Cac Phuong Phap Phat Trien Van De

6
Page| 1 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ I. Một số khái niệm chung 1.1 Mục tiêu là gì? 1.2 Vấn đề là gì? - Mục tiêu là một dự định hay một kế hoạch mà bạn đã vạch ra sẵn. Cùng với một slogan: "Bạn sẽ phải đạt được nó". - Mục tiêu cũng có nghĩa là đích đến của bạn qua những cống hiến, những nỗ lực, những phấn đấu. - Mục tiêu cũng có nghĩa là kết quả cuối cùng của kế hoạch mà bạn đã ra. - Ví dụ: Mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức của trẻ em về SKSSVTN ,HIV/AIDS; từ đó làm thay đổi nhận thức và hành vi của trẻ góp phần nâng cao chất lượng cuộc ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Vấn đề là một sự việc, một hiện tượng xảy ra theo chiều hướng thiếu tích cực và gây ảnh hưởng đến cá nhân, con người,môi trường xung quanh và toàn xã hội. VD : Vấn đề xâm hại trẻ em; Vấn đề trẻ em có HIV/AIDS bị cộng đồng kì thị; Vấn đề ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………

description

Phuong phap phat trien van de

Transcript of Cac Phuong Phap Phat Trien Van De

Page 1: Cac Phuong Phap Phat Trien Van De

Page| 1

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ

I. Một số khái niệm chung

1.1 Mục tiêu là gì?

1.2 Vấn đề là gì?

II. Một số phương pháp phát hiện vấn đề thân thiện với trẻ em

Nhà báo Nguyễn Thị Lan MinhNguyên Trưởng Ban Phát thanh – Thanh thiếu nhi, Đài Tiếng nói Việt Nam

- Mục tiêu là một dự định hay một kế hoạch

mà bạn đã vạch ra sẵn. Cùng với một slogan:

"Bạn sẽ phải đạt được nó".

- Mục tiêu cũng có nghĩa là đích đến của bạn

qua những cống hiến, những nỗ lực, những

phấn đấu.

- Mục tiêu cũng có nghĩa là kết quả cuối cùng

của kế hoạch mà bạn đã ra.

- Ví dụ: Mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức

của trẻ em về SKSSVTN ,HIV/AIDS; từ đó làm

thay đổi nhận thức và hành vi của trẻ góp phần

nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ em tại

công đồng.

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

Vấn đề là một sự việc, một hiện tượng xảy ra

theo chiều hướng thiếu tích cực và gây ảnh

hưởng đến cá nhân, con người,môi trường xung

quanh và toàn xã hội.

VD: Vấn đề xâm hại trẻ em; Vấn đề trẻ em có

HIV/AIDS bị cộng đồng kì thị; Vấn đề tảo hôn;

Vấn đề sức khỏe SSVTN, mang thai sớm ….

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

Page 2: Cac Phuong Phap Phat Trien Van De

Page| 2

Bao gồm:

- Vẽ tranh.

- Thảo luận nhóm.

- Dùng thẻ màu.

2.1 Vẽ tranh

- Người dẫn trình có thể cho các em vẽ tranh và vẽ những điều mà em không thích và

thích theo ý muốn.

- Sau đó dẫn trình viên có thể hỏi nguyên nhân tại sao em lại vẽ bức tranh đó.

Ví dụ: Một em nhỏ vẽ bức tranh miêu tả ở một góc phố với thông điệp “Tôi không thích đi

qua con phố này vào buổi tối”.

Lý do em vẽ góc phố này vì: Buổi tối khi em đi qua đây hay có các anh hút ma tuý và em

rất hay bị trêu ghẹo, góc phố này bẩn, thiếu ánh sáng, rất nguy hiểm đối với các em

gái…

Qua ví dụ trên ta có thể thấy 3 vấn đề ở đây là:

- Hiện tượng nghiện hút ma tuý;

- Có thể có xâm hại trẻ em xảy ra vì các bạn nữ hay bị trêu ghẹo;

- Môi trường không sạch, thiếu ánh sáng, an ninh không đảm bảo.

Điểm mạnh:

- Các em có thể vẽ được những suy nghĩ của mình mà không cảm thấy ngại ngần.

Hạn chế:

- Cần phải có các phương tiện sử dụng như: Giấy vẽ, sáp màu và thời gian và không gian

phù hợp.

- Các em vẽ tranh độc lập và không có trao đổi thông tin với các bạn.

2.2 Thảo luận nhóm

- Để phát hiện vấn đề thông qua phương pháp thảo luận nhóm, dẫn trình viên phải có kỹ năng hướng dẫn và hỗ trợ nhóm. Phần thảo luận có thể đưa ra hai nội dung là thảo luận những điều mà em thích và không thích.

- Tương tự như phần Vẽ tranh để có thể suy luận ra các vấn đề đang xảy ra xung quanh các em. Nội dung thảo luận có thể xoay quanh những điều mà em thích hoặc không thích ở trong gia đình, nhà trường, môi trường xung quanh em sống liên quan đến mục tiêu đã được lựa chọn…

Điểm mạnh:

Nhà báo Nguyễn Thị Lan MinhNguyên Trưởng Ban Phát thanh – Thanh thiếu nhi, Đài Tiếng nói Việt Nam

Page 3: Cac Phuong Phap Phat Trien Van De

Page| 3

- Các em có thể thảo luận cùng một nội dung một lúc

- Tiết kiệm thời gian

Hạn chế:

- Các em nhút nhát sẽ ngại và không đưa ra vấn đề của mình

2.3 Dùng thẻ màu

- Phương pháp dùng thẻ màu rất phù hợp với những vấn đề nhạy cảm và khó nói. Các em có thể viết vào thẻ màu những điều mà mình thích và không thích, hiểu và chưa hiểu và không cần ghi tên.

- Dấn trình viên phải có kỹ năng tổng hợp và phân tích vấn đề, trong quá trình tổng hợp có thể hỏi thêm các em về các vấn đề như tại sao các em thích và tại sao lại không thích, điều các em chưa hiểu…

Điểm mạnh

- Các em có thể mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ của mình.

Hạn chế:

- Phải dùng nhiều đến giấy màu và bút.

Phân tích cây vấn đề:

- Sau khi dẫn trình viên tìm hiểu được các vấn đề liên quan đến trẻ em qua các phương pháp như vẽ tranh, thảo luận nhóm hay dùng thẻ màu, dẫn trình viên có thể phân tích cây vấn đề như sau:

- Vẽ vấn đề là thân cây, sau đó chia phần làm 2 phần: tìm phần nguyên nhân (gốc rễ) và hậu quả (lá cây) để giải quyết vấn đề.

Hậu quả (lá cây): Hậu quả chính là những ảnh hưởng đến trẻ em.

Nguyên nhân (chính là gốc rễ): Chính là nguyên nhân làm ảnh hưởng và tạo nên vấn đề, nếu có tác động tốt thì vấn đề không xảy ra. Phần này có thể giúp các em đưa vào khuyến nghị.

Xem ví dụ minh hoạ về Cây vấn đề Xâm hại trẻ em

Nhà báo Nguyễn Thị Lan MinhNguyên Trưởng Ban Phát thanh – Thanh thiếu nhi, Đài Tiếng nói Việt Nam

Tương lai không tốt

Không tự tin khi ra ngoài xã hội,mặc cảm

Ảnh hưởng đến học tập

Ảnh hưởng đến Tinh thần

Xấu hổ, không dám ra đường

Lo sợ bị xâm hại tiếp Không tin tưởng ai

Xâm hại tình dục trẻ em

Internet tràn lan

Nhận thức kém Quan tâm giáo dục của cha mẹ còn hạn

chế

Không bị cấm vào trang web

đen

Chưa được giáo dục, phổ biến về luật

Thiếu cán bộ làm công tác

trẻ em

Không có địa điểm vui chơi dành cho trẻ

em

Chưa truyền thông nhiều về Luật chăm sóc giáo dục,Bảo vệ trẻ em

Chưa có hệ thống bảo vệ

trẻ em

Page 4: Cac Phuong Phap Phat Trien Van De

Page| 4

III.Phân tích cây vấn đề dựa vào chương trình hành động vì Quyền trẻ em

3.1 Các mục tiêu cụ thể

Dựa vào 4 nhóm Quyền trẻ em

- Quyền sống còn: Liên quan đến vấn đề sức khỏe, dinh dưỡng, biến đổi khí hậu, nước

sạch vệ sinh môi trường.

- Quyền tham gia: Liên quan đến sự tham gia của trẻ em trong các hoạt động liên quan

đến trẻ em.

- Quyền Bảo vệ: Liên quan đến các vấn đề Bảo vệ trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em

khỏi bị xâm haị, bóc lột và sao nhãng.

- Quyền phát triển: Liên quan đến vấn đề về nước sạch và vệ sinh môi trường, về văn

hoá, vui chơi giải trí cho trẻ em, biến đổi khí hậu, giáo dục cơ sở.

3.2 Cách đánh giá vấn đề

- Việc đánh giá vấn đề chúng ta phải xác định được chúng ta định đánh giá cái gì? Đánh

giá những hoạt động đạt được và chưa làm được dựa vào 4 nhóm quyền.

- Chúng ta đánh giá vấn đề căn cứ vào:

- Vấn đề của địa phương đã xảy ra trong quá khứ và vẫn còn tồn tại.

- Vấn đề mang tính nổi cộm hiện tại và trong tương lai có nguy cơ xảy ra.

- Nguyên nhân của vấn đề (tại sao vấn đề xảy ra?).

Nhà báo Nguyễn Thị Lan MinhNguyên Trưởng Ban Phát thanh – Thanh thiếu nhi, Đài Tiếng nói Việt Nam

Page 5: Cac Phuong Phap Phat Trien Van De

Page| 5

- Sáng kiến/Khuyến nghị để giải quyết vấn đề.

- Thông điệp/Cách xây dựng thông điệp.

Bảng tổng hợp các vấn đề khuyến nghị

Mục tiêu Đánh giá vấn đề

Nguyên nhân

Khuyến nghị Thông điệp

Quyền sống còn- Sức khoẻ sinh sản vị thành niên - HIV/AIDS- Khí hậu- Môi trường- Nước sạch, VSMT…Quyền tham gia

Quyền Bảo vệ

Quyền phát triển

Nhà báo Nguyễn Thị Lan MinhNguyên Trưởng Ban Phát thanh – Thanh thiếu nhi, Đài Tiếng nói Việt Nam

Đánh giá vấn đề

Nguyên nhân

Sáng kiến/Khuyến nghị

Thông điệp

Xem lại mục tiêu chung

Bước 1

Bước 1

Bước 1

Bước 1

Bước 1