BT1

13
Giáp Thái Ngc MSSV : K37.103.103 Trí nhvà hc tp 1/ Trí nhcó vai trò như thế nào trong quá trình h c tp của con người? Trí nhcó vai trò rt quan trng trong quá trình hc tp của con người bi vì trí nhlà mt khnăng trí tuệ của con người để thu thp, tích trvà ly ra các skiện mà con người đã trãi qua trong quá khứ. Để nhnhững bài đã hc tcơ sở để tiếp thu thêm kiến thc mi và phi nhnhững gì đã học để vn dng. 2/. Trí nhdài hn và ngn hạn được hình thành như thế nào. Có nhng cách nào để hc sinh nhlâu (đưa thông tin vào vùng nhớ dài hn), trong những cách đó cách nào là khoa học và hi u qunht. Trí nhcó trí nhngn hn và dài hn. Ngn hn không tn ti lâu và có thchuyn sang dài hạn và lưu trữ mãi mãi. -Trí nhngn hn(The short-term memory (STM)): Trí nhngn hn là cái mà chúng ta nghĩ tại mt thời điểm nào đó, cùng với nhng thông tin tcác giác quan mà chúng ta c m nhận được ttai, mắt hay da, v…v…Sau đó một thi gian ngn, thông tin va mới lưu lại trong trí nhsnhanh chóng bmt đi. Giống như khi ta đọc mt sđiện thoi cho một người nào đó, người đó có thnhm li sđiện thoi ri bm sđó để gọi nhưng sau đó một lúc hi li người đó sẽ không nhsđiện thoại đó nữa. Đôi khi, trong một quá trình, ni dung ca trí nhngn hn là da trên trí nhdài hn, ni dung ca trí nhdài hn có mt cu trúc nhất định. Nếu như bạn cnhlàm thế nào để chia nhng skin dài ra, bn skhông btràn ngp nhng dkin không liên quan

Transcript of BT1

Page 1: BT1

Giáp Thái Ngọc

MSSV : K37.103.103

Trí nhớ và học tập

1/ Trí nhớ có vai trò như thế nào trong quá trình học tập của con người?

Trí nhớ có vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập của con người bởi vì

trí nhớ là một khả năng trí tuệ của con người để thu thập, tích trữ và lấy ra

các sự kiện mà con người đã trãi qua trong quá khứ. Để nhớ những bài đã

học từ cơ sở để tiếp thu thêm kiến thức mới và phải nhớ những gì đã học để

vận dụng.

2/. Trí nhớ dài hạn và ngắn hạn được hình thành như thế nào. Có những

cách nào để học sinh nhớ lâu (đưa thông tin vào vùng nhớ dài hạn),

trong những cách đó cách nào là khoa học và hiệu quả nhất.

Trí nhớ có trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Ngắn hạn không tồn tại lâu và có thể

chuyển sang dài hạn và lưu trữ mãi mãi.

-Trí nhớ ngắn hạn(The short-term memory (STM)): Trí nhớ ngắn hạn là cái

mà chúng ta nghĩ tại một thời điểm nào đó, cùng với những thông tin từ các

giác quan mà chúng ta cảm nhận được từ tai, mắt hay da, v…v…Sau đó một

thời gian ngắn, thông tin vừa mới lưu lại trong trí nhớ sẽ nhanh chóng bị mất

đi. Giống như khi ta đọc một số điện thoại cho một người nào đó, người đó có

thể nhẩm lại số điện thoại rồi bấm số đó để gọi nhưng sau đó một lúc hỏi lại

người đó sẽ không nhớ số điện thoại đó nữa.

Đôi khi, trong một quá trình, nội dung của trí nhớ ngắn hạn là dựa trên trí nhớ

dài hạn, nội dung của trí nhớ dài hạn có một cấu trúc nhất định. Nếu như bạn

cố nhớ làm thế nào để chia những sự kiện dài ra, bạn sẽ không bị tràn ngập

những dữ kiện không liên quan

Page 2: BT1

-Trí nhớ dài hạn(The long-term memory (LTM)): Trí nhớ dài hạn được dùng để lưu trữ thông tin trong thời gian dài. Mặc dù có vẻ chúng ta quên đi mỗi

ngày, dường như trí nhớ dài hạn bị mai một rất ít qua thời gian và có thể lưu trữ lượng thông tin không giới hạn trong thời gian vô hạn. Có một số tranh

luận về việc chúng ta có thực sự "quên" hoàn toàn hay chúng ta chỉ ngày càng khó khăn để truy cập hoặc lấy lại các thông tin lưu trong bộ nhớ.

Trí nhớ ngắn hạn có thể trở thành trí nhớ dài hạn qua quá trình hợp nhất,

gồm việc nhắc lại nhiều lần và kết hợp với ý nghĩa. Không giống như trí nhớ ngắn hạn (chủ yếu dựa vào âm thanh, hình ảnh để lưu trữ thông tin), trí nhớ

dài hạn mã hóa thông tin để lưu trữ (dựa trên ý nghĩa và sự liên tưởng). Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy rằng bộ nhớ dài hạn cũng được mã hóa bằng âm thanh.

Trí nhớ dài hạn có hai dạng chính: trí nhớ bạn có thể tường thuật lại (ví dụ: bạn nhớ được thủ đô của Việt Nam là Hà Nội, hay bạn nhớ được những sự

kiện đã từng xảy ra…) và trí nhớ tiềm ẩn (như khả năng chơi piano, chơi golf…).

-Những cách để học sinh nhớ lâu là:

1. Hoạch định bài giảng

Trước khi học bài mới, giáo viên sẽ ôn lại kiến thức cũ đã học hôm trước,

giúp các em nhớ lại, ôn lại và làm nền tảng để tiếp thu kiến thức mới. Đồng thời cần đưa ra mục tiêu bài học mới, cuối buổi học nên dành ít phút để hệ thống kiến thức một cách logic cho các học sinh dễ nhớ. Vì trong một tiết học,

thời gian đầu buổi học và cuối buổi học là thời gian các em dễ tiếp thu hơn trong buổi học

2. Ngôn ngữ liên tưởng

Ngôn ngữ liên hệ thường dễ nhớ hơn là ngôn ngữ không có kết nối gì. Đó là lý do tại sao phương pháp tốt nhất là dạy từ vựng theo chủ điểm hoặc theo chuỗi các từ vựng có chung gốc. Cũng vậy, khi giảng một cấu trúc hay chức năng, giáo viên luôn phải giới

thiệu và cho luyện tập trong một ngữ cảnh cụ thể để làm rõ nghĩa hơn và để những trải nghiệm trở nên đáng nhớ hơn. Các bài hội thoại, truyện ngắn, bài hát đều là những cách hữu hiệu nhằm ngữ cảnh hoá ngôn ngữ để chúng dễ hiểu và dễ nhớ hơn. Công cụ tốt nhất chúng ta có thể sử dụng trong lớp học là sự dí dỏm; do đó, hãy tìm kiếm những tài liệu có khả năng gây cười cho học sinh. 3. Nhắc lại nhiều lần

Page 3: BT1

Nhắc lại nhiều lần lần để đưa kiến thức hay thông tin từ trí nhớ ngắn hạn trở thành trí nhớ dài hạn. Phương pháp này cần kéo dài càng lâu sẽ nhớ càng lâu. 4. Giúp lưu ngôn ngữ

Khi học sinh đã “luyện tập” một nhóm các từ hay một cấu trúc cụ thể, phải đảm bảo những gì có trong trí nhớ ngắn hạn chuyển hoá được sang trí nhớ dài hạn. Để làm được việc này, giáo viên cần tạo ra nhiều cơ hội tái sử dụng và ôn tập. Chẳng hạn, bạn sử dụng truyện ngắn để dạy một cấu trúc, nếu đã dùng nguyên cả truyện như trong sách, thì khi nhắc lại nó bạn phải dùng cách khác. Có thể sao và cắt nhỏ truyện ra cho cả lớp sắp xếp lại. Xoá một số đoạn để lớp tự điền vào. Nếu truyện ngắn hay đoạn hội thoại chỉ có hai hoặc ba nhân vật trong đấy, hãy sao chúng ra làm ba bản, trong mỗi bản xoá lời nói của một nhân vật. Tiếp theo, chia lớp ra làm ba nhóm đại diện cho ba nhân vật và làm việc cùng nhau để điền vào đoạn còn thiếu. Sau đó xếp mỗi thành viên ở một nhóm khác vào với nhau để hoàn chỉnh câu chuyện bằng miệng. Sử dụng rối, mặt nạ hay thậm chí cả lời nhắc đơn giản để làm cho câu chuyện sinh động và đáng nhớ hơn. -Trong những cách trên cách hoạch định bài giảng và nhắc lại nhiều lần là

hai phương pháp khoa học và được giáo viên sử dụng nhiều nhất. 3/ Từ kiến thức về trí nhớ, giáo viên cần có những lưu ý gì trong quá

trình truyền thụ kiến thức (thông tin) cho học sinh. Không được nói kiến thức mới một cách quá nhanh. Nếu như giáo viên

nói một cách quá nhanh chóng thì hãy cố nói chậm lại. Những điểm kiến thức trọng tâm giáo viên cần nói chậm lại và ngưng một vài phút để học sinh dễ nắm bài hơn. Học sinh cần những khuyến khích để tiếp thu kiến thức mới một cách

chủ động và nhanh nhất. Tạo điều kiện để từ những gợi ý của giáo viên học sinh sẽ tự tìm hiểu

kiến thức mới, học sinh sẽ tự hình thành hệ thống kiến thức cho mình. Dựa vào nhu cầu và tình cảm của người học để biết được thông tin lưu

trữ trong trí nhớ dài hạn, kiến thức đó phải được sử dụng thường xuyên. Giáo viên không thể mong đợi học sinh sẽ nhớ bài vào tháng 9 mà không nhắc học sinh từ tháng 6 được.

Page 4: BT1

Learning theory

1/Có những cách nào để giải thích quá trình học tập của con người? Bạn chấp nhận cách giải thích nào? Tại sao?

Quá trình học tập là quá trình tương tác giữa thầy và trò để lĩnh hội tri thức trong một môi trường nhất định và tùy theo phương pháp dạy của thầy và phương pháp học của trò dựa vào 3 học thuyết để giải thích quá trình học tập của con người. Gồm 5 hoạt động: Đưa thông tin vào Ghi nhớ thông tin Biến đổi thông tin Điều phối thông tin Đưa thông tin ra Behaviorism (lý thuyết dạy học hành vi (ứng xử) – đầu thế kỉ 20): Đây là hình thức dạy học thầy giảng – trò nghe, trong đó người thầy đóng vai trò trung tâm trong quá trình dạy học.Đẩy mạnh việc học bề ngoài (không

nắm/hiểu sâu, không chú trọng chiều sâu) và tái hiện kiến thức. Đánh giá người học dựa trên sự tiếp nhận kiến thức đã truyền đạt. Cognitive constructivism (lý thuyết dạy học kiến tạo nhận thức – giữa những năm của thế kỉ 20) Cách học này người thầy chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn. học trò đóng vai trò chính, tự nghiên cứu, tự học. Đặt người học vào một vị trí giải

quyết những nhiệm vụ được giao (có ý nghĩa, thực tế). Suy luận, phân tích, phản hồi, đánh giá, tư tưởng phê phán. Học thuyết này được đánh giá người học dựa trên sự phát triển nhận thức của người học. Social constructivism (lý thuyết dạy học với xu hướng tiếp cận nhận

thức từ xã hội – cuối những năm của thế kỉ 20) Cách học này có thể không cần đến người thầy, người học sẽ tự nghiên cứu theo tập thể, theo cộng đồng. Việc học được phát sinh và xử lý bởi

những quan hệ xã hội xuyên qua việc tham gia vào các hoạt động xã hội với người khác. Thảo luận, đối thoại, cộng tác và chia sẻ thông tin. Học thuyết này đánh giá người học dựa trên kĩ năng cộng tác, nhóm và đồ án.

Page 5: BT1

Theo em, em chấp nhận lối giải thích quá trình học tập theo thuyết kiến tạo vì nó theo lối dạy học truyền thống. Căn cứ vào trí nhớ của con người, để học sinh đóng vai trò trung tâm hình thành hệ thống kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn.

2/ Theo thuyết kiến tạo thì quá trình học tập của con người được diễn ra

như thế nào? Cho một ví dụ về dạy học theo kiểu kiến tạo.

Theo J. Bruner, không có kiến thức khách quan tuyệt đối. Kiến thức là một

quá trình và là sản phẩm được kiến tạo theo từng cá nhân (tương tác giữa đối

tượng học tập và người học); Về mặt nội dung, dạy học phải định hướng theo

những lĩnh vực và vấn đề phức hợp, gần với cuộc sống và nghề nghiệp,

được khảo sát một cách tổng thể; Việc học tập chỉ có thể được thực hiện

trong một quá trình tích cực, vì chỉ từ những kinh nghiệm và kiến thức mới

của bản thân thì mới có thể thay đổi và cá nhân hóa những kiến thức và khả

năng đã có; Học tập trong nhóm có ý nghĩa quan trọng góp phần cho người

học tự điều chỉnh học tập của bản thân mình; Học qua sai lầm là điều rất có ý

nghĩa; các lĩnh vức học tập cần định hướng vào hứng thú người học, vì có thể

học hỏi dễ nhất từ những kinh nghiệm mà người ta thấy hứng thú hoặc có

tính thách thức;

TKT không chỉ giới hạn những khía cạnh nhận thức của việc dạy và học. Sự

học tập hợp tác đòi hỏi và khuyến khích phát triển không chỉ có lý trí mà còn

phát triển cả về mặt tình cảm, giao tiếp; Mục đích học tập là xây dựng kiến

thức của bản thân nên khi đánh giá các kết quả học tập không định hướng

theo các sản phẩm học tập, mà cần kiểm tra những tiến bộ trong quá trình

học tập và trong những tình huống học tập phức tạp.

Page 6: BT1

Dạy học theo quan điểm của thuyết kiến tạo nghĩa là giáo viên (GV) hướng

dẫn để học sinh (HS) tự khám phá ra tri thức, thực hiện những nhiệm vụ học

tập, từ đó kiến tạo tri thức cho bản thân. Vì vậy, các kiểu dạy học như: dạy

học khám phá, dạy học hợp tác, dạy học giải quyết vấn đề… đều được coi là

các PPDH vận dụng quan điểm của lý thuyết kiến tạo. Đã có nhiều tác giả

nghiên cứu vận dụng TKT trong dạy học một số môn học ở trường phổ thông.

Nhưng ở Việt Nam vẫn còn ít tác giả nghiên cứu vận dụng TKT trong dạy học

Sinh học.

Trong dạy học, HS được khuyến khích sử dụng các phương pháp riêng của

họ để kiến tạo tri thức chứ không phải chấp nhận lối tư duy của người khác.

Như vậy, tri thức được kiến tạo một cách tích cực bởi chủ thể nhận thức chứ

không phải được tiếp nhận một cách thụ động từ môi trường bên ngoài.

Trong môi trường học tập kiến tạo, HS được học nhiều hơn khi thực sự được

cuốn hút vào việc học, thay vì chỉ lắng nghe thụ động, nghĩa là TKT coi trọng

vai trò chủ động và tích cực của HS trong quá trình học tập để tạo nên tri thức

cho bản thân, đặc biệt tư duy của HS dần trở nên trừu tượng và phát triển

hơn, HS được thúc giục để hoạt động trong tiến trình học tập. Vai trò trung

tâm của quá trình dạy học được chuyển từ GV sang HS, GV đóng vai trò là

người cố vấn, dàn xếp, nhắc nhở và giúp HS phát triển, đánh giá những hiểu

biết và việc học của mình. Cả GV và HS không chỉ xem kiến thức là một thứ

để nhớ mà còn xem kiến thức là một cấu trúc động. Quy trình dạy học theo

TKT có cấu trúc như sau:

Khám phá

Câu hỏi của HS

Khảo sát cụ thể

Phản ánh Kiến tạo tri thức mới

Page 7: BT1

Theo quy trình này, việc dạy một kiến thức mới không phải bắt đầu từ việc

GV thông báo kiến thức đó mà phải bắt đầu từ việc khám phá của HS về kiến

thức cần lĩnh hội. HS có cơ hội bộc lộ những quan điểm của mình, lắng nghe

quan điểm của bạn, được tranh luận, thống nhất ý kiến. Qua lắng nghe, theo

dõi những quan điểm của HS, GV sẽ phát hiện ra nhiều yếu tố bất ngờ hoặc

khác thường, GV tôn trọng những ý kiến của HS, khuyến khích HS lựa chọn

con đường đi đúng để tiếp cận được tri thức. Kết quả của hoạt động đó, HS

có được một hệ thống kiến thức phù hợp với yêu cầu, đồng thời các em tìm

ra được con đường chiếm lĩnh tri thức.

Dạy học theo mô hình trên đã chứa đựng sự thay đổi quan điểm là dạy học

phải luôn chú ý tới những tri thức và kỹ năng đã có của HS, đó là một trong

những tiền đề để tổ chức dạy học những kiến thức mới.

VÍ DỤ: Trong bài 8 chương trình lớp 10: Các công cụ trợ giúp soạn thảo văn

bản. Trước khi hướng dẫn học sinh các công cụ tìm kiếm và thay thế của

word ta có thể bắt học sinh tìm kím thông thường và sửa lại và nhận ra còn

nhiều sai sót rồi từ đó cho các em tìm hiểu về công cụ mới nhanh hơn sẽ giúp

các em nhớ dai hơn.

3/ Thuyết hành vi có thể được áp dụng như thế nào trong dạy học?

Dựa trên lý thuyết phản xạ có điều kiện của Pavlov, năm 1913 nhà tâm lý

học Mỹ Watson đã xây dựng lý thuyết hành vi (Behavorism) giải thích cơ chế

tâm lý của việc học tập. Thorndike (1864-1949), Skinner (1904-1990) và

nhiều

Page 8: BT1

tác giả khác đã tiếp tục phát triển những mô hình khác nhau của thuyết hành

vi.

Thuyết hành vi cho rằng học tập là một quá trình đơn giản mà trong

đó

những mối liên hệ phức tạp sẽ đƣợc làm cho dễ hiểu và rõ ràng thông qua

các

bước học tập nhỏ được sắp xếp một cách hợp lý. Thông qua những kích

thích

về nội dung, phương pháp dạy học, ngƣời học có những phản ứng tạo ra

những

hành vi học tập và qua đó thay đổi hành vi của mình. Vì vậy quá trình học tập

được hiểu là quá trình thay đổi hành vi. Hiệu quả của nó có thể thấy rõ khi

luyện tập cũng như khi học tập các quá trình tâm lý vận động và nhận thức

đơn

giản (nhất là khi vấn đề chỉ là nắm vững những quá trình đó). Có nhiều mô

hình khác nhau của thuyết hành vi, có thể nêu một số quan niệm cơ bản của

thuyết hành vi như sau:

• Các lý thuyết hành vi giới hạn việc nghiên cứu cơ chế học tập qua các

hành vi bên ngoài có thể quan sát khách quan bằng thực nghiệm.

• Thuyết hành vi không quan tâm đến các quá trình tâm lý chủ quan bên

trong của người học như tri giác, cảm giác, tư duy, ý thức, vì cho rằng

những yếu tố này không thể quan sát khách quan được. Bộ não được

coi nhƣ là một “hộp đen” không quan sát được.

• Thuyết hành vi cổ điển (Watson): quan niệm học tập là tác động qua lại

giữa kích thích và phản ứng (S-R), nhằm thay đổi hành vi. Vì vậy trong

dạy học cần tạo ra những kích thích nhằm tạo ra hƣng phấn từ đó có

các phản ứng học tập và thông qua đó thay đổi hành vi.

Page 9: BT1

• Thuyết hành vi Skiner: khác với thuyết hành vi cổ điển, Skiner không

chỉ quan tâm đến mối quan hệ giữa kích thích và phản ứng mà đặc biệt

nhấn mạnh mối quan hệ giữa hành vi và hệ quả của chúng (S-R-C).

Chẳng hạn khi HS làm đúng thì đƣợc thƣởng, làm sai thì bị trách phạt.

Những hệ quả của hành vi này có vai trò quan trong trong việc điều

chỉnh hành vi học tập của HS.

Có thể tóm tắt những đặc điểm chung của cơ chế học tập theo thuyết hành

vi như sau:

• Dạy học được định hướng theo các hành vi đặc trưng có thể quan sát

được.

• Các quá trình học tập phức tạp được chia thành một chuỗi các bước học

tập đơn giản, trong đó bao gồm các hành vi cụ thể với trình tự được quy định

sẵn. Những hành vi phức tạp được xây dựng thông qua sự kết hợp các bước

học tập đơn giản.

• GV hỗ trợ và khuyến khích hành vi đúng đắn của ngƣời học, tức là sắp

xếp việc học tập sao cho người học đạt đƣợc hành vi mong muốn và sẽ

được phản hồi trực tiếp (khen thƣởng và công nhận).

• GV thường xuyên điều chỉnh và giám sát quá trình học tập để

kiểm soát tiến bộ học tập và điều chỉnh kịp thời những sai lầm.

Thuyết hành vi đƣợc ứng dụng đặc biệt trong dạy học chương trình hoá,

dạy học được hỗ trợ bằng máy vi tính, trong dạy học thông báo tri thức và

huấn luyện thao tác. Trong đó nguyên tắc quan trọng là phân chia nội dung

học tập thành những đơn vị kiến thức nhỏ, tổ chức cho HS lĩnh hội tri thức,

kỹ năng theo một trình tự và thường xuyên kiểm tra kết quả đầu ra để điều

chỉnh quá trình học tập. Những ứng dụng này của thuyết hành vi đến nay vẫn

còn giá trị.

Page 10: BT1
Page 11: BT1

Câu 3: Mục tiêu – chuẩn kiến thức – mô hình Bloom 1. Tác dụng của mô hình Bloom là gì? Nó được sử dụng như thế nào trong dạy học? Lịch sử ra đời và các phiên bản cho đến nay? Mỗi liện hệ giữa mục tiêu – chuẩn kiến thức và mô hình Bloom. Tác dụng của mô hình Bloom:

Học sinh có thể nhớ được những kiến thức về sự kiện hoặc những kiến thức tiến

trình, hiểu được những kiến thức khái niệm hoặc siêu nhận thức. Người học cũng

có thể phân tích những kiến thức siêu nhận thức hoặc những kiến thức sự kiện.

Theo Anderson và những cộng sự, “Học tập có ý nghĩa cung cấp cho học sinh

kiến thức và quá trình nhận thức mà các em cần để giải quyết được vấn đề”.

Nó được sử dụng như thế nào trong dạy học:

Việc xác định mục tiêu cho mỗi bài dạy cụ thể cần dựa vào mô hình Bloom và

chương trình,phân phối chương trình,sách giáo kho,sách giáo viên và các tài liệu

liên quan khác,đồng thời phải dựa vào trình độ của học sinh lớp học.

Lịch sử ra đời và các phiên bản cho đến nay?

Vào năm 1956, Benjamin Bloom đã viết cuốn Phân loại tư duy theo những mục

tiêu giáo dục: Tuy nhiên, thế giới ngày nay đã khác so với những điều mà phương pháp phân

loại tư duy của Bloom phản ánh trong năm 1956

Vào năm 1999, Tiến sĩLorin Anderson cùng những đồng nghiệp của mình đã xuất

bản phiên bản mới được cập nhật vềPhân loại tưduy của Bloom. Ông lưu tâm tới

những nhân tố ảnh hưởng tới việc dạy và học trong phạm vi rộng hơn. Phiên bản

Phân loại tư duy mới này đã cố gắng chỉnh sửa một sốvấn đề có trong bản gốc.

Không giống với phiên bản năm 1956, phiên bản phân loại tư duy phân biệt “biết

cái gì” - nội dung của tư duy, và “biết như thế nào” - tiến trình được sử dụng để

giải quyết vấn đề.

Mối liên hệ giữa mục tiêu - chuẩn kiến thức và mô hình Bloom

Mục tiêu –chuẩn kiến thức phải đạt được mức hiểu,biết và cao hơn là mức vận

dụng trong mô hình Bloom

2. Với mỗi mức độ nhận thức trong mô hình Bloom hãy giải thích và cho ví dụ cụ thể trong môn tin học?

- Nhận biết: là khả năng nhớ lại các kiến thức, nội dung bài đã học mà không cần thiết phải hiểu

Vd: Sau khi học xong bài 2 SGK11, cô giáo chỉ đặt cho học sinh mình câu hỏi: “Trình bày các thành phần của ngôn ngữ lập trình” để xem học sinh có nhớ được nội dung bài không. -Thông hiểu: là khả năng hiểu được ý nghĩa và giải thích được các khái

Page 12: BT1

niệm, nội dung bài đã được học

Vd: Phân biệt kiểu mảng và kiểu xâu ở bài 11 và 12 trong SGK11 giúp học sinh hiểu được ý nghĩa và cách sử dụng của từng bài - Ứng dụng: là khả năng vận dụng các kiến thức trong bài đã học vào bài mới để giải quyết vấn đề đặt ra trong bài. Vd: vận dụng kiến thức soạn thảo văn bản và định dạng văn bản đã học, soạn một lá đơn xin nhập học theo mẫu. - Phân tích: là khả năng chia mảng kiến thức lớn khái quát thành nhiều thành phần nhỏ cụ thể để biết được mối quan hệ và cấu trúc của chúng. Vd: phân tích các chức năng của hệ soạn thảo văn bản trong bài 14 SGK10. - Tổng hợp: là khả năng liên kết các khái niệm cụ thể lại với nhau tạo ra 1 khái niệm khái quát hóa Vd: dựa vào kiến thức đã học (soạn thảo văn bản, định dạng văn bản, làm việc với bảng) để thiết kế 1 tấm thiệp sinh nhật. - Đánh giá: khả năng đưa ra bình luận, phán xét về nội dung bài học theo một mục đích cụ thể. Vd: hãy đưa ra kết luận khách quan về internet đối với cuộc sống dựa vào bài 21 SGK10. 3. Mô hình Bloom mới (phiên bản do Anderson - 1999) khác như thế nào với mô hình ban đầu? Thế nào là định lượng kiến thức? Thế nào là định lượng quá trình nhận thức?. Hãy định lượng kiến thức và quá trình nhận thức cho 3 mức nhận thức sau:

Hiểu khái niệm mảng một chiều và vai trò của nó trong lập trình Vận dụng cấu trúc rẽ nhánh Hiểu khái niệm cơ sở dữ liệu

Trả lời:

Mô hình Bloom mới khác ở chỗ:

1.Có phân loại cụ thể trong từng mức trong Bloom gồm có những loại nhỏ trong

loại lớn,chẳng hạn như trong mức nhớ thì gồm nhớ và biết

2.Ông có đưa từng vi dụ cụ thể để cho người đọc dễ phân biệt

3. Phiên bản phân loại tưduy phân biệt “biết cái gì” - nội dung của tư duy, và “biết

như thế nào” - tiến trình được sử dụng để giải quyết vấn đề.

Định lượng kiến thức : Định lượng kiến thức được tính bằng “biết điều gì”. Có bốn phạm trù: thực

tế, khái niệm, tiến trình, và siêu nhận thức. Kiến thức thực tế gồm những

Page 13: BT1

mảnh kiến thức riêng biệt, như định nghĩa từ vựng và kiến thức về những

chi tiết cụ thể. Kiến thức thuộc về khái niệm bao hàm hệ thống thông tin,

như những sự phân lọai và những phạm trù.

Định lượng quá trình nhận thức:

Nhớ - Lấy những thông tin chính xác từ bộ nhớ

Hiểu – Tìm ra ý nghĩa từ những tài liệu giảng dạy hoặc kinh nghiệm giáo dục

Vận dụng - Sử dụng tiến trình

Phân tích – Chia khái niệm thành những phần nhỏ và chỉ ra mối liên hệ của chúng

tới tổng thể

Đánh giá – Phán xét dựa trên các tiêu chí và các chuẩn

Sáng tạo – Tạo ra cái mới từ những thông tin cũ, hoặc nhận biết những yếu tố cấu

thành của một cấu trúc mới.