“CẦM NÃ – LINH GIÁC – KÌNH LỰC” TRONG VÕ THUẬT

8
“CẦM LINH GIÁC KÌNH LỰC” TRONG VÕ THUẬT Văn hóa là tinh hoa của nhân loại. Là sự kế thừa có chọn lọc tinh hoa văn hóa giữa các dân tộc và các quốc gia trên thế giới. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Văn hóa còn thì dân tộc còn. Văn hóa mất thì dân tộc diệt vong.” Chỉ với 2 câu nói trên của Người, ta thấy văn hóa đóng 1 vai trò rất quan trọng trong sự tồn vinh, hưng thịnh của mỗi quốc gia dân tộc. Võ học cổ truyền là 1 phạm trù văn hóa nằm trong kho tàng văn hóa cổ dân tộc Việt Nam. Cầm nã – linh giác kình lực là một mắt xích cần được nghiên cứu, phát huy và bảo tồn trong kho tàng võ học cổ truyền Việt Nam. Cầm nã: Trong thiên nhiên vô tận tạo hóa sinh ra muôn loài, mỗi loài đều có hoạt động riêng nhằm mục đích bảo tồn duy trì cuộc sống bằng cách săn bắt, hái lượm và bảo vệ sinh mạng của mình trước các loài vật khác. Loài người từ xa xưa trong thời kỳ mông muội đến nay vẫn sử dụng đôi bàn tay để cầm nắm, thao tác các hoạt động đời thường trong cuộc sống. Sau nhiều năm quan sát cách cầm nắm, săn bắt mồi, tranh đấu bảo vệ sinh tồn giống nòi của các loài vật khác như là chim ưng, hổ, báo, gấu…con người trong lao động dần dần đúc kết ra những kinh nghiệm tổng hợp lại thành những kỹ năng hoạt động cầm nắm của loài người. Đặc biệt trong võ thuật, các võ sư từ xa xưa đã không ngừng nghiên cứu hoàn thiện các phương pháp cầm nắm, bẻ khóa, phương pháp này được nghiên cứu song song với các hoạt động của cơ, xương, khớp và các hoạt động có tính cơ năng, quán tính trong hoạt động của con người nhằm khai thác triệt để những hạn chế vận động của cơ khớp mà biên soạn các thế bẻ khóa bằng cách cầm nắm nhằm phát huy hết lợi thế trong quá trình thôi thủ, giao đấu. Cầm nã được áp dụng trong võ thuật là phương pháp tập luyện các kỹ năng mà ở đó người tập thường áp dụng các phương pháp bẻ, lôi, giằng, khóa, nâng, tỳ, vít, đẩy trái chiều các khớp của đối phương trong thôi thủ. Cầm nã thủ của Thiên Phúc được tập luyện dựa trên những nguyên tắc đó nhưng được phối hợp hài hòa khéo léo tinh tế cùng phương pháp niêm dính tạo kình lực, đan xen phối hợp giữa thân – chân tay hoạt bộ tâm – ý- khí hợp nhất vận động kình lực thông suốt hóa, tiêu, dẫn, đưa đối phương vào các khoảng trống, khoảng không vô định rồi biến không thành có – biến có thành không, sử dụng phương

description

“CẦM NÃ – LINH GIÁC – KÌNH LỰC” TRONG VÕ THUẬT

Transcript of “CẦM NÃ – LINH GIÁC – KÌNH LỰC” TRONG VÕ THUẬT

Page 1: “CẦM NÃ – LINH GIÁC – KÌNH LỰC” TRONG VÕ THUẬT

“CẦM NÃ – LINH GIÁC – KÌNH LỰC” TRONG VÕ THUẬT

Văn hóa là tinh hoa của nhân loại. Là sự kế thừa có chọn lọc tinh hoa văn hóa giữa

các dân tộc và các quốc gia trên thế giới.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:

“Văn hóa còn thì dân tộc còn.

Văn hóa mất thì dân tộc diệt vong.”

Chỉ với 2 câu nói trên của Người, ta thấy văn hóa đóng 1 vai trò rất quan trọng

trong sự tồn vinh, hưng thịnh của mỗi quốc gia dân tộc. Võ học cổ truyền là 1

phạm trù văn hóa nằm trong kho tàng văn hóa cổ dân tộc Việt Nam. Cầm nã – linh

giác – kình lực là một mắt xích cần được nghiên cứu, phát huy và bảo tồn trong

kho tàng võ học cổ truyền Việt Nam.

Cầm nã:

Trong thiên nhiên vô tận tạo hóa sinh ra muôn loài, mỗi loài đều có hoạt động

riêng nhằm mục đích bảo tồn duy trì cuộc sống bằng cách săn bắt, hái lượm và bảo

vệ sinh mạng của mình trước các loài vật khác. Loài người từ xa xưa trong thời kỳ

mông muội đến nay vẫn sử dụng đôi bàn tay để cầm nắm, thao tác các hoạt động

đời thường trong cuộc sống. Sau nhiều năm quan sát cách cầm nắm, săn bắt mồi,

tranh đấu bảo vệ sinh tồn giống nòi của các loài vật khác như là chim ưng, hổ, báo,

gấu…con người trong lao động dần dần đúc kết ra những kinh nghiệm tổng hợp lại

thành những kỹ năng hoạt động cầm nắm của loài người.

Đặc biệt trong võ thuật, các võ sư từ xa xưa đã không ngừng nghiên cứu hoàn thiện

các phương pháp cầm nắm, bẻ khóa, phương pháp này được nghiên cứu song song

với các hoạt động của cơ, xương, khớp và các hoạt động có tính cơ năng, quán tính

trong hoạt động của con người nhằm khai thác triệt để những hạn chế vận động của

cơ khớp mà biên soạn các thế bẻ khóa bằng cách cầm nắm nhằm phát huy hết lợi

thế trong quá trình thôi thủ, giao đấu.

Cầm nã được áp dụng trong võ thuật là phương pháp tập luyện các kỹ năng mà ở

đó người tập thường áp dụng các phương pháp bẻ, lôi, giằng, khóa, nâng, tỳ, vít,

đẩy trái chiều các khớp của đối phương trong thôi thủ.

Cầm nã thủ của Thiên Phúc được tập luyện dựa trên những nguyên tắc đó nhưng

được phối hợp hài hòa khéo léo tinh tế cùng phương pháp niêm dính tạo kình lực,

đan xen phối hợp giữa thân – chân – tay hoạt bộ tâm – ý- khí – hợp nhất vận động

kình lực thông suốt hóa, tiêu, dẫn, đưa đối phương vào các khoảng trống, khoảng

không vô định rồi biến không thành có – biến có thành không, sử dụng phương

Page 2: “CẦM NÃ – LINH GIÁC – KÌNH LỰC” TRONG VÕ THUẬT

pháp thiếu âm tiếp âm – thiếu dương tiếp dương mà cầm nắm, bẻ khóa các khớp,

khuỷu của đối phương.

Phương pháp này để thành công phải biết cách tăng gia tốc tạo ra lực đột biến và

chuyên luyện nhuần nhuyễn nhiều năm mới thành công.

Cầm nã Thiên Phúc được chia làm 3 giai đoạn:

1. Cầm nã tĩnh: là cầm nã tại chỗ. Hai người tập luyện cầm nã đứng tại chỗ tập

luyện các động tác, các thế cầm nã. Giai đoạn tập luyện này giúp các môn sinh làm

quen với các thế, phương pháp cầm, nắm có tính bắt buộc nhằm tạo ra các khái

niệm, cữ tay, khoảng cách, cảm giác thuần thục giữa các chuyển động lưng, vai,

tay.

2. Cầm nã động: là cầm nã tiến lùi. Giai đoạn này người tập xen động tác cầm nã

với các bộ pháp di chuyển. Công pháp này làm tăng thêm tính năng của thế cầm

nã, kết hợp hài hòa tạo khoảng cách bất biến, ổn định trong giao thủ,qua đó khai

thác và lợi dụng hết những điểm yếu, điểm bất lợi của đối phương. Phương pháp

tập này làm người tập bắt đầu có sự linh cảm của đôi tay, sự vận động của thân –

chân – tay kết hợp, một phần cũng hiểu khái niệm vận dụng kình lực trong cầm nã.

Nói chung giai đoạn này người cầm nã phát huy hết sự khéo léo, uyển chuyển, hài

hòa giữa công – thủ để đạt tới cảnh giới mượn lực đối phương, dựa vào đối

phương, tận dụng khoảng cách lấy uy thế, lợi thế cho bản thân mình.

3. Cầm nã đối luyện: hay còn gọi là cầm nã đồng thủ công, giai đoạn này người tập

đã được tập luyện nhuần nhuyễn hai phương pháp trên và tập luyện các phương

pháp đối luyện cầm nã mà trong đó có cả bẻ khóa hoặc hóa giải cùng lúc trong tập

luyện, giai đoạn này người tập chia ra làm 2 vế cùng bẻ khóa cùng hóa giải liên

hoàn. Phương pháp này là một phương pháp hội tụ tính tinh tế về cách sử dụng

thân – chân – tay hợp nhất hoạt bộ, sử dụng kình lực mẫn tiệp, khai thác triệt để

điểm yếu của đối phương nhằm phát huy hết lợi thế của bản thân, đặc biệt là việc

phát kình lực trong bẻ khóa.

Sau phương pháp này người tập có thể tách rời các phương pháp tập cầm nã để đối

luyện mang tính li – thủ với các thế riêng để tập luyện (VD: cầm nã với dao, cầm

nã với gậy, cầm nã tay không). Các phương pháp này là giành cho các kỹ năng

chiến đấu.

Muốn tập được phương pháp này thành công thì người tập cần tập các phương

pháp phát lực, tạo lực từ tiểu khuyên, trung khuyên và đại khuyên. Rèn luyện

phương pháp đưa lực đến các ngón tay đặc biệt là công pháp thở kinh tay, thở ngón

tay.

Page 3: “CẦM NÃ – LINH GIÁC – KÌNH LỰC” TRONG VÕ THUẬT

Linh giác – kình và lực:

Cơ thể con người là một khối hoàn thiện, kinh lạc, mạch được trải khắp toàn cơ thể

là hệ thống truyền thông tin về não và đưa khí huyết nuôi cơ thể. Da, cơ, xương với

các tạng phủ là những bộ phận chính tạo nên cơ thể và các hoạt động. Con người

có rất nhiều giác quan, trong đó có xúc giác và cảm giác. VD: khi con người không

có đèn trong đêm tối nhưng vẫn xác định được những đồ vật quen thuộc bằng cách

sờ nắn bằng tay cũng có thể xác định được là vật gì, khi người ta bắt tay nhau thì

cũng có thể cảm nhận được lực nặng nhẹ, nóng lạnh, yêu ghét.

Linh giác là tập luyện các động tác riêng biệt của đôi tay, quay tay, dẫn tay, lùa tay

nhằm mục đích đánh thức cảm giác, xúc giác toàn thân nhờ đó mà người tập nghe

biết và hiểu đường đi lại vận dụng lực tinh tế của gân, cơ, xương phát lực của đối

phương định trước được di chuyển đòn thế của đối phương trong thôi thủ. Nhờ tập

luyện chuyên cần, đúng cách mà dần dần cảm giác sinh ra từ cơ, gân, xương một

cách đồng bộ. Khi đó người tập cảm nhận được vận động của đối phương nặng,

nhẹ, cao, thấp, trùng, giãn, lên, xuống rồi bám dính, treo, dựa, nương dựa vào đối

phương mà hóa giải hoặc tấn công như thôi thủ với các bóng của mình (không còn

khoảng cách, không ta không địch, dĩ bất biến, ứng vạn biến).

Kình lực, nhiều người tập võ cũng chưa hiểu rõ về kình và lực, khi hiểu rõ người ta

mới thấy có rất nhiều điểm khác nhau. Thật là đáng tiếc khi có người tập võ nhiều

năm nhưng không hiểu rõ điều này

Lực thì xuất phát từ xương, thường được giữ lại ở vai và lưng nên không phát ra

hết được. Kình xuất phát từ gân, đi tới tay chân để phát ra. Lực thì hữu hình, còn

kình thì vô hình, lực thì vuông, còn kình thì tròn. Lực thì trệ rít, mà kình thì thông

xuốt. Lực thì tán ra, còn kình thì tụ lại. Lực thì trôi nổi, còn kình thì trầm lặng. Qua

đó, ta hiểu lực thì cùn, còn kình thì bén. Trong võ thuật người ta tập luyện rất nhiều

các loại kình mang tính đặc trưng khác nhau. VD: trực lực, hoành lực, hư lực và

thực lực. Trực lực thì hiển lộ. Hoành lực thì ẩn tàng. Hư lực thì cương. Thực lực

thì nhu. Lúc chưa học hay người mới tập võ thì có tính trực lực mà hư đó là “chân

lực”. Sau tập luyện một thời gian rồi thì lực có tính hoành mã thực đó là “kình

lực”.

Trong kình lực phân biệt ra nhiều loại kình. VD: sang kình , công kình, băng kình,

niêm kình. Người mới tập luyện chỉ có sang kình, công kình và băng kình. Sang

kình thì quá thẳng nên khó lên xuống được, công kình thì quá chết nên khó biến

hóa được, băng kình thì quá ngắn nên khó nối tiếp được. Ba loại kình trên là loại

cường kình lộ hình, chính vì vậy mà không thể linh hoạt được. Người tập võ đến

trình độ cao sau nhiều năm tập luyện đúng cách họ sẽ tự hình thành “niêm xảo

kình” đó là loại kình không lộ trạng, mẫn tiệp, linh hoạt không dừng.Tay đến là

Page 4: “CẦM NÃ – LINH GIÁC – KÌNH LỰC” TRONG VÕ THUẬT

kình phát, chưa trúng đích thì không có kình, trúng xong rồi cũng không có kình,

kình chỉ phát đột biến khi trúng đích mới có kình. Nhanh như điện chớp, phát ra

liền thu ngay “niêm ý ngưng thần” không phí một chút sức lực nào. Nói chung,

dương kình thì dùng cương để thắng, âm kình thì dùng nhu để thắng như trận gió

thoảng qua trăm hoa, cỏ phải cúi rạp, đó là công phu thượng thừa của người tập võ.

Linh giác là phương pháp tập luyện mà ở đó người tập phải phối hợp hài hòa giữa

quyền thuật với linh cảm của cơ thể, kình lực thành một thể thống nhất nhuần

nhuyễn, thông suốt khi vận dụng thôi thủ thì mềm mại, uyển chuyển nhưng mạnh

mẽ như trận lũ nguồn, cuốn phăng tất cả những gì gặp trên đường đi.

Kình lực được phân ra nhiều loại. VD: triêm niêm kình, linh kình, đổng kình, hóa

kình…..mỗi loại kình đều có đặc điểm riêng và tính chuyên biệt riêng trong võ

thuật. Người rèn luyện võ thuật khi tập luyện thành công đem áp dụng vào bản

thân mới hiểu được cái ảo diệu của nó trong quyền thuật. Tuy rằng khi đạt đến mức

độ thành công chỉ chú ý chứ không chú trọng kình. Người mới học muốn tiến bộ

nhanh thì phải đi qua cửa này không đốt cháy giai đoạn, từ từ luyện kình mà đi lên

thành công vậy. Nếu không biết dùng kình thì không biết công phu vận khí. Không

biết công phu luyện khí thì không biết rõ chân ý của quyền thuật do đó dùng kình

chính là cương lĩnh sơ bộ cho việc học quyền thuật.

Có rất nhiều loại kình để phối hợp với niêm dính bộ pháp mà thôi thủ trong tập

luyện, như triêm niêm kình (triêm thấm, niêm dính) là loại kình thông suốt linh

hoạt không bao giờ dứt không dời là nội kình căn bản tối cần thiết nhất nhưng phải

luyện tập lâu dài nhờ thôi thủ mà có được. Người tập võ khi mới rèn luyện hai tay

chưa lường được cảm giác, tay thô cứng như khúc gỗ sau nhiều ngày tập luyện các

phương pháp quay tay, dẫn tay, nghe tay dần dần bàn tay, cánh tay, ngực, lưng rồi

toàn thân đều nảy sinh cảm giác. Khi có cảm giác tốt rồi mới thấm dính được. có

thấm dính rồi mới có thể bám vào kẻ địch nương theo kẻ địch công thủ rồi chế ngự

kẻ địch. Loại kình này phải có bậc thầy cao minh truyền thụ hàng ngày quay tay

lùa tay, chạy tay thôi thủ linh dính mới lĩnh hội được.

Tóm lại, niêm dính – linh giác hay linh kình không phải là nghe bằng tai mà phải

bằng cảm giác của da, thịt toàn thân cho nên phải luyện triêm niêm kình rồi mới có

thể niệm “linh” được. linh giác, linh kình trong quyền thuật không thể dùng lực thô

bạo khí ô trọc mà nghe được, trái lại người tập người rèn luyện phải buông lỏng cơ

thể vai trầm, ngực ngậm, thượng hư, hạ thực, tĩnh tâm, niêm ý, niêm khí, ngưng

thần để linh.

Đổng kình là hiểu biết các đường đi thôi thủ của kè thù, kẻ địch, phương pháp này

phải do chân sư truyền thụ và tập một thời gian dài mới hiểu được. Có linh rồi mới

có đổng, linh không chuẩn xác thì đổng không toàn diện được. Nếu chưa biết đổng

Page 5: “CẦM NÃ – LINH GIÁC – KÌNH LỰC” TRONG VÕ THUẬT

kình thì dễ phạm phải các sai phạm như cao quá, lệch bên hoặc là bỏ mất không

dính đối lực và chống cự, nếu biết đổng kình không chính xác thì phạm phải đứt

đoạn, kình không thông suốt hay kết dính trùm, cúi quá hay ngửa ra quá. Người rèn

luyện phải đạt tới cảnh giới hư không tiến thoái xoay chuyển tự nhiên tùy theo tâm

mới có thể đổng kình một cách chân chính được. Khi có đổng kình chân chính,

thực thụ mới đạt tới các hiệu quả trong thôi thủ như là co lại duỗi ra tĩnh tụ khai

hợp thăng giáng, hài hòa tức là đã nhập vào lĩnh vực thần linh rồi. Tập đến cảnh

giới này trong cơ thể người tập được xoay ngược lại, loại bỏ phần âm điềm đạm

không vọng đọng, người ta thường gọi là thủy hỏa ký tế, kiền khôn giao phối, tính

mệnh bảo chân. Ở người tập trong cảm giác biến hóa khôn hình dung (không nghĩ

tới đòn thế quyền pháp trước sau đánh gì, phòng gì mà toàn bộ thân pháp, thủ pháp

nã pháp tùy nghi nghinh chiến, tùy nghi thôi thủ) không suy nghĩ trước đó là trình

độ đại thành của quyền thuật.

Tẩu kình: trong linh giác tẩu kình là phương pháp tập quan trọng thường để tránh

né trực lực, đòn tấn công của đối phương, tránh không để lọt vào tình thế giằng co

đối kháng với đối phương. Tẩu kình thường do đổng kình mà có, không có đổng

làm sao có thể có tẩu? Trong thôi thủ khi cảm thấy địch trầm trọng liền biến ra hư.

VD: địch đè nặng một bên(thiên trọng) liền buông lỏng bên kia(thiên tung) cơ thể

để hóa địch theo tức là tùy theo hướng của địch tấn công mà làm cho đòn và lực

của địch trôi đi ra khoảng không, không có chút đề kháng gì. Phương pháp này làm

cho địch vô cùng bối rối vì có lực mạnh đến đâu cũng bị rơi vào khoảng trống vô

định mà tất cả các đòn thế đều không có tác dụng gì. Then chốt của phương pháp

này là phải dựa vào sự vận chuyển tinh tế của đùi và eo lưng.

Hóa kình: là một phần tập luyện trong linh giác hóa kình thường từ do niêm kình

với tẩy kình kết hợp mà thành, khi giao thủ không bỏ mất cũng không giằng co tùy

theo sự cảm biến mà biến hóa khôn lường nhưng điểm yếu của hóa kình là do ta ở

thế thuận mà địch đang ở thế nghịch lúc đó dù địch có ngàn cân cũng không sao sử

dụng được không dùng tay hay vai để hóa mà dùng eo đùi vận chuyển để hóa. Việc

hóa kình không nên sớm quá hay trễ quá vì sớm quá tất kình của địch chưa đến

chẳng có gì để hóa, nếu mà trễ quá thì nó đã đến trước rồi không kịp hóa nữa thật

vô ích. Trong giao thủ phải hóa kình lực của địch xong rồi mới phát kình đánh địch

được.

Dẫn kình: tức là trong thôi thủ địch được ta dẫn đến thế phải động hoặc địch tấn

công bị ta dẫn vào lộ tuyến của ta định trước trong linh giác thì hóa kình dẫn kình

có phần khó hơn nhiều. Đại thể là thế tấn công của đối phương ít khi lọt vào ý

muốn của ta cho nên ta phải dùng dẫn kình mà đưa đối phương vào. Phương pháp

dẫn là phải hóa kình của đối phương cho đến sắp tận nhưng chưa tận nhờ đó mới

có thể dẫn kình đó vào đích ngắm của ta được. trong linh giác phép dẫn kình phải

Page 6: “CẦM NÃ – LINH GIÁC – KÌNH LỰC” TRONG VÕ THUẬT

được chuyên luyện nhiều năm vì phương pháp này không chỉ dùng tay mà dẫn

được còn phải đồng thời dùng cả thân pháp yếu pháp bộ pháp để dẫn vậy.

Niêm dính – Linh giác được sử dụng trong thôi thủ đòi hỏi sự linh hoạt kết hợp

nhuần nhuyễn đan xen nhiều công pháp mới đạt kết quả cao trong đó có phương

pháp dùng kình lực tấn công địch gọi là nã kình. Để tập được phương pháp nã kình

phải kết hợp được giữa nã kình với dẫn kình nó là một phương pháp khó cần được

chuyên luyện nhiều năm. Nã không được tất là phát kình không được, phát kình

không trúng đích là nã không chuẩn xác. Như vậy có thể nói nã là tiên phong của

phát kình. Trong khi nã phải để cho thế của địch bị đình trệ lúc đó ý của ta mới

nhắm tới liền phát kình nhắm vào đích ngắm của ta nếu thực hiện đúng thì không

bao giờ không thành công hoặc không trúng đích. Kỹ thuật nã là động tác phải nhẹ

nhàng nếu nặng nề ắt đối phương phát hiện trước dễ thoát thân. Cái khó là ở chỗ

giữa lúc sắp nã và lúc nã vừa đến thân địch còn sau khi nã xong thì địch không thể

nào thoát được. thường phải nã vào các khớp của địch như là cổ tay, trỏ, vai….còn

ở những chỗ khác địch rất dễ thoát thân. Trong khi nã hai tay người phải giống như

cái cân hễ cân vật nặng thì đẩy quả cân ra ngoài đòn, cân nhẹ thì đẩy vào trong.

Trong lúc nã hoặc tấn công phải chú ý giữ trọng tâm của ta để ổn định đầu gối

không nên vượt quá mũi chân, vĩ lư phải trung chính then chốt là ở eo đùi và

không dùng lực để nã mà hoàn toàn dùng ý trí để nã.

Phát kình cần thiết để đánh địch. không biết phát kình làm sao có thể đánh được

người chỉ biết hóa mã mà không biết phát kình giống như chỉ biết thủ mà không

biết công. Cơ bản người mới tập phát kình trước hết phải biết “kình độ” tức là

đường đi của kình và phải biết trên thân thể con người đâu là gốc, đâu là cành lá,

hoa lá. Đối với toàn thân thì chân là gốc rễ thân là cành, gối là cành bàn chân là

hoa lá cho nên nã và phát kình trước hết phải chú trọng tới gốc rễ như thế mới gọi

là “đăng đường nhập thất” nếu không thực hiện đúng thì người tập chỉ như “trèo

cây tìm cú” mà thôi. Muốn phát kình tốt người tập phải chú ý đến 3 điểm:

Cơ thể, tức là ta ở thế thuận còn địch ở thế nghịch. Trọng tâm của địch không vững

nghiêng về một bên thân thể địch có một bộ phận nào đó bị gốc trệ (không linh

hoạt) đặc biệt là khí của địch đang thượng thăng không trầm xuống được.

Phương hướng của địch đang ở thế nghịch, không thuận thì ta có thể nhằm vào đó

mà phát kình.

Thời gian phải đúng lúc đúng chỗ, tức là kình cũ của địch chưa rứt mà kình mới

của địch thì chưa sinh ra hoặc là địch đang lùi về phía sau tận dụng cơ hội chớp

nhoáng không sớm quá không trễ quá. Sớm quá thì kình của địch chưa dứt có thể

kháng cự lại. còn trễ quá thì địch sẽ phát hiện rồi biến hóa được.

Khi đánh địch thiếu 1 trong 3 điểm trên ắt sẽ không thành. Ngoài ra ta còn phải chú

ý đến những khoảng cách giữa ta và địch, nếu xa quá thì kình không đến đích được

Page 7: “CẦM NÃ – LINH GIÁC – KÌNH LỰC” TRONG VÕ THUẬT

nếu gần quá ắt kình gặp trở ngại. Lúc phát kình toàn thân phải là một khi phát kình

mà tự bản thân ta thấy không có kình thì địch mới bị tổn thương trầm trọng còn trái

lại khi tự ta cảm thấy xuất kình mãnh liệt thì kết quả sẽ không như ý muốn. Cho

nên phát kình phải vô vọng niệm như là phóng tên trong cong cầu thẳng không còn

chút gì trong tay cả. Thường phát kình không đạt hiệu quả là do những yếu tố

phạm phải như là đang phát kình thì dừng lại, nguyên nhân là do một là phần dưới

đình tại bệ (máu chuyển sang đùi tại gối và tại gót chân) thứ hai là phần giữa đình

tại bụng, tại ngực và tại đan điền, thứ ba là phần trên bị đình tại vai, chưởng căn.

Có rất nhiều phương pháp vận kình phát lực nhưng cơ bản có hai phương pháp sau:

Kình từ phía trước ra sau, từ tiên thiên chuyển sang hậu thiên, khí trầm tụ tại đan

điền rồi từ đó bộc phát ra tứ chi.

Kình từ phía sau ra phía trước, từ hậu thiên chuyển sang tiên thiên, nội khí vận

hành vào sống lưng rồi bộc phát ra tứ chi.

Phát kình phải như ném một đồ vật muốn ném là ném nhất thiết không ngập ngừng

không do dự nếu có chút do dự nào phân vân thì ý khí sẽ bị đứt đoạn cơ thể phải

mềm lỏng vì không mềm lỏng thì ý khí không thông kình lực không phát ra tay

được. phạm phải một trong các sai lầm đó thì kình lực bị đình trệ lực không dẫn ra

tay. Cho nên khi phát kình đánh địch cần phải niêm ý ngưng thần mắt nhìn vào đối

phương không được nhìn xuống đất dù là để phòng ngự địch giả té để tấn công vào

hạ bộ ta vì khi nhìn xuống là ý kình đi xuống. Trong cơ bản nên biết thần ở đâu là

ý ở đó, ý ở đâu thì khí ở đó. Nếu kình đã phát ra rồi mà ý, khí vẫn chưa đến vì thế

có câu: kình đoạn bởi ý đoạn, ý đoạn mà thần khả tiếp.

Tất cả những công pháp trên nếu rèn luyện đầy đủ sẽ hòa phối thành một bộ cầm

nã – niêm dính hoàn thiện nhưng người tập phải tập thêm một số bài tập và dụng

cụ tập luyện khác: mộc nhân trang, viên bình công, tiểu khuyên thiên cân dụng, thở

nội lực, trạm trang công.

Hoạt động võ thuật là văn hóa.

Văn hóa là sự kế thừa lẫn nhau giữa các dân tộc. Văn hóa võ thuật ở Việt Nam

được du nhập và đúc kết bởi nhiều nền võ học thế giới bất cứ môn nào, phái nào đã

tồn tại và phát triển đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam trong công cuộc đấu

tranh giành giữ bảo vệ, lao động xây dựng tổ quốc Việt Nam thấm máu, mồ hôi và

cốt cách con người Việt – nó là võ thuật Việt Nam là nét văn hóa võ thuật của

người Việt cần dược bảo tồn và tôn vinh.

Phát triển tôn vinh và bảo vệ tinh hoa văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc được thông

qua Đại hội TW-VIII “bảo tồn, phát triển, tôn vinh tinh hoa văn hóa đậm đà bản

sắc dân tộc” – “tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của các dân tộc trên thế giới”.

Page 8: “CẦM NÃ – LINH GIÁC – KÌNH LỰC” TRONG VÕ THUẬT

Bảo tồn, phát triển, tôn vinh tinh hoa văn hóa dân tộc là trách nhiệm không phải

chỉ của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân mà là của toàn xã hội. Tất cả mọi

người đều phải có ý thức giữ gìn, phát triển, bảo tồn nó.