C5 cung ung vtu

6
1 CHƯƠNG 5 - TỔ CHỨC CUNG ỨNG VẬT TƯ XÂY DỰNG 5.1. Khái niệm và phân loại vật tư xây dựng: 5.1.1. Khái niệm về vật tư xây dựng: Vật tư xây dựng là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất thi công xây dựng, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, tiến độ và chi phí xây dựng công trình. Theo nghĩa rộng, vật tư xây dựng gồm: nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, cấu kiện xây dựng, kết cấu xây dựng, phụ tùng thay thế, các dụng cụ thi công không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định… Theo nghĩa hẹp và chức năng tham gia quá trình sản xuất thi công xây dựng công trình, vật tư xây dựng gồm: vật liệu chính, vật liệu phụ, cấu kiện xây dựng, kết cấu xây dựng giữ chức năng là đối tượng lao động, dưới sự tác động của lao động của con người kết hợp với công cụ lao động trở thành các sản phẩm là công trình xây dựng. 5.1.2. Phân loại vật tư xây dựng: a) Theo tính chất của vật tư xây dựng: Vật liệu không kim loại: Vật liệu rời như cát, đá, gạch, vôi, xi măng, kính, gỗ, bitum,… Vật liệu hỗn hợp như bê tông, vữa bê tông, vữa vôi,… Vật liệu kim loại như thép, ống nhôm, ống gang,… b) Theo vai trò và mức hoàn thiện của vật tư xây dựng: Vật liệu chính: cát, đá, gạch, xi măng,… Vật liệu phụ: đinh, dây thép buộc,… Cấu kiện và kết cấu xây dựng: tấm panel, cọc,… c) Theo yêu cầu kho bãi và đảm bảo chất lượng: Vật liệu, cấu kiện có yêu cầu mái che như xi măng, bột sơn bả,… Vật liệu, cấu kiện có thể để ở bãi ngoài trời như cát, đá, gạch,… Vật liệu, cấu kiện cung ứng trực tiếp từ phương tiện vận tải cho thi công như bê tông thương phẩm, bê tông atphan. d) Theo khả năng cung ứng của thị trường: Vật tư sản xuất trong nước hoặc có sẵn trên thị trường; Vật tư xây dựng nhập khẩu nước ngoài hoặc khan hiếm trên thị trường. 5.2. Khái niệm, nhiệm vụ và nội dung công tác cung ứng vật tư xây dựng: 5.2.1. Khái niệm: Công tác cung ứng vật tư là quá trình đáp ứng nhu cầu vật tư nhằm đảm bảo vật tư cho quá trình thi công xây dựng đạt hiệu quả cao. 5.2.2 Nhiệm vụ: Công tác cung ứng vật tư có vai trò quan trọng đối với sản xuất kinh doanh xây dựng. Nhiệm vụ chủ yếu của công tác cung ứng vật tư là đảm bảo cung cấp vật tư đồng bộ về

Transcript of C5 cung ung vtu

Page 1: C5 cung ung vtu

1

CHƯƠNG 5 - TỔ CHỨC CUNG ỨNG VẬT TƯ XÂY DỰNG

5.1. Khái niệm và phân loại vật tư xây dựng:

5.1.1. Khái niệm về vật tư xây dựng:

Vật tư xây dựng là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất thi

công xây dựng, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, tiến độ và chi phí xây dựng công trình.

Theo nghĩa rộng, vật tư xây dựng gồm: nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên

liệu, cấu kiện xây dựng, kết cấu xây dựng, phụ tùng thay thế, các dụng cụ thi công không

đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định…

Theo nghĩa hẹp và chức năng tham gia quá trình sản xuất thi công xây dựng công

trình, vật tư xây dựng gồm: vật liệu chính, vật liệu phụ, cấu kiện xây dựng, kết cấu xây

dựng giữ chức năng là đối tượng lao động, dưới sự tác động của lao động của con người

kết hợp với công cụ lao động trở thành các sản phẩm là công trình xây dựng.

5.1.2. Phân loại vật tư xây dựng:

a) Theo tính chất của vật tư xây dựng:

Vật liệu không kim loại:

Vật liệu rời như cát, đá, gạch, vôi, xi măng, kính, gỗ, bitum,…

Vật liệu hỗn hợp như bê tông, vữa bê tông, vữa vôi,…

Vật liệu kim loại như thép, ống nhôm, ống gang,…

b) Theo vai trò và mức hoàn thiện của vật tư xây dựng:

Vật liệu chính: cát, đá, gạch, xi măng,…

Vật liệu phụ: đinh, dây thép buộc,…

Cấu kiện và kết cấu xây dựng: tấm panel, cọc,…

c) Theo yêu cầu kho bãi và đảm bảo chất lượng:

Vật liệu, cấu kiện có yêu cầu mái che như xi măng, bột sơn bả,…

Vật liệu, cấu kiện có thể để ở bãi ngoài trời như cát, đá, gạch,…

Vật liệu, cấu kiện cung ứng trực tiếp từ phương tiện vận tải cho thi công như bê

tông thương phẩm, bê tông atphan.

d) Theo khả năng cung ứng của thị trường:

Vật tư sản xuất trong nước hoặc có sẵn trên thị trường;

Vật tư xây dựng nhập khẩu nước ngoài hoặc khan hiếm trên thị trường.

5.2. Khái niệm, nhiệm vụ và nội dung công tác cung ứng vật tư xây dựng:

5.2.1. Khái niệm:

Công tác cung ứng vật tư là quá trình đáp ứng nhu cầu vật tư nhằm đảm bảo vật tư

cho quá trình thi công xây dựng đạt hiệu quả cao.

5.2.2 Nhiệm vụ:

Công tác cung ứng vật tư có vai trò quan trọng đối với sản xuất kinh doanh xây dựng.

Nhiệm vụ chủ yếu của công tác cung ứng vật tư là đảm bảo cung cấp vật tư đồng bộ về

Page 2: C5 cung ung vtu

2

chủng loại, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, kịp thời về thời gian, và đảm bảo chi

phí hợp lý nhất.

5.2.3. Nội dung:

Nội dung cụ thể của công tác cung ứng vật tư là :

Xác định nhu cầu vật tư và nguồn cung cấp;

Tổ chức mua sắm vật tư và vận chuyển về nơi quy định;

Kiểm tra số lượng và chất lượng vật tư;

Tổ chức nhập kho bảo quản và cấp phát, bảo đảm mức dự trữ hợp lý;

Lập kế hoạch chi phí và hạ giá thành cung ứng;

Góp phần cải tiến hệ tiêu chuẩn, định mức sử dụng và dự trữ vật tư.

Trong những trường hợp nhất định doanh nghiệp xây dựng có thể tự khai thác và sản

xuất vật liệu xây dựng.

5.3. Xác định nhu cầu vật tư xây dựng:

5.3.1. Căn cứ xác định nhu cầu vật tư xây dựng:

Các bản hợp đồng xây dựng, kèm theo hồ sơ thiết kế công trình và bảng dự trù vật

tư chủ yếu (nếu có);

Chương trình sản xuất thi công xây dựng theo đơn vị thời gian (kế hoạch tiến độ

thi công theo hợp đồng và theo niên lịch);

Các định mức để tính dự toán thi công: định mức về sử dụng vật tư, định mức hao

hụt vật tư;

Hình thức tổ chức cung ứng vật tư xây dựng, khả năng về kho bãi của công

trường;

Yêu cầu độ chính xác của tính toán;

Các số liệu thống kê kinh nghiệm.

5.3.2. Xác định nhu cầu vật tư về chủng loại:

Thường được xác định bằng cách căn cứ vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật của công trình

xây dựng theo hợp đồng, theo chương trình sản xuất hằng năm và theo số liệu thống kê

kinh nghiệm.

Trong vấn đề xác định chủng loại vật tư cần đảm bảo tính đồng bộ theo góc độ toàn

công trình và sau đó là theo góc độ đồng bộ cho từng giai đoạn thời gian. Nếu yêu cầu

cuối cùng này không được bảo đảm thì tính đồng bộ vẫn chưa được đảm bảo tốt.

5.3.3. Xác định nhu cầu vật tư về số lượng:

a) Phương pháp dựa vào tài liệu thiết kế và chương trình sản xuất xây dựng:

Theo phương pháp này nhu cầu về số lượng vật tư được xác định dựa vào chủng loại

và khối lượng của từng loại công tác xây dựng xuất phát từ các tài liệu thiết kế của công

trình. Sau đó dựa vào chương trình sản xuất hằng năm và định mức vật tư để tiến hành

lập nhu cầu về vật tư cho năm. Nhu cầu vật liệu xây dựng bao gồm vật liệu nằm trong

thực thể công trình và vật liệu hao hụt cho các khâu.

b) Phương pháp dựa vào thống kê kinh nghiệm:

Page 3: C5 cung ung vtu

3

Phương pháp này thường dùng để xác định nhu cầu vật liệu phụ, vật rẻ tiền mau hỏng

vì loại vật tư này khó xác định chính xác bằng định mức và thường có giá trị nhỏ.

5.4. Mua sắm vật tư xây dựng:

5.4.1. Xác định số lượng vật tư mua sắm mỗi lần tối ưu:

Điều kiện áp dụng:

Việc xuất kho liên tục và đều đặn cho sản xuất xây dựng;

Doanh nghiệp có thể tuỳ ý lựa chọn thời điểm cung cấp vật tư đến;

Số lượng mua vật tư không bị hạn chế, số lượng vật tư đặt mua bằng số lượng

cung cấp, giá mua vật tư ban đầu là cố định.

Số lượng mua vật tư tối ưu cho mỗi lần đặt mua (q0p) được tính theo công thức:

q0p = P.Z

.200Q.Kb

Trong đó:

Q : Tổng mức nhu cầu cung cấp vật tư;

Kb : Chi phí cho mỗi lần mua (không kể giá vật liệu);

P : Giá mua ban đầu tính cho 1 đơn vị vật tư;

Z : Tỷ lệ chi phí cho khâu lưu kho so với tổng chi phí mỗi lần mua (kể cả mua

vật liệu);

Số lần mua tối ưu (n0):

n0 = 0pq

Q

5.4.2. Các hình thức mua sắm vật tư:

Mua sắm vật tư trực tiếp từ nơi sản xuất hoặc qua tổ chức thương mại trung gian.

Mua sắm vật tư có thể theo hình thức đưa vật tư về kho bãi trung gian hay kho bãi

tại công trường và hình thức đưa thẳng về hiện trường thi công xây dựng công trình.

Mua sắm vật tư được thực hiện theo hình thức hợp đồng mua sắm, trường hợp đặc

biệt có thể áp dụng hình thức đấu thầu hoặc đấu giá.

5.5. Các hình thức tổ chức cung ứng vật tư xây dựng:

a) Tổ chức cung ứng có kho trung gian:

Kho trung gian có loại phục vụ chung cho toàn doanh nghiệp, có loại phục vụ chung

cho toàn công trường xây dựng. Hình thức tổ chức loại kho này thường dùng cho các loại

vật tư dùng chung cho toàn doanh nghiệp hoặc chung cho toàn công trường, khi địa chỉ

và tiến độ sử dụng vật tư khó xác định trước, giá trị vật tư bé, công tác xây dựng xa các

điểm cung ứng vật tư của thị trường tự do.

b) Tổ chức cung ứng vật tư đến thẳng chân công trình:

Hình thức tổ chức cung ứng này thường được áp dụng cho các loại vật tư có địa chỉ và

tiến độ sử dụng xác định, các loại kết cấu có kích thước lớn, một số loại vật liệu có nhu

cầu lớn có thể để ngoài trời.

Page 4: C5 cung ung vtu

4

Nhiều trường hợp việc cung ứng vật tư đến chân công trình có thể thực hiện theo tiến

độ giờ dựa trên tiến độ thi công và các hợp đồng cung cấp vật tư đã ký kết với các tổ

cung cấp vật tư ngoài thị trường. Hình thức này áp dụng phổ biến trong nền kinh tế thị

trường, mà ở đó các nhà thầu xây dựng cần giảm mạnh đến mức tối đa chi phí bảo quản,

dự trữ vật tư và khi các tổ chức bán VLXD phát triển mạnh trên thị trường.

5.6. Tổ chức dự trữ vật tư:

5.6.1. Nhiệm vụ của công tác dự trữ vật tư xây dựng:

Dự trữ vật tư phải đảm bảo thi công đúng về tiến độ, không bị ngừng trệ thi công trên

công trường. Nhiệm vụ của công tác vật tư xây dựng gồm:

Lập hồ sơ cập nhật cho các bộ phận vật liệu dự trữ theo chủng loại, số lượng và

giá trị;

Theo dõi sự biến đổi của các bộ phận dự trữ, kiểm kê vật tư để thực hiện các

quy định về quản lý, thương mại và thuế;

Tham gia lập và thực hiện các đơn đặt hàng và cung ứng vật tư;

Theo dõi sự phân phối vật tư cho sản xuất, chuẩn bị số liệu để lập đơn đặt

hàng;

Kiểm tra sự thừa thiếu của dự trữ, đảm bảo an toàn cho sản xuất với chi phí

cho dự trữ hợp lý nhất.

5.6.7. Các loại dự trữ vật tư:

a) Dự trữ thường xuyên:

Là dự trữ nhằm đảm bảo cho sản xuất tiến hành liên tục giữa 2 lần cung ứng. Lượng

dự trữ này bằng tích số giữa lượng tiêu dùng vật liệu bình quân cho 1 ngày đêm và

khoảng cách thời gian giữa 2 lần cung cấp bình quân tính theo ngày.

DTTX = q.TTX

Trong đó:

DTTX : Lượng vật liệu dự trữ thường xuyên;

q : Lượng tiêu dùng vật liệu bình quân trong 1 ngày đêm;

TTX : Số ngày giữa 2 lần cung ứng liên tục;

b) Dự trữ bảo hiểm:

Là dự trữ vật tư sử dụng đề phòng khi việc cung ứng vật tư bị gián đoạn hay tính điều

hoà của cung ứng vật tư bị phá huỷ. Lượng dự trữ này được tính bằng tích số giữa lượng

vật liệu tiêu dùng 1 ngày đêm và số ngày cung cấp bị chậm trễ theo kinh nghiệm.

c) Dự trữ thời vụ:

Là dự trữ đối với một số vật liệu được sản xuất theo những thời vụ nhất định trong

năm hoặc phụ thuộc vào thời tiết.

DTTV = q.TTV

Trong đó:

DTTV : Lượng vật liệu dự trữ thời vụ;

Page 5: C5 cung ung vtu

5

q : Lượng tiêu dùng vật liệu bình quân trong 1 ngày đêm;

TTV : Số ngày gián đoạn không khai thác được vật liệu;

Số lượng vật liệu dự trữ được quyền sử dụng (Ds):

Ds = Dk + Dđ - Db

Trong đó:

Dk : Dự trữ vật tư hiện có ở kho;

Dđ : Số vật tư cần phải đặt mua;

Db : Dự trữ bảo hiểm;

Sơ đồ diễn tả tình trạng của các bộ phận dự trữ như sau:

Trong đó:

B0 : Mức dự trữ bảo hiểm;

a : Trường hợp sử dụng quá định mức dự trữ vật tư;

b : Trường hợp cung cấp bị chậm trễ;

5.7. Tổ chức bảo quản vật tư xây dựng:

5.7.1. Nhiệm vụ của công tác bảo quản vật tư xây dựng:

Tổ chức tiếp nhận vật tư đảm bảo đúng chủng loại, số lượng và chất lượng nhờ các

phương tiện cân đo và thí nghiệm phù hợp;

Tổ chức lưu kho đảm bảo chất lượng vật liệu, an toàn, thuận lợi trong cấp phát và

kiểm kê vật liệu;

Thường xuyên kiểm kê và kiểm tra tình hình kho bãi để kịp thời phát hiện các sai

sót và đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp cũng như sẵn sàng cung cấp thông tin về tình

hình vật tư trong kho cho công tác quản lý sản xuất;

Tham gia cùng bộ phận cung ứng vật tư tiến hành lập và thực hiện các hợp đồng

mua sắm vật tư.

5.7.2. Các hình thức bảo quản vật tư xây dựng:

Bảo quản vật tư trong kho trung gian hay kho đặt tại chân công trình.

Bảo quản vật tư trong kho được xây dựng dùng cho một lần hay là công trình lắp

ghép sử dụng luân lưu.

Bảo quản vật tư trong kho có mái che hay bãi ngoài trời.

5.8. Tổ chức cấp phát vật tư xây dựng:

Công tác cấp phát vật tư phải đảm bảo cung cấp vật tư kịp thời, nhanh chóng, đúng

chủng loại, đủ số lượng và đảm bảo chất lượng.

Mức

DT

Thời gian

B0

0

a b

Page 6: C5 cung ung vtu

6

5.9. Hiệu quả và các biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác cung ứng vật tư:

5.9.1. Hiệu quả của công tác cung ứng vật tư:

Góp phần đảm bảo kế hoạch sản xuất và chất lượng xây dựng.

Khắc phục hiện tượng ngừng thi công do thiếu vật tư, tạo điều kiện rút ngắn thời gian

xây dựng.

Tiết kiệm vật tư do giảm hao hụt trong khâu mua sắm và bảo quản, lưu kho bãi.

Giảm giá thành xây dựng.

Góp phần giảm nhu cầu vốn lưu động;

Tạo điều kiện tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

5.9.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác cung ứng vật tư:

Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch cung ứng vật tư, kết hợp tốt với các bộ

phận kế hoạch khác của doanh nghiệp.

Nâng cao chất lượng công tác tìm kiếm nguồn vật tư, sử dụng linh hoạt phương pháp

kinh tế và quan hệ thân tín đối với các đơn vị cung ứng vật tư cho doanh nghiệp.

Lựa chọn các phương thức, phương tiện vận chuyển, hình thức kho bãi và bảo quản

phù hợp.

Đảm bảo dự trữ vật tư, tăng cường công tác kiểm kê, kiểm tra và đánh giá vật tư.

Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho người lao động trong lĩnh vực cung ứng vật tư.

Đảm bảo an toàn trong công tác cung ứng vật tư, trang bị các phương tiện kỹ thuật

phục vụ công tác cung ứng vật tư đồng bộ và phù hợp.