C1 ktxd trong nen ktqd

7
1 CHƯƠNG 1 - NGÀNH XÂY DỰNG TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 1.1. Một số khái niệm mở đầu - Đầu tư xây dựng công trình: là hoạt động có liên quan đến bỏ vốn ở giai đoạn hiện tại nhằm tạo dựng ra tài sản cố định là công trình xây dựng để sau đó tiến hành khai thác công trình, sinh lợi với một khoảng thời gian nhất định nào đó trong tương lai - Hoạt động xây dựng: là hoạt động trực tiếp hình thành công trình xây dựng bao gồm các lĩnh vực: Lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng. Khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình. Thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình. Quản lý dự án đầu tư, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng. Các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình (sản xuất cấu kiện, bán thành phẩm xây dựng,…). - Công trình xây dựng là sản phẩm của chủ đầu tư được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước được xây dựng theo thiết kế - Thi công xây dựng công trình bao gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các trình xây dựng mới, sữa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi, phá dỡ công trình, bảo hành, bảo trì công trình - Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình - Nhà thầu trong hoạt động xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động xây dựng - Ngành công nghiệp xây dựng: bao gồm các doanh nghiệp xây dựng hoặc lắp đặt thiết bị chuyên nhận thầu thi công lắp đặt cho các chủ đầu tư xây dựng ở mọi lĩnh vực. - Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng: chuyên sản xuất các loại vật liệu xây dựng, bán thành phẩm và cấu kiện xây dựng để bán cho ngành công nghiệp xây dựng. Ngành này về bản chất phải được coi là một ngành sản xuất riêng biệt. - Ngành cơ khí xây dựng: sản xuất máy móc và thiết bị xây dựng (bao gồm cả công việc sửa chữa máy móc xây dựng) để cung cấp cho ngành công nghiệp xây dựng. - Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất liên quan đến bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát

Transcript of C1 ktxd trong nen ktqd

Page 1: C1 ktxd trong nen ktqd

1

CHƯƠNG 1 - NGÀNH XÂY DỰNG TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

1.1. Một số khái niệm mở đầu

- Đầu tư xây dựng công trình: là hoạt động có liên quan đến bỏ vốn ở giai đoạn hiện

tại nhằm tạo dựng ra tài sản cố định là công trình xây dựng để sau đó tiến hành khai

thác công trình, sinh lợi với một khoảng thời gian nhất định nào đó trong tương lai

- Hoạt động xây dựng: là hoạt động trực tiếp hình thành công trình xây dựng bao gồm

các lĩnh vực:

Lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng.

Khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình.

Thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình.

Quản lý dự án đầu tư, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng.

Các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình (sản xuất cấu kiện, bán

thành phẩm xây dựng,…).

- Công trình xây dựng là sản phẩm của chủ đầu tư được tạo thành bởi sức lao động

của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình được liên kết định vị

với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt

nước được xây dựng theo thiết kế

- Thi công xây dựng công trình bao gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các trình

xây dựng mới, sữa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi, phá dỡ công trình, bảo hành,

bảo trì công trình

- Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản

lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình

- Nhà thầu trong hoạt động xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động,

năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động xây

dựng

- Ngành công nghiệp xây dựng: bao gồm các doanh nghiệp xây dựng hoặc lắp đặt

thiết bị chuyên nhận thầu thi công lắp đặt cho các chủ đầu tư xây dựng ở mọi lĩnh

vực.

- Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng: chuyên sản xuất các loại vật liệu xây dựng,

bán thành phẩm và cấu kiện xây dựng để bán cho ngành công nghiệp xây dựng.

Ngành này về bản chất phải được coi là một ngành sản xuất riêng biệt.

- Ngành cơ khí xây dựng: sản xuất máy móc và thiết bị xây dựng (bao gồm cả công

việc sửa chữa máy móc xây dựng) để cung cấp cho ngành công nghiệp xây dựng.

- Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất liên quan đến bỏ vốn để

xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát

Page 2: C1 ktxd trong nen ktqd

2

triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời

gian nhất định

- Báo cáo đầu tư xây dựng công trình là hồ sơ được lập để xin giấy phép đầu tư khi

lập dự án để thẩm định, phê duyệt, quyết định đầu tư

- Báo cáo kinh tế kỹ thuât xây dựng công trình là dự án đầu tư xây dựng công trình

rút gọn dựa trên những nội dung cơ bản của dự án theo quy định

- Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của gói thầu, của bên

mời đấu thầu

- Gói thầu là toàn bộ dự án hoặc một phần công việc của dự được phân chia theo tính

chất kỹ thuạt hoặc trình tự thực hiện dự án, có quy mô hợp lý và đảm bảo tính đồng

bộ của dự án.

1.2. Quá trình hình thành công trình xây dựng

Quá trình hình thành công trình xây dựng là quá trình có nhiều đặc điểm khác biệt so với

sự hình thành các sản phẩm khác.

1.2.1. Quá trình hình thành công trình xây dựng theo nghĩa rộng:

Theo nghĩa rộng, quá trình hình thành công trình xây dựng được thể hiện theo sơ đồ tổng

quát sau:

1.2.2. Quá trình hình thành công trình xây dựng theo nghĩa hẹp:

Quá trình hình thành công trình xây dựng theo nghĩa hẹp chỉ xem xét từ khi nghiên cứu

hình thành dự án đầu tư xây dựng để tạo ra công trình bàn giao đưa vào sử dụng.

Định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội

và quy hoạch tổng thể sử dụng vùng lãnh thổ.

Nhà nước lập quy hoạch tổng thể và quy hoạch

chi tiết về xây dựng.

Hình thành và thực hiện dự án

đầu tư xây dựng để tạo thành

công trình xây dựng.

Khả năng đầu tư của

nhà nước và các thành

phần kinh tế khác.

Nhu cầu xây dựng

công trình của nhà

nước và xã hội.

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng

Giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng

Giai đoạn kết thúc xây dựng

Page 3: C1 ktxd trong nen ktqd

3

a) Giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng:

Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư

Tiến hành lập dự án

Thẩm định và phê duyệt dự án

Tuyên truyền, quảng cáo cho dự án

b) Giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng:

Tiến hành khảo sát xây dựng

Thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư

Tổ chức thiết kế xây dựng

Tổ chức lựa chọn nhà thầu xây dựng

Tổ chức thẩm tra, phê duyệt thiết kế và dự toán

Tổ chức triển khai thi công xây dựng

Tổ chức cung cấp và lắp đặt thiết bị

c) Giai đoạn kết thúc xây dựng:

Nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác

Kết thúc xây dựng, giải phóng công trình tạm

Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình

1.3. Phương thức thực hiện xây dựng và các lực lượng tham gia trực tiếp vào quá trình

hình thành công trình xây dựng

1.3.1. Các phương thức thực hiện xây dựng

a) Phương thức tự thực hiện:

Được áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư là nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm

để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý và sử dụng.

Khi áp dụng hình thức tự thực hiện, dự toán cho gói thầu phải được phê duyệt theo

quy định. Đơn vị giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với chủ đầu tư về tổ chức và

tài chính.

b) Phương thức giao nhận thầu:

Lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình phù

hợp để thi công xây dựng công trình.

1.3.2. Các lực lượng tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành công trình xây

dựng

a) Chủ đầu tư xây dựng công trình:

Là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng

công trình.

Page 4: C1 ktxd trong nen ktqd

4

Nguồn vốn dự án Chủ đầu tư xây dựng công trình

Vốn ngân sách Nhà nước

Do người quyết

định đầu tư quyết

định trước khi lập

DAĐT XDCT.

Dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định

đầu tư, CĐT là: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ

quan thuộc Chính phủ, cơ quan cấp Bộ,

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ương và doanh nghiệp nhà nước.

Dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan

cấp Bộ, Chủ tịch UBND các cấp quyết

định đầu tư, CĐT là đơn vị quản lý, sử

dụng công trình.

Trường hợp đơn vị quản lý, sử dụng công

trình chưa xác định được hoặc không đủ

điều kiện làm CĐT → người quyết định

đầu tư có thể giao cho đơn vị có đủ điều

kiện làm CĐT.

Vốn tín dụng Người vay vốn

Vốn khác Chủ sở hữu vốn hoặc người đại diện theo quy định của pháp

luật.

b) Nhà thầu tư vấn xây dựng:

Tham gia trực tiếp vào giai đoạn dự án, giai đoạn khảo sát, thiết kế, dự toán, tổng dự

toán, quản lý dự án, giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị, quyết toán vốn, quy đổi

vốn đầu tư cho dự án và các dịch vụ tư vấn khác theo hợp đồng ký với chủ đầu tư.

c) Nhà thầu xây dựng:

Là nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu xây lắp, thường tham gia trực tiếp vào quá

trình thi công xây dựng dưới hình thức nhà thầu chính, thầu phụ hoặc tổng thầu.

Nhà thầu chính: là nhà thầu ký kết hợp đồng, nhận thầu trực tiếp với CĐT XDCT để

thực hiện phần việc chính của một loại công việc của DAĐT XDCT.

Tổng thầu xây dựng: là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư để nhận

thầu toàn bộ 1 loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án.

Nhà thầu phụ: là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu để nhận

thầu lại 1 phần công việc của nhà thầu chính hoặc tổng thầu.

d) Nhà thầu cung cấp:

Là nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu cung cấp hàng hoá gồm máy móc, thiết bị,

nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các dịch vụ không phải là dịch vụ tư vấn.

1.4. Vai trò của xây dựng trong nền kinh tế quốc dân

Xây dựng giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân:

Page 5: C1 ktxd trong nen ktqd

5

Trực tiếp tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành kinh tế quốc dân để tiến hành

khai thác sinh lợi.

Góp phần thay đổi các mối quan hệ phát triển kinh tế giữa các ngành, các khu vực,

quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, giáo dục và các mối quan hệ xã hội

khác.

Tạo điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hoạt động xã hội, dân sinh,

quốc phòng thông qua việc đầu tư xây dựng các công trình xã hội, dịch vụ, cơ sở hạ tầng

ngày càng đạt trình độ cao.

Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập vào ngân sách quốc gia.

Giải quyết công ăn việc làm cho một lực lượng lớn lao động.

Các công trình xây dựng có tính chất kinh tế, kỹ thuật, văn hóa, xã hội tổng hợp. Đó

là thành tựu về khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật của các ngành có liên quan, có tác dụng góp

phần mở ra một giai đoạn phát triển mới tiếp theo cho đất nước.

Hoạt động đầu tư xây dựng liên quan trực tiếp đến sử dụng một khối lượng nguồn lực

vô cùng to lớn của xã hội, do đó nếu hoạt động này kém hiệu quả sẽ gây ra nhiều lãng phí,

thất thoát, làm tổn thất to lớn, lâu dài, nhiều mặt đến sự phát triển đất nước.

1.5. Những đặc điểm của sản phẩm xây dựng

1.5.1. Khái niệm về sản phẩm xây dựng

Sản phẩm cuối cùng là các công trình xây dựng đã hoàn thành và có thể bàn giao đưa

vào sử dụng.

Sản phẩm trung gian (sản phẩm theo giai đoạn): Quá trình hình thành công trình xây

dựng là một quá trình kéo dài, trải qua nhiều giai đoạn, có sự tham gia của nhiều lực lượng,

nhiều bộ phận. Do đó để đáp ứng cho yêu cầu quản lý quá trình hình thành công trình xây

dựng, người ta đưa ra khái niệm sản phẩm xây dựng trung gian. Nó là kết quả lao động của

một giai đoạn nào đó trong quá trình hình thành công trình xây dựng, có thể là các gói công

việc xây dựng, các giai đoạn hay đợt xây dựng đã hoàn thành và bàn giao thanh toán.

1.5.2. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng:

Sản phẩm xây dựng với tư cách là công trình xây dựng hoàn chỉnh thường có các đặc

điểm sau:

a. Sản phẩm xây dựng mang tính đơn chiếc, cá biệt, đa dạng về công dụng, cấu tạo và

cả về phương pháp chế tạo.

b. Sản phẩm xây dựng là những công trình được xây dựng và sử dụng tại chỗ, phân bố

tản mạn ở nhiều nơi trên lãnh thổ.

c. Sản phẩm xây dựng thường có kích thước lớn, trọng lượng lớn, thời gian xây dựng

và sử dụng lâu dài, nhu cầu về vốn, lao động, vật tư, máy móc thiết bị thi công lớn.

d. Sản phẩm xây dựng thuộc phần kết cấu xây dựng chủ yếu đóng vai trò nâng đỡ và

bao che, không tác động trực tiếp lên đối tượng lao động trong quá trình sản xuất,

Page 6: C1 ktxd trong nen ktqd

6

trừ một số loại công trình đặc biệt như đường ống, công trình thủy lực, lò luyện

gang thép…

e. Sản phẩm có liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung cấp các yếu tố đầu

vào, thiết kế và chế tạo sản phẩm, cả về phương diện sử dụng công trình.

f. Sản phẩm xây dựng liên quan nhiều đến cảnh quan và môi trường tự nhiên, do đó

liên quan đến lợi ích của cộng đồng, nhất là đến dân cư của địa phương nơi đặt công

trình.

g. Sản phẩm mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hoá - nghệ thuật và

quốc phòng. Sản phẩm chịu nhiều ảnh hưởng của nhân tố thượng tầng kiến trúc,

mang bản sắc truyền thống dân tộc, thói quen tập quán sinh hoạt...Có thể nói sản

phẩm xây dựng phản ánh trình độ kinh tế khoa học - kỹ thuật và văn hoá trong từng

giai đoạn phát triển của một đất nước.

1.6. Những đặc điểm của sản xuất xây dựng:

1.6.1. Đặc điểm của sản xuất xây dựng xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm:

Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm xây dựng ta có thể rút ra một số đặc điểm chủ yếu

của sản xuất xây dựng:

a. Các công trình xây dựng hình thành và đứng yên tại chỗ, phân bố nhiều nơi trên

lãnh thổ, do đó sản xuất xây dựng có tính lưu động cao và thiếu ổn định.

b. Sản xuất xây dựng phải tiến hành theo đơn đặt hàng của chủ đầu tư thông qua đấu

thầu hoặc chỉ định thầu cho từng công trình cụ thể.

c. Chu kỳ sản xuất thường dài.

d. Quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp đòi hỏi phải có nhiều lực lượng hợp tác

tham gia thực hiện.

e. Sản xuất xây dựng phải tiến hành ngoài trời và chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết.

f. Điều kiện làm việc trong xây dựng nặng nhọc.

g. Sản xuất xây dựng chịu ảnh hưởng của lợi nhuận chênh lệch do địa điểm xây dựng

đem lại. Cùng một loại công trình xây dựng nhưng nếu nó được tiến hành xây dựng

ở những nơi có sẵn nguồn nguyên vật liệu, nhân công, các cơ sở cho thuê máy xây

dựng thì trong trường hợp này nhà thầu xây dựng có nhiều cơ hội thu được lợi

nhuận cao hơn so với các địa điểm xây dựng khác.

h. Công nghệ xây lắp chủ yếu là quá trình áp dụng các quá trình cơ học để giải quyết

vấn đề vận chuyển ngang và vận chuyển lên cao, hoặc để xâm nhập lòng đất. Việc

áp dụng tự động hóa quá trình xây lắp phát triển chậm hơn so với các ngành sản

xuất khác, tỷ lệ lao động thủ công chiếm cao.

Page 7: C1 ktxd trong nen ktqd

7

1.6.2. Đặc điểm của sản xuất xây dựng xuất phát từ đặc điểm của điều kiện tự

nhiên, kinh tế, xã hội Việt Nam

a. Về điều kiện tự nhiên: sản xuất xây dựng ở Việt Nam được tiến hành trong điều

kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, điều kiện địa chất công trình và địa chất thủy văn phức

tạp, đất nước dài, hẹp và còn có nhiều nơi chưa khai phá, có một số nguồn vật liệu

xây dựng phong phú. Do đó, các giải pháp xây dựng ở Việt Nam chịu ảnh hưởng

mạnh của các nhân tố này.

b. Về điều kiện kinh tế: nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, còn rất nhiều

mặt yếu kém so với các nước trên thế giới. Trong bối cảnh hợp tác quốc tế hiện

nay, sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, đang đứng trước nhiều

cơ hội phát triển nhưng cũng có nhiều nguy cơ và thách thức.

c. Về xã hội Việt Nam: Đường lối chung phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành

phần, vận dụng cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã

hội chủ nghĩa đang quyết định phương hướng và tốc độ phát triển của ngành xây

dựng Việt Nam.