BẢO TỒN VÀ KHAI THÁC NGUỒN GEN LỢN LŨNG PÙvcn.mard.gov.vn/uploads/files/Bảo tồn...

17
BẢO TỒN VÀ KHAI THÁC NGUỒN GEN LỢN LŨNG PÙ Nguyễn Văn Đức 1. NGUỒN GỐC Giống lợn Lũng Pù được phát hiện tại xã Lũng Pù, huyện Mèo Vạc, Hà Giang. Do đặc tính dễ nuôi, chịu đựng kham khổ rất tốt, phàm ăn, thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên, có sức đề kháng cao, chống chịu bệnh tật tốt, thịt thơm ngon nên vẫn được người dân nuôi phổ biến ở vùng núi cao này mặc dù tăng khối lượng thấp. Hơn nữa, do điều kiện chăn nuôi còn hạn chế và giao thông không thuận tiện nên cũng chưa có giống lợn nào có thể mang lại hiệu quả cao hơn giống Lũng Pù tại vùng này. 2. PHÂN BỐ Giống lợn Lũng Pù hiện đang nuôi phổ biến tại một số thôn bản vùng núi cao của huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Ngoài ra, giống lợn này còn được nuôi tương đối nhiều ở các huyện miền núi của tỉnh Hà Giang và một số tỉnh lân cận thuộc vùng núi phía Bắc nước ta. 3. ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH Hu hết các nghiên cu vging lợn Lũng Pù đều kết lun: ging lợn Lũng Pù có một sđặc điểm cơ bản tương tự như các giống ln ni Móng Cái (MC), Táp Ná, ln Bn hoc ln Ccủa nước ta: dnuôi, ít bnh tt, tm vóc nhỏ, động dục và đẻ sớm, nuôi con tương đối tt, thích nghi vi hu hết các môi trường, phàm ăn nhưng tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lương cao, tăng khối lượng thp, tlnc thp, tlmcao và thịt thơm ngon (Nguyễn Văn Đức, 1997; Nguyễn Văn Thin và ctv, 1999; Nguyễn Văn Đức và ctv, 2000; Nguyễn Văn Đức, 2002; Nguyễn Văn Đức và ctv, 2004; Giang Hng Tuyến, 2008; Nguyễn Văn Đức và ctv, 2008; Trnh Quang Phong và ctv, 2009; Trnh Quang Phong, 2012; Nguyễn Văn Đức, 2012). 3.1. Đặc điểm ngoi hình thcht ca ging lợn Lũng Pù Đặc điểm ni rõ vngoi hình ca ging lợn Lũng Pù là lông và da giống như lợn Táp Ná, ln Bn hoc lợn Móng Cái, đó là: lông và da đen, trừ 6 điểm trng trán, 4 cng chân và chóp đuôi, ngoại trkhông có yên nga màu trng bắt qua vai như giống ln Móng Cái. Lông dày và ngn; da thô; tai nhcúp; mõm dài trung bình; lưng không võng và bng không xnhư Móng Cái (Nguyễn Văn Đức, 2005; Đặng Đình Trung và ctv, 2007; Nguyễn Văn

Transcript of BẢO TỒN VÀ KHAI THÁC NGUỒN GEN LỢN LŨNG PÙvcn.mard.gov.vn/uploads/files/Bảo tồn...

BẢO TỒN VÀ KHAI THÁC NGUỒN GEN LỢN LŨNG PÙ

Nguyễn Văn Đức

1. NGUỒN GỐC

Giống lợn Lũng Pù được phát hiện tại xã Lũng Pù, huyện Mèo Vạc, Hà Giang. Do đặc

tính dễ nuôi, chịu đựng kham khổ rất tốt, phàm ăn, thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên,

có sức đề kháng cao, chống chịu bệnh tật tốt, thịt thơm ngon nên vẫn được người dân

nuôi phổ biến ở vùng núi cao này mặc dù tăng khối lượng thấp. Hơn nữa, do điều kiện

chăn nuôi còn hạn chế và giao thông không thuận tiện nên cũng chưa có giống lợn nào có

thể mang lại hiệu quả cao hơn giống Lũng Pù tại vùng này.

2. PHÂN BỐ

Giống lợn Lũng Pù hiện đang nuôi phổ biến tại một số thôn bản vùng núi cao của huyện

Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Ngoài ra, giống lợn này còn được nuôi tương đối nhiều ở các

huyện miền núi của tỉnh Hà Giang và một số tỉnh lân cận thuộc vùng núi phía Bắc nước

ta.

3. ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH

Hầu hết các nghiên cứu về giống lợn Lũng Pù đều kết luận: giống lợn Lũng Pù có một số

đặc điểm cơ bản tương tự như các giống lợn nội Móng Cái (MC), Táp Ná, lợn Bản hoặc lợn

Cỏ của nước ta: dễ nuôi, ít bệnh tật, tầm vóc nhỏ, động dục và đẻ sớm, nuôi con tương đối

tốt, thích nghi với hầu hết các môi trường, phàm ăn nhưng tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối

lương cao, tăng khối lượng thấp, tỷ lệ nạc thấp, tỷ lệ mỡ cao và thịt thơm ngon (Nguyễn Văn

Đức, 1997; Nguyễn Văn Thiện và ctv, 1999; Nguyễn Văn Đức và ctv, 2000; Nguyễn Văn

Đức, 2002; Nguyễn Văn Đức và ctv, 2004; Giang Hồng Tuyến, 2008; Nguyễn Văn Đức

và ctv, 2008; Trịnh Quang Phong và ctv, 2009; Trịnh Quang Phong, 2012; Nguyễn Văn

Đức, 2012).

3.1. Đặc điểm ngoại hình thể chất của giống lợn Lũng Pù

Đặc điểm nổi rõ về ngoại hình của giống lợn Lũng Pù là lông và da giống như lợn Táp Ná,

lợn Bản hoặc lợn Móng Cái, đó là: lông và da đen, trừ 6 điểm trắng ở trán, 4 cẳng chân và

chóp đuôi, ngoại trừ không có yên ngựa màu trắng bắt qua vai như giống lợn Móng Cái.

Lông dày và ngắn; da thô; tai nhỏ cúp; mõm dài trung bình; lưng không võng và bụng không

xệ như Móng Cái (Nguyễn Văn Đức, 2005; Đặng Đình Trung và ctv, 2007; Nguyễn Văn

Đức và ctv, 2008; Trịnh Quang Phong và ctv, 2009; Trịnh Quang Phong, 2011; Nguyễn Văn

Đức, 2012).

Hình 1. Ngoại hình giống lợn đen Lũng Pù

Đặc trưng nhất về ngoại hình của giống là chòm lông trắng ở trán của giống lợn Lũng Pù dài

tạo thành một xoáy ngược lên đỉnh đầu (Hình 2).

Hình 2. Đặc trưng

nổi bật của giống

lợn đen Lũng Pù (xoáy trắng trán)

Lợn Lũng Pù có tầm vóc tương đối to so với các giống lợn nội Việt Nam khác: Khối lượng

sơ sinh là 0,5-0,6kg, nuôi thịt 10-12 tháng đạt tới 90-100kg và trưởng thành khoảng 130-

140kg.

Trung bình giống lợn Lũng Pù có 10 vú và đẻ từ 6 đến 10 con/ổ.

3.2. Khả năng thích nghi của giống lợn đen Lũng Pù

Nhìn chung, khả năng thích nghi của giống lợn đen Lũng Pù được mọi người chăn nuôi đánh

giá rất tốt: chống chịu bệnh tật tốt, ít hoặc hầu như không bị bệnh tật gì mặc dù điều kiện

chăn nuôi mất vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng kém; chịu kham khổ rất tốt: ăn tạp, phàm ăn kể

cả thức ăn kém chất lượng vãn sống; sinh trưởng phát triển trung bình như các giống lợn nội

khác thể hiện tăng khối lượng (TKL) thấp; sinh sản kém, đẻ ít con và số con cai sữa rất thấp.

Ngoài thiếu ăn và chất lượng thức ăn không tốt, lợn phải chịu giá lạnh của vùng núi đá vào

mùa Đông như ở Mèo Vạc, Đồng Văn, … song chúng vẫn sống và phát triển bình thường.

Giống lợn đen Lũng Pù được đánh giá có khả năng thích nghi cao hơn nhiều so với một

số giống lợn nội khác nuôi tại Hà Giang. Vì vậy, tuy tăng khối lượng và tỷ lệ nạc thấp,

song vẫn được người dân vùng núi phía bắc nuôi chúng vì dễ nuôi, ít bị bệnh tật và cũng

chưa có giống lợn nội hoặc nhập ngoại nào xâm nhập và thích ứng với môi trường khắc

nghiệt này.

4. KHẢ NĂNG SẢN XUẤT

4.1. Khả năng sinh trưởng và cho thịt

Đối với chăn nuôi lợn thịt, khả năng sinh trưởng mà sản phẩm cuối cùng là khối lượng

lợn thịt là một trong những yếu tố quyết định của sự thành bại trong ngành chăn nuôi lợn.

Kết quả điều tra về khả năng sinh trưởng và cho thịt chủ yếu về tốc độ tăng khối lượng

của giống lợn đen Lũng Pù tại huyện Mèo Vạc được trình bày ở Bảng 1 và hình 2.

Đối với khả năng sinh trưởng và cho thịt, tăng khối lượng là tính trạng quan trọng nhất vì

lợn có tăng khối lượng nhanh thường rút ngắn được thời gian nuôi thịt và có tiêu tốn thức

ăn /đơn vị tăng khối lượng thấp dẫn đến làm tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi

và tăng khối lượng thịt hàng hóa cho cộng đồng.

Bảng 1: Tăng khối lượng của giống lợn đen Lũng Pù nuôi tại Hà Giang

Địa điểm N (con) Mean SE

(g/ngày)

Thấp nhất

(g/ngày)

Cao nhất

(g/ngày)

Huyện Mèo Vạc 296 374,9161,27 326 413

Nguồn: Nguyễn Văn Đức và ctv (2008)

Tăng khối lượng trung bình của giống lợn đen Lũng Pù qua điều tra tại huyện Mèo Vạc

là 374,9161,27 g/ngày. Sự khác nhau về sinh trưởng giữa vùng núi đá Mèo Vạc và vùng

núi đất Vị Xuyên là một trong những huyện đưa giống lợn này về nuôi (353,98

64,32g/ngày) là rõ rệt. Để đánh giá đúng khả năng tăng khối lượng của giống, bộ số liệu

sử dụng phân tích so sánh này đảm bảo có sự đồng đều về độ tuổi và khối lượng. Khối

lượng bắt đầu vào vỗ béo ở huyện Mèo Vạc và Vị Xuyên tương đối đồng đều, biến động

từ 22,60 kg đến 23,10 kg (P>0,05) và kết thúc vỗ béo là 68,09-70,71kg.

Tốc độ tăng khối lượng của giống lợn đen Lũng Pù nuôi tại nguyên gốc Mèo Vạc tương

đối cao so với các giống lợn nội Việt Nam khác, cao nhất là 413 g /ngày và thấp nhất là

326 g /ngày. Tăng khối lượng của lợn nuôi tại Mèo Vạc nuôi thí nghiệm tương đương với

giống lợn MC nuôi ở miền Bắc nước ta (Duc Nguyen Van, 1999) và nhóm giống lợn

MC15 (Giang Hồng Tuyến và ctv, 2006; Giang Hồng Tuyến, 2008) nuôi tại Công ty lợn

giống Hải Phòng (xem hình 3). Trong lúc đó, tại một thí nghiệm ở Vị Xuyên cho thấy

tăng khối lượng của giống lợn Lũng Pù tương đương với các giống lợn nội Việt Nam, cao

nhất là 366 g /ngày và thấp nhất là 215 g /ngày. Điều này cho thấy, cùng một giống lợn

Lũng Pù, điều kiện môi trường khác nhau thì sản phẩm cũng khác nhau: đàn lợn nuôi tại

Vị Xuyên có tốc độ tăng khối lượng thấp hơn so với ở Mèo Vạc do số lượng đực giống

nhiều hơn nên phối giống ngẫu nhiên cho đàn lợn cái dẫn đến ít bị cận huyết, dẫn tới tăng

khối lượng cao hơn so với Vị Xuyên vì ở đây chỉ mua được số lượng lợn đực giống hạn

chế và kế hoạch ghép phối không chuẩn nên đàn lợn bị đồng huyết cao. Kết quả này cho

thấy việc ghép phối có hướng dẫn tránh đồng huyết có tác động cải thiện đáng kể khả

năng sinh trưởng của đàn lợn từ sơ sinh đến giết thịt.

Hình 3. Lợn vỗ béo giống Lũng Pù

4.2. Chất lượng thịt của giống lợn Lũng Pù

4.2.1. Chất lượng thân thịt xẻ của giống lợn Lũng Pù

Giống lợn Lũng Pù thường được nuôi vỗ béo từ 8 đến 10 tháng tuổi, thậm chí có cá thể

giết thịt khi đã đến 12 tháng tuổi. Kết quả điều tra trình bày ở bảng 4 cho thấy, các chỉ

tiêu của thịt xẻ của giống lợn đen Lũng Pù tương đối thấp, tương đương hoặc thấp hơn so

với giống lợn nội Móng Cái (Giang Hồng Tuyến và ctv, 2006; Giang Hồng Tuyến, 2008;

Trịnh Quang Phong và ctv, 2009; Trịnh Quang Phong, 2011).

Bảng 2: Phẩm chất thịt xẻ của giống lợn Lũng Pù nuôi tại Hà Giang

Chỉ tiêu Mèo Vạc Vị Xuyên Trung bình

Tỷ lệ móc hàm (%) 78,588,02 78,088,69 78,338,24

Tỷ lệ thịt xẻ (%) 66,245,69 65,806,33 66,026,05

Dày mỡ lưng (mm) 16,092,33 16,762,70 15,842,50

Tỷ lệ nạc (%) 38,593,14 36,844,95 37,775,88

Tỷ lệ mỡ (%) 38,105,83 39,455,54 38,815,97

Tỷ lệ xương (%) 12,971,17 12,681,83 12,861,75

Tỷ lệ da (%) 10,341,73 11,031,85 10,561,44

Diện tích cơ thăn (cm2) 24,94,2,19 22,962,34 23,953,12

Nguồn: Nguyễn Văn Đức và ctv (2008)

Kết quả điều tra về chất lượng thân thịt xẻ của giống lợn Lũng Pù được mổ thịt tại các lò

mổ và các quầy thịt bán ở chợ của 2 huyện Mèo Vạc và Vị Xuyên (Nguyễn Văn Đức và

ctv, 2008) được trình bày ở Bảng 2 và Hình 4.

a. Tỷ lệ móc hàm của giống lợn Lũng Pù

Tỷ lệ móc hàm trung bình của giống lợn Lũng Pù nuôi tại Hà Giang là 78,338,24%.

Phân tích riêng tại 2 huyện đại diện cho 2 vùng núi đá và núi đất cho thấy: ở Mèo Vạc là

78,588,02% và ở Vị Xuyên là 78,088,69%. Kết quả điều tra này cho thấy tỷ lệ móc

hàm của giống lợn Lũng Pù tương đương với giống lợn nội MC (Nguyễn Văn Đức và

ctv, 2004; Giang Hồng Tuyến và ctv, 2006; Giang Hồng Tuyến, 2008; Nguyễn Văn Đức

và ctv, 2008; Trịnh Quang Phong và ctv, 2009; Trịnh Quang Phong, 2012).

b. Tỷ lệ thịt xẻ của giống lợn Lũng Pù

Tỷ lệ thịt xẻ trung bình của giống lợn Lũng Pù nuôi tại Hà Giang là 66,026,05%. Trong

2 huyện điều tra, tại Mèo Vạc, tỷ lệ thịt xẻ cao so với lợn nội của nước ta, tương ứng là

66,245,69% và tại Vị Xuyên tương ứng là 65,806,33%.

c. Dày mỡ lưng của giống lợn Lũng Pù

Dày mỡ lưng trung bình của giống lợn Lũng Pù 15,842,50mm. Trong 2 huyện điều tra,

tại Mèo Vạc, dày mỡ lưng trung bình 16,092,33mm và tại Vị Xuyên tương ứng là

16,762,70mm. Kết quả về độ dày mỡ lưng của giống lợn đen Lũng Pù nuôi tại Hà Giang

tương đương với giống lợn nội Móng Cái (Nguyễn Văn Đức và ctv, 2004; Giang Hồng

Tuyến và ctv, 2006; Giang Hồng Tuyến, 2008; Nguyễn Văn Đức và ctv, 2008; Trịnh

Quang Phong và ctv, 2009; Trịnh Quang Phong, 2011).

d. Tỷ lệ thịt nạc của giống lợn Lũng Pù

Tỷ lệ thịt nạc của giống lợn đen Lũng Pù tương đương với các giống lợn nội Việt Nam,

trung bình là 37,775,88%, cao nhất là 38,593,14% ở huyện Mèo Vạc và thấp nhất là

36,844,95% ở Vị Xuyên. Kết quả này của giống lợn đen Lũng Pù tương đương với

giống lợn nội MC (Nguyễn Văn Đức và ctv, 2004; Giang Hồng Tuyến và ctv, 2006;

Trịnh Quang Phong và ctv, 2009; Trịnh Quang Phong, 2011; Trịnh Quang Phong và ctv,

2012).

e. Diện tích cơ thăn của giống lợn Lũng Pù

Diện tích cơ thăn trung bình của giống lợn Lũng Pù là 23,953,12cm2, lợn nuôi ở Mèo

Vạc có diện tích cơ thăn là 24,942,19cm2) và lợn nuôi ở Vị Xuyên là 22,962,34cm

2.

Kết quả điều tra này của giống lợn đen Lũng Pù tương đương với giống lợn nội Móng

Cái (Giang Hồng Tuyến và ctv, 2006; Nguyễn Văn Đức và ctv, 2008; Trịnh Quang

Phong, 2011; Trịnh Quang Phong và ctv, 2012).

f. Tỷ lệ mỡ của giống lợn Lũng Pù

Tỷ lệ mỡ trung bình của giống là 38,815,97%, tại Mèo Vạc là 38,10 5,83% và Vị

Xuyên là 39,455,54%. Kết quả này của giống lợn đen Lũng Pù tương đương với giống

lợn nội MC (Nguyễn Văn Đức và ctv, 2004; Giang Hồng Tuyến và ctv, 2006, Giang

Hồng Tuyến, 2008; Nguyễn Văn Đức và ctv, 2008). Trong điều kiện miền núi Hà Giang,

mỡ cũng có vai trò quan trọng vì người dân sử dụng mỡ để cải thiện bữa ăn. Mỡ vừa có

thể dùng chế biến thức ăn vừa cung cấp nguồn năng lượng quan trọng cho nhu cầu của

người dân và chống chịu lại khí hậu lạnh giá của vùng núi đá.

Hình 4: Phẩn chất thịt xẻ của giống lợn Lũng Pù

g. Tỷ lệ xương và da của giống lợn Lũng Pù

Nguyễn văn Đức và ctv (2008); Trịnh Quang Phong và ctv (2009); Trịnh Quang Phong

(2011); Trịnh Quang Phong và ctv (2012) đã khẳng định tỷ lệ xương của giống lợn Lũng

Pù là 12,861,75%, tương đương với các giống lợn nội Việt Nam. Lợn nuôi tại Mèo Vạc

và Vị Xuyên có tỷ lệ xương là 12,971, 17 và 12,681,83%, tương ứng.

Tỷ lệ da của giống lợn đen Lũng Pù là 10,561,44%, tương đương với các giống lợn nội

Việt Nam. Lợn nuôi tại Mèo Vạc và Vị Xuyên có tỷ lệ xương tương ứng là 10,341,73%

và 11,031,85%.

Nhìn chung, chất lượng thịt xẻ của giống lợn Lũng Pù tương đương so với giống lợn

Móng Cái (Nguyễn Văn Đức và ctv, 2004; Giang Hồng Tuyến và ctv, 2006; Giang Hồng

Tuyến, 2008; Nguyễn Văn Đức và ctv, 2008; Trịnh Quang Phong và ctv, 2009; Trịnh

Quang Phong, 2011; Trịnh Quang Phong và ctv, 2012).

4.2.2. Chất lượng thịt của giống lợn đen Lũng Pù

a. Thành phần hoá học của thịt

Thành phần hoá học của thịt đánh giá bởi giá trị dinh dưỡng và chất lượng thịt. Kết quả

phân tích thành phần hoá học của 24 mẫu thịt lợn Lũng Pù và lợn ngoại nuôi tại Hà

Giang được trình bày ở bảng 3.

Bảng 3. Thành phần hoá học của thịt lợn giống Lũng Pù nuôi tại Hà Giang

Loại thịt ẩm tổng số Protein thô Lipid thô Tro thô

Thịt thăn 75,220,61 20,480,88 2,570,66 1,140,02

Thịt mông 75,840,36 20,220,49 2,170,44 1,140,03

Nguồn: Nguyễn Văn Đức và ctv (2008)

Tuy không có sự khác nhau về ẩm tổng số giữa các loại thịt của của giống lợn Lũng Pù,

song tỷ lệ đó ở thịt thăn là 75,220,61%, thấp hơn so với ở thịt mông (75,840,36%).

Tương tự, tỷ lệ protein thô giữa thịt thăn của giống lợn Lũng Pù nuôi tại Hà Giang

(20,480,88%) không khác so với thịt mông (20,220,49%). Tỷ lệ protein thô của thịt

thăn lợn đen Lũng Pù, đạt 20,48%, thấp hơn so với lợn ngoại nuôi tại Hà Giang, đạt

21,55%. Như vậy, tỷ lệ protein thô của lợn đen Lũng Pù tương đương so với lợn MC

(Nguyễn Văn Đức, 2005; Nguyễn Văn Đức và ctv, 2008).

Tỷ lệ lipid thô của giống lợn đen Lũng Pù đạt khá cao, thịt thăn đạt 2,570,66% và thịt

mông đạt 2,170,44%.

Tương tự, tỷ lệ tro thô của giống lợn đen Lũng Pù đối với thịt thăn đạt 1,140,02% và thịt

mông đạt 1,140,03%.

b. Chất lượng thịt của giống lợn đen Lũng Pù

Để đánh giá chính xác về ẩm thực chất lượng thịt của giống lợn Lũng Pù, 4 loại thịt: thăn,

mông, vai và dọi 3 chỉ của 2 giống Lũng Pù và lợn nhập ngoại nuôi tại Hà Giang đã được

thử nghiệm bởi Hội đồng đánh giá ẩm thực tại Viện Chăn nuôi. Với 19 thành viên tham

dự buổi đánh giá đưa ra kết luận:

Lợn đen Lũng Pù có màu sắc của thịt thăn và thịt mông cũng như thịt dọi được đánh giá

đẹp hơn so với thịt lợn ngoại cùng nuôi tại Hà Giang.

Hình 5. Đánh giá chất lượng thịt giống lợn Lũng Pù

Mùi của thịt cũng là một tiêu chí đánh giá cảm quan bên ngoài của chất lượng thịt. Thịt

thăn, thịt mông lợn Lũng Pù có mùi thơm hơn so với thịt lợn ngoại tại Hà Giang, nhưng

thịt vai của lợn Lũng Pù có mùi thơm tương đương với thịt lợn ngoại tại Hà Giang

(Nguyễn Văn Đức và ctv, 2008).

Vị của thịt cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng về chất lượng ẩm thực. Chỉ tiêu này có ảnh

hưởng tới độ ngon miệng của người tiêu dùng. Thịt thăn và vai giống lợn Lũng Pù có vị

ngọt hơn so với lợn ngoại cùng nuôi tại Hà Giang. Song, thịt mông và thịt dọi có vị ngọt

kém hơn so với thịt lợn ngoại nuôi tại Hà Giang (Nguyễn Văn Đức và ctv, 2008).

Độ mềm của thịt là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng ẩm thực và được quyết định

bởi hàm lượng mỡ dắt trong mô thịt nạc. Lượng mỡ dắt vừa đủ sẽ làm cho thịt có độ

mềm vừa phải, thịt không bị khô. Thịt thăn, vai và mông của lợn Lũng Pù có độ mềm tốt

hơn so với lợn ngoại. Riêng thịt dọi, độ mềm lại kém hơn so với lợn ngoại cùng nuôi tại

Hà Giang (Nguyễn Văn Đức và ctv, 2008).

Độ ngon miệng là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá chung mức độ ưa chuộng của người

tiêu dùng đối với thịt. Thịt lợn Lũng Pù có độ ngon miệng cao hơn so với lợn ngoại cùng

nuôi tại Hà Giang, ngoại trừ thịt dọi. Nguyên nhân là do thịt dọi của giống lợn Lũng Pù

tích mỡ nhiều làm tăng độ ngấy, giảm độ ngon miệng, đặc biệt gây cảm giác nhiều mỡ

cho người tiêu dùng.

Với những kết quả trên, lợn đen Lũng Pù được đánh giá có chất lượng ẩm thực cao hơn

so với lợn ngoại cùng nuôi tại Hà Giang, phù hợp với khẩu vị của người địa phương nói

riêng và người Việt Nam nói chung. Đây chính là ưu điểm, thuận lợi lớn trong việc khai

thác phát triển và thương mại hoá, thương hiệu hoá giống lợn đen Lũng Pù Hà Giang.

4.2. Khả năng sinh sản

Giống lợn đen Lũng Pù được khẳng định sinh sản kém: số con sơ sinh sống /ổ (SCSSS)

thấp, đặc biệt tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa rất thấp dẫn đến số con cai sữa /ổ (SCCS) thấp.

Khối lượng sơ sinh /con (KLss) và khối lượng cai sữa /con (KLcs) cũng thấp như hầu hết

các giống lợn nội của Việt Nam (Hình 6). Kết quả điều tra tại hai huyện Mèo Vạc và Vị

Xuyên về khả năng sinh sản được trình bày ở Bảng 4.

Bảng 4: Số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng sơ sinh và khối lượng cai sữa

của giống lợn đen Lũng Pù nuôi tại Mèo Vạc và Vị Xuyên

Địa điểm Tính trạng n Mean SE Thấp nhất Cao nhất

Huyện

Mèo Vạc

SCSSS (con) 68 8,480,29 6 11

SCCS (con) 68 7,120,27 4 9

KLSS (kg/on) 68 0,520,01 0,4 0,7

KLCS (kg/con) 68 9,040,26 6 11

Huyện

Vị Xuyên

SCSSS (con) 227 7,160,31 4 9

SCCS (con) 227 6,020,33 3 8

KLSS (kg/con) 227 0,500,01 0,2 0,6

KLCS (kg/con) 227 8,260,28 4 8

Nguồn: Nguyễn Văn Đức và ctv (2008)

Hiện tại, qua kết quả điều tra cho thấy khả năng sinh sản của đàn lợn Lũng Pù nuôi tại Hà

Giang bị suy giảm nhiều, đặc biệt tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa rất thấp do hiện tượng đồng

huyết cao. Để đánh giá đúng khả năng sinh sản của giống, 4 chỉ tiêu số con sơ sinh

sống/ổ (SCSSS), số con cai sữa (SCCS), khối lượng sơ sinh (KLss) và khối lượng cai sữa

(KLcs) được thảo luận.

4.2.1. Số con sơ sinh sống /ổ

Số con sơ sinh sống /ổ (SCSSS) là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng giống

và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn nái. Trung bình SCSSS của giống Lũng Pù là

7,820,21 con/ổ: đàn lợn nuôi tại Mèo Vạc và Vị Xuyên là 8,480,29 con/ổ và 7,160,31

con/ổ, cao hơn rõ rệt so với trung bình đàn lợn đại trà nuôi trong dân đã được Nguyễn

Văn Đức và ctv (2008) xác định năm 2007 là 5,780,12 con/ổ. Như vậy, SCSSS của đàn

lợn giống Lũng Pù được tuyển chọn nuôi tại Mèo Vạc cao hơn trung bình đàn lợn nuôi

trong dân là 2,70 con/ổ, chứng tỏ quá trình thực hiện Dự án BIODIVA giai đoạn 2007-

2008 đã huấn luyện cho người chăn nuôi giống lợn này phương pháp tuyển chọn lợn làm

giống và phối giống theo kỹ thuật đã mang lại hiệu quả chăn nuôi cao hơn rõ rệt.

Trong các địa điểm xây dựng mô hình tại Mèo Vạc của Dự án BIODIVA, có cá thể thuộc

đàn lợn Lũng Pù hạt nhân có SCSSS đạt đến 11 con /ổ. Tại Vị Xuyên, SCSSS cao nhất là

9 con /ổ và thấp nhất là 4 con/ổ. Kết quả này cao hơn kết quả điều tra của Nguyễn Văn

Đức và ctv (2008) trên đàn lợn nuôi đại trà trong dân, chỉ đạt từ 5,65 con/ổ đến 5,90

con/ổ. Sự khác nhau về SCSSS giữa các đàn lợn của Dự án đã xây dựng mô hình so với

đại trà trong nông hộ trước đây không được tham gia Dự án.

Hình 6. Sinh sản của giống lợn đen Lũng Pù

Nguyên nhân của sự sai khác về SCSSS này là do ở các cơ sở Dự án đã xây dựng mô

hình, lợn nái đã được ghép phối theo sơ đồ, có áp dụng các nhân tố kỹ thuật phối giống

tốt hơn và có kỹ thuật chăn nuôi thích hợp nên kết quả về năng suất sinh sản của đàn lợn

là tốt hơn. Kết quả thu được tại các mô hình cho thấy đàn lợn nái và đực đều được chọn

lọc kỹ lưỡng, ghép phối có hướng dẫn và kỹ thuật phối giống đã được áp dụng nên

SCSSS đạt cao. Như vậy, chúng ta có thể thấy rõ sự tác động của khoa học kỹ thuật chăn

nuôi, đầu tiên là phối giống theo sơ đồ đã tránh được hiện tượng cận huyết, làm tăng khả

năng thụ thai và tăng số con sinh ra của mỗi ổ.

Rõ ràng, với việc ghép đôi giao phối có hướng dẫn sẽ tránh được sự đồng huyết sẽ nâng

SCSSS của đàn lợn lên cao hơn so với tập quán chăn nuôi lạc hậu của người dân. SCSSS

của đàn lợn Lũng Pù nuôi tại Vị Xuyên thấp hơn so với nuôi tại Mèo Vạc, đặc biệt, kết

quả còn chỉ ra tại Mèo Vạc, những địa điểm có xây dựng mô hình thí nghiệm, SCSSS cao

hơn so với những nơi không xây dựng mô hình, tương ứng đạt 8,93 con/ổ so với 6,08

con/ổ.

4.2.2. Số con cai sữa/ổ

Số con cai sữa /ổ (SCCS) cũng là 1 trong những chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá khả

năng làm mẹ, đặc biệt là hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái. SCCS trong 2 huyện là

6,580,20con/ổ và đã phản ánh thực tế là tại Mèo Vạc là 7,120,27 con/ổ, cao hơn rõ rệt

so với lợn nuôi ở Vị xuyên, đó là 6,020,33 con/ổ. Có những ổ lợn ở Mèo Vạc, SCCS đạt

tới 9, trong lúc đó ở Vị Xuyên ổ có SCCS cao nhất cũng chỉ đạt 8 con/ổ. Kết quả thực

hiện dự án cao hơn rất nhiều so với đại trà nuôi trong dân (Nguyễn Văn Đức và ctv,

2008), chỉ đạt 4,87 con/ổ. Chứng tỏ tuyển chọn lợn làm giống, áp dụng kỹ thuật phối

giống theo hệ thống, kỹ thuật nuôi lợn nái và lợn con giai đoạn theo mẹ đã mang lại hiệu

quả chăn nuôi cao hơn rõ rệt.

Nguyên nhân của sự sai khác này là do đàn lợn nái và đực giống ở Mèo Vạc đã được

tuyển chọn, ghép phối theo chương trình đã được hướng dẫn và kỹ thuật nuôi lợn con giai

đoạn theo mẹ đã được áp dụng theo sự hướng dẫn tập huấn của chương trình BIODIVA

nên SCCS của đạt cao hơn ở Vị Xuyên. Như vậy, chúng ta có thể thấy rõ tác động của

khoa học kỹ thuật nuôi lợn nái và lợn con theo mẹ, làm tăng khả năng sống của lợn con

từ sơ sinh đến cai sữa. Với việc tập huấn kỹ thuật nuôi lợn nái và lợn con giai đoạn theo

mẹ cho người chăn nuôi đã nâng SCCS của đàn lợn lên cao hơn nhiều so với tập quán

chăn nuôi lạc hậu của người dân trước đây.

Tóm lại, SCCS của giống lợn Lũng Pù thấp hơn so với giống lợn MC (Nguyễn Văn

Thiện và ctv, 1999; Nguyễn Văn Đức, 2002; Giang Hồng Tuyến, 2008; Nguyễn Văn Đức

và ctv, 2008). Kết quả về SCCS ở cả 2 huyện chứng tỏ rằng nếu được tập huấn về kỹ

thuật chăn nuôi cho người dân thì công tác phối giống sẽ được làm theo sơ đồ hướng dẫn

sẽ giảm mức độ cận huyết và áp dụng kỹ thuật nuôi lợn nái và lợn con sẽ nâng cao tỷ lệ

nuôi sống.

Khả năng làm nái và nuôi con của lợn còn được thể hiện ở các chỉ tiêu khối lượng sơ sinh

(KLss) và khối lượng cai sữa (KLcs) của lợn con.

4.2.3. Khối lượng sơ sinh

Khối lượng sơ sinh (KLss) trung bình của giống lợn Lũng Pù là 0,510,01 kg, trong đó,

đàn lợn nuôi tại huyện Mèo Vạc là 0,530,01 kg, cao hơn so với lợn nuôi tại Vị Xuyên,

đó là 0,500, 01kg. Kết quả này tương đương với công bố trên giống lợn Móng Cái

(Nguyễn Văn Đức và ctv, 2004; Nguyễn Văn Đức và ctv, 2007; Giang Hồng Tuyến,

2008; Nguyễn Thị Viễn và ctv, 2011).

KLss cao nhất ở đàn lợn nuôi tại huyện Mèo Vạc và Vị Xuyên tương ứng là 0,7 và 0,6

kg/con. Trong lúc đó, KLss thấp nhất của đàn lợn nuôi tại huyện Mèo Vạc và Vị Xuyên

là 0,4 và 0,2 kg.

Kết quả điều tra cho thấy KLss của đàn lợn nuôi tại huyện Mèo Vạc tại vùng đã được

tham gia dự án BIODIVA trước đây cao hơn so với các vùng không thực hiện Dự án.

KLss của giống lợn Lũng Pù tương đương với giống lợn MC (Nguyễn Văn Đức và ctv,

2007) và cao hơn kết quả điều tra cùng giống Lũng Pù tại Mèo Vạc và Hoàng Su Phì năm

2007 (Nguyễn Văn Đức và ctv, 2008).

4.2.4. Khối lượng cai sữa

Khối lượng cai sữa (KLcs) trung bình của giống lợn đen Lũng Pù là 8,650,24 kg (Hình

4). Cụ thể tại hai huyện điều tra cho thấy đàn lợn nuôi tại Mèo Vạc có KLcs là 9,040,26

kg, cao hơn rõ rệt so với đàn lợn nuôi tại Vị Xuyên, đó là 8,260,28 kg, chứng tỏ do tác

động của tuyển chọn lợn làm giống, áp dựng kỹ thuật chăn nuôi lợn nái và lợn con giai

đoạn theo mẹ của Dự án BIODIVA trước đây đã mang lại hiệu quả chăn nuôi cao hơn rõ

rệt, làm tăng 0,78kg/con.

Hình 4. Lợn con sau cai sữa giống Lũng Pù

KLcs cao nhất ở đàn lợn nuôi tại huyện Mèo Vạc và Vị Xuyên là 11 và 8 kg và KLcs

thấp nhất của đàn lợn Lũng Pù nuôi tại 2 huyện Mèo Vạc và Vị Xuyên là 6 và 4 kg. Điều

này cho thấy giống lợn đen Lũng Pù nếu được tác động của khoa học kỹ thuật thì khả

năng sinh sản về KL cai sữa sẽ cao hơn so với phương thức nuôi cổ truyền lạc hậu trước

đây.

Tại Mèo Vạc, KLcs của giống lợn đen Lũng Pù đạt mức khá cao so với một số giống lợn

nội của Việt Nam (Nguyễn Văn Đức, 1997; Nguyễn Văn Đức và ctv, 2000; Nguyễn Văn

Đức, 2002; Giang Hồng Tuyến, 2008; Nguyễn Văn Đức và ctv, 2008; Trịnh Quang

Phong và ctv, 2009; Trịnh Quang Phong, 2012). KLcs ở Vị Xuyên thấp hơn so với Mèo

Vạc và đặc biệt ở vùng xa xôi và ít được tác động của khoa học kỹ thuật.

Ngoài yếu tố kỹ thuật, lý do lợn Lũng Pù thích nghi với môi trường khô lạnh của vùng

cao núi đá tại Mèo Vạc hơn so với môi trường vùng thấp núi đất tại Vị Xuyên ẩm thấp,

nhiều mưa khiến đàn lợn dễ mắc một số bệnh ngoài da, bệnh hô hấp nên mặc dù tỷ lệ hao

hụt không lớn nhưng khả năng tăng khối lượng kém hơn so với đàn lợn khi nuôi tại Mèo

Vạc.

5. CÔNG TÁC BẢO TỒN LƯU GIỮ NGUỒN GEN

5.1. Tuyển chọn nhân thuần

Để đảm bảo công tác bảo tồn và khai thác phát triển nguồn gen lợn Lũng Pù, nhân thuần

giống là điều kiện bắt buộc. Muốn nhân thuần, tuyển chọn nguồn nguyên liệu có độ thuần

càng cao thì hiệu quả càng tốt: chọn giới tính đực và cái chuẩn để xây dựng ghép phối

nhằm tăng nhanh số lượng mà tránh được sự đồng huyết là giải pháp khai thác và phát

triển hiệu quả nhất.

Công việc tuyển chọn nhân thuần cụ thể cho giống lợn Lũng Pù Hà Giang nên tiến hành

theo 3 bước cơ bản sau:

Bước 1: Tuyển chọn đàn lợn đực và cái Lũng Pù có chất lượng tốt, mang đặc trưng của

giống để xây dựng đàn giống hạt nhân. Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhất

để khai thác và phát triển vì chất lượng giống được nâng cao. Cách tuyển chọn cho mỗi

giới tính đực và cái như sau:

- Đối với lợn đực giống: cần tuyển chọn được 5-6 đực giống tại vùng giống gốc Mèo

Vạc. Những đực giống này cần mang đầy đủ các đặc điểm cơ bản của giống và tiêu chí

của đực giống.

- Đối với lợn cái giống: Cần tuyển chọn được khoảng 30 cái giống, trong đó có thể 10-15

nái giống đã đẻ lứa một vài lứa đâu và 20 cái hậu bị tại cơ sở giống. Những lợn cái giống

này cần mang đầy đủ các đặc điểm cơ bản của giống và tiêu chuẩn làm nái của lợn cái

giống.

Bước 2: Chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn Lũng Pù được tuyển chọn làm giống này với khả

năng tốt nhất để tạo ra đàn giống chất lượng tốt.

Bước 3: Xây dựng chương trình ghép phối giống thích hợp để tăng nhanh đàn lợn và

tránh được sự gia tăng cận huyết. Cụ thể:

a. Phân nhóm giống:

- Đối với đàn lợn đực giống Lũng Pù: Đánh số thứ tự từ 1 đến 5 và đực giống còn lại là

đực dự phòng để khi có sự cố của bất kỳ đực giống phụ trách nhóm nái nào là phải thay

thế.

- Đối với đàn lợn cái giống: Phân chia đàn lợn cái được tuyển chọn vào đàn hạt nhân

thành 5 nhóm (nhóm 1, 2, …5): mỗi nhóm gồm 6-7 con lợn cái giống: nên đồng đều về

tuổi, trạng thái sinh lý và ngoại hình.

b. Ghép phối giống:

Nguyên tắc ghép phối giống được thực hiện bằng cách thay đổi đực giống qua từng thế

hệ để tránh đồng huyết. Cụ thể:

- Đàn lợn cái được tuyển chọn vào đàn hạt nhân được gọi là thế hệ xuất phát của chương

trình phối giống thích hợp này: Sử dụng đực giống số 1 phối giống cho nhóm nái số 1,

đực số 2 với nhóm nái số 2, …đực số 5 phối với nhóm nái số 5.

- Nhóm lợn cái thế hệ thứ nhất: Thay đổi đực giống cho các nhóm nái thế hệ thứ nhất sao

cho đực giống đã phối giống cho mẹ không phối giống cho con gái: đực số 1 phối với

nhóm con gái của nhóm nái số 2 của thế hệ xuất phát, đực số 2 phối với nhóm con gái

của nhóm nái số 3, …

- Cứ ghép phối theo quy tắc này thì sau 5 thế hệ mới có sự trùng lặp lại nguồn gen của

mỗi đực giống cho dòng họ của nó.

Như vậy, sau 5 thế hệ thì hệ số cận huyết rất nhỏ, không gây ảnh hưởng đến sức sống và

năng suất vật nuôi.

5.2. Chăm sóc nuôi dưỡng

Chăm sóc nuôi dưỡng cần tuân thủ theo quy trình chăn nuôi của của giống. Trường hợp

chưa có quy trình chăn nuôi đặc trưng cho giống thì áp dụng quy trình của những giống

tương tự.

5.3. Môi trường nuôi giữ

Nên nuôi giữ trên nhiều địa điểm và hình thức khác nhau tùy theo điều kiện. Tối thiểu

cũng phải:

- Nuôi nơi gốc của giống sinh ra: Huyện Mèo Vạc, Hà Giang.

- Nuôi nơi có điều kiện tương tự nhưng tốt hơn nơi gốc và xây dựng thành vùng giống:

Các huyện lân cận của Mèo Vạc.

- Nuôi nơi có điều kiện tương đối tốt để thực hiện chọn lọc nhân giống tạo đàn giống hạt

nhân: Trung tâm giống của tỉnh Hà Giang hoặc trại giống của Huyện Mèo Vạc.

5.4. Hướng sử dụng

Nuôi để bảo tồn nguồn gen và tạo điều kiện chọn lọc, nhân thuần nhằm tăng số lượng cá

thể và nâng cao các tính trạng kinh tế để khai thác và phát triển nguồn gen quý hiếm này

theo mục tiêu khai thác nguồn thực phẩm đặc sản và góp phần tăng thu nhập,góp phần

xóa đói và giảm nghèo ở vùng núi Hà Giang, nơi mà điều kiện kinh tế-xã hội còn hạn

chế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Duc N.V. (1997), Đặc điểm di truyền của lợn nội, ngoại và con lai của chúng nuôi tại Việt

Nam . Luận án Tiến sỹ trình bày tại trường ĐHTH New England, Australia.

2. Nguyễn Văn Đức (1999), “Đặc điểm di truyền học của một số tính trạng sản xuất chính ở 3

giống lợn địa phương nuôi phổ biến”. Tạp chí Chăn Nuôi, Số 5: 18-20.

3. Nguyễn Văn Đức (2002), “Kết quả điều tra về giống lợn Táp Ná nuôi tại Cao Bằng. TT

KHKTCN. Số 4: 7-11.

4. Nguyễn Văn Đức (2005), Nguồn gen giống lợn Móng Cái. NXB Lao Động -Xã Hội, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Đức (2012). “Giống lợn nội Việt Nam”. TC KHKT Chăn nuôi, 11: 19-30.

6. Duc N.V., Ha N.V. and Tuyen G.H.. (2000), “Mong Cai - The most popular local pig breed

in Vietnam”. Philippines, ITCPH, 12: 2-7.

7. Nguyễn Văn Đức, G.H. Tuyến và Đ.C. Tuân (2004), “Một số đặc điểm cơ bản của lợn Táp

Ná”. TT KHKT Chăn nuôi, Viện Chăn Nuôi. Số 2: 1-16.

8. Nguyễn Văn Đức, Tạ Thị Bích Duyên, Giang Hồng Tuyến và Nguyễn Văn Hà (2004), “Kết

quả chọn lọc 2 nhóm MC MC3000 về khả năng sinh sản tốt và MC15 có khả năng TT và TLN

cao”. HNKH Bộ NN &PTNT (2004) Chăn Nuôi Gia súc. NXB Nông Nghiệp. Tr: 124-127.

9. Nguyễn Văn Đức, Đặng Đình Trung, Nguyễn Văn Trung, Vũ Chi Cương và J. C. Maillard

(2008), “Đặc điểm ngoại hình, sinh sản, sinh trưởng, chất lượng thịt của giống lợn đen Lũng

Pù Hà Giang”. Tạp chí KHCN Chăn Nuôi,số đặc biệt: 90-99.

10. Trịnh Quang Phong (2011), “Nghiên cứu phát triển giống lợn đen Lũng Pù địa phương tại

huyện Vĩ Xuyên, Hà Giang”. Báo cáo tổng kết đề tài ADB.

11. Trịnh Quang Phong, Nguyễn Văn Trung, Phan văn Kiểm, Trịnh Văn Thân, Đặng Đình

Trung, Nguyễn Văn Đức, Giang Hồng Tuyến, Vũ Ngọc Hợi, Nguyễn Kỹ Mùi, Vũ Văn Đức,

Hoàng Thị Liên và Mai Hồng Thái (2009), “Kết quả điều tra và tuyển chọn đàn lợn đen LP

làm giống trong đàn hạt nhân”. Báo cáo khoa học trình bày trong tổng kết đề tài ADB.

12. Trịnh Quang Phong (2012), “Nghiên cứu phát triển giống lợn đen Lũng Pù địa phương tại

huyện Vĩ Xuyên, Hà Giang”. Báo cáo tổng kết đề tài ADB.

13. Trịnh Quang Phong, Nguyễn Văn Trung, Phan văn Kiểm, Trịnh Văn Thân, Đặng Đình

Trung, Nguyễn Văn Đức, Giang Hồng Tuyến, Vũ Ngọc Hợi, Nguyễn Kỹ Mùi, Vũ Văn Đức,

Hoàng Thị Liên và Mai Hồng Thái (2009), “Kết quả điều tra và tuyển chọn đàn lợn đen LP

làm giống trong đàn hạt nhân”. Báo cáo khoa học trình bày trong tổng kết đề tài ADB

14. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Văn Đức và Tạ Bích Duyên (1999), “Đánh giá khả năng sinh

sản của đàn lợn MC nuôi tại NT Thành Tô - Hải Phòng”. TT KHKT Chăn Nuôi. Số 3: 15-23.

15. Đặng Đình Trung, Nguyễn Văn Đức, Giang Hồng Tuyến và Đoàn Công Tuân (2007), “Khả

năng cho thịt của giống lợn nội Táp Ná”. Trong Phát triển các giống vật nuôi địa phương quý

trong hệ thống chăn nuôi nhỏ ở miền núi phía Bắc Việt Nam, Sơn La,19-21/9. Trang: 212-

217.