Các chiến lược thuần sử dụng các nguồn lực

10
II. Các chiến lược thuần sử dụng các nguồn lực Khi lập kế hoạch tổng hợp trong doanh nghiệp, nhà quản trị điều hành cần phải trả lời các câu hỏi sau: Có thể dùng dự trữ để ứng phó với các biến động về nhu cầu trong giai đoạn kế hoạch hay không ? Một khi nhu cầu thay đổi thì doanh nghiệp có nên áp dụng các giải pháp để điều tiết lực lượng lao động hay không ? Một khi nhu cầu thay đổi thì doanh nghiệp có nên thuê thêm lao động làm việc công nhật, bán thời gian, làm thêm giờ hoặc để cho công nhân tạm nghỉ vẫn được hưởng lương hay không ? Nếu nhu cầu thay đổi thì doanh nghiệp có thể thực hiện việc ổn định lực lượng lao động kết hợp với việc thuê gia công ngoài hoặc làm gia công cho bên ngoài để vẫn có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng với chi phí nhỏ nhất không ? Một khi nhu cầu thay đổi thì doanh nghiệp nên áp dụng một giải pháp riêng lẻ nào đó, chẳng hạn như tổ chức làm thêm giờ, thuê thêm nhân công hay áp dụng đồng thời nhiều giải pháp kết hợp với nhau ? Trả lời các câu hỏi trên, doanh nghiệp sẽ tìm ra được một con đường, một lối đi nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng phù hợp với điều kiên cụ thể của thị trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. Cách đi đó, con đường đi đó, được các nhà quản trị điều hành gọi là chiến lược hoạch định tổng hợp trong quản trị tác nghiệp. Tất cả các chiến lược hoạch định tổng hợp đều là hợp lý và có căn cứ khoa học đối với nhà quản trị. Nhà quản trị phải vận dụng tổng hợp các nguồn lực và chính sách có liên quan đến dự trữ, tốc độ và nhịp điệu sản xuất, chính sách khuyến mại, giá cả để đáp ứng hoặc kiểm soát nhu cầu của thị trường. Chiến lược hoạch định tổng hợp được phân thành các loại khác nhau, căn cứ vào các tiêu

Transcript of Các chiến lược thuần sử dụng các nguồn lực

Page 1: Các chiến lược thuần sử dụng các nguồn lực

II. Các chiến lược thuần sử dụng các nguồn lực

Khi lập kế hoạch tổng hợp trong doanh nghiệp, nhà quản trị điều hành cần phải trả lời các câu hỏi sau:

Có thể dùng dự trữ để ứng phó với các biến động về nhu cầu trong giai đoạn kế hoạch hay không ?

Một khi nhu cầu thay đổi thì doanh nghiệp có nên áp dụng các giải pháp để điều tiết lực lượng lao động hay không ?

Một khi nhu cầu thay đổi thì doanh nghiệp có nên thuê thêm lao động làm việc công nhật, bán thời gian, làm thêm giờ hoặc để cho công nhân tạm nghỉ vẫn được hưởng lương hay không ?

Nếu nhu cầu thay đổi thì doanh nghiệp có thể thực hiện việc ổn định lực lượng lao động kết hợp với việc thuê gia công ngoài hoặc làm gia công cho bên ngoài để vẫn có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng với chi phí nhỏ nhất không ?

Một khi nhu cầu thay đổi thì doanh nghiệp nên áp dụng một giải pháp riêng lẻ nào đó, chẳng hạn như tổ chức làm thêm giờ, thuê thêm nhân công hay áp dụng đồng thời nhiều giải pháp kết hợp với nhau ?

Trả lời các câu hỏi trên, doanh nghiệp sẽ tìm ra được một con đường, một lối đi nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng phù hợp với điều kiên cụ thể của thị trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. Cách đi đó, con đường đi đó, được các nhà quản trị điều hành gọi là chiến lược hoạch định tổng hợp trong quản trị tác nghiệp.

Tất cả các chiến lược hoạch định tổng hợp đều là hợp lý và có căn cứ khoa học đối với nhà quản trị. Nhà quản trị phải vận dụng tổng hợp các nguồn lực và chính sách có liên quan đến dự trữ, tốc độ và nhịp điệu sản xuất, chính sách khuyến mại, giá cả để đáp ứng hoặc kiểm soát nhu cầu của thị trường.

Chiến lược hoạch định tổng hợp được phân thành các loại khác nhau, căn cứ vào các tiêu thức khác nhau. Sau đây là hai cách phân loại chiến lược hoạch định tổng hợp chủ yếu:

Chiến lược thuần túy và chiến lược hỗn hợp. Nếu trong một khoảng thời gian xác định, chúng ta cố định các điều kiện, chỉ thay đổi một yếu tố tức là chúng ta đã theo đuổi một chiến lược thuần túy nhất định. Và do đó sẽ có nhiếu chiến lược thuần túy khác nhau. Nếu chúng ta đồng thời kết hợp nhiều yếu tố khác nhau trong điều kiện thay đổi chúng theo những nguyên tắc nhất quán, tức là chúng ta đã theo đuổi chiến lược hỗn hợp để hoạch định tổng hợp.

Chiến lược chủ động và chiến lược bị độngNếu nhà quản trị điều hành xây dựng kế hoạch sản xuất kinh

doanh của mình theo cách làm thay đổi các điều kiện của doanh nghiệp để thích ứng hơn với những thay đổi của nhu cầu thị trường thì điều đó có nghĩa là anh ta đang theo đuổi chiến lược bị động. Ngược lại, nhà quản trị theo đuổi con đường thay đổi các yếu đặc biệt của chính bản thân mình nhằm thay đổi nhu cầu của thị trường để chủ động đưa ra kế hoạch đáp ứng, tức là anh ta đang theo đuổi chiến lược chủ động.

Page 2: Các chiến lược thuần sử dụng các nguồn lực

1. Chiến lược tồn kho (chiến lược thay đổi mức dự trữ)

Theo chiến lược này, nhà quản trị có thể tăng mức dự trữ trong giai đoạn có nhu cầu thấp, để dành cung cấp trong thời kì có nhu cầu tăng cao hơn mức sản xuất. nếu chúng ta chọn chiến lược này chúng ta phải chịu thêm chi phí lưu kho hàng hóa, chi phí bảo hiểm, chi phí quản lý, thiệt hại do bị hư hỏng mất mát và chi phí do tăng vốn đầu tư vào dự trữ cao hơn mức bình thường.

a. Ưu điểm- Quá trình sản xuất được bảo đảm ổn định, không có những

biến đổi bất thường.- Luôn ổn định nguồn nhân lực, kéo theo sự ổn định về tâm lý

người lao động, làm cho chất lượng sản phẩm luôn ổn định ở mức cao.

- Không tốn thêm chi phí đào tạo và sa thải khi nhu cầu tăng giảm và không có sự thay đổi đột ngột trong sản xuất.

- Kịp thời thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.- Dễ dàng cho việc điều hành sản xuất.

b. Nhược điểm- Chi phí tồn kho tăng lên như chi phí dự trữ, chi phí bảo hiểm,

bảo quản và mức hư hỏng… - Trong một số sản phẩm đặc biệt như thực phẩm đông lạnh…sẽ

tốn nhiều chi phí tồn kho và hao mòn vô hình.- Chiến lược này không thể áp dụng cho một số mặ hàng, sản

phẩm dịch vụ…- Trong giai đoạn có nhu cầu cao mà không cung cấp đủ, doanh

nghiệp sẽ thua thiệt do kéo dài thời gian đặt trước và phục vụ khách hàng không chu đáo.c. Phạm vi áp dụng

Chiến lược này chủ yếu dành cho sản xuất hàng hóa.

2. Chiến lược sản xuất ngoài giờ qui định (chiến lược thay đổi cường độ lao động của nhân viên)

Trong chiến lược này doanh nghiệp có thể bổ sung nhu cầu thiếu hụt trong các giai đoạn có nhu cầu tăng cao bằng cách yêu cầu nhân viên làm thêm giờ ngoài giờ qui định của nhà nước maà không cần phải thuê thêm nhân công.

Doanh nghiệp cũng có thể để cho nhân viên của mình nghỉ ngơi trong các giai đoạn có nhu cầu thấp mà không phải cho họ thôi việc.

Tuy nhiên, khi nhu cầu tăng quá cao, việc huy động nhân viên làm thêm giờ một mặt doanh nghiệp phải trả thêm chi phí, mặt khác mức độ kéo dài ngày làm việc cũng có giới hạn nhất định vì nó liên quan đến độ dài của một ngày đêm, thể lực của con người và chính sách của nhà nước trong từng giai đoạn.

Trong những giai đoạn có nhu cầu thấp, doanh nghiệp để cho nhân viên nghỉ ngơi, đó là một gánh nặng. Doanh nghiệp chỉ có thể chịu được gánh nặng đó khi nó không lớn lắm.

Page 3: Các chiến lược thuần sử dụng các nguồn lực

a. Ưu điểm- Giúp doanh nghiệp đối phó kịp thời với những biến động nhu

cầu tăng cao theo thời vụ hoặc thay đổi đột xuất nhu cầu. trường hợp này doanh nghiệp không cần phải thuê mướn thêm lao động ở bên ngoài.

- ổn định được nguồn nhân lực.- Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.- Luôn ổn định nguồn nhân lực nên tạo tâm lý tốt cho người lao

động.- Giảm được các chi phí liên quan đến việc đào tạo, học nghề

học việc, và sa thải.b. Nhược điểm

- Chi phí phải trả cho làm thêm giờ thường cao- Năng suất biên tế thấp, công nhân có thể mệt mỏi do làm quá

sức.- Nguy cơ không đáp ứng được nhu cầu luôn thường trực vì

nhân viên quá mệt mỏi, kiệt sức vì những chiến dịch làm thêm giờ quá dày.

- Do tư tưởng sẽ được làm thêm ngoài giờ để tăng thu nhập nên người lao động sẽ giảm năng suất làm việc trong giờ, và doanh nghiệp phải trả thêm tiền tiền lương ngoài giờ luôn cao hơn tiền lương trong giờ.

3. Chiến lược sản xuất bằng hợp đồng phụ (chiến lược thuê gia công ngoài hoặc làm gia công cho bên ngoài)

Doanh nghiệp có thể chọn chiến lược thuê gia công ngoài khi nhu cầu sản phẩm vượt quá khả năng của công ty mà công ty không muốn tăng thêm lao động và các điều kiện khác.

Doanh nghiệp cũng có thể nhận các hợp đồng từ bên ngoài về làm tại doanh nghiệp khi doanh nghiệp có thừa khả năng nhằm tận dụng các phương tiện, lao đông dư thừa.

Trường hợp thuê gia công bên ngoài, doanh nghiệp thường phải trả mức chi phí cao hơn tự làm.

a. Ưu điểm- Đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng trong những trường

hợp doanh nghiệp chưa kịp đầu tư mở rộng năng lực sản xuất.- Tận dụng được công suất của thiết bị, máy móc, diện tích sản

xuất, lao động.- Tạo sự nhanh nhạy, linh hoạt trong điều hành doanh nghiệp,

để đối phó khi nhu cầu cao.b. Nhược điểm

- Không kiểm soát được thời gian, sản lượng, tiến độ sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm trong trường hợp thuê gia công.

Page 4: Các chiến lược thuần sử dụng các nguồn lực

- Sản phẩm khó đạt chất lượng như mong muốn, dẫn đến việc mất uy tín của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp thường phải trả chi phí cao hơn cho việc thuê gia công.

- Phải chia sẻ lợi nhuận cho bên nhận gia công.- Tạo cơ hộ cho đối thủ cạnh tranh tiếp cận khách hàng, do đó

làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp sẽ bị mất khách hàng vĩnh viễn do áp dụng chiến lược này.

- Nếu qui trình sản xuất đòi hỏi phải có kỹ thuật và công nghệ cao thì việc thực hiện chiến lược này rất dễ mất khách hàng do tiết lộ qui trình sản xuất.c. Phạm vi áp dụng

- Chiến lược này được áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ như sơn hay dịch vụ sửa chữa (mang tính chất công nghiệp).

4. Chiến lược thuê lao động bán phần (chiến lược sử dụng nhân công làm việc bán thời gian)

Để giảm bớt các thủ tục hành chính phiền hà, và để tận dụng nguồn nhân lực, trong những ngành sản xuất và dịch vụ mà tính chất công việc không đòi hỏi kỹ thuật cao, doanh nghiệp có thể theo đuổi chiến lược sử dụng nhân công làm việc bán thời gian.

a. Ưu điểm- Giảm bớt được các thủ tục, trách nhiệm hành chính phiền hà

trong việc sử dụng lao động.- Tăng sự linh hoạt trong điều hành, sử dụng công nhân biên

chế để thỏa mãn nhu cầu.- Không cần phải tuyển thêm lao động chính thức khi nhu cầu

tăng cao nên không tốn thêm chi phí đào tạo, sa thải.- Giảm được những chi phí liên quan đến việc sử dụng lao động

chính thức, không phải trả bảo hiểm cho lao động.b. Nhược điểm

- Tạo nên sự biến động về lao động cao, khó quản lý, lịch trình làm việc khó khăn.

- Tăng chi phí hướng dẫn, đào tạo tạo đối với nhân viên mới.- Do chỉ làm việc thời vụ, những nhân viên mới này dễ dàng bỏ

doanh nghiệp ra đi khi có lời mời chào hấp dẫn hơn, vì họ không có những ràng buộc về trách nhiệm.

- Năng suất lao động, chất lượng sản phẩm có thể giảm sút hoặc không cao.

- Điều độ, quản lý khó.c. Phạm vi áp dụng

- Dùng cho các doanh nghiệp không đòi hỏi kỹ năng cao, các doanh nghiệp nằm tại các địa phương có sẵn lao động phổ thông.

Page 5: Các chiến lược thuần sử dụng các nguồn lực

Ví dụ: các cửa hàng bán lẻ, các siêu thị dạng lễ, tết; các doanh nghiệp sản xuất như xí nghiệp in ấn, các trang trại cần thu hoạch vụ mùa. Chiến lược này đặc biệt được áp dụng hiệu quả trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ như bốc xếp, vận chuyển hàng hóa…

- Chiến lược này thích hợp với những công việc không đòi hỏi có tay nghề, có thể chọn trong các lực lượng lao động tạm thời như sinh viên, học sinh, các bà nội trợ

5. Chiến lược tăng lao động và giảm lao động theo nhu cầu:

Khi dự đoán nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sắp tới tăng cao, doanh nghiệp có thể đào tạo huấn luyện them lao động và sẽ sa thải lao động khi nhu cầu giảm.

a. Ưu điểm: - Linh hoạt, đáp ứng kịp thời khi nhu cầu cao- Chất lượng sản phẩm đảm bảo, giữ được uy tín cho doanh

nghiệpb. Nhược điểm:

- Sản xuất không ổn địnhChi phí sẽ cao vì có them chi phí đào tạo huấn luyện, và bồi thường sa thải công nhânChất lượng sản phẩm thường không cao vì lao động mới được đào tạo

- Khi sa thải công nhân sẽ làm người lao động không yên tâm, năng suất có thể giảmc. Phạm vi áp dụng:

Áp dụng cho những doanh nghiệp hay sử dụng lao động không đòi hỏi kĩ năng, lao động thủ công. Chiến lược này cũng có thể áp dụng tốt ở những vùng có nhiều lao động phổ thông, họ muốn tăng thu nhập phụ của mình trong thời gian nhàn rỗi.

vi dụ: số công sản xuất tháng 12 năm 2009 của công ty VL là 300 người, định mức 2000 sp/tháng

Tháng Nhu cầu Mức sx Sô CN Đào tạo Sa thải1 700 700 350 50 2 600 600 300 3 450 450 225 754 400 400 200 1005 650 650 325 25 6 700 700 350 50

Tổng 3500 3500 1750 125 175

6. Chiến lược tăng giá, giảm giá theo sự tăng giảm của cầu:

Page 6: Các chiến lược thuần sử dụng các nguồn lực

Theo chiến lược này, khi nhu cầu của thị trường thấp, doanh nghiệp có thể tăng cường quảng cáo, khuyến thị, cải tiến phương thức bán hàng, hoặc có thể dùng giảm giá để tăng nhu cầu. Khi nhu cầu tăng cao thì doanh nghiệp tăng giá để tăng lợi nhuận, đồng thời hạn chế nhu cầu mua, một hình thức vẫn giữ được uy tín cho doanh nghiệp.

a. Ưu điểm:- Tận dụng năng lực sản xuất thừa- Tạo ra khách hàng mới- Duy trì khách hàng cũ- Chủ động tác động vào nhu cầu thị trường

b. Nhược điểm:- Khó xác định trước được biến động của nhu cầu- Chi phí cho khuyến thị, giảm giá tăng cao- Giảm giá thường xuyên có thể tác động xấu đến tâm lý người

tiêu dùng, gây ra sự mất long tin ở khách hàngc. Phạm vi áp dụng:

- Trong trường hợp doanh nghiệp cần nắm trước nhu cầu để chủ động được thị trường. ví dụ: ngành hàng không, dịch vụ du lịch…

- Có thể áp dụng rộng rãi cho doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ khi chênh lệch cung và cầu khá cao. Ví dụ: công ty sản xuất bánh kẹo tết Trung thu…

7. Chiến lước hợp đồng chịu (Back Orders):

Trong giai đoạn nhu cầu tăng cao, doanh nghiệp vẫn tiếp tục nhận kí hợp đồng với khách hàng mặc dù đã sử dụng hết năng lực. Những đơn hàng mà doanh nghiệp đã kí kết có thể không đáp ứng được đúng thời hạn. Trong trường hợp đó, doanh nghiệp tìm cách thuyết phục để khách hàng chấp nhận sự chậm trễ. Nếu khách hàng sẵn sàng chờ, không có thái độ phản kháng thì đây là một chiến lược của doanh nghiệp.

a. Ưu điểm: - Chiếm dụng được vốn của khách hàng- Sản xuất ổn định- Tránh được việc thuê thêm nhân công- Tạo thêm doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp

b. Nhược điểm:- Dễ bị mất long khách hàng, từ đó tạo điều kiện cho đối thủ

cạnh tranh có cơ hội xâm lấn thị phần của doanh nghiệp.c. Phạm vi áp dụng:

- Cho những doanh nghiệp độc quyền, và chỉ nên áp dụng trong từng khoảng thời gian hợp lý, không nên quá lạm dụng.

8. Chiến lược tổ chức sản xuất những mặt hàng đôi trọng:

Page 7: Các chiến lược thuần sử dụng các nguồn lực

Nhiều nhà sản xuất đã tổ chức sản xuất với chiến lược điều chỉnh những loại sản phẩm đối nghịch theo mùa.

a. Ưu điểm: - Tận dụng hết năng lực sản xuất và tài nguyên sẵn có- Đội ngũ lao động ổn định- Luôn tạo việc làm cho nhân viên

b. Nhược điểm:- Không chuyên môn hóa- Năng suất lao động thấp- Đòi hỏi công nghê, kĩ thuật đa dạng- Do nhiều chủng loại sản phẩm nên khả năng tiếp cận thị

trường không được thuận lợi như những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cùng loại

- Mức độ rủi ro caoc. Phạm vi áp dụng:

- Cho những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, dễ thay đổi công nghệ; những doanh nghiệp có thể tìm kiếm các sản phẩm dối nghịch.Ví dụ: các công ty may mặc vừa sản xuất quần áo mùa hè, vừa sản xuất quần áo mùa đông.