C6 dgspxd

22
1 CHƯƠNG 6. ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM XÂY DỰNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH XÂY DỰNG 6.1. Giá xây dựng công trình: 6.1.1. Khái niệm về giá xây dựng: a) Khái niệm giá xây dựng xuất phát từ giá trị sản phẩm xây dựng: Là giá trị sản phẩm xây dựng tính bằng tiền hay toàn bộ hao phí lao động xã hội cần thiết để tạo ra giá trị sản phẩm xây dựng tính bằng tiền. Giá xây dựng G = C + V + m Trong đó: C : toàn bộ các hao phí lao động vật hoá tạo ra sản phẩm xây dựng (nguyên vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, máy móc thiết bị xây dựng…) V : toàn bộ hao phí lao động sống tạo ra sản phẩm xây dựng (tiền lương và phụ cấp của những người tham gia tạo ra sản phẩm) m : hao phí lao động xã hội để tạo ra giá trị thặng dư, được hiểu như lợi nhuận và khoản thuế thu nhập doanh nghiệp. b) Giá thành sản phẩm xây dựng: Giá thành sản phẩm xây dựng là một bộ phận của giá xây dựng, là một bộ phận của hao phí lao động xã hội trung bình cần thiết và nó phản ánh toàn bộ chi phí mà người sản xuất phải bỏ ra để hoàn thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm Z = C + V c) Giá xây dựng theo cơ chế thị trường: Trong cơ chế kinh tế thị trường, giá cả sản phẩm xây dựng là giá được hình thành thông qua thoả thuận giữa người mua và người bán. Do đó, giá cả trong thị trường có thể không phản ánh đúng giá trị của sản phẩm tính bằng tiền. Nó phụ thuộc chủ yếu vào mối quan hệ cung cầu. d) Giá gói thầu trong hoạt động xây dựng: Là giá trị của gói thầu được xác định cho từng gói thầu cụ thể của dự án trên quan điểm của bên mời thầu hoặc trên quan điểm của chủ đầu tư và nó được dùng làm căn cứ để xét thầu (lựa chọn nhà thầu). e) Giá dự thầu: Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu, là giá do nhà thầu lập trên cơ sở phương án công nghệ và tổ chức thi công của nhà thầu và trên cơ sở chiến lược cạnh tranh của nhà thầu khi tranh thầu. f) Giá trúng thầu: Là giá dự thầu của nhà thầu được xét đề nghị trúng thầu sau khi đã sửa lỗi số học và hiệu chỉnh các sai lệch. g) Giá hợp đồng:

Transcript of C6 dgspxd

1

CHƯƠNG 6. ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM XÂY DỰNG – HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN

XUẤT KINH DOANH XÂY DỰNG

6.1. Giá xây dựng công trình:

6.1.1. Khái niệm về giá xây dựng:

a) Khái niệm giá xây dựng xuất phát từ giá trị sản phẩm xây dựng:

Là giá trị sản phẩm xây dựng tính bằng tiền hay toàn bộ hao phí lao động xã hội cần

thiết để tạo ra giá trị sản phẩm xây dựng tính bằng tiền.

Giá xây dựng G = C + V + m

Trong đó:

C : toàn bộ các hao phí lao động vật hoá tạo ra sản phẩm xây dựng (nguyên vật

liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, máy móc thiết bị xây dựng…)

V : toàn bộ hao phí lao động sống tạo ra sản phẩm xây dựng (tiền lương và phụ

cấp của những người tham gia tạo ra sản phẩm)

m : hao phí lao động xã hội để tạo ra giá trị thặng dư, được hiểu như lợi nhuận và

khoản thuế thu nhập doanh nghiệp.

b) Giá thành sản phẩm xây dựng:

Giá thành sản phẩm xây dựng là một bộ phận của giá xây dựng, là một bộ phận của

hao phí lao động xã hội trung bình cần thiết và nó phản ánh toàn bộ chi phí mà người sản

xuất phải bỏ ra để hoàn thành sản phẩm.

Giá thành sản phẩm Z = C + V

c) Giá xây dựng theo cơ chế thị trường:

Trong cơ chế kinh tế thị trường, giá cả sản phẩm xây dựng là giá được hình thành

thông qua thoả thuận giữa người mua và người bán.

Do đó, giá cả trong thị trường có thể không phản ánh đúng giá trị của sản phẩm tính

bằng tiền. Nó phụ thuộc chủ yếu vào mối quan hệ cung cầu.

d) Giá gói thầu trong hoạt động xây dựng:

Là giá trị của gói thầu được xác định cho từng gói thầu cụ thể của dự án trên quan

điểm của bên mời thầu hoặc trên quan điểm của chủ đầu tư và nó được dùng làm căn cứ

để xét thầu (lựa chọn nhà thầu).

e) Giá dự thầu:

Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu, là giá do

nhà thầu lập trên cơ sở phương án công nghệ và tổ chức thi công của nhà thầu và trên cơ

sở chiến lược cạnh tranh của nhà thầu khi tranh thầu.

f) Giá trúng thầu:

Là giá dự thầu của nhà thầu được xét đề nghị trúng thầu sau khi đã sửa lỗi số học và

hiệu chỉnh các sai lệch.

g) Giá hợp đồng:

2

Là giá của gói thầu đã được sự thống nhất, đồng ý giữa nhà thầu với chủ đầu tư ghi

trong hợp đồng xây dựng, được dùng làm căn cứ để quản lý hợp đồng và thanh quyết

toán hợp đồng.

6.1.2. Những đặc điểm hình thành giá xây dựng:

Quá trình hình thành giá xây dựng do những đặc điểm riêng của sản phẩm xây dựng

chi phối nên nó có các đặc điểm cơ bản sau:

Giá cả của sản phẩm xây dựng có tính cá biệt cao. Do đó giá xây dựng không thể

định trước hàng loạt cho các công trình mà phải xác định cụ thể cho từng trường hợp theo

đơn đặt hàng cụ thể.

Trong xây dựng mặc dù không thể định giá trước cho toàn bộ công trình để công

bố hay niêm yết khi mua bán, nhưng có thể định giá trước cho từng loại công việc đơn lẻ,

từng bộ phận hợp thành công trình thông qua định mức và đơn giá xây dựng.

Quá trình hình thành giá xây dựng thường kéo dài kể từ khi đấu thầu đến khi kết

thúc xây dựng và bàn giao thanh toán đưa vào sử dụng. Quản lý giá trong quá trình xây

dựng liên quan đến tất cả các giai đoạn hình thành công trình xây dựng như giai đoạn dự

án, giai đoạn thiết kế, giai đoạn thanh toán, quyết toán.

Giá xây dựng được biểu thị qua chỉ tiêu:

Tổng mức đầu tư của dự án ở giai đoạn lập DAĐT XDCT

Dự toán xây dựng công trình ở giai đoạn thực hiện DAĐT XDCT

Giá thanh toán, quyết toán vốn đầu tư khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào

khai thác sử dụng.

Giá xây dựng một công trình nào đó được hình thành trước khi sản phẩm thực tế

ra đời.

Sự hình thành giá cả xây dựng chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức đấu

thầu hay đàm phán khi chọn thầu hoặc chỉ định thầu. Ở đây chủ đầu tư đóng vai trò quyết

định trong việc định giá xây dựng công trình

Phụ thuộc vào các giai đoạn đầu tư, giá xây dựng công trình được được biểu diễn

bằng các tên gọi khác nhau, được tính toán theo các qui định khác nhau và được sử dụng

với các mục đích khác nhau.

Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc

hình thành giá cả xây dựng, chủ yếu cho khu vực xây dựng từ nguồn vốn nhà nước.

6.1.3. Các phương pháp hình thành giá xây dựng:

Trong thực tế khi hình thành giá xây dựng có thể sử dụng nhiều phương pháp khác

nhau và có thể phân nhóm các phương pháp này thành 2 định hướng sau:

a) Hình thành giá xây dựng dựa trên tính toán từng yếu tố cấu thành giá sau đó

tổng hợp lại:

Phương pháp này có thể sử dụng:

Dựa vào đơn giá của từng công việc và khối lượng công trình.

3

Dựa vào phân tích thống kê các yếu tố nguồn lực bao gồm tiêu hao về vật liệu,

tiêu hao ngày công, ca máy sau đó dựa vào giá cả khối lượng để tính.

Dựa vào các chi phí trực tiếp tính từ khối lượng, đơn giá và hệ số kể đến các

khoản khác chưa tính như: trực tiếp khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước,…

Phương pháp hình thành giá thứ nhất được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như

dự toán, thanh toán, quyết toán và có thể dùng ở các lĩnh vực khác như lựa chọn nhà

thầu…

b) Hình thành giá xây dựng bằng cách định trước tổng giá rồi tính lùi dần để

kiểm tra:

Dựa theo mức giá thị trường để dự tính trước tổng giá.

Dự kiến từng thành phần chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công… và tính trừ

dần chúng đi, cuối cùng còn lại là lợi nhuận. Dùng lợi nhuận này để so sánh với mục tiêu,

nếu thoả mãn thì chọn giá ban đầu.

Phương pháp này có ưu điểm là cho quyết định nhanh.

6.1.4. Hệ thống định mức, đơn giá dùng trong việc định giá:

Một đặc điểm rất quan trọng của công trình xây dựng là nó được hình thành từ nhiều

bộ phận cấu tạo và nhiều kết cấu khác nhau, có quy mô lớn và thời gian xây dựng kéo dài

nên không thể định giá công trình toàn vẹn một cách đơn giản mà phải được tính toán từ

những thành phần và kết cấu cấu tạo nên nó. Vì vậy khi xác định chi phí xây dựng công

trình đều phải dựa trên hệ thống định mức, đơn giá cần thiết và phù hợp. Mỗi loại định

mức, đơn giá được dùng thích hợp để xác định dự toán xây dựng công trình cho từng giai

đoạn nhất định.

a) Hệ thống các định mức:

Để phục vụ cho việc tính toán và quản lý thống nhất trong quá trình định giá xây dựng

thì về phía góc độ quản lý của chủ đầu tư, người ta thường sử dụng hệ thống định mức,

đơn giá do nhà nước lập và công bố.

Các định mức hao phí tính theo khối lượng hao phí vật chất:

Hiện nay, đối với định mức dự toán xây dựng công trình thì gồm các phần sau:

Xây dựng

Lắp đặt hệ thống điện, đường ống trong và ngoài công trình

Lắp đặt thiết bị công nghệ vào công trình

Khảo sát xây dựng

Định mức dự toán xây dựng công trình là một chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật quy định mức

hao phí vật chất bao gồm hao phí vật liệu, hao phí nhân công, hao phí ca máy để tạo ra

một đơn vị tính của định mức được dùng để phục vụ sản xuất, thi công hay lập giá dự

toán trong xây dựng.

Định mức dự toán được lập trên cơ sở các số liệu quan sát, thống kê thực tế đảm bảo

tính khoa học và thực tiễn, phản ánh đúng trình độ công nghệ và trình độ tổ chức sản

xuất trong xây dựng ở một giai đoạn nhất định.

4

Định mức dự toán có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tính toán giá cả xây

dựng vì nó là cơ sở để lập nên tất cả các loại đơn giá trong xây dựng, phục vụ cho việc

phân tích vật tư, lao động, máy thi công khi định giá hoặc khi thực hiện thi công xây

dựng; thanh toán, quyết toán; kiểm soát chi phí. Một sai sót nhỏ trong việc xác định các

trị số định mức có thể gây nên các lãng phí rất lớn cho xây dựng.

Các định mức hao phí bằng tiền nhưng tính theo tỷ lệ %:

Thường sử dụng các định mức nhà nước công bố hiện hành như:

Định mức chi phí quản lý dự án: phục vụ cho việc xác định chi phí quản lý dự án

của chủ đầu tư, được quy định tỷ lệ % so với tổng số chi phí xây dựng và chi phí thiết

bị nằm trong công trình mà trị số của nó thay đổi theo loại công trình trong dự án.

Định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: như thiết kế, lập dự án, lập báo cáo

kinh tế kỹ thuật, thẩm tra dự toán, giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị, tư

vấn lựa chọn nhà thầu…

Hiện nay nhà nước công bố các định mức này tại văn bản số 957/2009/QĐ-BXD.

Định mức chi phí trực tiếp khác

Định mức chi phí chung

Định mức thu nhập chịu thuế tính trước

Hiện nay nhà nước công bố các định mức này tại TT04/2010/TT-BXD.

b) Hệ thống các đơn giá:

Đơn giá dự toán trong xây dựng là giá qui định cho một đơn vị sản phẩm hoặc đơn vị

kết cấu xây dựng nào đó được dùng để lập giá trị dự toán xây dựng.

Cơ sở để tính toán lập đơn giá là định mức dự toán xây dựng. Xác định giá xây dựng

đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định giá xây dựng cho toàn bộ công trình.

Hiện nay chủ đầu tư thường chọn các loại đơn giá sau đây:

Đơn giá xây dựng công trình do tỉnh, thành phố lập và công bố, bình quân chung

cho cả khu vực.

Hệ thống đơn giá này là loại đơn giá chi tiết không đầy đủ, chỉ có 3 yếu tố cấu thành

gồm vật liệu, nhân công, máy thi công tạo ra 1 đơn vị tính đơn giá.

Đơn giá xây dựng công trình được lập riêng theo từng công trình do chủ đầu tư lập

khi đủ năng lực hoặc thuê tư vấn lập đơn giá.

Loại đơn giá này có thể lập dưới hình thức đơn giá chi tiết không đầy đủ, đơn giá chi

tiết đầy đủ, đơn giá tổng hợp không đầy đủ hoặc đơn giá tổng hợp đầy đủ.

Đơn giá chi tiết: là các chi phí để hình thành 1 đơn vị khối lượng công tác xây

dựng phục vụ quá trình lập dự toán xây dựng công trình.

Đơn giá tổng hợp: là chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật quy định các chi phí cần thiết để

hoàn thành 1 đơn vị khối lượng sản phẩm tổng hợp, phù hợp với thiết kế và tính theo một

mặt bằng giá nhất định.

6.1.5. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu phản ánh giá xây dựng công trình:

6.1.5.1. Tổng mức đầu tư của dự án:

5

a) Khái niệm:

Là toàn bộ các chi phí dự tính để thực hiện dự án đầu tư xây dựng được ghi trong

quyết định đầu tư của dự án và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi

thực hiện đầu tư xây dựng công trình.

Tổng mức đầu tư được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây

dựng công trình đối với các công trình phải lập dự án đầu tư, hoặc được xác định trong

giai đoạn lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình đối với các công trình chỉ

phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật.

b) Nội dung của tổng mức đầu tư:

Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí đền bù giải

phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công

trình; chi phí khác; chi phí dự phòng.

Chi phí xây dựng:

Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án;

Chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ;

Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng;

Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công;

Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.

Chi phí thiết bị:

Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ;

Chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ;

Chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho, lưu bãi, chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại kho

bãi ở hiện trường;

Chi phí lắp đặt thiết bị, thí nghiệm, hiệu chỉnh;

Thuế và chi phí bảo hiểm thiết bị thiết bị công trình;

Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư:

Chi phí đền bù nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất...

Chi phí thực hiện tái định cư có liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng của dự

án;

Chi phí tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng;

Chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng,

Chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật nếu có.

Chủ đầu tư có trách nhiệm lập phương án và xác định chi phí trình cấp có thẩm quyền

phê duyệt để tổ chức thực hiện công việc này.

Chi phí quản lý dự án:

Chi phí tổ chức việc lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư, lập Báo cáo kinh tế - kỹ

thuật;

Chi phí tổ chức việc thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng thuộc

trách nhiệm của chủ đầu tư;

6

Chi phí tổ chức việc thi tuyển thiết kế kiến trúc hoặc lựa chọn phương án thiết kế

kiến trúc;

Chi phí tổ chức việc thẩm định dự án đầu tư; thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật;

Chi phí tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây

dựng công trình;

Chi phí tổ chức việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

Chi phí tổ chức việc quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng;

Chi phí tổ chức việc đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường của công trình;

Chi phí tổ chức việc lập định mức, đơn giá xây dựng công trình;

Chi phí tổ chức việc kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình

theo yêu cầu của chủ đầu tư, nếu có;

Chi phí tổ chức việc kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực

vỡ chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng, nếu có;

Chi phí tổ chức việc nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán,

quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;

Chi phí tổ chức việc nghiệm thu, bàn giao công trình;

Chi phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo;

Chi phí tổ chức việc thực hiện các công việc quản lý khác.

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình:

Chi phí khảo sát xây dựng;

Chi phí lập báo cáo đầu tư (nếu có), chi phí lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ

thuật;

Chi phí thi tuyển thiết kế kiến trúc;

Chi phí thiết kế xây dựng công trình;

Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công

trình;

Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích

đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà

thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết bị, tổng thầu xây dựng;

Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt

thiết bị;

Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;

Chi phí lập định mức, đơn giá xây dựng công trình;

Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán, định mức xây

dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng,...

Chi phí tư vấn quản lý dự án;

Chi phí kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu

của chủ đầu tư;

Chi phí kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình;

7

Chi phí quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình đối với dự án có thời gian thực

hiện trên 3 năm;

Chi phí thực hiện các công việc tư vấn khác.

Chi phí khác:

Là toàn bộ các chi phí khác liên quan đến việc thực hiện dự án mà chưa kể đến trong

các thành phần ở trên.

Chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư;

Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ;

Chi phí bảo hiểm công trình;

Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường;

Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình;

Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình;

Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;

Các khoản phí và lệ phí theo quy định;

Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan dự án; vốn lưu động ban đầu đối

với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây

dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy định công nghệ trước

khi bàn giao trừ giá trị sản phẩm thu hồi được;

Một số chi phí khác.

Chi phí dự phòng:

Là khoản chi phí để dự trù cho các khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước

được khi lập dự án và cho yếu tố trượt giá trong quá trình thực hiện dự án.

c) Phương pháp xác định tổng mức đầu tư:

Để xác định tổng mức đầu tư của dự án, người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp

khác nhau như:

Phương pháp dự toán chi tiết từng thành phần trong tổng mức đầu tư để tổng hợp

lại. Phương pháp này còn gọi là phương pháp lập theo thiết kế cơ sở.

Phương pháp lập tổng mức đầu tư theo suất vốn đầu tư: chi phí đầu tư tính cho

một đơn vị công suất hay một đơn vị diện tích của công trình.

Phương pháp lập tổng mức đầu tư dựa theo các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của

những dự án tương tự.

Phương pháp kết hợp.

α . Phương pháp xác định tổng mức đầu tư dựa trên thiết kế cơ sở:

V = GXD + GTB + GĐB + GQLDA + GTV + GK + GDP

Xác định chi phí xây dựng:

Trường hợp 1: Thiết kế dự án là thiết kế cơ sở (Thiết kế 2 bước hoặc 3 bước)

GXD =

n

1i

XDiG

GXDi : chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình thứ i của dự án;

8

n : số công trình, hạng mục công trình của dự án;

GXDi =

m

1j

VATXDkjXDj )TS).(1GĐ.(Q

QXDj : khối lượng công tác xây dựng thứ j hoặc bộ phận kết cấu loại j của công trình

đang xét;

Đj : đơn giá tổng hợp đầy đủ tính cho 1 đơn vị khối lượng công tác hay kết cấu công

trình loại j;

GXDk : chi phí xây dựng của các công tác khác còn lại (nếu có);

TSVAT : thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác xây dựng;

Trường hợp 2: Thiết kế bản vẽ thi công (Thiết kế 1 bước)

Trường hợp này áp dụng khi các công trình trong dự án được phép lập báo cáo

kinh tế kỹ thuật.

Xác định chi phí xây dựng các hạng mục công trình được thực hiện bằng cách bóc

tách khối lượng chi tiết và căn cứ vào định mức đơn giá theo khối lượng công tác xây lắp

chi tiết để tính ra.

Xác định chi phí thiết bị:

GTB =

n

1i

TBiG

GTBi : chi phí thiết bị nằm trong công trình i thuộc dự án;

GTBi = GTBi(ms) + GTBi(đt) + GTBi(lđ)

GTBi(ms) : Chi phí mua sắm thiết bị cho công trình i;

GTBi(ms) = )TS(1.).g(Q VATj

1

jTBj

m

j

QTBi : Khối lượng thiết bị loại j nằm trong công trình i (Tấn, cái, bộ,…)

gj : Giá mua sắm 1 đơn vị khối lượng thiết bị loại j tính tại hiện trường xây dựng

(gồm cả giá gốc mua, chi phí vận chuyển, lưu kho bãi nếu có)

gj = gg + gvc + glk + gbq + Tms

gg : giá mua thiết bị loại j tại nơi sản xuất, trường hợp nhập khẩu thiết bị thì giá

được tính đến cảng nhập khẩu;

gvc : chi phí bốc xếp, vận chuyển thiết bị từ nơi mua về công trình;

glk : chi phí lưu kho bãi nếu có;

gbq : chi phí bảo quản thiết bị;

Tms : thuế và phí liên quan đến mua sắm thiết bị nhưng không gồm thuế giá trị

gia tăng;

TSVATj : thuế suất thuế giá trị gia tăng của loại thiết bị loại j;

GTBi(đt): chi phí đào tạo chuyển giao công nghệ của thiết bị trong công trình i;

GTBi(lđ): chi phí lắp đặt thiết bị vào công trình i;

Xác định chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư:

9

Căn cứ xác định: khối lượng đền bù các loại (như nhà cửa, cây cối, hoa màu trên đất

và tiền về sử dụng đất) và các quy định hiện hành của Nhà nước về giá đền bù, tái định

cư tại địa phương nơi xây dựng công trình, được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban

hành.

GĐB = i

n

1i

đbi Đ.Q

Qđbi : Khối lượng đền bù loại i;

Đi : Đơn giá đền bù cho công việc i;

Xác định chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình,

chi phí khác:

Các chi phí như chi phí quản lý dự án (GQLDA), chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công

trình (GTV) và chi phí khác (GK) được xác định bằng cách lập dự toán cụ thể hoặc tính

theo định mức tỷ lệ phần trăm. Hoặc tổng các chi phí này (không bao gồm lãi vay trong

thời gian thực hiện dự án và vốn lưu động ban đầu) có thể ước tính từ (10÷15)% tổng chi

phí xây dựng và chi phí thiết bị của dự án.

Vốn lưu động ban đầu (đối với các dự án sản xuất, kinh doanh) và lãi vay trong thời

gian thực hiện dự án (đối với dự án có sử dụng vốn vay) thì tùy theo điều kiện cụ thể, tiến

độ thực hiện và kế hoạch phân bổ vốn của từng dự án để xác định.

Xác định chi phí dự phòng:

Đối với các dự án có thời gian thực hiện ngắn, có mức biến động giá cả không lớn (≤

2 năm): chi phí dự phòng được tính bằng 10% trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị,

chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn

đầu tư xây dựng và chi phí khác.

GDP = GDP1 + GDP2 = 10%(GXD + GTB + Gđb + GQLDA + GTV + GK)

Đối với các dự án có thời gian thực hiện dài, mức độ biến động giá nhiều (trên 2

năm), chi phí dự phòng được xác định bằng 2 yếu tố:

- Dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính:

GDP1 = 5%(GXD + GTB + Gđb + GQLDA + GTV + GK)

- Dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá được tính theo thời gian thực hiện dự án và

chỉ số giá xây dựng đối với từng loại công trình theo từng khu vực xây dựng.

Cách 1: GDP2 =

XD XDT

1t

T

1t

t

t

XDt V.IV

Cách 2: GDP2 = (V(k)

– LXD).[(ῙXD ±IXD) – 1]

Trong đó :

Vt : Chi phí dự án chưa có dự phòng và lãi vay được phân bổ theo tiến độ thực

hiện của năm xây dựng t tính theo mặt bằng giá tại gốc tính toán (thời điểm lập

dự án);

t

XDI : Chỉ số giá xây dựng tính cho năm xây dựng t so với gốc tính toán;

10

V(k)

: Tổng chi phí đầu tư của dự án chưa kể chi phí dự phòng;

TXD : Thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình;

LXD : Lãi vay trong thời gian xây dựng (nếu có);

ῙXD : Chỉ số giá xây dựng bình quân, được xác định không ít hơn 3 năm gần

nhất và phải kể đến khả năng biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu

vực và quốc tế;

±IXD : Mức dự báo biến động giá khác so với chỉ số giá xây dựng bình quân

đã tính;

β . Phương pháp tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và

giá xây dựng tổng hợp, suất vốn đầu tư xây dựng công trình:

V = GXD + GTB + GĐB + GQLDA + GTV + GK + GDP

Xác định chi phí xây dựng:

GXD =

n

1i

XDiG

GXDi : chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình thứ i của dự án;

n : số công trình, hạng mục công trình của dự án;

GXDi = SXDi . Ni + GXDk

Trong đó:

+ SXDi: Suất chi phí xây dựng tính cho một đơn vị năng lực sản xuất hoặc năng lực

phục vụ/ hoặc đơn giá xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vị diện tích của công trình i;

+ Ni: Diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình công trình i;

+ GXDk: Các chi phí khác chưa được tính trong suất chi phí xây dựng hoặc chưa

tính trong đơn giá xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vị diện tích của công trình i;

Xác định chi phí thiết bị:

GTB =

n

1i

TBiG

GTBi : chi phí thiết bị nằm trong công trình i thuộc dự án;

GTBi = STBi . Ni + GTBk

Trong đó:

+ STBi: Suất chi phí thiết bị tính cho một đơn vị năng lực sản xuất hoặc năng lực

phục vụ hoặc tính cho một đơn vị diện tích của công trình i;

+ GTBk: Các chi phí chưa được tính trong suất chi phí thiết bị của công trình i;

Các chi phí gồm chi phí bồi thường giải phòng mặt bằng, tái định cư, chi phí quản lý‎

dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, các chi phí khác và chi phí dự phòng được xác

định như phương pháp thứ nhất.

11

γ . Phương pháp xác định theo số liệu của các công trình xây dựng có chỉ tiêu

kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện:

Các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự là những công trình

xây dựng có cùng loại, cấp công trình, qui mô, công suất của dây chuyền thiết bị, công

nghệ tương tự nhau.

Tuỳ theo tính chất, đặc thù của các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật

tương tự đã thực hiện và mức độ nguồn thông tin, số liệu của công trình có thể sử dụng một

trong các cách sau đây để xác định tổng mức đầu tư cuả dự án.

Trường hợp 1:

Trường hợp có đầy đủ thông tin, số liệu về chi phí đầu tư xây dựng của công trình,

hạng mục công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện thì tổng

mức đầu tư được xác định theo công thức:

V =

n

1i

n

1i

CTTTiCTKVtCTTTi GxKxKG

Trong đó:

+ GCTTTi : Chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình tương tự đã

thực hiện thứ i của dự án;

+ Kt : Hệ số quy đổi về thời điểm lập dự án;

+ KKV : Hệ số quy đổi về địa điểm xây dựng dự án;

+ GCT-CTTTi: Những chi phí chưa tính hoặc đã tính trong chi phí đầu tư xây dựng

công trình, hạng mục công trình tương tự đã thực hiện thứ i.

Trường hợp 2:

Trường hợp với nguồn số liệu về chi phí đầu tư xây dựng của các công trình, hạng

mục công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện chỉ có thể

xác định được chi phí xây dựng và chi phí thiết bị của các công trình và qui đổi các chi

phí này về thời điểm lập dự án.

Trên cơ sở chi phí xây dựng và thiết bị của dự án đã xác định được, các chi phí bồi

thường giải phòng mặt bằng, tái định cư, chi phí quản lý‎ dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây

dựng, các chi phí khác và chi phí dự phòng được xác định tương tự như phương pháp thứ

nhất.

δ . Phương pháp kết hợp:

Đối với các dự án có nhiều công trình, tuỳ theo điều kiện cụ thể của dự án và nguồn

số liệu có được có thể vận dụng kết hợp các phương pháp nêu trên để xác định tổng mức

đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình.

6.1.5.2. Dự toán xây dựng công trình:

a) Khái niệm:

Là tổng chi phí dự tính được lập theo từng công trình kèm theo hồ sơ thiết kế để chủ

đầu tư tổ chức thực hiện xây dựng hoàn chỉnh công trình nằm trong dự án, bao gồm chi

12

phí phần xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng,

chi phí khác và chi phí dự phòng.

b) Nội dung:

GXDCT = GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP

Trong đó:

GXD : Chi phí phần xây dựng;

GTB : Chi phí thiết bị;

GQLDA : Chi phí quản lý dự án;

GTV : Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;

GK : Chi phí khác;

GDP : Chi phí dự phòng;

α . Nội dung chi phí phần xây dựng:

Chi phí trực tiếp:

Bao gồm: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí

trực tiếp khác.

Chi phí vật liệu: Là toàn bộ chi phí cho vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu luân

chuyển, cấu kiện xây dựng được sử dụng để thi công xây dựng công trình.

Chi phí nhân công: Là chi phí để trả lương cho công nhân trực tiếp xây lắp trên

công trường bao gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp theo chế độ,…

Chi phí sử dụng máy thi công: Là chi phí đảm bảo cho thiết bị máy xây dựng hoạt

động trên công trường như lương của thợ điều khiển máy; chi phí nhiên liệu, năng lượng;

chi phí khấu hao máy; chi phí sửa chữa bảo dưỡng máy; chi phí khác.

Chi phí trực tiếp khác: Là chi phí phát sinh trực tiếp cho các hoạt động trên công

trường như chi phí di chuyển lực lượng thi công trên công trường; chi phí bơm nước, vét

bùn; chi phí thí nghiệm vật liệu, cấu kiện xây dựng; chi phí cho hệ thống an toàn lao

động; chi phí cho việc thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường.

Chi phí chung:

Là khoản chi phí phát sinh chung liên quan đến hoạt động quản lý, điều hành của

doanh nghiệp xây dựng, bao gồm:

Chi phí cho hoạt động quản lý điều hành quá trình thi công ở cấp doanh nghiệp;

Chi phí cho quản lý điều hành ở cấp công trường;

Chi phí phục vụ thi công chưa tính trong chi phí trực tiếp;

Chi phí phục vụ công nhân: chi phí bảo hộ lao động, nước uống trên công

trường,…

Chi phí khác nếu có.

Tổng hợp chi phí trực tiếp và chi phí chung được gọi là giá thành dự toán.

Thu nhập chịu thuế tính trước:

Là phần lợi nhuận được tính trước vào giá xây dựng mà chủ đầu tư chấp nhận để

doanh nghiệp xây dựng được hưởng.

13

Tổng hợp chi phí trực tiếp, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước được gọi là

giá trị dự toán trước thuế.

Thuế giá trị gia tăng: được xác định theo quy định của nhà nước thông qua mức

thuế suất quy định và giá trị dự toán trước thuế.

Tổng hợp chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị

gia tăng được gọi là giá trị dự toán sau thuế.

Chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công:

Trường hợp dự án có nhiều loại công trình, trong công trình lại có nhiều hạng mục

thì hạng mục xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công được lập dự toán riêng giống

như hạng mục công trình chính.

Đối với những dự án nhỏ, phần nhà tạm để ở và điều hành thi công không cần phải

tách ra lập dự toán riêng mà được phép tính kèm theo với dự toán chi phí xây dựng của

những hạng mục chính.

β . Các thành phần chi phí còn lại: chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư

vấn đầu tư xây dựng công trình, chi phí khác và chi phí dự phòng. Xác định các thành

phần này giống như trong tổng mức đầu tư.

c) Phương pháp xác định:

α . Dự toán chi phí phần xây dựng:

Căn cứ xác định:

Khối lượng công trình được bóc tách từ hồ sơ thiết kế;

Định mức dự toán xây dựng công trình do nhà nước công bố;

Đơn giá xây dựng công trình của các tỉnh, thành phố lập và công bố;

Các thông báo mặt bằng giá vật liệu tại thời điểm lập dự toán của tỉnh, thành phố;

Những văn bản, thông báo điều chỉnh về nhân công, máy thi công do nhà nước

công bố;

Những văn bản hướng dẫn lập và tổng hợp dự toán và các văn bản pháp quy khác

có liên quan.

Phương pháp lập dự toán chi phí phần xây dựng:

Bước 1: Tính khối lượng công tác xây lắp từ bản vẽ thiết kế.

Bước 2: Tính chi phí trực tiếp theo đơn giá, lập bảng danh mục các công việc theo

đơn giá, thành tiền.

Bước 3: Tổng hợp dự toán.

Bảng tổng hợp dự toán chi phí xây dựng:

14

STT Thành phần chi phí Công thức tính Ký hiệu

1 Chi phí vật liệu A1 + A2 VL

2 Chi phí nhân công B1 x NC

đcK NC

3 Chi phí sử dụng máy thi công C1 x M

đcK hoặc C1 + C2 M

4 Chi phí trực tiếp khác tk%.(VL + NC + M) TK

5 Chi phí trực tiếp VL + NC + M + TK T

6 Chi phí chung p1%.T hoặc p2%.NC P

7 Chi phí trực tiếp và chi phí chung T + P Z

8 Thu nhập chịu thuế tính trước l%.Z L

9 Chi phí xây dựng trước thuế Z + L tr

XDG

10 Thuế giá trị gia tăng TS . tr

XDG VAT

11 Chi phí xây dựng sau thuế tr

XDG + VAT s

XDG

12 Chi phí xây dựng nhà tạm để ở và

điều hành thi công f%. tr

XDG (1 + TS) s

XDLTG

13 Chi phí xây dựng tổng hợp s

XDG + s

XDLTG GXD

Trong đó:

A1 : Tổng chi phí vật liệu được tính theo đơn giá tỉnh, thành phố.

A1 =

n

1i

VL

ii.ĐQ

Qi : Khối lượng công trình loại i được bóc tách từ thiết kế;

VL

iĐ : Chi phí vật liệu nằm trong đơn giá công việc i;

A2 : Chênh lệch vật liệu (nếu có), do giá vật liệu tại thời điểm lập dự toán khác với

mặt bằng giá vật liệu được chọn để xây dựng đơn giá của tỉnh, thành phố.

A2 =

m

1j

ĐG

j

TB

jj )g.(gVL

VLj : Tổng khối lượng vật liệu loại j được phân tích từ khối lượng công trình

và định mức dự toán.

TB

jg : Giá 1 đơn vị vật liệu loại j tính tại hiện trường thi công, lấy theo thông

báo giá vật liệu tại thời điểm lập dự toán.

ĐG

jg : Giá 1 đơn vị vật liệu loại j tính tại hiện trường thi công được dùng để xây

dựng và công bố đơn giá của tỉnh, thành phố.

- A2 > 0 : Bù chênh lệch vật liệu;

- A2 < 0 : Trừ chênh lệch vật liệu;

B1 : Tổng chi phí nhân công tính theo đơn giá tỉnh, thành phố.

B1 =

n

1i

NC

ii.ĐQ

NC

iĐ : Chi phí nhân công nằm trong đơn giá công việc i;

NC

đcK : Hệ số điều chỉnh chi phí nhân công trong dự toán;

Nguyên nhân:

15

Do thay đổi tiền lương tối thiểu.

Do thay đổi nhóm nhân công.

Do thay đổi phụ cấp (chưa tính hay tính chưa đủ trong đơn giá).

C1 : Tổng chi phí sử dụng máy tính theo đơn giá;

C1 =

n

1i

M

ii.ĐQ

M

iĐ : Chi phí sử dụng máy nằm trong đơn giá công việc i;

M

đcK : Hệ số điều chỉnh chi phí sử dụng máy;

C2 : Chênh lệch chi phí sử dụng máy, cách tính giống như tính chênh lệch vật liệu;

C2 =

m

1j

ĐG

j

TB

jj )Đ.(ĐS

Sj : Số lượng ca máy loại j được phân tích từ khối lượng công trình và định

mức dự toán;

TB

jĐ ; ĐG

jĐ : Đơn giá ca máy loại j lấy theo thông báo tại thời điểm lập dự toán

và lấy theo đơn giá dùng để lập đơn giá của tỉnh, thành phố;

tk% : Tỷ lệ chi phí trực tiếp khác do nhà nước công bố tại thời điểm lập dự toán

hiện hành;

p1% : Tỷ lệ chi phí chung so với chi phí trực tiếp do nhà nước công bố hiện hành;

p2% : Tỷ lệ chi phí chung so với chi phí nhân công do nhà nước công bố hiện

hành;

l% : Tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trước do nhà nước xác định và công bố hiện

hành;

TS : Thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng cho hoạt động xây dựng;

f% : Tỷ lệ % chi phí cho xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công theo quy

định hiện hành. Nhà nước công bố hiện nay cho 2 trường hợp:

Công trình chính xây dựng theo tuyến nằm ngoài đô thị: lấy 2%

Các trường hợp còn lại: lấy 1%

β . Dự toán các thành phần còn lại trong dự toán công trình (GTB , GQLDA , GTV , GK

, GDP):

Xác định các thành phần này trong dự toán công trình giống như khi xác định tổng

mức đầu tư.

6.2. Hạch toán sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng:

6.2.1. Khái niệm:

Hạch toán sản xuất kinh doanh xây dựng là hoạt động có liên quan đến việc quan sát,

tính toán, ghi chép các hiện tượng kinh tế xảy ra trong doanh nghiệp xây dựng nhằm

cung cấp những thông tin cần thiết cho việc phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp, làm cơ sở giúp cho doanh nghiệp đưa ra những quyết định kịp

thời, chính xác, mang lại hiệu quả cao.

16

6.2.2. Nội dung:

Hạch toán sản xuất kinh doanh xây dựng gồm 2 nội dung cơ bản:

Hạch toán kinh doanh tổng hợp (kế toán tài chính): là bộ phận hạch toán có nhiệm

vụ chủ yếu sau:

Cung cấp các thông tin phản ánh tổng quát tình hình sản xuất, kinh doanh và các

hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Theo dõi một cách hệ thống tình hình biến động của các loại tài sản, nguồn vốn

hình thành tài sản, tổng chi phí và thu nhập của toàn doanh nghiệp, sự tạo ra và

phân phối kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Cung cấp các thông tin về tình hình nợ và cho vay của doanh nghiệp, các số liệu

để lập bảng tổng kết tài sản, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, cung cấp thông

tin cho việc xác định thuế,…

Hạch toán chi phí và kết quả (kế toán quản trị): gồm 3 nội dung chính: hạch toán

theo từng hợp đồng hay công trình xây dựng; hạch toán theo các bộ phận và của toàn

doanh nghiệp; hạch toán thống kê và phân tích.

Nhiệm vụ của hạch toán chi phí và kết quả sản xuất kinh doanh:

Cung cấp số liệu để tính toán giá cả, quản lý và giám sát sản xuất, lập báo cáo nội

bộ doanh nghiệp, đánh giá các bộ phận dự trữ và sản xuất xây lắp dở dang.

Cung cấp thông tin cho báo cáo tổng kết cuối năm của doanh nghiệp.

6.2.3. Một số vấn đề về hạch toán chi phí và kết quả sản xuất kinh doanh xây

dựng:

a) Hạch toán một số chỉ tiêu chủ yếu theo từng hợp đồng xây dựng:

α . Hạch toán giá dự thầu ở giai đoạn tranh thầu :

Đây là nội dung quan trọng trong hạch toán theo từng hợp đồng xây dựng. Các căn cứ

để hạch toán giá dự thầu:

Yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

Khối lượng mời thầu;

Phương án kỹ thuật công nghệ và tổ chức đã lựa chọn;

Định mức, đơn giá của doanh nghiệp;

Tình hình cạnh tranh và mục tiêu tranh thầu của doanh nghiệp;

Phương pháp lập giá dự thầu dựa trên chi phí xây lắp trực tiếp và các tỷ lệ chi phí:

Trường hợp tính theo các khoản mục chung:

Trước hết phải xác định chi phí xây lắp trực tiếp, sau đó sẽ dựa trên các tỷ lệ quy định

để xác định chi phí chung và lãi dự kiến.

Tổng hợp giá dự thầu gói thầu xây lắp công trình:

17

STT Thành phần chi phí Công thức tính Ký hiệu

1 Chi phí vật liệu VLdth

2 Chi phí nhân công NCdth

3 Chi phí sử dụng máy thi công Mdth

4 Chi phí trực tiếp khác DN

kt %.(VLdth + NCdth + Mdth) TK(dth)

5 Chi phí trực tiếp VLdth + NCdth + Mdth + TK(dth) Tdth

6 Chi phí chung pDN

%.Tdth Pdth

7 Chi phí trực tiếp và chi phí chung Tdth + Pdth Zdth

8 Lãi tính trước (Thu nhập chịu thuế

tính trước) l%.Zdth Ldth

9 Giá dự thầu trước thuế Zdth + Ldth tr

dthG

10 Thuế giá trị gia tăng TS . tr

dthG VATdth

11 Giá dự thầu sau thuế tr

dthG + VATdth s

dthG

12 Chi phí xây dựng nhà tạm để ở và

điều hành thi công

f%. tr

dthG (1 + TS)

hoặc lập dự toán riêng

s

XDLT(dth)G

13 Giá dự thầu tổng cộng s

dthG + s

XDLT(dth)G Gdth

Trường hợp tính theo đơn giá đầy đủ:

Xây dựng đơn giá dự thầu đầy đủ cho từng công việc, sau đó lập bảng tổng hợp giá

dự thầu:

STT Tên công việc ĐVT Khối lượng Đơn giá đầy đủ Thành tiền

(1) (2) (3) (4) (5) (6)=(4)+(5)

1

2

n

Cộng tr

dthG

Thuế VAT % TS TS x tr

dthG VAT

Giá dự thầu sau thuế tr

dthG + VAT s

dthG

Chi phí xây dựng nhà tạm % s

XDLT(dth)G

Giá dự thầu sau thuế kể

cả chi phí xây dựng nhà

tạm

Gdth

β . Hạch toán kết quả của từng hợp đồng ở giai đoạn ký kết hợp đồng:

Giá hợp đồng xây dựng là giá trị trúng thầu của người có thẩm quyền quyết định đầu

tư phê duyệt kèm theo các điều kiện của hợp đồng.

18

Giá trúng thầu đã được phê duyệt căn cứ vào giá đề nghị trúng thầu do hội đồng xét

thầu xác định.

Trường hợp chỉ định thầu thì giá trị ký hợp đồng là giá trị dự toán xây dựng do chủ

đầu tư lập đã được thẩm định phê duyệt của người có thẩm quyền quyết định đầu tư.

γ . Hạch toán giá thanh toán hợp đồng:

Trường hợp chỉ định thầu:

Hạch toán giá thanh toán khối lượng xây dựng hoàn thành căn cứ vào:

Khối lượng xây dựng hoàn thành thực tế đã được nghiệm thu;

Đơn giá và định mức của nhà nước tại thời điểm thanh toán;

Các chế độ chính sách khác có liên quan.

Trường hợp đấu thầu:

Hạch toán giá thanh toán khối lượng xây dựng hoàn thành căn cứ vào:

Khối lượng xây dựng hoàn thành nghiệm thu theo hợp đồng;

Đơn giá dự thầu đã dùng để diễn giải và tổng hợp giá trị hợp đồng ký giữa nhà

thầu và chủ đầu tư.

b) Hạch toán chỉ tiêu doanh thu trong kinh doanh xây lắp:

α . Khái niệm:

Doanh thu trong kinh doanh xây lắp là giá trị khối lượng xây dựng hoàn thành được

nghiệm thu thanh quyết toán không bao gồm thuế giá trị gia tăng.

β . Hạch toán doanh thu kinh doanh xây lắp của doanh nghiệp:

Hạch toán doanh thu theo từng hợp đồng: là giá trị thanh toán quyết toán cho từng

hợp đồng mà chưa kể thuế giá trị gia tăng.

DHĐ = TS1

Gqt HĐ

= tr

qt HĐG

Việc hạch toán doanh thu theo từng hợp đồng là cơ sở để xác định lãi, lỗ theo từng

hợp đồng và để xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

Hạch toán doanh thu cho toàn doanh nghiệp trong 1 kỳ kinh doanh (có thể là

tháng, quý, năm,…): Thực chất là hạch toán doanh thu theo khối lượng thực hiện của

từng hợp đồng rơi vào kỳ hạch toán đó.

c) Hạch toán chi phí trong kinh doanh xây lắp:

α . Khái niệm về chi phí:

Chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp là toàn bộ các chi phí cần thiết

bằng tiền mà doanh nghiệp xây dựng bỏ ra để thực hiện khối lượng công tác thi công xây

lắp dựa trên cơ sở sự ràng buộc về chất lượng, thời gian và những cam kết khác trong hợp

đồng.

β . Nội dung của chi phí kinh doanh xây lắp:

Chi phí vật liệu: gồm vật liệu chính, vật liệu phụ.

Chi phí nhân công: là toàn bộ tiền lương, tiền công kể cả các khoản phụ cấp trả cho

người lao động.

19

Chi phí sử dụng máy thi công: là toàn bộ các chi phí để đảm bảo cho máy thi công

trên công trường hoạt động bình thường bao gồm: chi phí nhiên liệu, năng lượng; chi phí

khấu hao máy; chi phí sửa chữa bảo dưỡng máy; chi phí trả lương cho thợ điều khiển

máy; các chi phí khác.

Chi phí trực tiếp khác: là những khoản chi phí phát sinh trực tiếp trong thi công xây

dựng, bao gồm:

Chi phí di chuyển lực lượng lao động và máy móc trên công trường;

Chi phí bơm nước, vét bùn hố móng;

Chi phí thí nghiệm vật liệu, kết cấu xây dựng;

Chi phí cho hệ thống an toàn, vệ sinh môi trường;

Chi phí chung: là những chi phí để quản lý điều hành và phục vụ quá trình thi công

như chi phí quản lý thi công, chi phí phục vụ công nhân, phục vụ thi công và các chi phí

chung khác.

γ . Phân biệt các loại chi phí trong kinh doanh xây lắp:

Chi phí xây lắp nằm trong giá trị hợp đồng (giá thành nằm trong giá trị hợp

đồng):

Bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí chung nằm trong giá trị hợp đồng.

ZHĐ = VLHĐ + NCHĐ + MHĐ + Tk(HĐ) + PHĐ

Hay ZHĐ = GHĐ - VATHĐ - LHĐ

Hay ZHĐ = %)1(

1.

TS)(1

GHĐ

DNl

Trong đó:

ZHĐ : Chi phí xây lắp (giá thành) nằm trong hợp đồng.

GHĐ : Giá trị hợp đồng ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu.

LHĐ : Lãi hoặc thu nhập chịu thuế tính trước nằm trong giá trị hợp đồng.

VATHĐ : Thuế giá trị gia tăng nằm trong hợp đồng.

TS : Thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định.

lDN

% : Tỷ lệ lãi tính trước trong giá hợp đồng;

Chi phí xây lắp theo kế hoạch:

Là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp dự kiến sẽ phải chi ra để thực hiện kế hoạch thi

công xây lắp công trình theo hợp đồng, tức là lập kế hoạch hạ giá thành nhằm làm căn cứ

để phấn đấu sao cho giá thành kế hoạch phải thấp hơn giá thành nằm trong hợp đồng.

ZKH = VLKH + NCKH + MKH + Tk(KH) + PKH

ZKH = ZHĐ - ZKH

Trong đó:

ZKH : Giá thành xây lắp theo kế hoạch của từng hợp đồng xây lắp.

ZKH : Lượng hạ giá thành dự kiến theo kế hoạch của từng hợp đồng xây lắp.

Chi phí xây lắp thực tế (giá thành xây lắp thực tế):

20

Là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện khối lượng

xây lắp trong hợp đồng ký với chủ đầu tư.

Zt = VLt + NCt + Mt + Tk(t) + Pt

Giá thành xây lắp thực tế là cơ sở để xác định khoản thu nhập chịu thuế.

δ . Phân tích so sánh một số chỉ tiêu khi hạch toán chi phí và kết quả kinh doanh

xây lắp:

Khi tiến hành so sánh các chỉ tiêu giá thành xây lắp thường gặp một số trường hợp

sau:

Trường hợp 1: Zt < ZKH ; Zt < ZHĐ ; Zt < TS1

GHĐ

Kết luận:

Doanh nghiệp hoàn thành vượt mức kế hoạch hạ giá thành xây lắp.

ZV.KH

= ZKH - Zt

ZV.KH

: Lượng hạ giá thành vượt mức kế hoạch của hợp đồng.

Doanh nghiệp hạ được giá thành xây lắp.

Zt = ZHĐ - Zt = ZKH

+ ZV.KH

Zt : Lượng hạ giá thành thực tế của hợp đồng.

Doanh nghiệp thực hiện kinh doanh có lợi nhuận.

Trường hợp 2: Zt = ZKH ; Zt < ZHĐ ; Zt < TS1

GHĐ

Kết luận:

Doanh nghiệp hoàn thành đúng 100% kế hoạch hạ giá thành đặt ra.

Doanh nghiệp có hạ giá thành nhưng lượng hạ giá thành thực tế nhỏ hơn

trường hợp 1.

Zt = ZHĐ - Zt = ZKH

Doanh nghiệp thực hiện kinh doanh có lợi nhuận.

Trường hợp 3: Zt > ZKH ; Zt < ZHĐ ; Zt < TS1

GHĐ

Kết luận:

Doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch hạ giá thành đặt ra. Mức bội chi so

với kế hoạch:

Zbội chi KH

= Zt – ZKH

Doanh nghiệp có hạ giá thành nhưng lượng hạ giá thành nhỏ hơn trường hợp 2.

Zt = ZHĐ - Zt = ZKH

- Zbội chi KH

Doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận.

Trường hợp 4: Zt > ZKH ; Zt = ZHĐ ; Zt < TS1

GHĐ

Kết luận:

Doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch hạ giá thành đặt ra.

21

Doanh nghiệp không hạ được giá thành.

Doanh nghiệp vẫn kinh doanh có lợi nhuận.

Trường hợp 5: Zt > ZKH ; Zt > ZHĐ ; Zt < TS1

GHĐ

Kết luận:

Doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch hạ giá thành đặt ra.

Bội chi về giá thành so với hợp đồng.

Doanh nghiệp vẫn kinh doanh có lợi nhuận nhưng phần lợi nhuận này bé hơn

khoản lãi tính trước nằm trong hợp đồng.

Trường hợp 6: Zt > ZKH ; Zt > ZHĐ ; Zt = TS1

GHĐ

Kết luận:

Doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch hạ giá thành đặt ra.

Bội chi về giá thành so với hợp đồng.

Doanh nghiệp kinh doanh hoà vốn.

Trường hợp 7: Zt > ZKH ; Zt > ZHĐ ; Zt > TS1

GHĐ

Kết luận:

Doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch hạ giá thành đặt ra.

Bội chi về giá thành so với hợp đồng.

Doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ vốn khi thực hiện hợp đồng.

ε . Các biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành xây lắp:

Tìm nguồn cung cấp vật liệu hợp lý, chọn hình thức cung ứng và dự trữ vật tư

hợp lý, tiết kiệm.

Tổ chức bảo quản tốt vật tư tại kho bãi.

Nâng cao trình độ tay nghề và trách nhiệm của người lao động đối với công

việc.

Tổ chức sản xuất hợp lý, tránh lãng phí, thất thoát.

Ứng dụng khoa học công nghệ.

Tận dụng tốt công suất của máy móc thiết bị.

Áp dụng các hình thức tiền lương, khuyến khích kinh tế khác một cách hiệu

quả.

Tổ chức công trường và bộ máy quản lý công trường, bộ máy quản lý doanh

nghiệp một cách hợp lý nhất.

d) Hạch toán lợi nhuận trong kinh doanh xây lắp:

Lợi nhuận trong kinh doanh xây lắp là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả hoạt động

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu lợi nhuận có thể được hạch toán theo từng hợp đồng hay hạch toán chung cho

toàn doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh.

22

Lợi nhuận trước thuế:

LNtr = D - TCt

D : Doanh thu sản xuất kinh doanh xây lắp, không bao gồm thuế giá trị gia tăng.

TCt : Tổng chi phí sản xuất kinh doanh thực tế phát sinh, không bao gồm thuế giá trị

gia tăng đầu vào.

Lợi nhuận sau thuế:

LNs = LN

tr - TTNDN

TTNDN : Thuế thu nhập doanh nghiệp.

TTNDN = TS . LNtr

TS: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp)