BTN - Bao Dam Tin Dung

25
  Nhóm 3 Mi quan hgia ri ro và bo đảm tín dng Mc lc Mc lc................................................................................................................................................. 1 A. Mđầu ............................................................................................................................................. 2 B. Ni dung chính................................................................................................................................. 4 Chương I. Tng quan vbo đảm tín dng và ri ro tín dng ............................................................ 4 1. Ri ro tín dng .............................................................................................................................. 4 1.1. Khái nim .............................................................................................................................. 4 1.2. Các du hiu cnh báo ri ro tín dng .................................................................................. 4 1.3. Phân loi ri ro tín dng ........................................................................................................ 6 2. Bo đảm tín dng .......................................................................................................................... 8 2.1. Khái nim .............................................................................................................................. 8 2.2. Vai trò ca bo đảm tín dng ................................................................................................ 8 2.3. Đặc trưng ca bo đảm tín dng ........................................................................................... 9 2.4. Các hình thc bo đảm tín dng ........................................................................................... 9 Chương II: Mi quan hgia ri ro tín dng và bo đảm tín dng .................................................. 14 1. Bo đảm tín dng là c hda tin cy cho ngân hàng ................................................................. 15 2. Bo đảm tín dng là rào cn đối vi đối tượng đi vay có mc đích bt chính và ngăn nga tâm lý li ca khách hàng............................................................................................................ 15 3. Bo đảm tín dng là cách thc, bin pháp để thu hi n. ........ ............................................... 16 Chương III. Thc trng và gii pháp .................................................................................................. 19 1. Thc trng................................................................................................................................... 19 C. Kết lun chung ............................................................................................................................... 23 D. Danh mc tài liu tham kho......................................................................................................... 24 1

Transcript of BTN - Bao Dam Tin Dung

5/17/2018 BTN - Bao Dam Tin Dung - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/btn-bao-dam-tin-dung-55b082aeb715b 1/25

 Nhóm 3 Mối quan hệ giữa rủi ro và bảo đảm tín dụng

Mục lụcMục lục .................................................................................................................................................1

A. Mở đầu .............................................................................................................................................2

B. Nội dung chính .................................................................................................................................4

Chương I. Tổng quan về bảo đảm tín dụng và rủi ro tín dụng ............................................................4

1. Rủi ro tín dụng ..............................................................................................................................4

1.1. Khái niệm ..............................................................................................................................4

1.2. Các dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng ..................................................................................4

1.3. Phân loại rủi ro tín dụng ........................................................................................................6

2. Bảo đảm tín dụng ..........................................................................................................................8

2.1. Khái niệm ..............................................................................................................................8

2.2. Vai trò của bảo đảm tín dụng ................................................................................................8

2.3. Đặc trưng của bảo đảm tín dụng ...........................................................................................9

2.4. Các hình thức bảo đảm tín dụng ...........................................................................................9

Chương II: Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và bảo đảm tín dụng ..................................................14

1. Bảo đảm tín dụng là chỗ dựa tin cậy cho ngân hàng .................................................................15

2. Bảo đảm tín dụng là rào cản đối với đối tượng đi vay có mục đích bất chính và ngăn ngừatâm lý ỷ lại của khách hàng ............................................................................................................15

3. Bảo đảm tín dụng là cách thức, biện pháp để thu hồi nợ. .......................................................16

Chương III. Thực trạng và giải pháp ..................................................................................................19

1. Thực trạng ...................................................................................................................................19

C. Kết luận chung ...............................................................................................................................23

D. Danh mục tài liệu tham khảo .........................................................................................................24

1

5/17/2018 BTN - Bao Dam Tin Dung - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/btn-bao-dam-tin-dung-55b082aeb715b 2/25

 Nhóm 3 Mối quan hệ giữa rủi ro và bảo đảm tín dụng

A. Mở đầu

Trong quá trình phát triển của nền kinh tế tất yếu xuất hiện quan hệ tín dụng giữacác cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế. Sự luân chuyển dòng vốn giữa một bên cần vốn vàmột bên có vốn nhàn rỗi đã xuất hiện quan hệ tín dụng. Sự hình thành quan hệ tín dụngđồng nghĩa với nhu cầu xuất hiện một trung gian tài chính có chức năng: Nhận tiền gửi củadân cư, tài chính kinh tế, tài chính tín dụng… và cho vay lại các thành phần kinh tế với lãisuất thích hợp, đó chính là ngân hàng.

Do đó, tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụngvà các tổ chức kinh tế, cá nhân theo nguyên tắc hoàn trả. Việc hoàn trả được nợ gốc trongtín dụng có nghĩa là việc thực hiện được giá trị hàng hoá trên thị trường, còn việc hoàn trả

được lãi vay trong tín dụng là việc thực hiện được giá trị thặng dư trên thị trường. Tuynhiên, trong hoạt động kinh doanh không phải lúc nào việc hoàn trả của khách hàng cũngdiễn ra suôn sẻ mà luôn tiềm ẩn rủi ro. Những biến cố đó có thể gây tổn thất lớn cho ngânhàng, vì vậy hầu hết khách hàng khi có quan hệ tín dụng đều yêu cầu phải có tài sản bảođảm. Khi khách hàng cầm cố, thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba đểvay vốn thì được hiểu đó là bảo đảm tín dụng. Và nhờ điều này, thì khách hàng có tráchnhiệm hơn với khoản vay của mình, còn đối với ngân hàng thì nó là nguồn trả nợ thứ haicủa khách hàng, khi nguồn trả nợ thứ nhất là thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanhkhông bảo đảm.

 Như vậy, rõ ràng có một mối quan hệ mất thiết giữa rủi ro và bảo đảm tín dụng.Mối quan hệ này sẽ được làm rõ trong đề tài nghiên cứu của nhóm 3 – Chuyên ngành tàichính ngân hàng – K53LKD – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội: “Mối quan hệ giữarủi ro và bảo đảm tín dụng”

Mục đích nghiên cứu

- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản liên quan đến rủi ro tín dụng và bảo đảm tíndụng trong hoạt động tín dụng Ngân hàng.

- Nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro và bảo đảm tín dụng ngân hàng

- Khảo sát thực trạng hiệu quả của các biện pháp bảo đảm tín dụng quản lý rủi ro tíndụng tại các Ngân hàng trong giai đoạn hiện này và giải pháp

2

5/17/2018 BTN - Bao Dam Tin Dung - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/btn-bao-dam-tin-dung-55b082aeb715b 3/25

 Nhóm 3 Mối quan hệ giữa rủi ro và bảo đảm tín dụng

Kết cấu bài tập nhóm gồm 3 phần chính

Chương I. Tổng quan về rủi ro tín dụng và bảo đảm tín dụng

Chương II. Mối quan hệ giữa rủi ro và bảo đảm tín dụng

Chương III. Thực trạng và giải pháp

3

5/17/2018 BTN - Bao Dam Tin Dung - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/btn-bao-dam-tin-dung-55b082aeb715b 4/25

 Nhóm 3 Mối quan hệ giữa rủi ro và bảo đảm tín dụng

B. Nội dung chínhChương I. Tổng quan về bảo đảm tín dụng và rủi ro tín dụng

1. Rủi ro tín dụng 

1.1. Khái niệm

Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro tín dụng thường xuyên xảy ra và dẫn đến những tổnthất lớn cho ngân hàng do:

- Sự phân tích tín dụng không đạt đến mức có thể dự đoán hoàn toàn chính xác về mộtkhoản cho vay có được hoàn trả như đã thỏa thuận hay không.

- Ý chí và khả năng trả nợ có thể thay đổi sau khi khoản vay đã được thực hiện donhiều lý do.

- Xuất hiện một số khoản vay có sai lầm ngay trong quá trình cho vay, hoàn toàn dokhả năng phân tích yếu kém từ phía ngân hàng hoặc quyết định cho vay vội vã.

 Như vậy, rủi ro tín dụng là rủi ro về sự tổn thất tài chính (trực tiếp hoặc gián tiếp) xuất phát từ người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặcmất khả năng thanh toán.

1.2. Các dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng 

Việc kinh doanh khó có thể thất bại qua một đêm, do vậy mà sự thất bại đó thường cómột vài dấu hiệu báo động. Có dấu hiệu biểu hiện mờ nhạt, có dấu hiệu biểu hiện rất rõràng. Chúng ta có thể xếp các dấu hiệu của rủi ro tín dụng thành các nhóm sau:

a. Nhóm 1: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng:

- Trong quá trình hạch toán của khách hàng, xu hướng của các tài khoản của kháchhàng quan một quá trình sẽ cung cấp cho ngân hàng một số dấu hiệu quan trọng: khó khăn

trong thanh toán lương, sự dao động của các tài khoản mà đặc biệt là giảm sút số dư tàikhoản tiền gửi, tăng mức sử dụng bình quân trong các tài khoản, không có khả năng thựchiện các hoạt động cắt giảm chi phí, gia tăng các khoản nợ thương mại hoặc không có khảnăng thanh toán nợ khi đến hạn,…

- Các hoạt động cho vay: mức độ vay thường xuyên gia tăng, thanh toán chậm cáckhoản nợ gốc và lãi, thường xuyên yêu cầu ngân hàng cho đáo hạn,…

4

5/17/2018 BTN - Bao Dam Tin Dung - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/btn-bao-dam-tin-dung-55b082aeb715b 5/25

 Nhóm 3 Mối quan hệ giữa rủi ro và bảo đảm tín dụng

- Phương thức tài chính: sử dụng nhiều khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động pháttriển dài hạn, các hệ số thanh toán phát triển theo chiều hướng xấu,…

 b. Nhóm 2: Nhóm các dấu hiệu liên quan tới phương pháp quản lý của khách hàng:

- Thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị hoặc ban điều hành

- Hệ thống quản trị hoặc ban điều hành luôn bất đồng về mục đích, quản trị, điều hànhđộc đoán hoặc ngược lại quá phân tán.

- Quản lý có tính gia đình: thiếu tin tưởng vào những người quản lý không thuộc giađình, cho thành viên của gia đình chưa được đào tạo, huấn luyện đầy đủ đảm đương vị tríthen chốt.

- Có tranh chấp trong quá trình quản lý.

- Có các chi phí quản lý bất hợp lý.

c. Nhóm 3: Nhóm các dấu hiệu liên quan tới các ưu tiên trong kinh doanh

- Dấu hiệu hội chứng hợp đồng lớn: khách hàng bị ấn tượng bởi một khách hàng có têntuổi lớn mà sau này trở nên lệ thuộc; Ban giám đốc cắt giảm lợi nhuận nhằm đạt được hợpđồng lớn.

- Dấu hiệu hội chứng sản phẩm đẹp: bị ám ảnh bởi một sản phẩm mà không chú ý đếncác yếu tố khác.

- Sự cấp bách không thích hợp: dao áp lực nội bộ dẫn tới việc tung ra sản phẩm dịch vụquá sớm, các hạn mức thời gian kinh doanh đưa ra không thực tế, tạo mong đợi trên thịtrường không đúng lúc…

d. Nhóm 4: Nhóm các dấu hiệu thuộc vấn đề kỹ thuật và thương mại:

- Khó khăn trong phát triển sản phẩm.

- Thay đổi trên thị trường: tỷ giá, lãi suất, thay đổi thị hiếu, cập nhật kỹ thuật mới,

thêm đối thủ cạnh tranh,…- Những thay đổi từ chính sách của Nhà nước: chính sách thuế, điều kiện thành lập và

hoạt động,..

- Sản phẩm của khách hàng mang tính thời vụ cao.

- Có biểu hiện cắt giảm chi phí sửa chữa, thay thế.

5

5/17/2018 BTN - Bao Dam Tin Dung - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/btn-bao-dam-tin-dung-55b082aeb715b 6/25

 Nhóm 3 Mối quan hệ giữa rủi ro và bảo đảm tín dụng

e. Nhóm 5: Nhóm các dấu hiệu về xử lý thông tin về tài chính, kế toán:

- Chuẩn bị không đầy đủ số liệu tài chính hoặc chậm trễ, trì hoãn nộp các báo cáo tàichính.

- Những kết luận tài chính cho thấy: sự gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ thườngxuyên, khả năng tiền mặt giảm, tăng doanh số bán hàng nhưng lãi giảm hoặc không có,không hạch toán đúng tài sản cố định,…

- Những dấu hiệu phi tài chính khác: sự xuống cấp của nơi kinh doanh, nơi lưu giữhàng hóa quá nhiều, hư hỏng và lạc hậu,…

1.3. Phân loại rủi ro tín dụng 

1.3.1. Rủi ro khách quan

Khi khách hàng nhận khoản giải ngân từ ngân hàng, họ sẽ dùng đồng vốn vào mụcđích kinh doanh như: Đầu tư vào dây chuyền sản xuất, đầu tư mua nguyên vật liệu…Trong quá trình sản xuất kinh doanh tất yếu sẽ phát sinh những rủi ro không mong muốnmà đôi khi các doanh nghiệp không lường trước được như:

- Rủi ro do nền kinh tế không ổn định.

- Rủi ro do các thủ tục pháp lý ở các địa phương còn rườm rà.

- Rủi ro do thị trường bị bóp méo bởi hàng hóa nhập lậu

a. Rủi ro do nền kinh tế không ổn định

Khi tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh, bao giờ doanh nghiệp cũng tiến hành đánhgiá tình hình thị trường cũng như đưa ra những dự báo phát triển thị trường, dự báo tăngtrưởng doanh số. Nếu nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế quốc nội vận hành theoquỹ đạo đã dự báo thì doanh nghiệp sẽ thực hiện tốt các kế hoach đề ra. Tuy nhiên, nềnkinh tế luôn vận động mà nhiều khi không thể sự báo trước được.

Ví dụ: Khi nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng, tất yếu sẽ ảnh hưởng lớn đối với các

doanh nghiệp xuất khẩu. Những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như dệt may, xuấtkhẩu hàng nông sản (xuất khẩu café, hạt điều, xuất khẩu cá basa,..) có nguy cơ không bánđược khi nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng. Hoặc một sự thay đổi trong chính sách nhậpkhẩu (tăng thuế, giảm hạn ngạch, thay đổi tiêu chuẩn nhập khẩu) tại các nước sở tại ảnhhưởng đến sản lượng xuất khẩu.

6

5/17/2018 BTN - Bao Dam Tin Dung - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/btn-bao-dam-tin-dung-55b082aeb715b 7/25

 Nhóm 3 Mối quan hệ giữa rủi ro và bảo đảm tín dụng

 b. Rủi ro do các thủ tục pháp lý

Sự chậm trễ, rườm rà trong các thủ tục cấp giấy phép, các thủ tục hải quan… nhiều lúcảnh hưởng lớn đến cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp. Cơ hội kinh doanh của doanhnghiệp có tính thời điểm, nhưng nó sẽ không thể thực hiện nhanh chóng nếu không được

“cởi trói” bởi các thủ tục pháp lý. Việc chậm trễ sẽ dẫn đến hệ quả của hàng loạt các hợpđồng kinh tế bị đình trệ, các dự án đầu tư “buộc lòng” phải “treo” trên giấy. Điều này gâytổn thất lớn về mặt kinh tế đối với các doanh nghiệp vay vốn.

c. Rủi ro do hàng hóa nhập lậu tràn vào trong nước

Hàng hóa nhập lậu có ưu điểm rẻ hơn về giá, loại hình phong phú đánh mạnh vào nhucầu của đại bộ phận người tiêu dùng có thu nhập thấp. Các mặt hàng về đồ điện tử, kimkhí, quần áo, mỹ phẩm là một minh chứng cho hiện tượng trên.

Các rủi ro cơ bản trên đã ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh của các doanhnghiệp. Một khi các đồng vốn mà doanh nghiệp đi vay đổ vào sản xuất kinh doanh màkhông thu lại được, tất yếu sẽ đẩy doanh nghiệp tới việc mất dần khả năng trả nợ. Ngânhàng cũng đứng trước nguy cơ khó thu hồi lại khoản cho vay này.

1.3.2. Rủi ro chủ quan

a. Đối với ngân hàng

Các ngành nghề của các doanh nghiệp đi vay là rất đa dạng: Đa phần các cán bộ tín

dụng ngân hàng không thể có đầy đủ thông tin cũng như hiểu biết về các ngành nghề lĩnhvực mà doanh nghiệp đang đầu tư kinh doanh. Hơn nữa, các cán bộ ngân hàng cũng rấtkhó thẩm định được số liệu tài chính do các doanh nghiệp cung cấp có “đúng đắn” vàchính xác tuyệt đối hay không. Tại các doanh nghiệp, công tác kế toán chi phí chưa đượcthực hiện hóa chuyên nghiệp, ghi chép liên tục rõ ràng. Vì thế, khi các cán bộ ngân hàng sửdụng các báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp để phân tích trong công tác thẩmđịnh sẽ gặp khó khăn trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, dễ dẫn đếnviệc đưa ra cái nhìn lệch lạc thiếu chuẩn xác.

Việc xử lý, thu hồi nợ cũng gặp nhiều rủi ro do ngân hàng là một tổ chức kinh tế,không phải là một cơ quan quyền lực Nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộckhách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Hơn nữa các thủ tục pháp lý kiện ra tòa án để thựchiện xử lý tài sản thế chấp cũng rất rườm rà, gây mất chi phí đối với ngân hàng.

 b. Đối với doanh nghiệp

 Nhiều doanh nghiệp không đánh giá hết được những rủi ro khi sử dụng đồng vốn, đánhgiá chi phí vốn cũng như khả năng sinh lợi của đồng vốn. Đa phần các doanh nghiệp khi

7

5/17/2018 BTN - Bao Dam Tin Dung - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/btn-bao-dam-tin-dung-55b082aeb715b 8/25

 Nhóm 3 Mối quan hệ giữa rủi ro và bảo đảm tín dụng

dùng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh thường đầu tư vào mở rộng quy mô sản xuất,đầu tư vào cơ sở vật chất mà cái quan trọng nhất là đầu tư phát triển kỹ năng của lực lượngnhân lực của công ty. Khi doanh nghiệp mở rộng quy mô mà tư duy quản lý không thayđổi, trình độ của đội ngũ quản lý không được đảm bảo thì doanh nghiệp tất yếu phải đối

mặt với những rủi ro về khả năng quản lý sản xuất, dẫn đến nhiều sai lầm trong quá trình raquyết định quản lý kinh doanh.

 Nhiều doanh nghiệp sử dụng không đúng mục đích đăng ký ban đầu trong hồ sơ xinvay vốn. Đồng vốn không sử dụng đúng mục đích tất yếu sẽ khó khăn trong việc kiểm soátdòng vốn cũng như kiểm soát rủi ro của đồng vốn.

2. Bảo đảm tín dụng 

2.1. Khái niệm

Hoàn trả tín dụng là điều kiện quan trọng nhất thực hiện mục tiêu kinh doanh của ngânhàng. Để thu hồi được nợ, ngân hàng phải xem xét một cách thận trọng đến uy tín và nănglực của khách hàng , từ đó áp dụng các phương pháp cho vay thích hợp. Nếu khách hàngđược xếp loại tín nhiệm cao như có phẩm chất tốt trong kinh doanh, có khả năng tài chínhmạnh, chấp hành tốt các hợp đồng tín dụng trong quá khứ và có triển vọng kinh doanhtrong tương lai thì ngân hàng có thể cho vay không cần bảo đảm. Ngược lại, nếu kháchhàng không đạt được các tiêu chuẩn cần thiết thì để hạn chế rủi ro buộc ngân hàng cho vay

 phải có bảo đảm. Như vậy, bảo đảm tín dụng là cách thức, biện pháp tạo cơ sở kinh tế, pháp lý để thu

hồi nợ.

2.2. Vai trò của bảo đảm tín dụng 

Trong thực tế, nếu vận dụng hình thức bảo đảm thích hợp với các loại và kỹ thuật chovay, cũng như các dự án cụ thể sẽ có tác dụng:

- Giảm bớt tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng vì một lý do nào đó không thanh

toán được nợ cho ngân hàng.

- Làm động lực thúc đẩy khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nếu không có bảo đảmcó thể dẫn đến việc lơ là nghĩa vụ trả nợ. Ngược lại nếu có bảo đảm sẽ tạo động lực tốt hơncho nghĩa vụ trả nợ vì nếu không sẽ mất tài sản và tốn kém chi phí nhiều hơn. Mặt khác, bảo đảm tín dụng còn là rào cản với những người đi vay có chủ ý lừa đảo.

8

5/17/2018 BTN - Bao Dam Tin Dung - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/btn-bao-dam-tin-dung-55b082aeb715b 9/25

 Nhóm 3 Mối quan hệ giữa rủi ro và bảo đảm tín dụng

2.3. Đặc trưng của bảo đảm tín dụng 

Từ góc độ của người cho vay, bảo đảm tín dụng phải thể hiện được 3 đặc trưng:

- Giá trị của bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm: Bảo đảm tín dụng khôngchỉ là nguồn thu nợ của ngân hàng mà còn có ý nghĩa thúc giục người đi vay phải trả nợ. Nhưng, nếu giá trị của bảo đảm nhỏ hơn nghĩa vụ được bảo đảm thì người đi vay dễ cóđộng cơ không trả nợ. Nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm vốn gốc, lãi (kể cả lãi quá hạn) vàcác chi phí khác trừ trường hợp các bên có thỏa thuận lãi và các loại phí không thuộc phạmvi bảo đảm được thực hiện nghĩa vụ.

- Tài sản bảo đảm phải có sẵn thị trường tiêu thụ: Mức độ thanh khoản của tài sản cóquan hệ đến lợi ích của người cho vay. Mức độ thanh khoản thấp hay nói cách khác là tàisản khó bán thường khó được ngân hàng chấp nhận. Mức độ thanh khoản trung bình có thểchấp nhận được nhưng phải tính đến chi phí do kéo dài thời gian xử lý.

- Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền ưu tiên về xử lý tài sản bảo đảm:Đặc trưng này phải thể hiện được các mặt sau: tài sản phải thuộc sở hữu hợp pháp củangười đi vay hoặc người bảo lãnh và được pháp luật cho phép giao dịch, đồng thời phải cóđủ các cơ sở pháp lý để ngân hàng – chủ thể cho vay được quyền ưu tiên xử lý tài sảnnhằm thu nợ khi người đi vay không thanh toán đúng hạn.

2.4. Các hình thức bảo đảm tín dụng 

2.4.1. Bảo đảm bằng tài sản

2.4.1.1. Điều kiện đối với tài sản bảo đảm

- Tài sản bảo đảm phải thuộc sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm.

- Tài sản bảo đảm phải được phép giao dịch theo quy định của pháp luật.

- Tài sản bảo đảm phải được đăng ký nếu thuộc loại tài sản mà pháp luật có quy định phải đăng ký.

- Một tài sản có thể được dùng để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự , nếu có

giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảođảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (Điều 324, Khoản1, Bộ Luật dân sự 2005).

2.4.1.2. Các hình thức bảo đảm bằng tài sản

a. Thế chấp tài sản: là việc một bên (gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu củamình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (gọi là bên nhận thế chấp) vàkhông chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

9

5/17/2018 BTN - Bao Dam Tin Dung - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/btn-bao-dam-tin-dung-55b082aeb715b 10/25

 Nhóm 3 Mối quan hệ giữa rủi ro và bảo đảm tín dụng

* Tài sản thế chấp gồm: bất động sản, giá trị quyền sử dụng đất, tài sản hình thànhtrong tương lai, tàu biển, máy bay.

- Bất động sản là tài sản không di dời được: nhà ở, các cơ sở sản xuất kinh doanh (nhàmáy, khách sạn, cửa hàng, nhà kho…) và các tài sản khác gắn liền với đất đai, kể cả các tài

sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng. Ngoài ra còn bao gồm cả hoa lợi, lợi tức,khoản tiền bảo hiểm và các quyền phát sinh từ bất động sản thế chấp.

- Giá trị quyền sử dụng đất: Các cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức kinh tế được Nhànước giao đất, cho thuê đất được thế chấp để vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên cần phân biệttrường hợp được phép thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và trường hợp không được thếchấp giá trị quyền sử dụng đất mà chỉ được thế chấp tài sản sở hữu gắn liền với quyền sửdụng đất.

Hình thức hợp đồnggiao đất và cho thuêđất

Chủ thể sử dụng đất Tài sản thếchấp

Giao đất không thu tiền sử dụngđất

Hộ gia đình, cá nhân (trực tiếplao động nông nghiệp, lâmnghiệp, nuôi trồng thủy sản, làmmuối)

A, B

Giao đất có thu tiền sử dụng đất

Tổ chức kinh tế (sử dụng mục

đích sản xuất nông nghiệp, lâmnghiệp, nuôi trồng thủy sản, làmmuối)

B

Hộ gia đình, cá nhân (sử dụngđất làm nhà ở)

A, B

Tổ chức kinh tế (đầu tư xâydựng nhà ở, kết cấu hạ tầng, mộtsố trường hợp tạo vốn xây dựng

cơ sở hạ tầng theo dự án doChính phủ quyết định)

A, B

Quyền sử dụng đất được chuyểnnhượng hợp pháp từ người kháchoặc đã được Nhà nước giao đấtcó thu tiền sử dụng (tiền khôngcó nguồn gốc từ ngân sách)

- Hộ gia đình, cá nhân.

- Tổ chức kinh tếA, B

10

5/17/2018 BTN - Bao Dam Tin Dung - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/btn-bao-dam-tin-dung-55b082aeb715b 11/25

 Nhóm 3 Mối quan hệ giữa rủi ro và bảo đảm tín dụng

Thuê đất trả tiền thuê hàng năm- Hộ gia đình, cá nhân

- Tổ chức kinh tếB

Thuê đất trả tiền thuê đất cả thời

gian thuê

- Hộ gia đình, cá nhân

- Tổ chức kinh tếA, B

Đã trả tiền thuê nhiều năm vàthời hạn thuê đất đã trả tiền cònlại ít nhất là 5 năm

- Tổ chức kinh tế A, B

Trong đó: A: giá trị quyền sử dụng đất, B: tài sản sở hữu gắn liền với quyền sử dụngđất.

- Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời

điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết. Tài sản hình thànhtrong tương lai bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảođảm nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm.

- Tàu biển, máy bay được sử dụng để thế chấp theo quy định của Luật hàng hải 2005và Luật hàng không dân dụng 2006.

* Các hình thức thế chấp:

- Thế chấp pháp lý và thế chấp công bằng:

+ Thế chấp pháp lý là hình thức thế chấp mà trong đó người đi vay (người thế chấp)thỏa thuận chuyển quyền sở hữu cho ngân hàng khi không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ.Theo hình thức này, khi người đi vay không thanh toán được nợ ngân hàng được quyền bán tài sản hoặc cho thuê với tư cách là người chủ sở hữu mà không cần thực hiện các thủtục tố tụng để nhờ sự can thiệp của tòa án.

+ Thế chấp công bằng là hình thức thế chấp mà trong đó ngân hàng chỉ nắm giữ giấychứng nhận sở hữu tài sản hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đảm bảo cho mónvay. Khi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ theo hợp đồng, việc xử lý tài sản phải dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa người cho vay và người đi vay hoặc phải nhờ đến sựcan thiệp của tòa án nếu có tranh chấp.

- Thế chấp thứ nhất và thế chấp thứ hai:

+ Thế chấp thứ nhất là việc thế chấp tài sản để bảo đảm cho món nợ thứ nhất, tức làviệc sử dụng một tài sản làm bảo đảm cho nhiều khoản vay và thế chấp cho khoản vay đầutiên đag tồn tại.

11

5/17/2018 BTN - Bao Dam Tin Dung - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/btn-bao-dam-tin-dung-55b082aeb715b 12/25

 Nhóm 3 Mối quan hệ giữa rủi ro và bảo đảm tín dụng

+ Thế chấp thứ hai là hình thức thế chấp trong đó người đi vay sử dụng phần giá trịchênh lệch giữa giá trị tài sản thế chấp và khoản nợ thứ nhất được bảo đảm bằng tài sản đóđể bảo đẩm cho khoản nợ thứ hai.

- Thế chấp trực tiếp và thế chấp gián tiếp:

+ Thế chấp trực tiếp là hình thức thế chấp mà tài sản thế chấp do vốn vay tạo nên.Khách hàng vay phải thỏa mãn điều kiện sau: có tín nhiệm đối với tổ chức tín dụng, có khảnăng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ, có dự án khả thi, có mức vốn tự có tham giavào dự án và giá trị tài sản bảo đảm tiền vay (ngoài tài sản hình thành bằng vốn vay) tốithiếu bằng 50% vốn đầu tư của dự án.

+ Thế chấp gián tiếp là hình thức thế chấp mà trong đó tài sản thế chấp và tài sản dùngvốn vay để mua là hai tài sản khác nhau.

- Thế chấp toàn bộ và thế chấp một phần bất động sản

+ Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản có vật phụ thì vật phụ của bất độngsản cũng thuộc tài sản thế chấp.

+ Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản có vật phụ thì vật phụ của bấtđộng sản thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

+ Đối với thế chấp quyền sử dụng đất thì nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng trồng,vườn cây và các tài sản khác của người thế chấp gắn liền với đất chỉ thuộc tài sản thế chấp,

nếu có thỏa thuận.

 b. Cầm cố tài sản: là việc một bên (gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữucủa mình cho bên kia (gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ, nếutài sản cầm cố có đăng ký quyền sở hữu thì các bên có thể thỏa thuận bên cầm cố vẫn giữtài sản cầm cố hoặc giao cho một bên thứ ba giữ.

* Tài sản cầm cố gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản, lợi tức và các quyền phátsinh từ tài sản cầm cố.

* Các hình thức cầm cố tài sản: cầm cố công bằng và cầm cố pháp lý, cầm cố thứ nhấtvà cầm cố thứ hai, cầm cố trực tiếp và cầm cố gián tiếp. Nội dung của các loại cầm cố nàycũng tương tự như thế chấp.

12

5/17/2018 BTN - Bao Dam Tin Dung - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/btn-bao-dam-tin-dung-55b082aeb715b 13/25

 Nhóm 3 Mối quan hệ giữa rủi ro và bảo đảm tín dụng

2.4.2. Bảo đảm không bằng tài sản: bảo lãnh

*  Khái niệm: Bảo lãnh là việc bên thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên cóquyền (gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay (gọi là bên

được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiệnkhông đúng nghĩa vụ.

* Các hình thức bảo lãnh:

- Bảo lãnh có bảo đảm bằng tài sản hoặc bằng uy tín

+ Bảo lãnh có bảo đảm bằng tài sản là bên bảo lãnh phải có tài sản để thực hiện nghĩavụ bảo lãnh. Việc bảo lãnh bằng tài sản có thể kèm theo biện pháp thế chấp hoặc cầm cố đểthực hiện nghĩa vụ hoặc do tổ chức tín dụng và bên bảo lãnh thỏa thuận. Đây là hình thức bảo đảm kép nhằm đề phòng khi người bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ thì ngânhàng có thể xử lý tài sản kèm theo bảo lãnh.

+ Bảo lãnh bằng uy tín là hình thức bảo lãnh chỉ dựa vào uy tín của người bảo lãnh.

- Bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ: Khi bảo lãnh một phần thì phải ghi rõ sốtiền bảo lãnh. Những trường hợp pháp luật quy định cho vay phải có bảo đảm thì chỉ ápdụng bảo lãnh một phần trong trường hợp phần còn lại phải có tài sản thế chấp hoặc cầmcố, nếu không thì bắt buộc phải có bảo lãnh toàn bộ.

- Bảo lãnh riêng biệt và bảo lãnh duy trì:

+ Bảo lãnh riêng biệt được áp dụng cho một số tiền vay cụ thể theo hợp đồng tín dụngvà được hạch toán riêng trên tài khoản cho vay.

+ Bảo lãnh duy trì là hành vi bảo lãnh cho một loạt các giao dịch và mức bảo lãnh theohạn mức tối đa. Phương thức bảo lãnh này được áp dụng khi cho vay bằng kỹ thuật thấuchi trên tài khoản vãng lai.

- Bảo lãnh tín chấp của các tổ chức chính trị xã hội chỉ áp dụng đối với người được bảolãnh là các cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền nhỏ tại các tổ chức tín dụng.

13

5/17/2018 BTN - Bao Dam Tin Dung - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/btn-bao-dam-tin-dung-55b082aeb715b 14/25

 Nhóm 3 Mối quan hệ giữa rủi ro và bảo đảm tín dụng

Chương II: Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và bảo đảm tín dụng

 Như chúng ta đã biết, với bản chất là một tổ chức đặc thù có chức năng kinh doanhtiền tệ, ngân hàng thương mại thực hiện hoạt động kinh doanh của mình thông qua cácquan hệ tín dụng, từ các quan hệ này, mối quan hệ giữa ngân hàng với các tổ chức, cá nhânđược thiết lập và phát triển, gắn ngân hàng gần với các hoạt động sản xuất kinh doanhtrong xã hội. Tuy nhiên, nếu không có những thiết chế cơ bản để bảo đảm các khoản tiền đivay và cho vay hiệu quả, ngân hàng sẽ tự đặt mình trước những rủi ro khó lường đối vớimột loại hàng hóa vốn dĩ đã chứa đựng rất nhiều rủi ro, đó là “tiền tệ”.

Trong hoạt động kinh doanh của mình các ngân hàng luôn phải chấp nhận nhiều rủiro, không một ngân hàng nào có thể loại trừ hết các rủi ro có thể gặp phải. Như vậy, trong

hoạt động kinh doanh, mục đích của Ngân hàng không cho là thu được lợi nhuận cao màcòn phải hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Đòi hỏi các ngân hàng phải nângcao công tác quản lý rủi ro tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ tiềm ẩn lên rủiro. Rủi ro tín dụng là ngôn từ thường được sử dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng hoặc trên thị trường tài chính. Đó là khả năng không chi trả được nợ của người đi vay đốivới người cho vay khi đến hạn phải thanh toán. Luôn là người cho vay phải chịu rủi ro khichấp nhận một hợp đồng cho vay tín dụng. Rủi ro tín dụng cao thì ngân hàng có khả năng phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn hay tính thanh khoản thấp. Điều này có thể làm giảmhoạt động kinh doanh thu lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí phá sản.

Bất kỳ một hợp đồng cho vay nào cũng có rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng có thể donhiều nguyên nhân : khách quan và chủ quan. Nhưng vấn đề là làm thế nào để ngăn chặnvà hạn chế rủi ro tín dụng? Đã có nhiều biện pháp đưa ra nhằm ngăn chặn rủi ro tín dụngnhư: xây dựng chính sách tín dụng hợp lí; thường xuyên đánh giá phân loại tín dụng, xếploại khách hàng; thực hiện đúng quy trình quản lý tín dụng, phân tích tín dụng và đánh giákhả năng xảy ra rùi ro của mỗi khoản vay trước khi ra quyết định; phân tán rủi ro; bảohiểm tín dụng; trích lập quỹ dự phòng rủi ro; và một trong những biện pháp được áp dụnghiện hành tại tất cả các ngân hàng hiện nay là bảo đảm tín dụng. Trong nền kinh tế thị

trường tính chất hoạt động của các doanh nghiệp rất đa dạng, phong phú; do đó, để đạtđược mục tiêu mở rộng tín dụng gắn liền với hạn chế rủi ro đòi hỏi ngân hàng phải sử dụngđồng thời nhiều loại tài sản đảm bảo và nhiều hình thức bảo đảm, vận dụng nó thích ứngvới từng loại khách hàng.

Thực tế hiện nay cho thấy, trong hoạt động kinh doanh có muôn ngàn lý do dẫn đếnnguồn thu nợ thứ nhất không được thực hiện và do vậy, nếu không có nguồn thu nợ bổsung tất yếu ngân hàng sẽ gặp rủi ro tín dụng, buộc người vay phải có đảm bảo cần thiết,

14

5/17/2018 BTN - Bao Dam Tin Dung - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/btn-bao-dam-tin-dung-55b082aeb715b 15/25

 Nhóm 3 Mối quan hệ giữa rủi ro và bảo đảm tín dụng

ngoại trừ những khách hàng hoạt động tốt, có uy tín và có quan hệ tín dụng thường xuyên.Khi đánh giá hoạt động của khách hàng, nếu nhận thấy nguồn thu nợ thứ nhất chưa có cơ sở đảm bảo chắc chắn thì ngân hàng buộc phải xác lập cơ sở pháp lý để có thêm nguồn thunợ thứ hai. Như vậy, trong kinh doanh cũng như chiến trường, ở đâu là điểm nóng thì ở đó

 phải có phòng thủ chắc chắn, cũng giống như bảo đảm tín dụng.Bảo đảm tín dụng chính là “biện pháp phòng ngừa rủi ro” điều này được thể hiện ở 

những khía cạnh sau đây:

1. Bảo đảm tín dụng là chỗ dựa tin cậy cho ngân hàng

 Như những phân tích ở phần trên cho thấy các tổ chức tín dụng rất khó khăn, khôngcó độ tin cậy và mức chính xác cần thiết trong việc đánh giá mức độ tín nhiệm, năng lực tàichính của khách hàng, thẩm định tính hiệu quả của các dự án đầu tư, phương án kinhdoanh, không giám sát được hoạt động của khách hàng một cách chặt chẽ. Điều này đã đẩy

các tổ chức tín dụng đến lựa chọn quyết định cho vay chỉ khi khách hàng có tài sản bảođảm. Hành vi này của các ngân hàng có thể giải thích rằng khi không thể nhìn vào nhữngcái vô hình và khó phân tích như giá trị vô hình của doanh nghiệp, giá trị của vốn chủ sở hữu, giá trị thực của các khoản thu, các khoản tồn kho… Nhất là lần đầu tiên thiết lập quanhệ tín dụng thì việc này càng khó khăn hơn. Các tổ chức tin dụng Việt Nam vì thế đã chọnviệc làm đơn giản nhất là xem xét những cái gì hiện hữu nhất. Đó chính là các tài sản hữuhình mà chủ yếu là tài sản cố định để dùng bảo đảm cho các khoản vay. Các tài sản hữuhình là thứ dễ xác định giá trị nhất nên việc cấp tín dụng sẽ cảm thấy yên tâm hơn rất nhiềunếu nó được đảm bảo bằng tài sản, nhất là các loại tài sản có tính thanh khoản và giá trịcao. Việc quản lý các loại tài sản cũng sẽ dễ dàng hơn khi các tổ chức tin dụng nắm giữ tàisản hoặc giữ những giấy tờ sở hữu chúng và được nhà nước xác nhận. Như vậy, về mặtnguyên lý, bảo đảm tín dụng là một yếu tố có giá trị tham chiếu trong các quyết định cấptín dụng đồng thời là chỗ dựa tin cậy, tránh những rủi ro không đáng có trong việc đưa raquyết định cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng

2. Bảo đảm tín dụng là rào cản đối với đối tượng đi vay có mục đích bất chính và

ngăn ngừa tâm lý ỷ lại của khách hàngLý thuyết hành vi và lý thuyết trò chơi đã chỉ rõ, khi thực hiện bất cứ một hành vi

nào, mỗi cá nhân luôn xem xét họ sẽ được gì và mất gì. Nếu hành vi luôn mang lại lợi íchmà không bị tổn thất gì thì họ sẽ thực hiện, ngược lại nếu hành vi luôn tạo ra tổn thất màkhông có lợi ích gì cho bản thân họ thì họ sẽ không thực hiện. Khi khoản tín dụng đượccấp phải có tài sản bảo đảm, các đối tượng lừa đảo sẽ gặp phải nhiều bất lợi và rào cản khivay vốn ở ngân hàng. Đối với loại còn lại, hành vi được thực hiện khi lợi ích lớn hơn chi phí và ngược lại hành vi sẽ không được thực hiện. Tác dụng của bảo đảm tín dụng nằm ở 

15

5/17/2018 BTN - Bao Dam Tin Dung - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/btn-bao-dam-tin-dung-55b082aeb715b 16/25

 Nhóm 3 Mối quan hệ giữa rủi ro và bảo đảm tín dụng

điểm này. Khi những khoản tín dụng được cấp mà không có tài sản đảm bảo, phần vốn của bên vay tham gia rất ít được không tham gia vào dự án đầu tư, thì xu hướng tất yếu là bênvay sẽ thực hiên các dự án có mức độ rủi ro cao để đem lại lợi nhuận cao vì nếu dự án thất bại thì cái họ mất là không đáng kể, ngược lại nếu dự án thành công thì lợi ích của họ là rất

lớn. Hành vi của bên vay sẽ hoàn toàn ngược lại khi họ phải đem thế chấp các tài sản hiệncó của mình để được cấp tín dụng. Khi tài sản được thế chấp, cầm cố tại các ngân hàng thìngười vay sẽ bị mất nó nếu khoản vay của họ đầu tư không cẩn thân và xảy ra rùi ro. Vìvậy, họ sẽ thận trọng hơn trong quyết định đi vay để đầu tư của mình vì nếu xảy ra rủi ro,dẫn đến tình trạng phá sản thì họ sẽ mất nhiều nhất vì họ là đối tượng cuối cùng được nhậnnhững gì còn lại trong quá trình thực hiện phá sản doanh nghiệp.

Trên thực tế, các doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận có thể sử dụng vốn vay củangân hàng không đúng mục đích hoặc đầu tư không hiệu quả, thu nhập không đủ bù đắpchi phí... dẫn đến không thể trả được nợ ngân hàng khi đến hạn. Không chỉ có vậy, nhiềudoanh nghiệp còn cố ý lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản bằng việc xây dựng các đề án kinhdoanh giả nhằm vay vốn tại ngân hàng. Tất cả những điều đó đều có thể trực tiếp hoặc giántiếp gây ra rủi ro cho ngân hàng đặc biệt là rủi ro đối với hoạt động tín dụng. Khi đối tượngvay vốn bị phát hiện sử dụng vốn vay không đúng mục đích được coi là vi phạm hợp đồng,sẽ không được hỗ trợ lãi suất, bị xử lý theo quy định của pháp luật và phải hoàn trả chongân hàng thương mại số lãi tiền vay được hỗ trợ trước đó. Trường hợp không thu hồiđược số tiền đã cho vay thì tài sản bảo đảm chính là khoản bù đắp vào phần vay vốn củadoanh nghiệp. Ngân hàng có thể thu hồi nợ trước hạn, vì vậy doanh nghiệp sẽ khó có thể

hoàn trả ngay, vì thế xử lý tài sản bảo đảm là điều tất yếu. Mặt khác, với tài sản bảo đảmlớn cho các khoản vay sẽ khiến doanh nghiệp phải e ngại hơn, cẩn trọng hơn với các khoảnvay này khi sử dụng, sử dụng sao cho hiệu quả và đúng mục đích.

→ Chính vì vậy, bảo đảm tín dụng chính là một rào cản đối với những đối tượng đi vay cóchủ ý lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng cũng như tránh tâm lý ỷ lại của kháchhàng, giảm những nguy cơ rủi ro không đáng có cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.

3. Bảo đảm tín dụng là cách thức, biện pháp để thu hồi nợ.

Bảo đảm tín dụng là nguồn trả nợ thứ hai của khách hàng, khi nguồn trả nợ thứ nhấtlà thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh không bảo đảm. Vai trò của bảo đảm tín dụngnhằm nâng cao trách nhiệm của bên có nghĩa vụ; nâng cao trách nhiệm của bên cho vay, bên cấp tín dụng và tạo cơ sở để thu hồi nợ. Gắn trách nhiệm vật chất của người đi vaytrong quá trình sử dụng vốn sẽ làm động lực thúc đẩy khách hàng thực hiện nghĩa vụ trảnợ. Như vậy, ngân hàng thu hồi được nợ, tức là đã tránh được rủi ro tín dụng.

16

5/17/2018 BTN - Bao Dam Tin Dung - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/btn-bao-dam-tin-dung-55b082aeb715b 17/25

 Nhóm 3 Mối quan hệ giữa rủi ro và bảo đảm tín dụng

Để hạn chế rủi ro tín dụng, ngân hàng phải sử dụng đồng thời nhiều loại tài sản bảođảm và hình thức bảo đảm. Đối với khách hàng và loại cho vay có rủi ro cao thì áp dụngloại bảo đảm có rủi ro thấp và ngược lại.

Ví dụ: Khách hàng được xếp loại rủi ro cao thì phải áp dụng các loại bảo đảm chắc

chắn như thế chấp bất động sản, cầm cố các loại hàng hóa có mức thanh khoản cao, bảolãnh của ngân hàng. Trái lại, đối với những khách hàng được xếp loại rủi ro thấp thì có thểáp dụng hình thức bảo đảm bằng các khoản phải thu, bảo đảm một phần số tiền cho vay.

Thông thường, các ngân hàng thường phải phân hạng rủi ro danh mục tín dụng, đánhgiá chất lượng của tài sản bảo đảm để có nhận định hoàn chỉnh về khoản vay và có hướngxử lý sau này

Phân hạng rủi ro danh mục tín dụng

Mức rủi ro Nội dung

1. Tín dụng ít rủi ro Khả năng thực hiện các nghĩa vụ của khách hàng là chắc chắn, bảo đảm việc trả nợ như đã thỏa thuận (có thể có một số khíacạnh yếu nhỏ về rủi ro).

2. Tín dụng rủi rotrung bình

Khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của khách hàng làvững chắc, rủi ro tín dụng chung ở mức chấp nhận được nhưng

có một số khía cạnh yếu kém trên thực thế về rủi ro tín dụng,cần có sự giám sát và kiểm soát.

3. Tín dụng trên mứcrủi ro trung bình

Khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của khách hàng ở mức mạo hiểm do những yếu kém lớn trên vài khía cạnh về rủiro tín dụng (các yếu kém này có dấu hiệu có khả năng sửa chữađược). Mức rủi ro tiềm tàng này yêu cầu phải tăng việc giámsát để bảo đảm tình hình không xấu đi.

4. Tín dụng rủi ro cao Khách hàng đang trong tình trạng xấu kéo dài (thua lỗ trong

kinh doanh, khó khăn trầm trọng về khả năng thanh toán) vàngân hàng đang cố gắng cải thiện hoặc từ bỏ mối quan hệ đểtránh thua lỗ tiềm tàng.

5. Tín dụng khó đòi lãi Khách hàng có rủi ro cao, có thể bị thất thoát lãi song có thể hyvọng lấy lại được gốc.

6. Tín dụng khó đòigốc và lãi

Khách hàng có rủi ro cao, có thể khả năng mất cả vốn, lãi vàcác khoản chi phí sau khi đã nỗ lực hết sức trong việc áp dụng

17

5/17/2018 BTN - Bao Dam Tin Dung - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/btn-bao-dam-tin-dung-55b082aeb715b 18/25

 Nhóm 3 Mối quan hệ giữa rủi ro và bảo đảm tín dụng

các biện pháp có thể.

Phân hạng chất lượng tài sản bảo đảm

Xếp hạng tài sản bảo đảm Giá trị có thể phát mại của tài sản bảo đảm tínhbằng số % của giá trị khoản vay

A 140%

B 110%

C 80%

D 50%

E 20%

F 0%

Mỗi khi có hoạt động cung ứng tín dụng thì rủi ro tín dụng luôn có nguy cơ xảy ra,nó muôn hình muôn vẻ, với nhiều hình thái, màu sắc, cung bậc khác nhau, nó luôn tiềm ẩntrong suốt quá trình trước, trong và sau khi cho vay và nó được biểu hiện ra bên ngoài là sốtiền cho vay không thu hồi được đầy đủ như mong đợi. Rủi ro là nguyên nhân chủ yếu dẫntới việc các ngân hàng bị phá sản. Rủi ro tín dụng luôn tồn tại với hoạt động tín dụng,chúng ta không thể giảm nó xuống bằng không mà chúng ta phải chấp nhận sự tồn tại củanó. Nhưng không có nghĩa rằng chúng ta không quan tâm đến rủi ro, mà chúng ta cần phảicó các biện pháp để phòng ngừa hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

Mặc dù có một mối quan hệ mất thiết giữa rủi ro và bảo đảm tín dụng, và khi chúng

ta coi đảm bảo tín dụng có ý nghĩa rất lớn trong hạn chế rủi ro tín dụng, nhưng nếu quá chútrọng đến yếu tố này thì sẽ dẫn đến hậu quả xấu: làm mất khách hàng, dẫn đến các hạn chếđối với các khoản tín dụng tốt. Tóm lại, đảm bảo tín dụng chỉ là biện pháp phòng vệ chứkhông phải là biện phát duy nhất trong khi đưa ra các quyết định cấp tín dụng.

18

5/17/2018 BTN - Bao Dam Tin Dung - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/btn-bao-dam-tin-dung-55b082aeb715b 19/25

 Nhóm 3 Mối quan hệ giữa rủi ro và bảo đảm tín dụng

Chương III. Thực trạng và giải pháp

1. Thực trạng

Rủi ro tín dụng là một trong bốn nhóm rủi ro chính trong khối ngân hàng hiện nayvà là một lưu ý lớn của hệ thống Ngân hàng thương mại. Nợ xấu là một tiêu chí để xem xéttầm quan trọng của vấn đề này ở hệ thống ngân hàng đang ở mức độ nào.

Trả lời phóng vấn năm 2010, TS Lê Xuân Nghĩa có nói rằng “Báo cáo nợ xấu ngânhàng bình quân khoảng 1,28% trên tổng dư nợ, nhưng đến khi chúng tôi kiểm tra có ngânhàng lên tới 12%. Đó là theo chuẩn kế toán Việt Nam, còn chuẩn quốc tế phải hơn” Lờicảnh báo đã cho thấy đây là điểm mà các NHTM đang vấp phải ở thời điểm năm 2010.Hiện tại, theo bài báo mới nhất “Nợ xấu ngân hàng theo chuẩn quốc tế lên tới 13%”  rangày 10/10/2011 cho biết: Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng tại thời điểm tháng 8/2011là 3,1%, tăng so với 2,16% vào cuối năm 2010 và khả năng tăng lên 5% vào cuối 2011.Tuy nhiên, báo cáo của công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho biết, theo tiêuchuẩn quốc tế thì tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam lên tới 13% tổng dư nợ.

Theo NHNN, con số nợ xấu 3,1% theo chuẩn Việt Nam vẫn ở mức an toàn và kiểmsoát được, nhưng theo chuẩn quốc tế tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam lên tới 13%tổng dư nợ và là một con số đáng lo ngại

Báo cáo phân tích rằng hầu hết các NHTM tại Việt Nam hiện nay đều phân loại nợ dựa vào định lượng mà thiếu đi phần định tính như tình hình tài chính, kết quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc phân loại nợ không phản ánh thựcchất khoản nợ. Đồng thời, các ngân hàng chỉ xếp phần nợ đến hạn không trả được vào nợ xấu, trong khi phần còn lại của khoản nợ vẫn là nợ đủ tiêu chuẩn.

Trong khi đó, theo chuẩn quốc tế, nếu phần nợ đến hạn không trả được thì toàn bộkhoản nợ phải được xếp vào nợ xấu. Ngoài ra, một số ngân hàng còn biến nghiệp vụ giahạn nợ, vốn là một nghiệp vụ bình thường của ngân hàng thành một hình thức để giảm tỷlệ nợ xấu của mình do nợ gia hạn không được tính vào nợ xấu.

Kết quả là sự chênh lệch giữa phân loại nợ xấu theo chuẩn trong nước và quốc tếngày càng lớn.

Mặc dù NHNN đã đưa ra quy định về việc phân loại nợ theo Quyết định 493/2005trong đó bao gồm cả phân loại theo định lượng (điều 6) và định tính (điều 7) song chỉ cóBIDV, Agribank và Vietcombank đã thực hiện việc phân loại nợ theo định tính. Nguyênnhân là do họ phải xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để áp dụng phương pháp phân loại này.

19

5/17/2018 BTN - Bao Dam Tin Dung - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/btn-bao-dam-tin-dung-55b082aeb715b 20/25

 Nhóm 3 Mối quan hệ giữa rủi ro và bảo đảm tín dụng

Việc phân loại nợ theo định tính sẽ làm tỷ lệ nợ xấu cao gấp 2-3 lần so với địnhlượng và bản thân nó cũng gặp phải nhiều điểm bất cập. NHNN trong cuộc gặp với các NHTM mới đây cho biết họ đang xây dựng dự thảo thông tư quy định về phân loại nợ,trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tíndụng nhằm thay thế Quyết định 493 đã lỗi thời.

Việc nợ xấu tăng cao như vậy là do việc nhiều NHTM có công ty mẹ, cổ đông lớn,cổ đông chiến lược là các tập đoàn, các tổng công ty lớn, các doanh nghiệp lớn. Điều nàycó thể tạo ra mối nghi ngờ về việc một số ngân hàng có thể cố tình nới lỏng điều kiện chovay đối với một số cá nhân hoặc tổ chức vì một số lý do nào đó, điều này có thể dễ dẫn tớinhững rủi ro tín dụng.

Theo báo cáo mới nhất, nợ xấu của nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước tăng66,18%, nhóm các ngân hàng cổ phần tăng 44,29%, nhóm ngân hàng liên doanh, 100%

vốn nước ngoài tăng 59,23% so với cuối 2010. Như vậy, ta có thể thấy được việc tỷ lệ nợ xấu tăng là yếu tố quan trọng cho thấy “sức khỏe” của toàn khối ngân hàng. Hơn thế nữa,các quy định lỏng lẻo trong điều kiện cho vay sẽ dẫn đến chất lượng các khoản vay đixuống, dẫn đến nợ xấu của nhiều ngân hàng ở mức cao và tiềm ẩn rủi ro cho cả hệ thống.Vì vậy, các ngân hàng phải thắt chặt hơn nữa tiêu chí cấp tín dụng.

Thực tế, khi xét duyệt các khoản vay, Ngân hàng phải thẩm định đơn xin vay vốncủa khách hàng bằng cách sử dụng nguyên tắc 5 C: Năng lực (Capacity), Vốn (Capital),Thế chấp (Collateral), Uy tín (Character) và các điều kiện khác (Conditions). Tuy nhiêntrong điều kiện kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay, việc đánh giá mức độ tín nhiệm

cũng như năng lực tài chính của khách hàng rất khó bởi:

- Đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng: Yêu tố cơ bản của tiêu chí này là mối quanhệ dài hạn, uy tín, thương hiệu của khách hàng trên thị trường, năng lực và trình độ quảnlý, sự am hiểu trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh… Những yếu tố rất khó đánh giá vìViệt Nam mới chuyển sang kinh tế thị trường gần 20 năm. Ý thức của đại bộ phận doanhnghiệp về việc xây dựng thương hiệu, uy tín trên thương trường với chiến lược kinh doanhdài hạn mới chỉ được đề cập trong một vài năm gần đấy. Rất ít doanh nghiệp khẳng địnhđược thương hiệu của mình. Mặt khác, hoạt động tín dụng ngân hàng mới thực triên trong

vòng 10 năm trở lại đây. Mối quan hệ giữa khách hàng và các tổ chức tín dụng gần nhưmới được xác lập, chưa đủ độ dài thời gian để tảo ra sự tin cậy.

- Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng: Đối với một khách hàng, năng lực tài chínhđược thể hiện thông qua các tiêu chí chính như: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản,Suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA); Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE); Giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và một số chỉ tiêu khác. Nhưng làm thế nào để tính toán,đánh giá các chỉ tiêu này và mức độ tín cậy của nó liệu có đảm bảo khi mà các báo cáo tài

20

5/17/2018 BTN - Bao Dam Tin Dung - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/btn-bao-dam-tin-dung-55b082aeb715b 21/25

 Nhóm 3 Mối quan hệ giữa rủi ro và bảo đảm tín dụng

chính không được kiểm toán độc lập, hệ thống thông tin, chuẩn mực kế toán chựa thực sựđủ độ tin cậy. Đó là chưa nói đến việc rất nhiều doanh nghiệp có hại hoặc nhiều hệ thốngsổ sách, báo cáo kế toán. Mặt khác, trình độ và khả năng phân tích đánh giá tình hình tàichính của khách hàng đối với các ngân hàng còn rất hạn chế, chưa đủ sự tự tin để đưa ra

kết luận một cách độc lập, có độ tin cậy cao.

Vì vậy, khi không thể nhìn vào những cái vô hình và khó phân tích thì việc sử dụng cácloại tài sản hữu hình dùng để bảo đảm cho các khoản vay là một yếu tố rất quan trọngtrong việc quyết định cấp tín dụng. Tuy nhiên sẽ là rất nguy hiểm nếu coi đó là căn cứ duynhất dể ngân hàng quyết định cấp tín dụng.

2. Giải pháp

Trong thời gian qua, việc triển khai xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tạimột số tổ chức tín dụng là một trong những công cụ quản trị rủi ro cơ bản và hữu hiệu,được các tổ chức tín dụng triển khai nhằm xây dựng một môi trường tín dụng hiệu quả vàđưa ra các chính sách tín dụng phù hợp với từng khách hàng. Đây cũng là công cụ trợ giúpcác tổ chức tài chính ngân hàng đánh giá toàn bộ danh mục tín dụng, xác định một cáchhợp lý, chính xác mức tổn thất tín dụng cho từng dòng sản phẩm hoặc lĩnh vực hay ngànhkinh tế.

Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống này với tính năng liên kết chặt chẽ với hệthống xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ giúp các tổ chức tín dụng có thể đánh giá chính xác,thận trọng hơn đối với khoản tín dụng cũng như phần giá trị có thể thu hồi được trongtương lai trong trường hợp không trả được nợ vay. Đây hoàn toàn là một thước đo mới,

hoàn thiện hơn để các tổ chức tín dụng có thể xem xét toàn diện về khách hàng và khoảnvay của mình, cũng như đánh giá, quản trị một cách hiệu quả và toàn diện chất lượng tíndụng trên diện rộng của mỗi tổ chức tài chính ngân hàng.

 Như vậy, việc xây dựng hệ thống xếp hạng khoản vay gắn với tài sản bảo đảm làmột công việc hết sức cần thiết nhằm sàng lọc, quản lý các TSBĐ của khách hàng trước,trong và sau khi cho vay.

Việc đánh giá, chấm điểm TSBĐ giúp các tổ chức tín dụng ước tính một cách chínhxác và thận trọng phần giá trị có thể thu hồi được trong tương lai khi khách hàng không thể

trả được khoản nợ vay, góp phần giảm thiểu những tổn thất không lường trước được phátsinh từ hoạt động tín dụng. Ngoài ra còn có nhiều lợi ích khác như:

- Hệ thống với chức năng sàng lọc TSBĐ theo các tiêu chí tối thiểu trước khi cho vay sẽnhằm giảm thiểu được các rủi ro về mặt pháp lý do thiếu hồ sơ tài sản hoặc các rủi ro tácnghiệp phát sinh trong quá trình tiếp nhận TSBĐ của khách hàng.

- Kết quả xếp hạng TSBĐ sẽ được kết hợp với kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ ra quyết định cấp tín dụng.

21

5/17/2018 BTN - Bao Dam Tin Dung - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/btn-bao-dam-tin-dung-55b082aeb715b 22/25

 Nhóm 3 Mối quan hệ giữa rủi ro và bảo đảm tín dụng

- Việc quản lý TSBĐ sau khi cho vay giúp các tổ chức tín dụng theo dõi một cách có hệthống và tập trung các TSBĐ đang nắm giữ để có thể đưa ra các biện pháp quản lý phù hợpkhi có những biến động trên thị trường, giảm thiểu các rủi ro phát sinh do các biến độngliên quan đến TSBĐ.

- Trên cơ sở hệ thống quản lý TSBĐ sau khi cho vay, chính sách quản trị rủi ro tín dụng sẽhoạt động có hiệu quả hơn thông qua phản ánh phù hợp mức độ tổn thất của TSBĐ; phân bổ TSBĐ phù hợp cho từng khoản vay.

- Hệ thống quản lý theo dõi TSBĐ sẽ giúp các tổ chức tín dụng xây dựng được một cơ sở dữ liệu về TSBĐ cho toàn hệ thống. Cơ sở dữ liệu về TSBĐ là căn cứ để hỗ trợ các tổchức định giá TSBĐ một cách chính xác và thống nhất trong quy trình cấp tín dụng.

- Cơ sở dữ liệu của hệ thống xếp hạng khoản vay gắn với tài sản bảo đảm là căn cứ quantrọng để xây dựng mô hình tính toán tỉ lệ tổn thất dự kiến (LGD) trong hoạt động tín dụng.

- Kết hợp với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của tổ chức tín dụng để tính toán dự phòng rủi ro tín dụng, tỉ lệ an toàn vốn cũng như các yêu cầu báo cáo khác của Ngân hàng Nhà nước.

Mặc dù hệ thống này cho đến nay mới được các tổ chức tín dụng thực hiện mộtcách riêng biệt, kết quả xếp hạng khách hàng vẫn chưa có sự liên kết với các yếu tố quantrọng khác của khoản tín dụng như tài sản bảo đảm (TSBĐ) của khoản vay. Bên cạnh đó,việc quản lý TSBĐ tại các tổ chức tín dụng hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, có thể kể đếnnhư: các tổ chức tín dụng chưa xây dựng được hệ thống đánh giá, chấm điểm TSBĐ; chưacó hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung về TSBĐ trên toàn hệ thống; chưa kiểm soát được tínhchính xác của các thông số về TSBĐ trong việc tính toán dự phòng và tỉ lệ an toàn vốntheo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước… Tuy nhiên, hoạt động tín dụng vẫn còn rất nhiềuhy vọng cải thiện trong thời gian tới, bởi Tổng Công ty Tài chính CP Dầu khí Việt Nam(PVFC) đang tích cực phối hợp với Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam tổ chức tưvấn có uy tín và kinh nghiệm về quản trị rủi ro trong lĩnh vực tài chính ngân hàng để triểnkhai hệ thống xếp hạng khoản vay gắn với tài sản bảo đảm tại đơn vị. Nếu triển khai và ápdụng phổ biến khai hệ thống xếp hạng khoản vay gắn với tài sản bảo đảm nói trên, conđường quản trị rủi ro tín dụng của ngành tài chính ngân hàng coi như đã đi được hơn mộtnửa.

22

5/17/2018 BTN - Bao Dam Tin Dung - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/btn-bao-dam-tin-dung-55b082aeb715b 23/25

 Nhóm 3 Mối quan hệ giữa rủi ro và bảo đảm tín dụng

C. Kết luận chung

Thực tế cho thấy tình trạng lạm phát toàn cầu đã dẫn đến môi trường kinh doanh ngânhàng trong thời gian qua ngày càng trở nên khó khăn, lãi suất trên thị trường thế giới liêntục giảm gây áp lực lên hệ thống ngân hàng Việt Nam, tình trạng này vẫn rát quan ngại vàothời điểm cuối 2011 và đầu 2012. Mặt khác, bản thân các ngân hàng trong nước cũng có sựcạnh tranh quyết liệt với nhau nên càng gây ra nhiều khó khăn, buộc các ngân hàng phảinới lỏng các yêu cầu khi cho vay cũng như cắt giảm lãi suất sẽ tạo ra nhiều nguy cơ rủi rotrong hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinhdoanh của các doanh nghiệp và do đó gián tiếp ảnh hưởng đến các ngân hàng. Các doanhnghiệp vì mục tiêu lợi nhuận có thể sử dụng vốn vay của ngân hàng không đúng mục đíchhoặc đầu tư không hiệu quả, thu nhập không đủ bù đắp chi phí... dẫn đến không thể trảđược nợ ngân hàng khi đến hạn, tất cả những điều đó đều có thể gián tiếp gây ra rủi ro chongân hàng đặc biệt là rủi ro đối với hoạt động tín dụng. 

Vì vậy, việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là thực sự có ý nghĩa đối với các Ngân hàng tại Việt Nam. Bên cạnh các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng như: xâydựng chính sách tín dụng hợp lí, thực hiện đúng quy trình quản lý tín dụng, phân tích tíndụng và đánh giá khả năng xảy ra rùi ro của mỗi khoản vay trước khi ra quyết định, phântán rủi ro,…. bảo hiểm tín dụng, trích lập quỹ dự phòng rủi ro, bảo đảm tín dụng là một biện pháp phòng ngừa rủi ro hữu hiệu, có vai trò rất lớn trong quyết định cấp tín dụng củacác ngân hàng Việt Nam hiện nay không đơn giản vì nó là chỗ dựa tin cậy trong việc đưara quyết định cấp tín dụng mà hơn thế nữa, tài sản bảo đảm có tác dụng rất tốt trong việcngăn ngừa sự xuất hiện của hành vi lừa đảo và tâm lý ỷ lại sau khi vay, nhưng sẽ rất nguyhiểm nếu coi đó là căn cứ duy nhất dể ngân hàng quyết định cấp tín dụng.

23

5/17/2018 BTN - Bao Dam Tin Dung - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/btn-bao-dam-tin-dung-55b082aeb715b 24/25

 Nhóm 3 Mối quan hệ giữa rủi ro và bảo đảm tín dụng

D. Danh mục tài liệu tham khảo

1. Giáo trình “Tín dụng ngân hàng” – PGS.TS. Lê Văn Tề

2. Giáo trình “Tín dụng ngân hàng” – Học viện Ngân hàng biên soạn

3. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng đểxử lý rủi ro tín

4.  Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm

5. Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm

6. Bài viết: “Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàngthương mại tại TP.HCM” đăng trên tapchiketoan.com

7. Bài viết: “Rủi ro tín dụng – Cách nhìn nhận mới” – TS. Phan Văn Tính đăngtrên luattaichinh.wordpress.com

8. Bài viết: “Phân tích rủi ro tín dụng của Ngân hàng” đăng trên doanhnhan.net 

9. Bài giảng: “Tại sao tài sản đảm bảo là yếu tố quan trọng trong quyết định cấptín dụng của các tổ chức tín dụng Việt Nam” trong chương trình Giảng dạy Kinh

tế Fullbright – Huỳnh Thế Du

10. Bài giảng: “Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng tại Việt Nam”trong chương trình Giảng dạy Kinh tế Fullbright – Huỳnh Thế Du, Nguyễn MinhKiều, Nguyễn Trọng Hoài

11. Bài viết: “Hoàn thiện pháp luật về phòng ngừa rủi ro tín dụng của các tổ chứctín dụng” - TS. Phạm Thị Giang Thu – Đại học Luật Hà Nội; ThS. Nguyễn NgọcLương - Đảng ủy Khối các CQTW đăng trên phannghiemlawyer.wordpress.com

12.  Bài viết: “Mức độ rủi ro của tín dụng ở Việt Nam” -  Nguyễn Mạnh Hùng đăngtrên voanews.com

13. Bài viết: “Quản lý rủi ro tín dụng – một yêu cầu cấp bách” - Thanh Huyền – PVFC đăng trên petrotimes.vn

14.  Bài viết: “Tháo ngòi nổ quả bom nợ xấu” – Sơn Hà đăng trên tamnhin.net 

15.  Bài viết: “Nguyên tắc 5C để vay tín dụng” đăng trên thanhai.wordpress.com

24

5/17/2018 BTN - Bao Dam Tin Dung - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/btn-bao-dam-tin-dung-55b082aeb715b 25/25

 Nhóm 3 Mối quan hệ giữa rủi ro và bảo đảm tín dụng

16. Website:

• voanews.com

• vi.wikipedia.org

• tapchiketoan.com

• sinhviennganhang.com

• doanhnhan.net

•  baomoi.com

• thongtinphapluatdansu.wordpress.com

• vnecon.vn

• ykvn-law.com

• tamnhin.net

• thanhai.wordpress.com

•  phannghiemlawyer.wordpress.com

 petrotimes.vn

25