ĐẶC ĐIỂM TẠO HÌNH TRONG TRANH L A CỦA HỌA SĨ NGUYỄ...

106
BGIÁO DC VÀ ĐÀO TẠO BVĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LCH TRƯỜNG ĐẠI HC MTHUT VIT NAM NGUYN THKIM NGA ĐẶC ĐIỂM TO HÌNH TRONG TRANH LA CA HỌA SĨ NGUYỄN THLUẬN VĂN TỐT NGHIP THC SChuyên ngành: Mthut to hình (Hi ha) Mã s: 60210102 Khóa: 18 (2015 2017) GIẢNG VIÊN HƯỚNG DN KHOA HC: PGS. TS. LÊ VĂN SỬU Hà Ni 2017

Transcript of ĐẶC ĐIỂM TẠO HÌNH TRONG TRANH L A CỦA HỌA SĨ NGUYỄ...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ KIM NGA

ĐẶC ĐIỂM TẠO HÌNH TRONG TRANH LỤA

CỦA HỌA SĨ NGUYỄN THỤ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SỸ

Chuyên ngành: Mỹ thuật tạo hình (Hội họa)

Mã số: 60210102

Khóa: 18 (2015 – 2017)

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. LÊ VĂN SỬU

Hà Nội – 2017

1

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

GS Giáo sư

H Hình

Nxb Nhà xuất bản

PGS Phó giáo sư

TS Tiến sĩ

Tr Trang

2

MỤC LỤC

Trang phụ bìa.

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT ......................................................................... 1

MỤC LỤC ...................................................................................................... 2

MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. ...................... 15

1.1. Một số khái niệm được sử dụng trong đề tài ........................................... 15

1.1.1. Khái niệm “Đặc điểm tạo hình” .......................................................... 15

1.1.2. Khái niệm “Đặc điểm tạo hình trong tranh lụa” .................................. 17

1.2. Khái quát về tranh lụa Việt Nam hiện đại ............................................... 18

1.2.1. Khái lược sự hình thành và phát triển của tranh lụa Việt Nam hiện đại ............ 18

1.2.2. Đặc điểm của tranh lụa Việt Namm hiện đại ....................................... 20

1.3. Khái quát về sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Nguyễn Thụ ......................... 25

1.3.1. Khái lược về thân thế và sự nghiệp của họa sĩ Nguyễn Thụ ................ 25

1.3.2. Khái lược về các chất liệu và chủ đề nội dung tiêu biểu trong tranh lụa

của họa sĩ Nguyễn Thụ ................................................................................. 26

Tiểu kết ........................................................................................................ 30

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TẠO HÌNH TRONG TRANH LỤA

CỦA HỌA SĨ NGUYỄN THỤ ...................................................................... 31

2.1. Tính trang trí trong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ ............................ 31

2.2. Sự khái quát các hình tượng nghệ thuật trong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn

Thụ ........................................................................................................... 42

2.3. Chất thơ trong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ .................................... 50

Tiểu kết. ....................................................................................................... 60

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT VÀ BÀI HỌC RÚT RA TỪ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TẠO HÌNH TRONG TRANH LỤA CỦA HỌA SĨ

NGUYỄN THỤ ............................................................................................ 62

3.1. Giá trị nghệ thuật của đặc điểm tạo hình trong tranh lụa họa sĩ Nguyễn

Thụ ........................................................................................................... 62

3

3.2. Bài học rút ra từ nghiên cứu đặc điểm tạo hình trong tranh lụa họa sĩ

Nguyễn Thụ .................................................................................................. 67

Tiểu kết ........................................................................................................ 70

KẾT LUẬN .................................................................................................. 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 74

PHẦN PHỤ LỤC.......................................................................................... 80

PHỤ LỤC .................................................................................................................. 82

4

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Nghệ thuật tranh lụa là một phần quan trọng của nền mỹ thuật hiện đại

Việt Nam. Năm 1925, khi trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập và

sau đó, dưới sự khích lệ của các vị giáo sư mỹ thuật người Pháp cùng với

những tìm tòi khám phá và quan trọng nhất chính là lòng tự tôn dân tộc của

các sinh viên, đặc biệt là Nguyễn Phan Chánh, tranh lụa hiện đại Việt Nam ra

đời. Từ đây chúng ta đã có những tác phẩm đầu tiên ghi dấu ấn mạnh mẽ, tạo

thêm một gương mặt mới cho nền mỹ thuật Việt Nam. Tranh lụa Việt Nam có

những vẻ đẹp riêng, không hòa lẫn với các nước khác.

Lụa là chất liệu có đặc tính mềm, mỏng, trong nên đòi hỏi sự cầu kỳ,

trau chuốt của nghệ sỹ trong quá trình làm việc. Cũng chính vì điều đó mà nó

trở thành một chất liệu thực sự kén người và không dễ dàng để có được thành

công. Chính vì điều đó nên số hoạ sĩ chuyên sâu và dành cả cuộc đời để vẽ

tranh lụa là rất ít. Chúng ta có thể kể đến một số tên tuổi như: Nguyễn Phan

Chánh, Lê Thị Lựu, Trần Đông Lương, Mộng Bích, Minh Tâm, Kim Bạch…

Và một trong những cái tên ấy mà chúng ta không thể không nhắc đến chính

là Nguyễn Thụ. Tranh của ông cô đọng về ý, tinh lược về hình, lúc nhấn, lúc

thả, đẹp dịu dàng, nên thơ, trong trẻo…như một cuộc dạo chơi lãng đãng giữa

núi rừng, giữa đất trời, không thể lẫn vào ai khác. Tranh lụa của Nguyễn Thụ

khác biệt với các nghệ sĩ khác bởi vẻ đẹp thơ mộng; các hình tượng nghệ

thuật được khái quát, cô đọng; các yếu tố hình thể, đường nét, màu sắc giàu

tính trang trí. Những điều này đã góp phần rất lớn vào việc tạo nên tên tuổi

riêng trong làng tranh lụa của ông. Từ trước đến nay, có khá nhiều bài viết,

tham luận, công trình nghiên cứu về nghệ thuật tranh lụa của họa sĩ Nguyễn

Thụ, ví dụ như: hình tượng người phụ nữ, không gian trong tranh, cách xử lý

kĩ thuật chất liệu lụa… Tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu

tổng thể về nghệ thuật sử dụng yếu tố tạo hình trong tranh ông. Đây chính là

5

phần vô cùng quan trọng quyết định đến thành công của tác phẩm, chỉ ra

phong cách nghệ thuật riêng biệt của họa sĩ Nguyễn Thụ.

Là một họa sĩ vẽ tranh lụa, tôi mong muốn tìm hiểu, khám phá, học tập

những thành công trong việc sử dụng các yếu tố tạo hình mà họa sĩ Nguyễn

Thụ đã dùng để hiểu và phục vụ công việc sáng tác của mình. Chính vì những

điều trên, tôi quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài “Đặc điểm tạo hình trong

tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ”.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài tập trung vào các

mảng chính: Tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ, tranh lụa Việt Nam, đặc điểm

tạo hình của nghệ thuật tranh lụa Nguyễn Thụ.

Nghiên cứu, bàn về nghệ thuật vẽ tranh lụa Việt Nam đã có khá nhiều

đầu sách và các bài báo, bài nói chuyện liên quan:

Nguyễn Thụ (1994), Giáo trình tranh lụa, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

Cuốn sách đề cập đến quá trình hình thành, phát triển, đặc tính và các

kỹ thuật tranh lụa Việt Nam. Tài liệu này đã cung cấp cho người viết những

nội dung cơ bản nhất về tranh lụa để bắt đầu có những cơ sở lý thuyết quan

trọng nhất.

Nguyễn Trân (2005), Các thể loại và loại hình nghệ thuật, Nxb mỹ

thuật, Hà Nội.

Cuốn sách đã trình bày các thể loại và loại hinh nghệ thuật một cách

đầy đủ, chi tiết và đặc biệt cung cấp cho người viết những thông tin quý giá

về chất liệu lụa trong mỹ thuật tạo hình.

Vũ Ngọc Anh (1999) “Nghệ thuật tranh lụa Việt Nam”, Tư liệu Viện

mỹ thuật, TL-28/HĐ.

Bài báo một lần nữa nhắc lại quá trình phát triển, tên tuổi và phong

cách nghệ thuật của một số họa sĩ tên tuổi những ngày đầu tiên hình thành của

6

tranh lụa hiện đại Việt Nam. Tác giả còn đưa ra nhận định về phong cách vẽ

lụa chủ yếu có tính tương đồng với nghệ thuật dân gian (thiên về trang trí và

thiên hướng tả thực), điểm qua những đặc điểm khác biệt về chất liệu của lụa

so với chất liệu khác, các loại lụa, màu mà họa sĩ dùng để vẽ và phương pháp

thể hiện. Bài viết đã cung cấp người viết có thêm những thông tin quý báu về

lịch sử hình thành, phát triển và những đặc trưng của chất liệu lụa.

Nguyễn Thanh Mai (2016) “Tranh lụa Việt Nam từ 1925 đến 2015”,

Nghiên cứu Mỹ thuật, 3(11), 09/ 2016.

Bài báo phác họa lại những nét chính trên con đường hình thành và

phát triển của ngành nghệ thuật lụa hiện đại Việt Nam từ năm 1925. Tác giả

đã trình bày những nghiên cứu về tranh lụa qua các giai đoạn 1925 – 1945,

1946 – 1954, 1955 – 1975, 1986 – 2015 để thấy rõ tranh lụa đã trải qua nhiều

thăng trầm cùng với lịch sử đất nước. Tác giả đặt niềm tin vào tương lai tranh

lụa vẫn tiếp tục giữ được những giá trị riêng có và là một nét đặc sắc trong

nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Người viết đã có thêm nhiều thông tin bổ

ích từ bài viết để hiểu và dần hình thành thêm những nhận định cá nhân cho

luận văn nghiên cứu của mình.

Nguyễn Quân (1977) “Từ tranh lụa Nguyễn Phan Chánh đến tranh lụa

hiện nay”, Văn nghệ, (53), 31/ 12/ 1977.

Bài báo đã một lần nữa đánh giá, khẳng định những đóng góp to lớn

của danh họa Nguyễn Phan Chánh với ngành nghệ thuật lụa Việt Nam, đặc

biệt ông đã nhấn mạnh sự tìm tòi trong nội dung, chủ đề tập trung phản ánh

trong tranh họa sĩ khiến tranh không lẫn vào Tây, không lẫn vào Tàu của

Nguyễn Phan Chánh chính là lựa chọn cuộc sống, người dân nông dân- một

điều trước họa sĩ chưa ai làm. Tác giả Nguyễn Quân đưa ra những nhận định

về tranh lụa sau Nguyễn Phan Chánh, ghi nhận những nỗ lực tìm tòi về nội

dung và hình thức thể hiện trên chất liệu lụa của các họa sĩ. Mặc dù tìm tòi ấy

vẫn còn gặp nhiều cản trở, khiên cưỡng tuy nhiên, ông cũng không thôi hi

7

vọng những điều mới mẻ. Rõ ràng những điều Nguyễn Quân trăn trở từ năm

1977 đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Từ đó người viết hiểu thêm quá trình

phát triển, những thuận lợi cũng như khó khăn trong quá trình sáng tác với

chất liệu lụa, để làm sao lụa vẫn là lụa.

Phạm Trung (2015) “Triển lãm tranh lụa 2015 nghệ thuật thực sự giá trị

sẽ luôn có được người tri kỉ”, Nghiên cứu mỹ thuật, 4(08), 12/ 2015.

Bài báo một lần nữa khẳng định về giá trị nghệ thuật đặc sắc của tranh

lụa gắn với nhiều thành tựu của hội hoạ của hoạ sĩ Mỹ thuật Đông Dương qua

nhiều thế hệ. Sau một thời gian dài không được chú ý, chất liệu lụa truyền

thống dường như đang được hồi sinh, phát triển khi công chúng đánh giá lại

một cách trân trọng những tìm tòi kĩ thuật, niềm đam mê tìm lại vị trí của lụa

trong sáng tác mỹ thuật thông qua triển lãm của các nghệ sĩ trẻ trường Đại

học Mỹ thuật Việt Nam.

Nguyễn Văn Tỵ (1974) “Tranh lụa và hội họa Việt Nam”, Tạp chí

Nghiên cứu nghệ thuật, (2).

Bài báo cho chúng ta thấy được một số cách vẽ lụa theo lối cổ truyền,

quá trình phát triển của tranh lụa hiện đại qua các thời kỳ; điểm qua, nhận

định về cách vẽ của một số họa sĩ vẽ lụa hàng đầu của Việt Nam.

Nguyễn Văn Tỵ (1979) “Tranh lụa Việt Nam”, Tư liệu Viện mỹ thuật,

TL-58/HĐ 9.

Bài báo đã mang đến thêm những thông tin quý báu về quá trình phát

triển, đưa ra những nhận định về những thành công, hạn chế của tranh lụa, về

tài năng của một số họa sĩ vẽ lụa những ngày đầu tiên qua hai giai đoạn chính:

từ khi thành lập trường mỹ thuật Đông Dương đến năm 1946 và giai đoạn sau

năm 1946.

Phan Cẩm Thượng (2010) “Tranh lụa từ truyền thống đến hiện đại”,

thethaovanhoa.vn.

8

Bài báo cho ta thấy rõ việc ra đời của tranh lụa ở Trung quốc, Việt

Nam, cách thức làm việc với lụa từ xưa cho đến nay, những thay đổi và thăng

trầm của quá trình phát triển của nghệ thuật vẽ tranh lụa. Những thông tin này

góp phần giúp người viết có cái nhìn tổng quát thêm về lịch sử hình thành,

phát triển và phương pháp làm việc với chất liệu kén người này.

Các công trình nghiên cứu và các bài viết về tranh lụa họa sĩ Nguyễn

Thụ

Nguyễn Lương Tiểu Bạch (chủ biên), Bùi Như Hương, Phạm Trung,

Nguyễn Văn Chiến, (2005), Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, Trường Đại học Mỹ

thuật Hà Nội – Viện mỹ thuật, Hà Nội.

Cuốn sách ghi lại lịch sử hình thành, phát triển qua các thời kỳ; đưa ra

những kiến giải, nhận định và đánh giá những thành tựu của nền mỹ thuật

hiện đại Việt Nam. Trong cuốn sách này cũng đã đưa ra đánh giá những thành

quả cũng như phong cách sáng tác tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ: “Bút

pháp ổn định, ít thay đổi, kỹ thuật tinh tế. Tranh của ông thường có không

gian gợi tả, ước lệ, những mảng màu lớn với những đường viền mềm, gợi

khối nhẹ, hình nét uyển chuyển, ưa các gam màu đen, nâu, hồng, lam tím…”

[1, Tr. 130].

Cục xuấn bản (2008), Nguyễn Thụ- Chân dung và tác phẩm, Hà Nội.

Cuốn sách cho chúng ta những thông tin về cuộc đời sáng tác nghệ

thuật, hình ảnh phiên bản những tác phẩm và một số nhận định về phong cách

nghệ thuật của họa sĩ Nguyễn Thụ. Họa sĩ Vũ Giáng Hương nhận định “tranh

lụa Nguyễn Thụ toát lên những nét dịu dàng sâu lắng và nên thơ” [24, Tr. 17].

. Nhà phê bình nghệ thuật Trần Thức “một vẻ đẹp tinh giản, trầm mặc đến no

nê về cảm giác thanh bình, yên tĩnh” [24, Tr. 19]. Họa sĩ- nhà phê bình mỹ

thuật Lương Xuân Đoàn viết “Có những tranh của Nguyễn Thụ, tôi sánh nó

với những chùm sim núi mùa thu muộn. Những trái chín mọng, tím sẫm thơm

và ngọt lịm…bứt khỏi sự “quen” của ngọn bút, màu và chiếm một chỗ riêng

9

biệt giữa những bức tranh khác” [24, Tr. 19]. “Tranh lụa của ông mơ màng

tràn ngập ở nền mà tinh sắc ở rút mảnh và uốn lượn…” [24, Tr. 19]. là nhận

định của nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân… Đa phần các nhận định đã

nêu được một số nét tiêu biểu trong phong cách sáng tác tranh lụa của họa sĩ

Nguyễn Thụ, tuy nhiên vẫn chưa đi sâu và phân tích để làm nổi bật những

nhận định này và sáng rõ mọi vấn đề.

Hoàng Công Luận (1977), Tranh lụa Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

Cuốn sách một lần nữa khẳng định những giá trị quý báu của tranh lụa

đóng góp cho nền hội họa Việt Nam, điểm lại một số chặng đường phát triển

chính, những tên tuổi thành danh, những thay đổi, cách tân và da dạng hóa

của lụa. Tác giả nhắc đến tên tuổi họa sĩ Nguyễn Thụ và đã nêu lên một đặc

điểm vô cùng quan trọng trong nghệ thuật thơ của Nguyễn Thụ là chất thơ.

Tuy nhiên, bài viết chỉ dừng lại ở việc đưa ra nhận định, đánh giá chứ chưa đi

sâu phân tích cụ thể để làm rõ vấn đề.

Đặng Thị Bích Ngân (2016), Họa sĩ Nguyễn Thụ- Tranh lụa và ký họa

trong sưu tập của Yoong Voon Sin, 2016, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

Cuốn sách cung cấp thêm cho người viết nghiên cứu những tài liệu quý

báu về các sáng tác tranh lụa và ký họa của họa sĩ Nguyễn Thụ. Họa sĩ Đặng

Thị Bích Ngân cũng đã nhận định về tranh lụa của Nguyễn Thụ “ bố cục ước

lệ, mang tính trang trí” [15, Tr. 12] , nhà phê bình mỹ thuật Quang Việt viết: “

Các nét phẩy của đầu bút, ở Nguyễn Thụ, đôi khi, làm dậy lên cả một vị lạ,

chỉ một mình ông mới có” [15, Tr. 16].

Nhà xuất bản Mỹ thuật (1996), Mỹ thuật hiện đại Việt Nam, Nxb Mỹ

thuật, Hà Nội.

Cuốn sách có bài viết đã điểm lại tên tuổi, tái khẳng định công lao những

họa sĩ đã có công xây dựng, gìn giữ, phát triển…ngành nghệ thuật lụa ở Việt

Nam từ những ngày đầu tiên, đặc biệt là sự thay đổi trong đề tài, chủ đề thể hiện

10

tác phẩm của các họa sĩ. Bài viết có nhắc đến tác giả Nguyễn Thụ và đưa ra nhận

định về tranh của ông như sau: “những mảng trần mạnh mẽ, gợi khối nhè nhẹ,

những hình nét mềm mại, uyển chuyển đầy nhịp điệu… ” [12, Tr. 55]. Nhờ đó,

người viết nắm rõ hơn về những họa sĩ có nhiều thành công với lụa, có cái nhìn

khách quan, đặc biệt là đánh giá những giá trị trong tạo hình tranh lụa của

Nguyễn Thụ. Là một kênh tiếp nhận thông tin rất giá trị.

Quang Phòng- Quang Việt (2015), Trường Mỹ thuật Đông Dương lịch

sử và nghệ thuật, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

Cuốn sách trình bày toàn bộ lịch sử hình thành và phát triển của

Trường Mỹ thuật Đông Dương từ những ngày đầu được thành lập cho đến

giai đoạn những năm đầu của thế kỉ XX. Trong phần nói về nghệ thuật tranh

lụa Việt Nam, các tác giả đã ghi nhận những thành công và đóng góp của họa

sĩ Nguyễn Thụ với nền nghệ thuật tranh lụa Việt Nam. Đây là một tài liệu

mang tính lịch sử nghệ thuật rất quan trọng đối với người viết.

Phan Cẩm Thượng (2014), Nguyễn Thụ- Con đường phương Đông,

Nxb Thế giới, Hà Nội.

Cuốn sách đã tập trung nghiên cứu những mảng trong sáng tác nghệ

thuật của họa sĩ Nguyễn Thụ (nghiên cứu và hình họa, tranh in khắc gỗ, tranh

chân dung, tranh sinh hoạt, tranh phong cảnh) của những tác phẩm nằm trong

bộ sưu tập của nhà sưu tập người Thái Lan Tira. Phan Cẩm Thượng nhận

định, Nguyễn Thụ là họa sĩ Phương Đông thuần túy. Và Nguyễn Quân thì cho

rằng họa sĩ Nguyễn Thụ yêu thích các “khoảng trống ám ảnh hơn là lấp đầy

không gian bằng thế giới vật chất nặng nề” [23, Tr 12]. Mặc dù cuốn sách là

một chuyên khảo - tác giả nhưng vì viết về nhiều mảng sáng tác với nhiều

chất liệu trong bộ sưu tập của ông Tira nên chưa tập trung sâu vào mảng tranh

lụa và cũng chưa làm nổi bật được hoàn toàn các đặc trưng riêng của phong

cách sáng tạo trên nền lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ.

11

Lê Văn Sửu (2007), Chất hội họa trong thơ và chất thơ trong hội họa

Việt Nam, Luận án Tiến sĩ nghệ thuật, Viện văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

Luận án đã đưa ra những nhận định, khái niệm, làm rõ sự biểu hiện của

chất hội họa trong thơ và chất thơ trong hội họa Việt Nam, cung cấp những

kiến thức giúp người viết hiểu rõ mối liên hệ qua lại, mối quan hệ gần gũi

giữa loại hình nghệ thuật hội họa và thơ ca… Trong luận án, tác giả đã có đề

cập đến tranh lụa của hoạ sĩ |Nguyễn Thụ và tập trung phân tích đến một số

tác phẩm bộc lộ rõ nét chất thơ.

Hoàng Minh Đức (2014) “Nghệ thuật tranh lụa Việt Nam- Hình thức biểu

đạt phương Tây trên tinh thần Á Đông” Nghiên cứu Mỹ thuật, 2(02), 06/2014.

Bài báo nêu lên một đặc điểm của tranh lụa hiện đại Việt Nam trong quá

trình hình thành và phát triển là có sự giao thoa giữa hình thức biểu đạt phương

Tây trên tinh thần Á Đông. Tác giả cũng đã nhắc đến Nguyễn Thụ và nêu được

một số đặc điểm trong sáng tác tranh lụa của ông, cung cấp thêm những kiến

thức quan trọng trong quá trình tiến hành nghiên cứu của người viết.

Lê Văn Sửu (2014) “Nghiên cứu yếu tố trang trí trong tranh”, Nghiên

cứu mỹ thuật, (3), 09/2014.

Bài báo đã tập trung tìm hiểu về việc nhiều yếu tố trang trí xuất hiện

trong các tác phẩm hội họa và đồ họa dựa trên các đặc điểm: khai thác sử

dụng họa tiết; cách điệu hình thể; thay đổi màu sắc không theo quy luật; lựa

chọn và khai thác đặc điểm đối tượng; thể hiện đúng đối tượng có yếu tố trang

trí. Trong bài viết, tác giả Lê Văn Sửu cũng đã chỉ ra một số số ví dụ tranh lụa

đặc sắc của họa sĩ Nguyễn Thụ để phân tích, làm cụ thể những nhận định của

mình về yếu tố trang trí trong tranh. Bài viết đã giúp người viết đưa ra định

hướng rõ hơn trong quá trình tiến hành nghiên cứu.

12

3. Mục đích của luận văn

- Đề tài nghiên cứu, làm rõ đặc điểm tạo hình trong tranh lụa của họa sĩ

Nguyễn Thụ.

- Xác định, đánh giá phong cách nghệ thuật riêng biệt, độc đáo của họa

sĩ Nguyễn Thụ

- Đánh giá vai trò của nghệ thuật tranh lụa Nguyễn Thụ đối với tranh

lụa Việt Nam thông qua những thành công về mặt tạo hình.

- Làm tư liệu nghiên cứu, phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu tranh lụa.

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu những đặc điểm nghệ thuật tạo

hình trong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ.

- Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài tập trung chủ yếu nghiên cứu các tác phẩm tranh lụa của họa sĩ

Nguyễn Thụ. Bên cạnh đó, đề tài cũng đề cập đến một số tác phẩm được sáng

tác bằng chất liệu khác của ông cũng như một số tác phẩm với nhiều chất liệu

khác nhau của dòng tranh, nhiều họa sĩ trong và ngoài nước, trước, cùng và

sau thế hệ so với Nguyễn Thụ để phân tích, so sánh làm nổi bật đặc điểm tạo

hình trong tranh lụa của ông.

5. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện dựa trên các phương pháp nghiên cứu khoa học sau:

- Phương pháp thu thập tài liệu:

Thống kê các bài nghiên cứu trước có vấn đề liên quan đến đề tài qua

sách báo, luận án, luận văn, tạp chí, các bài báo trên mạng internet…

- Phương pháp phân tích tổng hợp:

Phân tích đặc điểm chất liệu, phong cách nghệ thuật, đặc điểm tạo hình

của tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ qua những tác phẩm tiêu biểu.

- Phương pháp liên ngành:

13

Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu về nghệ thuật, tâm lý, lịch sử, xã hội...

để hiểu được đời sống tâm lý, hoàn cảnh xã hội, điều kiện lịch sử, tìm ra mối

liên hệ tác động qua lại giữa các vấn đề này trong quá trình sáng tác của tác

giả cũng như việc chúng đã để lại những dấu ấn nghệ thuật, có những tác

động nào đối với tác phẩm.

- Phương pháp nghệ thuật học:

Sử dụng lý thuyết nghệ thuật hội họa để phân tích, đánh giá cách xây

dựng bố cục, chọn hình mảng, ánh sáng, không gian…cũng như phương pháp

làm việc của nghệ sỹ trong khi sáng tác.

- Phương pháp so sánh:

Tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của các tác phẩm, của các

họa sĩ từ đó chỉ rõ đặc điểm tạo hình trong tranh lụa và phong cách nghệ thuật

của họa sĩ Nguyễn Thụ.

- Phương pháp phỏng vấn:

Trực tiếp gặp gỡ, phỏng vấn họa sĩ Nguyễn Thụ cũng như một số họa sĩ

khác về vấn đề tranh lụa, quá trình sáng tạo của họa sĩ Nguyễn Thụ và các vấn

đề khác liên quan.

6. Những đóng góp khoa học của luận văn

- Đây là công trình nghiên cứu về đặc điểm tạo hình trong tranh lụa của

hoạ sĩ Nguyễn Thụ.

- Làm rõ rõ giá trị nghệ thuật của tranh lụa hoạ sĩ Nguyễn Thụ.

- Là tài liệu tham khảo về mặt lý luận cho các cơ sở đào tạo nghệ thuật,

phục vụ công tác giảng dạy và sáng tác của người viết.

7. Cấu trúc luận văn

Kết cấu của đề tài nghiên cứu ngoài phần Mở đầu 11 trang, Kết luận

gồm 2 trang và Phụ lục 24 trang, Tài liệu tham khảo, nội dung chính được

chia làm 3 chương:

14

Chương 1: Cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài (16 trang)

Chương 2: Nghiên cứu đặc điểm tạo hình trong tranh lụa của họa sĩ

Nguyễn Thụ (31 trang)

Chương 3: Giá trị nghệ thuật và bài học rút ra từ nghiên cứu đặc điểm

tạo hình trong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ (10 trang)

15

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.

1.1. Một số khái niệm được sử dụng trong đề tài

Để tập trung nghiên cứu đề tài, trước hết cần giải quyết các vấn đề về

khái niệm. Người viết tập trung tìm hiểu hai khái niệm căn bản “Đặc điểm tạo

hình” và “Đặc điểm tạo hình trong tranh lụa”.

1.1.1. Khái niệm “Đặc điểm tạo hình”

Để hiểu đầy đủ khái niệm “Đặc điểm tạo hình”, chúng ta cần quan tâm

đến khái niệm “Đặc điểm” và “Tạo hình”.

Khái niệm “Đặc điểm”

Từ điển Từ và ngữ Hán- Việt, Nxb Thời đại do Huyền Linh biên soạn

định nghĩa khái niệm “Đặc điểm”là: “ điểm đặc biệt của sự vật” [8, Tr. 79].

Trong quá trình tìm tài lại để nghiên cứu, người viết không tìm được

nhiều từ điển đề cập đến khái niệm này. Hầu hết các từ điển Hán – Việt đều

có định nghĩa giống như trên. Định nghĩa này khá ngắn gọn nêu được những

điểm chính nhưng người viết chưa thực sự cảm thấy thoản mãn.

Khái niệm “Tạo hình”

Tác giả Nguyễn Văn Khôn trong Từ điển Anh- Việt hiện đại đã dịch

nghĩa từ “Art” nghĩa là: “Nghệ thuật, kỹ thuật, mỹ thuật”, cụm từ “Fine art”

cũng có nghĩa là: “Mỹ thuật” [7, Tr. 95]. Trên các tài liệu, bài báo hoặc văn

phong chuyên ngành nghệ thuật người Việt thường có xu hướng dịch từ “Art”

mang nghĩa nghệ thuật nói chung và dùng cụm từ “Fine art” để chỉ mỹ thuật.

Ngoài ra, từ điển còn có cụm từ “Plastic art” được dịch là nghệ thuật tạo hình.

Ngày nay, trên thế giới và cả Việt Nam bắt đầu sử dụng thêm khái niệm

“Visual art” nghĩa là nghệ thuật thị giác để thay thế cho khái niệm “Fine art”

thường thấy như trước đây do sự phát triển, mở rộng, biến đổi, giao thoa ngày

càng diễn ra mạnh mẽ trong lĩnh vực nghệ thuật. Kèm theo đó là các nghệ sĩ

16

hay dùng các cụm từ “artist”, “visual artist” hơn là “painter” hay “sculpture”,

“printer”… để gọi tên ngành nghề các nghệ sĩ.

Từ điển Bách khoa Việt Nam ghi rõ về khái niệm “Tạo hình”: “Tạo hình

là thủ pháp sáng tạo nghệ thuật bằng ngôn ngữ hình khối, màu sắc, chất cảm,

không gian, bố cục. Theo nghĩa rộng, tạo hình bao gồm hoạt động hội họa, điêu

khắc, mỹ thuật ứng dụng, kiến trúc, nhiếp ảnh. Theo nghĩa hẹp, tạo hình là hoạt

động thuộc hội họa giá vẽ và điêu khắc. Hội họa là nghệ thuật tạo hình trên mặt

phẳng, bằng các yếu tố đường nét, màu sắc, hình diện...” [5, Tr. 60].

Trong cuốn Từ điển mỹ thuật phổ thông của Đặng Thị Bích Ngân định

nghĩa “Tạo hình”: “Theo nghĩa rộng, tạo hình là sự sáng tạo mọi hình tượng

nghệ thuật; theo nghĩa hẹp, tạo hình là sự sáng tác, sự khắc họa những đặc

trưng về hình thể trong điêu khắc, hội họa, các ngành mỹ thuật ứng dụng và

kiến trúc…Hội họa theo bút pháp tả thực, là sự triển khai trên không gian hai

chiều những hình ảo mang đặc tính của không gian ba chiều…” [16, Tr. 129].

Rõ ràng, “Tạo hình” là khái niệm đề cập đến một phương thức hoạt

động sáng tạo trong nghệ thuật. Người nghệ sĩ sử dụng đến các ngôn ngữ, các

yếu tố như màu sắc, đường nét, hình khối, không gian, ánh sang, mảng

miếng…để xây dựng hình tượng nghệ thuật trong các tác phẩm nghệ thuật.

Người viết sẽ dựa theo cách định nghĩa của Từ điển Bách khoa Việt

Nam và dựa trên quy mô giới hạn nghĩa hẹp (trong hội họa và điêu khắc) để

làm hệ quy chiếu cho phần nội dung luận văn của mình.

Như vậy, có thể xác định khái niệm “Đặc điểm tạo hình” là: những đặc

điểm nổi bật của thủ pháp sáng tạo nghệ thuật bằng ngôn ngữ hình khối, màu

sắc, chất cảm, không gian, bố cục.

17

1.1.2. Khái niệm “Đặc điểm tạo hình trong tranh lụa”

Khái niệm “Tranh lụa”

Từ điển bách khoa Việt Nam định nghĩa như sau: “Việt Nam cũng giống

như một số nước phương Đông (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…) có nghệ

thuật vẽ tranh lụa. Tuy nhiên, hội họa thời kỳ phong kiến nước ta không được

chú trọng. Chính vì thế, ngày nay chúng ta còn rất ít di sản của nền nghệ thuật

tranh lụa do ông cha để lại. Nguyễn Phan Chánh được coi là người có công xây

dựng lên nền nghệ thuật tranh lụa hiện đại Việt Nam sau khi trường Mỹ thuật

Đông Dương được thành lập (năm1925). Sự kết hợp của phương pháp làm việc

hiện đại của hội họa phương Tây trên nền chất liệu truyền thống và tâm hồn

phương Đông đã mang đến giá trị đặc sắc của tranh lụa hiện đại Việt Nam

không lẫn của Tây mà cũng không lẫn của Tàu” [5, Tr. 534].

Định nghĩa đã nêu được thế nào là tranh lụa và cung cấp thêm thông tin

cơ bản về quá trình hình thành cũng như một số đặc trưng. Tuy nhiên, nên chăng

chỉ cần dừng lại ở việc chỉ ra thế nào là tranh lụa cũng đã đầy đủ nội dung?

Tranh lụa dùng tên gọi nền tranh (lụa) để gọi chất liệu. Điều này khác

cơ bản đối với các chất liệu khác như sơn dầu, màu nước, bột màu… dùng

màu vẽ để gọi tên chất liệu. Do đó, chắc chắn ở tranh lụa có rất nhiều điểm

khác biệt với với các chất liệu khác.

Theo cá nhân người viết, tranh lụa là: nghệ thuật vẽ tranh trên nền lụa,

xuất phát từ các nước phương Đông.

Khái niệm “Đặc điểm tạo hình trong tranh lụa”:

Từ những khái niệm và phân tích trên, người viết đưa đến khái niệm

“Đặc điểm tạo hình trong tranh lụa” như sau: Đó là điểm nổi bật trong thủ

pháp sáng tạo nghệ thuật bằng ngôn ngữ hình khối, màu sắc, chất cảm, không

gian, bố cục… nhằm xây dựng nên hình tượng nghệ thuật trên chất liệu lụa.

Mỗi họa sĩ, do tài năng, đặc điểm tâm sinh lý, quan điểm thẩm mỹ, yếu

tố đời sống, xã hội… tác động thì sẽ có cách áp dụng những thủ pháp sáng

18

tạo, xây dựng hình tượng nghệ thuật khác nhau, tạo nên những tác phẩm khác

nhau, phong cách nghệ thuật khác nhau.

1.2. Khái quát về tranh lụa Việt Nam hiện đại

1.2.1. Khái lược sự hình thành và phát triển của tranh lụa Việt Nam hiện đại

Tranh lụa là loại hình nghệ thuật xuất hiện ở các nước Á Đông từ lâu

đời. Việt Nam cũng có tranh lụa. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân (khí hậu

khắc nghiệt, chiến tranh liên miên, quan điểm thẩm mỹ… ) hội họa Việt Nam

thời phong kiến không được chú trọng nên hiện nay hầu như không còn nhiều

hiện vật để chứng minh sự tồn tại có tính trọn vẹn của nền nghệ thuật tranh

lụa cổ truyền. Ngày nay tranh lụa cổ còn lại rất ít, như chân dung Nguyễn

Trãi, chân dung Phùng Khắc Khoan và một ít tranh thờ khác.

Năm 1925, người Pháp thành lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông

Dương, đánh dấu sự ra đời của nền nghệ thuật hội họa tại Việt Nam. Nếu như

trước đây, những người làm nghệ thuật ở Việt Nam, đặc biệt là các nghệ nhân

ở làng đều không được đào tạo bài bản, chỉ học theo lối truyền nghề thì bây

giờ các họa sĩ được tiếp thu cách làm việc của người phương Tây. Học theo

phương pháp khoa học của phương Tây nhưng có nhiều người bắt đầu tìm tòi

để sử dụng phương pháp này để khai thác các yếu tố cổ truyền phương Đông,

của dân tộc.

Người đóng vai trò lớn nhất trong việc khai sinh ra nghệ thuật tranh

lụa Việt Nam hiện đại chính là họa sĩ Nguyễn Phan Chánh. Ông đã sử dụng

lối tư duy nghệ thuật châu Âu trên nền lụa phương Đông.

Thời kì trường Mỹ thuật Đông Dương, cùng với Nguyễn Phan Chánh

còn có một số họa sĩ khác cũng nghiên cứu vẽ lụa như: Nguyễn Tiến Chung,

Lương Xuân Nhị, Trần Văn Cẩn, Tô Ngọc Vân, Lưu Văn Sìn, Mai Trung

Thứ, Lê Thị Lựu, Lê Phổ, Lê Văn Đệ… “Khuynh hướng thời kì này thiên về

tìm tòi những mảng màu đơn giản, tìm phối sắc trong mảng hình, thường

19

dùng màu nâu, đen, màu sáng là màu của lụa. Bố cục chặt chẽ, nhân vật lớn, ít

nền” [21, Tr. 12].

Sau 1945, nhiều nghệ sĩ đi theo kháng chiến, vào cuối giai đoạn này, có

thêm một số họa sĩ vẽ tranh lụa như: Lê Vinh, Phan Thông, Trọng Kiệm…

Ngôn ngữ tạo hình có sự chuyển biến. “Cách tìm tòi tạo hình không chỉ là tìm

mảng nữa, có lúc đã sử dụng đậm nhạt vượt khỏi ranh giới các mảng hình.

Màu sắc đã sử dụng rộng rãi hơn (ngoài những màu nâu đất), đã sử dụng nét

kế hợp với tìm mảng” [21, Tr. 13].

Năm 1955, trường Mỹ thuật được mở lại, khóa Trung cấp đầu tiên được

lấy tên họa sĩ Tô Ngọc Vân làm tên gọi. Năm 1957, trường mở khóa đại học

đầu tiên, từ đó chuyên khoa lụa được chính thức đưa vào chương trình đào tạo.

Thế hệ vẽ lụa tiếp theo xuất hiện: Nguyễn Thụ, Vũ Giáng Hương, Trần

Đông Lương, Phạm Công Thành, Ngô Minh Cầu, Dương Ánh, Mộng Bích…

Khuynh hướng chủ yếu giai đoạn này hiện thực xã hội chủ nghĩa và ấn tượng.

Các họa sĩ chủ yếu tập trung khai thác đề tài cuộc sống chiến đấu và lao động

của người dân, có một số tìm tòi trong cách thể hiện, bảng màu đa dạng, bút

pháp linh hoạt, có họa sĩ tiếp tục phát triển lối vẽ cô đọng đơn giản, có người

thì mạnh mẽ phóng khoáng hơn, không chỉ dừng lại ở mảng màu êm dịu.

Năm 1976, đất nước hoàn toàn thống nhất. Từ năm 1980 nghệ thuật tranh

lụa có những bước đi mới, xuất hiện một số đột phá trong tư tưởng và bút pháp

thể hiện, có thể kể đến: Lương Xuân Đoàn, Lê Anh Vân, Kim Bạch…

Sau năm 2000 nghệ thuật tranh lụa có chiều hướng chững lại, nhiều họa

sĩ chuyển sang vẽ các chất liệu khác như sơn dầu, acrylic, sơn mài… vì khả

năng thể hiện đa dạng, nhanh, dễ bảo quản hơn và vì tính thương mại tốt hơn.

Tranh lụa ít xuấn hiện dần ở các cuộc triển lãm. Nhưng khoảng 5 năm trở lại

đây, tranh lụa bắt đầu có những khởi sắc, nhiều họa sĩ vẫn tiếp tục vẽ lụa,

nhiều họa sĩ trẻ tìm đến lụa. Đã có nhiều triển lãm dành riêng cho chất liệu

này, nhiều nghệ sĩ tìm tòi phá cách trong chất liệu, bút pháp thể hiện, nội

20

dung chủ đề đa dạng, gần với hơi thở cuộc sống hiện đại không thuần êm dịu,

nhẹ nhàng như trước.

1.2.2. Đặc điểm của tranh lụa Việt Nam hiện đại

Ngày nay, rất khó để nói về “yếu tố cổ truyền” hay tính truyền thống

của nghệ thuật tranh lụa Việt Nam như một số các ngành nghệ thuật khác như

kiến trúc, điêu khắc… Chúng ta chỉ có thể nghiên cứu nó từ khi có sự ra đời

của trường Mỹ thuật Đông Dương đặc biệt là từ khi người có công hình thành

và xây dựng ngành lụa hiện đại Nguyễn Phan Chánh giới thiệu công chúng

những tác phẩm đầu tiên. Vì vậy, đề tài sẽ tập trung làm rõ một số đặc điểm

cơ bản của tranh lụa như sau:

Đặc điểm về chất liệu của tranh lụa

Lụa là chất liệu nghệ thuật của nhiều nước Á Đông (cách gọi tên chất liệu

là nền tranh chứ không phải là chất liệu dùng để vẽ như sơn dầu, sơn mài, mực

nho, thuốc nước…). Có nhiều loại lụa để vẽ, có thể làm từ sợi tơ tằm hoặc sợi

tổng hợp, thường có hai loại chính là lụa thưa (còn gọi là lụa thô) và mau (còn

gọi là lụa mịn) mỗi loại do cách dệt thưa mau, sợi to nhỏ khác nhau sẽ mang đến

những hiệu quả thớ lụa khác nhau, mịn màng óng ả hay thô khỏe, rất phong phú,

đa dạng cho người nghệ sỹ muốn chọn để thể hiện ý tưởng.

Với mỗi loại lụa lại cho những hiệu quả khác nhau khi thể hiện. Vì vậy,

nắm được đặc tính từng loại để có cách xử lý đối với họa sĩ cũng là một điều

vô cùng quan trọng.

Loại lụa dệt mau, sợi nhỏ mịn, dễ tạo hiệu quả êm dịu nhẹ nhàng,

mượt êm như nhung. Những chỗ chuyển từ đậm đến nhạt thường dễ xử lý hài

hòa, không gây cứng, sắc . Loại này cũng là lựa chọn tối ưu cho những ai

muốn vẽ những mảng đậm, sâu và thường dùng cho những tác phẩm có bố

cục với nhiều chi tiết nhỏ, cần thể hiện cầu kỳ, tỉ mỉ.

Loại lụa dệt thưa tạo nên thớ ngang dọc rõ ràng rất phù hợp với những

phác thảo có các mảng hình to, chắc, khỏe, độ loang mờ lớn…Thế nhưng, do

21

dệt thưa nên sẽ khó khăn hơn nếu nghệ sỹ muốn vẽ những mảng đậm lớn vì

khe hở của lụa và giấy biểu ánh lên.

Trung Quốc là nước sản xuất nhiều lụa để vẽ, với nhiều loại khác nhau,

có loại trắng, mịn, mỏng, có loại màu ngà, vàng óng…Nhưng lụa Trung Quốc

nếu vẽ theo cách của Việt Nam dễ bị lầy.

Loại lụa thấm màu tốt hơn cả là lụa tơ tằm, dễ sử dụng và đạt hiệu quả

hơn sơ với lụa có lẫn sợi có tơ nhân tạo. Ngoài lụa tơ tằm ra, có một số họa sĩ

dùng cả sồi. Sồi là loại dệt tơ tằm thủ công, sợi thô, khuôn khổ hẹp, cũng cho

hiệu quả lạ mắt.

Ở Việt Nam trước đây cũng có nhiều nơi sản xuất lụa vẽ như Hà Đông,

Thái Bình, Hà Nam, Thành phố Hồ Chí Minh... Nhưng vì nhiều yếu tố (chủ

yếu là lợi ích kinh tế mang lại) hiện nay rất ít người tiếp tục theo nghề. Miền

Bắc nay hầu như chỉ còn anh Chuẩn ở Hà Nam vẫn sản xuất lụa vẽ.

Màu vẽ trên lụa trước đây có màu tự nhiên, thuốc nước, mực nho...

Ngày nay, các họa sĩ chủ yếu dùng màu nước, thi thoảng dùng thêm mực nho.

Ngoài ra, từ nhiều năm nay, nhiều họa sĩ đã thể nghiệm những tìm tòi với

mong muốn đưa đến một hướng đi mới, trải nghiệm mới với lụa khi dùng

Acrylic, màu Temper để vẽ hay dán thêm vàng lá, bạc lá trên lụa, thậm chí có

người thử ngiệm cả sơn ta trên lụa... Những tìm tòi ấy, chắc chắn sẽ có những

hiệu quả nhất định. Hi vọng rằng, trên con đường thử nghiệm, biết đâu sẽ đưa

đến những sáng tạo bất ngờ. Tuy nhiên, dù muốn hay không, chúng ta vẫn cần

tôn trọng chất liệu, làm sao để lụa vẫn còn là lụa.

Tranh lụa là một tên gọi rất đặc biệt, lấy nền tranh để gọi tên chứ không

phải là màu dùng để vẽ (như sơn dầu, bột màu, thuốc nước…) trên nền ấy.

Với các chất liệu khác, khi vẽ, màu sắc sẽ phủ lên, che khuất nền tranh, nếu

còn lộ ra thì cũng không tạo nhiều hiệu quả về mặt thẩm mỹ, màu sắc sẽ thay

đổi hình thái, tạo thêm chất mới trên bề mặt (sơn dầu, sơn mài, bột màu… rất

rõ điều này). Nhưng với lụa, trong quá trình vẽ, nền tranh không bị khuất lấp

22

bởi các lớp màu, thực chất của việc vẽ màu là các hạt màu theo nước thấm

sâu, ngấm vào thớ lụa nên bề mặt của sợi tơ, thớ lụa không hề thay đổi, chỉ

thay đổi về màu sắc. Thêm nữa, vì là lụa nên bao giờ cũng mềm mại, trong,

óng, mượt…nên một tác phẩm thành công thực sự khi từ nền tranh ấy, kết

hợp các yếu tố tạo hình mà vẫn phải toát lên được vẻ đẹp thanh thoát, uyển

chuyển, tinh tế của chất liệu. Đây thực sự là một thách thức không nhỏ đối với

nhiều nghệ sĩ.

Đặc điểm tạo hình nghệ thuật tranh lụa

Tranh lụa mang đến cho ta cảm giác nhẹ nhàng, trong trẻo, thanh thoát.

Tranh lụa Việt Nam là sự kết hợp của ngôn ngữ nghệ thuật phương Tây trên

nền tư duy thẩm mỹ phương Đông.

Do đặc tính chất liệu mềm mỏng, trong nên với tranh lụa người vẽ

không thể diễn tả chiều sâu, ánh sáng, không gian, khối… như các chất liệu

khác. Vì thế, khi vẽ để đảm bảo hiệu quả về mặt tạo hình, người ta phải triệt

sử dụng mảng và nét. Sự chênh nhau về độ đậm nhạt, kích thước, mật độ…

của mảng và nét góp phần tạo nên chiều sâu của không gian. Khi đặt một nét

màu xuống nền tranh lụa, màu theo nước nhòe loang ra xung quanh, tạo nên

sự mềm mại, nếu không có nét mà chỉ có đường nhòe thì không chặn, giới

hạn, khẳng định và khái quát được hình. Nét không chỉ có vai trò giữ hình mà

còn để biểu hiện nghệ thuật diễn tả về mặt cấu trúc và cảm giác, không gian.

Vì thế, tranh lụa không thể thiếu nét, mảng và nét đóng một vai trò rất lớn

trong tranh. Tổ hợp nét phải hài hòa, thống nhất với hình. Có nét chắc khỏe,

có nét nhỏ tinh tế, có nét ngắn, nét dài, có nét dùng để chặn hình, có nét vừa

chắc vừa buông nhòe vào không gian…

Tranh lụa cũng như các chất liệu khác, vẫn phải tuân theo các quy tắc

bố cục. Tranh lụa bị hạn chế trong việc diễn tả chiều sâu giống như hình họa

nên người ta rất quan tâm đến cấu trúc bố cục. Cấu trúc trong bố cục tranh lụa

thường mang tính ước lệ, tận dụng hiệu quả của mảng nét tạo nên không gian

23

mà không cần phải đùng đến thấu thị. Tranh lụa phương Đông thường xây

dựng bố cục đơn tuyến bình đồ, các hình ảnh thấp, to ở gần, cao, nhỏ ở xa,

mọi hình tượng dàn đều trên mặt tranh. Ngày nay, tranh lụa có dùng viễn cận

của phương Tây nhưng cũng rất hạn chế. Họa sĩ thường tự sáng tạo không

gian theo cách của mỗi người, đôi khi không nhờ đến một phối cảnh nào

nhưng vẫn đạt hiệu quả xa gần, chính phụ, đôi khi người vẽ chỉ vờn nhẹ khối

và vẫn thấy nông sâu. Để có được những hiệu quả đó trước hết là nhờ vào

hình tượng nhân vật mang tính khái quát kết hợp với tổ hợp nét chọn lọc kỹ

càng. Bên cạnh đó còn là cách sử dụng độ đậm nhạt, tương quan giữa người

và phối cảnh. Họa sĩ dùng màu đậm để nhấn vào người còn cảnh thì để nhạt

để tôn phần chính của tranh. Một vài trước hợp khác, người nghệ sỹ nhòe mờ

các hình ảnh ở tiền cảnh để tôn những hình ảnh, chi tiết ở xa nhưng vẫn tạo ra

sự thống nhất về không gian… Có những trường hợp họa sĩ không dùng phối

cảnh mà tận dụng các mảng trống trong tranh để trở thành một phần của bố

cục, giúp cho bố cục có mảng chính phụ, tạo nhịp điệu cân bằng.

Cũng do không thể tả kĩ nên họa sĩ vẽ lụa phải khái quát các hình

tượng. Khi xây dựng hình tượng, người nghệ sĩ phải khái lược những đặc

điểm, chi tiết rườm rà, chỉ giữ lại những gì cần thiết, đặc trưng nhất, phải nhìn

thấy vẻ đẹp từ chiều sâu bên trong, thấy được bản chất sự vật chứ không phải

đơn thuần là những gì bộc lộ bên ngoài để cho hình tượng đẹp, sinh động mà

vẫn cô đọng, tinh tế.

Màu sắc trong tranh lụa thường hài hòa, nhuần nhị. Với tranh lụa, họa

sĩ ít sử dụng những hòa sắc đối chọi, tương phản mà hay sử dụng các gam

màu mang lại cảm giác hài hòa, uyển chuyển, tinh tế. Người vẽ có xu hướng ít

tạo nên sự tương phản nóng lạnh trong tranh. Có nhiều tác phẩm có màu tươi

tắn, rực rỡ nhưng lại nằm trong một thể thống nhất hài hòa chứ không mang

tính đối chọi, tương phản.

24

Một điều vô cùng quan trọng trong khi tạo hình trên nền lụa là sự trong

trẻo. Do đặc tính chất liệu là trong, mềm… nên khi vẽ, dù người nghệ sĩ muốn

khám phá, sáng tạo đến mức độ nào thì cũng cần giữ lại được độ trong trẻo

của các thớ lụa, của nền tranh. Nếu chất liệu màu bít thớ lụa, sợi tơ thì độ óng

ả, mềm mại, tinh tế của lụa bị mất đi, đặc điểm của tranh lụa sẽ bị mất đi.

Ngày nay, một số họa sĩ có những thử nghiệm táo bạo bằng các chất màu ít

gốc nước hoặc dán thêm các nguyên liệu khác trên nền lụa, ít nhiều đã giảm

giá trị trong trẻo của lụa.

Ngoài ra, trong tranh tranh lụa các họa sĩ thường tìm đưa vào nhiều yếu

tố trang trí (mảng miếng trang trí, chi tiết, hoa văn trang trí, màu sắc mang

tính trang trí…) một mặt mang lại hiệu quả điểm nhấn, đẹp về nghệ thuật còn

là một thủ pháp rất đặc biệt của tranh lụa, góp phần nâng cao tính khái quát,

tượng trưng của hình tượng nghệ thuật. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua

các tranh lụa của các nước Trung Quốc, Nhật Bản và rất nhiều tranh của các

họa sĩ Việt Nam.

Kĩ thuật thể hiện của nghệ thuật tranh lụa

Nếu như cách vẽ lụa của người Trung Quốc là vẽ thẳng lên giấy, phóng

bút, bộc lộ sức truyền cảm của lực bút, vẽ và đạt hiệu quả ngay (người ta gọi

cách vẽ này là lối công bút) thì cách vẽ của người Việt Nam có phần khác.

Cách vẽ của chúng ta chính xác là kỹ thuật nhuộm lụa nhiều lần mà vẫn

không làm thay đổi bề mặt của chất liệu. Người nghệ sĩ căng lụa lên khung,

dùng màu nước (hoặc mục nho) vẽ từng lớp lên lụa, vẽ ẩm và khô kết hợp. Vẽ

nhiều lần, có khi màu rất loãng, có khi màu đặc hơn. Lúc nào thấy cặn bẩn

hoặc thay màu, lấy, giảm bớt độ đậm… thì rửa lụa.

Vì là vẽ theo lối kĩ thuật nhuộm lụa nhiều lần nên với những mảng sáng,

tối họa sĩ phải tính toán rất kĩ ngay từ đầu. Vẽ từ nhạt đến đậm, những mảng

nào cần sáng thì đầu tiên cứ để trống lụa và vẽ sau cùng. Những mảng đậm thì

nhuộm lụa nhiều lần, kết hợp nhiều sắc độ khác nhau mới cho hiệu quả màu

25

đậm có sắc. Ngày nay, nhiều họa sĩ mạnh dạn lấy luôn màu của lụa để làm

những mảng hình sáng nhất trong tranh (tức mảng hình ấy không vẽ màu).

Việc vẽ chồng nhiều lớp màu trên thớ lụa, kết hợp với việc giữ ẩm khi

vẽ, rửa lụa… đã mang đến hiệu quả khác lạ. Những hạt màu thấm sâu vài

từng thớ lụa mong manh tạo nên cảm giác sâu mà vẫn nhẹ nhàng, óng ả. Khi

vẽ, có những mảng họa sĩ để đậm đặc, có nơi thì thêm nước nhòe mờ, nơi thì

rõ, nơi thì loang nhòa vào không gian nên tạo ra cảm giác nông sâu, vừa mờ

vừa tỏ lại huyền ảo, lung linh.

Khi vẽ xong, trước đây thường phải bồi giấy và biểu tranh ( dùng hồ

dán thêm một lớp giấy, báo… ra mặt trái của tranh, cho tranh vào khung kính

để bảo quản và tăng giá trị thẩm mỹ), tùy thuộc vào ý đồ của tác giả, có thể

dùng giấy dó, giấy báo, giấy xi măng… Nhưng hiện nay, nhiều người chọn

cách vẽ không bồi, biểu, chỉ căng lụa trên khung rồi vẽ và trong nhiều trường

hợp, cũng không biểu và lồng khung kính. Có nhiều tranh, sau một thời gian,

họa sĩ có thể mang ra để… vẽ tiếp (một điều không tưởng so với trước đây)

Tranh lụa có thêm những cách thể hiện mới.

1.3. Khái quát về sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Nguyễn Thụ

1.3.1. Khái lược về thân thế và sự nghiệp của họa sĩ Nguyễn Thụ

Họa sĩ Nguyễn Thụ sinh ngày 12 tháng 12 năm 1930, quê quán Hoài

Đức, Hà Tây (nay là Hà Nội).

Năm 1946 ông tham gia Đội viên Đội tuyên truyền Thiếu sinh quân

liên khu 10. Ngay từ những ngày đầu tham gia kháng chiến, ông đã bắt đầu

bộc lộ tài năng thiên bẩm của mình trên các tờ báo viết tay của Đội Thiếu sinh

quân. Ông làm nhiệm vụ vẽ tranh tuyên truyền tại khu 10 của sư đoàn 312.

Sau ngày hòa bình lập lại, ông trở về Thủ đô Hà Nội. Năm 1955, ông

bắt đầu tham gia khóa học Trung cấp mỹ thuật mang tên Tô Ngọc Vân (1955-

1957). Sau khi tốt nghiệp khóa học Tô Ngọc Vân, ông bắt đầu học trường Cao

đẳng Mỹ thuật Việt Nam (sau này là trường Đai học Mỹ thuật Việt Nam)

26

Năm 1962, sau khi tốt nghiệp, ông được giữ lại làm giảng viên khoa

Hội họa. Năm 1977, họa sĩ được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng. Năm 1984

ông được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Đại học mỹ thuật Hà Nội. Năm

1978 ông được bầu bổ sung vào Ban chấp hành Hội mỹ thuật Việt Nam khóa

I (1957-1983).

Trong quá trình học tập cũng như công tác giảng dạy và quản lý ở nhà

trường, ông luôn tích cực sáng tác, tham gia nhiều triển lãm từ cá nhân đến

trong nước, quốc tế và đạt được nhiều giải thưởng danh giá: giải B triển lãm

mỹ thuật toàn quốc năm 1976, giải A tại triển lãm mỹ thuật toàn quốc 1980,

huy chương Bạc tại triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 1990, giải Nhất tranh cổ

động của Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh… và ông còn

đạt giải thưởng chính thức trong triển lãm quốc tế Sofia- Bungari 1979…

Ông được phong hàm Phó Giáo sư- Nhà giáo Nhân dân; Huân chương

Lao động hạng Nhì, Huân chương Chiến thắng hạng Ba, Huân chương chống

Mỹ hạng Hai, Các huy chương: Vì Sự nghiệp Văn học nghệ thuật VIệt Nam,

Vì Sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam, Vì sự nghiệp Giáo dục, Vì thế hệ trẻ, Chiến

sỹ Văn hóa, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.

Năm 2001, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trao

tặng họa sĩ Nguyễn Thụ Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật cho các

tác phẩm: Dân quân, Đấu vật, Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân, Bác Hồ

đi công tác, Làng ven núi, Bác Hồ, Mùa đông.

1.3.2. Khái lược về các chất liệu và chủ đề nội dung tiêu biểu trong tranh

lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ

Trong suốt cuộc đời sáng tác của mình, Nguyễn Thụ đã thử nghiệm

với nhiều chất liệu, và mỗi chất liệu đều mang đến những thành công, tạo nên

dấu ấn riêng.

Ông học chuyên ngành Lụa - Khắc gỗ. Thời điểm này chưa có chuyên

khoa riêng cho đồ họa nên, đồ họa và lụa học chung với nhau. Mặc dù sau này

27

họa sĩ không sáng tác bằng chất liệu khắc gỗ nhiều như chất liệu lụa nhưng có

1 giai đoạn ông có sáng tác ngẫu hứng và để lại một số tác phẩm khá thành

công, có thể kể đến: Dân quân, Canh gác, Dân quân, Canh gác , Đi tuần tra,

Suối Lê-nin, Cán bông, Vá áo ...

Ở mảng tranh cổ động, ông sáng tác không nhiều, có thể kể đến một số

tác phẩm: Công nghiệp hóa để phát triển và nâng cao đời sống, Bác vẫn cùng

chúng cháu hành quân (đồng tác giả với họa sĩ Nguyễn Huy Oánh), Anh bộ

đội của chúng em, Vì độc lập, tự do…

Ngoài ra, họa sĩ Nguyễn Thụ còn sáng tác nhiều với chất liệu thuốc

nước, phấn màu, mực nho… chủ yếu ở dạng kí họa.

Và một điều vô cùng quan trọng tạo nên tên tuổi, ghi danh sự nghiệp

của họa sĩ Nguyễn Thụ chính là mảng tranh lụa. Có thể nói, sau Nguyễn Phan

Chánh, Nguyễn Thụ là một trong số ít họa sĩ chuyên vẽ về lụa và tạo được

dấu ấn riêng suốt cuộc đời phát triển sự nghiệp của mình. Ông sáng tác về

nhiều đề tài, chủ đề khác nhau. Mỗi đề tài đều để lại những tác phẩm có chất

lượng nghệ thuật cao.

Chủ đề về Bác Hồ

Nguyễn Thụ cũng giống như rất nhiều họa sĩ khác cùng thời. Sinh ra

trong một gia đình nông dân, lớn lên đi bộ đội rồi đi học và trở thành một

nghệ sĩ sáng tác chuyên nghiệp. Có thể xem là một hình mẫu chuẩn của nghệ

sĩ theo đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính vì thế, việc ông vẽ về

đề tài lãnh tụ là một điều dễ hiểu (rất nhiều họa sĩ trước, cùng thời và sau này

vẫn lấy Bác Hồ là một nguồn cảm hứng dào dạt). Một số tác phẩm tranh lụa

chủ đề này: Bác Hồ đi công tác, Bác Hồ , Bác Hồ trên biên giới, Bác Hồ với

đồng bào dân tộc, Bác hồ ở Pác Bó- Cao Bằng, Bác Hồ làm thơ… Trong đó,

để lại nhiều ấn tượng sâu sắc nhất chính là hai bức Bác Hồ đi công tác và Bác

Hồ .

28

Vẽ về lãnh tụ nhưng Nguyễn Thụ có cách cảm nhận riêng. Ông thường

khắc họa hình ảnh người cha già ở nhiều hoàn cảnh khác nhau, như trên

đường đi công tác, dừng chân bên biên giới, chan hòa với đồng bào hay

khoảnh khắc thả hồn với những vần thơ nhưng thường không khắc họa quá

rõ, chi tiết chân dung nhân vật mà tập trung khái quát điển hình hỉnh ảnh nhân

vật… Dù là một vị lãnh tụ, ở những giây phút đang trên đường hành quân,

trầm tư lo lắng hay nghỉ ngơi, thư thái…thì qua lăng kính thẩm mỹ của người

nghệ sĩ, Bác hiện lên nhẹ nhàng, thư thái, tĩnh tại, gần gũi và thân thương. Đó

là biệt tài rất riêng của Nguyễn Thụ.

Chủ đề chiến tranh cách mạng

Ông khắc họa hình ảnh người những lính, dân quân, những giây phút

hành quân… có thể kể đến Ghé qua bản, Làng ven núi, Đại tướng Võ Nguyên

Giáp, Dân quân áo chàm, … tuy số lượng tranh không nhiều nhưng với

những gì ông thể hiện đã mang đến cho người xem hình dung được chân dung

những con người bình dị, hết lòng vì nước, vì dân…

Chủ đề về phong cảnh miền núi phía Bắc

“Những năm thơ ấu và khi trưởng thành, tôi đã sống nhiều năm ở miền

núi Việt Bắc, Tây Bắc. Hình ảnh thơ mộng của núi rừng với những con người

giản dị, mộc mạc đầy cảm xúc thật dung dị với chất liệu lụa mà tôi hằng yêu

mến. Hơn nữa, vợ tôi là người dân tộc Tày, đã giúp tôi bao năm trong sự

nghiệp nghệ thuật. Tôi đã vẽ và còn vẽ về miền quê rất đỗi yêu thương ấy” là

tâm sự tự đáy lòng của người họa sĩ tài hoa [24, Tr. 16]. Họa sĩ Vũ Giáng

Hương, bạn học và bạn nghề của họa sĩ Nguyễn Thụ viết: “Từ lâu, ông đã say

mê với phong cảnh miền núi Việt Bắc. Tranh lụa của Nguyễn Thụ toát lên

những nét dịu dàng sâu lắng và nên thơ…. khung cảnh núi rừng, những mái

nhà sàn đầm ấm, những con nghé, con bê bé nhỏ và những cành hoa mai, hoa

đào làm cho bức tranh thêm sinh động nét xuân của bản làng” [24, Tr. 17].

Ông sáng tác với một số lượng lớn tranh lụa với chủ đề này. Có thể kể đến

29

những tác phẩm tiêu biểu: Mùa xuân Tây Bắc Làng ven núi, Miền Tây, Phong

cảnh Thuận Châu, Mùa xuân lại đến, Một ngày bình thường, Trên nhà sàn,

Bắc Sơn, Thung lũng vào xuân, Sương chiều, Mùa hoa ban, Chiều vàng …

Chủ đề về cuộc sống người dân miền núi phía Bắc

Chia làm hai mảng: Tranh chân dung và tranh sinh hoạt. Có thể nói

Nguyễn Thụ thuộc nằm lòng con người và cuộc sống của người dân miền núi.

Ông sinh ra lớn lên ở Hoài Đức (Hà Nội ngày nay) nhưng có thời gian dài

phục vụ quân đội trên vùng cao, và đặc biệt ông yêu và cưới vợ là cô gái Tày.

Trong suốt thời gian tham gia công tác giảng dạy và sáng tác tại trường Đại

học Mỹ thuật, ông cũng dành rất nhiều thời gian để thực hiện những chuyến

thực tế về miền núi. Đối với ông, dường như vẽ về con người và cuộc sống

nơi đây là một lẽ tự nhiên, như muốn sống thì phải thở. Ông không chỉ thân

thuộc từng dáng cây, ngọn cỏ, cánh hoa, từng nếp nhà, vật dụng, thói quen

sinh hoạt của người dân mà thậm chí ông còn thuộc luôn cả đặc điểm nhân

chủng học của những con người hiền hậu, thật thà, chân chất những nơi này.

Về mảng tranh chân dung, Nguyễn Thụ vẽ rất nhiều các bà, các mẹ, các

cô gái Thái, cô gái Tày…trong những khung cảnh thân thuộc, bình dị, với

những khoảnh khắc đời thường, mặc sức bộ lộ vẻ đẹp tự nhiên mà duyên dáng

nhất như: Dệt vải, Kéo tơ, Cô gái Thuận Châu, Cô gái Thái, Cô gái Tày trên

đồi cỏ, Hai mẹ con, Thiếu nữ, Cô gái se sợi …

Nguyễn Thụ cũng vẽ rất nhiều những cảnh sinh hoạt của người dân

miền núi. Qua con mắt thẩm mỹ của ông, cuộc sống người dân hiện lên tuy

còn nghèo nhưng chan chứa yêu thương, thắm đượm nghĩa tình; người dân an

nhiên với cuốc sống bình dị. Người xem không thể tìm thấy đâu cái cơ cực,

đói rách, bần hàn mà chỉ còn là những mảng hình, mảng màu ăm ắp niềm yêu

thương nhung nhớ, thanh bình đến lạ (mặc dù khá nhiều bức tranh ông vẽ vào

thời kỳ chiến tranh, cuộc sống của dân nhân còn gặp vô vàn khó khăn). Có thể

kể đến: Người mẹ hai con, Tâm sự, Nhặt thóc, Mẹ con, Sàng sẩy, Bên bếp lửa,

30

Giã gạo, Đôi bạn, Hai chị em và con nghé, Đập lúa, Mùa đông, Người mẹ

Thái, Trẻ em bên đống lửa, Mùa đông ấm, Đi chợ trời mưa, Mùa hoa ban,

Con nghé, Hạt thóc vàng …

Ngoài ra, thi thoảng Nguyễn Thụ có vẽ thêm một số phong cảnh, chân

dung và cuộc sống con người nơi khác nhưng không nhiều và không thể gây

được nhiều ấn tượng như với các chủ đề mà người viết đã kể trên.

Tiểu kết

Như vậy, bằng việc tìm hiểu, phân tích một số khái niệm, thuật ngữ liên

quan, người viết đã xác định được khái niệm “Đặc điểm tạo hình trong tranh

lụa”: Đó là điểm nổi bật trong thủ pháp sáng tạo nghệ thuật bằng ngôn ngữ

hình khối, màu sắc, chất cảm, không gian, bố cục… nhằm xây dựng nên hình

tượng nghệ thuật trên chất liệu lụa. Từ khái niệm trên, người viết bắt đầu đưa

ra những định hướng cho việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài.

Người viết đã tiến hành tìm hiều khái lược về quá trình hình thành và

phát triển của nghệ thuật tranh lụa hiện đại ở Việt Nam, tìm ra những đặc

điểm riêng biệt của nghệ thuật vẽ tranh lụa so với các chất liệu khác về chất

liệu, tạo hình và kĩ thuật thể hiện.

Cuối cùng nội dung chương 1 cũng đã nêu một cách khái lược về thân

thế và sự nghiệp của họa sĩ Nguyễn Thụ, nhìn lại những chất liệu và các chủ

đề nội dung tiêu biểu mà ông thường sáng tác đặc biệt là chất liệu lụa và đề

tài con người, cảnh sắc vùng núi phía Bắc.

Đó là những nội dung mang tính lí luận cũng nhưng kiến thức nền cho

quá trình tiến hành nghiên cứu đặc điểm tạo hình trong tranh lụa của họa sĩ

Nguyễn Thụ.

31

CHƯƠNG 2

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TẠO HÌNH TRONG TRANH LỤA

CỦA HỌA SĨ NGUYỄN THỤ

2.1. Tính trang trí trong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ

Nghệ thuật hội họa và nghệ thuật trang trí đều thuộc nghệ thuật tạo

hình. Những hình thái nghệ thuật nằm cùng một nhóm thì có nhiều điểm

tương đồng, có những yếu tố cấu thành của hình thái này cũng chính là một

phần của hình thái kia. Chính vì thế, việc hình thái nghệ thuật này xuất hiện

trong hình thái nghệ thuật kia là lẽ tự nhiên. Sự giao thoa này giúp cho tác

phẩm tăng tiếng nói thẩm mỹ, phong phú, gợi cảm và dễ đi vào lòng người

hơn… Việc này trong nhiều trường hợp giống như là người đầu bếp thêm bớt

gia vị khiến cho các món ăn ngon trên bàn tiệc được đầy đủ vị, hương, sắc…

Các hình thái nghệ thuật càng gần nhau thì sự giao thoa càng nhiều và càng có

mối liên hệ mật thiết. Vì đều thuộc nghệ thuật tạo hình nên nghệ thuật trang

trí xuất hiện trong hội họa cũng là một điều dễ hiểu. Henri Matisse: “Trang trí

trong tác phẩm hội họa là phẩm chất quý báu. Không có gì xấu khi nói rằng

tranh của một số họa sĩ có tính trang trí” [51, Tr. 5].

Trong các sáng tác tranh lụa của mình, họa sĩ Nguyễn Thụ đã sử dụng

nhiều ưu thế của yếu tố trang trí nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất về tạo hình.

Điều đó được thể hiện qua các nội dung sau: Bố cục mang tính trang trí; hình

thể, họa tiết trang trí và màu sắc mang tính trang trí.

Bố cục mang tính trang trí

Xét về cơ bản, bố cục đóng vai trò cốt lõi của một tác phẩm, từ đó nghệ

sĩ tiếp tục triển khai các vấn đề tạo hình còn lại. Họa sĩ Nguyễn Thụ cũng

giống như nhiều họa sĩ vẽ tranh lụa khác, ông chọn lối bố cục ước lệ. Bố cục

ước lệ sử dụng sử dụng phép tam viễn phương Đông, các hình tượng có xu

hướng dàn đều lên mặt tranh; tận dụng triệt để ưu thế của nét và mảng…

32

Thức lối bố cục này khiến cho hình tượng không chỉ vừa biểu cảm mà còn

thỏa mãn tiêu chí đẹp về duy mỹ giống như trong nghệ thuật trang trí. Nhiều

tranh của Nguyễn Thụ chỉ có hình và nền để trống. Trên nền ấy, các hình

mảng hiện lên nhịp nhàng, chặt chẽ, có chính phụ, có điểm nhấn như các bức

tranh: Sàng sẩy, Cô gái Thái, Cô gái Thuận Châu, Bên bếp lửa, Tình mẹ…

Điển hình nhất về lối bố cục ước lệ này là trong tác phẩm Sàng sẩy .

Sàng sẩy (H 1.1; Tr. 82) là tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ

Thái trong sinh hoạt hàng ngày. Nguyễn Thụ sử dụng lối bố cục dọc, mảng

chính là hình ảnh ba người phụ nữ đang sàng, sẩy gạo. Ông khai thác, khái

quát dáng hình đang trong tư thế khom mình, cúi người, bố trí ba người thành

một đường cong hướng sang bên phải, có điểm nhìn từ trên cao. Người thứ

nhất cắt góc theo hướng nghiêng người, người ở giữa hơi xoay người về

hướng người xem, người thứ ba chỉ nhìn thấy ba phần tư phía sau lưng. Cả ba

đang khom lưng về một hướng nhưng vẫn có những nét riêng. Các chi tiết

rườm rà của nếp gấp áo váy hay đường bao đều được lược bỏ, chỉ còn lại hình

chung mang tính khái quát nhất. Mảng phụ là những chiếc bồ đựng gạo được

bố trí theo nhóm, gần sát mép tranh bên dưới. Tác giả chọn gam màu be có

điểm trắng và đen để thể hiện ý tưởng. Điều đặc biệt ở đây chính là việc

Nguyễn Thụ đặt các hình ảnh này trên nền trống, không có đường chân trời,

không gợi xa gần, các mảng đều là mảng bẹt như trong nghệ thuật trang trí,

nhưng vẫn tạo nên cảm giác không gian nhờ vào sự thay đổi tinh tế các thế

dáng, cấu tạo mảng, chạy nhịp đen trên tóc, áo, váy của những người phụ nữ,

nhịp màu trắng của gạo bố trí trong mấy chiếc sàng, bồ đựng thóc và một vài

chi tiết trang trí ở các đồ vật phía gần nền tranh. Bố cục này gợi này liên

tưởng tới bức tranh Hứng dừa của tranh dân gian Đông Hồ, cũng được sắp

xếp trên mặt phẳng không có bất kỳ yếu tố gợi khối theo lối thấu thị nào

nhưng vẫn mang lại hiệu quả không gian.

33

Một tác phẩm khác cũng thấy rất rõ thức lối bố cục ước lệ của ông

chính là Bên bếp lủa (H 1.2 ; Tr. 82). Ở bức tranh này, họa sĩ khai thác vẻ đẹp

của người phụ nữ đang địu con, ngồi bên bếp lửa, đứa con thơ ngủ say sưa

trên lưng mẹ. Khác với Sàng sẩy, Nguyễn Thụ chọn bố cục nằm ngang chắc

khỏe, như hầu hết các tác phẩm của mình. Mảng chính người mẹ địu con

chiếm phần lớn diện tích so với hình bếp lửa và chõ đồ xôi. Người mẹ ngồi

trên ghế mây, góc cắt nhìn nghiêng, hai tay nắm lấy nhau, khủy tay đặt trên

đầu gối, mặt hướng về phía người xem. Dáng ngồi tĩnh tại, bình thản. Toàn

bức tranh toát lên cảm giác ấm áp từ màu cam nhạt của bếp lửa, của áo, chõ

xôi, đổ tràn ra nền và một vài chi tiết trang trí nhấn nháy trên trang phục đứa

con. Mảng đậm của tranh là những mảng màu đen, đậm ở váy, nồi đồng, ghế

mây, khăn trùm đầu, vòng tay của mẹ và chiếc địu của đứa con… Các mảng

hình gần như không được gợi khối. Nền để trống hoàn toàn nhưng vẫn mang

đến cảm giác không gian, không phải là dạng hình cắt dán… Cảm giác ấy

đang tạo ra nhờ vào sự thay đổi và bố trí nhịp nhàng của mảng to nhỏ đan xen

với các chi tiết trang trí ở khăn piêu, địu của em bé, hoa văn trên áo người mẹ;

và nhịp điệu của màu có, những màu đậm, trung tính trên mảng chính đủ sức

cân bằng với màu sáng của nền. Chính điều đó cũng góp phần tạo nên sự cân

bằng trong bố cục. Nét nổi bật của bố cục này chính là ở điểm đó. Điều này

cũng thỏa mãn một trong những tiêu chí của nghệ thuật trang trí là bố trí, sắp

xếp các mảng, hình, chi tiết phẳng sao cho hợp mắt và tạo hiệu quả thị giác…

Có tác phẩm không thể hiện lối bố cục mang tính trang trí bằng cách để

trống nền mà sử dụng cách bài trí, sắp xếp các mảng hình trên một không gian

có gợi khối nhẹ. Đó là bức Thung lung vào xuân (H 1.3; Tr 83). Tranh có

cảnh rộng, miêu tả vẻ đẹp của thung lũng vào những ngày xuân. Mảng chính

là nhóm những mái nhà sàn xen lẫn các gốc cây mai nở bung trắng xóa được

sắp xếp nhịp nhàng, xử lý thành các mảng bẹt (mái nhà, thân nhà… ) và điểm

chấm trắng (hoa mai, hoa mận…) giống như một thủ pháp trong nghệ thuật

34

trang trí… tạo thành một đường lượn từ dưới lên chạy tít mãi về phía cuối

thung lũng. Ở nền tranh, gần là những thửa ruộng được sắp xếp, bố trí đan

xen nhịp nhàng, cũng có tạo hình giống mảng bẹt, xa là những ngọn núi cao,

sừng sững bao bọc lấy toàn bộ thung lung (có gợi khối nhẹ ). Bức tranh được

vẽ với gam màu ghi, trên nền ghi ấy, nhịp điệu chính của màu là sự bố trí xen

kẽ của đen trắng trên đường lượn. Tất cả những điều này khiến cho người viết

có liên tưởng Nguyễn Thụ đang mải miết chăm chút dệt tấm thảm mùa xuân

sinh động, đầy sức sống và ngập tràn sắc xuân.

Rõ ràng với cách đặt vấn đề về bố cục ở trên đã khiến cho những bức

tranh lụa của Nguyễn Thụ trở nên giàu sắc thái biểu cảm, thỏa mãn thị giác

người xem và dần hé lộ những điều hấp dẫn riêng.

Hình thể và họa tiết trang trí

Trang trí là sự bày ra, sắp xếp, bố trí nhằm làm cho sự vật đẹp lên,

gây nên sự cuốn hút, nhằm phục vụ đời sống con người… Hình thể mang

tính trang trí là hình đã có chọn lọc, sắp xếp sao cho phù hợp với mục đích

tạo nên cái đẹp.

Trong rất nhiều sáng tác, họa sĩ Nguyễn Thụ đã thể hiện một thụ cảm

tinh tế, sâu sắc khi chọn lọc, đưa vào tác phẩm rất nhiều hình ảnh giàu giá trị

biểu cảm như các cô gái dân tộc miền núi, các em bé trong trang phục áo váy

truyền thống, những đồ dùng sinh hoạt như khăn, áo, gùi, giỏ, ghế mây, nong

nia… gắn liền với cuộc sống thường ngày nhưng được tạo tác rất khéo léo,

những khoảnh khắc lao động hay những giây phút nghỉ ngơi, tâm tình với vẻ

đẹp mộc mạc thân thương nhưng đầy duyên dáng Cô gái Thuận Châu, Tình

mẹ, Người mẹ hai con…những ngôi nhà sàn xinh xắn Miền Tây, Trên nhà

sàn… những cây mai, cây mận nở bung sắc xuân núi rừng Mùa xuân lại đến,

Mùa hoa ban…

35

Không chỉ chọn lọc các hình ảnh, hình tượng nghệ thuật đẹp về tạo

hình mà họa sĩ còn tập trung khai thác các chi tiết trang trí một cách khéo léo

và tinh tế ngay trong các hình ảnh, hình tượng đó.

Ông đã sử dụng nhiều nét kết hợp các hình thể mang tính trang trí để

thể hiện rất rõ các cấu trúc của nhà sàn, vẽ lại chi tiết trang trí kiến trúc nóc

nhà Miền Tây, đầu hồi Trên nhà sàn, chi tiết ngói máng lợp mái nhà sàn Bắc

Sơn, các tấm liếp ở vách nhà Bác Hồ, các chi tiết ở bậc cầu thang, lan can

trước nhà Miền Tây, lớp gỗ lát sàn, sàn phía sau hồi Người mẹ hai con…Ở

những tác phẩm này, họa sĩ sử dụng nhiều nét để đặc tả các chi tiết đặc trưng,

những phần còn lại hầu như là các mảng lớn hoặc để trống nền. Chính vì cách

vẽ đó đã giúp người vẽ thể hiện rất rõ ý đồ nghệ thuật của mình.

Chính đời sống gần gũi, cảm thông, chia sẻ và một tình yêu tha thiết

với con người, cảnh sắc vùng miền núi đã giúp ông có rất nhiều trải nghiệm.

Đối với ông, dường như nghệ thuật đến từ những điều giản dị nhất, thể hiện

nó một cách chân thành nhất là chìa khóa cho sự thành công. Ông sống, gắn

bó, yêu, nâng niu và biết ơn chính những đồng bào đã đùm bọc, chia sẻ với

mình. Tình cảm đó được thể hiện khá rõ thông qua các hình ảnh, chi tiết trang

trí mà ông đã thể hiện. Dường như ông không bỏ qua bất kỳ một đồ vật, một

chi tiết nào gắn bó mật thiết với đời sống người dân miền rừng núi. Ông tập

trung khai thác các chi tiết trang trí ở những đồ dùng sinh hoạt. Đối với ông,

những vật dụng ấy không đơn thuần là cái áo, cái váy, là cái khăn đội đầu, cái

địu mang con, cái gùi xuống chợ, cái ghế để ngồi, cái chõ đồ xôi hay cái giỏ

đựng kim chỉ, bông, sợi… mà cao hơn chính là những điểm nhấn của cuộc

sống tưởng như đơn sơ, mộc mạc nhưng thắm đượm nghĩa tình, là nơi thể

hiện sự cần cù, khéo léo, tình yêu cái đẹp, yêu cuộc sống của những người

dân ở những nơi còn nghèo nàn, thiếu thốn… Rất nhiều tác phẩm ra đời trong

hoàn cảnh chiến tranh, cuộc sống của người dân, của chính họa sĩ gặp rất

36

nhiều khó khăn, tuy nhiên nhìn vào tác phẩm, chúng ta luôn thấy được tình

yêu cuộc sống, tình yêu giữa con người với con người.

Cô gái Thuận Châu (H 1.4; Tr. 83) được xem là một tác phẩm có rất

nhiều chi tiết trang trí. Tác giả chọn gam màu ghi, vẽ rất thoải mái, với những

nét mềm khi diễn tả hình ảnh chính ở trung tâm bức tranh là cô gái trẻ đang

ngồi tĩnh lặng, xoay người, mặt hướng về phía người xem, chân phải vắt lên

đầu gối trái, hai bàn tay đan trùm lên đầu gối phải, phía bên tay trái cô đặt một

chiếc giỏ mây đựng đồ thêu may. Cô khoác áo có vài chi tiết trang trí ở cổ và

tay. Chiếc giỏ được vẽ theo lối tượng trưng, diễn tả rất kĩ bằng nét các nong

đan một phần phía dưới của giỏ, còn phần trên bỏ trống và đặt vào đấy là 3

cuộn chỉ màu đỏ, vàng, lam… Hình ảnh rất khái quát, cô đọng và hấp dẫn.

Mảng nền nửa dưới bức tranh là một màu đen, phẳng. Điểm nhấn lớn của toàn

toàn tác phẩm có lẽ chính là phần hoa văn phía sau cô gái, nửa trên của nền.

Tác giả không nói rõ đó là tấm khăn, một phần tấm chăn hay là mảng hình

trang trí vách nhà hoặc là đồ vật nào đó. Các hoa văn này là các hình kỉ hà,

gồm màu lam, đen, đỏ, trắng, vàng… được bố cục theo lối xen kẽ nhắc lại

như đường diềm. Đây chính là một trong những dạng thức bố cục của hoa văn

trang trí các khăn, chăn, áo, chân váy…của các dân tộc miền núi thường dùng.

Nhìn tổng thể bức tranh có thể thấy, đậm đặc các chi tiết trang trí được thể

hiện ở phần nền sau đó nhắc lại ở cổ và cánh tay áo khoác rồi cuối cùng là kết

thúc ở cái giỏ đựng đồ may vá. Cách bố trí ở giữa là hình ảnh cô gái vẽ theo

lối gợi, sắc ghi, ít chi tiết, nửa trên của nền đậm đặc họa tiết trang trí, nửa

dưới là mảng màu đen phẳng có điểm nhấn là chiếc giỏ mây đựng đồ thêu

may tạo nên sự cân đối về mảng, nhịp của hình và màu tạo ấn tượng thị giác

cho người xem, tăng hiệu quả của ý đồ sử dụng các chi tiết, họa tiết trang trí.

Các chi tiết này giúp bức tranh gợi cảm, hài hòa, chặt chẽ lên rất nhiều.

Chúng ta tiếp tục có thể thấy lại rất rõ vẻ đẹp của nhiều chi tiết, họa tiết

trang trí được thể hiện trên những đồ dùng sinh hoạt gia đình như bồ đụng

37

thóc, khăn và chăn… được đan, dệt từ bàn tay khéo léo của những người dân

mộc mạc, dung dị thông qua tác phẩm Tình mẹ (H 1.5; Tr. 84). Tác giả tiếp

tục sử dụng hình thức bố cục ước lệ, nền tranh là một mảng phẳng, các hình

tượng hầu hết được nhìn theo lối bình viễn. Hình ảnh chính là người mẹ đang

cho con bú, ngồi bên bếp lửa. Phía sau người mẹ là hai chiếc bồ đựng thóc

được thể hiện bằng hình bao, những họa tiết trang trí trông khá thú vị. Và nơi

tập trung nhiều chi tiết, họa tiết trang trí nhất chính là tấm vải (chăn…) được

treo cao phía sau. Các họa tiết ở đây đều là những hoa văn trang trí trang phục,

đồ dùng đặc trưng của người Thái. Tác giả cũng rất chủ động trong việc bố trí

các lớp hoa văn sao cho nhịp nhàng uyển chuyển. Ông tập trung nhiều họa tiết

ở mảng hình sau nền rồi chạy xuống hai chiếc giỏ và điểm hàng cúc áo bằng

bạc có hình con bướm “mák pém” ở trên áo cóm của người mẹ và chiếc chăn

nhỏ trên người em bé. Dáng hình người mẹ ngồi cho con bú cũng rất duyên

dáng nhờ vào chuyển động nhịp đen trắng và đặc biệt là nếp gấp tạo ra những

đường lượn gợi cảm của chiếc váy. Toàn bức tranh là một màu ghi, nâu nhạt

Cách khái quát hình tượng, chọn lọc chi tiết trang trí kết hợp với lối bố cục,

cách thức bố trí họa tiết và gam màu ghi nâu đã tạo nên sự hài hòa nhịp nhàng

trong bố cục, thể hiên cuộc sống thanh bình, tình yêu thương hiền hậu, tha

thiết của người mẹ với đứa con của mình.

Người mẹ hai con (H 1.6; Tr. 84) là một bức tranh khác diễn tả, ca ngợi

vẻ đẹp của con người, cuộc sống ở vùng cao, đặc biệt là tình mẫu tử. Ở đây tác

giả sử dụng lối bố cục vừa trang trí vừa gợi không gian thấu thị. Mảng chính là

hình ảnh người mẹ và hai đứa con ngồi trên sàn phía sau hồi. Bên cạnh có chú

mèo con tinh nghịch ngồi chơi. Xa xa tiếp tục là hình ảnh quen thuộc trong rất

nhiều tác phẩm của ông: một gốc mai, điểm vài bông trắng xinh xắn. Người mẹ

ngồi trên ghế, tay cầm kéo đang tập trung chú ý vào công việc may vá. vai địu

đứa con nhỏ, đứa lớn ngồi chơi sát, đối diện mẹ, tay cầm quả cam vàng nhỏ

nhắn. Tác giả sử dụng nhiều hình ảnh mang tính trang trí như khăn đội đầu, địu

38

và khăn choàng cho em bé, áo, váy của mẹ và đứa con lớn, chiếc ghế mây…

Ông bố trí các họa tiết trang trí khá nhịp nhàng. Lúc chỉ là vài nét nhấn ở khăn

đội đầu, lúc thì bố cục theo lối xen kẽ nhắc lại cả hình và màu như đường diềm

ở địu em bé, lúc thì đậm đặc hoa văn ở áo mẹ và con, lúc thì khái quát, cô đọng

các chi tiết ở khăn choàng và ghế mây. Xa xa bộ lông chú mèo con cũng được

gợi lên từ vài nét nhỏ nhẹ nhàng. Toàn bộ nhóm hình ấy được đặt trên miếng

hình đậm, không có chi tiết là sàn nhà sau hồi, không gian xa xa đươc gợi lên

nhờ vào hình ảnh gốc mai nhòe mờ và mảng màu loang như một cách khẳng

định, tạo sự cân bằng trong bố cục. Cách bố trí ấy khiến cho bức tranh tràn đầy

sắc xuân, vui tươi, yên bình, ánh lên niềm hạnh phúc, tình yêu thương dịu dàng,

đằm thắm giữa người mẹ và những đứa con thơ.

Trong cuốn Mĩ học đại cương, các tác giả cho rằng nếu nói trong nghệ

thuật, hình thức có tính nội dung hay hình thức mang tính quan niệm thì

những hình thức trang trí như hình trang trí và hoa văn trang trí ở vô vàn các

trường hợp đều chứa đựng nội dung tư tưởng nào đó. Điều này rất đúng với

tranh lụa Nguyễn Thụ.

Màu sắc mang tính trang trí

Màu sắc trong hội họa và trang trí đều xuất phát từ cuộc sống, từ tư duy

thẩm mỹ, rung cảm của người nghệ sĩ. Nếu như trong hội họa, dù người nghệ

sĩ có phóng khoáng đến đâu thì màu sắc đôi khi vẫn còn lệ thuộc vào hiện

thực thì trong trang trí màu sắc được giải phóng, được tự do phát triển hơn.

Với trang trí, tiêu chí đầu tiên là phải đẹp, thuận mắt, thu hút sự chú ý của

người xem nên người nghệ sĩ muốn lựa chọn màu sắc như thế nào hầu như

phụ thuộc hoàn toàn cá nhân tác giả. Cũng do đặc điểm chất liệu nên trong

tranh lụa, các họa sĩ ít khi dùng các hòa sắc đối chọi, tương phản mà thường

tìm đến các gam màu dịu nhẹ, êm đềm, nếu màu sắc có tươi tắn, rực rỡ thì

cũng rất hài hòa.

39

Tranh lụa Nguyễn Thụ ít khi vẽ màu theo thực tế mà chủ yếu là theo

quan điểm, cảm xúc chủ quan của người nghệ sĩ. Đó có thể là những mảng

màu đỏ rực, tím ngắt, hồng rực, cam thẫm hoặc gam màu trung tính hài hòa

như ghi, ghi xanh, ghi nâu, ghi vàng… Đó là những mái nhà sàn đỏ rực Miền

Tây, Trên nhà sàn, nâu sẫm Mùa xuân lại đến, ghi lạnh Sương chiều… Đó là

những điểm nhấn nháy sắc màu trên một số chi tiết trang phục trong Bên gốc

mai, Tắm, Làm bông, Ánh mắt, vật dụng sinh hoạt Bên nôi, Xâu kim, Cô gái

Thuận Châu, . Đó là cả nền trời tím ngắt, đỏ ối, vàng ghi, xanh xám…trùm

lên toàn cảnh rồi bất chợt nhấn nháy một gốc cây, dáng ngựa Mùa xuân Tây

Bắc, Hai cô gái dân tộc Dao, Đi chợ trời mua... Đó là dải mây xanh tím thư

thả trên nền trời vàng rực Chiều vàng .

Trong tác phẩm Miền Tây (H 1.7; Tr. 85) tác giả tập trung thể hiện cảnh

sắc miền Tây phía Bắc. Nguyễn Thụ chọn và khái quát hình ảnh đặc trưng là

những ngôi nhà sàn, mấy gốc mai, người phụ nữ Thái, chú ngựa và em bé...

Điểm nổi bật nhất dễ dàng nhận ra ngay chính là gam màu đỏ rực rỡ, rất giàu

tính trang trí. Toàn bức tranh ánh lên sắc đỏ rực rỡ bắt đầu từ mảng chính

trong tranh là nhóm hình gồm ba nếp nhà sàn nằm sát nhau, ngôi nhà ở giữa

đỏ đậm hơn. Mảng màu đỏ rực ấy được hiện lên trên nền nâu sẫm, dưới

khoảng trời ghi vàng. Giữa khung cảnh ấm nóng xuất hiện những điểm nhấn

màu đen của cô gái Thái nhẹ nhàng, uyển chuyển đi từ cầu thang xuống, của

những dáng cây to nhỏ, xa gần, của chú ngựa và em bé chơi tha thẩn trên hiên

nhà. Sắc trắng của hoa mai (hoặc hoa mận- tác giả cho hay ông thường thích

vẽ cây mai hoặc mận) điểm xuyết trên những cành cây khẳng khiu khiến cho

cảnh sắc thêm đượm đà, duyên dáng. Có thể thấy Nnguyễn Thụ đã hoàn toàn

chủ động khi lựa chọn gam màu. Ông không quan tâm đến việc nó có giống

thực hay không mà chỉ muốn thể hiện cách nhìn riêng của mình về vùng đất

này. Những tín hiệu hoa mai cho thấy bức tranh được vẽ vào mùa xuân. Tuy

nhiên, ai cũng biết rằng trên thực tế, mùa xuân sắc màu rất đa dạng và ở vùng

40

cao, vào những ngày xuân là ngày hội của sắc màu. Cách thể hiện gam màu

nóng đỏ trên những ngôi nhà sàn và điểm xuyết sắc đen của người và cây cối

cũng được tác giả thể hiện rất thành công ở tác phẩm Trên nhà sàn.

Ở bức Mùa xuân Tây Bắc (H 1.8; Tr. 85) người viết lại vô cùng ấn

tượng bởi sắc tím ngập tràn. Bố cục đơn giản, chỉ vài gốc cây ở tiền cảnh, vài

mái nhà phía xa, nền tranh có gợi nhẹ không gian xa gần, vài chi tiết nhỏ, sinh

động là chú ngựa và người phụ nữ ở cầu thang báo hiệu cuộc sống vẫn diễn ra

thanh bình. Thật đơn giản nhưng cũng rất ấn tượng. Ấn tượng mang lại từ sắc

tím, đâu đâu cũng tím. là tím bầm mận chin ở những mái nhà, chạy xuống

thân hình con ngựa và một phần hình dáng cô gái Thái. Đó là tím lạnh, tím

đen ở những thân cây mai. Và bừng lên trên nền tím ấy là những khóm mai

trắng muốt xôn xao cả đất trời. Nguyễn Thụ có cách vẽ màu trắng khá đặc

biệt. Thông thường, để có được màu trắng trong tranh lụa, họa sĩ phải xác

định ngay từ đầu mảng nào, hình nào sẽ trắng để chừa lại, khi gần hoàn thành

bức tranh mới vẽ vì đặc tính màu nước trên lụa không thể lấy sáng khi đã vẽ

màu. Và màu trắng mạnh nhất trong tranh lụa chính là màu của thớ lụa.

Chúng ta khó có thể tìm thấy được độ trắng muốt, trắng xốp như những bông

hoa mai trong tranh ông nếu như chỉ dùng trắng của nền lụa. Có lẽ hiểu rõ

những hạn chế này, Nguyễn Thụ đã tận dung vẻ đẹp, sáng rực rỡ của vỏ điệp.

Ông cho biết, ông thường dùng vỏ điệp, xay nhỏ rồi trộn vào hồ để vẽ các

mảng, chi tiết là những bông hoa mận, mai hoặc những nơi đòi hỏi một độ

trắng sáng mãnh liệt. Điều đó cho thấy họa sĩ rất chịu khó tìm tòi, thử nghiệm

và quan trọng nhất chính là dùng mọi cách để đạt được hiệu quả thẩm mỹ. Ở

đây là hiệu quả màu sắc, mang tính trang trí.

Có những tác phẩm, toàn bộ bức tranh là một gam màu và họa sĩ dùng

màu khác để nhấn nháy vào những điểm rất đắt là thắt lưng, khăn đội đầu, hàng

cúc áo, mấy cuộn chỉ màu… nhằm nhấn mạnh, gây chú ý với người xem trong

Dệt vải, Em gái Thuận Châu, Làm bông, Cô gái Thái… Những chi tiết rất nhỏ,

41

ở những vị trí ít ai ngờ đến nhưng lại là một điểm nhấn quý giá, có vẻ vô tình

nhưng thực chất đã được chọn lọc kĩ càng, có tính toán và hoàn toàn chủ quan

của nghệ sĩ, là những nơi dễ gây xúc động nhất, rất gợi cảm và dễ khiến người

đối diện khó rời mắt. Làm bông (H 1.9; Tr. 86) có gam màu tổng thể là ghi. Tác

phẩm chọn góc nhìn rất quen thuộc trong vô số những sáng tác của Nguyễn

Thụ: sàn nhà sau hồi. Một lần nữa hình ảnh quen thuộc tiếp tục xuất hiện: một

gốc mai xa xa, và tiếp đó là một không gian gợi nhẹ quen thuộc. Trên nền tranh

ấy, xuất hiện hình ảnh người phụ nữ đang nhẹ nhàng duyên dáng ngồi làm

bông. Thật đơn giản và vô cùng quen thuộc. Nhưng cái quen thuộc ấy không

khiến người khác cảm thấy nhàm chán mà ngược lại, thêm phần thích thú bởi

họa sĩ như một người kể chuyện. Ông kể một câu chuyện đã rất quen, bằng lối

kể thật chậm, thật chậm… nhưng thi thoảng ông lại thay đổi một vài chi tiết

đầy bất ngờ mà không hề làm biến đổi nội dung. Tác phẩm toát lên vẻ đẹp nhẹ,

dịu nhờ vào gam màu ghi sáng, êm. Và đầy bất ngờ khi ông nhấn một điểm

màu xanh lá cây ở thắt lưng cô gái. Chính chi tiết này đã khiến cho toàn bức

tranh thêm phần sinh động trên cái nền trung tính ấy. Dường như có một nụ

cười rất duyên ở đâu đó. Dường như người nghệ sĩ đã đứng rất lâu để quan sát

rồi khẽ reo lên trong lòng vì những phát hiện của mình. Phải là một người rất

hiền, rất thư thái. Phải là một người có cái nhìn rất tinh tế.

Có thể thấy màu sắc trong tranh lụa Nguyễn Thụ không hề lệ thuộc vào

hiện thực bởi sẽ rất khó chúng ta tìm thấy những mái nhà sàn có màu hoàn

toàn đỏ rực rỡ, hoàn toàn nâu sẫm, tím bầm mận chín hay hoàn toàn ghi

đen… Cũng rất khó có khoảnh khắc nào cả trời mây, cảnh vật đều chìm trong

một sắc ghi vàng, ghi nâu, tím ngắn, đỏ rực… Rõ ràng việc miêu tả màu sắc ở

đây đã thoát li khỏi hiện thực, chỉ còn trong cảm xúc chủ quan của người

nghệ sĩ. Chính điều này đã tạo nên những ấn tượng khó quên khi xem tranh

của ông.

42

Trong số các họa sĩ sáng tác bằng chất liệu lụa, cũng có nhiều tác giả

đưa vào tranh mình các yếu tố trang trí. Thế nhưng, chọn lựa, sử dụng triệt để

và mang màu sắc cá nhân như rõ rệt như những phân tích trên thì hầu như chỉ

có thể thấy ở tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ.

2.2. Sự khái quát các hình tượng nghệ thuật trong tranh lụa của họa sĩ

Nguyễn Thụ

“Khái quát là một hình thái vận động của tư duy khoa học thực hiện việc

trừu tượng hóa, loại bỏ những mặt, những thuộc tính và những đặc điểm riêng

lẻ của một loại sự vật, hiện tượng, quá trình đang nghiên cứu, rút ra những đặc

trưng chung, bản chất chủ yếu của chúng và phản ánh những đặc trưng chung

ấy bằng một khái niệm, một phán đoán khoa học hoặc một quy luật. Đó là quá

trình đi từ cái cụ thể, cảm tính đơn giản nhất đến cái lí tính, cái chung, từ một

tri thức ít chung hơn đến một tri thức chung hơn. Nhờ đó, con người có thể

nhận thức hiện thực ngày càng sâu sắc và chính xác hơn” [6, Tr. 483].

Khái quát hóa hình tượng là việc vô cùng quan trọng trong nghệ thuật,

nhất là đối với nghệ thuật tạo hình. Hình tượng càng cô đọng, càng được lược

bỏ hết những chi tiết rườm rà, những phần không mang tiếng nói đặc trưng thì

càng có giá trị. Việc khái quát hóa đòi hỏi người nghệ sĩ phải nhìn từ bản chất

bên trong của vấn đề, khám phá những vẻ đẹp ẩn đằng sau những gì bộc lộ

bên ngoài rồi từ đó mới gạn lọc, tìm những nét điển hình, sắp xếp lại tạo nên

hình tượng đặc trưng nhất.

Do đặc tính chất liệu, do những đặc điểm tạo hình trong nghệ thuật lụa

và do quan điểm thẩm mỹ của cá nhân, họa sĩ Nguyễn Thụ khái quát, cô đọng

các hình tượng nghệ thuật trong tranh của mình. Đó là sự khái quát trong cấu

trúc mảng hình lớn; khái quát các chi tiết nhỏ, các họa tiết trang trí, cấu trúc

đồ vật, khái quát không gian…

43

Khái quát cấu trúc của đồ vật

Nguyễn Thụ có rất nhiều tranh có sự xuất hiện của hình ảnh ngôi nhà

sàn Mùa xuân Tây Bắc, Chú ngựa đỏ, Miền Tây, Mùa xuân lại đến, Một ngày

bình thường, Trên nhà sàn, Người mẹ ngồi thêu… Cái tài tình của ông ở chỗ

khi miêu tả những hình ảnh này ông đã khái quát toàn bộ cấu trúc của chúng

để trở thành hình ảnh mang tính điển hình nhất. Tác phẩm Mùa xuân lại đến

(H 2.1; Tr. 87) cũng có lối bố cục gần như ước lệ. Nhóm chính là hình ảnh

những nếp nhà sàn và mấy gốc mai phía trước nhà. Toàn bức tranh được phủ

một gam màu nâu, có sự thay đổi khá rõ về độ đậm nhạt ở các mảng (đen ở

gốc cây, nâu đậm ở nhà sàn và nâu nhạt ở nền…). Người viết rất ấn tượng bởi

các tạo hình của những ngôi nhà. Trên thực tế, nhà sàn của người Thái có tạo

hình khá đặc biệt, “hai đầu hồi “tụp cống” khum khum như mai rùa, gắn với

truyền thuyết về thuở khai thiên lập địa, thần rùa “Pua tấu” dạy cho người

Thái biết cách làm nhà theo hình rùa đứng”[48]. Mái nhà thường được lợp lá

cọ, cỏ gianh hoặc ngói máng. Không chỉ riêng trong bức tranh này, hầu hết tất

các những tác phẩm có sự xuất hiện của nhà sàn, ta có thể nhận ra hình mái

nhà đã được điển hình hóa. Chúng đều được lược bỏ những chi tiết rườm rà,

chỉ giữ lại “khau cút” trên đòn nóc và hình (form) chung. Ông không vẽ

những chi tiết nếp lá cọ, cỏ gianh trên mái hay những đường nhấn thả tự nhiên

do đặc điểm chất liệu làm mái tạo nên mà khái quát hóa bằng đường cong tạo

ra mảng hình lớn giống với hình mai rùa. Tạo hình này trông vừa giống thực

vừa mang tính tượng trưng cao, rất giàu biểu cảm, duyên dáng, hài hòa với

khung cảnh chung toàn bộ tác phẩm.

Việc diễn tả những hình ảnh có cấu trúc lớn như nhà, cầu, nội thất

trong các công trình bề thế… trong hội họa nếu nghệ sĩ không khéo léo biết

cách chọn lọc, tiết chế sẽ dễ sa đà vào việc tả chân, kể lể. Nhưng Nguyễn Thụ

đã có cách khai thác rất riêng… Ông chỉ chọn những chi tiết đặc trưng. Với

việc miêu tả kết cấu nhà sàn, ông tập trung vào phần mái, điểm phần lan can,

44

cầu thang, các cột chính Mùa xuân lại đến, Một này bình thường… Ông

không quá tập trung đi miêu tả từng chi tiết nhỏ, nếu có chỉ là gợi và đi tìm

những tín hiệu điển hình nhất Người mẹ ngồi thêu (H 2.2; Tr. 87). Ở bức tranh

này, tác giả sử dụng lối thấu thị phương Tây, nhìn thấy cả sàn và phần trên,

trong của mái nhà, thấy rõ kết cấu của hàng cột, dùng đòn dầm xuyên suốt

qua các cột. Đường bao của mái nhà là một đường cong được khái quát. Rõ

ràng, chỉ cần những hình ảnh được khái quát hóa như thế, chúng ta đã có thể

hiểu được cấu trúc cả ngôi nhà, khiến cho hình tượng trở nên vừa có tính tạo

hình vừa chính xác về mặt khoa học.

Không chỉ dừng lại ở việc khái quát cấu trúc đồ vật, Nguyễn Thụ còn

khái quát các chi tiết nhỏ ở các đồ vật sinh hoạt trong gia đình. Đó là gùi Bác

Hồ, giỏ mây đựng đồ thêu Cô gái Thuận Châu bồ đựng thóc Tình mẹ, Làm

bông, Sàng sẩy... ghế mây Người mẹ hai con, chõ đồ xôi Bên bếp lửa, lồng

chim Em gái Thuận Châu, Dệt vải... Ông không sa đà vào việc mô tả quá

nhiều từng chi tiết như những người khác mà chỉ dùng một vài tín hiệu, một

vài nét gợi có thể là cách đan của các lớp nong hoặc bố trí các hoa văn trang

trí, lược bỏ nhiều phần, chỉ giữ lại cấu trúc chung những vẫn thể hiện hết dáng

hình của đồ vật. Bồ đựng thóc là một hình ảnh gắn liền với đời sống sinh hoạt

của người dân miền núi. Nó được xuất hiện trong khá nhiều tác phẩm của

Nguyễn Thụ như Sàng sẩy, Giã gạo, Đi học về, Đập lúa, Hạt thóc vàng, Làm

bông… Bồ được làm từ thân cây nứa, có thể có nhiều cách đan nên sẽ tạo ra

nhiều hình dạng và cấu trúc nong đan khác nhau, nhưng về cơ bản bồ có hình

trụ, đáy vuông và lớn hơn miệng một chút. Họa sĩ đã khái quát hình bao

chung của chiếc bồ Giã gạo (H 2.3; Tr. 88) bằng đường cong phía trên tạo

hình miệng tròn, hai đường thẳng xiên đi về hai hướng theo lối nhìn thấu thị

tạo hình đáy vuông. Điều đáng nói ở đây chính là Nguyễn Thụ không chạy

theo mô tả chiếc bồ theo cách thông thường là vẽ thật kĩ, diễn sáng tối, đặc

biệt là mô tả cấu trúc các nong đan. Bản thân các nong đan khi được tạo tác sẽ

45

đưa đến một loại hoa văn nên Nguyễn Thụ chọn vẽ lại các hoa văn ấy trên

thân bồ để giúp người xem có thể hình dung ra sự vật một cách gần gũi nhất

mà vẫn đẹp theo cách ông mong muốn. Rõ ràng chỉ vơi hình bao, những hoa

văn điển hình, đồ vật hiện lên rất cụ thể, sinh động và đẹp mắt.

Việc vẽ lại các hoa văn trang trí trên trang phục, đồ dùng sinh hoạt…

của họa sĩ Nguyễn Thụ cũng cho thấy khả năng khái quát hình tượng của ông.

Rất nhiều tác phẩm xuấn hiện hình ảnh chiếc chăn nhỏ của em bé Người mẹ

hai con, Người mẹ ngồi thêu, Bên bếp lửa, Tình mẹ… Nhưng có một điểm

chung nhất của những hình ảnh này là họa sĩ chỉ dùng những nét thẳng, ngang,

xiên để vẽ, không thêm bất kì chi tiết nào nhưng người xem cảm thấy thỏa

mãm về tạo hình.

Từ những phân tích trên, ta thấy rõ chỉ bằng những nét khái quát tưởng

chừng như đơn giản ấy đã đủ để chúng ta có thể hiểu hết được tạo hình, công

năng của đồ dùng và thấy được sự quan sát tinh tế, khả năng chắt lọc hình, tình

yêu thương gắn bó với cuộc sống người dân miền núi của họa sĩ tài ba. Đấy là

nghệ thuật chắt lọc, khái quát hóa hình tượng rất đặc sắc của Nguyễn Thụ.

Khái quát các dáng người

Ông thể hiện con mắt quan sát tinh tế, sự điêu luyện trong cách thể hiện,

không hổ danh là một bậc thầy hội họa khi khai thác, khái quát những dáng

người trong tư thế sinh hoạt vào nhiều thời điểm khác nhau như giã gạo, sàng

sẩy, đi từ nhà sàn xuống, đặc biệt là các dáng ngồi: ngồi nghỉ ngơi Cô gái

Thuận Châu, Cô gái Thái, ngồi dệt vải Dệt vải, ngồi may áo Người mẹ hai

con, ngồi sàng gạo, ngồi se sợi, ngồi cho con bú Tình mẹ, ngồi nấu, sưởi ấm

Bên bếp lửa, ngồi trò chuyện tâm tình Tâm sự… Đó là những giây phút lao

động rất đỗi bình dị của người dân miền núi, có thể nói, nhiều lúc khá cực

nhọc, vất vả, bề bộn. Tuy nhiên, qua lăng kính thẩm mỹ của người nghệ sĩ tài

hoa Nguyễn Thụ, những hình ảnh ấy hiện lên thật đặc biệt. Ông tập trung khai

thác những điểm chung nhất của các tư thế ngồi, lược bỏ bớt những cử động

46

tay chân hoặc các nếp gấp váy áo, giữ lại hình chung là dáng ngồi tĩnh, chắc

chắn, lưng thẳng hoặc hơi cong nhẹ, tận dụng triệt để vẻ đẹp duyên dáng hình

thể bộc lộ qua trang phục ở điểm nhấn là eo thon hoặc đường lượn, nếp gấp

của chân váy khi ngồi… để có thể thấy được vẻ đẹp mộc mạc nhưng gợi cảm

của những người phụ nữ miền núi Thiếu nữ, của dáng ngôi điềm tĩnh, lặng lẽ,

thư thái, yên bình thoảng như không màng đến cuộc sống vất vả cực nhọc

ngoài kia Mùa đông ấm, Thiếu nữ, thấy được sự cần cù, chịu thương, chịu khó,

tần tảo, sớm hôm của những người phụ nữ nghèo khó nhưng yêu cuốc sống,

yêu lao động Làm bông, Se sợi, Dệt vải, Quay sợi… thấy được tình yêu dịu

dàng đằm thắm, linh thiêng của người mẹ dành cho con Tình mẹ, Người mẹ

Thái, Bên bếp lửa, Bầu sữa ấm…

Tác phẩm Thiếu nữ (H 2.4; Tr. 88) miêu tả vẻ đẹp cô gái ngồi tư lự bên

hiên nhà. Nguyễn Thụ chọn lối bố cục hơi có gợi không gian thấu thị. Hình

ảnh trọng tâm là cô gái ngồi trên ghế mây, theo hướng chính diện, đặt gần

trung tâm bức tranh, chếch nhẹ về bên trái, mặt hơi quay và hướng sang bên

phải của tranh, tay trái đặt lên thành ban công, tảy phải nắm cổ tay bàn tay trái.

Cô đội khăn piêu, mặc áo và váy màu đen, ghi. Gương mặt tròn, xinh xắn,

sáng và nhẹ nhàng, thanh thoát. Phía sau cô, bên ngoài ban công xuất hiện

một gốc mai, vài nụ trắng xinh xinh chớm nở. Xa xa là khoảng không mờ ảo

vô định, không có hình. Bức tranh được sử dụng gam màu trung tính pha lẫn

chút nâu, chút hồng, chút xanh lá… Bức tranh không có quá nhiều chi tiết,

hình ảnh cô gái thoạt nhìn khá đơn giản nhưng lại rất tinh tế. Tác giả khái

quát hình (form) dáng cô đang ngồi bằng việc chắt lọc tư thế ngồi thẳng lưng ,

cách đặt thế tay, cách xoay người, hướng mặt… hầu hết ông chỉ dùng đường

bao để vẽ hình, không gợi khối, chú tâm vào những đường lượn mềm mại của

váy bám theo hình người, chân chảy xuống sàn nhà. Hình tượng cô gái trở

nên rất duyên dáng, uyển chuyển, vừa tĩnh vừa động. Cô ngồi đấy, tĩnh tại

47

nhưng ánh mắt nhìn xa xăm, một khoảng trời mênh mang chất chứa nỗi niềm,

phải chăng là những rung động xuyến xao của tuổi thanh xuân?

Trong một tác phẩm khác, ông tiếp tục khai thác dáng ngồi cũng rất đặc

trưng của người phụ nữ miền núi: ngồi thêu khăn Thư thái (H 2.5; Tr. 89).

Khác với tác phẩm trên, ở bức tranh này ông sử dụng lối bố cục ước lệ. Trên

nền trống, xuất hiện cô gái ngồi thêu khăn bên bếp lửa, một chú mèo nằm lim

dim sưởi ấm. Và cũng khác với Thiếu nữ , lần này Nguyễn Thụ khai thác tư

thế ngồi của cô gái ở góc nhìn ba phần tư. Cô ngồi trên chiếc ghế mây nhỏ,

tay trái cầm khăn đặt trên đùi, tay phải cầm kim hướng tay hơi cong về phía

người, dường như cô vừa xong một mũi chỉ. Lưng hơi cong, mắt chăm chú

vào chiếc khăn nhỏ, tâm thế tập trung vào công việc. Gam màu trung tính nhẹ

nhàng, điểm chút sắc vàng chanh ở áo, đốm lửa, mẹt đựng đồ thêu. Mảng đậm

chạy nhịp từ khăn piêu xuống hàng cúc áo cóm, khăn tay, váy, kéo nhỏ và kết

thúc ở dụng cụ nấu bếp đặc biệt là kiềng… Cũng giống như cách khái quát

các hình mảng khác, ở hình tượng người con gái ngồi thêu, ông tập trung gạn

lọc và tìm kiếm điển hình của những đường cong. Đường cong của dáng lưng

lúc ngồi thêu, đường cong của chiếc khăn piêu bám hờ xuống vai gáy, đường

cong của cánh tay trái cầm khăn, của đường bao chiếc váy từ thắt lưng chạy

xuống ghế ngồi, từ đầu gối vòng qua bàn chân trái, của chiếc khăn tay đặt nhẹ

trên đùi, của cánh tay phải uốn cong kéo sợi chỉ, của đường bao hàng cúc áo,

của đường lượn ôm trọn lấy bầu ngực tròn trịa, của những nếu gấp áo, váy…

Việc khái quát dáng ngồi thêu bằng tổ hợp đường cong, kết hợp với lối vẽ

không tả khối, chú trọng vào nhịp nhàng của nét và mảng, gam màu nhẹ

nhàng tinh tê khiến cho hình tượng cô gái trở nên rất đặc trưng và vô dùng

duyên dáng, mềm mại, giàu cảm xúc.

Để có được những nhẹ nhàng đằm thắm ấy, những duyên dáng, hiền

hòa ấy, những thư thái, tĩnh tại ấy, những mộc mạc mà gợi cảm ấy, những ấm

áp và yêu thương ấy… chắc chắn phải có từ một Nguyễn Thụ yêu con người,

48

yêu cuộc sống da diết, đặc biệt là với những người dân miền núi nghèo khó

nhưng thật thà, chân chất, ân tình, kết hợp với một thụ cảm nghệ thuật tinh tế,

tài hoa, với lòng yêu nghề, lao động không mệt mỏi với hội họa trong bất kì

hoàn cảnh sống nào.

Khái quát không gian

Sự khái quát hình tượng trong tranh Nguyễn Thụ còn là sự khái quát

không gian. Được đào tạo 8 năm ở trường mỹ thuật, học theo lối tạo hình

phương Tây nên chắc chắn ông hiểu và nắm khá rõ các nguyên tắc về phương

pháp này. Tuy nhiên, là một người phương Việt Nam và mang trong mình

tâm hồn cốt cách của người Á Đông nên nghệ thuật của ông có sự pha trộn

của hai nguồn văn hóa này. Người phương Đông hầu như không quan tâm

nhiều đến hiện thực, khi vẽ không quá quan trọng việc đặt mẫu, diễn chất, tả

khối và ánh sáng như người phương Tây mà sử dụng phép tam viễn là chủ

yếu. Chính những điều đó đã ảnh hưởng đến tranh của ông rất nhiều. Người

viết nhận thấy ở tranh lụa Nguyễn Thụ có 2 dạng bố cục chính là theo lối ước

lệ và gợi không gian theo phép thấu thị. Nhưng cả hai cách này đều tạo ra

không gian phương Đông trong tranh. Ông thường sử dụng lối bố cục ước lệ,

tạo nên không gian mang tính trang trí. Rất nhiều tranh ông để nền trống

hoặc để màu loang nhòe, gợi không gian xa gần rất nhẹ, tạo nên những

“khoảng trống ám ảnh”. Ông chủ yếu tập trung ở hình còn nền, không gian thì

buông lơi. Có rất nhiều tác phẩm thể hiện rất rõ điều này. Tiền cảnh là nhà,

con người, vài gốc cây hoặc đồ vật, hậu cảnh gần như không được thể hiện

nhiều Mùa xuân lại đến, Kéo tơ, Bên bếp lửa, Làm bông, Hạt thóc vàng…

Hình ảnh chúng ta có thể nhìn thấy khá nhiều trong những bức tranh này là

các mẹ, các cô, em bé… đang dệt vải, làm bông, quay sợi, khâu áo, ngồi trò

chuyện tâm tình ở gian sau nhà hoặc trong bếp, gian buồng dành cho phụ nữ,

gần đó xuất hiện một cây mai hoặc mận còn không gian ở xa thì để trống, chỉ

dùng độ loang của màu để gợi tả. Thoạt nhìn có vẻ sơ sài nhưng thực ra

49

những “khoảng trống ám ảnh” ấy có một giá trị rất đặc biệt, nó bổ trợ nhấn

mạnh mảng chính, tạo ra chiều sâu không gian, tạo ra ám ảnh về khoảng

không, khao khát khám phá những gì không nhìn thấy và còn là khoảng nghỉ

của mắt khi dạo chơi trong vườn nghệ thuật đầy hương sắc núi rừng thơ mộng,

hữu tình của Nguyễn Thụ. Cách tạo hình này trong tranh lụa Việt Nam dường

như chỉ có mỗi ông sử dụng và đạt đến độ chin muồi. Chỉ cần nhìn là có thể

nhận ra đâu là tranh của ông, không hề lẫn vào ai khác.

Với tác phẩm Mẹ con (H 2.6; Tr. 89) cho chúng ta thấy rõ nghệ thuật

khái quát không gian của họa sĩ. Tác phẩm khắc họa hình ảnh người mẹ trong

dáng điệu cong cong vừa cõng con thơ vừa cho gạo vào bồ. Đây là một trong

những dáng điệu điển hình của những người phụ nữ dân tộc miền núi. Hình

ảnh hai mẹ con hiện lên trong tiết trời se lạnh xa xa những tín hiệu vui tươi

báo hiệu ngày đang xuân, cuộc sống căng tràn nhựa sống (bản thân hình ảnh

cho thóc vào bồ cũng đã giúp chúng ta liên tưởng đến cuộc sống no đầy).

Khung cảnh hai mẹ con được bố trí chính là sàn phía sau nhà, Đây là thường

là nơi các bà các mẹ làm các công việc hàng ngày như sàng sẩy, may vá, xe

sợi, làm bông… nơi những đứa trẻ thơ nô đùa bên mẹ. Theo quan điểm của

người Tày, Thái đó là nơi dành cho phụ nữ và trẻ em. Nguyễn Thụ dùng lối

bố cục thấu thị phương Tây. Điều đó được thể hiện qua việc tác giả để cho

người xem thấy mặt sàn, mấy cột nhà, đặc biệt là phần mái phía trên . thế

nhưng, dấu hiệu của thấu thị phương Tây chỉ dừng lại ở cách đưa vào những

hình ảnh này. Ngoài ra tác giả tiếp tục sử dụng những thụ cảm phương Đông

qua việc ông để mấy gốc mai xuất hiện bên ngoài không gian rồi dùng màu để

gợi lên cảnh sắc , gợi không gian bên ngoài, gợi cảm giác ngày xuân chứ

không phải bang việc phủ đầy các yếu vật chất như thường thấy trên thực tế.

Rõ ràng chì cẩn xuất hiện sàn nhà sau hồi và một vài gốc mai là chúng ta có

thể hiểu được khung cảnh của hình tượng chính đang ở đâu và vào thời điểm

nào .

50

2.3. Chất thơ trong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ

Lê Văn Sửu trong luận án “Chất hội họa trong thơ và chất thơ trong hội

họa Việt Nam” đã nêu lên khái niệm “chất thơ trong hội họa” như sau: “Chỉ

những đặc điểm của một tác phẩm hội họa khi người họa sĩ bằng cách sắp xếp

các yếu tố ngôn ngữ nghệ thuật trên mặt phẳng xây dựng hệ thống những

tượng trưng biểu thị gợi cảm như thơ hay cách thể hiện hình tượng nghệ thuật

gợi liên tưởng có những tương đồng với nghệ thuật thơ” [41, Tr. 130].

Có thể thấy khi nói đến chất thơ trong một tác phẩm hội họa là không

phải chúng ta nói đến câu, từ, âm vần, luật như một bài thơ mà nói đến những

biểu thị gợi cảm như thơ, được liên tưởng giống như thơ, mang phẩm chất

giống thơ bằng các yếu tố ngôn ngữ tạo hình là bố cục, đường nét, màu sắc,

ánh sáng, không gian tạo ra.

Xem tranh lụa của Nguyễn Thụ luôn khiến người viết bâng khuâng

nhung nhớ về những vần thơ dịu ngọt, bảng lảng hương sắc núi rừng, thoảng

như lơ đãng, như tâm tình, đâu đó trong hơi sương còn vọng lại khúc khích

cười đùa của vài cô gái Thái, gái Tày. Người viết sẽ khai thác chất thơ trong

tranh Nguyễn Thụ dựa trên những biểu hiện: Đề tài nên thơ, hình tượng nên

thơ và cách thể hiện nên thơ.

Đề tài nên thơ

Vì cốt lõi của thơ là trữ tình (bộc lộ tình cảm) và nên đề tài nên thơ là

những đề tài có sức gợi cảm, chỉ nhắc thôi đã mang đến cho người đối diện

những rung cảm mơ mộng, những liên tưởng… Phong cảnh, thiên nhiên, nhân

vật gợi cảm… luôn là những đề tài mang lại nhiều rung động. Nguyễn Thụ có

rất nhiều tác phẩm vẽ về cảnh sắc, thiên nhiên Mùa xuân Tây Bắc, Làng ven

núi, Miền Tây), Mùa xuân lại đến, Trên nhà sàn, Sương chiều, Mùa hoa

ban… Ông vẽ rất nhiều tác phẩm có đề tài là nhân vật gợi cảm Người mẹ hai

51

con, Cô gái Thái, Sàng sẩy, Cô gái Thuận Châu, Người mẹ ngồi thêu, Cô gái

Thái với mùa xuân, Hai chị em và con nghé, Mùa đông , Thiếu nữ …

Những đối tượng được miêu tả luôn hàm chứa trong nó những vẻ đẹp

tự thân. Chuyển tải hết được những vẻ đẹp ấy đã là một thành công rất lớn

của tác giả. Thế nhưng, người nghệ sĩ tài hoa là người có khả năng thể hiện

nhiều hơn những gì con mắt thị giác nhìn thấy, gợi nên nhiều xúc cảm thầm

kín, mang lại những liên tưởng vượt ra khỏi tầm biểu hiện vật chất của ngôn

ngữ tạo hình. Thái Bá Vân từng viết “nội dung của một tác phẩm không phải

là ở cái kết cấu vật thể của nó, mà chính là ở cái hình tượng nghệ thuật mà nó

chuyên chở” [31, Tr 9].

Tác phẩm Làng ven núi (H 3.1; Tr. 90) vẽ lại cảnh sắc của một ngôi

làng nép mình bên dãy núi cao, sừng sững vào lúc tinh sương. Bức tranh có

sự kết hợp giữa lối vẽ trang trí và gợi khối theo phép thấu thị. Làng gồm

nhiều nếp nhà sàn nằm yên, xen lẫn bên những khóm cây, những gốc mai

bung nở trắng xóa, những bụi tre vàng rực rỡ… Họa sĩ bố trí các ngôi nhà

theo một đường cong trái qua phải và từ dưới lên ôm lấy những khoảnh đất

rộng có thể là những thửa ruộng phía trước. Trên hiên nhà người dân reo vui

chào đón đoàn quân kháng chiến xa xa đang thư thả cưỡi ngựa tiến về… Buổi

sáng tinh sương được thể hiện bằng gam màu vàng nâu, nhấn nháy những

mảng trắng xốp của hoa mai, vàng rực của tre làng, và nâu đen của núi. Cảnh

sắc hiện lên vui tươi, ấm áp, đượm đà. Làng duyên dáng nép mình dưới dãy

núi cao tầng tầng lớp lớp. Những ngọn núi sừng sững được tác giả dùng gam

màu đen, nâu đậm và là mảng màu đậm nhất trong tranh nhưng lại dùng kĩ

thuật loang nhòe tại nơi tiếp giáp giữa núi và trời, giữa các lớp núi với nhau,

giữa núi và lớp cây mờ mờ , mềm mại dưới chân núi. Dường như người vẽ

đang say mê nhấn thả những ngọn bút lông mềm mại, ngậm nước cho màu

theo nước loang nhòe vào thớ lụa rồi hòa vào nhau. Dường như nghệ sĩ là họa

sĩ nhưng mang hồn thơ ngập tràn ngọn bút, tỏa lên khung lụa và ngấm vào

52

những sợi tơ mong manh. Dường như có một làn sương mờ ảo, mỏng nhẹ

đang tỏa khắp không gian, giăng mắc, khẽ khàng vờn núi, luồn cây, lơ lửng

bay trong không trung. Những giăng mắc, những mờ ảo, những hòa quyện ấy

khiến người xem không khỏi liên tưởng đến những bức tranh thủy mặc

phương Đông. Bút pháp thay đổi màu sắc và độ đậm nhạt bằng cách loang

nhòe màu này đối lập với cách vẽ trang trí ở dưới làng nhưng lại tạo ra chiều

sâu cho toàn bức tranh. Dãy núi cao sừng sừng nhưng không nặng, trái lại tạo

nên cảm giác vững chãi như đang che chở cho cả ngôi làng nép mình phía

dưới, góp phần tạo nên cảm giác bình yên, vui tươi cho ngôi làng nhỏ vào

những ngày xuân. Thật thanh bình và nên thơ!

Chiều – luôn là khoảnh khắc dễ gợi rung cảm nhất trong ngày. Không

biết tự bao giờ khoảnh khắc này đã khiến cho bao tâm hồn xuyến xao, nhất là

các nghệ sĩ, những tâm hồn nhạy cảm. Bà Huyên Thanh Quan từng có bài thơ

nổi tiếng “Chiều hôm nhớ nhà”, Thạch Lam mở đầu cho “Hai đứa trẻ” bằng

tiếng trống thu không gọi buổi chiều tàn. Nguyễn Thụ cũng nằm trong rất rất

nhiều những tâm hồn ấy. Nếu như Làng ven núi ông đưa người xem cảm cái

thơ mộng của sáng tinh sương thì Sương chiều (H 3.2; Tr. 90) lại là những

rung cảm sâu kín trước khoảnh khắc ngày tàn ở vùng núi cao. Những rung

cảm sâu kín ấy xuất hiện hiện khi người nghệ sĩ ngắm nhìn những nếp nhà,

những mây trời, núi non nằm im ắng dưới sương khói chiều tà. Mảng chính

của tranh gồm ba nếp nhà sàn, xung quanh là vài gốc mai, vài khóm tre. Phía

sau là những ngọn núi mờ ảo. Những tín hiệu tạo hình cho thấy cuộc sống

đang diễn ra yên bình, một chú ngựa cuối ngày đang được nghỉ ngơi, hai

người phụ nữ trên nhà sàn. Vẫn là những hình ảnh khá quen thuộc trong tranh

ông, nhà sàn, gốc mai, khóm tre, dãy núi, các bà các cô gái người dân tộc, chú

ngựa thồ… được sắp xếp theo lối nhìn gợi không gian xa gần của thấu thị

phương Tây. Đề tài và bố cục hầu như không có gì đặc biệt. Nhưng, điều ấn

tượng trong bức tranh này chính là hiệu quả khí tượng mà Nguyễn Thụ đã tạo

53

ra cho nó. Họa sĩ chọn gam màu trung tính, sự chênh lệch về sắc độ gần như

không đáng kể. Toàn bức tranh là một màu ghi, tuyệt nhiên không có thêm

một sắc nào khác. Nếp nhà gần tác giả để đậm hơn, nếp nhà xa thì nhạt, mờ

gần như nhòa vào nền. Điểm đáng chú ý là những ngọn núi cao phía sau. Tác

giả tiếp tục sử dụng lối vẽ mang tinh thần tranh thủy mặc phương Đông. Nếu

như ở Làng ven núi, những ngọn núi ấn tượng bởi sắc đen đậm, thì ở Sương

chiều lại là cách mà Nguyễn Thụ buông nhòa nó. Thật khó xác định đó là núi

hay là mây , hay là mây vờn núi. Ông hơi nhấn rõ hình ở phía trên ngọn núi

còn lại buông nhòe hết vào không gian và hoàn toàn thả lỏng như không còn

màu, chỉ còn nước ngấm vào lụa ở phần tiếp giáp với các mái nhà. Một vài

khóm tre theo đó cũng nhòa đi, thoảng nhẹ phơ phất. Chiều đang xuống,

sương đang tan vào núi, hòa vào mây, nhẹ nhàng sà xuống, quẩn quanh vương

vất bên những nếp cọ, lá gianh, gốc mai, gốc mận rồi từ từ buông lơi bao

trùm không gian. Chiều đang xuống, mây chìm vào núi, mênh mang. Chiều

đang xuống, nếp nhà im ắng, yên bình… Đúng là cái bảng lảng mơ màng,

phảng phất hơi sương của buổi chiều miền núi cũng gợi cho người xem những

xúc cảm mênh mang khó tả, như những vần thơ trữ tình vọng lên tận đáy

lòng vào đúng khoảnh khắc chiều tà.

Hình tượng người phụ nữ trong hội họa là một đề tài bất tận. Nguyễn

Thụ cũng không nằm ngoài điểm chung ấy. Trong nền nghệ thuật tranh lụa

Việt Nam ông được xem là người có biệt tài miêu tả, ca ngợi vẻ đẹp của người

phụ nữ dân tộc miền núi, nhất là người Tày và Thái. Đó không phải là những

người phụ nữ trong lầu son gác tía, êm đềm mơ mộng bên trang sách, khung

cửa, khóm hoa, hay nằm lả lơi trong những thoáng chiều huyền ảo… của

những quý bà, quý cô tiểu tư sản trong tranh các họa sĩ Đông Dương thời kỳ

đầu. Đó là vẻ đẹp của người dân lao động vào những giây phút sinh hoạt đời

thường, gần gũi và thanh bình. Chất thơ trong đề tài này ở tranh lụa Nguyễn

Thụ chính là ông bằng ngôn ngữ của hình khối, màu sắc, đường nét, không

54

gian đã viết nên những vần thơ trữ tình ca ngợi vẻ đẹp duyên dáng, dịu dàng,

chân thật, tĩnh tại nhưng rất thơ mộng, rất giàu rung cảm… Đó là khoảnh khắc

ngồi tâm tình, sưởi ấm rất đỗi bình dị Bên bếp lửa, Mùa đông ấm, Tâm sự…

Đó là khoảnh khắc người mẹ được cùng bình yên yêu thương những đứa con

thơ trong Người mẹ ngồi thêu, Người mẹ hai con, Người mẹ Thái, Tình mẹ. Mẹ

con… Đó là những cô gái Thái mộc mạc nhưng duyên dáng và tràn đầy sức

sống tuổi thanh xuân Cô gái Thuận Châu, Cô gái Thái, Cô gái Thái và mùa

xuân, Thiếu nữ, Thư thái… Đó là những khoảnh khắc yêu lao động, yêu cuộc

sống Sàng sẩy, Dệt vải, Làm bông, Kéo tơ, Giã gạo…

Cô gái Thái với mùa xuân (H 3.5; Tr. 91) là một trong những rất nhiều

tác phẩm vẽ về đề tài này. Tác phẩm miêu tả vẻ đẹp của người con gái dân tộc

Thái vào những ngày xuân. Ở đây, rõ ràng có hai yếu tố rất gợi chất thơ: cô

gái và mùa xuân. Hình ảnh cô gái trong tranh được khắc họa với gam màu ghi,

những nét vẽ bình dị. Cô được tạo hình trong tư thế thong thả, tay trái buông

xuống, tay phải để ngang thắt lưng, nắm nhẹ vào túi mây. Cô hơi xoay người,

mặt hướng nhẹ về phía bên trái của tranh. Gương mặt sáng, nhẹ nhàng được

vẽ bằng những nét màu tinh, gọn, không diễn khối,đôi môi khép nhẹ, chúm

chím như cánh đào. Cô đội khăn, bận trang phục màu đen. Họa sĩ điểm những

họa tiết xinh xinh vào túi mây như là một điểm nhấn. Toàn bộ khung cảnh

phía sau Nguyễn Thụ vẽ theo lối gợi không gian thấu thị, ông đặt vào đấy

những gốc mai bắt đầu hé nụ trắng muốt có xa có gần. Ông sử dụng bút pháp

gợi để tả, có chỗ thì để màu loang nhòe khiến cho toàn bộ khung cảnh vừa

hiện thực vừa hư ảo. Cô gái xinh đẹp, duyên dáng căng tràn sức sống, nhẹ

nhàng thư thái bước đi trên nền khung cảnh vừa thực vừa hư, bung nở hoa

mai, hoa mận…

55

Hình tượng nên thơ

Thái Bá Vân cho rằng “một tác phẩm cần vượt khỏi giới hạn vật chất

của nó, của sự miêu tả ngoại hình, bằng bất cứ đề tài nào, kỹ thuật nào, chất

liệu nào, kích thước nào. Chúng ta phải chờ đợi một linh hồn trong thân thể:

Cái cuộc đời cụ thể chỉ lảng vảng vô hình sau tác phẩm” [31 , Tr. 42].

Hình tượng nghệ thuật là vấn đề cốt lõi của một tác phẩm nghệ thuật.

Nó vừa phản ánh cái điển hình vừa có cá tính, vừa có tính khách quan của

hiện thực vừa có tính chủ quan của tác giả; vừa có xúc cảm vừa duy

lý…Tranh lụa Nguyễn Thụ đẹp đặc sắc nhờ một phần vào việc ông đã tạo nên

cho tác phẩm của mình những hình tượng nên thơ, là những hình tượng dễ

gây cảm xúc, gợi cảm và mang đến nhiều hình dung, liên tưởng.

Bác Hồ đi công tác (H 3.4; Tr. 92) là tác phẩm vẽ về đề tài lãnh tụ,

cũng là một đề tài mà ông yêu thích. Khi vẽ về đề tài này, nhiều tác giả sử

dụng bút pháp hiện thực, diễn tả khá kĩ về chân dung như Bác Hồ làm việc ở

Bắc Bộ phủ Tô Ngọc Vân , Bác Hồ thăm lớp vỡ lòng Trần Hữu Huề… song

Nguyễn Thụ khai thác theo một hướng khác. Với khả năng quan sát tinh tế, cô

đọng hình mảng và một thụ cảm thẩm mỹ tài hoa, họa sĩ tập trung tìm những

nét khái quát điển hình để diễn tả “linh hồn trong thân thể”. Mảng chính của

tranh là nhóm hình Bác và anh giao liên đang cưỡi ngựa đi qua suối được giản

lược đến mức tối đa. Họa sĩ quan tâm nhiều đến tư thế gồi, đường bao được

tạo ra khi sử dụng uyển chuyển, linh hoạt của nét và sự chênh lệch về sáng tối

giữa nhân vật và nền. Nền tranh là ánh trăng đổ tràn từ trên xao, bao lấy vài

khóm lau trắng muốn phất phơ trong gió. Giữa đêm trăng lung linh huyền ảo,

Người dung dung cưỡi ngựa đi qua suối, nước chảy róc rách, áng trăng hòa

vào ánh nước lấp lánh… là một chí sĩ lo lắng cho vận mệnh dân tộc nhưng vô

cùng bình dị, là một thi sĩ tự tại giữa đêm trăng thanh, thưởng ngoạn vẻ đẹp

giao hòa của đất trời, ung dung tự tại giữa đời. Một bố cục vô cùng giản lược,

56

một gam màu đơn sắc nhưng tinh tế, một không gian mờ ảo lung linh nhưng

tràn ngập hồn thơ. Nguyễn Thụ yêu việc gợi hơn là tả, Nguyễn Thụ làm thơ

khi vẽ tranh chính là ở chỗ đó. Dáng hình ấy, không gian ấy, ánh trăng ấy

khiến chúng ta như nghe thấy những vần, những điệu của “Rằm tháng Giêng”:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. [62].

Tưởng như Nguyễn Thụ đang làm thơ bằng màu, tưởng như ông

mang hồn thơ theo nét bút ngấm vào thớ lụa. Có thể nói ông là thi sĩ của

tơ lụa Việt nam.

Ngoài tác phẩm này, ông còn có một vài tác phẩm khác cũng chủ đề

lãnh tụ nhưng cũng ngập tràn chất thơ là Bác Hồ trên biên giới.

Nguyễn Thụ có biệt tài miêu tả vẻ đẹp của những người phụ nữ dân tộc

miền núi phía Bắc ít ai có thể vượt qua. Ông thân thuộc từ đặc tính công việc,

dáng điệu, cử chỉ, trang phục, đồ dùng sinh hoạt đến cả đặc điểm nhân chủng.

Nhưng cái tài hoa nhất mà ông làm được chính là đằng sau những biểu hiện

mang tính vật chất ấy, ông đã tìm về được “linh hồn trong thân thể”. Cái “linh

hồn trong thân thể” hiện lên qua việc ông khái quát điển hình dáng điệu của

các cô gái, các bà mẹ… để nó trở nên gợi cảm, rung động và đầy xao xuyến.

Cô gái Thái (H 3.5; Tr. 92) là một trong những phát hiện “linh hồn trong thân

thể” ấy, một linh hồn đầy chất thơ. Bức tranh miêu tả vẻ đẹp của cô gái đang

ngồi điềm tĩnh, nhẹ nhàng, gương mặt toát lên vẻ tươi tắn, dịu dàng thanh

thoát của tuồi thanh tân ở những cô gái dân tộc phía Bắc. Tác giả chọn lối bố

cục ước lệ, để trống hoàn toàn nền, chọn gam màu ghi, điểm một vài mảng

màu đậm ở các chi tiết xinh xắn, duyên dáng là chiếc khăn piêu, hàng cúc áo,

thắt lưng và mấy cuộn chỉ thêu… Nền để trống, cô ngồi điềm tình nhưng toàn

bộ bố cục lại nhịp nhàng uyển chuyển. Nguyễn Thụ khái quát dáng người, tập

57

trung vào tư thế ngồi, lựa chọn và diễn tả rất tinh tế chiều cong của lưng, dải

khăn piêu rơi bám hờ vào tấm lưng và đường lượn bên ngoài và nếp gấp của

chiếc váy. Ông lợi dụng sư tương phản trong cách thể hiện nền trống nhưng

lại gợi khối nhẹ ở gương mặt kín đáo, nếp gấp của khăn piêu và chân váy để

tiếp tục góp phần tạo nên sự duyên dáng cho hình tượng của mình.

Mùa đông (H 3.6; Tr. 92) cũng là một tác phẩm xây dựng được hình

tượng nên thơ. Bức tranh lấy bối cảnh vào những ngày đông giá rét, chọn

hình tượng ba cô thiếu nữ trong tư thế đầu chít khăn, đứng dựa mình vào lan

can (có thể là hàng rào) được chia làm hai nhóm nhỏ: nhóm hai và một.

Nhóm hai là hai cô gái đứng gầ nhau, cô bên ngoài hai tay đặt hờ vào cổ áo,

như đang tránh cơn gió lạnh, người hơi se lại, cô thứ 2 điềm tĩnh chỉnh lại

nếp gấp của khăn chít đầu. Nhóm một là cô gái còn lại đứng thẳng người

dựa vào lan can, hai tay khoanh trước ngực, miệng mỉm cười. Mỗi người

một tâm trạng. Tác giả sử dụng phép thấu thị, gợi không gian xa gần, gợi

khối nhẹ trên gương mặt thanh thoát, nhẹ nhàng, ở những nếp gấp áo váy.

Phía sau, xa xa là những hàng cây lúc đậm, lúc nhạt, lúc rõ, lúc nhòa mờ vào

không gian. Tác giả không nói rõ đó là khoảng thời gian nào, là sớm chớm

đông hay chiều muộn sương xuống nhưng từ những phân tích trên, đặc biệt

là hiệu quả khi tượng được mang lại người viết suy đoán đây là một buổi

sáng sớm chớm đông, khi mà không khí bắt đầu thay đổi, hơi sương lạnh,

những con gió đầu mùa tìm về, các cô gái bắt đầu cảm nhận những thay đổi

về mùa, se se, xúng xính trong những chiếc khăn trùm đầu… Là mùa đông

song không hề có cảm giác lạnh ngắt, cô đơn hay tê tái mà thấy được cái ấm

áp cái duyên, cái nhụy của những tâm hồn trong trẻo, yêu đời yêu sống chào

đón những khoảnh khắc giao mùa. Khoảnh khắc này khiến chúng ta nhớ đến

“Gió lạnh đầu mùa” của nhà văn Thạch Lam.

Cách thể hiện nên thơ

58

Một trong những cách tạo nên chất thơ cho các sáng tác tranh lụa

Nguyễn Thụ chính là cách thể hiện nên thơ, hay nói một cách khác chính là

bút pháp diễn ta đầy chất thơ của ông. Nguyễn Thụ thường có xu hướng khái

quát các hinh tượng để tìm ra cái điển hình nhất rồi để trống nền, nếu có nền

thì chỉ dùng màu hoặc sáng tối để gợi không gian, tạo ra những “khoảng trống

ám ản hơn là lấp đầy không gian bằng thế giới vật chất nặng nề” (Nguyễn

Quân) [23, Tr 12]. Họa sĩ dùng ngọn bút gợi để tả nhiều hơn là tập trung quá

sâu, quá lâu vào sự vật hiện tượng. Hầu hết tất cả những tác phẩm đậm đà

chất thơ Bác Hồ đi công tác, Cô gái Thái, Mùa Đông, Sương chiều, Mưa, Hai

mẹ con, Hai chị em và con nghé, … đều thể hiện rõ điều này.

Trong tác phẩm Mưa (H 3.7; Tr. 93) ông sử dụng triệt để lối vẽ thủy

mặc trên lụa, tạo nên “khoảng trống ám ảnh” đầy chất thơ. Họa sĩ miêu tả

khoảnh khắc một nhóm người đang đi dưới trời mưa, bên cạnh là một hàng

cây chạy dài tận vào không gian. Tổng thể bức tranh là gam màu ghi nâu .

Những mảng đen nâu đậm được nhấn mạnh ở thân cây, áo quần của người đi

đường. Nền tranh hầu như trống. Không vẽ mưa nhưng lại thấy mưa. Hình

ảnh ấn tượng đầu tiên chính là hàng cây bên đường, được vẽ theo lối thủy

mặc. Nghệ sĩ nhấn bút tạo nét đậm mạnh chắc của thân cây rồi từ đó lợi dụng

nước ngậm đầu lông bút, nhẹ tay nhòa ra bên ngoài, để cho màu theo nước

loang nhòe ra. Dường như đó là khoảnh khắc cuối cùng để đạt đến độ chín

tronng sáng tác sau một thời gian dài nuồi ý tưởng giống như “đặt bút là

thành tranh” [41, Tr. 181]. Khoảng trống được tạo nên nhờ vào việc không

“lấp đầy không gian bằng thế giới vật chất nặng nề ” [23, Tr. 12]. Khoảng

trống ấy gợi cho người xem liên tưởng tới không gian, là bầu trời, là phía cuối

con đường. Nhóm người đi dưới mưa cũng được vẽ theo bút pháp tương tự,

chỉ khẳng định hình bằng một vài nét mảnh và mảng đậm ở quần áo. Nguyễn

Thụ đã rất tinh tế trong quan sát, tài hoa trong trong thụ cảm và điêu luyện

trong từng nét bút. Ông tạo nên một không gian thấm đẫm nước mưa mà

59

không hề vẽ một giọt, một hạt nào; ông gợi lên một không gian ám ảnh, giàu

chất liên tưởng từ sự đối lập và hài hòa giữa mảng và nét, giữa khô (nét bút

khẳng định hình) và ướt (loang màu) giữa sáng và tối, giữa thực và ảo. Đó là

khoảng trống đầy biểu cảm, khiến người xem không ngớt liên tưởng.

Ở tác phẩm Hai mẹ con (H 3.8; Tr. 93) Nguyễn Thụ lại dẫn dụ người

xem vào một không gian khác. Nếu như Mưa có sự đối lập giữa sáng và tối,

mảng và nét, giữa cứng và mềm, giữa khô và ướt thì ở tác phẩm này lại chính

là sự hài hòa, bổ trợ cho nhau đạt đến độ tinh của sắc, của hình của nhịp

điệu… Hình ảnh hai mẹ con được đặt giữa bức tranh, người mẹ bế con nhỏ,

đứa con áp sát vào mẹ như khao khát sự chở che, bao bọc. Tác giả chọn gam

màu trung tính, điểm sắc xanh da trời, ánh chút vàng, chút hồng, gợi khối nhẹ

trên toàn bức tranh. Bố cục đơn giản, không có quá nhiều hình ảnh. Nền phía

sau được gợi lên trông như mây trời nhưng cũng có thể hiểu là sương khói.

Họa sĩ đặt những nét bút mềm với lượng nước vừa phải, với sắc xanh pha lẫn

vàng và hồng nhạt … để cho màu loang, thấm vào thớ lụa rồi cứ thể để cho

các sắc va đập vào nhau tạo nên hiệu quả mơ màng, hư ảo. Cách gợi khối nhẹ

trên gương mặt, cánh tay, nếp gấp áo váy hai mẹ con; tương quan màu sắc

nhẹ nhàng, tinh tế, uyển chuyển lại càn khiến cho hình tượng chính trở nên

hài hòa với khung cảnh. Họa sĩ cũng không vẽ nhiều, cũng không dùng quá

nhiều sắc nhưng lại đủ gợi lên những gì ông muốn nói. Vẻ đẹp mềm mại, hư

ảo của không gian trở nên rất gợi cảm.

Hai chị em và con nghé (H 3.9; Tr. 94) tiếp tục triển khai thế mạnh sử

dụng bút theo thủ pháp gợi tả, cách tạo nên không gian gợi cảm và có sức

mạnh liên tưởng. Mảng chính trong tranh là hình ảnh cô chị đang cõng cậu

em bé bỏng sau lưng, cách đó không xa là một chú nghé con. Tác giả sự dụng

gam màu trung tính, ghi vàng và be. Điểm nhấn đậm nhất trong tranh là mảng

mảu đen ở địu em bé, chênh lệch về sắc độ của phần còn lại là không đáng kể.

Các nét vẽ mềm mại, tinh tế được họa sĩ bố trí hài hòa nhằm gợi lên hình ảnh

60

gương mặt nhẹ nhàng, hồn nhiên của hai đứa trẻ, những khóm cây phía sau,

dáng hình con nghé… Cách tạo dáng con nghé thật đặc biệt, với lối vẽ nhấn

thả, gợi vài nét nhỏ nhưng khái quát cả dáng hình, nó tuồng như vừa mới

được sinh ra chưa lâu, tuồng như bước đi còn chưa vững, tiến về phía hai chị

em với dáng điệu xem chừng còn e dè, sợt sệt, như khao khát được bao bọc,

che chở, khao khát được bầu bạn. Cô chị hướng ánh nhìn ra xa, dường như lơ

đãng. Chất thơ ở đây được tạo ra nhờ vào việc sử dụng các yếu tố tạo hình để

tạo nên được cảm giác không gian, cảm giác tâm lý. Nhìn thoáng qua, mọi thứ

có vẻ rời rạc nhưng lại được gắn kết bởi cảm giác mơ màng, lơ đãng, xa xăm,

đứng đấy mà không phải ở đấy. Bức tranh thoáng buồn. Một nỗi buồn nhẹ

nhàng xâm chiếm những tâm hồn còn ngây thơ.

Tiểu kết.

Tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ thực sự là một kho báu trong nền

nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Từ những phân tích trên, ta có thể thấy rõ đặc

điểm tạo hình trong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ được bao gồm ba yếu tố

chính: tính trang trí, sự khái quát các hình tượng và chất thơ.

Tính trang trí trong tranh lụa của Nguyễn Thụ được thể hiện qua việc

họa sĩ xây dựng những bố cục mang tính trang trí. Họa sĩ sử dụng lối bố cục

ước lệ, tập trung khai thác ưu thế của việc sắp xếp hình mảng, nét theo cách

nhìn của nghệ thuật trang trí, ưu tiên cái đẹp về mặt thị giác, gây ấn tượng

ngay lúc đầu đối với người xem. Ông chọn lọc, sử dụng nhiều hình ảnh về

con người, sự vật… nhiều chi tiết, họa tiết mang tính trang trí. Bên cạnh đó là

việc sử dụng màu sắc. Ông sử dụng màu sắc theo quan điểm cá nhân, có khả

năng gây ấn tượng nhưng hài hòa và giàu tính trang trí.

Sự khái quát hình tượng trong tranh lụa Nguyễn Thụ là sự khái quát về

cấu trúc lớn của đồ vật, khái quát các chi tiết, hoa văn, khái quát các dáng

người đặc biệt là tư thế ngồi của những người dân vùng núi trong lúc sinh

hoạt và khái quát về mặt không gian trong ranh. Ông nắm bắt những điển

61

hình, đặc trưng bản chất nhất của sự vật rồi mới tìm hình cô đọng, khái quát

nhất. Ông sử dụng kết hợp ưu thế của nét, mảng trong nghệ thuật vẽ tranh lụa

để xây dựng cho mình những hình tượng cô đọng, giàu sức biểu cảm. Ông sử

dụng hình, màu, tương quan đậm nhạt và lối nhìn ước lệ hoặc thấu thị để khái

quát không gian trong tranh.

Một điều rất đặc biệt và không nhiều người có thể tạo ra suốt chiều dài

sự nghiệp của mình đấy chính là xây dựng nên chất thơ trong những tác phẩm

hội họa. Chất thơ trong tranh của Nguyễn Thụ được bộc lộ qua từ cách chọn

đề tài đến xây dựng hình tượng và cách thể hiện.

62

CHƯƠNG 3

NHỮNG GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT VÀ BÀI HỌC RÚT RA TỪ NGHIÊN

CỨU ĐẶC ĐIỂM TẠO HÌNH TRONG TRANH LỤA

CỦA HỌA SĨ NGUYỄN THỤ

3.1. Giá trị nghệ thuật của đặc điểm tạo hình trong tranh lụa họa sĩ

Nguyễn Thụ

Đặc điểm tạo hình trong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ đã tạo nên

sự khác biệt, đặc sắc trong phong cách sáng tạo nghệ thuật của ông

Nguyễn Thụ không phải là người đầu tiên vẽ lụa, càng không phải là

người duy nhất vẽ lụa ở Việt Nam. Tranh lụa là một phần của nghệ thuật tạo

hình, có những đặc điểm riêng về chất liệu, tạo hình và kĩ thuật so với các

chất liệu khác. Người vẽ tranh lụa dù muốn thay đổi, sáng tạo đến đâu cũng

phải tuân theo những nguyên tắc về chất liệu và đặc điểm tạo hình. Chính vì

thế những đặc điểm tạo hình trong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ chắc chắn

có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng sẽ có nhiều điểm khác biệt so với các

nghệ sĩ vẽ tranh lụa khác.

Trên thế giới cũng như ở Viêt Nam, rất nhiều họa sĩ đã sử dụng các yếu tố

trang trí trong tranh của mình. Điều này thấy rất rõ khi tìm về nghệ thuật phương

Đông, đặc biệt là ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. Các tranh Nữ

sử châm đồ quyển, Hàn Hi tái dạ đồ của Cố Khải Chi, Lịch Đại đế vương tượng

của Diêm Lập Bản, bộ tranh Ba mươi sáu cảnh núi Phú Sĩ của Hokusai…thể

hiện rất rõ điều này. Ở phương Tây không thể không nhắc đến họa sĩ Klimt và

Matisse, hai họa sĩ đã tận dụng triệt để ưu thế của các họa tiết trang trí tạo nên

hiệu quả sáng tạo. Với Klimt, yếu tố trang trí trở thành một phần rất đặc biệt và

khi nhắc đến ông, người ta nghĩ ngay đến một họa sĩ biến hóa tài tình với các

họa tiết, đặc biệt là qua tác phẩm Ba thời kỳ và Chân dung Adele- Bauer. Với

Matisse có thể kể đến tác phẩm Bình phong kiểu Ma- rốc, Vũ điệu…

63

Tranh dân gian Việt Nam cũng là dòng tranh chứa rất nhiều yếu tố

trang trí, đặc biệt là dòng tranh khắc gỗ Đông Hồ. Dòng tranh này sử dụng lối

bố cục ước lệ, có sự khái quát cô đọng về hình và sự tính toán mảng nét rất

chặt chẽ. Điều này chắc chắn có ảnh hưởng nhiều đến tư duy thẩm mỹ của

họa sĩ Nguyễn Thụ.

Mang vẻ đẹp của nghệ thuật trang trí được xem như một đặc tính của

tranh lụa Việt Nam. Thế hệ họa sĩ giai đoạn trường Mỹ thuật Đông Dương đã

có rất nhiều tác phẩm thể hiện rõ tính trang trí, có thể kể đến Thợ thêu (H 4.1;

tr. 95) của Tô Ngọc Vân, Chợ hoa đào (H 4.2; Tr. 95) của Lương Xuân Nhị…

Cùng thời với ông có Linh Chi Cô gái Dao đỏ (H 4.3; Tr. 96) Trần Đông

Lương Tổ thêu (H 4.4; Tr. 96), Lê Thị Kim Bạch Phụ nữ Hà Nội (H 4.5; Tr.

97). Sau Nguyễn Thụ có nhiều tác giả tiếp tục vẽ lụa và cùng khai thác yếu tố

trang trí như Lương Xuân Đoàn Chiều trên đảo Hòn tre (H 4.6; Tr. 97), Lê

Anh Vân Bên trong (H 4.7; tr. 98), Lê Văn Sửu Trước giờ lên đường (H 4.8;

Tr. 98), và một số họa sĩ trẻ như Vũ Đình Tuấn Hoàng hậu 7 (H 4.9; tr. 99),

Bùi Tiến Tuấn Cô gái trong chiếc váy hoa (H 4.10; Tr. 99)…

Tính trang trí là một đặc điểm tạo hình đặc biệt của tranh lụa nên hầu

hết các tác giả vẽ lụa đều khai thác nó. Tuy nhiên, mức độ và sự thành công

thì còn tùy thuộc vào cá tính nghệ thuật của từng người. Nhưng họa sĩ sử

dụng yếu tố trang trí nhưng để khai thác triệt để từ bố cục, các hình thể, chi

tiết đến màu sắc mang tính tính trang trí và tập trung đi sâu vào một chủ đề,

đề tài và mang đến một phong vị riêng thì chỉ mỗi Nguyễn Thụ hội tủ đầy đủ

những điều này. Nguyễn Thụ khai thác theo một cách riêng. Các mảng hình

trong tranh rất ít khi được gợi khối, chủ yếu là mảng bẹt, có nhiều tranh để

ông đặt những mảng bẹt khá lớn cạnh một vài mảng nhỏ tinh tế. Mặc dù vậy,

tranh của ông không hề có cảm giác cắt dán như nhiều trường hợp của nghệ

thuật cắt dán. Ông bố trí hài hòa giữa nét và mảng. Nét trong tranh không quá

cầu kì nhưng lại tinh tế bởi cách bố trí nét trong tổng thể của tác phẩm, cách

64

dùng nét để chặn hình. Nhiều nét nét nhỏ, tinh, nhưng cũng có nét mềm, thô,

mộc. Có những nét trông qua đơn giản, ngô nghê như là ngẫu nhiên của ngọn

bút nhưng đó lại là cái ngô nghê của một nghệ sĩ tài hoa, không ai có thể bắt

chước được. Cái đặc biệt của Nguyễn Thụ chính là điều đó. Ông cũng không

dùng quá nhiều chi tiết trang trí trong tranh, tránh gây rối mắt mà lựa chọn

những phần nào cần thiết để đan xen vào. Điều này khiến cho bố cục trở nên

vừa đẹp mắt vừa có thể biểu đạt cao hơn.

Sự khái quát cô đọng hình tượng nghệ thuật là một thủ pháp tạo hình

rất đặc biệt, đòi hỏi người nghệ sĩ phải có cái nhìn sắc sảo, tinh tế, có thể tìm

thấy được vẻ đẹp bản chất chứ không đơn thuần là duy mỹ bên ngoài. Trong

nghệ thuật tranh lụa Việt Nam, bậc thầy về khái quát hình tượng chính là

Nguyễn Phan Chánh. Chúng ta không thể không kể tên một số tác phẩm tiêu

biểu của ông như Chơi ô ăn quan (H 4.11; Tr 100), Em bé cho chim ăn (H

4.12; Tr. 100), Rửa rau cầu ao... Mặc dù đi sau Nguyễn Phan Chánh nhưng

Nguyễn Thụ có cái nhìn khá riêng biệt. Ông không chỉ khái về hình (form)

dáng mà còn khái quát cả những cấu trúc, từ cấu trúc của đồ vật lớn như nhà

đến cấu trúc của các vật dụng sinh hoạt, thậm chí ông còn khái quát cả những

chi tiết nhỏ để tạo nên hình có tiếng nói cô đọng nhất mà vẫn giàu chất biểu

cảm. Có rất nhiều hình, nhiều chi tiết với người khác sẽ miêu tả kĩ nhưng

Nguyễn Thụ biết cách “quên” một cách tài tình. Chỉ vài nét rất đơn giản, thô

mộc, chỉ vài miếng hình bao, vài điểm nhấn ông có khả năng gợi lên toàn bộ

cấu trúc đồ vật. Và một điều đặc biệt rất riêng của Nguyễn Thụ chính là việc

ông khái quát cả không gian trong tranh. Ông có xu hướng để trống nền (khác

với Nguyễn Phan Chánh và hầu hết các họa sĩ thời kỳ đầu vẽ lụa và rất nhiều

nghệ sĩ sau này thường xử lý bố cục chặt chẽ, hình lớn, ít nền) hoặc nếu có thì

chỉ dừng lại mức độ gợi nhẹ. Đôi khi chỉ chỉ cần những tin hiệu nhỏ, quen

thuộc là người xem có thể hiểu ngay cả bối cảnh Ông thường sử dụng hai lối

bố cục chính là ước lệ và gợi khối theo phép thấu thị, tuy nhiên dù hai điểm

65

khởi đầu khác nhau nhưng luôn đưa đến một điểm đích cuối là sự đơn giản,

buông lơi, đậm chất phương Đông. Có thể nói, rất ít họa sĩ làm được những

điều này như Nguyễn Thụ.

Nguyễn Thụ làm thơ bằng tranh. Ông là nhà thơ của nền lụa Việt Nam.

Chất thơ là một giá trị riêng biệt trong tranh lụa Nguyễn Thụ. Khẳng định

điều này không có nghĩa là chỉ trong tranh lụa Nguyễn Thụ mới có chất thơ.

Chúng ta đều có thể tìm thấy chất thơ trong tranh lụa của Mai Trung Thứ, Lê

Văn Đệ, Lê Phổ, Tô Ngọc vân… Các nghệ sĩ cùng thời hay những họa sĩ trẻ

đang sáng tác lụa đều có rất nhiều tác phẩm mang đến hồn thơ, chất thơ.Có

thể kể đến Hiện vẻ hoa (H 4.13; Tr. 101) Nguyễn Tường Lân, Hai thiếu nữ (H

4.14; tr. 101) Mai Trung Thứ, Thiếu nữ và hoa cúc (H 4.15; Tr. 102) Trần Thị

Nhung, Hành quân mưa (H 4.16; Tr. 102) Phan Thông, Thuyền trên biển

sương mù (H 4.17; Tr. 103) Hoàng Quy, Tĩnh vật hoa (H 4.18; Tr. 103) Huy

Oánh, Trăng 1 (H 4.19; Tr. 104) Mai Xuân Oanh… Nhưng chất thơ trong

tranh lụa Nguyễn Thụ có một sắc thái khác. Thơ ở đây không còn là cảm giác

mơ màng quá đỗi, nhẹ nhàng, tinh tế uyển chuyển quá đỗi của những cô gái

tiểu tư sản suốt ngày chìm trong lầu son, gác tía, tâm hồn lãng mạn,bay bổng

thả hồn theo nhạc theo thơ như trong rất nhiều tranh của các họa sĩ vẽ trước

năm 1945. Thơ ở đây cũng không phải đến từ kí ức yên bình, đẹp đẽ của

những họa sĩ sống ở nước ngoài hoài cố quê hương. Thơ ở đây đến từ con

người, cảnh sắc của miền rừng núi. Chất thơ trong tranh Nguyễn Thụ bước ra

từ những hình tượng gần và thân thuộc với cuộc sống của ông như cảnh đẹp

thiên nhiên miền rừng núi, cuộc sống và người dân, đặc biệt là người phụ nữ

Tày, Thái. Chất thơ được ươm lên từ thực tế cuộc sống. Rất nhiều tác phẩm

ông vẽ lúc còn chiến tranh, lúc cuộc sống của nhân dân và chính họa sĩ còn

gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, những gì ông thể hiện, chúng ta chỉ thấy

những cái đẹp của mộc mạc, dung dị, yên bình, thấy được tình yêu giữa con

người với con người, của con người với cảnh sắc và con người với lao động

66

sản xuất. Đấy là chất thơ của một tâm hồn giải dị, chân thành. Bên cạnh đó,

có một gia tài sáng tác mà hầu như nhìn vào tác phẩm nào cũng có thể thấy

tràn đầy chất thơ, thấy khoảng trống ám ảnh, gợi nhiều liên tưởng bằng thủ

pháp đặc biệt để trống nền hoặc gợi nhẹ không gian rồi mặc sức cho người

xem liên tưởng, khám phá và không thôi bị dẫn dụ thì dường như chính là giá

trị riêng biệt trong tranh lụa của Nguyễn Thụ.

Ban đầu Nguyễn Thụ học chuyên khoa Lụa – Khắc gỗ. Vì thế ông có

một số tác phẩm khắc gỗ khá thành công có những đặc điểm tạo hình mang

lại hiệu quả thẩm mỹ tương tự với tranh lụa. Đó là vẻ đẹp thơ mộng, nên thơ

được thể hiện qua tác phẩm khắc gỗ Mùa xuân(H 4.20; Tr. 104), đó là bố cục

mang tính ước lệ, giàu chất trang trí ở Dân quân (H 4.21; Tr. 105). Đó là

cách tạo hình có sự khái quát, cô đọng hình tượng khi thể hiện ngôi nhà sàn

trong Phong cảnh…

Đặc điểm tạo hình trong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ đã góp phần

làm phong phú, giàu thêm phong cách nghệ thuật tranh lụa Việt Nam

Chúng ta hầu như không biết đến nghệ thuật tranh lụa truyền thống vì

thiếu các chứng cứ khoa học, hiện vật. Chính vì thế nói đến tranh lụa Việt

Nam, điều chúng ta có thể khẳng định được chính là từ khi có sự ra đời của

trường Mỹ thuật Đông Dương. Khi mới ra đời, tranh lụa Việt Nam đã tạo nên

nhiều dấu ấn mạnh mẽ trước hết là nhờ vào tài năng, công lao của Nguyễn

Phan Chánh. Sau khi ông giới thiệu những tác phẩm lụa đầu tiên cho công

chúng một phong cách lụa Việt Nam ra đời. Sau này, khi một số họa sĩ của

trường mỹ thuật Đông Dương định cư ở nước ngoài, công chúng lại biết đến

những tác phẩm lụa giàu chất Á Đông trên đất Pháp… Sau Nguyễn Phan

Chánh tiếp tục có nhiều họa sĩ thử sức với lụa, song vì nhiều nguyên nhân

nhưng chủ yếu vẫn là chất liệu kén người nên số lượng họa sĩ chuyên tâm và

tạo nên một phong cách sáng tạo đặc biệt là rất ít. Nguyễn Thụ, có thể nói là

một tên tuổi đặc biệt. Tranh lụa của ông có sự giao thoa của hội họa phương

67

Tây và điểm nhìn Á Đông nhưng dường như tâm hồn Á Đông vẫn tràn đầy.

Cách tạo hình đặc biệt trong tranh lụa của ông đã khiến cho tranh lụa Việt Nam

sau Nguyễn Phan Chánh lại có thêm những vẻ đẹp mới mẻ, giàu sức biểu cảm.

Theo thời gian chúng ta càng nhận ra giá trị độc đáo về tạo hình trong

tranh lụa của Nguyễn Thụ. Nếu Nguyễn Phan Chánh là điểm đánh dấu đầu

tiên của nghệ thuật tranh lụa Việt Nam, độc đáo về sự cách tạo hình mang

tính khái quát cao, pha lẫn Á – Âu, về những mảng màu nâu đen… nông sâu

óng ả, về những đối tượng miêu tả bình dị, gắn với đời sống thôn quê. Cả đời

ông những tác phẩm đẹp nhất, đặc sắc nhất là những tác phẩm vẽ về nông

dân, nông thôn…Nguyễn Thụ cũng có một khoảng trời riêng cho mình là con

người và cảnh sắc núi rừng Tây Bắc, Việt Bắc. Ông được xem là họa sĩ vẽ lụa

về người dân tộc đặc biệt là phụ nữ Tày Thái đẹp nhất. Cách khai thác tạo

hình độc đáo khiến cho tranh của ông không hề lẫn vào ai khác. Những năm

khó khăn của lụa ông vẫn vẽ, ông vẽ lụa như một nhu cầu tự thân. Dường như

đối với ông cuộc sống vất vả, gian khó, chiến tranh ác liệt liên miên không có

ảnh hưởng nhiều đến tác phẩm, chỉ có cái đẹp mới cần được ca ngợi.

Những năm gần đây khi sau một thời gian dài nghệ thuật tranh lụa có

những điểm chùng, nhiều họa sĩ đã trở lại với lụa, nhiều họa sĩ trẻ đã tìm đến

lụa và đã có rất nhiều tìm tòi trong trong tạo hình, kĩ thuật thể hiện… và cũng

đã có những thành công đáng kể. Tuy nhiên, có lẽ chúng ta phải có thêm thời

gian thì mới đánh giá được hết những cách tân, tìm tòi này.

3.2. Bài học rút ra từ nghiên cứu đặc điểm tạo hình trong tranh lụa họa sĩ

Nguyễn Thụ

Việc nghiên cứu đặc điểm tạo hình trong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn

Thụ đã mang đến cho chúng ta rất nhiều bài học giá trị

Trước hết, qua quá trình tìm hiểu, khám phá, nghiên cứu người viết đã

nhận ra, xác định và khẳng định được những nét độc đáo, riêng biệt trong tạo

hình của tranh lụa Nguyễn Thụ. Từ đó người viết, người yêu nghệ thuật, đặc

68

biệt là các bạn sinh viên nghệ thuật cũng như các họa sĩ sáng tác tranh lụa đã

có được những bài học trong tạo hình.

Đó là bài học về việc xây dựng bố cục đơn giản nhưng chặt chẽ. Trước

hết là bố cục theo lối ước lệ, giàu tính trang trí, lấy điểm nhìn thẳng ngang

theo phương pháp của người phương Đông, mang âm hưởng của tranh dân

gian, đặc biệt là tranh dân gian Đông Hồ. Chúng ta có thể hiểu cách đặt những

nhóm hình trên một nền trống mà vẫn hài hòa giữa hình và nền, vẫn tạo ra

cảm giác không gian. Đó còn là lối bố cục theo phương pháp thấu thị nhưng

chỉ gợi chứ không tả. Tác giả điểm một vài tín hiệu điển hình rồi buông ra, để

cho người xem phải liên tưởng. Cả hai dạng thức bố cục này Nguyễn Thụ đều

ưu tiên để trống nền, thích những khoảng không gợi liên tưởng, mang đậm

chất vẻ đẹp của tư duy thẩm mỹ người phương Đông.

Đó là bài học về cách khai thác hình, chi tiết một cách khái quát, cô

đọng. Nguyễn Thụ có xu hướng khái quát hóa tất cả những hình tượng ông

chọn để đưa vào tranh dù đó là những vật thể có cấu trúc lớn như nhà, có cấu

trúc nhỏ, tinh tế như các đồ dùng sinh hoạt, dù đó là dáng người trong rất

nhiều tư thế sinh hoạt hàng ngày đến cả những vấn đề khó nắm bắt nhơ không

gian… Cách khái quát hóa của ông mang đến cho người xem cảm giác sự vật,

sự việc đơn giản, cô đọng vừa dễ nắm bắt nhưng cũng rất khó để bắt chước,

làm theo hoàn toàn.

Cách khai thác mảng, nét của Nguyễn Thụ giúp chúng ta hiểu được

phương pháp làm việc khi bố trí các mảng lớn, nhỏ cạnh nhau, cách vận động

của nét. Nguyễn Thụ thường quy hình về các mảng lớn, dùng nét thô mềm để

chặn hoặc vài nét nhỏ tinh tế để làm điểm nhấn. Nhìn chung tổ hợp nét của

ông không quá cầu kì, có những lúc trông khá đơn giản, như là đặt bút một

cách ngẫu nhiên nhưng lại là ngẫu nhiên tinh tế, nó đủ sức mang lại giá trị

biểu cảm cho hình.

69

Màu sắc giàu tính trang trí của ông giúp ta hiểu được cách chủ động

hoàn toàn khi thể hiện màu. Màu sắc không cần nệ thực mà theo quan điểm cá

nhân của người vẽ, có thể dùng những gam màu khác biệt, trái ngược hoàn

toàn thực tế nhưng đủ sức gúp người vẽ thể hiện tốt nhất ý tưởng của mình thì

cũng nên mạnh dạn thử nghiệm.

Không gian trang trí, không gian gợi nhiều hơn tả trong tranh lụa của

Nguyễn Thụ giúp chúng ta hiểu và đưa ra những lựa chọn phù hợp trong

những hoàn cảnh và nội dung chủ để, đề tài không chỉ có giá trị cho tranh lụa

mà còn là cho các chất liệu khác. Ông hay để nền trống, tập trung gạn lọc về

hình của mảng chính rồi dùng sự thay đổi to nhỏ mảng miếng, nhịp điệu màu,

sáng tối để tạo nên cảm giác xa gần. Ông không tập trung quá nhiều cho việc

gợi khối, nhiều nơi, ông lợi dụng luôn độ đậm của màu, sức loang của nước

để tạo ra không gian trong tranh.

Đó còn là bài học về xử lý kĩ thuật vẽ màu nước trên tranh lụa. Nguyễn

Thụ vẽ lụa theo lối kết hợp vẽ ẩm và vẽ khô. Thời kì đầu ông cũng vẽ và rửa

lụa nhiều lần nhưng sau đó chuyển dần sang lối vẽ không rửa, ít rửa, có nhiều

mảng vẽ cho hiệu quả là dừng lại ngay. Khi vẽ, kết hợp là màu loãng và đặc,

những mảng đậm thì ưu tiên dùng màu đặc. Những nơi cần mềm mại thì vẽ

ẩm, nhiều nước, để màu loang ra ngoài rồi dùng nét chặn hình hoặc cứ để màu

loang nhòe tạo ấn tượng về không gian.

Đó thật sự là những bài học vô cùng quý giá không chỉ cho những

người bắt đầu làm quen, học tập vẽ tranh lụa mà còn với những họa sĩ sáng

tác chuyên về lụa.

Từ những hiểu biết trên, chúng ta có thể rút ra những kinh nghiệm về

mặt lí thuyết để có thể học tập phong cách sáng tạo đặc sắc của tranh lụa

Nguyễn Thụ để tự hoàn thiện bản thân, tìm ra con đường sáng tác riêng của

mình. Nghệ thuật luôn là những giá trị vừa bí ẩn, vừa gần gũi. Để tiếp cận,

hiểu và sáng tạo nghệ thuật chúng ta không thể không học hỏi những thành

70

công, kinh nghiệm quý báu của thế hệ đi trước để lại . Nguyễn Thụ là một

gương mặt đặc sắc trong nền nghệ thuật lụa Việt Nam. Là một họa sĩ vẽ tranh

lụa, thấy mình cần hơn ai hết việc học tập những giá trị này, giúp người viết

có khả năng rút ngắn con đường đi của mình một cách bài bản, khoa học,

định ra được con đường riêng trong quá trình sáng tác.

Qua quá trình nghiên cứu về đặc điểm tạo hình trong tranh lụa Nguyễn

Thụ người viết được biết ông có rất nhiều thời gian, sống gắn bó với người

dân miền núi. Từ đó người viết càng hiểu sâu sắc hơn nghệ thuật bắt nguồn từ

cuộc sống, phản ánh , ca ngợi cuộc sống và nghệ thuật chỉ có giá trị thật sự

khi nó được nuôi dưỡng, được tinh lọc, và cất lên được những tiếng tâm tình

sâu kín từ trong chính những gì gần gũi, gắn bó, yêu thương nhỏ nhặt hằng

ngày nhất. Rõ ràng, để sáng tạo nghệ thuật, chúng ta phải bắt đầu từ chính

cuộc sống của mình.

Việc nghiên cứu đặc điểm tạo hình trong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn

Thụ không đơn thuần là tìm ra những bài học về sáng tạo nghệ thuật, cao hơn

chính là tìm kiếm những bài học về thái độ sống, về việc làm người.

Đó những bài học quý giá cho bất kì ai yêu thích muốn tìm hiều, muốn

khám phá và đặc biệt là những người đang học, thực hành vẽ tranh lụa, đang

nghiên cứu tranh lụa. Người viết hy vọng, sau khi hiểu rõ những điều đó, bản

thân người viết cũng như những người khác sẽ có thêm tình yêu, hiểu biết và

những sáng tạo trong tranh lụa.

Tiểu kết

Việc nghiên cứu đặc điểm tạo hình tranh lụa Nguyễn Thụ đã nhận ra,

xác định rõ, khẳng định những sáng tạo của họa sĩ Nguyễn Thụ trong quá

trình tìm tòi, sáng tạo trong nghệ thuật. Những tìm tòi sáng tạo này đã tạo nên

sự khác biệt, đặc sắc, riêng có trong phong cách nghệ thuật của ông.

Nghiên cứu đặc điểm tạo hình tranh lụa Nguyễn Thụ là một việc góp

phần vào làm giàu, làm phong phú thêm những giá trị của nghệ thuật tranh

71

lụa, đặc biệt là về mặt tạo hình. Khi những thành công của ông bắt đầu được

ghi nhận thì cũng là lúc người ta bắt đầu thấy thêm một phong vị độc đáo

khác của tranh lụa mà các thế hệ đi trước chưa khám phá. Chính điều đó đã

giúp cho nghệ thuật tranh lụa phát triển đa dạng hơn, nhiều màu sắc hơn, có

nhiều sự lựa chọn hơn…

Việc nghiên cứu này đã mang lại rất nhiều bài học quý giá, bổ ích cho

người viết, cho mọi thế hệ sinh viên học nghệ thuật, cho họa sĩ sáng tác tranh

lụa… về các yếu tố tạo hình trên con đường học tập sáng tác và thưởng ngoạn

tranh lụa nói chung và nghệ thuật hội họa nói riêng. Đó còn là bài học về việc

sáng tạo nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống, nghệ thuật chỉ có giá trị khi nó

bắt nguồn từ cuộc sống ngồn ngộn sắc màu, thanh âm. Đó còn là bài học về

tình yêu nghề, khao khát khám phá và thể hiện sức sáng tạo trong nghệ thuật.

Những giá trị và ý nghĩa thiết thực trên sẽ luôn giữ vững vai trò của nó,

nó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật tranh lụa nói chung, nghệ

thuật hội họa nói riêng trong nền nghệ thuật Việt Nam.

72

KẾT LUẬN

Nguyễn Thụ là một gương mặt tiêu biểu trong nền nghệ thuật tranh lụa

hiện đại Việt Nam, ông có nhiều tìm tòi sáng tạo độc đáo, riêng biệt. Là người

kiệm lời, thích tập trung làm việc, ông thể hiên những quan điểm, những chiêm

nghiệm, tình yêu nghệ thuật bằng đầu bút và thớ lụa. Qua quá trình nghiên cứu

đặc điểm tạo hình, ta có thể thấy tranh lụa của ông độc đáo, riêng biệt nhờ vào

các đặc điểm sau: tính trang trí, sự khái quát các hình tượng và chất thơ.

Vẻ đẹp của tính trang trí trong tranh của ông thể hiện ở việc ông xây

dựng cho mình nhiều tác phẩm có bố cục mang tính trang trí bằng lối bố cục

ước lệ, thường để nền trống, sắp đặt các mảng, hình, nét…hài hòa, nhịp nhàng

tạo nên nhiều ấn tượng. Để làm nổi bật tính trang trí, ông chọn lọc và đưa vào

tranh nhiều hình, chi tiết, họa tiết giàu tính trang trí, khiến cho bức tranh trở

nên lôi cuốn, thu hút. Ông thường chủ động và nhấn mạnh quan điểm cá nhân

trong việc chọn màu cho tác phẩm của mình. Đó là những gam màu giàu giá

trị biểu cảm, có tính cá nhân rõ rệt và là màu của nghệ thuật trang trí.

Trong quá trình xây dựng hình tượng, một phần do đặc tính chất liệu lụa

nên Nguyễn Thụ thường khái quát, cô đọng các hình tượng nghệ thuật để

chúng trở nên giàu biểu trưng, điển hình mà vẫn dạt dào cảm xúc. Ông sử dụng

cách khái quát từ cấu trúc lớn đến chi tiết nhỏ của đồ vật, sự vật, thậm chí ông

còn khái quát cả những chi tiết trang trí. Ông sống gắn bó và hiểu sâu sắc con

người cảnh vật miền núi nên khi vẽ ông tập trung chọn lọc, khái quát các dáng

người sao cho cô đọng nhất, khái quát không gian trong tranh đề đôi khi chỉ

cần những tín hiệu nhỏ là đủ để gợi lên nhiều hơn những gì ông muốn nói.

Chất thơ là một vẻ đẹp đặc biệt trong tạo hình tranh lụa của Nguyễn

Thụ. Có thể nói ông là nhà thơ của nền lụa, của thớ lụa Việt nam. Ông thể

hiện chất thơ trong các tác phẩm của mình thông qua việc chọn lọc đề tài nên

thơ, xây dựng cho tác phẩm của mình những hình tượng nên thơ và bằng thủ

pháp điêu luyện trong việc chọn mình mảng, đường nét, hòa sắc, đặc biệt là

73

thủ cách dùng bút lông theo lối vẽ thủy mặc phương Đông trên nền lụa đã

mang lại những khoảng trống ám ảnh nên thơ trong tranh ông, tạo nên nhiều

liên tưởng, gợi cảm đầy chất thơ.

Mặc dù có nhiều tác phẩm của nhiều họa sĩ vẽ lụa cũng thể hiện được

những giá trị mà tranh lụa Nguyễn Thụ thể hiện, nhưng xét một cách khách

quan, đó là những thành công mang tính riêng lẻ chứ chưa thể tạo thành hệ

thống, có chiều sâu và theo suốt cả cuộc đời sáng tác như Nguyễn Thụ. Làm

được những điều đó, phải là những nghệ sĩ tài hoa, có ý thức rất rõ về con đường

sáng tạo của mình, có lòng yêu nghề và một thái độ làm việc nghiêm túc.

Nghiên cứu những đặc điểm tạo hình của tranh lụa Nguyễn Thụ là việc

khám phá, tìm hiểu, nhận đinh, đánh giá và khẳng định những giá trị nghệ

thuật đặc sắc mà ông đã dày công xây dựng trong suốt cuộc đời sáng tạo của

mình. Những giá trị này đã góp phần làm cho bộ mặt nền nghệ thuật hiện đại

Việt Nam phong phú, giàu sắc thái và có nhiều nét riêng so với tranh lụa của

các nước khác. Đó là những bài học quý giá cho những người yêu thích,

muốn tìm hiều, cho những người học tập, nghiên cứu và sáng tác tranh lụa.

Nghiên cứu các đặc điểm tạo hình trong tranh lụa Nguyễn Thụ để lại nhiều

giá trị đặc sắc mà các thế hệ đi sau cần học tập và tìm ra con đường riêng cho

hoạt động nghệ thuật của mình. Đó còn là những bài học về thái độ, tình yêu

với nghệ thuật.

Tranh lụa Nguyễn Thụ có giá trị riêng, được ghi nhận, được nhiều

người trong và ngoài nước công nhận, yêu mến cũng chính vì lẽ đó.

Người viết với vai trò là một học trò, một họa sĩ thuộc thế hệ đi sau

luôn mong muốn, cố gắng học tập những giá trị mà suốt cuộc đời sáng tạo của

người Thầy, Họa sĩ tài hoa đã tạo nên để phát triển sức sáng tạo, tình yêu

nghệ thuật tranh lụa phục vụ công tác giảng dạy cũng như sáng tác, góp một

phần nhỏ trong việc gìn giữ phát triển nghệ thuật tranh lụa Việt Nam.

74

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách tiếng Việt

1. Nguyễn Lương Tiểu Bạch (chủ biên), Bùi Như Hương, Phạm Trung,

Nguyễn Văn Chiến (2005), Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, Trường Đại

học Mỹ thuật Hà Nội – Viện Mỹ thuật, Hà Nội.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2007), Triển lãm tranh lụa 2007, Hà

Nội.

3. Lê Văn Dương, Lê Đình Lực, Lê Hồng Vân(2003), Mĩ học đại cương,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Nguyễn Phi Hoanh (1970), Lược sử Mỹ thuật Việt Nam, Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội.

5. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt nam

(2005), Từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội.

6. Nguyễn Thế Hùng (chủ biên)- Nguyễn Thị Nhung (2008), Giáo trình

trang trí Tập 3, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Khôn (1994), Từ điển Anh- Việt hiện đại, Nxb Mũi Cà

Mau 1994, Cà Mau.

8. Huyền Linh (2010), Từ điển từ và ngữ Hán- Việt, Nxb Thời đại. Hà

Nội.

9. Hoàng Công Luận (1997), Tranh lụa Việt Nam, Nxb Mỹ thuật 1997,

Hà Nội.

10. Đàm Luyện (2008), Giáo trình bố cục, NXB Đại học Sư phạm, Hà

Nội.

11. Nhà xuất bản Mỹ thuật (2008), Mỹ thuật Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb

Mỹ thuật, Hà Nội.

12. Nhà xuất bản Mỹ thuật (1996), Mỹ thuật hiện đại Việt Nam, Nxb Mỹ

thuật, Hà Nội.

75

13. Nhà xuất bản Văn hóa- Thông tin (2002), Tác giả tác phẩm mỹ thuật

Việt Nam, Hà Nội.

14. Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc (1995), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam,

Nxb Văn hóa dân tộc.

15. Đặng Thị Bích Ngân (2016), Tuyển tập tranh Nguyễn Thụ trong bộ sưu

tập của nhà sưu tập Yoong Voon Sin, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

16. Đặng Thị Bích Ngân (chủ biên), (2012), Từ điển mỹ thuật phổ thông,

Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

17. Quang Phòng- Quang Việt (2015), Trường Mỹ thuật Đông Dương lịch

sử và nghệ thuật, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

18. Nguyễn Quân (2005), Con mắt nhìn cái đẹp, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

19. Nguyễn Quân (1986), Tiếng nói của hình và sắc, Nxb Văn hóa, Hà

Nội.

20. Tạ Phương Thảo (2008), Giáo trình trang trí, Nxb Đại học Sư phạm.

21. Nguyễn Thụ (1994), Giáo trình tranh lụa, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

22. Phan Cẩm Thượng (2014), Hội họa Việt Nam một diện mạo khác trong

sưu tập của Nguyễn Minh, Nxb Thế giới, Hà Nội.

23. Phan Cẩm Thượng (2014), Nguyễn Thụ- Con đường phương Đông,

Nxb Thế giới, Hà Nội.

24. Hoàng Đức Toàn (2008), Nguyễn Thụ- Chân dung và tác phẩm, Cục

xuất bản, Hà Nội.

25. Phạm Ngọc Tới (2008), Giáo trình trang trí Tập 2, Nxb Đại học Sư

phạm, Hà Nội.

26. Cục xuấn bản (2008), Nguyễn Thụ- Chân dung và tác phẩm, Hà Nội.

27. Nguyễn Trân (2005), Các thể loại và loại hình mỹ thuật, Nxb Mỹ

thuật, Hà Nội.

76

28. Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội (2005), Trường Đại học Mỹ thuật Hà

Nội 1925 – 2005, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

29. Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội (1998), Art – Tác giả, tác phẩm,

Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

30. Nguyệt Tú (sưu tầm, biên soạn) (2016), Nguyễn Phan Chánh- Nhật kí

những bức tranh, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.

31. Thái Bá Vân (1998), Tiếp xúc với nghệ thuật, Nxb Bản đồ, Hà Nội.

Sách dịch

32. Jacques Charppier và Pierre Seghrs(1996), Nghệ thuật hội họa, Lê

Thanh Lộc dịch, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

33. Jenue Batotray (2004), Hình thể và không gian, Nguyễn Đức Lam

Trình dịch, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

34. Kandinsky (2014), Về cái tinh thần trong nghệ thuật, dịch từ nguyên

bản tiếng Đức : Ngụy Hữu Trâm, Trần Vinh; dịch từ bản tiếng Anh:

Phạm Long; dịch từ bản tiếng Pháp và hiệu đính: Quang Việt. Nxb Mỹ

thuật, Hà Nội.

35. Lâm Tử (2015), Hội họa Trung Quốc, TS. Tống Thị Quỳnh Hoa dịch

từ tiếng Trung, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ

Chí Minh

Các công trình nghiên cứu

36. Nguyễn Văn Biên (2005), Cảm nhận về tranh lụa của họa sĩ Nguyễn

Thụ, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam,

Trường Trung học văn hóa nghệ thuật Nam Định, Hà Nội.

37. Nguyễn Xuân Hải (2006), Chất thơ trong mỹ thuật dân gian Việt Nam,

Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, Hà Nội.

38. Nguyễn Khánh Hùng (2006), Những khả năng biểu đạt trong tranh lụa

hiện đại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Mỹ thuật, Trường Đại học Mỹ

thuật Việt Nam. Hà Nội.

77

39. Nguyễn Mạnh Hùng (2012), Khả năng biểu cảm trong tranh lụa Việt

nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Hà

Nội.

40. Đỗ Minh Phương (1995), Họa sĩ Nguyễn Thụ đã xử lý kỹ thuật và chất

liệu lụa như thế nào trong các tác phẩm của ông, Khóa luận tốt nghiệp,

Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, Hà Nội.

41. Lê Văn Sửu (2007), Chất hội họa trong thơ và chất thơ trong hội họa

Việt Nam, Luận án Tiến sĩ nghệ thuật, Viện văn hóa - Thông tin, Hà

Nội.

42. Nguyễn Viết Thường (2007), Hình tượng nghệ thuật trong tranh,

Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, Hà Nội.

43. Bùi Hải Triều (2013), Hình tượng người phụ nữ dân tộc trong tranh

lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Mỹ

thuật Việt Nam, Hòa Bình.

44. Nguyễn Thành Trung (2011), Thủ pháp và chất liệu trong tranh lụa

Nguyễn Phan Chánh – Nguyễn Thụ, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại

học Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội.

45. Lưu Thị Hải Yến (2013), Chất thơ trong tranh của Marc Chagall và

Paul Delaux, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Mỹ thuật Việt

Nam, Hà Nội.

Tạp chí, bài báo

46. Vũ Ngọc Anh (1999) “Nghệ thuật tranh lụa Việt Nam”, Tư liệu Viện

mỹ thuật, TL-28/HĐ.

47. Hoàng Minh Đức (2014) “Nghệ thuật tranh lụa Việt Nam- Hình thức

biểu đạt phương Tây trên tinh thần Á Đông” Nghiên cứu Mỹ thuật,

2(02), 06/2014.

48. Nguyễn Thanh Mai (2016) “Tranh lụa Việt Nam từ 1925 đến 2015”,

Nghiên cứu Mỹ thuật, 3(11), 09/ 2016.

78

49. Nguyễn Quân (1977) “Từ tranh lụa Nguyễn Phan Chánh đến tranh lụa

hiện nay” Văn nghệ, (53), 31/ 12/ 1977.

50. Nguyễn Quân (1978) “Khai thác chất liệu truyền thống cho những đề

tài đương đại”, Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật, (5-6).

51. Lê Văn Sửu (2014) “Nghiên cứu yếu tố trang trí trong tranh”, Nghiên

cứu mỹ thuật, (3), 09/2014.

52. Phạm Trung (2015) “Triển lãm tranh lụa 2015 nghệ thuật thực sự giá

trị sẽ luôn có được người tri kỉ”, Nghiên cứu mỹ thuật, 4(08), 12/ 2015.

53. Nguyễn Văn Tỵ (1974) “Tranh lụa và hội họa Việt Nam”, Tạp chí

Nghiên cứu nghệ thuật, (2).

54. Nguyễn Văn Tỵ (1979) “Tranh lụa Việt Nam”, Tư liệu Viện mỹ thuật,

TL-58/HĐ 9.

Trang báo điện tử

55. Văn Bảy (2013) “Thị trường tranh lụa Việt Nam: Gậy ông “đập lưng”

cháu ông”

http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/thi-truong-my-thuat-viet-nam-

gay-ong-dap-lung-chau-ong-n20130405082808026.htm

56. Hoàng Minh Đức (2014) “Tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1986 - 2000”

http://www.vietnamfineart.com.vn/Story/diendanmythuat/2014/8/4287.

html

57. Trần Văn Hạc (2009) “Nhà sàn của người Thái Tây Bắc”

http://www.sachhiem.net/VANHOC/TVHAC/Vanhac10

58. Hồng Nga (2007) “Tranh lụa Việt Nam sẽ đi về đâu”

http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=80&NewsId=29550.

59. Soi,today (2013) “Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh vẽ lụa như thế nào”

soi.today tổng hợp.

60. Phan Cẩm Thượng (2010)“Tranh lụa từ truyền thống đến hiện đại”,

thethaovanhoa.vn.

79

61. http://www.vietnamfineart.com.vn/Story/Cactacgia_tacpham/giaithuon

ghcmnhanuoc/2013/11/3874.html.

62. http://vuhuu.edu.vn/null/ebook/phe_binh/bai4_2-1.htm

80

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ KIM NGA

ĐẶC ĐIỂM TẠO HÌNH TRONG TRANH LỤA

CỦA HỌA SĨ NGUYỄN THỤ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Mỹ thuật tạo hình (Hội họa)

Mã số: 60210102

Khóa: 18 (2015 - 2017)

PHẦN PHỤ LỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. LÊ VĂN SỬU

Hà Nội – 2017

81

MỤC LỤC

PHẦN PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Một số tác phẩm thể hiện rõ tính trang trí trong tranh lụa của họa

sĩ Nguyễn Thụ ................................................................................................... 82

Phụ lục 2: Một số tác phẩm thể hiện rõ tính khái quát hình tượng trong tranh

lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ ................................................................................ 87

Phụ lục 3: Một số tác phẩm thể hiện rõ chất thơ trong tranh lụa của họa sĩ

Nguyễn Thụ ...................................................................................................... 90

Phụ lục 4: Một số tác phẩm dùng để so sánh với các tác phẩm tranh lụa của

họa sĩ Nguyễn Thụ ........................................................................................... 95

82

PHỤ LỤC 1

MỘT SỐ TÁC PHẨM THỂ HIỆN RÕ ĐẶC ĐIỂM TÍNH TRANG TRÍ

TRONG TRANH LỤA CỦA HỌA SĨ NGUYỄN THỤ.

Hình 1.1 : Nguyễn Thụ - Sàng sẩy, (1987),

lụa, 70 x 75cm. Nguồn ảnh: [24]

Hình 1.2 : Nguyễn Thụ - Bên bếp lửa, (1994),

lụa , 55 x 75cm. Nguồn ảnh: [12]

83

Hình 1.3 : Nguyễn Thụ - Thung lung vào xuân, (1994),

lụa , 67 x 55cm. Nguồn ảnh: [24]

Hình 1.4 : Nguyễn Thụ - Cô gái Thuận Châu , (1991),

lụa , 55 x 75cm. Nguồn ảnh: [24]

84

Hình 1.5 : Nguyễn Thụ - Tình mẹ , (1997),

lụa , 55 x 74cm. Nguồn ảnh: [15]

Hình 1.6 : Nguyễn Thụ - Người mẹ hai con, (1984),

lụa , 65 x 85cm. Nguồn ảnh: [24]

85

Hình 1.7 : Nguyễn Thụ - Miền Tây, (1978),

lụa, 60 x 80 cm. Nguồn ảnh: [24]

Hình 1.8 : Nguyễn Thụ - Mùa xuân Tây Bắc, (1970),

lụa, 60 x 70cm. Nguồn ảnh: [24]

86

Hình 1.8 : Nguyễn Thụ - Làm bông, (2001),

lụa, 56 x 76cm. Nguồn ảnh: [15]

87

PHỤ LỤC 2:

MỘT SỐ TÁC PHẨM THỂ HIỆN TÍNH KHÁI QUÁT, CÔ ĐỌNG CÁC

HÌNH TƯỢNG TRONG TRANH LỤA CỦA HỌA SĨ NGUYỄN THỤ

Hình 2.1: Nguyễn Thụ - Mùa xuân lại đến, (1990),

lụa, 80 x 110cm, Nguồn ảnh: [24]

Hình 2.2 : Nguyễn Thụ - Người mẹ ngồi thêu, (1993),

lụa, 55 x 75cm. Nguồn ảnh: [24]

88

Hình 2.3 : Nguyễn Thụ - Giã gạo, (1990),

lụa, 60 x 80cm. Nguồn ảnh: [24]

Hình 2.4 : Nguyễn Thụ - Thiếu nữ, (2007),

lụa, 55 x 75cm. Nguồn ảnh: [24]

89

Hình 2.5: Nguyễn Thụ - Thư thái (2007),

lụa 56 x 76cm. Nguồn ảnh: [15]

Hình 2.6: Nguyễn Thụ - Mẹ con (19907),

lụa, 40 x 60cm. Nguồn ảnh: [9]

90

PHỤ LỤC 3

MỘT SỐ TÁC PHẨM THỂ HIỆN RÕ CHẤT THƠ TRONG TRANH

LỤA CỦA HỌA SĨ NGUYỄN THỤ.

Hình 3.1: Nguyễn Thụ - Làng ven núi (1976),

lụa 80 x 110cm. Nguồn ảnh: [24]

Hình 3.2: Nguyễn Thụ - Sương Chiều (2003),

lụa 54 x 74cm. Nguồn ảnh: [15]

91

Hình 3.3: Nguyễn Thụ - Cô gái Thái với mùa xuân, (1998),

lụa 55 x 75cm. Nguồn ảnh: [15]

Hình 3.4: Nguyễn Thụ - Bác Hồ đi công tác (1980),

lụa 70 x 90cm. Nguồn ảnh: [24]

92

Hình 3.5: Nguyễn Thụ - Cô gái Thái, (1987),

lụa, 55 x 75cm. Nguồn ảnh : [24]

Hình 3.6: Nguyễn Thụ - Mùa đông, (2001),

lụa, 60 x 80cm. Nguồn ảnh : [24]

93

Hình 3. 7: Nguyễn Thụ - Mưa, (1980),

lụa 70 x 90cm. Nguồn ảnh: [1]

Hình 3.8 : Nguyễn Thụ - Hai mẹ con, (1999),

lụa , 55 x 75cm. Nguồn ảnh : [24]

94

Hình 3.9: Nguyễn Thụ - Hai chị em và con nghé (1999),

lụa 55 x 75cm. Nguồn ảnh : [24]

95

PHỤC LỤC 4:

MỘT SỐ TÁC PHẨM DÙNG ĐỂ SO SÁNH VỚI CÁC TÁC PHẨM

TRANH LỤA CỦA HỌA SĨ NGUYỄN THỤ

Hình 4.1: Tô Ngọc Vân - Thợ thêu , (1932),

lụa , 68 x 68cm. Nguồn ảnh: [55]

Hình 4.2: Lương Xuân Nhị - Thiếu nữ chơi xuân , (1940),

lụa. Nguồn ảnh: [56]

96

Hình 4.3 : Linh Chi - Cô gái Dao đỏ, (1980),

lụa, 61 x 45cm. Nguồn ảnh: [1

Hình 4.4 : Trần Đông Lương - Tổ thêu (1958),

lụa53 x 84cm. Nguồn ảnh: [1]

97

Hình 4.5 : Kim Bạch – Phụ nữ Hà Nội (2002),

lụa53 x 84cm. Nguồn ảnh: [1]

Hình 4.6 : Lương Xuân Đoàn - Chiều trên đảo Hòn Tre, (1980),

lụa57,6 x 87,5cm. Nguồn ảnh: [1]

98

Hình 4.7 : Lê Anh Vân - Bên trong , (2007),

lụa , 70 x 100cm. Nguồn ảnh: [9]

Hình 4.8 : Lê Văn Sửu - Trước giờ lên đường , (2010),

lụa , 85 x 167cm. Nguồn ảnh: [47]

99

Hình 4.9 : Vũ Đình Tuấn - Hoàng hậu 7 , (2011),

lụa, 78 x 78cm. Nguồn ảnh: [Vũ Đình Tuấn]

Hình 4.10: Vũ Tiến Tuấn - Cô gái trong chiếc váy hoa 2 , (2011),

lụa, 83 x 135. Nguồn ảnh: [Bùi Tiến Tuấn]

100

Hình 4.11: Nguyễn Phan Chánh - Chơi ô ăn quan, (1931),

lụa 62 x 58cm. Nguồn ảnh: [1]

Hình 4.12: Nguyễn Phan Chánh - Bé cho chim ăn, (1931),

lụa 85 x 62 cm. Nguồn ảnh: [1]

101

Hình 4.13: Nguyễn Thị Nhung - Thiếu nữ và hoa cúc, (1940),

lụa , 32 x 43cm, Nguồn ảnh: [9]

Hình 4.14: Mai Trung Thú - Hai thiếu nữ, (1943),

lụa, 68,5 x 48,5cm. Nguồn ảnh: [61]

102

Hình 4.15: Nguyễn Tường Lân - Hiện vẻ hoa, (1943),

lụa , 42 x 64cm. Nguồn ảnh: [9]

Hình 4.16: Phan Thông - Hành quân mưa, (1958),

lụa , 42 x 61cm. Nguồn ảnh: [1]

103

Hình 4.17: Hoàng Quy - Thuyền trên bến sương mù, (1990),

lụa , 40 x 60cm. Nguồn ảnh: [9]

Hình 4.18: Huy Oánh - Tĩnh vật hoa , (1990),

lụa , 40 x 60cm. Nguồn ảnh: [9]

104

Hình 4.19: Mai Xuân Oanh, Trăng 1, (2016 ),

lụa, 82 x 82cm. Nguồn ảnh: [Mai Xuân Oanh]

Hình 4.20: Nguyễn Thụ - Mùa xuân, (1958),

khắc gỗ. Nguồn ảnh: [24]

105

Hình 4.21: Nguyễn Thụ - Dân quân, (1958),

khắc gỗ. Nguồn ảnh: [24]