ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN...

54
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN QUANG HƯNG ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010 Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 62 22 01 21 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM HUẾ - 2016

Transcript of ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN...

Page 1: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN QUANG HƯNG

ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM

TỪ 1975 ĐẾN 2010

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam

Mã số : 62 22 01 21

TÓM TẮT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

HUẾ - 2016

Page 2: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

Công trình được hoàn thành tại: Đại học Khoa học, Đại học Huế

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Hường

TS. Ngu n Đình nh

Phản biện 1: …………………………………………………………..

Phản biện 2: …………………………………………………………..

Phản biện 3: …………………………………………………………..

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế

họp tại : ………………………………………………………………

...............................................................................................................

ào hồi ……… giờ …......... ngà ……… tháng …….. năm ……….

Có thể tìm thấ luận án tại thư viện …………………………………..

Page 3: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. “Đặc điểm hồi ký văn học iệt Năm từ 1975 đến 2010”, 2006,

Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (Bộ văn hóa Thông tin), số 4, tr. 78-

80 và 91.

2. “Chân dung các nhà văn trong hồi ký văn học”, 2010, Tạp chí Non

Nước (Thành phố Đà Nẵng) số 155, tr. 66 - 68.

3. “Chân dung tự họa trong hồi ký nhìn từ đặc trưng thể loại”, 2016,

Tạp chí Văn học, số 2, tr. 122-.129.

4. “Tính đa dạng giọng điệu c a hồi ký văn học Việt Nam sau 1975”,

2016, Tạp chí h a học Đại học Huế, số 1, tr. 91-99.

5. “Cảm quan hiện thực, con người trong hồi ký văn học iệt Nam

giai đoạn từ sau 1975”, 2016, Tạp chí h a học Đại học Sài Gòn

(Kèm theo Giấ nhận đăng).

Page 4: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Văn học Việt Nam từ 1975 đã có sự cách tân, phát triển ở nhiều

bình diện. Một trong những yếu tố quan trọng làm nên sự đa dạng

hóa của đời sống văn học giai đoạn này là sự vận động, đổi mới về

mặt thể loại. Ở những giai đoạn trước, từ quan niệm của từng cộng

đồng văn học, có thể loại được xem là trụ cột, trung tâm, cũng có thể

loại chỉ nằm ở ngoại vi/cận văn học. Từ sau đổi mới, trong sự

chuyển đổi tư duy nghệ thuật, “cái nhìn thể loại” cũng có sự thay

đổi. Trong sự vận động tự thân của từng thể loại, sự bình đẳng thể

loại ngày càng đậm rõ trong quan niệm, trong tâm thế tiếp nhận của

cộng đồng văn học. Theo Bakhtin: Trong đời sống văn học, các thể

loại luôn được đặt trong quan hệ đồng đẳng về giá trị, song mỗi thể

loại là sự thể hiện “một thái độ thẩm mỹ đối với hiện thực, một cách

cảm thụ, nhìn nhận, giải minh thế giới và con người”. Hồi ký là một

trong những thể loại đặc biệt của diễn trình văn học Việt Nam.

1.2. Từ sau 1975, nh t là sau đổi mới, trong sự tiếp nhận những lý

thuyết mới m của văn học toàn c u, như một xu thế t t yếu, hồi ký

cũng mang trong bản thân thể loại nhiều yếu tố hiện đại. Những tác

phẩm hồi ký văn học từ sau 1975 không chỉ cung c p những lượng

thông tin phong phú, đa chiều mà còn đáp ứng được những khoái

cảm thẩm mỹ trong t m đón đợi của người đọc hiện đại. ức h p d n

của những thiên hồi ký là ở mỹ cảm nghệ thuật, ở nội dung đa dạng,

phong phú; từ hình thức thể hiện mới m , cũng như từ t m lòng,

trách nhiệm đối với cõi người, cõi nghề của nhà văn.

1.3. Về mặt thể loại, hồi ký được xem là một tiểu loại của ký. Tuy

vậy, hồi ký v n chưa thực sự được quan tâm đúng với vai trò, vị trí

của nó; chưa được nghiên cứu một cách đ y đủ, toàn diện dưới góc

độ đặc trưng thể loại.

Từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài Đặc

điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010, nhằm tìm ra quy

luật vận động, những bước phát triển về nội dung và nghệ thuật biểu

hiện của thể hồi ký, đồng thời khẳng định những thành tựu và đóng

góp của hồi ký đối với sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại.

Page 5: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

2

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là đặc điểm hồi ký văn học

Việt Nam từ 1975 đến 2010.

Những tác phẩm hồi ký văn học được xu t bản ở Việt Nam từ

1975 đến 2010 đều thuộc diện khảo sát của luận án. Tuy nhiên, luận

án tập trung hơn vào những hồi ký của các nhà văn, nhà thơ có ảnh

hưởng lớn đến đời sống văn học và tác phẩm của họ có giá trị văn

chương, thẩm mỹ cao.

Từ những tiêu chí nêu trên, đối tượng khảo sát của luận án là

những tập hồi ký văn học được phân loại như sau:

Hồi ký của thế hệ các nhà thơ/nhà văn đã từng sáng tác trước

1945: Nhớ lại một thời (Tố Hữu); Nửa đêm sực tỉnh (Lưu Trọng Lư);

Núi Mộng gương Hồ (Mộng Tuyết); Hồi ký Anh Thơ (Anh Thơ); Cát

bụi chân ai, Chiều chiều (Tô Hoài); Hồi ký Quách Tấn (Quách T n);

Hồi ký Song Đôi (Huy Cận).

Hồi ký của thế hệ các nhà thơ/nhà văn sáng tác sau 1945: Nhớ

lại (Đào Xuân Quý); Mất để mà còn (Hoàng Minh Châu); Năm tháng

nhọc nhằn năm tháng nhớ thương (Ma Văn Kháng); Một thời để mất

(Bùi Ngọc T n); Trong mưa núi (Phan Tứ);…

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận án là từ đặc trưng thẩm mỹ của

thể loại, cụ thể hóa những đặc điểm hồi ký văn học từ 1975 đến 2010

ở một số phương diện: diện mạo hồi ký- các khuynh hướng chính;

những đặc điểm cơ bản về nội dung; nhân vật hồi ký và nghệ thuật

tr n thuật.

3. C sở ý thu t và phư ng ph p nghiên cứu

3.1. s thu t

Luận án vận dụng các khái niệm của thi pháp học, tự sự học để

phân tích cách tiếp cận và khám phá hiện thực; cái nhìn về con

người; cách tổ chức điểm nhìn tr n thuật… của hồi ký. Ngoài ra,

luận án còn sử dụng lý thuyết về thể loại để khu biệt đặc điểm hồi ký

và những thể loại/tiểu loại khác.

Page 6: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

3

3.2. Phư ng pháp nghiên cứu

- Phương pháp loại hình

- Phương pháp c u trúc - hệ thống

- Phương pháp so sánh - đối chiếu

- Phương pháp thống kê - phân loại

4. Đóng góp của uận n

4.1. Từ việc hệ thống hóa lý luận về thể hồi ký, luận án đưa ra những

kiến giải có tính thực tiễn nghiên cứu để khát quát một số khái niệm

thuộc đặc trưng thể hồi ký văn học.

4.2. Là công trình nghiên cứu hệ thống về thể hồi ký để tái hiện diện

mạo và chỉ ra sự vận động, phát triển của bộ phận hồi ký, cụ thể là

hồi ký văn học Việt Nam từ năm 1975 đến 2010; trên cơ sở đó, luận

án hướng tới những v n đề lý thuyết và văn học sử như sự vận động

của thể loại, sự tương tác văn học, tâm lý sáng tạo và tiếp nhận.

4.3. Khẳng định những cá tính sáng tạo độc đáo trong việc làm mới

thể loại. Qua đó, khẳng định vai trò, vị trí và giá trị của hồi ký

trong văn học dân tộc nói chung và văn học giai đoạn từ sau 1975

nói riêng.

5. Cấu trúc uận n

Ngoài ph n Mở đ u, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung

chính luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Diện mạo hồi ký trong văn học Việt Nam hiện đại

Chương 3: Cảm quan về hiện thực và các dạng chân dung

nhân vật của hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010

Chương 4: Nghệ thuật tr n thuật của hồi ký văn học Việt Nam

từ 1975 đến 2010

Page 7: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

4

Chư ng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu thể hồi ký từ 1975 đ n 2010

1.1.1. Những công trình, bài báo nghiên cứu khái quát

Về lý thuyết thể loại, các v n đề được các nhà nghiên cứu, phê

bình quan tâm là tính hư c u trong hồi ký, mối quan hệ giữa người

kể và người ghi hồi ký; sự khác nhau của nhân vật trong hồi ký với

nhân vật trong tiểu thuyết;… Các bài viết của Nguyễn Thế Hưng và

Lương Ích Cẩn, Phạm Hồng Giang, chú ý nhân vật và vai trò của

người kể chuyện trong hồi ký. Vũ Đức Phúc đã đề cập tính hư c u

trong hồi ký. Còn Hà Minh Đức đã phân biệt sự khác nhau của cái

tôi trong ký cũng như hồi ký với tiểu thuyết – tự truyện.

Khái quát được diện mạo của hồi ký văn học Việt Nam từ

1975 đến 2010, tiêu biểu là Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại

của trường Đại học ư phạm Hà Nội; công trình Lý luận văn học do

Hà Minh Đức chủ biên.

Nhà văn Nguyên Ngọc chú ý đến hồi ký văn học, ít nhiều đã

cho th y nguyên nhân của sự phát triển hồi ký sau 1975. Đỗ Hải

Ninh đã đi tìm căn nguyên để lý giải hiện tượng thú vị là sự xu t

hiện ồ ạt hồi ký trên văn đàn những năm sau 1975. Lý Hoài Thu

khẳng định vị trí hồi ký, sự đa dạng về chủ đề, sự đáp ứng nhu c u

nhận thức thực tại của hồi ký thời đổi mới. Bích Thu có cái nhìn

tổng quan về sự phát triển của hồi ký văn học sau 1975 nói riêng.

1.1.2. Công trình, bài báo nghiên cứu về từng tác giả, tác phẩm

ố lượng các bài viết về hồi ký Tô Hoài thật phong phú. Vân

Thanh đã đưa ra những nhận xét có tính gợi mở về nghệ thuật viết

hồi ký của Tô Hoài. Nghiên cứu, khảo luận về Cát bụi chân ai và

Chiều chiều của Tô Hoài, đã có nhiều bài viết có những đánh giá sâu

sắc về những đặc sắc của nội dung và nghệ thuật hai cuốn hồi ký

này, từ đó khái quát về tiềm lực và t m vóc hồi ký Tô Hoài nói riêng

và hồi ký văn học Việt Nam nói chung. Nguyễn Đăng Điệp với bài

Tô Hoài, người sinh ra để viết, tác giả chú ý phương diện nghệ thuật

và ch t tiểu thuyết trong hồi ký của Tô Hoài với nhận định: “Cái

nhìn không nghiêm trọng hóa là thế mạnh của Tô Hoài, nó khiến cho

Page 8: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

5

nhà văn, dù viết thể loại nào đi chăng nữa, v n thổi được vào đó cái

ch t tiểu thuyết mà M. Bakhtin từng nói đến”... Các bài viết của

Đặng Thị Hạnh, Phong Lê, Đặng Tiến, Vương Trí Nhàn, Nguyễn

Văn Thọ, Xuân ách và Tr n Đức Tiến đều đánh giá cao hai tác

phẩm hồi ký của Tô Hoài.

Hồi ký của Anh Thơ cũng được các nhà nghiên cứu, phê bình

quan tâm. Trong cuốn Đẹp mãi bức tranh quê, đã quy tụ các bài viết

về hồi ký Anh Thơ của các tác giả: Vũ Qu n Phương, Phạm Tú

Châu, Xuân Cang, Tr n Cư, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Ngọc Hiền,

Lý Thị Trung… Những bài viết đã bước đ u tạo những cơ sở nghiên

cứu hồi ký của Anh Thơ ở góc độ đặc trưng thể loại.

Hồi ký của nữ sĩ Mộng Tuyết - Núi Mộng gương Hồ cũng gây

được sự chú ý của các nhà phê bình, nghiên cứu.

Về cuốn hồi ký Năm tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương

của Ma Văn Kháng có các bài viết của Hồ Anh Thái, Nguyễn Ngọc

Thiện, Bùi Bình Thi, Đinh Hương Bốn, Thi Thi, và công trình

nghiên cứu của Nguyễn Thị Nguyên, Lê Thị Kim Liên. Các tác giả

đã ban đ u đưa ra nhận định về những giá trị đặc sắc của hồi ký Ma

Văn Kháng trên phương diện nội dung và nghệ thuật.

Về cuốn hồi ký Nhớ lại một thời của Tố Hữu, tác giả Mai

Hương đã nhận ra nét riêng trong lối viết của Tố Hữu là luôn đặt

song hành cùng nhau giữa hành trình cách mạng với hành trình thơ.

Tr n Đình ử đã đánh giá cuốn hồi ký của Tố Hữu: “cuốn hồi ký đã

củng cố thêm quan niệm của chúng tôi: thơ Tố Hữu là thơ trữ tình

chính trị và nhiều đặc điểm của thơ ông phải đặt trong yêu c u của

công tác tư tưởng thì mới lý giải được th u đáo” [111, 355].

Những tác phẩm hồi ký văn học của Nguyễn Vỹ, Lưu Trọng

Lư, Huy Cận, Đào Xuân Quý, Nguyễn Ngọc T n, Hoàng Minh

Châu, Phan Tứ,… cũng được các nhà nghiên cứu, phê bình quan tâm

và đưa ra những đánh giá, nhận định có giá trị.

1.2. Đ nh gi tình hình nghiên cứu và hướng triển khai đề tài

1.2.1. Về tình hình nghiên cứu

Chưa có công trình bao quát chung về diện mạo thể hồi ký. ự

phân tích, lý giải điều kiện, quy luật phát triển, các khuynh hướng

Page 9: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

6

cũng như đặc điểm hồi ký ở mỗi giai đoạn còn riêng l . Ngay các

công trình lý luận, các giáo trình cũng chỉ dành vài trang cho hồi ký.

Những nghiên cứu về tác giả, tác phẩm hồi ký chưa có tính hệ thống

và toàn diện.

1.2.2. Hướng triển khai đề tài

Khảo sát và phân loại các tác phẩm hồi ký để tái dựng diện

mạo và chỉ ra sự vận động, phát triển của bộ phận hồi ký, cụ thể là

hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010; đồng thời đặt tác phẩm

hồi ký trong chỉnh thể để khảo sát, đối sánh làm rõ thêm chân dung

các nhà văn, hiện tượng văn học, chính trị, văn hóa giáo dục… trong

đời sống xã hội Việt Nam. Qua đó, hệ thống, đánh giá những đặc

trưng nghệ thuật của thể hồi ký văn học nhằm xác lập vai trò, vị trí

và giá trị của thể loại này trong đời sống văn học dân tộc.

Tiểu k t

Ở Việt Nam, hồi ký ra đời muộn hơn so với các thể loại văn

học khác nhưng sự hình thành và phát triển của hồi ký đã tạo nên

một diện mạo mới cho đời sống văn học nước nhà. Các nhà nghiên

cứu văn học đã có sự chú ý và đưa ra những đánh giá về vị trí của

từng tác giả, tác phẩm hồi ký; đã cung c p những cơ sở lý luận căn

bản cho việc nghiên cứu về đặc trưng thể hồi ký. Tuy nhiên, các

công trình còn mang tính đơn l , rời rạc, chưa có tính hệ thống.

Page 10: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

7

Chư ng 2

DIỆN MẠO HỒI KÝ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

2.1. Về kh i niệm và quan niệm thể oại

2.1.1. Giới thu t khái niệm và quan niệm thể oại

Hồi k

Trong các loại từ điển, khái niệm hồi ký được hiểu thống nh t.

Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê): “Hồi ký là thể văn ghi lại

những điều còn nhớ sau khi đã trải qua, đã chứng kiến sự việc”.

Nguyễn Văn Đạm trong Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt,

đưa ra cách hiểu: “Hồi ký là thể văn thuật lại theo thứ tự thời gian

những sự việc mà tác giả đã trải qua hoặc chứng kiến một ph n nào

trong những mối quan hệ thời đại”. Theo Từ điển thuật ngữ văn học:

“Hồi ký là một thể loại thuộc loại hình ký, kể lại những biến cố xảy

ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến. Như

vậy, các cách lý giải trên về cơ bản đều dựa theo hình thức chiết tự từ

Hán Việt: hồi là quay trở lại, ký là ghi chép những điều chứng kiến.

Các thuật ngữ tư ng đồng và quan niệm thể oại Về quan điểm thể loại, nhiều quan niệm cho rằng hồi k à một

tiểu oại của k , là thể tài văn học. Quan niệm này thống nh t trong

h u hết các công trình lý luận văn học (Lại Nguyên n trong 150

thuật ngữ văn học; công trình Lý luận văn học (Tr n Đình ử chủ

biên); Lý luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên) xác định: “Hồi ký

ghi lại những diễn biến của câu chuyện và nhân vật theo bước đi của

thời gian qua hồi tưởng”. Một số nhà nghiên cứu trên cơ sở so sánh

loại hình, đã chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hồi ký với

những tiểu loại khác của ký.

Hồi k và nhật k , có nhóm tác giả Từ điển thuật ngữ văn học;

nhóm tác giả trong Từ điển Văn học (bộ mới); Lại Nguyên n trong

150 thuật ngữ văn học.

Hồi ký và tự tru ện, trong Từ điển Văn học (bộ mới), Đỗ Đức

Hiểu phân biệt: “Hồi ký có thể chỉ ghi lại những sự kiện về một thời kỳ

lịch sử, mà tác giả không phải là nhân vật chính; còn tự truyện kể

chuyện của cái “tôi” tác giả. Tự truyện không phải một tập hợp những

kỷ niệm tản mạn, mà được bố trí như một truyện, một tiểu thuyết”.

Hồi k và các dạng thức tự thuật: Tiểu thuyết tự thuật, văn

xuôi lịch sử, tiểu thuyết khoa học đều viết về sự thật nhưng ở đây là

cái giống, có khi là “phiên bản” của sự thật, tác giả là người không

Page 11: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

8

chịu trách nhiệm về điều đó. Còn hồi ký, nếu có hư c u thì đó cũng

chỉ là cách để chuyển tải sinh động cái sự thật.

2.1.2. Đặc trưng hồi k

Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Tr n Đình ử, Nguyễn

Khắc Phi đồng chủ biên), Lý luận văn học (Hà Minh Đức), Lý luận

văn học (Phương Lựu) đều thống nh t:

Một trong những đặc trưng cơ bản nh t của thể hồi ký là tính

xác thực của đối tượng miêu tả và tính trung thực của người hồi

tưởng; Hồi ký mang tính chủ quan của người kể chuyện quá khứ; Xét

ở phương diện nghệ thuật, một trong những đặc trưng nổi bật nh t

của thể hồi ký là cách kể chuyện theo dòng hồi tưởng, nhớ đến đâu

kể đến đó và thường không sử dụng thủ pháp cốt truyện. Tác giả có

thể hồi tưởng lại quá khứ theo trật tự thời gian tuyến tính. Tuy nhiên

trong tác phẩm hồi ký, dòng hồi ức cũng có thể bị đảo lộn không theo

một quy luật khách quan mà chịu sự tác động của ý thức-tác giả. Có

nghĩa là sự phản ánh hiện thực trong hồi ký được tuân theo quy luật

riêng của dòng hồi tưởng.

2.1.3. Cách phân oại hồi k

Dựa vào khái niệm có thể chia hồi ký thành hai dạng. Một là,

dạng theo “khung” truyền thống, đó là đảm bảo “tái hiện quá khứ

người thật việc thật”, người kể chuyện xưng “tôi”, là người trong

cuộc hoặc chứng kiến. Hai là, dạng hồi ký được định danh bằng thể

loại khác do ý đồ của tác giả vì những lý do ngoài sáng tạo hoặc kiểu

hồi ký ẩn trong một thể loại khác (mang dáng d p của thể loại khác,

pha trộn với thể loại khác). Đây là dạng thức nới rộng đường biên so

với “khung” thể loại truyền thống.

Dựa vào đề tài/chủ đề, tác phẩm hồi ký có thể thuộc hồi ký lịch

sử, hồi ký đời tư, hồi ký chân dung.

Theo cảm hứng chủ đạo, hồi ký phát triển theo ba khuynh

hướng chính: khuynh hướng thể hiện cảm hứng tôn vinh, ngợi ca;

khuynh hướng nhận thức lại và khuynh hướng tự trào.

Căn cứ vào bản ch t của thể loại, hồi ký có thể chia thành hai

xu hướng. Thứ nh t là hồi ký hướng nội, chủ yếu là tái hiện hiện thực

dựa vào sự trải nghiệm, chiêm nghiệm của bản thân người viết. Xu

hướng thứ hai là hồi ký hướng ngoại.

Căn cứ vào sự đan xen thể loại, hồi ký có r t nhiều dạng thức:

hồi ký –tự truyện, hồi ký mang dáng d p tiểu thuyết tự thuật.

Page 12: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

9

2.2. Những chặng đường ph t triển của hồi ký trong văn học

Việt Nam hiện đại

2.2.1. Giai đoạn trước 1975 – Những kh i động có tính dự báo

Trong giai đoạn đ u của sự chuyển đổi phạm trù văn học, đời

sống thể loại chưa ổn định. Bên cạnh những thể tài truyền thống,

dạng ghi chép, tự thuật bắt đ u phát triển. Xu t hiện những tác phẩm

có tính “ghi chép”, hoặc đan xen giữa hồi ký, bút ký, du ký như:

Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất Hợi (Trương Vĩnh Ký), Hạn mạn du ký

(Nguyễn Bá Trác), Mười ngày ở Huế, Một tháng ở Nam kỳ (Phạm

Quỳnh),… Tiếp sau đó là sự xu t hiện của những tác phẩm có tính tự

thuật, những hồi ký-tự truyện như: Phan Bội Châu niên biểu (Phan

Bội Châu), Giấc mộng lớn (Tản Đà),… Tuy nhiên, giai đoạn này

chưa có hồi ký nguyên dạng (tức có những tác phẩm đáp ứng đ y đủ

yêu c u của “khung” lý luận về hồi ký).

Từ năm 1930 đến năm 1945, trong hệ hình hiện đại, đời sống

thể loại có nhiều thay đổi. Các thể loại hiện đại từng bước định hình,

phát triển; đường biên thể loại, khung đặc trưng thể loại v n chưa

được xác định rõ, từ đó d n đến sự không thống nh t trong cách định

danh thể loại. Điều này cũng xảy ra với các sáng tác v n được định

danh là tùy bút của Nguyễn Tuân tuy gọi là tùy bút, “nhưng thật ra có

sự đan xen tự truyện, du ký, tạp văn v.v...”. Những ngày thơ ấu

(Nguyên Hồng), Cỏ dại (Tô Hoài) đều là hồi ức về quãng đời thơ tr

của hai nhà văn lớn thuộc khuynh hướng hiện thực. Tuy vậy sự phân

định thể loại ở hai tác phẩm này v n còn gây tranh cãi (là hồi ký, tự

truyện, hay hồi ký-tự truyện). Nới rộng đường biên thể loại, Những

ngày thơ ấu, Cỏ dại là những tác phẩm hồi ký, góp ph n khẳng định

sự phát triển của hồi ký giai đoạn nửa đ u thế kỉ XX. Đặc biệt là sự

xu t hiện một số hồi ký của các nhà hoạt động cách mạng, làm phong

phú thêm diện mạo hồi ký.

Từ 1945 đến 1975, diện mạo hồi ký đ y đặn hơn nhưng mới

chỉ đạt thành tựu bước đ u. Đội ngũ sáng tác giai đoạn này về cơ bản

là những nhà văn thuộc thế hệ tiền chiến. Nội dung của hồi ký của

thế hệ nhà văn này đều viết về những đời văn-đời người, khắc họa

chân dung văn nghệ sĩ cùng thời qua hồi ức, hoặc ghi chép, luận bàn

về đời sống văn chương, báo chí (Vũ Bằng, Nguyễn Vỹ, Nguyễn

Công Hoan, Nguyên Hồng, Vũ Hoàng Chương ).

Đáng chú ý là sự xu t hiện những tác phẩm hồi ký của các

tướng lĩnh, các nhà hoạt động cách mạng. Tiêu biểu như: Hai lần

Page 13: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

10

vượt ngục (Tr n Đăng Ninh); Những năm tháng không thể nào quên

là tập hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp do Hữu Mai thể hiện;

Nhân dân ta rất anh hùng của Hoàng Quốc Việt (nhà báo Thép Mới

ghi); Không còn con đường nào khác (Nguyễn Thị Định)…

2.2.2. Giai đoạn từ 1975 đ n 2010 – Những mùa vàng hồi k

au 1975, hồi ký phát triển mạnh mẽ, trở thành thể loại độc

lập, có đời sống riêng, diện mạo riêng với sự tập hợp nhiều thế hệ.

Đóng góp lớn cho thành tựu hồi ký giai đoạn này là thế hệ các nhà

văn tiền chiến, thuộc các khuynh hướng. Tham dự với vai trò chủ đạo

trong nhiều chặng đường văn học, có nhu c u viết hồi ký trở nên bức

thiết đối với thế hệ này.

Trong thành tựu chung của hồi ký sau 1975, số lượng tác giả

trong phong trào Thơ mới tham gia khá nhiều. Những tác phẩm hồi

ký ra đời ghi lại cả một khoảng trời về tuổi thơ, về quê hương, gia

đình, về những sự kiện lịch sử in đậm trong hồi ức của: Lưu Trọng

Lư, Nguyễn Xuân anh, Huy Cận, Quách T n. Đặc biệt các nhà thơ

nữ cũng làm mới diện mạo hồi ký bằng những tác phẩm đậm tính nữ

như Mộng Tuyết, Anh Thơ…

Trong số các nhà văn tiền chiến có hành trình sáng tác qua

nhiều giai đoạn văn học, Nguyên Hồng là nhà văn viết hồi ký thành

công; sau 1975, Nguyên Hồng gây n tượng bởi tập hồi ký Những

nhân vật ấy đã sống với tôi với phong cách hồi ký độc đáo. Trong số

các nhà văn viết hồi ký, có thể khẳng định, Tô Hoài là nhà văn khơi

nguồn cho mùa vàng hồi ký sau 1975. Với Cát bụi chân ai và Chiều

chiều, nhà văn đã chứng tỏ bản lĩnh, cá tính, sự trải đời, tinh đời, sắc

sảo. Là nhà thơ cách mạng, chặng đường thơ của Tố Hữu trùng khít

với những chặng đường lịch sử. Những sự kiện lớn nhỏ của đời, của

đ t nước đều in d u n trong tập hồi ký Nhớ lại một thời.

Thế hệ các nhà văn trưởng thành sau 1945 cũng thành công ở

hồi ký: Đào Xuân Quý (Nhớ lại); Hoàng Minh Châu (Mất để mà

còn); Ma Văn Kháng (Năm tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương);

Bùi Ngọc T n (Một thời để mất); Phan Tứ (Trong mưa núi)…

Hồi ký của nhóm các nhà nghiên cứu phê bình cũng khá đa

dạng (Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Hiến Lê, Đặng Anh Đào…).

Viết hồi ký cũng là nhu c u của nhiều người hoạt động ở

những lĩnh vực ngoài văn học. Các tác giả hoạt động trong lĩnh vực

chính trị cũng góp ph n tăng thêm số lượng hồi ký sau 1975. Tiêu

Page 14: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

11

biểu là Võ Nguyên Giáp, Tr n Tiến Cung, Lê Hải Lý, Hoàng Văn

Thái, Phùng Thế Tài, Đặng Vũ Hiệp, Tr n Văn Giàu, Nguyễn Thị

Bình… Hồi ký cách mạng thời kỳ này góp ph n làm nên những d u

mốc trong diện mạo phát triển của thể hồi ký. Các tác giả trong lĩnh

vực sân kh u, điện ảnh, âm nhạc, báo chí viết hồi ký tập trung vào

những thăng tr m của nghề nghiệp, những ẩn khu t của cuộc sống

đời tư cũng như kinh nghiệm để đưa họ đến với thành công trong

nghề nghiệp. Có thể nhắc đến Tr n Văn Khê, Trung ơn, Đặng Nhật

Minh, Nguyễn Văn Thương. Và một số hồi ký xu t hiện trên Internet

của Tô Hải, Cao Xuân Huy, Phạm Duy,…

Từ diện mạo khái quát trên cho th y sự vận động và phát triển của

hồi ký hiện đại, trong đó thành tựu đáng kể là hồi ký văn học sau 1975.

Về phương diện nội dung, hồi ký văn học cung c p những

lượng thông tin phong phú về những trang sử buồn vui của dân tộc;

những hoạt động nghề nghiệp, kể cả chuyện bếp núc, sinh hoạt riêng

tư của văn nghệ sĩ. Cái nhìn đa chiều về bản thân, về tha nhân còn

cho th y sự chuyển đổi trong quan niệm về con người của các tác giả

hồi ký văn học sau 1975.

Về phương diện thể loại, thành tựu của hồi ký văn học hiện đại

cho th y sự đồng đẳng giữa các thể loại, xóa bỏ quan niệm văn học

hay cận văn học, thể loại lớn hay thể loại nhỏ. Hồi ký văn học cho

th y sự dung hợp thể loại, một đặc thù không dành riêng cho thể loại

nào. Hồi ký văn học sau 1975 cũng “nuốt” vào bản thân những tiểu

loại của ký như nhật ký, du ký qua những trang văn ghi chép hằng

ngày về những chuyến đi. ự đan xen giữa các thể loại ngày càng

phổ biến, đặc biệt giai đoạn đ u thế kỷ XXI, khiến việc định danh thể

loại càng khó khăn.

Về tính thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật, hồi ký sau 1975 có nhiều

đổi mới. Tác phẩm hồi ký là những áng văn hoàn chỉnh, với những kĩ

thuật hiện đại- từ cách tổ chức văn bản, phương thức tự sự đến tính

đa thanh, đa giọng điệu.

Tiểu k t

Trong sự nghiệp sáng tác của mỗi nhà văn, tuy hồi ký chiếm

một tỉ lệ r t khiêm tốn nhưng là vị trí không thể thay thế trong. Mỗi

tác phẩm hồi ký là một phong cách, một giọng điệu độc đáo và có

những nét đặc sắc riêng, để lại d u n trong lòng người đọc. ự đóng

góp của nhiều thế hệ nhà văn đã làm nên diện mạo đa dạng và sự

phát triển nội tại của bản thân hồi ký như một thế loại độc lập.

Page 15: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

12

Chư ng 3

CẢM QUAN VỀ HIỆN THỰC VÀ CÁC DẠNG CHÂN DUNG

NHÂN VẬT CỦA HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM

TỪ 1975 ĐẾN 2010

3.1. Cảm quan về hiện thực

3.1.1. Hiện thực đ i sống hội qua những bi n thiên ch s

Hồi ký văn học Việt Nam, bên cạnh việc phản ánh bức tranh

muôn màu của cuộc sống thì hiện thực đ t nước, dân tộc qua chiều

dài thế kỷ, đặc biệt qua hai cuộc chiến tranh cứu quốc vĩ đại được tái

hiện rõ nét.

Những nét chấm phá về hiện thực đời sống trước Cách mạng

tháng Tám. Đối với thế hệ nhà văn tiền chiến, đã từng sống và sáng

tác trong những năm tháng trước cách mạng, ký ức về những tháng

ngày gian khổ v n ám ảnh. D u thuộc khuynh hướng lãng mạn (Anh

Thơ, Huy Cận), hiện thực (Tô Hoài) hay trữ tình chính trị (Tố

Hữu)… thì trong hồi ký của thế hệ nhà văn này đều in đậm hiện thực

một thời. Từ điểm nhìn hiện tại, lùi về một thời kì lịch sử đã xa, các

nhà văn viết hồi ký gặp g nhau ở điểm chung là thiên về tái hiện

những tháng ngày gian khổ của nhân dân trước Cách mạng. Từ

những thông tin cụ thể, những trang hồi ký không dừng lại ở những

con số thống kê, những sự kiện khô khan mà là những “thông tin về

sự thực của các giá trị nhân sinh”, là những trang đời, trang văn giàu

tính thẩm mỹ và đậm giá trị nhân bản.

Những mảng màu đa dạng về hiện thực đời sống sau Cách mạng

tháng Tám và kháng chiến chống Pháp. Trong hồi ký hiện thực đời

sống xã hội, những bước ngoặt lịch sử không diễn ra theo thứ tự thời

gian biên niên. Qua con đường ký ức, những sự kiện d u chắp vá, lắp

ghép theo quy luật trí nhớ v n đủ độ xác thực. Cách mạng tháng Tám

bùng nổ. Cả nước trong không khí hồ hởi, ph n khởi trước vận hội

mới, dân tộc được giải phóng. Niềm vui trước vận hội mới trở thành

miền nhớ trong nhiều hồi ký và được tái hiện sinh động. Qua cái tôi

hồi ức, qua chỗ đứng, vị trí của nhà văn trong đời sống kháng chiến

toàn dân, bức tranh kháng chiến hiện ra với những mảng riêng.

Hiện thực đa chiều về cuộc sống mới ở miền Bắc và kháng

chiến chống Mỹ. au 1954, niềm vui hòa bình không trọn vẹn. Bắc

Page 16: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

13

Nam chia cắt. Miền Bắc đi vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

và cuộc đ u tranh thống nh t đ t nước, kháng chiến chống Mỹ. Đây

là những v n đề lớn của đ t nước gợi cảm hứng nghệ thuật và trở

thành đề tài chính cho các thể loại văn học giai đoạn này. Các tác giả

hồi ký cũng đề cập những v n đề trọng đại của đ t nước qua độ khúc

xạ của thời gian và cảm xúc.

Hiện thực ngổn ngang bề bộn thời hậu chiến và đổi mới. Hiện

thực đời sống những năm sau chiến tranh khơi gợi cảm hứng sáng tạo

của nhà văn. Trong hồi ký, “cái hôm nay” không xu t hiện đồng thời

trên những trang văn, khác với “hiện tại chưa hoàn kết của tiểu

thuyết”, thời gian trong hồi ký là thời gian quá khứ, nhưng d u qua

độ lùi thời gian, độ lắng sâu của cảm xúc, hiện thực ngổn ngang đó

v n tươi ròng sự sống. D u n những sự kiện chính diễn ra trên toàn

đ t nước, độ giao thoa giữa cũ và mới trong đời sống xã hội, những

đột biến lớn lao trong đời sống tinh th n của từng cá nhân; sự lựa

chọn của người trí thức trước sự chuyển đổi lịch sử… T t cả những

v n đề lớn của cuộc sống sau chiến tranh và đổ mới đều được thể

hiện trong hồi ký.

3.1.2. Hiện thực đ i ngư i qua những bước thăng trầm

Đáp ứng nhu c u đổi mới của văn học, cũng như bao thể loại

văn học khác, từ sau 1975 các nhà văn viết hồi ký hướng ngòi bút

vào cảm hứng thế sự đời tư. Cũng chính cảm hứng này đã tạo sức

mạnh trong việc bộc lộ cảm quan về số phận cá nhân của thể hồi ký.

Điểm chung của phần lớn các hồi ký là đều đề cập số phận con

người trong những thời đoạn khốc liệt nhất của lịch sử. Bằng vài nét

phác họa nhưng đ y n tượng, Tô Hoài dừng lại lâu hơn ở số phận của

những người nông dân trong những cơn biến thiên lịch sử. Ma Văn

Kháng đặc biệt quan tâm đến số phận của người trí thức. Năm tháng

nhọc nhằn năm tháng nhớ thương là những trang tự bạch, trong đó nhà

văn cúi xuống lòng mình để nói lên những số phận trí thức trong một

xã hội “bề bộn, ngổn ngang. Phan Tứ quan tâm đến số phận của những

người dân miền cao trong những năm tháng chiến tranh.

Nhiều hồi ký đặt trọng tâm ở sự trăn trở “nhận đường”, “lên

đường” của văn nghệ sĩ. Với tư cách là người trong cuộc viết lại đời

mình, những sự kiện các tác giả hồi ký văn học từ 1975 đến 2010

quan tâm nh t là sự trăn trở, “nhận đường”, “lên đường” của các văn

Page 17: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

14

nghệ sĩ, đặc biệt là thế hệ nhà văn từng sáng tác trước 1945. Những

trăn trở này đã trở thành cảm hứng trong sáng tác, đồng thời cũng là

thước đo giá trị của sự nghiệp văn học của mỗi tác giả trong dòng

chảy lịch sử. Các tác giả tập trung luận giải những cơn “chuyển dạ”

trong hành trình sáng tác: l y hiện thực cuộc sống đương thời làm

nguồn cảm hứng sáng tác. Nó đã trở thành tuyên ngôn nghệ thuật của

một thế hệ văn nghệ sĩ đương thời, quan niệm văn nghệ và thái độ

của người nghệ sĩ đối với thời cuộc.

Hồi ký văn học từ sau 1975 đề cập nhiều về những hiện tượng

văn học không thuận chiều, gắn liền với nó là những số phận “không

đồng hành”. Trong hồi ký văn học từ 1975 đến 2010 của các nhà văn

đã đề cập r t nhiều về hiện tượng văn học không thuận chiều, những

“vụ án” văn chương, d n đến những số phận lạc thời. Một trong

những “vụ án” văn chương gây ch n động bao thế hệ là Nhân văn-

Giai phẩm. Những tác giả viết hồi ký ít nhiều đều là người trong

cuộc, muốn hay không muốn, dư ch n Nhân văn- Giai phẩm v n còn

ám ảnh (Mất để mà còn, Nhớ lại, Một thời để mất, Chiều chiều...).

Từ đặc trưng thể loại-hồi ký mang tính chủ quan, hiện thực

trong hồi ký văn học do tác giả là người trực tiếp tham gia hoặc

chứng kiến, nhớ lại, cho nên những sự kiện dù có tính phổ quát v n

đậm màu sắc cá nhân. Hiện thực trong hồi ký văn học đều gắn liền

với một không gian, sự kiện, con người... r t cụ thể. Hiện thực nhớ

lại, tái dựng trong hồi ký là hiện thực khúc xạ qua cảm xúc tâm trạng,

đúc kết những trải nghiệm của người viết hơn là tạo lập một văn bản

có tính hư c u, hoặc đơn thu n ghi chép những sự kiện. Cảm quan về

hiện thực trong hồi ký văn học vừa có tính chân xác theo lối điểm,

vừa có bề sâu, mang đậm nhân cách văn hóa của người c m bút.

3.2. C c dạng chân dung nhân vật

3.2.1. hân dung tự họa – Chủ thể hồi k văn học

Những cuốn hồi ký “là nơi tự thú mà tác giả không có ý gi u

mình dưới bóng dáng của nhân vật hư c u”. Viết về đời mình, chân

dung tự họa của nhà văn được đặt trong nhiều mối quan hệ đa chiều.

Đa ph n những nhà văn viết hồi ký đều hồi ức về tuổi thơ và

các mối quan hệ gia đình. Theo Freud, tuổi u thời đã ảnh hưởng,

để lại d u n trong suốt hành trình sáng tạo của người nghệ sĩ. Qua

những trang hồi ký, từ trường nhìn liên văn bản, người đọc hiểu

Page 18: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

15

thêm chân dung tính cách mỗi nhà văn (Tố Hữu, Tô Hoài, Anh Thơ,

Huy Cận...).

Điểm nh n của các hồi ký văn học là các nhà văn đều viết về

hoạt động nghề nghiệp của chính mình. Chân dung tự họa của chủ

thể hồi ký trong mối quan hệ với nghề nghiệp thể hiện được những

phẩm ch t cao đẹp của người nghệ sĩ. Cái tôi hồi ức trong hồi ký

thường là cái tôi tự ý thức, tỉnh táo nhìn lại sáng tác cũng như con

người mình (Tô Hoài, Lưu Trọng Lư, Quách T n, Đào Xuân Quý,

Ma Văn Kháng...).

3.2.2. hân dung được họa – Nhân vật trong hồi k văn học

Nhân vật trong hồi ký văn học đa dạng, đ y đủ mọi hạng

người, có nhiều mối quan hệ đậm nhạt với chủ thể viết hồi ký. Tuy

vậy, trong h u hết các hồi ký văn học, n tượng đậm nh t chính là

chân dung các văn nghệ sĩ, trong nhiều mối quan hệ và có cả cái tốt

l n cái x u, của cá nhân và tập thể, cộng đồng.

Điểm gặp g của các tác giả viết hồi ký là đều kể về những nhà

văn có cá tính, có sự nghiệp văn chương đồ sộ và cuộc đời lắm nỗi

thăng tr m. Huy Cận khắc họa chân dung nhà thơ Xuân Diệu (Hồi ký

Song Đôi). Tô Hoài dựng chân dung Nguyễn Tuân đậm nét bên cạnh

những nhà thơ/nhà văn khác như Nguyên Hồng, Xuân Diệu (Cát bụi

chân ai). Anh Thơ dựng chân dung Nguyễn Bính bên cạnh nhiều văn

nghệ sĩ cùng thời (Hồi ký Anh Thơ)…. Trong nhiều trang hồi ký,

không nổi lên như một nhân vật trung tâm, qua những hồi đoạn đứt

nối, lắp ghép, với những mảng màu tươi sáng hoặc xảm tối, l n lượt

chân dung các nhà văn hiện ra toàn vẹn.

Tiểu k t

Hiện thực đời sống và các dạng chân dung nhân vật - chân

dung tự họa của người viết hồi ký; cũng như các nhà văn, nhà thơ lớn

được khắc họa từ điểm nhìn của người viết hồi ký thật sinh động,

chân thật đến b t ngờ. Những góc khu t, những sinh hoạt bếp núc

văn chương đều được lột tả - đây chính là điều mà các thể loại khác

khó làm được, kể cả thể tài chân dung văn học r t phổ biến những

năm đ u thế kỉ XXI. Những trang hồi ký đã cho người đọc có cơ hội

được kiểm chứng lại hiện thực, lịch sử đ t nước mà trong đó những

con người một thời đã sống, đã viết...

Page 19: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

16

Chư ng 4

NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT CỦA HỒI KÝ VĂN HỌC

VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010

4.1. Trần thuật từ ngôi t c giả và tổ chức điểm nhìn

4.1.1. Sự chu ển hóa hình tượng tác giả vào ngư i kể chu ện

Ở hồi ký, tác giả vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là người kể

chuyện. Hình tượng tác giả đồng nh t với con người tác giả, với chủ

thể sáng tạo, thể hiện trực tiếp trong văn bản nghệ thuật.

Theo quy ước của thể loại, tr n thuật từ ngôi tác giả, đa ph n

các hồi ký đều kể chuyện từ ngôi thứ nh t- một cái tôi thông suốt, kể

về mình, kể về những người có mối quan hệ với mình, kể về những

hiện tượng gây n tượng sâu đậm trong hồi ức. Hồi ký có sự đồng

nh t giữa cái tôi hư c u và cái tôi của tác giả. Hồi ký của Huy Cận có

sự trùng khít giữa tác giả- chủ thể tr n thuật- người kể chuyện. Hồi

ký của Phan Tứ, người kể chuyện- chủ thể hồi ức- tôi giữ quyền kể

chuyện từ đ u đến cuối. Còn hồi ký của Lưu Trọng Lư được triển

khai trên điểm nhìn người kể chuyện xưng tôi.

4.1.2. Sự uân chu ển điểm nhìn

Trong nhiều văn bản hồi ký, những sự kiện trong quá khứ,

chân dung tự họa, chân dung được họa tái dựng từ điểm nhìn của

điểm nhìn chủ quan nhà văn- người viết hồi ký. Tuy vậy, để tạo tính

khách quan cho câu chuyện quá khứ, vả lại tôi không phải là đ ng

toàn năng, trong mạch tr n thuật, các tác giả luôn chuyển điểm

nhìn; hoặc trao quyền cho nhân vật khác kể chuyện; hoặc mờ hóa

điểm nhìn chủ quan. Điều này th y ở hồi ký của Huy Cận, Phan Tứ,

Tô Hoài,...

ự luân chuyển điểm nhìn tr n thuật khiến câu chuyện quá khứ

không đơn điệu, hiện thực đời sống, chân dung nhân vật trở nên sinh

động. Trong Hồi Ký Song Đôi, Huy Cận trượt điểm nhìn thời gian,

đưa câu chuyện kể về thời điểm hiện tại. Cuốn hồi ký chủ yếu kể về

tình bạn giữa Huy Cận và Xuân Diệu, vì vậy những đoạn hồi ức về

nhà thơ, người kể chuyện chuyển điểm nhìn, để Xuân Diệu tự kể về

mình. Từ cách thức đó, người kể chuyện số 1 trao quyền kể chủ thể

hồi ức thứ 2, xưng tôi, kể về mình. Liên tục đổi vai người kể chuyện,

chuyển đổi điểm nhìn, những trang hồi ký không đơn thu n tái hiện

Page 20: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

17

quá khứ lép, một chiều mà sinh động, đa dạng. Các sự kiện, con

người trong hồi ký vừa được nhìn đa chiều, đa góc độ nhưng vừa

đảm bảo tính khách quan thông qua điểm nhìn hiện tại của người kể.

4.2. Đa dạng hóa k t cấu trần thuật

4.2.1. K t cấu tu n tính

Nhìn bề mặt văn bản đa ph n hồi ký văn học từ 1975 đến 2010

v n sắp xếp các sự kiện theo trật tự thời gian tuyến tính kiểu truyền

thống. Tuy vậy, trong hồi ký, mạch tr n thuật, c u trúc văn bản chịu

sự chi phối bởi cơ chế hồi ức, vì vậy dòng hồi tưởng có lúc phá v

thứ tự thời gian. Cũng có những trường hợp c u trúc văn bản đảo

ngược, tuân thủ theo logic hồi ức, trí nhớ của người kể chuyện.

Cũng tái dựng lại quá khứ xuôi theo chiều như mạch thời gian

chảy trôi tuyến tính nhưng hồi ký của Anh Thơ, Hoàng Minh Châu

mở đ u là điểm đ u mút của quá khứ, kết thúc là hiện tại với bao

phồn tạp, đa đoan của cuộc đời. Hồi ký của Tô Hoài mở đ u và kết

thúc theo kiểu tương ứng, vòng tròn. Dạng kết c u này tỏ ra hữu

dụng để nhà văn vừa xoay quanh nhân vật trung tâm, vừa dung chứa

trong cái vòng tròn y bao thời đoạn, cảnh đời, số phận con người.

4.2.2. K t cấu ắp ghép

Với cách tổ chức tr n thuật này, nhiều mảnh ghép sự kiện,

mảnh đoạn đời người đan xen không theo logic, tưởng như mạch kể

có v lan man, rối rắm, tùy tiện nhưng thực ch t người kể chuyện r t

chủ động xâu chuỗi nối kết các yếu tố trong câu chuyện tạo thành

mạch liên kết văn bản.

Trên bề mặt văn bản, các chương đoạn như bị cắt rời, mạch kể

nhớ đâu kể đó, đậm nhạt khác nhau nhưng trong mạch ng m văn bản

v n có độ kết dính. Việc lắp ghép sự kiện g n xa, quá khứ hiện tại

khiến câu chuyện quá khứ dung chứa nhiều mẩu chuyện, nhiều mảnh

đời, nhiều thăng tr m lịch sử. Kết c u này đã tạo được sự linh hoạt

trong di chuyển không gian, sự kiện và điểm nhìn làm cho mạch kể

trở nên linh hoạt, h p d n.

4.2.3. K t cấu iên văn bản

ự dung hợp thể loại, độ nhòe mờ giữa đường biên thể loại;

những yếu tố ngoài cốt truyện lồng vào truyện kể tạo nên hình thức

liên văn bản hay văn bản trong văn bản hồi ký. Chính hình thức này

Page 21: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

18

làm cho lối tr n thuật sinh động, h p d n, vừa là khả năng để người

viết chuyển tải những thông tin theo dòng hồi ức.

Hình thức liên văn bản trong hồi ký sau 1975 khá đa dạng.

Những yếu tố ngoài văn bản như lời mở đ u, lời bạt, chú thích, thông

báo… như một thủ pháp tr n thuật để tái hiện dòng hồi ức, đồng thời

tạo cảm giác về độ chân xác của câu chuyện kể.

Trong c u trúc văn bản, các tác giả hồi ký đã trích đoạn các

dạng thức văn bản khác như nhật ký, thư từ, những bài thơ, hoặc tiểu

luận. Một số hồi ký đan lồng vào dòng hồi ức bằng những bức ảnh,

thủ bút của chính mình hay của những người có uy tín liên quan đến

câu chuyện kể. Thư trong hồi ký cũng là hình thức phổ biến. Về nghệ

thuật tr n thuật, hình thức bức thư là một cách di chuyển điểm nhìn,

khiến cho câu chuyện kể đ đơn điệu, điểm nhìn của người kể cũng

như nhân vật được khắc họa trở nên đa chiều và h p d n. Một thể

loại chiếm ưu thế trong những trang hồi ký là nhật ký. Đưa nhật ký

vào hồi ký khiến những trang hồi ức trở nên tươi mới, độ xác thực

của sự kiện càng cao, những v n đề gan ruột nh t, riêng tư nh t được

bày ra làm cho những v n đề một thời được lý giải ở t ng sâu nh t

của nó. Thơ trong hồi ký là hình thức đặc biệt, được các nhà văn sử

dụng phổ biến trong mạch tự sự làm cho hồi ký trở nên trữ tình, tạo

nên ch t thơ cho những trang ghi chép và mạch ng m văn bản từ đó

được mở ra gắn với những cảm hứng của người kể.

4.3. Sự đa dạng của ngôn ngữ trần thuật

4.3.1. Ngôn ngữ ngư i kể chu ện

Với đặc thù của thể hồi ký, kể lại những biến cố xảy ra trong

quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến, do vậy, ngôn

ngữ kể trong hồi ký là thành ph n r t quan trọng. Tuy nhiên, do nhu

c u bộc lộ cảm xúc cũng như ý thức của nhà văn trong quá trình kể

cốt sao làm cho trang hồi ký của mình trở nên h p d n; để từ chuyện

của một người nói chuyện của nhiều người, chuyện cá nhân nhưng là

chuyện xã hội, người viết phải đắp da, đắp thịt cho cái khung sự việc

của mình bằng ngôn ngữ miêu tả và bộc lộ cảm xúc. ự kết hợp này

vừa tạo được trường nhìn về hiện thực cuộc sống và con người của

người viết hồi ký, vừa làm tăng thêm nét sinh động và mỹ cảm cho

trang hồi ký của mình.

Page 22: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

19

Là thể loại người viết trực tiếp kể lại câu chuyện quá khứ, nên

ngôn ngữ trong hồi ký thường mạng đậm ch t chủ thể, thể hiện

phong cách, cá tính của tác giả. Khi ý thức về cá nhân phát triển thì

nhà văn càng cố gắng tạo dựng d u n ngôn ngữ riêng. Ch t hài

hước, suy ng m hay nên thơ trữ tình, sự trau chuốt bóng bẩy hay ch t

mộc mạc, cái khôn ngoan minh m n hay đáo để của người viết đều

bộc lộ sắc nét qua lời bình trong tác phẩm. Ch t trữ tình đậm nét

trong ngôn ngữ của Lưu Trọng Lư, Anh Thơ. ắc thái ngôn từ của Tô

Hoài thật đa dạng, lúc thì thật trữ tình sâu lắng, thoắt cái trở nên sắc

cạnh, gân guốc và đôi khi lạnh lùng, tàn nh n trong từng từ ngữ. Đào

Xuân Quý, Hoàng Minh Châu, Tố Hữu, Huy Cận lựa chọn một ngữ

vựng chính xác và cú pháp linh hoạt đã tạo nên lối viết có chiều sâu.

Lớp ngôn ngữ trong hồi ký Phan Tứ giản dị nhưng linh hoạt, h p d n.

Ngôn ngữ của Ma Văn Kháng vừa chân phương, tự nhiên trong lời

kể, vừa r t tinh tế, sống động trong những hình ảnh miêu tả.

4.3.2. Ngôn ngữ nhân vật cá tính hóa, đậm chất đ i thư ng

Với lối tr n thuật hồi ức, trong hồi ký chủ yếu là ngôn ngữ

người kể chuyện, ít ngôn ngữ nhân vật. Chân dung nhân vật hiện ra

chủ yếu qua lời kể, lời tả, lời bình của người kể chuyện. Tuy vậy, linh

hoạt trong cách kể, nhiều hồi ký văn học sau 1975 sử dụng đối thoại

như một yếu tố hình thành câu chuyện kể. Lời thoại nhân vật được cá

thể hóa, góp ph n lớn trong việc khắc họa chân dung người thật việc

thật. Tổ chức đối thoại giữa các nhân vật, các tác giả hồi ký gặp g

nhau ở việc sử dụng hệ ngôn từ đậm ch t sống, ch t đời thường để

tạo dựng một quá khứ g n gũi, chân thật, một hiện thực cuộc sống

đúng như chính nó với t t cả v thô mộc, xù xì. Hệ ngôn ngữ này

được tạo ra bởi ch t liệu ngôn từ đặc sắc: các lớp từ, hình ảnh, cách

diễn đạt mang màu sắc địa phương, phong tục, khẩu văn,… Lối sử

dụng ngôn từ này để tạo cái tươi nguyên cho quá khứ, gây hiệu ứng

nhận thức, thẩm mỹ cao; sử dụng ngôn từ giàu thông tin, cách miêu

tả, phân tích tỉ mỉ, sống động làm cho lối tr n thuật mang nét sắc thái

riêng của người kể ở trang hồi ký của nhà văn.

Nhiều tác giả hồi ký còn gán vào lời thoại của nhân vật những

từ ngữ thô tục, hoặc sử dụng thành ngữ, quán ngữ lồng trong ngôn

ngữ nhân vật nhằm bàn về nhân tình thế thái; hoặc thể hiện ý đồ tái

hiện hiện thực; tô đậm tính cách của một con người, hay đánh giá về

một hiện tượng trong thời cuộc đã qua một cách n tượng nh t.

Page 23: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

20

4.4. Giọng điệu trần thuật

4.4.1. Giọng tri t , su tư

Hồi ký luôn là nơi người viết thành thực với chính mình; nơi

người viết muốn chia s , tâm tình, bộc bạch sau cả chặng đường đời

trải nghiệm với bao thăng tr m, đa đoan của kiếp người; những va

đập trong cuộc đời riêng tư, những trăn trở về nghề, những số phận

truân chuyên liên quan gián tiếp hoặc trực tiếp đến tác giả hồi ký.

Đặc điểm đó chi phối cách tổ chức văn bản hồi ký, đặc biệt là giọng

điệu. Với đặc thù của thể hồi ký- kể về quá khứ từ điểm nhìn hiện tại

đa chiều, giọng điệu hồi ký sau 1975 là giọng triết lý, chiêm nghiệm.

Ngay từ các nhan đề tác phẩm hồi ký đã là những tín hiệu thẩm

mỹ giàu ch t triết lý về đời người (Nửa đêm sực tỉnh, Cát bụi chân

ai, Chiều chiều, Mất để mà còn..). Xuyên suốt các tập hồi ký là

những triết lý, chiêm nghiệm của người kể chuyện về những sự kiện,

biến cố đã xảy ra trong cuộc đời mình; hoặc liên quan đến những

người chung quanh mà mình đã chứng kiến. Ng m suy, chiêm

nghiệm về mình, về người, về đời, giọng triết lý trong hồi ký nhiều

sắc thái.

4.4.2. Giọng trữ tình, hoài niệm

Một trong những yếu tố làm nên tính thẩm mỹ của các thiên

hồi ký sau 1975 là đa thanh, đa giọng. Trong đó, ch t giọng trữ tình

(đan xen với giọng chính luận của ký) là một bình diện thẩm mỹ tạo

sức cuốn hút cho những câu chuyện được kể lại từ hồi ức. Giọng điệu

trữ tình là dây truyền cảm giữa chủ thể viết hồi ký- người kể chuyện

và đối tượng thẩm mĩ- hiện thực và con người. Hồi ức về làng quê,

gia đình, những số phận con người, đời văn, những v p váp nghề

nghiệp…qua ngôn ngữ, giọng điệu trữ tình trở nên tươi mới, gợi cảm.

Người viết hồi ký- chứng nhân của những câu chuyện quá khứ,

khi kể thường bộc lộ cảm xúc. Do đặc trưng thể loại, cảm thức hoài

vãng đã chi phối giọng điệu tr n thuật của hồi ký, làm nên ch t giọng

trữ tình, hoài niệm ở nhiều tác phẩm. Giọng trữ tình là ch t men say

tô đậm thêm sức h p d n của Hồi ký Anh Thơ. Giọng chủ đạo trong

hồi ký của Huy Cận là giọng tâm tình sâu lắng của một nhà văn sống

trong hoài niệm, nhìn về những ngày tháng đã xa bằng cái nhìn của

người trong cuộc. Hồi ký của Huy Cận thuộc dạng “hồi ký trữ tình”.

Cát bụi chân ai là thiên hồi ký đa giọng điệu, trong đó giọng trữ tình

Page 24: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

21

cảm thương khá đậm nét. Hồi ức về những số phận văn chương,

những chân dung nhà văn lạc thời, giọng trùm trên nhiều trang hồi ký

của Tô Hoài là trữ tình sâu lắng. Giọng trữ tình còn thể hiện qua

những lời tả xu t hiện với t n số lớn trong hồi ký Bùi Ngọc T n,

Phan Tứ…

4.4.3. Giọng dí dỏm, hài hước

Theo Pospelov, trong Dẫn luận nghiên cứu văn học, “Thiên

hướng khám phá ch t hài trong đời sống và tái tạo nó trong tác phẩm,

không chỉ là do những đặc điểm tài năng bẩm sinh của nhiều nhà văn

mà còn do những đặc điểm thế giới quan làm cho họ tập trung chú ý

vào sự không phù hợp giữa kỳ vọng và khả năng thực tế của những

con người thuộc một giai t ng xã hội nh t định”. Tác giả hồi ký là

những nhà văn dày tuổi đời, tuổi nghề, hành trình sáng tác nhiều

thăng tr m qua những chặng đường lịch sử. Nhìn lại những “năm

tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương”, các nhà văn gặp g nhau ở

một điểm chung là chọn tiếng cười hài hước nhẹ nhàng để lý giải độ

vênh lệch giữa tác phẩm của mình/của đồng nghiệp với t m đón đợi

của thời đại. Giọng dí dỏm, hài hước trở thành một giọng chủ đạo ở

thể loại “ôn cố tri tân” này.

“Ch t hài hước chân chính bao giờ cũng xu t phát từ sự suy tư

triết lí, khái quát hóa về những thiếu sót của cuộc đời”. Giọng hài

hước còn nhằm hướng vào chính mình. Từ sau 1975, với nhu c u tự

nhận thức, dạng hồi ký tự trào trở nên phổ biến. Dưới một hệ thẩm

mỹ mới, tiếng cười- một phạm trù thẩm mỹ, được lựa chọn như một

cách thức nói rõ, nói thật những v n đề quá khứ, trong đó có chủ thể

hồi ký khi dựng chân dung tự họa hoặc chân dung được họa.

Tiểu k t

Nghiên cứu hồi ký văn học từ 1975 đến 2010, chúng ta nhận ra

sự đa dạng của giọng điệu, ngôn từ, kết c u tr n thuật. Ngôn ngữ hồi

ký không còn đóng khung trong nhiệm vụ ghi chép, thuật kể mà là

thứ ngôn ngữ đa thanh, nhiều âm hưởng. Người kể chuyện trong hồi

ký không đơn thu n thuật chuyện từ một điểm nhìn mà luôn có sự

luân phiên thay đổi điểm nhìn tr n thuật. Trong hồi ký từ 1975 đến

2010 đã có mặt kỹ thuật hiện đại trong dựng cảnh, dựng người, tái

hiện hiện thực đã qua. Những tác phẩm hồi ký văn học sau 1975 đến

2010 trở thành những tác phẩm nghệ thuật thực thụ.

Page 25: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

22

KẾT LUẬN

1. Hồi ký nói chung và hồi ký văn học nói riêng là thể loại ra

đời, phát triển r t muộn trong đời sống thể loại văn học Việt Nam.

Nhìn từ quá trình vận động nội tại của văn học, đây là sự tìm tòi thể

loại có khả năng thích ứng với tâm thế nhà văn, với nhu c u được

giãi bày và khuynh hướng tự v n đang ngày càng phổ biến trong văn

học nước ta. ự phát triển của thể hồi ký cũng chứng tỏ kinh nghiệm

cá nhân đang trở nên có giá trị hơn và hồi ký chính là một cách nhìn

trực diện vào cái tôi của người viết. Với cá nhân mỗi nhà văn, bằng

hồi ức về cuộc đời mình, tác giả viết hồi ký chẳng c n phải tìm kiếm

thế giới ở đâu xa mà ở chính trên gương mặt đ y d u n thời gian của

mình. Viết hồi ký cũng là cách sòng phẳng với quá khứ bởi dù có nhớ

và quên, thật và giả, chủ quan và khách quan,… thì nhà văn cũng

không thể l n tránh được chính mình. Có lẽ đ y là lý do chủ yếu để

nhà văn thời đổi mới tìm đến thể hồi ký như tìm đến một cách tiếp

cận không chỉ với hiện thực bề mặt mà còn với hiện thực bên trong

đ y phức tạp và bí ẩn của con người.

Cũng th y rằng, trong sự vận động tự thân nội tại văn học,

những khung thể loại tự bộc lộ sự giới hạn của nó, chính vì thế, hồi

ký đã phát triển để tự nó tạo nên những đặc trưng riêng nhằm đáp

ứng quan niệm về thể loại đang được nới rộng. Không phải ng u

nhiên mà hồi ký là nơi lưu giữ những câu chuyện thật nh t, đời nh t

của văn nhân, nghệ sĩ bằng những ch t giễu nhại và giọng tự thú, tự

v n làm cho cái ch t đời, ch t người hiện lên một cách chân thật đến

“cận cảnh” và không kém ph n h p d n, lôi cuốn. Và cũng từ sự nới

rộng thể loại, nội tại văn học đã cho phép thể hồi ký viết về quá khứ -

những cái quá khứ y luôn đặt trong trạng thái động để biên độ của

thể loại hồi ký mở được tới những thể nghiệm và khám phá mới mà

người viết hồi ký tiếp cận lịch sử tự do hơn, gửi gắm được nhiều hơn

những n tượng, tâm trạng của mình từ chính sự trải nghiệm của bản

thân. Như vậy hồi ký đã đáp ứng được nhu c u về vai trò kinh

nghiệm của cá nhân tham gia đánh giá lịch sử được coi trọng hơn vai

trò kinh nghiệm tập thể.

2. Xu t phát từ nhu c u đáp ứng những đòi hỏi của con người

trong xã hội hiện đại luôn mong muốn được tiếp cận sự thật, nhận

thức quá khứ, chiêm nghiệm cuộc sống thì tự thân hồi ký đã đảm

Page 26: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

23

trách được nhiệm vụ khai thác hiện thực ở bề rộng l n chiều sâu. Hơn

thế nữa, nhu c u người viết hồi ký không c n phải xây dựng cốt

truyện một cách công phu, nhân vật với những tình huống lôi cuốn,

h p d n. T t cả chỉ c n thành thật, sòng phẳng với quá khứ bằng

những n tượng, tâm trạng của mình cũng như những cảm nhận còn

lại sau năm tháng, những suy nghiệm được chắt lọc từ chính sự từng

trải của bản thân mình.

Thành tựu của hồi ký văn học từ 1975 đến 2010 đã tạo được

một diện mạo phong phú và đóng một vai trò quan trọng trong nền

văn học Việt Nam hiện đại. Một trong những cơ sở làm nên giá trị

của hồi ký giai đoạn này là bản thân nó hướng đến “cự ly g n” của sự

thật, đáp ứng được xu hướng tiếp nhận văn học của công chúng. Và

hồi ký đã thỏa mãn được hướng tiếp nhận từ nhiều góc độ: văn hóa,

văn học, lịch sử, mỹ học...

3. Trong thực tiễn sáng tác, hồi ký văn học Việt Nam từ 1975

đến 2010 vừa phát triển trong quy luật chung của đặc trưng thể loại

nhưng v n có những xu hướng riêng trong từng giai đoạn phát triển

của mình. Mười năm đ u trước đổi mới (1975 - 1986), người viết hồi

ký tái hiện quá khứ để tri ân, với cái tôi chứng nhân phát ngôn cho

tinh th n cộng đồng chứ chưa phải là nơi bộc bạch tiếng nói của cái

tôi cá nhân đậm tính chủ quan. Từ sau đổi mới (1986 - 2010), v n

xoay quanh hai v n đề cốt lõi là cái tôi cá nhân và sự thật lịch sử

nhưng cái tôi nhân chứng trong các tác phẩm hồi ký trở về với cuộc

sống đời thường, nơi để bộc bạch tiếng nói đậm tính chủ quan, những

sự thật bị chìm l p đòi được lên tiếng... Những giá trị thuộc về cá

nhân, những sự thật về lịch sử, về con người... đã được hồi ký giai

đoạn này tìm lại và chuyển tải càng làm cho đời sống vận động của

mình vừa có tính kế thừa, vừa trở nên phong phú, bề thế trong một

diện mạo riêng.

Hồi ký văn học từ 1975 đến 2010, trong sự vận động đã khẳng

định được những bước phát triển đáng kể với những biểu hiện phong

phú về nội dung, những đổi mới đáng kể về phương thức biểu đạt.

Thành công đó khiến hồi ký không còn là tiếng nói cá nhân, tiếng nói

của ngày hôm qua, mà chuyển tải được những v n đề lớn có ý nghĩa

khái quát cho mọi thời đại. ự cách tân đáng ghi nhận trong nghệ

thuật biểu hiện và thi pháp thể loại của hồi ký văn học giai đoạn 1975

Page 27: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

24

đến 2010 là sử dụng ngôn từ cá tính hóa, đậm ch t đời thường; đã tạo

ra sự đa giọng điệu; với các kết c u lỏng, bản ch t thể loại khó phận

định rõ ràng bởi có sự thâm nhập các thể loại khác (nhật ký, tự

truyện, tiểu thuyết tự thuật,…) vừa làm tăng thêm mỹ cảm trong tiếp

nhận, vừa chia s “cách đọc”, khơi gợi những định hướng trong việc

nhận diện, đánh giá dưới góc nhìn khách quan, khoa học và có tính

khu biệt về thể hồi ký.

4. Những giá trị đạt được ở phương diện nội dung và nghệ

thuật, hồi ký văn học từ 1975 đến 2010 đã khẳng định một trí quan

trọng của thể loại trong nền văn học nước nhà. ong, v n còn một

số tác giả, tác phẩm quá chú trọng đến sự liệt kê những tư liệu, nặng

“ghi chép”; yếu tố thẩm mỹ, cái tôi tác giả mờ nhạt làm cho độ

“nặng” của những trang hồi ký chưa thỏa mãn được nội lực thể loại

và nhu c u của người đọc. Trong một số hồi ký ngoài những thành

công cũng không tránh khỏi những hạn chế, do tính chủ quan của

hồi ký. Tự kể lại chuyện đời, cái tôi hồi ức trong quá trình đối diện

với chính mình nhưng v n chưa “thành thật”, có thiên hướng “tự

mê”, hoặc tinh th n “sám hối” quá cường điệu. Những “lỗi” này

thuộc về cá nhân chứ không thuộc về đặc trưng của thể hồi ký. Do

đó, khi tiếp nhận tác phẩm hồi ký cũng c n trang bị những hiểu biết

về thể hồi ký để có tâm thế thẩm định và công tâm đón nhận sao

cho thỏa mãn về một tác phẩm hồi ký trong chỉnh thể đặc trưng thể

loại này: vừa “chỉn chu” theo cái “khung” truyền thống vừa phóng

khoáng, năng động trong hành trình phát triển của nó để làm sao

mỗi tác phẩm hồi ký là một viên gạch làm nên diện mạo thể hồi ký

nói riêng và đời sống văn học nước nhà nói chung trên hành trình

hội nhập với văn học thế giới.

Page 28: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

HUE UNIVERSITY

COLLEGE OF SCIENCES

NGUYEN QUANG HUNG

CHARACTERISTICS OF

VIETNAMESE LITERARY MEMOIRS

FROM 1975 TO 2010

Program : Vietnamese Literature

Code : 62 22 01 21

DISSERTATION SUMMARY

VIETNAMESE LITERATURE

HUE - 2016

Page 29: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

The dissertation is finished at: College of Sciences, Hue University

Supervisor: Le Thi Huong, PhD

Nguyen Dinh Vinh, PhD

Reviewer 1: …………………………………………………………..

Reviewer 2: …………………………………………………………..

Reviewer 3: …………………………………………………………..

The dissertation is defensed at Hue University Graduate Council at:

...............................................................................................................

...............................................................................................................

At .........………time …......... date……… month …….. year ……….

The dissertation is archived at the library ……………………………

Page 30: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

PUBLICATIONS

1. “Characteristics of Vietnamese literary memoirs from 1975 to

2010”, 2006, Journal of Arts and Culture (Ministry of Information

and Culture), no. 4, p. 78-80 and 91.

2. “Portrait of writers in literary memoirs”, 2010, Non Nước Journal

(Da Nang City) no. 155, p. 66 - 68.

3. “Self-portrait in memoirs as viewed from genre features”, 2016,

Literature Journal, no. 2, p. 122-.129.

4. “Multitone of Vietnamese literary memoirs after 1975”, 2016,

Journal of Sciences, Hue University, no. 1, p. 91-99.

5. "The perception of reality and humanity in Vietnamese literary

memoirs after 1975", 2016, Journal of Sciences, Saigon University

(Attach the Confirmation to publish).

Page 31: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

1

INTRODUCTION

1. Topic choice reason

1.1. From 1975 onwards, Vietnamese literature has been rejuvenated

under various terms. One of the important facets conforming to the

diversity in literature at this stage is the renovation and

transformation in genre. At previous stages, as seen from each

literature community’s perspective, there are genres considered the

backbone, while others are on the periphery/peripheral literature.

After Doi Moi policy (especially 1986 onwards), in the shift of

artistic thinking, the “genre view” is also subjected to changes. In

each genre’s self-movement, the genre equity is gradually

highlightened in receving perception and awareness of literature

community. According to Bakhtin, in literature life, genres are

placed in equal relationship in regard to their values, but each genre

is the demonstration of “an artistic attitude toward reality, a way of

sensing, viewing, regarding and explicating the world and human

being”. Memoir is one of special genres of Vietnamese literature

process.

1.2. After 1975, notably after Doi Moi, in reception of revitalized

theories of global literature, as an essential trend, memoir bears

various modern factors. Post-1975 works of memoir endow with

conducive and multifaceted information, adapting to artistic

sensation expected by modern audience. The magnet of memoirs is

exposed within theirs arts aesthetics; abundant and lavish content;

stemming from invigorating demonstration, from the compassion

and responsibility for human being and profession felt by writers.

1.3. As for genre category, memoir is a narrative one. However, it

has not been adequately interested in its role and position; it has not

been researched thoroughly and comprehensively in terms of genre

characteristic.

For above-mentioned reasons, we choose to study Memoir

characteristics of 1975-2010 Vietnamese literature to ascertain rules

of movement, development steps in the demonstration of content and

artsin memoir, affirming memoir’s accomplishments in addition to

modern Vietnamese literary improvement.

Page 32: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

2

2. Research target and scope

2.1. Research target

The dissertation’s research target is memoir characteristics of

1975-2010 Vietnamese literature.

Works of literary memoir published in Vietnam from 1975 to

2010 are in survey ranges of the dissertation. However, the

dissertation focuses on memoirs written by influential writers, poets

who published high-profile works in terms of literature and arts.

On those criteria, the dissertation’s survey target is memoir

volumes classified as:

Memoirs written by writers with pre-1945 published works: In

reminiscence of an age (To Huu); Awaken at midnight (Luu Trong

Lu); Dream Mountain-Lake Mirror (Mong Tuyet); Anh Tho Memoir

(Anh Tho); Sandunder some feet, Late afternoon (To Hoai); Quach

Tan Memoir (Quach Tan); Song Doi Memoir (Huy Can).

Memoirs written by writers with post-1945 published works:

Recall (Dao Xuan Quy); To lose to remain (Hoang Minh Chau);

Hard months, hard years and memories (Ma Van Khang); An age to

lose (Bui Ngoc Tan); In mountain rain (Phan Tu); …

2.2 . Research scope

The dissertation’s research scope ranges from the genre’s

aesthetic properties to narrowing down 1975-2010 literary memoir

characteristics in some terms: memoir overview – main trends; main

features of content; memoir character and narrative art.

3. Theoretical foundation and research methodologies

3.1. Theoretical foundation

The dissertation adopts definitions of prosody, autobiographical

study to analyze the approach and exploitation into reality; a look at

human being; the conduct of narrative point of view, … of memoir.

Besides, the dissertation applied the genre theory to localize memoir

properties against other genres/subgenres.

3.2. Research methodologies

- Typological method

Page 33: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

3

- Structural-Systematical method

- Comparative-Collating method

- Statistictical-Classifying method

4. The dissertation’s contribution

4.1. Systemizing related theories of memoir, the dissertation sets

forth explications of factual research to generalize various

definitions characterized by literary memoir.

4.2. This is a systematic study of memoir to revive lineaments, to

depict the movement and development of memoir, especially literary

memoir in Vietnam from 1975 to 2010; on that basis, the dissertation

focuses on theoretical issues and historical literature as the genre

movement, the literary interactivity, and psychology of creativity

and reception.

4.3. To assert unique personality in revitalizing the genre, and to

affirm memoir’s role, position and value in national literature in

general and post-1975 literature in particular.

5. The dissertation’s structure

Apart from the Introduction, Conclusions and References, the

main content includes 4 chapters:

Chapter1: Research overview.

Chapter 2: Lineaments of memoir in modern Vietnamese

literature.

Chapter 3: Perceptions of reality and portrait types of

memoir’s characters in 1975-2010 Vietnamese literature.

Chapter 4: Narrative art of literary memoir in Vietnamese

literature from 1975 to 2010.

Page 34: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

4

Chapter 1

RESEARCH OVERVIEW

1.1. The overview of 1975-2010 memoir research

1.1.1. Gerenal works and papers of research

As for genre theory, the interested issues of researchers and

critics is the fictionality in memoir, the relationship between the

narrator and the writer; the difference between the characters in

memoir and those in novel;…Papers by Nguyen The Hung and Lung

Ich Can, Pham Hong Giang, lay emphasis on the narrator’s character

and role in memoir. Vu Duc Phuc mentioned the fictionality in

memoir. Ha Minh Duc distinguishes the difference of ego

demonstrated in narrative genre - memoir and in novel-

autobiography.

To generalize features of 1975-2010 Vietnamese literature’s

memoir, notably Textbook of modern Vietnamese literature

published by Hanoi University of Education; and Literary theory,

chief author Ha Minh Duc.

Writer Nguyen Ngoc took notice of literary memoir, more or

less showing the result for post-1975 memoir development. Do Hai

Ninh searches the answer for the interesting phenomenon of

widespeard coverage of memoir in literary circle after 1975. Ly Hoai

Thu gave prominence to memoi’s stand, the topic diversity, and the

adaption to the cognitive demand of reality made by memoir in Doi

Moi period. Bich Thu shares an outline of post-1975 memoir’s

development in literature, in particular.

1.1.2. Research works and papers into each author and each work

There is a remarkable number of writings on To Hoai’s

memoir. Van Thanh addresses evocatively of memoir writing art by

To Hoai. Studies and treatise on Sand under some feet and Late

afternoon by Tô Hoài, shows some significant reviews on the unique

features in their content and art, drawing the whole picture of

potentiality and breadth of To Hoai’s memoir in particular and

Vietnamese literary memoir, in general. As for To Hoai, who is born

to write, Nguyen Dang Diep highlights artistic facet and novel

Page 35: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

5

substance in To Hoai’s memoir remarking: “Possessing a not –

overstated-look is strength of To Hoai. It makes the author, no

matter under what genre he/she is writing, be able to endow the

novel substance which was mentioned by M. Bakhtin”. Writings

made by Dang Thi Hanh, Phong Le, Dang Tien, Vuong Tri Nhan,

Nguyen Van Tho, Xuan Sach and Tran Duc Tien all apperiated 2

works of To Hoai’s memoir.

Anh Tho’s memoir also appeals to researchers and critics. In

Long-lasting beauty of the hometown paiting, there are writings of

Anh Tho’s memoir by Vu Quan Phuong, Pham Tu Chau, Xuan

Cang, Tran Cu, Nguyen Van Long, Nguyen Ngoc Hien and Ly Thi

Trung … Those writings set the tone for study into Anh Tho’s

memoir in regard to genre characteristics.

Female author Mong Tuyet’s memoir–Dream Mountain-Lake

mirror Núi Mộng gương Hồ captivated the attraction of researchers

and critics.

As for Ma Van Khang’s Hard months, hard years, and

memories, there arewritings by Ho Anh Thai, Nguyen Ngoc Thien,

Bui Binh Thi, Dinh Huong Bon, Thi Thi, and research works by

Nguyen Thi Nguyen, Le Thi Kim Lien. Authors initially endow

remarks on specific values of Ma Van Khang’s memoir concerning

its content and art.

As for In reminiscence of an age of To Huu, author Mai Huong

recognizes To Huu’s unique writing style is to exhibit parallelism in

revolutionary process and poetic process. Tran Dinh Su addresses on

To Huu’s memoir: “consolidated our definition: To Huu poetry is

politic romantic poetry in which various characteristics are thoroughly

explicated only under related school of thought”.

Works of memoir by Nguyen Vy, Luu Trong Lu, Huy Can,

Dao Xuan Quy, Nguyen Ngoc Tan, Hoang Minh Chau, Phan Tu…

are interested by researchers and critics together with valuable

remarks.

1.2. Assessing research activity and direction

1.2.1. About research activity

There has not been any general work on memoir’s

linearments. The analysis and explication of conditions, trends and

Page 36: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

6

rules of memoir’s development are still divided. Even theoretic

works or textbooks give credit to memoir only in a few pages.

Research works of memoir’s authors and writings are not

implemented in a systematical and comprehensive manner.

1.2.2. Research direction

To survey and classify works of memoir to revive their

linearments, depicting the movement and improvement of memoir,

notably Vietnamese literary memoir from1975 to 2010; at the same

time, to place memoir in a complete format to survey and benchmark

to clarify portraits of writers, and phenomena of literature, politics,

education and culture…in Vietnamese society. Accordingly, to

systemize and evaluate artistic features of literary memoir is to

define role and position of this genre in national literary life.

Sub Conclusion

In Vietnam, memoir’s emergence is later than other literary

genres but its establishment and growth set a new tone for national

literary life. Literary researchers take notice, remark about positions

of each author and work of memoir, endowing basic theoretic

grounds to study memoir’s features. However, related works are

scattered, divided and unsystematical.

Page 37: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

7

Chapter 2

LINEARMENTS OF MODERN VIETNAMESE

LITERARY MEMOIR

2.1. About genre definition and viewpoint

2.1.1. Theory of genre definition and viewpoint

Memoir

In various dictionaries, memoir definition is unifiedly

expressed. Vietnamese Dictionary (Hoang Phe): “Memoir is literary

genre to narrate recalled experienced memories”. Nguyen Van Dam

in Dictionary of clarifying and connecting Vietnamese language,

points out that: “Memoir is the literary genre to narrate

chronologically experienced or witnessed incidents in contemporary

relationships”. According to Dictionary of literary terminologies:

“Memoir is a narrative genre which is to narrate incidents happened

in the past whereas the author is the participant or the witness”.

Accordingly, basically those explications are Chinese-Vietnamese

hieroglyph: hồi is to return, ký is to narrate witnessed incidents.

Similar terminologies and genre viewpoint

As for genre viewpoint, it is defined that memoir is a sub-

genre of narratives, is literary style. This definition is unified in most

of literary theoretic works (Lai Nguyen An in 150 literary

terminologies; the work of Literary theory (Tran Dinh Su chief

author); Literary theory (Ha Minh Duc chief author) confirm:

“Memoir narrate development of the story and character as time

passes by in reminiscence”. Some researchers when compare among

genres, depict similarities and differencies between memoir and other

narratives’ sub-genre.

Memoir and Diary, author groupin Dictionary of literary

terminologies; author group in Dictionary of Literature (new

edition); Lai Nguyen An in 150 literary terminologies.

Memoir and Autobiography, memoir and other narrative form,

in Dictionary of Literature (new edition), Do Duc Hieu distinguishes:

“Memoir can only narrate events of a historical period in which the

author is not the main character; while autobiography narrates the

Page 38: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

8

story of the author himself/herself. Autobiography is not a collection

of memories, but displayed as a story, a novel”.

Memoir and narrative forms: Autobiography, historical prose

and scientific noel all write about the fact but the common thing is, in

some situation, it is just the “version” of the fact, but the author is not

responsible. As for memoir, in cases of fictionality, it is only the

revitalized interpretation of the fact.

2.1.2. Memoir’s features

Dictionary of literary terminologies (Le Ba Han, Tran Dinh Su,

Nguyen Khac Phi co-author), Literary theory (Ha Minh Duc),

Literary theory (Phuong Luu) all confirm:

One of the basic features of memoir is the verification of

depicted subject and the honesty of narrator; Memoir bear the

subjectivity of narrator; In terms of artistic facet, one of the most

outstanding characteristic of memoir is the narrative style in the

reminiscent stream, telling while remembering without using plot.

The author can recall past events in chronological manner. However,

in works of memoir, the memory stream can be reversing irrespective

of an objective rule, but under the affect of concsiousness-author

instead. In other words, the truth reflection in memoir abides by

separate rule of reminiscent flow.

2.1.3. Memoir classifying method

By definition, memoir can be divided into two types. Firstly,

the “traditional” one, which is to “revive incidents and people exactly

the way it happened in the past”, the narrator announces him/herself

as “I”, as the participant or the witness. Secondly, the memoir type

named under other genre owing to the author’s purpose apart from

creativity, or the memoir type hidden in another genre (in the look of

other genre, blended with other genres). This is the broadening of

border as compared with “traditional” type.

By topic/subject, memoir works can be categorized into

historical memoir, personal memoir, portrayal memoir, …

By crucial inspiration, memoir is developed in 3 main trends:

the trend of honoring inspiration, the trend of re-awareness and the

trend of self-sarcasm.

Page 39: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

9

By genre nature, memoir is classified into two trends. The first

one is internal one, reviving reality based on experience of the

narrator him/herself. The second one is external one.

By hybrid genre, memoir has various forms: memoir-

autobiography, memoir in the form of autobiographical novel.

2.2. Development phases of modern Vietnamese literary memoir

2.2.1. Pre-1975 phase – Anticipative start-up

In the initial phase of literary category transition, the genre life

was not stable. Apart from traditional style and narration,

autobiography emerge. There were works of “record”, or the hybrid

among memoir, notes narrative and travel narrative such as: The trip

to the North in Ất Hợi year (Truong Vinh Ky), Hạn mạn travel

narrative (Nguyen Ba Trac), Ten days in Huế, One month in the

South (Pham Quynh), … Following were autobiographical works,

memoirs-authobigraphica novels such as: Phan Bội Châu yearly

agenda (Phan Boi Chau), Big dream (Tan Da),… However, there

were not any originally formed memoir (those which adhere to full

requirements of theoretic “frame” of memoir).

From 1930 to1945, in modern context, there were a lot of

changes in genre life. Modern genres gradually are defined and

developed; genre borderline, genre typical frame were not clearly

elucidated, resulting in inconformity in genre naming. This occurred

to writings to be named as notes by Nguyễn Tuân, although they are

called notes, “but actually, there was the cross-genre among

autobiography, travel narrative and miscellanea, etc”. Childhood days

(Nguyen Hong), Wild grass (To Hoai) were memories of childhood

of two influential writers in reality trend. However, the genre

classification in these two works is still controversial (to be memoir,

autobiography, or to be memoir-autobiography). Enlarging genre

borderline, Childhood days, Wild grass are works of memoir, adding

to specify the growth of memoir in the first half of the 20th century.

Especially there was the emergence of memoirs by some

revolutionary war activists, diversifying memoir’s linearments.

From 1945 to 1975, memoir’s linearments were more enriched

but they are just start-up achievements. Writers of this phase were

basically pre-war generations. Memoir’s content of this generation

Page 40: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

10

was about literary life-human life, depicting contemporary writers’

portraits in reminiscence, or notes, and discussion about literary and

newspaper life (Vu Bang, Nguyen Vy, Nguyen Cong Hoan, Nguyen

Hong, Vu Hoang Chuong).

Most notably, there were works of memoir by generals and

revolutionary war activists. Typical ones are: Double prison break

(Tran Dang Ninh); Unforgettable months & years is the memoir by

General Vo Nguyen Giap, demonstrated by Huu Mai; Our people are

heroic by Hoang Quoc Viet (recorded by Thep Moi reporter); No

other way (Nguyen Thi Dinh) …

2.2.2. 1975-2010 phase – The heyday of memoir

After 1975, memoir substantially propagated to be an

independent genre with a separate life and look, with a collection of

various generations. Tremendous contributions were from writers of

pre-war generation, belonging to many trends. As crucrial in many

literary phases, memoir writing became essential as for this generation.

In post-1975 memoir’s general accomplishments, authors in

New Poetry Movement constituted a great number. Works of memoir

then were the illustration of childhood, hometown and family; of

historic events in bold outline, memorized by Luu Trong Lu, Nguyen

Xuan Sanh, Huy Can, Quach Tan. Especially, female poets revitalized

memoir by feminine writing, who are Mong Tuyet, Anh Tho, etc…

Among pre-war writers through literary phases, Nguyen Hong

was a successful memoir writer; after 1975, Nguyen Hong impressed

with the memoir volume of Thosecharacters lived with me with

unique memoir style. Among memoir writers, it can be assured that,

To Hoai was the starter of post-1975 memoir’s heyday. With Sand

under some feet and Late afternoon, the writer proved his talents, the

experience, the taste, and the sharpness. As a revolutionary poet, To

Huu’s poetic path fit in historic paths. Small and big events in life, in

the country are marked in the memoir of In reminiscence of an age.

Post-1945 grown writers were also successful in memoir: Dao

Xuan Quy (Recall); Hoang Minh Chau (To lose to remain); Ma Van

Khang (Hard months, hard years and memories); Bui Ngoc Tan (An

age to lose);Phan Tu (In mountain rain)…

Memoir of researchers and critics were also in diversity (Vu

Ngoc Phan, Nguyen Hien Le, Dang Anh Dao…).

Page 41: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

11

Writing memoir is a need of activists in extraliterary areas.

Political activists are a large part of literary memoirs after 1975. Most

notably are General Vo Nguyen Giap, Tran Tien Cung, Le Hai Ly,

Hoang Van Thai, Phung The Tai, Dang Vu Hiep, Tran Van Giau and

Nguyen Thi Binh … Revolutionary memoir of this phase adds to

milestones in memoir linearments. Writers in areas of theatre, movie,

music and newspaper focus the memoir content on career upheaval,

ups and downs of personal life as well as experience to yield in

success. Writers are Tran Van Khe, Trung Son, Dang Nhat Minh,

Nguyen Van Thuong. V m t s h i k xu t hi n tr n Internet c a To

Hai, Cao Xuan Huy and Pham Duy, etc…

Those overview linearments depicted the movement and

growth of modern memoir, most notably post-1975 literary memoir.

In terms of content, literary memoir endows diverse

information of national historic ups and downs; professional activity,

even culinary and daily habits of writers. Multidimensional look at

himself/herself and at other revealed transition in human viewpoint

by writers of post-1975 literary memoir.

In terms of genre, the achievement of modern literary memoir

illustrates the equality among genres, depriving of the literary or

peripheral literary viewpoint, big or small genre. Literary memoir

elucidates the cross-genre, a typical characteristic unheld by any

genre. Post-1975 literary memoir “swallowed” sub-genre of

narratives such as diary and travel narrative through daily notes of

trips. The cross-genre is getting more and more popular, especially in

the first phase of the 21st century, hardening the genre naming.

In terms of aesthetic facet, and artistic value, there were

updated transformations in post-1975 memoir. Works of memoir are

ones of completion with modern techniques – from the text

organization, autobiographical method to multitone and multisound.

Sub Conclusion

In each writer’s career, memoir signifies a modest but

indispensable proportion. Each work of memoir is a style, a unique

tone with individual specification, leaving the audience with

impressions. The joining of many writers in various generations

boosts the diversity and internal growth of memoir itself as an

independent genre.

Page 42: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

12

Chapter 3

PERCEPTIONS OF REALITY AND PORTRAIT TYPES OF

MEMOIR’S CHARACTERS IN 1975-2010 VIETNAMESE

LITERATURE

3.1. The perception of reality

3.1.1. Social reality in historical upheavals

Vietnamese literary memoir is tangibly revived to reflect

colorful picture of life, of the people and the country along the

century, especially in two wars’ victory.

Illustrated features in social reality prior to the August

Revolution. As for pre-war writers who lived and wrote in pre-

revolutionary years, memories of hard time remained. Athough they

belong to romantic trend (Anh Tho, Huy Can), reality (To Hoai) or

politically romantic (To Huu)… this generation’s memoirs are well

shaped in the reality of an age. At present viewpoint, looking over

distant history, memoir writers meet at the inclination to depict hard

months and years of pre-revolutionary time. Among specific

information, memoir pages are not only statistic, or specific

incidents, also “information of human life value”, are pages of life, of

literature in rich artistic and human value.

Diverse colors of social reality after the August Revolution and

Anti-French Resistance War. In memoirs of social reality, historical

turning points were not in chronological order. In reminiscence,

events, though were patched or combined by recall, were also

verified. The August Revolution took place. The whole country was

eager and joyful facing new opportunity of liberation. The joy with

the new fate became the rememberance in various memoirs which

was depicted invigoratingly. Through the remisniscent egoi, through

the stand of writers in the country’s resistant life, the picture of

resistance was visible with signature fragments.

Multidimensional reality of new life in the North and the

American War. After 1954, the joy of new peace was not complete.

The North and the South were divided. The North went to the

socialism foundation and country reunification, to resist the

American. These were big events of the nation for artistic inspiration,

being the prime subject for literary genres in this phase. Memoir

Page 43: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

13

authors also mentioned crucial issues of the nation reflected by time

and emotion.

The reality of post-war chaos and renovation. Post-war

social reality incites writers’ inspiration. In memoirs, “the today” did

not appear simultaneously, unlike “unfinished present of novel”, the

time in memoir was the past time. In spite of the past timestamp, the

emotional intensity and the chaotic realiy were vital. Milestones of

crucial events in the whole country, the interactivity between the new

and the old in social life, breakthroughs in individual spiritual life;

and intellectuals’ choice facing historical transition,etc…All post-war

tremendous incidents in social life were demonstrated in memoirs.

3.1.2. The reality of human life through twists and turns

Adapting to literary renewal, as other literary genres, after

1975, memoir authors focused on personal life. This inspiration

strengthened the perception revelation of individual fate.

Common point in most of memoirs is to refer to human life in

the toughest phases of history. With some impressive outlines, To

Hoai placed more attention at farmers’ destiny in historical

upheavals. Ma Van Khang highlighted intellectuals’ fate. Hard

months, hard years and memories was self-expressive pages which

the writer wholeheartedly described intellectuals’ fate in a “chaotic”

society. Phan Tu laid emphasis on the destiny of highland people in

years of war.

In many memoirs, crucial focus is placed on the thoughtfulness

of “setting off” of authors. As the insider to narrate his/her life, the

most interested event by memoir authors from 1975 to 2010 was the

the mindfulness, the “setting off” of authors, especially those who

used to write ahead of 1945. This deliberation became the inspiration,

being value meter of literary career of each author in historical flow.

It was evolved into artistic declaration of a contemporary generation

of author, artistic viewpoint and authors’ attitude towards social

reality.

Post-1975 literary memoir mentioned a great deal literary

phenomena which were not smoothly directed, attached with

“unaccompanied” fates. In literary memoir from 1975 to 2010,

authors brought up phenomena literary without smooth direction,

literary “criminal cases”, leading to outdated destinies. One of the

Page 44: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

14

most influential “criminal cases” over generations was Nhan Van -

Giai Pham. Memoir authors more or less were the insiders, therefore,

the aftershock of Nhan Van - Giai Pham was still an obsession (To

lose to remain, Recall, A lost age, Late afternoon, etc…).

As for genre characteristic, memoir bears subjectivity. The

reality in literature in which the author is the insider or the witness, to

recall, therefore, though events are general, they are all details of

individuals. Literary memoir’s is linked with a specific space, event

and person. The reality of recalling and rebuilding in memoir is the

reality reflected over emotion, collected from writers’ experience,

other than to conform a fictional writing, or simply notes of events.

Reality perception in literary memoir is genuine in point style, is

deep with intensively cultural personality of the writer.

3.2. Potrait types of character

3.2.1. Self-portrait – Literary memoir’s subject

Memoirs are “places of confession where the author does not

mean to hide himself/herself under the shadow of fictional

character”. Writing about his/her life, writers’ self-portrait is placed

in multidimensional relation.

Most of memoir writers write about memories of childhood

and family relationships. According to Freud, childhood leaves the

impact and mark throughout the artist’s creativity. Through memoir’s

pages, from intertextual view, the audience knows more about each

writer’s personality.

The crucial point of literary memoir is the fact that authors

all write about his/her professional activity. Self-portrait of memoir’s

subject in relation with related profession demonstrates noble

qualities of the artist. The reminiscent ego in memoir usually is the

self-awared ego, reviewing his/her works and own person (Awake at

midnight, Hard months, hard years and memories, etc…).

3.2.2. Depicted portrai – Literary memoir’s character

Literary memoir’s characters are diverse with persons from all

walks of life, in the tight or loose relationship with the subject

writing memoir. However, in most literary memoirs, the most

remarkable impression is authors’ portrait in various relations.

Page 45: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

15

Venue of memoir authors is that they write about writers who

are recognized by their personality and influential literary career,

with a ups and downs life. Huy Can depicts the portrait of the poet

Xuan Dieu (Song Doi Memoir). To Hoai illustrates Nguyen Tuan

boldly along with other poets/writers such as Nguyen Hong, Xuan

Dieu (Sand under some feet). Anh Tho demonstrates the portrait of

Nguyen Binh together with other contemporary authors (Anh Tho

Memoir)…. In many memoir pages, writers’ portraits are all

depicted, not as a central character, in various fragments and

fractures, in bright or dark shades.

Sub Conclusion

Social reality and portrait types of character – self-portrait of

memoir writer; as well as depicted portraits of influential writers,

poets as viewed from memoir writers are surprisingly revitalized and

genuine.Hidden corners, literary culinary habits are displayed –

which is hard to be done by other genres, even the literary portrait

mode which was very popupar early 21st century.

Page 46: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

16

Chapter 4

NARRATIVE ART OF LITERARY MEMOIR IN

VIETNAMESE LITERATURE FROM 1975 to 2010

4.1. First person narrative mode and narrative point of view

4.1.1. The transformation of author into narrator

In memoirs, author is the creativity subject and narrator at the

same time. Author symbol is unified with the author as a person, as a

creativity subject, demonstrating directly in artistic writings.

According to genre terms, first person narrative mode in the

one in most memoirs, narrates in the first person perspective – a

bright ego tells story of himself/herself, of those who are in the

relationship, of impressive events in memories. Memoir bears the

conformity between the fictional ego and the author’s ego. Huy

Can’s memoir has the coincidence among the author-the focal

character-the narrator. Phan Tu’s memoir, the narrator-protagonist - I

tell the story from scratch to the end. As for Luu Trong Lu’s memoir,

viewpoint character is displayed with the form of “I”.

4.1.2. Alternating point of view

In various memoirs, events in the past, self-portraits and

depicted portraits rebuilt from the subjective viewpoint of writer-the

memoir writer. However, to set up objectivity for the past story,

beside I am not God, in narrative flow, authors always alter their

point of view, or delegate the narration to other character; or dim the

subjectivity perspective. This can be seen in memoirs of Huy Can,

Phan Tu, To Hoai, ...

The alternation of narrative point of view saves the past story

from being monotonous, then social reality and character portrait is

reinvigorated. In Song Doi Memoir, Huy Can omits the timing point

of view, bringing the story to present perspective. The memoir is

mostly about the friendship between Huy Can and Xuan Dieu,

therefore, in reminiscent phases of the poet, the narrator alters the

perspective and lets Xuan Dieu writes about himself. In that mode,

the first person narrative delegates the second person narrative with

the form of “I” to tell the story about himself/herself. Continuous

roleplay and alternation of perspective lead to the fact that memoir

Page 47: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

17

pages are not simply the reappearance of a flat and one-way past but

a vital and diverse past.

4.2. Diversify narrative structure

4.2.1. Linear structure

On the surface, the majority of 1975-2010 literary memoir aligns

events in traditionally chronological linear order. However, in

memoirs, narrative flow and textual structure are dominated by

memory mechanism; therefore, memory flow can at times breaks

timing order. In other cases, textual structure is reversed, adhering to

memorial logic and the narrator’s memory. Also in the format of

rebuilding the past into the linear time flow but memoirs of Anh Tho,

Hoang Minh Chau begins with the starting point in the past, and ends

with the present full of chaos in a hectic life. This structure proves

useful in the way that the writer can spin around the focal character,

complementing in that circle phases, fates and destinies of human life.

4.2.2. Fragmentary structure

With this narrative structure, various fragments of events, and

human life are braided in an illogical way, which makes the narrative

flow seemingly lousy and rambling. However, the narrator actively

connects factors in the story to bring them up into a textual flow. On

the surface, chapters look like being cut with rambling flow, telling

when remembering, being dark and faded but in the underground, the

text is characterized with adhesion. The fragmentation of past and

present events results in the fact that the past story is consisted of

various stories, lives and historic upheavals.

4.2.3. Intertextual structure

The cross-genre, the blur of genre’s borderline; external factors

from the plot integrated into the strory, forming intertextuality or

shaping of text’s meaning by another text. This mode makes the

narrative vital and attractive, making the writer to convey

information in reminiscence.

Post-1975 intertextuality in memoir is diverse. Extra factors of

text such as the introduction, note, and announcement are narrative mode

to revive memorial flow, building the verification of the told story.

Page 48: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

18

In textual structure, memoir authors quoted textual forms like

diary, letter, poem or essay. Some memoirs braided into memorial

flow through pictures and autograph of himself/herself or of high-

profile figures related in the story. Letter in memoirs is also popular.

As for narrative art, the form of letter is an alteration way of

perspective, causing the told story to be less monotonous, the

narrator’s perspective and depicted character becomes

multidimensional and appealing. One dominant genre in memoirs is

diary. The integration of diary into memoir reinvigorates memoir

pages, with high level of verification. Poem in memoir is a special

mode, applied popularly by writers in autobiographical flow,

transforming memoir to be more romantic with more poetic features

in pages of notes.

4.3. The diversity of narrative language

4.3.1. Narrator’s language

As for memoir’s features, writing memoirs is to narrate past

incidents in which the author is the insider or the witness. Therefore,

language used in memoirs is an extremely important component.

However, due to the need to reveal emotion as well as the writer’s

awareness to tell the story in such a way to make memoir pages

appealing. This helps to refer to majority from the story of minority,

the story of individual but it is the one of society, the writer has to

complement to the frame with demonstrative language and revealing

emotions. This combination creates the perspective of social reality

and human life of memoir writer, and revitalizes the memoir pages.

As a genre of direct narrator who tells the past story,

language in memoir is fully characterized with subjectivity,

displaying the personality and style of the author. When self-

awareness develops, the writer tries to set his/her tone of own

language. The humor, romantic and thoughtful, the polished or the

plain, the smart or the unconventional of the writer are depicted

sharply in the work’s review. The romance is clearly showed in the

language of Luu Trong Lu, Anh Tho. Linguistic shade of To Hoai is

diverse, once romantic, other time sharp and cruel in each word. Dao

Xuan Quy, Hoang Minh Chau, To Huy, Huy Can select exact

vocabularies and flexible syntax to deepen the writing style.

Page 49: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

19

Language in Phan Tu’s memoir is simple but flexible and appealing.

Ma Van Khang’s memoir is genuine and pristine in the writing,

which is sophisticated and revitalized in depicted images.

4.3.2. The language of personalized and ordinary characters

With memory narrative mode, in memoirs, there is mainly

language of the narrator, with only a few of character’s language.

Character’s portrait is demonstrated in the telling, description, and

review of the narrator. However, being flexible in telling, various

post-1975 literary memoirs advance dialogue as the founding

component of the told story. Character’s line is personalized, adding

to depicting the real person-character’s portrait. Conducting

dialogues among characters, memoir authors meet at using vital

linguistic system of ordinary life to set up a familiar, factual past, a

social reality as the way it is with all raw and tought facets. This

linguistic system is made by unique linguistic material: word layers,

images, the demonstration of local color, and customs, etc…This

linguistic application is to invigorate the past, create awareness and

artistic effect: adopt information-rich language, vital and concrete

description and analysis.

Many memoir authors attach character’s line with wild words,

or use proverb integrated with character’s language to discuss

common sense; or to reveal the intention of reality revival; sharpen a

human personality; or to evaluate a past phenomenon in an

impressive way.

4.4. Narrative tone

4.4.1. Philosophical and contemplating tone

Memoir is where the writer shows honesty with

himself/herself. This is the shelter where the writer shares, confides

and reveals after a long lifespan with ups and downs experience;

wretchedness in personal life; contemplation of the profession,

miserable fates direct or indirect to memoir writer. This feature

dominates the textual organization of memoir, especially the tone. As

characterized by memoir, to tell about the past from the present

viewpoint of multidimension, post-1975 memoir tone is

philosophical and pondering tone.

Page 50: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

20

Even the memoir works’ title signifies philosophical artistic

value of human life (Awake at midnight, Sand under some feet, Late

afternoon, To lose to remain, etc…). Throughtout memoir volumes,

there are philosophy and contemplation of the narrator of upheaveals

and events occurred in his/her life; or related to surrounding people

whereas the narrator is the witness. Contemplating, pondering about

oneself, about people, and about life, philosophical tone in memoir is

displayed in various coloration.

4.4.2. Romantic and reminiscent tone

One of the component factors conforming artistic value of

post-1975 memoir is the multisound and multitone. Accordingly,

romantic tone (braided with commentary tone of memoir) is an

artistic facet which endows the attraction to told stories upon

memory. Romantic tone is the emotional bond between memoir

writer-the narrator and artistic-realistic subject, and human being.

Memories of hometown, family, human destiny, literary life, and

professional accidents, etc…become reinvigorated through the

romantic tone and language.

Memoir writer – the witness of past stories, reveals the emotion

while telling. Due to genre feature, reminiscent sense dominates the

narrative tone of memoir, and creates the romantic and reminful tone

in various works. Romantic tone adds to the appeal of Anh Tho

Memoir. Crucial tone as seen in Huy Can Memoir is the confiding

tone of a writer who lives in reminiscence, looking back past days

with an insider’s viewpoint. Huy Can Memoir conforms with

“romantic memoir”. Sand under some feet is the multitone memoir

with sharp features of romantic tone. Memories of literary fates,

outdated writers’ portraits are overwhelming with romantic tone in

To Hoai memoir. Romantic tone is also illustrated by descriptions of

high frequency in memoirs of Bui Ngoc Tan, Phan Tu, etc…

4.4.3. Humorous and witty tone

According to Pospelov, in Literary research commentary,

“The inclination to discocer humor in life and to revive it in works, is

not only owing to innate talent of many writers, it is also due to

world viewpoint resulted in their concentration on the inconformity

between expectation and real ability of people in a certain social

Page 51: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

21

circle”. Memoir writers are mature in age, in profession and

upheavals in creativity in historical ups and downs. Reviewing “Hard

months, hard years and memories”, writers meet at a common point

is to select witty and gentle smile to explicate the discrimination

between oneself’s works/co-author’s works in the related age’s

expectation. Humorous and witty tone becomes the crucial tone in

this “reminiscent” genre.

“True sense of humor always stems from philosophical

contemplation, generalizing life’s drawbacks”. The witty tone also

orientates into oneself. After 1975, with self-awareness need, self-

published memoir became popular. Under new artistic system, the

laugh – an artistic category, is selected as a clarifying method to tell

the truth about the past, in which memoir subject demonstrates self-

portrait or depicted portrait.

Sub Conclusion

Studying 1975-2010 literary memoirs, we recognize the

diversity of narrative tone, word and structure. Literary language is

not framed only in noting and narrating task, it is the one with

multisound and various harmony. Memoir’s narrator does not simply

narrate from a perspective; he/she always alter the narrative point of

view. In 1975-2010 memoirs, there were modern techniques in

setting scenes and people to revive past reality. 1975-2010 literary

works of memoir became genuine works of art.

Page 52: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

22

CONCLUSIONS

1. Memoir in general and literary memoir in particular is the

genre which initiates and develops late in Vietnamese literary life. As

seen from internally literary improvement, this is the search for genre

adapting to writers’ state of mind, to the confiding need, and to the

popular self-questioning trend in our literature. The development of

memoir exhibits the fact that personal experience becomes more

valuable, and that memoir is the face-to-face look into the writer’s

ego. As for each writer personally, with oneself’s memories of life,

memoir writer does not need to find the world anywhere else, it is on

oneself’s old-time face. Writing memoir is a straightforward way

toward the past, because, when one remembers and forgets, be real

and be fake, be subjective and objective, etc... the writer can not hide

from himself/herself. That perhaps is the reason for renovation-

period writers are appealed to memoir as an access to outer reality

and also inner reality of complication and mystery of human being.

It can be seen that, in the self-movement made by literature,

genre frames themselves reveal their drawbacks; therefore, memoir is

grown to create itself specific characteristics to respond to broadening

genre definition. It is not a random when memoir is the holder of the

most genuine and real stories of artists and authors. The sarcasm, the

confession and self-questiong voice inspire the human being and life

substances appear vitally as “close scene”, which is not less attractive

and seductive. Stemming from genre broadening, literary inner allows

memoir to write about the past – which is always placed in mobile

state so that memoir borderline can reach new experiment and

experience. Through this, memoir writer when approaching history can

be more liberated, conveying more impression and mood from one

own experience. Therefore, memoir is able to respond to the need of

personal experience when taking part in assessing history, which is

more appreciated than collective experience.

2. Rising from the need to respond to demand by people in a

modern society, who always like to get access to the truth, to

perceive the past and contemplate life; memoir itself fulfils the task

of exploiting realtiy both at-width and in-depth. Moreover, memoir

writer does not need to set up plot sophisticatedly, with characters in

Page 53: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

23

appealing situations. It is only necessary to be straightforward and

honest towards the past by oneself’s impression and mood as well as

remaining perception over time, filtered contemplation from

oneself’s experience.

1975-2010 literary memoir accomplishment yields a diverse

look, and plays a crucial role in modern Vietnamese literature. One

of the foundations for memoir’s value of this period is the fact that

the memoir itself is inclined to “near point” of the truth, meeting the

requirement of literary adoption of the public. And memoir satisfies

receiving directions in various perspectives: culture, literature,

history and aesthetics, etc…

3. In the reality of creativity, 1975-2010 Vietnamese literary

memoir develops in commeon rule of genre feature, but it is also

subjected to separate trend in each development phase. In the first ten

years prior to renovation (1975 - 1986), memoir writer revives the

past to show gratitude, with the ego as the speaker for community

spirit, which is not yet the revelation of the voice from the subjective

individual. After renovation (1986 - 2010), issues are demonstrated

around the witness ego in works of memoir in ordinary life, the place

to reveal subjective voice, hidden truth asking the raise its voice,

etc...Values of individual, of histohical facts, of people are found and

conveyed by memoir to make the movement inherited, diverse in a

separate look.

1975-2010 literary memoir, in its movement, affirmed

remarkable growth with abundant illustrations of content, and

significant renewal of demonstration methods. That success converts

memoir to be not only personal voice, the voice of yesterday, but to

be the conveyance of tremendous issues of general significance for

all ages. Acknowledged renewal in artistic demonstration and genre

poetry of literary memoir from 1975 to 2010 is to utilize personalized

word in ordinary color of life, creating multitone, with loose

structure, genre nature is hard to be clearly defined due to the

integration of other genres (diary, autobiography, autobiographical

novel, etc...), which increases artistic sense in reception, and shares

“reading method”, inciting directions in defining, assessing memoir

in objective, scientific and localized perspective.

Page 54: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1137/TOMTATLA.pdf · Khái quát được diện mạo của hồi ký văn

24

4. With achieved values in terms of content and art, literary

memoir from 1975 to 2010 signifies a crucial stand among its genre

in our literature. However, some authors and works exaggerate the

listing of material, noting; while artistic factor, the faded ego make

“the significance” of memoir pages unsatisfied to genre inner

strength and the audience’s need. Some memoirs, apart from success,

suffer from some drawbacks due to memoir’s subjectivity. Narrating

oneself’s life story, the reminiscent ego while facing itself is not yet

“honest”, and to be inclined to be “self-induces”, or exaggerating

“redemption”. These faults belong to individual, not to memoir

characteristic. Therefore, when receiving memoir work, it is

neccesary to obtain insights of memoir to appraise and receive

wholeheartedly characteristic of this genre: both “standardized” as

aligned by traditional “frame”, and energetic, outgoing in its

development process so that each memoir work is a stone for the

whole memoir linearment in particular and national literature in

general in the world literature integration.