Cau-hoi-thuc-tap-hoa-sinh-p2

15
Đề cương ôn thi Thực tập Hóa sinh 1 (Năm 2011 – 2012) Hunh Tấn Tài_ YA. K35_ Trường ĐHYD Cần Thơ Trang: 1 ĐỀ CƢƠNG ÔN THI THỰC TP HÓA SINH 1 NI DUNG THI THC TP: I. LÝ THUYT THC TP: Trc nghim + Câu hi ngn - Nguyên tc; - Cơ chế; - Vai trò thuc th; - Nhn din, bin lun, gii thích kết qu. 1. Phn ứng tìm Cetone trong nước tiu. 2. Định lượng lipid trong huyết thanh (HT). 3. Phn ng Nynhydrin. 4. Phn ng Biuret. 5. Tìm Protein trong nước tiu bằng 2 phương pháp: Đông kết + Heller. 6. Phn ng Molish. 7. Phn ng Fehling. 8. Phn ng Seliwanoff. 9. Phn ng thy phân Saccharose. 10. Tìm Glucose trong NT bng PP. Benedict. 11. Xác định hot độ Amylase trong NT. 12. Tìm sc tmt trong NT. 13. Tìm máu trong NT. 14. Tìm mui mt trong NT. 15. Xét nghim cn lng NT. 16. Sdng giy nhúng NT 3 thông s. 17. Các công thc tính Acid Uric, Ure, Creatinine máu & NT. 18. Nồng độ bình thường các cht trong máu và NT. 19. Cách ly và bo qun mu máu và NT. II. THC HÀNH: Bắt thăm => Chy trm 1. Tìm thCetone trong NT. 2. Tìm Protein trong NT (PP. Heller). 3. Tìm máu trong NT. 4. Tìm sc tmt trong NT. 5. Tìm mui mt trong NT. 6. Tìm Glucose trong NT (PP. Benedict).

Transcript of Cau-hoi-thuc-tap-hoa-sinh-p2

Page 1: Cau-hoi-thuc-tap-hoa-sinh-p2

Đề cương ôn thi Thực tập Hóa sinh 1 (Năm 2011 – 2012)

Huỳnh Tấn Tài_ YA. K35_ Trường ĐHYD Cần Thơ Trang: 1

ĐỀ CƢƠNG ÔN THI THỰC TẬP HÓA SINH 1

NỘI DUNG THI THỰC TẬP:

I. LÝ THUYẾT THỰC TẬP: Trắc nghiệm + Câu hỏi ngắn

- Nguyên tắc;

- Cơ chế;

- Vai trò thuốc thử;

- Nhận diện, biện luận, giải thích kết quả.

1. Phản ứng tìm Cetone trong nước tiểu.

2. Định lượng lipid trong huyết thanh (HT).

3. Phản ứng Nynhydrin.

4. Phản ứng Biuret.

5. Tìm Protein trong nước tiểu bằng 2 phương pháp: Đông kết + Heller.

6. Phản ứng Molish.

7. Phản ứng Fehling.

8. Phản ứng Seliwanoff.

9. Phản ứng thủy phân Saccharose.

10. Tìm Glucose trong NT bằng PP. Benedict.

11. Xác định hoạt độ Amylase trong NT.

12. Tìm sắc tố mật trong NT.

13. Tìm máu trong NT.

14. Tìm muối mật trong NT.

15. Xét nghiệm cặn lắng NT.

16. Sử dụng giấy nhúng NT 3 thông số.

17. Các công thức tính Acid Uric, Ure, Creatinine máu & NT.

18. Nồng độ bình thường các chất trong máu và NT.

19. Cách lấy và bảo quản mẫu máu và NT.

II. THỰC HÀNH: Bắt thăm => Chạy trạm

1. Tìm thể Cetone trong NT.

2. Tìm Protein trong NT (PP. Heller).

3. Tìm máu trong NT.

4. Tìm sắc tố mật trong NT.

5. Tìm muối mật trong NT.

6. Tìm Glucose trong NT (PP. Benedict).

Page 2: Cau-hoi-thuc-tap-hoa-sinh-p2

Đề cương ôn thi Thực tập Hóa sinh 1 (Năm 2011 – 2012)

Huỳnh Tấn Tài_ YA. K35_ Trường ĐHYD Cần Thơ Trang: 2

7. Xác định hoạt độ Amylase trong NT (PP. Wolhgemuth).

8. Sử dụng giấy nhúng NT 3 thông số.

9. Cặn lắng NT: Tìm & xác định một số TP trong cặn lắng NT.

TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

1. PỨ TÌM CÁC THỂ CETONE TRONG NƢỚC TIỂU: (Tr. 15)

1.1. Nguyên tắc:

Sodium nitroprussiate tác dụng với các chất Cetone cho phức hợp màu tím,

phản ứng này xảy ra trong môi trường kiềm.

OH-

Cetone + Natri nitroprussiate -------------------- Phức chất có màu tím

Chú ý: Các thể Cetones bao gồm:

+ Acid aceto acetic;

+ Acid β-hydroxy butyric;

+ Acetone.

1.2. Thuốc thử:

- Sodium nitroprussiate 10% trong nước;

- Acid acetic kết tinh;

- NH4OH đậm đặc.

Chú ý: vai trò của Acid acetic trong pứ này là: giữ cho phức chất có màu

tím bền. Nếu ko có Acid acetic thì pứ cũng xảy ra nhưng màu tím của phức

chất sẽ mất đi nhanh chóng.

1.3. Nhận định và biện luận:

- Nhận định:

+ Xuất hiện vòng màu tím có thể Cetones trong NT (+);

+ Ko xuất hiện vòng màu tím Ko có thể Cetones trong NT (-).

- Biện luận:

+ Bình thƣờng:

. Nồng độ Cetones trong máu rất thấp (# 1 mg/dL);

. Không có Cetones trong NT;

Page 3: Cau-hoi-thuc-tap-hoa-sinh-p2

Đề cương ôn thi Thực tập Hóa sinh 1 (Năm 2011 – 2012)

Huỳnh Tấn Tài_ YA. K35_ Trường ĐHYD Cần Thơ Trang: 3

. Có thể có Cetones trong NT khi nhịn đói, chế độ ăn nghèo Glucid, giàu

Lipid.

+ Bệnh lý: có Cetones trong NT trong các trường hợp:

. Bệnh đái tháo đường nặng hoặc điều trị bằng Insulin ko đủ liều BN đe

dọa bị hôn mê;

. Nhịn đói lâu, nôn nhiều;

. Vận động cơ nhiều, HC Cushing, …

+ Khi nồng độ Cetones/máu > 70 mg% xuất hiện Cetones/ NT.

+ Khi nồng độ Cetones/máu > 100 mg% hơi thở có mùi Cetones.

2. ĐỊNH LƢỢNG LIPID TRONG HUYẾT THANH (Tr. 14)

(Kỹ thuật Sulfo Phospho Vanilic):

2.1. Nguyên tắc:

Trong MT Acid Sulfuric và Acid Phosphoric, Lipid tác dụng với Vanilin cho

phức chất màu hồng.

2.2. Thuốc thử:

- Acid sulfuric đậm đặc;

- DD Cholesterol mẫu (200 mg%) pha trong Acid acetic;

- Thuốc thử Vanilin trong H3PO4.

2.3. Nhận định, biện luận, giải thích kết quả:

- Công thức:

+ D: mật độ quang của ống thử;

+ D0: mật độ quang ống chuẩn;

+ 4 = 2 (g/L) x 2: nồng độ Cholesterol chuẩn (2 g/L) x tỷ lệ pha loãng.

- Biện luận:

+ Bình thường: Lipid toàn phần/HT: 4 – 7,5 g/L.

+ Th/đ sinh lý: tăng sau bữa ăn nhiều mỡ, có thai, sau khi sinh, cho con bú;

Giảm khi h/đ thể lực nhiều.

+ Th/đ bệnh lý:

. Tăng Lipid máu nguyên phát: bệnh di truyền (chưa rõ nguyên nhân) có 5

loại

Page 4: Cau-hoi-thuc-tap-hoa-sinh-p2

Đề cương ôn thi Thực tập Hóa sinh 1 (Năm 2011 – 2012)

Huỳnh Tấn Tài_ YA. K35_ Trường ĐHYD Cần Thơ Trang: 4

. Tăng Lipid máu thứ phát: tiểu đường, viêm gan, thận mỡ, vữa xơ đm, phù

niêm,…

3. PHẢN ỨNG NINHYDRIN: (Tr. 28 – 29)

3.1. Nguyên tắc:

DD Protein, Peptide hoặc Acid amin khi đun nóng với Ninhydrin 0,2% sẽ cho

phức chất màu xanh tím.

3.2. Cơ chế:

Ninhydrin là một chất oxy hóa nên có thể tạo nên phản ứng Carboxyl Oxy hóa

của Acid amin với nƣớc, để cuối cùng cho ra CO2, NH3, một Aldehyde ngắn

đi một C so với gốc Acid amin ban đầu và Ninhydrin bị khử. Sau đó,

Ninhydrin bị khử lại tiếp tục tác dụng với NH3 vừa được phóng thích và kết hợp

với một phân tử Ninhydrin thứ hai tạo thành Sp ngưng kết có màu xanh tím.

3.3. Biện luận kết quả:

Vận tốc phản ứng, cường độ màu xanh tím phụ thuộc vào số lượng nhóm

COOH và -NH2 tự do (Acid amin tự do > DD Peptide > DD lòng trắng trứng).

3.4. Ý nghĩa của phản ứng:

Đây là phản ứng chung cho các Protid và Acid Amin tự do. Pứ này cho phép

nhận dạng tất cả các AA có nhóm NH2 và COOH tự do. Ngoại trừ Prolin và

OH Prolin tác dụng với Ninhydrin cho màu vàng.

4. PHẢN ỨNG BIURET: (Tr. 30 – 31)

4.1. Nguyên tắc:

Protein tác dụng với Cu++

trong MT kiềm tạo phức chất có màu tím hồng, pứ

xảy ra là do các LK Peptide.

Tại sao gọi là pứ Biuret?

Sở dĩ gọi là Pứ Biuret là do chất Biuret (có nhóm CO-NH, giống như một lk

Peptide) cũng cho pứ tương tự, tạo phức hợp có màu giống như Protein.

4.2. Ứng dụng và ý nghĩa của Pứ:

- Ứng dụng: định lượng Protein.

Page 5: Cau-hoi-thuc-tap-hoa-sinh-p2

Đề cương ôn thi Thực tập Hóa sinh 1 (Năm 2011 – 2012)

Huỳnh Tấn Tài_ YA. K35_ Trường ĐHYD Cần Thơ Trang: 5

- Ý nghĩa: xác nhận các lk Peptide.

5. TÌM PROTEIN TRONG NƢỚC TIỂU BẰNG 2 PP: ĐÔNG KẾT &

HELLER. (Tr. 32)

5.1. PP. Đông Kết: (tủa Protein bằng Acid yếu + Đun nóng)

Protein hòa tan trong nước tạo thành dd keo, trong đó, các tiểu phân Protein sẽ

tích điện cùng dấu và có lớp áo nước (hydrate hóa). Nhờ tích điện cùng dấu nên

các tiểu phân Protein đẩy nhau và nhờ có lớp áo nước nên chúng ngăn cách với

nhau. Vì vậy, dd keo bền vững.

Nếu làm mất 2 yếu tố trên thì các tiểu phân Protein do chuyển động sẽ gặp

nhau, dính vào nhau và tạo thành những hạt to rồi kết tủa.

Trong PP. đông kết, tạo kết tủa protein bằng cách:

- Dùng Acid yếu: đưa pH của môi trường chứa Protein về pHi đẳng điện của

Protein làm mất lớp điện tích của Protein.

- Đun nóng: làm mất lớp áo nước của Protein.

5.2. PP. Heller (tủa Protein bằng acid mạnh + không đun)

Nguyên tắc: Các Acid vô cơ mạnh (HNO3, H2SO4, HCl, …) và các acid hữu cơ

(Acid Trichloracetic, Acid Sulfosalicylic) có tác dụng làm biến tính và kết tủa

đại đa số Protein.

Kết quả: tạo kết tủa màu vàng giữa 2 mặt phân cách.

6. PHẢN ỨNG MOLISH: (Tr. 17)

6.1. Nguyên tắc:

Các loại Glucid đều cho phức chất MÀU TÍM với dd Naphtol trong Acid

sulfuric đậm đặc.

6.2. Thuốc thử Molish: DD Naphtol 1% trong cồn 900.

6.3. Kết quả:

- Cường độ màu của các ống: Fructose > Arabinose > Glucose > Hồ tinh bột.

- Do: Fructose và Arabinose có vòng 5 cạnh, trong mt Acid Sulfuric đđ dễ bị

vỡ vòng tạo Furfural => kết hợp Naphtol => phức chất Màu tím.

Còn Glucose có vòng 6 cạnh bền hơn; Hồ tinh bột: khá bền

Page 6: Cau-hoi-thuc-tap-hoa-sinh-p2

Đề cương ôn thi Thực tập Hóa sinh 1 (Năm 2011 – 2012)

Huỳnh Tấn Tài_ YA. K35_ Trường ĐHYD Cần Thơ Trang: 6

6.4. Ý nghĩa:

- Phân biệt glucid với các chất khác.

- Phân biệt được các loại Glucid với nhau.

7. PHẢN ỨNG FEHLING: (Tr. 17 – 18)

7.1. Nguyên tắc:

Trong mt kiềm mạnh, các MS ở dạng enediols (chất khử) không bền, dễ dàng

khử các kim loại nặng như Cu++, Ag+, Hg++. Các nối đôi bị cắt đứt tạo thành

hỗn hợp đường-acid.

Cu++

MS + Base mạnh enediols -----------------> Cu+ + HH đường-Acid

(chất khử) OH-

CuOH

to

Cu2O (tủa đỏ gạch)

7.2. Kết quả:

- Glucose, Fructose, Lactose có chứa nhóm OH bán Acetal có tính khử

tạo tủa đỏ gạch.

- Saccharose và hồ tinh bột: ko chứa OH bán Acetal ko có tính khử ko

tạo tủa đỏ gạch.

7.3. Ứng dụng, Ý nghĩa:

- Ứng dụng: tìm đường trong NT.

- Ý nghĩa: khi Pứ Fehling (+) kết luận: có đường/ NT và đường có tính

khử.

8. PHẢN ỨNG SELIWANOFF: (Đặc hiệu cho Cetose) (Tr. 18 – 19)

8.1. Nguyên tắc:

Fructose và những Cetohexose khác tạo thành Hydroxymethyl-furfural khi

đun nóng với Acid vô cơ, chất này tác dụng với Resorcinol cho phức màu đỏ.

Page 7: Cau-hoi-thuc-tap-hoa-sinh-p2

Đề cương ôn thi Thực tập Hóa sinh 1 (Năm 2011 – 2012)

Huỳnh Tấn Tài_ YA. K35_ Trường ĐHYD Cần Thơ Trang: 7

Các Aldose cũng có thể tạo thành Hydroxy-furfural khi đun nóng với Acid vô

cơ, nhưng phản ứng xảy ra chậm. Do đó, Pứ SELIWANOFF có tính đặc hiệu

cho Cetose.

8.2. Thuốc thử Seliwanoff:

Gồm: 0,05 gram Resorcinol (hay Resorcin) và 100 ml HCl pha loãng 1/3.

9. PHẢN ỨNG THỦY PHÂN SACCHAROSE: (Tr. 19 – 20)

9.1. Nguyên tắc:

Saccharose không có tính khử, nhưng khi thủy phân bằng acid thì Saccharose

biến thành Glucose và Fructose đều có tính khử.

9.2. Kết quả:

- Ống chứa dịch thủy phân của Saccharose: Pứ Fehling (+) tức có tủa đỏ

gạch do G & F đều có tính khử; Pứ Seliwanoff (+) tức cho phức chất màu đỏ

do sp thủy phân có Fructose.

- Ống chứa dd Saccharose 1%: Pứ Fehling (-) do Saccharose ko có nhóm OH

bán Acetal nên ko có tính khử; Pứ Seliwanoff (+) là do trong TT Seliwanoff

có chứa HCl pha loãng 1/3, trong ĐK đun cách thủy 10 phút => Saccharose

bị thủy phân => tạo Sp có Fructose.

10. TÌM GLUCOSE TRONG NƢỚC TIỂU (PP. BENEDICT): (bán định

lượng) (Tr. 22 – 23)

10.1. Nguyên tắc:

Glucose có nhóm Aldehyde sẽ khử Cu++

thành Cu+, tạo Oxyde đồng (I) tủa đỏ

gạch.

10.2. Thuốc thử Benedict:

- Được tạo thành từ 2 dd A & B;

- Yêu cầu: phải ko có tủa đỏ và bảo quản được lâu dài.

10.3. Kết quả:

- Pứ (-): chỉ có màu xanh dương của thuốc thử.

- Pứ (+): có màu xanh, kết tủa ít < 5 g/L.

- Pứ (++): đun sôi 1 phút có kết tủa đỏ gạch nhiều hơn, ít màu xanh # 5 –

10 g/L.

Page 8: Cau-hoi-thuc-tap-hoa-sinh-p2

Đề cương ôn thi Thực tập Hóa sinh 1 (Năm 2011 – 2012)

Huỳnh Tấn Tài_ YA. K35_ Trường ĐHYD Cần Thơ Trang: 8

- Pứ (+++): đun sôi, tủa đỏ gạch nhiều # 10 – 20 g/L.

- Pứ (++++): tủa màu nâu sẫm ngay lúc mới bắt đầu đun sôi > 20 g/L.

10.4. Phân biệt:

- Pứ Benedict là pứ bán định lƣợng vì: thông qua phản ứng định tính, người

ta có thể ƣớc chừng được lượng Glucose có trong NT.

- Phân biệt TT Benedict & TT Fehling: TT Fehling chỉ có thể định tính

Glucose trong NT.

11. XÁC ĐỊNH HOẠT ĐỘ AMYLASE TRONG NƢỚC TIỂU (PP.

WOHLGEMUTH): (Tr. 63)

11.1. Nguyên tắc:

Dùng phương pháp pha loãng dần NT để tìm lượng enzyme tối thiểu phân hủy

hết 2ml dd hồ tinh bột 1%0 ở 370C trong 30 phút.

Kiểm soát độ phân hủy của hồ tinh bột bằng Iode. Tính hoạt độ của amylase

theo đơn vi Wohlgemuth.

Định nghĩa 1 đơn vị Wohlgemuth: là lượng Amylase tối thiểu có khả năng

thủy phân 1ml dd hồ tinh bột 1%0 ở 370C trong 30 phút.

11.2. Kết quả:

- Chọn ống để biểu diễn KQ: chọn ống có màu trung gian hay không màu

ngay trƣớc ống có màu xanh dương trước tiên hiện ra.

- Cách tính hoạt độ Amylase trong NT:

Hoạt độ Amylase trong NT theo đ/v Wohlgemuth = Độ pha loãng NT của

ống biểu diễn KQ x 2

- Thí dụ: Ống 5 là ống xuất hiện màu xanh dương đầu tiên chọn ống 4 làm

ống biểu diễn KQ; ống 4 có độ pha loãng NT là 1/16 mL hoạt độ

Amylase/NT = 16 x 2 = 32 đ/v Wohlgemuth.

11.3. Biện luận:

- Chú ý: màu sắc các ống:

+ Các ống nào Amylase thủy phân hoàn toàn tinh bột thành Maltose &

Glucose: không màu;

+ Các ống nào Amylase thủy phân ko hoàn toàn tinh bột tạo sp dang dỡ

Dextrin: màu trung gian;

Page 9: Cau-hoi-thuc-tap-hoa-sinh-p2

Đề cương ôn thi Thực tập Hóa sinh 1 (Năm 2011 – 2012)

Huỳnh Tấn Tài_ YA. K35_ Trường ĐHYD Cần Thơ Trang: 9

+ Các ống nào còn tinh bột: xanh dương.

- Bình thƣờng: hoạt độ Amylase/NT: 16 – 32 đ/v Wohlgemuth (nhưng có

thể thay đổi từ 8 – 64 đ/v Wohlgemuth). Hoạt độ Amylase/NT cũng phản

ánh hoạt độ Amylase/HT.

- Bệnh lý: trong viêm tụy cấp, Amylase niệu > 200 đ/v (đôi khi tới 4000 –

5000 đ/v), đạt tối đa vào lúc 12 – 24h sau khi xuất hiện triệu chứng và trở về

bình thường sau từ 2 – 3 ngày.

12. TÌM SẮC TỐ MẬT TRONG NƢỚC TIỂU (KỸ THUẬT FOUCHET):

(trang 47)

Sắc tố mật có nghĩa rộng để chỉ những sắc tố của quá trình thoái hóa

Hemoglobine.

Sắc tố mật/NT là Bilirubine trong NT (Bilirubine trực tiếp).

12.1. Nguyên tắc:

Dùng BaCl2 để kết tủa Bilirubine dưới dạng muối không tan Bari Bilirubinate.

BaCl2 + Bilirubine ---------------> Bari bilirubinate (ko tan)

Oxy hóa muối này bằng FeCl3, biến Bilirubine thành Biliverdine có màu xanh

ve.

12.2. Thuốc thử Fouchet: gồm có:

- Acid Trichloracetic 25% 100mL.

- DD FeCl3 10% 10 mL.

12.3. Biện luận KQ:

- Bình thường: ko có Bilirubine trong NT.

- Bệnh lý: nếu có Bilirubine/NT thì đó là loại Blirubine trực tiếp. Gặp trong

các bệnh lý gây vàng da tại gan và sau gan. VD: viêm gan siêu vi, viêm gan

do nhiễm độc hóa chất, vàng do tắc mật.

13. TÌM MÁU TRONG NƢỚC TIỂU (PHẢN ỨNG MAYER): (Tr. 48)

13.1. Nguyên tắc:

Page 10: Cau-hoi-thuc-tap-hoa-sinh-p2

Đề cương ôn thi Thực tập Hóa sinh 1 (Năm 2011 – 2012)

Huỳnh Tấn Tài_ YA. K35_ Trường ĐHYD Cần Thơ Trang: 10

Hemoglobine (ngay cả khi chưa bị biến tính) có tác dụng như một Peroxydase

tức có khả năng giải phóng Oxy hoạt động từ Hydroperoxyde (nước Oxy già).

Oxy này có khả năng Oxy hóa một số thuốc thử để cho màu đặc biệt (Vd:

Phenolphtalein đã bị khử, Pyramidine, Pyridine, …).

Đối với Phenolphtalein, Oxy này sẽ Oxy hóa Phenolphtalein dạng khử tạo

phức màu ĐỎ.

13.2. Thuốc thử Mayer: tp có chứa Phenolphtalein

13.3. Đọc kết quả, Biện luận:

- Pứ Mayer (+): KL có máu hoặc Hb trong nƣớc tiểu (Nếu muốn biết chính

xác phải soi nước tiểu).

- Soi NT:

+ Thấy HC có MÁU trong NT;

+ Ko thấy HC mà Mayer (+) Có Hb trong NT.

- Nhìn đại thể:

+ NT có máu: màu đỏ;

+ NT có Hb: màu xá xị.

- Bình thƣờng: ko có máu hay Hb trong NT.

- Bệnh lý:

+ Tiểu ra Hb trong thiếu G6PD, truyền nhầm nhóm máu,…

+ Tiểu ra máu: sạn đường tiểu, lao đường tiểu, ung thư bọng đái, ung thư

thận.

14. TÌM MUỐI MẬT TRONG NƢỚC TIỂU (PHẢN ỨNG HAY): (Tr. 48)

14.1. Nguyên tắc:

Các muối kiềm của Acid mật làm giảm rõ rệt sức căng bề mặt của NT. Dùng

lưu huỳnh thăng hoa để phát hiện hiện tượng này.

14.2. Thuốc thử: bột lưu huỳnh thăng hoa

14.3. Đọc kết quả:

- P.ứ. (+): lưu huỳnh rơi xuống đáy ống nghiệm;

- Nếu có lượng nhỏ muối mật thì sau 15 phút, lưu huỳnh chỉ dàn thành lớp

mỏng mà ko rơi xuống đáy ống nghiệm và phải gõ nhẹ thành ống lưu huỳnh

mới rơi xuống đáy ống nghiệm;

Page 11: Cau-hoi-thuc-tap-hoa-sinh-p2

Đề cương ôn thi Thực tập Hóa sinh 1 (Năm 2011 – 2012)

Huỳnh Tấn Tài_ YA. K35_ Trường ĐHYD Cần Thơ Trang: 11

- P.ứ. (-): gõ nhẹ mà lưu huỳnh ko rơi xuống đáy ống nghiệm.

- Chú ý: p.ứ. này ko đặc hiệu, nó cho KQ (+) ngay cả khi có Thymol, Phenol

là những chất thường dùng để bảo quản NT.

14.4. Biện luận:

- Sắc tố mật, muối mật là 2 thành phần quan trọng của mật, liên quan chủ yếu

đến bệnh gan mật.

- Vai trò của muối mật: nhũ tương hóa Lipid trong thức ăn => giúp tiêu hóa

các chất mỡ và các Vitamin tan trong mỡ.

- Phản ứng tìm sắc tố mật, muối mật trong NT giúp chẩn đoán các bệnh tắc

mật, viêm gan: sắc tố mật, muối mật không xuống ruột nên tràn ra máu và ra

NT.

15. XÉT NGHIỆM CẶN LẮNG NƢỚC TIỂU: (Tr. 54)

15.1. Nguyên tắc:

Trong NT có lơ lững các thành phần rất nhỏ như các TB của tổ chức, tinh thể

hóa học,… Khi ly tâm, các tp này tập trung lại. Lấy một giọt cặn NT ly tâm

đem soi dưới kính hiển vi giữa lam kính và lammelle.

15.2. Kết quả:

- Cách xem kính hiển vi:

+ Vật kính 10X để nhìn tổng quát quang trường;

+ Vật kính 40X để xác định loại tế bào.

- Đọc kết quả: phân biệt 2 loại cặn:

+ Những cặn hữu cơ: là tất cả những chất có “cấu tạo tế bào” và các chất

sống như: hồng cầu, bạch cầu, TB biểu mô, trứng KST, KST,…

+ Những cặn vô cơ: là tất cả những tinh thể của các hợp chất hóa học ko tan

trong NT.

- Những cặn hữu cơ: gồm

+ Những yếu tố KT nhỏ: hình cầu. VD: hồng cầu, bạch cầu, nấm men,

Trichomonas, tinh trùng,…

+ Những yếu tố KT trung bình: tế bào với nhân. VD: TB biểu mô, TB bàng

quang, TB của bể thận, TB thận.

+ Những yếu tố có kích thước lớn: trụ niệu (trụ trong, trụ hạt, trụ HC, trụ

BC, trụ biểu mô, trụ mỡ)

Page 12: Cau-hoi-thuc-tap-hoa-sinh-p2

Đề cương ôn thi Thực tập Hóa sinh 1 (Năm 2011 – 2012)

Huỳnh Tấn Tài_ YA. K35_ Trường ĐHYD Cần Thơ Trang: 12

TRỤ NIỆU:

. Hình dạng: là những dải hình trụ.

. Dài và chiếm hết bề ngang của vi trường ở vật kính 10X.

. Có thể gặp trong các bệnh của ống thận, bên trong có chứa đầy những HC,

BC, TB hay cặn hóa học.

. Có 3 loại KO GỌI LÀ TRỤ: trụ giả; những sợi nhầy; những chất bẩn khác:

sợi bông, bong bóng, hạt tinh bột…

- Những cặn vô cơ: phân biệt 3 loại:

+ Những cặn VC bình thường, kết tinh: Calcium Oxalate, Uric Acid, …

+ Những cặn VC bình thường, vô định hình: Amorphous phosphate (hạt nhỏ

màu trắng, thường gặp trong NT kiềm), Urate vô định hình (hạt nhỏ màu

vàng, vón lại thành từng đám dày đặc, thường gặp trong NT Acid).

+ Những cặn VC ko bình thường: tinh thể Cystine, tinh thể Tyrosin,

Leucin…

- Cách biểu thị số lƣợng HC, BC trong cặn lắng NT:

+ Bình thường: HC < 10 / vi trường (40X)

BC 2 – 3 / vi trường (40X)

+ Với: 1 giọt cặn (1/50 mL)

Lammelle (20 x 20 mm)

Vật kính 40X, thị kính 5 hoặc 6X

16. SỬ DỤNG GIẤY NHÚNG NT 3 THÔNG SỐ: (Tr. 72 – 74)

16.1. Công thức:

Dùng loại giấy thử URITEST gồm 3 thông số: pH – Glucose – Protein.

16.2. Chỉ định:

Băng thử NT được sd để chẩn đoán và theo dõi bệnh tiểu đường và các bệnh

liên quan đến thận, đường tiết niệu.

16.3. Cách dùng:

- Hứng NT vào ống nghiệm (NT mới, chưa quay ly tâm);

- Nhúng toàn bộ băng thử vào lấy ra nhanh kéo nhẹ đầu băng thử trên

thành ống cho hết giọt NT thừa.

- Đọc KQ:

Page 13: Cau-hoi-thuc-tap-hoa-sinh-p2

Đề cương ôn thi Thực tập Hóa sinh 1 (Năm 2011 – 2012)

Huỳnh Tấn Tài_ YA. K35_ Trường ĐHYD Cần Thơ Trang: 13

+ pH và Protein: đọc liền sau nhúng;

+ Glucose đọc sau nhúng 1 phút.

Chú ý tôn trọng thời gian đọc KQ.

16.4. Xác định KQ:

- pH: chỉ thị màu vàng cam hơi nâu tùy theo pH NT; bình thường pH nước

tiểu 5 – 6.

- Glucose: khi NT có glucose, vùng chỉ thị màu chuyển từ màu TRẮNG

NGÀ hoặc HƠI HỒNG (âm tính) TÍM (dương tính). TÍM càng đậm =>

nồng độ đường càng cao.

Chú ý:

+ KQ yếu or giả âm khi: Tỷ trọng NT cao;

Nồng độ Cetone cao;

BN dùng nhiều Vitamin C.

+ KQ giả dương khi: dụng cụ đựng NT có lẫn chất sát trùng: Javel, bột giặt,

xà bông.

- Protein: có Protein: VÀNG SẪM (âm tính) XANH RÊU (dương tính)

Chú ý: KQ giả dương khi:

+ Có Alcol trong NT (nhưng màu ko bền);

+ Dụng cụ chứa NT có Acetate Amonium;

+ Ở một số BN sau khi dùng QUININ.

16.5. Biện luận KQ:

- pH:

+ Bình thường: 5 – 6 (có thể th/đ 4 – 8).

+ pH thường thấp nhất lúc sáng sớm, cao nhất sau bữa ăn.

+ pH < 4: Acid mạnh.

+ pH > 8: kiềm.

- Glucose:

+ Bình thường: ko có Glucose trong NT.

+ Bệnh lý: tiểu đường, Stress, viêm tuy cấp, HC Cushing, sau gây mê, …

+ Độ đặc hiệu: chuyên biệt cho Glucose trả lời KQ: có/ ko có Glucose.

+ Độ nhạy: 4 – 7 mmol/L Glucose (>= 0,5 g/L)/

- Protein:

+ Bình thường: NT chứa một lượng nhỏ Albumin và globulin, không đủ để

gây (+).

+ Quan trọng: NT phải được cô đặc một cách đầy đủ.

Page 14: Cau-hoi-thuc-tap-hoa-sinh-p2

Đề cương ôn thi Thực tập Hóa sinh 1 (Năm 2011 – 2012)

Huỳnh Tấn Tài_ YA. K35_ Trường ĐHYD Cần Thơ Trang: 14

+ Độ nhạy: 0,15 – 0,30 g/L (Gram Albumin/Liter) (>= 0,15 g/L).

17. CÁC CÔNG THỨC TÍNH ACID URIC, URÉ, CREATININE MÁU &

NT: (Tr. 67 – 72)

17.1. Định lƣợng Acid Uric:

Công thức:

- Huyết thanh, huyết tương: C (μmol/L) n = 476

C (mg/dL) n = 8

- Nước tiểu: C (μmol/L) n = 5236

C (mg/dL) n = 88 (đã nhân sẵn tỷ lệ pha)

Chú ý: Nước tiểu: pha loãng tỷ lệ 1 NT + 10 Nước cất.

Biện luận:

- Bình thường:

+ Trong máu:

Nam: 200 – 420 μmol/L (3,4 – 7,0 mg/dL).

Nữ: 140 – 340 μmol/L (2,4 – 5,7 mg/dL).

+ Trong nước tiểu:

250 – 750 mg/24h hay 1,5 – 4,5 mmol/24h.

Chú ý: khi nồng độ Hb > 100 mg/dL hoặc Bilirubine > 20 mg/dL có thể ảnh

hưởng tới kết quả Acid Uric.

- Bệnh lý: Acid Uric trong máu và NT tăng

+ Nguyên phát: bệnh Goutte (trong máu: thường tăng rõ rệt, nhưng trong NT

có thể gặp giai đoạn giảm).

+ Thứ phát: trong các bệnh về máu (đa HC, BC cấp hoặc mạn, u hạch);

trong điều trị tia X, phóng xạ, chất chống chuyển hóa; torng bệnh về thận

(viêm thận mãn, suy thận).

17.2. Định lƣợng Uré:

Công thức:

- Huyết thanh, huyết tương: C (mmol/L) n = 13,3

Page 15: Cau-hoi-thuc-tap-hoa-sinh-p2

Đề cương ôn thi Thực tập Hóa sinh 1 (Năm 2011 – 2012)

Huỳnh Tấn Tài_ YA. K35_ Trường ĐHYD Cần Thơ Trang: 15

C (mg/dL) n = 80

- Nước tiểu: C (mmol/L) n = 13,3 x 101 = 1343,3

C (mg/dL) n = 80 x 101 = 8080

Chú ý: Nước tiểu: pha loãng 1 mL NT với 100 mL nước cất.

Biện luận: Uré là sản phẩm thoái hóa quan trọng nhất của Protein.

- Bình thường:

+ Uré máu vào khoảng 10 – 50 mg/dL (1,7 – 8,3 mmol/L).

+ Uré NT khoảng 20 – 35 g/24h (333 – 583 mmol/24h).

- Thay đổi sinh lý: theo ăn uống, theo tuổi.

- Thay đổi bệnh lý: Course TT/ Tr. 70

17.3. Định lƣợng Creatinine:

Xem Course TT/ Tr. 71 (soạn hết kịp oy….)

18. NỒNG ĐỘ BÌNH THƢỜNG CỦA CÁC CHẤT TRONG MÁU, NT

Xem Course TT/ Tr. 75 – 82

19. CÁCH LẤY VÀ BẢO QUẢN MẪU MÁU, NT:

Xem Course TT/ Tr. 7 - 9