Các bài vi t - VVOB · 2017-12-07 · Khai giảng lớp Phát triển kỹ thuật có sự tham...

63
1 Các bài vi ế t v Ch ươ ng trình PAEX trên các trang web Collection of articles about PAEX activities on local websites (Giai đon 1: 2008 – 2010) TP. HChí Minh, Năm 2010

Transcript of Các bài vi t - VVOB · 2017-12-07 · Khai giảng lớp Phát triển kỹ thuật có sự tham...

1

Các bài viết về Chương trình PAEX trên các trang web

Collection of articles about PAEX activities

on local websites

(Giai đoạn 1: 2008 – 2010)

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2010

ProvinceTỉnh

Website DateNgày

TitleTiêu đề

Website link

An Giang Agricultural Trade

1/1/2008

Dự án Paex - Giúp nông dân tự làm khuyến nôngPAEX - Help farmers do agricultural extension by themselves

http://chonongnghiep.com/default.aspx?md=news&act=detail&id=135

An Giang DOST

28/12/2009

An Giang: Hội thảo trình diễn máy tỉa đậu phộng và máy tuốt củ đậu phộngField conference on harvesting groundnut

http://www.tinkinhte.com/cong-nghe/tin-khcn-trong-nuoc/an-giang-hoi-thao-trinh-dien-may-tia-dau-phong-va-may-tuot-cu-dau-phong.nd5-dt.52688.016017.html

An Giang DARD

12/5/2009

Một chuyến tham quan bổ ích A significant study tour

http://www.angiang.gov.vn/wps/portal/sonongnghiep/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3oBBLczdTEwN3Q1dDA09vCycXF7PAoFBHY_2CbEdFAOC7vUc!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sonongnghiep2/sonongnghiepsite/tintucsukien/nongnghiepngoaitinh/chuyenthamquan

An Giang Agriviet

14/8/2009

An Giang: Ưu đãi cán bộ khuyến nông vùng khó khănFavorable support to extension workers in advantaged areas

http://www.baomoi.com/An-Giang-Uu-dai-can-bo-khuyen-nong-vung-kho-khan/144/3071902.epi

An Giang DARD

16/9/2010

Cách làm của một Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nông dân http://sonongnghiep.angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3oBBLczdTEwN3Q1dDA09vCycXF7PAoFBHY_2CbEdFAOC7vUc!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sonongnghiep2/sonongnghiepsite/mohinhhieuqua/cachlamcnclb

An Giang

NAFEC

20/08/2010 An Giang: Trình diễn cà chua ghép gốc cà tím ở Châu Thành Field conference on tomato plantation

http://www.khuyennongvn.gov.vn/c-hdknkn/c-chuyengiaotbkt/an-giang-trinh-dien-ca-chua-ghep-goc-ca-tim-o-chau-thanh

An Giang An Giang newspaper

2/11/2010

Ông “chủ nhiệm” gần gũi với nông dân A friendly club head

http://www.angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3oBBLczdTEwML_wBzA09_r0BnE18nIwNHA_2CbEdFAJFV9Lc!/?PC_7_GRT97F5408G800IOJD2DOL00K2_WCM_CONTEXT=/wps/wcm/connect/web+content/angiang/trangchu/tintucsukien/nongnghiepnongthon/ag-2-11-15

An Giang DARD

22/09/2010

Khai giảng lớp Phát triển kỹ thuật có sự tham gia - PTDA PTD training course

http://angiang.gov.vn/wps/portal/sonongnghiep/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3oBBLczdTEwN3Q1dDA09vCycXF7PAoFBHY_2CbEdFAOC7vUc!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sonongnghiep2/sonongnghiepsite/tintucsukien/nongnghieptrongtinh/khaigianglopptd

An Giang DARD

17/05/2010

Nhật ký từ một chuyến đi: Mô hình nuôi thủy sản mới, nhiều triển vọngA dairy from a study tour: a potential aquaculture model

http://sonongnghiep.angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3oBBLczdTEwN3Q1dDA09vCycXF7PAoFBHY_2CbEdFAOC7vUc!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sonongnghiep2/sonongnghiepsite/tintucsukien/nongnghieptrongtinh/mohinhthuysanmoitrienvong

An Giang DARD

15/09/2010

An Giang với những chính sách hỗ trợ sản xuất giốngAn Giang policies on varieties

http://sonongnghiep.angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3oBBLczdTEwN3Q1dDA09vCycXF7PAoFBHY_2CbEdFAOC7vUc!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sonongnghiep2/sonongnghiepsite/tintucsukien/nongnghieptrongtinh/angiangchinhsachhotrogiong

An Giang DARD

4/7/2010

Trồng ớt che lưới: Từ ý tưởng thành sáng kiếnAn Initiative for chilly plantation

http://sonongnghiep.angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3oBBLczdTEwN3Q1dDA09vCycXF7PAoFBHY_2CbEdFAOC7vUc!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sonongnghiep2/sonongnghiepsite/tintucsukien/nongnghieptrongtinh/trongotcheluoi

An Giang DARD

4/9/2010

Châu Thành vào vụ nuôi lươn mới Chau Thanh - eel raising

http://angiang.gov.vn/wps/portal/sonongnghiep/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3oBBLczdTEwN3Q1dDA09vCycXF7PAoFBHY_2CbEdFAOC7vUc!/?PC_7_GRT97F540G8N10IILF6K0K3532_WCM_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sonongnghiep2/sonongnghiepsite/mohinhhieuqua/chauthanhvaovunuoiluon

An Giang An Giang newspaper

13/10/2010

Hội thảo tổng kết Dự án PAEX giai đoạn 2008 - 2010 Year end workshop of PAEX An Giang (2008-2010)

http://angiang.gov.vn/wps/portal/sonongnghiep/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3oBBLczdTEwN3Q1dDA09vCycXF7PAoFBHY_2CbEdFAOC7vUc!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sonongnghiep2/sonongnghiepsite/tintucsukien/nongnghieptrongtinh/tongketduanpak

Soc Trang DARD30/8/2009

Mô hình cấy nấm xanh ký sinh trên rầy nâuMetarhizium anisopliae

http://www.nongnghiepsoctrang.gov.vn/User/Index2.aspx?func=Content_ViewDetail&catId=111&ItemId=200908301&ver=1

Link to online articles about PAEX for period of 2008-2010 (updated November, 2010)Bài viết về sự hỗ trợ của PAEX trên các trang thông tin điện tử từ năm 2008-2010

ProvinceTỉnh

Website DateNgày

TitleTiêu đề

Website link

Soc Trang NAFEC

14/12/2009

Sóc Trăng: hội nghị tổng kết công tác khuyến nông khuyến ngư năm 2009 và triển khai kế hoạch năm 2010Review workshop of agricultural extension of 2009 and 2010

http://www.khuyennongvn.gov.vn/c-hdknkn/b-tthuanluyen/soc-trang-hoi-nghi-tong-ket-cong-tac-khuyen-nong-khuyen-ngu-nam-2009-va-trien-khai-ke-hoach-nam-2010

Soc Trang NAFEC

19/07/2010

Sóc Trăng: Hội thi câu lạc bộ khuyến nông có sự tham gia (PTD) giỏi Competition of good participatory agricultural clubs

http://www.khuyennongvn.gov.vn/c-hdknkn/b-tthuanluyen/soc-trang-hoi-thi-cau-lac-bo-khuyen-nong-co-su-tham-gia-ptd-gioi/view

Hau Giang Can Tho univerisity2008

Hội thảo Khởi động Chương trình PAEX tại Hậu Giang

http://www.ctu.edu.vn/institutes/mdi/thongtin/hoithao1.php

Hau Giang Hau Giang newspaper

1/8/2010

Diễn đàn “Kỹ năng quản lý câu lạc bộ khuyến nông”A forum on skills of agricultural extension club management

http://www.baohaugiang.com.vn/detailvn.aspx?item=17778

Hau Giang NAFEC

10/03/2010

Hậu Giang: Tăng cường kỹ năng tổ chức, quản lý và điều hành câu lạc bộ khuyến nông Strengthen skills of organization, operation and management of agricultural extension clubs

http://www.khuyennongvn.gov.vn/c-hdknkn/b-tthuanluyen/hau-giang-tang-cuong-ky-nang-to-chuc-quan-ly-va-111ieu-hanh-cau-lac-bo-khuyen-nong/newsitem_view?searchterm=%E1%BA%A5p&b_start:int=1640

Hau Giang Hau Giang newspaper10/3/2010

Nâng cao giá trị bưởi Năm RoiIncreased values of "Nam Roi" grape variety

http://www.baohaugiang.com.vn/detailvn.aspx?item=15236

Hau Giang Hau Giang newspaper 07/11/2010

Sân chơi bổ ích cho nông dân Significant competition for farmers

http://www.baohaugiang.com.vn/detailvn.aspx?item=19307

Hau Giang Hau Giang newspaper11/5/2010

Nâng cao tính chủ động của nông dânStrengthen the activeness of farmers

http://www.baohaugiang.com.vn/detailvn.aspx?item=19351

Hau Giang Hau Giang newspaper

03-11-2010

14 CLB tham gia Hội thi “Câu lạc bộ khuyến nông có sự tham gia giỏi”14 clubs joined a competition "Good participatory extension clubs"

http://www.baohaugiang.com.vn/detailvn.aspx?item=19315

Hau Giang Hau Giang newspaper

12-08-2010

Bài học kinh nghiệm từ Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia Lessons learnt from application of participatory agricultural extension methods

http://www.baohaugiang.com.vn/detailvn.aspx?item=17957

Ba Ria-Vung Tau

Ba-Ria Vung Tau newspaper

29/12/2008

CLB nông dân sản xuất giỏi xã Châu Pha, huyện Tân Thành: Thu nhập của các thành viên tăng từ 15-20% Good production clubs of Chau Pha commune, Tan Thanh district

http://www.baobariavungtau.com.vn/vn/kinhte/55615/index.brvt

Ba Ria-Vung Tau

Rural Economics Times

8/9/2010

Khi cán bộ khuyến nông lấy ruộng, vườn làm bục giảngWhen an extension worker provides training courses on the field

http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/VACVINA/xaydungnongthonmoi/2010/9/24823.html

Ba Ria-Vung Tau

Ba-Ria Vung Tau newspaper

1/1/2010

Chương trình khuyến nông PTD: Khi cán bộ khuyến nông rời bục giảngPTD program: When extension work does not provide training courses inside a formal class

http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/VACVINA/xaydungnongthonmoi/2010/9/24823.html

Ba Ria-Vung Tau

Ba-Ria Vung Tau radio and television station

21/4/2010

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thực hiện thử nghiệm tại Câu lạc bộA review workshop on experiments implementation of clubs

Ba Ria-Vung Tau

Vietnam Farmers' Union 21/10/2010

Cán bộ khuyến nông “hai trong một”Extension workers "two in one"

http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/danviet.vn/Can-bo-khuyen-nong-hai-trong-mot/5051737.epi

Ba Ria-Vung Tau

Vietnam Farmers' Union

26/02/2010

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chương trình khuyến nông PTDPTD Program in Ba Ria-Vung Tau

http://www.hoinongdan.org.vn/channel.aspx?Code=NEWS&NewsID=28634&c=46

Ba Ria-Vung Tau

Ba-Ria Vung Tau radio and television station

8/10/2010

Huyện Châu Đức : Tổ chức tập huấn cho cộng tác viên khuyến nôngChau Duc district: organize training courses for extension collaborators

http://www.brt.vn/6/24526/Huyen-Chau-Duc-To-chuc-tap-huan-cho-cong-tac-vien-khuyen-nong.htm

ProvinceTỉnh

Website DateNgày

TitleTiêu đề

Website link

Ba Ria-Vung Tau

Ba-Ria Vung Tau newspaper

9/2/2010

Chương trình khuyến nông PTD: Cầm tay chỉ việc cho nông dân PTD program: On-field activities with farmers

http://www.baobariavungtau.com.vn/vn/kinhte/71344/index.brvt

Ba Ria-Vung Tau

Long Dien PPC Câu lạc bộ khuyến nông PTD Xã An Nhứt với chương trình thí nghiệm giống lúa xác nhận và bón phân đơn cho cây lúa An Nhut club with experiments on rice varieties

http://huyenlongdien.baria-vungtau.gov.vn/front-end/index.asp?website_id=39&menu_id=84&parent_menu_id=84&article_id=1416&fuseaction=DISPLAY_SINGLE_ARTICLE&hide_menu=0

Binh Phuoc Binh Phuoc Information Technology

4/10/2009

Hội thảo đánh giá hoạt động dự án khuyến nông Paex-se, năm 2009Review workshop on PAEX-SE activities in 2009

http://www.binhphuoc.gov.vn/3cms/?cmd=180&art=1253671965344

Binh Phuoc NAFEC

25/11/2009

Bình Phước: Thử nghiệm nuôi ngan Pháp tại xã Tân HiệpAn experiment on raising duck in Tan Hiep commune

http://www.khuyennongvn.gov.vn/c-hdknkn/c-chuyengiaotbkt/binh-phuoc-thu-nghiem-nuoi-ngan-phap-tai-xa-tan-hiep

Binh Phuoc NAFEC

30/03/2010

Bình Phước: Hiệu quả trong quản lý, điều hành hoạt động và sử dụng quỹ của câu lạc bộ khuyến nông ấp Bầu Lùng Effectiveness of operation and management of club funds of Bau Lung club

http://www.khuyennongvn.gov.vn/c-hdknkn/b-tthuanluyen/binh-phuoc-hieu-qua-trong-quan-ly-111ieu-hanh-hoat-111ong-va-su-dung-quy-cua-cau-lac-bo-khuyen-nong-ap-bau-lung

Binh Phuoc DARD

19/05/2010

Hội thảo tổng kết 2 năm thử nghiệm chăm sóc cây tiêu và nuôi gà Sao XámA field conference on two -year experiment of pepper plantation

http://www.sonongnghiepbp.gov.vn/v1/modules.php?name=News&op=viewst&sid=241

Binh Phuoc NAFEC

25/10/2010

Bình Phước: Hội thi câu lạc bộ hoạt động mạnh, thực hành PTD tốt A competition on good PTD clubs

http://www.khuyennongvn.gov.vn/c-hdknkn/b-tthuanluyen/binh-phuoc-hoi-thi-cau-lac-bo-hoat-111ong-manh-thuc-hanh-ptd-tot/view

Binh Phuoc DARD VVOB hỗ trợ Việt Nam thực hiện dự án PAEX cho người nông dânVVOB support Vietnam with PAEX to farmers

http://www.sonongnghiepbp.gov.vn/v1/modules.php?name=News&op=viewst&sid=376

General Kinhte Saigon online 21/7/2008

Bỉ tài trợ dự án khuyến nông ĐBSCL Belgium aid to MDR extension projects

http://www.thesaigontimes.vn/Home/thoisu/doisong/7754/

General Agriviet25/6/2010

Tiếp cận mới trong khuyến nôngNew approach in agricultural extension

http://www.baomoi.com/Tiep-can-moi-trong-khuyen-nong/45/4452507.epi

Note:

An Giang newspaper DARD Hau GiangDARD An Giang Hau Giang newsaperDOST An Giang DARD Soc TrangBa Ria - Vung Tau newspaper Hau Giang newsaperBa-Ria Vung Tau radio and television station IASLong Dien PPC (Ba Ria-Vung Tau) Kinhte Saigon onlineBinh Phuoc Information Technology NAFECBinh Phuoc Union of Sience and Technology Associations NASATI (National Agency for Science and Technology Information)Binh Phuoc newspaper Rural Economics Times

Vietnam Farmers' Union

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

2

Mục lục Địa chỉ trang web truy cập các bài viết trực tuyến Từ viết tắt .......................................................................................................................4

1. An Giang - Dự án PAEX - Giúp nông dân tự làm khuyến nông ...........................5

2. An Giang: Hội thảo trình diễn máy tỉa đậu phộng và máy tuốt củ đậu phộng ......7

3. An Giang - Một chuyến tham quan bổ ích.............................................................8

4. An Giang: Ưu đãi cán bộ khuyến nông vùng khó khăn.......................................10

5. An Giang - Cách làm của một Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nông dân ........................12

6. An Giang: Trình diễn cà chua ghép gốc cà tím ở Châu Thành............................14

7. An Giang - Ông “chủ nhiệm” gần gũi với nông dân ...........................................15

8. An Giang - Khai giảng lớp Phát triển kỹ thuật có sự tham gia - PTD.................16

9. An Giang - Nhật ký từ một chuyến đi: Mô hình nuôi thủy sản mới, nhiều triển vọng..............................................................................................................................17

10. An Giang - Trồng ớt che lưới: Từ ý tưởng thành sáng kiến ............................18

11. An Giang với những chính sách hỗ trợ sản xuất giống....................................20

12. An Giang - Châu Thành vào vụ nuôi lươn mới ...............................................21

13. An Giang - Hội thảo tổng kết Dự án PAEX giai đoạn 2008 - 2010 ................22

14. Sóc Trăng - Mô hình cấy nấm xanh (Metarhizium anisopliae) ký sinh trên rầy nâu 24

15. Sóc Trăng - hội nghị tổng kết công tác khuyến nông khuyến ngư năm 2009 và triển khai kế hoạch năm 2010 ......................................................................................26

16. Sóc Trăng - Hội thi câu lạc bộ khuyến nông có sự tham gia (PTD) giỏi.........28

17. Hậu Giang - Hội thảo khởi động chương trình PAEX.....................................29

18. Hậu Giang - Diễn đàn “Kỹ năng quản lý câu lạc bộ khuyến nông” ................30

19. Hậu Giang: Tăng cường kỹ năng tổ chức, quản lý và điều hành câu lạc bộ khuyến nông.................................................................................................................31

20. Hậu Giang - Nâng cao giá trị bưởi Năm Roi ...................................................32

21. Hậu Giang - Sân chơi bổ ích cho nông dân .....................................................34

22. Hậu Giang - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Cần - Nâng cao tính chủ động của nông dân ................................................................................................................36

23. Hậu Giang - 14 CLB tham gia Hội thi “Câu lạc bộ khuyến nông có sự tham gia giỏi”........................................................................................................................39

24. Bài học kinh nghiệm từ Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia............40

25. Bà Rịa – Vũng Tàu - CLB nông dân sản xuất giỏi xã Châu Pha, huyện Tân Thành: Thu nhập của các thành viên tăng từ 15-20% .................................................42

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

3

26. Bà Rịa – Vũng Tàu - Khi cán bộ khuyến nông lấy ruộng, vườn làm bục giảng 43

27. Cán bộ khuyến nông “hai trong một” ..............................................................45

28. Bà Rịa - Vũng Tàu: Chương trình khuyến nông PTD .....................................47

29. Bà Rịa – Vũng Tàu - Huyện Châu Đức : Tổ chức tập huấn cho cộng tác viên khuyến nông.................................................................................................................48

30. Bà Rịa – Vũng Tàu - Chương trình khuyến nông PTD: Cầm tay chỉ việc cho nông dân.......................................................................................................................49

31. Bà Rịa – Vũng Tàu - Câu lạc bộ khuyến nông PTD Xã An Nhứt với chương trình thí nghiệm giống lúa xác nhận và bón phân đơn cho cây lúa..............................51

32. Bình Phước - Hội thảo đánh giá hoạt động dự án khuyến nông PAEX-SE năm 2009 52

33. Bình Phước: Thử nghiệm nuôi ngan Pháp tại xã Tân Hiệp .............................53

34. Bình Phước: Hiệu quả trong quản lý, điều hành hoạt động và sử dụng quỹ của câu lạc bộ khuyến nông ấp Bầu Lùng..........................................................................54

35. Bình Phước - Hội thảo tổng kết 2 năm thử nghiệm chăm sóc cây tiêu và nuôi gà Sao Xám..................................................................................................................56

36. Bình Phước: Hội thi câu lạc bộ hoạt động mạnh, thực hành PTD tốt..............57

37. VVOB hỗ trợ Việt Nam thực hiện dự án PAEX cho người nông dân.............58

38. Bỉ tài trợ dự án khuyến nông ĐBSCL..............................................................59

39. Tiếp cận mới trong khuyến nông .....................................................................60

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

4

Từ viết tắt AG Tỉnh An Giang

BP Tỉnh Bình Phước

BR-VT Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

CBKN Cán bộ khuyến nông

CLB Câu lạc bộ

CISC Cộng đồng xác định những thay đổi có ý nghĩa

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long (gồm các tỉnh An Giang, Hậu Giang, và Sóc Trăng)

ĐNB Đông Nam Bộ (gồm các tỉnh Bình Phước và Bà Rịa-Vũng Tàu)

ĐHCT Đại học Cần Thơ

HG Tỉnh Hậu Giang

HND Hội Nông dân

HPN Hội Phụ nữ

KNV Khuyến nông viên

MSC Thay đổi có ý nghĩa nhất

Sở NN&PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

ST Tỉnh Sóc Trăng

PAEX Chương trình khuyến nông có sự tham gia

PTD Phát triển kỹ thuật có sự tham gia

PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia

TTKN Trung tâm khuyến nông

TTKNQG Trung tâm khuyến nông quốc gia

UBND Ủy ban nhân dân

Viện KHKTNNMN

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (viết tắt tiếng Anh là IAS)

Viện NCPTĐBSCL

Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long (Trường ĐH Cần Thơ) (viết tắt tiếng Anh là MDI)

VVOB Tổ chức Hợp tác Phát triển và Hỗ trợ Kỹ thuật vùng Fla-măng, Vương quốc Bỉ

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

5

1. An Giang - Dự án PAEX - Giúp nông dân tự làm khuyến nông

Từ năm 2001-2007, Tổ chức Hợp tác quốc tế và hỗ trợ kỹ thuật của Vương quốc Bỉ (VVOB) cùng Viện nghiên cứu và phát triển ĐBSCL (Đại học Cần Thơ) thực hiện Dự án “Nâng cao năng lực khuyến nông ĐBSCL”, trong đó có tỉnh An Giang và dự án đã kết thúc cuối năm 2007. Năm 2008, dự án tiếp tục triển khai giai đoạn II (tháng 7-2008 đến tháng 12- 2010) tại An Giang với tên gọi mới “Khuyến nông có sự tham gia phía Nam Việt Nam – PAEX”.

Tiến sĩ Nico Vromant, Dự án PAEX cho biết, điểm khởi đầu được triển khai tại huyện Châu Phú (An Giang), và sau đó nhân rộng cho các tỉnh ĐBSCL.

Kỹ sư Nguyễn Văn Hồng, cán bộ Phòng kỹ thuật – Trung tâm Khuyến nông An Giang cho biết, dự án “Nâng cao năng lực khuyến nông ĐBSCL” chọn CLB nông dân xã Bình Phú (Châu Phú) làm thí điểm. Đặc điểm của vùng này bị ngập lũ sâu nên các thí nghiệm được trình diễn trên mô hình nhân giống lúa, nuôi heo và nuôi cá lóc trong vèo. Khi nông dân đã thành thạo “tự làm khuyến nông” thì dự án triển khai tiếp mô hình nuôi ếch Thái Lan và trồng nấm rơm.

Cùng thời điểm, dự án còn kết hợp với Chi cục Hợp tác xã - PTNT và Trung tâm Khuyến nông An Giang tổ chức huấn luyện phương pháp khuyến nông có sự tham gia (gọi là phương pháp PTD- nông dân được quyền tham gia vào mọi giai đoạn của tiến trình phát triển kỹ thuật mới) cho 50 cán bộ Trạm khuyến nông các huyện, thị xã. Từ đội ngũ khuyến nông này đã giúp cho nông dân huyện Thoại Sơn thực hiện chương trình chọn lọc và lai tạo giống lúa chất lượng cao; giúp nông dân huyện Tri Tôn ứng dụng quản lý công

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

6

nghệ sau thu hoạch; hướng dẫn nông dân huyện Tịnh Biên kỹ thuật chăn nuôi heo hướng nạc; lồng ghép với dự án Bắc Vàm Nao (Phú Tân) huấn luyện cho 330 học viên là cán bộ khuyến nông, Hội nông dân, Hội phụ nữ về công tác “quản lý kinh tế hộ”.

Chưa dừng lại ở đó, dự án còn mở rộng, giúp 8 CLB nông dân các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Chợ Mới, An Phú và Thoại Sơn trồng đậu phộng, vườn cây ăn trái, rau an toàn, nhân giống lúa, nuôi heo, khử lúa von, trị nấm trên thân cây bắp, ủ phân bò… Kết quả đã làm thay đổi cách nghĩ và cách làm của nông dân theo phương pháp ứng dụng kỹ thuật mới, hiệu quả cao.

Tiến sĩ Nico Vromant cho biết, giai đoạn II (2008-2010), dự án PAEX sẽ triển khai tại 5 tỉnh là An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bà Rịa Vũng Tàu và Bình Phước, kinh phí thực hiện 446.361 Euro, do Tổ chức VVOB tài trợ. Mục tiêu của dự án là giúp cải thiện chất lượng hệ thống khuyến nông và đóng góp sự phát triển nhân lực bền vững, giúp xóa đói giảm nghèo cho các địa phương.

Dự án PAEX phối hợp với Trung tâm Khuyến nông An Giang khởi động chương trình “Khuyến nông có sự tham gia phía Nam Việt Nam – PAEX". Theo đó, năm 2008 dự án PAEX sẽ triển khai tại 8 CLB nông dân An Phú và Phú Hữu (An Phú), An Bình và Vĩnh trạch (Thoại Sơn), Châu Lăng và Tà Đảnh (Tri Tôn), Vĩnh Hanh và Bình Thạnh (Châu Thành), thực hiện các mô hình như phục tráng giống lúa IR50404, chọn và sản xuất các giống lúa xuất khẩu, chọn giống lúa chịu rầy, trồng đậu phộng giống mới, trồng đậu xanh, dưa hấu nghịch vụ, trồng nấm rơm, sản xuất giống bắp nù, nuôi cá lóc trong vèo, sản xuất cá tra giống, nuôi heo giống, nuôi bò thịt…

Theo tiến sĩ Nico Vromant, dự án PAEX sẽ ủng hộ hoặc định hướng các mô hình (trồng trọt, chăn nuôi hay sản xuất theo chủ trương của Nhà nước) mà nông dân tự cho là hấp dẫn nhất. Các chuyên gia khoa học sẽ hỗ trợ kỹ thuật theo cách làm của nông dân để đạt hiệu quả cao nhất.

Thạc sĩ Phạm Thị Hòa, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang đánh giá cao vai trò của Tổ chức VVOB. Bà nói, qua 4 năm triển khai dự án đã giúp cho địa phương làm khuyến nông theo phương pháp mới, có sự tham gia của nông dân, nhằm giúp họ nâng cao năng lực, thực hiện nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi có hiệu quả.

Theo www.nongnghiep.vn

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

7

2. An Giang: Hội thảo trình diễn máy tỉa đậu phộng và máy tuốt củ đậu phộng

Khởi tạo bởi : tinkhoahoc | Đăng bởi : tinkinhte | Cập nhật: 13/08/2009 23:52

E-mail | Bản in | Lưu xem sau

Ngày 16.7.2009, Trung tâm Khuyến nông An Giang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện An Phú và Ban quản lý dự án PAEX đã tổ chức hội thảo trình diễn máy tỉa đậu phộng và máy tuốt củ đậu phộng tại hộ ông Nguyễn Văn Hái thuộc ấp Vĩnh Lợi, xã Phú Hữu, huyện An Phú cho hơn 40 nông dân tham dự. Tại buổi trình diễn, dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông huyện An Phú, các nông dân được giới thiệu các đặc tính kỹ thuật và nguyên lý hoạt động của hai máy tỉa đậu phộng và máy tuốt củ đậu phộng do Ông Nguyễn Văn Gấu và Ông Nguyễn Văn Long thuộc xã Phú Hữu, huyện An Phú cải tiến và chế tao. Máy tỉa đậu phộng có công suất tự động tỉa được 2000m2/giờ và máy tuốt củ đậu phộng có công suất 500m2/h.

(Theo Sở KH&CN An Giang)

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

8

3. An Giang - Một chuyến tham quan bổ ích

Làm công tác phong trào đã nhiều năm, từng tham dự tham quan học hỏi kinh nghiệm do nhiều đơn vị tổ chức, nhưng chưa có chuyến tham quan nào gây ấn tượng, thiết thực và bổ ích như chuyến tham quan này. Thật đúng như ông bà đã nói “ trăm nghe không bằng một thấy”. Đó là lời phát biểu của anh Kiều Văn Liền, Chủ nhiệm CLB Nông dân xã Phú Hữu, huyện An Phú, An Giang, sau chuyến tham quan học tập kinh nghiệm tại vùng sản xuất đậu phộng lớn nhất tỉnh Long An.

Ngày 26/3/2009 vừa qua, được sự giúp đỡ của dự án PAEX – Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long, trường Đại học Cần Thơ, Trung tâm Khuyến nông An Giang và Trạm Khuyến nông huyện An Phú đã tổ chức cho nông dân thuộc Tổ Nhân giống đậu phộng (CLB Nông dân xã Phú Hữu, huyện An Phú) tham quan mô hình sản xuất đậu phộng tại xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Chuyến đi của chúng tôi chỉ vỏn vẹn 15 người, trong đó có 10 nông dân và 5 Cán bộ Khuyến nông. Tiếp chúng tôi là anh Thành - Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Đức Hòa. Anh vui vẻ giới thiệu: “Diện tích trồng đậu phộng cả tỉnh khoảng 7.000ha. Riêng huyện Đức Hòa chiếm 70 %, tức là khoảng 5.000ha, gần như toàn bộ đều tỉa bằng máy”. Anh tự hào khoe: “Máy tỉa này là do nông dân của huyện tôi tự cải tiến từ máy tỉa hạt của Viện Cơ điện , Bộ Nông nghiệp -PTNT và đã đạt giải Nhì về sáng tạo của sở Khoa học công nghệ Long An năm 2007 ”.

Đoàn tham quan theo sự hướng dẫn của cán bộ Trạm Khuyến nông Đức Hòa đã đến tham quan ruộng của anh Bình và là chủ máy tỉa đậu phộng. Nông dân trong đoàn nhanh tỏa ra để trao đổi với những nông dân đang thu hoạch đậu trên ruộng và trầm trồ nhìn những luống đậu tỉa bằng máy thẳng tắp. Họ trao đổi cởi mở từ kinh nghiệm bón phân, phun thuốc đến chuyện giá cả nhân công, giá bán ...và cả hình thức tiêu thụ sản phẩm ra sao .

Rời ruộng đậu để đến nhà anh Bình tham quan máy tỉa hạt, thì đoàn mới thực sự ngạc nhiên

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

9

khi hai bên đường nhà nào cũng có thân cây đậu phơi khô chất đống như đống rơm ở quêmình. Tại nhà của anh Bình, bãi đất rộng trước nhà là chuồng bò, có tới gần chục con bò lai Sind mập ú đang nhẩn nha nhai thân cây đậu. Anh Bình cho biết “Toàn bộ thân đậu của tôi trồng đều chở về, phơi khô và chất đống để dành làm thức ăn chính cho bò ăn quanh năm. Chỉ khi nào hết, mới cho ăn cỏ và rơm thôi. Bò ăn thân đậu mau mập lắm”. Khi nghe chúng tôi nói ở An Phú, thân đậu đều đốt bỏ, cả gia đình anh Bình đều tiếc rẻ “Ở đây thân đậu là của quý đấy. Người ta trả 3 triệu đồng một ha mà chúng tôi không bán, các anh đốt bỏ phí quá ”.

Lên xe về An Giang, ai cũng trầm trồ khen vùng đậu phộng và tự nhận ra rằng mình đã đem vàng đi đốt. Chủ nhiệm CLB Nông dân xã Phú Hữu Kiều Văn Liền thốt lên: Thật là “đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Chuyến tham quan này đã giúp địa phương giải đáp được vướng mắc trong Dự án quy hoạch vùng trồng đậu phộng. Hy vọng rằng thân cây đậu phộng sẽ không mang đốt hoặc bỏ xuống sông, mà sẽ mọc lên những trại chăn nuôi bò, giống như ở Đức Hòa Thượng. Chuyến tham quan thật là bổ ích.

Phạm Thành Tâm - Trạm KN huyện An Phú

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

10

4. An Giang: Ưu đãi cán bộ khuyến nông vùng khó khăn

Quyết định 162 ngày 4/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến nông, khuyến ngư ở địa bàn khó khăn đang đi vào cuộc sống. An Giang là tỉnh có nhiều xã thuộc vùng khó khăn, ông Huỳnh Hiệp Thành, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông An Giang đã trả lời phỏng vấn PV NNVN xung quanh vấn đề này.

An Giang có 37 xã thuộc vùng khó khăn, phần lớn ở huyện miền núi Tri Tôn, Tịnh Biên và huyện biên giới An Phú. Xin ông giới thiệu một vài mô hình đã giúp tăng thu cho người sản xuất ở những địa bàn này?

Ở hai huyện miền núi Tri Tôn, Tịnh Biên và huyện biên giới An Phú, ngành nông nghiệp nói chung và Trung tâm Khuyến nông nói riêng đã triển khai nhiều chương trình về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và cơ giới hóa phục vụ nông nghiệp. Bên cạnh cây lúa, một số mô hình khác đem lại hiệu quả cao như cây màu (đậu phộng, mè, rau, sắn), mô hình nuôi cá lăng nha, chăn nuôi bò cái sinh sản, bò đực giống. Cụ thể, mô hình trồng mè (1.000m2): Chi phí 500.000-550.000đ (giống 0,4 kg); Năng suất từ 0,7-1,2 tấn/ha; Giá bán 20.000-21.000 đ/kg; Tổng thu từ 1.000.000-2.400.000đ; Lợi nhuận từ 500.000-1.500.000 đ. Mô hình trồng khoai cao (1.000m2): Chi phí 8.000.000 đ/1.000m2; Năng suất 3-3,5 tấn; Giá bán 5.000-7.000 đ/kg; Tổng thu từ 15.000.000-25.000.000 đ; Lợi nhuận từ 7-17 triệu đồng/1.000 m2/6 tháng. Hoặc mô hình nuôi cá lăng nha: Chi phí mua giống thả 4.000 đ/con; Thức ăn, thuốc 30.000 đ/kg; Công lao động, chi phí nhiên liệu 6.000 đ/kg; Khấu hao lồng bè 5.000 đ/kg; Tổng chi phí 45.000 đ/kg; Giá bán 60.000-100.000 đ/kg (tùy thời điểm); Lợi nhuận 15.000-55.000 đ/kg/13 tháng.

Vùng đất cát ven núi 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên điều kiện địa lý và xã hội tương đối giống nhau nên những mô hình hiệu quả cũng gần giống nhau. Mô hình trồng mè đen thu lợi nhuận gấp 3-4 lần so với trồng lúa (trồng lúa lợi nhuận từ 3.000.000-7.000.000 đ/ha), trồng mè đen lãi từ 8-15 triệu đồng/ha. Mô hình nuôi bò cái sinh sản và bò đực giống là nghề gắn liền với các hộ đồng bào dân tộc Khmer.

Người dân ở đây tận dụng công lao động nhàn rỗi để chăn thả bò và cắt cỏ về nhà cho bò ăn mỗi khi làm đồng về. Hơn nữa con bò dễ nuôi, ít bệnh và không tốn chi phí thức ăn, do đó dễ áp dụng ở các hộ ít vốn. Nếu ban đầu mua con bò cái 18 - 24 tháng tuổi trung bình 6-8 triệu đồng, sau khoảng 15 tháng nuôi sẽ bán bê con giá từ 3-5 triệu đồng. Đối với mô hình chăn nuôi bò đực giống, TTKN đã thực hiện ở 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên đạt hiệu quả cao. Con giống mua từ 12-14 triệu đồng, qua 1,5 – 2 năm cho phối giống với các bò cái trong vùng từ 200-300 bò cái, mỗi lần phối giống thu phí 70.000-100.000đ, khi bán bò đực giống giá tương đương lúc mua.

- Phần lớn các xã ở vùng khó khăn thường có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Hoạt động khuyến nông ở những nơi này được thực hiện như thế nào để thu hút sự tham gia và hưởng ứng sự nhiệt tình của người dân?

Nhìn chung hoạt động khuyến nông ở các huyện này gặp nhiều khó khăn do phần lớn họ không hiểu rõ tiếng Việt, trình độ văn hóa thấp nên những tiến bộ kỹ thuật muốn truyền đạt và để họ áp dụng theo mất nhiều thời gian và công sức. Áp dụng phương pháp khuyến nông có sự tham gia. Đối với tập huấn: Thường cán bộ ấp, xã thông dịch giữa tiếng Việt và tiếng Khmer, sử dụng nhiều hình ảnh minh họa. Đối với trình diễn: Ở vùng đồng bào dân tộc thực sự rất quan trọng, vì qua thực tế trước mắt đạt hiệu quả cao thì họ mới tin và áp dụng theo. Hội thảo, tham quan: từ những kết quả đạt được của các điểm trình diễn, tổ chức các cuộc hội thảo tham quan để tận mắt thấy và nghe báo cáo hiệu quả từ bản thân người dân trực tiếp thực hiện thì họ sẽ tin tưởng.

- Xây dựng hệ thống khuyến nông cơ sở ở địa bàn khó khăn là một mục tiêu quan trọng của ngành nông nghiệp tỉnh nhà. Chính sách hiện nay còn gì bất cập và sắp tới An Giang sẽ thực hiện những giải pháp nào mang tính địa phương để củng cố và nâng cao năng lực hoạt động của nguồn nhân lực này?

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

11

Đối với tỉnh An Giang, hiện nay chính sách cho cán bộ khuyến nông của hệ thống khuyến nông cơ sở ở cả vùng đồng bằng, miền núi hay vùng sâu vùng xa, địa bàn khó khăn là như nhau. Cán bộ đều hưởng theo mức lương ngạch công chức quy định, chế độ phụ cấp là như nhau, chưa có chế độ ưu đãi đối với cán bộ khuyến nông công tác ở vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa.

Do đó, để khuyến khích, khích lệ đội ngũ khuyến nông công tác ở vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa công tác tốt hơn hoặc muốn thu hút cán bộ khuyến nông về những vùng khó khăn này đề nghị Nhà nước cần có chính sách ưu đãi: 1/ Có chế độ trợ cấp tiền lương hoặc tăng mức phụ cấp đi lại. 2/ Mức thưởng kinh phí ban đầu để kêu gọi cán bộ khuyến nông từ nơi khác về phục vụ. 3/ Ưu tiên đào tạo nâng cao công tác chuyên môn đới với người dân tộc Khmer, Chăm. 4/ Tăng cường hơn nữa việc triển khai, giới thiệu nhiều mô hình khuyến nông có hiệu quả phù hợp với địa phương và để nâng cao tay nghề cán bộ khuyến nông các cấp.

- Xin cám ơn ông!

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

12

5. An Giang - Cách làm của một Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nông dân

Đến xã cù lao Bình Thạnh (cồn Bà Hòa), hỏi nhà chú Năm Đơ, hầu như ai cũng biết. Là người đi đầu trong sản xuất cây màu, nhiều năm liền là nông dân sản xuất giỏi của huyện, rồi của tỉnh. Chú Năm tham dự nhiều Đại hội của ngành Nông nghiệp. Ở tuổi ngoài lục tuần, dáng dấp không còn được nhanh nhẹn như trước nhưng mỗi khi nhắc tới cây màu, Chú trao đổi rất ân cần. Chú thường tâm sự “làm nghề rẫy như chăm sóc đứa con cưng, mỗi ngày ra thăm từ một đến hai lần thì mới yên tâm...”

Khi tôi hỏi thăm về tình hình hoạt động của Câu lạc bộ, như khơi vào đúng nỗi niềm lo lắng, Chú bộc bạch “Lúc ban đầu thành lập Câu lạc bộ, luôn có những khó khăn nhất định, nhưng dần nắm bắt được tình hình chung của Câu lạc bộ để từng bước tìm ra hướng đi phát triển và tháo gỡ những khó khăn, trở ngại. Đối với Câu lạc bộ, nếu không có sự phát triển, thì khôngcó sự tham gia của người dân. Thêm vào đó, Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ luôn động viên các thành viên là khi tham gia Câu lạc bộ thì cả vợ và chồng phải cùng nhau đồng thuận”.

Sinh ra và lớn lên ở miền quê sông nước, bao quanh bởi con sông Hậu mang lại phù sa bồi đắp quanh năm, với bản tính hiền lành, chân thật mà phóng khoáng, chú Đặng Văn Đơ (mọi người vẫn quen gọi là chú Năm Đơ) được bà con xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang tín nhiệm bầu Chú làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thạnh Hưng, ngay từ khi mới thành lập Câu lạc bộ vào năm 2000. Thời gian trôi qua theo đời người, chú Năm đã đồng hành cùng Câu lạc bộ gần 10 năm trọn. Chú có ý định xin thôi, để nhường lại công việc cho lớp trẻ kế tiếp, nhưng Câu lạc bộ vẫn dường như muốn giữ Chú ở lại.

Chú Năm không nói nhiều về những gì Chú đã làm, và có lẽ Chú cũng nghĩ đó là những công việc bình thường không có gì nhiều để nói. Nhưng những gì Chú đã làm và đang làm, thực sự là rất đáng quý, đáng trân trọng. Đó là sự lắng nghe để hiểu được tâm tư, nguyện vọng, yêu cầu trong sản xuất của bà con để chung tay với các nhà khoa học, cán bộ khuyến nông, giúp

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

13

nông dân thay đổi dần thói quen canh tác nông nghiệp, đáp ứng theo yêu cầu hợp tác với doanh nghiệp. Chú cùng bà con nông dân ra đồng, cùng học tập và chia sẻ kinh nghiệm sản xuất với bà con nông dân. Chú cũng là cầu nối giữa nông dân, nhà khoa học và doanh nghiệp trong hướng đi hợp tác đầu tư sản xuất nông nghiệp và bao tiêu sản phẩm. Chú Năm từng nói, khó khăn thì có khó khăn, nếu mình muốn làm thì làm cho được. Mình làm gì để người dân sống được, thì người ta mới theo, nhưng không vì thế mà lạm dụng người dân.

Khi nói về tính cách của người Nam bộ, ca dao có câu:

Ra đi gặp vịt cũng lùa

Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu.

Bao giờ cũng vậy, hễ bụng chịu rồi, ưng rồi, thì cứ làm tới tới, không việc gì phải sợ. Đó chính là tính cách ở con người chú Năm. Nhìn nhận được thế mạnh về cây rau màu của xã. Trong khi đó, sản phẩm làm ra, nhưng không tiêu thụ được do quy cách không đồng đều, chất lượng thấp, năng suất kém nên giá thành cao. Vào năm 2002, chú Năm đã đại diện bà con nông dân ký hợp đồng thu mua sản phẩm với Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang,hướng tới bao tiêu sản phẩm cho cả bà con nông dân trong và ngoài Câu lạc bộ Thạnh Hưng. Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang được thành lập năm 1993 và cổ phần hóa năm 2004, và là một trong những nhà phân phối dẫn đầu thị trường Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, là cầu nối giữa các nhà cung cấp với mạng lưới phân phối, nông gia. Và đến nay, mỗi năm CLB đều ký hợp đồng cung cấp giống từ vài chục hecta bắp nù giống, đậu cove, đậu đũa trở lên.

Khi có Chương trình PAEX đến với xã, Câu lạc bộ Thạnh Hưng tích cực tham gia các khóa tập huấn về quản lý Câu lạc bộ, xây dựng và thực hiện thử nghiệm để giải quyết khó khăn trong sản xuất. Trong năm 2010, Câu lạc bộ đã thực hiện thử nghiệm trồng cà chua gốc ghép và ủ phân hữu cơ bằng nấm tricô. Với mô hình cà chua gốc ghép, tỷ lệ sống cao, ít bệnh và đây được xem là mô hình có triển vọng. Thử nghiệm ủ phân hữu cơ bằng nấm trico tận dụng được phế phẩm nông nghiệp mà có được phân hữu cơ rất tốt cho hoa màu (tốt hơn so với sử dụng đơn thuần phân hóa học). Đây cũng là mô hình hiệu quả, dễ áp dụng và nhân rộng.

Phải nói rằng, Câu lạc bộ có được như ngày hôm nay, chính là nhờ sự đồng thuận, đoàn kết của các thành viên Câu lạc bộ và Chủ nhiệm Câu lạc bộ, là những con người như Chú Năm. Hy vọng rồi đây sẽ có thêm nhiều ý chí cùng vươn lên làm giàu, cùng giúp nhau chia sẻ những khó khăn trong sản xuất, sẽ xuất hiện thêm nhiều tấm gương nông dân điển hình như chú Năm Đơ làm nên một cồn Bà Hoà ngày càng phát triển, giàu đẹp.

*Chú thích ảnh: Chú Năm Đơ đang trình bày về kỹ thuật ghép cà chua

Nguyễn Hồng Lê – PAEX

Phạm Thị Như – Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành, An Giang

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

14

6. An Giang: Trình diễn cà chua ghép gốc cà tím ở Châu Thành

Cập nhật : 20/08/2010 10:22

Như chúng ta biết, cà chua là loại rau ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong khoảng 10 năm trở lại đây, cây cà chua không được nông dân chuyên màu ở xã Bình Thạnh chọn lựa để canh tác do gặp phải trở ngại. Đó là bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum, có thể gây thất trắng. Các nhà nghiên cứu khoa học đã tìm ra cách hạn chế thiệt hại này bằng cách ghép đọt cà chua lên gốc cà tím. Đây là biện pháp không dùng hóa chất độc hại, an toàn cho người và môi trường.

Được sự hỗ trợ của Dự án Khuyến nông có sự tham gia (PAEX), trong tháng 6/2010, trạm Khuyến nông Châu Thành đã thực hiện thử nghiệm mô hình trồng cà chua sử dụng gốc ghép tại hộ ông Trần Văn Sài (Út Sài), thành viên Câu lạc bộ Thạnh Hưng, xã Bình Thạnh, với diện tích 1.000m2. Điểm trình diễn thực hiện nhằm so sánh khả năng chống chịu bệnh trên 5 giống, gồm cà tím EG203, EG195, cà tím Đà lạt, cà địa phương và đối chứng (không ghép), tất cả ngọn ghép đều sử dụng giống Red Crown 250. Sau một tháng thực hiện, đến nay cà chua phát triển tốt, tỷ lệ bệnh xuất hiện khoảng 10% chủ yếu trên cà không ghép.

Đây là loại cây khó trồng, do đó quá trình canh tác phải tuân thủ nghiêm ngặt từ quy trình sử dụng thuốc đến bón phân và chăm sóc, thường xuyên thăm điểm để có hướng xử lý kịp thời….” Đây là lời tâm sự của chú Út Sài. Hy vọng đây sẽ là mô hình được nhân rộng trên địa bàn huyện Châu Thành.

Phạm Thị Như - Trạm KN Châu Thành, An Giang

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

15

7. An Giang - Ông “chủ nhiệm” gần gũi với nông dân

Ở cồn Bà Hòa (xã cù lao Bình Thạnh, Châu Thành), ông Đặng Văn Đơ, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nông dân ấp Thạnh Hưng (CLB Thạnh Hưng) được nhiều người quý mến bởi sự nhiệt tình góp công cùng các nhà khoa học, cán bộ khuyến nông… đưa kỹ thuật canh tác mới vào sản xuất.

Bên cạnh đó, ông còn chủ động liên kết với một số công ty sản xuất theo “đơn đặt hàng”,đảm bảo ổn định đầu ra cho nông sản, giúp nhiều nông dân vươn lên làm giàu…

Đã 10 năm kể từ ngày ra đời của CLB Thạnh Hưng, ông Đặng Văn Đơ (năm Đơ) liên tục được bầu giữ chức Chủ nhiệm CLB. Ông nói vui là bị “ép” làm Chủ nhiệm bởi nhiều lầnông cũng có ý định xin nghỉ, nhường công việc lại cho người khác, nhưng các thành viên trong CLB nhất quyết… không đồng ý. Theo lời ông, “bí quyết” thành công của CLBchính là nhờ tinh thần đoàn kết của tất cả các thành viên. “Chúng tôi thường nói với anh em rằng, khi tham gia vào CLB thì cả vợ, chồng đều phải đồng thuận, còn nếu trong gia đình người chịu, người không thì rất khó triển khai có hiệu quả các hoạt động của CLB”, ông năm Đơ chia sẻ.

Trải qua nhiều năm gắn bó với CLB, người nông dân ở cái tuổi ngoài lục tuần này vẫn không ngừng tìm tòi, học hỏi để đưa CLB phát triển. Năm Đơ được xem là cầu nối giữa nông dân với các nhà khoa học, doanh nghiệp thu mua nông sản. Cách làm của ông làthường xuyên cùng với bà con ra đồng, cùng học tập và chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, khi gặp vướng mắc thì lập tức liên hệ với cán bộ khuyến nông, các nhà khoa học để tìm cách tháo gỡ. “Lợi thế của vùng đất cồn Bà Hòa là canh tác rau màu. Tuy nhiên, thời gian trước, việc tiêu thụ nông sản làm ra thường bấp bênh do quy cách không đồng đều, chất lượng thấp trong khi giá thành sản xuất cao”, ông Năm nhớ lại. Thấy được bất cập này, vào năm 2002, ông đã đại diện cho nông dân ký hợp đồng sản xuất, bao tiêu sản phẩm với Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS). Từ đó cho đến nay, mô hình hợp tác này không ngừng được mở rộng. Đặc biệt là việc sản xuất bắp nùi giống dẻo, từ vài chục côngban đầu đã mở rộng lên 15,5 héc-ta. Ông năm Đơ cho biết, hiện có gần 60 hộ nông dân tham gia trồng bắp cung ứng cho AGPPS. “Ngoài bán chịu giống sản xuất, công ty còn hỗ trợ chi phí sản xuất 500.000 đồng/công đến cuối vụ mới trả. Sản phẩm làm ra được bao tiêu hết nên khỏi lo giá cả bấp bênh. Sau mỗi vụ canh tác (từ 85 – 90 ngày), các thành viên trong CLB đều thu lợi nhuận từ 2 – 2,5 triệu đồng/công, ổn định hơn bên ngoài”, năm Đơ khoe. Bên cạnh thế mạnh cây bắp nùi, ông Năm còn thành lập được Tổ sản xuất giống, sản xuất đậu que, đậu đũa… cũng theo hình thức hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Là một người ham học hỏi kỹ thuật mới nên khi Chương trình PAEX (khuyến nông có sự tham gia) đến với xã cù lao Bình Thạnh, năm Đơ đã chủ động đưa một số thành viên trong CLB Thạnh Hưng tham gia các khóa tập huấn về quản lý CLB, kỹ năng giải quyết khó khăn trong sản xuất. Đầu năm 2010, CLB đã thực hiện thử nghiệm trồng cà chua gốc ghép cà tím và ủ phân hữu cơ bằng nấm tricô. Mô hình cà chua gốc ghép được đánh giá là có triển vọng do tỷ lệ sống cao, ít nhiễm bệnh..., còn việc ủ phân hữu cơ cũng thành công nhờ tận dụng nguồn phế phẩm trong nông nghiệp, mà có được lượng phân bón rất tốt cho hoa màu. Những mô hình này được xen là hiệu quả, dễ áp dụng và nhân rộng.

Nhờ cách làm sáng tạo và những đóng góp không mệt mỏi cho CLB cũng như sản xuất nông nghiệp địa phương, nhiều năm liền, ông năm Đơ đều được bầu chọn là nông dân sản xuất giỏi 3 cấp.

Bài, ảnh: NGÔ CHUẨN

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

16

8. An Giang - Khai giảng lớp Phát triển kỹ thuật có sự tham gia - PTD

Được sự hỗ trợ của Dự án Khuyến nông có sự tham gia (PAEX), ngày 13/9/2010, Trung tâmKhuyến nông An Giang mở lớp huấn luyện về Phát triển kỹ thuật có sự tham gia - PTD cho 23 thành viên là Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm và thành viên của 12 Câu lạc bộ (CLB) tại 6 huyện tham gia dự án, gồm Tri Tôn, An Phú, Châu Phú, Chợ Mới, Châu Thành và Thoại Sơn. Khóa huấn luyện được tổ chức trong 05 ngày từ ngày 13 đến 17/9/2010.

Qua khoá học, học viên được trang bị kiến thức về phát triển kỹ thuật có sự tham gia - PTD; các bước trong tiến trình của PTD; phân tích các trở ngại khó khăn trong sản xuất bằng cây vấn đề và tìm các giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề, phương pháp lựa chọn và bố trí thí nghiệm tại nông hộ; cách phổ biến kết quả bằng hình thức hội thảo đầu bờ, tham quan học tập, viết bản tin, xây dựng tài liệu bướm và cách xây dựng quỹ tại CLB. Qua các bài tập thảoluận nhóm, đã góp phần cho lớp học thêm sôi nổi. Với mỗi chủ đề nhóm giảng viên (TOT) đào sâu rất kỹ giúp cho học viên nhớ lâu hơn.

Đây là lớp học nhằm giúp cho Ban Chủ nhiệm cũng như các thành viên trong CLB tham gia dự án hiểu rõ hơn về cách tiếp cận có sự tham gia - PTD. Từ đó, trong quá trình tham gia, điều hành và quản lý tại CLB cũng như trong các hoạt động sản xuất, họ tìm ra những giải pháp tốt nhất để tiến hành bố trí thí nghiệm và giải quyết các khó khăn gặp phải trong hoạt động sản xuất.

Phạm Thị Như

Trạm Khuyến nông Châu Thành, An Giang

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

17

9. An Giang - Nhật ký từ một chuyến đi: Mô hình nuôi thủy sản mới, nhiều triển vọng

Gần đây, trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng đưa rất nhiều mô hình nuôi thủy sản mới, trong đó có mô hình nuôi cá rô đầu vuông tại tỉnh Hậu Giang cho hiệu quả rất cao. Tranh thủsự hỗ trợ của Dự án Khuyến nông có sự tham gia (PAEX) và Trung tâm Khuyến nông AnGiang, Trạm Khuyến nông Châu Thành đã tổ chức cho 11 thành viên Câu lạc bộ (CLB) Thủy sản ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Hanh đi tham quan học tập mô hình nuôi cá rô đầu vuông và ba ba tại tỉnh Hậu Giang.

Qua chuyến đi, đoàn đã được anh Phan Quốc Thứ, Phó Phòng Khuyến ngư của Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Hậu Giang hướng dẫn tham quan mô hình nuôi ba ba của cô Trịnh Thị Nguyệt, Chủ nhiệm CLB ấp Phú Khởi, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh HậuGiang.

Được biết hiện tại, gia đình cô Nguyệt nuôi khoảng 12.500 con ba ba, mỗi tháng thu hoạch được 10.000 con ba ba giống và 1 năm thu hoạch 2 lứa ba ba thịt. Lợi nhuận thu về vài trăm triệu đồng/năm.

Sau đó, đoàn đến thăm mô hình nuôi cá rô đầu vuông của ông Trang Văn Xem, ấp 6, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Đây là mô hình ông mới nuôi lần đầu tiên. Tuy nhiên, qua 3 tháng nuôi đến nay, cá phát triển rất tốt do chủ động được nguồn nước, nên cá ít bị bệnh. Ông dự kiến sau 4 tháng nuôi, với diện tích 0,3ha, lợi nhuận đem lại từ con cá rô đầu vuông khoảng 150 triệu đồng.

Qua chuyến tham quan, các thành viên của CLB ấp Vĩnh Lợi rất thích vì họ có thêm hiểu biết về kiến thức cũng như kinh nghiệm nuôi ba ba. Về mô hình nuôi cá rô đầu vuông, do đây là mô hình nuôi mới đối với An Giang, để đánh khả năng thích nghi của loài cá này, hiện có 5 thành viên của CLB dự tính sẽ nuôi thử trong vụ Hè Thu 2010.

Phạm Thị Như, Trạm Khuyến nông Châu Thành, An Giang

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

18

10. An Giang - Trồng ớt che lưới: Từ ý tưởng thành sáng kiến

Trong vài năm gần đây, trước tình hình nhiệt độ trái đất đang nóng dần lên, gây không ít khó khăn cho các hộ sản xuất nông nghiệp, nhất là người trồng ớt. Ớt là loại cây gia vị dễ trồng, chịu hạn tốt, nhu cầu trên thị trường trong và ngoài nuớc khá lớn. Đây là nguồn nguyên liệu đầy tiềm năng cho chế biến xuất khẩu, có thể được xem là cây xoá đói giảm nghèo cho những người ít vốn. Nhưng khi nhiệt độ thời tiết tăng quá cao sẽ làm trái nhỏ, màu sắc không bắt mắt, sâu bệnh nhiều, năng suất thấp.

Nông dân Nguyễn Hoàng Phúc, thành viên Câu lạc bộ Nông dân Số 1, xã Hội An,huyện Chợ Mới (An Giang), trong thời gian canh tác với niềm đam mê khoa học, đã chú ý những cây ớt cặp những tán cây che bóng râm nhẹ, cho trái to, bóng, số lượng trái nhiều hơn so với cây chịu ánh sáng trực tiếp.

Đầu năm 2009, được sự hỗ trợ của Dự án PAEX (Dự án Khuyến nông có sự thamgia), chú Nguyễn Hoàng Phúc đã mạnh dạn thử nghiệm ý tưởng của mình:

Trồng ớt kết hợp với che màng lưới, diện tích 1.000m2.

Lô đối chứng, trồng ớt không che lưới, diện tích 1.000m2.

Kết quả thật bất ngờ:

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

19

Ruộng thử nghiệm

Có che lưới

Ruộng thử nghiệm không che lưới

(Đối chứng)

Chi phí đầu tư:

Giống 500.000đ 500.000đ

Phân 3.000.000đ 2.500.000đ

Thuốc 1.500.000đ 2.000.000đ

Công hái 2.208.000đ 1.700.000đ

Lưới, cây trụ, kẽm,…

3.050.000đ

Tổng Cộng chi phí

10.258.000đ 6.700.000đ

Thu hoạch:

Số trái cho 1kg 796 trái/kg 900trái/kg

Năng suất 2.208kg 1.700kg

Giá bán trung bình

13.000đ/kg 12.500đ/kg

Lợi nhuận 18.446.000đ 14.550.000đ

Đơn vị tính: 1 công (1.000m2)

Nhìn vào bảng trên, cho thấy, với phương thức trồng ớt kết hợp với che lưới, chú Phúc lời khoảng 18.446.000đồng/1.000m2 so với cách trồng không che lưới. (chênh lệch 3.896.000đồng). Đồng thời, những khoảng vật tư như lưới, bạt, kẽm, trụ, có thể sử dụng tiếp tục cho các vụ sau.

Có thể nói, kết quả trên đây, xuất phát từ hành động dám nghĩ dám làm, cộng với niềm đam mê khoa học kỹ thuật của nông dân, biết tận dụng để thích hợp trong điều kiện thực tế của môi trường. Hy vọng rằng, ngày càng có nhiều sáng kiến của nông dân hơn nữa, góp phần chung cho việc phát triển cộng đồng.

Tổng hợp thông tin từ nguồn: Đặng Bảo Ngọc

Trạm Khuyến nông huyện Chợ Mới

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

20

11. An Giang với những chính sách hỗ trợ sản xuất giống

(15/09/2010)

Khi nhắc đến nông nghiệp An Giang, người ta hay nhớ đến hệ thống sản xuất giống cộng đồng của Tỉnh. Thật vậy, An Giang là tỉnh mạnh nhất cả nước trong cách điều hành tổ chức mạng lưới sản xuất giống cộng đồng. Hiện tại đã có 225 tổ, Câu lạc bộ, Hợp tác xã...sản xuất giống. Sự thành công đó phải nhắc đến sự phối hợp nhịp nhàng giữa nông dân với ngành Nông nghiệp, chính quyền địa phương, các Công ty, Doanh nghiệp kinh doanh giống lúa.

Hằng năm ngành nông nghiệp đều có những chính sách để hỗ trợ hệ thống sản xuất giống cộng đồng. Trong năm 2010, đã hỗ trợ 100% các loại máy phục vụ sản xuất giống như: Máy phân ly tách hạt giống, máy sấy, máy đo ẩm độ…Câu lạc bộ (CLB) Hòa Phát, xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú là một trong những Tổ sản xuất giống lúa được hỗ trợ các trang thiết bị trên.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Tấn Đức, Chủ nhiệm CLB Hòa Phát nói: “Chúng tôi ở đây thường xuyên sinh hoạt CLB để cùng chia sẻ và rút kinh nghiệm những mô hình nào thành công hay không thành công. Ngoài ra, còn thành lập một nhóm khoảng 10 – 15 thành viên, mỗi thành viên góp vào 1 triệu đồng với lãi suất 1%/tháng. Số tiền đóng góp sẽ cho các thành viên của CLB vay, với lãi suất 2%/tháng, nhằm giúp nhau trong sản xuất và cũng lấy phần lãi đó bổ sung vào quỹ sinh hoạt”. Ông còn nói: “Nhà nước, ngành Nông nghiệp, Dự án Paex đã giúp mình nhiều rồi, giờ mình phải làm gì để đáp lại và hoạt động cho tốt chứ". Đó là những chia sẻ làm ấm lòng chúng tôi, những cán bộ của ngành Nông nghiệp.

Nhìn vào sự thành công của các Tổ giống, mặc dù chưa trọn vẹn, nhưng chúng ta có thể dễ nhận thấy rằng, ngành Nông nghiệp của tỉnh đã đi đúng hướng và đã giúp cho nông dân giải quyết được nhu cầu giống lúa, tăng thu nhập cho nông hộ.

Thắm thoát mà đã 10 năm thực hiện chương trình chọn – tạo giống cộng đồng. Sắp tới, ngày 28/9/2010, Trung tâm Khuyến nông An Giang sẽ tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm xã hội hoá giống lúa (2001 – 2010), có sự tham dự của nước bạn Lào, Campuchia, các Viện, Trường, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia…Hứa hẹn sẽ mang lại cho bà con nông dân cùngcác nhà quản lý, nhà khoa học có cuộc hội ngộ và chia sẻ đầy ấm áp lòng người.

Ngô Thị Tiền Giang

Trung tâm Khuyến nông An Giang

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

21

12. An Giang - Châu Thành vào vụ nuôi lươn mới

(04/09/2010)

Vào khoảng tháng 6 âm lịch, khi đi suốt tuyến Tỉnh lộ 941 từ xã Cần Đăng đến xã Vĩnh An của huyện Châu Thành (An Giang), chúng ta sẽ bắt gặp mô hình thủy sản rất độc đáo mà người dân đã nghĩ ra, đó là mô hình nuôi lươn trong bể nylon. Từ khoảng đất trống trước sân, bên hông hay ở sau nhà, họ đều tận dụng để nuôi lươn. Vật liệu chỉ là vài cây tre, một ít đất và một tấm bạt cao su.Đến nay, mô hình cho hiệu quả rất cao.

Tại xã Vĩnh Hanh, bà con đang tất bật chuẩn bị đất, bể để căng thành bồn nuôi. Năm 2010 này, ước toàn xã có khoảng 400 bồn, với diện tích 10.664m2 đã được chuẩn bị sẵn. Theo anh Trương Hoàng Anh Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Hanh cho biết: “Bà con ở đây rất phấn khởi vì vụ thu hoạch lươn của năm 2009 vừa xong, mô hình nuôi rất đạt, ít dịch bệnh, con giống ít hao hụt, với giá bán lươn thịt loại 1 từ 90.000 – 135.000đồng, lợi nhuận thu được từ 30-40%...”

Lâu nay, con lươn giống chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên, thường thì bà con tự trang bị dụng cụ để đánh bắt lươn như lợp, dớn, trúm, đống ủ…. Khi nước lên ở những cánh đồng hai vụ về nuôi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số lượng lươn giống ngoài tự nhiên ngày càng khan hiếm, một số gia đình phải đi đánh bắt lươn ở tận biên giới giáp với Campuchia hay ở Kiên Giang về nuôi. Mỗi chuyến đi thường kéo dài từ 5 đến 10 ngày. Để con giống tốt và khỏe mạnh thì số lươn giống đánh bắt mỗi ngày được bà con để trong khoan xuồng, vì nếu chứa trong thùng, can nhựa lâu ngày sẽ giảm chất lượng và bị hao hụt nhiều.

Anh Ngô Phước Nhiều chủ nhiệm Câu lạc bộ Nông dân ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Hanh cho biết“Trong tháng 7 này, Trung tâm giống Thủy sản An Giang đã tổ chức 1 lớp kỹ thuật sản xuất giống lươn cho 25 nông dân của xã Vĩnh Hanh. Qua lớp học, học viên sẽ được trang bị kiến thức về kỹ thuật sinh sản tự nhiên, từ đó bà con nông dân có thể tự sản xuất để có con giống nuôi tốt, không còn phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên”.

Phạm Thị Như

Trạm Khuyến Nông Châu Thành

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

22

13. An Giang - Hội thảo tổng kết Dự án PAEX giai đoạn 2008 - 2010

(18/12/2010)

Qua 3 năm thực hiện Dự án PAEX tại An Giang, giai đoạn 2008 - 2010, Trung tâm Khuyến nông An Giang kết hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển đồng bằng sông Cửu Long tổ chức hội thảo “Tổng kết Dự án PAEX giai đoạn 2008 – 2010”. Tham dự hội thảo có ông Đoàn Ngọc Phả - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp, ông Ngô Văn Cương - Điều phối viên dự án, Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông An Giang, đại diện Hội phụ Nữ, Hội Nông dân tỉnh, Ban Chủ nhiệm 12 Câu lạc bộ Nông dân của 6 huyện tham gia Dự án, Tri Tôn, Châu Thành, Châuphú, Thoại Sơn, Chợ Mới và An Phú.

Được sự hỗ trợ kinh phí của Dự án PAEX, trong 3 năm qua, Trung tâm Khuyến nông An Giang thử nghiệm thành công các mô hình ở 12 Câu lạc bộ Nông dân (CLB): Mô hình nuôibò vỗ béo thức ăn bằng cây đậu phộng; so sánh các gống lúa mới chất lượng cao OM5472, OM6677…; tận dụng những khoảng đất trống trồng nấm bào ngư; chăn nuôi vịt theo hướng nạc; trồng hẹ; trồng dưa hấu mùa nghịch; nuôi bò vỗ béo; nuôi cá rô đầu vuông, … Ngoài các mô hình thử nghiệm trên còn có CLB đã ứng dụng thành công máy tỉa và cải tiến máy tuốt đậu phộng sử dụng có hiệu quả hơn trong sản xuất, CLB xã Vĩnh Trạch (huyện Thoại Sơn) đã phát triển thành Hợp tác xã sản xuất lúa giống mạnh của tỉnh.

Trước khi đi vào thảo luận, đại diện 12 CLB đã báo cáo về những mô hình đã thực hiện vừa qua. Các thành viên trao đổi rất sôi nổi những thông tin, kinh nghiệm của mình cũng như những thuận lợi và khó khăn gặp phải trong sản xuất. Cũng tại hội thảo, các đại biểu đã nghe được những báo cáo tóm tắt hoạt động Dự án PAEX trong giai đoạn năm 2008 - 2010. Đồng thời cũng đưa ra kế hoạch định hướng cho giai đoạn tiếp.

Từ một phần hỗ trợ kinh phí của dự án PAEX, trong thời gian qua, các cán bộ khuyếnnông, các thành viên trong CLB được tham dự các tập huấn như phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PTD); đào tạo TOT cho cán bộ; quản lý điều hành CLB; kỹ năng quản lý tổ nhóm; phương pháp PRA, tập huấn kỹ thuật; đánh giá PME; đánh giá MSC. Qua đó, trang bị các kiến thức rất cần thiết cho cán bộ, đồng thời đã nâng cao được trình độ quản lý và điều hành CLB cho Ban Chủ nhiệm.

Ngoài ra, các thành viên cũng được tham quan học tập kinh nghiệm tại các tỉnh bạn, vềphương pháp sản xuất cây đậu phộng, sản xuất lúa giống, nuôi cá chình và cá bống tượng, trồng khoai lang, cà chua gốc ghép, rau an toàn, cá rô đầu vuông, chia sẻ cách mở rộng PTD… Từ những lớp tập huấn và những chuyến tham quan học tập mô hình sản xuất hiệuquả được đa số nông dân các CLB áp dụng thành công cho mô hình của mình. Từ đó, các CLB đã có động lực làm việc năng động và khoa học hơn. Một số CLB đã thành lập được quỹ tương trợ như CLB Hòa Phát, CLB Tân Thuận, CLB Phụ nữ Kiến An, CLB Phụ nữ Long Điền A …

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

23

Chị Phạm Thị Như, cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Châu thành chia sẻ những thuận lợi và những khó khăn khi áp dụng PTD vào thực tiễn. Nhận thấy đã nâng cao kiến thức về chuyên môn, về kỹ năng và cảm thấy tự tin hơn khi tiếp xúc với nông dân, tự tin hơn khi đứng lớp tập huấn, so với trước đây.

Tại hội thảo, đa số các đại biểu cho rằng khi tham gia dự án PAEX, nông dân đồng thuận thực hiện, vì thế các mô hình thực hiện tốt hơn, tình làng nghĩa sớm thắt chặt hơn. Bên cạnh đó, các đại biểu mong rằng giai đoạn tiếp theo, Dự án sẽ hỗ trợ cho các CLB còn lại, để các CLB phát triển ngày càng bền vững.

Phát biểu tại hội thảo, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông An Giang, Huỳnh Hiệp Thành chorằng : Giai đọan 1 vừa qua, rất nhiều mô hình hiệu quả. Trung tâm Khuyến nông An Giang không chỉ dựa vào nguồn kinh phí của Dự án mà còn có nguồn kinh phí của tỉnh. Hiện nay,An Giang đã có hơn 200 tổ đội giống. Đây cũng là nền tảng và sự hợp tác của các Cơ quan Đoàn thể. Phương pháp khuyến nông có sự tham gia là một trong những phương pháp rất hay và hữu ích. Hy vọng rằng các CLB sẽ thực hiện tốt hơn nữa.

Trang Nghiêm

Trung tâm Khuyến nông An Giang

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

24

14. Sóc Trăng - Mô hình cấy nấm xanh (Metarhizium anisopliae) ký sinh trên rầy nâu

(30/08/2009)

Ngày 11/08/2009, Trung Tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Sóc Trăng phối hợp dự án PAEX (Khuyến nông có sự tham gia) tổ chức cho ban chủ nhiệm 12 câu lạc bộ tham gia dự án đi tham quan học tập mô hình cấy nấm xanh (Metarhizium anisopliae) ký sinh trên rầy nâu, tại câu lạc bộ Đồng Tâm (ấp Tâm Thọ - Xã Đại Tâm - Huyện Mỹ Xuyên - Tỉnh Sóc Trăng).

Tại đây nông dân được ông Trầm Lền Sử - nông dân tiến bộ ở địa phương có kinh nghiệm nuôi cấy nấm, hướng dẫn lý thuyết và thực hành qui trình sản xuất nấm ký sinh từ

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

25

khâu chuẩn bị nguyên liệu (môi trường cấy nấm), các dụng cụ liên quan (lò hấp khử trùng,…) đến thực hành cấy nấm, chủng nấm vào môi trường gạo,...

Mô hình cấy nấm xanh (Metarhizium anisopliae) ký sinh trên rầy nâu, do Chi Cục BVTV tỉnh Sóc Trăng kết hợp với Đại Học Cần Thơ thực hiện. Qui trình cấy nấm xanh do Phó giáo sư tiến sĩ Trần Văn Hai (ĐHCT) chuyển giao cho ông Trầm Lền Sử, đầu vụ Đông Xuân năm 2008. Chi phí dụng cụ cấy nấm khoảng 2,5 - 3 triệu đồng tùy vào chất liệu, trong đó gồm: tủ cấy, nồi hấp, lò than đá, …

Ông Trầm Lền Sử đã cấy 5 lần, một lần sản xuất 2 mẻ hấp cho ra 60 bịch gạo, gạo sau khi cấy nấm 14 ngày có thể đem sử dụng được, bảo quản để nơi thoán mát thêm 7 ngày (từ khi cấy 21 ngày), 1 bịch pha 4 bình 16 lít phun cho 2.000m2. hiên tại ông Sử bán một bịch 25.000 đồng.

Theo các nông dân tham quan thì quy trình sản xuất nấm ký sinh phòng trừ rầy nâu khá đơn giản, dể làm. Các phụ liệu dùng trong sản xuất nấm dễ tìm lại rẻ tiền. Việc sử dụng chế phẩm sinh học phòng trị rầu nâu sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho nhà nông, bên cạnh giảm chi phí, tăng lợi nhuận trên cùng đơn vị diện tích nó còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe cho nông dân.

Qua kinh nghiệm sử dung nấm ký sinh phòng trừ rầy nâu, sâu cuốn lá của ông Trầm Lền Sử thì sử dụng chế phẩm sinh học sẽ giảm từ 50% chi phí trở lên so với sử dụng thuốc hoá học.

Từ thực tế trên hiện nay trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên hiện có 8 điểm cấy nấm xanh (Metarhizium anisopliae) ký sinh trên rầy nâu việc xã hội hóa phòng trừ rầy nây bằng nấm ký sinh từng bước được nông dân nhân rộng ra cộng đồng.

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ: ấp Đại Ân xã Đại Tâm huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng.

Điện thoại: 0793892444, DĐ: 0984 543 118

Nguồn: Trạm KN-KN Mỹ Xuyên

Tác giả: Ks. Huỳnh Bảo Quốc

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

26

15. Sóc Trăng - hội nghị tổng kết công tác khuyến nông khuyến ngư năm 2009 và triển khai kế hoạch năm 2010

Cập nhật : 14/12/2009 10:44

Tại Hội nghị, ông Hồ Quang Cua - phó Giám đốc Sở NN&PTNT đã đánh giá cao kết quả công tác năm 2009 của Trung tâm khuyến nông khuyến ngư Sóc Trăng. Ngày 11/12/2009, Trung tâm khuyến nông khuyến ngư tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2009, triển khai nhiệm vụ năm 2010. Đến dự và chỉ đạo Hội nghị có ông Hồ Quang Cua - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT; Các Phòng NN&PTNT: Cù Lao Dung, Vĩnh Châu, Châu Thành, Thạnh Trị, Long Phú, TP Sóc Trăng, Mỹ Tú; Báo Sóc Trăng; Đài PTTH tỉnh; cùng toàn thể CCVC trong ngành. Năm 2009 từ nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia và của tỉnh, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh đã đầu tư trình diễn tổng cộng 41 dự án và mô hình khuyến nông khuyến ngư các loại. Tổng kinh phí thực hiện các dự án và mô hình là 2 tỷ 157,5 triệu đồng, trong đó Khuyến nông Quốc gia hỗ trợ 1 tỷ 406,5 triệu đồng đầu tư 12 dự án; tỉnh đầu tư 560 triệu đồng thực hiện 9 dự án. Ngoài các mô hình do Trung ương và tỉnh đầu tư, Trung tâm KNKN bằng nguồn kinh phí sự nghiệp cơ quan đã thực hiện 20 mô hình trình diễn với vốn đầu tư 191 triệu đồng để thực hiện nhiều mô hình khuyến nông khuyến ngư khác. Các mô hình khuyến nông khuyến ngư triển khai trong năm 2009 đạt hiệu quả kinh tế cao, thu hút được sự quan tâm, đồng thuận của nhiều hộ nông dân như: dự án nhân giống lúa chất lượng (các giống như OM 4218, OM 4564, OM 5472, OM 5629, OM 6671, MTL 576…) dự án nhân giống lúa chất lượng đột phá về năng suất trong vụ Hè Thu (năng suất đạt bình quân 5,5 tấn/ha, cá biệt có hộ 6,5 tấn/ha) nhằm để bà con tự sản xuất giống tốt và trao đổi với giá thấp hơn thị trường; dự án thâm canh bưởi năm roi phương pháp thực hiện là hướng dẫn nông dân thâm canh bưởi theo hướng GAP an toàn; mô hình trình diễn giống mía mới cho năng suất, chất lượng cao K95-156 phát triển tốt có khả năng đạt 100 tấn/ha; dự án cải tạo bò theo hướng chuyên thịt, chăn nuôi lợn sinh sản hướng nạc đảm bảo VSMT; mô hình nuôi các loại thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao (cua biển, tôm càng xanh, nuôi tôm chân trắng, cá bống tượng, cá chẽm, cá mú, ếch, ba ba,…) Ngoài ra, Trung tâm phối hợp dự án Paex (VVOB) với sự tài trợ của Vương quốc Bỉ đã thực hiên 18 mô hình trình diễn cho 14 CLBKNKN phân bổ trên địa bàn 8 huyện. Song song đó, Trung tâm cũng phối hợp với các Phòng NN&PTNT, Hội Nông dân, Dự án Care, Dự án AAV, Dự án nâng cao chất lượng giống cây trồng vật nuôi, công ty Sao Ta, công ty giống cây trồng Miền Nam và Trường ĐHCT để thực hiện công tác KNKN trên địa bàn.Các chương trình đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền trong năm

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

27

2009 cũng rất hiệu quả và thiết thực. Trong năm 2010, định hướng của Trung tâm là sẽ tiếp tục xin hỗ trợ, đầu tư để thực hiện 13 dự án khuyến nông khuyến ngư có vốn Khuyến nông khuyến ngư Quốc gia, 10 dự án và mô hình khuyến nông các loại từ vốn của tỉnh; dự kiến với kinh phí sự nghiệp trong năm 2010 Trung tâm sẽ xây dựng 20 mô hình trình diễn với mục tiêu đa dạng hoá vật nuôi cây trồng (tập trung cho các CLB thuộc dự án PAEX) đồng thời tiếp tục ưu tiên kinh phí cho tập huấn, hội thảo, phát hành tài liệu bướm, thông tin tuyên truyền,…

Hội nghị đã thảo luận, đánh giá kết quả công tác năm 2009; nêu rõ những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ; đồng thời đề ra các giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2010. Hội nghị tổng kết KNKN năm 2009 kết thúc thành công tốt đẹp.

Triệu Sang

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

28

16. Sóc Trăng - Hội thi câu lạc bộ khuyến nông có sự tham gia (PTD) giỏi

Cập nhật : 19/07/2010 10:57

Ban tổ chức trao giải cho các câu lạc bộ tham gia

Ngày 17/7/2010, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư (KNKN) Sóc Trăng phối hợp với VVOP (Vương Quốc Bỉ) tổ chức hội thi câu lạc bộ (CLB) khuyến nông có sự tham gia giỏi. Tham dự có ông Dương Minh Hoàng – GĐ Trung tâm KNKN, ông Lý Đại Lượng – PGĐ, đại diện Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL, lãnh đạo của hội Phụ nữ và hơn 100 nông dân.

Hội thi nằm trong chương trình hoạt động của dự án khuyến nông có sự tham gia do Vương quốc Bỉ tài trợ nhằm giúp nông dân chủ động phối hợp với cán bộ khuyến nông vạch ra phương thức sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế của từng hộ. Có 14 CLB khuyến nông có sự tham gia (3 người) của 7 huyện: Mỹ Xuyên, Kế Sách, Thạnh Trị, Cù Lao Dung, Châu Thành, Mỹ Tú và Ngã Năm tham dự hội thi. Các đội lần lượt trải qua ba vòng thi: Kiến thức cá nhân; Kiến thức về quản lý câu lạc bộ và các nội quy, quy chế của câu lạc bộ; Xử lý tình huống. Các đội đều có sự chuẩn bị chu đáo cho phần thi kiến thức “PTD và quản lý CLB” khi đã thể hiện khá tốt về hiểu biết trong tiến trình PTD cũng như cách quản lý tốt một CLB PTD thông qua việc trả lời các câu hỏi về kỷ năng điều hành, tiến trình PTD, cách xác định những vấn đề khó khăn, xây dựng các thử nghiệm, đánh giá, phổ biến kết quả, phương pháp tổ chức, quản lý điều hành câu lạc bộ PTD… Hội thi đã mở ra cơ hội giúp cho các CLB trong tỉnh giao lưu học tập phương pháp PTD cũng như trao đổi các kinh nghiệm trong quản lý điều hành CLB. Ông Dương Minh Hoàng – Giám đốc Trung tâm KNKN, trưởng ban giám khảo hội thi cho biết: “Mục tiêu lớn nhất của cuộc thi hướng tới là chuyển tải được phương pháp khuyến nông có sự tham gia đến mọi người. Nhìn chung các đội đến hội thi đều có sự chuẩn bị chu đáo cũng như thể hiện khá tốt phần thi của mình”.

Kết thúc hội thi, ban tổ chức đã trao giải nhất cho CLB Đồng Tâm - xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên; 2 giải nhì cho CLB Hòa Phủ - xã Hòa Tú 2, CLB Bưng Chụm – xã Tham Đôn đều thuộc huyện Mỹ Xuyên và 3 giải ba đồng hạng cho CLB An Nghiệp- xã An Mỹ, huyện Kế Sách; CLB Kiết Lợi, Kiết Lập B-xã Lâm Tân, huyện Thạnh Trị.

Triệu Sang

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

29

17. Hậu Giang - Hội thảo khởi động chương trình PAEX

Ngày 25/6/2008, chương trình khuyến nông có sự tham gia phía Nam Việt Nam – PAEX được hợp tác giữa Viện NCPT ĐBSCL và tổ chức VVOB (Vương quốc Bỉ) đã phối hợp cùng trung tâm Khuyến nông (TTKN) Hậu Giang tổ chức hội thảo “Khởi động chuơng trình PAEX tại Hậu Giang” giai đoạn 2008 – 2010.

Đến dự hội thảo có hơn 60 đại biểu đến từ TTKN Quốc gia phía Nam, TTKN Sóc Trăng, An Giang, trong tỉnh Hậu Giang gồm lãnh đạo sở Nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo sở tài chính, hội Nông dân tỉnh , hội Phụ nữ tỉnh, lãnh đạo TTKN tỉnh, các đơn vị trực thuộc sở Nông nghiệp, phòng Nông nghiệp, trạm Khuyến nông, hội Nông dân hội Phụ nữ các huyện thị. Về phía chương trình PAEX có TS. Nico Vromant điều phối viên chương trình, ngoài ra còn có ông Too Welvaert, điều phối viên chương trình khuyến nông tại Campuchia thuộc tổ chức VVOB.

Mục đích của buổi hội thảo là giới thiệu về chương trình PAEX và lập kế hoạch hoạt động triển khai PAEX tại Hậu Giang năm 2008. Qua thảo luận các đại biểu đánh giá cao về chương trình PAEX và thống nhất với kế hoạch triển khai thực hiện giữa TTKN Hậu Giang và PAEX. Các đại biểu mong muốn được hợp tác, cộng tác để chương trình triển khai có hiệu quả cao tại Hậu Giang.

Trần Quốc Nhân

Ảnh: Võ Hồng Dũng

Ông: Vũ Tiếp Sơn - Đại diện Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Quốc gia Phía Nam

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

30

18. Hậu Giang - Diễn đàn “Kỹ năng quản lý câu lạc bộ khuyến nông”

Ngày cập nhật: 01-08-2010

(HG) - Cuối tuần qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Hậu Giang và Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL đã tổ chức diễn đàn “Kỹ năng quản lý câu lạc bộ (CLB) khuyến nông” cho khoảng 70 cán bộ Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Khuyến nông và Ban chủ nhiệm các CLB khuyến nông trong tỉnh. Tham gia trao đổi và giải đáp thắc mắc tại diễn đàn là các diễn giả từ Sở NN&PTNT, Hội Nông dân tỉnh và Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, Ban điều phối chương trình PAEX (khuyến nông có sự tham gia).

Diễn đàn là dịp để các CLB khuyến nông đang hoạt động có hiệu quả chia sẻ kinh nghiệm về cách tổ chức, quản lý và điều hành; trao đổi kinh nghiệm giữa nông dân và diễn giả về những khó khăn trong quản lý và điều hành CLB; khẳng định vai trò của CLB trong hoạt động khuyến nông tại Hậu Giang và công tác khuyến nông trong thời kỳ hội nhập, giúp nâng cao kỹ năng quản lý CLB cho chủ nhiệm các CLB tham gia chương trình PAEX trong thời gian tới. Điều mà nhiều CLB quan tâm được đặt ra tại diễn đàn là làm sao nâng cao chất lượng hàng nông sản, cách tiếp cận thị trường, những yêu cầu và đòi hỏi của thị trường hiện nay...

NGUYỄN NGUYỄN

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

31

19. Hậu Giang: Tăng cường kỹ năng tổ chức, quản lý và điều hành câu lạc bộ khuyến nông

Cập nhật : 10/03/2010 11:03

Chủ nhiệm CLB.KN ấp Phú trí (Phú Hữu, Châu Thành) sau khi dự khóa tập huấn có thể điều hành cuộc họp tốt

Ngày 10 tháng 03 năm 2010, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Hậu Giang phối hợp với chương trình Khuyến nông có sự tham gia – PAEX tổ chức khóa tập huấn “Kỹ năng tổ chức, quản lý và điều hành Câu lạc bộ Khuyến nông” cho hơn 20 chủ nhiệm và phó chủ nhiệm câu lạc bộ Khuyến nông (CLB.KN) trong tỉnh. Đây là nội dung được Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh và chương trình PAEX quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các CLB.KN. Đến nay, toàn tỉnh Hậu Giang có 483 CLB.KN và có hơn 100 thành viên Ban chủ nhiệm được bồi dưỡng về kiến thức trên.

Theo chương trình tập huấn 5 ngày (10 – 14/3/2010), thạc sĩ Nguyễn Văn Minh truyền đạt những nội dung thiết thực cho các học viên, thông qua phương pháp học tập dành cho người lớn, sử dụng các bài tập động não và thảo luận. Các nội dung chính trong khóa tập huấn: 1) Vài trò, nhiệm vụ Ban chủ nhiệm CLB.KN; 2) Cách tổ chức, điều hành buổi sinh hoạt CLB.KN; 3) Cách điều hành cuộc họp báo cáo 6 tháng đầu năm và lập kế hoạch 6 tháng cuối năm; 4) Thành lập quỷ cho CLB.KN; 5) Các điều kiện để duy trì và phát triển CLB.KN; 6) Xây dựng nội qui CLB.KN.

Kết thúc khóa học, các học viên có được kiến thức để làm hành trang cho hoạt động điều hành CLB. ở địa phương. Nội dung tập huấn này sẽ được duy trì và mở rộng trong thời gian tới.

Nguyễn Văn Măng - TTKNKN Hậu Giang

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

32

20. Hậu Giang - Nâng cao giá trị bưởi Năm Roi

Ngày cập nhật: 10-03-2010

Không chạy theo hiệu quả kinh tế trước mắt, CLB Phú Trí A, ở xã Phú Tân, huyện Châu Thành đã không những gắn bó, mà còn từng bước phát huy thế mạnh cây bưởi Năm Roi truyền thống.

Giữ cây trồng truyền thống

Do giá cả thị trường bấp bênh, kỹ thuật xử lý chăm sóc hạn chế, vườn cây già cỗi, kéo theo hiệu quả kinh tế thấp nên nhiều nhà vườn không còn mặn mà với cây bưởi Năm Roi mà chuyển sang trồng một số loại cây trồng mới, nhiều nhất là cam sành. Vì thế, cây bưởi đang bị mất vị thế chủ lực ngay tại vùng đất Châu Thành. Trong tình cảnh đó, các thành viên CLB ấp Phú Trí A quyết giữ cây trồng truyền thống, bằng cách tiếp cận khoa học kỹ thuật, đúc kết kinh nghiệm thực tế áp dụng vào quá trình canh tác. Trong đó phải kể đến các kỹ thuật chăm sóc như: cắt nhánh, tỉa cành xử lý ra hoa, bón phân hữu cơ được các nhà vườn ở đây quan tâm hàng đầu. Nhờ vậy làm cho vườn bưởi Năm Roi của các thành viên trong CLB chống chịu lại các bệnh thường gặp trên cây có múi như vàng lá gân xanh. Hương vị ngon ngọt, cùng với đặc trưng không hạt của trái bưởi Năm Roi vẫn được CLB bảo tồn, còn các thành viên có thể làm giàu trên chính mảnh đất của quê mình. Anh Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ nhiệm CLB ấp Phú Trí A cho biết: “Thế mạnh của CLB hiện nay là cây bưởi Năm Roi. Hầu hết các thành viên của CLB đều thoát nghèo, thậm chí có những hộ trở nên giàu có từ cây bưởi. Mỗi héc-ta bưởi Năm Roi của các thành viên cho thu nhập bình quân từ 100-120 triệu đồng/năm”.

Anh Phạm Thanh Út Bảy, thành viên CLB ấp Phú Trí A cho rằng: “Dòng đời sinh trưởng cây bưởi kéo dài, nếu áp dụng kỹ thuật canh tác chặt chẽ, thời gian sinh trưởng càng dài hơn, năng suất tăng cao, tính ra hiệu quả kinh tế không thua kém so với các loại cây trồng khác. Nhờ

Ông Ba Thành (trái) trao đổi kỹ thuật tạo hình bưởi hồ lô với thành viên Dự án PAEX.

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

33

tham gia CLB, các thành viên dễ dàng tiếp cận khoa học kỹ thuật mới từ các nhà khoa học, cũng như chia sẻ kinh nghiệm từ các thành viên khác trong CLB. Từ đó, giúp cho vườn bưởi của gia đình phát triển ổn định và gia tăng năng suất”.

Nâng cao giá trị bưởi Năm Roi

Trải qua 3 năm mày mò, nghiên cứu, ông Ba Thành (Võ Trung Thành), Chủ nhiệm CLB ấp Phú Trí A, cùng một số thành viên khác đã làm nên một kỳ tích tưởng chừng như không thể. Đó là, việc tạo hình nghệ thuật đã biến trái bưởi Năm Roi có hình dáng chiếc bình hồ lô. Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, sản phẩm bưởi hồ lô mang thương hiệu “Bưởi hồ lô Trung Thành” đã có mặt trên thị trường TP.Hồ Chí Minh, với mức giá cao gấp nhiều lần so với trái bưởi Năm Roi bình thường. Điều này đã gây tiếng vang trước hết cho chủ nhân của trái bưởi hồ lô, đồng thời khẳng định được óc sáng tạo, tâm huyết gắn bó với cây bưởi Năm Roi.

Chưa dừng lại ở đó, CLB đang thực hiện mô hình trồng bưởi Năm Roi an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy trình VietGAP. Tuy còn gặp một vài khó khăn trong quá trình thực hiện như: lúng túng trong khâu ghi chép, thiếu nguồn chi phí xây dựng nhà kho, nhà vệ sinh,... nhưng các thành viên CLB cơ bản đã làm quen với nhiều tiêu chí trong quy trình. Điều quan trọng là bước đầu đã giúp cho các thành viên CLB thay đổi được tư duy canh tác, nắm bắt tâm lý tiêu dùng của thị trường mà chủ động nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm trái bưởi Năm Roi truyền thống...

Ngoài ra, CLB còn kết hợp với Dự án PAEX đang tiến hành thực hiện mô hình thí nghiệm bệnh “cò mổ” trên trái bưởi Năm Roi. Đến nay, dù đang trong giai đoạn thí nghiệm, nhưng phần nào đánh giá được tác hại của loại bệnh mới này. Anh Nguyễn Văn Dũng cho biết: “CLB đang chờ sự hỗ trợ thêm về vốn, khoa học kỹ thuật từ ngành nông nghiệp huyện-tỉnh, các dự án, viện trường để thực hiện các tiêu chí còn lại trong quy trình VietGAP. Bên cạnh đó, khuyến khích các thành viên phát triển và nhân rộng mô hình tạo hình nghệ thuật bưởi hồ lô, nhằm bán được giá cao, tăng thu nhập cho gia đình”.

PGS TS Nguyễn Duy Cần, Điều phối viên của Dự án PTD chương trình PAEX nhận xét: CLB ấp Phú Trí A khá nhạy bén trong việc sáng tạo ra trái bưởi hồ lô. Nhờ vậy, đã hấp dẫn được người tiêu dùng, nâng cao được giá trị của trái bưởi Năm Roi lên. Trong thời gian tới, dự án tiếp tục hỗ trợ cho CLB, chủ yếu về khoa học kỹ thuật để CLB sớm hoàn thành chương trình VietGAP, mô hình thí nghiệm bệnh “cò mổ” trên bưởi.

Bài, ảnh: NGUYỄN NGUYỄN

CLB Phú Trí A có 22 thành viên, tổng diện tích trên 22 ha, chủ yếu là đất vườn. Trong đó, vườn chuyên canh bưởi khoảng 16 ha, còn lại diện tích ruộng và ao mương. Hiện CLB có sự trợ giúp về vốn, khoa học kỹ thuật từ Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hậu Giang, Dự án PTD chương trình PAEX, Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL Trường Đại học Cần Thơ.

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

34

21. Hậu Giang - Sân chơi bổ ích cho nông dân

Ngày cập nhật: 03-11-2010

Dù thời gian vẫn còn sớm, nhưng người thì cầm chanh, người thì cầm hành, bưởi, xoài, người thì đang cặm cụi đọc kịch bản thật kỹ để chuẩn bị sẵn sàng cho phần thi đầu tiên của đội mình. Có lẽ, những nông dân chân lấm tay bùn lâu lắm rồi mới có dịp lên sân khấu để làm thí sinh so tài với nhau trên sân chơi lớn này.

Vui như ngày hội

Hội thi “Câu lạc bộ khuyến nông có sự tham gia giỏi năm 2010 do Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư tỉnh phối hợp với Chương trình khuyến nông có sự tham gia (PAEX), Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL tổ chức mới đây đã thật sự thu hút nhiều hội viên nông dân tham gia. Với khí thế sôi nổi, hào hứng và thông qua đó những thí sinh được chia sẻ, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm, cách làm hay trong sản xuất. Mặc dù thời gian vẫn còn sớm, nhưng hội trường Trung tâm Văn hóa tỉnh rộn ràng hẳn lên. Tất cả đang tất bật chuẩn bị phần thi đầu tiên của mình. Đội CLB sản xuất lúa giống Tân Thạnh (Phụng Hiệp) là đội thi đầu tiên nên công việc chuẩn bị hết sức khẩn trương. Các thành viên chủ yếu là các lão nông tri điền nên chuẩn bị càng phải kỹ càng hơn. Ông Nguyễn Văn Hoàng, Chủ nhiệm CLB, cho biết: Khi hay tin có hội thi CLB khuyến nông có sự tham gia giỏi, các thành viên trong CLB rất phấn khởi, ai nấy đều háo hức. Một phần vì lâu rồi chưa có thi thố với ai, một phần đội cũng muốn giao lưu học hỏi kinh nghiệm sản xuất cùng với các đội bạn. Đội đã chuẩn bị rất kỹ cho phần thi của mình, phần giới thiệu của đội rất ấn tượng, vọng cổ là lựa chọn số 1 cho phần thi này. Vì thế, đội đã tự biên các ca khúc giới thiệu, các thành viên của đội giờ đã sẵn sàng”.

Còn chị Nguyễn Thị Búp, thành viên của đội CLB Thạnh Tiến, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, thì tay cầm đùm đề các loại như chanh dây không hạt, xoài, hành... để sẵn dịp này “tiếp thị” hàng hóa luôn. Chị nói vui vậy thôi chứ đây là những sản vật để làm sinh động thêm phần giới thiệu của đội mình.

Các CLB tham gia phần thi trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

35

CLB phụ nữ trồng mía ấp 2, xã Vị Tân, TP.Vị Thanh thì tự tin hơn. Chị Đỗ Thị Toàn, thành viên CLB nói, các thành viên trong CLB của tụi tôi năm nay trồng mía bội thu, năng suất mía rất cao, từ 90-120 tấn/ha. Vì thế, chúng tôi đến đây để chia sẻ kinh nghiệm cho các đội khác học hỏi chứ! Hội trường đã bắt đầu nóng lên khi sắp đến giờ khai hội. Tất cả các đội đều đã trong tâm thế sẵn sàng cho phần thi.

Nhiều đội đã dàn dựng các tiểu phẩm rất công phu về những lợi ích khi tham gia CLB khuyến nông có sự tham gia. Trong hội thi, họ lại trở thành chuyên gia tư vấn cho mọi người về nông nghiệp sạch, tốt và an toàn. Điển hình như CLB trồng lúa kết hợp với nuôi heo ở ấp 5, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, trình làng bằng tiểu phẩm sản xuất, chăn nuôi theo PAEX (chương trình khuyến nông có sự tham gia). Qua tiểu phẩm cho thấy, đội đã tìm hiểu và học hỏi rất nhiều. Từ đó đã góp phần tuyên truyền cho bà con nông dân, các câu lạc bộ khác hiểu rõ hơn để áp dụng vào thực tế quản lý và sản xuất được hiệu quả cao.

Không những thế, các câu hỏi trong phần thi trả lời câu hỏi trắc nghiệm và trả lời câu hỏi tình huống cũng được các CLB hoàn thành một cách nhanh gọn. Qua phần nhận xét của Ban giám khảo, các CLB còn được trang bị những kiến thức về sử dụng nguồn vốn sao cho có hiệu quả, việc điều hành, cũng như trách nhiệm của chủ nhiệm CLB. Chính vì được tổ chức chu đáo, các hoạt động rất thiết thực nên các phần thi được các đội tham gia rất nhiệt tình và hào hứng. Chị Nguyễn Thị Minh Duyên đến từ CLB làm vườn số 3, thị trấn Bảy Ngàn, Châu Thành A, cho biết: Do thời gian chuẩn bị chỉ có 2 ngày và đa số các cô, chú tuổi đã cao nên đôi khi hay quên, nhưng các chú rất nhiệt tình nên phần thi của đội cũng khá suôn sẻ.

Mong muốn một sân chơi bổ ích

Dù đây là thời gian vào vụ mía, nhưng các chị em trong CLB phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp vẫn tranh thủ thời gian đến tham dự hội thi với mong muốn học hỏi được nhiều mô hình hay về áp dụng. Đến với hội thi, các chị thật sự hào hứng. Chị Huỳnh Thị Màu, thành viên CLB, chia sẻ: Chúng tôi mong muốn ngày càng có nhiều sân chơi cho nông dân để chia sẻ kinh nghiệm, học cách làm hay.

Còn chú Huỳnh Văn Dũng, CLB nuôi trồng thủy sản, ấp 9A2, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy thì đề nghị nên có nhiều sân chơi như thế này. Chú nhận xét: Hội thi này thật hấp dẫn. Tham gia hội thi, tôi học hỏi được rất nhiều từ những mô hình làm ăn của đội bạn cũng như được tư vấn khoa học kỹ thuật. Hiện nay, ở quê tôi chỉ có cuộc thi nông dân sản xuất giỏi nhưng không được lớn và hấp dẫn như ở đây.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư, Phó trưởng Ban tổ chức cuộc thi, cho biết: Đây là lần đầu tiên tổ chức cuộc thi này. Hội thi nhằm tạo sân chơi cũng như là lớp học cho nông dân. Sắp tới sẽ phối hợp với các tổ chức để thành lập nhiều CLB như thế này.

Bài, ảnh: QUỐC THÁI

Chương trình khuyến nông có sự tham gia do Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh phối hợp với Viện Nghiên cứu và phát triển ĐBSCL thực hiện giai đoạn 2008-2010. Chương trình được kéo dài thêm 2 năm nữa. Đến nay, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư đã triển khai phương pháp khuyến nông có sự tham gia cho 14 CLB theo Chương trình PAEX và mở rộng thêm 100 CLB trong tỉnh. Tương lai sẽ tiếp tục mở rộng lên 400 CLB khuyến nông trên 7 huyện, thị và thành phố trong tỉnh.

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

36

22. Hậu Giang - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Cần - Nâng cao tính chủ động của nông dân

Ngày cập nhật: 06-11-2010

Chương trình khuyến nông có sự tham gia, hay còn gọi là phương pháp phát triển kỹ thuật có sự tham gia - PTD do Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long cùng hợp tác thực hiện với tỉnh Hậu Giang vào năm 2008. Xung quanh phương pháp khuyến nông này, Phó GS-TS Nguyễn Duy Cần, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, cho biết:

Chương trình này như tên gọi của nó là khuyến khích sự tham gia của người dân vào các hoạt động khuyến nông và sản xuất. Thực hiện phương pháp khuyến nông này, người nông dân sẽ được trao quyền quyết định nhiều hơn, cũng như tăng cường năng lực canh tác để người dân có thể tự đứng vững được trên “đôi chân” của mình. Từ đó, người nông dân ngày càng tự chủ hơn trong vai trò giải quyết những vấn đề khó khăn trong sản xuất. Để thực hiện chương trình này, trước hết, chúng tôi trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp khoa học kỹ thuật sản xuất cho cán bộ khuyến nông trong tỉnh. Từ đó, cán bộ khuyến nông đến với người dân, cùng với người dân giải quyết những vấn đề khó khăn nội tại trong cộng đồng, tổ chức của nông dân.

* Theo ông, vai trò của công tác khuyến nông đối với quá trình sản xuất nông nghiệp của người dân trong thời kỳ hội nhập hiện nay ra sao ?

Trước đây, chúng ta chỉ nghiêng về hướng dẫn, giúp đỡ cho nông dân về mặt kỹ thuật trong sản xuất. Khi đất nước hội nhập quốc tế, vấn đề kỹ thuật không còn quan trọng hàng đầu nữa mà còn liên quan đến các vấn đề giá cả, thị trường, chất lượng, cạnh tranh sản phẩm. Cho nên,

CLB Phú Trí A, xã Phú Tân kết hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện thử nghiệm phòng trị bệnh cò mổ trên trái bưởi Năm Roi.

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

37

cán bộ khuyến nông trở nên vất vả hơn. Điều này đồng nghĩa với việc cán bộ khuyến nông làm việc nhiều hơn, không chỉ quan tâm về kỹ thuật mà còn quan tâm nhiều hơn về vấn đề kinh tế như giá cả, thị trường, chất lượng hàng hóa.

Ông đánh giá thế nào về tình hình hoạt động của các “CLB khuyến nông có sự tham gia - PTD” của tỉnh Hậu Giang trong thời gian qua ?

Trong thời gian khá ngắn (chỉ được 2 năm), nhưng với cách tiếp cận theo phương pháp khuyến nông có sự tham gia này, phần nào đã nâng cao năng lực, cải thiện được kỹ năng, phương pháp khuyến nông của cán bộ khuyến nông các địa phương trong tỉnh. Đồng thời, thông qua phương pháp tiếp cận này, người nông dân đã nhận thức được rõ hơn về vai trò của mình trong các hoạt động khuyến nông. Người nông dân được đánh giá rất cao, được xem như những chuyên gia. Chính nhờ tham gia phương pháp này, nông dân đã chủ động hơn trong việc tìm kiếm những giải pháp để giải quyết những vấn đề khó khăn, trở ngại trong thực tế sản xuất. Bên cạnh đó, người nông dân đã quan tâm hơn về mặt khoa học kỹ thuật và gắn bó với lực lượng khuyến nông, cũng như cán bộ khuyến nông đã quan tâm đối với họ để tạo thành một mắc xích, mối quan hệ mà công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đối với người dân gặp nhiều thuận lợi. Người dân cảm thấy gần gũi hơn đối với cán bộ khuyến nông, các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học. Nhờ thế mà đã huy động được tất cả các nguồn lực khác nhau để nâng cao hiệu quả sản xuất của nông dân.

Điều này khẳng định qua ý kiến đánh giá cao của lãnh đạo ngành khuyến nông, Sở NN&PTNT tỉnh. Chính sự tiến bộ này đã mang lại sinh khí mới, cách làm hay mà tỉnh Hậu Giang quan tâm. Vì thế mà Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, cũng như Sở NN&PTNT dự kiến mở rộng ra cho nhiều CLB tham gia áp dụng theo phương pháp này. Đồng thời quan tâm bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn kiến thức cho tất cả cán bộ khuyến nông cấp cơ sở để hiểu biết sâu về phương pháp, nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.

Trong quá trình thực hiện Chương trình “CLB khuyến nông có sự tham gia - PTD” tại tỉnh Hậu Giang, ông tâm đắc điều gì ?

Trong quá trình hợp tác làm việc với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Hậu Giang, chúng tôi đã đến được với các CLB khuyến nông, gặp gỡ được nhiều gia đình nông dân các nơi trong tỉnh. Điều mà khiến chúng tôi tâm đắc là địa phương rất ủng hộ, đồng tình về chương trình, phương pháp khuyến nông có sự tham gia - PTD. Thể hiện rõ trong mối quan hệ gắn bó, sự năng động của nông dân, các CLB. Cũng như sự tiến bộ rõ rệt của anh em khuyến nông khi tham gia vào dự án này, như khả năng đàm phán với người dân và tự tin hơn trong vấn đề chuyển giao khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả công tác.

Còn người dân của mình rất đam mê lao động, tận tụy trong công việc, có tinh thần tiếp thu, áp dụng khoa học kỹ thuật và muốn vượt qua những khó khăn thực tại. Điều này đã giúp cho những người làm công tác khuyến nông, những người thực hiện chương trình như chúng tôi lấy làm cảm kích và có thêm động lực để chúng tôi làm việc nhiều hơn, suy nghĩ những ý tưởng tích cực hơn để giúp cho nhà nông cải thiện cuộc sống. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để thực hiện công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, kiến thức mới vào quá trình canh tác của người dân.

Theo ông, cần phải làm gì để nâng cao hiệu quả hoạt động của các CLB khuyến nông nói chung, CLB khuyến nông có sự tham gia nói riêng ?

- Thực tế hoạt động trong thời gian qua cho thấy, một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của các CLB là làm thế nào phải đào tạo, xây dựng cho được kỹ năng lãnh đạo của Ban chủ nhiệm CLB. Bên cạnh đó, thông qua những việc làm cụ thể như: hỗ trợ trong công tác làm thử nghiệm để giúp cho nông dân, những thành viên CLB tự học và phát hiện ra những ý tưởng mới, giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc trong sản xuất.

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

38

Những cách làm đó sẽ dễ dàng chuyển tải những thông tin, những kiến thức kỹ thuật mới cho người dân hơn. Khác với trước đây, chúng ta dường như áp đặt những kiến thức kỹ thuật nào đó, ở đâu đó rồi mang về buộc người dân thực hiện theo. Trong khi điều kiện tiếp nhận, mong muốn của người dân không tương xứng, phù hợp với những kiến thức mới đó.

* Thời gian tới, công tác phối hợp thực hiện giữa Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long (Đại học Cần Thơ) với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Hậu Giang trong Chương trình “Khuyến nông có sự tham gia - PTD” như thế nào, thưa ông ?

- Dự án này đến cuối năm nay sẽ kết thúc. Tuy nhiên, Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long và ngành chức năng tỉnh Hậu Giang đã tiếp tục xây dựng kế hoạch thực hiện dự án trong thời gian tới. Bởi bên cạnh sự quan tâm của ngành chuyên môn tỉnh Hậu Giang, sự ủng hộ nhiệt tình của các CLB thì dự án còn được đánh giá cao từ phía nhà tài trợ (Tổ chức VVOB của Vương quốc Bỉ). Do đó, Tổ chức VVOB đã tiếp tục ủng hộ và hỗ trợ cho chúng ta thêm 2 năm nữa (giai đoạn 2011-2012).

Có lẽ là sau năm 2010 thì việc chủ động, sở hữu chương trình, dự án này sẽ được đặt trọng tâm hơn đối với địa phương. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh sẽ kết hợp với Hội Nông dân, Hội LHPN,... thực hiện các bước của phương pháp này. Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long cũng sẽ là đơn vị tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư và chương trình này. Qua đó, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần nâng cao thêm kiến thức, kỹ năng của cán bộ khuyến nông, cũng như về phương thức lãnh đạo cho Ban chủ nhiệm các CLB, nâng cao hiệu quả hoạt động của các CLB.

* Xin cảm ơn Phó giáo sư !

NGUYỄN NGUYỄN thực hiện

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

39

23. Hậu Giang - 14 CLB tham gia Hội thi “Câu lạc bộ khuyến nông có sự tham gia giỏi”

Ngày cập nhật: 03-11-2010

(HG) - Cuối tuần qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hậu Giang phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL (Trường Đại học Cần Thơ) tổ chức Hội thi “Câu lạc bộ (CLB) khuyến nông có sự tham gia giỏi” tỉnh Hậu Giang năm 2010.

Hội thi nhằm nâng cao kỹ năng quản lý, điều hành theo phương pháp “Khuyến nông có sự tham gia - PTD” cho Ban chủ nhiệm các CLB khuyến nông trong tỉnh; đồng thời, nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật và tạo điều kiện giao lưu giữa các CLB. Tham gia hội thi có 14 đội (mỗi đội có 5 thành viên) đến từ các CLB khuyến nông ở các huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh. Hội thi có 3 vòng gồm: tự giới thiệu, thi kiến thức và xử lý tình huống. Nội dung hội thi xoay quanh các vấn đề về kỹ năng quản lý, điều hành CLB sao cho đạt hiệu quả; kiến thức khoa học kỹ thuật trong công tác chọn giống, phòng trừ dịch bệnh, quy trình GAP; phương pháp khuyến nông có sự tham gia - PTD...

Qua một ngày tranh tài sôi nổi, CLB khuyến nông Thạnh Tiến (huyện Châu Thành) đoạt giải nhất; CLB Cánh đồng mẫu TX.Ngã Bảy và CLB Khuyến nông số 3 (huyện Châu Thành A) đoạt giải nhì; CLB Láng Hầm (huyện Châu Thành A), CLB Phụ nữ trồng mía Vị Tân (TP.Vị Thanh), CLB Thủy sản 9A2 (huyện Vị Thủy) và CLB Phú Trí A (huyện Châu Thành) đoạt giải ba; riêng 7 CLB còn lại đoạt giải khuyến khích.

Tin, ảnh: GIA NGUYỄN

Đại diện Ban tổ chức hội thi trao giấy khen cho các CLB đoạt giải.

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

40

24. Bài học kinh nghiệm từ Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia

Ngày cập nhật: 12-08-2010

Qua thời gian thực hiện PRA * (Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia) trên địa bàn các xã, phường thí điểm của Dự án CCHC tỉnh (Hòa An, Hiệp Hưng - huyện Phụng Hiệp; Hiệp Lợi, Hiệp Thành - TX.Ngã Bảy; Vĩnh Viễn, Thuận Hưng - huyện Long Mỹ), có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Góp phần thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở

Cách làm PRA giúp người dân biết rõ hơn về xã, ấp mình đang sinh sống, bàn bạc cần làm gì để đóng góp cho sự phát triển địa phương. Sau này, người dân sẽ tự kiểm tra, tự quản lý, duy tu các công trình mà họ trực tiếp hưởng lợi.

Ông Trần Văn Nghiêm, Chủ tịch UBND xã Hòa An cho biết: “Chính cách làm này mà xã Hòa An đã chủ động họp dân bàn bạc làm đường, làm cầu, nạo vét kênh mương. Người dân trong xã thấy được lợi ích và tự nguyện đóng góp tiền bạc, công lao động, đất đai để thực hiện các công trình”.

Nâng cao năng lực cho cán bộ cấp xã

Thực tế cho thấy có thể áp dụng PRA vào các lĩnh vực hoạt động tại địa phương. Quá trình áp dụng như thế cũng góp phần đổi mới cách làm việc và nâng cao năng lực cho cán bộ xã.

Chị Nguyễn Thị Tuyết Vân, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Hiệp Hưng tâm sự: “Hội Phụ nữ đã và đang vận dụng PRA để xây dựng kế hoạch của nhóm phụ nữ tín dụng, nhóm phụ nữ làm kinh tế. Cách làm như thế giúp chúng tôi làm tốt kế hoạch Hội, tổ chức tốt việc giám sát và đánh giá kế hoạch”.

Theo anh Nguyễn Trung Thới, cán bộ khuyến nông xã Hiệp Hưng thì PRA được áp dụng vào

Họp dân góp phần đưa ra cách giải quyết các vướng mắc tại địa phương.

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

41

công tác khuyến nông nhằm nắm bắt và đáp ứng cái bà con cần, chứ không đơn thuần là chuyển giao kỹ thuật như trước đây.

Cần khắc phục hạn chế

Trong 6 xã, phường thí điểm của Dự án, Hiệp Hưng và Hòa An là 2 xã lớn có rất nhiều ấp: Hiệp Hưng (13 ấp), Hòa An (14 ấp). Địa bàn ấp rộng, kênh rạch chằng chịt, đi lại khó khăn, dân cư sống phân tán, nên việc đi lại hội họp mất rất nhiều thời gian. Trong khi đó, lại rất cần thời gian dành cho bà con trao đổi về những nhu cầu bức xúc trước mắt. Một hạn chế khác là PRA được tổ chức thực hiện vào thời điểm thu hoạch lúa, phơi lúa, nên bà con tham dự không đầy đủ hoặc dự họp nửa chừng bỏ về để lo việc nhà (như phơi lúa khi có nắng). Phụ nữ, hộ nghèo dự họp ít do phải bươn chải kiếm kế sinh nhai (như được thuê cắt lúa).

Muốn nhân rộng việc áp dụng PRA cho các xã khác, nhất thiết phải khắc phục những hạn chế này.

----------------------------------

(*) PRA: Participatory Rapid Appraisal

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

42

25. Bà Rịa – Vũng Tàu - CLB nông dân sản xuất giỏi xã Châu Pha, huyện Tân Thành: Thu nhập của các thành viên tăng từ 15-20%

Thứ hai, 29/12/2008, 07:52 GMT+7

Nằm trong Dự án khuyến nông cho người nghèo do cơ quan Hỗ trợ và Hợp tác phát triển (VVOB) tài trợ, câu lạc bộ (CLB) nông dân sản xuất giỏi xã Châu Pha, huyện Tân Thành, được thành lập từ tháng 4-2006, đến nay đã phát huy hiệu quả, giúp các thành viên nâng cao hiệu quả . So với trước đây, kinh tế của mỗi một thành viên trong CLB đã tăng từ 15-25%.

Hiện xã Châu Pha có 200ha đất nông nghiệp, dưới sự tư vấn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông thuộc dự án, các thành viên trong CLB đã mạnh dạn áp dụng các kỹ thuật mới trong trồng cây bí đao và luân canh cây bí đao với các loại cây trồng ngắn ngày khác như bắp, lúa, hoa huệ, khổ qua. Nhờ vậy, các loại cây trồng ít sâu bệnh, năng suất cao, thu nhập của nông dân bình quân đạt từ 100-120 triệu đồng/ha. Nhiều hộ thành viên thoát nghèo và số thành viên đăng ký xin tham gia CLB để cùng giao lưu, học hỏi kinh nghiệm tăng lên 20 người.

An Nhật

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

43

26. Bà Rịa – Vũng Tàu - Khi cán bộ khuyến nông lấy ruộng, vườn làm bục giảng

Thứ Tư, 08/09/2010-2:28 PM)

KTNT - Thay vì chỉ giảng lý thuyết, bây giờ cán bộ khuyến nông đã xuống tận vườn của nông dân để cùng trao đổi, hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm sản xuất. Bằng cách này, từnăm 2005, Chương trình khuyến nông PTD (phát triển kỹ thuật có sự tham gia của nông dân) được triển khai tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã giúp nông dân và cán bộ khuyến nông thực hiện thành công nhiều mô hình sản xuất.

Để bắt tay vào Chương trình khuyến nông PTD, các cán bộ khuyến nông đã thành lập Câu lạc bộ (CLB) khuyến nông, lắng nghe bà con trình bày những khó khăn trong sản xuất, từ đó có định hướng giúp nông dân khắc phục hạn chế. Ông Huỳnh Kim Anh, một trong những thànhviên tham gia CLB PTD Phước An, xã Đá Bạc (huyện Châu Đức) cho biết, nhờ tham gia

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

44

CLB PTD, được sự hướng dẫn của các cán bộ khuyến nông mà ông đã biết khai thác hiệu quả mảnh vườn của mình.

CLB PTD Phước An được thành lập từ tháng 5/2008, đến nay đã triển khai được các mô hình như: trồng mỳ (sắn) xen bắp (ngô), đậu phộng (lạc); trồng mỳ KM140, cho năng suất 50 tấn/ha; nuôi gà theo quy trình an toàn sinh học. Từ nguồn vốn của dự án, CLB đã hỗ trợ các thành viên mua máy ấp trứng gà, máy phát điện, bò lai Sind. Nhiều hội viên đã biết ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi mới. So với trước đây, thu nhập của mỗi thành viên trong CLB tăng từ 15-20%.

CLB khuyến nông PTD tại ấp Núi Nhọn, xã Láng Dài (huyện Đất Đỏ) có 12 thành viên. Trước đây, do bà con chưa nắm được phương pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho mãng cầu nên năng suất, chất lượng không cao. Với sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, các thành viên trong CLB đã thay đổi phương thức bón phân đối với mùa nắng và ủ gốc cây bằng những nguyên liệu có sẵn như cây đậu phộng, bắp. Cuối vụ thu hoạch, hầu hết vườn áp dụng mô hình đều đạt năng suất gần 11kg/cây, tăng 2kg so với vườn không áp dụng. Ngoài ra, bà con còn biết cách xử lý cho cây ra hoa trái vụ, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Kỹ sư Nguyễn Xuân Vinh, cán bộ Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thành viên Ban điều hành Dự án cho biết, dự án đã đào tạo được lực lượng cán bộ khuyến nông áp dụng thành thạo phương pháp PTD, thành lập 10 câu lạc bộ khuyến nông PTD, với 172 hộ nghèo tham gia sinh hoạt và xây dựng các mô hình trồng, chăm sóc, trị bệnh cho các loại cây trồng - vật nuôi như: mãng cầu, lúa, bắp, điều cao sản, bí đao, heo, bò... Mỗi nông dân tham gia dự án được hỗ trợ 1 triệu đồng để phòng ngừa rủi ro.

Từ những kết quả ban đầu, Trung tâm Khuyến nông -Khuyến ngư tỉnh sẽ cùng với Cơ quan Hợp tác phát triển Vương quốc Bỉ tiếp tục triển khai chương trình khuyến nông có sự tham gia của nông dân với các mô hình khác. Đồng thời, sẽ phát triển thêm 10 CLB tại huyện Xuyên Mộc; tiếp tục đào tạo phương pháp khuyến nông mới; phổ biến cho các tổ chức đoàn thể biết để tuyên truyền cho hội viên, với mục đích thu hút đông đảo nông dân tham gia, giúp họ nâng cao năng suất cây trồng - vật nuôi, tăng thu nhập, từng bước xóa đói giảm nghèo.

Thanh Nga

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

45

27. Cán bộ khuyến nông “hai trong một”

(Dân Việt) - Thay vì chỉ giảng lý thuyết, bây giờ các cán bộ khuyến nông Bà Rịa- Vũng Tàu xuống tận ruộng vườn của ND để cùng trao đổi, hướng dẫn bà con sản xuất.

ND huyện Châu Đức thành công với mô hình trồng mì giống KM 140 - năng suất đạt 50 tấn/ha.

Từ khi Chương trình khuyến nông PTD (phát triển kỹ thuật có sự tham gia của nông dân) do Vương quốc Bỉ hỗ trợ được triển khai tại Bà Rịa- Vũng Tàu, ND và cán bộ khuyến nông thực hiện thành công nhiều mô hình thử nghiệm sản xuất nông nghiệp.

Để bắt tay vào chương trình PTD, các cán bộ khuyến nông thành lập các câu lạc bộ (CLB) khuyến nông, lắng nghe ND, trình bày những khó khăn trong sản xuất, từ đó định hướng giúp họ khắc phục khó khăn.

Vườn được khai thác hợp lý

Ông Huỳnh Kim Anh - một trong những thành viên tham gia CLB PTD Phước An tại xã Đá Bạc, huyện Châu Đức, cho biết, tham gia CLB và được sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ khuyến nông đã giúp ông biết khai thác hiệu quả mảnh vườn của mình.

Câu lạc bộ PTD Phước An thành lập tháng 5-2008, đến nay đã triển khai được nhiều mô hình: Trồng mì xen bắp đậu phộng; trồng mì giống KM 140 - giống năng suất cao 50 tấn/ha; nuôi gà theo quy trình an toàn sinh học…

Tham gia CLB, được sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ khuyến nông, tôi đã biết khai thác hiệu quả mảnh vườn của mình một cách hợp lý.

Ông Huỳnh Kim Anh (xã Đá Bạc, huyện Châu Đức)

Từ nguồn vốn của dự án, CLB đã hỗ trợ các thành viên mua máy ấp trứng gà, máy phát điện, bò giống lai Sind. Nhiều ND đã biết ứng dụng các quy trình kỹ thuật chăn nuôi mới, hiệu quả kinh tế cao như: Nuôi gà an toàn sinh học, ấp trứng gà, trồng mì xen bắp đậu. So với trước đây, hiệu quả kinh tế của mỗi một thành viên trong CLB đã tăng từ 15-20%.

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

46

CLB khuyến nông PTD tại ấp Núi Nhọn, xã Láng Dài (huyện Đất Đỏ) có 12 thành viên là những hộ ND nghèo trồng mãng cầu. Trước khi tham gia CLB, đa số ND chưa nắm được phương pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây nên năng suất vườn cây rất kém.

Với sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, các thành viên CLB đã thay đổi phương thức bón phân đối với mùa nắng và ủ gốc cây bằng những nguyên liệu có sẵn như cây đậu phộng, thân cây bắp. Cuối vụ thu hoạch, hầu hết vườn cây áp dụng mô hình đều đạt năng suất gần 11kg/cây, tăng 2kg so với vườn không áp dụng. Bà con còn biết cách xử lý cho cây ra hoa trái vụ đạt hiệu quả kinh tế cao.

Tăng thu nhập

Kỹ sư Nguyễn Xuân Vinh - cán bộ Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bà Rịa- Vũng Tàu, thành viên Ban điều hành Dự án khuyến nông có sự tham gia của ND cho biết, dự án đã đào tạo được lực lượng cán bộ khuyến nông áp dụng thành thạo phương pháp PTD, thành lập được 10 CLB khuyến nông PTD với hơn 172 hộ nghèo tham gia sinh hoạt.

CLB đã xây dựng các mô hình trồng, chăm sóc, trị bệnh cho các loại cây trồng vật nuôi như: Mãng cầu, lúa, bắp, điều cao sản, bí đao, heo, bò… Mỗi ND tham gia dự án được hỗ trợ 1 triệu đồng để phòng rủi ro.

Từ những kết quả này, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh sẽ cùng với cơ quan hợp tác phát triển của Vương quốc Bỉ tiếp tục triển khai chương trình với các mô hình khác và phát triển thêm 10 CLB tại huyện Xuyên Mộc. Đồng thời, trung tâm tiếp tục đào tạo phương pháp khuyến nông có sự tham gia của các cán bộ khuyến nông các huyện; phổ biến thông tin cho các tổ chức đoàn thể để tuyên truyền cho hội viên, với mục đích cuối cùng là thu hút đông đảo ND tham gia, giúp họ nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi và tăng thu nhập.

Trà Ngân

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

47

28. Bà Rịa - Vũng Tàu: Chương trình khuyến nông PTD

Thứ sáu, 26/02/2010 - 08:16 SA

(WebsiteHNDVN) Từ năm 2005, Chương trình khuyến nông PTD (phát triển kỹ thuật có sự tham gia của nông dân) được triển khai tại tỉnh BR-VT. Đến nay, dự án đã đào tạo được lực lượng cán bộ khuyến nông áp dụng thành thạo phương pháp PTD, thành lập được 10 câu lạc bộ khuyến nông PTD, với hơn 172 hộ nghèo tham gia sinh hoạt và xây dựng các mô hình trồng, chăm sóc, trị bệnh cho các loại cây trồng vật nuôi như: mãng cầu, lúa, bắp, điều cao sản, bí đao, heo, bò… Mỗi nông dân tham gia dự án được hỗ trợ 1 triệu đồng để phòng ngừa rủi ro. Từ những kết quả ban đầu, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh sẽ cùng với cơ quan hợp tác phát triển của Vương quốc Bỉ tiếp tục triển khai chương trình khuyến nông PTD với các mô hình khác.

Duy Tiến (Trung tâm Khuyến nông tỉnh BR-VT)

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

48

29. Bà Rịa – Vũng Tàu - Huyện Châu Đức : Tổ chức tập huấn cho cộng tác viên khuyến nông

08-10-2010 14:29

Nhằm không ngừng nâng cao năng lực cho đội ngũ công tác viên khuyến nông cơ sở, trong 2 ngày 6 và 7/10 Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư tỉnh phối hợp với Trạm khuyếnnông huyện Châu Đức tổ chức lớp tập huấn phương pháp khuyến nông có sự tham gia cho 40 cộng tác viên khuyến nông tại địa phương.

Tại lớp tập huấn, các học viên đựơc trang bị kiến thức về phương pháp khuyến nông có sự tham gia (gọi tắt là PTD). Theo đó, các học viên tự chọn đề tài thực hành sát với đặc thù phát triển sản xuất tại địa phương. Các học viên của mỗi nhóm tự trao đổi phân tích vấn đề, tìm giải pháp và bố trí đánh giá thí nghiệm trên các mô hình trồng lúa, bắp, điều, tiêu và cà phê. Từ đó, đúc rút những kiến thức mới về phương pháp khuyến nông có sự tham gia để đưa vào ứng dụng trong sản xuất trên cây trồng vật nuôi. Đồng thời, trên cơ sở phân tích các điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tại địa phương và khả năng nhân lực, tài chính của mỗi gia đình để xác định đúng hướng trồng cây gì, nuôi con gì đem lại hiệu quả kinh tế một cách bền vững.

Tin & ảnh: Quang Việt

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

49

30. Bà Rịa – Vũng Tàu - Chương trình khuyến nông PTD: Cầm tay chỉ việc cho nông dân

Thứ ba, 9/2/2010, 07:57 GMT+7

Từ năm 2005, Chương trình khuyến nông PTD (phát triển kỹ thuật có sự tham gia của nông dân) được triển khai tại tỉnh BR-VT. Với phương pháp chuyển giao kỹ thuật có sự tham gia của nông dân, chương trình này đã giúp cho nông dân và cán bộ khuyến nông trong vùng dự án thực hiện thành công nhiều mô hình thử nghiệm về sản xuất nông nghiệp.

Ông Huỳnh Kim Anh, một trong những thành viên tham gia Câu lạc bộ PTD Phước An tại xã Đá Bạc (huyện Châu Đức) cho biết, nhờ tham gia câu lạc bộ PTD, được sự hướng dẫn tận tay của các cán bộ khuyến nông mà ông đã biết khai thác hiệu quả mảnh vườn của mình một cách hợp lý. Thay vì trước đây các cán bộ khuyến nông chỉ đứng giảng về lý thuyết, bây giờ họ đã xuống tận mảnh vườn nhỏ của nông dân để cùng trao đổi, hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất. Họ thành lập các CLB khuyến nông, lắng nghe bà con các vùng nông thôn nghèo trình bày những khó khăn trong sản xuất.

Câu lạc bộ PTD Phước An được thành lập từ tháng 5-2008, đến nay đã triển khai được các mô hình: trồng mỳ xen bắp đậu phộng (năm thứ 3); trồng mỳ KM 140 - giống năng suất cao 50 tấn/ha (trồng từ tháng 5/2008); nuôi gà theo quy trình an toàn sinh học… Từ nguồn vốn của dự án, CLB đã hỗ trợ các thành viên mua máy ấp trứng gà, máy phát điện, bò giống lai sind. Nhiều hội viên đã biết ứng dụng các quy trình kỹ thuật chăn nuôi mới, hiệu quả kinh tế cao như: nuôi gà an toàn sinh học, ấp trứng gà, trồng mỳ xen bắp đậu. So với trước đây, kinh tế của mỗi một thành viên trong câu lạc bộ đã tăng từ 15-20%.

Tương tự như vậy, CLB khuyến nông PTD tại ấp Núi Nhọn, xã Láng Dài (huyện Đất Đỏ) có 12 thành viên là những nông dân nghèo trồng cây mãng cầu ta. Trước đây, đa số họ chưa

Giống mỳ KM 140 - giống năng suất cao 50 tấn/ha được nông dân trồng theo mô hình PTD.

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

50

nắm được phương pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây nên năng suất vườn cây rất kém. Với sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, các thành viên trong CLB đã thay đổi được phương thức bón phân đối với mùa nắng và ủ gốc cây bằng những nguyên liệu có sẵn như cây đậu phộng, thân cây bắp. Cuối vụ thu hoạch, hầu hết vườn cây áp dụng mô hình đều đạt năng suất gần 11kg/cây tăng 2 kg so với vườn không áp dụng. Ngoài ra, họ còn biết cách xử lý cho cây ra hoa trái vụ đạt hiệu quả kinh tế cao.

Kỹ sư Nguyễn Xuân Vinh, cán bộ Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, thành viên Ban điều hành Dự án khuyến nông có sự tham gia, cho biết, đến nay, dự án đã đào tạo được lực lượng cán bộ khuyến nông áp dụng thành thạo phương pháp PTD, thành lập được 10 câu lạc bộ khuyến nông PTD, với hơn 172 hộ nghèo tham gia sinh hoạt và xây dựng các mô hình trồng, chăm sóc, trị bệnh cho các loại cây trồng vật nuôi như: mãng cầu, lúa, bắp, điều cao sản, bí đao, heo, bò… Mỗi nông dân tham gia dự án được hỗ trợ 1 triệu đồng để phòng hờ rủi ro.

Từ những kết quả ban đầu, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư sẽ cùng với cơ quan hợp tác phát triển của Vương quốc Bỉ tiếp tục triển khai chương trình “khuyến nông có sự tham gia” với các mô hình khác. Đồng thời, sẽ phát triển thêm 10 CLB tại huyện Xuyên Mộc; Tiếp tục đào tạo phương pháp khuyến nông có sự tham gia cho các cán bộ khuyến nông các huyện, đồng thời phổ biến cho các tổ chức đoàn thể biết để tuyên truyền cho hội viên, với mục đích cuối cùng là thu hút đông đảo bà con nông dân tham gia, giúp họ nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi và tăng thu nhập.

Bài, ảnh: Thanh Nga

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

51

31. Bà Rịa – Vũng Tàu - Câu lạc bộ khuyến nông PTD Xã An Nhứt với chương trình thí nghiệm giống lúa xác nhận và bón phân đơn cho cây lúa

Giống lúa cho sản xuất đang là một vấn đề bức xúc của người nông dân. Bởi hiện nay đa số bà con nông dân sử dụng lúa thương phẩm làm lúa giống nên năng suất không cao, chất lượng không tốt. Trước bức xúc đó của người nông, Câu lạc bộ khuyến nông PTD xã An Nhứt ra đời để giải quyết bức xúc đó cho người nông dân.

Được thành lập từ năm 2009, Câu lạc bộ khuyến nông PTD ( Câu lạc bộ có sự tham gia) xã An Nhứt được sự hỗ trợ về kỹ thuật của Trung tâm khuyến nông và giống nông nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và đặc biệt chương trình này được Vương quốc Bỉ tài trợ, Câu lạc bộ khuyến nông PTD của An Nhứt là Câu lạc bộ duy nhất của huyện Long Điền thực hiện chương trình này. Năm 2009, Câu lạc bộ bắt tay vào thực nghiệm các giống lúa OM 5472 đối chứng với giống lúa OM 4218 nhưng kết quả không cao, năm nay Câu lạc bộ PTD xã An Nhứt chuyển sang thử nghiệm các giống lúa: OM 6161 và OM 6072 để đối chứng với giống lúa OM 4218 hiện đang được bà con nông dân trồng đại trà. Mục đích của việc trồng thử nghiệm là tạo điều kiện cho người nông dân giảm bớt chi phí đầu tư, tăng năng suất, nâng cao chất lượng hạt gạo. Đối với giống lúa sẽ tăng khả năng chịu hạn và kháng bệnh.

Chương trình thử nghiệm giống lúa xác nhận là: thay vì bón phân tổng hợp thì nay chuyển sang bón phân đơn ( bón từng chủng loại phân) như Urê, Lân, Kali… và bón phân vi sinh. Đối chứng với bón phân tổng hợp như : NPK… chẳng hạn. Việc bó phân đơn cũng là một việc làm giảm chi phí cho nông dân. Theo ông Nguyễn Công Minh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ khuyến nông PTD xã An Nhứt cho biết: “ Nếu bón phân tổng hợp người nông dân phải chi phí 10 nghìn đồng thì bón phân đơn chỉ tốn 8 nghìn đồng. Việc bón phân đơn trên giống lúa thử nghiệm còn tạo điều kiện cho người nông dân bổ sung chất hữu cơ và cải tạo đất chống bạc màu, vì nếu thửa ruộng này thiếu Lân thì bón Lân, thiếu Kali thì bón Ka li. Nhưng nếu bón phân tổng hợp thì không thể làm điều này được.” Như vậy việc bón phân đơn người nông dân có thể tự điều chỉnh bón phân theo ý mình. Bón phân đơn người nông dân có thể giảm từng loại phân, như vậy sẽ giảm được chi phí.

Hiện nay mỗi thử nghiệm có sáu hộ dân tham gia, mỗi hộ thử nghiệm từ 3 sào đến 4 sào, theo hình thức một phía thử nghiệm một phía đối chứng. Các hộ tham gia thử nghiệm đều có sổ sách ghi chép đầy đủ về đầu tư, ngày xuống giống và công việc chăm bón, thời điểm chăm bón, số công lao động cho một sào để đối chứng với các hộ không trồng lúa thử nghiệm và bón phân thử nghiệm. Ong Nguyễn Công Minh, cho biết thêm: “ Các giống lúa thử nghiệm và bón phân đơn trên cây lúa thử nghiệm đến nay đã được 40 đến 45 ngày, chỉ còn khỏang 10 ngày nữa lúa sẽ trổ bông. Theo nhận xét đánh giá ban đầu các giống lúa trồng thử nghiệm phát triển tốt như: số lượng nhánh lúa nhiều, ít sâu bệnh, cây lúa cứng không bị ngã đổ khi gió lớn,… Từ ngày gieo đến thu hoạch các giống lúa OM 6161 và OM 6072 chỉ có 90 đến 95 ngày”.

Chương trình thử nghiệm giống lúa và bón phân đơn ở Câu lạc bộ PTD xã An Nhứt còn kết hợp với chương trình “ 3 giảm 3 tăng”. Mỗi ha thông thường bà con gieo 160 đến 180 kg lúa giống thì nay chỉ mất 130 đến 140 kg cho một ha.

Việc thực hiện chương trình thử nghiệm giống lúa xác nhận, bón phân đơn nhằm giúp bà con nông dân có giống lúa tốt: năng suất cao, chất lượng tốt, giảm chi phí và kháng sâu bệnh. Hiện nay, chương trình đang được thực hiện với tính khả thi cao.

Tuấn Khánh

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

52

32. Bình Phước - Hội thảo đánh giá hoạt động dự án khuyến nông PAEX-SE năm 2009

Ngày 28/09, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Phước phối hợp với Trạm khuyến nông huyện Chơn Thành mở Hội thảo đánh giá hoạt động của chương trình dự án khuyến nông PAEX-SE trong năm 2009. Về dự hội thảo có đại diện Viện KH-KT Miền Nam, Trung tâm KN - KN tỉnh Bình Phước, Trạm khuyến nông của 4 huyện Chơn Thành, Bù Đăng, Đồng Phú, Đồng Xoài và 16 câu lạc bộ khuyến nông thử nghiệm dự án PAEX-SE của 4 huyện, thị.

Được biết dự án PAEX-SE là dự án khuyến nông có sự tham gia tại Việt Nam, do tổ chức VVOB của Vương quốc Bỉ tài trợ, thực hiện từ năm 2008 đến 2010. Trong đó, có nội dung PTD là phương pháp khuyến nông có sự tham gia và được áp dụng vào các dự án. Mục đích chính của dự án là nhằm cải thiện về chất lượng hệ thống khuyến nông, nhằm đóng góp vào sự phát triển bền vững về nguồn nhân lực và giúp giảm nghèo ở Việt Nam, thực hiện khuyến nông dựa trên nhu cầu của nhân dân. Dự án PAEX-SE sẽ cấp kinh phí với mức tối đa là 3,5 triệu/thử nghiệm, theo đó PAEX-SE cùng trạm khuyến nông các huyện thành lập nhóm người nông dân vào câu lạc bộ PTD, xây dựng kế hoạch thử nghiệm như: chăm sóc và phục hồi vườn tiêu, phòng bệnh vàng lá cây tiêu do tuyến trùng; chăm sóc và phục hồi vườn điều; phòng bệnh và tăng năng suất mủ trên cây cao su đang khai thác, phòng bệnh khô miệng cạo trên cây cao su; phòng và trị bệnh tiêu chảy trên heo; thay thế giống gà địa phương bằng giống gà lương phượng... Hầu hết các câu lạc bộ đã xây dựng kế hoạch thử nghiệm và đã duyệt kinh phí hỗ trợ cho16 câu lạc bộ có 20 thử nghiệm, với 14 thử nghiệm trên cây trồng điều, tiêu, cao su, cà phê và 6 thử nghiệm trên vật nuôi là baba, heo, gà, ngan.

Ngoài ra dự án còn tổ chức những chuyến tham quan cho nông dân, về những mô hình phát triển kinh tế gia đình, các mô hình trồng trọt chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. Dự án PAEX-SE sẽ cùng với Khuyến nông tỉnh và huyện, đánh giá kết quả thử nghiệm của nông dân trong công tác thực hiện cuối cùng tới năm 2010.

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

53

33. Bình Phước: Thử nghiệm nuôi ngan Pháp tại xã Tân Hiệp

Cập nhật : 25/11/2009 11:51

Ngan Pháp nuôi thử nghiệm tại CLB PTD ấp Bàu Lùng – xã Tân Hiệp – Bình Long

Câu lạc bộ (CLB) ấp Bầu Lùng, xã Tân Hiệp thành lâp tháng 5/2009 với mục đích chính là cùng nhau trao đổi thông tin, chia sẻ kỹ thuật, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất. Ngay từ khi mới thành lập CLB đã tiến hành nuôi thử nghiệm giống ngan Pháp nhằm khảo sát sự thích hợp của giống ngan này ở địa phương.

Có 4 hộ tham gia nuôi thử nghiệm với quy mô 40 con/hộ. Sau 2,5 tháng nuôi, CLB ấp Bàu Lùng đã tiến hành tổng kết đánh giá mô hình.

Số ngan sống đạt 155con/160con, tỷ lệ sống đạt 96,8%. Trọng lượng trung bình 2,8 kg/con Trọng lượng tổng đàn đạt 434kg, Tổng thu: 17.360.000 đồng (40.000đồng/kg) Tổng chi: 10.930.000đồng (Trong đó: Giống: 2.720.000đ, cám tổng hợp: 7.700.000đ, cá tạp: 210.000đ, thuốc phòng bênh, sát trùng: 300.000đ) Lợi nhuận: 6.430.000đ (Trung bình 1.607.500đ/hộ)

Từ quá trình nuôi thử nghiệm cho thấy, giống ngan Pháp rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi của bà con nông dân ấp Bàu Lùng xã Tân Hiệp. Ngan tăng trọng nhanh (gấp 1,5 lần so với các giống khác), ít dịch bệnh, dễ nuôi, thịt thơm ngon, ít mỡ. Chế độ chăm sóc đơn giản, 20 ngày đầu úm trong quây, ăn thức ăn công nghiệp, từ 21 ngay trở đi thả tự do, tận dụng thêm thức ăn có sẵn trong gia đình, chích ngừa vaccin và uống thuốc phòng đầy đủ.

Sau buổi hội thảo, kết quả thử nghiệm được các thành viên trong CLB và bà con nông dân đánh giá cao, từ đây họ sẽ tiếp tục lập kế hoạch nhân rông và phát triển. Bà con nông dân rất tin tưởng vào những kết quả tiếp theo và rất mong được sự quan tâm hơn nữa của các ngành các cấp về mọi mặt để CLB PTD ấp Bàu Lùng ngày càng đạt hiệu quả cao, là nơi tin cậy để bà con nông dân được cùng nhau trao đổi, học hỏi, xây dựng nhân rộng các mô hình có hiệu quả góp phần tăng thu nhập ngày càng cao hơn.

Trạm Khuyến nông Bình Long - Bình Phước

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

54

34. Bình Phước: Hiệu quả trong quản lý, điều hành hoạt động và sử dụng quỹ của câu lạc bộ khuyến nông ấp Bầu Lùng

Cập nhật : 30/03/2010 09:54

Ảnh minh họa

Câu lạc bộ (CLB) khuyến nông có sự tham gia ấp Bàu Lùng, xã Tân Hiệp, huyện Bình Long (nay là huyện Hớn Quản), tỉnh Bình Phước được thành lâp ngày 18/5/2009 có 22 thành viên tham dự với mục đích chính là cùng nhau trao đổi thông tin, chia sẻ về kỹ thuật, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau trong nuôi trồng thuỷ sản. Đây là môt tổ chức xã hội tự nguyện, hoạt động dưới sự quản lý và ra quyết định của UBND xã, sự chỉ đạo, điều hành của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực khuyến nông. Ngay từ khi mới thành lập, với sự nhiệt tình, năng động, đầy trách nhiệm của ban chủ nhiệm (BCN) CLB, cùng với sự hưởng ứng đông đảo của bà con nông dân, CLB đã xây dựng nội quy hoạt động chặt chẽ, xây dưng quỹ của CLB, lịch sinh hoạt hàng tháng, đặc biệt là toàn thể thành viên trong CLB đều được chủ động, cùng nhau bàn bạc, thống nhất đưa ra kế hoạch hoạt động, và giải pháp thực hiện, có đánh giá, trao đổi nhận xét, đóng góp ý kiến, kinh nghiệm .v..v. dưới sự hỗ trợ của cán bộ khuyến nông.

Sau khi CLB được thành lập, BCN được tham gia các khoá tập huấn về kỹ năng tổ chức, quản lý, điều hành CLB, cách ghi chép sổ sách, theo dõi, đánh giá, tổng kết các hoạt động của CLB do dự án PAEX tổ chức.

Mặc dù thời gian mới được gần một năm kể từ khi thành lập,đến nay CLB đã ngày càng ổn định, vững mạnh và hoạt động đi vào chiều sâu cụ thể là:

Xây dựng được quỹ do các thành viên đóng góp: 36.000.000đồng

Vốn vay của ngân hàng chính sách xã hội: 120.000.000 đồng, lãi suất 3,2%

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

55

Quỹ chi hoạt đông của CLB do dự án hỗ trợ: 2.500.000 đồng

Phòng thuỷ sản sở NN – PTNT và Trung Tâm Khuyến nông Bình Phước hỗ trợ 7 mô hình nuôi cá rô phi, rô đồng với tổng kinh phí 74.000.000 đồng

Dự án PAEX hỗ trợ 2 thử ngiệm với tổng kinh phí 6.100.000 đồng

Với sự nhiệt tình, tự tin năng động của BCN, sự ủng hộ, thống nhất cao của các hội viên, việc quản lý điều hành các hoạt động và sử dụng quỹ của CLB là khá hiệu quả.

Số vốn đóng góp của các thành viên được nhất trí cho vay xoay vòng 2,5 triệu đồng/hộ trong thời gian 6 tháng với lãi suất 0.5%/tháng và số lãi này được chuyển vào quỹ chi hoạt động của CLB.

Vốn vay ngân hang CSXH cho vay 15.000.000 đồng/hộ (8 hộ có nhu cầu SX lớn).

Các hộ được chọn làm mô hình trình diễn và thử nghiệm đều được bàn bạc thống nhất cụ thể và dân chủ.

Quỹ dư án PAEX hỗ trợ cộng với 5% lãi xuất vốn vay do các thành viên đóng góp dùng để chi thăm hỏi, nước uống sinh hoạt CLB, văn phòng phẩm, hỗ trợ một phần cho BCN.

Hàng tháng vào ngày 16, CLB sinh hoạt định kỳ với nội dung: Giải đáp những khó khăn vướng mắc trong sản xuất, hướng dẫn về KHKT, công khai tài chính và thu quỹ đóng góp 150.000 đồng/tháng/hộ.

Ngoài việc duy trì hoạt động và quản lý phân bổ phù hợp nguồn quỹ của CLB, ông Bùi Văn Lập – Chủ nhiệm CLB còn cho biết thêm: BCN thường xuyên theo dõi việc sử dụng đồng vốn trong các thành viên, tham gia góp ý, chia sẻ với mọi người nên làm gì để vốn vay có hiệu quả, thường xuyên liên hệ với cấp trên để tranh thủ sư hỗ trợ và được giúp đỡ về mọi mặt, thông tin chủ trương chính sách của nhà nước về nông nghiệp nông thôn tới các thành viên, hướng dẫn KHKT trong sản xuất.

Như vậy phương pháp khuyến nông có sự tham gia đã đem lại kết quả có ý nghĩa lớn trong việc điều hành quản lý và sử dụng nguồn vốn quỹ ở CLB ấp Bầu Lùng, xã Tân Hiệp. Mặc dù là phương pháp mới song nó đã chứng tỏ được tính hiệu quả và sự phù hợp trong việc nâng cao năng lực quản lý của BCN.

Nguyễn Thị Hạnh - Trạm KN Bình Long, Bình Phước

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

56

35. Bình Phước - Hội thảo tổng kết 2 năm thử nghiệm chăm sóc cây tiêu và nuôi gà Sao Xám

® 19.05.2010 16:06 | 313 hits ®

Ngày 12-5-2010, Trạm khuyến nông huyện Đồng Phú đã tổ chức hội thảo đầu bờ “Tổng kết 2 năm thực hiện dự án chăm sóc cây tiêu bằng phân hữu cơ sinh học và nuôi gà Sao Xám”, do Tổ chức hợp tác phát triển và hỗ trợ kỹ thuật vùng Fla-Măng (Vương quốc Bỉ) tài trợ. Tham dự hội thảo có đại diện Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam và 29 hộ dân tham gia dự án tại ấp 8, xã Tân Lập (huyện Đồng Phú).

Thời gian qua, tổ chức hợp tác phát triển và hỗ trợ kỹ thuật vùng Fla-Măng đã tài trợ để triển khai nhiều dự án về lĩnh vực khuyến nông và nâng cao chất lượng giáo dục THCS tại một số tỉnh của Việt Nam. Qua 2 năm triển khai thực hiện dự án chăm sóc cây tiêu bằng phân hữu cơ sinh học, để tăng năng suất bền vững và phòng trị bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu vànuôi gà Sao Xám tại ấp 8, xã Tân Lập đã cho kết quả rất khả quan. Về nuôi gà Sao Xám, qua thực tế chăn nuôi cho thấy, đây là loại gà có tốc độ tăng trưởng nhanh. Sau 3 tháng nuôi, trung bình mỗi con đạt 1,2kg. Ngoài ra, gà Sao Xám rất thích ăn rau cỏ. Vì vậy, người dân có thể tận dụng các loại rau cỏ trong vườn để làm thức ăn cho gà. Đối với cây tiêu, dự án đã thử nghiệm bằng cách trồng đối chứng 250 nọc tiêu được chăm sóc bằng phân hữu cơ sinh học, với 250 nọc tiêu được trồng và chăm sóc bình thường. Kết quả cho thấy, tỷ lệ cây chết ở dự án ít hơn so với cây đối chứng. Năng suất trung bình đạt hơn 2kg tiêu/nọc và lãi suất vườn tiêu dự án cao hơn vườn đối chứng 575.000 đồng. Tại buổi hội thảo, các hộ dân tham gia dự án đều đánh giá đây là một dự án thiết thực, phù hợp với điều kiện của người nông dân trong tỉnh, đặc biệt là đối với cây tiêu. Vì vậy, các hộ dân tham gia dự án đề nghị cần được nhân rộng và tiếp tục thử nghiệm giai đoạn 2 của dự án. Bà con cũng kiến nghị Trung tâm khuyếnnông tỉnh và Trạm khuyến nông huyện Đồng Phú cần hỗ trợ nhiều hơn nữa vễ mặt kỹ thuật và kỹ năng chăm sóc cây tiêu và nhanh chóng tìm kiếm thị trường đầu ra cho loại gà Sao Xám còn khá mới mẻ này./.

NVQ (Theo binhphuoc.gov.vn)

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

57

36. Bình Phước: Hội thi câu lạc bộ hoạt động mạnh, thực hành PTD tốt

Cập nhật : 03/11/2010 12:13

Ngày 22/10/2010, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Phước phối hợp với viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam đã tổ chức thành công hội thi câu lạc bộ hoạt động mạnh, thực hành PTD tốt. Đây là hội thi dành cho các câu lạc bộ PTD cấp tỉnh lần đầu tiên được tổ chức ở Bình Phước. Việc tổ chức hội thi là một trong những hoạt động của Dự án Phát triển Khuyến nông có sự tham gia gọi tắt là PTD.

Tham gia hội thi có 16 câu lạc bộ (CLB) đến từ thị xã Đồng Xoài, Phước Long, huyện Đồng Phú, Bù Đốp, Bù Đăng và Hớn Quản. Thành viên trong ban giám khảo của hội thi là đại diện của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền nam, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh, Hội phụ nữ, Hội nông dân tỉnh. Cách tính điểm hội thi: điểm chung cuộc sẽ là tổng số điểm thi vòng 1 và vòng 2. Điểm vòng 1 đã được chấm tại câu lạc bộ, điểm vòng 2 là điểm thi của các phần thi tại hội thi này (phần câu hỏi tối đa 30 điểm/câu hỏi, phần tình huống tối đa 40 điểm). Mỗi đội sẽ phải trả lời 2 câu hỏi kiến thức. Các câu hỏi kiến thức tập trung vào các vấn đề như vai trò của người nông dân trong PTD, điều kiện để làm thử nghiệm trong tiến trình PTD, sự liên kết giữa người nông dân và các ban ngành đoàn thể,... Các tình huống các đội thi phải trải qua liên quan đến các vấn đề như việc quản lý sử dụng quỹ hiệu qủa, tuyên truyền kỹ thuật mới cho nhau sau thử nghiệm,...

Kết quả chung cuộc, CLB xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, một xã nông thôn mới đã được giải nhất với 846/1000 điểm. Đồng giải nhì là CLB xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quản và CLB xã Tân Quan, huyện Chơn Thành. CLB xã Lộc Thuận, huyện Lộc Ninh và CLB xã Long Bình huyện Bù Gia Mập đồng giải ba. Ngoài ra, ban tổ chức còn trao thêm 2 giải phụ cho huyện có cổ động viên nhiệt tình, đoàn kết nhất là huyện Đồng Phú và Bù Gia Mập.

Hội thi không chỉ là nơi các CLB so tài, tôn vinh đội chiến thắng mà còn là một sân chơi bổ ích để bà con nông dân giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Hội thi đã khép lại hoạt động của Dự án trong giai đoạn 1 (2008-2010). Hy vọng rằng, giai đoạn sau của Dự án sẽ có nhiều hoạt động thiết thực hơn nữa, ngày càng gắn kết những người nông dân với nhau.

Nguyễn Thị Tuyết Nhung

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

58

37. VVOB hỗ trợ Việt Nam thực hiện dự án PAEX cho người nông dân

® 15.12.2010 08:50 | 176 hits ®

Sáng nay 14/12, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Phước phối hợp với Tổ chức VVOB tổ chức chương trình hội thảo tổng kết hoạt động chương trình khuyến nông có sự tham gia (PAEX) giai đoạn 2008 – 2010 và xây dựng chương trình giai đoạn 2011 – 2012.

Theo báo cáo tại hội thảo, VVOB đến Việt Nam từ năm 1992 và tiếp cận các địa phương theo dự án. Đến năm 1998, VVOB tiếp cận theo chương trình, cụ thể chương trình PAEX (dự án khuyến nông có sự tham gia của VVOB tại Việt Nam). Năm 2010, VVOB có văn phòng chính thức đặt tại Việt Nam. VVOB đã hỗ trợ Việt Nam các chương trình, dự án hơn 2,75 triệu Euro, trong đó hỗ trợ về dự án khuyến nông là 0,63 triệu Euro.

Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngữ quốc gia cho biết, dự án PAEX được thực hiện tại 2 tỉnh Đông Nam bộ (Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu) và 3 tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long (Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang). Hiện cả nước có 66 câu lạc bộ (CLB) PTD (Phát triển kỹ thuật có sự tham gia), với 1.649 thành viên 5 tỉnh tham gia.

Tại Bình Phước, năm 2008, Dự án kết hợp với Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Bình Phước thành lập 6 CLB PTD tại 6 xã của 3 huyện/thị (Đồng Xoài, Bù Đăng, Bù Đốp). Đến tháng 5/2009 thành lập thêm 10 CLB PTD tại 10 xã/5 huyện (Bình Long, Lộc Ninh, Chơn Thành, Đồng Phú, Phước Long). Đến nay, 16 CLB đã được thành lập và đang thực hiện hiệu quả các nội dung của dự án. Trong năm 2010, tiếp tục thành lập thêm 13 CLB (12 CLB ở huyện Đồng Phú, 1 CLB ở Bù Đăng).

Các CLB triển khai dự án cây lâu năm (ca cao, tiêu, điều…), cây lương thực – ăn trái (lúa, đậu phộng, đậu xanh…), chăn nuôi (gà, heo nái, tôm…) và các hình thức khác (nuôi nấm trị sâu bệnh, ủ phi hữu cơ vi sinh…). Đồng thời thực hiện 10 đợt tập huấn từ năm 2009 đến nay, với gần 300 lượt người tham gia và hỗ trợ nông dân áp dụng PTD vào thực nghiệm./.

TTTH admin (Theo binhphuoc.gov.vn)

Hội thảo PAEX tại Bình Phước

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

59

38. Bỉ tài trợ dự án khuyến nông ĐBSCL

Thứ Hai, 21/7/2008, 11:00 (GMT+7)

Tổ chức VVOB của Vương quốc Bỉ vừa đưa vào hoạt động dự án tài trợ công tác khuyến nông (PAEX) giai đoạn 2008-2012 cho các tỉnh Sóc Trăng, An Giang, Long An, Bình Phước và Bà Rịa-Vũng Tàu với tổng kinh phí ban đầu trên 460.000 euro.

Dự án này nhằm cải tiến chất lượng công tác khuyến nông, giúp hoạt động khuyến nông có hiệu quả hơn bằng cách giới thiệu và phát triển phương pháp khuyến nông có sự tham gia của nông dân.

Dự án khuyến nông với mục đích là hiểu rõ hơn nhu cầu, yêu cầu thực tế sản xuất của nông dân, công tác khuyến nông sẽ tiến hành hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật cho bà con từ nhu cầu thực tế. Đồng thời cùng nông dân lên kế hoạch sản xuất suốt cả năm dựa vào nhu cầu của bà con để phát triển sản xuất. Đối tượng hưởng lợi từ dự án này là cán bộ khuyến nông, nông dân cùng những đối tác khác.

Theo TTXVN

C á c b à i v i ế t v ề C hươn g t r ì n h P A E X t r ê n c á c t r a n g w e b ( 2 0 0 8 - 2 0 1 0 )

C o l l e c t i o n o f w r i t i n g o n P A E X a c t i v i t i e s o n l o c a l w e b s i t e s

60

39. Tiếp cận mới trong khuyến nông

Dự án khuyến nông ĐBSCL (MDAEP) được tiếp nối bằng chương trình khuyến nông có tham gia (PAEX) với 2 giai đoạn: 2008-2010 và 2011-2013, được Tổ chức hợp tác kĩ thuật của Vương quốc Bỉ (VVOB) tài trợ. Về PAEX, báo NNVN đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Duy Cần, Phó GĐ Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, về một số vấn đề liên quan.

Sắp hết giai đoạn 1 của PAEX, ông có thể nói qua về hoạt động của giai đoạn này và những kết quả đạt được?

Chương trình PAEX nhằm mục đích mở rộng một cách tiếp cận mới trong khuyến nông là “phát triển kỹ thuật có sự tham gia – PTD”. Giai đoạn 1 của chương trình PAEX tập trung huấn luyện về phương pháp và kỹ năng tham gia cho CBKN cơ sở, các Chủ nhiệm CLB khuyến nông, đồng thời khuyến khích sự áp dụng của phương pháp tiếp cận mới trong hoạt động khuyến nông thường xuyên tại các địa phương tham gia chương trình. Như vậy các các động chính của chương trình giai đoạn 1 là đào tạo huấn luyện cho cả CBKN và lãnh đạo các CLB về phương pháp và kỹ năng; hướng dẫn áp dụng PTD vào các CLB khuyến nông; khuyến khích nông dân tham gia làm thí nghiệm, phát triển kỹ thuật mới. Những kết quả rõ nét của chương trình là: phương pháp và kỹ năng của CBKN được nâng cao; họ thay đổi thái độ trong khuyến nông từ áp đặt sang đáp ứng nhu cầu nông dân; hoạt động khuyến nông của họ có hiệu quả hơn; các CLB khuyến nông tham gia PTD trở nên năng động hơn, hoạt động tích cực và hiệu quả hơn; nông dân trở nên chủ động trong các hoạt động; và khuyến khích được sự hợp tác và liên kết của các đoàn thể trong hoạt động khuyến nông.

Còn những dự định cho giai đoạn 2 của PAEX?

Trong bất kỳ của dự án nào yếu tố bền vững luôn được quan tâm. Chương trình PAEX sẽ kết thúc vào năm 2013, và để đạt được mục tiêu bền vững, giai đoạn 2 của PAEX sẽ chuyển dịch hầu hết các hoạt động cho các địa phương tham gia chương trình (TTKN và các tổ chức địa phương liên quan); Viện, Trường sẽ đóng vai trò tư vấn và hỗ trợ đào tạo, cung cấp kỹ thuật, chuyên gia.

Ban điều hành MDAEP đã phát hành được bao nhiêu tờ tin PAEX để quảng bá, thông tin về dự án?

Thực sự việc quảng bá, thông tin về dự án khá khiêm tốn. Trong quá trình thực hiện dự án MDAEP cũng như Chương trình PAEX, số lượng thông tin quảng bá rất ít, dự án có website, mỗi quý xuất bản một bản tin, ngoài ra dự án cũng xuất bản 2 quyển sách tài liệu kỹ thuật cung cấp cho CBKN và các tỉnh.

Nông dân đã biết nhiều về dự án này chưa? Bằng cách nào họ có thể tham gia hoặc chia sẻ được lợi ích từ dự án?

Có thể nói nông dân chưa biết nhiều về dự án nầy. Hiện tại dự án chỉ hợp tác với các CLB khuyến nông trong địa bàn của dự án. Nông dân chia sẻ lợi ích từ dự án thông qua các hoạt động khuyến nông địa phương, sự giao tiếp của CBKN, hỗ trợ nông dân làm thí nghiệm và phát triển ý tưởng mới.

Với chương trình khuyến nông này, nông dân đã ứng dụng được vào thực tiễn đến đâu, thưa ông?

Một điều có thể chắc chắn rằng, với chương trình trình khuyến nông này, nông dân đã thay đổi cách suy nghĩ, cách làm. Họ chủ động hơn trong việc nhận ra và giải quyết các vấn đề trong sản xuất; người nông dân trở thành chuyên gia trong thực tế sản xuất trên đồng ruộng của họ.

Xin cám ơn ông!