máy điện, xi măng, nhà máy đƣờng, nhà máy chế biến thực

    phẩm v.v...; các hợp đồng vay để thực hiện các dự án đầu tƣ mua sắm máy móc

    thiết bị…

    Về sự hiện diện của NTNN tại nƣớc ký hợp đồng: Khác với các công ty nƣớc

    ngoài hoạt động đầu tƣ trực tiếp (FDI), các NTNN có thể có hiện diện hoặc không

  • -13-

    có hiện diện tại nƣớc ký kết hợp đồng. Đối với các hợp đồng thuộc dạng sau có thể

    không có sự hiện diện của NTNN ở nƣớc ký kết hợp đồng:

    Hợp đồng vay;

    Hợp đồng chuyển giao công nghệ;

    Hợp đồng tƣ vấn v.v...

    Tuy không hiện diện tại nƣớc ký kết hợp đồng, NTNN vẫn có thể phải nộp

    Thuế tại nƣớc ký hợp đồng, và Thuế NTNN trong trƣờng hợp này thƣờng là Thuế

    TNDN.

    Về cách thu:

    Do đặc điểm hoạt động của các NTNN là ngắn hạn, có thể không có hiện diện

    tại nƣớc ký kết hợp đồng đã dẫn tới cách thu Thuế NTNN cũng khác biệt. Thuế

    NTNN đƣợc thu chủ yếu tại bên ký hợp đồng nƣớc sở tại, đó cũng là đặc điểm dẫn

    tới tên gọi của Thuế NTNN là Thuế khấu trừ tại nguồn, trong đó nguồn đƣợc hiểu là

    nguồn thu nhập, tức là thu tại đơn vị chi trả thu nhập. Cách thu này đơn giản hóa

    thủ tục hành chính Thuế, hiệu quả, tiết kiệm chi phí thu Thuế. Tuy nhiên, cách thu

    này cũng có nhƣợc điểm là ràng buộc nghĩa vụ kê khai và nộp Thuế của đối tƣợng

    nộp Thuế - các NTNN - sang bên ký hợp đồng. Các chế tài về Thuế: phạt vi phạm

    kê khai, khai sai, khai thiếu, nộp chậm tờ khai v.v... chuyển qua bên ký hợp đồng.

    NTNN khi ký hợp đồng có thể chỉ cần biết số tiền mình nhận đƣợc khi cung cấp

    hàng hóa, dịch vụ, còn các vấn đề về Thuế do bên ký hợp đồng nƣớc sở tại chịu

    trách nhiệm.

    Về thuế suất:

    Do đặc điểm của NTNN chỉ hoạt động trong thời gian ngắn, không thực hiện

    chế độ sổ sách kế toán nhƣ các doanh nghiệp trong nƣớc nên việc kê khai, tính Thuế

    không áp dụng nhƣ đối với các doanh nghiệp trong nƣớc. Để tạo điều kiện thuận lợi

    trong quá trình hành thu, Thuế suất đối với các hoạt động kinh doanh của NTNN

    thƣờng đƣợc gộp lại theo từng nhóm có hoạt động kinh doanh tƣơng tự. Cũng do

  • -14-

    không thực hiện chế độ sổ sách kế toán, việc xác định Thuế TNDN thƣờng theo tỷ

    lệ % trên doanh thu NTNN nhận đƣợc. Tỷ lệ này cũng đƣợc xác định theo từng

    nhóm hoạt động kinh doanh tƣơng tự nhau, chẳng hạn: hoạt động dịch vụ; hoạt

    động xây dựng, hoạt động thƣơng mại v.v...

    Quan hệ với Hiệp định tránh đánh Thuế hai lần:

    Thuế NTNN có quan hệ chặt chẽ với Hiệp định tránh đánh Thuế hai lần. Các

    quy định về Thuế đối với NTNN đều đề cập đến quan hệ giữa Thuế NTNN và Hiệp

    định tránh đánh Thuế hai lần. Quan hệ giữa Thuế NTNN và Hiệp định tránh đánh

    Thuế hai lần thể hiện ở các điểm sau:

    Về nghĩa vụ nộp Thuế: Trong các quy định về Thuế NTNN đều khẳng định

    việc áp dụng Hiệp định tránh đánh Thuế hai lần đối với hoạt động của

    NTNN. Trƣờng hợp NTNN hoạt động tại nƣớc ký kết hợp đồng hình thành

    một Cơ sở thƣờng trú theo định nghĩa tại từng Hiệp định tránh đánh Thuế hai

    lần (Permanent Establishment - PE), các NTNN sẽ nộp Thuế nhƣ các doanh

    nghiệp trong nƣớc. Ngƣợc lại, các NTNN có thể chỉ phải nộp Thuế tại nƣớc

    đăng ký kinh doanh mà không phải nộp Thuế tại nƣớc ký hợp đồng.

    Về loại Thuế áp dụng: nhƣ trên đã phân tích, Thuế NTNN bao gồm nhiều

    loại Thuế khác nhau (GTGT, TNDN, TNCN v.v...). Tuy nhiên, đối với Hiệp

    định tránh đánh Thuế hai lần chỉ áp dụng đối với Thuế thu nhập. Đó là các

    loại thu nhập nhƣ: thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập từ

    vận tải quốc tế, thu nhập từ tiền lãi cổ phần, thu nhập từ tiền cho vay, thu

    nhập từ tiền bản quyền, thu nhập từ hoạt động dịch vụ kỹ thuật, thu nhập từ

    hoạt động cá nhân phụ thuộc v.v... Các loại Thuế gián thu nhƣ: Thuế GTGT,

    TTĐB v.v... áp dụng theo nội luật.

    Về thứ tự áp dụng quy định Luật đối với NTNN: Trƣờng hợp có sự khác

    nhau giữa các quy định tại Hiệp định và các quy định tại luật Thuế trong

    nƣớc thì sẽ áp dụng theo các quy định của Hiệp định. Nhƣ vậy, thƣờng là có

    sự ƣu tiên áp dụng quy định tại Hiệp định hơn là áp dụng quy định nội luật

  • -15-

    đối với Thuế NTNN. Hiệp định không tạo ra các nghĩa vụ Thuế mới, khác

    hoặc nặng hơn so với luật Thuế trong nƣớc. Ví dụ: trƣờng hợp tại Hiệp định

    có các quy định theo đó Việt Nam có quyền thu Thuế đối với một loại thu

    nhập nào đó nhƣng Luật Thuế Việt Nam chƣa có quy định thu Thuế đối với

    thu nhập đó hoặc quy định thu với mức thấp hơn thì áp dụng theo quy định

    của Luật Thuế Việt Nam.

    2.1.5. Thuế nhà thầu nƣớc ngoài tại Việt Nam

    2.1.5.1 Quá trình hình thành chính sách Thuế nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam

    Bảng 2.1. Tổng hợp các văn bản pháp quy về Thuế NTNN

    Số

    thứ

    tự

    Số văn bản

    (Thông tƣ)

    Ngày ban

    hành Nội dung Ghi chú

    1

    03-

    BTC/GTBD

    04/01/1991

    Hƣớng dẫn thực hiện thu Thuế cƣớc đối với

    các tàu biển nƣớc ngoài đến kinh doanh vận

    chuyển hàng hóa tại các cảng biển trên lãnh

    thổ Việt Nam

    2 07/TC-TCT 30/3/1992

    Hƣớng dẫn thực hiện nghĩa vụ Thuế đối với

    nhà thầu phụ nƣớc ngoài hoạt động sản xuất

    kinh doanh trong các hợp động chia sản

    phẩm dầu khí tại Việt Nam

    3 30/TT-BTC 18/7/1992

    Hƣớng dẫn thực hiện nghĩa vụ Thuế đối với

    các tổ chức và cá nhân nƣớc ngoài hoạt động

    sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam không

    thuộc các hình thức đầu tƣ theo Luật ĐTNN

    tại Việt Nam

    4 08/TC-TCT 05/02/1994 Hƣớng dẫn về Thuế đối với thu nhập từ tiền

    bản quyền

    5 85/BTC-

    TCT 24/10/1994

    Hƣớng thực hiện thu Thuế cƣớc đối với các

    tàu biển nƣớc ngoài đến kinh doanh vận

    chuyển hàng hóa tại các cảng biển trên lãnh

    thổ Việt Nam

    Thay thế TT

    03-

    BTC/GTBD

    6 37-TC/TCT 10/5/1995 Hƣớng dẫn thực hiện các chế độ Thuế áp

    dụng đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân

    Thay thế TT

    07-TC/TCT

  • -16-

    nƣớc ngoài tiến hành hoạt động kinh doanh

    tại Việt nam mà không thuộc các hình thức

    đầu tƣ theo Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt

    Nam

    30/TT-BTC

    7 61-TC/TCT 23/10/1996

    Hƣớng dẫn thực hiện nghĩa vụ Thuế đối với

    các tổ chức và cá nhân nƣớc ngoài có hoạt

    động cho thuê MMTB, phƣơng tiện vận tải

    tại Việt Nam

    8 83-TC/TCT 25/12/1996

    Hƣớng dẫn thực hiện ngĩa vụ Thuế doanh thu

    và Thuế lợi tức đối với các tổ chức và cá

    nhân nƣớc ngoài tiến hành hoạt động cung

    cấp dịch vụ chuyển phát nhanh hàng hóa bƣu

    phẩm tại Việt Nam

    9 169/1998/T

    T-BTC 22/12/1998

    Hƣớng dẫn thực hiện nghĩa vụ Thuế đối với

    các tổ chức và cá nhân nƣớc ngoài hoạt động

    kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các

    hình thức đầu tƣ theo Luật ĐTNN tại Việt

    Nam

    Thay thế TT

    08/TC-TCT;

    37-

    TC/TCT;

    61-TC/TCT;

    83-TC/TCT

    10 16/199/TT-

    BTC 04/02/1999

    Hƣớng thực hiện Thuế cƣớc đối với kinh

    doanh vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển

    của các hàng vận tải nƣớc ngoài vào Việt

    Nam khai thác vận tải

    Thay thế TT

    85/BTC-

    TCT

    11 95/1999/TT

    -BTC 06/8/1999 Hƣớng dẫn bổ sung TT 169/1998/TT-BTC

    12 05/2005/TT

    -BTC 11/01/2005

    Hƣớng dẫn thực hiện nghĩa vụ Thuế áp dụng

    đối với các tổ chức nƣớc ngoài không có tƣ

    cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nƣớc

    ngoài, kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh

    tại Việt Nam

    Thay thế TT

    169/1998/T

    T-BTC;

    95/1999/TT

    -BTC

    13 134/2008/T

    T-BTC

    31/12/2008

    Hƣớng dẫn thực hiện nghĩa vụ Thuế áp dụng

    đối với tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài kinh

    doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát

    sinh tại Việt Nam

    Thay thế TT

    05/2005/TT

    -BTC;

    16/199/TT-

    BTC

    14 197/2009/T 09/10/2009 Hƣớng dẫn sửa đổi, bổ sung TT

  • -17-

    T-BTC 134/2008/TT-BTC

    15 64/2010/TT

    -BTC 22/4/2010

    Hƣớng dẫn sửa đổi, bổ sung TT

    134/2008/TT-BTC

    16 60/2012/TT

    -BTC 12/4/2012

    Hƣớng dẫn thực hiện nghĩa vụ Thuế áp dụng

    đối với tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài kinh

    doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát

    sinh tại Việt Nam

    Thay thế TT

    134/2008/T

    T-BTC;

    197/2009/T

    T-BTC;

    64/2010/TT

    -BTC

    17 103/2014/T

    T-BTC 06/8/2014

    Hƣớng dẫn thực hiện nghĩa vụ Thuế áp dụng

    đối với tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài kinh

    doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát

    sinh tại Việt Nam

    Thay thế TT

    60/2012/TT

    -BTC

    Qua bảng tổng hợp các văn bản pháp quy về Thuế NTNN, chúng ta có thể

    rút ra một số nhận xét sau về quá trình xây dựng chính sách Thuế đối với NTNN

    của Việt Nam:

    Chính sách Thuế NTNN của Việt Nam chỉ xây dựng ở mức Thông tƣ, là

    cấp văn bản pháp quy thấp nhất trong hệ thống chính sách pháp luật của Việt Nam

    (Luật - Nghị định - Thông tƣ). Nguyên nhân là do Thuế NTNN là loại Thuế áp dụng

    cho 1 đối tƣợng là nhà thầu nƣớc ngoài. Các sắc Thuế mà NTNN phải áp dụng

    (GTGT, TNDN, TNCN v.v...) đều đã có các Luật Thuế tƣơng ứng. Thông tƣ chỉ

    hƣớng dẫn về phƣơng pháp thu, cách tính Thuế đối với NTNN do đặc thù hoạt động

    của NTNN nhƣ đã phân tích trên;

    Trong giai đoạn đầu, khi phát sinh các thu nhập chịu Thuế mới đối với

    nhà thầu nƣớc ngoài, Bộ Tài chính lại ban hành một thông tƣ để điều chỉnh đối với

    loại thu nhập này mà không sửa đổi, bổ sung vào các thông tƣ về Thuế NTNN đã có

    sẵn. Do vậy, vào một thời điểm có thể có nhiều thông tƣ hƣớng dẫn về các loại

    Thuế khác nhau áp dụng cho NTNN;

  • -18-

    Hƣớng tiếp cận đối với việc xây dựng chính sách Thuế NTNN của Việt

    Nam đƣợc tập trung vào 2 sắc Thuế chính là Thuế GTGT và Thuế TNDN. Các loại

    Thuế khác (TNCN, TTĐB v.v...) nằm trong các quy định về Thuế tƣơng ứng.

    Đối tƣợng chịu Thuế và đối tƣợng nộp Thuế đã đƣợc sửa đổi, bổ sung

    nhiều lần, bao quát đƣợc các thu nhập phát sinh và khá phù hợp với thông lệ quốc

    tế.

    2.1.5.2 Nội dung cơ bản của chính sách Thuế nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam

    hiện nay

    Hiện nay hƣớng dẫn thực hiện nghĩa vụ Thuế áp dụng đối với tổ chức, cá

    nhân nƣớc ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam

    theo Thông tƣ 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính.

    Đối tƣợng áp dụng (quy định tại Điều 1 TT 103/2014/TT-BTC ):

    (1) Tổ chức nƣớc ngoài kinh doanh có cơ sở thƣờng trú tại Việt Nam hoặc

    không có cơ sở thƣờng trú tại Việt Nam; cá nhân nƣớc ngoài kinh doanh là đối

    tƣợng cƣ trú tại Việt Nam hoặc không là đối tƣợng cƣ trú tại Việt Nam (sau đây gọi

    chung là Nhà thầu nƣớc ngoài, Nhà thầu phụ nƣớc ngoài) kinh doanh tại Việt Nam

    hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam

    kết giữa Nhà thầu nƣớc ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu

    nƣớc ngoài với Nhà thầu phụ nƣớc ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp

    đồng nhà thầu.

    (2) Tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo hình

    thức xuất nhập khẩu tại chỗ và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở Hợp

    đồng ký giữa tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài với các doanh nghiệp tại Việt Nam (trừ

    trƣờng hợp gia công và xuất trả hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài) hoặc

    thực hiện phân phối hàng hóa tại Việt Nam hoặc cung cấp hàng hóa theo điều kiện

    giao hàng của các điều khoản thƣơng mại quốc tế - Incoterms mà ngƣời bán chịu rủi

    ro liên quan đến hàng hóa vào đến lãnh thổ Việt Nam.

  • -19-

    (3) Tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động

    kinh doanh phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại Việt Nam trong đó tổ chức, cá

    nhân nƣớc ngoài vẫn là chủ sở hữu đối với hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam

    hoặc chịu trách nhiệm về chi phí phân phối, quảng cáo, tiếp thị, chất lƣợng dịch vụ,

    chất lƣợng hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam hoặc ấn định giá bán hàng hóa hoặc

    giá cung ứng dịch vụ; bao gồm cả trƣờng hợp uỷ quyền hoặc thuê một số tổ chức

    Việt Nam thực hiện một phần dịch vụ phân phối, dịch vụ khác liên quan đến việc

    bán hàng hóa tại Việt Nam.

    (4) Tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài thông qua tổ chức, cá nhân Việt Nam để

    thực hiện việc đàm phán, ký kết các hợp đồng đứng tên tổ chức, cá nhân nƣớc

    ngoài.

    (5) Tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập

    khẩu, phân phối tại thị trƣờng Việt Nam, mua hàng hóa để xuất khẩu, bán hàng hóa

    cho thƣơng nhân Việt Nam theo pháp luật về thƣơng mại.

    Đối tƣợng không áp dụng (quy định tại Điều 2 TT 103/2014/TT-BTC )

    (1) Tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo quy định của

    Luật Đầu tƣ, Luật Dầu khí, Luật các Tổ chức tín dụng.

    (2) Tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài thực hiện cung cấp hàng hóa cho tổ chức,

    cá nhân Việt Nam không kèm theo các dịch vụ đƣợc thực hiện tại Việt Nam dƣới

    các hình thức:

    - Giao hàng tại cửa khẩu nƣớc ngoài: ngƣời bán chịu mọi trách nhiệm, chi

    phí, rủi ro liên quan đến việc xuất khẩu hàng và giao hàng tại cửa khẩu nƣớc ngoài;

    ngƣời mua chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng,

    chuyên chở hàng từ cửa khẩu nƣớc ngoài về đến Việt Nam (kể cả trƣờng hợp giao

    hàng tại cửa khẩu nƣớc ngoài có kèm điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa

    vụ của ngƣời bán).

  • -20-

    - Giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam: ngƣời bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí,

    rủi ro liên quan đến hàng hóa cho đến điểm giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam; ngƣời

    mua chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở

    hàng từ cửa khẩu Việt Nam (kể cả trƣờng hợp giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam có

    kèm điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của ngƣời bán).

    (3) Tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài có thu nhập từ dịch vụ đƣợc cung cấp và

    tiêu dùng ngoài Việt Nam.

    (4) Tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài thực hiện cung cấp dịch vụ dƣới đây cho tổ

    chức, cá nhân Việt Nam mà các dịch vụ đƣợc thực hiện ở nƣớc ngoài:

    - Sửa chữa phƣơng tiện vận tải (tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng tàu bay,

    tàu biển), máy móc, thiết bị (kể cả đƣờng cáp biển, thiết bị truyền dẫn), có bao gồm

    hoặc không bao gồm vật tƣ, thiết bị thay thế kèm theo;

    - Quảng cáo, tiếp thị (trừ quảng cáo, tiếp thị trên internet);

    - Xúc tiến đầu tƣ và thƣơng mại;

    - Môi giới: bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nƣớc ngoài;

    - Đào tạo (trừ đào tạo trực tuyến);

    - Chia cƣớc (cƣớc thanh toán) dịch vụ, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với

    nƣớc ngoài mà các dịch vụ này đƣợc thực hiện ở ngoài Việt Nam, dịch vụ thuê

    đƣờng truyền dẫn và băng tần vệ tinh của nƣớc ngoài theo quy định của Luật Viễn

    thông; Chia cƣớc (cƣớc thanh toán) dịch vụ bƣu chính quốc tế giữa Việt Nam với

    nƣớc ngoài theo quy định của Luật Bƣu chính, các điều ƣớc quốc tế về Bƣu chính

    mà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia ký kết mà các dịch vụ này

    đƣợc thực hiện ở ngoài Việt Nam.

    (5) Tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài sử dụng kho ngoại quan, cảng nội địa (ICD)

    làm kho hàng hóa để phụ trợ cho hoạt động vận tải quốc tế, quá cảnh, chuyển khẩu,

    lƣu trữ hàng hoặc để cho doanh nghiệp khác gia công.

  • -21-

    Các loại Thuế áp dụng (quy định tại Điều 5 TT 103/2014/TT-BTC )

    Tuy nhiên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sắc thuế quan trọng nhất là Thuế

    giá trị gia tăng.

    * Đối tƣợng chịu Thuế GTGT (quy định tại Điều 5 TT 103/2014/TT-BTC ):

    (1) Dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tƣợng chịu Thuế GTGT

    do Nhà thầu nƣớc ngoài, Nhà thầu phụ nƣớc ngoài cung cấp trên cơ sở hợp đồng

    nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại

    Việt Nam (trừ trƣờng hợp quy định tại Điều 2 Chƣơng I), bao gồm:

    + Dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tƣợng chịu Thuế GTGT

    do Nhà thầu nƣớc ngoài, Nhà thầu phụ nƣớc ngoài cung cấp tại Việt Nam và tiêu

    dùng tại Việt Nam;

    + Dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tƣợng chịu Thuế GTGT

    do Nhà thầu nƣớc ngoài, Nhà thầu phụ nƣớc ngoài cung cấp ngoài Việt Nam và tiêu

    dùng tại Việt Nam.

    (2) Trƣờng hợp hàng hóa đƣợc cung cấp theo hợp đồng dƣới hình thức: điểm

    giao nhận hàng hóa nằm trong lãnh thổ Việt Nam; hoặc việc cung cấp hàng hóa có

    kèm theo dịch vụ tiến hành tại Việt Nam nhƣ lắp đặt, chạy thử, bảo hành, bảo

    dƣỡng, thay thế, các dịch vụ khác đi kèm với việc cung cấp hàng hóa (bao gồm cả

    trƣờng hợp dịch vụ kèm theo miễn phí), kể cả trƣờng hợp việc cung cấp các dịch vụ

    nêu trên có hoặc không nằm trong giá trị của hợp đồng cung cấp hàng hóa thì giá trị

    hàng hóa chỉ phải chịu Thuế GTGT khâu nhập khẩu theo quy định, phần giá trị dịch

    vụ thuộc đối tƣợng chịu Thuế GTGT theo hƣớng dẫn tại Thông tƣ này. Trƣờng hợp

    hợp đồng không tách riêng đƣợc giá trị hàng hóa và giá trị dịch vụ đi kèm (bao gồm

    cả trƣờng hợp dịch vụ kèm theo miễn phí) thì Thuế GTGT đƣợc tính chung cho cả

    hợp đồng.

    Phƣơng pháp kê khai nộp Thuế (có 2 phƣơng pháp):

  • -22-

    * Phương pháp 1 - Nộp Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (Thực

    hiện theo quy định của Luật Thuế GTGT):

    Nhà thầu nƣớc ngoài, Nhà thầu phụ nƣớc ngoài nộp Thuế nếu đáp ứng đủ

    các điều kiện (quy định tại Điều 8 Thông tƣ 103/2014/TT-BTC ) sau:

    + Có cơ sở thƣờng trú tại Việt Nam, hoặc là đối tƣợng cƣ trú tại Việt Nam;

    + Thời hạn kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà

    thầu phụ từ 183 ngày trở lên kể từ ngày hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ

    có hiệu lực;

    + Áp dụng chế độ kế toán Việt Nam và thực hiện đăng ký Thuế, đƣợc cơ

    quan Thuế cấp mã số Thuế.

    * Phương pháp 2 - Nộp Thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ tính trên

    doanh thu (gọi tắt là phương pháp trực tiếp):

    Nhà thầu nƣớc ngoài, Nhà thầu phụ nƣớc ngoài không đáp ứng đƣợc một

    trong các điều kiện nêu tại phƣơng pháp 1 thì Bên Việt Nam nộp thay Thuế cho

    Nhà thầu nƣớc ngoài, Nhà thầu phụ nƣớc ngoài theo tỷ lệ ấn định trên doanh thu

    tính Thuế đối với ngành kinh doanh.

    Bảng 2.2. Tỷ lệ % để tính Thuế GTGT trên doanh thu đối với ngành kinh

    doanh

    STT Ngành kinh doanh Tỷ lệ % để tính Thuế

    GTGT

    1 Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm; xây dựng,

    lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị

    5

    2 Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa; xây dựng,

    lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị

    3

    3 Hoạt động kinh doanh khác 2

  • -23-

    Quy định về đăng ký, kê khai nộp Thuế, quyết toán Thuế: Thực hiện theo

    quy định tại Luật quản lý Thuế và các văn bản hƣớng dẫn liên quan.

    2.2. Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

    2.2.1. Khái niệm Thuế GTGT

    Thuế GTGT là loại Thuế gián thu dựa trên giá trị tăng thêm của hàng hoá,

    dịch vụ phát sinh trong quán trình sản xuất, lƣu thông đến tiêu dùng. Thuế GTGT

    có nguồn gốc từ Thuế doanh thu, đƣợc nghiên cứu và áp dụng nhằm khắc phục

    những hạn chế của Thuế doanh thu. Đây là một luật Thuế thu vào mỗi giai đoạn của

    sản xuất, lƣu thông sản phẩm, hàng hoá, đi từ khâu nguyên liệu đến khâu sản phẩm

    hoàn thành và cuối cùng là tiêu dùng. Do đó Thuế GTGT còn đƣợc xem là Thuế

    doanh thu có khấu trừ số Thuế phải nộp ở giai đoạn trƣớc đó.

    2.2.2. Nguồn gốc ra đời của Thuế GTGT

    Năm 1918, một ngƣời Đức tên là Carl Friendrich Von Siemens, là thành viên

    gia đình sáng lập tập đoàn Siemens A-G, tập đoàn sản xuất hàng kim khí điện máy

    lớn nhất nƣớc Đức, đƣa ra khái niệm về Thuế GTGT và đề xuất với nhà nƣớc Đức

    thay thế loại Thuế thƣơng vụ đa bậc.

    Năm 1920, Thuế doanh thu đƣợc áp dụng cho tất cả các khâu trong quá trình

    lƣu thông hàng hóa, dịch vụ tại Pháp. Cách tính Thuế này đã tạo ra nguồn thu lớn

    cho NSNN Pháp, nhƣng đồng thời đã làm phát sinh tình trạng “Thuế chồng Thuế”.

    Năm 1938, Pháp cải tiến Thuế doanh thu chỉ đánh một lần vào công đoạn cuối cùng

    của quá trình sản xuất. Năm 1948, Thuế doanh thu tiếp tục đƣợc hoàn thiện đánh

    vào từng công đoạn của quá trình sản xuất.

    Đến năm 1954, ông Maurice Laure, một viên chức Thuế Pháp đã hoàn chỉnh

    đạo luật Thuế GTGT, Thuế GTGT chính thức ra đời vào ngày 10/04/1954. Tại Việt

    Nam, chính quyền Sài Gòn đã áp dụng Thuế GTGT vào năm 1973 sau khi áp dụng

    và sửa đổi một số sắc Thuế nhƣ Thuế Khiêm ƣớc, Thuế Song Hành. Đến năm 1975,

    khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, luật Thuế này đã đƣợc bãi bỏ. Năm 1993,

  • -24-

    Thuế GTGT áp dụng thí điểm cho 19 doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp ngành

    mía đƣờng và doanh nghiệp quốc doanh) nhƣng chƣơng trình thí điểm đã bị thất

    bại. Trƣớc nhu cầu bức bách của hội nhập nền kinh tế, ngày 01/01/1999 Thuế

    GTGT đƣợc áp dụng tại Việt Nam sau một thời gian nghiên cứu, học hỏi kinh

    nghiệm từ các nƣớc trong khu vực và thế giới.

    Do những ƣu điểm vốn có của Thuế GTGT so với các loại Thuế gián thu đánh

    vào tiêu dùng, Thuế GTGT sau đó đƣợc áp dụng phổ biến ở các nƣớc liên minh

    Châu Âu, Châu Mỹ La Tinh, Châu Phi và Châu Á. Tính đến nay đã có hơn 130

    quốc gia áp dụng sắc Thuế này.

    2.2.3. Bản chất và cơ chế vận hành Thuế GTGT

    Thuế GTGT chỉ thu vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ theo phân

    đoạn trong quá trình sản xuất lƣu thông hàng hóa từ khâu đầu tiên tới ngƣời tiêu

    dùng, tổng số Thuế thu đƣợc ở phân đoạn sẽ khớp với số Thuế tính trên giá bán

    hàng hóa hoặc dịch vụ cho ngƣời tiêu dùng. Do đó Thuế GTGT tránh đƣợc hiện

    tƣợng đánh Thuế trùng lắp.

    Thuế GTGT mang tính chất động viên và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội,

    sản phẩm quốc dân, nguồn tài chính tiền tệ khác do các tổ chức kinh doanh, tổ chức

    kinh tế và các thành viên trong xã hội tạo ra nhằm hình thành quỹ tiền tệ của Nhà

    Nƣớc để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của xã hội.

    Trong những năm qua, Thuế mang lại nguồn thu ổn định thƣờng xuyên cho

    NSNN. Sức động viên của Thuế ngày càng cao trên tổng thu của NSNN. Điều này

    càng chứng tỏ sự quan trọng của Thuế trong quản lý vi mô và vĩ mô. Đối với Nhà

    nƣớc, Thuế là đòn bẩy thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo đúng định

    hƣớng XHCN.

    2.2.4. Vai trò của Thuế GTGT

    Thuế GTGT tạo nên môi trƣờng công bằng, qua đó góp phần thúc đẩy sản

    xuất, mở rộng lƣu thông hàng hoá, dịch vụ.

    Thuế doanh thu với sự trùng lắp đã gây ảnh hƣởng tiêu cực đến sản xuất và lƣu

    thông hàng hoá. Trong khi đó, Thuế GTGT lại có ƣu điểm là chỉ thu vào phần giá

    trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ qua các khâu từ quá trình sản xuất, lƣu thông

  • -25-

    hàng hóa cho đến tiêu dùng, hoàn toàn không thu thuế trên toàn bộ doanh thu nhƣ

    mô hình Thuế doanh thu. Việc áp dụng Thuế GTGT thay cho Thuế doanh thu

    không ảnh hƣởng tới giá cả sản phẩm tiêu dùng, không gây khó khăn, trở ngại cho

    các khâu từ sản xuất lƣu thông hàng hoá và tiêu dùng cuối cùng.

    Thuế GTGT không có hiện tƣợng thuế trùng thuế, giúp cho giá cả hàng hoá,

    dịch vụ đƣợc xác định hợp lý và chính xác hơn, góp phần ổn định giá cả, khuyến

    khích và thúc đẩy sản xuất, lƣu thông hàng hoá.

    Thuế GTGT động viên một phần thu nhập của ngƣời tiêu dùng vào NSNN,

    góp phần hình thành khoản thu lớn vào ổn định cho NSNN. Với phạm vi áp dụng

    rộng rãi trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực, đối tƣợng nộp Thuế và chịu Thuế đều dễ

    dàng chấp nhận, tính tập trung của Thuế, các yếu tố trên tạo tiền đề để Thuế GTGT

    thực hiện vai trò này một cách rõ rệt trên thực tế.

    Thuế GTGT áp dụng thuế suất 0% đối với hàng xuất khẩu và đƣợc khấu trừ

    hoặc hoàn lại toàn bộ số Thuế GTGT của các yếu tố mua vào nên có tác dụng giảm

    chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng hoá

    xuất khẩu có thể cạnh tranh thuận lợi trên thị trƣờng quốc tế.

    Đối với hàng nhập khẩu, Thuế GTGT cùng với Thuế nhập khẩu làm tăng chi

    phí cho các nhà nhập khẩu. Nếu Thuế nhập khẩu là hàng rào Thuế quan thứ nhất

    bảo hộ mậu dịch thì Thuế GTGT ở khâu nhập khẩu cũng có thể xem là hàng rào

    Thuế quan thứ hai góp phần bảo hộ mậu dịch dù mức độ bảo hộ có thấp hơn Thuế

    nhập khẩu.

    Thuế GTGT góp phần tăng cƣờng công tác hạch toán kế toán và thúc đẩy việc

    mua bán hàng hoá có hoá đơn chứng từ. Kỹ thuật tính Thuế GTGT đầu ra và Thuế

    GTGT đầu vào là biện pháp kinh tế góp phần thúc đẩy ngƣời mua và ngƣời bán

    thực hiện tốt hơn chế độ hoá đơn, chứng từ. Góp phần thực hiện hệ thống chính

    sách Thuế ở nƣớc ta phù hợp với sự vận động và tăng trƣởng của nền kinh tế thị

    trƣờng, tạo điều kiện mở rộng hợp tác kinh tế với các nƣớc khác trên thế giới.

    2.2.5. Ƣu, nhƣợc điểm của Thuế GTGT

    2.2.5.1. Ưu điểm

  • -26-

    Ƣu điểm quan trọng nhất của Thuế GTGT là khắc phục đƣợc tính trùng lắp

    của Thuế doanh thu bởi lẽ khi tính Thuế GTGT ở mỗi giai đoạn của quy trình sản

    xuất, kinh doanh sẽ đƣợc khấu trừ số Thuế GTGT ở giai đoạn trƣớc. Trong khi đó

    Thuế doanh thu tính lên cả số Thuế doanh thu ở khâu đã nộp.

    Ƣu điểm thứ hai của Thuế GTGT là góp phần tăng cƣờng công tác hạch toán,

    thúc đẩy việc mua bán có hoá đơn, chứng từ. Bởi vì Thuế GTGT yêu cầu nếu muốn

    đƣợc khấu trừ thuế của các khâu trƣớc cần thiết phải có đẩy đủ hoá đơn GTGT đầu

    ra và đầu vào.

    Ƣu điểm thứ ba của Thuế GTGT chính là sự đơn giản của nó trong công tác

    quản lý thu Thuế. Ngƣời nộp Thuế có thể tự mình xác định số thuế phải nộp và trực

    tiếp nộp cho cơ quan Thuế, cơ quan Thuế chỉ thực hiện công tác kiểm tra sổ sách kế

    toán của doanh nghiệp.

    Ƣu điểm thứ tƣ của Thuế GTGT là đối tƣợng và phạm vi chịu Thuế GTGT rất

    rộng. Ƣu điểm này cho phép Chính phủ có thể vận dụng để khuyến khích hoạt động

    xuất khẩu, cũng nhƣ áp dụng thuế suất vừa phải, hợp lý hơn là tăng thuế suất, một

    biện pháp dễ bị phê phán.

    2.2.5.2. Nhược điểm

    Luật Thuế GTGT ở Việt Nam giai đoạn đầu áp dụng gặp không ít khó khăn,

    vƣớng mắc cần có một quá trình điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung khá vất vả. Luật Thuế

    GTGT với 2 phƣơng pháp tính thuế tồn tại song song tạo ra mội trƣờng kinh doanh

    không bình đẳng giữa đối tƣợng nộp Thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp và đối

    tƣợng nộp Thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ.

    Tồn tại nhiều hóa đơn khác nhau: hóa đơn bán hàng thông thƣờng, hóa đơn

    GTGT và hóa đơn thu mua hàng hóa trực tiếp của ngƣời không có hóa đơn. Gây

    khó khăn cho việc kiểm tra, xác minh của cơ quan Thuế.

    Thuế suất chỉ có ba nhóm : 0%, 5%, 10% nhƣng không có tiêu thức rõ ràng để

    xác định một mặt hàng hoặc dịch vụ thuộc nhóm nào. Thuế suất áp dụng chƣa thực

    sự phù hợp với nhiều ngành nghề. Do đó thƣờng điều chỉnh hoặc miễn giảm nên

    chƣa thể hi�