Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

43

Transcript of Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Page 1: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8
Page 2: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 2

CÁC BƢỚC CƠ BẢN THỰC HÀNH TRÊN

PHẦN MỀM DỰ TOÁN GIÁ XÂY DỰNG Biên tập lần 6, tháng 3/2013 theo phiên bản mới của Phần mềm GXD8

Lời mở đầu:

Sau gần 4 năm xuất hiện, phần mềm dự toán Giá xây dựng (Sau đây gọi là Dự toán GXD)

đã để lại nhiều ấn tượng với người sử dụng trên khắp cả nước. Mọi người đã dần quen với việc sử

dụng GXD để lập dự toán, làm hồ sơ dự thầu cũng như hồ sơ thanh quyết toán. Dù ra đời sau,

nhưng với kinh nghiệm của một người có chuyên môn sâu trong lĩnh vực Kinh tế xây dựng cùng

với tinh thần chịu khó lắng nghe, kiên trì theo đuổi các định hướng phát triển riêng của mình, tác

giả phần mềm, Thạc sĩ Nguyễn Thế Anh đã tạo ra một thương hiệu sánh ngang với các phần mềm

nổi tiếng trên thị trường xây dựng trong những năm qua.

Là một người thường xuyên sử dụng Phần mềm GXD phục vụ công việc cũng như thường

xuyên được cùng với tác giả hướng dẫn thực hành cho các học viên lớp “Đo bóc tiên lượng và lập

dự toán công trình” do Công ty Giá xây dựng tổ chức. Tôi đã dành thời gian biên tập Tài liệu này,

với phần mô tả việc lập dự toán dưới dạng hình ảnh và chia thành các bước, ở các lần trước tài liệu

đã giúp cho nhiều người mới tiếp xúc với dự toán hình dung được các công việc mình phải làm

cũng như giúp nhanh chóng thuần thục xử lý trên Dự toán GXD.

Với việc Tác giả Nguyễn Thế Anh và Công ty Giá xây dựng nâng cấp Phiên bản dự toán

mới lên Vesion 8 (GXD8) với nhiều cải tiến, tôi đã biên tập lại tài liệu này cho phù hợp với những

cải tiến của phần mềm, để dành tặng cho các học viên đã và đang theo học lớp “Đo bóc tiên lượng

và Lập dự toán công trình” do Công ty Giá xây dựng tổ chức, đồng thời dành tặng cho tất cả các

bạn đang sử dụng Dự toán GXD.

Ngoài tài liệu này, các bạn cũng có thể đọc phần Hướng dẫn sử dụng luôn được cập nhật

theo các phiên bản (file hdsd.chm tích hợp sẵn kèm theo) để nắm rõ hơn tất cả các tính năng của

phần mềm dự toán GXD.

Tài liệu này gồm các phần sau (Các bạn ấn vào link để đến nhanh phần hướng dẫn):

Phần 1: Hƣớng dẫn lập dự toán theo Phƣơng pháp sử dụng Đơn giá địa phƣơng

Giúp các bạn thao tác lập dự toán theo hướng sử dụng đơn giá công bố của các địa phương

Phần 2: Hƣớng dẫn lập dự toán theo Phƣơng pháp xây dựng Đơn giá công trình

Giúp các bạn thao tác lập dự toán theo Định mức và đơn giá thời điểm hiện tại tại công trình

Phần 3: Tìm hiểu một số vấn đề khác trong phần mềm Dự toán GXD

Giải thích các tiện ích, các tính năng cũng như các lệnh kết nối của phần mềm, sử dụng chúng

với mục đích gì và khi nào sẽ sử dụng.

Phần 4: Một số tính năng hay đƣợc dùng trong phần mềm

Một số tình năng hay được dùng để hỗ trợ nhanh việc lập dự toán

Tài liệu hoàn thành nhờ hợp tác giúp đỡ của tác giả phần mềm dự toán GXD, Ths.Nguyễn

Thế Anh – Phó giám đốc TTTT của Viện Kinh tế xây dựng cũng như của Công ty CP Giá xây dựng.

Với thời gian có hạn cũng như việc sử dụng và hiểu về phần mềm chưa hết, tài liệu không

tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý sửa đổi của độc giả. Mọi góp ý cho tài liệu xin các bạn

gửi về địa chỉ mail: [email protected]. Các bạn cũng có thể ghé thăm blog cá nhân của tôi, chuyên

chia sẻ các vấn đề về Kinh tế xây dựng tại địa chỉ: www.levinhxd.com .

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 17 tháng 3 năm 2013

Tác giả: Lê Vinh

Page 3: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 3

PHẦN 1: HƢỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN THEO ĐƠN GIÁ ĐỊA PHƢƠNG

Trước hết các bạn hãy hiểu bản chất của các phần mềm dự toán: Phần mềm nào cũng chạy

trên một bộ cơ sở dữ liệu (trong đó thông thường gồn có Định mức và Đơn giá Tỉnh, Thành phố

hoặc Ngành, thường gọi là Đơn giá địa phương). Nhưng đơn giá đó được xây dựng từ một thời gian

nào đó (2006, 2007, 2008 ….), vì vậy cần phải điều chỉnh các khoản chi phí vật liệu, nhân công,

máy thi công…

Bên cạnh đó, thông thường đơn giá ban hành là Đơn giá xây dựng không đầy đủ nên cần

phải tính thêm các khoản như Trực tiếp phí khác, Chi phí chung, Thu nhập chịu thuế tính trước,

Thuế GTGT, Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công theo đúng hướng dẫn của Thông tư

04/2010/TT-BXD ngày 25/05/2010 của Bộ xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư

xây dựng công trình.

Vậy ta có thể hiểu nôm na đơn giản: Sử dụng đơn giá địa phương có nghĩa ta lấy khối

lượng (đã bóc tách ra được từ bản vẽ) nhân với đơn giá đã được địa phương nơi có công trình ban

hành để tính dự toán. Tuy nhiên đơn giá ban hành đó đã không còn phù hợp với thị trường hiện tại

nên ta bắt buộc phải điều chỉnh, và để để điều chỉnh thì phải phân tích các thành phần vật liệu, nhân

công, máy thi công ra. Sau đó điều chỉnh bằng cách bù trừ trực tiếp (tính chênh lệch) hoặc bù hệ số

(nhân hệ số điều chỉnh), hoặc kết hợp cả 2 cách trên.

Vậy cách và các bƣớc làm thế nào?

Bƣớc 1: Mở phần mềm, Chọn cơ sở dữ liệu

Ở các phiên bản trước đây, với Excel 2007 thì sau khi mở phần mềm, bạn phải chọn

menu Add-Ins mới thấy các thanh công cụ lập dự toán. Còn ở phiên bản mới, tác giả phần mềm

đã tích hợp các thanh công cụ của Dự toán ngay trên thanh Ribbon của Excel nên thuận lợi hơn

rất nhiều.

Hình 1.1.1: Giao diện mới với các công cụ được tích hợp ngay trên thanh Ribbon

Kể từ phiên bản GXD7 và nay là GXD8, Việc lựa chọn cơ sở dữ liệu cho File dự toán đã

trở nên hết sức dễ dàng. Các bạn chỉ cần Copy Dữ liệu CSV có sẵn trong Đĩa CD của phần mềm

hoặc Download được ở trên mạng về và Paste vào đường dẫn: C/Dutoan GXD/Dulieu

Với những bạn chưa nâng cấp phần mềm lên GXD7 hay GXD8 nên tìm hiểu lại cách

chọn CSDL ở “Hướng dẫn thực hành GXD biên tập tháng 2/2012” tôi đã chia sẻ trước đó.

Page 4: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 4

Hình 1.1.2 – Thao tác Lựa chọn cơ sở dữ liệu

Để vào ô cơ sở dữ liệu các bạn ấn thao tác: Dự toán GXD/Chọn Cơ sở dữ liệu

Hình 1.1.3 – Hộp lựa chọn cơ sở dữ liệu

Các bạn có thể thấy ở hình 1.1.3 ở trên, chỉ cần copy các Bộ đơn giá (File CSV) các Tỉnh,

thành phố hay đơn giá của các Bộ ban hành và paste vào dường dẫn C\Dutoan GXD\Dulieu. Sau

đó chọn đơn giá cần sử dụng bên List trong ô Cơ sở dữ liệu là xong.

Nếu chưa có CSDL sẵn lưu trong máy tính thì ở phiên bản mới GXD8, bạn vào Sheet ML

(Mục lục), sau đó tìm đến các đường link giới thiệu đến các địa chỉ quen thuộc thuộc hệ thống

sản phẩm Giá xây dựng. Cụ thể tại mục 12, có ô Tải cơ sở dữ liệu CSV (hình 1.1.4)

Page 5: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 5

Hình 1.1.4 - Hình ảnh link download các cơ sở dữ liệu địa phương trong Sheet ML

Bƣớc 2: Chèn các thông tin và thông số vào sheet TS

Các thông số ban đầu rất quan trọng, đặc biệt là các hệ số, định mức tỷ lệ, chế độ tiền

lương, giá nhiên liệu năng lượng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị công trình và tính chính

xác của bảng dự toán mà các bạn đang lập

*Thông tin: Tên công trình, hạng mục, Chủ đầu tư .v.v…

*Hệ số: Hệ số vật liệu, nhân công, máy thi công (nếu có).

*Các định mức tỷ lệ: Trực tiếp phí khác, Chi phí chung, Lãi chịu thuế tính trước, Thuế GTGT,

Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công (Tra thông tư 04/2010/TT-BXD hoặc

ngay bên cạnh phần ẩn trang của sheet cũng có).

*Các thông số khác: Chế độ tiền lương mới nhất; Giá xăng dầu nhiên liệu năng lượng theo thời

điểm hiện tại …

Hình 1.2.1- Sheet thông số TS, Phần các hệ số định mức tỷ lệ

Các bạn lưu ý trong hình 1.2.1 ở trên:

- Vật liệu ít khi có hệ số, do chúng ta dùng phương pháp bù trừ trực tiếp (chênh lệch vật liệu).

Page 6: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 6

- Hệ số nhân công, máy thi công lấy theo các Quyết định của UBND Tỉnh, Thành phố hoặc các

Bộ ban ngành, Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty .... về việc hướng dẫn điều chỉnh dự

toán. Nếu dùng phương pháp bù trừ trực tiếp (tính chênh lệch) thì các hệ số nhân công để bằng 1.

Một số Chủ đầu tư đã Chủ động cập nhật nhanh chế độ chính sách theo tiền lương mới

bằng cách sử dụng công thức tính hệ số điều chỉnh nhân công như sau:

Knc = Lƣơng TT vùng mới nhất/ Lƣơng TT trong đơn giá

(Công thức này đã được chấp nhận kể từ hướng dẫn tại các Thông tư 07/2006; 03/2008;

05/2009 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình, đồng thời

các tỉnh, thành phố ban hành hệ số điều chỉnh dự toán đều dựa vào công thức trên để tính hệ số

điều chỉnh nhân công Knc)

Lƣu ý thêm: Hiện nay Phương pháp bù giá nhân công bằng cách tính Chênh lệch nhân

công đã bắt đầu phổ biến, các bạn xem hướng dẫn cụ thể ở phần sau của tài liệu này.

* Các định mức tỷ lệ ở dưới tra trong Thông tư 04/2010/TT-BXD (xem hoặc tải tại đây).

Tuy nhiên, tác giả đã để các bảng định mức tỷ lệ ở ngay trong sheet Ts để người sử dụng tiện tra

cứu.

* Thuế suất GTGT theo Thông tư mới nhất của Bộ Tài chính hướng dẫn luật thuế GTGT

(hiện nay vẫn là 10% cho đầu ra công trình xây dựng).

Hình 1.2.2- Sheet thông số TS, Phần chế độ tiền lương

Các thông số chế độ tiền lương này là căn cứ để tính giá nhân công, chính là Sheet

Nhancong ở cuối phần mềm, từ giá nhân công đó chúng ta dùng để bù chênh lệch nhân công

hoặc bù tiền lương thợ lái máy trong Chi phí máy xây dựng.

Các bạn lưu ý trong hình 1.2.2 ở trên:

* Lương tối thiểu chung lấy theo Nghị định của Chính phủ về tiền lương TT chung (thời

điểm này là NĐ 31/2012 với lương 1.050.000 đồng thực hiện từ 1/5/2012). Tải NĐ 31/2012 tại

đây

* Lương tối thiểu vùng lấy theo Nghị định của Chính phủ về tiền lương TT vùng (thời

điểm này là NĐ 103/2012). Các bạn phải để ý công trình của mình thuộc vùng nào quy định

trong Phụ lục 1 của Nghị định. Tải Nghị định 103 tại đây

* Các khoản phụ cấp, lương phụ, khoán trực tiếp .v.v. có thể kiểm tra tại phần thuyết

minh của Đơn giá xây dựng, lắp đặt của các Tỉnh, Thành phố.

Page 7: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 7

Hình 1.2.3- Sheet thông số TS, Phần giá nhiên liệu năng lượng

Các bạn lưu ý trong hình 1.2.3 ở trên:

* Giá nhiên liệu năng lượng trong bảng giá ca máy địa phương (giá ca máy gốc): Các bạn

tìm thông tin này tại phần thuyết minh của bảng giá ca máy của địa phương. Nếu không có thông

tin trên, các bạn có thể tra thời điểm ban hành giá ca máy (ví dụ năm 2006) sau đó tìm các thông

tin giá nhiên liệu năng lượng thời điểm đó và điền vào.

Lưu ý: Tùy theo từng phương pháp bù giá ca máy mà có thể điền Giá gốc này hoặc

không. Các bạn xem ở các bước sau của Tài liệu hướng dẫn này.

* Giá xăng, dầu trong bảng giá ca máy thời điểm hiện tại: Có thể lấy báo giá từ nhà cung

cấp, hoặc vào website Petrolimex tìm các thông cáo báo chí, một địa chỉ tin cậy các bạn có thể

tham khảo tại đây. Giá điện theo quy định của Bộ công thương, Tập đoàn điện lực. Các bạn tham

khảo giá điện tại đây

* Tất cả các giá điền vào ở trên các bạn nhớ là phải trước thuế Giá trị gia tăng!

Khi tính giá nhiên liệu năng lượng trước thuế với công trình tại Hà nội, cách tính như ví dụ sau:

- Giá dầu diezel (0,05S) hiện tại: 20.800 đồng/lít; Phí dầu theo quy định: 500 đồng/lít

Giá dầu diezel (0,05S) chưa bao gồm Thuế GTGT để tính dự toán:

(20.800 - 500)/1,1 + 500 = 18.955 đồng/lít.

- Giá xăng RON 92 hiện tại: 20.800 đồng/lít; Phí xăng theo quy định: 1.000 đồng/lít

Giá xăng RON 92 chưa bao gồm Thuế GTGT để tính dự toán:

(20.800 – 1.000)/1,1 + 1.000 = 19.000 đồng/lít.

Phí thì không tính Thuế (hai khoản độc lập) nên cần trừ đi trước khi chia cho 1,1

(Các bạn có thể tham khảo từ khoản 5.3- Mục I, Thuyết minh và hướng dẫn áp dụng Bảng giá ca

máy TP Hà Nội số 5477 ngày 24/11/2011).

Các bạn cũng có thể tìm hiểu cách tính giá xăng dầu trước thuế GTGT của các địa

phương khác tại bài viết này trên Blog cá nhân của tôi.

Page 8: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 8

Bƣớc 3: Tra mã hiệu đơn giá

* Quay lại Sheet Du toan GXD, vào ô mã hiệu đơn giá và chọn mã hiệu mình cần tra

* Nên chọn từ ngắn, sử dụng dấu cộng (+) giữa các từ, ví dụ với công tác Bê tông đổ tại

chỗ, Bê tông cột, sử dụng bê thông thương phẩm mác 300 ta có thể tra với cụm từ sau:

“tông+cột+phẩm+300”.

*Với các công tác không có mã hiệu đơn giá thì để “TT” (Tạm tính), tên công việc, đơn

vị và đơn giá ta phải gõ thủ công vào.

Lưu ý: Với hộp trã mã hiệu các bạn có thể kéo giãn, to nhỏ tùy ý để dễ nhìn thấy toàn bộ

các thông tin trong đó.

Hình 1.3.1- Một ví dụ tra mã cho công tác BT dầm mác 300, đổ bằng bơm bê tông

Một số kinh nghiệm khi tra mã hiệu:

- Chúng ta nên tra bằng những từ hoặc cụm từ ngắn gọn, sử dụng dấu cộng (+) để khả

năng bỏ sót mã hiệu là ít nhất. Ví dụ: “Công tác trát phào”, có thể chỉ cần gõ từ “phào”, công tác

“ Bê tông tấm chớp, bê tông M200#” chỉ cần gõ “Chớp+ 200”, bê tông gạch vỡ mác 50 chỉ cần

gõ “vỡ”.

- Với các công tác thuộc đơn giá xây dựng, gõ con số là một cách tìm nhanh, ví dụ Mác

200 ta nghĩ đến việc gõ con số 200 vào. Với công tác thuộc Đơn giá Lắp đặt, không nên gõ số, vì

có thể bỏ sót mã hiệu mà ta sẽ tra vận dụng. Ví dụ, với việc lắp cút nhựa có đường kính 42mm,

nếu tra con số “42”, ta sẽ không tra được mã hiệu, vì Đơn giá chỉ có đường kính 40 hoặc 50mm

- Các mã hiệu tạm tính thông thường là mang tính vật liệu đơn thuần nhưng rất đa dạng

về chủng loại, ví dụ: Cửa hay Khuôn cửa có rất nhiều loại (Gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, Nhựa

.v.v.) hoặc các công tác nhân công quy về đơn vị công, các công tác ca máy quy về đơn vị “ca”.

- Chú ý nhầm lẫn các mã hiệu có tên gần giống nhau (ví dụ mã bê tông, cốt thép khác

nhau về chiều cao hay mã xây chỉ khác nhau về vữa ( XM - xi măng hoặc TH-Tam hợp))

- Tra một mã hiệu mà bận thấy chưa chắc chắn nó đúng với công việc ngoài thực tế hay

không, có thể tiến hành thử Phân tích đơn giá chi tiết (Bước 4) để xem các thành phần hao phí có

đúng với ý tưởng công việc mình định tra hay không.

Page 9: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 9

Bƣớc 4: Chiết tính đơn giá chi tiết

Trước đây, bước này gọi là Phân tích vật tư, tuy nhiên để tối ưu hóa phần mềm, giảm bớt

dung lượng cho file dự toán. Tác giả đã gộp Sheet Phân tích vật tư và Đơn giá chi tiết lại làm 1,

và bây giờ nó có tên công việc là “Chiết tính đơn giá chi tiết”.

* Mục đích của Chiết tính đơn giá chi tiết là ta phân tích ra được các hao phí về vật liệu,

nhân công, máy thi công theo Định mức đồng thời tạm thời ta xác định được Đơn giá cho một

đơn vị công tác.

* Thao tác: Vào Chi phí xây dựng/Chọn 1- Chiết tính đơn giá/1. Bảng chiết tính đơn giá

Khi hiện ra một hộp thao tác chọn cách tính theo giá gốc, giá tháng. Các bạn ấn đồng ý

Hình 1.4.1 – Thao tác Chi tiết tính đơn giá chi tiết

* Lưu ý: Trong bảng Đơn giá chi tiết, với các công tác vận dụng thì cần sửa lại tên vật tư

cho phù hợp hay các hệ số điều chỉnh cần được điền vào đúng theo quy định.

Hình 1.4.2- Một ví dụ phân tích hao phí theo định mức cho công tác lắp Tê nhựa

Trong ví dụ ở hình 1.4.2 ở trên: Mã lắp đặt Tê (T đường kính 42mm) được tra theo cút,

vận dụng mã hiệu lắp cút đường kính d40, để tránh nhầm lẫn khi áp giá vật liệu về sau, trong

phần vật liệu cần sửa tên cho phù hợp (T nhựa miệng bát d42) và phần nhân công được điều

chỉnh hệ số 1,5 lần theo quy định trong định mức.

Page 10: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 10

Bƣớc 5: Tổng hợp và tính chênh lệch vật tƣ

Mục đích của việc này là tổng hợp tất cả khối lượng hao phí về vật liệu, nhân công, máy

thi công để điều chỉnh giá do các đơn giá này, vì chúng đã được xây dựng từ lúc địa phương

công bố đơn giá, cách đây vài năm ba (2008 chẳng hạn).

Thao tác: Vào Chi phí xây dựng /Chọn 2.Tổng hợp và chênh lệch vật tư

Hình 1.5.1 – Thao tác “Tổng hợp và chênh lệch vật tư”

Bƣớc 6: Thao tác với bảng Chênh lệch vật tƣ:

* Với chênh lệch vật liệu: Các bạn gõ giá vật tư thời điểm hiện tại vào cột giá hiện tại,

chênh lệch từng vật tư sẽ được tự động tính toán và tổng hợp được Tổng CLVL - > CLVT này sẽ

liên kết (link) sang sheet Gxd.

Lưu ý:

- Các bạn có thể lưu lại giá vật liệu đã nhập bằng cách vào Tiện ích -> Lưu giá vật tư

trong CLVT và khi cần lấy lại thì cũng vào Tiện ích và chọn Lấy lại giá đã lưu.

Hình 1.6.1 - Tính năng lưu giá vật tư và lấy lại giá đã lưu trong bảng CLVT

Page 11: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 11

- Giá vật liệu nhập vào giá hiện tại thông thường là giá được Công bố trong các quyết

định Công bố giá của liên sở Tài chính - Xây dựng địa phương hoặc Giá do Chủ đầu tư phê

duyệt. Trường hợp đấu thầu thì giá đó là mức giá mà Nhà thầu chào hợp lý với khả năng huy

động trên thị trường. Với giá không có trong công bố giá các bạn có thể lấy báo giá từ nhà cung

cấp, nhà sản xuất nhưng phải có các dữ liệu chứng minh đi kèm, phục vụ việc thẩm tra về sau.

- Giá vật tư nhập vào ô Giá hiện tại phải là giá trước thuế Giá trị gia tăng (GTGT).

* Với chênh lệch nhân công: Thông thường nhân công người ta hay dùng hệ số điều

chỉnh (ở bước 2 ở trên liên quan đến Sheet TS đã nhắc đến). Nếu các bạn dùng cách điều chỉnh

theo bù trừ trực tiếp thì cần phải tính bảng giá nhân công (Sheet NC XD). Các bạn tham khảo

bước 7

* Với chênh lệch máy thi công: Bạn hãy xem ở Bước 8.

Bƣớc 7: Tính bảng giá nhân công và Bù giá nhân công trực tiếp

Trước khi thực hiện việc Bù giá nhân công theo cách tính Chênh lệch nhân công, các bạn

quay lại sheet TS để điền các chế độ chính sách tiền lương cho Phù hợp với quy định của Tỉnh,

Thành phố đó:

Tại hình 1.7.1 ở dưới đây, tôi ví dụ việc nhập thông số tiền lương của một công trình

đóng tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang:

Lương TT chung: Theo Nghị định 31/2012 của Chính Phủ

Lương TT vùng: huyện Vị Xuyên thuộc vùng IV trong Nghị định 103/2012 của CP

Hình 1.7.1 Bảng dữ liệu chế độ tiền lương của Tỉnh Hà Giang

Phụ cấp lưu động, Phụ cấp không ổn định sản xuất, Phụ cấp khu vực: Các bạn tìm đọc

quy định trong Thuyết minh Đơn giá Hà Giang, phần 2.2 Căn cứ bảng giá nhân công

(Các bạn có thể tham khảo thuyết minh đơn giá tỉnh Hà Giang tại đây)

Lương phụ và Chi phí khoán trực tiếp: Thông tư 04/2010/BXD quy định (Luôn là 12

và 4% lương cấp bậc).

Sau khi hoàn tất việc nhập thông số tiền lương, ta tiến hành tính bảng giá nhân công bằng

thao tác sau: Vào Chi phí xây dựng/4.Tính giá nhân công/1.Bảng giá nhân công

Page 12: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 12

Hình 1.7.2 Thao tác tính bảng giá nhân công

Với các thông số ví dụ tại huyện Vị Xuyên, Hà Giang mà tôi đã nêu ở trên, sau khi kết xuất

bảng giá nhân công lập tức ta được kết quả trong Sheet Nhancong như ở hình 1.7.3 dưới.

Hình 1.7.3 – Bảng lương nhân công huyện Vị Xuyên ví dụ được tính ra tại thời điểm hiện tại

(Tháng 3/2013)

Bây giờ để tính bù nhân công, các bạn cần đưa giá nhân công được tính ra trong Sheet

NCXD sang bảng Tổng hợp và chênh lệch vật tư. Bước này ta dùng lệnh kết nối nhân công như

hướng dẫn sau:

Thao tác: Vào Chi phí xây dựng/8.Nối với bảng chênh lệch/ Tích vào “Nối giá nhân công

từ bảng lương nhân công”

Page 13: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 13

Hình 1.7.4 – Mô tả lệnh kết nối nhân công sang bảng chênh lệch vật tư

Lưu ý: Ở trên hộp “Nối với bảng Tổng hợp và chênh lệch”, các bạn có thể tùy chọn nối

thêm Vật liệu từ bảng VLHT, Nhân công từ bảng lương nhân công và Ca máy từ bảng giá ca

máy… Khi chỉ cần nối mỗi nhân công thì các bạn chỉ tích chọn “Nối giá nhân công từ bảng

lương nhân công”.

Kết quả ta có được bảng tính chênh lệch nhân công như sau:

Hình 1.7.5 – Bảng tính minh họa chênh lệch nhân công (Sheet TH&CLVT)

Giá trị chênh lệch nhân công này sẽ được link trực tiếp sang Sheet GXD, khi đó công

thức tính Chi phí nhân công cũng được phần mềm tự động đổi theo công thức: NC = NC*1 +

CLNC như hình minh họa sau đây:

Page 14: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 14

Hình 1.7.5 – Bảng tính minh họa Tổng hợp chi phí xây dựng theo Chênh lệch nhân công

Bƣớc 8: Tính giá ca máy điều chỉnh và Bù giá ca máy

Trước khi thực hiện bù giá ca máy, bạn nên quay lại Sheet Ts để kiểm tra một lần nữa các

thông số giá nhiên liệu năng lượng gốc cũng như hiện tại đã được nhập đầy đủ hay chưa. Vì

những thông số đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc tính Sheet Giá ca máy điều chỉnh (GCM). Hiện

tại Phần mềm Dự toán Giá xây dựng Có 2 cách tính Giá ca máy điều chỉnh nhằm bù giá ca máy:

Về nguyên lý bù giá ca máy các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu này của tôi (Xem tại

đây). Hoặc các bạn cũng có thể tham khảo Quyết định số 36/2011/QĐ-BXD ngày 23/3/2011 của

Giám đốc công ty Giá Xây dựng công bố hướng dẫn bù giá ca máy và thiết bị thi công.

Cách 1: Bù theo thông tư 06/2010/TT-BXD

Thông tư 06/2010/TT-BXD của Bộ xây dựng về Hướng dẫn lập giá ca máy và thiết bị thi

công có hướng dẫn bù giá ca máy bằng cách tính giá ca máy điều chỉnh và bù trừ trực tiếp. Về

cách tính các bạn xem Mục 1 Điều 9 của Thông tư 06/2010/TT-BXD trong đó hướng dẫn cách

tính các hệ số K1, K2, K3.

Hình 1.8.1–Thao tác tính giá ca máy điều chỉnh theo TT06/2010/TT-BXD

Page 15: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 15

Thao tác: Vào Chi phí xây dựng/5. Tính giá ca máy/2. Điều chỉnh giá ca máy theo TT06

Để link giá ca máy này sang bảng Tổng hợp và Chênh lệch vật tư XD ta sử dụng lệnh kết

nối giá ca máy Điều chỉnh này sang sheet TH&CLVTXD (lệnh 8) để tính chênh lệch ca máy

Hình 1.8.2 - Lệnh kết nối giá ca máy từ Sheet GCM XD sang Bảng TH CLVT

Lưu ý: Cách 1 này hiện nay mặc dù là hướng dẫn của Bộ XD tuy nhiên ít được áp dụng cho

phần dữ liệu gốc của Chi phí khấu hao, Chi phí sửa chữa, Chi phí khác ít được các Địa phương

ban hành kèm theo bảng Giá ca máy. Do thiếu các dữ liệu này nên các Chủ đầu tư ít áp dụng PP

bù theo TT06/2010/BXD. Mà sử dụng cách bù đơn giản như hướng dẫn ở bước 2 dưới đây:

Cách 2: Bù giá ca máy theo cách đơn giản:

Trước hết ta sẽ tìm hiểu vì sao lại có từ “bù theo cách đơn giản”.

Từ năm 2010 đến nay, thường mỗi đợt điều chỉnh tiền lương tối thiểu, các Tỉnh, Thành

phố sẽ có một văn bản ban hành hệ số ca máy dùng cho công trình có vốn NSNN kèm theo

hướng dẫn điều chỉnh giá ca máy. Trong đó cụ thể là hướng dẫn điều chỉnh cho việc thay đổi giá

nhiên liệu năng lƣợng và tăng lƣơng tối thiểu. Chính vì vậy, tác giả phần mềm GXD coi việc

bù giá ca máy chỉ do sự thay đổi của 2 yếu tố này là “bù đơn giản”.

Hình 1.8.3 – Thao tác tính Giá ca máy điều chỉnh theo cách bù đơn giản

Page 16: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 16

Thao tác: Vào Chi phí xây dựng/5. Tính giá ca máy/2. Điều chỉnh giá ca máy đơn giản

Để link giá ca máy này sang bảng Tổng hợp và Chênh lệch vật tư XD ta sử dụng lệnh kết

nối giá ca máy Điều chỉnh này sang sheet TH&CLVTXD (lệnh 8 như ở trên) để tính chênh lệch

ca máy. Minh họa như hình 1.8.2 ở trên.

Lƣu ý: Một số người sử dụng cách bù giá ca máy bằng cách kết hợp cả hệ số và chênh lệch trực

tiếp. Ví dụ với một công trình ở tp Hà Nội, các bạn có thể sử dụng Hệ số ca máy của UBND

thành phố Hà Nội ban hành. Tuy nhiên hệ số đó chỉ áp dụng điều chỉnh cho tiền lương thợ lái

máy, như vậy chúng ta có thể tính bù giá nhiên liệu, năng lượng bằng cách tính bù trừ trực tiếp.

Tuy nhiên các bạn sử dụng PM dự toán GXD thi cần tùy biến cho phù hợp với phương pháp này.

Hình 1.8.4 – Bảng bù giá máy thi công cũng được tính bằng cách bù trừ trực tiếp

Chú ý: Xong các bước này, ta đã hoàn thành việc bù chi phí Vật liệu, Nhân công, Máy thi

công theo thời điểm hiện tại, cùng với việc đã điền các định mức tỷ lệ (các khoản chi phí “đuôi”)

trong sheet Ts, coi như bảng Dự toán chi phí xây dựng (Gxd) đã xong.

Hình 1.8.5 – Một ví dụ Tổng hợp Chi phí xây dựng (Gxd) sau khi đã hoàn thành

Các bạn lƣu ý phần Chi phí lắp đặt thiết bị (Gldtb) thao tác hoàn toàn tƣơng tự.

Ngoài ra, nếu các bạn muốn lập dự toán Dự thầu thì ta sẽ lập theo Đơn giá chi tiết và

Đơn giá tổng hợp, mời các bạn theo dõi thêm bước thứ 9.

Page 17: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 17

Bƣớc 9: Tính Đơn giá chi tiết và Dự toán dự thầu

Bƣớc 9a: Tính đơn giá chi tiết:

Thực ra đơn giá chi tiết chúng ta đã tính trong bước 2 ở trên ở bước Chiết tính đơn giá chi tiết

Mục đích: Khi làm dự toán dự thầu, chúng ta sẽ sử dụng Đơn giá chi tiết, là đơn giá tính cho một

đơn vị công tác, ví dụ: 1m3 bê tông cột bao nhiêu tiền, 100m2 cốp pha bao nhiêu tiền.

Trong đơn giá chi tiết các bạn lưu ý một số vấn đề sau:

1, Phải nhớ điều chỉnh các hệ số mà ở ngoài sheet Dutoan GXD đã nhân, ví dụ hệ số điều

chỉnh định mức vận chuyển, điều chỉnh do điều kiện thi công, điều chỉnh khi vận dụng mã hiệu

(như ví dụ mã lắp Tê (T) đã nêu ra ở trên). Trường hợp đã dùng tính năng “Thêm hệ số công

việc” trong Tiện ích thì không phải làm việc này.

2, Đơn giá chi tiết này luôn mặc định giá gốc, để tính theo giá hiện tại (đã có trong sheet

TH&CLVT) ta làm như sau:

Hình 1.9.1 - Lệnh kết nối giá hiện tại trong bảng CLVT XD sang ĐGCT XD

Hình 1.9.2 - Lệnh kết nối giá vật liệu, nhân công, máy sang Đơn giá chi tiết

Cách 1: Vào Chi phí xây dựng/8.Kết nối với bảng chênh lệch/Nối sang bảng đơn giá chi tiết; khi

đó sheet ĐGCT đã được tính theo giá hiện tại.

Page 18: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 18

Cách 2: Vào Chi phí xây dựng/7.Kết nối với bảng đơn giá chi tiết/Nối sang bảng đơn giá chi tiết;

khi đó sheet ĐGCT đã được tính theo giá hiện tại.

Sau khi hoàn thành việc kết nối giá hiện tại sang Đơn giá chi tiết, chúng ta đã có các bảng

phân tích đơn giá chi tiết theo thời điểm hiện tại. Việc này hoàn toàn giống như xây dựng Đơn

giá công trình được hướng dẫn ở phần 2 của Tài liệu này.

Bƣớc 8b: Tính dự toán dự thầu

* Mục đích: Sau khi đã hoàn tất việc tính các Đơn giá chi tiết, ta sẽ Tổng hợp lại dưới

dạng Bảng giá dự thầu. Hiện nay đa phần các mẫu trong các hồ sơ mời thầu của Chủ đầu tư đều

yêu cầu Nhà thầu chúng ta phải làm việc này.

Thao tác: Vào Chi phí xây dựng/ 10.Tính dự toán dự thầu

Hình 1.9.2 - Thao tác tính dự toán dự thầu

Hình 1.9.3- Một ví dụ Tổng hợp dự toán dự thầu

Lƣu ý: Các bước đã được hướng dẫn ở trên được mô tả trên phần Chi phí xây dựng,

bên cạnh đó phần mềm còn hỗ trợ phần xác định Chi phí lắp đặt thiết bị. Cấu trúc phần Chi phí

xây dựng và Chi phí lắp đặt thiết bị hoàn toàn giống nhau. Do vậy các bạn có thể thao tác các

bước tuần tự như trên để xác định chi phí Lắp đặt thiết bị.

Page 19: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 19

PHẦN 2: LẬP DỰ TOÁN THEO PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐƠN GIÁ CÔNG TRÌNH

Định nghĩa: Đơn giá công trình là Đơn giá mà người lập dự toán tự xây dựng từ Định

mức và các đơn giá vật liệu, nhân công, máy thi công tại công trình đó ở thời điểm lập dự toán

(thay vì dùng Đơn giá địa phương và bù giá).

Chúng ta có thể nôm na hiểu rằng: Từ số liệu Định mức có sẵn, lắp các đơn giá vật liệu,

nhân công và máy ở thời điểm hiện tại thì người sử dụng chiết tính ra được Đơn giá như ví dụ

minh họa trong hình dưới đây:

Hình 2.0.1 - Ví dụ về đơn giá công trình

Trong hình 2.0.1 ở trên, chúng ta nhận thấy với một công tác bê tông lót:

- Phần định mức hao phí chính là Định mức 1776 (Mã AF.11110).

- Phần đơn giá người lập sẽ nhập luôn giá hiện tại vào. Khi đó sẽ tính ra được các chi phí

trực tiếp (vật liệu, nhân công, máy thi công).

- Tính thêm các Chi phí đuôi như Trực tiếp phí khác, Chi phí chung, Thu nhập chịu thuế

tính trước,

Thuế GTGT, chi phí lán trại ta sẽ được một Đơn giá xây dựng đầy đủ.

Hình ảnh so sánh Đơn giá xây dựng và Đơn giá công trình được minh họa ở dưới: Hình

2.0.2 mô tả mã hiệu Công tác Bê tông lót đá 4x6, M100# trong Sheet Dutoan XD:

- Phần trên minh họa tra mã AF.11111 ta được Đơn giá vật liệu, nhân công, máy thi công

trong Đơn giá 56-2008 của TP Hà Nội.

Page 20: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 20

- Phần dưới minh họa người dùng đã tạo ra đơn giá công trình Với Đơn giá vật liệu, nhân công,

máy thi công thời điểm hiện tại.

Hình 2.0.2 - So sánh Đơn giá địa phương và Đơn giá công trình

Vậy vấn đề là trong phần mềm Dự toán Giá Xây Dựng, việc xây dựng đơn giá công trình

như thế nào? Làm thế nào để tránh nhầm lẫn, chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu các bước sau đây:

Bƣớc 1: Lựa chọn cơ sở dữ liệu

Việc lựa chọn CSDL hoàn toàn giống như trong phần Lập dự toán theo Đơn giá địa

phương. Tuy nhiên, bây giờ có một sự khác biệt: Chúng ta không nhất thiết phải chọn Đơn giá

Tỉnh,Thành phố đúng với nơi công trình cần lập dự toán. Tức là: Bạn hoàn toàn có thể chọn tạm

Đơn giá, Giá vật tư, Giá ca máy bất kỳ; thành phố Hà Nội chẳng hạn (kể cả đang tính dự toán

cho công trình ở Nghệ An, Hưng Yên vv….). Vì thực chất với phương pháp Đơn giá công trình,

bạn không dùng đến Đơn giá địa phƣơng (chỉ cần mượn mã hiệu, tên công việc, đơn vị tính để

sử dụng cho bước sau).

Bƣớc 2: Nhập các thông số ban đầu cho công trình

Việc lựa chọn cơ sở dữ liệu cơ bản giống như trong phần Lập dự toán theo Đơn giá địa phương

2.1 Các hệ số định mức tỷ lệ

Hình 2.1 - Mô tả phần hệ số, định mức tỷ lệ của dự toán

Page 21: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 21

Tại hình 2.1 ở trên:

- Vì xây dựng Đơn giá công trình (không sử dụng bộ đơn giá địa phương) nên các hệ số vật liệu,

nhân công, máy thi công nhập bằng 1.

Ta có thể hiểu: Không có hệ số điều chỉnh vì đơn giá các khoản chi phí trực tiếp này được tính

cho thời điểm hiện tại.

- Các Định mức tỷ lệ % của chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, và chi

phí lán trại tra theo Thông tư 04/2010/TT-BXD phù hợp với loại công trình. - Thuế GTGT theo

quy định của Bộ Tài chính (như đã nói ở phần 1 của tài liệu về hướng dẫn lập theo ĐG địa

phương)

2.2 Phần thông số dữ liệu để xây dựng bảng giá nhân công

Hình 2.2.2 - Bảng thông số chế độ tiền lương với vùng I – Hà Nội

Tại hình 2.2.2 ở trên:

- Mức lương tối thiểu chung và mức lương tối thiểu vùng như chúng ta đã biết, được quy định

bởi Chính phủ (thông thường là hàng năm có Nghị định điều chỉnh tiền lương). Để hiểu thêm về

hệ thống tiền lương tối thiểu, xin giải thích nôm na với các bạn như sau:

+ Lương TT chung: Áp dụng cho đối tượng là cán bộ công chức, viên chức, giáo viên, bộ

đội, công an .v.v. gọi chung là đối tượng hưởng lương Ngân sách nhà nƣớc. Lương tối thiểu

chung thông thường thay đổi vào ngày 1/5 hàng năm (Tham khảo Điều 2 Nghị định

31/2012/NĐ-CP này 12/4/2012 về đối tượng áp dụng).

+ Lương TT vùng: Áp dụng cho các với ngƣời lao động làm việc ở công ty, doanh

nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam

và cả các Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam có thuê mƣớn lao động. Hiện nay Lương TT

vùng đang theo quy định tại Nghị định 103/2012/NĐ-CP, áp dụng từ ngày 1/1/2013(Tải tại đây)

Công nhân xây dựng đa phần đều thuộc đối tượng áp dụng của lương tối thiểu vùng (tức

làm việc cho các doanh nghiệp có thuê mướn lao động), do vậy ở mục thông số tiền lương ở trên,

chúng ta có thể điều chỉnh Lương tối thiểu chung và Lương tối thiểu vùng làm 1 (Tức nhập thành

1 mức lương tối thiểu vùng) để bảng giá nhân công đúng với ý nghĩa của nó

Page 22: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 22

Hình 2.2.3 – Một ví dụ chế độ chính sách tại tp Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Tại hình 2.2.3 ở trên: Ta nhập lương TT chung bằng lương TT vùng để xác định chi phí nhân

công (do Phú Thọ chỉ nói phụ cấp lưu động tính theo lương TT chứ không nói rõ lương TT

chung hay lương TT vùng, các bạn có thể tham khảo thuyết minh đơn giá Phụ Thọ ở đây (ảnh

chụp)

Lƣu ý: Hiện nay TP Hà Nội đã ban hành các bộ đơn giá mới (Tháng 11-2011), trong đó, việc chế

độ tiền lương vẫn được tách ra gồm Phụ cấp lưu động tính theo lương tối thiểu chung và các

khoản còn lại như lương cơ bản, lương phụ và chi phí khoán trực tiếp tính theo lương tối thiểu

vùng. Hiện vẫn có nhiều tranh cãi về vấn đề này, tuy nhiên đây là các bộ đơn giá có tính pháp lý

cao, vậy ở phần hình 2.2.3 trên, các bạn có thể vẫn để nguyên lương TT chung theo đúng văn bản

nhà nước quy định, cụ thể hiện nay là 830.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, tôi vẫn giữ quan điểm

công nhân xây dựng (hiện đang làm tại các nhà thầu) hoàn toàn được hưởng lương theo lương tối

thiểu vùng. Với doanh nghiệp, lương tối thiểu chung chỉ để làm căn cứ xác định các khoản bảo

hiểm cho người lao động.

Tiếp tục với hình 2.2 ở trên:

Các chế độ như Phụ cấp lưu động, Phụ cấp không ổn định sản xuất, Lương phụ, Chi phí

khoán trực tiếp được quy định rất rõ tại thuyết minh đơn giá của các Tỉnh, thành phố (Ngay đầu

quyển Đơn giá). Các bạn nên đọc kỹ để điền các thông tin vào đây cho chuẩn xác, ví dụ như ở

Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh, Phụ cấp lưu động luôn là 20%, Lương phụ 12%, Khoán 4% còn

không có Phụ cấp không ổn định sản xuất.

Hình 2.2.4 - Trích thuyết minh đơn giá xây dựng TP Hà Nội (số 5481-2011) có quy định về các

khoản phụ cấp, lương phụ và lương khoán trực tiếp cũng như cách xác định

Tiếp tục với hình 2.2.2 ở trên:

Với các địa bàn mà có thêm các khoản phụ cấp khác, các bạn có thể nhập vào bảng thông

số để chế độ tiền lương được điều chỉnh phù hợp. Việc tính toán các khoản phụ cấp ở bảng nhân

công (sheet Nhancong) đều dựa trên quy định của Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004

của Chính phủ về việc Quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương.

Page 23: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 23

2.3 Phần thông số dữ liệu để xây dựng bảng giá ca máy thi công

Việc nhập các thông số về giá nhiên liệu, năng lượng tương tự như trong phần hướng dẫn

dành cho đơn giá địa phương ở trên. Tuy nhiên ở đây, do áp dụng đơn giá công trình nên chúng

ta không có bù giá, do vậy chỉ cần nhập giá nhiên liệu, năng lượng cho thời điểm hiện tại là

được.

Giá xăng, dầu: Theo thông cáo báo chí của Petrolimex, Công ty xăng dầu quân đội. Giá

điện: Theo giá điện quy định của Bộ công thương, Tập đoàn điện lực EVN.

Hình 2.2.5 - Thông số về giá nhiên liệu, năng lượng

Cách tính Giá nhiên liệu thời điểm hiện tại trước thuế Giá trị gia tăng các bạn đọc lại tại

Bước 2 của Phần hướng dẫn lập đơn giá địa phương đã nói ở trên. Hoặc tham khảo tại đây

Bƣớc 3: Tra mã hiệu định mức, đơn giá

Việc tra mã hiệu công việc theo định mức, đơn giá thực hiện như Bước 3 trong Phần 1

(Hướng dẫn theo Phương pháp sử dụng đơn giá địa phương). Tuy nhiên, ở đây gần như chúng ta

chỉ tra để lấy tên công việc, còn phần dữ liệu Đơn giá tra ra sau này sẽ không dùng đến:

Hình 2.3.1 - Ý nghĩa của việc tra mã hiệu đơn giá công trình

Page 24: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 24

Lưu ý: Dù không hề dùng đến đơn giá địa phương, tuy nhiên các Đơn giá cần điều chỉnh

hệ số thì vẫn phải điều chỉnh như bình thường. Ví dụ như việc phải điều chỉnh cho đơn giá cự ly

vận chuyển, đơn giá vận dụng (tê theo cút) .v.v. Việc điều chỉnh này giúp tính đơn giá chi tiết về

sau, các hệ số điều chỉnh sẽ được đính kèm.

Hình 2.3.2 - Đơn giá vẫn điều chỉnh các hệ số như bình thường

(Ở trong hình minh họa 2.3.2 việc vận chuyển đất 15km, phần đơn giá vận chuyển 6km

tiếp theo đã nhân 6 và 8km cuối đã nhân 8 bằng tính năng Thêm hệ số công việc trong Tiện ích)

Bƣớc 4: Phân tích đơn giá chi tiết

Thao tác: Vào Chi phí xây dựng/Chọn 1. Chiêt tính đơn giá/1. Bảng chiết tính đơn giá

Việc Phân tích đơn giá chi tiết ở đây chúng ta có thể hiểu giống như chúng ta mở sách

định mức ra, soi xem 1 công tác nào đó gồm những hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công hết

bao nhiêu. Khi đã xác định được hao phí, ta sẽ đi tìm hiểu đơn giá của chúng để xác định chi phí.

Lưu ý các chi phí sẽ được tính đầy đủ các khoản đuôi (chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, thu

nhập chịu thuế tính trước, Thuế GTGT, Lán trại tạm) để thành một đơn giá chi tiết đầy đủ.

Trong hình 2.4.1 dưới đây: Cột định mức thì vẫn theo ĐM của Bộ xây dựng chung cho tất

cả các công trình. Với phần đơn giá: Các bạn cần hình dung những đơn giá được bôi vàng ở

trong hình ảnh minh họa là Đơn giá địa phương, Ta sẽ không dùng đến mà cần tự tìm kiếm, xác

định hay tính toán cho công trình nơi mình đang lập dự toán.

Hình 2.4.1 – Minh họa đơn giá chi tiết trong PP Đơn giá công trình

Page 25: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 25

Bƣớc 5: Tổng hợp vật tƣ

Thao tác: Vào Chi phí xây dựng/Chọn 2. Tổng hợp và chênh lệch vật tư

Lưu ý: Việc tổng hợp này chỉ nhằm mục đích Tổng hợp toàn bộ các vật tư (vật liệu, nhân công,

máy thi công ) của cả công trình lại, không hề có ý nghĩa để tình bù trừ chênh lệch như trong

Phương pháp đơn giá địa phương ở trên. Sau khi ấn lệnh xong, ta qua bước 6 tiếp theo dưới đây

chứ không can thiệp gì thêm ở sheet này.

Phương pháp tôi hướng dẫn dưới đây sẽ khác biệt hoàn toàn với phương pháp đã hướng

dẫn trước đó tại các phiên bản cũ đã biên tập lần thứ 4 trở về trước. Tuy nhiên, về ý nghĩa của

việc Lập Dự toán theo đơn giá công trình là hoàn toàn tương tự, chỉ khác ở các bước thao tác sẽ

nhanh hơn.

Bƣớc 6: Tính giá trị vật tƣ

Thao tác: Vào Chi phí xây dựng/Chọn 6. Tính giá trị vật tư

Mục đích của việc này là tổng hợp tất cả Tên vật tư (vật liệu, nhân công, máy thi công )

về một bảng và ta sẽ để tính giá vật tư ở thời điểm hiện tại

Ở Hình 2.6.1 ở dưới đây, Chúng ta hình dung phải làm các bước tiếp theo để xác định Chi

phí vật liệu, nhân công và máy thi công. Giá vật tư bôi vàng trong hình vẫn là giá của Địa

phương, các bạn có thể Xóa đi cũng được, để hiểu rằng bản chất của Đơn giá công trình là không

dùng gì đến giá do Địa phương ban hành.

Hình 2.6.1 – Bảng tính giá trị vật tư. Giá vật tư bôi màu vàng trong ảnh hiện vẫn là giá gốc.

Vậy Đơn giá công trình là ta phải xác định đƣợc giá vật liệu, nhân công, máy ở thời

điểm hiện tại. Ta sẽ lần lượt tìm hiểu xác định như thế nào?

Với giá Vật liệu: Ta sẽ xác định giá hiện tại từ các thông tin sau:

- Công bố giá của Liên sở Tài chính -Xây dựng tỉnh, thành phố

- Công bố giá của các Tổ chức, Đơn vị có uy tín

- Báo giá các nhà cung cấp trên thị trường

Page 26: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 26

- Giá gốc và cước vận chuyển hoặc chi phí vận chuyển vv…(Trường hợp cần tính Bảng

giá VL hiện trường thì dùng Sheet VLHT)

Với giá nhân công, máy thi công: Tìm hiểu ở các bước sau.

Bƣớc 7: Tính bảng giá nhân công và bảng giá ca máy thi công

Việc xác định chi phí nhân công hoàn toàn như trong PP đơn giá địa phương, cụ thể:

1, Vào Sheet TS để điền các chế độ chính sách về lương, phụ cấp, giá ca máy hiện tại

2, Tính bảng giá nhân công:

Thao tác: Vào Chi phí xây dựng/4.Tính giá nhân công/1.Bảng giá nhân công

Hình 2.7.1 – Thao tác tính bảng giá nhân công

Lưu ý: Phần mềm luôn mặc định Nhóm nhân công là Nhóm I (giống như các Bộ đơn giá địa

phương ban hành). Với các công trình sử dụng Nhóm Nhân công II hay III thì cần có thao tác

chuyển đồi cho phù hợp

Để đổi nhóm nhân công, các bạn thao tác:

Vào Chi phí xây dựng/4. Tính giá nhân công/2. Đổi nhóm nhân công

3, Tính bảng giá ca máy

Thao tác: Vào Chi phí xây dựng/5.Tính giá ca máy/1.Bảng giá ca máy mới

Hình 2.7.2 - Lệnh tính bảng giá ca máy mới

Bƣớc 8: Lệnh kết nối giá ca máy, giá nhân công sang bảng giá vật tƣ

Sau khi tính xong Bảng giá nhân công và Bảng giá ca máy thời điểm hiện tại cho công

Page 27: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 27

trình, ta nối toàn bộ giá nhân công và giá ca máy này sang bảng giá vật tư.

Thao tác: Vào Chi phí xây dựng/9. Nối với bảng giá trị vật tư/ Chọn tích nối giá nhân công từ

bảng lương nhân công và giá ca máy từ bảng giá ca máy

Hình 2.8.1 Kết nối giá nhân công và Giá ca máy sang bảng Giá trị vật tư

Như vậy, sau khi hoàn thành việc kết nối giá nhân công, giá ca máy mới sang Sheet Giá

vật tư cùng với việc đã nhập giá vật liệu hiện tại. Ta được một bảng gom giá vật tư hiện tại. Giá

này sẽ dùng để lập nên đơn giá công trình

Hình 2.8.2 - Mô tả giá vật tư hiện tại để tính Đơn giá công trình (Sheet GVT XD)

Bước 9: Kết nối để tính đơn giá chi tiết công trình theo thời điểm hiện tại

Đơn giá chi tiết đã được tính tại bước 3 ở trên, tuy nhiên đây là đơn giá được tính theo giá

gốc. Ta cần có bước liên kết giá vật tư theo thời điểm hiện tại sang Bảng đơn giá chi tiết để hoàn

Page 28: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 28

thành việc lập Đơn giá công trình.

Thao tác: Vào Chi phí xây dựng/9. Nối với Bảng giá trị vật tư/ Chọn tích vào ô Nối sang

bảng Đơn giá chi tiết (Tức kết nối giá hiện tại trong Bảng giá vật tư ở các bước trên sang bên

Đơn giá chi tiết)

Hình 2.9.1 Lệnh kết nối từ Bảng giá vật tư hiện tại đã tính sang Đơn giá chi tiết

Lưu ý: Việc kết nối nếu không thành công thì chúng ta nên thử bấm lại lệnh trên.

Sau khi hoàn thành việc tính Đơn giá chi tiết, coi như ta đã hoàn thành công việc cơ bản

về Dự toán. Bây giờ sẽ có 2 hướng:

1, Lập dự toán theo dạng bảng Tổng hợp kinh phí Gxd (Lập dự toán)

2, Lập dự toán dự thầu (Trường hợp đấu thầu)

Mời các bạn thao tác tiếp ở các bước sau:

Bƣớc 10: Hoàn tất việc Tính tổng kinh phí (Gxd) hoặc Dự thầu (DTDT)

10a. Hoàn tất bảng Tổng hợp kinh phí (Gxd)

Bảng tổng hợp kinh phí thường là tổng hợp giá trị Vật liệu, Nhân công, Máy đã được điều

chỉnh cho thời điểm lập dự toán, đồng thời tính thêm các chi phí đi kèm như Trực tiếp phí khác,

Chi phí chung, Thu nhập chịu thuế tính trước, Thuế, Chi phí lán trại…. theo đúng quy định của

Thông tư 04/2010/TT-BXD

Ở trong Phần lập dự toán theo Đơn giá địa phương, Chi phí vật liệu (A), Nhân công (B) ,

Máy thi công (C) thường được bù bằng tính chênh lệch hoặc điều chỉnh hệ số. Còn ở phần Lập

theo đơn giá công trình mà ta đang làm, sẽ không còn phải bù gì nữa.

Việc đầu tiên phải làm là chúng ta nên xóa bỏ đơn giá trong Sheet GXD:

Page 29: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 29

Hình 2.10.1 – Xóa toàn bộ đơn giá trong Sheet Du toan XD đi

Bước tiếp theo: Kết nối bảng giá VL, NC, Máy ở Đơn giá chi tiết sang Sheet Dutoan XD

để tính các giá trị A, B, C

Thao tác: Vào Chi phí xây dựng/1.Chiết tính đơn giá/2. Nối đơn giá với Bảng dự toán

Hình 2.10.2 - Kết nối Đơn giá chi tiết sang sheet Du toan XD để tạo Đơn giá công trình

Ta sẽ được kết quả như sau:

Page 30: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 30

Hình 2.10.3 - Sheet Dutoan GXD đã được tính theo Đơn giá công trình

Bước cuối cùng ta vào Sheet Gxd (Chi phí xây dựng) để kiểm tra kết quả:

Trong bảng tổng hợp (Gxd) các bạn nên chú ý kiểm tra lại các phần sau:

1, Không còn có Chênh lệch vật tư cũng như chênh lệch máy thi công vì ta đã xây dựng đơn giá

theo đơn giá hiện tại, không dùng bù trừ hay hệ số điều chỉnh nữa

2, Các hệ số Vật liệu, Nhân công, Máy để bằng 1. Ở Phiên bản mới GXD7 và nay là GXD8 Công

thức tính toán đã được nhảy phù hợp với phương pháp Đơn giá công trình

3, Rà soát lại các Định mức tỷ lệ của Chi phí trực tiếp, Chi phí chung, Thu nhập chịu thuế tính

trước, Lán trại, Thuế GTGT theo đúng loại công trình và quy định.

Hình 1.10.4 Hoàn tất Bảng tổng hợp chi phí xây dựng (Gxd) và kiểm tra lại kết quả

Page 31: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 31

10b. Hoàn tất bảng Tổng hợp dự toán dự thầu (Gxd)

Hình 2.10.5 - Hoàn tất bảng tính Dự toán dự thầu

Thao tác: Vào Chi phí xây dựng/10.Tính dự toán dự thầu

Lưu ý: Kết quả ở bảng Dự toán dự thầu và Gxd phải bằng nhau (xấp xỉ) thì phép tính của chúng

ta mới hoàn toàn chính xác.

PHẦN 3: TÌM HIỂU MỘT SỐ TÍNH NĂNG KHÁC CỦA PHẦM MỀM DỰ TOÁN GXD

3.1 Tìm hiểu một số Tiện ích của phần mềm:

Ngoài các tính năng chính được nêu trong các bước ở trên, phần mềm còn giúp ta giải

quyết nhanh hơn các công việc, các tình huống, cụ thể đó là gì? Ta hãy nhìn vào Tiện ích trong

hình ảnh được minh họa dưới đây, để dễ giải thích hình ảnh được đánh số thứ tự từ 1 đến 13 cho

13 tiện ích hiện có của phần mềm:

Hình 3.1.1 - Modul tiện ích được đánh số thứ tự từ 1-13

Giải thích các tính năng:

1, Hiện/ẩn diễn giải khối lƣợng: Giúp người làm dự toán có thể ẩn (hoặc hiện) các phần khối

lượng đo bóc được diễn giải dưới từng đầu việc, tính năng này còn làm cho file dự toán nhìn gọn

hơn, dễ kiểm tra đơn giá hơn

Page 32: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 32

2, Bảng khối lượng/Bảng dự toán: Khi cần tính toán khối lượng theo kiểu dài - rộng - cao, các

bạn cho hiện bảng khối lượng theo đúng form quy định bóc tách trong Quyết định 788/2010 của

Bộ xây dựng. Đến lúc tính xong khối lượng, muốn làm dự toán thì lại ấn vào tính năng này để

hiện lại bảng dự toán.

3, Hiện ẩn các dòng chi phí: Trong bảng Đơn giá chi tiết, nếu bạn muốn ẩn các khoản chi phí

được gọi là đuôi (trực tiếp phí khác, chi phí chung, lãi chịu thuế tính trước, thuế GTGT, lán trại)

thì chọn tính năng này. Lúc này ĐGCT chỉ còn là đơn giá chi tiết không đầy đủ.

4, Bảng Phân tích vật tƣ/ Bảng Phân tích đơn giá chi tiết: Nếu bạn muốn phần Đơn giá chi

tiết chỉ đơn thuần là bảng Phân tích vật tư (giống như các phiên bản cũ), thì ấn vào lệnh này. Nếu

cần đưa về lại Đơn giá chi tiết thì lại ấn thêm một lần nữa

5, Tra cứu lại đơn giá: Giúp tra lại đơn giá toàn bộ file dự toán, tính năng này hữu ích nếu ai đó

chọn sai cơ sở dữ liệu, khi chọn lại CSDL thỉ một thao tác là toàn bộ đơn giá được tra lại.

6, Tính lại toàn bộ diễn giải: Giúp tính lại toàn bộ diễn giải đo bóc khối lượng

7, Thêm hệ số cho công việc: Giúp chèn hệ số cho các công việc có điều chỉnh hệ số, ví dụ như

vận chuyển đất cho các km tiếp theo, vận dụng T theo Cút như ví dụ đã nêu ở trên,v.v...Tính

năng này hay hơn việc người làm tự nhân thủ công vào, vì sau đó các sheet khác như PTVT

(phân tích vật tư) hay ĐGCT (Đơn giá chi tiết) sẽ được điều chỉnh theo hệ số đó.

8, Đổi đơn vị cho công việc: Giúp đổi đơn vị công việc trong trường hợp bảng tiên lượng chào

thầu theo đơn vị khác với đơn vị có sẵn trong đơn giá. Ví dụ: m3 thay vì 100m3, kg thay vì tấn,

khi đó ta dùng tiện ích này để đổi đơn vị cho từng công việc

9, Tổng hợp vật liệu vận chuyển lên cao: Giúp tính các vật liệu vận chuyển lên cao, khối lượng

(trong công tác hoàn thiện như trát, láng, ốp, lát, lợp .v.v… theo quy định của Định mức)

10, Chuyển đổi phụ lục vữa: Chuyển đổi từ xi măng PC30 sang PC40 và ngược lại 11, Hiện

danh mục thép: Giúp hiện danh mục thép trong bảng dự toán

11, Hiện danh mục Thép: Hiện danh mục thép trong Đo bóc tiên lượng

12, Lưu giá hiện tại trong bảng chênh lệch vật tƣ: Giúp lưu giá vật liệu, nhân công, máy thi

công trong cột hiện tại của sheet Tổng hợp và Chênh lệch vật tư (TH&CLVT XD)

13, Lấy lại giá đã lƣu: Lấy lại giá vật tư đã lưu trong Bảng TH&CLVT trường hợp bạn có phân

tích hay tổng hợp lại vật tư.

3.2. Giải thích rõ hơn các lệnh kết nối

Ở phiên bản GXD số 8, tác giả phần mềm điều chỉnh thao tác lệnh kết nối giống như các

phiên bản cũ năm 2011. Ưu điểm của lệnh kết nối này là ta có thể thao tác nhiều lệnh nối cùng

một lúc, tuy nhiên đó cũng chính là nhược điểm, việc có nhiều lệnh kết nối có thể sẽ làm cho các

bạn nhầm lẫn và dẫn đến sai sót hoặc “loạn” file dự toán đang làm. Vậy thì kinh nghiệm của tôi

là các bạn hãy tìm hiểu kỹ mục đích của từng lệnh nối trước khi dùng.

a, Các lệnh kết nối với bảng Đơn giá chi tiết

Page 33: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 33

Hình 3.2.1 - Các lệnh kết nối với bảng Đơn giá chi tiết

Tôi tạm thời đặt thứ tự các lệnh là 7.1 đến 7.6 theo hình 3.2.1 ở trên

Lệnh 7.1: Nối giá vật liệu hiện trường từ Bảng giá VLHT với Đơn giá chi tiết

Tính năng này giúp kết nối đơn giá vật liệu đã được tính đến chân hiện trường ở Sheet

VLHT XD sang bảng Đơn giá chi tiết. Các bạn lưu ý: Trong trường hợp ta không tính giá VL

đến hiện trường mà nhập thẳng vào Bảng tổng hợp chênh lệch vật tư (TH&CLVT) hay bảng Giá

vật tư (PP giá công trình) thì không dùng tính năng này, làm vậy giá vật liệu trong ĐGCT lại là

giá gốc.

Lệnh 7.2: Nối giá nhân công từ Bảng lương nhân công với Đơn giá chi tiết

Tính năng này giúp kết nối giá Nhân công trong Sheet NC XD với Bảng đơn giá chi tiết.

Trong trường hợp các bạn không muốn tính bảng giá nhân công mà sử dụng hệ số điều chỉnh

nhân công thì không dùng đến lệnh này. Ngược lại đã dùng thì phần hệ số nhân công trong Sheet

TS phải để bằng 1.

Lệnh 7.3: Nối giá Ca máy từ Bảng giá ca máy với Đơn giá chi tiết

Tính năng này giúp kết nối giá Ca máy trong Sheet GCM với Bảng đơn giá chi tiết.

Trong trường hợp các bạn đã điều chỉnh ca máy bằng một hệ số thay vì tính giá ca máy mới thì

không dùng lệnh kết nối này nữa.

Lệnh 7.4 Nối vật tư từ bảng Tổng hợp và chênh lệch vật tư

Tính năng này giúp kết nối toàn bộ giá vật liệu, nhân công và máy thi công mà chúng ta

đã nhập vào hay tính toán được trên cột “Giá thời điểm lập dự toán” trong Sheet Tổng hợp và

chênh lệch vật tư sang với Đơn giá chi tiết. Nếu các bạn để ý thì thấy lệnh này hoàn toàn có ý

nghĩa như lệnh nối giá từ Bảng giá vật tư sang Bảng đơn giá chi tiết ở PP lập đơn giá công trình

đã hướng dẫn (chính là lệnh 7.5 sau đây)

Lệnh 7.5 Nối vật tư từ bảng Giá trị vật tư

Tính năng này giúp kết nối toàn bộ giá vật liệu, nhân công và máy thi công mà chúng ta

Page 34: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 34

đã nhập vào hay thống kê được ở Bảng giá vật tư. Phương pháp này thường được dùng khi làm

dự toán theo PP đơn giá công trình hay lập dự toán dự thầu. Bảng giá vật tư thường được yêu cầu

kê ra theo một mẫu trong Hồ sơ mời thầu.

Lệnh 7.6 Nối giá vữa từ bảng Phụ lục vữa.

Tại sao có phụ lục vữa?

Các bạn hình dung, trong đơn giá người ta nêu “Bê tông mác 300” chẳng hạn. Để làm

được bê tông mác 300 thì có thể dùng bê tông sỏi, đá 0,5x1mm, đá 1x2mm… hay xi măng PC30,

PC40, PCB… Và bê tông xũng có độ sụt khác nhau, như 2-4cm, 6-8cm, 14-17cm… Và gắn với

mỗi loại cấp phối cấu thành bê tông như vậy, người ta gọi là Phụ lục vữa. Phụ lục vữa được ký

hiệu bắt đầu bằng chữ B cho vữa xây trát và C cho vữa bê tông.

Khi bạn tra mã hiệu có công tác xây, trát, ốp, lát hoặc bê tông, bên Sheet PLV sẽ hiện tất

cả các phụ lục vữa, PLV này cũng có thể thay đổi. Bạn có thể tính toán giá PLV này để liên kết

sang Dự toán hay Đơn giá chi tiết, THCLVT hay Giá vật tư

Vì vậy lệnh nối giá vữa từ bảng Phụ lục vữa là để giúp chúng ta nhanh chóng kết nối giá

PLV đã tính toán sang bảng Đơn giá chi tiết khi cần.

b, Các lệnh kết nối với bảng Chênh lệch

Hình 3.2.2 - Các lệnh kết nối với bảng chênh lệch

Lệnh 8.1: Nối giá vật liệu hiện trường từ Bảng giá VLHT với Bảng chênh lệch vật tư

Tính năng này giúp kết nối đơn giá vật liệu đã được tính đến chân hiện trường ở Sheet

VLHT XD sang bảng Chênh lệch vật tư. Các bạn lưu ý: Trong trường hợp ta không tính giá VL

đến hiện trường mà nhập thẳng vào Bảng tổng hợp chênh lệch vật tư thì đừng tích vào lệch kết

nối này.

Lệnh 8.2: Nối giá nhân công từ Bảng lương nhân công với Bảng chênh lệch vật tư

Tính năng này giúp kết nối giá Nhân công trong Sheet NCXD với Bảng chênh lệch vật tư

để giúp tính Chênh lệch nhân công. Trong trường hợp các bạn không muốn tính chênh lệch nhân

công theo kiểu bù trừ trực tiếp mà sử dụng hệ số điều chỉnh nhân công thì không dùng đến lệnh

này. Ngược lại đã dùng thì phần hệ số nhân công trong Sheet TS phải để bằng 1.

Page 35: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 35

Lệnh 8.3: Nối giá Ca máy từ Bảng giá ca máy với Đơn giá chi tiết

Tính năng này giúp kết nối giá Ca máy trong Sheet GCM với Bảng chênh lệch vật tư để

tính Chênh lệch máy thi công. Trường hợp các bạn không dùng phương pháp bù trừ trực tiếp để

điều chỉnh chi phí máy thi công mà dùng hệ số Kmtc thì không dùng đến lệnh này nữa.

Lệnh 8.4: Nối giá vữa từ bảng Phụ lục vữa

Tính năng này giúp kết nối giá vữa từ bảng Phụ lục vữa sang Bảng chênh lệch vật tư, ý

nghĩa PLV đã được giải thích ở phần 3.2a trên.

Lệnh 8.5: Nối giá sang Đơn giá chi tiết

Lệnh này hoàn toàn giống như lệnh 7.4 đã nói ở trên, mục đích là kết nối toàn bộ giá vật

liệu, nhân công và máy thi công mà chúng ta đã nhập vào hay tính toán được trên cột “Giá thời

điểm lập dự toán” trong Sheet Tổng hợp và chênh lệch vật tư sang với Đơn giá chi tiết

b, Các lệnh kết nối với bảng Giá trị vật tƣ:

Hình 3.2.3- Các lệnh kết nối với bảng giá trị vật tư

Tôi tạm thời đặt thứ tự các lệnh là 9.1 đến 7.5 theo hình 3.2.3 ở trên

Lệnh 9.1: Nối giá vật liệu hiện trường từ Bảng giá VLHT với Bảng giá trị vật tư

Tính năng này giúp kết nối đơn giá vật liệu đã được tính đến chân hiện trường ở Sheet

VLHT XD sang bảng giá trị vật tư. Các bạn lưu ý: Trong trường hợp ta không tính giá VL đến

hiện trường mà nhập thẳng vào Bảng giá trị vật tư thì đừng tích vào lệch kết nối này.

Lệnh 9.2: Nối giá nhân công từ Bảng lương nhân công với Bảng giá trị vật tư

Tính năng này giúp kết nối giá Nhân công trong Sheet NCXD với Bảng giá trị vật tư.

Tính năng này thường giúp link tất cả các giá nhân công kê vào bảng vật tư đấu thầu trong dự

toán dự thầu hay Dự toán theo phương pháp đơn giá công trình.

Lệnh 9.3: Nối giá Ca máy từ Bảng giá ca máy với Bảng giá trị vật tư

Tính năng này giúp kết nối giá Máy thi công trong Sheet GCM với Bảng giá trị vật tư.

Tính năng này thường giúp link tất cả các giá máy thi công kê vào bảng vật tư đấu thầu trong dự

Page 36: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 36

toán dự thầu hay Dự toán theo phương pháp đơn giá công trình.

Lệnh 9.4: Nối giá vữa từ bảng Phụ lục vữa với Bảng giá trị vật tư

Tính năng này giúp kết nối giá vữa từ bảng Phụ lục vữa sang Bảng giá trị vật tư, ý nghĩa

PLV đã được giải thích ở phần 3.2a trên.

Lệnh 8.5: Nối giá sang Đơn giá chi tiết

Lệnh này nhằm kết nối toàn bộ giá vật tư tại Bảng giá vật tư sang Đơn giá chi tiết, từ đó

ta tính được Đơn giá chi tiết theo thời điểm hiện tại, nhằm phục vụ lập dự toán theo phương pháp

đơn giá công trình hoặc lập dự toán dự thầu.

3.3 Giải thích các tính năng, tiện ích khác:

Hình 3.3 Các tính năng trong hộp tùy chọn

Để vào hộp Tùy chọn, các bạn chọn thao tác: Dự toán GXD/Các tùy chọn. Các bạn có thể

nhận thấy các nút tích ở trên đang được mặc định sẵn, cụ thể các tính năng có ý nghĩa như sau:

1, Tra lại tên công việc khi thay đổi mã đơn giá: Khi bạn tra một mã nào đó nhưng không đúng,

bạn sẽ phải tra lại, nếu tích chọn tính năng này, tên công việc của đơn giá mới chọn lại sẽ được

cập nhật. Nếu bạn bỏ tích chọn, tên đơn giá vẫn giữ nguyên như mã trước, tính năng này hữu ích

trong việc lập dự toán dự thầu khi mà bạn đã sửa hoàn toàn tên công việc theo bảng tiên lượng và

không muốn bất cứ thay đổi nào liên quan đến tên công việc nữa khi vẫn có những thay đổi mã

hiệu.

2, Tính lại đơn giá khi thay đổi mã vữa: Khi bạn thay đổi mã vữa trong Cột B của Sheet Du toan

XD, ví dụ đỗi mã vữa xi măng cát đen sang cát vàng trong công tác xây, nếu bạn muốn toàn bộ

giá vật liệu thay đổi theo mã vữa mới, hãy tích chọn tính năng này.

3, Tổng hợp theo tên vật tư: Tính năng này giúp toàn bộ vật tư trong bảng CLVT được tổng hợp

lại theo tên vật tư, tính năng này rất hữu ích khi ta đổi tên vật tư khi dùng những mã vận dụng

4, Bóc thép theo diễn giải: Giúp bóc khối lượng thép theo bảng diễn giải khối lượng

5, Phân tích đơn giá chi tiết theo vữa: Giúp tính Đơn giá chi tiết theo mã vữa, Bạn bỏ tính năng

này đi khi tính đơn giá chi tiết sẽ không ra vật liệu rời (cát, đá, xi măng …) mà ra luôn vữa.

6, Tính đơn giá chi tiết theo đơn giá đầy đủ: Giúp tính Đơn giá chi tiết theo đơn giá đầy đủ các

khoản phí (bao gồm cả đuôi: trực tiếp phí khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế, thuế GTGT,

Page 37: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 37

lán trại). Bỏ tính năng này đi, Đơn giá chi tiết chỉ bao gồm các khoản VL, NC, MTC

7, Âm báo khi hoàn thành: Mỗi lần bạn xong một thao tác, sẽ có tiếng bíp báo hoàn thành. Nếu

khó chịu với tiếng bíp đó, bạn hãy tích bỏ chọn, nó sẽ không kêu nữa.

8, Sử dụng Menu Excel 2003: Bạn thấy Thanh menu Excel 2003 ngay trên Excel 2007 hay Excel

2010 khi dùng dự toán GXD hay không? Đó là tính năng 2 trong 1 mà GXD đã tích hợp vào giúp

những người dùng vẫn còn hoài niệm với Excel 2003 một thời. Nếu đã quen với Office mới và

không thích quá nhiều menu trên thanh Ribbon, bạn hãy bỏ tích chọn đi.

3.4 Bảng tra định mức Quản lý dự án và Định mức chi phí tƣ vấn (QĐ 957)

Bảng tra các khoản chi phí như Chi phí quản lý dự án và các Chi phí tư vấn được đính

kèm trong phần mềm. Bảng này nằm ở Sheet QD957, đây thực ra là một hệ thống công thức nội

suy theo Quyết định 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 về việc Công bố Định mức chi phí Quản lý

dự án và Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình.

Có được bảng nội suy này, chúng ta xác định được tất cả các khoản chi phí tư vấn được

kê trong quyết định 957. Khi sử dụng các bạn nhớ dựa vào Quyết định phê duyệt dự án đầu tư

xây dựng công trình để lựa chọn:

+ Loại công trình: Dân dụng hay Công nghiệp, hay Thủy lợi, hay Giao thông , hay HT kỹ thuật;

+ Số bước thiết kế: 2 Bước hay 3 Bước

+ Cấp công trình: Cấp I hay III, hay III , hay IV

+ Là Dự án phải lập dự án hay Chỉ cần lập báo cáo kinh tế kỹ thuật

Hình 3.4 - Trích bảng nội suy Chi phí QLDA và Chi phí tư vấn trong Sheet QD957

3.4 Bảng tính Dự phòng phí (Sheet Gdp)

Theo quy định hiện tại, Chi phí dự phòng (Gdp) gồm có 2 khoản:

- Dự phòng cho yếu tố khối lượng phát sinh (Gdp1)

- Dự phòng do yếu tố trượt giá (Gdp2)

Dự phòng do khối lượng phát sinh được tính như sau:

* Đối với dự toán: Gdp1= 5%*(Gxd + Gtb + Gqlda + Gtv + Gk)

Page 38: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 38

* Đối với báo cáo KTKT: Gdp1=5%*(Gxd + Gtb + Gdb-tcd + Gqlda + Gtv + Gk)

* Đối với Tổng mức đầu tư: Gdp1=10%*(Gxd + Gtb + Gdb-tcd + Gqlda + Gtv + Gk)

Dự phòng do yếu tố trượt giá được tính theo công thức quy định trong Thông tư

04/2010/T-BXD. Phần mềm dự toán GXD đã hỗ trợ lập bảng tính Gdp2, tuy nhiên trong phần

mềm đang để các công thức cũng như mẫu bảng tính cho việc Lập dự toán. Khi sử dụng các bạn

cần sử dụng linh động để phù hợp với từng địa bàn, từng cách tính hoặc số năm thực hiện dự án

Ví dụ, khi tính Dự phòng yếu tố trượt giá, ta cần tính mức trượt giá bình quân của ít nhất

3 năm gần nhất, tuy nhiên năm 2008 lại là năm trượt giá đột biến, nên có thể để tính toán chính

xác, ta phải bỏ qua năm này trong hệ thống tính chỉ số trượt giá.

3.5 Bảng tính chi phí vật liệu hiện trƣờng:

Việc đưa ra một hệ thống công thức và thể hiện các bảng tính cho công việc tính Giá vật

liệu đến hiện trường rất phức tạp. Trong thông tư 04/2010 của Bộ xây dựng có quy định:

Gvl = Ggốc + Gvc + Ght

Tức chi phí vật liệu đến hiện trường xây dựng bao gồm giá Vật liệu gốc (tại nơi mua),

Chi phí vận chuyển vật liệu và Chi phí hiện trường. Riêng việc xác định chi phí vận chuyển đã có

2 cách:

- Xác định theo Bảng cước quy định của các tỉnh, thành phố

- Xác định theo định mức vận chuyển

Chi phí tại hiện trường bao gồm chi phí bốc xếp (Cbx), chi phí vận chuyển trong nội bộ

công trình (Cvcht), chi phí hao hụt bảo quản (Chh) và được xác định theo công thức sau:

Cht = Cbx + Cvcht + Chh

Như vậy các bạn có thể hình dung nếu tính được Chi phí vật liệu là khá phức tạp. Do vậy

mà người ta thường báo giá đến hiện trường xây dựng để tránh những phiền hà trong tính toán.

Tuy nhiên, trong thực tế nhiều khi vẫn cần thực hiện việc tính toán những khoản chi phí này,

phần mềm GXD có lập một bảng VLHT để người dùng có thể tham khảo và tùy biến.

Các bạn lưu ý là phải tùy biến bảng tính này, ví dụ những vấn đề sau tác giả chưa đưa vào

phần bảng tính này:

+ Chi phí huy động phương tiện

+ Chi phí chèn lót hàng hóa

+ Chi phí phương tiện chờ đợi

+ Chi phí cầu đường, phà .v.v.

+ Tăng giảm các khoản chi phí tùy theo loại xe vận chuyển

+ Các khoản chi phí khác….

Riêng trường hợp vận chuyển với nhiều loại đường, suy ra nhiều loại cước (L1, L2,

L3…), các bạn có thể chèn thêm các dòng ở dưới để thay đổi loại đường và mức cước phí phù

hợp.

3.6 Bảng Tổng hợp kinh phí (Sheet THKP):

Là một người hay thực hiện Lập các phương án đầu tư cũng như thực hiện công tác quản

lý dự án, tôi rất thích sheet này trong phần mềm. Các bạn thử tưởng tượng: Trong quá trình lập

Page 39: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 39

dự án đầu tư hoặc đang thực hiện việc quản lý chi phí, bạn không biết được một khoản chi phí

nào đó nằm trong khoản nào của Tổng mức đầu tư và cách tính như thế nào, mời các bạn mở

Sheet này ra, chắc chắn đến 99% bạn có câu trả lời chuẩn xác.

Ví dụ: Sếp hỏi bạn rằng hãy tìm hiểu xem hiện nay Chi phí Giám sát, đánh giá Dự án đầu

tư được tính bằng bao nhiêu? Nằm trong khoản mục chi phí nào trong Tổng mức đầu tư? Bạn có

trả lời được không? Thật đơn giản: Mở Bảng THKP ra, nó nằm trong mục số 33 của Bảng Chi

phí tư vấn và xác định bằng 20% Chi phí QLDA đấy bạn. Nếu không tin tưởng ta thử mở thêm

thông tư 22/2010/TTBKHĐT ra xem nhé.

Đối với người làm công tác tư vấn, bảng thống kê này vô cùng quan trọng. Hy vọng các

bạn đang sở hữu phần mềm GXD sẽ không bỏ qua những tài sản quý giá như vậy!

3.7 Bảng Mục lục:

Sheet ML chỉ nhằm mục đích giúp người dùng tìm được nhanh hơn sheet mà mình cần

dùng mà thôi. Có nhiều người thắc mắc sao PM GXD lại có nhiều sheet như vậy?

Với người mới sử dụng thì có thể cảm thấy hơi rắc rối. Nhưng với các chuyên gia hoặc

các bạn đã hiểu sâu về dự toán, việc có nhiều sheet như thế là đúng với quy định về lập và quản

lý chi phí hiện nay của Nhà nước. Một sự hoàn chỉnh cần thiết cho ai muốn hiểu tất cả các vấn đề

về dự toán. Đặc biệt những người lập dự toán các công trình lớn, thì sẽ thấy các sheet được thiết

kế theo cơ chế “1 chạm”, chỉ cần kích vào tên sheet là thấy dữ liệu, thay vì phải cuộn màn hình

quá nhiều.

PHẦN 4: HƢỚNG DẪN MỘT SỐ TÍNH NĂNG HAY DÙNG TRONG DỰ TOÁN GXD

4.1 Thêm hệ số cho công việc:

Nhiều đơn giá trong dự toán được điều chỉnh bằng các hệ số, Ví dụ nhân hệ số cự ly vận

chuyển, hệ số điều chỉnh theo điều kiện thi công, biện pháp thi công vv…Và Phần mềm GXD hỗ

trợ việc này rất tốt.

Page 40: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 40

Hình 4.1.1 – Tính năng thêm hệ số trong công việc

Ví dụ sau đây mô tả việc vận chuyển đất đi đổ 15km. Theo hướng dẫn của ĐM 1776 ta sẽ

tách cự ly 15km thành 3 mã hiệu: <1km, vận chuyển tiếp <=7km và vận chuyển tiếp >7m. (15 =

Đm1+6*Đm4+8*Đm5)

Và trong phần mềm các bạn xử lý 2 mã hiệu sau bằng cách thêm các hệ số công việc

Thao tác: Đặt chuột vào một ô bất kỳ trong Dòng có mã hiệu đơn giá đó/ Vào Tiện ích/

Thêm hệ số cho công việc/ Đặt hệ số muốn điều chỉnh vào ô Hệ số/ Ấn đồng ý

Hình 4.1.2 – Hộp hệ số đơn giá, vật tư

Các bạn lưu ý trong Hộp hệ số đơn giá, vật tư có 2 loại hệ số:

1, Hệ số định mức: Phần này sử dụng khi điều chỉnh về định mức (tăng, giảm) bằng một

hệ số nào đó. Tính năng này phù hợp với nhà thầu nào muốn xây dựng định mức riêng, nhằm

hạch toán chi phí thi công của một gói thầu

2, Hệ số đơn giá: Nhằm điều chỉnh đơn giá, tính năng này hay sử dụng hơn. Ở ví dụ trên,

Mã hiệu AB.42322 có cự ly vận chuyển 6km nên nhân 6 (thêm hệ số 6) và Mã hiệu AB.42422 có

cự ly vận chuyển là 8km nên nhân 8 (thêm hệ số 8). Việc nhân hệ số này rất tiện lợi, các bước

sau bạn không hề phải thêm bất cứ hệ số ở bước nào nữa vì nó đã tự động nhảy theo (Hình 4.1.3)

Hình 4.1.3 – Hệ số điều chỉnh được thể hiện trong Bảng Phân tích vật tư (Đơn giá chi tiết)

4.2 Đổi công thức tính Chi phí chung:

Khi bạn lập dự toán với công trình thủy điện, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật hay công trình

Page 41: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 41

duy tu đường giao thông. Chi phí chung được tính theo % của Chi phí nhân công chứ không phải

chi phí trực tiếp. Vậy ta thao tác đổi công thức tính trong GXD như sau:

Thao tác: Vào Dự toán GXD/Đổi tên công trình – hạng mục công trình/ Chọn cách tính

Chi phí chung theo chi phí nhân công và điền % cho phù hợp:

Hình 4.2.1 – Cách đổi công thức tính Chi phí chung theo Chi phí nhân công

Trường hợp các bạn không muốn đổi cả hệ thống công thức, mà tùy theo từng đơn giá chi

tiết dự thầu, có đơn giá nào đó cần tính Chi phí chung theo chi phí nhân công thì làm như sau:

Vào tìm công việc Đơn giá chi tiết cần đổi, Ấn chuột phải và chọn “Chi phí chung theo chi phí

nhân công” (hình 4.2.2 dưới)

Hình 4.2.2 – Cách đổi công thức tính chi phí chung theo nhân công trong ĐGCT

4.3 Đổi mác vữa bê tông hoặc tính toán vữa bê tông thƣơng phẩm:

Khi bạn cần đổi vữa bê tông (Từ xi măng PC30 sang PC40), hay đổi cấp phối vữa xây

(cát mịn sang cát vàng….). Ta thao tác như sau:

1, Trong Sheet Dutoan XD các bạn cho hiện cột B và C (ẩn giữa cột A và D)

Page 42: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 42

Hình 4.3.1 – Thao tác Unhide để cho hiện Cột B và C

2, Trong Cột B (mã vữa), các bạn tìm mã vữa phù hợp:

Hình 4.3.2 – Cách tìm mã vữa phù hợp

Trong cột B, các bạn có thể gõ tìm như cách gõ tìm mà hiệu đã nêu ở trên. Ví dụ muốn

tìm một mã vữa có sử dụng xi măng PC40 ta gõ tìm “PC40”, hoặc thay vì dùng cát mịn cho công

tác xây, ta dùng cát vàng thì gõ “cát vàng”.

Sau khi đã chọn được mã vữa phù hợp, phần mềm sẽ phân tích vật tư cho chúng ta theo

đúng tên mã vữa đã tra.

Khi tính toán sử dụng vữa bê tông thương phẩm, các bạn có thể tìm gõ mã vữa có chữ

“thương phẩm” hoặc “tp”. Tuy nhiên cách sau sẽ giúp chúng ta làm nhanh hơn:

Thao tác: Chọn tích vào ô công việc có công việc bê tông thương phẩm, Cick chuột phải

chọn dòng “Sử dụng bê tông thương phẩm”.

Page 43: Cac Buoc TH Dutoan Voi Phanmem GXD 8

Hướng dẫn thực hành lập dự toán trên phần mềm Dự toán GXD – Biên tập lần 6 tháng 3.2013

__________________________________________________________________________________

levinhxd – www.giaxaydung.vn or www.levinhxd.com 43

Hình 4.3.3 – Cách lập dự toán cho trường hợp dùng vữa bê tông thương phẩm

4.4 Đổi nhóm nhân công:

Khi bạn lập dự toán với công trình sử dụng nhân công nhóm II và nhóm III, chúng ta cần

có thao tác đổi nhóm nhân công để có kết quả tính phù hợp, Bạn làm như sau:

Thao tác: Vào Chi phí xây dựng/8.Đổi nhóm nhân công

Hình 4.4.1 – Đổi nhóm nhân công xây dựng

Chúc các bạn với niềm đam mê với lĩnh vực Kinh tế xây dựng nói chung và Dự toán nói

riêng sẽ sớm thành thục với chuyên môn nghiệp vụ, thành công trong công việc và từ đó thành

đạt, giàu có, vui tươi hơn trong cuộc sống!

Xin trân trọng cám ơn!