Cẩm nang Hiểu đúng về đau nửa đầu

18
1 HIỂU ĐÚNG VỀ C ẨM NAN G Cứ khoảng 5 người Việt Nam đau đầu có tới 1 người đang chịu đựng cơn đau nửa đầu. Việc chẩn đoán, điều trị bệnh này cần được quan tâm hơn nữa Chủ biên GS. TS. Nguyễn Văn Chương, Chủ tịch Hội Chống đau Hà Nội, Chủ nhiệm Bộ môn Nội Thần kinh - Bệnh viện 103 - Học viện Quân y HỘI CHỐNG ĐAU HÀ NỘI

description

Đau nửa đầu là bệnh lý thần kinh mạch máu phức tạp, dễ nhầm lẫn với các bệnh đau đầu khác. Do vậy cần có những hiểu biết đúng về bệnh để có phương pháp phòng ngừa và điều trị hợp lý.

Transcript of Cẩm nang Hiểu đúng về đau nửa đầu

Page 1: Cẩm nang Hiểu đúng về đau nửa đầu

1

HIỂU ĐÚNG VỀCẨM NANG

Cứ khoảng 5 người Việt Nam đau đầu có tới 1 người đang chịu đựng cơn đau nửa đầu. Việc chẩn đoán, điều trị bệnh

này cần được quan tâm hơn nữa

Chủ biênGS. TS. Nguyễn Văn Chương, Chủ tịch Hội Chống đau Hà Nội,

Chủ nhiệm Bộ môn Nội Thần kinh - Bệnh viện 103 - Học viện Quân y

HỘI CHỐNG ĐAU HÀ NỘI

Page 2: Cẩm nang Hiểu đúng về đau nửa đầu

2

MỤC LỤCHIỂU ĐÚNG VỀ ĐAU NỬA ĐẦU

Migraine (Đau nửa đầu) là gì?

Có bao nhiêu người bị ĐAU NỬA ĐẦU giống bạn?

Phân biệt ĐAU NỬA ĐẦU với đau đầu khác

Yếu tố khởi phát gây ra cơn ĐAU NỬA ĐẦU?

Bệnh căn, bệnh sinh của ĐAU NỬA ĐẦU

ĐIỀU TRỊ ĐAU NỬA ĐẦU

FEVERFEWF® VÀ MIGRIN

Tác dụng của FeverfewF (Feverfew Extract powder)

Các chế phẩm sử dụng FeverfewF

Nghiên cứu lâm sàng về tác dụng của FeverfewF

Migrin - thành phần, công dụng và hướng dẫn sử dụng

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 3: Cẩm nang Hiểu đúng về đau nửa đầu

3

Lời ngỏ

Đau nửa đầu là một căn bệnh mạn tính phổ biến tại nước ta. Năm 2008, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã khảo sát ngẫu nhiên trên 2000 người tự nguyện và thấy rằng, cứ khoảng 5 người bị đau đầu thì có 1 người phải

chịu đựng bệnh đau nửa đầu. Tại Việt Nam, hàng triệu ngày làm việc, học tập đang bị bỏ trống mỗi năm vì “cơn đau không có tổn thương” này.

Hơn nữa, việc thăm khám, chẩn đoán và tìm tới ý kiến tư vấn về căn bệnh này vẫn chưa được quan tâm đúng mức trong ý thức của cộng đồng. Tỷ lệ người bị bệnh đi khám và biết chính xác mình bị đau nửa đầu không cao. Người bệnh đôi khi vẫn chủ quan coi đau nửa đầu chỉ là một chứng đau đơn giản; xuất hiện rồi lại hết cơn. Thực chất, chính bản thân đau nửa đầu đã là một thực thể bệnh lý độc lập với những tiêu chuẩn chẩn đoán được cả thế giới công nhận. Là một loại đau có căn nguyên thần kinh, đau nửa đầu không chỉ có triệu chứng đau mà còn có các biểu hiện nặng nề khác kèm theo như buồn nôn/nôn, sợ ánh sáng và sợ tiếng động…

Trong khi bệnh âm thầm hủy hoại chất lượng cuộc sống của người bệnh, việc chẩn đoán và điều trị bệnh lại chưa được coi trọng đúng mực. Đó là lý do tại sao cần có nhiều có nhiều tài liệu, nhiều hội thảo khoa học, nhiều công trình nghiên cứu hơn nữa về căn bệnh này cần được thực hiện.

Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động lâm sàng, hàng ngày trực tiếp tiếp xúc chăm sóc bệnh nhân, thực hiện và hướng dẫn nhiều công trình nghiên cứu về đau nửa đầu, tác giả hy vọng có thể chia sẻ được phần nào chút hiểu biết của cá nhân và những thông tin bổ ích, cần thiết cho người bệnh cũng như cùng các quý đồng nghiệp. Cuốn cẩm nang “Hiểu đúng về đau nửa đầu?” là một phần trong chuỗi những chia sẻ đó. Với cách tiếp cận giản lược, chỉ đề cập tới những yếu tố cơ bản của bệnh, tổ biên soạn kính mong quý bạn đọc nhận biết được bệnh, biết cách điều trị bệnh và biết lối tìm tới những lời khuyên lời tư vấn bổ ích.

Xin được cảm ơn và chân thành đón nhận những ý kiến dóng góp quý báu của bạn đọc để cuốn cẩm nang ngày càng được hoàn thiện hơn.

Chủ biênĐại tá GS. TS. Nguyễn Văn Chương

Chủ tịch Hội Chống đau Hà NộiChủ nhiệm Bộ môn Nội Thần kinh

Bệnh viện 103 - Học viện Quân y

Page 4: Cẩm nang Hiểu đúng về đau nửa đầu

4

Bệnh đau nửa đầu (Migraine) biểu hiện

ở dạng cơn và bao gồm nhiều triệu chứng thần kinh do căn nguyên mạch, với các đăc điểm: đau thường khu trú một bên, thời gian cơn đau thường từ 4 đến 72 giờ, với triệu chứng trong cơn đau là đau kiểu mạch đập (thon thót), buồn nôn và nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động. Cơn thường xuất hiện khi thay đổi thời tiết, mất ngủ, suy nghĩ căng thẳng, kinh nguyệt, rượu bia…

Bệnh có tính chất di truyền, thường khởi phát ở tuổi thanh thiếu niên. Độ tuổi thường gặp là từ 20 đến 50 tuổi.

HIỂU ĐÚNG VỀ

ĐAU NỬA ĐẦU

Migraine (ĐAU NỬA ĐẦU) là gì?

Trên thế giới tỷ lệ mắc bệnh là 12% dân số, ở Châu Á là 10%. Ở Việt Nam, tỷ lệ những người bị đau nửa

đầu khoảng 16% (theo Nguyễn Văn Chương và cộng sự, 2008); có nghĩa là cứ 7 người thì có 1 người bị Đau nửa đầu giống bạn, trong đó tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao gấp 3 lần nam giới.

Có bao nhiêu người bị ĐAU NỬA ĐẦU giống bạn?

Page 5: Cẩm nang Hiểu đúng về đau nửa đầu

5

Nhận biết triệu chứng điển hình của đau nửa đầu:

• Cơn đau nửa đầu xảy ra ở một bên đầu (khi bên phải khi bên trái).

• Đau theo kiểu mạch đập thường ở vùng thái dương.

• Cơn đau nặng kéo dài từ 4 đến 72 giờ, mức độ đau từ vừa đến nặng.

• Cơn đau tăng khi vận động (có thể).

• Kèm theo các triệu chứng khác như: nôn, buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, lạnh chân tay; có khi thấy các triệu chứng thoáng báo (nhìn thấy đường zích-zắc, ảo giác thị giác hoặc mất thị giác tạm thời).

Phân biệt vị trí đau trong các loại đau đầu

Đau đầu do viêm xoang: đau sau trán hoặc vùng xương gò má

Đau đầu chuỗi: đau trong hoặc

xung quanh một bên mắt

Đau đầu do căng thẳng: đau ở khu vực đai mũ (cảm giác đau kiểu đội

mũ chật)

Đau nửa đầu: đau, buồn nôn và thay đổi tầm

nhìn

Phân biệt ĐAU NỬA ĐẦUvới ĐAU ĐẦU khác

Page 6: Cẩm nang Hiểu đúng về đau nửa đầu

6

Đau đầu do viêm xoang thường xảy ra cùng với việc xoang mũi bị viêm nhiễm,

kèm theo các biểu hiện sốt, chảy nước mũi màu vàng hoặc xanh. Đau đầu do viêm xoang sẽ hết khi điều trị viêm xoang; còn đau nửa đầu ngoài những cơn đau đầu thường kèm theo triệu chứng buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động.

Phân biệt đau nửa đầu với đau đầu do căng thẳng

Phân biệt đau nửa đầu với đau đầu do viêm xoang

(Nguồn: Hội đồng Giáo dục về đau đầu Hoa kỳ American Council for Headache Education)

Mức độ và tần suất đauTừ nhẹ đến trung bìnhTừ trung bình đến nặngCảm giác như bị đánh hoặc/và đau kiểumạch đập và/hoặc mệt mỏiMất tập trung nhưng không mệt mỏiĐau đều đặnVị trí đauMột bên đầuCả hai bên đầuNhững triệu chứng khácNôn, buồn nônNhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanhCó tiền triệu trước cơn đau

Triệu chứngĐau đầu

căng thẳng

Hiếm khi

Đaunửa đầu

Page 7: Cẩm nang Hiểu đúng về đau nửa đầu

7

Yếu tố khởi phát gây ra cơn ĐAU NỬA ĐẦU?

Yếu tố khởi phát là yếu tố làm tăng khả năng xuất hiện cơn đau nửa đầu

Thời tiết thay đổi Căng thẳng,lo lắng, stress

Chu kỳ kinh nguyệt Rối loạn giấc ngủ

Nhịn đói hoặc ăn kiêng

Sử dụng đồ uốngcó cồn, caffein,

chocola

Ánh sáng,tiếng ồn hoặcmột số mùi vị

Các yếu tố khởi phát thường gặp

Truy cập website daunuadau.vn hoặc migrin.vn để sử dụng "Nhật ký đau nửa đầu" để ghi lại những yếu tố khởi phát cơn đau của bạn. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát cơn đau nửa đầu tốt hơn.

Page 8: Cẩm nang Hiểu đúng về đau nửa đầu

8

BỆNH CĂN

Bệnh đau nửa đầu có nguồn gốc di truyền, nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy thiên hướng mắc bệnh Migraine không phải do 1 gien mà nhiều gien quy

định; trong đó yếu tố ngoại cảnh đóng vai trò rất quan trọng.

CƠ CHẾ BỆNH SINH

Cơ chế bệnh sinh Migraine là vấn

đề phức tạp. Cho tới nay đã có nhiều giả thuyết về cơ chế bệnh sinh của Migraine, mỗi giả thuyết đại diện cho một giai đoạn lịch sử nghiên cứu cụ thể:

Thuyết mạch máu cho rằng: đau đầu là do rối loạn vận mạch.

Thuyết thần kinh cho rằng: đau đầu là do rối loạn hoạt động của hệ thần kinh.

Thuyết thần kinh, mạch máu cho rằng: đau đầu là do rối loạn hoạt động của hệ thần kinh gây nên rối loạn hoạt động của mạch máu.

Thuyết bất thường hoạt tính serotonin cho rằng: mấu chốt của vấn đề là vai trò của serotonin.

Thuyết kết hợp cho rằng: thần kinh, mạch máu, serotonin đều có vai trò trong cơn Migraine.

Bệnh căn,Bệnh sinh ĐAU NỬA ĐẦU

Page 9: Cẩm nang Hiểu đúng về đau nửa đầu

9

Điều trị đau nửa đầu

Điều trị dự phòng

• Nhóm ức chế kênh calci: Nifedipin

• Nhóm phong bế beta: Propanolol; Timolol; Nadolol

• Nhóm chống viêm non-steroid

• Nhóm điều trị động kinh

• Nhóm chống trầm cảm

• Nhóm đồng vận serotonin

• Nhóm thảo dược

Điều trị cắt cơn

• Nhóm Triptan: Rizatriptan,Sumatriptan

• Nhóm Ergotamin (alkaloid của nấm cựa gà): Ergotamin tartrat, Dihydro-Ergotamin

• Nhóm giảm đau: paracetamol, ibuprofen…kết hợp với nhóm chống nôn: Metoclopramide

Không dùng thuốc

• Tâm lý học

• Phẫu thuật

• Châm cứu

• Tránh các yếu tố khởi phát

• Dinh dưỡng

• Kích thích dây X

Giảm tần số cơnGiảm cường độ đau

Giảm thời gian kéo dài của cơnGiảm nhu cầu sử dụng thuốc

MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ

ĐIỀU TRỊ BỆNH

ĐAU NỬA ĐẦU

Page 10: Cẩm nang Hiểu đúng về đau nửa đầu

10

Tác dụng của FeverfewF (bột dịch chiết Feverfew) Feverfew tên khoa học là

Tanacetum parthenium L. thuộc họ Cúc (Asteraceae). Feverfew mọc tự nhiên ở vùng Âu, Á; tuy nhiên ngày này đã được trồng trên khắp thế giới và phổ biến nhất ở châu Âu, vùng Địa Trung Hải, Bắc Mỹ và Chile.

Feverfew có lịch sử sử dụng rất lâu đời, được sử dụng phổ biến nhất trong việc phòng ngừa bệnh đau nửa đầu (Migraine).

Một số nghiên cứu lâm sàng trên thế giới cho thấy bột dịch chiết Feverfew có tác dụng giảm cường độ và tần suất tấn công của cơn đau nửa đầu. Parthenolid là hoạt chất chính trong Feverfew có tác dụng ức chế tổng hợp chất gây viêm Prostaglandin, ức chế kết tập tiểu cầu làm giảm giải phóng chất dẫn truyền thần kinh serotonin, chống co thắt mạch máu thần kinh do đó có tác dụng giảm đau chống viêm ngăn ngừa tái phát cơn đau nửa đầu.

Các chế phẩm sử dụng Feverfew?Ngày nay cùng với sự phát triển công nghệ bào chế dược phẩm, FeverfewF đã

được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong các chế phẩm điều trị đau nửa đầu, đặc biệt ở các nước Hoa Kỳ, Anh, Pháp....

FEVERFEWF® VÀ MIGRIN

Page 11: Cẩm nang Hiểu đúng về đau nửa đầu

11

Nghiên cứu lâm sàng

về tác dụng của FeverfewF

Page 12: Cẩm nang Hiểu đúng về đau nửa đầu

12

Sau 60 ngày điều trị bằng FeverfewF, cường độ đau trung bình ở cả 2 nhóm A và B giảm từ 10 xuống còn 4,27 điểm (có ý nghĩa thống kê) Trong pha 2, cường độ đau của nhóm A giảm thêm 1,54 điểm, nhóm B tăng 1,55 điểm Trong pha 3, cường độ đau nhóm B giảm xuống 3,95 điểm, nhóm A tăng 1,36 điểm.

Hiệu quả của Feverfew(F) và giả dược (P) đối với việcgiảm cường độ đau ở bệnh nhân đau nửa đầu*

Hiệu quả của Feverfew(F)trên các triệu chứng khác của đau nửa đầu*

Nhóm ANhóm B

Cườ

ng đ

ộ đa

u

Ngày

10

8

6

4

230 60 90 120

60 ngày đầu cả 2 nhóm A và B uống liều 100mg Feverfew mỗi ngày (pha 1). Pha 2 và 3: nhóm A tiếp tục uống bột Feverfew thêm 30 ngày, sau đó chuyển sang uống giả dược trong 30 ngày còn lại; nhóm B dùng giả dược trong 30 ngày tiếp theo sau đó chuyển sang uống Feverfew trong 30 ngày còn lại. Sử dụng thang đánh giá mức độ đau từ 0 (= không đau) đến 10 (= đau rất nghiêm trọng).

* D. Palevitch, G. Earon and R. Carasso. Feverfew (Tanacetum parthenium) as a Prophylactic Treatment for Migraine: A Double-blind Placebo-controlled Study; Phytother. Res. 11, 1997, 508-511;

BUỒN NÔN NÔN TIẾNG ỒN ÁNH SÁNG

Cải thiệnTrở nên tồi tệKhông có sự khác biệt

50

40

30

20

10

0

Page 13: Cẩm nang Hiểu đúng về đau nửa đầu

13

Thành phần: trong 1 viên Migrin chứa:1. FeverfewF® (bột dịch chiết Feverfew ) 125 mg2. Ginkgo biloba 100 mg3. Magnesium citrat 100 mg 4. Vitamin B2 1 mg5. Vitamin B6 1,5 mg Phụ liệu vừa đủ 1 viên

Cơ chế tác dụng

1. Bột dịch chiết Feverfew

Các nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy bằng chứng mạnh mẽ về việc bột Feverfew có tác dụng giảm cường độ và tần suất tấn công của cơn đau nửa đầu. Các hoạt chất của bột Feverfew trong đó Parthenolid là hoạt chất chính có tác dụng ức chế tổng hợp prostaglandin, ức chế kết tập tiểu cầu, chống co thắt mạch máu thần kinh; do đó có tác dụng giảm đau, chống viêm, ngăn ngừa tái phát cơn đau.

2. Ginkgo biloba ext

Ginkgo biloba có tác dụng điều hòa mạch máu, giảm độ nhớt máu và giảm ngưng kết hồng cầu, ức chế yếu tố hoạt hóa tiểu cầu, ngăn chặn các gốc tự do và ổn định màng tế bào não.

3. Magnesium

Magnesium là chất bổ sung dinh dưỡng có tác dụng hỗ trợ mạch máu não điều hoà các hoạt động thần kinh và hệ cơ. Thiếu magnesium gây ra đau đầu, cứng cơ, rối loạn hoạt động của cơ. Bệnh nhân đau nửa đầu có trương lực mạch máu não yếu, hàm lượng magnesium thấp. Một số nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rằng bổ sung magnesium cải thiện hiệu quả tình trạng đau nửa đầu ở người lớn và trẻ em.

4.Riboflavin (Vitamin B2)

Riboflavin là một coenzyme có vai trò quan trọng trong hệ thống vận chuyển điện tử. Những bệnh nhân đau nửa đầu thiếu hụt dự trữ năng lượng và có trương lực mạch máu não yếu. Do đó riboflavin có vai trò cải thiện hệ thống vận chuyển điện tử, sinh năng lượng.

Giúp giảm cơn đau, giảm tần suất cơn đau nửa đầu

Page 14: Cẩm nang Hiểu đúng về đau nửa đầu

14

5. Vitamin B6

Vitamin B6 hoạt động như một coenzym giúp chuyển hóa tryptophan thành niacin. Vitamin B6 được chỉ định dùng để điều trị và ngăn ngừa các bệnh về thần kinh như viêm dây thần kinh ngoại vi, viêm dây thần kinh thị giác, viêm thần kinh thính giác và suy nhược cơ thể.

Công dụng của Migrin:Migrin là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam khai thác công dụng quý từ FeverfewF được nhập khẩu từ châu Âu kết hợp với Ginkgo biloba, Magnesium citrat giúp điều hòa nồng độ serotonin trong máu, điều hòa vận mạch, tái lập hoạt động bình thường của mạch máu thần kinh do đó có tác dụng:- Giảm cường độ đau và giảm tần suất lặp lại, kiểm soát cơn đau nửa đầu một cách tự nhiên.- Giảm đau trong các trường hợp đau đầu do căng thẳng, mất ngủ; đau đầu do làm việc quá sức, thay đổi thời tiết, đau đầu theo chuỗi, đau đầu mạn tính.- Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh nhân thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình.

Cách dùng: Giảm đau: 1 viên/1 lần x 2-3 lần/ ngày, dùng tối thiểu 4-6 tuần.Dự phòng tái phát: 1 viên/ ngày, nên sử dụng thường xuyên từ 3-6 tháng.

Thận trọng:Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú. Không dùng cho người mẫn cảm với các thành phần của sản phẩm, trẻ em dưới 2 tuổi, bệnh nhân suy thận.

Tham khảo ý kiến của thầy thuốc nếu dùng chung với các thuốc khác.

Số đăng ký xuất bản: 324 - 2014/CXB/7 - 17/YH

Page 15: Cẩm nang Hiểu đúng về đau nửa đầu

15

Câu 1

Tôi thường bị đau nửa đầu trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt, điều này có liên quan gì đến vòng kinh nguyệt của tôi không?

Hơn một nửa những cơn đau nửa đầu ở phụ nữ diễn ra ngay trước, trong hoặc sau chu kỳ kinh nguyệt. Những cơn đau nửa đầu này được gọi là “đau nửa đầu hành kinh” (menstrual migraine). Phần lớn phụ nữ ngoài cơn đau nửa đầu xung quanh chu kỳ kinh nguyệt có cơn đau ở các thời điểm khác nữa. Việc giảm nồng độhormone nữ (estrogen) là một yếu tố khởi phát cơn đau nửa đầu bởi vì estrogen cũng ảnh hưởng tới các chất hóa học tác động tới cảm giác đau của phụ nữ.

Câu 2

FeverfewF là gì?Vì sao nó lại kiểm soát được cơn đau nửa đầu của tôi?

FeverfewF là viết tắt của bột dịch chiết của cây Feverfew. FeverfewF có 3 tác dụng chính: giảm nồng độ chất gây viêm (prostaglandin), giảm nồng độ chất dẫn truyền thần kinh (serotonin), giảm co thắt mạch máu thần kinh. Khi bắt đầu cơn đau thì cả 3 yếu tố trên đều tăng, do vậy khi uống đều đặn FeverfewF giúp giảm cường độ đau, ngăn ngừa cơn đau kịch phát và kéo dài khoảng thời gian xuất hiện cơn đau nửa đầu tiếp theo. Do vậy nó có thể kiểm soát được cơn đau nửa đầu.

Câu 3

Tôi có thể mua bột dịch chiết Feverfew thay vì dùng Migrin được không?

Được. Tuy nhiên trong công thức của Migrin, ngoài thành phần FeverfewF còn có Ginkgo biloba, Magnesium citrate và 2 vitamin nhóm B. Việc kết hợp FeverfewF với Ginkgo biloba, Magnesium citrate sẽ làm tăng tác dụng điều trị đau nửa đầu. Ngoài ra vitamin B2, vitamin B6 đều được ghi nhận có vai trò thiết yếu trong việc duy trì tình trạng hoạt động của tế bào thần kinh.

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Page 16: Cẩm nang Hiểu đúng về đau nửa đầu

16

Câu 4

Ngoài đau nửa đầu tôi còn có bệnh đau dạ dày, vậy tôi có thể sử dụng Migrin được không?

Migrin không ảnh hưởng đến dạ dày, hoạt chất của FeverfewF có tác dụng chống viêm trong viêm loét dạ dày nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng được. Khi sử dụng nhiều loại thuốc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.

Câu 5

Tôi có thể mua Migrin ở đâu?

Migrin đã có mặt ở hầu khắp các nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể tìm mua Migrin tại các nhà thuốc trong khu vực bạn sinh sống, đồng thời gọi điện tới số: 04.35381166, truy cập website migrin.vn/ daunuadau.vn để được tư vấn thêm về bệnh và sản phẩm.

Page 17: Cẩm nang Hiểu đúng về đau nửa đầu

17

Tài liệu nước ngoài

Anil Pareek, Manish Suthar. Feverfew (Tanacetum parthenium L.):A systematic review. Pharmacogn Rev. 2011; 5 (9): 103-110.

D. Palevitch, G. Earon and R. Carasso. Feverfew (Tanacetum partheni-um) as a Prophylactic Treatment for Migraine: A Double-blind Placebo-controlled Study; Phytother. Res. 11, 1997, 508-511.

Feverfew-a new drug or an old wives' remedy? Lancet.1985; 1: 1084.

Johnson ES, Kadam NP, Hylands DM, Hylands PJ. Efficacy of feverfew as prophylactic treatment of migraine. Br Med J. 1985; 291: 569 - 73.

Murphy JJ, Heptinstall S, Mitchell JRA. Randomised double-blind placebo-controlled trial of feverfew in migraine prevention, Lancet 1988; 189-92.

Pittler MH, Ernst E.. Feverfew for preventing migraine, Cochrane Data-base Syst Rev. 2004; 1: 2286.

The International Classification of Headache Disorders: 2nd edition. Headache Classification Subcommittee of the International Headache Society. Cephalgia 2004; 24 (Suppl 1): 9-160.

Tài liệu tiếng Việt

Nguyễn Văn Chương, Chẩn đoán và điều trị các chứng bệnh đau đầu thường gặp, NXB Y học, 2010.

Lê Văn Nam, BS CKI, Bộ môn Thần kinh, ĐHYD TPHCM, Điều trị Migrine theo y học chứng cứ.

Cao Phi Phong, Cập nhật cơ chế bệnh sinh Migraine http://www.thankinh.org/Dtaolientuc/co%20che%20migraine.pdf.

Website

http://www.migrainetrust.org

Frequency of Various Patient-Reported Migraine Triggers; From: Ceph-algia 2007; Vol.27: No.5; P.394-402http://www.medscape.org/viewarticle/451273.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 18: Cẩm nang Hiểu đúng về đau nửa đầu

18

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM GIA ANĐịa chỉ: 37 Lê Trung Nghĩa, P12, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08 3811 7527

Tìm hiểu thêm thông tin

04 3538 1166www.migrin.vn

www.daunuadau.vn