CÂU TRẢ LỜI CUỘC THI BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG

26

Click here to load reader

Transcript of CÂU TRẢ LỜI CUỘC THI BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG

Page 1: CÂU TRẢ LỜI  CUỘC THI BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG

CÂU TRẢ LỜI CUỘC THI BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG

CÂU 1

1. Thời điểm đưa ra nhận định Thế kỷ XXI là thế kỷ của đại dương.

2. Vị trí, vai trò của đại dương đối với sự phát triển xã hội loài người

về mọi phương diện.

+ Là nơi dự trữ nguyên nhiên liệu và lương thực, thực phẩm cho con

người; có tiềm năng to lớn về tài nguyên thiên nhiên, tạo ra những lợi thế

phát triển cho các quốc gia ven biển, quốc đảo và là chỗ dựa sinh kế cho

cộng đồng ven biển và trên các đảo của đại dương…

+ Nhiều dạng tài nguyên của đại dương không tìm thấy trên đất liền,

có khả năng phát triển các dạng năng lượng sạch,…

+ Vai trò của đại dương trong cân bằng môi trường sinh thái trái đất.

+ Đại dương có vai trò rất lớn đối vợi sự phát triển kinh tế - xã hội thế

giới (ví dụ đóng góp vào tỷ trọng nền kinh tế thế giới đặc biệt là đối với

quốc gia có biển, văn minh loài người...).

+ Đại dương có vị trí quan trọng về địa chính trị, góp phần hình thành

trật tự thế giới mới...

3. Khẳng định được thế kỷ XXI là thế kỷ của đại dương và sự phát triển kinh

tế biển Việt Nam không nằm ngoài xu thế chung của thế giới, đòi hỏi Việt

Nam phải có tầm nhìn chiến lược và nhận định cho đúng vấn đề biển trong

những thập kỷ tới. Diện tích biển của Việt Nam hiện đang lớn gấp ba lần

diện tích đất liền, đồng nghĩa với việc chúng ta đang có tới ba nước VN thu

nhỏ, chưa kể khả năng tiếp cận không gian đại dương là vô tận", TS. Trần

Đình Thiên nói. Theo ông, đây chính là thời điểm để xây dựng một chiến

lược về biển.

"Thế kỷ XXI là thế kỷ của đại dương"

Cùng với việc mở ra không gian hội nhập quốc tế, thì Nghị quyết Hội

nghị Trung ương 4 (khóa X, 2/2007) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm

Page 2: CÂU TRẢ LỜI  CUỘC THI BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG

2020” cũng "mở" ra những không gian mới... Xưa nay, chúng ta vốn quen tư

duy kiểu đất liền thì nay, lần đầu tiên một tầm nhìn mới về biển được thể

hiện thành chiến lược phát triển. Hai yếu tố hội tụ trong cùng một thời điểm

chính là động lực cho phát triển.

Lịch sử cho thấy những quốc gia đột phá phát triển phần lớn đều sát

biển.

Cách đây hơn một thế kỷ, khi phân định các thời đại phát triển, Bộ

trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ John Hay đã chọn biển chứ không phải lục địa

làm mốc tọa độ. Ông nói: “Địa Trung Hải là biển của quá khứ, Đại Tây

Dương là biển của hiện tại, Thái Bình Dương là biển của tương lai”. Có thể

thấy lời tiên đoán của John Hay đang được chứng nghiệm bởi thực tế hai bờ

Tây và Đông Thái Bình Dương hiện đang là hai vùng phát triển năng động

nhất thế giới.

Đo lường sự phát triển từ tọa độ biển chứ không từ lục địa, đó là tầm

nhìn mới. "Chiến lược biển" mà Đảng ta xác định cũng chính là điều được

thế giới công nhận, đó là, thế kỷ 21 là thế kỷ của đại dương.

"Thiếu khát vọng chinh phục biển"

VN sát biển, với diện tích bờ biển thuộc loại dài nhất thế giới, nhưng

chưa thể nói ta là một quốc gia biển (sống dựa nhiều vào biển và lấy biển

làm động lực phát triển quốc gia).

Thứ nhất, người Việt sinh tồn ở đồng bằng, chủ yếu dựa vào canh tác

nông nghiệp, giới hạn trong tự cấp tự túc. Biển do vậy mới chỉ khoanh vùng

trong phạm vi làng xã.

Hơn nữa, người dân còn thiếu tính mạo hiểm và "máu" chinh phục

nhằm chiếm lĩnh và vươn lên. Tiếp cận biển vì vậy bị hạn chế. Bởi hoạt

động trên biển để khai thác đòi hỏi tinh thần mạo hiểm, hơn thế, là mạo

Page 3: CÂU TRẢ LỜI  CUỘC THI BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG

hiểm kiểu biển cả. Tính bất định và độ rủi ro trên biển vì thế rất cao. Đây là

phẩm chất thường bị thiếu đối với những người quen hoạt động trên đất liền.

Thứ hai, đặt trong bối cảnh nền kinh tế còn nghèo thì không có cơ hội

để phát triển công nghệ cao ngoài việc dùng các dụng cụ thô sơ, thủ công.

Bởi lẽ, khai thác các nguồn lực biển đòi hỏi một trình độ công nghệ cao,

tiềm lực tài chính mạnh, với phương thức tổ chức hoạt động đặc thù. Không

thể khai thác biển với tư duy và phương thức khai thác đất liền.

Vì những lý do trên, nên, biển trước hết vẫn chỉ là đối tượng để sinh

tồn và khai thác thủ công. Ngoài ra, nó là khát vọng của thi ca, để so sánh,

an ủi, ví von... chứ chưa phải khát vọng của chinh phục.

"Khai thác lợi thế mặt tiền"

Xét trên quan điểm hiện đại, tầm nhìn về biển phải thay đổi hẳn...

Trước hết, cần đánh giá tổng thể và đầy đủ tiềm năng lợi ích của biển trong

khung cảnh động, gắn với thành tựu phát triển khoa học công nghệ. Tất cả

phải được đo lường lại bằng một tầm nhìn hiện đại toàn bộ các lợi thế về

nguồn lợi mặt biển, tài nguyên trong lòng biển, bờ biển, thậm chí cả không

gian bầu trời trên biển.

Việc khai thác biển, dù đối tượng là loại tài nguyên gì (kể cả việc

đánh bắt hải sản gần bờ), để bảo đảm tính bền vững, luôn đòi hỏi một trình

độ công nghệ cao, và thường là công nghệ khác với các loại công nghệ sử

dụng trên đất liền. Câu hỏi đặt ra là nguồn lực tài chính và công nghệ nào

bảo đảm cho chiến lược CNH, HĐH biển của Việt Nam là khả thi (theo lộ

trình)?

Và trên hết, cần phải nói tới một lợi thế trước tiên, lợi thế sẽ tạo điều

kiện cho các lợi thế khác, đó là Việt Nam đang có một vị trí địa chiến lược

quan trọng trong khu vực châu Á.

Page 4: CÂU TRẢ LỜI  CUỘC THI BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG

Nhìn sang Trung Quốc, phải thấy rằng toàn bộ vùng duyên hải của

Trung Quốc, từ đảo Hải Nam đến tận vùng Đông Bắc đã mọc lên chi chít

các trung tâm phát triển. Họ có một cơ chế tốt với chiến lược "khai thác mặt

tiền". VN cũng đang có lợi thế mặt tiền như vậy nhưng chưa khởi động để

xây dựng chiến lược. Trong khi đó, diện tích biển của Việt Nam hiện đang

lớn gấp ba lần diện tích đất liền, đồng nghĩa với việc chúng ta đang có tới ba

nước VN thu nhỏ, chưa kể khả năng tiếp cận không gian đại dương là vô tận.

CÂU 2:

Biển đảo Việt Nam-Sơ lược về luật biển quốc tế và công ước của Liên hiệp

quốc về Luật biển 1982

1. Khái niệm pháp luật quốc tế về biển

Không gian mà con người sinh sống trên trái đất chủ yếu gồm ba phần: đất,

biển, trời.

▪ Lãnh thổ quốc gia trên đất liền, bao gồm đất liền, đảo, sông, suối, hồ nội

địa, vùng trời phía trên và lòng đất bên dưới nằm trong phạm vi các đường

biên giới quốc gia xác định qua thực tế quản lý hay điều ước quốc tế. Đường

biên giới trên đất liền về cơ bản được coi là bền vững và bất khả xâm phạm

mặc dù trên thực tế vẫn đang luôn luôn diễn ra các loại tranh chấp và có sự

biến động đường biên giới giữa nhiều quốc gia.

▪ Giới hạn về độ cao của vùng trời thuộc lãnh thổ quốc gia cũng như độ sâu

của lòng đất bên dưới tuy không được xác định rõ rệt chính xác bao nhiêu

cây số nhưng với khả năng kỹ thuật của nhân loại hiện nay, mỗi quốc gia

hoàn toàn có thể thực hiện chủ quyền của mình trong những phạm vi nhất

định tới giới hạn tối đa là vành đai khí quyển nằm dưới quỹ đạo địa tĩnh và

tới độ sâu cho phép thuộc bề dày của vỏ trái đất ở bên dưới phần lãnh thổ

của mình.

Page 5: CÂU TRẢ LỜI  CUỘC THI BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG

▪ Riêng với vùng biển, trong thời gian gần đây có rất nhiều sự thay đổi về

chất đối với phạm vi và chế độ pháp lý của các vùng biển thuộc một nước

ven biển cũng như vùng biển thuộc về đại dương cũng như phần đáy và lòng

đất dưới đáy đại dương không thuộc bất kỳ một quốc gia nào. Tuy nhiên,

biển vẫn còn tồn tại một nguyên tắc cơ bản của Luật biển là có đất (bờ biển)

mới có biển. Có thể thấy các thay đổi và phát triển của Luật biển diễn ra theo

một tiến trình ba bước cơ bản sau:

+ Từ xa xưa cho đến tận giữa thế kỷ XX, các nước ven biển chỉ có vùng biển

hẹp (lãnh hải) thuộc chủ quyền rộng 3 hải lý (mỗi hải lý bằng l.852 m). Phía

ngoài ranh giới lãnh hải 3 hải lý đều là biển công, ở đó mọi cá nhân, tổ chức,

tàu thuyền của mỗi nước được hưởng quyền tự do biển cả. Hầu như không ai

chia biển với ai cả, đường biên giới biển trong lãnh hải giữa các nước

thường được hình thành và tôn trọng theo tập quán.

+ Từ năm 1958 đến năm 1994, các nước ven biển có lãnh hải và vùng tiếp

giáp lãnh hải rộng không quá 12 hải lý, có vùng thềm lục địa trải dài dưới

biển ra không quá độ sâu 200 m nước (theo các công ước của Liên Hợp quốc

về Luật biển năm 1958). Các nước láng giềng, kế cận hay đối diện nhau, căn

cứ vào luật, tự mình quy định phạm vi hoặc ranh giới vùng biển quốc gia,

dẫn đến hậu quả có sự chồng lấn và tranh chấp về biển. Luật biển quốc tế lúc

đó quy định các nước có vùng chồng lấn phải cùng nhau giải quyết vạch

đường biên giới biển (bao gồm biên giới biển trong lãnh hải, ranh giới biển

trong vùng tiếp giáp và thềm lục địa) trong vùng chồng lấn. Nguyên tắc

hoạch định biên giới biển lúc đó là qua thương lượng trên cơ sở pháp luật

quốc tế và thường áp dụng nguyên tắc đường trung tuyến.

+ Từ năm 1994 đến nay, Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển mới

được các nước ký kết vào năm 1982 (Công ước 1982), phê chuẩn ngày

16/11/1994 và bắt đầu có hiệu lực pháp luật quốc tế. Nước ta phê chuấn

Công ước 1982 vào năm 1994. Theo Công ước này, một nước ven biển có

Page 6: CÂU TRẢ LỜI  CUỘC THI BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG

năm vùng biển: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền

kinh tế, vùng thềm lục địa. Với sự ra đời của Công ước 1982, trên thế giới

các nước sẽ phải cùng nhau vạch khoảng 412 đường ranh giới mới trên biển.

2. Vùng biển chủ quyền của Việt Nam

Như vậy, theo Công ước 1982, phạm vi vùng biển của nước ta được mở

rộng ra một cách đáng kể, từ vài chục nghìn km2 lên đến gần một triệu km2

với năm vùng biển có phạm vi và chế độ pháp lý khác nhau. Nước Việt Nam

không còn thuần tuý có hình dạng hình chữ ''S'' nữa mà mở rộng ra hướng

biển, không chỉ có biên giới biển chung với Trung Quốc, Campuchia mà cả

với hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á như Philíppin, Malaixia,

Inđônêxia, Thái Lan.

● Nội thủy: Là vùng biển nằm ở phía trong của đường cơ sở để tính chiều

rộng lãnh hải. Vùng nước thuộc nội thủy có chế độ pháp lý như lãnh thổ trên

đất liền.

● Lãnh hải: Là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở, có chế

độ pháp lý tương tự như lãnh thổ đất liền. Ranh giới ngoài của lãnh hải là

biên giới quốc gia trên biển. Trong lãnh hải, tàu thuyền của các quốc gia

khác được hưởng quyền qua lại không gây hại và thường đi theo tuyến phân

luồng giao thông biển của nước ven biển.

● Vùng tiếp giáp: Là vùng biển rộng 12 hải lý tiếp giáp và tính từ ranh giới

ngoài của lãnh hải. Trong vùng tiếp giáp, nước ven biển có quyền quy định

biện pháp ngăn ngừa và trừng trị các hành vi vi phạm đối với luật lệ về nhập

cư, thuế khóa, y tế xảy ra trong lãnh thổ hay lãnh hải của mình.

● Vùng đặc quyền kinh tế: Là vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở

(trừ lãnh hải thì chiều rộng là 188 hải lý). Trong vùng biển này, nước ven

biển có quyền chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên và các hoạt

Page 7: CÂU TRẢ LỜI  CUỘC THI BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG

động kinh tế nhằm khai thác, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên đó, có

quyền tài phán đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi

trường biển, xây dựng và lắp đặt các công trình và thiết bị nhân tạo. Các

nước khác có quyền tự do bay, tự do hàng hải và đặt dây cáp và ống dẫn

ngầm.

● Thềm lục địa: Là vùng đáy và lòng đất đáy biển nằm bên ngoài lãnh hảỉ

của nước ven biển trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền ra đến bờ

ngoài của rìa lục địa, hoặc tới giới hạn 200 hải lý tính từ đường cơ sở lãnh

hải khi bờ ngoài của rìa lục địa ở khoảng cách gần hơn. Tuy nhiên, bề rộng

tối đa của thềm lục địa tính theo bờ ngoài của rìa lục địa dù thế nào cũng

không được vượt quá giới hạn 350 hải lý tính từ đường cơ sở lãnh hải, hoặc

không quá 100 hải lý bên ngoài đường đẳng sâu 2.500 m. Đối với thềm lục

địa, nước ven biển có quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia tương tự

như trong vùng đặc quyền kinh tế. Tuy nhiên, quyền chủ quyền của nước

ven biển trên thềm lục địa là đương nhiên, không phụ thuộc vào việc có

tuyên bố hay không.

Hai bản đồ quý khẳng định chủ quyền Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng

Sa

Câu 3

Lao Động số 60 Ngày 19/03/2009 .

(LĐ) - Trong vấn đề tranh chấp chủ quyền về biển Đông với Trung Quốc,

bên cạnh khía cạnh pháp lý và luật pháp quốc tế thì vấn đề chứng cứ lịch sử

là rất quan trọng.

Điều này lại càng trở nên cực kỳ quan trọng khi phải đối thoại với Trung

Quốc - là một nước có truyền thống lưu trữ và khảo cứu thư tịch cổ rất lâu

đời, với trình độ rất cao. Theo đó, việc tìm kiếm các tài liệu bằng chứng trên

Page 8: CÂU TRẢ LỜI  CUỘC THI BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG

thư tịch cổ trong các kho lưu trữ trong và ngoài nước không bao giờ đủ và

không bao giờ thừa.

Bên cạnh các tài liệu do người VN biên soạn (hiện đang lưu trữ trong và

ngoài nước) thì các tài liệu do người nước ngoài, đặc biệt là người Trung

Quốc biên soạn lại càng quan trọng, vì ở đó nó là bằng chứng hùng hồn nhất

trong vấn đề chủ quyền tại biển Đông. Một khi tìm được các bằng chứng từ

phía Trung Quốc, về việc họ không xác nhận chủ quyền tại biển Đông thì

việc xem xét vấn đề trên bình diện pháp lý trở nên thuận lợi.

Mới đây, từ các bức ảnh do PGS-TS Đinh Khắc Thuân cung cấp, PGS-TS

Ngô Đức Thọ phát hiện ra rằng, đây là bằng chứng chủ quyền của nước ta

đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.

Đó là cuốn An Nam đồ chí của soạn giả Đặng Chung. Cuốn sách này được

biên soạn "căn cứ theo bản sao ở Thuật Cổ Đường của họ Tiền". Thuật Cổ

Đường là tên thư viện của Tiền Đại Hân - nhà khảo chứng học nổi tiếng đời

Thanh. Họ tên soạn giả An Nam đồ chí được ghi cuối bài tựa: Phân thủ

Quảng Đông Quỳnh Nhai Phó Tổng binh Ôn Lăng Đặng Chung (Phó Tổng

binh trấn thủ châu Quỳnh Nhai, tỉnh Quảng Đông là Đặng Chung, người

huyện Ôn Lăng).

An Nam đồ chí là một tập sách bản đồ có các khảo chú về toàn quốc và các

địa phương của VN. Một nội dung như vậy là một tài liệu tham khảo sử địa

học quan trọng, mà giới nghiên cứu VN cả trong nước và quốc tế cho đến

nay chưa từng trích dẫn hoặc biết tới. Niên đại soạn sách ghi sau bài tựa

càng là một giá trị quý hiếm: Vạn Lịch Mậu Thân thanh minh nhật. Vạn

Lịch (1573-1620) là niên hiệu Vua Minh Thần Tông, năm Mậu Thân Vạn

Lịch là năm 1608, cách nay đúng 401 năm.

An Nam đồ chí là thư tịch bản đồ đầu tiên của Trung Quốc ghi tên cửa biển

Đại Trường Sa trong tờ bản đồ vẽ nước An Nam - tức VN.

Page 9: CÂU TRẢ LỜI  CUỘC THI BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG

PGS-TS Ngô Đức Thọ kết luận: "Bất cứ vì lý do gì, việc một viên quan binh

của nhà Minh giữ chức Phó Tổng binh châu Quỳnh Nhai (tức đảo Hải Nam)

ghi tên Cửa biển Đại Trường Sa của VN trên bản đồ An Nam, chứng tỏ

người Trung Hoa từ trước và từ triều Minh, triều Thanh đều thừa nhận hai

quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa là thuộc VN".

Về tài liệu nước ngoài, TS Nguyễn Nhã có một phát hiện đặc biệt quan

trọng, khi ông tiếp cận bản đồ An Nam đại quốc họa đồ -, do Giám mục

Taberd vẽ năm 1838. Tấm bản đồ nằm trong cuốn từ điển được in ấn, nên nó

không phải là độc bản mà mức độ phổ biến rộng rãi, đến được với nhiều

người - đặc biệt là giới học giả (đối tượng sử dụng chủ yếu của cuốn từ điển

này). Trên bản đồ, quần đảo Hoàng Sa được viết bằng chữ "Cát Vàng". Và

điều đặc biệt nhất là, bản đồ có ghi tọa độ và khi đối chiếu với số liệu hôm

nay thì hoàn toàn trùng khớp. Đây là bản đồ cổ duy nhất có ghi tọa độ và

cũng là bản đồ cổ duy nhất có xác định tọa độ của Hoàng Sa.

Ngoài ra, trên tập san The journal of the Asiatic society of Bengal, Vol VI

cũng đã đăng bài của giám mục Taberd, xác nhận Vua Gia Long đã thân

chinh vượt biển đến Hoàng Sa vào năm 1816 và long trọng treo cờ, chính

thức giữ chủ quyền quần đảo Paracels (Hoàng Sa, Cát Vàng)...

Hai tấm bản đồ do những người nước ngoài vẽ thực sự là một minh chứng

hùng hồn về chủ quyền của VN đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường

Sa.

GS-TS Nguyễn Quang Ngọc - Viện Việt Nam học và Khoa học

phát triển: Thư tịch và bản đồ cổ của Trung Quốc tính cho đến cuối thế kỷ

XIX và thậm chí cả những năm cuối thập kỷ đầu của thế kỷ XX, đều phản

ánh một thực tế hết sức hiển nhiên là vùng lãnh thổ, lãnh hải truyền thống

của Trung Quốc chưa bao giờ vượt quá đảo Hải Nam.

Page 10: CÂU TRẢ LỜI  CUỘC THI BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG

Phải khẳng định một cách tuyệt đối rằng lịch sử thực thi chủ quyền

của VN ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với tư cách nhà nước, phát

triển liên tục, rõ ràng, muộn nhất là từ đầu thế kỷ XVII (dưới thời Chúa

Nguyễn Phúc Nguyên) và qua các thế kỷ XVIII (dưới thời các chúa Nguyễn

tiếp theo và vương triều Tây Sơn), XIX (dưới thời các vương triều Nguyễn)

và cho mãi đến những năm đầu của thế kỷ XX vẫn chưa hề gặp phải sự phản

đối của bất cứ quốc gia nào

Câu 4: Lợi thế và tiềm năng của biển, đảo Việt Nam trong sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? Những thuận lợi, khó khăn, thách

thức và giải pháp của Việt Nam trong việc làm chủ biển, đảo

1. Lợi thế và tiềm năng biển, đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc:

- Lợi thế: địa kinh tế, địa chính trị, quốc phòng, an ninh…

- Tiềm năng: tài nguyên khoáng sản biển, đại dương; nguồn lợi thủy,

hải sản; hệ sinh thái biển; cảng biển; mở rộng hợp tác quốc tế...

2. Những thuận lợi, khó khăn, thách thức và các giải pháp của Việt

Nam trong việc làm chủ biển, đảo.

- Thuận lợi: vị trí địa lý của quốc gia biển; hợp tác quốc tế về biển;

tiềm năng của biển Việt Nam;…

- Khó khăn, thách thức: trình độ khoa học kỹ thuật về biển còn lạc hậu

so với các quốc gia biển trên thế giới; nguồn lực lao động đáp ứng nhu cầu

phát triển kinh tế biển còn hạn chế; thiên tai với cường độ lớn, khó lường,

ảnh hưởng đến đời sống; tranh chấp Biển Đông-Tài nguyên biển…

- Giải pháp: nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển đối với sự nghiệp

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng lực lượng mạnh để bảo vệ vững chắc

chủ quyền và an ninh trên biển; đẩy mạnh điều tra cơ bản và phát triển khoa

học-công nghệ biển; triển khai mạnh mẽ và có hiệu quả công tác qui hoạch

tổng thể phát triển xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; quản lý nhà nước

có hiệu lực và hiệu quả đối với các vấn đề liên quan đến biển; xây dựng đầy

đủ, đồng bộ hệ thống luật pháp và cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư

Page 11: CÂU TRẢ LỜI  CUỘC THI BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG

phát triển; phát triển nguồn nhân lực biển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-

xã hội vùng, biển và ven biển; tăng cường công tác đối ngoại và hợp tác

quốc tế về biển; xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh… Nghị quyết 09 -

NQ/ TW ngày 9/2/2007 “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” đã

nhấn mạnh: “Thế kỷ XXI được thế giới xem là “thế kỷ của đại dương”.

Các quốc gia có biển đều rất quan tâm đến biển và coi trọng việc xây

dựng chiến lược biển. Khu vực biển Đông, trong đó có vùng biển Việt

Nam, có vị trí địa kinh tế và địa chính trị rất quan trọng…với nguồn tài

nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, ngày nay biển càng có vai

trò to lớn hơn đối với sự nghiệp phát triển đất nước” .

Có thể khẳng định, tiềm năng tài nguyên biển và vùng ven biển của nước ta

có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Trước hết là

dầu khí với trữ lượng khoảng từ 3 đến 4 tỉ tấn dầu qui đổi, cùng các loại

khoáng sản có giá trị khác như than, sắt, ti tan, cát thuỷ tinh. Bên cạnh đó là

nguồn lợi hải sản với chủng loại rất phong phú, đa dạng, có tổng trữ lượng

khoảng từ 3 đến 4 triệu tấn. Dọc bờ biển có hơn 100 địa điểm có thể xây

dựng cảng, trong đó có nhiều nơi có thể xây dựng cảng trung chuyển quốc

tế; có nhiều đảo có tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp. Ngoài ra, biển

nước ta còn có 125 bãi biển lớn, nhỏ nông thoải, nước trong và sạch, nắng

ấm quanh năm, không khí trong lành với cảnh quan đẹp... là điều kiện lý

tưởng để xây dựng các khu nghỉ mát, nghỉ dưỡng, du lịch cao cấp.

Vấn đề đặt ra là làm sao để đánh thức tiềm năng to lớn đó của đất nước để

kinh tế biển thực sự đóng vai trò quan trọng, trở thành ngành kinh tế mũi

nhọn trong cơ cấu kinh tế đất nước.

Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng,

tiềm lực kinh tế biển của đất nước ta đã không ngừng lớn mạnh, phát triển

với tốc độ khá nhanh và đã có những đóng góp quan trọng vào nhịp độ tăng

trưởng kinh tế - xã hội của đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại

hoá.

Page 12: CÂU TRẢ LỜI  CUỘC THI BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG

Tuy nhiên, trước một tiềm năng kinh tế lớn, bên cạnh những thuận lợi, thì

với một khoảng thời gian thực tế chưa dài nên chúng ta đang phải đối mặt

với những khó khăn thách thức là tất yếu.

Về khách quan, một số vùng biển nước ta thường xảy ra thiên tai với cường

độ lớn và tần suất cao làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân

vùng ven biển cũng như trong việc khai thác tiềm năng kinh tế biển.

Về chủ quan, việc nhận thức về vị trí, vai trò của biển trong sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc của các cấp, các ngành và nhân dân chưa đầy đủ.

Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có một chiến lược biển cùng những chương

trình phát triển cụ thể để phát huy toàn diện tiềm năng tài nguyên đó. Đó là

bên cạnh quy mô phát triển kinh tế biển còn nhỏ bé, manh mún, chưa tương

xứng với tiềm năng; thì cơ cấu ngành, nghề chưa hợp lý, mới chỉ phát triển

trên một diện hẹp; chưa chuẩn bị đủ các điều kiện cần thiết để đủ sức vươn

ra vùng biển quốc tế. Trong khai thác, đánh bắt, chế biến nguồn lợi kinh tế

biển vẫn đang chủ yếu là sản xuất nhỏ; với hệ thống hạ tầng còn thiếu thốn,

yếu kém, chưa đồng bộ; cùng với đang thiếu những cảng biển lớn với dịch

vụ hậu cần quy mô, hệ thống những cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ

biển, các cơ sở dự báo thiên tai từ biển đang bộc lộ những yếu kém, bất cập

v.v…

Nguyên nhân cơ bản của thực trạng trên là do công tác tuyên truyền, giáo

dục để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về vị trí, vai

trò của biển chưa đầy đủ; các cơ quan quản lý nhà nước về biển chưa phát

huy tốt vai trò của mình, nhất là trong việc xây dựng chiến lược và hoạch

định chính sách; vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng biển và phát triển

ngành, nghề biển còn ít; công tác hợp tác quốc tế về biển còn nhiều hạn chế,

trong khi tranh chấp giữa các nước liên quan đến biển Đông còn diễn ra

phức tạp.

Theo dự báo của Liên hợp quốc, đến năm 2025, thế giới sẽ mất đi 70 triệu

héc ta đất canh tác do bị ngập mặn hay bị chìm trong nước biển. Do đó,

những dự án chiến lược khai thác biển, biến biển cả thành nơi phát triển

Page 13: CÂU TRẢ LỜI  CUỘC THI BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG

nông nghiệp đang được các quốc gia và các nhà khoa học quan tâm nghiên

cứu, xây dựng.

Là một quốc gia có biển, đảo, Việt Nam cũng không nằm ngoài nguy cơ

này, nên cũng như đang hết sức quan tâm đến việc xây dựng chiến lược phát

triển biển.

Định hướng chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020

+Về quan điểm chỉ đạo

Với những nhận định quan trọng trên, Hội nghị lần thứ tư ban Chấp

hành Trung ương Đảng (khoá X) đã có quan điểm chỉ đạo về định hướng

chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, thể hiện rõ trên các luận điểm sau:

Một là, nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ

biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các

ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển

nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn.

Hai là, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc

phòng - an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường; kết hợp giữa phát

triển vùng biển, ven biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa theo hướng

công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Ba là, khai thác mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi

trường biển trên tinh thần chủ động, tích cực mở cửa, phát huy đầy đủ và có

hiệu quả các nguồn lực bên trong; tranh thủ hợp tác quốc tế, thu hút mạnh

các nguồn lực bên ngoài theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ

vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Trên tinh thần đó, Đảng ta đã xác định rõ mục tiêu và định hướng chiến lược

phát triển kinh tế biển đến năm 2020 và tầm nhìn xa hơn.

Mục tiêu và định hướng chiến lược phát triển kinh tế biển

Mục tiêu tổng quát là đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc

gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền

chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp

công nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho đất nước giàu mạnh.

Mục tiêu cụ thể là xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã

Page 14: CÂU TRẢ LỜI  CUỘC THI BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG

hội, khoa học - công nghệ, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh. Phấn

đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53 – 55%

tổng GDP của cả nước. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước

đáng kể đời sống nhân dân vùng biển và ven biển; có thu nhập bình quân

đầu người cao gấp 2 lần so với thu nhập bình quân chung của cả nước. Cùng

với xây dựng một số thương cảng quốc tế có tầm cỡ khu vực, hình thành một

số tập đoàn kinh tế mạnh, sẽ xây dựng một số khu kinh tế mạnh ở ven biển;

xây dựng cơ quan quản lý nhà nước tổng hợp thống nhất về biển có hiệu lực,

hiệu quả; mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực về biển.

Trên cơ sở đó, Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá

X) đã có những định hướng chiến lược sát đúng và cụ thể về phát triển kinh

tế biển đến năm 2020 trên một số lĩnh vực quan trọng dưới đây.

Về kinh tế - xã hội:

Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản về tài nguyên biển và bảo vệ môi trường

biển; phát triển khoa học - công nghệ biển; xây dựng kết cấu hạ tầng biển

gắn với phát triển mạnh các ngành dịch vụ; xây dựng tuyến đường ven biển,

trong đó có một số đoạn cao tốc và các tuyến vận tải cao tốc trên biển. Hình

thành một số lĩnh vực kinh tế mạnh gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế

để ra biển, làm động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Đến năm 2020,

phát triển thành công, có bước đột phá về kinh tế biển, ven biển gồm: khai

thác, chế biến dầu khí; kinh tế hàng hải; khai thác và chế biến hải sản; phát

triển du lịch biển và kinh tế hải đảo; xây dựng các khu kinh tế, các khu công

nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắn với phát triển các khu đô thị

ven biển. Trước mắt, sẽ tập trung đầu tư phát triển du lịch biển, xây dựng

cảng biển, phát triển công nghiệp đóng tàu, phát triển những ngành dịch vụ

mũi nhọn như vận tải biển, các khu kinh tế ven biển; tạo các điều kiện cần

thiết bảo đảm an ninh, an toàn cho người dân hoạt động, sinh sống trên biển,

đảo và ở những vùng thường bị thiên tai.

Về chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại

Phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ

quyền, quyền tài phán, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, vùng trời Tổ quốc. Kết

Page 15: CÂU TRẢ LỜI  CUỘC THI BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG

hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp đấu tranh chính trị, ngoại giao, pháp

lý, kinh tế, quốc phòng trong quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo của Tổ

quốc gắn với thế trận an ninh nhân dân. Xây dựng lực lượng vũ trang, nòng

cốt là hải quân, không quân, cảnh sát biển, biên phòng, dân quân tự vệ biển

mạnh, làm chỗ dựa vững chắc cho ngư dân và các thành phần kinh tế sản

xuất và khai thác tài nguyên biển. Sớm xây dựng chính sách đặc biệt để thu

hút và khuyến khích mạnh mẽ nhân dân ra đảo định cư lâu dài và làm ăn dài

ngày trên biển, phát triển kinh tế kết hợp làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển của

Tổ quốc.

Về phát triển khoa học - công nghệ biển

Xây dựng tiềm lực khoa học - công nghệ biển đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi

mới, phục vụ hiệu quả quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Đẩy mạnh nghiên cứu và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ứng dụng khoa học -

công nghệ, phục vụ công tác điều tra cơ bản, dự báo thiên tai và khai thác tài

nguyên biển; nhanh chóng nâng cao tiềm lực khoa học - công nghệ cho

nghiên cứu và khai thác tài nguyên biển, đáp ứng được yêu cầu giai đoạn

phát triển mới của đất nước.

Về xây dựng kết cấu hạ tầng biển

Phát triển mạnh hệ thống cảng biển quốc gia, xây dựng đồng bộ một

số cảng đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, đặc biệt chú trọng các cảng nước

sâu ở cả ba miền của đất nước, tạo những của mở lớn vươn ra biển thông

thương với thế giới. Tăng cường đầu tư chiều sâu, cải tiến đồng bộ và hiện

đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, sớm khắc phục tình trạng lạc hậu về trình độ

kỹ thuật - công nghệ các cảng; tăng nhanh năng lực bốc xếp hàng hoá, giảm

thiểu tối đa chi phí, bảo đảm có sức cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế

quốc tế. Sớm hoàn chỉnh khai thác có hiệu quả hệ thống sân bay ven biển,

xây dựng tuyến đường ven biển và đường cao tốc Bắc - Nam trên biển v.v…

Tiềm năng biển Việt Nam là một lợi thế lớn, là niềm tự hào của đất nước

trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và trong xu thế hội nhập kinh

tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng đó vẫn chỉ là tiềm năng, nếu

Page 16: CÂU TRẢ LỜI  CUỘC THI BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG

thiếu đi một chiến lược tổng thể, cùng những mục tiêu, biện pháp cụ thể. Vì

vậy, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá

X) có thể nói là một công cụ dẫn đường kịp thời và đắc lực để phát huy vững

chắc và hiệu quả tiềm năng đó.

Cùng với sự chỉ đạo, lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành, quản lý

hiệu quả của nhà nước; cần có sự nỗ lực nhiều hơn nữa của các cấp, các

ngành từ Trung ương đến địa phương và toàn dân để có thể nhanh chóng

biến mục tiêu thành hiện thực. Với một chiến lược biển tổng thể, đúng đắn

và phù hợp, cùng với quyết tâm cao của các cấp, các ngành và toàn dân, nhất

định chúng ta sẽ khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của vùng biển đẹp, giàu

của đất nước, góp phần quan trọng và xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc.

Câu 5: