Cau-hoi-hoa-sinh-thay-Anh

25
1 1. Tên môn hc : SINH HÓA 2. Tên tài liu hc tp : CHUYN HÓA NĂNG LƯỢNG SINH HC 3. Bài ging : Lý thuyết 4. Đối tượng : Bác sĩ Đa khoa h6 năm , 4 năm 5. Thi gian : 4 tiết 6. Địa đim ging : Ging đường 7. Tên người biên son : Nguyn văn nh TEST LƯỢNG GIÁ CHUYN HÓA NĂNG LƯỢNG SINH HC I II III Trng s% MT1: Nêu được 2 yếu tquyết định chiu ca phn ng thun nghch 3 0 0 3 5 MT2: Trình bày nhng khái nim , vai trò ca phn ng oxy hóa kh, phn ng phosphoryl –hóa , phn ng kh-phosphoryl , liên kết phosphat ngheo và giàu năng lượng 18 0 0 18 30 MT3: Trình bày din biến , mt scht nh hưởng ti shô hp tế bào 19 0 0 19 31.5 MT4: Nêu rõ 2 vai trò cơ bn ca chu trình acid citric trong chuyn hóa các cht trong tế bào . 20 0 0 20 33.5 Tng cng : 60 0 0 60 100% CHUYN HÓA NĂNG LƯỢNG SINH HC Câu 1 .Coenzym đầu tiên tham gia chuyn đin ttrong chui hô hp tế bào là: a. Cyt.a b. Cyt c c. Cyt b@ d. Cyt c 1 Câu 2. Coenzym đầu tiên tham gia oxy hóa acid pyruvic trong chui hô hp tế bào là: a. NAD b. FAD

Transcript of Cau-hoi-hoa-sinh-thay-Anh

Page 1: Cau-hoi-hoa-sinh-thay-Anh

1

1. Tên môn học : SINH HÓA 2. Tên tài liệu học tập : CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG SINH HỌC 3. Bài giảng : Lý thuyết 4. Đối tượng : Bác sĩ Đa khoa hệ 6 năm , 4 năm 5. Thời gian : 4 tiết 6. Địa điểm giảng : Giảng đường 7. Tên người biên soạn : Nguyễn văn Ảnh TEST LƯỢNG GIÁ

CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG SINH HỌC

I II III Trọng số

%

MT1: Nêu được 2 yếu tố quyết định chiều của phản ứng thuận nghịch

3

0

0

3

5

MT2: Trình bày những khái niệm , vai trò của phản ứng oxy hóa khử , phản ứng phosphoryl –hóa , phản ứng khử -phosphoryl , liên kết phosphat ngheo và giàu năng lượng

18

0

0

18

30

MT3: Trình bày diễn biến , một số chất ảnh hưởng tới sự hô hấp tế bào

19

0

0

19

31.5

MT4: Nêu rõ 2 vai trò cơ bản của chu trình acid citric trong chuyển hóa các chất trong tế bào .

20

0

0

20

33.5

Tổng cộng :

60 0 0 60 100%

CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG SINH HỌC

Câu 1 .Coenzym đầu tiên tham gia chuyển điện tử trong chuỗi hô hấp tế bào là: a. Cyt.a b. Cyt c c. Cyt b@ d. Cyt c1 Câu 2. Coenzym đầu tiên tham gia oxy hóa acid pyruvic trong chuỗi hô hấp tế bào là: a. NAD b. FAD

Page 2: Cau-hoi-hoa-sinh-thay-Anh

2

c. NADP d. LTPP@ Câu 3. Coenzym tham gia đầu tiên việc tách hydro của cơ chất glutamat: a. FAD b. NADP+ c. Co Q d. NAD+@ Câu 4. Chất ngăn chặn chuỗi hô hấp tế bào ở giai đoạn chuyển điện tử và hydro đến CoQ là : a. Malonat b. Rotenon@ c. CN d. CO Câu 5. Chất KHÔNG PHẢI là chất trung gian trong chu trình acid citric: a. Acid pyruvic@ b. Acid oxaloacetic c. Acid oxalosuccinic d. Acid cis-acotinic Câu 6. Năng lượng tự do tích trữ trong phân tử ATP dùng cho : a. Tổng hợp hóa học, hoạt động nhiệt và cơ học b. Hoạt động nhiệt và cơ học,hoạt động điện, c. Hoạt động điện ,Tổng hợp hóa học d. Hoạt động nhiệt và cơ học , tổng hợp hóa học,hoạt động điện@ Câu 7. Khử carboxyl oxy hóa α cetoglutaric cần có sự tham gia của: a. NADP b. Acetyl coA c. Acid lipoic@ d. Acid pyruvic Câu 8. Acid citric được biến đổi thành α cetoglutaric trong chu trình Krebs cần hệ thống enzym sau: a. Isocitrat dehydrogenase + α cetoglutarat dehydrogenase b. Succinat dehydrogenase + Aconitase +Oxalosuccinat dehydrogenase c. Aconitase + isocitrat dehydrogenase + oxalosuccinat dehydrogenase@ d. Oxalosuccinat dehydrogenase + Succinat dehydrogenase Câu 9. Chất KHÔNG PHẢI là dạng tích trữ năng lượng của cơ thể động vật là : a. Acyl phosphat b. Enol phosphat c. Pyrophosphat d.Hexosephosphat@

Page 3: Cau-hoi-hoa-sinh-thay-Anh

3

Câu 10. Dưới sự xúc tác của enzym ngưng tụ , acetyl CoA kết hợp với oxaloacetic sẽ tạo thành:

a. Acid oxalocitraconat b. Acid succinic c. Acid citric@ d. Acid oxalosuccinic Câu 11. Phản ứng nào KHÔNG THẤY trong chu trình acid citric ? a. Phản ứng hydrat hóa cis-aconitat thành isocitrat b. Phản ứng khử nước acid citric tạo acid cis-aconitic c. Phản ứng oxy hóa khử carboxyl acid α cetoglutaric tạo succinyl CoA d. Phản ứng khử carboxyl acid citric tạo acid oxalosuccinic@ Câu 12. Chu trình acid tricarboxylic –CHỌN CÂU SAI a. Oxy hóa một phân tử pyruvat cần 5 nguyên tử oxy b. Carbohydrat, lipid và acid amin có thể được oxy hóa thông qua chu trình C. Krebs c. Acetat chỉ có thể đi vào chu trình dưới dạng acetyl CoA d. Chu trình chỉ xảy ra trong điều kiện yếm khí@ Câu 13. Yếu tố cần thiết để tạo “acetat hoạt động” từ pyruvat là: a. Adenyl acetat. b. NADP c. Lipothiamid diphosphat@ d. Enym ngưng tụ. Câu 14. Cytochrom là: a. Nucleotid chứa Riboflavin. b. Nucleotid pyridin c. Protein chứa porphyrin - sắt@ d. Flavoprotein chứa kim loại. Câu 15. Thành phần cấu tạo quan trọng nhất của Flavoprotein tham gia vào chuỗi hô hấp tế

bào là: a. Vitamin A. b. Vitamin B1. c. Vitamin B2@ d. Vitamin B6.

Câu 16. Nguyên tố tham gia trong cấu trúc của cytocrom là: a. Mg. b. Cu. c. Fe@ d. Zn.

Page 4: Cau-hoi-hoa-sinh-thay-Anh

4

Câu 17. Enzym KHÔNG cư trú trong ty thể tế bào là: a. Cytochrome oxidase. b. Succinat dehydrogenase. c. Aconitase. d. Chymotrypsin@ Câu 18. Cơ chất đặc hiệu trong quá trình phosphoryl oxy hoá là: a. AMP. b. ADP@ c. UDP. d. NAD. Câu 19. Quá trình sinh ra hay tích luỹ năng lượng liên quan đến sự hô hấp tế báo hiếu khí

được biểu thị bằng: a. Con đường Emddem Meyerhoff. b. Sự phosphoryl hoá ở mức độ cơ chất. c. Hiện tượng không ghép đôi của sự phosphoryl hoá. d. Tỷ số P/O@ Câu 20. Sự phá ghép của quá trình phosphoryl hoá oxy hoá là hiện tượng trong đó: a. Hoạt tính của ATPase trong ty thể bị mất. b. Ở ty thể không xảy ra sự oxy hoá cơ chất của chu trình Krebs. c. Sự tạo ATP ngừng nhưng quá trình hô hấp vẫn tiếp tục@ d. Sự tạo ATP vẫn xảy ra trong khi chuỗi hô hấp bị ngừng. Câu 21. Xúc tác vận chuyển điện tử giữa NADH và ubiquinon yêu cầu có sự tham gia của

một coenzym là: a. NADP. b. Flavoprotein@ c. Cytochrom C1. d. Cytochrom a. Câu 22. Quá trình chuyển điện tử từ Cytocrom b tiếp theo cho: a. Cyt a. b. Cyt a3. c. Cyt c. d. Cyt C1@ Câu 23. Trong chuỗi hô hấp tế bào dài, hydro đầu tiên chuyển đến: a. NAD+. b. FAD. c. LTPP@ d. NADP+. Câu 24. Trong chuỗi hô hấp tế bào ngắn, hydro đầu tiên chuyển đến: a. Flavoprotein@ b. Nicotinamid adenin dinucleotid. c. Nicotinamid adenin dinucleotid phosphat.

Page 5: Cau-hoi-hoa-sinh-thay-Anh

5

d. Lipo thiamin pyrophosphat. Câu 25. CO và CN ức chế chuỗi hô hấp tế bào ở vị trí: a. Phức hợp I (FMN, Fe). b. Phức hợp II (FAD, Fe). c. Phức hợp III (Cyt b, FeS, Cyt C1). d. Phức hợp IV (Cyt a, Cyt a3)@ Câu 26. Pyruvat và α cetoglutarat cần sự xúc tác bởi dehydrogenase có coenzym ở giai đoạn đầu: a. FAD. b. NAD+. c. Lipoat@ d. FMN. Câu 27. 3-hydroxybutyrat, glutamat, malat, isocitrat được dehydrogenase xúc tác ở giai đoạn đầu trong chuỗi hô hấp tế bào có coenzym là: a. FAD. b. FMN. c. NAD+@ d. NADP+. Câu 28. Tỷ lệ P/O đối với sự oxy hoá cao nhất là 4 đối với chất: a. NADH2. b. Succinat. c. FADH2. d. Phosphoglyceraldehyd@ Câu 29: Antimycin ức chế quá trình chuyển điện tử ở giai đọan: a. Cytocrom b và cytocrom c1@ b. Coenzym Q và cytocrom b c. Cytocrobm c1 và cytocrom c d. Cytocrom c và cytocrom a Câu 30: Trong chu trình Krebs, sản phẩm đầu tiên được tạo ra khi acetyl CoA kết hợp với: a. Pyruvat b. Oxalosuccinat c. Oxaloacetat@ d. α cetoglutarat Câu 31: Trong chu trình Krebs, giai đoạn chỉ tạo được 2ATP là a. isocitrat → α cetoglutarat b. Citrat → isocitrat c. Succinyl → Fumarat@ d. Malat → oxaloacetat Câu 32: Arsenic kìm hãm hoạt động chu trình Krebs ở giai đoạn: a. Tổng hợp citrat

Page 6: Cau-hoi-hoa-sinh-thay-Anh

6

b. Hình thành isocitrat c. Tạo thành oxalosuccinat d. Succinyl CoA@ Câu 33: Điểm điều hòa quan trọng đầu tiên của chu trình Krebs xảy ra với : a. Fumarase b. Malat dehydrogenase c. Citrat syntetase@ d. Aconitase Câu 34: Sản phẩm bình thường của chuỗi hô hấp tế bào là : a.H2O@ b.CO2 c.O2 d.H2O2 Câu 35 : Phân tử có liên kết phosphat giàu năng lượng ,khi thủy phân số năng lượng (calo)được giải phóng ra là : a.<1000 b.>1000 c.> 5000@ d.< 5000 Câu 36 : NADHH+ đi vào CHHTB cung cấp số ATP là : a. 1 b. 2 c. 3@ d. 4 Câu 37 : Về phương diện năng lượng , chu trình Krebs có ý nghĩa quan trọng là vì : a.Cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể b.Cung cấp nhiều cơ chất cho hydro@ c.Cung cấp nhiều sản phẩm trung gian cần thiết d.Là trung tâm điều hòa chuyển hóa các chất Câu 38: Phản ứng : R- R’ + HOH → ROH + R’H được xúc tác bởi enzym : a.Hydrolase@ b.Oxydoreductaz c.Isomerase d.Transferase Câu 39 : Bản chất của sự hô hấp tế bào là : a.Phosphoryl hóa các chất b. Hoạt hóa các chất c. Sử dụng oxy giải phóng CO2 d. Sử dụng oxy ,oxy hóa các chất hữu cơ giải phóng CO2, H2O và năng lượng@ Câu 40 : Chất có thế năng oxy hóa khử thấp nhất là :

Page 7: Cau-hoi-hoa-sinh-thay-Anh

7

a.Coenzym Q b. Oxy@ c. Cyt a d. NAD Câu 41 : Cytocrom KHÔNG LÀ : a. Protein có nhóm phụ là nhân porphyrin có chứa ion Fe2+. b. Enzym oxyhóa khử c. Enzym vận chuyển hydro@ d. Enzym vận chuyển điện tử Câu 42 : Phản ứng :RH + HO - PO3 H2 ---> R - PO3 - H2 + H2O là loại phản ứng : a.Oxy hóa b. Thủy phân c. Khử phosphoryl d. Phosphoryl hóa@

Câu 43 : ATP là : a.Acid triphosphoric b. Acid monocarboxylic c. Adenosin triphosphat@ d. Adenosin diphosphat Câu 44 : Phản ứng ADP + H3PO4 ----> ATP + H2O nói lên vai trò gì của sự phosphoryl hóa : a.Oxy hóa các chất b. Tích trữ năng lượng@ c. Hoạt hóa các chất d. Vận chuyển năng lượng Câu 45 : KHÔNG PHẢI là chất chuyển hóa trung gian trong chu trình Krebs : a.Oxalo succinat b. Pyruvat@ c. Cis aconitat d. Malat Câu 46 : Khi một phân tử acid pyruvic thoái hóa thành CO2 và H2O , số ATP được tạo ra là : a. 10 b. 12 c. 15@ d. 24 Câu 47 : Một mẩu Acetyl CoA đi qua chu trình Krebs tạo được số ATP là : a. 3 b. 12@ c. 13 d. 124

Page 8: Cau-hoi-hoa-sinh-thay-Anh

8

Câu 48 : Trong chu trình Krebs , cơ chất cung cấp Hydro cho chuỗi HHTB là : a. Citrat , isocitrat b. Isocitrat , Oxalo succinat c. α -Cetoglutarat , Succinat@ d. Succinat , Fumarat Câu 49 : KHÔNG PHẢI là chất chuyển hóa trung gian trong chu trình Krebs: a. Oxaloacetat b. Oxalosuccinat c. Cis aconitat d. Pyruvat@ Câu 50 : Chất KHÔNG CÓ liên kết phosphat giàu năng lượng là : a. Acetyl CoA b. Creatin phosphat c. Hexophosphat@ d. ATP ĐÚNG SAI Câu 1 : Một phân tử acetyl CoA được oxy hóa trong chu trình Krebs tạo ra được 12 ATP. a. Đúng@ b. Sai Câu 2 : Phản ứng Oxy hóa là phản ứng cho điện tử . Phản ứng khử là phản ứng nhận điện tử . a. Đúng b. Sai@ Câu 3 : Một phản ứng biến thiên năng lượng tự do chuẩn lớn hơn 0 luôn luôn phát năng a.Đúng b. Sai@ Câu 4 : Một phản ứng có biến thiên năng lượng tự do lớn hơn 0 luôn luôn phát năng a.Đúng b.Sai @ Câu 5 : Chiều của phản ứng phụ thuộc vào bản chất và điều kiện cụ thể của phản ứng. a.Đúng@ b. Sai Câu 6 : Phần năng lượng tế bào không sử dụng được gọi là năng lượng tự do . a.Đúng b. Sai @ Câu 7 : Trong chuỗi hô hấp tế bào , chất nào có thế năng oxy hóa khử lớn hơn sẽ oxy hóa chất có thế năng oxy hóa khử thấp hơn . a.Đúng @ b.Sai

Page 9: Cau-hoi-hoa-sinh-thay-Anh

9

Câu 8 : E’0 là thế năng oxy hóa khử chuẩn đo được ở điều kiện pH =7 và nhiệt độ =250C

a.Đúng@ b.Sai Câu 9 : Năng lượng tự do của một hợp chất biến thiên tỉ lệ thuận với entropy của hợp chất đó . a.Đúng b. Sai@ Câu 10 :Liên kết carboxyl ester là liên kết giàu năng lượng . a.Đúng b.Sai @

Page 10: Cau-hoi-hoa-sinh-thay-Anh

10

1. Tên môn học : SINH HÓA 2. Tên tài liệu học tập : HORMON 3. Bài giảng : Lý thuyết 4. Đối tượng : Bác sĩ Đa khoa hệ 6 năm , 4 năm 5. Thời gian : 2 tiết 6. Địa điểm giảng : Giảng đường 7. Tên người biên soạn : Nguyễn văn Ảnh TEST LƯỢNG GIÁ

HORMON

I II III Trọng số

%

MT1: Trình bày được những đặc điểm và phân lọai hormon

6

0

0

6

13.5

MT2: Nêu mối liên quan giữa các tuyến nội tiết , cơ chế họat động của hormon

12

0

0

12

27.5

MT3 : Phân tích được bản chất hóa học và tác dụng chính của hormon amin , hormon peptid và hormon lipoid .

26

0

0

26

59

Tổng cộng :

44 0 0 44 100%

HORMON

Câu 1: Hormon được coi là chất xúc tác sinh học vì : a. Chúng hoạt động ở nồng độ 10-1 – 10-2 mol/l b. Có thời gian bán thải trong huyết tương khoảng vài ngày c. Xúc tác đặc hiệu cho 1 phản ứng chuyển hóa d. Xúc tác nhiều phản ứng chuyển hóa của cơ thể@

Câu 2: Tuyến nội tiết KHÔNG CÓ nguồn gốc từ : a. Tinh hoàn và buồng trứng b. Tổ chức liên kết c. Hệ thống thần kinh d. Hệ thống cơ @ Câu 3: Receptor cảm thụ hormon của tế bào đích có đặc điểm sau giống protein vận chuyển huyết tương:

Page 11: Cau-hoi-hoa-sinh-thay-Anh

11

a. Có khả năng truyền tín hiệu b. Có mật độ ngang nhau trong tế bào c. Có khả năng gắn hormon@ d. Có thể lưu giữ hormon trong máu Câu 4: Đặc điểm của các hormon nhóm I ( steroid, giáp trạng) a. Có receptor ở trong tế bào@ b. Không cần có protein vận chuyển c. Có thời gian bán hủy ngắn ( hàng phút) d. Có chất trung gian truyền tin là cAMP, Ca2+ Câu 5: Trong bệnh “đái đường kháng insulin” a. Tụy không bài tiết được insulin b. Tổ chức vẫn đáp ứng được với insulin ngoại sinh c. Xét nghiệm glucose âm tính trong nước tiểu d. Có hiện tượng đột biến trong vùng tyrosin kinase của receptor cảm thụ insulin@ Câu 6: Hormon KHÔNG CÓ bản chất glucoprotein: a. FSH b. LH c. STH@ d. TSH Câu 7: Cơ chế hoạt động của hormon tiền yên là : a. Mở kênh ion b. Qua chất truyền tin thứ 2 là phosphoinositid c. Hoạt hóa Adenylat cyclase@ d. Ức chế Adenylat cyclase Câu 8: Đặc điểm chung của oxytocin và vasopressin: a. Có cấu tạo polypeptid gồm 9 acid amin và 1 cầu dissulfur@ b. Là những hormon của thùy giữa tuyến yên c. Có cấu tạo hóa học hoàn toàn giống nhau d. Có tác dụng chống lợi niệu Câu 9: Pro-opiomelanocortin (POMC) là tiền thân của các chất sau , NGỌAI TRỪ : a. Hormon tiền yên ACTH b. Hormon trung yên MSH c. Lipotropin d. Calcitonin@ Câu 10: Đặc điểm của Insulin là : a. Được tổng hợp bởi các tế bào α của tuyến tụy b. Gồm 29 acid amin c. Tạo phức hợp với Zn@ d. Cấu tạo bởi 1 chuỗi polypeptid Câu 11: Tác dụng hạ đường huyết của Insulin , CHỌN CÂU SAI :

Page 12: Cau-hoi-hoa-sinh-thay-Anh

12

a. Kích thích sự gia nhập glucose vào cơ và gan b. Kích thích tổng hợp glycogen ở gan và cơ c. Kích thích thoái hóa glucose tạo acetyl-CoA d. Kích thích sự thoái hóa glycogen ở gan và cơ @ Câu 12: Tác dụng của hormon tuyến giáp là: a. Tăng tái hấp thụ Ca2+ và bài tiết PO4

3- ở thận@ b. Giảm chuyển hóa cơ bản c. Hạ đường huyết d. Giảm thoái hóa lipid Câu 13: Đặc điểm chung của hormon steroid , CHỌN CÂU SAI : a. Có cấu trúc của khung cyclopentanoperhydro phenantren b. Được tổng hợp từ pregnenolon c. Gắn với receptor đặc hiệu nằm ở trong tế bào d. Có nguồn gốc từ sự thóai hóa phospholipid@ Câu 14: Nồng độ estrogen: a. Cao nhất vào những ngày trước kinh b. Đạt đỉnh cao nhất vào ngày rụng trứng@ c. Giảm dần theo tháng thai d. Thấp nhất vào ngày rụng trứng Câu 15: Trong thời gian có thai, Progesteron : a. Không thay đổi b. Giảm dần theo tháng thai c. Giảm thấp nhất trước ngày sinh d. Cần để giữ yên thai@ Câu 16: Về hóa học, Estrogen được đặc trưng bởi : a. Một khung steroid có 21 carbon b. Thiếu nhóm metyl ở C-10@ c. Vòng D thơm d. Thiếu oxy ở C-17 Câu 17: Progesteron là tiền chất của: a. Aldosteron, cortisol và corticosteron@ b. Cholesteron, cortison và acid cholic c. Aldosteron, acid deoxycholic và pregnenolon d. Hydrocortison, pregnenolon và estriol Câu 18: Thyroxin được tạo thành trong tuyến giáp từ : a. Triiodothyronin b. Thyroglobulin@ c. Tryptophan d. Tyramin Câu 19: Aldosteron: a. Là mineralocorticoid hoạt động nhất@

Page 13: Cau-hoi-hoa-sinh-thay-Anh

13

b. Là 1 chất chuyển hóa của dehydroepiandrosteron c. Có tác dụng ức chế tái hấp thụ Na ở ống thận d. Là tiền chất của 11 – deoxycorticosteron Câu 20: Các steroid được thải trừ ra khỏi cơ thể : a. Theo phân b. Theo nước tiểu@ c. Theo mật d. Dưới dạng ghép với taurin Câu 21: Tụy sản xuất 1 yếu tố gây tăng đường huyết là: a. Insulin b. Lipase c. Glucagon@ d. FSH Câu 22: Inositol triphosphat là chất truyền tin thứ 2 có tác dụng: a. Kích thích protein kinase phụ thuộc cAMP b. Kích thích phospho diesterase c. Giải phóng Ca ra khỏi hệ thống lưới nội bào@ d. Có 1 nhóm chức aldehyd ở C-17 Câu 23: Một tong những tác dụng của cortisol (hydrocortison) là: a. Ức chế tuyến bài tiết ACTH@ b. Kích thích tổng hợp protein ở cơ c. Ức chế tân tạo glucose ở gan d. Ức chế tuyến yên bài tiết GH Câu 24: Quá trình tổng hợp Insulin đi từ 1 tiền chất protein do : a. Khử các cầu disulfur b. Tác động của 1 aminopeptidase c. Tác động của 1 carboxypeptidase@ d. Cắt 1 peptid ở giữa chuỗi acid amin Câu 25: Một cơ quan đích của hormon tuyến cận giáp là: a. Tế bào α của tụy b. Tế bào β của tụy c. Tế bào tiết calcitonin d. Thận@ Câu 26: Epinephrin: a. Và norepinephrin gắn vào receptor ở màng tế bào có tác dụng hoạt hóa adenylat cyclase@ b. Sử dụng Inositol triphosphat (IP3) làm chất truyền tin thứ 2 trong những đáp ứng trung gian tế bào c. Bị ức chế tác dụng bởi aspirin d. Bị đối kháng bởi norepinephrin

Page 14: Cau-hoi-hoa-sinh-thay-Anh

14

Câu 27: Chất truyền dẫn tin thứ 2 có thể được tân tạo từ phosphattidyl inositol diphosphat là: a. Inositol diphosphat b. Acid arachidonic c. Diacylglycerol@ d. AMP vòng Câu 28: Receptor cảm thụ Insulin: a. Có 1 vùng tương tự với vùng receptor cảm thụ thyroxin b. Có thể gắn Mn2+ c. Có ái lực cao đối với DNA d. Có 1 vùng tyrosin kinase@ Câu 29: Cơ chế hoạt động của cAMP là : a. Gắn vào tiểu đơn vị xúc tác của protein kinase A b. Gắn vào tiểu đơn vị điều hòa của protein kinase A@ c. Có sự dimer hóa và sau đó hoạt hóa protein kinase A d. Đóng vai trò là chất cho phosphat trong các phản ứng phosphoryl hóa xúc tác bởi protein kinase A Câu 30: Tuyến cận giáp điều hòa chuyển hóa của: a. Calci và Magiê b. Phospho và Magiê c. Calci và Phospho@ d. Calci và Magiê Câu 31: Hormon ở ruột non có tác dụng kích thích sự co bóp của túi mật và bài tiết Amylase tụy là: a. Somatostatin b. Vasoactive intestinal polypeptid c. Cholecystokinin-pancreatozymin@ d. Enterokinase Câu 32: Insulin đặc trưng bởi sự có mặt của: a. Hai chuỗi peptid nối với nhau bởi 2 liên kết disulfur@ b. Hai chuỗi peptid nối với nhau bởi các liên kết của C và N c. 14 acid amin d. Một chuỗi peptid gồm 28 acid amin

Câu 33: Thyroxin được tổng hợp trong cơ thể từ: a. Tyroxin@ b. Indol-5,6-quinon c. L-histidin d. Tyramin Câu 34: Trong bệnh thiểu năng tuyến cận giáp ở người có các triệu chứng sau , NGỌAI TRỪ : a. Giảm bài tiết phospho vô cơ niệu b. Tăng phospho vô cơ trong huyết thanh

Page 15: Cau-hoi-hoa-sinh-thay-Anh

15

c. Giảm Ca2+ trong huyết thanh

d. Tăng lượng Glucose máu @

Câu 35: Chất nào là tiền chất trong quá trình sinh tổng hợp Testosteron a. Adrenosteron b. Pregnenolon@ c. Estron d. Metyl testosteron Câu 36: Phần lớn Androgen được bài tiết ra nước tiểu dưới dạng: a. Estradiol b. Tự do c. Liên hợp với acid glucuronic@ d. Este phenol sulfat Câu 37: Hormon kích thích nang trứng và hoàng thể được sản xuất từ: a. Tế bào α của tuyến tụy b. Thùy trước tuyến yên@ c. Nang trứng d. Tế bào leydig Câu 38: Hormon steroid nào chứa 1 nhân thơm: a. Progesteron b. Testosteron c. Estron@ d. Cortison Câu 39: Thiếu hụt Insulin gây ra cáchiện tượng sau , CHỌN CÂU SAI : a. Kìm hãm tổng hợp protein b. Tăng thoái hóa protein c. Tăng quá trình sinh tổng hợp acid béo d. Giảm thóai hóa Lipid@ Câu 40: Steroid vỏ thượng thận được tổng hợp invivo từ : a. Testosteron b. 18- hydroxy corticosteron c. Cortison d. Progesteron@ Câu 41: Sản xuất thiếu ADH sẽ gây bệnh : a. Parkinson b. Addison c. Đái tháo đường d. Đái nhạt@ Câu 42: Vasopressin : a. Có khả năng làm giảm áp lực máu b. Kích thích tái hấp thụ nước ở ống lượn xa@

Page 16: Cau-hoi-hoa-sinh-thay-Anh

16

c. Kích thích lợi niệu d. Ức chế sự tái hấp thụ nước ở ống lượn xa Câu 43: Bệnh Giantism và acromegaly ( to đầu ngón ) là những bệnh do rối loạn bài tiết hormon nào? a. FSH b. TSH c. Somatotropin@ d. Parathormon Câu 44: Estradiol: a. Kích thích Adenylat cyclase của tế bào đích b. Liên hợp với sulfat trước khi có tác dụng c. Thay đổi tính chất vận chuyển của tế bào đích d. Kích thích sao chép chuỗi DNA đặc hiệu@

Page 17: Cau-hoi-hoa-sinh-thay-Anh

17

1. Tên môn học : SINH HÓA 2. Tên tài liệu học tập : SINH TỔNG HỢP PROTEIN 3. Bài giảng : Lý thuyết 4. Đối tượng : Bác sĩ Đa khoa hệ 6 năm , 4 năm 5. Thời gian : 3 tiết 6. Địa điểm giảng : Giảng đường 7. Tên người biên soạn : Nguyễn văn Ảnh TEST LƯỢNG GIÁ

SINH TỔNG HỢP PROTEIN

I

II

III

Trọng

số

%

MT1 : Nêu được quan điểm cơ bản về sự thông tin di truyền từ AND qua ARN đến protein nhờ 2 quá trình chuyển mã và giải mã

10

0

0

10

50

MT2 : Mô tả 3 giai đọan của sự tổng hợp protein ở Ribosom

10

0

0

10

50

Tổng cộng :

20 0 0 20 100%

SINH TỔNG HỢP PROTEIN Câu 1: Trong sinh tổng hợp protein điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG ? a. Luận thuyết trung tâm nói về quá trình truyền thông tin di truyền từ protein tới ADN@ b. Mỗi chuổi polypeptid được mã hóa với một gen cấu trúc hay cistron. c. Quá trình biểu hiện gen diễn ra qua hai bước : chuyển mã hay sao chép và giải mã hay phiên dịch. d. ARN polymerase hướng ARN hay ARN replicase xúc tác sự tổng hợp ARN bổ sung với ARN khuôn. Câu 2: Trong sinh tổng hợp protein điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG ? a. Mã được đọc theo chiều 5’ → 3’ b. Mã kết thúc là UAA, UAG và UGA c. Mã thoái hóa là những mã cùng mã hóa một acid amin d. Ứng với mã sao AUU ở ARNm là mã gốc ATT ở AND@ Câu 3: Trong sinh tổng hợp protein: a. Thành phần của operon gồm có : một số gen cấu trúc, gen khởi động và gen điều hòa.

Page 18: Cau-hoi-hoa-sinh-thay-Anh

18

b. Sự chuyển mã bắt đầu từ gen điều hòa. c. Các mã ứng với một chuổi polypeptid thì được xếp liền nhau theo thứ tự tương ứng với thứ tự của các acid amin của polypeptid@ d. Trancriptase ngược xúc tác sự truyền thông tin ngược từ protein đến ARN. Câu 4: Trong sinh tổng hợp protein: a. ARNt giữ được cấu trúc ba chiều là nhờ liên kết disulfua b. Quá trình kết hợp acid amin với ARNt thì không cần năng lượng. c. Có tất cả 20 ARNt ứng với 20 acid amin. d. Sự nhân đôi khiến cho thông tin di truyền được truyền từ ADN mẹ sang ADN của tế bào con@ Câu 5: Trong sinh tổng hợp protein điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG ? a. Sự hoạt hóa acid amin không cần ATP và Mg++@ b. ARNm là bản sao của một hoặc trên một gen cấu trúc. c. ARNt có hai vai trò : vận chuyển acid amin và đọc mã. d. Ribosom là “ nhà máy ” tổng hợp protein. Câu 6: Trong sinh tổng hợp protein a. Liên kết giữa acid amin và ARNt là liên kết acylphosphat giàu năng lượng. b. Có 60 acid amin ARNt synthetase tham gia hoạt hóa 20 loại acid amin. c. Một ARNt có thể vận chuyển nhiều acid amin. d. Nhánh tiếp nhận của ARNt bao giờ cũng có bộ ba CCA ở đầu 3’@ Câu 7: Trong sinh tổng hợp protein điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG ? a. Ở tế bào có nhân, giai đoạn mỡ đầu của sự tổng hợp protein có sự tham gia của acid amin là formyl methionin. @ b. Enzym xúc tác sự tổng hợp aa-ARNt là amino acyl-ARNt synthetase. c. Cuộn đối mã có bộ ba đối mã đặc hiệu đối với acid amin được ARNt tương ứng vận chuyển. d. Ribosom có hai vị trí tiếp nhận : vị trí P (tiếp nhận peptidyl ARNt ) và vị trí A tiếp nhận ( tiếp nhận aa-ARNt ). Câu 8: Trong sinh tổng hợp protein: a. ARNm gắn với R50S (ở vi khuẩn) trong giai đoạn mở đầu. b. Bước 1 của giai đoạn kéo dài là sự tiếp nhận acid amin tự do. c. Bước 3 của giai đoạn kéo dài thì peptidyl-ARNt ở vị trí A. d. Nguồn năng lượng của giai đoạn mở đầu là GTP@ Câu 9: Trong sinh tổng hợp protein điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG ? a. Trong giai đoạn mở đầu có sự tạo phức hợp mở đầu 30S, rồi phức hợp mở đầu 70S (ở E. coli). b. Mỗi chu kỳ của giai đoạn kéo dài chuổi polypeptid gồm 3 bước với sự tham gia của các yếu tố kéo dài (EF). c. Giai đọan kết thúc có sự tham gia của những yếu tố giải phóng (RF). d. Khi kết thúc sự tổng hợp polypeptid thì ARNt vẫn bám chặt vào robosom@ Câu 10: Trong sinh tổng hợp protein điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG ? a. Trong giai đoạn kéo dài chuổi polypeptid có sự tham gia của enzym peptidyl transferase.

Page 19: Cau-hoi-hoa-sinh-thay-Anh

19

b. Các ribosom của polysom trượt trên ARNm với tốc độ khác nhau@ c. Qua nhiều chu kỳ của giai đoạn kéo dài, chuổi polypeptid được tạo thành gắn với ARNt qua aan dưới dạng polypeptidyl ARNt. d. Khi kết thúc tổng hợp chuổi polypeptid thì R 70S tách thành R 50S và R 30S. Câu 11: Trong sinh tổng hợp protein điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG ? a. Gen cấu trúc của tế bào nhân thật có những đoạn mã hóa là exon và những đoạn không mã hóa là intron. b. Khi chuyển mã các exon và intron đều được dùng là khuôn và ARNm tiền thân được tạo thành. c. Sau khi được tổng hợp protein còn có những biến đổi như tạo liên kết disulfua, tự xoắn cuộn, hydroxyl hóa, gắn thêm glucid … d. Erythromycin ức chế giai đoạn kết thúc của sự tổng hợp protein ở vi khuẩn@ Câu 12: Gien khởi động được ký hiệu là : a. P@ b. O c. R d. S Câu 13: Trong quá trình sinh tổng hợp protein: a. Gen nằm ở ARNm chứa các thông tin di truyền (TTDT) b. Gen nằm ở ARNt chứa các TTDT c. Gen nằm ở ADN chứa các TTDT@ d. Gen nằm ở ARNr chứa các TTDT Câu 14: Trong quá trình sinh tổng hợp protein: a. AND không trực tiếp tham gia tổng hợp protein nhưng nó quyết định cấu trúc đặc hiệu của Protein được tổng hợp@ b. AND trực tiếp tham gia tổng hợp Protein c. ARNm là chất liệu bảo quản thông tin di truyền d. ARNr là chất liệu bảo quản thông tin di truyền Câu 15: Vận chuyển AA đến nơi tổng hợp Protein và đọc mã là vai trò của: a. ARNr b. ARNm c. ARNt @ d. ADN Câu 16: Trong sự hoạt hóa và chuyển vận AA để tạo phức hợp aa - ARNt a. Không cần ATP b. Cần 2 ATP để hoạt hóa c. Cần 1 ATP để hoạt hóa@ d. Cần Mn2+ Câu 17: Việc đọc mã được thực hiện do : a. AND b. ARNm c. ARNr

Page 20: Cau-hoi-hoa-sinh-thay-Anh

20

d. ARNt@ Câu 18: Mã mở đầu là : a. AUC b. AUG@ c. ACU d. UCU Câu 19: Sự tổng hợp protein ở Ribosom xảy ra gồm mấy giai đoạn ? a. 1 b. 2 c. 3@ d. 4 Câu 20 : Mã kết thúc là : a. UCC b. AGA c. CAC d. UAA@

Page 21: Cau-hoi-hoa-sinh-thay-Anh

21

1. Tên môn học : SINH HÓA 2. Tên tài liệu học tập : XÚC TÁC SINH HỌC ( ENZYME ) 3. Bài giảng : Lý thuyết 4. Đối tượng : Bác sĩ Đa khoa hệ 6 năm , 4 năm 5. Thời gian : 4 tiết 6. Địa điểm giảng : Giảng đường 7. Tên người biên soạn : Nguyễn văn Ảnh TEST LƯỢNG GIÁ

XÚC TÁC SINH HỌC ( ENZYME )

I II III Trọng số

%

MT1: Trình bày được danh pháp , phân lọai và những đặc điểm chung của enzym

3 0 0 3 10

MT2: Giải thích được cơ chế xúc tác chung của enzym

9 0 0 9 28

MT3: Phân tích được tính đặc hiệu của enzym

6 0 0 6 19

MT4 : Trình bày được ảnh hưởng của nhiệt độ , pH , chất họat hóa và ức chế trên họat tính của enzym .

5 0 0 5 15

MT5 : Viết được thành phần cấu tạo , cơ chế họat động của 6 lọai enzym

9 0 0 9 28

Tổng cộng : 32 0 0 32 100%

XÚC TÁC SINH HỌC

Câu 1: Các isoenzym có một tính chất chung: a. Tính chất lý học b. Tính chất hóa học c. Tính miễn dịch d. Tính xúc tác@ Câu 2: Coenzym của oxydoreductase vận chuyển hydro là : a. Vitamin B các loại b. Vitamin PP và B2@ c. Vitamin B6 d. Vitamin B1 Câu 3: Amino transferase có coenzym: a. Acid pantophenic b. Acid folic c. Pyridoxal phosphat@ d. Thiamin pyrophosphat Câu 4 : Tập hợp các enzym KHÔNG CẦN có coenzyme :

Page 22: Cau-hoi-hoa-sinh-thay-Anh

22

a. Peptidaz , Trypsin , Aminotransferaz b. Chymotrypsin , pepsin , Amylaz@ c. Maltaz , Chymptrypsin , Lyaz d. Lactatdehydrogenaz, Lyaz, pepsin Câu 5 : Tất cả các enzym đều có bản chất là : a. Vitamin b. Protein@ c. Cộng tố d. Coenzym A Câu 6: Vị trí trao đổi hydro của coenzym NAD+ ở : a. Adenin b. D – Ribase c. Nicotinamid @ d. Dinucleotid Câu 7: Vị trí thu nhận H2 của coenzym FAD ở : a. Adenin b. D – Ribose c. Vòng isoallosazin của flavin@ d. Dinucleotid Câu 8: Phản ứng sau đây đặc trưng cho loại men nào ? 2H2O2 → 2H2O + O2 a. Peroxidase b. Catalase@ c. Dehydrogenase d. Oxydase chứa đồng Câu 9: Các dehydrogenase sử dụng tất cả các coenzym sau đây NGỌAI TRỪ: a. NAD+

b. NADD+ c. FAD d. CoA@ Câu 10: Các isozym lactat dehydrogenase: a. Chứng minh sự tiến hóa enzym này b. Thay đổi từ các monomer thành tetramer c. Chỉ khác nhau 1 acid amin d. Tồn tại dưới 5 dạng phụ thuộc vào hàm lượng các monomer M và H@ Câu 11: Phản ứng NH2 – CO – NH2 + H2O → CO2 + 2NH2 được xúc tác bởi enzym a. Vận chuyển b. Thủy phân@ c. Phân tách d. Đồng phân hóa

Page 23: Cau-hoi-hoa-sinh-thay-Anh

23

Câu 12: Tính đặc hiệu xúc tác phản ứng hóa học của phân tử enzym thể hiện ở phần: a. Cơ chất tác dụng b. Coenzym @ c. Ion kim loại d. Apoenzym Câu 13: Tốc độ phản ứng enzym luôn ở bậc 1 khi: a. Nồng độ enzym cao b. Nồng độ cơ chất lớn hơn 100Km c. Thực hiện pH tối thích d. Nồng độ cơ chất nhỏ hơn Km@ Câu 14: Biotin là coenzym tham gia phản ứng vận chuyển nhóm: a. Acetyl b. Nhóm aldehyd c. Nhóm carboxyl@ d. Nhóm amin Câu 15: Coenzym lipoic trong phức hợp đa enzym cho sự khử carboxyl oxy hóa acid pyruvic thường kết hợp với coenzym khác là: a. NAD+

b. Pyridoxal c. NADP+ d. TPP@ Câu 16: Lysozym có tác dụng phá hủy màng tế bào trên cơ chất: a. Protein màng b. Lipoprotein màng c. Màng bào tương d. Polysaccarid màng@ Câu 17: Xúc tác acid – base thể hiện tính ưu việt khi: a. nồng độ cơ chất cao b. nồng độ enzym thấp c. môi trường pH trung tính@ d. nhiệt độ tối ưu Câu 18: pH ảnh hưởng đến hoạt động xúc tác của enzym thể hiện trên phân tử enzym: a. Làm linh động acid amin b. Thay đổi trạng thái không gian c. Thay đổi liên kết apoenzym và coenzym@ d. Tăng khả năng gắn của ion kim loại Câu 19: Enzym chịu được 1000C là : a. Protease b. Catalase c. Pepsin d. Papain@

Page 24: Cau-hoi-hoa-sinh-thay-Anh

24

Câu 20: Đồ thị động học bậc phản ứng của enzym phụ thuộc chủ yếu vào: a. pH môi trường b. Nồng độ cơ chất@ c. Nồng độ chất ức chế d. Nhiệt độ Câu 21: Ý nghĩa chủ yếu của phương trình Michaelis – Menten cho biết: a. Tốc độ phản ứng b. Hằng số Km@ c. Tốc độ tạo sản phẩm d. Tốc độ giảm nồng độ cơ chất Câu 22: Trung tâm xúc tác phản ứng hóa học của enzym là: a. Trung tâm dị lập thể b. Trung tâm hoạt động@ c. Trung tâm điều chỉnh âm d. Trung tâm điều chỉnh dương Câu 23: Nhiệt độ có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng xúc tác của enzym được gọi là hệ số nhiệt (Q10) được tính bởi: a. Sự thay đổi nồng độ cơ chất theo thời gian b. Sự biến thiên nồng độ cơ chất theo pH c. Số lần tăng tốc độ phản ứng khi nhiệt độ tăng 100C@ d. Phần trăm lượng cơ chất biến đổi theo nhiệt độ Câu 24: pH ảnh hưởng đến phản ứng xúc tác enzym do: a. Tăng tính linh động cơ chất b. Tác dụng vào trạng thái ion hóa của phân tử enzym@ c. Tác dụng trung tâm dị lập thể d. Tác dụng vào phức hợp enzym và cơ chất Câu 25: Dehydrogenase có coenzym vừa vận chuyển hydro vừa vận chuyển điện tử cho hệ thống cytocrom là: a. NAD+ b. FAD c. NADP+ d. CoenzymQ@ Câu 26: Sinh tổng hợp coenzym A cần có: a. Vitamin B1 b. Vitamin B6 c. Pyruvat Kinase d. Acid pantothenic@ Câu 27: Nhóm chức hoạt động của coenzym vận chuyển nhóm amin loại amino transferase: a. Nhóm –OH

Page 25: Cau-hoi-hoa-sinh-thay-Anh

25

b. Nhóm –CHO@ c. Nhóm –CH2O-PO3 d. Nhóm –CH3

Câu 28: Coenzym Q là dẫn xuất của benzoquinon gồm nhiều loại, vị trí hoạt động ở : a. Nhận benzen b. Nhận quinon@ c. Các gốc terpen d. Nhóm metyl Câu 29: Enzym phân cắt là: a. Dehydrogenase b. Glycosyl transferase c. Lactat dehydrogenase d. Aldolase@ e Câu 30: Enzym vận chuyển nhóm có một carbon: a. Acyl transferase b. Glycosyl transferase c. Metyl transferase@ d. GOT Câu 31 : Coenzyme A chứa Vitamin: a.Riboflavin b. Acd pantothenic@ c. Pyridoxal d. Thiamin Câu 32 : Trong phản ứng enzym ,Coenzyme được sử dụng với chức năng : a. Quyết định tính đặc hiệu của Apoenzym b. Làm tăng số trung tâm hoạt động của Apoenzym c. Hoạt hóa cơ chất d. Trực tiếp vận chuyển điện tử , hydro và các nhóm hóa học trong các phản ứng@